ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH SƠN LA
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1185/QĐ-UBND
|
Sơn La, ngày 03
tháng 07 năm 2023
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH TIÊU CHÍ VÀ QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ, PHÂN LOẠI, THẨM ĐỊNH,
CÔNG NHẬN CƠ QUAN, ĐƠN VỊ; BẢN, THÔN, XÓM, TIỂU KHU, TỔ DÂN PHỐ; XÃ, PHƯỜNG, THỊ
TRẤN LIÊN QUAN ĐẾN MA TÚY
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính
quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của
Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11
năm 2019;
Căn cứ Luật Phòng, chống ma
túy ngày 30 tháng 3 năm 2021;
Căn cứ Quyết định số
1001/QĐ-TTg ngày 27 tháng 6 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược
quốc gia phòng, chống và kiểm soát ma tuý ở Việt Nam đến năm 2020 và định hướng
đến năm 2030; Quyết định số 1452/QĐ-TTg ngày 31 tháng 8 năm 2021 của Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt Chương trình phòng, chống ma túy giai đoạn 2021 - 2025;
Căn cứ Quyết định số
3122/2010/QĐ-BCA ngày 09 tháng 8 năm 2010 của Bộ Công an ban hành tiêu chí phân
loại và mức hỗ trợ kinh phí cho xã, phường, thị trấn trọng điểm về tệ nạn ma
túy trong chương trình mục tiêu quốc gia về phòng, chống ma túy; Quyết định số
5026/QĐ-BCA-C04 ngày 05 tháng 7 năm 2022 của Bộ Công an về việc phê duyệt Dự án
“Giải quyết điểm, tụ điểm và chuyển hóa địa bàn trọng điểm, phức tạp về ma túy
tại xã, phường, thị trấn”;
Căn cứ Nghị quyết số
48/2022/NQ-HĐND ngày 09 tháng 12 năm 2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh về chính
sách phòng, chống và kiểm soát ma túy trên địa bàn tỉnh Sơn La đến năm 2025;
Căn cứ Quyết định số
135/QĐ-UBND ngày 19 tháng 01 năm 2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Đề án
chuyển hoá, xây dựng xã, phường, thị trấn không có ma tuý trên địa bàn tỉnh Sơn
La, giai đoạn 2023 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030;
Theo đề nghị của Giám đốc
Công an tỉnh tại Tờ trình số 196/TTr-CAT- PTM ngày 22 tháng 6 năm 2023.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban
hành tiêu chí và quy trình đánh giá, phân loại, thẩm định, công nhận cơ quan,
đơn vị; bản, thôn, xóm, tiểu khu, tổ dân phố; xã, phường, thị trấn liên quan đến
ma túy (có tiêu chí và quy trình kèm theo).
Điều 2. Tổ
chức thực hiện
1. Quyết định này có hiệu lực kể
từ ngày ký ban hành và thay thế Quyết định số 2139/QĐ-UBND ngày 29/9/2020 của
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành tiêu chí và quy trình đánh giá,
phân loại, thẩm định các cơ quan, đơn vị; xã, phường, thị trấn; bản, tiểu khu,
tổ dân phố liên quan đến ma túy trên địa bàn tỉnh Sơn La.
2. Giao Công an tỉnh chủ trì phối
hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố triển
khai, thực hiện Quyết định này.
Điều 3. Chánh
Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Công an tỉnh; Thủ trưởng các sở, ban,
ngành, đoàn thể tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các cơ
quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận:
- Thường trực Tỉnh ủy (để b/c);
- Thường trực HĐND tỉnh (để b/c);
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Như Điều 3;
- LĐVP UBND tỉnh phụ trách NC;
- Lưu: VT, NC, ĐH.
|
CHỦ TỊCH
Hoàng Quốc Khánh
|
TIÊU CHÍ VÀ QUY TRÌNH
ĐÁNH GIÁ, PHÂN LOẠI, THẨM ĐỊNH, CÔNG NHẬN CƠ QUAN, ĐƠN VỊ; BẢN,
THÔN, XÓM, TIỂU KHU, TỔ DÂN PHỐ; XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA
LIÊN QUAN ĐẾN MA TÚY
(Kèm theo Quyết định số: 1185/QĐ-UBND ngày 03 tháng 07 năm 2023 của Chủ tịch
Ủy ban nhân dân tỉnh)
Phần I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Quy
định về tiêu chí và quy trình các bước tiến hành đánh giá, phân loại, thẩm định,
công nhận cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, cơ sở giáo dục, trạm y tế, hợp tác xã
có con dấu riêng, có tư cách pháp nhân; bản, thôn, xóm, tiểu khu, tổ dân phố;
xã, phường, thị trấn liên quan đến ma tuý.
Điều 2. Đối
tượng đánh giá, phân loại, thẩm định và mức độ liên quan đến ma túy được quyết
định công nhận, gồm:
1. Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp,
cơ sở giáo dục, trạm y tế, hợp tác xã có con dấu riêng, có tư cách pháp nhân (sau
đây gọi chung là cơ quan, đơn vị)
a) Không có ma túy;
b) Có ma tuý.
2. Bản, thôn, xóm, tiểu khu, tổ
dân phố
a) Không có ma túy;
b) Có ma túy;
c) Trọng điểm về ma túy.
3. Xã, phường, thị trấn
a) Không có ma túy;
b) Có ma túy;
c) Trọng điểm loại III về ma
túy;
d) Trọng điểm loại II về ma
túy;
đ) Trọng điểm loại I về ma túy.
Điều 3.
Giải thích từ ngữ
1. Người sử dụng trái phép
chất ma túy là người có hành vi sử dụng chất ma túy mà không được sự cho
phép của người hoặc cơ quan chuyên môn có thẩm quyền và xét nghiệm chất ma túy
trong cơ thể có kết quả dương tính (khoản 10 điều 2 Luật Phòng, chống ma tuý
năm 2021).
2. Quản lý người sử dụng
trái phép chất ma túy là biện pháp phòng ngừa nhằm giúp người sử dụng trái
phép chất ma túy không tiếp tục sử dụng trái phép chất ma túy, phòng ngừa các
hành vi vi phạm pháp luật của họ. Quản lý người sử dụng trái phép chất ma túy
không phải là biện pháp xử lý hành chính (khoản 1 điều 23 Luật Phòng, chống
ma tuý năm 2021).
3. Giáo dục tại xã, phường,
thị trấn người sử dụng trái phép chất ma tuý là biện pháp xử lý hành chính
áp dụng đối với người từ đủ 14 tuổi trở lên đã 02 lần bị xử phạt vi phạm hành
chính và bị lập biên bản vi phạm hành chính tại lần vi phạm thứ ba trong thời hạn
06 tháng về hành vi sử dụng trái phép chất ma túy để giáo dục, quản lý họ tại
nơi cư trú trong trường hợp nhận thấy không cần thiết phải cách ly họ khỏi cộng
đồng (điều 89 và khoản 5 điều 90 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, Luật
sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2020; điểm đ
khoản 2 điều 5 Nghị định số 120/2021/NĐ-CP ngày 24/12/2021 của Chính phủ quy định
chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn).
4. Quản lý tại gia đình người
sử dụng trái phép chất ma tuý là biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành
chính áp dụng đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi sử dụng trái phép chất
ma túy khi có đủ các điều kiện theo quy định (khoản 1 điều 140 Luật Xử lý vi
phạm hành chính năm 2012, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi
phạm hành chính năm 2020; điều 6 Nghị định số 120/2021/NĐ-CP).
5. Người nghiện ma túy là
người sử dụng chất ma túy, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần và bị lệ thuộc
vào các chất này (khoản 12 điều 2 Luật Phòng, chống ma tuý năm 2021).
6. Cai nghiện ma túy là
quá trình thực hiện các hoạt động hỗ trợ về y tế, tâm lý, xã hội, giúp người
nghiện ma túy dừng sử dụng chất ma túy, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, phục
hồi thể chất, tinh thần, nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi để chấm dứt việc
sử dụng trái phép các chất này (khoản 12 điều 2 Luật Phòng, chống ma tuý năm
2021).
7. Các biện pháp cai nghiện
ma túy bao gồm cai nghiện ma túy tự nguyện và cai nghiện ma túy bắt buộc.
Biện pháp cai nghiện ma túy tự nguyện được thực hiện tại gia đình, cộng đồng hoặc
tại cơ sở cai nghiện ma túy; biện pháp cai nghiện ma túy bắt buộc được thực hiện
tại cơ sở cai nghiện ma túy công lập (điều 28 Luật Phòng, chống ma tuý năm
2021).
