Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 162/2002/QĐ-TTg Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ Người ký: Phan Văn Khải
Ngày ban hành: 15/11/2002 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 162/2002/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 15 tháng 11 năm 2002

 

QUYẾT ĐỊNH

CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 162/2002/QĐ-TTG NGÀY 15 THÁNG 11 NĂM 2002 VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH GIAO THÔNG VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2010 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Xét đề nghị của Bộ Giao thông vận tải (tờ trình số 4470/GTVT ngày 28 tháng 12 năm 2000, công văn số 2246/GTVT-KHĐT ngày 26 tháng 6 năm 2002 và công văn số 3775/GTVT-KHĐT ngày 10 tháng 10 năm 2002); ý kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (công văn số 5973/BKH/CSHT ngày 04 tháng 9 năm 2001 và số 5187 BKH/CSHT ngày 14 tháng 8 năm 2002) về Quy hoạch phát triển ngành giao thông vận tải đường bộ Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020,

QUYẾT ĐỊNH :

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành giao thông vận tải đường bộ Việt Nam đến năm 2010 và định hướng phát triển đến năm 2020 với những nội dung chủ yếu sau:

1. Quan điểm:

a) Giao thông vận tải đường bộ là một bộ phận quan trọng trong kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nói chung và kết cấu hạ tầng giao thông nói riêng, cần đầu tư phát triển trước một bước để tạo tiền đề, làm động lực phát triển kinh tế - xã hội, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa, đáp ứng tiến trình hội nhập khu vực và quốc tế, góp phần tăng cường an ninh, quốc phòng của đất nước.

b) Coi trọng việc duy trì, củng cố, nâng cấp để tận dụng tối đa năng lực kết cấu hạ tầng giao thông hiện có, đồng thời với việc đầu tư xây dựng công trình mới thực sự có nhu cầu; chú trọng nâng cấp kết cấu hạ tầng giao thông tại các khu kinh tế trọng điểm, các khu đô thị, các trục giao thông đối ngoại, tăng năng lực đảm bảo giao thông đường bộ thông suốt trên tuyến Bắc - Nam.

c) Phát triển giao thông vận tải đường bộ hợp lý, đồng bộ trong một quy hoạch thống nhất có phân công, phân cấp và hợp tác liên kết giữa các phương thức vận tải, phù hợp với điều kiện địa lý, tạo thành một mạng lưới giao thông thông suốt và có hiệu quả trên phạm vi toàn quốc.

d) Phát huy tối đa lợi thế địa lý của đất nước, phát triển hệ thống giao thông đường bộ phục vụ phát triển kinh tế đối ngoại, hội nhập khu vực và quốc tế.

đ) Ưu tiên đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, phương tiện vận tải khách công cộng và tổ chức giao thông ở các thành phố lớn, đặc biệt là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.

e) Phát triển giao thông nông thôn, đặc biệt là giao thông ở vùng núi, vùng sâu, vùng xa, vùng căn cứ cách mạng, vùng biên giới, hỗ trợ đắc lực cho Chương trình xóa đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội tại các vùng này.

g) Đẩy mạnh việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, vật liệu mới, công nghệ mới vào các lĩnh vực thiết kế, xây dựng, khai thác giao thông vận tải đường bộ. Coi trọng việc phát triển nguồn lực cho nhu cầu phát triển ngành.

h) Phát huy nội lực, thực hiện các giải pháp để tạo nguồn vốn đầu tư trong nước phù hợp với điều kiện thực tế. Đồng thời, tranh thủ tối đa nguồn vốn đầu tư của nước ngoài dưới các hình thức viện trợ phát triển chính thức (ODA), đầu tư trực tiếp (FDI) và hợp đồng Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao (BOT)... Các tổ chức, cá nhân sử dụng trực tiếp hay gián tiếp kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ có trách nhiệm trả phí và lệ phí để bồi hoàn vốn đầu tư xây dựng và bảo trì công trình.

i) Bảo vệ công trình giao thông đường bộ là trách nhiệm của các cấp chính quyền địa phương, các ngành và của mỗi người dân.

2. Mục tiêu của quy hoạch phát triển:

Giai đoạn từ nay tới năm 2010.

a) Vận tải đường bộ.

- Đáp ứng được nhu cầu của xã hội về vận tải hàng hoá và hành khách với chất lượng cao, giá cả hợp lý, đảm bảo an toàn, tiện lợi.

- Phân công vận tải: phát huy lợi thế của vận tải đường bộ là khá đa dạng và có tính cơ động cao, rất hiệu quả trong phạm vi hoạt động đường ngắn, gom hàng tạo chân hàng cho các phương thức vận tải khác, vận chuyển trên các tuyến mà các phương thức vận tải khác như đường sắt, đường sông không đáp ứng được.

- Tổ chức và quản lý vận tải đường bộ: tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh trong vận tải đường bộ để nâng cao năng lực, chất lượng phục vụ với giá cả hợp lý. Áp dụng các cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển vận tải công cộng đô thị, vận tải ở vùng núi, vùng sâu, vùng xa, đảm bảo nhu cầu vận tải ở những vùng có khó khăn.

b) Kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.

Tiếp tục củng cố, khôi phục, nâng cấp các công trình giao thông đường bộ hiện có, đầu tư chiều sâu một số công trình quan trọng để nâng cao lưu lượng xe, hoàn chỉnh mạng lưới đường bộ, đồng thời xây dựng mới một số công trình có yêu cầu cấp thiết. Thực hiện thiết kế và xây dựng theo tiêu chuẩn Việt Nam đối với các công trình xây dựng mới, có xét đến yêu cầu hội nhập khu vực và quốc tế.

Mục tiêu cụ thể:

- Tăng cường năng lực cho công tác bảo trì, tăng cường nghiên cứu và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến trong quản lý và bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.

- Hoàn thành việc khôi phục, nâng cấp hệ thống đường bộ hiện có, đặc biệt là các dự án đang thực hiện hoặc đã cam kết bằng nguồn vay ODA để từng bước đưa hệ thống đường bộ vào đúng cấp kỹ thuật thống nhất trong cả nước.

- Đến năm 2005 hầu hết các tuyến quốc lộ (riêng hệ thống đường tỉnh đến năm 2010) phải có lớp mặt nhựa hoặc bê tông xi măng, hoàn thành xây dựng các cầu lớn trên các tuyến huyết mạch, mở rộng các quốc lộ có nhu cầu vận tải lớn.

- Nghiên cứu và triển khai xây dựng hệ thống đường cao tốc, trước hết là ở các vùng kinh tế phát triển, khu vực kinh tế trọng điểm, các trục giao thông quan trọng có lưu lượng giao thông lớn.

Giai đoạn 2011 - 2020: Tiếp tục hoàn thiện, từng bước hiện đại hóa mạng lưới kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.

3. Quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ:

a) Hệ thống quốc lộ.

- Trục dọc Bắc Nam.

Trục dọc Bắc - Nam gồm hai tuyến: Quốc lộ 1A và đường Hồ Chí Minh. Đây là các trục đường bộ quan trọng nhất trong hệ thống đường bộ nước ta. Việc xây dựng, khôi phục nâng cấp các tuyến này là nhân tố quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội, giữ vững an ninh chính trị, quốc phòng.

+ Quốc lộ 1A từ Hữu Nghị Quan đến Năm Căn, dài 2.298 km sẽ được hoàn thành nâng cấp, khôi phục vào năm 2005, toàn tuyến đạt tiêu chuẩn đường cấp III đồng bằng, 2 làn xe. Một số đoạn, đặc biệt tại các đoạn gần đô thị lớn sẽ được mở rộng, nâng cấp thành đường từ 4 - 6 làn xe. Xây dựng một số đoạn tuyến tránh thành phố, thị xã và một số tuyến cao tốc nối các khu công nghiệp và khu kinh tế phát triển.

