Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 99/2008/QĐ-BNN Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Người ký: Bùi Bá Bổng
Ngày ban hành: 15/10/2008 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------

Số: 99/2008/QĐ-BNN

Hà Nội, ngày 15 tháng 10 năm 2008

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY ĐỊNH QUẢN LÝ SẢN XUẤT, KINH DOANH RAU, QUẢ VÀ CHÈ AN TOÀN

BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Căn cứ Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Trồng trọt và Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định quản lý sản xuất, kinh doanh rau, quả và chè an toàn.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 (mười lăm) ngày kể từ ngày đăng Công báo và thay thế Quyết định số 43/2007/QĐ-BNN ngày 16/5/2007 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Quy định quản lý sản xuất, chế biến và chứng nhận chè an toàn; Quyết định số 106/2007/QĐ-BNN ngày 28/12/2007 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Quy định về quản lý sản xuất và kinh doanh rau an toàn.

Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục Trồng trọt, Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Bùi Bá Bổng

QUY ĐỊNH

QUẢN LÝ SẢN XUẤT, KINH DOANH RAU, QUẢ VÀ CHÈ AN TOÀN

(Ban hành kèm theo Quyết định số 99 /2008/QĐ-BNN ngày 15 tháng 10 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Quy định này quy định về điều kiện và chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, sơ chế rau, quả an toàn; điều kiện sản xuất, chế biến chè an toàn; đánh giá và chứng nhận rau, quả, chè an toàn; công bố rau, quả, chè an toàn; điều kiện kinh doanh; kiểm tra và xử lý vi phạm trong sản xuất, kinh doanh rau, quả, chè an toàn.

2. Quy định này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài đăng ký sản xuất, kinh doanh rau, quả, chè; các tổ chức, cá nhân liên quan đến chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, sơ chế; chứng nhận và công bố; kiểm tra và xử lý vi phạm trong sản xuất, kinh doanh rau, quả, chè an toàn tại Việt Nam.

3. Trường hợp Điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia có quy định khác thì thực hiện theo Điều ước quốc tế đó.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong Quy định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Rau, quả an toàn là sản phẩm rau, quả tươi được sản xuất, sơ chế phù hợp với các quy định về đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm có trong VietGAP (Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho rau, quả tươi an toàn tại Việt Nam) hoặc các tiêu chuẩn GAP khác tương đương VietGAP và mẫu điển hình đạt chỉ tiêu vệ sinh an toàn thực phẩm quy định tại Phụ lục 3 của Quy định này.

2. Chè an toàn là sản phẩm chè búp tươi được sản xuất phù hợp với các quy định về đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm có trong VietGAP (Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho chè búp tươi an toàn tại Việt Nam) hoặc các tiêu chuẩn GAP khác tương đương VietGAP; được chế biến theo Quy trình chế biến chè an toàn do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành và mẫu điển hình đạt chỉ tiêu vệ sinh an toàn thực phẩm quy định tại Phụ lục 3 của Quy định này.

3. Nhà sản xuất rau, quả, chè an toàn là tổ chức, cá nhân đăng ký sản xuất, sơ chế rau, quả hoặc sản xuất, chế biến chè thực hiện công bố sản phẩm rau, quả, chè an toàn phù hợp quy chuẩn kỹ thuật, quy định tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo hướng dẫn tại Quy định này.

4. Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, sơ chế rau, quả an toàn là giấy chứng nhận do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp cho nhà sản xuất đáp ứng các yêu cầu tại Điều 3 của Quy định này.

5. Tổ chức chứng nhận VietGAP cho rau, quả, chè an toàn (sau đây gọi là Tổ chức chứng nhận) là tổ chức chứng nhận được chỉ định và hoạt động theo Quy chế chứng nhận VietGAP ban hành theo Quyết định số 84/2008/QĐ-BNN ngày 28 tháng 7 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (từ đây gọi là Quyết định số 84/2008/QĐ-BNN).

6. Chứng nhận VietGAP cho rau, quả, chè an toàn (sau đây gọi là chứng nhận VietGAP) là việc Tổ chức chứng nhận tiến hành đánh giá, giám sát và xác nhận quá trình sản xuất, sơ chế rau, quả, chè của nhà sản xuất phù hợp với VietGAP.

7. Giấy chứng nhận VietGAP là giấy chứng nhận do Tổ chức chứng nhận cấp cho nhà sản xuất thực hiện sản xuất, sơ chế rau, quả, chè phù hợp VietGAP.

8. Báo cáo tự đánh giá của nhà sản xuất là báo cáo kết quả tự đánh giá hoặc thuê kiểm tra viên đánh giá quá trình sản xuất, sơ chế rau, quả, chè theo VietGAP; chế biến chè theo quy trình chế biến chè an toàn và phân tích mẫu điển hình theo quy định về chỉ tiêu vệ sinh an toàn thực phẩm tại Phụ lục 3 của Quy định này.

9. Công bố rau, quả, chè an toàn là việc nhà sản xuất dựa vào kết quả chứng nhận của tổ chức chứng nhận hoặc kết quả tự đánh giá của mình và kết quả phân tích mẫu điển hình để công bố sản phẩm được sản xuất, sơ chế phù hợp với VietGAP (hoặc GAP khác tương đương), phù hợp với quy trình chế biến an toàn và đạt chỉ tiêu vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định tại Phụ lục 3 của Quy định này.

Điều 3. Điều kiện sản xuất, sơ chế rau, quả an toàn

Trong thời gian chờ ban hành Quy chuẩn kỹ thuật về điều kiện sản xuất, sơ chế rau, quả an toàn, để được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, sơ chế rau, quả an toàn, nhà sản xuất phải đáp ứng các điều kiện cơ bản dưới đây:

1. Điều kiện sản xuất rau, quả an toàn

a) Nhân lực

- Có hoặc thuê cán bộ kỹ thuật chuyên ngành trồng trọt hoặc bảo vệ thực vật từ trung cấp trở lên để hướng dẫn, giám sát kỹ thuật sản xuất rau, quả an toàn (cán bộ của cơ sở sản xuất, cán bộ khuyến nông, bảo vệ thực vật hoặc hợp đồng lao động thường xuyên hoặc không thường xuyên);

- Người lao động phải qua tập huấn kỹ thuật, có chứng chỉ đào tạo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc tổ chức có chức năng nhiệm vụ tập huấn về VietGAP và các quy định quản lý sản xuất, kinh doanh rau, quả, chè an toàn.

b) Đất trồng và giá thể

- Vùng đất trồng phải trong quy hoạch được Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố phê duyệt. Không bị ảnh hưởng trực tiếp các chất thải công nghiệp, chất thải sinh hoạt từ các khu dân cư, bệnh viện, các lò giết mổ gia súc tập trung, nghĩa trang, đường giao thông lớn;

- Hàm lượng một số kim loại nặng trong đất, giá thể trước khi sản xuất và trong quá trình sản xuất (kiểm tra khi thấy có nguy cơ gây ô nhiễm) không vượt quá ngưỡng cho phép nêu tại Phụ lục 1 của Quy định này.

c) Nước tưới

- Không sử dụng nước thải công nghiệp, nước thải từ các bệnh viện, khu dân cư tập trung, trang trại chăn nuôi, lò giết mổ gia súc để tưới trực tiếp cho rau, quả và chè;

- Hàm lượng một số hoá chất và kim loại nặng trong nước tưới trước khi sản xuất và trong quá trình sản xuất (kiểm tra khi thấy có nguy cơ gây ô nhiễm) không vượt quá ngưỡng cho phép nêu tại Phụ lục 2 của Quy định này.

- Nước sử dụng trong sản xuất rau mầm phải đạt tiêu chuẩn nước sinh hoạt cho người.

d) Quy trình sản xuất rau, quả an toàn

Nhà sản xuất xây dựng quy trình sản xuất phù hợp với cây trồng và điều kiện cụ thể của địa phương, nhưng phải phù hợp với các quy định về đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm có trong VietGAP.

đ) Nhà sản xuất phải cam kết đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và có hồ sơ ghi chép toàn bộ quá trình sản xuất theo VietGAP.

