Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 36/2014/TT-NHNN giới hạn tỷ lệ bảo đảm an toàn hoạt động tổ chức tín dụng chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Số hiệu: 36/2014/TT-NHNN Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Ngân hàng Nhà nước Người ký: Nguyễn Phước Thanh
Ngày ban hành: 20/11/2014 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
VIỆT NAM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 36/2014/TT-NHNN

Hà Nội, ngày 20 tháng 11 năm 2014

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH CÁC GIỚI HẠN, TỶ LỆ BẢO ĐẢM AN TOÀN TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC TÍN DỤNG, CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NƯỚC NGOÀI

Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 46/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010;

Căn cứ Luật các t chức tín dụng s 47/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010;

Căn cứ Nghị định s 156/2013/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 21013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyn hạn và cơ cấu t chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;

Theo đề nghị của Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng;

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của t chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Thông tư này quy định về các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động mà các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải thường xuyên duy trì, bao gồm:

a) Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu;

b) Giới hạn cấp tín dụng;

c) Tỷ lệ khả năng chi trả;

d) Tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn;

đ) Giới hạn góp vốn, mua c phần;

e) Tỷ lệ dư nợ cho vay so với tng tiền gửi.

2. Căn cứ kết quả giám sát, kiểm tra, thanh tra của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi là Ngân hàng Nhà nước) đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, trong trường hợp cần thiết đ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tùy theo tính chất, mức độ rủi ro, Ngân hàng Nhà nước yêu cầu t chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện một hoặc một số giới hạn thấp hơn, tỷ lệ an toàn chặt chẽ hơn so với các mức quy định tại Thông tư này.

3. Đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang thực hiện phương án tái cơ cấu đã được phê duyệt, trong trường hợp cần thiết, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định cụ thể giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn đối với từng tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Tổ chức tín dụng bao gồm:

a) Ngân hàng: Ngân hàng thương mại nhà nước, ngân hàng hợp tác xã, ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài;

b) T chức tín dụng phi ngân hàng: Công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính.

2. Chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Khoản phải đòi gồm các khoản tiền gửi tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác, tiền gửi tại tổ chức tín dụng nước ngoài; khoản đầu tư vào giấy tờ có giá; cho vay; cho thuê tài chính; bao thanh toán; chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá; các khoản cấp tín dụng dưới hình thức phát hành thẻ tín dụng; các khoản trả thay theo cam kết ngoại bảng.

2. Khách hàng trong quan hệ cấp tín dụng với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (sau đây gọi là khách hàng) là tổ chức (bao gồm cả tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài), cá nhân, các chủ thể khác theo quy định của pháp luật dân sự.

Một khách hàng là một t chức hoặc một cá nhân hoặc một chủ thể khác theo quy định của pháp luật dân sự.

3. Kinh doanh bt động sản là việc bỏ vốn đầu tư tạo lập, mua, nhận chuyn nhượng, thuê, thuê mua bất động sản đ bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, cho thuê mua nhằm mục đích sinh lợi.

4. Hp đồng phái sinh lãi suất gồm các hợp đồng hoán đổi lãi suất, hợp đồng kỳ hạn lãi suất, hợp đồng quyền chọn lãi suất, các hợp đồng phái sinh lãi suất khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

5. Hợp đồng phái sinh ngoại tệ gồm các hợp đồng hoán đổi ngoại tệ, hợp đồng kỳ hạn ngoại tệ, hợp đồng tương lai ngoại tệ, hợp đồng quyền chọn ngoại tệ, các hợp đồng phái sinh ngoại tệ khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

6. Lợi nhuận không chia của t chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài là phần lợi nhuận chưa phân phi, được xác định sau khi báo cáo tài chính năm được kim toán độc lập và được Đại hội đng c đông, Hội đồng thành viên, Đại hội thành viên, chủ sở hữu, ngân hàng nước ngoài (ngân hàng mẹ) quyết định giữ lại nhằm mục đích bổ sung vốn cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

7. Lợi thế thương mại là phần chênh lệch dương giữa số tiền mua một tài sản tài chính và giá trị s sách kế toán của tài sản tài chính đó mà tổ chức tín dụng phải trả phát sinh từ giao dịch có tính chất mua lại doanh nghiệp, tổ chức tín dụng khác theo quy định pháp luật. Tài sản tài chính này được phản ánh đầy đủ trên bảng cân đối của t chức tín dụng.

8. OECD là tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển (Organization for Economic Cooperation and Development).

9. Tổ chức tài chính quốc tế gồm:

a) Nhóm ngân hàng thế giới gồm: Ngân hàng Quốc tế về Tái thiết và Phát triển (The International Bank for Reconstruction and Development - IBRD), Công ty tài chính quốc tế (The International Financial Company - IFC), Hiệp hội Phát triển quốc tế (The International Development Association - IDA), Cơ quan Bảo lãnh Đầu tư Đa phương (The Multilateral Investment Guarantee Agency - MIGA);

b) Ngân hàng Phát triển Châu Á (The Asian Development Bank - ADB);

c) Ngân hàng Phát triển Châu Phi (The African Development Bank - AfDB);

d) Ngân hàng Tái thiết và Phát triển Châu Âu (The European Bank for Reconstruction and Development - EBRD);

đ) Ngân hàng Phát triển Liên Mỹ (The Inter-American Development Bank-IADB);

e) Ngân hàng Đầu tư Châu Âu (The European Investment Bank - EIB);

g) Quỹ đầu tư Châu Âu (The European Investment Fund - EIF);

h) Ngân hàng Đầu tư Bắc Âu (The Nordic Investment Bank - NIB);

i) Ngân hàng Phát triển Caribbean (The Caribbean Development Bank - CDB);

k) Ngân hàng Phát triển Hồi giáo (The Islamic Development Bank - IDB);

l) Ngân hàng Phát triển cộng đồng Châu Âu (The Council of Europe Development Bank - CEDB);

m) Tổ chức tài chính quốc tế khác có vốn điều lệ do chính phủ các nước đóng góp.

10. Công ty kiểm soát là:

a) Công ty sở hữu trực tiếp hoặc gián tiếp trên 20% vốn điều lệ hoặc vốn c phần có quyền biu quyết hoặc nm quyn kim soát của một ngân hàng thương mại, công ty tài chính;

b) Ngân hàng thương mại, công ty tài chính có công ty con, công ty liên kết.

11. Giấy tờ có giá là bằng chứng xác nhận nghĩa vụ trả nợ giữa tổ chức phát hành giấy tờ có giá với người sở hữu giy tờ có giá trong một thời hạn nhất định, điều kiện trả lãi và các điều kiện khác. Giy tờ có giá bao gồm trái phiếu, tín phiếu, công trái, chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu và các loại giấy tờ có giá khác.

12. Cấp tín dụng bao gồm nghiệp vụ cho vay, bảo lãnh, chiết khấu, tái chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, đầu tư trái phiếu doanh nghiệp, phát hành thẻ tín dụng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

13. Tổng mức dư nợ cấp tín dụng bao gồm tổng số dư nợ cho vay, chiết khấu, tái chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, đầu tư trái phiếu doanh nghiệp, thẻ tín dụng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, số dư bảo lãnh và các khoản ủy thác cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác cấp tín dụng.

14. Đầu tư trái phiếu là việc mua hoặc ủy thác cho tổ chức khác (bao gồm cả tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác) mua trái phiếu.

15. Người có liên quan của một tổ chức, cá nhân là tổ chức, cá nhân có quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp với tổ chức, cá nhân đó.

a) Người có liên quan của một tổ chức (bao gồm cả tổ chức tín dụng) gồm các trường hợp sau đây:

(i) Công ty mẹ hoặc tổ chức tín dụng là công ty mẹ (sau đây gọi là tổ chức tín dụng mẹ) của tổ chức đó;

(ii) Công ty con của t chức đó;

(iii) Công ty có cùng công ty mẹ hoặc cùng tổ chức tín dụng mẹ của tổ chức đó;

(iv) Người quản lý, thành viên Ban kim soát của công ty mẹ hoặc của tổ chức tín dụng mẹ của tổ chức đó;

(v) Cá nhân hoặc tổ chức có thẩm quyền bổ nhiệm người quản lý, thành viên Ban kiểm soát của công ty mẹ hoặc tổ chức tín dụng mẹ của tổ chức đó;

(vi) Người quản lý, thành viên Ban kiểm soát của tổ chức đó;

(vii) Công ty, tổ chức có thẩm quyền bổ nhiệm người quản lý, thành viên Ban kiểm soát của tổ chức đó;

(viii) Vợ, chồng, cha, mẹ, con (bao gồm cả cha nuôi, mẹ nuôi, con nuôi, bố chng (bố vợ), mẹ chồng (mẹ vợ), con dâu (con rể), bố dượng, mẹ kế, con riêng của vợ hoặc chồng), anh ruột, chị ruột, em ruột (bao gồm cả anh, chị, em cùng mẹ khác cha hoặc cùng cha khác mẹ), anh r, chị dâu, em dâu, em rể của người quản lý, thành viên Ban kiểm soát, thành viên góp vốn hoặc cổ đông sở hữu từ 5% vốn điều lệ hoặc vốn c phần có quyn biu quyết trở lên của tổ chức đó;

(ix) Tổ chức, cá nhân sở hữu từ 5% vốn điều lệ hoặc vốn cổ phần có quyền biểu quyết trở lên tại tổ chức đó;

(x) Cá nhân được ủy quyền đại diện phần vốn góp, cổ phần cho tổ chức đó.

b) Người có liên quan của một cá nhân gồm các trường hợp sau đây:

(i) Vợ, chồng, cha, mẹ, con (bao gồm cả cha nuôi, mẹ nuôi, con nuôi, bố chồng (bố vợ), mẹ chồng (mẹ vợ), con dâu (con rể); bố dượng, mẹ kế, con riêng của vợ hoặc chồng), anh ruột, chị ruột, em ruột (bao gồm cả anh, chị, em cùng mẹ khác cha hoặc cùng cha khác mẹ), anh r, chị dâu, em dâu, em r của cá nhân đó;

(ii) Công ty hoặc tổ chức tín dụng mà cá nhân đó sở hữu từ 5% vốn điều lệ hoặc vốn cổ phần có quyền biu quyết trở lên;

(iii) Công ty con mà cá nhân đó là người quản lý, thành viên Ban kiểm soát của công ty mẹ hoặc tổ chức tín dụng mẹ;

(iv) Công ty con mà cá nhân đó có thẩm quyền bổ nhiệm người quản lý, thành viên Ban kiểm soát của công ty mẹ hoặc tổ chức tín dụng mẹ;

(v) Công ty hoặc tổ chức tín dụng mà cá nhân đó là người quản lý, thành viên Ban kiểm soát;

(vi) Công ty hoặc tổ chức tín dụng mà cá nhân đó là vợ, chồng, cha, mẹ, con (bao gm cả cha nuôi, mẹ nuôi, con nuôi, b chng (bố vợ), mẹ chồng (mẹ vợ), con dâu (con rể), bố dượng, mẹ kế, con riêng của vợ hoặc chồng), anh ruột, chị ruột, em ruột (bao gồm cả anh, chị, em cùng mẹ khác cha hoặc cùng cha khác mẹ), anh rể, chị dâu, em dâu, em r của người quản lý, thành viên Ban kiểm soát, thành viên góp vn hoặc c đông sở hữu từ 5% vốn điều lệ hoặc vốn c phần có quyền biu quyết trở lên của công ty hoặc t chức tín dụng đó;

(vii) Tổ chức, cá nhân ủy quyền đại diện phần vốn góp, cổ phần cho cá nhân đó;

(viii) Cá nhân cùng với cá nhân đó được một tổ chức ủy quyền đại diện phần vốn góp, c phần tại một tổ chức khác;

(ix) Cá nhân được cá nhân đó ủy quyền đại diện phần vốn góp, cổ phần.

c) Để đảm bảo kiểm soát rủi ro do tập trung tín dụng trong hoạt động ngân hàng, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được bổ sung những trường hợp người có liên quan khác ngoài các trường hợp quy định tại điểm a và b khoản này trong các quy định nội bộ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

16. Góp vốn, mua cổ phần của tổ chức tín dụng là việc tổ chức tín dụng góp vốn cấu thành vốn điều lệ, mua c phần và các hình thức khác đ trở thành cổ đông, thành viên góp vốn của các doanh nghiệp, tổ chức tín dụng khác, bao gồm cả việc cấp vốn điều lệ, góp vốn vào công ty con, công ty liên kết của tổ chức tín dụng; góp vốn vào quỹ đầu tư hoặc ủy thác vốn cho các t chức khác góp vốn, mua cổ phần theo các hình thức nêu trên.

17. Không thể hủy ngang là việc không thể hủy bỏ hoặc thay đổi dưới bất kỳ hình thức nào đối với những cam kết đã được thiết lập, trừ trường hợp phải hủy bỏ hoặc thay đổi theo quy định của pháp luật.

18. Cấp tín dụng để đầu tư, kinh doanh cổ phiếu bao gồm:

a) Cho vay, chiết khấu giấy tờ có giá đối với công ty chứng khoán để đầu tư, kinh doanh c phiếu;

b) Cho vay đ mua c phiếu;

c) Cho vay ứng trước tiền đối với khách hàng đã bán chứng khoán và sử dụng vốn vay đ mua c phiếu;

d) Cho vay đối với khách hàng để bổ sung số tiền thiếu khi lệnh mua cổ phiếu được khớp;

đ) Cho vay đối với người lao động để mua cổ phần phát hành lần đầu khi chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần;

e) Cho vay để góp vốn, mua cổ phần của công ty cổ phần;

g) Chiết khấu giấy tờ có giá đối với khách hàng để sử dụng số tiền chiết khấu mua cổ phiếu;

h) Các khoản cho vay và chiết khấu giấy tờ có giá dưới các hình thức khác mà khách hàng sử dụng số tiền đó để mua cổ phiếu.

Điều 4. Quy định nội bộ

1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải ban hành Quy định nội bộ về cấp tín dụng, quản lý tiền vay để bảo đảm việc sử dụng vốn vay đúng mục đích theo quy định tại Thông tư này và các văn bản có liên quan, trong đó tối thiểu phải có nội dung sau:

a) Tiêu chí xác định một khách hàng, một khách hàng và người có liên quan theo quy định tại khoản 15 Điều 3 Thông tư này, chính sách tín dụng đối với một khách hàng, một khách hàng và người có liên quan, quy định về nguyên tắc phân cấp, ủy quyền việc quyết định, phê duyệt cp tín dụng, cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với một khách hàng, một khách hàng và người có liên quan;

b) Quy định về việc phân tán rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng; phương pháp theo dõi, quản lý và việc phê duyệt, quyết định cấp tín dụng đối với một khách hàng, một khách hàng và người có liên quan ở mức từ 1% vốn tự có của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trở lên, đảm bảo công khai, minh bạch giữa khâu thẩm định, cp tín dng và cơ cấu lại nợ, ngăn ngừa xung đột lợi ích giữa người thẩm định, người quyết định cấp tín dụng và khách hàng là người có liên quan của những người này;

c) Nguyên tắc, chỉ tiêu đánh giá, xác định mức độ rủi ro cấp tín dụng đối với các đối tượng khách hàng, lĩnh vực mà tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài ưu tiên hoặc hạn chế cấp tín dụng làm cơ sở để xây dựng kế hoạch, chiến lược kinh doanh hằng năm;

d) Việc xét duyệt cấp tín dụng và xét duyệt, quyết định cơ cấu lại thời hạn trả nợ (bao gồm gia hạn nợ và điều chỉnh kỳ hạn nợ) phải được thực hiện trên nguyên tắc người quyết định cơ cấu lại thời hạn trả nợ không là người quyết định cấp khoản tín dụng đó, trừ trường hợp việc cấp tín dụng do Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc (đối với Chi nhánh ngân hàng nước ngoài) thông qua;

đ) Quy định các điều kiện, quy trình để quản lý rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng để đầu tư, kinh doanh cổ phiếu.

2. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải ban hành Quy định nội bộ về đánh giá chất lượng tài sản có và tuân thủ tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, được xây dựng trên nguyên tắc quản lý rủi ro đối với tài sản, căn cứ vào nhu cầu, đặc điểm, mức độ rủi ro trong hoạt động, xem xét đến chu kỳ kinh doanh, khả năng thích ứng với rủi ro và chiến lược kinh doanh của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Nội dung của Quy định này phải tuân thủ theo quy định tại Thông tư này và các văn bản có liên quan, trong đó tối thiểu phải có nội dung sau:

a) Quy định về cơ cấu tổ chức, cơ chế phân cấp, ủy quyền và chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận quản lý đối với tỷ lệ an toàn vốn;

b) Các nguyên tắc, chính sách, quy trình nhận dạng, đo lường, theo dõi, kiểm soát, báo cáo và trao đổi thông tin về rủi ro để tuân thủ tỷ lệ an toàn vốn;

c) Các quy định về quản lý cơ cấu vốn tự có và tài sản phải đánh giá được: mức độ và xu hướng của các rủi ro, tác động của rủi ro đến yêu cầu vốn tự có đ bù đắp rủi ro; quy mô và chất lượng vốn tự có, khả năng chịu đựng rủi ro từ các yếu tố vĩ mô, khả năng tiếp cận nguồn vốn b sung vốn tự có, kể cả khả năng hỗ trợ tài chính từ các cổ đông khi cần thiết đ đảm bảo tuân thủ tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu; nghĩa vụ cấp vốn đối với các công ty con và công ty liên kết; mục tiêu vốn tự có trong ngắn hạn và dài hạn, dự kiến chi phí bổ sung vốn tự có và giải pháp thực hiện mục tiêu vốn tự có. Các quy định về quản lý cơ cấu vốn tự có và tài sản gồm:

(i) Quy trình và phương pháp theo dõi, đánh giá quy mô, cấu phần, chất lượng vốn tự có và danh mục tài sản;

(ii) Hệ thống quản lý an toàn vốn tối thiểu;

(iii) Hệ thống cảnh báo sớm, trong đó xác định rõ các dấu hiệu đ sớm nhận dạng rủi ro, nguy cơ dẫn đến suy giảm tỷ lệ an toàn vốn và việc giám sát, báo cáo theo quy định;

(iv) Phương án xử lý để bảo đảm tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu riêng lẻ và hợp nhất, trong đó phải có quy định v:

- Biện pháp quản lý, phát triển vốn tự có và tài sản đ ứng phó với trường hợp suy giảm hoặc vi phạm quy định về tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu;

- Trách nhiệm, quyền hạn, nghĩa vụ và sự phối hợp của các bộ phận, cá nhân có liên quan trong việc xây dựng phương án, biện pháp xử lý, ứng phó với trường hợp suy giảm hoặc vi phạm tỷ lệ an toàn vốn ti thiu.

3. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải ban hành Quy định nội bộ về quản lý thanh khoản theo quy định tại Thông tư này và các văn bản có liên quan, trong đó tối thiểu phải có nội dung sau:

a) Quy định về việc phân cấp, ủy quyn, chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận liên quan trong việc quản lý tài sản Có, tài sản Nợ và việc bảo đảm duy trì tỷ lệ khả năng chi trả, thanh khoản;

b) Quy trình, thủ tục và các giới hạn quản lý thanh khoản, giới hạn kiểm soát chênh lệch kỳ hạn tài sản Có, tài sản Nợ trên cơ sở dòng tiền vào, dòng tiền ra quy định tại Phụ lục 3 của Thông tư này;

c) Các nguyên tắc, chính sách, quy trình nhận dạng, đo lường, theo dõi, kiểm soát, báo cáo và trao đổi thông tin rủi ro về khả năng chi trả, thanh khoản; các tiêu chí cảnh báo sớm về rủi ro thiếu hụt khả năng chi trả, thanh khoản và các phương án xử lý;

d) Kế hoạch và biện pháp nắm giữ các loại giấy tờ có giá có khả năng thanh khoản cao;

đ) Hướng dẫn, kiểm tra, kiểm soát, kiểm toán nội bộ đối với việc duy trì tỷ lệ khả năng chi trả, thanh khoản;

e) Mô hình đánh giá và thử nghiệm khả năng chi trả, thanh khoản, trong đó có các phân tích tình huống khả năng chi trả, tính thanh khoản có thể xảy ra. Phân tích tình huống phải đảm bảo:

(i) Phân tích tình huống tối thiểu gồm hai trường hợp:

- Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh trong điều kiện hoạt động bình thường;

- Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh trong điều kiện gặp khó khăn về khả năng chi trả, thanh khoản.

(ii) Phân tích tình huống phải đảm bảo thể hiện được các nội dung sau:

- Khả năng thực hiện các nghĩa vụ và cam kết hàng ngày;

- Các biện pháp xử lý đ có đủ khả năng đáp ứng quy định về khả năng chi trả.

4. Các Quy định nội bộ quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này phải được rà soát, xem xét sửa đổi, bổ sung định kỳ ít nhất một năm một lần.

5. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày ban hành, sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế các Quy định nội bộ quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải gửi trực tiếp hoặc bằng đường bưu điện cho Ngân hàng Nhà nước (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng) các Quy định nội bộ được ban hành, sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế.

Điều 5. Hệ thống công nghệ thông tin

Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải có hệ thống công nghệ thông tin được kết nối toàn hệ thống để thực hiện các quy định tại Thông tư này, đảm bảo các yêu cầu tối thiểu sau:

1. Lưu giữ, truy cập, bổ sung cơ sở dữ liệu về khách hàng, thị trường, bảo đảm quản lý rủi ro theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và quy định nội bộ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

2. Thống kê, theo dõi, quản lý dòng tiền, các khoản mục vốn, tài sản, nợ phải trả; tính toán, quản lý, giám sát các giới hạn, tỷ lệ an toàn trong hoạt động.

3. Thực hiện chế độ báo cáo thống kê theo quy định, yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước.

Chương II

QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Mục 1. GIÁ TRỊ THỰC CỦA VỐN ĐIỀU LỆ, VỐN ĐƯỢC CẤP VÀ XỬ LÝ KHI GIÁ TRỊ THỰC CỦA VỐN ĐIỀU LỆ, VỐN ĐƯỢC CẤP GIẢM THẤP HƠN MỨC VỐN PHÁP ĐỊNH

Điều 6. Giá trị thực của vốn điều lệ, vốn được cấp

1. Giá trị thực của vốn điều lệ, vốn được cấp của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài là giá trị còn lại của vốn điều lệ, vốn được cấp được xác định theo nguyên tắc quy định tại khoản 2 và cách tính quy định ti khoản 3 Điều này.

2. Nguyên tắc xác định giá trị thực của vốn điều lệ, vốn được cấp:

Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tính giá trị còn lại của vốn điều lệ, vốn được cấp khi:

a) Trích lập đầy đủ dự phòng rủi ro theo quy định của pháp luật;

b) Tính đầy đủ các khoản thu nhập và chi phí theo quy định của pháp luật để xác định kết quả kinh doanh.

3. Cách tính giá trị thực của vốn điều lệ, vốn được cấp:

Giá trị thực của vốn điều lệ, vốn được cấp được xác định bằng vốn điều lệ thực góp, vốn được cấp, cộng (trừ) lợi nhuận lũy kế chưa phân phối (lỗ lũy kế chưa xử lý), các quỹ trích từ lợi nhuận sau thuế (không bao gồm qu khen thưởng, phúc lợi, quỹ thưởng ban điều hành).

4. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải thường xuyên theo dõi, đánh giá giá trị thực của vốn điều lệ, vốn được cấp và định kỳ báo cáo Ngân hàng Nhà nước (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng) giá trị thực của vốn điều lệ, vốn được cấp, như sau:

a) Đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có kỳ lập báo cáo tài chính năm kết thúc vào ngày 31 tháng 12:

Chậm nhất đến ngày 15 tháng 7 và 15 tháng 1 hằng năm, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài báo cáo giá trị thực của vốn điều lệ, vốn được cấp tại thời điểm cuối ngày 30 tháng 6 và 31 tháng 12;

b) Đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt kỳ lập báo cáo tài chính năm không kết thúc vào ngày 31 tháng 12:

Chậm nhất đến ngày 15 của tháng đầu tiên kỳ kế toán quý thứ nhất và kỳ kế toán quý thứ ba, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài báo cáo giá trị thực của vốn điều lệ, vốn được cấp tại thời điểm ngày cuối cùng của kỳ kế toán quý liền kề trước đó;

c) Trường hp giá trị thực của vốn điều lệ, vốn được cấp tại thời điểm báo cáo nêu tại điểm a và điểm b khoản này chưa bao gồm các bút toán điều chỉnh của kiểm toán độc lập (nếu có), tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bổ sung vào kỳ lập báo cáo tài chính tiếp theo.

Điều 7. Xử lý khi giá trị thực của vốn điều lệ, vốn được cấp giảm thấp hơn mức vốn pháp định

1. Khi giá trị thực của vốn điều lệ của tổ chức tín dụng, vốn được cấp của chi nhánh ngân hàng nước ngoài giảm thấp hơn mức vốn pháp định, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phi:

a) Xây dựng và tự triển khai thực hiện phương án xử lý để đảm bảo giá trị thực của vốn điều lệ, vốn được cấp tối thiểu bằng mức vốn pháp định;

b) Trong thời gian tối đa 30 ngày khi giá trị thực của vốn điều lệ, vốn được cấp giảm thấp hơn mức vốn pháp định, phải có văn bản báo cáo phương án xử lý và cam kết thực hiện phương án cho Ngân hàng Nhà nước (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng), trong đó tối thiểu phải có các nội dung sau:

(i) Giá trị thực của vốn điều lệ, vốn được cp theo quy định tại Điều 6 Thông tư này;

(ii) Nguyên nhân giá trị thực của vốn điều lệ, vốn được cấp giảm thấp hơn mức vn pháp định;

(iii) Các biện pháp bảo đảm giá trị thực của vốn điều lệ, vốn được cấp không thấp hơn mức vốn pháp định và duy trì các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động;

c) Tổ chức triển khai thực hiện các biện pháp xử lý theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước (nếu có).

2. Các biện pháp Ngân hàng Nhà nước áp dụng để xử lý khi vốn điều lệ, vốn được cấp của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài giảm thấp hơn vốn pháp định:

a) Đánh giá, kiểm tra, thanh tra hoặc yêu cầu tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện kiểm toán độc lập để xác định giá trị thực của vốn điều lệ, vốn được cấp tại phương án xử lý do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài báo cáo theo quy định tại khoản 1 Điều này;

b) Yêu cầu sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các biện pháp xử lý của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khi giá trị thực của vốn điều lệ, vốn được cấp thấp hơn mức vốn pháp định nêu tại phương án quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp cần thiết;

c) Giám sát, thanh tra việc tổ chức, triển khai thực hiện các biện pháp tại phương án xử lý, bao gồm cả các biện pháp xử lý theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước;

d) Tùy theo mức độ giảm giá trị thực của vốn điều lệ, vốn được cấp so với mức vốn pháp định, Ngân hàng Nhà nước quyết định cụ thể các biện pháp xử lý sau đây đối với từng tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài:

(i) Các biện pháp quy định tại khoản 2 Điều 59 Luật Ngân hàng Nhà nước khi giá trị thực của vốn điều lệ, vốn được cấp giảm xuống dưới 80% của mức vốn pháp định;

(ii) Áp dụng các biện pháp tái cơ cấu theo quy định của pháp luật, thu hồi giấy phép đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài nếu tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có giá trị thực của vốn điều lệ, vốn được cấp thấp dưới 50% mức vốn pháp định hoặc giá trị thực của vốn điều lệ, vốn được cấp thấp hơn mức vốn pháp định liên tục trong thời gian 6 tháng mặc dù đã có phương án xử lý theo quy định tại khoản 1 Điều này.

Mục 2. VỐN TỰ CÓ VÀ TỶ LỆ AN TOÀN VỐN TỐI THIỂU

Điều 8. Vốn tự có

1. Vốn tự có của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài là cơ sở đ xác định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài quy định tại Thông tư này.

2. Vốn tự có bao gồm tổng Vốn cấp 1Vốn cấp 2 trừ đi các khoản giảm trừ quy định tại Phụ lục 1 Thông tư này.

3. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài căn cứ vốn tự có tại cuối ngày làm việc gần nhất đ tính toán và duy trì các giới hạn, tỷ lệ an toàn quy định tại Thông tư này khi thực hiện các hoạt động ngân hàng.

Điều 9. Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu

1. Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu phản ánh mức đủ vốn của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trên cơ sở giá trị vốn tự có và mức độ rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải thường xuyên duy trì tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này.

2. Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của tổ chức tín dụng:

a) Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của tổ chức tín dụng gồm tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu riêng lẻ và tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu hp nhất.

b) Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu riêng lẻ: Từng tổ chức tín dụng phải duy trì tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu riêng lẻ 9%.

Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu riêng lẻ được xác định bằng công thức sau:

Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu riêng lẻ (%) =

Vốn tự có riêng lẻ

x 100%

Tổng tài sản Có rủi ro riêng lẻ

Trong đó:

- Vốn tự có riêng lẻ được xác định theo quy định tại Phụ lục 1 Thông tư này.

- Tng tài sản Có rủi ro riêng lẻ là tng giá trị các tài sản Có nội bảng được xác định theo mức độ rủi ro và giá trị tài sản Có nội bảng tương ứng của cam kết ngoại bảng được xác định theo mức độ rủi ro theo quy định tại Phụ lục 2 Thông tư này.

c) Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu hp nhất: Tổ chức tín dụng có công ty con, ngoài việc duy trì tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu riêng lẻ theo quy định tại điểm b khoản này phải đồng thời duy trì tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu hợp nhất 9%.

Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu hp nhất được xác định bằng công thức sau:

Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu hợp nhất (%) =

Vốn tự có hợp nhất

x 100%

Tổng tài sản Có rủi ro hợp nhất

Trong đó:

- Vốn tự có hợp nhất được xác định theo quy định tại Phụ lục 1 Thông tư này.

- Tng tài sản Có rủi ro hợp nhất được xác định theo quy định tại Phụ lục 2 Thông tư này.

3. Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của chi nhánh ngân hàng nước ngoài: Chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải duy trì tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 9%.

Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu được xác định bằng công thức sau:

Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (%) =

Vốn tự có

x 100%

Tổng tài sản Có rủi ro

Trong đó:

- Vốn tự có được xác định theo quy định tại Phụ lục 1 Thông tư này.

- Tổng tài sản Có rủi ro là tổng giá trị các tài sản Có nội bảng được xác định theo mức độ rủi ro và giá trị tài sản Có nội bảng tương ứng của cam kết ngoại bảng được xác định theo mức độ rủi ro theo quy định tại Phụ lục 2 Thông tư này.

Mục 3. GIỚI HẠN, HẠN CHẾ CẤP TÍN DỤNG

Điều 10. Quản lý cấp tín dụng

1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài quản lý hoạt động cấp tín dụng theo quy định của pháp luật và Quy định nội bộ về cấp tín dụng, quản lý tiền vay để bảo đảm việc sử dụng vốn vay đúng mục đích quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư này.

2. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải lập, cập nhật ngay khi có thay đổi danh sách cổ đông sáng lập, cổ đông lớn, thành viên góp vốn, thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm soát, người điều hành và các chức danh quản lý khác theo quy định của pháp luật, điều lệ về tổ chức và hoạt động của tổ chức tín dụng và những người có liên quan của những người này. Danh sách này phải được công khai
trong toàn hệ thống của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và
gửi trực tiếp hoặc bằng đường bưu điện cho Ngân hàng Nhà nước (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng).

3. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải báo cáo Đại hội đồng cổ đông, Đại hội thành viên các khoản cấp tín dụng cho các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 12 Thông tư này phát sinh đến thời điểm lấy số liệu để họp Đại hội đồng cổ đông, Đại hội thành viên; báo cáo cho chủ sở hữu, thành viên góp vốn, người quản lý, người điều hành và Ngân hàng Nhà nước (Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng) khi có phát sinh các khoản cấp tín dụng cho các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 12 Thông tư này.

4. Các khoản cấp tín dụng cho công ty con, công ty liên kết và các đối tượng trong danh sách quy định tại khoản 2 Điều này (trừ trường hợp không được cấp tín dụng quy định tại Điều 11 Thông tư này) phải được Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc (đối với chi nhánh ngân hàng nước ngoài) thông qua, trừ các khoản cấp tín dụng thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Ban kiểm soát phải giám sát việc phê duyệt cấp tín dụng đối với các đối tượng này.

Điều 11. Trường hợp không được cấp tín dụng

1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được cấp tín dụng đối với những đối tượng quy định tại Điều 126 Luật các tổ chức tín dụng.

2. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được cấp tín dụng cho khách hàng để đầu tư, kinh doanh trái phiếu doanh nghiệp chưa niêm yết.

Điều 12. Hạn chế cấp tín dụng

1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được cấp tín dụng không có bảo đảm, cấp tín dụng với điều kiện ưu đãi (ưu đãi về lãi suất, hồ sơ, trình tự, thủ tục xét duyệt cấp tín dụng, biện pháp bảo đảm nghĩa vụ nợ và các biện pháp xử lý thu hồi nợ so với quy định của pháp luật và các quy định tại Quy định nội bộ về cấp tín dụng, quản lý tiền vay đ bảo đảm việc sử dụng vốn vay đúng mục đích áp dụng đối với khách hàng và người có liên quan) cho các đối tượng sau đây:

a) Tổ chức kiểm toán, kiểm toán viên đang kiểm toán tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; thanh tra viên đang thanh tra tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;

b) Kế toán trưởng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;

c) C đông lớn, c đông sáng lập;

d) Doanh nghiệp có một trong những đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 126 Luật các tổ chức tín dụng sở hữu trên 10% vốn điều lệ của doanh nghiệp đó;

đ) Người thẩm định, xét duyệt cấp tín dụng;

e) Các công ty con, công ty liên kết của tổ chức tín dụng hoặc doanh nghiệp mà tổ chức tín dụng nắm quyền kiểm soát.

2. Việc cấp tín dụng đối với những đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này phải được Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc (đối với chi nhánh ngân hàng nước ngoài) thông qua và công khai trong tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định tại khoản 3 Điều 10 Thông tư này.

3. Tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với các đối tượng quy định tại các điểm a, điểm b, điểm c, điểm d và điểm đ khoản 1 Điều này không được vượt quá 5% vốn tự có của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

4. Tng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một đi tượng quy định tại điểm e khoản 1 Điều này không được vượt quá 10% vốn tự có của tổ chức tín dụng; đối với tất cả các đối tượng quy định tại điểm e khoản 1 Điều này không được vượt quá 20% vốn tự có của tổ chức tín dụng.

Điều 13. Giới hạn cấp tín dụng

1. Tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng và người có liên quan không được vượt quá 25% vốn tự có của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

2. Tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng không được vượt quá 25% vốn tự có của tổ chức tín dụng phi ngân hàng; tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng và người có liên quan không được vượt quá 50% vốn tự có của tổ chức tín dụng phi ngân hàng.

3. Mức dư nợ cấp tín dụng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này không bao gồm:

a) Các khoản cho vay theo ủy thác của Chính phủ, tổ chức (bao gồm cả tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác tại Việt Nam) và nhân mà các rủi ro liên quan đến khoản cho vay này do Chính phủ, tổ chức và cá nhân ủy thác chịu;

b) Các khoản cho vay đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác;

c) Các khoản cho vay có bảo đảm đầy đủ bằng tiền gửi tiết kiệm của cá nhân về cả thời hạn và giá trị;

d) Các khoản bảo lãnh cho bên được bảo lãnh là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác;

đ) Các khoản bảo lãnh trên cơ sở bảo lãnh đối ứng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác;

e) Các khoản bảo lãnh trên cơ sở thư tín dụng dự phòng do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác phát hành;

g) Các khoản xác nhận bảo lãnh theo đề nghị của bên bảo lãnh là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác nếu các bên liên quan thỏa thuận (bằng văn bản) về việc bên xác nhận bảo lãnh được quyền hạch toán ghi nợ và yêu cầu bên bảo lãnh hoàn trả số tiền mà bên xác nhận bảo lãnh trả thay cho bên được bảo lãnh khi thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh;

h) Các khoản bảo lãnh và cam kết phát hành dưới các hình thức tín dụng chứng từ có tài sản bảo đảm đầy đủ bằng tiền gửi bằng đồng Việt Nam; ngoại tệ; vàng; trái phiếu Chính phủ của bên được bảo lãnh và/hoặc người thứ ba.

Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tự xác định tỷ lệ khấu trừ đối với từng loại tài sản bảo đảm theo quy định tại điểm này, trên cơ sở đánh giá khả năng thu hồi nợ khi xử lý tài sản bảo đảm đó, nhưng không được vượt quá tỷ lệ khấu trừ tối đa đối với tài sản bảo đảm theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của t chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

4. Các giới hạn quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này áp dụng đối với cả trường hợp tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chỉ đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp và trái phiếu của người có liên quan của doanh nghiệp đó phát hành.

5. Trường hợp nhu cầu vốn của một khách hàng, một khách hàng và người có liên quan vượt quá giới hạn cấp tín dụng quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này thì tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được cấp tín dụng hợp vốn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

6. Trong trường hợp đặc biệt, đ thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội mà khả năng hợp vốn của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chưa đáp ứng được yêu cầu vay vốn của một khách hàng thì Thủ tướng Chính phủ quyết định mức cấp tín dụng tối đa vượt quá các giới hạn quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này đối với từng trường hợp cụ th.

7. Tng các khoản cấp tín dụng của một tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài quy định tại khoản 6 Điều này không được vượt quá bốn lần vốn tự có của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

8. Căn cứ vào kết quả giám sát, kiểm tra, thanh tra của Ngân hàng Nhà nước đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài:

a) Trường hợp xét thấy có rủi ro do tập trung tín dụng, Ngân hàng Nhà nước xem xét, yêu cầu tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài áp dụng các nguyên tắc thận trọng trong việc xét cấp tín dụng hoặc xử lý các khoản cấp tín dụng đã cấp đ bảo đảm an toàn trong hoạt động;

b) Trường hợp xét thấy tổ chức, cá nhân không thuộc người có liên quan theo quy định tại khoản 15 Điều 3 Thông tư này nhưng có lợi ích liên quan với khách hàng vay hoặc tiềm ẩn rủi ro cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Ngân hàng Nhà nước xem xét, yêu cầu tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài coi những tổ chức, cá nhân này như là người có liên quan của khách hàng và áp dụng các nguyên tắc thận trọng khi xem xét cấp tín dụng hoặc xử lý các khoản cấp tín dụng đã cấp đ bảo đảm an toàn trong hoạt động đối với từng trường hợp cụ th.

Điều 14. Điều kiện, giới hạn cấp tín dụng để đầu tư, kinh doanh cổ phiếu

1. Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chỉ được cấp tín dụng dưới hình thức cho vay, chiết khấu giấy tờ có giá đối với khách hàng để đầu tư, kinh doanh cổ phiếu khi đáp ứng các điều kiện sau:

a) Việc cấp tín dụng phải đảm bảo các giới hạn và tỷ lệ bảo đảm an toàn khác quy định tại Thông tư này;

b) Có tỷ lệ nợ xấu dưới 3%;

c) Tuân thủ đầy đủ các quy định về quản trị rủi ro và trích lập đủ số tiền dự phòng rủi ro theo quy định của pháp luật;

d) Khách hàng không phải là người có liên quan của các đối tượng quy định tại Điều 126 Luật các tổ chức tín dụng;

đ) Khách hàng và người có liên quan của khách hàng không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 12 Thông tư này.

2. Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được cấp tín dụng cho khách hàng đ đầu tư, kinh doanh cổ phiếu trên cơ sở bảo đảm dưới bt kỳ hình thức nào của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác hoặc trên cơ sở bảo đảm bằng cổ phiếu của tổ chức tín dụng khác; không được cấp tín dụng trung hạn, dài hạn cho khách hàng để đầu tư, kinh doanh cổ phiếu.

3. Tổng mức dư nợ cấp tín dụng của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với tất cả khách hàng đ đu tư, kinh doanh cổ phiếu không được vượt quá 5% vốn điều lệ, vốn được cấp của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

4. Ngân hàng thương mại không được cấp tín dụng, ủy thác cho công ty con, công ty liên kết của tổ chức tín dụng để công ty con, công ty liên kết của ngân hàng thương mại:

a) Đầu tư, kinh doanh cổ phiếu;

b) Cho vay đ đầu tư, kinh doanh cổ phiếu.

5. Khoản cấp tín dụng của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cho khách hàng để đầu tư, kinh doanh cổ phiếu không được bảo đảm bằng chính cổ phiếu đó.

6. Ngân hàng thương mại không được cấp tín dụng cho khách hàng để đầu tư, kinh doanh cổ phiếu của chính ngân hàng thương mại, trừ trường hợp cho vay đối với người lao động của ngân hàng thương mại nhà nước để mua cổ phần phát hành lần đầu khi chuyển ngân hàng thương mại nhà nước đó thành ngân hàng thương mại cổ phần.

Mục 4. TỶ LỆ VỀ KHẢ NĂNG CHI TRẢ

Điều 15. Tỷ lệ khả năng chi trả

1. Hằng ngày, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài căn cứ quy định tại Phụ lục 3 Thông tư này lập bảng dòng tiền vào, dòng tiền ra tại thời điểm cuối ngày làm việc để theo dõi, quản lý các tỷ lệ khả năng chi trả quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.

2. Tỷ lệ dự trữ thanh khoản:

a) Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải nắm giữ những tài sản có tính thanh khoản cao đ dự trữ đáp ứng các nhu cầu chi trả đến hạn và phát sinh ngoài dự kiến.

b) Tỷ lệ dự trữ thanh khoản được xác định theo công thức sau:

Tỷ lệ dự trữ thanh khoản =

Tài sản có tính thanh khoản cao

x 100%

Tổng Nợ phải trả

Trong đó:

(i) Tài sản có tính thanh khoản cao được quy định tại Phụ lục 3 Thông tư này;

(ii) Tổng Nợ phải trả là khoản mục Tổng Nợ phải trả trên Bảng cân đối kế toán.

c) Tài sản có tính thanh khoản cao và tổng Nợ phải trả quy định tại điểm b khoản này được tính theo đồng Việt Nam, bao gồm đồng Việt Nam và các loại ngoại tệ tự do chuyển đổi khác quy đổi sang đồng Việt Nam (theo tỷ giá bình quân liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước công bố hàng ngày hoặc theo tỷ giá do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hạch toán nếu không có tỷ giá bình quân liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước công bố).

d) Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải duy trì tỷ lệ dự trữ thanh khoản như sau:

(i) Ngân hàng thương mại: 10%;

(ii) Chi nhánh ngân hàng nước ngoài: 10%;

(ii) Tổ chức tín dụng phi ngân hàng: 1%;

(iv) Ngân hàng hợp tác xã: 10%.

3. Tỷ lệ khả năng chi trả trong 30 ngày:

a) Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải tính toán và duy trì tỷ lệ khả năng chi trả đối với:

(i) Đồng Việt Nam;

(ii) Ngoại t (bao gồm đô la Mỹ và các ngoại tệ khác được quy đổi sang đô la Mỹ theo tỷ giá bình quân liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước công bố hàng ngày hoặc theo tỷ giá do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hạch toán nếu không có tỷ giá bình quân liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước công bố);

b) Tỷ lệ khả năng chi trả trong 30 ngày được xác định theo công thức sau:

Tỷ lệ khả năng chi trả trong 30 ngày (%) =

Tài sản có tính thanh khoản cao

x 100%

Dòng tiền ra ròng trong 30 ngày tiếp theo

Trong đó:

(i) Tài sản có tính thanh khoản cao được quy định tại Phụ lục 3 Thông tư này;

(ii) Dòng tiền ra ròng trong 30 ngày tiếp theo là chênh lệch dương giữa dòng tiền ra của 30 ngày liên tiếp k từ ngày hôm sau và dòng tiền vào của 30 ngày liên tiếp k từ ngày hôm sau được quy định tại Phụ lục 3 Thông tư này;

c) Tổ chức tín dụng phải duy trì tỷ lệ khả năng chi trả trong 30 ngày quy định tại điểm b khoản này đối với đồng Việt Nam như sau:

(i) Ngân hàng thương mại: 50%;

(ii) Chi nhánh ngân hàng nước ngoài: 50%;

(iii) Tổ chức tín dụng phi ngân hàng: 20%;

(iv) Ngân hàng hp tác xã: 50%.

d) Tổ chức tín dụng phải duy trì tỷ lệ khả năng chi trả trong 30 ngày quy định tại điểm b khoản này đối với ngoại tệ như sau:

(i) Ngân hàng thương mại: 10%;

(ii) Chi nhánh ngân hàng nước ngoài: 5%;

(iii) Tổ chức tín dụng phi ngân hàng: 5%;

(iv) Ngân hàng hp tác xã: 5%.

Điều 16. Quản lý, xử lý việc không đảm bảo các tỷ lệ khả năng chi trả

1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải tổ chức bộ phận quản lý tài sản Nợ, tài sản Có (cấp phòng hoặc tương đương) tại trụ sở chính để theo dõi và quản lý khả năng chi trả hàng ngày do Tổng giám đốc (Giám đốc) hoặc Phó Tổng giám đốc (Phó Giám đốc) được ủy quyền phụ trách.

2. Trường hợp kết quả tính toán tỷ lệ khả năng chi trả trong 30 ngày của ngày hôm sau không đảm bảo tỷ lệ theo quy định, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải có biện pháp tự xử lý, bao gồm: vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác hoặc ký kết với các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác các cam kết gửi tiền có kỳ hạn không thể hủy ngang, cam kết vay không thể hủy ngang và các biện pháp không thể hủy ngang khác để đảm bảo tỷ lệ khả năng chi trả theo quy định.

3. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hàng ngày phải báo cáo Ngân hàng Nhà nước tỷ lệ khả năng chi trả theo quy định v báo cáo thống kê áp dụng đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Trước 10 giờ sáng ngày hôm sau, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải báo cáo Ngân hàng Nhà nước (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng) tỷ lệ khả năng chi trả thiếu hụt tạm thời (nếu có) và các biện pháp đã thực hiện để bù đắp thiếu hụt.

4. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chỉ được cho vay, ký các cam kết gửi tiền có kỳ hạn không thể hủy ngang, cam kết cho vay không th hủy ngang với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác để bù đắp thiếu hụt khả năng chi trả nếu sau khi thực hiện các hoạt động này vẫn đảm bảo tỷ lệ khả năng chi trả trong 30 ngày quy định tại Điều 15 Thông tư này.

5. Ngân hàng Nhà nước giám sát chặt chẽ, có các biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật đối với trường hợp tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải sử dụng các biện pháp tự xử lý quy định tại khoản 2 Điều này ở mức từ 20% trở lên của tài sản có tính thanh khoản cao để duy trì tỷ lệ khả năng chi trả trong 30 ngày.

6. Sau khi đã sử dụng các biện pháp tự xử lý quy định tại khoản 2 Điều này, nếu tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tiếp tục gặp khó khăn về khả năng chi trả thì phải báo cáo ngay Ngân hàng Nhà nước (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng và Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đặt trụ sở chính). Trường hợp có nguy cơ mất khả năng chi trả, tổ chức tín dụng phải kịp thời báo cáo Ngân hàng Nhà nước theo quy định tại Điều 145 Luật các tổ chức tín dụng.

Mục 5. TỶ LỆ TỐI ĐA CỦA NGUỒN VỐN NGẮN HẠN ĐƯỢC SỬ DỤNG ĐỂ CHO VAY TRUNG HẠN VÀ DÀI HẠN

Điều 17. Tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn

1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài sử dụng nguồn vốn ngn hạn đ cho vay trung hạn, dài hạn tính theo đồng Việt Nam, bao gồm đồng Việt Nam và các loại ngoại tệ được quy đi sang đồng Việt Nam (theo tỷ giá bình quân liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước công bố hàng ngày hoặc theo tỷ giá do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hạch toán nếu không có tỷ giá bình quân liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước công b) theo tỷ lệ được tính theo công thức sau:

Trong đó:

- A: là tỷ lệ của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn, dài hạn.

- B: là tổng dư nợ cho vay trung hạn, dài hạn quy định tại khoản 2 Điều này trừ đi tổng nguồn vốn trung hạn, dài hạn quy định tại khoản 3 Điều này.

- C: là nguồn vốn ngắn hạn quy định tại khoản 4 Điều này.

2. Tổng dư nợ cho vay trung hạn, dài hạn bao gồm:

a) Các khoản sau đây có thời hạn còn lại từ 12 tháng trở lên:

(i) Các khoản cho vay, cho thuê tài chính (bao gồm cả khoản cho vay, cho thuê tài chính đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác tại Việt Nam), trừ dư nợ cho vay, cho thuê tài chính bằng nguồn ủy thác của Chính phủ, cá nhân và của tổ chức khác (bao gồm cả: tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác tại Việt Nam; ngân hàng mẹ, chi nhánh ở nước ngoài của ngân hàng mẹ) mà các rủi ro liên quan đến khoản cho vay, cho thuê tài chính này do Chính phủ, cá nhân và tổ chức này chịu;

(ii) Các khoản ủy thác cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác cho vay, cho thuê tài chính mà tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài ủy thác chịu rủi ro;

(iii) Các khoản mua, đầu tư vào giấy tờ có giá, trừ giấy tờ có giá được sử dụng trong các giao dịch của Ngân hàng Nhà nước;

b) Dư nợ cho vay, dư nợ cho thuê tài chính, số dư mua, đầu tư giấy tờ có giá trung hạn và dài hạn bị quá hạn;

c) Dư nợ cho vay, số dư mua, đầu tư giấy tờ có giá ngắn hạn bị quá hạn, mà thời hạn cho vay, thời hạn đầu tư vào giấy tờ có giá cộng với thời gian quá hạn từ 12 tháng trở lên.

3. Nguồn vốn trung hạn, dài hạn bao gồm các khoản sau đây có thời hạn còn lại từ 12 tháng trở lên:

a) Tin gửi của tổ chức (không bao gồm tin gửi của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác tại Việt Nam và tin gửi các loại của Kho bạc Nhà nước, nếu có), cá nhân;

b) Tiền gửi, tiền vay tổ chức tín dụng mẹ ở nước ngoài, chi nhánh ở nước ngoài của tổ chức tín dụng mẹ ở nước ngoài;

c) Tiền huy động từ phát hành kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu;

d) Khoản vay các tổ chức tài chính ở trong nước (không bao gồm tiền vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác tại Việt Nam) và khoản vay các tổ chức tài chính ở nước ngoài, trừ các khoản vay quy định tại điểm b khoản này;

đ) Vốn điều lệ, vốn được cấp và quỹ dự trữ còn lại sau khi trừ các khoản mua, đầu tư tài sản cố định, góp vốn, mua cổ phần theo quy định của pháp luật;

e) Thặng dư vốn cổ phần, lợi nhuận không chia còn lại sau khi mua cổ phiếu quỹ.

4. Nguồn vốn ngắn hạn bao gồm các khoản sau đây có thời hạn còn lại dưới 12 tháng:

a) Tiền gửi của tổ chức (không bao gồm tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác tại Việt Nam và tiền gửi các loại của Kho bạc Nhà nước, nếu có), cá nhân;

b) Tiền gửi, tiền vay của tổ chức tín dụng mẹ ở nước ngoài, chi nhánh ở nước ngoài của tổ chức tín dụng mẹ ở nước ngoài;

c) Tiền huy động từ phát hành kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu;

d) Khoản vay các tổ chức tài chính ở trong nước (không bao gồm khoản vay tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam) và khoản vay các tổ chức tài chính ở nước ngoài, trừ các khoản vay quy định tại điểm b khoản này.

5. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung hạn và dài hạn theo tỷ lệ tối đa như sau:

a) Ngân hàng thương mại: 60%;

b) Chi nhánh ngân hàng nước ngoài: 60%;

c) Tổ chức tín dụng phi ngân hàng: 200%;

d) Ngân hàng hợp tác xã: 60%.

6. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được mua, đầu tư trái phiếu Chính phủ (bao gồm cả các khoản ủy thác cho tổ chức khác mua, đầu tư trái phiếu Chính phủ nhưng không bao gồm các khoản mua, đầu tư trái phiếu Chính phủ bằng nguồn vốn ủy thác từ tổ chức khác) theo tỷ lệ tối đa so với nguồn vốn ngắn hạn như sau:

a) Ngân hàng thương mại nhà nước: 15%;

b) Ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài: 35%;

c) Chi nhánh ngân hàng nước ngoài: 15%;

d) Tổ chức tín dụng phi ngân hàng: 5%;

đ) Ngân hàng hợp tác xã: 40%.

Mục 6. GIỚI HẠN GÓP VỐN, MUA CỔ PHẦN

Điều 18. Giới hạn góp vốn, mua cổ phần của ngân hàng thương mại, công ty tài chính

1. Mức góp vốn, mua cổ phần của một ngân hàng thương mại và các công ty con, công ty liên

kết của ngân hàng thương mại đó (trừ trường hợp công ty con, công ty liên kết là công ty quản lý quỹ góp vốn, mua cổ phần từ nguồn vốn của các quỹ do công ty quản lý) vào một doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực được quy định tại khoản 4 Điều 103 Luật các tổ chức tín dụng không được vượt quá 11% vốn điều lệ của doanh nghiệp nhận vốn góp.

2. Tổng mức góp vốn, mua cổ phần của một ngân hàng thương mại vào các doanh nghiệp, bao gồm cả mức vốn cấp, vốn góp vào các công ty con, công ty liên kết của ngân hàng thương mại đó không được vượt quá 40% vốn điều lệ và quỹ dự tr của ngân hàng thương mại.

3. Mức góp vốn, mua cổ phần của một công ty tài chính và các công ty con, công ty liên kết của công ty tài chính vào một doanh nghiệp không được vượt quá 11% vốn điều lệ của doanh nghiệp.

4. Tổng mức góp vốn, mua cổ phần của một công ty tài chính vào các doanh nghiệp, bao gồm cả mức vốn cấp, vốn góp vào các công ty con, công ty liên kết của công ty tài chính đó không được vượt quá 60% vốn điều lệ và quỹ dự trữ của công ty tài chính.

5. Ngân hàng thương mại, công ty tài chính không được góp vốn, mua cổ phần của các doanh nghiệp, tổ chức tín dụng khác là cổ đông, thành viên góp vốn của chính ngân hàng thương mại, công ty tài chính đó; không được góp vốn, mua cổ phần của các doanh nghiệp, tổ chức tín dụng khác là người có liên quan của c đông lớn, của người quản lý của ngân hàng thương mại, công ty tài chính đó.

Điều 19. Góp vốn, mua cổ phần giữa các công ty con, công ty liên kết, công ty kiểm soát của ngân hàng thương mại, công ty tài chính

1. Công ty con, công ty liên kết của cùng một ngân hàng thương mại, của cùng một công ty tài chính không được góp vốn, mua cổ phần của nhau. Ngân hàng thương mại không được góp vốn, mua c phần của công ty con, công ty liên kết của công ty kiểm soát ngân hàng. Công ty tài chính không được góp vốn, mua cổ phần của công ty con, công ty liên kết của công ty kiểm soát công ty tài chính.

2. Công ty con, công ty liên kết của cùng một ngân hàng thương mại, của cùng một công ty tài chính không được góp vốn, mua cổ phần của chính ngân hàng thương mại, công ty tài chính đó.

3. Ngân hàng thương mại, công ty tài chính là công ty con, công ty liên kết của công ty kiểm soát không được góp vốn, mua c phần của công ty kim soát đó.

Điều 20. Ngân hàng thương mại mua, nắm giữ cổ phiếu của tổ chức tín dụng khác

1. Ngân hàng thương mại mua, nắm giữ cổ phiếu (bao gồm cả các khoản ủy thác cho tổ chức, cá nhân khác và cổ đông của ngân hàng thương mại mua, nắm giữ cổ phiếu) của tổ chức tín dụng khác phải đảm bảo tuân thủ các điều kiện quy định tại khoản 2 và giới hạn quy định tại khoản 3 Điều này.

2. Ngân hàng thương mại mua, nắm giữ cổ phiếu của tổ chức tín dụng khác phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây tại thời điểm mua, nắm giữ cổ phiếu:

a) Giá trị thực của vốn điều lệ không thấp hơn vốn điều lệ đã đăng ký;

b) Đảm bảo các giới hạn và tỷ lệ an toàn quy định tại Thông tư này;

c) Có tỷ lệ nợ xấu dưới 3%;

d) Có quy trình xét duyệt, thẩm định, đánh giá rủi ro đối với việc mua, nắm giữ cổ phiếu của tổ chức tín dụng khác;

đ) Từng khoản mua, nắm giữ cổ phiếu của tổ chức tín dụng khác phải được Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên thông qua;

e) Không bị xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động ngân hàng trong thời gian 1 năm trước ngày mua, nắm giữ cổ phiếu;

g) Chủ tịch và thành viên khác của Hội đồng quản trị, Chủ tịch và thành viên khác của Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc (Giám đốc), Trưởng Ban và thành viên khác của Ban kiểm soát, c đông lớn của ngân hàng thương mại, công ty con của ngân hàng thương mại và người có liên quan của những người này không mua, nắm giữ vốn cổ phần có quyền biu quyết của tổ chức tín dụng đó;

h) Chủ tịch và thành viên khác của Hội đồng quản trị, Chủ tịch và thành viên khác của Hội đng thành viên, Tổng giám đốc (Giám đốc), Trưởng Ban và thành viên khác của Ban kiểm soát, cổ đông lớn của ngân hàng thương mại, công ty con của ngân hàng thương mại và người có liên quan của những người này không ủy thác cho tổ chức khác mua, nắm giữ vốn cổ phần có quyền biu quyết của tổ chức tín dụng đó.

3. Giới hạn:

a) Ngân hàng thương mại chỉ được mua, nắm giữ cổ phiếu tối đa không quá hai (02) tổ chức tín dụng khác, trừ trường hợp tổ chức tín dụng khác là công ty con của ngân hàng thương mại đó;

b) Ngân hàng thương mại chỉ được mua, nắm giữ cổ phiếu của một tổ chức tín dụng khác dưới 5% vốn cổ phần có quyền biu quyết của tổ chức tín dụng khác đó;

c) Ngân hàng thương mại không được cử người tham gia hội đồng quản trị tại tổ chức tín dụng mà ngân hàng thương mại đã mua, nắm giữ cổ phiếu, trừ trường hợp tổ chức tín dụng đó là công ty con của ngân hàng thương mại hoặc ngân hàng thương mại tham gia tái cơ cấu, xử lý tổ chức tín dụng yếu kém theo chỉ định của Ngân hàng nhà nước;

d) Việc mua, nắm giữ cổ phiếu của một tổ chức tín dụng khác vượt quá giới hạn quy định tại điểm a, điểm b khoản này hoặc ngân hàng thương mại không đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này được thực hiện trong những trường hợp sau:

(i) Việc mua, nắm giữ cổ phiếu nhằm tái cơ cấu, hỗ trợ tài chính cho tổ chức tín dụng gặp khó khăn về tài chính, có nguy cơ mất khả năng thanh toán, ảnh hưởng đến an toàn của hệ thống tổ chức tín dụng và được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận;

(ii) Được Ngân hàng Nhà nước chỉ định theo quy định của pháp luật.

Mục 7. TỶ LỆ DƯ NỢ CHO VAY SO VỚI TỔNG TIỀN GỬI

Điều 21. Tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi

1. Ngân hàng thương mại, ngân hàng hợp tác xã, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện tỷ lệ tối đa dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi theo đồng Việt Nam, bao gồm đồng Việt Nam và các loại ngoại tệ được quy đổi sang đồng Việt Nam (theo tỷ giá bình quân liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước công bố hàng ngày hoặc theo tỷ giá do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hạch toán nếu không có tỷ giá bình quân liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước công bố), được xác định theo công thức sau:

Trong đó:

- LDR: là tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi.

- L: là tổng dư nợ cho vay quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.

