Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 27/2004/QĐ-TTg Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành: 02/03/2004 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 27/2004/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 02 tháng 3 năm 2004

 

QUYẾT ĐỊNH

CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 27/2004/QĐ-TTG NGÀY 02 THÁNG 3 NĂM 2004 VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỊNH HƯỚNG QUY HOẠCH CHUNG XÂY DỰNG DỌC TUYẾN ĐƯỜNG HỒ CHÍ MINH (GIAI ĐOẠN I) ĐẾN NĂM 2020

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Điều lệ quản lý quy hoạch đô thị ban hành kèm theo Nghị định số 91/CP ngày 17 tháng 8 năm 1994 của Chính phủ;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Xây dựng tại các văn bản số 38/TTr-BXD ngày 05 tháng 6 năm 2003 và số 1907/BXD-KTQH ngày 11 tháng 11 năm 2003,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Định hướng quy hoạch chung xây dựng dọc tuyến đường Hồ Chí Minh (giai đoạn I) với những nội dung chủ yếu sau:

1. Phạm vi nghiên cứu

Tổng chiều dài tuyến đường Hồ Chí Minh (giai đoạn I) là 2.186 km, trong đó nhánh chính phía Đông 1.676 km; nhánh phía Tây 510 km. Phạm vi nghiên cứu hai bên đường có chiều rộng khoảng 2 km với diện tích khoảng 437.200 ha.

2. Mục tiêu

Phát triển tuyến đường Hồ Chí Minh với chức năng chủ yếu là: hành lang giao thông và hạ tầng kỹ thuật quốc gia phía Tây của đất nước; trục phát triển kinh tế và các đô thị, điểm dân cư nông thôn; trục cảnh quan gắn với các di tích văn hoá, lịch sử, danh lam thắng cảnh.

3. Quy mô dân số

a) Dự kiến đến năm 2010 dân số toàn khu vực quy hoạch khoảng 3.962.000 người, trong đó:

- Dân số đô thị: khoảng 3.375.000 người;

- Dân số nông thôn: khoảng 587.000 người.

b) Dự kiến đến năm 2020 dân số toàn khu vực quy hoạch khoảng 6.235.000 người, trong đó:

- Dân số đô thị: khoảng 5.335.000 người.

- Dân số nông thôn: khoảng 900.000 người.

4. Quy mô đất đai

a) Dự kiến đến 2010 tổng diện tích toàn khu vực quy hoạch khoảng 437.200 ha, trong đó đất xây dựng khoảng 49.200 ha (đất xây dựng đô thị khoảng 40.800 ha).

b) Dự kiến đến 2020 tổng diện tích toàn khu vực quy hoạch khoảng 437.200 ha, trong đó đất xây dựng khoảng 80.000 ha (đất xây dựng đô thị khoảng 78.000 ha).

5. Định hướng phát triển

a) Đối với những khu vực hiện có

- Di dời và tổ chức tái định cư cho dân cư ở những khu vực mà phần lớn diện tích đất nằm trong phạm vi hành lang an toàn của tuyến đường hoặc nằm trong vùng có điều kiện tự nhiên đặc biệt, không thuận lợi (thường bị sạt lở, lũ quét…);

- Cải tạo chỉnh trang và tập trung phát triển về một phía của tuyến đường đối với những khu vực bị ảnh hưởng một phần do tuyến đường đi cắt qua;

- Nâng cao hiệu quả sử dụng đất đối với những khu vực nằm ven tuyến đường nơi có điều kiện thuận lợi trong việc phát triển kinh tế - xã hội.

b) Đối với những khu vực xây dựng mới

Tập trung quy hoạch và quản lý xây dựng theo đúng quy hoạch những khu vực có điều kiện thuận lợi về phát triển kinh tế (nằm trong các vùng nguyên liệu công nghiệp, khoáng sản, các vùng cảnh quan thiên nhiên, di tích…), có quỹ đất xây dựng và điều kiện tự nhiên thuận lợi để xây dựng các khu dân cư, các khu vực phục vụ cho phát triển công nghiệp, du lịch, dịch vụ và thương mại.

6. Phân bố và tổ chức hệ thống các đô thị trên dọc tuyến

Đường Hồ Chí Minh (giai đoạn I) đi qua 16 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, được chia thành 5 vùng như sau:

a) Vùng I

- Gồm 2 tỉnh: Hà Tây và Hoà Bình có chiều dài tuyến đường Hồ Chí Minh đi qua là 95 km, tổng diện tích đất khoảng 19.000 ha, trong đó đất xây dựng đến năm 2020 khoảng 17.800 ha;

- Có tổng số 6 đô thị, trong đó 1 đô thị loại I, 1 đô thị loại III và 4 đô thị loại V; đô thị hạt nhân là chuỗi đô thị Miếu Môn - Xuân Mai - Hoà Lạc - Sơn Tây.

+ Đô thị mới Hòa Lạc - tỉnh Hà Tây

Cơ sở hình thành và phát triển đô thị là khu công nghệ cao, trung tâm giáo dục đại học, các khu công nghiệp tập trung có quy mô lớn, các khu du lịch và dịch vụ vùng v.v... dân số dự kiến đến năm 2010 khoảng 270.000 người, đến năm 2020 khoảng 670.000 người; nhu cầu đất xây dựng đến năm 2010 khoảng 4.700 ha, đến năm 2020 khoảng 12.000 ha.

+ Đô thị Xuân Mai - tỉnh Hà Tây

Cơ sở phát triển đô thị là công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến nông sản, trung tâm kinh tế thương mại phía Tây của tỉnh Hà Tây; dân số dự kiến năm 2010 khoảng 35.000 - 50.000 người, năm 2020 khoảng 100.000 - 170.000 người; nhu cầu đất xây dựng đến năm 2010 khoảng 750 ha, đến năm 2020 khoảng 2.500 ha.

