Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 705/QĐ-UBND 2022 Đề án xây dựng nông thôn mới Ninh Thuận

Số hiệu: 705/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Ninh Thuận Người ký: Lê Huyền
Ngày ban hành: 17/12/2022 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH THUẬN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 705/QĐ-UBND

Ninh Thuận, ngày 17 tháng 12 năm 2022

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI GIAI ĐOẠN 2021-2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH THUẬN

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH THUẬN

Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Nghị quyết số 25/2021/QH15 ngày 28 tháng 7 năm 2021 của Quốc hội khóa XV phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025;

Căn cứ Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19 tháng 4 năm 2022 của Chính phủ Quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia;

Căn cứ Quyết định số 07/2022/QĐ-TTg ngày 25 tháng 3 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ Quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách Trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025;

Căn cứ Quyết định số 263/QĐ-TTg ngày 22 tháng 02 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025;

Căn cứ Thông tư số 05/2022/TT-BNNPTNT ngày 25 tháng 7 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn một số nội dung thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Căn cứ Thông tư số 53/2022/TT-BTC ngày 12 tháng 8 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tài chính Quy định quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp từ ngân sách trung ương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025;

Thực hiện Nghị quyết số 16-NQ/TU ngày 13 tháng 01 năm 2022 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIV về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng thực hiện xây dựng nông thôn mới đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;

Căn cứ Nghị quyết số 14/2022/NQ-HĐND ngày 20 tháng 10 năm 2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận;

Căn cứ Nghị quyết số 15/2022/NQ-HĐND ngày 20 tháng 10 năm 2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Quy định mức hỗ trợ từ ngân sách nhà nước để thực hiện một số nội dung xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận;

Căn cứ Quyết định số 68/2022/QĐ-UBND ngày 27 tháng 11 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận;

Căn cứ Quyết định số 70/2022/QĐ-UBND ngày 06 tháng 12 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quy định mức hỗ trợ từ ngân sách nhà nước để thực hiện một số nội dung xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận;

Căn cứ Quyết định số 504/QĐ-UBND ngày 20 tháng 9 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Bộ tiêu chí về xã nông thôn mới theo các mức độ (đạt chuẩn, nâng cao, kiểu mẫu) trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2021-2025;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 350/TTr-SNNPTNT ngày 08 tháng 12 năm 2022.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận với các nội dung chính sau:

1. Tên Đề án: Xây dựng nông thôn mới (sau đây viết tắt là NTM) giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.

2. Phạm vi Đề án: Khu vực nông thôn (các xã) trên địa bàn tỉnh.

3. Quan điểm:

Người dân phải thực sự là chủ thể trong xây dựng nông thôn mới; thực hiện tốt quy chế dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng. Nông nghiệp, nông dân, nông thôn tiếp tục đóng vai trò chiến lược và là một trong những nhiệm vụ hàng đầu trong phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh, gắn với nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới theo nguyên tắc “Cơ cấu lại ngành nông nghiệp là động lực, NTM là nền tảng, nông dân là chủ thể”. Xây dựng NTM phải đảm bảo liên tục, toàn diện, hiệu quả, bền vững và nâng cao. Xây dựng NTM gắn với đô thị hóa, đảm bảo giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, xanh - sạch - đẹp, đảm bảo an ninh với hệ thống cơ sở hạ tầng, dịch vụ xã hội đồng bộ, tiệm cận với khu vực đô thị. Tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại nông nghiệp, xây dựng NTM gắn với đô thị; phát huy vai trò chủ thể của người dân và vai trò nòng cốt của doanh nghiệp. Thực hiện có hiệu quả mục tiêu xây dựng “nông nghiệp thịnh vượng, nông dân giàu có, nông thôn văn minh, hiện đại”.

4. Mục tiêu:

a) Mục tiêu chung:

Tiếp tục triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh gắn với thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn, quá trình đô thị hoá, đi vào chiều sâu, hiệu quả, bền vững; thực hiện xây dựng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu và NTM cấp thôn. Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn, thúc đẩy bình đẳng giới. Xây dựng hạ tầng kinh tế-xã hội nông thôn đồng bộ và từng bước hiện đại, bảo đảm môi trường, cảnh quan nông thôn sáng, xanh, sạch, đẹp, an toàn, giàu bản sắc văn hoá truyền thống, thích ứng với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững.

b) Mục tiêu cụ thể:

- Giai đoạn 2021-2025:

+ Cấp huyện: Phấn đấu xây dựng 02 huyện Ninh Sơn, Thuận Nam đạt chuẩn huyện NTM; duy trì, giữ vững chất lượng huyện NTM đối với 02 huyện Ninh Hải, Ninh Phước và phấn đấu xây dựng huyện Ninh Hải đạt chuẩn NTM nâng cao, huyện Ninh Phước cơ bản đạt chuẩn NTM nâng cao.

+ Cấp xã: Phấn đấu có ít nhất 38 xã đạt chuẩn NTM, trong đó có ít nhất 15 xã đạt chuẩn NTM nâng cao và 05 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu; không còn xã dưới 15 tiêu chí.

+ Thôn: Phấn đấu có 85% số thôn đạt chuẩn NTM, trong đó có 5% số thôn đạt chuẩn NTM kiểu mẫu; 60% số thôn thuộc các xã ĐBKK, xã bãi ngang ven biển được công nhận đạt chuẩn NTM.

- Định hướng đến năm 2030: Tiếp tục duy trì, nâng cao chất lượng các huyện đã đạt chuẩn NTM. Phấn đấu có ít nhất 05 huyện đạt chuẩn NTM, trong đó có ít nhất 02 huyện đạt chuẩn NTM nâng cao; có ít nhất 45 xã đạt chuẩn NTM, trong đó ít nhất có 20 xã đạt chuẩn NTM nâng cao và 08 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu; có 95% số thôn đạt chuẩn NTM, trong đó có 15% số thôn đạt chuẩn NTM kiểu mẫu và 65% số thôn thuộc các xã ĐBKK, xã bãi ngang ven biển được công nhận đạt chuẩn NTM.

5. Nhiệm vụ trọng tâm

Tập trung hoàn thành 05 nhóm tiêu chí: (1) Quy hoạch, (2) Hạ tầng kinh tế - xã hội, (3) Kinh tế và tổ chức sản xuất, (4) Văn hóa - Xã hội - Môi trường và (5) Hệ thống chính trị đảm bảo đáp ứng đầy đủ mức đạt chuẩn theo yêu cầu của Bộ tiêu chí nông thôn mới các cấp giai đoạn 2021-2025.

a) Về Quy hoạch:

Rà soát quy hoạch vùng huyện và quy hoạch chung xây dựng xã đã được phê duyệt để tiến hành điều chỉnh hoặc lập mới quy hoạch để đảm bảo phù hợp với định hướng quy hoạch tỉnh Ninh Thuận và đáp ứng các yêu cầu, quy định của tiêu chí. Phấn đấu đến hết năm 2025 có 100% số xã, số huyện đạt chuẩn tiêu chí quy hoạch NTM.

b) Về Hạ tầng kinh tế - xã hội:

Tiếp tục đầu tư, nâng cấp hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng nông thôn (giao thông, thủy lợi, điện, trường học, trạm y tế, công trình cấp nước sinh hoạt…) theo hướng đồng bộ, hiện đại, đảm bảo kết nối, phù hợp với quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa, thích ứng với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường.

Phấn đấu đến năm 2025 có 100% số xã đạt chuẩn các tiêu chí Giao thông, Thủy lợi và Phòng chống thiên tai, Điện, Trường học, Cơ sở vật chất văn hóa, Cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn, Thông tin và truyền thông và 94% số xã đạt chuẩn tiêu chí Nhà ở dân cư; có 100% số huyện đạt chuẩn các tiêu chí Giao thông, Thủy lợi và Phòng chống thiên tai, Điện và các chỉ tiêu 5.1- Trung tâm y tế huyện đạt chuẩn, 5.3- Tỷ lệ trường THPT đạt chuẩn quốc gia mức độ 1, 5.2- Trung tâm Văn hóa - Thể thao huyện đạt chuẩn, 6.2- Chợ trung tâm huyện đạt tiêu chuẩn chợ kinh doanh thực phẩm và 8.1- Tỷ lệ hộ sử dụng nước sạch theo quy chuẩn từ hệ thống cấp nước tập trung.

c) Về Kinh tế và tổ chức sản xuất:

Triển khai xây dựng nông thôn mới gắn với cơ cấu và phát triển kinh tế nông thôn, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ theo hướng kinh tế tuần hoàn, nông nghiệp sinh thái; xây dựng và phát triển hiệu quả các vùng nguyên liệu tập trung, cơ giới hóa đồng bộ, nâng cao năng lực chế biến và bảo quản nông sản theo các mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị gắn với tiêu chuẩn chất lượng và mã vùng nguyên liệu; ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu sản xuất, góp phần thúc đẩy chuyển đổi số trong nông nghiệp. Củng cố và phát triển các loại hình kinh tế hợp tác; khuyến khích phát triển kinh tế hộ, trang trại, doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn; lồng ghép, thực hiện có hiệu quả Chương trình hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2021-2025 và Đề án nhân rộng hợp tác xã kiểu mẫu; thu hút khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến tiêu thụ nông sản; đa dạng hóa hệ thống kênh phân phối, tiêu thụ, trong đó ưu tiên phát triển thương mại điện tử. Tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, gắn đào tạo nghề với thị trường lao động và giải quyết việc làm cho người dân. Triển khai thực hiện các Chương trình OCOP, Chương trình phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới, Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021-2025 gắn với lợi thế từng địa phương. Lồng ghép, thực hiện có hiệu quả các Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn (giai đoạn I: Từ năm 2021 đến năm 2025); triển khai hiệu quả các chính sách an sinh xã hội nhằm duy trì mức giảm tỷ lệ hộ nghèo đa chiều theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021-2025 ít nhất 1,5%/năm, trong đó tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số giảm bình quân trên 3%/năm.

Phấn đấu đến hết năm 2025, có 100% số xã đạt chuẩn các tiêu chí Lao động, Tổ chức sản xuất và phát triển kinh tế nông thôn; trên 80% số xã đạt chuẩn tiêu chí Thu nhập, tiêu chí Nghèo đa chiều; 2/3 số huyện đạt chuẩn tiêu chí Kinh tế.

d) Về Văn hóa - Xã hội - Môi trường:

- Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục; duy trì, nâng cao chất lượng đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non, tiểu học, trung học cơ sở và xóa mù chữ. Phấn đấu 100% số xã đạt chuẩn tiêu chí Giáo dục và đào tạo.

- Nâng cao chất lượng công tác bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ nhân dân; củng cố, nâng cao chất lượng hệ thống y tế tuyến huyện, xã. Phấn đấu đến hết năm 2025, 100% số xã đạt chuẩn tiêu chí Y tế.

- Xây dựng đời sống văn hóa trên cơ sở bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống gắn với kinh tế du lịch nông thôn. Nâng cao chất lượng đời sống văn hóa cho người dân nông thôn, xây dựng gia đình văn hóa, khu dân cư văn hóa, xã đạt chuẩn văn hóa; thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội. Tiếp tục tăng cường đầu tư, xây dựng, hoàn thiện các thiết chế văn hóa nông thôn. Phấn đấu đến năm 2025 có 100% số xã đạt chuẩn tiêu chí Văn hóa.

- Xây dựng và tổ chức hướng dẫn thực hiện các Đề án/Kế hoạch tổ chức phân loại, thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn không nguy hại, chất thải nhựa, chất thải nguy hại …trên địa bàn huyện, xã đảm bảo theo quy định; phát triển, nhân rộng các mô hình phân loại chất thải rắn tại nguồn; thu gom, tái chế, tái sử dụng các loại chất thải; tăng cường công tác quản lý chất thải nhựa trong hoạt động sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp; đẩy mạnh xử lý, khắc phục ô nhiễm và cải thiện chất lượng môi trường tại những khu vực tập trung nhiều nguồn thải, những nơi gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và các khu vực mặt nước bị ô nhiễm.

- Giữ gìn và xây dựng cảnh quan nông thôn; tăng tỷ lệ trồng hoa, cây xanh phân tán gắn với triển khai thực hiện Đề án trồng 01 tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh; Quy hoạch lại hệ thống nghĩa trang, quản lý tốt việc mai táng đảm bảo phù hợp với đặc điểm văn hóa, tôn giáo của từng vùng, từng dân tộc. Tăng cường quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm tại các cơ sở, hộ gia đình sản xuất, kinh doanh thực phẩm; đảm bảo vệ sinh môi trường tại các cơ sở chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản; cải thiện vệ sinh hộ gia đình. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, nâng cao chất lượng nước sinh hoạt nông thôn. Phấn đấu đến năm 2025 có ít nhất 85% số xã đạt chuẩn tiêu chí Môi trường và an toàn thực phẩm; có 5/6 huyện đạt chuẩn tiêu chí Môi trường và 4/6 huyện đạt chuẩn tiêu chí Chất lượng môi trường sống.

đ) Về hệ thống chính trị:

- Xây dựng, củng cố hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh. Tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, năng lực quản lý hành chính, quản lý kinh tế - xã hội chuyên sâu, chuyển đổi tư duy về phát triển kinh tế nông thôn cho cán bộ, công chức xã theo quy định, đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới; Triển khai hiệu quả Chương trình chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, hướng tới nông thôn mới thông minh giai đoạn 2021-2025; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện các dịch vụ hành chính công ở các cấp. Tăng cường hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở; giải quyết, hòa giải các mâu thuẫn, tranh chấp ở khu vực nông thôn; nâng cao nhận thức, thông tin về trợ giúp pháp lý; tăng cường khả năng thụ hưởng dịch vụ trợ giúp pháp lý; tăng cường giải pháp nhằm đảm bảo bình đẳng giới và phòng chống bạo lực trên cơ sở giới; tăng cường chăm sóc, bảo vệ trẻ em và hỗ trợ những người dễ bị tổn thương trong các lĩnh vực của gia đình và đời sống xã hội.

- Xây dựng lực lượng dân quân vững mạnh, rộng khắp, hoàn thành các chỉ tiêu quân sự, quốc phòng được giao. Xây dựng địa bàn nông thôn vững mạnh, toàn diện góp phần xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân; hoàn thành và giữ vững tiêu chí quân sự, quốc phòng trong xây dựng NTM. Tập trung đấu tranh, ngăn chặn và đẩy lùi các loại tội phạm, tệ nạn xã hội bảo đảm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội ở địa bàn nông thôn. Kiềm chế và kéo giảm các loại tội phạm, tệ nạn xã hội, tai nạn giao thông và vi phạm pháp luật khác về an ninh, trật tự. Đẩy mạnh xây dựng lực lượng Công an xã chính quy đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.

Phấn đấu đến năm 2025 có 100% số xã đạt chuẩn tiêu chí Hệ thống chính trị và tiếp cận pháp luật và 100% số huyện đạt chuẩn tiêu chí Hệ thống chính trị - An ninh trật tự - Hành chính công (trừ chỉ tiêu 9.4. Đảm bảo an ninh, trật tự).

6. Vốn thực hiện Đề án:

Vốn thực hiện Đề án khoảng 10.066.673 triệu đồng, trong đó:

- Nguồn ngân sách nhà nước bố trí trực tiếp cho Chương trình: 655.540 triệu đồng, tỷ lệ 6,51%.

- Nguồn lồng ghép các chương trình, dự án khác 1.301.200 triệu đồng, tỷ lệ 12,93%.

- Nguồn vốn tín dụng: 7.000.000 triệu đồng, tỷ lệ 69,54%

- Nguồn vốn huy động khác (doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hợp tác xã, cộng đồng dân cư …): 1.109.933 triệu đồng, tỷ lệ 11,03%.

