Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Nghị định 151/2007/NĐ-CP tổ chức hoạt động tổ hợp tác

Số hiệu: 151/2007/NĐ-CP Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành: 10/10/2007 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

CHÍNH PHỦ
*******

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

*******

Số: 151/2007/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 10 tháng 10 năm 2007

 

NGHỊ ĐỊNH

 

VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ HỢP TÁC

 

CHÍNH PHỦ

 

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Bộ luật Dân sự năm 2005;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,

 

NGHỊ ĐỊNH

 

Chương 1:

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

Nghị định này quy định về tổ chức và hoạt động của tổ hợp tác được hình thành trên cơ sở hợp đồng hợp tác có chứng thực của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) của từ ba cá nhân trở lên, cùng đóng góp tài sản, công sức để thực hiện những công việc nhất định, cùng hưởng lợi và cùng chịu trách nhiệm. 

Điều 2. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động

Tổ hợp tác được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc sau:

1. Tự nguyện, bình đẳng, dân chủ và cùng có lợi;

2. Biểu quyết theo đa số;

3. Tự chủ tài chính, tự trang trải các chi phí hoạt động và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của tổ và các tổ viên.

Điều 3. Tên, biểu tượng của tổ hợp tác

Tổ hợp tác có quyền chọn tên và biểu tượng của mình phù hợp với quy định của pháp luật và không trùng lắp với tên, biểu tượng của tổ hợp tác khác trong phạm vi xã, phường, thị trấn.

Điều 4. Thành lập tổ hợp tác

1. Việc thành lập tổ hợp tác do các cá nhân có nhu cầu đứng ra tổ chức.

2. Khi thành lập, tổ hợp tác thảo luận và thống nhất các nội dung chủ yếu sau đây:

a) Mục đích và kế hoạch hoạt động của tổ hợp tác;

b) Nội dung hợp đồng hợp tác;

c) Tên, biểu tượng (nếu có) của tổ hợp tác;

d) Danh sách tổ viên;

đ) Bầu tổ trưởng, bầu ban điều hành (nếu thấy cần thiết);

e) Các vấn đề liên quan khác.

Điều 5. Hợp đồng hợp tác

1. Hợp đồng hợp tác là thỏa thuận bằng văn bản giữa các tổ viên, có tên gọi là hợp đồng hợp tác hoặc tên gọi khác nhưng nội dung phải phù hợp với quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Nội dung chủ yếu của hợp đồng hợp tác

a) Mục đích, thời hạn hợp đồng hợp tác;

b) Họ, tên, nơi cư  trú, chữ  ký của tổ trưởng và các tổ viên;

c) Tài sản đóng góp (nếu có); phương thức phân chia hoa lợi, lợi tức giữa các tổ viên;

d) Quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của các tổ viên, của tổ trưởng, ban điều hành (nếu có);

đ) Điều kiện kết nạp tổ viên mới và tổ viên ra khỏi tổ hợp tác;

e) Điều kiện chấm dứt tổ hợp tác;

g) Các thoả thuận khác.

3. Nội dung hợp đồng hợp tác có thể được sửa đổi, bổ sung khi được sự đồng ý của đa số tổ viên.

Điều 6. Chứng thực Hợp đồng hợp tác 

1. Ủy ban nhân dân cấp xã chứng thực hoặc chứng thực lại (ký xác nhận, đóng dấu) vào hợp đồng hợp tác hoặc hợp đồng hợp tác sửa đổi, bổ sung và ghi vào sổ theo dõi trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hợp đồng hợp tác của tổ có nội dung phù hợp với quy định tại Điều 5 Nghị định này.

Trường hợp Ủy ban nhân dân cấp xã không chứng thực hợp đồng hợp tác thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do từ chối.

2. Trường hợp tổ hợp tác tổ chức và hoạt động với quy mô liên xã thì tổ có quyền lựa chọn nơi chứng thực hợp đồng hợp tác thuận lợi cho tổ chức và hoạt động của tổ hợp tác.

