Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 689/QĐ-TTg 2022 cơ cấu lại hệ thống tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu 2021 2025

Số hiệu: 689/QĐ-TTg Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ Người ký: Lê Minh Khái
Ngày ban hành: 08/06/2022 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

Số vốn điều lệ mà TCTD phải đảm bảo đến năm 2025

Ngày 08/6/2022, Chính phủ ban hành Quyết định 689/QĐ-TTg phê duyệt Đề án "Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021-2025".

Theo đó, tổ chức tín dụng (TCTD) phải có biện pháp bảo đảm có số vốn điều lệ đến năm 2025 như sau:

- Đối với TCTD đang hoạt động (không bao gồm NHTM, Công ty tài chính (CTTC), Công ty cho thuê tài chính (CTCTTC) yếu, yếu kém/được kiểm soát đặc biệt/thực hiện phương án cơ cấu lại do cấp có thẩm quyền phê duyệt):

+ Đối với các NHTM:

Nhóm NHTM trong nước có tiềm lực tài chính, năng lực cạnh tranh, quy mô lớn: vốn điều lệ tối thiếu đạt 15.000 tỷ đồng;

Nhóm NHTM trong nước có tiềm lực tài chính, năng lực cạnh tranh, quy mô nhỏ và trung bình và NHTM có vốn nước ngoài: vốn điều lệ tối thiểu đạt 5.000 tỷ đồng;

+ Đối với CTTC: vốn điều lệ tối thiểu đạt 750 tỷ đồng;

+ Đối với CTCTTC: vốn điều lệ tối thiểu đạt 450 tỷ đồng.

- Đối với NHTM, CTTC, CTCTTC yếu, yếu kém/được kiểm soát đặc biệt/thực hiện phương án cơ cấu lại do cấp có thẩm quyền phê duyệt: phương án tăng vốn thực hiện theo phê duyệt của cấp có thẩm quyền.

Quyết định 689/QĐ-TTg có hiệu lực từ ngày ký ban hành.

>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY

>>> Xem thêm: Dự kiến điều kiện để tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nhà nước được phép vay vốn nước ngoài như thế nào?

Chi tiền 'hoa hồng' cho nhân viên trong tổ chức tín dụng như thế nào là đúng quy định của pháp luật hiện hành?

Các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong tổ chức tín dụng được quy định như thế nào? Tổ chức tín dụng nào cần phải dự phòng rủi ro?

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 689/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 08 tháng 6 năm 2022

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “CƠ CẤU LẠI HỆ THỐNG CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG GẮN VỚI XỬ LÝ NỢ XẤU GIAI ĐOẠN 2021 - 2025”

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 16 tháng 6 năm 2010;

Căn cứ Luật Các tổ chức tín dụng ngày 16 tháng 6 năm 2010; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng ngày 20 tháng 11 năm 2017;

Căn cứ Nghị quyết số 16/2021/QH15 ngày 27 tháng 7 năm 2021 của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm 2021 - 2025;

Căn cứ Nghị quyết số 31/2021/QH15 ngày 12 tháng 11 năm 2021 của Quốc hội về Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021 - 2025;

Căn cứ Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2021;

Căn cứ Nghị quyết số 50/NQ-CP ngày 20 tháng 5 năm 2021 của Chính phủ về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII;

Căn cứ Nghị quyết số 99/NQ-CP ngày 30 tháng 8 năm 2021 của Chính phủ về Chương trình hành động của Chính phủ nhiệm kỳ 2021 - 2026 thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025;

Căn cứ Quyết định số 986/QĐ-TTg ngày 08 tháng 8 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;

Theo đề nghị của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021 - 2025” (sau đây gọi là Đề án) với những nội dung chủ yếu như sau:

I. QUAN ĐIỂM

1. Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD) gắn với xử lý nợ xấu là yêu cầu khách quan, kế thừa kết quả của giai đoạn trước, khắc phục các tồn tại, hạn chế và chủ động ứng phó với những thách thức trong giai đoạn mới; được thực hiện toàn diện, thận trọng, từng bước, bảo đảm tuân thủ nguyên tắc thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, công khai, minh bạch; tận dụng tối đa các nguồn lực tự xử lý của TCTD; giữ vững sự ổn định, an toàn, không để hệ thống các TCTD rơi vào tình trạng khủng hoảng dẫn đến đổ vỡ; bảo đảm quyền lợi hợp pháp của người gửi tiền.

2. Coi hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, thể chế là giải pháp trọng tâm nhằm tạo cơ sở pháp lý vững chắc, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong thực tiễn để cơ cấu lại hệ thống các TCTD, xử lý các TCTD yếu kém an toàn, hiệu quả, minh bạch.

3. Huy động và sử dụng mọi nguồn lực hợp pháp, bao gồm cả nguồn lực xã hội, nguồn lực từ các TCTD và nguồn lực Nhà nước để cơ cấu lại các TCTD yếu kém, xử lý nợ xấu; khuyến khích, thu hút nhà đầu tư có đủ năng lực trong nước và nước ngoài tham gia cơ cấu lại hệ thống các TCTD.

4. Phát triển hệ thống các TCTD đa dạng về sở hữu và loại hình, trong đó các ngân hàng thương mại (NHTM) Nhà nước đóng vai trò chủ lực, chủ đạo, dẫn dắt thị trường, có đủ năng lực cạnh tranh trong nước và quốc tế; khuyến khích, tạo điều kiện cho các TCTD có đủ năng lực tài chính, quản trị tham gia hợp nhất, sáp nhập, mua lại TCTD quy mô nhỏ hoặc tiềm ẩn rủi ro trong hoạt động.

5. Điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ phục hồi tăng trưởng kinh tế bền vững, tạo tiền đề cho quá trình cơ cấu lại các TCTD gắn với xử lý nợ xấu, nâng cao niềm tin của nhân dân, nhà đầu tư trong nước và quốc tế đối với ngành Ngân hàng.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

a) Tạo bước chuyển rõ rệt, thực chất trong cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu; phấn đấu đến năm 2025 giảm số lượng các TCTD, xử lý cơ bản các ngân hàng yếu kém, không để phát sinh những ngân hàng yếu kém mới, hệ thống các TCTD lành mạnh và phát triển bền vững.

b) Phát triển hệ thống các TCTD theo hướng các TCTD trong nước đóng vai trò chủ lực, hoạt động lành mạnh, chất lượng, hiệu quả, công khai, minh bạch, đáp ứng các chuẩn mực về an toàn hoạt động ngân hàng theo quy định của pháp luật và tiệm cận với thông lệ quốc tế, hướng tới đạt trình độ phát triển của Nhóm 4 nước dẫn đầu khu vực ASEAN.

c) Đẩy mạnh xử lý nợ xấu, nâng cao chất lượng tín dụng, ngăn ngừa, hạn chế tối đa nợ xấu mới phát sinh; nâng cao năng lực tài chính của TCTD; ngăn ngừa tình trạng đầu tư chéo, sở hữu chéo và sở hữu có tính chất thao túng, chi phối trong các TCTD có liên quan.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Triển khai thí điểm áp dụng Basel II theo phương pháp nâng cao tại các NHTM Nhà nước nắm cổ phần chi phối và NHTM cổ phần có chất lượng quản trị tốt đã hoàn thành áp dụng Basel II theo phương pháp tiêu chuẩn vào cuối năm 2025; phấn đấu đến năm 2023, tỷ lệ an toàn vốn (CAR) của các NHTM đạt tối thiểu 10 - 11%; đến năm 2025, đạt tối thiểu 11 - 12%.

b) TCTD phải có biện pháp bảo đảm có số vốn điều lệ đến năm 2025 như sau:

- Đối với TCTD đang hoạt động (không bao gồm NHTM, Công ty tài chính (CTTC), Công ty cho thuê tài chính (CTCTTC) yếu, yếu kém/được kiểm soát đặc biệt/thực hiện phương án cơ cấu lại do cấp có thẩm quyền phê duyệt):

+ Đối với các NHTM: (i) Nhóm NHTM trong nước có tiềm lực tài chính, năng lực cạnh tranh, quy mô lớn: vốn điều lệ tối thiểu đạt 15.000 tỷ đồng; (ii) Nhóm NHTM trong nước có tiềm lực tài chính, năng lực cạnh tranh, quy mô nhỏ và trung bình và NHTM có vốn nước ngoài: vốn điều lệ tối thiểu đạt 5.000 tỷ đồng;

+ Đối với CTTC: vốn điều lệ tối thiểu đạt 750 tỷ đồng;

+ Đối với CTCTTC: vốn điều lệ tối thiểu đạt 450 tỷ đồng.

- Đối với NHTM, CTTC, CTCTTC yếu, yếu kém/được kiểm soát đặc biệt/thực hiện phương án cơ cấu lại do cấp có thẩm quyền phê duyệt: phương án tăng vốn thực hiện theo phê duyệt của cấp có thẩm quyền.

c) Phấn đấu có ít nhất từ 2 - 3 NHTM nằm trong top 100 ngân hàng lớn mạnh nhất (theo tiêu chí sức mạnh) trong khu vực châu Á; hoàn thành việc niêm yết cổ phiếu của các NHTM cổ phần trên thị trường chứng khoán Việt Nam và phấn đấu có 1 - 2 ngân hàng niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán quốc tế.

d) Phát triển các mô hình ngân hàng số, gia tăng tiện ích, trải nghiệm khách hàng và thực hiện mục tiêu tài chính toàn diện, phát triển bền vững trên cơ sở thúc đẩy ứng dụng công nghệ mới, tiên tiến trong quản trị điều hành và cung ứng sản phẩm, dịch vụ theo hướng tự động hóa quy trình, tối ưu hóa hoạt động nghiệp vụ.

