ỦY BAN NHÂN
DÂN
TỈNH QUẢNG NAM
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 2762/QĐ-UBND
|
Quảng Nam,
ngày 07 tháng 8 năm 2015
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH
VIỆC ĐÁNH GIÁ, XÉT CÔNG NHẬN XÃ ĐẠT CHUẨN NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
QUẢNG NAM
ỦY
BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM
Căn cứ Luật
Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Quyết
định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bộ
tiêu chí quốc gia về nông thôn mới; Quyết định số 342/QĐ-TTg ngày 20/02/2013
của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi một số tiêu chí của Bộ tiêu chí quốc gia về
nông thôn mới;
Căn cứ Quyết
định số 372/QĐ-TTg ngày 14/3/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc xét công nhận
và công bố địa phương đạt chuẩn nông thôn mới;
Căn cứ Thông
tư số 41/2013/TT-BNNPTNT ngày 04/10/2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT
hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới;
Căn cứ Thông
tư số 40/2014/TT-BNNPTNT
ngày 13/11/2014 của Bộ
trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Hướng dẫn trình tự, thủ tục, hồ
sơ xét công nhận và công bố xã, huyện, tỉnh đạt chuẩn nông thôn
mới;
Theo đề nghị
của Chánh Văn phòng Điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn
mới tỉnh,
QUYẾT
ĐỊNH:
Điều
1.
Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định việc đánh giá,
xét công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
Điều
2.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo Chương
trình MTQG xây dựng nông thôn mới tỉnh, Chánh Văn phòng Điều phối Chương trình
mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh; Thủ trưởng các Sở, Ban,
ngành, Hội, đoàn thể
cấp tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; Chủ tịch UBND
các xã trên địa bàn tỉnh; Thủ trưởng các
cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định
này.
Quyết định
này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và thay thế các Quyết định số: 2361/QĐ-UBND
ngày 01/8/2014, 3812/QĐ-UBND ngày 02/12/2014 của UBND tỉnh./.
Nơi
nhận:
-
Như Điều 2;
- Ban Chỉ đạo, VPĐPNTM TW;
-
TT Tỉnh uỷ, HĐND,
UBND
tỉnh;
- UBMTTQVN tỉnh;
-
Huyện ủy/Thị
ủy/Thành
ủy;
- Ban Chỉ đạo, Ban Quản lý NTM các xã
(do UBND cấp huyện sao gửi);
- Trung tâm Cổng thông tin điện tử tỉnh;
- CPVP;
- Lưu: VT, TH, KTTH, VX, NC, KTN.
D:\Dropbox\minh tam b\Nam 2015\NTM\Quyet dinh\08 05 ban hanh Quy dinh danh
gia va xet cong nhan xa dat chuan ntm tren dia ban tinh.doc
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT.CHỦ
TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lê Trí Thanh
|
QUY
ĐỊNH
ĐÁNH
GIÁ, XÉT CÔNG NHẬN XÃ ĐẠT CHUẨN NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2762 /QĐ-UBND ngày 07 /8/2015 của UBND tỉnh
Quảng Nam)
Chương
I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều
1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi
điều chỉnh
Quy định này
quy định việc đánh giá, xét công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới theo quy định
của Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới đối với các xã triển khai thực hiện
Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (sau đây gọi tắt là
Chương trình) trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
2. Đối tượng
áp dụng
a) Các xã,
huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh, được phân chia thành 02 khu vực
để đánh giá như sau:
- Khu vực 1: Các xã thuộc các huyện Nam Trà My, Phước Sơn, Tây Giang,
Đông Giang, Nam Giang, Bắc Trà My;
- Khu vực 2:
Các xã thuộc các huyện, thị xã, thành phố còn lại.
b) Các cơ
quan, tổ chức và cá nhân có liên quan trong quá trình đánh giá, xét công nhận
xã đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
Điều
2. Nguyên tắc thực hiện
1. Công tác
đánh giá xã đạt chuẩn nông thôn mới phải bảo đảm công khai, dân chủ, minh bạch,
đúng tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục quy định; có sự phối hợp chặt chẽ giữa các
cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan trong quá trình đánh giá, công nhận xã đạt
chuẩn nông thôn mới.
2. Các tiêu
chí được công nhận xã đạt chuẩn phải bảo đảm đủ các chỉ tiêu, yêu cầu theo quy
định tại Quyết định này.
3. Xã được
công nhận đạt chuẩn nông thôn mới phải đạt chuẩn các tiêu chí nông thôn mới
theo Quy định này.
4. Đánh giá,
xét công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới được tổ chức hằng năm, trên cơ sở kết
quả thực hiện đến thời điểm đánh giá.
Chương
II
QUY ĐỊNH ĐÁNH GIÁ CÁC TIÊU
CHÍ ĐẠT
Điều
3. Tiêu chí quy hoạch và thực hiện quy hoạch (tiêu chí số 1)
1.
Xã đạt tiêu chí quy hoạch và thực hiện quy hoạch khi đáp ứng đủ 5 yêu cầu
sau:
a) Có quy
hoạch nông thôn mới được lập theo quy định tại Thông tư Liên tịch số
13/2011/TTLT-BXD-BNNPTNT-BTN&MT ngày 28/10/2011 của Liên Bộ: Xây dựng, Nông
nghiệp và PTNT, Tài nguyên và Môi trường Quy định việc lập, thẩm định, phê
duyệt quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới; Quyết định số 2894/QĐ-UBND ngày
07/9/2012 của UBND tỉnh Ban hành hồ sơ mẫu lập quy hoạch xây dựng xã nông thôn
mới trên địa bàn tỉnh Quảng Nam và được UBND cấp huyện phê duyệt.
Quy hoạch
nông thôn mới đối với các xã được UBND cấp huyện phê duyệt trước ngày
15/12/2011 (ngày Thông tư Liên tịch số 13/2011/TTLT-BXD-BNNPTNT-BTN&MT
có hiệu lực) nhưng có đủ các nội dung quy hoạch theo quy định tại Thông tư
Liên tịch số 13/2011/TTLT-BXD-BNNPTNT-BTN&MT, thì cũng được xét đạt chuẩn
tiêu chí quy hoạch.
Quy hoạch
nông thôn mới được công bố rộng rãi tới các thôn (bằng một trong các hình
thức: cuộc họp, hội nghị, thông tin trên loa, đài).
b) Có các bản
vẽ, bản đồ quy hoạch được niêm yết công khai, treo tại trụ sở UBND xã hoặc các
khu vực khác trên địa bàn xã (nhà văn hóa xã, nhà văn hóa thôn, các khu vực
thuận lợi,...) để người dân biết, giám sát, thực hiện.
c) Hoàn thành việc cắm mốc chỉ giới các công trình hạ tầng
và ranh giới phân khu chức năng theo quy hoạch được duyệt.
- Cắm mốc chỉ
giới các công trình hạ tầng: Theo nội dung hướng dẫn tại Công văn số 17/SXD-PQH
ngày 09/01/2014 của Sở Xây dựng. Trong quá trình cắm mốc có đối chiếu
việc thực hiện với hướng dẫn của tiêu chí giao thông (về nội dung cắm mốc
các đường không thiết yếu, các đường đã quy hoạch nhưng chưa có nguồn lực thực
hiện);
- Cắm mốc phân
khu chức năng: Yêu cầu cắm mốc ranh giới các khu sản xuất - chăn nuôi tập
trung, khu nuôi trồng thủy sản, khu sản xuất tiểu thủ công nghiệp, làng nghề.
d) Có Quy chế
quản lý quy hoạch (Quy định quản lý xây dựng theo đồ án quy hoạch) được
UBND cấp huyện phê duyệt.
đ) Nộp đầy đủ
hồ sơ quy hoạch về các Sở, Ban, ngành có liên quan ở tỉnh, cấp huyện và lưu trữ
tại xã theo quy định tại Quyết định số 2894/QĐ-UBND ngày 07/9/2012 của UBND
tỉnh.
2. Hồ sơ minh
chứng đạt chuẩn tiêu chí quy hoạch
a) Mẫu 1 theo quy định tại Quyết định này
ghi đầy đủ thông tin, có xác nhận của Thủ trưởng các Phòng, ban liên quan chịu
trách nhiệm thẩm tra và UBND xã.
b) Bản sao:
Quyết định phê duyệt Đồ án quy hoạch nông thôn mới, Đề án xây dựng nông thôn
mới, Đề án Phát triển sản xuất nâng cao thu nhập cho cư dân nông thôn, Quy chế
quản lý quy hoạch được UBND cấp huyện phê duyệt (kể cả các Quyết định phê
duyệt điều chỉnh, bổ sung).
c) Bản sao: Biên bản họp công khai quy hoạch đến các thôn (nếu tổ
chức họp công khai) hoặc kế hoạch thông báo trên loa, đài (nếu công bố
trên loa, đài);
d) Bản sao hồ
sơ cắm mốc quy hoạch theo quy định (Quyết định phê duyệt hồ sơ mốc (nếu có),
số mốc đã cắm, địa điểm đã cắm mốc, biên bản bàn giao mốc đã cắm).
(Mẫu 1. Đánh giá tiêu chí Quy hoạch)
Điều
4. Tiêu chí giao thông (tiêu chí số 2)
1. Xã đạt
tiêu chí giao thông khi đáp ứng đủ 04 yêu cầu:
a) Đường trục
xã, liên xã được nhựa hóa hoặc bê tông hóa đạt tỷ lệ 100%;
b) Đường trục
thôn được cứng hoá đạt tỷ lệ quy định của vùng;
c) Đường ngõ,
xóm được cứng hóa, không lầy lội vào mùa mưa đạt tỷ lệ 100%. Trong đó,
tỷ lệ cứng hóa đạt theo quy định của vùng;
d) Đường trục
chính nội đồng được cứng hóa đạt tỷ lệ quy định của vùng.
2. Giải thích
từ ngữ:
a) Cứng hóa
là đường được trải nhựa, trải bê tông, lát bằng gạch, đá xẻ hoặc trải cấp
phối có lu lèn bằng đất đồi, đá dăm, đá thải, gạch vỡ, gạch xỉ.
b) Các loại
đường giao thông nông thôn:
- Đường trục
xã, liên xã (ĐX): là đường nối trung tâm hành chính xã đến trung tâm các thôn,
hoặc trung tâm các xã lân cận đạt tiêu chuẩn tối thiểu cấp A (nền đường rộng
tối thiểu 6,0m; mặt đường rộng tối thiểu 3,5m) hoặc cấp B (nền đường
rộng tối thiểu 4,0; mặt đường rộng tối thiểu 3,0m).
- Đường trục
thôn là đường nối trung tâm thôn đến các cụm dân cư trong thôn; đạt tiêu chuẩn
tối thiểu cấp B (nền đường rộng tối thiểu 4,0m; mặt đường rộng tối thiểu
3,0m) hoặc cấp C (nền đường rộng tối thiểu 3,0m, mặt đường rộng tối
thiểu 2,0m).
- Đường ngõ,
xóm là đường nối giữa các hộ gia đình trong các cụm dân cư; đạt tiêu chuẩn tối
thiểu cấp C (nền đường rộng tối thiểu 3,0m, mặt đường rộng tối thiểu 2,0m)
hoặc cấp D (nền đường rộng tối thiểu 2,0m; mặt đường rộng tối thiểu 1,5m).
- Đường trục
chính nội đồng là đường trục chính nối từ khu dân cư đến khu sản xuất tập trung
của thôn, xã; đạt tiêu chuẩn tối thiểu cấp B (nền đường rộng tối thiểu 4,0m;
mặt đường rộng tối thiểu 3,0m) hoặc cấp C (nền đường rộng tối thiểu
3,0m, mặt đường rộng tối thiểu 2,0m).
Tiêu chuẩn cụ
thể của cấp đường nêu trên theo quy định tại Quyết định số 4927/QĐ-BGTVT ngày
25/12/2014 của Bộ Giao thông vận tải về ban hành hướng dẫn lựa chọn quy mô kỹ
thuật đường giao thông nông thôn phục vụ Chương trình mục tiêu quốc gia về xây
dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020; tùy tình hình thực tế về nhu cầu phục
vụ dân sinh và điều kiện nguồn lực của địa phương, có thể thiết kế cao hơn so
với tiêu chuẩn tối thiểu.
c) Không lầy
lội về mùa mưa: Có thể là đường đất, đường đất đồi, đường cấp phối, chưa có mặt
đường nhưng vẫn bảo đảm sạch sẽ, không lầy lội về mùa mưa (đối với các tuyến
đường đi qua vùng cát ven biển thì phải bảo đảm đi lại thuận lợi về mùa nắng).
3. Nội dung,
phương pháp đánh giá:
a) Bước 1:
- Phân loại,
thống kê số lượng đường bộ trên địa bàn xã theo các loại đường đang quản lý
gồm: Đường trục xã - liên xã, đường trục thôn, đường ngõ -xóm, đường trục chính
nội đồng;
- Phân các
loại đường đang quản lý như trên thành hai nhóm: Nhóm đường thiết yếu (yêu
cầu phải đạt chuẩn theo tỷ lệ quy định tại tiêu chí giao thông) và nhóm
đường không thiết yếu (yêu cầu không lầy lội vào mùa mưa, chỉ cần cắm mốc
quản lý, khi có điều kiện về nguồn lực thì cứng hóa).
b) Bước 2: Đánh giá kết
cấu mặt đường và tiêu chuẩn kỹ thuật của các loại đường đến thời điểm hiện tại.
Sau khi thực
hiện bước 1 và bước 2, tiến hành lập được bảng thống kê phân loại đường (Mẫu 2.1).
c) Bước 3: Tổng hợp số
liệu, so sánh với chỉ tiêu theo các quy định để đưa ra kết luận đạt/chưa đạt;
kết quả đánh giá lập thành bảng (Mẫu
2.2).
Dựa vào kết
quả rà soát, xem xét những nội dung chưa đạt để có kế hoạch đầu tư mở rộng,
nâng cấp, bảo đảm các chỉ tiêu theo quy định.
4. Cách phân
nhóm đường
Mỗi loại
đường đang quản lý được phân thành 2 nhóm, nhóm đường thiết yếu và nhóm
đường không thiết yếu.
a) Nhóm đường
thiết yếu:
Là loại đường thiết yếu, bảo đảm khả năng tiếp cận cho mỗi người dân từ hộ gia
đình → cụm dân cư → trung tâm thôn → trung tâm xã → trung tâm huyện và từ hộ
gia đình → khu sản xuất tập trung và các tuyến đường có ảnh hưởng lớn đến sản
xuất, đi lại.
Chất lượng
của nhóm đường này là nội dung chủ yếu khi đánh giá tiêu chí giao thông theo
chuẩn quy định.
b) Nhóm đường
không thiết yếu:
Là loại đường giải quyết việc đi lại, sinh hoạt, sản xuất của một bộ phận nhân
dân nhưng khi hư hỏng, lầy lội thì người dân phải có giải pháp thay thế để lựa
chọn bằng cách chuyển sang sử dụng hệ thống đường thiết yếu (trường hợp này
có thể làm tăng thời gian đi lại và chi phí vận chuyển nhưng mức độ ảnh hưởng
không lớn).
(Phụ lục 1:
Sơ đồ đánh giá hệ thống giao thông).