Chương 2:

TỔ VIÊN

Điều 7. Điều kiện, thủ tục kết nạp tổ viên tổ hợp tác

1. Điều kiện kết nạp tổ viên:

a) Cá nhân từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, tự nguyện tham gia và tán thành các nội dung của hợp đồng hợp tác đều có thể trở thành tổ viên tổ hợp tác. Một cá nhân có thể là thành viên của nhiều tổ hợp tác;

b) Hợp đồng hợp tác có thể quy định thêm về các tiêu chuẩn khác đối với tổ viên tổ hợp tác.

2. Thủ tục kết nạp tổ viên mới:

a) Cá nhân có đơn gửi tổ trưởng, trong đó nêu rõ nguyện vọng tham gia và cam kết thực hiện hợp đồng hợp tác của tổ;

b) Hội nghị tổ viên xem xét, biểu quyết và công nhận tổ viên mới khi được đa số tổ viên đồng ý, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Điều 8. Quyền của tổ viên

Tổ viên có các quyền sau đây:

1. Tổ viên có quyền ngang nhau trong việc tham gia quyết định các công việc của tổ hợp tác, không phụ thuộc vào mức độ đóng góp tài sản của mỗi tổ viên;

2. Được hưởng hoa lợi, lợi tức thu được từ hoạt động của tổ hợp tác theo thoả thuận;

3. Thực hiện việc kiểm tra hoạt động của tổ hợp tác;

4. Ra khỏi tổ hợp tác theo các điều kiện đã thoả thuận;

5. Các quyền khác theo thoả thuận trong hợp đồng hợp tác không trái với quy định của pháp luật. 

Điều 9. Nghĩa vụ của tổ viên

Tổ viên có các nghĩa vụ sau đây:

1. Thực hiện hợp tác theo nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi, giúp đỡ lẫn nhau và bảo đảm lợi ích chung của tổ hợp tác;

2. Bồi thường thiệt hại cho tổ hợp tác do lỗi của mình gây ra;

3. Thực hiện các nghĩa vụ khác theo thoả thuận trong hợp đồng hợp tác nhưng không trái với quy định của pháp luật.

Điều 10. Quyền và nghĩa vụ của tổ viên khi ra khỏi tổ hợp tác

1. Tổ viên khi ra khỏi tổ hợp tác có quyền yêu cầu nhận lại tài sản mà mình đã đóng góp vào tổ hợp tác, được chia phần tài sản của mình trong khối tài sản chung của tổ hợp tác, trừ tài sản không chia đã được thoả thuận của đa số tổ viên. Nếu việc phân chia tài sản bằng hiện vật làm ảnh hưởng đến việc tiếp tục hoạt động của tổ thì tài sản được trị giá bằng tiền để chia; 

2. Khi ra khỏi tổ hợp tác, tổ viên phải thực hiện các nghĩa vụ của mình đối với tổ hợp tác theo thỏa thuận.

Chương 3:

TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ HỢP TÁC

Điều 11. Họp tổ hợp tác

1. Tổ hợp tác tự quyết định việc họp toàn thể tổ viên một năm một lần hay nhiều lần.

2. Tổ trưởng tổ hợp tác triệu tập họp tổ bất thường khi:

a) Có phát sinh vướng mắc cần thiết phải họp tổ để giải quyết;

b) Có yêu cầu của đa số tổ viên hoặc đa số thành viên ban điều hành (nếu có).

Điều 12. Quyền của tổ hợp tác

1. Tổ hợp tác được lựa chọn ngành, nghề sản xuất, kinh doanh mà pháp luật không cấm, hoạt động không giới hạn theo phạm vi hành chính địa phương nơi tổ hợp tác chứng thực hợp đồng hợp tác. Tổ hợp tác hoạt động trong các lĩnh vực ngành nghề đòi hỏi phải có Giấy phép hành nghề hoặc Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thì phải tuân thủ các quy định về giấy phép hành nghề hoặc giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật.

