LIÊN BỘ
BỘ TƯ PHÁP - BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
--------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 05/2005/TTLT-BTP-BTNMT
|
Hà Nội, ngày 16
tháng 6 năm 2005
|
HƯỚNG DẪN VIỆC ĐĂNG
KÝ THẾ CHẤP, BẢO LÃNH BẰNG QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT, TÀI SẢN GẮN LIỀN VỚI ĐẤT
Căn cứ Luật Đất đai
ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số
62/2003/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp;
Căn cứ Nghị định số
91/2002/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
Căn cứ Nghị định số
181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai;
Căn cứ Nghị định số
08/2000/NĐ-CP ngày 10 tháng 3 năm 2000 của Chính phủ về đăng ký giao dịch bảo
đảm;
Nhằm bảo đảm tính
thống nhất trong việc thi hành các văn bản quy phạm pháp luật về đăng ký thế
chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất, tạo điều kiện
thuận lợi cho hoạt động đăng ký trong lĩnh vực này, Bộ Tư pháp, Bộ Tài nguyên
và Môi trường hướng dẫn việc đăng ký thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất,
tài sản gắn liền với đất như sau:
I
. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.
Phạm vi điều chỉnh
1.1.
Thông tư này hướng dẫn việc đăng ký thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất,
tài sản gắn liền với đất của tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân, người Việt
Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài mà theo quy
định của pháp luật các chủ thể này có quyền thế chấp, bảo lãnh, nhận thế chấp,
nhận bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất (sau đây gọi
chung là đăng ký thế chấp, bảo lãnh).
1.2. Việc
cung cấp thông tin về thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn
liền với đất được thực hiện theo hướng dẫn tại Mục VII của Thông tư
số 29/2004/TT-BTNMT ngày 01 tháng 11 năm 2004 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường về hướng dẫn lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính (sau đây gọi là
Thông tư số 29/2004/TT-BTNMT).
2.
Các trường hợp đăng ký thế chấp, bảo lãnh tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng
đất
2.1. Thế
chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất.
2.2. Thế
chấp, bảo lãnh bằng nhà ở, công trình kiến trúc khác, cây rừng, cây lâu năm
(sau đây gọi chung là tài sản gắn liền với đất).
2.3. Thế
chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất; bằng quyền
sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai.
2.4. Thế
chấp, bảo lãnh bằng tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai.
2.5. Thay
đổi, sửa chữa sai sót, xoá đăng ký thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất,
tài sản gắn liền với đất nêu tại các điểm 2.1, 2.2, 2.3 và 2.4 khoản này.
2.6. Văn bản
thông báo về việc xử lý tài sản thế chấp, bảo lãnh là quyền sử dụng đất, tài
sản gắn liền với đất trong trường hợp đã đăng ký thế chấp, bảo lãnh.
3.
Đăng ký thế chấp, bảo lãnh không thuộc các trường hợp đăng ký tại Văn phòng
đăng ký quyền sử dụng đất
Việc thế
chấp, bảo lãnh bằng tài sản gắn liền với đất không thuộc các trường hợp đăng ký
tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất nêu tại khoản 2 Mục này thì đăng
ký tại Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản của Cục Đăng ký quốc gia giao dịch
bảo đảm thuộc Bộ Tư pháp theo Thông tư số 01/2002/TT-BTP ngày 09/01/2002 của Bộ
Tư pháp hướng dẫn về thẩm quyền, trình tự, thủ tục đăng ký, cung cấp thông tin
về giao dịch bảo đảm tại Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm thuộc Bộ Tư
pháp và các Chi nhánh.
4.
Người yêu cầu đăng ký
Người yêu cầu
đăng ký là một trong các bên hoặc các bên ký kết hợp đồng thế chấp, bảo lãnh. Trong trường
hợp thay đổi một trong các bên ký kết hợp đồng thế chấp, bảo lãnh thì người yêu
cầu đăng ký có thể là bên thế chấp mới, bên bảo lãnh mới hoặc bên nhận thế chấp
mới, bên nhận bảo lãnh mới.
Trường hợp
đăng ký thế chấp, bảo lãnh theo quy định của pháp luật về phá sản thì
người yêu cầu đăng ký là Tổ trưởng Tổ quản lý, thanh lý tài sản.
Người yêu cầu
đăng ký có thể uỷ quyền cho người khác theo quy định của pháp luật dân sự để
yêu cầu đăng ký.
5.
Trách nhiệm của các bên ký kết hợp đồng thế chấp, bảo lãnh khi đăng ký thế chấp, bảo lãnh
Các bên ký
kết hợp đồng thế chấp, bảo lãnh phải chịu trách nhiệm về nội dung đơn yêu cầu
đăng ký vµ văn bản, giấy tờ khác theo quy định của pháp luật có trong hồ sơ
đăng ký. Nếu đơn yêu cầu đăng ký có những nội dung không đúng sự thật, không
đúng thoả thuận ghi trong hợp đồng thế chấp, hợp đồng bảo lãnh hoặc mét trong các
bên hoặc các bên ký kết hợp đồng thế chấp, bảo lãnh có hành vi
giả mạo hồ sơ mà gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
6.
Thời hạn nộp hồ sơ đăng ký thế chấp, bảo lãnh
6.1. Trong trường hợp nội
dung hợp đồng tín dụng có điều khoản về thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng
đất, tài
sản gắn liền với đất hoặc hợp đồng thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền
với đất
được ký kết trước hoặc cùng thời điểm ký kết hợp đồng tín dụng thì trong thời
hạn không quá năm (05) ngày làm việc, kể từ ngày ký kết hợp đồng tín dụng, một
trong các bên hoặc các bên ký kết hợp đồng thế chấp, bảo lãnh nộp hồ sơ đăng ký
thế chấp, bảo lãnh.
6.2. Trong trường hợp yêu
cầu đăng ký không đúng thời hạn do lỗi của người yêu cầu đăng ký thì cơ quan
đăng ký vẫn thực hiện việc đăng ký và người yêu cầu đăng ký chịu trách nhiệm
theo quy định tại Điều 13 của Nghị định số 182/2004/NĐ-CP
ngày 29/10/2004 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất
đai.
7.
Thời hạn đăng ký thế chấp, bảo lãnh đối với Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất
7.1.
