Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 56/2009/TT-BNNPTNT kiểm tra giám sát vệ sinh an toàn thực phẩm thủy sản trước khi đưa ra thị trường

Số hiệu: 56/2009/TT-BNNPTNT Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Người ký: Lương Lê Phương
Ngày ban hành: 07/09/2009 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------

Số: 56/2009/TT-BNNPTNT

Hà Nội, ngày 07 tháng 9 năm 2009

THÔNG TƯ

KIỂM TRA, GIÁM SÁT VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM THỦY SẢN TRƯỚC KHI ĐƯA RA THỊ TRƯỜNG

Căn cứ Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Luật Thuỷ sản ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm và Nghị định số 163/2004/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2004 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm;
Căn cứ Nghị định số 79/2008/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2008 của Chính phủ quy định hệ thống tổ chức quản lý, thanh tra và kiểm nghiệm về vệ sinh an toàn thực phẩm;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 31/2009/TTLT-BNNPTNT-BNV ngày 05 tháng 6 năm 2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Nội vụ về việc hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức và biên chế của Chi Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn công tác kiểm tra, giám sát vệ sinh an toàn thực phẩm thủy sản trước khi đưa ra thị trường như sau:

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này hướng dẫn về trình tự, nội dung thực hiện kiểm tra, giám sát vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) đối với thực phẩm thủy sản trước khi đưa ra thị trường; trách nhiệm của các cơ quan thực hiện kiểm tra, giám sát và cơ sở tham gia hoạt động sản xuất kinh, doanh thuỷ sản trước khi đưa ra thị trường (sau đây gọi tắt là cơ sở).

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1.Thông tư này áp dụng đối với:

a) Cơ sở nuôi trồng thủy sản.

b) Tàu cá; Cảng cá; Chợ cá; Cơ sở sản xuất nước đá độc lập phục vụ bảo quản và chế biến thực phẩm thủy sản; Cơ sở thu mua, sơ chế, lưu giữ, bảo quản, đóng gói, chế biến thực phẩm thủy sản chỉ phục vụ tiêu thụ nội địa.

c) Tàu chế biến thực phẩm thủy sản xuất khẩu; cơ sở làm sạch và cung ứng nhuyễn thể hai mảnh vỏ sống; kho lạnh độc lập có bảo quản thực phẩm thủy sản; cơ sở sơ chế, lưu giữ, bảo quản, đóng gói, chế biến thủy sản có sản phẩm xuất khẩu.

2. Thông tư này không áp dụng đối với: Các cơ sở sản xuất thủy sản không nhằm mục đích đưa sản phẩm ra tiêu thụ trên thị trường.

Điều 3. Giải thích thuật ngữ

Trong Thông tư này, một số từ ngữ được hiểu như sau:

1. Thực phẩm thủy sản: là tất cả các loài động, thực vật sống trong nước và lưỡng cư, kể cả trứng và những bộ phận của chúng được sử dụng làm thực phẩm hoặc thực phẩm phối chế mà thành phần của nó có chứa thuỷ sản.

2. Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thủy sản: là tổ chức, cá nhân đánh bắt, nuôi trồng, thu mua, bảo quản, sơ chế, chế biến sản phẩm thủy sản.

3. Đưa ra thị trường: là việc đưa sản phẩm thủy sản từ các cơ sở sản xuất, kinh doanh thủy sản ra tiêu thụ trong nước hoặc xuất khẩu.

4. Kiểm tra: là việc đánh giá mức độ đáp ứng của cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuỷ sản và sản phẩm thực phẩm thuỷ sản so với các quy chuẩn, quy định kỹ thuật về VSATTP theo quy định hiện hành.

5. Giám sát: là việc lấy mẫu phân tích sản phẩm trên các công đoạn sản xuất kinh doanh thực phẩm thủy sản nhằm đánh giá mức độ tuân thủ của sản phẩm thuỷ sản so với các quy chuẩn, quy định kỹ thuật về VSATTP (không bao gồm việc lấy mẫu thẩm tra điều kiện đảm bảo VSATTP của cơ sở).

Điều 4. Cơ quan kiểm tra, giám sát

Cơ quan kiểm tra, giám sát VSATTP (sau đây gọi tắt là cơ quan kiểm tra) thủy sản trước khi đưa ra thị trường, bao gồm:

1. Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản: chịu trách nhiệm tổ chức kiểm tra việc áp dụng các biện pháp đảm bảo VSATTP trong toàn bộ quá trình từ đánh bắt, bảo quản, vận chuyển cho đến khi tàu cập cảng.

2. Cục Nuôi trồng thủy sản: chịu trách nhiệm tổ chức kiểm tra VSATTP trong quá trình nuôi trồng thủy sản.

3. Cục Thú y: chịu trách nhiệm tổ chức kiểm tra VSATTP của thủy sản tại chợ cá.

4. Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản chịu trách nhiệm:

a) Tổ chức kiểm tra VSATTP đối với các cơ sở nêu tại Điểm c, Khoản 1, Điều 2 Thông tư này.

b) Triển khai các Chương trình giám sát quốc gia về VSATTP thủy sản.

5. Các cơ quan chuyên môn thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Cơ quan kiểm tra địa phương) theo nhiệm vụ được giao chịu trách nhiệm:

a) Kiểm tra VSATTP đối với các cơ sở nêu tại Điểm b, Khoản 1, Điều 2, Thông tư này.

b) Tham gia các Chương trình giám sát quốc gia về VSATTP thủy sản.