5. Chỉ tiêu đánh
giá:
Loại đường quản lý
|
Nhóm đường
|
Tiêu chuẩn đánh giá
|
Khu vực/chỉ tiêu
|
KV1
|
KV2
|
a) ĐX
|
Đường trục xã, liên xã
|
Tỷ lệ nhựa hóa hoặc
bê tông hóa đạt 100%; đạt tiêu chuẩn tối thiểu là cấp A hoặc cấp B
|
100%
|
100%
|
Đường không thiết yếu
|
Không lầy lội vào mùa mưa
|
b) Đường thôn
|
Đường trục thôn
|
Được cứng hóa theo tỷ lệ vùng; đạt tiêu chuẩn tối
thiểu là B hoặc cấp C
|
50%
|
70%
|
Đường không thiết yếu
|
Không lầy lội vào mùa mưa
|
c) Đường dân sinh
|
Đường ngõ, xóm
|
Được cứng hóa, không lầy lội vào mùa mưa; đạt tiêu
chuẩn tối thiểu là cấp C hoặc cấp D
|
100%
(50% cứng hóa)
|
100% (70% cứng hóa)
|
Đường không thiết yếu
|
Không lầy lội vào mùa mưa
|
d) Đường nội đồng
|
Trục chính nội đồng
|
Được cứng hóa theo tỷ lệ vùng; đạt tiêu chuẩn tối
thiểu là cấp B đối với khu vực đồng bằng hoặc cấp C đối với khu vực miền núi
|
50%
|
70%
|
Đường không thiết yếu, đường nội bộ khu SX, nội bộ nội
đồng
|
Không lầy lội vào mùa mưa
|
6.
Một số nội dung khác khi đánh giá, công nhận đối với tiêu chí giao thông
a) Các xã phải
căn cứ vào khả năng nguồn lực thực tế để xác định công trình ưu tiên, lộ trình
thực hiện cho phù hợp. Trong đó, đối với đường thiết yếu khi xây dựng mới thì
phải đạt chuẩn theo quy định, đối với đường không thiết yếu thì chỉ cần cắm mốc
quản lý theo quy hoạch, khi có điều kiện về nguồn lực thì cứng hóa theo
quy định.
b) Đối với
đường đang sử dụng: Nơi nào mặt đường hẹp, không thể mở rộng theo quy định thì
có thể cải tạo, tận dụng tối đa diện tích 2 bên để mở rộng mặt đường, đồng thời
bổ sung các điểm tránh xe để tạo thuận lợi cho phương tiện lưu thông.
c) Đối với
một số xã thuộc các huyện miền núi, do điều kiện địa hình, nếu trong quy hoạch
xây dựng nông thôn mới không có đường trục chính nội đồng, thì sẽ không xem xét
đánh giá chỉ tiêu này (chỉ tiêu 2.4) trong tiêu chí giao thông.
7. Hồ sơ minh chứng đạt chuẩn tiêu chí
giao thông:
a) Báo cáo
của UBND xã về tình trạng giao thông trên địa bàn, tự nhận xét những mặt ưu
điểm, khuyết điểm, tồn tại; kế hoạch tiếp tục đầu tư sau khi đã đạt chuẩn nông
thôn mới.
b) Mẫu 2.1 và Mẫu 2.2 quy định tại Quyết định này
đã ghi đầy đủ thông tin, có xác nhận của Thủ trưởng các Phòng, ban liên quan
chịu trách nhiệm thẩm tra và UBND xã.
(Mẫu 2.1 và Mẫu 2.2: Đánh giá tiêu chí 2 giao
thông)
Điều
5. Tiêu chí thủy lợi (tiêu chí số 3)
1. Xã đạt
tiêu chí thủy lợi khi đáp ứng đủ 02 yêu cầu:
a) Kênh mương
do xã quản lý được kiên cố hóa: Đạt tỷ lệ 50% đối với xã khu vực 1 và 70% đối
với xã khu vực 2;
a) Có hệ
thống thủy lợi cơ bản đáp ứng yêu cầu sản xuất và dân sinh.
2. Nội dung,
phương pháp đánh giá:
a) Kiên cố
hoá là gia cố kênh mương bằng các vật liệu (đá xây, gạch xây, bê tông,
composite) để bảo đảm kênh mương hoạt động ổn định, bền vững. Trường hợp
tưới tiêu bằng đường ống cố định cũng được coi là kiên cố hoá.
- Tỷ lệ kênh
mương do xã quản lý được kiên cố hoá được tính bằng tỷ lệ % (phần
trăm) giữa tổng số km kênh mương đã được kiên cố hoá so với tổng số km kênh
mương cần kiên cố hoá theo quy hoạch. Công thức tính như sau:
TKCKM =
|
Lđã được kiên cố
|
x 100 (%)
|
Lcần được kiên cố theo QH
|
Trong đó:
+ TKCKM
là tỷ lệ % kiên cố hóa kênh mương tại thời điểm đánh giá;
+ Lđã
được kiên cố là tổng chiều dài kênh mương đã được kiên cố tại thời điểm
đánh giá (km).
+ Lcần
được kiên cố theo QH là tổng chiều dài kênh mương cần được kiên cố theo
quy hoạch (km) (bao gồm kênh mương đã kiên cố và kênh mương chưa kiên cố
nhưng cần kiên cố thêm theo quy hoạch).
TKCKM
≥ 50% : Đối với xã khu vực 1 thì đánh giá là đạt
TKCKM
≥ 70% : Đối với xã khu vực 2 thì đánh giá là đạt.
Ghi chú: Không áp
dụng để đánh giá kênh mương nằm trên địa phận xã nhưng do các doanh nghiệp nhà
nước hoặc các tổ chức (không thuộc xã) quản lý khai thác.
b) Hệ thống
thủy lợi trong phạm vi xã, do xã quản lý cơ bản đáp ứng yêu cầu sản xuất và dân
sinh phải bảo đảm các yêu cầu sau:
b1) Có hệ
thống công trình thủy lợi (Hồ chứa, đập dâng, trạm bơm, hệ thống kênh mương)
được xây dựng theo quy hoạch, được bảo dưỡng, sửa chữa thường xuyên bảo đảm
phát huy trên 80% năng lực thiết kế hoặc bảo đảm tưới tiêu chủ động có hiệu quả
trên 80% diện tích đất canh tác đối với xã khu vực đồng bằng hoặc 80% diện tích
canh tác đất lúa đối với xã khu vực trung du, miền núi:
- Trường hợp
có đủ tài liệu quy hoạch và thiết kế, thì tính theo công thức:
TKT-tưới tiêu =
|
Tổng DTTT năm gần nhất
|
x 100 (%)
|
Tổng DTTK
|
Trong đó:
+ TKT-tưới
tiêu (%) là tỷ số khai thác tưới, tiêu và cấp nước thủy sản. Nếu TKT-tưới
tiêu ≥ 80% được đánh giá là đạt, còn lại là chưa đạt;
+ Tổng DTTT
năm gần nhất là diện tích thực tế được tưới trong năm gần nhất;
+ Tổng DTTK
là tổng diện tích thiết kế của các công trình trên địa bàn xã.
- Trường hợp
không có tài liệu quy hoạch và thiết kế, thì tính theo công thức:
TTT-chủ động =
|
Tổng DT đất canh tác được
tưới, tiêu năm gần nhất
|
x 100 (%)
|
Tổng DTđất canh tác theo kế hoạch năm gần nhất
|
Trong đó:
+ TTT-
chủ động (%) là tỷ lệ diện tích đất canh tác được tưới tiêu chủ động, có
hiệu quả. Nếu TTT- chủ động ≥ 80% được đánh giá là đạt, còn lại là
chưa đạt;
+ Tổng DTđất
canh tác được tưới tiêu năm gần nhất là diện tích đất canh tác thực tế
được tưới tiêu trong năm gần nhất của xã bảo đảm thu hoạch bình thường;
+ Tổng DTđất
canh tác kế hoạch năm gần nhất là diện tích đất canh tác theo kế hoạch
được tưới tiêu trong năm gần nhất của xã.
b2) Có tổ
chức hợp tác dùng nước (Tổ hợp tác, hợp tác xã, Tổ quản lý thủy nông, Ban Quản
lý...) hoạt động hiệu quả, bền vững.
* Chỉ tiêu 1: Mức độ hoạt động thường xuyên của tổ chức hợp tác dùng
nước:
- Ý nghĩa: Đánh giá mức
độ duy trì hoạt động thường xuyên của tổ chức hợp tác dùng nước;
- Phương pháp
xác định:
Tổ chức hợp tác dùng nước duy trì hoạt động thường xuyên là: Ban quản trị, Tổ
hợp tác, Ban quản lý tổ chức cuộc họp sau mỗi vụ sản xuất để báo cáo kết quả
hoạt động từng vụ sản xuất, xây dựng kế hoạch phân phối nước, duy tu bảo dưỡng
công trình và kế hoạch triển khai thực hiện công việc cho vụ sau.
* Chỉ tiêu 2:
Tư cách pháp lý của tổ chức hợp tác dùng nước:
- Ý nghĩa: Đánh giá tư cách
pháp lý của tổ chức hợp tác dùng nước để thực hiện dịch vụ thủy lợi;
- Phương pháp xác định: Tổ chức hợp tác dùng
nước có đầy đủ tư cách pháp lý để thực hiện dịch vụ thủy lợi là một trong các
hình thức sau: (1) Tổ hợp tác dùng nước được thành lập theo quy định tại Nghị
định số 151/2007/NĐ-CP ngày 10/10/2007 của Chính
phủ về tổ chức và hoạt động của tổ hợp tác; (2)
HTX chuyên về thủy lợi hoặc HTX nông nghiệp có hoạt động dịch vụ thủy lợi; (3)
Tổ quản lý thuỷ nông do UBND xã thành lập, hoạt động theo quy chế được UBND xã
phê duyệt; (4) Ban Quản lý được cấp có thẩm quyền quyết định thành lập.
3. Hồ sơ minh chứng đạt chuẩn tiêu chí
thủy lợi:
a) Mẫu 3 theo quy định tại Quyết định này
đã ghi đầy đủ thông tin, có xác nhận của Thủ trưởng các Phòng, ban liên quan
chịu trách nhiệm thẩm tra và UBND xã.
b) Bản sao
các tài liệu quy hoạch liên quan đến tiêu chí thủy lợi; bản sao thiết kế các
công trình thủy lợi (đối với các công trình thủy lợi có hồ sơ).
c) Báo cáo
tổng kết tình hình sản xuất nông nghiệp của xã trong năm đánh giá hoặc năm gần
nhất năm đánh giá.
d) Hồ sơ pháp
lý việc thành lập tổ chức hợp tác dùng nước (nếu Tổ hợp tác thì có Hợp đồng
hợp tác được chứng thực của UBND cấp xã; nếu HTX thì có chứng nhận đăng ký HTX,
điều lệ HTX; nếu Tổ quản lý thuỷ nông thì có quyết định thành lập của UBND xã;
nếu Ban Quản lý thì có Quyết định thành lập của cấp có thẩm quyền).
đ) Báo cáo
tình hình hoạt động của tổ chức hợp tác dùng nước trong năm đánh giá.
e) Hợp đồng
của địa phương với đơn vị phục vụ tưới (nếu có).
(Mẫu 3. Đánh giá tiêu chí 3 thủy lợi)
Điều
6. Tiêu chí điện nông thôn (tiêu chí số 4)
1. Xã đạt
tiêu chí điện nông thôn khi đáp ứng đủ 02 yêu cầu:
a) Có hệ
thống điện đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của ngành điện.
b) Tỷ lệ hộ
sử dụng điện thường xuyên, bảo đảm an toàn đạt quy định: 95% đối với xã khu vực
1; 98% đối với xã khu vực 2.
2. Nội dung,
phương pháp đánh giá:
a)
Phương pháp chung là: Nhận dạng, cập nhật tài liệu pháp lý, tài liệu thống kê
để đánh giá. Không tổ chức thí
nghiệm, kiểm định chất lượng công trình và những công việc thuộc trách nhiệm
của Chủ đầu tư và đơn vị quản lý vận hành.
b) Đánh giá
hệ thống điện bảo đảm yêu cầu kỹ thuật của ngành điện (tại tiêu chí 4.1):
Hệ thống điện
đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của ngành điện là “đạt” tất cả các nội dung quy
định tại Mục I, Mẫu 4 kèm theo Quyết
định này.
c) Đánh giá
tỷ lệ hộ sử dụng điện thường xuyên, an toàn từ các nguồn (tại tiêu chí 4.2):
- Đánh giá sử dụng điện thường xuyên là bảo đảm có điện sử dụng hằng
ngày:
+ Đối với khu vực sử
dụng nguồn từ lưới điện quốc gia: Bảo đảm có điện sử dụng hàng ngày, đủ nguồn
năng lượng sử dụng cho các thiết bị sản xuất, sinh hoạt, chiếu sáng trong gia
đình;
+
Đối với khu vực sử dụng nguồn từ năng lượng tái tạo: Bảo đảm có điện sử dụng
hàng ngày, đủ nguồn năng lượng sử dụng cho các thiết bị sinh hoạt, chiếu sáng
trong gia đình. Số giờ cấp điện trong ngày bảo đảm: Lớn hơn 12 giờ/ngày đối với
khu vực đất liền và lớn hơn 08 giờ/ngày đối với khu vực hải đảo;
- Đánh giá việc
sử dụng điện an toàn:
+ Hệ thống điện ngoài
nhà “đạt” tiêu chí: Khi các nội dung tại Điểm 1.4, Mục I, Mẫu 4 (Dây dẫn về hộ gia đình và công
tơ điện) kèm theo Quyết định này đều “đạt”.
+ Hệ thống điện trong
nhà đạt tiêu chí khi bảo đảm:
(i) Trong mỗi nhà
phải có bảng điện tổng có cầu chì/aptomat, công tắc, ổ cắm đặt cố định trên
tường hoặc khung nhà, bảo đảm cách điện; dây điện sử dụng loại có vỏ cách điện
có xuất xứ hàng hóa, dây điện được cố định trên tường hoặc khung nhà, bảo đảm
an toàn cho việc đi lại, sinh hoạt của con người;
(ii) Có 95% số hộ
trong xã đạt yêu cầu (i) đối với xã khu vực I; 98% số hộ trong xã đạt yêu cầu
(i) đối với xã khu vực II.
- Tỷ lệ hộ sử
dụng điện thường xuyên, an toàn từ các nguồn là tỷ lệ % giữa số hộ sử dụng điện
thường xuyên, an toàn từ các nguồn trên tổng số hộ dân thường trú trong xã.
d) Cơ quan
quản lý hệ thống điện trên địa bàn xã (Điện lực cấp huyện hoặc Hợp tác xã
quản lý hệ thống điện trên địa bàn) có trách nhiệm xác định mức độ đạt
chuẩn của tiêu chí này.
- Đối với lưới điện do Công ty điện
lực quản lý bán lẻ đến hộ thì thực hiện đầy đủ các nội dung Mẫu 4;
- Đối với lưới điện do HTX có quản lý
phần trung áp và quản lý bán lẻ đến hộ thì thực hiện đầy đủ các nội dung Mẫu 4;
- Đối với lưới điện do Công ty điện
lực quản lý phần trung áp thì thực hiện Điểm 1.1 và Điểm 1. 2 Mẫu 4;
- Đối với lưới điện do HTX quản lý bán
lẻ đến hộ thì thực hiện đầy đủ các nội dung Điểm 1.3, 1.4 và Mục II Mẫu 4.
Hằng năm, cơ
quan quản lý hệ thống điện trên địa bàn có văn bản xác nhận mức độ đạt chuẩn
theo Mẫu 4 tại Quyết định này để
làm cơ sở đánh giá tiêu chí điện nông thôn.
Sở Công
Thương có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện tiêu chí này và hằng năm có
báo cáo mức độ đạt tiêu chí điện trên địa bàn tỉnh cho UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo
Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới tỉnh (Ban Chỉ đạo tỉnh) để làm cơ sở
cho việc xét, công nhận đạt tiêu chí điện nông thôn.
