Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 07/2010/TT-BYT hướng dẫn việc giám định mức suy giảm khả năng lao động người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc

Số hiệu: 07/2010/TT-BYT Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Y tế Người ký: Nguyễn Quốc Triệu
Ngày ban hành: 05/04/2010 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ Y TẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------

Số: 07/2010/TT-BYT

Hà Nội, ngày 05 tháng 4 năm 2010

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN VIỆC GIÁM ĐỊNH MỨC SUY GIẢM KHẢ NĂNG LAO ĐỘNG CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG THAM GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC

Căn cứ Luật Bảo hiểm xã hội số 71/2006/QH11 ngày 29/6/2006;
Căn cứ Nghị định số 152/2006/NĐ-CP ngày 22/12/2006 của Chính phủ Hướng dẫn một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc;
Căn cứ Nghị định số 68/2007/NĐ-CP ngày 19/4/2007 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân, công an nhân dân;
Căn cứ Nghị định số 188/2007/NĐ-CP ngày 27/12/2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;
Sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; Bộ Tư pháp; Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam; Bảo hiểm Xã hội Việt Nam,
Bộ Y tế hướng dẫn việc giám định mức suy giảm khả năng lao động của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc như sau:

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này hướng dẫn việc giám định mức suy giảm khả năng lao động của người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm việc lập hồ sơ, trình tự khám giám định y khoa cho người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, nghỉ hưu trước tuổi quy định và thân nhân của người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bị suy giảm khả năng lao động.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc

a) Người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc quy định tại Điều 2 Nghị định số 152/2006/NĐ-CP của Chính phủ.

b) Người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo qui định tại Khoản 1, Khoản 2 và Khoản 3, Điều 2 Nghị định số 68/2007/NĐ-CP của Chính phủ.

2. Người lao động đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, người hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp một lần hoặc hằng tháng.

Tất cả các đối tượng được quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này sau đây gọi chung là người lao động.

3. Thân nhân của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc

Bao gồm thân nhân của người lao động quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 2; Thân nhân của người lao động đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ đủ mười lăm năm trở lên nhưng chưa hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần mà bị chết; Người đang hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng mà bị chết; Người đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hàng tháng với mức suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên mà bị chết; Người lao động chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo qui định tại Khoản 1, Điều 64 và Khoản 3, Điều 139 Luật Bảo hiểm xã hội.

4. Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc

a) Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc quy định tại Điều 3 Nghị định số 152/2006/NĐ-CP của Chính phủ.

b) Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc quy định tại Khoản 4, Điều 2 Nghị định số 68/2007/NĐ-CP của Chính phủ.

Điều 3. Cơ quan thực hiện

1. Cơ quan Bảo hiểm xã hội:

a) Bảo hiểm xã hội Việt Nam;

b) Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

c) Bảo hiểm xã hội - Bộ Quốc phòng, Bảo hiểm xã hội - Bộ Công an, Bảo hiểm xã hội - Ban Cơ yếu Chính phủ.

Cơ quan Bảo hiểm xã hội quy định tại điểm b và c Khoản này (sau đây được gọi là cơ quan BHXH cấp tỉnh).

2. Hội đồng Giám định Y khoa:

a) Hội đồng Giám định Y khoa trung ương;

b) Phân Hội đồng Giám định Y khoa trung ương I và Phân Hội đồng Giám định Y khoa trung ương II; các Hội đồng Giám định Y khoa - Bộ Quốc phòng gồm: Hội đồng Giám định Y khoa - Bộ Quốc phòng; Hội đồng Giám định Y khoa Bệnh nghề nghiệp - Bộ Quốc phòng; Hội đồng Giám định Y khoa Tâm thần - Bộ Quốc phòng.

Hội đồng Giám định Y khoa quy định tại điểm a và b Khoản này (sau đây được gọi tắt là Hội đồng GĐYK cấp trung ương).

c) Hội đồng GĐYK các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Hội đồng Giám định y khoa - Bộ Công an, Hội đồng Giám định y khoa - Bộ Giao thông vận tải và Hội đồng Giám định y khoa các Quân khu, Quân đoàn, Quân chủng, Khu vực thuộc Bộ Quốc phòng (sau đây được gọi tắt là Hội đồng GĐYK cấp tỉnh).

Điều 4. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Khám giám định lần đầu là giám định mức suy giảm khả năng lao động cho người lao động bị tai nạn lao động lần đầu, bị bệnh nghề nghiệp lần đầu chưa khám giám định lần nào; người đang tham gia bảo hiểm xã hội hoặc đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội và thân nhân của người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc hưởng trợ cấp tuất hàng tháng.

2. Khám giám định lại (tái phát) là giám định mức suy giảm khả năng lao động từ lần thứ hai đối với người lao động bị thương tật, bệnh tật do tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp đã được giám định, sau đó tái phát đã được điều trị ổn định.

3. Khám giám định tổng hợp là giám định tổng hợp mức suy giảm khả năng lao động khi người lao động thuộc một trong các trường hợp: vừa bị tai nạn lao động vừa bị bệnh nghề nghiệp; bị tai nạn lao động nhiều lần; bị nhiều bệnh nghề nghiệp.

