Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 10/2022/TT-BLĐTBXH giám sát thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững

Số hiệu: 10/2022/TT-BLĐTBXH Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Người ký: Lê Văn Thanh
Ngày ban hành: 31/05/2022 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

Biểu mẫu giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình giảm nghèo

Đây là nội dung tại Thông tư 10/2022/TT-BLĐTBXH ngày 31/5/2022 hướng dẫn giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 do Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH ban hành.

Chỉ số, biểu mẫu giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình giảm nghèo ban hành kèm theo Thông tư 10/2022/TT-BLĐTBXH gồm:

- Chỉ số, khung kết quả thực hiện Chương trình thực hiện theo Biểu số 01 Phụ lục III;

- Kết quả thực hiện Chương trình thực hiện theo Biểu số 02 Phụ lục III;

- Biểu mẫu thu thập thông tin phục vụ công tác giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình thực hiện theo Biểu số 03, Biểu số 04, Biểu số 05, Biểu số 06, Biểu số 07, Biểu số 08, Biểu số 09, Biểu số 10, Biểu số 11, Biểu số 12, Biểu số 13, Biểu số 14, Biểu số 15 Phụ lục III;

- Mẫu Báo cáo giám sát Chương trình 6 tháng, hằng năm, định kỳ, đột xuất thực hiện theo Mẫu số 01 Phụ lục II;

- Mẫu Báo cáo đánh giá Chương trình đầu kỳ, giữa kỳ, kết thúc, hằng năm và đột xuất thực hiện theo Mẫu số 02 Phụ lục II.

Xem chi tiết biểu mẫu tại Thông tư 10/2022/TT-BLĐTBXH có hiệu lực từ ngày 15/7/2022 và thay thế Thông tư 39/2016/TT-BLĐTBXH ngày 25/10/2016.

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 10/2022/TT-BLĐTBXH

Hà Nội, ngày 31 tháng 5 năm 2022

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG GIAI ĐOẠN 2021 - 2025

Căn cứ Nghị định số 14/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

Căn cứ Nghị định số 29/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ quy định về trình tự, thủ tục thẩm định dự án quan trọng quốc gia và giám sát, đánh giá đầu tư;

Căn cứ Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19 tháng 4 năm 2022 của Chính phủ quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia;

Thực hiện Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 18 tháng 01 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025;

Theo đề nghị của Chánh Văn phòng Quốc gia về giảm nghèo;

Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư hướng dẫn giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025.

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng

1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này hướng dẫn giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 (sau đây gọi tắt là Chương trình).

2. Đối tượng áp dụng

a) Chủ Chương trình, cơ quan chủ quản Chương trình, chủ dự án thành phần (chủ dự án, tiểu dự án, nội dung thành phần thuộc Chương trình), chủ đầu tư.

b) Các cơ quan, đơn vị, địa phương và đối tượng tham gia thực hiện Chương trình.

c) Các tổ chức cá nhân liên quan.

Điều 2. Các bước giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình

1. Các bước giám sát thực hiện Chương trình thực hiện theo Mục I Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Các bước đánh giá thực hiện Chương trình thực hiện theo Mục II Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 3. Chỉ số, biểu mẫu giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình

1. Chỉ số, khung kết quả thực hiện Chương trình thực hiện theo Biểu số 01 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Kết quả thực hiện Chương trình thực hiện theo Biểu số 02 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.

3. Biểu mẫu thu thập thông tin phục vụ công tác giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình thực hiện theo Biểu số 03, Biểu số 04, Biểu số 05, Biểu số 06, Biểu số 07, Biểu số 08, Biểu số 09, Biểu số 10, Biểu số 11, Biểu số 12, Biểu số 13, Biểu số 14, Biểu số 15 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.

4. Mẫu Báo cáo giám sát Chương trình 6 tháng, hằng năm, định kỳ, đột xuất thực hiện theo Mẫu số 01 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.

5. Mẫu Báo cáo đánh giá Chương trình đầu kỳ, giữa kỳ, kết thúc, hằng năm và đột xuất thực hiện theo Mẫu số 02 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 4. Chế độ thu thập thông tin, báo cáo giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình

1. Chế độ thu thập thông tin và tổng hợp các Biểu mẫu

a) Thu thập và tổng hợp định kỳ 6 tháng, hằng năm: Biểu số 01, Biểu số 02, Biểu số 04, Biểu số 05, Biểu số 06, Biểu số 07, Biểu số 08, Biểu số 09, Biểu số 10, Biểu số 11, Biểu số 12, Biểu số 13, Biểu số 14, Biểu số 15 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.

b) Thu thập và tổng hợp hằng năm: Biểu số 03 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Chế độ báo cáo giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình

a) Báo cáo giám sát

- Trong thời gian 15 ngày làm việc sau khi kết thúc đợt giám sát, các bộ, ngành, cơ quan trung ương địa phương gửi báo cáo về cơ quan thường trực Chương trình cùng cấp để tổng hợp, báo cáo cơ quan cấp trên.

- Trước ngày 01 tháng 6 (Báo cáo giám sát 6 tháng), trước ngày 01 tháng 12 (Báo cáo giám sát hằng năm), các bộ, ngành, cơ quan trung ương địa phương gửi báo cáo về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và bộ, cơ quan trung ương chủ trì dự án, tiểu dự án, nội dung thành phần thuộc Chương trình.

b) Báo cáo đánh giá đầu kỳ, giữa kỳ, kết thúc và hằng năm, đột xuất.

- Trước ngày 01 tháng 12 năm 2022, các bộ, ngành, cơ quan trung ương địa phương thực hiện Chương trình gửi báo cáo đánh giá đầu kỳ (năm 2022) về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và các bộ, cơ quan trung ương chủ trì dự án, tiểu dự án, nội dung thành phần thuộc Chương trình.

- Trước ngày 01 tháng 9 năm 2023, các bộ, ngành, cơ quan trung ương địa phương thực hiện Chương trình gửi báo cáo đánh giá giữa kỳ (giai đoạn 2021 - 2023) về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và các bộ, cơ quan trung ương chủ trì dự án, tiểu dự án, nội dung thành phần thuộc Chương trình.

- Trước ngày 01 tháng 9 năm 2025, các bộ, ngành, cơ quan trung ương địa phương thực hiện Chương trình gửi báo cáo đánh giá kết thúc (giai đoạn 2021 - 2025) về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và các bộ, cơ quan trung ương chủ trì dự án, tiểu dự án, nội dung thành phần thuộc Chương trình.

- Trước ngày 01 tháng 12 hằng năm, các bộ, ngành, cơ quan trung ương địa phương thực hiện Chương trình gửi báo cáo đánh giá hằng năm về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và các bộ, cơ quan trung ương chủ trì dự án, tiểu dự án, nội dung thành phần thuộc Chương trình.

- Báo cáo đột xuất theo yêu cầu của cơ quan quản lý các dự án, tiểu dự án, nội dung thành phần thuộc Chương trình.

3. Hình thức báo cáo: Bằng bản giấy và bản điện tử.

Điều 5. Tổ chức thực hiện

1. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, xây dựng kế hoạch giám sát, đánh giá; phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan trung ương tổ chức giám sát, đánh giá tại các cơ quan trung ương, địa phương; tổng hợp, báo cáo kết quả giám sát, đánh giá; xây dựng, hướng dẫn, triển khai Hệ thống quản lý Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, liên thông dữ liệu vào cơ sở dữ liệu Hệ thống giám sát, đánh giá chương trình mục tiêu quốc gia trong tổng hợp, báo cáo giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình theo quy định.

2. Các bộ, cơ quan chủ trì, quản lý, tham gia thực hiện các dự án, tiểu dự án, nội dung thành phần thuộc Chương trình xây dựng kế hoạch, tổ chức giám sát, đánh giá các dự án, tiểu dự án, nội dung thành phần thuộc Chương trình được phân công; chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương thực hiện việc giám sát, đánh giá trên địa bàn; tổ chức thu thập và tổng hợp thông tin, báo cáo cơ quan chủ Chương trình định kỳ, đột xuất; đồng thời tổng hợp, báo cáo trên Hệ thống quản lý Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.

3. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo:

a) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

- Trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt kế hoạch, tổ chức giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình.

