NGÂN HÀNG NHÀ
NƯỚC
VIỆT NAM
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 19/VBHN-NHNN
|
Hà Nội , ngày 13
tháng 01 năm 2016
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN
HÀNH QUY CHẾ ĐẠI LÝ ĐỔI NGOẠI TỆ
Quyết định số 21/2008/QĐ-NHNN ngày 11 tháng 7 năm
2008 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành Quy chế Đại lý đổi ngoại tệ, có
hiệu lực kể từ ngày 03 tháng 8 năm 2008, được sửa đổi, bổ sung bởi:
1. Thông tư số 25/2011/TT-NHNN ngày 31 tháng 8 năm
2011 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc thực thi phương án đơn
giản hóa thủ tục hành chính lĩnh vực hoạt động ngoại hối theo các Nghị quyết của
Chính phủ về đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, có hiệu lực kể từ ngày 14 tháng 10 năm 2011;
2. Thông tư số 29/2015/TT-NHNN ngày 22 tháng 12 năm
2015 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số văn bản
quy phạm pháp luật của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về thành phần hồ sơ
có bản sao chứng thực giấy tờ, văn bản, có hiệu lực kể từ ngày 08 tháng 02 năm
2016.
THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 1997
và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm
2003;
Căn cứ Pháp lệnh Ngoại hối năm 2005;
Căn cứ Nghị định số 160/2006/NĐ-CP ngày
28/12/2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Ngoại hối;
Căn cứ Nghị định số 52/2003/NĐ-CP ngày
19/05/2003 của Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ
chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Quản lý ngoại hối 1,2,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế Đại lý đổi ngoại tệ.
Điều 2.3,4 Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày đăng công
báo và thay thế Quyết định số 1216/2003/QĐ-NHNN ngày 09/10/2003 của Thống đốc
Ngân hàng Nhà nước về việc ban hành Quy chế hoạt động của bàn đổi ngoại tệ.
Điều 3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Quản lý ngoại hối, Thủ trưởng
các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước có liên quan, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước
Chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Tổng giám đốc (Giám đốc) các tổ
chức tín dụng được phép cung ứng dịch vụ ngoại hối, các tổ chức làm Đại lý đổi
ngoại tệ và các cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
QUY CHẾ
ĐẠI
LÝ ĐỔI NGOẠI TỆ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 21/2008/QĐ-NHNN ngày 11 tháng 7 năm 2008 của
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Quy chế này điều chỉnh hoạt động đổi ngoại tệ của
tổ chức làm Đại lý đổi ngoại tệ cho Tổ chức tín dụng được phép cung ứng dịch vụ
ngoại hối (dưới đây gọi là Tổ chức tín dụng được phép) trên lãnh thổ nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Hoạt động đổi ngoại tệ của các Tổ chức tín dụng
được phép thực hiện theo quy định của Tổng Giám đốc (Giám đốc) Tổ chức tín dụng
được phép phù hợp với quy định về mạng lưới hoạt động của Tổ chức tín dụng.
3. Hoạt động đổi đồng tiền của nước có chung biên
giới với Việt Nam thực hiện theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật
khác và không chịu sự điều chỉnh của Quy chế này.
Điều 2. Đối tượng làm Đại lý
đổi ngoại tệ
Các tổ chức kinh tế thuộc mọi thành phần (sau đây gọi
là tổ chức) có đủ các điều kiện quy định tại Điều 5 Quy chế này
được làm Đại lý đổi ngoại tệ cho các Tổ chức tín dụng được phép trên cơ sở hợp
đồng Đại lý đổi ngoại tệ giữa Tổ chức tín dụng và tổ chức.
Đại lý đổi ngoại tệ chỉ được hoạt động sau khi được
Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (dưới đây gọi
là Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh, thành phố) trên địa bàn cấp Giấy chứng nhận
đăng ký Đại lý đổi ngoại tệ.
Điều 3. Địa điểm đặt Đại lý đổi
ngoại tệ
1. Cơ sở lưu trú du lịch (bao gồm các khách sạn,
các khu nghỉ dưỡng cao cấp v.v...) đã được cơ quan quản lý nhà nước về du lịch
xếp hạng từ 3 (ba) sao trở lên;
2. Cửa khẩu quốc tế (đường bộ, đường không, đường
thủy);
3. Khu vui chơi giải trí có thưởng dành riêng cho
người nước ngoài;
4. Văn phòng bán vé của các hãng hàng không, hàng hải,
du lịch của nước ngoài và văn phòng bán vé quốc tế của các hãng hàng không Việt
Nam;
5. Khu du lịch, trung tâm thương mại, siêu thị có
nhiều khách nước ngoài tham quan, mua sắm.