+ Các đô thị khác: Gồm 4 đô thị có dân số dự kiến đến năm 2010 khoảng 62.000 người, đến năm 2020 khoảng 160.000 người.

b) Vùng II

- Gồm 3 tỉnh: Thanh Hoá, Nghệ An và Hà Tĩnh, có chiều dài tuyến đuờng Hồ Chí Minh đi qua là 345 km, tổng diện tích đất khoảng 69.000 ha, trong đó đất xây dựng đến năm 2020 khoảng 9.000 ha;

- Có tổng số 20 đô thị, trong đó 1 đô thị loại III là Lam Sơn - Sao Vàng và đô thị Ngọc Lặc dự kiến là đô thị trung tâm vùng núi phía Tây tỉnh Thanh Hoá; 1 đô thị là trung tâm vùng núi phía Tây tỉnh Nghệ An (tương đương đô thị loại III; 17 đô thị loại V; đô thị hạt nhân trên tuyến là Lam Sơn - Sao Vàng.

+ Đô thị Lam Sơn - Sao Vàng - tỉnh Thanh Hoá

Cơ sở phát triển đô thị là công nghiệp đường thực phẩm, rượu, cồn, công nghiệp giấy, bao bì và sản phẩm từ giấy, công nghiệp chế biến lâm, nông sản, hàng tiêu dùng, cơ khí sửa chữa.v.v..., du lịch, dịch vụ, thương mại; dân số dự kiến năm 2010 khoảng 30.000 người, năm 2020 khoảng 50.000 người; nhu cầu đất xây dựng năm 2010 khoảng 550 ha, đến năm 2020 khoảng 700 ha.

+ Thị trấn Thái Hoà:

Là huyện lỵ, trung tâm kinh tế, hành chính, văn hoá của huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An, dân số dự kiến đến năm 2010 khoảng 13.000 người, đến năm 2020 khoảng 18.000 người.

+ Thị trấn Phố Châu:

Là thị trấn huyện lỵ, trung tâm kinh tế, hành chính, văn hoá của huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh và là trung tâm dịch vụ xuất nhập khẩu hành lang Đông Tây (quốc lộ 8) của tỉnh Hà Tĩnh, dân số dự kiến năm 2010 khoảng 11.000 người, đến năm 2020 khoảng 18.000 người.

+ Các đô thị khác: gồm 17 đô thị, dân số dự kiến đến năm 2010 khoảng 85.700 người, đến năm 2020 khoảng 169.000 người.

c) Vùng III

- Gồm 5 tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương: Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng và Quảng Nam. Chiều dài tuyến đuờng Hồ Chí Minh đi qua là 1.054 km (nhánh Đông: 544 km; nhánh Tây: 510 km); tổng diện tích đất khoảng 210.800 ha, trong đó đất xây dựng đến năm 2020 khoảng 26.200 ha;

- Có tổng số 24 đô thị, trong đó 2 đô thị loại I, 2 đô thị loại III và 20 đô thị loại V; đô thị hạt nhân trên tuyến là Đakrông và Khe Sanh.

+ Thị xã Đồng Hới - tỉnh Quảng Bình

Là tỉnh lỵ, trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học kỹ thuật tỉnh Quảng Bình; cơ sở phát triển đô thị là thương mại, dịch vụ, du lịch và công nghiệp chế biến nông, lâm, hải sản, sản xuất vật liệu xây dựng, lắp ráp ô tô; dân số dự kiến năm 2010 khoảng 120.000 người, đến năm 2020 khoảng 150.000 người; nhu cầu đất xây dựng năm 2010 khoảng 1.300 ha, đến năm 2020 khoảng 1.650 ha.

+ Thành phố Huế - tỉnh Thừa Thiên Huế

Là thành phố có di sản văn hóa thế giới, trung tâm văn hoá, du lịch cấp quốc gia và quốc tế; là tỉnh lỵ, trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học kỹ thuật của tỉnh Thừa Thiên Huế, trung tâm y tế chuyên sâu, là một trong những trung tâm đào tạo đại học đa ngành và dạy nghề của khu vực; dân số dự kiến năm 2010 khoảng 300.000 người, đến năm 2020 khoảng 350.000 - 400.000 người; nhu cầu đất xây dựng năm 2010 khoảng 5.400 ha, đến năm 2020 khoảng 6.000 ha.

+ Đô thị mới Chân Mây - tỉnh Thừa Thiên Huế

Là trung tâm kinh tế, thương mại, dịch vụ du lịch phía Nam tỉnh Thừa Thiên Huế; cơ sở hình thành và phát triển đô thị là cảng biển, công nghiệp công nghệ cao, thương mại, dịch vụ du lịch; quy mô dân số dự kiến năm 2010 khoảng 40.000 người, năm 2020 khoảng 120.000 người; nhu cầu đất xây dựng năm 2010 khoảng 600 ha, đến năm 2020 khoảng 4.000 ha.

+ Thành phố Đà Nẵng

Thành phố trực thuộc Trung ương, là trung tâm tổng hợp cấp quốc gia, trung tâm vùng kinh tế trọng điểm miền Trung; cơ sở phát triển đô thị là cảng, dịch vụ cảng, công nghiệp dệt, may, sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí, chế biến thủy sản v.v... du lịch, dịch vụ du lịch, giáo dục đào tạo; dân số dự kiến năm 2010 khoảng 650.000 người, đến năm 2020 khoảng 865.000 người; nhu cầu đất xây dựng năm 2010 khoảng 6.500 ha, đến năm 2020 khoảng 8.650 ha.