- Tổng hợp chung kết quả giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình trên địa bàn, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các bộ, cơ quan trung ương chủ trì dự án, tiểu dự án, nội dung thành phần thuộc Chương trình; đồng thời tổng hợp, cập nhật báo cáo trên Hệ thống quản lý chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững theo quy định.

- Hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp huyện, xã tổ chức thực hiện công tác giám sát, đánh giá theo quy định.

b) Các sở, ban, ngành chủ trì, quản lý, tham gia thực hiện các dự án, tiểu dự án, nội dung thành phần thuộc Chương trình

- Phê duyệt kế hoạch, tổ chức giám sát, đánh giá; hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp huyện, xã triển khai giám sát, đánh giá; tổng hợp kết quả thực hiện dự án, tiểu dự án, nội dung thành phần do sở, ban, ngành chủ trì, quản lý, tham gia thực hiện.

- Báo cáo kết quả thực hiện đối với các dự án, tiểu dự án, nội dung thành phần thuộc Chương trình do sở, ban, ngành chủ trì, quản lý, tham gia thực hiện gửi về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổng hợp, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các bộ, cơ quan trung ương chủ trì dự án, tiểu dự án, nội dung thành phần thuộc Chương trình.

c) Ủy ban nhân dân cấp huyện, xã: phê duyệt kế hoạch, tổ chức giám sát, đánh giá theo quy định tại Thông tư này.

Ủy ban nhân dân cấp giao công chức văn hóa - xã hội cấp xã làm công tác giảm nghèo giúp việc Ban quản lý cấp xã để thực hiện.

4. Đề nghị Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp giám sát việc thực hiện Chương trình theo quy định.

Điều 6. Kinh phí thực hiện

Kinh phí giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình được bố trí từ nguồn kinh phí sự nghiệp thực hiện Dự án 7. Nâng cao năng lực và giám sát đánh giá Chương trình thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 ban hành kèm theo Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 18 tháng 01 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ (bao gồm ngân sách trung ương, ngân sách địa phương và nguồn vốn huy động hợp pháp khác).

Điều 7. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 7 năm 2022.

2. Thông tư số 39/2016/TT-BLĐTBXH ngày 25 tháng 10 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn quy trình kiểm tra và giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020 hết hiệu lực kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực.

Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có vướng mắc đề nghị phản ánh về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để kịp thời xem xét, hướng dẫn./.


Nơi nhận:
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Quốc hội;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- Sở LĐTBXH các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);
- Công báo, Cổng TTĐT Chính phủ;
- Bộ LĐTBXH: Bộ trưởng, các Thứ trưởng, các đơn vị thuộc Bộ, TTTT (để đăng Cổng TTĐT Bộ);
- Lưu: VT, BTXH, VPQGGN.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Lê Văn Thanh

PHỤ LỤC I

CÁC BƯỚC GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG GIAI ĐOẠN 2021 - 2025
(Ban hành kèm theo Thông tư số 10/2022/TT-BLĐTBXH Ngày 31 tháng 5 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

I. CÁC BƯỚC GIÁM SÁT THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG GIAI ĐOẠN 2021 - 2025

1. Mục đích: Theo dõi, kiểm tra việc chấp hành quy định về quản lý Chương trình; kịp thời phát hiện khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai, tổ chức thực hiện Chương trình ở các cấp trung ương, địa phương; qua đó, đề xuất các giải pháp và kiến nghị trong tổ chức thực hiện theo dõi việc thực hiện kiến nghị đã đề xuất cấp có thẩm quyền xử lý.

2. Nội dung giám sát:

a) Nội dung giám sát của chủ chương trình

- Theo dõi, kiểm tra công tác quản lý Chương trình: Xây dựng hệ thống văn bản quản lý, tổ chức thực hiện chương trình; lập kế hoạch thực hiện giai đoạn 5 năm và kế hoạch hng năm; thực hiện và điều chỉnh kế hoạch triển khai chương trình; truyền thông, tăng cường năng lực quản lý chương trình, dự án thành phần.

- Theo dõi, kiểm tra tình hình thực hiện Chương trình: Tiến độ, mức độ, kết quả thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ; khối lượng thực hiện các nội dung, hoạt động thuộc chương trình.

- Theo dõi, kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch vốn đầu tư, dự toán ngân sách nhà nước: Huy động, sử dụng vốn thực hiện chương trình, dự án thành phần; tình hình sử dụng vốn ngân sách nhà nước trong thực hiện các dự án đầu tư, nội dung, hoạt động thuộc chương trình, dự án thành phần (giải ngân, thanh toán, quyết toán, nợ đọng vốn xây dựng cơ bản (nếu có).

- Theo dõi, kiểm tra năng lực tổ chức thực hiện, việc chấp hành quy định về quản lý chương trình, quản lý đầu tư, biện pháp xử lý các vấn đề vi phạm đã được cơ quan có thẩm quyền phát hiện (nếu có) của chủ dự án thành phần, cơ quan chủ qun Chương trình.

- Theo dõi, kiểm tra việc chấp hành chế độ giám sát, đánh giá chương trình của chủ dự án thành phần, cơ quan chủ quản chương trình.

- Báo cáo kết quả thực hiện Chương trình, kết quả xử lý các vướng mắc, khó khăn thuộc thẩm quyền và đề xuất phương án xử lý khó khăn, vướng mắc, vấn đề vượt thẩm quyền.

b) Nội dung giám sát của chủ dự án thành phần

- Theo dõi, kiểm tra các nội dung về: Xây dựng hệ thống văn bản hướng dẫn thực hiện dự án thành phần theo phân cấp: công tác truyền thông, tăng cường năng lực quản lý, thực hiện nội dung, hoạt động dự án thành phần.

- Theo dõi, kiểm tra kết quả thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung, hoạt động dự án thành phần.

- Theo dõi, kiểm tra việc chấp hành quy định về quản lý đầu tư, quản lý ngân sách nhà nước, năng lực quản lý dự án thành phần, việc xử lý các vấn đề vi phạm đã được cơ quan có thẩm quyền phát hiện (nếu có) của cơ quan chủ quản chương trình.

- Theo dõi các nội dung về: Tổng hợp tình hình thực hiện dự án thành phần; lập, thẩm định, phê duyệt và thực hiện dự án đầu tư; thực hiện kế hoạch vốn ngân sách nhà nước, kết quả giải ngân; khó khăn, vướng mắc phát sinh và kết quả xử lý.

- Báo cáo tình hình thực hiện dự án thành phần; kết quả xử lý vướng mắc, khó khăn theo thẩm quyền và đề xuất phương án xử lý khó khăn, vướng mắc, vấn đề vượt thẩm quyền.

c) Nội dung giám sát của cơ quan chủ quản chương trình

- Nội dung theo dõi:

+ Tình hình thực hiện chế độ báo cáo của chủ chương trình, chdự án thành phn thuộc chương trình theo quy định.

+ Tổng hợp tình hình thực hiện lập, thẩm định, phê duyệt các dự án thuộc chương trình.

+ Tổng hợp tình hình thực hiện chương trình: Tiến độ thực hiện các mục tiêu của chương trình; thực hiện kế hoạch vốn đầu tư, gii ngân; khó khăn, vướng mc, phát sinh chính nh hưởng đến việc thực hiện chương trình và kết quxử lý.

+ Việc chp hành các biện pháp xử lý của chủ chương trình, chủ dự án thành phần.

+ Báo cáo và đề xut phương án xử lý khó khăn, vướng mắc, vn đề vượt quá thẩm quyền.

- Nội dung kiểm tra:

+ Việc quản lý thực hiện chương trình của chủ chương trình và việc quản lý thực hiện dự án thành phần thuộc chương trình của chdự án thành phn.

+ Việc chấp hành các biện pháp xử lý các vn đề đã phát hiện của các cơ quan, đơn vị liên quan.

3. Phương pháp giám sát

a) Thu thập các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của địa phương về thực hiện Chương trình; báo cáo giám sát, đánh giá và các tài liệu liên quan.

b) Khảo sát, kiểm tra thực địa.

c) Tham vấn cán bộ xã, thôn, bản: Cấp ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, thành viên Ban quản lý các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn xã (sau đây gọi là Ban quản lý cấp ), trưởng thôn, bản.

d) Tham vấn các đối tượng thụ hưởng để đánh giá mức độ tiếp cận và thụ hưởng Chương trình.

4. Các bước giám sát

a) Cấp trung ương

- Thông báo cho Ban Chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia cấp tỉnh về kế hoạch giám sát.