8. Biện pháp can thiệp giảm
tác hại đối với người sử dụng trái phép chất ma túy và người nghiện ma túy là
biện pháp làm giảm tác hại liên quan đến hành vi sử dụng trái phép chất ma túy
gây ra cho bản thân, gia đình và cộng đồng. Biện pháp can thiệp giảm tác hại đối
với người sử dụng trái phép chất ma túy và người nghiện ma túy bao gồm: điều trị
nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế; các biện pháp khác theo
quy định của Chính phủ (điều 41 Luật Phòng, chống ma tuý năm 2021).
9. Đăng ký cai nghiện ma túy
tự nguyện, điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế là
trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày có kết quả xác định nghiện ma túy của
cơ quan có thẩm quyền, người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi trở lên phải đăng ký
cai nghiện ma túy tự nguyện hoặc đăng ký điều trị nghiện các chất dạng thuốc
phiện bằng thuốc thay thế tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú. Trường
hợp, người không có nơi cư trú ổn định thì đăng ký tại Ủy ban nhân dân cấp xã
nơi người đó có hành vi vi phạm pháp luật và thực hiện việc cai nghiện tại cơ sở
cai nghiện ma túy công lập sau khi có quyết định của cơ quan có thẩm quyền (khoản
1 điều 28 Nghị định số 116/2021/NĐ-CP ngày 21/12/2021 của Chính phủ quy định
chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống ma túy, Luật Xử phạt vi phạm hành
chính về cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện ma túy).
10. Biện pháp cai nghiện ma
túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng là việc người nghiện ma túy thực hiện
cai nghiện tự nguyện tại gia đình, cộng đồng với sự hỗ trợ chuyên môn của tổ chức,
cá nhân cung cấp dịch vụ cai nghiện ma túy, sự phối hợp, trợ giúp của gia đình,
cộng đồng và chịu sự quản lý của Ủy ban nhân dân cấp xã (khoản 1 điều 30 Luật
Phòng, chống ma tuý năm 2021).
11. Biện pháp cai nghiện ma
tuý tự nguyện tại cơ sở cai nghiện ma tuý là việc người nghiện ma túy từ đủ
12 tuổi trở lên có nhu cầu cai nghiện ma túy được tiếp nhận cai nghiện ma túy tự
nguyện tại cơ sở cai nghiện (điều 31 Luật Phòng, chống ma tuý năm 2021; khoản
1 điều 35 Nghị định số 116/2021/NĐ-CP).
12. Biện pháp đưa vào cơ sở
cai nghiện bắt buộc là biện pháp xử lý hành chính áp dụng đối với người
nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên thuộc trường hợp bị áp dụng biện pháp đưa
vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi
bị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc để chữa bệnh, lao động, học văn hóa, học
nghề dưới sự quản lý của cơ sở cai nghiện bắt buộc. Đối với người từ 12 đến dưới
18 tuổi đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc không phải là biện pháp xử lý hành
chính (điều 95, điều 96 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, Luật sửa đổi,
bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2020; điều 32, điều
33 Luật Phòng, chống ma tuý năm 2021).
13. Quản lý sau cai nghiện
ma túy tại nơi cư trú là biện pháp hỗ trợ người đã hoàn thành cai nghiện ma
túy tự nguyện, người đã hoàn thành điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng
thuốc thay thế, người từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi đã chấp hành xong quyết định
đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, người đã chấp hành xong quyết định áp dụng
biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc phòng, chống tái
nghiện, hòa nhập cộng đồng do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định theo
quy định của pháp luật (điều 40 Luật Phòng, chống ma tuý 2021; khoản 9 điều
3 Nghị định số 116/2021/NĐ-CP).
11. Tái nghiện là trường
hợp người đã hoàn thành cai nghiện ma túy tự nguyện, cai nghiện ma túy bắt buộc
hoặc kết thúc điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế có
hành vi sử dụng ma túy trái phép, được cơ quan có thẩm quyền xác định là nghiện
ma túy (khoản 6 điều 3 Nghị định số
116/2021/NĐ-CP).
12. Tệ nạn ma túy là việc
sử dụng trái phép chất ma túy, nghiện ma túy và các hành vi vi phạm pháp luật về
ma túy mà chưa đến mức hoặc không bị truy cứu trách nhiệm hình sự (khoản 8
điều 2 Luật Phòng, chống ma tuý năm 2021).
13. Tội phạm về ma túy là
những hành vi nguy hiểm cho xã hội, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc
pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý xâm phạm chế độ thống nhất
quản lý của Nhà nước đối với các chất ma túy và các loại thuốc gây nghiện, xâm
phạm trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền
con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân mà theo quy định của Bộ luật
Hình sự phải bị xử lý hình sự. Tội phạm về ma tuý được quy định tại Chương XX từ
Điều 247 đến Điều 259 của Bộ luật Hình sự (điều 8 và Chương XX Bộ luật Hình
sự năm 2015, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự năm 2017).
14. Trồng cây có chứa chất
ma túy là việc trồng cây thuốc phiện, cây cô ca, cây cần sa và các loại cây
khác có chứa chất ma túy do Chính phủ quy định (điều 247 Bộ luật Hình sự năm
2015, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự năm 2017; khoản 6 điều
2 Luật Phòng, chống ma tuý năm 2021).
15. Điểm phức tạp về ma túy là
địa điểm cụ thể (khu vực công cộng như: góc vườn hoa, công viên, khu nhà
hoang, khu đất trống, góc nghĩa trang, gầm cầu; địa điểm cụ thể như vũ trường,
quán bar, pub, lounge, hát cho nhau nghe, câu lạc bộ, nhà hàng có sử dụng nhạc
mạnh, karaoke, khách sạn, nhà nghỉ, resort, homestay, căn hộ, nhà riêng…)
hoặc địa điểm di động (phương tiện di chuyển như: tàu, thuyền, ô tô…)
thường xuyên có nhiều người đến mua ma túy hoặc sử dụng trái phép chất ma túy.
Tại đây có dấu hiệu hoạt động của tội phạm hoặc tệ nạn ma túy. Điểm phức tạp về
ma tuý do lực lượng Công an xác định theo hướng dẫn của Bộ Công an (Hướng dẫn
số 689/HD-C04 ngày 21/02/2023 của Bộ Công an).
16. Tụ điểm phức tạp về ma
túy là địa điểm, khu vực cụ thể không phụ thuộc vào địa giới hành chính (khu
dân cư, tổ, dân phố, thôn, bản… hoặc tương đương) hoặc điểm di động, thường
xuyên tập trung đông người đến mua hoặc sử dụng trái phép chất ma túy. Tại đây,
có dấu hiệu hoạt động của tội phạm có tổ chức về mua bán hoặc tổ chức, chứa chấp
việc sử dụng trái phép chất ma túy. Tụ điểm phức tạp về ma tuý do lực lượng
Công an xác định theo hướng dẫn của Bộ Công an (Hướng dẫn số 689/HD-C04).
17. Điểm có nguy cơ phức tạp
về ma tuý là địa điểm, khu vực cụ thể có các yếu tố, điều kiện, khả năng dễ
phát sinh thành điểm, tụ điểm phức tạp về ma tuý. Điểm có nguy cơ phức tạp về
ma tuý do lực lượng Công an xác định theo hướng dẫn của Bộ Công an (Hướng dẫn
số 689/HD-C04).
18. Đối tượng bán lẻ trái
phép chất ma tuý là con người cụ thể có hoạt động bán lẻ trái phép chất ma
tuý cho người khác. Đối tượng bán lẻ trái phép chất ma tuý do lực lượng Công an
xác định theo hướng dẫn của Bộ Công an (Hướng dẫn số 689/HD-C04).
Phần II
ĐIỀU KIỆN, TIÊU CHÍ ĐÁNH
GIÁ, PHÂN LOẠI
Điều 4. Điều
kiện, tiêu chí đánh giá, phân loại
1. Điều kiện để xét đánh giá,
phân loại, thẩm định cơ quan, đơn vị; bản, thôn, xóm, tiểu khu, tổ dân phố; xã,
phường, thị trấn liên quan đến ma tuý Cơ quan, đơn vị; bản, thôn, xóm, tiểu
khu, tổ dân phố; xã, phường, thị trấn bảo đảm đầy đủ hồ sơ, tài liệu về các mặt
công tác phòng, chống ma tuý phục vụ đánh giá, phân loại, thẩm định, gồm:
a) Hồ sơ, tài liệu tổ chức quán
triệt, tuyên truyền, giao chỉ tiêu, ký cam kết và triển khai, thực hiện công
tác phòng, chống ma tuý.
b) Hồ sơ, tài liệu quản lý người
sử dụng trái phép chất ma tuý; người bị giáo dục tại xã, phường, thị trấn do có
hành vi sử dụng trái phép chất ma túy; quản lý tại gia đình do có hành vi sử dụng
trái phép chất ma túy (nếu có).
c) Hồ sơ, tài liệu quản lý người
nghiện ma tuý, người được áp dụng các biện pháp cai nghiện tự nguyện, cai nghiện
bắt buộc, điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế (nếu
có).
d) Hồ sơ, tài liệu quản lý người
sau cai nghiện ma túy (nếu có).