+ Các đô thị khác: gồm 20 đô thị, dự kiến dân số năm 2010 khoảng 446.200 người, đến năm 2020 khoảng 663.500 người.

d) Vùng IV

- Gồm 4 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk và Đăk Nông, chiều dài tuyến đuờng Hồ Chí Minh đi qua là 502 km, tổng diện tích đất khoảng 100.400 ha, trong đó đất xây dựng đến năm 2020 khoảng 15.400 ha;

- Có tổng số 17 đô thị, trong đó 2 đô thị loại II, 1 đô thị loại III, 1 đô thị loại IV và 13 đô thị loại V; đô thị hạt nhân trên tuyến là thị xã Kon Tum, thị xã Pleikần và thành phố Buôn Ma Thuột.

+ Thị xã Kon Tum - tỉnh Kon Tum

Là tỉnh lỵ, trung tâm hành chính, kinh tế, văn hóa, xã hội và khoa học kỹ thuật của tỉnh Kon Tum; là trung tâm du lịch khu vực Bắc Tây Nguyên; cơ sở phát triển đô thị là công nghiệp chế biến nông, lâm sản, may mặc, điện tử, cơ khí, vật liệu xây dựng và du lịch. Dân số dự kiến năm 2010 khoảng 156.000 người, đến năm 2020 khoảng 210.000 người; nhu cầu đất xây dựng năm 2010 khoảng 3.320 ha, đến năm 2020 khoảng 3.740 ha.

+ Thành phố Pleiku - tỉnh Gia Lai

Là tỉnh lỵ, trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và khoa học kỹ thuật của tỉnh Gia Lai; cơ sở phát triển đô thị là công nghiệp chế biến cà phê, cao su, chế biến gỗ, sản xuất vật liệu xây dựng; dân số dự kiến năm 2010 khoảng 230.000 người, đến năm 2020 khoảng 300.000 người; nhu cầu đất xây dựng năm 2010 khoảng 6.800 ha, đến năm 2020 khoảng 9.700 ha.

+ Thành phố Buôn Ma Thuột - tỉnh Đắk Lắk

Là tỉnh lỵ, trung tâm hành chính chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, du lịch, dịch vụ, khoa học kỹ thuật của tỉnh Đắk Lắk; là trung tâm của vùng Tây Nguyên; cơ sở phát triển đô thị là công nghiệp chế biến nông, lâm sản, công nghiệp cơ khí lắp ráp, sửa chữa, may mặc, chế biến gỗ, nước giải khát, thương mại, dịch vụ; dân số dự kiến năm 2010 khoảng 300.000 người, đến năm 2020 khoảng 500.000 người; nhu cầu đất xây dựng năm 2010 khoảng 2.400 - 3.000 ha, đến năm 2020 khoảng 4.200 - 4.500 ha.

+ Thị xã Gia Nghĩa - tỉnh Đắk Nông

Là trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế, văn hoá, giáo dục, dịch vụ, du lịch và khoa học kỹ thuật của tỉnh Đắk Nông; cơ sở phát triển đô thị là công nghiệp chế biến nông, lâm sản; trung tâm hậu cầu khai thác bôxít, chế tác đá quý, thương mại và dịch vụ; dân số dự kiến năm 2010 khoảng 50.000 người, đến năm 2020 khoảng 80.000 người; nhu cầu đất xây dựng năm 2010 khoảng 1.480 ha, đến năm 2020 khoảng 1.700 ha.

+ Các đô thị khác: gồm 13 đô thị, dân số dự kiến năm 2010 khoảng 264.000 người, đến năm 2020 khoảng 384.000 người.

e) Vùng V

- Gồm 2 tỉnh: Bình Dương và Bình Phước, chiều dài tuyến đường Hồ Chí Minh đi qua là 190 km, tổng diện tích đất khoảng 38.000 ha, trong đó đất xây dựng đến năm 2020 khoảng 9.200 ha;

- Có tổng số 7 đô thị, trong đó 1 đô thị loại II, 1 đô thị loại III, 1 đô thị loại IV và 4 đô thị loại V.

- Đô thị hạt nhân trên tuyến: thị xã Thủ Dầu Một và thị trấn Chơn Thành.

+ Thị xã Đồng Xoài - tỉnh Bình Phước

Là tỉnh lỵ, trung tâm hành chính, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật của tỉnh Bình Phước; cơ sở phát triển đô thị là công nghiệp chế biến nông, lâm sản, chế biến thức ăn gia súc và gốm, sứ xuất khẩu; dân số dự kiến năm 2010 khoảng 60.000 người, đến năm 2020 khoảng 100.000 người; nhu cầu đất xây dựng năm 2010 khoảng 720 ha, đến năm 2020 khoảng 2.000 ha.

+ Thị xã Thủ Dầu Một - tỉnh Bình Dương

Là tỉnh lỵ, trung tâm hành chính, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật của tỉnh Bình Dương; cơ sở phát triển đô thị là công nghiệp cơ khí điện tử, điện tử - tin học, chế tạo thiết bị điện, cơ khí tiêu dùng, may mặc; dân số dự kiến năm 2010 khoảng 180.000 người, đến năm 2020 khoảng 350.000 người; nhu cầu đất xây dựng năm 2010 khoảng 2.200 ha, đến năm 2020 khoảng 4.500 ha.

+ Thị trấn Chơn Thành - tỉnh Bình Dương

Là huyện lỵ, trung tâm hành chính, kinh tế, văn hóa huyện Thuận An, là trung tâm kinh tế phía Nam của tỉnh Bình Dương, cơ sở phát triển đô thị là công nghiệp chế biến cao su, hoa quả hộp; dân số dự kiến năm 2010 khoảng 40.000 người, đến năm 2020 khoảng 45.000 người; nhu cầu đất xây dựng năm 2010 khoảng 550 ha, đến năm 2020 khoảng 600 ha.

