NGÂN HÀNG NHÀ
NƯỚC
VIỆT NAM
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1636/QĐ-NHNN
|
Hà Nội, ngày 22
tháng 07 năm 2008
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ CHI TIÊU NỘI BỘ CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số
01/1997/QH10 ngày 12/12/1997 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam số 10/2003/QH11 ngày 17/6/2003;
Căn cứ Nghị định số 52/2003/NĐ-CP ngày
19/05/2003 của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
Căn cứ Nghị định số 07/2006/NĐ-CP ngày
10/01/2006 của Chính Phủ quy định về chế độ tài chính của Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam;
Căn cứ Thông tư số 35/2006/TT-BTC ngày
20/04/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện chế độ tài chính đối với Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam;
Căn cứ Quyết định số 49/2006/QĐ-NHNN ngày
29/09/2006 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành Quy chế quản lý tài chính
của Ngân hàng Nhà nước.
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kế toán - Tài
chính.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế chi tiêu nội bộ của
Ngân hàng Nhà nước.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và thay thế
Quyết định số 324/QĐ-NHNN ngày 01/02/2007 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về
việc ban hành Quy chế chi tiêu nội bộ của Ngân hàng Nhà nước.
Điều 3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Kế toán - Tài chính và Thủ trưởng
các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước (trừ Học viện Ngân hàng, Trường Đại học Ngân
hàng thành phố Hồ Chí Minh và Trung tâm dịch vụ an toàn kho quỹ) chịu trách nhiệm
thi hành quyết định này.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Ban LĐ NHNN (để b/c);
- Bộ Tài chính;
- Lưu VP, Vụ KTTC (10 bản).
|
KT. THỐNG ĐỐC
PHÓ THỐNG ĐỐC
Đặng Thanh Bình
|
QUY CHẾ
CHI TIÊU NỘI BỘ CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1636/QĐ-NHNN ngày 22/7/2008)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh.
1. Quy chế này quy định về nội dung và định mức chi
tiêu nội bộ của Ngân hàng Nhà nước Việt nam (NHNN).
2. Các khoản chi thuộc phạm vi điều chỉnh của Quy
chế:
- Chi bảo quản, vận chuyển, giao nhận, phát hành,
thu hồi, thay thế và tiêu hủy tiền, giấy tờ có giá;
- Chi cho cán bộ, công chức, viên chức NHNN và nhân
viên hợp đồng;
- Chi hoạt động quản lý và công vụ;
- Chi bảo trì tài sản;
- Chi mua sắm công cụ lao động;
- Các khoản chi khác.
Điều 2. Đối tượng áp dụng.
Các đơn vị thuộc NHNN (sau đây gọi tắt là các đơn vị),
bao gồm:
- NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố;
- Văn phòng đại diện NHNN tại TP Hồ Chí Minh;
- Cục Công nghệ tin học ngân hàng;
- Sở Giao dịch NHNN;
- Cục Quản trị;
- Cục Phát hành và Kho quỹ;
- Ban Quản lý các dự án tín dụng Quốc tế;
- Các đơn vị sự nghiệp thuộc NHNN (không bao gồm Học
viện Ngân hàng; Trường Đại học Ngân hàng tại thành phố Hồ Chí Minh và Trung tâm
dịch vụ an toàn kho quỹ).
Điều 3. Nguyên tắc quản lý chi tiêu nội bộ:
1. Các khoản chi tiêu nội bộ phải thực hiện theo
đúng các quy định hiện hành về quản lý tài chính của Nhà nước và NHNN.
2. Việc xây dựng các tiêu chuẩn, định mức chi tiêu
nội bộ phải đảm bảo các yêu cầu sau đây:
- Tuân thủ các quy định của pháp luật về chế độ chi
tiêu tài chính;
- Đáp ứng cho hoạt động thường xuyên, phù hợp với tình
hình thực tế và đặc thù về tổ chức và hoạt động của NHNN;
- Sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả nguồn kinh phí
được giao;
- Đảm bảo tính công khai, minh bạch trong chi tiêu.
3. Khuyến khích các đơn vị thực hiện khoán chi quản
lý công vụ gắn với chi bổ sung thu nhập cho cán bộ, công chức, viên chức tới từng
tập thể và cá nhân trong đơn vị.
4. Các khoản chi tiêu phải có đầy đủ chứng từ hợp lệ,
hợp pháp theo đúng quy định của pháp luật hiện hành. Nghiêm cấm việc chi khống
và ghi chi để lập quỹ trái phép dưới bất kỳ hình thức nào.
5. Thủ trưởng đơn vị phải chịu trách nhiệm trước Thống
đốc và Pháp luật về việc thực hiện chi tiêu tại đơn vị mình theo đúng chế độ,
trong phạm vi kinh phí được giao khoán, đảm bảo tuân thủ quy định về thực hành
tiết kiệm, chống lãng phí của Nhà nước, của Ngành.
Chương II
QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 4. Chi bảo quản, vận chuyển, giao nhận, phát hành, thu hồi,
thay thế và tiêu hủy tiền, giấy tờ có giá.
1. Chi vận chuyển, bốc xếp.
a - Chi xăng dầu cho phương tiện vận chuyển, áp tải
tiền: Chi theo định mức khoản chi phí sử dụng xe do Cục Phát hành và Kho quỹ
quy định.
b - Chi bồi dưỡng bốc xếp tiền, bao gồm tiền giấy
cotton, tiền polymer (gọi chung là tiền giấy) và tiền kim loại: Thực hiện theo
quy định tại công văn số 6482/NHNN-KTTC ngày 18/06/2007 của Ngân hàng Nhà nước
về việc hướng dẫn định mức và mức chi bồi dưỡng trong công tác kiểm ngân kho quỹ.
c - Chi thuê phương tiện vận chuyển, bốc xếp tại cảng,
nhà ga, sân bay thực hiện theo hợp đồng; ký kết với bên cho thuê.
d - Chi sửa chữa, bảo dưỡng xe ô tô chuyên dùng,
chi phí kiểm định, khám xe định kì (bao gồm xe ô tô tải và xe hộ tống), xe nâng
hàng và các phương tiện máy móc, thiết bị an toàn kho quỹ: Thực hiện theo thực
tế phát sinh trên cơ sở hóa đơn chứng từ hợp pháp, hợp lệ.
2. Chi tuyển chọn, kiểm đếm, bảo quản, đóng gói,
niêm phong tiền.
a - Chi phí vật liệu tuyển chọn, kiểm đếm, bảo quản,
phân loại và đóng bó tiền: gồm chi mua bao bì, dây buộc, keo dán và các loại vật
liệu khác: Chi theo định mức do Cục Phát hành và Kho quỹ quy định.
b - Chi bồi dưỡng giao nhận tiền giấy; Chi bồi dưỡng
cho cán bộ, công chức trực tiếp thực hiện tuyển chọn, kiểm đếm, đóng bó,
niêm phong tiền và chi bồi dưỡng đóng gói tiền kim loại (bao gồm cả việc giao
nhận để đóng gói): Thực hiện theo quy định tại công văn số 6482/NHNN ngày
18/06/2007 của NHNN.
Định mức chi bồi dưỡng cho cán bộ thực hiện kiểm đếm,
tuyển chọn, đóng bó, niêm phong tiền giấy nêu tại công văn số 6482/NHNN-KTTC
không áp dụng đối với việc tuyển chọn, kiểm đếm, đóng bó, niêm phong tiền có sử
dụng máy kiểm đếm tiền công suất lớn (máy Numeron). Định mức bồi dưỡng áp dụng
đối với việc tuyển chọn, kiểm đếm, đóng bó, niêm phong tiền có sử dụng máy kiểm
đếm tiền công suất lớn do Cục phát hành và Kho quỹ xác định sau khi có ý kiến
chấp thuận của Bộ Tài chính.
Cán bộ được hưởng chi bồi dưỡng giao nhận, tuyển chọn,
kiểm đếm, bảo quản, đóng gói và niêm phong tiền không được thanh toán tiền
lương làm thêm ngoài giờ theo quy định chung của Nhà nước.
c - Chi tiền ăn ca đêm và nước uống khi phải tiếp nhận,
điều chuyển tiền kim loại từ nước ngoài về Kho tiền Trung ương thực hiện như
sau:
- Ăn ca đêm: 25.000 đồng/ca đêm/người.