Điều 5. Điều kiện sản phẩm thủy sản được đưa ra thị trường

1. Sản phẩm thủy sản dùng làm thực phẩm đưa ra tiêu thụ tại thị trường trong nước:

a) Đối với sản sản phẩm thủy sản tươi, sống phải đảm bảo có thông tin để truy xuất được nguồn gốc xuất xứ sản phẩm.

b) Đối với sản phẩm thủy sản đã qua sơ chế, chế biến phải đáp ứng một trong các điều kiện sau:

- Được sản xuất, kinh doanh tại cơ sở sơ chế, chế biến, lưu giữ, bảo quản đã được công nhận đủ điều kiện đảm bảo VSATTP;

- Có Giấy chứng nhận chất lượng VSATTP thủy sản của Cơ quan kiểm tra địa phương cấp theo quy định tại Quy chế ban hành kèm theo Quyết định số 118/2008/QĐ-BNN ngày 11/12/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (sau đây gọi tắt là Quy chế 118);

- Đã được xác nhận công bố hợp quy;

2. Sản phẩm thủy sản được xuất khẩu nếu đáp ứng:

a) Được sản xuất từ cơ sở đã được công nhận đủ điều kiện đảm bảo VSATTP theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; đồng thời, đáp ứng các quy định của các thị trường nhập khẩu tương ứng.

b) Được kiểm tra chứng nhận về chất lượng, VSATTP (yêu cầu ghi nhãn, tỉ lệ mạ băng, chỉ tiêu sinh học, hóa học...) theo quy định của nước nhập khẩu hoặc quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố áp dụng theo từng thời kỳ.

Chương II

HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA, GIÁM SÁT

Điều 6. Quá trình khai thác, bảo quản vận chuyển thủy sản về cảng cá

Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản chịu trách nhiệm tổ chức:

1. Kiểm tra việc áp dụng các biện pháp đảm bảo VSATTP trong toàn bộ quá trình từ đánh bắt, bảo quản, vận chuyển cho đến khi tàu cập cảng theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia số QCVN 02 - 13: 2009/BNNPTNT Tàu cá - Điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

2. Kiểm tra việc tuân thủ các quy định của Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc cấm khai thác, bảo quản, vận chuyển các loài thủy sản có độc dùng làm thực phẩm.

Điều 7. Tại cơ sở nuôi trồng/thu hoạch thủy sản

1. Cục Nuôi trồng thủy sản: tổ chức việc kiểm tra, chứng nhận điều kiện nuôi đảm bảo VSATTP theo quy định hiện hành của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

2. Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản tổ chức triển khai:

a) Chương trình giám sát quốc gia về dư lượng hóa chất độc hại đối với thủy sản nuôi theo quy định tại Quy chế ban hành kèm theo Quyết định số 130/2008/QĐ-BNN .

b) Chương trình giám sát quốc gia về ATVS trong thu hoạch nhuyễn thể hai mảnh vỏ theo quy định tại Quy chế ban hành kèm theo Quyết định số 131/2008/QĐ-BNN .

Điều 8. Tại cảng cá

Cơ quan kiểm tra địa phương chịu trách nhiệm:

1. Kiểm tra điều kiện đảm bảo VSATTP đối với tàu cá, cảng cá, cơ sở sản xuất nước đá tại cảng theo trình tự thủ tục quy định tại Quy chế ban hành kèm theo Quyết định số 117/2008/QĐ-BNN ngày 11/12/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (sau đây gọi tắt là Quy chế 117) và các QCVN tương ứng như sau:

a) Đối với tàu cá: QCVN 02 - 13: 2009/BNNPTNT Tàu cá - Điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

b) Đối với cảng cá: QCVN 02 - 12: 2009/BNNPTNT Cảng cá - Điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

c) Đối với cơ sở sản xuất nước đá tại cảng: QCVN 02-08: 2009/BNNPTNT Cơ sở sản xuất nước đá thủy sản - Điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

2. Tổ chức hoạt động kiểm tra cảm quan đối với nguyên liệu, sản phẩm thuỷ sản tại cảng khi tàu cập bến, trong trường hợp cần thiết có thể lấy mẫu kiểm nghiệm các chỉ tiêu về VSATTP; lấy mẫu giám sát VSATTP thủy sản tại cảng theo Chương trình giám sát quốc gia về VSATTP thủy sản sau thu hoạch nêu tại Chương III Thông tư này.

3. Kiểm tra các thông tin phục vụ truy xuất nguồn gốc đối với sản phẩm thuỷ sản của tàu (loài thủy sản, khối lượng, ngư trường khai thác) trước khi đưa ra thị trường.

Điều 9. Tại cơ sở thu mua, bảo quản nguyên liệu thuỷ sản

Cơ quan kiểm tra địa phương chịu trách nhiệm thực hiện:

1. Kiểm tra điều kiện đảm bảo VSATTP theo trình tự thủ tục quy định tại Quy chế 117 và Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia số QCVN 02 - 10: 2009/BNNPTNT Cơ sở thu mua thủy sản - Điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

2. Kiểm tra cảm quan đối với nguyên liệu, sản phẩm thuỷ sản tại cơ sở, trong trường hợp cần thiết có thể lấy mẫu kiểm nghiệm các chỉ tiêu về VSATTP; lấy mẫu giám sát VSATTP thủy sản tại cơ sở theo Chương trình giám sát quốc gia về VSATTP thủy sản sau thu hoạch nêu tại Chương III Thông tư này.