Việc đăng ký thế chấp, bảo lãnh nêu tại khoản 2 Mục I của Thông tư này được
thực hiện trong thời hạn không quá năm (05) ngày làm việc; đối với địa phương
thuộc khu vực miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa thì thời hạn đăng ký được
tăng thêm nhưng không quá mười lăm (15) ngày làm việc đối với mỗi trường hợp.
Thời hạn đăng ký được tính kể từ ngày Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất nhận
hồ sơ đăng ký hợp lệ.
7.2. Thời
gian thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước, tách thửa, hợp thửa, cấp
đổi, cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định tại Nghị định số
181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai
(sau đây gọi là Nghị định số 181/2004/NĐ-CP) không tính vào thời hạn thực hiện
đăng ký thế chấp, bảo lãnh.
8.
Giá trị pháp lý của việc đăng ký thế chấp, bảo lãnh
8.1. Hợp đồng
thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký.
Việc thế
chấp, bảo lãnh có giá trị pháp lý đối với người thứ ba kể từ thời điểm đăng ký
đến thời điểm xoá đăng ký.
Trường hợp
việc thế chấp, bảo lãnh được đăng ký thì thời điểm đăng ký thế chấp, bảo lãnh
là thời điểm Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất nhận đủ hồ sơ đăng ký thế
chấp, bảo lãnh hợp lệ. Trường hợp đăng ký bổ sung tài sản thế chấp, bảo lãnh
thì thời điểm đăng ký đối với phần tài sản bổ sung là thời điểm Văn phòng đăng
ký quyền sử dụng đất nhận đủ hồ sơ đăng ký bổ sung hợp lệ.
8.2. Hồ sơ
đăng ký thế chấp, bảo lãnh hợp lệ là hồ sơ có đầy đủ các loại giấy tờ theo quy
định tại khoản 1 Mục III, khoản 2
Mục IV, khoản 2 Mục V, khoản 1 Mục VI và khoản
2 Mục VII của
Thông tư này.
8.3. Trường
hợp có sửa chữa sai sót về phần kê khai của người yêu cầu đăng ký thì thời điểm
đăng ký là thời điểm cơ quan đăng ký nhận hồ sơ yêu cầu sửa chữa sai sót hợp
lệ; nếu có sửa chữa sai sót về phần chứng nhận của cơ quan đăng ký thì thời điểm
đăng ký là thời điểm cơ quan đăng ký nhận hồ sơ yêu cầu đăng ký lần đầu.
8.4. Thứ tự
ưu tiên thanh toán giữa những người cùng nhận thế chấp, nhận bảo lãnh bằng một
tài sản được xác định theo thứ tự đăng ký.
9.
Lệ phí đăng ký, phí cung cấp thông tin về thế chấp, bảo lãnh
9.1. Người yêu
cầu đăng ký thế chấp, bảo lãnh; người yêu cầu đăng ký thay đổi nội dung thế
chấp, bảo lãnh đã đăng ký; người yêu cầu đăng ký văn bản thông báo về việc xử
lý tài sản bảo đảm; người yêu cầu sửa chữa sai sót trong nội dung đơn yêu cầu
đăng ký thế chấp, bảo lãnh phải nộp lệ phí đăng ký.
9.2. Tổ chức,
cá nhân yêu cầu cung cấp thông tin về thế chấp, bảo lãnh phải nộp phí cung cấp
thông tin.
9.3. Mức lệ
phí, phí; chế độ thu nộp, quản lý sử dụng lệ phí, phí được thực hiện theo Thông
tư liên tịch số 33/2002/TTLT/BTC-BTP ngày 12 tháng 4 năm 2002 của Bộ Tài chính
và Bộ Tư pháp hướng dẫn chế độ thu nộp và quản lý sử dụng lệ phí đăng ký và phí
cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm và tài sản cho thuê tài chính.
10.
Biểu mẫu đăng ký thế chấp, bảo lãnh
Người yêu cầu
đăng ký thế chấp, bảo lãnh phải sử dụng Đơn yêu cầu đăng ký; cơ quan đăng ký
phải sử dụng Sổ tiếp nhận
hồ sơ đăng ký thế chấp, bảo lãnh, Danh mục các trường hợp đã đăng ký thế chấp,
bảo lãnh được ban hành kèm theo Thông tư này và các biểu mẫu, giấy tờ ban hành
kèm theo Thông tư số 29/2004/TT-BTNMT .
Bộ
Tư pháp có trách nhiệm quản lý thống nhất và hướng dẫn sử dụng các loại biểu
mẫu đăng ký về thế chấp, bảo lãnh.
II.
CƠ QUAN ĐĂNG KÝ THẾ CHẤP, BẢO LÃNH
1.
Thẩm quyền đăng ký thế chấp, bảo lãnh
1.1. Văn
phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương nơi có đất, tài sản gắn liền với đất thực hiện đăng
ký thế chấp, bảo lãnh trong trường hợp bên thế chấp, bên bảo lãnh là tổ chức
kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thực hiện dự án đầu tư tại Việt
Nam, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài.
1.2. Văn
phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện,
quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi có đất, tài sản gắn liền với đất hoặc
Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi có
đất, tài sản gắn liền với đất đối với nơi chưa thành lập hoặc không thành lập
Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất (sau đây gọi chung là Văn phòng đăng ký
quyền sử dụng đất cấp huyện) thực hiện đăng ký thế chấp, bảo lãnh trong trường
hợp bên thế chấp, bên bảo lãnh là hộ gia đình, cá nhân trong nước; người Việt
Nam định cư ở nước ngoài được mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở.
2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất trong việc
đăng ký thế chấp, bảo lãnh
2.1. Đăng ký thế
chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất trong các
trường hợp nêu tại khoản 2 Mục
I của Thông tư này.
2.2. Thu lệ phí
đăng ký thế chấp, bảo lãnh.
2.3. Từ chối
đăng ký thế chấp, bảo lãnh trong các trường hợp sau đây:
a) Không
thuộc c¸c trêng hîp đăng ký thế chấp, bảo lãnh nêu tại khoản 2 Mục I của Thông tư
này;
b) Không
thuộc thẩm quyền đăng ký thế chấp, bảo lãnh nêu tại khoản 1 Mục II của Thông
tư này;
c) Hồ sơ đăng
ký không hợp lệ theo quy
định tại
điểm 8.2 khoản 8 Mục I của Thông
tư này;
d) Khi phát
hiện giấy tờ
giả
mạo
trong
hồ sơ đăng ký;
đ) Khi phát
hiện các thông tin trong đơn yêu cầu
đăng ký thế chấp, bảo lãnh không phù hợp với thông tin trong hợp đồng thế chấp,
bảo lãnh hoặc trong hồ sơ địa chính;
e) Các thông
tin về nội dung thế chấp, bảo lãnh đã đăng ký trong đơn yêu cầu đăng ký
thay đổi, sửa chữa sai sót, xoá đăng ký hoặc thông báo về việc xử lý tài sản
thế chấp, bảo lãnh không phù hợp với thông tin trong hồ sơ địa chính;
g)
Khi phát hiện bên thế chấp, bên bảo lãnh không thuộc trường hợp được thế chấp,
bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật đất đai;
h) Người yêu
cầu đăng ký không nộp lệ phí đăng ký.
