|
Bản dịch này thuộc quyền sở hữu của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Mọi hành vi sao chép, đăng tải lại mà không có sự đồng ý của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là vi phạm pháp luật về Sở hữu trí tuệ.
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT has the copyright on this translation. Copying or reposting it without the consent of
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT is a violation against the Law on Intellectual Property.
X
CÁC NỘI DUNG ĐƯỢC SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Các nội dung của VB này được VB khác thay đổi, hướng dẫn sẽ được làm nổi bật bằng
các màu sắc:
: Sửa đổi, thay thế,
hủy bỏ
Click vào phần bôi vàng để xem chi tiết.
|
|
|
Đang tải văn bản...
Số hiệu:
|
05/2002/NQ-CP
|
|
Loại văn bản:
|
Nghị quyết
|
Nơi ban hành:
|
Chính phủ
|
|
Người ký:
|
Phan Văn Khải
|
Ngày ban hành:
|
24/04/2002
|
|
Ngày hiệu lực:
|
Đã biết
|
Ngày công báo:
|
Đã biết
|
|
Số công báo:
|
Đã biết
|
|
Tình trạng:
|
Đã biết
|
CHÍNH PHỦ
********
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số: 05/2002/NQ-CP
|
Hà Nội, ngày 24
tháng 4 năm 2002
|
NGHỊ QUYẾT
CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 05/2002/NQ-CP NGÀY 24 THÁNG 4 NĂM 2002VỀ
MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ TRIỂN KHAI THỰC HIỆNKẾ HOẠCH KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM 2002
Qua hơn 3 tháng triển khai thực hiện
kế hoạch năm 2002, nền kinh tế nước ta đã gặp phải nhiều khó khăn và thách thức
rất lớn cả ở trong nước và ngoài nước, nhưng với sự nỗ lực phấn đấu rất cao của
các Bộ, địa phương và các cơ sở sản xuất kinh doanh, cùng với sự chỉ đạo sát
sao của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, nhiều cơ chế chính sách và các biện
pháp đưa ra từ đầu năm đã được triển khai thực hiện tốt. Nhờ vậy, tình hình
kinh tế - xã hội có chuyển biến tích cực trên một số lĩnh vực: công nghiệp tiếp
tục duy trì được tốc độ tăng trưởng cao; vốn đầu tư toàn xã hội đạt khá, nhất
là đầu tư thuộc ngân sách nhà nước và đầu tư khu vực dân cư; dịch vụ có bước
phát triển, thu ngân sách nhà nước đạt khá.... Kết quả đạt được trong qúy I năm
2002 tuy thấp hơn so với cùng kỳ năm 2001 và kế hoạch cần phải đạt được cả năm
2002, nhưng đây là một cố gắng rất lớn, cần được phát huy trong thời gian tới.
Bên cạnh những chuyển biến tích cực
nêu trên, tình hình kinh tế - xã hội vẫn còn rất khó khăn: kim ngạch xuất khẩu
đạt thấp và giảm nhiều so với cùng kỳ năm 2001; sản xuất nông nghiệp đang đứng
trước nhiều thử thách lớn, đặc biệt là hạn hán kéo dài và khốc liệt hơn mọi
năm, nạn cháy rừng xảy ra nghiêm trọng; sản xuất công nghiệp ở một số trung tâm
công nghiệp lớn tăng trưởng chưa ổn định; một số lĩnh vực xã hội chưa được cải
thiện đáng kể, đời sống nhân dân trong vùng thiên tai còn nhiều khó khăn.
Nhiệm vụ còn lại trong các tháng
tới là hết sức nặng nề. Để khắc phục những tồn tại, hạn chế trên đây, nhằm hoàn
thành tốt các chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2002 và tạo đà thực
hiện kế hoạch 5 năm 2001 - 2005, Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương,
trước hết cần phải quán triệt và triển khai thực hiện tốt các nhóm giải pháp đã
được Quốc hội thông qua, đồng thời khẩn trương triển khai một số giải pháp bổ
sung điều hành kế hoạch kinh tế - xã hội năm 2002 như sau:
I. THÚC
ĐẨY CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ:
Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh
tế được coi là nhóm giải pháp vừa có tính cấp bách trước mắt, vừa mang tính
chiến lược lâu dài. Để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cần thực hiện nhiều
giải pháp đồng bộ. Trước mắt, cần tập trung thực hiện các giải pháp sau đây:
1. Công tác quy
hoạch để chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải xuất phát từ yêu cầu của thị trường trong
nước và ngoài nước, thế mạnh và chỗ yếu của sản phẩm nước ta trong từng giai
đoạn, từ đó xác định lộ trình nâng cao khả năng cạnh tranh cho từng sản phẩm ở
từng vùng khác nhau. Quy hoạch phải theo vùng, không quy hoạch đơn thuần theo
địa bàn cấp quản lý hành chính và phải được hiệu chỉnh kịp thời đáp ứng thay
đổi nhu cầu của thị trường. Theo quy hoạch đã được xác định, các cơ quan chức
năng cần tập trung tổ chức thực hiện quy hoạch, nhanh chóng xây dựng chương
trình đầu tư gắn với doanh nghiệp và các hộ sản xuất theo một cơ cấu phù hợp,
thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu kinh tế.
2. Tiếp tục
thực hiện chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp đã được quy định trong Nghị
quyết số 05/2001/NQ-CP ngày 24 tháng 5 năm 2001 của Chính phủ về bổ sung một số
giải pháp điều hành kế hoạch kinh tế năm 2001 và triển khai có điều chỉnh các
nội dung quy định tại Nghị quyết số 09/2000/NQ-CP ngày 15 tháng 6 năm 2000 của Chính
phủ về một số chủ trương và chính sách về chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tiêu
thụ sản phẩm nông nghiệp.
Đẩy mạnh tiến độ thực hiện dự án
trồng 5 triệu ha rừng, kết hợp với chương trình trồng cây nguyên liệu làm 1
triệu tấn bột giấy và giấy trên cơ sở quy hoạch gắn các nhà máy sản xuất giấy,
bột giấy với vùng nguyên liệu.
Phát triển chăn nuôi với mức tăng
trưởng nhanh hơn trồng trọt, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu, kể cả về
thịt, sữa, da. Bộ Công nghiệp phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn, các Bộ, địa phương có liên quan sớm hoàn chỉnh đề án quy hoạch phát triển
các nhà máy chế biến sữa bò gắn với các vùng nguyên liệu theo tinh thần Quyết
định số 167/2001/QĐ-TTg ngày 26 tháng 10 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ về
một số biện pháp và chính sách phát triển chăn nuôi bò sữa ở Việt Nam thời kỳ
2001 - 2010 để trình Thủ tướng Chính phủ.
Thủy sản là một thế mạnh, có thể
và cần được tăng trưởng nhanh. Bộ Thủy sản chủ trì, cùng với Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn rà soát lại quy hoạch, bố trí những vùng đất ven biển thích hợp
cho nuôi trồng thủy sản, chuyển diện tích đất trồng lúa bấp bênh, hiệu quả thấp
sang nuôi trồng thủy sản. Bộ Thuỷ sản xây dựng chương trình, kế hoạch đầu tư cụ
thể hoặc hướng dẫn các địa phương, các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần
kinh tế đầu tư phát triển giống tôm, cá; hướng dẫn kỹ thuật nuôi trồng thủy
sản, phòng, chống dịch bệnh.
Cùng với việc rà soát điều chỉnh
các chính sách đã ban hành, bổ sung các chính sách mới nhằm khuyến khích chuyển
dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo đúng quy hoạch, kế hoạch, Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn chỉ đạo xây dựng và tổng kết các mô hình chuyển đổi cơ cấu
đạt hiệu quả cao để nhân ra diện rộng.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn khẩn trương xây dựng đề án về trang thiết bị cho công tác phòng hộ
rừng, phòng, chống cháy rừng để có đủ khả năng xử lý khi có sự cố.
3. Chuyển dịch cơ
cấu công nghiệp theo hướng tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp chế tạo, nhất là các
ngành và sản phẩm công nghiệp sử dụng công nghệ cao, công nghiệp sản xuất hàng
xuất khẩu, công nghiệp phục vụ phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn,
như: dệt may, giày dép, cơ khí chế tạo, chế biến lương thực, thực phẩm và nông
sản... khuyến khích phát triển vùng nguyên liệu, tạo nguồn nguyên liệu ổn định
và lâu dài để phục vụ cho các ngành công nghiệp chế biến.
Yêu cầu đối với các ngành công nghiệp
điện tử, công nghệ thông tin, viễn thông, công nghiệp cơ khí, công
nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu, đặt biệt là ngành dệt may, da giày là không chỉ
tăng nhanh sản lượng mà phải nâng cao phần giá trị do trong nước tạo ra trong
tổng giá trị sản phẩm.
Thực hiện các dự án phát triển ngành
điện, than, khai thác và chế biến dầu, khí, bảo đảm sự phát triển cân đối, an
toàn về năng lượng. Tăng nhanh năng lực chế tạo cơ khí, trước hết là cơ khí
phục vụ nông, lâm, ngư nghiệp. Phát triển có lựa chọn các cơ sở khai thác quặng,
luyện kim, hoá chất, phân bón, vật liệu xây dựng. Tích cực đáp ứng nhu cầu phát
triển công nghiệp quốc phòng.
Các Bộ, ủy ban nhân dân các
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (dưới đây gọi tắt là tỉnh, thành phố) chỉ
đạo các cơ sở sản xuất tăng sức cạnh tranh trên cơ sở sắp xếp lại sản xuất, đổi
mới công nghệ và nâng cao trình độ quản lý. Các Bộ quản lý ngành phải cùng với
các hiệp hội doanh nghiệp, các Tổng công ty tiến hành xây dựng quy hoạch sản
xuất đối với từng ngành hàng, có phương án cụ thể để phát triển mạnh những sản
phẩm chủ lực, trọng yếu, sản phẩm có lợi thế cạnh tranh, trực tiếp tạo ra giá
trị làm tăng trưởng kinh tế, đồng thời có biện pháp thích hợp hỗ trợ những
doanh nghiệp và sản phẩm đang thua kém các nước xung quanh về chất lượng, giá
cả.
4. Chuyển dịch mạnh
các ngành dịch vụ theo hướng tập trung đầu tư phát triển các ngành dịch vụ có
khả năng thu hồi vốn nhanh, đóng góp lớn cho ngân sách nhà nước như du lịch, dịch
vụ tài chính ngân hàng, vận tải hàng không, dịch vụ bưu chính viễn thông....
Phát huy mọi nguồn lực của Nhà nước và xã hội để phát triển và nâng cao chất
lượng các dịch vụ đáp ứng sự phát triển toàn diện con người như giáo dục, y tế
và thể thao. Mở rộng các dịch vụ phục vụ đời sống công cộng và sinh hoạt gia
đình.
5. Tăng cường
sự chỉ đạo, điều hành của các Bộ đối với các vùng kinh tế trọng điểm, nhất là
công tác quy hoạch, kế hoạch, đầu tư (Bộ Kế hoạch và Đầu tư); khoa học, công
nghệ, môi trường (Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường); đào tạo nghề (Tổng cục
dạy nghề, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội); tăng cường sự phối hợp, liên
kết giữa các tỉnh, thành phố trong vùng kinh tế trọng điểm với các tỉnh ngoài
vùng, hình thành một số tổ chức hiệp hội để phối hợp thúc đẩy phát triển vùng
kinh tế trọng điểm.
Chính phủ và toàn xã hội tích
cực hỗ trợ những vùng khó khăn, đặc biệt là vùng núi phía Bắc, Tây Nguyên, đồng
bằng sông Cửu Long, thông qua các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, gắn
với chương trình xoá đói, giảm nghèo, giải quyết việc làm.
Ưu tiên giải quyết nước sinh
hoạt cho nhân dân, nước uống cho gia súc; cố gắng tối đa đảm bảo nguồn nước cho
sản xuất nông nghiệp; thúc đẩy triển khai các dự án xây dựng công trình thuỷ
lợi để tăng năng lực dự trữ nước vào mùa mưa, điều tiết nước vào mùa
khô. Khắc phục hạn hán phải đi liền với phòng, chống cháy rừng, lũ bão.
Các Bộ cùng với chính quyền địa phương,
nhất là vùng đồng bằng sông Cửu Long và duyên hải miền Trung điều chỉnh quy
hoạch sản xuất, hệ thống kết cấu hạ tầng và địa bàn dân cư, tập trung chống sạt
lở bờ sông, bờ biển để chủ động phòng tránh bão, lũ; tổ chức chỗ an toàn cho
ngư dân neo đậu tầu thuyền khi có bão. Tạo điều kiện cho dân ở đồng bằng sông
Cửu Long có cuộc sống an toàn, ổn định, ít phải di dời, duy trì được việc đi
lại, học tập, khám chữa bệnh khi có lũ lụt xảy ra.
6. Các Bộ, Uỷ ban
nhân dân các tỉnh, thành phố, Tổng công ty 91 khẩn trương xây dựng phương án
tổng thể sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước, tập trung
chỉ đạo và thực hiện việc sắp xếp lại các Tổng công ty, đẩy mạnh cổ phần hoá
doanh nghiệp nhà nước theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 3 (Khoá IX) và Chương
hành động của Chính phủ. Thực hiện tốt các chính sách đối với lao động dôi dư
do sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước quy định tại Nghị định số 41/2002/NĐ-CP
ngày 11 tháng 4 năm 2002 của Chính phủ để giúp người lao động có việc làm mới.