2. Điều kiện sơ chế rau, quả an toàn

a) Nhân lực phải đáp ứng các điều kiện nêu ở mục a khoản 1 Điều này và được kiểm tra sức khỏe định kỳ, đảm bảo không mắc các bệnh truyền nhiễm theo quy định hiện hành của Bộ Y tế;

b) Có địa điểm, nhà xưởng, dụng cụ sơ chế, bao gói sản phẩm, phương tiện vận chuyển đảm bảo các điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm theo VietGAP;

c) Nước dùng rửa rau, quả phải đạt tiêu chuẩn theo Quyết định số 1329/2002/QĐ-BYT ngày 18 tháng 4 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành tiêu chuẩn vệ sinh nước ăn uống;

d) Có hợp đồng mua rau, quả tươi của nhà sản xuất rau, quả an toàn (trong trường hợp mua nguyên liệu để sơ chế);

đ) Nhà sản xuất phải cam kết đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và có hồ sơ ghi chép toàn bộ quá trình sơ chế theo VietGAP.

Điều 4. Điều kiện sản xuất, chế biến chè an toàn

1. Điều kiện sản xuất, sơ chế chè an toàn

Áp dụng như quy định tại Điều 3 của Quy định này.

2. Điều kiện chế biến chè an toàn

Trong thời gian chờ ban hành Quy chuẩn kỹ thuật: Cơ sở chế biến chè - Điều kiện đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, nhà sản xuất hoặc chế biến chè an toàn phải đáp ứng các điều kiện cơ bản dưới đây:

a) Nhân lực phải đáp ứng các điều kiện nêu ở mục a khoản 2 Điều 3 của Quy định này;

b) Có địa điểm, nhà xưởng; thiết bị, dụng cụ chế biến; quy định xử lý chất phế thải, vệ sinh môi trường phù hợp với 10TCN605-2004; phương tiện vận chuyển chè khô sạch, không có mùi lạ;

c) Nhà kho bảo quản chè phải khô sạch, thông thoáng, không gần nguồn gây ô nhiễm hoá chất, kim loại nặng hoặc vi sinh vật có hại; bao bì bảo quản chè kín và bền chắc, khô sạch, không có mùi lạ;

d) Có hợp đồng mua chè búp tươi nguyên liệu của nhà sản xuất chè búp tươi an toàn (trong trường hợp mua nguyên liệu để chế biến), đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm theo Phụ lục 3 của Quy định này;

đ) Nhà sản xuất cam kết đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy trình chế biến chè an toàn phù hợp với HACCP và có hồ sơ ghi chép toàn bộ quá trình chế biến.

3. Đối với sản xuất chè an toàn, không bắt buộc nhà sản xuất phải đăng ký chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, chế biến chè an toàn như quy định tại Điều 5 dưới đây, nhưng nhà sản xuất phải đảm bảo luôn duy trì các điều kiện nêu tại khoản 1, khoản 2 Điều này trong quá trình sản xuất, chế biến.

Điều 5. Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, sơ chế rau, quả an toàn

1. Nhà sản xuất gửi hồ sơ đăng ký đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, sơ chế rau, quả an toàn về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nơi sản xuất, hồ sơ gồm:

a) Đơn đăng ký chứng nhận đủ điều kiện sản xuất và sơ chế rau, quả an toàn theo mẫu tại Phụ lục 4 của Quy định này;

b) Bản kê khai điều kiện sản xuất, sơ chế rau, quả an toàn theo mẫu tại Phụ lục 5 của Quy định này;

c) Tài liệu khác có liên quan (nếu có).

2. Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày, kể từ ngày nhận hồ sơ đăng ký hợp lệ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành lập đoàn thẩm định từ 3 - 5 người. Đoàn thẩm định tiến hành kiểm tra hồ sơ và thực địa; khi cần thiết thì lấy mẫu đất, nước để phân tích; lập biên bản thẩm định có xác nhận của đại diện đoàn thẩm định và nhà sản xuất.

Nếu đảm bảo điều kiện theo quy định thì đoàn thẩm định đề nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất và sơ chế. Trường hợp nhà sản xuất chỉ sơ chế rau, quả thì cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sơ chế rau, quả an toàn.

Nếu chưa đảm bảo điều kiện thì đoàn thẩm định nêu rõ trong biên bản thẩm định những chỉ tiêu chưa đạt yêu cầu và thời hạn để nhà sản xuất khắc phục. Sau khi nhận được báo cáo khắc phục, đoàn thẩm định tiến hành kiểm tra lại và đề nghị cấp giấy chứng nhận khi đạt yêu cầu.

3. Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, sơ chế rau, quả an toàn có hiệu lực không quá 03 (ba) năm.

Trước khi Giấy chứng nhận hết hiệu lực 01 (một) tháng, nhà sản xuất phải gửi hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, sơ chế rau, quả an toàn về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kèm theo Báo cáo kết quả sản xuất, sơ chế rau, quả an toàn trong thời gian được cấp Giấy chứng nhận.

Trường hợp bị thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, sơ chế rau, quả an toàn, sau khi khắc phục, nhà sản xuất phải gửi hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, sơ chế rau, quả an toàn về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kèm theo Báo cáo khắc phục.

Hồ sơ, thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, sơ chế rau, quả an toàn thực hiện theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này.

4. Hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, sơ chế rau, quả an toàn được lưu tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và nhà sản xuất để phục vụ việc kiểm tra, thanh tra.

5. Trường hợp nhà sản xuất đã được tổ chức chứng nhận đánh giá và cấp Giấy chứng nhận VietGAP thì không phải gửi hồ sơ đăng ký chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, sơ chế rau, quả an toàn cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Điều 6. Chứng nhận sản xuất, sơ chế rau, quả, chè an toàn theo VietGAP và chế biến chè theo quy trình chế biến chè an toàn

1. Trường hợp Tổ chức chứng nhận đánh giá, chứng nhận và giám sát

a) Trình tự, nội dung đánh giá, cấp Giấy chứng nhận VietGAP và giám sát sau khi cấp giấy chứng nhận thực hiện theo Quy chế chứng nhận VietGAP ban hành theo Quyết định số 84/2008/QĐ-BNN ;

b) Trình tự, nội dung đánh giá, cấp giấy chứng nhận phù hợp với tiêu chuẩn GAP khác và giám sát sau khi cấp giấy chứng nhận thực hiện theo quy định của cơ quan quản lý tiêu chuẩn đó;

c) Đối với chè an toàn: Tổ chức chứng nhận đánh giá thêm quá trình chế biến của nhà sản xuất và chứng nhận sự phù hợp với quy trình chế biến chè an toàn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

2. Trường hợp nhà sản xuất tự đánh giá và giám sát nội bộ

a) Điều kiện để được tự đánh giá và giám sát nội bộ:

Nhà sản xuất rau, quả, chè an toàn được tự đánh giá và giám sát quá trình sản xuất theo VietGAP khi đáp ứng các điều kiện sau:

- Có Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, sơ chế rau, quả an toàn; đối với nhà sản xuất chè an toàn phải có bản kê khai điều kiện sản xuất, chế biến chè an toàn theo Phụ lục 5 của Quyết định này;

- Có phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc được công nhận hoặc có hợp đồng thuê phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc được công nhận để kiểm nghiệm các chỉ tiêu vệ sinh an toàn thực phẩm trên rau, quả, chè;

- Có hoặc thuê người lấy mẫu được được chỉ định hoặc có chứng chỉ đào tạo thực hiện;

- Có hoặc thuê nhân viên chuyên ngành về trồng trọt hoặc bảo vệ thực vật trình độ đại học trở lên và có thâm niên công tác từ 03 năm trở lên, có chứng chỉ đào tạo về đánh giá và giám sát nội bộ.

b) Trình tự, nội dung tự đánh giá, giám sát nội bộ:

- Xây dựng kế hoạch tự đánh giá, giám sát nội bộ;

- Phổ biến, hướng dẫn đến người lao động về kế hoạch, chỉ tiêu, phương pháp đánh giá và giám sát nội bộ, mẫu biểu ghi chép cập nhật thông tin sản xuất;

- Tiến hành đánh giá, giám sát theo các chỉ tiêu và phương pháp nêu tại Phụ lục 3 của Quy chế chứng nhận VietGAP được ban hành theo Quyết định số 84/2008/QĐ-BNN .