3.
Trách nhiệm của Văn phòng đăng ký quyền sử
dụng đất trong việc đăng ký thế chấp, bảo lãnh
3.1. Đăng ký
theo đúng nội dung Đơn yêu cầu đăng ký hợp lệ.
3.2. Thực
hiện đăng ký thế chấp, bảo lãnh theo đúng trình tự, thủ tục và thời hạn quy
định tại Thông tư này.
3.3. Không
được yêu cầu các bên ký kết hợp đồng thế chấp, bảo lãnh nộp thêm bất kỳ loại
giấy tờ nào khác ngoài các giấy tờ hướng dẫn tại Thông tư này.
3.4.
Trường hợp vi phạm quy định tại các điểm 3.1, 3.2 và 3.3 của khoản
này thì cán bộ đăng ký bị xử lý kỷ luật và phải chịu trách
nhiệm vật chất theo quy định tại khoản 2 Điều 175 và Điều 176
của Nghị định số 181/2004/NĐ-CP.
4.
Gửi Danh mục các
trường hợp đã đăng ký thế chấp, bảo lãnh mỗi tháng 01 lần (vào ngày cuối cùng của
tháng)
hoặc chuyển dữ liệu điện tử (trong trường hợp cơ quan đăng ký đã ứng dụng tin học trong công
tác đăng ký thế chấp, bảo lãnh) cho Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm
thuộc Bộ Tư pháp.
III. ĐĂNG KÝ
THẾ CHẤP, BẢO LÃNH BẰNG QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT, TÀI SẢN GẮN LIỀN VỚI ĐẤT
1. Hồ sơ đăng
ký được nộp tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có thẩm quyền nêu tại khoản
1 Mục II của Thông
tư này.
Trường hợp
bên thế chấp, bên bảo lãnh là hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất, sở hữu tài sản
gắn liền với đất tại xã, thị trấn thì hồ sơ đăng ký thế chấp, bảo lãnh được nộp
tại Ủy ban nhân dân xã, thị trấn nơi có đất, tài sản gắn liền với đất hoặc tại
Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện.
1.1. Hồ sơ
đăng ký thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất hoặc bằng quyền sử dụng đất
vµ tài sản gắn liền với đất bao gåm:
a) Đơn yêu
cầu đăng ký thế chấp, bảo lãnh hai (02) bản; văn bản uỷ quyền (nếu có);
b)
Hợp đồng thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất đã
có công chứng, chứng thực theo quy định tại điểm
a khoản 1 Điều 130 của Luật Đất đai một (01) bản;
c)
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp theo quy định của Luật Đất đai năm
1987, Luật Đất đai năm 1993, Luật Đất đai năm 2003 hoặc Giấy chứng nhận quyền
sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở tại đô thị được cấp theo quy định của Nghị
định số 60/CP ngày 05/7/1994 của Chính phủ (sau đây gọi chung là Giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất); Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu công
trình xây dựng và các loại Giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản khác gắn liền
với đất, nếu pháp luật có quy định (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận quyền
sở hữu tài sản gắn liền với đất);
Trong trường
hợp bên thế chấp, bên bảo lãnh chưa có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì nộp một
trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các khoản
1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai; Giấy xác nhận của cơ quan nhà nước đang quản
lý Sổ đăng ký
ruộng đất, Sổ địa chính
trong trường hợp bên thế chấp, bên bảo lãnh có tên trong Sổ đăng ký
ruộng đất, Sổ địa chính;
các giấy tờ theo quy định tại điểm a và điểm c khoản 1 Điều 135,
điểm a và điểm c khoản 1 Điều 136, các điểm a, c, d và đ khoản 1 Điều 137 của
Nghị định số 181/2004/NĐ-CP để thực hiện đồng thời với việc cấp Giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất;
d) Trong
trường hợp thực hiện việc đăng ký thế chấp, bảo lãnh đồng thời với việc tách thửa,
hợp thửa (nếu có yêu cầu) thì ngoài những giấy tờ nêu tại các tiết a, b và c điểm
này, còn phải nộp thêm đơn xin tách thửa hoặc hợp thửa theo mẫu số 17/ĐK ban
hành kèm theo Thông tư số 29/2004/TT-BTNMT .
1.2.
Hồ sơ đăng ký thế chấp, bảo lãnh bằng tài sản gắn liền với đất hoặc bằng tài
sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai gồm có:
a) Đơn yêu
cầu đăng ký thế chấp, bảo lãnh hai (02) bản; văn bản uỷ quyền (nếu có);
b) Hợp đồng
thế chấp, bảo lãnh một
(01) bản;
c)
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc một trong các loại giấy tờ về quyền sử
dụng đất quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật
Đất đai; Giấy xác nhận
của cơ quan nhà nước đang quản lý Sổ đăng ký ruộng đất, Sổ địa chính
trong trường hợp bên thế chấp, bên bảo lãnh có tên trong Sổ đăng ký
ruộng đất, Sổ địa chính;
d)
Giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất (nếu có);
đ)
Giấy phép xây dựng hoặc dự án đầu tư đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê
duyệt trong trường hợp thế chấp, bảo lãnh bằng tài sản gắn liền với đất hình
thành trong tương lai mà theo quy định của pháp luật thì tài sản đó phải được
cấp phép xây dựng hoặc lập dự án đầu tư.
2. Trong trường hợp hồ sơ đăng ký được
nộp tại Ủy ban nhân dân xã, thị trấn thì Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn thu lệ
phí đăng ký; vào Sổ tiếp nhận hồ sơ đăng ký thế
chấp, bảo lãnh và trao cho người yêu cầu đăng ký giấy biên nhận hồ sơ.