3. Kiểm tra việc đảm bảo thông tin truy xuất nguồn gốc đối với sản phẩm thủy sản được thu mua, phân loại, bảo quản và đưa ra thị trường của cơ sở.

Điều 10. Tại cơ sở sơ chế, chế biến, đóng gói, lưu trữ, bảo quản thành phẩm

1. Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản và Cơ quan kiểm tra địa phương chịu trách nhiệm kiểm tra điều kiện đảm bảo VSATTP đối với cơ sở sơ chế, chế biến, đóng gói, lưu trữ, bảo quản thành phẩm theo quy định tại Quy chế 117 và các QCVN tương ứng như sau:

a) Đối với cơ sở chế biến thủy sản: QCVN 02 - 01: 2009/BNNPTNT Cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm thuỷ sản - Điều kiện chung đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và QCVN 02 - 02: 2009/BNNPTNT Cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm thuỷ sản - Chương trình đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm theo nguyên tắc HACCP.

b) Đối với cơ sở chế biến thủy sản ăn liền: QCVN 02 - 03: 2009/BNNPTNT Cơ sở chế biến thuỷ sản ăn liền - Điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

c) Đối với cơ sở sản xuất đồ hộp thủy sản: QCVN 02 - 04: 2009/BNNPTNT Cơ sở sản xuất đồ hộp thủy sản - Điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

d) Đối với cơ sở chế biến thủy sản khô: QCVN 02 - 05: 2009/BNNPTNT Cơ sở chế biến thuỷ sản khô - Điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

e) Đối với cơ sở sản xuất nước mắm: QCVN 02 - 06: 2009/BNNPTNT Cơ sở sản xuất nước mắm - Điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

g) Đối với cơ sở sản xuất nhuyễn thể 2 mảnh vỏ: QCVN 02 - 07: 2009/BNNPTNT Cơ sở sản xuất nhuyễn thể 2 mảnh vỏ - Điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

h) Đối với kho lạnh bảo quản: QCVN 02 - 09: 2009/BNNPTNT Kho lạnh thủy sản - Điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

2. Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản kiểm tra, chứng nhận đối với sản phẩm thực phẩm thuỷ sản xuất khẩu theo quy định tại Quy chế 118 và các quy định có liên quan về kiểm tra, lấy mẫu kiểm nghiệm lô hàng thủy sản của Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn.

3. Cơ quan kiểm tra địa phương kiểm tra, chứng nhận đối với sản phẩm thuỷ sản trước khi đưa ra tiêu thụ tại thị trường nội địa theo quy định tại Quy chế 118 và các quy định có liên quan về việc lấy mẫu, kiểm tra của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Điều 11. Tại Chợ cá

1. Cục Thú y tổ chức việc kiểm tra VSATTP của thủy sản tại chợ kết hợp kiểm dịch thủy sản theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia số QCVN 02 - 11: 2009/BNNPTNT Chợ cá - Điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và quy định có liên quan của Bộ Y tế.

2. Cơ quan kiểm tra địa phương lấy mẫu giám sát VSATTP tại chợ cá theo Chương trình giám sát quốc gia về VSATTP thủy sản sau thu hoạch nêu tại Chương III Thông tư này.

Chương III

CHƯƠNG TRÌNH GIÁM SÁT QUỐC GIA VỀ VSATTP THỦY SẢN SAU THU HOẠCH

Điều 12. Xây dựng và phê duyệt kế hoạch triển khai Chương trình giám sát

1. Căn cứ kết quả kiểm tra, giám sát của năm trước, thông tin phản ánh của người tiêu dùng, cảnh báo của thị trường về VSATTP và hướng dẫn của Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thuỷ sản, cơ quan kiểm tra địa phương xây dựng kế hoạch, dự trù kinh phí triển khai Chương trình giám sát trình Sở Nông nghiệp và PTNT phê duyệt trước khi gửi Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thuỷ sản tổng hợp trình Bộ.

2. Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thuỷ sản tổng hợp kế hoạch triển khai Chương trình giám sát trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt và cấp kinh phí; tổ chức thực hiện thống nhất Chương trình trong phạm vi cả nước.

Điều 13. Phạm vi, đối tượng và chế độ giám sát

1. Phạm vi, đối tượng, chỉ tiêu giám sát:

a) Phạm vi giám sát: Chương trình giám sát được triển khai tại các cảng cá, chợ cá, cơ sở thu gom, sơ chế, lưu giữ, bảo quản thủy sản trong phạm vi cả nước.

b) Đối tượng và chỉ tiêu giám sát:

- Đối với thủy sản khai thác: lấy mẫu giám sát các chỉ tiêu vi sinh vật; kim loại nặng; hóa chất bảo quản (urê, hàn the, sun phít, chloramphenicol); độc tố tự nhiên.

- Đối với thủy sản nuôi: lấy mẫu giám sát các chỉ tiêu hoá chất bảo quản, vi sinh vật.

2. Các chế độ giám sát:

a) Giám sát định kỳ: là chế độ giám sát thông thường được thực hiện với tần suất:

- 1 đợt/năm đối với các sản phẩm thủy sản ướp muối, đông lạnh, khô không ăn liền; nước mắm, sản phẩm dạng mắm và các sản phẩm tương tự.