4. Khám giám định khiếu nại (phúc quyết) là giám định lại mức suy giảm khả năng lao động cho các đối tượng quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3, Điều 2 của Thông tư này khi có khiếu nại của người được giám định, hoặc có khiếu nại, tố cáo của cá nhân, cơ quan, tổ chức đối với quyết định của Hội đồng GĐYK.

Chương II

HỒ SƠ GIÁM ĐỊNH

Điều 5. Hồ sơ giám định lần đầu

1. Giám định thương tật lần đầu do tai nạn lao động

a) Giấy giới thiệu của người sử dụng lao động theo mẫu quy định tại Phụ lục số 1 ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Biên bản Điều tra tai nạn lao động theo mẫu quy định hiện hành. Trường hợp bị tai nạn giao thông được xác định là tai nạn lao động thì có thêm bản sao Biên bản tai nạn giao thông;

c) Giấy chứng nhận thương tích do cơ sở y tế (nơi đã cấp cứu, điều trị cho người lao động) cấp theo quy định của Bộ Y tế (bản sao) .

d) Giấy ra viện theo quy định của Bộ Y tế (bản sao). Trường hợp người lao động không nằm điều trị nội trú thì phải có giấy tờ về khám, điều trị thương tật do tai nạn lao động.

Khi đến giám định, người lao động phải xuất trình bản gốc những giấy tờ quy định tại điểm b, c, d Khoản 1, điều này để Hội đồng GĐYK đối chiếu.

2. Giám định lần đầu do bệnh nghề nghiệp

a) Giấy giới thiệu của người sử dụng lao động;

b) Hồ sơ người bị bệnh nghề nghiệp theo quy định hiện hành.

3. Giám định để thực hiện chế độ hưu trí trước tuổi quy định

a) Giấy giới thiệu của người sử dụng lao động. Trường hợp người lao động đang bảo lưu thời gian đóng BHXH, cơ quan BHXH cấp tỉnh cấp giấy giới thiệu theo mẫu quy định tại Phụ lục số 1 ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Giấy đề nghị giám định theo mẫu quy định tại Phụ lục số 2 ban hành kèm theo Thông tư này;

c) Tóm tắt hồ sơ của người lao động theo mẫu quy định tại Phụ lục số 3 ban hành kèm theo Thông tư này.

4. Giám định để thực hiện chế độ tử tuất

a) Giấy đề nghị giám định;

b) Giấy giới thiệu của cơ quan BHXH cấp tỉnh;

Điều 6. Hồ sơ giám định lại đối với trường hợp thương tật, bệnh nghề nghiệp tái phát

1. Giám định tai nạn lao động tái phát

a) Giấy đề nghị giám định;

b) Giấy giới thiệu của Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh;

c) Các giấy tờ điều trị vết thương tái phát: Giấy ra viện theo đúng quy định của Bộ Y tế (bản sao). Trong trường hợp người lao động không nằm điều trị nội trú thì phải có giấy tờ về khám, điều trị ngoại trú thương tật tái phát do tai nạn lao động (bản sao).

d) Biên bản Giám định Y khoa các lần giám định trước;

Khi đến giám định, người lao động phải xuất trình bản gốc những giấy tờ quy định tại điểm c, d Khoản 1 điều này để Hội đồng GĐYK đối chiếu.

2. Giám định bệnh nghề nghiệp tái phát

a) Giấy đề nghị giám định;

b) Giấy giới thiệu của cơ quan BHXH cấp tỉnh;

c) Hồ sơ người bị bệnh nghề nghiệp theo quy định;

d) Các giấy tờ điều trị bệnh nghề nghiệp tái phát: Giấy ra viện theo đúng quy định của Bộ Y tế (bản sao). Trong trường hợp người lao động không nằm điều trị nội trú thì phải có giấy tờ về khám, điều trị ngoại trú do bệnh nghề nghiệp tái phát (bản sao);

đ) Biên bản Giám định Y khoa các lần giám định trước (bản sao).

Khi đến giám định, người lao động phải xuất trình bản gốc những giấy tờ quy định tại điểm d, đ Khoản 2 điều này để Hội đồng GĐYK đối chiếu.

Điều 7. Hồ sơ giám định tổng hợp

1. Giấy đề nghị giám định;

2. Giấy giới thiệu của cơ quan BHXH cấp tỉnh;

3. Bản gốc Biên bản giám định Y khoa các lần giám định trước (đối với các trường hợp đã khám giám định).

4. Những trường hợp khám giám định tổng hợp do tai nạn lao động lần đầu, hồ sơ như quy định tại Khoản 1, Điều 5 của Thông tư này.

5. Những trường hợp khám giám định tổng hợp do bệnh nghề nghiệp lần đầu, hồ sơ như quy định tại Khoản 2, Điều 5 của Thông tư này.

Điều 8. Hồ sơ giám định khiếu nại

1. Đơn khiếu nại về kết quả giám định của đương sự; hoặc đơn khiếu nại, tố cáo của cá nhân, cơ quan; hoặc công văn của người sử dụng lao động hoặc các tổ chức khác;

2. Hồ sơ giám định do người sử dụng lao động hoặc cơ quan BHXH cấp tỉnh đã gửi đến Hội đồng GĐYK;

3. Hồ sơ giám định của Hội đồng GĐYK bị khiếu nại (bản sao);

4. Biên bản Giám định Y khoa của Hội đồng GĐYK bị khiếu nại (bản sao);

Khi đến giám định, người lao động phải xuất trình bản gốc những giấy tờ quy định tại Khoản 3, Khoản 4 điều này để Hội đồng GĐYK đối chiếu.

