Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 25/2010/TT-BNNPTNT hướng dẫn kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm hàng hóa có nguồn gốc động vật nhập khẩu

Số hiệu: 25/2010/TT-BNNPTNT Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Người ký: Lương Lê Phương
Ngày ban hành: 08/04/2010 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------

Số: 25/2010/TT-BNNPTNT

Hà Nội, ngày 08 tháng 4 năm 2010

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN VIỆC KIỂM TRA VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM ĐỐI VỚI HÀNG HÓA CÓ NGUỒN GỐC ĐỘNG VẬT NHẬP KHẨU

Căn cứ Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Nghị định số 75/2009/NĐ-CP ngày 10/9/2009 của Chính phủ sửa đổi Điều 3 Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm số 12/2003/PL-UBTVQH được Ủy Ban thường vụ Quốc hội thông qua ngày 26 tháng 7 năm 2003;
Căn cứ Pháp lệnh Thú y số 18/2004/PL-UBTVQH được Ủy Ban thường vụ Quốc hội thông qua ngày 29 tháng 4 năm 2004;
Căn cứ Nghị định số 163/2004/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2004 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm;
Căn cứ Nghị định số 79/2008/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2008 của Chính phủ quy định hệ thống tổ chức quản lý
, thanh tra và kiểm nghiệm về vệ sinh an toàn thực phẩm;
Căn cứ Nghị định số 33/2005/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ qui định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Thú y; Nghị định số 119/2008/NĐ- CP ngày 28/11/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 33/2005/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ qui định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Thú y;
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện việc kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm hàng hóa có nguồn gốc động vật nhập khẩu thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn như sau:

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Thông tư này hướng dẫn việc kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) hàng hóa có nguồn gốc động vật nhập khẩu thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bao gồm: sản phẩm động vật trên cạn dùng làm thực phẩm; sản phẩm động vật thủy sản dùng làm thực phẩm; trách nhiệm và quyền hạn của các bên có liên quan.

2. Thông tư này không điều chỉnh các nội dung quy định liên quan đến kiểm dịch động vật và sản phẩm động vật.

Điều 2: Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa có nguồn gốc động vật dùng làm thực phẩm nhập khẩu vào Việt Nam.

Điều 3. Những hàng hóa có nguồn gốc động vật nhập khẩu không thuộc diện phải kiểm tra VSATTP:

1. Hàng hóa mang theo người để tiêu dùng cá nhân, thực phẩm là quà biếu, túi ngoại giao, túi lãnh sự theo quy định của pháp luật;

2. Hàng hóa quá cảnh;

3. Hàng hóa gửi kho ngoại quan.

Điều 4. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Vệ sinh an toàn thực phẩm: Là các điều kiện và biện pháp cần thiết để bảo đảm thực phẩm không gây hại cho sức khỏe, tính mạng của người sử dụng.

2. Kiểm tra hệ thống kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm: Là kiểm tra hệ thống văn bản quy định, tổ chức bộ máy và năng lực của cơ quan kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm của nước xuất khẩu.

3. Lô hàng nhập khẩu: Là lượng sản phẩm được đăng ký kiểm tra một lần.

4. Lô hàng kiểm tra: Là lượng hàng cùng loại, của cùng một cơ sở sản xuất kinh doanh, được đăng ký kiểm tra một lần.

Điều 5. Yêu cầu đối với lô hàng nhập khẩu

1. Phải được sản xuất bởi cơ sở sản xuất kinh doanh được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam công nhận đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về đảm bảo VSATTP theo quy định của Việt Nam;

2. Mỗi lô hàng nhập khẩu phải kèm theo Giấy chứng nhận đáp ứng các quy định về VSATTP do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp (trừ trường hợp thủy sản do tàu cá nước ngoài thực hiện đánh bắt, chế biến trên biển bán trực tiếp cho Việt Nam);

3. Lô hàng nhập khẩu chỉ được đưa vào sản xuất hoặc tiêu thụ tại Việt Nam sau khi được cơ quan kiểm tra của Việt Nam thực hiện kiểm tra tại cửa khẩu hoặc nơi tập kết và cấp giấy chứng nhận hoặc thông báo đạt yêu cầu VSATTP.

Điều 6. Nguyên tắc kiểm tra

1. Thực hiện kiểm tra đối với nước xuất khẩu: Kiểm tra hệ thống kiểm soát VSATTP của nước xuất khẩu và điều kiện đảm bảo VSATTP của các cơ sở sản xuất kinh doanh đăng ký xuất khẩu vào Việt Nam;

2. Tất cả các lô hàng thực phẩm có nguồn gốc động vật nhập khẩu đều phải được kiểm tra hồ sơ đăng ký, kiểm tra ngoại quan, cảm quan. Việc lấy mẫu phân tích chỉ tiêu VSATTP được áp dụng theo qui định tại Điều 14 của Thông tư này.

Điều 7. Căn cứ kiểm tra

1. Căn cứ để kiểm tra là các quy định của Việt Nam, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia có liên quan tương ứng với từng loại hình cơ sở sản xuất, sản phẩm hoặc nhóm sản phẩm đăng ký xuất khẩu vào Việt Nam.

2. Trường hợp Việt Nam có ký kết hiệp định, thỏa thuận song phương với nước xuất khẩu thì tuân thủ theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết.

Điều 8. Cơ quan kiểm tra, giám sát

1. Cơ quan kiểm tra tại nước xuất khẩu: Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thuỷ sản chủ trì, phối hợp với Cục Thú y và các cơ quan có liên quan.

