Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 3005/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Nghệ An Người ký: Bùi Đình Long
Ngày ban hành: 21/09/2023 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NGHỆ AN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3005/QĐ-UBND

Nghệ An, ngày 21 tháng 9 năm 2023

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “ĐẦU TƯ TÍN DỤNG CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI NGHÈO VÀ CÁC ĐỐI TƯỢNG CHÍNH SÁCH KHÁC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN GIAI ĐOẠN 2023-2025”

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN

Căn cứ các Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;

Căn cứ Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội;

Căn cứ Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác;

Căn cứ Quyết định số 05/QĐ-TTg ngày 04/01/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển Ngân hàng Chính sách xã hội đến năm 2030;

Căn cứ Thông tư số 11/2017/TT-BTC ngày 08/02/2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về quản lý và sử dụng nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội để cho vay người nghèo và các đối tượng chính sách khác;

Căn cứ Chỉ thị số 29-CT/TU ngày 17/06/2015 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn;

Căn cứ Quyết định số 69/2017/QĐ-UBND ngày 02/11/2017 của UBND tỉnh về việc ban hành quy chế quản lý và sử dụng nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội để cho vay đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn tỉnh;

Theo đề nghị của Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Nghệ An tại Tờ trình số 746/TTr-NHCS ngày 31/8/2023.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án “Đầu tư tín dụng chính sách đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2023 - 2025” (Có Đề án kèm theo).

Điều 2. Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Nghệ An chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai thực hiện Đề án đảm bảo hiệu quả, đúng quy định của pháp luật hiện hành.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở, ban, đơn vị: Lao động - Thương binh và Xã hội, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thông tin và Truyền thông, Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước Nghệ An, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội Nghệ An; Trưởng Ban Dân tộc tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã và Thủ trưởng các ngành, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- NH Chính sách xã hội (B/c);
- Chủ tịch UBND tỉnh (B/c);
- PCT VX UBND tỉnh;
- PCVP KT UBND tỉnh;
- Cổng TTĐT tỉnh;
- Lưu: VT, KGVX (TP, D).

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Bùi Đình Long

ĐỀ ÁN

ĐẦU TƯ TÍN DỤNG CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI NGHÈO VÀ CÁC ĐỐI TƯỢNG CHÍNH SÁCH KHÁC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN GIAI ĐOẠN 2023-2025
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3005/QĐ-UBND ngày 21/9/2023 của UBND tỉnh)

PHẦN I

SỰ CẦN THIẾT BAN HÀNH ĐỀ ÁN

I. THỰC TRẠNG VỀ ĐẦU TƯ TÍN DỤNG CHÍNH SÁCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN HIỆN NAY

1. Tình hình đối tượng chính sách trên địa bàn tỉnh Nghệ An

Năm 2022, tỉnh Nghệ An có 21 đơn vị hành chính cấp huyện trong đó có 04 huyện nghèo(1), dân số trên 3,4 triệu người với lực lượng lao động có hơn 1,6 triệu người(2). Toàn tỉnh có 863.388 hộ dân với 55.348 hộ nghèo chiếm tỷ lệ 6,41% và 53.571 hộ cận nghèo chiếm tỷ lệ 6,2%(3).

Vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (ĐB DTTS&MN) Nghệ An có dân số gần 1,2 triệu người, chiếm 41%, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số có hơn 491 nghìn người, chiếm 14,76% dân số toàn tỉnh. Có 131 xã (76 xã khu vực III và 55 xã khu vực I), 588 thôn, bản đặc biệt khó khăn là địa bàn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng ĐB DTTS&MN giai đoạn I từ năm 2021 đến năm 2025(4).

Bên cạnh đó, toàn tỉnh đã có 309/411 xã đạt chuẩn nông thôn mới (đạt 75,18%); 53 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao (chiếm 17,15% xã nông thôn mới); 06 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu, đạt 1,94%; Có 9 đơn vị cấp huyện được công nhận đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới, 187 thôn, bản đạt chuẩn nông thôn mới, đạt 81,81%. Bình quân tiêu chí cả tỉnh là 16,98 tiêu chí/xã, có 197 thôn, bản đạt chuẩn nông thôn mới(5). Dân số nông thôn gần 2,9 triệu người chiếm tỷ lệ 84% dân số toàn tỉnh, dân số thành thị trên 531 nghìn người, chiếm tỷ lệ 16%(6).

2. Thực trạng đầu tư tín dụng chính sách đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2016 - 2022

2.1. Nguồn vốn hoạt động

Giai đoạn 2016 - 2022, cùng với nguồn vốn cân đối từ Trung ương, Cấp ủy, chính quyền các cấp thường xuyên quan tâm chỉ đạo tập trung các nguồn lực tài chính cần thiết để ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) cho vay người nghèo và các đối tượng chính sách. Đến 31/12/2022, tổng nguồn vốn đạt 10.866 tỷ đồng, tăng 4.410 tỷ đồng/68,3% so với năm 2015, tỷ lệ tăng trưởng bình quân đạt 7,75%/năm. Trong đó:

- Nguồn vốn cân đối từ Trung ương đạt 10.615 tỷ đồng, tăng 4.234 tỷ đồng (tăng 66,4%) so với năm 2015, chiếm tỷ trọng 97,7% tổng nguồn vốn, tỷ lệ tăng trưởng bình quân 7,57%/năm.

- Nguồn vốn nhận ủy thác đầu tư tại địa phương đạt gần 250,9 tỷ đồng, tăng 176 tỷ đồng, gần gấp 3,4 lần so với năm 2015, chiếm 2,3% tổng nguồn vốn. Trong đó: Ngân sách tỉnh đạt 172,9 tỷ đồng, ngân sách huyện, xã đạt 68 tỷ đồng, nhận ủy thác của các tổ chức, cá nhân khác 10 tỷ đồng.

2.2. Kết quả thực hiện các chương trình tín dụng

Chi nhánh NHCSXH tỉnh đang quản lý và thực hiện 23 chương trình tín dụng ưu đãi. Doanh số cho vay giai đoạn 2016 - 2022 đạt 19.390 tỷ đồng, doanh số thu nợ đạt 14.956 tỷ đồng. Đến ngày 31/12/2022, tổng dư nợ đạt 10.866 tỷ đồng với hơn 283 ngàn khách hàng còn dư nợ, tăng 4.410 tỷ đồng so với năm 2015. Tập trung theo các nhóm đối tượng phục vụ trọng tâm như sau:

- Nhóm chương trình phục vụ giảm nghèo gồm cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ mới thoát nghèo: Doanh số cho vay giai đoạn 2016 - 2022 là 12.177 tỷ đồng với hơn 276 ngàn khách hàng được vay vốn. Doanh số thu nợ là 9.031 tỷ đồng. Dư nợ đến 31/12/2022 đạt 6.428 tỷ đồng/gần 126 ngàn khách hàng còn dư nợ, chiếm tỷ trọng 59,1%/tổng dư nợ, tăng so với năm 2015 là 3.132 tỷ đồng.

- Nhóm chương trình phục vụ phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng khó khăn gồm: cho vay hộ Dân tộc thiểu số (DTTS) đặc biệt khó khăn, cho vay hộ đồng bào DTTS nghèo, đặc biệt khó khăn theo Quyết định số 755/QĐ-TTg , cho vay trồng rừng sản xuất, phát triển chăn nuôi theo Nghị định số 75/2015/NĐ-CP , cho vay hộ DTTS theo Quyết định số 2085/QĐ-TTg , cho vay vùng dân tộc thiểu số và miền núi theo Nghị định số 28/2022/NĐ-CP , cho vay hộ gia đình sản xuất kinh doanh tại vùng khó khăn, cho vay thương nhân hoạt động thương mại tại vùng khó khăn: Trong giai đoạn 2016 - 2022, có 55.458 khách hàng đã được vay vốn với số tiền là 2.280 tỷ đồng. Doanh số thu nợ là 1.576 tỷ đồng. Dư nợ đến 31/12/2022 đạt 1.227 tỷ đồng/28.501 khách hàng còn dư nợ, chiếm tỷ trọng 11,3%/tổng dư nợ, tăng so với năm 2015 là 703 tỷ đồng.

- Nhóm chương trình phục vụ hỗ trợ việc làm trong và ngoài nước gồm cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm, cho vay xuất khẩu lao động: Có 27.435 khách hàng vay vốn với số tiền 1.248 tỷ đồng trong giai đoạn 2016 - 2022. Doanh số thu nợ là 694 tỷ đồng. Dư nợ đến 31/12/2022 đạt 731 tỷ đồng/15.342 khách hàng còn dư nợ, chiếm tỷ trọng 6,7%/tổng dư nợ, tăng so với năm 2015 là 553 tỷ đồng.

- Nhóm chương trình phục vụ giải quyết một phần nhu cầu thiết yếu trong đời sống gồm cho vay hộ nghèo làm nhà ở, cho vay xây nhà phòng chống bão lụt, cho vay nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn, cho vay Học sinh, sinh viên trang trải chi phí học tập theo Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg ngày 27/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ, cho vay Học sinh sinh viên mua máy tính, thiết bị học tập trực tuyến, cho vay nhà ở xã hội. Lũy kế doanh số cho vay trong giai đoạn là 3.623 tỷ đồng với hơn 180 ngàn khách hàng được vay vốn. Doanh số thu nợ là 3.552 tỷ đồng. Dư nợ đến 31/12/2022 đạt 2.459 tỷ đồng/hơn 113 ngàn khách hàng còn dư nợ, chiếm tỷ trọng 22,6%/tổng dư nợ, tăng so với năm 2015 là 63 tỷ đồng.