- Nước uống: 8.000 đồng/ca đêm/người.
d. Đối với cán bộ giám sát, giúp việc và thành viên
Hội đồng: Tuyển chọn, kiểm đếm, đóng bó, niêm phong tiền giấy; Tiếp nhận, điều
chuyển tiền kim loại từ nước ngoài về kho tiền Trung ương: Nếu làm việc thêm
ngoài giờ hành chính thì được thanh toán tiền lương làm thêm giờ theo chế độ của
Nhà nước quy định và được hưởng chế độ bồi dưỡng độc hại bằng hiện vật theo mức
được hưởng của cán bộ kiểm ngân.
3. Chi bảo vệ tiền.
a - Chi công tác phí cho chiến sĩ công an làm nhiệm
vụ áp tải vận chuyển và giao tiền, giấy tờ có giá: Mức chi theo quy định tại
công văn 7028/NHNN-KTTC ngày 28/06/2007 của NHNN hướng dẫn thực hiện chế độ
công tác phí, chi tiêu hội nghị, tập huấn và công văn 1268/NHNN-KTTC ngày
13/2/2008 của NHNN sửa đổi, bổ sung một số nội dung quy định chế độ công tác
phí và chi tiêu hội nghị. Các chiến sĩ công an làm nhiệm vụ trên không được
thanh toán tiền công tác phí tại cơ quan, đơn vị công an.
b - Chi bồi dưỡng cho lái xe và những cán bộ, chiến
sĩ được giao nhiệm vụ áp tải tiền (bao gồm tiền giấy và tiền kim loại): Thực hiện
theo quy định tại công văn số 6482/NHNN ngày 18/06/2007 của NHNN.
Cán bộ, chiến sĩ làm nhiệm vụ áp tải, vận chuyển và
giao tiền, giấy tờ có giá được hưởng mức chi bồi dưỡng trên thì không được hưởng
tiền làm thêm giờ theo quy định chung của NHNN.
c - Chi trợ cấp cho cán bộ, chiến sĩ cảnh sát trực tiếp
bảo vệ các kho tiền, mức chi: 15.000 đồng/ngày/người.
d - Chi cho các cơ quan, tổ chức bên ngoài NHNN để
kiểm tra, giám định và đấu tranh phòng chống tiền giả, tiền nghi bị phá hoại
trên cơ sở mức chi do Thống đốc NHNN xem xét phê duyệt và chứng từ hợp pháp, hợp
lệ.
e - Chi phí đảo kho định kỳ và đột xuất định mức và
mức chi thực hiện theo quy định tại công văn số 6482/NHNN-KTTC của NHNN.
f - Chi mua sắm vật tư phương tiện phòng chống đột
nhập, phòng cháy chữa cháy trong và ngoài kho tiền; Chi trả tiền điện sử dụng
cho các thiết bị điện sử dụng cho kho tiền và chi phòng; chống mối, mọt kho tiền
và các khoản chi khác phục vụ công tác bảo vệ tiền: Chi theo thực tế phát sinh
trên cơ sở hóa đơn, chứng từ hợp pháp, hợp lệ.
4. Chi phí tiêu hủy tiền không đủ tiêu chuẩn lưu
thông và tiền đình chỉ lưu hành.
Chi phí tiêu hủy tiền bao gồm các khoản chi sau:
a - Chi vật liệu phục vụ công tác tiêu hủy tiền:
Chi theo định mức do Cục phát hành và Kho quỹ quy định.
b - Chi bồi dưỡng cho công tác tiêu hủy tiền: Thực
hiện theo quy định tại công văn số 7027/NHNN-KTTC ngày 28/06/2007 của NHNN hướng
dẫn định mức và mức chi bồi dưỡng trong công tác tiêu hủy tiền.
c - Chi hỗ trợ cho cán bộ công chức viên chức được
trưng tập về làm công tác tiêu hủy và giám sát tiêu hủy tiền tại các kho tiền
Trung ương ở thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh (ngoài mức chi bồi dưỡng
tiêu hủy tiền): Thực hiện theo quy định tại công văn số 7027/NHNN-KTTC ngày
28/06/2007 và công văn số 8146/NHNN-KTTC ngày 26/07/2007 của NHNN về việc một số
khoản chi trong công tác tiêu hủy và giám sát tiêu hủy của NHNN.
Cán bộ được trưng tập làm công tác tiêu hủy tiền
không được thanh toán tiền công tác phí tại đơn vị.
d - Chi tiền công tác phí cho các thành viên Hội đồng
giám sát và Hội đồng tiêu hủy (ngoài mức bồi dưỡng tiêu hủy): Thực hiện theo
quy định tại công văn số 7028/NHNN-KTTC ngày 28/06/2007 và công văn số
1268/NHNN-KTTC ngày 13/2/2008 của NHNN.
Đối với cán bộ, công chức, viên chức được trưng tập
làm công tác tiêu hủy và giám sát tiêu hủy tiền tại các kho tiền Trung ương ở
thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh khi được cử đi công tác (phục vụ công
tác tiêu hủy) thì ngoài tiền bồi dưỡng trong công tác tiêu hủy được nơi trưng tập
thanh toán hoặc tiền hỗ trợ trưng tập hoặc tiền công tác phí cho những ngày đi
công tác.
Điều 5. Chi cho cán bộ, công chức, viên chức NHNN và nhân viên hợp đồng.
1 - Chi lương, phụ cấp lương.
a - Chi lương và các khoản phụ cấp lương cho cán bộ,
công chức, viên chức trong biên chế theo ngạch, bậc do Nhà nước quy định và những
người làm hợp đồng theo hình thức không xác định thời hạn và có thời hạn từ 12
tháng trở lên.
b - Chi tiền công cho nhân viên hợp đồng ngắn hạn
(dưới 12 tháng) hoặc hợp đồng công nhật thực hiện theo hướng dẫn của NHNN (Vụ Tổ
chức cán bộ).
c - Chi tiền làm thêm giờ, tiền làm việc vào ban
đêm thực hiện theo quy định của Luật lao động và các văn bản hướng dẫn của NHNN
(Vụ Tổ chức cán bộ). Các đơn vị được chi tiền làm thêm giờ không quá 200 giờ/người/năm,
trừ một số trường hợp đặc biệt được Thống đốc NHNN có văn bản cho phép làm thêm
giờ vượt mức quy định trên (nhưng không quá 300 giờ/người/năm).
2. Các khoản đóng góp theo lương.
Các khoản chi đóng góp theo lương gồm: Bảo hiểm xã
hội, Bảo hiểm y tế, Kinh phí công đoàn và các khoản đóng góp khác theo chế độ
Nhà nước quy định.
3. Chi ăn trưa: Được chi hàng tháng theo mức tiền
lương tối thiểu do Nhà nước quy định.
4. Chi trang phục giao dịch và bảo hộ lao động.
a. Đối tượng và mức chi trang phục giao dịch như
sau:
- Cán bộ, công chức, viên chức NHNN tối đa:
1.000.000đ/người/năm.
- Thanh tra viên NHNN, cán bộ thuộc thanh tra NHNN:
mức chi theo hướng dẫn của NHNN (Thanh tra NHNN).
- Bảo vệ: được thực hiện theo quy định tại công văn
số 7752/NHNN-QT ngày 11/09/2006 của NHNN quy định về trang phục cho lực lượng bảo
vệ trong hệ thống NHNN.
b. Chi bảo hộ lao động, gồm: Chi mua găng tay, áo
choàng vải thường, mũ, khẩu trang, khăn mặt, xà phòng... được thực hiện theo hướng
dẫn của NHNN tại các văn bản sau đây:
- Công văn số 278/CV-TCCB ngày 01/03/2001 quy định
đối tượng, định mức trang cấp phương tiện bảo hộ lao động.
- Công văn số 277/CV-TCCB ngày 1/3/2001 về trang bị
quần áo bảo hộ lao động;
- Công văn 297/CV-TCCB ngày 14/03/2002 về việc sửa
đổi bổ sung danh mục trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân người lao động làm nghề,
công việc có yếu tố nguy hiểm, độc hại;
- Công văn 1347/CV-TCCB ngày 14/08/1999 về danh mục
trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động làm công việc có yếu tố
nguy hiểm độc hại.