- Thu thập các thông tin về chỉ đạo, tổ chức, thực hiện Chương trình.

- Chọn ngẫu nhiên huyện, xã để giám sát thực tế.

- Tiến hành các nội dung giám sát theo kế hoạch.

b) Cấp tỉnh

- Thông báo cho Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia cấp huyện về kế hoạch giám sát.

- Thu thập các thông tin về chỉ đạo, tổ chức, thực hiện Chương trình.

- Chọn ngẫu nhiên xã, thôn bản để giám sát thực tế.

- Tiến hành các nội dung giám sát theo kế hoạch.

c) Cấp huyện

- Thông báo với Ban quản lý cấp xã về kế hoạch giám sát.

- Chọn ngẫu nhiên thôn, bản để tiến hành giám sát.

- Thu thập các tài liệu liên quan.

- Tiến hành kiểm tra ở thôn, bản và tham vấn trực tiếp với đối tượng hưởng lợi Chương trình.

d) Cấp xã

- Ban quản lý cấp xã báo cáo tình hình thực hiện Chương trình giảm nghèo.

- Thu thập các tài liệu liên quan.

- Tham vấn các đối tượng hưởng lợi về mức độ tiếp cận, thụ hưởng Chương trình.

5. Trách nhiệm của các cấp

a) Cấp trung ương

- Phê duyệt kế hoạch giám sát thực hiện Chương trình theo phân công của Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia.

- Thực hiện giám sát theo kế hoạch.

- Tổng hợp, báo cáo Ban Chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia.

- Theo dõi, đôn đốc và kiểm tra kết quả khắc phục những tồn tại (nếu có) của đơn vị được giám sát.

b) Cấp tỉnh

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan thường trực, có trách nhiệm:

- Trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh kế hoạch giám sát hng năm.

- Phối hợp với các cơ quan có liên quan thực hiện việc giám sát đối với cấp huyện.

- Tổng hợp, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo Ban Chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về kết quả giám sát.

- Theo dõi, đôn đốc và kiểm tra kết quả khắc phục những tồn tại (nếu có) của đơn vị được kiểm tra.

c) Cấp huyện

Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan thường trực, có trách nhiệm:

- Trình Ủy ban nhân dân cấp huyện kế hoạch giám sát đối với cấp xã.

- Tổ chức thực hiện giám sát theo kế hoạch.

- Tổng hợp trình Ủy ban nhân dân cấp huyện báo cáo Ban Chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia cấp tỉnh, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội về kết quả giám sát.

- Theo dõi, đôn đốc và kiểm tra kết quả khắc phục những tồn tại (nếu có) của đơn vị được kiểm tra.

d) Cấp xã

Ban quản lý cấp là cơ quan thường trực, có trách nhiệm:

- Trình Ủy ban nhân dân cấp xã phê duyệt kế hoạch giám sát, phân công trách nhiệm cụ thể theo dõi cho các thành viên Ban quản lý cấp xã.

- Tổ chức thực hiện giám sát theo kế hoạch.

- Ủy ban nhân dân cấp xã báo cáo Ban Chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia cấp huyện, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội về kết quả giám sát.

II. CÁC BƯỚC ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG GIAI ĐOẠN 2021 - 2025

1. Mục đích đánh giá: Xác định mức độ đạt được theo mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể so với quyết định đầu tư hoặc tiêu chuẩn đánh giá quy định của nhà nước tại một thời điểm nhất định.

2. Nội dung đánh giá:

a) Nội dung đánh giá hằng năm

- Đánh giá công tác quản lý chương trình trong năm thực hiện gồm: Kết quả xây dựng chính sách quản lý, tổ chức thực hiện chương trình; công tác điều phối, phối hợp trong quản lý, tổ chức thực hiện; hoạt động truyền thông, thông tin và theo dõi, giám sát, đánh giá chương trình; công tác chấp hành chế độ giám sát của cơ quan dân cử.

- Tình hình huy động, phân bổ và sử dụng nguồn vốn.

- Mức độ đạt được kết quả thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ so với kế hoạch hằng năm, giai đoạn 5 năm được cấp có thẩm quyền giao.

- Tồn tại, vướng mắc phát sinh và nguyên nhân.

- Phương hướng, giải pháp thực hiện năm tiếp theo.

b) Nội dung đánh giá giữa kỳ chương trình

- Đánh giá công tác quản lý chương trình, gồm: Kết quả xây dựng chính sách quản lý, tổ chức thực hiện chương trình; công tác điều hành, phối hợp trong quản lý, tổ chức thực hiện chương trình; hoạt động truyền thông, thông tin và theo dõi, giám sát, đánh giá chương trình; công tác chấp hành chế độ giám sát của cơ quan dân cử.

- Tình hình huy động, phân bổ và sử dụng nguồn vốn.

- Kết quả thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ gồm: Sự phù hợp của kết quả thực hiện chương trình so với mục tiêu chương trình đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; mức độ hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ chương trình đến thời điểm đánh giá so với kế hoạch giai đoạn 5 năm.

- Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân.

- Đề xuất các giải pháp thực hiện chương trình từ thời điểm đánh giá đến năm cuối giai đoạn 5 năm, bao gồm đề xuất điều chỉnh chương trình (nếu có).

c) Nội dung đánh giá kết thúc chương trình

- Đánh giá công tác quản lý chương trình, gồm: Kết quả xây dựng hệ thống chính sách quản lý, tổ chức thực hiện; công tác điều hành, phối hợp trong quản lý, tổ chức thực hiện; hoạt động truyền thông, thông tin và theo dõi, giám sát, đánh giá chương trình; công tác chấp hành chế độ giám sát của cơ quan dân cử.

- Đánh giá kết quả huy động, phân bổ và sử dng nguồn vốn.

- Đánh giá kết quả thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ cụ thể của chương trình so với mục tiêu đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Đánh giá tác động và hiệu quả đầu tư của chương trình đối với phát triển kinh tế - xã hội; tính bền vững của chương trình; bình đẳng giới; môi trường, sinh thái (nếu có).

- Bài học rút ra sau quá trình thực hiện chương trình và đề xuất khuyến nghị cần thiết để duy trì kết quả đã đạt được của chương trình; các biện pháp để giảm thiểu các tác động tiêu cực về xã hội, môi trường (nếu có).

d) Nội dung đánh giá đột xuất về chương trình

- Nội dung đánh giá đột xuất thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 2 mục II phụ lục này.

- Xác định những phát sinh ngoài dự kiến (nếu có), nguyên nhân phát sinh ngoài dự kiến và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan; ảnh hưởng của những phát sinh đến việc thực hiện chương trình, khả năng hoàn thành mục tiêu của chương trình.

3. Các bước đánh giá

a) Thu thập thông tin, báo cáo ở cấp xã

Ủy ban nhân dân cấp xã chỉ đạo Ban quản lý cấp xã:

- Định kỳ thu thập thông tin theo các Biểu số 03, Biểu số 04, Biểu số 05, Biểu số 06, Biểu số 07, Biểu số 08, Biểu số 09, Biểu 10, Biểu số 11, Biểu số 12, Biểu số 13, Biểu số 14, Biểu số 15.

Đối với các biểu từ Biểu số 04 đến Biểu số 15 chỉ định kỳ thu thập ở các xã được thụ hưởng các dự án, tiểu dự án, nội dung thành phần thuộc Chương trình do cấp xã trực tiếp làm chủ đầu tư hoặc thực hiện.

- Xây dựng Báo cáo giám sát 6 tháng, hằng năm (Mẫu số 01), Báo cáo đánh giá đầu kỳ, giữa kỳ, kết thúc và hằng năm, đột xuất (Mẫu số 02) và gửi về Ban Chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia cấp huyện (qua Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội) và các phòng, ban trực tiếp quản lý.

- Cập nhật thông tin trên Hệ thống quản lý chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững theo quy định.

b) Thu thập thông tin, tổng hợp, báo cáo ở cấp huyện

- Các cơ quan, đơn vị liên quan thu thập thông tin Biểu số 06, Biểu số 07, Biểu số 11, Biểu số 12, Biểu 14, Biểu 15 (về các dự án, tiểu dự án, nội dung thành phần do cấp huyện trực tiếp thực hiện).