2. Trực tiếp xuất khẩu, nhập khẩu hoặc liên doanh, liên kết với tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài để mở rộng sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật.

3. Được hưởng các chính sách hỗ trợ và tham gia xây dựng, thực hiện các kế hoạch, chương trình, dự án hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể; kế hoạch, chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội, tạo việc làm và xoá đói, giảm nghèo ở địa phương.

4. Được mở tài khoản riêng tại ngân hàng theo quy định của pháp luật và theo cơ chế người đại diện được ghi trong hợp đồng hợp tác.

5. Được ký kết các hợp đồng dân sự.

6. Quyết định việc phân phối hoa lợi, lợi tức và xử lý các khoản lỗ của tổ hợp tác.

7. Các quyền khác được ghi trong hợp đồng hợp tác nhưng không trái với các quy định của pháp luật.

Điều 13. Trách nhiệm dân sự của tổ hợp tác 

1. Tổ hợp tác phải chịu trách nhiệm dân sự về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện nhân danh tổ hợp tác.

2. Tổ hợp tác chịu trách nhiệm dân sự bằng tài sản chung của tổ; nếu tài sản không đủ để thực hiện nghĩa vụ chung của tổ thì tổ viên phải chịu trách nhiệm liên đới tương ứng với phần đóng góp bằng tài sản riêng của mình.

3. Thực hiện các thoả thuận đã cam kết với các tổ viên, tổ chức và cá nhân khác.

4. Thực hiện các trách nhiệm đối với người lao động do tổ hợp tác thuê theo quy định của pháp luật về lao động.

5. Các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.

Điều 14. Giải quyết tranh chấp

1. Tranh chấp giữa các tổ viên tổ hợp tác trong phạm vi của hợp đồng hợp tác được tiến hành hoà giải tại tổ hợp tác; trường hợp không hoà giải được thì tranh chấp đó được giải quyết thông qua cộng đồng thôn, bản, tổ hòa giải cấp xã hoặc khởi kiện ra toà án.

2. Tranh chấp giữa tổ hợp tác với các cá nhân, tổ chức khác thì tiến hành giải quyết theo quy định của pháp luật.

Điều 15. Chấm dứt tổ hợp tác

1. Tổ hợp tác chấm dứt trong các trường hợp sau đây:

a) Hết thời hạn ghi trong hợp đồng hợp tác;

b) Mục đích của việc hợp tác đã đạt được;

c) Các tổ viên thoả thuận chấm dứt tổ hợp tác;

d) Tổ hợp tác chấm dứt theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong những trường hợp do pháp luật quy định.

2. Trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hoạt động, tổ hợp tác phải thông báo bằng văn bản về chấm dứt hoạt động của mình cho Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi đã chứng thực hợp đồng hợp tác.

3. Khi chấm dứt hoạt động, tổ hợp tác phải thanh toán các khoản nợ chung của tổ; nếu tài sản chung của tổ không đủ trang trải các khoản nợ thì lấy tài sản riêng của các tổ viên để thanh toán theo quy định tại khoản 2 Điều 13 Nghị định này. Trường hợp các khoản nợ đã được thanh toán xong mà tài sản chung của tổ vẫn còn thì tài sản còn lại được chia cho các tổ viên theo tỷ lệ tương ứng với giá trị tài sản góp vào tổ của mỗi tổ viên, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

Chương 4:

ĐIỀU HÀNH TỔ HỢP TÁC

Điều 16. Điều hành tổ hợp tác

1. Người điều hành công việc chung của tổ hợp tác là tổ trưởng tổ hợp tác. Các tổ viên tổ hợp tác thoả thuận về tiêu chuẩn, cách thức bầu tổ trưởng tổ hợp tác.

2. Trường hợp cần thiết, tổ hợp tác có thể bầu ban điều hành. Tổ trưởng là trưởng ban điều hành. Số lượng, tiêu chuẩn và cách thức bầu ban điều hành thực hiện theo thoả thuận của các tổ viên tổ hợp tác.