đ) Hồ sơ, tài liệu quản lý người
có biểu hiện loạn thần, ngáo đá về ma tuý (nếu có).
e) Hồ sơ, tài liệu về phát hiện,
xử lý người vi phạm pháp luật về ma tuý (nếu có).
g) Hồ sơ, tài liệu về phát hiện,
xử lý tội phạm về ma tuý (nếu có).
h) Hồ sơ, tài liệu về phát hiện,
triệt xoá diện tích trồng cây có chứa chất ma tuý (nếu có).
i) Hồ sơ, tài liệu về người có biểu
hiện bán lẻ trái phép chất ma tuý; điểm có nguy cơ phức tạp về ma tuý, điểm phức
tạp về ma tuý, tụ điểm phức tạp về ma tuý được phát hiện, quản lý và tổ chức
phòng ngừa, đấu tranh (nếu có).
2. Tiêu chí đánh giá, phân loại,
thẩm định cơ quan, đơn vị; bản, thôn, xóm, tiểu khu, tổ dân phố; xã, phường, thị
trấn liên quan đến ma tuý
Cơ quan, đơn vị; bản, thôn,
xóm, tiểu khu, tổ dân phố; xã, phường, thị trấn được đánh giá, phân loại, thẩm
định trên các tiêu chí sau:
a) Người sử dụng trái phép chất
ma tuý đang quản lý tại gia đình, cộng đồng theo Quyết định của Ủy ban nhân dân
xã, phường, thị trấn (tại thời điểm thẩm định)
- Đã được xét nghiệm chất ma
tuý trong cơ thể, kết quả xét nghiệm “dương tính”, đang trong thời gian
chờ Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn ra Quyết định quản lý;
- Đang trong thời hạn quản lý
theo Quyết định của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn;
- Đang trong thời gian áp dụng
biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn do có hành vi sử dụng
trái phép chất ma túy theo Quyết định của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn;
- Đang trong thời gian áp dụng
biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính quản lý tại gia đình đối với người
sử dụng trái phép chất ma túy chưa thành niên do có hành vi sử dụng trái phép
chất ma túy theo Quyết định của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.
b) Người nghiện ma tuý đang quản
lý tại gia đình, cộng đồng theo Quyết định của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị
trấn (tại thời điểm thẩm định)
- Đã được xác định tình trạng
nghiện, kết quả xác định là “nghiện ma túy”, đang trong thời gian chờ Ủy
ban nhân dân xã, phường, thị trấn ra Quyết định áp dụng biện pháp cai nghiện ma
túy tự nguyện hoặc đăng ký điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc
thay thế;
- Đang trong thời gian áp dụng
biện pháp cai nghiện ma tuý tự nguyện tại gia đình, cộng đồng theo Quyết định của
Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn;
- Đang trong thời gian áp dụng
biện pháp điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế dưới 12
tháng theo Quyết định của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.
c) Người có biểu hiện loạn thần,
ngáo đá về ma tuý đang được theo dõi, quản lý tại gia đình, cộng đồng (tại
thời điểm thẩm định).
d) Người vi phạm pháp luật về ma
túy mà chưa đến mức hoặc không bị truy cứu trách nhiệm hình sự bị phát hiện, xử
lý (trong năm thẩm định).
đ) Tội phạm về ma tuý (trong
năm thẩm định)
- Người phạm tội về ma túy trên
địa bàn bị phát hiện, bắt giữ, xử lý;
- Người bị truy nã do phạm tội
về ma tuý trên địa bàn bị phát hiện, bắt giữ, xử lý;
- Người bị truy nã do phạm tội
về ma tuý trên địa bàn chưa bắt giữ, xử lý.
e) Trồng cây có chứa chất ma
tuý (trong năm thẩm định)
- Diện tích trồng cây có chứa
chất ma túy;
- Số lượng cây có chứa chất ma tuý.
g) Điểm, tụ điểm phức tạp về ma
tuý (trong năm thẩm định)
- Người có biểu hiện bán lẻ
trái phép chất ma tuý được đưa vào diện quản lý, đấu tranh triệt xoá;
- Điểm có nguy cơ phức tạp về
ma tuý được đưa vào diện quản lý, đấu tranh triệt xoá;
- Điểm phức tạp về ma tuý được
đưa vào diện quản lý, đấu tranh triệt xoá;
- Tụ điểm phức tạp về ma túy được
đưa vào diện quản lý, đấu tranh triệt xoá.
3. Không đưa vào tiêu chí đánh
giá các trường hợp người liên quan đến ma tuý tại thời điểm thẩm định khi đã
hoàn thành thời hạn quản lý; chấp hành đúng quy trình điều trị nghiện ma tuý bằng
thuốc thay thế; bị áp dụng biện pháp cách ly khỏi địa bàn, vắng mặt tại địa
bàn, không có địa chỉ cư trú tại địa bàn
a) Người sử dụng trái phép chất
ma tuý (số liệu năm - tính đến thời điểm thẩm định)
- Đã hoàn thành thời hạn quản
lý người sử dụng trái phép chất ma tuý, thời hạn giáo dục tại xã, phường, thị
trấn, thời hạn quản lý tại gia đình, chấp hành tốt và được Ủy ban nhân dân xã,
phường, thị trấn quyết định đưa ra khỏi danh sách quản lý;
- Đang được áp dụng biện pháp
cách ly khỏi cộng đồng: đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc; đưa vào trường giáo dưỡng;
phải thi hành án phạt tù theo Quyết định của Toà án;
- Không còn có mặt trên địa
bàn: chết; Tòa án tuyên bố là mất tích; chuyển đến cư trú ở địa phương khác.
b) Người nghiện ma tuý (số
liệu năm - tính đến thời điểm thẩm định)
- Đang được áp dụng biện pháp
cai nghiện tại cơ sở cai nghiện: cai nghiện tự nguyện tại cơ sở cai nghiện tự
nguyện theo Quyết định của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn; cai nghiện bắt
buộc tại cơ sở cai nghiện ma tuý công lập theo Quyết định của Toà án;
- Đang được áp dụng biện pháp
điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế theo Quyết định của
Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn, đã tham gia quy trình điều trị được ít nhất
12 tháng sau khi đã đạt liều điều trị duy trì, chấp hành tốt và tuân thủ các
quy định trong điều trị, không sử dụng trái phép chất ma tuý;
- Đang được áp dụng biện pháp
cách ly khỏi cộng đồng: đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc; đưa vào trường giáo dưỡng;
phải thi hành án phạt tù theo Quyết định của Toà án;
- Không còn có mặt trên địa
bàn: chết; Tòa án tuyên bố là mất tích; chuyển đến cư trú ở địa phương khác.
c) Người quản lý sau cai nghiện
(số liệu năm - tính đến thời điểm thẩm định)
- Đang trong thời gian quản lý
sau cai nghiện ma tuý theo Quyết định của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn;
chấp hành tốt các quy định, không sử dụng trái phép chất ma tuý, không tái nghiện
ma tuý;
- Đã hoàn thành thời hạn quản
lý sau cai nghiện ma túy theo Quyết định của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn,
không sử dụng trái phép chất ma tuý, không tái nghiện và được đưa ra khỏi danh
sách quản lý.
d) Người có biểu hiện loạn thần,
ngáo đá về ma tuý (số liệu năm - tính đến thời điểm thẩm định)
- Đã được áp dụng biện pháp,
quy trình điều trị, không còn biểu hiện loạn thần, ngáo đá về ma tuý và được
đưa ra khỏi danh sách quản lý;
- Đang được áp dụng biện pháp
cách ly khỏi cộng đồng: đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng;
phải thi hành án phạt tù theo Quyết định của Toà án;
- Không còn có mặt trên địa
bàn: chết; Tòa án tuyên bố là mất tích; chuyển đến cư trú ở địa phương khác.
đ) Người bị xoá đăng ký thường
trú, xoá đăng ký tạm trú theo Luật Cư trú (vắng mặt liên tục tại nơi thường
trú từ 12 tháng trở lên mà không đăng ký tạm trú tại chỗ ở khác, không khai báo
tạm vắng; vắng mặt liên tục tại nơi tạm trú từ 06 tháng trở lên mà không đăng
ký tạm trú tại chỗ ở khác) sử dụng trái phép chất ma tuý, nghiện ma tuý, loạn
thần, ngáo đá về ma tuý, vi phạm pháp luật về ma tuý, phạm tội về ma tuý, bị
truy nã do phạm tội về ma tuý tại địa phương khác.
e) Người có địa chỉ cư trú ở địa
phương khác sử dụng trái phép chất ma tuý, nghiện ma tuý, loạn thần, ngáo đá về
ma tuý, vi phạm pháp luật về ma tuý, phạm tội về ma tuý, truy nã do phạm tội về
ma tuý bị phát hiện, xử lý tại địa phương (tiêu chí này tính cho địa phương
nơi người đó cư trú).