- Các cơ quan, đơn vị liên quan tổng hợp biểu mẫu báo cáo theo dự án, tiểu dự án, nội dung thành phần được phân công chủ trì, quản lý, thực hiện; xây dựng Báo cáo giám sát 6 tháng, hằng năm (Mẫu số 01) đối với các dự án, tiểu dự án và nội dung thành phần do phòng ban quản lý, Báo cáo đánh giá đầu kỳ, giữa kỳ, kết thúc và hằng năm, đột xuất (Mẫu số 02) và gửi về Ban Chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia cấp huyện (qua Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội) và sở, ngành trực tiếp quản lý.

- Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội tổng hợp chung các Biểu số 03, Biểu số 04, Biểu số 05, Biểu số 06, Biểu số 07, Biểu số 08, Biểu số 09, Biểu số 10, Biểu số 11, Biểu số 12, Biểu số 13, Biểu số 14, Biểu số 15, đồng thời tổng hợp Biểu số 01Biểu số 02; xây dựng Báo cáo giám sát 6 tháng, hằng năm (Mẫu số 01), Báo cáo đánh giá đầu kỳ, giữa kỳ, kết thúc và hằng năm, đột xuất (Mẫu số 02) để báo cáo Ủy ban nhân dân huyện, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các sở, ban, ngành chủ trì, quản lý và thực hiện dự án, tiểu dự án, nội dung thành phần thuộc Chương trình. Cập nhật thông tin trên Hệ thống quản lý chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững theo quy định.

c) Tổng hợp, báo cáo ở cấp tỉnh

- Các cơ quan, đơn vị liên quan thu thập thông tin Biểu số 06, Biểu số 07, Biểu số 11, Biểu số 12, Biểu 14, Biểu 15 (về các dự án, tiểu dự án, nội dung thành phần do cấp tỉnh trực tiếp thực hiện).

- Các cơ quan, đơn vị liên quan tổng hợp biểu mẫu báo cáo theo dự án, tiểu dự án, nội dung thành phần được phân công chủ trì, quản lý, thực hiện; xây dựng Báo cáo giám sát 6 tháng, hằng năm (Mẫu số 01) đối với các dự án, tiểu dự án và nội dung thành phần do sở, ban ngành quản lý, Báo cáo đánh giá đầu kỳ, giữa kỳ, kết thúc và hằng năm, đột xuất (Mẫu số 02) và gửi về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và bộ, ngành trực tiếp quản lý.

- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổng hợp chung các Biểu số 03, Biểu số 04, Biểu số 05, Biểu số 06, Biểu số 07, Biểu số 08, Biểu số 09, Biểu số 10, Biểu số 11, Biểu số 12, Biểu số 13, Biểu số 14, Biểu số 15, đồng thời tổng hợp Biểu số 01Biểu số 02; xây dựng Báo cáo giám sát 6 tháng, hằng năm (Mẫu số 01), Báo cáo đánh giá đầu kỳ, giữa kỳ, kết thúc và hằng năm, đột xuất (Mẫu số 02) để báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Cập nhật thông tin trên Hệ thống quản lý chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững theo quy định.

d) Tổng hợp, báo cáo ở cấp trung ương

- Các bộ, cơ quan trung ương liên quan thu thập thông tin Biểu số 06, Biểu số 07, Biểu số 11, Biểu số 12, Biểu 14, Biểu 15 (về các dự án, tiểu dự án, nội dung thành phần do cấp trung ương trực tiếp thực hiện).

- Các bộ, cơ quan trung ương chủ trì, quản lý, thực hiện dự án, tiểu dự án, nội dung thành phần tổng hợp Báo cáo giám sát 6 tháng, hằng năm (Mẫu số 01), Báo cáo đánh giá đầu kỳ, giữa kỳ, kết thúc và hằng năm, đột xuất (Mẫu số 02) và gửi về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính.

- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổng hợp hợp Báo cáo giám sát 6 tháng, hằng năm (Mẫu số 01), Báo cáo đánh giá đầu kỳ, giữa kỳ, kết thúc và hằng năm, đột xuất (Mẫu số 02); cập nhật thông tin trên Hệ thống quản lý chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững theo quy định, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chínhbáo cáo Ban Chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ./.

PHỤ LỤC II

MẪU BÁO CÁO GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG GIAI ĐOẠN 2021 - 2025
(Ban hành kèm theo Thông tư số 10/2022/TT-BLĐTBXH ngày 31 tháng 5 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

STT

Mẫu

Tên Mẫu

1

Mẫu số 01

Báo cáo giám sát thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững

2

Mẫu số 02

Báo cáo đánh giá Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững đầu kỳ, giữa kỳ, kết thúc và hằng năm, đột xuất

Mẫu số 01

Báo cáo giám sát thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững

CƠ QUAN GIÁM SÁT
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

S:       /BC-

...., ngày    tháng    năm

BÁO CÁO GIÁM SÁT

Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững 6 tháng, cả năm

I. THÔNG TIN CHUNG VỀ NỘI DUNG GIÁM SÁT

1. Tên đoàn giám sát:...............................................

2. Đối tượng giám sát:..............................................

3. Thời gian giám sát:...............................................

4. Địa bàn giám sát:..................................................

5. Nội dung giám sát:

a) Nội dung giám sát của chủ chương trình

- Theo dõi, kiểm tra công tác quản lý Chương trình: Xây dựng hệ thống văn bản quản lý, tổ chức thực hiện chương trình; lập kế hoạch thực hiện giai đoạn 5 năm và kế hoạch hng năm; thực hiện và điều chỉnh kế hoạch triển khai chương trình; truyền thông, tăng cường năng lực quản lý chương trình, dự án thành phần.

- Theo dõi, kiểm tra tình hình thực hiện Chương trình: Tiến độ, mức độ, kết quả thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ; khối lượng thực hiện các nội dung, hoạt động thuộc chương trình.

- Theo dõi, kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch vốn đầu tư, dự toán ngân sách nhà nước: Huy động, sử dụng vốn thực hiện chương trình, dự án thành phần; tình hình sử dụng vốn ngân sách nhà nước trong thực hiện các dự án đầu tư, nội dung, hoạt động thuộc chương trình, dự án thành phần (giải ngân, thanh toán, quyết toán, nợ đọng vốn xây dựng cơ bản (nếu có).

- Theo dõi, kiểm tra năng lực tổ chức thực hiện, việc chấp hành quy định về quản lý chương trình, quản lý đầu tư, biện pháp xử lý các vấn đề vi phạm đã được cơ quan có thẩm quyền phát hiện (nếu có) của chủ dự án thành phần, cơ quan chủ qun Chương trình.

- Theo dõi, kiểm tra việc chấp hành chế độ giám sát, đánh giá chương trình của chủ dự án thành phần, cơ quan chủ quản chương trình.

- Báo cáo kết quả thực hiện Chương trình, kết quả xử lý các vướng mắc, khó khăn thuộc thẩm quyền và đề xuất phương án xử lý khó khăn, vướng mắc, vấn đề vượt thẩm quyền.

b) Đối với chủ dự án thành phần

- Theo dõi, kiểm tra các nội dung về: Xây dựng hệ thống văn bản hướng dẫn thực hiện dự án thành phần theo phân cấp: công tác truyền thông, tăng cường năng lực quản lý, thực hiện nội dung, hoạt động dự án thành phần.

- Theo dõi, kiểm tra kết quả thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung, hoạt động dự án thành phần.

- Theo dõi, kiểm tra việc chấp hành quy định về quản lý đầu tư, quản lý ngân sách nhà nước, năng lực quản lý dự án thành phần, việc xử lý các vấn đề vi phạm đã được cơ quan có thẩm quyền phát hiện (nếu có) của cơ quan chủ quản chương trình.

- Theo dõi các nội dung về: Tổng hợp tình hình thực hiện dự án thành phần; lập, thẩm định, phê duyệt và thực hiện dự án đầu tư; thực hiện kế hoạch vốn ngân sách nhà nước, kết quả giải ngân; khó khăn, vướng mắc phát sinh và kết quả xử lý.

- Báo cáo tình hình thực hiện dự án thành phần; kết quả xử lý vướng mắc, khó khăn theo thẩm quyền và đề xuất phương án xử lý khó khăn, vướng mắc, vấn đề vượt thẩm quyền.

c) Nội dung giám sát của cơ quan chủ quản chương trình

- Nội dung theo dõi:

+ Tình hình thực hiện chế độ báo cáo của chủ chương trình, chdự án thành phn thuộc chương trình theo quy định.