Việc xác định giá trị doanh nghiệp nhà nước cần tiến hành theo hướng cơ quan có
thẩm quyền quyết định chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp nhà nước quyết định thành
lập Hội đồng xác định giá trị doanh nghiệp hoặc lựa chọn các công ty kiểm toán,
tổ chức kinh tế có chức năng định giá để trực tiếp ký hợp đồng xác định giá trị
doanh nghiệp.
Các Bộ, địa phương cần tạo điều kiện
về tài chính, đất đai, thị trường, giống, kỹ thuật và đào tạo nghề để kinh tế
hợp tác và hợp tác xã có bước tiến mới hỗ trợ, bổ sung cho kinh tế hộ gia đình,
kinh tế trang trại; để doanh nghiệp vừa và nhỏ, kinh tế tư nhân, doanh nghiệp
có vốn đầu tư nước ngoài phát triển đa dạng về loại hình, về ngành nghề, thực
sự là lĩnh vực góp phần quan trọng vào việc tạo ra của cải, giải quyết việc
làm, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế.
Các Bộ, chính quyền địa phương chủ
động, tích cực triển khai Nghị quyết Trung ương 5 (Khoá IX), phấn đấu thực hiện
tốt phương châm "Toàn dân thi đua làm kinh tế giỏi, từng nhà làm giàu cho
mình, cho cộng đồng cơ sở và cho đất nước".
II. ĐẨY
MẠNH ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN VÀ KÍCH CẦU TIÊU DÙNG:
1. Các Bộ và các
tỉnh, thành phố rà soát lại các chương trình, dự án đầu tư từ ngân sách nhà nước
để bố trí đầu tư tập trung, có trọng điểm, theo mục tiêu kế hoạch. Bố trí đủ
vốn đối ứng cho các dự án ODA nhằm bảo đảm tiến độ theo hiệp định đã được ký kết,
đặc biệt là các dự án hoàn thành vào năm 2002 và năm 2003. Chỉ bố trí vốn khi
các dự án khởi công mới đã có đầy đủ thủ tục đầu tư theo quy định hiện hành.
Các Bộ và địa phương chỉ đạo các chủ đầu tư khẩn trương thực hiện công tác đấu
thầu và các bước tiếp theo để các dự án khởi công mới được triển khai đúng tiến
độ.
Các địa phương có nguồn thu lớn nhờ
việc triển khai thực hiện các cơ chế đổi đất lấy công trình, thưởng vượt thu
ngân sách, một số khoản thu và phụ thu được phép để lại... cần bố trí vốn cho
các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng kỹ thuật, xã hội và đổi mới công nghệ của những
dự án đầu tư đang hoạt động, trên cơ sở tuân thủ đúng thủ tục đầu tư theo quy
định hiện hành.
Các Bộ, địa phương đã được Thủ tướng
Chính phủ cho phép kéo dài vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc kế hoạch năm 2001
sang năm 2002 phải khẩn trương hoàn thành khối lượng còn lại; đồng thời có trách
nhiệm triển khai nguồn vốn đã được Thủ tướng Chính phủ bổ sung kế hoạch năm
2002 tại Quyết định số 216/2002/QĐ-TTg ngày 25 tháng 3 năm 2002 và Thông báo số
17 BKH/TH ngày 05 tháng 4 năm 2002 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho một số công
trình và nhiệm vụ cấp bách năm 2002.
2. Bộ Tài chính
tiếp tục ứng trước vốn cho các chủ đầu tư thực hiện các dự án chuyển tiếp, các
dự án quan trọng để bảo đảm thi công liên tục, theo đúng tiến độ. Cơ quan cấp
trên của chủ đầu tư có trách nhiệm kiểm tra, theo dõi tiến độ và giám sát việc
sử dụng đúng mục đích số vốn được ứng trước. Các cơ quan tài chính không ứng
trước vốn, không thanh toán vốn cho các dự án không thực hiện đúng các quy định
hiện hành về quản lý đầu tư và xây dựng.
3. Các Bộ,
địa phương tổ chức thẩm định và phê duyệt dự án theo ủy quyền của Thủ tướng
Chính phủ đối với các dự án nhóm A đã có danh mục trong quy hoạch được duyệt
hoặc đã có chủ trương đầu tư, không phải lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi mà
lập ngay báo cáo nghiên cứu khả thi.
Giao Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng
công ty 91 phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi đối với các dự án nhóm B, C do
các Tổng công ty 91 quản lý đã nằm trong quy hoạch hoặc được cấp có thẩm quyền
phê duyệt trong kế hoạch 5 năm, không phân biệt nguồn vốn đầu tư và tự chịu
trách nhiệm trong việc bảo đảm nguồn vốn để dự án triển khai thi công đúng tiến
độ.
4. Các chủ dự
án đầu tư phải tính toán đầy đủ các công việc liên quan đến giải phóng mặt bằng
(diện tích cần giải toả, số dân cần tái định cư, các tài sản khác của dân, của tập
thể, của Nhà nước... phải di chuyển) để làm cơ sở tính đủ yêu cầu vốn đầu tư,
có kế hoạch triển khai phù hợp, sát thực theo đúng tiến độ thực hiện dự án. Chủ
tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố xác định khung giá đền bù và quyết định cụ
thể giá đền bù phù hợp với khung giá của Nhà nước, tổ chức, chỉ đạo việc
giải phóng mặt bằng trước khi triển khai thực hiện dự án.
5. Các dự án thuộc
nhóm B, C không phải đấu thầu quốc tế, được phép áp dụng hình thức chỉ định
thầu đối với các gói thầu tư vấn, thiết kế; được phép áp dụng hình thức chào
hàng cạnh tranh đối với: các gói thầu xây lắp khi đã có thiết kế kỹ thuật và dự
toán được duyệt và các gói thầu mua sắm thiết bị khi đã hội đủ các thông số kỹ
thuật. Chủ dự án tự quyết định và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật
toàn bộ các nội dung liên quan đến chỉ định thầu và chào hàng cạnh tranh.
Các dự án sử dụng 100% vốn trong
nước, không bắt buộc phải qua đấu thầu quốc tế, trừ những phần thiết bị, công nghệ
cao nước ta chưa sản xuất được phải nhập của nước ngoài. Trường hợp cần thiết,
các dự án loại này được phép thuê chuyên gia tư vấn, giám sát trong và ngoài
nước hoặc mua công nghệ để chế tạo ở trong nước.
6. Bộ Kế
hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các Bộ liên quan trong quý II năm 2002
tổng kết, đánh giá các chương trình, giải pháp đã thực hiện về kích cầu đầu tư
- tiêu dùng; xem xét kỹ các mặt được, chưa được đối với từng lĩnh vực, từ đó
xây dựng chương trình tổng thể, đồng bộ về kích cầu đầu tư - tiêu dùng trong
thời gian tới nhằm đạt mục tiêu thúc đẩy mạnh mẽ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, ưu
tiên phát triển những ngành, những sản phẩm có khả năng cạnh tranh, những vùng,
khu vực phát huy được lợi thế sẵn có; khuyến khích thu hút đầu tư.
7. Bộ Kế
hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các Bộ liên quan tiếp tục tạo điều kiện
thuận lợi, tháo gỡ các vướng mắc về đất đai, tài chính, tín dụng, lao động tiền
lương, hỗ trợ về đào tạo, khoa học và công nghệ, thông tin, xúc tiến thương mại
để thúc đẩy khu vực kinh tế tư nhân phát triển theo hướng không ngừng nâng cao
hiệu quả và sức cạnh tranh, đầu tư nhiều hơn vào khu vực sản xuất, hợp tác liên
doanh với nhau và với các thành phần kinh tế khác.
8. Trong quý II
năm 2002, Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi Nghị định số 36/CP ngày 24 tháng
4 năm 1997 của Chính phủ về ban hành Quy chế Khu công nghiệp, Khu chế xuất, Khu
công nghệ cao. Bộ Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu xây dựng đề án thí điểm thực
hiện một số hình thức thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài mới như công ty
quản lý vốn, công ty hợp danh, các quỹ đầu tư...; quy chế phân công, phân cấp
và phối hợp quản lý nhà nước về đầu tư nước ngoài để trình Chính phủ ban hành
vào qúy III năm 2002.
Đến hết quý II năm 2002, các Bộ đã
được giao nhiệm vụ, phải hoàn thành việc ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện
Nghị định số 90/2001/NĐ-CP ngày 23 tháng 11 năm 2001 của Chính phủ về trợ giúp
phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa và Quyết định số 132/2000/QĐ-TTg ngày 24
tháng 11 năm 2000 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách khuyến khích phát
triển ngành nghề nông thôn.
9. Các địa phương
cần sử dụng ngân sách địa phương để hỗ trợ đầu tư xây dựng mạng lưới chợ, trước
hết là các chợ trung tâm thị trấn, thị xã và thành phố, các chợ chuyên bán nông
sản và các chợ đầu mối tập trung của các vùng kinh tế.
10. Ngân sách
nhà nước sẽ hỗ trợ thông qua Quỹ Hỗ trợ phát triển để đầu tư kết cấu hạ tầng và
hỗ trợ các dự án về đầu tư đổi mới công nghệ sản xuất muối nhằm nâng cao năng
suất, chất lượng và bảo đảm cung ứng đủ mặt hàng này cho nhu cầu trong nước. Bộ
Tài chính phối hợp với các Bộ liên quan trình Thủ tướng Chính phủ nguyên tắc hỗ
trợ và hướng dẫn thực hiện từ quý II năm 2002.
11. Doanh nghiệp
sản xuất và lưu thông vật tư máy móc nội địa phục vụ nông - ngư nghiệp được vay
vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước để thực hiện hoặc hỗ trợ việc thực
hiện các phương thức mua bán trả góp, trả chậm, đại lý và hợp đồng hai chiều
với nông dân. Bộ Tài chính phối hợp với các Bộ liên quan trình Thủ tướng Chính
phủ nguyên tắc hỗ trợ và hướng dẫn thực hiện từ quý II năm 2002.
12. Các Ngân
hàng Thương mại quốc doanh đẩy mạnh cho vay trung dài hạn; đồng thời, phối hợp chặt
chẽ với Quỹ Hỗ trợ phát triển mở rộng hình thức cho vay hỗ trợ lãi suất sau đầu
tư.
13. Để ngăn chặn
ngay tình trạng đầu cơ mua đi bán lại nhà ở, đất ở trái pháp luật, gây "sốt"
giá nhà ở, đất ở tại nhiều địa phương, đặc biệt là khu vực đô thị, Chính phủ
giao Bộ Xây dựng kiểm tra, rà soát lại cơ chế, chính sách, đề xuất trình Thủ
tướng Chính phủ các biện pháp ổn định thị trường nhà ở, đất ở. Các tỉnh, thành
phố phải kiểm tra ngăn chặn xử lý nghiêm minh việc mua bán, chuyển nhượng quyền
sử dụng đất nông nghiệp và chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất xây
dựng nhà ở, trái với các quy định của pháp luật hiện hành và trái quy hoạch
được cấp có thẩm quyền phê duyệt; tiến hành ngay việc rà soát lại các dự án về
xây dựng nhà ở, có biện pháp xử lý và ngăn chặn kịp thời tình trạng chủ đầu tư
cắt đất, bán nền nhà chia nhỏ dự án để bán đất; kiểm tra và xử lý nghiêm đối
với những trường hợp mua bán, chuyển nhượng quyền sử dụng đất trái pháp luật,
cấp đất không đúng thẩm quyền; những dự án đã được phê duyệt nhưng không triển
khai xây dựng theo tiến độ và làm trái quy định, trái quy hoạch phải được chấn
chỉnh hoặc thu hồi giấy phép đầu tư, thu hồi quyết định giao đất, cho thuê đất.
14. Uỷ ban nhân
dân các tỉnh, thành phố cần khẩn trương xây dựng chương trình phát triển nhà ở,
thống nhất chủ trương này trong Tỉnh ủy và Hội đồng nhân dân để chương trình
này trở thành nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên trong kế hoạch phát triển kinh
tế - xã hội của mình. Tập trung chỉ đạo thật tốt công tác quy hoạch khu dân cư
trên cơ sở quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch tổng thể phát
triển đô thị, nông thôn; phải quản lý xây dựng theo quy hoạch, chấm dứt tình
trạng xây dựng không theo quy hoạch. Các đô thị phải phát triển nhà ở theo dự
án và coi việc xây dựng nhà ở chung cư cao tầng là giải pháp chủ yếu để cải thiện
điều kiện sống cho người dân ngày càng tiện lợi, văn minh.
15. Tại các thành
phố, đi đôi với việc xây dựng nhà ở mới, phải tập trung chỉ đạo triển khai việc
cải tạo, xây dựng lại nhà ở chung cư đã xuống cấp, không an toàn cho người ở và
những khu nhà ở không đảm bảo tiện nghi tối thiểu. Các tỉnh vùng đồng bằng sông
Cửu Long phải tập trung chỉ đạo thực hiện dứt điểm chương trình xây dựng cụm
tuyến dân cư và nhà ở vùng thường xuyên ngập lụt, đồng thời cần có các biện
pháp chỉ đạo cụ thể nhằm tạo điều kiện để ổn định chỗ ở và bảo đảm an toàn cho
nhân dân vùng thường bị bão, vùng bị sạt lở và các vùng khó khăn khác.