3. Việc thay đổi tổ trưởng phải được ghi nhận bằng biên bản họp tổ và phải thông báo bằng văn bản cho Ủy ban nhân dân cấp xã đã chứng thực hợp đồng hợp tác.

Điều 17. Trách nhiệm của tổ trưởng và ban điều hành tổ hợp tác

1. Tổ trưởng tổ hợp tác có trách nhiệm sau:

a) Là người đại diện cho tổ hợp tác xác lập các giao dịch dân sự vì mục đích hoạt động của tổ hợp tác;

b) Tổ chức thực hiện và điều hành các hoạt động của tổ hợp tác.

2. Thành viên ban điều hành có trách nhiệm sau:

a) Giúp việc cho tổ trưởng điều hành các hoạt động của tổ hợp tác;

b) Thực hiện những công việc được tổ trưởng phân công.

Điều 18. Đại diện của tổ hợp tác

1. Đại diện của tổ hợp tác trong các giao dịch dân sự là tổ trưởng tổ hợp tác. Tổ trưởng tổ hợp tác có thể uỷ quyền cho thành viên ban điều hành hoặc tổ viên thực hiện một số công việc nhất định của tổ theo quy định của pháp luật về uỷ quyền.

2. Giao dịch dân sự do người đại diện của tổ hợp tác xác lập, thực hiện vì mục đích hoạt động của tổ hợp tác theo quyết định của đa số tổ viên làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của tổ hợp tác. 

3. Các giao dịch dân sự do người không có quyền đại diện của tổ hợp tác xác lập thì hậu quả của giao dịch này thực hiện theo quy định tại Điều 145 Bộ luật Dân sự

4. Các giao dịch dân sự do người đại diện của tổ hợp tác xác lập, thực hiện vượt quá phạm vi đại diện thì hậu quả của giao dịch này thực hiện theo quy định tại Điều 146 Bộ luật Dân sự

Chương 5:

TÀI SẢN, TÀI CHÍNH CỦA TỔ HỢP TÁC

Điều 19. Tài sản của tổ hợp tác

1. Tài sản của tổ hợp tác hình thành từ các nguồn:

a) Tài sản đóng góp của tổ viên tổ hợp tác bao gồm: vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản;

b) Phần được trích từ hoa lợi, lợi tức sau thuế để tăng vốn;

c) Các tài sản cùng tạo lập và được tặng, cho chung;

d) Tài sản khác theo quy định của pháp luật.

Tổ hợp tác cần ghi chép theo dõi riêng những tài sản bằng hiện vật không quy thành giá trị, trong đó phân rõ thành 2 loại: loại tài sản do từng tổ viên góp và sẽ trả lại khi tổ viên đó ra khỏi tổ hợp tác và loại tài sản không chia cho các tổ viên khi tổ viên ra khỏi tổ hợp tác.

2. Việc quản lý và sử dụng tài sản của tổ hợp tác được thực hiện theo phương thức thoả thuận. Việc định đoạt tài sản là tư liệu sản xuất của tổ hợp tác phải được toàn thể tổ viên đồng ý; đối với các loại tài sản khác phải được đa số tổ viên đồng ý.

3. Tài sản của tổ hợp tác được kiểm kê, đánh giá định kỳ và ghi vào biên bản kiểm kê hoặc sổ sách ghi chép của tổ theo thỏa thuận.

Điều 20. Công tác tài chính, kế toán của tổ hợp tác

Công tác tài chính của tổ hợp tác phải bảo đảm tính công khai, minh bạch để tổ viên biết, theo dõi và kiểm tra; hình thức và nội dung báo cáo tài chính do các tổ viên bàn bạc, quyết định. Những tổ hợp tác có tài sản chung, có hoạt động tài chính chung cần có sổ sách kế toán ghi chép về tài sản, vốn và hoạt động kinh doanh của tổ hợp tác theo hướng dẫn của cơ quan tài chính.

