|
Bản dịch này thuộc quyền sở hữu của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Mọi hành vi sao chép, đăng tải lại mà không có sự đồng ý của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là vi phạm pháp luật về Sở hữu trí tuệ.
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT has the copyright on this translation. Copying or reposting it without the consent of
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT is a violation against the Law on Intellectual Property.
X
CÁC NỘI DUNG ĐƯỢC SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Các nội dung của VB này được VB khác thay đổi, hướng dẫn sẽ được làm nổi bật bằng
các màu sắc:
: Sửa đổi, thay thế,
hủy bỏ
Click vào phần bôi vàng để xem chi tiết.
|
|
|
Đang tải văn bản...
Số hiệu:
|
31/2001/CT-TTg
|
|
Loại văn bản:
|
Chỉ thị
|
Nơi ban hành:
|
Thủ tướng Chính phủ
|
|
Người ký:
|
Nguyễn Mạnh Cầm
|
Ngày ban hành:
|
13/12/2001
|
|
Ngày hiệu lực:
|
Đã biết
|
Ngày công báo:
|
Đã biết
|
|
Số công báo:
|
Đã biết
|
|
Tình trạng:
|
Đã biết
|
THỦ
TƯỚNG CHÍNH PHỦ
********
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
31/2001/CT-TTg
|
Hà
Nội, ngày 13 tháng 12 năm 2001
|
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC ĐẨY MẠNH VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU
HÀNG HOÁ NĂM 2002
Hoạt động xuất nhập khẩu năm
2001 diễn ra trong bối cảnh nền kinh tế nước ta tiếp tục có những chuyển biến
tích cực. Nhiều chính sách, biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu, quản lý nhập khẩu hiệu
quả đã được ban hành và triển khai thực hiện tương đối đồng bộ, góp phần duy
trì tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu, bảo đảm nhu cầu nhập khẩu cho sản xuất
hàng hoá trong nước.
Tuy nhiên, hoạt động xuất nhập
khẩu trong năm 2001 và năm 2002 sắp tới sẽ còn gặp nhiều khó khăn do nền kinh tế
thế giới chưa có dấu hiệu phục hồi và còn chịu tác động của sự kiện 11/9 tại
Hoa Kỳ; giá nhiều mặt hàng nông sản và dầu thô trên thị trường thế giới tiếp tục
giảm sút, gây bất lợi cho nước ta.
Để khắc phục tình hình nêu trên,
phấn đấu hoàn thành, hoàn thành vượt mức chỉ tiêu tăng trưởng xuất khẩu năm
2002 tối thiểu là 10% như Nghị quyết số 12/2001/NQ-CP ngày 02 tháng 11 năm 2001
của Chính phủ đã đề ra, thực hiện kiểm soát và hướng nhập khẩu vào phục vụ những
nhu cầu cơ bản của nền kinh tế quốc dân, Thủ tướng Chính phủ chỉ thị Thủ trưởng
các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Chủ tịch ủy ban nhân dân
các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Bộ và ủy ban nhân
dân tỉnh) thực hiện các việc sau đây:
1. Tăng cường đầu
tư nâng cao năng lực sản xuất hàng xuất khẩu và sức cạnh tranh hàng xuất khẩu:
a) Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ
trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các Bộ, ngành hữu quan trình Thủ tướng Chính
phủ trong qúy I năm 2002 đề án tăng cường biện pháp khuyến khích đầu tư trong
nước, nhằm nâng cao năng lực sản xuất và sức cạnh tranh hàng xuất khẩu, đặc biệt
chú trọng những ngành hàng có khả năng tăng trưởng ổn định, những ngành hàng sử
dụng nhiều lao động và nguyên liệu trong nước; đề án bổ sung các chính sách ưu
đãi khuyến khích đầu tư sản xuất nguồn nguyên liệu, vật tư cho sản xuất hàng xuất
khẩu và hàng thay thế hàng nhập khẩu.