2. Cơ quan kiểm tra tại cửa khẩu: Các đơn vị thuộc Cục Thú y hoặc được Cục Thú y ủy quyền.

3. Cơ quan kiểm tra tại nơi tập kết và cấp giấy chứng nhận hoặc thông báo về chất lượng VSATTP:

a. Đối với hàng hoá là sản phẩm động vật trên cạn: Các đơn vị thuộc Cục Thú y hoặc được Cục Thú y ủy quyền.

b. Đối với hàng hoá là sản phẩm động vật thủy sản: Các đơn vị thuộc Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản hoặc được Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản ủy quyền.

4. Cơ quan kiểm tra, giám sát sản phẩm lưu thông trên thị trường:

a. Các Chi cục Thú y tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện kiểm tra giám sát các lô hàng sản phẩm động vật trên cạn nhập khẩu trong khuôn khổ chương trình giám sát được quy định tại Thông tư số 05/2010/TT-BNNPTNT ngày 22/01/2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn việc kiểm tra, giám sát vệ sinh an toàn thực phẩm nông sản trước khi đưa ra thị trường.

b. Các Chi cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc đơn vị được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giao quản lý chất lượng nông lâm sản và Thủy sản thực hiện kiểm tra giám sát hàng hóa là sản phẩm động vật thuỷ sản nhập khẩu trong khuôn khổ chương trình giám sát được quy định tại Thông tư số 56/2009/TT-BNNPTNT ngày 07/9/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn việc kiểm tra, giám sát vệ sinh an toàn thực phẩm thủy sản trước khi đưa ra thị trường.

Chương II

KIỂM TRA VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM ĐỐI VỚI NƯỚC XUẤT KHẨU

Điều 9. Hồ sơ đăng ký

Cơ quan thẩm quyền nước xuất khẩu gửi hồ sơ đăng ký về Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản bao gồm:

- Danh sách các cơ sở sản xuất kinh doanh đăng ký xuất khẩu vào Việt Nam theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này;

- Thông tin về hệ thống quản lý và năng lực của cơ quan thẩm quyền của nước xuất khẩu về kiểm soát VSATTP theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này;

- Tóm lược thông tin về điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm của cơ sở sản xuất kinh doanh theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 10. Thẩm tra hồ sơ đăng ký

Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ khi nhận được đầy đủ hồ sơ đăng ký danh sách cơ sở sản xuất kinh doanh của cơ quan thẩm quyền nước xuất khẩu, Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thuỷ sản chủ trì phối hợp với Cục Thú y thực hiện thẩm tra hồ sơ, thông báo cho Cơ quan thẩm quyền nước xuất khẩu kết quả thẩm tra và kế hoạch kiểm tra trong trường hợp cần thiết thực hiện kiểm tra đối với nước xuất khẩu vào Việt Nam.

Điều 11. Nội dung kiểm tra

1. Hệ thống luật pháp về quản lý, kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm;

2. Năng lực của cơ quan kiểm soát VSATTP nước xuất khẩu;

3. Điều kiện đảm bảo VSATTP của cơ sở sản xuất kinh doanh đăng ký xuất khẩu vào Việt Nam.

Điều 12. Phương thức kiểm tra

1. Kiểm tra lần đầu: thực hiện kiểm tra đối với hệ thống kiểm soát VSATTP và điều kiện đảm bảo VSATTP cơ sở sản xuất kinh doanh của nước xuất khẩu để được công nhận xuất khẩu vào Việt Nam.

2. Kiểm tra giám sát: thực hiện kiểm tra việc duy trì hệ thống kiểm soát VSATTP của nước xuất khẩu và điều kiện đảm bảo VSATTP của các cơ sở sản xuất kinh doanh đã được công nhận.

Điều 13. Xử lý kết quả kiểm tra và thông báo danh sách các cơ sở sản xuất kinh doanh được phép xuất khẩu vào Việt Nam

1. Trường hợp không cần thiết phải thực hiện kiểm tra thực tế đối với nước xuất khẩu vào Việt Nam, Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thuỷ sản công bố kết quả, kèm theo danh sách cơ sở sản xuất kinh doanh được phép xuất khẩu hàng hóa vào Việt Nam.

2. Trường hợp cần thiết thực hiện kiểm tra đối với nước xuất khẩu, trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc đợt kiểm tra tại nước xuất khẩu, Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thuỷ sản xử lý kết quả kiểm tra và công bố báo cáo kết quả kiểm tra kèm theo danh sách cơ sở sản xuất kinh doanh được phép xuất khẩu hàng hóa vào Việt Nam.

Trường hợp kết quả kiểm tra chưa đáp ứng đầy đủ các yêu cầu theo quy định, Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thuỷ sản thông báo và nêu rõ lý do cụ thể những trường hợp chưa được phép xuất khẩu hàng hóa vào Việt Nam.

3. Trong trường hợp đề nghị bổ sung danh sách cơ sở sản xuất kinh doanh xuất khẩu hàng hóa vào Việt Nam, cơ quan thẩm quyền nước xuất khẩu gửi hồ sơ theo quy định tại Điều 9 của Thông tư này đến cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam xem xét (thẩm tra hồ sơ hoặc kiểm tra thực tế tại nước xuất khẩu) để bổ sung vào danh sách cơ sở sản xuất kinh doanh được phép xuất khẩu hàng hoá vào Việt Nam.