3. Hồ sơ minh chứng đạt chuẩn tiêu chí
điện nông thôn:
a) Mẫu 4 quy định tại Quyết định này đã
ghi đầy đủ thông tin, có xác nhận của cơ quan quản lý hệ thống điện trên địa
bàn xã, Thủ
trưởng các Phòng, ban liên quan chịu trách nhiệm thẩm tra và UBND xã.
b) Bảng kê danh sách hộ sử dụng điện
trong xã hoặc bảng kê danh sách hợp đồng mua bán điện (do đơn vị quản lý bán
lẻ điện lập).
c) Bảng kê danh sách Hợp đồng dịch vụ
bán lẻ điện năng nếu có (Điện lực khu vực cung cấp).
(Mẫu 4. Đánh giá tiêu chí 4 điện)
Điều
7. Tiêu chí trường học (tiêu chí số 5)
1. Xã đạt tiêu chí trường học khi có trường học các cấp (mầm non, tiểu
học, trung học cơ sở) có cơ sở vật chất đạt chuẩn quốc gia, theo quy định như
sau:
a) Các xã
thuộc các huyện: Nam Trà My, Tây Giang, Phước Sơn, Bắc Trà My, Đông Giang, Nam
Giang có số trường đạt chuẩn quốc gia về cơ sở vật chất đạt tỷ lệ 50% tổng số
trường, các trường còn lại phải đạt chuẩn cơ sở vật chất tối thiểu 70%.
b) Các xã
thuộc các huyện: Nông Sơn, Tiên Phước, Hiệp Đức và các xã miền núi, bãi ngang,
hải đảo thuộc huyện đồng bằng nếu xã có 2 trường thì 1 trường phải đạt chuẩn
quốc gia về cơ sở vật chất, trường còn lại phải đạt chuẩn cơ sở vật chất tối
thiểu 70%; nếu xã có 3 trường, thì 2 trường phải đạt chuẩn quốc gia về cơ sở
vật chất, trường còn lại phải đạt chuẩn cơ sở vật chất tối thiểu 70%; nếu xã có
4 đến 5 trường, thì tối thiểu 3 trường phải đạt chuẩn quốc gia về cơ sở vật
chất, các trường còn lại phải đạt chuẩn cơ sở vật chất tối thiểu 70%.
c) Các xã
thuộc các huyện, thị xã, thành phố còn lại có số trường đạt chuẩn quốc gia về
cơ sở vật chất đạt tỷ lệ 100%.
2. Nội dung,
phương pháp đánh giá: Trường có cơ sở vật chất đạt chuẩn quốc gia thực hiện
theo các quy định:
a) Trường Mầm non: Điều 9 Thông tư số
02/2014/TT-BGDĐT ngày 08/02/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về quy chế công
nhận trường mầm non đạt chuẩn quốc gia.
b) Trường Tiểu học: Điều 9 - Tiêu
chuẩn 3 Thông tư số 59/2012/TT-BGDĐT ngày 28/12/2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo
về tiêu chuẩn đánh giá, công nhận trường tiểu học đạt mức chất lượng tối thiểu,
trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia.
c) Trường Trung học cơ sở: Điều 7 -
Tiêu chuẩn 4 Thông tư số 47/2012/TT-BGDĐT ngày 07/12/2012 của Bộ Giáo dục và
Đào tạo ban hành Quy chế công nhận trưởng trung học cơ sở, trường trung học phổ
thông và trường phổ thông có nhiều cấp học đạt chuẩn quốc gia.
3. Tỷ lệ
trường học các cấp có cơ sở vật chất đạt chuẩn quốc gia được tính bằng tỷ lệ
phần trăm (%) giữa số trường, điểm trường đạt chuẩn cơ sở vật chất trên tổng số
trường, điểm trường của xã.
4. Sở Giáo
dục và Đào tạo tỉnh có trách nhiệm hướng dẫn việc đánh giá trường đạt chuẩn
quốc gia. Hằng năm, tham mưu UBND tỉnh thành lập đoàn kiểm tra các trường đạt
chuẩn quốc gia để trình UBND tỉnh quyết định công nhận theo đúng quy định của
Bộ Giáo dục và Đào tạo và có trách nhiệm công bố danh sách các trường đã đạt
chuẩn quốc gia để làm cơ sở cho việc xét, công nhận xã đạt chuẩn tiêu chí
trường học.
Riêng các
trường đã được đánh giá đạt chuẩn quốc gia mà chưa đến thời điểm đánh giá lại (chưa
quá 5 năm) thì vẫn được xem như đạt chuẩn.
5. Hồ sơ minh chứng
đạt chuẩn tiêu chí trường học:
a)
Mẫu 5 quy
định tại Quyết định này đã ghi đầy đủ thông tin, có xác nhận của Thủ trưởng các
Phòng, ban liên quan chịu trách nhiệm thẩm tra và UBND xã.
b) Các hồ sơ liên
quan:
- Đối với Trường (mầm
non, tiểu học, trung học cơ sở) đã đạt chuẩn quốc gia: Bản sao Quyết định công
nhận Trường đạt chuẩn quốc gia hoặc Bằng công nhận trường đạt chuẩn quốc gia
còn hiệu lực (5 năm kể từ ngày công nhận);
- Đối với Trường chưa
đạt chuẩn quốc gia:
+ Báo cáo kết quả xây
dựng Trường chuẩn quốc gia của năm đánh giá (Chú ý đánh giá tỉ lệ
đạt được so với chuẩn quy định về cơ sở vật chất);
+ Bản sao quyết định
và Đề án xây dựng Trường chuẩn đã được UBND cấp huyện phê duyệt;
+ Các hồ sơ có liên
quan (nếu có).
(Mẫu 5. Đánh giá tiêu
chí 5 Trường học)
Điều
8. Tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa (tiêu chí số 6)
1.
Xã được công nhận đạt tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa khi đáp ứng đủ 02
yêu cầu:
a)
Có hội trường văn hóa đa năng, các phòng chức năng, sân bóng đá, trang
thiết bị và tổ chức các hoạt động đạt chuẩn.
b) 100% thôn
có nhà văn hóa và khu thể thao đạt chuẩn.
2. Nội dung,
phương pháp đánh giá:
a) Đối với
xã:
- Có quyết định thành lập Trung tâm
Văn hóa – Thể thao xã theo quy định tại Quyết định số 1196/QĐ-UBND ngày
06/4/2015 của UBND tỉnh phê duyệt Đề án xây dựng và phát triển Trung tâm
Văn hóa - Thể thao xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn
2015 - 2025, định hướng đến năm 2030;
- Có diện tích khu hội trường văn hóa
đa năng: Từ 500m2 trở lên đối với xã khu vực đồng bằng và 200m2
trở lên đối với xã miền núi, hải đảo.
- Có hội
trường văn hóa đa năng (bao gồm sân khấu trong hội trường): Từ 200 chỗ
ngồi trở lên đối với xã khu vực đồng bằng và 100 chỗ ngồi trở lên đối với xã
khu vực miền núi, hải đảo.
- Những
trường hợp sau đây cũng được xem xét đạt hội trường văn hóa đa năng:
+ Sử dụng nhà
sàn, nhà gươl truyền thống làm nơi sinh hoạt văn hóa;
+ Những xã đã
có hội trường UBND xã hoặc Trung tâm học tập cộng đồng mà bảo đảm diện tích và
chỗ ngồi theo quy định nêu trên.
- Có các
Phòng chức năng:
+ Đối với
những xã khu vực đồng bằng: Có ít nhất 03 phòng chức năng (Phòng Hành
chính - Tổng hợp; Phòng đọc sách báo - thư viện và Phòng Thông tin - Truyền
thanh).
+ Đối với xã
khu vực miền núi, hải đảo: Có ít nhất 01 phòng chức năng (sử dụng chung mục
đích như 3 phòng nêu trên).
Những
xã đã có Bưu điện văn hóa xã thì phối hợp sử dụng thành Phòng đọc sách báo
- thư viện, không cần phải xây Phòng đọc sách báo - thư viện.
- Có sân bóng
đá (sử dụng để đá bóng, đánh bóng chuyền, cầu lông, chạy điền kinh và
các môn thể thao thích hợp khác): Có chiều dài tối thiểu 90 mét, chiều rộng
tối thiểu 45 mét.
-
Trang thiết bị: Có thiết bị âm thanh, ánh sáng, truyền thanh; bàn ghế hội
trường, phông, màn; tủ tài liệu và các ấn phẩm văn hóa bảo đảm để tổ chức hoạt
động; có thiết bị, dụng cụ luyện tập thể dục thể thao bảo đảm theo từng môn thể
thao.
-
Hoạt động:
+
Có kế hoạch hoạt động hằng năm được UBND xã phê duyệt;
+
Có hoạt động tuyên truyền phục vụ các ngày kỷ niệm lớn của dân tộc, các sự kiện
trọng đại của đất nước và các nhiệm vụ chính trị, kinh tế - xã hội của địa
phương;
+ Có ít nhất
01 câu lạc bộ (văn hóa hoặc thể thao…);
+ Có các hoạt
động văn nghệ quần chúng, hoạt động thể dục thể thao đáp ứng nhu cầu nhân dân
tại địa phương và tham gia đầy đủ các hoạt động văn nghệ - thể dục thể thao do
cấp trên tổ chức.
b) Đối với
thôn:
- Có diện
tích khu Nhà văn hóa từ 300m2 trở lên đối với xã khu vực đồng bằng
và từ 100m2 trở lên đối với xã khu vực miền núi, hải đảo.
- Có hội
trường Nhà văn hóa thôn (bao gồm sân khấu trong hội trường từ 15m2-
30m2): 100 chỗ ngồi trở lên đối với xã khu vực đồng bằng và 50
chỗ ngồi trở lên đối với xã khu vực miền núi, hải đảo.
Những thôn sử dụng đình làng hoặc nhà sàn, nhà gươl truyền thống làm nơi
sinh hoạt văn hóa thì cũng được công nhận đã có nhà văn hóa thôn đạt tiêu chí.
- Có khu thể
thao thôn (có thể sử dụng để đánh bóng chuyền, cầu lông và các môn thể thao
thích hợp khác): Từ 500m2 trở lên đối với khu vực đồng bằng và
200m2 trở lên đối với xã khu vực miền núi, hải đảo.
- Trang,
thiết bị: Có hệ thống âm thanh, ánh sáng, phông màn, bàn ghế, sách báo, có
thiết bị, dụng cụ luyện tập thể dục thể thao bảo đảm theo từng môn thể thao.
- Hoạt động:
+ Có kế hoạch
hoạt động hàng năm;
+ Có tổ chức
các hoạt động tuyên truyền, cổ động phục vụ các nhiệm vụ chính trị, sản xuất và
đời sống của nhân dân ở thôn;
+ Có đội
văn nghệ quần chúng và ít nhất 01 đội bóng đá (hoặc bóng chuyền hoặc cầu lông);
có tổ chức các hoạt động văn nghệ - thể dục thể thao đáp ứng nhu cầu người dân
địa phương;
+ Tham gia
đầy đủ các hoạt động văn nghệ - thể dục thể thao do cấp trên tổ chức.
3. Một số nội
dung liên quan khi xét đạt tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa:
a) Các công trình
văn hóa, thể dục thể thao xã, thôn không nhất thiết phải xây dựng tập trung tại
một địa điểm mà có thể xây dựng tại nhiều địa điểm; kiến trúc phải phù hợp điều
kiện kinh tế - xã hội và bản sắc văn hóa của địa phương.
b) Đối với
các xã mà trung tâm huyện đóng trên địa bàn thì có thể tận dụng sân thể thao
huyện và cũng được xem là đạt tiêu chí về sân bóng đá xã.
c) Đối với
thôn nằm ở trung tâm xã thì có thể tận dụng sân bóng đá xã và cũng được xem là
đạt khu thể thao thôn.
4. Hồ sơ minh chứng đạt chuẩn tiêu chí
cơ sở vật chất văn hóa:
a) Mẫu 6 quy định tại Quyết định này đã
ghi đầy đủ thông tin, có xác nhận của Thủ trưởng các Phòng, ban liên quan chịu
trách nhiệm thẩm tra và UBND xã.
b) Bản sao Quyết định thành lập Trung
tâm Văn hóa – Thể thao xã; Quyết định bổ nhiệm lãnh đạo Trung tâm của cấp có
thẩm quyền; Quy chế hoạt động của Trung tâm Văn hóa - Thể thao xã.
c) Kế hoạch hoạt động văn hóa – thể
thao trong năm đánh giá được UBND cấp xã phê duyệt.
d) Quyết định thành lập ít nhất 01 câu
lạc bộ của UBND cấp xã.
đ) Báo cáo kết quả hoạt động văn hóa -
văn nghệ, thể dục - thao xã, thôn trong năm đánh giá.
e) Kế hoạch hoạt
động văn hóa - thể thao của thôn được UBND xã xác nhận.
Ghi chú: Khu vực đồng
bằng, gồm: Các xã thuộc các huyện, thị xã, thành phố: Tam Kỳ, Hội An, Điện Bàn,
Đại Lộc, Thăng Bình, Quế Sơn, Duy Xuyên, Phú Ninh, Núi Thành (trừ xã đảo, xã
miền núi); khu vực miền núi, hải đảo, gồm: Các xã thuộc các huyện: Đông Giang,
Tây Giang, Nam Giang, Phước Sơn, Nam Trà My, Bắc Trà My, Hiệp Đức, Tiên Phước,
Nông Sơn và các xã miền núi, hải đảo của khu vực đồng bằng.
(Mẫu 6. Đánh giá tiêu chí cơ sở vật
chất văn hóa)
Điều
9. Tiêu chí chợ nông thôn (tiêu chí số 7)
1. Xã đạt tiêu chí chợ
nông thôn khi đáp ứng đủ 5 yêu cầu sau:
a) Về quy hoạch: Có chợ đang hoạt động và nằm trong quy hoạch phát
triển mạng lưới chợ theo từng giai đoạn được UBND cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Hiện nay, chợ nằm trong quy hoạch phát triển
mạng lưới chợ được quy định tại Quyết định số 3464/QĐ-UBND ngày 27/10/2011 của
UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch phát triển ngành thương mại tỉnh Quảng Nam đến
năm 2020, định hướng đến năm 2025; Quyết định số 2621/QĐ-UBND ngày 26/8/2013
của UBND tỉnh về điều chỉnh quy hoạch phát triển ngành thương mại tỉnh Quảng
Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2025 và các Quyết định bổ sung, điều chỉnh
quy hoạch (nếu có) của UBND tỉnh.
Theo đó, các xã phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn 2011 -
2015 có quy hoạch phát triển chợ trong giai đoạn 2016 - 2025 thì sẽ không xem
xét đánh giá tiêu chí chợ trong giai đoạn 2011-2015. Nhưng nếu các xã này hiện
tại đang có chợ và chợ đang hoạt động (không có quy hoạch phát triển chợ giai
đoạn 2011-2015), thì UBND cấp huyện quy định các nội dung cụ thể, nhằm đảm bảo
các hoạt động của chợ phục vụ tốt các yêu cầu mua, bán của nhân dân; chú ý đảm
bảo an toàn trong công tác phòng cháy, chữa cháy và vệ sinh môi trường, như quy
định tại Điểm b, Khoản 2, Điều 11 Thông tư số 41/2013/TT-BNNPTNT ngày
04/10/2014 của Bộ Nông nghiệp và PTNT.
b)
Về diện tích, mặt bằng xây dựng chợ:
Bảo
đảm tối thiểu không nhỏ hơn mức qui định về chỉ tiêu sử dụng đất trên số điểm
kinh doanh trong chợ qui định tại Mục 6.2.1 của Tiêu chuẩn TCVN 9211:2012 về
Tiêu chuẩn thiết kế chợ. Trong đó, đối với chợ có qui mô 100 điểm kinh doanh
trở xuống, chỉ tiêu sử dụng đất trên một điểm kinh doanh là 16m2.