+ Các đô thị khác: gồm 4 đô thị, dự kiến dân số năm 2010 khoảng 167.000 người, đến năm 2020 khoảng 226.000 người.

7. Định hướng phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật

a) Về giao thông:

- Đường Hồ Chí Minh

Đường Hồ Chí Minh kết nối với mạng lưới đường bộ một cách thống nhất, cân đối, đồng bộ, bảo đảm được tính liên hoàn, liên kết giữa các loại hình giao thông, tạo thành hệ thống giao thông thông suốt đáp ứng nhu cầu vận chuyển ngày càng tăng trên phạm vi quốc gia và quốc tế.

- Hệ thống giao thông gắn với tuyến đường Hồ Chí Minh:

+ Đường bộ

Đầu tư xây dựng nâng cấp hệ thống các tuyến đường ngang nối đường Hồ Chí Minh với quốc lộ 1, với các quốc lộ khác và kết nối với các tuyến đường đối ngoại nằm trong hệ thống đường bộ xuyên á, đường ASEAN và khu vực theo Quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường bộ Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 162/2002/QĐ-TTg ngày 15 tháng 11 năm 2002, nhằm phát huy tối đa hiệu quả phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và tiến trình hội nhập với khu vực và thế giới.

+ Đường thủy

Đầu tư xây dựng phát triển các cảng biển có điều kiện liên kết thuận lợi với tuyến đường Hồ Chí Minh trên cở sở Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2010 đã được phê duyệt tại Quyết định số 202/1999/QĐ-TTg ngày 12 tháng 10 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ.

+ Đường sắt

Đầu tư cải tạo nâng cấp và xây dựng mới các tuyến đường sắt có quan hệ vận tải với đường Hồ Chí Minh, kết nối thành hệ thống đường sắt liên hoàn đáp ứng nhu cầu vận chuyển quốc gia và quốc tế, phù hợp với quy hoạch phát triển ngành giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến năm 2020, đã được phê duyệt tại Quyết định số 06/2002/QĐ-TTg ngày 07 tháng 01 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ.

- Các giải pháp tổ chức các khu dân cư dọc tuyến và tổ chức các đầu mối giao cắt đảm bảo an toàn giao thông:

+ Việc phát triển các khu dân cư dọc tuyến phải có biện pháp nghiêm ngặt để bảo đảm các khu dân cư, các khu, cụm công nghiệp theo đúng quy hoạch và nằm ngoài hành lang an toàn giao thông của toàn tuyến.

+ Tất cả các công trình xây dựng, kể cả nhà dân đều không được tuỳ tiện mở lối rẽ từ đường vào công trình cắt qua rãnh thoát nước, làm tắc rãnh thoát nước dọc tuyến.

+ Hạn chế tối đa các công trình xây dựng trong quy hoạch dọc tuyến mở lối đi ra phía đường.

+ Tổ chức tốt các đầu mối giao thông khi đường Hồ Chí Minh giao cắt với các quốc lộ, tỉnh lộ quan trọng có lưu lượng xe lớn nhằm đảm bảo tốc độ xe chạy và an toàn giao thông, đó là: tuyến đường cao tốc Láng - Hoà Lạc; các quốc lộ 6, 12B, 15, 47, 48, 7, 8, 12, 9, 49, 14, 24, 40, 19, 25, 26, 27, 28, 13, 22 ....

+ Tổ chức các tuyến tránh qua đô thị phù hợp với quy hoạch phát triển của các đô thị, bảo đảm khả năng khai thác hiệu quả, an toàn giao thông cho tuyến đường Hồ Chí Minh và sự phát triển ổn định, bền vững của đô thị.

+ Hạn chế tối đa các tuyến giao thông địa phương giao cắt cùng cốt với đường Hồ Chí Minh.

+ Tổ chức các tuyến đường gom; cầu, hầm chui; cầu, đường vượt và tổ chức các tuyến tách nhập hợp lý đối với các đoạn đường Hồ Chí Minh đi qua đô thị, các cụm dân cư, các khu, cụm công nghiệp để đảm bảo an toàn giao thông và khả năng thông xe.

+ Tận dụng các tuyến đường dân sinh song song để tổ chức thành hệ thống đường gom và tổ chức các điểm giao cắt, các tuyến tách nhập hợp lý đối với các đoạn đường Hồ Chí Minh đi qua vùng dân cư nông thôn có mức độ tập trung cao.

+ Việc trồng cây hai bên tuyến đường phải theo quy hoạch; phương án trồng cây cần được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định, bảo đảm tĩnh không theo quy định tại TCVN 4054-98.

- Giải pháp tổ chức các điểm dừng:

+ Quy hoạch xây dựng hệ thống các điểm dừng nằm ngoài hành lang bảo vệ của tuyến đường tại các khu vực có cảnh quan đẹp, kết hợp với khai thác tham quan du lịch, dịch vụ công cộng như trạm bán xăng, dầu, duy tu bảo dưỡng, sửa chữa xe... Có thể tổ chức xây dựng điểm dừng độc lập hoặc kết nối cùng các điểm dân cư.

+ Khoảng cách giữa các điểm dừng từ 80 km đến 150 km.

+ Quy mô diện tích tối thiểu mỗi điểm dừng khoảng 1,0 ha, bề rộng tối đa dọc theo đường khoảng 200 m.

+ Tổ chức hoạt động của các điểm dừng phải bảo đảm tuyệt đối an toàn giao thông.

b) Thoát nước và vệ sinh môi trường:

- Bảo vệ nguồn nước:

+ Phạm vi bảo vệ nguồn nước mặt: phía thượng nguồn từ 200 m đến 500 m, phía hạ nguồn: từ 100 m đến 200 m.