- 2 đợt/năm đối với các sản phẩm thủy sản ăn liền, sản phẩm thủy sản được sản xuất từ loài thủy sản có mối nguy gắn liền với loài.

b) Giám sát đột xuất: là chế độ giám sát thực hiện khi có sự cố về VSATTP; theo yêu cầu quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Điều 14. Lấy mẫu giám sát

1. Mẫu được lấy theo nguyên tắc ngẫu nhiên.

2. Mẫu sau khi lấy phải được niêm phong có chữ ký của người lấy mẫu, đại diện cơ sở được lấy mẫu. Trường hợp đại điện cơ sở không ký, niêm phong có chữ ký của người lấy mẫu vẫn có giá trị pháp lý.

3. Lập biên bản lấy mẫu, bảo quản mẫu và gửi đến Phòng kiểm nghiệm được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ định.

Điều 15. Kiểm nghiệm và thông báo kết quả kiểm nghiệm

1. Việc phân tích mẫu được thực hiện theo đúng phương pháp của Phòng kiểm nghiệm đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ định.

2. Sau khi có kết quả phân tích, Phòng kiểm nghiệm gửi thông báo tới Cơ quan gửi mẫu (cơ quan kiểm tra địa phương), đồng gửi Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản.

Điều 16. Xử lý vi phạm

Trong trường hợp mẫu giám sát VSATTP thủy sản sau thu hoạch có kết quả phân tích không phù hợp với quy định hoặc quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, Cơ quan kiểm tra địa phương thực hiện:

1. Thông báo kết quả phân tích không đạt cho cơ sở và yêu cầu cơ sở thực hiện các biện pháp khắc phục phù hợp.

2. Thành lập đoàn kiểm tra đột xuất về điều kiện đảm bảo VSATTP của cơ sở và lấy mẫu thẩm tra nếu cần. Nếu kết quả mẫu thẩm tra không đạt, cơ quan kiểm tra địa phương xử lý vi phạm hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý theo các quy định hiện hành và yêu cầu cơ sở thực hiện các biện pháp khắc phục; kể cả việc thu hồi sản phẩm đã lưu thông trên thị trường và đề nghị cơ quan chức năng thu hồi giấy phép kinh doanh của cơ sở.

3. Trường hợp không nhất trí với kết quả phân tích, trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được thông báo kết quả không đạt, cơ sở có quyền đề nghị phòng kiểm nghiệm được chỉ định khác thực hiện phân tích lại đối với mẫu lưu. Kết quả phân tích lại được Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản xem xét xử lý, kết luận. Chi phí phân tích lại do chủ cơ sở chi trả.

4. Trường hợp có đầy đủ bằng chứng cho thấy sản phẩm không phù hợp với quy định, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng hoặc cơ sở không thực hiện các yêu cầu trong thông báo thì cơ quan kiểm tra địa phương kiến nghị cơ quan chức năng xử lý theo quy định của pháp luật, thông báo công khai trên phương tiện thông tin đại chúng.

Chương IV

TRÁCH NHIỆM QUYỀN HẠN

Điều 17. Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản

1. Xây dựng, trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ban hành các quy định, quy chuẩn kỹ thuật về VSATTP thủy sản trong quá trình đánh bắt, bảo quản, vận chuyển thủy sản trên tàu đảm bảo VSATTP và hướng dẫn thực hiện trong phạm vi toàn quốc;

2. Chủ trì phổ biến, tập huấn cho ngư dân áp dụng các phương pháp đánh bắt, bảo quản vận chuyển trên tàu đảm bảo VSATTP;

3. Chỉ đạo các Chi cục trực thuộc phối hợp với Cơ quan kiểm tra địa phương trong việc thực hiện hoạt động kiểm tra, giám sát theo các nội dung nêu tại Điều 6 và xử lý các tàu cá không duy trì điều kiện đảm bảo VSATTP thủy sản theo quy định tại Điểm a, Khoản 1, Điều 8 Thông tư này.

Điều 18. Cục Nuôi trồng thủy sản

1. Chủ trì xây dựng, trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ban hành các quy định, quy chuẩn quốc gia về điều kiện nuôi đảm bảo VSATTP đối với cơ sở nuôi trồng thủy sản và hướng dẫn thực hiện trong phạm vi toàn quốc;

2. Hướng dẫn, tổ chức kiểm tra, chứng nhận điều kiện nuôi đảm bảo VSATTP đối với cơ sở nuôi trồng thủy sản; quản lý và cấp mã số đăng ký đến từng cơ sở nuôi;

3. Định kỳ hàng năm công bố danh sách các Cơ sở thuộc phạm vi quản lý; danh sách các Cơ sở được công nhận đủ điều kiện đảm bảo VSATTP trên phạm vi cả nước.

Điều 19. Cục Thú y

1. Xây dựng, trình Bộ ban hành các quy định, quy chuẩn kỹ thuật về VSATTP trong quá trình kinh doanh, bảo quản thủy sản tại chợ cá và hướng dẫn thực hiện trong phạm vi toàn quốc;

2. Chủ trì phổ biến, tập huấn cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh tại chợ áp dụng các biện pháp đảm bảo VSATTP;

3. Phối hợp với Cục Nuôi trồng thủy sản hướng dẫn triển khai các quy trình nuôi đảm bảo an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm.

Điều 20. Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thuỷ sản

1. Hướng dẫn thống nhất triển khai các Chương trình giám sát quốc gia; định kỳ thẩm tra các hoạt động liên quan đến Chương trình giám sát quốc gia;

2. Rà soát, đề xuất trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ban hành các quy định, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về VSATTP thủy sản trong phạm vi được phân công và hướng dẫn thực hiện áp dụng trong toàn quốc;

3. Tổ chức đào tạo, tập huấn, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ kiểm tra VSATTP cho các Cơ quan kiểm tra địa phương;

4. Hàng năm, phối hợp với các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thống nhất danh sách các Cơ sở thuộc phạm vi quản lý; công bố danh sách các Cơ sở được công nhận đủ điều kiện đảm bảo VSATTP trên phạm vi cả nước;

5. Tổng hợp và thông báo danh sách các phòng kiểm nghiệm được chỉ định tham gia phân tích các chỉ tiêu về VSATTP thủy sản.