Đối với xã thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó
khăn, được xem xét áp dụng chỉ tiêu sử dụng đất trên một điểm kinh doanh là 12m2.
c)
Về kết cấu nhà chợ chính:
Nhà
chợ chính phải bảo đảm kiên cố hoặc bán kiên cố. Chợ bán kiên cố là chợ được
xây dựng bảo đảm có thời gian sử dụng từ 5 đến 10 năm.
d)
Về yêu cầu đối với các bộ phận phụ trợ và kỹ thuật công trình: Tối thiểu phải
bảo đảm các hạng mục, yêu cầu như sau và phải được các cơ quan có thẩm quyền do
UBND tỉnh phân công quản lý, thẩm định và phê duyệt:
-
Có bảng hiệu thể hiện tên chợ, địa chỉ và số điện thoại liên hệ với đại diện tổ
chức quản lý chợ;
-
Có khu vệ sinh;
-
Có bãi để xe (ngoài trời hoặc có mái che) phù hợp với lưu lượng người vào chợ,
bố trí bảo đảm trật tự, an toàn cho khách;
-
Có khu thu gom rác và xử lý rác trong ngày hoặc có khu thu gom rác và phương án
vận chuyển rác trong ngày về khu xử lý tập trung của địa phương;
-
Có phương án và hệ thống cấp điện bảo đảm cho hoạt động của chợ;
-
Có hệ thống cấp nước hợp vệ sinh bảo đảm cho hoạt động của chợ;
- Có hệ thống rãnh thoát nước bảo đảm thông thoáng và dễ
dàng thông tắc;
-
Khu bán thực phẩm tươi sống, khu dịch vụ ăn uống được bố trí riêng;
-
Có thiết bị và phương án bảo đảm phòng cháy chữa cháy cho chợ.
đ)
Về điều hành, quản lý chợ:
-
Có tổ chức quản lý (Ban Quản lý/tổ quản lý/doanh nghiệp/HTX quản lý) do
UBND cấp huyện quyết định;
-
Có Nội quy chợ do UBND cấp huyện phê duyệt và niêm yết công khai để điều hành
hoạt động, xử lý vi phạm;
-
Có sử dụng cân đối chứng, thiết bị đo lường để người tiêu dùng tự kiểm tra về
số lượng, khối lượng hàng hóa;
-
Các hàng hóa, dịch vụ kinh doanh tại chợ không thuộc danh mục cấm kinh doanh
theo quy định của pháp luật. Đối với các hàng hóa kinh doanh có điều kiện phải
bảo đảm đáp ứng các điều kiện theo quy định hiện hành.
2. Đối với các xã chưa có
chợ do nhu cầu thực tế chưa cần đầu tư xây dựng chợ và trong qui hoạch không có
chợ sẽ không xem xét tiêu chí số 7. Việc xem xét, công nhận xã đạt chuẩn nông
thôn mới được thực hiện trên cơ sở xem xét, đánh giá các tiêu chí còn lại trong
bộ tiêu chí quốc gia xây dựng nông thôn mới.
3. Hồ
sơ minh chứng đạt chuẩn tiêu chí chợ nông thôn:
a) Mẫu 7 quy định tại Quyết định này đã
ghi đầy đủ thông tin, có xác nhận của Thủ trưởng các Phòng, ban liên quan chịu
trách nhiệm thẩm tra và UBND xã.
b) Bản sao quyết định
phê duyệt dự án đầu tư xây dựng chợ (trường hợp chợ được đầu tư cải tạo,
nâng cấp thì bổ sung các quyết định phê duyệt dự án).
c) Phương án phòng
cháy chữa cháy theo mẫu tại Phụ lục 4 ban hành theo Quyết định này do cấp có
thẩm quyền phê duyệt; trong đó, chợ hạng 3 thì do UBND cấp xã phê duyệt; bảng
kê danh mục các thiết bị phòng cháy chữa cháy hiện có.
d) Bản sao Quyết định
thành lập Ban quản lý/tổ quản lý/HTX/doanh nghiệp quản lý (do UBND cấp huyện
phê duyệt).
đ) Bản
sao Quyết định phê duyệt nội quy chợ (do UBND cấp huyện phê duyệt).
e) Các hồ sơ có liên
quan khác (nếu có).
(Mẫu 7. Đánh giá tiêu chí 7 chợ nông
thôn)
Điều 10. Tiêu
chí Bưu điện (Tiêu chí số 8)
1. Xã đạt tiêu chí Bưu điện khi đáp
ứng đủ 02 yêu cầu:
- Xã có điểm phục vụ bưu chính, viễn
thông.
- Xã có internet đến thôn.
2. Giải thích từ ngữ
Điểm phục vụ bưu
chính, viễn thông là địa điểm cung ứng một/hoặc cả hai dịch vụ; dịch vụ
bưu chính, dịch vụ viễn thông công cộng. Điểm phục vụ bưu chính, viễn thông gồm
có:
a) Điểm phục vụ bưu chính.
b) Điểm cung cấp dịch vụ viễn thông
công cộng.
Dịch vụ bưu chính là dịch vụ
chấp nhận, vận chuyển và phát bưu gửi bằng các phương thức từ địa điểm của
người gửi đến địa điểm của người nhận qua mạng bưu chính, trừ phương thức điện
tử.
Dịch vụ viễn thông là dịch vụ
gửi, truyền, nhận và xử lý thông tin giữa hai hoặc một nhóm người sử dụng dịch
vụ viễn thông, bao gồm dịch vụ cơ bản và dịch vụ giá trị gia tăng.
Điểm phục vụ bưu
chính
là nơi chấp nhận, phát bưu gửi, gồm: bưu cục, ki ốt, đại lý, thùng thư công
cộng và hình thức khác thuộc mạng bưu chính công cộng để chấp nhận, phát bưu
gửi.
Điểm
cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng là
địa điểm do doanh nghiệp viễn thông trực tiếp quản lý, khai thác để cung cấp
dịch vụ viễn thông cho người sử dụng dịch vụ, bao gồm điểm cung cấp dịch vụ có
người phục vụ và điểm cung cấp dịch vụ không có người phục vụ. Điểm cung cấp
dịch vụ viễn thông công cộng bao gồm cả các đại lý dịch vụ viễn thông của doanh
nghiệp viễn thông.
3. Tiêu chuẩn đánh giá
a) Xã có điểm phục vụ bưu chính,
viễn thông là xã có ít nhất 01 điểm phục vụ bưu chính và 01 điểm cung cấp
dịch vụ viễn thông công cộng để đáp ứng nhu cầu sử dụng dịch vụ bưu chính, dịch
vụ viễn thông của các tổ chức, cá nhân tại địa phương. Trong trường hợp xã chỉ
có 01 điểm phục vụ được đánh giá là xã có điểm phục vụ bưu chính, viễn thông
thì điểm phục vụ đó phải có khả năng đồng thời cung ứng dịch vụ bưu chính và
dịch vụ viễn thông công cộng.
- Tiêu chuẩn đánh giá điểm phục vụ bưu
chính:
+ Đối với điểm phục vụ bưu chính có
người phục vụ: bưu cục, điểm bưu điện văn hóa xã (điểm BĐVHX), đại lý:
Tiêu chuẩn về cơ sở
vật chất:
Có mặt bằng, trang thiết bị phù hợp với yêu cầu cung ứng và sử dụng dịch vụ; có
treo biển tên, số hiệu điểm phục vụ; có niêm yết giờ mở cửa phục vụ và các
thông tin về dịch vụ bưu chính cung ứng tại điểm phục vụ.
Tiêu chuẩn
dịch vụ:
Tối thiểu tại điểm phục vụ bưu chính phải cung ứng dịch vụ bưu chính phổ cập và
dịch vụ phát hành báo chí công ích; thời gian phục vụ tối thiểu là 4 giờ/ngày
làm việc; tần suất thu gom, phát bưu gửi 1 lần/ngày trừ các vùng có điều kiện
địa lý đặc biệt.
+ Đối với
điểm phục vụ bưu chính không có người phục vụ: thùng thư công cộng:
Thùng thư
phải được thiết kế và lắp đặt tại vị trí thuận tiện, dễ tiếp cận và đảm bảo an
toàn cho gửi thư, không làm ảnh hưởng trật tự công cộng; làm bằng vật liệu chắc
chắn, khó cậy phá, đảm bảo mỹ quan; có hệ thống khóa riêng, có khe hở ngang đủ
để bỏ thư; khe hở này phải được thiết kế theo hướng dốc ra ngoài và có thiết kế
phù hợp để ngăn việc móc thư từ khe hở đó; vị trí khe hở phải đặt ở bên dưới
nóc thùng thư; trên thùng thư có thông tin về tên đơn vị quản lý, tên bưu cục;
ngày giờ, số lần mở thùng thư trong ngày.
- Tiêu chuẩn đánh giá điểm cung cấp
dịch vụ viễn thông công cộng
+ Tiêu chuẩn về cơ sở hạ tầng: được
kết nối truyền dẫn băng rộng đa dịch vụ.
+ Tiêu chuẩn về dịch
vụ và chất lượng dịch vụ: cung cấp tối thiểu 01 trong 02 dịch vụ có
chất lượng như sau:
. Dịch vụ điện thoại cố định mặt đất
nội hạt có chất lượng dịch vụ đáp ứng tiêu chuẩn theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc
gia về chất lượng dịch vụ điện thoại trên mạng viễn thông cố định mặt đất, Mã
số QCVN 35:2011/BTTTTL
. Dịch vụ truy nhập Internet có tốc độ
tối thiểu là 256kb/s có chất lượng dịch vụ truy nhập internet đáp ứng tiêu
chuẩn theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng dịch vụ truy nhập internet
băng rộng cố định mặt đất, Mã số QCVN 34:2014/BTTTT
Trường hợp xã
không có điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng, nếu có ít nhất 30% số hộ
gia đình trong xã có thuê bao riêng sử dụng dịch vụ viễn thông thì được coi là
đạt tiêu chí về điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng.
* Ghi chú:
Đối với các xã mà Trung tâm huyện đóng trên địa bàn thì có thể tận dụng điểm
phục vụ bưu chính - viễn thông của huyện để xét đạt chuẩn chỉ tiêu này.
b) Xã có internet đến thôn: Xã được
công nhận đạt tiêu chí có internet đến thôn khi có ít nhất 30% số thôn thuộc xã
đáp ứng 1 trong 3 điều kiện sau:
- Có hạ tầng kỹ thuật viễn thông đáp
ứng nhu cầu sử dụng dịch vụ truy nhập internet cho tổ chức, cá nhân trên địa
bàn thôn đạt tiêu chuẩn về chất lượng dịch vụ theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
QCVN 34:2014/BTTTT về chất lượng dịch vụ truy nhập internet băng rộng cố định
mặt đất.
- Có các điểm cung cấp dịch vụ viễn
thông công cộng (dịch vụ truy nhập internet) đạt tiêu chuẩn về chất lượng dịch
vụ theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 34:2014/BTTTT về chất lượng dịch vụ
truy nhập internet băng rộng cố định mặt đất.
- Có phủ sóng 3G.
4. Sở Thông tin và Truyền thông có
trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn việc đánh giá tiêu chí Bưu điện. Hằng năm, Sở
Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm cung cấp kết quả điều tra, rà soát
tiêu chí Bưu điện tại các xã, làm cơ sở để Ban Chỉ đạo tỉnh thực hiện việc xét,
công nhận xã đạt tiêu chí Bưu điện trong Chương trình MTQG xây dựng nông thôn
mới.
5. Hồ sơ minh chứng đạt chuẩn tiêu chí
bưu điện:
- Mẫu 8; Mẫu 8.1A hoặc Mẫu 8.1B; Mẫu 8.2 quy định tại Quyết định này
đã ghi đầy đủ thông tin, có xác nhận của Thủ trưởng các Phòng, ban liên quan
chịu trách nhiệm thẩm tra và UBND xã.
- Các hồ sơ có liên quan theo yêu cầu
tại Mẫu 8, Mẫu 8.1 A, Mẫu 8.1B và Mẫu 8.2.
Quy định về Hệ thống biểu mẫu:
+ Cấp xã: Mẫu 8; Mẫu 8.1A hoặc Mẫu 8.1B; Mẫu 8.2
+ Cấp huyện, cấp tỉnh: Mẫu 8.
(Mẫu 8. Đánh giá tiêu chí 8: Bưu
điện (bao gồm: Mẫu 8, Mẫu 8.1 A, Mẫu 8.1 B và Mẫu 8.2))
Điều
11. Tiêu chí nhà ở dân cư (tiêu chí số 9)
1.
Xã đạt tiêu chí Nhà ở dân cư khi đáp ứng đủ 02 yêu cầu:
a) Trên địa bàn không còn hộ gia đình ở trong nhà tạm.
b) Tỷ
lệ hộ gia đình có nhà ở đạt tiêu chuẩn: Từ 75% trở lên đối với các xã khu vực 1
và 80% trở lên đối với các xã khu vực 2.
2. Nội dung đánh giá:
a) Nhà tạm: Là nhà có kết cấu chịu lực (cột, kèo, xà gồ,
đòn tay…) bằng gỗ tạp hoặc bằng tre, nứa,…; mái lợp bằng vật liệu lá các loại,
vách ngăn bằng đất, tre, nứa, lá; thiếu các diện tích bảo đảm nhu cầu sinh hoạt
tối thiểu; bếp, nhà vệ sinh xây dựng bằng các vật liệu tạm thời, dễ cháy, có
niên hạn sử dụng dưới 5 năm và không bảo đảm an toàn cho người sử dụng.
b) Nhà ở nông thôn đạt chuẩn phải bảo
đảm các yêu cầu sau:
- Nhà ở nông thôn phải bảo đảm “3 cứng” (nền cứng, khung
cứng, mái cứng). Các bộ phận nền, khung, mái của căn nhà phải được làm từ các
loại vật liệu có chất lượng tốt, không làm từ các loại vật liệu tạm, mau hỏng,
dễ cháy. Cụ thể:
+ “Nền cứng” là nền
nhà làm bằng các loại vật liệu có tác dụng làm tăng độ cứng của nền như: vữa xi
măng - cát, bê tông, gạch lát, gỗ;
+ “Khung cứng” bao
gồm hệ thống khung, cột, tường kể cả móng đỡ. Tùy điều kiện cụ thể, khung, cột
được làm từ các loại vật liệu: Bê tông cốt thép, sắt, thép, gỗ bền chắc; tường
xây gạch/đá hoặc làm từ gỗ bền chắc; móng làm từ bê tông cốt thép hoặc xây
gạch/đá;
+ “Mái cứng” gồm hệ
thống đỡ mái và mái lợp. Tùy điều kiện cụ thể, hệ thống đỡ mái có thể làm từ
các loại vật liệu: Bê tông cốt thép, sắt, thép, gỗ bền chắc. Mái làm bằng bê
tông cốt thép, lợp ngói hoặc lợp bằng các loại tấm lợp có chất lượng tốt như
tôn, phi brô xi măng.
Tùy điều kiện thực
tế, các bộ phận nhà ở có thể làm bằng các loại vật liệu địa phương có chất
lượng tương đương, bảo đảm thời hạn sử dụng, phù hợp với tập quán,
văn hoá và điều kiện của người dân tại địa phương.
- Đối với khu vực
đồng bằng diện tích ở tối thiểu đạt từ 14m2/người trở lên; khu vực
trung du, miền núi diện tích ở tối thiểu đạt 10m2/người trở lên.
Diện tích tối thiểu một căn nhà từ 24m2 trở lên. Đối với hộ đơn
thân, diện tích tối thiểu một căn nhà từ 18m2 trở lên.
- Niên hạn sử dụng
công trình nhà ở từ 20 năm trở lên; đối với nhà ở đã, đang thực hiện hỗ trợ
theo các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ thì niên hạn sử dụng lấy theo quy
định tại các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhà ở đó.