Chương III

KIỂM TRA VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM LÔ HÀNG NHẬP KHẨU TẠI VIỆT NAM

Điều 14. Nội dung, trình tự và thủ tục kiểm tra

1. Đối với lô hàng sản phẩm động vật thủy sản: Theo qui định tại Quyết định số 118/2008/QĐ-BNN ngày 11/12/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Quy chế kiểm tra, chứng nhận chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm hàng hoá thuỷ sản; Thông tư số 78/2009/TT-BNNPTNT ngày 10/12/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về kiểm tra, lấy mẫu kiểm nghiệm lô hàng thuỷ sản và các quy định pháp luật có liên quan.

2. Đối với lô hàng sản phẩm động vật trên cạn: Theo qui định tại Quyết định số 86/2005/QĐ-BNN ngày 26/12/2005 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành mẫu hồ sơ kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật, kiểm tra vệ sinh thú y, Quyết định số 15/2006/QĐ-BNN ngày 8/3/2006 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về quy trình, thủ tục kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật, kiểm tra vệ sinh thú y; Thông tư số 11/2009/TT-BNN ngày 4/3/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều về quy trình, thủ tục kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật, kiểm tra vệ sinh thú y ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BNN ngày 8/3/2006 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các quy định pháp luật có liên quan.

Điều 15. Nội dung kiểm tra giám sát hàng hoá lưu thông trên thị trường

1. Kiểm tra thông tin nguồn gốc lô hàng nhập khẩu;

2. Kiểm tra điều kiện bảo quản, san chia, đóng gói, lưu thông trên thị trường.

3. Lấy mẫu gửi cơ quan kiểm nghiệm được chỉ định phân tích chỉ tiêu VSATTP khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm hoặc khi có nghi ngờ về an toàn vệ sinh thực phẩm hoặc khi có yêu cầu của các Cục quản lý chuyên ngành.

Chương IV

BIỆN PHÁP XỬ LÝ CÁC TRƯỜNG HỢP VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM

Điều 16: Đối với lô hàng

1. Tuỳ theo mức độ vi phạm quy định về VSATTP sẽ bị xử lý theo qui định của pháp luật và áp dụng các biện pháp phù hợp như: buộc tái xuất hoặc tiêu hủy.

2. Thông báo cho cơ quan thẩm quyền nước xuất khẩu yêu cầu điều tra nguyên nhân và đưa ra các biện pháp khắc phục.

Điều 17: Đối với cơ sở sản xuất kinh doanh

1. Đình chỉ xuất khẩu vào Việt Nam đối với cơ sở sản xuất kinh doanh có kết quả kiểm tra giám sát điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm của cơ sở sản xuất kinh doanh không đáp ứng đầy đủ các quy định của Việt Nam.

2. Cơ sở sản xuất kinh doanh được cho phép xuất khẩu trở lại vào Việt Nam nếu kết quả kiểm tra giám sát sau đó đáp ứng đầy đủ các quy định về điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm của Việt Nam.

Điều 18: Đối với nước xuất khẩu

1. Đình chỉ nhập khẩu sản phẩm của nước xuất khẩu trong trường hợp kết quả kiểm tra giám sát cho thấy hệ thống kiểm soát VSATTP của nước xuất khẩu không tuân thủ các quy định của Việt Nam.

2. Cho phép nước xuất khẩu được xuất khẩu trở lại hàng hoá vào Việt Nam trong trường hợp kết quả kiểm tra giám sát sau đó cho thấy hệ thống kiểm soát VSATTP của nước xuất khẩu đáp ứng đầy đủ các nội dung quy định của Việt Nam.

Chương V

PHÍ, LỆ PHÍ VÀ KINH PHÍ TRIỂN KHAI

Điều 19. Phí, lệ phí

1. Cơ quan kiểm tra cửa khẩu: Thực hiện thu phí, lệ phí kiểm tra xác nhận lô hàng đăng ký nhập khẩu theo qui định hiện hành của Bộ Tài chính.

2. Cơ quan kiểm tra cấp giấy chứng nhận hoặc thông báo về chất lượng VSATTP: Thực hiện thu phí kiểm tra và lệ phí cấp giấy thông báo chất lượng VSATTP cho lô hàng nhập khẩu theo qui định hiện hành của Bộ Tài chính.

Điều 20. Kinh phí triển khai

1. Kinh phí đi kiểm tra tại nước xuất khẩu: Kinh phí đi kiểm tra tại nước xuất khẩu do ngân sách nhà nước cấp. Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản có trách nhiệm chủ trì phối hợp với Cục Thú y xây dựng kế hoạch, dự trù kinh phí thực hiện hàng năm đi kiểm tra tại nước xuất khẩu trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

2. Kinh phí kiểm tra giám sát sản phẩm lưu thông trên thị trường: Kinh phí để thực hiện kiểm tra giám sát sản phẩm lưu thông trên thị trường do ngân sách nhà nước cấp. Cơ quan kiểm tra giám sát có trách nhiệm xây dựng kế hoạch, dự trù kinh phí thực hiện hàng năm, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Chương VI

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 21. Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản

1. Đầu mối tiếp nhận hồ sơ về điều kiện đảm bảo VSATTP các cơ sở sản xuất kinh doanh đăng ký xuất khẩu hàng hóa có nguồn gốc động vật vào Việt Nam từ cơ quan thẩm quyền nước xuất khẩu; trao đổi thông tin, thống nhất kế hoạch kiểm tra với cơ quan thẩm quyền nước xuất khẩu và trình Bộ ban hành quyết định thành lập đoàn kiểm tra của Việt Nam sang kiểm tra tại nước xuất khẩu;

2. Thực hiện công bố danh sách các cơ sở sản xuất kinh doanh (của nước xuất khẩu) đủ điều kiện đảm bảo VSATTP xuất khẩu hàng hóa có nguồn gốc động vật vào Việt Nam; cơ sở sản xuất kinh doanh bị đình chỉ xuất khẩu hàng hóa vào Việt Nam; thông tin cảnh báo cho cơ quan thẩm quyền nước xuất khẩu về lô hàng không đảm bảo VSATTP và yêu cầu điều tra nguyên nhân và đưa ra biện pháp khắc phục.