7. Một số giải pháp trọng tâm:

a) Về tuyên truyền và vận động:

Tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ và cư dân nông thôn, nâng cao chất lượng các phong trào thi đua xây dựng NTM, phong trào “Cả nước chung sức xây dựng NTM” giai đoạn 2021-2025. Tổ chức thực hiện tốt Kế hoạch truyền thông phục vụ Chương trình xây dựng NTM số 3402/KH-UBND ngày 04/8/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh nhằm góp phần chuyển đổi tư duy, nâng cao nhận thức và cải thiện năng lực cho cán bộ, đảng viên, người dân và cộng đồng trong xây dựng NTM với nguyên tắc “Cơ cấu lại ngành nông nghiệp là động lực, NTM là nền tảng, nông dân là chủ thể”.

b) Về chỉ đạo, điều hành:

Lãnh đạo, chỉ đạo triển khai toàn diện các nhiệm vụ xây dựng NTM, NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu ở các cấp huyện, xã, thôn. Nâng cao vai trò, trách nhiệm cấp ủy, chính quyền các cấp, nhất là vai trò người đứng đầu trong xây dựng NTM. Coi xây dựng NTM là nhiệm vụ chính trị, trọng tâm, thường xuyên của cả hệ thống chính trị các cấp.

Thực hiện cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh theo quy định tại Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19/4/2022 của Chính phủ. Trong quá trình thực hiện, thường xuyên rà soát, kiện toàn bộ máy Ban chỉ đạo và bộ máy giúp việc các cấp đảm bảo tinh gọn, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu chỉ đạo, quản lý, điều hành.

c) Về cơ chế, chính sách:

Triển khai thực hiện các cơ chế hỗ trợ, cơ chế đầu tư theo đúng quy định tại các Nghị định, Quyết định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; các Nghị quyết, Quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh liên quan đến Chương trình đảm bảo đúng đối tượng, nội dung và đạt hiệu quả.

d) Về kết nối nông thôn với phát triển đô thị:

- Phát triển các cụm công nghệ chế biến, kết nối sản xuất - sơ chế - chế biến - tiêu thụ nông sản; hình thành và phát triển các chuỗi cung ứng, hệ thống cửa hàng, trung tâm, điểm bán, giới thiệu sản phẩm OCOP; xây dựng các mô hình kết nối du lịch - dịch vụ; xây dựng một số mô hình điểm về du lịch nông thôn, du lịch sinh thái; kết nối các tour, tuyến du lịch chung của tỉnh, vùng và cả nước.

- Hình thành các chợ đầu mối, trung tâm thương mại kết nối tiêu thụ sản phẩm cho khu vực nông thôn.

- Kết nối các hoạt động văn hóa nông thôn với các trung tâm văn hóa huyện, tỉnh. Nâng cấp trang thiết bị và nâng cao trình độ nhân lực tại các trạm y tế đảm bảo năng lực khám, chữa bệnh trực tuyến liên thông đến các bệnh viện tuyến huyện, tuyến tỉnh.

- Nâng cấp phát triển các thị trấn tạo vùng động lực phát triển cho khu vực nông thôn.

đ) Về huy động và sử dụng nguồn lực:

- Huy động tối đa và đa dạng hóa các nguồn lực để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh. Lồng ghép hiệu quả nguồn vốn các Chương trình mục tiêu quốc gia và các chương trình, dự án khác trên địa bàn nông thôn giai đoạn 2021-2025.

- Thực hiện hiệu quả chính sách tín dụng đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn; khuyến khích cho vay ủy thác qua Ngân hàng chính sách xã hội theo Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09/06/2015 và nghị định số 116/2018/NĐ-CP ngày 07/9/2018 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.

- Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; hỗ trợ, tài trợ cho Chương trình và vận động người dân tiếp tục tham gia đóng góp xây dựng NTM theo nguyên tắc tự nguyện cho từng dự án, nội dung cụ thể. Tranh thủ các khoản viện trợ không hoàn lại của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước cho các dự án đầu tư; các nguồn tài chính hợp pháp khác phục vụ cho xây dựng NTM.

- Xây dựng phương án bố trí, sử dụng có hiệu quả với từng nguồn lực huy động phù hợp với thực tiễn của địa phương. Đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, không dàn trải để sử dụng hiệu quả, tiết kiệm nguồn vốn hỗ trợ của trung ương và các nguồn vốn huy động khác.

e) Về thực hiện các nhóm tiêu chí:

- Phát huy tối đa vai trò của Mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội, cộng đồng để phấn đấu hoàn thành, duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí không đòi hỏi nguồn lực đầu tư cao (quy hoạch, văn hóa, an ninh trật tự, một số chỉ tiêu thuộc các tiêu chí y tế, giáo dục, môi trường…); thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở, công tác thi đua - khen thưởng, biểu dương, khích lệ kịp thời các tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến, những mô hình hay, cách làm sáng tạo trong công tác vận động nhân dân tham gia xây dựng NTM.

- Đối với nhóm tiêu chí đòi hỏi nguồn lực đầu tư cao (giao thông, hạ tầng phục vụ sản xuất, trường học, trạm y tế, hạ tầng thương mại, cơ sở vật chất văn hóa, thông tin, truyền thông, hạ tầng môi trường…) cần lồng ghép chặt chẽ giữa các Chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình, dự án khác trên địa bàn; thu hút đầu tư của doanh nghiệp trên cơ sở hợp tác công tư và xã hội hóa; thực hiện hiệu quả các chính sách tín dụng đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các đơn vị liên quan tổ chức triển khai thực hiện Đề án trên địa bàn tỉnh theo quy định.

- Chỉ đạo, đôn đốc, hướng dẫn các địa phương thực hiện các chỉ tiêu, tiêu chí và nội dung thành phần của Chương trình thuộc lĩnh vực ngành được phân công phụ trách.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư:

- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính và các Sở, ngành liên quan, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí vốn đầu tư công để thực hiện các dự án theo quy định của pháp luật về đầu tư công.

- Phối hợp, hỗ trợ các địa phương thực hiện các chỉ tiêu, tiêu chí của Chương trình được phân công cho ngành phụ trách.

3. Sở Tài chính:

Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các Sở, ngành, địa phương và đơn vị liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh phân bổ kinh phí sự nghiệp của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh cho các cơ quan, đơn vị, địa phương triển khai thực hiện.

4. Các Sở, ngành có liên quan:

- Chỉ đạo, đôn đốc, hướng dẫn các địa phương thực hiện các chỉ tiêu, tiêu chí và nội dung thành phần của Chương trình thuộc lĩnh vực ngành được phân công phụ trách; Kế hoạch số 1993/KH-UBND ngày 12/5/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai thực hiện Quyết định số 263/QĐ-TTg ngày 22/02/2022 của Thủ tướng Chính phủ và Kế hoạch số 4174/KH-UBND ngày 23/9/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh; xây dựng kế hoạch, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện theo nội dung được phân công, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.

- Chủ động lồng ghép các chương trình, dự án thuộc lĩnh vực ngành phụ trách với Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh.

5. Ngân hàng nhà nước chi nhánh tỉnh Ninh Thuận:

- Chỉ đạo các ngân hàng trên địa bàn tỉnh đáp ứng nhu cầu vay vốn phục vụ nông nghiệp, nông thôn của các tổ chức, cá nhân.

- Hướng dẫn các thủ tục vay vốn đơn giản, thuận tiện, vừa đảm bảo các hoạt động của ngân hàng vừa tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân vay vốn để phát triển kinh tế, xây dựng NTM; ưu tiên các mô hình kinh tế liên kết theo chuỗi giá trị, các hợp tác xã, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao, sản xuất quy mô lớn.

6. Văn phòng Điều phối NTM tỉnh:

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan tổ chức đào tạo, tập huấn, nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác xây dựng NTM; tuyên truyền rộng rãi về mục tiêu, nội dung, nhiệm vụ và giải pháp thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh.

- Tổ chức kiểm tra, giám sát tiến độ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh; nắm bắt những khó khăn, vướng mắc của các địa phương trong quá trình triển khai, tham mưu đề xuất với Ủy ban nhân dân tỉnh những giải pháp để chỉ đạo hỗ trợ các địa phương trong quá trình tổ chức thực hiện.

7. Đề nghị Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức chính trị-xã hội:

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân tham gia thực hiện tốt các cuộc vận động và phong trào thi đua gắn với xây dựng NTM như cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng NTM, đô thị văn minh”, cuộc vận động xây dựng gia đình “5 không, 3 sạch”, phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng NTM”, phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững”, Đề án “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp”, thúc đẩy chương trình khởi nghiệp, thanh niên làm kinh tế, Chương trình trí thức trẻ tình nguyện xây dựng NTM…

- Nâng cao vai trò giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị-xã hội các cấp trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh; tổ chức lấy ý kiến sự hài lòng của người dân về kết quả xây dựng NTM.

8. Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Ninh Thuận:

Căn cứ chức năng, nhiệm vụ của đơn vị, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, xây dựng các chuyên trang, chuyên mục kịp thời phản ánh những cách làm hay, những mô hình tốt của các địa phương, đơn vị trên địa bàn tỉnh trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh.

9. UBND các huyện, thành phố

- Xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm và các giải pháp chủ yếu để thực hiện; xác định nhu cầu, khả năng huy động vốn và chỉ đạo, tổ chức thực hiện Đề án trên địa bàn.

- Phối hợp với các Sở, ngành liên quan rà soát, lập và triển khai xây dựng quy hoạch vùng huyện; chỉ đạo bổ sung quy hoạch xã phù hợp với xây dựng vùng huyện gắn với đô thị hóa.

- Tổ chức tuyên truyền, đào tạo, tập huấn cán bộ xây dựng NTM cấp huyện, xã, thôn trên địa bàn; thường xuyên kiểm tra, giám sát; tổng hợp, báo cáo đánh giá kết quả thực hiện Chương trình theo quy định.

10. UBND các xã

- Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động, đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước và sự tham gia xây dựng NTM của cán bộ, Nhân dân và các tổ chức ở địa phương. Chịu trách nhiệm trực tiếp, toàn diện toàn bộ nội dung, nhiệm vụ xây dựng NTM tại địa phương.

- Rà soát, đánh giá lại thực trạng nông thôn xã theo các tiêu chí của Bộ tiêu chí về xã NTM giai đoạn 2021-2025. Xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện xây dựng NTM cấp xã hàng năm; chỉ đạo xây dựng thôn NTM, thôn NTM kiểu mẫu; quản lý, sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực xây dựng NTM theo quy định của Nhà nước.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở; Thủ trưởng các Ban, ngành thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.


Nơi nhận:
- Như điều 3;
- Văn phòng Điều phối NTM TW;
- TT: Tỉnh ủy, HĐND tỉnh (b/cáo);
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- UBMTTQVN tỉnh và các tổ chức chính trị-xã hội tỉnh;
- VPUB: LĐ, VXNV, BTCD, KTTH;
- Lưu: VT.
HC

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lê Huyền

ĐỀ ÁN

XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TỈNH NINH THUẬN GIAI ĐOẠN 2021-2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN 2030
(Kèm theo Quyết định số 705/QĐ-UBND ngày 17 tháng 12 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận)

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU: SỰ CẦN THIẾT, CƠ SỞ PHÁP LÝ, PHẠM VI ĐỀ ÁN

I. SỰ CẦN THIẾT

II. CƠ SỞ PHÁP LÝ

III. PHẠM VI ĐỀ ÁN

PHẦN I: KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH GIAI ĐOẠN 2011-2021

I. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH ĐẾN 2021.

1. Kết quả thực hiện các mục tiêu cơ bản của Chương trình.

2. Một số kết quả nổi bật thực hiện các nội dung của Chương trình

2.1. Hoàn thiện kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội cơ bản ở nông thôn theo hướng đồng bộ, từng bước kết nối với đô thị.

2.2. Kinh tế nông thôn tăng trưởng và dịch chuyển theo hướng công nghiệp - dịch vụ, ngành nông nghiệp chuyển đổi theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững.

2.3. Văn hóa - xã hội - môi trường ở nông thôn tiếp tục được nâng cao

2.4. Hệ thống chính trị cơ sở được củng cố, kiện toàn.

3. Kết quả huy động nguồn lực thực hiện Chương trình

II. THỰC TRẠNG NÔNG THÔN SAU 10 NĂM XÂY DỰNG ĐỐI CHIẾU VỚI CHUẨN NTM THEO BỘ TIÊU CHÍ GIAI ĐOẠN 2021-2025

1. Về Quy hoạch

1.1. Quy hoạch vùng huyện

1.2. Quy hoạch NTM các xã

2. Về hạ tầng kinh tế - xã hội

2.1. Giao thông

a) Cấp huyện

b) Cấp xã

2.2. Thủy lợi

2.3. Điện

2.4. Trường học

2.5. Cơ sở vật chất văn hóa

2.6. Cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn

2.7. Hệ thống thông tin - truyền thông

2.8. Nhà ở dân cư

3. Về kinh tế và tổ chức sản xuất

3.1. Về thu nhập

3.2. Nghèo đa chiều

3.3. Lao động

3.4. Tổ chức sản xuất và phát triển kinh tế nông thôn

4. Về Văn hóa - Xã hội - Môi trường

4.1. Giáo dục và Đào tạo

4.2. Y tế

4.3. Văn hóa

4.4. Môi trường và an toàn thực phẩm

5. Về hệ thống chính trị

5.1. Hệ thống chính trị và tiếp cận pháp luật

5.2. Quốc phòng và An ninh.

PHẦN II: NỘI DUNG XÂY DỰNG NTM GIAI ĐOẠN 2022-2025

I. QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG XÂY DỰNG NTM

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

2. Mục tiêu cụ thể

III. CÁC NỘI DUNG, NHIỆM VỤ CHỦ YẾU XÂY DỰNG NTM GIAI ĐOẠN 2021-2025 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

1. Xây dựng địa phương đạt chuẩn NTM

2. Nhiệm vụ thực hiện các tiêu chí

2.1. Quy hoạch

2.2. Phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội

a) Giao thông

b) Thủy lợi

c) Điện

d) Trường học

đ) Cơ sở vật chất văn hóa

e) Cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn

g) Thông tin và truyền thông

h) Cơ sở hạ tầng y tế

i) Công trình cấp nước sinh hoạt tập trung và cơ sở hạ tầng bảo vệ môi trường nông thôn

k) Hạ tầng cụm công nghiệp

2.3. Kinh tế và tổ chức sản xuất

2.4. Giáo dục, Y tế, Văn hóa, Môi trường

a) Giáo dục

b) Y tế

c) Văn hóa - Thể thao và Du lịch

d) Bảo vệ môi trường, xây dựng cảnh quan nông thôn và an toàn thực phẩm

2.5. Hệ thống chính trị

a) Hệ thống chính trị và tiếp cận pháp luật

b) Quốc phòng và An ninh

IV. NGUỒN LỰC VÀ HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC

V. MỘT SỐ GIẢI PHÁP TRỌNG TÂM THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

1. Giải pháp về tuyên truyền và vận động

2. Giải pháp về chỉ đạo, điều hành

3. Giải pháp về cơ chế, chính sách

3.1. Cơ chế hỗ trợ

3.2. Cơ chế đầu tư

4. Giải pháp về kết nối nông thôn với phát triển đô thị

5. Giải pháp về huy động và sử dụng nguồn lực

6. Giải pháp theo từng nhóm tiêu chí

PHẦN III: TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư

3. Sở Tài chính

4. Các Sở, ngành có liên quan

5. Ngân hàng nhà nước tỉnh

6. Văn phòng điều phối NTM tỉnh

7. Đề nghị Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức chính trị - xã hội

8. Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Ninh Thuận

9. UBND các huyện, thành phố

10. UBND các xã

Một số từ viết tắt

ATTP : An toàn thực phẩm

BHYT : Bảo hiểm Y tế

CB-CC : Cán bộ công chức

CCN : Cụm công nghiệp

CTR : Chất thải rắn

DTTS : Dân tộc thiểu số

ĐBKK : Đặc biệt khó khăn

ĐMT : Điện mặt trời

HĐND : Hội đồng nhân dân

HTX : Hợp tác xã

NTM : Nông thôn mới

NSNN : Ngân sách nhà nước

OCOP : Chương trình mỗi xã một sản phẩm

PCGD : Phổ cập giáo dục

QLNN : Quản lý nhà nước

THCS : Trung học cơ sở

THPT : Trung học phổ thông

TNHH MTV : Trách nhiệm hữu hạn một thành viên

UBND : Ủy ban nhân dân

ĐỀ ÁN

XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TỈNH NINH THUẬN GIAI ĐOẠN 2021-2025 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN 2030