Điều 4. Hoạt động của Đại lý đổi
ngoại tệ
1. Các Đại lý đổi ngoại tệ chỉ được hoạt động dưới
hình thức dùng Đồng Việt Nam mua ngoại tệ tiền mặt của cá nhân và không được
bán ngoại tệ tiền mặt cho cá nhân lấy đồng Việt Nam (trừ các Đại lý đổi ngoại tệ
đặt tại các khu cách ly ở các cửa khẩu quốc tế).
2. Các Đại lý đổi ngoại tệ đặt tại các khu cách ly ở
các cửa khẩu quốc tế được bán ngoại tệ tiền mặt cho cá nhân mang hộ chiếu do cơ
quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp theo quy định tại Điều 8
Quy chế này.
3. Một tổ chức chỉ được làm Đại lý đổi ngoại tệ cho
một Tổ chức tín dụng và tổ chức có thể thỏa thuận đặt Đại lý đổi ngoại tệ ở một
hoặc nhiều địa điểm trên địa bàn nơi tổ chức có trụ sở chính hoặc chi nhánh.
Tên và địa điểm các Đại lý này phải được ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký Đại
lý đổi ngoại tệ do Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh, thành phố trên địa bàn cấp.
Chương II
NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 5. Điều kiện để được làm Đại
lý đổi ngoại tệ
Tổ chức có nhu cầu làm Đại lý đổi ngoại tệ phải đáp
ứng đủ các điều kiện sau đây:
1. Là tổ chức được thành lập và hoạt động theo luật
pháp Việt Nam;
2. Có địa điểm đặt Đại lý đổi ngoại tệ theo quy định
tại Điều 3 Quy chế này. Tổ chức có thể đặt Đại lý đổi ngoại
tệ tại hoặc ngoài trụ sở chính, trụ sở chi nhánh;
3. Có cơ sở vật chất đáp ứng được yêu cầu hoạt động
của Đại lý đổi ngoại tệ như: nơi giao dịch riêng biệt (phòng hoặc quầy giao dịch
không gắn liền với các hoạt động kinh doanh khác, chỉ chuyên làm dịch vụ đổi
ngoại tệ) trong đó trang bị đầy đủ các phương tiện làm việc như: bàn ghế, điện
thoại, máy fax, két sắt, bảng thông báo tỷ giá công khai, bảng hiệu ghi tên tổ
chức tín dụng ủy nhiệm và tên Đại lý đổi ngoại tệ;
4. Nhân viên trực tiếp làm ở Đại lý đổi ngoại tệ phải
có Giấy xác nhận do Tổ chức tín dụng ủy nhiệm cấp, xác nhận đã được đào tạo, tập
huấn kỹ năng nhận biết ngoại tệ thật, giả; cách thức ghi hóa đơn, cập nhật số
liệu vào sổ sách kế toán; có trình độ tiếng Anh tối thiểu để giao tiếp với người
nước ngoài khi thực hiện nghiệp vụ đổi ngoại tệ...;
5. Có quy trình nghiệp vụ đổi ngoại tệ, có biện
pháp đảm bảo an ninh, an toàn trong quá trình đổi ngoại tệ.
Điều 6. Hợp đồng Đại lý đổi ngoại
tệ
Các tổ chức tín dụng được phép trước khi ký kết các
hợp đồng Đại lý đổi ngoại tệ phải căn cứ quy định tại Điều 5 Quy
chế này để tiến hành kiểm tra địa điểm đặt Đại lý, trang thiết bị, cơ sở vật
chất và hướng dẫn nghiệp vụ cho nhân viên của Đại lý, đồng thời yêu cầu tổ chức
xuất trình các giấy tờ, chứng từ chứng minh đáp ứng đủ điều kiện làm Đại lý để
ký hợp đồng đại lý đổi ngoại tệ. Hợp đồng Đại lý đổi ngoại tệ phải bao gồm các
nội dung chính sau:
1. Tên, địa chỉ đặt trụ sở chính, số điện thoại cần
liên hệ của các bên ký kết hợp đồng;
2. Tên, địa chỉ các Đại lý đổi ngoại tệ (phường-xã,
quận-huyện, tỉnh-thành phố);
3. Quy định Đại lý đổi ngoại tệ chỉ được mua ngoại
tệ tiền mặt (trừ các Đại lý đặt ở khu cách ly tại các cửa khẩu quốc tế) và bán
lại số ngoại tệ tiền mặt đổi được (ngoài số ngoại tệ tồn quỹ được để lại) cho Tổ
chức tín dụng ủy nhiệm;
4. Quy định về nguyên tắc xác định tỷ giá mua, bán
(đối với Đại lý đặt ở các khu cách ly tại các cửa khẩu quốc tế) đối với khách
hàng và tỷ giá bán lại ngoại tệ tiền mặt cho Tổ chức tín dụng ủy nhiệm phù hợp
với quy định về quản lý ngoại hối; quy định các loại phí hoa hồng đại lý (nếu
có);
5. Quy định về quy trình nghiệp vụ đổi ngoại tệ
trong đó bao gồm việc ghi chép, xuất hóa đơn cho khách hàng và lưu giữ chứng từ,
hóa đơn, sổ sách và quy định về chế độ hạch toán, kế toán, chế độ báo cáo ...;
6. Quyền lợi và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng,
trong đó quy định rõ Đại lý đổi ngoại tệ phải thực hiện đúng quy trình nghiệp vụ
đổi ngoại tệ; quy định định kỳ Tổ chức tín dụng phải kiểm tra hoạt động của các
Đại lý để đảm bảo thực hiện đúng hợp đồng và các quy định của pháp luật;
7. Thỏa thuận về mức tồn quỹ được để lại và thời hạn
phải bán số ngoại tệ tiền mặt mua được cho Tổ chức tín dụng ủy nhiệm.