Điều 21. Phân phối hoa lợi, lợi tức và xử lý lỗ

1. Hoa lợi, lợi tức của tổ hợp tác được phân chia cho tổ viên và để tạo tích lũy chung của tổ theo thoả thuận.

Hợp đồng hợp tác quy định cụ thể việc phân phối hoa lợi, lợi tức từ các hoạt động của tổ sau khi thực hiện nghĩa vụ thuế với nhà nước (nếu có).

2. Trong trường hợp bị lỗ, các tổ viên thoả thuận đóng góp để bù lỗ nếu tích lũy chung của tổ các năm trước đó không đủ bù đắp.

Hợp đồng hợp tác quy định cụ thể việc xử lý các trường hợp bị lỗ và rủi ro.

Chương 6:

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 22. Hiệu lực thi hành

Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Điều 23. Trách nhiệm thi hành

1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm theo dõi, hướng dẫn thi hành  Nghị định này.

2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

 

 

Nơi nhận:

- Ban Bí thư Trung ương Đảng;

- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;

- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ,

  cơ quan thuộc Chính phủ;

- Văn phòng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng;

- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;

- Văn phòng Chủ tịch nước;

- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;  

- Văn phòng Quốc hội;

- Toà án nhân dân tối cao;

- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;

- Kiểm toán Nhà nước;

- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;

- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;

- Liên minh Hợp tác xã Việt Nam;

- VPCP: BTCN, các Phó Chủ nhiệm,

  Website Chính phủ,

  Người phát ngôn của Thủ tướng Chính phủ,

  các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;

- Lưu: Văn thư, NN (5b). Hoà 315 bản.

TM. CHÍNH PHỦ

THỦ TƯỚNG

 

 

 

 

Nguyễn Tấn Dũng

 

THE GOVERNMENT
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------

No. 151/2007/ND-CP

Hanoi, October 10, 2007

 

DECREE

ON THE ORGANIZATION AND OPERATION OF COOPERATIVE GROUPS

THE GOVERNMENT

Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;
Pursuant to the 2005 Civil Code;
At the proposal of the Minister of Agriculture and Rural Development,

DECREES:

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope of regulation and subjects of application

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 2. Organization and operation principles

Cooperative groups are organized and operate on the following principles:

1. Voluntariness, equality, democracy and mutual benefit;

2. Majority voting;

3. Financial autonomy, self-financing and self-responsibility with assets of the groups and their members.

Article 3. Names and logos of cooperative groups

A cooperative group may select its name and logo in accordance with law which must not be identical to names and logos of other cooperative groups operating in the same commune, ward or township.

Article 4. Formation of cooperative groups

1. Individuals wishing to form a cooperative group shall organize its formation.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ Purpose and operation plan of the cooperative group;

b/ Contents of the cooperation contract;

c/ Name and logo (if any) of the cooperative group;

d/ List of members;

e/ Selection of the head and management board (if necessary);

f/ Other relevant issues.

Article 5. Cooperation contracts

1. A cooperation contract is the written agreement between group members, named as cooperation contract or other, but its contents must comply with Clause 2 of this Article.

2. Major contents of a cooperation contract

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ Full names, places of residence and signatures of the head and members;

c/ Contributed assets (if any); modes of sharing yields or profits among members;

d/ Rights, obligations and responsibilities of members, head and management board (if any)

e/ Conditions for joining and leaving the cooperative group;

f/ Conditions for terminating the cooperative group;

g/ Other agreements.

3. The cooperation contracts contents may be modified and supplemented when so agreed by a majority of members.

Article 6. Authentication of cooperation contracts

1. Commune-level Peoples Committees shall authenticate or re-authenticate (by signing for certification and affixing seal) cooperation contracts, or modified or supplemented cooperation contracts, and record them in a book within 5 working days from the date of receiving the contracts whose contents comply with Article 5 of this Decree.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. When cooperative groups are organized and operate on an inter-communal scale, they may choose where to authenticate their cooperation contracts that is convenient to their organization and operation.