b) Các Bộ và Uỷ ban nhân dân tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương, khi xây dựng phương hướng phát triển ngành và
địa phương cũng như khi xem xét phê duyệt các dự án đầu tư sản xuất, cần chú trọng
và tạo điều kiện để thúc đẩy đầu tư mới, đầu tư nâng cao năng lực sản xuất hàng
xuất khẩu; đặt yêu cầu nâng cao tiêu chuẩn chất lượng hàng hoá lên hàng đầu, gắn
sản xuất với yêu cầu của thị trường về chất lượng và mẫu mã sản phẩm.
c) Các Bộ, Uỷ ban nhân dân tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương phải chủ động chuẩn bị các điều kiện cần thiết
phù hợp với đặc điểm của ngành, địa phương để triển khai một cách đồng bộ các
giải pháp thực hiện Nghị quyết số 09/2001/NQ-CP ngày 28 tháng 8 năm 2001 của
Chính phủ và Chỉ thị số 19/2001/CT-TTg ngày 28 tháng 8 năm 2001 của Thủ tướng
Chính phủ về tăng cường thu hút và nâng cao hơn nữa hiệu quả đầu tư trực tiếp
nước ngoài thời kỳ 2001 - 2005.
2. Chuyển dịch
cơ cấu hàng xuất khẩu, phát triển và đa dạng hoá các mặt hàng xuất khẩu chủ lực:
a) Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn chỉ đạo sát việc thực hiện Nghị quyết số 09/2001/NQ-CP ngày 15 tháng
6 năm 2000 của Chính phủ về chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp gắn với yêu cầu của
thị trường đối với từng loại sản phẩm chính; đặc biệt lưu ý các loại nông sản
mà thế giới đã có biểu hiện sản xuất thừa, gây tác động bất lợi đến giá cả
trong dài hạn.
b) Bộ Thủy sản cần phối hợp và hỗ
trợ ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương sản xuất thủy sản
trong việc nỗ lực duy trì tốc độ tăng trưởng xuất khẩu thủy sản trong những năm
tiếp theo. Phải coi việc bảo đảm chất lượng thủy sản xuất khẩu là yêu cầu thường
xuyên được đặt ra trong quá trình tổ chức và chỉ đạo sản xuất, phải quan tâm
theo dõi thường xuyên để có giải pháp thích hợp kịp thời, nhằm tăng cường uy
tín hàng thủy sản Việt Nam trên thị trường thế giới; chú trọng đầu tư công nghệ
bảo đảm chất lượng và các giải pháp kiểm soát chất lượng vùng nước nuôi trồng.
c) Bộ Công nghiệp phối hợp với Bộ
Thương mại chỉ đạo các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh tăng cường các biện
pháp nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, giữ vững thị trường, thị phần
xuất khẩu hiện có, chú trọng thâm nhập thị trường mới, kể cả thị trường Mỹ.
Cùng với việc tiếp tục phát triển các ngành hàng chủ lực như dệt may, da giày,
linh kiện điện tử..., cần tận dụng cơ hội và lợi thế để sản xuất và phát triển
những mặt hàng xuất khẩu mới, như thực phẩm chế biến, dầu thực vật, thủ công mỹ
nghệ, sản phẩm nhựa, sản phẩm cơ khí, phần mềm....
d) Các ngành dịch vụ tài chính -
ngân hàng, viễn thông, bảo hiểm, du lịch, hàng không, hàng hải ... cần có kế hoạch
cụ thể đẩy mạnh xuất khẩu dịch vụ để từng bước tăng dần tỷ lệ đóng góp của khu
vực dịch vụ vào thu nhập của nền kinh tế.