16. Các địa phương
thành lập Quỹ phát triển nhà ở tại địa phương, tập trung các khoản thu (từ tiền
bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước theo Nghị định số 61/CP ngày 05 tháng 7 năm
1994 của Chính phủ, tiền thu từ giao đất ở, huy động tiền tiết kiệm của nhân
dân với mục đích mua nhà ở và các nguồn thu khác có thể huy động được) để cho
các doanh nghiệp vay xây dựng nhà ở.
17. ủy ban nhân
dân các tỉnh, thành phố căn cứ nhu cầu và điều kiện cụ thể để tổ chức sắp xếp
lại quỹ nhà ở, đất ở, củng cố và tăng cường lực lượng quản lý nhà ở và thị trường
bất động sản.
III. ĐẨY
MẠNH VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC XUẤT, NHẬP KHẨU:
1. Căn cứ các mục tiêu chiến
lược xuất khẩu, nhập khẩu và phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ 2001-2005, các
Bộ, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và doanh nghiệp, đặc biệt là các Tổng
công ty 90 và 91, khẩn trương xây dựng chương trình xuất khẩu cho từng năm của
thời kỳ 2002 - 2005. Các chương trình này phải gắn với quy hoạch nguồn hàng và
quy hoạch xây dựng các khu, cụm công nghiệp chế biến phục vụ mục tiêu phát
triển nhanh và bền vững, phát triển mặt hàng mới mà ngành, địa phương và doanh
nghiệp có lợi thế, gắn với nhu cầu của thị trường. Bộ Thương mại phối hợp với
các Bộ liên quan, giúp các địa phương và doanh nghiệp triển khai thực hiện
nhiệm vụ này.
2. Các tỉnh, thành phố lập Quỹ
Hỗ trợ xúc tiến thương mại để hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc phát triển thị
trường, ưu tiên những thị trường xuất khẩu cần tập trung thâm nhập; để thưởng
xuất khẩu cho các mặt hàng, đặc biệt là những mặt hàng mà địa phương có tiềm
năng phát triển. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Thương mại hướng dẫn
thực hiện việc lập Quỹ này trên cơ sở ngân sách địa phương, sử dụng nguồn thưởng
vượt thu và nguồn tài chính hợp pháp khác để thực hiện chính sách hỗ trợ xúc
tiến thương mại.
3. Các tỉnh, thành phố sử dụng ngân
sách địa phương, kết hợp với việc huy động nguồn lực của các doanh nghiệp và có
cơ chế, chính sách thoả đáng hỗ trợ cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng kho tàng,
bến bãi, các Trung tâm Thương mại giới thiệu sản phẩm; tư vấn thương mại, đầu
tư và phổ cập thông tin thị trường trong, ngoài nước. Hoạt động của các Trung
tâm này được tổ chức theo nguyên tắc tự bảo đảm kinh phí hoạt động.
4. Bộ Tài chính chủ trì, phối
hợp với Ban Vật giá Chính phủ, Bộ Thương mại và một số Bộ có liên quan tiến
hành kiểm tra, rà soát các chi phí dịch vụ đầu vào đối với hàng xuất khẩu (giá
lưu kho, lưu bãi); các loại phí (cảng, bốc xếp, dịch vụ hàng hải, dịch vụ ngân
hàng, cầu, đường bộ, dịch vụ bưu chính - viễn thông, lệ phí hải quan...), trong
tháng 6 năm 2002 kiến nghị Thủ tướng Chính phủ các biện pháp giảm tới mức hợp
lý những chi phí này.
5. Bộ Tài chính chủ trì, phối
hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thương mại và Ban Vật giá
Chính phủ xây dựng cơ chế bảo hiểm sản xuất một số mặt hàng nông sản, trước hết
đối với các mặt hàng có giá trị xuất khẩu lớn, trình Thủ tướng Chính phủ trong
tháng 6 năm 2002.
6. Bộ Tài chính chủ trì cùng với
Quỹ Hỗ trợ phát triển tổng kết kinh nghiệm hỗ trợ tín dụng xuất khẩu thời gian qua,
phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xây dựng đề án thành lập Ngân hàng
xuất, nhập khẩu để hỗ trợ cho vay sản xuất hàng xuất khẩu, bán chịu, trả chậm...
trình Thủ tướng Chính phủ trong tháng 9 năm 2002.
7. Tổng cục Hải quan tiếp tục hoàn
thiện, đơn giản hoá thủ tục hải quan, tăng thêm mặt hàng xuất khẩu được miễn
kiểm tra; nghiên cứu cải tiến chế độ cung cấp số liệu thông tin, đảm bảo chính
xác, đúng thời hạn cho Bộ Thương mại và các Bộ liên quan phân tích, đánh giá và
đề ra các giải pháp kịp thời đối với công tác xuất nhập khẩu.
8. Trong tháng 6 năm 2002, Bộ Thương
mại chủ trì, phối hợp với các Bộ liên quan sửa đổi, bổ sung các Quy chế buôn
bán biên giới, bao gồm cả chợ biên giới.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối
hợp với các Bộ, địa phương liên quan tổng kết, đánh giá việc thực hiện các cơ
chế, chính sách Khu kinh tế cửa khẩu để xem xét, kiến nghị bổ sung các cơ chế,
chính sách ưu đãi, đáp ứng yêu cầu sản xuất, kinh doanh và phát triển kinh tế
của Khu kinh tế cửa khẩu.
9. Chính phủ khuyến khích doanh nghiệp
ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với nông dân. Các doanh nghiệp ký hợp đồng tiêu
thụ nông sản từ đầu vụ với nông dân được ưu tiên tham gia các hợp đồng thương
mại của Chính phủ, được xem xét, xử lý khó khăn về tài chính do biến động giá
cả hàng nông sản khi thực hiện hợp đồng tiêu thụ nông sản đã ký kết với nông
dân. Bộ Tài chính, Bộ Thương mại, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn để triển khai thực hiện trong quý II năm 2002.
10. Đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập
khẩu quản lý theo chuyên ngành, các Bộ rà soát lại cơ chế quản lý, danh mục
hàng hoá ... để có những điều chỉnh thích hợp, thực hiện nghiêm túc các nguyên
tắc đã được quy định tại Quyết định số 46/2001/QĐ-TTg ngày 04 tháng 4 năm 2001
của Thủ tướng Chính phủ về quản lý xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá thời kỳ 2001 -
2005.
11. Bổ sung mặt hàng thủ công mỹ
nghệ, đồ nhựa và hàng cơ khí vào Danh mục các mặt hàng được hưởng chế độ thưởng
theo kim ngạch xuất khẩu đã được quy định tại Chỉ thị số 31/2001/CT-TTg ngày 13
tháng 12 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả
hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa năm 2002. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với
Bộ Thương mại xây dựng mức thưởng theo hướng ưu tiên những mặt hàng có giá trị gia
tăng cao và tạo được nhiều công ăn việc làm cho người lao động.
Trong tháng 5 năm 2002, Bộ Tài chính
công bố mức thưởng cụ thể đối với từng mặt hàng để doanh nghiệp chủ động triển
khai thực hiện. Cơ chế thưởng xuất khẩu được áp dụng từ 01 tháng 01 năm 2002,
kể cả đối với hàng xuất khẩu trả nợ theo cơ chế Hợp đồng thương mại.
12. Tiếp tục thực hiện cơ chế
miễn thu lệ phí hạn ngạch xuất khẩu hàng hoá và lệ phí hải quan đối với hàng
hoá xuất khẩu đến hết tháng 12 năm 2002, nhất là các chương trình khuyếch
trương mặt hàng xuất khẩu mới hoặc thâm nhập thị trường mới.
13. ưu tiên nhập khẩu vật tư,
thiết bị và công nghệ tiên tiến để nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền
kinh tế và doanh nghiệp. Khuyến khích sản xuất trong nước các nguyên liệu, phụ
tùng, linh kiện,... thay thế nhập khẩu. Hạn chế tới mức tối đa việc nhập khẩu
hàng tiêu dùng. Kiểm soát chặt chẽ nhập khẩu ô tô và linh kiện xe 2 bánh gắn
máy.
IV. VỀ TÀI
CHÍNH, NGÂN HÀNG:
1. Cấp ủy, chính quyền các cấp
tập trung chỉ đạo công tác quản lý thu ngân sách nhà nước năm 2002, trong đó
tập trung chỉ đạo các lực lượng chuyên ngành phối hợp tăng cường công tác quản
lý chống thất thu, chống buôn lậu, trốn thuế, nhất là đối với thu thuế xuất,
nhập khẩu. Tập trung kiểm tra, đấu tranh để chấm dứt tình trạng gian khai trong
khâu hoàn thuế giá trị gia tăng để chiếm đoạt tiền của ngân sách nhà nước; xử
lý nghiêm những trường hợp vi phạm.
2. Bộ Tài chính tiếp tục kiện toàn
quy trình hoàn thuế giá trị gia tăng cho các doanh nghiệp và ban hành trong
tháng 6 năm 2002 chế độ chấn chỉnh việc khấu trừ thuế giá trị gia tăng đối với
hàng hoá xuất khẩu là nông sản, lâm sản, thủy sản; hướng dẫn thu thuế giá trị
gia tăng đối với phân bón và thuốc bảo vệ thực vật nhập khẩu phù hợp với đặc
thù lưu thông hai mặt hàng này; hướng dẫn cụ thể việc ưu đãi thuế trong lĩnh
vực gia công hoặc sản xuất hàng xuất khẩu đối với các doanh nghiệp vệ tinh đã
được nêu tại Điều 2 Quyết định số 908/2001/QĐ-TTg ngày 26 tháng 7 năm 2001 của
Thủ tướng Chính phủ, thực hiện ngay trong tháng 5 năm 2002; nghiên cứu trình
Quốc hội cho áp dụng thống nhất một mức thuế thu nhập đối với doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp trong nước có doanh số xuất khẩu như nhau.
3. Tăng cường công tác thực hành
tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý chi tiêu ngân sách nhà nước. Thủ trưởng
các đơn vị sử dụng ngân sách phải chịu trách nhiệm về những khoản chi sai chế
độ, lãng phí. Cơ quan tài chính, Kho bạc nhà nước thực hiện đầy đủ nhiệm vụ
kiểm soát việc quản lý sử dụng ngân sách; chịu trách nhiệm về việc thanh toán
những khoản chi sai chế độ, vượt định mức quy định; tăng cường sự giám sát của
các tổ chức quần chúng...
4. Các công trình, dự án sử dụng
vốn ngân sách nhà nước và việc mua sắm công của các cơ quan, tổ chức doanh
nghiệp nhà nước phải ưu tiên mua sắm tài sản (bao gồm cả vật tư, thiết bị,
phương tiện vận chuyển, hàng hoá) được sản xuất ở trong nước với điều kiện kỹ
thuật và chất lượng tương đương hàng nhập khẩu. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì,
phối hợp với Bộ Tài chính có văn bản hướng dẫn và kiểm soát việc triển khai
thực hiện.
5. Triển khai thực hiện mở rộng khoán
biên chế và kinh phí quản lý đối với cơ quan hành chính nhà nước. Các Bộ, địa
phương tổ chức thực hiện chế độ tài chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp có thu
theo Nghị định số 10/2002/NĐ-CP ngày 16 tháng 01 năm 2002 của Chính phủ.
6. Trong
tháng 5 năm 2002, Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Thương mại và các Bộ liên quan
nghiên cứu cải tiến chế độ chi hỗ trợ phát triển thị trường, xúc tiến thương
mại trình Thủ tướng Chính phủ theo hướng dành toàn bộ nguồn ngân sách hỗ trợ
phát triển thị trường và xúc tiến thương mại năm 2002 cho các chương trình
trọng điểm, nhất là những chương trình khuyếch trương mặt hàng xuất khẩu mới,
hoặc thâm nhập thị trường mới.
7. Bộ Tài chính chủ trì, phối
hợp với các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu trình Thủ tướng Chính phủ việc sửa
đổi, bổ sung những vấn đề liên quan đến giá đất; việc điều tiết thu nhập qua
giá đất khi đã được Nhà nước đầu tư xây dựng hạ tầng; việc thu phí, lệ phí và
những chính sách tài chính liên quan đến hoạt động phát triển nhà ở nhằm tạo
điều kiện khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia xây dựng nhà ở. Bộ Xây
dựng chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xem xét, sửa đổi, bổ sung
các quy định hiện hành về nhà ở, đất ở, góp phần bình ổn giá nhà ở, đất ở, giải
quyết ngày càng tốt nhu cầu cải thiện chỗ ở của nhân dân theo hướng người sử
dụng nhà ở được thụ hưởng cao nhất những ưu đãi của Nhà nước, nhất là cán bộ,
công nhân, viên chức, người có thu nhập thấp, đặc biệt là người nghèo, người
dân ở các vùng khó khăn. Phải có chế tài và biện pháp xử lý nghiêm các chủ đầu
tư lợi dụng chính sách ưu đãi của Nhà nước để đầu cơ trục lợi, trình Chính phủ
trong quý II năm 2002.
8. Miễn toàn bộ lãi vay ngân hàng
cho các hộ nông dân ở các tỉnh Tây Nguyên vay chăm sóc vườn cà phê niên vụ
2001-2002. Ngân sách nhà nước cấp bù khoản lãi tiền vay này.
9. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ
đạo các ngân hàng thương mại tiếp tục cho vay vốn để thực hiện những dự án vay
tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước do các ngân hàng thẩm định và đang cho
vay dở dang. Những dự án mới do Quỹ Hỗ trợ phát triển thẩm định thì cho vay theo
đúng quy định hiện hành.
V. CÁC VẤN
ĐỀ VỀ VĂN HÓA - XÃ HỘI:
1. Xoá đói, giảm
nghèo và việc làm:
a) Các Bộ và địa phương tập trung
chỉ đạo thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia, Chương trình 135, hướng
dẫn, kiểm tra để các công trình xây dựng bằng các nguồn vốn thuộc các chương
trình đúng mục tiêu, có hiệu quả, làm tốt công tác xoá đói, giảm nghèo ở các
vùng còn nhiều khó khăn, chậm phát triển; triển khai có hiệu quả các chương trình
phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh miền núi phía Bắc, các tỉnh Tây Nguyên và
các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, đồng thời hướng dẫn và kiểm tra xây dựng, sử
dụng các công trình; xem xét, rà soát để đưa các xã đã đạt được mục tiêu ra
khỏi Chương trình.
b) ủy ban nhân dân các cấp phải có
kế hoạch, giải pháp và phân công cán bộ chỉ đạo cụ thể để giảm đói nghèo một cách
bền vững, ngăn chặn tái đói nghèo; huy động các tổ chức, đoàn thể và cả cộng
đồng giúp nhau xoá đói, giảm nghèo trên địa bàn; chỉ đạo xây dựng và nhân rộng
mô hình xoá đói, giảm nghèo có hiệu quả phù hợp với điều kiện cụ thể ở địa
phương.
c) Bộ Lao động -
Thương binh và Xã hội khẩn trương hoàn thành quy hoạch mạng lưới các trường đào
tạo nghề, công bố để làm căn cứ triển khai thực hiện, có kế hoạch và biện pháp
cụ thể nâng cao chất lượng đào tạo nghề; phối hợp với
các Bộ liên quan trình Chính phủ ban hành Nghị định về việc làm phù hợp với nội
dung sửa đổi của Bộ Luật Lao động; phối hợp với các địa phương chấn chỉnh và
nâng cao chất lượng hoạt động của các Trung tâm dịch vụ việc làm.
d) Bộ Lao động -
Thương binh và Xã hội tiếp tục thực hiện việc chấn chỉnh công tác xuất khẩu lao
động, mở rộng thị trường, sắp xếp lại các doanh nghiệp xuất khẩu lao động, nâng
cao chất lượng và sức cạnh tranh trong hoạt động xuất khẩu lao động, đặc biệt
quan tâm đến đào tạo lao động cho xuất khẩu; ban hành chế tài để xử lý nghiêm
minh những vi phạm của các doanh nghiệp xuất khẩu lao động và vi phạm hợp đồng
của người lao động trong thời gian làm việc ở nước ngoài.
đ) Các Bộ phối hợp với ủy ban nhân
dân các tỉnh, thành phố tập trung chỉ đạo triển khai các chương trình hỗ trợ
việc làm, ưu tiên giải quyết việc làm cho lao động dôi dư trong quá trình sắp
xếp lại doanh nghiệp nhà nước, lao động bị mất việc làm ở những vùng đô thị hóa,
đồng thời nghiên cứu trình Chính phủ lãi suất cho vay hợp lý đối với các dự án
giải quyết việc làm từ Quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm.
2. Giáo dục và
đào tạo, khoa học và công nghệ:
a) Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì,
phối hợp với các địa phương củng cố và phát huy kết quả xoá mù chữ và phổ cập
tiểu học; triển khai vững chắc việc thực hiện phổ cập trung học cơ sở; tổ chức
bồi dưỡng giáo viên, chuẩn bị sách giáo khoa, thiết bị dạy học, trường sở, huy
động các nguồn kinh phí và tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai rộng rãi
trong toàn quốc chương trình và sách giáo khoa mới cho lớp 1 và lớp 6 năm học
2002 - 2003; đặc biệt quan tâm đầu tư và tập trung chỉ đạo các vùng sâu, vùng
xa, vùng các dân tộc ít người.
b) Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì,
phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, các cơ quan liên quan và các
tỉnh, thành phố tổ chức triển khai thực hiện giai đoạn I của Chiến lược phát
triển giáo dục 2001-2010 và Quy hoạch mạng lưới các trường đại học và cao đẳng
đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, hướng trọng tâm vào chất lượng giáo dục,
tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước, có biện pháp cụ thể ngăn chặn, xử lý các
tiêu cực trong việc dạy thêm, học thêm tràn lan, trong tuyển sinh, xử lý nghiêm
các trường hợp vi phạm quy chế, tiêu cực.
c) Bộ Giáo dục và Đào tạo tập trung
chỉ đạo thực hiện tốt đổi mới một bước việc tuyển sinh vào các trường đại học,
cao đẳng và trung học chuyên nghiệp năm 2002, theo hướng bảo đảm công bằng,
hiệu quả, giảm tốn kém và căng thẳng cho nhân dân.
d) Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi
trường chủ trì cùng các Bộ liên quan và các địa phương thực hiện đổi mới cơ chế
quản lý khoa học và công nghệ nhằm tạo lập và phát triển thị trường khoa học và
công nghệ, thực hiện xã hội hóa hoạt động khoa học và công nghệ, gắn kết chặt chẽ
giữa nghiên cứu khoa học với đào tạo và sản xuất, kinh doanh, trực tiếp góp phần
nâng cao chất lượng sản phẩm, khả năng cạnh tranh của hàng hoá và nền kinh tế
nước ta; đẩy mạnh công tác chống ô nhiễm và bảo vệ môi trường tại các thành phố
lớn, các khu công nghiệp và các làng nghề.
3. Văn hoá, xã
hội:
a) Bộ Văn hoá -
Thông tin phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chỉ đạo triển khai thực hiện
phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá" gắn với việc
đấu tranh chống các tệ nạn xã hội; phối hợp với các Bộ liên quan và các địa
phương chỉ đạo tổ chức các đợt thanh tra, kiểm tra đẩy mạnh đấu tranh phòng,
chống kinh doanh văn hoá phẩm và các dịch vụ văn hoá độc hại, xử lý nghiêm các
hành vi vi phạm.
b) Bộ Y tế cùng các Bộ liên quan
tập trung hoàn thiện đề án đổi mới cơ chế, chính sách, chế độ viện phí và khám chữa
bệnh cho người nghèo, trình Thủ tướng Chính phủ trong quý II năm 2002.
c) Uỷ ban Thể dục Thể thao phối hợp
các Bộ có liên quan có kế hoạch cụ thể để thực hiện tốt nhiệm vụ chuẩn bị và
phục vụ cho Sea Games 22 năm 2003.
d) Bộ Tài
chính phối hợp với Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ và các Bộ liên quan bổ sung,
cụ thể hoá các cơ chế, chính sách xã hội hoá đối với từng lĩnh vực (chính sách
ưu đãi về đất đai, vốn, tín dụng...) trình Chính phủ trong quý III năm 2002 để
làm căn cứ cho các Bộ, ngành và địa phương xây dựng kế hoạch cụ thể để chỉ đạo
triển khai đẩy mạnh xã hội hoá trong các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, thể
thao; đồng thời tăng cường quản lý nhà nước, nâng cao chất lượng hoạt động
trong từng lĩnh vực.
đ) Các Bộ và ủy ban nhân dân các
cấp phải thường xuyên kiểm tra, giám sát việc tuân thủ pháp luật, các quy định về
hoạt động, tài chính của các đơn vị ngoài công lập, kịp thời chấn chỉnh, xử lý
nghiêm các đơn vị có sai phạm nhằm bảo đảm cho các hoạt động xã hội hoá thực hiện
đúng các mục tiêu đặt ra.
4. Phòng,
chống tai nạn giao thông và tệ nạn xã hội:
a) Bộ Giao thông vận tải, Bộ Công
an phối hợp các địa phương, trước hết là các thành phố lớn kiên quyết thực hiện
các biện pháp để ngăn chặn và giảm tai nạn giao thông, tăng cường kỷ cương giao
thông; chấn chỉnh để nâng cao chất lượng đào tạo và cấp bằng lái xe; tại các
thành phố lớn cần khẩn trương quy hoạch lại hệ thống kết cấu hạ tầng và phương
tiện giao thông; xử lý nghiêm những vi phạm quy định an toàn giao thông.
b) Bộ Công an chủ trì, phối hợp cùng
các Bộ liên quan chỉ đạo kiên quyết và kiên trì công tác phòng, chống tội phạm
và tệ nạn xã hội, tấn công truy quét các loại tội phạm, đặc biệt là loại tội
phạm có tổ chức theo kiểu "xã hội đen" và tội phạm ma tuý, tệ nạn mại
dâm ....
c) Uỷ ban nhân dân các cấp với
sự phối hợp của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Bộ Công an và các Bộ liên quan huy
động sức mạnh của các tổ chức đoàn thể, của cả cộng đồng kiên quyết xoá bỏ các
tụ điểm tệ nạn xã hội, buôn bán lẻ ma tuý trên từng địa bàn; đặc biệt là phải
xác định rõ trách nhiệm và có cơ chế, chính sách cụ thể cho chính quyền và các
lực lượng ở cơ sở, xã, phường, khu phố trực tiếp tham gia. Đối với việc phòng,
chống tệ nạn ma tuý, phải triển khai đồng bộ bốn khâu: ngăn chặn nguồn cung
cấp; khống chế lây lan; kiên trì chữa trị gắn với lao động, tạo việc làm và
quản lý sau cai nghiện.
d) Bộ Lao động - Thương binh và Xã
hội chỉ đạo các địa phương khẩn trương xây dựng các trung tâm cai nghiện và chữa
trị cho các đối tượng mại dâm, ma tuý theo quy định của Luật phòng, chống ma
tuý, bảo đảm đưa cơ bản số đối tượng bị nghiện vào các trung tâm, thực hiện cho
được phương châm ngăn chặn lây lan.
VI. Kỷ luật, kỷ
cương hành chính:
Kỷ luật, kỷ cương hành chính
phải được thể hiện ở việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, trong việc
tổ chức thực hiện các văn bản đó, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành
chính và công tác kiểm tra xử lý các vi phạm.
1. Kỷ luật ban
hành các văn bản quy phạm pháp luật:
Triệt để tuân thủ nguyên tắc: Nghị
định của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật, Pháp lệnh phải được soạn
thảo và trình cùng với dự án luật, pháp lệnh. Các văn bản của Chính phủ, Thủ
tướng Chính phủ phải đủ cụ thể để thi hành được ngay sau khi có hiệu lực. Hạn
chế tối đa việc ban hành thông tư. Nếu xét thấy cần thiết có thông tư hướng dẫn
thì phải quy định rõ trong văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về vấn đề
cần hướng dẫn và nội dung đó phải được chuẩn bị cùng với dự thảo văn bản trình
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Nếu thiếu thì coi như chưa đúng thủ tục, Văn
phòng Chính phủ được quyền trả lại văn bản đó và yêu cầu cơ quan trình phải bổ
sung.
Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Uỷ ban
nhân dân tỉnh, thành phố chấp hành nghiêm việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật
thuộc thẩm quyền của mình, chấm dứt trình trạng văn bản quy phạm pháp luật của
Bộ, cơ quan ngang Bộ không phù hợp với Luật của Quốc hội, Nghị định của Chính
phủ và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Các văn bản quy phạm pháp luật của
các Bộ, cơ quan ngang Bộ, ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố phải do Bộ trưởng,
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố ký. Chấn chỉnh và tăng cường công tác
kiểm tra, rà soát việc ban hành các loại văn bản của cơ quan trực thuộc, của
cấp dưới thuộc phạm vi quản lý của mình. Cơ quan ban hành văn bản không phù hợp
với Luật của Quốc hội, Nghị định của Chính phủ, Quyết định của Thủ tướng Chính
phủ, phải ra văn bản sửa đổi hoặc hủy bỏ nội dung không phù hợp, đồng thời kiên
quyết xử lý theo đúng thẩm quyền những người ký, ban hành các văn bản sai trái.
2. Kỷ luật
thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật:
Khi nhận được các văn bản của các
cơ quan hành chính cấp trên, Thủ trưởng cơ quan hành chính cấp dưới phải có kế
hoạch tổ chức thực hiện, phân công rõ ràng nhiệm vụ, trách nhiệm và quyền hạn
cho từng đơn vị chuyên môn, từng công chức trong việc tổ chức triển khai thực
hiện và thông báo công khai cho các tổ chức và công dân biết để liên hệ công
tác và giám sát hoạt động của cơ quan công chức đó. Trong quá trình thực hiện,
cấp dưới có quyền kiến nghị, nêu những khó khăn, vướng mắc với cấp trên và
trong khi chờ giải quyết, vẫn phải thực hiện đầy đủ và đúng yêu cầu công việc
được giao, không được phát ngôn hoặc thực hiện trái với quy định và sự chỉ đạo
của cấp trên.
Người đứng đầu cơ quan hành chính
nhà nước phải liên đới chịu trách nhiệm về việc để xảy ra vi phạm pháp luật
nghiêm trọng của cán bộ, công chức cấp dưới khi thi hành công vụ hoặc để cho
tình trạng vi phạm trật tự, kỷ cương kéo dài trong cơ quan, đơn vị, làm ảnh hưởng
tiêu cực và gây bất bình trong dư luận.