Chapter II

GROUP MEMBERS

Article 7. Conditions and procedures for admitting members of cooperative groups

1. Conditions for admitting members:

a/ Individuals who are fully aged 18 or more, have full civil act capacity and voluntarily join and agree with cooperation contract contents may become members of cooperative groups. An individual may become a member of more than one cooperative group;

b/ Cooperation contracts may additionally provide for other criteria for cooperative group members.

2. Procedures for admitting new members:

a/ Individuals send group heads an application which clearly states their wish of joining cooperative groups and commitment to performing the groups cooperation contracts;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 8. Rights of members

Members have the following rights:

1. Members have equal rights in deciding cooperative groups works, regardless of the level of their asset contribution;

2. To enjoy yields or profits gained from cooperative groups activities as agreed upon;

3. To supervise cooperative groups activities;

4. To leave cooperative groups according to agreed conditions;

5. Other rights as agreed in cooperation contracts but not contravening the law.

Article 9. Obligations of members

Members have the following obligations:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. To compensate the cooperative group for damage caused by their faults;

3. To perform other obligations as agreed in the cooperation contract but not contravening the law.

Article 10. Rights and obligations of members leaving cooperative groups

1. When leaving cooperative groups, members may request return of their contributed assets, obtain their share in the cooperative groups common assets, except for undivided assets as agreed by a majority of members. When the asset division affects the cooperative groups operation, the assets will be valued in monetary terms for division;

2. When leaving cooperative groups, members shall perform their obligations as agreed upon.

Chapter III

ORGANIZATION AND OPERATION OF COOPERATIVE GROUPS

Article 11. Cooperative group meetings

1. Cooperative groups may decide on their own how many times a year they will hold the general member meeting.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ There arises a problem which requires a group meeting for settlement;

b/ A majority of members or a majority of management board members (if any) request such meeting.

Article 12. Rights of cooperative groups

1. Cooperative groups may select production and business domains that are not prohibited by law, and operate freely regardless of the administrative boundary of the locality where their cooperation contracts are authenticated. When cooperative groups operate in domains requiring a practice permit or a certificate of business condition satisfaction, they must comply with requirements on such permits or certificates as prescribed by law.

2. To conduct direct export or import or set up joint ventures or associate with domestic organizations and individuals or foreign organizations and individuals to expand production and business according to law.

3. To enjoy support policies and participate in the elaboration and implementation of plans, programs and projects in support of collective economy development; plans, programs and projects on socio-economic development, employment generation and hunger alleviation and poverty reduction in their localities.

4. To open their own bank accounts under law and the representative mechanism specified in the cooperation contract.

5. To enter into civil contracts.

6. To decide on the sharing of yields or profits and handling of losses of cooperative groups.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 13. Civil liabilities of cooperative groups

1. Cooperative groups shall take civil liability for the performance of civil rights and obligations established and implemented by their representatives in the name of cooperative groups.

2. Cooperative groups shall take civil liability with their common assets; when the common assets are not sufficient for fulfilling the groups obligations, members shall take joint responsibility in proportion to their contributed assets.

3. To carry out commitments made to group members, and other organizations and individuals.

4. To perform obligations towards laborers hired by cooperative groups under the labor law.

5. Other obligations as provided for by law.

Article 14. Settlement of disputes

1. Disputes related to the cooperation contract between cooperative group members shall be reconciled within the cooperative group; when reconciliation fails, such disputes shall be settled by the hamlet or village community or commune-level reconciliation team or brought before a court.

2. Disputes between cooperative groups and other organizations or individuals shall be settled according to law.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. A cooperative group terminates its operation in the following cases:

a/ The term specified in the cooperation contract ends;

b/ The purpose for cooperation is reached;

c/ Members agree to terminate the cooperative groups operation;

d/ The cooperative group terminates its operation according to a decision issued by a competent state agency in cases prescribed by law.

2. Within 7 working days from the date of terminating operation, the cooperative group shall notify in writing such termination to the commune-level Peoples Committee which has certified its cooperation contract.

