|
Bản dịch này thuộc quyền sở hữu của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Mọi hành vi sao chép, đăng tải lại mà không có sự đồng ý của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là vi phạm pháp luật về Sở hữu trí tuệ.
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT has the copyright on this translation. Copying or reposting it without the consent of
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT is a violation against the Law on Intellectual Property.
X
CÁC NỘI DUNG ĐƯỢC SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Các nội dung của VB này được VB khác thay đổi, hướng dẫn sẽ được làm nổi bật bằng
các màu sắc:
: Sửa đổi, thay thế,
hủy bỏ
Click vào phần bôi vàng để xem chi tiết.
|
|
|
Đang tải văn bản...
Quyết định 555/QĐ-UBND 2021 phê duyệt Đề án phát triển du lịch tỉnh Ninh Thuận
Số hiệu:
|
555/QĐ-UBND
|
|
Loại văn bản:
|
Quyết định
|
Nơi ban hành:
|
Tỉnh Ninh Thuận
|
|
Người ký:
|
Nguyễn Long Biên
|
Ngày ban hành:
|
03/10/2021
|
|
Ngày hiệu lực:
|
Đã biết
|
Ngày công báo:
|
Đang cập nhật
|
|
Số công báo:
|
Đang cập nhật
|
|
Tình trạng:
|
Đã biết
|
ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH THUẬN
---------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 555/QĐ-UBND
|
Ninh Thuận, ngày 03 tháng 10 năm
2021
|
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT
ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN DU LỊCH NINH THUẬN GIAI ĐOẠN 2021 - 2025, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM
2030
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH THUẬN
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Du lịch ngày 19/6/2017;
Căn cứ Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính
trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn;
Căn cứ Quyết định số 201/QĐ-TTg ngày 22/01/2013 của Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến
năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”;
Căn cứ Quyết định số 147/QĐ-TTg ngày 22/01/2020 của Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 2350/QĐ-TTg ngày 24/12/2014 của Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Duyên hải
Nam Trung Bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
Căn cứ Chương trình hành động số 134-CTr/TU ngày 21/6/2017
của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/01/2017
của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn;
Căn cứ Quyết định số 08/QĐ-UBND ngày 08/01/2020 của Ủy ban
nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Dự toán ngân
sách Nhà nước năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 1625/QĐ-UBND ngày 17/9/2020 của Ủy ban
nhân dân tỉnh phê duyệt Đề cương và dự toán kinh phí lập Đề án phát triển du
lịch tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2020 - 2025;
Căn cứ Thông báo số 293-TB/TU ngày 31/8/2021 của Ban Thường
vụ Tỉnh ủy về tổng kết Nghị quyết 07-NQ/TU và kết quả thực hiện Chương trình
hành động 134-CTr/TU; dự thảo Nghị quyết, Đề án phát triển du lịch Ninh Thuận
trở thành ngành kinh tế mũi nhọn giai đoạn 2021-2025 và tầm nhìn đến năm 2030;
Căn cứ Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 31/8/2021 của Ban Thường
vụ Tỉnh ủy về phát triển du lịch Ninh Thuận trở thành ngành kinh tế mũi nhọn
giai đoạn 2021 - 2025 và tầm nhìn đến năm 2030;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
tỉnh tại Tờ trình số 122/TTr-SVHTTDL ngày 15/9/2021.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề
án phát triển du lịch tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2021 - 2025, tầm nhìn đến năm
2030 với những nội dung chủ yếu sau (Chi tiết
nội dung Đề án đính kèm):
1. Quan điểm phát triển:
a) Phát triển du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi
nhọn và là ngành kinh tế trụ cột của tỉnh, tạo động lực thúc đẩy sự phát triển
các ngành, lĩnh vực khác.
b) Phát triển du lịch bền vững cả chiều rộng và chiều sâu;
khai thác hiệu quả các tiềm năng, lợi thế, tài nguyên thiên nhiên gắn với bảo
vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu và tình hình dịch bệnh, bảo đảm
quốc phòng, an ninh. Phát triển sản phẩm du lịch theo hướng tạo ra các sản phẩm
mới lạ, khác biệt, đặc sắc mang nét đặc trưng riêng của Ninh Thuận và có khả
năng cạnh tranh cao.
c) Chú trọng phát triển du lịch văn hóa, gắn phát triển du
lịch với bảo tồn, phát huy giá trị di sản và bản sắc văn hóa dân tộc; đẩy mạnh
ứng dụng những thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và chú trọng phát
triển nguồn nhân lực chất lượng cao.
d) Phát triển đồng thời du lịch quốc tế và du lịch nội địa;
tăng cường liên kết, hợp tác trong phát triển du lịch; chú trọng liên kết ngành
du lịch với các ngành, lĩnh vực khác trong chuỗi giá trị hình thành nên sản
phẩm du lịch.
đ) Phát triển phù hợp với các định hướng quy hoạch liên quan
cấp quốc gia, cấp tỉnh; đồng thời thích ứng được với các biến động trong hiện
tại và tương lai.
2. Mục tiêu phát triển:
a) Mục tiêu tổng quát:
- Phát triển du lịch theo hướng toàn diện, cơ bản trở thành
ngành kinh tế mũi nhọn, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của
tỉnh; có tính chuyên nghiệp; cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật phục vụ du lịch
tương đối đồng bộ, hiện đại; đa dạng hoá và nâng cao chất lượng dịch vụ du
lịch; xây dựng sản phẩm du lịch mang tính đặc thù, có tính cạnh tranh cao, có
thương hiệu. Phát triển văn hoá du lịch tỉnh Ninh Thuận mang tính đặc thù, văn
minh, thân thiện, an toàn gắn với bảo tồn văn hoá truyền thống và đa dạng sinh
học. Hình thành khu du lịch quốc gia; quy hoạch rõ khu vực phát triển du lịch
chất lượng cao, du lịch phổ thông. Hướng tới hình thành các khu du lịch có quy
mô lớn, đẳng cấp cao, loại hình độc đáo với chất lượng dịch vụ tốt nhất, có
tính cạnh tranh cao. Tăng cường liên kết, kết nối với các tuyến du lịch quốc
gia và các địa phương trong khu vực. Xây dựng Ninh Thuận trở thành điểm đến
quan trọng trong chuỗi du lịch duyên hải miền Trung; phấn đấu thu hút du khách
tăng 7-8%/năm.
- Đưa du lịch trở thành ngành mũi nhọn trong kinh tế Ninh
Thuận.
- Khẳng định và nhấn mạnh thương hiệu, hình ảnh của Ninh
Thuận trong du lịch Việt Nam.
- Đưa ra các định hướng phát triển du lịch khả thi, các định
hướng khai thác tài nguyên toàn diện và độc đáo; bổ sung các sản phẩm du lịch
mới lạ, hấp dẫn cho Ninh Thuận.
- Xây dựng Ninh Thuận trở thành điểm đến hấp dẫn trong chuỗi
du lịch của cả nước, nhất là khu vực Duyên hải miền Trung.
b) Mục tiêu cụ thể:
- Đến năm 2030, du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi
nhọn của tỉnh Ninh Thuận với đóng góp khoảng 15% GRDP; trở thành điểm du lịch
nghỉ dưỡng trải nghiệm ưu tiên của khách quốc tế tới Việt Nam, điển hình là
khách Nga và là điểm du lịch khám phá sáng tạo hấp dẫn của khách du lịch nội
địa.
- Các chỉ tiêu đạt được:
+ Khách du lịch: Đến năm 2025, đón 3.500.000 lượt khách,
trong đó có 455.000 lượt khách quốc tế. Đến năm 2030, đón 6.000.000 lượt khách,
trong đó có 900.000 lượt khách quốc tế.
+ Tổng thu từ khách du lịch (giá hiện hành): Đến năm 2025 đạt
2.900 tỷ đồng, đến năm 2030 đạt 5.900 tỷ đồng.
3. Phát triển thị trường:
- Giai đoạn 2020 - 2023: Tập trung vào thị trường nội địa,
khôi phục lượng khách và doanh thu. Trong đó thị trường mục tiêu là: Thành phố
Hồ Chí Minh, Hà Nội và các tỉnh, thành phố khu vực Đông Nam Bộ, Tây Nguyên.
- Giai đoạn 2023 - 2025: Tiếp tục phát triển thị trường nội
địa, khôi phục thị trường quốc tế truyền thống - thị trường Nga và Đông Âu.
- Giai đoạn 2025 - 2030: Hướng tới những đối tượng khách cao
cấp của các thị trường sẵn có, phát triển các thị trường mới theo các sản phẩm
du lịch mới lạ, sản phẩm được nâng cao chất lượng của Ninh Thuận. Hướng tới các
thị trường mới: Đông Nam Á, Úc, Tây Âu, Bắc Mỹ.
4. Phát triển sản phẩm du lịch:
a) Các sản phẩm du lịch:
Phát triển các nhóm sản phẩm: 4 sản phẩm đặc thù, 4 sản phẩm
mới lạ, 4 sản phẩm bổ trợ.
- 4 sản phẩm đặc thù: Du lịch nghỉ dưỡng trải nghiệm biển;
du lịch văn hóa (đặc biệt di sản văn hóa Chăm); Nông nghiệp công nghệ cao; Du
lịch sinh thái gắn với Vườn Quốc gia Núi Chúa.
- 4 sản phẩm mới lạ: Khám phá và vui chơi giải trí cát -
muối; săn bắn bán hoang dã; du lịch trải nghiệm đường sắt; điều dưỡng và chăm
sóc sức khỏe.
- 4 sản phẩm bổ trợ: Du lịch cộng đồng; vui chơi giải trí và
ẩm thực; tham quan sản xuất năng lượng tái tạo; thương mại du lịch.
b) Các giai đoạn phát triển:
- Giai đoạn 2021 - 2025:
+ Tập trung phát triển các sản phẩm phù hợp với thị trường
nội địa, thị trường gần - chính là các sản phẩm đang được khai thác của Ninh
Thuận. Đa dạng hóa các sản phẩm sẵn có, bổ sung những sản phẩm mới có thể được
hoàn thiện nhanh chóng như các Lễ hội Nông nghiệp sạch, tiếng đàn Chapi, sản
phẩm khám phá cát Ninh Thuận.
+ Các sản phẩm trụ cột: Du lịch nghỉ dưỡng trải nghiệm biển;
du lịch nông nghiệp công nghệ cao, du lịch di sản văn hóa Chăm.
- Giai đoạn 2025 - 2030: Là giai đoạn phát triển bứt phá,
tạo thương hiệu du lịch, phát huy những đặc trưng khác biệt của Ninh Thuận.
+ Khai thác các sản phẩm mới đã được bổ sung ở giai đoạn
trước: Sản phẩm khám phá và lễ hội. Phát triển đầy đủ 4 sản phẩm đặc thù, 4 sản
phẩm mới lạ và 4 sản phẩm bổ trợ của du lịch Ninh Thuận.
+ Các sản phẩm trụ cột: Du lịch nghỉ dưỡng trải nghiệm biển,
du lịch khám phá chủ đề cát - muối - khí hậu bán hoang mạc đặc trưng, du lịch
nông nghiệp.
5. Phát triển du lịch theo không gian, lãnh thổ:
a) Các không gian phát triển:
- Không gian trung tâm: Du lịch đô thị - di sản - nghỉ dưỡng
biển - ẩm thực.
+ Vị trí: Nằm ở trung tâm tỉnh - bao gồm thành phố Phan Rang
- Tháp Chàm và phụ cận; đồng thời là khu vực tập trung cao nhất cơ sở vật chất
ngành du lịch của tỉnh.
+ Sản phẩm, thị trường: Hướng tới khách du lịch phổ thông,
công vụ, sự kiện và du lịch khám phá di sản, sáng tạo. Các sản phẩm: Du lịch
nghỉ dưỡng biển, thể thao biển và du lịch đô thị, thương mại dịch vụ du lịch gắn
với bãi biển và công viên biển Bình Sơn, Ninh Chữ, chợ đêm Phan Rang…; Du lịch
văn hóa, du lịch khám phá gắn với các di sản văn hóa Chăm; Du lịch tín ngưỡng
gắn với hệ thống các chùa; Du lịch Lễ hội: Lễ hội Nho và Vang nho, Lễ hội Katê,
các lễ hội mới (nông nghiệp sạch), Lễ hội thể thao biển và ván diều quốc tế
thường niên,…; Du lịch sinh thái nông nghiệp kết hợp ẩm thực, khám phá gắn với
sông Dinh và đầm Nại; Du lịch khám phá sáng tạo, độc đáo mới tại Nam Cương.
- Không gian phía Đông Bắc: Du lịch sinh thái biển - rừng -
nông nghiệp.
+ Vị trí: Thuộc phía Đông Bắc của tỉnh Ninh Thuận, bao gồm
phần lớn diện tích huyện Ninh Hải. Đây là khu vực tập trung những tiềm năng có
giá trị lớn nhất của du lịch Ninh Thuận, đồng thời cũng là không gian du lịch
trọng tâm, có ý nghĩa rất quan trọng.
+ Sản phẩm, thị trường: Hướng tới khách cao cấp nghỉ dưỡng,
điều dưỡng khu vực Vĩnh Hy; Khách nghỉ dưỡng cao cấp, du lịch sinh thái biển:
Bình Tiên, Núi Chúa; Khách phổ thông, học đường,…: Khu vực Núi Chúa, Thái An,
…Các sản phẩm tiêu biểu: Du lịch nghỉ dưỡng biển, du lịch nghỉ dưỡng cao cấp
Nho và Vang nho gắn với dải ven biển Bình Tiên - Ninh Chữ và vịnh Vĩnh Hy; Du
lịch sinh thái, mạo hiểm, môi trường và khám phá gắn với Vườn Quốc gia Núi
Chúa; Du lịch nông nghiệp: Khám phá, trải nghiệm, kỹ năng sống, thực tập, du
lịch nông nghiệp sạch kết hợp ẩm thực; Du lịch tham quan: Cà Đú, cảnh quan ven
biển, làng nghề đánh cá và văn hóa dân tộc Raglai tại thôn Đá Hang.
- Không gian phía Nam: Du lịch nghỉ dưỡng và khám phá độc
đáo cát - muối - biển:
+ Vị trí: Phía Đông Nam tỉnh Ninh Thuận, bao gồm dải ven
biển Mũi Dinh - Cà Ná. Đây là không gian phát triển du lịch mới của tỉnh Ninh
Thuận, gắn với các sản phẩm độc đáo, khẳng định thương hiệu du lịch Ninh Thuận
mới trong khu vực và cả nước.
+ Sản phẩm, thị trường: Hướng đến phân khúc khách du lịch
cao cấp với sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng muối, nghỉ dưỡng phong cách sa mạc,...
Khách phổ thông với nguồn khách mới với mục đích vui chơi giải trí, khám phá;
khách điều dưỡng sức khỏe về da, hệ hô hấp; khách nghỉ dưỡng phân khúc trung
bình. Sản phẩm tiêu biểu: Du lịch nghỉ dưỡng biển truyền thống và độc đáo -
Nghỉ dưỡng điều dưỡng muối, Nghỉ dưỡng sa mạc phong cách Trung Đông cao cấp gắn
với các cồn cát, các khu, điểm du lịch mới; Du lịch khám phá văn hóa sáng tạo,
nghệ thuật mới, vui chơi giải trí gắn với công viên cát - muối, không gian nghệ
thuật đá và gốm, công viên nước Sa mạc và đồng muối Cà Ná; Du lịch ẩm thực chủ
đề muối: Các sản phẩm ủ muối gắn với hệ thống nông sản địa phương; Du lịch và dịch
vụ du lịch tàu biển.
- Không gian phía Tây, du lịch bổ trợ: Du lịch cộng đồng kết
hợp sinh thái rừng - thác và săn bắn bán hoang dã.
+ Vị trí: Thuộc phạm vi các huyện Bác Ái, Ninh Sơn, Thuận
Bắc khu vực phía Tây và phía Bắc tỉnh Ninh Thuận.
+ Sản phẩm, thị trường: Hướng tới khách phổ thông nội tỉnh
và các đô thị lân cận; khách du lịch tuyến đường sắt Phan Rang - Đà Lạt - Trại
Mát. Sản phẩm: Vui chơi giải trí, ẩm thực suối Tiên, suối Thương, hồ Sông Sắt;
Du lịch cộng đồng Phước Bình, Ma Nới, Phước Chiến; Du lịch sinh thái thác
Chapơr; Du lịch khám phá, ẩm thực Lâm Sơn, du lịch săn bắn bán hoang dã, …
b) Các trung tâm dịch vụ du lịch:
- Trung tâm dịch vụ Phan Rang - Tháp Chàm - Ninh Chữ - Bình
Sơn: Khu vực đầu não, bao chứa tất cả các dịch vụ du lịch, phân phối khách và
dịch vụ tới các khu, điểm du lịch trên toàn tỉnh.
- Trung tâm dịch vụ Cà Đú - Đầm Nại; Trung tâm dịch vụ ven
sông Dinh: Khu vực dịch vụ bổ trợ cho không gian du lịch trung tâm, chủ yếu là
dịch vụ ẩm thực, giao thông vận tải,…
- Trung tâm dịch vụ Vĩnh Hy, Trung tâm dịch vụ Bình Tiên: Là
khu vực tập trung dịch vụ của không gian du lịch phía Đông Bắc, nằm ở vị trí
trọng điểm vịnh Vĩnh Hy, Vườn Quốc gia Núi Chúa. Các trung tâm này có chức năng
cung cấp dịch vụ du lịch như ẩm thực, vui chơi giải trí, giao thông vận tải du
lịch,… Khu vực gắn với các cầu cảng du lịch, trong tương lai sẽ kết nối với
cảng tổng hợp Cà Ná để phát triển giao thông vận tải du lịch đường biển.
- Trung tâm dịch vụ Mũi Dinh: Khu vực dịch vụ gắn với mũi
Dinh và các điểm du lịch lân cận, kết nối với Cà Ná và Bình Sơn - Bình Tiên.
- Trung tâm dịch vụ Cà Ná: Là khu vực tập trung dịch vụ của
không gian du lịch phía Đông Nam và là địa điểm xây dựng cảng tổng hợp Cà Ná.
- Các điểm dịch vụ bổ trợ: Điểm dịch vụ Phước Bình, Tân Sơn
- trung tâm du lịch cộng đồng của khu vực phía Tây, mang tính chất bổ trợ với
các dịch vụ vận tải du lịch, thương mại.
c) Các điểm, khu du lịch, khu vui chơi giải trí mới:
- Công viên nghệ thuật đá và gốm: Mang ý tưởng từ các công
trình nghệ thuật, các di sản từ sa mạc trên toàn thế giới kết hợp với độc đáo
nghề gốm Bàu Trúc tại khu vực cồn cát Nam Cương, huyện Ninh Phước.
- Công viên cát - muối Salt anh Sand.
- Công viên nước và khu du lịch nghỉ dưỡng sa mạc.
- Khu du lịch khám phá Nam Cương, Ninh Phước.
- Khu du lịch cao cấp Nho và Vang nho.
- Trung tâm dịch vụ du lịch làng nho Thái An.
- Tuyến du lịch trải nghiệm đường sắt Phan Rang - Đà Lạt -
Trại Mát.
d) Các tuyến du lịch:
- Tuyến du lịch liên vùng:
+ Tuyến du lịch biển Đà Nẵng - Phan Rang - Phú Quốc - vành đai
du lịch nghỉ dưỡng cao cấp và sáng tạo.
+ Tuyến du lịch biển Phan Rang - Phan Thiết - Vũng Tàu - Hồ
Chí Minh.
+ Tuyến du lịch theo Quốc lộ 1: Phan Rang - Cam Ranh - Nha
Trang - Đà Nẵng (vành đai du lịch nghỉ dưỡng), khám phá sáng tạo của Nam Trung
Bộ.
+ Tuyến du lịch đường sắt, Quốc lộ 27: Phan Rang - Đà Lạt -
Tây Nguyên; mở rộng kết nối với Nam Lào và Đông Bắc Campuchia.
- Tuyến du lịch nội tỉnh:
+ Tuyến phổ thông: Tuyến du lịch lựa chọn các điểm đến nổi
bật nhất của Ninh Thuận gồm Tháp Pô Klông Garai, làng gốm Bàu Trúc, làng nho
Thái An - cừu An Hòa, Cà Ná, Mũi Dinh, Nam Cương, Bình Sơn, Vĩnh Hy.
+ Tuyến du lịch sinh thái biển với các điểm đến Vĩnh Hy -
Bãi Cóc - Bãi Thùng - Trung tâm bảo tồn rùa biển.
+ Tuyến du lịch nghỉ dưỡng biển với các điểm đến Cà Ná, Mũi
Dinh, Bình Sơn, Vĩnh Hy.
+ Tuyến du lịch khám phá độc đáo với các điểm đến: Khu du
lịch khám phá Nam Cương - Công viên Salt and Sand - Không gian nghệ thuật Đá và
Gốm
- Công viên nước Sa mạc - Hải đăng Mũi Dinh - Đồng muối Cà
Ná.
+ Tuyến du lịch nghỉ dưỡng điều dưỡng với các điểm đến Cà Ná
- Mũi Dinh - Vĩnh Hy.
6. Phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ du lịch:
a) Hệ thống giao thông:
- Các tuyến giao thông công cộng:
+ Tuyến xe bus kết nối Phan Rang - Tháp Chàm với sân bay
quốc tế Cam Ranh, cảng Cam Ranh và dự án sân bay Phan Thiết; tuyến bus ven biển
Cà Ná - Phước Dinh - Ninh Chữ - Vĩnh Hy theo ĐT 701, 702 phục vụ du lịch ven
biển Ninh Thuận.
+ Đồng bộ hóa phương tiện giao thông công cộng tạo điểm nhấn
cho du lịch thành phố: Thiết kế xe bus điện, xe bus 2 tầng, xe bus với điểm
nhấn nghệ thuật từ các đặc sắc địa phương như cừu, nho, trụ điện gió, … và miễn
phí thưởng thức đặc sản nho, táo, … Nâng cao chất lượng và tần suất các tuyến
xe bus hiện tại kết nối thành phố Phan Rang - Tháp Chàm với các huyện khác.
+ Phát triển tuyến bus tham quan thành phố Phan Rang - Tháp
Chàm và biển Bình Sơn đi qua các điểm du lịch và tuyến phố chính của thành phố.
- Khôi phục tuyến đường sắt Tháp Chàm - Trại Mát để phục vụ
nhu cầu phát triển du lịch, phát triển kinh tế giữa 2 tỉnh Lâm Đồng và Ninh
Thuận.
- Xây dựng, quy hoạch cảng du lịch Vĩnh Hy, Mỹ Tân và bến du
thuyền Ninh Chữ cao cấp phục vụ du lịch, kết nối với các cảng Cam Ranh, Cà Ná.
- Phát triển cảng tổng hợp Cà Ná với hạng mục du lịch, bao
gồm: Bến thuyền du lịch, các tuyến ổn định kết nối với Vĩnh Hy, Phan Thiết, Cam
Ranh, Vũng Tàu, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh. Phát triển hệ thống bãi neo đậu
thủy phi cơ, kết nối với Côn Đảo, các đảo Khánh Hòa, đảo Phú Quý, …
- Hoàn thiện hệ thống bãi đỗ xe trong nội thành Phan Rang -
Tháp Chàm kết nối với các điểm dịch vụ thương mại, ẩm thực, …
b) Hạ tầng kỹ thuật khác:
Các hệ thống hạ tầng kỹ thuật khác phát triển theo Quy hoạch
vùng tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 và Điều chỉnh, bổ sung
Quy hoạch phát triển ngành Giao thông vận tải tỉnh Ninh Thuận giai đoạn
2011-2020, định hướng đến năm 2030.
7. Nhân lực và giáo dục cộng đồng:
a) Lao động du lịch:
- Về số lượng: Tăng nhanh lượng lao động trong ngành du
lịch, bao gồm cả lao động trực tiếp và gián tiếp; Đào tạo được đội ngũ lao động
phục vụ các khu du lịch cao cấp và lao động chuyên ngành điều dưỡng, với điều
dưỡng y tế và làm đẹp;
- Về chất lượng: Tăng khả năng sử dụng ngoại ngữ cho nguồn
lao động, ngoài tiếng Anh ra còn cần các ngoại ngữ hướng tới các thị trường
quan trọng như Nga, Đông Âu,…; Trang bị các kiến thức cứu hộ cứu nạn cho lực
lượng lao động trong các loại hình sản phẩm du lịch khám phá, du lịch thể
thao,…; Nâng cao nghiệp vụ: Phục vụ bàn, hướng dẫn, thuyết minh,… cho toàn bộ
lao động du lịch, mang tới ấn tượng tận tâm, phù hợp với các sản phẩm điều
dưỡng và cao cấp của Ninh Thuận.
b) Giáo dục cộng đồng:
Xây dựng và phổ biến các quy tắc ứng xử và giúp đỡ khách du
lịch áp dụng cho người dân địa phương, hướng tới hình ảnh điểm đến thân thiện
và con người mến khách cho Ninh Thuận.
8. Đầu tư phát triển du lịch:
Tổng vốn đầu tư du lịch ước tính khoảng 75.538,3 tỷ đồng,
trong đó có 49.287 tỷ đồng là vốn đầu tư mới. Vốn ngân sách đầu tư khoảng 79 tỷ
đồng, phục vụ lập các quy hoạch định hướng, các đề án phát triển, hỗ trợ tổ
chức các lễ hội; giai đoạn 2021 - 2025 là 32,5 tỷ đồng; giai đoạn 2025 - 2030
là 46,5 tỷ đồng. Còn lại là nguồn vốn xã hội hóa. (Chương trình đầu tư, các
dự án ưu tiên đầu tư cụ thể tại Phụ lục 1 kèm theo).
9. Các giải pháp chính:
a) Giải pháp kích cầu du lịch, khôi phục lượng khách và
doanh thu:
- Tổ chức chương trình tuần lễ du lịch Ninh Thuận: Các đơn
vị quản lý và đơn vị kinh doanh lưu trú, lữ hành, dịch vụ, … liên kết thống
nhất các chương trình giảm giá phòng, phí di chuyển, miễn phí đưa đón, … cho du
khách kèm theo các yêu cầu phù hợp. Đẩy mạnh quảng cáo từ cộng đồng. Hiệp hội
Du lịch Ninh Thuận là đại diện tiên phong trong thực hiện chương trình này.
- Đẩy mạnh quảng cáo từ cộng đồng nhờ các hoạt động chia sẻ,
bày tỏ cảm xúc với chương trình du lịch để hưởng các khuyến mại, giảm giá, …
- Hỗ trợ quảng bá, tuyên truyền du lịch miễn phí trên các
phương tiện truyền thông của tỉnh: Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Ninh
Thuận, các biển và biểu tượng, màn hình tấm lớn của tỉnh, …
b) Giải pháp phát triển nguồn lao động:
- Phát triển các quỹ học bổng dành cho các sinh viên ngành
du lịch và y tế điều dưỡng, thẩm mỹ, …
- Liên kết phát triển với các đơn vị đào tạo bằng hình thức
thực tập, đặc biệt là các chủ đầu tư các khu du lịch lớn trên địa bàn tỉnh: Các
đơn vị kinh doanh lữ hành, lưu trú,… tại Ninh Thuận cung cấp địa điểm và các
khóa thực tập có trả phí cho các sinh viên du lịch, đồng thời giữ chân nguồn
lao động bằng các ưu đãi phù hợp với đơn vị về lương, hỗ trợ tạm trú và thường
trú, bồi hoàn học phí sau khi tuyển dụng chính thức,…
- Đưa giáo dục về du lịch cộng đồng; kỹ năng nghề nghiệp vào
chương trình giáo dục hướng nghiệp tại các Trường học.
- Các khu vực du lịch mới, có vị trí không gần thành phố,
thị trấn lớn cần chủ động ưu tiên lựa chọn lao động địa phương và tổ chức đào
tạo từng bước, miễn phí để đưa lao động ngành khác trở thành lao động của ngành
du lịch.
- Tiếp tục thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển nguồn
nhân lực và du lịch cộng đồng theo Đề án phát triển nguồn nhân lực đến 2020;
Quyết định số 14/2019/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành quy
định một số nội dung hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh Ninh
Thuận, giai đoạn 2019-2022.
c) Giải pháp về vốn đầu tư, các dự án đầu tư:
- Triển khai kêu gọi các dự án đầu tư phát triển du lịch ưu
tiên, có ưu thế về du lịch biển và khu vực các cồn cát, khu vực phía Tây quốc
lộ 1 - vùng du lịch chưa phát triển của Ninh Thuận với sản phẩm du lịch săn bắn
bán hoang dã, vui chơi giải trí, …
- Hỗ trợ giảm chi phí hơn nữa cho các doanh nghiệp: Giảm
thuế, phí, lãi suất…
- Hỗ trợ, trợ cấp thất nghiệp cho các lao động du lịch bị
ảnh hưởng bởi dịch bệnh: Cần có sự kết hợp giữa nguồn vốn của tỉnh và kêu gọi
các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh ủng hộ.
- Liên kết, tạo những mối quan hệ mới với các tổ chức phi
chính phủ, tổ chức vì cộng đồng,… xin hỗ trợ phát triển cơ sở vật chất và đào
tạo, giáo dục cho những vùng sâu, vùng xa khó khăn có tiềm năng phát triển du
lịch, đặc biệt là văn hóa bản địa.
- Đẩy mạnh xúc tiến, thu hút và có cơ chế, chính sách ưu đãi
để thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và trong nước.
- Giới thiệu các định hướng phát triển mới chủ đề cát - muối
tới các nhà đầu tư lớn hiện nay đang thực hiện các dự án trong tỉnh cũng như
tới các nhà đầu tư mới thuộc các hội nghị xúc tiến, góp phần tăng hiệu quả
trong thu hút đầu tư cho Ninh Thuận.
- Tăng cường thực hiện xã hội hóa đầu tư, bảo vệ, tôn tạo di
tích, thắng cảnh; bảo tồn và phục dựng các lễ hội, hoạt động văn hóa dân gian,
các làng nghề phục vụ phát triển du lịch.
d) Giải pháp về thương hiệu và xúc tiến, quảng bá du lịch:
- Xây dựng thương hiệu du lịch mới:
+ Thương hiệu du lịch tỉnh: Ninh Thuận huyền bí và hoàn hảo;
Ninh Thuận đa dạng những sắc màu; Ninh Thuận - Bí ẩn thời gian.
+ Thương hiệu du lịch các huyện: Ninh Hải: Vịnh thiên đường,
Ninh Hải - 360º say mê; Huyện Bác Ái - Giấc mơ Chapi; Huyện Ninh Sơn - Suối
nguồn nắng gió; Huyện Ninh Phước - Huyền thoại văn hóa Chăm; Huyện Thuận Nam -
Kingdom of Salt anh Sand - Vương quốc muối và cát; Phan Rang - Tháp Chàm - Trái
tim biển khơi; Huyện Thuận Bắc - Vùng gió hát.
- Xúc tiến, quảng bá du lịch:
+ Tập trung xây dựng các chương trình quảng bá, vận động
nhân dân toàn tỉnh thực hiện trên các phương tiện phổ biến: Facebook, Zalo,
Twitter, Instagram, truyền hình….
+ Xây dựng hình ảnh đại sứ du lịch Ninh Thuận.
+ Tổ chức các sự kiện văn hóa du lịch liên vùng, liên tỉnh:
Hành trình du lịch biển Nam Trung Bộ, tứ giác du lịch huyền thoại thành phố Hồ
Chí Minh - Đà Lạt - Nha Trang - Phan Thiết; …
+ Các đơn vị khai thác sản phẩm du lịch chủ động quảng bá
sản phẩm tới thị trường nguồn, đặc biệt với các sản phẩm nông nghiệp - hướng
tới các công sở, doanh nghiệp, các trường học, …; sản phẩm nghỉ dưỡng - liên
kết quảng cáo với các hãng vận chuyển hàng không; sản phẩm khám phá - quảng bá
trực tiếp tại các điểm du lịch nổi tiếng trên cả nước và trong tỉnh, …
+ Liên kết quảng cáo với các hãng vận chuyển hàng không quốc
tế cho các sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng cao cấp và khám phá mới, áp dụng với
từng sản phẩm cho từng chuyến bay tới các thị trường nguồn.
+ Áp dụng bổ sung hình ảnh du lịch Ninh Thuận trên các nhãn
hàng xuất khẩu của Ninh Thuận, tạo ấn tượng cho người tiêu dùng sản phẩm quốc
tế về Ninh Thuận, điển hình là tôm, cá, …
Điều 2. Tổ chức thực
hiện
1. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch:
a) Chịu trách nhiệm công bố và phổ biến Đề án phát triển du
lịch Ninh Thuận giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2030.
b) Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân
các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh triển khai Kế hoạch hành động phát triển
du lịch Ninh Thuận giai đoạn 2021 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (cụ thể theo
Phụ lục 2 kèm theo Quyết định này) và các nội dung Đề án đảm bảo kịp thời,
hiệu quả và chủ động báo cáo những khó khăn, vướng mắc, phát sinh (nếu có) về
Ủy ban nhân dân tỉnh để xem xét, giải quyết.
c) Xây dựng cơ chế, chính sách để phát triển du lịch trên
địa bàn tỉnh; kiểm tra, giám sát các tổ chức doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh
vực du lịch.
2. Các Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố:
Theo chức năng, nhiệm vụ phối hợp chặt chẽ với Sở Văn hóa,
Thể thao và Du lịch trong quá trình triển khai Đề án phát triển du lịch Ninh
Thuận giai đoạn 2021- 2025, tầm nhìn đến năm 2030. Đồng thời, xây dựng chương
trình, kế hoạch triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án này.
Điều 3. Quyết định
này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở, ban,
ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, Thủ trưởng cơ quan, đơn
vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Thường trực: Tỉnh ủy, HĐND tỉnh;
- CT và các PCT UBND tỉnh;
- UBMTTQVN và các đoàn thể tỉnh;
- Các Sở, ban, ngành;
- UBND các huyện, thành phố;
- VPUB: LĐ, KTTH, TCDNC, HCQT;
- Lưu: VT, VXNV. ĐNĐ
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Long Biên
|
PHỤ LỤC 1
DANH
MỤC DỰ ÁN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN DU LỊCH NINH THUẬN GIAI ĐOẠN 2021 - 2025, TẦM NHÌN
ĐẾN NĂM 2030
(Kèm theo Quyết định số 555/QĐ-UBND ngày 03/10/2021 của Ủy ban nhân dân
tỉnh)
Ghi chú: Quy mô dự án, tổng mức đầu tư, phân kỳ thực hiện,
nguồn vốn đầu tư nêu trên là dự kiến, sẽ được điều chỉnh, xác định cụ thể trong
giai đoạn lập, trình duyệt dự án đầu tư, tùy thuộc vào khả năng cân đối và huy
động vốn đầu tư.
STT
|
Tên dự án
|
Thông tin đầu tư
|
Giai đoạn thực hiện
|
Dự kiến quy mô
|
Dự kiến vốn (tỷ đồng)
|
Nguồn vốn đầu tư (tỷ đồng)
|
Tên công ty, doanh nghiệp
|
Vị trí đầu tư
|
2021 - 2025
|
2025-2030
|
Vốn Ngân sách
|
Vốn XHH
|
2021- 2025
|
2025- 2030
|
|
Tổng vốn đầu tư
|
|
|
|
|
|
75.538,3
|
32,5
|
46,5
|
75.459,3
|
A
|
Các dự án cần đẩy nhanh tiến độ thi công, thực hiện thi
công
|
|
26.251,3
|
|
|
26.251,3
|
B
|
Các dự án đầu tư mới
|
|
|
|
|
|
49.287,0
|
32,5
|
46,5
|
49.208,0
|
I
|
Hội nghị thu hút đầu tư
|
|
|
|
|
|
8,0
|
2,0
|
2,0
|
4,0
|
1
|
Tổ chức hội thảo liên kết phát triển du lịch Ninh Thuận
2024
|
|
|
Hoàn thiện
|
|
|
5,0
|
1,0
|
|
4,0
|
2
|
Hội nghị thu hút đầu tư Khu du lịch khám phá Nam Cương,
Công viên nghệ thuật Đá và Gốm, Công viên Cát - Muối; Công viên nước và khu
nghỉ dưỡng sa mạc.
|
|
|
Hoàn thiện
|
|
|
1,0
|
1,0
|
|
|
3
|
Hội nghị thu hút đầu tư các điểm du lịch săn bắn bán hoang
dã; khôi phục tuyến đường sắt du lịch Phan Rang - Trại Mát, bến du thuyền
Ninh Chữ, cảng du lịch Mỹ Sơn
|
|
|
|
Hoàn thiện
|
|
2,0
|
|
2,0
|
|
II
|
Các lễ hội du lịch
|
|
|
|
|
|
190,0
|
16,0
|
25,0
|
149,0
|
1
|
Phát triển mở rộng lễ hội Nho và Vang nho (9 năm từ 2022)
|
|
Thành phố Phan Rang - Tháp Chàm
|
Xây dựng kế hoạch và thực hiện
|
Duy trì
|
|
40,0
|
5,0
|
5,0
|
30,0
|
2
|
Tổ chức lễ hội Tiếng đàn Chapi (5 năm từ 2026)
|
|
Xã Phước Bình, huyện Bác Ái
|
Xây dựng kế hoạch
|
Tổ chức và duy trì
|
|
5,0
|
|
2,0
|
3,0
|
3
|
Tổ chức lễ hội Nông nghiệp sạch Ninh Thuận (5 năm từ 2026)
|
|
Thành phố Phan Rang - Tháp Chàm, huyện Ninh Phước
|
Xây dựng kế hoạch
|
Tổ chức và duy trì
|
|
15,0
|
|
3,0
|
12,0
|
4
|
Lễ hội thể thao biển và ván diều Bắc Thanh Hải (9 năm từ
2022)
|
|
Ninh Chữ, Bắc Thanh Hải
|
Xây dựng kế hoạch và thực hiện
|
Duy trì
|
|
90,0
|
5,0
|
5,0
|
80,0
|
5
|
Lễ hội khám phá Cát Ninh Thuận (8 năm từ 2023)
|
|
Huyện Ninh Phước, Thuận Nam
|
Xây dựng kế hoạch và thực hiện
|
Duy trì
|
|
40,0
|
6,0
|
10,0
|
24,0
|
III
|
Các quy hoạch, đề án phát triển
|
|
39,0
|
14,5
|
19,5
|
5,0
|
1
|
Thực hiện các quy hoạch
|
|
|
|
|
|
22,0
|
11,5
|
10,5
|
0,0
|
1.1
|
Khu du lịch khám phá Nam Cương
|
|
Nam Cương, huyện Ninh Phước
|
Đề xuất vị trí, thu hút đầu tư và hoàn thiện quy hoạch.
|
|
45- 50ha
|
3,0
|
3,0
|
|
0,0
|
1.2
|
Công viên nghệ thuật đá và gốm
|
|
Huyện Thuận Nam
|
|
10ha
|
1,5
|
1,5
|
|
0,0
|
1.3
|
Công viên cát - muối Salt anh Sand
|
|
Huyện Thuận Nam
|
|
5-7ha
|
1,0
|
1,0
|
|
0,0
|
1.4
|
Công viên nước và khu du lịch sa mạc cao cấp
|
|
Huyện Thuận Nam
|
|
20ha
|
2,0
|
2,0
|
|
0,0
|
1.5
|
Khu du lịch Vang Nho
|
|
Ninh Hải
|
Đề xuất vị trí, thu hút đầu tư và chủ trương đầu tư.
|
Hoàn thiện thủ tục và quy hoạch, thi công, khai thác.
|
10ha
|
1,5
|
|
1,5
|
0,0
|
1.6
|
Trung tâm dịch vụ du lịch làng nho Thái An
|
|
Thái An, huyện Ninh Hải
|
Đề xuất vị trí, hoàn thiện quy hoạch
|
Xây dựng và khai thác
|
5ha
|
1,0
|
|
1,0
|
0,0
|
1.7
|
Quy hoạch bến du thuyển Ninh Chữ
|
|
Thành phố Phan Rang - Tháp Chàm
|
|
Hoàn thiện quy hoạch
|
10ha
|
5,0
|
|
5,0
|
|
1.8
|
Quy hoạch cảng du lịch nội địa Mỹ Sơn
|
|
Huyện Ninh Hải
|
|
Hoàn thiện quy hoạch
|
5ha
|
3,0
|
|
3,0
|
|
1.9
|
Quy hoạch hệ thống bãi đỗ xe nội thành Phan Rang - Tháp
Chàm
|
|
Thành phố Phan Rang - Tháp Chàm
|
Đề xuất vị trí, hoàn thiện quy hoạch
|
Xây dựng và khai thác
|
|
4,0
|
4,0
|
|
|
2
|
Đề án bổ trợ
|
|
|
|
|
|
17,0
|
3,0
|
9,0
|
5,0
|
2.1
|
Chương trình dán nhãn du lịch cho các sản phẩm du lịch
Ninh Thuận: Đến năm 2022 phổ biến tới một số nhãn hàng tiêu biểu: Nho, táo
Ninh Thuận.
|
|
|
Xin chủ trương, thiết kế nhãn dán và thực hiện
|
Duy trì thực hiện
|
|
5,5
|
0,5
|
|
5,0
|
2.2
|
Đề án phát triển du lịch săn bắn bán hoang dã tỉnh Ninh
Thuận: Vị trí đầu tư, chính sách ưu đãi, các quy định phát triển
|
|
Huyện Ninh Sơn, Bác Ái
|
Xin chủ trương, xây dựng chính sách
|
Thu hút đầu tư, xây dựng
|
|
2,0
|
2,0
|
0,0
|
|
2.3
|
Đề án phát triển DLCĐ gắn với xóa đói giảm nghèo xã Ma
Nới, huyện Ninh Sơn.
|
|
Ma Nới, huyện Ninh Sơn
|
Xin chủ trương
|
Hoàn thiện và triển khai thực hiện
|
|
5,0
|
|
5,0
|
|
2.4
|
Đề án phát triển DLCĐ xã Phước Chiến, huyện Thuận Bắc
|
|
Phước Chiến, huyện Thuận Bắc
|
Xin chủ trương
|
Hoàn thiện và triển khai thực hiện
|
|
4,0
|
|
4,0
|
|
2.5
|
Đề án cải tạo, phát triển chợ đêm Phan Rang phục vụ du lịch
và Công viên văn hoá lịch sử Tháp Hoà Lai - điểm nhấn du lịch.
|
|
Thành phố Phan Rang, Tháp Chàm
|
Hoàn thiện và triển khai thực hiện
|
|
|
0,5
|
0,5
|
|
|
IV
|
Nhóm dự án xây dựng mới
|
|
|
|
|
|
25.250,0
|
0,0
|
0,0
|
25.250,0
|
1
|
Khu du lịch khám phá Nam Cương
|
|
Nam Cương, huyện Ninh Phước
|
|
Hoàn thiện và khai thác
|
45-50 ha
|
500,0
|
|
|
500,0
|
2
|
Công viên nghệ thuật đá và gốm
|
|
Huyện Thuận Nam
|
|
Hoàn thiện và khai thác
|
10 ha
|
200,0
|
|
|
200,0
|
3
|
Công viên cát - muối Salt anh Sand
|
|
Huyện Thuận Nam
|
|
Hoàn thiện và khai thác
|
5-7 ha
|
200,0
|
|
|
200,0
|
4
|
Công viên nước và khu du lịch nghỉ dưỡng sa mạc
|
|
Huyện Thuận Nam
|
|
Hoàn thiện và khai thác
|
20ha
|
1.000,0
|
|
|
1.000,0
|
5
|
Khu du lịch Vang Nho
|
|
Huyện Ninh Hải
|
|
Hoàn thiện và khai thác
|
10 ha
|
1.500,0
|
|
|
1.500,0
|
6
|
Trung tâm dịch vụ du lịch làng nho Thái An
|
|
Thái An, Ninh Hải
|
|
Hoàn thiện và khai thác
|
5 ha
|
300,0
|
|
|
300,0
|
7
|
Dự án khôi phục tuyến đường sắt Phan Rang - Trại Mát và du
lịch đường sắt Ninh Thuận - Lâm Đồng
|
|
Thành phố Phan Rang- Tháp Chàm, huyện Ninh Sơn
|
|
Hoàn thiện và khai thác
|
|
20.000,0
|
|
|
20.000,0
|
8
|
Các điểm săn bắn bán hoang dã (khoảng 3 điểm)
|
|
Huyện Ninh Sơn, Bác Ái
|
|
Hoàn thiện và khai thác
|
|
900,0
|
|
|
900,0
|
9
|
Cải tạo, xã hội hóa Công viên biển Bình Sơn
|
|
Thành phố Phan Rang - Tháp Chàm
|
Hoàn thiện và khai thác
|
|
|
500,0
|
|
|
500,0
|
10
|
Cải tạo, phát triển chợ đêm Phan Rang phục vụ du lịch và
Công viên văn hoá lịch sử Tháp Hoà Lai - điểm nhấn du lịch.
|
|
Thành phố Phan Rang - Tháp Chàm
|
Hoàn thiện và khai thác
|
|
|
150,0
|
|
|
150,0
|
V
|
Nhóm dự án hạ tầng kỹ thuật
|
|
|
|
|
|
23.800,0
|
0,0
|
0,0
|
23.800,0
|
1
|
Dự án phát triển xe bus du lịch Ninh Thuận
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1.1
|
Dự án phát triển tuyến xe bus kết nối Phan Rang - Cam Ranh
|
|
|
|
Hoàn thiện và khai thác
|
|
60,0
|
|
|
60,0
|
1.2
|
Dự án phát triển tuyến xe bus kết nối Phan Rang - Phan
Thiết
|
Thực hiện khi dự án sân bay Phan Thiết hoạt động
|
|
60,0
|
|
|
60,0
|
1.3
|
Dự án đồng bộ hóa giao thông công cộng thành phố Phan Rang
- Tháp Chàm: Xe bus điện thiết kế cừu, nho, trụ điện gió …
|
|
|
|
Hoàn thiện và khai thác
|
|
600,0
|
|
|
600,0
|
1.4
|
Dự án phát triển tuyến bus du lịch ven biển tỉnh Ninh
Thuận
|
|
|
|
Hoàn thiện và khai thác
|
|
80,0
|
|
|
80,0
|
2
|
Dự án xây dựng bến du thuyền Ninh Chữ
|
|
Thành phố Phan Rang - Tháp Chàm
|
|
Hoàn thiện và khai thác
|
|
10.000,0
|
|
|
10.000,0
|
3
|
Dự án xây dựng cảng du lịch Mỹ Tân
|
|
Thành phố Phan Rang, huyện Ninh Hải
|
|
Thi công
|
|
3.000,0
|
|
|
3.000,0
|
4
|
Dự án nâng cấp cảng du lịch Vĩnh Hy
|
|
Vĩnh Hy, huyện Ninh Hải
|
|
Hoàn thiện và khai thác
|
|
1.000,0
|
|
|
1.000,0
|
5
|
Dự án xây dựng hệ thống bãi, điểm đỗ xe nội thành Phan Rang
- Tháp Chàm
|
|
Thành phố Phan Rang - Tháp Chàm
|
|
Hoàn thiện và khai thác
|
|
9.000,0
|
|
|
9.000,0
|
PHỤ LỤC 2
KẾ
HOẠCH HÀNH ĐỘNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH NINH THUẬN GIAI ĐOẠN 2021 - 2025, TẦM NHÌN
ĐẾN NĂM 2030
(Kèm theo Quyết định số 555/QĐ-UBND ngày 03/10/2021 của Ủy ban nhân dân
tỉnh)
STT
|
Kế hoạch hành động
|
Tổ chức thực hiện
|
A
|
Giai đoạn 2021 - 2025
|
|
I
|
Tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ các dự án chiến lược
|
- Các Sở, ngành, địa phương.
- Nhà đầu tư, các đơn vị quản lý liên quan.
|
II
|
Kích cầu du lịch, khôi phục thị trường
|
|
|
Chương trình Tuần lễ du lịch Ninh Thuận - kích cầu du lịch
(tổ chức hàng năm)
|
- Đơn vị chủ trì: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
- Đơn vị phối hợp: các Sở, ngành, địa phương.
|
III
|
Phát triển các sản phẩm du lịch lễ hội
|
|
1
|
Phát triển mở rộng lễ hội Nho và Vang nho (tổ chức từ năm
2022 trở về sau): Bổ sung hạng mục Con đường rượu vang, Phố ẩm thực, …
|
- Đơn vị chủ trì: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
- Đơn vị phối hợp: các Sở, ngành, địa phương.
|
2
|
Lễ hội thể thao biển và ván diều Bắc Thanh Hải (tổ chức từ
năm 2022 trở về sau): Sự kiện, truyền hình thực tế có sự tham gia của người
nổi tiếng, …
|
- Đơn vị chủ trì: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
- Đơn vị phối hợp: các Sở, ngành, địa phương.
|
3
|
Lễ hội khám phá Cát Ninh Thuận (tổ chức từ năm 2023 trở về
sau): Lễ hội thả diều, thể thao gắn với các cồn cát, cuộc thi đi tìm bí ẩn
Chăm trên các cồn cát…
|
- Đơn vị chủ trì: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
- Đơn vị phối hợp: các Sở, ngành, địa phương.
|
IV
|
Các khu du lịch, hạng mục hạ tầng mới
|
|
1
|
Tên dự án
|
|
1.1
|
Khu du lịch khám phá Nam Cương
|
|
1.2
|
Công viên nghệ thuật đá và gốm
|
|
1.3
|
Công viên cát - muối Salt anh Sand
|
|
1.4
|
Công viên nước và khu du lịch sa mạc cao cấp
|
|
1.5
|
Hệ thống bãi đỗ xe nội thành Phan Rang - Tháp Chàm
|
|
1.6
|
Cải tạo, xã hội hóa Công viên biển Bình Sơn
|
|
1.7
|
Cải tạo, phát triển chợ đêm Phan Rang phục vụ du lịch và
Công viên văn hoá lịch sử Tháp Hoà Lai - điểm nhấn du lịch.
|
|
2
|
Các hoạt động
|
|
2.1
|
Xây dựng chính sách đầu tư, lựa chọn vị trí, quy mô, quy
định phát triển
|
- Đơn vị chủ trì: Sở Kế hoạch và Đầu tư.
- Đơn vị phối hợp: các Sở, ngành, địa phương.
|
2.2
|
Tổ chức hội nghị thu hút đầu tư và quy hoạch các khu du
lịch, hạng mục hạ tầng mới
|
- Đơn vị chủ trì: Sở Kế hoạch và Đầu tư.
- Đơn vị phối hợp: các Sở, ngành, địa phương.
|
2.3
|
Quy hoạch dự án, hạ tầng du lịch
|
- Đơn vị chủ trì: Sở Xây dựng.
- Đơn vị phối hợp: các Sở, ngành, địa phương.
|
V
|
Quảng bá, xúc tiến du lịch
|
|
1
|
Tổ chức hội thảo liên kết phát triển du lịch Ninh Thuận
năm 2024
|
- Đơn vị chủ trì: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
- Đơn vị phối hợp: các Sở, ngành, địa phương.
|
2
|
Chương trình dán nhãn du lịch cho các sản phẩm du lịch
Ninh Thuận: Đến năm 2022 phổ biến tới một số nhãn hàng tiêu biểu: Nho, táo
Ninh Thuận.
|
- Đơn vị chủ trì: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
- Đơn vị phối hợp: các Sở, ngành, địa phương.
|
3
|
Xây dựng và triển khai các chương trình, quảng bá, tuyên
truyền về Ninh Thuận trên các phương tiện truyền thông. Đặc biệt chú trọng
mạng xã hội (Facbook fanpage, Youtube page, Twitter…)
|
- Đơn vị chủ trì: Sở Thông tin và Truyền thông.
- Đơn vị phối hợp: các Sở, ngành, địa phương.
|
B
|
Giai đoạn 2025 - 2030
|
|
I
|
Phát triển các sản phẩm du lịch lễ hội
|
|
1
|
Tổ chức lễ hội Tiếng đàn Chapi (tổ chức từ năm 2026 trở về
sau):
- Xã Phước Bình, huyện Bác Ái là trung tâm, kết nối với
các huyện Ninh Sơn, Thuận Nam, …
- Hoạt động: Du lịch homestay, sự kiện văn nghệ, triển lãm
nghệ thuật và làng nghề, ẩm thực núi rừng, du lịch thiện nguyện, ...
|
- Đơn vị chủ trì: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
- Đơn vị phối hợp: các Sở, ngành, địa phương.
|
2
|
Tổ chức lễ hội Nông nghiệp sạch Ninh Thuận (tổ chức từ năm
2026 trở về sau):
- Thành phố Phan Rang - Tháp Chàm là trung tâm, do khu vực
có cơ sở vật chất thuận lợi cho tổ chức lễ hội. Trung tâm huyện Ninh Phước và
làng nho Thái An huyện Ninh Hải đóng vai trò bổ trợ, trong tương lai sẽ trở
thành trung tâm chính của lễ hội.
- Các hoạt động: Ẩm thực sạch, trưng bày nông sản, du lịch
khám phá các nhà vườn, triển lãm công nghệ cao trong nông nghiệp, các hoạt
động giao lưu, công vụ, ...
|
- Đơn vị chủ trì: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
- Đơn vị phối hợp: các Sở, ngành, địa phương.
|
II
|
Xây dựng và hoàn thiện các khu, điểm du lịch, hạng mục hạ
tầng đã quy hoạch
|
- Các Chủ đầu tư là đối tượng thực hiện.
- Các Sở, ngành, địa phương thực hiện chức năng quản lý,
hỗ trợ, tháo gỡ vướng mắc, khó khăn, …
|
1
|
Khu du lịch khám phá Nam Cương
|
2
|
Công viên nghệ thuật đá và gốm
|
3
|
Công viên cát - muối Salt anh Sand
|
4
|
Công viên nước và khu du lịch sa mạc cao cấp
|
5
|
Hệ thống bãi đỗ xe nội thành Phan Rang - Tháp Chàm
|
6
|
Cải tạo, xã hội hóa Công viên biển Bình Sơn
|
7
|
Cải tạo, phát triển chợ đêm Phan Rang phục vụ du lịch và
Công viên văn hoá lịch sử Tháp Hoà Lai - điểm nhấn du lịch.
|
III
|
Các khu du lịch, hạng mục hạ tầng mới
|
|
1
|
Tên dự án, chương trình
|
|
1.1
|
Khu du lịch Vang Nho
|
|
1.2
|
Trung tâm dịch vụ du lịch làng nho Thái An
|
|
1.3
|
Bến du thuyển Ninh Chữ
|
|
1.4
|
Cảng du lịch nội địa Mỹ Sơn
|
|
1.5
|
Các điểm du lịch săn bắn bán hoang dã
|
|
1.6
|
Tuyến đường sắt du lịch Phan Rang - Trại Mát
|
|
1.7
|
Dự án phát triển tuyến xe bus kết nối Phan Rang - Cam Ranh
|
|
1.8
|
Dự án phát triển tuyến xe bus kết nối Phan Rang - Phan
Thiết
|
|
1.9
|
Dự án đồng bộ hóa giao thông công cộng thành phố Phan Rang
- Tháp Chàm: Xe bus điện thiết kế cừu, nho, trụ điện gió …
|
|
1.10
|
Dự án phát triển tuyến bus du lịch ven biển tỉnh Ninh
Thuận
|
|
1.11
|
Dự án nâng cấp cảng du lịch Vĩnh Hy
|
|
1.12
|
Đề án phát triển DLCĐ gắn với xóa đói giảm nghèo xã Ma
Nới, huyện Ninh Sơn
|
|
1.13
|
Đề án phát triển DLCĐ xã Phước Chiến, huyện Thuận Bắc
|
|
2
|
Các hoạt động
|
|
2.1
|
Xây dựng chính sách đầu tư, lựa chọn vị trí, quy mô, quy
định phát triển
|
- Đơn vị chủ trì: Sở Kế hoạch và Đầu tư.
- Đơn vị phối hợp: các Sở, ngành, địa phương.
|
2.2
|
Tổ chức hội nghị thu hút đầu tư và quy hoạch các khu du
lịch, hạng mục hạ tầng mới
|
- Đơn vị chủ trì: Sở Kế hoạch và Đầu tư.
- Đơn vị phối hợp: các Sở, ngành, địa phương.
|
2.3
|
Quy hoạch dự án, hạ tầng du lịch
|
- Đơn vị chủ trì: Sở Xây dựng.
- Đơn vị phối hợp: các Sở, ngành, địa phương.
|
ĐỀ ÁN
PHÁT
TRIỂN DU LỊCH NINH THUẬN GIAI ĐOẠN 2021-2025, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
(Kèm theo Quyết định số /QĐ-UBND ngày tháng 9 năm 2021 của UBND tỉnh)
MỤC
LỤC
MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết lập đề án
2. Căn cứ lập đề án
3. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề án
4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
lập đề án
5. Phương pháp nghiên cứu lập đề án
PHẦN I. ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG VÀ HIỆN
TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH NINH THUẬN
I. CÁC ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN DU LỊCH
TỈNH NINH THUẬN
1. Vị trí địa lý và mối liên hệ vùng
2. Điều kiện tự nhiên
3. Hiện trạng kinh tế - xã hội
4. Hiện trạng hệ thống hạ tầng
5. Tổng hợp các định hướng phát
triển du lịch từ các quy hoạch
6. Đánh giá tài nguyên phát triển du
lịch
II. PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH
1. Bối cảnh phát triển du lịch
2. Hiện trạng phát triển du lịch
3. Phân tích đánh giá tổng thể
PHẦN II. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU
LỊCH TỈNH NINH THUẬN
I. TẦM NHÌN, CHIẾN LƯỢC VÀ MỤC TIÊU
PHÁT TRIỂN
1. Căn cứ xác định, dự báo phát
triển du lịch Ninh Thuận
2. Tầm nhìn phát triển
3. Mục tiêu phát triển - số liệu dự
báo
4. Chiến lược phát triển
5. Các yêu cầu phát triển
II. BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO DU LỊCH
NINH THUẬN
1. Các bài học kinh nghiệm về định
hướng phát triển du lịch
2. Xác định thị trường du lịch theo
kế hoạch cấp quốc gia
3. Đánh giá chuyên gia về phát triển
sản phẩm du lịch
III. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN THỊ
TRƯỜNG VÀ SẢN PHẨM DU LỊCH
1. Thị trường du lịch
2. Sản phẩm du lịch
IV. ĐỊNH HƯỚNG TỔ CHỨC KHÔNG GIAN
PHÁT TRIỂN DU LỊCH
1. Cơ cấu tổ chức không gian du lịch
2. Các không gian phát triển
3. Định hướng liên kết phát triển
sản phẩm liên tỉnh, nội tỉnh
V. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CƠ SỞ VẬT
CHẤT KỸ THUẬT DU LỊCH
1. Các trung tâm dịch vụ du lịch
2. Định hướng phát triển hệ thống cơ
sở lưu trú, hệ thống dịch vụ ẩm thực
3. Định hướng phát triển hệ thống cơ
sở vui chơi giải trí, thể thao
VI. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ
TẦNG PHỤC VỤ DU LỊCH
1. Hệ thống giao thông
2. Hệ thống cấp điện, cấp nước
3. Hệ thống thoát nước và vệ sinh
môi trường
VII. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN
NGUỒN NHÂN LỰC
1. Lao động ngành
2. Giáo dục cộng đồng
VIII. ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN DU LỊCH
1. Chương trình đầu tư và vốn đầu tư
2. Danh mục các dự án ưu tiên đầu tư
3. Hiệu quả kinh tế - xã hội và môi
trường
IX. ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC
1. Dự báo các tác động chủ yếu từ
hoạt động du lịch đến môi trường
2. Các giải pháp sơ bộ
PHẦN III. GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC
HIỆN ĐỀ ÁN
I. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
1. Kế hoạch hành động đến 2030
2. Các giải pháp phát triển
II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
1. UBND tỉnh Ninh Thuận
2. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
3. Các Sở, ban ngành liên quan
4. UBND các huyện;
5. Cơ quan chuyên môn quản lý cấp
huyện
PHẦN IV. CÁC VĂN BẢN VÀ PHỤ LỤC
DANH
MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ANQP
|
An ninh Quốc phòng
|
ANTT
|
An ninh trật tự
|
CSLT
|
Cơ sở lưu trú
|
DLCĐ
|
Du lịch cộng đồng
|
ĐVTV
|
Đơn vị tư vấn
|
KDL
|
Khu du lịch
|
KDLQG
|
Khu du lịch quốc gia
|
NTB
|
Nam Trung Bộ
|
UBND
|
Ủy ban nhân dân
|
TP
|
Thành phố
|
VHTTDL
|
Văn hóa, Thể thao và Du lịch
|
VQG
|
Vườn quốc gia
|
DANH
MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1: Sơ đồ vị trí liên hệ
vùng Ninh Thuận và vị trí tỉnh trong du lịch cả nước.
Hình 2: Mối liên hệ của Ninh
Thuận với Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ
Hình 3: Bản đồ tài nguyên du
lịch tỉnh Ninh Thuận
Hình 4: Biểu đồ tăng trưởng
khách du lịch Ninh Thuận giai đoạn 2016 - 2020
Hình 5: Cơ cấu khách du lịch
tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2016 - 2020 (%)
Hình 6: Doanh thu du lịch
tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2016 - 2020 (Tỷ đồng)
Hình 7: Bản đồ hiện trạng du
lịch tỉnh Ninh Thuận
Hình 8: Sơ đồ vị trí du lịch
Ninh Thuận hiện nay trong tiến trình phát triển du lịch
Hình 9: Không gian du lịch
trung tâm tỉnh Ninh Thuận: thành phố Phan Rang – Tháp Chàm và phụ cận
Hình 10: Không gian du lịch
phía Đông Bắc: Vĩnh Hy - Bình Tiên
Hình 11: Không gian du lịch
phía Đông Nam: Cà Ná - Mũi Dinh
Hình 12: Sơ đồ phát triển
giao thông du lịch Ninh Thuận
Hình 13: Một số hình ảnh về
bãi biển ở Ninh Thuận
Hình 14: Một số hình ảnh về
Vườn quốc gia Núi Chúa
Hình 15: Một số hình ảnh về
Vườn quốc gia Phước Bình
Hình 16: Một số hình ảnh về
cảnh quan đầm, suối, thác ở Ninh Thuận
Hình 17: Một số hình ảnh về
cồn cát ở Ninh Thuận
Hình 18: Một số hình ảnh về
tháp cổ ở Ninh Thuận
Hình 19: Một số hình ảnh về
các di tích lịch sử ở Ninh Thuận
Hình 20: Một số hình ảnh về
các lễ hội truyền thống ở Ninh Thuận
Hình 21: Một số hình ảnh về
nghề truyền thống ở Ninh Thuận
Hình 22: Một số hình ảnh về
đặc sản, ẩm thực ở Ninh Thuận
DANH
MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Các chỉ tiêu xã hội,
môi trường giai đoạn 2011 - 2020 tỉnh Ninh Thuận
Bảng 2: So sánh tài nguyên
giữa Ninh Thuận với các tỉnh Nam Trung Bộ
Bảng 3: Đánh giá tổng hợp
AHP từ chuyên gia cho các loại hình du lịch tại Ninh Thuận
Bảng 4: Thống kê các định
hướng và hiện trạng phát triển du lịch Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận
Bảng 5: Lượng khách theo mục
đích du lịch tại Ninh Thuận năm 2018
Bảng 6: Thống kê lao động du
lịch trực tiếp tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2016 - 2020
Bảng 7: Thống kê số lượng cơ
sở Lưu trú tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2016 - 2020
Bảng 8: Thống kê các dự án
đầu tư tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2012 - 2020
Bảng 9: Bảng so sánh tài
nguyên vàn hiện trạng khai thác sản phẩm du lịch của Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình
Thuận
Bảng 10: Sản phẩm trọng tâm
của Việt Nam theo các thị trường xác định.