+ Tổng hợp tình hình thực hiện lập, thẩm định, phê duyệt các dự án thuộc chương trình.

+ Tổng hợp tình hình thực hiện chương trình: Tiến độ thực hiện các mục tiêu của chương trình; thực hiện kế hoạch vốn đầu tư, gii ngân; khó khăn, vướng mc, phát sinh chính nh hưởng đến việc thực hiện chương trình và kết quxử lý.

+ Việc chp hành các biện pháp xử lý của chủ chương trình, chủ dự án thành phần.

+ Báo cáo và đề xut phương án xử lý khó khăn, vướng mắc, vn đề vượt quá thẩm quyền.

- Nội dung kiểm tra:

+ Việc quản lý thực hiện chương trình của chủ chương trình và việc quản lý thực hiện dự án thành phần thuộc chương trình của chdự án thành phn.

+ Việc chấp hành các biện pháp xử lý các vn đề đã phát hiện của các cơ quan, đơn vị liên quan.

II. KẾT QUẢ GIÁM SÁT

1. Kết quả thực hiện các nội dung giám sát: chi tiết theo các nội dung tại khoản 5 Mục I nêu trên, trong đó cần làm tình hình thực hiện, kết quả thực hiện Chương trình theo các dự án, tiểu dự án:

a) Dự án 1: Hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội các huyện nghèo, các xã đặc biệt khó khăn (ĐBKK) vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo

Ngân sách trung ương bố trí (trong đó: đầu tư phát triển; sự nghiệp); ngân sách địa phương bố trí (trong đó: đầu tư phát triển; sự nghiệp); huy động khác (theo các nguồn) cho Dự án 1.

- Tiểu dự án 1: Hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội các huyện nghèo, xã ĐBKK vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo.

+ Ngân sách trung ương bố trí (trong đó: đầu tư phát triển; sự nghiệp); ngân sách địa phương bố trí (trong đó: đầu tư phát triển; sự nghiệp); huy động khác (theo các nguồn).

+ Số công trình được đầu tư trong đó: đầu tư mới, công trình chuyển tiếp, công trình duy tu bảo dưỡng (cấp làm chủ đầu tư, phân loại công trình đầu tư, quy mô công trình, với mỗi công trình đầu tư ghi rõ đối tượng hưởng lợi theo tổng số, số hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ dân tộc thiểu số).

- Tiểu dự án 2: Triển khai Đề án hỗ trợ một số huyện nghèo thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn giai đoạn 2022 - 2025 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

+ Ngân sách trung ương bố trí (trong đó: đầu tư phát triển; sự nghiệp); ngân sách địa phương bố trí (trong đó: đầu tư phát triển; sự nghiệp); huy động khác (theo các nguồn).

+ Số công trình được đầu tư mới, duy tu bảo dưỡng (cấp làm chủ đầu tư, phân loại công trình đầu tư, quy mô công trình, với mỗi công trình đầu tư ghi rõ đối tượng hưởng lợi theo tổng số, số hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ dân tộc thiểu số).

b) Dự án 2. Đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo

- Ngân sách trung ương bố trí; ngân sách địa phương bố trí; huy động khác (theo các nguồn).

- Số mô hình giảm nghèo hoặc dự án phát triển sản xuất được hỗ trợ (phân loại mô hình giảm nghèo hoặc dự án phát triển sản xuất theo loại hình nông, lâm, ngư nghiệp và phi nông nghiệp; ngành nghề dịch vụ; khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh; quy mô mô hình hoặc dự án giảm nghèo, với mỗi mô hình hoặc dự án giảm nghèo ghi rõ đối tượng hưởng lợi theo tổng số, số người nghèo, người cận nghèo, phụ nữ, dân tộc thiểu số), có gắn với quy hoạch phát triển sản xuất và thích ứng với biến đổi khí hậu.

c) Dự án 3. Hỗ trợ phát triển sản xuất, cải thiện dinh dưỡng

- Tiểu dự án 1. Hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp

+ Ngân sách trung ương bố trí; ngân sách địa phương bố trí; huy động khác (theo các nguồn).

+ Số mô hình hoặc dự án phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp; quy mô mô hình hoặc dự án giảm nghèo phát triển sản xuất, với mỗi mô hình hoặc dự án giảm nghèo ghi rõ đối tượng hưởng lợi theo tổng số: hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo (trong đó: hộ nghèo dân tộc thiểu số, hộ nghèo có thành viên là người có công với cách mạng và phụ nữ thuộc hộ nghèo), có gắn với quy hoạch phát triển sản xuất và thích ứng với biến đổi khí hậu.

- Tiểu dự án 2. Cải thiện dinh dưỡng

+ Ngân sách trung ương bố trí; ngân sách địa phương bố trí; huy động khác (theo các nguồn).

+ Tăng cường việc tiếp cận với các can thiệp trực tiếp phòng chống suy dinh dưỡng, thiếu vi chất dinh dưỡng cho bà mẹ, trẻ em dưới 5 tuổi thuộc hộ gia đình nghèo và cận nghèo, vùng đặc biệt khó khăn: Số trẻ dưới 5 tuổi được bổ sung đa vi chất dinh dưỡng, số bà mẹ có con dưới 5 tuổi và bà mẹ mang thai được tư vấn dinh dưỡng, số phụ nữ có thai được bổ sung đa vi chất dinh dưỡng, số trẻ được theo dõi và quản lý suy dinh dưỡng cấp tính tại cộng đồng.

+ Tăng cường hoạt động chất lượng bữa ăn học đường và giáo dục chăm sóc dinh dưỡng; bảo vệ, chăm sóc cho trẻ học đường (trẻ từ trên 5 đến dưới 16 tuổi): Số trẻ được tư vấn dinh dưỡng, số trẻ suy dinh dưỡng được bổ sung đa vi chất dinh dưỡng.

d) Dự án 4. Phát triển giáo dục nghề nghiệp, việc làm bền vững

- Tiểu dự án 1. Phát triển giáo dục nghề nghiệp vùng nghèo, vùng khó khăn

+ Ngân sách trung ương bố trí (trong đó: đầu tư phát triển; sự nghiệp); ngân sách địa phương bố trí (trong đó: đầu tư phát triển; sự nghiệp); huy động khác (theo các nguồn).

+ Hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị, phương tiện đào tạo cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh có huyện nghèo:

. Tổng số cơ sở giáo dục nghề nghiệp được hỗ trợ xây dựng, mua sắm thiết bị, phương tiện đào tạo, sửa chữa, cơ sở vật chất từ nguồn vốn đầu tư phát triển.

. Tổng số cơ sở giáo dục nghề nghiệp được hỗ trợ mua sắm thiết bị, phương tiện đào tạo, sửa chữa, bảo dưỡng cơ sở vật chất từ nguồn vốn sự nghiệp.

+ Xây dựng các chuẩn (gồm: Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia; định mức kinh tế - kỹ thuật; quy định kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau tốt nghiệp; danh mục thiết bị đào tạo tối thiểu; tiêu chuẩn cơ sở vật chất trong thực hành, thực nghiệm và thí nghiệm; quy định giá tối đa dịch vụ giáo dục nghề nghiệp sử dụng ngân sách nhà nước); phát triển hệ thống đánh giá cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia và hệ thống bảo đảm chất lượng giáo dục nghề nghiệp; phát triển chương trình, học liệu; phát triển chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp:

. Tổng số từng chuẩn được xây dựng;

. Kết quả thực hiện việc phát triển hệ thống đánh giá cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia.

. Kết quả thực hiện việc phát triển hệ thống bảo đảm chất lượng giáo dục nghề nghiệp.

. Kết quả thực hiện việc phát triển chương trình, giáo trình, tài liệu, tài nguyên học liệu.

. Kết quả thực hiện việc phát triển, chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp.

+ Điều tra, khảo sát, thống kê, dự báo nhu cầu học nghề; truyền thông, hướng nghiệp, hỗ trợ khởi nghiệp và tạo việc làm:

. Tổng số cuộc điều tra, khảo sát; hình thức, kết quả của điều tra, khảo sát...

. Kết quả, phương thức truyền thông, hướng nghiệp.

. Kết quả thực hiện hỗ trợ khởi nghiệp và tạo việc làm....

+ Phát triển mô hình gắn kết giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh có huyện nghèo:

Tổng số mô hình triển khai, thực hiện. Đánh giá kết quả...