Trong thời hạn không quá ba (03) ngày
làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân xã, thị trấn có
trách nhiệm chuyển toàn bộ hồ sơ và lệ phí đăng ký đã thu cho Văn phòng đăng ký
quyền sử dụng đất cấp huyện.
3. Khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký thế
chấp, bảo lãnh, cán bộ đăng ký phải kiểm tra việc đăng ký có đúng thẩm quyền
của cơ quan mình hay không; kiểm tra hồ sơ đăng ký theo hướng dẫn tại khoản 1 Mục này.
Nếu việc đăng ký đúng thẩm quyền và hồ
sơ đăng ký hợp lệ thì cán bộ đăng ký yêu cầu người nộp hồ sơ nộp lệ phí đăng
ký; ghi thời điểm nhận hồ sơ (giờ, phút, ngày, tháng, năm) vào Đơn yêu cầu đăng
ký; vào Sổ tiếp nhận hồ sơ đăng ký thế
chấp, bảo lãnh và cấp cho người yêu cầu đăng ký phiếu hẹn trả kết quả đăng ký.
Trường hợp có
căn cứ từ chối đăng ký nêu tại điểm 2.3 khoản 2 Mục II của Thông tư này
thì cán bộ đăng ký từ chối đăng ký và hướng dẫn người yêu cầu đăng ký thực hiện
theo đúng quy định. Việc từ chối đăng ký phải được lập thành văn bản và nêu rõ
lý do từ chối.
4. Trường hợp
thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất, bằng quyền sử dụng đất và tài sản
gắn liền với đất hoặc bằng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất hình
thành trong tương lai mà bên thế chấp, bên bảo lãnh có Giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất thì trong thời hạn đăng ký, Văn phòng đăng ký quyền sử
dụng đất thực hiện các việc sau:
4.1.
Ghi nội dung đăng ký thế chấp, bảo lãnh vào Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
theo quy định tại Quyết định số 24/2004/QĐ-BTNMT ngày 01/11/2004 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường ban hành quy định về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
(sau đây gọi là Quyết định số 24/2004/QĐ-BTNMT) và Thông tư số 01/2005/TT-BTNMT
ngày 13/4/2005 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn thực hiện một số điều
của Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ; vào Sổ địa chính và Sổ theo dõi biến động đất
đai theo hướng dẫn tại Thông tư số 29/2004/TT-BTNMT .
Trường hợp
đăng ký thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất
mà tài sản đó chưa được ghi nhận trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì tại cột
“Nội dung thay đổi và cơ sở pháp lý” Mục VI của Giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất và tại cột “Nội dung ghi chú hoặc biến động và căn cứ pháp lý” Mục III của trang
Sổ địa chính
ghi “Thế chấp bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất với Ngân hàng, tổ chức kinh
tế khác, ông, bà hoặc hộ gia đình
(ghi tên bên nhận thế
chấp)
theo hợp đồng thế chấp hoặc hợp
đồng tín dụng (trường hợp việc thế chấp được ghi trong hợp đồng tín dụng) số … /… ngày
… / … / …” đối với trường hợp thế chấp hoặc ghi “Bảo lãnh bằng quyền sử dụng
đất, tài sản gắn
liền với đất với Ngân hàng, tổ chức kinh tế khác, ông, bà hoặc hộ gia
đình (ghi tên bên nhận bảo lãnh) theo hợp đồng bảo lãnh hoặc hợp
đồng tín dụng (trường hợp việc bảo lãnh được ghi trong hợp đồng tín dụng) số … / …
ngày … / … / …” đối với trường hợp bảo lãnh.
Trường hợp
đăng ký thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất
hình thành trong tương lai thì tại cột “Nội dung thay đổi và cơ sở pháp lý” Mục VI của Giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất, tại cột “Nội dung ghi chú hoặc biến động và căn cứ pháp
lý” Mục III của
trang Sổ địa chính
và tại cột "Nội dung biến động" của trang Sổ theo dõi
biến động đất đai ghi: “Thế chấp bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn
liền với đất hình thành trong tương lai với Ngân hàng, tổ chức kinh
tế khác, ông, bà hoặc hộ gia đình (ghi tên bên nhận thế
chấp)
theo hợp đồng thế chấp hoặc hợp
đồng tín dụng (trường hợp việc thế chấp được ghi trong hợp đồng tín dụng) số … / … ngày
… / … / …” đối với trường hợp thế chấp hoặc ghi “Bảo lãnh bằng quyền sử dụng
đất, tài sản gắn
liền với đất hình thành trong tương lai với Ngân hàng, tổ chức kinh
tế khác, ông, bà hoặc hộ gia đình (ghi tên bên nhận bảo
lãnh)
theo hợp đồng bảo lãnh hoặc hợp
đồng tín dụng (trường hợp việc bảo lãnh được ghi trong hợp đồng tín dụng) số … / … ngày
… / … / …” đối với trường hợp bảo lãnh;
4.2. Chứng
nhận việc đăng ký vào Đơn yêu cầu đăng ký thế chấp, bảo lãnh;
4.3. Trả trực
tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện có bảo đảm (theo yêu cầu của người yêu cầu
đăng ký) một (01) bản Đơn yêu cầu đăng ký và Giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất, Giấy chứng
nhận quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất (nÕu cã) cho người yêu cầu đăng ký
hoặc gửi cho Ủy ban nhân dân xã, thị trấn nơi có đất, tài sản gắn liền với đất
trong trường hợp hồ sơ đăng ký được nộp tại Ủy ban nhân dân xã, thị trấn; lưu
giữ các loại giấy tờ còn lại của hồ sơ đăng ký.
Trường hợp Văn
phòng đăng ký quyền sử dụng đất từ chối đăng ký thì trả lại toàn bộ hồ sơ và lệ
phí đăng ký đã thu cho người yêu cầu đăng ký hoặc gửi cho Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn,
nếu hồ sơ đăng ký được nộp tại Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn.
Trong thời
hạn không quá ba (03) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kết quả đăng ký hoặc nhận được hồ sơ
và lệ phí đăng ký (trong trường hợp từ chối đăng ký), Uỷ ban nhân dân xã,
thị trấn có trách nhiệm trả cho người yêu cầu đăng ký.
5.