Bảng 11: Phân khúc thị
trường quốc tế, sản phẩm du lịch Việt Nam đến 2020
Bảng 12: Ma trận phát triển
sản phẩm du lịch Ninh Thuận
Bảng 13: Thị trường du lịch
quốc tế Ninh Thuận đến năm 2030
Bảng 14: Định hướng thị
trường khách du lịch nội địa Ninh Thuận đến 2030
Bảng 15: Ước tính nhu cầu sử
dụng nước của khách du lịch Ninh Thuận đến 2025
Bảng 16: Chương trình đầu tư
du lịch tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2021 - 2025
Bảng 17: Dự báo lượng chất
thải rắn phát sinh từ hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận đến 2030
Bảng 18: Dự báo lượng nước
thải phát sinh từ hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận đến năm 2030
MỞ
ĐẦU
1. Sự cần thiết lập đề án
Tỉnh Ninh Thuận thuộc vùng Duyên hải
Nam Trung Bộ, có diện tích khoảng 3.358km2 và dân số khoảng 590.467 người1.
Vùng đất này được mệnh danh “xứ sở của nắng và gió”, với vẻ đẹp đa dạng, phong
phú của thiên nhiên và con người mến khách, nơi những nét góc cạnh của dải núi
thuộc về Nam Trường Sơn được biển xanh xoa dịu, vỗ về. Bên cạnh đó, với vị trí
địa lý đặc biệt - khu vực kết thúc vòng cung duyên hải vươn ra biển của cả nước
còn mang tới đặc điểm vô cùng độc đáo - nét chấm phá riêng biệt cho Ninh Thuận:
Sa mạc Nam Cương, nơi nắng và gió tạo nên những kiệt tác nghệ thuật trên đại dương
cát bao la bất tận. Ninh Thuận trong lòng du khách từ lâu đã nổi tiếng là địa
danh dễ làm say lòng người, là địa danh đem đến nhiều khám phá và trải nghiệm
vô cùng hấp dẫn.
Hệ thống tài nguyên phục vụ phát
triển kinh tế, xã hội của tỉnh khá đa dạng, trong đó nổi bật nhất là tài nguyên
du lịch. Ninh Thuận có các vịnh, bãi tắm đẹp còn giữ nguyên vẻ đẹp hoang sơ tự
nhiên, điển hình là bãi biển Cà Ná, Ninh Chữ - 2 bãi biển lọt top 20 bãi biển
đẹp nhất Việt Nam do trang web ivivu.com bình chọn năm 20162 và khu nghỉ dưỡng Amanơi trên vịnh
Vĩnh Hy được tạp chí Forbes Life bình chọn là 1 trong 10 điểm đến hấp dẫn nhất
Việt Nam năm 20153. Bên cạnh đó, Ninh Thuận còn nổi tiếng
với văn hóa Chăm qua nghệ thuật âm nhạc, múa Chăm, cùng với các nghề truyền
thống, phong tục tập quán, các nghi lễ tín ngưỡng của người Chăm như Lễ hội Ka
tê và hệ thống di sản văn hóa - nghệ thuật các tháp Chăm cổ kính: Tháp Pôklông
Garai, làng nghề gốm truyền thống Bàu Trúc ... Vùng đất này cũng là một trong
những đại diện tiêu biểu có hệ sinh thái rừng - biển độc đáo với Vườn Quốc gia
Núi Chúa và khu bảo tồn thiên nhiên rùa biển, Vườn Quốc gia Phước Bình. Ngoài
ra, Ninh Thuận còn có những sản phẩm đặc trưng, mang thương hiệu của vùng đất
và con người: Đặc sản Nho Ninh Thuận; Lễ hội Nho và Vang Ninh Thuận.
Những đặc trưng này đã định hướng
cho Ninh Thuận tập trung vào phát triển kinh tế biển, đồng thời là tỉnh có vai
trò quan trọng trong liên kết vùng từ miền Bắc tới miền Nam, giữa Tây Nguyên với
Đông Nam Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ qua các tuyến đường sắt Bắc - Nam, Quốc lộ
1, Quốc lộ 27 và đường ven biển4. Trong những năm gần đây, Ninh Thuận đã
phát huy được các tiềm năng phát triển, kinh tế có sự chuyển biến theo hướng
tích cực, ngành du lịch cũng ngày càng khẳng định được vai trò, là ngành được
chú trọng trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm của tỉnh. Năm
2019, ngành du lịch Ninh Thuận đã đón khoảng 2,35 triệu lượt khách, mang tới
doanh thu 1.250 tỷ đồng cho nền kinh tế, đồng thời cũng thu hút đầu tư với số
vốn lên đến 23.082,2 tỷ đồng5. Đây là một trong những minh chứng cụ
thể cho vai trò của ngành du lịch với kinh tế - xã hội tỉnh Ninh Thuận.
Tuy nhiên, hiện nay Ninh Thuận chưa
phải tỉnh có ngành du lịch phát triển mạnh trong vùng Nam Trung Bộ. Con số 2,35
triệu lượt khách và doanh thu 1.250 tỷ đồng năm 2019 của Ninh Thuận thấp hơn
nhiều so với Bình Thuận - 6,4 triệu lượt khách và doanh thu 15.110 tỷ đồng6.
Du lịch Khánh Hòa, Bình Thuận ngày càng trở nên mạnh mẽ, gắn với hình ảnh của
đô thị Phan Thiết, Nha Trang …, các tài nguyên du lịch được khai thác mạnh mẽ
và chuyển hướng sang du lịch nghỉ dưỡng biển cao cấp, trải nghiệm, MICE, thể
thao biển … độc đáo. Cùng là tỉnh thuộc Nam Trung Bộ với vị trí thuận lợi, tài
nguyên du lịch phong phú và nhiều điểm độc đáo riêng biệt, đặc sắc hơn (tiêu
biểu là văn hóa Chăm, địa hình sa mạc cát, …) nhưng Ninh Thuận vẫn đang tập
trung phát triển du lịch biển theo hướng truyền thống, chưa có dấu ấn mạnh mẽ
trên thị trường du lịch trong khu vực và cả nước.
Năm 2020, sự xuất hiện của dịch
Covid-19 - dịch bệnh gây ra bởi virus Sars-CoV-2 đã khiến các quốc gia và các
ngành kinh tế bị ảnh hưởng nặng nề cũng tác động lớn tới du lịch Ninh Thuận.
Theo thống kê của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Ninh Thuận, lượng khách
năm 2020 chỉ đạt 50,6%, doanh thu đạt 76,09% so với năm 2019. Nhiều cơ sở kinh
doanh trên địa bàn tỉnh đóng cửa, số còn lại hoạt động cầm chừng tới tháng
9/2020 mới đông khách trở lại, tuy nhiên lượng khách không cao như cùng thời
điểm của 2019. Sự ảnh hưởng và những đe dọa trong hiện tại cũng như trong tương
lai của Covid-19; các yếu tố biến động tương tự đặt ra một bối cảnh phát triển
hoàn toàn mới, vừa là cơ hội vừa là thách thức cho Ninh Thuận, yêu cầu Ninh
Thuận phải có chiến lược mới đảm bảo khả năng cạnh tranh, phát huy được các
tiềm năng và chuẩn bị cho giai đoạn phát triển sau, khẳng định thương hiệu và
vai trò của du lịch Ninh Thuận trong hệ thống du lịch quốc gia.
Trước những tiềm năng, hiện trạng và
bối cảnh của thời kỳ mới, đồng thời cũng là thời điểm kết thúc thực hiện kế
hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020; thực hiện chỉ đạo của UBND
tỉnh Ninh Thuận, ngành du lịch cần đề ra những định hướng mới phù hợp với lộ
trình phát triển tiếp theo. Đây chính là một trong các nhiệm vụ cụ thể trong
năm 2020 nhằm đề xuất, xác định các trọng tâm trong chỉ đạo cấp ngành, cấp tỉnh
để đạt được mục tiêu phát triển cho năm 2020 và giai đoạn kế tiếp. Do đó, Đề án
Phát triển du lịch Ninh Thuận giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2030 cần
được thực hiện ngay, đảm bảo cho du lịch tỉnh nhanh chóng chuyển mình, góp phần
nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội của Ninh Thuận.
2. Căn cứ lập đề án
- Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày
16/01/2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi
nhọn;
- Luật Du lịch số 09/2017/QH14 ngày
19/6/2017 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, khóa XIV, kỳ
họp thứ 3;
- Luật Di sản văn hóa số
28/2001/QH10 ngày 29/6/2001 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam, khóa X, kỳ họp thứ 9;
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều
của Luật Di sản văn hóa số 32/2009/QH12 ngày 18/6/2009 của Quốc hội nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 5;
- Luật Quy hoạch số 21/2017/QH14
ngày 24/11/2017 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, kỳ họp
thứ 4;
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều
của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch số 35/2018/QH14 ngày 20/11/2018 của Quốc
hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 6;
- Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13
ngày 23/6/2014 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, khóa XIII,
kỳ họp thứ 7;
- Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày
29/11/2013 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp
thứ 6;
- Luật Đa dạng sinh học số 20/2008/QH12
ngày 13/11/2008 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, khóa XII,
kỳ họp thứ 4;
- Luật Tài nguyên, môi trường biển và
hải đảo số 82/2015/QH13 ngày 25/6/2015 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam, khóa XIII, kỳ họp thứ 9;
- Luật Lâm nghiệp số 16/2017/QH14
ngày 15/11/2017 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, khóa XIV,
kỳ họp thứ 4;
- Nghị quyết số 24/2016/QH14 ngày
08/11/2016 của Quốc hội về kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016-2020;
- Nghị quyết số 103/NQ-CP ngày
06/10/2017 của Chính phủ ban hành Chương trình Hành động của Chính phủ thực
hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành
ngành kinh tế mũi nhọn;
- Nghị quyết số 19-2018/NQ-CP ngày
15/5/2018 của Chính phủ về tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp cải thiện
môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2018 và nhưng
năm tiếp theo tập trung nhiều về phát triển du lịch;
- Nghị quyết số 115/NQ-CP ngày
31/8/2019 của Chính phủ về việc thực hiện một số cơ chế, chính sách đặc thù hỗ
trợ tỉnh Ninh Thuận phát triển kinh tế - xã hội, ổn định sản xuất, đời sống
nhân dân giai đoạn 2018 - 2023;
- Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày
14/02/2015 của Chính phủ quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi
trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường;
- Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày
14/02/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật bảo vệ
môi trường;
- Nghị định số 43/2015/NĐ-CP ngày
06/5/2015 của Chính phủ quy định lập, quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước;
- Nghị định số 40/2016/NĐ-CP ngày
15/5/2016 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật tài
nguyên, môi trường biển và hải đảo;
- Nghị định số 168/2017/NĐ-CP ngày
31/12/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch;
- Nghị định số 156/NĐ-CP ngày
16/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm
nghiệp;
- Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày
13/5/2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định
chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường;
- Quyết định số 1086/2008/QĐ-TTg
ngày 12/8/2008 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng Duyên
hải Nam Trung Bộ đến năm 2025;
- Quyết định số 2412/QĐ-TTg ngày
19/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ về Quy hoạch tổng thể bố trí quốc phòng kết
hợp phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn cả nước giai đoạn 2011 - 2020;
- Quyết định số 2350/QĐ-TTg ngày
24/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du
lịch vùng Duyên hải Nam Trung Bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
- Quyết định số 1222/QĐ-TTg ngày
22/07/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh
tế - xã hội tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020;
- Quyết định số 1685/QĐ-TTg ngày
05/12/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Cơ cấu lại ngành du lịch đáp
ứng yêu cầu phát triển thành ngành kinh tế mũi nhọn;
- Quyết định số 147/QĐ-TTg ngày
22/01/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển du lịch Việt
Nam đến năm 2030;
- Nghị quyết số 07-NQ/TU ngày
10/4/2012 của Tỉnh ủy về phát triển du lịch Ninh Thuận đến năm 2020 và tầm nhìn
năm 2030;
- Chương trình hành động số
134-CTr/TU ngày 21/6/2017 của Tỉnh ủy về hành động thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW
của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn;
- Chương trình số 232-CTr/TU ngày
24/10/2018 của Tỉnh ủy về hành động thực hiện Nghị quyết số 115/NQ-CP ngày
31/8/2018 của Chính phủ về việc thực hiện một số cơ chế, chính sách đặc thù hỗ
trợ tỉnh Ninh Thuận phát triển kinh tế - xã hội, ổn định sản xuất, đời sống
nhân dân giai đoạn 2018 - 2023;
- Thông báo số 504-TB/TU ngày
08/01/2019 của Tỉnh ủy Ninh Thuận thông báo Kết luận về rà soát, điều chỉnh Quy
hoạch phát triển dải ven biển tỉnh;
- Quyết định số 848/QĐ-UBND ngày
17/4/2013 của UBND tỉnh Ninh Thuận phê duyệt Quy hoạch phát triển dải ven biển
tỉnh Ninh Thuận;
- Quyết định số 244/QĐ-UBND ngày
02/10/2013 của UBND tỉnh Ninh Thuận phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển
ngành du lịch tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030;
- Quyết định số 292/QĐ-UBND ngày
04/9/2018 của UBND tỉnh Ninh Thuận phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Ninh
Thuận đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030;
- Quyết định số 1475/QĐ-UBND của
UBND tỉnh Ninh Thuận ngày 06/9/2018 về việc phê duyệt Điều chỉnh, bổ sung Quy
hoạch phát triển ngành Giao thông vận tải tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2011-2020,
định hướng đến năm 2030.
- Quyết định số 14/2019/QĐ-UBND về
việc ban hành Quy định một số nội dung hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng trên
địa bàn tỉnh Ninh Thuận, giai đoạn 2019-2022;
- Quyết định số 08/QĐ-UBND ngày
08/01/2020 của UBND tỉnh Ninh Thuận ban hành Kế hoạch phát triển kinh tế - xã
hội và Dự toán ngân sách Nhà nước năm 2020;
- Quyết định số 188/QĐ-UBND ngày
11/6/2020 của UBND tỉnh Ninh Thuận phê duyệt Đồ án Quy hoạch chung xây dựng Khu
du lịch ven biển phía Nam tỉnh Ninh Thuận đến năm 2035;
- Quyết định số 333/UBND-QĐ ngày
23/10/2020 của UBND tỉnh Ninh Thuận phê duyệt Đề án phát triển du lịch sinh thái
, nghỉ dưỡng, giải trí tại Vườn quốc gia Núi Chúa;
- Quyết định số 1625/QĐ-UBND ngày
17/9/2020 của UBND tỉnh Ninh Thuận phê duyệt Đề cương và dự toán kinh phí lập
Đề án phát triển du lịch tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2020 - 2025;
- Quyết định số 458/QĐ-UBND ngày
30/12/2020 của UBND tỉnh Ninh Thuận ban hành Kế hoạch phát triển kinh tế, xã
hội tỉnh Ninh Thuận 5 năm 2021 - 2025;
- Quyết định số 460/QĐ-UBND ngày
30/12/2020 của UBND tỉnh Ninh Thuận phê duyệt Đề án du lịch sinh thái, nghỉ
dưỡng, giải trí tại VQG Phước Bình, tỉnh Ninh Thuận.
- Nghị quyết số 01-NQ/ĐH ngày
29/10/2020 của Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Ninh Thuận lần thứ XIV, nhiệm kỳ
2020-2025;
- Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày
31/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về phát triển du lịch Ninh Thuận trở thành
ngành kinh tế mũi nhọn giai đoạn 2021 - 2025 và tầm nhìn đến năm 2030;
- Thông báo số 293-TB/TU ngày
31/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tổng kết Nghị quyết 07-NQ/TU và kết quả
thực hiện Chương trình hành động 134-CTr/TU; dự thảo Nghị quyết, Đề án phát
triển du lịch Ninh Thuận trở thành ngành kinh tế mũi nhọn giai đoạn 2021-2025
và tầm nhìn đến năm 2030;
- Văn bản số 73/TB-VPUB ngày
12/3/2021 của Văn phòng UBND tỉnh Ninh Thuận về Kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh
Trần Quốc Nam tại cuộc họp nghe báo cáo dự thảo Đề án Phát triển du lịch tỉnh
Ninh Thuận;
- Các văn bản pháp lý khác liên
quan.
3. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề
án
3.1. Quan điểm, mục tiêu của
đề án
- Quan điểm phát triển:
+ Phát triển du lịch thực sự trở
thành ngành kinh tế mũi nhọn và là ngành kinh tế trụ cột của tỉnh, tạo động lực
thúc đẩy sự phát triển các ngành, lĩnh vực khác.
+ Phát triển du lịch bền vững cả
chiều rộng và chiều sâu; khai thác hiệu quả các tiềm năng, lợi thế, tài nguyên
thiên nhiên gắn với bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu và tình
hình dịch bệnh, bảo đảm quốc phòng, an ninh. Phát triển sản phẩm du lịch theo
hướng tạo ra các sản phẩm mới lạ, khác biệt, đặc sắc mang nét đặc trưng riêng
của Ninh Thuận và có khả năng cạnh tranh cao.
+ Chú trọng phát triển du lịch văn
hóa, gắn phát triển du lịch với bảo tồn, phát huy giá trị di sản và bản sắc văn
hóa dân tộc; đẩy mạnh ứng dụng những thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp
4.0 và chú trọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.
+ Phát triển đồng thời du lịch quốc
tế và du lịch nội địa; tăng cường liên kết, hợp tác trong phát triển du lịch;
chú trọng liên kết ngành du lịch với các ngành, lĩnh vực khác trong chuỗi giá
trị hình thành nên sản phẩm du lịch.
+ Phát triển phù hợp với các định
hướng quy hoạch liên quan cấp quốc gia, cấp tỉnh; đồng thời thích ứng được với
các biến động trong hiện tại và tương lai.
- Mục tiêu phát triển:
+ Phát triển du lịch theo hướng toàn
diện, cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tạo động lực thúc đẩy phát triển
kinh tế-xã hội của tỉnh; có tính chuyên nghiệp; cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ
thuật phục vụ du lịch tương đối đồng bộ, hiện đại; đa dạng hóa và nâng cao chất
lượng dịch vụ du lịch; xây dựng sản phẩm du lịch mang tính đặc thù, có tính
cạnh tranh cao, có thương hiệu. Phát triển văn hóa du lịch tỉnh Ninh Thuận mang
tính đặc thù, văn minh, thân thiện, an toàn gắn với bảo tồn văn hoá truyền
thống và đa dạng sinh học. Hình thành khu du lịch quốc gia; quy hoạch rõ khu
vực phát triển du lịch chất lượng cao, du lịch phổ thông. Hướng tới hình thành
các khu du lịch có quy mô lớn, đẳng cấp cao, loại hình độc đáo với chất lượng
dịch vụ tốt nhất, có tính cạnh tranh cao. Tăng cường liên kết, kết nối với các
tuyến du lịch quốc gia và các địa phương trong khu vực. Xây dựng Ninh Thuận trở
thành điểm đến quan trọng trong chuỗi du lịch duyên hải miền Trung; phấn đấu
thu hút du khách tăng 7-8%/năm.
+ Đưa du lịch trở thành ngành mũi
nhọn trong kinh tế Ninh Thuận.
+ Khẳng định và nhấn mạnh thương
hiệu, hình ảnh của Ninh Thuận trong du lịch Việt Nam.
+ Đưa ra các định hướng phát triển
du lịch khả thi, các định hướng khai thác tài nguyên toàn diện và độc đáo; bổ
sung các sản phẩm du lịch mới lạ, hấp dẫn cho Ninh Thuận.
+ Xây dựng Ninh Thuận trở thành điểm
đến hấp dẫn trong chuỗi du lịch của cả nước, nhất là khu vực Duyên hải miền
Trung.
3.2. Nhiệm vụ
- Đánh giá tổng thể và có hệ thống
về nguồn lực phát triển du lịch tỉnh Ninh Thuận;
- Đánh giá hiện trạng phát triển du
lịch, bối cảnh phát triển, dự báo một số biến động trong tương lai có thể xảy
ra và những yếu tố ảnh hưởng đến du lịch Ninh Thuận;
- Xác định những khó khăn, thuận lợi
và cơ hội, thách thức đối với phát triển du lịch giai đoạn 2020-2030;
- Xác định những tiềm năng phát
triển mang tính đột phá và những tiềm năng thích ứng với các biến động trong
tương lai có thể xảy ra;
- Xác định quan điểm, mục tiêu, dự
báo các chỉ tiêu và luận chứng các phương án phát triển du lịch;
- Xác định rõ hệ thống sản phẩm du
lịch, đặc biệt là các sản phẩm du lịch đặc thù phù hợp với phương án phát
triển, thích ứng được với các biến động trong tương lai có thể xảy ra;
- Định hướng phát triển kết cấu hạ
tầng, cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch;
- Định hướng phát triển các khu,
điểm du lịch trong tỉnh, nhu cầu vốn đầu tư phát triển du lịch;
- Phân tích hiệu quả kinh tế - xã
hội và môi trường;
- Đánh giá môi trường chiến lược,
các giải pháp bảo vệ tài nguyên du lịch và môi trường;
- Đưa ra những giải pháp cụ thể, có
tính khả thi để thực hiện các định hướng phát triển, đảm bảo sự phát triển du
lịch Ninh Thuận bền vững.
4. Phạm vi và đối tượng
nghiên cứu lập đề án
4.1. Về không gian
Nghiên cứu trên toàn bộ không gian
của tỉnh Ninh Thuận với diện tích khoảng 3.358km2.
4.2. Về thời gian
- Các số liệu hiện trạng được phân
tích đánh giá trong giai đoạn 2016 - 2019;
- Định hướng phát triển du lịch giai
đoạn 2020 - 2030.
4.3. Về đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các hoạt
động du lịch và yếu tố tự nhiên, kinh tế, văn hóa xã hội, an ninh liên quan đến
du lịch của tỉnh Ninh Thuận.
5. Phương pháp nghiên cứu
lập đề án
Đề án Phát triển du lịch Ninh Thuận
giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2030 được xây dựng dựa trên việc sử dụng
tổng hợp các phương pháp sau:
- Phương pháp thu thập tài liệu: Lựa
chọn những tài liệu, số liệu, những thông tin có liên quan đến nội dung và đối
tượng nghiên cứu trong đề án.
- Phương pháp phân tích tổng hợp:
Phân tích, đánh giá toàn diện các nội dung, các đối tượng nghiên cứu trong đề
án.
- Phương pháp điều tra, khảo sát
thực địa: Thu thập những thông tin quan trọng cần thiết cho quá trình phân
tích, đánh giá và xử lý các tài liệu và số liệu.
- Phương pháp kế thừa: Kế thừa các
tài liệu liên quan đến đề án của các tác giả trong và ngoài nước và các số liệu
từ các quy hoạch khác liên quan.
- Phương pháp xử lý số liệu: Các số
liệu điều tra, thu thập được phân tích xử lý bằng phần mềm excel và các phần
mềm khác.
- Phương pháp dự báo, chuyên gia:
Được áp dụng để nghiên cứu một cách toàn diện các yếu tố khách quan và chủ
quan; những thuận lợi và khó khăn thách thức; những biến động trong tương lai
có thể xảy ra ... có ảnh hưởng đến việc phát triển du lịch Ninh Thuận.
- Phương pháp bản đồ: Các kết quả,
nội dung phân tích, nghiên cứu, đánh giá, tổng hợp được thể hiện một cách trực
quan các nội dung nghiên cứu.
PHẦN
I.
ĐÁNH
GIÁ TIỀM NĂNG VÀ HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH NINH THUẬN
Ninh Thuận là vùng đất có tiềm năng
du lịch phong phú, đa dạng, bao gồm những ưu đãi của thiên nhiên, của văn hóa
các dân tộc ... Các tiềm năng này mang tới những thuận lợi lớn cho ngành du
lịch - ngành được định hướng trở thành 1 trong 6 ngành kinh tế trụ cột của Ninh
Thuận7 và đóng vai trò là ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần không
nhỏ trong kinh tế, xã hội tỉnh.
I. CÁC ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN
DU LỊCH TỈNH NINH THUẬN
1. Vị trí địa lý và mối liên
hệ vùng
a. Vị trí địa lý:
Ninh Thuận nằm trong vành đai nhiệt
đới của địa cầu, có tọa độ địa lý từ 11º18'14" đến 12º09'15" vĩ độ
Bắc, 108º09'08" đến 109º14'25" kinh độ Ðông, thiên nhiên mang đặc
điểm của vùng nhiệt đới. Bên cạnh đó, Ninh Thuận còn là tỉnh thuộc đồng bằng
ven biển Nam Trung Bộ - nơi chuyển tiếp giữa Tây Nguyên và biển Đông với đặc
điểm nhỏ hẹp, là nơi các mạch núi Nam Trường Sơn lan ra sát biển, mang tới
những đặc điểm độc đáo về địa hình, khí hậu, … Ninh Thuận tiếp giáp với các
tỉnh Khánh Hòa ở phía Bắc; tỉnh Bình Thuận ở phía Nam; tỉnh Lâm Đồng ở phía
Tây; phía Đông của Ninh Thuận được bao bọc bởi 105km đường biển.
b. Mối liên hệ vùng:
Các mối liên hệ vùng được thiết lập
chủ yếu qua hệ thống giao thông kết nối. Ninh Thuận là tỉnh có nhiều thuận lợi
về giao thông, điển hình là các quốc lộ 1, quốc lộ 27, 27B; đường sắt Thống
Nhất và đường biển khu vực. Cụ thể như sau:
- Mối liên hệ về du lịch:
+ Ninh Thuận là tỉnh phát triển du
lịch biển, có thể kết nối thuận lợi với các khu vực phát triển du lịch trọng
điểm của cả nước như Hà Nội, Đà Nẵng, Nha Trang, Phan Thiết, Đà Lạt hay thành
phố Hồ Chí Minh.
+ Ninh Thuận thuộc tiểu vùng du lịch
phía Nam của Nam Trung Bộ, tiếp cận dễ dàng với các đầu mối giao thông du lịch
quan trọng: Cách sân bay quốc tế và cảng biển quốc tế Cam Ranh 70km, dự án sân
bay Phan Thiết 100km, …
+ Các Khu du lịch quốc gia và Khu
vực tiềm năng phát triển Khu du lịch quốc gia như Đankia, Mũi Né, Bắc Cam Ranh,
… cũng có khoảng cách gần với Ninh Thuận, tạo điều kiện phát triển các tour du
lịch liên vùng.
+ Ninh Thuận nằm trong tứ giác du
lịch Thành phố Hồ Chí Minh - Đà Lạt - Nha Trang - Phan Thiết; tam giác du lịch
Đà Lạt - Nha Trang - Phan Thiết. Đây là điều kiện thuận lợi để thu hút nguồn
khách từ các điểm này . Đặc biệt, khi Dự án đường cao tốc Nha Trang - Phan
Thiết đi qua Ninh Thuận hoàn thành, mối liên hệ này sẽ tiếp tục được củng cố,
phát triển, Ninh Thuận có thêm nhiều lợi thế kết nối với thị trường khách lớn
nhất cả nước là TP.HCM và Đông Nam Bộ.
Hình 1: Sơ đồ vị trí liên hệ
vùng Ninh Thuận và vị trí tỉnh trong du lịch cả nước.
- Mối liên hệ về kinh tế, xã hội
khác:
+ Tuy không nằm trong vùng kinh tế
trọng điểm của Nam Trung Bộ nhưng Ninh Thuận cũng là địa bàn sản xuất nông
nghiệp và phát triển kinh tế biển quan trọng của Nam Trung Bộ, dễ dàng kết nối
với khu vực qua giao thông đường bộ, đường biển và đường sắt.
+ Ninh Thuận và các tỉnh Nam Trung
Bộ được coi là “cửa ngõ ra biển” của Tây Nguyên, đặc biệt là với Lâm Đồng. Do
đó, các mối quan hệ bổ trợ về kinh tế giữa Tây Nguyên và Ninh Thuận ngày càng
được củng cố, điển hình là liên kết cung ứng và tiêu thụ sản phẩm nông - lâm -
ngư nghiệp, năng lượng, công nghiệp, …
+ Ninh Thuận cũng là địa bàn cung
ứng sản phẩm cho khu vực Đông Nam Bộ - khu vực phát triển kinh tế năng động
nhất cả nước. Các sản phẩm tiêu biểu là nông nghiệp và du lịch.
Hình 2: Mối liên hệ của Ninh
Thuận với Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ
- Đánh giá: Ninh Thuận có lợi thế
lớn trong liên kết phát triển kinh tế nói chung và du lịch nói riêng: Lợi thế
đón các nguồn khách trực tiếp từ đầu mối giao thông chính, cơ hội liên kết phát
triển tour, tuyến du lịch với các địa bàn du lịch trọng điểm cả nước như Đà
Lạt, Nha Trang, Phan Thiết,.... Tuy nhiên, mối liên hệ này cũng mang tới nhiều
thách thức không nhỏ trong việc cạnh tranh với những điểm du lịch nổi tiếng để
giữ chân du khách.
2. Điều kiện tự nhiên
2.1. Địa hình
Tỉnh Ninh Thuận được bao bọc bởi 3
mặt núi, với 3 dạng địa hình chính là núi, đồi gò bán sơn địa và đồng bằng ven
biển, không có đảo ven bờ. Hệ thống núi chiếm 63,2%, chủ yếu là núi trung bình
và núi thấp. Đồi gò bán sơn địa chiếm 14,4% và đồng bằng ven biển chiếm 22,4%
diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Khu vực ven biển chủ yếu là các vách đá, bãi rạn,
ít bãi cát, địa hình tương đối cao. Thềm lục địa ngắn và dốc, đường đẳng sâu
50m nằm gần bờ. Ninh Thuận còn có đặc trưng nổi bật về địa hình các cồn cát gắn
với hệ sinh thái “sa thảo”, bán hoang mạc khu vực ven biển phía Nam, thuộc
huyện Thuận Nam và Ninh Phước. Địa hình đa dạng, đặc biệt là địa hình ven biển
làm xuất hiện nhiều cảnh quan hấp dẫn, tạo điều kiện phát triển du lịch.
2.2. Khí hậu, thủy văn
a. Khí hậu:
- Hai đặc trưng nổi bật của khí hậu
Ninh Thuận là nắng và gió. Ninh Thuận quanh năm ấm áp, nhiệt độ trung bình năm
từ 26ºC - 27ºC, nhiều nắng ấm. Năng lượng bức xạ của Ninh Thuận rất cao, trung
bình đạt 160 Kcl/cm² diện tích, tổng lượng nhiệt năm từ 9.500ºC đến 10.000ºC.
Do đó, Ninh Thuận có điều kiện phát triển năng lượng tái tạo và mùa du lịch có
thể kéo dài quanh năm. Khí hậu này được du khách Đông Âu rất ưa thích.
- Ninh Thuận có lượng mưa ít nhất cả
nước, mùa mưa kéo dài từ tháng 9 tới tháng 11. Lượng mưa trung bình từ 700 -
800mm/năm, riêng khu vực đồi núi phía Tây giáp Lâm Đồng có thể trên 1.100mm.
Nhiều khu vực của Ninh Thuận như Ninh Sơn, Bác Ái xảy ra hiện tượng thiếu nước,
hạn hán, ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống và sản xuất, làm hạn chế phát
triển du lịch sinh thái hồ phía Tây do các hồ này thường ít nước vào mùa khô.
b. Thủy văn:
Mạng lưới thủy văn là hệ quả của địa
hình và khí hậu. Với đặc trưng khí hậu ít mưa, địa hình ngắn dốc, mạng lưới
thủy văn của Ninh Thuận cũng ít phong phú. Nguồn nước ở Ninh Thuận tập trung
chủ yếu ở khu vực phía Bắc và trung tâm tỉnh, ít nước ngầm. Hệ thống sông ngòi
chủ yếu: Sông Dinh hay còn được gọi là sông Cái Phan Rang, với phụ lưu chính là
sông Pha và 1 số sông, suối nhỏ khác. Hiện nay, tỉnh Ninh Thuận đã có nhiều hồ
chứa, kênh dẫn nhân tạo phục vụ sản xuất nông nghiệp và thủy điện, điển hình là
các hồ Sông Sắt, Sông Trâu, kênh Bắc và kênh Nam … Tuy nhiên, các hồ lớn như hồ
Sông Sắt thường có mực nước cao nhất chỉ chiếm 2/3 trữ lượng thiết kế, vào mùa
hạn cũng thường xuyên thiếu nước, cạn đáy. Đây là 1 trong những hạn chế cho
phát triển du lịch sinh thái sông, hồ của Ninh Thuận.
2.3. Tài nguyên
- Tài nguyên đất: Tổng diện tích tự
nhiên của Ninh Thuận là 3.358 km2, trong đó đất dùng vào sản xuất nông nghiệp chiếm khoảng
25%, đất lâm nghiệp chiếm khoảng 56%, đất chuyên dùng chiếm khoảng 6%, đất ở
chỉ chiếm 1,5%, còn lại là đất trống chưa sử dụng, sông suối và núi đá. Các khu
vực ven biển, khu vực có tiềm năng du lịch hiện tại phần lớn thuộc về rừng
phòng hộ, rừng đặc dụng, yêu cầu nhiều thủ tục phức tạp khi chuyển đổi sang mục
đích du lịch.
- Tài nguyên sinh vật: Ninh Thuận có
tài nguyên sinh vật đa dạng, bao gồm các hệ sinh thái rừng ẩm nhiệt đới phía
Tây Nam, hệ sinh thái rừng nửa khô hạn (rừng khộp) phía Bắc, hệ sinh thái san
hô vịnh Vĩnh Hy, … Thành phần động thực vật khá phong phú, đặc biệt có một số
loài rùa biển đặc biệt quý hiếm. Ninh Thuận cũng là ngư trường lớn của cả nước
với nguồn lợi hải sản từ vùng nước trồi ven bờ, ước tính có trên 500 loài hải
sản. Hiện nay, hoạt động nông nghiệp cũng mang lại nhiều độc đáo như các vùng
sinh thái nho, vùng chăn nuôi cừu, …
- Tài nguyên khoáng sản: Ninh Thuận
có các mỏ, điểm khoáng sản Wonfram, Molipđen, thiếc, titan tại khu vực ven biển
với trữ lượng nhiều triệu tấn; có thạch anh tinh thể, đá granite, cát thủy
tinh, sét, gốm… Đặc biệt, nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng có đá granite
với tổng trữ lượng rất lớn: Khoảng 850 triệu m3, cát kết vôi trữ lượng khoảng 1,5
triệu m3; đá vôi san hô tập trung
vùng ven biển trữ lượng khoảng 2,5 triệu tấn; … Các quy hoạch khai thác khoáng
sản và phát triển du lịch tại vùng ven biển do đó có thể phát sinh những chồng
chéo, ảnh hưởng đến các dự án cụ thể sau này.
3. Hiện trạng kinh tế - xã
hội
3.1. Kinh tế
Kinh tế tỉnh Ninh Thuận trong giai
đoạn 2011 - 2020 liên tục phát triển. Tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2016
- 2020 của Ninh Thuận đạt 10,9%, cao hơn tốc độ trung bình của toàn miền Trung
(9%), thuộc nhóm 4 tỉnh có mức tăng trưởng lớn8. Cơ cấu kinh tế có xu
hướng ổn định, so với giai đoạn 2011-2015 không có sự chênh lệch lớn, ngành
thương mại - dịch vụ chiếm tỷ trọng cao nhất với 39,8%.
Những thành tựu kinh tế nổi bật phải
kể đến là sản xuất năng lượng tái tạo (điện gió, điện mặt trời). Đặc biệt,
ngoài các nhà máy điện, nhân dân Ninh Thuận cũng góp phần lớn vào sản xuất điện
năng, với các mô hình pin mặt trời áp mái đấu nối với các nhà máy điện. Có thể
coi Ninh Thuận hiện nay là vùng đất của năng lượng mặt trời. Ngoài ra, Ninh
Thuận cũng đã hình thành các vùng sản xuất nho, hành, tỏi, măng tây xanh ở
huyện Ninh Hải; sản xuất nho, táo ở huyện Ninh Phước và thành phố Phan Rang -
Tháp Chàm; chăn nuôi dê, cừu ở các huyện Ninh Hải, Thuận Nam, Ninh Phước, Thuận
Bắc; trồng rau màu ở huyện Ninh Phước; trái cây đặc sản Lâm Sơn ở huyện Ninh
Sơn, … Ngành du lịch trong thời gian qua cũng có nhiều thành tựu, được phân
tích cụ thể ở phần sau.
3.2. Xã hội, môi trường
Sự phát triển kinh tế nâng cao chất
lượng cuộc sống, góp phần cải thiện xã hội. Giai đoạn 2011- 2020 của Ninh Thuận
cũng đánh dấu những tiến bộ lớn, như: Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giảm còn
1,12%, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 60,17%, … Công tác bảo vệ rừng và giữ gìn
vệ sinh môi trường cũng được thực hiện tốt.
Bảng 1: Các chỉ tiêu xã hội,
môi trường giai đoạn 2011 - 2020 tỉnh Ninh Thuận
STT
|
Lĩnh vực
|
Kết quả giai đoạn 2011-2015
|
Kết quả giai đoạn 2016 - 2020
|
I
|
Xã hội
|
|
|
1
|
Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên
(%)
|
1,15
|
1,12
|
2
|
Tỷ lệ lao động qua đào tạo
(%)
|
50,4
|
60,17
|
3
|
Giải quyết việc làm mới
(người)
|
79.000
|
83.796
|
4
|
Tỷ lệ thôn, khu phố đạt
chuẩn văn hóa (%)
|
68,2
|
90
|
5
|
Tỷ lệ cơ quan đơn vị đạt
chuẩn văn hóa (%)
|
98
|
100
|
II
|
Môi trường
|
|
|
1
|
Tỷ lệ che phủ rừng (%)
|
45
|
46,8
|
2
|
Tỷ lệ dân cư nông thôn
được cấp nước sạch hợp vệ sinh (%)
|
87
|
95
|
3
|
Tỷ lệ thu gom rác thải đô
thị (%)
|
94
|
97,4
|
Nguồn
số liệu: UBND tỉnh Ninh Thuận.
4. Hiện trạng hệ thống hạ
tầng
4.1. Giao thông vận tải
Hệ thống giao thông của Ninh Thuận
tương đối đầy đủ và chất lượng, bao gồm các loại hình giao thông chính: Đường
bộ, đường sắt, đường biển.
- Đường bộ:
+ Hệ thống đường quốc lộ: Bao gồm
Quốc lộ 1 kết nối Bắc Nam, Quốc lộ 27, 27B kết nối với Tây Nguyên thường xuyên
được duy tu, sửa chữa, thực hiện đúng lộ trình các quy hoạch quốc gia và vùng,
tỉnh.
+ Đường cao tốc mới: Ninh Thuận
trong tương lai gần sẽ có tuyến cao tốc Phan Thiết - Nha Trang chạy qua, kết
nối với cao tốc Long Thành - Dầu Giây của Đông Nam Bộ.
+ Hệ thống đường tỉnh lộ, đô thị,
đường huyện, … đảm bảo 100% tuyến đường bảo đảm cho xe về đến trung tâm hành
chính các xã từ đồng bằng đến miền núi; đảm bảo di chuyển thuận lợi tới mọi khu
vực phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh. Tuyến đường ven biển DT702 - 1 phần
của tuyến đường du lịch ven biển đi qua Ninh Thuận hiện là tuyến đường du lịch
được đánh giá cao, đem đến cho du khách nhiều trải nghiệm hấp dẫn.
- Đường sắt Thống Nhất qua Ninh
Thuận có ga hành khách Tháp Chàm, trong tương lai khi các chuyến tàu du lịch
đường sắt trở nên phổ biến, Ninh Thuận sẽ có nhiều thuận lợi trong thu hút du
khách.
- Đường biển: Ninh Thuận có đường bờ
biển dài, tuy nhiên hệ thống cảng biển ít, chủ yếu là các cảng nội địa, cảng
cá, đặc biệt Ninh Thuận đang xây dựng cảng tổng hợp Cà Ná, trong tương lai gần
sẽ trở thành cảng có chức năng đón khách, góp phần phát triển du lịch tỉnh.
Riêng khu vực Vĩnh Hy hiện có 3 bến thủy nội địa phục vụ du lịch: 1 bến của
Vườn quốc gia Núi Chúa; 01 bến của Công ty Phát Hoàng Long; 01 bến của Công ty
TNHH du lịch Vĩnh Hy Dicovery phục vụ cho việc neo đậu tàu thuyền (tàu đáy
kính, tàu tuần tra, tàu cá, …) và phục vụ khách du lịch tham quan vịnh Vĩnh Hy.
- Hệ thống giao thông công cộng trên
địa bàn tỉnh, kết nối các huyện với Thành phố Phan Rang - Tháp Chàm cũng được
đầu tư, phát triển. Hiện tỉnh có 6 tuyến xe bus, bao gồm tuyến Phan Rang - Sông
Pha; Phan Rang - Thuận Bắc; Phan Rang - Vĩnh Hy; Phan Rang - Cà Ná; Phan Rang -
Phước Dinh và tuyến xe nội thành thành phố Phan Rang. Tuy nhiên, tần suất và số
lượng các xe công cộng còn ít, chủ yếu phục vụ nhân dân, khách du lịch ít sử
dụng. Chất lượng các xe bus này cũng đang dần xuống cấp, cần được chú ý khắc
phục để đảm bảo phục vụ du khách.
- Ninh Thuận chưa có sân bay dân
dụng, sân bay Thành Sơn hiện nay là sân bay quân sự và chưa có các tuyến giao
thông công cộng kết nối trực tiếp với sân bay Cam Ranh. Khoảng cách gần từ Ninh
Thuận tới sân bay quốc tế Cam Ranh (70km về phía Bắc) và dự án sân bay Phan
Thiết (100km về phía Nam) qua quốc lộ 1 là điều kiện thuận lợi để liên kết phát
triển du lịch, khắc phục hạn chế về sân bay và tiết kiệm vốn đầu tư, các thủ
tục phức tạp trong đề xuất xin chủ trương, … về sân bay.
4.2. Cấp điện và thông tin
liên lạc
- Về cấp điện:
+ Tính đến ngày 01/01/2020, Ninh
Thuận có 1.302,1 km đường dây trung áp; 1.147,2 km đường dây hạ áp; 224,048 km
đường dây 110kV; 2.774 trạm biến áp phân phối, với tổng dung lượng là 510.241
kVA và 19 trạm biến áp 110kV, với tổng dung lượng 902MVA.
+ Số xã, phường có điện trong toàn
tỉnh là 65/65 đạt tỷ lệ 100%, số thôn, khu phố có điện là 403/403 đạt tỷ lệ
100%, tỷ lệ số hộ dân có điện đạt 99,98% (trong đó số hộ dân nông thôn/miền núi
có điện đạt tỷ lệ 99,97%) …
- Về thông tin liên lạc: Hiện nay,
100% địa phương, bao gồm cả vùng núi trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận đều được phủ
sóng điện thoại, Internet và truyền hình như truyền hình mặt đất, K+, … Thông
tin liên lạc được đảm bảo liên tục, không bị gián đoạn, phục vụ 100% nhu cầu
của dân cư và du khách.
4.3. Cấp nước sạch, thoát
nước thải và vệ sinh môi trường
- Cấp nước sạch: Hiện nay 100% dân
cư đô thị và 95% dân cư nông thôn được sử dụng nước sạch. Tuy nhiên, do có mùa
khô kéo dài và nguồn nước ít phong phú, một số địa bàn có xảy ra tình trạng
thiếu nước, phải giải quyết bằng các biện pháp cấp nước sinh hoạt khẩn cấp.
Nước cấp cho các hoạt động du lịch hiện nay chưa xuất hiện tình trạng gián đoạn
hay ảnh hưởng chất lượng.
- Thoát nước thải và vệ sinh môi
trường: Tại các đô thị, vấn đề thoát nước thải và vệ sinh môi trường được kiểm
soát tốt, không gây ảnh hưởng xấu tới du khách. Các khách sạn, nhà nghỉ phần
lớn nằm ven biển, điều kiện thoát nước tốt, chưa xảy ra tình trạng ngập úng.
5. Tổng hợp các định hướng
phát triển du lịch từ các quy hoạch
a. Quy hoạch tổng thể phát triển
kinh tế, xã hội tỉnh Ninh Thuận
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh
tế, xã hội tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại
Quyết định số 1222/QĐ-TTg ngày 22 tháng 07 năm 2011. Quy hoạch xác định du lịch
là 1 trong 6 nhóm ngành ưu tiên phát triển, gồm: Năng lượng, du lịch, nông lâm,
thủy sản, sản xuất chế biến và 2 nhóm ngành phụ trợ là giáo dục - đào tạo, xây
dựng và kinh doanh bất động sản. Du lịch được định hướng phát triển như sau:
- Phát triển du lịch toàn diện dựa
trên tiềm năng và lợi thế du lịch của tỉnh, bao gồm: Du lịch biển, du lịch sinh
thái, du lịch văn hóa; từng bước hình thành khu du lịch trọng điểm của cả nước
và khu vực Đông Nam Á với các loại hình du lịch đặc biệt có tính cạnh tranh
cao, sản phẩm du lịch đa dạng, chất lượng dịch vụ tốt nhất.
- Mục tiêu đến năm 2020 ngành du
lịch đóng góp 12% GDP và giải quyết 13% lao động của toàn tỉnh; đến năm 2015
đón khoảng 1,3 - 1,4 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế chiếm khoảng 14 -
15%; đến năm 2020 đón 2,5 - 3 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế chiếm
khoảng 19 - 20%.
b. Quy hoạch vùng tỉnh Ninh Thuận
Quy hoạch vùng tỉnh Ninh Thuận đến
năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 được UBND tỉnh Ninh Thuận phê duyệt tại Quyết
định số 292/QĐ-UBND ngày 04/9/2018. Quy hoạch vùng tỉnh tiếp tục nhấn mạnh vai
trò của du lịch - 1 trong 3 nhóm ngành trụ cột của Ninh Thuận. Các định hướng
phát triển đô thị phần lớn đều gắn với du lịch, điển hình là Phan Rang - Tháp
Chàm.
c. Quy hoạch phát triển du lịch vùng
Nam Trung Bộ
Quy hoạch phát triển du lịch vùng
Nam Trung Bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt tại Quyết định số 2350/QĐ-TTg ngày 24 tháng 12 năm 2014. Trong đó, Ninh
Thuận thuộc tiểu vùng du lịch phía Nam, với hướng khai thác sản phẩm du lịch
đặc trưng, gồm: nghỉ dưỡng biển - đảo; du lịch văn hóa gắn với các giá trị văn
hóa Chăm Pa, văn hóa các dân tộc phía Đông dãy Trường Sơn; sinh thái nông
nghiệp, nông thôn; lễ hội, tâm linh... Quy hoạch này cũng xác định Khu du lịch
Ninh Chữ của Ninh Thuận là 1 trong 9 khu vực có tiềm năng phát triển thành Khu
du lịch quốc gia. Gần đây, Nghị quyết số 115/NQ-CP ngày 31/8/2019 của Chính phủ
về việc thực hiện một số cơ chế, chính sách đặc thù hỗ trợ tỉnh Ninh Thuận phát
triển kinh tế - xã hội, ổn định sản xuất, đời sống nhân dân giai đoạn 2018 -
2023 đã bổ sung khu vực Bình Tiên - Vĩnh Hy và Mũi Dinh - Cà Ná vào khu vực này
cho Ninh Thuận.
d. Quy hoạch phát triển du lịch tỉnh
Ninh Thuận
Quy hoạch tổng thể phát triển ngành
du lịch tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 được UBND tỉnh
Ninh Thuận phê duyệt tại Quyết định số 244/QĐ-UBND ngày 02 tháng 10 năm 2013.
Các định hướng chính của du lịch Ninh Thuận như sau:
- Sản phẩm du lịch:
+ Du lịch biển: Là loại hình du lịch
đặc thù, sản phẩm mang tính chiến lược. Tập trung phát triển ở các khu vực có
tiềm năng lớn như Ninh Chữ - Bình Sơn, Vĩnh Hy, Cà Ná, Bình Tiên, Mũi Dinh,...;
+ Du lịch văn hóa lịch sử: Là loại
hình du lịch đặc thù trên cơ sở khai thác các giá trị văn hóa lịch sử, đặc biệt
là văn hóa dân tộc Chăm. Các sản phẩm du lịch chính bao gồm: du lịch hành trình
văn hóa Chăm; du lịch lễ hội; tham quan di tích lịch sử văn hóa, di tích cách
mạng;
+ Du lịch sinh thái: Bao gồm du lịch
sinh thái gắn với biển; du lịch sinh thái nông nghiệp; du lịch tham quan các
cảnh quan tự nhiên;
+ Du lịch mạo hiểm: Khai thác các
khu vực có những yếu tố nổi bật về địa hình đặc biệt tập trung trong khu vực
vườn quốc gia Phước Bình, vườn quốc gia Núi Chúa, đèo Ngoạn Mục, thác Sakai,
đồi cát Nam Cương,... Các loại hình sản phẩm chính gồm: du lịch leo núi; du
lịch chèo thuyền Kayak vượt thác; du lịch lặn biển; du lịch khám phá vùng đồi
cát;
+ Du lịch dịch vụ cao cấp: Du lịch
thuyền buồm; du lịch thể thao cao cấp (golf); các dịch vụ vui chơi giải trí cao
cấp;
+ Du lịch mua sắm, giải trí gắn với
thành phố Phan Rang - Tháp Chàm với các sản phẩm chính: Khu trung tâm mua sắm,
giải trí công cộng, ...
+ Các sản phẩm du lịch mang tính bổ
trợ: Du lịch gắn với sự kiện; du lịch làng nghề, homestay, MICE; du lịch đô
thị; du lịch ẩm thực....
- Định hướng phát triển không gian:
+ Không gian phía Đông Bắc gắn với
các sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng biển; du lịch sinh thái; du lịch thể thao cao cấp
(sân golf Ma trai, sân golf Bình Tiên); du lịch năng lượng,... Khu, điểm du
lịch nổi bật gồm: vịnh Vĩnh Hy; suối Lồ ồ; suối Kiền Kiền; hồ Treo; bãi biển
Bình Tiên, bãi Thùng, bãi Đá Vách; rạn san hô biển; bãi rùa vàng Thái An;...
+ Không gian trung tâm gắn với sản
phẩm du lịch đô thị; du lịch biển; du lịch văn hóa; du lịch sinh thái Nông
nghiệp,... Khu, điểm du lịch nổi bật gồm: tháp Pô Klông Garai; bãi biển Bình
Sơn.
+ Không gian phía Nam gắn với sản
phẩm du lịch biển; du lịch tham quan, tìm hiểu văn hóa làng nghề; du lịch năng
lượng; du lịch khám phá đồi cát; du lịch thể thao mạo hiểm,... Khu, điểm du
lịch nổi bật gồm: Hệ thống các bãi biển; cồn cát Nam Cương; Phước Dinh; Tuấn
Tú; Hải đăng Mũi Dinh; Trại Phong điện; Nhà máy điện hạt nhân.
+ Không gian phía Tây Bắc gắn với
các sản phẩm du lịch sinh thái; du lịch tham quan kết hợp nghỉ dưỡng sinh thái;
du lịch nghỉ ngơi giải trí, leo núi, thể thao; du lịch văn hóa; du lịch cuối
tuần,... Khu, điểm du lịch nổi bật gồm: vườn quốc gia Phước Bình; thác Chapơr;
suối Thương, thác Tiên, thác Sakai, đèo Ngoạn Mục....
e. Đánh giá
Như vậy, có thể đưa ra các nhận xét
về các định hướng quy hoạch các cấp dành cho Ninh Thuận như sau:
- Trong các Quy hoạch cấp vùng, Ninh
Thuận chưa phải là địa bàn du lịch trọng điểm, được định hướng phát triển gắn
với hệ thống các tài nguyên chung của Nam Trung Bộ.
- Các quy hoạch cấp tỉnh chủ yếu
triển khai chi tiết các định hướng từ quy hoạch vùng, hệ thống sản phẩm du lịch
chưa có nhiều khác biệt so với các tỉnh khác thuộc Nam Trung Bộ. Các sản phẩm
này còn đơn giản, chưa có nhiều độc đáo.
6. Đánh giá tài nguyên phát
triển du lịch
6.1. Đặc điểm chung của tài
nguyên du lịch tỉnh Ninh Thuận
Nội dung này khái quát chung
về tài nguyên du lịch của Ninh Thuận. Mô tả chi tiết và hình ảnh minh họa các
điểm tài nguyên được thực hiện tại Phụ lục của Đề án.
a. Tài nguyên du lịch tự nhiên
Ninh Thuận mang đặc điểm chung của
vùng Nam Trung Bộ, nổi trội với đường bờ biển dài 105km, nước trong và các mạch
núi Nam Trường Sơn lan ra sát biển, tạo nên khung cảnh kỳ thú và tươi đẹp. Bên
cạnh đó, Ninh Thuận còn có những ưu đãi riêng biệt từ thiên nhiên với hệ động
thực vật phong phú của VQG Núi Chúa, Phước Bình, đặc biệt là Khu bảo tồn rùa
biển rất độc đáo. Ninh Thuận cũng có hệ thống các hồ tự nhiên và nhân tạo, các
suối, thác cảnh quan đẹp nhiều giá trị khai thác du lịch sinh thái. Ngoài ra,
nắng gió Ninh Thuận - những yếu tố được đánh giá là bất lợi cũng mang tới cho
tỉnh nhiều hấp dẫn, đó là hệ sinh thái sa thảo trên các cồn cát ven biển Ninh
Phước, Thuận Nam, tạo nên hình ảnh đặc trưng, đại diện “có một không hai” trên
phạm vi cả nước. Các tài nguyên này tạo điều kiện phát triển du lịch biển, du
lịch sinh thái, đặc biệt có tiềm năng đa dạng hóa với các nhóm sản phẩm mới độc
đáo, khác biệt, sẽ được trình bày chi tiết ở các phần sau.
Các điểm tài nguyên tiêu biểu gồm:
Hệ thống các bãi tắm, vịnh, bãi rạn ven bờ, nổi bật là Bình Tiên, Vĩnh Hy, Ninh
Chữ, Cà Ná, …; Hệ thống các thác, hồ tự nhiên như Đầm Nại, thác Tiên, thác
Chapơr, Sakai, … - Tham khảo tại Phụ lục 1.
b. Tài nguyên du lịch văn hóa
Bên cạnh những tài nguyên tự nhiên,
Ninh Thuận còn có những độc đáo khác về văn hóa, di sản. Là một trong những địa
bàn sinh sống của người Việt cổ, lịch sử phát triển của Ninh Thuận đã kéo dài
từ thời kỳ đồ đá, đồ sắt thuộc nền văn minh Sa Huỳnh cho tới ngày nay. Theo
thống kê của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, tỉnh Ninh Thuận có 02 di tích
quốc gia đặc biệt, 17 di tích quốc gia và 45 di tích cấp tỉnh được xếp hạng, là
tiềm năng phong phú cho phát triển du lịch văn hóa. Tỉnh gìn giữ được nhiều di
sản quý báu của nền văn hoá Chăm, điển hình là dân ca và nghệ thuật múa, nghề
dệt thổ cẩm, nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc, thể hiện qua hệ thống di tích
tháp Pô Krong Garai và các làng nghề Bàu Trúc, Mỹ Nghiệp, các làng văn hóa Chăm
tại Ninh Phước, Ninh Hải. Văn hóa đồng bào dân tộc Raglai với các hấp dẫn khác
lạ trong nghệ thuật biểu diễn và ẩm thực, được ca ngợi trong ca khúc “giấc mơ
Chapi” của nhạc sĩ Trần Tiến cũng đang hình thành những làng du lịch cộng đồng
tại Phước Bình, Bác Ái, rất thu hút du khách từ mọi miền đất nước. Ninh Thuận
còn nổi tiếng là vùng có nghề muối nổi tiếng cả nước tại Cà Ná và Đầm Vua, hiện
nay đang được nhiều khách du lịch quan tâm. Các tài nguyên văn hóa có tiềm năng
phát triển DLCĐ (du lịch cộng đồng), du lịch văn hóa - di sản Chăm và các lễ
hội văn hóa - dân tộc độc đáo khác.
c. Các tài nguyên du lịch từ hoạt
động kinh tế
Sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế
hiện nay cũng đem đến cho Ninh Thuận những tài nguyên phát triển du lịch mới,
điển hình là nghề trồng nho - gắn với thương hiệu Nho Ninh Thuận không nơi nào
có được. Nho được trồng ở nhiều nơi, điển hình nhất là làng nho Thái An - địa
điểm du lịch nông nghiệp, khám phá hấp dẫn, được đánh giá là 1 trong những điểm
đến không thể bỏ qua của Ninh Thuận. Các cánh đồng điện gió gắn với năng lượng
tái tạo cũng góp phần không nhỏ trong việc tạo cảnh quan, cung cấp cho du khách
những trải nghiệm mới hấp dẫn, độc đáo. Lễ hội Nho và Vang Ninh Thuận được tổ
chức hàng năm trong khoảng thời gian từ tháng 7 đến tháng 10 là 1 trong những
lễ hội đặc sắc, vừa có giá trị trong xúc tiến phát triển nông nghiệp, thương
mại, vừa góp phần giới thiệu văn hóa địa phương tới du khách trong và ngoài
nước. Ngoài ra, Ninh Thuận còn có các hoạt động kinh tế có khả năng khai thác du
lịch như chăn nuôi cừu tại An Hòa, Ninh Hải hay các cánh đồng muối Cà Ná, muối
Đầm Vua, …
d. Đánh giá chung
Ninh Thuận có nhiều tài nguyên du
lịch, trong đó có những giá trị nổi bật, có khả năng phát triển thành các sản
phẩm du lịch hấp dẫn và sức cạnh tranh lớn trong tiểu vùng Nam Trung Bộ như
sau:
- Khí hậu độc đáo ở Việt Nam - khô
hạn - bán sa mạc. Có thể kết hợp thêm với những đặc trưng “muối”, “cát”.
- Văn hóa Chăm đậm đặc, sống động
nhất Việt Nam.
- Những sản phẩm nông nghiệp có
thương hiệu nổi tiếng: Nho, Cừu…
- Một trong 3 địa điểm có thể xem
Rùa đẻ trứng ở Việt Nam (cùng với Bái Tử Long của miền Bắc và Côn Đảo của miền
Nam).
Hình 3: Bản đồ tài nguyên du
lịch tỉnh Ninh Thuận
6.2. Đánh giá tài nguyên du
lịch Ninh Thuận
6.2.1. Tài nguyên du lịch tỉnh
Ninh Thuận trong hệ thống tài nguyên của Nam
Trung Bộ
Ninh Thuận có nhiều tiềm năng phát
triển du lịch, tuy nhiên có ít yếu tố nổi bật, khác biệt so với các tỉnh Nam
Trung Bộ. Những yếu tố chung mang tính đặc trưng của vùng: Bao gồm tài nguyên
biển và văn hóa Chăm. Tuy nhiên, tài nguyên biển của Ninh Thuận có phần ít
phong phú hơn các tỉnh khác, với đường bờ biển chủ yếu là bãi đá, vách đá, ít
bờ biển dài và đẹp như Nha Trang, Phan Thiết, cũng không có đảo ven bờ. Việc
khai thác theo hình thức truyền thống sẽ khó mang tới sự bứt phá, khó cạnh
tranh được với Bình Thuận, Khánh Hòa trong hiện tại và tương lai.
Bảng 2: So sánh tài nguyên
giữa Ninh Thuận với các tỉnh Nam Trung Bộ
Stt
|
Tài nguyên của Ninh Thuận
|
So sánh với các tỉnh Trung Bộ
|
1
|
Tài nguyên biển: Đặc trưng
biển miền Trung với các bãi cát trắng, nước trong lọt top bãi biển đẹp nhất
cả nước (Ninh Chữ, Mũi Dinh, …) …
|
- Tương đồng với 8 tỉnh
Nam Trung Bộ
- Không nổi bật bằng Khánh
Hòa, Bình Thuận. Ninh Thuận ít bãi tắm dài, không có nhiều đảo ven bờ.
- Không có điểm nhấn ven
biển khác như Gành Đá Đĩa - Phú Yên
|
2
|
Tài nguyên sinh vật: VQG
Núi Chúa, sinh vật biển, hệ sinh thái bán hoang mạc độc đáo.
|
- Sinh vật biển: Tương
đồng với 8 tỉnh NTB.
- Các VQG: Tương đồng với Đà
Nẵng, Bình Thuận.
- Hệ sinh thái bán hoang
mạc: Tương đồng nhưng nổi trội hơn nhiều so với Bình Thuận.
|
3
|
Tài nguyên văn hóa: Dân
tộc đa dạng, nhiều nét văn hóa độc đáo trong lễ hội, phong tục tập quán, đặc biệt
là văn hóa Chăm đặc trưng, văn hóa dân tộc Raglai
|
- Văn hóa dân tộc, lễ hội,
…: Tương đồng với Bình Thuận và NTB, Nam Bộ.
- Di sản tháp Chăm: Bình
Thuận, Bình Định.