Điều 9. Trách nhiệm hoàn chỉnh hồ sơ

1. Người sử dụng lao động hoặc cơ quan BHXH cấp tỉnh hoặc Hội đồng GĐYK cấp tỉnh hoặc cấp trung ương có trách nhiệm yêu cầu người lao động hoặc thân nhân người lao động (đối với các trường hợp khám để thực hiện chế độ tử tuất) nộp các giấy tờ có liên quan, lập, hoàn chỉnh hồ sơ theo đúng quy định tại Điều 5, Điều 6, Điều 7, Điều 8 của Thông tư này và chuyển hồ sơ giám định của người lao động hoặc thân nhân người lao động đến Hội đồng GĐYK cấp tỉnh hoặc cấp TW.

2. Sau khi tiếp nhận hồ sơ giám định hợp lệ, chậm nhất là trong thời gian 15 ngày làm việc, người sử dụng lao động hoặc cơ quan BHXH cấp tỉnh có trách nhiệm chuyển hồ sơ giám định đến Hội đồng GĐYK cấp tỉnh hoặc cấp trung ương.

Nếu hồ sơ giám định không hợp lệ, người sử dụng lao động hoặc cơ quan BHXH cấp tỉnh có trách nhiệm trả lời bằng văn bản cho người lao động hoặc thân nhân người lao động.

Chương III

TRÌNH TỰ KHÁM GIÁM ĐỊNH Y KHOA

Điều 10. Tiếp nhận hồ sơ giám định y khoa

1. Nếu hồ sơ giám định không hợp lệ, trong thời gian 15 ngày làm việc, Hội đồng Giám định Y khoa cấp tỉnh hoặc cấp trung ương có trách nhiệm trả lời bằng văn bản cho cá nhân, cơ quan, tổ chức yêu cầu giám định biết.

2. Nếu hồ sơ giám định hợp lệ, trong thời gian 30 ngày, Hội đồng Giám định Y khoa cấp tỉnh hoặc cấp trung ương có trách nhiệm tiến hành khám giám định cho người lao động.

Điều 11. Thời hạn giới thiệu người lao động giám định y khoa

1. Đối với các trường hợp giám định để thực hiện chế độ hưu trí, khoảng cách giữa hai lần giám định tối thiếu là 06 (sáu) tháng.

2. Đối với các trường hợp giám định lại tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thời hạn giới thiệu giám định ít nhất sau 02 năm (đủ 24 tháng) kể từ ngày người lao động được Hội đồng Giám định Y khoa kết luận tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp lần liền kề trước đó.

3. Đối với các trường hợp có đủ điều kiện giám định tổng hợp, trong giấy giới thiệu gửi đến Hội đồng GĐYK, cơ quan giới thiệu người lao động cần ghi rõ yêu cầu: “khám giám định tổng hợp” ngay từ đầu.

4. Đối với các trường hợp giám định khiếu nại, thời hạn giải quyết khiếu nại theo qui định hiện hành của pháp luật về khiếu nại.

Điều 12. Phí khám giám định y khoa

Phí giám định y khoa thực hiện theo quy định của pháp luật.

Điều 13. Quy trình giám định y khoa

1. Khám giám định lần đầu

Người sử dụng lao động và người lao động có trách nhiệm lập, hoàn chỉnh hồ sơ giám định và chuyển đến Hội đồng GĐYK cấp tỉnh hoặc cấp trung ương. Trường hợp người lao động đang bảo lưu thời gian đóng BHXH hoặc thân nhân của người lao động bị suy giảm khả năng lao động khám để hưởng chế độ tử tuất hàng tháng, cơ quan Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh có trách nhiệm lập, hoàn chỉnh hồ sơ khám giám định và chuyển đến Hội đồng GĐYK.

2. Khám giám định lại (tái phát), giám định tổng hợp

a) Sau khi người lao động đã được điều trị ổn định bệnh nghề nghiệp tái phát hoặc tai nạn lao động tái phát, người sử dụng lao động và bản thân người lao động có trách nhiệm hoàn chỉnh hồ sơ giám định và gửi đến cơ quan BHXH cấp tỉnh để được xem xét, giải quyết.

b) Cơ quan BHXH cấp tỉnh kiểm tra, hoàn chỉnh hồ sơ, giới thiệu người lao động đến khám giám định tại Hội đồng GĐYK cấp tỉnh hoặc cấp trung ương.

- Đối với các trường hợp khám giám định lần đầu cho người lao động hoặc thân nhân người lao động (đối với các trường hợp khám để thực hiện chế độ tử tuất); khám giám định tái phát; khám giám định tổng hợp cho người lao động của tỉnh, thành phố hoặc của các Bộ trực thuộc trung ương đóng trên địa bàn tỉnh, thành phố nào sẽ do Hội đồng GĐYK cấp tỉnh hoặc trung ương đóng trên địa bàn tỉnh, thành phố đó đảm nhiệm.