3. Công tác thị
trường:
a) Bộ Thương mại chủ trì cùng
các Bộ, ngành sản xuất phân tích kỹ tình hình và quan hệ buôn bán với từng thị
trường, trên cơ sở đó xây dựng đối sách đối với từng thị trường; tổ chức các
đoàn liên ngành cùng các doanh nghiệp khảo sát, tìm cơ hội thâm nhập, mở rộng
thị trường đối với từng mặt hàng. Văn phòng Chính phủ, Phân ban hợp tác liên
Chính phủ đôn đốc các Bộ, ngành hữu quan triển khai, thúc đẩy thực hiện các thoả
thuận đã đạt được trong các chuyến thăm của các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà
nước, tạo điều kiện cho hàng hoá Việt Nam xuất khẩu một cách ổn định, với số lượng
ngày càng tăng.
b) Thực hiện phương châm đa dạng
hoá, đa phương hoá thị trường và đối tác; hạn chế việc xuất khẩu một mặt hàng bị
phụ thuộc vào một số ít thị trường. Theo hướng đó, cần duy trì và mở rộng xuất
khẩu hàng hoá Việt Nam vào các thị trường sẵn có, đồng thời có biện pháp phù hợp
để thâm nhập các thị trường mới; chú trọng các thị trường có khả năng và có
dung lượng lớn như Liên minh châu Âu, Nhật Bản, Trung Quốc, Nga, Hoa Kỳ, đồng
thời tìm cách thâm nhập và gia tăng sự hiện diện của hàng hoá Việt Nam ở các thị
trường châu Phi, Mỹ La-tinh; mở rộng các hình thức buôn bán biên mậu giữa các địa
phương có chung đường biên giới; tăng cường các hình thức buôn bán hàng, đổi
hàng; biện pháp thực hiện cân bằng xuất - nhập đối với từng thị trường.
c) Bộ Thương mại chủ trì, phối hợp
với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Ngoại giao và ủy ban về người Việt
Nam định cư ở nước ngoài xây dựng, ban hành hoặc trình cơ quan có thẩm quyền
ban hành các chính sách bổ sung để khuyến khích mạnh hơn nữa cộng đồng người Việt
Nam ở nước ngoài tham gia vào hoạt động thương mại và xúc tiến thương mại, đồng
thời mở rộng đầu tư về nước, giới thiệu bạn hàng mua bán cho các doanh nghiệp
trong nước và tham gia vào việc phân phối, tiêu thụ hàng Việt Nam tại các nước
sở tại.
d) Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ
chủ trì, phối hợp với Bộ Thương mại và các Bộ, ngành hữu quan nghiên cứu, chấn
chỉnh hoạt động của các Hiệp hội ngành hàng theo hướng: cơ cấu lại tổ chức, điều
chỉnh chức năng, nhiệm vụ và sắp xếp lại nhân sự, nhằm thống nhất hoạt động và
tăng cường vai trò của Hiệp hội trong việc thúc đẩy xúc tiến thương mại, bảo đảm
quyền lợi của các Hội viên và lợi ích quốc gia.
đ) Các Tổng công ty cần chủ động
xây dựng các Trung tâm thương mại giới thiệu hàng và bán hàng tại các thị trường
chính. Ngân sách nhà nước sẽ hỗ trợ một phần việc xây dựng các Trung tâm này.
Thực hiện thí điểm việc cử Tham tán kinh tế chuyên trách ngành hàng bên cạnh Cơ
quan Sứ quán, Cơ quan Đại diện của Việt Nam để tăng cường việc xúc tiến thương
mại; chi phí cho hoạt động của Tham tán kinh tế do cơ quan cử người đảm nhiệm.
Giao Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ chủ trì cùng Bộ Ngoại giao, Bộ Thương mại
và các Bộ, ngành sản xuất nghiên cứu, bổ sung các Quy chế liên quan để thực hiện.
e) Bộ Thương mại theo dõi sát diễn
biến tình hình thị trường thế giới, kịp thời thông tin cho các Bộ, ngành liên
quan và cùng các Bộ, ngành này kịp thời xử lý những tình huống phức tạp nảy
sinh; phối hợp chặt chẽ với Bộ Ngoại giao, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các Bộ,
ngành sản xuất trong việc thương lượng với các tổ chức kinh tế quốc tế, các tổ
chức quốc gia nhằm loại bỏ các hàng rào kỹ thuật và phi thuế quan bất hợp lý do
các tổ chức kinh tế quốc tế và các nước đưa ra để hạn chế hàng xuất khẩu của
ta.