- Nhóm Chăm Ninh Thuận -
Bình Thuận: Nổi trội nhất ở Ninh Thuận.
- Văn hóa Raglai gắn với
đàn Chapi xuất phát từ Ninh Thuận.9
|
4
|
Địa hình độc đáo: Đèo Ngoạn
Mục, địa hình đa dạng, địa
hình cồn cát.
|
- Địa hình đa dạng: Tương
đồng với miền Trung.
- Địa hình Cồn cát: Tương
đồng với Bình Thuận.
|
5
|
Tài nguyên khác:
- Năng lượng sạch: Điện gió,
mặt trời, thủy điện.
- Nông nghiệp: Cừu, nho,
tỏi, …
|
- Năng lượng: Thủy điện ở
hầu hết các tỉnh.
- Điện gió, mặt trời:
Tương đồng với Bình Định, Bình Thuận, Khánh Hòa, …
- Nông nghiệp: Cừu và nho
là 2 sản phẩm nổi bật, hiện được đánh giá là hình ảnh đại diện cho Ninh
Thuận. Đây cũng là thế mạnh nổi trội hơn các tỉnh khác trong khu vực của Ninh
Thuận.
|
6.2.2. Phân nhóm và đánh giá
các tài nguyên du lịch
Dựa trên các so sánh và nghiên cứu
đã có, phân nhóm tài nguyên du lịch của Ninh Thuận như sau:
- Nhóm tài nguyên chủ đạo: Bao gồm
các tài nguyên du lịch biển, tài nguyên sinh vật là hệ thống tài nguyên chung
của Nam Trung Bộ. Đây cũng là nhóm tài nguyên được tập trung khai thác từ trước
tới nay của Ninh Thuận và được các nhà đầu tư chú trọng. Tuy nhiên, trong điều
kiện các tỉnh Khánh Hòa, Bình Thuận đã có được những bứt phá, thương hiệu nổi bật
từ các tài nguyên này, việc cạnh tranh của Ninh Thuận đã và đang gặp nhiều khó
khăn, thách thức. Cần phải có những định hướng mới trong phát triển sản phẩm,
xây dựng bộ sản phẩm mới khác biệt so với Bình Thuận, Khánh Hòa.
- Nhóm tài nguyên độc đáo, khác
biệt: Bao gồm các lợi thế độc đáo từ sản xuất nông nghiệp - vùng nho, vùng nuôi
cừu nổi tiếng của cả nước; sản xuất muối; khí hậu khô hạn và địa hình cồn cát
ven biển phía Nam; các đặc trưng về văn hóa dân tộc Chăm. Đặc biệt, các khu vực
điển hình cho nhóm tài nguyên này đều có vị trí gần các dự án du lịch biển, du
lịch nghỉ dưỡng…. và hiện nay chưa được khai thác theo các hướng độc đáo mà chỉ
tập trung khai thác theo hình thức truyền thống.
- Nhóm tài nguyên bổ trợ: Các lợi
thế từ khu vực phía Tây như văn hóa cộng đồng dân tộc Raglai, các điểm tiềm
năng phát triển du lịch sinh thái suối Thương, suối Tiên, VQG Phước Bình, Vườn
cây trái Lâm Sơn, du lịch trải nghiệm đèo Ngoạn Mục,.
6.2.3. Đánh giá của chuyên
gia du lịch
a. Khái quát về phương pháp phân
tích chuyên gia
- Đối tượng tham gia: Nhóm chuyên
gia của ĐVTV, hoạt động độc lập với nhóm thực hiện dự án. Thông tin chi tiết
trong Hồ sơ năng lực của ĐVTV.
- Phương pháp thực hiện: Phân tích
thứ bậc AHP. AHP là một phương pháp ra quyết định đa mục tiêu được đề xuất bởi
Thomas L. Saaty – một nhà toán học người gốc Irắc năm 1980. AHP có thể được mô
tả với 3 nguyên tắc chính: Phân tích, đánh giá và tổng hợp. Quá trình đánh giá
sử dụng ma trận với thang điểm 9, xác định trọng số dựa trên so sánh, đánh giá
của nhóm chuyên gia du lịch. Cuối cùng, tất cả các trọng số được tổng hợp lại
để đưa ra quyết định tốt nhất. Hiện nay, phương pháp này được sử dụng rộng rãi
trong các lĩnh vực nghiên cứu, bao gồm du lịch.
b. Đánh giá chuyên gia bằng phương
pháp AHP áp dụng cho du lịch Ninh Thuận
- Kết quả tổng hợp đánh giá thứ bậc
AHP cho các tiềm năng phát triển theo loại hình sản phẩm du lịch tại Ninh Thuận
được thống kê tại bảng dưới.
Bảng 3: Đánh giá tổng hợp
AHP từ chuyên gia cho các loại hình du lịch tại Ninh Thuận
Loại hình du lịch
|
Số
lượng
|
Chất
lượng
|
Khả
năng đa dạng hóa
|
Khả
năng sáng tạo, đổi mới
|
Quy
mô thị trường của sản phẩm
|
Sức
hút của Ninh Thuận với thị trường
|
Trung
bình
|
Nghỉ dưỡng
|
7
|
7
|
8
|
8
|
7
|
6
|
7,2
|
Sinh thái
|
5
|
6
|
5
|
5
|
5
|
4
|
5,0
|
Khám phá
|
8
|
8
|
8
|
8
|
6
|
6
|
7,3
|
Cộng đồng
|
6
|
6
|
5
|
5
|
6
|
5
|
5,5
|
Nông nghiệp
|
7
|
7
|
7
|
8
|
7
|
7
|
7,2
|
Văn hóa, lễ hội
|
6
|
6
|
5
|
5
|
5
|
5
|
5,3
|
Làng nghề
|
5
|
6
|
6
|
6
|
6
|
6
|
5,8
|
Vui chơi giải trí
|
5
|
5
|
8
|
8
|
6
|
6
|
6,3
|
Thương mại
|
4
|
4
|
5
|
5
|
5
|
5
|
4,7
|
+ Đánh giá cụ thể như sau:
- Du lịch nghỉ dưỡng: Ninh Thuận có
nhiều tiềm năng phát triển du lịch nghỉ dưỡng, chất lượng các điểm tiềm năng
cũng tương đối tốt, tuy nhiên gặp cạnh tranh cao bởi các tỉnh Nam Trung Bộ, do
đó sức hút của Ninh Thuận với du khách ưa thích loại hình nghỉ dưỡng chỉ ở mức
trên trung bình. Hai điểm sáng của loại hình du lịch này là khả năng đa dạng
hóa và sáng tạo, đổi mới dựa trên các tiềm năng khác (bao gồm sản xuất nho,
cừu, muối, độc đáo khí hậu và địa hình bán hoang mạc). Vì vậy, về tổng thể, du
lịch nghỉ dưỡng khi phát huy được hết các tiềm năng vẫn là nhóm sản phẩm được đánh
giá cao.
- Du lịch sinh thái: Các tiềm năng
về du lịch sinh thái của Ninh Thuận thực tế ít nổi bật, đây cũng là sản phẩm
phổ biến ở nhiều nơi với nhiều độc đáo. Khu bảo tồn Rùa biển của VQG Núi Chúa
góp phần nâng cao chất lượng các tiềm năng, tuy nhiên chưa đủ để mang tới những
kỳ vọng lớn cho sản phẩm này.
- Du lịch khám phá: Du lịch khám phá
là loại hình sản phẩm được đánh giá cao nhất của Ninh Thuận, bao gồm số lượng,
chất lượng các tiềm năng và khả năng phát triển đa dạng, độc đáo. Mặc dù thị
trường hiện nay chỉ có 1 bộ phận khách trẻ ưa thích sản phẩm này nhưng trong
tương lai sẽ mở rộng, đặc biệt có thể kết hợp cùng các loại hình nghỉ dưỡng,
sinh thái, … trở thành sản phẩm thứ cấp cho du khách mọi phân khúc.
- Du lịch cộng đồng: Đa dạng văn hóa
sắc tộc của Ninh Thuận không có nhiều khác biệt so với Nam Trung Bộ, bao gồm
văn hóa các dân tộc Chăm, Raglai, Churu, … Địa phương phát triển DLCĐ nổi bật
trong tỉnh là Phước Bình - Bác Ái, nơi khơi nguồn cảm hứng ca khúc “giấc mơ
Chapi” không có quá nhiều hấp dẫn, do đó chỉ có thể phát triển ở quy mô nhỏ.
Loại hình sản phẩm này trong tương lai gần chưa thể phát triển thành sản phẩm
chính, khó cạnh tranh trên thị trường cả nước khi đặt cạnh các điểm DLCĐ nổi
tiếng như Hòa Bình, Hà Giang, …; đồng thời cũng khó vượt qua các hấp dẫn về
biển của Nam Trung Bộ và Ninh Thuận.
- Du lịch nông nghiệp: Tương tự như
du lịch nghỉ dưỡng, du lịch nông nghiệp gắn với các sản phẩm đặc trưng nho, cừu
của Ninh Thuận là hấp dẫn lớn đối với du khách. Ngoài ra, các ngành nghề khác như
làm muối cũng còn nhiều tiềm năng, đặc biệt trong điều kiện thị trường trong
nước chưa khai thác các sản phẩm liên quan. Xu hướng du lịch vì sức khỏe, ưu
tiên ẩm thực và nông nghiệp an toàn hiện nay cũng rất phù hợp cho Ninh Thuận
phát triển du lịch nông nghiệp.
- Du lịch văn hóa, lễ hội: Về mặt
khách quan, du lịch văn hóa, lễ hội của Ninh Thuận cũng không có nhiều nổi bật,
do gắn bó chặt chẽ với những đặc điểm chung vùng Nam Trung Bộ. Lễ hội Nho và
Vang nho được tổ chức hàng năm là 1 dấu ấn đặc sắc, tuy nhiên chưa đủ hấp dẫn
để thu hút 1 lượng khách riêng biệt10 ngoài công vụ.
- Du lịch làng nghề: 2 làng nghề
truyền thống nổi tiếng hiện nay - Bàu Trúc và Mỹ Nghiệp được coi là đại diện
cho du lịch làng nghề Ninh Thuận, gắn với văn hóa Chăm. Tuy nhiên, việc phát
triển mở rộng, đa dạng hóa sản phẩm gắn với các làng nghề này rất khó khăn, đặc
biệt là các yếu tố liên quan tới truyền thống (nguyên vật liệu, phương pháp chế
tác, …) và cộng đồng. Do đó, các làng nghề trong giai đoạn tới cần duy trì hoạt
động, không có nhiều giá trị trong khẳng định thương hiệu và nâng cao tính cạnh
tranh cho Ninh Thuận.
- Vui chơi giải trí: Với các ưu thế
về khí hậu, địa hình, các giá trị độc đáo nghề muối, Ninh Thuận có nhiều tiềm
năng phát triển các loại hình vui chơi giải trí. Các sản phẩm này kết hợp với
nghỉ dưỡng, nông nghiệp, … sẽ là 1 trong những điểm nhấn hấp dẫn của Ninh
Thuận, đa dạng hóa lựa chọn chi tiêu cho du khách, từ đó nâng cao hiệu quả phát
triển du lịch.
- Thương mại: Loại hình sản phẩm
thương mại không có nhiều tiềm năng, đặc biệt trong bối cảnh Nam Trung Bộ đã có
nhiều trung tâm thương mại, du lịch như Đà Nẵng, Nha Trang, … Các sản phẩm nổi
trội của Ninh Thuận hiện cũng ít đặc sắc, ít đa dạng, chủ yếu đã phát triển tại
các làng nghề, các vùng nông nghiệp, … Phân khúc khách du lịch với lượng khách
cao cấp không lớn cũng là một cản trở phát triển các dịch vụ thương mại cao
cấp. Do đó, thương mại du lịch tại Ninh Thuận có vai trò hỗ trợ ngành phát
triển, không phải là sản phẩm du lịch chính.
- Như vậy, theo bảng kết quả, có thể
đưa ra các nhóm sản phẩm tiềm năng lớn: Du lịch nghỉ dưỡng, du lịch khám phá,
du lịch nông nghiệp và Vui chơi giải trí. Tuy nhiên, các sản phẩm này cần được
xây dựng sáng tạo, hấp dẫn trên tiềm năng sẵn có, phù hợp với thị hiếu của du
khách và có giá trị trong việc khẳng định thương hiệu, hình ảnh du lịch của
Ninh Thuận.
II. PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH
1. Bối cảnh phát triển du
lịch
1.1. Tình hình phát triển du
lịch thế giới và cả nước
1.1.1. Vai trò của du lịch
và xu hướng phát triển du lịch
- Du lịch là ngành có vai trò quan
trọng, đóng góp 1 phần lớn giá trị cho nền kinh tế toàn cầu. Theo thống kê của
các Tổ chức du lịch và các chuyên gia, doanh thu du lịch toàn cầu trong năm
2019 đạt 5.800 tỷ USD, chiếm 6,7% GDP của thế giới. Ngành du lịch được ưu tiên
phát triển ở nhiều nhóm quốc gia, bao gồm các nước phát triển và đang phát
triển. Đây cũng là ngành có khả năng mang lại thay đổi lớn về kinh tế, xã hội,
đặc biệt với các khu vực nghèo, lạc hậu.
- Xu hướng phát triển của du lịch:
+ Du lịch thế giới: Du lịch trở
thành nhu cầu cần thiết của đại bộ phận dân cư trên thế giới. UNWTO11 ước tính năm 2018 tổng lượng khách
du lịch đạt 1,403 tỷ lượt, tăng khoảng 75 triệu lượt so với năm 2017, mức tăng
trưởng 5,6%, cán đích trước 2 năm so với mức dự báo (Theo dự báo năm 2010, đến
2020 lượng khách du lịch toàn cầu đạt 1,4 tỷ lượt). Các loại hình du lịch được
ưa chuộng là du lịch thân thiện với môi trường như: Du lịch cộng đồng, du lịch
nghỉ dưỡng và du lịch phục vụ nhu cầu sức khỏe, làm đẹp… Ngoài ra, các sản phẩm
nghỉ dưỡng trải nghiệm: Lưu trú cao cấp với các trải nghiệm độc đáo về thể
thao, văn hóa địa phương, thương mại dịch vụ, … cũng trở thành xu hướng mới của
khách du lịch, đặc biệt là khách cao cấp.
+ Du lịch Việt Nam: Việt Nam được
đánh giá là điểm đến hấp dẫn của Đông Nam Á và châu Á, được nhiều khách nước
ngoài lựa chọn, điển hình là Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, châu Úc, châu Âu,
… Thị trường nội địa cũng ngày càng phát triển. Trong năm 2019 Việt Nam đón 18
triệu lượt khách quốc tế, phục vụ 85 triệu lượt khách nội địa. Các hình thức du
lịch được ưu tiên là du lịch nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, khám phá, du lịch
cộng đồng…
+ Du lịch Nam Trung Bộ: Là điểm đến
ưa thích của khách Đông Âu, khách Nga với khí hậu nắng ấm quanh năm, các bãi
biển đẹp, nhiều đảo ven bờ với hệ sinh thái đa dạng. Đây cũng là địa điểm du
lịch nghỉ dưỡng biển hấp dẫn của thị trường nội địa, tập trung hầu hết các bãi
tắm đẹp nhất cả nước như Mũi Né, Nha Trang, Ninh Chữ, …
1.1.2. Những yêu cầu phát
triển trong thời kỳ mới của ngành du lịch và dự báo một số biến động đến năm
2030
- Bối cảnh phát triển mới: Ảnh hưởng
của dịch Covid-19 và suy thoái kinh tế toàn cầu. Dịch Covid-19 xuất hiện từ
cuối năm 2019 đến nay đã gây ảnh hưởng nặng nề đến kinh tế thế giới, đặc biệt
là du lịch. Theo UNWTO, dự kiến lượng khách du lịch quốc tế sẽ giảm 20-30%, ước
tính tổn thất khoảng 300-450 tỷ USD đối với hoạt động du lịch quốc tế trong năm
2020, tương đương gần 1/3 trong số 1.500 tỷ USD mà Ngành này thu được vào năm
2019. Đến tháng 10/2020, dịch vẫn diễn biến phức tạp ở nhiều nơi, đặc biệt là
các thị trường lớn của du lịch thế giới như châu Âu, Mỹ, … Ảnh hưởng của Covid
đến du lịch rất nặng nề, cụ thể như sau:
+ Du lịch quốc tế: Du lịch quốc tế
tại Việt Nam và thế giới hầu như không hoạt động, các đường bay quốc tế bị hạn
chế và ngừng cung cấp. Hiện nay, Việt Nam đang dần mở lại các đường bay thương
mại, tuy nhiên hàng không quốc tế và du lịch còn cần thời gian dài mới có thể
khôi phục.
+ Du lịch nội địa: Giảm đáng kể
lượng khách và doanh thu. Hiện nay, du lịch nội địa đang có dấu hiệu dần hồi
phục, tuy nhiên còn chậm và tiềm ẩn nhiều nguy cơ tái bùng phát dịch.
Các biến động có thể xảy ra: Trong
điều kiện thuận lợi, dịch Covid-19 sẽ nhanh chóng được khống chế vào năm 2021 -
2022 sau khi có vaccine. Tuy nhiên, kinh tế Việt Nam và kinh tế thế giới cần
thời gian để hồi phục, do đó dự báo trong thời gian 2 năm tới ngành du lịch
chưa thể phục hồi. Ngành có thể tái đạt được kết quả năm 2019 ở 2023 hoặc muộn
hơn. Tuy nhiên, đây cũng là cơ hội để các khu vực tái cơ cấu, tái tổ chức và
đổi mới để phục vụ du khách tốt hơn. Đặc biệt, trong bối cảnh Việt Nam được
nâng tầm vị thế bởi những thành quả tốt đẹp trong phòng chống dịch, du lịch
trong nước cũng có nhiều cơ hội phát triển hơn, được bạn bè quốc tế yêu thích
hơn, đặc biệt là du lịch nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe, … Trong điều kiện không
thuận lợi, ngoài Covid-19 có thể xuất hiện các vấn đề khác như dịch bệnh mới,
thiên tai do biến đổi khí hậu trở nên khốc liệt hơn, nền kinh tế có nguy cơ suy
giảm, kéo theo nhu cầu và khả năng chi trả cho các chuyến du lịch giảm sút, tốc
độ tăng trưởng ngành du lịch nói chung sẽ chậm lại hoặc tiếp tục giảm xuống
dưới các mốc phát triển của năm 2019, 2018.
- Xu hướng phát triển đến năm 2030:
+ UNWTO đã xác định chủ đề cho du
lịch thế giới năm 2020 vào ngày du lịch thế giới - Du lịch và Phát triển Nông
thôn. Chủ đề này được đánh giá đặc biệt phù hợp tại thời điểm này, khi khủng
hoảng từ Covid-19 còn kéo dài, nền kinh tế nói chung và du lịch nói riêng cần thời
gian để hồi phục.
+ Bên cạnh đó, nhu cầu chăm sóc sức
khỏe, di chuyển an toàn và phòng tránh dịch bệnh cũng được đánh giá cao trong
thời gian tới năm 2025. Khái niệm “bong bóng du lịch12” được
nghiên cứu và có thể thực hiện tại các khu vực du lịch lân cận, ví dụ như Việt
Nam - Campuchia - Lào, như Ninh Thuận - Khánh Hòa - Lâm Đồng, … Đặc biệt, môi
trường du lịch cần được củng cố bằng các biện pháp quản lý an ninh, trật tự…
+ Đến năm 2030, du lịch trên thế
giới sẽ được khôi phục hoàn toàn và tiếp tục phát triển. Các thị trường khách
cao cấp tiếp tục tìm kiếm những sản phẩm hấp dẫn hơn. Các thị trường khách phổ
thông ưu tiên những sản phẩm mới lạ, đa dạng, đồng thời có những yêu cầu cao
hơn về chất lượng. Du lịch sẽ tìm lại vai trò là nhu cầu không thể thiếu của
cuộc sống.
1.2. Vị thế của du lịch Ninh
Thuận
1.1.1. Vị thế của du lịch
Ninh Thuận trong cả nước và khu vực
- Vị trí trên thị trường du lịch cả
nước: Ninh Thuận là 1 trong những điểm đến hấp dẫn về du lịch biển (nghỉ dưỡng,
sinh thái, …) và du lịch văn hóa Chăm. Hiện nay, tỉnh đã xuất hiện các khu nghỉ
dưỡng được đánh giá cao trên cả nước và khu vực Đông Nam Á như Amanơi Ninh
Thuận, có nhiều bãi biển được bình chọn trong danh sách các bãi biển đẹp nhất
cả nước (Ninh Chữ, mũi Dinh, …). Tuy nhiên, về mặt tổng thể còn mờ nhạt, các
sản phẩm du lịch và các khu du lịch đều chưa nổi bật.
- Vị trí trên thị trường du lịch
vùng: Điểm đến hấp dẫn thuộc vùng du lịch biển Nam Trung Bộ - khu vực quy tụ
các bãi biển, vịnh biển đẹp nhất Việt Nam. Tuy nhiên, Ninh Thuận chưa phải là
điểm đến nổi bật vươn tầm quốc tế như Đà Nẵng, Nha Trang hay Phan Thiết.
1.1.2. Vai trò của ngành du
lịch trong kinh tế, xã hội tỉnh Ninh Thuận
Ngành du lịch là ngành kinh tế quan
trọng của tỉnh. Theo ước tính, ngành du lịch hiện chiếm khoảng 6-7% GRDP của
Ninh Thuận. Phát triển du lịch cũng góp phần quảng bá hữu hiệu cho các sản phẩm
nông nghiệp đặc thù của tỉnh. Đây là một trong những hình thức tiêu thụ hàng
hóa nông sản tại chỗ hiệu quả
cho nông dân. Tại các vườn nho Thái
An, Ba Mọi, các khu vực chăn nuôi cừu, vườn trái cây Lâm Sơn của Ninh Thuận, du
khách đang góp phần lớn trong tiêu thụ hàng hóa, góp phần làm tăng thêm giá trị
các sản phẩm nông nghiệp, góp phần nâng cao thu nhập cho nông dân. Trong tương
lai, khi các sản phẩm du lịch khác từ cừu, tỏi, táo, … trở nên hấp dẫn hơn,
người dân Ninh Thuận sẽ có nhiều cơ hội xuất khẩu tại chỗ với giá tốt, nâng cao
hiệu quả sản xuất, cải thiện đời sống, …
1.1.3. Vị thế của Ninh Thuận
và du lịch Ninh Thuận so với các thị trường cạnh tranh
Khánh Hòa và Bình Thuận là thị
trường cạnh tranh chủ yếu của du lịch Ninh Thuận. Đây cũng là 2 tỉnh có mối
liên hệ mật thiết với Ninh Thuận trong phát triển kinh tế, xã hội. Các tỉnh
thuộc tiểu vùng phía Nam của duyên hải miền Trung, được định hướng tập trung
vào phát triển kinh tế biển. Du lịch là 1 trong những ngành quan trọng đóng góp
lớn vào kinh tế, xã hội các tỉnh. Sự khác biệt về vị thế và hiện trạng của Ninh
Thuận so với Khánh Hòa, Bình Thuận cụ thể như sau:
- Về Kinh tế, xã hội chung13:
+ Khánh Hòa được xác định là trung
tâm tiểu vùng phía Nam của Nam Trung Bộ, là tỉnh tập trung nhiều khu công
nghiệp quan trọng có ý nghĩa vùng: Cam Ranh, Vân Phong; là trung tâm giáo dục,
đào tạo cấp vùng, là khu vực phát triển cảng trung chuyển quốc tế: Vân Phong –
Khánh Hòa và cảng đầu mối khu vực Nha Trang, Ba Ngòi.
+ Bình Thuận được định hướng phát
triển thành tỉnh Công nghiệp với 3 trung tâm tầm cỡ quốc gia: Trung tâm năng
lượng; trung tâm du lịch - thể thao biển; trung tâm chế biến quặng sa khoáng
titan.
+ Ninh Thuận được định hướng tập
trung phát triển kinh tế biển, năng lượng tái tạo, tuy nhiên chưa được xác định
có vai trò quan trọng trong kinh tế - xã hội vùng Nam Trung Bộ.
- Về phát triển du lịch14:
Theo đánh giá tổng hợp, có thể thấy ngành du lịch của Ninh Thuận còn kém phát
triển so với Khánh Hòa và Bình Thuận. Ninh Thuận chưa là tỉnh có vai trò quan
trọng trong du lịch tiểu vùng, chưa được xác định những điểm nhấn như đô thị du
lịch trung tâm, … Đồng thời, hiệu quả phát triển du lịch của Ninh Thuận chưa
cao, lượng khách năm 2019 chỉ đạt 34% của Khánh Hòa và 36% của Bình Thuận.
Bảng 4: Thống kê các định
hướng và hiện trạng phát triển du lịch Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận
Tỉnh
|
Khánh Hòa
|
Ninh Thuận
|
Bình Thuận
|
Vai trò của ngành du lịch
|
Du lịch là ngành kinh tế
có đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế của Tỉnh.
|
Du lịch là 1 trong 6 nhóm
ngành chủ lực phát triển.
|
Ngành du lịch là ngành
kinh tế mũi nhọn của tỉnh.
|
Hiện trạng và 1 số thành
tựu
|
- Là trung tâm du lịch của
Nam Trung Bộ và cả nước.
- Nha Trang: Điểm đến hàng
đầu châu Á (2015), top 10 điểm du lịch hấp dẫn nhất Việt Nam (2019).
- 2019: Đón trên 7 triệu
lượt khách.
|
- Điểm đến hấp dẫn của Nam
Trung Bộ.
- Nhiều địa điểm du lịch
được ưa thích: Các cụm tháp Chăm, vịnh Vĩnh Hy, …
- 2019 đón 2,35 triệu lượt khách.
|
- Là trung tâm du lịch của
Nam Trung Bộ, được khách quốc tế đánh giá cao.
- Phan Thiết: Top 3 thành
phố biển hấp dẫn nhất cả nước, “thủ đô resort”, …
- KDLQG Mũi Né
- 2019 đón 6,4 triệu lượt
khách.
|
Các định hướng quy hoạch
quan trọng
|
- Thành phố Nha Trang là
trung tâm du lịch của tiểu vùng.
- Các điểm tiềm năng phát
triển: KDLQG Bắc Cam Ranh, đô thị du lịch Nha Trang.
|
- Điểm tiềm năng phát
triển: KDLQG Ninh Chữ - Bình Tiên - Vĩnh Hy- Cà Ná - Mũi Dinh.
|
- Thành phố Phan Thiết là
trung tâm phụ trợ của tiểu vùng.
- Điểm tiềm năng phát
triển: KDLQG Mũi Né, đô thị du lịch Phan Thiết.
|
2. Hiện trạng phát triển du
lịch15
2.1. Các chỉ tiêu phát triển
cơ bản
a. Về lượng khách:
- Nhìn chung, giai đoạn 2016 - 2019
ghi nhận sự phát triển nhanh chóng về lượng khách của Ninh Thuận. Trung bình
mỗi năm lượng khách tăng 162.500 lượt. Từ 2018 - 2019, tốc độ tăng trưởng du
khách có xu hướng chậm lại. Đến năm 2020, do sự ảnh hưởng của Covid-19, số
lượng khách giảm đột ngột, ước đạt 47,6% so với kế hoạch đề ra (2,5 triệu lượt
theo kế hoạch) và đạt 50,06% so với tổng lượt khách năm 2019. Đây là thiệt hại
chung của toàn ngành du lịch thế giới cũng như Việt Nam, ảnh hưởng này có thể
kéo dài trong thời gian tới.
Hình 4: Biểu đồ tăng trưởng
khách du lịch Ninh Thuận giai đoạn 2016 - 2020
Nguồn
số liệu: Sở VHTTDL tỉnh Ninh Thuận.
- Về mục đích và số lần du lịch tới
Ninh Thuận16:
Mục đích chuyến thăm của du khách
khá đa dạng nhưng chủ yếu là mục đích đi du lịch, với tỉ lệ 50.9%; du lịch kết
hợp với thăm bạn bè, người thân chiếm 25.9%; tỉ lệ du khách đi du lịch kết hợp
với hội thảo, hội nghị chiếm 16.3%; học tập nghiên cứu kết hợp với du lịch
chiếm 4.5% và mục đích khác chiếm 2.4%.
Trung bình mỗi lần du lịch đến Ninh
Thuận thường ở lại từ 1 - 2 ngày (chiếm tỉ lệ 38.6%; từ 3-6 ngày chiếm tỉ lệ
36.5%; từ 7 đến 10 ngày chiếm tỉ lệ 13.2% và trên 10 ngày chiếm tỉ lệ 11.7%.
Bảng 5: Lượng khách theo mục
đích du lịch tại Ninh Thuận năm 2018
Mục đích
|
Số lượng (du khách
|
Tỉ lệ (%)
|
Du lịch
|
509
|
50,9
|
Hội thảo kết hợp du lịch
|
163
|
16,3
|
Học tập nghiên cứu kết hợp
du lịch
|
45
|
4,5
|
Du lịch kết hợp thăm bạn
bè người thân
|
259
|
25,9
|
Mục đích khác
|
24
|
2,4
|
Tổng
|
1000
|
100
|
Nguồn:
Đề án “Nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch biển tỉnh Ninh Thuận”,
2018
b. Về cơ cấu khách quốc tế - nội
địa:
Khách du lịch nội địa chiếm tỷ trọng
rất lớn, trên 95%. Trong giai đoạn 2016 - 2019, tỷ trọng khách quốc tế có dấu
hiệu tăng, tuy nhiên mức tăng còn chậm. Điều này cho thấy Ninh Thuận ngày càng
phát huy được các tiềm năng phát triển, được du khách nước ngoài ưa thích. Tuy
nhiên, đến 2020, dịch bệnh và các hạn chế di chuyển quốc tế khiến lượng khách
quốc tế sụt giảm mạnh, kéo theo tỷ lệ khách quốc tế giảm bất thường, còn 1,41%
năm 2020 so với 4,26% năm 2019.
Hình 5: Cơ cấu khách du lịch
tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2016 - 2020 (%).
Nguồn
số liệu: Sở VHTTDL tỉnh Ninh Thuận.
c. Về doanh thu du lịch:
Doanh thu du lịch là chỉ tiêu rất
quan trọng, phản ánh hiệu quả ngành du lịch cũng như đóng góp của ngành du lịch
với nền kinh tế. Trong giai đoạn 2016 - 2019, doanh thu du lịch của Ninh Thuận
tăng liên tục từ 750 lên 1.250 tỷ đồng, trung bình mỗi năm tăng thêm 125 tỷ
đồng. Đây là thành tựu đáng ghi nhận của Ninh Thuận trong phát triển du lịch.
Tuy nhiên, năm 2020 doanh thu ngành chỉ đạt khoảng 58,3% so với kế hoạch đề ra
do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19. Trong tương lai, khi dịch bệnh được khống
chế và nền kinh tế toàn cầu hồi phục, du lịch Ninh Thuận sẽ nhanh chóng phục
hồi.
Hình 6: Doanh thu du lịch
tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2016 - 2020 (Tỷ đồng)
Nguồn
số liệu: Sở VHTTDL tỉnh Ninh Thuận.
d. Về thị trường du lịch:
Thị trường chính của Ninh Thuận là
thị trường nội địa, chủ yếu bao gồm khách du lịch từ Hà Nội, Thành phố Hồ Chí
Minh, khách du lịch từ các tỉnh khác tại miền Bắc, Đông Nam Bộ… Khách quốc tế
đa phần là khách Đông Âu như Nga, Ucraina, Ba Lan, … ưa thích biển xanh và nắng
vàng, khí hậu nóng ấm quanh năm của Ninh Thuận. Ngoài ra, các lễ hội Katê, lễ
hội Nho và Vang Ninh Thuận cũng thu hút lượng lớn khách công vụ, hành hương, sự
kiện …
e. Về sản phẩm du lịch:
- Các sản phẩm hiện tại:
+ Nhóm sản phẩm chính: Du lịch biển,
nghỉ dưỡng biển, du lịch cộng đồng gắn với nông nghiệp (nho) và văn hóa Chăm
(di sản Tháp Chàm, làng nghề Bàu Trúc, …). Ngoài ra, trong các resort lớn còn
xuất hiện sản phẩm du lịch hấp dẫn như Golf, thể thao trên biển, … Đặc biệt,
Ninh Thuận còn nổi tiếng với du lịch lễ hội - điển hình là cuộc thi lướt ván
diều quốc tế Kiteboard Tour Asia 2016, hay mới đây là Festival ván diều Ninh
Chữ 2019 ; lễ hội Nho và Vang nho Ninh Thuận, …
+ Nhóm sản phẩm bổ trợ: Du lịch sinh
thái gắn với VQG Núi Chúa và du lịch khám phá đồi cát Nam Cương, …
+ Nhóm sản phẩm mới: Du lịch cộng
đồng phía Tây (Vườn trái cây Lâm Sơn huyện Ninh Sơn, …).
- Sản phẩm du lịch trong tương lai
sau khi các dự án hoàn thành:
+ Theo thống kê sơ bộ, các sản phẩm
du lịch trong tương lai khi các dự án đi vào hoạt động bao gồm: Du lịch nghỉ
dưỡng (gắn với tài nguyên biển, hệ sinh thái biển và VQG Núi Chúa); Thương mại
dịch vụ (ẩm thực và các khu thương mại du lịch, trưng bày giới thiệu sản phẩm)
; … Ngoài ra còn có các sản phẩm mới được đánh giá là độc đáo, mới lạ như sân
golf, tham quan dự án năng lượng, du lịch trải nghiệm độc đáo (khinh khí cầu,
lặn biển, bảo tàng biển, casino ...).
+ Đánh giá chung : Các sản phẩm du
lịch trong tương lai của Ninh Thuận được các dự án đề xuất gắn với nhóm tài
nguyên chủ đạo - tài nguyên biển, hệ sinh thái và hiện đại, cao cấp hóa các sản
phẩm du lịch. Tuy nhiên, các sản phẩm được đề xuất này đã được phát triển ở
nhiều nơi, đặc biệt là các khu vực lân cận như Nha Trang, Phan Thiết. Do đó,
Ninh Thuận cần có thêm những định hướng mới, phát triển các sản phẩm khác biệt
để cạnh tranh và tạo thương hiệu, điểm nhấn cho du lịch tỉnh.
f. Về thương hiệu và hình ảnh đại
diện :
Hiện nay, du khách và nhân dân cả
nước thường gắn Ninh Thuận với hình ảnh trái nho và 1 số đánh giá chung chung,
tương đồng với Nam Trung Bộ như du lịch biển, tháp Chăm, … Ninh Thuận chưa tạo
được dấu ấn nổi bật như Đà Nẵng, Hội An, Nha Trang, …
Logo và slogan du lịch Ninh
Thuận hiện còn chung chung, chưa cụ thể, chưa làm bật lên được hình ảnh của
địa phương. Hình tượng Logo du lịch gắn với tháp Chăm tương đối phổ biến ở
nhiều tỉnh miền Trung (Huế, Bình Định, Quảng Nam, Bình Thuận, …), ít mang tới
hiệu quả định vị thương hiệu riêng biệt, nổi bật cho Ninh Thuận.
|
|
g. Các không gian phát triển du
lịch:
- Các khu vực du lịch chính: Khu vực
phía Đông và Đông Bắc, tập trung tại Phan Rang - Tháp Chàm, dải ven biển phía
Đông như Vĩnh Hy, Ninh Chữ, Mũi Dinh và 1 số khu vực lân cận Phan Rang - Tháp
Chàm, trung tâm huyện Ninh Phước.
- Các khu vực phát triển du lịch
mới: Khu vực phía Đông Nam, dải ven biển Mũi Dinh - Cà Ná hiện đang thu hút
nhiều nhà đầu tư, các khu du lịch mới đang được đầu tư xây dựng.
- Các khu vực phát triển bổ trợ :
Khu vực phía Tây, bao gồm huyện Bác Ái và Ninh Sơn với loại hình du lịch cộng
đồng, văn hóa dân tộc Raglai.
2.2. Hiện trạng nguồn nhân
lực du lịch
Theo thống kê của Sở Văn hóa, Thể
thao và Du lịch, tính đến tháng 2/2020, tổng số lao động trực tiếp trong ngành
du lịch tỉnh khoảng 2.200 người, có sự gia tăng liên tục, trung bình mỗi năm
tăng thêm 175 người. Lực lượng lao động gián tiếp ước tính khoảng 6.000 - 6.100
người. Tỉnh liên tục mở các lớp tập huấn, bao gồm tập huấn hướng dẫn viên, chế
biến món ăn, phục vụ, … cho cộng đồng dân cư các khu vực phát triển du lịch
(Thái An, Bàu Trúc, Lâm Sơn, …) cũng như các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nhiều
cuộc thi kỹ năng phục vụ, thuyết minh viên, … được tổ chức nhằm khuyến khích sự
năng động, sáng tạo và tận tâm cho lao động, nâng cao chất lượng phục vụ du khách.
Hiện có 62,72% nhân viên được đánh giá có thái độ thân thiện, mang tới sự hài
lòng cho du khách.
Bảng 6: Thống kê lao động du
lịch trực tiếp tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2016 - 2020
Các chỉ tiêu
|
Đơn vị
|
2016
|
2017
|
2018
|
2019
|
Tháng 2/2020
|
1. Tổng số lao động du
lịch
|
Người
|
1.500
|
1.600
|
1.800
|
2.200
|
2.200
|
2. Số lượng lớp tập huấn
|
Lớp
|
4
|
11
|
3
|
5
|
|
3. Số lượng học viên tập
huấn
|
Người
|
168
|
371
|
123
|
158
|
|
4. Tỷ lệ nhân lực biết
Ngoại ngữ
|
%
|
|
|
|
|
37,5
|
Nguồn
số liệu: Sở VHTTDL tỉnh Ninh Thuận.
Tuy nhiên, chất lượng lao động du
lịch của Ninh Thuận chưa cao. Tỷ lệ nhân lực biết ngoại ngữ chỉ chiếm khoảng
37,5%, chủ yếu là tiếng Anh, các ngoại ngữ khác như tiếng Trung, Hàn, Nhật,
Pháp, Tây Ban Nha, … rất thấp. Tình trạng này cần được cải thiện, đặc biệt
trong bối cảnh hướng tới thu hút khách du lịch quốc tế của Việt Nam và vùng
Duyên hải Nam Trung Bộ.
2.3. Hiện trạng cơ sở vật
chất kỹ thuật phục vụ du lịch
Ngành du lịch Ninh Thuận đang trong
quá trình phát triển, do đó có cơ sở vật chất kỹ thuật ngàỳ càng đầy đủ, bao
gồm hệ thống cơ sở lưu trú, vui chơi giải trí, … Hiện nay, Ninh Thuận đang tập
trung thu hút đầu tư, nâng cao chất lượng hệ thống này. Cụ thể như sau:
2.3.1. Cơ sở lưu trú
Theo thống kê, tính đến 2020, Ninh
Thuận có 179 cơ sở lưu trú các loại với 3.554 phòng. Đây là kết quả quá trình
phát triển lâu dài, hiệu quả của ngành du lịch Ninh Thuận: Trong 5 năm từ 2016
- 2020, Ninh Thuận tăng thêm 69 cơ sở và 1.254 phòng lưu trú. Số phòng đạt
tương đương tiêu chuẩn 2 sao trở lên tăng và chiếm 35%. Các cơ sở lưu trú tập trung
chủ yếu ở khu vực Phan Rang - Tháp Chàm và Ninh Hải - 2 khu vực du lịch trọng
điểm của tỉnh.
Bảng 7: Thống kê số lượng cơ
sở Lưu trú tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2016 - 2020
Năm
|
Số lượng cơ sở
|
Số lượng buồng phòng
|
2016
|
110
|
2.300
|
2017
|
124
|
2.668
|
2018
|
132
|
3.057
|
2019
|
151
|
3.238
|
2020
|
179
|
3.554
|
Nguồn
số liệu: Sở VHTTDL tỉnh Ninh Thuận.
Về chất lượng, Ninh Thuận còn ít các
cơ sở lưu trú chất lượng cao. Các khách sạn từ 3 sao trở lên chỉ đạt 3 cơ sở
với 384 phòng, chưa có cơ sở 5 sao. Điểm nhấn độc đáo là Amanơi Ninh Thuận - cơ
sở lọt top 33 khách sạn, khu nghỉ dưỡng đẹp nhất thế giới do tạp chí Condé Nast
Traveler của Mỹ bình chọn năm 201417 hiện chưa công nhận xếp hạng sao. Loại hình lưu trú homestay
ngày càng phát triển, đặc biệt tại khu vực vùng núi phía Tây huyện Bác Ái - VQG
Phước Bình và huyện Ninh Sơn - xã Lâm Sơn.
Tuy nhiên, tình hình hoạt động của
hệ thống cơ sở lưu trú cũng gặp nhiều biến động khi dịch bệnh Covid-19 xảy ra.
Trong năm 2020, tỉnh Ninh Thuận có 22/179 cơ sở lưu trú đóng cửa và 157 cơ sở
còn lại hoạt động cầm chừng. Công suất sử dụng buồng lưu trú chỉ đạt 30%. Tình
trạng này sẽ tiếp tục xảy ra khi dịch bệnh còn kéo dài và diễn biến phức tạp.
2.3.2. Cơ sở vui chơi giải
trí và hệ thống phương tiện chuyên dụng
Ninh Thuận chưa có nhiều cơ sở vui
chơi giải trí, đặc biệt là giải trí gắn với du lịch. Các cơ sở vui chơi giải
trí chỉ chủ yếu tập trung tại khu vực ven biển vịnh Vĩnh Hy, Ninh Chữ, Bình
Tiên. Ngoài ra, các cơ sở lưu trú, khu resort, nghỉ dưỡng, … kết hợp cung cấp
các dịch vụ này, góp phần bổ sung đầy đủ tiện ích cho du khách và đa dạng hóa
sản phẩm.
Hệ thống các phương tiện chuyên dụng
gắn với các khu vực du lịch biển còn chưa đa dạng, phong phú. Hiện nay, khu vực
Vĩnh Hy có khoảng 18 tàu du lịch và trên 20 cano đang hoạt động, gắn với một số
cảng nội địa. Ninh Thuận chưa có cảng du lịch, đây là 1 trong những hạn chế,
gây khó khăn trong liên kết phát triển du lịch đường biển.
2.3.3. Các cơ sở kinh doanh
lữ hành
Theo thống kê của Phòng Quản lý Thể
thao và Du lịch tỉnh Ninh Thuận, hiện nay tỉnh có 09 doanh nghiệp kinh doanh lữ
hành. Sự ảnh hưởng của dịch bệnh khiến 01 doanh nghiệp quốc tế và 01 doanh
nghiệp nội địa dừng hoạt động. Số doanh nghiệp còn lại hoạt động cầm chừng. Lao
động của các doanh nghiệp cũng chịu ảnh hưởng nặng nề, với 3,4% nhân lực bị cắt
giảm, 38% bị giảm lương và 58,6% có thời gian tạm nghỉ không lương. Covid-19
gây ảnh hưởng nặng nề tới toàn hệ thống du lịch Ninh Thuận cũng như cả nước và
thế giới.
2.4. Hiện trạng quản lý hoạt
động du lịch
- Hệ thống quản lý Nhà nước cấp tỉnh
về du lịch: Hiện nay, cơ quan quản lý nhà nước cấp tỉnh về du lịch của Ninh
Thuận bao gồm Sở Văn hóa, Thể thao, Du lịch với 08 nhân sự (1 Giám đốc, 1 Phó
giám đốc và 6 nhân sự khác) và Trung tâm xúc tiến du lịch tỉnh với 9 nhân sự (1
Giám đốc, 1 Phó giám đốc và 7 nhân sự khác).
- Tại các huyện: Phòng Văn hóa -
Thông tin các huyện, thành phố là cơ quan tham mưu cho UBND cấp huyện về du
lịch, đồng thời quản lý các hoạt động du lịch, văn hóa trên địa bàn huyện.
- Ngoài ra, tỉnh Ninh Thuận cũng đã
có Hiệp hội du lịch tỉnh Ninh Thuận18. Đây là tổ chức xã hội - nghề nghiệp
tự nguyện của các doanh nghiệp và công dân hoạt động hợp pháp trong lĩnh vực du
lịch. Hiệp hội tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, tự quản, tự
trang trải kinh phí và chịu trách nhiệm trước pháp luật. Hiện nay, đã có 56
thành viên gia nhập Hiệp hội ở các ngành nghề: Du lịch lữ hành, Công ty xây
dựng, khách sạn, resort, các dịch vụ kinh doanh nhà hàng, quán ăn, cà- phê, các
làng nghề gốm, dệt thổ cẩm, các cơ sở chế biến rượu nho, … Hiệp hội đóng vai
trò quan trọng, hỗ trợ các cấp quản lý trong triển khai các hoạt động và quản
lý du lịch trên địa bàn tỉnh.
2.5. Các dự án du lịch
- Các dự án du lịch thể hiện diện
mạo trong tương lai của du lịch. Tại Ninh Thuận, mặc dù hiện trạng phát triển
du lịch còn chưa có nhiều điểm nhấn nhưng tỉnh đã thu hút được rất nhiều nhà
đầu tư Crystal Bay, Tecco, FLC, Trường Thành, T&T, Ecoland… Trong đó có Tập
đoàn Crystal Bay - nhà đầu tư và phát triển du lịch với thế mạnh là mang tới
dòng khách Nga đang trong xu hướng tăng trưởng mạnh với các dự án cao cấp. Các
dự án này tập trung chủ yếu tại khu vực phía Đông - thuộc dải ven biển từ Bình
Tiên đến Cà Ná. Theo thống kê của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Ninh Thuận, từ
2012 đến nay đã có 5 dự án đi vào hoạt động 5 dự án đã triển khai thi công,
20 dự án đang trong quá trình chuẩn
bị thi công và 5 dự án được chấp thuận địa điểm. Công tác củng cố hạ tầng kỹ
thuật cũng được chú trọng với 20 dự án về hạ tầng, chủ yếu là giao thông bổ
sung, nâng cấp đường tới các điểm, khu du lịch.
Bảng 8: Thống kê các dự án
đầu tư tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2012 - 202019.
STT
|
Nhóm dự án
|
Số lượng
|
Tổng vốn đầu tư (tỷ đồng)
|
I
|
Các dự án đi vào hoạt động
|
5
|
460,5
|
II
|
Các dự án đã triển khai
thi công
|
5
|
9.556
|
III
|
Các dự án chưa thi công
|
20
|
9.747
|
IV
|
Dự án chấp thuận địa điểm
|
5
|
1.988
|
V
|
Hạ tầng du lịch
|
20
|
4.184,38
|
Nguồn:
UBND tỉnh Ninh Thuận.
- Công tác quy hoạch, định hướng hệ
thống hóa trước khi tiến hành thu hút đầu tư và thi công các dự án cũng được
chú trọng. Theo thống kê của Sở xây dựng tỉnh Ninh Thuận, tính đến nay trên địa
bàn tỉnh đang có 52 quy hoạch liên quan tới các dự án du lịch. Các khu vực ven
biển phía Bắc, phía Nam tỉnh cũng như khu vực trung tâm Ninh Chữ - Bình Sơn đều
đã được quy hoạch bài bản. Trong đó, chủ yếu là các dự án nghỉ dưỡng, du lịch
biển, du lịch cao cấp, … Chi tiết tại Phụ lục đính kèm.
Hình 7: Bản đồ hiện trạng du
lịch tỉnh Ninh Thuận
2.6. Các điều kiện hỗ trợ
khác
- Sức hấp dẫn từ sự cải cách hành
chính: Năm 2019, Ninh Thuận là tỉnh có chỉ số PCI20 xếp thứ 37/63 tỉnh thành cả nước,
thuộc nhóm khá, tăng 7 bậc so với 2018. Đây là 1 trong những điều kiện hấp dẫn
với các nhà đầu tư kinh tế nói chung và du lịch nói riêng.
- Được cấp Trung ương hỗ trợ trong
nhiều lĩnh vực kinh tế xã hội và du lịch, điển hình là Nghị quyết 115/NQ-CP về
việc thực hiện một số cơ chế, chính sách đặc thù hỗ trợ tỉnh Ninh Thuận phát
triển kinh tế - xã hội, ổn định sản xuất, đời sống nhân dân giai đoạn 2018 –
2023. Trong đó, nội dung về phát triển du lịch cụ thể như sau: Đồng ý bổ
sung các khu du lịch Bình Tiên - Vĩnh Hy, Cà Ná - Mũi Dinh vào các khu du lịch
quốc gia thuộc Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020 và
tầm nhìn đến năm 2030 theo Quyết định số 201/QĐ-TTg ngày 22 tháng 01 năm 2013
và Quyết định số 2350/QĐ-TTg ngày 24 tháng 12 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ.
Giao Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì thẩm định trình Thủ tướng Chính
phủ quyết định. Thực hiện Nghị quyết, UBND tỉnh đã mở rộng ranh giới KDLQG
Ninh Chữ kéo dài từ Bình Tiên tới Cà Ná, tạo điều kiện thu hút đầu tư tập
trung, hiệu quả.
- Các hợp tác liên kết vùng phát
triển du lịch tiêu biểu: Ninh Thuận nằm trong hợp tác 9 tỉnh duyên hải miền
Trung; 6 tỉnh Nam Trung Bộ với Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Thành phố Hà Nội và
thành phố Hồ Chí Minh, với mục đích đẩy mạnh xúc tiến, quảng bá, tổ chức các
tour du lịch mang thương hiệu vùng. Bên cạnh đó, các hợp tác cũng chú trọng đào
tạo nguồn nhân lực cho ngành du lịch của các tỉnh; phát huy tối đa các tiềm
năng, lợi thế của vùng. Đây là các cơ sở nhằm khai thác hiệu quả tiềm năng thế
mạnh riêng có của tỉnh để tạo ra các sản phẩm du lịch độc đáo, tạo sự khác biệt
hấp dẫn nhà đầu tư và du khách. Đặc biệt, Khánh Hòa và Ninh Thuận năm 2019 đã
hợp tác tổ chức Hội thảo giới thiệu điểm đến du lịch Khánh Hòa và Ninh Thuận
cho các công ty lữ hành Trung Quốc, góp phần quảng bá hình ảnh du lịch Ninh
Thuận tới thị trường quốc tế.
- Các chính sách phát triển du lịch,
thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh:
+ Ninh Thuận chủ trương dành các ưu
đãi cao nhất trong khung quy định của Chính phủ và vận dụng tối đa các hỗ trợ
cao nhất cho các nhà đầu tư kinh tế, du lịch. Nhờ đó, các nhà đầu tư được đảm
bảo quyền lợi tốt nhất, thủ tục hành chính thuận tiện nhất, đơn giản nhất khi
thực hiện dự án trên địa bàn tỉnh. UBND tỉnh Ninh Thuận đã thành lập Văn phòng
Phát triển Kinh tế - cơ quan vận động, thu hút nguồn vốn đầu tư từ mọi nguồn;
hướng dẫn, giới thiệu địa điểm đầu tư, tham mưu xử lý các dự án đầu tư theo quy
trình “một cửa liên thông”; hỗ trợ hướng dẫn doanh nghiệp, nhà đầu tư, nhà tài trợ
tìm hiểu thông tin, triển khai chương trình, dự án đầu tư và hỗ trợ giải quyết
các vấn đề khó khăn, vướng mắc của các nhà đầu tư, nhà tài trợ …
+ Ngành du lịch là ngành quan trọng
được ưu tiên phát triển, do đó UBND tỉnh đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ
nhân dân. Tiêu biểu là Quyết định số 14/2019/Đ- UBND về hỗ trợ phát triển du
lịch cộng đồng, với các hỗ trợ xây dựng nhà sàn, nhà vệ sinh, cải tạo cảnh
quan, đào tạo - bồi dưỡng cộng đồng, … Quyết định này được thực hiện rất tốt,
điển hình tại huyện Bác Ái, hiện huyện đã xây dựng được mô hình DLCĐ xã Phước
Bình, sắp tới là DLCĐ kết hợp sinh thái, văn hóa cụm thác Chapơr, …
2.7. Tình hình thực hiện các
quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch tỉnh Ninh Thuận
Ngành du lịch tỉnh Ninh Thuận hiện
là một trong những ngành kinh tế quan trọng của tỉnh. Do đó, ngành đã được tỉnh
Ninh Thuận thực hiện xây dựng các quy hoạch, kế hoạch phát triển từng thời kỳ,
gắn với mục tiêu trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Tình hình thực hiện các quy
hoạch, kế hoạch này như sau:
- Trách nhiệm các cấp, các ngành với
du lịch : Du lịch được xác định là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, các
cấp, các ngành, của toàn xã hội; là ngành kinh tế cần được quan tâm, chú trọng,
ưu tiên.
- Tổ chức thực hiện các quy hoạch,
kế hoạch : UBND tỉnh Ninh Thuận, các cấp ngành đã tập trung tuyên truyền, quán
triệt đến cán bộ công chức thông qua các cuộc họp định kỳ của cơ quan, Chi bộ,
hội nghị sơ, tổng kết hàng năm và tổ chức tuyên truyền đến quần chúng Nhân dân
trên các phương tiện thông tin đại chúng… về các chương trình, kế hoạch phát
triển du lịch. Đây là hành động thể hiện quyết tâm, trách nhiệm của toàn bộ hệ
thống quản lý nhà nước Ninh Thuận với du lịch. Nhờ đó, các chương trình, kế
hoạch được hệ thống quản lý nắm bắt chặt chẽ, ưu tiên thực hiện.
- Hiệu quả thực hiện:
+ Về định hướng của các quy hoạch,
kế hoạch : Được thực hiện tốt, đã góp phần định hướng đầu tư, phát triển các
sản phẩm du lịch và dịch vụ mới như chợ đêm du lịch, các điểm thể thao du lịch
lướt ván diều Phan Rang – Tháp Chàm, các không gian mới như khu vực phía Nam
Ninh Thuận, các trạm dừng chân kết hợp giới thiệu sản phẩm dọc Quốc lộ 1 … Các
loại hình du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng; du lịch thể thao giải trí, leo núi,
lặn biển, lướt ván; du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo, triển lãm, tổ chức sự
kiện... theo các quy hoạch này được ưu tiên phát triển, đến nay đã có được nhiều
điểm du lịch như Lâm Sơn, vườn hoa Lan, làng Nho Thái An, làng Nho Phước Thuận…
+ Về giải pháp các quy hoạch, kế
hoạch: Thực hiện tốt, đã xây dựng được các chính sách ưu đãi thu hút các nhà
đầu tư – 1 trong những giải pháp quan trọng của các quy hoạch, kế hoạch. Các
chính sách nổi bật như : Quyết định số 38/2015/QĐ-UBND ngày 03/7/2015 Quy định
về Tiêu chí lựa chọn dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận và Quyết định số
17/2016/QĐ-UBND ngày 07/4/2016 về việc quy định ký quỹ bảo đảm thực hiện dự án
đầu tư có sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận. Bên cạnh đó, công tác quảng
bá cũng được chú trọng. Ninh Thuận đã tham gia các sự kiện lớn tại các tỉnh
thành trong cả nước và quốc tế; Triển lãm du lịch quốc tế khu vực tam giác phát
triển Việt Nam, Lào và Campuchia với chủ đề “3 quốc gia, 01 điểm đến” tại tỉnh
Bình Thuận, Hội chợ ITE Tp. HCM, Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam - VITM Hanoi;
đặc biệt trong năm 2013, 2016, tham gia Hội chợ thương mại MITT tại Nga, tổ
chức đón đoàn các doanh nghiệp lữ hành Nga về khảo sát ký kết hợp tác với các
doanh nghiệp của tỉnh... Hoạt động quảng bá trên các phương tiện thông tin đại
chúng cũng được quan tâm.
- Một số hạn chế: Các kế hoạch, quy
hoạch cần thời gian dài để thực hiện, bên cạnh đó việc đánh giá tình hình thực
hiện được thực hiện gián tiếp thông qua kết quả của ngành du lịch toàn tỉnh.
Một số hạn chế điển hình liên quan đến tiến độ thực hiện các dự án, nguyên nhân
chủ yếu do chưa được xử lý kiên quyết, mạnh dạn. công tác tuyên truyền chỉ mới
dừng lại ở mức độ phản ánh, đánh giá, chưa đề ra được những giải pháp khắc phục
và đưa ra những bài học kinh nghiệm.
3. Phân tích đánh giá tổng
thể
3.1. Nhận xét, đánh giá của
du khách
Khảo sát, điều tra đánh giá từ du
khách bao gồm 2 hạng mục : Đánh giá tổng quát và đánh giá cho du lịch Ninh
Thuận. Kết quả của các đánh giá này mang lại cái nhìn tổng quan về nhu cầu du
lịch của các thị trường cụ thể và du lịch Ninh Thuận hiện nay. Khảo sát được
tiến hành bằng hình thức phỏng vấn trực tiếp tại các điểm du lịch nổi bật. Cụ
thể như sau:
- Nhu cầu du lịch của các nhóm du
khách trong hiện tại và tương lai 5 - 10 năm tới :
Stt
|
Đối tượng khách
|
Nhu cầu du lịch
|
Hiện tại
|
5 - 10 năm tới
|
1
|
Nhóm bạn bè
|
- Địa điểm : Các điểm du
lịch nổi tiếng hoặc địa điểm mới độc đáo. Ưa thích ʺcheck-inʺ và tăng số
lượng chuyến đi, điểm đến.
- Sản phẩm : Vui chơi giải
trí, khám phá, trải nghiệm, …
- Dịch vụ : Không yêu cầu.
- Giá cả : Tiết kiệm, ưa
thích tự túc.
|
- Địa điểm : Có thể là các
điểm đến mang ý nghĩa kỷ niệm hoặc điểm đến mới phù hợp với trẻ nhỏ.
- Sản phẩm : Vui chơi giải
trí, nghỉ dưỡng.
- Dịch vụ : Yêu cầu cao,
đặc biệt là các vấn đề y tế, tiện nghi, …
- Giá cả : Không đề cao
tiết kiệm.
|
2
|
Nhóm đồng nghiệp (công sở,
công ty, …)
|
- Địa điểm : Số lượng ưa thích
biển nhiều hơn núi và đô thị, di tích, …
- Sản phẩm : Vui chơi giải
trí, mua sắm, nghỉ dưỡng, tìm hiểu, teambuilding, …
- Dịch vụ : Yêu cầu tương
đối cao, chủ yếu là y tế, thủ tục hướng dẫn.
- Giá cả : Không quá cao
và quá thấp.
|
Các yêu cầu và mong muốn
không thay đổi, tuy nhiên có xu hướng nâng cao chất lượng các điểm đến, hướng
tới những điểm đến nổi tiếng và dịch vụ nghỉ dưỡng hấp dẫn hơn.
|
3
|
Gia đình/ Nhóm gia đình
|
- Địa điểm : Du lịch cuối
tuần gắn
với các điểm đến gần, phải
chăng, nhiều trải nghiệm, giáo dục kỹ năng sống và Du lịch dài ngày với các
điểm đến nghỉ dưỡng, nhiều khu vui chơi giải trí nổi tiếng, nhiều sản phẩm
đặc sản, an toàn, đặc biệt là nông nghiệp sạch.
- Sản phẩm : Du lịch học
đường, vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng, …
- Dịch vụ : Yêu cầu cao,
chủ yếu là y tế, đặt ưu tiên cho dịch vụ chăm sóc và trông trẻ nhỏ.
- Giá cả: Vừa phải, tiết
kiệm với du lịch cuối tuần và có thể tiết kiệm với du lịch dài ngày.
|
- Địa điểm : Du lịch dài
ngày với ưu tiên an toàn, đa dạng, nhiều điểm checkin, vui chơi nổi tiếng.
- Sản phẩm : Du lịch nghỉ
dưỡng, vui chơi giải trí.
- Dịch vụ : Yêu cầu cao về
an toàn và tiện nghi.
- Giá cả : Không có nhiều yêu
cầu, tuy nhiên có xu hướng « đổi ngang » các dịch vụ, với các bố mẹ ưa thích nghỉ
dưỡng, giảm mua sắm và trẻ em, vị thành niên ưa thích vui chơi, khám phá, chi
tiêu, …
|
4
|
Cặp đôi
|
- Địa điểm : Chủ yếu là du
lịch nghỉ dưỡng biển tại các khu vực nổi tiếng, cao cấp.
- Sản phẩm : Nghỉ dưỡng,
trăng mật, mua sắm, …
- Dịch vụ : Không yêu cầu,
ưa thích sự riêng tư, thích tự túc.
- Giá cả : Không có xu
hướng tiết kiệm nhiều.
|
Theo xu hướng du lịch của
gia đình / nhóm gia đình.
|
5
|
Khách lẻ, khách khác
(khách du lịch tự túc, phượt …)
|
- Địa điểm : Các điểm
DLCĐ, trải nghiệm, nông nghiệp, … mới nổi tiếng trên thị trường.
- Sản phẩm : Đa dạng, tuy
nhiên không chú trọng nghỉ dưỡng, giải trí.
- Dịch vụ : Yêu cầu các
dịch vụ cơ bản phục vụ tiêu dùng (cây xăng, tạp hóa, homestay, …)
- Giá cả : Tiết kiệm.
|
- Đánh giá của du khách với du lịch
Ninh Thuận. Trong đó, thang điểm được sử dụng từ 1 - 5 với các mức : 1- Rất tệ,
2 - Tệ , 3 - Bình thường, 4- Tốt, 5 - Rất tốt.
Stt
|
Đối tượng khách theo loại hình sản phẩm
|
Đánh giá về du lịch Ninh Thuận
|
Yếu tố
|
Thang điểm
|
1
|
Du lịch nghỉ dưỡng
|
- Chất lượng điểm nghỉ
dưỡng
|
3,75
|
- Các dịch vụ đi kèm
|
4
|
- Các hình thức vui chơi
giải trí
|
3,5
|
- Chi tiêu cho chuyến đi
|
4
|
2
|
Du lịch khám phá, trải
nghiệm
|
- Độ đa dạng các điểm khám
phá
|
4
|
- Các dịch vụ đi kèm
|
3
|
- Chi tiêu cho chuyến đi
|
3
|
3
|
Du lịch văn hóa, lễ hội
|
- Sức hấp dẫn văn hóa, lễ
hội
|
3
|
- Các dịch vụ đi kèm
|
3
|
- Thời gian tổ chức lễ hội
|
2,75
|
- Thời điểm diễn ra lễ hội
đặc sắc
|
2,5
|
4
|
Du lịch nông nghiệp, cộng
đồng
|
- Mức độ hấp dẫn, độc đáo
|
4
|
- Đặc sắc sản vật, văn hóa
|
4,25
|
- Kinh nghiệm, hiểu biết,
trải nghiệm
|
3,75
|
- Chi tiêu cho chuyến đi
|
4
|
5
|
Khách công vụ
|
- Khả năng kết nối với các
điểm du lịch
|
4
|
- Các dịch vụ đi kèm
|
3,5
|
- Chi tiêu cho chuyến đi
|
4
|
- Nhận xét chung:
Dựa trên các đánh giá của du khách
về du lịch Ninh Thuận, có thể rút ra các nhận xét sau:
+ Du lịch Ninh Thuận cần chú trọng
đa dạng hóa sản phẩm, đặc biệt với nhóm sản phẩm nghỉ dưỡng và khám phá.