5. Chi bồi dưỡng; độc hại.
NHNN thực hiện chi bồi dưỡng cho người lao động; kể
cả lao động hợp đồng thử việc, tập sự làm việc trong các đơn vị NHNN thuộc các
chức danh nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm (các chức
danh, công việc được hưởng bồi dưỡng độc hại theo phụ lục số 01 đính kèm)
theo quy định được hưởng chế độ bồi dưỡng độc hại bằng hiện vật, cụ thể:
- Môi trường có một trong các yếu tố nguy hiểm, độc
hại không đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép theo quy định của Bộ Y tế như: ồn,
rung, áp suất, điện từ trường, ánh sáng, bức xạ ion và không ion, laze, hóa chất
độc, hơi độc, khí độc, bụi độc....
- Trực tiếp tiếp xúc với các nguồn lây nhiễm bởi
các loại vi sinh vật gây bệnh cho người.
Mức chi bồi dưỡng cụ thể như sau:
- 08 chức danh của nhóm 1 được hưởng mức 2, có giá
trị bằng 6.000 đồng/1 định suất.
- 27 chức danh của nhóm 2 được hưởng mức 1, có giá
trị bằng 4.000 đồng/1 định suất.
Người lao động làm nghề, công việc được hưởng chế độ
bồi dưỡng độc hại bằng hiện vật có thời gian làm việc từ 50% thời gian tiêu chuẩn
trở lên của ngày làm việc thì được hưởng cả suất bồi dưỡng; nếu làm việc dưới
50% thời gian tiêu chuẩn của ngày làm việc thì được hưởng 1/2 định suất bồi dưỡng.
Trường hợp phải làm thêm giờ, chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật cũng được tăng lên
tương ứng với số giờ làm việc.
6. Chi khen thưởng, phúc lợi.
NHNN thực hiện chi khen thưởng, phúc lợi cho cán bộ,
công chức, viên chức theo định kỳ và đột xuất, mức chi bằng tổng quỹ lương thực
hiện trong năm và sử dụng để chi:
a- Chi khen thưởng, phúc lợi hàng tháng cho cán bộ,
công chức, viên chức: Thực hiện theo hướng dẫn của NHNN (Vụ Tổ chức cán bộ).
b - Chi tiền thưởng kèm theo các danh hiệu thi đua
đối với tập thể, cá nhân tại đơn vị: Mức chi được thực hiện theo quy định tại
Nghị định số 121/2005/NĐ-CP ngày 30/09/2005 của Chính phủ quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thi đua khen thưởng; Luật sửa đổi, bổ
sung một số điều của Luật Thi đua khen thưởng và các hướng dẫn hiện hành của
NHNN.
c - Chi in giấy chứng nhận, bằng khen, làm kỷ niệm
chương, huy hiệu, cờ thi đua, khung bằng khen và khung giấy chứng nhận cho các
danh hiệu thi đua đối với tập thể, cá nhân tại đơn vị: Mức chi theo thực tế
phát sinh trên cơ sở chứng từ hợp pháp, hợp lệ.
d- Chi khen thưởng đối với tập thể, cá nhân đóng
góp xuất sắc vào thành tích chung của ngành Ngân hàng: Mức chi thực hiện theo
hướng dẫn tại các văn bản hiện hành của NHNN.
e- Chi trợ cấp cho cán bộ, công chức, viên chức có
hoàn cảnh đặc biệt khó khăn: Tùy theo nguồn kinh phí và hoàn cảnh cụ thể của
cán bộ, công chức, viên chức, Thủ trưởng đơn vị (tại trụ sở chính là Thủ trưởng
hành chính cơ quan Ngân hàng Trung ương quyết định trợ cấp khó khăn. Mức chi trợ
cấp tối đa không quá 1.000.000 đồng/lần/người/năm.
Trường hợp đặc biệt khác đơn vị trình Thống đốc
NHNN xem xét, quyết định.
g - Chi nhân dịp các ngày lễ, tết sau đây: ngày Quốc
tế lao động 01/05; ngày thành lập ngành; ngày Quốc khánh 02/09; ngày Tết Dương
lịch và ngày Tết Nguyên đán. Mức chi do Thống đốc NHNN xem xét quyết định trên
cơ sở nguồn quỹ hiện có tại từng thời điểm, đề xuất của Vụ Kế toán - Tài chính
và ý kiến tham gia của Vụ Thi đua khen thưởng, Công đoàn NHNN, Vụ Tổng Kiểm
soát và Vụ Tổ chức cán bộ.
h- Chi phúc lợi khác: Do Thống đốc NHNN (hoặc thủ
trưởng đơn vị) quyết định.
7. Chi công tác xã hội
- Thanh toán tiền nghỉ phép năm cho cán bộ, công chức,
viên chức và người lao động: Khuyến khích và tạo điều kiện để cán bộ, công chức,
viên chức nghỉ hết tiêu chuẩn phép trong năm để tái tạo sức lao động, phục vụ tốt
công tác. Trường hợp đơn vị không thể bố trí cho cán bộ, công chức, viên chức
nghỉ hết phép theo chế độ thì được thanh toán cho cán bộ, công chức, viên chức
tiền lương của những ngày phép chưa nghỉ. Số ngày phép chưa nghỉ được thanh
toán thực hiện theo hướng dẫn của NHNN (Vụ Tổ chức cán bộ).
- Thanh toán tiền tàu xe đi phép về thăm bố, mẹ, vợ
hoặc chồng, con: Thực hiện theo quy định tại Thông tư số 108 TC/HCNS ngày
30/12/1993 của Bộ Tài chính quy định chế độ phụ cấp tàu xe cho cán bộ, công chức
Nhà nước đi nghỉ phép hàng năm và công văn số 596/CV-TCCB ngày 21/08/1996 của
NHNN Việt Nam về chế độ tiền tàu xe nghỉ phép hàng năm.
- Chi tổ chức tang lễ: Chi theo thực tế phát sinh.
Nội dung các khoản chi theo Nghị định số 62/2001/NĐ-CP ngày 12/09/2001 của
Chính phủ về việc ban hành Quy chế tổ chức lễ tang đối với cán bộ, công chức,
viên chức Nhà nước khi từ trần và Quyết định số 235/QĐ-NHNN ngày 09/03/2004 của
Thống đốc NHNN Quy định về việc tổ chức lễ tang đối với cán bộ, công chức, viên
chức NHNN và một số đối tượng khác khi từ trần.
- Chi công tác xã hội khác: Chi theo thực tế phát
sinh trên cơ sở chứng từ hợp pháp, hợp lệ. Nội dung chi phải tuân thủ đúng chế
độ quy định của Nhà nước.
8. Chi hỗ trợ hoạt động đoàn thể:
Trong phạm vi nguồn kinh phí được giao khoán, các
đơn vị chủ động bố trí phân bổ kinh phí cho từng nội dung chi đảm bảo thiết thực,
tiết kiệm, hiệu quả. Khoản chi này không bao gồm các khoản chi ủng hộ công đoàn
ngành, địa phương, các tổ chức xã hội và cơ quan khác.
Nội dung chi hỗ trợ hoạt động đoàn thể gồm:
a - Chi hỗ trợ công đoàn và đoàn thanh niên tổ chức
gặp mặt các cháu thiếu niên, nhi đồng là con cán bộ, công chức, viên chức NHNN
nhân dịp ngày Quốc tế thiếu nhi 01/06 và ngày tết trung thu: mức chi
100.000đ/cháu.
b- Chi hỗ trợ công đoàn và đoàn thanh niên để thực
hiện tuyên dương khen thưởng cho các cháu là con cán bộ, công chức, viên chức đạt
thành tích xuất sắc trong các kỳ thi học sinh giỏi các cấp, đạt danh hiệu học
sinh giỏi, học sinh tiên tiến và cháu ngoan Bác Hồ, cụ thể:
+ Khen thưởng học sinh tiên tiến, cháu ngoan Bác Hồ,
mức chi 100.000đ/cháu.
+ Khen thưởng học sinh giỏi, mức chi 150.000đ/cháu.
+ Khen thưởng các cháu đạt thành tích trong các kỳ
thi học sinh giỏi và năng khiếu: cấp Trường, Quận, Huyện, Thị xã mức
250.000đ/cháu; cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương mức 300.000đ/cháu; cấp
quốc gia trở lên, mức: 500.000đ/cháu.