Việc đăng ký thế chấp, bảo lãnh bằng tài sản gắn liền với đất hoặc tài sản gắn
liền với đất hình thành trong tương lai mà bên thế chấp, bên bảo lãnh có Giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất thì thực hiện tương tự theo hướng dẫn tại khoản 4 Mục
này. Tại cột “Nội dung thay đổi và cơ sở pháp lý” Mục VI của Giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất, tại cột “Nội dung ghi chú hoặc biến động và căn cứ pháp lý” Mục
III của trang Sổ địa chính và tại cột "Nội dung biến động" của trang
Sổ theo dõi biến động đất đai ghi: “Thế chấp bằng tài sản gắn liền với đất
(hoặc tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai) với Ngân hàng, tổ
chức kinh tế khác, ông, bà hoặc hộ gia đình (ghi tên bên nhận thế chấp)
theo hợp đồng thế chấp hoặc hợp đồng tín dụng (trường hợp việc thế chấp được
ghi trong hợp đồng tín dụng) số … / … ngày … / … / …” đối với trường hợp thế
chấp hoặc ghi “Bảo lãnh bằng tài sản gắn liền với đất (hoặc tài sản gắn liền
với đất hình thành trong tương lai) với Ngân hàng, tổ chức kinh tế khác, ông,
bà hoặc hộ gia đình (ghi tên bên nhận bảo lãnh) theo hợp đồng bảo lãnh
hoặc hợp đồng tín dụng (trường hợp việc bảo lãnh được ghi trong hợp đồng tín
dụng) số … / … ngày … / … / …” đối với trường hợp bảo lãnh.
6. Trong
trường hợp thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất, bằng quyền sử dụng đất và
tài sản gắn liền với đất hoặc bằng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với
đất hình thành trong tương lai mà bên thế chấp, bên bảo lãnh có một trong các
loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các khoản 1, 2 và
5 Điều 50 của Luật Đất đai thì Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thực
hiện các việc sau:
6.1. Trong
thời hạn đăng ký, tiến hành thẩm tra hồ sơ, nếu hồ sơ hợp lệ thì chứng nhận
việc đăng ký thế chấp, bảo lãnh vào đơn yêu cầu đăng ký, trả trực tiếp hoặc gửi
qua đường bưu điện có bảo đảm (theo yêu cầu của người yêu cầu đăng ký) một (01)
bản đơn yêu cầu đăng ký và Giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất (nếu
có) cho người yêu cầu đăng ký hoặc gửi cho Ủy ban nhân dân xã, thị trấn nơi có
đất, tài
sản gắn liền với đất trong trường hợp hồ sơ đăng ký được nộp tại Ủy ban nhân
dân xã, thị trấn;
6.2. Thực
hiện thủ tục cấp mới Giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất theo quy định tại các Điều 135, 136, 137
của Nghị định số 181/2004/NĐ-CP.
Sau khi cơ quan nhà
nước có thẩm quyền cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì ghi nội dung đã đăng
ký thế chấp, bảo lãnh vào Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Sổ địa chính, Sổ theo dõi
biến động đất đai theo hướng dẫn tại điểm 4.1 khoản 4 Mục này và trả Giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất theo hướng dẫn tại điểm 4.3 khoản 4 Mục này.
7.
Đăng ký thế chấp, bảo lãnh trong trường hợp dùng một tài sản để bảo đảm thực
hiện nhiều nghĩa vụ.
Trong trường
hợp bên thế chấp, bên bảo lãnh dùng quyền sử dụng đất hoặc quyền sử
dụng đất và tài sản gắn liền với đất để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ, nếu bên nhận thế chấp,
bên nhận bảo lãnh đang giữ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì phải giao lại
Giấy chứng nhận đó cho bên thế chấp, bên bảo lãnh để lập hồ sơ đăng ký thế chấp,
bảo lãnh theo hướng dẫn tại khoản 1 Mục này.
IV.
ĐĂNG KÝ THAY ĐỔI NỘI DUNG THẾ CHẤP, BẢO LÃNH ĐÃ ĐĂNG KÝ
1. Các trường hợp
phải đăng ký thay đổi nội dung thế chấp, bảo lãnh đã đăng ký:
1.1. Thay đổi một bên
hoặc các bên ký kết hợp đồng thế chấp, bảo lãnh;
1.2. Thay đổi tên của
một bên hoặc các bên ký kết hợp đồng thế chấp, bảo lãnh;
1.3. Rút bớt tài sản
thế chấp, bảo lãnh là quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất;
1.4. Thay thế, bổ
sung tài sản thế chấp, bảo lãnh là tài sản gắn liền với đất;
1.5. Thay đổi thứ tự
ưu tiên thanh toán;
1.6. Khi tài sản gắn
liền với đất là tài sản hình thành trong tương lai đã được hình thành theo
hướng dẫn tại khoản 3 Mục I của Thông tư số 06/2002/TT-BTP
ngày 28/02/2002 của Bộ Tư pháp hướng dẫn một số quy định của Nghị định số
165/1999/NĐ-CP ngày 19/11/1999 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm.
2.
Người yêu cầu đăng ký thay đổi nội dung thế chấp, bảo lãnh đã đăng ký tại cơ
quan đăng ký nào thì nộp hồ sơ đăng ký thay đổi nội dung thế chấp, bảo lãnh tại
cơ quan đã đăng ký đó. Hồ sơ đăng ký gồm có:
2.1. Đơn yêu
cầu đăng ký thay đổi nội dung thế chấp, bảo lãnh đã đăng ký hai (02) bản; văn bản uỷ
quyền (nếu có);
2.2.
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong trường hợp đăng ký thay đổi nội dung đã
được ghi trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Giấy chứng nhận quyền sở hữu
tài sản gắn liền với đất (nếu có) trong trường hợp thay thế, bổ sung tài sản
gắn liền với đất;
2.3. Hợp đồng về việc
thay đổi nội dung thế chấp, bảo lãnh. Văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền về việc thay đổi tên của một bên hoặc các bên ký kết hợp đồng thế chấp,
bảo lãnh trong trường hợp có sự thay đổi tên.
3. Việc tiếp
nhận hồ sơ đăng ký thay đổi được thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 2 và khoản
3 Mục III của
Thông tư này.
4. Trong thời
hạn đăng ký, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thực hiện các việc sau:
4.1.