đ) Ứng dụng mạnh mẽ thành tựu của Cách mạng công nghiệp 4.0 để nâng cấp, phát triển cơ sở hạ tầng thanh toán, dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM), đáp ứng nhu cầu thanh toán một cách thuận tiện, hiệu quả của tổ chức, cá nhân; đảm bảo an ninh, an toàn, bảo mật trong hoạt động TTKDTM và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người sử dụng dịch vụ thanh toán.

e) Phấn đấu tăng tỷ trọng thu nhập từ hoạt động dịch vụ phi tín dụng trong tổng thu nhập của các NHTM lên khoảng 16 - 17% vào cuối năm 2025. Tăng tỷ trọng vốn tín dụng ngân hàng đầu tư vào các ngành sản xuất và tiêu dùng ít các-bon.

g) Phát triển hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân (QTDND) theo đúng mục tiêu, tôn chỉ của loại hình tổ chức tín dụng là hợp tác xã theo quy định của pháp luật và thông lệ quốc tế; hoạt động an toàn, hiệu quả, ổn định và bền vững, đáp ứng nhu cầu về vốn, nâng cao khả năng tiếp cận tài chính của các thành viên QTDND, hướng tới mục tiêu chủ yếu là tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau giữa các thành viên phục vụ sản xuất, kinh doanh, cải thiện đời sống, đặc biệt ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa và địa bàn có nhiều khó khăn.

h) Phát triển hệ thống các tổ chức tài chính vi mô hoạt động an toàn, hiệu quả, bền vững, hướng tới mục tiêu phục vụ người nghèo, người thu nhập thấp, phụ nữ và doanh nghiệp siêu nhỏ với các sản phẩm, dịch vụ tài chính đa dạng, linh hoạt, phù hợp, góp phần thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về đảm bảo an sinh xã hội và giảm nghèo bền vững.

i) Hoàn thiện mô hình, chức năng và cơ chế hoạt động của Ngân hàng Hợp tác xã (NHHTX) có đủ năng lực tài chính, tăng cường năng lực quản trị, điều hành, kiểm soát, hoạt động an toàn, hiệu quả, bền vững để thực hiện tốt vai trò là ngân hàng của tất cả các QTDND (thực hiện tính liên kết hệ thống, hỗ trợ tài chính, điều hòa vốn, đảm bảo an toàn hệ thống các QTDND), hỗ trợ thúc đẩy phát triển các loại hình kinh tế tập thể là hợp tác xã khác trên phạm vi toàn quốc.

k) Phấn đấu đến cuối năm 2025, tỷ lệ nợ xấu nội bảng của hệ thống các TCTD, nợ xấu đã bán cho Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam (VAMC) chưa được xử lý, thu hồi và nợ tiềm ẩn trở thành nợ xấu ở mức dưới 3% (không bao gồm các NHTM yếu kém).

III. CÁC NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Nhóm giải pháp chung

a) Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về tiền tệ, hoạt động ngân hàng, cơ cấu lại và xử lý nợ xấu trên cơ sở tuân thủ đầy đủ các quy luật của kinh tế thị trường, theo thông lệ quốc tế, phù hợp với điều kiện của Việt Nam.

- Về khuôn khổ pháp lý cơ cấu lại, xử lý nợ xấu của TCTD:

+ Nghiên cứu, rà soát, sửa đổi, bổ sung Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Luật Các tổ chức tín dụng, Luật Bảo hiểm tiền gửi và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan theo hướng như sau: (i) Nghiên cứu, xây dựng và bổ sung cơ chế hỗ trợ cho các TCTD tham gia cơ cấu lại các TCTD yếu kém để hạn chế tối đa tác động tiêu cực đến tài chính và hoạt động; (ii) Nghiên cứu, bổ sung chức năng, nhiệm vụ của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam được tham gia cơ cấu lại TCTD yếu kém; (iii) Nghiên cứu, xây dựng tiêu chuẩn thẩm định giá khoản nợ (trong đó có khoản nợ xấu) nhằm tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động thẩm định giá khoản nợ, đảm bảo khách quan trong việc thẩm định giá của các khoản nợ (trong đó có khoản nợ xấu).

+ Rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy định về hoạt động của VAMC, Công ty trách nhiệm hữu hạn mua bán nợ Việt Nam (DATC) để tăng cường vai trò, hiệu quả xử lý nợ xấu của VAMC, DATC.

- Về chính sách đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng, thanh tra, giám sát:

+ Nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung các quy định hiện hành về mức vốn pháp định của TCTD, đảm bảo tính khả thi khi thực hiện.

+ Rà soát, nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung các quy định về ngăn ngừa sở hữu chéo, ngăn ngừa việc lạm dụng quyền quản trị, điều hành, quyền cổ đông lớn để thao túng hoạt động của TCTD theo hướng giảm tỷ lệ nắm giữ của 01 cổ đông, cổ đông và người có liên quan của cổ đông để hạn chế việc chi phối, thâu tóm, đảm bảo tính đại chúng của TCTD.

+ Rà soát, sửa đổi, bổ sung quy định, có hướng dẫn về chế độ tài chính, chế độ kế toán để các TCTD áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) phù hợp với Đề án áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính tại Việt Nam ban hành theo Quyết định số 345/QĐ-BTC ngày 16 tháng 3 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

+ Tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, quy định về an toàn hoạt động, quản lý, điều hành, quản trị rủi ro và các quy định khác đối với hệ thống QTDND phù hợp với Luật Các tổ chức tín dụng (đã sửa đổi, bổ sung).

- Về quy định cấp phép thành lập mới và phát triển mạng lưới các TCTD: Rà soát, bổ sung các quy định hiện hành về điều kiện cấp phép, tổ chức và hoạt động (đặc biệt là các tiêu chí về tài chính, năng lực quản trị, điều hành và tuân thủ pháp luật) của TCTD nói chung, TCTD 100% vốn nước ngoài, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam nói riêng.

- Về quy định thành lập và hoạt động ngân hàng số, chuyển đổi số và hoạt động thanh toán: Nghiên cứu, rà soát và đề xuất sửa đổi, bổ sung để từng bước hoàn thiện cơ sở pháp lý cho việc hình thành và phát triển các mô hình ngân hàng số, hoạt động thanh toán và các quy định pháp luật có liên quan nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động chuyển đổi số ngân hàng, thanh toán ngân hàng.

- Về quy định về tín dụng xanh, ngân hàng xanh nhằm thúc đẩy vốn tín dụng ngân hàng vào các ngành sản xuất và tiêu dùng ít các-bon: Nghiên cứu, ban hành các chính sách ưu đãi, cơ chế hỗ trợ, khuyến khích các TCTD thúc đẩy tín dụng xanh, ngân hàng xanh, các ngành sản xuất và tiêu dùng ít các-bon; phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trên cơ sở tận dụng các thành tựu khoa học công nghệ 4.0 để xanh hóa hoạt động ngân hàng.

- Về khuôn khổ pháp lý hỗ trợ công tác cơ cấu lại, xử lý nợ xấu:

+ Nghiên cứu, rà soát, sửa đổi, bổ sung quy định về phát triển thị trường mua bán nợ và quản lý giám sát thị trường mua bán nợ, khuyến khích các bên tham gia vào thị trường mua bán nợ để hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho hoạt động mua, bán và xử lý nợ xấu, tạo điều kiện cho thị trường mua bán nợ phát triển.

+ Nghiên cứu, rà soát, sửa đổi, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về tăng vốn cho các TCTD có vốn nhà nước.

+ Tiếp tục rà soát, sửa đổi, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về cơ cấu lại các TCTD và xử lý nợ xấu của TCTD tạo sự thống nhất, đồng bộ trong quá trình thực hiện.

b) Các giải pháp hỗ trợ

- Về giải pháp về điều hành chính sách tiền tệ:

+ Điều hành linh hoạt, đồng bộ các công cụ chính sách tiền tệ, phối hợp hài hòa với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát, góp phần giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế bền vững.

+ Chủ động điều hành các giải pháp tín dụng nhằm kiểm soát quy mô, tăng trưởng tín dụng theo mục tiêu định hướng, gắn với nâng cao chất lượng tín dụng và quá trình cơ cấu lại TCTD. Chỉ đạo TCTD tăng trưởng tín dụng hiệu quả, tập trung tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên; kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực rủi ro cao. Tiếp tục thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn trong tiếp cận tín dụng ngân hàng, tạo điều kiện thuận lợi trong vay vốn tín dụng ngân hàng cho doanh nghiệp và người dân, góp phần đẩy lùi tín dụng đen.

+ Nghiên cứu, có giải pháp phù hợp để khuyến khích các ngân hàng thực hiện Basel II theo phương pháp nâng cao, hướng đến triển khai Basel III khi TCTD có đủ điều kiện về tài chính, nhân lực.