Trong quan hệ phối hợp, triệt để
tuân thủ nguyên tắc: một việc chỉ giao cho một cơ quan chủ trì thực hiện, các cơ
quan liên quan có trách nhiệm phối hợp. Cơ quan chủ trì đề án phải thể hiện đầy
đủ và rõ ràng quan điểm của mình về tất cả các vấn đề của đề án khi gửi lấy ý
kiến tham gia của các cơ quan có liên quan và chịu hoàn toàn trách nhiệm về việc
chuẩn bị đề án cả về nội dung và thời gian theo quy định.
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang
Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước
Thủ tướng Chính phủ về việc đăng ký và chuẩn bị các đề án đã được giao trong
Chương trình công tác của Chính phủ (hàng năm, hàng quý và hàng tháng), coi đây
là nhiệm vụ trọng tâm của việc chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương, trước hết trong
hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước ở Trung ương.
3. Trách nhiệm
của người đứng đầu cơ quan hành chính và công tác kiểm tra, xử lý vi phạm:
Người đứng đầu cơ quan hành chính
phải trực tiếp chịu trách nhiệm trước dân, trước cơ quan hành chính cấp trên về
trật tự kỷ cương, kỷ luật hành chính trong đơn vị mình phụ trách. Tăng cường
công tác đôn đốc, kiểm tra và thực hiện việc chỉ đạo sâu sát của thủ trưởng cơ
quan hành chính cấp trên đối với cấp dưới, của lãnh đạo cơ quan đối với cán bộ,
công chức thuộc quyền trong việc thực hiện các chủ trương, nhiệm vụ công tác được
giao. Lãnh đạo Bộ, chính quyền địa phương phải kiên quyết giảm bớt và cải tiến
nội dung các cuộc họp, dành nhiều thời gian và công sức xuống cơ sở, trực tiếp
kiểm tra, nắm tình hình và hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ của cấp dưới. Trước
mắt, tập trung vào một số lĩnh vực đang có nhiều bức xúc là giải quyết khiếu
nại, tố cáo của công dân; thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp; quản lý nhà đất;
đầu tư xây dựng cơ bản.
Thủ tướng Chính phủ trực tiếp
chỉ đạo giải quyết một số vụ việc đang nổi cộm xảy ra ở một số cơ quan Trung
ương, địa phương liên quan đến trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành
chính nhà nước.
Theo thẩm quyền, Thủ tướng Chính
phủ sẽ áp dụng hình thức kỷ luật nghiêm khắc đối với Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính
phủ, Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố; trình Quốc hội, Chủ tịch nước áp
dụng hình thức xử lý thích đáng đối với Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ
khi để xảy ra tình trạng vi phạm pháp luật, kỷ luật hành chính nghiêm trọng
hoặc kéo dài trong ngành mình, địa phương mình, gây bất bình trong dư luận hoặc
cố tình không chấp hành ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang
Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành
phố phải trực tiếp chỉ đạo giải quyết dứt điểm những vụ nổi cộm về vi phạm pháp
luật, kỷ luật hành chính, xâm phạm nghiêm trọng quyền và lợi ích của nhân dân,
của doanh nghiệp, coi thường kỷ cương, phép nước. Khi đã có kết luận về sai
phạm thì phải có ngay hình thức xử lý thích đáng và công bố công khai trên các
phương tiện thông tin đại chúng.
4. Khẩn trương
triển khai một số công việc cấp thiết nhằm tiếp tục hoàn thiện hệ thống thể chế
mới, bảo đảm các biện pháp tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong các cơ quan hành
chính nhà nước:
a) Bộ Tư pháp:
+ Trình Thủ tướng Chính phủ
trước tháng 9 năm 2002 kết quả tổng rà soát văn bản quy phạm pháp luật và xây
dựng kế hoạch sửa đổi, bổ sung, hệ thống hoá, pháp điển hoá các văn bản quy
phạm pháp luật, khắc phục những sơ hở, mâu thuẫn dễ bị lợi dụng hoặc vận dụng
tuỳ tiện, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật.
+ Thực hiện đầy đủ chế độ kiểm tra
việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Hội đồng
nhân dân,ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố; kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xử
lý theo thẩm quyền những văn bản ban hành trái với Hiến pháp, luật và văn bản
của các cơ quan nhà nước cấp trên.
+ Phối hợp với Toà án nhân dân
tối cao xây dựng Đề án kiện toàn, nâng cao vai trò và năng lực của Toà hành
chính trong việc giải quyết khiếu kiện hành chính. Công việc này phải xong
trước tháng 10 năm 2002.
b) Ban Tổ chức - Cán bộ Chính
phủ:
+ Nghiên cứu, sửa đổi các văn
bản quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Bộ, cơ quan
ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ theo quy định của Luật Tổ chức Chính phủ năm
2001 và Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2010,
để trình Chính phủ ngay sau khi Quốc hội quyết định cơ cấu tổ chức của Chính
phủ trong nhiệm kỳ tới, nhằm khắc phục cơ bản tình trạng chồng chéo, trùng lắp
chức năng, nhiệm vụ, tạo bước chuyển biến mới về phân công, phân cấp và phối
hợp trong bộ máy hành chính nhà nước.
+ Phối hợp với Thanh tra Nhà
nước rà soát các quy định của pháp luật liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn và
trách nhiệm cụ thể của cán bộ, công chức trong thi hành công vụ nhằm hoàn thiện
chế độ công vụ; báo cáo và trình Thủ tướng Chính phủ trước ngày 30 tháng 6 năm
2002 kết quả rà soát và kiến nghị sửa đổi, bổ sung những nội dung chưa được quy
định hoặc quy định chưa hợp lý.
+ Trình Chính phủ xem xét, quyết
định các văn bản cụ thể hóa các quy định của Pháp lệnh cán bộ, công chức, Pháp lệnh
chống tham nhũng và các văn bản quy phạm pháp luật khác về nhiệm vụ, quyền hạn
và trách nhiệm của cán bộ, công chức trong thi hành công vụ, nhất là về trách
nhiệm liên đới của cán bộ, công chức là người đứng đầu cơ quan, đơn vị đối với
việc thi hành công vụ của cán bộ, công chức cấp dưới, trình Chính phủ trước
tháng 10 năm 2002.
c) Văn phòng Chính phủ: giúp Chính
phủ, Thủ tướng Chính phủ theo dõi việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật của
các Bộ, cơ quan ngang Bộ, chính quyền tỉnh, thành phố đúng thẩm quyền, đúng quy
định của Chính phủ. Kiểm tra việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật và
các Quyết định hành chính của Thủ tướng Chính phủ ở các Bộ, cơ quan ngang Bộ,
các cấp chính quyền địa phương. Theo dõi và kiểm tra việc thực hiện Chương
trình công tác của Chính phủ và của từng Bộ, ngành. Báo cáo kịp thời với Chính
phủ, Thủ tướng Chính phủ về những vi phạm kỷ luật hành chính ở các Bộ, địa
phương.
d) Thanh tra Nhà nước xây dựng
đề án đổi mới và tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra nhà nước của hệ thống
bộ máy hành chính nhà nước cả về thể chế, tổ chức bộ máy và cán bộ, công chức trình
Chính phủ xem xét, quyết định vào tháng 5 năm 2002.
đ) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan
ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, căn cứ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền
theo quy định, tiến hành ngay việc kiện toàn bộ máy, chấn chỉnh hoạt động thanh
tra, kiểm tra nhà nước của Bộ, ngành mình; lựa chọn cán bộ, công chức có phẩm
chất tốt, giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ vào làm công tác thanh tra để công tác
này thực sự là công cụ giúp mình phát hiện và xử lý kịp thời, nghiêm minh những
vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức.
5. Bộ trưởng,
Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban
nhân dân các cấp phải trực tiếp chỉ đạo quán triệt và lập kế hoạch tổ chức thực
hiện việc chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương hành chính. Trước mắt, cần lựa chọn một
số vấn đề, một số lĩnh vực thật sự bức xúc hoặc một số cơ quan, đơn vị có biểu
hiện sa sút về kỷ luật, kỷ cương hành chính để có kế hoạch chỉ đạo tập trung xử
lý dứt kiểm để rút kinh nghiệm cho việc triển khai tiếp theo; hàng tháng tổ
chức kiểm điểm, đánh giá tình hình thực hiện việc này ở ngành, địa phương mình
và báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Nghị quyết này có hiệu lực thi hành
kể từ ngày ký.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan
ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh,
thành phố chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Nghị quyết này.
Nghị quyết số 05/2002/NQ-CP về một số giải pháp để triển khai thực hiện kế hoạch kinh tế - xã hội năm 2002 do Chính Phủ ban hành
THE
GOVERNMENT
-------
|
SOCIALIST
REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
------------
|
No:
05/2002/NQ-CP
|
Hanoi,
April 24, 2002
|
RESOLUTION
ON A NUMBER OF MEASURES TO IMPLEMENT THE 2002 SOCIO-ECONOMIC
PLAN Over more than three months materializing the
2002 plan, our economy has faced many great difficulties and challenges, both
at home and abroad. Nevertheless, thanks to enormous efforts of the ministries,
localities, and production and business establishments, together with the close
direction of the Government and the Prime Minister, many mechanisms, policies
and measures set forth at the beginning of the year have been well implemented.
As a result, the socio-economic situation has seen positive changes in a number
of fields: Industries keep growing at a high rate; the entire society’s
investment capital is fairly high, especially investments from the State budget
and from the population; services see a development step; State budget revenues
are fairly high Though the results obtained in the first quarter of 2002 are
lower as compared to the previous year’s same period and the plan to be
realized for the whole year of 2002, this is a great endeavor, which needs to
be promoted in the coming time. Beside the above-mentioned positive changes, the
socio-economic situation still sees great difficulties: Export value is much
lower than that of the same period of 2001; agricultural production is facing
great challenges, particularly prolonged droughts which are harsher than ever;
forest fires have broken out to a serious extent; industrial production in a
number of big industrial centers has seen unstable growth; a number of social
domains have not yet seen marked improvement, the people’s life in areas hit by
natural calamities still meets with numerous difficulties. The tasks to be accomplished in the coming
months are extremely heavy. In order to overcome the aforesaid constraints and
limitations, well fulfil the 2002 socio-economic development targets and create
a momentum for the realization of the 2001-2005 five-year plan, the Government
hereby requests the ministries, branches and localities to, first of all, grasp
and well implement the groups of measures already adopted by the National
Assembly, and at the same time, expeditiously apply the following additional
measures to execute the 2002 socio-economic plan: I. STEPPING UP ECONOMIC
RESTRUCTURING Stepping up economic restructuring is considered
a group of measures of both urgent and strategic significance. In order to
accelerate the economic restructuring, synchronous measures should be taken.