Chỉnh lý nội dung đăng ký thế chấp, bảo lãnh vào Giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất theo quy định tại Quyết định số 24/2004/QĐ-BTNMT ; vào Sổ địa chính, Sổ theo
dõi biến động đất đai theo hướng dẫn tại Thông tư số 29/2004/TT-BTNMT. Tại cột
“Nội dung thay đổi và cơ sở pháp lý” Mục VI của Giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất, tại cột “Nội dung ghi chú hoặc biến động và căn cứ pháp lý” Mục III của
trang Sổ địa chính và tại cột "Nội dung biến động" của trang Sổ theo
dõi biến động đất đai được ghi như sau:
a) Trường hợp
thay đổi một trong các bên hoặc các bên ký kết hợp đồng thế chấp thì ghi “Thay đổi bên
thế chấp (hoặc bên nhận thế chấp) thành bên thế chấp mới (hoặc bên nhận thế
chấp mới) là … (ghi tên bên mới thay đổi) theo Đơn yêu cầu đăng ký thay
đổi nội dung thế chấp, bảo lãnh đã đăng ký ngày … / … / …”.
Trường hợp
thay đổi một trong các bên hoặc các bên ký kết hợp đồng bảo lãnh thì ghi “Thay đổi bên
bảo lãnh (hoặc bên nhận bảo lãnh) thành bên bảo lãnh mới (hoặc bên nhận bảo
lãnh mới)
là
… (ghi tên bên mới thay đổi) theo Đơn yêu cầu đăng ký thay đổi nội dung
thế chấp, bảo lãnh đã đăng ký ngày … / … / …”;
b) Trường hợp
thay đổi tên của một
trong các bên
hoặc các bên ký kết hợp đồng thế chấp thì ghi “Thay đổi tên của bên
thế chấp (hoặc bên nhận thế chấp) thành tên mới là … (ghi tên bên mới thay
đổi) theo Đơn yêu cầu đăng ký thay đổi nội dung thế chấp, bảo lãnh đã đăng
ký ngày … / … / …”;
Trường hợp
thay đổi tên của một trong các bên hoặc các bên ký kết hợp đồng bảo lãnh thì
ghi "Thay đổi tên bên bảo lãnh (hoặc bên nhận bảo lãnh) thành tên mới là …
(ghi tên bên mới thay đổi) theo Đơn yêu cầu đăng ký thay đổi nội dung
thế chấp, bảo lãnh đã đăng ký ngày … / … / …”;
c) Trường hợp
rút bớt tài sản thế chấp, bảo lãnh là quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với
đất thì ghi "Rút bớt tài sản thế chấp (hoặc bảo lãnh) là ...(ghi
thông tin về tài sản bị rút bớt); tài sản thế chấp, bảo lãnh còn lại là… (ghi nội
dung thông tin về tài sản còn lại) theo Đơn yêu cầu đăng ký thay đổi nội
dung thế chấp, bảo lãnh đã đăng ký ngày … / … / …”;
d) Trường hợp thay
thế tài sản thế chấp, bảo lãnh là tài sản gắn liền với đất thì xoá đăng ký đối
với tài sản được thay thế và ghi “Thay thế tài sản thế chấp (hoặc bảo lãnh) là
…. (ghi thông tin về tài sản được thay thế) bằng … (ghi thông
tin về tài sản thay thế) theo Đơn yêu cầu đăng ký thay đổi nội dung thế
chấp, bảo lãnh đã đăng ký ngày… / …/ …”;
Trường hợp bổ sung
tài sản thế chấp, bảo lãnh là tài sản gắn liền với đất thì ghi “Bổ sung tài sản
thế chấp (hoặc bảo lãnh) là … (ghi thông tin về tài sản được bổ sung) theo
Đơn yêu cầu đăng ký thay đổi nội dung thế chấp, bảo lãnh đã đăng ký ngày … / …/
…”;
đ) Trường hợp
thay đổi thứ tự ưu tiên thanh toán thì ghi "Thay đổi thứ tự ưu tiên thanh
toán khi xử lý tài sản thế chấp (hoặc bảo lãnh) cho … (ghi tên bên nhận thế
chấp hoặc bên nhận bảo lãnh được ưu tiên thanh toán trước) được thanh
toán trước, … (ghi tên bên nhận thế chấp hoặc bên nhận bảo lãnh được ưu tiên thanh toán sau) được thanh toán
sau theo Đơn yêu cầu đăng ký thay đổi nội dung thế chấp, bảo lãnh đã đăng ký
ngày … / … / …”;
e) Trường hợp
tài sản gắn liền với đất là tài sản hình thành trong tương lai mà nay đã được
hình thành thì ghi "Tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai đã
thế chấp (hoặc bảo lãnh) với Ngân hàng, tổ chức kinh tế khác, ông, bà hoặc hộ gia đình (ghi tên bên nhận thế
chấp hoặc bên
nhận bảo
lãnh)
nay đã được hình thành theo Đơn yêu cầu đăng ký thay đổi nội dung thế chấp, bảo
lãnh đã đăng ký ngày … / … / …”;
4.2. Chứng
nhận nội dung đăng ký thay đổi vào Đơn yêu cầu đăng ký thay đổi;
4.3. Trả trực
tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện có bảo đảm (theo yêu cầu của người yêu cầu
đăng ký) một (01) bản Đơn yêu cầu đăng ký, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận
quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất (nếu có) cho người yêu cầu
đăng ký hoặc gửi cho Ủy ban nhân dân xã, thị trấn nơi có đất, tài sản gắn liền
với đất trong trường hợp hồ sơ đăng ký được nộp tại Ủy ban nhân dân xã, thị
trấn; lưu giữ các loại giấy tờ còn lại của hồ sơ đăng ký.
Trường hợp Văn
phòng đăng ký quyền sử dụng đất từ chối đăng ký thì trả lại toàn bộ hồ sơ và lệ
phí đăng ký đã thu cho người yêu cầu đăng ký hoặc cho Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn, nếu
hồ sơ đăng ký nộp tại Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn.
Trong thời
hạn không quá ba (03) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kết quả đăng ký hoặc nhận được hồ sơ
và lệ phí đăng ký (trong trường hợp từ chối đăng ký), Uỷ ban nhân dân xã,
thị trấn có trách nhiệm trả cho người yêu cầu đăng ký.
5. Trong
trường hợp bổ sung tài sản thế chấp, bảo lãnh là quyền sử dụng đất thì việc
đăng ký bổ sung được thực hiện theo hướng dẫn tại Mục III của
Thông tư này.
Trong trường
hợp thay thế tài sản thế chấp, bảo lãnh là quyền sử dụng đất thì thực hiện việc
xóa đăng ký đối với tài sản bị thay thế theo hướng dẫn tại Mục VII của
Thông tư này và thực hiện đăng ký thế chấp, bảo lãnh đối với tài sản thay thế
theo hướng dẫn tại Mục III của
Thông tư này.