3. When terminating operation, the cooperative group shall pay its debts; when its common assets are not sufficient for paying the debts, its members private assets shall be used for the debt payment according to Clause 2, Article 13 of this Decree. When the cooperative group still has assets after having paid all debts, these assets shall be divided among members in proportion to their contributed assets, unless otherwise agreed.

Chapter IV

MANAGEMENT OF COOPERATIVE GROUPS

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. The person managing general affairs of a cooperative group is its head. Members shall agree upon criteria for and the method of selecting a cooperative group head.

2. When necessary, a cooperative group may elect a management board. The cooperative group head is the chief of the management board. The number of, criteria for and method of electing the management board shall be agreed upon by cooperative group members.

3. Change of the cooperative group head shall be recorded in the minutes of the cooperative groups meeting and be notified in writing to the commune-level Peoples Committee which has authenticated the cooperation contract.

Article 17. Responsibilities of cooperative group heads and cooperative group management boards

1. The cooperative group head has the following responsibilities:

a/ To represent the cooperative group in establishing civil transactions for the cooperative groups operation purposes;

b/ To organize and manage the cooperative groups activities.

2. Management board members have the following responsibilities:

a/ To assist the cooperative group head in managing the cooperative groups activities;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 18. Representatives of cooperative groups

1. The representative of a cooperative group in civil transactions is its head. The cooperative group head may authorize management board members or group members to carry out certain works of the group according to law on authorization.

2. Civil transactions that are established and carried out by the cooperative group representative for the cooperative groups cooperation purposes according to the decision of a majority of group members give rise to rights and obligations of cooperative groups.

3. Consequences of civil transactions established by a person who is not authorized to represent the cooperative group shall be handled under Article 145 of the Civil Code.

4. Consequences of civil transactions that are established and carried out by the cooperative group representative beyond his/her authorized power shall be handled under Article 146 of the Civil Code.

Chapter V

ASSETS AND FINANCE OF COOPERATE GROUPS

Article 19. Assets of cooperative groups

1. Assets of a cooperative group are formed from the following sources:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ Amounts deducted from post-tax yields and profits for capital increase;

c/ Assets jointly created or donated;

d/ Other assets as provided for by law.

The cooperative group shall record and monitor separately assets in kind which are not valued and which are divided into two kinds: assets which are contributed by each member and will be returned to the owners when they leave the cooperative group and assets which are not divided to members when they leave the cooperative group.

2. The cooperative groups assets are managed and used as agreed upon. The disposal of assets being production materials is subject to agreement of all members; for other assets, their disposal is subject to agreement of a majority of members.

3. The cooperative groups assets shall be inventoried and assessed on a regular basis and recorded in the inventory minutes or the cooperative groups record book as agreed upon.

Article 20. Finance and accounting of cooperative groups

Cooperative groups financial issues must be made public and transparent for members information, monitoring and inspection; forms and contents of financial statements shall be discussed and decided by members. Cooperative groups that have common assets and financial activities must have accounting books for recording their assets, capital and business activities according to finance agencies instruction.

Article 21. Sharing of yields and profits and handling of losses

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Cooperation contracts must specify the sharing of yields and profits earned from cooperative groups activities after tax obligations (if any) are fulfilled.

2. When incurring losses, members shall agree upon making contributions to offset losses if cooperative groups capital accumulations in previous years are not adequate to cover such losses.

Cooperation contracts must specify the handling of losses and risks.

Chapter VI

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 22. Implementation effect

This Decree takes effect 15 days after its publication in CONG BAO.

Article 23. Implementation responsibilities

1. The Ministry of Planning and Investment shall monitor and guide the implementation of this Decree.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

 

ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER




Nguyen Tan Dung

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị định 151/2007/NĐ-CP ngày 10/10/2007 về tổ chức và hoạt động của tổ hợp tác

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


55.733

DMCA.com Protection Status
IP: 18.220.130.220
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!