Điều 21. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

1. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Thông tư này trong phạm vi được phân công trên địa bàn theo phân công;

2. Rà soát, đề nghị với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (qua các Cục quản lý chuyên ngành) sửa đổi, bổ sung các tiêu chuẩn, các quy chuẩn kỹ thuật cho phù hợp với tình hình thực tế trong công tác kiểm tra, giám sát vệ sinh an toàn thực phẩm thủy sản;

3. Phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức hướng dẫn, tuyên truyền, tập huấn kiến thức đảm bảo chất lượng VSATTP cho các đối tượng thuộc phạm vi quản lý.

Điều 22. Cơ quan kiểm tra thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

1. Thực hiện đầy đủ nhiệm vụ được phân công tại Thông tư này.

2. Lưu trữ có hệ thống toàn bộ hồ sơ có liên quan đến hoạt động giám sát VSATTP thủy sản trong thời gian tối thiểu 02 năm; cung cấp hồ sơ, giải trình đầy đủ và chính xác các vấn đề có liên quan đến việc kiểm tra, giám sát khi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản yêu cầu;

3. Định kỳ hàng năm công bố danh sách các Cơ sở thuộc phạm vi quản lý; danh sách các Cơ sở được công nhận đủ điều kiện đảm bảo VSATTP trên phạm vi cả nước.

Điều 23. Cơ sở sản xuất, kinh doanh thuỷ sản

1. Có trách nhiệm thực hiện và duy trì điều kiện đảm bảo VSATTP theo quy định.

2. Chấp hành hoạt động kiểm tra, giám sát VSATTP thủy sản của cơ quan kiểm tra và xử lý vi phạm các cơ quan có thẩm quyền.

3. Ban quản lý chợ cá, cảng cá có trách nhiệm xây dựng Qui định nội bộ về trách nhiệm chung của cảng, chợ, đồng thời làm rõ trách nhiệm của từng đối tượng sản xuất kinh doanh thuỷ sản trong cảng và chợ cá trong việc chấp hành qui định về VSATTP.

Điều 24. Phòng Kiểm nghiệm được chỉ định thực hiện phân tích mẫu của các Chương trình giám sát quốc gia

1. Tuân thủ đúng quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với các Phòng kiểm nghiệm được chỉ định;

2. Đảm bảo kết quả kiểm nghiệm chính xác, khách quan và thông báo kết quả đúng hạn; chịu trách nhiệm về kết quả phân tích do Phòng kiểm nghiệm thực hiện.

3. Chỉ thông báo kết quả phân tích các mẫu trong các Chương trình giám sát quốc gia cho Cơ quan kiểm tra/Cơ quan gửi mẫu và Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản.

Chương VI

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 25. Hiệu lực thi hành

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 22 tháng 11 năm 2009. Mọi nội dung quy định trước đây trái với Quy định này đều bị bãi bỏ.

Điều 26. Sửa đổi, bổ sung

Trong quá trình thực hiện, Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm tập hợp các ý kiến đề xuất của mọi tổ chức, cá nhân về những vướng mắc trong việc thực hiện Thông tư, trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.

Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ trưởng
- Công báo Chính phủ, Website Chính phủ;
- Các Bộ: KHCN, Y tế, Công Thương;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Cục Kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp;
- Các Cục, Vụ, Thanh tra, Văn phòng - Bộ NN&PTNT;
- Các đơn vị thuộc Cục Quản lý CL NLTS;
- Sở NN&PTNT, Chi cục QLCL NLTS các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Các cơ sở sản xuất, kinh doanh thủy sản;
- Lưu: VT, QLCL.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Lương Lê Phương

THE MINISTRY OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT

-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
---------

No. 56/2009/TT-BNNPTNT

Hanoi, September 7, 2009

 

CIRCULAR

ON EXAMINATION AND INSPECTION OF AQUATIC FOOD HYGIENE AND SAFETY BEFORE MARKET CIRCULATION

THE MINISTRY OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT

Pursuant to the Government's Decree No. 01/ 2008/ND-CP of January 3, 2008, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Agriculture and Rural Development;
Pursuant to the November 26, 2003 Fisheries Law;
Pursuant to the Ordinance on Food Hygiene and Safety and the Government's Decree No. 163/ 2004/ND-CP of September 7, 2004, detailing a number of articles of the Ordinance on Food Hygiene and Safety;
Pursuant to the Government's Decree No. 79/ 2008/ND-CP of July 18, 2008, prescribing the organizational system of food hygiene and safety management, inspection and testing;
Pursuant to June 5, 2009 Joint Circular No. 31/2009/TTLT-BNNPTNT-BNVofthe Ministry of Agriculture and Rural Development and the Ministry of Home Affairs, guiding the functions, tasks, powers, organization and payroll of Sub-Departments of Agro-Forestry-Fisheries Quality Assurance under provincial-level Agriculture and Rural Development Departments;
The Ministry of Agriculture and Rural Development guides the examination and inspection of aquatic food hygiene and safely before market circulation as follows:

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope of regulation

This Circular guides the order and contents of examination and inspection of aquatic food hygiene and safety before market circulation; and responsibilities of examination and inspection agencies and establishments producing and trading in aquatic products before market circulation (below referred to as establishments).