- Các công trình phụ
trợ (bếp, nhà vệ sinh, chuồng trại chăn nuôi,...) phải được bố trí bảo đảm vệ
sinh, thuận tiện cho sinh hoạt; kiến trúc, mẫu nhà ở phù hợp với phong tục, tập
quán, lối sống của từng dân tộc, vùng miền. Khuyến khích
nhà ở dân cư nông thôn có tường rào, cổng ngõ xanh, sạch, đẹp (tường rào, cổng
ngõ xây bằng bê tông, gạch hoặc tường rào mềm bằng cây xanh,…).
Ngoài các nhà đạt các điều kiện nêu
trên, nhà được xem là đạt tiêu chuẩn là nhà cho người có công với cách
mạng, nhà hỗ trợ cho hộ chính sách, mẫu nhà ở nông thôn được xây dựng theo các
mẫu nhà do Sở Xây dựng công bố tại Công văn số 175/SXD-PQH ngày 04/4/2014.
3. Phương
pháp đánh giá:
a) Bước 1:
Ban Phát triển thôn tổ chức đi kiểm tra các nhà trong hộ gia đình ở thôn để xác
định nhà ở đạt chuẩn theo các nội dung đánh giá nêu trên và lập thành biểu (Mẫu 9.1).
b) Bước 2:
Ban Quản lý nông thôn mới xã tiến hành kiểm tra, đánh giá trên cơ sở danh sách
hộ gia đình có nhà ở đạt chuẩn (kiểm tra xác xuất 5% số nhà) và hộ gia
đình còn nhà tạm (kiểm tra 100%) do Ban Phát triển thôn lập; lập biên
bản đánh giá tiêu chí nhà ở dân cư (Mẫu
9.2).
4. Hồ sơ minh chứng đạt chuẩn tiêu chí
nhà ở dân cư:
a) Mẫu 9.1 và Mẫu 9.2 quy định tại Quyết định này
đã ghi đầy đủ thông tin, có xác nhận của Thủ trưởng các Phòng, ban liên quan
chịu trách nhiệm thẩm tra và UBND xã;
b) Các hồ sơ
có liên quan (nếu có).
(Mẫu 9. Đánh giá tiêu chí 9 nhà ở dân cư
(gồm Mẫu 9.1 và Mẫu 9.2))
Điều
12. Tiêu chí thu nhập (tiêu chí số 10)
1. Xã đạt
tiêu chí Thu nhập khi có mức thu nhập bình quân đầu người/năm của xã đạt mức
tối thiểu trở lên theo quy định vùng như sau:
a) Năm 2015:
Mức thu nhập bình quân đầu người trên năm của xã phải đạt tối thiểu: 18 triệu
đồng đối với các xã thuộc khu vực 1; 23 triệu đồng đối với các xã thuộc
khu vực 2.
b) Những năm
tiếp theo: Thực hiện theo quy định mới của Trung ương và các văn bản hướng dẫn,
chỉ đạo của UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo tỉnh.
2. Giải thích
từ ngữ:
a) Thu nhập
của xã là toàn bộ số tiền và giá trị hiện vật sau khi trừ chi phí sản xuất mà
các hộ trong xã nhận được trong 1 năm.
b) Thu nhập
bình quân đầu người là toàn bộ số tiền và giá trị hiện vật sau khi trừ chi phí
sản xuất trong năm của hộ chia đều cho số thành viên trong hộ.
c) Nguồn thu
nhập của hộ gia đình bao gồm:
- Thu từ sản
xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản, diêm nghiệp, sau khi đã trừ chi phí sản xuất
và thuế, các chi phí khác (nếu có);
- Thu từ sản
xuất ngành nghề phi nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản, sau khi đã trừ chi phí sản
xuất và thuế, các chi phí khác (nếu có);
- Thu
từ tiền công, tiền lương;
- Thu
từ tiền công, tiền lương của thành viên trong gia đình làm việc phi nông
nghiệp trong và ngoài địa bàn xã;
- Thu khác
được tính vào thu nhập, như: Quà biếu, lãi tiết kiệm,…
d) Các khoản
thu không tính vào thu nhập, gồm: Các khoản trợ cấp xã hội, hỗ trợ tiền điện,
rút tiền tiết kiệm, thu nợ, bán tài sản, vay nợ, tạm ứng.
3. Phương
pháp tính thu nhập bình quân/người/năm của xã:
Thu nhập bình
quân đầu người/năm của xã được tính bằng cách chia tổng thu nhập của xã
cho tổng số nhân khẩu thực tế thường trú của xã (tính đến thời điểm điều tra
hàng năm). Công thức
tính như sau:
Thu nhập bình quân
đầu người/năm của xã
|
=
|
Tổng thu
nhập của xã
|
Tổng số
nhân khẩu thực tế thường trú của xã
|
Thời điểm, thời kỳ thu thập số liệu:
Số liệu về thu nhập được thu thập trong thời kỳ 1 năm tính từ ngày 01/01 đến
hết 31/12 của năm báo cáo. Tuy nhiên, tùy vào yêu cầu thực tế tại địa phương,
các xã có thể tổ chức thu thập số liệu trong 12 tháng qua tính từ thời điểm
thu thập số liệu trở về trước và kết thúc chậm nhất trong tháng 11 hằng năm
để làm cơ sở xét công nhận đạt chuẩn tiêu chí thu nhập.
UBND cấp xã
tự tổ chức điều tra, tính toán theo hướng dẫn của Cục Thống kê tỉnh. Chi cục
Thống kê huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm phối hợp, hỗ trợ các xã điều
tra, đồng thời thẩm tra trình UBND cấp huyện quyết định công nhận mức thu nhập
bình quân đầu người hằng năm trên địa bàn từng xã. UBND cấp huyện công bố và
báo cáo Ban Chỉ đạo tỉnh mức thu nhập bình quân đầu người hàng năm của các xã
để làm cơ sở cho việc thẩm định, xét công nhận đạt tiêu chí thu nhập.
4. Hồ sơ minh chứng đạt chuẩn tiêu chí
thu nhập:
a) Mẫu 10 quy định tại Quyết
định này đã ghi đầy đủ thông tin, có xác nhận của Thủ trưởng các Phòng, ban
liên quan chịu trách nhiệm thẩm tra và UBND xã.
b) Các biễu mẫu theo quy định đã điền
đầy đủ thông tin, có xác nhận của UBND cấp xã, gồm:
- Biểu số 1/TNX-TT: Thu trồng trọt của
xã;
- Biểu số 2/TNX-CHN: Thu chăn nuôi của
xã;
- Biểu số 3/TNX- LN: Thu lâm nghiệp
của xã;
- Biểu số 4/TNX-THS: Thu thủy sản của
xã;
- Biểu số 5/TNX- DN: Thu của các doanh
nghiệp, HTX do nhân khẩu thực tế thường trú của xã làm chủ hoặc tham gia làm
chủ;
- Biểu số 6/TNX-CT: Thu của các hộ
SXKD cá thể do nhân khẩu thực tế thường trú của xã làm chủ hoặc tham gia làm
chủ;
- Biểu số 7/TNX-TL: Thu từ tiền công,
tiền lương và các khoản thu nhập khác của các hộ (Áp dụng cho thôn);
- Biểu số 7.1/TNX-TL: Tổng hợp thu từ
tiền công, tiền lương, … (Áp dụng cho xã tổng hợp các thôn);
- Biểu số 8/TNX-TH: Tổng hợp thu nhập
của xã.
(Mẫu 10: Đánh giá tiêu chí 10 thu
nhập)
Điều
13. Tiêu chí hộ nghèo (tiêu chí số 11)
1. Xã được công nhận đạt tiêu chí
hộ nghèo trong xây dựng nông thôn mới khi có tỷ lệ hộ nghèo của xã dưới mức tối
thiểu theo quy định của khu vực. Cụ thể như sau:
a) Đối với xã thuộc khu vực 1: Tỷ lệ
hộ nghèo của xã từ 10% trở xuống.
b) Đối với xã thuộc khu vực 2: Tỷ lệ
hộ nghèo của xã từ 5% trở xuống.
Ngoài ra, xã có tỷ lệ hộ nghèo
thuộc chính sách giảm nghèo ở mức quy định tại các khu vực nêu trên thì
được công nhận đạt tiêu chí hộ nghèo.
2. Giải thích
từ ngữ:
a) Hộ nghèo
nông thôn là hộ có mức thu nhập bình quân đầu người theo chuẩn hộ nghèo được
Thủ tướng Chính phủ quy định áp dụng cho từng giai đoạn.
Hiện nay, áp
dụng chuẩn nghèo theo quy định tại Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg ngày 30/01/2011
của Thủ tướng Chính phủ, cụ thể: Hộ nghèo ở nông thôn là hộ có mức thu nhập
bình quân từ 400.000 đồng/người/tháng (từ 4.800.000 đồng/người/năm) trở xuống.
b) Hộ nghèo
thuộc chính sách giảm nghèo là hộ nghèo có ít nhất một thành viên trong hộ còn
khả năng lao động, nên có thể thoát nghèo.
c) Hộ nghèo
thuộc chính sách bảo trợ xã hội là hộ nghèo nhưng không còn thành viên nào
trong hộ có khả năng lao động, nên không thể thoát nghèo.
Lưu ý:
- Hộ nghèo thuộc chính sách bảo trợ xã
hội khác với Hộ nghèo có người hưởng chính sách bảo trợ xã hội (là hộ nghèo mà
trong hộ có ít nhất 01 người hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hằng tháng).
- Hộ nghèo có khả năng thoát nghèo là
hộ nghèo thuộc chính sách giảm nghèo, có lao động, năng lực và điều kiện (đất
đai, tư liệu sản xuất) để phát triển sản xuất kinh doanh, có việc làm và thu
nhập ổn định.
3. Công thức,
phương pháp tính và trách nhiệm của các cấp trong việc xác định tỷ lệ hộ nghèo
a) Công thức:
Tỷ lệ hộ nghèo (%)
|
=
|
Tổng số hộ nghèo
|
x 100
|
Tổng số hộ dân
|
b) Phương pháp tính:
- Thực hiện theo đúng mẫu số 11 kèm theo Quyết định này.
- Chỉ tính tỷ lệ hộ nghèo thuộc chính
sách giảm nghèo để công nhận đạt tiêu chí hộ nghèo trong xây dựng nông thôn
mới. Không tính tỷ lệ hộ nghèo thuộc chính sách bảo trợ xã hội vào tỷ lệ
hộ nghèo chung của xã để xét công nhận đạt hoặc không đạt tiêu chí hộ nghèo
trong xây dựng nông thôn mới.
c) Trách nhiệm của các cấp, ngành:
- UBND cấp xã có
trách nhiệm tổ chức điều tra, rà soát hộ nghèo theo đúng quy trình do cấp trên
hướng dẫn; cập nhật thông tin hộ nghèo vào phần mềm quản lý hộ nghèo trực
tuyến; tổng hợp số lượng, danh sách hộ nghèo của xã chia theo từng thôn, gồm:
(i) Danh sách hộ nghèo thuộc chính sách giảm nghèo và (ii) Danh sách hộ nghèo
thuộc chính sách bảo trợ xã hội; có văn bản đề nghị UBND cấp huyện phê duyệt
(số lượng, tỷ lệ và danh sách hộ nghèo thuộc chính sách giảm nghèo; số lượng,
tỷ lệ và danh sách hộ nghèo thuộc chính sách bảo trợ xã hội) để theo dõi, quản
lý và thực hiện chính sách, giải pháp giảm nghèo.
- UBND cấp huyện có trách nhiệm phê
duyệt kết quả điều tra, rà soát hộ nghèo của cấp xã và gửi Quyết định phê duyệt
về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
chịu trách nhiệm thẩm định kết quả điều tra, rà soát hộ nghèo; tổng hợp số
lượng hộ nghèo và tỷ lệ hộ nghèo của toàn tỉnh; cung cấp kết quả điều tra của
các xã cho Ban Chỉ đạo tỉnh để làm cơ sở khi thực hiện việc xét, công nhận xã
đạt chuẩn tiêu chí hộ nghèo trong Chương trình nông thôn mới (bản photo Quyết
định phê duyệt kết quả điều tra hộ nghèo, hộ cận nghèo của UBND các huyện, thị
xã, thành phố), gồm:
+ Số hộ nghèo và tỷ lệ hộ nghèo thuộc
chính sách giảm nghèo;
+ Số hộ nghèo và tỷ lệ hộ nghèo thuộc
chính sách bảo trợ xã hội.
4. Quy trình điều tra, rà soát hộ
nghèo hằng năm thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội
(hiện nay thực hiện theo Thông tư số 21/2012/TT-BLĐTBXH ngày 05/9/2012 và Thông
tư số 24/2014/TT-BLĐTBXH ngày 06/9/2014) và các văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh,
hướng dẫn của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh.
5. Hồ sơ minh
chứng đạt chuẩn tiêu chí hộ nghèo:
a) Mẫu 11 quy định tại Quyết
định này đã ghi đầy đủ thông tin, có xác nhận của Thủ trưởng các Phòng, ban
liên quan chịu trách nhiệm thẩm tra và UBND xã.
b) Các hồ sơ liên quan:
(i) Bản sao
Quyết định phê duyệt kết quả điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo của UBND
cấp huyện;
(ii) Bảng
tổng hợp số lượng hộ nghèo của xã (theo đúng biểu mẫu quy định tại Thông tư số
24/2014/TT-BLĐTBXH và đã được thiết kế sẵn trong phần mềm quản lý hộ nghèo trực
tuyến);
(iii) Danh
sách hộ nghèo của xã (có đủ tên chủ hộ và các thành viên trong hộ theo đúng
biểu mẫu đã được thiết kế sẵn trong phần mềm quản lý hộ nghèo trực tuyến), gồm:
- Danh sách
hộ nghèo thuộc chính sách giảm nghèo;
- Danh sách
hộ nghèo thuộc chính sách bảo trợ xã hội.
(iv) Bản sao
biên bản họp của từng thôn bình xét hộ nghèo.
(Mẫu 11: Đánh giá tiêu chí 11 hộ
nghèo)
Điều 14. Tiêu chí tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên (tiêu
chí số 12)
1. Xã được
công nhận đạt tiêu chí này khi có tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên đạt
từ 90% trở lên.
2. Các khái
niệm và phương pháp tính toán:
- Lao động
của xã: là người thuộc thành viên của các hộ gia đình trong xã đang trong
độ tuổi lao động theo quy định của Bộ Luật Lao động (từ 15 – 55 tuổi đối với
nữ, từ 15 – 60 tuổi đối với nam), có khả năng lao động và có nhu cầu làm việc
để tạo ra thu nhập (tiền công, tiền lương hoặc tạo ra các sản phẩm tự sản, tự
tiêu).
Lưu ý: Những người sau đây
không tính là lao động của xã: học sinh, sinh viên trong độ tuổi lao động nhưng
thực tế đang đi học phổ thông, học nghề, học các trường chuyên nghiệp.
- Lao động có việc làm thường xuyên
của xã: Là lao động của xã có tổng thời gian làm việc tạo ra thu nhập bình
quân từ 20 ngày/tháng/năm trở lên không phân biệt làm việc trong hay ngoài địa
giới hành chính của xã.
- Tỷ lệ lao động có việc làm thường
xuyên năm N của xã: Là chỉ tiêu được tính bằng cách lấy số
lao động có việc làm thường xuyên trong năm của xã chia (:) cho tổng số lao động
của xã (tính đến thời điểm điều tra, đánh giá).