Một số đoạn trong khu vực miền Trung sẽ được xây dựng kiên cố hóa để hạn chế thiệt hại do bão lụt gây ra, đảm bảo khả năng thông xe trong mùa bão, lũ.

+ Đường Hồ Chí Minh giai đoạn 1 quy hoạch từ Hòa Lạc đến ngã tư Bình Phước, dài trên 1.700 km, được hình thành trên cơ sở nối liền các tuyến quốc lộ 21,15, 14B, 14, và 13. Giai đoạn này chủ yếu nối thông tuyến, một số đoạn nâng cấp hoặc xây dựng mới cơ bản đạt tiêu chuẩn đường cấp III với 2 làn xe. Giai đoạn sau thực hiện theo quy hoạch toàn tuyến đường Hồ Chí Minh sẽ được phê duyệt riêng.

- Khu vực phía Bắc

+ Các tuyến trong khu vực kinh tế trọng điểm.

Các tuyến quốc lộ trong khu vực kinh tế trọng điểm phía Bắc gồm các quốc lộ 5, 10, 18, 38, 39. Các quốc lộ này sẽ được hoàn thành việc khôi phục, nâng cấp vào năm 2005, đạt tiêu chuẩn đường từ cấp I đến cấp III, trong đó:

. Quốc lộ 5 từ Hà Nội đến Hải Phòng (cảng Chùa Vẽ): hoàn thành nâng cấp đạt tiêu chuẩn đường cấp I với 4 - 6 làn xe năm 2001 và một số tiểu dự án nâng cao hiệu quả khai thác vào năm 2002.

. Quốc lộ 18: Năm 2005 hoàn thành nâng cấp đoạn Bắc Ninh - Bãi Cháy đạt tiêu chuẩn đường cấp III với 2 làn xe, đoạn Bãi Cháy - Cẩm Phả 4 làn xe. Trải lại mặt đường đoạn Mông Dương - Móng Cái tạo việc đi lại thuận tiện; từ năm 2006 - 2010 tiếp tục nâng cấp, mở rộng.

. Quốc lộ 10: Năm 2003 hoàn thành nâng cấp đoạn Bí Chợ - Ninh Bình dài 150 km đạt tiêu chuẩn đường cấp III với 2 làn xe, kể cả hệ thống cầu lớn trên tuyến.

. Hoàn thành các tuyến phục vụ công tác phân lũ như quốc lộ 12B, quốc lộ 21, quốc lộ 21B.

. Hoàn thành các cầu lớn như Bính, Bãi Cháy, Yên Lệnh, Kiền, Thanh Trì, Tạ Khoa, Nhật Tân...

+ Các tuyến nan quạt.

Các tuyến nan quạt từ thành phố Hà Nội đi các tỉnh phía Bắc bao gồm các quốc lộ 2, 3, 6, 32, 32C, 70. Từ nay đến năm 2010, khôi phục, nâng cấp các tuyến nan quạt này đạt tiêu chuẩn cấp III ở đoạn đầu tuyến và cấp IV ở đoạn cuối tuyến (khu vực miền núi); riêng các đoạn từ Hà Nội đi trong bán kính khoảng 50 - 70 km, sẽ được mở rộng thành đường 4-6 làn xe hoặc xây dựng đường cao tốc.

+ Các tuyến vành đai, gồm 3 vành đai chủ yếu:

. Vành đai 1, gồm hệ quốc lộ 4 (4A, 4B, 4C, 4D, 4E) từ Tiên Yên (Quảng Ninh) tới Pa So (Lai Châu), qua các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai. Hiện còn 2 đoạn chưa được nối thông: Hà Giang - Mường Khương, Bảo Lạc - Mèo Vạc. Dự kiến đến năm 2005, nối thông toàn tuyến, trong đó có một số đoạn làm mới, để hình thành tuyến vành đai thông suốt. Giai đoạn sau năm 2010, nâng cấp toàn tuyến đạt tiêu chuẩn đường cấp IV với 2 làn xe, đoạn khó khăn đạt tiêu chuẩn đường cấp V.

. Vành đai 2 là quốc lộ 279 từ Đồng Đăng (Quảng Ninh) đến Tuần Giáo, và đến Tây Trang (Lai Châu), hiện còn đoạn Sông Đà - Tuần Giáo (60 km) chưa được nối thông. Dự kiến tới năm 2005, nối thông toàn tuyến. Giai đoạn sau sẽ nâng cấp toàn tuyến đạt tiêu chuẩn đường cấp IV với 2 làn xe, đoạn khó khăn đạt tiêu chuẩn đường cấp V, làm mới các đoạn tránh ngập phục vụ công trình thủy điện Sơn La.

. Vành đai 3 là quốc lộ 37, từ Sao Đỏ (Hải Dương) đến Xồm Lồm (Sơn La), qua các tỉnh Hải Dương, Bắc Giang, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Sơn La. Dự kiến tới năm 2010 nâng cấp toàn tuyến đạt tiêu chuẩn đường cấp IV.

- Khu vực miền Trung

Ngoài 2 trục dọc Bắc - Nam là quốc lộ 1A và đường Hồ Chí Minh, khu vực miền Trung còn có hệ thống các đường ngang nối liền vùng đồng bằng ven biển miền Trung với các tỉnh Tây Nguyên (Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Lâm Đồng), nối các cảng biển Việt Nam tới cửa khẩu quốc tế qua Lào, Campuchia, trong đó một số tuyến là các hành lang Đông - Tây quan trọng của khu vực. Các tuyến đường ngang khu vực miền Trung bao gồm các quốc lộ: 48, 7, 8, 12, 9, 49, 14D, 14E, 24, 19, 25, 26, 27, 27B, 28, 40 và tuyến dọc theo biên giới Việt Nam, Lào, Campuchia là quốc lộ 14C.

Các tuyến đường ngang miền Trung sẽ được khôi phục nâng cấp, một số tuyến sẽ được xây dựng mới đạt tiêu chuẩn đường từ cấp III đến cấp IV với 2 làn xe. Cụ thể như sau:

. Đến năm 2003 hoàn thành việc nâng cấp quốc lộ 9 đạt tiêu chuẩn đường cấp III.

. Đến năm 2005, hoàn thành việc xây dựng mới quốc lộ 12 từ cảng Vũng Áng đến cửa khẩu Mụ Giạ, nối với quốc lộ 12 của Lào đạt tiêu chuẩn đường cấp IV với 2 làn xe. Nâng cấp các quốc lộ 7, 49, 24, 28 đạt tiêu chuẩn đường cấp IV, đoạn khó khăn đạt tiêu chuẩn đường cấp V với 2 làn xe.

. Đến năm 2010, nâng cấp các quốc lộ 8, 19, 25, 26, 27 đạt tiêu chuẩn đường cấp III và cấp IV.

. Các quốc lộ khác như quốc lộ 45, 46, 217, 14C, 14D, 14E... chỉ nâng cấp mặt đường là chính kết hợp mở rộng các đoạn qua thị xã, thị trấn và các đoạn quá xấu. Sau năm 2010 sẽ nâng cấp đạt tiêu chuẩn đường cấp IV với 2 làn xe, đoạn khó khăn đạt tiêu chuẩn đường cấp V.

. Thực hiện chương trình kiên cố hóa các đoạn thường xuyên bị ngập lụt, đảm bảo khai thác trong mùa bão, lũ.

- Khu vực phía Nam.

+ Khu vực Đông Nam Bộ.

. Giai đoạn từ năm 2001 - 2010, phát triển kết cấu hạ tầng đường bộ của khu vực Đông Nam Bộ tập trung vào các tuyến quốc lộ quan trọng, nối các trung tâm kinh tế thuộc khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam: thành phố Hồ Chí Minh - Đồng Nai - Bà Rịa Vũng Tàu - Bình Dương, bao gồm các quốc lộ 51, 55, 56, 22, 22B, 13, 20. Cụ thể như sau:

. Quốc lộ 51: hoàn thành việc nâng cấp toàn tuyến với quy mô 4 làn xe.