3. Chủ trì phối hợp với Cục Thú y xây dựng bảng câu hỏi đề nghị cơ quan thẩm quyền nước xuất khẩu trả lời, cung cấp thông tin trước khi sang nước xuất khẩu kiểm tra;

4. Chủ trì, xây dựng kế hoạch, chương trình và thực hiện kiểm tra hệ thống kiểm soát VSATTP và cơ sở sản xuất kinh doanh hàng hóa là sản phẩm động vật thủy sản tại nước xuất khẩu.

5. Chỉ đạo và giám sát các đơn vị trực thuộc trong hoạt động kiểm tra VSATTP và cấp giấy chứng nhận đảm bảo VSATTP hoặc thông báo những trường hợp lô hàng nhập khẩu không đạt yêu cầu VSATTP.

6. Chủ trì, phối hợp với Cục Thú y thực hiện truy xuất nguyên nhân hàng hóa có nguồn gốc động vật nhập khẩu dùng làm thực phẩm không đảm bảo VSATTP.

7. Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc theo phân công phối hợp với các cơ quan chức năng xử lý và giám sát quá trình thực hiện đối với trường hợp không đáp ứng yêu cầu VSATTP.

8. Hướng dẫn Chi cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc đơn vị được Sở giao thực hiện việc kiểm tra giám sát VSATTP hàng hóa sản phẩm động vật thuỷ sản nhập khẩu lưu thông trên địa bàn.

9. Hàng năm, hoặc đột xuất (khi có yêu cầu), báo cáo Bộ về tình hình kiểm tra VSATTP hàng hóa có nguồn gốc động vật nhập khẩu

10. Hàng năm, xây dựng kế hoạch và dự toán kinh phí cho việc thực hiện kiểm tra VSATTP hàng hóa nhập khẩu theo phân công đối với các nội dung không được thu phí, lệ phí trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt, cấp kinh phí.

Điều 22. Cục Thú y

1. Phối hợp với Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản thực hiện kiểm tra hệ thống kiểm soát VSATTP tại nước xuất khẩu.

2. Chủ trì thực hiện kiểm tra thực tế cơ sở sản xuất kinh doanh hàng hóa có nguồn gốc động vật trên cạn tại nước xuất khẩu.

3. Chỉ đạo và giám sát các đơn vị trực thuộc trong hoạt động kiểm tra VSATTP và cấp giấy chứng nhận đảm bảo VSATTP hoặc thông báo những trường hợp lô hàng nhập khẩu không đạt yêu cầu VSATTP.

4. Phối hợp với Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản thực hiện việc truy xuất nguyên nhân lô hàng nhập khẩu không đảm bảo VSATTP.

5. Phối hợp với Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản thực hiện công bố danh sách các cơ sở sản xuất kinh doanh đủ điều kiện đảm bảo VSATTP xuất khẩu hàng hóa vào Việt Nam; cơ sở sản xuất kinh doanh bị đình chỉ xuất khẩu hàng hóa có nguồn gốc động vật vào Việt Nam; thông tin cảnh báo cho cơ quan thẩm quyền nước xuất khẩu về lô hàng không đảm bảo VSATTP và yêu cầu điều tra nguyên nhân và đưa ra biện pháp khắc phục.

6. Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc theo phân công phối hợp với các cơ quan chức năng xử lý và giám sát quá trình thực hiện.

7. Hướng dẫn Chi cục Thú y tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện việc kiểm tra giám sát VSATTP hàng hóa thực phẩm có nguồn gốc động vật trên cạn nhập khẩu lưu thông trên địa bàn.

8. Hàng năm, hoặc đột xuất (khi có yêu cầu), gửi báo cáo kết quả kiểm tra, cấp giấy chứng nhận, thông báo về chất lượng VSATTP hàng hóa nhập khẩu về Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản để tổng hợp báo cáo Bộ.

9. Hàng năm, xây dựng kế hoạch và dự toán kinh phí cho việc thực hiện kiểm tra VSATTP hàng hóa nhập khẩu theo phân công đối với các nội dung không được thu phí, lệ phí trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt, cấp kinh phí.

Điều 23. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

1. Chỉ đạo Chi cục Thú y, Chi cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc đơn vị được Sở giao thực hiện việc kiểm tra giám sát VSATTP hàng hóa có nguồn gốc động vật nhập khẩu lưu thông trên địa bàn theo hướng dẫn của các Cục quản lý chuyên ngành.

2. Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc theo phân công phối hợp với các cơ quan chức năng xử lý (tiêu hủy, tái xuất) và giám sát quá trình thực hiện.

3. Hàng năm, hoặc đột xuất (khi có yêu cầu), gửi báo cáo kết quả kiểm tra giám sát VSATTP đối với hàng hóa là sản phẩm động vật trên cạn dùng làm thực phẩm về Cục Thú y; hàng hoá là sản phẩm động vật thủy sản dùng làm thực phẩm về Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản để tổng hợp báo cáo Bộ.