- Các trường hợp khám giám định lần đầu cho người lao động hoặc thân nhân người lao động (đối với các trường hợp khám để thực hiện chế độ tử tuất); khám giám định tái phát; khám giám định tổng hợp cho người lao động ở các đơn vị thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Giao thông vận tải quản lý do các Hội đồng GĐYK thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Giao thông vận tải đảm nhiệm

3. Khám giám định khiếu nại

a) Cá nhân người lao động; hoặc cơ quan; hoặc người sử dụng lao động; hoặc tổ chức khác không đồng ý với kết luận của Hội đồng GĐYK thì làm đơn hoặc công văn khiếu nại gửi đến Hội đồng GĐYK đã ra quyết định.

b) Trong thời gian 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại hoặc công văn khiếu nại, Hội đồng GĐYK có trách nhiệm giải quyết khiếu nại. Nếu cá nhân, cơ quan, tổ chức khiếu nại chưa đồng ý với giải quyết của Hội đồng GĐYK, chậm nhất 15 ngày làm việc, Hội đồng GĐYK bị khiếu nại hoàn chỉnh hồ sơ giám định theo quy định và gửi đến Hội đồng GĐYK cấp trên.

c) Việc khám giám định khiếu nại

- Các trường hợp khiếu nại kết quả giám định của Hội đồng GĐYK cấp tỉnh do Phân Hội đồng GĐYK trung ương I, Phân HĐGĐYK trung ương II hoặc Hội đồng GĐYK - Bộ Quốc phòng thực hiện.

- Các trường hợp khiếu nại kết quả giám định của Phân Hội đồng GĐYK trung ương I, Phân Hội đồng GĐYK trung ương II hoặc Hội đồng GĐYK - Bộ Quốc phòng do Hội đồng GĐYK trung ương giải quyết.

d) Trường hợp người đã khám giám định khiếu nại tại Hội đồng GĐYK trung ương vẫn còn khiếu nại thì Viện Giám định Y khoa và cơ quan BHXH có liên quan nghiên cứu kỹ để giải thích cho người lao động. Nếu người lao động chưa đồng ý với kết quả giải quyết khiếu nại của Hội đồng GĐYK trung ương, Bộ trưởng Bộ Y tế thành lập Hội đồng Giám định y khoa phúc quyết lại lần cuối.

đ) Sau khi có quyết định giải quyết khiếu nại lần cuối, nếu đương sự vẫn còn khiếu nại, các cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại theo đúng quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

4. Trong quá trình lập hồ sơ khám giám định, cơ quan, cá nhân lập hồ sơ giám định phải kiểm tra, đối chiếu chứng minh thư hoặc giấy tờ cá nhân hợp pháp khác của người đi giám định với các giấy tờ trong hồ sơ giám định.

Điều 14. Đánh giá mức suy giảm khả năng lao động

1. Việc đánh giá mức độ suy giảm khả năng lao động được áp dụng đối với các trường hợp sau:

a) Đối tượng bị tai nạn lao động, bị bệnh để thực hiện chế độ hưu trí và chế độ tử tuất áp dụng theo Bảng quy định về tiêu chuẩn thương tật và tiêu chuẩn mất sức lao động do bệnh tật.

b) Đối tượng bị bệnh nghề nghiệp áp dụng theo Bảng quy định về tiêu chuẩn mất sức lao động do bệnh nghề nghiệp.

2. Phương pháp xác định mức suy giảm khả năng lao động cho các đối tượng theo quy định của Bộ Y tế.

Chương IV

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 15. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 19 tháng 5 năm 2010.

2. Thông tư số 18/2000/TT-BYT ngày 17 tháng 10 năm 2000 của Bộ Y tế hướng dẫn về hồ sơ và quy trình giám định y khoa cho người lao động tham gia bảo hiểm xã hội hết hiệu lực kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực.

Điều 16. Điều khoản chuyển tiếp

Người đang hưởng trợ cấp mất sức lao động hàng tháng theo Nghị định số 60/NĐ-CP ngày 01/3/1990 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) được giám định mức suy giảm khả năng lao động như các trường hợp khám giám định thực hiện chế độ hưu trí (Khoản 3, Điều 5 của Thông tư này) nếu có, hồ sơ gồm: Giấy đề nghị (theo mẫu tại Phụ lục số 2 ban hành kèm theo Thông tư này); Giấy giới thiệu của cơ quan BHXH cấp tỉnh (theo mẫu tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này); Biên bản Giám định Y khoa lần đầu; Các giấy tờ điều trị hợp lệ.

Hội đồng GĐYK căn cứ Biên bản Giám định y khoa lần đầu, các giấy tờ điều trị hợp lệ để khám giám định đối với các đối tượng này.

Đánh giá mức suy giảm khả năng lao động đối với các đối tượng này thực hiện như quy định tại Điều 14 của Thông tư này.

Điều 17. Trách nhiệm thi hành

1. Cục Quản lý Khám, chữa bệnh - Bộ Y tế, Viện Giám định Y khoa có trách nhiệm chỉ đạo và hướng dẫn Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Y tế các Bộ, Hội đồng Giám định y khoa các cấp thực hiện theo đúng các quy định tại Thông tư này.

2. Bảo hiểm xã hội Việt Nam có trách nhiệm phổ biến, hướng dẫn và chỉ đạo Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Bảo hiểm xã hội các Bộ thực hiện đúng các quy định tại Thông tư này.

Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, các đơn vị, các địa phương cần phản ánh kịp thời về Bộ Y tế (Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Viện Giám định Y khoa) để được hướng dẫn, xem xét và giải quyết./.

Nơi nhận:
Văn phòng Chính phủ (Vụ KGVX, Công báo, Website CP);
Bộ Tư pháp (Cục KTVBQPPL);
Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
Viện KSND tối cao;
Tòa án nhân dân tối cao;
Cơ quan TW của các đoàn thể;
Viện Giám định Y khoa;
Sở Y tế các tỉnh, thành phố, bộ trực thuộc TW;
BHXH các tỉnh, thành phố, bộ trực thuộc TW;
Bộ LĐ-TB-XH (Vụ Pháp chế để kiểm tra);
Lưu: VT, PC, KCB.

BỘ TRƯỞNG




Nguyễn Quốc Triệu

PHỤ LỤC SỐ 1

GIẤY GIỚI THIỆU

của Người sử dụng lao động hoặc Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố
(Ban hành kèm theo Thông tư số 07/2010/TT-BYT ngày 05 tháng 4 năm 2010 của Bộ Y tế)

CƠ QUAN CHỦ QUẢN
TÊN CƠ QUAN, ĐƠN VỊ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------

Số: ………/GGT

……………, ngày……tháng…… năm ……

GIẤY GIỚI THIỆU

Kính gửi: Hội đồng Giám định Y khoa .................................................................

Tên cơ quan, đơn vị giới thiệu người lao động ..................................................................................................................

Trân trọng giới thiệu: Ông/ Bà: ........................................................ giới tính: □ nam □ nữ

Sinh ngày ……... tháng ……... năm ……... Số Sổ BHXH: .......................................

Số CMND ……............... cấp ngày ……... tháng ……... năm ……... tại ……....................

Địa chỉ hiện tại: ..................................................................................................................

Nghề nghiệp: ............................................. Chức vụ: ........................................................

Là cán bộ/ nhân viên/ thân nhân của .................................................................................

Được cử đến Hội đồng Giám định Y khoa .........................................................................

để giám định mức suy giảm khả năng lao động :

* Giám định : □ lần đầu □ tái phát □ tổng hợp □ khiếu nại

* Loại hình giám định:

1. Giám định do tai nạn lao động/ bệnh nghề nghiệp □

2. Giám định thực hiện chế độ hưu trí/ mất sức lao động □

3. Giám định để hưởng chế độ tử tuất hàng tháng □

Trân trọng cảm ơn!

Các giấy tờ kèm theo, gồm có

□ Đơn đề nghị khám giám định khả năng lao động

□ Đơn khiếu nại

□ Biên bản điều tra tai nạn lao động

□ Giấy chứng nhận thương tích

□ Giấy ra viện

□ Hồ sơ người bị bệnh nghề nghiệp

□ Tóm tắt hồ sơ của người lao động

□ Quyết định hưởng trợ cấp tai nạn lao động

□ Biên bản GĐYK các lần khám trước

LÃNH ĐẠO CƠ QUAN/ĐƠN VỊ

(Ký tên, đóng dấu)

Ghi chú: Giấy giới thiệu có giá trị trong vòng hai tháng kể từ ngày ký giới thiệu

PHỤ LỤC SỐ 2

GIẤY ĐỀ NGHỊ GIÁM ĐỊNH
(Ban hành kèm theo Thông tư số 07/2010/TT-BYT ngày 05 tháng 4 năm 2010 của Bộ Y tế)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------

GIẤY ĐỀ NGHỊ

GIÁM ĐỊNH KHẢ NĂNG LAO ĐỘNG

Kính gửi: ..................................................................................................

Tên tôi là ................................................................................... giới tính: □ nam □ nữ

Sinh ngày …....... tháng …....... năm …........... Số Sổ BHXH: ................................................

Số CMND ……….........…………… cấp ngày …....... tháng …....... năm …........... tại ............

Địa chỉ hiện tại: ........................................................................................................................

Nghề nghiệp: ..................................................................... Chức vụ: ......................................

Là cán bộ/nhân viên của ..........................................................................................................

Tình trạng bệnh tật, thương tật: ...............................................................................................

...................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................

Đề nghị được giám định mức độ suy giảm khả năng lao động:

* Giám định : □ lần đầu □ tái phát □ tổng hợp

* Loại hình giám định:

1. Giám định do tai nạn lao động □

2. Giám định do bệnh nghề nghiệp □

3. Giám định thực hiện chế độ hưu trí □

4. Giám định để hưởng chế độ tuất hàng tháng □

Mục đích giám định: làm cơ sở để hưởng chế độ BHXH theo qui định hiện hành.

Người sử dụng lao động
hoặc UBND phường, xã, thị trấn

(Ký tên, đóng dấu)

Người viết giấy đề nghị

(Ký, ghi rõ họ tên)

Ghi chú:

- Người sử dụng lao động xác nhận đối với Người lao động đang công tác tại cơ quan, xí nghiệp,...

- Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn xác nhận đối với các trường hợp không công tác tại cơ quan, xí nghiệp,... hoặc khám để thực hiện chế độ tử tuất.