- D: là tổng tiền gửi quy định tại khoản 4 Điều này.

2. Tng dư nợ cho vay bao gồm:

a) Dư nợ cho vay đối với cá nhân, tổ chức (không bao gồm dư nợ cho vay tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác tại Việt Nam);

b) Các khoản ủy thác cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác cho vay.

3. Tổng dư nợ cho vay được trừ đi:

a) Dư nợ cho vay bằng nguồn ủy thác của Chính phủ, cá nhân và tổ chức khác (bao gồm cả tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác tại Việt Nam; ngân hàng mẹ, chi nhánh ở nước ngoài của ngân hàng mẹ);

b) Nguồn vốn vay ở nước ngoài của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Đối với chi nhánh ngân hàng nước ngoài, nguồn vốn vay ở nước ngoài bao gồm cả nguồn vốn vay của ngân hàng mẹ và các chi nhánh của ngân hàng mẹ ở nước ngoài.

4. Tổng tiền gửi bao gồm:

a) Tiền gửi của tổ chức (không bao gồm tiền gửi các loại của Kho bạc Nhà nước, nếu có), tiền gửi của cá nhân; trừ tiền ký quỹ, tiền gửi vốn chuyên dùng của khách hàng;

b) Tiền gửi của ngân hàng mẹ ở nước ngoài, chi nhánh ở nước ngoài của ngân hàng mẹ;

c) Tiền huy động từ phát hành kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu.

5. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (trừ công ty tài chính và công ty cho thuê tài chính) phải duy trì tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tin gửi như sau:

a) Ngân hàng thương mại nhà nước: 90%;

b) Ngân hàng hợp tác xã: 80%;

c) Ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài: 80%;

d) Chi nhánh ngân hàng nước ngoài: 90%;

Đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mới thành lập trong 3 (ba) năm đầu tiên, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định tỷ lệ cụ thể khác với các tỷ lệ nêu trên đối với từng tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

6. Ngân hàng thương mại, ngân hàng hợp tác xã, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không phải thực hiện tỷ lệ dư nợ cho vay so với tng tiền gửi quy định tại khoản 5 Điều này nếu vốn điều lệ, vốn được cấp còn lại sau khi đầu tư, mua sắm tài sản cố định và góp vốn, mua cổ phần lớn hơn dư nợ cho vay.

Chương III

QUY ĐỊNH CHUYỂN TIẾP

Điều 22. Quy định chung

1. Trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, đối với các hợp đồng được ký kết trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành và phù hợp với quy định của pháp luật tại thời điểm ký kết, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và khách hàng được tiếp tục thực hiện theo các thỏa thuận đã ký kết cho đến hết thời hạn của hợp đồng. Việc sửa đổi, bổ sung, gia hạn hợp đồng nói trên chỉ được thực hiện nếu nội dung sửa đổi, bổ sung, gia hạn phù hợp với các quy định của Thông tư này và các quy định của pháp luật có liên quan.

2. Việc chuyển tiếp đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài vi phạm quy định cấp tín dụng, góp vốn, mua cổ phần thực hiện theo quy định tại Điều 25 và Điều 26 Thông tư này.

Điều 23. Trách nhiệm của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

1. Tại thời điểm Thông tư này có hiệu lực thi hành, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chưa bảo đảm tuân thủ các giới hạn, tỷ lệ quy định tại Thông tư này, phải xây dựng các phương án xử lý và chủ động tổ chức thực hiện ngay các biện pháp xử lý đ tuân thủ đúng quy định.

2. Trong thời gian tối đa 30 ngày kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải gửi trực tiếp hoặc bằng đường bưu điện phương án xử lý theo quy định tại Điều 24, Điều 25 và Điều 26 Thông tư này cho Ngân hàng Nhà nước (Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng).

Trường hợp Ngân hàng Nhà nước yêu cầu sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh các biện pháp xử lý, tiến độ thực hiện, thời hạn thực hiện, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện theo yêu cu của Ngân hàng Nhà nước.

3. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có trách nhiệm bổ sung các biện pháp xử lý nêu tại khoản 1, khoản 2 Điều này và tiến độ thực hiện vào nội dung phương án tái cơ cấu tổ chức và hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài để triển khai đồng bộ theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước.

Điều 24. Quy định chuyển tiếp đối với tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn, tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi

1. Tại thời điểm Thông tư này có hiệu lực thi hành, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu và tỷ lệ dư nợ cho vay so với tng tin gửi không đảm bảo quy định tại Điều 9 và Điều 21 Thông tư này, phải xây dựng phương án xử lý, trong đó tối thiểu có các nội dung sau:

a) Tỷ lệ cụ thể không đảm bảo theo quy định;

b) Biện pháp và kế hoạch xử lý để đảm bảo sau thời hạn tối đa 6 tháng kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành tuân thủ đúng quy định.

2. Tại thời điểm Thông tư này có hiệu lực thi hành, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng đ cho vay trung hạn và dài hạn và tỷ lệ đu tư trái phiếu Chính phủ so với nguồn vốn ngắn hạn không đảm bảo quy định tại khoản 5 và khoản 6 Điều 17 Thông tư này được xử lý như sau:

a) Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được cấp thêm bất kỳ khoản tín dụng trung hạn và dài hạn nào cho đến khi đáp ứng tỷ lệ quy định tại khoản 5 Điều 17 Thông tư này;

b) Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được mua, đầu tư thêm trái phiếu Chính phủ cho đến khi đáp ứng tỷ lệ quy định tại khoản 6 Điều 17 Thông tư này;

c) Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải xây dựng phương án xử lý, trong đó tối thiểu có các nội dung sau:

(i) Tỷ lệ cụ thể không đảm bảo theo quy định;

(ii) Biện pháp và kế hoạch xử lý để đảm bảo sau thời hạn tối đa 1 năm kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành tuân thủ đúng quy định.

Điều 25. Quy định chuyển tiếp về cấp tín dụng

1. Tại thời điểm Thông tư này có hiệu lực thi hành, ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có các khoản cấp tín dụng cho khách hàng để đầu tư, kinh doanh cổ phiếu không đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 14 Thông tư này được xử lý như sau:

a) Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được cấp thêm bất kỳ khoản tín dụng nào để đầu tư, kinh doanh cổ phiếu cho đến khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 14 Thông tư này;

b) Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải xây dựng phương án xử lý, trong đó tối thiểu có các nội dung sau:

(i) Danh sách khách hàng và các khoản cấp tín dụng đối với từng khách hàng đ đầu tư, kinh doanh cổ phiếu;

(ii) Biện pháp và kế hoạch để đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 14 Thông tư này, các biện pháp thu hồi các khoản tín dụng đã cấp đ đầu tư kinh doanh c phiếu.

2. Tại thời điểm Thông tư này có hiệu lực thi hành, ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có các khoản cấp tín dụng cho khách hàng đ đầu tư, kinh doanh cổ phiếu vượt quá tỷ lệ quy định tại khoản 3 Điều 14 Thông tư này được xử lý như sau:

a) Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được ký thêm bất kỳ hợp đồng tín dụng nào để đầu tư kinh doanh cổ phiếu cho đến khi đảm bảo tuân thủ tỷ lệ quy định tại khoản 3 Điều 14 Thông tư này;

b) Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải xây dựng phương án xử lý, trong đó tối thiểu có các nội dung sau:

(i) Danh sách khách hàng và dư nợ tín dụng đã cấp đối với từng khách hàng để đầu tư, kinh doanh cổ phiếu; tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với tất cả khách hàng để đầu tư, kinh doanh cổ phiếu; mức vốn điều lệ của ngân hàng thương mại, vốn được cấp của chi nhánh ngân hàng nước ngoài; tỷ lệ cấp tín dụng đối với tất cả khách hàng để đầu tư, kinh doanh cổ phiếu so với vốn điều lệ, vốn được cấp của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;

(ii) Biện pháp và kế hoạch xử lý, bao gồm cả việc thu hồi nợ, tăng vốn điều lệ, vốn được cấp.

Điều 26. Quy định chuyển tiếp đối với các khoản góp vốn, mua cổ phần

Tại thời điểm Thông tư có hiệu lực thi hành, tổ chức tín dụng có các khoản góp vốn, mua c phần không đảm bảo các quy định tại Điều 103, Điều 110, Điều 115, Điều 129 và Điều 135 Luật các tổ chức tín dụngĐiều 18, Điều 19 và Điều 20 Thông tư này được xử lý như sau:

1. Ngân hàng thương mại đang trực tiếp thực hiện các hoạt động kinh doanh quy định tại khoản 2 Điều 103 Luật các tổ chức tín dụng, ngân hàng thương mại phải xây dựng phương án xử lý, trong đó tối thiểu có các nội dung sau:

a) Các hoạt động kinh doanh mà ngân hàng thương mại đang trực tiếp thực hiện; số lượng hp đồng và tng giá trị các hợp đồng đối với từng hoạt động kinh doanh;

b) Biện pháp và kế hoạch khắc phục để bảo đảm trong thời hạn tối đa 12 tháng kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành tuân thủ đúng quy định.

2. Công ty tài chính đang có các khoản góp vốn, mua cổ phần tại các tổ chức tín dụng khác phải xây dựng phương án xử lý, trong đó tối thiểu có các nội dung sau:

a) Danh sách tổ chức tín dụng mà công ty tài chính đã góp vốn, mua cổ phần (tên, địa chỉ, mã số thuế, số đăng ký kinh doanh); mức góp vốn, mua cổ phần của công ty tài chính tại từng tổ chức tín dụng so với vốn điều lệ của tổ chức tín dụng nhận vốn góp;

b) Biện pháp và kế hoạch thoái vốn để đảm bảo trong thời hạn tối đa 12 tháng kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành tuân thủ đúng quy định.

3. Công ty tài chính có công ty con, công ty liên kết hoạt động ngoài các lĩnh vực bảo him, chứng khoán, quản lý tài sản bảo đảm theo quy định tại khoản 3 Điều 110 Luật các tổ chức tín dụng phải xây dựng phương án xử lý, trong đó ti thiu có các nội dung sau:

a) Danh sách các công ty con, công ty liên kết hoạt động ngoài các lĩnh vực bảo him, chứng khoán, quản lý tài sản bảo đảm (tên, địa chỉ, mã số thuế, số đăng ký kinh doanh, ngành nghề kinh doanh); mức vốn điều lệ của từng công ty con, công ty liên kết; mức góp vốn, mua cổ phần của công ty tài chính tại từng công ty con, công ty liên kết (số tiền đã góp vốn, mua cổ phần và tỷ lệ góp vốn, mua c phần so với vốn điều lệ của công ty con, công ty liên kết);

b) Biện pháp và kế hoạch thoái vốn để đảm bảo trong thời hạn tối đa 12 tháng kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành tuân thủ đúng quy định.

4. Công ty cho thuê tài chính đã thành lập công ty con, công ty liên kết hoặc có các khoản góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp phải xây dựng phương án xử lý, trong đó tối thiểu có các nội dung sau:

a) Danh sách các doanh nghiệp mà công ty cho thuê tài chính đã góp vốn, mua cổ phần (tên, địa chỉ, mã số thuế, số đăng ký kinh doanh, ngành ngh kinh doanh); mức góp vốn, mua cổ phần của công ty cho thuê tài chính tại từng tổ chức, doanh nghiệp so với vốn điều lệ của doanh nghiệp, tổ chức nhận vốn góp;

b) Danh sách các công ty con, công ty liên kết do công ty cho thuê tài chính thành lập (tên, địa chỉ, mã số thuế, số đăng ký kinh doanh, ngành nghề kinh doanh); mức vốn điều lệ của công ty con, công ty liên kết và tỷ lệ góp vốn, mua cổ phần của công ty cho thuê tài chính so với vốn điều lệ của công con, công ty liên kết;

c) Biện pháp, kế hoạch thoái vốn để đảm bảo trong thời hạn tối đa 12 tháng kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành tuân thủ đúng quy định.

5. Ngân hàng thương mại, công ty tài chính có các khoản góp vốn, mua cổ phần vượt các giới hạn quy định tại Điều 129 Luật các tổ chức tín dụngkhoản 5 Điều 18 Thông tư này:

a) Không được thực hiện thêm bất kỳ khoản góp vốn, mua cổ phần nào cho đến khi bảo đảm tuân thủ các quy định tại Điều 129 Luật các tổ chức tín dụngkhoản 5 Điều 18 Thông tư này;

b) Ngân hàng thương mại, công ty tài chính phải xây dựng phương án xử lý, trong đó tối thiểu có các nội dung sau:

(i) Danh sách cụ thể các doanh nghiệp, tổ chức tín dụng khác mà doanh nghiệp, tổ chức tín dụng này là cổ đông, thành viên góp vốn của chính ngân hàng thương mại, công ty tài chính, người có liên quan của cổ đông lớn, của người quản lý của ngân hàng thương mại, công ty tài chính đó (tên, địa chỉ, mã số thuế, số đăng ký kinh doanh, ngành nghề kinh doanh; vốn điều lệ của doanh nghiệp, tổ chức nhận vốn góp) và khoản góp vốn, mua cổ phần đối với từng đối tượng này, tng s tin đã góp, mua c phần, tỷ lệ góp vốn, mua c phần so với vốn điều lệ của doanh nghiệp, tổ chức nhận vốn góp;

(ii) Danh sách các doanh nghiệp, tổ chức tín dụng khác là cổ đông, thành viên góp vốn, người có liên quan của c đông lớn, của người quản lý của ngân hàng thương mại, công ty tài chính mà ngân hàng thương mại, công ty tài chính đã góp vốn, mua cổ phần (tên, địa chỉ, mã số thuế, số đăng ký kinh doanh, ngành nghề kinh doanh; vốn điều lệ của doanh nghiệp, tổ chức tín dụng nhận vốn góp), tổng số tiền đã góp vốn, mua cổ phần, tỷ lệ góp vốn, mua cổ phần so với vốn điều lệ của doanh nghiệp, tổ chức tín dụng nhận vốn góp;

(iii) Biện pháp và kế hoạch thoái vốn để đảm bảo trong thời hạn tối đa 12 tháng kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành tuân thủ đúng quy định.

6. Ngân hàng thương mại có các khoản mua, nắm giữ cổ phiếu của tổ chức tín dụng khác vượt quá giới hạn quy định tại điểm a, điểm b khoản 3 Điều 20 Thông tư này:

a) Ngân hàng thương mại không được mua, nắm giữ cổ phiếu của tổ chức tín dụng khác đó cho đến khi tuân thủ quy định tại điểm a, điểm b khoản 3 Điều 20 Thông tư này, trừ trường hợp nhận cố tức bằng cổ phiếu của tổ chức tín dụng khác đó;

b) Người đại diện theo ủy quyền phần vốn góp của ngân hàng thương mại là thành viên Hội đồng quản trị của tổ chức tín dụng nhận góp vốn phải làm đơn xin từ chức thành viên Hội đồng quản trị của tổ chức tín dụng nhận góp vốn để Đại hội đồng cổ đông miễn nhiệm, bãi nhiệm chậm nhất vào cuộc họp Đại hội đồng cổ đông gần nhất tính từ ngày Thông tư này có hiệu lực;

c) Ngân hàng thương mại phải xây dựng phương án xử lý, trong đó tối thiểu có các nội dung sau:

(i) Danh sách cụ thể từng tổ chức tín dụng mà ngân hàng thương mại đang nắm giữ c phần và các khoản mua, nắm giữ cổ phiếu tại từng tổ chức tín dụng, tỷ lệ sở hữu cổ phần tại từng tổ chức tín dụng, mức nắm giữ cổ phiếu;

(ii) Biện pháp và kế hoạch thoái vốn để đảm bảo trong thời hạn tối đa 12 tháng k từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành tuân thủ đúng quy định.

7. Công ty con, công ty liên kết của cùng một ngân hàng thương mại, một công ty tài chính đã góp vốn, mua cổ phần của nhau, ngân hàng thương mại, công ty tài chính phải xây dựng phương án xử lý, trong đó tối thiểu có các nội dung sau:

a) Danh sách cụ thể các công ty con, công ty liên kết (tên, địa chỉ, mã số thuế, số đăng ký kinh doanh, ngành nghề kinh doanh) đã góp vốn, mua cổ phần của nhau; mức góp vốn, mua c phần của các công ty con, công ty liên kết đó với nhau;

b) Biện pháp và kế hoạch xử lý để thông qua quyền cổ đông, thành viên góp vốn của mình tại công ty con, công ty liên kết đảm bảo các ng ty con, công ty liên kết đó không thực hiện thêm bất kỳ khoản góp vốn, mua cổ phần nào của nhau và bảo đảm trong thời hạn tối đa 12 tháng kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành tuân thủ đúng quy định.

8. Ngân hàng thương mại, công ty tài chính đã góp vốn, mua cổ phần của công ty con, công ty liên kết của công ty kiểm soát ngân hàng thương mại, công ty kiểm soát công ty tài chính:

a) Ngân hàng thương mại, công ty tài chính không thực hiện thêm bất kỳ khoản góp vốn, mua c phần nào của công ty con, công ty liên kết của công ty kiểm soát ngân hàng thương mại, công ty kiểm soát công ty tài chính;

b) Ngân hàng thương mại, công ty tài chính phải xây dựng phương án xử lý, trong đó tối thiểu có các nội dung sau:

(i) Danh sách cụ thể từng công ty con, công ty liên kết của công ty kiểm soát ngân hàng thương mại, công ty kiểm soát công ty tài chính mà ngân hàng thương mại, công ty tài chính đã tham gia góp vốn, mua cổ phần (tên, địa chỉ, mã số thuế, số đăng ký kinh doanh, ngành nghề kinh doanh); mức góp vốn, mua cổ phần của ngân hàng thương mại, công ty tài chính tại từng công ty con, công ty liên kết của công ty kiểm soát ngân hàng thương mại, công ty kiểm soát công ty tài chính so với vốn điều lệ của công ty con, công ty liên kết nhận vốn góp;

(ii) Biện pháp và kế hoạch thoái vốn của công ty con, công ty liên kết để đảm bảo trong thời hạn tối đa 12 tháng kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành tuân thủ đúng quy định.

9. Công ty con, công ty liên kết của cùng một ngân hàng thương mi, một công ty tài chính đã góp vốn, mua cổ phần của chính ngân hàng thương mại, công ty tài chính đó:

a) Ngân hàng thương mại, công ty tài chính không được nhận thêm bất kỳ khoản góp vốn, mua cổ phần nào của công ty con, công ty liên kết; công ty con, công ty liên kết không được góp vốn, mua cổ phần bổ sung của ngân hàng thương mại, công ty tài chính;

b) Ngân hàng thương mại, công ty tài chính phải xây dựng phương án xử lý, trong đó tối thiểu có các nội dung sau:

(i) Danh sách cụ thể từng công ty con, công ty liên kết đã góp vốn, mua cổ phần của ngân hàng thương mại, công ty tài chính (tên, địa chỉ, mã s thuế, số đăng ký kinh doanh, ngành nghề kinh doanh); mức góp vốn, mua cổ phần của từng công ty con, công ty liên kết tại ngân hàng thương mại, công ty tài chính so với vốn điều lệ của ngân hàng thương mại, công ty tài chính;

(ii) Biện pháp và kế hoạch xử lý để đảm bảo trong thời hạn tối đa 12 tháng kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành tuân thủ đúng quy định.

10. Ngân hàng thương mại, công ty tài chính là công ty con, công ty liên kết của công ty kiểm soát đã góp vốn, mua cổ phần của công ty kiểm soát đó:

a) Ngân hàng thương mại, công ty tài chính không được thực hiện thêm bất kỳ khoản góp vốn, mua cổ phần của công ty kiểm soát; công ty kiểm soát không được thực hiện thêm bất kỳ khoản góp vốn, mua cổ phần của ngân hàng thương mại, công ty tài chính;

b) Ngân hàng thương mại, công ty tài chính phải xây dựng phương án xử lý, trong đó tối thiểu có các nội dung sau:

(i) Danh sách cụ thể công ty kiểm soát mà ngân hàng thương mại, công ty tài chính đã góp vốn, mua cổ phần (tên, địa chỉ, mã số thuế, số đăng ký kinh doanh, ngành nghề kinh doanh); mức góp vốn, mua cổ phần của ngân hàng thương mại, công ty tài chính so với vốn điều lệ của công ty kiểm soát;

(ii) Biện pháp và kế hoạch xử lý để đảm bảo trong thời hạn tối đa 12 tháng k từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành tuân thủ đúng quy định.

Điều 27. Xử lý sau chuyển tiếp

Sau thời gian chuyn tiếp tối đa tại phương án xử lý quy định tại Điều 23, Điều 24, Điều 25 và Điều 26 Thông tư này hoặc sau thời hạn tối đa do Ngân hàng Nhà nước yêu cầu, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không khắc phục được vi phạm thì tùy theo mức độ, tính chất rủi ro, Ngân hàng Nhà nước áp dụng các biện pháp xử lý cần thiết bao gồm cả biện pháp tái cơ cấu theo quy định của pháp luật, thu hồi giấy phép đối với tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Điều 28. Trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước

Ngân hàng Nhà nước xem xét phương án xử lý, yêu cầu tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bổ sung, sửa đổi phương án xử lý, bao gồm cả thời hạn thực hiện (nếu thấy chưa đáp ứng được yêu cầu hoặc chưa bảo đảm tính khả thi), thực hiện các biện pháp trong phương án xử lý theo đúng thời hạn; thanh tra, kiểm tra, giám sát tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện phương án xử lý quy định tại Điều 24, Điều 25 và Điều 26 Thông tư này.

Chương IV

TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC TÍN DỤNG, CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NƯỚC NGOÀI VÀ CÁC ĐƠN VỊ THUỘC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC

Điều 29. Trách nhiệm của các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước

1. Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng có trách nhiệm:

a) Chủ trì, phối hợp với các Vụ, Cục liên quan trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xem xét phương án xử lý, yêu cầu bổ sung, sửa đổi phương án xử lý của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (nếu thấy phương án xử lý chưa đáp ứng được yêu cầu hoặc chưa bảo đảm tính khả thi) theo quy định tại Điều 7, Điều 24, Điều 25 và Điều 26 Thông tư này;

b) Chủ trì, phối hợp với các Vụ, Cục liên quan trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xem xét cụ thể các giới hạn, tỷ lệ theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 1, các yêu cầu quy định tại khoản 8 Điều 13 Thông tư này;

c) Giám sát, kiểm tra, thanh tra tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trong việc chấp hành quy định tại Thông tư này;

d) Phối hợp với Vụ Chính sách tiền tệ, Vụ Tín dụng các ngành kinh tế, Vụ Dự báo, thống kê và Vụ Tài chính - Kế toán trong việc thực hiện các quy định tại khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều này.

2. Vụ Chính sách tiền tệ và Vụ Tín dụng các ngành kinh tế có trách nhiệm phối hợp với Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng trong việc xử lý tỷ lệ về khả năng chi trả của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài quy định tại Điều 15, Điều 16 Thông tư này.

3. Vụ Dự báo, thống kê căn cứ quy định tại Thông tư này xây dựng trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành quy định về báo cáo thống kê đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trong việc thực hiện các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn quy định tại Thông tư này.

4. Vụ Tài chính - Kế toán phối hợp với Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng trong việc hướng dẫn tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện chế độ hạch toán kế toán theo quy định của pháp luật liên quan đến các giới hạn, tỷ lệ quy định tại Thông tư này.

5. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi không có Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng thực hiện kiểm tra, thanh tra, giám sát đối với các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trên địa bàn trong việc chấp hành quy định tại Thông tư này.

Điều 30. Trách nhiệm của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

1. Thường xuyên, liên tục duy trì các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng theo quy định tại Thông tư này.

2. Trường hợp tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không đảm bảo hoặc có nguy cơ không đạt giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng theo quy định tại Thông tư này, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải báo cáo Ngân hàng nhà nước kế hoạch khắc phục để bảo đảm thực hiện được đầy đủ các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng quy định tại Thông tư này.

3. Chấp hành nghiêm túc, đầy đủ, kịp thời các giải pháp xử lý theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước trong trường hợp tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không bảo đảm được giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng.

4. Báo cáo đầy đủ, kịp thời, chính xác các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và yêu cầu của Thanh tra, giám sát ngành ngân hàng.

Chương V

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 31. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 02 năm 2015.

2. Các văn bản, quy định sau đây hết hiệu lực thi hành:

- Quyết định s 03/2008/QĐ-NHNN ngày 01/02/2008 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về cho vay, chiết khấu giấy tờ có giá để đầu tư và kinh doanh chứng khoán;

- Thông tư số 15/2009/TT-NHNN ngày 10/8/2009 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành Quy định về tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn;

- Thông tư số 13/2010/TT-NHNN ngày 20/5/2010 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành Quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng;

- Thông tư số 19/2010/TT-NHNN ngày 27/9/2010 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 13/2010/TT-NHNN ngày 20/5/2010 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành Quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng;

- Thông tư số 22/2011/TT-NHNN ngày 30/8/2011 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước sửa đổi, bổ sung một s điều của Thông tư s 13/2010/TT-NHNN ngày 20/5/2010 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành Quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng;

- Điều 1 Thông tư số 33/2011/TT-NHNN ngày 08/10/2011 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 13/2010/TT-NHNN ngày 20/5/2010 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành Quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng và quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng ban hành kèm Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước;

- Khoản 2 Điều 6 Thông tư số 28/2012/TT-NHNN ngày 03/10/2012 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định về bảo lãnh ngân hàng.

Điều 32. Tổ chức thực hiện

Chánh Văn phòng, Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên và Tổng Giám đốc (Giám đốc) tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Thông tư này./.

Nơi nhận:
- Như Điều 32;
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Tư pháp (để kiểm tra);
- Công báo;
- Lưu: VP, Vụ PC, CQTTGSNH5 (3 bản).

KT. THỐNG ĐỐC
PHÓ THỐNG ĐỐC




Nguyễn Phước Thanh


PHỤ LỤC 1

CẤU PHẦN VÀ CÁCH XÁC ĐỊNH ĐỂ TÍNH VỐN TỰ CÓ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 36 ngày 20 tháng 11 năm 2014 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài)

A. Cấu phần và cách xác định để tính vốn tự có của tổ chức tín dụng:

I. Vốn tự có riêng lẻ:

Mục

Cu phần

Cách xác định

VN CP 1 RIÊNG L (A) = A1 - A2 - A3

Cu phần vốn cấp 1 riêng lẻ (A1) = å1¸5

(1)

Vốn điều lệ (vốn đã được cấp, vốn đã góp)

Lấy số liệu tại khoản mục Vốn điều lệ trên Bảng cân đối kế toán.

(2)

Quỹ dự trữ b sung vốn điều lệ

Lấy số liệu Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ trong khoản mục Quỹ của tổ chức tín dụng trên Bảng cân đối kế toán.

(3)

Quỹ đu tư phát trin nghiệp vụ

Ly s liệu Quỹ đu tư phát trin nghiệp vụ trong khoản mục Quỹ của tổ chức tín dụng trên Bảng cân đối kế toán.

(4)

Lợi nhuận không chia lũy kế

Xác định theo hướng dn tại khoản 6 Điều 3 của Thông tư này.

(5)

Thặng dư vốn cổ phần

Lấy số liệu Thặng dư vốn cổ phần trên bảng cân đối kế toán.

Các khoản phải trừ khỏi vốn cấp 1 riêng lẻ (A2) = å6¸12

(6)

Lợi thế thương mại

Ly s liệu chênh lệch lớn hơn giữa s tin mua một tài sản tài chính và giá trị sổ sách kế toán của tài sản tài chính đó mà tổ chức tín dụng phải trả phát sinh từ giao dịch có tính chất mua lại do tổ chức tín dụng thực hiện.

(7)

L lũy kế

Ly số liệu Lỗ lũy kế tại thời điểm tính tỷ lệ an toàn vốn.

(8)

C phiếu quỹ

Lấy số liệu tại khoản mục Cổ phiếu quỹ trên bảng cân đối kế toán.

(9)

Các khoản cấp tín dụng để góp vốn, mua cổ phần tại tổ chức tín dụng khác

Ly s dư các khoản cấp tín dụng đ góp vốn, mua cổ phần tại tổ chức tín dụng khác.

(10)

Các khoản góp vốn, mua cổ phần của tổ chức tín dụng khác

Lấy số liệu các khoản Góp vốn đầu tư dài hạn vào đối tượng là các tổ chức tín dụng khác thuộc khoản mục Góp vốn đầu tư dài hạn trên Bảng cân đối kế toán.

(11)

Các khoản góp vốn, mua cổ phần của công ty con

Ly s liệu các khoản Góp vốn đu tư dài hạn vào đối tượng là công ty con thuộc khoản mục Góp vốn đu tư dài hạn trên Bảng cân đối kế toán, trừ các khoản đã tính ở mục (10).

(12)

Các khoản đu tư dưới hình thức góp vốn mua c phần nhm nm quyn kiểm soát của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm, chứng khoán, kiều hối, kinh doanh ngoại hối, vàng, bao thanh toán, phát hành thẻ tín dụng, tín dụng tiêu dùng, dịch vụ trung gian thanh toán, thông tin tín dụng

Lấy số liệu các khoản đầu tư dưới hình thức góp vốn mua cổ phần nhằm nắm quyền kiểm soát của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm, chứng khoán, kiều hối, kinh doanh ngoại hối, vàng, bao thanh toán, phát hành thẻ tín dụng, tín dụng tiêu dùng, dịch vụ trung gian thanh toán, thông tin tín dụng thuộc khoản mục Góp vốn đầu tư dài hạn trên Bảng cân đối kế toán, trừ các khoản đã tính ở mục (10) và mục (11).

Các khoản giảm trừ b sung (A3) = å13¸14

(13)

Phần góp vốn, mua c phần của một doanh nghiệp (bao gồm cả công ty liên kết), một quỹ đầu tư sau khi đã trừ các khoản từ mục (10) đến mục (12), vượt mức 10% của (A1 - A2)

Phần chênh lệch dương giữa: (i) Số dư khoản góp vốn đầu tư dài hạn vào từng doanh nghiệp, từng công ty liên kết, từng quỹ đầu tư trong khoản mục Đầu tư dài hạn khác trên Bảng cân đối kế toán sau khi trừ đi các khoản từ mục (10) đến mục (12); và (ii) 10% của (A1-A2).