Điều 7. Thủ tục, hồ sơ cấp và
gia hạn Giấy chứng nhận đăng ký Đại lý đổi ngoại tệ
1.5 Các tổ chức sau
khi đã ký hợp đồng làm Đại lý đổi ngoại tệ với tổ chức tín dụng được phép lập
01 bộ hồ sơ và gửi qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại Ngân hàng Nhà nước
chi nhánh tỉnh, thành phố trên địa bàn nơi có nhu cầu đặt Đại lý đổi ngoại tệ để
được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đại lý đổi ngoại tệ, hồ sơ gồm:
a. Đơn đăng ký Đại lý đổi ngoại tệ (Phụ lục 1);
b. Bản chính hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản
sao có xác nhận của chính tổ chức nộp hồ sơ Hợp đồng đại lý đổi ngoại tệ đã ký
với tổ chức tín dụng ủy nhiệm;
c. Bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng
thực hoặc bản sao kèm xuất trình bản chính để đối chiếu Giấy chứng nhận đăng ký
kinh doanh (Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp). Trong trường hợp người nộp hồ
sơ nộp bản sao kèm xuất trình bản chính để đối chiếu, người đối chiếu có trách
nhiệm xác nhận tính chính xác của bản sao so với bản chính.
2. Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ
ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh, thành phố trên địa
bàn nơi tổ chức đặt Đại lý đổi ngoại tệ xem xét, cấp Giấy chứng nhận đăng ký Đại
lý đổi ngoại tệ.
Trường hợp cấp Giấy chứng nhận đăng ký Đại lý đổi
ngoại tệ cho tổ chức đặt đại lý đổi ngoại tệ tại địa bàn tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương khác nơi tổ chức đặt trụ sở chính, Ngân hàng Nhà nước Chi
nhánh tỉnh, thành phố cấp Giấy chứng nhận phải gửi một bản sao Giấy chứng nhận
đăng ký cho Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh, thành phố nơi tổ chức có trụ sở
chính để biết và theo dõi.
Điều 8. Bán ngoại tệ cho cá
nhân xuất cảnh về nước
Đại lý đổi ngoại tệ đặt tại khu cách ly ở các cửa
khẩu quốc tế được bán ngoại tệ tiền mặt cho cá nhân mang hộ chiếu nước ngoài
khi xuất cảnh theo các quy định sau đây:
1. Bán từ 1.000 USD (Một nghìn Đôla Mỹ) trở xuống
hoặc các loại ngoại tệ khác có giá trị tương đương cho cá nhân đã làm xong thủ
tục xuất cảnh trên cơ sở xuất trình hộ chiếu.
2. Bán trên 1.000 USD (Một nghìn Đôla Mỹ) hoặc các
loại ngoại tệ khác có giá trị tương đương cho cá nhân đã làm xong thủ tục xuất
cảnh. Khi bán ngoại tệ, Đại lý đổi ngoại tệ yêu cầu người mua xuất trình hộ chiếu,
hóa đơn (biên lai) đã đổi ngoại tệ tại các tổ chức tín dụng được phép hoặc các
Đại lý đổi ngoại tệ tại Việt Nam. Thời hạn hiệu lực của hóa đơn (biên lai) được
sử dụng để mua lại ngoại tệ đã đổi trước đây là 90 ngày kể từ ngày ghi trên hóa
đơn (biên lai) đổi ngoại tệ. Đại lý đổi ngoại tệ phải thu hồi hóa đơn (biên
lai) đã đổi ngoại tệ trước đây.
Mức ngoại tệ cá nhân được mua lại tối đa không quá
số ngoại tệ đã đổi ghi trên hóa đơn (biên lai).