. Quốc lộ 55: hoàn thành việc nâng cấp toàn tuyến đạt tiêu chuẩn đường cấp III.

. Quốc lộ 22: đến năm 2003, hoàn thành việc nâng cấp tuyến từ thành phố Hồ Chí Minh đến Mộc Bài, đạt tiêu chuẩn đường cấp I với 4-6 làn xe.

. Quốc lộ 13: Dự kiến tới năm 2005, xây dựng mới đường cao tốc 4 làn xe đoạn từ ngã tư Bình Phước tới Thủ Dầu Một, dài 30 km.

. Quốc lộ 20: đầu tư nâng cấp mặt đường và giữ nguyên tiêu chuẩn đường cấp III.

. Nghiên cứu xây dựng đường cao tốc thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành - Vũng Tàu, trước mắt giai đoạn đến năm 2005 xây dựng đoạn thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây với quy mô 4 làn xe; giai đoạn từ năm 2006 - 2010 xây dựng tiếp đoạn Long Thành - Vũng Tàu.

. Nghiên cứu xây dựng cầu Nhơn Trạch qua sông Đồng Nai, cầu Phú Mỹ qua sông Sài Gòn và một số cầu lớn khác.

+ Khu vực Tây Nam Bộ.

Khu vực miền Tây Nam Bộ bao gồm các quốc lộ 50, 62, 30, 54, 57, 60, 61, 63, 80, 91 và một số tuyến quốc lộ khác. Trọng tâm phát triển đường bộ khu vực này là hoàn thiện việc nâng cấp các tuyến để đạt được quy mô tiêu chuẩn đường cấp III với 2 làn xe; các đoạn qua thị xã, thị trấn sẽ được mở rộng. Tiếp tục mở rộng quốc lộ 1A ở những đoạn có nhu cầu vận tải lớn, trước hết là đoạn thành phố Hồ Chí Minh - Trung Lương. Xây dựng mới hai tuyến N1 và N2 để nối liền với quốc lộ 14C và đường Hồ Chí Minh.

. Tuyến N1 chạy dọc theo biên giới Việt Nam - Campuchia, từ cầu Đức Huệ (Long An) qua 4 tỉnh Long An, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, có 2 điểm vượt sông lớn tại Tân Châu và Châu Đốc. Đến năm 2005 nối thông toàn tuyến. Đến năm 2010 nâng cấp toàn tuyến đạt tiêu chuẩn đường cấp IV.

. Tuyến N2 từ Chơn Thành (Bình Dương) đến Vàm Rầy (Kiên Giang) là tuyến vành đai trong của miền Tây Nam Bộ. Đến năm 2005 thông xe toàn tuyến. Đến năm 2010 nâng cấp toàn tuyến đạt tiêu chuẩn đường cấp III.

. Hình thành trục dọc ven biển nối liền và nâng cấp quốc lộ 60, quốc lộ 80 và các đoạn trục khác như tuyến Quản Lộ - Phụng Hiệp và tuyến nam sông Hậu.

. Hoàn thành xây dựng các cầu lớn như Cần Thơ, Đức Huệ, Vàm Cống, Rạch Miễu, Hàm Luông...

. Xây dựng đường cao tốc thành phố Hồ Chí Minh - Cần Thơ.

- Mạng đường cấp cao và cao tốc

Để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội đất nước và hội nhập khu vực và quốc tế, trong thập kỷ tới phải từng bước hình thành mạng đường bộ cấp cao và cao tốc. Từ nay đến 2010, triển khai xây dựng các đoạn, tuyến sau:

- Đường Nội Bài - Hạ Long: dài 145 km, quy mô 4 - 6 làn xe.

- Tuyến Hà Nội - Hải Phòng: dài 100 km, quy mô 4 - 6 làn xe.

- Đoạn Hà Nội - Việt Trì: dài 78 km, quy mô 4 - 6 làn xe.

- Đoạn Hà Nội - Thái Nguyên: dài 70 km, quy mô 4 - 6 làn xe.

- Tuyến Lạng Sơn - Hà Nội - Vinh: dài 463 km, quy mô 4 - 6 làn xe.

- Đường vành đai 3 Hà Nội: dài 78 km, quy mô 4 - 6 làn xe.

- Đường Láng - Hoà Lạc: dài 30 km, quy mô 4 - 6 làn xe.

- Đoạn Đà Nẵng - Quảng Ngãi: dài 124 km, quy mô 4 - 6 làn xe.

- Đoạn Đà Nẵng - Huế: dài 105 km, quy mô 4 - 6 làn xe.

- Đoạn thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây: dài 50 km, quy mô 4 - 6 làn xe.

- Tuyến thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành - Vũng Tàu: dài 85 km, quy mô 4 - 6 làn xe.

- Đoạn thành phố Hồ Chí Minh - Thủ Dầu Một: dài 40 km, quy mô 4 - 6 làn xe.

- Đoạn thành phố Hồ Chí Minh - Cần Thơ: dài 155 km, quy mô 4 - 6 làn xe.

Sau năm 2010:

- Đoạn Hạ Long - Mông Dương - Móng Cái: dài 175 km, quy mô 4- 6 làn xe.

- Đoạn Hoà Lạc - Trung Hà: dài 40 km, quy mô 4 - 6 làn xe.

- Đường vành đai 4 Hà Nội: dài 125 km, quy mô 6 - 8 làn xe.

- Đoạn Huế - Quảng Trị: dài 90 km, quy mô 4 - 6 làn xe.

- Đoạn Dầu Giây - Phan Thiết: dài 128 km, quy mô 4 - 6 làn xe.

- Đoạn Thủ Dầu Một - Chơn Thành: dài 50 km, quy mô 4 - 6 làn xe.

- Đường vành đai 3 thành phố Hồ Chí Minh: dài 110 km, quy mô 6 - 8 làn xe.

- Nghiên cứu xây dựng một số tuyến song song với quốc lộ 1A ở các đoạn còn lại: Quảng Ngãi - Nha Trang, Nha Trang - Phan Thiết, Cần Thơ - Bạc Liêu: khoảng 800 km.

- Hệ thống đường bộ đối ngoại

Để chủ động hội nhập khu vực và thế giới, ngoài các dịch vụ vận tải, thương mại, quá cảnh... phải có một hệ thống giao thông đồng bộ nhằm cung cấp mạng lưới kết cấu hạ tầng giao thông vận tải ở trình độ tiên tiến, hiệu quả và an toàn có tiêu chuẩn kỹ thuật phù hợp với tiêu chuẩn khu vực và thế giới, bao gồm:

Quốc lộ 22 (thành phố Hồ Chí Minh - Mộc Bài), quốc lộ 1 (thành phố Hồ Chí Minh - Hà Nội), quốc lộ 5 (Hà Nội - Hải Phòng), quốc lộ 51 (thành phố Hồ Chí Minh - Vũng Tàu), quốc lộ 6 và quốc lộ 279 (Hà Nội - Tây Trang), quốc lộ 2, quốc lộ 70 (Hà Nội - Lào Cai), quốc lộ 7 (Diễn Châu - Nậm Cắn), quốc lộ 8 (Bãi Vọt - Keo Nưa), quốc lộ 12 mới (Cảng Vũng Áng - Mụ Giạ), quốc lộ 9 (Đông Hà - Lao Bảo), quốc lộ 19 (Hàm Rồng - biên giới), quốc lộ 24 (Thạch Trụ - Kon Tum), quốc lộ 14, quốc lộ 14B (Đà Nẵng - Chơn Thành).

b) Quy hoạch phát triển hệ thống tỉnh lộ

Hệ thống tỉnh lộ được phát triển với các định hướng:

+ Nâng cấp một số tỉnh lộ quan trọng lên quốc lộ, đồng thời đưa một số huyện lộ quan trọng lên tỉnh lộ, cải tuyến hoặc mở một số tuyến mới ở những khu vực cần thiết.