For the immediate future, efforts should be concentrated on applying the
following measures: 1. The planning for economic restructuring must
emanate from the demands of domestic and overseas markets, strengths and
weaknesses of our products in each period so as to determine the roadmap for
raising the competitiveness of each product in each region. Plannings must be
done for regions, not simply for administrative territories, and adjusted in
time so as to be able to respond to changes in market demand. Under the
determined plannings, the functional agencies should focus on organizing the
implementation thereof, quickly developing investment programs linked to
enterprises and production households under an appropriate mechanism able to
speed up the economic restructuring. ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. To speed up the carrying out of the project to
grow 5 million hectares of forest, in combination with the program to grow
material trees for the production of 1 million tons of pulp and paper on the
basis of a planning which combines paper and pulp mills with material areas. To develop husbandry at a growth rate higher
than cultivation to meet the domestic and export demands for meat, milk and
leather. The Ministry of Industry shall coordinate with the Ministry of
Agriculture and Rural Development, the concerned ministries and localities in
finalizing soon a scheme on planning the development of dairy processing plants
in combination with material zones in the spirit of the Prime Minister’s
Decision No. 167/2001/QD-TTg of October 26, 2001 on a number of measures and
policies to develop milch cow farming in Vietnam in the 2001-2010 period for
submission to the Prime Minister. Aquaculture is a strength that can and should be
quickly developed. The Ministry of Aquatic Resources shall assume the prime
responsibility together with the Ministry of Agriculture and Rural Development
to review the planning, arrange suitable coastal land areas for aquaculture,
shift precarious- and low-yield rice cultivation areas to aquaculture. The
Ministry of Aquatic Resources shall develop concrete investment programs and
plans or guide the localities, organizations and individuals of all economic
sectors to invest in rearing shrimps and fishes; give technical guidance on
aquaculture and prevention and fighting of their diseases and epidemics. In parallel with screening and adjusting the
adopted policies, supplementing new ones to encourage economic restructuring in
agriculture according to plannings and plans, the Ministry of Agriculture and
Rural Development shall direct the formulation and review of highly effective
restructuring models for widespread application. The Ministry of Agriculture and Rural
Development shall quickly elaborate a scheme on the supply of equipment for
forest protection, forest fire prevention and fighting to be capable of coping
with any incidents. 3. To carry out the industrial restructuring
along the direction of quickly increasing the ratio of manufacturing
industries, especially those industries and industrial products involving the
use of high technologies, industries to manufacture goods for export,
industries in service of agricultural development and rural economy such as
textile and garment, footwear, mechanical engineering, food, foodstuff and farm
produce processing To encourage the development of material zones, thus
creating stable and permanent material sources for the processing industries. The electronics, information technology,
telecommunications, mechanical engineering and export production industries,
particularly the textile and garment and footwear industries, are required to
not only quickly raise their outputs but also increase the domestically-made
value in the whole product value. To carry out projects to develop the power,
coal, oil and gas exploitation and processing industries, ensuring a balanced
and secure energy development. To quickly raise the mechanical engineering
capacity, first of all in service of agriculture, forestry and fishery. To
develop selectively establishments engaged in ore exploitation, metallurgy,
chemical, fertilizer and construction material production. To actively meet the
development demands of the defense industry. The ministries and the People’s Committees of
the provinces and centrally-run cities (hereinafter referred to as provinces and
cities for short) shall direct the production establishments to raise
competitiveness on the basis of rearranging production, renovating
technologies, and raising managerial capability. The branch-managing ministries
must, together with enterprises� associations and
corporations elaborate the production plannings for each commodity line, make
detailed plans for strongly developing mainstream and key products and products
with competitive edge which directly create value to generate economic growth,
and concurrently take appropriate measures to support those enterprises and
products which are inferior in terms of quality and prices to those in regional
countries. ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. 5. To promote the direction and administration
by the ministries for key economic regions, especially the zoning, planning and
investment work (the Ministry of Planning and Investment); science, technology
and environment (the Ministry of Science, Technology and Environment); job
training (the General Department of Job Training, the Ministry of Labor, War
Invalids and Social Affairs); to enhance coordination and cooperation between
the provinces and cities in the key economic regions and the outside provinces,
form a number of associations which shall join efforts to boost the development
of key economic regions. The Government and the entire society shall
actively support difficulty-hit areas, particularly the northern mountainous
areas, the Central Highlands, and the Mekong river delta, through various
socio-economic development programs in combination with the hunger eradication
and poverty alleviation and employment programs. To prioritize the supply of water for the
people’s daily life, drinking water for cattle, to make every effort to ensure
adequate water sources for agricultural production; to accelerate the execution
of projects to build irrigation works with a view to raising the water storage
capacity in rainy seasons as well as the water regulation capacity in dry
seasons. Overcoming droughts must go hand in hand with preventing and fighting
forest fires, floods and typhoons. The ministries shall, together with the local
authorities, particularly in the Mekong river delta and the central coastal
region, adjust the plannings on production, infrastructural systems and
population quarters, concentrate efforts on preventing riverbank and coastal
landslides so as to actively prevent and control typhoons and floods; organize
safe shelters for fishermen to anchor their ships and boats when typhoons
strike. To create conditions for the people in the Mekong river delta to lead a
secure and stable life without frequent evaluation, and to maintain travel,
schooling and medical examination and treatment services when floods occur. 6. The ministries, the provincial/municipal
People’s Committees and corporations 91 shall expeditiously draw up overall
plans on restructuring, renovating, and raising the efficiency of, State
enterprises, focus on directing and reorganizing corporations, stepping up the
equitization of State enterprises in the spirit of the Resolution of the Party
Central Committee 3rd Plenum (IXth Congress) and the Government’s program of
action. To well implement the policies toward laborers redundant due to State
enterprise restructuring according to the Government’s Decree No. 41/2002/ND-CP
of April 11, 2002, so as to help them to get new jobs. State enterprises should
be valued along the direction that the agencies competent to decide on
transforming the ownership of State enterprises shall decide on setting up the
Councils for Valuation of Enterprises or select auditing companies or economic
organizations with the valuing function to directly sign enterprise valuation
contracts. The ministries and localities should create
conditions in terms of finance, land, market, varieties, technique and job
training for the cooperative economy and cooperatives to take a new step in
supporting and complementing the household economy and the farm economy; for
the small- and medium-sized enterprises, the private economy and foreign-invested
enterprises to develop in diversified forms, branches and trades, truly
becoming important sectors contributing to creating wealth and employment as
well as raising the competitiveness of the national economy. The ministries and local administrations shall
actively implement the Resolution of the Party Central Committee’s 5th Plenum
(IXth Congress), strive to well implement the motto "the entire people
emulate to do good businesses, every family to enrich themselves, the
grassroots community and the country." II. STEPPING UP DEVELOPMENT
INVESTMENT AND STIMULATING CONSUMPTION DEMANDS 1. The ministries and the provincial/municipal
People’s Committees shall scrutinize the programs and projects with State
budget investment so as to arrange concentrated and prioritized investment
according to the planned objectives. To allocate adequate reciprocal capital to
ODA projects so as to ensure the schedules set in the signed treaties,
especially projects slated for completion in 2002 and 2003. To allocate capital
to new projects only when they have completed all investment procedures
according to current regulations. The ministries and localities shall direct
the investors to expeditiously organize bids and proceed with subsequent steps
so that new projects can be deployed on schedule. ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. The ministries and localities which have been
permitted by the Prime Minister to transfer the capital construction capital
under the 2001 plan to 2002 must rapidly complete the remaining volumes and, at
the same time, shall have the responsibility to deploy the capital sources
already added by the Prime Minister to their 2002 plans under Decision No.
216/2002/QD-TTg of March 25, 2002 and Notice No. 17/BKH-TH of April 5, 2002 of
the Ministry of Planning and Investment for a number of urgent projects and
tasks in 2002. 2. The Ministry of Finance shall continue
advancing capital for the investors to carry out transitional and important
projects so as to ensure uninterrupted construction according to schedule. The
superior authorities of the investors shall have to supervise and oversee the
implementation tempo and supervise the use of advanced capital amounts for the
right purposes. The finance agencies shall refuse to advance and pay capital to
projects which fail to comply with the current regulations on investment and construction
management. 3. The ministries and localities shall organize
project evaluation and approval as authorized by the Prime Minister with regard
to Group A projects already listed in the approved plannings or already
approved for investment, for which only feasibility study reports, not
pre-feasibility study reports, are required. To assign the chairmen of the Managing Boards of
corporations 91 to approve the feasibility study reports of Group B and Group C
projects under the management of their corporations, which have been included
in the plannings or approved by competent authorities in the five-year plans,
regardless of their investment capital sources, and to ensure by themselves
capital sources for the projects to be carried out according to schedule. 4. The investment project owners must envisage
all jobs related to ground clearance (areas to be cleared, number of people to
be resettled, other properties of people, collectives, Stateto be relocated),
serving as a basis for computing sufficiently the required investment capital
amounts, working out appropriate implementation plans close to the project
implementation tempo. The presidents of the provincial/municipal People�s
Committees shall determine the compensation brackets and decide on the specific
compensation amounts compatible with the State’s bracket, organize and direct
the ground clearance before the projects are carried out. 5. Group B and Group C projects, which are not
required to go through international bids, shall be allowed to apply the form
of contractor appointment for consultancy and design bidding packages. They
shall also be allowed to apply the form of competitive offers for construction
and construction bidding packages with technical designs and cost estimates
already approved and for equipment procurement bidding packages which meet all
technical parameters. The project owners shall decide on their own and take
full responsibility before law for all contents related to contractor
appointment and competitive offers. The projects using 100% domestic capital shall
not be required to go through international bids, except for those equipment
and high-technologies which cannot be made at home and must be imported. In
cases of necessity, the projects of this category may hire foreign and domestic
consultants and supervisors or procure technologies for domestic manufacture
thereof. 6. In the second quarter of 2002, the Ministry
of Planning and Investment shall assume the prime responsibility and coordinate
with the concerned ministries in summing up and evaluating the programs and
solutions already executed to stimulate investment and consumption demands; to
consider thoroughly all pluses and minuses in each domain, then proceed to
formulating a comprehensive and synchronous program for stimulating investment
and consumption demands in the coming time, aiming to vigorously push up
economic restructuring, prioritize the development of branches and products
with competitive edge, areas and regions with available advantages; and
encourage and attract investment. 7. The Ministry of Planning and Investment shall
assume the prime responsibility and coordinate with the concerned ministries in
continuing to create favorable conditions and remove hurdles regarding land,
finance, credit, labor and wage, provide support in terms of training, science
and technology, information and trade promotion so as to promote the
development of the private economic sector along the direction of continuously
raising its efficiency and competitiveness, making more investment in the
production sector; and entering into cooperation and joint ventures among
themselves and with other economic sectors. ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. By the end of the second quarter of 2002, the
ministries which have been assigned the above-mentioned task shall have to
finalize documents guiding the implementation of the Government’s Decree No.
90/2001/ND-CP of November 23, 2001 on assisting the development of small- and
medium-sized enterprises and the Prime Minister’s Decision No. 132/2000/QD-TTg
of November 24, 2000 on a number of policies to encourage the development of
rural occupations and trades. 9. The localities should use local budgets to
support investment in building the networks of bazaars, first of all markets
located at the centers of townships, towns and cities, markets specializing in
selling farm produce, and central markets of the economic regions. 10. The State budget shall support through the
Development Assistance Fund investments in infrastructural works as well as
investment projects to renovate salt-making technologies in order to raise the
output and quality and ensure the adequate supply of this commodity for the
domestic demands. The Ministry of Finance shall coordinate with the concerned
ministries in submitting to the Prime Minister the principles for this support
and guiding the implementation thereof as from the second quarter of 2002. 11. The enterprises manufacturing and trading in
supplies and machinery within the country in service of agriculture and fishery
may borrow development investment credit capital from the State for
implementing, or supporting the implementation of, the modes of installment payment,
deferred payment, agency and two-way contracts with farmers. The Ministry of
Finance shall coordinate with the concerned ministries in submitting to the
Prime Minister the principles for this support and guiding the implementation
thereof as from the second quarter of 2002. 12. The State-run commercial banks shall step up
the lending of medium-term and long-term loans and, at the same time, closely
coordinate with the Development Assistance Fund in expanding the form of
post-investment interest support lending. 13. In order to immediately stop the illegal
speculation in dwelling houses and residential land, which causes the price
"fever" in many localities, especially in urban areas, the Government
assigns the Ministry of Construction to supervise and scrutinize mechanisms and
policies so as to submit to the Prime Minister the measures to stabilize the
housing and residential land markets. The provinces and cities must supervise,
stop and strictly deal with the cases of sale or transfer of the agricultural
land use right and conversion of agricultural land into dwelling house
construction land in contravention of current law provisions and the plannings
already approved by competent authorities; to promptly screen the housing
projects, take measures to deal with and stop promptly the cases where the
investors sell land and house foundations and sub-divide projects for selling
land; to inspect and strictly handle the cases of illegal purchase, sale and
transfer of the land use right, allocation of land ultra vires; for
projects which have been approved but fail to be constructed according to
schedule or are being constructed against regulations and plannings, they must
be re-adjusted or shall have their investment licenses, land allocation or land
lease decisions withdrawn. 14. The provincial/municipal People’s Committees
should expeditiously elaborate the housing development programs, reach
unanimity within the provincial/municipal Party Committees and People’s
Councils so that these programs become an important and regular task in their
respective socio-economic development plans. To focus on well directing the
planning of population quarters on the basis of the socio-economic development
plannings and the overall planning on urban and rural development; to manage
construction according to the plannings, put an end to the situation of
construction at variance with the plannings. In urban centers housing
development must be carried out in the form of projects and the building of
high-rise condominiums shall be considered a major solution to make the
people’s living conditions more and more comfortable and civilized. 15. In cities, in parallel with building new
dwelling houses, to focus on directing the renovation and re-building of
degraded condominiums no longer safe for their occupiers and dwelling blocks
which fail to ensure minimum amenities. The Mekong river delta provinces must
focus on directing the definite completion of the programs on building
population clusters and lines and dwelling houses in frequently-flooded areas,
and should concurrently take concrete directing measures so as to create
conditions for the inhabitants in areas frequently hit by typhoons, landslides
and other difficulties to have stable and safe homes. 16. The localities shall set up local housing
development funds, concentrating revenues (from the sale of dwelling houses
under the State ownership according to the Government’s Decree No. 61/CP of
July 5, 1994, from the assignment of residential land, and savings mobilized
from the people for the purpose of buying dwelling houses, and other sources
mobilizable) for the enterprises to borrow for house building. ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. III. STEPPING UP, AND RAISING
THE EFFECTIVENESS OF, THE EXPORT AND IMPORT ACTIVITIES 1. On the basis of the strategic export and
import and socio-economic development goals for the 2001-2005 period, the
ministries, the provinces and centrally-run cities, and the enterprises,
particularly corporations 90 and 91, shall expeditiously formulate the export
programs for each year in the 2002-2005 period. These programs must be closely
linked to the plannings on merchandise sources and the plannings on the
construction of processing industrial parks and industrial park clusters to
meet the rapid and sustainable development goal, develop new commodity items
for which the branches, localities and enterprises have advantages to respond
to the market demands. The Ministry of Trade shall coordinate with the
concerned ministries in assisting the localities and enterprises to perform
this task. 2. The provinces and cities shall set up the
trade promotion support funds to support enterprises in developing outlets,
with priority given to export outlets which need to be penetrated, to grant
export rewards for commodity items, particularly those which the localities
have potential to develop. The Ministry of Finance shall assume the prime
responsibility and coordinate with the Ministry of Trade in guiding the setting
up of these funds on the basis of the local budgets, the over-collection
rewards and other lawful financial sources for implementing the trade promotion
support policies. 3. The provinces and cities shall use the local
budgets in combination with mobilizing the enterprises� resources and adopt
proper mechanisms and policies to support the building of infrastructures of
storehouses, yards, trade centers for product display, trade and investment
counseling, and dissemination of information on domestic and foreign markets.