+ Đào tạo nghề cho người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, người lao động có thu nhập thấp"

. Tổng số người được đào tạo so với nhu cầu (chia từng đối tượng cụ thể);

. Đánh giá hiệu quả sau đào tạo.

- Tiểu dự án 2. Hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

+ Ngân sách trung ương bố trí; ngân sách địa phương bố trí; huy động khác;

+ Số người được hỗ trợ đào tạo nghề, ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức cần thiết và các thủ tục để đi làm việc ở nước ngoài, trong đó: số lao động xuất cảnh đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (ghi rõ đối tượng hưởng lợi theo tổng số, số người nghèo, người cận nghèo, phụ nữ, dân tộc thiểu số).

+ Số cán bộ, tuyên truyền viên cơ sở được tập huấn nâng cao năng lực.

+ Số lượt người lao động/gia đình người lao động được tư vấn giới thiệu việc làm sau khi về nước (ghi rõ đối tượng hưởng lợi theo tổng số, số người nghèo, người cận nghèo, phụ nữ, dân tộc thiểu số).

- Tiểu dự án 3. Hỗ trợ việc làm bền vững

+ Ngân sách trung ương bố trí (trong đó: đầu tư phát triển; sự nghiệp); ngân sách địa phương bố trí (trong đó: đầu tư phát triển; sự nghiệp); huy động khác (theo các nguồn).

+ Đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị công nghệ thông tin để hiện đại hóa hệ thống thông tin thị trường lao động, hình thành sàn giao dịch việc làm trực tuyến và xây dựng các cơ sở dữ liệu.

Số máy móc, trang thiết bị được đầu tư nâng cấp phục vụ lưu trữ, xử lý, cung cấp thông tin thị trường lao động và giao dịch việc làm trực tuyến và vận hành hệ thống quản lý lao động điện tử.

Số phần mềm, ứng dụng được xây dựng phục vụ thu thập, phân tích, phổ biến thông tin thị trường lao động, dự báo thị trường lao động, quản lý lao động.

+ Xây dựng cơ sở dữ liệu việc tìm người - người tìm việc

Số người sử dụng lao động có nhu cầu tìm lao động được thu thập, cập nhật thông tin (ghi rõ đối tượng được thu thập, cập nhật như doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh…).

Số người có nhu cầu tìm việc được thu thập, cập nhật thông tin (ghi rõ đối tượng được thụ hưởng theo tổng số, thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo; huyện nghèo; xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo; đối tượng là nữ giới).

+ Hỗ trợ giao dịch việc làm

Số phiên giao dịch việc làm/ngày hội việc làm đã được tổ chức thực hiện, trong đó nêu rõ số doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh, cơ sở đào tạo tham gia và số lao động được hỗ trợ tư vấn, định hướng nghề nghiệp, cung cấp thông tin thị trường lao động, hỗ trợ tìm việc làm (ghi rõ đối tượng được thụ hưởng theo tổng số, thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo; huyện nghèo; xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo; đối tượng là nữ giới).

+ Quản lý lao động gắn với cơ sở dữ liệu về dân cư

Số lao động được thu thập, cập nhật thông tin trên hệ thống phần mềm quản lý lao động (ghi rõ đối tượng được thụ hưởng theo tổng số, thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo; huyện nghèo; xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo; đối tượng là nữ giới).

+ Thu thập, phân tích, dự báo thị trường lao động

Số cuộc khảo sát/điều tra thu thập thông tin thị trường lao động.

Số ấn phẩm phân tích/dự báo thị trường lao động được phổ biến, phát hành.

+ Hỗ trợ kết nối việc làm thành công

Số lao động được hỗ trợ kết nối việc làm thành công (có giao kết hợp đồng lao động) trong đó ghi rõ lao động thuộc đối tượng (hộ nghèo/hộ cận nghèo và hộ mới thoát nghèo; huyện nghèo; xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo; đối tượng là nữ giới).

đ) Dự án 5. Hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các huyện nghèo

- Ngân sách trung ương bố trí; ngân sách địa phương bố trí; huy động khác.

- Số hộ nghèo được hỗ trợ nhà ở (bao nhiêu hộ được hỗ trợ xây mới, bao nhiêu hộ được hỗ trợ sửa chữa, nâng cấp nhà ở); số hộ cận nghèo được hỗ trợ nhà ở (bao nhiêu hộ được hỗ trợ xây mới, bao nhiêu hộ được hỗ trợ sửa chữa, nâng cấp nhà ở) đảm bảo diện tích sử dụng tối thiểu 30m2, “3 cứng” (nền cứng, khung - tường cứng, mái cứng) tuổi thọ căn nhà từ 20 năm trở lên.

e) Dự án 6. Truyền thông và giảm nghèo về thông tin

- Tiểu dự án 1. Giảm nghèo về thông tin

+ Ngân sách trung ương bố trí; ngân sách địa phương bố trí; huy động khác (theo các nguồn).

+ Số cán bộ thông tin và truyền thông được nâng cao năng lực.

+ Số cụm thông tin điện tử công cộng phục vụ thông tin, tuyên truyền đối ngoại tại cửa khẩu biên giới và cung cấp nội dung thông tin phục vụ tuyên truyền ở các xã biên giới được thiết lập.

+ Số điểm cung cấp dịch bưu chính công cộng phục vụ tiếp cận thông tin của nhân dân ở các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, xã đảo, huyện đảo cung cấp dịch vụ thông tin công cộng.

+ Số cơ sở vật chất cho hoạt động thông tin cơ sở cung cấp nội dung thông tin thiết yếu cho xã hội được tăng cường. Trên cơ sở ứng dụng công nghệ số, đẩy mạnh trang bị cơ sở vật chất, cung cấp nội dung thông tin thiết yếu cho xã hội, nhất là cho khu vực có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn để góp phần tạo đồng thuận xã hội, nâng cao kiến thức, kỹ năng sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế, góp phần thực hiện mục tiêu thoát nghèo bền vững và phục vụ có hiệu quả công tác quản lý, điều hành của chính quyền cấp xã.

+ Số xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, xã đảo được tăng cường nội dung thông tin thiết yếu cho xã hội.

- Tiểu dự án 2. Truyền thông về giảm nghèo đa chiều

+ Ngân sách trung ương bố trí; ngân sách địa phương bố trí; huy động khác (theo các nguồn).

+ Số cơ quan báo chí, xuất bản được hỗ trợ tuyên truyền về công tác giảm nghèo, kịp thời giới thiệu các cá nhân, tập thể, mô hình, kinh nghiệm hay trong giảm nghèo bền vững.

+ Tổ chức thực hiện phong trào thi đua “Cả nước chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau”, khơi dậy ý chí tự lực tự cường, phát huy nội lực vươn lên “thoát nghèo, xây dựng cuộc sống ấm no” của người dân và cộng đồng, phấn đấu “Vì một Việt Nam không còn đói nghèo”; biểu dương, khen thưởng đối với các địa phương (số cộng đồng, hộ nghèo và tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong lĩnh vực giảm nghèo được khen thưởng).

+ Tổ chức xây dựng và thực hiện các sản phẩm truyền thông về giảm nghèo (phóng sự, tọa đàm, đối thoại, Pa nô, áp phích, tờ rơi, hình thức khác…) định hướng cho người dân tiếp cận, thụ hưởng Chương trình, dịch vụ xã hội cơ bản về dạy nghề, việc làm, đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch và vệ sinh, thông tin, trợ giúp pháp lý, trợ giúp xã hội và bình đẳng giới.

+ Xây dựng và phát triển mạng lưới cán bộ tuyên truyền viên, báo cáo viên về giảm nghèo các cấp: (số lớp và số người tham dự).

+ Xây dựng trang tin điện tử về giảm nghèo hoặc ký hợp đồng đưa tin trên trang điện tử.

+ Tổ chức đối thoại chính sách (số cuộc đối thoại theo từng cấp, số đối tượng hưởng lợi tham gia đối thoại theo tổng số, số người nghèo, người cận nghèo, phụ nữ, dân tộc thiểu số).

g) Dự án 7. Nâng cao năng lực và giám sát, đánh giá Chương trình

- Tiểu dự án 1: Nâng cao năng lực thực hiện Chương trình

+ Ngân sách trung ương bố trí; ngân sách địa phương bố trí; huy động khác (theo các nguồn).