4. Hàng năm, xây dựng kế hoạch và dự toán kinh phí cho việc thực hiện kiểm tra giám sát VSATTP đối với hàng hóa có nguồn gốc động vật nhập khẩu theo phân công trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, cấp kinh phí.

Điều 24. Trách nhiệm của Chủ hàng:

1. Tạo điều kiện để cán bộ của Cơ quan kiểm tra, giám sát thực thi nhiệm vụ kiểm tra, lấy mẫu phân tích, giám sát hàng hóa theo qui định.

2. Chỉ được đưa lô hàng ra lưu thông sau khi có chứng nhận hoặc thông báo đạt yêu cầu chất lượng VSATTP do Cơ quan có thẩm quyền cấp theo qui định.

3. Chấp hành quyết định xử lý (tiêu hủy, tái xuất) và chịu sự giám sát của Cơ quan có thẩm quyền.

4. Cung cấp hồ sơ, mẫu vật liên quan để phục vụ công tác kiểm tra, truy xuất nguồn gốc;

5. Nộp phí và lệ phí kiểm tra theo qui định hiện hành của Bộ Tài chính và thanh toán các khoản chi phí thực tế trong việc xử lý lô hàng không đạt yêu cầu VSATTP.

Điều 25. Trách nhiệm của Đoàn kiểm tra tại nước xuất khẩu:

1. Thực hiện kiểm tra hệ thống kiểm soát VSATTP và điều kiện đảm bảo VSATTP của các cơ sở sản xuất kinh doanh của nước xuất khẩu sau khi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành quyết định thành lập đoàn kiểm tra.

2. Phối hợp với cơ quan thẩm quyền của nước xuất khẩu triển khai các nội dung kiểm tra.

3. Báo cáo kết quả kiểm tra hệ thống kiểm soát VSATTP, cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm có nguồn gốc động vật của nước xuất khẩu với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chậm nhất 15 ngày kể từ ngày kết thúc đợt kiểm tra tại nước xuất khẩu.

Chương VII

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 26. Hiệu lực thi hành

Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2010.

Điều 27. Sửa đổi, bổ sung

Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, các đơn vị báo cáo về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, sửa đổi, bổ sung.

Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ;
- Lãnh đạo Bộ;
- Công báo Chính phủ; Website Chính phủ;
- Bộ Y tế, Bộ Tài chính, Bộ Công thương, Bộ KH-CN;
- Tổng Cục Hải quan;
- Cục kiểm tra văn bản của Bộ Tư pháp;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư;
- Các Cục, Vụ, Thanh tra, Văn phòng (Bộ NN&PTNT);
- Sở NN&PTNT các tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư;
- Lưu: VT, QLCL.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Lương Lê Phương

PHỤ LỤC 1

DANH SÁCH CƠ SỞ SẢN XUẤT KINH DOANH ĐĂNG KÝ XUẤT KHẨU VÀO VIỆT NAM
(Ban hành kèm theo Thông tư số 25 /2010/TT-BNNPTNT ngày 08 /4 /2010)

TT

Tên cơ sở sản xuất kinh doanh

Mã số

Địa chỉ

Sản phẩm đăng ký xuất khẩu vào Việt Nam

Ghi chú

.......Ngày ....tháng...năm ....

Cơ quan thẩm quyền về VSATTP của nước xuất khẩu

(Ký tên, đóng dấu)

PHỤ LỤC 2

THÔNG TIN VỀ HỆ THỐNG QUẢN LÝ VÀ NĂNG LỰC CỦA CƠ QUAN THẨM QUYỀN CỦA NƯỚC XUẤT KHẨU VỀ KIỂM SOÁT VSATTP
(Ban hành kèm theo Thông tư số 25/2010/TT-BNNPTNT ngày 08/4 /2010)

1. Hệ thống tổ chức và bộ máy quản lý:

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

2. Cán bộ thực thi nhiệm vụ (số lượng, trình độ, các khóa đào tạo về kỹ thuật...):

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

3. Hệ thống các văn bản, tiêu chuẩn, quy trình kiểm soát và chứng nhận VSATTP:

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

4. Hệ thống kiểm tra, giám sát các chất tồn dư, vi sinh vật gây bệnh ... đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh:

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

5. Chương trình kiểm tra, giám sát VSATTP:

.......Ngày ....tháng...năm ....

Cơ quan thẩm quyền về VSATTP của nước xuất khẩu

(Ký tên, đóng dấu)

PHỤ LỤC 3

BẢN TÓM LƯỢC THÔNG TIN VỀ ĐIỀU KIỆN ĐẢM BẢO VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM CỦA CƠ SỞ SẢN XUẤT KINH DOANH
(Ban hành kèm theo Thông tư số 25/2010/TT-BNNPTNT ngày 08/4 /2010)

1. Tên cơ sở sản xuất kinh doanh:

2. Địa chỉ:

3. Sản phẩm sản xuất:

4. Điều kiện sản xuất (chuỗi sản xuất và xuất khẩu)

4.1. Khu vực nuôi, chế biến:

4.2. Phương pháp nuôi, thu hoạch, sơ chế và chế biến, bảo quản:

4.3. Biện pháp vệ sinh, xử lý và kiểm soát nguồn nguyên liệu thức ăn trong quá trình nuôi:

4.4. Phương thức đóng gói (bao gồm cả nhãn mác), vận chuyển, phân phối:

5. Hệ thống quản lý chất lượng áp dụng:

.......Ngày ....tháng...năm ....