4. Chính sách
khuyến khích và hỗ trợ xuất khẩu:
a) Các Bộ: Tài chính, Kế hoạch
và Đầu tư, Công nghiệp, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thương mại, Tổng cục
Hải quan, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam rà soát lại việc thực hiện các cơ chế
chính sách khuyến khích phát triển xuất khẩu mà Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ
đã ban hành; xác định cụ thể những nguyên nhân làm chậm trễ hoặc cản trở việc
thực hiện để xử lý kịp thời, đồng thời kiến nghị bổ sung, sửa đổi các cơ chế,
chính sách, quy định đã có, nhằm khuyến khích mạnh mẽ hơn nữa hoạt động xuất khẩu;
tiếp tục cải cách hành chính tạo thuận lợi cho xuất khẩu.
b) Các biện pháp hỗ trợ trực tiếp
mà Chính phủ đã áp dụng cho hoạt động xuất khẩu trong năm 2001 tiếp tục được áp
dụng trong năm 2002. Bộ Tài chính phối hợp với các Bộ, ngành hữu quan sơ kết
công tác hỗ trợ xuất khẩu trong năm 2001, nêu rõ mặt được và mặt chưa được, từ
đó kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chính sách hỗ trợ trong năm 2002 theo hướng: hỗ
trợ đầu vào, bảo đảm hiệu quả lâu dài, ưu tiên các mặt hàng có giá trị gia tăng
cao, sử dụng nhiều nguyên liệu trong nước; thủ tục hỗ trợ phải đơn giản, không
gây chậm trễ, phiền hà đối với doanh nghiệp.
c) Tiếp tục thực hiện và mở rộng
chế độ thưởng theo kim ngạch xuất khẩu vào tất cả các thị trường và cho tất cả
thương nhân thuộc mọi thành phần kinh tế đối với các mặt hàng sau: gạo, cà phê,
chè, lạc nhân, thịt gia súc, gia cầm các loại, rau quả hộp, rau quả tươi, rau
quả khô và sơ chế, hạt tiêu, hạt điều, gốm, sứ, đồ gỗ mỹ nghệ, mây tre lá
(không kể số hàng hoá được xuất khẩu theo Hiệp định Chính phủ và xuất khẩu trả
nợ).
Giao Bộ Tài chính chủ trì, phối
hợp với Bộ Thương mại, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ban Vật giá Chính phủ và các Bộ,
ngành liên quan quyết định mức thưởng cụ thể đối với từng mặt hàng, công bố
công khai và tổ chức thực hiện từ ngày 01 tháng 01 năm 2002.
d) Thương nhân thuộc mọi thành
phần kinh tế xuất khẩu các mặt hàng khuyến khích xuất khẩu nêu dưới đây vào tất
cả các thị trường, được ưu tiên vay vốn tín dụng ngắn hạn hỗ trợ xuất khẩu theo
Quyết định số 133/2001/QĐ-TTg ngày 10 tháng 9 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ
về việc ban hành Quy chế tín dụng hỗ trợ xuất khẩu: gạo, cà phê, chè, lạc nhân,
thịt gia súc, gia cầm các loại, rau quả hộp, rau quả tươi, rau quả khô và sơ chế,
hạt tiêu, hạt điều, thủy sản, gốm, sứ, đồ gỗ mỹ nghệ, mây tre lá, dệt may, giầy
dép.
Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể để
thực hiện từ ngày 01 tháng 01 năm 2002.
5. Quản lý nhập
khẩu:
a) Ưu tiên nhập khẩu vật tư, thiết
bị và công nghệ tiên tiến phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá; gia tăng sử dụng
vật tư, thiết bị trong nước đã sản xuất được để tiết kiệm ngoại tệ và phát triển
sản xuất hàng hoá trong nước.
b) Thúc đẩy phát triển mạnh hơn
nữa các chương trình đã có về sản xuất nguyên liệu thay thế nhập khẩu, như
bông, nguyên liệu thuốc lá, ngô, đậu tương, sữa, da nguyên liệu, đồng thời áp dụng
các công cụ thuế mới nhằm giảm kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng này; hạn chế tới
mức tối đa việc nhập khẩu hàng tiêu dùng; kiểm soát chặt chẽ việc nhập khẩu ô
tô và linh kiện xe 2 bánh gắn máy để khuyến khích việc sản xuất phụ tùng, linh
kiện trong nước.