2.3. Chất lượng tín dụng

Trong giai đoạn 2016 - 2022, cùng với tăng trưởng quy mô tín dụng, chất lượng tín dụng là vấn đề được chi nhánh thường xuyên quan tâm. Chất lượng tín dụng không ngừng được nâng cao hàng năm, đa số khách hàng chấp hành trả nợ và lãi đúng hạn, tỷ lệ thu lãi, tỷ lệ thu hồi nợ gốc đến hạn luôn đạt trên 99%; Nợ quá hạn và nợ khoanh tại thời điểm 31/12/2022 là 17.957 triệu đồng, giảm 5.414 triệu đồng so với năm 2015 (tỷ lệ nợ quá hạn và nợ khoanh giảm từ 0,36% năm 2015 xuống còn 0,17% năm 2022). Trong đó, nợ quá hạn là 5.435 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 0,05% tổng dư nợ, giảm 7.700 triệu đồng, tỷ lệ giảm 0,15% so với cuối năm 2015; nợ khoanh 12.522 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 0,12% tổng dư nợ.

2.4. Hiệu quả đầu tư từ các chương trình tín dụng chính sách góp phần thực hiện các mục tiêu Quốc gia trên địa bàn

Tín dụng chính sách đã góp phần giúp giải quyết các vấn đề căn bản, thiết yếu trong cuộc sống của người nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn tỉnh Nghệ An; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ tại vùng nghèo, vùng ĐB DTTS & MN, góp phần thực hiện mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững, đảm bảo an sinh xã hội, xây dựng nông thôn mới và phát triển kinh tế - xã hội vùng ĐB DTTS&MN của tỉnh.

Giai đoạn 2016 - 2022, tín dụng chính sách đã cho vay gần 541 ngàn lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách đầu tư sản xuất, cải thiện đời sống. Trong đó, thu hút, tạo việc làm ổn định cho 28 ngàn lao động trong và ngoài nước; hơn 47 ngàn hộ gia đình kinh doanh tại vùng khó khăn có vốn đầu tư sản xuất kinh doanh; gần 10,5 ngàn hộ nghèo được vay vốn để xây dựng nhà ở kiên cố, xóa bỏ tình trạng nhà tạm bợ, dột nát; 803 khách hàng là đối tượng chính sách có thu nhập thấp được tiếp cận nguồn vốn để xây mới, cải tạo, sửa chữa nhà để ở ổn định cuộc sống...

Với kết quả đó, tín dụng chính sách đã góp phần quan trọng thực hiện các mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới và phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

- Về công tác giảm nghèo

Giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2022, Chi nhánh NHCSXH tỉnh Nghệ An đã cho vay đối với hộ nghèo để đầu tư sản xuất, kinh doanh đạt 2.979 tỷ đồng cho gần 79 ngàn lượt hộ. Đồng thời triển khai cho vay các chương trình cho vay phát triển sản xuất đối với nhóm hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo góp phần hỗ trợ, thúc đẩy nhóm đối tượng này phát triển kinh tế, giảm thiểu tái nghèo với 9.198 tỷ đồng cho 197 ngàn hộ.

Có thể nói, đối với công tác giảm nghèo, tín dụng chính sách đầu tư khá toàn diện và đồng bộ, trở thành một công cụ quan trọng để thực hiện thành công mục tiêu giảm nghèo bền vững của địa phương. Kể từ năm 2016, đã có trên 172 ngàn lượt hộ vay tín dụng chính sách thoát nghèo(7), từ đó góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân 1,74%/năm trong giai đoạn 2016 - 2021, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 12,1% năm 2016 xuống còn 2,74% năm 2021. Còn theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022 - 2025, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 7,8% đầu năm 2022 xuống còn 6,41% cuối năm 2022, tỷ lệ hộ cận nghèo giảm từ 6,59% xuống còn 6,2%(8).

- Về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Giai đoạn 2016 - 2022, Chi nhánh NHCSXH đã tập trung tranh thủ nguồn vốn Trung ương, tham mưu tăng cường sự hỗ trợ của địa phương để ưu tiên nguồn vốn cho các huyện nghèo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Doanh số cho vay tại các huyện vùng miền núi trong giai đoạn đạt 9.790 tỷ đồng, chiếm 50% doanh số cho vay toàn tỉnh, với hơn 265 ngàn khách hàng được vay vốn. Trong đó, đã có hơn 110 ngàn lượt hộ DTTS được vay vốn với số tiền lên đến 4.565 tỷ đồng.

Có thể nói, tín dụng chính sách xã hội đã có sự tác động toàn diện đến đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào DTTS, đồng thời thúc đẩy sự phát triển KT-XH tại các vùng nghèo, vùng DTTS, vùng đặc biệt khó khăn, góp phần củng cố khối đại đoàn kết dân tộc, đảm bảo an ninh trật tự và ổn định chính trị.

- Về xây dựng nông thôn mới

Vốn tín dụng được đầu tư cho 460 xã, phường, thị trấn trong toàn tỉnh, trong đó chi nhánh đã bám sát mục tiêu xây dựng nông thôn mới của các địa phương để đầu tư trọng điểm một số chương trình, góp phần thực hiện tốt các mục tiêu như cho vay nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn để người dân xây dựng các công trình nước sạch, công trình vệ sinh đạt tiêu chuẩn, cho vay sản xuất để hỗ trợ giảm nghèo, việc làm, giáo dục đào tạo... Trong đó, chương trình cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn có vai trò quan trọng giúp địa phương hoàn thành một số tiêu chí liên quan, đặc biệt là góp phần nâng cao tỷ lệ người dân được sử dụng nước sạch và công trình vệ sinh đạt tiêu chuẩn. Giai đoạn 2016 - 2022, nguồn vốn tín dụng chính sách đã đáp ứng kịp thời nhu cầu nguồn vốn các chương trình tín dụng tại 309 xã về đích nông thôn mới với doanh số cho vay 13.005 tỷ đồng, chiếm hơn 67% tổng doanh số cho vay, với 362 nghìn khách hàng vay vốn; trong đó, có hơn 148 ngàn hộ gia đình vay vốn chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường để xây dựng trên 148 ngàn công trình nước sạch và gần 142 ngàn công trình vệ sinh đạt tiêu chuẩn, nâng cao điều kiện sống và cải thiện môi trường tại các xã đạt chuẩn nông thôn mới.

2.5. Khó khăn, hạn chế

Thứ nhất, mặc dù nguồn vốn thực hiện các chương trình tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn khá lớn nhưng chưa thể đáp ứng được nhu cầu thực tế của người nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn. Đặc biệt một số chương trình có nhu cầu lớn như chương trình cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm, cho vay nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn. Cụ thể: giai đoạn 2016 - 2022 chương trình cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm mới đáp ứng được 567 tỷ đồng/1.060 tỷ đồng (đạt tỷ lệ 53,49%); chương trình nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn 640 tỷ đồng/955 tỷ đồng (tỷ lệ 67,02%). Năm 2023, tổng nhu cầu chương trình hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm là 1.025 tỷ đồng nhưng mới đáp ứng được 72 tỷ đồng (trong đó: 37 tỷ đồng nguồn vốn ủy thác địa phương và vốn Trung ương đối ứng 35 tỷ đồng).

Thứ hai, nguồn vốn ngân sách địa phương có sự tăng trưởng đều hàng năm nhưng tỷ trọng trong tổng nguồn vốn vẫn còn khiêm tốn. Hiện nay nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác qua NHCSXH mới chỉ đạt 251 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 2,3%/tổng nguồn vốn, thấp hơn nhiều so với bình quân chung toàn quốc (10%), xếp thứ 57/63 tỉnh thành trong cả nước.

Thứ ba, một bộ phận người nghèo và các đối tượng chính sách khác tuy đã thoát nghèo nhưng sử dụng vốn vay chưa phát huy hiệu quả cao, thu nhập chưa ổn định...dẫn đến chưa thoát nghèo bền vững, có nguy cơ tái nghèo cao.

2.6. Nguyên nhân của khó khăn, hạn chế

Thứ nhất, Nghệ An đang là một tỉnh nghèo, dân số đông, trong đó dân số sinh sống ở vùng miền núi chiếm 41%/tổng dân số của tỉnh; tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo còn cao, do đó các đối tượng thụ hưởng chính sách tín dụng ưu đãi trên địa bàn còn nhiều. Mặc dù hiện nay, tổng nguồn vốn tín dụng chính sách được Trung ương và địa phương bố trí khá lớn nhưng chưa thể đáp ứng được nhu cầu vay vốn của các đối tượng chính sách.

Thứ hai, điều kiện của tỉnh còn rất khó khăn nên việc cân đối dành nguồn ngân sách địa phương để ủy thác cho vay qua NHCSXH còn rất hạn chế, chiếm tỷ trọng thấp so với yêu cầu và mặt bằng chung của toàn quốc.

Thứ ba, Nghệ An là tỉnh thường xuyên hứng chịu nhiều thiên tai như rét hại, lũ lụt, sạt lở đất, dịch bệnh trên gia súc, gia cầm.... Trong khi đó mục đích vay vốn ưu đãi của khách hàng chủ yếu phục vụ trồng trọt và chăn nuôi, đây là những đối tượng dễ gặp rủi ro bởi thiên tai nhất. Điều này gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của người nghèo và các đối tượng chính sách. Ngoài ra, việc phối hợp, lồng ghép giữa hoạt động tín dụng chính sách với các hoạt động khuyến công, khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, chuyển giao công nghệ... của các tổ chức, các đơn vị sự nghiệp, các doanh nghiệp, các tổ chức chính trị - xã hội tại một số nơi chưa đồng bộ dẫn đến chưa phát huy được tối đa hiệu quả sử dụng vốn của người vay.