Công thức tính như sau:
Tỷ lệ lao động có
việc làm thường xuyên năm N của xã (%)
|
=
|
Số lao động
có việc làm thường xuyên của xã (người)
|
x
|
100
|
Tổng số lao
động của xã (người)
|
3. Phương pháp khảo sát, tính tỷ lệ lao động có việc làm thường
xuyên năm cần nghiên cứu của xã:
- UBND các xã sử dụng phần mềm Cung
lao động để khai thác thông tin về số lượng lao động có việc làm và dân số
trong độ tuổi lao động đã được điều tra hàng năm. Sau đó xã tiến hành
xác định số người trong độ tuổi lao động có đăng ký hộ khẩu tại xã, làm việc
trong và ngoài địa bàn xã, có thời gian làm việc bình quân là 20 ngày
công/tháng (240 ngày công/năm) để tính số lao động có việc làm thường
xuyên.
- Lấy số lượng lao động được thống kê, áp dụng công thức nêu trên để
tính tỷ lệ người lao động có việc làm thường xuyên so với tổng số lao động của
xã.
4. Hồ sơ minh
chứng đạt chuẩn tiêu chí tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên:
a) Mẫu 12 quy định tại Quyết định này đã
ghi đầy đủ thông tin, có xác nhận của Thủ trưởng các Phòng, ban liên quan chịu
trách nhiệm thẩm tra và UBND xã;
b) Danh sách
các lao động có việc làm thường xuyên.
(Mẫu 12. Đánh giá tiêu chí
12 tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên)
Điều 15. Tiêu
chí hình thức tổ chức sản xuất (tiêu chí số 13)
Xã được
công nhận đạt tiêu chí về hình thức tổ chức sản xuất khi có ít nhất 01 hợp tác
xã (hợp tác xã nông nghiệp hoặc phi nông nghiệp) hoặc tổ hợp tác có đăng ký,
hoạt động đạt hiệu quả trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ theo Luật định, cụ
thể như sau:
1. Hợp tác xã
(HTX) hoạt động có hiệu quả khi đảm bảo 03 yêu cầu:
a) Được
thành lập (hoặc chuyển đổi) và hoạt động theo quy định của Luật hợp tác xã năm
2012.
b) Tổ chức được ít nhất 01 loại dịch vụ thiết yếu theo đặc
điểm từng địa phương, phục vụ thành viên hợp tác xã và người dân trên địa bàn.
c) Kinh doanh
có lãi liên tục trong 03 năm liền kề được Phòng Tài chính - Kế hoạch cấp huyện (hoặc cơ quan đăng
ký) xác nhận.
Riêng đối với
HTX mới thành lập trong năm 2015 và năm 2016 thì phải có ít nhất 01 dịch vụ
thiết yếu, phục vụ thành viên hợp tác xã và
người dân trên địa bàn, đồng thời kiểm tra phương án sản xuất, kinh
doanh nếu đảm bảo khả năng có lãi trong năm đánh giá, thì được xem xét để công
nhận; từ năm 2017 trở đi, các HTX mới thành lập phải đủ 02 năm liền kề
có lãi liên tục như quy định tại Thông tư số 41/2013/TT-BNNPTNT ngày 04/10/2013
của Bộ Nông nghiệp và PTNT và các Thông tư sửa đổi, bổ sung (nếu có).
2. Tổ hợp tác (THT) hoạt
động có hiệu quả đảm bảo 02 yêu cầu:
a) Thành lập,
tổ chức, quản lý và hoạt động theo đúng qui định tại Nghị định số
151/2007/NĐ-CP ngày 10/10/2007 của Chính phủ và Thông tư số 04/2008/TT-BKH ngày
09/7/2008 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cụ thể:
- Tổ hợp tác được hình thành trên cơ
sở hợp đồng hợp tác của từ ba cá nhân trở lên, cùng đóng góp tài sản, công
sức để thực hiện những công việc nhất định, cùng hưởng lợi và cùng chịu
trách nhiệm.
- Tổ hợp tác
phải được UBND cấp xã chứng thực hợp đồng hợp tác, được quy định tại Điều 6
Nghị định số 151/2007/NĐ-CP ngày 10/10/2007 của Chính phủ.
b) Hoạt động
sản xuất kinh doanh có lãi liên tục trong 03 năm liền kề được UBND xã xác nhận.
Riêng đối với
THT mới thành lập trong năm 2015 và năm 2016 thì phải tổ chức ít nhất 01 dịch
vụ thiết yếu phục vụ thành viên THT và người dân
trên địa bàn, đồng thời kiểm tra phương án sản xuất - kinh doanh, nếu
đảm bảo khả năng có lãi trong năm đánh giá thì được xem xét công nhận; từ năm
2017 trở đi, các THT mới thành lập phải đủ 2 năm liền kề có lãi liên tục
như quy định tại Thông tư số 41/2013/TT-BNNPTNT ngày 04/10/2013 của Bộ Nông
nghiệp và PTNT và các Thông tư sửa đổi, bổ sung (nếu có).
Ngoài quy
định là phải có HTX hoặc THT hoạt động có hiệu quả như nói trên, xã được công nhận đạt tiêu chí về hình thức tổ chức sản
xuất, thì trên địa bàn xã phải có hợp đồng liên kết, như quy định tại
điểm c, khoản 2, Điều 17, Thông tư 41/2013/TT-BNNPTNT ngày 04/10/2013 của Bộ
Nông nghiệp và PTNT.
Trường hợp trong
xã có hộ nông dân trực tiếp liên doanh, liên kết với doanh nghiệp, tổ
chức khoa học hoặc nhà khoa học trong các khâu sản
xuất - chế biến - tiêu thụ, thì UBND xã có báo cáo bằng văn
bản về kết quả, hiệu quả của việc liên doanh, liên kết và thu thập các hợp đồng
ký kết, bản thanh lý hợp đồng có liên quan để phục vụ cho việc đánh giá, thẩm
tra, thẩm định tiêu chí 13.
3. Hồ sơ minh
chứng đạt chuẩn tiêu chí hình thức tổ chức sản xuất:
- Mẫu 13 theo
quy
định tại Quyết định này đã ghi đầy đủ thông tin, có xác nhận của Thủ trưởng các
Phòng, ban liên quan chịu trách nhiệm thẩm tra và UBND xã.
- Các tài liệu có liên quan:
+ Đối với HTX: Hồ sơ tài liệu gồm:
. Bản sao Điều lệ HTX theo Luật HTX
năm 2012 đã được Đại hội thành viên HTX thông qua.
. Bản sao báo cáo quyết toán tài chính
3 năm liền kề (theo Thông tư số 24/2010/TT-BTC , ngày
23/02/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn kế toán áp dụng cho hợp tác xã nông
nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và nghề muối, hoặc theo Thông tư sửa đổi, bổ
sung nếu có), chủ yếu tập trung vào các biểu sau: Bảng cân đối kế toán, Bảng
cân đối tài khoản, Báo cáo hoạt động sản xuất kinh doanh, Bảng thuyết
minh báo cáo tài chính.
. Hợp đồng, thanh lý hợp đồng liên
doanh, liên kết các khâu sản xuất - chế biến - tiêu thụ trong 3 năm liền kề năm
đánh giá.
Riêng đối với
HTX mới thành lập phải có phương án sản xuất, kinh doanh và bản sao hợp đồng
liên doanh - liên kết, bản thanh lý hợp đồng (nếu có).
+ Đối với THT: Hồ
sơ tài liệu gồm:
. Hợp đồng hợp
tác theo đúng qui định tại Nghị định số 151/2007/NĐ-CP ngày 10/10/2007 của
Chính phủ và Thông tư số 04/2008/TT-BKH ngày 09/7/2008 của Bộ Kế hoạch và Đầu
tư, được UBND xã chứng thực.
. Sổ ghi thu chi
của Tổ 3 năm liền kề năm đánh giá;
. Hợp đồng, thanh
lý hợp đồng liên doanh, liên kết các khâu sản xuất - chế biến - tiêu thụ trong
03 năm liền kề năm đánh giá;
Riêng đối với THT
mới thành lập thì phải có phương án sản xuất, kinh doanh và bản sao hợp đồng
liên doanh-liên kết, bản thanh lý hợp đồng (nếu có).
* Ghi chú: Năm
đánh giá là năm 2015, 3 năm liền kề là : 2014, 2013, 2012.
(Mẫu 13. Đánh giá tiêu chí số 13 hình thức
tổ chức sản xuất)
Điều
16. Tiêu chí giáo dục (tiêu chí số 14)
1. Xã đạt
tiêu chí giáo dục khi đáp ứng đủ 03 yêu cầu:
a) Đạt phổ
cập Giáo dục trung học cơ sở (THCS);
b)
Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS hằng năm được tiếp tục học trung học (phổ
thông, bổ túc trung học, học nghề): Xã khu vực 1 đạt 70%; xã khu vực 2 đạt
85%.
c) Tỷ lệ lao
động qua đào tạo: Xã khu vực 1 đạt 20% trở lên, xã khu vực 2 đạt 35% trở lên.
2. Nội dung,
phương pháp đánh giá:
a) Đạt phổ
cập giáo dục THCS khi đạt 02 nội dung sau:
- Tỉ lệ học
sinh tốt nghiệp THCS hằng năm đạt từ 90% (xã đặc biệt khó khăn 70%) trở
lên;
- Tỷ lệ
thanh, thiếu niên từ 15 đến hết 18 tuổi có bằng tốt nghiệp THCS (bao gồm cả
hệ bổ túc) từ 80% (xã đặc biệt khó khăn 70%) trở lên.
b) Tỷ lệ học
sinh tốt nghiệp THCS hàng năm được tiếp tục học bậc trung học phổ thông, bổ túc
trung học, học nghề (tại các trung tâm giáo dục thường xuyên hoặc trường dạy
nghề) được tính bằng tỷ lệ phần trăm (%) giữa số học sinh tiếp tục học trên
tổng số học sinh đã tốt nghiệp THCS.
c) Lao động
qua đào tạo là số lao động trong độ tuổi có khả năng lao động đã được tham gia
các khóa bồi dưỡng dạy nghề ngắn hạn hoặc đào tạo trung hạn, dài hạn (chính
quy hoặc không chính quy) được cấp các loại chứng chỉ, văn bằng như: Chứng
chỉ học nghề, bằng trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề, cao đẳng nghề, cao
đẳng, đại học và trên đại học.
Trường hợp
lao động có hộ khẩu thường trú tại xã tự học nghề hoặc được truyền nghề, có tay
nghề đáp ứng yêu cầu công việc, tạo được thu nhập ổn định từ nghề nghiệp tự
học, nhưng không có chứng chỉ nghề hoặc văn bằng từ trung cấp chuyên môn nghiệp
vụ trở lên (gọi là lao động tự học nghề([1])), thì những
lao động này cũng được tính vào số lao động qua đào tạo.
Tỷ lệ lao
động qua đào tạo là tỷ lệ phần trăm giữa số lao động trong độ tuổi được đào tạo
nghề, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học, trên đại học và tự học nghề
trên tổng số lao động trong độ tuổi của xã. Công thức tính như sau:
Tỷ lệ lao động qua đào tạo
(%)
|
=
|
Số lao động trong độ
tuổi được đào tạo nghề, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học, trên đại
học và tự học nghề
Tổng số lao động trong độ tuổi của xã
|
X 100
|
UBND cấp xã tổng hợp,
lập danh sách
lao động tự học nghề để quản lý, đồng thời báo cáo Phòng Lao
động - Thương binh và Xã hội cấp huyện để thẩm tra, thống nhất bằng văn bản
trước khi tính lao động tự học nghề vào số lao động qua đào tạo.
3. Hồ sơ minh chứng đạt chuẩn tiêu chí
giáo dục:
a) Mẫu 14 theo quy định tại
Quyết định này đã ghi đầy đủ thông tin, có xác nhận của Thủ trưởng các Phòng,
ban liên quan chịu trách nhiệm thẩm tra (Phòng Giáo dục và Đào tạo đối với
chỉ tiêu 14.1 và 14.2, Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội đối với chỉ tiêu
14.3) và UBND xã.
b) Bản sao Quyết định công nhận phổ
cập THCS của cấp có thẩm quyền.
c) Thống kê phổ cập Mẫu 1, 2 Trung học cơ
sở;
Mẫu 1, 2 Trung học phổ
thông có xác nhận của Hiệu trưởng và UBND xã.
d) Danh sách học sinh tốt nghiệp THCS
có xác nhận của Hiệu trưởng và UBND xã.
đ) Danh sách học sinh được học lớp 10
tại các Trường Trung học phổ thông, bổ túc trung học hoặc học nghề có xác nhận
của Hiệu trưởng trường học sinh đang học và UBND cấp xã.
e) Danh sách lao động trong độ
tuổi được đào tạo nghề, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học, trên đại
học
và tự học nghề
có xác nhận của Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội cấp huyện và UBND xã.
(Mẫu 14. Đánh giá tiêu
chí 14 giáo dục)
Điều
17. Tiêu chí y tế (tiêu chí số 15)
1.
Xã đạt tiêu chí y tế khi đáp ứng đủ 02 yêu cầu:
a)
Trạm Y tế xã (TYT) đạt chuẩn quốc gia.
b)
Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) đạt từ 70% trở lên.
2.
Nội dung, phương pháp đánh giá:
a)
Đánh giá TYT đạt chuẩn quốc gia: Thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Y tế tại Quyết
định số 4667/QĐ-BYT ngày 07/11/2014 và các văn bản điều chỉnh, bổ sung, thay
thế (nếu có). Xã được công nhận đạt tiêu chí quốc gia về y tế nếu đáp ứng đầy đủ
các yêu cầu:
- Đạt từ
80% tổng điểm trở lên theo Quyết định số 4667/QĐ-BYT ngày 07/11/2014 của Bộ trưởng
Bộ Y tế.
- Không bị
“điểm liệt”.
- Số điểm
trong mỗi tiêu chí phải đạt từ 50% số điểm của tiêu chí đó trở lên.
* Trong
quá trình tổ chức đánh giá TYT đạt chuẩn quốc gia cần lưu
ý một số nội dung sau:
-
Về Bác sỹ làm việc tại TYT: Tùy theo tình hình về định biên bác sỹ và thực
tế địa phương, UBND cấp huyện làm việc với Sở Y tế để bố trí Bác sỹ cho
phù hợp, theo hướng các TYT xã không nhất thiết biên chế bác sỹ tại TYT xã, mà
cần có giải pháp tăng cường bác sỹ tuyến trên về làm việc trong tuần (ít nhất 2
buổi/tuần) thì vẫn đạt điểm theo quy định. Khuyến khích Bác sỹ biên chế về công
tác tại TYT xã.
- Cơ sở hạ tầng: Đối với các TYT xã gần Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) Trung
ương, BVĐK tỉnh, BVĐK khu vực, BV tuyến huyện, Phòng khám đa khoa khu vực (khoảng
cách từ TYT xã đến các Bệnh viện này tối đa 3km đối với xã thuộc huyện miền núi
và tối đa 5km đối với xã thuộc huyện đồng bằng) hoặc TYT nằm ở
Trung tâm huyện thì TYT ở những nơi này chỉ xây 5 phòng: (i) phòng hành chính;
(ii) phòng khám bệnh; (iii) phòng sơ cứu, cấp cứu; (iv) phòng tiêm thuốc; (v)
phòng xét nghiệm. Đồng thời, phải tổ chức thực hiện tốt y tế dự phòng, vệ sinh
môi trường, Chương trình MTQG về y tế, dân số, kế hoạch hóa gia đình, truyền
thông, giáo dục sức khỏe… nhằm nâng cao số điểm để đạt chuẩn.