- Về tăng cường hiệu quả, hiệu lực công tác thanh tra, giám sát ngành Ngân hàng; nâng cao năng lực, chất lượng đội ngũ thanh tra, giám sát ngân hàng:

+ Tăng cường, đổi mới công tác thanh tra, kiểm tra theo hướng: Chuyển nhanh và mạnh từ thanh tra tuân thủ sang thanh tra trên cơ sở rủi ro, gắn kết chặt chẽ với công tác giám sát ngân hàng, từng bước áp dụng thống nhất trong toàn hệ thống các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; tập trung thanh tra chuyên đề, trọng tâm, trọng điểm những lĩnh vực, đối tượng, nội dung liên quan đến rủi ro lớn, nguy cơ mất an toàn cao. Tăng cường đầu tư công nghệ hỗ trợ công tác thanh tra, giám sát ngân hàng.

+ Tiếp tục đổi mới công tác giám sát theo hướng: (i) Nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát an toàn vi mô và giám sát an toàn vĩ mô trên cơ sở triển khai các công cụ, phương pháp giám sát rủi ro mới gắn liền với đẩy mạnh vận hành, ứng dụng hạ tầng kỹ thuật, công nghệ thông tin, cơ sở dữ liệu về hoạt động của hệ thống các TCTD; (ii) Xây dựng, phát triển cơ sở dữ liệu phục vụ hoạt động thanh tra, giám sát, quản lý, các phần mềm, công cụ hỗ trợ hoạt động thanh tra, giám sát (trong đó chú trọng khai thác có hiệu quả các cơ sở dữ liệu hiện có của ngành Ngân hàng); (iii) Nâng cao khả năng phát hiện, phân tích, cảnh báo sớm và đề xuất các biện pháp phòng ngừa rủi ro, khủng hoảng có nguy cơ ảnh hưởng đến mức độ an toàn, ổn định của hệ thống tiền tệ, ngân hàng.

+ Xây dựng, triển khai kế hoạch tuyển dụng, bổ sung nhân lực cho đội ngũ cán bộ thanh tra, giám sát ngân hàng; tăng cường đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, nâng cao năng lực nghề nghiệp của cán bộ thanh tra, giám sát ngân hàng.

2. Nhóm giải pháp cơ cấu lại TCTD

Các TCTD xây dựng phương án và tổ chức triển khai các giải pháp phù hợp theo từng nhóm/khối các TCTD bao gồm: tăng vốn điều lệ, nâng tỷ lệ an toàn vốn để tăng cường năng lực tài chính và an toàn hoạt động ngân hàng, nâng cao năng lực quản trị, điều hành, chất lượng tín dụng...; khuyến khích tham gia mua bán, hợp nhất, sáp nhập các TCTD trên cơ sở tự nguyện để gia tăng quy mô, phạm vi hoạt động, khả năng cạnh tranh; triển khai và áp dụng Basel II theo phương pháp nâng cao, hướng tới đạt trình độ phát triển của Nhóm 4 nước dẫn đầu khu vực ASEAN vào năm 2025. TCTD yếu, yếu kém áp dụng các biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật để bảo đảm giữ vững ổn định hệ thống các TCTD, an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. Trong đó tập trung thực hiện các giải pháp trọng tâm sau:

a) Các NHTM do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ (không bao gồm các ngân hàng mua bắt buộc) (NHTMNN):

- Xây dựng phương án nâng cao hiệu quả, chất lượng hoạt động và tổ chức triển khai thực hiện theo các giải pháp tăng vốn điều lệ để cải thiện, nâng cao năng lực tài chính, triển khai thí điểm áp dụng Basel II theo phương pháp nâng cao (riêng đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam theo phương pháp tiêu chuẩn), trong đó: (i) Giai đoạn 2022 - 2023: Tăng vốn điều lệ từ nguồn lợi nhuận sau thuế, sau trích lập các quỹ giai đoạn 2021 - 2023 cho các NHTM cổ phần do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ và từ nguồn ngân sách nhà nước đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam; (ii) Giai đoạn 2024 - 2025: Nghiên cứu, tham mưu cấp có thẩm quyền để tăng vốn theo quy định của pháp luật, đảm bảo an toàn hệ thống.

- Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chủ động xây dựng phương án để cơ cấu lại toàn diện nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng hoạt động và giữ vai trò chủ đạo trong lĩnh vực tín dụng nông nghiệp, nông thôn; tăng vốn điều lệ theo phương án được cấp có thẩm quyền phê duyệt; triển khai các bước để thực hiện cổ phần hóa sau khi Bộ Tài chính hoàn tất việc phê duyệt phương án sắp xếp cơ sở nhà, đất của ngân hàng; thực hiện niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán trong nước.

b) Các NHTM mua bắt buộc:

- Triển khai cơ cấu lại theo Phương án được cấp thẩm quyền phê duyệt, phù hợp với quy định của pháp luật.

- Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ trong hoạt động ngân hàng, kịp thời phát hiện, ngăn ngừa và xử lý các tồn tại, rủi ro trong quá trình tác nghiệp của ngân hàng.

- Đẩy mạnh công tác xử lý nợ xấu; phân loại nợ theo quy định của pháp luật; đẩy nhanh và gia tăng hiệu quả công tác xử lý, thu hồi nợ và tài sản tồn đọng cho ngân hàng.

c) Các NHTM cổ phần, công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính:

- Trên cơ sở số liệu giám sát, kết quả thanh tra, đánh giá của kiểm toán độc lập và kết quả xếp hạng, các NHTM cổ phần, CTTC và CTCTTC được phân thành 03 nhóm, bao gồm: Nhóm 1: Nhóm NHTM cổ phần, CTTC và CTCTTC có tiềm lực tài chính, năng lực cạnh tranh, quy mô lớn; Nhóm 2: Nhóm NHTM cổ phần, CTTC và CTCTTC có tiềm lực tài chính, năng lực cạnh tranh, quy mô nhỏ và trung bình; Nhóm 3: Nhóm NHTM cổ phần, CTTC và CTCTTC hoạt động yếu, yếu kém, tiềm ẩn nhiều rủi ro, mất an toàn hoạt động để triển khai các giải pháp:

+ Tiếp tục phát triển, nâng cao năng lực tài chính cả về quy mô và chất lượng, hiệu quả hoạt động, năng lực cạnh tranh theo cơ chế thị trường, công khai, minh bạch, đáp ứng đầy đủ các chuẩn mực về quản trị và an toàn hoạt động ngân hàng theo đúng quy định của pháp luật và thông lệ quốc tế; ứng dụng và cung cấp các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại;

+ Tăng vốn và cải thiện chất lượng nguồn vốn tự có của TCTD để bảo đảm mức vốn điều lệ không thấp hơn mức vốn pháp định theo quy định của pháp luật và nâng cao tỷ lệ an toàn vốn theo chuẩn mực quốc tế;

+ Khuyến khích tham gia mua bán, hợp nhất, sáp nhập các TCTD trên cơ sở tự nguyện để gia tăng quy mô, phạm vi hoạt động, khả năng cạnh tranh;

+ Triển khai và áp dụng Basel II theo phương pháp nâng cao, hướng tới đạt trình độ phát triển của Nhóm 4 nước dẫn đầu khu vực ASEAN vào năm 2025;

+ Các TCTD yếu, yếu kém được xem xét áp dụng các biện pháp can thiệp sớm, kiểm soát đặc biệt và các biện pháp khác theo quy định của pháp luật, bảo đảm giữ vững ổn định hệ thống các TCTD, an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.

d) Ngân hàng Hợp tác xã, Quỹ tín dụng nhân dân và tổ chức tài chính vi mô:

- Nâng cao năng lực tài chính cho NHHTX, trong đó có việc tăng vốn điều lệ cho NHHTX từ các nguồn hợp pháp; nâng cao vai trò và trách nhiệm của NHHTX trong công tác kiểm tra, giám sát và hỗ trợ hoạt động của hệ thống QTDND; tăng cường khả năng điều hòa vốn, kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay của QTDND; chủ động, tích cực tham gia xử lý đối với QTDND yếu kém, gặp khó khăn hoặc có dấu hiệu mất an toàn trong hoạt động.

- Tiếp tục chấn chỉnh, củng cố, từng bước giảm dần số lượng QTDND (đặc biệt QTDND yếu kém) nhằm đảm bảo QTDND hoạt động theo đúng mục tiêu, tôn chỉ của loại hình TCTD là hợp tác xã, nâng cao mức độ an toàn, hiệu quả, ổn định và bền vững của QTDND, phù hợp với nhu cầu, quy mô, địa bàn, mức tăng trưởng kinh tế tại địa phương. Trong đó:

+ Rà soát, đánh giá, phân loại các QTDND theo 02 nhóm: (i) Nhóm QTDND hoạt động bình thường; (ii) Nhóm QTDND hoạt động yếu kém, tiềm ẩn nhiều rủi ro có nguy cơ ảnh hưởng đến an toàn hoạt động ngân hàng, an ninh, trật tự xã hội tại địa phương.

+ Đối với một số QTDND yếu kém, QTDND được kiểm soát đặc biệt có quy mô nhỏ (lượng tiền gửi và người gửi tiền ít) hoặc QTDND không còn tiền gửi hoặc có tiền gửi trong hạn mức chi trả của bảo hiểm tiền gửi, có thể xem xét cho phép thí điểm việc xử lý pháp nhân các QTDND này thông qua phương án phá sản sau khi đã đánh giá đầy đủ tác động và nguy cơ ảnh hưởng đến an ninh chính trị và an toàn hệ thống.