c) Trong qúy I năm 2002 Bộ
Thương mại, Bộ Tài chính cần triển khai ngay một số biện pháp quản lý nhập khẩu
đã được Thủ tướng Chính phủ thông qua tại Quyết định số 46/2001/QĐ-TTg ngày 04
tháng 4 năm 2001, như áp dụng hạn ngạch thuế quan, thuế tuyệt đối, thuế chống
phá giá, thuế chống trợ cấp, phí môi trường ... đối với một số hàng hoá nhập khẩu,
để bảo hộ hợp lý sản xuất trong nước, bảo đảm thương mại công bằng và bảo vệ
môi trường.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ
quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch ủy ban nhân dân các
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc
các Tổng công ty 91 tổ chức triển khai thực hiện ngay những nội dung của Chỉ thị
này.
Chỉ thị 31/2001/CT-TTg về đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá năm 2002 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
THE PRIME MINISTER OF GOVERNMENT
------
|
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
--------
|
No:
31/2001/CT-TTg
|
Hanoi, December 13, 2001
|
DIRECTIVE ON RAISING THE EFFICIENCY OF GOODS IMPORT AND
EXPORT ACTIVITIES IN 2002 The import and export activities in 2001 took
place in the context where the national economy saw positive changes. Many
policies and measures to efficiently step up export and manage import had been
promulgated and applied in a relatively synchronous manner, thus contributing
to maintaining the export turnover growth and ensuring the import demand for
domestic goods production. However, the import and export activities in
2001 as well as in 2002 have been facing numerous difficulties due to the
non-recovery of the world economy and the US September 11 event’s impacts; the prices of farm produce and crude oil
on the world market continue to slump, causing disadvantages to our country. In order to overcome the above-said situation,
strive to achieve and surpass the export growth rate of at least 10% in 2002 as
set in the Government’s Resolution No.
12/2001/NQ-CP of November 2, 2001, and control and direct the import activities
to the satisfaction of essential demands of the national economy, the Prime
Minister hereby instructs the ministers, the heads of the ministerial-level
agencies, the heads of the agencies attached to the Government, and the
presidents of the People’s Committees of the
provinces and centrally-run cities (hereafter called the ministries and the
provincial People’s Committees for
short) to perform the following tasks: 1. Enhancing the investment in raising the
capacity to produce export goods and the competitiveness thereof: a/ The Ministry of Planning and Investment shall
assume the prime responsibility and coordinate with the Ministry of Finance and
the concerned ministries and branches in submitting to the Prime Minister in
the first quarter of 2002 the scheme on enhancing measures to promote domestic
investment in order to raise the capacity of export goods production and
competitiveness of export goods, attaching importance to commodity lines which
have stable growth prospects or involve intensive labor and domestic raw
materials; the scheme on adding policies on preferences and incentives for investment
in the production of raw materials and supplies for the production of export
goods and imports-substitute goods. b/ The ministries and the People’s Committees of the provinces and centrally-run
cities should, when drawing up the orientations for their respective
development as well as when considering and approving the production investment
projects, pay attention to and create conditions for the promotion of new
investment and investment in raising the export goods-production capacity;
prioritize first the requirement on raising the goods quality standard, and
combine production with the market’s
requirements on products’ quality and designs. ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. 2. Changing the export goods structure,
developing and diversifying key export commodities: a/ The Ministry of Agriculture and Rural
Development shall closely direct the implementation of the Government’s Resolution No. 09/2000/NQ-CP of June 15, 2000 on
restructuring agriculture in association with the market’s
requirements on each type of major products, paying special attention to farm
produce of those types which seem to be abundant in the world, and cause
adverse impacts to prices in the long term. b/ The Ministry of Aquatic Resources should
coordinate with and assist the People’s
Committees of the provinces and centrally-run cities, which are engaged in
aquatic resource production, in their efforts to maintain the aquatic product
export growth rate in the coming years. It is necessary to consider the
assurance of quality of export aquatic products a constant requirement in the
course of production organization and direction, which must be regularly and
strictly monitored in order to work out proper and prompt solutions so as to
raise the prestige of Vietnamese aquatic products on the world market; to
attach importance to investment in technologies for quality assurance and to
measures for control of the quality of aquaculture water areas. c/ The Ministry of Industry shall coordinate
with the Ministry of Trade in directing the production and business enterprises
to enhance measures to raise the quality and reduce the cost prices of
products, maintain the existing export markets and market share, attach
importance to the penetration into new markets, including the US market.