+ Phạm vi bảo vệ nguồn nước ngầm: xung quanh khu vực giếng khoan phải đảm bảo bán kính bảo vệ 25 m.

+ Phạm vi bảo vệ hồ chứa, đập nước: xung quanh khu vực hồ chứa, đập nước phải đảm bảo khoảng cách bảo vệ 300 m trên toàn lưu vực.

Trong phạm vi bảo vệ nêu trên không được xây dựng các công trình gây ô nhiễm, không được xả nước thải.

- Bảo vệ môi trường:

+ Đối với các vùng bảo tồn thiên nhiên, các khu di tích: theo quy hoạch vùng bảo tồn thiên nhiên, khu vực di tích và theo quy định của pháp luật.

+ Đối với các khu vực nằm trong hành lang thoát lũ, sụt lở: cấm phát triển xây dựng tại vùng địa chất không ổn định, vùng nằm trong hành lang thoát lũ và vùng đất bị sụt lở. Các khu dân cư hoặc các khu chức năng khác đã có trong các khu vực này cần được nghiên cứu và có biện pháp di dời trong quá trình thực hiện dự án xây dựng tuyến đường.

Công tác chuẩn bị kỹ thuật đất xây dựng cần chọn giải pháp san lấp cục bộ, hạn chế tối đa việc phá vỡ địa hình tự nhiên, khắc phục các hiện tượng bồi lắng lòng sông, suối và xói lở, sụt lở.

+ Đối với các vùng cách ly bảo vệ nguồn nước và an toàn lưới điện: cấm phát triển xây dựng trong khu vực cách ly bảo vệ nguồn nước đã được hoạch định theo tiêu chuẩn đã quy định như các khu vực ven sông, hồ là những nguồn cấp nước chủ yếu dọc tuyến đường.

Các khu vực dự kiến phát triển xây dựng dọc tuyến đường Hồ Chí Minh phải nằm ngoài hành lang cách ly của đường điện cao thế 500 KV.

+ Đối với các vùng chịu ảnh hưởng của chất độc hoá học (Dioxin): hạn chế hoặc cấm xây dựng tuỳ theo khu vực và tính chất của các hạng mục đầu tư cụ thể; không phát triển xây dựng mới các khu dân cư, các khu du lịch, dịch vụ, thương mại... Trường hợp cần thiết, phải nghiên cứu đánh giá mức độ ảnh hưởng của chất độc hoá học để có biện pháp phòng tránh và khắc phục.

Đối với các đô thị và các khu chức năng khác hiện có trong các vùng ảnh hưởng của chất độc hoá học trên dọc tuyến, việc xử lý chất độc Dioxin cần được nghiên cứu xác định thực trạng ảnh hưởng của chất độc da cam, để có biện pháp phòng tránh, khử độc, khắc phục hậu quả xấu.

8. Ưu tiên đầu tư và xây dựng

a) Lập quy hoạch chi tiết, lập dự án đầu tư và tổ chức thi công xây dựng các khu tái định cư, bảo đảm ổn định cuộc sống và sản xuất của nhân dân tại các khu vực phải di dời.

b) Xây dựng các đầu mối giao thông giao cắt (vượt, chui), đáp ứng kịp thời nhu cầu đầu tư thi công khi cần thiết, đảm bảo an toàn giao thông và khả năng thông xe trên toàn tuyến.

c) Trồng cây 2 bên tuyến đường, đồng thời triển khai các dự án có liên quan đến việc bảo vệ và khôi phục rừng phòng hộ đầu nguồn.

d) Cải tạo, nâng cấp các tuyến đường ngang Đông Tây, đặc biệt là trong vùng Tây nguyên, tạo điều kiện thuận lợi cho việc lưu thông, liên hệ giữa đường Hồ Chí Minh với các vùng kinh tế phát triển ven biển và vùng bên giới phía Tây đất nước.

đ) Đầu tư cải tạo, nâng cấp hạ tầng kỹ thuật các khu dân cư hiện có theo quy hoạch và khả năng nguồn vốn.

Điều 2.

1. Giao Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố: Hà Tây, Hoà Bình, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đăk Nông, Lâm Đồng, Bình Phước, Bình Dương:

- Phê duyệt, tổ chức công bố và thực hiện Quy hoạch chung xây dựng dọc tuyến đường Hồ Chí Minh, đoạn đi qua tỉnh, thành phố mình, phù hợp với Định hướng quy hoạch chung xây dựng dọc tuyến đường Hồ Chí Minh (giai đoạn I) đến năm 2020.

- Ban hành Điều lệ quản lý xây dựng theo Quy hoạch chung xây dựng dọc tuyến đường Hồ Chí Minh, đoạn đi qua tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

- Tổ chức lập và phê duyệt Quy hoạch chi tiết các đô thị và khu vực dự kiến phát triển để làm cơ sở quản lý công tác đầu tư xây dựng.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có đường Hồ Chí Minh đi qua chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

Nguyễn Tấn Dũng

(Đã ký)

 

THE PRIME MINISTER OF GOVERNMENT
--------------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
--------------

No. 27/2004/QD-TTg

Hanoi, March 2, 2004

 

DECISION

APPROVING THE ORIENTATIONS OF THE GENERAL PLANNING ON CONSTRUC-TION ALONG HO CHI MINH ROAD (STAGE I) TILL 2020

THE PRIME MINISTER

Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;
Pursuant to the Urban Planning Management Regulation promulgated together with Decree No. 91/CP of August 17, 1994 of the Government;
At the proposal of the Construction Minister in Document No.38/TTr-BXD of June 5, 2003 and Document No.1907/BXD-KTQH of November 11, 2003,

DECIDES:

Article 1.- To approve the Orientations of the general planning on construction along Ho Chi Minh road (Stage I) with the following major contents:

1. Scope of research

The total length of Ho Chi Minh road (Stage I) is 2,186 km, of which the eastern branch stretches over 1,676 km; the western branch, 510 km. The research scope of both sides of the road is 2 km in width with an area of around 437, 200 ha.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



To develop Ho Chi Minh road with its main functions as the western national traffic corridor and technical infrastructure of the country; the economic development and urban center as well as rural population quarters axis; landscape axis associated with cultural and historical relics, scenic places.