(14)

Tng các khoản góp vốn, mua c phần còn lại sau khi trừ đi các khoản từ mục (10) đến mục (13), vượt mức 40% của (A1 - A2)

Phân chênh lệch dương giữa: (i) Tng các khoản góp vốn đầu tư dài hạn trên khoản mục Góp vốn, đầu tư dài hạn trên Bảng cân đối kế toán, sau khi trừ đi các khoản từ mục (10) đến mục (13); và (ii) 40% của (A1-A2)

VN CP 2 RIÊNG L (B) = B1 - B2 - (22)

Giá trị vốn cấp 2 riêng lẻ ti đa bng vốn cấp 1 riêng lẻ.

Cu phần vốn cấp 2 riêng lẻ (B1) = å15¸19

(15)

50% phần chênh lệch tăng do đánh giá lại tài sản cố định theo quy định của pháp luật

50% tổng số dư có của tài khoản chênh lệch đánh giá lại tài sản cố định.

(16)

40% phần chênh lệch tăng do đánh giá lại các khoản góp vốn đầu tư dài hạn theo quy định của pháp luật

40% tng s dư có của tài khoản chênh lệch đánh giá lại tài sản đối với các khoản góp vốn đầu tư dài hạn.

(17)

Quỹ dự phòng tài chính

Ly s liệu Quỹ dự phòng tài chính trong khoản mục Quỹ của tổ chức tín dụng trên Bảng cân đối kế toán.

(18)

Dự phòng chung

Lấy tổng của hai khoản mục: (i) Số dư Dự phòng chung trong khoản mục Dự phòng rủi ro cho vay các tổ chức tín dụng khác trên Bảng cân đối kế toán; và (ii) số dư Dự phòng chung trong khoản mục Dự phòng rủi ro cho vay khách hàng khác trên Bảng cân đối kế toán.

(19)

Trái phiếu chuyn đi, công cụ nợ khác do tổ chức tín dụng phát hành thỏa mãn các điều kiện sau đây:

(i) Có kỳ hạn ban đầu tối thiểu là 5 năm;

(ii) Không được đảm bảo bằng tài sản của chính tổ chức tín dụng;

(iii) Tổ chức tín dụng không được mua lại, trả nợ trước thời gian đáo hạn. Tổ chức tín dụng chỉ được mua lại, trả nợ trước thời gian đáo hạn sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản với điều kiện việc mua lại, trả nợ trước thời gian đáo hạn vẫn đảm bảo các tỷ lệ bảo đảm an toàn theo quy định;

(iv) Tổ chức tín dụng được ngừng trả lãi và chuyn lãi lũy kế sang năm tiếp theo nếu việc trả lãi dẫn đến kết quả kinh doanh trong năm bị lỗ;

(v) Trong trường hợp thanh lý tổ chức tín dụng, người sở hữu trái phiếu và các công cụ nợ khác chỉ được thanh toán sau khi tổ chức tín dụng đã thanh toán cho tất cả các chủ nợ khác;

(vi) Lãi sut hoặc công thức tính lãi của trái phiếu và các công cụ nợ khác được xác định trước và ghi rõ trong hp đồng, tài liệu phát hành. Việc điều chỉnh tăng lãi suất chỉ được thực hiện sau 5 năm k từ ngày phát hành, ký kết hợp đồng và chỉ được điều chỉnh 1 lần trong suốt thời hạn của trái phiếu chuyển đổi, các công cụ nợ khác và phải được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận.

- Tại thời điểm xác định giá trị, nếu thời hạn trái phiếu chuyển đổi, công cụ nợ khác trên 5 năm, toàn bộ giá trị trái phiếu chuyển đổi, công cụ nợ khác được tính vào vốn cấp 2.

- Bắt đầu từ năm thứ năm trước khi đến hạn thanh toán, mỗi năm tại ngày đu tiên của năm (tính theo ngày phát hành), giá trị trái phiếu chuyn đi, công cụ nợ khác được tính vào vốn cấp 2 sẽ phải được khấu trừ 20% của tổng mệnh giá.

Các khoản phải trừ khỏi vốn cấp 2 riêng lẻ (B2) = (20) + (21)

(20)

Phần giá trị chênh lệch dương giữa tổng các khoản từ mục (17) đến mục (18) và 1,25% của Tổng tài sản có rủi ro” quy định tai Phụ lục 2

(21)

Phần giá trị chênh lệch dương giữa các khoản tại mục (19) và 50% của A

Các khoản giảm trừ bổ sung

(22)

Phần giá trị chênh lệch dương giữa (B1-B2) và A

Các khoản mục giảm trừ khi tính vốn tự có

(23)

100% phần chênh lệch giảm do đánh giá lại tài sản c định theo quy định của pháp luật

100% tng s dư nợ của tài khoản chênh lệch đánh giá lại tài sản cố định.

(24)

100% phần chênh lệch giảm do đánh giá lại các khoản góp vốn đầu tư dài hạn theo quy định của pháp luật

100% tng s dư nợ của tài khoản chênh lệch đánh giá lại tài sản đối với các khoản góp vốn đầu tư dài hạn.

(C)

VỐN TỰ CÓ RIÊNG LẺ (C) = (A) + (B) - (23) - (24)

II. Vốn tự có hợp nhất

1. Nguyên tắc chung:

a. Vốn tự có hợp nhất được xác định theo các cấu phần quy định tại điểm 2 dưới đây, lấy từ Bảng cân đối kế toán hp nhất, trong đó không hợp nhất công ty con là doanh nghiệp hoạt động theo Luật kinh doanh bảo hiểm.

b. Trường hợp Báo cáo tài chính hp nhất nêu tại điểm a không có các khoản mục cụ thể để tính vốn cấp 1 hợp nhất và vốn cấp 2 hợp nhất, thì tổ chức tín dụng phải xây dựng số liệu thống kê từ các bảng cân đối kế toán riêng lẻ của các đối tượng hợp nhất để đảm bảo việc tính toán đầy đủ, chính xác các khoản mục vốn cấp 1 và vốn cấp 2.

2. Cấu phần và cách xác định vốn tự có hợp nhất:

Mục

Cấu phần

Cách xác định

VỐN CẤP 1 HỢP NHẤT (A) = A1 - A2 - A3

Cấu phần vốn cấp 1 hợp nhất (A1) = å1¸6

(1)

Vốn điều lệ (vốn đã được cấp, vốn đã góp)

Ly s liệu tại khoản mục Vốn điều lệ trên Bảng cân đối kế toán hp nhất.

(2)

Quỹ dự trữ b sung vốn điều lệ

Ly s liệu Qu dự trữ b sung vốn điều lệ trong khoản mục Quỹ của t chức tín dụng trên Bảng cân đối kế toán hợp nhất.

(3)

Quỹ đu tư phát trin nghiệp vụ

Lấy số liệu Quỹ đầu tư phát triển nghiệp vụ trong khoản mục Quỹ của t chức tín dụng trên Bảng cân đối kế toán hợp nhất.

(4)

Lợi nhuận không chia lũy kế

Xác định theo hướng dn tại khoản 6, Điều 3 của Thông tư này.

(5)

Thặng dư vốn c phần lũy kế

Lấy số liệu Thặng dư vốn c phần trên bảng cân đối kế toán hp nhất

(6)

Chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh khi hp nhất báo cáo tài chính

Lấy số liệu tại khoản mục Chênh lệch tỷ giá hối đoái trên Bảng cân đối kế toán hợp nhất

Các khoản phải trừ khỏi vốn cấp 1 hợp nhất (A2) = å7¸12

(7)

Lợi thế thương mại

Lấy số liệu chênh lệch dương giữa số tiền mua một tài sản tài chính và giá trị số sách kế toán của tài sản tài chính đó mà tổ chức tín dụng phải trả phát sinh từ giao dịch có tính chất mua lại do tổ chức tín dụng thực hiện.

(8)

L lũy kế

Lấy số liệu Lỗ lũy kế tại thời điểm tính tỷ lệ an toàn vốn.

(9)

C phiếu quỹ

Lấy số liệu tại khoản mục Cổ phiếu quỹ trên bảng cân đối kế toán hợp nhất.

(10)

Các khoản cấp tín dụng đ góp vốn, mua c phần tại tổ chức tín dụng khác

Ly s liệu các khoản cho vay đ góp vốn, mua cổ phần tại tổ chức tín dụng khác, bao gồm cả số dư tại tổ chức tín dụng mẹ và các công ty con được hp nhất.

(11)

Các khoản góp vốn, mua cổ phần của tổ chức tín dụng khác

Ly s liệu các khoản Góp vốn đu tư dài hạn vào đối tượng là các tổ chức tín dụng khác thuộc khoản mục Góp vốn đầu tư dài hạn trên Bảng cân đối kế toán hợp nhất.

(12)

Các khoản góp vốn, mua cổ phần của công ty con không thuộc đối tượng hợp nhất và công ty con là doanh nghiệp hoạt động theo Luật kinh doanh bảo him

Lấy số liệu các khoản Góp vốn đầu tư dài hạn vào đối tượng là công ty con không thuộc đối tượng hp nhất và các khoản góp vốn, mua cổ phần của công ty bảo hiểm, trừ các khoản đã tính ở mục (11) thuộc khoản mục Góp vốn đầu tư dài hạn trên Bảng cân đối kế toán hợp nhất.

Các khoản giảm trừ b sung (A3) = å13¸14

(13)

Phần góp vn, mua cổ phần của một doanh nghiệp, một công ty liên kết, một quỹ đầu tư sau khi đã trừ các khoản từ mục (11) đến (12), vượt mức 10% của (A1-A2)

Tng các Phần chênh lệch dương giữa: (i) Số dư khoản góp vốn dài hạn vào từng doanh nghiệp, từng công ty liên kết, từng quỹ đầu tư trong khoản mục Đầu tư dài hạn khác trên Bảng cân đối kế toán hợp nhất, sau khi trừ đi các khoản ở mục (11) và mục (12); và (ii) 10% của (A1 - A2)

(14)

Tng các khoản góp vốn, mua cổ phần còn lại sau khi trừ đi các khoản từ mục (11) đến mục (13), vượt mức 40% của (A1-A2)

Phân chênh lệch dương giữa: (i) Tng các khoản góp vốn đầu tư dài hạn trên khoản mục Góp vốn đầu tư dài hạn trên Bảng cân đối kế toán hợp nhất, sau khi trừ đi các khoản từ mục (11) đến mục (13); và (ii) 40% của (A1- A2)

VỐN CẤP 2 HỢP NHẤT (B) = B1 - B2 - (22)

Giá trị vốn cấp 2 hợp nht ti đa bng vốn cấp 1 hp nhất

Cu phần vốn cấp 2 hợp nht (B1) = å15¸20

(15)

50% phần chênh lệch tăng do đánh giá lại tài sản c định theo quy định của pháp luật

50% tổng số dư có của tài khoản chênh lệch đánh giá lại tài sản c định trên Bảng cân đối kế toán hợp nhất.

(16)

40% phần chênh lệch tăng do đánh giá lại các khoản góp vốn đu tư dài hạn theo quy định của pháp luật

40% tổng số dư có của tài khoản chênh lệch đánh giá lại tài sản đối với các khoản mục Góp vốn đầu tư dài hạn trên Bảng cân đối kế toán hợp nhất.

(17)

Quỹ dự phòng tài chính

Lấy số liệu Quỹ dự phòng tài chính trong khoản mục Quỹ của tổ chức tín dụng trên Bảng cân đối kế toán hợp nhất.

(18)

Dự phòng chung

Lấy tổng của hai khoản mục: (i) số dư Dự phòng chung trong khoản mục Dự phòng rủi ro cho vay các tổ chức tín dụng khác trên Bảng cân đối kế toán hợp nhất; và (ii) số dư Dự phòng chung trong khoản mục Dự phòng rủi ro cho vay khách hàng khác trên Bảng cân đối kế toán hợp nhất.

(19)

Trái phiếu chuyn đi, công cụ nợ khác do tổ chức tín dụng phát hành thỏa mãn các điều kiện sau đây:

(i) Có kỳ hạn ban đầu tối thiểu là 5 năm;

(ii) Không được đảm bảo bằng tài sản của chính tổ chức tín dụng;

(iii) Tổ chức tín dụng không được mua lại, trả nợ trước thời gian đáo hạn. Tổ chức tín dụng chỉ được mua lại, trả nợ trước thời gian đáo hạn sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản với điều kiện việc mua lại, trả nợ trước thời gian đáo hạn vẫn đảm bảo các tỷ lệ bảo đảm an toàn theo quy định;

(iv) Tổ chức tín dụng được ngừng trả lãi và chuyển lãi luỹ kế sang năm tiếp theo nếu việc trả lãi dẫn đến kết quả kinh doanh trong năm bị lỗ;

(v) Trong trường hợp thanh lý tổ chức tín dụng, người sở hữu trái phiếu và các công cụ nợ khác chỉ được thanh toán sau khi tổ chức tín dụng đã thanh toán cho tất cả các chủ nợ khác;

(vi) Lãi sut hoặc công thức tính lãi của trái phiếu và các công cụ nợ khác được xác định trước và ghi rõ trong hợp đồng, tài liệu phát hành. Việc điều chỉnh tăng lãi suất chỉ được thực hiện sau 5 năm kể từ ngày phát hành, ký kết hợp đồng và chỉ được điều chỉnh 1 lần trong suốt thời hạn của trái phiếu chuyn đi, các công cụ nợ khác và phải được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận.

- Tại thời điểm xác định giá trị, nếu thời hạn trái phiếu chuyển đổi, công cụ nợ khác trên 5 năm, toàn bộ giá trị trái phiếu chuyn đi, công cụ nợ khác được tính vào vốn cấp 2.

- Bắt đầu từ năm thứ năm trước khi đến hạn thanh toán, mỗi năm tại ngày đầu tiên của năm (tính theo ngày phát hành), giá trị trái phiếu chuyển đi, công cụ nợ khác được tính vào vốn cấp 2 sẽ phải được khấu trừ 20% của tổng mệnh giá.

- Lưu ý: Trái phiếu chuyn đi, công cụ nợ khác do công ty con không phải là tổ chức tín dụng phát hành không được tính vào khoản mục này.

(20)

Lợi ích của c đông thiu s

Lấy số liệu tại khoản mục Lợi ích của cổ đông thiểu số trên Bảng cân đối kế toán hp nhất

Các khoản phải tr khỏi vốn cấp 2 hợp nhất (B2) = (21) + (22)

(21)

Phần giá trị chênh lệch dương giữa tng các khoản từ mục (17) đến mục (18) và 1,25% của “Tổng tài sản có rủi ro” quy định tại Phụ lục 2

(22)

Phần giá trị chênh lệch dương giữa các khoản tại mục (19) và 50% của A

Các khoản giảm trừ b sung

(23)

Phần giá trị chênh lệch dương giữa (B1 - B2) và A

Các khoản mục giảm trừ khi tính vốn tự có

(24)

100% phần chênh lệch giảm do đánh giá lại tài sản c định theo quy định của pháp luật

100% tổng số dư nợ của tài khoản chênh lệch đánh giá lại tài sản cố định trên Bảng cân đi kế toán.

(25)

100% phần chênh lệch giảm do đánh giá lại các khoản góp vốn đu tư dài hạn theo quy định của pháp luật

100% tng s dư nợ của tài khoản chênh lệch đánh giá lại tài sản đối với các khoản góp vốn đầu tư dài hạn trên Bảng cân đối kế toán.

(C)

VN T CÓ HỢP NHẤT (C) = (A) + (B) - (24) - (25)

B. Cu phần và cách xác định đ tính vốn tự có của chi nhánh ngân hàng nước ngoài:

Chi nhánh ngân hàng nước ngoài căn cứ vào các cấu phần quy định dưới đây, quy định của pháp luật về chế độ tài chính của chi nhánh ngân hàng nước ngoài và khoản mục tài sản của mình đ xác định vốn tự có cho phù hp.

Mục

Cấu phần

Cách xác định

Vốn cấp 1 (A) = (A1) - (A2)

Cấu phần vốn cấp 1 (A1) = å1¸5

(1)

Vốn đã được cấp

Lấy s liệu tại khoản mục Vốn điều lệ trên Bảng cân đối kế toán

(2)

Quỹ dự trữ b sung vốn điều lệ

Lấy số liệu Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ trong khoản mục Quỹ của tổ chức tín dụng trên Bảng cân đối kế toán

(3)

Quỹ đu tư phát trin nghiệp vụ

Ly s liệu Quỹ đu tư phát trin nghiệp vụ trong khoản mục Quỹ của tổ chức tín dụng trên Bảng cân đối kế toán

(4)

Lợi nhuận không chia lũy kế

Xác định theo hướng dn tại khoản 6, Điều 3 của Thông tư này.

Các khoản phải giảm trừ khỏi vốn cấp 1 (A2) = (6) + (7)

(5)

L lũy kế

Lấy số liệu Lỗ lũy kế tại thời điểm tính tỷ lệ an toàn vốn.

(6)

Các khoản cấp tín dụng để góp vốn, mua cổ phần tại tổ chức tín dụng khác

Ly s dư các khoản cho vay đ góp vốn, mua cổ phần tại tổ chức tín dụng khác.

VN CP 2 (B) = B1 - B2 - (13)

Giá trị vốn cấp 2 ti đa bng vốn cấp 1.

Cu phần vốn cấp 2 (B1) = å8¸10

(7)

Quỹ dự phòng tài chính

Ly s liệu Quỹ dự phòng tài chính trong khoản mục Quỹ của tổ chức tín dụng trên Bảng cân đối kế toán.

(8)

Dự phòng chung

Ly tng của hai khoản mục: (i) S dư Dự phòng chung trong khoản mục Dự phòng rủi ro cho vay các TCTD khác trên Bảng cân đối kế toán; và (ii) số dư Dự phòng chung trong khoản mục Dự phòng rủi ro cho vay khách hàng khác trên Bảng cân đối kế toán.

(9)

Khoản vay thỏa mãn các điều kiện sau đây:

(i) Có kỳ hạn vay tối thiểu là 5 năm;

(ii) Không được đảm bảo bằng tài sản của chính chi nhánh ngân hàng nước ngoài;

(iii) Chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được trả nợ trước thời gian đáo hạn. Chi nhánh ngân hàng nước ngoài chỉ được trả nợ trước thời gian đáo hạn sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản với điều kiện việc trả nợ trước thời gian đáo hạn vẫn đảm bảo các tỷ lệ bảo đảm an toàn theo quy định;

(iv) Chi nhánh ngân hàng nước ngoài được ngừng trả lãi và chuyn lãi luỹ kế sang năm tiếp theo nếu việc trả lãi dẫn đến kết quả kinh doanh trong năm bị lỗ;

(v) Trong trường hợp chi nhánh ngân hàng nước ngoài chấm dt hoạt động, bên cho vay chỉ được thanh toán sau khi chi nhánh ngân hàng nước ngoài đã thanh toán cho tất cả các chủ nợ khác;

(vi) Lãi suất hoặc công thức tính lãi của khoản vay được xác định trước và ghi rõ trong hợp đồng vay. Việc điều chỉnh tăng lãi suất chỉ được thực hiện sau 5 năm kể từ ngày ký kết hợp đồng vay và chỉ được điều chỉnh 1 lần trong suốt thời hạn vay và phải được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận.

- Tại thời điểm xác định giá trị, nêu thời hạn khoản vay trên 5 năm, toàn bộ giá trị khoản vay được tính vào vốn cấp 2.

- Bắt đầu từ năm thứ năm trước khi đến hạn thanh toán, mỗi năm tại ngày đầu tiên của năm (tính theo ngày phát hành), giá trị khoản vay được tính vào vốn cấp 2 sẽ phải được khấu trừ 20% của tổng giá trị khoản vay.

Các khoản phải trừ khỏi Vốn cp 2 (B2) = (11) + (12)

(10)

Phần giá trị chênh lệch dương giữa tng các khoản từ mục (8) đến mục (9) và 1,25% của “Tng tài sản có rủi ro” quy định tại Phụ lục 2

(11)

Phần giá trị chênh lệch dương giữa các khoản tại mục (10) và 50% của A

Các khoản giảm trừ bổ sung

(12)

Phần giá trị chênh lệch dương giữa (B1-B2) và A

(C)

VỐN T CÓ (C) = (A) + (B)


PHỤ LỤC 2

HƯỚNG DẪN PHÂN NHÓM VÀ CÁCH TÍNH TỔNG TÀI SẢN CÓ RỦI RO

(Bao gồm tài sản Có nội bảng và các cam kết ngoại bảng)
(Ban hành kèm theo Thông tư s 36 ngày 20 tháng 11 năm 2014 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài)

Phần I. Hướng dẫn tính Tài sản Có nội bảng và giá trị tài sản Có nội bảng tương ứng của cam kết ngoại bảng được xác định theo mức độ rủi ro

A. Hướng dẫn chung:

1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài căn cứ vào cân đối kế toán, cơ sở dữ liệu, hồ sơ có liên quan của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, công ty con và quy định tại Thông tư này để xác định tài sản Có nội bảng và giá trị tài sản Có nội bảng tương ứng của các cam kết ngoại bảng được xác định theo mức độ rủi ro quy định tại Phần II của Phụ lục này.

Cơ sở dữ liệu phải đảm bảo lưu giữ, thống kê đối với từng khoản phải đòi theo các tiêu chí: đối tượng phải đòi; loại tiền; hình thức bảo đảm; tài sản đảm bảo và mục đích của khoản cấp tín dụng.

2. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thống kê các khoản phải đòi theo hình thức bảo đảm, tài sản bảo đảm và tỷ lệ bảo đảm của từng hình thức, từng loại tài sản bảo đảm đối với khoản phải đòi được ghi trong hợp đng bảo đảm. Trên cơ sở đó, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài xác định giá trị tài sản Có rủi ro của khoản phải đòi theo hệ số rủi ro quy định tại Phụ lục này đối với từng hình thức bảo đảm, tài sản bảo đảm.

Mỗi tài sản Có nội bảng được phân vào một nhóm hệ số rủi ro. Nếu tài sản Có đồng thời thỏa mãn nhiều hệ s rủi ro khác nhau thì áp dụng hệ số rủi ro cao nhất.

3. Cách xác định hệ số rủi ro của các cam kết ngoại bảng:

3.1. Giá trị tài sản Có nội bảng tương ứng của các cam kết ngoại bảng xác định theo mức độ rủi ro được tính qua hai bước như sau:

(i) Bước 1: Xác định giá trị tài sản Có nội bảng tương ứng của các cam kết ngoại bảng.

Cách xác định: Lấy giá trị cam kết ngoại bảng nhân với hệ số chuyển đổi tương ứng quy định tại Phụ lục này.

(ii) Bước 2: Xác định giá trị tài sản Có rủi ro nội bảng tương ứng của các cam kết ngoại bảng.

Cách xác định: Nhân giá trị tài sản Có nội bảng tương ứng của từng cam kết ngoại bảng đã xác định ở Bước 1 với hệ số rủi ro tương ứng quy định tại Phụ lục này.

3.2. Các cam kết ngoại bảng sau khi chuyển đổi theo Bước 1 điểm 3.1 nêu trên được coi là tài sản Có nội bảng và áp dụng hệ số rủi ro tương tự như quy định đối với tài sản Có nội bảng đ xác định giá trị tài sản Có rủi ro nội bảng tương ứng của các cam kết ngoại bảng. Theo đó:

(i) Cam kết ngoại bảng được Chính phủ Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước bảo lãnh thanh toán hoặc được bảo đảm hoàn toàn bằng tiền mặt, sổ tiết kiệm, tiền ký quỹ, giấy tờ có giá do Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước phát hành: Hệ số rủi ro là 0%.

(ii) Cam kết ngoại bảng phát sinh bằng đồng Việt Nam hoặc ngoại tệ được bảo đảm toàn bộ bằng giấy tờ có giá do tổ chức tài chính nhà nước, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác phát hành: Hệ số rủi ro là 20%.

(iii) Cam kết ngoại bảng được bảo đảm bằng bất động sản: Hệ số rủi ro là 50%.

3.3. Các hợp đồng giao dịch lãi suất, hợp đồng giao dịch ngoại tệ và cam kết ngoại bảng khác chưa được phân vào các nhóm hệ số rủi ro: Hệ số rủi ro là 100%.

Ví dụ:

Ngân hàng A phát hành một chng thư bảo lãnh thanh toán trị giá 100.000 USD cho công ty B đi với khoản vay của công ty B tại Ngân hàng C. Chứng thư bảo lãnh của Ngân hàng A được bảo đảm toàn bộ bng giấy tờ có giá do chính Ngân hàng A phát hành và công ty B hiện đang sở hữu. Trong trường hợp này:

- Giá trị tài sản Có nội bảng lương ứng được xác định như sau: 100.000 USD (giá trị cam kết ngoại bảng) x 100% (hệ s chuyn đi quy định tại Mục 31 Điểm 2 Phần II Phụ lục này) = 100.000 USD);

- Giá trị tài sản Có rủi ro nội bảng tương ứng được xác định như sau: 100.000 USD (là giá trị tài sản Có nội bảng tương ng) x 20% (hệ s rủi ro quy định tại Mục 14 Điểm 1 Phần II Phụ lục này) = 20.000 USD.

B. Hướng dẫn tính tài sản Có rủi ro hợp nhất:

Nguyên tc tính:

1. Căn cứ vào số liệu từ bảng cân đối kế toán hợp nhất, trong đó không hợp nhất công ty con là doanh nghiệp hoạt động theo Luật kinh doanh bảo hiểm.

2. Giá trị tài sản Có rủi ro hợp nhất (bao gồm giá trị tài sản Có rủi ro nội bảng hợp nhất và giá trị tài sản Có rủi ro nội bảng hợp nhất tương ứng của các cam kết ngoại bảng hợp nht) được xác định theo quy định tại Mục A Phần I Phụ lục này.


Phần II. Phân nhóm và xác định tài sản Có rủi ro

1. Tài sản Có nội bảng xác định theo mức độ rủi ro:

Mục

Tài sản Có

Giá trị

Hệ số rủi ro

Giá trị tài sản Có xác định theo mức độ rủi ro

Riêng lẻ

Hợp nhất

Riêng lẻ

Hp nht

[1]

[2]

[3]

[4] = [1] x [3]

[5] = [2] x [3]

Tài sản Có nội bảng

(A1)

Nhóm tài sản Có có hệ số rủi ro 0%

= S1¸11

= S1¸11

(1)

Tiền mặt

0%

(2)

Vàng

0%

(3)

Tiền, vàng gửi tại Ngân hàng Nhà nước

0%

(4)

Tiền gửi tại Ngân hàng Chính sách xã hội theo quy định về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác

0%

(5)

Giấy tờ có giá do Chính phủ Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước phát hành hoặc bảo lãnh thanh toán

0%

(6)

Các khoán phải đòi được bảo đảm toàn bộ bằng giấy tờ có giá do Chính phủ Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước phát hành hoặc bảo lãnh thanh toán

0%

(7)

Các khoản phải đòi bằng đồng Việt Nam được bảo đảm toàn bộ bằng tiền, tiền gửi có kỳ hạn, sổ tiết kiệm, giấy tờ có giá do chính tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành

0%

(8)

Các khoản phải đòi đối với Chính phủ trung ương, Ngân hàng trung ương các nước thuộc OECD hoặc được Chính phủ trung ương, Ngân hàng trung ương các nước này bảo lãnh thanh toán

0%

(9)

Các khoản phải đòi được bảo đảm toàn bộ bằng giấy tờ có giá do Chính phủ trung ương, Ngân hàng trung ương các nước thuộc OECD phát hành hoặc bảo lãnh thanh toán

0%

(10)

Các khoản phải đòi đối với các tổ chức tài chính quốc tế hoặc được các tổ chức này bảo lãnh thanh toán

0%

(11)

Các khoản phải đòi được bảo đảm toàn bộ bng giấy tờ có giá do các tổ chức tài chính quốc tế phát hành hoặc bo lãnh thanh toán

0%

(A2)

Nhóm tài sản Có có hệ s rủi ro 20%

= å12¸21

= å12¸21

(12)

Kim loại quý (trừ vàng), đá quý

20%

(13)

Các khoản phải đòi bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ đối với tổ chức tài chính nhà nước, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác ở trong nước

20%

(14)

Các khoản phải đòi bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ được bảo đảm toàn bộ bằng giấy tờ có giá do tổ chức tài chính nhà nước, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác phát hành

20%

(15)

Trái phiếu đặc biệt do Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam phát hành

20%

(16)

Giấy tờ có giá do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phát hành

20%

(17)

Các khoản phải đòi đối với ngân hàng được thành lập ở các nước thuộc khối OECD và những khoản phải đòi được các ngân hàng này bảo lãnh thanh toán

20%

(18)

Các khoản phải đòi đối với các công ty chứng khoán được thành lập ở các nước thuộc khối OECD có tuân thủ những thỏa thuận qun lý và giám sát về vốn trên cơ sở rủi ro và những khoản phải đòi được các công ty này bảo lãnh thanh toán

20%

(19)

Các khoản phải đòi có thời hạn còn lại dưới 1 năm đối với các ngân hàng được thành lập các nước không thuộc OECD hoặc được các ngân hàng đó bảo lãnh thanh toán;

20%

(20)

Các khoản phải đòi đối với các công ty chứng khoán có thời hạn còn lại dưới 1 năm được thành lập ở các nước không thuộc khối OECD có tuân thủ những thỏa thuận quản lý và giám sát về vốn trên cơ s rủi ro và những khoản phải đòi được các công ty này bảo lãnh thanh toán

20%

(21)

Các khoản phải đòi bằng ngoại tệ được bảo đảm toàn bộ bng tiền, tiền gửi có kỳ hạn, sổ tiết kiệm, giấy tờ có giá do chính tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành

20%

(A3)

Nhóm tài sản Có có hệ s rủi ro 50%

= 22

= 22

(22)

Các khoản phải đòi được bảo đảm toàn bộ bằng nhà ở, quyền sử dụng đất, nhà ở gắn với quyền sử dụng đất của bên vay hoặc những tài sản này được bên vay cho thuê nhưng bên thuê đồng ý cho bên cho thuê dùng làm tài sản thế chấp trong thời gian thuê

50%

(A4)

Nhóm tài sản Có có hệ s rủi ro 100%

= å23¸25

= å23¸25

(23)

Các khoản góp vốn, mua cổ phần, không bao gồm phần giá trị góp vốn, mua cổ phần đã bị trừ khỏi vốn cấp 1 để tính vốn tự có

100%

(24)

Các khoản đầu tư máy móc, thiết bị, tài sản cố định và bất động sản khác

100%

(25)

Toàn bộ tài sản Có khác còn lại trên bảng cân đối kế toán, ngoài các khoản phải đòi đã được phân loại vào nhóm hệ số rủi ro 0%, 20%, 50%, 100%, 150%.