Together with further developing such key commodity lines as textiles and
garments, leather shoes, electronic components, it is necessary to make full
use of opportunities and advantages in order to produce and develop new export
commodity items such as processed foodstuff, vegetable oil, handicrafts and
fine-art articles, plastic and mechanical-engineering products, software,d/ The
finance-banking, telecommunications, insurance, tourism, airlines and maritime
service sectors should draw up specific plans for stepping up export of
services in order to step by step increase the percentage of contributions by
the service sectors to the economy’s
income. 3. Marketing: a/ The Ministry of Trade shall assume the prime
responsibility and coordinate with the ministries and the manufacturing
industries in carefully analyzing the situation of and trade tie with each
market, thus making policies therefor; organize inter-branch teams, which
together with enterprises, survey and seek opportunities to penetrate into and
expand markets for each commodity item. The Government Office and the
Inter-Governmental Cooperation Sub-Committee shall urge the concerned
ministries and branches to deploy and push up the implementation of the
agreements reached during the Party and State leaders overseas visits, create
conditions for Vietnamese goods to be exported in a stable manner with the
increasing volume. b/ To realize the guideline of diversification
and multilateralization of markets and counterparts; to limit the export of
single commodity item which depends on few markets. Along this direction, it is
necessary to maintain and expand the export of Vietnamese goods to the existing
markets, while taking appropriate measures to penetrate into new markets; to
attach importance to markets with great potentials such as the European Union,
Japan, China, Russia and the US and manage to make Vietnamese goods penetrate
into and increase their volume on African and Latin American markets; to expand
forms of across-border trading among localities sharing common borders; to
enhance forms of goods trading and barter, as well as measures to ensure
import-export balance for each market. c/ The Ministry of Trade shall assume the prime
responsibility and coordinate with the Ministry of Finance, the Ministry of
Planning and Investment, the Ministry for Foreign Affairs and the Committee for
Overseas Vietnamese in elaborating, promulgating or submitting to the competent
bodies for promulgation more policies in order to further encourage the
community of overseas Vietnamese to participate in trade and trade promotion
activities, further invest in the country, recommend trade partners to domestic
enterprises and participate in the distribution and consumption of Vietnamese
goods in their host countries. d/ The Government’s
Commission for Organization and Personnel shall assume the prime responsibility
and coordinate with the Ministry of Trade and the concerned ministries and
branches in studying and reorganizing the operation of the commodity line
associations along the direction of reorganizing them, adjusting their
functions and tasks, and re-arranging their personnel in order to unify their
operations and enhance their role in pushing up trade promotion and ensuring
the interests of their members as well as the country’s
benefits. ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. f/ The Ministry of Trade shall closely monitor
the developments of the world market and promptly inform them to the concerned
ministries and branches and, together with these ministries and branches,
promptly handle the arising complicated circumstances; closely coordinate with
the Ministry for Foreign Affairs, the Ministry of Planning and Investment and
the ministries and manufacturing industries in negotiating with international
economic organizations and national organizations on removing irrational
technical and non-tariff barriers set by international economic organizations
and countries to restrict our export goods. 4. Export promotion and support policies: a/ The ministries of Finance; Planning and
Investment; Industry; Agriculture and Rural Development; and Trade; the General
Department of Customs and the State Bank of Vietnam shall revise the
implementation of mechanisms and policies on export promotion and development,
which have been promulgated by the Government and the Prime Minister; specifically
determine causes of implementation delay or obstruction for prompt handling,
and at the same time propose supplements and/or amendments to the existing