PHỤ LỤC SỐ 3

TÓM TẮT HỒ SƠ CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 07/2010/TT-BYT ngày 05 tháng 4 năm 2010 của Bộ Y tế)

CƠ QUAN CHỦ QUẢN
TÊN CƠ QUAN, ĐƠN VỊ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------

Số: ………/GGT

……………, ngày……tháng…… năm ……

TÓM TẮT HỒ SƠ

của người lao động

I. THÔNG TIN CHUNG

Họ và tên: ................................................................................ Giới tính: □ nam □ nữ

Năm sinh: ngày ............ tháng ............ năm ............ Số Sổ BHXH: ...................................

Số CMND ..............................., cấp ngày ........... tháng ........... năm ........... tại .................

Địa chỉ hiện tại: ....................................................................................................................

Nghề nghiệp: ...................................................................... Chức vụ: ................................

Bậc nghề: ......................................................................... Mức lương: ...............................

Đơn vị công tác: ...................................................................................................................

Thời gian tham gia BHXH : số năm …........................ số tháng ….........................

II. TÌNH TRẠNG BỆNH TẬT (nêu những bệnh tật chính ảnh hưởng đến sức khoẻ, lao động trong 5 năm trở lại đây)

Năm

Tên bệnh, tật

Đã được điều trị tại

Thời gian điều trị

III. Ý KIẾN NHẬN XÉT VÀ ĐỀ NGHỊ CỦA ĐƠN VỊ

ĐẠI DIỆN CÔNG ĐOÀN

(nếu có)

ĐẠI DIỆN Y TẾ

(nếu có)

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ QUẢN LÝ NGƯỜI LAO ĐỘNG

( Ký tên, đóng dấu)

( Ký, ghi rõ chức danh)

( Ký tên, đóng dấu)

MINISTRY OF HEALTH
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------

No: 07/2010/TT-BYT

Hanoi, April 05, 2010

 

CIRCULAR

INSTRUCTIONS ON ASSESSMENT OF WORK CAPABILITY OF EMPLOYEES HAVING COMPULSORY SOCIAL INSURANCE

Pursuant to Law on Social Insurance No. 71/2006/QH11 dated June 29, 2006

Pursuant to Decree 152/2006/NĐ-CP dated December 22, 2006 of the Government giving guidance on the Law on Social insurance on compulsory social insurance

Pursuant to Decree No. 68/2007/NĐ-CP of the Government giving guidance on implementation of some articles of Law on Social Insurance on compulsory social insurance on servicemen, police officers and ciphers whose salaries are the same as the salaries of servicemen and police officers

Pursuant to Decree No. 188/2007/NĐ-CP of the Government regulating the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Health

After obtaining the consensus of Ministry of Labor - Invalids and Social Affairs; Ministry of Justice; General Confederation of Labor of Vietnam; Social Insurance of Vietnam, Ministry of Health gives guidance on the assessment of work capability of employees having compulsory social insurance as follows:

Chapter 1

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 1. Scope

This Circular gives guidance on the assessment of work capability of employees having compulsory social insurance, including application compilation, medical assessment procedures for employees having occupational accidents, occupational diseases or taking early retirement and for relatives of employees losing work capacity.

Article 2. Regulated subjects:

1. The employees having compulsory social insurance are those:

a) Who have compulsory social insurance as prescribed in Article 2 Decree No. 152/2006/NĐ-CP of the Government.

b) Who have compulsory social insurance as prescribed in Clauses 1, 2, 3, Article 2 Decree No. 68/2007/NĐ-CP of the Government.

2. The employees retaining the duration of compulsory social insurance’s participation or receiving lump sum or monthly pensions due to occupational accidents or occupational diseases.

All of the subjects prescribed in Clauses 1 and 2 in this Article are hereinafter collectively referred to as the employees.

3. Relatives of the employees:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. The employers:

a) Who are prescribed in Article 3 Circular No. 152/2006/NĐ-CP of the Government.

b) Who are prescribed in Clause 4, Article 2 Circular No. 68/2007/NĐ-CP of the Government.

Article 3: Implementing agencies:

1. Social Insurance Agencies:

a) Social Insurance of Vietnam

b) Social Insurance of provinces and centrally run cities (hereinafter referred to as provinces).

c) Social insurance- Ministry of Defense, Social insurance- Ministry of Public Security and Social insurance- Government Cipher Committee

Every Social Insurance Agency prescribed in points b and c this Clause is hereinafter referred to as provincial Social Insurance Agency

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Central Medical Assessment Council;

b) Medical Assessment Sub-council 1 and Medical Assessment  Sub-council 2, Medical Assessment Councils- Ministry of Defense  including:  Medical Assessment Council- Ministry of Defense, Medical Assessment Council for Occupational diseases- Ministry of defense, Medical Assessment Council for Psychiatry- Ministry of Defense

Every Central Medical Assessment Council prescribed in point a and point b in this Clause is hereinafter referred to Central Central Medical Assessment Council.

c) Medical Assessment Council of provinces,  Medical Assessment Council- Ministry of Public Security, Ministry of Public Security- Ministry of Transportation and Medical Assessment Council Military Regions, Corps, Arms and Areas belonging to Ministry of Defense (hereinafter referred to as Provincial Medical Assessment Councils)

Article 4. Explanation of Terms:

In this Circular, the following terms shall be construed as follows:

1. The first assessment is the assessment of the work capability of the employees suffering from the first occupational accident or occupational disease without having been given any assessment; the employees having social insurance or retaining the duration of social insurance’s participation and the employees’ relatives receiving monthly death benefits.