3. Population size

a) It is expected that by 2010, the population of the entire planned region shall approximate 3,962,000, of which:

- The urban population: Around 3,375,000;

- The rural population: About 587,000.

b) It is expected that by 2020, the population of the entire planned region shall be around 6,235,000, of which:

- The urban population: Around 5,335,000;

- The rural population: About 900,000.

4. Land size

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b) It is expected that by 2020, the total land area of the entire planned region shall be around 437,200 ha, including 80,000 ha of construction land (urban construction land is around 78,000 ha).

5. Development orientations

a) For the existing areas

- Relocating and resettling population in areas which lie mostly within the scope of safety corridor of the road or lie in regions where exist special and unfavorable natural conditions (frequent land erosion, slides, flash floods...);

- Reforming and replenishing, and concentrating on the development to one side of the road of, areas partially affected with the crossing of the road;

- Raising the land use efficiency for areas running along the road where natural conditions favor socio-economic development.

b) For newly built areas

Concentrating on construction planning and management strictly under the planning on areas where natural conditions favor economic development (lying in zones of industrial raw materials, minerals, natural landscapes, relics...), with land funds and natural conditions favorable for construction of population quarters, areas in support of industrial, tourist, service and trade development.

6. Distribution and organization of the system of urban centers along the road

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a) Zone I:

- Covering 2 provinces: Ha Tay and Hoa Binh, where Ho Chi Minh road runs through for 95 km, covering a total land area of around 19,000 ha, including 17,800 ha of construction land by the year 2020;

- Comprising 6 urban centers in all, including 1 town of grade I, 1 of grade III and 4 of grade V; the core urban center shall be the cluster of Mieu Mon - Xuan Mai - Hoa Lac - Son Tay urban centers.

+ New urban center of Hoa Lac, Ha Tay province

The bases for forming and development of the urban center shall be the hi-tech park, the university education center, large-sized industrial parks, local tourist resorts and service areas, etc., with the projected population of 270,000 by 2010 and 670,000 by 2020, the demanded construction land shall be 4,700 ha by 2010 and 12,000 by 2020.

+ Xuan Mai urban center, Ha Tay province

The bases for development of the urban center shall be the building materials-manufacturing industry, farm produce processing industry, the trade and economic center to the west of Ha Tay province; the projected population of around 35,000-50,000 by 2010 and around 100,000-170,000 by 2020; the demanded construction land shall be 750 ha by 2010 and 2,500 ha by 2020.

+ Other urban centers: Including 4 towns with the projected population of about 62,000 by 2010 and around 160,000 by 2020.

b) Zone II:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Consisting of a total of 20 urban centers, including 1 of grade III, namely Lam Son-Sao Vang, and Ngoc Lac projected to be the central urban center in western mountainous region of Thanh Hoa province; 1 being center of the western mountainous region of Nghe An province (equivalent to grade III urban center); 17 urban centers of grade V; the core urban center shall be Lam Son- Sao Vang.

+ Lam Son - Sao Vang urban center, Thanh Hoa province

The bases for the development of the urban center shall be sugar, food, liquor, alcohol, paper industries, the production of paper packages and products, forestry and agricultural product-processing industry, consumer goods production, mechanical engineering, mechanical repair, etc., service, tourism and trade; the projected population shall be around 30,000 by 2010 and 50,000 by 2020; the demanded construction land shall be 550 ha by 2010 and 700 ha by 2020.

+ Thai Hoa district capital:

Being the capital, as well as economic, administrative and cultural center of Nghia Dan district, Nghe An province, with the projected population being around 13,000 by 2010 and 18,000 by 2020.

+ Pho Chau district capital:

Being the capital, as well as economic, administrative and cultural center of Huong Son district, Ha Tinh province, and the export and import service center of East-West corridor (National Highway 8) of Ha Tinh province, with the projected population being around 11,000 by 2010 and around 18,000 by 2020.

+ Other urban centers: Including 17 urban centers with the projected population of around 85,700 by 2010 and around 169,000 by 2020.

c) Zone III

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Consisting of a total of 24 urban centers, including 2 of grade I, 2 of grade III and 20 of grade V; the core urban centers along the road shall be Dakrong and Khe Sanh.

+ Dong Hoi provincial capital, Quang Binh province

Being the capital, as well as economic, political, cultural, scientific and technical center of Quang Binh province; the bases for urban development shall be trade, services, tourism, and industries for agricultural, forestry, marine product processing, construction materials production, automobile assembly; the projected population shall be around 120,000 by 2010 and 150,000 by 2020; the demanded construction land shall be around 1,300 ha by 2010 and 1,650 ha by 2020.

+ Hue city, Thua Thien-Hue province

Being a city where exists the world cultural heritage, a cultural and tourist center of national and international level; the provincial capital, as well as political, economic, cultural, social, scientific and technical center of Thua Thien-Hue province, an intensively specialized medical center and one of the multi-discipline tertiary training and vocational training centers of the zone; the projected population shall be around 300,000 by 2010 and 350,000-400,000 by 2020; the demanded construction land shall be around 5,400 ha by 2010 and around 6,000 ha by 2020.