Xác nhận của cơ quan thẩm quyền về VSATTP của nước xuất khẩu

(Ký tên, đóng dấu)

THE MINISTRY OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
---------

No. 25/2010/TT-BNNPTNT

Hanoi, April 08, 2010

 

CIRCULAR

GUIDING THE FOOD HYGIENE AND SAFETY INSPECTION OF IMPORTS OF ANIMAL ORIGIN

Pursuant to the Government's Decree No. 01/ 2008/ND-CP of January 3, 2008, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry- of Agriculture and Rural Development; and the Government's Decree No. 75/2009/ND-CP of September 10, 2009, amending Article3 of the Government's Decree No. 01/2008/ ND-CP of January 3, 2008, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Agriculture and Rural Development;
Pursuant to Food Hygiene and Safety Ordinance No. 12/2003/PL-UBTVQH, which was passed on July 26, 2003,p by the National
Assembly Standing Committee;
Pursuant to Animal Health Ordinance No. 18/ 2004/PL-UBTVQH, which was passed on April 29, 2004, by the National Assembly Standing Committee;
Pursuant to the Government's Decree No. I63/2004/ND-CP of September 7, 2004, detailing a number of articles of the Ordinance on Food Hygiene and Safety;
Pursuant to the Government's Decree No. 79/ 2008/ND-CP of July 18, 2008, stipulating the organizational system of food hygiene and safety management, inspection and testing;
Pursuant to the Government s Decree No. 33/ 2005/ND-CP of March 15, 2005, detailing a number of articles of the Animal Health Ordinance; and the Government's Decree No. 119/2008/ND-CP of November 28, 2008, amending and supplementing a number of articles of the Government's Decree No. 33/2005/ ND-CP of March 15, 2005, detailing a number of articles of the Animal Health Ordinance;
The Ministry of Agriculture and Rural Development guides the food hygiene and safety inspection of imports of animal origin under its management as follows:

Chapter 1

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope of regulation

1. This Circular guides the food hygiene and safety inspection of imports of animal origin under the Ministry of Agriculture and Rural Development's management, which include food products of terrestrial and aquatic animal origin, and responsibilities and powers of involved parties.

2. This Circular does not regulate the quarantine of animals and animal products.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

This Circular applies to domestic and overseas manufacturers and traders of food products of animal origin imported into Vietnam.

Article 3. Imports of animal origin free from food hygiene and safety inspection

1. Hand-carried goods for personal consumption, food being gifts and diplomatic and consular packages as defined by law;

2. Transit goods;

3. Goods stored at bonded warehouses.

Article 4. Interpretation of terms

In this Circular, the terms below are construed as follows:

1. Food hygiene and safety means necessary conditions and measures to ensure that food be harmless to the health and life of users.

2. Inspection of the food hygiene and safety control system means examination of the system of legal documents on and organizational apparatus and capacity of food hygiene and safety control bodies of exporting countries.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. Lot for inspection means the quantity of goods of the same type and the same manufacturer or trader registered for inspection at one lime.

Article 5. Requirements on an import lot

1. To be manufactured by a manufacturer which is recognized by a competent Vietnamese agency as fully meeting food hygiene and safety requirements under Vietnam law;

2. To be accompanied by a certificate of compliance with food hygiene and safety regulations issued by a competent body of the exporting country (except aquatic animals which are caught and processed at sea by foreign fishing vessels and sold directly to Vietnam);

3. To be produced or sold in Vietnam only after it is inspected at a border gate or storage yard by a competent Vietnamese inspection agency and obtains a certificate or notice of proper food hygiene and safety.

Article 6. Inspection principles

1. Inspection in exporting countries: To inspect food hygiene and safety control systems of exporting countries and food hygiene and safety conditions of registered Vietnam-bound exporters:

2. All lots of food imports of animal origin are subject to examination of registration dossiers and visual and sensory inspection. Sampling for analysis of food hygiene and safety criteria complies with Article 14 of this Circular.

Article 7. Inspection grounds

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. When Vietnam has signed bilateral treaties or agreements with exporting countries, those treaties or agreements shall be complied with.

Article 8. Inspection and control agencies

1. Agencies conducting inspection in exporting countries: The National Agro-Forestry-Fisheries Quality Assurance Department shall assume the prime responsibility for. and coordinate with the Animal Health Department and concerned agencies in. conducting such inspection.

2. Agencies conducting inspection at border gates: units under or authorized by the Animal Health Department.

3. Agencies conducting inspection at storage-yards and issuing certificates or notices of food hygiene and safety quality:

a/ For terrestrial animal products: units under or authorized by the Animal Health Department.

b/ For aquatic animal products: units under or authorized by the National Agro-Forestry-Fisheries Quality Assurance Department.

4. Agencies inspecting and controlling products on market sale:

a/ Animal Health Sub-Departments of provinces and centrally run cities shall inspect and control lots of imported terrestrial animal products within the control program provided in the Agriculture and Rural Development Ministry's Circular No. 05/2010/TT-BNN of January 22. 2010, guiding the hygiene and safety inspection and control of agricultural food before market sale.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Chapter II

FOOD HYGIENE AND SAFETY INSPECTION IN EXPORTING COUNTRIES

Article 9. Registration dossiers

The competent body of an exporting country shall submit registration dossiers to the National Agro-Forestry-Fisheries Quality Assurance Department. A dossier comprises:

-A list of registered Vietnam-bound exporters, made according to a form provided in Appendix 1 to this Circular (not printed herein);

- Information on the food hygiene and safety control system and capacity of the competent body of the exporting country, made according to a form provided in Appendix 2 to this Circular (not printed herein):

- Brief information of food hygiene and safety conditions of exporters, made according to a form provided in Appendix 3 to this Circular (not printed herein).