II. CÁC CĂN CỨ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

- Luật Ngân sách Nhà nước ngày 25/06/2015.

- Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội.

- Kết luận số 06-KL/TW ngày 10/06/2021 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tiếp tục thực hiện chỉ thị 40-CT/TW ngày 22/11/2014.

- Các Nghị định của Chính phủ: số 78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác; số 61/2015/NĐ-CP ngày 09/07/2015 quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và quỹ quốc gia về việc làm; số 74/2019/NĐ-CP ngày 23/09/2019 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 61/2015/NĐ-CP .

- Các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ: số 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025; số 90/QĐ-TTg ngày 18/01/2022 về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025; số 263/QĐ-TTg ngày 22/02/2022 về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025; số 05/QĐ-TTg ngày 04/01/2023 về việc phê duyệt chiến lược phát triển Ngân hàng Chính sách xã hội đến năm 2030; số 1630/QĐ-TTg ngày 28/09/2021 ban hành kế hoạch triển khai Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội và Kết luận số 06-KL/TW ngày 10/06/2021 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW.

- Thông tư số 11/2017/TT-BTC ngày 08/02/2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về quản lý và sử dụng nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội để cho vay người nghèo và các đối tượng chính sách khác.

- Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Nghệ An lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 – 2025.

- Chỉ thị số 29-CT/TU ngày 17/06/2015 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn.

- Quyết định số 69/2017/QĐ-UBND ngày 02/11/2017 của UBND tỉnh về việc ban hành quy chế quản lý và sử dụng nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác qua NHCSXH để cho vay đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn tỉnh.

III. SỰ CẦN THIẾT BAN HÀNH ĐỀ ÁN

Kết quả đạt được trong thời gian qua khẳng định tín dụng chính sách xã hội đã có được những thành tựu nổi bật, tập trung huy động được các nguồn lực tài chính để tạo lập nguồn vốn và tổ chức thực hiện cho vay hiệu quả đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác, được xem là điểm sáng và là một trong những trụ cột trong hệ thống các chính sách giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội.

Trong giai đoạn 2020-2025, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đặt ra mục tiêu có 11 huyện được công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng, đạt chuẩn nông thôn mới (trong đó có 1 huyện đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu), 82% số xã đạt chuẩn nông thôn mới (trong đó có 20% số xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 5% số xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu), phấn đấu tỷ lệ hộ nghèo đa chiều giảm bình quân 1% - 1,5%/năm trong đó vùng miền núi 2-3%, bình quân hàng năm giải quyết việc làm cho khoảng 37 - 38 ngàn lao động(9). Đồng thời, Nghị quyết đại hội đại biểu đảng bộ tỉnh đã đặt ra giải pháp trọng tâm là thực hiện có hiệu quả chương trình giảm nghèo, gắn phát triển kinh tế với giảm nghèo bền vững.

Bên cạnh đó, dịch bệnh Covid-19 vừa qua ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động, sản xuất kinh doanh, việc làm của người dân. Điều này đặt ra những thách thức trong chỉ đạo, thực hiện công tác giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, phát triển KT-XH vùng ĐB DTTS & MN. Mặt khác, với xu thế đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp, sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị, đầu tư sản phẩm OCOP phát huy thế mạnh vùng miền đòi hỏi nguồn vốn đầu tư lớn. Do đó, cần tăng cường nguồn vốn, tăng khả năng tiếp cận nguồn vốn ưu đãi để người nghèo và các đối tượng chính sách khác có nguồn vốn duy trì, mở rộng sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, nâng cao thu nhập, thoát nghèo bền vững, góp phần nâng cao các tiêu chí xây dựng nông thôn mới, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ vùng dân tộc thiểu số và miền núi.

Quyết định số 05/QĐ-TTg ngày 04/01/2023 của Thủ tướng Chính phủ về Chiến lược phát triển NHCSXH đến năm 2030 đã đặt ra một vấn đề cấp bách về việc thực hiện nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác qua NHCSXH, cụ thể: “Hằng năm, ngân sách địa phương ủy thác nguồn vốn để cho vay người nghèo và các đối tượng chính sách khác chiếm khoảng 15-20% tăng trưởng dư nợ tín dụng chung của NHCSXH” (Dự kiến năm 2023 từ 210-280 tỷ đồng; năm 2024 từ 203-270 tỷ đồng; năm 2025 từ 227-302 tỷ đồng) và “đến năm 2030, nguồn vốn ủy thác từ ngân sách địa phương chiếm 15% tổng nguồn vốn” (tương đương khoảng 3.000 tỷ đồng). Điều này là vô cùng khó khăn bởi hiện nay nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác qua NHCSXH mới chỉ chiếm tỷ trọng 2,3%/tổng nguồn vốn (tương ứng 251 tỷ đồng).

Chính vì vậy, việc ban hành đề án “Đầu tư tín dụng chính sách cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2023 - 2025” là cần thiết nhằm tăng cường nguồn vốn cho vay người nghèo và các đối tượng chính sách khác để góp phần thực hiện hiệu quả các mục tiêu quốc gia và nhiệm vụ phát triển KT-XH giai đoạn 2020 - 2025 theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ XIX của tỉnh và thực hiện tốt nhiệm vụ chiến lược phát triển NHCSXH đến năm 2030.

PHẦN II

MỤC TIÊU, NỘI DUNG, NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

- Đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu vốn phục vụ sản xuất kinh doanh, tạo việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác; góp phần thực hiện hiệu quả mục tiêu phát triển kinh tế xã hội theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh giai đoạn 2020 - 2025 và các chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới và phát triển KT-XH vùng ĐB DTTS & MN.

- Từng bước thực hiện hoàn thành chỉ tiêu tăng trưởng nguồn vốn ủy thác từ ngân sách địa phương theo Quyết định số 05/QĐ-TTg ngày 04/01/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chiến lược phát triển Ngân hàng Chính sách xã hội đến năm 2030.

2. Mục tiêu cụ thể

- Huy động nguồn vốn 11.344 tỷ đồng (bao gồm 3.860 tỷ đồng nguồn vốn từ Trung ương, 400 tỷ đồng nguồn vốn ngân sách địa phương (Ngân sách tỉnh 340 tỷ đồng, Ngân sách huyện 60 tỷ đồng), 7.084 tỷ đồng nguồn vốn thu hồi nợ đến hạn cho quay vòng) nhằm đảm bảo người nghèo và các đối tượng chính sách khác có nhu cầu, đủ điều kiện trong giai đoạn 2023 - 2025 được vay vốn (Có chi tiết các chương trình theo phụ lục 08 đính kèm)

- Nhận ủy thác từ Ngân sách địa phương giai đoạn 2023 - 2025 là 400 tỷ đồng. Đến năm 2025, tăng trưởng nguồn ngân sách địa phương chiếm khoảng 11,26% tăng trưởng dư nợ chung và số dư lũy kế chiếm 4,3% tổng nguồn vốn.

II. NỘI DUNG, NHIỆM VỤ ĐỀ ÁN

1. Kế hoạch bố trí nguồn vốn

Theo số liệu khảo sát, nhu cầu vay vốn giai đoạn 2023 - 2025 là 13.503 tỷ đồng. Dự kiến bố trí nguồn vốn cho vay là 11.344 tỷ đồng (vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu vay vốn tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm hằng năm, số thiếu hụt, chưa đáp ứng được 2.159 tỷ đồng), trong đó: vốn tăng trưởng trong 3 năm là 4.260 tỷ đồng, bao gồm: nguồn vốn tăng trưởng từ Trung ương là 3.860 tỷ đồng, nguồn vốn tăng trưởng địa phương là 400 tỷ đồng (Ngân sách tỉnh 340 tỷ đồng, Ngân sách huyện 60 tỷ đồng), nguồn vốn thu hồi nợ cho vay quay vòng 7.084 tỷ đồng, cụ thể:

- Năm 2023: tổng nhu cầu 4.403 tỷ đồng, dự kiến bố trí nguồn đáp ứng cho vay 3.470 tỷ đồng. Trong đó:

+ Nguồn vốn tăng trưởng là 1.400 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng 12,9%, bao gồm: nguồn tăng trưởng từ TW là 1.300 tỷ đồng/tỷ lệ 92,86%, nguồn vốn tăng trưởng từ ngân sách địa phương là 100 tỷ đồng/tỷ lệ 7,14% (Ngân sách tỉnh 85 tỷ đồng, ngân sách huyện 15 tỷ đồng).

+ Nguồn thu hồi nợ cho vay quay vòng 2.070 tỷ đồng.

- Năm 2024: tổng nhu cầu 4.500 tỷ đồng, dự kiến bố trí nguồn đáp ứng cho vay 3.757 tỷ đồng. Trong đó:

+ Nguồn vốn tăng trưởng là 1.350 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng 11%, bao gồm: nguồn TW là 1.220 tỷ đồng/tỷ lệ 90,37%, nguồn vốn tăng trưởng từ ngân sách địa phương là 130 tỷ đồng/tỷ lệ 9,63% (Ngân sách tỉnh 110 tỷ đồng, ngân sách huyện 20 tỷ đồng).

+ Nguồn thu hồi nợ cho vay quay vòng 2.407 tỷ đồng.

- Năm 2025: tổng nhu cầu 4.600 tỷ đồng, dự kiến bố trí nguồn đáp ứng cho vay 4.117 tỷ đồng. Trong đó:

+ Nguồn vốn tăng trưởng là 1.510 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng 11,09%, bao gồm: nguồn TW là 1.340 tỷ đồng/tỷ lệ 88,74%, nguồn vốn tăng trưởng từ ngân sách địa phương là 170 tỷ đồng/tỷ lệ 11,26% (Ngân sách tỉnh 145 tỷ đồng, ngân sách huyện 25 tỷ đồng).