2. Re-assessment (relapse) is the assessment of the work capability for the second time onwards of the employees suffering from the first occupational accident or occupational disease which has been assessed.

3. Overall assessment is the overall assessment of the work capability when the employees: suffer from occupational diseases and meet with traffic accidents at the same time, have met with traffic accident for many times, have suffered from many occupational diseases.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Chapter 2:

ASSESSMENT APPLICATION

Article 5: The first assessment application

1. The application for the first assessment of injuries due to occupational accidents consists of:

a) A letter of recommendation of the employer using form prescribed in Appendix 1 attached to this Circular.

b) An investment record of the occupational accident using applicable form. In case the employee meets with a traffic accident which is defined as an occupational accident, a photocopy of the traffic accident record is required.

c) A photocopy of the injury record issued by the medical facility (where the employee is given first aid or treated) under regulations of Ministry of Health.

d) A photocopy of hospital discharge permit. In case the employee is not an inpatient, papers of treatment for injuries due to occupational accidents are required.

Upon assessment the employee must present the original papers prescribed in points b, c, and d Clause 1 in this Article in order to be compared by the Medical Assessment Council.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) A letter of recommendation of the employer

b) Papers of the employee suffering from occupational diseases under applicable regulations.

3. Application for assessment used for receiving early retirement benefits consists of:

a) A letter of recommendation of the employer. In case the employee is retaining the duration of Social Insurance’s participation, (s)he shall be issued a letter of recommendation by the provincial Social Insurance Agency using form prescribed in Appendix 1 attached to this Circular.

A written request for assessment using form prescribed in Appendix 2 attached to this Circular.

c) A brief application of the employee using form in Appendix 3 attached to this Circular.

4. Application for assessment used for receiving death benefits consists of:

a) A written request for assessment;

b) A letter of recommendation issued by the provincial Social Insurance Agency.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. The application for re-assessment of occupational accidents incurring consists of:

a) A written request for assessment;

b) A letter of recommendation issued by the provincial Social Insurance;

b) Papers of treatment for replasing injuries: A photocopy of Hospital discharge permit. In case the employee is not an inpatient, photocopies of outpatient treatment papers of injuries due to occupational accidents are required

d) Previous Medical Assessment records.

Upon assessment, the employee must present the original papers prescribed in point c, point d Clause 1 in this Article in order to be compared by the Medical Assessment Council.

2. The application for assessment of relapsing occupational diseases consists of:

a) A written request for assessment;

b) A letter of recommendation issued by the Provincial Social Insurance Agency.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

d) Papers of treatment for relapsing diseases: A photocopy of the hospital discharge permit. In case the employee is not an inpatient, photocopies of outpatient treatment papers of injuries due to occupational diseases are required.

e) Photocopies of previous Medical Assessment records.

Upon assessment, the employee must present the original papers prescribed in point d, point e Clause 2 in this Article in order to be compared by the Medical Assessment Council.

Article 7. An application for overall assessment consists of:

1. A written request for assessment;

2. A letter of recommendation issued by the provincial Social Insurance agency.

3. The original copies of previous Medical Assessment records (for any assessed employee)

4. The applications for the first overall assessment of occupational accidents are similar to those prescribed in Clause 1, Article 5 in this Circular.

5. The applications for the first overall assessment of occupational diseases are similar to those prescribed in Clause 1, Article 5 in this Circular.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. A written appeal against the client’s result or a written appeal of any individual, agencie, employer or other organization.

2. An application for assessment sent by the employer or the provincial Social Insurance agency to the Medical Assessment Council.

3. A photocopy of the application for assessment given by the appealed Medical Assessment Council.

4. A photocopy of the Medical Assessment record made by the appealed Medical Assessment Council.

Upon assessment, the employee must present the original papers prescribed in Clauses 3 and 4 in this Article in order to be compared by the Medical Assessment Council.

Article 9. Responsibilities for application completion

1. The employers or the provincial Social Insurance agencies or the provincial Medical Assessment Councils shall request the employees or the employees’ relatives (if they are assessed to receive the death benefits) to submit relevant papers, compile and complete the applications under the regulations prescribed in Articles 5, 6, 7, 8 in this Circular and transfer that assessment applications to the provincial or central Medical Assessment Councils.

2. At least 15 working days from the receipt of the valid assessment applications, the employers or the provincial Social Insurance agencies shall transfer the clients’ assessment applications to the provincial or central Medical Assessment Councils.

In case of any invalid assessment, the employer or the provincial Social Insurance agency shall send a written reply to the client.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

PROCEDURES FOR MEDICAL ASSESSMENT

Article 10. Receipt of Medical Assessment Application:

1. In case of any invalid application, in 15 working days from the Receipt of the Medical Assessment Application, the provincial or central Medical Assessment Council shall send a written reply to the client.

2. In case of any valid application, in 30 working days from Receipt of the Medical Assessment Application the provincial or central Medical Assessment Council shall carry out an assessment of the employee

Article 11. Expiration of Medical Assessment recommendations

1. In case any assessment is used for receiving retirement benefits, the succeeding assessment shall only be carried out after at least 06 (six) months from the previous assessment.