Đối với những cháu đạt nhiều danh hiệu trong học tập
chỉ được nhận 1 mức khen thưởng cao nhất.
b - Chi tổ chức gặp mặt chị em nhân dịp ngày 08/03
và ngày 20/10, mức chi: 100.000 đồng/người.
c - Chi hỗ trợ cho các hoạt động của tổ chức Đảng,
Công đoàn, Thanh niên, Phụ nữ...
d- Chi cho hoạt động tuyên truyền giáo dục chính trị,
tư tưởng, văn hóa, hoạt động phong trào văn thể, hội thao, hội diễn.
9. Chi trợ cấp khó khăn, trợ cấp thôi việc.
- Chi trợ cấp khó khăn cho cán bộ, công chức, viên
chức NHNN công tác tại một số địa phương mới chia tách tỉnh, vùng sâu, vùng xa
đặc biệt khó khăn. Mức chi theo mức chi chung do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân
dân tỉnh đó quy định.
- Chi trợ cấp thôi việc: mức chi theo quy định của
Nhà nước và của NHNN.
Điều 6. Chi hoạt động quản lý và công vụ.
1. Chi vật liệu và giấy tờ in.
Chi mua vật liệu và giấy tờ in gồm: Chi mua các loại
vật liệu, văn phòng phẩm, giấy tờ in, vật mang tin...phục vụ nhu cầu công tác
và nhiệm vụ được giao; Chi mua phông, màn, rèm che nắng, chăn, ga gối, đệm ...
phục vụ trụ sở làm việc và nhà khách công vụ.
Các đơn vị cần xác định định mức sử dụng văn phòng
phẩm, tiêu hao vật liệu, giấy tờ in để có thể khoán chi cho từng phòng, ban, bộ
phận phù hợp với nhu cầu công tác và nhiệm vụ được giao.
2. Chi xăng dầu.
Các đơn vị xây dựng định mức chi phí sử dụng xe để
thực hiện giao khoán theo hướng dẫn của NHNN về việc thực hiện chế độ quản lý
và sử dụng phương tiện đi lại trong hệ thống NHNN.
Việc lập và gửi báo cáo về tiết kiệm xăng dầu các
đơn vị thực hiện theo công văn số 1170/CV-KTTC3 ngày 17/08/2004 và công văn số
1117/CV-KTTC3 ngày 02/08/2005 của NHNN.
3. Chi công tác phí.
a - Đối tượng được hưởng chế độ công tác phí là cán
bộ, công chức, viên chức NHNN được cử đi công tác.
b - Công tác phí được thực hiện theo các văn bản
sau:
- Thông tư số 91/2005/TT-BTC ngày 18/10/2005 của Bộ
Tài chính quy định chế độ công tác phí cho cán bộ, công chức Nhà nước đi công
tác ngắn hạn ở nước ngoài do Ngân sách Nhà nước bảo đảm kinh phí;
- Công văn số 7028/NHNN-KTTC ngày 28/06/2007 của
NHNN hướng dẫn thực hiện chế độ công tác phí và chi tiêu hội nghị, tập huấn.
- Công văn số 1268/NHNN-KTTC ngày 13/2/2008 của
NHNN về việc sửa đổi, bổ sung chế độ công tác phí và chi tiêu hội nghị, tập huấn.
c - Căn cứ yêu cầu và địa bàn đến công tác, Thủ trưởng
đơn vị có thể thực hiện khoán chi về công tác phí đối với cán bộ, công chức,
viên chức nhưng mức chi tối đa về tiền công tác phí không vượt mức chi quy định
của Bộ Tài chính và của NHNN.
Đơn vị thực hiện thanh toán tiền công tác phí cho
cán bộ, công chức, viên chức NHNN căn cứ trên hóa đơn, chứng từ hợp pháp, hợp lệ
theo quy định. Trường hợp khoán tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác và
trường hợp thường xuyên phải đi công tác lưu động, cách trụ sở làm việc của
mình dưới 5km và số ngày đi công tác trong tháng trên 10 ngày được thanh toán
căn cứ trên chứng từ hợp pháp, hợp lệ.
d - Cán bộ, công chức, viên chức NHNN được cử đi
công tác phải có chương trình, kế hoạch, nội dung rõ ràng và được cấp có thẩm
quyền phê duyệt.
4. Chi đào tạo huấn luyện nghiệp vụ.
Căn cứ mục tiêu, chương trình đào tạo huấn luyện
nghiệp vụ của NHNN và nhu cầu đào tạo của các đơn vị đã được Thống đốc phê duyệt
để thực hiện khoản chi này. Đối tượng, nội dung chi, mức chi và nguồn kinh phí
phục vụ cho công tác đào tạo huấn luyện nghiệp vụ được thực hiện theo các văn bản
hướng dẫn sau:
- Thông tư số 79/2005/TT-BTC ngày 15/09/2005 của Bộ
Tài chính “Hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ,
công chức Nhà nước”;
- Quyết định số 28/2006/QĐ-NHNN ngày 30/6/2006 của
Thống đốc NHNN về việc ban hành Quy chế đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức,
viên chức NHNN;
- Công văn số 462/NHNN-KTTC ngày 24/01/2006 của NHNN
“Hướng dẫn sử dụng kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức NHNN” (mức
chi cụ thể theo phụ lục số 02 đính kèm).
5. Chi hội nghị, hội thảo và tập huấn ngắn ngày.
- Đối với các lớp đào tạo huấn luyện nghiệp vụ, hội
nghị, hội thảo và tập huấn ngắn ngày sử dụng từ kinh phí của NHNN và do NHNN tổ
chức: thực hiện theo Quyết định số 114/2006/QĐ-TTg ngày 25/05/2006 của Thủ tướng
Chính phủ quy định về chế độ hội họp cơ quan và quy định tại công văn số
7028/NHNN-KTTC ngày 28/06/2007 và công văn số 1268/NHNN-KTTC ngày 13/2/2008 của
NHNN.
Riêng một số khoản chi cho các lớp đào tạo, tập huấn
ngắn ngày như: Chi thù lao cho giảng viên, chi biên dịch tài liệu (nếu có) được
thực hiện theo công văn số 462/NHNN-KTTC ngày 24/01/2006 của NHNN.
Việc tổ chức hội nghị, hội thảo và tập huấn ngắn
ngày chỉ tiến hành khi thật cần thiết và phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Các đơn vị tổ chức hội nghị phải rà soát, tính toán kỹ về số lượng đại biểu, số
khách mời (nếu có) và thời gian hội nghị để bảo đảm việc tổ chức hội nghị có hiệu
quả, tiết kiệm chi phí. Thành phần dự hội nghị là những người chỉ đạo và trực
tiếp thực thi các nội dung công việc đề ra trong hội nghị.
- Đối với hội nghị, hội thảo Quốc tế tại Việt Nam
Chi tiêu hội nghị, hội thảo Quốc tế tại Việt Nam thực
hiện theo quy định tại Thông tư số 57/2007/TT-BTC ngày 11/06/2007 của Bộ Tài
chính quy định chế độ chi tiêu tiếp khách nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam,
chi tiêu tổ chức các hội nghị hội thảo Quốc tế tại Việt Nam và chi tiêu tiếp
khách trong nước; Thông tư số 127/2007/TT-BTC ngày 31/10/2007 sửa đổi, bổ sung
thông tư số 23/2007/TT-BTC ngày 21/3/2007 và Thông tư số 57/2007/TT-BTC ngày
11/6/2007 của Bộ Tài chính.
6. Chi nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ.
- Chi tổ chức các cuộc hội thảo khoa học: mức chi
được thực hiện theo quy định tại: Thông tư liên tịch số
44/2007/TTLT/BTC-BKHCNMT ngày 07/05/2007 của Bộ Tài chính - Bộ khoa học công
nghệ và môi trường về hướng dẫn một số chế độ chi tiêu đối với các nhiệm vụ
khoa học và công nghệ, công văn số 7028/NHNN-KTTC ngày 28/6/2007 và công văn số
1268/NHNN-KTTC ngày 13/2/2008 của NHNN.
Chi hỗ trợ xây dựng ban hành văn bản Quy phạm pháp
luật được thực hiện theo quy định tại công văn số 7772/NHNN-KTTC ngày
18/07/2007 (mức chi cụ thể theo phụ lục số 03 đính kèm).