100%

(A5)

Nhóm tài sản Có có hệ s rủi ro 150%

= å26¸30

= å26¸30

(26)

Các khoản phải đòi đối với các công ty con, công ty liên kết của tổ chức tín dụng

150%

(27)

Các khoản phải đòi đ đu tư, kinh doanh chứng khoán.

150%

(28)

Các khoản phải đòi đối với công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ

150%

(29)

Các khoản phải đòi đ kinh doanh bt động sn

150%

(30)

Các khoản cho vay được bảo đảm bng vàng

150%

(A)

Tng tài sản Có nội bảng xác định theo mức độ rủi ro

= åA1¸A5

= åA1¸A5

2. Cam kết ngoại bảng

số

KHOẢN MỤC

Giá trị

Hệ số chuyển đi

Hệ số rủi ro

Giá trị tài sản Có nội bảng tương ứng của các cam kết ngoại bảng được xác định theo mức độ rủi ro

Riêng lẽ

Hợp nhất

Riêng lẻ

Hợp nhất

[1]

[21

[3]

[5]

[6] = [1]x[3]x[5]

[7] = [2]x[3)x[5]

Các cam kết ngoại bảng

(31)

Bảo lãnh vay vốn

100%

(32)

Bảo lãnh thanh toán

100%

(33)

Các khoản xác nhận thư tín dụng; Thư tín dụng dự phòng bảo lãnh tài chính cho các khoản cho vay, phát hành chứng khoán; Các khoản chấp nhận thanh toán bao gồm các khoản chấp nhận thanh toán dưới hình thức ký hậu, trừ các khoản chấp nhận thanh toán hối phiếu thương mại ngắn hạn, có bo đảm bng hàng hóa

100%

(34)

Bảo lãnh thực hiện hợp đng

50%

(35)

Bảo lãnh dự thu

50%

(36)

Bảo lãnh khác

50%

(37)

Thư tín dụng dự phòng ngoài thư tín dụng có hệ số chuyển đổi 100%

50%

(38)

Cam kết hạn mức cấp tín dụng

50%

(39)

Các cam kết khác

50%

(40)

Thư tín dụng không hủy ngang

50%

(41)

Chp nhận thanh toán hi phiếu thương mại ngắn hạn, có bảo đảm bằng hàng hóa

20%

(42)

Các cam kết tài trợ thương mại khác

20%

(43)

Thư tín dụng có th hủy ngang.

0%

(44)

Các cam kết có thể hủy ngang vô điều kiện khác.

0%

(45)

Các hợp đồng giao dịch lãi sut có kỳ hạn ban đầu dưới 1 năm

0,5%

(46)

Các hợp đồng giao dịch lãi suất có kỳ hạn ban đầu từ 1 năm đến dưới 2 năm

1%

(47)

Các hp đng giao dịch lãi sut có k hạn ban đầu từ 2 năm trở lên (cộng thêm (+) 1,0% cho mỗi năm kể từ năm thứ 3)

1%

(48)

Hợp đng giao dịch ngoại tệ có kỳ hạn ban đầu dưới 1 năm

2%

(49)

Hợp đng giao dịch ngoại tệ có kỳ hạn ban đầu từ 1 năm đến dưới 2 năm

5%

(50)

Hợp đng giao dịch ngoại tệ có kỳ hạn ban đầu từ 2 năm trở lên (cộng thêm (+) 3,0% cho mỗi năm kể từ năm thứ 3)

5%

(B)

Tng giá trị nội bảng tương ứng của các cam kết ngoại bảng xác định theo mức độ rủi ro

= å31¸50

= å31¸50

= å31¸50

= å31¸50


PHỤ LỤC 3

HƯỚNG DẪN CÁCH TÍNH TỶ LỆ KHẢ NĂNG CHI TRẢ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 36 ngày 20 tháng 11 năm 2014 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài)

Phần I. Tài sản có tính thanh khoản cao:

1. Biểu mẫu tính “Tài sản có tính thanh khoản cao”:

Khoản mục

Số liệu

1

Tiền mặt, vàng

2

Tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước

3

Các loại giấy tờ có giá được sử dụng trong các giao dịch của Ngân hàng Nhà nước

4

Tiền trên tài khoản thanh toán tại các ngân hàng đại lý, trừ các khoản đã cam kết cho mục đích thanh toán cụ th

5

Tiền gửi không kỳ hạn tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác ở trong nước và nước ngoài

6

Các loại trái phiếu, tín phiếu do Chính phủ các nước, Ngân hàng Trung ương các nước có mức xếp hạng từ AA trở lên phát hành hoặc bảo lãnh thanh toán

7

Tổng cộng (A) = å(1¸6)

2. Hướng dẫn cách lấy số liệu:

Mục 1: Số dư tiền mặt, giá trị của vàng trên cân đối kế toán tại thời điểm cuối mỗi ngày.

Mục 2: S dư tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước trên cân đối kế toán tại thời điểm cuối mỗi ngày.

Mục 3: Giá trị ghi s các loại giấy tờ có giá được sử dụng trong các giao dịch của Ngân hàng Nhà nước theo quy định của Ngân hàng Nhà nước tại thời điểm cuối mỗi ngày.

Mục 4: Số dư tiền gửi thanh toán tại các ngân hàng đại lý trên cân đối kế toán tại thời điểm cuối mỗi ngày, trừ đi các khoản đã cam kết cho mục đích thanh toán cụ thể.

Mục 5: Số dư tiền gửi không kỳ hạn tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác ở trong nước và nước ngoài trên cân đối kế toán tại thời điểm cuối mỗi ngày.

Mục 6: Giá trị ghi sổ trên cân đối kế toán của trái phiếu, tín phiếu do Chính phủ, Ngân hàng Trung ương các nước phát hành hoặc bảo lãnh thanh toán, được tổ chức xếp hạng quốc tế (Standard & Poor’s; Moody’s; Fitch Group; ...) xếp hạng từ AA hoặc tương đương trở lên tại thời điểm cuối mỗi ngày.

3. Nguyên tắc tính “Tài sản có tính thanh khoản cao”:

(i) Mục 3 và mục 6 phải đáp ứng các yêu cầu sau:

- Được sử dụng ngay để chi trả hoặc dễ chuyển đổi thành tiền với chi phí giao dịch thp;

- Không được dùng để bảo đảm cho các nghĩa vụ tài chính khác;

- Không bao gồm giấy tờ có giá đã được chiết khấu, cầm cố;

- Không bao gồm giấy tờ có giá mà tổ chức phát hành không thực hiện đúng nghĩa vụ thanh toán lãi, gốc.

(ii) Tài sản có tính thanh khoản cao là giấy tờ có giá được sử dụng trong các giao dịch của Ngân hàng Nhà nước, các loại trái phiếu, tín phiếu do Chính phủ, Ngân hàng trung ương các nước được tổ chức xếp hạng quốc tế (Standard & Poor’s; Moody’s; Fitch Group; ...) xếp hạng từ AA trở lên phát hành hoặc bảo lãnh thanh toán có mệnh giá bằng đồng Việt Nam và các loại ngoại tệ tự do chuyn đi.

(iii) “Tài sản có tính thanh khoản cao” được sử dụng đ tính toán tỷ lệ khả năng chi trả không bao gồm tiền gửi các loại của Kho bạc Nhà nước.


Phần II. Dòng tiền vào:

1. Biểu mẫu tính “Dòng tiền vào”:

Mục

Khoản mục

Giá tr dòng tin theo thi gian đến hạn

Ngày tiếp theo

Từ ngày 2 đến ngày 7

Từ ngày 8 đến ngày 30

Từ ngày 31 đến ngày 180

Từ ngày 181 đến ngày 360

Trên 360 ngày

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

1

Tin gửi tại các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam, tổ chức tín dụng nước ngoài theo quy định của pháp luật. Cho vay tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam, tổ chức tín dụng nước ngoi:

1.1

Tin gửi không kỳ hạn

1.2

Tin gửi có kỳ hạn

1.3

Cho vay tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam và tổ chức tín dụng nước ngoài

2

Cho vay khách hàng

3

Chứng khoán kinh doanh

4

Chứng khoán đu tư

5

Các công cụ tài chính phái sinh và các tài sản tài chính khác

6

Các khoản lãi, phí phải thu

7

Tài sản Có khác

8

Dòng tiền vào (B = å1¸7)


2. Hướng dẫn cách lấy số liệu “Dòng tiền vào”:

Mục 1.1: Tiền gửi không kỳ hạn: Lấy số dư tiền gửi không kỳ hạn trên cân đi kế toán điền vào cột “Ngày tiếp theo” và không được điền vào các ngày còn lại.

Mục 1.2: Tiền gửi có kỳ hạn: Lấy số dư tiền gửi có kỳ hạn đến hạn thanh toán ghi trên hợp đồng tiền gửi điền vào cột thích hợp tương ứng với ngày đến hạn thanh toán.

Mục 1.3: Cho vay các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam và tổ chức tín dụng nước ngoài: Ly số dư nợ cho vay đến hạn thanh toán ghi trên hợp đồng cho vay điền vào cột thích hợp tương ứng với ngày đến hạn thanh toán.

Mục 2: Cho vay khách hàng: Lấy số dư nợ cho vay đến hạn thanh toán ghi trên hợp đồng cho vay điền vào cột thích hợp tương ứng với ngày đến hạn thanh toán.

Mục 3: Chứng khoán kinh doanh:

- Chứng khoán kinh doanh đã niêm yết: Lấy giá trị ghi sổ trừ đi dự phòng giảm giá chứng khoán phải trích lập theo quy định của pháp luật điền vào cột “Ngày tiếp theo” và không được điền vào các ngày còn lại.

- Chứng khoán kinh doanh chưa niêm yết: Lấy giá trị ghi sổ của chứng khoán kinh doanh điền vào cột thích hp tương ứng với ngày đáo hạn.

Mục 4: Chứng khoán đu tư:

- Chứng khoán đầu tư sẵn sàng để bán đã niêm yết: Lấy giá trị ghi sổ trừ dự phòng giảm giá chứng khoán phải trích lập theo quy định của pháp luật điền vào cột “Ngày tiếp theo” và không được điền vào các ngày còn lại.

- Chng khoán đầu tư giữ đến ngày đáo hạn đã niêm yết: Lấy giá trị ghi sổ của chứng khoán đầu tư giữ đến ngày đáo hạn trừ dự phòng giảm giá chứng khoán phải trích lập theo quy định của pháp luật đin vào cột thích hợp tương ứng với ngày đáo hạn.

- Chứng khoán đầu tư sẵn sàng để bán chưa niêm yết: Lấy giá trị ghi sổ của chng khoán đầu tư sẵn sàng đ bán điền vào cột thích hợp tương ứng với ngày đáo hạn.

- Chng khoán đầu tư giữ đến ngày đáo hạn chưa niêm yết: Ly giá trị ghi s của chứng khoán đu tư giữ đến ngày đáo hạn điền vào cột thích hợp tương ứng với ngày đáo hạn.

Mục 5: Các công cụ tài chính phái sinh và các tài sản tài chính khác: Ly số tiền chắc chắn sẽ thu được phát sinh từ việc thực hiện các công cụ tài chính phái sinh và các tài sản tài chính khác điền vào cột thích hợp tương ứng với ngày phát sinh dòng tin.

Mục 6: Các khoản lãi, phí phải thu: Lấy số tiền lãi, phí phải thu đến hạn, chắc chắn thu được phát sinh từ các khoản cho vay, tiền gửi, chứng khoán đầu tư, các công cụ phái sinh và tài sản tài chính khác đủ điều kiện được ghi nhận vào “Dòng tiền vào” ở các mục 1, 2, 3, 4, 5 nêu trên điền vào cột thích hợp tương ứng với ngày đến hạn phải thu.

Mục 7: Tài sản Có khác: Lấy số tiền chắc chắn sẽ thu được phát sinh từ việc thực hiện “Tài sản Có khác” theo hướng dẫn tại Quyết định số 16/2007/QĐ-NHNN ngày 18/4/2007 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành Chế độ báo cáo tài chính đối với các tổ chức tín dụng và các văn bản khác có liên quan (không bao gồm các dòng tiền đã phát sinh từ Mục 1 đến Mục 6 của Bảng Dòng tiền vào) điền vào các cột thích hợp tương ứng với ngày phát sinh dòng tiền.

3. Nguyên tắc tính “Dòng tiền vào”:

“Dòng tiền vào” phải đảm bảo các nguyên tắc sau:

- Các khoản mục đã được tính vào Tài sản có tính thanh khoản cao không được ghi nhận vào “Dòng tiền vào”.

- Trường hợp tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không có đủ căn cứ xác định số tiền có khả năng thu được theo dự kiến thì không được tính số tiền này vào “Dòng tiền vào”.

- Đối với các khoản cho vay tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác, tổ chức tín dụng nước ngoài và cho vay các tổ chức kinh tế, cá nhân: đã quá hạn và/hoặc được phân loại nợ vào nhóm 2 trở lên (theo kết quả phân loại nợ gần nhất) sẽ không được ghi nhận vào “Dòng tiền vào”.

- Đối với chứng khoán kinh doanh đã niêm yết và chứng khoán đầu tư sẵn sàng đ bán đã niêm yết: Giá trị được tính vào “Dòng tiền vào” là giá trị ghi sổ trừ đi dự phòng giảm giá chứng khoán phải trích lập theo quy định của pháp luật và được tính vào “Dòng tiền vào” của “Ngày tiếp theo” và không được điền vào các ngày còn lại.

- Đối với chứng khoán đầu tư giữ đến ngày đáo hạn đã niêm yết: Giá trị được tính vào “Dòng tiền vào” là giá trị ghi số trừ dự phòng giảm giá chứng khoán phải trích lập theo quy định của pháp luật và được tính vào “Dòng tiền vào” tại ngày đáo hạn của chứng khoán.

- Đối với chứng khoán chưa niêm yết (chứng khoán kinh doanh chưa niêm yết, chứng khoán đu tư sn sàng đ bán chưa niêm yết và chứng khoán đầu tư giữ đến ngày đáo hạn chưa niêm yết): Ly giá trị ghi s của chứng khoán chưa niêm yết được phân loại nợ vào nhóm 1 điền vào cột tương ứng với ngày đáo hạn của chứng khoán.


Phần III. Dòng tiền ra:

1. Biểu mẫu tính “Dòng tiền ra”:

Mục

Khoản mục

Giá trị dòng tin theo thời gian đến hạn

Ngày tiếp theo

Từ ngày 2 đến ngày 7

Từ ngày 8 đến ngày 30

Từ ngày 31 đến ngày 180

Từ ngày 181 đến ngày 360

Trên 360 ngày

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

1

Các khoản nợ Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước

2

Tin gửi của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam, tổ chức tín dụng nước ngoài theo quy định của pháp luật. Tiền vay các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam và tổ chức tín dụng nước ngoài:

2.1

Tin gửi không kỳ hạn

2.2

Tin gửi có kỳ hạn

2.3

Tin vay tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam và tổ chức tín dụng nước ngoài

3

Tin gửi của khách hàng

3.1

Tin gửi không kỳ hạn

3.2

Tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm

4

Công cụ tài chính phái sinh và các khoản nợ tài chính khác

5

Vốn nhận tài trợ, ủy thác đu tư, ủy thác cho vay mà tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chịu rủi ro theo quy định của pháp luật

6

Phát hành giy tờ có giá

7

Các khoản lãi, phí phải trả

8

Các khoản Nợ khác

9

Các cam kết không hủy ngang đối với khách hàng

10

Các nghĩa vụ thanh toán đã quá hạn

11

Dòng tin ra (C = å1¸10)


2. Hướng dẫn cách lấy số liệu “Dòng tiền ra”:

Mục 1: Các khoản nợ Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước: Lấy số dư khoản nợ Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước điền vào cột thích hợp tương ứng với ngày đến hạn phải trả.

Mục 2.1: Tiền gửi không kỳ hạn: Lấy số dư tiền gửi không kỳ hạn của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam và tổ chức tín dụng nước ngoài trên cân đối kế toán điền vào cột “Ngày tiếp theo” và không điền vào các ngày còn lại.

Mục 2.2: Tiền gửi có kỳ hạn: Lấy số dư tiền gửi có kỳ hạn của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam và tổ chức tín dụng nước ngoài đến hạn phải thanh toán điền vào cột thích hợp tương ứng với ngày đến hạn phải trả.

Mục 2.3: Tiền vay tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam và tổ chức tín dụng nước ngoài: Lấy s dư nợ đi vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam và tổ chức tín dụng nước ngoài đến hạn thanh toán điền vào cột thích hợp tương ứng với ngày đến hạn thanh toán trên hợp đồng cho vay.

Mục 3.1: Tiền gửi không kỳ hạn: Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thống kê, tính số dư tiền gửi không kỳ hạn bị rút ra trung bình của 30 ngày liền kề trước ngày tính toán để xác định số tiền gửi không kỳ hạn có khả năng bị rút ra và điền vào cột “Ngày tiếp theo”. Trường hợp không xác định được số dư bình quân nói trên, số tiền gửi không kỳ hạn có khả năng bị rút ra được điền vào cột “Ngày tiếp theo” không thấp hơn 15% số dư bình quân Tiền gửi không kỳ hạn của khách hàng trong 30 ngày liền kề trước ngày tính toán.

Mục 3.2: Tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm: Lấy số dư tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm đến hạn phải thanh toán điền vào cột thích hợp tương ứng với ngày đến hạn phải trả.

Mục 4: Công cụ tài chính phái sinh và các khoản nợ tài chính khác: Lấy số tiền dự kiến phát sinh từ việc thực hiện các công cụ tài chính phái sinh và các khoản nợ tài chính khác điền vào cột thích hp tương ứng với ngày phát sinh dòng tiền.

Mục 5: Vốn nhận tài trợ, ủy thác đầu tư, ủy thác cho vay mà tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chịu rủi ro theo quy định của pháp luật: Lấy số tiền phát sinh từ việc thực hiện hoạt động tài trợ, ủy thác đầu tư, ủy thác cho vay mà tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chịu rủi ro phải thực hiện theo hợp đồng tài trợ, ủy thác đầu tư, ủy thác cho vay điền vào cột thích hợp tương ng với thời hạn thực hiện ghi trên hợp đồng.

Mục 6: Phát hành giy tờ có giá: Ly số tin phải trả phát sinh từ việc thực hiện nghĩa vụ thanh toán giấy tờ có giá đã phát hành điền vào cột thích hợp tương ứng với ngày đáo hạn của giy tờ có giá.

Mục 7: Các khoản lãi, phí phải trả: Lấy số tiền lãi, phí phải trả điền vào cột thích hợp tương ứng với thời hạn phải trả.

Mục 8: Các khoản nợ khác: Lấy số tiền phát sinh từ việc thực hiện nghĩa vụ của “Các khoản nợ khác” theo hướng dẫn tại Quyết định số 16/2007/QĐ-NHNN ngày 18/4/2007 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành Chế độ báo cáo tài chính đối với các tổ chức tín dụng và các văn bản khác có liên quan (không bao gồm các dòng tiền đã phát sinh từ Mục 1 đến Mục 7 của Bảng Dòng tiền ra) điền vào các cột thích hợp tương ứng với thời hạn phải trả.

Mục 9: Cam kết không hủy ngang đối với khách hàng (bao gồm cam kết cấp tín dụng, cam kết tài trợ, ủy thác, bảo lãnh thanh toán, ...): Lấy số tiền ghi trên cam kết không thể hủy ngang điền vào cột thích hợp tương ứng với thời hạn thực hiện cam kết.

Mục 10: Các nghĩa vụ thanh toán đã quá hạn: Lấy toàn bộ các khoản phải thanh toán theo nghĩa vụ đã quá hạn điền vào cột “Ngày tiếp theo” và không đin vào các ngày còn lại.

3. Nguyên tắc tính “Dòng tiền ra”:

“Dòng tiền ra” là dòng tiền phát sinh từ nghĩa vụ đến hạn phải thanh toán, phải thực hiện cam kết, các nghĩa vụ dự kiến phát sinh và phải đảm bảo các nguyên tắc sau:

- Trường hợp không xác định được thời hạn thực hiện nghĩa vụ, số tiền phải thực hiện nghĩa vụ tính vào “Dòng tiền ra” của “Ngày tiếp theo”;

- Các nghĩa vụ phải thực hiện đã quá hạn phải tính vào “Dòng tiền ra” của “Ngày tiếp theo”.

THE STATE BANK OF VIETNAM
--------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------

No. 36/2014/TT-NHNN

Hanoi, November 20, 2014

 

CIRCULAR

STIPULATING MINIMUM SAFETY LIMITS AND RATIOS FOR TRANSACTIONS PERFORMED BY CREDIT INSTITUTIONS AND BRANCHES OF FOREIGN BANKS

Pursuant to the Law on the State Bank of Vietnam No. 46/2010/QH12 dated June 16, 2010;

Pursuant to the Law on Credit Institutions No. 47/2010/QH12 dated June 16, 2010;

Pursuant to the Government's Decree No. 156/2013/ND-CP dated November 11, 2013 on defining the functions, tasks, entitlements and organizational structure of the State Bank of Vietnam;

At the request of the Chief Inspector for Banking Supervision,

The Governor of the State Bank of Vietnam hereby promulgates the Circular on stipulating minimum safety limits and ratios for transactions performed by credit institutions and branches of foreign banks.

Chapter I

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 1. Scope of application

1. This Circular shall provide for minimum safety limits and ratios for transactions performed by credit institutions and branches of foreign banks that must be constantly maintained, including:

a) Minimum capital safety ratio;

b) Credit limit;

c) Solvency ratio;

d) Maximum ratio of short-term capital sources used as the medium and long term loans;

dd) Limit on capital contribution and stock purchase;

e) Loan-to-deposit ratio.

2. Based on the final report on supervision, examination and inspection of transactions throughout credit institutions and branches of foreign banks, delivered by the State Bank of Vietnam (hereinafter referred to as the State Bank), when there comes a need to ensure the safety for all transactions carried out by credit institutions and branches of foreign banks, depending the nature and level of risks, the State Bank shall require such credit institutions and branches of foreign banks to impose one or several lower limit(s) and tighter control over the safety ratio stipulated in this Circular.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 2. Applicable entities

1. Credit institutions defined herein include:

a) Banks: State-owned commercial banks, cooperative banks, joint-stock commercial banks, joint venture banks and wholly foreign-owned banks;

b) Non-bank credit institutions: Financial companies and financial leasing companies.

2. Branches of foreign banks.

Article 3. Interpretation of terms

In this Circular, the terms mentioned herein is construed as follows:

1. Accounts receivable shall encompass deposits made at other credit institutions, branches of foreign banks, or overseas credit institutions; investments used for purchasing valuable papers; sums used as loans, financial leases or factoring accounts; discounts, re-discounts of negotiable instruments or valuable papers; extensions of credit by means of issuing credit cards; sums used as debt repayments on behalf of other debtors as agreed upon in off-balance sheet commitments.

2. Clients who enter into a credit transaction with credit institutions and branches of foreign banks (hereinafter referred to as clients) refer to organizations (inclusive of credit institutions or branches of foreign banks), individuals or other entities enshrined in the civil law.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Real estate business refers to the investment made to create, purchase, act as a transferee of, lease and hire-purchase real property which will be then used for sale, transfer, lease, sub-let and hire-purchase for the purpose of earning profits.

4. Interest rate derivatives refer to interest rate swaps, forwards, options and others as stipulated by the State Bank.

5. Foreign currency derivatives refer to foreign currency swaps, forwards, futures, options and others as stipulated by the State Bank.

6. Retained earnings of credit institutions and branches of foreign banks refer to the undistributed profit determined after their annual financial statements’ being independently audited and retained for the purpose of providing supplementary funds for credit institutions and branches of foreign banks under the decision made by Shareholders’ General Council, The Management Board, Members’ General Meeting, owners, foreign banks (parent banks).

7. Trade benefits refer to the positive differential between the cost of financial assets purchased and the book value of these financial assets payable by a credit institution derived from business transactions in the form of a contract to buy other businesses or credit institutions in accordance with laws. Such financial assets shall be fully recorded in the balance sheet of a credit institution.

8. OECD refers to Organization for Economic Cooperation and Development.

9. International financial institutions include:

a) Group of international banks consists of The International Bank for Reconstruction and Development – IBRD, the International Financial Company – IFC, the International Development Association – IDA, the Multilateral Investment Guarantee Agency – MIGA;

b) The Asian Development Bank – ADB;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

d) The European Bank for Reconstruction and Development - EBRD;

dd) The Inter-American Development Bank-IADB;

e) The European Investment Bank - EIB

g) The European Investment Fund – EIF;

h) The Nordic Investment Bank – NIB;

i) The Caribbean Development Bank - CDB;

k) The Islamic Development Bank - IDB;

l) The Council of Europe Development Bank - CEDB;

m) Other financial institutions with their charter capital contributed by different countries.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) The company that directly or indirectly holds more than 20% of charter capital, voting or control stocks of a commercial bank or financial institution;

b) Commercial banks or financial companies with their subsidiaries or associate firms.

11. Valuable papers refer to the proof of debt repayment obligation, granted by the issuer of valuable papers to the holder of such valuable papers in a specified time, and interest payment conditions as well as other requirements. Valuable papers comprise bonds, treasury bills, deposit certificates, promissory notes and others.

12. Credit extension refers to different transactions such as lending, guaranteeing, discounting, rediscounting, financial leasing, factoring, investing in enterprise bonds, granting credit cards and other credit extension tasks in accordance with regulations laid down by the State Bank.

13. Total amount of outstanding debts incurred from the credit extension consist of total outstanding loans, discounts, re-discounts, sums used for financial leases, factoring and investment in enterprise bonds, credit cards and other credit extension tasks as prescribed by the State Bank, guaranteed balance and trusted credits extended by other credit institutions or branches of foreign banks.

14. Bond investment refers to the transaction such as selling or trusting other organization (inclusive of other credit institutions or branches of foreign banks) to purchase bonds.

15. Associated entities of an organization or individual refer to the organization or individual who have direct or indirect relationship with that organization or individual.

a) Associated entities of an organization (including credit institution) are those identified in the following cases:

(i) Parent companies or credit institutions considered as parent companies (hereinafter referred to as parent credit institutions) of the aforementioned organization;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

(iii) Companies that have the same parent company or credit institution of the aforementioned organization;

(iv) Managers or members of the Control Board of a parent company or credit institution of the aforementioned organization;

(v) Individuals or organizations who exercise their authority to appoint managers or members of the Control Board of a parent company or credit institution of the aforementioned organization;

(vi) Managers or members of the Control Board of the aforementioned organization;

(vii) Companies or organizations who exercise their authority to appoint managers or members of the Control Board of the aforementioned organization;

(viii) Wives, husbands, fathers, mothers, sons or daughters (including foster fathers, mothers, sons or daughters, fathers-in-law, mothers-in-law, step fathers, step mothers, or sons or daughters of husband or wife), siblings (including half siblings), siblings-in-law of managers or members of the Control Board, capital contributors or stockholders, all of whom must own 5% or higher rate of charter capital or voting stocks of the aforementioned organization;

(ix) Organizations or individuals that own 5% or higher rate of charter capital or voting stocks of the aforementioned organization;

(x) Individuals who are authorized to act as representatives for the aforementioned organization’s paid-in capital and stocks.

b) Associated entities of an individual are those identified in the following cases:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

(ii) Companies or credit institutions of which the aforementioned individual owns 5% or higher rate of charter capital or voting stocks;

(iii) Subsidiaries of parent companies or credit institutions of which the aforementioned individual is the manager or member of the Control Board;

(iv) Subsidiaries of parent companies or credit institutions of which the aforementioned individual exercises the authority to appoint managers or members of the Control Board;

(V) Companies or credit institutions of which the aforementioned individual is the manager or member of the Control Board;

(vi) Companies or credit institutions of which the aforementioned individual is the wife, husband, father, mother, son or daughter (including foster father, mother, son or daughter, father-in-law, mother-in-law, step father, step mother, or son or daughter of a husband or wife), sibling (including half sibling), sibling-in-law of the manager or member of the Control Board, capital contributors or stockholders who own 5% or higher rate of charter capital or voting stocks;

(vii) Organizations or individuals who are authorized to act as representatives for the aforementioned individual’s paid-in capital and stocks;

(viii) Individuals together with the aforementioned individual who are authorized by an organization to act as representatives for their paid-in capital and stocks in other organizations;

(ix) Individuals who are authorized by the aforementioned individual to act as representatives for his/her paid-in capital and stocks.

c) In order to manage credit concentration risks for banking activities, credit institutions and branches of foreign banks are entitled to integrate supplementary cases in which associated entities are identified, other than those stipulated at Point a and b of this Clause, into internal rules of these credit institutions and branches of foreign banks.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

17. Irrevocability refers to no waiver or change, in any form, of binding commitments that contracting parties have agreed upon, except for the case in which such commitments must be waived or changed in accordance with laws.