+ Nâng cao chất lượng các sản phẩm
du lịch lễ hội, du lịch nông nghiệp và cộng đồng, đặc biệt là các trải nghiệm
văn hóa bản địa.
+ Bổ sung các dịch vụ thương mại
mới, phục vụ nhu cầu mua sắm của du khách với ưu tiên tiện lợi và giá cả hợp
lý, gắn với đặc trưng của Ninh Thuận.
3.2. So sánh hiện trạng phát
triển giữa Ninh Thuận - Bình Thuận – Khánh Hòa
Dựa trên các so sánh tại bảng dưới,
đưa ra một số kết luận sau:
- Về xu hướng phát triển : Du lịch
tỉnh Ninh Thuận phát triển theo xu hướng chung của khu vực, gắn với các tài
nguyên biển và hệ sinh thái biển. Ngoài ra, Ninh Thuận đã khai thác được một số
đặc trưng riêng biệt, đại diện là du lịch nông nghiệp nho, cừu và điểm du lịch
khám phá phong cách mới Tanyoli.
- Về hiệu quả du lịch:
+ Du lịch Ninh Thuận chưa có hiệu
quả cao như Khánh Hòa và Bình Thuận, chưa có thương hiệu nổi bật trong Nam
Trung Bộ, bao gồm cả du lịch nghỉ dưỡng, sinh thái biển, di sản Chăm, …
+ Các đặc trưng về địa hình và khí
hậu khô hạn chưa mang lại nhiều hiệu quả như tại Bình Thuận.
+ Chưa có các thương hiệu và sản
phẩm vươn tầm quốc gia, quốc tế, chưa có nhiều sản phẩm du lịch cao cấp, chất
lượng.
Bảng 9: Bảng so sánh tài
nguyên vàn hiện trạng khai thác sản phẩm du lịch của Khánh Hòa, Ninh Thuận và
Bình Thuận
Sản phẩm
|
Khánh Hòa
|
Ninh Thuận
|
Bình Thuận
|
|
Đặc trưng
|
Đánh giá
|
Đặc trưng
|
Đánh giá
|
Đặc trưng
|
Đánh giá
|
|
Du lịch biển đảo
|
- Du lịch nghỉ dưỡng
- Du lịch thể thao, sự kiện
biển
- Du lịch khám phá, ẩm
thực gắn với hệ thống đảo
|
Hiệu quả tốt, gắn với
thương hiệu “thiên đường biển đảo”; điểm đến vươn tầm quốc tế.
|
- Du lịch nghỉ dưỡng, ẩm
thực.
- Du lịch thể thao biển
gắn với sự kiện lướt ván diều quốc tế năm 2019.
|
Hiệu quả chưa cao, chưa
cạnh tranh được với Bình Thuận, Khánh Hòa.
|
- Du lịch nghỉ dưỡng.
- Du lịch thể thao biển
phát triển mạnh, trở thành thương hiệu mới của Bình Thuận.
|
Hiệu quả tốt, đang vươn
tầm quốc tế về du lịch thể thao biển.
|
|
Du lịch gắn với hệ sinh
thái biển
|
- Du lịch khám phá gắn với
HST san hô tại Hòn Mun, Bình Ba, Nha Trang, …
|
Sản phẩm nổi bật,
1 trong những điểm ngắm
san hô đẹp nhất VN
|
- Du lịch khám phá san hô vịnh
Vĩnh Hy.
- Du lịch sinh thái tại VQG
Núi Chúa.
|
Không có nhiều nổi bật.
|
- Du lịch khám phá san hô
hòn Cau.
- Trong tương lai gần: Du
lịch khám phá tại Safari Bình Thuận.
|
Tương đối nổi bật.
|
|
Du lịch gắn với di sản
Chăm
|
- Du lịch tham quan
- Du lịch lễ hội, hành hương
|
Hiệu quả tốt, lượng khách
lớn liên quan đến khách du lịch toàn tỉnh
|
- Du lịch tham quan, trải nghiệm,
mua sắm, …
- Du lịch lễ hội.
|
Hiệu quả khá tốt, tuy
nhiên chưa trở thành điểm nổi bật, đặc trưng
|
- Du lịch tham quan
- Du lịch lễ hội, hành hương
|
Hiệu quả tốt, lượng khách
lớn liên quan đến khách du lịch toàn tỉnh
|
|
Du lịch gắn với đặc trưng
khô hạn: Các cồn cát, khí hậu.
|
Khí hậu là 1 trong những
điều kiện hấp dẫn du khách Đông Âu và tạo điều kiện phát triển du lịch biển
quanh năm.
|
- Du lịch nghỉ dưỡng kết
hợp vui chơi giải trí Mông Cổ Tanyoli.
- Du lịch thể thao.
|
Khá nổi bật
|
- Du lịch khám phá, trải
nghiệm,
- Du lịch thể thao: Đua xe
địa hình, trượt cát, …
|
Rất nổi bật, tuy nhiên
chưa có các sản phẩm độc đáo, hiện đang khai thác theo hình thức truyền
thống.
|
|
Du lịch gắn với nghề muối
|
Ít khai thác, một số địa
điểm là nơi khám phá mới của khách tự do, nhiếp ảnh.
|
|
Đặc sản và du lịch
|
- Yến sào: Thực phẩm cao
cấp, quà lưu niệm, đặc sản địa phương
|
- Du lịch nông nghiệp: Tham
quan, khám phá vườn nho, đồng cừu, …
- Đặc sản địa phương, quà
lưu niệm.
|
Hiệu quả cao
|
- Du lịch tham quan gắn với trang trại Thanh Long.
- Đặc sản địa phương.
|
Không phải là sản phẩm du
lịch nổi bật.
|
|
Đô thị
|
- Nha Trang: Đô thị du
lịch biển sầm uất, hiện đại, …
- Cam Ranh: Đô thị cảng
quốc tế (hàng không, biển, …)
|
Nha Trang là đô thị du lịch
cấp vùng với các sản phẩm nghỉ dưỡng hiện đại, hấp dẫn.
|
- Phan Rang - Tháp Chàm: Đô
thị gắn với du lịch biển, chưa có nhiều nổi bật, đang được thay đổi diện mạo nhờ
các dự án du lịch.
|
Chưa có sản phẩm du lịch
đô thị đặc trưng, cơ sở vật chất hạn chế.
|
- Phan Thiết: Thủ đô
Resort - đô thị du lịch biển gắn với hệ thống các bãi biển và cơ sở vật chất
hiện đại.
|
Là 1 trong những biểu
tượng của du lịch Nam Trung Bộ.
|
3.2. Đánh giá chung về du
lịch Ninh Thuận
- Ninh Thuận có nhiều tiềm năng phát
triển du lịch, tuy nhiên có ít yếu tố nổi bật, khác biệt so với các tỉnh Nam
Trung Bộ. Việc khai thác theo hình thức truyền thống sẽ khó mang tới sự bứt
phá, khó cạnh tranh được với Bình Thuận, Khánh Hòa trong hiện tại và tương lai.
- Hướng phát triển chính của du lịch
Ninh Thuận: Du lịch nghỉ dưỡng biển, di sản Chăm, du lịch sinh thái và nông
nghiệp đã xuất hiện một số khu du lịch mới lạ, đẳng cấp, điển hình là Tanyoli,
Amanơi Ninh Thuận.
- Ngành du lịch vẫn đang trong giai
đoạn phát triển, cụ thể theo sơ đồ đánh giá: Khu vực B-C với các đặc điểm:
Lượng khách tăng trưởng ổn định; thu hút lượng lớn các dự án đầu tư; Các sản
phẩm du lịch dần trở nên đa dạng; Cơ sở vật chất ngày càng hoàn thiện. Khi các
dự án động lực được hoàn thiện, du lịch Ninh Thuận sẽ phát triển lên khu vực C-D,
đây cũng là giai đoạn mang lại hiệu quả cao nhất.
Hình 8: Sơ đồ vị trí du lịch
Ninh Thuận hiện nay trong tiến trình phát triển du lịch
- Các tác động chính tới du lịch
Ninh Thuận:
+ Dịch bệnh Covid – 19: Suy giảm
trong năm 2020 và sự tăng trưởng giai đoạn tới có khả năng chậm lại, đồng thời
các xu hướng du lịch sẽ tập trung nhiều hơn vào các loại hình du lịch vì sức
khỏe, du lịch trải nghiệm các vùng nông nghiệp và sản phẩm nông nghiệp, du lịch
khám phá mới lạ độc đáo…
+ Sự phát triển mạnh mẽ của Khánh
Hòa, Bình Thuận: Các điểm đến này có sức hút mạnh mẽ với du khách, hiện đã trở
thành các trung tâm du lịch lớn; gia tăng sức ép cạnh tranh tới Ninh Thuận.
3.3. Đánh giá tổng hợp SWOT
a. Điểm mạnh
- Tài nguyên du lịch đa dạng, ngoài
những tương đồng với khu vực Nam Trung Bộ còn một số điểm nhấn về địa hình (cồn
cát ven biển), các làng nghề truyền thống và lợi thế từ nông nghiệp địa phương
(trồng nho, táo, …).
- Tài nguyên du lịch còn nhiều hấp
dẫn chưa được khai thác, đặc biệt theo hướng độc đáo, hấp dẫn mới lạ: Khác biệt
về khí hậu, địa hình, giá trị du lịch của cát và muối, …
- Lợi thế về liên kết vùng: Ninh
Thuận có lợi thế cao nhất trong liên kết với Đà Lạt - Lâm Đồng trong 3 tỉnh
tiểu vùng phía Nam của Nam Trung Bộ. Các tài nguyên có thể khai thác kết nối
với Đà Lạt chủ yếu là tài nguyên biển, tạo nên sự đối lập, tăng hấp dẫn cho
liên kết phát triển du lịch và đa dạng các trải nghiệm cho du khách. Tuyến
đường sắt Phan Rang - Đà Lạt hiện đã ngừng hoạt động có thể được sửa chữa, cải
tạo hoặc khai thác theo hướng mới để trở thành điểm nhấn du lịch mới, củng cố
mối liên hệ với Đà Lạt.
- Lợi thế về luồng khách từ các
trung tâm du lịch, đầu mối giao thông: Sự liên kết thuận lợi với vùng khách đến
các trung tâm Phan Thiết, Nha Trang qua QL1 và đường sắt Thống Nhất, đường
biển. Tuy nhiên, sự tương đồng về tài nguyên giữa 3 tỉnh yêu cầu cần lựa chọn
các sản phẩm phù hợp, tránh sự nhàm chán. Do đó, nhóm nghiên cứu đề xuất lựa
chọn các tài nguyên trong nhóm độc đáo, khác biệt để liên kết với Bình Thuận,
Khánh Hòa.
b. Điểm yếu
- Về tài nguyên: Có sự tương đồng về
tài nguyên với các tỉnh Nam Trung Bộ, ít những nét độc đáo nổi bật. Do đó, Ninh
Thuận gặp nhiều khó khăn trong bứt phá phát triển về du lịch.
- Về phát triển du lịch: Chưa có đại
diện nổi bật như Phan Thiết của Bình Thuận, Nha Trang của Khánh Hòa, …
c. Cơ hội
- Có cơ hội phát triển thị trường
khách quốc tế - thị trường đang được đẩy mạnh của Việt Nam, đặc biệt là các thị
trường cao cấp và thị trường Đông Âu.
- Có khả năng thu hút các nhà đầu tư
dựa trên những tiến bộ về cải cách, …, được sự hỗ trợ của các cấp chính quyền
với nhiều chính sách hấp dẫn.
- Lợi thế trong bối cảnh mới: Có
thời gian tổ chức, định hướng lại du lịch tỉnh trong quá trình thị trường du
lịch phục hồi hậu Covid-19. Đặc biệt, bối cảnh phát triển sau dịch bệnh cũng
như xu hướng của du lịch thế giới nghiêng về các sản phẩm nghỉ dưỡng, trải
nghiệm, vì sức khỏe. Ninh Thuận có nhiều lợi thế trong phát triển các loại hình
sản phẩm này theo hướng độc đáo, hấp dẫn, bao gồm tài nguyên biển, độc đáo trong
sản xuất nông nghiệp và muối, độc đáo đến từ địa hình và khí hậu khô hạn.
d. Thách thức
- Cạnh tranh cao, đặc biệt là các
nhóm sản phẩm truyền thống có nhiều đặc điểm tương đồng với khu vực Nam Trung
Bộ.
- Khả năng thu hút thị trường cao
cấp không quá lớn, yêu cầu cao trong định hướng và phát triển sản phẩm du lịch.
3.4. Xác định các vấn đề
trọng tâm
Các vấn đề trọng tâm cần được giải
quyết cho du lịch Ninh Thuận như sau:
- Về khai thác tài nguyên, phát
triển không gian du lịch: Với các khu vực phát triển hiện tại và khu vực tập
trung các dự án cần tiếp tục duy trì hướng khai thác hiện nay, đồng thời bổ
sung phương án, biện pháp làm tăng hiệu quả tài nguyên, tìm kiếm những tiềm
năng mới. Với các khu vực tiềm năng, đặc biệt là khu vực phía Tây cần có định
hướng phù hợp, góp phần thu hút được đầu tư.
- Về phát triển sản phẩm du lịch:
Phát triển sản phẩm du lịch toàn diện, có chủ đề, gắn với đặc trưng của tỉnh
Ninh Thuận và đảm bảo sự hấp dẫn đối với du khách. Cần chú trọng xây dựng sản
phẩm du lịch mới lạ để cạnh tranh với thị trường lân cận và tạo điểm nhấn cho
phát triển du lịch thời kỳ mới. Đặc biệt, các sản phẩm cần phù hợp với các biến
động về dịch bệnh và tình hình tăng trưởng kinh tế thời gian tới.
- Xây dựng thương hiệu, hình ảnh du
lịch: Xây dựng thương hiệu, hình ảnh du lịch mới cấp tỉnh và các bộ Slogan, chủ
đề du lịch cho các huyện, mang tới màu sắc mới toàn diện và độc đáo hơn cho du
lịch Ninh Thuận.
- Thị trường du lịch: Xây dựng thị
trường phát triển cho từng bộ sản phẩm và từng khu vực phát triển.
PHẦN
II.
ĐỊNH
HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH NINH THUẬN
I. TẦM NHÌN, CHIẾN LƯỢC VÀ
MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN
1. Căn cứ xác định, dự báo
phát triển du lịch Ninh Thuận
Căn cứ xác định, dự báo các kịch bản
phát triển du lịch Ninh Thuận như sau:
- Tài nguyên và hiện trạng phát
triển du lịch tỉnh Ninh Thuận.
- Các đánh giá của chuyên gia du
lịch và du khách.
- Chương trình hành động số
134-CTr/TU ngày 21/06/2017 của Tỉnh Ủy Ninh Thuận thực hiện Nghị quyết 08-NQ/TW
của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn;
- Chương trình số 232-CTr/TU ngày
24/10/2018 của Tỉnh ủy về hành động thực hiện Nghị quyết số 115/NQ-CP ngày
31/8/2018 của Chính phủ về việc thực hiện một số cơ chế, chính sách đặc thù hỗ
trợ tỉnh Ninh Thuận phát triển kinh tế - xã hội, ổn định sản xuất, đời sống
nhân dân giai đoạn 2018 - 2023;
- Kế hoạch phát triển kinh tế - xã
hội tỉnh Ninh Thuận 5 năm 2021 - 2025 Ban hành theo Quyết định số 458/QĐ-UBND
ngày 30/12/2020 của UBND tỉnh Ninh Thuận (Chi tiết tại phụ lục đính kèm).
- Nghị quyết số 01-NQ/ĐH ngày
29/10/2020 của Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Ninh Thuận lần thứ XIV, nhiệm kỳ
2020-2025;
- Quyết định số 147/QĐ-TTg ngày
22/01/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển du lịch Việt
Nam đến năm 2030;
- Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày
16/01/2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi
nhọn;
- Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày
31/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về phát triển du lịch Ninh Thuận trở thành
ngành kinh tế mũi nhọn giai đoạn 2021 - 2025 và tầm nhìn đến năm 2030;
Chi tiết các công thức tính toán tại
Phụ lục đính kèm.
2. Tầm nhìn phát triển
Đến năm 2030, du lịch thực sự trở
thành ngành kinh tế mũi nhọn và phát triển bền vững của tỉnh Ninh Thuận với
đóng góp khoảng 15% GRDP; trở thành điểm du lịch nghỉ dưỡng trải nghiệm ưu tiên
của khách quốc tế tới Việt Nam, điển hình là khách Nga và là điểm du lịch khám
phá sáng tạo hấp dẫn của khách du lịch nội địa.
3. Mục tiêu phát triển - số
liệu dự báo
- Các chỉ tiêu cơ bản: Đến năm 2023,
Ninh Thuận tái đạt được những thành tựu của năm 2019, ngành du lịch phục hồi
trở lại sau dịch. Đến năm 2025, ngành du lịch cơ bản trở thành ngành kinh tế
mũi nhọn với doanh thu đạt 2.900 tỷ đồng, chiếm 13% GRDP tỉnh; đến năm 2030 du
lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn với 6 triệu lượt khách, doanh thu
5.900 tỷ đồng, tương đương mỗi lượt khách chi tiêu khoảng 985.000 đồng và chiếm
15% GRDP tỉnh.
Stt
|
Hạng mục
|
Đơn vị tính
|
2020
|
2023
|
2025
|
2027
|
2029
|
2030
|
1
|
Tổng lượt khách
|
Nghìn
lượt khách
|
1.177
|
2.000
|
3.500
|
4.500
|
5.700
|
6.000
|
1.1
|
Khách quốc tế
|
17
|
5
|
455
|
630
|
798
|
900
|
1.2
|
Khách nội địa
|
1.160
|
1.995
|
3.045
|
3.870
|
4.902
|
5.100
|
2
|
Chi tiêu trung bình/ khách
|
Nghìn đồng/khách
|
745
|
750
|
830
|
870
|
940
|
985
|
3
|
Tổng thu ngành du lịch
|
Tỷ
đồng
|
875,0
|
1.500
|
2.905
|
3.915
|
5.358
|
5.910
|
4
|
Đóng góp GRDP
|
%
|
|
9,0
|
13,0
|
12,0
|
13,5
|
15,0
|
- Khách lưu trú và nhu cầu buồng lưu
trú: Đến năm 2030, Ninh Thuận có 4,5 triệu lượt khách lưu trú trên tổng số 6
triệu lượt khách, với yêu cầu khoảng 23.120 phòng lưu trú. Cụ thể tại bảng
dưới.
Stt
|
Hạng mục
|
Đơn vị tính
|
2021
|
2023
|
2025
|
2027
|
2029
|
2030
|
1
|
Khách lưu trú
|
Nghìn lượt khách
|
650
|
800
|
1.200
|
2.000
|
3.500
|
4.500
|
2
|
Số ngày lưu trú bình quân
|
Ngày
|
2,0
|
2,2
|
2,5
|
2,8
|
3,0
|
3,0
|
3
|
Số ngày khách lưu trú
|
Nghìn ngày khách
|
1.300
|
1.760
|
3.000
|
5.600
|
10.500
|
13.500
|
4
|
Nhu cầu buồng lưu trú
|
buồng
|
3.600
|
4.020
|
6.320
|
10.960
|
19.700
|
23.120
|
4.1
|
Hệ số chung buồng
|
buồng
|
2
|
2
|
2
|
2
|
2
|
2
|
4.2
|
Công suất buồng
|
%
|
0,50
|
0,60
|
0,65
|
0,70
|
0,73
|
0,80
|
- Nhu cầu nguồn lao động
Stt
|
Hạng mục
|
Đv tính
|
2021
|
2023
|
2025
|
2027
|
2029
|
2030
|
1
|
Lao động trực tiếp
|
người
|
3.240
|
3.620
|
4.420
|
6.580
|
11.820
|
13.870
|
2
|
Lao động gián tiếp
|
người
|
6.480
|
7.240
|
8.840
|
13.160
|
23.640
|
27.740
|
3
|
Hệ số lao động trực tiếp /
buồng
|
|
0,90
|
0,90
|
0,70
|
0,60
|
0,60
|
0,60
|
4
|
Hệ số lao động gián tiếp/
trực tiếp
|
|
2,00
|
2,00
|
2,00
|
2,00
|
2,00
|
2,00
|
5
|
Tổng số lao động du lịch
|
người
|
9.720
|
10.860
|
13.260
|
19.740
|
35.460
|
41.610
|
- Chất lượng nguồn lao động và dịch
vụ:
+ Chất lượng dịch vụ: Phấn đấu đến
2030 có trên 95% khách du lịch đánh giá chất lượng dịch vụ, sản phẩm du lịch
tốt.
+ Chất lượng nguồn lao động:
Stt
|
Hạng mục
|
2021
|
2023
|
2025
|
2027
|
2029
|
2030
|
1
|
Tỷ lệ lao động được đánh
giá thân thiện (%)
|
64
|
67
|
70
|
72
|
74
|
75
|
2
|
Tỷ lệ lao động biết ngoại
ngữ (%)
|
38
|
39
|
42
|
43
|
45
|
47
|
4. Chiến lược phát triển
4.1. Giai đoạn 2020 – 2025
- Giai đoạn 2020 - 2023: Giai đoạn
đối mặt và thích ứng với các tác động của Covid-19; gắn với mục tiêu phục hồi
ngành du lịch tỉnh Ninh Thuận đạt được các kết quả của năm 2019. Giai đoạn này
cần tập trung phục hồi lượng khách và doanh thu, đồng thời cần đẩy nhanh tốc độ
các dự án chiến lược đang thực hiện trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận như: Salling
Bay Ninh Chữ, Mũi Dinh Ecopark, …:
+ Tập trung vào khai thác thị trường
nội địa và phát triển các sản phẩm phù hợp với thị trường này. Trước tác động
của dịch bệnh, theo dự báo của UNWTO, đến năm 2023 thị trường du lịch mới phục
hồi, đặc biệt là thị trường quốc tế sẽ tiếp tục “đóng băng” thêm một thời gian
dài. Do đó, phát triển thị trường quốc tế ở giai đoạn này là không khả thi.
+ Tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tốc
độ hoàn thiện các dự án du lịch; đặc biệt là các dự án chiến lược. Hiện nay, du
lịch Ninh Thuận đang trong giai đoạn phát triển, mà các dự án đầu tư này là
diện mạo của du lịch Ninh Thuận. Vì vậy, việc biến các công trường ngổn ngang
nhanh chóng trở thành những khu đô thị, resort, khu du lịch sầm uất là điều không
thể chậm trễ.
- Giai đoạn 2023 – 2025: Giai đoạn
phát huy những sản phẩm du lịch nổi trội, bổ sung những sản phẩm mới, chuẩn bị
nền tảng cho sự phát triển bứt phá ở giai đoạn sau.
+ Nâng cao chất lượng, đa dạng hóa
sản phẩm, dịch vụ du lịch của Ninh Thuận, đặc biệt là các sản phẩm quan trọng
như du lịch biển và thể thao biển, du lịch nông nghiệp, du lịch văn hóa Chăm.
+ Bổ sung các sản phẩm du lịch mới
hấp dẫn: Các sản phẩm khám phá, trải nghiệm đặc sắc Ninh Thuận trong các lễ hội
nổi bật, điển hình của tỉnh.
+ Chuẩn bị cơ sở cho phát triển các
sản phẩm mới, thu hút đầu tư mới: Xây dựng các chính sách thu hút đầu tư, lựa
chọn và bố trí các quỹ đất đầu tư, …
4.2. Giai đoạn 2025 - 2030
Là giai đoạn phát triển trở thành
ngành kinh tế mũi nhọn và khẳng định thương hiệu du lịch Ninh Thuận, mở rộng
nguồn khách, bứt phá ghi những dấu ấn mới trên hệ thống du lịch cả nước. Giai
đoạn này cần thực hiện những công việc sau:
- Đầu tư phát triển hệ thống sản
phẩm du lịch mới, hấp dẫn, tạo thương hiệu và dấu ấn mới lạ, khác biệt cho tỉnh
Ninh Thuận.
- Hướng tới thị trường cao cấp nước
ngoài, đặc biệt là thị trường truyền thống còn nhiều khả năng khai thác là Nga,
Đông Âu.
- Hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật
cho việc phục vụ một số lượng khách du lịch lớn, bổ sung các cơ sở vật chất
quan trọng phục vụ việc kết nối phát triển du lịch, tiếp cận nguồn khách quốc
tế.
5. Các yêu cầu phát triển
Để có thể đạt được các mục tiêu đã
đề ra cũng như thực hiện được thuận lợi các chiến lược định hướng, Ninh Thuận
cần đảm bảo các yêu cầu sau:
- Yêu cầu về chính sách phát triển,
thu hút đầu tư: Cần phải đảm bảo có được các chính sách hữu dụng, tháo gỡ được
các nút thắt trong pháp lý, đất đai, đặc biệt là khu vực ven biển – khu vực
chiến lược hiện nay của Ninh Thuận.
- Yêu cầu về cơ sở vật chất : Ninh
Thuận cần có cơ sở vật chất hoàn thiện hơn, điển hình là các bến du thuyền cao
cấp, hệ thống giao thông kết nối với hệ thống sân bay, cảng biển (sân bay và
cảng Cam Ranh, dự án sân bay Phan Thiết, cảng Vũng Tàu) ; các nhà hàng ẩm thực,
cơ sở thương mại quy mô lớn… Bên cạnh đó, cần có hệ thống bãi đỗ xe tại các khu
vực phát triển du lịch trọng điểm, đặc biệt là Phan Rang – Tháp Chàm. Đây là
những điều kiện rất cần thiết để du lịch Ninh Thuận giữ chân du khách.
II. BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO
DU LỊCH NINH THUẬN
Các bài học kinh nghiệm cho du lịch
Ninh Thuận là 1 trong những yếu tố quan trọng, cùng với các phân tích tài
nguyên, hiện trạng và các đánh giá chuyên gia là căn cứ xây dựng các định hướng
cụ thể. Các tham khảo bao gồm:
1. Các bài học kinh nghiệm
về định hướng phát triển du lịch
Nghiên cứu xây dựng đề án phát triển
du lịch tỉnh Ninh Thuận đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 áp dụng các bài
học kinh nghiệm sau:
- Lập kế hoạch tiếp cận phát triển
du lịch cho điểm đến - bài học từ Gold Coast
- Australia (TOURISM PLANNING
APPROACHES - The importance of tourism planning for a tourism destination with heavy
reliance on the industry - Josian Troubat; Đại học Công nghệ Mauritius).
- Những tồn tại trong quy hoạch phát
triển du lịch quốc gia: Trường hợp của Thổ Nhĩ Kỳ (Shortcomings in planning
approaches to tourism development in developing - countries: The case of Turkey;
Cevat Tosun - Macau University of Science and Technology).
- Đề án phát triển du lịch tỉnh Bình
Thuận đến năm 2025 và tầm nhìn đến 2030 do tập đoàn McKinsey & Company tài
trợ, mang tới những sáng kiến độc đáo và các giải pháp thực tế cho du lịch Bình
Thuận.
Các bài học kinh nghiệm được lược
dịch và tóm tắt cụ thể trong phần Phụ lục.
2. Xác định thị trường du
lịch theo kế hoạch cấp quốc gia
Xác định thị trường du lịch của Ninh
Thuận dựa trên các căn cứ : Thị trường đích và các nhóm sản phẩm nổi bật theo
định hướng của Bộ văn hóa - Thể thao và du lịch - cụ thể là Chiến lược
marketing du lịch đến năm 2020 phê duyệt tại Quyết định số 3455/QĐ-BVHTTDL ngày
20/10/2014. Cụ thể như sau:
Các thị trường chủ yếu của Việt Nam21 hiện nay bao gồm Bắc Á, Đông Nam Á,
Úc, Nga, Bắc Mỹ, châu Âu và thị trường nội địa. Thị trường khách được xác định
trên các yếu tố tài nguyên, sản phẩm và điều kiện kết nối. Cụ thể như sau :
Bảng 10: Sản phẩm trọng tâm
của Việt Nam theo các thị trường xác định.
Những ô có ↑ in đậm thể hiện
các sản phẩm trọng tâm đặc biệt tại thị trường đích.
Sản phẩm du lịch
|
Bắc Á
|
Đông Nam
Á
|
Úc
|
Nga
|
Bắc Mỹ
|
Châu Âu
|
Thị trường mới
|
Thị trường nội địa
|
Văn hóa
|
Di sản, tour phổ thông
|
↑
|
↑
|
↑
|
|
↑
|
↑
|
↑
|
↑
|
VH các DT thiểu số: du
lịch cộng đồng
|
↑
|
↑
|
↑
|
|
↑
|
↑
|
↑
|
↑
|
Hành hương/ ôn giáo
|
↑
|
↑
|
|
|
↑
|
↑
|
|
↑
|
Phong cách sống mới
|
↑
|
↑
|
↑
|
|
↑
|
↑
|
↑
|
↑
|
Sinh thái
|
Khu vực được bảo vệ
|
↑
|
↑
|
↑
|
|
↑
|
↑
|
|
↑
|
|
Khu nghỉ dưỡng trên núi
|
↑
|
↑
|
↑
|
|
↑
|
↑
|
|
↑
|
Du lịch mạo hiểm
|
↑
|
↑
|
↑
|
↑
|
↑
|
↑
|
|
↑
|
Biển
|
Nghỉ ngơi ở biển
|
↑
|
↑
|
↑
|
↑
|
↑
|
↑
|
↑
|
↑
|
Vịnh Hạ Long
|
↑
|
↑
|
↑
|
↑
|
↑
|
↑
|
↑
|
↑
|
Du lịch trên sông Mekong
|
↑
|
↑
|
↑
|
|
↑
|
↑
|
|
|
Du lịch tàu biển
|
↑
|
↑
|
↑
|
↑
|
↑
|
↑
|
|
|
Thành phố
|
Nghỉ tại thành phố lớn
|
↑
|
↑
|
↑
|
|
|
|
|
|
Nghỉ chân thời gian ngắn
|
↑
|
↑
|
|
|
|
|
↑
|
↑
|
Quan tâm đặc biệt
|
Tour truyền thống
|
↑
|
↑
|
↑
|
↑
|
↑
|
↑
|
↑
|
|
Du lịch MICE
|
↑
|
↑
|
↑
|
↑
|
↑
|
↑
|
↑
|
↑
|
Chơi golf
|
↑
|
↑
|
↑
|
|
↑
|
↑
|
|
|
Nguồn:
Chương trình Phát triển Năng lực Du lịch có Trách nhiệm với Môi trường và Xã
hội 2013.
Các đối tượng khách, sản phẩm du
lịch cụ thể của thị trường quốc tế như sau:
Bảng 11: Phân khúc thị
trường quốc tế, sản phẩm du lịch Việt Nam đến 2020
Nguồn: Quyết định số
3455/QĐ-BVHTTDL ngày 20/10/2014.
Thị trường
|
Phân khúc khách
|
Sản phẩm du lịch phù hợp
|
Ưu tiên
|
Nhật Bản
|
Nữ độc thân, nhân viên văn
phòng, học sinh sinh viên, khách trung niên và cao tuổi.
|
Du lịch di sản văn hóa thế
giới, ẩm thực, mua sắm và du lịch biển, du lịch học đường, du lịch nghỉ dưỡng
cho người già, sản phẩm du lịch trăng mật, sản phẩm du lịch phục vụ đối tượng
khách có nhu cầu lưu trú dài ngày...
|
Hàn Quốc
|
Công chức ở độ tuổi 30-40
tuổi, trung niên, người cao tuổi.
|
Du lịch lịch sử, văn hóa
truyền thống và thiên nhiên; vui chơi giải trí đi kèm các lựa chọn mua sắm,
chăm sóc sức khỏe, golf.
|
Trung Quốc
|
Khách thanh niên và trung niên.
|
Du lịch tàu biển phục vụ
khách theo tuyến Bắc
Hải-Hạ Long; sản phẩm du
lịch nghỉ dưỡng biển đảo cao cấp phục vụ khách theo kỳ nghỉ dài ngày và đường
hàng không; tham quan khám phá thành phố, ẩm thực, du lịch văn hóa gắn với
các di sản thế giới ở Việt Nam, du lịch miệt vườn sông nước Cửu Long.
|
Đài Loan
|
Khách trung niên, thương gia, thanh niên, sinh viên.
|
Du lịch văn hóa, chơi gôn
và nghỉ dưỡng cao cấp.
|
Nga
|
Thanh niên và trung niên,
khách công vụ, gia đình
|
Du lịch nghỉ dưỡng biển
đảo cao cấp, thể thao du lịch biển, khám phá thành phố kết hợp giải trí, mua
sắm.
|
Đông Nam Á
|
Khách thanh niên, trung niên
và người cao tuổi; khách đi theo mục đích công vụ, đi theo nhóm bạn bè
|
Du lịch nghỉ dưỡng biển,
du lịch di sản thế giới, trải nghiệm về văn hóa, đời sống địa phương, các sản
phẩm gắn tuyến hành lang Đông-Tây, sản phẩm du lịch MICE, chơi gôn, sản phẩm
đặc trưng cho khách đạo Hồi.
|
Úc và Niu- di-lân
|
Gia đình có con đi cùng,
đôi vợ chồng trẻ, khách độc thân, đi tự do, khách trung niên.
|
Du lịch nghỉ dưỡng biển
đảo, du lịch nghỉ tại nhà dân, sản phẩm du lịch thăm thân, sản phẩm du lịch
khám phá xuyên Việt hoặc sản phẩm du lịch chuyên đề như khám phá sông nước
đồng bằng Cửu Long, thăm chiến trường xưa...
|
Duy trì
|
Tây Âu
|
Khách cao tuổi, thanh
niên, sinh viên, khách đi theo đôi, đi cùng gia đình
|
Du lịch nghỉ dưỡng biển
đảo cao cấp, du lịch trở về chiến trường xưa, du lịch di sản văn hóa, du lịch
thăm thân, du lịch giải trí và làm đẹp, du lịch tham quan thành phố, du lịch
sinh thái, mạo hiểm và khám phá nông thôn và miền núi
|
Bắc Âu
|
Khách đi gia đình, khách cao
tuổi, sinh viên
|
Du lịch nghỉ dưỡng biển
đảo, du lịch sinh thái, du lịch văn hóa lịch sử, du lịch xuyên Việt.
|
Bắc Mỹ
|
Gia đình có con đi cùng, khách
trung niên, công chức, người cao tuổi.
|
Du lịch về thăm chiến
trường xưa, du lịch thăm thân, du lịch nghỉ dưỡng và nghỉ dưỡng biển đảo, du
lịch văn hóa lịch sử, du lịch sinh thái miệt vườn.
|
Tiềm năng
|
Ấn Độ
|
Khách đi theo gia đình, khách trung niên
|
Du lịch văn hóa và du lịch
tham quan thành phố
|
Trung Đông
|
Thanh niên, trung niên và
các nhóm quan tâm đặc biệt.
|
Du lịch văn hóa, tham quan
thành phố, du lịch nghỉ dưỡng cao cấp
|
3. Đánh giá chuyên gia về
phát triển sản phẩm du lịch
Sau đánh giá thứ bậc AHP, nhóm
chuyên gia đưa ra các định hướng cụ thể về đa dạng hóa, phát triển sản phẩm du
lịch và cạnh tranh như sau:
- Phát triển sản phẩm du lịch: Các
sản phẩm du lịch của Ninh Thuận có thể phát triển theo hướng mới lạ, độc đáo
như sau:
Bảng 12: Ma trận phát triển
sản phẩm du lịch Ninh Thuận
|
Muối
|
Cát
|
Nông nghiệp: Nho, cừu, …
|
Sắc tộc
|
Du lịch nghỉ dưỡng
|
Sức khỏe: Da, hệ hô hấp, …
|
Nghỉ dưỡng Trung Đông
|
Nghỉ dưỡng cao cấp Vang
nho
|
|
Du lịch khám phá
|
Nghệ thuật: Tạo hình, điêu
khắc, … Trải nghiệm sản xuất muối
|
Văn hóa sáng tạo và truyền
thống địa phương - Bí ẩn vùng cát.
|
|
Nghệ thuật trưng bày đá -
gốm - văn hóa địa phương
|
Du lịch văn hóa, lễ hội
|
Lễ hội chuyên đề cát –
muối và nghệ thuật sáng tạo có thể được phát triển ở các giai đoạn sau
|
Lễ hội Nông nghiệp sạch
Đa dạng hóa sản phẩm thuộc
lễ hội Nho và Vang Nho
|
Lễ hội văn hóa dân tộc gắn
với biểu tượng đàn Chapi
|
Vui chơi giải trí
|
Công viên nước sa mạc - Ưu
thế biển và các cồn cát Công viên nghệ thuật cát - muối
|
|
|
Thương mại, dịch vụ
|
Ẩm thực chuyên đề cát,
muối, khô hạn (xương rồng, nha đam) Ứng dụng sản phẩm chăm sóc sức khỏe và
làm đẹp nho, cừu, …
|
|
- So sánh, lựa chọn nhóm sản phẩm
cạnh tranh với Bình Thuận, Khánh Hòa:
Yếu tố cạnh tranh
|
Khánh Hòa
|
Bình Thuận
|
Ninh Thuận
|
Du lịch biển - tài nguyên
chung
|
Du lịch biển đảo
|
Du lịch nghỉ dưỡng biển
|
Du lịch nghỉ dưỡng điều dưỡng
|
Độc đáo đô thị
|
Du lịch đô thị, MICE,
festival
|
Thủ đô Resort
|
Lễ hội Nho & Vang nho
|
Phát triển mới
|
|
Thể thao biển
|
|
Tiềm năng mới
|
|
Du lịch khám phá gắn với
các cồn cát: Sự kiện, thể thao,
…
|
- Du lịch nghỉ dưỡng cao
cấp, khám phá liên quan tới văn hóa truyền thống, văn hóa sáng tạo.
- Vui chơi giải trí phong
cách mới
|
Văn hóa Chăm
|
Tháp Bà, Kate, lễ hội tháp
Bà
|
Tháp Pô Sa Inư, lễ hội
Kate
|
- Pô Krông Garai, lễ hội
Kate, làng nghề Bàu Trúc, dệt Mỹ Nghiệp
- Nghệ thuật gốm.
|
III. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN
THỊ TRƯỜNG VÀ SẢN PHẨM DU LỊCH
1. Thị trường du lịch
1.1. Định hướng phát triển
đến năm 2030
Dựa trên các căn cứ và nghiên cứu,
xác định thị trường du lịch của Ninh Thuận đến năm 2030 bao gồm các phân khúc
với các nhóm sản phẩm sau:
- Thị trường quốc tế :
Bảng 13: Thị trường du lịch
quốc tế Ninh Thuận đến năm 2030
Thị trường
|
Phân khúc
|
Sản phẩm phù hợp
|
Ưu tiên
|
Nga và Đông Âu
|
Mọi đối tượng du khách
|
- Du lịch nghỉ dưỡng -
điều dưỡng trải nghiệm chủ đề biển và những giá trị đặc trưng của Ninh Thuận
(cát, muối, nông nghiệp, văn hóa Chăm).
- Các hoạt động du lịch
gắn với tàu biển và bến du thuyền cao cấp, sân bay quốc tế Cam Ranh qua hệ
thống giao thông vận tải cao cấp kết nối.
|
Bắc Âu
|
Khách gia đình, khách cao
tuổi.
|
Nhật Bản
|
Người độc thân, nhân viên
văn phòng, học sinh sinh viên, khách trung niên và cao tuổi.
|
Tây Âu
|
Khách cao tuổi, khách cặp
đôi, gia đình
|
Úc
|
Gia đình có con đi cùng,
đôi vợ chồng trẻ, khách độc thân, đi tự do, khách trung niên.
|
Bắc Mỹ
|
Gia đình, khách trung niên,
công chức, người cao tuổi.
|
Mở rộng
|
Trung Quốc
|
Khách thanh niên và trung
niên, nhóm du
khách ưa thích sự sang
trọng ở mức giá vừa phải.
|
- Du lịch nghỉ dưỡng, thể
thao biển kết hợp thương mại dịch vụ, điều dưỡng sức khỏe tại Phan Rang –
Tháp Chàm; Vĩnh Hy, Cà Ná.
- Du lịch gắn với các sân
bay và hệ thống giao thông vận tải kết nối sân bay.
|
Hàn Quốc
|
Công chức ở độ tuổi 30-40
tuổi, trung niên, người cao tuổi, người Hàn quốc và Việt Nam.
|
Đông Nam Á
|
Khách thanh niên, trung
niên và người cao tuổi; khách đi theo mục đích công vụ, nhóm bạn bè.
|
Định hướng
|
Trung Đông
|
Thanh niên, trung niên và
các nhóm quan tâm đặc biệt.
|
- Du lịch nghỉ dưỡng -
điều dưỡng cao cấp.
- Các hoạt động du lịch
gắn với tàu biển và bến du thuyền cao cấp.
|
- Thị trường nội địa:
Bảng 14: Định hướng thị
trường khách du lịch nội địa Ninh Thuận đến 2030
Thị trường
|
Phân khúc
|
Ưu tiên
|
Thành phố Hồ Chí Minh,
Đông Nam Bộ
|
- Khách du lịch cuối tuần,
kỳ nghỉ ngắn, kỳ nghỉ dài, thực
tập, giáo dục, công vụ.
- Đối tượng : Gia đình,
công sở, nhóm bạn bè, học sinh - sinh viên, cặp đôi, trường học, …
|
Hà Nội, Hải Phòng
|
- Kỳ nghỉ dài, từ 3 -4
ngày.
- Đối tượng : Gia đình,
công sở, nhóm bạn bè, cặp đôi.
|
Quảng Ninh
|
Nội tỉnh
|
- Du lịch cuối tuần, các
hình thức chúc mừng, tụ họp, …
- Đối tượng: Gia đình,
nhóm bạn bè, công sở, học sinh, sinh viên, …
|
Tây Nguyên
|
- Du lịch cuối tuần, ngắn
ngày.
- Đối tượng: Gia đình,
nhóm bạn bè, công sở, học sinh, sinh viên, …
|
Các đô thị lân cận
|
- Du lịch cuối tuần, ngắn
ngày, trong ngày.
- Đối tượng: Gia đình,
nhóm bạn bè, công sở, học sinh, sinh viên, …
|
Mở rộng
|
Miền Bắc, Tây Nam Bộ
|
- Kỳ nghỉ dài ngày, trăng
mật, …
- Đối tượng : Gia đình,
công sở, nhóm bạn bè, cặp đôi.
|
Miền Trung
|
- Du lịch cuối tuần, ngắn
ngày.
- Đối tượng: Gia đình,
nhóm bạn bè, công sở, học sinh, sinh viên, …
|
Thị trường du lịch nội địa phù hợp
với các sản phẩm sau: Du lịch biển và thể thao biển, du lịch sinh thái gắn với
những giá trị độc đáo của VQG Núi Chúa, du lịch khám phá gắn với văn hóa Chăm
và những hoạt động vui chơi giải trí mới lạ.
1.2. Định hướng phát triển
từng giai đoạn
- Giai đoạn 2020 - 2023: Tập trung
vào thị trường nội địa, khôi phục lượng khách và doanh thu. Trong đó thị trường
mục tiêu là: Thành phố Hồ Chí Minh và Đông Nam Bộ, Hà Nội, Tây Nguyên.
- Giai đoạn 2023 - 2025: Tiếp tục
phát triển thị trường nội địa, khôi phục thị trường quốc tế truyền thống - thị
trường Nga và Đông Âu.
- Giai đoạn 2025 - 2030: Hướng tới
những đối tượng khách cao cấp của các thị trường sẵn có, phát triển các thị
trường mới theo các sản phẩm du lịch mới lạ, sản phẩm được nâng cao chất lượng
của Ninh Thuận.
2. Sản phẩm du lịch
2.1. Định hướng phát triển
đến năm 2030
Đến năm 2030, Ninh Thuận trở thành
điểm du lịch nghỉ dưỡng trải nghiệm ưu tiên của khách quốc tế tới Việt Nam,
điển hình là khách Nga và là điểm du lịch khám phá sáng tạo hấp dẫn của khách
du lịch nội địa. Các sản phẩm du lịch không chỉ cần đáp ứng nhu cầu của thị
trường cao cấp - Nga với chất lượng cao, dịch vụ hoàn hảo, trải nghiệm thú vị
mang đặc trưng Ninh Thuận, … mà còn cần thỏa mãn được khách nội địa - nhóm khách
chiếm tỷ lệ cao, ưu thế về số lượng, ưa thích sự mới lạ, độc đáo. Định hướng
sản phẩm du lịch bao gồm: 4 sản phẩm đặc thù, 4 sản phẩm mới lạ, 4 sản phẩm bổ
trợ.
a. 4 sản phẩm đặc thù
Bao gồm các nhóm: Nghỉ dưỡng trải
nghiệm biển; Văn hóa di sản Chăm; Nông nghiệp công nghệ cao; Du lịch sinh thái
gắn với VQG Núi Chúa.
- Nghỉ dưỡng trải nghiệm biển: Là
nhóm sản phẩm gắn với hệ thống tài nguyên chủ đạo và đang được tập trung khai
thác. Đến năm 2030, đây vẫn là nhóm sản phẩm đặc thù quan trọng, được định
hướng nâng cao chất lượng sản phẩm, tập trung vào điểm nhấn khác biệt – sự kiện
Ván diều quốc tế tại Ninh Chữ, Bắc Thanh Hải, đưa sự kiện trở thành hoạt động
thường niên và hướng tới trở thành trung tâm thể thao ván diều, thể thao biển
cấp khu vực, quốc tế.
+ Các sản phẩm: Nghỉ dưỡng và tắm
biển gắn với hệ thống các bãi tắm ven bờ, khí hậu ấm áp và quanh năm nhiều
nắng; Trải nghiệm khám phá hệ sinh thái san hô Vĩnh Hy, Hòn Đỏ; Sự kiện, lễ hội
lướt ván diều quốc tế Bắc Thanh Hải và các hoạt động thể thao trên biển; …
+ Khu vực phát triển: dải ven biển
phía Đông tỉnh Ninh Thuận kéo dài từ Bình Tiên tới Cà Ná, trong đó tập trung
cao tại khu vực Bình Tiên - Vĩnh Hy; Ninh Chữ - Bình Sơn và Mũi Dinh - Cà Ná.
Khu vực cũng bao gồm hầu hết các dự án chiến lược; các khách sạn cao cấp của
Ninh Thuận.
+ Thị trường hướng tới: Mọi đối
tượng khách, đặc biệt là khách Nga ưa thích khí hậu ấm áp, các hoạt động thể
thao và trải nghiệm biển.
- Di sản Văn hóa Chăm: Là 1 trong
những đặc trưng nổi bật của Ninh Thuận, bao gồm du lịch lễ hội Katê, du lịch
trải nghiệm và khám phá văn hóa làng nghề, du lịch tham quan và tìm hiểu di sản
Pô Klông Garai. Đưa tháp Hòa Lai trở thành điểm nhấn quảng bá của du lịch Ninh
Thuận trên tuyến quốc lộ 1. Sản phẩm hướng tới mọi đối tượng khách, đặc biệt là
khách nước ngoài. Các sản phẩm tập trung chủ yếu ở Phan Rang – Tháp Chàm và
Ninh Phước ; gắn với các điểm di sản làng nghề, di tích. Các sản phẩm này cần
được phát triển nâng cao chất lượng, gia tăng trải nghiệm, điển hình là làng
gốm bàu Trúc. Trung tâm làng nghề phục vụ trưng bày và trải nghiệm chật chội,
cần được mở rộng, đặc biệt là khu vực nặn gốm cần có không gian cho du khách
xoay gốm, bổ sung dịch vụ nung sản phẩm và gửi tặng tới địa chỉ của du khách.
- Nông nghiệp công nghệ cao: Đa dạng
hóa các sản phẩm du lịch gắn với các khu vực nông nghiệp công nghệ cao điển
hình như nho Thái An, Ba Mọi, cừu An Hòa, … như du lịch trải nghiệm cuối tuần,
du lịch ẩm thực sạch - Organic, du lịch kết hợp thực tập, trang bị kỹ năng sống
cho trẻ em, sinh viên, du lịch vì môi trường, sức khỏe với thực phẩm chay và
trang trại trồng trọt các đầu tháng, ngày rằm ; lễ hội nông nghiệp sạch Ninh
Thuận ; lễ hội Nho và Vang nho … Hiện tại, các sản phẩm này tập trung chủ yếu ở
phụ cận Phan Rang - Tháp Chàm và VQG Núi Chúa. Trong thời gian tới, các khu vực
phát triển nông nghiệp công nghệ cao điển hình như Ninh Phước cần chủ động xây
dựng chương trình phát triển du lịch nông nghiệp, hướng dẫn các trang trại, nhà
vườn tổ chức không gian tham quan và nghỉ ngơi, tiếp cận tới nguồn khách học
sinh, sinh viên, … Các giải pháp cụ thể được đề xuất ở nội dung sau của đề án.
- Du lịch sinh thái gắn với VQG Núi
Chúa: Khai thác nét đặc trưng tại KBT Rùa biển trở thành điểm nhấn biểu tượng
của Ninh Thuận, đại diện cho toàn miền Trung. Các sản phẩm chủ đạo : Du lịch
tham quan, khám phá ; Du lịch trải nghiệm mạo hiểm ; Du lịch cứu trợ động vật
hoang dã ; Du lịch vì môi trường, Du lịch trải nghiệm, khám phá Rùa sinh trứng,
… Bộ sản phẩm hướng tới nhóm khách trẻ ưa thích mạo hiểm và trải nghiệm những
giá trị mới lạ mang tính biểu tượng, tập trung tại khu vực Đông Bắc tỉnh - khu
vực VQG Núi Chúa.
b. 4 sản phẩm mới lạ
Bao gồm các nhóm: Khám phá và vui
chơi giải trí cát - muối ; Săn bắn bán hoang dã ; Du lịch trải nghiệm đường sắt
; điều dưỡng và chăm sóc sức khỏe.
- Khám phá và vui chơi giải trí cát
- muối : Là bộ sản phẩm trải nghiệm và vui chơi giải trí gắn với đặc trưng của
Ninh Thuận : Đặc trưng vùng khô hạn, bán hoang mạc và những cánh đồng muối mênh
mông.
+ Du lịch khám phá các cồn cát ven
biển, chinh phục đỉnh cát, thưởng thức các món ăn sáng tạo từ cát, quá trình
hình thành và phát triển của cát Ninh Thuận, … gắn với văn hóa Chăm/ văn hóa
sáng tạo trên vùng cát: Là nhóm sản phẩm mang tính “bí ẩn và độc đáo”, giúp
Ninh Thuận cạnh tranh và vượt xa du lịch cát của Bình Thuận- Những kho báu,
những lớp văn hóa khác biệt và huyền bí ẩn sau những cồn cát mênh mông và núi
đồi trùng điệp …
+ Vui chơi giải trí chuyên đề sáng
tạo muối, đá - gốm từ đặc trưng làng nghề muối, gốm, … với lễ hội “tuyết nhiệt
đới” – đưa hạt muối trở thành đối tượng sáng tạo (tạo hình nghệ thuật, vẽ tranh
muối, ẩm thực chuyên đề muối,…
+ Vui chơi giải trí công viên nước
sa mạc trên vùng cát: Mộ trải nghiệm rất mới cho khách trẻ.
+ Du lịch nghỉ dưỡng độc đáo Trung
Đông: Nghỉ dưỡng kết hợp khám phá, trải nghiệm tại các khu lưu trú bằng kính
trên các sa mạc, thưởng thức nhạc cát, bão cát nhân tạo, … và trải nghiệm khám
phá cảnh quan xương rồng - đại diện của vùng khô hạn. Khu vực phát triển: Các
cồn cát và vùng khô hạn tập trung từ Mũi Dinh tới Cà Ná.
+ Du lịch cao cấp chủ đề Nho và Vang
nho: Sản phẩm được thiết kế theo chủ để Vang nho, đồng thời góp phần đẩy mạnh
thương hiệu Vang nho Ninh Thuận. Các thiết kế chú trọng sử dụng rượu vang với
các trải nghiệm mang tính hưởng thụ cao cấp, sang trọng như: Suối ngâm, tắm
vang nho, trải nghiệm các nhãn hiệu vang nho nổi tiếng trên thế giới, 100% sản
phẩm Organic và tốt cho sức khỏe, …
+ Cải tạo, nâng cao chất lượng công
viên biển Bình Sơn trở thành không gian vui chơi giải trí mới độc đáo với các
tổ hợp trò chơi nước, trò chơi cảm giác mạnh - mô hình “công viên biển” thực
chất có kết nối trực tiếp với bãi biển Ninh Chữ.
- Du lịch trải nghiệm độc đáo gắn
với khôi phục tuyến đường sắt Phan Rang - Trại Mát: Là sản phẩm du lịch cao
cấp, hấp dẫn, gắn với nền tảng tuyến đường sắt Phan Rang - Trại Mát được nâng
cấp sẽ trở thành điểm nhấn của du lịch Ninh Thuận trong cả nước và khu vực Đông
Nam Á. Phát triển tuyến đường sắt trở thành một tuyến du lịch đầy đủ, mỗi một
nhà ga là một trung tâm trải nghiệm, dịch vụ có sự kết nối với những đặc sắc từ
miền biển qua miền núi tới cao nguyên. Mỗi một chuyến tàu là một chuyến du hành
xuyên không gian, khám phá tất cả những nét văn hóa đặc sắc của Ninh Thuận và
Đà Lạt. Đây cũng là sản phẩm thu hút đầu tư của Ninh Thuận giai đoạn tới.
- Săn bắn bán hoang dã: Sản phẩm
mang tới những trải nghiệm mạnh mẽ cho khách thanh niên và trung niên, khách
nước ngoài, … gắn với ngành chăn nuôi của Ninh Thuận. Bộ sản phẩm không chỉ là
điểm nhấn mới mà còn hỗ trợ những vùng đệm VQG, vùng khô hạn, vùng nghèo phía
Tây quốc lộ 1. Ngoài những vật nuôi phổ biến như gà, dê, cừu, … cần phát triển
một số con nuôi khác như thỏ; các điểm phát triển du lịch săn bắn cần có những
giải pháp phù hợp không ảnh hưởng đến hệ sinh thái tự nhiên, an ninh an toàn, …
sẽ được đề xuất ở phần sau.
- Điều dưỡng và chăm sóc sức khỏe:
Là sản phẩm bổ trợ, góp phần nâng cao chất lượng và tạo độc đáo cho du lịch
biển của Ninh Thuận – nhóm sản phẩm rất phổ biến trên toàn quốc và khu vực. Bao
gồm: Điều dưỡng, chăm sóc hệ hô hấp qua hệ thống phòng xông hơi, phòng nghỉ ion
muối; chăm sóc sắc đẹp (massage sauna, body, foot, …) từ chiết xuất nho, cừu,
nha đam, ứng dụng muối … Các sản phẩm này cần được tích hợp phát triển, trở
thành dịch vụ tại các khu du lịch cao cấp; các khách sạn, … và tại khu vực chợ
đêm Phan Rang - Tháp Chàm như các mô hình tại Pattaya – Thái Lan.
c. 4 sản phẩm bổ trợ
Các sản phẩm bổ trợ bao gồm : Du
lịch cộng đồng ; vui chơi giải trí và ẩm thực; tham quan sản xuất năng lượng
tái tạo ; Thương mại du lịch.
- Du lịch cộng đồng gắn với văn hóa
dân tộc Raglai, Churu, …
+ Lễ hội văn hóa “Tiếng đàn Chapi”:
Lễ hội mới gắn với văn hóa độc đáo của dân tộc Raglai, đồng thời cũng là lễ hội
đại đoàn kết các dân tộc trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận. Lễ hội được đề xuất tổ
chức vào mùa xuân, hội tụ các đặc sắc văn hóa, nghệ thuật biểu diễn cộng đồng
dân tộc Raglai, Churu, Chăm, … và gắn với các làng DLCĐ Phước Bình, Bác Ái. Đây
cũng là lễ hội quảng bá các điểm DLCĐ trên địa bàn tỉnh. Thị trường khách chủ
yếu là khách du lịch trong tỉnh và các tỉnh lân cận, các thành phố lớn Nam Bộ
và 1 phần khách châu Âu.
+ Du lịch cộng đồng văn hóa dân tộc
Raglai tại Phước Bình, Ma Nới; Du lịch văn hóa - sinh thái thác Chapơr phục vụ
khách du lịch nội tỉnh và du lịch cuối tuần cho các thị trường gần như Khánh
Hòa, Đông Nam Bộ, …
- Vui chơi giải trí và ẩm thực : Du
lịch sinh thái kết hợp vui chơi, giải trí và ẩm thực gắn với tài nguyên thác -
suối khu vực phía Tây: Suối Thương, thác Sakai, … huyện Ninh Sơn. Du lịch sinh
thái kết hợp nghỉ dưỡng, giải trí tại hồ Tân Mỹ huyện Bác Ái. Các sản phẩm này
chủ yếu phục vụ khách nội tỉnh.
- Tham quan sản xuất năng lượng tái
tạo : Các đặc trưng của năng lượng tái tạo, đặc biệt là phong điện với những
cối xay gió lớn là 1 trong những hấp dẫn mới lạ, địa điểm tham quan, chụp ảnh
ưa thích của giới trẻ và những du khách lần đầu tới Ninh Thuận. Đặc biệt, các
nhà máy phong điện và các cối xay gió thường phân bố ở gần đường quốc lộ, rất
thuận lợi cho kết nối du lịch. Do đó, đây cũng là sản phẩm bổ trợ cần chú trọng
phát triển của Ninh Thuận.
- Thương mại du lịch
+ Phát triển kinh tế đêm - chợ đêm
du lịch trên cơ sở nâng cấp, cải tạo chợ đêm Phan Rang và kết nối với công viên
biển Bình Sơn trở thành điểm khám phá, sinh hoạt và thương mại dịch vụ đêm cho
du khách.
+ Phát triển thương mại du lịch qua
việc đẩy mạnh các sản phẩm từ nông nghiệp và chế biến, ứng dụng phù hợp cho du
lịch như: mỹ phẩm, đồ lưu niệm, ... Các sản phẩm tiêu biểu: Sản phẩm OCOP, sản
phẩm đặc thù (dê, cừu, nho, táo, tỏi, nước mắm, nha đam, dệt thổ cẩm, gốm Bàu
Trúc, ...). Đặc biệt, các dòng thực phẩm ủ muối, nổ muối đa dạng cũng được đánh
giá là 1 trong những sản phẩm hấp dẫn với khách nội địa. Các sản phẩm cần chú
trọng về kích cỡ, trọng lượng, ưu tiên nhỏ gọn, giá cả hợp lý.
+ Đưa dịch vụ vận chuyển trở thành
một sản phẩm trải nghiệm mới qua hệ thống xe bus du lịch cao cấp kết nối sân
bay, kết nối các điểm du lịch nội tỉnh, tuyến du lịch ven biển, … qua tạo hình
độc đáo, phục vụ mới lạ (miễn phí nho, táo, …)
2.2. Định hướng phát triển
từng giai đoạn
a. Giai đoạn 2021 - 2025:
- Gắn với mục tiêu phục hồi doanh
thu và lượng khách du lịch ; chuẩn bị cơ sở cho sự phát triển ở giai đoạn sau.
Do đó, giai đoạn này tập trung vào các sản phẩm phù hợp với thị trường nội địa,
thị trường gần – chính là các sản phẩm đang được khai thác của Ninh Thuận.
- Các sản phẩm trụ cột: Du lịch nghỉ
dưỡng trải nghiệm biển; du lịch nông nghiệp công nghệ cao, du lịch văn hóa di
sản Chăm.
- Ngoài ra còn cần chú trọng nâng
cao, đa dạng hóa sản phẩm như sau:
+ Nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch
vụ du lịch trên địa bàn tỉnh điển hình như lễ hội Nho và Vang Nho, lễ hội và sự
kiện thể thao biển, lướt ván diều Bắc Thanh Hải; bổ sung những sản phẩm mới có
thể được hoàn thiện nhanh chóng như các lễ hội Nông nghiệp sạch, tiếng đàn
Chapi, sản phẩm khám phá cát Ninh Thuận.
+ Đa dạng hóa các sản phẩm sẵn có :
Du lịch nông nghiệp, du lịch sinh thái gắn với đặc trưng KBT Rùa biển của VQG
Núi Chúa, …
b. Giai đoạn 2025 - 2030:
- Là giai đoạn phát triển bứt phá,
tạo thương hiệu du lịch, phát huy những đặc trưng khác biệt của Ninh Thuận.
- Khai thác các sản phẩm mới đã được
bổ sung ở giai đoạn trước : Sản phẩm khám phá và lễ hội.
- Phát triển đầy đủ 4 sản phẩm đặc
thù, 4 sản phẩm mới lạ và 4 sản phẩm bổ trợ của du lịch Ninh Thuận.
- Tập trung vào các sản phẩm trụ
cột: Du lịch nghỉ dưỡng trải nghiệm biển, du lịch khám phá chủ đề cát – muối –
khí hậu bán hoang mạc đặc trưng, du lịch nông nghiệp.
IV. ĐỊNH HƯỚNG TỔ CHỨC KHÔNG
GIAN PHÁT TRIỂN DU LỊCH
Hiện nay, Ninh Thuận tập
trung phát triển không gian phía Đông và phía Đông Bắc của tỉnh, gắn với tài
nguyên du lịch biển và hệ sinh thái VQG Núi Chúa, các di sản văn hóa Chăm và hệ
sinh thái nông nghiệp đặc trưng. Thành phố Phan Rang - Tháp Chàm là trung tâm
du lịch toàn tỉnh. Tuy nhiên, phần lớn các dự án mang ý nghĩa động lực của Ninh
Thuận đang trong quá trình triển khai, do đó diện mạo chung của du lịch tỉnh
còn đơn giản, cần thời gian từ 5 - 10 năm nữa để hoàn thiện.