Đối với chè an toàn: Nhà sản xuất tự đánh giá, giám sát thêm quá trình chế biến và xác nhận sự phù hợp với quy trình chế biến chè an toàn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

- Lấy mẫu rau, quả, chè điển hình (đại diện cho mỗi loại sản phẩm) trong sản xuất, sơ chế, chế biến hoặc trên thị trường để kiểm nghiệm các chỉ tiêu vệ sinh an toàn thực phẩm theo Phụ lục 3 của Quy định này;

- Căn cứ kết quả tự đánh giá, nếu thấy đủ điều kiện thì nhà sản xuất lập Báo cáo tự đánh giá làm căn cứ để công bố sản phẩm rau, quả, chè an toàn.

Điều 7. Công bố sản phẩm rau, quả, chè an toàn

1. Nhà sản xuất gửi hồ sơ công bố sản phẩm rau, quả, chè an toàn đến Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nơi sản xuất, hồ sơ gồm:

a) Trường hợp công bố dựa trên kết quả đánh giá, giám sát của Tổ chức chứng nhận:

- Bản công bố rau, quả, chè an toàn theo mẫu tại Phụ lục 6 của Quy định này;

- Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận VietGAP (hoặc Giấy chứng nhận phù hợp với tiêu chuẩn GAP khác);

- Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận phù hợp với quy trình chế biến chè an toàn (trường hợp công bố sản phẩm chè chế biến an toàn) do tổ chức chứng nhận cấp;

- Bản sao hợp lệ Phiếu kết quả kiểm nghiệm các mẫu điển hình (nếu có).

b) Trường hợp công bố dựa trên kết quả tự đánh giá và giám sát nội bộ:

- Bản công bố rau, quả, chè an toàn theo mẫu tại Phụ lục 6 của Quy định này;

- Kế hoạch, chỉ tiêu đánh giá và giám sát nội bộ;

- Báo cáo tự đánh giá quá trình sản xuất, sơ chế, chế biến;

- Bản sao hợp lệ Quyết định chỉ định phòng kiểm nghiệm của nhà sản xuất hoặc nhà sản xuất hợp đồng thuê;

- Bản sao hợp lệ Quyết định chỉ định hoặc chứng chỉ đào tạo của người lấy mẫu;

- Bản sao hợp lệ Chứng chỉ chuyên môn của nhân viên đánh giá, giám sát nội bộ;

- Bản sao hợp lệ Phiếu kết quả kiểm nghiệm các mẫu điển hình.

2. Trong thời gian 07 (bảy) ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, nếu hồ sơ đáp ứng yêu cầu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông báo bằng văn bản theo mẫu tại Phụ lục 7 của Quy định này tới các nhà sản xuất có hồ sơ công bố.

3. Nhà sản xuất rau, quả, chè an toàn sau khi công bố có trách nhiệm:

a) Thông báo công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng về việc công bố của mình;

b) Chịu sự giám sát của Tổ chức chứng nhận hoặc thực hiện giám sát nội bộ để đảm bảo quá trình sản xuất, sơ chế, chế biến phù hợp với VietGAP, quy trình chế biến chè an toàn;

c) Khi phát hiện chất lượng rau, quả, chè sản xuất, kinh doanh không phù hợp với công bố phải tiến hành ngay các biện pháp khắc phục, tạm dừng việc sản xuất, kinh doanh; thu hồi sản phẩm không phù hợp đã thu hoạch, sơ chế, chế biến hoặc đang lưu thông trên thị trường.

Trường hợp không khắc phục được nguy cơ gây mất an toàn, phải báo cáo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để chấm dứt hiệu lực Bản công bố.

4. Hồ sơ công bố được lưu tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và nhà sản xuất để phục vụ việc kiểm tra, thanh tra.

Điều 8. Kinh doanh rau, quả, chè an toàn

1. Tổ chức, cá nhân có đăng ký kinh doanh rau, quả, chè tại cửa hàng, đại lý (sau đây gọi là người bán hàng) phải thực hiện các quy định có liên quan của ngành thương mại, ngành y tế, đồng thời phải có các điều kiện sau đây:

a) Bản sao hợp lệ Thông báo tiếp nhận bản công bố rau, quả, chè an toàn của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nơi sản xuất;

b) Hợp đồng, hóa đơn nhập, xuất; giấy xuất xứ hàng hoá hoặc sổ sách ghi chép thể hiện rõ chủng loại, khối lượng, nguồn gốc xuất xứ rau, quả, chè an toàn và thời gian nhập, xuất;

c) Sản phẩm rau, quả, chè an toàn phải có bao gói, thùng chứa, dây buộc hợp vệ sinh; trên bao bì hoặc nhãn gắn trực tiếp vào từng sản phẩm tối thiểu phải có các thông tin sau:

- Tên, địa chỉ của nhà sản xuất rau, quả, chè an toàn;

- Dòng chữ "Rau, quả, chè an toàn ".

Khuyến khích in mã số, mã vạch; lô gô VietGAP; lô gô, thương hiệu của nhà sản xuất, của Tổ chức chứng nhận và các thông tin khác trên bao bì hoặc nhãn.

Đối với chè chế biến thành phẩm ngoài các thông tin nêu trên phải thực hiện ghi nhãn hàng hoá đầy đủ theo đúng quy định hiện hành của nhà nước.

2. Nhà sản xuất hoặc người bán hàng khi kinh doanh rau, quả, chè an toàn theo hình thức cung ứng trực tiếp cho khách hàng hoặc bán buôn tại chợ đầu mối phải có các điều kiện sau đây:

a) Hợp đồng, hóa đơn nhập, xuất; giấy xuất xứ hàng hoá hoặc sổ sách ghi chép thể hiện rõ chủng loại, khối lượng, nguồn gốc xuất xứ rau, quả, chè an toàn và thời gian nhập, xuất;

b) Sản phẩm rau, quả, chè an toàn phải có bao gói, thùng chứa, dây buộc và vận chuyển trên phương tiện hợp vệ sinh, nhưng không bắt buộc phải có các thông tin như quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.

3. Tổ chức, cá nhân xuất khẩu rau, quả, chè an toàn phải đảm bảo chất lượng theo yêu cầu của bên nhập khẩu; trường hợp không xuất khẩu được đưa vào lưu thông trong nước thì phải tuân thủ các yêu cầu quản lý của Quy định này và các quy định khác của pháp luật.

4. Tổ chức, cá nhân nhập khẩu rau, quả, chè an toàn phải đảm bảo chất lượng sản phẩm và tuân thủ các yêu cầu quản lý của Quy định này, cũng như các quy định khác của pháp luật.

Điều 9. Kiểm tra và xử lý vi phạm

1. Kiểm tra

a) Cục Trồng trọt, Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thuỷ sản, Cục Chế biến, Thương mại nông lâm thuỷ sản và nghề muối, Cục Bảo vệ thực vật, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (gọi chung là cơ quan kiểm tra) theo chức năng nhiệm vụ được giao thành lập đoàn kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất nhà sản xuất, sơ chế, chế biến rau, quả, chè theo quy định tại Điều 29 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hoá và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Khi cần thiết, Cục Trồng trọt chủ trì thành lập đoàn kiểm tra gồm đại diện của các cơ quan có liên quan nêu trên.

b) Người bán hàng, tổ chức, cá nhân xuất khẩu, nhập khẩu rau, quả, chè an toàn chịu sự kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất của các cơ quan kiểm tra ở trung ương và địa phương theo quy định của pháp luật.

c) Chi tiết trình tự, thủ tục kiểm tra với nhà sản xuất; tổ chức, cá nhân nhập khẩu; người bán hàng rau, quả, chè an toàn thực hiện theo Điều 29, Điều 35, Điều 39 của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hoá và các văn bản hướng dẫn thi hành.

2. Xử lý vi phạm của nhà sản xuất

a) Trong quá trình kiểm tra, khi phát hiện nhà sản xuất không đảm bảo điều kiện sản xuất, sơ chế, chế biến, không thực hiện đúng VietGAP (hoặc tiêu chuẩn GAP khác) và quy trình chế biến chè an toàn, không thực hiện công bố sản phẩm phù hợp tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật thì đoàn kiểm tra yêu cầu nhà sản xuất thực hiện ngay các biện pháp khắc phục, sửa chữa trong giới hạn thời gian cụ thể; trong vòng 24 h phải báo cáo cơ quan kiểm tra để xử lý theo thẩm quyền; trước khi tiếp tục đưa sản phẩm ra thị trường nhà sản xuất phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan kiểm tra.