2. In case of any re-assessment of occupational accidents, occupational diseases, the expiration is at least 2 years (full 24 months) after the Medical Assessment Council gives the latest result of loss of work capacity due to occupational accidents and occupational diseases.

3. In case any employee is eligible for overall assessment, the employee’s agency must write “overall assessment” in the letter of recommendation sent to Medical Assessment Council.

4. In case of any appeal assessment, its expiration is prescribed in applicable regulations of the law on appeal.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Medical Assessment fees are paid under the regulations of the law.

Article 13. Procedures for Medical Assessment

1. The first assessment

1. The employers and the employees shall compile and complete the assessment applications and send them to the provincial or central Medical Assessment Councils. In case the employees retain the duration of Social Insurance’s participation or the employees’ relatives assessed to receiving monthly death benefits, the provincial Social Insurance agencies shall compile and complete the assessment applications and send them to the Medical Assessment Council

2. The re-assessment (relapse), the overall assessment

a)  After the employees have been completely treated for the replasing occupational diseases or occupational accidents, the employers and the employees shall complete the assessment applications and send them to the provincial Social Insurance agencies for consideration;

b) The provincial Social Insurance agencies shall examine and complete the applications and recommend the employees to the provincial or central Medical Assessment Councils for assessment.

- The first assessment of the employees or the employees’ relatives (who are assessed to receive death benefits); the relapse assessments, the overall assessments of the employees of a province, city or centrally-attached Ministries located in any province or city shall be undertaken by such provincial or central Medical Assessment Councils.

- The first assessment of the employees or the employees’ relatives (who are assessed to receive death benefits); the relapse assessment, the overall assessment of the employees of the units under the management of Ministry of Public Security, Ministry of Defense, Ministry of Transportation shall be undertaken by the Medical Assessment Councils of those Ministries.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Any employee, agency, employer or organization appealing against the Medical Assessment Council’s decision shall send a written appeal to that Medical Assessment Council.

b) Within 15 working days from the receipt of a written appeal, the Medical Assessment Council shall deal with the appeal. If the client is not satisfied with the Medical Assessment Council’s resolution, within at least 15 working days, the appealed Medical Assessment Council shall complete the assessment application and send it to a superior Medical Assessment Council

c) Appeal assessment

- The appeals against the assessment result given by the provincial Medical Assessment Councils shall be dealt with by the central Medical Assessment sub-council 1 or the central Medical Assessment sub-council 2 or the Medical Assessment Council- Ministry of Defense.

- The appeals against the assessment result given by the central Medical Assessment sub-council 1 or the central Medical Assessment sub-council 2 or Medical Assessment Council- Ministry of Defense shall be dealt with by the central Medical Assessment Councils.

d) In case any client still files an appeal after given an appeal assessment in the central Medical Assessment Council, the relevant Medical Assessment Institute and Social Insurance agency shall explain to him or her. If the client is not satisfied with the result of the appeal assessment of the central Medical Assessment Council, Minister of Health shall establish a Medical Assessment Council for the last re-decision.

e) ) In case any client still files an appeal after given the last re-decision, the competent authorities shall consider the appeal under regulations of law on appeal.

4. The organizations or individuals compiling assessment applications must examine and compare the ID cards or other valid personal papers of the persons given assessments with the papers in the applications when compiling assessment applications.

Article 14. Assessment of loss of work capacity

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

The clients having occupational accidents or diseases who are assessed to receive retirement benefits or death benefits as prescribed in the Regulations on standards of injuries and loss of work capacity due to diseases.   

b) The clients having occupational diseases as prescribed in the Regulations on standards of loss of work capacity due to occupational diseases

Methods for assessment of loss of work capacity are regulated by the Ministry of Health.

IMPLEMENTATION CLAUSES

Article 15. Effect

1. This Circular takes effect from May 19, 2010.

2. The Circular No. 18/2000/TT-BYT dated October 17, 2000 of the Ministry of Health giving guidance on the application and procedures for medical assessment of the employee having social insurance shall expire after the effective date of this Circular.

Article 16. Transitional Clauses

The application of every employee receiving monthly compensation for loss of work capacity under Decree No. 60/NĐ-CP dated March 01, 1990 of Minister Council (currently as the Government) who is given assessment of work capability as if assessment for determination of retirement benefits (Clause 3 Article 5 of this Circular) consists of : a written request (using form in Appendix 2 attached to this Circular), a Letter of Recommendation of the provincial Social Insurance agency (using form in Appendix 1 attached to this Circular), the first Medical Assessment record, valid treatment papers.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 17. Implementation Responsibilities

1. Medical Services Administration – Ministry of Health, Medical Assessment Institute shall instruct the Department of Health of provinces, Health agencies of Ministries, the Medical Assessment Council of all levels to implement under the regulations of this Circular;

2. The Social Insurance of Vietnam shall instruct the Social Insurance of provinces, the Social Insurance of Ministries to implement under the regulations of this Circular.

Any difficulty or obstacle that arises during the implementation of this Circular should be reported to the Ministry of Health (Medical Services Administration, Medical Assessment Institute) for consideration./.

 

 

MINISTER




Nguyen Quoc Trieu

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 07/2010/TT-BYT ngày 05/04/2010 hướng dẫn việc giám định mức suy giảm khả năng lao động của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc do Bộ Y tế ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


35.605

DMCA.com Protection Status
IP: 18.118.138.213
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!