V.
ĐĂNG KÝ VĂN BẢN THÔNG BÁO VỀ VIỆC XỬ LÝ TÀI SẢN THẾ CHẤP, BẢO LÃNH
1. Trong
trường hợp phải xử lý quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất mà việc thế
chấp, bảo lãnh các loại tài sản này đã được đăng ký thì chậm nhất là mười lăm
(15) ngày trước khi tiến hành việc xử lý tài sản thế chấp, bảo lãnh, bên nhận
thế chấp, bên nhận bảo lãnh phải thực hiện đăng ký văn bản thông báo về việc xử
lý tài sản thế chấp, bảo lãnh đó.
2. Bên nhận
thế chấp, bên nhận bảo lãnh nộp Đơn yêu cầu đăng ký văn bản thông báo về việc
xử lý tài sản thế chấp, bảo lãnh hai (02) bản và văn bản ủy quyền (nếu có) tại cơ quan
đã đăng ký việc thế chấp, bảo lãnh đó. Việc tiếp nhận Đơn yêu cầu đăng ký được
thực hiện theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Mục III của Thông tư
này.
3. Trong thời
hạn đăng ký, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thực hiện các việc sau:
3.1. Ghi việc đăng ký văn bản thông báo xử lý
tài sản thế chấp, bảo lãnh vào Mục III của trang Sổ địa chính và Sổ theo dõi
biến động đất đai theo hướng dẫn tại Thông tư số 29/2004/TT-BTNMT ; trong đó tại
cột “Nội dung ghi chú hoặc biến động và căn cứ pháp lý” của trang Sổ địa chính
và tại cột "Nội dung biến động" của trang Sổ theo dõi biến động đất
đai ghi "Đã có văn bản thông báo về việc xử lý … (ghi tên tài sản phải
xử lý) đã thế chấp (hoặc bảo lãnh) với Ngân hàng, tổ chức kinh tế khác,
ông, bà hoặc hộ gia đình (ghi tên bên nhận thế chấp hoặc bên nhận bảo lãnh)
theo Đơn yêu cầu đăng ký văn bản thông báo xử lý tài sản thế chấp, bảo lãnh
ngày … / … / …”;
3.2.
Chứng nhận vào Đơn yêu cầu đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản thế
chấp, bảo lãnh;
3.3. Thông
báo bằng văn bản về việc xử lý tài sản thế chấp, bảo lãnh cho các bên cùng nhận
thế chấp, cùng
nhận bảo
lãnh đã đăng ký trong trường hợp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất
được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ;
3.4. Lưu giữ
một (01) bản Đơn yêu cầu đăng ký; trả trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện có
bảo đảm (theo yêu cầu của người yêu cầu đăng ký) một (01) bản đơn cho người yêu
cầu đăng ký hoặc gửi cho Ủy ban nhân dân xã, thị trấn nơi có đất, tài sản gắn
liền với đất trong trường hợp hồ sơ đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài
sản thế chấp, bảo lãnh được nộp tại Ủy ban nhân dân xã, thị trấn.
Trong
thời hạn không quá ba (03) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kết quả đăng ký
hoặc nhận được hồ sơ và lệ phí đăng ký (trong trường hợp từ chối đăng ký), Uỷ
ban nhân dân xã, thị trấn có trách nhiệm trả cho người yêu cầu đăng ký.
VI. SỬA CHỮA
SAI SÓT TRONG NỘI DUNG ĐĂNG KÝ THẾ CHẤP, BẢO LÃNH
1. Khi một trong
các bên hoặc các bên ký kết hợp đồng thế chấp, bảo
lãnh phát hiện trong nội dung đăng ký thế chấp, bảo lãnh có sai sót thì nộp cho
Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất nơi đã đăng ký thế chấp, bảo lãnh hai
(02) bản
Đơn yêu cầu sửa chữa sai sót; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (nếu nội dung đăng ký thế chấp, bảo lãnh
đã ghi trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có sai sót); Giấy
chứng nhận quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất (nếu có) trong trường hợp sửa
chữa sai sót trong Đơn yêu cầu đăng ký về tài sản gắn liền với đất; văn bản uỷ quyền (nếu có).
2. Việc tiếp
nhận Đơn yêu cầu sửa chữa sai sót trong nội dung đăng ký thế chấp, bảo lãnh
được thực hiện theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Mục III của
Thông tư này.
3. Trong thời
hạn đăng ký, Văn
phòng đăng ký quyền sử dụng đất thực hiện các việc sau:
3.1. Đính chính nội dung sai sót trên Giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định tại Quyết định số 24/2004/QĐ-TNMT và trên Sổ địa chính theo hướng dẫn tại Thông tư số 29/2004/TT-TNMT (nếu nội dung đăng
ký thế chấp, bảo lãnh đã ghi trên Giấy chứng nhận và trên Sổ địa chính có sai
sót);
3.2. Chứng nhận vào Đơn yêu cầu sửa chữa sai sót;
3.3. Trả
trực tiếp cho người yêu cầu đăng ký hoặc gửi qua đường bưu điện có bảo đảm
(theo yêu cầu của người yêu cầu đăng ký) một (01) bản đơn yêu cầu sửa chữa sai sót, Giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất,
Giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất (nếu có) hoặc gửi
cho Ủy ban nhân dân xã, thị trấn nơi có đất, tài sản gắn liền với đất trong
trường hợp hồ sơ đăng ký được nộp tại Ủy ban nhân dân xã, thị trấn; lưu giữ các
loại giấy tờ còn lại của hồ sơ đăng ký.
Trong
thời hạn không quá ba (03) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kết quả sửa chữa
sai sót, Ủy ban nhân dân xã, thị trấn có trách nhiệm trả kết quả đó cho người
yêu cầu đăng ký.
VII.
XOÁ ĐĂNG KÝ THẾ CHẤP, BẢO LÃNH
1. Cơ quan
đăng ký thế
chấp, bảo lãnh thực
hiện xoá đăng ký thế chấp, bảo lãnh trong các trường hợp sau:
1.1. Nghĩa vụ được
bảo đảm bằng thế chấp, bảo lãnh đã được thực hiện;
1.2. Việc thế chấp,
bảo lãnh được hủy bỏ hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác;
1.3. Hợp đồng thế
chấp, bảo lãnh bị chấm dứt theo bản án, quyết định của Toà án;
1.4. Tài sản thế
chấp, bảo lãnh đã được xử lý theo quy định của pháp luật;
1.5. Theo thỏa thuận
của các bên.