+ Phục hồi, nâng cấp hoặc đưa vào cấp với mục tiêu ở vùng đồng bằng đạt tiêu chuẩn đường cấp IV; miền núi đạt tiêu chuẩn đường cấp IV, cấp V; đoạn qua các thị trấn đạt tiêu chuẩn đường cấp III.

+ Tỷ lệ nhựa hóa đạt 60% vào năm 2005; 100% vào năm 2010; đến năm 2020 cải tạo nâng cấp cơ bản hệ thống đường huyện.

c) Giao thông đường bộ đô thị

- Thành phố Hà Nội

+ Giai đoạn năm 2001 - 2005

. Tập trung cải tạo nâng cấp các trục hướng tâm đi vào thành phố gồm các quốc lộ 5, 18, 1, 2, 3, 32, 6, đường Láng - Hoà Lạc.

. Hoàn chỉnh vành đai 1 và cải tạo vành đai 2 phần phía Nam sông Hồng. Hoàn thiện phần phía Đông và phía Nam của vành đai 3. Cải tạo các nút giao thông và các trục đường hay ách tắc giao thông. Xây dựng thêm đường tại các quận, huyện và tại khu vực mới phát triển.

. Quy hoạch và xây dựng hệ thống vận tải khách công cộng.

+ Giai đoạn năm 2006 - 2010

Từng bước hoàn thiện và hiện đại hoá kết cấu hạ tầng giao thông.

Hoàn chỉnh vành đai 2 và 3. Tiếp tục xây dựng và phát triển mạng lưới giao thông đường bộ tại các quận mới phát triển, các khu đô thị ở các vùng phụ cận; từng bước xây dựng mạng lưới đường trên cao; xây dựng thêm các cầu vượt sông để tạo điều kiện phân bố lại dân cư và điều tiết lại mật độ giao thông quá cao ở khu vực đô thị cũ như các cầu Thanh Trì, Long Biên (mới), Nhật Tân, Vĩnh Tuy qua sông Hồng và cầu Đông Trù vượt sông Đuống.

+ Giai đoạn năm 2010 - 2020

Hoàn chỉnh, đa dạng hoá và hiện đại hoá kết cấu hạ tầng giao thông.

- Thành phố Hồ Chí Minh

+ Giai đoạn năm 2001 - 2005

. Cải tạo hoàn chỉnh các trục hướng tâm đi vào thành phố gồm các quốc lộ 1 phía Bắc, quốc lộ 13, quốc lộ 22, quốc lộ 1 phía Nam, quốc lộ 50, liên tỉnh lộ 15. Triển khai xây dựng 2 tuyến cao tốc thành phố Hồ Chí Minh - Trung Lương và thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây. Hoàn chỉnh vành đai 1 phần phía Bắc và phía Tây và cải tạo từng phần vành đai 2. Hoàn chỉnh các hành lang giao thông về phía Nam của thành phố; xây dựng đại lộ Đông Tây và cầu Nhơn Trạch qua sông Đồng Nai và cầu Phú Mỹ qua sông Sài Gòn. Cải tạo các nút giao thông và các trục đường hay gây ách tắc giao thông.

. Quy hoạch và xây dựng hệ thống vận tải khách công cộng.

+ Giai đoạn năm 2006 - 2010

Hoàn chỉnh vành đai 1 và 2. Bổ sung các đường tại các quận, huyện mới phát triển. Xây dựng hoàn chỉnh và hiện đại hoá hệ thống giao thông tại khu đô thị phía Nam Sài Gòn, khu đô thị Thủ Thiêm, quy hoạch và đầu tư các đầu mối giao thông, từng bước xây dựng mạng lưới đường trên cao, xây dựng thêm các cầu qua sông Sài Gòn.

+ Giai đoạn năm 2010 - 2020

Hoàn chỉnh, đa dạng hoá và hiện đại hoá kết cấu hạ tầng giao thông.

- Các đô thị lớn khác

Đối với các thành phố lớn như Hải Phòng, Vinh, Huế, Đà Nẵng, Cần Thơ và một số thành phố khác:

+ Xây dựng các tuyến cửa ngõ ra vào thành phố, các nút giao cắt lập thể tại các giao lộ lớn.

+ Xây dựng các tuyến tránh đô thị, hình thành đường vành đai tại một số thành phố có các trục lộ quan trọng đi qua.

+ Xây dựng các bến xe khách phục vụ đi lại và du lịch.

d) Giao thông nông thôn

- Giai đoạn năm 2001 - 2005

+ Xây dựng đường ôtô đến tất cả các trung tâm xã, cụm xã, các xã còn lại; những xã đặc biệt khó khăn (chủ yếu do địa hình, địa lý) có đường cho xe ngựa thồ và xe máy đi lại được.

+ Tỷ lệ mặt đường bằng các vật liệu cứng đạt 80%, trong đó mặt đường bê tông đạt 30%;

+ Tỷ lệ đường giao thông nông thôn đi lại thông suốt cả hai mùa đạt 70%.

+ Xoá bỏ 80% cầu khỉ khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

+ Từng bước phát triển giao thông ra nội đồng.

- Giai đoạn năm 2006 - 2010

+ Tỷ lệ mặt đường bằng các vật liệu cứng đạt 95%.

+ Tỷ lệ đường giao thông nông thôn đi lại cả hai mùa đạt 90%.

+ Cầu cống kết hợp với các công trình vĩnh cửu và tạm thời đạt 50%.

+ Tất cả đường huyện đều đạt tiêu chuẩn đường cấp V - VI, đường xã, liên xã đạt tiêu chuẩn đường giao thông nông thôn loại A và B.

+ Xoá bỏ hầu hết cầu khỉ.

+ Phát triển giao thông nội đồng để đáp ứng được nhu cầu công nghiệp hoá sản xuất và thu hoạch sản phẩm nông nghiệp.

4. Quy hoạch phát triển vận tải đường bộ

Vận tải đường bộ từng bước được đầu tư phát triển để đạt được các chỉ tiêu vận tải sau: khối lượng vận tải hàng hoá năm 2010 là 186 triệu tấn, tương đương 9.206 triệu Tkm, năm 2020 là 343 triệu tấn, tương đương 17.842 triệu Tkm; vận tải khách năm 2010 là 1.787 triệu lượt hành khách, tương đương 48.579 triệu HKkm, năm 2020 là 4.634 triệu lượt hành khách, tương đương 126.003 triệu HKkm.

Vận tải đường bộ từng bước đạt chỉ tiêu bảo vệ môi trường theo tiêu chuẩn Việt Nam và khu vực; giảm chi phí vận tải; nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải và đảm bảo an toàn giao thông.

Duy trì ở mức độ cần thiết số doanh nghiệp nhà nước làm công tác vận tải đường bộ, doanh nghiệp vận chuyển khách công cộng ở các đô thị lớn; từng bước cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước vận tải ôtô còn lại.

5. Quy hoạch phát triển phương tiện vận tải

a) Xe ôtô

Để đảm nhận khối lượng vận chuyển đã nêu trong giai đoạn 2010 - 2020, dự báo nhu cầu phương tiện như sau: đến năm 2010 số lượng xe con là 310.000 chiếc, xe khách là 360.000 chiếc tương ứng 10.256.000 ghế xe, xe tải là 620.000 chiếc tương ứng 3.400.000 tấn phương tiện (TPT); vào năm 2020 xe con là 680.000 chiếc, xe khách là 770.000 chiếc tương ứng 22.950.000 ghế xe, xe tải là 1.350.000 chiếc tương ứng 7.300.000 TPT.

b) Xe máy và vận tải khách công cộng

Hạn chế mức tăng số lượng xe máy bình quân không quá 10%/năm bằng các biện pháp kinh tế, kỹ thuật để khống chế số lượng xe máy trên cả nước năm 2005 dưới 13 triệu xe và từ 2006 đến năm 2010 tiến tới giảm số lượng xe máy lưu hành ở các đô thị, trước hết là ở thủ đô Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và một số thành phố lớn. Xe máy sử dụng chủ yếu ở các khu vực nông thôn và khu vực không có vận tải khách công cộng.