Định hướng phát triển du
lịch mới: Các tài nguyên du lịch của Ninh Thuận chủ yếu tập trung tại phía
Đông, do đó đây cũng là không gian phát triển chính của Ninh Thuận. Khu vực
phát triển mới được xác định là khu vực phía Đông Nam. Ngoài ra, khai thác bổ
sung không gian du lịch phía Tây với định hướng phát triển thị trường gần. Các
trung tâm dịch vụ du lịch được xác định gắn với các khu vực tập trung Bình Tiên
- Vĩnh Hy, Ninh Chữ - Bình Sơn - Phan Rang Tháp Chàm, Mũi Dinh - Cà Ná và Bác
Ái, Ninh Sơn. Sự thay đổi trong tổ chức không gian du lịch chủ yếu đến từ các
mối liên hệ về sản phẩm, dịch vụ, đảm bảo tăng cường phát huy giá trị từ hệ
thống sản phẩm địa phương, thúc đẩy sự phát triển của các vùng nông nghiệp,
cộng đồng dân cư, …
1. Cơ cấu tổ chức không gian
du lịch
- Phát triển tập trung vào các khu
vực có ưu thế về du lịch biển (vịnh, bãi tắm) - đây cũng là không gian tập
trung các dự án ven biển và là động lực của du lịch Ninh Thuận hiện nay. Bên
cạnh đó, ưu tiên phát triển khu vực các cồn cát, khu vực sản xuất muối theo
định hướng sản phẩm mới lạ, độc đáo, khác biệt.
- Các không gian phát triển chính:
+ Không gian trung tâm: Du lịch đô
thị - di sản - nghỉ dưỡng biển - ẩm thực: Tập trung vào Khu vực TP.Phan Rang
- Tháp Chàm và phụ cận, đến cồn cát Nam Cương và Thanh Hải - Ninh Hải, hướng
đến du lịch phổ thông và là đầu mối đón tiếp dịch vụ du lịch, vui chơi giải
trí, dịch vụ về đêm;
+ Không gian phía Đông Bắc: Du lịch
sinh thái biển - rừng - nông nghiệp: Tập trung vào khu vực Vĩnh Hy -
Bình Tiên - Núi Chúa và Thái An, hướng đến du lịch cao cấp với sản phẩm du lịch
nghỉ dưỡng biển, nghỉ dưỡng nho và rượu vang;
+ Không gian phía Đông Nam: Du lịch
nghỉ dưỡng và khám phá độc đáo cát - muối - biển: Tập trung vào khu vực Cà Ná -
Mũi Dinh. Hướng đến phân khúc khách du lịch cao cấp với sản phẩm du lịch nghỉ
dưỡng muối, nghỉ dưỡng phong cách sa mạc,..
+ Không gian phía Tây: Du lịch cộng
đồng kết hợp sinh thái rừng - thác: Khai thác theo điểm, phục vụ khách nội tỉnh
là chủ yếu.
2. Các không gian phát triển
2.1. Không gian trung tâm -
Du lịch đô thị - di sản - nghỉ dưỡng biển - ẩm thực
2.1.1. Vị trí
Nằm ở trung tâm tỉnh - bao gồm thành
phố Phan Rang - Tháp Chàm và phụ cận. Khu vực bao gồm 1 bộ phận của KDLQG Ninh
Chữ22, đồng thời là khu vực tập trung cao
nhất cơ sở vật chất ngành du lịch của tỉnh hiện nay.
Khu vực được định hướng phát triển
du lịch nghỉ dưỡng biển, du lịch văn hóa Chăm, du lịch lễ hội đặc trưng Ninh
Thuận (Lễ hội Kate, Nho và Vang nho, Lễ hội nông nghiệp sạch - an toàn, … và
gắn với các công viên vui chơi giải trí Bình Sơn, 16/4, …). Đây cũng là khu vực
tập trung các dự án quan trọng, tiêu biểu là tổ hợp dự án của nhà đầu tư
Crystal Bay, Trường Thành, … Khu vực sẽ sớm trở thành đô thị du lịch sầm uất,
hiện đại của Ninh Thuận và Nam Trung Bộ.
2.1.2. Động lực phát triển
Các động lực phát triển của không
gian du lịch trung tâm gắn với các tài nguyên du lịch chủ đạo và vị trí thuận
lợi, gắn với đô thị trung tâm của tỉnh, bao gồm:
- Biển Bình Sơn - Ninh Chữ - vịnh
Phan Rang - Thanh Hải.
- Đầm Nại, núi Cà Đú.
- Đồng muối Đầm Vua.
- Cồn cát Nam Cương.
- Không gian đô thị trung tâm và hệ
thống cơ sở vật chất ngành du lịch; chợ đêm Phan Rang.
- Văn hóa Chăm và hệ thống di sản
Chăm: Lễ hội, tháp Po Krong Garai, làng nghề Bàu Trúc, Mỹ Nghiệp, …
2.1.3. Các khu, điểm du lịch
- Khu DLQG Ninh Chữ - khu vực Bình
Sơn thuộc 1 phần diện tích của khu DLQG này, hiện đang được nghiên cứu quy
hoạch chung xây dựng.
- Khu du lịch thể thao và sự kiện
thể thao Bắc Thanh Hải: Trung tâm du lịch thể thao biển và tổ chức sự kiện lướt
ván diều quốc gia, khu vực, quốc tế, …
- Khu DLST - ẩm thực sông Dinh:
Không gian vui chơi giải trí của nhân dân thành phố, tuyến khám phá bằng xe
đạp, xe phi cơ giới, …
- Các điểm du lịch văn hóa: Tháp Pô
Krong Garai, hệ thống chùa Ông, chùa Diệu Ẩn, chợ đêm Phan Rang, …
- Làng nghề kết hợp du lịch tham
quan, tìm hiểu văn hóa Chăm tại làng gốm Bàu Trúc, Mỹ Nghiệp,..
- Hệ thống công viên biển Bình Sơn,
công viên 16/4, quảng trường và tượng đài chiến thắng, …
- Điểm du lịch sinh thái đầm Nại.
- Khu du lịch khám phá Nam Cương:
Thuộc cồn cát Nam Cương, có mối liên hệ gần gũi với các di sản làng nghề Chăm.
Đây là khu du lịch mới theo định hướng trải nghiệm độc đáo, gắn với các sản
phẩm khác biệt, đặc trưng của Ninh Thuận. Các sản phẩm du lịch bao gồm: Du lịch
khám phá bí ẩn văn hóa Chăm, bí ẩn của cát và biển, ẩn sâu trong những hoang
thành, những ngôi làng cô độc trên vùng cát mênh mông; Du lịch ẩm thực đặc
trưng chủ đề cát và xương rồng; Du lịch thể thao cát - biển, …
2.1.4. Sản phẩm, thị trường
du lịch
- Thị trường: Khách du lịch phổ
thông, công vụ, sự kiện, du lịch biển và du lịch khám phá di sản, sáng tạo.
- Sản phẩm:
+ Du lịch nghỉ dưỡng biển, thể thao
biển Ninh Chữ, Bắc Thanh Hải và du lịch đô thị, thương mại dịch vụ du lịch gắn
với bãi biển và công viên biển Bình Sơn, chợ đêm Phan Rang…
+ Du lịch văn hóa, du lịch khám phá
gắn với các di sản Chăm.
+ Du lịch tín ngưỡng gắn với hệ thống
các chùa.
+ Du lịch lễ hội: Lễ hội Nho và Vang
nho, lễ hội Kate, các lễ hội mới (nông nghiệp sạch), lễ hội thể thao biển và
ván diều quốc tế thường niên, …
+ Du lịch sinh thái nông nghiệp kết
hợp ẩm thực, khám phá gắn với sông Dinh và đầm Nại.
+ Du lịch khám phá sáng tạo, độc đáo
mới.
2.1.5. Các đầu mối giao
thông
- Bến xe trung tâm tỉnh, bến xe bus
Phan Rang - Cam Ranh, Phan Rang – Phan Thiết, xe bus du lịch Ninh Thuận; ga
hành khách đường sắt Tháp Chàm.
- Tuyến bus du lịch khu trung tâm
thành phố Phan Rang - Tháp Chàm.
- Bến du thuyền Ninh Chữ, cảng du
lịch Mỹ Tân.
- Tuyến du lịch đường sắt Phan Rang
- Trại Mát.
Hình 9: Không gian du lịch
trung tâm tỉnh Ninh Thuận: Phan Rang - Tháp Chàm và phụ cận
2.2. Không gian phía Đông
Bắc - Du lịch sinh thái biển - rừng - nông nghiệp
2.2.1. Vị trí
Không gian du lịch sinh thái biển -
rừng - nông nghiệp thuộc phía Đông Bắc của Ninh Thuận, bao gồm phần lớn diện
tích huyện Ninh Hải. Đây là khu vực tập trung những tiềm năng có giá trị lớn
nhất của du lịch Ninh Thuận, đồng thời cũng là không gian du lịch trọng tâm, có
ý nghĩa rất quan trọng.
Ngoài các sản phẩm du lịch sẵn có,
khu vực cần phát triển các sản phẩm nghỉ dưỡng độc đáo mới: Nghỉ dưỡng cao cấp
chủ đề Vang nho, dịch vụ điều dưỡng, chăm sóc sức khỏe ứng dụng muối trong các
Resort, khách sạn; Đa dạng hóa các sản phẩm du lịch sinh thái, trải nghiệm nông
nghiệp, …
2.2.2. Động lực phát triển
- Biển Bình Tiên - Vĩnh Hy; vịnh
biển Vĩnh Hy và hệ thống các bãi tắm điển hình như bãi Nước ngọt, bãi Cóc
trong, bãi Cóc ngoài, …
- VQG Núi Chúa với hệ sinh thái rừng
- biển và đặc biệt là khu bảo tồn rùa biển 1 trong 3 địa điểm rùa sinh trưng
độc đáo nhất cả nước.
- Hệ sinh thái nông nghiệp điển
hình, nổi bật là các trang trại của làng nho Thái An và đồng cừu An Hòa.
- Làng nghề đánh bắt cá lưới đăng
Vĩnh Hy; hồ Đá Hang và văn hóa dân tộc Raglai khu vực Đá Hang.
2.2.3. Các khu, điểm du lịch
- Khu du lịch quốc gia Ninh Chữ
(Đoạn từ Bình Tiên tới Ninh Chữ).
- Các Khu du lịch nghỉ dưỡng mới
thuộc dải ven biển; Khu DLST Núi Chúa; Khu du lịch nông nghiệp sạch Thái An,
Amanơi Ninh Thuận.
- Các điểm du lịch: Làng nho Thái An
- Trung tâm dịch vụ du lịch làng nho Thái An, đồng cừu An Hòa, Trung tâm bảo
tồn Rùa biển, suối Tiên, …
- Khu du lịch nghỉ dưỡng cao cấp Nho
và Vang nho.
2.2.4. Thị trường, sản phẩm
du lịch
- Thị trường du lịch:
+ Khách cao cấp nghỉ dưỡng, điều
dưỡng khu vực Vĩnh Hy.
+ Khách nghỉ dưỡng cao cấp, du lịch
sinh thái biển: Bình Tiên, Núi Chúa, Amanơi Ninh Thuận.
+ Khách phổ thông, học đường, …: Khu
vực Núi Chúa, Thái An, …
- Sản phẩm du lịch:
+ Du lịch nghỉ dưỡng biển, du lịch
nghỉ dưỡng cao cấp Nho và Vang nho gắn với dải ven biển Bình Tiên - Ninh Chữ và
vịnh Vĩnh Hy.
+ Du lịch sinh thái, mạo hiểm, môi
trường và khám phá gắn với VQG Núi Chúa.
+ Du lịch nông nghiệp: Khám phá,
trải nghiệm, kỹ năng sống, thực tập, du lịch nông nghiệp sạch kết hợp ẩm thực.
+ Du lịch tham quan: Cà Đú, cảnh
quan ven biển, …
+ Du lịch làng nghề đánh cá Vĩnh Hy.
+ Du lịch văn hóa dân tộc Raglai Đá
Hang.
2.2.5. Đầu mối giao thông
- Cảng du lịch Vĩnh Hy.
- Tuyến xe bus du lịch ven biển và
xe bus Phan Rang - Cam Ranh.
Hình 10: Không gian du lịch
phía Đông Bắc: Vĩnh Hy - Bình Tiên
2.3. Không gian phía Nam -
Du lịch nghỉ dưỡng và khám phá độc đáo cát - muối - biển
2.3.1. Vị trí
Không gian du lịch nghỉ dưỡng và
khám phá độc đáo cát - muối - biển nằm ở phía Đông Nam tỉnh Ninh Thuận, bao gồm
dải ven biển Mũi Dinh - Cà Ná. Đây là không gian phát triển du lịch mới của
tỉnh Ninh Thuận, gắn với các sản phẩm độc đáo, khẳng định thương hiệu du lịch
Ninh Thuận mới trong khu vực và cả nước.
2.3.2. Động lực phát triển
- Biển Mũi Dinh - Cà Ná.
- Điểm tham quan hải đăng Mũi Dinh
- Đồng muối Cà Ná
- Các dự án điện gió.
- Cồn cát Tuấn Tú, Mũi Dinh
- Cảng tổng hợp Cà Ná.
2.3.3. Các khu, điểm du lịch
- Khu DLQG Ninh Chữ - đoạn Mũi Dinh
- Cà Ná.
- Khu du lịch hiện hữu Tanyoli; Các
khu du lịch đang hoàn thiện (Mũi Dinh Ecopark), …
- Công viên cát - muối Sand and Salt;
Không gian nghệ thuật đá và gốm; Công viên nước sa mạc; …
- Điểm tham quan sản xuất điện gió
Mũi Dinh, cánh đồng rong biển Ninh Phước - Ninh Thuận…
2.3.4. Sản phẩm, thị trường
du lịch
- Thị trường du lịch
+ Khách phổ thông: Nguồn khách mới
với mục đích vui chơi giải trí, khám phá.
+ Khách điều dưỡng sức khỏe về da,
hệ hô hấp.
+ Khách nghỉ dưỡng phân khúc trung
bình.
- Sản phẩm du lịch:
+ Du lịch nghỉ dưỡng biển truyền
thống và độc đáo - Nghỉ dưỡng điều dưỡng muối, Nghỉ dưỡng Trung Đông cao cấp
gắn với các cồn cát, các Khu, điểm du lịch mới.
+ Du lịch khám phá, vui chơi giải
trí gắn với KDL Tanyoli hiện đang được đánh giá cao, nên được đầu tư mở rộng và
nâng cao chất lượng.
+ Du lịch khám phá văn hóa sáng tạo,
nghệ thuật mới, vui chơi giải trí gắn với công viên cát - muối, không gian nghệ
thuật đá và gốm, công viên nước Sa mạc và đồng muối Cà Ná.
+ Du lịch ẩm thực chủ đề muối: Các
sản phẩm ủ muối gắn với hệ thống nông sản địa phương.
+ Du lịch và dịch vụ du lịch tàu
biển.
2.3.5. Đầu mối giao thông
- Cảng tổng hợp Cà Ná - bến du lịch
Cà Ná
- Tuyến bus du lịch ven biển, tuyến
bus Phan Rang - Phan Thiết.
Hình 11: Không gian du lịch
phía Đông Nam: Cà Ná - Mũi Dinh
2.4. Các không gian du lịch
bổ trợ - Không gian phía Tây - DLCĐ kết hợp sinh thái rừng – thác và săn bắn
bán hoang dã
a. Vị trí:
Thuộc không gian phía Tây quốc lộ 1,
bao gồm các điểm du lịch huyện Thuận Bắc, Ninh Sơn, Bác Ái. Cụ thể như sau:
- Các điểm DLCĐ kết hợp sinh thái
rừng, thác thuộc phạm vi các huyện Bác Ái, Ninh Sơn, khu vực phía Tây - nơi
sinh sống của đồng bào dân tộc Raglai, Churu và có hệ sinh thái rừng - thác
thuộc VQG Phước Bình, rừng ẩm phía Tây Nam Ninh Thuận. Đây cũng là không gian
phát triển lễ hội “Tiếng đàn Chapi” - lễ hội mới gắn với văn hóa các dân tộc
thiểu số Raglai, Churu, … phía Tây Ninh Thuận.
- Điểm du lịch cộng đồng du lịch
tham quan và dịch vụ bổ trợ Thuận Bắc phục vụ khách du lịch từ phía Bắc xuống
qua Quốc lộ 1.
- Các điểm du lịch săn bắn bán hoang
dã mới: Các điểm này cần được nghiên cứu bố trí quỹ đất, vị trí và các chính
sách phát triển cụ thể ở giai đoạn sau.
b. Động lực phát triển
- Văn hóa dân tộc Raglai, Churu, …
- Tài nguyên sinh thái gắn với VQG
Phước Bình, rừng ẩm phía Tây và các suối, thác trong khu vực và hồ Tân Mỹ, hồ
Sông Sắt, hồ sông Trâu, ...
- Các điểm tham quan tại Thuận Bắc:
Điện gió, phim trường Du Long, tháp Hòa Lai, …
- Tuyến đường sắt du lịch Phan Rang
– Đà Lạt – Trại Mát. c. Các khu, điểm du lịch:
- Huyện Bác Ái: Điểm đến du lịch
sinh thái, văn hóa cộng đồng theo hướng bền vững của tỉnh.
+ Điểm DLCĐ Phước Bình và điểm du
lịch văn hóa - sinh thái thác Chapơr.
+ Du lịch sinh thái VQG Phước Bình:
Du lịch khám phá, trải nghiệm sinh thái, cộng đồng và tham quan di tích lịch
sử, thực nghiệm, …
+ Điểm du lịch sinh thái - nghỉ
dưỡng - giải trí hồ Tân Mỹ.
+ Điểm vui chơi giải trí, ẩm thực
sinh thái suối Tiên, suối Thương, hồ Sông Sắt,..
- Huyện Ninh Sơn: Điểm du lịch vui
chơi giải trí và phát triển DLCĐ gắn với mục tiêu xóa đói giảm nghèo.
+ Điểm du lịch sinh thái - ẩm thực -
trải nghiệm Lâm Sơn.
+ DLCĐ xã Ma Nới - thực hiện theo Đề
án phát triển DLCĐ gắn với xóa đói giảm nghèo xã Ma Nới.
+ Điểm vui chơi giải trí, ẩm thực
sinh thái thác Sakai, suối Thương, suối khoáng nóng Tân Sơn …
- Huyện Thuận Bắc: Điểm du lịch tham
quan, DLCĐ kết hợp sinh thái nông nghiệp.
+ Khu vực dịch vụ ven quốc lộ 1 địa
phận huyện Thuận Bắc.
+ DLCĐ kết hợp sinh thái xã Phước
Chiến.
+ Điểm vui chơi giải trí, ẩm thực
sinh thái suối Tiên.
- Các điểm du lịch săn bắn bán hoang
dã mới lạ.
Các kế hoạch, định hướng cụ thể được
UBND các huyện chủ động xây dựng và thực hiện.
d. Sản phẩm, thị trường du lịch
- Thị trường du lịch: Khách phổ
thông nội tỉnh và các đô thị lân cận; khách du lịch tuyến đường sắt Phan Rang -
Đà Lạt - Trại Mát.
- Sản phẩm du lịch:
+ Vui chơi giải trí, ẩm thực suối
Tiên, suối Thương, hồ Sông Sắt, hồ sông Trâu.
+ Du lịch cộng đồng Phước Bình, Ma
Nới.
+ Du lịch sinh thái thác Chapơr, hồ
Tân Mỹ.
+ Du lịch khám phá, ẩm thực Lâm Sơn.
+ Du lịch săn bắn bán hoang dã.
3. Định hướng liên kết phát
triển sản phẩm liên tỉnh, nội tỉnh
3.1. Liên kết phát triển
liên tỉnh
Liên kết phát triển du lịch nội vùng
và liên vùng là yếu tố quan trọng, được đề ra trong mọi chiến lược phát triển
du lịch. Ninh Thuận trong các chiến lược này được xác định là điểm đến quan
trọng trong Nam Trung Bộ và tiểu vùng phía Nam của Nam Trung Bộ, là 1 trong 3
đỉnh của tam giác du lịch vàng Nha Trang - Đà Lạt - Ninh Thuận. Với các định
hướng phát triển sản phẩm mới, mối liên kết này cụ thể như sau :
3.1.1. Các không gian liên
kết
- Liên kết Bắc - Nam: Ninh Thuận có
vị trí nằm ở trung tâm tiều vùng phía Nam của Nam Trung Bộ, đồng thời có mối
liên hệ mật thiết với Khánh Hòa - tỉnh có sân bay quốc tế, địa điểm phân phối
khách du lịch qua đường hàng không chủ yếu cho Ninh Thuận. Bình Thuận với dự án
sân bay Phan Thiết, đồng thời là tỉnh cực Nam, kết nối Ninh Thuận với khách từ
Đông Nam Bộ và các ưu thế về du lịch nghỉ dưỡng - thể thao biển cũng là lãnh
thổ không thể bỏ qua trong liên kết với Ninh Thuận.
- Liên kết Đông - Tây: Liên kết với
trung tâm du lịch của Tây Nguyên - Đà Lạt qua các mối liên hệ về giao thông
đường bộ và khôi phục giao thông đường sắt Phan Rang - Trại Mát trong tương
lai.
3.1.2. Các tuyến liên kết
- Tuyến du lịch biển Đà Nẵng - Phan
Rang - Phú Quốc :
+ Các điểm đến : Đà Nẵng - Vĩnh Hy -
Mũi Dinh - Phú Quốc - vành đai du lịch nghỉ dưỡng cao cấp và sáng tạo.
+ Thời gian trung bình : 4 - 5 ngày.
+ Vai trò của các điểm đến : Đà Nẵng
gắn với du lịch đô thị biển, du lịch thể thao và vui chơi giải trí, Ninh Thuận
là địa điểm khám phá sáng tạo và điều dưỡng sức khỏe, Phú Quốc gắn với du lịch
nghỉ dưỡng, casino.
- Tuyến du lịch Phan Rang – Cam Ranh
– Nha Trang – Đà Nẵng.
+ Các điểm đến : Đà Nẵng - Nha Trang
- Cam Ranh - Cà Ná - vành đai du lịch nghỉ dưỡng, khám phá sáng tạo trọng điểm
của Nam Trung Bộ.
+ Thời gian trung bình : 3 - 5 ngày.
+ Vai trò của các điểm đến : Đà Nẵng
gắn với du lịch đô thị biển, du lịch thể thao và vui chơi giải trí ; Nha Trang
- Khánh Hòa gắn với du lịch khám phá biển đảo và đô thị biển ; Cà Ná gắn với du
lịch điều dưỡng sức khỏe, sắc đẹp ; du lịch khám phá, trải nghiệm cát - muối.
- Tuyến du lịch đường sắt và QL27:
Phan Rang - Đà Lạt - Trại Mát - Tây Nguyên ; kết nối với Đông Bắc Campuchia,
Nam Lào.
+ Các điểm đến : Đà Lạt - Mũi Dinh -
Nha Trang.
+ Thời gian trung bình: 5 ngày.
+ Vai trò của các điểm đến : Đà Lạt
- du lịch cao nguyên với các điểm tham quan lãng mạn ; Phan Rang - Điểm du lịch
di sản và du lịch biển, nghỉ dưỡng biển ; Trại Mát - du lịch Nông nghiệp ; Tây
Nguyên - Du lịch ngoạn mục với các giá trị cộng đồng, rừng núi, …. Mở rộng đón
khách từ Đông Bắc Campuchia, Nam Lào và kết nối với các điểm du lịch của các
khu vực này.
- Tuyến du lịch biển Phan Rang -
Phan Thiết - Vũng Tàu - Tp Hồ Chí Minh.
+ Các điểm đến : Phan Rang, Nam
Cương, Phan Thiết, Vũng Tàu, TP Hồ Chí Minh.
+ Thời gian trung bình: 4 ngày.
+ Vai trò của các điểm đến : Du lịch
di sản và khám phá gắn với Nam Cương và giá trị văn hóa Chăm, du lịch nghỉ
dưỡng - thể thao biển Mũi Né - Phan Thiết, Du lịch ẩm thực Vũng Tàu và du lịch
đô thị TP Hồ Chí Minh.
3.2. Liên kết phát triển nội
tỉnh
Việc liên kết phát triển nội tỉnh
cũng cần được chú trọng. Hiện nay, sự liên kết này chủ yếu được khai thác bởi
các công ty lữ hành hoặc tổ chức tuyến tự do của du khách. Một số tuyến liên
kết và chuyên đề tiêu biểu như sau:
- Tuyến phổ thông: Tuyến du lịch lựa
chọn các điểm đến nổi bật nhất của Ninh Thuận.
+ Các điểm đến: Tháp Pô Krong Garai,
làng gốm Bàu Trúc, làng nho Thái An - cừu An Hòa, Cà Ná , Mũi Dinh, Nam Cương,
Bình Sơn, Vĩnh Hy.
+ Thời gian trung bình: 3 - 4 ngày.
+ Dịch vụ mua sắm, thương mại : Sản
phẩm lưu niệm / nghệ thuật gắn với văn hóa Chăm, sản phẩm nông nghiệp, vui chơi
giải trí tại các công viên và chăm sóc sức khỏe muối.
- Tuyến du lịch sinh thái biển
+ Các điểm đến: Vĩnh Hy - Bãi Cóc -
bãi Thùng - Trung tâm bảo tồn rùa biển.
+ Thời gian trung bình: 2-3 ngày.
- Tuyến du lịch nghỉ dưỡng biển
+ Các điểm đến : Cà Ná, Mũi Dinh,
Bình Sơn, Vĩnh Hy.
+ Thời gian trung bình: 3 ngày.
+ Dịch vụ mua sắm, thương mại: Kết
nối với Phan Rang - Tháp Chàm và các trung tâm du lịch Cà Ná, Vĩnh Hy.
- Tuyến du lịch khám phá độc đáo
+ Các điểm đến: Khu du lịch khám phá
Nam Cương - công viên Salt and Sand - Không gian nghệ thuật Đá và Gốm - Công
viên nước Sa mạc - hải đăng Mũi Dinh - đồng muối Cà Ná.
+ Thời gian trung bình: 3 - 4 ngày.
- Tuyến du lịch nghỉ dưỡng điều
dưỡng
+ Các điểm đến: Cà Ná - Mũi Dinh -
Vĩnh Hy
+ Thời gian trung bình : 3 - 4 ngày.
+ Dịch vụ mua sắm, thương mại: Sản
phẩm vì sức khỏe từ muối, các đặc trưng nông nghiệp của Ninh Thuận, kết nối với
các trung tâm dịch vụ Cà Ná, Vĩnh Hy.
V. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CƠ
SỞ VẬT CHẤT KỸ THUẬT DU LỊCH
Định hướng phát triển chung:
Hình thành các trung tâm dịch vụ gắn với các khu vực phát triển du lịch chính;
Bố trí các điểm vui chơi giải trí gắn với các định hướng phát triển sản phẩm
mới; Tiếp tục đẩy nhanh tiến độ các dự án du lịch, hoàn thiện hệ thống cơ sở
lưu trú và dịch vụ du lịch…
1. Các trung tâm dịch vụ du
lịch
Các trung tâm dịch vụ du lịch chính
được định hướng dựa trên không gian phát triển du lịch, bao gồm:
- Trung tâm dịch vụ Phan Rang - Tháp
Chàm - Ninh Chữ - Bình Sơn: Khu vực đầu não, bao chứa tất cả các dịch vụ du
lịch, phân phối khách và dịch vụ tới các khu, điểm du lịch trên toàn tỉnh. Khu
vực này cần được bố trí thêm bến du thuyền cao cấp trên cơ sở phát triển cảng
Ninh Chữ và hệ thống bãi đỗ xe trong thành phố, các nhà hàng sức chứa lớn, …
- Trung tâm dịch vụ Cà Đú - Đầm Nại;
Trung tâm dịch vụ ven sông Dinh: Khu vực dịch vụ bổ trợ cho không gian du lịch
trung tâm, chủ yếu là dịch vụ ẩm thực, giao thông vận tải, …
- Trung tâm dịch vụ Vĩnh Hy, Trung
tâm dịch vụ Bình Tiên: Thuộc xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải. Là khu vực tập trung
dịch vụ của không gian du lịch phía Đông Bắc, nằm ở vị trí trọng điểm vịnh Vĩnh
Hy, VQG Núi Chúa, gần các điểm du lịch như hang Rái, bãi Cóc, … Các trung tâm
này có chức năng cung cấp dịch vụ du lịch như ẩm thực, vui chơi giải trí, giao
thông vận tải du lịch, … Khu vực gắn với các cầu cảng du lịch, trong tương lai
sẽ kết nối với cảng tổng hợp Cà Ná để phát triển giao thông vận tải du lịch
đường biển.
- Trung tâm dịch vụ Mũi Dinh: Khu
vực dịch vụ gắn với mũi Dinh và các điểm du lịch lân cận, kết nối với Cà Ná và
Ninh Chữ, Vĩnh Hy.
- Trung tâm dịch vụ Cà Ná: Là khu
vực tập trung dịch vụ của không gian du lịch phía Đông Nam. Khu vực gần vành
đai du lịch ven biển tỉnh Ninh Thuận, thuận lợi kết nối với các điểm du lịch
phía Đông Nam, đồng thời cũng đang phát triển một số dịch vụ điển hình như ẩm
thực, bán lẻ hàng hóa và đặc sản địa phương, khu vực tập trung nuôi trồng thủy
hải sản, … và là địa điểm xây dựng cảng tổng hợp Cà Ná.
- Các điểm dịch vụ bổ trợ: Điểm dịch
vụ Phước Bình, Tân Sơn - trung tâm DLCĐ của khu vực phía Tây, mang tính chất bổ
trợ với các dịch vụ vận tải du lịch, thương mại nhỏ lẻ, …
2. Định hướng phát triển hệ
thống cơ sở lưu trú, hệ thống dịch vụ ẩm thực
Hệ thống cơ sở lưu trú du lịch hiện
nay chưa hoàn thiện, trong tương lai gần, khi các dự án đi vào hoạt động, hệ
thống cơ sở lưu trú sẽ đảm bảo nhu cầu của du khách. Tuy nhiên, để mang tới
những độc đáo mới lạ, đảm bảo cạnh tranh được với Khánh Hòa, Bình Thuận, các dự
án này nên được nghiên cứu, bổ sung các hình thức sau:
- Nghỉ dưỡng, lưu trú chủ đề muối:
Các phòng/ khu lưu trú được thiết kế theo tiêu chuẩn khô ráo, kiểm soát không
khí và bổ sung ion muối; kết cấu tường và nội thất, đồ trang trí từ muối; bổ
sung các dịch vụ xông hơi muối, massage muối, … Hệ thống lưu trú phục vụ khách
điều dưỡng, đặc biệt với khách có hệ hô hấp yếu và một số bệnh mãn tính.
- Nghỉ dưỡng cao cấp Nho và Vang
nho: Các điểm/ phòng lưu trú sang trọng, với thiết kế đẳng cấp suối rượu vang
trong cảnh quan sân vườn, tắm vang nóng dịch vụ và riêng tư, điều dưỡng và làm
đẹp bằng rượu vang, miễn phí thưởng thức nho và vang nho Ninh Thuận, …
- Nghỉ dưỡng Trung Đông: Các khu/
điểm lưu trú trên sa mạc cát với hình thức nhà kính, kết hợp sáng tạo các điểm
nhấn nhạc cát, bão cát, tầm nhìn ngắm cát bay, …
3. Định hướng phát triển hệ
thống cơ sở vui chơi giải trí, thể thao
Hiện nay, hệ thống cơ sở vui chơi
giải trí của Ninh Thuận còn yếu, chưa mang lại nhiều giá trị nổi bật. Đề xuất
phát triển hệ thống như sau:
- Hệ thống công viên vui chơi giải
trí, khám phá: Xây dựng mới các công viên mang đặc trưng của Ninh Thuận.
+ Công viên nghệ thuật đá và gốm:
Mang ý tưởng từ các công trình nghệ thuật, các di sản từ sa mạc trên toàn thế
giới kết hợp với độc đáo nghề gốm Bàu Trúc, công viên nghệ thuật đá và gốm nên
được thiết kế và xây dựng tại khu vực cồn cát Thuận Nam, có vị trí gần gũi với
các điểm du lịch mới, điển hình là Tanyoli.
+ Công viên cát - muối Salt anh
Sand: Cát và muối thuộc về 2 thế giới. Cát từ những khối đá lớn qua hàng triệu
năm bị mài mòn và thổi mòn, sau đó được nước mang theo ra sông, biển bổi thành
những bờ cát bất tận, hoặc tích tụ tại chỗ, ngay dưới chân những khối đá mẹ.
Muối lại là sự kết tinh của nước, từ chất lỏng dưới ánh nắng và nhiệt độ trở
thành hình khối. Ninh Thuận là vùng đất của 2 thế giới đối lập này, việc xây
dựng công viên cát - muối với các thiết kế cảnh quan ấn tượng, các trò chơi hấp
dẫn sẽ mang tới những ấn tượng độc đáo. Công viên phù hợp phát triển gần đồng
muối Cà Ná, tạo điều kiện kết hợp phát triển du lịch tham quan, trải nghiệm 1
trong những đồng muối lớn nhất Việt Nam.
+ Công viên nước sa mạc: Ưu thế các
cồn cát gần biển của Ninh Thuận tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển các công
viên nước trên cồn cát, được sử dụng nước biển trực tiếp. Đây cũng là loại hình
vui chơi giải trí còn hiếm hoi, nên được khai thác phát triển.
+ Vui chơi khám phá bí ẩn sa mạc -
thuộc Khu du lịch khám phá Nam Cương, thuộc đồi cát Nam Cương. Đây là địa điểm
thiết kế các tour khám phá, đi tìm những bí ẩn của văn hóa Chăm và bí ẩn của sa
mạc trước muôn trùng sóng cát.
- Cải tạo, làm phong phú công viên
biển Bình Sơn: Trong tương lai gần, công viên Bình Sơn sẽ trở thành không gian
công viên gắn với khu vực đô thị - du lịch sầm uất, do đó cần được cải tạo,
phát triển phù hợp với các dự án này. Việc nghiên cứu chính sách và quy định
phát triển cần phải mạnh mẽ, hướng tới xã hội hóa toàn bộ công viên để mang lại
sự đổi mới cho Phan Rang - Tháp Chàm và Ninh Thuận.
- Các khu vực dịch vụ trung tâm:
Phát triển các loại hình giải trí phổ biến như các trò chơi điện tử, công nghệ
trong các trung tâm thương mại, địa điểm Karaoke, …
VI. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN
KẾT CẤU HẠ TẦNG PHỤC VỤ DU LỊCH23
Hệ thống hạ tầng phục vụ du
lịch của Ninh Thuận còn yếu. Nguyên nhân do Ninh Thuận không được các quy hoạch
cấp vùng, cấp quốc gia xác định các đầu mối trọng điểm như cảng biển, sân bay;
đồng thời ngành du lịch chưa phát triển hoàn thiện, hạ tầng kết nối tới các dự
án động lực chưa được bổ sung. Hiện nay, Ninh Thuận chỉ có các bến neo thuyền
tại khu vực Vĩnh Hy với quy mô nhỏ, đồng thời thiếu những hạng mục hạ tầng cần
thiết như bến bãi đỗ xe trong các khu vực du lịch tập trung – điển hình là Phan
Rang – Tháp Chàm, hạ tầng phục vụ du lịch biển cao cấp – bến du thuyền, giao
thông công cộng kết nối sân bay, …
Định hướng chung: Bổ sung
các công trình hạ tầng du lịch quan trọng và các tuyến giao thông có ý nghĩa
lớn trong phục vụ khách du lịch, tuyến du lịch mới.
1. Hệ thống giao thông
1.1. Giao thông chuyên dụng
ngành du lịch
a. Các hạng mục giao thông
- Các tuyến giao thông công cộng:
+ Bổ sung tuyến xe bus kết nối Phan
Rang - Tháp Chàm với sân bay quốc tế Cam Ranh, cảng Cam Ranh và dự án sân bay
Phan Thiết; tuyến bus ven biển Cà Ná - Phước Dinh - Ninh Chữ - Vĩnh Hy theo
DT701, 702 phục vụ du lịch ven biển Ninh Thuận.
+ Nâng cao chất lượng và tần suất
các tuyến xe bus hiện tại kết nối thành phố Phan Rang - Tháp Chàm với các huyện
khác.
+ Phát triển tuyến bus tham quan
thành phố Phan Rang - Tháp Chàm và biển Bình Sơn đi qua các điểm du lịch và
tuyến phố chính của thành phố.
+ Đồng bộ hóa phương tiện giao thông
công cộng tạo điểm nhấn cho du lịch thành phố: Thiết kế xe bus điện, xe bus 2
tầng, xe bus với điểm nhấn nghệ thuật từ các đặc sắc địa phương như cừu, nho, trụ
điện gió, … và miễn phí thưởng thức đặc sản nho, táo, …
- Khôi phục tuyến đường sắt Tháp
Chàm – Trại Mát ( Đà Lạt) để phục vụ nhu cầu phát triển du lịch, phát triển
kinh tế giữa 02 tỉnh Lâm Đồng và Ninh Thuận. Khai thác tuyến du lịch này theo
hình thức mới với tour du lịch “Chuyến tàu thời gian” khám phá các điểm du lịch
từ Phan Rang qua khu vực phía Tây tới Đà Lạt. Mỗi một nhà ga sẽ gắn với một
trải nghiệm cho du khách.
- Xây dựng, quy hoạch cảng Vĩnh Hy,
Mỹ Tân phục vụ du lịch, kết nối với các cảng Cam Ranh, Cà Ná.
- Phát triển cảng Ninh Chữ trở thành
bến du thuyền cao cấp, kết nối trực tiếp khách quốc tế với các dự án du lịch
chiến lược của Ninh Thuận.
- Phát triển cảng tổng hợp Cà Ná với
hạng mục du lịch, bao gồm: Bền thuyền du lịch, các tuyến ổn định kết nối với
Vĩnh Hy, Phan Thiết, Cam Ranh, Vũng Tàu, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh. Phát
triển hệ thống bãi neo đậu thủy phi cơ, kết nối với Côn Đảo, các đảo Khánh Hòa,
đảo Phú Quý, …
- Nâng cấp hệ thống đường bộ kết nối
các điểm du lịch trong tỉnh, đặc biệt kết nối với dự án giao thông quan trọng –
cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết – Nha Trang.
- Hoàn thiện hệ thống bãi đỗ xe
trong nội thành Phan Rang – Tháp Chàm: Đây là điều kiện rất quan trọng cho phát
triển du lịch tỉnh Ninh Thuận. Khách du lịch, đặc biệt là khách du lịch đoàn
đông rất cần có những điểm đỗ xe phù hợp để sử dụng các dịch vụ ẩm thực, thương
mại và tham quan trong nội thành đô thị.
b. Các giai đoạn phát triển
- Giai đoạn 2023 - 2025: Xây dựng
các tuyến giao thông công cộng - tuyến bus Phan Rang - Cam Ranh và tuyến bus
ven biển, tuyến bus tham quan thành phố.
- Giai đoạn 2025 - 2030: Xây dựng
tuyến bus Phan Rang - Phan Thiết sau khi sân bay Phan Thiết hoạt động và xây
dựng cảng du lịch Vĩnh Hy, Mỹ Tân; bến du thuyền Ninh Chữ. Đồng bộ hóa các phương
tiện công cộng tạo điểm nhấn khác biệt cho Ninh Thuận. Khôi phục và phát triển
tuyến đường sắt Phan Rang - Tháp Chàm thành tuyến du lịch cố định; hoàn thiện
hệ thống bãi đỗ xe trong thành phố Phan Rang Tháp Chàm.
1.2. Giao thông toàn tỉnh
1.2.1. Giao thông đường bộ
a. Giao thông đối ngoại:
- Nhanh chóng hoàn thiện tuyến đường
cao tốc Nha Trang - Bình Thuận, kết nối với tuyến Dầu Giây - Long Thành, theo Quyết
định số 326/QĐ-TTg ngày 01/03/2016 về việc phê duyệt “Quy hoạch phát triển mạng
lưới đường bộ cao tốc Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030”, đoạn
qua Ninh Thuận. Đoạn đi qua địa bàn tỉnh Ninh Thuận song song với QL1A ước tính
dài khoảng 66,5km, phục vụ nhu cầu lưu thông xuyên quốc gia, góp phần kết nối
Ninh Thuận với các điểm du lịch tuyến Nam Trung Bộ và kết nối với thị trường
Đông Nam Bộ.
- Nâng cấp mở rộng Quốc lộ 1 đoạn
qua Ninh Thuận lên 4 làn xe, đạt chuẩn cấp II đồng bằng (đến 2020) và cấp I
đồng bằng (sau năm 2030) theo Quy hoạch vùng tỉnh Ninh Thuận.
- Quốc lộ 27B: Nâng cấp mở rộng
QL27B tạo thành trục ngang, kết nối Phước Đại và Tân Sơn - 2 trung tâm của
huyện Bác Ái, Ninh Sơn với nhau và với quốc lộ 1, TP. Cam Ranh, cảng Ba Ngòi,
sân bay quốc tế Cam Ranh, … thúc đẩy phát triển DLCĐ, sinh thái rừng - thác
phía Tây Ninh Thuận.
- Tuyến đường ven biển DT701, DT702:
Liên tục duy tu, kiểm soát và khắc phục các sự cố, đảm bảo giao thông liên tục,
thông suốt.
b. Giao thông đối nội:
- Hoàn thiện đường vành đai TP. Phan
Rang - Tháp Chàm đạt chuẩn cấp đô thị, trên cơ sở nâng cấp và xây dựng mới nối
kết với QL27, đường TL702, TL708 theo Quy hoạch vùng tỉnh Ninh Thuận, đây là
tuyến kết nối các huyện với thành phố trung tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho du
khách tìm đến với những điểm du lịch mới, phát triển được các tiềm năng mới.
- Hành lang đường bộ phía Tây: Hoàn
thiện đường tỉnh 709 (cấp 04 đồng bằng, cấp 04 miền núi); đường liên vùng phía
Tây hình thành trên cơ sở nâng cấp các tỉnh lộ hiện có và xây dựng mới theo Quy
hoạch vùng tỉnh Ninh Thuận.
- Hệ thống hạ tầng kỹ thuật trong
các khu, điểm du lịch sẽ được triển khai trong giai đoạn quy hoạch chi tiết và
lập dự án đầu tư.
c. Các đầu mối giao thông, tuyến
giao thông công cộng
- Bến xe đối ngoại: Bổ sung tuyến xe
công cộng mới tại bến xe liên tỉnh tại trung tâm TP Phan Rang - Tháp Chàm theo Quy
hoạch vùng tỉnh.
1.2.2. Giao thông đường sắt
- Nâng cấp Tháp Chàm hiện hữu đạt
tiêu chuẩn kỹ thuật phù hợp với quy hoạch phát triển đường sắt đến năm 2020,
nhằm nâng cao năng lực phục vụ hành khách và hàng hóa.
- Duy tu, kiểm tra tuyến đường sắt
Thống Nhất, đảm bảo theo đúng định hướng của Trung ương.
Hình 12: Sơ đồ phát triển
giao thông du lịch Ninh Thuận
2. Hệ thống cấp điện, cấp
nước
- Cấp điện: Ninh Thuận là vùng đất
của năng lượng tái tạo, hiện nay hệ thống ngày càng mở rộng, các hộ dân cũng
tham gia mạnh mẽ vào đầu tư điện mặt trời áp mái. Do đó, vấn đề cấp điện cho du
lịch, sản xuất khác và sinh hoạt trên địa bàn toàn tỉnh luôn đảm bảo ổn định,
đầy đủ. Các khu vực sản xuất điện gió có nhiều tiềm năng, nên được cải tạo cảnh
quan để kết hợp phát triển du lịch tham quan cho du khách, đặc biệt là giới
trẻ.
- Cấp nước cho du lịch hiện nay chưa
phải là vấn đề khó khăn, do các khu vực thiếu nước sinh hoạt chủ yếu là khu dân
cư nông thôn phía Bắc và phía Tây. Nhìn chung, các yêu cầu về cấp nước du lịch
sẽ được đảm bảo trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.
+ Nhu cầu dùng nước tới 2025 cho du
khách khoảng 570.000m3/ng.đ.
+ Nguồn nước: Sử dụng các nguồn nước
hiện tại từ hệ thống sông hồ chức nước như: Sông Dinh, hồ Sông Trâu, hồ Ma
Trai, hồ Sông Sắt, hồ Phước Nhơn, hồ Tân Mỹ, hồ Quán Thẻ, hồ Núi Một,… Các điểm
công viên nước ven biển ưu tiên sử dụng nước trực tiếp từ biển, giảm áp lực cho
cấp nước sạch.
+ Giải pháp cấp nước: Đầu tư mở rộng
quy mô, địa bàn và mạng lưới cấp nước đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế và nước
sinh hoạt cho nhân dân, nhất là các khu đô thị, khu du lịch, khu công nghiệp.
Bảng 15: Ước tính nhu cầu sử
dụng nước của khách du lịch Ninh Thuận đến 2025
Nguồn: TCVN 01:2019-BXD.
STT
|
Đối tượng khách
|
Tiêu chuẩn dùng nước
|
Quy mô khách đến 2030
|
Đơn vị
|
Nhu cầu dùng nước tới 2030(m3)
|
1
|
Khách tham quan
|
80l/ng-ngđ
|
1.500.000
|
Người
|
120.000
|
2
|
Khách lưu trú
|
100l/ng-ngđ
|
4.500.000
|
Người
|
450.000
|
3
|
Tổng nhu cầu
|
|
|
|
570.000
|
3. Hệ thống thoát nước và vệ
sinh môi trường
- Khu vực đô thị: Xây dựng các nhà
máy xử lý nước thải cho các thành phố, thị trấn, các trung tâm dịch vụ du lịch
và các khu đô thị. Nâng cấp cải tạo hệ thống thu gom nước thải với những khu
vực đã hình thành và xây dựng hệ thống thoát nước thải riêng hoàn toàn. Đảm bảo
100% nước thải tại khu vực du lịch tập trung được thu gom và xử lý.
- Khu vực du lịch nông thôn: Xử lý
tại chỗ bằng các bể xử lý hợp vệ sinh rồi xả ra các ao hồ, sông suối.
- Phân loại rác thải tại nguồn, đặc
biệt tách loại rác thải hữu cơ nguy hại để thuận tiện trong quá trình xử lý
rác.
VII. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP
PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC
1. Lao động ngành
1.1. Các nội dung cần tập
trung
Lao động ngành du lịch của Ninh
Thuận hiện nay có chất lượng chưa cao, tỷ lệ lao động sử dụng được ngoại ngữ
còn thấp. Số lượng lao động còn hạn chế, khi các dự án du lịch đi vào hoạt động
sẽ thiếu, khó đáp ứng được các nhu cầu của lượng du khách ngày càng tăng. Lượng
lao động cho các sản phẩm điều dưỡng mới cũng cần được phát triển. Các nội dung
cần tập trung như sau:
- Về số lượng:
+ Tăng nhanh lượng lao động trong
ngành du lịch, bao gồm cả lao động trực tiếp và gián tiếp.
+ Đào tạo được đội ngũ lao động
chuyên ngành điều dưỡng, với điều dưỡng y tế và làm đẹp.
+ Đào tạo đội ngũ lao động lớn đáp
ứng được các yêu cầu tại những khu du lịch cao cấp, phục vụ khách cao cấp,
khách nước ngoài.
- Về chất lượng:
+ Tăng khả năng sử dụng ngoại ngữ
cho nguồn lao động, ngoài tiếng Anh ra còn cần các ngoại ngữ hướng tới các thị
trường quan trọng như Nga, Đông Âu, Trung Quốc, Hàn Quốc, …
+ Trang bị các kiến thức cứu hộ cứu
nạn cho lực lượng lao động trong các loại hình sản phẩm du lịch khám phá, du
lịch thể thao, …
+ Nâng cao nghiệp vụ: Phục vụ bàn,
hướng dẫn, thuyết minh, … cho toàn bộ lao động du lịch, mang tới ấn tượng tận
tâm, phù hợp với các sản phẩm điều dưỡng và cao cấp của Ninh Thuận.
- Các giai đoạn phát triển:
+ Giai đoạn 2021 - 2025: Tập trung
nâng cao chất lượng lao động chung trên toàn tỉnh.
+ Giai đoạn ngoài 2025: Phát triển
nguồn lao động điều dưỡng, lao động phục vụ các khu du lịch cao cấp.
1.2. Các giải pháp phát
triển
a. Giải pháp tăng số lượng lao động
- Phát triển các quỹ học bổng dành
cho các sinh viên ngành du lịch và y tế điều dưỡng, thẩm mỹ, … từ các trung tâm
đào tạo lớn: Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh, Khánh Hòa, Cần Thơ, … trên cơ sở
liên kết trực tiếp giữa các đơn vị lữ hành/ Sở VHTTDL tỉnh Ninh Thuận với các
trường Đại học, Cao đẳng. Các học bổng hỗ trợ chi phí học tập, hỗ trợ đào tạo
ngoại ngữ, … cho sinh viên với yêu cầu thời gian thực tập sau khi kết thúc đào
tạo tại Ninh thuận từ 1 - 1,5 năm hoặc cao hơn tùy thuộc vào giá trị các gói
học bổng.
- Liên kết phát triển với các đơn vị
đào tạo bằng hình thức thực tập, đặc biệt là các chủ đầu tư các khu du lịch lớn
trên địa bàn tỉnh: Các đơn vị kinh doanh lữ hành, lưu trú, … tại Ninh Thuận
cung cấp địa điểm và các khóa thực tập có trả phí cho các sinh viên du lịch,
đồng thời giữ chân nguồn lao động bằng các ưu đãi phù hợp với đơn vị về lương
thưởng, hỗ trợ tạm trú và thường trú, bồi hoàn học phí sau khi tuyển dụng chính
thức, …
- Tổ chức thêm các khóa đào tạo về
du lịch và điều dưỡng cơ bản, bao gồm khóa ngắn hạn, dài hạn cho mọi đối tượng,
ưu tiên thủ tục đơn giản tại các trường cao đẳng, trung cấp trên địa bàn tỉnh
Ninh Thuận.
- Đưa giáo dục về du lịch cộng đồng;
kỹ năng nghề nghiệp vào chương trình giáo dục hướng nghiệp tại các Trường học.
- Khuyến khích các đơn vị kinh doanh
tham gia các khóa học nâng cao nghiệp vụ từng bậc cho lao động do Sở VH-TT-DL
tổ chức: Từ nhân viên vệ sinh nâng thành nhân viên buồng phòng, …
- Các đơn vị, cá nhân kinh doanh
thuộc các Khu du lịch, điểm dịch vụ trong các khu du lịch mới cần phải đăng ký
đào tạo lao động với các cơ quan quản lý cấp địa phương hoặc thỏa mãn yêu cầu
tối thiểu về đào tạo sơ cấp đối với các nhân viên tiếp xúc trực tiếp với khách
du lịch.
- Các đơn vị quản lý địa phương kết
hợp với các đơn vị khai thác du lịch biển, du lịch mạo hiểm, … tổ chức lực
lượng cứu hộ thường xuyên với cơ cấu 50% nhân lực từ Nhà nước, 50% nhân lực từ
các doanh nghiệp, tổ chức tuần tra thường xuyên và đảm bảo an toàn cho các hoạt
động du lịch trên biển, các khu vực mạo hiểm, …
- Các khu vực du lịch mới, có vị trí
không gần thành phố, thị trấn lớn cần chủ động ưu tiên lựa chọn lao động địa
phương và tổ chức đào tạo từng bước, miễn phí để đưa lao động ngành khác trở
thành lao động của ngành du lịch.
b. Giải pháp nâng cao chất lượng lao
động
- Sở VHTTDL Ninh Thuận và các đơn vị
quản lý thường xuyên kiểm tra chất lượng nguồn lao động không báo trước, nhanh
chóng đưa ra các yêu cầu và hỗ trợ về đào tạo đối với nhóm lao động chưa đạt
tiêu chuẩn.
- Các đơn vị kinh doanh, doanh
nghiệp, … đưa ra các giải thưởng và các cơ chế lương, hỗ trợ hấp dẫn riêng đối
với nhóm lao động biết ngoại ngữ, từ đó khuyến khích nhóm lao động trẻ và lao
động đang có đầu tư trang bị các kiến thức về ngoại ngữ.
- Liên kết với các đơn vị đào tạo
ngoại ngữ trên địa bàn tỉnh tổ chức các hội thảo, các cuộc thi, các buổi đào
tạo ngắn về ngoại ngữ chuyên ngành du lịch cho hướng dẫn viên, người lao động
du lịch, …
- Với các điểm du lịch cộng đồng:
Ngoài các khóa huấn luyện về nấu ăn, vệ sinh, ngoại ngữ, … cần tổ chức trang bị
các kiến thức bổ sung về ứng dụng công nghệ trong liên lạc, quảng bá hình ảnh,
marketing online, kỹ năng cứu hộ, …
- Các cấp bậc quản lý trong các nhà
hàng, khu, điểm du lịch cần thường xuyên có các buổi giao lưu, trao đổi kinh
nghiệm quản lý, phát triển hình ảnh trong phạm vi tỉnh và liên tỉnh, góp phần
nâng cao chất lượng đội ngũ quản lý trực tiếp này.
- Đề xuất tiếp tục gia hạn thực hiện
các chính sách hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực và du lịch cộng đồng theo Đề án
phát triển nguồn nhân lực đến 2020 (Quyết định số 14/2019/QĐ-UBND về việc
ban hành Quy định một số nội dung hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng trên địa
bàn tỉnh Ninh Thuận, giai đoạn 2019-2022).
c. Giải pháp duy trì nguồn lao động
truyền thừa
Nguồn lao động truyền thừa tại Ninh
Thuận được xác định là nguồn lao động trong các làng nghề phục vụ du lịch điển
hình như Bàu Trúc, Mỹ Nghiệp. Nguồn lao động này được duy trì và phát triển qua
các hình thức kế thừa kinh nghiệm từ thế hệ ông cha, từ các nghệ nhân trong
làng nghề, không qua các trường lớp, các khóa đào tạo tại các đơn vị đào tạo
chính quy. Trong xã hội đổi mới, các ngành nghề truyền thống này đối mặt với
nguy cơ mai một, nguyên nhân chủ yếu do thu nhập từ các ngành nghề này không cao,
đồng thời giới trẻ ưa thích đi xa hơn, tới các đô thị và khu công nghiệp mới.
Quy mô của các làng nghề truyền thống này cũng tương đối hạn chế, khó mở rộng,
khó áp dụng các hình thức đào tạo số lượng lớn. Đề xuất các giải pháp cụ thể
như sau:
- Các hợp tác xã chủ động tổ chức
vận động, tìm kiếm các thành viên mới mến nghề và muốn học nghề, hỗ trợ hướng
dẫn học nghề miễn phí và trích 1 phần lợi ích chi trả cho các thành viên này.
- Sở VHTTDL, UBND huyện chú trọng,
tổ chức khen thưởng và trao tặng các danh hiệu nghệ nhân mới, đồng thời bố trí
nguồn kinh phí nhỏ cho các nghệ nhân.
- Không gian nghệ thuật đá và gốm là
1 trong những giải pháp góp phần tiêu thụ sản phẩm, đem lại công việc và nguồn
thu nhập cho lao động làng nghề gốm Bàu Trúc.
2. Giáo dục cộng đồng
Giáo dục cộng đồng áp dụng cho các
cộng đồng địa phương hoặc lao động gián tiếp, với mục đích xây dựng điểm đến
thân thiện và con người mến khách cho Ninh Thuận. Các giải pháp như sau:
- Xây dựng các quy tắc ứng xử và
giúp đỡ khách du lịch dành cho nhân dân Ninh Thuận.
- Tuyên truyền, quảng bá hình ảnh du
lịch của Ninh Thuận tới mọi người dân trong các cuộc họp dân cư thôn, xóm, tổ
dân phố, phổ biến các quy tắc ứng xử giúp đỡ khách du lịch tới mọi đối tượng
dân cư.
- Các trường học là đối tượng ưu tiên,
xung phong trong việc phổ biến bộ quy tắc này.
VIII. ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN DU
LỊCH
1. Chương trình đầu tư và
vốn đầu tư
Tổng vốn đầu tư du lịch ước tính
khoảng 75.538,3 tỷ đồng, bao gồm các nhóm:
- Nhóm các dự án đang thi công, cần
đẩy nhanh tốc độ và hoàn thành, sớm đi vào hoạt động: 33 dự án với 26.251,3 tỷ
đồng.
- Các dự án đầu tư mới với 49.287 tỷ
đồng:
+ Nhóm hội nghị thu hút đầu tư: Hội
thảo liên kết phát triển du lịch, hội thảo thu hút đầu tư mới: Khoảng 8 tỷ
đồng.
+ Nhóm dự án tổ chức mở rộng, tổ chức
mới lễ hội du lịch: 190 tỷ đồng.
+ Nhóm dự án xây dựng các quy hoạch
khu, điểm du lịch mới và bổ trợ: 39 tỷ đồng.
+ Nhóm dự án xây dựng mới: Khoảng
25.250 tỷ đồng.
+ Nhóm dự án hạ tầng kỹ thuật:
Khoảng 23.800 tỷ đồng
- Cơ cấu nguồn vốn đầu tư:
+ Vốn Ngân sách: Khoảng 79 tỷ đồng,
phục vụ lập các quy hoạch định hướng, các đề án phát triển, hỗ trợ tổ chức các
lễ hội, … Nguồn vốn giai đoạn 2021 – 2025 là 32,5 tỷ đồng. Nguồn vốn giai đoạn
2025 – 2030 là 46,5 tỷ đồng.
+ Vốn Xã hội hóa: Khoảng 75.459,3 tỷ
đồng, là nguồn vốn chủ lực thực hiện đầu tư xây dựng, hoàn thiện cơ sở vật
chất, sản phẩm du lịch của tỉnh Ninh Thuận.
Chi tiết tại bảng dưới.