Điều 5.
Tiêu chí đánh giá, phân loại đối với cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, cơ sở giáo
dục, trạm y tế, hợp tác xã…
1. Cơ quan, đơn vị được công nhận
không có ma túy khi đồng thời đạt các tiêu chí sau:
a) Không có người sử dụng trái
phép chất ma túy (tại thời điểm thẩm định).
b) Không có người nghiện ma túy
(tại thời điểm thẩm định).
c) Không có người có biểu hiện
loạn thần, ngáo đá về ma tuý (tại thời điểm thẩm định).
d) Không có người vi phạm pháp
luật về ma túy mà chưa đến mức hoặc không bị truy cứu trách nhiệm hình sự (trong
năm thẩm định).
đ) Không có người phạm tội về
ma túy, người bị truy nã do phạm tội về ma tuý lẩn trốn trên địa bàn (trong
năm thẩm định).
e) Không có diện tích trồng cây
có chứa chất ma tuý, số lượng cây có chứa chất ma túy (trong năm thẩm định).
g) Không có người có biểu hiện
bán lẻ trái phép chất ma tuý, điểm có nguy cơ phức tạp về ma tuý, điểm phức tạp
về ma tuý, tụ điểm phức tạp về ma túy (trong năm thẩm định).
2. Cơ quan, đơn vị được xác nhận
là có ma túy khi có một trong các tiêu chí sau:
a) Có người sử dụng trái phép
chất ma túy (tại thời điểm thẩm định).
b) Có người nghiện ma túy (tại
thời điểm thẩm định).
c) Có người có biểu hiện loạn
thần, ngáo đá về ma tuý (tại thời điểm thẩm định).
d) Có người vi phạm pháp luật về
ma túy mà chưa đến mức hoặc không bị truy cứu trách nhiệm hình sự (trong năm
thẩm định).
đ) Có người phạm tội về ma túy,
người bị truy nã do phạm tội về ma tuý lẩn trốn trên địa bàn (trong năm thẩm
định).
e) Có diện tích trồng cây có chứa
chất ma tuý, số lượng cây có chứa chất ma túy (trong năm thẩm định).
g) Có người có biểu hiện bán lẻ
trái phép chất ma tuý, điểm có nguy cơ phức tạp về ma tuý, điểm phức tạp về ma
tuý, tụ điểm phức tạp về ma túy (trong năm thẩm định).
Điều 6.
Tiêu chí đánh giá, phân loại đối với bản, thôn, xóm, tiểu khu, tổ dân phố
1. Bản, thôn, xóm, tiểu khu, tổ
dân phố được công nhận không có ma túy khi đồng thời đạt các tiêu chí sau:
a) Không có người sử dụng trái
phép chất ma túy (tại thời điểm thẩm định).
b) Không có người nghiện ma túy
(tại thời điểm thẩm định).
c) Không có người có biểu hiện
loạn thần, ngáo đá về ma tuý (tại thời điểm thẩm định).
d) Không có người vi phạm pháp
luật về ma túy mà chưa đến mức hoặc không bị truy cứu trách nhiệm hình sự (trong
năm thẩm định).
đ) Không có người phạm tội về
ma túy, người bị truy nã do phạm tội về ma tuý lẩn trốn trên địa bàn (trong năm
thẩm định).
e) Không có diện tích trồng cây
có chứa chất ma tuý, số lượng cây có chứa chất ma túy (trong năm thẩm định).
g) Không có người có biểu hiện
bán lẻ trái phép chất ma tuý, điểm có nguy cơ phức tạp về ma tuý, điểm phức tạp
về ma tuý, tụ điểm phức tạp về ma túy (trong năm thẩm định).
2. Bản, thôn, xóm, tiểu khu, tổ
dân phố được xác nhận là có ma túy khi có một trong các tiêu chí sau:
a) Có người sử dụng trái phép
chất ma túy (tại thời điểm thẩm định).
b) Có người nghiện ma túy (tại
thời điểm thẩm định).
c) Có người có biểu hiện loạn
thần, ngáo đá về ma tuý (tại thời điểm thẩm định).
d) Có người vi phạm pháp luật về
ma túy mà chưa đến mức hoặc không bị truy cứu trách nhiệm hình sự (trong năm
thẩm định).
đ) Có người phạm tội về ma túy
hoặc người bị truy nã do phạm tội về ma tuý lẩn trốn trên địa bàn (trong năm
thẩm định).
e) Có người có biểu hiện bán lẻ
trái phép chất ma tuý (trong năm thẩm định).
3. Bản, thôn, xóm, tiểu khu, tổ
dân phố được xác nhận là trọng điểm về ma túy khi có một trong các tiêu chí
sau:
a) Có từ 05 người sử dụng trái
phép chất ma túy trở lên (tại thời điểm thẩm định).
b) Có từ 04 người nghiện ma túy
trở lên (tại thời điểm thẩm định).
c) Có từ 02 người có biểu hiện
loạn thần, ngáo đá về ma tuý trở lên (tại thời điểm thẩm định).
d) Có từ 03 người vi phạm pháp
luật về ma túy mà chưa đến mức hoặc không bị truy cứu trách nhiệm hình sự trở
lên (trong năm thẩm định).
đ) Có từ 02 người phạm tội về
ma túy hoặc người bị truy nã do phạm tội về ma tuý lẩn trốn trên địa bàn trở
lên (trong năm thẩm định).
e) Có diện tích trồng cây có chứa
chất ma tuý, số lượng cây có chứa chất ma túy (trong năm thẩm định).
g) Có từ 03 người có biểu hiện
bán lẻ trái phép chất ma tuý trở lên hoặc có điểm có nguy cơ phức tạp về ma tuý
hoặc có điểm phức tạp về ma tuý hoặc có tụ điểm phức tạp về ma túy (trong
năm thẩm định).
Điều 7.
Tiêu chí đánh giá, phân loại đối với xã, phường, thị trấn
1. Xã, phường, thị trấn được
công nhận không có ma túy khi đồng thời đạt các tiêu chí sau:
a) Không có người sử dụng trái
phép chất ma túy (tại thời điểm thẩm định).
b) Không có người nghiện ma túy
(tại thời điểm thẩm định).
c) Không có người có biểu hiện
loạn thần, ngáo đá về ma tuý (tại thời điểm thẩm định).
d) Không có người vi phạm pháp
luật về ma túy mà chưa đến mức hoặc không bị truy cứu trách nhiệm hình sự (trong
năm thẩm định).
đ) Không có người phạm tội về
ma túy; người bị truy nã do phạm tội về ma tuý lẩn trốn trên địa bàn (trong
năm thẩm định).
e) Không có diện tích trồng cây
có chứa chất ma tuý, số lượng cây có chứa chất ma túy (trong năm thẩm định).
g) Không có người có biểu hiện
bán lẻ trái phép chất ma tuý, điểm có nguy cơ phức tạp về ma tuý, điểm phức tạp
về ma tuý, tụ điểm phức tạp về ma túy (trong năm thẩm định).
2. Xã, phường, thị trấn được
xác nhận là có ma túy khi có một trong các tiêu chí sau:
a) Có người sử dụng trái phép
chất ma túy (tại thời điểm thẩm định).
b) Có người nghiện ma túy (tại
thời điểm thẩm định).
c) Có người có biểu hiện loạn
thần, ngáo đá về ma tuý (tại thời điểm thẩm định).
đ) Có người vi phạm pháp luật về
ma túy mà chưa đến mức hoặc không bị truy cứu trách nhiệm hình sự (trong năm
thẩm định).
d) Có người phạm tội về ma túy;
người bị truy nã do phạm tội về ma tuý lẩn trốn trên địa bàn (trong năm thẩm
định).
đ) Có người có biểu hiện bán lẻ
trái phép chất ma tuý hoặc có điểm có nguy cơ phức tạp về ma tuý (trong năm
thẩm định).
3. Xã, phường, thị trấn được
xác nhận là trọng điểm loại III về ma túy khi có một trong những tiêu chí sau:
a) Có từ 20 người đến dưới 60
người nghiện ma túy (tại thời điểm thẩm định).
b) Tỷ lệ người phạm tội về ma
túy so với dân số tại xã, phường, thị trấn từ 0,1% đến dưới 0,3% (trong năm
thẩm định).
c) Có diện tích trồng cây có chứa
chất ma túy dưới 1.000m2 hoặc số lượng dưới 500 cây (trong năm thẩm
định).
d) Có từ 1 đến 2 điểm hoặc tụ
điểm phức tạp về ma túy (trong năm thẩm định).