Song song với giải pháp hạn chế phát triển xe máy, đẩy mạnh phát triển phương tiện vận tải công cộng, trước hết là xe buýt, đặc biệt là ở các đô thị lớn như thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh ...

Giao cho Bộ Giao thông vận tải chủ trì cùng các Bộ Tài chính, Công nghiệp, Thương mại, Kế hoạch và Đầu tư và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố, đặc biệt là Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh nghiên cứu xây dựng, triển khai sớm các cơ chế, chính sách phát triển vận tải khách công cộng và biện pháp hạn chế sự gia tăng xe máy.

6. Về nhu cầu vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ giai đoạn 2001 - 2010.

Ước tính tổng mức đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ giai đoạn 2001 - 2010 như sau:

a) Đường quốc lộ là 139.420 tỷ đồng, bình quân 13.942 tỷ đồng/năm.

b) Đường tỉnh là 50.000 tỷ đồng, bình quân 5.000 tỷ đồng/năm.

c) Giao thông đô thị (riêng cho các công trình giao thông đường bộ của thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2001 - 2005) là 53.653 tỷ đồng, bình quân 10.610 tỷ đồng/năm.

d) Giao thông nông thôn 86.500 tỷ đồng, bình quân 8.650 tỷ đồng/năm.

e) Hỗ trợ vận tải khách công cộng đô thị, đóng mới phương tiện, sản xuất phụ tùng; phát triển nguồn nhân lực, nghiên cứu khoa học,... ước tính 10.000 tỷ đồng, bình quân 1.000 tỷ/năm.

Vốn đầu tư trên sẽ được điều chỉnh và chuẩn xác lại trong quá trình thực hiện.

7. Cơ chế chính sách phát triển giao thông vận tải đường bộ

a) Giải pháp, chính sách tạo vốn phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.

ư- Nguồn vốn trong nước.

Nguồn vốn đầu tư cho phát triển kết cấu hạ tầng giao thông chủ yếu từ ngân sách nhà nước. Để tăng nguồn vốn đầu tư cần có các giải pháp tạo vốn đầu tư như sau:

+ Thu phí các đối tượng sử dụng trực tiếp kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên cơ sở quy hoạch hợp lý mạng lưới các trạm thu phí.

+ Phụ thu qua giá bán xăng dầu.

+ Huy động các nguồn vốn từ các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, cá nhân..., các hình thức phát hành cổ phiếu, trái phiếu công trình, trái phiếu Chính phủ.

+ Nghiên cứu thành lập Quỹ bảo trì đường bộ.

- Nguồn vốn nước ngoài

Tranh thủ các nguồn vốn ODA để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. Cần có các giải pháp để thực hiện các dự án ODA: bố trí vốn đối ứng trong nước kịp thời, giải phóng mặt bằng nhanh, đơn giản các thủ tục xây dựng cơ bản, đồng thời với việc tăng cường các biện pháp giám sát, kiểm tra thực hiện, nâng cao hiệu quả sử dụng ODA.

Có các giải pháp, chính sách để thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài.

Có chính sách nhất quán, hấp dẫn lâu dài để khuyến khích và đảm bảo quyền lợi cho người đầu tư. Mở rộng các dạng đầu tư khác như BT, BOT...

b) Các biện pháp tăng cường hiệu quả quản lý và sử dụng các nguồn vốn.

- Các quyết định đầu tư cho các công trình đường bộ phải căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông.

- Chỉ đạo tập trung về công tác quy hoạch, kế hoạch bảo trì và đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông từ Trung ương tới địa phương.

- Xây dựng hệ thống tổ chức quản lý mạng lưới giao thông đường bộ hợp lý.

- Hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn định mức kinh tế - kỹ thuật, đơn giá hợp lý về xây dựng và sửa chữa công trình giao thông đường bộ.

- Tăng cường công tác kiểm tra, quản lý chất lượng công trình...

c) Chính sách phát triển nguồn nhân lực.

d) Tổ chức tốt, có chính sách hợp lý để các thành phần kinh tế tham gia phát triển giao thông đường bộ trong môi trường cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh, phục vụ tốt nhất các nhu cầu đi lại, vận tải của xã hội.

đ) Chính sách và giải pháp bảo vệ môi trường trong phát triển giao thông vận tải đường bộ.

e) Chính sách và giải pháp về an toàn giao thông đường bộ.

g) Chính sách áp dụng khoa học - công nghệ mới.

h) Chính sách và giải pháp hội nhập khu vực và quốc tế.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Giao Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức triển khai thực hiện Quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường bộ Việt Nam đến 2020.

2. Trên cơ sở Quy hoạch phát triển này, Bộ Giao thông vận tải cụ thể hoá và tổ chức thực hiện Quy hoạch phát triển giao thông đường bộ Việt Nam đến 2020, và các kế hoạch chi tiết theo định kỳ 5 năm, hàng năm phù hợp với phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; hướng dẫn kiểm tra quá trình thực hiện quy hoạch; đề xuất những giải pháp cần thiết để thực hiện quy hoạch phát triển này, trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết định. Định kỳ tổ chức sơ kết, đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch 5 năm.

3. Các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Giao thông vận tải thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu của quy hoạch phát triển giao thông đường bộ, đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ với việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của ngành và địa phương.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày ký.

Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

Phan Văn Khải

(Đã ký)

 

THE PRIME MINISTER OF GOVERNMENT
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----- o0o -----
Ha Noi , Day 15 month 11 year 2002

No: 162/2002/QD-TTg

Hanoi, November 15, 2002

 

DECISION

APPROVING THE PLANNING ON DEVELOPMENT OF VIETNAM’S LAND-ROAD COMMUNICATIONS AND TRANSPORT SECTOR TILL 2010 AND ORIENTATIONS TILL 2020

THE PRIME MINISTER

Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;
At the proposal of the Ministry of Communications and Transport (Report No. 4470/GTVT of December 28, 2000, Official Dispatch No. 2246/GTVT-KHDT of June 26, 2002 and Official Dispatch No. 3775/GTVT-KHDT of October 10, 2002); and on the basis of the opinions of the Ministry of Planning and Investment (Official Dispatches No. 5973/BKH/CSHT of September 4, 2001 and No. 5187/BKH/CSHT of August 14, 2002) on the Planning on development of Vietnams land-road communications and transport sector till 2010 and orientations till 2020,

DECIDES:

Article 1.- To approve the Planning on development of Vietnams land-road communications and transport sector till 2010 and its development orientations till 2020, with the following principal contents.