Bảng 16: Chương trình đầu tư
du lịch tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2021 - 2025
Stt
|
Tên dự án
|
Thông tin đầu tư
|
Giai đoạn thực hiện
|
Dự kiến quy
mô
|
Dự kiến vốn (tỷ đồng)
|
Nguồn vốn đầu tư (tỷ đồng)
|
Tên công ty, doanh nghiệp
|
Vị trí đầu tư
|
2021 - 2025
|
2025-2030
|
Vốn Ngân sách
|
Vốn XHH
|
2021-2025
|
2025-2030
|
|
Tổng vốn đầu tư
|
|
|
|
|
|
75.538,3
|
32,5
|
46,5
|
75.459,3
|
A
|
Các dự án cần đẩy nhanh
tiến độ thi công, thực hiện thi công
|
|
|
|
|
|
26.251,3
|
|
|
26.251,3
|
1
|
Resort Spa nho, trang trại
trồng nho, nhà máy rượu vang nho Ninh Thuận
|
Công ty Cổ phần Smart Argard Việt Nam
|
Thôn Mỹ Hòa, xã Vĩnh Hải
|
Hoàn thành và đi vào hoạt
động
|
|
38,9
|
250,0
|
|
|
250,0
|
2
|
Khu Du lịch Bình Tiên
|
Công ty Cổ phần Đầu tư và
Du lịch Bình Tiên
|
Công Hải, ThuậnBắc
|
Hoàn thành và đi vào hoạt
động
|
|
190,5
|
2.597,0
|
|
|
2.597,0
|
3
|
Ninh Chữ Sailing Bay
|
CÔNG TY CỔ PHẦN NINH CHỮ
BAY
|
Thôn Khánh Hội, Tri Hải,
Ninh Hải
|
Hoàn thành và đi vào hoạt
động
|
|
10,9
|
2.389,0
|
|
|
2.389,0
|
4
|
Khu du lịch sinh thái cao
cấp Núi chúa
|
Công ty Cổ phần Thành
Trung Ninh Thuận
|
Xã Vĩnh Hải, có 4,98 ha
thuộc địa bàn xã Công Hải, huyện Thuận Bắc
|
Hoàn thành và đi vào hoạt
động
|
|
90,5
|
379,4
|
|
|
379,4
|
5
|
Khu du lịch nghỉ dưỡng Hồ
Ba Bể
|
Công ty Cổ phần Sơn Hải
|
Phước Dinh, Thuận Nam
|
Hoàn thành và đi vào hoạt
động
|
|
47,7
|
120,0
|
|
|
120,0
|
6
|
Khách sạn du lịch biển
|
Công ty Cổ phần Đầu tư
Thương mại, Dịch vụ Điện lực
|
Xã Mỹ Hải
|
Hoàn thành và đi vào hoạt
động
|
|
3,0
|
146,5
|
|
|
146,5
|
7
|
Khu du lịch sinh thái Bãi
Thùng
|
Công ty TNHH Minh Thành
|
Thôn Vĩnh Hy, xã Vĩnh Hải
|
Hoàn thành và đi vào hoạt
động
|
|
19,5
|
170,0
|
|
|
170,0
|
8
|
Dự án Khu du lịch Mũi Dinh
|
Công ty Cổ phần Mũi Dinh EcoPark
|
xã Phước Dinh, huyện Thuận
Nam.
|
Hoàn thành và đi vào hoạt
động
|
|
766,0
|
4.725,0
|
|
|
4.725,0
|
9
|
Sunbay Park
Hotel&Resort
|
Công ty Cổ phần Sunbay inh Thuận
|
Phươờng Mỹ Bình, thành phố
PR-TC
|
Hoàn thành và đi vào hoạt
động
|
|
3,6
|
4.779,0
|
|
|
4.779,0
|
10
|
Trung Tâm DVTM, nhà
hàng-khách sạn Quê Hương
|
Công ty TNHH một thành viên
Quê Hương
|
Mỹ Hải, Tp.PR- TC
|
Hoàn thành và đi vào hoạt
động
|
|
1,0
|
100,0
|
|
|
100,0
|
11
|
Khu nghỉ dưỡng cao cấp
Aminia Ninh Chữ
|
Công ty CP Thương mại và Dịch
vụ Aminia Ninh Chữ
|
Thị trấn Khánh Hải, huyện
Ninh Hải
|
Hoàn thành và đi vào hoạt
động
|
|
3,2
|
249,4
|
|
|
249,4
|
12
|
Khu du lịch sinh thái nghỉ
dưỡng cao cấp Hòn Đỏ
|
Công ty Cổ phần Đầu tư và
Phát triển Hòn Đỏ
|
Xã Thanh Hải, huyện Ninh
Hải
|
Hoàn thành và đi vào hoạt
động
|
|
33,0
|
459,0
|
|
|
459,0
|
13
|
Khu dịch vụ ẩm thực Hoa
Thiên Lý
|
Công ty TNHH Thương mại và
Dịch vụ Hoa Thiên Lý
|
phường Mỹ Bình, thành phố
Phan Rang – Tháp Chàm
|
Hoàn thành và đi vào hoạt
động
|
|
0,2
|
10,0
|
|
|
10,0
|
14
|
Khu du lịch sinh thái ,
nghỉ dưỡng Sơn Long Thuận
|
Công ty TNHH Thương mại và
Xây dựng Sơn Long Thuận
|
Thôn Vĩnh Hy, xã Vĩnh Hải,
Ninh Hải
|
Hoàn thành và đi vào hoạt
động
|
|
50,0
|
250,0
|
|
|
250,0
|
15
|
Khu du lịch, khách sạn và
giải trí phức hợp Khánh Hải
|
Công ty TNHH Thanh Tâm
|
Khu hành chính huyện Ninh
Hải, Khánh Hải, Ninh Hải
|
Hoàn thành và đi vào hoạt
động
|
|
6,15
|
1.500,0
|
|
|
1.500,0
|
16
|
KDL nghỉ dưỡng Phước Tân
|
Công ty TNHH Phước Tân Phan Rang
|
Xã Phước Thành, Phước Đại,
Bác Ái
|
Đi vào hoạt động
|
|
185,0
|
20,0
|
|
|
20,0
|
17
|
Trung tâm dịch vụ du lịch
Hải
Long
|
Công ty TNHH Du Lịch Hải Long-Phan Rang
|
Phường Mỹ Hải, Tp. PR-TC
|
Hoàn thành và đi vào hoạt
động
|
|
4,5
|
60,0
|
|
|
60,0
|
18
|
Khu nghỉ dưỡng cao cấp
Vĩnh
Hy
|
Công ty Cổ phần Đầu tư
Phát triển Syrena Việt Nam
|
Xã Vĩnh Hải, huyện Ninh
Hải
|
Đạt 50%
|
Hoàn thành và đi vào hoạt
động
|
66,8
|
1.600,0
|
|
|
1.600,0
|
19
|
Dự án Khu Resort Vườn San
Hô
|
Công ty Cổ phần Vườn San
hô Vĩnh Hy
|
xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải;
|
Hoàn thành và đi vào hoạt
động
|
|
48,0
|
320,0
|
|
|
320,0
|
20
|
Khu du lịch sinh thái Bãi
Hõm
|
Công ty Cổ phần Gia Việt
|
xã Vĩnh Hải, huyện Ninh
Hải
|
Hoàn thành
|
Hoạt động
|
45,7
|
200,0
|
|
|
200,0
|
21
|
Dự án Hoàng Nhân Resort
|
Công ty Cổ phần Đầu tư và
Xây dựng Hoàng Nhân
|
Đường Yên Ninh, phường Mỹ
Bình, thành phố Phan Rang – Tháp Chàm
|
Hoàn thành và đi vào hoạt
động
|
|
0,7
|
55,0
|
|
|
55,0
|
22
|
Dự án Khu du lịch sinh
thái Cà Ná Star
|
Công ty TNHH Du lịch Cà Ná
Star
|
Xã Phước Diêm, huyện Thuận
Nam
|
Hoàn thành và đi vào hoạt
động
|
|
15,0
|
50,0
|
|
|
50,0
|
23
|
Khách sạn cao cấp kết hợp
nhà hàng ăn uống
|
Công ty TNHH Xăng dầu
Thiên Thuận Phước
|
Đường 16-4 phường Mỹ Bình,
thành phố Phan Rang – Tháp Chàm
|
Hoàn thành và đi vào hoạt
động
|
|
0,1
|
40,0
|
|
|
40,0
|
24
|
Khu dịch vụ văn hóa ẩm
thực kết hợp với trưng bày giới thiệu sản phẩm
|
Công ty TNHH Một Thành
Viên Hồng Đức
|
phường Mỹ Bình, thành phố
Phan Rang – Tháp Chàm – NT
|
Hoàn thành và đi vào hoạt
động
|
|
0,1
|
10,0
|
|
|
10,0
|
25
|
Tổ hợp khách sạn, khu
thương mại, căn hộ du lịch Dubai Tower
|
Công ty Cổ phần Đầu tư
Quốc tế Dubai
|
tại phường Mỹ Hải, thành
phố Phan Rang – Tháp Chàm
|
Hoàn thành
|
Hoạt động
|
2,2
|
3.009,0
|
|
|
3.009,0
|
26
|
Khu du lịch nghỉ dưỡng cao
cấp Royal Ninh Thuận
|
Công ty TNHH Đầu tư – Phát
triển Royal Ninh Thuận
|
tại xã Phước Diêm, huyện
Thuận Nam
|
Hoàn thành
|
Hoạt động
|
87,5
|
2.000,0
|
|
|
2.000,0
|
27
|
Khu Resort nghỉ dưỡng cao
cấp tiêu chuẩn Quốc tế 5 sao kết hợp với tuyến phố thương mại ẩm thực
|
Công ty Cổ phần Du lịch
Quốc tế Ninh Thuận
|
tại thị trấn Khánh Hải,
huyện Ninh Hải
|
Hoàn thành và đi vào hoạt
động
|
Hoàn thành và đi vào hoạt
động
|
6,6
|
550,0
|
|
|
550,0
|
28
|
hách sạn cao cấp kết hợp
nhà hàng ăn uống
|
Công ty TNHH Xăng dầu Thiên
Thuận Phước
|
Phường Mỹ Bình, tp. PR-TC
|
Hoàn thành và đi vào hoạt
động
|
Hoàn thành và đi vào hoạt
động
|
0,1
|
40,0
|
|
|
40,0
|
29
|
Khu du lịch vịnh Mũi Dinh
|
Công ty TNHH Vịnh Mũi Dinh
|
xã Phước Dinh, huyện Thuận
Nam
|
Hoàn thành và đi vào hoạt
động
|
Hoàn thành và đi vào hoạt
động
|
10,0
|
30,0
|
|
|
30,0
|
30
|
Khu dịch vụ ẩm thực
|
Công ty TNHH Thương mại và
Dịch vụ Công Luyn
|
Hồ điều hòa khu công viên
trung tâm, phường Mỹ Bình, thành phố PR-TC
|
Hoàn thành và đi vào hoạt
động
|
Hoàn thành và đi vào hoạt
động
|
0,2
|
20,0
|
|
|
20,0
|
31
|
Nhà hàng Hương Biển
|
Cty TNHH Panorama An Đông
|
phường Đông Hải, thành phố
PRTC
|
Hoàn thành và đi vào hoạt
động
|
Hoàn thành và đi vào hoạt
động
|
0,2
|
5,0
|
|
|
5,0
|
32
|
Khách sạn cao cấp kết hợp
vườn ẩm thực
|
Công ty TNHH TM-DV và Du
lịch Như Mai Ninh Thuận
|
Đường 16/4, phường Mỹ Hải,
tp Phan Rang - Tháp Chàm
|
Hoàn thành và đi vào hoạt
động
|
|
0,1
|
100,0
|
|
|
100,0
|
33
|
Khu dịch văn hóa ẩm thực
Blue
|
Công ty TNHH Xây dựng và
Thương mại Hướng Dương
|
phường Mỹ Binh, tp. PR-TC
|
Hoàn thành
|
Hoạt động
|
0,3
|
18,0
|
|
|
18,0
|
B
|
Các dự án đầu tư mới
|
|
|
|
|
|
49.287,0
|
32,5
|
46,5
|
49.208,0
|
I
|
Hội nghị thu hút đầu tư
|
|
|
|
|
|
8,0
|
2,0
|
2,0
|
4,0
|
1
|
Tổ chức hội thảo liên kết
phát triển du lịch Ninh Thuận 2024
|
|
|
Hoàn thiện
|
|
|
5,0
|
1,0
|
|
4,0
|
2
|
Hội nghị thu hút đầu tư
Khu du lịch khám phá Nam Cương, Công viên nghệ thuật Đá và Gốm, Công viên Cát
- Muối; Công viên nước và khu nghỉ dưỡng sa mạc.
|
|
|
Hoàn thiện
|
|
|
1,0
|
1,0
|
|
|
3
|
Hội nghị thu hút đầu tư
các điểm du lịch săn bắn bán hoang dã; khôi phục tuyến đường sắt du lịch Phan
Rang - Trại Mát, bến du thuyền Ninh Chữ, cảng du lịch Mỹ Sơn
|
|
|
|
Hoàn thiện
|
|
2,0
|
|
2,0
|
|
II
|
Các lễ hội du lịch
|
|
|
|
|
|
190,0
|
16,0
|
25,0
|
149,0
|
1
|
Phát triển mở rộng lễ hội
Nho và Vang nho (9 năm từ 2022)
|
|
Thành phố PR- TC
|
Xây dựng kế hoạch và thực
hiện
|
Duy trì
|
|
40,0
|
5,0
|
5,0
|
30,0
|
2
|
Tổ chức lễ hội Tiếng đàn
Chapi (5 năm từ 2026)
|
|
Phước Bình, Bác Ái
|
Xây dựng kế hoạch
|
Tổ chức và duy trì
|
|
5,0
|
|
2,0
|
3,0
|
3
|
Tổ chức lễ hội Nông nghiệp
sạch Ninh Thuận (5 năm từ 2026)
|
|
PR-TC, Ninh Phước
|
Xây dựng kế hoạch
|
Tổ chức và duy trì
|
|
15,0
|
|
3,0
|
12,0
|
4
|
Lễ hội thể thao biển và
ván diều Bắc Thanh Hải (9 năm từ 2022)
|
|
Ninh Chữ, Bắc
Thanh Hải
|
Xây dựng kế hoạch và thực
hiện
|
Duy trì
|
|
90,0
|
5,0
|
5,0
|
80,0
|
5
|
Lễ hội khám phá Cát Ninh Thuận
(8 năm từ 2023)
|
|
Ninh Phước, Thuận Nam
|
Xây dựng kế hoạch và thực
hiện
|
Duy trì
|
|
40,0
|
6,0
|
10,0
|
24,0
|
III
|
Các quy hoạch, đề án phát
triển
|
|
|
|
|
|
39,0
|
14,5
|
19,5
|
5,0
|
1
|
Thực hiện các quy hoạch
|
|
|
|
|
|
22,0
|
11,5
|
10,5
|
0,0
|
1.1
|
Khu du lịch khám phá Nam Cương
|
|
Nam Cương, Ninh Phước
|
Đề xuất vị trí, thu hút
đầu tư và hoàn thiện quy hoạch.
|
|
45-50ha
|
3,0
|
3,0
|
|
0,0
|
1.2
|
Công viên nghệ thuật đá và
gốm
|
|
Thuận Nam
|
|
|
10ha
|
1,5
|
1,5
|
|
0,0
|
1.3
|
Công viên cát - muối Salt
anh Sand
|
|
Thuận Nam
|
|
|
5-7ha
|
1,0
|
1,0
|
|
0,0
|
1.4
|
Công viên nước và khu du
lịch sa mạc cao cấp
|
|
Thuận Nam
|
|
|
20ha
|
2,0
|
2,0
|
|
0,0
|
1.5
|
Khu du lịch Vang Nho
|
|
Ninh Hải
|
Đề xuất vị trí, thu hút
đầu tư và chủ trương đầu tư.
|
Hoàn thiện thủ tục và quy
hoạch, thi công, khai thác.
|
10ha
|
1,5
|
|
1,5
|
0,0
|
1.6
|
Trung tâm dịch vụ du lịch
làng nho Thái An
|
|
Thái An, Ninh Hải
|
Đề xuất vị trí, hoàn thiện
quy hoạch
|
Xây dựng và khai thác
|
5ha
|
1,0
|
|
1,0
|
0,0
|
1.7
|
Quy hoạch bến du thuyền
Ninh Chữ
|
|
Phan Rang - Tháp Chàm
|
|
Hoàn thiện quy hoạch
|
10ha
|
5,0
|
|
5,0
|
|
1.8
|
Quy hoạch cảng du lịch nội
địa Mỹ Sơn
|
|
Ninh Hải
|
|
Hoàn thiện quy hoạch
|
5ha
|
3,0
|
|
3,0
|
|
1.9
|
Quy hoạch hệ thống bãi đỗ
xe nội thành Phan Rang – Tháp Chàm
|
|
Phan Rang - Tháp Chàm
|
Đề xuất vị trí, hoàn thiện
quy hoạch
|
Xây dựng và khai thác
|
|
4,0
|
4,0
|
|
|
2
|
Đề án bổ trợ
|
|
|
|
|
|
17,0
|
3,0
|
9,0
|
5,0
|
2.1
|
Chương trình dán nhãn du
lịch cho các sản phẩm du lịch Ninh Thuận: Đến năm 2022 phổ biến tới một số
nhãn hàng tiêu biểu: Nho, táo Ninh Thuận.
|
|
|
Xin chủ trương, thiết kế
nhãn dán và thực hiện
|
Duy trì thực hiện
|
|
5,5
|
0,5
|
|
5,0
|
2.2
|
Đề án phát triển du lịch
săn bắn bán hoang dã tỉnh Ninh Thuận: Vị trí đầu tư, chính sách ưu đãi, các
quy định phát triển
|
|
Ninh Sơn, Bác Ái
|
Xin chủ trương, xây dựng
chính sách
|
Thu hút đầu tư, xây dựng
|
|
2,0
|
2,0
|
0,0
|
|
2.3
|
Đề án phát triển DLCĐ gắn
với xóa đói giảm nghèo xã Ma Nới, huyện Ninh Sơn.
|
|
Ma Nới, Ninh Sơn
|
Xin chủ trương
|
Hoàn thiện và triển khai
thực hiện
|
|
5,0
|
|
5,0
|
|
2.4
|
Đề án phát triển DLCĐ xã Phước
Chiến, huyện Thuận Bắc
|
|
Phước Chiến, Thuận Bắc
|
Xin chủ trương
|
Hoàn thiện và triển khai
thực hiện
|
|
4,0
|
|
4,0
|
|
2.5
|
Đề án cải tạo, phát triển
chợ đêm Phan Rang phục vụ du lịch và Công viên văn hoá lịch sử Tháp Hoà Lai –
điểm nhấn du lịch.
|
|
Phan Rang, Tháp Chàm
|
Hoàn thiện và triển khai
thực hiện
|
|
|
0,5
|
0,5
|
|
|
IV
|
Nhóm dự án xây dựng mới
|
|
|
|
|
|
25.250,0
|
0,0
|
0,0
|
25.250,0
|
1
|
Khu du lịch khám phá Nam Cương
|
|
Nam Cương, Ninh Phước
|
|
Hoàn thiện và khai thác
|
45-50ha
|
500,0
|
|
|
500,0
|
2
|
Công viên nghệ thuật đá và
gốm
|
|
Thuận Nam
|
|
Hoàn thiện và khai thác
|
10ha
|
200,0
|
|
|
200,0
|
3
|
Công viên cát - muối Salt
anh Sand
|
|
Thuận Nam
|
|
Hoàn thiện và khai thác
|
5-7ha
|
200,0
|
|
|
200,0
|
4
|
Công viên nước và khu du
lịch nghỉ dưỡng sa mạc
|
|
Thuận Nam
|
|
Hoàn thiện và khai thác
|
20ha
|
1.000,0
|
|
|
1.000,0
|
5
|
Khu du lịch Vang Nho
|
|
Ninh Hải
|
|
Hoàn thiện và khai thác
|
10ha
|
1.500,0
|
|
|
1.500,0
|
6
|
Trung tâm dịch vụ du lịch
làng nho Thái An
|
|
Thái An, Ninh Hải
|
|
Hoàn thiện và khai thác
|
5ha
|
300,0
|
|
|
300,0
|
7
|
Dự án khôi phục tuyến
đường sắt Phan Rang - Trại Mát và du lịch đường sắt Ninh Thuận - Lâm Đồng
|
|
Phan Rang, Ninh Sơn
|
|
Hoàn thiện và khai thác
|
|
20.000,0
|
|
|
20.000,0
|
8
|
Các điểm săn bắn bán hoang
dã (khoảng 3 điểm)
|
|
Ninh Sơn, Bác Ái
|
|
Hoàn thiện và khai thác
|
|
900,0
|
|
|
900,0
|
9
|
Cải tạo, xã hội hóa Công
viên biển Bình Sơn
|
|
Phan Rang - Tháp Chàm
|
Hoàn thiện và khai thác
|
|
|
500,0
|
|
|
500,0
|
10
|
Cải tạo, phát triển chợ
đêm Phan Rang phục vụ du lịch và Công viên văn hoá lịch sử Tháp Hoà Lai – điểm
nhấn du lịch.
|
|
Phan Rang - Tháp Chàm
|
Hoàn thiện và khai thác
|
|
|
150,0
|
|
|
150,0
|
V
|
Nhóm dự án hạ tầng kỹ
thuật
|
|
|
|
|
|
23.800,0
|
0,0
|
0,0
|
23.800,0
|
1
|
Dự án phát triển xe bus du
lịch Ninh Thuận
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1.1
|
Dự án phát triển tuyến xe
bus kết nối Phan Rang - Cam Ranh
|
|
|
|
Hoàn thiện và khai thác
|
|
60,0
|
|
|
0,0
|
1.2
|
Dự án phát triển tuyến xe
bus kết nối Phan Rang - Phan Thiêt
|
Thực hiện khi dự án sân
bay Phan Thiết hoạt động
|
|
60,0
|
|
|
60,0
|
|
|
|
1.3
|
Dự án đồng bộ hóa giao
thông công cộng thành phố Phan Rang - Tháp Chàm: Xe bus điện thiết kế cừu,
nho, trụ điện gió …
|
|
|
|
Hoàn thiện và khai thác
|
|
600,0
|
|
|
600,0
|
1.4
|
Dự án phát triển tuyến bus
du lịch ven biển tỉnh Ninh Thuận
|
|
|
|
Hoàn thiện và khai thác
|
|
80,0
|
|
|
80,0
|
2
|
Dự án xây dựng bến du
thuyền Ninh Chữ
|
|
Phan Rang - Tháp Chàm
|
|
Hoàn thiện và khai thác
|
|
10.000,0
|
|
|
10.000,0
|
3
|
Dự án xây dựng cảng du
lịch Mỹ Tân
|
|
Phan Rang, Ninh Hải
|
|
Thi công
|
|
3.000,0
|
|
|
3.000,0
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
4
|
Dự án nâng cấp cảng du
lịch Vĩnh Hy
|
|
Vĩnh Hy, Ninh Hải
|
|
Hoàn thiện
và khai thác
|
|
1.000,0
|
|
|
1.000,0
|
5
|
Dự án xây dựng hệ thống
bãi, điểm đỗ xe nội thành Phan Rang - Tháp Chàm
|
|
Phan Rang - Tháp Chàm
|
|
Hoàn thiện và khai thác
|
|
9.000,0
|
|
|
9.000,0
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2. Danh mục các dự án ưu
tiên đầu tư
Danh mục các dự án ưu tiên đầu tư
bao gồm:
- 33 dự án đang đầu tư, xây dựng cần
nhanh chóng hoàn thiện.
- Các dự án đầu tư ưu tiên mới: Khu
du lịch khám phá Nam Cương; Công viên nghệ thuật đá và gốm; Công viên cát –
muối Salt and Sand; Công viên nước và khu du lịch nghỉ dưỡng sa mạc cao cấp; Hệ
thống bãi đỗ xe nội thành Phan Rang – Tháp Chàm; Cải tạo và xã hội hóa công
viên biển Bình Sơn; Cải tạo, phát triển chợ đêm Phan Rang.
- Các lễ hội ưu tiên phát triển: Mở
rộng và nâng cao chất lượng lễ hội Nho và Vang nho; Lễ hội thể thao biển và ván
diều Bắc Thanh Hải; Lễ hội khám phá cát Ninh Thuận.
3. Hiệu quả kinh tế - xã hội
và môi trường
Các dự án đầu tư về du lịch Ninh
Thuận được thực hiện sẽ mang tới các hiệu quả sau:
- Về kinh tế:
+ Tạo hệ thống sản phẩm du lịch mới
và hạ tầng kỹ thuật phục vụ du lịch; giúp Ninh Thuận đón được nguồn khách du
lịch mới, nâng cao lợi nhuận về du lịch. Đồng thời các dự án này cũng cung cấp
điểm vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng mới cho nhân dân và cung cấp hạ tầng giao
thông hỗ trợ các ngành khác phát triển.
+ Lợi nhuận về du lịch tăng sẽ góp
phần tăng thu cho ngân sách Nhà nước. Đồng thời kinh tế - xã hội phát triển đời
sống của người dân được nâng lên.
+ Phát triển du lịch tạo thêm các cơ
hội phát triển kinh doanh dịch vụ cho cư dân địa phương: Khi du lịch phát triển
sẽ thu hút khách du lịch đến địa phương tạo điều kiện thuận lợi để phát triển
các dịch vụ du lịch, tăng thu nhập cho dân cư;…
- Về xã hội:
+ Tạo việc làm mới tại các khu, điểm
du lịch và các tuyến giao thông công cộng mới; Nâng cao thu nhập và đời sống
cho nhân dân.
+ Nâng cao trình độ nhận thức cho
cộng đồng bản địa khi họ phải tìm tòi, học hỏi, nâng cao trình độ để phục vụ
phát triển du lịch.
+ Du lịch có thể đẩy mạnh việc bảo
tồn và giao lưu các truyền thống văn hoá - lịch sử, góp phần bảo tồn và quản lý
bền vững các nguồn tài nguyên, bảo vệ các di sản ở địa phương.
+ Cung cấp các cơ hội đào tạo và
phát triển cho cộng đồng: Du lịch tạo ra cơ hội việc làm, giáo dục đào tạo cho
cư dân địa phương đồng thời họ có điều kiện tiếp xúc, giao lưu với du khách đến
từ những nước có trình độ phát triển cao hơn, qua đó nâng cao trình độ nhận
thức;…
- Về môi trường:
+ Góp phần sử dụng hiệu quả các
nguồn tài nguyên, tránh lãng phí, đặc biệt với các cồn cát ven biển.
+ Góp phần bảo vệ môi trường thông
qua các giải pháp bảo vệ môi trường mà đề án đưa ra: Đầu tư hệ thống thu gom và
xử lý nước thải tại các khu du lịch, tại các điểm du lịch...
+ Góp phần bảo vệ và gìn giữ môi
trường: Nguồn tài chính thu được từ khách du lịch và các hoạt động trong khu
vực góp phần bảo vệ môi trường, cảnh quan khu vực.
+ Góp phần gia tăng nhận thức đối
với môi trường của người dân và khách du lịch;…
IX. ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG
CHIẾN LƯỢC
1. Dự báo các tác động chủ
yếu từ hoạt động du lịch đến môi trường
1.1. Tác động đến môi trường
tự nhiên
Tác động của các hoạt động du lịch
lên môi trường có thể làm thay đổi đặc điểm sử dụng tài nguyên hay các đặc tính
của môi trường.
a. Tác động tích cực
Du lịch góp phần bảo vệ môi trường
thông qua:
- Cung cấp nguồn tài chính: Du lịch
góp phần bảo vệ các khu vực nhạy cảm về môi trường thông qua việc cung cấp
nguồn tài chính. Các nguồn thu từ du lịch góp phần bảo vệ và quản lý các hệ
sinh thái nhạy cảm như khu vực vườn quốc gia Núi Chúa, vườn quốc gia Phước
Bình,...
- Gia tăng nhận thức đối với môi
trường: Du lịch có khả năng làm tăng nhận thức của cộng đồng về môi trường khi
họ tiếp xúc gần gũi với thiên nhiên và môi trường. Sự tiếp xúc này khiến du
khách có thể nhận thức đầy đủ các giá trị của thiên nhiên và có những hành vi
và hoạt động có ý thức để bảo vệ môi trường. Du lịch còn đóng vai trò quan trọng
trong việc cung cấp các thông tin môi trường và làm tăng nhận thức cho du khách
về những hậu quả môi trường do hoạt động của họ gây ra.
- Bảo vệ và gìn giữ môi trường: Du
lịch góp phần rất lớn vào việc bảo vệ môi trường, gìn giữ và bảo tồn đa dạng
sinh học và sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Nhờ sự hấp dẫn
đối với du khách mà các khu rừng được bảo vệ nghiêm ngặt để phục vụ hoạt động
du lịch.
b. Tác động tiêu cực
- Tác động đến hệ sinh thái biển:
+ Các định hướng phát triển hoạt
động du lịch thể thao mặt nước ở khu vực bờ biển gây ảnh hưởng đến các loài
sinh vật dưới nước.
+ Đa dạng sinh học bị đe dọa do
nhiều loài thủy hải sản được khai thác, đánh bắt phục vụ nhu cầu du khách.
+ Chất thải trong giai đoạn thi công
xây dựng và giai đoạn dự án đi vào hoạt động có khả năng tác động tới các hệ
sinh thái dưới biển như:
+ Nước thải làm tăng hàm lượng các
chất ô nhiễm (BOD, COD, TSS và các chất dinh dưỡng) gây ảnh hưởng đến các loài
thủy sinh.
+ Chất thải rắn gồm vật liệu xây
dựng, gỗ, các kim loại, bao bì nếu rơi vãi vào môi trường nước một phần sẽ phân
hủy làm suy giảm chất lượng nước, gây ảnh hưởng đến đời sống hệ thủy sinh trong
khu vực, một phần chất thải trơ sẽ không thể phân hủy gây cản lưu thông, gây
mất thẩm mỹ và ảnh hưởng tới cảnh quan thiên nhiên.
- Tác động đến hệ sinh vật:
+ Làm thay đổi cơ cấu sử dụng đất do
việc thực hiện các dự án phát triển du lịch: Các tác động này sẽ làm ảnh hưởng
trực tiếp đến môi trường sống (nơi cư trú) của nhiều loài sinh vật, làm tăng
nguy cơ mất cân bằng trong phát triển các hệ sinh thái, làm thay đổi cảnh quan...
Tác động này thường nhận thấy rõ khi phát triển xây dựng ở những khu vực rừng,
núi.
+ Đa dạng sinh học bị đe dọa do
nhiều loài do nhiều loài thủy hải sản được khai thác, đánh bắt phục vụ nhu cầu
du khách tại khu vực bãi biển.
+ Các hoạt động dã ngoại, leo núi
gây tác động trực tiếp đến hệ thực vật như Vườn quốc gia.
+ Trong các vườn quốc gia, rác thải
không được thu gom kịp thời gây khó khăn cho công tác bảo tồn vì ngoài việc gây
ô nhiễm đến các thành phần môi trường khác, các chất phế thải sẽ thu hút các
loài động vật ăn chất hữu cơ phân hủy làm tăng thêm nguy cơ lây lan bệnh dịch,
ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của nhiều loài động vật được bảo tồn, của nhân viên
vườn quốc gia và cả du khách.
+ Việc xây dựng và phát triển các dự
án và tiện ích du lịch như nhà hàng, khách sạn, … có thể làm xói mòn, làm mất
nơi cư trú của động vật hoang dã.
+ Những hoạt động của khách du lịch
như giẫm đạp lên cỏ, hái hoa quả bừa bãi, chặt cây lấy củi đốt lửa trại… làm
cho nhiều thực vật bị mất dần.
- Gia tăng lượng chất thải rắn:
+ Ở các điểm tập trung đông khách du
lịch như: Các bãi biển, khu vui chơi giải trí,… thì việc xử lý rác là một vấn
đề quan trọng. Nếu xử lý không tốt thì có thể gây ra nhiều tác động bất lợi đối
với môi trường tự nhiên cũng như nhân tạo, ảnh hưởng cả đến các hoạt động du
lịch, đến cuộc sống người dân.
+ Chất thải rắn phát sinh từ hoạt
động du lịch chủ yếu tại các cơ sở kinh doanh, dịch vụ du lịch (khu du lịch,
nhà hàng, khách sạn...). Chất thải rắn không được thu gom và xử lý sẽ gây ô
nhiễm tầng đất mặt và làm suy thoái môi trường đất.
+ Lượng chất thải rắn phát sinh nếu
không được thu gom một cách triệt để sẽ là nguyên nhân phát sinh các tác động
xấu đến môi trường như: Phát sinh mùi, gây mất mỹ quan và ảnh hưởng đến môi
trường sống của người dân,…
Bảng 17: Dự báo lượng chất
thải rắn phát sinh từ hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận đến 2030
Hạng mục
|
Nhu cầu
|
Quy mô (người)
|
Tổng lượng rác thải/ng.đ (tấn)
|
Giá trị
|
1kg/người/ngày
|
8.500.000
|
8.500
|
Nguồn: QCVN 01:2019/BXD.
- Nước thải phát sinh từ hoạt động
du lịch:
+ Khi du lịch phát triển, lượng du
khách tăng, hoạt động các nhà hàng, khách sạn, khu dịch vụ cũng tăng theo;
nguồn nước sử dụng cho du lịch tăng lên nhanh chóng, tạo ra lượng lớn nước
thải.
+ Với lượng nước thải sinh hoạt lớn,
nếu không có biện pháp quản lý và giảm thiểu ô nhiễm từ các nguồn thải này sẽ
làm gia tăng ô nhiễm nguồn nước, ảnh hưởng đến chất lượng du lịch.
Bảng 18: Dự báo lượng nước
thải phát sinh từ hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận đến năm 2030
STT
|
Đối tượng khách
|
Nhu cầu dùng nước tới 2030 (m3)
|
Nhu cầu thoát nước tới 2030 (m3)
|
1
|
Khách tham quan
|
120.000
|
96.000
|
2
|
Khách lưu trú
|
450.000
|
360.000
|
3
|
Tổng nhu cầu
|
570.000
|
456.000
|
Nguồn: QCVN 01:2019/BXD.
- Tăng mức độ suy thoái và ô nhiễm nguồn
nước ngầm, đặc biệt ở khu vực ven biển: Du lịch có thể làm ô nhiễm nước thông
qua các hoạt động:
+ Xả thải bừa bãi các vật liệu xây
dựng, đất đá và các chất nạo vét; vứt rác hoặc xả nước thải bừa bãi vào các
nguồn nước trong quá trình xây dựng, thải một lượng xăng dầu nhất định trong
quá trình vận hành các thiết bị xây dựng làm ảnh hưởng đến cả nước mặt lẫn nước
ngầm.
+ Việc san lấp mặt bằng để xây dựng
các cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch có thể sẽ gây ra xói mòn và sụt lở đất, từ đó
có thể làm thay đổi lưu lượng dòng chảy và chất lượng nguồn nước.
+ Vật liệu phế thải, nước thải, xăng
dầu trong quá trình xây dựng, vận hành các thiết bị xây dựng và hoạt động dịch
vụ du lịch khi không được xử lý sẽ bị rửa trôi và gây ô nhiễm nguồn nước mặt,
nước ngầm.
+ Các phương tiện giao thông đường
thủy (tàu, thuyền du lịch, ca nô...) thải ra dầu mỡ, các chất hydro cacbon,...
vào nguồn nước.
+ Sự hoạt động của các khách sạn,
khu du lịch và các cơ sở vật chất khác thường dẫn đến gia tăng ô nhiễm do nước
thải. Nước thải chưa được xử lý tốt vì không có hoặc không đủ thiết bị xử lý
gây ô nhiễm nguồn nước như làm ô nhiễm môi trường biển.
+ Du khách trong hành trình du lịch
xả thải bừa bãi sẽ gây ô nhiễm trực tiếp hoặc gián tiếp khi tầng đất mặt bị rửa
trôi dẫn đến ô nhiễm nguồn nước.
+ Cùng với việc tăng số lượng khách,
nhu cầu nước cho sinh hoạt của khách du lịch tăng nhanh. Điều này góp phần làm
suy giảm trữ lượng và tăng khả năng ô nhiễm các nguồn nước ngầm. Vấn đề này sẽ
càng trở nên nghiêm trọng đặc biệt vào mùa du lịch. Nước phục vụ nhu cầu du
lịch chủ yếu là nước ngầm và tập trung chủ yếu tại các khách sạn, nhà nghỉ ven
biển. Vì vậy việc tăng nhanh nhu cầu nước sinh hoạt cho hoạt động du lịch sẽ
làm tăng mức độ suy thoái và ô nhiễm các nguồn nước ngầm hiện đang khai thác,
đặc biệt ở do khả năng xâm nhập mặn cao, khi áp lực các bể chứa giảm mạnh vì bị
khai thác quá mức cho phép.
- Tác động đến môi trường đất:
+ Tác động trực tiếp của du lịch đến
tài nguyên đất thông qua việc sử dụng đất để xây dựng các cơ sở vật chất kỹ
thuật du lịch như nơi ăn nghỉ, cơ sở hạ tầng và sử dụng các vật liệu xây dựng.
+ Thay đổi cơ cấu sử dụng đất để
dành quỹ đất xây dựng các công trình dịch vụ du lịch sẽ làm thu hẹp quỹ đất cho
các mục đích kinh tế, dân sinh khác.
+ Nếu không có quy hoạch sử dụng đất
một cách hợp lý thì với sự phát triển du lịch một cách ồ ạt gắn liền với việc
gia tăng các công trình du lịch và cơ sở nghỉ ngơi sẽ làm tăng nhu cầu về tài
nguyên đất, đặc biệt là đất nông nghiệp. Phát triển du lịch ở khu vực ven biển
với các khách sạn, đường giao thông cũng là một vấn đề cần quan tâm vì nó có
thể làm tăng việc khai thác cát, xói mòn bờ biển và các hình thức suy thoái đất
khác.
+ Các công trình mới được xây dựng
thường làm thay đổi kết cấu tầng đất, ảnh hưởng đến địa chất công trình (ảnh
hưởng đặc biệt đối với vùng núi dễ sạt lở) và dễ gây ra ô nhiễm tầng nước ngầm.
+ Lượng du khách quá đông đến thăm
các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử có tác động xấu đến môi trường đất tại
đây do các hiện tượng giẫm đạp, sạt lở.
+ Chất thải rắn không được thu gom
và xử lý sẽ gây ô nhiễm tầng đất mặt và làm suy thoái môi trường đất.
- Tác động đến môi trường không khí:
+ Lượng rác thải từ hoạt động du
lịch, nếu không được thu gom triệt để sẽ gây ảnh hưởng đến môi trường.
+ Quá trình san lấp, xây dựng công
trình, cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch gây ô nhiễm môi trường không khí. Nguyên
nhân là do khí thải, tiếng ồn từ các loại máy xây dựng, các phương tiện giao
thông và bụi bẩn trong không khí.
+ Do quá trình đốt củi, than, dầu,
ga... để đáp ứng nhu cầu về năng lượng ở các cơ sở du lịch... Nếu chỉ tính đến
tác động của các thiết bị điều hòa nhiệt độ dùng trong hệ thống khách sạn du
lịch, thì lượng khí CFCs (loại khí thải chính ảnh hưởng đến tầng ozon của khí
quyển) thải ra cũng có tác động không nhỏ đến môi trường khí.
+ Do sự gia tăng lượng khách, hoạt
động giao thông ngày càng phát triển. Việc sản xuất và sử dụng năng lượng trong
giao thông có liên quan đến mưa axít, hiệu ứng nhà kính và sương mù quang hoá.
Ô nhiễm không khí do việc sử dụng năng lượng trong các phương tiện giao thông
dùng để vận chuyển khách du lịch thải ra carbon dioxide (CO2) đã có những tác động ở quy mô toàn
cầu, và nó cũng góp phần làm cho môi trường không khí ở địa phương ô nhiễm
nhiều hơn.
+ Ô nhiễm tiếng ồn từ xe ô tô, xe
máy cũng như các phương tiện giải trí khác (karaoke, dancing...) liên quan đến
ngành du lịch ngày càng gia tăng trong đời sống hiện đại. Nó không chỉ gây khó
chịu, stress và thậm chí mất thính giác đối với con người mà còn làm suy thoái
môi trường tự nhiên, đặc biệt là ở những khu vực đông dân cư.
- Ảnh hưởng đến các nguồn tài nguyên
môi trường:
+ Việc xây dựng các cơ sở hạ tầng và
những tiện nghi dành cho du lịch như nhà nghỉ, khách sạn, bãi tắm, resort có
thể phá hủy những nguồn tài nguyên môi trường mà nó đang sử dụng như tài nguyên
nước, tài nguyên sinh học. Các hoạt động du lịch này có thể gián tiếp hoặc trực
tiếp gây xói mòn đất, ô nhiễm nước và không khí, giảm sự thoát nước, gia tăng
tốc độ suy giảm chất lượng môi trường sống tự nhiên, gia tăng áp lực và khả
năng tìm kiếm thức ăn và nơi ẩn náu của những loài dễ bị nguy hiểm, gia tăng
những vùng dễ bị tổn thương do các hoạt động vui chơi, giải trí. Mặt khác, việc
khai thác quá mức các loại hải sản sinh sống làm đảo lộn hệ sinh thái vùng biển
góp phần làm suy thoái tài nguyên cho nhiều ngành kinh tế, trong đó có du lịch.
+ Việc khai thác thủy hải sản bằng
các phương tiện hủy diệt như dùng thuốc nổ, chất độc, khai thác theo kiểu tận
diệt làm suy giảm rất nhanh nguồn lợi biển, rất khó có thể tái tạo phục hồi.
- Ảnh hưởng đến cảnh quan thiên
nhiên và đa dạng sinh học:
+ Các yếu tố gây ô nhiễm như rác
thải, nước thải do tập trung nhiều tại một điểm tỷ lệ theo sự gia tăng lượng
khách du lịch, nếu không được xử lý đúng cách sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến
các hệ sinh thái, đặc biệt là hệ sinh thái dưới nước.
+ Việc xây dựng và phát triển các dự
án và tiện ích du lịch như nhà hàng, khách sạn,…có thể làm xói mòn bờ biển và
xói mòn các đụn cát, làm mất nơi cư trú của động vật hoang dã.
+ Nhu cầu làm quà lưu niệm từ tài
nguyên đa dạng sinh học làm số lượng các loài trong tự nhiên sẽ giảm sút nhanh
chóng.
1.2. Tác động của du lịch
đến môi trường văn hóa - xã hội
a. Tác động tích cực
- Du lịch có thể đẩy mạnh việc bảo
tồn và giao lưu các truyền thống văn hóa - lịch sử, góp phần bảo tồn và quản lý
bền vững các nguồn tài nguyên, bảo vệ các di sản ở địa phương. Bên cạnh đó,
phát triển du lịch sẽ tạo thêm nguồn thu cho nỗ lực bảo tồn những giá trị văn
hóa bên cạnh sự hỗ trợ từ ngân sách nhà nước.
- Thông qua du lịch con người có cơ
hội tiếp xúc với nhau, tạo ra sự hiểu biết giữa người với người và giữa các nền
văn hoá, tạo ra sự giao lưu văn hóa giữa người địa phương và khách du lịch.
- Du lịch phát triển sẽ tạo thêm
nhiều cơ hội việc làm cho cộng đồng địa phương, điều này không chỉ có ý nghĩa
về xã hội mà qua đó sẽ góp phần giảm sức ép của cộng đồng đến tài nguyên sinh
thái, đa dạng sinh học của tỉnh.
b. Tác động tiêu cực
- Thương mại hóa quá mức, nhàm hóa
giá trị văn hóa, nguy cơ phai hóa bản sắc, phá vỡ truyền thống và lối sống địa
phương, xung đột lợi ích.
- Một số ứng xử của khách du lịch có
thể làm ảnh hưởng đến thuần phong mỹ tục của dân cư đại phương.
- Việc tập trung khách ngày càng
nhiều tại 1 địa điểm cùng 1 thời điểm sẽ làm cho các bãi tắm, cơ sở lưu trú trở
nên quá tải, đường xá tắc nghẽn làm tổn hại đáng kể đến chất lượng cuộc sống.
1.3. Tác động của du lịch
đến kinh tế
a. Tác động tích cực
- Phát triển du lịch sẽ tạo động lực
phát triển hạ tầng, đặc biệt là hệ thống giao thông.
- Du lịch phát triển sẽ góp phần
quan trọng thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội địa phương, theo
đó sẽ đẩy nhanh quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế địa phương theo hướng tăng
tỷ trọng dịch vụ cũng như mục tiêu phát triển du lịch của địa phương.
- Du lịch phát triển sẽ kéo theo
nhiều ngành kinh tế khác như xây dựng, giao thông vận tải, thương mại, nuôi
trồng thủy sản, ngư nghiệp...phát triển để đáp ứng nhu cầu của khách du lịch.
b. Tác động tiêu cực
- Phát triển du lịch sẽ làm cho giá
cả sinh hoạt ở khu vực tăng lên, tăng sự phân hóa giàu - nghèo.
- Phát triển du lịch sẽ làm thay đổi
cơ cấu sử dụng đất, quỹ đất dành cho nông nghiệp, lâm nghiệp bị thu hẹp, ảnh
hưởng đến cuộc sống người dân.
- Đầu tư khá tốn kém nếu chỉ xét về
mặt phát triển hạ tầng ở địa phương. Phát triển du lịch đòi hỏi chính quyền địa
phương phải chi phí một lượng tiền lớn để cải thiện đường xá và những cơ sở hạ
tầng khác và có thể sẽ phải cắt giảm phần chi cho các hoạt động cần thiết khác
của chính quyền.
- Du lịch có thể là một nhân tố làm
mất sự ổn định về sinh thái ở một số khu vực, qua đó sẽ ảnh hưởng đến các ngành
kinh tế khác có sử dụng tài nguyên sinh thái tự nhiên.
- Các việc làm tạo ra từ phát triển
du lịch không đem kết quả như mong muốn cho dân cư địa phương nếu như không có
biện pháp đào tạo nghề phù hợp và quản lý được sự di dân tự do.
- Khi phát triển các hoạt động du
lịch gây xung đột lợi ích kinh tế với ngành nuôi trồng, đánh bắt thủy sản đang
diễn ra ven biển.
2. Các giải pháp sơ bộ
2.1. Với môi trường tự nhiên
- Các công trình xây dựng ven biển
đảm bảo sự ổn định của bờ và phòng, chống lấn chiếm đất ven nguồn nước; phòng,
chống các hoạt động có nguy cơ gây ô nhiễm, suy thoái nguồn nước; bảo vệ, bảo
tồn và phát triển hệ sinh thái thủy sinh, các loài động, thực vật tự nhiên ven
nguồn nước.
- Tất cả các cơ sở kinh doanh dịch
vụ trên biển và ven biển phải đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải, tuyệt
đối không xả nước thải chưa được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường ra
biển.
- Trong quá trình xây dựng các công
trình phục vụ du lịch ven biển không được đổ chất thải rắn, đất, đá ra biển.
- Các khách sạn, nhà hàng, các cơ sở
chế biến món ăn cần tiết kiệm sử dụng nguyên liệu thực phẩm, tiết kiệm nhiên
liệu, tiết kiệm nước vừa góp phần giảm chi phí và hạn chế được lượng chất thải
ra môi trường. Đồng thời các cơ sở này phải có hệ thống xử lý nước thải và hệ
thống xử lý nước thải phải hoạt động thường xuyên có hiệu quả.
- Các dự án đầu tư xây dựng các khu
vui chơi giải trí, khu nghỉ dưỡng, các khu chức năng khác… phải thực hiện đánh
giá tác động môi trường hoặc kế hoạch bảo vệ môi trường theo quy định của pháp
luật về bảo vệ môi trường.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền,
giáo dục nâng cao ý thức và trách nhiệm bảo vệ môi trường và nguồn tài nguyên.
- Áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật
mới vào việc xử lý chất thải, đặc biệt là ưu tiên việc sử dụng công nghệ sinh
học trong lĩnh vực này. Nghiên cứu sử dụng nguồn năng lượng mặt trời, năng
lượng sinh học, năng lượng gió và hạn chế sử dụng nguồn năng lượng hóa thạch.
Các khách sạn, nhà hàng lớn có thể nghiên cứu xây dựng hệ thống sản xuất khí
sinh học biogas.
- Xây dựng hệ thống nhà vệ sinh công
cộng đạt chuẩn phục vụ khách du lịch, đặt tại khu du lịch, công viên cây xanh…
- Tăng cường thêm đội vệ sinh và
phương tiện xe chuyên dùng để chuyển rác thải đến bãi rác để xử lý. Rác thải
tại các khu, điểm du lịch được các cơ sở, tổ chức, cá nhân thu gom, phân loại
và được vận chuyển đến nơi xử lý tập trung tránh gây ô nhiễm môi trường.
- Nghiên cứu đặc điểm hướng gió để
bố trí hợp lý các cơ sở sản xuất công nghiệp có khí thải, đảm bảo cho các khu
du lịch, các bãi tắm và khu dân cư tập trung không bị ô nhiễm bởi khí thải.
- Không bố trí các cơ sở sản xuất
gây tiếng ồn ở gần các khu, điểm du lịch. Hạn chế đến mức thấp nhất các phương
tiện vận chuyển trọng tải lớn đi qua các khu, điểm du lịch. Đồng thời tăng
cường công tác quy hoạch, chỉnh trang đô thị, tạo cảnh quan hấp dẫn.
2.2. Với môi trường kinh tế,
xã hội
- Nâng cao ý thức của người dân về ý
nghĩa của việc bảo tồn và phát triển tài nguyên du lịch văn hoá thông qua các
chương trình giáo dục môi trường, tìm hiểu về cuội nguồn và các tuyên truyền
mang tính xã hội sâu rộng.
- Khuyến khích cộng đồng địa phương
tham gia vào công tác bảo tồn di sản, các điểm di tích lịch sử văn hoá.
- Thường xuyên phối hợp với các
ngành liên quan duy trì công tác giữ gìn vệ sinh an ninh trật tự tại các điểm
du lịch.
- Tổ chức đào tạo có hệ thống đối
với lực lượng lao động trong lĩnh vực bao gồm đội ngũ người làm chủ quản lý văn
hóa, quản lý du lịch cũng như đội ngũ hướng dẫn viên, thuyết minh viên tại các
di tích bảo tàng trong các công trình văn hóa.
- Phát triển các làng nghề thủ công
- mỹ nghệ gắn với phát triển du lịch. Khuyến khích các cơ sở sản xuất ở làng
nghề cần phải liên kết với nhau để thành những cơ sở, những doanh nghiệp mạnh
tại các địa phương.
- Có các chính sách vĩ mô để tạo
điều kiện cho làng nghề phát triển, đặc biệt chú trọng đến thành phần kinh tế
tư nhân nhỏ ở làng nghề bằng các giải pháp cụ thể như chính sách thông thoáng,
nguồn vốn dễ tiếp cận, hỗ trợ xúc tiến thương mại, hỗ trợ đào tạo nghề, giúp đỡ
giải quyết ô nhiễm môi trường...
PHẦN
III. GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
I. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
1. Kế hoạch hành động đến
2030
Kế hoạch hành động cụ thể theo kịch
bản đã lựa chọn cụ thể như sau:
Stt
|
Kế hoạch hành động
|
Tổ chức thực hiện
|
A
|
Giai đoạn 2021 - 2025
|
|
I
|
Tháo gỡ vướng mắc, đẩy
nhanh tiến độ các dự án chiến lược
|
- Các Sở ngành tham gia.
- UBND tỉnh phê duyệt, đề
xuất lên các cấp cao hơn trong điều kiện cần thiết.
- Nhà đầu tư, các đơn vị
quản lý liên quan thực hiện.
|
II
|
Kích cầu du lịch, khôi
phục thị trường
|
|
|
Chương trình Tuần lễ du
lịch Ninh Thuận - kích cầu du lịch và tổ chức hàng năm
|
- UBND tỉnh vận động, giao
các Sở và Hiệp hội du lịch tỉnh, các tổ chức liên quan tổ chức thực hiện.
- Hiệp hội du lịch tỉnh
Ninh Thuận là đơn vị đại diện xây dựng kế hoạch, các đơn vị khai thác du lịch
đề xuất các chương trình, thời gian giảm giá, … và chủ động tiếp thị tới du
khách.
|
III
|
Phát triển các sản phẩm du
lịch lễ hội
|
|
1
|
Phát triển mở rộng lễ hội
Nho và Vang nho (9 năm từ 2022): Bổ sung hạng mục Con đường rượu vang, Phố ẩm
thực, …
|
- Sở VHTTDL tham mưu cho
UBND tỉnh giao nhiệm vụ tới Ban tổ chức lễ hội Nho và Vang nho thực hiện.
- Ban tổ chức lễ hội thực
hiện kế hoạch, kết nối với các doanh nghiệp, thành phần tham gia hoạt động.
|
2
|
Lễ hội thể thao biển và
ván diều Bắc Thanh Hải (9 năm từ 2022): Sự kiện, truyền hình thực tế có sự
tham gia của người nổi tiếng, …
|
- Sở VHTTDL tham mưu cho
UBND tỉnh giao nhiệm vụ cho các đơn vị liên quan. - Các đơn vị triển khai
thực hiện theo kế hoạch, hướng dẫn các doanh nghiệp đăng ký hoạt động dịch
vụ.
|
3
|
Lễ hội khám phá Cát Ninh
Thuận (8 năm từ 2023): Lễ hội thả diều, thể thao gắn với các cồn cát, cuộc
thi đi tìm bí ẩn Chăm trên các cồn cát…
|
- Sở VHTTDL đề xuất kế
hoạch tổ chức, UBND tỉnh phê duyệt và giao nhiệm vụ cho các đơn vị.
- Các đơn vị được giao tổ
chức thực hiện.
|
IV
|
Các khu du lịch, hạng mục
hạ tầng mới
|
|
1
|
Tên dự án
|
|
1.1
|
Khu du lịch khám phá Nam
Cương
|
|
1.2
|
Công viên nghệ thuật đá và
gốm
|
|
1.3
|
Công viên cát - muối Salt
anh Sand
|
|
1.4
|
Công viên nước và khu du
lịch sa mạc cao cấp
|
|
1.5
|
Hệ thống bãi đỗ xe nội
thành Phan Rang - Tháp Chàm
|
|
1.6
|
Cải tạo, xã hội hóa Công
viên biển Bình Sơn
|
|
1.7
|
Cải tạo, phát triển chợ
đêm Phan Rang phục vụ du lịch và Công viên văn hoá lịch sử Tháp Hòa Lai – điểm
nhấn du lịch.
|
|
2
|
Các hoạt động
|
|
2.1
|
Xây dựng chính sách đầu
tư, lựa chọn vị trí, quy mô, quy định phát triển
|
- Các Sở ngành tham gia.
- UBND tỉnh phê duyệt, ban
hành.
|
2.2
|
Tổ chức hội nghị thu hút
đầu tư và quy hoạch các khu du lịch, hạng mục hạ tầng mới
|
- Trung tâm xúc tiến du
lịch, Sở VHTTDL đề xuất kế hoạch tổ chức, UBND tỉnh phê duyệt và giao nhiệm
vụ cho các đơn vị.
- Các đơn vị được giao tổ
chức thực hiện.
|
2.3
|
Quy hoạch
|
- Sở Xây dựng chủ trì, tổ
chức thực hiện.
- UBND tỉnh phê duyệt.
|
V
|
Quảng bá, xúc tiến du lịch
|
|
1
|
Tổ chức hội thảo liên kết
phát triển du lịch Ninh Thuận 2024
|
- Sở VHTTDL đề xuất kế
hoạch tổ chức, UBND tỉnh phê duyệt và giao nhiệm vụ cho các đơn vị.
- Các đơn vị được giao tổ
chức thực hiện.
|
2
|
Chương trình dán nhãn du
lịch cho các sản phẩm du lịch Ninh Thuận: Đến năm 2022 phổ biến tới một số
nhãn hàng tiêu biểu: Nho, táo Ninh Thuận.
|
- Sở VHTTDL kết hợp với
Hiệp hội du lịch tỉnh Ninh Thuận xây dựng kế oạch, lựa chọn các sản phẩm và
nội dung gắn nhãn (hình ảnh, nội dung quảng cáo).
- UBND tỉnh phê duyệt kế
hoạch và nguồn vốn thiết kế nhãn dán; vận động các đơn vị kinh doanh thực
hiện. - Các doanh nghiệp triển khai in ấn và dán nhãn trên các sản phẩm
riêng.
|
3
|
Xây dựng và triển khai các
chương trình quảng bá,
tuyên truyền về Ninh Thuận
trên các phương tiện truyền thông. Đặc biệt chú trọng mạng xã hội (Facbook
fanpage, Youtube page, Twitter…)
|
-Sở VHTTDL kết hợp với Đài
truyền hình, báo Ninh Thuận xây dựng các nội dung.
Thực hiện tuyên truyền,
vận động trên toàn tỉnh.
|
B
|
Giai đoạn 2025 - 2030
|
|
I
|
Phát triển các sản phẩm du
lịch lễ hội
|
|
2
|
Tổ chức lễ hội Tiếng đàn
Chapi (5 năm từ 2026):
- Xã Phước Bình, huyện Bác
Ái là trung tâm, kết nối với các huyện Ninh Sơn, Thuận Nam, …
- Hoạt động: Du lịch
homestay, sự kiện văn nghệ, triển lãm nghệ thuật và làng nghề, ẩm thực núi
rừng, du lịch thiện nguyện, ...
|
- Sở VHTTDL đề xuất kế
hoạch tổ chức, UBND tỉnh phê duyệt và giao nhiệm vụ cho các đơn vị.
- Các đơn vị được giao tổ
chức thực hiện.
|
3
|
Tổ chức lễ hội Nông nghiệp
sạch Ninh Thuận (5 năm từ 2026):
- Thành phố Phan Rang Tháp
Chàm là trung tâm, do khu vực có cơ sở vật chất thuận lợi cho tổ chức lễ hội.
Trung tâm huyện Ninh Phước và làng nho Thái An huyện Ninh Hải đóng vai trò bổ
trợ, trong tương lai sẽ trở thành trung tâm chính của lễ hội.
- Các hoạt động: Ẩm thực
sạch, trưng bày nông sản, du lịch khám phá các nhà vườn, triển lãm công nghệ
cao trong nông nghiệp, các hoạt động giao lưu, công vụ, ...
|
II
|
Xây dựng và hoàn thiện các
khu, điểm du lịch, hạng mục hạ tầng đã quy hoạch
|
- Các Chủ đầu tư là đối
tượng thực hiện chính.
- UBND các cấp, các đơn vị
quản lý hỗ trợ, tháo gỡ vướng mắc, khó khăn, …
|
1
|
Khu du lịch khám phá Nam
Cương
|
2
|
Công viên nghệ thuật đá và
gốm
|
3
|
Công viên cát - muối Salt
anh Sand
|
4
|
Công viên nước và khu du
lịch sa mạc cao cấp
|
5
|
Hệ thống bãi đỗ xe nội
thành Phan Rang - Tháp Chàm
|
6
|
Cải tạo, xã hội hóa Công
viên biển Bình Sơn
|
7
|
Cải tạo, phát triển chợ
đêm Phan Rang phục vụ du lịch và Công viên văn hoá lịch sử Tháp Hoà Lai –
điểm nhấn du lịch.
|
III
|
Các khu du lịch, hạng mục
hạ tầng mới
|
|
1
|
Tên dự án, chương trình
|
|
1.1
|
Khu du lịch Vang Nho
|
|
1.2
|
Trung tâm dịch vụ du lịch
làng nho Thái An
|
|
1.3
|
Bến du thuyền Ninh Chữ
|
|
1.4
|
Cảng du lịch nội địa Mỹ
Sơn
|
|
1.5
|
Các điểm du lịch săn bắn
bán hoang dã
|
|
1.6
|
Tuyến đường sắt du lịch
Phan Rang - Trại Mát
|
|
1.7
|
Dự án phát triển tuyến xe
bus kết nối Phan Rang – Cam Ranh
|
|
1.8
|
Dự án phát triển tuyến xe
bus kết nối Phan Rang – Phan Thiết
|
|
1.9
|
Dự án đồng bộ hóa giao
thông công cộng thành phố Phan Rang - Tháp Chàm: Xe bus điện thiết kế cừu,
nho, trụ điện gió …
|
|
1.10
|
Dự án phát triển tuyến bus
du lịch ven biển tỉnh Ninh Thuận
|
|
1.11
|
Dự án nâng cấp cảng du
lịch Vĩnh Hy
|
|
1.12
|
Đề án phát triển DLCĐ gắn
với xóa đói giảm nghèo xã Ma Nới, huyện Ninh Sơn.
|
|
1.13
|
Đề án phát triển DLCĐ xã
Phước Chiến, huyện Thuận Bắc
|
|
2
|
Các hoạt động
|
|
2.1
|
Xây dựng chính sách đầu
tư, lựa chọn vị trí, quy mô, quy định phát triển
|
- Các Sở ngành tham gia.
- UBND tỉnh phê duyệt, ban
hành.
|
2.2
|
Tổ chức hội nghị thu hút
đầu tư và quy hoạch các khu du lịch, hạng mục hạ tầng mới
|
- Trung tâm xúc tiến du
lịch, Sở VHTTDL đề xuất kế hoạch tổ chức, UBND tỉnh phê duyệt và giao nhiệm
vụ cho các đơn vị.
- Các đơn vị được giao tổ
chức thực hiện.
|
2.3
|
Quy hoạch
|
- Sở Xây dựng chủ trì, tổ
chức thực hiện.
- UBND tỉnh phê duyệt.
|
2.4
|
Xây dựng và hoàn thiện.
|
- Các Chủ đầu tư là đối
tượng thực hiện chính.
- UBND các cấp, các đơn vị
quản lý hỗ trợ, tháo gỡ vướng mắc, khó khăn, …
|
2. Các giải pháp phát triển
2.1. Giải pháp kích cầu du
lịch, khôi phục lượng khách và doanh thu
- Tổ chức chương trình tuần lễ du
lịch Ninh Thuận: Các đơn vị quản lý và đơn vị kinh doanh lưu trú, lữ hành, dịch
vụ, … liên kết thống nhất các chương trình giảm giá phòng, phí di chuyển, miễn
phí đưa đón, … cho du khách kèm theo các yêu cầu phù hợp. Đẩy mạnh quảng cáo từ
cộng đồng nhờ các hoạt động chia sẻ, bày tỏ cảm xúc với chương trình du lịch để
hưởng các khuyến mại, giảm giá, … Hiệp hội du lịch Ninh Thuận là đại diện tiên
phong trong thực hiện chương trình này.
- Kêu gọi các đơn vị quản lý và đơn
vị kinh doanh lưu trú, lữ hành, dịch vụ, … áp dụng các chương trình giảm giá
phòng, phí di chuyển, miễn phí đưa đón, … cho du khách kèm theo các yêu cầu phù
hợp. Áp dụng hình thức chiết khấu trực tiếp hoặc tăng ưu đãi dịch vụ với các du
khách quay trở lại Ninh Thuận lần 2, lần 3, du khách giới thiệu bạn bè, gia
đình tới Ninh Thuận… bằng hợp tác trong hệ thống du lịch toàn tỉnh.
- Đẩy mạnh quảng cáo từ cộng đồng
nhờ các hoạt động chia sẻ, bày tỏ cảm xúc với chương trình du lịch để hưởng các
khuyến mại, giảm giá, …
- Hỗ trợ quảng bá, tuyên truyền du
lịch miễn phí trên các phương tiện truyền thông của tỉnh: Đài truyền hình, Báo
Ninh Thuận, đài phát thanh của tình, các biển và biểu tượng, màn hình tấm lớn
của tỉnh, …
2.2. Giải pháp về vốn đầu
tư, các dự án đầu tư
- Triển khai kêu gọi các dự án đầu
tư phát triển du lịch ưu tiên, có ưu thế về du lịch biển và khu vực các cồn
cát, khu vực phía Tây quốc lộ 1 – vùng du lịch chưa phát triển của Ninh Thuận
với sản phẩm du lịch săn bắn bán hoang dã, vui chơi giải trí, …
- Hỗ trợ giảm chi phí hơn nữa cho
các doanh nghiệp: Giảm thuế, phí, lãi suất, … Giải pháp này cần có sự phối hợp
giữa các cơ quan liên quan và UBND tỉnh để đề xuất, xây dựng chính sách mới cho
các doanh nghiệp du lịch.
- Hỗ trợ, trợ cấp thất nghiệp cho
các lao động du lịch bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh: Cần có sự kết hợp giữa nguồn
vốn của tỉnh và kêu gọi các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh ủng hộ.
- Liên kết, tạo những mối quan hệ
mới với các tổ chức phi chính phủ, tổ chức vì cộng đồng, … xin hỗ trợ phát
triển cơ sở vật chất và đào tạo, giáo dục cho những vùng sâu, vùng xa khó khăn
có tiềm năng phát triển du lịch, đặc biệt là văn hóa bản địa.
- Đẩy mạnh xúc tiến, thu hút và có
cơ chế, chính sách ưu đãi để thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và trong
nước.
- Giới thiệu các định hướng phát
triển mới chủ đề cát - muối tới các nhà đầu tư lớn hiện nay đang thực hiện các
dự án trong tỉnh cũng như tới các nhà đầu tư mới thuộc các hội nghị xúc tiến,
góp phần tăng hiệu quả trong thu hút đầu tư cho Ninh Thuận.
- Tăng cường thực hiện xã hội hóa
đầu tư, bảo vệ, tôn tạo di tích, thắng cảnh; bảo tồn và phục dựng các lễ hội,
hoạt động văn hóa dân gian, các làng nghề phục vụ phát triển du lịch.
2.3. Giải pháp về thương
hiệu và xúc tiến, quảng bá du lịch
2.3.1. Xây dựng thương hiệu
du lịch mới
Dựa trên các đề xuất giá trị về
thương hiệu du lịch Ninh Thuận, nhóm nghiên cứu đưa ra các thương hiệu, chủ đề
du lịch cho toàn tỉnh và các khu vực du lịch tập trung, bao gồm huyện Ninh Hải,
Bác Ái, Ninh Sơn, Ninh Phước, Thuận Nam, Phan Rang -Tháp Chàm. Cụ thể như sau:
- Thương hiệu du lịch tỉnh Ninh
Thuận: Ninh Thuận được định hướng phát triển hệ sản phẩm mới, tạo thương hiệu
độc đáo gắn với điều dưỡng và khám phá, trải nghiệm mới.
+ Ninh Thuận huyền bí và hoàn hảo.