+ New urban center of Chan May, Thua Thien-Hue province

Being an economic, trade, service and tourist center south of Thua Thien-Hue province; the bases for forming and development of the urban center shall be seaports, hi-tech industry, trade, tourist services; the projected population shall be about 40,000 by 2010 and 120,000 by 2020; the demanded construction land shall be around 600 ha by 2010 and 4,000 ha by 2020.

+ Da Nang city

Being a centrally-run city, a general center of national level, a key economic center of Central Vietnam; the bases for urban development shall be seaports and port services, textile and garment industry, construction materials production, mechanical engineering, marine product processing, etc., tourism, tourist services, education and training; the projected population shall be around 650,000 by 2010 and 865,000 by 2020; the demanded construction land shall be around 6,500 ha by 2010 and 8,650 ha by 2020.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



d) Zone IV

- Embracing 4 provinces: Kon Tum, Gia Lai, Dak Lak and Dak Nong, where Ho Chi Minh road runs through for 502 km, covering a total land area of around 100,400 ha, including 15,400 ha of construction land by 2020;

- Having a total of 17 urban centers, including 2 of grade II, 1 of grade III, 1 of grade IV and 13 of grade V; the core urban centers on the road shall be Kon Tum provincial capital, Pleikan provincial capital and Buon Ma Thuot city.

+ Kon Tum provincial capital, Kon Tum province

Being the provincial capital and an administrative, economic, cultural, social, scientific and technical center of Kon Tum province as well as the tourist center of the northern area of the Central Highlands; the bases for urban development shall be agricultural and forest product processing, garment, electronic, engineering and construction materials industries as well as tourism. The projected population shall be around 156,000 by 2010 and 210,000 by 2020; the demanded construction land shall be around 3,320 ha by 2010 and 3,740 ha by 2020.

+ Pleiku city, Gia Lai province

Being the provincial capital and a political, economic, cultural, social, scientific and technical center of Gia Lai province; the bases for the urban development shall be coffee, rubber, timber processing industries, construction materials production; the projected population shall be around 230,000 by 2010 and 300,000 by 2020; the demanded construction land shall be around 6,800 ha by 2010 and 9,700 by 2020.

+ Buon Ma Thuot city, Dak Lak province

Being the provincial capital, an administrative, political, economic, cultural, educational, tourist, service, scientific and technical center of Dak Lak province; a center of the Central Highlands; the bases for the urban development shall be agricultural, forest product-processing, mechanical assembly, repair, garment, timber processing, refreshment drink industries, trade, service; the projected population shall be around 300,000 by 2010 and 500,000 by 2020; the demanded construction land shall be around 2,400-3,000 ha by 2010 and 4,200-4,500 ha by 2020.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Being the administrative, political, economic, cultural, educational, service, tourist, scientific and technical center of Dak Nong province; the bases for urban development shall be agricultural and forest product processing industry; the logistical center for bauxite exploitation, germs processing, trade and services; the projected population shall be around 50,000 by 2010 and 80,000 by 2020; the demanded construction land shall be around 1,480 ha by 2010 and some 1,700 ha by 2020.

+ Other urban centers: Including 13, with the projected population of around 264,000 by 2010 and 384,000 by 2020.

e) Zone V

- Embracing 2 provinces: Binh Duong and Binh Phuoc; Ho Chi Minh road runs through the zone for 190 km, covering a total land area of around 38,000 ha, including 9,200 ha of construction land by 2020;

- Having a total of 7 urban centers, including 1 of grade II, 1 of grade III, 1 of grade IV and 4 of grade V.

- The core urban centers along the road shall be Thu Dau Mot provincial capital and Chon Thanh district town.

+ Dong Xoai provincial capital, Binh Phuoc province

Being the provincial capital and an administra-tive, economic, cultural, scientific and technical center of Binh Phuoc province; the bases for urban development shall be agricultural and forest product-processing, animal feed-processing industries, export pottery and porcelain articles; the projected population shall be around 60,000 by 2010 and some 100,000 by 2020; the demanded construction land shall be around 720 ha by 2010 and 2,000 ha by 2020.

+ Thu Dau Mot provincial capital, Binh Duong province

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



+ Chon Thanh district town, Binh Duong province

Being the capital and an administrative, economic and cultural center of Thuan An district, a Southern economic center of Binh Duong province; the bases for urban development shall be the rubber-processing industry, fruit-canning industry; the projected population shall be around 40,000 by 2010 and 45,000 by 2020; the demanded construction land shall be around 550 ha by 2010 and 600 ha by 2020.

+ Other urban centers: Including 4 with the projected population of about 167,000 by 2010 and 226,000 by 2020.

7. Orientations for development of technical infrastructures

a) Regarding communications:

- Ho Chi Minh road

Ho Chi Minh road is connected to the road networks in an uniform, balanced and synchronous manner, ensuring the combination and association among different traffic modes, forming a smooth communications system, thus satisfying higher and higher transport demand on the national and international scales.

- Traffic systems connected to Ho Chi Minh road:

+ Road

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



+ Waterway

Investing in the construction and development of seaports with favorable conditions for connection to Ho Chi Minh road on the basis of the general planning for development of Vietnam's seaport system till 2010, already approved by the Prime Minister in his Decision No.202/1999/QD-TTg of October 12, 1999.

+ Railways

Investing in renovation, upgrading and construction of railway lines tied up in transportation with Ho Chi Minh road, connecting into a chairn railway system to satisfy national and international transport demand, in compatibility with the planning on development of Vietnam's railway communications and transport service till 2020, already approved by the Prime Minister in his Decision No.06/2002/QD-TTg of January 7, 2002.