- Khẩn trương hoàn thiện hệ thống pháp lý, từng bước phát triển các tổ chức tài chính vi mô an toàn, bền vững theo định hướng thị trường; đảm bảo sự tiếp cận dịch vụ tài chính đa dạng, chất lượng cho các hộ gia đình, người có thu nhập thấp và doanh nghiệp siêu nhỏ; thực hiện các chủ trương của Đảng và Nhà nước về bảo đảm an sinh xã hội và giảm nghèo bền vững. Trong đó:

+ Hoàn chỉnh cơ chế quản lý, hành lang pháp lý đối với các tổ chức tài chính vi mô và các chương trình, dự án tài chính vi mô, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các tổ chức tài chính vi mô.

+ Tạo điều kiện thuận lợi cho việc liên kết hoạt động của các loại hình TCTD với hoạt động của các tổ chức tài chính vi mô.

đ) Các TCTD nước ngoài (liên doanh, 100% vốn nước ngoài):

Tiếp tục tạo điều kiện cho các TCTD nước ngoài hoạt động kinh doanh và cạnh tranh bình đẳng với các TCTD trong nước; khuyến khích các TCTD nước ngoài tham gia hỗ trợ và xử lý các vấn đề khó khăn, yếu kém của các TCTD trong nước; khuyến khích các TCTD nước ngoài đi đầu trong việc phát triển và áp dụng các công nghệ hiện đại, đưa các sản phẩm, dịch vụ mới tới thị trường Việt Nam; hỗ trợ các TCTD trong nước trong việc tiếp cận với các quy trình, sản phẩm, công nghệ mới đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng về sản phẩm và dịch vụ của khách hàng.

3. Nhóm giải pháp xử lý nợ xấu

- Đánh giá chất lượng và khả năng thu hồi của các khoản nợ để có biện pháp xử lý thích hợp; thực hiện trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro để xử lý nợ xấu theo đúng quy định pháp luật; bổ sung, hoàn thiện hồ sơ pháp lý tài sản bảo đảm (TSBĐ); thu nợ và xử lý TSBĐ; kiểm soát chặt chẽ và giảm chi phí hoạt động; tiếp tục triển khai các biện pháp phòng ngừa, hạn chế tối đa nợ xấu phát sinh và nâng cao chất lượng tín dụng; chủ động phối hợp với chính quyền địa phương và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, đặc biệt là cơ quan Công an, Tòa án nhân dân, cơ quan Thi hành án các cấp trong quá trình xử lý TSBĐ để thu hồi nợ, nhằm bảo đảm thu hồi tối đa giá trị các khoản nợ, hạn chế thiệt hại cho các TCTD.

- Trình cấp có thẩm quyền xem xét, cấp bổ sung vốn điều lệ đạt mức 10.000 tỷ đồng trong giai đoạn 2022 - 2025 để nâng cao năng lực tài chính và hiệu quả hoạt động của VAMC.

- Tăng cường phối hợp giữa các bộ, ngành và cơ quan liên quan trong việc xử lý nợ xấu của các TCTD. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tăng cường chỉ đạo các cấp chính quyền địa phương, các cơ quan liên quan tạo điều kiện thuận lợi cho các TCTD trên địa bàn trong việc xử lý nợ xấu, xử lý TSBĐ của các khoản nợ xấu, đặc biệt là hỗ trợ trong thực hiện các thủ tục hành chính tại địa phương để xử lý nợ xấu, TSBĐ, các thủ tục liên quan đến pháp lý các dự án bất động sản là TSBĐ của ngân hàng để từng bước tháo gỡ khó khăn, xử lý TSBĐ để thu hồi nợ; tạo điều kiện để TCTD có thể xử lý nhanh TSBĐ của các khoản nợ xấu liên quan đến các vụ án đang được xử lý tại địa phương theo quy định của pháp luật.

IV. NGUỒN LỰC THỰC HIỆN

Huy động và sử dụng mọi nguồn lực (bao gồm cả nguồn lực xã hội và nguồn lực Nhà nước để hỗ trợ cơ cấu lại các TCTD yếu kém và xử lý nợ xấu) bao gồm: (1) nguồn từ trích lập dự phòng rủi ro, xử lý nợ xấu, TSBĐ của khoản nợ xấu; (2) nguồn tiền từ thực hiện chức năng của ngân hàng trung ương về phát hành tiền; (3) quỹ dự phòng nghiệp vụ của bảo hiểm tiền gửi; (4) nguồn lực từ ngân sách nhà nước; (5) các nguồn lực hợp pháp khác.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN)

a) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và địa phương có liên quan triển khai thực hiện Đề án và ban hành chương trình, kế hoạch hành động cụ thể, trong đó xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp cụ thể theo thẩm quyền, tiến độ thực hiện, đơn vị chủ trì bảo đảm triển khai thực hiện Đề án có hiệu quả.

b) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan trình Thủ tướng Chính phủ kiện toàn Ban Chỉ đạo cơ cấu lại hệ thống các TCTD.

c) Đôn đốc, phối hợp với các bộ, cơ quan, địa phương và tổ chức có liên quan thực hiện Đề án; định kỳ báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 31 tháng 12 hàng năm về tiến độ, kết quả, khó khăn, vướng mắc và đề xuất giải pháp xử lý các vấn đề phát sinh vượt thẩm quyền.

d) Chỉ đạo, hướng dẫn các TCTD xây dựng, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt Phương án cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu (Phương án cơ cấu lại) của TCTD; giám sát việc triển khai Phương án cơ cấu lại TCTD.

đ) Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng, trình cấp có thẩm quyền phương án tăng vốn điều lệ của các NHTMNN.

e) Chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các cơ quan thông tin, truyền thông tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, kịp thời cung cấp thông tin chính thống, chính xác về kết quả điều hành chính sách, hoạt động ngân hàng nói chung và công tác cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu nói riêng.

g) Phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan trong công tác quản lý, thanh tra, giám sát đối với hoạt động bảo hiểm, chứng khoán để ngăn ngừa, xử lý các vi phạm pháp luật về sở hữu, chuyển nhượng cổ phiếu, gây tác động bất lợi tới thị trường chứng khoán và rủi ro cho TCTD.

h) Phối hợp, trao đổi, cung cấp thông tin, số liệu trong lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng với các cơ quan chức năng để có các biện pháp ngăn ngừa, hạn chế và xử lý vi phạm theo quy định pháp luật.

i) Phối hợp với các bộ, ngành và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo các doanh nghiệp nhà nước (bao gồm cả tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, doanh nghiệp nhà nước) xây dựng kế hoạch và thực hiện lộ trình thoái vốn góp, vốn cổ phần tại TCTD theo quy định.

k) Chủ trì, phối hợp các bộ, ngành có liên quan thực hiện các giải pháp nâng cao năng lực, hiệu quả công tác thanh tra, giám sát ngành ngân hàng.

l) Chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp và các bộ, ngành có liên quan rà soát, sửa đổi, bổ sung khuôn khổ pháp lý, cơ chế, chính sách về tiền tệ, hoạt động ngân hàng, cơ cấu lại và xử lý nợ xấu của TCTD.

m) Điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định thị trường tiền tệ, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ phục hồi tăng trưởng kinh tế bền vững, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các TCTD. Tăng cường quản lý, nâng cao hiệu quả hoạt động và sự phát triển ổn định của thị trường vàng, thị trường ngoại hối; kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng cho nền kinh tế, đặc biệt là tín dụng cho những lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro như đầu tư, kinh doanh chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản.

2. Bộ Tài chính

a) Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tư pháp, NHNN và các bộ, ngành liên quan nghiên cứu, rà soát, sửa đổi, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến quy định về tăng vốn cho các TCTD có vốn nhà nước.

b) Phối hợp với NHNN, Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng, trình cấp có thẩm quyền phương án tăng vốn điều lệ của các NHTMNN.

c) Khẩn trương tham mưu cho Chính phủ bố trí, cấp vốn, bổ sung vốn cho các NHTMNN, nhất là đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.

d) Chủ trì, phối hợp với NHNN rà soát, sửa đổi, bổ sung quy định hướng dẫn về chế độ tài chính, chế độ kế toán để các TCTD áp dụng IFRS phù hợp với Đề án áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính tại Việt Nam ban hành theo Quyết định số 345/QĐ-BTC ngày 16 tháng 3 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

đ) Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn thẩm định giá khoản nợ (trong đó có khoản nợ xấu) nhằm tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động thẩm định giá khoản nợ, đảm bảo khách quan trong việc thẩm định giá của các khoản nợ (trong đó có khoản nợ xấu).

e) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan rà soát, sửa đổi, bổ sung quy định về phát triển thị trường mua bán nợ và quản lý giám sát thị trường mua bán nợ để hoàn thiện hành lang pháp lý cho hoạt động mua, bán và xử lý nợ xấu cũng như cơ chế khuyến khích các bên tham gia vào thị trường mua bán nợ. Đồng thời, rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy định về hoạt động của DATC để tăng cường vai trò, hiệu quả xử lý nợ xấu.

g) Nghiên cứu, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho hoạt động chứng khoán hóa các khoản nợ, góp phần tạo cơ sở pháp lý cho việc thực hiện các giao dịch trên thị trường chứng khoán và chuyển đổi các khoản nợ thành chứng khoán để giao dịch công khai, minh bạch vào thời điểm thích hợp.

h) Nghiên cứu, triển khai hoặc trình cấp có thẩm quyền các giải pháp đẩy mạnh phát triển thị trường vốn, từng bước đưa thị trường vốn trở thành một cấu phần quan trọng của thị trường tài chính, là kênh dẫn vốn trung và dài hạn chủ yếu cho nền kinh tế, giảm bớt sự phụ thuộc vào nguồn vốn tín dụng ngân hàng.

i) Chỉ đạo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước rà soát, sửa đổi các quy định liên quan để kiểm soát việc tuân thủ giới hạn sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài, cổ đông lớn tại TCTD cổ phần khi cấp phép chào bán chứng khoán dưới hình thức chào bán cho cổ đông hiện hữu và sở hữu chéo giữa TCTD và doanh nghiệp (khi TCTD đã sở hữu cổ phần của doanh nghiệp).