Nếu nhà sản xuất vẫn tiếp tục vi phạm thì trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày có kết luận về vi phạm, cơ quan kiểm tra thông báo công khai trên ph­ương tiện thông tin đại chúng tên, địa chỉ của nhà sản xuất, tên sản phẩm không phù hợp và mức độ không phù hợp của sản phẩm.

Sau khi bị thông báo công khai trên phương tiện thông tin đại chúng mà nhà sản xuất vẫn tiếp tục vi phạm thì cơ quan kiểm tra kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý theo hướng dẫn tại mục c, khoản 2 Điều này và theo các quy định khác của pháp luật.

b) Trong quá trình kiểm tra, khi phát hiện có dấu hiệu không đảm bảo chất lượng thì đoàn kiểm tra được phép lấy mẫu sản phẩm. Nếu kết quả kiểm nghiệm khẳng định sản phẩm không phù hợp với quy định tại Phụ lục 3 của Quyết định này thì cơ quan kiểm tra thông báo công khai trên phương tiện thông tin đại chúng; tạm đình chỉ sản xuất, chế biến sản phẩm không phù hợp để khắc phục vi phạm; tuỳ mức độ vi phạm cơ quan kiểm tra kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử phạt theo hướng dẫn tại mục c, khoản 2 Điều này và theo các quy định khác của pháp luật.

c) Trường hợp nhà sản xuất vi phạm nghiêm trọng hoặc không khắc phục vi phạm sau khi bị thông báo công khai trên phương tiện thông tin đại chúng hoặc tái phạm 2 lần kiểm tra liên tiếp thì Cục Trồng trọt, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, sơ chế an toàn; chấm dứt hiệu lực Bản công bố rau, quả, chè an toàn; yêu cầu tổ chức chứng nhận thu hồi giấy chứng nhận sản xuất, sơ chế rau, quả, chè theo VietGAP, giấy chứng nhận chế biến chè theo quy trình chế biến chè an toàn.

Tuỳ theo mức độ vi phạm, cơ quan kiểm tra còn kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử phạt hành chính theo các quy định hiện hành về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chất lượng sản phẩm, hàng hoá; trường hợp nghiêm trọng bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

3. Xử lý vi phạm của người bán hàng rau, quả, chè an toàn thực hiện theo Điều 40 của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hoá và các văn bản hướng dẫn thi hành.

4. Xử lý vi phạm của người nhập khẩu rau, quả, chè an toàn thực hiện theo theo Điều 36 của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hoá và các văn bản hướng dẫn thi hành.

5. Kiểm tra và xử lý vi phạm tổ chức chứng nhận

a) Tổ chức chứng nhận VietGAP chịu sự giám sát, kiểm tra và xử lý vi phạm theo Quy chế chứng nhận VietGAP ban hành theo Quyết định số 84/2008/QĐ-BNN và các văn bản quy phạm pháp luật khác;

b) Cục Trồng trọt chủ trì, phối hợp với Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thuỷ sản kiểm tra và xử lý vi phạm các tổ chức, cá nhân đăng ký hoạt động tại Việt Nam để chứng nhận sự phù hợp với tiêu chuẩn GAP khác tương đương VietGAP.

Điều 10. Quy định về lấy mẫu và kiểm nghiệm mẫu

1. Việc lấy mẫu đất, nước và sản phẩm rau, quả, chè theo Quy định này phải do người lấy mẫu được chỉ định hoặc có chứng chỉ đào tạo thực hiện.

2. Phương pháp lấy mẫu

a) Số lượng mẫu và phương pháp lấy mẫu đất theo tiêu chuẩn TCVN 4046:1985 TCVN 5297:1995 hoặc 10TCN 367:1999;

b) Số lượng mẫu và phương pháp lấy mẫu nước theo tiêu chuẩn TCVN 6000-1995 đối với nước ngầm, TCVN 5996-1995 đối với nước sông và suối, TCVN 5994-1995 đối với nước ao, hồ tự nhiên và nhân tạo;

c) Mẫu sản phẩm rau, quả, chè được lấy theo phương pháp lấy mẫu quy định trong tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng đối với từng loại sản phẩm.

3. Các mẫu đất, nước và sản phẩm rau, quả, chè phải được phân tích tại các phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc công nhận, theo phương pháp thử nêu tại Phụ lục 1, Phụ lục 2, Phụ luc 3 của Quy định này hoặc các phương pháp thử khác có độ chính xác tương đương.

4. Trong thời gian chờ ban hành Quy chuẩn kỹ thuật: Rau, quả, chè an toàn – Các chỉ tiêu vệ sinh an toàn thực phẩm thì các mẫu rau, quả, chè được coi là an toàn nếu đáp ứng các chỉ tiêu vệ sinh an toàn thực phẩm nêu tại Phụ lục 3 của Quy định này.

Điều 11. Chi phí lấy mẫu và thử nghiệm

1. Nhà sản xuất chịu chi phí lấy mẫu và phân tích mẫu đất, nước để cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, sơ chế rau, quả an toàn; chi phí lấy mẫu và thử nghiệm mẫu sản phẩm; chi phí chứng nhận sản xuất, sơ chế rau, quả, chè an toàn phù hợp VietGAP, chi phí chứng nhận chế biến chè phù hợp quy trình chế biến chè an toàn; trừ trường hợp được ngân sách nhà nước hỗ trợ.

2. Chi phí lấy mẫu và thử nghiệm mẫu phục vụ kiểm tra trong sản xuất và tiêu thụ trên thị trường do cơ quan kiểm tra chi trả; trường hợp cơ quan kiểm tra kết luận nhà sản xuất, người bán hàng vi phạm quy định thì nhà sản xuất, người bán hàng phải trả chi phí lấy mẫu và thử nghiệm mẫu.

Điều 12. Phân công thực hiện

1. Cục Trồng trọt

a) Hướng dẫn xây dựng qui hoạch các vùng sản xuất rau, quả, chè an toàn tập trung trên phạm vi toàn quốc và từng địa phương; chỉ đạo thực hiện các chương trình, dự án phát triển rau, quả, chè an toàn;

b) Thực hiện đào tạo, chỉ định và quản lý hoạt động người lấy mẫu, phòng kiểm nghiệm theo quy định. Chỉ định và quản lý hoạt động tổ chức chứng nhận rau, quả, chè an toàn theo Quyết định 84/2008/QĐ-BNN .

c) Đào tạo, tập huấn về VietGAP, chứng nhận VietGAP, người đánh giá và giám sát nội bộ cho tổ chức, cá nhân liên quan trên phạm vi cả nước;

d) Hướng dẫn Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, sơ chế rau, quả an toàn; chỉ định và giám sát hoạt động của tổ chức chứng nhận;

đ) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thuộc Bộ trong kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại liên quan đến sản xuất, kinh doanh, chứng nhận rau, quả, chè an toàn theo VietGAP;

e) Thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng danh sách người lấy mẫu, phòng kiểm nghiệm, tổ chức chứng nhận được chỉ định; nhà sản xuất đủ điều kiện sản xuất, sơ chế an toàn; nhà sản xuất được chứng nhận VietGAP trên cả nước.

2. Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thuỷ sản

a) Phối hợp với Cục Trồng trọt kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại liên quan đến sản xuất, kinh doanh, chứng nhận rau, quả, chè an toàn theo VietGAP;

b) Tham gia đào tạo, tập huấn VietGAP, các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật cho các nhà sản xuất, sơ chế rau, quả, chè an toàn trên phạm vi cả nước;

c) Chủ trì kiểm tra truy xuất nguyên nhân và đề xuất các biện pháp khắc phục khi xảy ra sự cố sản phẩm không đáp ứng yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm;

d) Kiểm tra có lựa chọn theo kế hoạch hàng năm được duyệt hoặc kiểm tra đột xuất theo phân công của Bộ trưởng về điều kiện sản xuất, sơ chế, chế biến rau, quả, chè an toàn.

3. Cục Chế biến, Thương mại nông lâm thủy sản và nghề muối

a) Trình Bộ ban hành các quy chuẩn kỹ thuật, quy trình chế biến chè an toàn; quy chế chứng nhận phù hợp quy trình chế biến chè an toàn;

b) Phối hợp với Cục Trồng trọt kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại liên quan đến sản xuất, chế biến chè an toàn;

c) Tham gia đào tạo, tập huấn các tiêu chuẩn, quy trình kỹ thuật bảo quản, sơ chế rau, quả an toàn và chế biến chè an toàn cho các nhà sản xuất rau, quả, chè an toàn trên phạm vi cả nước.