mechanisms, policies and regulations so as to further encourage the export
activities; continue with the administrative reform so as to facilitate the
export. b/ The direct support measures already applied
by the Government to the export activities in 2001 shall still be applied in
2002. The Ministry of Finance shall coordinate with the concerned ministries
and branches in making preliminary review of the work of export support in
2001, clearly stating the pluses and minuses, then proposing to the Prime
Minister the support policies in 2002 along the direction of input support,
long-term efficiency assurance with priority given to the commodity items with
high added value, with the use a lot of domestic raw materials; the support
procedures must be simple without causing delay or inconveniences to
enterprises. c/ To continue implementing and expanding the
regime of reward according to export turnover to all markets and traders of all
economic sectors for the following goods items: rice, coffee, tea, pea-nut,
assorted cattle and poultry meat, canned vegetables and fruits, fresh
vegetables and fruits, dried and preliminarily-processed vegetables and fruits,
pepper, cashew-nut, pottery, porcelain, fine-art articles of wood and rattan or
bamboo (excluding the volume of goods exported under the Government’s agreements and those exported for debt
repayment). To assign the Ministry of Finance to assume the
prime responsibility and coordinate with the Ministry of Trade, the Ministry of
Planning and Investment, the Government Pricing Committee and the relevant
ministries and branches in deciding the specific levels of reward for each
commodity item, publicly announcing them and organizing the implementation
thereof from January 1, 2002. d/ Traders of all economic sectors who export
the commodity items listed below, which are encouraged for export, to all
markets, shall be given priority to borrow export support short-term credit
capital under the Prime Minister’s
Decision No. 133/2001/QD-TTg of September 10, 2001 promulgating the Regulation
on export support credit: rice, coffee, tea, pea-nut, assorted cattle and poultry
meat, canned vegetables and fruits, fresh vegetables and fruits, dried and
preliminarily-processed vegetables and fruits, pepper, cashew-nut, aquatic
products, pottery, porcelain, fine-art articles of wood, rattan or bamboo,
textiles and garments, and footwear. The Ministry of Finance shall provide detailed
guidance for the implementation thereof from January 1, 2002. 5. Import management: ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. b/ To further boost the existing programs on
manufacturing import-substitute raw materials such as cotton, tobacco raw
materials, corn, soybeans, milk and raw material leather, and at the same time
to apply new tax instruments to reduce the turnover of import of these
commodity items; to minimize the import of consumer goods; to closely control
the import of automobiles and motorbikes components in order to encourage the
manufacture of accessories and components in the country. c/ In the first quarter of 2002, the Ministry of
Trade and the Ministry of Finance should immediately apply a number of measures
to manage import, which have been approved by the Prime Minister in Decision
No. 46/2001/QD-TTg of April 4, 2001, such as the application of tariff quotas,
absolute taxes, anti-dumping duties, anti-subsidy taxes and environmental fees,
to a number of import goods with a view to rationally protecting domestic
production and ensuring fair trade and environmental protection. The ministers, the heads of the
ministerial-level agencies, the heads of the agencies attached to the Government,
the presidents of the People’s
Committees of the provinces and centrally-run cities, the chairmen of the
Managing Boards and the general directors of Corporations 91 shall organize the
immediate implementation of this Directive. FOR THE PRIME MINISTER
DEPUTY PRIME MINISTER
Nguyen Manh Cam
Chỉ thị 31/2001/CT-TTg ngày 13/12/2001 về đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá năm 2002 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
4.958
|
NỘI DUNG SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Văn bản bị thay thế
Văn bản thay thế
Chú thích
Chú thích:
Rà chuột vào nội dụng văn bản để sử dụng.
<Nội dung> = Nội dung hai
văn bản đều có;
<Nội dung> =
Nội dung văn bản cũ có, văn bản mới không có;
<Nội dung> = Nội dung văn
bản cũ không có, văn bản mới có;
<Nội dung> = Nội dung được sửa đổi, bổ
sung.