- Chi thuê dịch tài liệu nước ngoài (nếu có) cụ thể
như sau:
+ Dịch từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt, mức chi
tối đa từ 45.000đ/trang (350 từ).
+ Dịch từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài, mức chi
tối đa: 50.000đ/trang (350 từ).
- Các khoản chi khác: Căn cứ nhiệm vụ nghiên cứu và
ứng dụng khoa học công nghệ được Thống đốc NHNN giao và dự toán được duyệt, các
đơn vị thực hiện chi theo đúng chế độ quy định hiện hành của Nhà nước và của
NHNN.
7. Chi bưu phí và điện thoại.
- Các khoản chi về bưu phí và cước phí điện thoại
(bao gồm cước phí của các máy điện thoại cố định, máy fax, điện thoại di động)...
trả theo hóa đơn của cơ quan bưu điện.
- Các đơn vị có thể thực hiện việc giao khoán cước
phí điện thoại cho các Phòng, Ban nhưng phải đảm bảo hoạt động công tác bình
thường không làm ảnh hưởng đến công tác chỉ đạo điều hành của đơn vị.
- Việc trang bị và quản lý sử dụng điện thoại thực
hiện theo quy định tại các văn bản sau:
+ Quyết định số 1379/2001/QĐ-NHNN ngày 02/11/2001 của
Thống đốc NHNN ban hành quy chế về trang bị, sử dụng và thanh toán cước phí điện
thoại trong hệ thống NHNN.
+ Quyết định số 1448/2002/QĐ-NHNN ngày 31/12/2002 của
Thống đốc NHNN về việc sửa đổi bổ sung quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng điện
thoại cố định tại nhà riêng và điện thoại di động trong hệ thống NHNN ban hành
kèm theo Quyết định số 1379/2001/QĐ-NHNN ngày 02/11/2001 và Quyết định số
1474/2001/QĐ-NHNN ngày 23/11/2001 của NHNN.
+ Quyết định số 168/2005/QĐ-TTg ngày 07/07/2005 của
Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung Quy định về tiêu chuẩn, định mức sử
dụng điện thoại công vụ tại nhà riêng và điện thoại di động đối với cán bộ lãnh
đạo trong cơ quan hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, các tổ chức chính
trị - xã hội ban hành kèm theo Quyết định số 78/2001/QĐ-TTg ngày 16/05/2001 của
Thủ tướng Chính phủ.
8. Chi xuất bản tài liệu, tuyên truyền, quảng cáo.
- Việc xuất bản tài liệu, tuyên truyền, quảng cáo
phải được Thống đốc NHNN phê duyệt. Chi phí xuất bản tài liệu, tuyên truyền, quảng
cáo được căn cứ vào hợp đồng in, hợp đồng quảng cáo giữa bên nhận in và quảng
cáo với NHNN.
- Chi nhuận bút cho người viết bài mức chi theo quy
định tại Nghị định số 61/2002/NĐ-CP ngày 11/06/2002 của Chính phủ về chế độ nhuận
bút.
9. Chi lễ tân khánh tiết.
a - Chi lễ tân khánh tiết bao gồm các nội dung sau:
- Chi gặp mặt cán bộ, công chức, viên chức NHNN là:
Thương binh, bộ đội xuất ngũ, thanh niên xung phong đã chuyển ngành; Cán bộ,
công chức, viên chức NHNN là thân nhân liệt sỹ; cán bộ NHNN đã nghỉ hưu, nghỉ mất
sức nhân dịp các ngày lễ và kỷ niệm (Tết nguyên đán, ngày thành lập ngành, ngày
thương binh liệt sỹ, ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam, ngày người cao
tuổi), mức chi: 200.000đồng/người (bao gồm cả chi tổ chức buổi gặp mặt tại đơn
vị).
- Chi tiếp khách Quốc tế (gồm tiền thuê phòng ngủ,
đi lại và ăn uống) và chi tiếp khách trong nước: đối tượng chi và mức chi theo
quy định tại các văn bản:
+ Thông tư số 57/2007/TT-BTC ngày 11/06/2007 của Bộ
Tài chính.
+ Thông tư số 127/2007/TT-BTC ngày 31/10/2007 về việc
sửa đổi, bổ sung Thông tư số 23/2007/TT-BTC ngày 21/3/2007 và Thông tư số
57/2007/TT-BTC ngày 11/6/2007 của Bộ Tài chính
b - Căn cứ vào mức kinh phí được giao khoán và quy
định hiện hành về Quản lý tài chính của Nhà nước và của NHNN, chi lễ tân khánh
tiết được quy định cụ thể trong quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị sau khi thống
nhất trong Ban lãnh đạo đơn vị, cấp ủy, tổ chức Công đoàn của đơn vị.
Tại Trụ sở chính NHNN, Cục Quản trị trình Thủ trưởng
hành chính cơ quan Ngân hàng trung ương quyết định về việc chi tiếp khách trong
nước đối với các Vụ, Cục tại trụ sở chính Ngân hàng Nhà nước và hướng dẫn thực
hiện.
c - Các đơn vị không được hạch toán vào chi phí các
khoản chi:
- Tiền ăn, tiền phòng ngủ thuê ngoài đối với khách
trong nước:
+ Là cán bộ, công chức, viên chức trong ngành và
ngoài ngành đến làm việc tại đơn vị, trừ trường hợp cần thiết tổ chức mời cơm
khách theo mức chi tối đa không quá 180.000đồng/suất và đối tượng mời cơm khách
do Thủ trưởng đơn vị xem xét quyết định.
+ Khách trên đường đi công tác hoặc việc riêng xin
nghỉ lại tại đơn vị.
- Mua tặng phẩm, quà biếu cho khách trong nước đến
làm việc hoặc trên đường đi công tác, đi việc riêng ghé qua đơn vị.
- Chi tổ chức tham quan, du lịch cho khách trong nước
và cán bộ, công chức, viên chức trong đơn vị.
10. Chi về điện nước, y tế, vệ sinh cơ quan.
- Chi tiền điện, nước sử dụng tại trụ sở làm việc
và nhà công vụ: Chi theo hóa đơn của cơ quan Điện lực, đơn vị kinh doanh nước.
- Chi vệ sinh cơ quan, nhà công vụ gồm: Chi mua dụng
cụ, phương tiện làm vệ sinh... chi thuê ngoài làm công tác vệ sinh.
- Chi y tế cơ quan, bao gồm: Chi mua thuốc phòng,
chữa bệnh; Chi tổ chức vệ sinh, phòng dịch cơ quan; Chi khám bệnh định kỳ hàng
năm cho cán bộ, công chức, viên chức và tuyên truyền phổ biến kiến thức về sức
khỏe.
11. Chi cho thanh tra, kiểm tra, kiểm toán NHNN.
Là các khoản chi cho các đoàn thanh tra, kiểm tra,
kiểm toán tại đơn vị bao gồm chi phí mua vật liệu văn phòng và các khoản chi
khác phục vụ cho đoàn thanh tra, kiểm tra, kiểm toán. Mức chi đối với từng nội
dung chi theo quy định của Nhà nước và của NHNN.
12. Chi mua báo chí, tài liệu, sách tham khảo.
Căn cứ nhu cầu thực tế về báo chí, tài liệu, sách
tham khảo phục vụ công tác chuyên môn và nguồn kinh phí được giao khoán, các
đơn vị phải xây dựng định mức (loại báo, số lượng) sử dụng báo chí cho lãnh đạo
đơn vị và các phòng ban trong đơn vị.
Đối với các đơn vị tại trụ sở chính Ngân hàng Nhà
nước, định mức (số lượng, chủng loại) sử dụng báo chí do Cục trưởng Cục quản trị
phối hợp với Văn phòng NHNN xây dựng trình Thủ trưởng hành chính cơ quan Ngân
hàng trung ương xem xét quyết định.
Điều 7. Chi về tài sản.