4. Cục Bảo vệ thực vật

a) Đào tạo tập huấn và chỉ đạo áp dụng qui trình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM, ICM) trên rau, quả và chè, quy trình sản xuất rau, quả, chè an toàn theo VietGAP;

b) Chỉ đạo, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ đối với hệ thống bảo vệ thực vật ở các địa phương trong việc thực hiện nhiệm vụ về sản xuất, kinh doanh rau, quả, chè an toàn;

c) Phối hợp với các cơ quan liên quan thuộc Bộ trong kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại về sản xuất, kinh doanh rau, quả, chè an toàn trên phạm vi cả nước.

5. Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường

a) Chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan rà soát, sửa đổi, xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy trình sản xuất, chế biến rau, quả, chè an toàn;

b) Quản lý các đề tài nghiên cứu, dự án sản xuất thử về sản xuất, sơ chế, bảo quản rau, quả, chè an toàn.

6. Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Quốc gia

a) Tham gia đào tạo tập huấn, phổ biến VietGAP;

b) Thông tin, tuyên truyền góp phần thúc đẩy sản xuất, kinh doanh rau, quả, chè an toàn;

c) Xây dựng các mô hình trình diễn về sản xuất rau, quả, chè an toàn theo VietGAP tại các vùng trọng điểm để khuyến cáo nhân rộng.

7. Sở Nông nghịêp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

a) Trình Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố quy hoạch vùng sản xuất rau, quả, chè an toàn tập trung và dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh rau, quả, chè an toàn tại địa phương;

b) Đề xuất cơ chế chính sách khuyến khích, hỗ trợ sản xuất và kinh doanh rau, quả, chè an toàn tại địa phương;

c) Tổ chức cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, sơ chế an toàn; chỉ định và quản lý hoạt động tổ chức chứng nhận đăng ký hoạt động tại địa phương; thông báo tiếp nhận công bố rau, quả, chè an toàn được sản xuất theo VietGAP của nhà sản xuất trên địa bàn;

d) Ban hành quy trình sản xuất rau, quả, chè an toàn phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương trên cơ sở VietGAP;

đ) Đào tạo, tập huấn và cấp chứng chỉ về sản xuất, sơ chế rau, quả, chè an toàn trên địa bàn;

e) Kiểm tra, thanh tra về sản xuất rau, quả, chè an toàn và phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước địa phương kiểm tra kinh doanh rau, quả, chè an toàn trên địa bàn;

g) Thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng danh sách nhà sản xuất công bố sản xuất rau, quả, chè an toàn; nhà sản xuất đủ điều kiện sản xuất, sơ chế an toàn; nhà sản xuất được chứng nhận VietGAP; nhà sản xuất được chứng nhận chế biến chè an toàn; người lấy mẫu, phòng kiểm nghiệm, tổ chức chứng nhận được chỉ định trên địa bàn.

Điều 13. Điều khoản thi hành

1. Các tổ chức, cá nhân có đăng ký sản xuất, kinh doanh rau, quả, chè phải đảm bảo đủ điều kiện sản xuất, sơ chế, chế biến và thực hiện công bố sản phẩm rau, quả, chè an toàn theo Quy định này với lộ trình như sau:

a) Các doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, hợp tác xã, siêu thị, hộ bán buôn hoàn thành trước ngày 31 tháng 12 năm 2010;

b) Các hộ nông dân sản xuất theo mô hình trang trại, hộ bán lẻ hoàn thành trước ngày 31 tháng 12 năm 2012;

c) Các tổ chức, cá nhân khác hoàn thành trước ngày 31 tháng 12 năm 2013.

Các tổ chức, cá nhân thực hiện sớm hơn so với lộ trình trên được khuyến khích và ưu tiên xem xét hỗ trợ từ ngân sách nhà nước (nếu có).

2. Giao Cục Trồng trọt làm đầu mối theo dõi, hướng dẫn, tổ chức thực hiện Quyết định này. Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, tổ chức, cá nhân có liên quan cần phản ánh về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Cục Trồng trọt) để kịp thời giải quyết./.

PHỤ LỤC 1

MỨC GIỚI HẠN TỐI ĐA CHO PHÉP CỦA MỘT SỐ KIM LOẠI NẶNG TRONG ĐẤT

(Ban hành kèm theo Quyết định số 99 /2008/QĐ-BNN ngày 15 tháng 10 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

TT

Nguyên tố

Mức giới hạn tối đa cho phép

(mg/kg đất khô)

Phương pháp thử *

1

Arsen (As)

12

TCVN 6649:2000 (ISO11466:1995)

2

Cadimi (Cd)

2

TCVN 6496:1999 (ISO11047:1995)

3

Chì (Pb)

70

4

Đồng (Cu)

50

5

Kẽm (Zn)

200

* Có thể sử dụng phương pháp thử khác có độ chính xác tương đương.

PHỤ LỤC 2

MỨC GIỚI HẠN TỐI ĐA CHO PHÉP
CỦA MỘT SỐ KIM LOẠI NẶNG TRONG NƯỚC TƯỚI

(Ban hành kèm theo Quyết định số 99 /2008/QĐ-BNN ngày 15 tháng 10 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

TT

Nguyên tố

Mức giới hạn tối đa cho phép (mg/lít)

Phương pháp thử*

1

Thuỷ ngân (Hg)

0,001

TCVN 5941:1995

2

Cadimi (Cd)

0,01

TCVN 665:2000

3

Arsen (As)

0,1

TCVN 665:2000

4

Chì (Pb)

0,1

TCVN 665:2000

* Có thể sử dụng phương pháp thử khác có độ chính xác tương đương.

PHỤ LỤC 3

MỨC GIỚI HẠN TỐI ĐA CHO PHÉP
CỦA MỘT SỐ VI SINH VẬT VÀ HOÁ CHẤT GÂY HẠI TRONG SẢN PHẨM RAU, QUẢ, CHÈ

(Ban hành kèm theo Quyết định số 99 /2008/QĐ-BNN ngày 15 tháng 10 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

STT

Chỉ tiêu

Mức giới hạn tối đa cho phép

Phương pháp thử*

I

Hàm lượng nitrat NO3

(quy định cho rau)

mg/kg

TCVN 5247:1990

1

Xà lách

1.500

2

Rau gia vị

600

3

Bắp cải, Su hào, Suplơ, Củ cải, tỏi

500

4

Hành lá, Bầu bí, Ớt cây, Cà tím

400

5

Ngô rau

300

6

Khoai tây, Cà rốt

250

7

Đậu ăn quả, Măng tây, Ớt ngọt

200

8

Cà chua, Dưa chuột

150

9

Dưa bở

90

10

Hành tây

80

11

Dưa hấu

60

II

Vi sinh vật gây hại

(quy định cho rau, quả)

CFU/g **

1

Salmonella

0

TCVN 4829:2005

2

Coliforms

200

TCVN 4883:1993;

TCVN 6848:2007

3

Escherichia coli

10

TCVN 6846:2007

III

Hàm lượng kim loại nặng

(quy định cho rau, quả, chè)

mg/kg

1

Arsen (As)

1,0

TCVN 7601:2007;

TCVN 5367:1991

2

Chì (Pb)

TCVN 7602:2007

- Cải bắp, rau ăn lá

0,3

- Quả, rau khác

0,1

- Chè

2,0

3

Thủy Ngân (Hg)

0,05

TCVN 7604:2007

4

Cadimi (Cd)

TCVN 7603:2007

- Rau ăn lá, rau thơm, nấm

0,1

- Rau ăn thân, rau ăn củ, khoai tây

0,2

- Rau khác và quả

0,05

- Chè

1,0

IV

Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật

(quy định cho rau, quả, chè)

1

Những hóa chất có trong Quyết định 46/2007/QĐ-BYT ngày 19/12/2007 của Bộ Y tế

Theo Quyết định 46/2007/QĐ-BYT ngày 19/12/2007 của Bộ Y tế

Theo TCVN hoặc ISO, CODEX tương ứng

2

Những hóa chất không có trong Quyết định 46/2007/QĐ-BYT ngày 19/12/2007 của Bộ Y tế

Theo CODEX hoặc ASEAN

Ghi chú: Căn cứ thực tế tình hình sử dụng thuốc BVTV tại cơ sở sản xuất để xác định những hóa chất có nguy cơ gây ô nhiễm cao cần phân tích.