1. Viewpoints:

a/ Land-road communications and transport constitutes an important component of the socio-economic infrastructure in general and the communications infrastructure in particular. This sector should be invested and developed one step in advance with a view to creating the prerequisite and motive force for socio-economic development, serving the cause of industrialization and modernization, meeting the requirements of the regional and international integration process, and contributing to consolidating national security and defense.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c/ To develop land-road communications and transport in a rational and synchronous manner under a uniform planning with assignment, decentralization as well as cooperation and association among transport modes, suitable to the geographical conditions, so as to create a smooth and effective communications network all over the country.

d/ To bring into the fullest play the countrys geographical advantages, to develop the land-road communications system in service of external economy, regional and international integration.

e/ To prioritize the investment in developing the communications infrastructure, mass transit means and organizing traffic in big cities, especially Hanoi and Ho Chi Minh City.

f/ To develop rural communications, especially in mountainous, deep-lying and remote areas, former revolutionary bases, and border areas; to render active support to the Program on hunger eradication and poverty reduction as well as socio-economic development in these areas.

g/ To step up the application of scientific and technical advances, new materials and technologies in the domains of designing, construction and exploitation of land-road communications and transport. To attach importance to developing resources to meet the sectors development demands.

h/ To promote internal strengths, take various measures in order to create domestic investment capital sources suitable to the practical conditions. At the same time, to make the maximum use of foreign investment capital sources in the forms of official development assistance (ODA), foreign direct investment (FDI) and Build-Operate-Transfer (BOT) contracts Organizations and individuals that use directly or indirectly the land-road communications infrastructure shall have to pay charges and fees to indemnify the capital invested in construction and maintenance of the works.

i/ To protect land-road communications works is the responsibility of the local administration at all levels, all branches and every citizen.

2. Objectives of the development planning:

For the period from now till 2010.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- To meet the social demands for cargo and passenger transport with high quality, reasonable prices, safety and convenience.

- Assignment of transport tasks: To promote the advantages of land-road transport, including high mobility and high efficiency within short distances, gathering of cargoes for other transport modes, and transport along routes where other transport modes, such as railways and riverway, are impossible.

- Organization and management of land-road transport: To create a healthy competitive environment in land-road transport so as to raise the capacity and improve the quality of services with reasonable charges. To apply mechanisms and policies to encourage the development of urban mass transit, transport in mountainous, deep-lying and remote areas, thus meeting the transport demands in areas with difficult conditions.

b/ Land-road communications and transport infrastructure.

To continue consolidating, restoring and upgrading the existing land-road communications works; to make intensive investment in a number of important works so as to increase the traffic flow, complete the land road network, at the same time to build a number of new works of urgent demand. To design and build new construction works according to Vietnamese standards, taking into consideration regional and international integration requirements.

Specific objectives:

- To enhance the capability for the maintenance work, to intensify research and application of scientific and technical advances in the management and maintenance of land-road communications infrastructure.

- To complete the restoration and upgrading of the existing land road system, especially projects being implemented or committed to be implemented with the ODA capital source so as to step by step put the land road system into the correct uniform technical grades nationwide.

- By 2005, almost all national highways (by 2010 particularly for the system of provincial roads) must be surfaced with asphalt or concrete; to complete the building of big bridges on arterial routes, widen national highways with great transport demands.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



For the 2011-2020 period: To continue completing and gradually modernizing the land-road communications infrastructure network.

3. The land-road communications infrastructure development planning:

a/ National highway system:

- The North-South axis:

- The North-South axis is composed of two lines: National highway 1A and the Ho Chi Minh road as the two most important land roads within our countrys land-road system. The construction, restoration and upgrading of these lines play a crucial role in boosting socio-economic development, firmly maintaining political security and national defense.

+ 2,298 km-long national highway 1A stretching from Huu Nghi Quan to Nam Can shall be completely upgraded and restored by 2005 up to the grade-III delta road standard, with two lanes, for the entire line. Some of its sections, particularly those close to big urban centers, shall be widened and upgraded to accommodate from 4 to 6 lanes. To build some sections bypassing cities and provincial capitals and some expressway sections linking industrial parks and developed economic zones.

A number of sections in the Central Vietnam region shall be solidified so as to limit damage caused by floods and storms, ensuring uninterrupted traffic in the storm and flood season.

+ The over 1,700 km-long Ho Chi Minh road at the first stage, planned to start from Hoa Lac and end at Binh Phuoc crossroad, shall be formed on the basis of linking together national highways 21, 15, 14B, 14 and 13. At this stage, efforts shall be concentrated on connecting these highways, upgrading some sections or building new ones basically up to the grade-III road standard, with two lanes. For the subsequent stage, the planning on the entire Ho Chi Minh road shall be separately approved and implemented.

- The North Vietnam region

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The national highways in the northern key economic zones, namely national highways 5, 10, 18, 38 and 39, shall be completely restored and upgraded by 2005, up to the standards of grade I to III roads. Specifically:

. National highway 5 from Hanoi to Hai Phong (Chua Ve port): was completely upgraded up to the grade-I road standard, with 4 to 6 lanes in 2001, and a number of sub-projects to raise its use efficiency have been implemented in 2002.

. National highway 18: By 2005 the Bac Ninh-Bai Chay section shall be completely upgraded up to the grade-III road standard with 2 lanes, the Bai Chay - Cam Pha section with 4 lanes. The Mong Duong - Mong Cai section shall be re-surfaced to ensure traffic convenience; this national highway shall continue to be upgraded and widened from 2006 to 2010.

. National highway 10: The 150 km-long Bi Cho - Ninh Binh section shall be completely upgraded in 2003 up to the grade-III road standard with 2 lanes, including the system of big bridges on the route.

. To complete the routes in service of the flood diversion work, such as national highways 12B, 21 and 21B.

. To complete the construction of big bridges such as Binh, Bai Chay, Yen Lenh, Kien, Thanh Tri, Ta Khoa, Nhat Tan.

+ Outbound routes:

The outbound routes from Hanoi to the northern provinces, including national highways 2, 3, 6, 32, 32C, 70, shall be restored and upgraded up to the grade-III road standard at the starting section and up to the grade-IV road standard at the ending section (in mountainous areas) from now till 2010; particularly the sections within a radius of about 50 to 70 km from Hanoi shall be widened with 4 to 6 lanes or built into expressways.

+ Belt routes, including the following three major belts:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



. Belt 2 is national highway 279 from Dong Dang (Quang Ninh) to Tuan Giao and to Tay Trang (Lai Chau). Currently the Song Da - Tuan Giao section (60 km) remains unconnected. The entire route is expected to be through by 2005. For the subsequent period, the entire route shall be upgraded up to the grade-IV road standard, with 2 lanes, difficult sections up to the grade-V road standard, and new sections shall be built to avert inundation for the Son La hydro-electric power plant project.

. Belt 3 is national highway 37 from Sao Do (Hai Duong) to Xom Lom (Son La), running through Hai Duong, Bac Giang, Thai Nguyen, Tuyen Quang and Son La provinces. The entire route is expected to be upgraded up to the grade-IV road standard by 2010.

- The Central Vietnam region

Besides the two North-South axes, being national highway 1A and the Ho Chi Minh road, the Central Vietnam region also has a system of roads running across, linking the coastal plain areas of Central Vietnam with the Central Highlands provinces (Kon Tum, Gia Lai, Dak Lak and Lam Dong), linking Vietnamese seaports with international border gates with Laos and Cambodia, including a number of routes being important East-West corridors in the region. The roads running across the Central Vietnam region are national highways 48, 7, 8, 12, 9, 49, 14D, 14E, 24, 19, 25, 26, 27, 27B, 28, 40 as well as 14C which runs along the Vietnam - Laos - Cambodia border.

The roads running across Central Vietnam shall be restored and upgraded, a number of new roads shall be built up to the III- or IV-grade road standard, with two lanes. Specifically as follows:

. By 2003, national highway 9 shall be completely upgraded up to the grade-III road standard.

. By 2005, new national highway 12 from Vung Ang port to Mu Gia border gate, joining up with Laos national highway 12, shall be completely built up to the grade-IV road standard, with two lanes. National highways 7, 49, 24 and 28 shall be upgraded up to the grade-IV road standard, with difficult sections up to the grade-V road standard, with 2 lanes.

. By 2010, highways 8, 19, 25, 26 and 27 shall be completely upgraded to the grade-III or -IV road standard.