PHẦN MỞ ĐẦU

SỰ CẦN THIẾT, CƠ SỞ PHÁP LÝ, PHẠM VI ĐỀ ÁN

I. SỰ CẦN THIẾT

Qua hơn 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM (viết tắt là Chương trình) trong bối cảnh còn nhiều khó khăn, nhất là xuất phát điểm nông thôn của tỉnh khá thấp; kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội nông thôn, miền núi nhiều nơi chưa đáp ứng yêu cầu; nguồn lực đầu tư hạn chế, tác động của biến đổi khí hậu…nhưng với sự lãnh đạo, chỉ đạo điều hành sâu sát, quyết liệt, chủ động, sáng tạo có trọng tâm, trọng điểm của các cấp ủy đảng và chính quyền các cấp, sự đoàn kết, đồng thuận cao của hệ thống chính trị và các tầng lớp Nhân dân trong tỉnh, Chương trình đã đạt được nhiều kết quả tích cực, toàn diện, góp phần vào sự nghiệp phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn và sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Đến hết năm 2021, hầu hết các chỉ tiêu về hạ tầng kinh tế, xã hội, y tế, văn hoá, giáo dục… đều đạt và vượt kế hoạch; bình quân toàn tỉnh đạt 16,77 tiêu chí/xã, tăng 7,24 tiêu chí/xã so với năm 2015; có 07 thôn đạt chuẩn NTM 1, 29 xã đạt chuẩn NTM tăng gấp 2,63 lần năm 2015, trong đó có 06 xã đạt chuẩn NTM nâng cao và 02 huyện đạt chuẩn NTM.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn tồn tại những hạn chế, hạn chế: Công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền có lúc, có nơi có dấu hiệu chững lại và chưa sát với tình hình; công tác huy động nguồn lực xây dựng NTM hiệu quả chưa cao, nguồn lực trong dân và doanh nghiệp còn chiếm tỷ lệ thấp; kết quả xây dựng NTM chất lượng chưa cao, chưa bền vững; một số tiêu chí còn nhiều khó khăn, thiếu tính ổn định; xây dựng NTM gắn với đô thị hoá tỷ lệ thấp; khoảng cách chênh lệch về thu nhập, y tế, giáo dục giữa nông thôn và thành thị còn lớn. Thu hút doanh nghiệp đầu tư và phát triển HTX khu vực nông thôn còn nhiều khó khăn. Môi trường nông thôn còn nhiều bức xúc; tình hình an ninh trật tự khu vực nông thôn có lúc, có nơi còn diễn biến thiếu ổn định…

Để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ thực hiện Chương trình giai đoạn 2021-2025 và định hướng đến năm 2030 theo hướng phát triển toàn diện, hiệu quả, bền vững và nâng cao, đáp ứng các mục tiêu phát triển ở tất cả các cấp (tỉnh, huyện, xã); cụ thể hóa lộ trình thực hiện các nội dung của Chương trình, các chỉ tiêu của Bộ tiêu chí NTM các cấp giai đoạn 2021-2025 và các mục tiêu cụ thể theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp, việc xây dựng Đề án xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025 và định hướng đến năm 2030 là hết sức cần thiết; làm cơ sở cho các ngành, địa phương, nhất là các địa phương, kể cả ở cấp thôn xây dựng lộ trình, kế hoạch, giải pháp, huy động nguồn lực triển khai thực hiện; đồng thời Đề án xây dựng NTM cũng là một trong những tiêu chí để đánh giá tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM theo quy định tại Quyết định số 321/QĐ-TTg ngày 08/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ.

II. CƠ SỞ PHÁP LÝ

- Nghị quyết số 25/2021/QH15 ngày 28/7/2021 của Quốc hội về việc phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025;

- Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19/4/2022 của Chính phủ Quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình MTQG;

- Các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ: số 263/QĐ-TTg ngày 22/02/2022 phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025; số 318/QĐ-TTg ngày 08/3/2022 về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025; số 319/QĐ-TTg ngày 08/3/2022 về việc ban hành quy định xã NTM kiểu mẫu giai đoạn 2021-2025; số 320/QĐ-TTg ngày 08/3/2022 về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM; quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021-2025; số 07/2022/QĐ-TTg ngày 25/3/2022 về việc quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách Trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025; số 919/QĐ-TTg ngày 01/8/2022 phê duyệt Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2021-2025; số 922/QĐ-TTg ngày 02/8/2022 phê duyệt Chương trình phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025; số 923/QĐ-TTg ngày 02/8/2022 phê duyệt Chương trình khoa học và công nghệ phục vụ xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025; số 924/QĐ-TTg ngày 02/8/2022 phê duyệt Chương trình chuyển đổi số trong xây dựng NTM, hướng tới NTM thông minh giai đoạn 2021-2025; số 925/QĐ-TTg ngày 02/8/2022 phê duyệt Chương trình tăng cường bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm và cấp nước sạch nông thôn giai đoạn 2021-2025; số 926/QĐ-TTg ngày 02/8/2022 phê duyệt Chương trình nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện tiêu chí an ninh, trật tự trong xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025;

- Nghị quyết số 16-NQ/TU ngày 13/01/2022 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIV về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng thực hiện xây dựng NTM đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Kết luận số 10-KL/TU ngày 07/7/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về tổng kết về 10 năm thực hiện Nghị quyết số 02-NQ/TU ngày 24/5/2011 của Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng thực hiện chủ trương xây dựng NTM đến năm 2020.

- Nghị quyết số 15/2022/NQ-HĐND ngày 20/10/2022 của HĐND tỉnh quy định mức hỗ trợ từ NSNN để thực hiện một số nội dung xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.

- Các Quyết định của UBND tỉnh: số 59/QĐ-UBND ngày 14/01/2019 về việc phê duyệt Đề án “Chương trình Mỗi xã một sản phẩm” tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2018-2020, định hướng đến năm 2030; số 729/QĐ-UBND ngày 11/11/2021 phê duyệt Chương trình hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2021-2025; số 504/QĐ-UBND ngày 20/9/2022 ban hành Bộ tiêu chí về xã NTM theo các mức độ (đạt chuẩn, nâng cao, kiểu mẫu) trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2021-2025; số 535/QĐ-UBND ngày 04/10/2022 ban hành Bộ tiêu chí và Quy định việc đánh giá, trình tự thủ tục, hồ sơ xét, công nhận, công bố thôn đạt chuẩn thôn NTM, thôn NTM kiểu mẫu giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.

- Các Kế hoạch của UBND tỉnh: số 4056/KH-UBND ngày 17/9/2022 thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2021-2025; số 4174/KH-UBND ngày 23/9/2022 triển khai thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận; số 4185/KH-UBND ngày 25/9/2022 thực hiện Chương trình phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận; số 4191/KH-UBND ngày 25/9/2022 triển khai thực hiện Chương trình chuyển đổi số trong xây dựng NTM, hướng tới NTM thông minh giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận; số 4192/KH-UBND ngày 25/9/2022 thực hiện Chương trình tăng cường bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm và cấp nước sạch nông thôn trong xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận; số 4297/KH-UBND ngày 03/10/2022 triển khai thực hiện Chương trình nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện tiêu chí an ninh, trật tự trong xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.

- Các Quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh: số 1130/QĐ-UBND ngày 22/6/2021 về việc phê duyệt Đề cương và dự toán lập Đề án xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận; số 460/QĐ-UBND ngày 22/4/2022 về việc điều chỉnh nội dung tại khoản 3, 6 Điều 1 Quyết định số 1130/QĐ-UBND ngày 22/6/2021.

III. PHẠM VI ĐỀ ÁN

- Phạm vi về không gian: Khu vực nông thôn (các xã) trên địa bàn tỉnh.

- Phạm vi về thời gian: Giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030.

PHẦN I

KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH GIAI ĐOẠN 2011-2021

I. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH ĐẾN 2021

1. Kết quả thực hiện các mục tiêu cơ bản của Chương trình

Đến hết năm 2021, Chương trình đã cơ bản hoàn thành đạt và vượt mục tiêu đề ra cho giai đoạn 2 và hàng năm. Cụ thể:

STT

Chỉ tiêu

Tổng số

Trong đó

Giai đoạn
2010-2020

Năm 2021

1

Số huyện đạt chuẩn NTM

02

02

2

Số xã đạt chuẩn NTM

29

26

03

Trong đó:

Số xã đạt chuẩn NTM nâng cao

06

02

04

3

Số thôn đạt chuẩn NTM

07

02

05

4

Tiêu chí bình quân/xã (theo Bộ tiêu chí xã NTM giai đoạn 2016-2020)

16,30

16,77

2. Một số kết quả nổi bật thực hiện các nội dung của Chương trình

2.1. Hoàn thiện kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội cơ bản ở nông thôn theo hướng đồng bộ, từng bước kết nối với đô thị

Kết cấu hạ tầng nông thôn, nhất là hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất, đời sống như giao thông, thủy lợi, điện, hệ thống nước sinh hoạt… được quan tâm đầu tư, nâng cấp, tạo điều kiện phát triển sản xuất và đời sống của người dân. Các địa phương đã xây dựng mới được 248km đường; nâng cấp, cải tạo, bảo trì 831 km đường cũng như xây mới nâng cấp một số cầu, cống và công trình trên đường 3 đảm bảo việc đi lại thuận tiện quanh năm. Hệ thống kênh mương các cấp được kiên cố hóa với hơn 555km góp phần đảm bảo tưới, tiêu nước phục vụ sản xuất; đáp ứng yêu cầu dân sinh và phòng chống thiên tai tại chỗ. Hệ thống điện nông thôn được đầu tư với 406 trạm biến áp/42.903 kVA; 737km đường dây trung, hạ áp; hoàn thành 35 dự án điện mặt trời và 03 dự án điện gió với tổng công suất 2.539MW đưa vào vận hành thương mại, nhiều hộ dân đã lắp đặt điện mặt trời áp mái với tổng công suất 357,57MWp, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng dụng đất vùng khô hạn của địa phương, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân. 29 trạm y tế xã được xây mới, 22 trạm được nâng cấp, sửa chữa. Cơ sở, thiết bị bệnh viện tuyến huyện cũng được đầu tư, nâng cấp đáp ứng tiêu chuẩn bệnh viện hạng III. Hệ thống thiết chế văn hóa cơ sở được đầu tư tương đối đồng bộ, cơ bản đáp ứng nhu cầu trao đổi, hưởng thụ, gìn giữ văn hóa, luyện tập thể dục, thể thao của Nhân dân. Trên địa bàn 47 xã có 191 trường học từ mẫu giáo đến trung học cơ sở, trong đó có 91 trường đạt chuẩn cơ quốc gia 4; các huyện có 10 trường trung học phổ thông, trong đó có 04 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1. Hệ thống chợ nông thôn cũng được quan tâm đầu tư, chủ yếu từ nguồn xã hội hóa với 31 chợ được xây mới và nâng cấp cải tạo, nâng tổng số chợ trên địa bàn toàn tỉnh lên 86 chợ và chủ yếu là chợ hạng 3 (chiếm trên 98%). Hạ tầng bưu chính, viễn thông được đầu tư xây dựng rộng khắp về các thôn, xã và chất lượng phục vụ ngày càng cao. Đến hết năm 2020, khu vực nông thôn toàn tỉnh có 102 điểm phục vụ bưu chính, bán kính phục vụ là 3,24 km/01 điểm, bình quân 5.950 người/01 điểm phục vụ; tổng số thuê bao điện thoại là 673.083 thuê bao, đạt mật độ 113,31 thuê bao/100 dân; số thuê bao Internet là 298.755 thuê bao, đạt mật độ 90,8 thuê bao/100 dân. Thực hiện các chương trình, chính sách hỗ trợ nhà ở cùng với sự đầu tư của người dân và sự hỗ trợ của Mặt trận, đoàn thể, doanh nghiệp với 8.840 nhà ở khu vực nông thôn được xây mới, nâng cấp góp phần cải thiện điều kiện về nhà ở, xóa nhà tạm, dột nát.

Nhìn chung, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn cơ bản đáp ứng yêu cầu sản xuất và dân sinh; tạo kết nối đồng bộ liên xã, liên huyện và kết nối với đô thị, từng bước bắt kịp tốc độ phát triển chung của vùng.

2.2. Kinh tế nông thôn tăng trưởng và dịch chuyển theo hướng công nghiệp - dịch vụ, ngành nông nghiệp chuyển đổi theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững

Cơ cấu lại ngành nông nghiệp đạt nhiều kết quả quan trọng, phát huy lợi thế của mỗi địa phương, gắn với thị trường trong và ngoài tỉnh; xây dựng các liên kết sản xuất có sự tham gia của doanh nghiệp - hợp tác xã - nông dân trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ 5; thực hiện có hiệu quả việc chuyển đổi lúa nước kém hiệu quả sang trồng các loại cây trồng tiết kiệm nước 6; đã chuyển giao nhiều kết quả nghiên cứu vào thực tiễn, triển khai nhiều dự án ứng dụng công nghệ cao 7 mang lại hiệu quả thiết thực. Các xã ven biển đã phát huy tốt lợi thế, tiềm năng về nuôi trồng thủy sản và khai thác hải sản; phát triển dịch vụ hậu cần nghề cá và chế biến hải sản 8.

Các loại hình tổ chức sản xuất trong nông nghiệp tiếp tục được được đổi mới từng bước phù hợp hơn với cơ chế thị trường và sản xuất hàng hoá; số HTX tăng dần qua từng năm. Đến hết năm 2021, khu vực nông thôn toàn tỉnh có 72 HTX, trong đó có 10 HTX bước đầu ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp 9 theo mô hình cánh đồng mẫu lớn, mô hình tưới tiết kiệm nước nước trên măng tây xanh, mô hình trồng rau trong nhà lưới… và tham gia vào các chuỗi giá trị sản xuất, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Các làng nghề, ngành nghề nông thôn đã góp phần tạo việc làm, thu nhập cho người dân. Việc triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động ở khu vực nông thôn; tạo thêm việc làm và tăng thu nhập cho người dân. Qua đánh giá, phân loại năm 2020, UBND tỉnh đã trao chứng nhận cho 69 sản phẩm OCOP của 19 chủ thể trên địa bàn tỉnh, trong đó có 08 sản phẩm đạt tiềm năng 5 sao, 10 sản phẩm đạt 4 sao và 51 sản phẩm đạt 3 sao. Ngoài ra, công tác xây dựng thương hiệu, chỉ dẫn địa lý, truy xuất nguồn gốc cho các sản phẩm nông nghiệp gắn với sản phẩm OCOP được quan tâm đầu tư, góp phần tăng giá trị sản phẩm.

Thu nhập bình quân đầu người năm 2011 từ 11,96 triệu đồng/người/năm tăng lên 21,10 triệu đồng/người/năm vào năm 2015 và 41,64 triệu đồng/người/năm vào năm 2021, tăng 3,48 lần so với năm 2011 và 1,97 lần so với năm 2015. Tỷ lệ hộ nghèo khu vực nông thôn giảm từ 17,6% năm 2011 (nghèo đơn chiều) xuống còn 10,80% (chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021-2025).

2.3. Văn hóa - xã hội - môi trường ở nông thôn tiếp tục được nâng cao

Hệ thống giáo dục ở nông thôn tiếp tục phát triển. Công tác xóa mù chữ, phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ dưới 5 tuổi và các cấp tiểu học, trung học cơ sở được duy trì thường xuyên. Chất lượng giáo dục ở các cấp học và các loại hình giáo dục ngày càng phát triển theo hướng bền vững; quy mô học sinh các cấp được duy trì, ổn định, tỷ lệ học sinh lưu ban, bỏ học giảm dần.