1. Chi bảo trì tài sản:
Bảo trì tài sản nhằm phát hiện và sửa chữa kịp thời
tài sản. Bảo trì tài sản gồm:
- Duy tu, bảo dưỡng;
- Sửa chữa vừa và nhỏ;
- Sửa chữa lớn.
a. Đối với bảo trì tài sản là nhà cửa, vật kiến
trúc: thực hiện theo quy định của NHNN về việc quản lý và thực hiện dự án đầu
tư xây dựng công trình trong hệ thống NHNN.
b. Đối với tài sản là trang thiết bị, máy móc:
+ Đối với việc bảo trì tài sản có giá trị trên 200
triệu đồng/1 lần bảo trì, các đơn vị phải lập thiết kế (nếu có) và dự toán chi
tiết gửi NHNN xem xét phê duyệt trước khi thực hiện
+ Đối với việc bảo trì tài sản có giá trị dưới 200
triệu đồng/1 lần bảo trì giao Thủ trưởng đơn vị phê duyệt thiết kế (nếu có), dự
toán và quyết toán chi phí bảo trì tài sản.
2. Chi mua sắm công cụ lao động.
Các đơn vị chỉ mua sắm công cụ lao động trong phạm
vi kinh phí được giao khoán và phải tận dụng số công cụ lao động hiện có để sử dụng,
chỉ mua sắm thêm những công cụ lao động thật cần thiết, còn thiếu hay bị hư hỏng
để đảm bảo cho hoạt động của đơn vị.
Việc trang bị công cụ lao động cho cán bộ, công chức,
viên chức NHNN được thực hiện theo quy định tại Quyết định số 170/2006/QĐ-TTg ngày
18/7/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy định tiêu chuẩn, định mức
trang thiết bị và phương tiện làm việc của cơ quan và cán bộ, công chức, viên
chức Nhà nước; Thông tư số 94/2006/TT-BTC ngày 9/10/2006 của Bộ Tài chính hướng
dẫn thực hiện Quyết định số 170/2006/QĐ-TTg ngày 18/7/2006 của Thủ tướng Chính
phủ về việc ban hành Quy định tiêu chuẩn, định mức trang thiết bị và phương tiện
làm việc của cơ quan và cán bộ, công chức, viên chức Nhà nước và hướng dẫn của
NHNN.
Điều 8. Các khoản chi khác
1. Chi bảo quản hồ sơ, chứng từ, sổ kế toán và tài
liệu: Được chi theo nhu cầu phát sinh thực tế.
2. Chi nộp thuế, lệ phí; Chi mua bảo hiểm tài sản:
Mức chi theo quy định của Nhà nước và có chứng từ, hóa đơn hợp pháp hợp lệ.
3. Chi bồi dưỡng quyết toán năm.
a - Mức chi: Do Thống đốc NHNN quy định hàng năm.
b - Đối tượng được hưởng bồi dưỡng Quyết toán gồm:
+ Đối tượng được quy định tại Quyết định số
1710/2005/QĐ-NHNN ngày 28/11/2005 của Thống đốc NHNN về việc ban hành Chế độ
quyết toán năm của NHNN;
+ Cán bộ kiểm soát nội bộ trực tiếp làm công tác
quyết toán tại các đơn vị NHNN;
+ Một số cán bộ, công chức thuộc Ban Thanh toán được
phân công trực để hướng dẫn xử lý những vướng mắc về thanh toán chuyển tiền
trong thời gian quyết toán.
c - Thời gian hưởng bồi dưỡng quyết toán:
- Các đơn vị thực hiện chi bồi dưỡng quyết toán từ
ngày 24/12 năm nay đến 10/01 năm sau.
- Đối với một số đơn vị NHNN, bao gồm: Ban Thanh
toán, Cục Quản trị, Cục Phát hành và Kho quỹ, Cục công nghệ tin học Ngân hàng,
Sở Giao dịch NHNN, NHNN chi nhánh thành phố Hà Nội, NHNN chi nhánh thành phố Hồ
Chí Minh và Vụ Kế toán - Tài chính, thời gian được hưởng bồi dưỡng quyết toán
quy định như sau:
+ Đối với cán bộ, công chức thuộc Ban Thanh toán được
phân công trực quyết toán: Thời gian được thanh toán tiền bồi dưỡng quyết toán
từ ngày 24/12 đến 31/12.
+ Cục công nghệ tin học Ngân hàng: Thời gian được
thanh toán tiền bồi dưỡng quyết toán từ ngày 19/12 năm nay đến 10/01 năm sau.
+ Cục Quản trị, NHNN chi nhánh thành phố Hà Nội,
NHNN chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh: Thời gian được thanh toán tiền bồi dưỡng
quyết toán từ ngày 17/12 năm nay đến ngày 10/01 năm sau.
+ Cục phát hành và Kho quỹ, Sở Giao dịch NHNN: Thời
gian được thanh toán tiền bồi dưỡng quyết toán từ ngày 15/12 đến ngày 10/01 năm
sau.
+ Vụ Kế toán - Tài chính: Thời gian được thanh toán
tiền bồi dưỡng quyết toán từ ngày 24/12 năm nay đến 20/01 năm sau.
4. Chi bồi dưỡng cho cán bộ, công chức, viên chức
thực hiện kiểm kê tài sản và kiểm kê kho tiền Trung ương (thời điểm 1/1 và
1/7): mức chi theo mức chi bồi dưỡng quyết toán hàng năm được Thống đốc
NHNN phê duyệt.
5. Chi phòng cháy, chữa cháy, phòng chống lụt, bão,
chi cho công tác dân quân tự vệ.
- Chi hội nghị, tập huấn phòng cháy, chữa cháy,
phòng chống bão lụt và công tác dân quân tự vệ: tùy thuộc vào từng nội dung, mức
chi theo quy định tại công văn số 7028/NHNN-KTTC và công văn số 1268/NHNN-KTTC
của NHNN.
- Chi mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc đối với những
cơ sở có nguy hiểm cháy, nổ theo quy định tại Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày
4/4/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng
cháy và chữa cháy.
6. Các khoản chi khác: Chi theo quy định của Nhà nước
(nếu có) hoặc hướng dẫn của NHNN.
Chương III
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 9. Căn cứ nội dung và mức chi quy định tại quy chế này và tình
hình thực tế hoạt động của đơn vị, các đơn vị thực hiện khoán chi phí quản lý
cho các bộ phận, phòng ban trong đơn vị.
Điều 10. Trách nhiệm của Thủ trưởng các đơn vị:
1. Vụ trưởng Vụ Kế toán - Tài chính chịu trách nhiệm
hướng dẫn thực hiện Quy chế này trong hệ thống NHNN.
2. Thủ trưởng đơn vị có trách nhiệm ban hành quy định
chi tiêu nội bộ của đơn vị và tổ chức kiểm tra, giám sát trong quá trình triển
khai thực hiện.
3. Vụ trưởng Vụ Tổng kiểm soát chịu trách nhiệm kiểm
tra việc thực hiện quy chế này trong hệ thống NHNN theo chức năng, nhiệm vụ được
giao.
Điều 11. Việc sửa đổi, bổ sung Quy chế này do Thống đốc quyết định.