Thương hiệu này nhấn mạnh các sản phẩm khám phá độc đáo, đồng thời truyền tải
nội dung về Ninh Thuận hội tụ tất cả những vẻ đẹp, là 1 trong những đại diện
cho du lịch Việt Nam.
+ Ninh Thuận đa dạng những sắc màu.
Thương hiệu này khái quát vẻ đẹp đa dạng, phong phú của Ninh Thuận với tất cả
những sắc màu của thiên nhiên, văn hóa, con người.
+ Ninh Thuận - Bí ẩn thời gian.
Thương hiệu du lịch này mang tới nhiều ý nghĩa như sau: Ý nghĩa về những khám
phá bí ẩn chưa từng có xuyên suốt kỳ nghỉ của du khách; Ý nghĩa vẻ đẹp của Ninh
Thuận trường tồn và là hội tụ của những giá trị lịch sử, đương đại, giá trị của
mẹ thiên nhiên qua hàng triệu năm; …
- Huyện Ninh Hải: Huyện Ninh Hải là
địa phương tập trung nhiều tài nguyên du lịch, nổi bật là vịnh Vĩnh Hy và hệ
thống bãi biển, VQG Núi Chúa, hệ sinh thái nho, … Vĩnh Hy cũng là 1 trong những
biểu tượng của du lịch Ninh Thuận, điểm đến không thể bỏ qua. Do đó, đề xuất du
lịch Ninh Hải gắn với Vĩnh Hy - Vịnh thiên đường hoặc Ninh hải - 360º say mê -
với hàm ý mọi tuyến đường, mọi địa danh của Ninh Hải đều là những địa điểm du
lịch hấp dẫn.
- Huyện Bác Ái - Giấc mơ Chapi: Bác
Ái hiện chưa có thương hiệu du lịch nổi bật, là khu vực gắn với DLCĐ dân tộc
Raglai và khởi nguồn ca khúc Giấc mơ Chapi của nhạc sỹ Trần Tiến. Do đó đề xuất
thương hiệu du lịch Bác Ái gắn với hình ảnh này, vừa đưa ra được đặc trưng dân
tộc Raglai vừa góp phần nghệ thuật hóa du lịch Bác Ái.
- Huyện Ninh Sơn - Suối nguồn nắng
gió. Huyện Ninh Sơn là khu vực phát triển DLCĐ xã Ma Nới, du lịch sinh thái -
vui chơi giải trí - ẩm thực gắn với các suối, đồng thời là huyện còn chịu tác
động của khô hạn. Do đó, đề xuất thương hiệu du lịch trên làm nổi bật được các
giá trị nổi bật, không trùng lặp với Bác Ái cho Ninh Sơn.
- Huyện Ninh Phước - Huyền thoại văn
hóa Chăm: Ninh Phước gắn với những độc đáo làng nghề Bàu Trúc, Mỹ Nghiệp của
dân tộc Chăm và đồi cát Nam Cương - địa điểm gắn với Khu du lịch khám phá mới
của Ninh Thuận. Do đó, đề xuất thương hiệu du lịch khơi gợi những hình ảnh
chính cho khu vực.
- Huyện Thuận Nam - Kingdom of Salt
anh Sand gắn liền với hình ảnh phát triển du lịch mới, là thế giới của cát và
muối sẽ được khai thác và khám phá.
- Phan Rang- Tháp Chàm - Trái tim
biển khơi. Phan Rang - Tháp Chàm là thành phố đầu não của tỉnh, tuy nhiên hiện
trạng thành phố chưa phù hợp với hình ảnh đô thị du lịch biển hiện đại, các yếu
tố truyền thống cũng không quá đặc sắc. Trong tương lai, dải phía Đông thành
phố sẽ trở nên sầm uất, tuy nhiên khu vực phía Tây vẫn giữ được những trầm lắng
gắn với di sản tháp Pô Krong Garai và cuộc sống êm đềm của người dân Ninh Thuận
thân thiện, hiền hòa. Thương hiệu “Trái tim biển khơi” gắn với du lịch biển,
đồng thời đại diện cho những tình cảm chân thành, giản dị từ trái tim của Ninh
Thuận dành cho du khách.
- Huyện Thuận Bắc - Vùng gió hát.
Huyện Thuận Bắc là huyện phía Bắc tỉnh Ninh Thuận, bao gồm 1 phần bãi biển Bình
Tiên, mũi Cà Tiên và các tài nguyên du lịch cộng đồng, nhà máy phong điện và
nghệ thuật biểu diễn âm nhạc dân gian Raglai, Churu của các nghệ nhân. Huyện
còn có thuận lợi phát triển dịch vụ tại quốc lộ 1 phục vụ khách vãng lai. Do
đó, đề xuất thương hiệu gắn với hình ảnh nổi bật của những cơn gió biển làm
quay cối xay gió, mang lại điện năng và những tiếng đàn, tiếng hát quyến rũ đặc
trưng của vùng đất, con người.
2.3.2. Giải pháp xúc tiến,
quảng bá du lịch
a. Các giải pháp chung
- Tập trung xây dựng các chương
trình quảng bá trên các phương tiện phổ biến: Facebook, Zalo, Twitter,
Instagram, truyền hình…. Các chương trình quảng bá này có thể phát triển như
sau:
+ Vận động người dân toàn tỉnh thay
ảnh bìa, ảnh đại diện về du lịch Ninh Thuận gắn với chương trình Tuần lễ du
lịch Ninh Thuận, các kỳ nghỉ dài, cuối tuần, …
+ Khuyến khích, mời gọi các đạo
diễn, nhà sản xuất phim điện ảnh, phim tài liệu, … thực hiện các dự án có sự
tham gia của các địa điểm nổi tiếng du lịch tại Ninh Thuận, góp phần quảng bá
tới các thị trường ưa thích các giá trị thẩm mỹ, ưa thích tìm hiểu những nguồn
sáng tạo ý tưởng mới, …
- Xây dựng hình ảnh đại sứ du lịch
Ninh Thuận:
+ Mời các nhân vật nổi tiếng trong
giới nghệ thuật trở thành đại diện quảng bá cho du lịch Ninh Thuận; tổ chức các
cuộc thi tìm kiếm - Người đẹp Ninh Thuận; Hoa hậu vương quốc Nho, …
+ Tổ chức các chương trình, cuộc thi
về thể thao biển, khám phá chủ đề cát, … với sự tham gia của những nhân vật nổi
tiếng, quảng bá du lịch Ninh Thuận tới nhóm người hâm mộ qua truyền thông gắn
với những nhân vật nổi tiếng này.
b. Với thị trường trong nước
- Tổ chức các sự kiện văn hóa du
lịch liên vùng, liên tỉnh : Hành trình du lịch biển Nam Trung Bộ, tứ giác du
lịch huyền thoại Thành phố Hồ Chí Minh - Đà Lạt - Nha Trang - Phan Thiết; …
- Duy trì hợp tác du lịch 9 tỉnh
duyên hải miền Trung; 6 tỉnh Nam Trung Bộ với Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Thành
phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh trong xúc tiến, quảng bá sản phẩm: các sự
kiện, hội chợ du lịch, lễ hội, … Tập trung vào các thị trường mục tiêu, thị
trường mới (Đông Nam Bộ và Tây Nguyên).
- Kết hợp với các tỉnh, thành phố
đầu mối du lịch như Hà Nội, Quảng Ninh, Đà Nẵng,, Tp. Hồ Chí Minh, … đưa thông
tin ấn phẩm du lịch Ninh Thuận đến các quầy thông tin du lịch tại bến xe, sân
bay, …
- Duy trì tham gia các hội chợ, hội
nghị về du lịch cấp vùng, cấp quốc gia, … Đặc biệt cần chú trọng xây dựng
thương hiệu, hình ảnh gắn với các sản phẩm mới để tạo ấn tượng cho du khách,
các công ty lữ hành, … tại các hội chợ, hội nghị du lịch này.
- Các đơn vị khai thác sản phẩm du
lịch chủ động quảng bá sản phẩm tới thị trường nguồn, đặc biệt với các sản phẩm
nông nghiệp - hướng tới các công sở, doanh nghiệp, các trường học, …; sản phẩm
nghỉ dưỡng - liên kết quảng cáo với các hãng vận chuyển hàng không; sản phẩm
khám phá - quảng bá trực tiếp tại các điểm du lịch nổi tiếng trên cả nước và
trong tỉnh, …
c. Với thị trường quốc tế
- Tăng cường hợp tác với các khu vực
du lịch nổi tiếng trong các hội nghị xúc tiến du lịch quốc tế như Đà Nẵng,
Khánh Hòa, Bình Thuận, … Thương hiệu du lịch vươn tầm quốc tế của các điểm đến
này sẽ góp phần hỗ trợ cho Ninh Thuận tiếp xúc tới các thị trường mới.
- Liên kết quảng cáo với các hãng
vận chuyển hàng không quốc tế cho các sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng cao cấp và
khám phá mới, áp dụng với từng sản phẩm cho từng chuyến bay tới các thị trường
nguồn.
- Các đơn vị khai thác nghỉ dưỡng -
điều dưỡng cao cấp chủ động quảng bá hình ảnh từ các mối quan hệ trong buôn
bán, hợp tác, … quốc tế.
- Khuyến khích, mời gọi các đạo
diễn, nhà sản xuất phim điện ảnh, phim tài liệu, … thực hiện các dự án có sự
tham gia của các địa điểm nổi tiếng du lịch tại Ninh Thuận, góp phần quảng bá
tới các thị trường ưa thích các giá trị thẩm mỹ, ưa thích tìm hiểu những nguồn
sáng tạo ý tưởng mới, …
- Áp dụng bổ sung hình ảnh du lịch
Ninh Thuận trên các nhãn hàng xuất khẩu của Ninh Thuận, tạo ấn tượng cho người
tiêu dùng sản phẩm quốc tế về Ninh Thuận, điển hình là tôm, cá, …
2.4. Giải pháp về xây dựng
các khu, điểm du lịch khám phá, vui chơi giải trí mới
Các khu du lịch, vui chơi giải trí
mới được xác định vị trí sơ bộ tại các khu vực cồn cát ven biển. Để đảm bảo các
khu, điểm du lịch, vui chơi giải trí này được xây dựng nhanh chóng và sớm đi
vào hoạt động, có thể thực hiện các biện pháp như sau:
- Ưu tiên các biện pháp thiết kế xây
dựng lắp ghép, đảm bảo nhanh gọn và có thể thay đổi kết cấu, hình dáng công
trình liên tục. Nhờ đó, các sản phẩm du lịch sẽ liên tục được đổi mới, duy trì
sức hấp dẫn và độc đáo với du khách.
- Quy hoạch phát triển không gian
các khu, điểm du lịch không chú trọng các công trình khép kín, ưu tiên các khu
vực nghệ thuật và trải nghiệm ngoài trời với các điểm nghỉ chân nhỏ gọn.
- Xây dựng theo giai đoạn, các công
trình lớn, kiên cố được xây dựng ở giai đoạn sau. Giai đoạn đầu tập trung phát
triển không gian tham quan và trải nghiệm.
2.5. Ứng dụng khoa học công
nghệ trong quảng bá và xây dựng hình ảnh du lịch
Ứng dụng khoa học công nghệ dần trở
thành yêu cầu thiết yếu đối với mọi cơ quan và đơn vị kinh doanh, là điều kiện
bắt buộc để du lịch Ninh Thuận có thể đến với du khách trên mọi miền. Các giải
pháp như sau:
- Đối với các cơ quan quản lý:
+ Tiếp tục đổi mới các trang thông
tin du lịch cấp tỉnh, xúc tiến du lịch, … và cập nhật nhanh chóng những xu
hướng du lịch mới, những sản phẩm độc đáo mới.
+ Mở rộng phát triểncác trang
fanpage về du lịch Ninh Thuận trên các ứng dụng mạng xã hội: Zalo, Facebook, …
và vận động nhân dân Ninh Thuận chia sẻ về các trang thông tin này.
- Đối với các doanh nghiệp, nhà đầu
tư lớn
+ Xây dựng các trang thông tin điện
tử, trang Facebook, … cho các khu, điểm, … du lịch của đơn vị. Hỗ trợ 24/24 qua
mọi hình thức: Chat trực tuyến, điện thoại liên hệ, …
+ Liên kết, dẫn nguồn từ các trang
thông tin của tỉnh.
- Đối với cộng đồng dân cư phát
triển du lịch
+ Các đơn vị quản lý giúp đỡ cộng
đồng dân cư trang bị và sử dụng các thiết bị điện tử thông minh.
+ Tạo các trang du lịch trên các
mạng xã hội phổ biến, chủ động quảng bá và update các chương trình khuyến mại
cho du khách.
2.6. Giải pháp quản lý du
lịch và các quy hoạch liên quan theo đề án
- Sau khi Đề án phát triển du lịch
tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2020 - 2025 được phê duyệt, UBND tỉnh và Sở VHTTDL
công bố trên các trang thông tin điện tử và giao nhiệm vụ thực hiện trực tiếp
tới các đơn vị liên quan như UBND các huyện, các Sở ngành, Hiệp hội du lịch
Ninh Thuận.
- Đưa ra các khuyến khích thực hiện
sản phẩm nghỉ dưỡng, khám phá độc đáo, cao cấp mới tới các chủ đầu tư các dự án
du lịch, các đơn vị tư vấn xây dựng quy hoạch tại dải ven biển phía Đông, đặc
biệt là phía Đông Nam.
- Các Sở Xây dựng, Sở Kế hoạch đầu
tư và sở VHTTDL cần đồng thời tham gia vào các hội đồng thẩm định với mọi quy
hoạch, dự án du lịch trên địa bàn tỉnh có liên quan tới đề án.
- Các cơ quan quản lý các cấp tổ
chức các hội thảo phát triển sản phẩm, dịch vụ du lịch hàng quý, mời các doanh
nghiệp, các nhà đầu tư, nhà khai thác trên địa bàn tỉnh tham gia. Hội nghị vừa
góp phần giúp thống kê, nắm bắt các sản phẩm du lịch mới, vừa là cơ hội để đánh
giá sự phát triển các sản phẩm theo định hướng của đề án, …
- Đề xuất thêm nội dung “Các điểm
nhấn phát triển mới lạ, sáng tạo” trong các báo cáo quý, năm của các Phòng VHTT
cấp huyện, Sở VHTTDL. Đây là nội dung khái quát về những thay đổi mới của ngành
du lịch Ninh Thuận, nhằm đánh giá sự phát triển có theo định hướng của các đề
án, quy hoạch hay không và là cơ sở để xây dựng các kế hoạch phát triển thời
gian tới.
- Thực hiện các đề án nghiên cứu về
du lịch và các quy hoạch khu, điểm du lịch mới theo đề xuất của Đề án phát
triển du lịch tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2020 - 2025 - Chương trình đầu tư.
2.7. Các giải pháp phát
triển khác
2.7.1. Giải pháp về nguồn
nước, cảnh quan
- Đẩy nhanh tốc độ hoàn thiện các
công trình thủy lợi, đảm bảo khả năng cung cấp nước cho sản xuất, tạo hệ thống
sản phẩm ổn định cho du lịch.
- Với các hồ lớn, điển hình là hồ
Sông Sắt, cần nghiên cứu các biện pháp đảm bảo ổn định nguồn nước theo chuyên
ngành thủy lợi. Đây là yếu tố cần thiết đầu tiên thu hút được các nhà đầu tư
phát triển du lịch sinh thái lòng hồ.
- Bảo vệ rừng đầu nguồn, trồng mới
rừng và phục hồi rừng tại các huyện Ninh Phước và Bác Ái, tôn tạo cảnh quan,
tạo điều kiện phát triển du lịch. Đây cũng là biện pháp nhằm điều tiết nước cho
Ninh Thuận, giảm thiểu các nguy cơ ngập lụt, lũ quét, lũ bùn đá và sạt lở mùa
mưa, hạn chế thiếu nước mùa khô.
- Liên kết ngành phát triển công
nghiệp chế biến gắn với hệ thống các nông sản đặc trưng địa phương, ưu tiên
thực phẩm và chiết xuất gel dưỡng da. Các sản phẩm bao gồm: Sản phẩm từ lô hội
- nho - cừu - táo; sản phẩm ủ muối, nổ muối, …
- Phát triển xương rồng thực phẩm
tại các khu vực công cộng, các khu vực cồn cát, … tạo cảnh quan đặc trưng và
khai thác thực phẩm phục vụ du lịch.
2.7.2. Giải pháp bảo vệ tài
nguyên và môi trường du lịch
- Xây dựng nội quy, quy chế cụ thể
hợp lý giữa khai thác, kinh doanh du lịch với việc bảo vệ tài nguyên môi trường
cho các đơn vị đầu tư, doanh nghiệp.
- Ưu tiên thực hiện các dự án,
chương trình về vệ sinh đô thị, vệ sinh môi trường sống và hệ thống các biển
cấm rác thải, các thùng rác công cộng tại các khu vực tập trung du lịch.
- Tại các KBT, VQG, các khu vực tự
nhiên, cần tuyên truyền và thực hiện biện pháp “Không chất thải nhựa” cho du
khách, hạn chế mang rác thải khó phân hủy ngay từ các bước đầu.
- Khuyến khích các cộng đồng dân cư
dân tộc Raglai, Chăm, Churu, … giữ gìn những nét truyền thống trong sinh hoạt,
điển hình là trang phục, kiến trúc nhà ở, …
- Tiến hành thực hiện chương trình
cấp nhãn xanh du lịch theo sổ tay hướng dẫn của Tổng cục du lịch; đưa nhãn xanh
này trở thành 1 trong các tiêu chí đánh giá chất lượng các cửa hàng mua sắm du
lịch trên địa bàn toàn tỉnh.
- Thường xuyên kiểm tra giám sát,
hạn chế tối đa các hoạt động phá hoại cảnh quan du lịch, bao gồm cả các hoạt
động vẽ, viết, phun sơn trên các vách đá của tuyến du lịch ven biển Ninh Thuận.
- Đặc biệt cần giữ gìn vệ sinh các
điểm dừng chân ngắm cảnh, đảm bảo các dịch vụ bán lẻ hàng hóa không lấn chiếm
hành lang giao thông, gây mất an toàn cho du khách.
II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
1. UBND tỉnh Ninh Thuận
UBND tỉnh Ninh Thuận là cơ quan quản
lý nhà nước theo lãnh thổ có thẩm quyền cao nhất của tỉnh, cơ quan phê duyệt Đề
án phát triển du lịch tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2020 - 2025. Đây cũng là cơ
quan có trách nhiệm ban hành các chủ trương phát triển du lịch, trên cơ sở các
tham mưu đề xuất của cơ quan quản lý chuyên ngành du lịch tỉnh. Để thực hiện đề
án du lịch hiệu quả, UBND tỉnh cần rà soát, đối chiếu các quy hoạch, dự án du
lịch mới với những định hướng của đề án trước khi phê duyệt các quy hoạch, dự
án theo thẩm quyền.
2. Sở Văn hóa, Thể thao và
Du lịch
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Ninh
Thuận là cơ quan thường trực quản lý quy hoạch và tham mưu cho UBND tỉnh công
tác thực hiện quy hoạch. Để thực hiện đề án du lịch hiệu quả, Sở VHTTDL Ninh
Thuận cần theo dõi, tổng hợp, đôn đốc các cấp, các ngành thực hiện đề án theo
sự phân công của UBND tỉnh, đồng thời tham gia góp ý, thẩm định các dự án, quy
hoạch du lịch theo đúng định hướng của đề án. Bên cạnh đó, Sở VHTTDL cần hướng
dẫn UBND các huyện, các phòng VHTT điều chỉnh định hướng phát triển du lịch
theo đề án mới, đảm bảo thống nhất, hợp lý. Đây cũng là đơn vị đứng đầu trong
các hoạt động tổ chức lớp đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch; tham gia
phục dựng các lễ hội, các trò diễn dân gian, các loại hình văn hóa nghệ thuật
truyền thống phục vụ khách du lịch; là đơn vị quan trọng trong các hội nghị xúc
tiến, trao đổi kinh nghiệm du lịch trên toàn tỉnh.
3. Các Sở, ban ngành liên
quan
- Sở Kế hoạch và Đầu tư: Là đơn vị
tham mưu cho UBND tỉnh về các dự án phát triển du lịch; Phối hợp với Sở Văn
hóa, Thể thao và Du lịch đề xuất các chủ trương, chính sách mới trong lĩnh vực
du lịch; ... Các tham mưu, phối hợp này cần đảm bảo phù hợp với định hướng của
đề án.
- Sở Tài chính: Là đơn vị chủ trì bố
trí vốn ngân sách hàng năm cho phát triển du lịch đảm bảo thực hiện các mục
tiêu theo đề án.
- Sở Giao thông Vận tải: Là đơn vị
phối hợp cùng Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch với UBND các huyện xây dựng danh
mục các dự án giao thông ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động du lịch; trình
UBND tỉnh phê duyệt và cấp vốn đầu tư; Phối hợp cùng Sở Văn hoá, Thể thao và Du
lịch triển khai thực hiện các chương trình kế hoạch phát triển du lịch của tỉnh
trong lĩnh vực liên quan phù hợp với đề án.
- Sở Công Thương phối hợp Sở Văn
hóa, Thể thao và Du lịch tham mưu, đề xuất danh mục các dự án kêu gọi đầu tư
trong lĩnh vực công nghiệp, thương mại, nhằm hạn chế về khí thải, tiếng ồn, ảnh
hưởng đến các khu du lịch, điểm du lịch; Phối hợp cùng Sở VHTTDL triển khai
thực hiện hỗ trợ xúc tiến thương mại, xúc tiến du lịch.
- Sở Xây Dựng: Phối hợp với Sở Văn
hóa, Thể thao và Du lịch trong việc thẩm định, phê duyệt các quy hoạch, các dự
án đầu tư phát triển du lịch,… tạo điều kiện thuận lợi cho các quy hoạch, dự án
đầu tư phát triển du lịch theo đề án.
- Sở Tài nguyên và Môi trường: Chủ
trì phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các sở, ngành có liên quan và
UBND các huyện quy hoạch; xây dựng kế hoạch sử dụng quỹ đất trình UBND tỉnh phê
duyệt, nhằm đảm bảo tạo ra quỹ đất phục vụ cho phát triển du lịch trên địa bàn
tỉnh, gắn với bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, đảm bảo môi trường sinh thái và
góp phần triển khai thực hiện đề án phát triển du lịch tỉnh Ninh Thuận.
- Sở Thông tin và Truyền thông: Phối
hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong việc triển khai các hoạt động
truyền thông quảng bá du lịch, các sự kiện văn hóa du lịch của tỉnh.
- Sở Giáo dục và Đào tạo: Phối hợp
với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong việc triển khai các chương trình đào
tạo lao động du lịch, các khóa giáo dục nâng cao nhận thức trong cộng đồng dân
cư và trong hệ thống giáo dục.
- Sở Lao động - Thương binh và Xã
hội:
+ Hướng dẫn các cơ sở giáo dục nghề
nghiệp có đủ năng lực và quy mô đào tạo đẩy mạnh tuyển sinh đào tạo các ngành
nghề thuộc lĩnh vực dịch vụ du lịch các cấp trình độ từ Cao đẳng trở xuống.
+ Tổ chức triển khai đào tạo nguồn
nhân lực liên quan đến lĩnh vực dịch vụ và du lịch.
- Công an tỉnh:
+ Công an tỉnh chủ trì, phối hợp với
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các sở ngành liên quan tham mưu cho UBND tỉnh
trong việc thẩm định, đánh giá năng lực của các nhà đầu tư, nhất là các nhà đầu
tư nước ngoài; đánh giá tác động của các dự án du lịch trọng điểm có yếu tố
nước ngoài; các dự án có vị trí nhạy cảm liên quan ANQP trên địa bàn tỉnh.
+ Triển khai các biện pháp đảm bảo
an ninh, trật tự trong các hoạt động du lịch và tại các tuyến, điểm du lịch
trọng điểm.
+ Kiểm tra việc quản lý xuất nhập
cảnh, quản lý lưu trú, ngành nghề kinh doanh có điều kiện về ANTT.
+ Hỗ trợ, hướng dẫn doanh nghiệp,
khách du lịch trong các vấn đề liên quan đến lĩnh vực ANTT.
4. UBND các huyện;
UBND các huyện là đơn vị cụ thể hóa
định hướng phát triển du lịch theo đề án, phù hợp với định hướng phát triển của
địa phương. Đây cũng là đơn vị phê duyệt các dự án quy hoạch phát triển du lịch
theo thẩm quyền và tổ chức thực hiện triển khai các chương trình kế hoạch phát
triển du lịch của tỉnh.
5. Cơ quan chuyên môn quản
lý cấp huyện
Cơ quan chuyên môn quản lý cấp huyện
về du lịch - Phòng VHTT các huyện có trách nhiệm tham mưu cho UBND huyện trong
quá trình triển khai thực hiện các chương trình, kế hoạch phát triển du lịch
trên địa bàn, đồng thời thực hiện các nhiệm vụ do UBND huyện phân công.
PHẦN
IV. CÁC VĂN BẢN VÀ PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Mô tả chi tiết
các điểm Tài nguyên du lịch tiêu biểu của Ninh Thuận
Phụ lục 2: Lược dịch các tài
liệu nghiên cứu tham khảo
Phụ lục 3: Các di tích được
công nhận trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
Phụ lục 4: Danh mục các dự
án, quy hoạch lĩnh vực du lịch từ năm 2012 đến nay
Phụ lục 5: Kế hoạch phát
triển du lịch tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2021 - 2025
Phụ lục 6: Các công thức
tính chỉ tiêu dự báo cho các kịch bản phát triển.
Phụ lục 1: Mô tả chi tiết
các điểm Tài nguyên du lịch tiêu biểu của Ninh Thuận
a. Tài nguyên du lịch tự nhiên
Tài nguyên du lịch tự nhiên nổi trội
của Ninh Thuận là các bãi biển dài, nước trong như Bình Tiên, Vĩnh Hy, Ninh
Chữ, Cà Ná, … Bên cạnh đó, Ninh Thuận còn có những ưu đãi riêng biệt với hệ
động thực vật phong phú của VQG Núi Chúa, Phước Bình, đặc biệt là Khu bảo tồn rùa
biển rất độc đáo. Bên cạnh đó, Ninh Thuận còn có nhiều suối, thác nước đẹp, có
nhiều tiềm năng phát triển du lịch. Một số điểm tài nguyên nổi bật như:
* Tài nguyên biển:
- Bãi biển Ninh Chữ: Là khu vực tiềm
năng phát triển Khu du lịch quốc gia theo Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch
Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Ninh Chữ là một bãi biển hoang sơ
nằm ở thôn Bình Sơn, thị trấn Khánh Hải. Bãi biển Ninh Chữ nằm cách trung tâm
thành phố Phan Rang khoảng 5km về phía Đông và cách thành phố Hồ Chí Minh
khoảng 350 km. Bãi biển Ninh Chữ có chiều dài khoảng 10km và được bình chọn là
1 trong 10 bãi biển đẹp nhất tại Việt Nam.
- Bãi biển Cà Ná: Nằm trên Quốc lộ
1A, cách trung tâm thành phố Phan Rang - Tháp Chàm 30 km về phía Nam, nơi đây
dãy Trường Sơn hùng vĩ nhô ra gần sát bờ biển ôm gọn tuyến đường sắt Bắc - Nam,
giao thông thuận lợi… Cà Ná được thiên nhiên ban tặng cho một vị trí rất đẹp.
Đây là xứ sở của nắng, gió, cát trắng, biển xanh và núi đồi hoang dã.
- Bãi biển Bình Tiên: Thuộc địa phận
xã Công Hải, huyện Thuận Bắc; cách Ninh Thuận khoảng 30km và cách Nha Trang
70km. Đây là bãi biển đẹp, cát trắng trải dài và hoang dã nhất ở Ninh Thuận.
Bãi Bình Tiên như một viên ngọc xanh ở giữa được bao bọc xung quanh bởi rừng
thông và dãy núi đá vôi trên mặt biển. Bãi Bình Tiên còn hoang sơ chưa có dấu
chân của máy móc công nghiệp khai phá nên vẫn mang một vẻ đẹp tự nhiên vốn có.
- Vịnh Vĩnh Hy: Cách trung tâm TP.
Phan Rang - Tháp Chàm 42 km theo hướng Đông Bắc, thuộc xã Vĩnh Hải, huyện Ninh
Hải. Đây là nơi còn giữ lại nhiều nét hoang sơ do thiên nhiên ban tặng với một
quần thể cảnh quan xinh đẹp, hùng vĩ bao gồm những bãi cát trắng bao quanh,
những dãy núi đá cao chót vót và những dòng suối róc rách len lỏi giữa rừng cây
xanh bạt ngàn. Vùng vịnh này cũng là vùng biển khúc khuỷ nhất Việt Nam với
những rạn đá san hô muôn hình vạn trạng, những hang động bí ẩn hấp dẫn các du
khách ưa thích các cuộc thám hiểm kỳ thú.
Hình 13: Một số hình ảnh về
bãi biển ở Ninh Thuận
Nguồn: Internet.
* Tài nguyên rừng:
Với hệ động, thực vật đa dạng phong
phú, được phân bố chủ yếu ở Vườn quốc gia Núi Chúa và Phước Bình.
- Vườn quốc gia Núi Chúa: Nằm trên
địa giới hành chính thuộc huyện Ninh Hải về phía Đông Bắc tỉnh Ninh Thuận, cách
thành phố Phan Rang - Tháp Chàm khoảng 20 km. Với khí hậu khô nóng, lượng mưa
trung bình hàng năm thấp nhất cả nước, Vườn quốc gia Núi Chúa có hệ sinh thái
rừng - biển đặc trưng hiếm thấy ở Đông Nam Á. Được thành lập năm 2003, Vườn
quốc gia Núi Chúa có diện tích khoảng 30.000 ha, trong đó có 7.500 ha biển, còn
lại là rừng. Rừng được đánh giá là mẫu chuẩn của rừng khô hạn, độc đáo nhất
Việt Nam. Vùng biển có tính đa dạng sinh học cao. Đến nay Vườn quốc gia Núi
Chúa phát hiện hơn 1.600 loài thực vật, nhiều loài quý hiếm chỉ có ở vùng đất
này. Ngoài hệ động - thực vật phong phú, địa hình đặc biệt còn tạo cho Núi Chúa
một vẻ đẹp kỳ vĩ với những sinh cảnh đa dạng, đó là rừng trên cao, sa mạc dưới
thấp và biển liền kề. Vườn quốc gia Núi Chúa là một cấu trúc của cảnh quan
thiên nhiên lại được phân bố trên phức hệ núi nằm sát bờ biển tạo nên nhiều
thắng cảnh rất đẹp ở vùng Duyên hải Nam trung bộ như bãi Chà Là (Bình Tiên),
bãi Thùng, bãi Đá Vách, bãi Bà Điên… Có thể tổ chức nhiều tour du lịch đến các
bãi biển này bằng đường bộ hoặc đường thủy rất thú vị.
Hình 14: Một số hình ảnh về
Vườn quốc gia Núi Chúa
Nguồn: Internet.
- Vườn quốc gia Phước Bình: Thuộc xã
Phước Bình, huyện Bác Ái, đại diện cho hệ sinh thái vùng núi cao tỉnh Ninh
Thuận, chứa đựng giá trị cao về cảnh quan tự nhiên, đa dạng sinh học với nhiều
nguồn gen động, thực vật. Tiếp giáp với Vườn quốc gia Bi Duop - Núi Bà của tỉnh
Lâm Đồng tạo thành khu vực bảo tồn thiên nhiên rộng lớn. Vườn quốc gia Phước
Bình là nơi chuyển tiếp khí hậu nên rất đa dạng về các kiểu rừng. Vườn quốc gia
Phước Bình có sự đa dạng sinh học cao với 1.321 loài thực vật, trong đó có tới
75 loài thực vật quý hiếm, 36 loài được ghi trong sách đỏ Việt Nam và 58 loài
được ghi trong danh lục đỏ thế giới (IUCN). Với khoảng 327 loài động vật có
xương sống trên cạn, trong đó 50 loài trong sách đỏ Việt Nam và 29 loài ghi
trong danh lục đỏ IUCN. Hiện tại, Vườn quốc gia Phước Bình được công nhận là
một trong 63 vùng chim quan trọng của Việt Nam. Ngoài ra, Vườn quốc gia Phước
Bình được đánh giá là nơi có số lượng quần thể bò tót, nai lớn nhất Việt Nam. …
Thiên nhiên kỳ thú Phước Bình gắn liền với địa danh bãi đá Pinăng Tắc huyền
thoại thích hợp phát triển du lịch sinh thái kết hợp tham quan di tích lịch sử
và văn hóa Raglay bản địa. Vườn quốc gia Phước Bình hiện tổ chức nhiều hoạt
động du lịch sinh thái - cộng đồng thu hút du khách như tham quan rừng nguyên
sinh, tắm nước suối trong xanh; du thuyền trên suối ngắm cảnh; đi bộ trong rừng
quan sát một số loài linh trưởng, bướm và tìm hiểu nhiều cây thuốc quý, đặc
biệt là mật nhân, cao khai, lan rừng với sự hướng dẫn của người dân bản địa.
Hình 15: Một số hình ảnh về
Vườn quốc gia Phước Bình
Nguồn: Internet.
* Cảnh quan nước như suối, hồ, đầm,
thác:
- Đầm Nại: Đây là một trong 12 đầm
phá ven biển lớn của Việt Nam. Đầm Nại là vùng nước tự nhiên nằm sâu trong đất
liền, có cửa thông ra biển, diện tích khoảng 1.200 ha. Nguồn thủy hải sản ở đây
rất phong phú và dồi dào, tạo thu nhập cho hàng ngàn người dân trong khu vực.
Đến đây, ngoài thưởng thức hải sản tươi ngon, bạn còn có dịp chiêm ngưỡng cảnh
đẹp bình dị đặc thù của vùng đầm nhiệt đới khô hạn. Cảnh hoàng hôn cũng thật kỳ
ảo.
- Hồ Sông Sắt: Được xây dựng hoàn
thành năm 2007. Đây là công trình thuỷ lợi quan trọng của huyện miền núi Bác
Ái. Với cảnh quan thiên nhiên đồi núi bao quanh lòng hồ nước mênh mông uốn lượn
tạo nên cảnh non nước hữu tình. Nằm giữa khu căn cứ địa Bác Ái xưa, với văn hóa
sắc thái núi của dân tộc Raglai sinh sống chung quanh, hồ Sông Sắt là điểm du
lịch đặc biệt kết hợp cả sinh thái lẫn lịch sử - văn hóa…
- Thác Tiên: Thác Tiên là địa danh
nằm cách Tp. Phan Rang - Tháp Chàm khoảng 35km về phía Tây, thuộc địa bàn xã
Hòa Sơn (huyện Ninh Sơn). Điểm du lịch được ví như “nàng công chúa” ngủ trong
rừng, với vẻ đẹp hoang sơ, đầy quyến rũ. Thác Tiên gồm nhiều khối đá với nhiều
hình thù khác nhau được núi rừng bao bọc và chắn bởi con đập nhỏ, giữ nước từ
dòng chảy của sông Tân, sau đó nước đổ về Thác Tiên tràn qua đập, tạo nên những
dòng thác trắng xóa, tuyệt đẹp. Với nhiều tảng đá lớn, du khách có thể tổ chức
picnic ngoài trời và chiêm ngưỡng vẻ đẹp lung linh của thác và đá.
- Thác Chapơr: Nằm cách thành phố
Phan Rang - Tháp Chàm khoảng 60 km về phía Tây Bắc, ở độ cao khoảng 500 mét so
với mặt nước biển, thuộc huyện Bác Ái. Thác nước Chapơr chảy thẳng đứng từ độ
cao trên 50m xuống chân thác, thác nước như một tấm vải lụa trắng ẩn mình trong
rừng nguyên sơ, hùng vĩ nơi miền sơn cước. Thác ChaPơr là tên gọi có từ xa xưa
mà người dân Raglai thuộc nằm lòng như một huyền sử (theo tiếng gọi của người
Raglai – Pơr: Bay; có thể hiểu là “thác nước đang bay”). Chapơr nằm giữa rừng
nguyên sinh với thiên nhiên kì vỹ, sẽ là nơi lý tưởng chờ đón du khách tận
hưởng bằng những tour du lịch sinh thái rừng.
- Thác Sakai: Thuộc huyện Ninh Sơn,
tỉnh Ninh Thuận, có độ cao 30m. Thác có thượng nguồn nằm tại đèo Ngoạn Mục và
công trình nhà máy thuỷ điện Đa Nhim. Mang vẻ đẹp hoang dã với những tảng đá
lớn phản sắc màu cầu vồng nhấp nho giữa rừng cùng dòng nước từ trên cao đổ
xuống, tung bọt trắng xóa.
- Suối Thương: Nằm cách trung tâm
Tp. Phan Rang - Tháp Chàm khoảng 30 km, thuộc địa phận thôn La Vang, xã Quảng
Sơn, huyện Ninh Sơn. Đây là điểm du lịch hấp dẫn với cảnh quan thiên nhiên còn
khá hoang sơ, mang vẻ đẹp kỳ vĩ với ao hồ, thác nước và hang động. Suối Thương
được tạo thành bởi hai dòng nước lạnh và ấm do Sông Ông của thủy điện Đa Nhim
và Sông Cái tạo thành. Những dòng nước trong suốt, mát lạnh tạo nên các “bể
nước” tự nhiên, giúp du khách thỏa sức bơi lội, tắm mát sau chuyến hành trình.
Dưới tán lá rừng, là những “thảm đá” nơi du khách có thể làm nơi nghỉ chân, giao
lưu văn hóa - văn nghệ, ẩm thực… khi dã ngoại ở nơi đây.
- Suối Tiên: Từ TP. Phan Rang - Tháp
Chàm đi trên Quốc lộ 1A khoảng 35 km về hướng Bắc là tới suối Tiên. Dòng suối
vắt mình từ trên cao, len lỏi qua nhiều tầng nấc trong các khe đá chảy xuống
trông như một dải lụa bạc khổng lồ; có đoạn nước chảy róc rách, dòng nước trong
vắt, mát lạnh đến sảng khoái. Suối Tiên được tạo nên bởi một quần thể thiên
nhiên hài hòa, nơi đây núi rừng trùng điệp với muôn vàn lan rừng sặc sỡ là điểm
du ngoạn hấp dẫn.
- Suối Lồ ồ: Nằm ở khu vực vịnh Vĩnh
Hy, xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải. Suối Lồ ồ là một bức tranh thiên nhiên sơn
thủy hữu tình, được hình thành bởi những thác nước có cảnh quan đẹp với chiều
cao không quá 5m, nền đá hoa cương được dòng nước tự nhiên gột dũa, mài nhẵn
tạo nên những phiến đá to bằng phẳng, là nơi dừng chân lý tưởng của du khách;
những dãy núi, rừng cây và cả một bầu không khí trong lành, xanh, mát ... làm
cho suối Lồ ồ ngày càng hấp dẫn du khách gần xa. Nơi đây rất phù hợp cho loại
hình du lịch cuối tuần.
- Suối Kiền Kiền: Là một trong những
nơi có nhiều thác nước, cảnh quan thiên nhiên đẹp của tỉnh Ninh Thuận. Đặc biệt
nơi đây có dòng thác Đá Thao ngày đêm đổ nước cuồn cuộn từ trên cao tung bọt
trắng xóa cả một vùng. Du khách đến nơi đây có thể tắm suối, đùa nghịch với
những bọt nước thác Đá Thao hoặc tổ chức những buổi picnic với nhiều loại hình
hoạt động bổ ích...
Hình 16: Một số hình ảnh về
cảnh quan đầm, suối, thác ở Ninh Thuận
Nguồn: Internet.
* Cảnh quan cồn cát:
Ninh Thuận là vùng đất của gió, của
nắng, của những đồi cát ngút ngàn bụi tung mờ ảo, đặc biệt có những cồn cát đẹp
như:
- Cồn cát trắng Tuấn Tú: Cách Trung
tâm thành phố Phan Rang - Tháp Chàm khoảng 8 km về phía Đông Nam, thuộc thôn
Tuấn Tú, xã An Hải, huyện Ninh Phước. Cồn cát này gồm những trảng cát trắng mịn
nối tiếp nhau tạo thành thung lũng cát gợn sóng với nhiều hình thù lạ mắt. Vẻ
đẹp của cồn cát càng được tôn lên nhờ biển xanh, những hàng dương thẳng tắp hay
những bụi xương rồng khỏe khoắn... Cồn cát trắng Tuấn Tú ngày càng thu hút
nhiều du khách.
- Cồn cát đỏ Nam Cương: Thuộc thôn
Tuấn Tú (xã An Hải, huyện Ninh Phước), rộng 700ha, độ cao từ 20m đến 100m so
với mực nước biển và đặc biệt là có màu đỏ đặc trưng hiếm có. Cồn cát Nam Cương
được bao bọc bởi núi, biển, làng mạc, tạo nên khung cảnh sinh động. Thời gian
lý tưởng nhất để có những bức ảnh đẹp tại cồn cát Nam Cương là sáng sớm hoặc
chiều muộn, khi sự bức xạ ánh sáng làm cho màu đỏ của cồn cát thêm nổi bật.
Điểm đặc biệt của cồn cát Nam Cương là sự thay đổi diện mạo từng giờ, từng
ngày. Chỉ một cơn gió mạnh cũng đủ khiến những đường cong của cồn cát thay đổi.
Sau một đêm, dấu chân của con người, động vật đi trên cát hoàn toàn bị xóa
sạch, trả lại cho cồn cát Nam Cương sự mịn màng như chưa từng có sự xuất hiện
của con người tại đây.
- Cồn cát di động Phước Dinh: Nằm
trên địa bàn thôn Sơn Hải (xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam), cách trung tâm
thành phố Phan Rang khoảng 40km, với diện tích khoảng 10km2, cồn cát Phước Dinh như một sa mạc
Mông Cổ thu nhỏ. Điều đặc biệt nhất ở cồn cát Phước Dinh là mỗi năm hai lần cồn
cát này lại tiến sâu vào đất liền hoặc lùi ra sát biển. Dưới chân cồn cát là
những dòng suối uốn lượn đổ ra biển hoặc những hồ nước nhỏ trong vắt. Tới đây,
du khách có thể tham gia các trò chơi chinh phục cồn cát, trượt cát, đua mô
tô....
Hình 17: Một số hình ảnh về
cồn cát ở Ninh Thuận
Nguồn: Internet.
b. Tài nguyên du lịch văn hóa
* Di sản văn hóa
Bên cạnh tài nguyên du lịch tự nhiên
độc đáo, Ninh Thuận còn nổi bật với hệ thống di sản văn hóa như:
- Tháp Pô Krong Garai: Được Thủ
tướng Chính phủ xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt tại Quyết định số
2499/QĐ-TTg ngày 22/12/2016. Quần thể tháp Chàm nằm trọn vẹn trên ngọn đồi có
tên là Đồi Trầu, trên lộ trình đường sắt Bắc Nam, nằm sát quốc lộ 27A đi Đà
Lạt, cách Phan Rang 7 km về phía Tây. Đây là cụm tháp được xây dựng từ thế kỷ
XIII để thờ vị vua Chăm trị vì xứ Panduranga (Ninh Thuận ngày nay); hiện nay
cụm tháp còn nguyên vẹn về cả công trình kiến trúc lẫn việc tổ chức thờ phượng,
cúng kính của người Chăm.
- Tháp Hòa Lai: Cụm tháp Hòa Lai nằm
sát quốc lộ 1A, cách Phan Rang - Tháp Chàm 15 km về phía Bắc, thuộc huyện Thuận
Bắc, tỉnh Ninh Thuận. Đây là cụm tháp được xây dựng từ thế kỷ thứ IX. Cụm tháp
Hòa Lai là một quần thể rất có giá trị về kiến trúc và điêu khắc của người Chăm,
được Thủ tướng Chính phủ công nhận là di tích quốc gia đặc biệt.
- Tháp Pô Rômê: Cách Phan Rang 25 km
về phía Tây Nam, tháp Pô Rômê là một tháp cổ còn khá nguyên vẹn ở Ninh Thuận
ngày nay. Tháp được xây dựng khoảng thế kỷ XVII trên một ngọn đồi thuộc làng
Hậu Sanh, xã Phước Hữu, huyện Ninh Phước, người Chăm xây dựng tháp để thờ Pô
Rômê (1627 - 1651), là một vị vua có công phát triển nông nghiệp, thủy lợi ở
vùng Panduranga.
Hình 18: Một số hình ảnh về
tháp cổ ở Ninh Thuận
Nguồn: Internet.
Ngoài các tháp cổ, Ninh Thuận còn có
các di tích lịch sử - văn hóa nổi bật như:
- Di tích lịch sử cách mạng Núi Cà
Đú: Nằm cách trung tâm Phan Rang 5 km về phía Bắc, có độ cao 319m, là một ngọn
núi nằm độc lập giữa đồng bằng, nhiều hang hốc đá sâu vào bên trong, cây cối
cằn cỗi… do vị trí địa lý và địa thế hiểm trở trong 2 cuộc kháng chiến, núi Cà
Đú đã trở thành căn cứ chỉ đạo kháng chiến vững chắc, đã được UBND tỉnh Ninh
Thuận xếp hạng Di tích lịch sử Cách mạng cấp tỉnh năm 1999.
- Di tích lịch sử Bẫy Đá Pinăng Tắc:
Tại triền núi Gia Trúc, xã Phước Bình, huyện Bác Ái. Đây là nơi ghi lại trận
địa phục kích địch bằng bẫy đá trưa ngày 10/8/1961 của du kích Raglai Pinăng
Tắc. Năm 1992, Bộ Văn hóa Thông tin đã xếp hạng khu vực Bẫy đá là Di tích lịch
sử cách mạng Quốc gia.
- Di tích lịch sử Đề-Pô xe lửa Tháp
Chàm: Trên lộ trình đường sắt xuyên Việt, tại giao lộ 27A đi Đà Lạt, trong địa
phận Phan Rang. Ga Tháp Chàm đầu thế kỷ XX là một quần thể hoạt động chuyên
ngành đường sắt gọi là Sở Hỏa xa bao gồm: Nhà ga, Khu bảo trì, sửa chữa đầu máy
toa xe, Khu ở công chức; người dân quen gọi là Đề-pô xe lửa Tháp Chàm. Đề-pô xe
lửa Tháp Chàm là nơi hội tụ nhiều cá nhân ưu tú trong và ngoài tỉnh về làm việc
và được công nhận là di tích cấp tỉnh năm 2003.
- Di tích lịch sử Núi Tà Năng: Tại
xã Phước Đại, huyện Bác Ái, được công nhận là di tích cấp tỉnh năm 2002. Đây là
nơi đóng quân của các đơn vị chủ chốt của Bác Ái do Tỉnh quản lý: như đại đội
403 do đồng chí thiếu tá Huỳnh Hữu Lộng làm chỉ huy (1964). Từ năm 1964 đến năm
1975 có thêm các đơn vị đóng tại hang này như; cơ quan hậu cần, cơ quan tiền phương
C, A thuộc quân khu VI, Huyện Ủy Bác Ái, đoàn dân công…và cuối cùng nhất là đại
đội 311 cũng đóng quân tại đây. Được xếp vào di tích lịch sử cách mạng của Tỉnh
nhưng cho tới hiện nay chỉ mới được công nhận mà chưa có sự đầu tư, tu bổ, nâng
cấp, phục dựng, đặc biệt chưa có bia ghi lại quá trình hoạt động cũng như các
thành tích nổi bật của hang.
Hình 19: Một số hình ảnh về
các di tích lịch sử ở Ninh Thuận
Nguồn: Internet.
Ngoài ra còn có các đình,chùa phục
vụ nhu cầu tâm linh tín ngưỡng của dân cư như: Đình Vạn Phước, Đình Đắc Nhơn,
Đình Dư Khánh, Chùa Thiên Tràng,...
* Các lễ hội truyền thống
Ninh Thuận là một trong những tỉnh
có đồng bào Chăm và Raglai sinh sống đông nhất cả nước nên có thể nói nơi đây
còn giữ được nền văn hoá truyền thống của người Kinh, của vùng biển và văn hoá
truyền thống của 2 dân tộc Chăm, Raglai.
Đặc biệt tại Ninh Thuận có nhiều lễ
hội truyền thống như:
- Lễ hội KaTê của người Chăm: Là lễ
hội lớn nhất của người Chăm ở Ninh Thuận, được tổ chức ngày 1 tháng 7 tính theo
lịch người Chăm (khoảng tháng 9, 10 Dương lịch).
- Lễ hội Ramưwan của người Chăm hồi
giáo: Cuối tháng 8, suốt tháng 9 – tháng Ramadan, tính theo lịch Hồi giáo,
(khoảng trước, trong hoặc sau Tết Nguyên Đán của người kinh).
- Lễ Bỏ Mả của tộc người Raglai:
Diễn ra khoảng từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau (Dương lịch), vào mùa
khô, mùa rảnh rỗi sau khi mùa màng đã được thu hoạch.
- Lễ hội Ăn Đầu Lúa của tộc người
Raglai: Diễn ra đầu năm theo 5 năm, 7 năm hoặc 10 năm một lần. Lễ này mang tính
chất cộng đồng gia tộc.
- Lễ hội Pô Nai: Lễ hội Pô Nai diễn
ra một ngày, nhằm ngày thứ 6 (Hồi giáo) thứ 2 (Bàlamôn giáo) trong các tháng
1,2,3 lịch Chăm (tương ứng 4,5,6 Dương lịch).
- Lễ hội Cầu Ngư: Được tổ chức hàng
năm ở các làng biển: Mỹ Tân, Khánh Hội, Hải Chử, Sơn Hải, Cà Ná nhằm tế thần
Nam Hải (cá Ông voi) và cầu làm biển được mùa.
- Lễ hội 16 tháng 4: Ngày 16 tháng 4
năm 1975, tỉnh Ninh Thuận được giải phóng. Từ đó đến nay, ngày 16 tháng 4 trở
thành ngày kỷ niệm lớn của tỉnh.
Ngoài ra, còn có các lễ hội: Lễ hội
Xuân kỳ, Thu tế (tế đình, miếu,...) tại các đình làng của người kinh trong
tỉnh. Các lễ hội không chỉ thu hút khách trong tỉnh mà còn thu hút khách du
lịch, các nhà nghiên cứu, nhà văn, báo, đài... trong và ngoài nước đến nghiên
cứu, thưởng thức và đưa tin, bài viết về lễ hội, đặc biệt là lễ hội Katê của
đồng bào Chăm.
Hình 20: Một số hình ảnh về
các lễ hội truyền thống ở Ninh Thuận
Nguồn: Internet.
* Nghề truyền thống
Ngành nghề truyền thống của Ninh
Thuận có những làng nghề nổi bật như:
- Làng nghề gốm Bàu Trúc: Là làng
gốm cổ ở Đông Nam Á, tại thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước, cách Phan Rang -
Tháp Chàm khoảng 10 km về hướng Nam. Sản phẩm gốm ở đây rất độc đáo, được làm
hoàn toàn bằng tay khéo léo cùng những công cụ thô sơ như vòng tre, vỏ sò để
tạo ra những đường nét hoa văn trên sản phẩm gốm. Nghề làm gốm rất công phu,
vật liệu đóng một vai trò rất quan trọng trong việc tạo ra sản phẩm gốm ở Bàu
Trúc. Đó là một loại đất sét đặc biệt được lấy bên bờ sông Quao, đem về đó đập
nhỏ và trộn với cát mịn nhào nhuyễn. Lượng cát được trộn vào tuỳ thuộc theo
kích thước và công dụng của mỗi loại sản phẩm. Do đó gốm Bàu Trúc hoàn toàn
khác so với gốm của những nơi khác. Ngày nay, nhờ giữ kỹ thuật làm gốm độc đáo
và coi trọng chất lượng sản phẩm, gốm Bàu Trúc được thị trường tiêu thụ ưa
chuộng dưới nhiều hình thức quà lưu niệm du lịch. Đây là bước phát triển mới
của nghề gốm truyền thống Bàu Trúc, là nét văn hóa cổ truyền và độc đáo của
người Chăm.
- Nghề dệt thổ cẩm Mỹ Nghiệp - Chung
Mỹ: Nét độc đáo của làng nghề dệt là dệt theo dạng thủ công truyền thống, những
sản phẩm thổ cẩm làm ra vẫn còn lưu giữ gần như nguyên vẹn trong từng công
đoạn, bí quyết, chất liệu, hoa văn của thời xa xưa để lại. Trong những năm gần
đây sản phẩm thổ cẩm Mỹ Nghiệp - Chung Mỹ ngày càng đa dạng và phong phú: ngoài
chăn, áo, khăn người ta còn làm các loại khác như cà vạt, túi xách, bóp, ví… để
phục vụ khách mua quà lưu niệm trong chuyến du lịch về Ninh Thuận.
- Nghề làm đũa ở Tân Sơn: Trước đây
đũa được làm bằng gỗ mun, một loại gỗ quý của rừng Ninh Thuận, nhưng nay do
rừng đã hết, gỗ mun đã quý giờ lại càng cực kỳ quý hiếm nên người làm đũa
chuyển sang sản xuất đũa bằng gỗ dừa. Gỗ dừa sử dụng để làm đũa phải là những
cây dừa lão, có tuổi đời từ hơn 50 năm trở lên. Với những cây dừa như vậy khi
vân dừa bên trong có màu đen thì mới làm được đũa. Vì như vậy đũa mới bền,
không biệt sơ tróc và dễ gãy.
- Làng nghề đan lát thôn Tập Lá -
Phước Chiến: Sản phẩm chủ yếu của làng nghề như: Nỏ, gùi, tó, thúng, nia,... Từ
xa xưa, bà con dân tộc Raglai đã biết đan các sản phẩm thủ công mỹ nghệ phục vụ
cho nhu cầu đời sống hằng ngày. Tuy nhiên, hầu hết sản phẩm làm ra còn mang
tính tự cung, tự cấp phục vụ cho nhu cầu sử dụng trong gia đình và tại địa
phương.
- Làng nghề cổ truyền chiếu An
Thạnh: Nằm ở phía bên kia sông Dinh, từ cầu Đạo Long 1 đi về hướng Đông Nam
khoảng 4km. An Thạnh được coi là một làng nghề làm chiếu cói cổ truyền duy nhất
ở Ninh Thuận.
- Nghề làm giấy của người Raglai: Đó
là nghề làm giấy của người Raglai ở thôn Giá, xã Phước Hà, huyện Ninh Phước và
thôn Tà Lú, xã Phước Đại, huyện Bác Ái. Kỹ thuật làm giấy của người Raglai hoàn
toàn theo lối thủ công truyền thống. Quá trình làm giấy của người Raglai, từ
khâu chuẩn bị cho đến khâu hoàn thành sản phẩm, trải qua khá nhiều công đoạn
khác nhau như: chọn thời gian vào rừng để tìm nguyên vật liệu, chọn loại câu có
thể cho ra bột giấy tốt, đốn cây mang về và chặt nhỏ cho vào cỗi giã, cho vào
nồi nấu nhuyễn, lọc qua vải lấy bột nước, cho vào khuôn làm giấy, phơi giấy…
Hình 21: Một số hình ảnh về
nghề truyền thống ở Ninh Thuận
Nguồn: Internet.
* Văn hóa ẩm thực
Một số ẩm thực nổi bật của Ninh
Thuận như:
- Các món ăn đặc sản của biển. Ở đây
có đủ các loại cá, tôm, cua, ghẹ, ốc với món lẩu cá mú trắng, cá thu, cá bè cu,
cá điêu hồng nước ngọt; gỏi cá mai, bún sứa chả cá...và ngon nhất là món mực
khô một nắng. Mực của Phan Rang có vị thơm, mềm và ngọt bởi cái vị rất riêng
của biển Ninh Thuận. Tiếp đến là món thịt dông. Thịt dông được chế biến thành 7
món khác nhau: Dông nướng, gỏi dông, cháo dông... bởi bàn tay khéo léo của đầu
bếp các quán ăn. Mỗi kiểu chế biến đem đến cho thực khách một cảm giác khác
nhau…
- Cơm gà Phan Rang, gà ở đây là gà
vườn thịt ngọt và mềm rất nổi tiếng và ngon một kiểu riêng, phục vụ du khách cả
ngày lẫn đêm từ các tiệm ăn, nhà hàng lớn đến các quán bình dân ở các khu
phố/đường phố/chợ về đêm.
- Nho: Huyện Ninh Phước là nơi có
nhiều vườn nho nhất tỉnh. Hiện nay, thương hiệu nho được thị trường cả nước ưa
chuộng là nho Ba Mọi, vang nho Viết Nghi...
- Táo Ninh Thuận: Là loại táo có hàm
lượng chất dinh dưỡng cao, sản lượng táo đang tăng trưởng nhanh hàng năm, giá
trị kinh tế cao hơn một số loại cây ăn quả khác. Hiện nay, táo Ninh Thuận đã có
mặt trong thực đơn tráng miệng của nhà hàng ở các thành phố lớn trong cả nước.
- Hành tỏi: Phan Rang - Ninh Thuận
là vùng đất thiếu mưa thừa nắng, nhưng khí hậu khắc nghiệt như vậy lại thích
hợp cho một loại nông sản quý là hành và tỏi. Chính cái gió như phan và nắng
như rang đã tạo cho cây hành, cây tỏi Ninh Thuận một hương vị rất riêng mà
những nơi khác không có được.
Ngoài ra, còn nhiều món ăn khác như:
Bánh căn, bánh xèo, mì quảng... Bánh xèo miền biển ngoài tôm, thịt còn có mực
tươi nên rất ngon và các món đặc sản từ dê, cừu.
Hình 22: Một số hình ảnh về
đặc sản, ẩm thực ở Ninh Thuận
Nguồn: Internet.
Phụ lục 2: Lược dịch các tài
liệu nghiên cứu tham khảo
* Lập kế hoạch tiếp cận phát
triển du lịch cho điểm đến - bài học từ Gold Coast - Australia
a. Tổng quan về du lịch và các điểm
đến:
Du lịch đóng góp lớn vào nền kinh tế
thế giới và các địa phương, đồng thời là ngành kinh tế có vai trò rất quan
trọng tại các điểm đến cụ thể. Bên cạnh đó, du lịch cũng tác động tới văn hóa
địa phương qua nhiều khía cạnh: Duy trì, phát huy, khôi phục hoặc làm suy giảm,
làm mất đi các giá trị truyền thống cũng như các tài nguyên khác như hệ sinh
thái tự nhiên. Nguyên nhân chủ yếu của các tác động tiêu cực này do không có kế
hoạch và kiểm soát phát triển du lịch. Du lịch không thể phát triển một cách tự
phát khi không có khung hướng dẫn và các chiến lược xác định trước hướng tới
các mục tiêu phát triển.
b. Phương pháp tiếp cận:
Các phương pháp thường thấy: Tiếp
cận trên quan điểm về kinh tế, về sử dụng đất, cách tiếp cận về môi trường hoặc
tiếp cận từ cộng đồng. Các phương pháp này xuất hiện lần lượt, theo từng giai
đoạn phát triển của nền kinh tế thế giới, đi từ sự bùng nổ của kinh tế tới phát
triển bền vững.
c. Quy hoạch du lịch bền vững.
Xuất hiện khi khái niệm phát triển
bền vững được công nhận và trở thành mục tiêu cho mọi nền kinh tế trên thế
giới. Đây được coi là phương pháp tiếp cận cần thiết nhất, đặc biệt với lĩnh
vực du lịch. Hai tiền đề chính của cách tiếp cận này là sự tham gia của nhiều
bên liên quan vào quá trình lập quy hoạch và cần có chiến lược định hướng dài
hạn trong quy hoạch du lịch. Ba mục đích chủ yếu bao gồm: bảo tồn các giá trị
tài nguyên du lịch; trải nghiệm nâng cao của những khách truy cập tương tác với
tài nguyên du lịch và tối đa hóa lợi nhuận kinh tế, xã hội và môi trường.
d. Bài học kinh nghiệm cho Ninh
Thuận:
- Quy hoạch, định hướng phát triển
du lịch phải gắn tới mục tiêu phát triển bền vững.
- Vai trò của các bên liên quan cần
được phát huy cả trong quá trình lập quy hoạch, định hướng và quá trình phát
triển du lịch thực tế.
* Những tồn tại trong quy
hoạch phát triển du lịch quốc gia: Trường hợp của Thổ Nhĩ Kỳ
a. Khái quát:
Nhu cầu về du lịch và phát triển du
lịch nhanh chóng tăng lên sau Thế chiến II, nhiều quốc gia tập trung mở rộng du
lịch như một ngành công nghiệp mới. Thổ Nhĩ Kỳ là 1 trong những quốc gia điển
hình nắm bắt xu hướng này. Tuy nhiên, giai đoạn đầu này cũng làm xuất hiện
những thiếu sót trong lập quy hoạch du lịch, dẫn đến nhiều hiện tượng tự phát,
khó kiểm soát. Nghiên cứu này với trường hợp nghiên cứu Thổ Nhĩ Kỳ nhằm xác
định một số tồn tại, rút kinh nghiệm cho các quy hoạch phát triển du lịch.
b. Định nghĩa:
Quy hoạch du lịch được định nghĩa là
một quá trình dựa trên nghiên cứu và đánh giá, tìm cách tối ưu hóa hiệu quả về
tiềm năng, mang tới phúc lợi cho xã hội và cải thiện chất lượng môi trường. Quy
hoạch du lịch là 1 phần của hoạch định và chiến lược phát triển tổng thể của
các quốc gia, vùng lãnh thổ, liên quan đến nhiều hoạt động kinh tế, xã hội
khác.
c. Những tồn tại trong quy hoạch du
lịch tại Thổ Nhĩ Kỳ:
- Quy hoạch du lịch tập trung vào bộ
máy quản lý nhà nước, đồng thời coi quản lý là yếu tố quan trọng nhất trong du
lịch. Việc này làm xuất hiện tình trạng chuyên quyền và tham nhũng, hoạt động
du lịch cũng trở nên kém hiệu quả do các kế hoạch đề ra chủ quan, cứng nhắc và
thiếu thực tế.
- Quy hoạch du lịch kém linh hoạt,
chính quyền trung ương là cơ quan duy nhất quyết định hình thức, xu hướng phát
triển du lịch. Đây cũng là cơ quan xử lý các vấn đề phát sinh, do đó các chính
quyền cấp dưới phải chờ đợi phản hồi trước khi giải quyết, kéo dài thời gian và
làm phức tạp các quá trình.