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. This Circular applies to:

a/ Aquaculture establishments.

b/ Fishing vessels; fishing ports; fish markets: independent ice producers serving aquatic food preservation and processing; establishments purchasing, preliminarily processing, storing, preserving, packing and processing aquatic food for domestic sale only.

c/ Export aquatic food processing vessels; establishments cleaning and supplying live bivalve mollusks: independent refrigerating storehouses preserving aquatic food; establishments preliminarily processing, storing, preserving, packing and processing aquatic products and having export products.

2. This Circular does not apply to establishments producing aquatic products not for sale on the market.

Article 3. Interpretation of terms

In this Circular, the terms below are construed as follows:

1. Aquatic food means all animal and plant species living in water and amphibian species, including their spawn and organs, used for food or food with ingredients being aquatic products.

2. Aquatic food producer or trader means an organization or individual that fishes, cultures, purchases, preserves, preliminarily processes or processes aquatic products.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. Examination means evaluation of the level of conformity with standards and technical regulations on food hygiene and safety under current regulations by producers and traders of aquatic food and aquatic food products.

5. Inspection means sampling of products at aquatic food production and trading stages for analysis in order to evaluate their level of conformity with standards and technical regulations on food hygiene and safety (excluding sampling of products to verify producers' or traders' satisfaction of food hygiene and safety conditions).

Article 4. Examination and inspection agencies

Agencies in charge of examination and inspection of aquatic food hygiene and safety (below referred to as examination agencies) before market circulation include:

1. The Aquatic Resource Exploitation and Protection Department, which shall examine the application of food hygiene and safety assurance measures in the entire process from fishing, preservation and transportation to landfall of fishing vessels.

2. The Aquaculture Department, which shall examine food hygiene and safety in the aquaculture process.

3. The Animal Health Department, which shall examine food hygiene and safety of aquatic products at fish markets.

4. The National Agro-Forestry-Fisheries Quality Assurance Department, which shall:

a/ Examine food hygiene and safety at the establishments specified at Point c. Clause 1, Article 2 of this Circular.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

5. Professional agencies of provincial-level Agriculture and Rural Development Departments (below referred to as local examination agencies), which, within the ambit of their assigned tasks, shall:

a/ Examine food hygiene and safety at the establishments specified at Point b, Clause 1, Article 2 of this Circular.

b/ Participate in national programs on aquatic food hygiene and safety inspection.

Article 5. Conditions for aquatic products to be sold on the market

1. Aquatic products used as food for domestic sale:

a/ For fresh and live aquatic products, information for tracking down their origin must be available.

b/ Preliminarily processed or processed aquatic products must satisfy any of the following conditions:

- Being produced and traded by preliminarily processing, processing, storing and preserving establishments recognized to have satisfied food hygiene and safety assurance conditions;

- Obtaining certificates of aquatic food hygiene and safety quality issued by local examination agencies under the Regulation promulgated together with the Agriculture and Rural Development Ministry's Decision No. 118/2008/QD-BNN of December 11, 2008 (below referred to as Regulation 118);

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Aquatic products may be exported if:

a/ They are produced by establishments recognized to have satisfied food hygiene and safety assurance conditions under the Ministry of Agriculture and Rural Development's regulations; and concurrently meet requirements of respective importing markets.

b/ They are inspected and certified for quality and food hygiene and safety (requirements on labeling, ice-glazing rates and biological and chemicals criteria) under regulations of importing countries or regulations applicable to each period as announced by the Ministry of Agriculture and Rural Development.

Chapter II

EXAMINATION AND INSPECTION

Article 6. Process of exploitation, preservation and transportation of aquatic products to fishing ports

The Aquatic Resource Exploitation and Protection Department shall:

1. Examine the application of food hygiene and safety assurance measures in the entire process from fishing, preservation and transportation to landfall of fishing vessels under national technical regulation QCVN02-13: 2009/BNNPTNT Fishing vessels - Food hygiene and safety assurance conditions.

2. Examine the observance of regulations of the Government and the Ministry of Agriculture and Rural Development to ban the exploitation, preservation and transportation of poisonous aquatic species for food.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. The Aquaculture Department shall examine and certify aquaculture conditions to ensure food hygiene and safety under current regulations of the Ministry of Agriculture and Rural Development.

2. The National Agro-Forestry-Fisheries Quality Assurance Department shall implement:

a/ The national program on control of toxic chemical residues in reared aquatic products under the Regulation promulgated together with Decision No.130/2008/QD-BNN.

b/ The national program on control of hygiene and safety in bivalve mollusk harvesting under the Regulation promulgated together with Decision No.I31/2008/QD-BNN.

Article 8. At fishing ports Local examination agencies shall:

1. Examine food hygiene and safety assurance conditions of fishing vessels, fishing ports and ice producers according to the order and procedures under the Regulation promulgated together with the Agriculture and Rural Development Ministry's Decision No. 117/2008/QD-BNN of December 11, 2008, (below referred to as Regulation 117) and corresponding Vietnam regulations as follows:

a/ For fishing vessels: QCVN 02-13: 2009/BNNPTNT Fishing vessels - Food hygiene and safety assurance conditions.

b/ For fishing ports: QCVN 02-12: 2009/BNNPTNT Fishing ports - Food hygiene and safety assurance conditions.

c/ For ice producers at ports: QCVN 02-08: 2009/BNNPTNT Ice producers serving aquatic production - Food hygiene and safety assurance conditions.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Verify information for tracking down origin of aquatic products of vessels (aquatic species, volumes and fishing grounds) before market circulation.