- Solutions to the organization of population quarters along the road and the organization of crossings to ensure traffic safety:

+ Strict measures must be worked out for the development of population quarters along the road in order to ensure that the population quarters, industrial zones and clusters strictly comply with plannings and lie outside the traffic safety corridor of the entire road.

+ Crossings must not be casually opened from construction works, including people's houses, to the road, cutting across sewers, blocking the water drainage sewers along the entire road.

+ Minimizing the opening of crossings from the planned construction projects along the road to the road.

+ Well organizing traffic hubs when Ho Chi Minh road intersects national highways and important provincial roads with high traffic flow in order to ensure vehicle's speeds and traffic safety, including Lang-Hoa Lac express way, national highways 6, 12B, 15, 47, 48, 7, 8, 12, 9, 49, 14, 24, 40, 19, 25, 26, 27, 28, 13, 22,...

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



+ Minimizing local traffic roads' level crossing with Ho Chi Minh road.

+ Organizing feeders, bridges and tunnels, bridge and flyovers and organzing rational connecting roads to and from Ho Chi Minh road sections running through urban centers, population clusters, industrial zones and clusters in order to ensure safe and smooth traffic.

+ Making full use of parallel daily-life roads in order to organize the feeders' system and intersections as well as rational connecting and disconnecting roads with Ho Chi Minh road sections running through dense rural population quarters.

+ The tree planting along the road must comply with the plannings; plans on tree planting should be stipulated by the Ministry of Agriculture and Rural Development, ensuring that the clearance span comply with Vietnamese standard TCVN 4054-98.

- Solutions to the organization of stops:

+ Planning the construction of systems of stops lying outside the road protection corridor in areas where exist beautiful landscapes, combining them with tourist sightseeing, public services such as filling stations, vehicle garages.... Stops may be organized independently or in conjunction with population quarters.

+ The distance between two stops shall be 80 km to 150 km.

+ The minimum size of a stop shall be 1 ha, with the maximum width along the road approximating 200 m.

+ The organization of operation of stops must ensure absolute traffic safety.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Water source protection:

+ The protection scope of surface water sources: Between 200m and 500m upstream and 100m and 200m downstream.

+ The protection scope of underground water sources: A protection radius of 25m around drilled wells must be ensured.

+ The protection scope of water reservoirs, dams: A protection distance of 300m around the reservoirs and dams on the whole basin must be ensured.

Within the above-mentioned protection scope polluting projects must not be built and waste water must not be discharged.

- Environmental protection:

+ For nature conservation zones, relics areas: To comply with the plannings on nature conservation zones, relics areas and with law provisions.

+ For zones lying within flood-discharging corridors or erosion- and slide-prone areas: Construction development is forbidden in unstably geological regions, in flood-discharging corridors and erosion- and slide-prone areas. Population quarters or other functional quarters which have already existed in these regions should be studied for relocation in the course of implementing the project on construction of the road.

The solution of sectional fill-up and leveling should be selected as the technical preparation for construction land in order to minimize the destruction of natural terrain and to overcome the phenomenon of alluvial deposits in rivers, water streams as well as soil erosion and land slide.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Areas projected for development of construction along Ho Chi Minh road must lie outside the 500 KV high-voltage power transmission lines' isolation corridors.

+ For areas affected with toxic chemicals (Dioxin): Construction should be restricted or banned, depending on specific areas and nature of specific investment construction items; new population quarters, relic zones, service, trade,...centers must not be built. In case of necessity, the extent of impacts of toxic chemicals must be studied and assessed in order to work out preventive and remedial measures.

For urban centers and other functional quarters currently existing in areas affected by toxic chemicals along the road, the treatment of Dioxin should be studied in order to determine the actual effects of Agent Orange in order to work out measures to prevent and avoid them, to detoxicate and overcome adverse impacts.

8. Investment and construction priority

a) To formulate detailed plannings and investment projects and organize the construction of resettlement areas in order to stabilize the life and production of people in relocated areas.

b) To build traffic intersections (overhead or underground), satisfying in time the construction investment demands when necessary and ensuring safe and smooth traffic on the whole road.

c) To plant trees on both sides of the road and at the same time deploy projects related to the protection and restoration of headwater protection forests.

d) To renovate and upgrade East-West roads, particularly those in the Central Highland region, creating favorable conditions for communications and exchanges between Ho Chi Minh road and coastal economic development regions as well as western border regions of the country.

e) To renovate and upgrade technical infrastructures in the existing population quarters according to plannings and capital sources.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- To approve, and organize the publication and the implementation of the general planning on construction along Ho Chi Minh road, the sections running through their respective provinces or cities in line with the orientations of the general planning on construction along Ho Chi Minh road (stage 1) toward 2020.

- To promulgate the Regulations for management of construction under the general planning on construction along Ho Chi Minh road, the sections running through provinces or centrally-run cities.

- To organize the elaboration and approval of detailed plannings on urban centers and projected development zones for use as a basis for management of the work of investment and construction.

Article 3.- This Decision takes effect 15 days after its publication in the Official Gazette.

Article 4.- The ministers, the heads of ministerial-level agencies, the heads of Government-attached agencies, and the presidents of the People's Committees of the provinces or centrally-run cities where Ho Chi Minh road runs through shall have to implement this Decision.

 

 

FOR THE PRIME MINISTER
DEPUTY PRIME MINISTER




Nguyen Tan Dung

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 27/2004/QĐ-TTg ngày 02/03/2004 phê duyệt Định hướng quy hoạch chung xây dựng dọc tuyến đường Hồ Chí Minh (giai đoạn I) đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


6.453

DMCA.com Protection Status
IP: 3.144.253.195
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!