Article 10. Verification of registration dossiers

Within 30 working days after receiving a complete registration dossier and list of exporters of the competent body of an exporting country, the National Agro-Forestry-Fisheries Quality Assurance Department shall assume the prime responsibility for. and coordinate with the Animal Health Department in. verifying the dossier, notify that body of verification results and the inspection plan when inspection in the exporting country is required.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. The legal system on food hygiene and safety management and control;

2. Capacity of the food hygiene and safety control body of the exporting country;

3. Food hygiene and safety conditions of registered Vietnam-bound exporters.

Article 12. Inspection modes

1. First-time inspection: To inspect the food hygiene and safety control system and food hygiene and safety conditions of exporters of an exporting country to recognize their export to Vietnam.

2. Supervisory inspection: To inspect the maintenance of the food hygiene and safety control system of an exporting country and food hygiene and safety conditions of recognized exporters.

Article 13. Processing of inspection results and announcement of lists of eligible Vietnam-bound exporters

1. When physical inspection in an exporting country is not required, the National Agro-Forestry-Fisheries Quality Assurance Department shall announce inspection results together with a list of eligible Vietnam-bound exporters.

2. When physical inspection in an exporting country is required, within 30 working days after concluding an inspection in the exporting country, the National Agro-Forestry-Fisheries Quality Assurance Department shall process and announce inspection results together with a list of eligible Vietnam-bound exporters.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. When wishing to add Vietnam-bound exporters, the competent body of an exporting country shall submit a dossier under Article 9 of this Circular to a competent Vietnamese agency for consideration (dossier verification or physical inspection in the exporting country) and addition to the list of eligible Vietnam-bound exporters.

Chapter III

FOOD HYGIENE AND SAFETY INSPECTION OF IMPORT LOTS IN VIETNAM

Article 14. Inspection contents, order and procedures

1. For lots of aquatic animal products: To comply with the Agriculture and Rural Development Ministry's Decision No. 118/2008/ QD-BNN of December 11. 2008. promulgating the Regulation on inspection and certification of quality and food hygiene and safety of aquatic products, and Circular No. 78/2009/TT-BNN of December 10. 2009. on inspection and sampling for testing of aquatic product lots, and relevant laws.

2. For lots of terrestrial animal products: To comply with the Agriculture and Rural Development Ministry's Decision No. 86/2005/ QD-BNN of December 26. 2005. promulgating dossier forms of animal and animal product quarantine and veterinary hygiene inspection: Decision No. 15/2006/QD-BNN of March 8. 2006, providing the process and procedures for quarantine of animal and animal products and veterinary hygiene inspection: and Circular No. 11/2009/TT-BNN of March 4. 2009. amending and supplementing a number of provisions on the process and procedures for quarantine of animals and animal products and veterinary hygiene inspection promulgated together with Decision No. 15/2006/QD-BNN of March 8. 2006. and relevant laws.

Article 15. Inspection and control of goods on market sale

1. To check the origin of import lots;

2. To inspect conditions of preservation, division, packing and circulation in the market:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Chapter IV

MEASURES TO HANDLE VIOLATIONS OF FOOD HYGIENE AND SAFETY REGULATIONS

Article 16. For import lots

1. Depending on the severity of violation of food hygiene and safety regulations, to handle them under law and apply appropriate measures such as forced re-export or destruction.

2. To notify competent bodies of exporting countries of violations and request them to find out causes and take remedies.

Article 17. For exporters

1. To suspend inspected exporters that fail to fully meet Vietnam's food hygiene and safety requirements from export to Vietnam.

2. To permit exporters to resume their export to Vietnam if subsequent inspection results show that they fully meet Vietnam's food hygiene and safety requirements.

Article 18. For exporting countries

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. To permit a country to resume its export to Vietnam when subsequent inspection results show that this country's food hygiene and safety control system fully meets Vietnam's requirements.

Chapter V

CHARGES. FEES AND FUNDS FOR IMPLEMENTATION

Article 19. Charges and fees

1. Border-gate inspection agencies shall collect charges and fees for the inspection and certification of registered import lots under the Ministry of Finance's current regulations.

2. Inspection agencies issuing certificates or notices of food hygiene and safety quality shall collect inspection charges and fees for the issuance of notices of food hygiene and safety quality of import lots under the Ministry of Finance's current regulations.

Article 20. Funds for implementation

1. Funds for inspection in exporting countries shall be allocated from the state budget. The National Agro-Forestry-Fisheries Quality Assurance Department shall assume the prime responsibility for. and coordinate with the Animal Health Department in, elaborating plans and estimating costs for annual inspection in exporting countries and submitting them to competent authorities for approval.