Sở
Y tế tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn việc đánh giá chỉ tiêu Y tế xã đạt
chuẩn Quốc gia. Hằng năm, tham mưu UBND tỉnh Quyết định công nhận xã đạt Tiêu
chí quốc gia về y tế và có trách nhiệm công bố danh sách các TYT đã đạt chuẩn
quốc gia để làm cơ sở cho việc xét, công nhận xã đạt chuẩn tiêu chí Y tế.
b)
Tỷ lệ người dân tham gia BHYT là tỷ lệ phần trăm (%) giữa tổng số người tham
gia BHYT trong xã (có thẻ BHYT còn hiệu lực) trên tổng số người dân thường trú
trong xã. Được tính theo công thức sau:
Tỷ lệ người dân
tham gia BHYT (%)
|
=
|
Tổng số người tham gia
BHYT trong xã
|
X 100
|
Tổng số người dân
thường trú trong xã
|
BHYT bao gồm: Bảo
hiểm do nhà nước hỗ trợ, bảo hiểm bắt buộc hoặc bảo hiểm tự nguyện.
Bảo hiểm xã hội tỉnh
có trách nhiệm chỉ đạo Bảo hiểm xã hội cấp huyện phối hợp trong việc xác nhận
người dân tham gia bảo hiểm y tế theo đề nghị của UBND cấp xã.
3. Hồ sơ minh chứng
đạt chuẩn tiêu chí y tế:
a) Mẫu 15 (gồm mẫu 15.1 và mẫu 15.2) theo quy định tại Quyết
định này đã ghi đầy đủ thông tin, có xác nhận của Thủ trưởng các Phòng, ban
liên quan chịu trách nhiệm thẩm tra và UBND xã;
b) Đối với xã đã đạt chuẩn quốc gia về y tế
trong năm đánh giá:
- Bản sao Quyết định công nhận đơn vị đạt
chuẩn Bộ tiêu chí quốc gia về y tế của UBND tỉnh.
- Danh sách người tham
gia BHYT theo mẫu 15.2 kèm theo
Quy định này.
c) Đối với xã chưa đạt chuẩn quốc gia về y tế
trong năm đánh giá: thực hiện theo Phụ lục 2 kèm theo Quy định này.
(Mẫu 15. Đánh giá tiêu chí
15 Y tế (bao gồm Mẫu 15.1 và Mẫu 15.2))
Điều
18. Tiêu chí văn hóa (tiêu chí số 16)
1.
Xã được công nhận đạt tiêu chí văn hóa khi có từ 70% số thôn trở lên được công
nhận và giữ vững danh hiệu “Thôn văn hóa” liên tục từ 03 năm trở lên.
Riêng năm 2015, xã đạt tiêu chí văn
hoá khi có từ 70% số thôn trở lên đạt chuẩn “Thôn văn hoá” trong 2 năm liền (năm
2014 và năm 2015).
2. Nội dung
đánh giá “Thôn văn hóa”:
Việc đánh giá danh hiệu “Thôn Văn hóa”
thực hiện theo bảng hướng dẫn chấm điểm của Ban Chỉ đạo phong trào “Toàn dân
đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” tỉnh Quảng Nam tại Công văn số 540/BCĐ-VP
ngày 29/5/2015 và các văn bản sửa đổi, bổ sung (nếu có).
Hằng năm,
UBND cấp huyện chỉ đạo việc đánh giá, công nhận danh hiệu “Thôn văn hóa” và
quyết định công nhận thôn đạt danh hiệu “Thôn Văn hóa”; công bố và báo cáo UBND
tỉnh, Ban Chỉ đạo tỉnh danh sách các thôn trên địa bàn được công nhận và giữ
vững danh hiệu “Thôn văn hóa” để làm cơ sở cho việc xét, công nhận đạt chuẩn tiêu
chí văn hóa.
3. Hồ sơ minh
chứng đạt chuẩn tiêu chí văn hóa:
a) Mẫu 16 theo quy định tại Quyết định
này đã ghi đầy đủ thông tin, có xác nhận của Thủ trưởng các Phòng, ban liên
quan chịu trách nhiệm thẩm tra và UBND xã.
b) Bản sao các Quyết định công nhận
Thôn văn hóa của UBND cấp huyện tại năm đánh giá và 2 năm liền kề trước năm
đánh giá (riêng năm 2015 thì 1 năm liền kề là năm 2014); trường hợp tại năm
đánh giá chưa được UBND cấp huyện Quyết định công nhận Thôn văn hóa thì gửi
Bảng điểm tự chấm Thôn Văn hóa có xác nhận đầy đủ các thành phần theo quy định.
* Ghi chú: Ví dụ năm đánh giá là năm
2016, 2 năm liền kề trước năm đánh giá là năm 2015 và năm 2014.
(Mẫu 16. Đánh giá tiêu chí 16 văn
hóa).
Điều
19. Tiêu chí môi trường (tiêu chí số 17)
1.
Xã đạt tiêu chí môi trường khi đạt được 05 yêu cầu:
a) Tỷ lệ
hộ được sử dụng nước hợp vệ sinh: Đạt 80% số hộ đối với xã khu vực 1; 85%
số hộ đối với xã khu vực 2.
b) 90% cơ sở sản xuất - kinh doanh
trên địa bàn có hồ sơ môi trường đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc xác
nhận (10% còn lại tuy có vi phạm nhưng đang khắc phục).
c) Đường
làng, ngõ xóm, cảnh quan từng hộ xanh - sạch - đẹp, không có hoạt động làm suy
giảm môi trường.
d) Nghĩa
trang có quy hoạch và quản lý theo quy hoạch.
đ) Chất thải,
nước thải được thu gom và xử lý theo quy định.
2. Giải thích
từ ngữ:
a) Nước hợp
vệ sinh (HVS) là nước sử dụng trực tiếp hoặc sau lọc thỏa mãn yêu cầu: Không
màu, không mùi, không vị lạ, không chứa thành phần gây ảnh hưởng sức khỏe con
người, có thể dùng để ăn, uống sau khi đun sôi. Nước được cung cấp từ các
nguồn: Nhà máy, trạm cung cấp nước sinh hoạt; hệ thống nước tự chảy; giếng
khoan, giếng đào ở những nơi không có công trình gây nhiễm bẩn nguồn nước.
b) Các cơ sở
sản xuất - kinh doanh đạt tiêu chuẩn môi trường nếu trong quá trình sản xuất,
chế biến có xả nước thải, chất rắn thải, mùi, khói bụi, tiếng ồn nằm trong giới
hạn theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường tại Thông tư số
46/2011/TT-BTNMT ngày 26/12/2011 Quy định về bảo vệ môi trường làng nghề, Thông
tư số 47/2011/TT-BTNMT ngày 28/12/2011 Quy định chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi
trường và các văn bản khác có liên quan.
Các
cơ sở sản xuất - kinh doanh đạt tiêu chuẩn môi trường được đánh giá phải có hồ
sơ thủ tục về môi trường (đề án môi trường, cam kết bảo vệ môi trường hoặc
báo cáo đánh giá tác động môi trường,…được cấp có thẩm quyền phê duyệt và xác
nhận).
c) Chuồng
trại chăn nuôi hợp vệ sinh là chuồng trại đáp ứng các yêu cầu: Nằm cách biệt
với nhà ở; chất thải chăn nuôi (phân, nước tiểu) được thu gom xử lý; không xả,
chảy tràn trên bề mặt đất; không gây ô nhiễm nguồn nước và môi trường xung
quanh.
d) Đường làng,
ngõ xóm, cảnh quan từng hộ xanh – sạch – đẹp, không có hoạt động làm suy giảm
môi trường khi đáp ứng các yêu cầu:
- Đường làng,
ngõ xóm xanh, sạch, đẹp; không được lấn chiếm vỉa hè, lòng đường;
- Trên 90% số
hộ đã thực hiện cải tạo vườn, chỉnh trang hàng rào; cổng ngõ không lầy
lội;
đ) Nghĩa
trang nhân dân có quy hoạch và quản lý theo quy hoạch:
- Có nghĩa
trang nhân dân nằm trong quy hoạch xây dựng NTM được UBND cấp huyện phê duyệt;
- Có quy chế
quản lý nghĩa trang;
- Việc chôn
cất được thực hiện phù hợp với tín ngưỡng, phong tục, tập quán tốt, truyền
thống văn hóa và nếp sống văn minh hiện đại;
- Trường hợp
sau đây cũng được xem xét công nhận đạt chỉ tiêu có nghĩa trang nhân dân có quy
hoạch và quản lý theo quy hoạch: Đối với một số xã do điều kiện tự nhiên,
địa hình và nằm trong các quy hoạch vùng hoặc quy hoạch khu kinh tế mở Chu Lai
của tỉnh thì 2-3 xã có thể sử dụng chung một nghĩa trang nhân dân thì cũng được
xem xét công nhận đạt chỉ tiêu này.
e) Rác thải,
chất thải, nước thải được thu gom và xử lý theo quy định:
- Hộ gia đình
có nhà vệ sinh, nhà tắm đạt tiêu chuẩn quy định; có hệ thống tiêu thoát (nước
thải, chất thải sinh hoạt) bảo đảm vệ sinh, không gây ô nhiễm không khí,
nguồn nước xung quanh;
- Mỗi khu dân
cư tập trung của thôn, xã phải có hệ thống cống, rãnh tiêu thoát nước thải,
thường xuyên được khơi thông, không gây ứ đọng, mất vệ sinh, ô nhiễm môi
trường;
- Xã có hợp
tác xã hoặc tổ dịch vụ vệ sinh môi trường hoặc ký hợp đồng với tổ chức, cá nhân
có chức năng thu gom, xử lý chất thải định kỳ; tổ chức thu gom, xử lý rác
thải theo quy định; có bãi tập kết, chôn lấp rác thải hoặc lò đốt tập trung
theo quy mô xã, liên xã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, quản lý, sử dụng hiệu
quả.
3. Hồ sơ minh
chứng đạt chuẩn tiêu chí môi trường:
a) Mẫu 17 theo quy định tại Quyết định
này đã ghi đầy đủ thông tin, có xác nhận của Thủ trưởng các Phòng, ban liên
quan chịu trách nhiệm thẩm tra và UBND xã.
b) Danh sách
hộ sử dụng nước hợp vệ sinh (trong đó cần ghi rõ nguồn nước của từng hộ).
c) Bản sao
các hồ sơ môi trường (Quyết định phê duyệt đề án bảo vệ môi
trường hoặc cam kết bảo vệ môi trường được cấp có thẩm quyền xác nhận) của các Công
ty, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất - kinh doanh trên địa bàn thuộc đối tượng phải
lập hồ sơ, thủ tục về môi trường theo quy định.
d) Biên bản kiểm
tra về số km đường xanh - sạch - đẹp.
đ) Biên bản
điều tra và bảng tổng hợp số liệu hệ thống xử lý nước thải thông thoáng, hợp vệ
sinh của từng thôn.
e) Danh sách
hộ đã tham gia cải tạo vườn tạp, chỉnh trang hàng rào, cổng ngõ không lầy lội và số hộ chưa
thực hiện.
g) Bản sao
quy chế quản lý nghĩa trang.
h) Danh sách số hộ có 03 công trình
hợp vệ sinh cho từng thôn.
i) Bản sao chứng nhận đăng ký HTX (đối
với HTX có dịch vụ về môi trường) hoặc Quyết định thành lập tổ dịch vụ (hoặc
THT) thu gom rác thải hoặc hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom rác thải để
xử lý rác thải tại bãi rác tập trung.
k) Danh sách hộ tham gia xử lý rác
thải tập trung; danh sách hộ xử lý rác thải tại vườn (nêu rõ lý do vì sao
không tham gia xử lý rác thải tập trung).
(Mẫu 17. Đánh giá tiêu chí 17
môi trường)
Điều
20. Tiêu chí hệ thống tổ chức chính trị - xã hội vững mạnh (tiêu chí số 18)
1. Xã đạt
tiêu chí hệ thống tổ chức chính trị - xã hội vững mạnh khi đạt đủ 04 yêu cầu:
a) 100% cán
bộ xã đạt chuẩn theo quy định của Bộ Nội vụ tại Quyết định số 04/2004/QĐ-BNV
ngày 16/01/2004 về việc ban hành quy định tiêu chuẩn cụ thể đối với cán bộ,
công chức xã, phường, thị trấn; 100% công chức xã đạt chuẩn theo quy định của
Bộ Nội vụ tại Thông tư số 06/2012/TT-BNV ngày 30/10/2012 hướng dẫn về chức
trách, tiêu chuẩn cụ thể, nhiệm vụ và tuyển dụng công chức xã, phường, thị
trấn;
b) Có đủ
các tổ chức trong hệ thống chính trị cơ sở theo quy định.
c) Đảng bộ xã
đạt chuẩn tiêu chuẩn “Trong sạch, vững mạnh” theo quy định của Ban Tổ chức
Trung ương tại Hướng dẫn số 07-HD/BTCTW ngày 11/10/2011 về đánh giá chất lượng
tổ chức cơ sở đảng và đảng viên.
d) Các tổ
chức đoàn thể chính trị - xã hội của xã được công nhận đạt danh hiệu tiên
tiến trở lên.
2. Nội dung,
phương pháp đánh giá:
a) Hệ thống
tổ chức chính trị - xã hội ở xã bao gồm: Tổ chức đảng, Chính quyền và Đoàn thể
chính trị - xã hội: Mặt trận Tổ quốc, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội
Liên hiệp phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh xã.
b) Cán bộ,
công chức xã bao gồm các chức vụ, chức danh quy định tại Điều 61 của Luật Cán
bộ, công chức năm 2008.
Cán bộ, công
chức xã đạt chuẩn khi có đủ các điều kiện sau:
- Trình độ
văn hóa: Tốt nghiệp trung học phổ thông đối với khu vực
đồng bằng và đô thị, tốt nghiệp THCS trở lên đối với khu vực miền núi, hải đảo;
- Trình độ
chuyên môn: Tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp trở lên của ngành đào tạo
phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của chức danh công chức được đảm nhiệm;
- Trình độ
tin học: Có chứng chỉ tin học văn phòng trình độ A trở lên;
- Công tác
lâu dài ở địa bàn dân tộc thiểu số, phải biết sử dụng thành thạo một tiếng dân
tộc thiểu số chính trong khu vực;
- Sau khi
được tuyển dụng phải hoàn thành chứng chỉ quản lý nhà nước và lý luận
chính trị theo quy định;
- Tiêu
chuẩn cụ thể đối với chức danh Chỉ huy trưởng Quân sự cấp xã và
Trưởng Công an xã thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành đối với
các chức danh này;
- Riêng Hội
Cựu chiến binh xã có thể xem xét mức độ đạt chuẩn cho phù hợp, không yêu cầu
bắt buộc mà chỉ khuyến khích đạt các chuẩn như cán bộ, công chức khác.
c) Danh hiệu:
“Tổ chức cơ sở đảng trong sạch, vững mạnh” do Ban Chấp hành Đảng bộ cấp
huyện xét, công nhận hàng năm.
d) Danh hiệu
tiên tiến của các đoàn thể chính trị - xã hội của xã do tổ chức đoàn thể cấp
huyện xét, công nhận hàng năm.
3. Hồ sơ minh
chứng đạt chuẩn tiêu chí hệ thống tổ chức chính trị - xã hội vững mạnh:
a) Mẫu 18 theo quy định tại Quyết định
này đã ghi đầy đủ thông tin, có xác nhận của Thủ trưởng các Phòng, ban liên
quan chịu trách nhiệm thẩm tra và UBND xã.
b) Bảng kê
danh sách, lý lịch trích ngang của cán bộ, công chức xã có xác nhận của UBND xã
theo Phụ lục 3 kèm theo quy định này.
c) Bản sao
Quyết định công nhận tổ chức cơ sở đảng “Trong sạch vững mạnh” của Ban Thường
vụ huyện ủy, thị ủy, thành ủy tại năm đánh giá.
d) Bản sao
Quyết định công nhận danh hiệu tiên tiến trở lên của tổ chức đoàn thể chính trị
- xã hội cấp trên cho các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội của xã tại năm
đánh giá.