Điều 9. Thời hạn bán ngoại tệ,
mức tồn quỹ ngoại tệ
1. Đại lý đổi ngoại tệ phải bán toàn bộ số ngoại tệ
mua được (ngoài số ngoại tệ tồn quỹ được để lại) cho Tổ chức tín dụng ủy nhiệm
vào cuối mỗi ngày làm việc. Trong trường hợp địa điểm đặt Đại lý đổi ngoại tệ
cách xa Tổ chức tín dụng ủy nhiệm, đi lại khó khăn thì Tổ chức tín dụng căn cứ
vào tình hình thực tế để thỏa thuận với tổ chức về thời hạn bán số ngoại tệ tiền
mặt mua được nhưng tối đa không quá 7 (bảy) ngày làm việc.
2. Đại lý đổi ngoại tệ được tồn quỹ hàng ngày một số
lượng tiền lẻ ngoại tệ tiền mặt để phục vụ hoạt động đổi ngoại tệ theo thỏa thuận
giữa Tổ chức tín dụng ủy nhiệm với tổ chức làm Đại lý đổi ngoại tệ nhưng tối đa
không quá 2.000 USD (hai nghìn đôla Mỹ) hoặc các loại ngoại tệ khác có giá trị
tương đương. Trường hợp Đại lý đổi ngoại tệ có nhu cầu tăng mức tồn quỹ ngoại tệ
trên 2.000 USD, tổ chức làm Đại lý đổi ngoại tệ phải có văn bản giải trình lý
do gửi Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh, thành phố trên địa bàn nơi đặt Đại lý
đổi ngoại tệ để xem xét, giải quyết.
3. Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ
ngày nhận được văn bản đề nghị tăng mức tồn quỹ của tổ chức làm Đại lý đổi ngoại
tệ, Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh, thành phố căn cứ tình hình và nhu cầu thực
tế trên địa bàn, trên cơ sở thỏa thuận giữa Tổ chức tín dụng ủy nhiệm với tổ chức
làm Đại lý đổi ngoại tệ để có ý kiến trả lời bằng văn bản về việc chấp thuận
hay không chấp thuận việc tăng hạn mức tồn quỹ của Đại lý đổi ngoại tệ.
Điều 10. Trách nhiệm của Đại
lý đổi ngoại tệ
1. Niêm yết, thông báo công khai tỷ giá mua ngoại tệ
tiền mặt với đồng Việt Nam tại địa điểm đặt Đại lý đổi ngoại tệ và thực hiện
mua ngoại tệ với khách hàng theo đúng tỷ giá đã niêm yết, thông báo. Riêng Đại
lý đổi ngoại tệ đặt tại khu cách ly cửa khẩu quốc tế niêm yết, thông báo công
khai tỷ giá mua, bán ngoại tệ tiền mặt với đồng Việt Nam và thực hiện mua, bán
ngoại tệ với khách hàng theo đúng tỷ giá đã niêm yết, thông báo.
2. Tỷ giá mua, bán ngoại tệ giữa tổ chức tín dụng
và Đại lý được thực hiện theo thỏa thuận trong hợp đồng Đại lý giữa Tổ chức tín
dụng ủy nhiệm với tổ chức làm Đại lý đổi ngoại tệ, phù hợp với các quy định hiện
hành về quản lý ngoại hối.
3. Thực hiện chế độ ghi chép hóa đơn mua, bán ngoại
tệ, cập nhật số liệu và sổ sách kế toán theo hướng dẫn của Tổ chức tín dụng ủy
nhiệm, phù hợp với chế độ hạch toán, kế toán hiện hành. Đại lý đổi ngoại tệ cho
Tổ chức tín dụng ủy nhiệm nào thì sử dụng hóa đơn của Tổ chức tín dụng ủy nhiệm
đó. Khi thực hiện đổi ngoại tệ, Đại lý đổi ngoại tệ phải giao một liên hóa đơn
cho khách hàng.
4. Đại lý đổi ngoại tệ phải chấp hành đúng các quy
định trong hợp đồng Đại lý đổi ngoại tệ và các quy định tại Quy chế này.
5. Trong quá trình hoạt động, khi Đại lý đổi ngoại
tệ phát hiện trường hợp khách hàng sử dụng các loại ngoại tệ giả, ngoại tệ
không còn giá trị lưu hành làm phương tiện mua bán, Đại lý đổi ngoại tệ có
trách nhiệm lập biên bản, tạm giữ số ngoại tệ này và thông báo cho cơ quan có trách
nhiệm để tiến hành điều tra, xử lý.
