ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH ĐỊNH
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 2654/QĐ-UBND
|
Bình Định, ngày
18 tháng 08 năm 2022
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH KẾ HOẠCH GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ NĂM 2022 THỰC HIỆN
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH
GIAI ĐOẠN 2021-2025
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính
quyền địa phương ngày 19/6/2015 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ
chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Quyết định số
90/QĐ-TTg ngày 18/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương
trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025;
Căn cứ Thông tư số
10/2022/TT-BLĐTBXH ngày 31/5/2022 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã
hội hướng dẫn giám sát, đánh giá Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền
vững giai đoạn 2021 - 2025;
Căn cứ Quyết định số
1877/QĐ-UBND ngày 13/6/2022 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về việc thành lập
Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Bình Định giai đoạn
2021-2025;
Căn cứ Quyết định số
2410/QĐ-UBND ngày 03/8/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện
Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Bình Định
giai đoạn 2021-2025;
Căn cứ Quyết định số
2479/QĐ-UBND ngày 09/8/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc điều chỉnh, bổ
sung kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021-2025
và kế hoạch năm 2022;
Theo đề nghị của Sở Lao động
- Thương binh và Xã hội tại Tờ trình số 205/TTr-SLĐTBXH ngày 12/8/2022.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch giám sát,
đánh giá năm 2022 thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững
trên địa bàn tỉnh Bình Định giai đoạn 2021-2025.
Điều 2.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Lao động
- Thương binh và Xã hội, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn, Y tế, Xây dựng, Thông tin và Truyền thông, Giáo dục và Đào tạo, Tư
pháp; Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh; Chủ tịch UBND các
huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm
thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- UBMTTQ Việt Nam tỉnh;
- Các cơ quan, đơn vị liên quan;
- Các TV BCĐ và Tổ CTGV tỉnh;
- CVP, PVPVX;
- Lưu: VT, K20.
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lâm Hải Giang
|
KẾ HOẠCH
GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ NĂM 2022 THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU
QUỐC GIA GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH GIAI ĐOẠN 2021-2025
(Ban hành kèm theo Quyết định số /QĐ-UBND ngày
/ /2022 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh)
I. MỤC ĐÍCH,
YÊU CẦU
1. Mục đích
Theo dõi, kiểm tra việc chấp
hành quy định về quản lý Chương trình, nắm chắc được kết quả và mức độ thực hiện
hệ thống các chỉ tiêu của Chương trình mục tiêu giảm nghèo bền vững của tỉnh
trong năm 2022 theo đúng quy định về quản lý chương trình.
2. Yêu cầu
- Hoạt động giám sát, đánh giá
kết quả thực hiện Chương trình có sự phối hợp chặt chẽ, thống nhất giữa các cấp,
các ngành và địa phương nơi được giám sát, đánh giá. Thông qua hoạt động giám
sát, đánh giá phản ánh đầy đủ, khách quan tình hình phát triển kinh tế-xã hội tại
địa phương và việc chăm lo đời sống cho hộ nghèo;
- Hoạt động giám sát, đánh giá
có sự tham gia cộng đồng dân cư, hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ thoát nghèo nhằm phản
ánh đầy đủ hiệu quả, hoặc những tồn tại, bất cập trong quá trình triển khai của
các dự án, chính sách giảm nghèo để có biện pháp tháo gỡ, hỗ trợ cho địa
phương, người dân thực hiện có hiệu quả các chính sách, dự án giảm nghèo bền vững
trên địa bàn.
II. NỘI DUNG
GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ
1. Nội
dung giám sát, đánh giá các chính sách hỗ trợ giảm nghèo chung
a) Chính sách tín dụng ưu đãi
cho hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng khác: Kết quả thực hiện chính sách
hỗ trợ tín dụng ưu đãi, hiệu quả tín dụng được triển khai giúp cho hộ nghèo, hộ
cận nghèo và các đối tượng khác tăng thu nhập, vươn lên thoát nghèo. Đánh giá
những tồn tại, vướng mắc trong quá trình thực hiện trên địa bàn.
b) Chính sách hỗ trợ bảo hiểm y
tế cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, người dân sinh sống tại huyện nghèo, xã đảo thụ
hưởng.
c) Chính sách hỗ trợ về giáo dục
đào tạo: Hỗ trợ miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập, chính sách hỗ trợ học
bổng ăn trưa, chính sách nội trú cho trẻ em học mẫu giáo, học sinh, sinh viên
con hộ nghèo, hộ cận nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số.
d) Chính sách hỗ trợ tiền điện cho
hộ nghèo, hộ chính sách xã hội có lượng tiêu thụ điện dưới 50kwh thụ hưởng. Tồn
tại, vướng mắc khi triển khai thực hiện.