4. Xã, phường, thị trấn được
xác nhận là trọng điểm loại II về ma túy khi có một trong những tiêu chí sau:
a) Có từ 60 người nghiện đến dưới
100 người nghiện ma túy (tại thời điểm thẩm định).
b) Tỷ lệ người phạm tội về ma
túy so với dân số hiện tại của xã, phường, thị trấn từ 0,3% đến dưới 0,5% (trong
năm thẩm định).
c) Có diện tích trồng cây có chất
ma túy từ 1.000 m2 đến dưới 2.000 m2 hoặc số lượng từ 500
đến dưới 3.000 cây (trong năm thẩm định).
d) Có từ 3 đến 4 điểm hoặc tụ
điểm phức tạp về ma túy (trong năm thẩm định).
đ) Có ít nhất 01 trong các tiêu
chí xã, phường, thị trấn trọng điểm loại III và nằm trên tuyến trọng điểm về
buôn bán, vận chuyển trái phép các chất ma túy, có nhiều đường giao thông huyết
mạch (trong năm thẩm định).
5. Xã, phường, thị trấn được
xác nhận là trọng điểm loại I về ma túy khi có một trong những tiêu chí sau:
a) Có từ 100 người nghiện ma
túy trở lên (tại thời điểm thẩm định).
b) Tỷ lệ người phạm tội về ma
túy so với dân số hiện tại của xã, phường, thị trấn từ 0,5% trở lên (trong
năm thẩm định).
c) Có diện tích trồng cây có chứa
chất ma túy từ 2.000 m2 trở lên hoặc số lượng từ 3.000 cây trở lên (trong
năm thẩm định).
d) Có từ 5 điểm hoặc tụ điểm tệ
nạn ma túy trở lên (trong năm thẩm định).
đ) Có ít nhất 1 trong các tiêu
chí xã, phường, thị trấn trọng điểm loại II và nằm trên tuyến trọng điểm về
buôn bán, vận chuyển trái phép các chất ma túy, có nhiều đường giao thông huyết
mạch (trong năm thẩm định).
Điều 8.
Cách xác định địa bàn 03 năm liên tiếp giữ vững địa bàn không có ma túy (đối
với các xã; phường, thị trấn; bản, tiểu khu, tổ dân phố được sáp nhập theo Nghị
quyết của Quốc hội hoặc Hội đồng nhân dân tỉnh)
1. Bản, thôn, xóm, tiểu khu, tổ
dân phố sau sáp nhập được công nhận đạt tiêu chuẩn “không có ma túy” đối
với thời gian trước sáp nhập nếu trước khi sáp nhập có ít nhất một bản, thôn,
xóm, tiểu khu, tổ dân phố được công nhận đạt tiêu chuẩn “không có ma túy”.
2. Xã, phường, thị trấn sau sáp
nhập được công nhận đạt tiêu chuẩn “không có ma túy” đối với thời gian
trước sáp nhập nếu trước khi sáp nhập có ít nhất một xã, phường, thị trấn được
công nhận đạt tiêu chuẩn “không có ma túy”.
Phần III
NHIỆM VỤ CỦA CÁC ĐƠN VỊ
VÀ QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ, PHÂN LOẠI, THẨM ĐỊNH
Điều 9. Nhiệm
vụ của các đơn vị cấp tỉnh có liên quan
1. Công an tỉnh
a) Tham mưu Quyết định thành lập
các Đoàn công tác cấp tỉnh thẩm định, phân loại đơn vị, địa bàn liên quan đến
ma túy.
b) Chủ trì, phối hợp với các ngành,
địa phương chuẩn bị tài liệu, biểu mẫu tổng hợp phục vụ công tác thẩm định,
phân loại.
c) Chủ trì, phối hợp với các
Đoàn công tác cấp tỉnh giúp Ủy ban nhân dân tỉnh đôn đốc, hướng dẫn việc rà
soát, thẩm định, phân loại đơn vị, địa bàn liên quan đến ma túy.
d) Tổng hợp kết quả thẩm định của
các Đoàn công tác cấp tỉnh; khó khăn vướng mắc, kiến nghị và đánh giá, nhận xét
quy trình thẩm định của các huyện, thành phố, cơ quan, đơn vị báo cáo, đề xuất
với Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
đ) Tham mưu với Chủ tịch Ủy ban
nhân dân tỉnh ban hành Quyết định công nhận đơn vị, địa bàn không có ma túy;
đơn vị, địa bàn có ma túy phù hợp với các đối tượng, mức độ theo quy định tại
Điều 2 quy định này.
2. Các Đoàn công tác cấp tỉnh
a) Phối hợp với Công an tỉnh
giúp Ủy ban nhân dân tỉnh đôn đốc, hướng dẫn việc rà soát, thẩm định, phân loại
đơn vị, địa bàn liên quan đến ma túy, đối với:
- Ủy ban nhân dân huyện, thành
phố;
- Đảng ủy khối các cơ quan và
doanh nghiệp tỉnh;
- Công an tỉnh;
- Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh;
- Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng
tỉnh;
- Trường Đại học Tây Bắc.
b) Trực tiếp thẩm định kết quả,
quy trình thẩm định, phân loại của các đơn vị theo phân công và một số đơn vị
trực thuộc những đơn vị này. Trưởng Đoàn công tác lập biên bản thẩm định (mẫu
B1) đối với từng đơn vị và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân
tỉnh về kết quả thẩm định của mình.
c) Sau khi hoàn thành thẩm định
tại các đơn vị được phân công, Trưởng Đoàn công tác tổng hợp kết quả, hồ sơ thẩm
định báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Phòng Tham mưu Công an tỉnh),
hồ sơ gồm:
- Báo cáo kết quả thẩm định của
Đoàn (tổng hợp, đánh giá kết quả, quy trình thẩm định của các đơn vị, địa
bàn được phân công; kiến nghị, đề xuất...);
- Báo cáo kết quả công tác
phòng, chống ma tuý, chuyển hóa, xây dựng địa bàn không có ma túy trong năm thẩm
định của đơn vị, địa bàn được phân công;
- Tờ trình, danh sách đề nghị
công nhận đơn vị, địa bàn không có ma túy, xác nhận đơn vị, địa bàn có ma túy của
đơn vị, địa bàn được phân công.
Điều 10.
Nhiệm vụ của các huyện, thành phố (gọi chung là cấp huyện)
1. Ủy ban nhân dân cấp huyện
a) Ban hành Kế hoạch thẩm định,
phân loại đơn vị, địa bàn liên quan đến ma túy thuộc cấp quản lý.
b) Ban hành Quyết định thành lập
Hội đồng thẩm định đơn vị, địa bàn liên quan đến ma túy (sau đây gọi tắt là
Hội đồng thẩm định) cấp huyện do đồng chí Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban
nhân dân cấp huyện phụ trách văn hóa, xã hội làm Chủ tịch Hội đồng; thành viên
Hội đồng gồm: lãnh đạo các đơn vị: Công an, Tư pháp, Lao động - Thương binh và
Xã hội, Văn hoá, Thông tin và Truyền thông, Nội vụ và một số thành phần khác do
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định. Mời: Thường trực Ủy ban Mặt trận
Tổ quốc Việt Nam, Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên
cấp huyện tham gia.
c) Ban hành Quyết định thành lập
các Đoàn công tác cấp huyện, số lượng đoàn công tác do Chủ tịch Ủy ban
nhân dân cấp huyện quyết định.
d) Chỉ đạo tổ chức rà soát thẩm
định, phân loại đơn vị, địa bàn liên quan đến ma túy thuộc quyền quản lý.
đ) Báo cáo kết quả công tác rà
soát, thẩm định, phân loại đơn vị, địa bàn liên quan đến ma túy gửi Chủ tịch Ủy
ban nhân dân tỉnh (qua Công an tỉnh để tổng hợp). Chủ tịch Ủy ban nhân
dân cấp huyện chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về kết quả
rà soát, thẩm định, phân loại của cấp huyện.
e) Tờ trình đề nghị Chủ tịch Ủy
ban nhân dân tỉnh quyết định công nhận các đơn vị, địa bàn không có ma túy và
xác nhận các đơn vị, địa bàn có ma túy phù hợp với các đối tượng, mức độ theo quy
định tại Điều 2 quy định này.