Điều 11. Trách nhiệm của Tổ chức
tín dụng ủy nhiệm
1. Tổ chức tín dụng được phép căn cứ vào nhu cầu mở
rộng mạng lưới đổi ngoại tệ và việc đáp ứng đủ điều kiện làm Đại lý đổi ngoại tệ
của tổ chức để xem xét ký hợp đồng Đại lý đổi ngoại tệ.
2. Tổ chức các lớp ngắn ngày để đào tạo, tập huấn kỹ
năng nhận biết ngoại tệ thật giả và cách thức ghi hóa đơn, ghi chép sổ sách và
cấp Giấy xác nhận cho nhân viên của Đại lý đổi ngoại tệ.
3. Cung cấp phần mềm cho các Đại lý để quản lý và
theo dõi hoạt động đổi ngoại tệ tùy theo điều kiện cụ thể của Tổ chức tín dụng
và tổ chức làm Đại lý đổi ngoại tệ.
4. Kiểm tra, kiểm soát định kỳ hoặc đột xuất đối với
hoạt động đổi ngoại tệ của Đại lý do mình ủy nhiệm. Nếu phát hiện Đại lý đổi ngoại
tệ vi phạm các quy định tại Hợp đồng đại lý và các quy định tại Quy chế này thì
Tổ chức tín dụng tùy theo tính chất và mức độ vi phạm để có biện pháp xử lý
thích hợp.
5. Trong trường hợp phải thanh lý hợp đồng Đại lý đổi
ngoại tệ, trong vòng 5 (năm) ngày làm việc kể từ ngày thanh lý hợp đồng, Tổ chức
tín dụng phải thông báo bằng văn bản cho Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh,
thành phố trên địa bàn biết để thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đổi ngoại tệ đã
cấp và chấm dứt hoạt động đổi ngoại tệ của Đại lý.
Điều 12. Trách nhiệm của Ngân
hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh, thành phố
1. Chỉ đạo và hướng dẫn các Tổ chức tín dụng trên địa
bàn chấp hành đầy đủ các quy định tại Quy chế này trong việc ủy nhiệm đại lý đổi
ngoại tệ cho các tổ chức.
2. Kiểm tra, giám sát hoạt động đổi ngoại tệ của
các Đại lý đổi ngoại tệ theo định kỳ hoặc đột xuất và xử lý những vi phạm nếu
có theo quy định tại điều 14 Quy chế này.
3. Cấp Giấy chứng nhận đăng ký đại lý đổi ngoại tệ
cho các tổ chức trên cơ sở các quy định của Quy chế này.
4. Báo cáo định kỳ hàng quý theo quy định tại điều 15 Quy chế này hoặc đột xuất theo yêu cầu của Thống đốc
Ngân hàng Nhà nước về tình hình hoạt động đổi ngoại tệ của các Đại lý trên địa
bàn.
Chương III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 13. Đối với các Giấy phép
làm Đại lý đổi ngoại tệ đã được cấp trước ngày có hiệu lực của Quy chế này
Các Tổ chức tín dụng có trách nhiệm rà soát lại các
hợp đồng Đại lý đổi ngoại tệ đã ký với các tổ chức làm Đại lý đổi ngoại tệ trước
ngày Quy chế này có hiệu lực thi hành. Đối với tổ chức có Đại lý đổi ngoại tệ
đang hoạt động không đáp ứng các quy định tại Điều 3, Điều 5, Điều
6 Quy chế này, Tổ chức tín dụng phải thông báo cho tổ chức làm Đại lý đổi
ngoại tệ biết và trong vòng 3 (ba) tháng kể từ ngày Quy chế này có hiệu lực sẽ
tiến hành thanh lý hợp đồng Đại lý đổi ngoại tệ và yêu cầu tổ chức đó nộp lại
Giấy phép làm Đại lý đổi ngoại tệ đã cấp cho Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh,
thành phố trên địa bàn.
Các Đại lý đổi ngoại tệ đáp ứng các quy định tại Điều 3, Điều 5, Điều 6 Quy chế này vẫn được tiếp tục hoạt động
nhưng phải nộp lại Giấy phép làm Đại lý đổi ngoại tệ đã cấp trước đây cho Ngân
hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh, thành phố trên địa bàn để thực hiện việc chuyển đổi
thành Giấy chứng nhận đăng ký Đại lý đổi ngoại tệ. Thời hạn để chuyển đổi từ Giấy
phép sang Giấy chứng nhận đăng ký Đại lý đổi ngoại tệ là 3 (ba) tháng kể từ
ngày Quy chế này có hiệu lực.
Các bàn đổi ngoại tệ trực thuộc tổ chức tín dụng được
phép vẫn tiếp tục hoạt động bình thường không phải làm thủ tục chuyển đổi đăng
ký và thực hiện theo các quy định của Tổ chức tín dụng phù hợp với quy định về
mạng lưới hoạt động của Tổ chức tín dụng.