+ Tổ chức tập huấn nâng cao năng lực giảm nghèo: Số lớp tập huấn và số lượt cán bộ được tập huấn (trong đó ghi rõ tổng số lượt, số lượt cán bộ theo các cấp, số lượt cán bộ nữ, số lượt cán bộ dân tộc thiểu số).

+ Tham quan, học tập kinh nghiệm trong và ngoài nước: Số lượt và số cán bộ tham dự (trong đó ghi rõ tổng số lượt, số lượt cán bộ theo các cấp, số lượt cán bộ nữ, số lượt cán bộ dân tộc thiểu số).

- Tiểu dự án 2: Giám sát, đánh giá

+ Ngân sách trung ương bố trí; ngân sách địa phương bố trí; huy động khác (theo các nguồn).

+ Hoạt động kiểm tra: Số lần (đoàn) giám sát cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã.

+ Tình hình triển khai các hướng dẫn về giám sát và đánh giá.

+ Thực hiện xây dựng, cập nhật cơ sở dữ liệu giảm nghèo: điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo; cập nhật dữ liệu hộ nghèo, hộ cận nghèo.

(Kèm theo Biểu số 01, Biểu số 02)

2. Tình hình thực hiện những kiến nghị của lần giám sát trước (nếu có)

3. Tồn tại, vướng mắc

III. ĐÁNH GIÁ CHUNG

1. Ưu điểm

2. Tồn tại

IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

2. Kiến nghị

V. PHỤ LỤC BÁO CÁO

Tổng hợp các Biểu số 03, Biểu số 04, Biểu số 05, Biểu số 06, Biểu số 07, Biểu số 08, Biểu số 09, Biểu số 10, Biểu số 11, Biểu số 12, Biểu số 13, Biểu số 14, Biểu số 15 theo kỳ báo cáo./.


Nơi nhận:
- ...
- ...

THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN
(Ký tên, đóng dấu)

Mẫu số 02

Báo cáo đánh giá Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững đầu kỳ, giữa kỳ, kết thúc và hằng năm, đột xuất

CƠ QUAN BÁO CÁO
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

S:     /BC-

...., ngày    tháng   năm……

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững đầu kỳ, giữa kỳ, kết thúc và hằng năm, đột xuất

I. CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO ĐIỀU HÀNH, QUẢN LÝ CHƯƠNG TRÌNH

1. Công tác chỉ đạo, điều hành Chương trình

- Đánh giá công tác kiện toàn Ban chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia ở các cấp.

- Đánh giá tình hình chỉ đạo của Ban chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia ở các cấp.

- Đánh giá mức độ đầy đủ, kịp thời của các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện Chương trình.

2. Công tác quản lý thực hiện Chương trình

- Đánh giá công tác phối hợp giữa các bộ ngành, sở ngành, các cấp trong tổ chức thực hiện các dự án, tiểu dự án, hoạt động của Chương trình.

- Đánh giá tình hình thực hiện công tác kiểm tra và giám sát, đánh giá.

II. NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG TRÌNH

1. Nội dung đánh giá hằng năm

a) Đánh giá công tác quản lý chương trình trong năm thực hiện gồm: Kết quả xây dựng chính sách quản lý, tổ chức thực hiện chương trình; công tác điều phối, phối hợp trong quản lý, tổ chức thực hiện; hoạt động truyền thông, thông tin và theo dõi, giám sát, đánh giá chương trình; công tác chấp hành chế độ giám sát của cơ quan dân cử.

b) Tình hình huy động, phân bổ và sử dụng nguồn vốn.

c) Mức độ đạt được kết quả thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ so với kế hoạch hằng năm, giai đoạn 5 năm được cấp có thẩm quyền giao.

d) Tồn tại, vướng mắc phát sinh và nguyên nhân.

đ) Phương hướng, giải pháp thực hiện năm tiếp theo.

2. Nội dung đánh giá giữa kỳ chương trình

a) Đánh giá công tác quản lý chương trình, gồm: Kết quả xây dựng chính sách quản lý, tổ chức thực hiện chương trình; công tác điều hành, phối hợp trong quản lý, tổ chức thực hiện chương trình; hoạt động truyền thông, thông tin và theo dõi, giám sát, đánh giá chương trình; công tác chấp hành chế độ giám sát của cơ quan dân cử.

b) Tình hình huy động, phân bổ và sử dụng nguồn vốn.

c) Kết quả thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ gồm: Sự phù hợp của kết quả thực hiện chương trình so với mục tiêu chương trình đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; mức độ hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ chương trình đến thời điểm đánh giá so với kế hoạch giai đoạn 5 năm.

d) Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân.

đ) Đề xuất các giải pháp thực hiện chương trình từ thời điểm đánh giá đến năm cuối giai đoạn 5 năm, bao gồm đề xuất điều chỉnh chương trình (nếu có).

3. Nội dung đánh giá kết thúc chương trình

a) Đánh giá công tác quản lý chương trình, gồm: Kết quả xây dựng hệ thống chính sách quản lý, tổ chức thực hiện; công tác điều hành, phối hợp trong quản lý, tổ chức thực hiện; hoạt động truyền thông, thông tin và theo dõi, giám sát, đánh giá chương trình; công tác chấp hành chế độ giám sát của cơ quan dân cử.

b) Đánh giá kết quả huy động, phân bổ và sử dng nguồn vốn.

c) Đánh giá kết quả thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ cụ thể của chương trình so với mục tiêu đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

d) Đánh giá tác động và hiệu quả đầu tư của chương trình đối với phát triển kinh tế - xã hội; tính bền vững của chương trình; bình đẳng giới; môi trường, sinh thái (nếu có).

đ) Bài học rút ra sau quá trình thực hiện chương trình và đề xuất khuyến nghị cần thiết để duy trì kết quả đã đạt được của chương trình; các biện pháp để giảm thiểu các tác động tiêu cực về xã hội, môi trường (nếu có).

4. Nội dung đánh giá đột xuất về chương trình

a) Nội dung quy định tại khoản 1 Mục II này.

b) Xác định những phát sinh ngoài dự kiến (nếu có), nguyên nhân phát sinh ngoài dự kiến và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan; ảnh hưởng của những phát sinh đến việc thực hiện chương trình, khả năng hoàn thành mục tiêu của chương trình.

III. ĐÁNH GIÁ CHUNG

1. Ưu điểm

a) Kết quả thực hiện các dự án

b) Kết quả thực hiện các mục tiêu

c) Việc thiết kế Chương trình

d) Việc bố trí nguồn lực thực hiện

đ) Về tiến độ thực hiện

2. Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân

3. Bài học kinh nghiệm

- Bài học kinh nghiệm trong chỉ đạo, điều hành, và quản lý Chương trình.

- Bài học kinh nghiệm rút ra trong quá trình tổ chức thực hiện các dự án, tiểu dự án, hoạt động của Chương trình.

IV. CÁC ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kiến nghị điều chỉnh mục tiêu và thiết kế

- Đề xuất về điều chỉnh, hoàn thiện nội dung các dự án thuộc Chương trình trên các phương diện: mục tiêu, đối tượng thụ hưởng của dự án, các hoạt động dự án, cơ chế thực hiện, nguồn vốn, các đầu ra của dự án;

- Đề xuất về đối tượng hưởng lợi của Chương trình (cách xác định đối tượng, các đối tượng cần bổ sung…).

2. Đề xuất bố trí vốn và cơ chế huy động vốn

- Đề xuất cơ chế, chính sách, giải pháp bố trí và phân bổ vốn đảm bảo đủ và kịp thời lượng vốn cho thực hiện Chương trình.

- Đề xuất về cơ chế quản lý tài chính phù hợp để thúc đẩy tiến độ và kết quả thực hiện Chương trình.

3. Đề xuất về chỉ đạo, điều hành và quản lý Chương trình

- Đề xuất hoàn thiện cơ chế chỉ đạo, điều hành và phối kết hợp của các Bộ, ngành, sở ngành và các cấp trong triển khai thực hiện Chương trình.

- Đề xuất về hoàn thiện cách thức tổ chức, quản lý thực hiện Chương trình (hệ thống tổ chức quản lý: nhân lực, bộ máy, trang thiết bị, chế độ chính sách; công tác kiểm tra và giám sát, đánh giá…).

- Đề xuất khen thưởng các địa phương có kết quả xuất sắc trong tổ chức thực hiện Chương trình; các mô hình cần nhân rộng.