18. Extension of credits used for stock investment and business includes the following activities:

a) Granting loans or discounts of valuable papers to securities companies for their stock investment and business;

b) Granting loans used for the purchase of stocks;

c) Granting loans in the form of a cash advance to clients who have already sold their securities and use their loans to purchase stocks;

d) Granting loans to clients with the intent of adding the amount so deficient to the sums of money used for the placement of satisfied stock buy order;

dd) Granting loans to employees to enable them to buy initial public offering stocks during the transformation of a state-owned company into a joint-stock company;

e) Granting loans used for the purpose of contributing capital to or purchase stocks of joint-stock companies;

g) Granting discounts of valuable papers to clients used for the purchase of stocks;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 4. Internal rules

1. Credit institutions and branches of foreign banks must set out their internal rules for their credit extension and loan management in order to use their loans to the right purpose as stipulated in this Circular and other relevant documents, which must enclose the following requirements:

a) Criteria for assessing a single client, or a client and an associated entity in accordance with Clause 15 Article 3 hereof; credit policy applied to a single client, or a client and an associated entity; statutory principles of decentralization and authorization to grant a credit extension decision and approval; debt rescheduling of a single client, or a client and an associated entity;

b) Regulations on risk diversification for the credit extension; methods for supervising, managing, approving and deciding the grant of credits to a single client, or a client and an associated entity at the rate ranging from 1% of the owner's equity fund of credit institutions or branches of foreign banks or over, and ensuring public disclosure and transparency for stages such as assessment and extension of credits, debt rescheduling, and preventing interest conflicts between assessors, decision-makers of credit extension and clients associated with these persons.

c) Rules and criteria for assessing and determining levels of risks of extending credits to different clients and those working in sectors likely to have access to preferential policies or subject to certain restraints on credit extension, decided by credit institutions or branches of foreign banks, which serve as a basis for their preparation and development of annual business plan;

d) Consideration, approval and extension of credits, decision to reschedule debts (including debt extension and adjustment to debt repayment term) must stick to the principle that the decision-maker of debt rescheduling is not the decision-maker who extends such credit, except for the case in which the credit extension is approved by the Management Board, Board of Members or General Director (branches of foreign banks);

dd) Regulations on requirements and processes for risk management to which transactions in the extension of credits used for stock investment and business must conform.

2. Credit institutions and branches of foreign banks are obliged to set their internal rules for assessment of asset quality and conformance with minimum capital safety ratio which stick to principles of asset risk management, adhere to the needs, characteristics and risk levels during their transactions, refer to the business cycle, competence in coping with risks and business strategies of these credit institutions and branches of foreign banks. Contents encompassed in these internal rules must align with regulations laid down in this Circular and other relevant documents, including at least the followings:

a) Regulations on organizational structure, decentralization and authorization system, and duties and responsibilities of each managerial staff in charge of capital safety ratio;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) Regulations on management of equity and asset structure must help to assess level and trend of risks and impacts of risks on requirements of equity funds for risk compensation; scale and quality of equity funds, tolerance of risks from macro elements, approachability to supplementary source of equity funds, and even financial supports from shareholders when required in order to ensure the conformance with the minimum capital safety ratio; obligations to finance their subsidiaries and associate firms; objectives of equity funds that must be achieved in a short or long term, estimated expenses used to provide supplementary fund for the equity, and approaches to reach such equity objectives. Management of equity and asset structure is regulated to include:

(i) Processes and methods for supervising and assessing scale, composition and quality of equity funds and asset portfolios;

(ii) Managerial system of minimum capital safety;

(iii) Early warning system by which doubtful signs must be clearly specified to facilitate the early detection of risks or threats to a reduction in the capital safety ratio, as well as regulated supervision and reporting system;

(iv) Separate and consolidated plans for risk management to keep the minimum capital safety ratio constant, consisting of the following regulations:

- Measures to manage and develop the equity fund and asset in response to any reduction in or breach of regulations on the minimum capital safety ratio;

- Rights, duties, obligations of and cooperation among relevant divisions or individuals in preparing plans and measures to deal with, or respond to any possible reduction in or violation against the minimum capital safety ratio.

3. Credit institutions and branches of foreign banks must set out the internal rules for their liquidity management in accordance with this Circular and other relevant documents, including at least the followings:

a) Regulations on decentralization, authorization, duties and responsibilities of relevant units for the management of asset accounts (Credit or Debit), and stabilization of solvency and liquidity ratio;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) Principles, policies and processes for identifying, measuring, tracking, monitoring, controlling, reporting and exchanging information about risks to solvency and liquidity; criteria for early warnings of risks from a decline in solvency, liquidity; problem-solving plans;

d) Proposals and measures to take possession of highly liquid valuable papers;

dd) Internal guidance, examination, control and audit that must be conducted to maintain the stability of solvency and liquidity ratios;

e) Model of assessment and testing of solvency and liquidity, which must consist of analyses of different situations where solvency or liquidity is likely to take place. Situation analysis must take the followings into consideration:

(i) Situation analysis is required to consider at least two cases below:

- Cash flow from business transactions that take place under a normal operating condition;

- Cash flow from business transactions that take place in a condition under which the business is faced with difficult solvency and liquidity.

(ii) Situation analysis must represent the following contents:

- Competence in fulfilling daily obligations and commitments;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. Internal regulations enshrined in Clause 1, 2 and 3 of this Article must be revised or modified at least once a year.

5. Within a period of 10 days after the date on which internal rules stipulated in Clause 1, 2 and 3 of this Article are adopted, amended and replaced, credit institutions and branches of foreign banks must send such internal rules after being adopted, amended and replaced directly or by post to the State Bank (c/o Bank Supervision and Inspection Agency).

Article 5. Information technology

Credit institutions and branches of foreign banks are obligated to operate a comprehensive information technology network in order to enforce the regulations laid down in this Circular and this network must meet minimum requirements mentioned below:

1. Storing, accessing and supplementing clients’ database, markets, and matching regulatory requirements for risk management in accordance with regulations laid down by the State Bank as well as internal regulations set out by credit institutions and branches of foreign banks.

2. Tallying, tracking and managing cash flows, equity, asset and liability items; calculating, managing and monitoring safety limits and ratio for their transactions.

3. Complying with statistical reporting regime as stipulated or requested by the State Bank.

Chapter II

SPECIFIC PROVISIONS

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 6. Actual value of charter capital and allocated funds

1. Actual value of charter capital and allocated funds of credit institutions and branches of foreign banks dictates the residual value of charter capital and allocated funds determined behind the principle regulated in Clause 2 and calculation method stipulated in Clause 3 of this Article.

2. Principles for determination of actual value of charter capital and allocated funds:

Credit institutions and branches of foreign banks shall calculate the residual value of charter capital and allocated funds whenever:

a) Provisions for risks that may happen have been set up in accordance with laws;

b) Income and expense accounts have been entirely posted on the income statement in accordance with laws.

3. Method for calculating the actual value of charter capital and allocated funds:

The actual value of charter capital and allocated funds is calculated by addition (subtraction) of undistributed earnings accrued (unrealized losses), and funds set up from post-tax gains (exclusive of reward and welfare fund, or reward fund for the executive board) to (from) actually contributed charter capital and allocated funds.

4. Credit institutions and branches of foreign banks dictates must closely monitor, assess and send periodic reports to the State Bank (c/o Bank Supervision and Inspection Agency) on the actual value of charter capital and allocated funds, which follows the regulations hereunder:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

No later than July 15 and January 15 every year, credit institutions and branches of foreign banks shall report the actual value of charter capital and allocated funds which are consolidated by the end of June 30 and December 31 respectively;

b) In respect of credit institutions and branches of foreign banks whose term of annual financial statements does not expire on December 31 under the approval from competent State agencies:

No later than the 15th day of the first month of the first and third accounting period, credit institutions and branches of foreign banks shall report the actual value of charter capital and allocated funds which are consolidated by the last day of the immediately preceding accounting quarter;

c) Where actual value of charter capital and allocated funds consolidated right at the reporting time specified at Point a and b of this Clause has not yet recorded any adjustment to the accounting entries made by independent auditors (if any), credit institutions and branches of foreign banks shall provide such supplement at the successive term of financial statement preparation.

Article 7. Controlling measures against the situation when the actual value of charter capital and allocated funds becomes lower than the value of legal capital

1. If the actual value of charter capital and allocations of credit institutions and branches of foreign banks is reduced below the value of legal capital, credit institutions and branches of foreign banks are obliged to:

a) Prepare and take approaches to keeping the actual value of charter capital and allocated funds at least equal to the value of legal capital;

b) Within a maximum of 30 days over which the actual value of charter capital and allocated funds is reduced below the value of legal capital, a report on controlling measures and commitments to taking such approaches must be sent to the State Bank (c/o Bank Supervision and Inspection Agency), including at least the followings:

(i) Actual value of charter capital and allocated funds in accordance with regulations laid down in Article 6 hereof;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

(iii) Measures to prevent the actual value of charter capital and allocated funds from being reduced below the value of legal capital, and maintain safety ratios for their business transactions;

c) All arrangements for the application of such measures must be made at the request of the State Bank (if any).

2. Measures that the State Bank shall apply to deal with the situation when the actual value of charter capital and allocated funds of credit institutions and branches of foreign banks is reduced below the value of legal capital:

a) Assessing, examining, inspecting or requesting credit institutions and branches of foreign banks to conduct the independent auditing work with the intent of determining the actual value of charter capital and allocated funds through the approaches mentioned in Clause 1 of this Article;

b) Requiring any amendment and supplement to approaches that credit institutions and branches of foreign banks shall take to the situation when the actual value of charter capital and allocated funds becomes lower than the value of legal capital as stipulated in Clause 1 of this Article when necessary;

c) All arrangements for the application of such controlling measures must be made at the request of the State Bank (if any).

d) Depending on the level of reduction in the actual value of charter capital and allocated funds in comparison with the value of legal capital, the State Bank shall decide specific measures below that apply to each credit institution and branch of foreign banks:

(i) Measures, regulated in Clause 2 Article 59 of the State Bank Law, shall take effect whenever the actual value of charter capital and allocated funds is reduced to below 80% of legal capital;

(ii) Restructuring measures, stipulated by laws, shall be applied to revoke licenses of credit institutions and branches of foreign banks if the actual value of their charter capital and allocated funds is reduced to below 50% of legal capital, or the actual value of their charter capital and allocated funds is reduced below the value of legal capital for 6 consecutive months despite all controlling measures stipulated in Clause 1 of this Article.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 8. Equity capital

1. Equity capital of credit institutions and branches of foreign banks is the basis for determining safety limits and ratios for business transactions performed by credit institutions and branches of foreign banks as stipulated in this Circular.

2. Equity capital equals total amount of Tier 1 and Tier 2 capital subtracting from deductibles stipulated in Appendix 1 hereof.

3. Credit institutions and branches of foreign banks shall rely on the amount of equity capital recorded at the end of a nearest working day to calculate and maintain safety limits and ratios prescribed in this Circular during their banking transactions.

Article 9. Minimum capital safety ratio

1. Minimum capital safety ratio reflects the capital adequacy that credit institutions and branches of foreign banks gain on the basis of the value of equity capital and risk levels during their business transactions. Credit institutions and branches of foreign banks must constantly maintain the minimum capital safety ratio in accordance with provisions laid down in Clause 2 and 3 of this Article.

2. Minimum capital safety ratio of credit institutions:

a) Minimum capital safety ratio of credit institutions consists of minimum capital safety ratios defined on the separate and consolidated basis.

b) Minimum capital safety ratio defined on the separate basis: Each credit institution is required to maintain its separate ratio of 9%.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Minimum capital adequacy ratio defined on the separate basis (%) =

Separate equity capital

x 100%

Total separate risk-weighted assets (Credit)

Where:

- Separate equity capital is determined according to the Appendix 1 hereof.

- Total separate risk-weighted assets (Credit) means total value of credit assets that appear on the balance sheet and are determined according to risks, and total value of equivalent credit assets that are agreed in the off-balance sheet commitments and determined according to risks as stipulated in Appendix 2 hereof.

c) Minimum capital safety ratio defined on the consolidated basis: Credit institutions with subsidiaries, in addition to maintaining the minimum capital safety ratio defined on the separate basis regulated at Point b of this Clause, must simultaneously maintain the minimum capital safety ratio of 9%.

The calculation of minimum capital safety ratio on the consolidated basis is based on the following formula:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Consolidated equity capital

x 100%

Total consolidated risk-weighted assets (Credit)

Where:

- Consolidated equity capital is determined according to the Appendix 1 hereof.

- Total consolidated risk-weighted assets (Credit) is determined according to the Appendix 2 hereof.

3. The minimum capital safety rate of branches of foreign banks: Branches of foreign banks must constantly maintain the minimum capital safety ratio of 9%.

The calculation of minimum capital safety ratio is based on the following formula:

Minimum capital safety ratio (%) =

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

x 100%

Total risk-weighted assets (Credit)

Where:

- Equity capital is determined according to the Appendix 1 hereof.

- Total risk-weighted assets (Credit) means total value of credit assets that appear on the balance sheet and are determined according to risks, and total value of equivalent credit assets that are agreed in the off-balance sheet commitments and determined according to risks as stipulated in Appendix 2 hereof.

Section 3. CREDIT LIMITS AND RESTRICTIONS ON CREDIT EXTENSION

Article 10. Management of credit extension

1. Credit institutions and branches of foreign banks must manage credit extension activities in accordance with laws and internal rules on credit extension, and manage their loans in order to ensure the right use purpose of loans as stipulated in Clause 1 Article 4 hereof.

2. Credit institutions and branches of foreign banks must promptly prepare or keep a record of any change to the list of founding shareholders, major shareholders, capital contributors, members of the Management Board, members of Board of Members, members of the Control Board, regulators and those who hold other managerial positions in accordance with laws, credit institution charter, as well as their associated entities. This list must be made publicly known to the entire network of a credit institution and branch of foreign banks and shall be sent directly or by post to the State Bank (c/o Bank Supervision and Inspection Agency).

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. Credits extended to subsidiaries, associate firms and entities specified in the list stipulated in Clause 2 of this Article (except for the exclusion from credit extension regulated in Article 11 hereof) must be permitted by The Management Board, Board of Members, General Director (in respect of branches of foreign banks), apart from credits extended within the authority of Shareholders’ General Council. The Control Board must supervise the approval of credits extended to such entities.

Article 11. Exclusion from credit extension

1. Credit institutions and branches of foreign banks shall not be permitted to extend credits to entities regulated in Article 126 of the Law on credit institutions.

2. Credit institutions and branches of foreign banks shall not be permitted to extend credits to clients that serve the purpose of unlisted corporate bond investment and business.

Article 12. Restrictions on credit extension

1. Credit institutions and branches of foreign banks are not allowed to extend unsecured credits, or concessional credits (incentive policies on interest rate, documentation, procedures and processes relating to the consideration and approval of credit grant, measures to secure the obligations to repay debts and measures to recover debts compared to legal regulations and provisions set out in the internal regulations on credit extension, loan management in order to ensure the right use purpose of loans, which are applicable to clients and associated entities) to the following entities:

a) Auditing organizations and auditors that provide auditing services at credit institutions and branches of foreign banks; inspectors in charge of carrying out the inspection work at credit institutions and branches of foreign banks;

b) Chief accountants working at credit institutions and branches of foreign banks;

c) Major shareholders and founding shareholders;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

dd) Credit appraisal officers or credit approval officers;

e) Subsidiary companies and associate firms of credit institutions, or enterprises over which credit institutions have their controlling influence.

2. The extension of credits to the entities regulated in Clause 1 of this Article must be approved by The Management Board, Board of Members, General Director (in respect of branches of foreign banks), and made widely known in credit institutions and branches of foreign banks in accordance with regulations laid down in Clause 3 Article 10 hereof.

3. Total loans and extensions of credit outstanding to the entities regulated at Point a, b, c, d and dd Clause 1 of this Article are not allowed to exceed 5% of equity capital of credit institutions and branches of foreign banks.

4. Total loans and extensions of credit outstanding to the entities regulated at Point e Clause 1 of this Article are not allowed to exceed 10% of equity capital of credit institutions; to all entities regulated at Point e Clause 1 of this Article are not allowed to exceed 20% of equity capital of credit institutions.

Article 13. Credit limits

1. Total loans and extensions of credit outstanding to clients are not allowed to exceed 15% of equity capital of banks and branches of foreign banks; total loans and extensions of credit outstanding to a client and an associated entity do not exceed 25% of equity capital of banks and branches of foreign banks.

2. Total loans and extensions of credit outstanding to clients are not allowed to exceed 25% of equity capital of non-bank credit institutions; total loans and extensions of credit outstanding to a client and an associated entity do not exceed 50% of equity capital of non-bank credit institutions.

3. Rate of extensions of credit outstanding as prescribed in Clause 1 and 2 of this Article shall not be inclusive of:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Loans taken out by other credit institutions and branches of foreign banks;

c) Loans fully secured by saving deposits of individuals with reference to deposit term and value;

d) Guarantees offered to obligors being other credit institutions and branches of foreign banks;

dd) Guarantees offered on the basis of a counter guarantee of other credit institutions and branches of foreign banks;

e) Guarantees offered on the basis of standby letters of credit issued by other credit institutions and branches of foreign banks;

g) Loans or extensions of credit used as the guarantee confirmation at the request the guarantors being other credit institutions and branches of foreign banks, if interested parties are all agreed that the guarantee confirmer shall have the right to record a debited entry and request the guarantor to refund the sum of money that the guarantee confirmer acts on behalf of the guarantee to fulfill the guarantee obligations;

h) Loans or extensions of credit put up as a guarantee and guarantee commitment issuance in the form of letters of credit fully secured by deposits in Vietnamese dong; foreign currencies; gold; government bonds of the obligor and/or the third party.

Credit institutions and branches of foreign banks shall of their own free will determine the ratio of deduction imposed on each type of guarantee assets in accordance with regulations set out herein, based on the assessment of debt recovery capability during the process of guarantee asset handling, but not allowed to exceed the maximum ratio of deduction imposed on guarantee assets, in accordance with regulations of the State Bank on classification of credit assets, and also regulate limited amounts and methods for setting up provision for risks as well as decide how to use such provisions to respond to these risks during business transactions performed by credit institutions and branches of foreign banks.

4. Credit limits stipulated in Clause 1, 2 of this Article shall be applied to the case in which credit institutions and branches of foreign banks only invest in corporate bonds and those issued by associated entities of such corporates.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

6. In certain particular cases, in order to fulfill the socio-economic tasks in the context when the capital syndication of credit institutions and branches of foreign banks fail to meet the capital demand of clients, the Prime Minister shall decide the maximum credit limit in excess of the limits stipulated in Clause 1, 2 of this Article applicable to each particular case.

7. Total amount of credit extensions of a credit institution and a branch of foreign banks as prescribed in Clause 6 of this Article is not permitted to exceed four times as much total equity capital as credit institutions and branches of foreign banks may own.

8. Based on the result of supervision, examination and inspection that the State Bank has performed towards credit institutions and branches of foreign banks:

a) Whereas credit concentration may pose risks, the State Bank must consider applying or advise credit institutions and branches of foreign banks to stick to discreet principles for the approval and grant of credits or handling of existing credit extensions in order to ensure the safety for their transactions;

b) Whereas any organization or individual who does not belong to the associated entities stipulated in Clause 15 Article 3 hereof has joint interests with borrowers or is able to pose risks to credit institutions and branches of foreign banks, then the State Bank shall consider or request credit institutions and branches of foreign banks to consider that organization or individual as an associated entity of a client, and apply discreet principles for the approval and grant of credits or handling of existing credit extensions in order to ensure the safety for each of their business transactions.

Article 14. Credit extension requirements and limits for stock investment and business

1. Commercial banks and branches of foreign banks are only entitled to extend credits in the form of lending and discounting valuable papers to clients in order to serve the purpose of stock investment and business if they are able to meet the following requirements:

a) Credit extension must conform to other credit limits and safety ratios stipulated in this Circular;

b) Bad debt ratio remains below 3%;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

d) Clients are not associated entities as regulated in Article 126 of the Law on Credit Institutions;

dd) Clients and their associated entities are not classified as the entities regulated in Clause 1 Article 12 hereof.

2. Commercial banks and branches of foreign banks are not entitled to extend credits to clients to serve their purpose of stock investment and business, irrespective of any guarantee offered by other credit institutions and branches of foreign banks, or any other credit institutions’ stocks to be put up as collateral, as well as not permitted to extend medium and long term credits to clients to serve their purpose of stock investment and business.

3. Total outstanding credit that commercial banks and branches of foreign banks extend to clients for the purpose of stock investment and business is not allowed to exceed 5% of charter capital and allocated capital of commercial banks and branches of foreign banks.

4. Commercial banks are not entitled to extend credits or entrust credits to their subsidiaries and associate firms of credit institutions to extend credit to subsidiaries and associate firms of commercial banks in order to:

a) Investing in and trading stocks;

b) Granting loans used for stock investment and business;

5. Credits that commercial banks and branches of foreign banks extended to clients for the purpose of stock investment and business shall not be guaranteed by such stocks.

6. Commercial banks are not entitled to extend credits to clients to serve their stock investment and business purposes, except for the case in which state-owned commercial banks grant loans to employees to purchase IPO stocks throughout the transformation of such state-owned commercial banks into joint-stock commercial banks.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 15. Solvency ratio

1. Everyday, credit institutions and branches of foreign banks shall comply with regulations set out in Appendix 3 hereof shall formulate cash inflow and outflow worksheets at the end of working days in order to monitor and manage solvency ratios as prescribed in Clause 2 and 3 of this Article.

2. Reserve ratio:

a) Credit institutions and branches of foreign banks must keep in hand highly liquid assets set aside as reserves to meet the payments due or arising unexpectedly.

b) The calculation of liquid reserve ratio is based on the following formula:

Liquid reserve ratio =

Highly liquid assets

x 100%

Total Liability

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

(i) Highly liquid assets are determined according to the Appendix 3 hereof;

(ii) Total Liability refers to entries recorded at the side of Total Liability on the Balance sheet.

c) Highly liquid assets and total Liability stipulated at Point b of this Clause are calculated in Vietnamese dong, including Vietnamese dong and other foreign currencies freely converted into Vietnamese dong (based on the inter-bank average exchange rate on a daily basis announced by the State Bank, or based on the exchange rate used in financial statements released by credit institutions and branches of foreign banks in case there is none of such inter-bank average exchange rate).

d) Credit institutions and branches of foreign banks must constantly maintain liquid reserve ratios as follows:

(i) Commercial banks: 10%;

(ii) Branches of foreign banks: 10%;

(ii) Non-bank credit institutions: 1%;

(iv) Cooperative banks: 10%;

3. 30-day solvency ratio

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

(i) Vietnamese dong;

(ii) Foreign currencies (including US dollars and other foreign currencies converted into US dollars according to the inter-bank average exchange rate on a daily basis announced by the State Bank, or based on the exchange rate used in financial statements released by credit institutions and branches of foreign banks in case there is none of such inter-bank average exchange rate);

b) 30-day solvency ratio shall be calculated according to the following formula:

30-day solvency ratio (%) =

Highly liquid assets

x 100%

Net cash outflow within 30 successive days

Where:

(i) Highly liquid assets are determined according to the Appendix 3 hereof;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) Credit institutions are required to maintain the 30-day solvency ratio stipulated at Point b of this Clause, applicable to Vietnamese dong as follows:

(i) Commercial banks: 50%;

(ii) Branches of foreign banks: 50%;

(iii) Non-bank credit institutions: 20%;

(iv) Cooperative banks: 50%;

d) Credit institutions are required to maintain 30-day solvency ratio stipulated at Point b of this Clause, applicable to foreign currencies as follows:

(i) Commercial banks: 10%;

(ii) Branches of foreign banks: 5%;

(iii) Non-bank credit institutions: 5%;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 16. Management and handling of risks of failing to maintain solvency ratios

1. Credit institutions and branches of foreign banks must establish a asset (Credit and Debit) management division or equivalences in charge of monitoring and managing daily payment capability at their main offices, controlled by authorized General Director (Director) or Deputy General Director (Vice Director).

2. Where the result of calculation of 30-day solvency ratio does not conform to the regulatory ratios, credit institutions and branches of foreign banks must take of their own free will necessary actions such as taking out loans from other credit institutions and branches of foreign banks, or entering into contracts for irrevocable term deposits, irrevocable loans and other irrevocable commitments with other credit institutions and branches of foreign banks in order to maintain the regulatory solvency ratios.

3. Credit institutions and branches of foreign banks must send daily reports to the State Bank on their solvency ratios as prescribed in regulations on statistical reports applicable to credit institutions and branches of foreign banks. By 10 a.m. of the subsequent day, credit institutions and branches of foreign banks must send their reports to the State Bank (c/o Bank Supervision and Inspection Agency) on temporarily deficient solvency ratios (if any) and necessary measures that they have applied to make up for such deficit.

4. Credit institutions and branches of foreign banks are only permitted to grant loans and enter into contracts for irrevocable term deposits, irrevocable loans with other credit institutions and branches of foreign banks in order to make up for any deficit on conditions that 30-day solvency is still maintained upon completion of this action as stipulated in Article 15 hereof.

5. The State Bank must stringently supervise and legally control the cases in which credit institutions and branches of foreign banks are obliged to use their controlling measures of their own free will as stipulated in Clause 2 of this Article when the ratio of highly liquid assets stays equal to or greater than 20% in order to keep the 30-day solvency ratio constant.

6. After applying discretionary controlling measures as stipulated in Clause 2 of this Article, if credit institutions and branches of foreign banks continues to face difficulty in their solvency, they must send an immediate report to the State Bank (c/o Bank Supervision and Inspection Agency) and the State Bank Branches of centrally-affiliated cities and provinces where their main offices are located). Where the insolvency may happen, credit institutions must promptly send a report to the State Bank as regulated in Article 145 of the Law on Credit Institutions.

Article 5. MAXIMUM RATIO OF SHORT-TERM CAPITAL SOURCES USED AS THE MEDIUM AND LONG TERM LOANS

Article 17. Maximum ratio of short-term capital sources used as the medium and long term loans

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Where:

- A means the maximum ratio of short-term capital sources used as the medium and long term loans.

- B refers to total outstanding medium and long term loans regulated in Clause 2 of this Article subtracted from total amount of medium and long term capital sources regulated in Clause 3 of this Article.

- C refers to the short term capital source regulated in Clause 4 of this Article.

2. Total outstanding medium and long term loan shall include:

a) The following loans with the remaining term which is 12 months or over shall consist of:

(i) Loans and Financial leases (including those granted to other credit institutions and branches of foreign banks in Vietnam), subtracted from loans and financial leases outstanding derived from the entrusted source granted by the Government, other individuals and organizations (including other credit institutions and branches of foreign banks in Vietnam; parent banks, overseas branches of parent banks) to which risks shall be taken by these Government, individuals and organizations;

(ii) Entrusted loans and financial leases granted to other credit institutions and branches of foreign banks to which risk that may incur shall be taken by credit institutions and branches of foreign banks being entrustors;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Outstanding loans, financial leases, balance of purchase of and investment in medium and long term valuable papers overdue;

c) Outstanding loans, balances of purchase of and investment in short term valuable papers overdue of which the loan and investment term is added to the overdue term ranging from 12 months.

3. Medium and long term capital source with the remaining term which is 12 months or over shall include:

a) Deposits of organizations (exclusive of deposits of other credit institutions and branches of foreign banks in Vietnam as well as different types of deposit managed by State Treasuries if any), and individuals;

b) Deposits and loans of foreign parent credit institutions, overseas branches of foreign parent credit institutions;

c) Sums mobilized from promissory notes, treasury bills, certificates of deposit, bonds;

d) Loans derived from domestic financial institutions (exclusive of loans managed by other credit institutions and branches of foreign banks in Vietnam) and those derived from foreign credit institutions, except for those regulated at Point b of this Clause;

dd) Remaining charter capital, allocated capital and reserve funds after being subtracted from sums used for fixed asset purchase and investment, capital contribution and stock purchase in accordance with laws;

e) Share premiums and undistributed profits after stock fund purchase.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Deposits of organizations (exclusive of demand or term deposits of other credit institutions and branches of foreign banks in Vietnam as well as different types of deposit managed by State Treasuries if any), and individuals;

b) Deposits and loans of foreign parent credit institutions, overseas branches of foreign parent credit institutions;

c) Sums mobilized from promissory notes, treasury bills, certificates of deposit, bonds;

d) Loans derived from domestic financial institutions (exclusive of loans managed by other credit institutions and branches of foreign banks in Vietnam) and those derived from foreign credit institutions, except for those regulated at Point b of this Clause.

5. Credit institutions and branches of foreign banks are entitled to use short term capital sources used as medium and long term loans at the maximum rate as follows:

a) Commercial banks: 60%;

b) Branches of foreign banks: 60%;

c) Non-bank credit institutions: 200%;

d) Cooperative banks: 60%;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) State-owned commercial banks: 15%;

b) Joint-stock commercial banks, joint venture banks and wholly foreign-owned banks: 35%;

c) Branches of foreign banks: 15%;

d) Non-bank credit institutions: 5%;

dd) Cooperative banks: 40%;

Section 6. LIMITS ON CAPITAL CONTRIBUTION AND STOCK PURCHASE

Article 18. Limit on capital contribution and stock purchase of commercial banks and financial companies

1. The amount of capital contribution and stock purchase of a commercial bank, its subsidiaries and associate firms (except for the case in which these subsidiaries and associate firms are in charge of managing contributed capital funds and using capital sources derived from funds managed by such companies to purchase stocks) into an enterprise working in sectors regulated in Clause 4 Article 103 of the Law on Credit Institutions does not exceed 11% of charter capital of the enterprise that receives contributed capital. 2. Total amount of capital contribution and stock purchase of a commercial bank into enterprises, inclusive of allocated and contributed capital amounts granted to subsidiaries and associate firms of that commercial bank does not exceed 40% of charter capital and reserve funds of that commercial bank.

3. The amount of capital contribution and stock purchase of a financial company and its subsidiaries and associate firms into an enterprise does not exceed 11% of charter capital of that enterprise.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

5. Commercial banks and financial companies are not entitled to contribute capital to and purchase stocks of other enterprises and credit institutions who are shareholders and capital contributors of these commercial banks and financial companies, and of other enterprises and credit institutions who are associated entities of major shareholders, managers of such commercial banks and financial companies.