Mạng lưới y tế cơ sở ở nông thôn được củng cố, phát triển, tổ chức rộng khắp tới tận thôn, nâng cao hiệu quả của y tế cộng đồng, góp phần quan trọng phòng chống bệnh lây nhiễm và trong cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu và khám chữa bệnh cho người dân nông thôn; tỷ lệ người dân tham gia BHYT tăng ổn định và bền vững qua các năm.

Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” gắn với xây dựng NTM được triển khai hiệu quả đã tạo dựng được môi trường văn hóa lành mạnh, đa sắc màu trong đời sống văn hóa, tinh thần của người dân nông thôn. Nhiều loại hình văn hóa truyền thống được kế thừa, giữ gìn và phát huy; các nghệ nhân được quan tâm tạo điều kiện hoạt động và truyền dạy cho các thế hệ sau; quan tâm hỗ trợ phát triển ngôn ngữ, chữ viết và văn học, nghệ thuật các dân tộc: Chăm và Raglai; duy trì, khôi phục các loại hình nghệ thuật dân gian như đánh Mã La, múa Náp, đờn ca tài tử… góp phần gìn giữ, bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc.

Các công trình cấp nước nông thôn tiếp tục được đầu tư, nâng cấp, mở rộng và toàn tỉnh đã đấu nối liên thông được 40 hệ thống cấp nước tập trung với quy mô từ 200 m3 đến 2.500 m3/hệ thống/ngày đêm, góp phần cung cấp nước sạch cho người dân nông thôn. Đến cuối năm 2021, tỷ lệ hộ khu vực nông thôn sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 96%. Các hoạt động phát triển môi trường xanh, sạch, đẹp, thu gom, xử lý nước thải, rác thải… ngày càng được quan tâm với việc tổ chức các hoạt động trồng cây xanh, vệ sinh đường làng, ngõ xóm; thành lập các tổ, đội thu gom rác tại địa phương và phối hợp với Công ty TNHH Xây dựng - Thương mại và Sản xuất Nam Thành trong việc thu gom, xử lý rác thải, tăng tỷ lệ rác không tiếp đất so với trước đây

2.4. Hệ thống chính trị cơ sở được củng cố, kiện toàn

Nhiều tổ chức cơ sở Đảng ở nông thôn đã thực sự đóng vai trò là hạt nhân trong lãnh đạo thực hiện các nhiệm vụ về xây dựng NTM. Phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc khu vực nông thôn được đẩy mạnh, có bước phát triển mới, khơi dậy sức mạnh của nhân dân và cộng đồng trong giữ gìn an ninh chính trị, trật tự xã hội.

3. Kết quả huy động nguồn lực thực hiện Chương trình

Để thực hiện các nội dung của Chương trình, toàn tỉnh đã huy động được hơn 10.645 tỷ đồng đầu tư thực hiện. Cụ thể:

ĐVT: Tỷ đồng

STT

Nguồn vốn

Tổng số

Trong đó

Tỷ lệ

Giai đoạn
2010-2020

Năm 2021

1

Ngân sách trung ương

466,133

460

6,133

4,38%

2

Ngân sách địa phương

980,571

740

240,571

9,21%

3

Vốn lồng ghép

3.083,222

2.866

217,222

28,96%

4

Vốn tín dụng

4.887,744

4.780

107,744

45,91%

5

Vốn huy động doanh nghiệp, tổ chức kinh tế

558,908

538

20,908

5,25%

6

Vốn huy động cộng đồng dân cư

558,023

556

2,023

5,24%

7

Vốn khác

111,286

88

23,286

1,05%

Tổng số

10.645,887

10.028

617,887

II. THỰC TRẠNG NÔNG THÔN SAU 10 NĂM XÂY DỰNG ĐỐI CHIẾU VỚI CHUẨN NTM THEO BỘ TIÊU CHÍ GIAI ĐOẠN 2021-2025

Theo số liệu điều tra, khảo sát đến cuối năm 2021 và đối chiếu với quy định của Bộ tiêu chí NTM các cấp (huyện, xã, thôn) theo các mức độ (đạt chuẩn, nâng cao, kiểu mẫu) giai đoạn 2021-2025, hiện trạng xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh như sau:

1. Về Quy hoạch

1.1. Quy hoạch vùng huyện

Đa số quy hoạch vùng huyện của các huyện đã hết thời hạn quy hoạch, cần rà soát, điều chỉnh, bổ sung đề đáp ứng nhiệm vụ, yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội của huyện, tỉnh giai đoạn 2021-2025 và phù hợp với các quy hoạch được duyệt như: Quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2021-2030, quy hoạch phát triển vùng kinh tế trọng điểm phía Nam tỉnh Ninh Thuận… và yêu cầu, quy định của tiêu chí Quy hoạch, nhất là khu chức năng dịch vụ hỗ trợ phát triển kinh tế nông thôn. Duy chỉ có huyện Ninh Hải là quy hoạch mới được phê duyệt phục vụ cho việc thực hiện Đề án xây dựng NTM trong quá trình đô thị huyện Ninh Hải cơ bản đáp ứng yêu cầu tiêu chí theo quy định 10.

1.2. Quy hoạch NTM các xã

Quy hoạch chung xây dựng NTM các xã phần lớn được phê duyệt từ những năm 2011-2012 với thời kỳ quy hoạch đến năm 2020, hiện nay đã hết thời hạn. Do thời hạn xây dựng quy hoạch đã quá lâu nên hầu như các quy hoạch chung cấp xã hiện không phù hợp với Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh; định hướng phát triển kinh tế-xã hội của xã giai đoạn 2021-2025 và định hướng đô thị hóa theo quy hoạch cấp trên; đặc biệt là các quy hoạch không có quy hoạch khu chức năng dịch vụ hỗ trợ phát triển kinh tế nông thôn theo như quy định mới của tiêu chí. Các quy hoạch chi tiết xây dựng trung tâm hành chánh xã và quy hoạch chi tiết xây dựng các điểm dân cư nông thôn cũng đã hết thời hạn, cần rà soát, điều chỉnh, bổ sung để phù hợp với quy hoạch sử dụng đất và định hướng đô thị hóa theo quy hoạch cấp trên.

2. Về hạ tầng kinh tế-xã hội

2.1. Giao thông

a) Cấp huyện

Hệ thống đường huyện được đầu tư, nâng cấp với cấp đường theo quy hoạch được duyệt đạt cấp kỹ thuật theo quy định; có hệ thống cầu, cống được xây dựng kiên cố, phù hợp với cấp đường. Số km đường huyện được nhựa hóa, bê tông hóa là 159,7/206,3 km, đạt tỷ lệ 77,41%; 100% số xã có đường ô tô kết nối với đường huyện và các trung tâm hành chính, đảm bảo kết nối liên huyện, liên xã thuận tiện cho việc vận chuyển hàng hóa và đi lại của người dân quanh năm.

Bến xe khách tại trung tâm huyện (chỉ có ở huyện Ninh Sơn) đáp ứng tiêu chí bến xe khách loại 3 và khai thác hoạt động đúng quy định. Cơ bản hệ thống đường huyện và bến xe khách tại trung tâm huyện đáp ứng yêu cầu, quy định của tiêu chí Giao thông thuộc Bộ tiêu chí huyện NTM, huyện NTM nâng cao.

b) Cấp xã

Hệ thống đường xã và từ trung tâm xã đến đường huyện cơ bản cứng hoá được nhựa hoá hoặc bê tông hoá, đạt tỷ lệ 99,12% (396,145km nhựa hoá, bê tông hoá/tổng số 399,665km), trong đó có 39 tuyến đường được bố trí đèn chiếu sáng. Các tuyến đường trục thôn, liên thôn cũng được cứng hoá, đạt tỷ lệ 94% (500,929km cứng hoá/tổng số 532,859km), trong đó tỷ lệ bê tông hoá đạt 61,10% (325,572km bê tông hoá/tổng số 532,859km). Các tuyến đường ngõ xóm phần lớn cũng được cứng hoá, đạt tỷ lệ 92,45% (644,927km cứng hoá/tổng số 697,603km) đảm bảo sạch và đi lại thuận tiện quanh năm. Tuy nhiên tỷ lệ các tuyến đường đảm bảo cảnh quan sáng-xanh-sạch-đẹp chưa cao; còn thiếu hệ thống các biển báo, biển chỉ dẫn giao thông. Hệ thống các tuyến đường trục chính nội đồng được cứng hoá, đạt tỷ lệ 90,93% (706,431km cứng hoá/tổng số 776,894 km) đáp ứng yêu cầu sản xuất và vận chuyển hàng hóa, trong đó số km được bê tông hoá đạt 36,78 % (285,71km bê tông hoá/tổng số 776,894km).

Theo yêu cầu của tiêu chí giai đoạn trước, phần lớn các xã đều đạt tỷ lệ cứng hoá các đường giao thông theo quy định. Tuy nhiên với yêu cầu cao hơn của giai đoạn 2021-2025, các tuyến đường thôn, liên thôn cần được tiếp tục đầu tư, cứng hoá để đảm bảo đạt tỷ lệ 100% và các tuyến đường trục chính nội đồng cần cứng hoá để đạt tỷ lệ từ 100% và bê tông hoá để đạt tỷ lệ từ 75% (đối với xã phấn đấu đạt chuẩn NTM nâng cao).

2.2. Thủy lợi

Trên địa bàn tỉnh đã đầu tư xây dựng được 22 hồ chứa với tổng dung tích trữ 414,29 triệu m3 và 04 đập dâng lớn được giao cho Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi quản lý, vận hành, phục vụ nhu cầu sinh hoạt và tưới tiêu sản xuất nông nghiệp của Nhân dân. Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh còn có 51 đập dâng nhỏ trên các nhánh sông suối được giao cho Ủy ban nhân dân các huyện quản lý, vận hành. Quá trình quản lý, khai thác vận hành, Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi đã thường xuyên tổ chức kiểm tra, thực hiện công tác duy tu bảo dưỡng hằng năm; phối hợp với các Sở, ngành, địa phương kiểm tra hiện trạng công trình trước và sau mùa mưa lũ nhằm đảm bảo an toàn cho công trình và vùng hạ du trong mọi tình huống và từng bước triển khai thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật về quản lý an toàn đập. Hệ thống kênh chính, kênh cấp 1, cấp 2 trên địa bàn tỉnh là 1.346,08km; trong đó: chiều dài kênh chính và kênh cấp 1 là 741,1km (đã được kiên cố hóa 628,25km); kênh cấp 2 là 604,98km (đã được kiên cố hóa 135,37km). Ngoài ra, với hệ thống kênh cấp 3 và kênh mương nội đồng có tổng chiều dài 1.260,5km (đã được kiên cố hóa 799,02km) đã từng bước được đầu tư hoàn chỉnh từ công trình đầu mối đến mặt ruộng nhờ đó năng lực, nhiệm vụ công trình cơ bản đáp ứng nhu cầu tưới, tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh trên địa bàn tỉnh. Tỷ lệ đất sản xuất nông nghiệp được tưới chủ động đạt cao ở các xã vùng đồng bằng, hầu hết đều đạt trên 80% theo quy định của tiêu chí nhưng đạt thấp ở các xã vùng DTTS miền núi, dao động từ 34 ÷ 52%; tỷ lệ đất sản xuất nông nghiệp và phi nông nghiệp được tiêu chủ động bình quân đạt 66,61%. Nhìn chung các xã vùng đồng bằng đều đạt chỉ tiêu này; chỉ đạt thấp ở các xã ĐBKK vùng dân tộc thiểu số và miền núi 11.

2.3. Điện

Hệ thống điện trên địa bàn toàn tỉnh hiện có 1.721 trạm biến áp/264.767 kVA; 1.075km đường dây trung áp và 1.170km đường dây hạ áp; có 3.649 công trình điện mặt trời mái nhà với công suất 393,94MWp; 17 công trình điện mặt trời nối lưới với công suất 992,6MWp và 08 công trình điện gió với tổng công suất 454,6MW. Hệ thống điện liên xã đồng bộ với hệ thống điện các xã theo quy hoạch, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của cả hệ thống; cung ứng điện sản xuất và sinh hoạt cho các hộ dân đảm bảo an toàn, thường xuyên. Tỷ lệ hộ có đăng ký trực tiếp và sử dụng điện thường xuyên, an toàn từ các nguồn đạt tỷ lệ trên 98%. Các chỉ tiêu về hệ thống điện đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và tỷ hộ có đăng ký trực tiếp và sử dụng điện đều đáp ứng yêu cầu, quy định của tiêu chí Điện trong Bộ tiêu chí NTM cấp huyện, cấp xã.

2.4. Trường học

- Cấp xã:

Trên địa bàn 47 xã có 191 trường học từ mẫu giáo đến trung học cơ sở gồm:

+ 49 trường mầm non, mẫu giáo, trong đó có 26 trường đạt chuẩn cơ sở vật chất tối thiểu (trong đó có 15 trường đạt chuẩn cơ sở vật chất mức độ 1 và 01 trường đạt chuẩn cơ sở vật chất mức độ 2).

+ 97 trường tiểu học, trong đó có 70 trường đạt chuẩn cơ sở vật chất tối thiểu (trong đó có 56 trường đạt chuẩn cơ sở vật chất mức độ 1).

+ 45 trường THCS (kể cả trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là THCS), trong đó 25 trường đạt chuẩn cơ sở vật chất tối thiểu (trong đó có 10 trường đạt chuẩn cơ sở vật chất mức độ 1 và 01 trường đạt chuẩn cơ sở vật chất mức độ 2).

Để đáp ứng yêu cầu tiêu chí cần tiếp tục đầu tư nâng số lượng trường học đạt chuẩn mức độ 1 và mức độ 2.

- Cấp huyện (tính cả trên địa bàn thị trấn, không tính thành phố Phan Rang - Tháp Chàm).

Trên địa bàn các huyện có 10 trường THPT, trong đó có 04 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1. Để đáp ứng yêu cầu đạt chuẩn huyện NTM, NTM nâng cao cần tiếp tục đầu tư các trường THPT đạt chuẩn mức độ 1 đối với các trường THCS-THPT Nguyễn Văn Linh (Thuận Nam), THPT Lê Duẩn, THPT Nguyễn Du (Ninh Sơn) và đạt chuẩn mức độ 2 đối với trường THPT Tôn Đức Thắng (Ninh Hải).

2.5. Cơ sở vật chất văn hóa

Toàn tỉnh có 6/7 huyện có Trung tâm Văn hoá - Thể thao huyện đạt chuẩn theo quy định (huyện Thuận Nam chưa có Trung tâm). Trên địa bàn 47 xã có 47 Nhà văn hoá xã hoặc Hội trường đa năng, trong đó có 18 Nhà văn hoá xã hoặc Hội trường đa năng đạt chuẩn theo quy định; 297 sân thể thao xã, trong đó 96 sân thể thao đạt chuẩn theo quy định; 250 nhà văn hoá thôn, trong đó có 13 nhà văn hoá thôn đạt chuẩn theo quy định; 251 khu thể thao thôn, trong đó có 41 khu thể thao thôn đạt chuẩn theo quy định.

Có 23/47 xã có điểm vui chơi, giải trí cho người cao tuổi và trẻ em, trong đó có 03 điểm vui chơi, giải trí có nội dung hoạt động chống đuối nước cho trẻ em; 12 xã có lắp đặt dụng cụ thể dục, thể thao ngoài trời ở các điểm công cộng.

Về cơ bản các xã đáp ứng các yêu cầu của tiêu chí, tuy nhiên hiện nay Nhà văn hóa xã, thôn được đánh giá đạt theo hướng sử dụng hội trường đa năng, trung tâm học tập cộng đồng là chính (cho phép vận dụng để đánh giá); cần đầu tư bài bản để đảm bảo đạt chuẩn theo quy định của Bộ Văn hóa, Thể Thao và Du lịch về diện tích, số chỗ ngồi… đối với Nhà văn hóa xã, thôn.