- Other national highways such as 45, 46, 217, 14C, 14D, 14E shall have mainly their surface upgraded and their sections running through provincial and district capitals and too rough sections widened. After 2010, they shall be upgraded up to the grade-IV road standard, with 2 lanes, and difficult sections up to the grade-V road standard.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- The South Vietnam region

+ The eastern South Vietnam region

. In the 2001-2010 period, the development of the land-road infrastructure of the eastern South Vietnam region shall focus on important highways 51, 55, 56, 22, 22B, 13 and 20, which link together the economic centers in the southern key economic zone: Ho Chi Minh City - Dong Nai - Ba Ria Vung Tau - Binh Duong. Specifically as follows:

. National highway 51: The entire route shall be completely upgraded, with 4 lanes.

. National highway 55: The entire route shall be completely upgraded up to the grade-III road standard.

. National highway 22: By 2003, the section from Ho Chi Minh City to Moc Bai shall be completely upgraded up to the grade-I road standard, with 4-6 lanes.

. National highway 13: By 2005, a new 30 km-long 4-lane expressway is expected to be built from Binh Phuoc cross-road to Thu Dau Mot.

. National highway 20: shall have its surface upgraded and its grade-III road standard unchanged.

. To research into the building of an expressway from Ho Chi Minh city to Long Thanh and Vung Tau; for the period from now till 2005, the section from Ho Chi Minh City to Long Thanh and Dau Giay will be built with 4 lanes; and for the period from 2006 to 2010, the section from Long Thanh to Vung Tau shall be constructed.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



+ The western South Vietnam region.

The western South Vietnam region has national highways 50, 62, 30, 54, 57, 60, 61, 63, 80 and 91, and a number of other national highways. The development of land roads in this region shall focus on the complete upgrading of these routes up to the grade-III road standard, with 2 lanes, and their sections running through provincial and district capitals shall be widened. National highway 1A shall be further widened at sections with huge transport demands, first of all the Ho Chi Minh City - Trung Luong section. Two new N1 and N2 routes shall be built to connect with national highway 14C and the Ho Chi Minh road.

. Route N1 shall run along the Vietnam-Cambodia border, from Duc Hue bridge (Long An) through 4 provinces of Long An, Dong Thap, An Giang and Kien Giang, spanning two big rivers at Tan Chau and Chau Doc. By 2005 the entire route shall be through. By 2010, the entire route shall be upgraded up to the grade-IV road standard.

. Route N2 running from Chon Thanh (Binh Duong) to Vam Ray (Kien Giang), shall be an inner belt route of the western South Vietnam region. The entire route shall be through by 2005 and upgraded up to the III-grade road standard by 2010.

. To form a coastal axis and upgrade national highways 60 and 80 as well as other axial sections such as Quan Lo - Phung Hiep route and the route south of Hau river.

. To complete the construction of big bridges of Can Tho, Duc Hue, Vam Cong, Rach Mieu, Ham Luong.

. To build an expressway from Ho Chi Minh City to Can Tho.

- Network of high-grade and high-speed roads

In order to serve the national socio-economic development and regional and international integration, in the decade ahead, it is a must to form a network of high-grade and high-speed roads step by step. From now till 2010, the building of the following road sections and routes shall be deployed:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Hanoi - Hai Phong route: 100 km long, 4-6 lanes.

- Hanoi - Viet Tri section: 78 km long, 4-6 lanes.

- Hanoi - Thai Nguyen section: 70 km long, 4-6 lanes.

- Lang Son - Hanoi - Vinh route: 463 km long, 4-6 lanes

- Belt road 3 of Hanoi: 78 km long, 4-6 lanes.

- Lang - Hoa Lac road: 30 km long, 4-6 lanes.

- Da Nang - Quang Ngai section: 124 km long, 4-6 lanes.

- Da Nang - Hue section: 105 km, 4-6 lanes.

- Ho Chi Minh City - Long Thanh - Dau Giay section: 50 km long, 4-6 lanes.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Ho Chi Minh City - Thu Dau Mot: 40 km long, 4-6 lanes.

- Ho Chi Minh City - Can Tho section: 155 km long, 4-6 lanes.

After 2010:

- Ha Long - Mong Duong - Mong Cai section: 175 km long, 4-6 lanes.

- Hoa Lac - Trung Ha section: 40 km long, 4-6 lanes.

- Belt road 4 of Hanoi: 125 km long, 6-8 lanes.

- Hue - Quang Tri section: 90 km, 4-6 lanes.

- Dau Giay - Phan Thiet section: 128 km long, 4-6 lanes.

- Thu Dau Mot - Chon Thanh section: 50 km long, 4-6 lanes.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- To research into the building of a number of routes running in parallel with national highway 1A in the remaining sections: Quang Ngai - Nha Trang, Nha Trang - Phan Thiet and Can Tho - Bac Lieu: about 800 km long.

- The system of land roads in service of external relations

In order to ensure the active regional and international integration, apart from transport, trading, transit services, a synchronous communications system is required in order to provide an advanced, efficient and safe communications and transport infrastructure network compatible with the regional and world standards, including:

National highway 22 (Ho Chi Minh City - Moc Bai), national highway 1 (Ho Chi Minh City - Hanoi), national highway 5 (Hanoi - Hai Phong), national highway 51 (Ho Chi Minh City - Vung Tau), national highways 6 and 279 (Hanoi - Tay Trang), national highways 2 and 70 (Hanoi - Lao Cai), national highway 7 (Dien Chau - Nam Can), national highway 8 (Bai Vot - Keo Nua) new national highway 12 (Vung Ang port - Mu Gia), national highway 9 (Dong Ha - Lao Bao), national highway 19 (Ham Rong - The borderline), national highway 24 (Thach Tru - Kon Tum), national highways 14 and 14B (Da Nang - Chon Thanh).

b/ Planning on development of the provincial road system

The provincial road system shall be developed along the following orientations:

+ To upgrade a number of important provincial roads to highways, concurrently upgrade a number of important district roads to provincial roads, to renovate or open some new routes in areas where they are needed.

+ To restore, upgrade provincial roads in plain areas up to the grade-IV road standard, provincial roads in mountainous areas up to the grade-IV or -V road standards, and those sections running through district townships up to the grade-III road standard.

+ The percentage of asphalted roads shall reach 60% by 2005 and 100% by 2010; by 2020, the district road system shall be basically renovated and upgraded.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Hanoi city

+ For the 2001-2005 period

l To concentrate on renovating and upgrading the inbound axes leading into the city, including national highways 5, 18, 1, 2, 3, 32, 6 and Lang - Hoa Lac road.

l To complete belt 1 and renovate belt-2 section south of Red river. To complete the eastern and southern section of belt 3. To renovate traffic junctions and roads where traffic jams often occur. To build more roads in urban and rural districts and in newly developed areas.

l To plan and build the mass transit system.

+ For the 2006-2010 period

To step by step complete and modernize the communications infrastructure.

To complete belts 2 and 3. To continue building and developing the land road communications networks in newly developed urban districts, urban centers in adjacent areas; to step by step build overhead road networks; to build more bridges so as to create conditions for redistribution of population and regulate the too high traffic density in old urban quarters, such as Thanh Tri, Long Bien (new), Nhat Tan, Vinh Tuy bridges spanning Red river, and Dong Tru bridge spanning Duong river.

+ For the 2010-2020 period

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Ho Chi Minh City

+ For the 2001-2005 period

l To renovate and complete the inbound axes leading into the city, including national highway 1 in the north, national highways 13, 22 and 1 in the south, national highway 50 and inter-provincial road 15. To deploy the building of 2 expressways from Ho Chi Minh City to Trung Luong and from Ho Chi Minh City to Long Thanh and Dau Giay. To complete the northern and western sections of belt 1 and renovate belt 2 section by section. To complete traffic corridors south of the city; to build East-West boulevard and Nhon Trach bridge over Dong Nai river and Phu My bridge over Sai Gon river. To renovate traffic junctions and roads where traffic jams often occur.

l Planning and construction of the mass transit system.