Điều 14. Kiểm tra và xử lý vi
phạm
1. Tổ chức tín dụng ủy nhiệm, có trách nhiệm hướng
dẫn và định kỳ (tối thiểu một tháng một lần) hoặc đột xuất kiểm tra hoạt động của
các Đại lý đổi ngoại tệ trong việc chấp hành các quy định tại hợp đồng Đại lý đổi
ngoại tệ và Quy chế này.
2. Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh, thành phố có
trách nhiệm định kỳ hàng năm và đột xuất kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động
đổi ngoại tệ của các Đại lý đổi ngoại tệ trên địa bàn theo quy định tại Quy chế
này.
3. Khi phát hiện Đại lý đổi ngoại tệ có vi phạm các
quy định về hoạt động đổi ngoại tệ, Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh, thành phố
căn cứ vào tính chất và mức độ vi phạm, có quyền tạm thời đình chỉ hoặc thu hồi
Giấy chứng nhận đăng ký Đại lý đổi ngoại tệ đã cấp và thông báo cho Tổ chức tín
dụng ủy nhiệm để hủy bỏ hợp đồng Đại lý đã ký với tổ chức làm Đại lý đổi ngoại
tệ.
4. Trường hợp Tổ chức tín dụng ủy nhiệm liên đới chịu
trách nhiệm về hành vi vi phạm của Đại lý đổi ngoại tệ thì Tổ chức tín dụng ủy
nhiệm cũng bị xử phạt hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng
theo các quy định về xử lý vi phạm hành chính.
5. Tổ chức tín dụng ủy nhiệm có 2 (hai) Đại lý đổi
ngoại tệ trở lên trong vòng 12 (mười hai) tháng vi phạm quy định tại Quy chế
này sẽ không được ký kết mới các hợp đồng Đại lý đổi ngoại tệ với các tổ chức
khác trong vòng 12 (mười hai) tháng kể từ ngày phát hiện sai phạm lần thứ hai.
6. Tổ chức tín dụng ủy nhiệm có 3 (ba) Đại lý đổi
ngoại tệ trở lên trong vòng 12 (mười hai) tháng vi phạm quy định tại Quy chế
này thì sẽ không tiếp tục ký kết các hợp đồng Đại lý đổi ngoại tệ với các tổ chức
khác.
7. Tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định trong Quy
chế này thì tùy theo mức độ, tính chất của hành vi vi phạm mà có thể bị xử lý
hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Điều 15. Chế độ báo cáo
1. Hàng quý, trước ngày 5 (năm) tháng đầu quý sau,
các tổ chức làm Đại lý đổi ngoại tệ phải báo cáo Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh,
thành phố nơi đặt Đại lý đổi ngoại tệ về tình hình đổi ngoại tệ trong quý (Phụ lục 3).
2. Hàng quý, trước ngày 15 (mười lăm) tháng đầu quý
sau, Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh, thành phố tổng hợp tình hình đổi ngoại
tệ trên địa bàn trong quý và báo cáo về Ngân hàng Nhà nước (Vụ Quản lý ngoại hối)
(Phụ lục 4).
Phụ lục 1
TÊN TỔ CHỨC
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: ______/CV
|
……., ngày …. tháng
…. năm ……
|
ĐƠN ĐĂNG KÝ ĐẠI
LÝ ĐỔI NGOẠI TỆ
Kính gửi:
|
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Chi nhánh Tỉnh (Thành phố)………
|
Tên tổ chức:
Địa chỉ tại:
Số điện thoại: …………………………
Số
Fax:……………………………..
Quyết định thành lập số:
Cơ quan cấp:…….. ngày……........
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số:
Cơ quan cấp: …………….. ngày …………
Lĩnh vực kinh doanh:
Vốn điều lệ:
Tài khoản tiền gửi đồng Việt Nam số:
Tại Ngân hàng:
Tài khoản tiền gửi Ngoại tệ số:
Tại Ngân hàng:
Đề nghị cơ quan xem xét, cấp Giấy chứng nhận đăng
ký Đại lý đổi ngoại tệ theo hợp đồng Đại lý đổi ngoại tệ số …… ngày …………. đã ký
với……….(tên tổ chức tín dụng) tại các địa điểm sau:
Số TT
|
Tên Đại lý đổi ngoại
tệ
|
Địa chỉ
|
Điện thoại
|
1.
|
Đại lý đổi ngoại tệ số 1
|
|
|
2.
|
Đại lý đổi ngoại tệ số 2
|
|
|
3.
|
Đại lý đổi ngoại tệ số 3
|
|
|
4.
|
|
|
|
Chúng tôi cam kết thực hiện đúng các quy định về quản
lý ngoại hối hiện hành và các quy định của pháp luật khác có liên quan.