* Có thể sử dụng phương pháp thử khác có độ chính xác tương đương.

** Tính trên 25 g đối với Salmonella.

PHỤ LỤC 4

MẪU ĐƠN ĐĂNG KÝ CHỨNG NHẬN
ĐỦ ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT, SƠ CHẾ RAU, QUẢ AN TOÀN

(Ban hành kèm theo Quyết định số 99 /2008/QĐ-BNN ngày 15 tháng 10 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

………, ngày……tháng…….năm ….

ĐƠN ĐĂNG KÝ CHỨNG NHẬN

ĐỦ ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT, SƠ CHẾ RAU, QUẢ AN TOÀN

Kính gửi: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh/TP......

1. Tên nhà sản xuất:……………………………………………

2. Địa chỉ :………………………………………………………….

ĐT …………………………Fax …..………….Email……………

3. Quyết định thành lập hoặc giấy phép kinh doanh (nếu có):

4. Đăng ký được cấp giấy chứng nhận

Sau khi nghiên cứu Quy định về quản lý sản xuất, kinh doanh rau, quả, chè an toàn, đặc biệt về điều kiện sản xuất, sơ chế rau, quả, chè an toàn, liên hệ với điều kiện cụ thể, chúng tôi xin đăng ký được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, sơ chế rau, quả an toàn:

- Diện tích sản xuất rau, quả an toàn đăng ký: ………….ha (hoặc quy mô sản xuất:…………kg/đơn vị thời gian);

- Chủng loại rau, quả an toàn đăng ký:……………..(quy mô diện tích hoặc quy mô sản xuất:…………kg/đơn vị thời gian của từng chủng loại);

- Địa điểm: thôn….xã, (phường)…………huyện (quận)………

- Bản kê điều kiện sản xuất, sơ chế rau, quả an toàn (kèm theo);

5. Chúng tôi cam kết thực hiện đúng Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP) cho rau, quả an toàn.

Đề nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh/TP.........thẩm định và cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, sơ chế rau, quả an toàn./.

Đại diện của nhà sản xuất

(Ký tên, đóng dấu)

PHỤ LỤC 5

MẪU BẢN KÊ KHAI ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT, SƠ CHẾ, CHẾ BIẾN RAU, QUẢ, CHÈ AN TOÀN

(Ban hành kèm theo Quyết định số 99 /2008/QĐ-BNN ngày 15 tháng 10 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

………, ngày……tháng…….năm ….

BẢN KÊ KHAI

ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT, SƠ CHẾ, CHẾ BIẾN RAU, QUẢ, CHÈ AN TOÀN

1. Tên nhà sản xuất: ……………………………………………

2. Địa chỉ :……………………ĐT …………. Fax …….Email………

3. Điều kiện sản xuất, sơ chế, chế biến rau, quả, chè an toàn

3.1. Nhân lực:

Danh sách cán bộ kỹ thuật

TT

Họ và tên

Trình độ chuyên môn

Thời gian công tác

Ghi chú

Danh sách hộ gia đình sản xuất, sơ chế, chế biến rau, quả, chè an toàn

TT

Họ tên chủ hộ

DT đất trồng

( ha)

Chứng chỉ tập huấn

Ghi chú

3.2. Đất trồng:

- Diện tích sản xuất rau, quả, chè an toàn đăng ký: …………….ha (hoặc quy mô sản xuất ……….kg/đơn vị thời gian);

- Địa điểm: thôn….xã, (phường)…………huyện (quận)………

- Bản đồ giải thửa, hoặc sơ đồ khu vực sản xuất;

- Kết quả phân tích đất theo Phụ lục 1 của Quy định này (nếu có);

- Khu vực sản xuất, sơ chế, chế biến cách ly các nguồn gây ô nhiễm ….. …..m.

3.3. Nguồn nước tưới:

- Nguồn nước tưới cho cây rau, quả, chè (sông, ao hồ, nước ngầm...):……..

- Kết quả phân tích nước tưới theo Phụ lục 2 của Quy định này (nếu có).

3.4. Quy trình sản xuất, sơ chế, chế biến rau, quả, chè an toàn:

- Các loài rau, quả, chè đăng ký sản xuất: ………………………….

- Các quy trình sản xuất sơ chế rau, quả, chè an toàn theo GAP (VietGAP…) và chế biến chè theo quy trình chế biến an toàn …

3.5. Điều kiện sơ chế, chế biến rau, quả, chè an toàn:

- Diện tích khu sơ chế …..m2, loại nhà:……….

- Diện tích kho bảo quản :……m2, tình trạng kỹ thuật:……

- Điều kiện bao gói sản phẩm:…………………………………………

- Quy trình sơ chế rau, quả an toàn theo GAP (VietGAP…) và Quy trình chế biến chè an toàn…cho loại rau, quả, chè đăng ký sản xuất ………………

Chúng tôi cam kết các thông tin trong bản kê khai là đúng sự thật.

….., ngày…. tháng …. năm…

Đại diện của nhà sản xuất

(Ký tên, đóng dấu)

PHỤ LỤC 6

MẪU BẢN CÔNG BỐ SẢN PHẨM RAU, QUẢ, CHÈ AN TOÀN

(Ban hành kèm theo Quyết định số 99 /2008/QĐ-BNN ngày 15 tháng 10 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

--------------

BẢN CÔNG BỐ

SẢN PHẨM RAU, QUẢ, CHÈ AN TOÀN

Số:.....................

Tên nhà sản xuất:…..……………………………………………………

Địa chỉ: ………………………………………………………………….

Điện thoại:……………….Fax:………………Email:…………………..

CÔNG BỐ:

Các sản phẩm sau đây (tên loài cây trồng): ..…………………………

Được sản xuất, sơ chế phù hợp với Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP,…) cho…......., ( được chế biến theo Quy trình chế biến chè an toàn do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành …) và mẫu điển hình đạt các chỉ tiêu vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy chuẩn kỹ thuật, hoặc quy định…

Căn cứ công bố: Giấy chứng nhận VietGAP (hoặc giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn GAP khác) số ….ngày …tháng… năm … và Giấy chứng nhận chế biến chè an toàn do tổ chức chứng nhận … (tên, địa chỉ của tổ chức chứng nhận) cấp hoặc Báo cáo tự đánh giá của nhà sản xuất (số, ngày … tháng … năm… ).

… , ngày … tháng … năm 200…

Đại diện nhà sản xuất

(Ký tên, đóng dấu)

PHỤ LỤC 7

MẪU THÔNG BÁO TIẾP NHẬN

BẢN CÔNG BỐ SẢN PHẨM RAU, QUẢ, CHÈ AN TOÀN

(Ban hành kèm theo Quyết định số 99 /2008/QĐ-BNN ngày 15 tháng 10 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

UỶ BAN NHÂN TỈNH/TP….
SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
-------

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------

Số: …………………

……….., ngày……tháng……năm 200….

THÔNG BÁO TIẾP NHẬN

BẢN CÔNG BỐ SẢN PHẨM RAU, QUẢ, CHÈ AN TOÀN

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh/TP……xác nhận đã nhận được Bản công bố sản phẩm rau, quả, chè an toàn của nhà sản xuất: .…………

Địa chỉ: …………………………………………………………………

Điện thoại:……………….Fax:………………Email:…………………..

Cho các sản phẩm sau đây (tên loài cây trồng): ………………………

Bản thông báo này chỉ ghi nhận sự cam kết đảm bảo chất lượng của nhà sản xuất, không có giá trị chứng nhận cho từng sản phẩm. Nhà sản xuất công bố phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về sự phù hợp với Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP, …); Quy trình chế biến chè an toàn do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành… và sự phù hợp với quy định về các chỉ tiêu vệ sinh an toàn thực phẩm khi phân tích mẫu điển hình.

Nơi gửi:
- Nhà sản xuất;
- Lưu….