2.6. Cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn

Trên địa bàn 47 xã hiện có 85 chợ, bao gồm 02 chợ hạng 2 và 83 chợ hạng 3. Trong đó có 31 chợ đạt chuẩn theo quy định, 02 chợ đạt chuẩn theo quy định và đáp ứng chợ kinh doanh thực phẩm 12. Hầu hết các chợ nông thôn đều được xây dựng kiên cố, bán kiên cố; có vị trí tương đối thuận tiện, gần các tuyến đường bộ, các khu dân cư tập trung nên tạo điều kiện cho người dân dễ dàng trao đổi và mua bán hàng hóa phục vụ đời sống dân sinh.

Ngoài các chợ nông thôn truyền thống, trên địa bàn các xã còn có 01 siêu thị mini và 11 cửa hàng tiện lợi hoặc cửa hàng kinh doanh tổng hợp đạt chuẩn theo quy định, phục vụ tiêu dùng hàng ngày của người dân.

Đối với các xã phấn đấu đạt chuẩn NTM nâng cao cần quan tâm đầu tư các chợ đáp ứng yêu cầu về chợ kinh doanh thực phẩm.

2.7. Hệ thống thông tin - truyền thông

Hạ tầng bưu chính, viễn thông đã được đầu tư xây dựng rộng khắp về các thôn, xã trên toàn tỉnh và chất lượng phục vụ ngày càng cao, đáp ứng nhu cầu sử dụng của người dân. Đến cuối năm 2021, khu vực nông thôn toàn tỉnh có 08 điểm thùng thư công cộng, 37 điểm bưu điện văn hoá xã, 09 bưu cục do Bưu điện tỉnh quản lý và 01 điểm giao dịch do Viettel Post quản lý. Bán kính phục vụ là 3,24 km/01 điểm, bình quân 5.950 người/01 điểm phục vụ.

Trên địa bàn tỉnh hiện có 07 doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ viễn thông, internet và truyền hình cáp. Có 187 điểm chuyển mạch; 284 tuyến viba; 84 tuyến cáp đồng dài 2.303km; 816 tuyến cáp quang với tổng chiều dài 7.216km, 1.911 trạm BTS (502 trạm 2G, 718 trạm 3G, 691 trạm 4G), 674 vị trí trạm BTS (220 vị trí cột ăngten sử dụng chung), 09 trạm điều khiển thông tin di động BSC. Hạ tầng mạng truyền dẫn cáp quang để cung cấp dịch vụ internet cố định băng rộng và dịch vụ truy nhập internet 3G, 4G được phủ đến 100% số thôn có dân cư trên địa bàn toàn tỉnh. Tổng số thuê bao điện thoại trên toàn tỉnh là 680.283 thuê bao (trong đó điện thoại cố định 46.000 thuê bao; di động trả sau 44.830 thuê bao và di động trả trước 589.453 thuê bao), đạt mật độ 115 thuê bao/100 dân (trong đó mật độ điện thoại cố định và di động trả sau đạt 15,6 thuê bao/100 dân). Tổng số thuê bao internet băng rộng trên toàn tỉnh là 324.475 thuê bao (trong đó internet cố định băng rộng là 83.929 thuê bao, internet băng rộng di động là 240.546 thuê bao). Mật độ internet trên toàn tỉnh là 95 thuê bao/100 dân.

Các xã đều có ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành phục vụ đời sống kinh tế-xã hội ở địa phương; có đài truyền thanh và hệ thống loa phủ kín trên địa bàn các thôn và hoạt động tốt. Cơ bản hạ tầng thông tin truyền thông các xã đáp ứng yêu cầu, quy định của tiêu chí.

2.8. Nhà ở dân cư

Qua điều tra, hiện nay trên địa bàn nông thôn phần lớn nhà ở đều được xây dựng kiên cố hoặc bán kiên cố, đảm bảo đạt “3 cứng” (nền cứng, khung cứng, mái cứng) theo quy định; tỷ lệ hộ có nhà ở kiên cố hoặc bán kiên cố đạt 96,63% (101.654/105.198 căn), đạt yêu cầu tiêu chí Nhà ở dân cư giai đoạn 2021-2025.

Đối với nhà tạm, dột nát hiện vẫn còn và tập trung chủ yếu ở các xã ĐBKK vùng đồng bào DTTS và miền núi.

3. Về Kinh tế và tổ chức sản xuất

3.1. Về Thu nhập

Bình quân thu nhập đầu người không đồng đều giữa các khu vực nông thôn trong tỉnh. Khu vực miền núi, đặc biệt khó khăn thu nhập đạt thấp, dao động trong khoảng từ 17-18 triệu đồng/người/năm; các xã còn lại có mức thu nhập bình quân cao hơn, nhất là các xã ven biển, dao động từ 49-53 triệu đồng/người/năm.

3.2. Nghèo đa chiều

Theo Báo cáo kết quả rà soát tại Quyết định số 119/QĐ-UBND ngày 27/01/2022 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc phê duyệt, điều chỉnh kết quả tổng rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2021 theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022-2025 trên địa bàn tỉnh, số liệu hộ nghèo, hộ cận nghèo khu vực nông thôn các huyện, thành phố như sau:

STT

Địa phương

Tổng số hộ

Trong đó

Tổng tỷ lệ hộ nghèo và hộ cận nghèo (%)

Hộ nghèo

Tỷ lệ (%)

Hộ cận nghèo

Tỷ lệ (%)

1

Huyện Bác Ái

7.914

3.173

40,09%

655

8,28%

48,37%

2

Huyện Ninh Sơn

19.567

2.054

10,50%

2.720

13,9%

24,4%

3

Huyện Ninh Phước

32.268

1.727

5,35%

2.311

7,16%

12,51%

4

Huyện Ninh Hải

25.654

1.278

4,98%

1.338

5,22%

10,20%

5

Huyện Thuận Bắc

11.444

2.597

22,69%

1.011

8,83%

31,52%

6

Huyện Thuận Nam

17.168

1.754

10,22%

1.369

7,97%

18,19%

7

TP. Phan Rang- Tháp Chàm (xã Thành Hải)

2.729

29

1,06%

61

2,24%

3,3%

Tổng số

116.744

12.612

10,80%

9.465

8,11%

18,91%

Số hộ nghèo phần lớn do không có vốn sản xuất, kinh doanh (6.117 hộ), thiếu đất sản xuất (4.727 hộ), không có công cụ, phương tiện sản xuất (4.400 hộ), không có kiến thức về sản xuất (4.199 hộ) và các nguyên nhân khác, trong đó số hộ nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số chiếm phần lớn, chủ yếu là dân tộc Raglai. Trong tổng số 12.612 hộ nghèo có 2.637 hộ nghèo không có khả năng lao động, chiếm tỷ lệ 2,09% .

3.3. Lao động

Lực lượng lao động 13 trên địa bàn khu vực nông thôn toàn tỉnh có 228.468 lao động, trong đó số lao động qua đào tạo là 134.192 lao động (trong đó lao động qua đào tạo có chứng chỉ là 81.033 lao động), đạt tỷ lệ 58,73% và số lao động làm việc trong các ngành kinh tế chủ lực (nông, lâm, thuỷ sản; công nghiệp, xây dựng và dịch vụ) là 204.509/228.468 lao động, đạt tỷ lệ 89,51% .

3.4. Tổ chức sản xuất và phát triển kinh tế nông thôn

Toàn tỉnh có 83 HTX, trong đó khu vực nông thôn 47 xã có 71 HTX nông nghiệp 14, trong đó có 09 HTX được xếp loại tốt, 20 HTX xếp loại khá, 12 HTX xếp loại trung bình, 04 HTX xếp loại yếu và 22 HTX không xếp loại (trong đó có 18 HTX không xếp loại do không tự đánh giá xếp loại, không cung cấp thông tin; 04 HTX chưa xếp loại do mới thành lập); 04 HTX ngưng hoạt động chờ xử lý. Phần lớn các HTX hoạt động chưa hiệu quả, số HTX xếp loại khá, tốt có 35/83 HTX, đạt tỷ lệ 42,17% và chủ yếu tập trung ở các huyện Ninh Hải, Ninh Phước. Đa số các HTX có vốn ít, quy mô sản xuất nhỏ, chưa xây dựng được chuỗi liên kết; cơ sở vật chất, trang thiết bị máy móc phục vụ sản xuất còn thiếu thốn, lạc hậu; khả năng tích luỹ, huy động vốn để mở rộng sản xuất còn hạn chế.

Doanh thu bình quân của HTX nông nghiệp đạt 2.050 triệu đồng/năm. Hiện nay vẫn còn 07 xã chưa có HTX 15.

4. Về Văn hóa - Xã hội - Môi trường

4.1. Giáo dục và Đào tạo

Có 43/47 xã đạt chuẩn PCGD mầm non cho trẻ 5 tuổi, 45/47 xã đạt chuẩn PCGD tiểu học (13 xã đạt mức độ 1, 09 xã đạt mức độ 2 và 23 xã đạt mức độ 3), 47/47 xã đạt chuẩn PCGD trung học cơ sở (18 xã đạt mức độ 1, 17 xã đạt mức độ 2 và 12 xã đạt mức độ 3) và 43/47 xã đạt chuẩn xoá mù chữ (19 xã đạt mức độ 1 và 24 xã đạt mức độ 2). So với yêu cầu của tiêu chí phải đạt mức độ 2 về PCGD mầm non cho trẻ 5 tuổi, PCGD tiểu học, PCGD trung học cơ sở thì mức độ đạt chuẩn của xã chỉ khoảng 50%.

Về trung tâm học tập cộng đồng được đánh giá, xếp loại có 04 xã đạt trung bình, 33 xã đạt khá và 06 xếp loại giỏi. So với yêu cầu phải đạt loại khá trở lên thì các xã đạt tỷ lệ 80,85%.

Có 28/47 xã có mô hình giáo dục thể chất cho học sinh rèn luyện thể lực, kỹ năng, sức bền, đạt tỷ lệ 59,57%, chưa đạt theo quy định của tiêu chí.

4.2. Y tế

Có 43/47 xã đạt chuẩn quốc gia về y tế. Tỷ lệ người dân tham gia BHYT đạt cao, tỷ lệ 100% ở các xã ĐBKK (do được NSNN hỗ trợ 100%) nhưng lại đạt thấp ở các xã còn lại, nhiều xã đạt tỷ lệ thấp ở mức 50-60%.

4.3. Văn hóa

Có 222/254 thôn đạt danh hiệu “thôn văn hóa” theo quy định, trong đó có 194 thôn giữ vững danh hiệu liên tục trong 05 năm. 31 xã có đội hoặc câu lạc bộ văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao hoạt động thường xuyên, trong đó có 65 thôn có đội hoặc câu lạc bộ văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao.

4.4. Môi trường và an toàn thực phẩm

Số hộ có nhà tiêu, nhà tắm, bể chứa nước sinh hoạt hợp vệ sinh đảm bảo 3 sạch là 101.757/116.744 hộ, đạt tỷ lệ 87,16%. Tỷ lệ hộ có nhà tiêu, nhà tắm, bể chứa nước sinh hoạt hợp vệ sinh và đảm bảo 3 sạch đạt tỷ lệ rất cao ở các xã vùng đồng bằng, xấp xỉ 100%, ngược lại tỷ lệ này rất thấp ở các xã ĐBKK, vùng miền núi, tỷ lệ dao động từ 20-40%. Số lượng công trình cấp nước sinh hoạt trên địa bàn nông thôn hiện có 40 công trình/47 xã, đảm bảo cấp nước sinh hoạt cho người dân. Tỷ lệ hộ sử dụng nước sạch khu vực nông thôn đạt 96,75%. Số lượng hộ gia đình, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn khu vực nông thôn hiện có 27.007 cơ sở; trong đó có 26.240 cơ sở tuân thủ các quy định về ATTP, đạt tỷ lệ 97,16%. Số hộ chăn nuôi đảm bảo an toàn, vệ sinh chuồng trại 21.459/26.248, đạt tỷ lệ 81,8%. Trong đó có 52 trang trại nuôi heo thịt và heo sinh sản quy mô từ: 200-5.000 con/trang trại với lượng nước thải và phân heo phát sinh hàng ngày tại mỗi trang trại khoảng từ: 04-150 m3/trang trại và từ 60 - 5.000 kg/trang trại; các trang trại nuôi heo này đều thực hiện đúng và đầy đủ các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường theo báo cáo đánh giá tác động môi trường được được cấp thẩm quyền phê duyệt và kế hoạch bảo vệ môi trường.

Về công tác trồng, chăm sóc cây xanh: Thời gian qua, tại khu vực nông thôn các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình tích cực tham gia trồng, chăm sóc cây xanh trước nhà, trước các cơ sở, khu vực công cộng, trục đường liên xã, liên thôn, trục đường chính nội đồng và tỷ lệ cây xanh tại khu vực nông thôn đạt trung bình 79%.

Về công tác thu gom, xử lý chất thải: Rác thải sinh hoạt, rác thải không nguy hại, rác thải nhựa… trên địa bàn các xã phần lớn đều được công ty TNHH Xây dựng - Thương mại và Sản xuất Nam Thành thu gom, đưa về nhà máy tại huyện Thuận Bắc xử lý, tái chế; số còn lại được xử lý bằng hình thức đốt, chôn lấp. Một số xã như Ma Nới, Phước Trung, Phước Tiến… chưa tổ chức thu gom rác thải. Các chất thải rắn y tế, bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng cơ bản đều được thu gom, xử lý đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường.

5 Về hệ thống chính trị

5.1. Hệ thống chính trị và tiếp cận pháp luật

Đội ngũ CB-CC 47 xã hiện có 908 người (gồm 479 cán bộ và 429 công chức chuyên môn), trong đó có 338 nữ, 772 đảng viên và 243 CB-CC là người dân tộc thiểu số.

Về chuyên môn, nghiệp vụ có 10 thạc sỹ, 763 người có trình độ đại học, 19 người có trình độ cao đẳng, 113 người có trình độ trung cấp và 03 người có trình độ sơ cấp. Về trình độ chính trị có 15 cử nhân, 64 người có trình độ cao cấp lý luận chính trị, 613 người có trình độ trung cấp và 181 người có trình độ sơ cấp. Về chứng chỉ tin học có 09 người có trình độ trung cấp trở lên và 857 người có chứng chỉ tin học (A, B, C…). Về ngoại ngữ có 04 người có trình độ đại học trở lên, 824 người có chứng chỉ ngoại (A, B, C…) và 160 người có chứng chỉ tiếng dân tộc. Về QLNN có 12 chuyên viên chính và tương đương, 795 chuyên viên và tương đương và 30 người chưa qua đào tạo.

Nhìn chung đội ngũ CB-CC các xã cơ bản đạt chuẩn, đáp ứng yêu cầu theo quy định. Tuy nhiên công chức các xã phụ trách NTM không là công chức chuyên trách về NTM, chủ yếu là công chức địa chính - nông nghiệp hoặc Văn phòng kiêm nhiệm và thường xuyên thay đổi nên quá trình theo dõi, tổng hợp và chất lượng tham mưu Chương trình còn nhiều hạn chế.

Các xã đều có đủ tổ chức cơ sở chính trị (Mặt trận và các Chi hội: Cựu chiến binh, Nông dân, Phụ nữ, Thanh Niên) theo quy định; có cán bộ nữ tham gia và giữ các chức danh lãnh đạo chủ chốt (Bí thư, Phó Bí thư, Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND và UBND). Các xã đều đảm bảo có ít nhất 01 địa chỉ tin cậy- nhà tạm lánh; các đối tượng trợ giúp pháp lý đều được tiếp cận và trợ giúp pháp lý theo yêu cầu. Có 45/47 xã được công nhận đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.

5.2. Quốc phòng và An ninh

Công tác quốc phòng và an ninh trật tự được các cấp ủy, chính quyền quan tâm chỉ đạo thực hiện; kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế-xã hội với củng cố quốc phòng-an ninh, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội; xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân và khu vực phòng thủ huyện. Các tệ nạn xã hội đều được kiểm soát, giảm hàng năm và hiện nay không còn xã thuộc diện phức tạp về an ninh, trật tự.