2. Funds for inspection and control of products on market sale shall be allocated from the state budget. Inspection and control agencies shall elaborate plans and estimate costs for annual implementation and submit them to competent authorities for approval.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION

Article 21. The National Agro-Forestry-Fisheries Quality Assurance Department

1. To be the focal point for receiving from competent bodies of exporting countries dossiers of food hygiene and safety assurance of registered exporters of products of animal origin: to exchange information and reach agreement on inspection plans with competent bodies of exporting countries and propose the Ministry to issue decisions to set up Vietnam teams to conduct inspection in exporting countries:

2. To announce lists of exporters of products of animal origin (of the exporting country) that assure food hygiene and safety: and those suspended from export to Vietnam; to inform and warn competent bodies of exporting countries of import lots failing to assure food hygiene and safety and request them to find out causes and take remedies.

3. To assume the prime responsibility for, and coordinate with the Animal Health Department in. elaborating questionnaires for competent bodies of exporting countries to provide answers and information before inspection visits to exporting countries:

4. To assume the prime responsibility for. formulate plans and programs on. and conduct, inspection of food hygiene and safety control systems and manufacturers and traders of products of animal origin in exporting countries.

5. To direct and supervise its attached units in conducting food hygiene and safety inspection and issuing certificates of assurance, or notices of non-assurance, of food hygiene and safety for import lots.

6. To assume the prime responsibility for, and coordinate with the Animal Health Department in. tracking down causes of non-assurance of hygiene and safety assurance of imported goods of animal origin.

7. To direct its attached units in coordinating with functional agencies according to their assignment in handling and supervising those failing to meet food hygiene and safety requirements.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

9. To annually or irregularly (upon request) report on food hygiene and safety inspection of imports of animal origin.

10. To annually elaborate plans and estimate costs to conduct food hygiene and safety inspection of imports free of charge and submit them to the Ministry of Agriculture and Rural Development for approval and fund allocation.

Article 22. The Animal Health Department

1. In coordinate with the National Agro-Forestry-Fisheries Quality Assurance Department in inspecting food hygiene and safety control systems in exporting countries.

2. To assume the prime responsibility for conducting physical inspection of manufacturers and traders of terrestrial animal products in exporting countries.

3. To direct and supervise its attached units in conducting food hygiene and safety inspection and issuing certificates of assurance or notices of non-assurance of food hygiene and safety for import lots.

4. To coordinate with the National Agro-Forestry-Fisheries Quality Assurance Department in tracking down causes of import lots' non-assurance of food hygiene and safety.

5. To coordinate with the National Agro-Forestry-Fisheries Quality Assurance Department in announcing lists of exporters of products of animal origin assuring food hygiene and safety and those suspended from export to Vietnam: to inform and warn competent bodies of exporting countries of import lots failing to assure food hygiene and safety and request them to find out causes and take remedies.

6. To direct its attached units in coordinating with functional agencies according to their assignment in handling and supervising the implementation.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

8. To annually or irregularly (upon request) send reports on inspection results, issuance of certificates and notices of food hygiene and safety quality of imports to the National Agro-Forestry-Fisheries Quality Assurance Department for summarization and reporting to the Ministry.

9. To annually formulate plans and estimate costs for food hygiene and safety inspection of imports free of charge as assigned and submit them to the Ministry of Agriculture and Rural Development for approval and fund allocation.

Article 23. Provincial-level Agriculture and Rural Development Departments

1. To direct Animal Health Sub-Departments and Agro-Forestry-Fisheries Quality Assurance Sub-Departments of provinces and centrally run cities or units assigned by provincial-level Agriculture and Rural Development Departments to conduct food hygiene and safety inspection and control of imports of animal origin circulated in their localities under the guidance of line management departments.

2. To direct their attached units in coordinating with functional agencies according to their assignment in handling violations (destruction, re-export) and supervising implementation.

3. To annually or irregularly (upon request) submit reports on hygiene and safety inspection and control of terrestrial animal products to the Animal health Department and of aquatic animal-based food, to the National Agro-Forestry-Fisheries Quality Assurance Department for summarization and reporting to the Ministry.

4. To annually elaborate plans and estimate costs for food hygiene and safety inspection and control of imports of animal origin as assigned and submit them to competent authorities for approval and fund allocation.

Article 24. Responsibilities of goods owners

1. To create conditions for inspectors of inspection and control agencies to inspect, sample for analysis and control goods under regulations.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. To observe handling (destruction, re-export) decisions and be supervised by competent agencies.

4. To provide related dossiers and specimens for inspection and tracking down of goods origin;

5. To pay inspection charges and fees under the Ministry of Finance's current regulations and pay actual expenses for disposal of goods lots failing to assure food hygiene and safety.

Article 25. Responsibilities of inspection teams in exporting countries;

1. To inspect food hygiene and safety control systems and food hygiene and safely conditions of exporters of exporting countries after the Ministry of Agriculture and Rural Development issues a decision to form an inspection team.

2. To coordinate with competent bodies of exporting countries in conducting inspection.

3. To report on inspection results of food hygiene and safety control systems and manufacturers and traders of animal food products of animal origin of exporting countries to the Ministry of Agriculture and Rural Development within 15 days after concluding inspections in an exporting country.

Chapter VII

IMPLEMENTATION PROVISIONS

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

This Circular takes effect on July 1. 2010.

Article 27. Amendment and supplementation

Any problems arising in the course of implement-tation should be reported to the Ministry of Agriculture and Rural Development for consideration, amendment and supplementation.-

 

 

FOR THE MINISTER OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT
DEPUTY MINISTER




Luong Le Phuong

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 25/2010/TT-BNNPTNT ngày 08/04/2010 hướng dẫn việc kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm đối với hàng hóa có nguồn gốc động vật nhập khẩu do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


13.712

DMCA.com Protection Status
IP: 18.226.93.22
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!