3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư

a) Phối hợp với NHNN, Bộ Tài chính xây dựng, trình cấp có thẩm quyền phương án tăng vốn điều lệ của các NHTMNN.

b) Phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp, NHNN và các bộ, ngành liên quan nghiên cứu, rà soát, sửa đổi, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến quy định về tăng vốn cho các TCTD có vốn nhà nước.

4. Bộ Tư pháp

a) Tiếp tục chủ trì rà soát Luật Thi hành án dân sự và các văn bản có liên quan; chỉ đạo, hướng dẫn cơ quan thi hành án dân sự các cấp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc. Đồng thời, phối hợp với VAMC và các TCTD thi hành bản án, quyết định có hiệu lực thi hành.

b) Nghiên cứu, rà soát, sửa đổi, hoàn thiện quy định pháp luật về đăng ký biện pháp bảo đảm, trong đó đề xuất hoàn thiện quy định về việc đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai.

5. Bộ Xây dựng

a) Nghiên cứu, rà soát, sửa đổi, bổ sung quy định của Luật Kinh doanh bất động sản năm 2014 theo hướng không áp dụng chung quy định về điều kiện đối với dự án được chuyển nhượng trong trường hợp xử lý TSBĐ.

b) Nghiên cứu, xây dựng cơ sở pháp lý cho việc chuyển nhượng dự án trong trường hợp xử lý TSBĐ là dự án bất động sản để thúc đẩy xử lý tài sản, đặc biệt là xử lý nợ xấu của TCTD, đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất với quy định về điều kiện thế chấp dự án của Luật Nhà ở năm 2014.

c) Hoàn thiện hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu về nhà ở và thị trường bất động sản, đảm bảo thông tin công khai, minh bạch.

d) Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý các sai phạm trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản.

6. Bộ Công an

a) Bộ Công an phối hợp chặt chẽ với NHNN, bộ, ngành, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các cơ quan có liên quan trong việc phòng ngừa, phát hiện và điều tra, xử lý các vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng.

b) Cơ quan Công an các cấp tăng cường phối hợp với các TCTD, VAMC đảm bảo an ninh trật tự trong việc thu giữ, xử lý TSBĐ để thu hồi nợ.

c) Điều tra xác minh các trường hợp tăng vốn điều lệ không đúng quy định của pháp luật của các TCTD; phát hiện các trường hợp sở hữu cổ phần vượt giới hạn thông qua tổ chức, cá nhân khác và kịp thời cung cấp thông tin cho NHNN để xử lý theo quy định của pháp luật.

d) Chỉ đạo cơ quan điều tra các cấp phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, tổ chức liên quan đẩy nhanh việc điều tra, xét xử và thi hành án nghiêm minh đối với các vụ án liên quan đến ngân hàng, đặc biệt là thực hiện đầy đủ nghĩa vụ trả nợ của cổ đông lớn và người có liên quan để đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của TCTD, người gửi tiền và hạn chế tối đa tổn thất của toàn xã hội.

7. Bộ Thông tin và Truyền thông

Phối hợp chặt chẽ với các bộ, cơ quan, tổ chức, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có liên quan và NHNN chỉ đạo các cơ quan báo chí thông tin, tuyên truyền các chủ trương, chính sách về tiền tệ, hoạt động ngân hàng, cơ cấu lại hệ thống các TCTD và xử lý nợ xấu.

8. Bộ Tài nguyên và Môi trường

Chỉ đạo các cơ quan tài nguyên và môi trường thường xuyên cập nhật và công khai thông tin về các giao dịch thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất trên hệ thống trang thông tin điện tử của cơ quan tài nguyên và môi trường để các bên liên quan nắm bắt.

9. Thanh tra Chính phủ

Phối hợp chặt chẽ với NHNN trong công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực ngân hàng, nhất là trong công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng.

10. Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp

a) Chỉ đạo, hỗ trợ các tập đoàn, tổng công ty nhà nước, các đơn vị thành viên thuộc đối tượng quản lý của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp xử lý các khoản nợ, đặc biệt là các khoản nợ xấu thuộc nhóm dự án lớn nhằm giảm áp lực tài chính cho các TCTD.

b) Chỉ đạo các tập đoàn, tổng công ty nhà nước thuộc đối tượng quản lý của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp xây dựng phương án, kế hoạch và lộ trình giảm tỷ lệ sở hữu tại TCTD nhằm tuân thủ quy định của pháp luật.

c) Chỉ đạo tập đoàn, tổng công ty nhà nước thuộc đối tượng quản lý của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp khẩn trương xây dựng phương án cơ cấu lại TCTD thuộc tập đoàn, tổng công ty nhà nước.

11. Các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các cơ quan, tổ chức có liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ và các giải pháp tại Đề án thực hiện các nội dung sau:

a) Trước ngày 01 tháng 7 năm 2022 ban hành chương trình, kế hoạch hành động cụ thể; trong đó xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ, tiến độ thực hiện, đơn vị chủ trì, đưa vào chương trình công tác để thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đề ra tại Quyết định này; gửi NHNN để tổng hợp, theo dõi việc tổ chức thực hiện.

b) Tổng kết, đánh giá tình hình thực hiện Đề án trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao và đề xuất các giải pháp chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, gửi NHNN trước ngày 30 tháng 11 hàng năm để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

c) Hướng dẫn, chỉ đạo các tập đoàn, tổng công ty nhà nước, doanh nghiệp nhà nước có sở hữu cổ phần, vốn góp tại các TCTD đẩy nhanh tiến độ thoái vốn tại các TCTD theo đúng lộ trình và chịu trách nhiệm xử lý các hậu quả có liên quan đến TCTD thuộc trách nhiệm của chủ sở hữu theo quy định của pháp luật.

d) Chỉ đạo tập đoàn, tổng công ty nhà nước thuộc đối tượng quản lý của bộ, ngành khẩn trương xây dựng phương án cơ cấu lại TCTD thuộc tập đoàn, tổng công ty nhà nước.

đ) Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo các cơ quan chức năng trên địa bàn phối hợp với NHNN chi nhánh trong việc quản lý, giám sát hoạt động của QTDND trên địa bàn.

12. Các tổ chức tín dụng

a) Xây dựng, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và chịu trách nhiệm toàn diện trước pháp luật về việc triển khai thực hiện phương án cơ cấu lại TCTD.

b) Bảo đảm ổn định hoạt động và an toàn tài sản của Nhà nước, quyền lợi hợp pháp của nhân dân trong quá trình thực hiện cơ cấu lại.

c) Chủ động phối hợp chặt chẽ, cung cấp thông tin, tài liệu và vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng cho cơ quan chức năng để điều tra, xử lý theo quy định pháp luật.

d) Nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của pháp luật và chỉ đạo của Chính phủ, NHNN về hoạt động ngân hàng nói chung và cơ cấu lại TCTD nói riêng.

đ) Báo cáo NHNN đầy đủ, kịp thời, trung thực kết quả, khó khăn, vướng mắc và đề xuất, kiến nghị (nếu có) về việc thực hiện cơ cấu lại TCTD.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký ban hành.

Điều 3. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc (Giám đốc) của các TCTD, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, VAMC chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Quốc hội;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT,
các Vụ: TH, ĐMDN, PL, QHQT;
- Lưu: VT, KTTH (2b).

KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG





Lê Minh Khái

 

THE PRIME MINISTER OF VIETNAM
---------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------

No.: 689/QD-TTg

Hanoi, June 08, 2022

 

DECISION

APPROVING “RESTRUCTURING OF CREDIT INSTITUTIONS ASSOCIATED WITH BAD DEBT SETTLEMENT IN 2021 – 2025 PERIOD” SCHEME

THE PRIME MINISTER OF VIETNAM

Pursuant to the Law on Government Organization dated June 19, 2015; the Law on Amendments to the Law on Government Organization and the Law on Local Government Organization dated November 22, 2019;

Pursuant to the Law on the State Bank of Vietnam dated June 16, 2010;

Pursuant to the Law on Credit Institutions dated June 16, 2010 and the Law dated November 20, 2017 on amendments the Law on Credit Institutions;

Pursuant to the Resolution No. 16/2021/QH15 dated July 27, 2021 of the National Assembly on the 05-year socio-economic development plan in the 2021-2025 period;

Pursuant to the Resolution No. 31/2021/QH15 dated November 12, 2021 of the National Assembly on the economic restructuring plan in the 2021-2025 period;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Pursuant to the Government’s Resolution No. 50/NQ-CP dated May 20, 2021 introducing the Government’s action plan for implementation of the Resolution of the 13th National Congress;

Pursuant to the Government’s Resolution No. 99/NQ-CP dated August 30, 2021 introducing the 2021 – 2026 term Government’s Action plan for implementation of the National Assembly’s Resolution on the 5-year socio-economic development plan in the 2021-2025 period;

Pursuant to the Prime Minister’s Decision No. 986/QD-TTg dated August 08, 2018 approving the Strategy for development of Vietnam’s banking sector by 2025 with a vision by 2030;

At the request of the Governor of the State Bank of Vietnam (SBV);

HEREBY DECIDES:

Article 1. The “Restructuring of credit institutions associated with bad debt settlement in 2021 – 2025 period” Scheme (hereinafter referred to as the "Scheme") is hereby given approval. The Scheme includes the following primary contents:

I. VIEWPOINTS

1. Consider the restructuring of credit institutions associated with the bad debt settlement as an objective requirement which shall be fulfilled by inheriting the outcomes achieved from the previous period, remedying shortcomings, minimizing and actively dealing with any difficulties that may arise in the new period; carry out the restructuring process in a comprehensive, cautious and step-by-step manner that ensures the compliance with the rules of the socialist-oriented market economy, openness and transparency; make the best use of existing resources of credit institutions for settling bad debts; maintain stabilization and safety of, and protect the system of credit institutions from crises that may trigger its breakdown; Ensure legitimate rights and interests of depositors.