(Chi tiết hiện trạng về xây dựng nông thôn mới các xã so với Bộ tiêu chí NTM giai đoạn 2021-2025 theo Phụ lục đính kèm)

PHẦN II

NỘI DUNG XÂY DỰNG NTM GIAI ĐOẠN 2021-2025

I. QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG XÂY DỰNG NTM

Người dân phải thực sự là chủ thể trong xây dựng nông thôn mới; thực hiện tốt quy chế dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng. Nông nghiệp, nông dân, nông thôn tiếp tục đóng vai trò chiến lược và là một trong những nhiệm vụ hàng đầu trong phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh, gắn với nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới theo nguyên tắc “Cơ cấu lại ngành nông nghiệp là động lực, NTM là nền tảng, nông dân là chủ thể”. Xây dựng NTM phải đảm bảo liên tục, toàn diện, hiệu quả, bền vững và nâng cao. Xây dựng NTM gắn với đô thị hóa, đảm bảo giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, xanh - sạch - đẹp, đảm bảo an ninh với hệ thống cơ sở hạ tầng, dịch vụ xã hội đồng bộ, tiệm cận với khu vực đô thị. Tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại nông nghiệp, xây dựng NTM gắn với đô thị; phát huy vai trò chủ thể của người dân và vai trò nòng cốt của doanh nghiệp. Thực hiện có hiệu quả mục tiêu xây dựng “nông nghiệp thịnh vượng, nông dân giàu có, nông thôn văn minh, hiện đại”.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Tiếp tục triển khai Chương trình gắn với thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn, quá trình đô thị hoá, đi vào chiều sâu, hiệu quả, bền vững; thực hiện xây dựng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu và NTM cấp thôn. Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn, thúc đẩy bình đẳng giới. Xây dựng hạ tầng kinh tế-xã hội nông thôn đồng bộ và từng bước hiện đại, bảo đảm môi trường, cảnh quan nông thôn sáng, xanh, sạch, đẹp, an toàn, giàu bản sắc văn hoá truyền thống, thích ứng với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Giai đoạn 2021-2025

- Cấp huyện: Phấn đấu xây dựng 02 huyện Ninh Sơn, Thuận Nam đạt chuẩn huyện nông thôn mới; duy trì, giữ vững chất lượng huyện nông thôn mới đối với 02 huyện Ninh Hải, Ninh Phước và phấn đấu xây dựng huyện Ninh Hải đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, huyện Ninh Phước cơ bản đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.

- Cấp xã: Phấn đấu có ít nhất 38 xã đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó có ít nhất 15 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và 05 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu; không còn xã dưới 15 tiêu chí.

- Thôn: Phấn đấu có 85% số thôn đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó có 5% số thôn đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu; 60% số thôn thuộc các xã ĐBKK, xã bãi ngang ven biển được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới.

b) Định hướng đến 2030

Tiếp tục duy trì, nâng cao chất lượng các huyện đã đạt chuẩn NTM. Phấn đấu có ít nhất 05 huyện đạt chuẩn NTM, trong đó có ít nhất 02 huyện đạt chuẩn NTM nâng cao; có ít nhất 45 xã đạt chuẩn NTM, trong đó ít nhất có 20 xã đạt chuẩn NTM nâng cao và 08 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu; có 95% số thôn đạt chuẩn NTM, trong đó có 15% số thôn đạt chuẩn NTM kiểu mẫu và 65% số thôn thuộc các xã ĐBKK, xã bãi ngang ven biển được công nhận đạt chuẩn NTM.

III. CÁC NỘI DUNG, NHIỆM VỤ CHỦ YẾU XÂY DỰNG NTM GIAI ĐOẠN 2021-2025 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

1. Xây dựng địa phương đạt chuẩn NTM

Trên cơ sở mục tiêu, nhiệm vụ giai đoạn 2021-2025 và định hướng đến 2030, việc xây dựng địa phương đạt chuẩn NTM cho từng cấp đến 2025 như sau:

STT

Địa phương

Huyện đạt chuẩn

Xã đạt chuẩn

Thôn đạt chuẩn

NTM

NTM nâng cao

NTM

NTM nâng cao

NTM kiểu mẫu

NTM

NTM kiểu mẫu

1

Huyện Bác Ái

02

23

2

Huyện Ninh Sơn

01

07

03

45

9

3

Huyện Ninh Phước

01

01

08

08

02

46

5

4

Huyện Ninh Hải

01

01

08

08

02

39

8

5

Huyện Thuận Bắc

04

01

26

2

6

Huyện Thuận Nam

01

08

03

01

32

1

7

TP. Phan Rang - Tháp Chàm

01

01

01

5

1

Toàn tỉnh

04

02

38

24

06

216

26

2. Nhiệm vụ thực hiện các tiêu chí

2.1. Quy hoạch

Sau khi quy hoạch tỉnh Ninh Thuận được phê duyệt, khẩn trương tiến hành rà soát quy hoạch vùng huyện và quy hoạch chung xây dựng xã đã được phê duyệt để tiến hành điều chỉnh hoặc lập mới quy hoạch để đảm bảo phù hợp với định hướng quy hoạch tỉnh Ninh Thuận.

Quy hoạch chung xây dựng xã phải đáp ứng các yêu cầu về thực hiện: Cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với ứng phó với biến đổi khí hậu, quá trình đô thị hóa của các xã ven đô và bảo vệ môi trường nông thôn; khu chức năng dịch vụ hỗ trợ phát triển kinh tế nông thôn (hạ tầng khu sơ chế, chế biến, trung chuyển nguyên liệu và sản phẩm nông nghiệp) phù hợp với tình hình kinh tế-xã hội của địa phương theo quy định của tiêu chí Quy hoạch thuộc Bộ tiêu chí NTM cấp xã. Tùy theo điều kiện thực tế của từng địa phương, khu chức năng dịch vụ hỗ trợ phát triển kinh tế nông thôn có thể được xác lập tại vị trí tập trung hoặc phân tán, lồng ghép trong các chức năng khác (cụm công nghiệp, khu dịch vụ - thương mại - du lịch, trung tâm hành chính xã...) được xác định trong đồ án quy hoạch chung xây dựng xã.

Ngoài quy hoạch chung xây dựng xã cần rà soát, điều chỉnh bổ sung quy hoạch chi tiết (quy hoạch trung tâm hành chính xã, quy hoạch các điểm dân cư nông thôn) đảm bảo công tác quy hoạch phù hợp với quy định của Luật Quy hoạch, Luật Xây dựng và các quy định khác liên quan. Các quy hoạch xây dựng NTM phải được thực hiện công khai, dân chủ; có sự tham gia thảo luận đóng góp ý kiến của người dân. Trong quy hoạch phải dành quỹ đất để xây dựng các công trình văn hóa, công trình thể thao, cụm tiểu thủ công nghiệp - làng nghề, các khu sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp tập trung (có giá trị kinh tế cao) và các khu dân cư mới và phải có quy chế quản lý quy hoạch.

Phấn đấu đến hết năm 2025, có 100% số xã, số huyện đạt chuẩn tiêu chí quy hoạch NTM.

2.2. Phát triển hạ tầng kinh tế-xã hội

Hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng nông thôn theo hướng đồng bộ, hiện đại, đảm bảo kết nối, phù hợp với quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa, thích ứng với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường.

a) Giao thông

Đầu tư, nâng cấp hoàn thiện hệ thống giao thông nông thôn bao gồm các tuyến đường liên huyện, đường huyện, liên xã, đường xã, liên thôn và các tuyến đường ngõ, xóm, nội đồng kiên cố, đảm bảo phù hợp với quy hoạch, tạo điều kiện kết nối liên vùng, tỉnh, huyện, xã, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Nâng cao tỷ lệ nhựa hóa, bê tông hóa các tuyến đường để đảm bảo tỷ lệ đạt chuẩn với các xã phấn đấu đạt chuẩn nâng cao, kiểu mẫu.

b) Thủy lợi

Tiếp tục hoàn thiện và nâng cao chất lượng hệ thống thủy lợi và phòng chống thiên tai cấp xã, huyện, đảm bảo bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu; nâng tỷ lệ diện tích đất sản xuất nông nghiệp được tưới chủ động đạt từ 62% trở lên. Phấn đấu đến năm 2025 có 100% số xã và huyện đạt chuẩn tiêu chí Thủy lợi và phòng chống thiên tai.

c) Điện

Tiếp tục đầu tư, cải tạo và nâng cấp hệ thống lưới điện nông thôn theo hướng an toàn, tin cậy, ổn định và đảm bảo mỹ quan. Phấn đấu đến năm 2025 có 100% số xã và huyện đạt chuẩn tiêu chí Điện theo Bộ tiêu chí NTM cấp xã, cấp huyện giai đoạn 2021-2025.

d) Trường học

Tiếp tục xây dựng, hoàn chỉnh các công trình trường học các cấp (mầm non, trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông hoặc trường phổ thông có nhiều cấp học) đảm bảo đạt chuẩn theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và theo yêu cầu của tiêu chí. Phấn đấu đến năm 2025 có 100% số xã đạt chuẩn tiêu chí Trường học và 100% số huyện đạt chuẩn tiêu chí 5.3- Tỷ lệ trường THPT đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 trở lên.

đ) Cơ sở vật chất văn hóa

Xây dựng và hoàn thiện hệ thống cơ sở vật chất văn hóa thể thao cấp xã, thôn, các trung tâm văn hóa - thể thao huyện; tu bổ, tôn tạo các di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch nông thôn. Phấn đấu đến năm 2025 có 100% số xã đạt chuẩn tiêu chí Cơ sở vật chất văn hóa và 100% số huyện đạt chuẩn chỉ tiêu 5.2- Trung tâm Văn hóa - Thể thao huyện đạt chuẩn.

e) Cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn

Đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn cấp xã (chợ nông thôn, siêu thị mini, cửa hàng tiện lợi hoặc cửa hàng kinh doanh tổng hợp), chợ trung tâm huyện (đạt chuẩn chợ kinh doanh thực phẩm, chợ hạng 2) hoặc trung tâm thương mại đạt chuẩn theo quy định của Bộ Công Thương và đảm bảo an toàn thực phẩm. Phấn đấu đến năm 2025 có 100% số xã đạt chuẩn tiêu chí Cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn và 100% số huyện đạt chuẩn chỉ tiêu 6.2- Chợ trung tâm huyện đạt tiêu chuẩn chợ kinh doanh thực phẩm.

g) Thông tin và Truyền thông

Phát triển, hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng số, chuyển đổi số trong nông nghiệp, nông thôn; tăng cường xây dựng cơ sở vật chất cho hệ thống thông tin và truyền thông cơ sở, ưu tiên phát triển, nâng cấp các đài truyền thanh xã có cụm loa hoạt động đến thôn và tăng cường phương tiện sản xuất các sản phẩm thông tin, tuyên truyền cho cơ sở truyền thanh, truyền hình cấp huyện; phát triển và duy trì các điểm cung cấp dịch vụ bưu chính. Phấn đấu đến năm 2025 có 100% số xã đạt chuẩn tiêu chí Thông tin và Truyền thông.

h) Cơ sở hạ tầng y tế

Tiếp tục xây dựng, cải tạo và nâng cấp cơ sở hạ tầng, trang thiết bị cho các trạm y tế xã, trung tâm y tế huyện. Phấn đấu đến năm 2025 có 100% trạm y tế xã có đủ điều kiện khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế và 100% số huyện đạt chuẩn chỉ tiêu 5.1-Trung tâm y tế huyện đạt chuẩn.

i) Công trình cấp nước sinh hoạt tập trung và cơ sở hạ tầng bảo vệ môi trường nông thôn

Xây dựng, hoàn thiện các công trình cấp nước sinh hoạt tập trung, đảm bảo chất lượng đạt chuẩn theo quy định gắn với khai thác, quản lý vận hành bền vững sau đầu tư; xây dựng cơ sở hạ tầng bảo vệ môi trường nông thôn; thu hút các doanh nghiệp đầu tư các khu xử lý chất thải tập trung quy mô liên huyện; đầu tư hạ tầng các điểm tập kết, trung chuyển chất thải rắn sinh hoạt; xây dựng các mô hình xử lý chất thải sinh hoạt quy mô tập trung (cấp huyện và liên huyện); đầu tư, cải tạo, nâng cấp đồng bộ hệ thống thu gom, thoát nước thải và các công trình xử lý nước thải sinh hoạt tập trung và tại chỗ phù hợp. Phấn đấu đến năm 2025 có 98,5% hộ dân nông thôn được sử dụng nước sạch; 100% số xã đạt chỉ tiêu số 17.1-Tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch theo quy chuẩn và 100% số huyện đạt chỉ tiêu 8.1-Tỷ lệ hộ sử dụng nước sạch theo quy chuẩn từ hệ thống cấp nước tập trung.

k) Hạ tầng cụm công nghiệp

Tập trung kêu gọi, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư xây dựng hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật CCN trên địa bàn các huyện Ninh Phước (CCN ngành nghề nông thôn Phước Dân, diện tích 20,28 ha), huyện Ninh Hải (CCN Tri Hải, diện tích 30 ha).

Giai đoạn 2021-2025 tập trung thu hút đầu tư các cơ sở sản xuất, kinh doanh vào CCN Tri Hải, đạt tỷ lệ lấp đầy từ 50% trở lên nhằm đảm bảo đạt chuẩn tiêu chí số 6.1 về Kinh tế thuộc Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021-2025.

2.3. Kinh tế và tổ chức sản xuất

Tập trung triển khai cơ cấu lại ngành nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ theo hướng kinh tế tuần hoàn, nông nghiệp sinh thái; xây dựng và phát triển hiệu quả các vùng nguyên liệu tập trung, cơ giới hóa đồng bộ, nâng cao năng lực chế biến và bảo quản nông sản theo các mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị gắn với tiêu chuẩn chất lượng và mã vùng nguyên liệu; ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu sản xuất, góp phần thúc đẩy chuyển đổi số trong nông nghiệp.

Củng cố và phát triển các loại hình kinh tế hợp tác, trong đó duy trì hoạt động hiệu quả các HTX, tổ hợp tác, trang trại và gia trại hiện có; khuyến khích phát triển kinh tế hộ, trang trại, doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn; lồng ghép, thực hiện có hiệu quả Chương trình hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2021-2025 theo Quyết định số 729/QĐ-UBND ngày 11/11/2021 của UBND tỉnh và Đề án nhân rộng HTX kiểu mẫu; ưu tiên hỗ trợ xây dựng và nhân rộng các mô hình HTX nông nghiệp điển hình, các HTX nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao liên kết theo chuỗi giá trị; thu hút khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến tiêu thụ nông sản; đa dạng hóa hệ thống kênh phân phối, tiêu thụ, trong đó ưu tiên phát triển thương mại điện tử.

Tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, gắn đào tạo nghề với thị trường lao động và giải quyết việc làm cho người dân; tuyên truyền và tư vấn học nghề và việc làm, thường xuyên dự báo nhu cầu thị trường việc làm; xây dựng mới danh mục nghề đáp ứng yêu cầu của cơ cấu lại ngành, lĩnh vực từng bước chuyển dịch lao động nông nghiệp sang công nghiệp, dịch vụ, du lịch nông thôn; hỗ trợ thúc đẩy và phát triển các mô hình khởi nghiệp, sáng tạo ở nông thôn.

Triển khai thực hiện các Chương trình OCOP, Chương trình phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng NTM, Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021-2025 gắn với lợi thế từng địa phương nhằm tạo thêm việc làm, thu nhập, phát triển kinh tế khu vực nông thôn.

Lồng ghép, thực hiện có hiệu quả các Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn (giai đoạn I: Từ năm 2021 đến năm 2025); triển khai hiệu quả các chính sách an sinh xã hội nhằm duy trì mức giảm tỷ lệ hộ nghèo đa chiều theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021-2025 ít nhất 1,5%/năm, trong đó tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số giảm bình quân trên 3%/năm,

Phấn đấu đến hết năm 2025, có 100% số xã đạt chuẩn tiêu chí tổ chức sản xuất và phát triển kinh tế nông thôn và 2/3 số huyện đạt chuẩn tiêu chí Kinh tế; trên 80% số xã đạt chuẩn tiêu chí Thu nhập; 80% số xã đạt chuẩn tiêu chí Nghèo đa chiều và 100% số xã đạt chuẩn tiêu chí Lao động.