V. PHỤ LỤC BÁO CÁO

Tổng hợp các Biểu số 01, Biểu số 02, Biểu số 03, Biểu số 04, Biểu số 05, Biểu số 06, Biểu số 07, Biểu số 08, Biểu số 09, Biểu số 10, Biểu số 11, Biểu số 12, Biểu số 13, Biểu số 14, Biểu số 15 theo kỳ đánh giá./.


Nơi nhận:
- …
- …

THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN
(tên, đóng dấu)

 Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs
--------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom – Happiness
---------------

No. 10/2022/TT-BLDTBXH

Hanoi, May 31, 2022

 

CIRCULAR

instructions on supervision and assessment of execution of the national target program for SUSTAINABLE POVERTY REDUCTION for THE PERIOD OF 2021 - 2025

Pursuant to Decree No. 14/2017/ND-CP dated February 17, 2017 of the Government on functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs of Vietnam;

Pursuant to Decree No. 29/2021/ND-CP dated March 26, 2021 of the Government on procedures for verification of important national projects and supervision and investment assessment thereof;

Pursuant to Decree No. 27/2022/ND-CP dated April 19, 2022 of the Government of Vietnam on mechanisms for managing and organizing the implementation of national target programs;

Implementing Decision No. 90/QD-TTg dated January 18, 01 of the Prime Minister approving the National Target Program on Sustainable Poverty Reduction for the period of 2021 - 2025;

At the request of the Chief of the National Office for Poverty Reduction;

The Minister  of Labor, War Invalids and Social Affairs of Vietnam promulgates a Circular on instructions on supervision and assessment of execution of the National Target Program for sustainable poverty reduction for the period of 2021 – 2025.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. Regulated cope

This Circular provides for instructions on supervision and assessment of execution of the National Target Program for sustainable poverty reduction for the period of 2021 – 2025 (hereinafter referred to as “the Program”).

2. Regulated entities

a) Program owner, Program managing agency, component project owners (owners of projects, sub-projects, component contents of the Program), investors.

b)  Agencies, units, local governments and entities participating in the execution of the Program.

c) Related organizations and individuals.

Article 2. Steps for supervision and assessment of the execution of the Program

1. Steps for supervision of the execution of the Program shall comply with Section I of Appendix I enclosed herewith.

2. Steps for assessment of the execution of the Program shall comply with Section II of Appendix I enclosed herewith.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. Indicators and frameworks of results of the execution of the Program shall be presented according to Form No. 01 of Appendix III promulgated herewith.

2. Results of the execution of the Program shall be presented according to Form No. 02 of Appendix III promulgated herewith.

3. Forms for collection of information for supervision and assessment of the execution of the Program include Form No. 03, Form No.  04, Form No. 05, Form No. 06, Form No. 07, Form No. 08, Form No. 09, Form No. 10, Form No. 11, Form No. 12, Form No. 13, Form No. 14 and  Form No. 15 in Appendix III enclosed herewith.

4. Form No. 01 of Appendix II enclosed herewith shall be used for making 6-month, annual, periodic and irregular reports on the supervision of the Program.

5. Form No. 02 of Appendix II enclosed herewith shall be used for making early, mid-term, final, annual and irregular reports on the assessment of the Program.

Article 4. Regulations on collection of information and report on supervision and assessment of the Program

1. Information collection and forms

a) Form No. 01, Form No. 02, Form No. 04, Form No. 05, Form No. 06, Form No. 07, Form No. 08, Form No. 09, Form No. 10, Form No. 11, Form No. 12, Form No. 13, Form No. 14, Form No. 15, Appendix III issued herewith shall be used for 6-month and annual information collection and consolidation.

b) Form No. 03 of Appendix III issued herewith shall be used for annual information collection and consolidation.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) Supervision reports

- Within 15 working days after ending the supervision period, ministries, central authorities and local authorities shall send their reports to standing agencies of the Program at the same level to consolidate and report them to superior authorities.

- Before June 01 (for 6-month supervision reports), before December 01 (for annual supervision reports), ministries, central  and local authorities shall send their reports to the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs, Ministry of Planning and Investment, Ministry of Finance and ministries and central authorities presiding over projects, sub-projects and component contents of the Program.

b) Early, mid-term, final and annual, irregular assessment reports.

- Before December 01, 2022, ministries, central and local authorities executing the Program shall send their early assessment reports in 2022 to the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs, Ministry of Planning and Investment, Ministry of Finance and ministries and central authorities presiding over projects, sub-projects and component contents of the Program.

- Before September 01, 2023, ministries, central  and local authorities executing the Program shall send their mid-term assessment reports for the period of 2021 - 2023 to the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs, Ministry of Planning and Investment, Ministry of Finance and ministries and central authorities presiding over projects, sub-projects and component contents of the Program.

- Before September 01, 2025, ministries, central  and local authorities executing the Program shall send their final assessment reports for the period of 2021 - 2025 to the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs, Ministry of Planning and Investment, Ministry of Finance and ministries and central authorities presiding over projects, sub-projects and component contents of the Program.

- Before December 01, 2022 of each year, ministries, central and local authorities executing the Program shall send their annual assessment reports to the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs, Ministry of Planning and Investment, Ministry of Finance and ministries and central authorities presiding over projects, sub-projects and component contents of the Program.

- Irregular reports shall be sent at the request of managing agencies of projects, sub-projects and component contents of the Program.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 5. Organizing implementation

1. The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs shall preside over supervision and assessment and develop plans therefor; cooperate with ministries and central authorities in organizing supervision and assessment of central and local authorities; consolidate information and make reports on supervision and assessment results; develop, guide and implement the management system of the national target program for sustainable poverty reduction, integrate this data into the database of the system for supervision and assessment of national target programs during the process of consolidating information and making reports on the supervision and assessment of the execution of the program as prescribed.

2. Ministries and presiding, managing and participating agencies carrying out projects and sub-projects, component contents of the Program shall develop plans, and organize the supervision and assessment of projects and sub-projects and component contents of the assigned Program; direct and guide local authorities to carry out supervision and assessment in their areas; organize the collection and consolidation of information and periodically and irregularly report them to the Program owner; as well as consolidate and report on the management system of the National Target Program for sustainable poverty reduction.

3. The People’s Committees of provinces/central-affiliated cities shall direct:

a) The Department of Labor, War Invalids and Social Affairs

- To submit plans, organize supervision and assessment of the execution of the Program for approval.

- To summarize the results of supervision and assessment of the execution of the Program in their provinces, to submit them for reporting the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs and other ministries and central agencies presiding over projects, sub-projects and component contents of the Program; and to consolidate and update reports on the National Target Program for sustainable poverty reduction as prescribed.

- To guide the People’s Committees of districts and communes to carry out supervision and assessment as prescribed.

b) Presiding, managing and participating departments and local authorities carrying out projects, sub-projects and component contents of the Program

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- To report such results to the Department of Labor, War Invalids and Social Affairs for consolidation and to submit them for reporting the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs and other ministries and central agencies presiding over projects, sub-projects and component contents of the Program.

c) The People’s Committees of districts and communes: to approve plans and organize supervision and assessment as prescribed in this Circular.

The Commune-level People’s Committees shall assign socio-cultural officials working on poverty reduction to assist the commune-level management boards for implementation thereof.

4. The Vietnam Fatherland Front at all levels shall supervise the implementation of the Program according to regulations.

Article 6. Implementation fund

Funds for supervision and assessment of the execution of the Program are allocated from public service funds for the implementation of the Project 7. Raising capacity for supervision and assessment of the Program under the National Target Program on Sustainable Poverty Reduction in the period of 2021 - 2025 promulgated together with Decision No. 90/QD-TTg dated January 18, 2022 of the Prime Minister (including central budget, local budget and other lawfully mobilized capital).

Article 7. Effect

1. This Circular comes into force from July 15, 2022.

2. Circular No. 39/2016/TT-BLDTBXH dated October 25, 2016 of the Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs on instructions on procedures for inspection, supervision and assessment of the execution of the National Target Program for sustainable poverty reduction in the period of 2016 - 2020 is no longer valid from the date on which this  Circular comes into force.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



 

 

PP. MINISTER
DEPUTY MINISTER




Le Van Thanh

 

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 10/2022/TT-BLĐTBXH ngày 31/05/2022 hướng dẫn giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


15.235

DMCA.com Protection Status
IP: 18.225.56.79
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!