The operations of these centers shall be organized on a self-financing basis. 4. The Ministry of Finance shall assume the
prime responsibility and coordinate with the Government’s Pricing Committee,
the Ministry of Trade and a number of concerned ministries in inspecting and
screening the input service costs of export goods (warehousing charges);
assorted charges (port, loading and unloading, maritime services, banking
services, bridge and road, postal and telecommunication services, customs fee),
to propose in June 2002 to the Prime Minister the measures to reasonably reduce
these costs. 5. The Ministry of Finance shall assume the
prime responsibility and coordinate with the Ministry of Agriculture and Rural
Development, the Ministry of Trade and the Government’s Pricing Committee in
formulating an insurance mechanism for a number of farm commodities, first of
all those of big export value, then submit it to the Prime Minister in June
2002. 6. The Ministry of Finance shall assume the
prime responsibility together with the Development Assistance Fund to sum up
the experiences on the export credit support over the past time, coordinate
with the State Bank of Vietnam in elaborating a scheme on setting up an export
and import bank which shall support export goods-production loans, offer credit
sale, accept deferred payment, then submit it to the Prime Minister in
September 2002. 7. The General Department of Customs shall
continue perfecting and simplifying customs procedures, increase the number of
goods items exempt from inspection; study and improve the mechanism of
supplying accurate and timely data and information to the Ministry of Trade and
the concerned ministries for analysis, evaluation and proposing of timely
solutions in the export and import work. 8. In June 2002, the Ministry of Trade shall
assume the prime responsibility and coordinate with the concerned ministries in
amending and supplementing the regulations on cross-border trading, including
border bazaars. ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. 9. The Government shall encourage enterprises to
sign product consumption contracts with farmers. The enterprises which sign such
contracts right at the beginning of crops shall be given priority for
participating in commercial contracts of the Government, having their financial
difficulties caused by fluctuations in farm commodity prices considered and
settled in the process of performing the farm product consumption contracts
already signed with farmers. The Ministry of Finance, the Ministry of Trade,
the Ministry of Agriculture and Rural Development and the State Bank of Vietnam
shall provide guidance for implementation in the second quarter of 2002. 10. For export and import goods subject to
specialized management, the ministries shall review the management mechanisms,
lists of commodity items so as to make appropriate adjustments, strictly abide
by the principles already laid down in the Prime Minister’s Decision No.
46/2001/QD-TTg of April 4, 2001 on the management of export and import goods in
the 2001-2005 period. 11. To add fine art handicrafts, plastic
articles and mechanical products to the list of commodity items eligible for
export value-based rewards already prescribed in the Prime Minister’s Directive
No. 31/2001/CT-TTg of December 13, 2001 on strengthening, and raising the
efficiency of, the export and import of goods in 2002. The Ministry of Finance
shall assume the prime responsibility and coordinate with the Ministry of Trade
in setting the reward levels in favor of high added-value and labor-intensive
commodity items. In May 2005, the Ministry of Finance shall
publicize the concrete reward level with respect to each commodity item so that
the enterprise can take initiative in the implementation thereof. The export
reward mechanism shall apply as from January 1, 2002, even to goods exported
for debt payment under commercial contracts. 12. To continue implementing the mechanism of
exempting export quota fees and customs fees for goods exported until the end
of December 2002, particularly those under the programs for promotion of new
export goods or penetration into new markets. 13. To prioritize the import of advanced
supplies, equipment and technologies in order to raise the efficiency and
competitiveness of the economy and enterprises. To encourage the domestic
production of raw materials, spare parts, components as import substitutes. To
reduce to the minimum the import of consumer goods. To strictly control the
import of automobiles and motorcycle components. IV. REGARDING FINANCE AND
BANKING 1. The Party Committees and administrations at
all levels shall focus on directing the management of 2002 State budget collection,
paying attention to directing the specialized forces to coordinate with one
another in intensifying the fight against the State budge undercollection,
smuggling, tax evasion, particularly of export and import taxes. To concentrate
efforts on inspecting, fighting and stopping false declarations at the
value-added tax reimbursement stage to appropriate State budget money; to
strictly handle cases of violation. 2. The Ministry of Finance shall continue
improving the procedures for returning value added tax to enterprises and
promulgate in June 2002 the regime to reorganize the value-added tax deduction
with regard to export goods being agricultural, forestry and aquatic products;
guide the collection of valued-added tax on imported fertilizers and plant protection
drugs suited to their circulation characteristics; guide specifically the tax
preferences applicable to the export goods processing or production by
satellite enterprises as prescribed in Article 2 of the Prime Minister’s
Decision No. 908/2001/QD-TTg of July 26, 2001 for prompt implementation in May
2002; study and submit a single income tax rate to the National Assembly for
uniform application to foreign-invested enterprises and domestic enterprises
achieving the same export turnover. ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. 4. The constructions and projects using the State
budget capital and the public procurement by State agencies, organizations and
enterprises must prioritize the procurement of home-made properties (including
supplies, equipment, transport means and goods) which have technical conditions
and quality similar to imported goods. The Ministry of Planning and Investment
shall assume the prime responsibility and coordinate with the Ministry of
Finance in issuing guiding documents and controlling the implementation
thereof. 5. To expand the assignment of package payrolls
and managerial fundings to the administrative State agencies. The ministries
and localities shall organize the implementation of the financial regimes at
non-business units having incomes according to the Government’s Decree No.
10/2002/ND-CP of January 16, 2002. 6. In May 2002, the Ministry of Finance shall
coordinate with the Ministry of Trade and the concerned ministries in studying
and improving the spending regime in support of market development and trade
promotion for submission to the Prime Minister along the direction of
earmarking the entire budget source of 2002 for this purpose for the key
programs, particularly those for promotion of new export goods or penetration
into new markets. 7. The Ministry of Finance shall assume the
prime responsibility and coordinate with the concerned ministries and branches
in studying and submitting to the Prime Minister the amendment and
supplementation of land price-related matters; the regulation of incomes
through land prices once the State has invested in building infrastructures;
the collection of charges and fees, and relevant financial policies related to
the housing development activities in order to create conditions for and
encourage various economic sectors to participate in building dwelling houses.
The Ministry of Construction shall assume the prime responsibility and
coordinate with the concerned ministries and branches in considering, amending
and supplementing the current regulations on dwelling houses and residential
land, contributing to stabilizing their prices, better and better meeting the
people’s demands for better
lodging along the direction that house dwellers enjoy to the utmost the State’s preferences, particularly
State officials and employees, workers and low-income earners, especially the
poor and inhabitants in difficulty-hit areas. Remedies and measures to severely
handle those investors that abuse the State’s
preferential policies for personal profits must be worked out and submitted to
the Government in the second quarter of 2002. 8. To exempt the farming households in the
Central Highlands provinces from paying all interests on bank loans they borrow
for tending their coffee gardens in the 2001-2002 crop. These interests shall
be offset by the State budget. 9. The State Bank of Vietnam shall direct
commercial banks to continue lending capital for the execution of projects
which the latter have evaluated and are lending the State’s development investment credits
to. New projects which have been evaluated by the Development Assistance Fund
shall borrow capital according to current regulations. V. SOCIAL AND CULTURAL ISSUES 1. Hunger eradication, poverty alleviation, and
employment: a/ The ministries and localities shall focus on
directing the implementation of the national target programs and Program 135,
guiding and inspecting to ensure that the projects constructed with these
programs capital sources are used efficiently for the right purposes, well
realizing hunger eradication and poverty alleviation in areas still meeting with
numerous difficulties or underdevelopment; efficiently implementing the
programs on socio-economic development in the northern mountainous provinces,
the Central Highlands provinces and the Mekong river delta provinces, and
shall, at the same time, guide and inspect the construction and use of building
works; consider and scrutinize those communes which have achieved the set
objectives so as to remove them from the programs. ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. c/ The Ministry of Labor, War Invalids and
Social Affairs shall expeditiously finalize the planning of the network of
job-training schools, then publicize it for use as a basis for implementation,
devise detailed plans and concrete measures to raise the job-training quality;
coordinate with the concerned ministries to submit to the Government for
promulgation a decree on employment in consistence with the revised contents of
the Labor Code; coordinate with the localities in reorganizing, and improving
the quality of operation of employment service centers. d/ The Ministry of Labor, War Invalids and
Social Affairs shall continue reorganizing the labor export work, expand
markets and re-arrange the labor-export enterprises, raise the quality and
competitiveness of their labor export activities, paying special attention to
the training of laborers for export; promulgate strict sanctions against
violations committed by labor export enterprises and contractual breaches
committed by laborers during their working duration in foreign countries. e/ The ministries shall coordinate with the
provincial/municipal People’s Committees in focusing on directing the
implementation of the employment support programs, prioritize the employment of
laborers who are left redundant in the process of re-organizing State
enterprises, laborers who have lost jobs in urbanized areas, and, at the same
time, study and submit to the Government appropriate interest rates for loans
lent from the National Employment Support Fund to employment generation
projects. 2. Education and training, science and
technology: a/ The Ministry of Education and Training shall
assume the prime responsibility and coordinate with the localities in
consolidating and promoting the illiteracy elimination and primary education
universalization results; firmly deploy the universalization of junior
secondary education; organize fostering courses for teachers, prepare
textbooks, teaching equipment, school buildings; mobilize various funding
sources and create favorable conditions for the nationwide teaching of the new
programs and textbooks for grades 1 and 6 in the 2002-2003 school year; give
special attention to investment in and focus on giving directions to remote,
deep-lying and ethnic minority areas. b/ The Ministry of Education and Training shall
assume the prime responsibility and coordinate with the Ministry of Labor, War
Invalids and Social Affairs, the concerned agencies, the provinces and cities
in organizing the implementation of the first stage of the 2001-2010
educational development strategy and the planning on the network of
universities and colleges, which have already been approved by the Prime
Minister, centering on the educational quality, enhancing the State management
effect, taking specific measures to stop and handle negative phenomena in
excessive extra-class teaching and learning and in enrollment, strictly dealing
with breaches and negative acts. c/ The Ministry of Education and Training shall
focus on directing the initial renewal of the enrollment into universities,
colleges and professional intermediate secondary schools in 2002 along the
direction of ensuring equity, effectiveness, cost reduction and tension
lessening for the people. d/ The Ministry of Science, Technology and
Environment shall assume the prime responsibility together with the concerned
ministries and localities to renew the science and technology management
mechanisms, aiming to create and develop science and technology markets,
socialize scientific and technological activities, closely combine scientific
research with training, production and business, directly contributing to
raising the quality of products, the competitiveness of goods and the national
economy; step up the pollution prevention and environmental protection in big
cities, industrial parks and craft villages. 3. Cultural and social issues: ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. b/ The Ministry of Health together with the
concerned ministries shall focus on finalizing a scheme on renewing the
mechanisms, policies and regimes of hospital fees and medical examination and
treatment for the poor, then submit it to the Prime Minister in the second
quarter of 2002. c/ The Physical Training and Sport Committee
shall coordinate with the concerned ministries in working out detailed plans
for good preparation and organization of the 22nd SEA Games in 2003. d/ The Ministry of Finance shall coordinate with
the Government Commission for Organization and Personnel and the concerned
ministries in supplementing and concretizing the socialization mechanisms and
policies for each domain (preferential policies regarding land, capital,
credit), then submit them to the Government in the third quarter of 2002,
serving as a basis for the ministries, branches and localities to make detailed
plans for directing and stepping up socialization in the educational, health,
cultural and sport domains; at the same time enhance the State management and
raise the operational quality in every domain. e/ The ministries and the People’s Committees at all levels must
regularly inspect and supervise the observance of finance laws and regulations
by the non-public establishments, promptly and strictly handle those units
which have committed wrong doings in order to ensure that the socialized
activities meet the set objectives. 4. Prevention and combat of traffic accidents
and social evils: a/ The Ministry of Communications and Transport
and the Ministry of Public Security shall coordinate with the localities, first
of all big cities, in taking resolute measures to prevent and reduce traffic
accidents, enhance traffic discipline and order; rectify so as to raise the
quality of the training and licensing of drivers; to expeditiously re-plan the
system of infrastructures and transport means in big cities; to strictly
sanction violations of the traffic safety rules. b/ The Ministry of Public Security shall assume
the prime responsibility and coordinate with the concerned ministries in
resolutely and persistently directing the prevention and combat of crimes and
social evils, attacking and cracking down assorted crimes, especially organized
crimes, drug-related crimes, prostitution c/ The People’s
Committees at all levels shall, in coordination with Vietnam Fatherland Front,
the Ministry of Public Security and the concerned ministries, mobilize the
strengths of mass organizations and the entire community to resolutely abolish
dens of social evils and narcotic retailing in each locality, especially