2.4. Giáo dục, Y tế, Văn hóa, Môi trường

a) Giáo dục

Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện các cấp học, củng cố, duy trì vững chắc kết quả phổ cập giáo dục cho trẻ em 5 tuổi; phổ cập giáo dục tiểu học, giáo dục trung học cơ sở và xóa mù chữ mức độ 2. Đến hết năm 2025 có 95% học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở được tiếp tục vào học trung học phổ thông, giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông và học nghề, 100% số xã đạt chuẩn tiêu chí giáo dục và đào tạo.

b) Y tế

Tập trung đầu tư, nâng cấp mạng lưới y tế huyện, xã đạt chuẩn quốc gia. Tiếp tục nâng cao chất lượng công tác bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ Nhân dân; củng cố, nâng cao chất lượng hệ thống y tế tuyến huyện, xã. Quản lý, vận hành, sử dụng hiệu quả hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế xã hiện có giúp chăm sóc sức khỏe cho người dân ngay tại cơ sở giảm áp lực cho các bệnh viện, hệ thống y tế tuyến trên. Phấn đấu đến hết năm 2025, 100% số xã đạt chuẩn tiêu chí Y tế.

c) Văn hóa - Thể thao và Du lịch

Xây dựng đời sống văn hóa NTM trên cơ sở bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống gắn với kinh tế du lịch nông thôn. Nâng cao chất lượng đời sống văn hóa cho người dân nông thôn, xây dựng gia đình văn hóa, khu dân cư văn hóa, xã đạt chuẩn văn hóa NTM; thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội. Tiếp tục tăng cường đầu tư, xây dựng, hoàn thiện các thiết chế văn hóa nông thôn. Đẩy mạnh tổ chức hoạt động, tạo điều kiện để người dân tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí cho Nhân dân, đặc biệt là người già và trẻ em, góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của người dân nông thôn. Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh của địa phương.

Triển khai có hiệu quả Chương trình phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025, tập trung vào 05 nhiệm vụ chủ yếu gồm: Hỗ trợ phát triển điểm du lịch nông thôn gắn với việc thực hiện các tiêu chí NTM; hỗ trợ phát triển sản phẩm du lịch nông thôn mang đặc trưng vùng, miền; hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực nông thôn có chất lượng; truyền thông, xúc tiến quảng bá du lịch nông thôn; triển khai và hướng dẫn các mô hình thí điểm về phát triển du lịch nông thôn theo hướng du lịch xanh, có trách nhiệm và bền vững.

Phấn đấu đến năm 2025 có 100% số xã đạt chuẩn tiêu chí Văn hóa.

d) Bảo vệ môi trường, xây dựng cảnh quan nông thôn và an toàn thực phẩm.

Xây dựng và tổ chức hướng dẫn thực hiện các Đề án/Kế hoạch tổ chức phân loại, thu gom, vận chuyển CTR sinh hoạt, CTR không nguy hại, chất thải nhựa, chất thải nguy hại …trên địa bàn huyện, xã đảm bảo theo quy định; phát triển, nhân rộng các mô hình phân loại chất thải rắn tại nguồn; thu gom, tái chế, tái sử dụng các loại chất thải (phụ phẩm nông nghiệp, chất thải chăn nuôi, bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng, chất thải nhựa...); tăng cường công tác quản lý chất thải nhựa trong hoạt động sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp; đẩy mạnh xử lý, khắc phục ô nhiễm và cải thiện chất lượng môi trường tại những khu vực tập trung nhiều nguồn thải, những nơi gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và các khu vực mặt nước bị ô nhiễm.

Giữ gìn và xây dựng cảnh quan nông thôn; tăng tỷ lệ trồng hoa, cây xanh phân tán gắn với triển khai thực hiện Đề án trồng 01 tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh theo Kế hoạch số 6346/KH-UBND ngày 22/11/2021 của UBND tỉnh; tập trung phát triển các mô hình thôn, xóm sáng, xanh, sạch, đẹp, an toàn; khu dân cư kiểu mẫu; nâng cao tỷ lệ đất cây xanh sử dụng công cộng ở nông thôn. Quy hoạch lại hệ thống nghĩa trang, quản lý tốt việc mai táng đảm bảo phù hợp với đặc điểm văn hóa, tôn giáo của từng vùng, từng dân tộc. Thực hiện có hiệu quả cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”.

Tăng cường quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm tại các cơ sở, hộ gia đình sản xuất, kinh doanh thực phẩm; đảm bảo vệ sinh môi trường tại các cơ sở chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản; cải thiện vệ sinh hộ gia đình. Triển khai hiệu quả Chương trình tăng cường bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm và cấp nước sạch nông thôn giai đoạn 2021-2025; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, nâng cao chất lượng nước sinh hoạt nông thôn.

Phấn đấu đến năm 2025 có ít nhất 85% số xã đạt chuẩn tiêu chí Môi trường và an toàn thực phẩm; có 2/3 số huyện đạt chuẩn tiêu chí Chất lượng môi trường sống.

2.5. Hệ thống chính trị

a) Hệ thống chính trị và tiếp cận pháp luật

Tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, năng lực quản lý hành chính, quản lý kinh tế - xã hội chuyên sâu, chuyển đổi tư duy về phát triển kinh tế nông thôn cho cán bộ, công chức xã theo quy định, đáp ứng yêu cầu xây dựng NTM.

Triển khai hiệu quả Chương trình chuyển đổi số trong xây dựng NTM, hướng tới NTM thông minh giai đoạn 2021-2025; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện các dịch vụ hành chính công ở các cấp (xã, huyện, tỉnh); từng bước thực hiện gắn mã, cập nhật, thông báo và gắn biển địa chỉ số cho từng hộ gia đình và các cơ quan, tổ chức trên địa bàn nông thôn gắn với bản đồ số Việt Nam; bồi dưỡng, tập huấn kiến thức, kỹ năng số và an toàn thông tin cho cán bộ cấp xã; phổ biến kiến thức, nâng cao kỹ năng số và năng lực tiếp cận thông tin cho người dân nông thôn.

Tăng cường hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở; giải quyết, hòa giải các mâu thuẫn, tranh chấp ở khu vực nông thôn; nâng cao nhận thức, thông tin về trợ giúp pháp lý; tăng cường khả năng thụ hưởng dịch vụ trợ giúp pháp lý; tăng cường giải pháp nhằm đảm bảo bình đẳng giới và phòng chống bạo lực trên cơ sở giới; tăng cường chăm sóc, bảo vệ trẻ em và hỗ trợ những người dễ bị tổn thương trong các lĩnh vực của gia đình và đời sống xã hội.

Tiếp tục tổ chức triển khai Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng NTM, đô thị văn minh”; nâng cao hiệu quả thực hiện công tác giám sát và phản biện xã hội trong xây dựng NTM; tăng cường vận động, phát huy vai trò làm chủ của người dân trong xây dựng NTM; nâng cao hiệu quả việc lấy ý kiến sự hài lòng của người dân về kết quả xây dựng NTM.

Triển khai hiệu quả các Phong trào, Chương trình, Đề án gồm: Phong trào “Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững”; Đề án “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017-2025”; Cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”; Chương trình khởi nghiệp, thanh niên làm kinh tế; Chương trình trí thức trẻ tình nguyện tham gia xây dựng NTM.

Phấn đấu đến năm 2025 có 100% số xã đạt chuẩn tiêu chí Hệ thống chính trị và tiếp cận pháp luật và 100% số huyện đạt chuẩn tiêu chí Hệ thống chính trị - An ninh trật tự - Hành chính công (trừ chỉ tiêu 9.4. Đảm bảo an ninh, trật tự).

b) Quốc phòng và An ninh

Xây dựng lực lượng dân quân vững mạnh, rộng khắp, hoàn thành các chỉ tiêu quân sự, quốc phòng được giao. Xây dựng địa bàn nông thôn vững mạnh, toàn diện góp phần xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân; hoàn thành và giữ vững tiêu chí quân sự, quốc phòng trong xây dựng NTM.

Tập trung đấu tranh, ngăn chặn và đẩy lùi các loại tội phạm, tệ nạn xã hội bảo đảm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội ở địa bàn nông thôn. Kiềm chế và kéo giảm các loại tội phạm, tệ nạn xã hội, tai nạn giao thông và vi phạm pháp luật khác về an ninh, trật tự. Đẩy mạnh xây dựng lực lượng Công an xã chính quy đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới. Lực lượng Công an các cấp phát huy vai trò nòng cốt, tích cực, chủ động phối hợp với các cơ quan, ban ngành, tổ chức, đoàn thể xã hội trong công tác tuyên truyền; lồng ghép nội dung tuyên truyền, vận động Nhân dân tham gia; Chủ động nắm chắc tình hình, diễn biến hoạt động tội phạm và tệ nạn xã hội tại địa bàn nông thôn theo đúng phân công, phân cấp. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về an ninh, trật tự; công tác quản lý địa bàn, quản lý đối tượng; tập trung mở các đợt cao điểm tấn công, trấn áp, đấu tranh có hiệu quả với các loại tội phạm hình sự, kinh tế, ma túy, môi trường ở địa bàn nông thôn.

Phấn đấu đến năm 2025, có 100% số xã đạt tiêu chí số 19 về Quốc phòng và An ninh trong Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, trong đó có ít nhất 50% số xã đạt chỉ tiêu 19.2 của tiêu chí số 19 về Quốc phòng và An ninh trong Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao; có ít nhất 60% đơn vị cấp huyện đạt chỉ tiêu 9.4 của tiêu chí số 9 về Hệ thống chính trị - An ninh trật tự - Hành chính công trong Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM; 25% đơn vị cấp huyện đạt chỉ tiêu 9.1 của tiêu chí số 9 về An ninh, trật tự - Hành chính công trong Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao.

IV. NGUỒN LỰC VÀ HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC

Tổng nhu cầu nguồn lực thực hiện Đề án khoảng 10.066.673 triệu đồng, trong đó:

1. Nguồn ngân sách nhà nước bố trí trực tiếp cho Chương trình: 655.540 triệu đồng, tỷ lệ 6,51%.

2. Nguồn lồng ghép các chương trình, dự án khác 1.301.200 triệu đồng, tỷ lệ 12,93%.

3. Nguồn vốn tín dụng: 7.000.000 triệu đồng, tỷ lệ 69,54%

4. Nguồn vốn huy động khác (doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hợp tác xã, cộng đồng dân cư…): 1.109.933 triệu đồng, tỷ lệ 11,03%.

Cơ cấu nguồn lực huy động thực hiện Chương trình bảo đảm phù hợp với cơ cấu nguồn lực quy định tại Quyết định số 263/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ (Ngân sách nhà nước: 8%; lồng ghép: 9%; vốn tín dụng: 73% và vốn huy động khác: 10%).

V. MỘT SỐ GIẢI PHÁP TRỌNG TÂM THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

1. Giải pháp về tuyên truyền và vận động

Tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ và cư dân nông thôn, nâng cao chất lượng các phong trào thi đua xây dựng NTM, phong trào “Cả nước chung sức xây dựng NTM” giai đoạn 2021-2025 do Thủ tướng Chính phủ, UBND tỉnh phát động 16. Tổ chức thực hiện tốt Kế hoạch truyền thông phục vụ Chương trình xây dựng NTM (Kế hoạch số 3402/KH-UBND ngày 04/8/2022 của UBND tỉnh) nhằm góp phần chuyển đổi tư duy, nâng cao nhận thức và cải thiện năng lực cho cán bộ, đảng viên, người dân và cộng đồng trong xây dựng NTM với nguyên tắc “Cơ cấu lại ngành nông nghiệp là động lực, NTM là nền tảng, nông dân là chủ thể”.

2. Giải pháp về chỉ đạo, điều hành

Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai toàn diện các nhiệm vụ xây dựng NTM, NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu ở các cấp huyện, xã, thôn. Nâng cao vai trò, trách nhiệm cấp ủy, chính quyền các cấp, nhất là vai trò người đứng đầu trong xây dựng NTM. Coi xây dựng NTM là nhiệm vụ chính trị, trọng tâm, thường xuyên của cả hệ thống chính trị các cấp.

Thực hiện cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện Chương trình theo quy định tại Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19/4/2022 của Chính phủ. Trong quá trình thực hiện, thường xuyên rà soát, kiện toàn bộ máy Ban chỉ đạo và bộ máy giúp việc các cấp đảm bảo tinh gọn, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu chỉ đạo, quản lý, điều hành; củng cố Ban quản lý xã, Ban giám sát cộng đồng cấp xã và Ban phát triển thôn. Chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cán bộ thực hiện nhiệm vụ Chương trình các cấp, đặc biệt cán bộ ở xã, thôn; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, điều hành và thực hiện Chương trình.

Chỉ đạo, phối hợp thực hiện hiệu quả 11 nội dung của Chương trình; 06 Chương trình chuyên đề trọng tâm nhằm nâng cao chất lượng đời sống của người dân nông thôn và giải quyết các vấn đế bức xúc, tồn tại trong xây dựng NTM (môi trường, an toàn thực phẩm, nước sạch nông thôn, phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao hiệu quả hoạt động của các HTX, hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp, sáng tạo, thực hiện Chương trình OCOP; chuyển đổi số trong xây dựng NTM, phát triển du lịch nông thôn…).

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành hoạt động cơ quan nhà nước, xây dựng chính quyền điện tử, chính quyền số để giải quyết thủ tục hành chính; đảm bảo 100% các cơ quan quản lý nhà nước cung cấp dịch vụ hành chính công mức độ 3 trở lên; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình.

3. Giải pháp về cơ chế, chính sách

3.1. Cơ chế hỗ trợ

- Hỗ trợ 100% từ NSNN để thực hiện các nội dung sau:

+ Công tác tuyên truyền; đào tạo, tập huấn, nâng cao năng lực cho cộng đồng, người dân và cán bộ xây dựng NTM các cấp, kinh phí quản lý thực hiện chương trình các cấp.

+ Đào tạo nghề cho lao động nông thôn (các đối tượng hỗ trợ thuộc địa bàn vùng dân tộc thiểu số và miền núi, vùng bãi ngang ven biển và hải đảo, các huyện nghèo bố trí từ kinh phí của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững để thực hiện).

- Hỗ trợ một phần từ NSNN để đầu tư các công trình hạ tầng cấp xã, cấp huyện và một số nội dung khác của Chương trình thực hiện theo Nghị quyết số 15/2022/NQ-HĐND ngày 20/20/2022 của HĐND tỉnh quy định mức hỗ trợ từ NSNN để thực hiện một số nội dung xây dựng NTM giai đoạn 2021-2015 trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.

3.2. Cơ chế đầu tư

Thực hiện theo Quyết định số 263/QĐ-TTg ngày 22/02/2022 của Thủ tướng Chính phủ, các văn bản liên quan, hướng dẫn thực hiện của các Bộ, ngành Trung ương và các quy định của tỉnh. Đối với các công trình quy mô nhỏ, kỹ thuật đơn giản thực hiện theo Quyết định số 445/QĐ-UBND ngày 29/7/2022 của UBND tỉnh.

4. Giải pháp về kết nối nông thôn với phát triển đô thị

Quá trình xây dựng NTM phải gắn kết với phát triển đô thị; xây dựng các nội dung từ kết cấu hạ tầng đến các nội dung khác đều hướng tới đô thị văn minh; có sự kết nối chặt chẽ giữa nông thôn và đô thị kể cả kết nối về hạ tầng (hạ tầng giao thông, hạ tầng thông tin…), kết nối về văn hóa, y tế, giáo dục, môi trường…; kết nối về thị trường, tiêu thụ sản phẩm… trọng tâm là:

- Phát triển các cụm công nghệ chế biến, kết nối sản xuất - sơ chế - chế biến - tiêu thụ nông sản; hình thành và phát triển các chuỗi cung ứng, hệ thống cửa hàng, trung tâm, điểm bán, giới thiệu sản phẩm OCOP; xây dựng các mô hình kết nối du lịch - dịch vụ; xây dựng một số mô hình điểm về du lịch nông thôn, du lịch sinh thái; kết nối các tour, tuyến du lịch chung của tỉnh, vùng và cả nước.