- Các kế hoạch không đủ toàn diện,
chưa tích hợp được các ngành liên quan, nhiều nông dân tại các khu vực nông
thôn có phát triển du lịch đã chuyển sang du lịch ồ ạt, khiến cung vượt quá cầu
và làm suy giảm tài nguyên.
- Thiếu phương pháp tiếp cận cộng
đồng
- Chủ yếu tính đến cung, không quan
tâm nhiều đến nhu cầu và du khách
- Thiếu tính nhất quán và liên tục
trong hoạch định chính sách
d. Kinh nghiệm áp dụng cho Ninh
Thuận
Dựa trên kết quả của bài nghiên cứu,
đưa ra những kinh nghiệm áp dụng cho định hướng phát triển du lịch Ninh Thuận
như sau: Định hướng phát triển du lịch cần gắn với thực tế, đặc biệt là nhu cầu
của thị trường cũng như các yếu tố bất ổn về kinh tế, xã hội, … Với cộng đồng,
cần có các hỗ trợ nghề nghiệp, trang bị kỹ năng, hiểu biết để đảm bảo phát
triển du lịch bền vững, hiệu quả.
* Đề án phát triển du lịch
tỉnh Bình Thuận
a. Khái quát
Đề án phát triển du lịch tỉnh Bình
Thuận đến năm 2025 và tầm nhìn đến 2030 do tập đoàn McKinsey & Company tài
trợ, mang tới những sáng kiến độc đáo và các giải pháp thực tế cho du lịch Bình
Thuận.
b. Nội dung chủ yếu
- Dựa trên các điểm đến nổi tiếng
thương hiệu tương đồng, đề xuất 2 giá trị cốt lõi cho du lịch Bình Thuận là du
lịch biển, giải trí và Du lịch thám hiểm, thể thao c. Kết luận, đánh giá.
- Sáng kiến phát triển: Sáng kiến
phát triển các sản phẩm du lịch độc đáo với các đặc điểm vượt trội trên cả nước
cho 2 hình thức du lịch chủ đạo đã đề xuất và 2 hình thức du lịch mới là du
lịch chăm sóc sức khỏe, nghỉ dưỡng; công tác kết hợp nghỉ dưỡng. Đồng thời bổ
sung các không gian điểm nhấn, tạo hình ảnh thương hiệu cho Bình Thuận, bước
đầu vạch ra định hướng khai thác không gian du lịch, tập trung vào các vùng có
tiềm năng tài nguyên và hiện trạng phát triển nổi trội. Đề xuất các sáng kiến
về hạ tầng, điều kiện hỗ trợ, nâng cấp toàn bộ hệ thống cơ sở phục vụ du lịch,
trong tương lai Bình Thuận có thể trở thành khu vực phát triển du lịch hiện
đại, có thể kết nối đa phương tiện với nhiều địa điểm trên thế giới, trở thành
điểm đến xanh, sạch, đẹp đẽ và tiện nghi.
- Phân kỳ triển khai theo giai đoạn,
chia thành các bước nhỏ để thực hiện. Đồng thời ưu tiên các việc làm cấp thiết
như các vấn đề liên quan đến môi trường, bảo tồn, …
c. Kinh nghiệm áp dụng cho Ninh
Thuận
- Cần nhận định được các yếu tố quan
trọng trong từng lĩnh vực (sản phẩm, phát triển không gian, cơ sở vật chất
ngành, …) làm cơ sở cho việc đề xuất các mục tiêu và biện pháp, sáng kiến hiệu
quả, có thể áp dụng triển khai ngay trong thực tế.
- Cần cụ thể, rõ ràng trong các nội
dung đề xuất, thuận lợi cho các cấp quản lý, doanh nghiệp, các điểm đến làm căn
cứ và áp dụng cho định hướng phát triển cụ thể sau này.
Phụ lục 3: Các di tích được
công nhận trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
a. Di tích cấp quốc gia đặc biệt
Di tích kiến trúc nghệ thuật và khảo
cổ Tháp Hòa Lai (huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận) và Di tích kiến trúc nghệ
thuật Tháp Pô Klong Garai (TP. Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận) được Thủ
tướng Chính phủ xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt tại Quyết định số
2499/QĐ-TTg ngày 22/12/2016.
b. Di tích cấp quốc gia
Stt
|
Tên di tích
|
Địa chỉ
|
Loại hình
|
Số quyết định
|
Ngày cấp bằng
|
01
|
Bẫy Đá PiNăng Tắc
|
Phước Bình - Bác Ái
|
Lịch sử cách mạng
|
1140/1992/QĐ - BVHTT
|
31/08/1992
|
02
|
Tháp PôRôMê
|
Phước Hữu - Ninh Phước
|
Kiến trúc nghệ thuật
|
1140/1992/QĐ- BVHTT
|
31/08/1992
|
03
|
Đình Vạn Phước
|
Phước Thuận - Ninh Phước
|
Kiến trúc nghệ thuật
|
01/1999/QĐ-BVHTT
|
04/01/1999
|
04
|
Đình Đắc Nhơn
|
Nhơn Sơn - Ninh Sơn
|
Kiến trúc nghệ thuật
|
01/1999/QĐ-BVHTT
|
04/01/1999
|
05
|
Đình Dư Khánh
|
TTr. Khánh Hải - Ninh Hải
|
Kiến trúc nghệ thuật
|
01/1999/QĐ-BVHTT
|
04/01/1999
|
06
|
Đình Văn Sơn
|
P. Văn Hải, TP. PR - TC
|
Kiến trúc nghệ thuật
|
01/1999/QĐ-BVHTT
|
04/01/1999
|
07
|
Đình Thuận Hòa
|
Phước Thuận - Ninh Phước
|
Kiến trúc nghệ thuật
|
04/2001/QĐ-BVHTT
|
19/01/2001
|
08
|
Đình Khánh Nhơn
|
Nhơn Hải - Ninh Hải
|
Kiến trúc nghệ thuật
|
39/2002/QĐ-BVHTT
|
30/12/2002
|
09
|
Miếu Xóm Bánh
|
P. Đài Sơn, TP. PR -TC
|
Kiến trúc nghệ thuật
|
39/2002/QĐ-BVHTT
|
30/12/2002
|
10
|
Đình Tấn Lộc
|
P. Tấn Tài, TP. PR - TC
|
Kiến trúc nghệ thuật
|
05/2005/QĐ-BVHTT
|
08/03/2005
|
11
|
Chùa Ông
|
P. Kinh Dinh, TP. PR - TC
|
Kiến trúc nghệ thuật
|
1252/QĐ-BVHTTDL
|
14/4/2011
|
12
|
Đình Tri Thủy
|
Tri Hải - Ninh Hải
|
Kiến trúc nghệ thuật
|
1252/QĐ-BVHTTDL
|
14/4/2011
|
13
|
Lễ Bỏ mả của người Raglai tỉnh
Ninh Thuận
|
Xã Phước Chiến, huyện
Thuận Bắc.
|
Tập quán xã hội
|
4609/QĐ-BVHTTDL
|
30/10/2018
|
14
|
Ka tê
|
Cộng đồng Chăm Bàlamon
|
Lễ hội truyền thống
|
2459/QĐ-BVHTTDL
|
ngày 20/6/2017
|
15
|
Gốm Bàu Trúc
|
Bàu trúc, Phước Dân, Ninh Phước
|
Nghề thủ công truyền thống
|
2459/QĐ-BVHTTDL
|
ngày 20/6/2017
|
16
|
Vịnh Vĩnh Hy
|
Xã Vĩnh Hải, huyện Ninh
Hải.
|
Danh lam Thắng cảnh
|
Quyết định số
44/QĐ-BVHTTDL
|
7/1/2020
|
17
|
Lễ Cầu Ngư
|
Các huyện ven biển
|
Lễ hội truyền thống
|
4604/QĐ-BVHTTDL
|
20/12/2019
|
c. Di tích cấp tỉnh
Stt
|
Tên di tích
|
Địa chỉ
|
Loại hình
|
Số quyết định
|
Ngày cấp bằng
|
01
|
Đồn Tà Lú - Ma Ty
|
Phước Đại - Bác Ái
|
Lịch sử cách mạng
|
1170/1999/QĐ-UB
|
16/04/1999
|
02
|
Đền PôINư - NưGar
|
Phước Hữu - Ninh Phước
|
Kiến trúc tôn giáo, tín ngưỡng
|
1170/1999/QĐ-UB
|
16/04/1999
|
03
|
Núi Cà Đú
|
TTr. Khánh Hải - Ninh Hải
|
Lịch sử cách mạng
|
1170/1999/QĐ-UB
|
16/04/1999
|
04
|
Núi Tà Năng
|
Phước Đại -Bác Ái
|
Lịch sử cách mạng
|
1102/QĐ
|
12/03/2002
|
05
|
Đình Từ Tâm
|
Phước Hải - Ninh Phước
|
Kiến trúc nghệ thuật
|
111/2003/QĐ-UB
|
26/09/2003
|
06
|
Đình Ninh Quý
|
Phước Sơn - Ninh Phước
|
Kiến trúc nghệ thuật
|
111/2003/QĐ-UB
|
26/09/2003
|
07
|
Lăng Ông Hải Chử
|
P. Đông Hải, TP. PR - TC
|
Kiến trúc nghệ thuật
|
111/2003/QĐ-UB
|
26/09/2003
|
08
|
Đề Pô xe lửa Tháp Chàm
|
P. Đô Vinh, TP. PR - TC
|
Lịch sử cách mạng
|
111/2003/QĐ-UB
|
26/09/2003
|
09
|
Căn cứ 7 (CK 7)
|
Nhị Hà -Thuận Nam
|
Lịch sử cách mạng
|
185/2005/QĐ-UB
|
19/05/2005
|
10
|
Cây Me Bảo An
|
P. Bảo An, TP. PR - TC
|
Lịch sử cách mạng
|
185/2005/QĐ-UB
|
19/05/2005
|
11
|
Đình Lạc Nghiệp
|
Phước Diêm - Thuận Nam
|
Kiến trúc nghệ thuật
|
185/2005/QĐ-UB
|
19/05/2005
|
12
|
Đình Tây Giang
|
P. Đông Hải, TP. PR - TC
|
Kiến trúc nghệ thuật
|
185/2005/QĐ-UB
|
19/05/2005
|
13
|
Nhà số 30 Nguyễn Du
|
P. Bảo An, TP. PR - TC
|
Lịch sử cách mạng
|
185/2005/QĐ-UB
|
19/05/2005
|
14
|
Đình Nhơn Hội
|
P. Đô Vinh, TP. PR - TC
|
Kiến trúc nghệ thuật
|
185/2005/QĐ-UB
|
19/05/2005
|
15
|
Chùa Kim Sơn
|
Tri Hải - Ninh Hải
|
Kiến trúc tôn giáo
|
252/2005/QĐ-UB
|
02/08/2005
|
16
|
Đình Mỹ Tường
|
Nhơn Hải -Ninh Hải
|
Kiến trúc nghệ thuật
|
252/2005/QĐ-UB
|
02/08/2005
|
17
|
Núi Hòn Dồ
|
Nhơn Hải - Ninh Hải
|
Lịch sử cách mạng
|
363/QĐ-UB
|
30/01/2007
|
18
|
Nhà Nguyễn Hữu Hương
|
P. Bảo An, Tp. PR - TC
|
Lịch sử cách mạng
|
363/QĐ-UB
|
30/01/2007
|
19
|
Chùa Thiên Tràng
|
Nhơn Hải - Ninh Hải
|
Kiến trúc tôn giáo, tín ngưỡng
|
3097/QĐ-UBND
|
07/08/2007
|
20
|
Miếu Mỹ Phong
|
Thanh Hải - Ninh Hải
|
Kiến trúc nghệ thuật
|
3097/QĐ-UBND
|
07/08/2007
|
21
|
Đình Hiệp Kiết
|
Công Hải - Thuận Bắc
|
Kiến trúc tôn giáo, tín
ngưỡng
|
6782/QĐ-UBND
|
14/11/2008
|
22
|
Đình An Xuân
|
Xuân Hải - Ninh Hải
|
Kiến trúc nghệ thuật
|
6782/QĐ-UBND
|
14/11/2008
|
23
|
Đình Mỹ Phương
|
Phương Hải - Ninh Hải
|
Kiến trúc tôn giáo
|
120/QĐ-UBND
|
12/01/2010
|
24
|
Đình Nhơn Sơn
|
P. Văn Hải, Tp. PR - TC
|
Kiến trúc nghệ thuật
|
87/QĐ-UBND
|
10/01/2011
|
25
|
Đình Trường Sanh
|
Phước Hậu - Ninh Phước
|
Kiến trúc nghệ thuật
|
87/QĐ-UBND
|
10/01/2011
|
26
|
Miếu Mỹ Ngọc
|
Nhơn Hải - Ninh Hải
|
Kiến trúc nghệ thuật
|
87/QĐ-UBND
|
10/01/2011
|
27
|
Đình Ninh Chử
|
Khánh Hải-Ninh Hải
|
Kiến trúc nghệ thuật
|
2855/QĐ-UBND
|
27/12/2011
|
28
|
Đền thờ Đức Thánh Trần
|
Phường Phủ Hà, Tp.PR - TC
|
Kiến trúc nghệ thuật tôn giáo
|
500/QĐ-UBND
|
13/3/2014
|
29
|
Đình Khánh Hội
|
Tri Hải – Ninh Hải
|
Kiến trúc nghệ thuật
|
15/QĐ-UBND
|
05/01/2015
|
30
|
Hò Bả Trạo trong Lễ hội
cầu ngư đình, lăng Mỹ Nghĩa
|
Phường Mỹ Đông – Tp.PR-TC
|
Di sản văn hóa phi vật thể
|
655/QĐ-UBND
|
24/3/2015
|
31
|
Đình Kinh Dinh
|
Phường Kinh Dinh – tp.
PR-TC
|
Kiến trúc nghệ thuật
|
2290/QĐ-UBND
|
20/10/2015
|
32
|
Múa Náp tại Lăng thần Nam
Hải thôn Mỹ Tân
|
Xã Thanh Hải, huyện Ninh
Hải
|
Di sản văn hóa phi vật thể
|
2402/QĐ-UBND
|
27/10/2015
|
33
|
Miếu Hòa Xuân
|
Phường Đạo Long -– tp.
PR-TC
|
Kiến trúc nghệ thuật
|
2265/QĐ-UBND
|
16/9/2016
|
34
|
Đình Đạo Long
|
Phường Đạo Long -– tp.
PR-TC
|
Kiến trúc nghệ thuật
|
2269/QĐ-UBND
|
16/9/2016
|
35
|
Lăng Thần Nam Hải thôn
Vĩnh Hy
|
Xã Vĩnh Hải – huyện Ninh
Hải
|
Lịch sử cách mạng
|
3155/QĐ-UBND
|
20/12/2016
|
36
|
Đình Tấn Tài
|
Phường Tấn Tài - tp. PR-TC
|
Kiến trúc nghệ thuật
|
3156/QĐ-UBND
|
20/12/2016
|
37
|
Khu tập trung Bà Râu,
|
Xã lợi Hải, huyện Thuận
bắc
|
Lịch sử cách mạng
|
83/QĐ-UBND
|
16/01/2018
|
38
|
Miếu Thanh Minh
|
Xã nhơn hải, huyện Ninh
Hải
|
Kiến trúc nghệ thuật
|
849/QĐ-UBND
|
25/5/2018
|
39
|
Đình Mỹ Phước
|
(P. Mỹ Bình). TP. PRTC
|
Kiến trúc nghệ thuật
|
1424/QĐ-UBND
|
30/8/2018
|
40
|
Vịnh Vĩnh Hy
|
Xã Vĩnh Hải, huyện Ninh
Hải.
|
Danh lam Thắng cảnh
|
1431/QĐ-UBND
|
31/8/2018
|
41
|
Hang Rái
|
Xã Vĩnh Hải, huyện Ninh
Hải.
|
Danh lam Thắng cảnh
|
1432/QĐ-UBND
|
31/8/2018
|
42
|
Miếu Đông Sơn
|
Phường văn hải, PRTC
|
Kiến trúc nghệ thuật
|
1499/QĐ-UBND
|
12/9/2018
|
43
|
Di tích Ấp Nam
|
Xã An Hải, huyện Ninh Phước,
tỉnh Ninh Thuận
|
Lịch sử cách mạng
|
09/QĐ-UBND
|
05/01/2019
|
44
|
Đình Mỹ Nhơn
|
Xã Bắc Phong, huyện Thuận Bắc
|
Kiến trúc nghệ thuật
|
1672/QĐ-UBND
|
11/10/2019
|
45
|
Thảm sát Thạnh Đức
|
Xã Phước Ninh, huyện Thuận Nam
|
Di tích lịch sử
|
654/QĐ-UBND
|
07/5/2020
|
Phụ lục 4: Danh mục các dự
án, quy hoạch lĩnh vực du lịch từ năm 2012 đến nay
a. Theo thống kê của Sở Kế
hoạch và Đầu tư đến tháng 3/2021
STT
|
Tên Dự án
|
Tên Công ty/Doanh nghiệp
|
Địa điểm đầu tư
|
Quy mô diện tích (ha)
|
Tổng vốn đăng ký (tỷ đồng)
|
Ngày chấp thuận
|
Tiến độ được phê duyệt
|
Tiến độ triển khai thực tế
|
|
Dự án đã cấp GCNĐT và QĐCT
|
56
|
|
1.867,7
|
29.930,8
|
|
|
|
I/
|
Các dự án đi vào hoạt
động:
|
23
|
|
182,5
|
3.679,5
|
|
|
|
1
|
Khu du lịch cao cấp Núi
Chúa
|
Công ty Cổ phần Nam Núi
Chúa
|
Thôn Vĩnh Hy, xã Vĩnh Hải,
huyện Ninh Hải
|
93,6
|
1.556,0
|
29/10/2008 lần 6
16/12/2016
lần 7 29/01/2019
|
24 tháng kể từ ngày cấp
Giấy CNĐT
|
Đã hoàn thành và đưa vào
các hạng mục công trình giai đoạn 1 và đang thi công tiếp tục các hạng mục
của giai đoạn còn lại
|
2
|
Khai thác khu du lịch sinh
thái Nam Núi Chúa
|
Công ty Cổ phần quản lý
Nam Núi Chúa
|
Thôn Vĩnh Hy, xã Vĩnh Hải,
huyện Ninh Hải
|
0,0
|
375,0
|
25/10/2012
9/6/2014
|
Đưa dự án vào hoạt động
01/4/2013
|
Đưa dự án vào hoạt động
2013
|
3
|
Khu du lịch Hoàn Cầu
|
Công ty TNHH Thương mại,
Dịch vụ Hoàn Cầu
|
Đường Yên Ninh, thành phố Phan
Rang Tháp Chàm
|
8,2
|
80,0
|
5/12/2000
|
|
Đã hoàn thành đưa vào hoạt
động
|
4
|
Khu du lịch Long Thuận
|
Công ty TNHH Thương mại và
Xây dựng Sơn Long Thuận
|
Đường Yên Ninh, phường Mỹ
Hải, thành phố Phan Rang Tháp Chàm
|
6,0
|
509,0
|
26/9/2008
cấp
lần 7:
14/11/2016
lần
9 5/4/2019
|
Hoàn thành đưa toàn bộ dự
án vào hoạt động trong tháng 12/2015
|
Đã hoàn thành giai đoạn 1,
đang xây dựng giai đoạn 2
|
5
|
Khu du lịch Sài Gòn-Ninh
Chữ
|
Công ty Cổ phần du lịch
Sài Gòn-Ninh Chữ
|
Khánh hải-Ninh hải
|
6,5
|
117,0
|
2003
|
Dự án đã hoạt động năm
2005, giai đoạn 2 chưa thực hiện.
|
Dự án đã hoạt động năm
2005, giai đoạn 2 đang thực hiện.
|
6
|
Khu du lịch biển Hoàng Anh
|
Công ty TNHH Minh Hoàng Anh
|
Bình Sơn-Ninh Chữ
|
2,0
|
74,7
|
22/09/2003
6/01/2021
|
2 năm từ 2004 đến 2005
|
Đã đi vào hoạt động; giai đoạn
2 đang thực hiện.
|
7
|
Khu du lịch Đen Giòn
|
Công ty Cổ phần Đồng Thuận
|
Bãi biển Bình Sơn
|
6,9
|
212
|
2001-04cấp lần đầu
23/11/2018
|
|
Hoạt động giai đoạn 1 năm
2005, đang đầu tư, nâng cấp, mở rộng thêm giai đoạn 2.
|
8
|
Khách sạn Vỹ Triều
|
Công ty TNHH Thương mại
Thái Phong
|
Xã Mỹ Hải
|
0,1
|
13,0
|
20/6/2008
|
10 tháng kể từ ngày cấp
Giấy CNĐT
|
Đã đi vào hoạt động (là
Trụ sớ Ban quản lý điện hạt nhân)
|
9
|
Khách sạn, nhà hàng cao
cấp Blue Sky
|
Công ty TNHH Bầu Trời Xanh
|
Nhà văn hóa cũ
|
0,4
|
65,0
|
30/7/2009
|
17 tháng kể từ ngày cấp
Giấy CNĐT
|
Đã đi vào hoạt động
|
10
|
Khu Đô thị Du lịch biển
Bình Sơn
|
C.ty CP ĐT BĐS Thành Đông
|
Phường Mỹ Bình và P.Mỹ Hải,
Tp.PR- TC
|
24,7
|
452,0
|
09/11/2010
|
09/11/2010
|
Đối với khu công viên biển
đã hoàn thành đưa vào sử dụng; đối với khu vực còn lại (4,5 ha) đang tiếp tục
triển khai.
|
11
|
Khu đón tiếp và dịch vụ du
lịch Vĩnh Hy
|
Công ty TNHH Phát Hoàng Long-
Ninh Thuận
|
Thôn Vĩnh Hy, xã Vĩnh Hải,
Ninh Hải
|
0,9
|
28,5
|
19/3/2011;
23/4/2012 2310/2017
|
24 tháng kể từ ngày cấp
Giấy CNĐT
|
Đã đi vào hoạt động,
|
12
|
Nhà hàng, khách sạn Châu
Thành
|
Công ty TNHH Thương mại và
Dịch vụ Toàn Phương
|
Đường 16/4, phường Mỹ Bình
|
0,4
|
67,0
|
8/9/2011
7/11/2012 27/6/2016
|
24 tháng kể từ ngày cấp
GCNĐT điều chỉnh lần 2
|
Đã đi vào hoạt động; tuy
nhiên chưa đáp ứng quy mô;
|
13
|
Khu du lịch nghỉ dưỡng
Ngân Hàng
|
Chi nhánh Ngân Hàng Nông
nghiệp tỉnh Ninh Thuận
|
Bình Sơn- Ninh Chữ
|
1,9
|
50,0
|
03/01/2005
|
Khởi công dự án trong vòng
6 tháng kể từ ngày được giao đất
|
Đã đi vào hoạt động quý
|
14
|
Khu du lịch Hòn Cò – Cà Ná
|
Công ty TNHH Khu du lịch
Hoàn Mỹ
|
Xã Cà Ná, huyện Thuận Nam
|
2,3
|
110,0
|
24/03/2015
|
Hoàn thành đưa vào hoạt
động trong tháng 9/2015
|
Đã đi vào hoạt động
|
15
|
Khách sạn – Nhà hàng Sài
Gòn Champa
|
Công ty Cổ phần Đào tạo và
Phát triển du lịch Nam Trung Bộ
|
Mỹ Bình, TP.PRTC
|
0,1
|
23
|
15/11/2016
|
|
Đã đi vào hoạt động
|
16
|
Khách sạn Minh Quang
|
Công ty TNHH Khách sạn
Minh Quang
|
Phường Mỹ Hải, Tp. PR- TC
|
0,04
|
15
|
16/06/2016
|
Hoàn thành dưa dự án vào
hoạt động trong vòng 12 tháng kể từ ngày Quyết định chủ trương đầu tư
|
Dự án đã hoạt động
|
17
|
Khu du lịch sinh thái nghĩ
dưỡng và sản xuất nước khoáng
|
Công ty Cổ phần Thương
mại, Dịch vụ và sản xuất Krongpha
|
Thị trấn Tân Sơn, huyện
Ninh Sơn
|
11,6
|
23,0
|
01/7/2008
04/5/2011
02/7/2013
7/12/2015
|
24 tháng kể từ ngày cấp
Giấy CNĐT
|
Đã đưa vào hoạt động nhưng
chưa đáp ứng quy mô
|
18
|
Khu vui chơi, giải trí và
kết hợp với văn hóa ẩm thực
|
Công ty TNHH Thuận Thảo
|
Khu công viên trung tâm
thành phố Phan Rang Tháp Chàm
|
0,3
|
18
|
01/07/2016
lần 9/01/2019
|
24 tháng kể từ ngày cấp
Giấy CNĐT
|
Dự án đã hoạt động; hiện
nay Công ty đang thực hiện các thủ tục đất đai, và thủ tục khác có liên quan
giai đoạn II
|
19
|
Dự án Khách sạn Sunrise
|
Công ty TNHH Thương mại
Dịch vụ và Du lịch Phúc Thuận Thảo
|
tại đường Yên Ninh, thị
trấn Khánh Hải, huyện Ninh Hải
|
0,08
|
30
|
9/10/2017
|
Hoàn thành dưa dự án vào
hoạt động trong vòng 20 tháng kể từ ngày Quyết định chủ trương đầu tư
|
Dự án đã hoạt động
|
20
|
Khu du lịch Hoàn Mỹ
|
Công ty TNHH Khu du lịch
Hoàn Mỹ
|
Bình Sơn
|
1,9
|
45,0
|
26/6/2007
|
24 tháng kể từ ngày cấp
Giấy CNĐT
|
Đã đưa vào hoạt động
|
21
|
Trạm dừng nghỉ chân
|
Cty TNHH Anh Lợi
|
Xã Lâm Sơn, huyện Ninh Sơn
|
0,5
|
6,0
|
23/02/2012
30/11/2018
lần
2
26/02/2021
|
18 tháng kể từ ngày cấp
Giấy CNĐT
|
Đến nay đã hoàn thành xây
dựng và đưa vào hoạt động
|
22
|
Nhà máy cấp nước các Khu
du lịch phía Bắc tỉnh NT
|
Công ty Cổ phần Thành Trung Ninh Thuận
|
Xã Công Hải, Thuận Bắc.
|
14,0
|
61,6
|
10/9/2010;
20/01/2012
|
15 tháng kể từ ngày cấp
Giấy CNĐT
|
Đã xây dựng cơ bản hoàn
thành, đã hoạt động.
|
23
|
Dự án Green Hotel
|
Công ty TNHH Tân Lộc
|
tại đường 16 tháng 4,
phường Mỹ Hải, thành phố Phan Rang – Tháp Chàm
|
0.154,4
|
36
|
07/08/2017
|
Hoàn thành dưa dự án vào
hoạt động trong vòng 24 tháng kể từ ngày Quyết định chủ trương đầu tư
|
Dự án đã hoạt động
|
II/
|
Các dự án đã triển khai
thi công:
|
13
|
|
1.207,9
|
16.374,3
|
|
|
|
1
|
Resort Spa nho, trang trại
trồng nho, nhà máy rượu vang nho Ninh Thuận
|
Công ty Cổ phần Smart
Argard Việt Nam
|
Thôn Mỹ Hòa, xã Vĩnh Hải
|
38,90
|
250
|
13/5/2009
31/12/2013
|
03 năm kể từ ngày cấp
GCNĐT điều chỉnh
|
Dự án đã khởi công ty
nhiên vướng bồi thường và Coongty đã chuyển kinh phí tạm ứng trước tiền sử
dụng đất cho Tỉnh để bố trí kinh phí chi trả tiền hỗ trợ về đất cho UBND xã
Vĩnh Hải; đang khởi công xây dựng lại
|
2
|
Khu Du lịch Bình Tiên
|
Công ty Cổ phần Đầu tư và
Du lịch Bình Tiên
|
Công Hải, Thuận Bắc
|
190,5
|
2.597,0
|
08/8/2005
15/10/2009
|
Giai đoạn 1: từ 8/8/2005
đến 12/2011; Giai đoạn 2: Từ 2012 đến 9/2014
|
Thực hiện theo tiến độ gia
hạn sử dụng đất; đang đẩy nhanh tiến độ
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3
|
Ninh Chữ Sailing Bay
|
CÔNG TY CỔ PHẦN NINH CHỮ BAY
|
Thôn Khánh Hội, Tri Hải,
Ninh Hải
|
10,9
|
2.389,0
|
28/5/2008
20/01/2011
28/01/2016
30/6/2020
|
36 năm kể từ ngày cấp điều
chỉnh ngày 30/6/2020
|
Đang hoàn tất các thủ tục
pháp lý theo tiến độ mới;
|
4
|
Khu du lịch sinh thái cao
cấp Núi chúa
|
Công ty Cổ phần Thành
Trung Ninh Thuận
|
Xã Vĩnh Hải, có 4,98 ha thuộc
địa bàn xã Công Hải, huyện Thuận Bắc
|
90,5
|
379,4
|
29/7/2008
20/01/2012
06/5/2013
|
4 năm kể từ ngày cấp Giấy
CNĐT
|
đang thực hiện theo tiến
độ được gia hạn
|
5
|
Khu du lịch nghỉ dưỡng Hồ
Ba Bể
|
Công ty Cổ phần Sơn Hải
|
Phước Dinh, Thuận Nam
|
47,7
|
120,0
|
06/3/2009; 1/8/2011; 12/6/2014; 27/4/2015 11/4/2017
|
Hoàn thành xây dựng đưa
vào hoạt động trong vòng 36 tháng kể từ ngày cấp Giấy CNĐT điều chỉnh lần 2.
|
Vướng đền bù giải phóng
mặt bằng đã hoàn thiện san lắp mặt bằng, xây dựng tường rào một số hạng mục
công trình khác
|
6
|
Khách sạn du lịch biển
|
Công ty Cổ phần Đầu tư Thương
mại, Dịch vụ Điện lực
|
Xã Mỹ Hải
|
3,0
|
146,5
|
21/5/2008
12/12/2013
14/7/2017
|
hoàn thành xây dựng đưa
vào hoạt động trong năm 2010
|
Các thủ tục đã cơ bản hoàn
thành; tuy nhiên chưa thực hiện thủ tục thuê đất và cấp phép xây dựng; tiến
độ thực hiện dự án chậm và vướng bồi thường giải phóng mặt bằng
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
7
|
Khu du lịch sinh thái Bãi
Thùng
|
Công ty TNHH Minh Thành
|
Thôn Vĩnh Hy, xã Vĩnh Hải
|
19,5
|
170,0
|
14/10/2009
|
02 năm kể từ ngày cấp Giấy
CNĐT
|
Đã hoàn thành các thủ tục
pháp lý; đang xây dựng tuy nhiên tiến độ chậm
|
8
|
Dự án Khu du lịch Mũi Dinh
|
Công ty Cổ phần Mũi Dinh
EcoPark
|
xã Phước Dinh, huyện Thuận
Nam.
|
766,0
|
4.725,0
|
24/04/2017
|
Giai đoạn I thực hiện
trong vòng 36 tháng; Giai đoạn II đưa vào hoạt động trong vòng 24 tháng sau
khi hoàn thành giai đoạn I
|
Hiện nay Công ty đang thực
hiện các thủ tục đất đai, và thủ tục khác có liên quan
|
9
|
Sunbay Park Hotel&Resort
|
Công ty Cổ phần Sunbay Ninh Thuận
|
Phường Mỹ Bình, thành phố PR-TC
|
3,60
|
4.779,0
|
7/17/2019
|
Hoàn thành đưa vào hoạt
động trong tháng 10/2022
|
Đang t ập trung xây dựng;
đến nay đã xây dựng đến tầng 10
|
10
|
Trung Tâm DVTM, nhà
hàng-khách sạn Quê Hương
|
Công ty TNHH một thành
viên Quê Hương
|
Mỹ Hải, Tp.PR- TC
|
1,0
|
100,0
|
13/7/2006'30/01
/201317/01/201
7
9/3/2018
|
20 tháng kể từ ngày được
cấp GCNĐT điều chỉnh lần 01
|
Đã hoàn tất các thủ tục
pháp lý; đã xây dựng phần thô 5 căn villa
|
11
|
Khu nghỉ dưỡng cao cấp
Aminia Ninh Chữ
|
Công ty CP Thương mại và
Dịch vụ Aminia Ninh Chữ
|
Thị trấn Khánh Hải, huyện
Ninh Hải
|
3,2
|
249,4
|
9/12/2011;
cấp điều chỉnh lần 2 ngày 10/8/2018
|
30 tháng kể từ ngày cấp
Giấy CNĐT
|
Đã hoàn tất thủ tục đất
đai, xây dựng, môi trường; đã hoàn thành xây dựng phần thô 30 căn villa; đang
đẩy nhanh tiến độ
|
12
|
Khu du lịch sinh thái nghỉ
dưỡng cao cấp Hòn Đỏ
|
Công ty Cổ phần Đầu tư và
Phát triển Hòn Đỏ
|
Xã Thanh Hải, huyện Ninh
Hải
|
33,0
|
459,0
|
9/12/2011
17/10/2017
|
48 tháng kể từ ngày cấp
Giấy CNĐT
|
đã cơ bản hoàn thành các
thủ tục; đã xây dựng tuyến đường trục chính và các Công trình phụ trợ
|
13
|
Khu dịch vụ ẩm thực Hoa
Thiên Lý
|
Công ty TNHH Thương mại và
Dịch vụ Hoa Thiên Lý
|
phường Mỹ Bình , thành phố
Phan Rang – Tháp Chàm
|
0,15
|
10
|
43287
|
Hoàn thành xây dựng đưa dự
án vào hoạt động trong vòng 18 tháng kể từ ngày có Quyết định chủ trương đầu
tư
|
Đã xây dựng các hạng mục
công trình.
|
III/
|
Các dự án chưa thi công:
|
20
|
|
477,3
|
9.877,0
|
-
|
-
|
-
|
1
|
Khu du lịch sinh thái ,
nghỉ dưỡng Sơn Long Thuận
|
Công ty TNHH Thương mại và
Xây dựng Sơn Long Thuận
|
Thôn Vĩnh Hy, xã Vĩnh Hải,
Ninh Hải
|
50,0
|
250,0
|
15/3/2011
|
48 tháng kể từ ngày cấp
Giấy CNĐT
|
Đang tiến hành các thủ tục
còn lại; chưa khởi công xây dựng.
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2
|
Khu du lịch, khách sạn và
giải trí phức hợp Khánh Hải
|
Công ty TNHH Thanh Tâm
|
Khu hành chính huyện Ninh
Hải, Khánh Hải, Ninh Hải
|
6,15
|
1.500,0
|
23/5/2012
01/11/2017
|
Giai đoạn I thực hiện
trong vòng 24 tháng kể từ ngày cấp Giấy CNĐT điều chỉnh lần 1;
|
Dự án vướng bồi thường
giải phóng mặt bằng; đang thỏa thuận để thực hiện dự án
|
3
|
KDL nghỉ dưỡng Phước Tân
|
Công ty TNHH Phước Tân Phan Rang
|
Xã Phước Thành, Phước Đại,
Bác Ái
|
185,0
|
20,0
|
25/5/2012 28/01/2015
|
Tháng 11/2015 khởi công,
tháng 11/2016 hoàn thành công trình
|
Đang hoàn tất thủ tục đất
đai, thuê môi trường rừng
|
4
|
Trung tâm dịch vụ du lịch
Hải Long
|
Công ty TNHH Du Lịch Hải
Long-Phan Rang
|
Phường Mỹ Hải, Tp. PR- TC
|
4,5
|
60,0
|
13/2/2014
|
Khởi công xây dựng vào
tháng 8/2014, hoàn thành dự án vào 10/2016
|
Đã ứng kinh phí cho công
tác giải phóng mặt bằng; hiện đang vướng bồi thường
|
5
|
Khu nghỉ dưỡng cao cấp
Vĩnh Hy
|
Công ty Cổ phần Đầu tư
Phát triển Syrena Việt Nam
|
Xã Vĩnh Hải, huyện Ninh
Hải
|
66,8
|
1.600
|
22/10/2015
|
Giai đoạn I thực hiện
trong vòng 48 tháng; Giai đoạn II đưa vào hoạt động trong vòng 32 tháng sau
khi hoàn thành giai đoạn I
|
Dự án vướng đất rừng và
đất Quốc phòng; hiện đang xin ý kiến của Thủ tướng Chính phủ
|
6
|
Dự án Khu Resort Vườn San
Hô
|
Công ty Cổ phần Vườn San
hô Vĩnh Hy
|
xã Vĩnh Hải, huyện Ninh
Hải;
|
48
|
320
|
25/05/2017
|
Giai đoạn I thực hiện
trong vòng 21 tháng (tháng 12/2018 đi vào hoạt động); Giai đoạn II đưa vào
hoạt động trong vòng 20 tháng sau khi hoàn thành giai đoạn I
|
Dự án vướng đất rừng và
hiện đang xin ý kiến của Thủ tướng Chính phủ
|
7
|
Khu du lịch sinh thái Bãi
Hõm
|
Công ty Cổ phần Gia Việt
|
xã Vĩnh Hải, huyện Ninh
Hải
|
45,7
|
200
|
02/10/2017
|
Hoàn thành dưa dự án vào
hoạt động trong vòng 48 tháng kể từ ngày Quyết định chủ trương đầu tư
|
Dự án đã được Thủ tướng
Chính phủ cho chuyển đổi đất rừng; hiện nay Công ty đang thực hiện các thủ
tục đất đai, và thủ tục khác có liên quan
|
8
|
Dự án Hoàng Nhân Resort
|
Công ty Cổ phần Đầu tư và
Xây dựng Hoàng Nhân
|
Đường Yên Ninh, phường Mỹ
Bình , thành phố Phan Rang – Tháp Chàm
|
0,7021
|
55
|
9/01/2018
|
Hoàn thành dưa dự án vào
hoạt động trong vòng 36 tháng kể từ ngày Quyết định chủ trương đầu tư
|
Hiện nay Công ty đang thực
hiện các thủ tục đất đai, và thủ tục khác có liên quan
|
9
|
Dự án Khu du lịch sinh
thái Cà Ná Star
|
Công ty TNHH Du lịch Cà Ná
Star
|
Xã Phước Diêm, huyện Thuận
Nam
|
15
|
50
|
16/01/2018
|
Hoàn thành dưa dự án vào
hoạt động trong vòng 30 tháng kể từ ngày Quyết định chủ trương đầu tư
|
Hiện nay Công ty đang thực
hiện các thủ tục đất đai, và thủ tục khác có liên quan; hiện đang rà soát để
UBND tỉnh cho chủ trương về triển khai dự án
|
10
|
Khách sạn cao cấp kết hợp
nhà hàng ăn uống
|
Công ty TNHH Xăng dầu
Thiên Thuận Phước
|
Đường 16-4 phường Mỹ Bình
, thành phố Phan Rang – Tháp Chàm
|
0,072
|
40
|
27/9/2018
|
Hoàn thành dưa dự án vào
hoạt động trong vòng 24 tháng kể từ ngày Quyết định chủ trương đầu tư
|
Hiện nay Công ty đang thực
hiện các thủ tục đất đai, và thủ tục khác có liên quan
|
11
|
Khu dịch vụ văn hóa ẩm
thực kết hợp với trưng bày giới thiệu sản phẩm
|
Công ty TNHH Một Thành
Viên Hồng Đức – NT
|
phường Mỹ Bình , thành phố
Phan Rang – Tháp Chàm
|
0,139
|
10
|
21/11/2018
|
Hoàn thành xây dựng đưa dự
án vào hoạt động trong 18 tháng kể từ ngày có Quyết định chủ trương đầu tư
|
Quyết định chủ trương đầu
tư số 412/QĐ-UBND ngày 21/11/2018
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
12
|
Tổ hợp khách sạn, khu
thương mại, căn hộ du lịch Dubai Tower
|
Công ty Cổ phần Đầu tư
Quốc tế Dubai
|
tại phường Mỹ Hải, thành
phố Phan Rang – Tháp Chàm
|
2,2
|
3.009
|
31/01/2019
|
Hoàn thành xây dựng, đưa
dự án đi vào hoạt động trong 48 tháng kể từ ngày được cấp Quyết định chủ
trương đầu tư
|
Quyết định chủ trương đầu
tư số 45/QĐ-UBND ngày 31/01/2019
|
13
|
Khu du lịch nghỉ dưỡng cao
cấp Royal Ninh Thuận
|
Công ty TNHH Đầu tư – Phát
triển Royal Ninh Thuận
|
tại xã Phước Diêm, huyện
Thuận Nam
|
87,5
|
2.000
|
|
Hoàn thành xây dựng, đưa
dự án đi vào hoạt động trong 40 tháng kể từ ngày được cấp Quyết định chủ
trương đầu tư
|
Hiện nay Công ty đang thực
hiện các thủ tục đất đai, và thủ tục khác có liên quan; vướng đất rừng
|
14
|
Khu Resort nghỉ dưỡng cao
cấp tiêu chuẩn Quốc tế 5 sao kết hợp với tuyến phố thương mại ẩm thực
|
Công ty Cổ phần Du lịch
Quốc tế Ninh Thuận
|
tại thị trấn Khánh Hải, huyện
Ninh Hải
|
6,56
|
550
|
16/01/2019
|
Hoàn thành xây dựng đưa dự
án vào hoạt động trong 36 tháng kể từ ngày có Quyết định chủ trương đầu tư
|
Đã hoàn thành các thủ tục
pháp lý;
|
15
|
Khách sạn cao cấp kết hợp
nhà hàng ăn uống
|
Công ty TNHH Xăng dầu
Thiên Thuận Phước
|
Phường Mỹ Bình, tp. PR-TC
|
0,07
|
40
|
9/27/2018
|
Hoàn thành đưa vào hoạt
động trong tháng 8/2020
|
Đã hoàn thành các thủ tục
pháp lý;
|
16
|
Khu du lịch vịnh Mũi Dinh
|
Công ty TNHH Vịnh Mũi Dinh
|
xã Phước Dinh, huyện Thuận
Nam
|
10,00
|
30
|
12/6/2018
|
Hoàn thành đưa vào hoạt
động trong vòng 24 tháng kể từ ngày cấp Quyết định chủ trương đầu tư
|
Đã hoàn thành phê duyệt
nhiệm vụ quy hoạch hiện đang thực hiện các thủ tục pháp lý;
|
17
|
Khu dịch vụ ẩm thực
|
Công ty TNHH Thương mại và
Dịch vụ Công Luyn
|
Hồ điều hòa khu công viên
trung tâm, phường Mỹ Bình, thành phố PR-TC
|
0,19
|
20
|
3/6/2019
|
Hoàn thành đưa vào hoạt
động trong vòng 18 tháng kể từ ngày cấp QĐCT điều chỉnh lần 1
|
Đã hoàn thành các thủ tục
pháp lý;
|
18
|
Nhà hàng Hương Biển
|
Cty TNHH Panorama An Đông
|
phường Đông Hải, thành phố
PRTC
|
0,20
|
5
|
5/28/2019
|
Hoàn thành đưa vào hoạt
động trong vòng 12 tháng kể từ ngày cấp QĐCT
|
Đã hoàn thành các thủ tục
pháp lý;
|
19
|
Khách sạn cao cấp kết hợp
vườn ẩm thực
|
Công ty TNHH TM-DV và Du
lịch Như Mai Ninh Thuận
|
Đường 16/4, phường Mỹ Hải,
tp Phan Rang - Tháp Chàm
|
0,14
|
100
|
9/12/2019
|
Hoàn thành đưa vào hoạt
động trong tháng 08/2021
|
Đã hoàn thành các thủ tục
pháp lý;
|
20
|
Khu dịch văn hóa ẩm thực
Blue
|
Công ty TNHH Xây dựng và Thương
mại Hướng Dương
|
phường Mỹ Binh, tp. PR-TC
|
0,26
|
18
|
24/02/2020
|
Hoàn thành đưa vào hoạt
động trong vòng 18 tháng kể từ ngày cấp QĐCT
|
Đã hoàn thành các thủ tục
pháp lý;
|
b. Theo thống kê của Sở Xây
dựng tỉnh Ninh Thuận
Stt
|
Tên
|
Diện tích (ha)
|
Tình trạng
|
|
TỔNG CỘNG
|
5.451,40
|
|
|
CÁC DỰ ÁN KHU VỰC PHÍA BẮC
|
3.795,85
|
|
1
|
Khu du lịch Bình Tiên
|
108,48
|
Chưa xây dựng
|
2
|
Khu nghỉ dưỡng sinh thái
cao cấp Núi Chúa
|
106,20
|
Chưa xây dựng
|
3
|
Khu du lịch nghỉ dưỡng
Exotel
|
19,80
|
Chưa xây dựng
|
4
|
Khu Du lịch sinh thái nghỉ
dưỡng Hồ Ly Vọng
|
32,17
|
Chưa xây dựng
|
5
|
Khu Du lịch sinh thái Bãi
Thùng
|
19,60
|
Chưa xây dựng
|
6
|
Khu A Đô thị Sinh thái Núi
Chúa
|
672,96
|
Chưa xây dựng
|
7
|
Khu B Đô thị Sinh thái Núi
Chúa
|
245,00
|
|
8
|
Khu du lịch Bãi Cóc
|
9,90
|
Chưa xây dựng
|
9
|
Khu vực ven biển vịnh Vĩnh
Hy
|
234,00
|
Quy hoạch phân khu
|
10
|
Khu đón tiếp và Dịch vụ Du
lịch Vĩnh Hy
|
0,98
|
Chưa xây dựng
|
11
|
Khu Du lịch sinh thái Nam
Núi Chúa
|
48,66
|
Chưa xây dựng
|
12
|
Khu Du lịch nghỉ dưỡng Sơn
Long Thuận
|
49,88
|
Chưa xây dựng
|
13
|
Khu Du lịch nghỉ dưỡng
|
52,20
|
Dự kiến kêu gọi đầu tư
|
14
|
Phân khu hành chính dịch
vụ VQG Núi Chúa
|
8,20
|
Chưa xây dựng
|
15
|
Khu Du lịch sinh thái Vĩnh
Hải
|
380,00
|
Xin chủ trương lập Quy
hoạch
|
16
|
Phân khu bắc Khu đô thị
Thanh Hải
|
145,50
|
Dự kiến lập Quy hoạch Phân
khu
|
17
|
Khu đô thị Thanh Hải
|
1.505,00
|
Quy hoạch chung
|
18
|
Khu resort Spa Nho - Nhà
máy rượu nho
|
33,91
|
Chưa xây dựng
|
19
|
Khu Du lịch sinh thái nghỉ
dưỡng cao cấp Hòn Đỏ
|
35,00
|
Chưa xây dựng
|
20
|
Khu Du lịch và Trung tâm
thuyền buồm Vịnh Vĩnh hy
|
5,10
|
Chưa xây dựng
|
21
|
Khu Du lịch sinh thái biển
Thanh Tâm resort
|
6,10
|
Chưa xây dựng
|
22
|
Khu Du lịch Sài Gòn Ninh
Chữ
|
6,50
|
Đang hoạt động
|
23
|
Khu nghỉ dưỡng Phú Thuận
resort
|
4,40
|
Chưa xây dựng
|
24
|
Khu Du lịch nghỉ dưỡng
Thái Bình Dương
|
2,40
|
Đang hoạt động
|
25
|
Khu Du lịch nghỉ dưỡng cao
cấp Quế Mi - Ninh Chữ
|
3,19
|
Chưa xây dựng
|
26
|
Nhà khách UBND tỉnh -
Anise
|
2,00
|
Đang hoạt động
|
27
|
Khu Du lịch Con gà vàng
|
2,00
|
Đang hoạt động
|
28
|
Khu Du lịch Đen Giòn
|
5,00
|
Đang hoạt động
|
29
|
Khu du lịch Hoàn Cầu
|
8,20
|
Đang hoạt động
|
30
|
Khu du lịch Hoàn Mỹ
|
2,90
|
Đang hoạt động
|
31
|
Khu Du lịch nghỉ dưỡng
Ngân hàng Agribank (Ninh Thuận Retreat)
|
2,40
|
Đang hoạt động
|
32
|
Khu Đô thị Du lịch biển
Bình Sơn
|
24,77
|
Đang xây dựng
|
33
|
Khu Du lịch Sơn Long Thuận (Long Thuận Resort)
|
5,99
|
Đang hoạt động
|
34
|
Khu du lịch nghỉ dưỡng
Điện lực
|
3,00
|
Chưa xây dựng
|
35
|
Trung tâm Dịch vụ du lịch
Hải Long
|
4,47
|
Chưa xây dựng
|
|
CÁC DỰ ÁN KHU VỰC PHÍA NAM
|
1.655,55
|
|
1
|
Khu nghỉ dưỡng Công an
tỉnh
|
8,45
|
Chưa xây dựng
|
2
|
Trung tâm dã ngoại Thanh
thiếu niên
|
22,70
|
Chưa xây dựng
|
3
|
Quy hoạch Phân khu Phước
Dinh
|
568,00
|
Quy hoạch Phân khu
|
4
|
Khu du lịch chân núi Hồ Ba
Bể (Tanoyli)
|
3,70
|
Chưa xây dựng
|
5
|
Khu du lịch đỉnh núi Hồ Ba
Bể
|
5,00
|
Chưa xây dựng
|
6
|
Khu du lịch Vịnh Biển núi
Hồ Ba Bể
|
10,00
|
Chưa xây dựng
|
7
|
Cảng biển tổng hợp Cà Ná (Cảng
Dốc Hầm)
|
367,60
|
Đang xây dựng
|
8
|
Cảng Biển tổng hợp Cà Ná -
Phước Diêm
|
666,00
|
Quy hoạch chung
|
9
|
Trang trại Trúc Sơn Trang
|
4,10
|
Chưa xây dựng
|
Phụ lục 5: Kế hoạch phát
triển du lịch tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2021 - 2025
STT
|
Chỉ tiêu
|
Đơn vị tính
|
Kế hoạch giai đoạn
2021-2025
|
KH 2021
|
KH 2022
|
KH 2023
|
KH 2024
|
KH 2025
|
1
|
Doanh thu toàn ngành du
lịch
|
Tỷ
đồng
|
1.500
|
2.070
|
2.380
|
2.730
|
2.900
|
2
|
Số lượt khách
|
103 Người
|
2.500
|
2.800
|
3.000
|
3.200
|
3.600
|
2.1
|
- Khách quốc tế
|
"
|
200
|
252
|
300
|
352
|
432
|
2.2
|
- Khách nội địa
|
"
|
2.300
|
2.548
|
2.700
|
2.848
|
3.168
|
Nguồn: Kế hoạch phát triển
kinh tế - xã hội tỉnh Ninh Thuận 5 năm 2021 - 2025 Ban hành theo Quyết định số
458/QĐ-UBND ngày 30/12/2020 của UBND tỉnh Ninh Thuận.
Phụ lục 6: Các công thức
tính chỉ tiêu dự báo
* Công thức tính nhu cầu
phòng lưu trú:
Số phòng cần có
|
=
|
Số lượt khách * Số ngày lưu trú
|
365 * Công suất sử dụng phòng * Hệ số sử dụng chung phòng
|
* Số ngày khách lưu trú
Số ngày khách lưu trú = Khách lưu
trú * Số ngày lưu trú bình quân.
* Lao động ngành du lịch
Lao động ngành du lịch được tính
toán dựa trên công thức tính lao động du lịch theo TCVN 7801: 2000, cụ thể như
sau:
Lao động trực tiếp: LđTT = Plt *
Hlđ1
Lao động gián tiếp: LđGT = LđTT *
Hlđ2
Lao động ngành du lịch: LđDL = LđTT
+ LđGT
Trong đó: Hlđ1: Số lao động bình
quân trên 1 phòng lưu trú có thể xê dịch tuỳ thuộc vào các loại hình dịch vụ mà
các cơ sở lưu trú cung cấp, giá trị cao nhất khoảng 2,0. Các dịch vụ càng phong
phú đa dạng thì số lao động bình quân càng cao. Tuy nhiên, trong tương lai hệ
số này sẽ giảm dần do năng suất lao động tăng và sự hỗ trợ từ các công cụ mới.
Với Ninh Thuận, hệ số này được lấy giá trị từ 0,9-0,7 để đảm bảo phù hợp với
khả năng giải quyết việc làm và sự tiến bộ trong tương lai. Hlđ2: Hệ số giữa
lao động gián tiếp và trực tiếp (hệ số này được lấy trong khoảng giá trị từ 2,0
- 2,2, tại Ninh Thuận sử dụng hệ số 2,0).
Cụ thể như sau:
Stt
|
Hạng mục
|
Đv tính
|
2021
|
2023
|
2025
|
2027
|
2029
|
2030
|
1
|
Khách lưu trú
|
Nghìn lượt khách
|
650
|
800
|
1.200
|
2.000
|
3.500
|
4.500
|
2
|
Số ngày lưu trú bình quân
|
ngày
|
2,0
|
2,2
|
2,5
|
2,8
|
3,0
|
3,0
|
3
|
Số ngày khách lưu trú
|
Nghìn ngày khách
|
1.300
|
1.760
|
3.000
|
5.600
|
10.500
|
13.500
|
4
|
Nhu cầu buồng lưu trú của
Ninh Thuận
|
buồng
|
3.600
|
4.020
|
6.320
|
10.960
|
19.700
|
23.120
|
4.1
|
Hệ số chung buồng
|
buồng
|
2
|
2
|
2
|
2
|
2
|
2
|
4.2
|
Công suất buồng
|
|
50%
|
60%
|
65%
|
70%
|
73%
|
80%
|
5
|
Tổng số lao động du lịch
của Ninh Thuận
|
người
|
9.720
|
10.860
|
13.260
|
19.740
|
35.460
|
41.610
|
5.1
|
Hệ số lao động trực tiếp/buồng
|
người
|
0,90
|
0,90
|
0,70
|
0,60
|
0,60
|
0,60
|
5.2
|
Hệ số Lao động gián tiếp/
Lao động trực tiếp
|
người
|
2,00
|
2,00
|
2,00
|
2,00
|
2,00
|
2,00
|
5.3
|
Lao động trực tiếp
|
người
|
3.240
|
3.620
|
4.420
|
6.580
|
11.820
|
13.870
|
5.4
|
Lao động gián tiếp
|
người
|
6.480
|
7.240
|
8.840
|
13.160
|
23.640
|
27.740
|
1 Số liệu điều tra tổng dân số và nhà ở 01/4/2019, Thế Quang, Ủy ban
nhân dân tỉnh: Tổng kết công tác Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019,
bài đăng trên Báo Ninh Thuận ngày 14/10/2019.
4 Tổng hợp từ các Quy hoạch
phát triển kinh tế, xã hội vùng Nam Trung Bộ và tỉnh Ninh Thuận
5 Cổng thông tin điện tử Ninh Thuận, Ninh Thuận: Tiềm năng và triển vọng
phát triển du lịch, bài đăng ngày 21/11/2019.
6 Báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam, Bình
Thuận: Doanh thu từ khách du lịch đạt 15.110 tỷ đồng năm 2019, bài đăng
ngày 23/12/2019, truy cập ngày 13/5/2019.
7 Theo Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế,
xã hội tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020
8 https://baodauthau.vn/du-bao-co-4-tinh-mien-trung-tang-truong-grdp-tren-7-post94927.html
9 Huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận là địa điểm
nhạc sĩ Trần Tiến tìm cảm hứng và sáng tác ca khúc “giấc mơ Chapi” gắn với văn
hóa người Raglai Ninh Thuận.
10 Khách đến Ninh Thuận với mục đích chính là
tham quan, trải nghiệm Lễ hội Nho & Vang nho.
11 Tổ chức du lịch thế giới
12 Bong bóng du lịch: Hai nước có phương án mở
cửa biên giới nhằm tạo ra một “hành lang du lịch” hay còn gọi là “bong bóng du
lịch”. Công dân hai nước sẽ được đi lại giữa biên giới với thời gian cách ly
tối thiểu hoặc không cần cách ly nếu đến từ vùng đã kiểm soát được dịch bệnh.
13 Theo các Quy hoạch tổng thể kinh tế, xã hội
vùng và các tỉnh
14 Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng
Duyên hải Nam Trung Bộ và các số liệu thu thập khác.
15 Nguồn số liệu: Sở Văn hóa, Thể thao và Du
lịch tỉnh Ninh Thuận và Phòng Văn hóa - thông tin các huyện cung cấp.
16 Kết quả nghiên cứu thuộc Đề án “Nâng cao
năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch biển tỉnh Ninh Thuận”, 2018, Trường Đại
học Nha Trang.
19 Báo cáo số 389/BC-UBND ngày 10/12/2020 của
UBND tỉnh Ninh Thuận về kết quả việc thực hiện Nghị quyết số 07-NQ/TU ngày 10/4/2012
của Ban Thường vụ tỉnh ủy khóa XII về “Phát triển ngành du lịch Ninh Thuận đến
năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030” giai đoạn 2012-2020.
20 PCI: Mức độ cải cách trên từng lĩnh vực điều
hành, chất lượng giải quyết thủ tục hành chính, chất lượng nguồn nhân lực và cơ
sở hạ tầng tại Việt Nam.
21 Chiến lược marketing du lịch đến năm 2020 -
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, tr.18
22 Theo Nghị quyết số 115/NQ-CP ngày 31/8/2019
của Chính phủ về việc thực hiện một số cơ chế, chính sách đặc thù hỗ trợ tỉnh
Ninh Thuận phát triển kinh tế - xã hội, ổn định sản xuất, đời sống nhân dân
giai đoạn 2018 - 2023; KDLQG Ninh Chữ được mở rộng diện tích, bao gồm khu vực
ven biển kéo dài từ Bình Tiên đến Cà Ná, chiếm toàn bộ dải ven biển của tỉnh
Ninh Thuận.
23 Bao gồm các định hướng giao thông mới (các
tuyến bus du lịch) và các định hướng liên quan cập nhật từ Quy hoạch vùng tỉnh,
Điều chỉnh quy hoạch giao thông tỉnh Ninh Thuận.
Quyết định 555/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Đề án phát triển du lịch tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2030
Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh
Quyết định 555/QĐ-UBND ngày 03/10/2021 phê duyệt Đề án phát triển du lịch tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2030
1.837
|
NỘI DUNG SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Văn bản bị thay thế
Văn bản thay thế
Chú thích
Chú thích:
Rà chuột vào nội dụng văn bản để sử dụng.
<Nội dung> = Nội dung hai
văn bản đều có;
<Nội dung> =
Nội dung văn bản cũ có, văn bản mới không có;
<Nội dung> = Nội dung văn
bản cũ không có, văn bản mới có;
<Nội dung> = Nội dung được sửa đổi, bổ
sung.
Click trái để xem cụ thể từng nội dung cần so sánh
và cố định bảng so sánh.
Click phải để xem những nội dung sửa đổi, bổ sung.
Double click để xem tất cả nội dung không có thay
thế tương ứng.
Tắt so sánh [X] để
trở về trạng thái rà chuột ban đầu.
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
FILE ATTACHED TO DOCUMENT
|
|
|
Địa chỉ:
|
17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
|
Điện thoại:
|
(028) 3930 3279 (06 lines)
|
E-mail:
|
inf[email protected]
|
Mã số thuế:
|
0315459414
|
|
|
TP. HCM, ngày 31/05/2021
Thưa Quý khách,
Đúng 14 tháng trước, ngày 31/3/2020, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT đã bật Thông báo này, và nay 31/5/2021 xin bật lại.
Hơn 1 năm qua, dù nhiều khó khăn, chúng ta cũng đã đánh thắng Covid 19 trong 3 trận đầu. Trận 4 này, với chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, chắc chắn chúng ta lại thắng.
Là sản phẩm online, nên 250 nhân sự chúng tôi vừa làm việc tại trụ sở, vừa làm việc từ xa qua Internet ngay từ đầu tháng 5/2021.
Sứ mệnh của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là:
sử dụng công nghệ cao để tổ chức lại hệ thống văn bản pháp luật,
và kết nối cộng đồng Dân Luật Việt Nam,
nhằm:
Giúp công chúng “…loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu…”,
và cùng công chúng xây dựng, thụ hưởng một xã hội pháp quyền trong tương lai gần;
Chúng tôi cam kết dịch vụ sẽ được cung ứng bình thường trong mọi tình huống.
THÔNG BÁO
về Lưu trữ, Sử dụng Thông tin Khách hàng
Kính gửi: Quý Thành viên,
Nghị định 13/2023/NĐ-CP về Bảo vệ dữ liệu cá nhân (hiệu lực từ ngày 01/07/2023) yêu cầu xác nhận sự đồng ý của thành viên khi thu thập, lưu trữ, sử dụng thông tin mà quý khách đã cung cấp trong quá trình đăng ký, sử dụng sản phẩm, dịch vụ của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Quý Thành viên xác nhận giúp THƯ VIỆN PHÁP LUẬT được tiếp tục lưu trữ, sử dụng những thông tin mà Quý Thành viên đã, đang và sẽ cung cấp khi tiếp tục sử dụng dịch vụ.
Thực hiện Nghị định 13/2023/NĐ-CP, chúng tôi cập nhật Quy chế và Thỏa thuận Bảo về Dữ liệu cá nhân bên dưới.
Trân trọng cảm ơn Quý Thành viên.
Tôi đã đọc và đồng ý Quy chế và Thỏa thuận Bảo vệ Dữ liệu cá nhân
Tiếp tục sử dụng
Cảm ơn đã dùng ThuVienPhapLuat.vn
- Bạn vừa bị Đăng xuất khỏi Tài khoản .
-
Hiện tại có đủ người dùng cùng lúc,
nên khi người thứ vào thì bạn bị Đăng xuất.
- Có phải do Tài khoản của bạn bị lộ mật khẩu
nên nhiều người khác vào dùng?
- Hỗ trợ: (028) 3930.3279 _ 0906.229966
- Xin lỗi Quý khách vì sự bất tiện này!
Tài khoản hiện đã đủ người
dùng cùng thời điểm.
Quý khách Đăng nhập vào thì sẽ
có 1 người khác bị Đăng xuất.
Tài khoản của Quý Khách đẵ đăng nhập quá nhiều lần trên nhiều thiết bị khác nhau, Quý Khách có thể vào đây để xem chi tiết lịch sử đăng nhập
Có thể tài khoản của bạn đã bị rò rỉ mật khẩu và mất bảo mật, xin vui lòng đổi mật khẩu tại đây để tiếp tục sử dụng
|
|