2. Công an cấp huyện
a) Chủ trì, phối hợp với các
đơn vị liên quan cung cấp các biểu mẫu, tài liệu rà soát, đánh giá, phân loại
cho các Đoàn công tác và Hội đồng thẩm định cấp huyện (danh sách người sử dụng
trái phép chất ma túy, nghiện ma túy có hồ sơ quản lý; danh sách người thực hiện
các hành vi vi phạm pháp luật về ma túy; danh sách người phạm tội về ma túy;
danh sách địa bàn có diện tích trồng cây có chứa chất ma túy; số liệu người có
biểu hiện bán lẻ trái phép chất ma tuý chưa xác minh, kết luận, điểm có nguy cơ
phức tạp, điểm, tụ điểm phức tạp về ma túy…); đồng thời gửi Công an tỉnh phục
vụ theo dõi, kiểm tra cấp tỉnh.
b) Chủ trì, phối hợp với các
Đoàn công tác cấp huyện giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện đôn đốc, hướng
dẫn việc triển khai, thực hiện công tác rà soát, thẩm định, phân loại các đơn vị,
địa bàn liên quan đến ma túy.
c) Chủ trì tham mưu giúp Hội đồng
thẩm định cấp huyện tổng hợp kết quả thẩm định của các Đoàn công tác cấp huyện.
3. Đoàn công tác cấp huyện
a) Phối hợp với Công an cấp huyện
tham mưu giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện đôn đốc, hướng dẫn việc rà soát, thẩm định,
phân loại đơn vị, địa bàn liên quan đến ma túy, đối với:
- Các xã, phường, thị trấn;
- Đơn vị trực thuộc cấp huyện;
- Các đơn vị thuộc bộ, ngành
Trung ương đóng trên địa bàn;
- Các đơn vị trực thuộc tỉnh
đóng trên địa bàn cấp huyện;
- Các doanh nghiệp đóng trên địa
bàn không thuộc Đảng uỷ Khối các cơ quan tỉnh quản lý.
b) Trực tiếp thẩm định kết quả
và quy trình đánh giá, phân loại đơn vị, địa bàn liên quan đến ma túy của các
đơn vị, địa bàn được phân công và một số đơn vị, địa bàn trực thuộc các đơn vị
này: Căn cứ Biên bản tự đánh giá, phân loại (mẫu A); các danh sách, tài
liệu và thực tế công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, chuyển hóa, xây dựng
đơn vị, địa bàn không có ma túy, Trưởng Đoàn công tác cấp huyện lập Biên bản thẩm
định (mẫu B1) và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện
về kết quả thẩm định của Đoàn mình.
c) Sau khi hoàn thành thẩm định
tại các đơn vị được phân công, Trưởng Đoàn công tác tổng hợp kết quả, gửi hồ
sơ, tài liệu thẩm định về Hội đồng thẩm định cấp huyện (qua Công an huyện), hồ
sơ gồm:
- Báo cáo kết quả thẩm định (tổng
hợp, đánh giá kết quả, quy trình thẩm định của các đơn vị, địa bàn được phân
công; kiến nghị, đề xuất...);
- Biên bản tự đánh giá, phân loại
của từng đơn vị, địa bàn cấp xã (mẫu A);
- Biên bản thẩm định của
Đoàn công tác cấp huyện (mẫu B1).
4. Hội đồng đánh giá, thẩm định
cấp huyện
a) Tham mưu với Chủ tịch Ủy ban
nhân dân cấp huyện xây dựng báo cáo kết quả thực hiện công tác phòng, chống ma
tuý, chuyển hóa, xây dựng địa bàn không có ma túy trong năm thẩm định gửi Công
an tỉnh (theo đề cương báo cáo).
b) Tổ chức họp thành viên Hội đồng
thẩm định: Trên cơ sở kết quả công tác phòng, chống ma túy, chuyển hóa, xây dựng
địa bàn không có ma túy; Biên bản tự đánh giá, phân loại của từng đơn vị, địa
bàn cấp xã (mẫu A) và kết quả thẩm định thực tế của các Đoàn công tác cấp
huyện (mẫu B1), Hội đồng thẩm định cấp huyện lập Biên bản thẩm định (mẫu
B2) xác định từng đơn vị, địa bàn cấp xã đó được phân loại ở mức độ nào.
c) Tham mưu với Chủ tịch Ủy ban
nhân dân cấp huyện ban hành
- Báo cáo kết quả công tác rà
soát, thẩm định, phân loại đơn vị, địa bàn liên quan đến ma túy báo cáo Chủ tịch
Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Công an tỉnh);
- Tờ trình đề nghị Chủ tịch Ủy
ban nhân dân tỉnh quyết định công nhận các đơn vị, địa bàn không có ma túy và
xác nhận các đơn vị, địa bàn có ma túy phù hợp với các đối tượng theo quy định
tại Điều 2 quy định này (qua Phòng Tham mưu Công an tỉnh và Đoàn công tác cấp
tỉnh phụ trách);
- Tài liệu gửi theo Tờ trình gồm:
+ Báo cáo kết quả thực hiện
công tác phòng, chống ma tuý, chuyển hóa, xây dựng địa bàn không có ma túy
trong năm thẩm định;
+ Danh sách đề nghị công nhận
cơ quan, đơn vị; bản, thôn, xóm, tiểu khu, tổ dân phố; xã, phường, thị trấn
không có ma tuý, có ma tuý, trọng điểm về ma tuý (theo Phụ lục 01, 02, 03,
04, 05, 06, 07, 08).
Điều 11.
Nhiệm vụ của xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã)
1. Ủy ban nhân dân cấp xã
a) Ban hành Kế hoạch thẩm định,
phân loại đơn vị, địa bàn liên quan đến ma túy thuộc quyền quản lý.
b) Ban hành Quyết định thành lập
Hội đồng thẩm định cấp xã do đồng chí Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã làm Chủ tịch
Hội đồng; Thành viên gồm: Lãnh đạo các đơn vị: Công an, Tư pháp, Lao động -
Thương binh và Xã hội, Văn hoá, Thông tin và truyền thông, Nội vụ và một số
thành phần khác. Mời: Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Hội Cựu chiến
binh, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cấp xã
tham gia.
c) Ban hành Quyết định thành lập
các Tổ công tác cấp xã đánh giá, phân loại đơn vị, địa bàn liên quan đến ma túy
(sau đây gọi tắt là Tổ công tác cấp xã), mỗi Tổ do 01 thành viên Hội đồng
thẩm định cấp xã làm Tổ trưởng và từ 2 đến 3 cán bộ cấp xã làm thành viên. Số
lượng Tổ công tác do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định.
d) Chỉ đạo tổ chức rà soát thẩm
định, phân loại đơn vị, địa bàn liên quan đến ma túy thuộc cấp quản lý.
đ) Báo cáo kết quả công tác rà
soát, thẩm định, phân loại đơn vị, địa bàn liên quan đến ma túy gửi Chủ tịch Ủy
ban nhân dân cấp huyện (qua Công an cấp huyện để tổng hợp). Chủ tịch Ủy
ban nhân dân cấp xã chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện về
kết quả rà soát, thẩm định, phân loại của cấp xã.
e) Tờ trình đề nghị công nhận
các đơn vị, địa bàn không có ma túy và xác nhận các đơn vị, địa bàn có ma túy
phù hợp với các đối tượng theo quy định tại Điều 2 quy định này.
2. Công an cấp xã
a) Chủ trì, phối hợp với các
đơn vị liên quan cung cấp tài liệu phục vụ rà soát, đánh giá, phân loại cho các
Tổ công tác và Hội đồng thẩm định cấp xã (danh sách người sử dụng trái phép
chất ma túy, nghiện ma túy có hồ sơ quản lý; danh sách người thực hiện các hành
vi vi phạm pháp luật về ma túy; danh sách người phạm tội về ma túy; danh sách địa
bàn có diện tích trồng cây có chứa chất ma túy; số liệu người có biểu hiện bán
lẻ trái phép chất ma tuý chưa xác minh, kết luận, điểm có nguy cơ phức tạp, điểm,
tụ điểm phức tạp về ma túy…); đồng thời gửi Công an cấp huyện phục vụ theo
dõi, kiểm tra cấp huyện.
b) Chủ trì, phối hợp với các Tổ
công tác cấp xã giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã theo dõi, đôn đốc việc triển
khai, thực hiện công tác rà soát, đánh giá, phân loại các đơn vị, địa bàn liên
quan đến ma túy thuộc chức năng, nhiệm vụ của xã.
c) Chủ trì tham mưu giúp Hội đồng
thẩm định cấp xã tổng hợp kết quả thẩm định của các Tổ công tác cấp xã.