2. Hồ sơ yêu cầu xóa
đăng ký đối với các trường hợp nêu tại khoản 1 Mục này được nộp tại Văn phòng
đăng ký quyền sử dụng đất nơi đã thực hiện việc đăng ký thế chấp, bảo lãnh đó.
Hồ sơ gồm có:
2.1. Đơn yêu cầu xoá
đăng ký thế chấp, bảo lãnh hai (02) bản; văn bản uỷ quyền (nếu có);
2.2. Giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất.
3. Việc tiếp nhận hồ
sơ yêu cầu xoá đăng ký thế chấp, bảo lãnh được thực hiện theo hướng dẫn tại khoản
2 và khoản 3 Mục III của Thông tư này.
4. Trong thời hạn
đăng ký, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thực hiện các việc sau:
4.1. Xoá đăng
ký thế chấp, bảo lãnh trên Giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất theo quy định tại Quyết định số 24/2004/QĐ-TNMT trên Sổ địa chính
và Sổ đăng ký
biến động đất đai theo hướng dẫn tại Thông tư số 29/2004/TT-TNMT;
4.2. Chứng
nhận việc xóa đăng ký thế chấp, bảo lãnh vào Đơn yêu cầu xóa đăng ký thế chấp,
bảo lãnh;
4.3. Trả trực
tiếp cho người yêu cầu xoá đăng ký hoặc gửi qua đường bưu điện có bảo đảm (theo
yêu cầu của người yêu cầu xoá đăng ký) một (01) bản Đơn yêu cầu xoá đăng
ký, Giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất; hoặc gửi cho Ủy ban nhân dân xã, thị trấn nơi có đất,
tài sản gắn liền với đất trong trường hợp hồ sơ đăng ký được nộp tại Ủy ban
nhân dân xã, thị trấn; lưu giữ các loại giấy tờ còn lại của hồ sơ xoá đăng ký.
Trong thời
hạn không quá ba (03) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kết quả đăng ký từ
Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện, Uỷ ban nhân dân xã,
thị trấn có trách nhiệm trả kết quả đó cho người yêu cầu đăng ký.
5. Trong
trường hợp xóa đăng ký nêu tại điểm 1.3 khoản 1 Mục này thì việc đăng ký
thế chấp, bảo lãnh không có giá trị pháp lý theo quy định tại khoản 8 Mục I của Thông
tư này, kể từ thời điểm
đăng ký.
VIII . TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
1.
Thông tư này có hiệu lực sau mười lăm (15) ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Ban
hành kèm theo Thông tư này các biểu mẫu sau đây:
a) Mẫu số 01/ĐKTC:
Đơn yêu cầu đăng ký thế chấp bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất;
b) Mẫu số 02/ĐKBL: Đơn yêu cầu đăng ký bảo
lãnh bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất;
c) Mẫu số 03/ĐKTĐ:
Đơn yêu cầu đăng ký thay đổi nội dung thế chấp, bảo lãnh đã đăng ký;
d) Mẫu số 04/XĐK:
Đơn yêu cầu xoá đăng ký thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn
liền với đất;
đ) Mẫu số 05/ĐKVB:
Đơn yêu cầu đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản thế chấp, bảo lãnh;
e) Mẫu số 06/SCSS:
Đơn yêu cầu sửa chữa sai sót;
g) Mẫu số 07/BSTS: Trang bổ sung
về tài sản;
h) Mẫu số 08/BSCB:
Trang bổ sung về các bên ký
kết
hợp đồng thế chấp, bảo lãnh;
i) Mẫu số 09/DMĐK:
Danh mục các trường hợp đã đăng ký thế chấp, bảo lãnh;
k) Mẫu số 10/STN:
Sổ tiếp nhận hồ sơ đăng ký thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn
liền với đất.
Văn
phòng đăng ký quyền sử dụng đất có trách nhiệm cấp phát đơn (không thu tiền) và
hướng dẫn kê khai đơn cho người yêu cầu đăng ký; in ấn, lập Sổ tiếp nhận hồ sơ
đăng ký thế chấp, bảo lãnh theo mẫu số 10/STN.
2. Thông tư này thay thế Thông tư liên tịch
số 03/2003/TTLT/BTP-BTNMT ngày 04/7/2003 của Bộ Tư pháp, Bộ Tài nguyên và Môi
trường hướng dẫn về trình tự, thủ tục đăng ký và cung cấp thông tin về thế
chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất.
3. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm tổ chức và chỉ đạo Sở Tài nguyên
và Môi trường, Sở Tư pháp
và các sở
ban,
ngành có liên quan tại
địa phương và
Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh thực hiện Thông tư
này.
4. Sở Tài nguyên và
Môi trường có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn việc bàn giao hồ sơ đã đăng ký thế
chấp, bảo lãnh tríc ngµy Th«ng t nµy cã hiÖu lùc thi hµnh cho Văn phòng đăng
ký quyền sử dụng đất trực thuộc; phối hợp với Sở Tư pháp tổ chức hướng dẫn
chuyên môn nghiệp vụ về đăng ký thế chấp, bảo lãnh đối với Văn phòng đăng ký
quyền sử dụng đất.
Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn
thực hiện việc bàn giao hồ sơ đã đăng ký thế chấp, bảo lãnh cho Văn phòng đăng
ký quyền sử dụng đất cấp huyện hoặc Phòng Tài nguyên và Môi trường đối với các
quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi chưa thành lập hoặc không thành
lập Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất.
5.
Các hợp đồng thế chấp, bảo lãnh đã được đăng ký theo quy định của pháp luật
trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành thì không phải đăng ký lại theo
hướng dẫn tại Thông tư này.
6.
Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc thì cá nhân, tổ chức phản
ánh kịp thời về Bộ Tư pháp, Bộ Tài nguyên và Môi trường để nghiên cứu, giải
quyết
BỘ TRƯỞNG
BỘ
TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
Mai
Ái Trực
|
BỘ TRƯỞNG
BỘ TƯ PHÁP
Uông Chu Lưu
|
Nơi nhận:
-
Thủ tướng, các Phó Thủ tướng (để b/c);
- Văn phòng Chính phủ;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Toà án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Sở Tư pháp, Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương;
- Công báo;
- Các đơn vị thuộc Bộ TP, Bộ TNMT;
- Lưu VP Bộ Tư pháp, Bộ Tài nguyên và Môi trường
|
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
|