Article 19. Capital contribution and stock purchase amongst subsidiaries, associate firms and holding corporates of commercial banks and financial companies

1. Subsidiaries and associate firms of the same commercial banks and financial companies are not permitted to carry out the mutual capital contribution and stock purchase. Commercial banks are not allowed to contribute capital to or purchase stocks of subsidiaries and associate firms of bank holding enterprises. Financial companies are not entitled to contribute capital to or purchase stocks of subsidiaries and associate firms of holding enterprises of financial companies.

2. Subsidiaries and associate firms of the same commercial bank and financial company are not entitled to contribute capital to or purchase stocks of that commercial bank and financial company.

3. Commercial banks and financial companies are subsidiaries and associate firms of holding enterprises that are not entitled to contribute capital to or purchase stocks of such holding enterprises.

Article 20. Commercial bank’s purchase and holding of stocks of other credit institutions

1. Commercial banks that purchase or hold stocks (inclusive of entrusted sums granted to other organizations, individuals and shareholders of such commercial banks) of other credit institutions must conform to requirements regulated in Clause 2 and limits stipulated in Clause 3 of this Article.

2. Commercial banks that purchase or hold stocks of other credit institutions must meet all of the following requirements at the time of purchase and holding:

a) Actual value of charter capital is not less than registered charter capital;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) Bad debt rate remains below 3%;

d) Consistent processes for considering, appraising, assessing risks to the purchase and holding of stocks of other credit institutions must be formulated;

dd) Each sum used to purchase and holding of stocks of other credit institutions must be approved by The Management Board and Board of Members;

e) Penalties for administrative violations during their banking transactions within a year prior to the date of stock purchase and holding have not been found;

g) President and other members of The Management Board, President and other members of Board of Members, General Director (Director), Head and other members of the Control Board, major shareholders of commercial banks, subsidiaries of commercial banks as well as associated entities of these ones have not purchased and held voting stock funds of these credit institutions;

h) President and other members of The Management Board, President and other members of Board of Members, General Director (Director), Head and other members of the Control Board, major shareholders of commercial banks, subsidiaries of commercial banks as well as associated entities of these ones have not entrusted other credit institutions to purchase and hold voting stock funds of these credit institutions.

3. Limits:

a) Commercial banks are only entitled to purchase or hold stocks of fewer than two (02) other credit institutions, except for the case in which such credit institutions are subsidiaries of these commercial banks;

b) Commercial banks are only entitled to purchase or hold stocks of another credit institution at the rate of below 5% of voting stocks of these credit institutions;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

d) Purchase and holding of stocks of another credit institution in excess of the limits stipulated at Point a, b of this Clause, or commercial banks may fail to meet all of requirements stipulated in Clause 2 of this Article shall be carried out as follows:

(i) Purchase or holding of stocks used for the purpose of restructuring or financially supporting credit institutions who are faced with financial difficulties can pose risks to their solvency, affect the safety for credit institution system as well as obtain the consent from the State Bank;

(ii) This action must be designated in accordance with laws.

Section 7. LOAN-TO-DEPOSIT RATIO

Article 21. Loan-to-deposit ratio

1. Commercial banks, cooperative banks and branches of foreign banks shall conform to the maximum outstanding loan-to-deposit ratio in Vietnamese dong, including Vietnamese dong and foreign currencies converted into Vietnamese dong (according to the inter-bank average exchange rate on a daily basis announced by the State Bank, or based on the exchange rate used in financial statements released by credit institutions and branches of foreign banks in case there is none of such inter-bank average exchange rate) at the percentage calculated according to the following formula:

Where:

- LDR refers to outstanding loan-to-deposit ratio.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- D refers to total amount of deposits regulated in Clause 4 of this Article.

2. Total outstanding loan includes:

a) Loans taken out by individuals and organizations (exclusive of loans granted to other credit institutions and branches of foreign banks in Vietnam);

b) Entrusted loans granted by other credit institutions and branches of foreign banks.

3. Total outstanding loan has to deduct:

a) Outstanding loan derived from the entrusted fund of the Government, other individuals or organizations (inclusive of credit institutions and branches of foreign banks in Vietnam, parent banks and foreign branches of parent banks);

b) Overseas loans of credit institutions and branches of foreign banks. In respect of branches of foreign banks, overseas loans shall include loans granted by parent banks and foreign branches of parent banks.

4. Total deposits consist of:

a) Deposits of organizations (exclusive of various types of deposits managed by the State Treasuries if any), and individuals, exclusive of client’s margins and special deposits;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) Sums mobilized from the issuance of promissory notes, treasury bills, certificates of deposit, bonds.

5. Credit institutions and branches of foreign banks (exclusive of financial and financial leasing companies) must maintain the loan-to-deposit ratio as follows:

a) State-owned commercial banks: 90%;

b) Cooperative banks: 80%;

c) Joint-stock commercial banks, joint venture banks and wholly foreign-owned banks: 80%;

b) Branches of foreign banks: 90%;

As regards credit institutions and branches of foreign banks that have been newly established, over first 3 years of their operations, the State Bank’s Governor shall determine specific ratio different from the above-mentioned ratios, applicable to each credit institution and branch of foreign banks.

6. Foreign commercial banks, cooperative banks and bank branches shall not have to comply with loan-to-deposit ratio regulated in Clause 5 of this Article if the amount of charter capital, allocated funds retained after making investment in, purchasing fixed assets, contributing capital and buying stocks stays greater than the outstanding loan.

Chapter III

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 22. General provisions

1. Except for the case regulated in Clause 2 of this Article, if the contract is signed before the effective date of this Circular, and comply with legal regulations enforced at the signing date, credit institutions, branches of foreign banks and clients must continue to conform to binding terms and conditions as agreed upon in the contract till the end of the valid contract term. Any amendment, modification and renewal relating to the above-mentioned contract shall be allowed if the content after being modified, amended or renewed shall conform to regulations set out in this Circular and other relevant laws.

2. The transition applied to credit institutions and branches of foreign banks that infringe upon regulations on credit extension, capital contribution and stock purchase must comply with regulations laid down in Article 25 and 26 hereof.

Article 23. Responsibility of credit institutions and branches of foreign banks

1. By the time when this Circular comes into force, credit institutions and branches of foreign banks that have yet to comply with the ratios and limits regulated in this Circular must develop approaches and take initiative in applying controlling measures to ensure the compliance with laws.

2. Within a maximum of 30 days after the date on which this Circular comes into force, credit institutions and branches of foreign banks must send problem-solving plans in accordance with Article 24, 25 and 26 hereof directly or by post to the State Bank (c/o Bank Supervision and Inspection Agency).

In case the State Bank requests such plans to be amended, modified and adjusted in terms of controlling measures, execution progress and schedule, credit institutions and branches of foreign banks must be responsible for carrying out these works upon the State Bank's request.

3. Credit institutions and branches of foreign banks shall be responsible for providing additional controlling measures as mentioned in Clause 1, 2 of this Article and any supplement to the execution progress of plans for organization and operation restructuring for credit institutions and branches of foreign banks in order to ensure the consistent practice of the State Bank.

Article 24. Transitional provisions applied to the maximum capital safety ratio, maximum ratio of short-term capital sources used as medium and long term loans, loan-to-deposit ratio

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Specific ratio that does not conform to regulations;

b) Approaches and problem-solving plans that help these entities ensure the compliance with legal regulations after a maximum of 6 months from the effective date of this Circular.

2. At the time when this Circular comes into force, credit institutions and branches of foreign banks of which the maximum ratio of short term capital sources used as medium and long term loans, and the ratio of investments in government bonds as against short term capita sources fail to conform to regulations set out in Clause 5 and 6 Article 17 hereof shall be handled as follows:

a) Credit institutions and branches of foreign banks are not permitted to extend any medium and long term credit until the regulations laid down in Clause 5 of Article 17 hereof have been strictly observed;

b) Credit institutions and branches of foreign banks are not permitted to purchase or further invest in government bonds until the ratios stipulated in Clause 6 Article 17 hereof are respected;

c) Credit institutions and branches of foreign banks must sketch out problem-solving plans in which must specify the followings:

(i) Specific ratio that does not conform to regulations;

(ii) Approaches and problem-solving plans that help these entities ensure the compliance with legal regulations after a maximum of 1 year from the effective date of this Circular.

Article 25. Transitional provisions applied to the credit extension

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Commercial banks and branches of foreign banks are not permitted to extend their credits used for stock investment and business until the regulations laid down in Clause 1 Article 14 hereof shall be fully observed;

b) Commercial banks and branches of foreign banks must formulate problem-solving plans in which the following contents must be included:

(i) List of clients and extensions of credit to specific clients for their stock investment and business purposes;

(ii) Measures and plans to fully satisfy requirements set out in Clause 1 Article 14 hereof, measures to be taken to revoke credits used for stock investment and business purposes.

2. At the time when this Circular comes into force, commercial banks and branches of foreign banks of which their extensions of credit used for stock investment and business exceed the ratios stipulated in Clause 3 Article 14 hereof shall be subject to the followings:

a) Commercial banks and branches of foreign banks are not permitted to enter into any contract to extent their credits used for stock investment and business until the regulations laid down in Clause 3 Article 14 hereof shall be fully observed;

b) Commercial banks and branches of foreign banks must formulate problem-solving plans in which the following contents must be included:

(i) List of clients and outstanding loans taken out by specific clients to serve the purpose of stock investment and business; total extensions of credit outstanding to all of clients to serve the purpose of stock investment and business; the amount of charter capital of commercial banks, allocated funds of branches of foreign banks; credit extension ratio applied to all of clients for the purpose of stock investment and business as against the charter capital and allocated funds of commercial banks and branches of foreign banks;

(ii) Problem-solving approaches and plans, including the debt recovery, an increase in charter capital and allocated funds.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

At the time when this Circular comes into force, credit institutions of which sums derived from capital contribution and stock purchase fail to meet regulations laid down in Article 103, 110, 115, 129 and 135 of the Law on Credit Institutions, and Article 18, 19 and 20 of this Circular shall be subject to the followings:

1. Commercial banks that get directly involved in business transactions as prescribed in Clause 2 Article 103 of the Law on Credit Institutions and Commercial Banks must prepare problem-solving plans in which the following contents are required:

a) Business transactions that commercial banks are directly getting involved in; the number of contracts and total value of each contract;

b) Approaches and problem-solving plans that help these entities to ensure the compliance with legal regulations after a maximum of 12 months from the effective date of this Circular.

2. Financial companies of which sums derived from capital contribution and stock purchase at other credit institutions must set up problem-solving plans in which at least the following contents must be included:

a) List of credit institutions to/from which financial companies has contributed capital and purchase stocks (name, address, tax code and business registration number); capital contribution and stock purchase amount of financial companies in comparison with the charter capital of credit institutions that receive such contributed capital;

b) Approaches and problem-solving plans that help these entities ensure the compliance with legal regulations after a maximum of 12 months from the effective date of this Circular.

3. Financial companies whose subsidiaries and associate firms operate in insurance, securities and guarantee asset management sectors in accordance with regulations laid down in Clause 3 Article 110 of the Law on Credit Institutions must set up problem-solving plans in which at least the following contents shall be provided:

a) List of subsidiaries and associate firms that operate outside of insurance, securities and guarantee asset management sectors (name, address, tax code, business registration number and business lines); charter capital amount of each subsidiary, associate firm; amount of capital contribution and stock purchase to/from each subsidiary and associate firm (sums used for capital contribution and stock purchase, capital contribution and stock purchase ratio in comparison to the charter capital of subsidiaries and associate firms);

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. Financial leasing companies that has already established their subsidiaries and associate firms, or take possession of capital derived from capital contribution and stock purchase must set up the problem-solving plans in which the following contents must be included:

a) List of enterprises to/from which financial leasing companies have contributed capital and purchase stocks (name, address, tax code and business registration number, business lines); capital contribution and stock purchase amount of financial leasing companies to/from each organization and enterprise as against the charter capital of enterprises and organizations that receive such contributed capital;

b) List of subsidiaries and associate firms established by financial leasing companies (name, address, tax code, business registration number and business lines); charter capital amount of each subsidiary, associate firm; amount of capital contribution and stock purchase of financial leasing companies compared with the charter capital of subsidiaries and associate firms;

c) Approaches and problem-solving plans that help these entities ensure the compliance with legal regulations after a maximum of 12 months from the effective date of this Circular.

5. Commercial banks and financial companies whose sums derived from capital contribution and stock purchase exceed the ratios regulated in Article 129 of the Law on Credit Institutions and Clause 5 Article 18 hereof shall be subject to the followings:

a) Any further capital contribution or stock purchase shall not be allowed until they comply with regulations laid down in Article 129 of the Law on Credit Institutions and Clause 5 Article 18 hereof;

b) Commercial banks and financial companies must formulate problem-solving plans in which at least the following contents must be included:

(i) Detailed list of other enterprises and credit institutions that are shareholders and capital contributors of commercial banks, financial companies, associated entities of major shareholders and managers of these commercial banks and financial companies (name, address, tax code, business registration number, business lines; the charter capital of enterprises and organizations that receive that amount of contributed capital), sums derived from capital contribution and stock purchase carried out by each of these entities, total amount of contributed capital and purchased stocks compared with the charter capital of these enterprises and organizations that receive that amount of contributed capital;

(ii) List of other enterprises and credit institutions that are shareholders, capital contributors and associated entities of major shareholders and managers of commercial banks and financial companies that contribute their capital and purchase stock to/from these enterprises and credit institutions (name, address, tax code, business registration number, business lines; the charter capital of enterprises and organizations that receive that amount of contributed capital), total contributed amount and purchased stocks, capital contribution and stock purchase ratio compared with the charter capital of these enterprises and organizations that receive that amount of contributed capital;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

6. d) Commercial banks that purchase and hold stocks of other credit institutions in excess of the limits stipulated at Point a, b Clause 3 Article 20 hereof shall be subject to the followings:

a) Commercial banks shall not be permitted to purchase or hold stocks of these credit institutions until they have complied with regulations laid down at Point a, b Clause 3 Article 20 hereof, except for the case in which they are entitled to receive dividends paid in stocks of such credit institutions;

b) Authorized representatives for the contributed capital of commercial banks who are members of the Management Board of the credit institution that receive the contributed capital are obliged to send a resignation letter to the Management Board of the credit institution that receive contributed capital in order for the Shareholders' General Board to decide resignation and dismissal in the period that is not later than the nearest General Meeting of the Board and begins on the effective date of this Circular;

c) Commercial banks must formulate problem-solving plans in which at least the following contents must be included:

(i) Detailed list of each credit institution of which commercial banks are holding stocks, sums used for stock purchase and holding at each credit institution, stock ownership ratio for each credit institution and amount of stocks that they are holding;

(ii) Approaches and problem-solving plans that help these entities ensure the compliance with legal regulations after a maximum of 12 months from the effective date of this Circular.

7. Subsidiaries and associate firms of the same commercial bank and financial company that enter into mutual stock purchase, commercial banks, financial companies must establish problem-solving plans in which at least the following contents must be included:

a) Detailed list of subsidiaries and associate firms (name, address, tax code, business registration number and business lines) that have entered into mutual capital contribution and purchase; amount of mutually contributed capital and purchased stocks of subsidiaries and associate firms;

b) Approaches and problem-solving plans to approve rights of shareholders and capital contributors of subsidiaries and associate firms in order to ensure that these subsidiaries and associate firms mutually contribute any further capital and purchase any further stock, and ensure their compliance with legal regulations within a maximum period of 12 months from the effective date of this Circular.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Commercial banks and financial companies who shall not be permitted to additionally contribute capital to and purchase stocks of subsidiaries and associate firms of holding corporates of commercial banks, and holding corporates of financial companies;

b) Commercial banks and financial companies must formulate problem-solving plans in which at least the following contents must be included:

(i) Detailed list of each subsidiary and associate firm of holding corporate of commercial banks, holding corporate of financial companies to/from which commercial banks and financial companies have involved in contributing capital and purchase stocks (name, address, tax code, business registration number, business lines); amount of contributed capital and purchased stocks of commercial banks and financial companies to/from each subsidiary and associate firms of holding corporates of commercial banks, holding corporates of financial companies compared with the charter capital of subsidiaries and associate firms that receive contributed capital;

(ii) Approaches and plans to withdraw capital from subsidiaries, associate firms in order to ensure the compliance with legal regulations after a maximum of 12 months from the effective date of this Circular.

9. Subsidiaries and associate firms of the same commercial bank and financial company that have already contributed capital to or purchase stocks of that commercial bank and financial company shall be subject to the followings:

a) Commercial banks and financial companies shall not be permitted to additionally contribute capital to and purchase stocks of subsidiaries and associate firms; subsidiaries and associate firms shall not be permitted to further contribute capital to or purchase stocks of commercial banks and financial companies;

b) Commercial banks and financial companies must formulate problem-solving plans in which at least the following contents must be included:

(i) Detailed list of each subsidiary or associate firm that has contributed capital to and purchase stocks of commercial banks or financial companies (name, address, tax code, business registration number, and business lines); amount of capital contribution and stock purchase of each subsidiary or associate firm into commercial banks or financial companies compared with the charter capital of commercial banks or financial companies;

(ii) Approaches and problem-solving plans that help these entities ensure the compliance with legal regulations after a maximum of 12 months from the effective date of this Circular.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Commercial banks or financial companies shall not be permitted to additionally contribute capital to and purchase stocks of holding corporates; holding corporates shall not be permitted to additionally contribute capital to and purchase stocks of such commercial banks or financial companies;

b) Commercial banks and financial companies must formulate problem-solving plans in which at least the following contents must be included:

(i) Detailed list of holding corporates to/from which commercial banks or financial companies have contributed capital or purchased stocks (name, address, tax code, business registration number, business lines); amount of contributed capital and purchased stocks of commercial banks or financial companies compared to the charter capital of such holding corporates;

(ii) Approaches and problem-solving plans that help these entities ensure the compliance with legal regulations after a maximum of 12 months from the effective date of this Circular.

Article 27. Post-transitional measures

After the maximum period of transition mentioned at the problem-solving plans regulated in Article 23, 24, 25 and 26 hereof or after the maximum term requested by the State Bank, if credit institutions and branches of foreign banks fail to take remedial measures against violations, depending on the severity and characteristics of risks, the State Bank shall apply any possible approaches including restructuring required by laws, revocation of licenses held by credit institutions and branches of foreign banks.

Article 28. Responsibility of the State Bank

The State Bank must consider problem-solving plans and request credit institutions and branches of foreign banks to amend and adjust such plans, including execution term (in case it has not yet met the regulatory requirements or to ensure the feasibility), carry out specific steps described in the problem-solving plan on schedule; inspect, examine and supervise credit institutions and branches of foreign banks to ensure their compliance with regulations laid down in Article 24, 25 and 26 hereof during their implementation of problem-solving plans.

Chapter IV

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 29. Responsibility of the affiliates of the State Bank

1. The Bank Supervision and Inspection Agency shall be responsible for:

a) Presiding over cooperation with relevant Departments and Services to request the State Bank’s Governor to consider problem-solving plans, request any adjustment or amendment to such plans recommended by credit institutions and branches of foreign banks (if such plans fail to meet regulatory requirements or guarantee the feasibility) in accordance with regulations laid down in Article 7, 24, 25 and 26 hereof;

b) Presiding over cooperation with relevant Departments and Services to request the State Bank’s Governor to consider determining specific limits and ratios in accordance with regulations laid down in Clause 2 and 3 Article 1, and statutory requirements set out in Clause 8 Article 13 hereof;

c) Supervising, examining and inspecting credit institutions and branches of foreign banks to ensure their compliance with regulations enshrined in this Circular;

d) Cooperating with the Financial Policy Department, Credit Department of economic sectors, Department of Forecast and Statistics and Department of Finance - Accounting in implementing regulations laid down in Clause 2, 3 and 4 of this Article.

2. The Financial Policy Department and Credit Department of economic sectors shall be responsible for cooperating with the Bank Supervision and Inspection Agency in dealing with issues relating to the solvency ratio of credit institutions and branches of foreign banks as prescribed in Article 15 and 16 hereof.

3. Department of Forecast and Statistics shall refer to regulations laid down in this Circular to request the State Bank's Governor to issue regulations on statistical reports for credit institutions and branches of foreign banks in terms of the conformity with safety ratios and limits stipulated in this Circular.

4. Department of Finance – Accounting shall cooperate with Bank Supervision and Inspection Agency in guiding credit institutions and branches of foreign banks to conform to accepted accounting and bookkeeping principles stipulated by laws, concerning ratios and limits stipulated in this Circular.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 30. Responsibility of credit institutions and branches of foreign banks

1. Regularly and continuously maintain safety limits and ratios for banking transactions as stipulated in this Circular.

2. If credit institutions and branches of foreign banks fail to maintain or are faced with risks of failing to achieve regulatory safety limits and ratios for their banking transactions as prescribed in regulations laid down in this Circular, credit institutions and branches of foreign banks must send a report on any remedial plan to the State Bank in order to ensure strict conformity to safety limits and ratios for banking transactions regulated in this Circular.

3. Stringently and promptly comply with problem-solving plans at the request of the State Bank in case credit institutions and branches of foreign banks fail to maintain the safety limits and ratios for their banking transactions.

4. Promptly make a timely and immediate report on the safety limits and ratios for banking transactions in accordance with regulations laid down by the State Bank and upon the request of bank inspectors and supervisors.

Chapter V

IMPLEMENTARY PROVISIONS

Article 31. Effect

1. This Circular shall come into force from December 01, 2015.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Decision No. 03/2008/QD-NHNN dated February 01, 2008 promulgated by the State Bank’s Governor on lending and discounting valuable papers for securities investment and business;

- Circular No. 15/2009/TT-NHNN dated August 10, 2009 promulgated by the State Bank’s Governor on providing for the maximum ratio of short term capital used for medium and long term loans;

- Circular No. 13/2010/TT-NHNN dated May 20, 2010 promulgated by the State Bank’s Governor on providing for safety ratios for business transactions of credit institutions;

- Circular No. 19/2010/TT-NHNN dated September 27, 2010 promulgated by the State Bank’s Governor on amending and supplementing the Circular 13/2010/TT-NHNN dated May 20, 2010 promulgated by the State Bank’s Governor on providing for safety ratios for business transactions of credit institutions;

- Circular No. 22/2011/TT-NHNN dated August 30, 2011 promulgated by the State Bank’s Governor on amending and supplementing the Circular 13/2010/TT-NHNN dated May 20, 2010 promulgated by the State Bank’s Governor on providing for safety ratios for business transactions of credit institutions;

- Article 1 of the Circular No. 33/2011/TT-NHNN dated October 08, 2011 promulgated by the State Bank’s Governor on amending and supplementing the Circular No. 13/2010/TT-NHNN dated May 20, 2010 promulgated by the State Bank’s Governor on providing statutory provisions on safety ratios for business transactions of credit institutions and regulatory rules for granting loans to clients, issued together with the Decision No. 1627/2001/QD-NHNN dated December 31, 2001 promulgated by the State Bank’s Governor;

- Clause 2 Article 6 of the Circular No. 28/2012/TT-NHNN dated October 03, 2012 promulgated by the State Bank’s Governor on providing for the bank guarantee.

Article 32. Implementation

The Chief Officers, Chief Inspector and Supervisor of banks, Heads of affiliates of the State Bank, Director of the State Bank Branches located at centrally-affiliated cities and provinces, President of the Management Board, President of the Board of Members and General Director (Director) of credit institutions and branches of foreign banks shall be responsible for implementing this Circular./.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

 

PP. THE GOVERNOR
DEPUTY GOVERNOR




Nguyen Phuoc Thanh

 

APPENDIX 1

COMPONENTS AND MANNER OF DETERMINING OWNER’S EQUITY (Enclosed together with the Circular No. 36 dated November 20, 2014 of the Governor of State Bank of Vietnam defining safety limits and ratios in activities of credit institutions, branches of foreign banks)

A. Components and manner of determining credit institutions’ equity capital:

I. Private owner’s equity:

Item

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Manner of determination

 

SEPARATE TIER 1 CAPITAL (A) = A1 - A2 - A3

 

 

Components of separate tier 1 capital (A1) = å1¸5

 

(1)

Charter Capital (allocated and contributed capital)

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

(2)

Reserve fund for supplementing charter capital

Take the figures of reserve fund for supplementing charter capital from Credit Institutions’ Funds item recorded in the Balance Sheet.

(3)

Professional development investment funds

Take the figures of Professional Development Investment Funds from Credit Institutions’ Fund item in the Balance Sheet.

(4)

Retained earnings accrued

Determined according to instructions set out in Clause 6, Article 3 hereof.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Share premium

Take figures of share premium recorded in the Balance Sheet.

 

Deductions from separate tier 1 capital (A2) = å6¸12

 

(6)

Commercial advantages

Take the higher figure for difference between amount to buy a financial asset and value stated in the accounting book for that financial asset to be paid by the credit institution arising from purchase transaction undertaken by the credit institution.

(7)

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Take the figures of accumulated losses at the time of capital adequacy ratio calculation.

(8)

Treasury stocks

Take figures mentioned in Treasury stocks item in the Balance Sheet.

(9)

Extensions of credit for contribution of capital to or purchase of shares from other credit institutions

Take balance of amounts of extended credit for contribution of capital or purchase of shares from other credit institutions

(10)

Amounts of capital contributed to or shares purchased from other credit institutions

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

(11)

Amounts of capital contributed to or shares purchased from subsidiary companies

Take figures from amounts of capital contributed for long-term investment in subsidiaries mentioned in Contributed Capital item for Long-Term Investment in the Balance Sheet except the amounts worked out in item (10).

(12)

Amounts of investment in the form of contributed capital are aimed at taking control of enterprises operating in insurance, securities, overseas national currency exchange, foreign exchange services, gold, factoring, issuance of credit cards, consumer credit, payment brokerage services, and credit information.

Take figures from amounts of investment in the form of contributed capital aimed at taking control of enterprises operating in insurance, securities, remittance, foreign exchange services, gold, factoring, issuance of credit cards, consumer credit, payment brokerage services, and credit information mentioned in Contributed Capital item for Long-Term Investment in the Balance Sheet except the amounts worked out in entries (10) and (11).

 

Additional deductions (A3)= å13¸14

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Capital contributed to, shares purchased from an enterprise (including associate companies), an investment fund after deducting the amounts in entries 10 - 12 exceeds 10% of (A1-A2).

Increasing difference between (i) balance of contributed capital for long-term investment in an enterprise, associate company, an investment fund mentioned in other Long-Term Investment in the Balance Sheet after deducting the amounts in entries from 10-12, and (ii) 10% of (A1-A2).

(14)

Total remaining amount of contributed capital and purchased shares after deducting the amounts in entries 10-13 exceed 40% of (A1-A2).

Increasing difference between (i) total amount of contributed capital for long-term investment mentioned in Contributed Capital item for Long-Term Investment in the Balance Sheet after deducting the amounts in entries from 10-13; and (ii) 40% of (A1-A2).

 

SEPARATE TIER 2 CAPITAL (B) = B1 - B2 - (22)

 

Maximum separate tier 2 capital is equal to separate tier 1 capital.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Components of separate tier 2 capital (B1) = å15¸19

 

(15)

50% of increasing difference due to revaluation of fixed assets according to the provisions of law.

50% of total balance of differences upon fixed asset revaluation

(16)

40% of increasing difference due to revaluation of contributed capitals for long-term investment according to the provisions of law.

40% of total balance of differences upon fixed asset revaluation with respect to amounts of contributed capital for long-term investment.

(17)

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Take figures of financial reserve funds from Credit Institutions’ fund item in the Balance Sheet.

(18)

General reserves

Take the total of (i) balance of general reserves in entry Provision for Loss of Loan to other credit institutions in the Balance Sheet and (ii) balance of general reserves in entry Provision for Loss of Loan to other customers in the Balance Sheet.

(19)

Convertible bond, other debt instruments issued by credit institutions satisfy the following conditions:

(i) Initial term should be at least 5 years

(ii) Should not be guaranteed with assets of credit institutions.

(iii) Credit institutions are not permitted to repurchase, pay debt ahead of maturity date. Credit institutions shall be permitted to repurchase or pay debt ahead of maturity date after being approved in writing by State Bank of Vietnam provided that repurchasing or paying debt ahead of maturity date must ensure capital adequacy ratio as regulated;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

(v) In case credit institutions go into liquidation, holders of bonds and other debt instruments shall be paid after credit institutions have fulfilled obligations to other creditors.

(vi) Interest rate and formula for calculating bonds and other debt instruments are pre-determined and specified in the contract, issued documents. Adjustment made to increase the interest rate shall be accepted after five (5) years since the date of issuance and execution of contracts and shall be adjusted only once during the term of convertible bonds, other debt instruments and approved by State Bank of Vietnam.

- At the time of valuation, if the term of convertible bonds, other debt instruments is over five years, all the value of convertible bonds, other debt instruments shall be included in tier 2 capital.

- As of the 5th year prior to maturity date, on every first day of year (according to issue date), 20% of total face value must be deducted from value of convertible bonds, other debt instruments included in tier 2 capital.

 

Deputations from separate tier 2 capital (B2) = (20) + (21)

 

(20)

Increasing difference between total of the amounts in entries from 17-18 and 1.25% of “Total risk-weighted assets” as regulated in Appendix 2.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

(21)

Increasing difference between the amounts in Entry 19 and 50% of A.

 

 

Additional deductions

 

(22)

Increasing difference between (B1-B2) and A

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Deductions from calculation of owner’s equity

 

(23)

100% of decreasing difference due to revaluation of fixed assets according to the provisions of law.

100% of total outstanding debt of differences upon fixed asset revaluation

(24)

100% of decreasing difference due to revaluation of contributed capitals for long-term investment according to the provisions of law.

100% of total outstanding debt of differences upon fixed asset revaluation with respect to amounts of contributed capitals for long-term investment.

(c)

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

II Consolidated owner’s equity

1. General principle:

a. Consolidated owner’s equity is determined by components as regulated in the following point 2, extracted from Consolidated Balance Sheet in which subsidiaries operating under the Law on Insurance Business are not consolidated.

b. In case Consolidated Financial Report stated in Point a does not have any particular entry for consolidated tier 1 capital and tier 2 capital, credit institutions shall construct statistical data from private balance sheets of consolidated entities to ensure adequate and accurate calculation for entries of tier 1 and tier 2 capitals.