2. Consider the revision of legal frameworks as the key solution so as to establish affirmative legal grounds, deal with difficulties actually arisen, and then serve the restructuring of credit institutions and action against “very poor” rated credit institutions in a safe, effective and transparent manner.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



4. Develop a diversified system of credit institutions in terms of ownership and business types, in which State-owned commercial banks shall play the dominant and leading role in the market and should has a high competitiveness in both domestic and international markets; encourage and facilitate the participation by credit institutions of strong financial health and administration capabilities in consolidation, merger and acquisition of small-scale credit institutions or those posing operational risks.

5. Actively and flexibly regulate monetary policies which should be associated with other financial and macroeconomic policies so as to control inflation, contribute to the macroeconomic stability, support the sustainable economic recovery and growth, form a prelude to the restructuring of credit institutions associated with bad debt settlement, and develop the trust by people as well as domestic and foreign investors in Vietnam’s banking sector.

II. OBJECTIVES

1. General objectives

a) Make remarkable and practical transformation in the process of restructuring of credit institutions associated with bad debt settlement; by 2025, strive to reduce the number of, and substantially deal with “very poor” credit institutions and banks, achieve the goal of no banks classified “very poor”, and develop a strong and sustainable system of credit institutions.

b) Develop the system of credit institutions in which domestic credit institutions shall play the dominant role, operate in a healthy, high-quality, efficient, open and transparent manner, and meet safety standards for banking activities in accordance with regulations of law with the aim of achieve compliance with international practices and towards achieving development level of ASEAN-4 countries.

c) Speed up settlement of bad debts, improve credit service quality, prevent and minimize new bad debts; improve financial capabilities of credit institutions; prevent cross-investment, cross-ownership and manipulative and dominant ownership in relevant credit institutions.

2. Specific objectives

a) Pilot the application of Basel II advanced approaches in commercial banks of which controlling shares are held by the State and joint-stock commercial banks of good administration quality that have successfully applied Basel II standardized approaches by the end of 2025; commercial banks are expected to achieve a CAR (capital adequacy ratio) of at least 10 – 11% and 11 – 12% by 2023 and 2025 respectively.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- With regard to operating credit institutions (excluding commercial banks, finance companies and finance lease companies that are given “poor” or “very poor” rating/placed under special control/are undergoing restructuring plans approved by competent authorities):

+ Minimum charter capital to be maintained by commercial banks: (i) large-scale domestic commercial banks having financial potential and competitiveness: VND 15.000 billion; (ii) small and medium-scale domestic commercial banks having financial potential and competitiveness, and foreign-invested commercial banks: VND 5.000 billion;

+ Minimum charter capital to be maintained by finance companies: VND 750 billion;

+ Minimum charter capital to be maintained by finance lease companies: VND 450 billion.

- With regard to commercial banks, finance companies and finance lease companies that are given “poor” or “very poor” rating/placed under special control/are undergoing restructuring plans approved by competent authorities: the charter increase plan shall be subjected to approval given by competent authorities.

c) At least 2 - 3 commercial banks are expected to be ranked in the top 100 strongest banks in Asia (in terms of strength criterion); joint-stock commercial banks are expected to complete procedures for listing of their shares on Vietnam’s securities market, and at least 1 - 2 banks are expected to have their shares listed on the international securities market.

d) Develop digital bank models, enhance utilities and customer experience, and achieve objectives concerning financial inclusion and sustainable development based on further application of new and advanced technologies to management and provision of services and products with professional operation optimization and automation.

dd) Make the best use of achievements of the fourth industrial revolution for upgrading and developing payment infrastructure and non-cash payment services so as to meet payment demands of both institutional and individual customers in a convenient and efficient manner; ensure security, safety and confidentiality in non-cash payment activities, and protect legitimate rights and interests of payment service users.

e) The ratio of incomes from provision of noncredit services to total incomes of commercial banks is expected to reach 16 - 17% by the end of 2025. The rate of banks’ loan capital invested in low-carbon manufacturing and consumption industries is expected to be increased.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



i) Complete the model, functions and operational mechanism of the co-operative bank that should be financially capable, has increased administration, management and control competence, and will be operated in a safe, efficient and sustainable manner to well play the role of a bank for all people’s credit funds (make interconnection, provide financial support, regulate capital as well as ensure safety of the system of people's credit funds), assist the promotion of development of collective economic types that are other cooperatives nationwide.

k) Strive to reduce the ratio of non-performing loans of credit institutions, bad debts sold to Vietnam Asset Management Company (VAMC) but yet to be settled or collected, and debts that may be turned into bad debts to less than 3% by the end of 2025 (excluding those of “very poor” rated commercial banks).

III. PRINCIPAL DUTIES AND SOLUTIONS

1. General solutions

a) Establish a complete legal framework on currencies and banking operations, restructuring and settlement of bad debts on the basis of strict compliance with the rules of market economy and international practices, and assurance of conformity with existing conditions of Vietnam.

- Regarding the legal framework on restructuring and settlement of bad debts of credit institutions:

+ Research, review and amend the Law on the State Bank of Vietnam, the Law on Credit Institutions, the Law on Deposit Insurance, and other relevant legislative documents as follows: (i) research, formulate and establish mechanisms for facilitating the participation by credit institutions in the restructuring of “very poor” rated credit institutions so as to minimize negative financial and operational effects; (ii) research and establish additional functions and duties of Deposit Insurance of Vietnam to participate in the restructuring of “very poor” rated credit institutions; (iii) research and formulate debt valuation standards (including bad debts) which shall be then used as legal grounds for performing and ensuring objectivity of debt valuation activities (including bad debts). 

+ Review, amend and revise regulations on operation of VAMC and Vietnam Debt and Asset Trading Corporation (DATC) to enhance their roles and efficiency in settling bad debts.

- Regarding policies on assurance of safety for banking operations, inspection and supervision:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



+ Review, research and amend regulations on prevention of cross-ownership and abuse of management and administration rights or majority shareholder’s rights that aim at manipulating operations of credit institutions towards reducing the holding of a shareholder, shareholders and related persons to limit their dominance and influence as well as ensure the popularity of credit institutions.

+ Review and amend regulations, and provide guidelines on financial and accounting reports that facilitate credit institutions' application of International Financial Reporting Standards (IFRS) in conformity with the Scheme for application of financial reporting standards in Vietnam enclosed with the Minister of Finance’s Decision No. 345/QD-BTC dated March 16, 2020.

+ Continue establishing a complete legal framework on assurance of safety for operations, management, administration, risk management and other regulations applicable to people's credit funds in conformity with the Law on Credit Institutions (as amended).

- Regarding regulations on licensing for establishment and development of credit institutions:  Review and amend current regulations on licensing, organizational and operational requirements (especially criteria regarding financial capability, management and administration, and compliance with regulations and laws) to be satisfied by credit institutions in general, and wholly foreign-invested credit institutions and foreign bank branches operating in Vietnam in particular.

- Regarding regulations on establishment and operation of digital banks, digital transformation and payment activities: Research, review and propose amendments to gradually establish a complete legal framework on establishment and development of models of digital banks, payment activities and relevant regulations and laws that aim at facilitating digital transformation in banking sector and payment activities.

- Regarding regulations on green credit and green banks that aim at promoting banks’ loan capital invested in low-carbon manufacturing and consumption industries: Research and promulgate incentive policies and mechanisms for supporting and encouraging credit institutions to promote green credit, green banks, and low-carbon manufacturing and consumption industries; develop non-cash payment services on the basis of taking advantage of achievements of the fourth industrial revolution to serve the greenification of banking operations.

- Regarding the legal framework on assistance for restructuring and settlement of bad debts:

+ Research, review and amend regulations on development of debt trading market, management and surveillance of debt trading market, encourage the participation in the debt trading market to establish a complete legal framework for trading and settlement of bad debts, and promote the development of the debt trading market.

+ Research, review and amend legislative documents on increase of capital of state-invested credit institutions.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) Supporting solutions

- Regarding solutions for regulating the implementation of monetary policies:

+ Regulate the implementation of monetary policy tools in a flexible and synchronous manner which should be in harmony with other financial and macroeconomic policies so as to control inflation, contribute to the macroeconomic stability, and support the sustainable economic growth.