+ For the 2006-2010 period

To complete belts 1 and 2. To build more roads in newly developed urban and rural districts. To build and modernize the traffic system in the urban centers south of Sai Gon, the Thu Thiem urban center; plan and invest in traffic junctions, step by step build overhead road networks; and build more bridges over Sai Gon river.

+ For the 2010-2020 period

To complete, diversify and modernize the communications infrastructure.

- Other big urban centers

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



+ To build routes leading into and out of the city, roundabouts at the junctions of big roads.

+ To build routes bypassing urban centers, form belt roads at a number of cities with important trunk roads running through.

+ To build passenger car terminals in service of travelers and tourists.

d/ Rural communications

- For the 2001-2005 period

+ To build motor roads to all remaining commune centers, commune clusters, and communes; to build roads for horse-drawn carts and motorcycles in communes meeting with extreme difficulties (mainly due to topographical and geographical conditions).

+ The percentage of hard-surface roads shall rise to 80%, of which concrete-surface roads account for 30%.

+ The percentage of rural roads where traffic is possible in both seasons shall reach 70%.

+ To abolish 80% of rudimentary bridges in the Mekong river delta region.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- For the 2006-2010 period

+ The percentage of hard-surface roads shall reach 95%.

+ The percentage of rural roads where traffic is possible in both seasons shall rise to 90%.

+ Bridges and culverts associated with permanent and temporary works shall account for 50%.

+ All district roads shall meet the grade-V or VI road standards, commune and inter-commune roads shall be up to the A- or B-class rural road standard.

+ To build roads leading to rice fields so as to meet the demand for industrialization of agricultural production and farm produce gathering.

4. Planning on development of land-road transport

Land-road transport shall be step by step invested and developed to attain the following transport targets: The freight volume shall reach 186 million tons by 2010, equivalent to 9,206 million Tkm, and 343 million tons by 2020, equivalent to 17,842 million Tkm; the passenger volume shall reach 1,767 million tours of passenger by 2010, equivalent to 48,579 million passengers/km and 4,634 million passengers by 2020, equivalent to 126,003 million passengers/km.

Land-road transport shall be step by step up to the Vietnamese and regional environmental protection standards; reduce transportation costs; raise the quality of transport services and ensure traffic safety.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



5. Planning on development of transport means

a/ Automobiles

To fulfill the transport volume already envisaged for the 2010-2020 period, the demands for transport means are forecast as follows: by 2010, the number of small cars shall be 310,000; passenger cars 360,000 corresponding to 10,256,000 car seats, trucks 620,000, corresponding to 3,400,000 tons/means; by 2020, the number of small cars shall be 680,000; passenger cars 770,000, corresponding to 22,950,000 seats; trucks 1,350,000, corresponding to 7,300,000 tons/means

b/ Motorcycles and mass transit means

To restrict the growing number of motorcycles at no more than 10% a year by various economic and technical measures so as to control the number of motorcycles nationwide below 13 million by 2005 and from 2006 to 2010 strive to reduce the number of motorcycles circulated in urban centers, first of all in Hanoi capital, Ho Chi Minh City and a number of big cities. Motorcycles shall be mostly used in rural areas and areas without mass transit.

Together with measures to reduce the growing number of motorcycles, to step up the development of mass transit means, first of all buses, especially in big urban centers, such as Hanoi capital and Ho Chi Minh City

To assign the Ministry of Communications and Transport to assume the prime responsibility for studying, elaborating and soon implementing, together with the ministries of Finance, Trade, and Planning and Investment as well as the provincial/municipal Peoples Committees, particularly the Peoples Committees of Hanoi and Ho Chi Minh cities, mechanisms and policies to develop mass transit and measures to restrict the increasing number of motorcycles.

6. Regarding the demand for investment capital for developing the land-road communications infrastructure in the 2001-2010 period

The total investment capital for developing the land-road communications infrastructure in the 2001-2010 period is estimated as follows:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ Provincial roads: VND 50,000 billion, an average of VND 5,000 billion/year.

c/ Urban communications (particularly for land-road communications works of Hanoi and Ho Chi Minh City in the 2001-2005 period): VND 53,653 billion, an average of 10,610 billion/year.

d/ Rural communications: VND 86,500 billion, an average of VND 8,650 billion/year.

e/ Support for urban mass transit, manufacture of new means and spare parts; development of human resources, scientific research...: VND 10,000 billion, an average of VND 1,000 billion/year.

The above-mentioned investment capital shall be adjusted accurately in the implementation process.

7. Mechanisms and policies to develop land-road communications and transport

a/ Measures and policies to generate capital for developing the land-road communications infrastructure.

- Domestic capital sources.

The source of capital to be invested in developing the communications infrastructure shall largely come from the State budget. In order to increase investment capital source, it is necessary to apply the following measures:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



+ Surcharge through petrol-selling prices.

+ Mobilizing capital from enterprises, economic organizations, individuals, issuing shares, project bonds, Government bonds.

+ Researching into the creation of the Land-Road Maintenance Fund.

- Foreign capital sources

To take advantage of ODA capital sources for investment in developing the land-road communications infrastructure. Measures should be taken to carry out ODA projects: Arranging domestic reciprocal capital in a timely manner, quickly clearing grounds, simplifying capital construction procedures while intensifying the measures to supervise and inspect the implementation, raise the ODA use efficiency.

To implement measures and policies to attract foreign direct investment capital.

To adopt consistent, attractive and long-term policies to encourage investors and guarantee their interests. To broaden other investment forms such as BT, BOT.

b/ Measures to enhance the efficient management and use of various capital sources.

- Decisions on investment in land-road projects must be based on the planning and plans on developing the communications infrastructure system.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Building a rational system for organizing the management of the land-road communications network

- Completing the system of economic and technical standards and norms and reasonable unit prices for the construction and repair of land-road communications works.

- Intensifying the inspection and management of the works quality

c/ Human resource development policies.

d/ Well organizing and adopting rational policies so that various economic sectors can participate in developing land-road communications in a fair and healthy competitive environment in the best service of the societys travel and transport demands.

e/ Policies and measures to protect the environment in developing land-road communications.

f/ Policies and measures regarding land-road communications safety.

g/ Policies on application of new sciences and technologies.

h/ Policies and measures regarding regional and international integration.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. To assign the Ministry of Communications and Transport to assume the prime responsibility and coordinate with the ministries, branches and Peoples Committees of the provinces and centrally-run cities in organizing the implementation of the Planning on development of Vietnams land-road communications and transport sector till 2020.

2. On the basis of this development planning, once every five years and every year the Ministry of Communications and Transport shall concretize and organize the implementation of the Planning on development of Vietnams land-road communications and transport sector till 2020 as well as detailed plans to suit the situation of the countrys socio-economic development; guide the inspection of the process of implementing the Planning; propose necessary measures to implement this development planning to the Government and the Prime Minister for decision. Once every five years, to organize meetings to preliminarily review and evaluate the situation of implementation of the Planning.

3. The ministries, branches, Peoples Committees of the provinces and centrally-run cities shall, according to their respective functions, tasks and powers, have to coordinate with the Ministry of Communications and Transport in performing the tasks and attaining the objectives of the Planning on development of land-road communications, ensuring uniformity and synchronism with the implementation of the branches and localities socio-economic development plans.

Article 3.- This Decision takes implementation effect 15 days after its signing.

Article 4.- The ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the heads of the agencies attached to the Government, the presidents of the Peoples Committees of the provinces and centrally-run cities shall have to implement this Decision.

 

 

PRIME MINISTER




Phan Van Khai

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 162/2002/QĐ-TTg ngày 15/11/2002 phê duyệt quy hoạch phát triển ngành giao thông vận tải đường bộ Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


7.730

DMCA.com Protection Status
IP: 18.219.81.129
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!