+ Nguồn thu hồi nợ cho vay quay vòng 2.607 tỷ đồng.

Đến 31/12/2025, tổng nguồn vốn dự kiến đạt 15.126 tỷ đồng, trong đó: nguồn vốn TW 14.475 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 95,7% tổng nguồn vốn; nguồn vốn ngân sách địa phương 651 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 4,3% tổng nguồn vốn.

Bảng 2.1: KẾ HOẠCH NGUỒN VỐN

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu

Năm 2023

Năm 2024

Năm 2025

Tổng

Số vốn tăng trưởng

Tỷ lệ tăng trưởng (%)

Tổng Nguồn vốn

Tỷ lệ vốn/ tổng NV (%)

Số vốn tăng trưởng

Tỷ lệ tăng trưởng (%)

Tổng Nguồn vốn

Tỷ lệ vốn/ tổng NV (%)

Số vốn tăng trưởng

Tỷ lệ tăng trưởng (%)

Tổng Nguồn vốn

Tỷ lệ vốn/ tổng NV (%)

Số tiền

A. Tổng nhu cầu vốn

4.403

4.500

4.600

13.503

B. Bố trí nguồn vốn cho vay

3.470

3.757

4.117

11.344

1. Nguồn vốn bổ sung

1.400

100

2.266

100

1.350

100

13.616

100

1.510

100

15.126

100

4.260

a. Nguồn vốn bổ sung từ TW

1.300

92,86

1.915

97,14

1.220

90,37

13.135

96,47

1.340

88,74

14.475

95,70

3.860

b. Nguồn NSĐP bổ sung, trong đó

100

7,14

351

2,86

130

9,63

481

3,53

170

11,26

651

4,30

400

- Nguồn ngân sách tỉnh

85

6,07

265

2,16

110

8,15

375

2,75

145

9,60

520

3,43

340

- Nguồn ngân sách huyện

15

1,07

86

0,70

20

1,48

106

0,78

25

1,66

131

0,87

60

2. Nguồn vốn thu hồi cho quay vòng

2.070

2.407

2.607

7.084

C. Số vốn còn thiếu

933

743

483

2. Kế hoạch thực hiện cho vay

2.1. Phạm vi thực hiện: Toàn tỉnh

2.2. Đối tượng thụ hưởng: Người nghèo và các đối tượng chính sách khác theo Điều 2 Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác.

2.3. Mục đích sử dụng vốn, mức cho vay, thời hạn cho vay, quy trình, thủ tục cho vay và xử lý nợ bị rủi ro

- Đối với khoản vay từ nguồn vốn Trung ương: Thực hiện theo quy định của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ cho vay hiện hành của Ngân hàng Chính sách xã hội.

- Đối với khoản vay từ nguồn nhận ủy thác địa phương: Thực hiện theo quy chế quản lý và sử dụng nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác qua NHCSXH để cho vay đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn tỉnh Nghệ An ban hành kèm theo Quyết định số 69/2017/QĐ-UBND ngày 02/11/2017 của UBND tỉnh.

III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

1. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và chính quyền các cấp đối với tín dụng chính sách xã hội

Tiếp tục thực hiện tốt Chỉ thị số 40-CT/TW, Két luận số 06-KL/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng và các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ: số 1630/QĐ-TTg ngày 28/9/2021, số 05/QĐ-TTg ngày 04/01/2023.

Tập trung triển khai thực hiện tốt Chỉ thị số 29-CT/TU ngày 17/6/2015 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Kế hoạch số 802/KH-UBND ngày 23/12/2021 của UBND tỉnh, Công văn số 2632/UBND-KT ngày 11/4/2023 của UBND tỉnh về việc triển khai Quyết định số 05/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Chiến lược phát triển NHCSXH; coi đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt để thực hiện tốt mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững, thực hiện an sinh xã hội, phát triển vùng dân tộc thiểu số và miền núi và xây dựng nông thôn mới; tiếp tục ưu tiên bố trí nguồn vốn ngân sách ủy thác qua NHCSXH để cho vay đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác; hỗ trợ, tạo điều kiện về cơ sở vật chất và các điều kiện cần thiết khác cho NHCSXH hoạt động thuận lợi, triển khai thực hiện tốt tín dụng chính sách.

Chủ động xây dựng chương trình, dự án, gắn kết giữa đầu tư các mô hình kinh tế với nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội; đẩy mạnh hoạt động khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, chuyển giao công nghệ, tiêu thụ sản phẩm để nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách xã hội; thường xuyên điều tra, rà soát, thống kê xác nhận hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác để tạo điều kiện cho các đối tượng được vay vốn kịp thời đúng đối tượng.

Rà soát, nghiên cứu sửa đổi bổ sung các chính sách do địa phương ban hành gắn với nguồn vốn tín dụng Chính sách xã hội để bổ sung nguồn vốn ủy thác, cho vay.

2. Tập trung huy động, đa dạng hóa nguồn vốn

Tiếp tục xác định nguồn vốn cân đối từ Ngân hàng Chính sách xã hội Trung ương là chủ yếu, giữ vai trò chủ đạo, chi phối nguồn lực cho vay đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác. Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh chủ động báo cáo, tham mưu trình Ngân hàng Chính sách xã hội Trung ương cân đối cấp nguồn vốn đảm bảo đáp ứng cơ bản nhu cầu vốn trên địa bàn.

Tập trung cải thiện cơ cấu nguồn vốn theo hướng tăng dần tỷ trọng các loại nguồn vốn huy động tại địa phương, cụ thể: Tăng cường nguồn vốn từ ngân sách địa phương; tập trung các nguồn vốn tín dụng chính sách có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước, nguồn vốn có tính chất từ thiện và các nguồn vốn hợp pháp khác bổ sung vào nguồn vốn Ngân hàng Chính sách xã hội; tổ chức các cuộc vận động vì người nghèo đến các tổ chức xã hội, doanh nghiệp và các cá nhân để huy động bổ sung nguồn vốn, khuyến khích các tổ chức tài chính, các tập đoàn kinh tế... đóng góp vào nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội để cho vay các đối tượng chính sách trên địa bàn.

3. Triển khai thực hiện tốt các chương trình tín dụng chính sách xã hội

Chi nhánh NHCSXH phối hợp chặt chẽ với các sở, ban ngành, UBND huyện, thành phố, thị xã, các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác thực hiện hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách.

Tham mưu cho UBND cùng cấp chỉ đạo các đơn vị liên quan rà soát bổ sung đối tượng thụ hưởng các chương trình tín dụng chính sách đảm bảo vốn đến với người vay kịp thời, hiệu quả.

Thực hiện nghiêm túc quy trình bình xét cho vay, đảm bảo đúng đối tượng; đồng thời có sự phối hợp giữa NHCSXH với các cơ quan chức năng về việc hướng dẫn cách thức làm ăn, chuyển giao khoa học - kỹ thuật cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác, giúp người vay sử dụng vốn vay đúng mục đích, có hiệu quả.

Tăng cường công tác tập huấn, chuyển giao công nghệ, khoa học kỹ thuật, lồng ghép việc sử dụng vốn tín dụng chính sách với các mô hình sản xuất kinh doanh đảm bảo hiệu quả...

Kiểm soát tốt chất lượng cho vay, nâng cao tỷ lệ thu nợ gốc đến hạn để tận dụng tối đa nguồn vốn cho vay quay vòng, đáp ứng một phần nhu cầu vay vốn của người nghèo và các đối tượng chính sách trên địa bàn.

Các tổ chức chính trị xã hội nhận ủy thác chủ trì, phối hợp với chính quyền địa phương triển khai việc tổ chức bình xét vay đảm bảo đúng đối tượng, dân chủ, công khai, minh bạch và phối hợp với NHCSXH để hoàn thiện hồ sơ, giải ngân kịp thời, đúng quy định.

Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của Ban đại diện Hội đồng quản trị các cấp, phát huy vai trò của kiểm tra kiểm soát nội bộ đối với hoạt động của NHCSXH; đổi mới phương pháp và kỹ năng kiểm tra, kiểm soát phù hợp với hoạt động tín dụng chính sách, gắn hiệu quả hoạt động kiểm tra, giám sát với việc nâng cao khả năng cảnh báo sớm đối với những rủi ro tiềm ẩn trong thực hiện tín dụng chính sách trên địa bàn.

Phát huy vai trò giám sát của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội trong thực hiện tín dụng chính sách; vai trò chủ thể của người dân trong giám sát cộng đồng; các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác tăng cường kiểm tra, giám sát tổ chức Hội, đoàn thể cấp dưới; nâng cao chất lượng kiểm tra việc sử dụng vốn vay và giám sát hoạt động của Tổ tiết kiệm và vay vốn.

4. Thực hiện công tác truyền thông và tổ chức sơ kết, tổng kết

4.1. Đẩy mạnh công tác truyền thông

Các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị xã hội, phải thường xuyên thông tin, tuyên truyền để nâng cao nhận thức cho người dân về hoạt động tín dụng chính sách. Tiếp tục tuyên truyền, phổ biến về chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước về chính sách tín dụng ưu đãi cũng như hiệu quả từ nguồn vốn của các chương trình tín dụng chính sách, các mô hình làm ăn điển hình, phổ biến sâu rộng đến các tầng lớp nhân dân. Động viên, khích lệ phát huy tinh thần chủ động, trách nhiệm, tạo tâm lý tự tin, ý chí thoát nghèo để người nghèo, các đối tượng chính sách khác mạnh dạn tiếp cận nguồn vốn tín dụng ưu đãi, nâng cao ý thức trách nhiệm trong sử dụng vốn, hoàn trả vốn vay.