đ) Chính sách hỗ trợ về nhà ở:
Từ các nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước, nguồn huy động cộng đồng thực hiện
hỗ trợ cho hộ nghèo về nhà ở trên địa bàn tỉnh.
e) Chính sách trợ giúp pháp lý
cho hộ nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số: Trợ giúp pháp lý miễn phí cho người
thuộc hộ nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn.
2. Các nội
dung giám sát, đánh giá thuộc các Dự án Chương trình mục tiêu quốc gia giảm
nghèo bền vững năm 2022
Thực hiện quy định tại Phụ lục
số I ban hành kèm theo Thông tư số 10/2022/TT- BLĐTBXH ngày 31/5/2022 của Bộ
Lao động - Thương binh và Xã hội, trong đó tập trung giám sát, đánh giá một số
nội dung sau:
a) Xây dựng văn bản quản lý, tổ
chức thực hiện Chương trình (thành lập Ban Chỉ đạo, Tổ giúp việc của Ban Chỉ đạo,
Nghị quyết, Quyết định triển khai Chương trình…).
b) Tình hình giao kế hoạch vốn
đầu tư phát triển nguồn ngân sách trung ương, địa phương giai đoạn 2021-2025 và
dự toán năm 2022 cho các cơ quan, đơn vị, địa phương thực hiện Chương trình; việc
lập kế hoạch, phê duyệt Dự án đầu tư phát triển và hỗ trợ sự nghiệp thực hiện
Chương trình; huy động sử dụng vốn thực hiện Chương trình và tiến độ giải ngân;
tình hình sử dụng vốn ngân sách nhà nước trong thực hiện các dự án đầu tư, nội
dung, hoạt động của các dự án thành phần thuộc Chương trình.
c) Tình hình thực hiện Chương
trình: Tiến độ, mức độ, kết quả thực hiện nhiệm vụ; khối lượng thực hiện các nội
dung, hoạt động thuộc Chương trình.
III. THỜI
GIAN THỰC HIỆN VÀ CHẾ ĐỘ BÁO CÁO GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ
1. Thời gian thực hiện: Năm
2022.
2. Chế độ báo cáo giám sát,
đánh giá:
a) Chế độ thu thập thông tin và
tổng hợp các Biểu mẫu
- Thu nhập thông tin định kỳ 6
tháng, hằng năm: Biểu số 01, Biểu số 02, Biểu số 04, Biểu số 05, Biểu số 06, Biểu
số 07, Biểu số 08, Biểu số 09, Biểu số 10, Biểu số 11, Biểu số 12, Biểu số 13,
Biểu số 14, Biểu số 15 Phụ lục III Thông tư số 10/2022/TT-BLĐTBXH .
- Thu thập và tổng hợp hằng
năm: Biểu số 03 Phụ lục III Thông tư số 10/2022/TT-BLĐTBXH .
b) Chế độ báo cáo giám sát,
đánh giá thực hiện Chương trình
- Báo cáo giám sát:
+ Trong thời gian 15 ngày làm
việc sau khi kết thúc đợt giám sát, các sở, ban, ngành của tỉnh và Ủy ban nhân
dân các huyện, thị xã, thành phố gửi báo cáo về Sở Lao động - Thương binh và Xã
hội (cơ quan thường trực Chương trình) để tổng hợp, báo cáo cho Ủy ban nhân dân
tỉnh, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
+ Trước ngày 01 tháng 6 (Báo
cáo giám sát 6 tháng), trước ngày 01 tháng 12 (Báo cáo giám sát hằng năm), các
sở, ban, ngành của tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố gửi báo
cáo về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (cơ quan thường trực Chương trình) để
tổng hợp, báo cáo cho Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
và gửi báo cáo cho các Bộ, ngành trung ương chủ trì Dự án, Tiểu dự án, nội dung
thành phần thuộc Chương trình theo quy định.