+ Actively regulate the implementation of credit solutions to control the credit scale and growth according to orientation objectives and in association with improvement of credit quality and restructuring of credit institutions. Direct credit institutions to develop credit effectively and focus on extending credit in prioritized business and production sectors; closely control credit extended in high risk-prone areas. Continue implementing solutions for dealing with difficulties in accessing the banks' credit, facilitate the application for loans by enterprises and people, and prevent black credit.

+ Research and adopt appropriate solutions for encouraging banks to apply Basel II advanced approaches towards applying Basel III when credit institutions meet financial and personnel requirements.

- Regarding improvement of efficiency and validity of banking inspection and supervision; improve competence and service quality of banking inspection and supervision staff:

+ Intensify and innovate inspection tasks with a view to quickly and robustly shifting from the inspection of compliance to risk–based inspection, closely associating risks with banking inspection tasks, gradually applying the inspection and supervision methods to the entire system of credit institutions and foreign bank branches in a consistent manner; focus on thematic, targeted and focused inspections of sectors, entities and contents posing high risks to safety of banking sector.  Intensify technological investments to support banking inspection and supervision.

+ Continue innovating supervision tasks with a view to (i) enhance the efficiency of microprudential supervision and macroprudential supervision on the basis of implementation of new tools and methods of risk oversight associated with boosting operation and application of technical infrastructure, information technologies, and database on operations of credit institutions; (ii) build and develop database serving inspection, supervision, management, software and tools for supporting inspection and supervision tasks (in which effective use of existing database of banking sector is paid attention); (iii) improve capacity to detect, analyze, give early warnings and propose measures for preventing risks and crises that may affect the safety and stability of the monetary and banking system.

+ Formulate and implement recruitment plans for strengthening banking inspection and supervision forces; intensify professional training courses to enhance competence of banking inspection and supervision forces.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Credit institutions shall formulate and organize implementation of plans and solutions appropriate to each group of credit institutions, including: increase of charter capital, increase of capital adequacy ratio to increase financial capacity and safety of banking operations, management and administration capacity, and credit quality, etc.; they are encouraged to participate in acquisition, merger, consolidation of credit institutions on voluntary basis to expand scale and scope of operation as well as their competitiveness; develop and apply Base II advanced approaches with a view to achieving development level of ASEAN-4 countries by 2025. Credit institutions given "poor" or "very poor" rating shall adopt remedial measures in accordance with regulations of law to ensure the safety of system of credit institutions, political security and social order and safety. The followings shall be considered key solutions:

a) Commercial banks over 50% of charter capital of which is held by the State (excluding compulsorily acquired banks) shall:

- Develop plans for improvement of operational efficiency and quality, and organize implementation of such plans according to charter capital increase solutions for improving and enhancing their financial capability, piloting application of Basel II advanced approaches (particularly, Agribank shall continue applying standardized approaches). To be specific: (i) In 2022 – 2023 period: increase charter capital with after-tax profits that remain after setting aside funds in the 2021 – 2023 period for joint-stock commercial banks over 50% of charter capital of which is held by the State and with funding derived from state budget for Agribank; (ii) In 2024 – 2025 period: research and consult competent authorities about capital increase in accordance with regulations of law to ensure the system’s safety.

- Agribank shall proactively develop plans for comprehensive restructuring to improve its operational efficiency and quality, and play the leading role in the field of agricultural and rural development credit; increase charter capital according to the plans approved by competent authorities; make preparations for equitization after the Ministry of Finance completes approval for the plan for the bank's house and land arrangement; carry out listing of shares on Vietnam’s securities market.

b) Compulsorily acquired commercial banks shall:

- Carry out restructuring according to the plans approved by competent authorities in conformity with regulations of law.

- Intensify inspection and internal control of banking operations, promptly detect, prevent and take actions against shortcomings and risks during their operations.

- Speed up settlement of bad debts; carry out debt classification in accordance with regulations of law; speed up and improve efficiency of settlement and recovery of debts and assets for banks.

c) Joint-stock commercial banks, financial companies and finance lease companies shall:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



+ Continue developing and improving financial capacity in terms of both scale and quality, operational efficiency and competitiveness according to the market mechanism, ensure public disclosure and transparency, and strict conformance to banking management and safety standards as prescribed in laws and international practices; develop and provide modern banking products and services;

+ Increase capital and improve the quality of equity of credit institutions so as to ensure that the charter capital of a credit institution shall not be lower than its legal capital in accordance with regulations of law, and increase the capital adequacy ratio according to international standards;

+ Encourage the participation in acquisition, consolidation and merger of credit institutions on their voluntary basis to increase their scale and scope of operation, and competitiveness;

+ Develop and apply Basel II advanced approaches with the aim at reaching the development level of ASEAN-4 countries by 2025;

+ Credit institutions given "poor" or "very poor" rating shall be considered for implementing early interventions, special control and other measures in accordance with regulations of law to ensure the safety of system of credit institutions, political security and social order and safety.

d) With regard to cooperative banks, people’s credit funds and microfinance institutions:

- Improve financial capability for cooperative banks, including increase of charter capital of cooperative banks from lawful funding sources; elevate roles and responsibilities of cooperative banks to perform inspection, supervision and support for operations of the system of people's credit funds; improve capacity to regulate capital, inspect and supervise the use of borrowed funds of people's credit funds; proactively get involved in dealing with people's credit funds given “very poor” rating, facing difficulties or showing the sign of unsafe credit operations.

- Continue reinforcing, correcting and gradually reducing the quantity of people's credit funds (especially those given “very poor” rating) with the aim to ensure that people's credit funds are operated according to objectives and principles of credit institutions existing in the form of cooperative, improve safety, efficiency, stability and sustainability of operations of people's credit funds in conformity with demands, scale and areas of operation as well as economic growth of local areas. To be specific:

+ Review, assess and classify people's credit funds into 02 groups as follows: (i) Group of normally operating people's credit funds; (ii) Group of people's credit funds given “very poor” rating and posing potential risks to safety of banking sector, security and social order of local areas.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Promptly establish a complete legal framework on and gradually develop a safe and sustainable market-oriented system of microfinance institutions; ensure that family households, low-income earners and microenterprises may have access to diversified financial services of acceptable quality; implement policies and guidelines of Vietnamese Communist Party and State on assurance of social security and sustainable poverty reduction. To be specific:

+ Establish a complete management mechanism and legal corridor for microfinance institutions, microfinance programs and projects, and facilitate operations of microfinance institutions.

+ Facilitate the connection between operations of credit institutions existing in different forms and those of microfinance institutions.

dd) With regard to foreign credit institutions (joint-venture or wholly foreign-owned credit institutions):

Continue providing foreign credit institutions with advantageous conditions for doing business and fairly competing with Vietnamese credit institutions; encourage foreign credit institutions to get involved in supporting and dealing with difficulties and weaknesses of Vietnamese credit institutions; encourage foreign credit institutions to play the leading role in developing and applying modern technologies and launching new products and services in Vietnamese market; assist Vietnamese credit institutions in accessing new procedures, products and technologies to meet demands of customers for more and more diversified products and services.

3. Solutions for settlement of bad debts

- Assess quality and ability of debt recovery so as to adopt appropriate handling measures; set aside and use provisions for loan losses for handling bad debts in accordance with regulations of law; modify and complete legal documents on collateral; collect debts and handle collateral; strictly control and reduce operational expenses; continue implementing measures for preventing and minimizing new bad debts and improving credit services; proactively cooperate with local governments and competent regulatory authorities, especially public security agencies, People’s Courts and judgment enforcement agencies at all levels, in handling collateral for collecting debts so as to recover as much of debt amounts as possible and minimize losses incurred by credit institutions.

- Request competent authorities to consider allocating additional funds to the charter capital of VAMC which is expected to reach VND 10.000 in the 2022 – 2025 period with the aim of improving financial capability and operational efficiency of VAMC.

- Intensify cooperation between ministries and relevant authorities in handling bad debts of credit institutions.  Chairpersons of Provincial People’s Committees shall direct local authorities at all levels and relevant agencies to facilitate local credit institutions’ handling of bad debts and disposition of collateral therefor, especially support for completion of administrative procedures with local authorities for bad debt handling, collateral disposition and legal procedures for real estate projects which are provided as collateral that is given with the aim at gradually dealing with difficulties and disposing of collateral for debt recovery purposes; provide credit institutions with advantageous conditions for promptly disposing of collateral for bad debts in cases under consideration of local authorities in accordance with regulations of law.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



All resources shall be mobilized and used (including social resources and State resources used for supporting the restructuring of “very poor” rated credit institutions and settlement of bad debts), including: (1) provisions for loan losses, proceeds from settlement of bad debts and disposition of collateral therefor; (2) earnings from performance of the central bank’s supply of money functions; (3) technical reserve fund of deposit insurance; (4) resources derived from state budget; (5) other lawful resources.