……, ngày…tháng…năm 200…

GIÁM ĐỐC

(Ký tên, đóng dấu)

THE MINISTER OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT
-----

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------

No. 99/2008/QD-BNN

Ha Noi, October 15th, 2008 

 

DECISION

PROMULGATING THE REGULATION ON MANAGEMENT OF SAFE VEGETABLE. FRUIT AND TEA PRODUCTION AND TRADING

THE MINISTER OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT

Pursuant to the Government's Decree No. 01/2008/ND-CP of January- 3, 2008, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Agriculture and Rural Development;
At the proposal of the director of the Cultivation Department and the director of the Agricultural, Forestry and Aquatic Product Quality Management Department,

DECIDES:

Article 1.- To promulgate together with this Decision the Regulation on management of safe vegetable, fruit and tea production and trading.

Article 2.- This Decision takes effect 15 days after its publication in " CONG BAO" and replaces the Minister of Agriculture and Rural Development's Decision No. 43/2007/QD-BNN of May 16.2007. promulgating the Regulation on safe tea production, processing and certification: and Decision No. 106/ 2007/QD-BNN of December 28.2007. promulgating the Regulation on management of safe vegetable production and trading.

Article 3.- The director of the Ministry's Office, the director of the Cultivation Department, the director of the Agricultural, Forestry and Aquatic Product Quality Management Department, heads of units attached to the Ministry of Agriculture and Rural Development, directors of provincial-level Services of Agriculture and Rural Development, and concerned organizations and individuals shall implement this Decision.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

FOR THE MINISTER OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT
 VICE MINISTER





Bui Ba Bong

 

REGULATION

ON MANAGEMENT OF SAFE VEGETABLE, FRUIT AND TEA PRODUCTION AND TRADING
(Promulgated together with the Minister of Agriculture and Rural Development's Decision No. 99/2008/QD-BNN of October 15, 2008)

Article 1.- Governing scope and subjects of application

1. This Regulation prescribes conditions and certification of eligibility for safe vegetable and fruit production and preliminary processing; conditions for safe tea production and processing; safe vegetable,.fruit and tea assessment and certification; safe vegetable, fruit and tea notification; business conditions: inspection, and handling of violations in safe vegetable, fruit and tea production and trading.

2. This Regulation applies to domestic and foreign organizations and individuals that register for safe vegetable, fruit and tea production and trading; organizations and individuals involved in the certification of eligibility for production and preliminary processing; certification and notification; and inspection and handling of violations in safe vegetable, fruit and tea production and trading in Vietnam.

3. If a treaty to which Vietnam is a contracting party otherwise provides, that treaty prevails.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



In this Regulation, the terms below are construed as follows:

1. Safe vegetables and fruits mean fresh vegetables and fruits produced and preliminarily processed in accordance with food hygiene and safety regulations in VietGAP (Vietnamese Good Agricultural Practices for safe vegetables and fruits) or other GAP standards equivalent to VietGAP and typical samples meeting food hygiene and safety criteria prescribed in Appendix 3 to this Regulation.

2. Safe tea means fresh tea buds produced in accordance with food hygiene and safety regulations in VietGAP (Vietnamese Good Agricultural Practices for safe fresh tea buds) or other GAP standards equivalent to VietGAP; processed according to the safe tea processing process promulgated by the Ministry of Agriculture and Rural Development and typical samples meeting food hygiene and safety criteria prescribed in Appendix 3 to this Regulation.

3. Safe vegetable, fruit and tea producers means organizations and individuals that register for vegetable production and preliminary processing or tea production and processing and notify safe vegetable, fruit and tea products meeting technical standards and regulations at provincial-level Services of Agriculture and Rural Development as guided in this Regulation.

4. Certificate of eligibility for safe vegetable and fruit production and preliminary processing means a certificate granted by a provincial-level Service of Agriculture and Rural Development to a producer that meets the requirements prescribed in Article 3 of this Regulation.

5. Organization certifying VietGAP for safe vegetables, fruits and tea (below referred to as certifying organization) means a certifying organization designated and operating under the VietGAP Certification Regulation promulgated together with Decision No. 84/2008/QD-BNN of July 28,2008, of the Minister of Agriculture and Rural Development (below referred to as Decision No. 84/2008/QD-BNN).

6. VietGAP certification for safe vegetables, fruits and tea (below referred to as VietGAP certification) means the assessment, supervision and certification by a certifying organization of the vegetable, fruit and tea production process of a producer, which is compliant with VietGAP.

7. VietGAP certificate is a certificate issued by a certifying organization to a producer thai produces and preliminarily processes vegetables, fruits or tea in compliance with VietGAP.

8. Self-assessment report of a producer means a report on the assessment by a producer or by a hired assessor of the process of vegetable, fruit or tea production and preliminary processing under VietGAP; tea processing according to the process of safe tea processing and typical sample analysis according to the food hygiene and safety criteria prescribed in Appendix 3 to this Regulation.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 3.- Safe vegetable and fruit production and preliminary processing conditions

Pending the promulgation of technical regulations on safe vegetable and fruit production and preliminary processing conditions for the grant of certificates of eligibility for safe vegetable and fruit production and preliminary processing, producers must meet the following basic conditions:

1. Safe vegetable and fruit production conditions

a/ Employees:

- Employing or hiring cultivation or plant protection technicians with intermediate or higher qualifications to guide and supervise safe vegetable and fruit production techniques (production units' technicians, agriculture extension or plant protection technicians or those working under permanent or non-permanent labor contracts);

- Laborers who have attended technical training courses and obtained training certificates issued by provincial-level Services of Agriculture and Rural Development or organizations permitted to provide VietGAP training, and strictly observe regulations on safe vegetable, fruit and tea production and trading management.

b/ Cultivation soil and growing media

- Cultivation soil areas must be included in the planning approved by provincial-level People's Committees, not directly affected by industrial wastes and daily-life wastes from population quarters, hospitals, slaughter houses, cemeteries, and big roads;

- The contents of a number of heavy metals in soil and growing media before and during production (inspection is conducted upon realization of polluting danger) must not exceed the allowable limits defined in Appendix 1 to this Regulation.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Industrial wastewater, wastewater from hospitals, population quarters, cattle farms or slaughter houses must not be used to directly water vegetables, fruits and tea.

- The contents of a number of chemicals and heavy metals in irrigating water before and during production (inspection is conducted upon realization of polluting danger) must not exceed the allowable limits prescribed in Appendix 2 to this Regulation.

- Water used in the production of sprout vegetables must be up to the standards of daily-life water for humans.

d/ Safe vegetable and fruit production process

Producers shall formulate production processes suitable to cultivated trees and local practical conditions which, however, must comply with the food hygiene and safety regulations in VietGAP.

e/ Producers must commit to ensure food hygiene and safety and keep full records of the production processes under VietGAP.

2. Safe vegetable and fruit preliminary processing conditions

a/ Employees must satisfy the conditions defined at Item a. Clause 1 of this Article and have periodical health checks to ensure that they are free from contagious diseases under the Health Ministry's current regulations;

b/ Preliminary processing locations, workshops and instruments, packages, and means of transport must satisfy the food hygiene and safety conditions under VietGAP;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



d/ Having contracts on purchase of safe fresh vegetables and fruits from producers (in case of purchase of raw materials for preliminary processing);

e/ Producers must commit to ensure food hygiene and safety and keep full records of the preliminary processing process under VietGAP.

Article 4.- Safe tea production and processing conditions

1. Safe tea production and preliminary processing conditions are the same as those prescribed in Article 3 of this Regulation.

2. Safe tea processing conditions

Pending the promulgation of technical regulations on tea processing establishments and food hygiene and safety conditions, safe tea producers or processors must satisfy the following basic conditions:

a/ Their employees must satisfy the conditions prescribed at Item a, Clause 2, Article 3 of this Regulation;

b/ Processing locations, workshops, equipment and instruments; regulations on treatment of discarded materials and wastes as well as environmental sanitation are compliant with branch standard 10TCN605-2004; the means for transportation of dry tea must be clean and free from strange smells;

c/ Tea storehouses must be dry, clean, well ventilated, far away from sources of polluting chemicals, heavy metals or harmful microorganisms; tea preservation packages must be tight and durable, dry and clean, free from strange smells;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



e/ Producers commit to ensure food hygiene and safety under the safe tea processing process in compliance with HACCP, and keep full records of the processing process.

3. With regard to safe tea production, producers are not required to register for safe tea production and processing eligibility as provided for in Article 5 below, but they shall guarantee to continuously maintain the conditions defined in Clauses 1 and 2 of this Article in the process of production and processing.