đ) Bản sao các văn bằng, chứng chỉ có liên quan của cán bộ, công chức
xã.
(Mẫu 18: Đánh giá tiêu chí 18 về hệ
thống chính trị - xã hội)
Điều
21. Tiêu chí an ninh, trật tự xã hội (tiêu chí số 19)
1. Xã đạt
tiêu chí an ninh trật tự xã hội khi đạt 04 chỉ tiêu sau:
a) Không có
tổ chức, cá nhân hoạt động chống Đảng, chính quyền; phá hoại kinh tế; truyền
đạo trái pháp luật; khiếu kiện đông người kéo dài.
b) Không có
tụ điểm phức tạp về trật tự xã hội và không phát sinh thêm người mắc các tệ nạn
xã hội trên địa bàn.
c) Trên 70%
số thôn được công nhận đạt chuẩn an ninh, trật tự.
d) Hằng năm
công an xã đạt danh hiệu đơn vị tiên tiến trở lên.
2. Nội dung
đánh giá:
a) Chỉ tiêu
1: Không có tổ chức, cá nhân hoạt động chống Đảng, chính quyền; phá hoại kinh
tế; truyền đạo trái pháp luật; khiếu kiện đông người kéo dài.
a1) Tổ chức,
cá nhân hoạt động chống Đảng, chính quyền: Đó là những hành vi
của các tổ chức, cá nhân được thể hiện bằng lời nói, hành động đi ngược lại
đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, chống lại chính quyền nhân dân, vi
phạm Pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Có lời nói,
viết:
Đòi xóa bỏ chế độ XHCN tại Việt Nam, xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản
Việt Nam; đòi đa nguyên, đa đảng, tuyên truyền phá hoại chính sách đoàn kết dân
tộc, chính sách đoàn kết tôn giáo, chính sách phát triển kinh tế, văn hóa, đối
ngoại, an ninh quốc phòng của Đảng và Nhà nước ta.
- Có hành
động:
Tập hợp lực lượng thành lập tổ chức chính trị đối lập với Đảng Cộng sản Việt
Nam, biểu tình trái pháp luật, hoạt động bạo loạn, lật đổ chính quyền nhân dân,
tiến hành hoạt động thu thập tin tức tình báo, gián điệp, tiến hành khủng bố,
phá hoại,...
a2) Phá hoại
kinh tế:
- Phá hoại
chủ trương, đường lối, chính sách phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh
- quốc phòng của Đảng, Nhà nước và của địa phương;
- Phá hoại
các công trình, mục tiêu về an ninh - quốc phòng trên địa bàn;
- Phá hoại cơ
sở, vật chất hạ tầng kỹ thuật như: Cầu cống, hệ thống đường giao thông, thông
tin liên lạc, truyền thông,...
- Phá hoại
các cơ sở vật chất, giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể như: Các di tích lịch
sử, đình chùa, miếu mạo, danh lam thắng cảnh, công trình văn hóa; lễ hội,
các phong tục tốt đẹp của dân tộc,...
a3) Truyền
đạo trái pháp luật:
- Là hành vi
của các tổ chức, cá nhân tuyên truyền, phát triển tôn giáo trái với chủ
trương, chính sách của Đảng, vi phạm pháp luật của Nhà nước CHXHCN Việt Nam về
tôn giáo;
- Đối tượng
có hoạt động tôn giáo trái phép là tổ chức, cá nhân người Việt Nam hoặc tổ
chức, cá nhân người nước ngoài tiến hành trên lãnh thổ Việt Nam.
a4) Khiếu
kiện đông người kéo dài:
Là việc lôi
kéo tụ tập nhiều người cùng đến cơ quan, trụ sở doanh nghiệp hoặc cá nhân
để đưa đơn thư khiếu nại, tố cáo yêu cầu giải quyết một hoặc nhiều vấn đề
về quyền lợi bị vi phạm hay có liên quan đến thực thi chính sách, pháp luật gây
ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội, các vụ việc này thường dây dưa kéo dài,
chưa được giải quyết dứt điểm. Nếu không được giải quyết hợp lý, dứt điểm các vụ
khiếu kiện đông người có thể trở thành “điểm nóng” phức tạp về an ninh trật tự.
b) Chỉ tiêu
2: Không có tụ điểm phức tạp về trật tự xã hội và không phát sinh thêm người
mắc các tệ nạn xã hội trên địa bàn.
b1)
Tụ điểm phức tạp về trật tự xã hội: Tại khu vực đó bọn
tội phạm hoạt động liên tục trong một thời gian dài, có thể nhiều loại tội phạm
cùng hoạt động như trộm cắp, cướp giật, gây rối trật tự công cộng, bảo kê,...
coi thường kỷ cương pháp luật, gây bức xúc trong quần chúng nhân dân, ảnh hưởng
xấu đến an ninh, trật tự tại địa phương, nếu không có sự ra tay quyết liệt của
các cơ quan chức năng thì không thể giải quyết ổn định tình hình.
b2) Tệ nạn xã
hội:
Là các hiện tượng xã hội có tính phổ biến, lan truyền, biểu hiện bằng hành vi
sai lệch với chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức, gây hậu quả nghiêm trọng trong
đời sống cộng đồng. Tệ nạn xã hội như: Mại dâm, nghiện ma túy, cờ bạc, mê
tín,...
c) Chỉ tiêu
3: Trên 70% số thôn được công nhận đạt tiêu chuẩn “An toàn về an ninh, trật
tự”.
Trong năm
trên địa bàn xã phải có ít nhất 70% số thôn được Chủ tịch UBND cấp xã công
nhận (Có quyết định) đạt tiêu chuẩn “An toàn về an ninh, trật tự”. Việc
xét công nhận thôn đạt tiêu chuẩn “An toàn về an ninh, trật tự” phải căn
cứ vào Điều 5 Thông tư số 23/2012/TT-BCA ngày 27/4/2012 của Bộ Công an và Hướng
dẫn số 174/HD-CAT(PV28) và số 153/HD-CAT(PV28-PV11) của Giám đốc Công an tỉnh.
d) Chỉ tiêu
4: Hằng năm Công an xã đạt danh hiệu “Đơn vị tiên tiến” trở lên
Việc xét,
công nhận Công an xã đạt danh hiệu “Đơn vị tiên tiến”, Công an các huyện,
thị xã, thành phố căn cứ tiêu chuẩn quy định tại Điều 33 Thông tư
40/2014/TT-BCA ngày 23/9/2014 của Bộ Công an để xét, trình Chủ tịch UBND cấp
huyện có quyết định công nhận.
3. Quy trình
đánh giá:
a) Đối với
cấp xã: Công an xã là cơ quan thường trực giúp Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn
mới cùng cấp tiến hành rà soát, đối chiếu 04 chỉ tiêu của tiêu chí và căn cứ
kết quả phân loại thôn đạt tiêu chuẩn “An toàn về an ninh, trật tự” để tổ chức
đánh giá và gửi hồ sơ về Công an huyện, thị xã, thành phố.
b) Đối với
cấp huyện: Căn cứ đề nghị của cấp xã, Công an các huyện, thị xã, thành phố tổ
chức đánh giá, thẩm tra và tổng hợp kết quả báo cáo Ban Chỉ đạo xây dựng nông
thôn mới cùng cấp và Công an tỉnh (qua Phòng PV28).
c) Đối với
cấp tỉnh: Căn cứ kết quả đánh giá, thẩm tra của Công an các huyện, thị xã,
thành phố, Phòng PV28 giúp Giám đốc Công an tỉnh tổ chức thẩm định tiêu chí “An
ninh, trật tự xã hội được giữ vững” khi có kế hoạch thẩm định của UBND
tỉnh, Ban Chỉ đạo tỉnh.
4. Hồ sơ minh
chứng đạt chuẩn tiêu chí an ninh, trật tự xã hội:
a) Mẫu 19 theo quy định tại Quyết định này đã ghi đầy đủ
thông tin, có xác nhận của Thủ trưởng các Phòng, ban liên quan chịu trách nhiệm
thẩm tra và UBND xã.
b) Báo cáo tổng kết công tác đảm bảo
an ninh trật tự tại địa bàn xã của năm đánh giá.
c) Bản sao Quyết định công nhận thôn
đạt chuẩn “An toàn về an ninh, trật tự” của năm đánh giá.
d) Bản sao Quyết định công nhận Công
an xã đạt danh hiệu “Đơn vị tiên tiến” trở lên của năm đánh giá.
(Mẫu 19. Đánh giá tiêu chí 19 an
ninh, trật tự xã hội)
Chương
III
CÔNG NHẬN XÃ ĐẠT
CHUẨN NÔNG THÔN MỚI VÀ KHEN THƯỞNG
Điều 22. Thẩm quyền xét công nhận và công bố xã đạt chuẩn nông
thôn mới
Chủ
tịch UBND tỉnh công nhận và công bố xã đạt chuẩn nông thôn mới.
Điều 23. Điều kiện công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới
Xã đạt
chuẩn nông thôn mới phải bảo đảm các điều kiện:
1.
Có bản đăng ký xã đạt chuẩn nông thôn mới và được UBND cấp huyện xác nhận theo Mẫu 20 đính kèm, gửi về Ban Chỉ đạo
tỉnh (qua Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh) trước ngày 30 tháng 11 của
năm trước năm đánh giá. Sau thời gian trên sẽ không xem xét khen thưởng trong
phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới theo quy định.
2.
Có 100% tiêu chí thực hiện trên địa bàn xã đạt chuẩn theo các nội dung quy định
tại Chương II, Quy định này.
3.
Hoàn thành đầy đủ thủ tục đề nghị công nhận đúng thời gian quy định.
Điều 24. Trình tự, thủ tục, hồ sơ xét công nhận, công nhận lại và
công bố xã đạt chuẩn nông thôn mới
Thực
hiện theo Quyết định số 4001/QĐ-UBND ngày 17/12/2014 của UBND tỉnh ban hành
Hướng dẫn trình tự, thủ tục, hồ sơ xét công nhận và công bố xã, huyện đạt chuẩn
nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Quảng Nam và các văn bản sửa đổi, bổ sung (nếu
có).
Điều 25. Khen thưởng
Các
tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua “Chung sức xây
dựng nông thôn mới” được Thủ tướng Chính phủ khen thưởng theo quy định tại
Quyết định số 1620/QĐ-TTg ngày 20/9/2011 và UBND tỉnh tặng cờ thi đua, bằng
khen, tiền thưởng và công trình phúc lợi (nếu có) theo Quyết định số
3016/QĐ-UBND ngày 03/10/2014 của UBND tỉnh quy định về tiêu chuẩn và hình thức
khen thưởng phong trào thi đua “Chung sức xây dựng nông thôn mới”, giai đoạn
2011-2015, định hướng đến năm 2020 và các quy định hiện hành của UBND tỉnh về
khen thưởng đối với tổ chức, cá nhân có thành tích thực hiện Chương trình MTQG
xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Quảng Nam và các quyết định sửa đổi,
bổ sung (nếu có) của UBND tỉnh.
Chương IV
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều
26. Nhiệm vụ của các Sở, Ban, ngành:
- Sở Nông
nghiệp và PTNT, Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh chủ trì, phối hợp với
các Sở, Ban, ngành liên quan triển khai thực hiện Quyết định này. Thường xuyên
theo dõi, kịp thời phát hiện vướng mắc, phát sinh trong quá trình triển khai
thực hiện, báo cáo đề xuất UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo tỉnh chỉ đạo, xử lý. Hằng
năm, phối hợp các Sở, Ban, ngành thẩm định, trình Chủ tịch UBND tỉnh công nhận
và công bố xã đạt chuẩn nông thôn mới.
Văn phòng
Điều phối nông thôn mới tỉnh có trách nhiệm công bố quy định này và các phụ
lục, biểu mẫu kèm theo lên Cổng thông tin điện tử nông thôn mới tỉnh (tại địa
chỉ http://nongthonmoi.net) để các cá nhân, tổ chức có liên quan nghiên cứu
triển khai thực hiện.
- Sở Thông
tin và Truyền thông: Trên cơ sở hướng dẫn này, hoàn chỉnh cơ sở dữ liệu về 19
tiêu chí nông thôn mới tích hợp trên Cổng thông tin điện tử nông thôn mới tỉnh
để định kỳ hằng quý, 6 tháng, năm, các Sở, Ban, ngành, địa phương (huyện/thị
xã/thành phố, xã) cập nhập kết quả thực hiện các tiêu chí nông thôn mới, các
nội dung Chương trình nhằm thuận lợi trong công tác quản lý, điều hành của
UBND, Ban Chỉ đạo nông thôn mới các cấp.
- Thủ trưởng
các Sở, Ban, ngành được UBND tỉnh giao nhiệm vụ phụ trách các tiêu chí nông
thôn mới tại Công văn số 2232/UBND-KTN ngày 19/6/2013:
+ Xây dựng kế
hoạch chỉ đạo, hướng dẫn các tiêu chí thuộc ngành mình phụ trách để các địa
phương triển khai thực hiện;
+ Thường
xuyên cập nhật các văn bản quy định của các Bộ, ngành Trung ương để kịp thời
báo cáo UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo tỉnh (qua Văn phòng Điều phối nông thôn mới
tỉnh) để điều chỉnh, bổ sung các nội dung cho phù hợp với quy định của cấp trên
và thực tế địa phương.
2. Các thành
viên Ban Chỉ đạo tỉnh được phân công đứng điểm tại các xã, huyện, thị xã, thành
phố thường xuyên kiểm tra, hướng dẫn, giám sát các địa phương trong việc thực
hiện theo các nội dung của quy định này; chỉ đạo việc lồng ghép các nội dung
thuộc đơn vị quản lý để thực hiện đầu tư hỗ trợ cho các xã; kịp thời báo cáo
những tồn tại, vướng mắc về UBND tỉnh, Thường trực Ban Chỉ đạo tỉnh để theo
dõi, chỉ đạo.
3. Đề nghị Ủy
ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các Hội, đoàn thể tỉnh, các cơ quan thông
tin đại chúng phối hợp tuyên truyền, vận động thực hiện tốt các nội dung tại
quyết định này.
Điều
27. Trách nhiệm UBND các huyện, thị xã, thành phố (gọi tắt là UBND cấp huyện):
-
Chỉ đạo, hướng dẫn các Phòng, ban, đơn vị liên quan và Ban Chỉ đạo xã,
UBND, Ban Quản lý nông thôn mới các xã thực hiện theo đúng Quy định này;
- Trong quá
trình tổ chức thực hiện, nếu chưa phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương,
báo cáo bằng văn bản về UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo tỉnh (qua Văn phòng Điều phối
nông thôn mới tỉnh) để xem xét, giải quyết;
- Định
kỳ quý, 6 tháng, năm (vào ngày 20 của tháng cuối) các địa phương cập nhập
kết quả thực hiện các tiêu chí nông thôn mới qua hệ thống cơ sở dữ liệu 19 tiêu
chí nông thôn mới trên Cổng thông tin điện tử nông thôn mới tỉnh; trong đó cần
nêu rõ những việc đã hoàn thành, chưa hoàn thành theo từng tiêu chí đối với
từng xã, nguyên nhân và đề xuất UBND tỉnh, Thường trực Ban Chỉ đạo tỉnh giải
quyết tồn tại, vướng mắc từ cơ sở.
Trong quá
trình tổ chức thực hiện Quy định này, nếu có vấn đề phát sinh, vướng mắc, bất
cập đề nghị các cơ quan, đơn vị, địa phương và cá nhân có liên quan phản ánh về
Văn phòng Điều phối Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới tỉnh để tổng hợp
báo cáo UBND tỉnh xem xét, quyết định điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp./.
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
|