2. Components and manner of determining consolidated owner’s equity:

Item

Components

Manner of determination

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Consolidated tier 1 capital (A) = A1 - A2 - A3

 

 

Components of consolidated tier 1 capital (A1) = å1¸6

 

(1)

Charter capital (allocated, contributed capital)

Take figures mentioned in entry Charter Capital in the Consolidated Balance Sheet.

(2)

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Take figures of reserve fund for supplementing charter capital mentioned in entry Credit Institutions’ funds in the Consolidated Balance Sheet.

(3)

Professional Development Investment Funds

Take figures of Professional Development Investment Funds mentioned in entry Credit Institutions’ funds in the Consolidated Balance Sheet.

(4)

Retained earnings accrued

Determined according to instructions set out in Clause 6, Article 3 hereof.

(5)

Accumulated share premium

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

(6)

Exchange differences derived from consolidation of financial statements

Take figures mentioned in entry Exchange Differences in the Consolidated Balance Sheet.

 

Deductions from consolidated tier 1 capital (A2) = å7¸12

 

 

(7)

Commercial advantages

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

(8)

Accumulated losses

Take figures of accumulated losses at the time of capital adequacy ratio calculation.

(9)

Treasury stocks

Take figures mentioned in entry Cash Bond in the Consolidated Balance Sheet.

(10)

Amounts of extended credit for contribution of capital or purchase of shares from other credit institutions

Take figures from loans used for contribution of capital or purchase of shares from other credit institutions, including balance in parent credit institutions and consolidated subsidiaries.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Amounts of capitals contributed to or shares purchased from other credit institutions

Take figures from amounts of contributed capital for long-term investment in other credit institutions mentioned in Contributed Capital item for Long-term Investment in the Consolidated Balance Sheet.

(12)

Amounts of capitals contributed to, shares purchased from subsidiaries which are not defined as consolidated entities and operating under the Law on Insurance Business.

Take figures from amounts of contributed capital for long-term investment in subsidiaries which are not defined as consolidated entities and amounts of capitals contributed, shares purchased by insurance companies except amounts calculated in entry 11 under entry Contribution of Capital for Long-Term Investment in the Consolidated Balance Sheet.

 

Additional deductions (A3)= å13¸14

 

(13)

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Total of increasing differences between (i) balance of long-term contributed capital to individual enterprises, associate companies and investment funds in entry Other Long-Term Investment in the Consolidated Balance Sheet after deducting amounts in entries 11 and 12; and (ii) 10% of (A1-A2)

(14)

 

Total remaining amount of contributed capital and purchased shares after deducting amounts in entries from 10-13 exceed 40% of (A1-A2).

Increasing difference between (i) total amounts of contributed capital for long-term investment in entry Contributed Capital for Long-Term Investment in the Consolidated Balance Sheet after deducting amounts in entries from 10-13; and (ii) 40% of (A1-A2).

 

CONSOLIDATED TIER 2 CAPITAL (B) = B1 - B2 - (22)

Maximum value of consolidated tier 2 capital is equal to consolidated tier 1 capital.

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

(15)

50% of increasing difference due to revaluation of fixed assets according to the provisions of law.

50% of total balance of differences upon fixed asset revaluation in the Consolidated Balance Sheet.

(16)

40% of increasing difference due to revaluation of capitals contributed for long-term investment according to the provisions of law.

40% of total balance of differences upon fixed asset revaluation with respect to amounts of contributed capital for long-term investment in the Consolidated Balance Sheet.

(17)

Financial reserve funds

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

(18)

General reserves

Take total of (i) balance of general reserves in entry Provision for Loss of Loan to other credit institutions in the Consolidated Balance Sheet and (ii) balance of general reserves in entry Provision for Loss of Loan to other customers in the Consolidated Balance Sheet.

(19)

Convertible bond, other debt instruments issued by credit institutions satisfy the following conditions:

(i) Have an initial term of at least 5 years

(ii) Should not be guaranteed with assets of credit institutions.

(iii) Credit institutions are not permitted to repurchase, pay debt ahead of maturity date. Credit institutions shall be permitted to repurchase or pay debt ahead of maturity date after being approved in writing by State Bank of Vietnam provided that repurchasing or paying debt ahead of maturity date ensure capital adequacy ratio as regulated;

(iv) Credit institutions shall be permitted to stop paying interests and transfer accumulated interests to the following year if payment of interests results in losses during the reporting year.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

(vi) Interests or interest formula on bonds and other debt instruments are pre-determined and specified in the contract, issued documents. Adjustment to increase interest shall be accepted after five (5) years since the date of issuance of documents and signing of contracts and shall be adjusted only once during the term of convertible bonds, other debt instruments and approved by State Bank of Vietnam.

- At the time of valuation, if the term of convertible bonds, other debt instruments is over five years, all the value of convertible bonds, other debt instruments shall be included in tier 2 capital.

- As of the 5th year prior to maturity date, on the first day of year (according to date of issuance), value of convertible bonds, other debt instruments included in tier 2 capital must be deducted 20% of total face value.

- Notes: Convertible bonds, other debt instruments issued by subsidiaries other than credit institutions shall not be included in this entry:

(20)

Benefits of minority shareholders

Take figures mentioned in entry Benefits of Minority Shareholders in the Consolidated Balance Sheet.

 

Deductions from consolidated tier 2 capital (B2) = (21) + (22)

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

(21)

Increasing difference between total of the amounts in entries from 17-18 and 1.25% of “Total risk-weighted assets” as regulated in Appendix 2.

 

(22)

Increasing difference between the amounts in entry 19 and 50% of A.

 

 

Additional deductions

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

(23)

Increasing difference between (B1-B2) and A

 

 

Deductions from calculation of owner’s equity

 

(24)

100% of decreasing difference due to revaluation of fixed assets according to the provisions of law.

100% of total balance of differences upon fixed asset revaluation in the Balance Sheet.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

100% of decreasing difference due to revaluation of capitals contributed for long-term investment according to the provisions of law.

100% of total balance of differences upon fixed asset revaluation with respect to capitals contributed for long-term investment in the Balance Sheet.

(c)

CONSOLIDATED OWNER’S EQUITY (C) = (A) + (B) - (24) - (25)

 

B. Components and manner of determining owner’s equity of branches of foreign banks:

Branches of foreign banks shall rely on components as regulated below, provisions of the law on financial regulations with respect to branches of foreign banks and asset entries of their own to determine owner’s equity as appropriate.

Item

Components

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

Tier 1 capital (A) = (A1) - (A2)

 

 

Components of tier 1 capital (A1) = å1¸5

 

(1)

Allocated capital

Take figures mentioned in entry Charter Capital in the Balance Sheet.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Reserve fund for supplementing charter capital

Take figures from reserve fund for supplementing charter capital mentioned in entry Credit Institutions’ Funds in the Balance Sheet.

(3)

Professional Development Investment Funds

Take figures from Professional Development Investment Funds in entry Credit Institutions’ Funds in the Balance Sheet.

(4)

Retained earnings accrued

Determined according to instructions set out in Clause 6, Article 3 hereof.

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

(5)

Accumulated losses

Take figures from accumulated losses at the time of capital adequacy ratio calculation.

(6)

Amounts of extended credit for contribution of capital to or purchase of shares from other credit institutions

Take balance of loans for contribution of capital or purchase of shares from other credit institutions.

 

Tier 2 capital (B) = B1 - B2 - (13)

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

Components of tier 2 capital (B1) = å8¸10

 

(7)

Financial reserve funds

Take figures from financial reserve funds in entry Credit Institutions’ Funds in the Balance Sheet.

(8)

General reserves

Take the total of (i) balance of general reserves in entry Provision for Loss of Loan to other credit institutions in the Balance Sheet and (ii) balance of general reserves in entry Provision for Loss of Loan to other customers in the Balance Sheet.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Loans should meet the following conditions:

(i) Have an initial term of at least 5 years;

(ii) Should not be guaranteed with assets of branches of foreign banks;

(iii) Branches of foreign banks are not permitted to pay debt ahead of maturity date. Branches of foreign banks shall be permitted to pay debt ahead of maturity date after being approved in writing by State Bank of Vietnam provided that paying debt ahead of maturity date ensures capital adequacy ratios as regulated;

(iv) Branches of foreign banks shall be permitted to stop paying interests and carry accumulated interests forward in the following year if payment of interests results in losses during the reporting year.

(v) In case branches of foreign banks stop operation, lending parties shall be paid after branches of foreign banks have fulfilled obligations to other creditors;

(vi) Interests and interest calculation formula of loans are predetermined and specified in the loan contracts. Adjustment to increase interest shall be accepted after five (5) years since the date the loan contract is signed and shall be adjusted only once during the term of convertible bonds, other debt instruments and approved by State Bank of Vietnam.

- At the time of value determination, if the term of loan is over five years, all the value of loan shall be included in tier 2 capital.

- As of the 5th year prior to maturity date, on the first day of year (according to date of issuance), value of loans included in tier 2 capital must be deducted 20% of total loan value.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Deductions from tier 2 capital (B2) = (11) + (12)

 

(10)

Increasing difference between total of the amounts in entries from 8-9 and 1.25% of “Total risk-weighted assets” as regulated in Appendix 2.

 

(11)

Increasing difference between the amounts in entry 10 and 50% of A.

 

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

(12)

Increasing difference between (B1-B2) and A

 

(c)

OWNER’S EQUITY (C) = (A) + (B)

 

 

APPENDIX 2

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

(Including balance sheet assets and off-balance sheet commitments) (Enclosed together with the Circular No. 36 dated November 20, 2014 of the Governor of State Bank of Vietnam defining constraints, capital adequacy ratio in activities of credit institutions, branches of foreign banks)

Part I. Guidance on calculation of balance sheet assets and the corresponding balance-sheet value of off-balance sheet commitments are determined according to level of risks.

A. General guidance:

1. Credit institutions, branches of foreign banks shall rely on balance sheet, database and related documentation of their own and of subsidiaries as well as regulations set out in this Circular to determine balance-sheet assets and the corresponding balance-sheet value of off-balance sheet commitments are determined according to level of risks as regulated in Part II of this Appendix.

Database must ensure retention and enumeration with respect to individual accounts receivable according to the following criteria borrowing entities; types of money, guarantee form; collateral and purposes of extended credits.

2. Credit institutions, branches of foreign banks shall enumerate accounts receivable in the form of guarantee, collateral and level of guarantee for each form, type of collateral with respect to accounts receivable stated in the guarantee contract. Based on that, credit institutions, branches of foreign banks shall determine value of risk-weighted credit entries of accounts receivable according to coefficient of risk as regulated in this Appendix with respect to each form of guarantee, collateral.

Each balance-sheet asset shall be grouped into a certain coefficient of risk. If assets meet various coefficients of variation simultaneously, highest coefficient of risk shall be applied.

3. Determination of coefficient of risk of off-balance sheet commitments:

The corresponding balance-sheet value of off-balance sheet commitments are determined according to level of risks and calculated in two steps below:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

It is determined by multiplying value of off-balance sheet commitment by the corresponding conversion factor as regulated in this Appendix.

(ii) Step 2: Determination of value of risk-weighted balance-sheet assets in off-balance sheet commitments.

It is determined by multiplying the corresponding balance-sheet value of off-balance sheet commitments as determined in Step 1 by the corresponding coefficient of risk as regulated in this Appendix.

3.2. Off-balance sheet commitments after being converted according to Step 1, Point 3.1 mentioned above are considered as balance-sheet assets and similar coefficient of risk shall be applied as in the case of balance-sheet assets to determine the corresponding value of risk-weighted balance-sheet assets in off-balance sheet commitments. Thus:

(i) Off-balance sheet commitments guaranteed by the Government, State Bank of Vietnam or in the form of cash, savings book, deposits, valuable papers issued by the Government and State Bank of Vietnam: Coefficient of risk is 0%.

(ii) Derived off-balance sheet commitments in Vietnam dong or foreign currency guaranteed entirely by valuable papers issued by state financial institutions, credit institutions, branches of foreign banks: Coefficient of risk is 20%.

(iii) Off-balance sheet commitments guaranteed by real estate: Coefficient of risk is 50%

3.3. Interest transaction contracts, foreign currency transaction contracts and other off-balance sheet commitments which are not grouped into coefficient of risk: The coefficient of risk is 100%.

For example:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- The corresponding value of balance-sheet asset is determined by multiplying US$100,000 (value of off-balance sheet commitment) by 100% (conversion factor as regulated in Section 31, Point 2, Part II of this Appendix) = US$100,000);

- The corresponding value of risk-weighted balance-sheet asset is determined by multiplying US$100,000 (corresponding value of balance sheet asset) by 20% (conversion factor as regulated in entry 14, Point 1, Part II of this Appendix) = US$20,000);

B. Guidance on calculation of consolidated risk-weighted credit assets

Calculating principle:

1. Based on figures from the Consolidated Balance Sheet where subsidiaries operating under the Law on Insurance Business are not consolidated.

2. Value of consolidated risk-weighted credit assets (including value of consolidated balance-sheet risky assets and the corresponding value of consolidated balance-sheet asset of consolidate off-balance commitments) are determined according to Section A, Part I of this Appendix.

Part II Grouping and determination of risk-weighted assets

1. Risk-weighted credit assets determined according to level of risks

Item

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Value

Coefficient of risk

Value of Credit asset determined according to level of risks

Separate

Consolidated

Separate

Consolidated

 

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

[2]

[3]

[4] = [1] x [3]

[5] = [2] x [3]

 

Balance-sheet assets

 

 

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

(A1)

Group of assets with Coefficient of risk equal to 0%

 

 

 

= S1¸11

= S1¸11

(1)

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

 

0%

 

 

(2)

Gold

 

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

 

(3)

Cash and gold deposited with State Bank of Vietnam

 

 

0%

 

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Cash deposited with Vietnam Bank for Social Policies according to the regulations on credits for the poor and other beneficiaries of incentive policies

 

 

0%

 

 

(5)

Valuable papers or payment guarantee issued by the Government, State Bank of Vietnam

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

0%

 

 

(6)

Accounts receivable are guaranteed entirely by valuable papers or payment guarantee issued by the Government, State Bank of Vietnam.

 

 

0%

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

(7)

(ii) Accounts receivable in Vietnam dong guaranteed entirely by cash, term deposits, savings certificates, valuable papers issued by credit institutions, branches of foreign banks.

 

 

0%

 

 

(8)

Accounts receivable from central governments, central banks from OECD countries or guaranteed by such governments, banks.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

0%

 

 

(9)

Accounts receivable guaranteed entirely by valuable papers issued by central governments, central banks from OECD countries.

 

 

0%

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

(10)

Accounts receivable from international financial institutions or guaranteed by such institutions.

 

 

0%

 

 

(11)

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

 

0%

 

 

(A2)

Group of assets with coefficient of risk equal to 20%

 

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

= å12¸21

= å12¸21

(12)

Precious metal (except gold), jewels

 

 

20%

 

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Accounts receivable in Vietnam dong and foreign currency from other state financial institutions, credit institutions, branches of foreign banks in the country

 

 

20%

 

 

(14)

Accounts receivable in Vietnam dong and foreign currency guaranteed entirely by valuable papers issued by other state financial institutions, credit institutions, branches of foreign banks

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

20%

 

 

(15)

Special bonds issued by Vietnam Asset Management Company

 

 

20%

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

(16)

Valuable papers issued by people’s committees of provinces, cities under the Center

 

 

20%

 

 

(17)

Accounts receivable from banks established in OECD countries and accounts receivable guaranteed by such banks.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

20%

 

 

(18)

Accounts receivable from securities companies established in OECD countries complying with agreements on risk-based capital management and supervision, accounts receivable guaranteed by such companies

 

 

20%

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

(19)

Other current receivables (expected to be received within 12 months) from banks established in non-OECD countries or guaranteed by such banks;

 

 

20%

 

 

(20)

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

 

20%

 

 

(21)

(ii) Accounts receivable in Vietnam dong guaranteed entirely by cash, term deposits, savings book, valuable papers issued by credit institutions, branches of foreign banks.

 

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

 

(A3)

Group of assets with coefficient of risk 50%

 

 

 

= 22

= 22

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Accounts receivable guaranteed entirely by houses, land use rights, and land linked houses possessed by borrowing party or such assets leased to the lessee who agrees to allow the lessor (borrowing party) to use it as a mortgage during the term of lease.

 

 

50%

 

 

(A4)

Group of assets with coefficient of risk 100%

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

= å23¸25

= å23¸25

(23)

Amounts for contribution of capital or purchase of shares excluding the value deducted from tier 1 capital to be included in owner's equity

 

 

100%

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

(24)

Investments for machinery, equipment, fixed assets and other real estates.

 

 

100%

 

 

(25)

Other Credit assets in the Balance Sheet in addition to receivables grouped into following coefficient of risk 0%, 20%, 50%, 100%, 150%.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

100%

 

 

(A5)

Group of Credit assets with coefficient of risk 150%

 

 

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

= å26¸30

(26)

Accounts receivable from subsidiaries, credit institutions’ associate companies

 

 

150%

 

 

(27)

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

 

150%

 

 

(28)

Accounts receivable from securities companies, fund management companies

 

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

 

(29)

Accounts receivable for real estate business

 

 

150%

 

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Receivables guaranteed by gold

 

 

150%

 

 

(A)

Total on-balance-sheet asset determined according to level of risks

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

= åA1¸A5

= åA1¸A5

2. Off-balance sheet commitments

Code

ENTRIES

Value

Conversion factor

Coefficient of risk

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Private

Consolidated

Private

Consolidated

 

 

[1]

[21

[3]

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

6] = [1]x[3]x[5]

[7] = [2]x[3)x[5]

 

Off-balance sheet commitments

 

 

 

 

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

(31)

Loan guarantees

 

 

100%

 

 

 

(32)

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

 

100%

 

 

 

(33)

Letters of credit; standby letters of credit as financial guarantees for loans, issue of securities; accounts payable in the form of endorsement except commodity guaranteed short-term commercial paper

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

100%

 

 

 

(34)

Guarantees for contract performance

 

 

50%

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

 

(35)

Bid guarantees

 

 

50%

 

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

(36)

Other guarantees

 

 

50%

 

 

 

(37)

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

 

50%

 

 

 

(38)

Commitments to lines of credit

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

50%

 

 

 

(39)

Other commitments

 

 

50%

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

 

(40)

Irrevocable letters of credit

 

 

50%

 

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

(41)

Commodity guaranteed short-term commercial paper

 

 

20%

 

 

 

(42)

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

 

20%

 

 

 

(43)

Revocable letters of credit

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

0%

 

 

 

(44)

Other unconditional revocable commitments

 

 

0%

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

 

(45)

Contracts for transaction of interest rate with initial term being less than one (1) year

 

 

0,5%

 

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

(46)

Contracts for transaction of interest rate with initial term being from 1 to below 2 years

 

 

1%

 

 

 

(47)

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

 

1%

 

 

 

(48)

Contracts for transaction of foreign currency with initial term being less than one year

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2%

 

 

 

(49)

Contracts for transaction of foreign currency with initial term being from 1 to below 2 years

 

 

5%

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

 

(50)

Contracts for transaction of interest rate with initial term being from 2 years and over (plus (+) 3.0% for each year as of the third year)

 

 

5%

 

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

(B)

Total corresponding on-balance-sheet value of off-balance sheet commitments determined according to levels of risk

= å31¸50

= å31¸50

 

 

= å31¸50

= å31¸50

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

GUIDANCE ON CALCULATION OF SOLVENCY RATIOS (Enclosed together with the Circular No. 36 dated November 20, 2014 of the Governor of State Bank of Vietnam defining constraints, capital adequacy ratios in activities of credit institutions, branches of foreign banks)

Part I. Assets of high liquidity

1. “Assets of high liquidity” forms:

 

ENTRIES

Figures

1

Cash, gold

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Cash deposited with State Bank of Vietnam

 

3

Valuable papers issued by State Bank of Vietnam

 

4

Payment accounts in acquirers except amounts undertaken for specific payment purposes

 

5

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

6

Bonds, treasury bills issued or guaranteed by governments and central banks from the countries ranked AA and over

 

7

Total (A) = å(1¸6)

 

2. Guidance on use of figures

Section 1: Cash balance, value of gold in the balance sheet at the end of day

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Section 3: Recorded value of valuable papers issued by State Bank of Vietnam under State Bank of Vietnam’s regulations at the end of day

Section 4: Deposit balance at acquirers in the balance sheet at the end of day minus (-) amounts undertaken for specific payment purposes

Section 5: Balance of demand deposits made at other credit institutions, branches of foreign banks at home and host countries in the balance sheet at the end of day

Section 6: Recorded value of bonds, treasury bills issued by governments, central banks from the countries ranked AA and over by Standard & Poor’s; Moody’s; Fitch Group in the balance sheet at the end of day.

3. “Assets of high liquidity” calculation principles:

(i) Sections 3 and 6 must meet the following requirements:

- Can be used immediately for payment or easily convertible into cash with low transaction fee;

- Not permitted to be used as guarantees for other financial obligations;

- Not permitted to include deducted, mortgaged valuable papers;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

(ii) Assets of high liquidity being valuable papers issued by State Bank of Vietnam, bonds, treasury bills issued by governments, central banks from the countries ranked AA and over by Standard & Poor’s; Moody’s; Fitch Group, or payment guarantees with face value in Vietnam dong and other freely convertible foreign currencies.

(iii) “Assets of high liquidity” are used to calculate solvency ratios not including deposits of all kinds at State Treasuries.

Part II Cash inflows

1. “Cash inflows” calculation form:

Item

Entries

Time value of cash flows

Succeeding day

From 2nd to 7th day

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

From 31st to 180th day

From 181st to 360th day

Over 360 days

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Deposits with credit institutions, branches of foreign banks in Vietnam, foreign credit institutions according to the law. Loans to credit institutions, branches of foreign banks in Vietnam, foreign credit institutions

 

 

 

 

 

 

1.1

Demand deposits

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

 

 

 

 

1.2

Term deposits

 

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

 

 

1.3

Loans to credit institutions, branches of foreign banks in Vietnam, foreign credit institutions

 

 

 

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

2

Loans to customers

 

 

 

 

 

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Trading securities

 

 

 

 

 

 

4

Investment securities

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

 

 

 

 

5

Derivatives and other financial assets

 

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

 

 

6

Interests and expenses receivable

 

 

 

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

7

Other assets

 

 

 

 

 

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Cash inflow (B = å1¸7)

 

 

 

 

 

 

 

2. Guidance on use of figures “Cash inflows”:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Section1.2: Term deposits: Take balance of term deposits due under the deposit contract to fill in the column corresponding to the maturity date.

Section 1.3: Loans to credit institutions, branches of foreign banks in Vietnam, and foreign credit institutions: Take balance of loans due under the loan contract to fill in the column corresponding to the maturity date.

Section1.2: Loans to customers: Take balance of loans due under the loan contract to fill in the column corresponding to the maturity date.

Section 3: Trading securities

- Trading securities listed: Take the value obtained by subtracting the provision for devaluation of securities to be built up from recorded value under the provisions of law to fill in the “Succeeding day” column and not to fill in other columns.

- Trading securities unlisted: Take value of book-entry trading securities to fill in the column corresponding to the maturity date.

Section 4: Investment securities

- Available-for-sale investment securities listed: Take the value obtained by subtracting the provision for devaluation of securities to be built up from recorded value under the provisions of law to fill in the “Succeeding day” column and not to fill in other columns.

- Held-to-maturity Investment securities listed: Take the value obtained by subtracting provision for devaluation of securities to be built up from the value of book entry held-to-maturity investment securities under the provisions of law to fill in the column corresponding to the maturity date.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Held-to-maturity investment securities unlisted: Take value of book-entry held-to-maturity investment securities to fill in the column corresponding to the maturity date.

Section 5: Derivatives and financial assets: Take certain receivables derived from the performance of derivatives and financial assets to fill in the column corresponding to the date the cash flow is derived.

Section 6: Interests and fees receivable: Take the amounts of interests, fees possibly receivable derived from loans, deposits, investment securities, derivatives and other financial assets satisfying conditions for “Cash inflows” in sections 1, 2, 3,4, 5 mentioned above to fill in the column corresponding to the maturity date.

Section 7: Other assets: Take amounts possibly receivable derived from the performance of “Other assets” as instructed in the Decision No. 16/2007/QD-NHNN dated April 18, 2007 of the Governor of State Bank of Vietnam on promulgating financial statement regulations in respect of credit institutions and other related documents (not including derived cash flows in Sections 1-6 of "Cash inflows" table) to fill in the column corresponding to the date the cash flow is derived.

3. Principle of calculating “Cash inflows”:

“Cash inflows” must ensure the following principles:

- Entries which have been included in the Assets of high liquidity shall not be recorded in “Cash inflows”.

- If credit institutions, branches of foreign banks do not have adequate foundations to determine the amounts possibly receivable as planned, these amounts shall not be recorded in “Cash inflows”.

- In respect of loans to other credit institutions, branches of foreign banks, foreign credit institutions, economic organizations, individuals which are overdue and/or classified into group 2 and over (according to most recent debt classification) shall not be recorded in “Cash inflows”.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- In respect of listed held-to-maturity investment securities: The value being included in “Cash inflows” is the value obtained by subtracting the provision for devaluation of securities to be built up from recorded value under the provisions of law and included in “Cash inflows” on the maturity date of securities.

- In respect of unlisted securities (unlisted trading securities, available-for-sale investment securities and held-to-maturity investment securities): Take value of book-entry unlisted securities classified into group 1 to fill in the column corresponding to the maturity date of securities.

Part III Cash outflows:

1. “Cash outflows” calculation form:

Item

Entries

Time value of cash flows

Succeeding day

From 2nd to 7th day

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

From 31st to 180th day

From 181st to 360th day

Over 360 days

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

 

 

 

 

 

 

1

Debts owed by the Government and State Bank of Vietnam

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

 

 

 

 

2

Deposits from credit institutions, branches of foreign banks in Vietnam, foreign credit institutions according to the law. Loans from credit institutions, branches of foreign banks in Vietnam, foreign credit institutions:

 

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

 

 

2.1

Demand deposits

 

 

 

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

2.2

Term deposits

 

 

 

 

 

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Loans provided by credit institutions, branches of foreign banks in Vietnam, foreign credit institutions

 

 

 

 

 

 

3

Deposits from customers

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

 

 

 

 

3.1

Demand deposits

 

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

 

 

3.2

Term deposits and saving deposits

 

 

 

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

4

Derivatives and other financial liabilities

 

 

 

 

 

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Capital assistance, investment trust and entrusted loans from credit institutions, branches of foreign banks taking risks according to the law.

 

 

 

 

 

 

6

Issue of valuable papers

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

 

 

 

 

7

Interests and expenses payable

 

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

 

 

8

Other liabilities

 

 

 

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

9

Irrevocable commitments to customers

 

 

 

 

 

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Overdue payment obligations

 

 

 

 

 

 

11

Cash outflows (C = å1¸10)

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

 

 

 

 

2. Guidance on use of figures “Cash outflows”:

Section 1: Debts owed by the Government and State Bank of Vietnam: Take the outstanding debt owed by the Government and State Bank of Vietnam to fill in the column corresponding to the maturity date.

Section 2.1: Demand deposits: Take demand deposit balance from credit institutions, branches of foreign banks in Vietnam and foreign credit institutions in the balance sheet to fill in the column “Succeeding day” and not to fill in other columns.

Section 2.2: Term deposits: Take balance of demand deposits due to credit institutions, branches of foreign banks in Vietnam, and foreign credit institutions to fill in the column corresponding to the maturity date.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Section 3.1: Demand deposits: credit institutions, branches of foreign banks shall work out the average balance of demand deposits of 30 successive days immediately prior to the day of calculation to determine the demand deposits likely to be withdrawn and fill in the column “Succeeding day”. If the average balance above is not identifiable, demand deposits likely to be withdrawn and filled in the “Succeeding day” shall not be less than 15% of average balance of demand deposits of 30 successive days immediately prior to the day of calculation.

Section 3.2: Term deposits and saving deposits: Take balance of term deposits and saving deposits due to fill in the column corresponding to the maturity date.

Section 4: Derivatives and other financial liabilities: Take the amounts expected to be derived from the performance of derivatives and other financial liabilities to fill in the column corresponding to the date the cash flow is derived.

Section 5: Capital assistance, investment trusts and entrusted loans from credit institutions, branches of foreign banks: Take the amounts derived from activities of capital assistance, investment trusts and entrusted loans undertaken by credit institutions, branches of foreign banks under the contracts for such activities to fill in the column corresponding to the performance period specified in the contract.

Section 6: Issue of valuable papers: Take payables derived from the performance of obligations with respect to payment of issued valuable papers to fill in the column corresponding to the maturity date of those valuable papers.

Section 7: Interests and expenses payable: Take interests and expenses payable to fill in the column corresponding to the maturity date.

Section 8: Other liabilities: Take the amounts derived from the performance of obligations with respect to “Other financial liabilities” as instructed in the Decision No. 16/2007/QD-NHNN dated April 18, 2007 of the Governor of State Bank of Vietnam on promulgating financial statement regulations in respect of credit institutions and other related documents (not including derived cash flows in Sections 1-7 of "Cash outflows" table) to fill in the column corresponding to the maturity date.

Section 9: Irrevocable commitments to customers (including commitments of credit extension, capital assistance, entrusted loans and payment guarantee…): Take the amounts specified in the irrevocable commitment to fill in the column corresponding to the term of commitment.

Section 10: Overdue payment obligations: Take all overdue amounts payable under obligations to fill in the column “Succeeding day” and not to fill in other columns.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

“Cash outflows” is the flow derived from obligations to pay, fulfill commitments and other obligations expected to arise and must ensure the following principles:

- If the term of obligation performance is not identifiable, the amount payable under obligations shall be filled in "Succeeding day" in "Cash outflow” table;

- Overdue payables under obligations should be filled in "Succeeding day" in "Cash outflows" table;

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Circular No. 36/2014/TT-NHNN dated November 20, 2014, stipulating minimum safety limits and ratios for transactions performed by credit institutions and branches of foreign banks

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


14.332

DMCA.com Protection Status
IP: 3.133.157.231
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!