V. IMPLEMENTATION ORGANIZATION

1. The State Bank of Vietnam (SBV) shall:

a) play the leading role and cooperate with relevant Ministries, regulatory authorities and local governments in implementing the Scheme and promulgating the action program/plan, in which specific objectives, duties and solutions, implementation schedule, and presiding entities must be indicated to ensure the efficient implementation of the Scheme.

b) play the leading role and cooperate with relevant agencies in requesting the Prime Minister to strengthen the Steering Board for restructuring of credit institutions.

c) expedite and cooperate with relevant Ministries, regulatory authorities, local governments and organizations in implementation of the Scheme; submit annual reports to the Prime Minister by December 31 of each year on implementation schedule, outcomes, difficulties and proposed solutions for dealing with difficulties beyond its competence.

d) direct and instruct credit institutions to formulate and submit their own plans for restructuring associated with bad debt settlement (hereinafter referred to as “restructuring plans”) to competent authorities for approval; supervise the implementation of restructuring plans of credit institutions.

dd) play the leading role and cooperate with Ministry of Finance and Ministry of Planning and Investment in formulating the plan for increase of charter capital of state-owned commercial banks, and submitting it to competent authorities for approval.

e) play the leading role and cooperate with the Ministry of Information and Communications, provincial People's Committees and information and communications agencies in speeding up performance of information dissemination tasks, and timely provision of official and accurate information on performance of policies and banking operations in general and restructuring of credit institutions associated with bad debt settlement in particular.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



h) Cooperate, exchange and provide information and data in the field of money and banking sector for competent authorities for adopting measures for preventing, limiting and dealing with violations in accordance with regulations of law.

i) Cooperate with Ministries, regulatory authorities and provincial People's Committees in directing state-owned enterprises (including state-owned economic groups, state-owned corporations and state-owned enterprises) in formulating plans and implementing the roadmap for divestment and equitization in credit institutions as prescribed.

k) play the leading role and cooperate with relevant Ministries and regulatory authorities in implementing solutions for improving capacity and efficiency of banking inspection and supervision tasks.

l) play the leading role and cooperate with the Ministry of Justice and relevant Ministries and regulatory authorities in reviewing and amending legal frameworks, mechanisms and policies on money, banking operations, restructuring and settlement of bad debts of credit institutions.

m) actively and flexibly regulate monetary policies which should be closely associated with other financial and macroeconomic policies so as to control inflation, stabilize money market, contribute to the macroeconomic stability, support the sustainable economic recovery and growth, and provide a favorable business environment for credit institutions.  Reinforce management, and enhance operational efficiency and stable development of gold trading market and foreign exchange market; strictly control credit quality for the economy, especially credit extended in risk-prone sectors such as investment, securities trading, corporate bonds, and real estate.

2. The Ministry of Finance shall:

a) play the leading role and cooperate with the Ministry of Planning and Investment, the Ministry of Justice, SBV and relevant Ministries and regulatory authorities in researching, reviewing and amending legislative documents providing regulations on increase of capital of state-owned credit institutions.

b) cooperate with SBV and the Ministry of Planning and Investment in formulating the plan for increase of charter capital of state-owned commercial banks, and submitting it to competent authorities for approval.

c) promptly provide advice for the Government about allocation or additional allocation of capital to state-owned commercial banks, especially Agribank.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



dd) research and formulate debt valuation standards (including bad debts) in order to establish legal grounds for performing and ensuring objectivity of debt valuation activities (including bad debts).

e) play the leading role and cooperate with relevant Ministries and regulatory authorities in reviewing and amending regulations on development, management and surveillance of debt trading market in order to establish a complete legal framework for trading and settlement of bad debts as well as to encourage the participation in the debt trading market. Review and amend regulations on operations of DATC in order to enhance its roles and efficiency in bad debt settlement.

g) research and establish a complete legal framework on debt securitization so as to establish legal grounds for conducting transactions on securities market and converting debts into securities for being traded in an open and transparent manner at appropriate time.

h) research and implement or submit to competent authorities solutions for enhancing capital market development with the aim at gradually developing the capital market into a key part of the financial market that is a primary medium and long-term capital channel for the economy, and reducing the dependence on banks’ loan capital.

i) direct the State Securities Commission of Vietnam (SSC) to review and amend relevant regulations with the aim to control the compliance with limits on share holdings of foreign investors and majority shareholders at joint-stock credit institutions when granting permission for offering of securities to existing shareholders, and cross-ownership between credit institutions and enterprises (when a credit institution is an enterprise’s shareholder).

3. The Ministry of Planning and Investment shall:

a) cooperate with SBV and the Ministry of Finance in formulating the plan for increase of charter capital of state-owned commercial banks, and submitting it to competent authorities for approval.

b) cooperate with the Ministry of Finance, the Ministry of Justice, SBV and relevant Ministries and regulatory authorities in researching, reviewing and amending legislative documents providing regulations on increase of capital of state-owned credit institutions.

4. The Ministry of Justice shall:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) research, review and amend regulations on registration of security interests, including proposed regulations on registration of mortgage of land use rights, property on land, and off-plan property on land.

5. The Ministry of Construction shall:

a) research, review and amend regulations of the 2014 Law on real estate business with a view to not applying the same requirements for transferable projects to deposition of collateral.

b) research and establish legal grounds for transfer of projects in case of disposition of collateral that is real estate projects with the aim at promoting the collateral disposition, especially settlement of bad debts of credit institutions, and ensure the consistency of such legal grounds with project mortgage requirements laid down in the 2014 Housing Law.

c) establish a perfect information system and database on housing and real estate market so as to ensure the public and transparent disclosure of information.

d) intensify inspection tasks and handling of violations against regulations on real estate business.

6. The Ministry of Public Security shall:

a) The Ministry of Public Security shall closely cooperate with SBV, other Ministries, provincial People's Committees and relevant authorities in preventing, detecting, investigating into and taking actions against violations in money and banking sector.

b) Public security agencies at all levels shall intensify their cooperation with credit institutions and VAMC to ensure security and order during seizure and disposition of collateral for debt recovery.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



d) direct investigating authorities at all levels to closely cooperate with relevant authorities and organizations to speed up the investigation, hearing and enforcement of lawsuits related to banking sector, especially fulfillment of obligations to pay debts by majority shareholders and related persons to ensure legitimate rights and interests of credit institutions and depositors, and minimize losses for the whole society.  

7. The Ministry of Information and Communications shall:

closely cooperate with Ministries, regulatory authorities, provincial People’s Committees, and SBV to direct press agencies to provide and disseminate information on policies and guidelines on money, banking operations, restructuring of credit institutions and bad debt settlement.

8. The Ministry of Natural Resources and Environment shall:

direct natural resources and environment agencies to regularly update and disclose information on transactions involving mortgage of land use rights and property on land on their websites for relevant parties’ reference.

9. The Government Inspectorate shall:

closely cooperate with SBV to perform state management tasks in banking sector, especially inspection, supervision and assurance of safety of banking operations.

10. The Commission for the Management of State Capital at Enterprises (CMSC) shall:

a) provide instructions and assistance for state-owned groups, state-owned corporations and their member units that are subjected to the management of CMSC in settling debts, especially bad debts of large-scale projects, so as to relieve financial burden for credit institutions.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c) direct state-owned groups and state-owned corporations that are subjected to the management of CMSC to promptly formulate plans for restructuring of their affiliated credit institutions.

11. Ministries, regulatory authorities, provincial People’s Committees and relevant agencies and organizations shall, within the ambit of their assigned functions and tasks, and based on the solutions mentioned in the Scheme, perform the following responsibilities:

a) promulgate specific action plans/programs by July 01, 2022, in which objectives, duties, implementation schedule, and entities in charge of performing duties and solutions set out in this Decision must be indicated; send such action plans/programs to SBV for consolidation and monitoring.

b) make and send final reports on assessment of the implementation of the Scheme within the ambit of their assigned functions and tasks, and proposed direction and management solutions to be adopted by the Government/Prime Minister to SBV by November 30 of each year for submitting consolidated report thereon to the Prime Minister.

c) instruct and direct state-owned groups, state-owned corporations, and state-owned enterprises holding shares or stakes of credit institutions to speed up divestment in such credit institutions according to the prescribed roadmap, and bear consequences concerning credit institutions within the jurisdiction of owners in accordance with regulations of law.

d) direct state-owned groups and state-owned corporations that are subjected to the management of Ministries and regulatory authorities to promptly formulate plans for restructuring of their affiliated credit institutions.

dd) Provincial People's Committees shall direct local competent authorities to cooperate with SBV's provincial branches in managing and supervising operations of local people’s credit funds.

12. Credit institutions shall:

a) formulate plans for restructuring of credit institutions, submit them to competent authorities for approval, and assume legal responsibility for implementation thereof.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c) Proactively and closely cooperate with, and provide information, documents and cases showing signs of violations in money and banking sector for competent authorities for investigating and taking actions in accordance with regulations of law.

d) strictly comply with regulations of law as well as guidelines of the Government and SBV on banking operations in general and restructuring of credit institutions in particular.

dd) submit adequate, timely and truthful reports to SBV on outcomes, encountered difficulties and any suggestions on restructuring of credit institutions.

Article 2. This Decision comes into force from the date on which it is signed.

Article 3. The SBV’s Governor, Ministers, heads of ministerial agencies, heads of Governmental agencies, Chairpersons of provincial People’s Committees, and Chairpersons of Boards of Directors, Chairpersons of Boards of Members, General Directors (Directors) of credit institutions, Deposit Insurance of Vietnam, and VAMC are responsible for the implementation of this Decision.

 

 

PP. PRIME MINISTER
DEPUTY PRIME MINISTER




Le Minh Khai

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 689/QĐ-TTg ngày 08/06/2022 phê duyệt Đề án "Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021 - 2025" do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


19.440

DMCA.com Protection Status
IP: 3.143.23.38
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!