Click trái để xem cụ thể từng nội dung cần so sánh
và cố định bảng so sánh.
Click phải để xem những nội dung sửa đổi, bổ sung.
Double click để xem tất cả nội dung không có thay
thế tương ứng.
Tắt so sánh [X] để
trở về trạng thái rà chuột ban đầu.
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
FILE ATTACHED TO DOCUMENT
|
|
|
Địa chỉ:
|
17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
|
Điện thoại:
|
(028) 3930 3279 (06 lines)
|
E-mail:
|
info@ThuVienPhapLuat.vn
|
Mã số thuế:
|
0315459414
|
|
|
TP. HCM, ngày 31/05/2021
Thưa Quý khách,
Đúng 14 tháng trước, ngày 31/3/2020, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT đã bật Thông báo này, và nay 31/5/2021 xin bật lại.
Hơn 1 năm qua, dù nhiều khó khăn, chúng ta cũng đã đánh thắng Covid 19 trong 3 trận đầu. Trận 4 này, với chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, chắc chắn chúng ta lại thắng.
Là sản phẩm online, nên 250 nhân sự chúng tôi vừa làm việc tại trụ sở, vừa làm việc từ xa qua Internet ngay từ đầu tháng 5/2021.
Sứ mệnh của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là:
sử dụng công nghệ cao để tổ chức lại hệ thống văn bản pháp luật,
và kết nối cộng đồng Dân Luật Việt Nam,
nhằm:
Giúp công chúng “…loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu…”,
và cùng công chúng xây dựng, thụ hưởng một xã hội pháp quyền trong tương lai gần;
Chúng tôi cam kết dịch vụ sẽ được cung ứng bình thường trong mọi tình huống.
THÔNG BÁO
về Lưu trữ, Sử dụng Thông tin Khách hàng
Kính gửi: Quý Thành viên,
Nghị định 13/2023/NĐ-CP về Bảo vệ dữ liệu cá nhân (hiệu lực từ ngày 01/07/2023) yêu cầu xác nhận sự đồng ý của thành viên khi thu thập, lưu trữ, sử dụng thông tin mà quý khách đã cung cấp trong quá trình đăng ký, sử dụng sản phẩm, dịch vụ của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Quý Thành viên xác nhận giúp THƯ VIỆN PHÁP LUẬT được tiếp tục lưu trữ, sử dụng những thông tin mà Quý Thành viên đã, đang và sẽ cung cấp khi tiếp tục sử dụng dịch vụ.
Thực hiện Nghị định 13/2023/NĐ-CP, chúng tôi cập nhật Quy chế và Thỏa thuận Bảo về Dữ liệu cá nhân bên dưới.
Trân trọng cảm ơn Quý Thành viên.
Tôi đã đọc và đồng ý Quy chế và Thỏa thuận Bảo vệ Dữ liệu cá nhân
Tiếp tục sử dụng
Cảm ơn đã dùng ThuVienPhapLuat.vn
- Bạn vừa bị Đăng xuất khỏi Tài khoản .
-
Hiện tại có đủ người dùng cùng lúc,
nên khi người thứ vào thì bạn bị Đăng xuất.
- Có phải do Tài khoản của bạn bị lộ mật khẩu
nên nhiều người khác vào dùng?
- Hỗ trợ: (028) 3930.3279 _ 0906.229966
- Xin lỗi Quý khách vì sự bất tiện này!
Tài khoản hiện đã đủ người
dùng cùng thời điểm.
Quý khách Đăng nhập vào thì sẽ
có 1 người khác bị Đăng xuất.
Tài khoản của Quý Khách đẵ đăng nhập quá nhiều lần trên nhiều thiết bị khác nhau, Quý Khách có thể vào đây để xem chi tiết lịch sử đăng nhập
Có thể tài khoản của bạn đã bị rò rỉ mật khẩu và mất bảo mật, xin vui lòng đổi mật khẩu tại đây để tiếp tục sử dụng
|
|