Tài liệu kèm theo
-
|
GIÁM ĐỐC
(Ký tên và đóng dấu)
|
Phụ lục 2
NGÂN HÀNG NHÀ
NƯỚC
Chi nhánh Tỉnh, thành phố….
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
|
……., ngày ….
tháng …. năm …..
|
GIẤY CHỨNG NHẬN
ĐĂNG KÝ
ĐẠI LÝ ĐỔI NGOẠI TỆ
GIÁM ĐỐC
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
CHI NHÁNH TỈNH, THÀNH PHỐ ............
- Căn cứ Nghị định số 160/2006/NĐ-CP ngày
28/12/2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh ngoại hối;
- Căn cứ Quy chế hoạt động của bàn đổi ngoại tệ ban
hành kèm theo Quyết định số /2008/QĐ-NHNN ngày
tháng năm của Thống
đốc Ngân hàng Nhà nước.
- Xét đơn đăng ký Đại lý đổi ngoại tệ của
……… (tên tổ
chức).
CHỨNG NHẬN:
Điều 1. ……………………(tên tổ chức)
Địa chỉ: ………………….
Điện thoại:……………… Fax:……………………
Quyết định thành lập số:
Cơ quan cấp: ………. ngày ……….
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số:
Cơ quan cấp: ………. ngày……….
đã đăng ký làm Đại lý đổi ngoại tệ tại các địa điểm
sau đây:
Số TT
|
Tên Đại lý đổi ngoại
tệ
|
Địa chỉ
|
Điện thoại
|
1.
|
Đại lý đổi ngoại tệ số 1
|
|
|
2.
|
Đại lý đổi ngoại tệ số 2
|
|
|
3.
|
Đại lý đổi ngoại tệ số 3
|
|
|
4.
|
|
|
|
Điều 2. Trong quá trình làm Đại lý đổi ngoại
tệ, ………… (tên tổ chức) phải tuân thủ quy định tại Quy chế đại lý đổi ngoại tệ
và các quy định của pháp luật khác có liên quan.
Nơi nhận:
- Tổ chức;
- TCTD ký hợp đồng Đại lý;
- Lưu.
|
GIÁM ĐỐC
(Ký tên và đóng dấu)
|
Phụ lục 3
Tên TCKT
Tên/Số Đại lý đổi ngoại tệ:
Địa chỉ: (nơi đặt bàn đổi ngoại tệ)
ĐT:
|
……, ngày ... tháng ... năm……..
|
Kính gửi:
|
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Chi nhánh Tỉnh (Thành phố)………
|
BÁO CÁO TÌNH HÌNH
ĐỔI NGOẠI TỆ
(Quý ……..năm……..)
Đơn vị: Quy USD
Tên đại lý đổi ngoại
tệ
|
Tồn quỹ đầu quý
|
Doanh số mua ngoại
tệ trong quý
|
Doanh số bán ngoại
tệ cho khách hàng (đối với đại lý tại khu cách ly cửa khẩu)
|
Doanh số bán ngoại
tệ cho TCTD
|
Tồn quỹ cuối quý
|
Đại lý đổi ngoại tệ
số 1
|
|
|
|
|
|
Đại lý đổi ngoại tệ
số 2
|
|
|
|
|
|
………….
|
|
|
|
|
|
Tổng
|
|
|
|
|
|
(Tỷ giá quy đổi ra USD đối với ngoại tệ không phải
là đô la Mỹ lấy vào thời điểm báo cáo)
LẬP BIỂU
|
KIỂM SOÁT
|
GIÁM ĐỐC
(Ký tên & đóng dấu)
|
Phụ lục 4
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
Chi nhánh tỉnh, thành phố…………….
Kính gửi:
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC (VỤ QUẢN LÝ NGOẠI HỐI)
BÁO CÁO TÌNH HÌNH HOẠT
ĐỘNG CỦA ĐẠI LÝ ĐỔI NGOẠI TỆ
(Quý ....... năm…….)
|
Số lượng Đại lý
|
Doanh số mua ngoại
tệ (quy USD)
|
Doanh số bán ngoại
tệ cho khách hàng (quy USD)
|
Doanh số bán cho
TCTD (quy USD)
|
|
|
|
|
|
Tổng cộng
|
|
|
|
|
LẬP BIỂU
|
KIỂM SOÁT
|
GIÁM ĐỐC
(Ký tên & đóng dấu)
|
Nơi nhận:
- Ban lãnh đạo NHNN;
- Văn phòng Chính phủ (để đăng Công báo);
- Website NHNN;
- Lưu: VP, PC3, QLNH (3).