Article 9. At aquatic material purchasing and preserving establishments

Local examination agencies shall:

1. Examine food hygiene and safety assurance conditions according to the order and procedures under Regulation 117 and national technical regulation QCVN 02-10: 2009/BNNPTNT Aquatic product purchasers - Food hygiene and safety assurance conditions.

2. Physically examine aquatic materials and products at establishments and take samples for testing of food hygiene and safety criteria when necessary; take samples for inspection of aquatic food hygiene and safety under the national program on post-harvest inspection of aquatic food hygiene and safety under Chapter III of this Circular.

3. Examine the supply of information for tracking down origin of aquatic products purchased, classified, preserved and marketed by these establishments.

Article 10. At establishments preliminarily processing, processing, packing, storing and preserving end-products

1. The National Agro-Forestry-Fisheries Quality Assurance Department and local examination agencies shall examine food hygiene and safety assurance conditions of establishments preliminarily processing, processing, packing, storing and preserving end-products under Regulation 117 and corresponding Vietnam regulations as follows:

a/ For aquatic product processors: QCVN 02-01: 2009/BNNPTNT Aquatic food producers and traders - General conditions on food hygiene and safety assurance, and QCVN 02-02: 2009/BNNPTNT Aquatic food producers and traders

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b/ For instant seafood processors: QCVN 02-03: 2009/BNNPTNT Instant seafood processors

- Food hygiene and safety assurance conditions.

c/ For canned seafood producers: QCVN 02-04: 2009/BNNPTNT Canned seafood producers

- Food hygiene and safety assurance conditions.

d/ For dried seafood processors: QCVN 02-05: 2009/BNNPTNT Dried seafood processors

- Food hygiene and safety assurance conditions.

e/ For fish sauce producers: QCVN 02-06: 2009/BNNPTNT Fish sauce producers - Good hygiene and safety assurance conditions.

f/ For bivalve mollusk producers: QCVN 02-07: 2009/BNNPTNT Bivalve mollusk producers - Food hygiene and safety assurance conditions.

g/ For refrigerating storehouses: QCVN 02-09: 2009/BNNPTNT Aquatic refrigerating storehouses - Food hygiene and safety assurance conditions.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Local examination agencies shall examine and certify aquatic products before domestic sale under Regulation 118 and the Ministry of Agriculture and Rural Development's relevant regulations on sampling and examination.

Article 11. At fish markets

1. The Animal Health Department shall examine aquatic food hygiene and safety at markets in combination with aquatic quarantine under national technical regulation QCVN 02-11: 2009/BNNPTNT Fish markets - Food hygiene and safety assurance conditions, and the Ministry of Health's relevant regulations.

2. Local examination agencies shall take samples for food hygiene and safety inspection at fish markets under the national program on post-harvest inspection of aquatic food hygiene and safety under Chapter III of this Circular.

Chapter III

NATIONAL PROGRAM ON POST-HARVEST INSPECTION OF AQUATIC FOOD HYGIENE AND SAFETY

Article 12. Elaboration and approval of plans to implement the inspection program

1. Based on the previous year's examination and inspection results, reports of consumers, market warnings on food hygiene and safety and guidance of the National Agro-Forestry-Fisheries Quality Assurance Department, local examination agencies shall elaborate plans and cost estimates to implement the inspection program and submit them to provincial-level Agriculture and Rural Development Departments for approval before sending them to the National Agro-Forestry-Fisheries Quality Assurance Department for sum-up and submission to the Ministry.

2. The National Agro-Forestry-Fisheries Quality Assurance Department shall sum up plans to implement the inspection program and submit them to the Ministry of Agriculture and Rural Development for approval and fund allocation; and organize the uniform implementation of the Program nationwide.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Inspection scope, subjects and norms:

a/ Scope of inspection: The inspection program shall be implemented at fishing ports, fish markets and establishments purchasing, preliminarily processing, storing and preserving aquatic products nationwide.

b/ Subjects and norms of inspection

- For exploited aquatic products: To take samples for inspection of norms on microorganisms, heavy metals, preservative chemicals (urea, borax, sulphite, chloramphenicol), and natural toxic elements.

- For cultured aquatic products: To take samples for inspection of norms on preservative chemicals and microorganisms.

2. Inspection regimes:

a/ Regular inspection means ordinary inspection which is conducted:

- Once a year, for salted, frozen, dried and non-instant seafood: fish sauce, sauce or paste products and the like.

- Twice a year, for instant seafood, aquatic products produced from aquatic species with risks connected with their species.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 14. Sampling for inspection

1. Random sampling is applied.

2. Samples must be sealed with signatures of samplers and representatives of establishments where samples are taken. Without signatures of representatives of these establishments, sealed samples with signatures of samplers remain valid.

3. To make written records of sampling and preservation and send samples to laboratories designated by the Ministry of Agriculture and Rural Development.

Article 15. Testing and notification of test results

1. Samples shall be analyzed by the methods applied by laboratories designated by the Ministry of Agriculture and Rural Development.

2. After having analysis results, laboratories shall send notices to sample-sending agencies (local examination agencies) and the National Agro-Forestry-Fisheries Quality Assurance Department.