clearly defining the responsibilities and adopting concrete mechanisms and
policies for direct participation of the administrations and the forces at the
grassroots level, communes, wards and street quarters. Regarding the prevention
and combat of drug-related evils, the four tasks must be performed
simultaneously: preventing and stemming the supplying sources; controlling
spread; persistent treatment in combination with labor, job creation; and
post-detoxification management. d/ The Ministry of Labor, War Invalids and
Social Affairs shall direct the localities to expeditiously build
detoxification and treatment centers for prostitutes and drug addicts according
to the Law on Drug Prevention and Combat, ensuring the sending of the majority
of drug addicts into such centers and striving to check addiction. ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. Administrative discipline and order must be
demonstrated in the promulgation of legal documents, in the organization of the
implementation thereof, the responsibilities of the heads of administrative
agencies, and the inspection and handling of violations. 1. Discipline in the promulgation of legal
documents: The following principle must be strictly
complied with: The Government’s
decrees detailing the implementation of laws or ordinances must be drafted and
submitted together with the bills or draft ordinances. The Government’s and Prime Minister’s documents must be adequately
specific for implementation right after they come into force. The issuance of
circulars shall be minimized. If guiding circulars are deemed necessary, the
matters in need of further guidance must be explicitly identified in the
Government’s or the Prime
Minister’s documents and
such contents must be prepared together with the draft documents submitted to
the Government or the Prime Minister. Lack of such contents shall be regarded
as procedural non-compliance. The Government Office shall be entitled to return
such documents and request the submitting agencies to supplement them. The ministries, the ministerial-level agencies
and the provincial/municipal People’s
Committees shall strictly observe the promulgation of legal documents falling
under their respective competence, putting an end to the situation where the
ministries and ministerial-level agencies legal documents are inconsistent with
the laws of the National Assembly, decrees of the Government and/or decisions
of the Prime Minister. Legal documents of the ministries, the ministerial-level
agencies and the provincial/municipal People’s
Committees must be signed by the ministers and the presidents of the
provincial/municipal People’s
Committees respectively. To rectify and intensify the inspection and review of
the issuance of documents by the attached units and subordinate authorities
under their management. The agencies which issue documents at variance with the
laws of the National Assembly, decrees of the Government and/or decisions of
the Prime Minister must issue documents to revise or repeal the inappropriate
contents and resolutely handle according to their competence the signers and
issuers of such wrong documents. 2. Discipline in the implementation of legal
documents: Upon receiving documents of the superior
administrative agencies, the heads of the subordinate administrative agencies
must work out plans for organizing the implementation thereof, assign clearly
the tasks, responsibilities and powers to each professional unit and each
public employee in organizing the implementation and publicize such to
organizations and citizens for work contacts and supervision of the activities
of their agencies and public employees. In the course of implementation, the
subordinates shall be entitled to make recommendations and report any
difficulties and problems to their superiors but must still, pending the
settlement thereof, perform fully and duly their assigned tasks, refrain from
speaking out or performing them at variance with regulations and the direction
of the superiors. The heads of the administrative State agencies
must take joint responsibility for serious law violations committed by their
subordinate officials or employees when performing official duties or for
letting prolonged violations of order and discipline happen in their agencies
or units, thus causing negative effects and public discontent. In coordination relations, this principle must
be absolutely observed: One task shall be assigned to only one agency assuming
the prime responsibility for its performance while the concerned agencies shall
have the coordinating responsibility. The agency with the prime responsibility
for a scheme must present fully and explicitly its views on all matters of the
scheme when sending it to the concerned agencies for suggestions and take full
responsibility for preparing the scheme’s
contents according to the prescribed schedule. The ministers, the heads of the ministerial-level
agencies and the heads of the agencies attached to the Government shall take
full responsibility to the Prime Minister for the registration and preparation
of the schemes assigned to them under the Government’s
working programs (annual, quarterly and monthly), considering this a central
task in the consolidation of discipline and order, first of all in the
operation of the State administrative apparatus at the central level. ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. The heads of the administrative agencies must
take direct responsibility to the people and the superior administrative
agencies for administrative discipline and order in the units under their
charge. To intensify the urging and inspection as well as the close direction
of the subordinates by the heads of the superior administrative agencies, of
State officials and employees by the leaders of agencies in implementing the
undertakings and assigned tasks. The leaders of the ministries and local
administrations must determinedly reduce the number and improve the content of
meetings, sparing more time and efforts for field visits to personally inspect
and grasp the situation and guide the subordinates to perform their tasks. For
the immediate future, to concentrate on a number of fields where exist many
burning issues in the settlement of citizens complaints and denunciations;
inspection and supervision of enterprises; land and house management; and
investment and capital construction. The Prime Minister shall personally direct the
settlement of a number of pressing problems in several central agencies and
localities related to the responsibilities of the heads of the State
administrative agencies. According to his competence, the Prime Minister
may impose severe disciplines on the heads of the agencies attached to the
Government and the presidents of the provincial/municipal People’s Committees; propose the
National Assembly and the State President to apply the strict handling forms to
ministers and/or the heads of the ministerial-level agencies who have let
serious or prolonged violations of laws or administrative discipline happen in
their branches or localities, thus causing public discontents, or deliberately
ignore the guiding opinions of the Prime Minister. The ministers, the heads of the agencies
attached to the Government and the presidents of the provincial/municipal People’s Committees must personally
direct the definite settlement of burning cases of violation of law and
administrative discipline, serious infringement upon the rights and interests
of people and enterprises, disregard of national law and discipline. When
conclusions on wrong doings have been made, stringent handling forms must be
imposed promptly and publicized on the mass media. 4. To expeditiously deploy a number of urgent
activities in order to further perfect the new institutional system, ensure
measures to strengthen discipline and order in the State administrative
agencies: a/ The Ministry of Justice: + To submit to the Prime Minister in September
2002 the results of the general review of legal documents and work out a plan
for amending, supplementing, systemizing and codifying legal documents,
overcoming loopholes and contradictions susceptible to abuse or arbitrary
application, ensuring the consistency and uniformity of the legal system. + To fully abide by the regime of inspecting the
promulgation of legal documents by the ministries, the ministerial-level
agencies, the provincial/municipal People’s
Councils and People’s
Committees; propose the Prime Minister to handle according to the latter’s competence those documents
promulgated in contravention of the Constitution, laws and documents of the
superior State agencies. + To coordinate with the Supreme People’s Court in elaborating a scheme
on strengthening, and elevating the role and capability of, the Administrative
Court in the settlement of administrative complaints. This job must be finished
before October 2002. ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. + To study and revise documents defining the
functions, tasks, powers and responsibilities of the ministries, the
ministerial-level agencies and the agencies attached to the Government in
accordance with the provisions of the 2001 Law on Organization of the
Government and the comprehensive program on State administrative reform in the
2001-2010 period, then submit them to the Government right after the National
Assembly decides on the organizational structure of the Government in the next
tenure, aiming to basically overcome the problem of overlapping functions and
tasks, making a new change in the decentralization as well as coordination
within the State administrative apparatus. + To coordinate with the State Inspectorate in
reviewing the law provisions related to the specific tasks, powers and
responsibilities of State officials and employees on duty with a view to
perfecting the official duty regime; report and submit to the Prime Minister
before June 30, 2002 the results of the review and propose amendments and
supplements to the contents not yet prescribed or prescribed unreasonably. + To submit to the Government for consideration
and decision documents concretizing the provisions of the Ordinance on State
Officials and Employees, the Anti-Corruption Ordinance and other legal
documents on the tasks, powers and responsibilities of State officials and
employees on duty, especially the joint responsibilities of the heads of the
agencies and units for the performance of official duties by their subordinate
officials and employees, then submit them to the Government before October
2002. c/ The Government Office shall assist the
Government and the Prime Minister in overseeing the promulgation of legal documents
by the ministries, the ministerial-level agencies, and the provincial/municipal
administrations according to their right competence and the stipulations of the
Government. To inspect the implementation of legal documents and administrative
decisions of the Prime Minister at the ministries, the ministerial-level
agencies and the local administrations. To supervise and inspect the
implementation of the working programs of the Government, each ministry and
each branch. To promptly report to the Government and the Prime Minister on
violations of administrative discipline in the ministries and localities. d/ The State Inspectorate shall elaborate a
scheme on renewing and intensifying the State inspection and supervision work
of the system of the State administrative apparatus in terms of institution,
organizational structure and personnel, then submit it in May 2002 to the
Government for consideration and decision. e/ On the basis of their prescribed functions,
tasks and competence, the ministers, the heads of the ministerial-level
agencies and the heads of the agencies attached to the Government shall
immediately proceed with strengthening the apparatus, reorganizing the State
inspection and supervision activities of their respective ministries or
branches; selecting virtuous and professionally capable officials and employees
to work as inspectors so that inspection would become truly an instrument
helping them to detect and handle in a timely and strict manner violations
committed by State officials and employees. 5. The ministers, the heads of the
ministerial-level agencies, the heads of the agencies attached to the
Government, and the presidents of the People’s
Committees at all levels must personally direct the thorough understanding and
draw up plans on organizing the consolidation of, administrative discipline and
order. For the immediate future, they should select a number of really burning
issues and domains or a number of agencies and units showing signs of poor
administrative discipline and order, then work out plans for concentrated
direction on the definite settlement thereof and draw experiences for
subsequent implementation; organize monthly reviews and evaluations of the
implementation of this work in their respective branches and localities and report
it to the Prime Minister. This Resolution takes effect after its signing. The ministers, the ministerial-level agencies,
the heads of the agencies attached to the Government, and the presidents of the
provincial/municipal People’s
Committees shall have to organize the implementation of this Resolution. ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER
Phan Van Khai
Nghị quyết số 05/2002/NQ-CP về một số giải pháp để triển khai thực hiện kế hoạch kinh tế - xã hội ngày 24/04/2002 do Chính Phủ ban hành
5.961
|
NỘI DUNG SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Văn bản bị thay thế
Văn bản thay thế
Chú thích
Chú thích:
Rà chuột vào nội dụng văn bản để sử dụng.
<Nội dung> = Nội dung hai
văn bản đều có;
<Nội dung> =
Nội dung văn bản cũ có, văn bản mới không có;
<Nội dung> = Nội dung văn
bản cũ không có, văn bản mới có;
<Nội dung> = Nội dung được sửa đổi, bổ
sung.
Click trái để xem cụ thể từng nội dung cần so sánh
và cố định bảng so sánh.
Click phải để xem những nội dung sửa đổi, bổ sung.
Double click để xem tất cả nội dung không có thay
thế tương ứng.
Tắt so sánh [X] để
trở về trạng thái rà chuột ban đầu.
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
FILE ATTACHED TO DOCUMENT
|
|
|
Địa chỉ:
|
17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
|
Điện thoại:
|
(028) 3930 3279 (06 lines)
|
E-mail:
|
inf[email protected]
|
Mã số thuế:
|
0315459414
|
|
|
TP. HCM, ngày 31/05/2021
Thưa Quý khách,
Đúng 14 tháng trước, ngày 31/3/2020, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT đã bật Thông báo này, và nay 31/5/2021 xin bật lại.
Hơn 1 năm qua, dù nhiều khó khăn, chúng ta cũng đã đánh thắng Covid 19 trong 3 trận đầu. Trận 4 này, với chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, chắc chắn chúng ta lại thắng.
Là sản phẩm online, nên 250 nhân sự chúng tôi vừa làm việc tại trụ sở, vừa làm việc từ xa qua Internet ngay từ đầu tháng 5/2021.
Sứ mệnh của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là:
sử dụng công nghệ cao để tổ chức lại hệ thống văn bản pháp luật,
và kết nối cộng đồng Dân Luật Việt Nam,
nhằm:
Giúp công chúng “…loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu…”,
và cùng công chúng xây dựng, thụ hưởng một xã hội pháp quyền trong tương lai gần;
Chúng tôi cam kết dịch vụ sẽ được cung ứng bình thường trong mọi tình huống.
THÔNG BÁO
về Lưu trữ, Sử dụng Thông tin Khách hàng
Kính gửi: Quý Thành viên,
Nghị định 13/2023/NĐ-CP về Bảo vệ dữ liệu cá nhân (hiệu lực từ ngày 01/07/2023) yêu cầu xác nhận sự đồng ý của thành viên khi thu thập, lưu trữ, sử dụng thông tin mà quý khách đã cung cấp trong quá trình đăng ký, sử dụng sản phẩm, dịch vụ của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Quý Thành viên xác nhận giúp THƯ VIỆN PHÁP LUẬT được tiếp tục lưu trữ, sử dụng những thông tin mà Quý Thành viên đã, đang và sẽ cung cấp khi tiếp tục sử dụng dịch vụ.
Thực hiện Nghị định 13/2023/NĐ-CP, chúng tôi cập nhật Quy chế và Thỏa thuận Bảo về Dữ liệu cá nhân bên dưới.
Trân trọng cảm ơn Quý Thành viên.
Tôi đã đọc và đồng ý Quy chế và Thỏa thuận Bảo vệ Dữ liệu cá nhân
Tiếp tục sử dụng
Cảm ơn đã dùng ThuVienPhapLuat.vn
- Bạn vừa bị Đăng xuất khỏi Tài khoản .
-
Hiện tại có đủ người dùng cùng lúc,
nên khi người thứ vào thì bạn bị Đăng xuất.
- Có phải do Tài khoản của bạn bị lộ mật khẩu
nên nhiều người khác vào dùng?
- Hỗ trợ: (028) 3930.3279 _ 0906.229966
- Xin lỗi Quý khách vì sự bất tiện này!
Tài khoản hiện đã đủ người
dùng cùng thời điểm.
Quý khách Đăng nhập vào thì sẽ
có 1 người khác bị Đăng xuất.
Tài khoản của Quý Khách đẵ đăng nhập quá nhiều lần trên nhiều thiết bị khác nhau, Quý Khách có thể vào đây để xem chi tiết lịch sử đăng nhập
Có thể tài khoản của bạn đã bị rò rỉ mật khẩu và mất bảo mật, xin vui lòng đổi mật khẩu tại đây để tiếp tục sử dụng
|
|