- Hình thành các chợ đầu mối, trung tâm thương mại kết nối tiêu thụ sản phẩm cho khu vực nông thôn.

- Kết nối các hoạt động văn hóa nông thôn với các trung tâm văn hóa huyện, tỉnh. Nâng cấp trang thiết bị và nâng cao trình độ nhân lực tại các trạm y tế đảm bảo năng lực khám, chữa bệnh trực tuyến liên thông đến các bệnh viện tuyến huyện, tuyến tỉnh.

- Nâng cấp phát triển các thị trấn tạo vùng động lực phát triển cho khu vực nông thôn.

5. Giải pháp về huy động và sử dụng nguồn lực

Huy động tối đa và đa dạng hóa các nguồn lực để thực hiện Chương trình. Thực hiện lồng ghép hiệu quả nguồn vốn của 03 Chương trình mục tiêu quốc gia và các chương trình, dự án khác trên địa bàn nông thôn giai đoạn 2021-2025. Thực hiện hiệu quả chính sách tín dụng đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn, đặc biệt là bổ sung nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội để ưu tiên hỗ trợ triển khai Chương trình OCOP, hỗ trợ áp dụng công nghệ chế biến vừa và nhỏ trong nông nghiệp, môi trường và nước sạch nông thôn; khuyến khích cho vay ủy thác qua ngân hàng chính sách xã hội theo Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09/06/2015 và Nghị định số 116/2018/NĐ-CP ngày 07/9/2018 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; hỗ trợ, tài trợ cho Chương trình và vận động người dân tiếp tục tham gia đóng góp xây dựng NTM theo nguyên tắc tự nguyện cho từng dự án, nội dung cụ thể. Tranh thủ các khoản viện trợ không hoàn lại của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước cho các dự án đầu tư; các nguồn tài chính hợp pháp khác phục vụ cho xây dựng NTM.

Xây dựng phương án bố trí, sử dụng có hiệu quả với từng nguồn lực huy động phù hợp với thực tiễn của địa phương. Đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, không dàn trải để sử dụng hiệu quả, tiết kiệm nguồn vốn hỗ trợ của trung ương và các nguồn vốn huy động khác.

6. Giải pháp theo từng nhóm tiêu chí

Đối với nhóm tiêu chí không đòi hỏi nguồn lực đầu tư cao (quy hoạch, văn hóa, an ninh trật tự, một số chỉ tiêu thuộc các tiêu chí y tế, giáo dục, môi trường…), nguồn lực chủ yếu cho nhóm tiêu chí này là nguồn lực con người nhưng đòi hỏi phải thực hiện kiên trì, lâu dài, thường xuyên. Do đó cần phát huy tối đa vai trò của Mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội, cộng đồng để phấn đấu hoàn thành, duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí; thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở, công tác thi đua - khen thưởng, biểu dương, khích lệ kịp thời các tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến, những mô hình hay, cách làm sáng tạo trong công tác vận động nhân dân tham gia xây dựng NTM.

Đối với nhóm tiêu chí đòi hỏi nguồn lực đầu tư cao (giao thông, hạ tầng phục vụ sản xuất, trường học, trạm y tế, hạ tầng thương mại, cơ sở vật chất văn hóa, thông tin, truyền thông, hạ tầng môi trường…), trong điều kiện nguồn lực từ ngân sách nhà nước đầu tư cho Chương trình có hạn, cần lồng ghép chặt chẽ giữa các chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình, dự án khác trên địa bàn; thu hút đầu tư của doanh nghiệp trên cơ sở hợp tác công tư và xã hội hóa; thực hiện hiệu quả các chính sách tín dụng đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn.

PHẦN III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, đơn vị liên quan, UBND dân các huyện, thành phố tổ chức triển khai thực hiện Đề án trên địa bàn tỉnh theo quy định.

Chỉ đạo, đôn đốc, hướng dẫn các địa phương thực hiện các chỉ tiêu, tiêu chí và nội dung thành phần của Chương trình do ngành được phân công phụ trách.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư

Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính và các Sở, ngành liên quan, tham mưu UBND tỉnh bố trí vốn đầu tư công để thực hiện các dự án theo quy định của pháp luật về đầu tư công.

Phối hợp, hỗ trợ các địa phương thực hiện các chỉ tiêu, tiêu chí của Chương trình được phân công cho ngành phụ trách.

3. Sở Tài chính

Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các Sở, ngành, địa phương và đơn vị liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh phân bổ kinh phí sự nghiệp Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới cho các cơ quan, đơn vị, địa phương triển khai thực hiện.

4. Các Sở, ngành có liên quan

Chỉ đạo, đôn đốc, hướng dẫn các địa phương thực hiện các chỉ tiêu, tiêu chí và nội dung thành phần của Chương trình do ngành được phân công phụ trách theo Quyết định số 1784 ngày 07/12/2022 của Chủ tịch UBND tỉnh; Kế hoạch số 1993/KH-UBND ngày 12/5/2022 của UBND tỉnh triển khai thực hiện Quyết định số 263/QĐ-TTg ngày 22/02/2022 của Thủ tướng Chính phủ và Kế hoạch số 4174/KH-UBND ngày 23/9/2022 của UBND tỉnh triển khai thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận; xây dựng kế hoạch, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện theo nội dung được phân công báo cáo UBND tỉnh.

Chủ động lồng ghép các chương trình, dự án thuộc lĩnh vực ngành phụ trách với Chương trình MTQG xây dựng NTM.

5. Ngân hàng Nhà nước tỉnh

Chỉ đạo các Ngân hàng trên địa bàn tỉnh đáp ứng nhu cầu vay vốn phục vụ nông nghiệp, nông thôn của các tổ chức, cá nhân.

Hướng dẫn các thủ tục vay vốn đơn giản, thuận tiện, vừa đảm bảo các hoạt động của ngân hàng vừa tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân vay vốn để phát triển kinh tế, xây dựng NTM; ưu tiên các mô hình kinh tế liên kết theo chuỗi giá trị, các hợp tác xã, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao, sản xuất quy mô lớn.

6. Văn phòng Điều phối NTM tỉnh

Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan tổ chức đào tạo, tập huấn, nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác xây dựng NTM; tuyên truyền rộng rãi về mục tiêu, nội dung, nhiệm vụ và giải pháp thực hiện Chương trình giai đoạn 2021-2025.

Tổ chức kiểm tra, giám sát tiến độ thực hiện Chương trình; nắm bắt những khó khăn, vướng mắc của các địa phương trong quá trình triển khai, tham mưu đề xuất với UBND tỉnh những giải pháp để chỉ đạo hỗ trợ các địa phương trong quá trình tổ chức thực hiện.

7. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức chính trị - xã hội

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia thực hiện tốt các cuộc vận động và phong trào thi đua gắn với xây dựng NTM như cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng NTM, đô thị văn minh”, cuộc vận động xây dựng gia đình “5 không, 3 sạch”, phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng NTM”, phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững”, Đề án “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp”, thúc đẩy chương trình khởi nghiệp, thanh niên làm kinh tế, Chương trình trí thức trẻ tình nguyện xây dựng NTM…

Nâng cao vai trò giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp trong thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM; tổ chức lấy ý kiến sự hài lòng của người dân về kết quả xây dựng NTM.

8. Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Ninh Thuận

Căn cứ chức năng nhiệm vụ của đơn vị, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, xây dựng các chuyên trang, chuyên mục kịp thời phản ánh, những cách làm hay, những mô hình tốt của các địa phương, đơn vị trên địa bàn tỉnh trong thực hiện Chương trình.

9. UBND các huyện, thành phố

Xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm và các giải pháp chủ yếu để thực hiện; xác định nhu cầu, khả năng huy động vốn và chỉ đạo, tổ chức thực hiện Đề án trên địa bàn.

Phối hợp với các Sở, ngành liên quan rà soát, lập và triển khai xây dựng quy hoạch vùng huyện; chỉ đạo bổ sung quy hoạch xã phù hợp với xây dựng vùng huyện gắn với đô thị hóa.

Tổ chức tuyên truyền, đào tạo, tập huấn cán bộ xây dựng NTM cấp huyện, xã, thôn trên địa bàn; thường xuyên kiểm tra, giám sát; tổng hợp, báo cáo đánh giá kết quả thực hiện Chương trình theo quy định.

10. UBND các xã

Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động, đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước và sự tham gia xây dựng NTM của cán bộ, Nhân dân, các tổ chức ở địa phương. Chịu trách nhiệm trực tiếp, toàn diện toàn bộ nội dung, nhiệm vụ xây dựng NTM tại địa phương.

Rà soát, đánh giá lại thực trạng nông thôn xã theo các tiêu chí của Bộ tiêu chí về xã NTM giai đoạn 2021-2025. Xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện NTM cấp xã hàng năm; chỉ đạo xây dựng thôn NTM, thôn NTM kiểu mẫu; quản lý, sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực xây dựng NTM theo quy định của Nhà nước.



1 Ninh Hải 3 thôn, Ninh Phước 2 thôn và Ninh Sơn 2 thôn.

2 Quyết định số 1865/QĐ-TTg ngày 23/11/2017 của Thủ tướng Chính phủ giao chỉ tiêu có 25 xã đạt chuẩn NTM, bình quân tiêu chí 15,19 tiêu chí/xã.

- Nghị quyết số 02-NQ/TU ngày 24/5/2011 của Tỉnh ủy giao chỉ tiêu có ≥ 50% số xã đạt chuẩn NTM (≥ 24 xã), có từ 01-02 huyện đạt chuẩn NTM.

3 Xây dựng mới 12 cầu (tổng chiều dài 682m), 12 cống thoát nước (tổng chiều dài 77m), 05 tràn (tổng chiều dài 298m); nâng cấp, cải tạo 08 cầu (tổng chiều dài 524m), 13 cống thoát nước (tổng chiều dài 108m); 09 tràn (tổng chiều dài 283m).

4 Gồm 15 trường mầm non, mẫu giáo, 56 trường tiểu học và 20 trường trung học cơ sở.

5 Một số địa phương đã hình thành các vùng sản xuất tập trung và xây dựng các chuỗi giá trị ngành hàng như: Vùng sản xuất giống thủy sản tập trung An Hải với quy mô 125 ha do 61 doanh nghiệp (Việt - Úc, CP Group, Minh Phú, Uni president,...) đầu tư 124 cơ sở sản xuất với trang thiết bị hiện đại (có Trung kiểm định, kiểm dịch giống và Trung tâm giống Hải sản cấp I là đầu mối nghiên cứu, tiếp nhận, chuyển giao đồng bộ quy trình sản xuất cho cả vùng); Vùng sản xuất giống thủy sản tập trung Nhơn Hải quy mô 98 ha với 316 cơ sở sản xuất (trong đó có 22 cơ sở liên kết với Hiệp hội Tôm giống Ninh Thuận và được sử dụng Nhãn hiệu chứng nhận “Tôm giống Ninh Thuận”); Vùng sản xuất măng tây xanh liên xã An Hải - Phước Hải quy mô 35 ha (dự kiến mở rộng lên 55 ha), liên kết chuỗi giá trị giữa nông dân vối Công ty Cổ phần nông nghiệp hữu cơ Tiên Tiến, Công ty TNHH Linh Đan Ninh Thuận thông qua HTX Tuấn Tú và HTX Châu Rế; Các vùng sản xuất tập trung nho (180ha nho ở thôn Thái An, xã Vĩnh Hải; 100ha nho xanh ở thôn Thành Sơn, xã Xuân Hải…); hành, tỏi (165ha ở các xã Thanh Hải, Nhơn Hải…).

6 Giai đoạn 2016-2021 diện tích chuyển đổi được 8.913,48ha, trong đó chuyển đổi từ đất lúa kém hiệu quả 2.668,18.

7 Toàn tỉnh đã có 13 dự án đầu tư vào nông nghiệp ứng dụng CNC đã đi vào hoạt động và cho sản phẩm như: (1) Dự án bí hạt đậu của Công ty Segull - ADC tại Phước Dinh; (2) Dự án trồng dưa lê, dưa lưới của Công ty FARA Farm tại Nhị Hà; (3) Dự án Trang trại nông nghiệp hữu cơ Tiên Tiến; (4) Dự án dưa lê, dưa lưới Trang trại Nắng và Gió tại Mỹ Sơn; (5) Dự án Nghiên cứu và chuyển giao công nghệ tăng trưởng xanh tại Phước Tiến; (6) Dưa lưới của Trang trại Phúc Farm; (7) Dự án Nitatech tại Phước Tiến; (8) Dự án trồng Lan cấy mô trong nhà lưới, tại Quảng Sơn; (9) Dự án phát triển vùng nguyên liệu nho rượu của Công ty TNHH Ladora Farm Ninh Thuận tại Mỹ Sơn; (10) Dự án đầu tư sản xuất giống tôm sú giống bố mẹ tại Phước Dinh của Công ty MOANA; (11) Dự án đầu tư sản xuất giống tôm thẻ giống bố mẹ G3 tại Phước Dinh của Công ty Việt-Úc; (12) Dự án tôm thẻ giống Post công nghệ cao tại An Hải của Công ty Việt-Úc; (13) Dự án sản xuất giống và nuôi cá Tầm thương phẩm công nghệ cao của Công ty TNHH Đà Lạt Caviar tại xã Phước Bình.

8 Đến năm 2021, sản xuất tôm giống được 38 tỷ con (tôm sú 08 tỷ, tôm thẻ 32 tỷ); giống cá biển và hải đặc sản khác ước sản xuất được 370 triệu con; năng lực tàu cá hiện tại là 2.235 chiếc với tổng công suất 531.565 CV (Trong đó: Tàu từ 06m ÷ < 12m: 909 tàu; tàu từ 12m ÷ < 15m: 540 tàu; tàu từ 15m ÷ < 20m: 721 tàu; tàu từ 20m ÷ < 24m: 44 tàu; tàu từ 24m ÷ < 30m: 21 tàu).

9 HTX nông nghiệp Tuấn Tú, HTX nông nghiệp Châu Rế, HTX nông nghiệp Trường Thọ, HTX nông nghiệp Như Bình, HTX DVNN và TM An Xuân, HTX nông nghiệp Hữu cơ (Organic), HTX Công nghệ cao Nam Miền Trung, HTX Tầm Ngân, HTX Saemaul Tân Lập 2, HTX Nho Evergreen Ninh Thuận.

10 Quyết định số 364/QĐ-UBND ngày 13/11/2020 của UBND tỉnh phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng huyện nông thôn mới huyện Ninh Hải đến năm 2040; Quyết định số 2347/QĐ-UBND ngày 31/12/2020 của UBND tỉnh phê duyệt Đề án xây dựng NTM trong quá trình đô thị huyện Ninh Hải.

11 Theo hướng dẫn, chỉ tiêu này tính theo kế hoạch sản xuất hàng năm.

12 Chợ Cà Ná, chợ Trung tâm huyện Thuận Bắc.

13 Lực lượng lao động tính từ đủ 15 tuổi đến tuổi nghỉ hưu (nam 62 tuổi, nữ 60 tuổi).

14 HTX nông nghiệp bao gồm các lĩnh vực nông, lâm, ngư, diêm nghiệp và ngành nghề nông thôn.

15 Các xã chưa có HTX: Phước Trung, Phước Thành, Ma Nới, Phước Chiến, Phước Kháng, Phước Hà, Phước Diêm.

16 Kế hoạch phát động phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 số 2685/KH-UBND ngày 21/6/2022 của UBND tỉnh.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 705/QĐ-UBND ngày 17/12/2022 phê duyệt Đề án xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.114

DMCA.com Protection Status
IP: 18.191.130.149
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!