3. Tổ công tác cấp xã
a) Phối hợp với Công an cấp xã
tham mưu giúp Ủy ban nhân dân cấp xã đôn đốc, hướng dẫn việc rà soát, thẩm định,
phân loại đơn vị, địa bàn liên quan đến ma túy đối với:
- Bản, thôn, xóm, tiểu khu, tổ
dân phố;
- Trạm Y tế;
- Các trường mầm non, tiểu học,
trung học cơ sở trên địa bàn xã;
- Các hợp tác xã có trụ sở trên
địa bàn xã.
b) Chủ trì hướng dẫn các đơn vị,
địa bàn được phân công tổ chức họp và lập Biên bản tự đánh giá, phân loại theo
mẫu A (đối với cơ sở giáo dục, trạm y tế, hợp tác xã), Biên bản họp dân
theo mẫu B3 (đối với bản, thôn, xóm, tiểu khu, tổ dân phố). Tổ công tác
tham gia trực tiếp vào các cuộc họp tự đánh giá của các đơn vị, địa bàn được
phân công.
c) Sau khi hoàn thành công tác
đánh giá, phân loại đơn vị, địa bàn liên quan đến ma túy tại các đơn vị, địa
bàn được phân công, Tổ trưởng Tổ công tác tổng hợp kết quả, gửi hồ sơ, tài liệu
về Hội đồng thẩm định cấp xã (qua Công an xã), hồ sơ gồm:
- Báo cáo tổng hợp, đánh giá kết
quả, quy trình thẩm định của các đơn vị, địa bàn được phân công; kiến nghị, đề
xuất...;
- Biên bản tự đánh giá, phân loại
theo mẫu A (đối với cơ sở giáo dục, trạm y tế, hợp tác xã);
- Biên bản họp dân theo mẫu B3 (đối
với bản, thôn, xóm, tiểu khu, tổ dân phố).
4. Hội đồng thẩm định cấp xã
a) Tham mưu với Chủ tịch Ủy ban
nhân dân cấp xã xây dựng báo cáo kết quả thực hiện công tác phòng, chống ma
tuý, chuyển hóa, xây dựng địa bàn không ma túy của xã trong năm gửi Công an cấp
huyện (theo đề cương báo cáo).
b) Tổ chức họp Hội đồng thẩm định:
Trên cơ sở kết quả công tác phòng, chống ma túy, chuyển hóa, xây dựng địa bàn
không có ma túy; Biên bản tự đánh giá, phân loại của từng cơ sở giáo dục, trạm
y tế, hợp tác xã (mẫu A), Biên bản họp dân của từng bản, thôn, xóm, tiểu
khu, tổ dân phố (mẫu B3) và kết quả theo dõi, kiểm tra của các Tổ công
tác cấp xã; Hội đồng thẩm định cấp xã lập biên bản thẩm định của cấp xã (mẫu
B2) xác định đơn vị, địa bàn đó đạt tiêu chuẩn liên quan đến ma túy ở mức độ
nào.
c) Căn cứ kết quả phân loại của
các đơn vị, địa bàn và kết quả công tác phòng, chống ma tuý của xã, Hội đồng thẩm
định cấp xã lập biên bản tự đánh giá, phân loại cho xã (mẫu A).
d) Tham mưu với Chủ tịch Ủy ban
nhân dân cấp xã ban hành
- Báo cáo kết quả công tác rà
soát, thẩm định, phân loại đơn vị, địa bàn liên quan đến ma túy gửi Chủ tịch Ủy
ban nhân dân cấp huyện (qua Công an cấp huyện);
- Tờ trình đề nghị công nhận
các đơn vị, địa bàn không có ma túy và xác nhận các đơn vị, địa bàn có ma túy
phù hợp với các đối tượng theo quy định tại Điều 2 quy định này, gửi Hội đồng
thẩm định cấp huyện (qua Công an cấp và Đoàn công tác cấp huyện phụ trách);
- Tài liệu gửi theo Tờ trình gồm:
+ Báo cáo kết quả thực hiện
công tác phòng, chống ma tuý, chuyển hóa, xây dựng địa bàn không ma túy của xã,
phường, thị trấn trong năm;
+ Danh sách đề nghị công nhận
cơ quan, đơn vị; bản, thôn, xóm, tiểu khu, tổ dân phố; xã, phường, thị trấn
không có ma tuý, có ma tuý, trọng điểm về ma tuý (theo Phụ lục 01, 02, 03,
04, 05, 06, 07, 08).
Điều 12.
Nhiệm vụ của bản, thôn, xóm, tiểu khu, tổ dân phố
1. Trưởng bản (trưởng thôn,
trưởng xóm, tiểu khu trưởng, tổ trưởng tổ dân phố) chủ trì tổ chức họp dân
đánh giá, phân loại mức độ liên quan đến ma túy của địa bàn. Thành phần:
Trưởng Ban công tác Mặt trận Tổ quốc; Trưởng các chi hội, tổ chức chính trị xã
hội; đại diện các hộ gia đình. Mời Bí thư chi bộ (đối với địa bàn chưa hợp
nhất chức danh Bí thư chi bộ và Trưởng bản) và Tổ công tác cấp xã phụ trách
tham gia.
2. Nội dung cuộc họp
a) Quán triệt các nội dung, quy
trình đánh giá, phân loại địa bàn liên quan đến ma túy.
b) Đánh giá kết quả thực hiện
công tác phòng, chống và kiểm soát ma tuý trong năm của địa bàn.
c) Rà soát, lập danh sách người
sử dụng trái phép chất ma túy, nghiện ma túy có hồ sơ quản lý; danh người thực
hiện các hành vi vi phạm pháp luật về ma túy; danh sách người phạm tội về ma
túy; danh sách địa bàn có diện tích trồng cây có chứa chất ma túy.
d) Tổng hợp ý kiến của Nhân dân
đối với từng tiêu chí đánh giá vào biên bản họp dân (mẫu B3).
3. Gửi hồ sơ, biên bản tới Hội
đồng thẩm định cấp xã (qua Tổ công tác cấp xã phụ trách).
Điều 13.
Nhiệm vụ của các cơ quan, đơn vị cấp tỉnh (gồm: cơ quan, đơn vị trực thuộc
Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh và các cơ quan, đơn vị
thuộc các Bộ, ngành Trung ương đóng trên địa bàn Thành phố Sơn La)
1. Quyết định thành lập Hội đồng
thẩm định do 01 lãnh đạo đơn vị làm Chủ tịch Hội đồng, thành viên Hội đồng gồm:
đại diện Công đoàn và các tổ chức chính trị xã hội khác của đơn vị. Mời lãnh đạo
Đảng ủy, chi bộ đảng của đơn vị tham gia Hội đồng.
2. Hội đồng thẩm định có trách
nhiệm
a) Hướng dẫn các đơn vị trực
thuộc: Xây dựng báo cáo kết quả thực hiện công tác phòng, chống ma tuý trong
năm; tổ chức họp lãnh đạo, cán bộ chủ chốt và lập biên bản tự đánh giá, phân loại
(mẫu A).
b) Tham mưu với Thủ trưởng đơn
vị xây dựng báo cáo kết quả thực hiện công tác phòng, chống ma tuý trong năm của
đơn vị.
c) Trên cơ sở kết quả công tác
phòng, chống ma túy và biên bản tự đánh giá, phân loại của từng đơn vị trực thuộc,
lập biên bản thẩm định, phân loại từng đơn vị trực thuộc đó đạt mức độ nào theo
mẫu B2 (có thể lập chung 01 biên bản mẫu B2 đối với các đơn vị trực thuộc
không có ma túy, kèm theo danh sách các đơn vị trực thuộc đó).
d) Căn cứ kết quả đánh giá,
phân loại các đơn vị trực thuộc và công tác phòng, chống ma tuý của đơn vị, tổ
chức họp Hội đồng thẩm định tự đánh giá, phân loại mức độ liên quan đến ma túy
của đơn vị, lập biên bản tự đánh giá, phân loại cho đơn vị mình (mẫu A).
đ) Tổng hợp báo cáo kết quả tự
đánh giá, phân loại mức độ liên quan đến ma túy của đơn vị và kết quả phân loại
đối với các đơn vị trực thuộc báo cáo cấp ủy và Thủ trưởng đơn vị.
e) Tham mưu với Thủ trưởng đơn
vị báo cáo và Tờ trình đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định công nhận
đơn vị không có ma túy hoặc xác nhận đơn vị có ma túy cho đơn vị và các đơn vị
trực thuộc; Thủ trưởng cơ quan, đơn vị chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban
nhân dân tỉnh về kết quả rà soát, thẩm định, phân loại của đơn vị, các đơn vị
trực thuộc. Tài liệu gửi theo Tờ trình gồm:
- Hồ sơ (báo cáo, tờ trình,
danh sách đề nghị theo phụ lục 03, phụ lục 06; biên bản thẩm định mẫu B2 đối với
các đơn vị trực thuộc và biên bản tự đánh giá, phân loại mẫu A của đơn vị) gửi
Đảng uỷ Khối các cơ quan và doanh nghiệp tỉnh tổng hợp;
- Hồ sơ (báo cáo, tờ trình,
danh sách đề nghị theo phụ lục 03, phụ lục 06; biên bản thẩm định mẫu B2 đối với
các đơn vị trực thuộc và biên bản tự đánh giá, phân loại mẫu A của đơn vị) của
cơ quan Đảng ủy Khối các cơ quan và doanh nghiệp tỉnh; Công an tỉnh; Bộ Chỉ huy
Quân sự tỉnh; Bộ Chỉ huy Bộ đội
Biên phòng tỉnh và Trường Đại học
Tây Bắc gửi về Đoàn công tác cấp tỉnh được phân công đánh giá, thẩm định và
Công an tỉnh để theo dõi, lưu hồ sơ.