- Báo cáo đánh giá đầu kỳ, giữa
kỳ, kết thúc và hằng năm, đột xuất.
+ Trước ngày 01 tháng 12 năm
2022, các sở, ban, ngành của tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành
phố thực hiện Chương trình gửi báo cáo đánh giá đầu kỳ (năm 2022) về Sở Lao động
- Thương binh và Xã hội để tổng hợp, báo cáo cho Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Lao động
- Thương binh và Xã hội và gửi báo cáo cho các Bộ, ngành Trung ương chủ trì Dự
án, Tiểu dự án, nội dung thành phần thuộc Chương trình theo quy định.
+ Trước ngày 01 tháng 9 năm
2023, các sở, ban, ngành của tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành
phố thực hiện Chương trình gửi báo cáo đánh giá giữa kỳ (giai đoạn 2021-2023) về
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp, báo cáo cho Ủy ban nhân dân tỉnh,
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và gửi báo cáo cho các Bộ, ngành Trung ương
chủ trì Dự án, Tiểu dự án, nội dung thành phần thuộc Chương trình theo quy định.
+ Trước ngày 01 tháng 9 năm
2025, các sở, ban, ngành của tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành
phố thực hiện Chương trình gửi báo cáo đánh giá kết thúc (giai đoạn 2021-2025)
về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp, báo cáo cho Ủy ban nhân dân
tỉnh, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và gửi báo cáo cho các Bộ, ngành
Trung ương chủ trì Dự án, Tiểu dự án, nội dung thành phần thuộc Chương trình
theo quy định.
+ Trước ngày 01 tháng 12 hằng
năm, các sở, ban, ngành của tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố
thực hiện Chương trình gửi báo cáo đánh giá hằng năm về Sở Lao động - Thương
binh và Xã hội để tổng hợp, báo cáo cho Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Lao động -
Thương binh và Xã hội và gửi báo cáo cho các Bộ, ngành Trung ương chủ trì Dự
án, Tiểu dự án, nội dung thành phần thuộc Chương trình theo quy định.
+ Báo cáo đột xuất theo yêu cầu
của cơ quan quản lý các Dự án, Tiểu dự án, nội dung thành phần thuộc Chương
trình.
c) Hình thức báo cáo: Bằng bản
giấy và bản điện tử.
IV. KINH PHÍ
THỰC HIỆN
Kinh phí giám sát, đánh giá thực
hiện Chương trình được bố trí từ nguồn kinh phí sự nghiệp thực hiện Dự án 7
Nâng cao năng lực và giám sát đánh giá Chương trình năm 2022 tại Quyết định số
2479/QĐ-UBND ngày 09/8/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc điều chỉnh, bổ
sung kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021-2025
và kế hoạch năm 2022 và các nguồn kinh phí hợp pháp của các cơ quan, đơn vị và
địa phương chủ trì, thực hiện các chính sách, nội dung thực hiện Chương trình.
V. TỔ CHỨC
THỰC HIỆN
1. Sở Lao động - Thương binh
và Xã hội
- Phê duyệt kế hoạch, tổ chức
giám sát, đánh giá; hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã triển khai giám
sát, đánh giá; tổng hợp kết quả thực hiện dự án Dự án, Tiểu dự án nội dung
thành phần thuộc Chương trình;
- Tổng hợp chung kết quả giám
sát, đánh giá thực hiện Chương trình trên địa bàn, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các Bộ, cơ quan Trung ương chủ
trì Dự án, Tiểu dự án, nội dung thành phần thuộc Chương trình; đồng thời tổng hợp,
cập nhật báo cáo trên Hệ thống quản lý chương trình mục tiêu quốc gia giảm
nghèo bền vững theo quy định.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn, Sở Y tế, Sở Xây dựng, Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì Dự án, Tiểu
dự án của Chương trình
- Phê duyệt kế hoạch, tổ chức
giám sát, đánh giá; hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp huyện, xã triển khai giám
sát, đánh giá; theo dõi, quản lý từng chỉ tiêu, mục tiêu để có biện pháp chỉ đạo,
đôn đốc và phối hợp trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ thuộc ngành,
lĩnh vực; tổng hợp kết quả thực hiện dự án, tiểu dự án, nội dung thành phần do
sở, ban, ngành chủ trì, quản lý và các chính sách giảm nghèo bền vững trên địa
bàn.