4.2. Tổ chức sơ kết, tổng kết

Tổ chức sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ thực hiện trên địa bàn để phát huy kết quả đạt được, các nhân tố tích cực và hạn chế tồn tại, khắc phục khó khăn, vướng mắc, gắn với công tác thi đua khen thưởng nhằm động viên, khuyến khích các tổ chức, cá nhân làm tốt trong việc thực hiện tín dụng chính sách.

PHẦN III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

I. LỘ TRÌNH THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

1. Hằng năm, tổ chức sơ kết thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của đề án.

2. Cuối năm 2025 tổ chức thực hiện tổng kết đề án.

II. PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM

1. Sở Tài chính

- Hàng năm, chủ trì phối hợp với các đơn vị có liên quan tham mưu cho UBND tỉnh để ưu tiên cân đối, bố trí nguồn ngân sách địa phương ủy thác sang NHCSXH để cho vay người nghèo và các đối tượng chính sách khác đảm bảo giai đoạn 2023 - 2025, bố trí đủ nguồn vốn ngân sách địa phương theo mục tiêu Đề án.

- Kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn tại NHCSXH theo quy chế quản lý và sử dụng nguồn vốn ngân sách địa phương.

2. Sở Lao động Thương binh và Xã hội

Tham mưu chỉ đạo công tác rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hàng năm; phối hợp với NHCSXH trong việc xác định đối tượng, nhu cầu vay vốn giải quyết việc làm hàng năm.

3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Phối hợp lồng ghép có hiệu quả hoạt động khuyến nông, khuyến lâm; phổ biến, nâng cao kiến thức về sản xuất nông nghiệp; khuyến khích người vay tham gia các mô hình liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm; hỗ trợ các mô hình, chương trình, dự án về phát triển nông nghiệp nông thôn, chương trình mỗi xã một sản phẩm... với hoạt động cho vay vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư tín dụng chính sách xã hội.

5. Sở Thông tin và Truyền thông

Chỉ đạo các cơ quan truyền thông tăng cường công tác tuyên truyền về các hoạt động tín dụng chính sách, nêu gương và nhân rộng các điển hình sử dụng vốn hiệu quả.

6. Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Nghệ An

Thực hiện chức năng quản lý nhà nước theo thẩm quyền và quy định của pháp luật, tăng cường công tác giám sát, thanh tra đối với hoạt động của NHCSXH trên địa bàn.

7. Ban Dân tộc tỉnh

- Chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo rà soát và phê duyệt đối tượng thụ hưởng các chương trình tín dụng chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

- Triển khai hiệu quả các dự án, tiểu dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021-2025 để đầu tư tín dụng chính sách cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số miền núi phát triển kinh tế hộ gia đình.

8. Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh

- Tiếp nhận, quản lý và sử dụng nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác đảm bảo đúng quy định của pháp luật và Quy chế quản lý và sử dụng nguồn vốn ngân sách địa phương ban hành kèm theo Quyết định số 69/2017/QĐ-UBND ngày 02/11/2017.

- Phối hợp với các tổ chức chính trị xã hội, chính quyền địa phương triển khai cho vay kịp thời, đúng đối tượng; kiểm soát, nâng cao chất lượng tín dụng, đảm bảo phát huy tốt hiệu quả nguồn vốn.

- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn lồng ghép có hiệu quả giữa hoạt động cho vay vốn với các hoạt động khuyến nông, khuyến lâm, liên kết tiêu thụ sản phẩm; hỗ trợ các mô hình, chương trình dự án về phát triển nông nghiệp nông thôn, dự án sản xuất theo chuỗi liên kết... nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tạo sinh kế bền vững cho người dân.

- Chủ động báo cáo NHCSXH Trung ương cân đối, bố trí nguồn vốn kịp thời, đảm bảo thực hiện thành công mục tiêu Đề án.

- Kịp thời báo cáo, đề xuất giải pháp, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, xử lý rủi ro cho người vay theo quy định.

- Tham mưu UBND tỉnh tổ chức sơ kết, tổng kết thực hiện Đề án.

9. Đề nghị Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh

- Hướng dẫn Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp trên địa bàn tỉnh phối hợp chặt chẽ với NHCSXH đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền về tín dụng chính sách xã hội để người dân và các đối tượng thụ hưởng hiểu rõ chủ trương, chính sách, mạnh dạn vay vốn, đầu tư sản xuất kinh doanh, tạo sinh kế, tạo việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống, thực hiện tốt trách nhiệm trong việc sử dụng vốn đúng mục đích, trả nợ, trả lãi đầy đủ, đúng hạn.

- Phát huy chức năng giám sát của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân đối với việc thực hiện các hoạt động tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn tỉnh.

- Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các tổ chức chính trị - xã hội các cấp thực hiện có hiệu quả hoạt động ủy thác, đảm bảo quản lý tốt hoạt động tín dụng chính sách xã hội; chú trọng làm tốt công tác nhận diện, bình xét, xác nhận đối tượng vay vốn đảm bảo công khai, dân chủ, đúng đối tượng; hướng dẫn đôn đốc người vay sử dụng vốn đúng mục đích; thường xuyên kiểm tra, nắm chắc tình hình sử dụng vốn của người vay. Xây dựng, lồng ghép mô hình, chương trình, dự án hỗ trợ Đoàn viên, hội viên phát triển kinh tế với việc sử dụng có hiệu quả nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội; nhân rộng các mô hình giảm nghèo bền vững, góp phần đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu trên địa bàn tỉnh.

10. UBND các huyện, thị xã, thành phố

- Hàng năm, trên cơ sở chỉ tiêu được UBND tỉnh giao trích ngân sách để ủy thác cho vay qua hệ thống NHCSXH, thực hiện cân đối, ưu tiên bố trí trong dự toán ngân sách địa phương trình HĐND cùng cấp quyết định và trích chuyển kinh phí ủy thác qua NHCSXH.

- Thường xuyên kiểm tra, giám sát, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình NHCSXH thực hiện đề án tại địa phương.

- Chỉ đạo các phòng, ban, ngành, UBND cấp xã, phường, thị trấn phối hợp chặt chẽ với NHCSXH trong quản lý, nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách xã hội tại địa phương; kịp thời điều tra, rà soát, xác nhận đối tượng thụ hưởng tín dụng chính sách xã hội làm cơ sở để NHCSXH cho vay; lồng ghép có hiệu quả việc triển khai thực hiện Đề án với việc thực hiện các chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn./.

PHỤ LỤC 01:

NGUỒN VỐN TÍN DỤNG CHÍNH SÁCH GIAI ĐOẠN 2016 - 2022

Đơn vị: tỷ đồng, %

TT

Các chỉ tiêu

2015

2016

2017

2018

2019

2020

2021

2022

Tăng so với 2015

Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2016 - 2022 (%)

Số tuyệt đối

Số tương đối (%)

I

Tổng nguồn vốn hoạt động

6.456

6.738

7.212

7.752

8.376

9.022

9.682

10.866

4.410

68,3

7,75

1

Nguồn vốn cân đối từ TW

6.381

6.650

7.104

7.625

8.219

8.838

9.467

10.615

4.234

66,4

7,57

2

Nguồn vốn nhận UT tại Địa phương

74,6

87,5

107,5

126,3

157,2

184,4

215,6

250,9

176

236,3

18,96

2.1

Ngân sách tỉnh ủy thác

65,6

73,7

88,7

100,5

114,4

130,8

151,4

172,9

107

163,6

2.2

Ngân sách huyện, xã ủy thác

9,0

13,8

18,8

25,2

36,1

46,2

56,7

68,0

59

655,6

2.3

Nhận ủy thác từ tổ chức khác

0,0

0,0

0,0

0,6

6,7

7,4

7,5

10,0

10

II

Dư nợ

6.456

6.729

7.200

7.744

8.361

9.008

9.671

10.866

4.410

68,3

7,75

PHỤ LỤC 02:

KẾT QUẢ CHO VAY CÁC CHƯƠNG TRÌNH TÍN DỤNG GIAI ĐOẠN 2016 - 2022

Đơn vị: Số hộ, triệu đồng

TT

Chương trình

Doanh số cho vay lũy kế 2016 - 2022

Doanh số thu nợ lũy kế 2016 - 2022

Dư nợ 31/12/2022

Số hộ còn dư nợ 31/12/2022

Số lượt khách hàng vay vốn

Trong đó, cho vay đối tượng là khách hàng người DTTS

Doanh số cho vay lũy kế 2016 - 2022

Doanh số thu nợ lũy kế 2016 - 2022

Dư nợ 31/12/2022

Số hộ còn dư nợ 31/12/2022

Số lượt khách hàng vay vốn

1

Cho vay ưu đãi hộ nghèo

2.979.485

3.461.926

1.398.515

30.083

78.758

1.431.121

1.359.180

759.459

18.226

33.549

2

Cho vay hộ cận nghèo

5.664.695

3.860.459

3.073.715

58.940

124.717

1.157.724

606.542

728.597

15.553

23.477

3

Cho vay hộ mới thoát nghèo

3.532.840

1.708.139

1.955.999

36.635

72.623

461.749

176.404

296.920

5.811

8.718

4

Cho vay HSSV - QĐ 157/2007

499.585

1.850.550

316.283

8.474

11.948

41.971

112.777

30.729

1.039

1.439

5

Cho vay NS&VSMTNT

2.498.467

1.454.807

1.563.370

87.748

148.708

216.775

106.231

151.193

8.583

11.938

6

Cho vay giải quyết việc làm

1.094.124

533.222

686.493

14.463

25.216

76.589

24.054

59.945

1.051

1.287

7

Cho vay xuất khẩu lao động

153.828

161.094

44.139

879

2.219

96.946

79.593

33.080

677

1.316

8

Cho vay hộ gia đình SXKD tại vùng khó khăn

2.000.991

1.445.152

1.026.448

23.517

47.076

663.553

398.320

420.575

9.822

13.893

9

Cho vay thương nhân vùng khó khăn

9.325

11.157

3.224

73

210

2.577

2.357

1.240

27

46

10

Cho vay nhà ở xã hội

277.439

30.201

247.238

750

803

15.020

2.149

12.871

48

50

11

Cho vay hộ nghèo về nhà ở

258.063

211.833

242.107

10.602

10.327

154.668

111.160

146.568

6.369

6.179

12

Cho vay làm chòi tránh lũ

2.460

1.423

5.721

425

164

1.065

381

1.989

138

70

13

Cho vay hộ DTTS ĐBKK

12.775

46.688

876

138

1.599

10.855

41.285

868

137

1.344

14

Cho vay hộ ĐBDTTS nghèo, đời sống khó khăn - QĐ 755/2013

5.925

17.768

322

26

395

5.235

12.630

312

25

347

15

Cho vay trồng rừng sản xuất, phát triển chăn nuôi - NĐ 75/2015/NĐ-CP

52.860

26.568

26.292

595

1.289

41.735

19.617

22.048

501

1.026

16

Cho vay đối với hộ GĐ và người nhiễm HIV, người SCNMT,...

740

740

0

0

27

100

100

0

0

4

17

Cho vay theo chương trình dự án phát triển lâm nghiệp (WB)

11.114

67.210

6.174

128

206

448

2.376

236

7

11

18

Cho vay hộ Dân tộc thiểu số theo QĐ 2085/QĐ-TTg

159.659

28.374

131.224

3.456

4.193

145.686

25.301

120.292

3.174

3.741

19

Cho vay người sử dụng lao động để trả lương ngừng việc, phục hồi sản xuất

21.985

21.120

864

2

117

0

0

0

0

0

20

Cho vay khác

23.424

14.892

9.282

202

585

165

165

0

0

7

21

Cho vay HSSV mua máy vi tính, thiết bị phục vụ học

86.930

2.700

84.230

5.214

8.694

7.303

165

8.183

639

1.047

22

Cho vay vùng dân tộc thiểu số và miền núi NĐ 28/2022/NĐ-CP

38.123

5

38.118

696

696

34.358

5

34.353

627

627

23

Cho vay cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học ngoài công lập

5.537

372

5.165

67

68

0

0

0

0

0

TỔNG CỘNG

19.390.372

14.956.398

10.865.798

283.113

540.638

4.565.643

3.080.792

2.829.458

72.454

110.116

PHỤ LỤC 02.1:

KẾT QUẢ CHO VAY CỦA CÁC HUYỆN GIAI ĐOẠN 2016 - 2022

Đơn vị: Triệu đồng, khách hàng

TT

Huyện

Doanh số cho vay lũy kế 2016 - 2022

Doanh số thu nợ lũy kế 2016 - 2022

Dư nợ 31/12/2022

Số lượt khách hàng vay vốn

I. Các huyện vùng miền núi

9.790.624

7.272.419

5.687.710

265.448

1

Nghĩa Đàn

897.086

656.185

553.730

24.033

2

Thanh Chương

1.514.467

1.265.501

756.642

38.377

3

Con Cuông

860.749

526.783

557.053

22.255

4

Tương Dương

873.210

631.797

513.555

24.128

5

Quỳ Châu

668.407

440.392

444.655

19.348

6

Kỳ Sơn

611.242

428.190

384.417

16.683

7

Anh Sơn

983.256

789.923

543.374

28.122

8

Tân Kỳ

1.035.307

819.876

556.423

27.055

9

Quế Phong

698.344

518.499

441.042

23.103

10

Quỳ Hợp

1.143.255

847.405

632.089

30.134

11

Thái Hòa

505.302

347.869

304.731

12.210

II. Các huyện vùng đồng bằng

9.599.748

7.683.979

5.178.088

275.190

1

Vinh

611.434

530.458

295.345

19.488

2

Đô Lương

1.032.589

818.431

571.089

30.230

3

Quỳnh Lưu

1.300.949

1.053916

713.069

40.524

4

Diễn Châu

1.554.577

1.315.967

823.327

45.309

5

Nghi Lộc

936.932

712.711

525.765

29.076

6

Nam Đàn

863.217

678.848

463.315

21.624

7

Yên Thành

1.490.842

1.242.177

792.741

44.476

8

Hưng Nguyên

686.652

474.760

404.947

16.894

9

Cửa Lò

512.231

402.689

211.026

11.332

10

Hoàng Mai

610.325

454.022

377.465

16.237

TỔNG CỘNG

19.390.372

14.956.398

10.865.798

540.638

PHỤ LỤC 03:

CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG GIAI ĐOẠN 2016 - 2022

Đơn vị: Triệu đồng, %

NĂM

2015

2016

2017

2018

2019

2020

2021

2022

Tăng giảm so với 2015

Số dư

Tỷ lệ

Số dư

Tỷ lệ

Số dư

Tỷ lệ

Số dư

Tỷ lệ

Số dư

Tỷ lệ

Số dư

Tỷ lệ

Số dư

Tỷ lệ

Số dư

Tỷ lệ

Số dư

Tỷ lệ

NỢ XẤU

23.371

0,36

28.745

0,43

31.132

0,43

33.348

0,43

28.842

0,34

24.565

0,27

20.784

0,22

17.957

0,17

-5.414

-0,19

Trong đó:

Nợ quá hạn

13.135

0,20

12.158

0,18

12.246

0,17

10.515

0,14

9.877

0,12

8.341

0,09

8.363

0,09

5.435

0,05

-7.700

-0,15

Nợ khoanh

10.236

0,16

16.587

0,25

18.886

0,26

22.833

0,29

18.965

0,23

16.224

0,18

12.421

0,13

12.522

0,12

2.286

-0,04

PHỤ LỤC 04:

HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ TÍN DỤNG CHÍNH SÁCH GIAI ĐOẠN 2016 - 2022

Đơn vị: khách hàng, lao động, nhà ở, công trình

TT

Chỉ tiêu thống kê

2016

2017

2018

2019

2020

2021

2022

Tổng giai đoạn 2016-2022

1

Số lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn từ NHCSXH

79.475

84.232

80.476

73.322

74.981

69.431

78.721

540.638

2

Số hộ vượt qua ngưỡng nghèo

19.386

26.370

26.485

27.380

26.684

22.028

23.817

172.150

3

Số HSSV có HCKK được vay vốn đi học

3.198

2.096

1.431

1.256

1.076

1.273

2.106

12.436

4

Số LĐ được tạo việc làm từ Quỹ QG về việc làm

1.761

2.194

2.499

3.514

3.176

4.409

8.299

25.852

5

Số lao động vay đi XKLĐ

226

229

301

343

461

285

374

2.219

6

Số công trình NS&VSMT được xây dựng

35.455

35.956

47.023

38.673

37.349

45.156

50.316

289.928

7

Số căn nhà được xây dựng cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách

1.860

3.881

1.567

1.340

2.109

206

331

11.294

Trong đó: - Nhà ở xã hội

0

0

51

70

145

206

331

803

- Nhà cho hộ nghèo, nhà phòng chống bão lụt...

1.860

3.881

1.516

1.270

1.964

0

0

10.491

PHỤ LỤC 05:

TỔNG HỢP VỐN GIAO MỘT SỐ CHƯƠNG TRÌNH GIAI ĐOẠN 2016 - 2022

Đơn vị: %, triệu đồng

TT

Chương trình

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

Năm 2021

Năm 2022

Tổng cộng

Kế hoạch xây dựng

TW giao

Kế hoạch xây dựng

TW giao

Kế hoạch xây dựng

TW giao

Kế hoạch xây dựng

TW giao

Kế hoạch xây dựng

TW giao

Kế hoạch xây dựng

TW giao

Kế hoạch xây dựng

TW giao

Kế hoạch xây dựng

TW giao

Tỷ lệ

1

Cho vay hộ nghèo

20.000

20.000

55.000

55.000

40.000

40.000

60.000

53.000

40.000

40.000

30.000

30.000

286.500

286.500

531.500

524.500

98,68

2

Cho vay hộ cận nghèo

220.000

150.000

200.000

200.000

220.000

190.000

180.000

116.000

125.000

125.000

156.000

156.000

270.000

270.000

1.371.000

1.207.000

88,04

3

Cho vay hộ mới thoát nghèo

280.000

130.000

180.000

150.000

150.000

130.000

170.000

106.000

150.000

150.000

175.000

175.000

100.000

100.000

1.205.000

941.000

78,09

4

Cho vay NS&VS MTNT

75.000

75.000

100.000

60.000

65.000

65.000

115.000

115.000

200.000

85.000

200.000

120.000

200.000

120.000

955.000

640.000

67,02

5

Cho vay giải quyết việc làm

10.000

0

20.000

0

50.000

20.000

80.000

44.000

70.000

25.000

100.000

38.000

730.000

440.000

1.060.000

567.000

53,49

6

Cho vay hộ gia đình SXKD tại vùng khó khăn

100.000

0

80.000

30.000

100.000

100.000

140.000

140.000

200.000

120.000

155.000

155.000

0

0

775.000

545.000

70,32

TỔNG CỘNG

705.000

375.000

635.000

495.000

625.000

545.000

745.000

574.000

785.000

545.000

816.000

674.000

1.586.500

1.216.500

5.897.500

4.424.500

75,02

PHỤ LỤC 06:

TỔNG HỢP NGUỒN VỐN THU HỒI CHO VAY QUAY VÒNG

Đơn vị: triệu đồng, %

STT

Năm

Nợ đến hạn các chương trình có thể cho vay quay vòng

Doanh số thu nợ các chương trình có thể cho vay quay vòng

Tỷ lệ doanh số thu nợ/nợ đến hạn x 100%

I

Kết quả giai đoạn 2016-2022

1

Năm 2016

1.299.989

1.894.385

146

2

Năm 2017

1.220.093

2.024.492

166

3

Năm 2018

1.498.950

2.039.198

136

4

Năm 2019

1.458.157

2.097.521

144

5

Năm 2020

1.499.494

2.287.894

153

6

Năm 2021

1.264.753

2.180.910

172

7

Năm 2022

1.030.612

2.007.199

195

Tỷ lệ bình quân

159

II

Dự kiến giai đoạn 2023 - 2025

1

Năm 2023

1.301.932

2.070.072

159

2

Năm 2024

1.513.896

2.407.095

159

3

Năm 2025

1.639.723

2.607.160

159

PHỤ LỤC 07:

BÁO CÁO NGUỒN CUNG ỨNG GIẢI NGÂN CÁC CHƯƠNG TRÌNH TÍN DỤNG GIAI ĐOẠN 2016 - 2022

Đơn vị tính: triệu đồng

STT

CHỈ TIÊU

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

Năm 2021

Năm 2022

Tổng nguồn vốn cung ứng giải ngân giai đoạn 2016-2022

I

DOANH SỐ GIẢI NGÂN CÁC CHƯƠNG TRÌNH TÍN DỤNG

2.186.529

2.517.123

2.615.959

2.766.594

3.033.267

2.947.924

3.322.977

19.390.372

1

Cho vay ưu đãi hộ nghèo - Nghị định 78/2002

600.082

497.332

407.891

368.382

291.407

238.776

575.615

2.979.485

2

Cho vay hộ cận nghèo - QĐ 15/2013

596.377

780.640

839.561

848.652

874.587

747.188

977.691

5.664.695

3

Cho vay hộ mới thoát nghèo - QĐ 28/2015

320.529

481.280

455.056

511.418

659.042

774.687

330.829

3.532.840

4

Cho vay HSSV - QĐ 157/2007

107.406

77.406

63.616

50.312

60.215

54.774

85.856

499.585

5

Cho vay NS&VSMTNT - QĐ 62/2004

235.790

229.425

322.366

385.357

372.604

450.473

502.453

2.498.467

6

Cho vay giải quyết việc làm - NĐ 61/2015

53.662

65.465

82.270

128.287

130.666

194.186

439.588

1.094.124

7

Cho vay xuất khẩu lao động

14.933

12.989

16.882

19.528

39.857

24.275

25.364

153.828

8

Cho vay hộ gia đình SXKD tại vùng khó khăn - QĐ 31/2007

180.516

245.798

356.398

350.062

383.958

376.399

107.860

2.000.991

9

Cho vay thương nhân vùng khó khăn - QĐ 92/2009

2.224

1.671

1.572

1.790

1.478

490

100

9.325

10

Cho vay nhà ở xã hội - NĐ 100/2015

0

0

10.001

20.640

43.337

68.862

134.600

277.439

11

Cho vay hộ nghèo về nhà ở

42.950

96.375

37.895

31.743

49.100

0

0

258.063

12

Cho vay làm chòi

2.115

345

0

0

0

0

0

2.460

13

Cho vay hộ DTTS ĐBKK

12.770

5

0

0

0

0

0

12.775

14

Cho vay hộ ĐBDTTS nghèo, đời sống khó khăn - QĐ 755/2013

5.895

15

15

0

0

0

0

5.925

15

Cho vay trồng rừng sản xuất, phát triển chăn nuôi - NĐ 75/2015

0

25.120

44

14.371

13.325

0

0

52.860

16

Cho vay đối với hộ GĐ và người nhiễm HIV, người SCNMT,... - QĐ 29/2014

540

170

0

0

30

0

0

740

17

Cho vay theo chương trình dự án phát triển lâm nghiệp (WB)

5.659

1.992

701

763

711

1.045

243

11.114

18

QĐ 2085/2016 - Cho vay hộ Dân tộc thiểu số

0

0

20.222

30.984

108.453

0

0

159.659

19

Cho vay người sử dụng lao động để trả lương ngừng việc, phục hồi sản xuất

0

0

0

0

745

13.142

8.097

21.985

20

Cho vay khác

5.080

1.096

1.470

4.306

3.752

3.628

4.092

23.424

21

Cho vay HSSV mua máy vi tính, thiết bị phục vụ học

0

0

0

0

0

0

86.930

86.930

22

NĐ 28/2022 - Cho vay vùng dân tộc thiểu số và miền núi

0

0

0

0

0

0

38.123

38.123

23

Cho vay cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học ngoài công lập

0

0

0

0

0

0

5.537

5.537

II

HUY ĐỘNG NGUỒN VỐN ĐÁP ỨNG (I=II=1+2+3)

2.186.529

2.517.123

2.615.959

2.766.594

3.033.267

2.947.924

3.322.977

19.390.372

1

NGUỒN VỐN TRUNG ƯƠNG

204.598

385.069

450.393

511.858

560.941

551.406

1.064.895

3.729.159

2

NGUỒN VỐN NHẬN ỦY THÁC ĐầU TƯ TẠI ĐỊA PHƯƠNG

87.546

107.562

126.368

157.215

184.432

215.608

250.883

1.129.614

T.đó

Nguồn vốn nhận ủy thác từ ngân sách tỉnh

73.714

88.760

100.542

114.410

130.830

151.391

172.857

832.504

Nguồn vốn nhận ủy thác từ ngân sách huyện, xã

13.832

18.802

25.201

36.152

46.178

56.665

67.964

264.794

Nguồn vốn nhận ủy thác từ tổ chức khác

0

0

625

6.653

7.424

7.552

10.062

32.316

3

NGUỒN VỐN THU HỒI CHO VAY QUAY VÒNG

1.894.385

2.024.492

2.039.198

2.097.521

2.287.894

2.180.910

2.007.199

14.531.599

PHỤ LỤC 08:

TỔNG HỢP NHU CẦU VAY VỐN CÁC CHƯƠNG TRÌNH TÍN DỤNG GIAI ĐOẠN 2023 - 2025

Đơn vị tính: triệu đồng

STT

Chương trình tín dụng

Năm 2023

Năm 2024

Năm 2025

Tổng nhu cầu vốn giai đoạn 2023-2025

Tổng

4.403.000

4.500.000

4.600.000

13.503.000

1

Cho vay hộ nghèo theo Nghị định số 78/2002/NĐ-CP

663.000

700.000

720.000

2.083.000

2

Cho vay hộ cận nghèo theo QĐ 15/2013/QĐ-TTg

850.000

875.000

875.000

2.600.000

3

Cho vay hộ mới thoát nghèo theo Quyết định số 28/2015/QĐ-TTg

550.000

575.000

575.000

1.700.000

4

Cho vay học sinh, sinh viên theo QĐ 157/2007/QĐ-TTg

250.000

250.000

250.000

750.000

5

Cho vay Giải quyết việc làm

1.065.000

975.000

980.000

3.020.000

6

Cho vay xuất khẩu lao động

30.000

30.000

30.000

90.000

7

Cho vay Chương trình NS&VSMT NT theo QĐ 62/2004/QĐ-TTg

550.000

600.000

625.000

1.775.000

8

Cho vay hộ gia đình SXKD tại VKK theo QĐ 31/2007/QĐ-TTg

150.000

150.000

150.000

450.000

9

Cho vay nhà ở xã hội theo NĐ 100/2015/NĐ-CP

200.000

250.000

300.000

750.000

10

Cho vay hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi theo Nghị Định 28/2022/NĐ-CP

95.000

95.000

95.000

285.000

PHỤ LỤC 08.1:

TỔNG HỢP NHU CẦU VAY VỐN CÁC CHƯƠNG TRÌNH TÍN DỤNG NĂM 2023

Đơn vị tính: triệu đồng

STT

Huyện

Hộ nghèo

Hộ cận nghèo

Hộ mới thoát nghèo

HSSV theo QĐ 157/QĐ-TTg

GQVL

XKLĐ

NSVSMT

SXKDVKK

NOXH

Cho vay theo NĐ 28/2022/NĐ-CP

Tổng nhu cầu vốn năm 2023

1

Vinh

1.000

2.000

1.000

15.000

80.000

500

10.000

0

35.000

0

144.500

2

Đô Lương

15.000

30.000

75.000

20.000

50.000

0

25.000

0

15.000

0

230.000

3

Quỳnh Lưu

35.000

70.000

30.000

20.000

50.000

1.500

70.000

0

12.000

0

288.500

4

Diễn Châu

50.000

60.000

50.000

20.000

80.000

1.500

80.000

0

15.000

0

356.500

5

Nghĩa Đàn

20.000

65.000

10.000

10.000

30.000

2.000

25.000

0

3.000

3.000

168.000

6

Nghi Lộc

25.000

55.000

30.000

8.000

50.000

1.500

45.000

0

7.000

0

221.500

7

Nam Đàn

2.000

65.000

30.000

10.000

45.000

0

20.000

0

7.000

0

179.000

8

Yên Thành

35.000

70.000

40.000

30.000

85.000

2.500

60.000

0

20.000

0

342.500

9

Thanh Chương

40.000

65.000

45.000

25.000

75.000

2.000

35.000

10.000

15.000

0

312.000

10

Con Cuông

52.000

30.000

20.000

5.000

55.000

1.500

25.000

30.000

10.000

10.500

239.000

11

Tương Dương

57.000

30.000

50.000

5.000

25.000

1.000

10.000

10.000

4.000

5.000

197.000

12

Quỳ Châu

65.000

20.000

10.000

5.000

45.000

1.000

10.000

30.000

2.000

25.000

213.000

13

Hưng Nguyên

8.000

50.000

50.000

5.000

40.000

0

15.000

0

6.000

0

174.000

14

Kỳ Sơn

60.000

15.000

30.000

1.000

30.000

5.000

5.000

15.000

2.000

16.500

179.500

15

Anh Sơn

35.000

45.000

10.000

15.000

85.000

0

25.000

5.000

15.000

0

235.000

16

Tân Kỳ

57.000

40.000

30.000

20.000

70.000

3.000

20.000

0

10.000

15.000

265.000

17

Quế Phong

58.000

35.000

10.000

1.000

30.000

3.000

10.000

25.000

2.000

15.000

189.000

18

Quỳ Hợp

30.000

30.000

10.000

15.000

40.000

3.000

30.000

25.000

5.000

5.000

193.000

19

Cửa Lò

1.000

18.000

9.000

0

30.000

0

0

0

5.000

0

63.000

20

Thái Hòa

1.000

40.000

0

10.000

30.000

500

5.000

0

3.000

0

89.500

21

Hoàng Mai

16.000

15.000

10.000

10.000

40.000

500

25.000

0

7.000

0

123.500

Tổng cộng

663.000

850.000

550.000

250.000

1.065.000

30.000

550.000

150.000

200.000

95.000

4.403.000

PHỤ LỤC 08.2:

TỔNG HỢP NHU CẦU VAY VỐN CÁC CHƯƠNG TRÌNH TÍN DỤNG NĂM 2024

Đơn vị tính: triệu đồng

STT

Huyện

Hộ nghèo

Hộ cận nghèo

Hộ mới thoát nghèo

HSSV theo QĐ 157/QĐ-TTg

GQVL

XKLĐ

NSVSMT

SXKDVKK

NOXH

Cho vay theo Nghị Định 28/2022/NĐ-CP

Tổng nhu cầu vốn năm 2024

1

Vinh

800

2.000

1.000

15.000

80.000

500

10.000

0

40.000

0

149.300

2

Đô Lương

15.000

35.000

80.000

20.000

45.000

0

30.000

0

15.000

0

240.000

3

Quỳnh Lưu

38.000

75.000

30.000

20.000

45.000

1.500

75.000

0

15.000

0

299.500

4

Diễn Châu

55.000

65.000

55.000

20.000

70.000

1.500

85.000

0

15.000

0

366.500

5

Nghĩa Đàn

25.000

65.000

10.000

10.000

25.000

2.000

30.000

0

5.000

3.000

175.000

6

Nghi Lộc

28.000

55.000

35.000

8.000

45.000

1.500

50.000

0

10.000

0

232.500

7

Nam Đàn

2.000

65.000

30.000

10.000

35.000

0

20.000

0

13.000

0

175.000

8

Yên Thành

35.000

70.000

40.000

30.000

80.000

2.500

65.000

0

38.000

0

360.500

9

Thanh Chương

40.000

68.000

45.000

25.000

70.000

2.000

40.000

10.000

15.000

0

315.000

10

Con Cuông

55.000

30.000

20.000

5.000

50.000

1.500

30.000

30.000

10.000

10.500

242.000

11

Tương Dương

60.000

30.000

50.000

5.000

20.000

1.000

10.000

10.000

5.000

5.000

196.000

12

Quỳ Châu

65.000

25.000

10.000

5.000

40.000

1.000

10.000

30.000

2.000

25 000

213.000

13

Hưng Nguyên

8.000

50.000

50.000

5.000

35.000

0

15.000

0

6.000

0

169.000

14

Kỳ Sơn

65.000

15.000

35.000

1.000

25.000

5.000

5.000

15.000

2.000

16.500

184.500

15

Anh Sơn

35.000

45.000

10.000

15.000

80.000

0

30.000

5.000

20.000

0

240.000

16

Tân Kỳ

60.000

40.000

35.000

20.000

65.000

3.000

25.000

0

15.000

15.000

278.000

17

Quế Phong

60.000

35.000

10.000

1.000

25.000

3.000

10.000

25.000

2.000

15.000

186.000

18

Quỳ Hợp

30.000

30.000

10.000

15.000

40.000

3.000

30.000

25.000

5.000

5.000

193.000

19

Cửa Lò

2.000

20.000

9.000

0

30.000

0

0

0

5.000

0

66.000

20

Thái Hòa

1.200

40 000

0

10.000

30.000

500

5.000

0

5.000

0

91.700

21

Hoàng Mai

20.000

15.000

10.000

10.000

40.000

500

25.000

0

7.000

0

127.500

Tổng cộng

700.000

875.000

575.000

250.000

975.000

30.000

600.000

150.000

250.000

95.000

4.500.000

PHỤ LỤC 08.3:

TỔNG HỢP NHU CẦU VAY VỐN CÁC CHƯƠNG TRÌNH TÍN DỤNG NĂM 2025

Đơn vị tính: triệu đồng

STT

Huyện

Hộ nghèo

Hộ cận nghèo

Hộ mới thoát nghèo

HSSV theo QĐ 157/QĐ-TTg

GQVL

XKLĐ

NSVSMT

SXKDVKK

NOXH

Cho vay theo Nghị Định 28/2022/NĐ-CP

Tổng nhu cầu vốn năm 2025

1

Vinh

700

2.000

1.000

15.000

80.000

500

10.000

0

50.000

0

159.200

2

Đô Lương

15.000

35.000

80.000

20.000

45.000

0

30.000

0

15.000

0

240.000

3

Quỳnh Lưu

40.000

75.000

30.000

20.000

45.000

1.500

75.000

0

20.000

0

306.500

4

Diễn Châu

60.000

65.000

55.000

20.000

70.000

1.500

85.000

0

20.000

0

376.500

5

Nghĩa Đàn

25.000

65.000

10.000

10.000

25.000

2.000

30.000

0

5.000

3.000

175.000

6

Nghi Lộc

28.000

55.000

35.000

8.000

50.000

1.500

50.000

0

10.000

0

237.500

7

Nam Đàn

2.000

65.000

30.000

10.000

35.000

0

20.000

0

15.000

0

177.000

8

Yên Thành

40.000

70.000

40.000

30.000

80.000

2.500

65.000

0

50.000

0

377.500

9

Thanh Chương

40.000

68.000

45.000

25.000

70.000

2.000

40.000

10.000

15.000

0

315.000

10

Con Cuông

58.000

30.000

20.000

5.000

50.000

1.500

30.000

30.000

10.000

10.500

245.000

11

Tương Dương

60.000

30.000

50.000

5.000

20.000

1.000

15.000

10.000

6.000

5.000

202.000

12

Quỳ Châu

66.000

25.000

10.000

5.000

40.000

1.000

15.000

30.000

2.000

25.000

219.000

13

Hưng Nguyên

8.000

50.000

50.000

5.000

35.000

0

15.000

0

7.000

0

170.000

14

Kỳ Sơn

65.000

15.000

35.000

1.000

25.000

5.000

10.000

15.000

2.000

16.500

189.500

15

Anh Sơn

35.000

45.000

10.000

15.000

80.000

0

30.000

5.000

25.000

0

245.000

16

Tân Kỳ

60.000

40.000

35.000

20.000

65.000

3.000

30.000

0

20.000

15.000

288.000

17

Quế Phong

60.000

35.000

10.000

1.000

25.000

3.000

15.000

25.000

3.000

15.000

192.000

18

Quỳ Hợp

30.000

30.000

10.000

15.000

40.000

3.000

30.000

25.000

5.000

5.000

193.000

19

Cửa Lò

1.000

20.000

9.000

0

30.000

0

0

0

5.000

0

65.000

20

Thái Hòa

1.300

40.000

0

10.000

30.000

500

5.000

0

7000

0

93.800

21

Hoàng Mai

25.000

15.000

10.000

10.000

40.000

500

25.000

0

8.000

0

133.500

Tổng cộng

720.000

875.000

575.000

250.000

980.000

30.000

625.000

150.000

300.000

95.000

4.600.000



1 Quyết định số 353/QĐ-TTg ngày 15/03/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt danh sách huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo giai đoạn 2021 - 2025

2 Báo cáo tình hình Kinh tế - Xã hội Nghệ An năm 2022 (Cục thống kê)

3 Quyết định số 4258/QĐ-UBND ngày 29/12/2022 của chủ tịch UBND tỉnh về việc phê duyệt kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2022.

4 Theo báo cáo kết quả công tác dân tộc năm 2022 tại công văn số 902/BC-UBND ngày 16/12/2022 của UBND tỉnh Nghệ An

5 Văn bản số 88/VPĐP.KH ngày 08/05/2023 của Văn phòng Điều phối chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới tỉnh Nghệ An

6 Số liệu tính toán dựa trên báo cáo tình hình Kinh tế - Xã hội Nghệ An năm 2022 (Cục thống kê)

7 Tổng hợp báo cáo từ các PGD NHCSXH cấp huyện

8 Quyết định số 87/QĐ-UBND ngày 12/01/2022 và quyết định số 4258/QĐ-UBND ngày 29/12/2022 của UBND về việc phê duyệt kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo

9 Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Nghệ An lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 3005/QĐ-UBND ngày 21/09/2023 phê duyệt Đề án “Đầu tư tín dụng chính sách đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2023 - 2025”

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


293

DMCA.com Protection Status
IP: 3.144.40.216
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!