PHỤ LỤC SỐ 01
CÁC NGHỀ, CÔNG VIỆC ĐƯỢC HƯỞNG CHẾ ĐỘ BỒI DƯỠNG ĐỘC HẠI
BẰNG HIỆN VẬT TRONG NGÀNH NGÂN HÀNG
Số TT
|
Chức Danh bồi
dưỡng
|
Điều kiện làm
việc
|
|
Nhóm 1
|
|
1
|
Thủ kho, phụ kho NHTW
|
Kho dưới mặt đất, sâu trong lòng nhà thiếu dưỡng
khí, môi trường dễ nhiễm bệnh và gây bệnh
|
2
|
Mạ Crôm
|
Tiếp xúc với axít, hơi kim loại độc hại
|
3
|
Đổ thùng phân cơ quan
|
Hôi hám, bẩn thỉu, dễ gây bệnh
|
4
|
Tiêu hủy tiền rách nát
|
Nơi làm việc chật hẹp, công việc nặng nhọc, chịu
tác động của ồn, bụi và vi khuẩn gây bệnh
|
5
|
Sản xuất lô in tiền
|
Chịu tác động của nhiệt độ cao, hóa chất độc nguy
hiểm
|
6
|
Sản xuất bản in tiền
|
Chịu tác động của axít cromic, sufuríc vượt tiêu
chuẩn cho phép nhiều lần
|
7
|
Vận hành máy in tiền, xổ số cào
|
Chịu tác động của tiếng ồn cao và hóa chất độc mạnh
vượt tiêu chuẩn cho phép
|
8
|
Xử lý nước thải Nhà máy in tiền
|
Chịu tác động của nhiều loại hóa chất độc mạnh
như axít cromic, sufuríc, feryxianua
|
|
Nhóm 2
|
|
1
|
Mạ vàng, mạ bạc, mạ kim loại
|
Nóng bụi, hơi kim loại độc hại
|
2
|
Sấy giấy in tiền
|
Hóa chất chống giả độc hại
|
3
|
Nấu rót kim loại màu (V,B,B, kim)
|
Nóng 45°C, độ ẩm 69%m hạt bụi 1,147CO2 1,17 có hại
sức khỏe
|
4
|
Rèn búa máy
|
Búa nặng 450g, chấn động mạnh
|
5
|
Sơn men, sơn sì
|
Tiếp xúc với axít, độc hại
|
6
|
Đánh rỉ sắt
|
Bụi Fe gây ô nhiễm không khí
|
7
|
Ban quản lý kho (Lãnh đạo phụ trách kho quỹ: Trưởng,
phó phòng tiền tệ; Trưởng, phó phòng kế toán) khi ra vào kho, Thủ kho, phụ
kho và kiểm soát viên thực hiện giám sát kho NH tỉnh, huyện
|
Môi trường hôi hám dễ nhiễm bệnh
|
8
|
Chụp ảnh kẽm, phơi ảnh kẽm, rửa phim ảnh
|
Tiếp xúc với môi trường axít độc hại
|
9
|
Hàn thiếc
|
Nóng, bụi, hơi độc
|
10
|
Chuyển phim sang kẽm
|
Môi trường axít, độc hại
|
11
|
Kiểm ngăn (thu, chi, kiểm đếm tiền mặt) của NH
các cấp
|
Môi trường hôi hám dễ gây bệnh
|
12
|
Xét nghiệm, kiểm nhận V, B, B, kim
|
Hóa chất độc hại
|
13
|
Sửa chữa khóa kho đặc biệt
|
Nóng, bụi, công việc tỉ mẩn, căng thẳng thị lực
|
14
|
Điều khiển hệ thống cơ mật kho tiền TW
|
Nóng thiếu dưỡng khí, phòng kín, căng thẳng về thần
kinh và thị lực
|
15
|
In và đóng gói tiền
|
Hóa chất chống giả gây ô nhiễm không khí
|
16
|
Điều khiển máy cắt tiền
|
Hóa chất độc hại, căng thẳng thần kinh và thị lực
|
17
|
Hàn điện, hàn hơi trong thùng kín và két Fe
|
ánh hồ quang nóng có hại sức khỏe
|
18
|
Điều khiển máy cắt, dập kim loại
|
Chấn động mạnh, bụi bặm có hại sức khỏe
|
19
|
Thủ kho xăng, dầu
|
Tiếp xúc với xăng, dầu độc hại
|
20
|
Vận hành máy nổ Diezen kho tiền đặc biệt
|
Thiếu ánh sáng, dưỡng khí, chấn động mạnh
|
21
|
Vệ sinh công nghiệp có hóa chất độc
|
Tiếp xúc với hơi độc, bụi bặm
|
22
|
Vẽ mẫu tiền
|
Công việc cơ mật, kỹ thuật tinh vi, căng thẳng về
tinh thần và thị lực
|
23
|
Điều khiển máy tính điện tử
|
Phòng kín, nhiệt độ thấp 12 - 15ºC, mất năng lượng
cơ thể thường xuyên thiếu dưỡng khí
|
24
|
Pha chế bảo quản các loại hóa chất
|
Thường xuyên tiếp xúc với các loại hóa chất độc
|
25
|
Kiểm kê, bảo quản, xử lý kỹ thuật các hiện vật,
tài liệu, sách báo, phim ảnh trong kho lưu trữ của Thư viện
|
Thường xuyên làm việc trong kho kín, thiếu dưỡng
khí, tiếp xúc với hóa chất, bụi, nấm mốc
|
26
|
Tu sửa phục chế tài liệu, hiện vật của Thư viện
|
Tư thế lao động gò bó, chịu tác động của hóa chất,
bụi, nấm mốc
|
27
|
Vận hành, sửa chữa máy in offset, typo, máy xén
giấy, máy lạnh
|
Thường xuyên tiếp xúc với bụi, ồn và các hóa chất
độc
|
PHỤ LỤC SỐ 02
ĐỊNH MỨC CHI ĐÀO TẠO HUẤN LUYỆN NGHIỆP VỤ
(theo công văn số 462/NHNN-KTTC ngày 24/01/2006 của NHNN)
1. Chi thù lao giảng viên (Giảng viên
dạy thêm giờ, giảng viên kiêm nhiệm được mời giảng):
- Giảng viên, báo cáo viên là Ủy viên
Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Thứ trưởng (và tương đương), Bí thư, Phó Bí thư tỉnh
ủy, Chủ tịch HĐND cấp tỉnh, Chủ tịch UBND cấp tỉnh và tương đương, mức chi:
200.000 đồng - 300.000 đồng/buổi.
- Giảng viên, báo cáo viên cấp Vụ, Cục,
Viện ở các cơ quan trung ương; các giáo sư, tiến sỹ, chuyên viên cao cấp của
các Vụ, Cục, Chi nhánh và của các trường cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương, mức chi: 150.000 - 200.000 đồng/buổi.
- Giảng viên, báo cáo viên là các cán
bộ, chuyên viên các Vụ, Cục, Chi nhánh và của các trường cấp tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương, mức chi: 100.000đồng - 150.000đồng/buổi.
- Chi phí cho việc đi lại, bố trí chỗ
nghỉ cho Giảng viên:
+ Chi phí đi lại cho giảng viên: Giảng
viên được thanh toán tiền tàu xe theo chế độ quy định tại công văn số 7028/NHNN-KTTC
ngày 28/6/2007 của NHNN “Hướng dẫn thực hiện chế độ công tác phí và chi tiêu hội
nghị, tập huấn của NHNN” và công văn số 1268/NHNN-KTTC ngày 13/2/2008 của NHNN
sửa đổi, bổ sung một số nội dung quy định chế độ công tác phí và chi tiêu hội
nghị.
+ Trường hợp không bố trí được nơi
nghỉ cho giảng viên, phải thuê ngoài thì được thanh toán theo hóa đơn thực tế
nhưng mức chi không quá mức chi quy định tại công văn số 7028/NHNN-KTTC ngày
28/6/2007 và công văn số 1268/NHNN-KTTC ngày 13/2/2008.
- Giảng viên là chuyên gia nước ngoài
được thanh toán theo hợp đồng giảng dạy nếu được Thống đốc duyệt.
2. Chi phí cho công tác tổ chức lớp học:
Chi tiền thuê hội trường, phòng học (sau khi đã tận dụng hết cơ sở vật chất của
nơi tổ chức lớp), dụng cụ phục vụ giảng dạy như đèn chiếu, máy vi tính...; Chi
văn phòng phẩm, nước uống cho giảng viên và học viên; Chi mua giáo trình, in ấn,
biên soạn tài liệu; Chi tiền điện, tiền nước, tiền phục vụ, trông coi xe; chi
ra đề thi, coi thi, chấm thi; chi phục vụ khai giảng, bế giảng, cấp chứng chỉ,
khen thưởng học viên xuất sắc.
Tùy thuộc vào từng nội dung chi, mức
chi theo chế độ quy định hoặc thực tế phát sinh.
3. Chi tiền thuê xe và chi phí cho việc
liên hệ tổ chức cho học viên đi khảo sát, thực tế (nếu có): chi theo thực tế
phát sinh.
4. Chi dịch tài liệu và phiên dịch:
Chi phí cho công tác dịch tài liệu hoặc
phiên dịch: mức chi được thực hiện theo quy định tại Quyết định số
112/2001/QĐ-BTC ngày 09/11/2001 của Bộ Tài chính về việc ban hành một số quy định
mức chi tiêu áp dụng cho các dự án có sử dụng nguồn vốn phát triển chính thức
(ODA) vay nợ, cụ thể:
+ Dịch từ tiếng nước ngoài sang tiếng
Việt, mức chi tối đa: 35.000đ/trang (300 từ).