Article 16. Handling of violations

When analysis results show that samples for post-harvest inspection of aquatic food hygiene and safety fail to comply with relevant provisions or technical regulations, local examination agencies shall:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Set up a team for unexpected examination of food hygiene and safety assurance conditions of establishments and take samples for inspection if necessary. When inspected samples fail to meet requirements, handle or propose competent agencies to handle violations under current regulations and request establishments to take remedies, including recovery of products already marketed and proposing functional agencies to withdraw business licenses of these establishments.

3. If disagreeing with analysis results, within 3 days after receiving notices on these results, establishments may request another designated laboratory to analyze stored samples once again. These analysis results shall be considered, handled and concluded by the National Agro-Foreslry-Fisheries Quality Assurance Department. Analysis expenses shall be paid by owners of establishments.

4. When there are sufficient evidences proving that products fail to comply with relevant provisions or technical regulations, or establishments fail to abide by requirements specified in notices, local examination agencies shall propose functional agencies to handle them under law and publish such on the mass media.

Chapter IV

RESPONSIBILITIES AND POWERS

Article 17. The Aquatic Resource Exploitation and Protection Department

1. To elaborate and submit to the Ministry of Agriculture and Rural Development for promulgation provisions and technical regulations on aquatic food hygiene and safety applicable to stages of fishing, preservation and transportation on board to ensure food hygiene and safety and guide their implementation nationwide;

2. To assume the prime responsibility for disseminating and training in methods of fishing, preservation and transportation on board to ensure food hygiene and safety;

3. To direct its Sub-Departments to coordinate with local examination agencies in conducting examination and inspection under Article 6 and handling fishing vessels that fail to maintain food hygiene and safety assurance conditions under Point a. Clause 1, Article 8 of this Circular.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

To assume the prime responsibility for elaborating and submitting to the Ministry of Agriculture and Rural Development for promulgation provisions and national regulations on aquaculture conditions to ensure food hygiene and safety for aquaculture establishments and guiding their implementation nationwide;

To guide, examine and certify aquaculture establishments for satisfaction of aquaculture conditions to ensure food hygiene and safety; to manage and grant registration numbers to each aquaculture establishment;

3. To annually announce a list of establishments under its management and a list of establishments recognized to have satisfied food hygiene and safety assurance conditions nationwide.

Article 19. The Animal Health Department

1. To elaborate and submit the Ministry for promulgation provisions and technical regulations on food hygiene and safety in aquatic product trading and preservation at fish markets and guide their implementation nationwide;

2. To assume the prime responsibility for disseminating and training in application of food hygiene and safety assurance methods for producers and traders at markets;

3. To coordinate with the Aquaculture Department in guiding aquaculture processes to ensure epidemic and food safety.

Article 20. The National Agro-Forestry-Fisheries Quality Assurance Department

1. To uniformly guide the implementation of national inspection programs; to regularly examine activities related to the national inspection program:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. To provide professional training and guidance in food hygiene and safety examination for local examination agencies.

4. To annually coordinate with provincial-level Agriculture and Rural Development Departments in making a list of establishments under its management; to announce a list of establishments recognized to have satisfied food hygiene and safety assurance conditions nationwide;

5. To sum up and announce a list of laboratories designated to analyze aquatic food hygiene and safety norms.

Article 21. Provincial-level Agriculture and Rural Development Departments

1. To direct, guide and examine the implemen­tation of this Circular within their assigned tasks in localities under their management:

2. To review and propose the Ministry of Agriculture and Rural Development (through line management departments) to amend and supplement standards and technical regulations on examination and inspection aquatic food hygiene and safety to suit practical conditions;

3. To coordinate with functional agencies in guiding, disseminating and training in knowledge on assurance of food hygiene and safety for subjects under their management.

Article 22. Examination agencies under provincial-level Agriculture and Rural Development Departments

1. To fully perform their assigned tasks under this Circular.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. To annually announce lists of establish­ments under their management and lists of establishments recognized to have satisfied food hygiene and safety assurance conditions nationwide.

Article 23. Aquatic product producers and traders

1. To comply with and maintain food hygiene and safety assurance conditions under regulations.

2. To be subject to examination and inspection of aquatic food hygiene and safety by examination agencies and handling of violations by competent agencies.3. Fish market and fishing port management   ; units shall elaborate internal regulations on    : common responsibilities of fishing ports and fish markets and specify responsibilities of each    ; group of aquatic product producers and traders at ports and markets for complying with regulations on food hygiene and safety.

Article 24. Laboratories designated to analyze samples under national inspection programs

1. To comply with the Ministry of Agriculture and Rural Development's regulations applicable to designated laboratories;

2. To guarantee accurate and objective test results and notify these results on time; to take responsibility for their analysis results;

3. To notify analysis results for samples under national inspection programs only to examination agencies/sample-sending agencies and the National Agro-Forestry-Fisheries Quality Assurance Department.

Chapter VI

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 25. Effect

This Circular takes effect on November 22, 2009. All provisions which are contrary to this Circular are annulled.

Article 26. Amendment and supplementation

In the course of implementation, the National Agro-Forestry-Fisheries Quality Assurance Department and provincial-level Agriculture and Rural Development Departments shall sum up comments and recommendations on problems arising in the implementation of this Circular and submit them to the Ministry of Agriculture and Rural Development for consideration and appropriate amendment and supplementation.

 

 

FOR THE MINISTER OF
AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT
DEPUTY MINISTER




Luong Le Phuong

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 56/2009/TT-BNNPTNT ngày 07/09/2009 về kiểm tra, giám sát vệ sinh an toàn thực phẩm thủy sản trước khi đưa ra thị trường do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


7.249

DMCA.com Protection Status
IP: 3.147.238.184
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!