|
XÁC THỰC VĂN BẢN
HỢP NHẤT
KT. THỐNG ĐỐC
PHÓ THỐNG ĐỐC
Nguyễn Đồng Tiến
|
1 Thông tư số
25/2011/TT-NHNN về việc thực thi phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính lĩnh
vực hoạt động ngoại hối theo các Nghị quyết của Chính phủ về đơn giản hóa thủ tục
hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có
căn cứ ban hành như sau:
“Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số
46/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Luật Các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12
ngày 16 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Pháp lệnh Ngoại hối số 28/2005/PL-UBTVQH11
ngày 13 tháng 12 năm 2005;
Căn cứ Nghị định số 96/2008/NĐ-CP ngày 26 tháng 8
năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức
của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
Căn cứ Nghị quyết số 60/NQ-CP ngày 17 tháng 12
năm 2010 của Chính phủ về việc đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức
năng quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
Căn cứ Nghị quyết số 25/NQ-CP ngày 02 tháng 6 năm
2010 của Chính phủ về việc đơn giản hóa 258 thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức
năng quản lý của Bộ, ngành,
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi tắt là
Ngân hàng Nhà nước) sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ, hủy bỏ các quy định
tại các văn bản do Ngân hàng Nhà nước ban hành để thực thi phương án đơn giản
hóa thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực ngoại hối như sau:”
2 Thông tư số
29/2015/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số văn bản quy phạm pháp luật của Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam quy định về thành phần hồ sơ có bản sao chứng thực giấy
tờ, văn bản có căn cứ ban hành như sau:
“Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số
46/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày 16 tháng 02
năm 2015 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản
chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Pháp chế;
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
Thông tư sửa đổi, bổ sung một số văn bản quy phạm pháp luật của Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam quy định về thành phần hồ sơ có bản sao chứng thực giấy tờ, văn bản.”
3 Điều 14 và Điều
15 của Thông tư số 25/2011/TT-NHNN về việc thực thi phương án đơn giản hóa thủ
tục hành chính lĩnh vực hoạt động ngoại hối theo các Nghị quyết của Chính phủ về
đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Ngân hàng
Nhà nước Việt Nam, có hiệu lực kể từ ngày 14 tháng 10 năm 2011 quy định như
sau:
“Điều 14. Điều khoản thi hành
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 14
tháng 10 năm 2011.
Điều 15. Tổ chức thực hiện
Chánh Văn phòng, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan
thuộc Ngân hàng Nhà nước, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh các tỉnh, thành
phố trực thuộc trung ương và Chủ tịch Hội đồng quản trị (Hội đồng thành viên),
Tổng Giám đốc (Giám đốc) các tổ chức tín dụng và các tổ chức, cá nhân khác có
liên quan có trách nhiệm thi hành Thông tư này./. ”
4 Điều 21 Thông tư
số 29/2015/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số văn bản quy phạm pháp luật của Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam quy định về thành phần hồ sơ có bản sao chứng thực giấy
tờ, văn bản, có hiệu lực kể từ ngày 08 tháng 02 năm 2016 quy định như sau:
“Điều 21. Điều khoản thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày
08 tháng 02 năm 2016.
2. Kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành,
các quy định sau đây hết hiệu lực thi hành:
- Khoản 12 Điều 4 Thông tư số 24/2011/TT-NHNN
ngày 31/8/2011 của Ngân hàng Nhà nước về việc thực thi phương án đơn giản hóa
thủ tục hành chính lĩnh vực thành lập và hoạt động ngân hàng theo các nghị quyết
của Chính phủ về đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản
lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
- Điều 7, Điều 8, Điều 9, Điều 10 và Phụ lục số
09.ĐGH kèm theo Thông tư số 25/2011/TT-NHNN ngày 31/8/2011 của Ngân hàng Nhà nước
về việc thực thi phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính lĩnh vực hoạt động
ngoại hối theo Nghị quyết về đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức
năng quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Thủ
trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi
nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch
Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc (Giám đốc) tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân
hàng nước ngoài chịu trách nhiệm tổ chức thi hành Thông tư này./.”
5 Khoản này được sửa
đổi theo quy định tại Điều 7 của Thông tư số 25/2011/TT-NHNN về việc thực thi
phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính lĩnh vực hoạt động ngoại hối theo các
Nghị quyết của Chính phủ về đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức
năng quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, có hiệu lực kể từ ngày 14 tháng
10 năm 2011, đã được sửa đổi theo quy định tại Điều 6 của Thông tư số
29/2015/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số văn bản quy phạm pháp luật của Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam quy định về thành phần hồ sơ có bản sao chứng thực giấy
tờ, văn bản, có hiệu lực kể từ ngày 08 tháng 02 năm 2016.