+ Dịch từ tiếng Việt sang tiếng nước
ngoài, mức chi tối đa: 40.000đ/trang (300 từ).
5. Chi cho học viên:
- Chi hỗ trợ một phần tiền ăn và sinh
hoạt cho học viên khi tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng: Căn cứ khả năng bố
trí kinh phí, điều kiện tổ chức lớp học (về địa điểm, thành phần học viên, thời
gian học tập...) mà đơn vị tổ chức lớp học xem xét, quyết định nhưng tối đa
không quá 15.000 đồng/người/ngày.
- Chi thuê chỗ ở cho học viên (sau
khi tận dụng hết cơ sở vật chất của nơi tổ chức lớp) theo thực tế nhưng mức tối
đa không quá 120.000đồng/người/ngày.
6. Chi phí tại đơn vị cử cán bộ đi học:
Thanh toán tiền tàu, xe (một lượt đi
và về; nghỉ lễ, tết) cho cán bộ, công chức đi học tại các lớp đào tạo, bồi dưỡng
theo chế độ công tác phí và chi tiêu hội nghị, tập huấn hiện hành của NHNN.
PHỤ LỤC SỐ 03
ĐỊNH MỨC CHI NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG KHOA
HỌC CÔNG NGHỆ
(Thay thế phụ lục số 03 tại Quy chế chi tiêu nội bộ của NHNN ban hành kèm QĐ
số 324/NHNN-KTTC ngày 01/02/2007)
1. Chi soạn thảo đề cương nghiên cứu
(đề cương được nghiệm thu):
a- Đối với Luật, Pháp lệnh:
+ Dự án Luật, Pháp lệnh soạn thảo mới
hoặc dự án Luật, Pháp lệnh sửa đổi (thay thế):
Mức chi từ: 1.000.000 đồng -
2.000.000 đồng/đề cương.
+ Dự án Luật, Pháp lệnh soạn thảo sửa
đổi, bổ sung một số diều:
Mức chi từ: 700.000 đồng - 1.500.000
đồng/đề cương.
b. Đối với dự thảo Nghị quyết của Quốc
hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, dự thảo Nghị quyết, Nghị định của Chính phủ, dự
thảo Quyết định và Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ:
+ Dự thảo mới hoặc thay thế:
Mức chi từ: 700.000 đồng - 1.000.000
đồng/đề cương.
+ Dự thảo sửa đổi bổ sung một số điều
Mức chí từ: 500.000 đồng - 700.000 đồng/đề
cương.
c. Đối với dự thảo Thông tư, Thông tư
liên tịch, dự thảo Quyết định có nội dung quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền
ban hành của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước:
+ Dự thảo mới hoặc dự thảo thay thế
Mức chi từ: 500.000 đồng - 700.000 đồng/đề
cương.
+ Dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều
Mức chi từ: 300.000 đồng - 500.000 đồng/đề
cương.
2. Chi soạn thảo văn bản:
a. Đối với Luật, Pháp lệnh:
+ Dự án Luật, Pháp lệnh soạn thảo mới
hoặc dự án Luật, Pháp lệnh sửa đổi (thay thế):
Mức chi từ: 4.000.000 đồng -
5.000.000 đồng/văn bản.
+ Dự án Luật, Pháp lệnh soạn thảo sửa
đổi bổ sung một số điều:
Mức chi từ: 2.000.000 đồng -
3.000.000 đồng/văn bản.
b. Đối với dự thảo Nghị quyết của Quốc
hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, dự thảo Nghị quyết, Nghị định của Chính phủ, dự
thảo Quyết định và Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ:
+ Dự thảo mới hoặc thay thế:
Mức chi từ: 2.000.000 đồng -
2.500.000 đồng/văn bản.
+ Dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều:
Mức chi từ: 1.500.000 đồng -
2.000.000 đồng/văn bản.
c. Đối với dự thảo Thông tư, Thông tư
liên tịch, dự thảo Quyết định có nội dung quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền
ban hành của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước:
+ Dự thảo mới hoặc thay thế:
Mức chi từ: 1.500.000 đồng -
2.000.000 đồng/văn bản.
+ Dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều:
Mức chi từ: 1.000.000 đồng -
1.500.000 đồng/văn bản.
3. Chi soạn thảo báo cáo chỉnh lý,
báo cáo tổng thuật; báo cáo thẩm định, thẩm tra dự thảo các văn bản quy phạm
pháp Iuật:
a. Đối với Luật, Pháp lệnh:
+ Dự án Luật, Pháp lệnh soạn thảo mới
hoặc dự án Luật, Pháp lệnh sửa đổi (thay thế):
Mức chi từ: 400.000 đồng - 1.000.000
đồng/báo cáo thẩm định, thẩm tra.
Mức chi từ: 150.000 đồng - 250.000 đồng/báo
cáo tổng thuật, báo cáo chỉnh lý.
+ Dự án Luật, Pháp lệnh soạn thảo sửa
đổi bổ sung một số điều:
Mức chi từ: 300.000 đồng - 400.000 đồng/báo
cáo thẩm định, thẩm tra.
Mức chi từ: 120.000 đồng - 230.000 đồng/báo
cáo tổng thuật, báo cáo chỉnh lý.
b. Đối với dự thảo Nghị quyết của Quốc
hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, dự thảo Nghị quyết, Nghị định của Chính phủ, dự
thảo Quyết định và Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ:
- Dự thảo mới hoặc thay thế:
+ Mức chi: 400.000 đồng/báo cáo thẩm
định, thẩm tra.
+ Mức chi: 200.000 đồng/báo cáo tổng
thuật, báo cáo chỉnh lý.
- Dự thảo sửa đổi bổ sung một số điều:
+ Mức chi: 300.000 đồng/báo cáo thẩm
định, thẩm tra.
+ Mức chi: 100.000 đồng/báo cáo tổng
thuật, báo cáo chỉnh lý.
c. Đối với dự thảo Thông tư, Thông tư
liên tịch, dự thảo Quyết định có nội dung quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền
ban hành của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước:
- Dự thảo mới hoặc thay thế:
+ Mức chi: 200.000 đồng/báo cáo thẩm
định, thẩm tra.
+ Mức chi: 120.000 đồng/báo cáo tổng
thuật, báo cáo chỉnh lý.
- Dự thảo sửa đổi bổ sung một số điều:
+ Mức chi: 100.000 đồng/báo cáo thẩm
định, thẩm tra.
+ Mức chi: 60.000 đồng/báo cáo tổng
thuật, báo cáo chỉnh lý.
4. Chi hội thảo phục vụ công tác lập
dự kiến chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh, Nghị định, Nghị quyết; hội thảo
phục vụ công tác soạn thảo, thẩm định, thẩm tra văn bản quy phạm pháp luật:
- Người chủ trì cuộc họp: 150.000
đ/người/buổi.
- Các thành viên tham dự: 70.000
đ/người/buổi.
5. Chi tổ chức họp báo công bố Luật,
Pháp lệnh, Nghị quyết của Quốc hội, Nghị quyết, Nghị định của Chính phủ:
- Người chủ trì cuộc họp: 100.000
đ/người/buổi.
- Các thành viên tham dự: 50.000
đ/người/buổi.
6. Chi thuê dịch tài liệu tham khảo
(nếu có):
Dịch tài liệu từ tiếng nước ngoài
sang tiếng Việt, mức chi từ: 50.000đ - 70.000đ/trang (300 từ).
7. Chi rà soát, hệ thống hóa văn bản
quy phạm pháp luật phục vụ trực tiếp cho việc soạn thảo các văn bản quy phạm
pháp luật, mức chi từ 15.000 đồng - 75.000 đồng/01 tài liệu hoặc văn bản.
Đơn vị được giao nhiệm vụ rà soát, hệ
thống hóa văn bản quy phạm pháp luật phục vụ trực tiếp cho việc soạn thảo các
văn bản quy phạm pháp luật tại mục 1 nêu trên phải xây dựng kế hoạch cụ thể
trình cấp có thẩm quyền phê duyệt trước khi thực hiện và làm cơ sở để thanh
toán.
8. Các khoản chi khác như chi công
tác phí, hội nghị, làm đêm, làm thêm giờ, chi phí in ấn, văn phòng phẩm...thực
hiện theo các quy định hiện hành của Nhà nước và Ngân hàng Nhà nước về lĩnh vực
đó.