- Báo cáo kết quả thực hiện đối
với các dự án, tiểu dự án, nội dung thành phần thuộc Chương trình do sở, ban,
ngành chủ trì, quản lý, tham gia thực hiện gửi về Sở Lao động - Thương binh và
Xã hội tổng hợp, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo Bộ Lao động - Thương
binh và Xã hội và các Bộ, cơ quan Trung ương chủ trì dự án, tiểu dự án, nội
dung thành phần thuộc Chương trình.
3. Sở Tài chính, Sở Kế hoạch
và Đầu tư
Tổ chức hoạt động giám sát,
đánh giá việc sử dụng nguồn kinh phí của Chương trình chi cho hoạt động đầu tư
phát triển, hỗ trợ sự nghiệp đúng theo quy định.
Kịp thời hướng dẫn, tháo gỡ những
vướng mắc của địa phương trong quá trình giải ngân vốn thực hiện nội dung, hoạt
động của Chương trình và các chính sách hỗ trợ giảm nghèo bền vững trên địa bàn
tỉnh.
4. Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở
Tư pháp thực hiện chính sách hỗ trợ giảm nghèo
Tổ chức hoạt động giám sát,
đánh giá việc thực hiện chính sách về giáo dục đào tạo, chính sách trợ giúp
pháp lý cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn. Báo
cáo kết quả việc thực hiện chính sách về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để
tổng hợp chung cho Chương trình trình, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Lao động
- Thương binh và Xã hội theo quy định.
5. Chi nhánh Ngân hàng Chính
sách xã hội tỉnh
Tổ chức hoạt động giám sát,
đánh giá chính sách tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng
khác trên địa bàn. Báo cáo kết quả việc thực hiện chính sách hỗ trợ về Sở Lao động
- Thương binh và Xã hội để tổng hợp chung cho Chương trình trình, báo cáo Ủy
ban nhân dân tỉnh, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội theo quy định.
6. Ủy ban nhân dân các huyện,
thị xã, thành phố
- Phê duyệt kế hoạch, tổ chức
giám sát, đánh giá theo quy định tại Thông tư số 10/2022/TT-BLĐTBXH ngày
31/5/2022 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và giám sát, đánh giá các
chính sách hỗ trợ giảm nghèo bền vững trên địa bàn.
- Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp
xã phê duyệt kế hoạch, tổ chức giám sát, đánh giá theo quy định tại Thông tư số
10/2022/TT-BLĐTBXH ngày 31/5/2022 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và
giám sát, đánh giá các chính sách hỗ trợ giảm nghèo bền vững trên địa bàn.
- Theo dõi, quản lý các mục
tiêu, chỉ tiêu để có biện pháp chỉ đạo, đôn đốc thực hiện hoàn thành các mục
tiêu, chỉ tiêu của Chương trình trên địa bàn; tổng hợp kết quả thực hiện Dự án,
Tiểu dự án, chính sách hỗ trợ giảm nghèo về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội,
các sở, ngành chủ trì Dự án, Tiểu dự án, chính sách hỗ trợ giảm nghèo bền vững
trên địa bàn.
7. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam tỉnh
Thực hiện hoạt động giám sát việc
thực hiện các Dự án, chính sách hỗ trợ giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh;
chỉ đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp huyện, cấp xã thực hiện hoạt động giám sát
các Dự án, chính sách hỗ trợ giảm nghèo bền vững trên địa bàn theo quy định.
Trên đây là Kế hoạch giám sát,
đánh giá năm 2022 thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững
trên địa bàn tỉnh Bình Định giai đoạn 2021-2025. Trong quá trình triển khai thực
hiện nếu có vướng mắc, phát sinh, các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan phản
ánh về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để hướng dẫn thực hiện hoặc tổng hợp,
báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, chỉ đạo./.