Điều 14.
Nhiệm vụ của các doanh nghiệp, trạm y tế, hợp tác xã, cơ sở giáo dục và các cơ
quan, đơn vị khác
1. Thủ trưởng đơn vị chủ trì tổ
chức họp đơn vị. Thành phần: lãnh đạo đơn vị, Công đoàn, Đoàn Thanh niên, Hội
Phụ nữ; đại diện cán bộ, công nhân, viên chức.
2. Nội dung cuộc họp
a) Quán triệt các tiêu chí, quy
trình đánh giá, phân loại đơn vị, địa bàn liên quan đến ma túy.
b) Đánh giá kết quả công tác
phòng, chống ma túy trong năm của đơn vị.
c) Lấy ý kiến của các thành phần
tham gia cuộc họp đối với từng tiêu chí đánh giá; lập biên bản tự đánh giá,
phân loại (mẫu A).
3. Gửi hồ sơ, biên bản (báo
cáo kết quả thực hiện công tác phòng, chống ma tuý trong năm và biên bản tự
đánh giá, phân loại theo mẫu A của đơn vị)
- Đơn vị trực thuộc Đảng uỷ Khối
các cơ quan và doanh nghiệp tỉnh nộp hồ sơ về Đảng uỷ Khối các cơ quan và doanh
nghiệp tỉnh.
- Các đơn vị thuộc thẩm quyền
thẩm định, phân loại của Công an tỉnh; Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh; Bộ Chỉ huy Bộ đội
Biên phòng tỉnh và Trường Đại học Tây Bắc nộp hồ sơ về Hội đồng thẩm định của
cơ quan cấp trên trực tiếp.
- Các đơn vị thuộc thẩm quyền
thẩm định, phân loại của Ủy ban nhân dân cấp huyện nộp hồ sơ về Hội đồng thẩm định
cấp huyện nơi đặt trụ sở.
- Các đơn vị thuộc thẩm quyền
thẩm định, phân loại của Ủy ban nhân dân cấp xã nộp hồ sơ về Hội đồng thẩm định
cấp xã nơi đặt trụ sở.
Điều 15.
Chủ tịch Hội đồng đánh giá, thẩm định là lãnh đạo của đơn vị nào thì dùng dấu của
đơn vị đó
Trường hợp đơn vị thẩm định cấp
trên xem xét và đưa ra kết luận khác với đề nghị của đơn vị được thẩm định,
đánh giá thì phải có trách nhiệm thông báo cho đơn vị được thẩm định, đánh giá
biết trước khi tổng hợp báo cáo theo quy định.
Điều 16.
Lưu trữ hồ sơ thẩm định
1. Công an xã, phường, thị trấn
- Các văn bản chỉ đạo, triển
khai.
- Báo cáo công tác phòng, chống
ma túy trong năm của cấp xã.
- Tờ trình, danh sách, biên bản
tự đánh giá, phân loại của các cơ quan, đơn vị thuộc thẩm quyền thẩm định (mẫu
A); tờ trình, danh sách, biên bản họp dân của các bản, thôn, xóm, tiểu khu,
tổ dân phố và tương đương (mẫu B3).
- Biên bản thẩm định của Hội đồng
thẩm định cấp xã (mẫu B2).
- Tờ trình, danh sách đề nghị của
cấp xã.
- Biên bản thẩm định của các
Đoàn công tác cấp huyện (mẫu B1), Hội đồng thẩm định cấp huyện (mẫu
B2) đối với địa bàn xã.
- Các tài liệu khác có liên
quan: Tài liệu kiểm chứng số liệu, danh sách thống kê các đối tượng...
2. Công an huyện, thành phố
- Các văn bản chỉ đạo, triển
khai thực hiện của cấp huyện.
- Báo cáo kết quả công tác phòng,
chống ma túy trong năm của huyện và các đơn vị, địa bàn cấp xã thuộc thẩm quyền
thẩm định của cấp huyện.
- Biên bản tự đánh giá, phân loại
của cấp xã theo mẫu A; tờ trình, danh sách đề nghị của cấp xã;
- Biên bản đánh giá, thẩm định
của cấp huyện (mẫu B1, B2).
- Biên bản thẩm định của Đoàn
công tác cấp tỉnh (mẫu B1).
- Các tài liệu khác có liên
quan: Tài liệu kiểm chứng số liệu, danh sách thống kê các đối tượng...
3. Công an tỉnh
- Hồ sơ thẩm định của các Đoàn
công tác cấp tỉnh (Các kế hoạch, văn bản triển khai; biên bản thẩm định mẫu
B1; báo cáo kết quả thẩm định tại các đơn vị được phân công).
- Báo cáo công tác đấu tranh
phòng, chống tội phạm ma túy; tờ trình, danh sách đề nghị của các huyện, thành
phố, Đảng ủy khối các cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh; Công an tỉnh; Bộ Chỉ huy
Quân sự tỉnh; Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh; Trường Đại học Tây Bắc.
4. Đảng ủy Khối các cơ quan và
doanh nghiệp tỉnh
- Báo cáo công tác đấu tranh
phòng, chống ma túy, biên bản tự đánh giá (mẫu A), tờ trình, danh sách đề
nghị của các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trực thuộc.
- Biên bản thẩm định (mẫu
B2) đối với các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trực thuộc.
5. Các cơ quan, đơn vị cấp tỉnh
lưu hồ sơ của các đơn vị trực thuộc (Báo cáo công tác phòng, chống tội phạm;
biên bản tự đánh giá, phân loại mẫu A; biên bản thẩm định mẫu B2 đối với các
đơn vị trực thuộc).
Điều 17.
Việc đánh giá, phân loại, thẩm định, công nhận cơ quan, đơn vị; bản, thôn, xóm,
tiểu khu, tổ dân phố; xã, phường, thị trấn liên quan đến ma túy mỗi năm tổ chức
thực hiện 01 lần vào cuối năm
1. Cơ quan, đơn vị thực hiện
xong trước ngày 15/10 hằng năm (số liệu từ 15/10 năm trước đến 14/10 năm thẩm
định).
2. Bản, thôn, xóm, tiểu khu, tổ
dân phố thực hiện xong trước ngày 15/10 hằng năm (số liệu từ 15/10 năm trước
đến 14/10 năm thẩm định).
3. Cấp xã thực hiện xong trước
ngày 20/10 hằng năm (số liệu từ 15/10 năm trước đến 14/10 năm thẩm định).
4. Cấp huyện thực hiện xong trước
ngày 30/10 hằng năm (số liệu từ 15/10 năm trước đến 14/10 năm thẩm định).
5. Cấp tỉnh thực hiện xong trước
ngày 15/11 hằng năm (số liệu từ 15/10 năm trước đến 14/10 năm thẩm định).
6. Trình Chủ tịch Ủy ban
nhân dân tỉnh ban hành quyết định công nhận đơn vị không có ma tuý, xác nhận
đơn vị có ma tuý, trọng điểm về ma tuý xong trước ngày 30/11 hằng năm.
(Các mẫu: A, B1, B2,
B3, Phụ lục 01, 02, 03, 04, 05, 06, 07, 08 được ban hành kèm theo quy định này)
Phần IV
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 18.
Sở Tài chính có trách nhiệm phối hợp với các ngành có liên quan xây dựng dự
toán kinh phí trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Cấp kinh phí hỗ trợ cho các
đơn vị được quyết định công nhận đạt tiêu chuẩn không có ma tuý hàng năm theo
Nghị quyết số 48/2022/NQ-HĐND ngày 09/12/2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh về
chính sách phòng, chống và kiểm soát ma túy trên địa bàn tỉnh Sơn La đến 2025.
Điều 19. Công
an tỉnh chủ trì, phối hợp các ngành liên quan chỉ đạo, thực hiện việc rà soát,
thẩm định, phân loại và tổng hợp những vướng mắc trong quá trình triển khai thực
hiện báo cáo, đề xuất giải pháp để Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, giải
quyết./.