Article 5.- Order of and procedures for the grant of certificates of eligibility for safe vegetable, fruit and tea production and/or preliminary processing

1. Producers shall file their registration applications for certificates of eligibility for safe vegetable and fruit production and preliminary processing to the provincial-level Services of Agriculture and Rural Development of the localities of production, each comprising:

a/ A written registration application for a certificate of eligibility for safe vegetable and fruit production and preliminary processing, made according to the set form in Appendix 4 to this Regulation (not printed herein);

b/ A list of safe vegetable and fruit production and preliminary processing conditions, made according to the set form in Appendix 5 to this Regulation (not printed herein);

c/ Other relevant documents (if any).

2. Within 15 (fifteen) days after receiving valid registration dossiers, the provincial-level Services of Agriculture and Rural Development shall set up assessment teams, each comprising between 3 and 5 members. The assessment teams shall examine the dossiers and conduct on-site inspections; if necessary, take soil and water samples for analysis; make assessment records to be certified by representatives of the assessment teams and producers.

If the prescribed conditions are met, the assessment teams shall request the provincial-level Services of Agriculture and Rural Development to grant certificates of eligibility for production and preliminary processing. If producers only preliminarily process vegetables and fruits, they will be granted certificates of eligibility for safe vegetable and fruit preliminary processing.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. A certificate of eligibility for safe vegetable and fruit production and preliminary processing is valid for not more than 3 (three) years.

One month before the expiration of their certificates, producers shall file dossiers of application for re-grant of certificates to the concerned provincial-level Services of Agriculture and Rural Development together with their reports on safe vegetable and fruit production and/or processing results in the validity period of the granted certificates.

In case of having their certificates of eligibility for safe vegetable and fruit production and preliminary processing revoked, producers shall, after taking remedies, file dossiers of application for re-grant of certificates to the concerned provincial-level Services of Agriculture and Rural Development together with their reports on remedies already taken.

Dossiers and procedures for the regrant of certificates comply with Clauses 1 and 2 of this Article.

4. Dossiers for the grant of certificates of eligibility for safe vegetable and fruit production and preliminary processing will be archived by provincial-level Services of Agriculture and Rural Development and producers in service of examination and inspection.

5. Producers that have already been assessed and granted VietGAP certificates by certifying organizations are not required to file registration dossiers for certificates of eligibility for safe vegetable and fruit production and preliminary processing to the provincial-level Services of Agriculture and Rural Development.

Article 6.- Certification of safe vegetable, fruit, tea production and preliminary processing under VietGAP and tea processing under the safe tea processing process

1. In case of assessment, certification and supervision by certifying organizations

a/ The procedures for. and contents of, assessment and giant of VietGAP and supervision after the grant of certificates comply with the VietGAP Certification Regulation promulgated together with Decision No. 84/2008/QD-BNN;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c/ For safe tea: Certifying organizations shall additionally assess producers' processing processes and certify their conformity with the safe tea processing process promulgated by the Ministry of Agriculture and Rural Development.

2. In case of self-assessment and internal supervision by producers

a/ Conditions for self-assessment and internal supervision:

Safe vegetable, fruit, tea producers shall themselves assess and supervise the production process under VietGAP when meeting the following conditions:

- Possessing a certificate of eligibility for safe vegetable and fruit production and preliminary processing; for safe tea producers, the list of safe tea production and processing conditions, made according the set form in Appendix 5 to this Regulation (not printed herein), is also required;

- Having a designated or accredited laboratory or a contract on the rent of a designated or accredited laboratory for testing food hygiene and safety criteria on vegetables, fruits and tea;

- Possessing or hiring designated or certified samplers to conduct tests.

- Possessing or hiring cultivation or plant protection technicians with a university or higher degree and working seniority of three years or more, and a certificate of training in assessment and internal supervision.

b/ Self-assessment and internal supervision order and contents:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Disseminating and guiding the self-assessment and internal supervision plan, criteria and methods as well as production information-updating forms to laborers;

- Conducting the self-assessment and supervision according to the criteria and methods mentioned in Appendix 3 to the VietGAP Certification Regulation promulgated together with Decision No. 84/2008/QD-BNN.

For safe tea: Producers shall themselves additionally assess and supervise their processing processes and certify their conformity with the safe tea processing process promulgated by the Ministry of Agriculture and Rural Development:

- Taking typical vegetable, fruit and tea samples (representing each kind of product) in production, preliminary processing, processing or in the market for testing food hygiene and safety criteria specified in Appendix 3 to this Regulation;

- Based on the self-assessment results, if deeming that they fully meet the conditions, producers shall make self-assessment reports serving as a basis for safe vegetable, fruit and tea notification.

Article 7.- Safe vegetable, fruit and tea product notification

1. Producers shall file their dossiers of safe vegetable, fruit and tea product notification to the provincial-level Services of Agriculture and Rural Development of the localities of production, each comprising:

a/ In case of notification based on results of assessment and supervision by certifying organizations:

- The-safe vegetable, fruit and tea notification document, made according to the set form in Appendix 6 to this Regulation (not printed herein);

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- A valid copy of the certificate of conformity with the safe tea processing process (in case of safe tea product notification), issued by the certifying organization;

- A valid copy of the typical sample-testing result card (if any).

b/ In case of notification based on results of self-assessment and internal supervision:

- The safe vegetable, fruit and tea notification document, made according to the set form in Appendix 6 to this Regulation (not printed herein);

- The self-assessment and international supervision plan and criteria;

- The report on self-assessment of the production, preliminary processing or processing process;

- A valid copy of the producer's decision designating the laboratory a laboratory-renting contract:

- A valid copy of the decision designating, or training certificates of, samplers;

- Valid copies of professional certificates of assessors and internal supervisors:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Within 7 (seven) working days after receiving the valid dossiers, the provincial-level Services of Agriculture and Rural Development shall send written notices, made according to the set form in Appendix 7 to this Regulation (not printed herein), to producers having submitted these dossiers.

3. After making the notifications, producers shall:

a/ Publicize their notifications on the mass media;

b/ Submit to the certifying organization's supervision or conduct the internal supervision in order to guarantee that the production, preliminary processing or processing processes conform to VietGAP or safe tea processing process;

c/ Upon detecting that the quality of produced or traded vegetables, fruits and tea is not compliant with the notifications, immediately carry out remedies, stop the production and trading and recover unconformable products already harvested, preliminarily processed, processed or being circulated on the market.

In case of failure to remove the non-safety danger, report such to the concerned provincial-level Services of Agriculture and Rural Development for invalidation of the notifications.

4. Notification dossiers will be archived by provincial-level Services of Agriculture and Rural Development and producers in service of examination and inspection.

Article 8.- Safe vegetable, fruit and tea trading

1. Organizations and individuals registering for vegetable, fruit and tea trading at shops or agents (below referred to as goods sellers) shall observe the relevant regulations of trade and health services and also satisfy the following conditions:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ Having contracts, warehousing and delivery bills, goods origin papers or books clearly recording types, volumes and origins of safe vegetables, fruits and tea and the warehousing and delivery time;

c/ Safe vegetable, fruit and tea products must be contained in hygienic packages and cases; the packages of or labels directly attached to each product must contain at least the following information:

- Name and address of the safe vegetable, fruit or tea producer;

- The phrase "rau. qua, che an toan" (safe vegetable, fruit, tea).

It is encouraged to print the numerical or bar codes: VietGAP logo, brands of the producer and certifying organization and other information on packages or labels.

For finished tea products, apart from the above-mentioned information, their labels must have full contents according to the State's current regulations

2. Producers or goods sellers, when trading in safe vegetables, fruits and tea in the form of direct supply to customers or wholesale at wholesale markets, must satisfy the following conditions:

a/ Having contracts, warehousing and delivery bills; goods origin papers or books clearly recording types, volumes and origins of safe vegetables, fruits and tea and the warehousing and delivery time:

b/ Safe vegetable, fruit or tea products must be contained in hygienic packages, cases and transported on hygienic means, but must not necessarily contain the information specified at Point c, Clause 1 of this Article.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. Organizations and individuals importing safe vegetables, fruits or tea must ensure their quality and abide by the management requirements defined in this Regulation as well as other legal provisions.

Article 9.- Inspection, and handling of violations

1. Inspection

a/ The Cultivation Department: the Agricultural Forestry and Aquatic Product Quality Management Department: the Agricultural. Forestry and Aquatic Product Processing and Trading and Salt Production Department; the Plant Protection Department; and provincial-level Services of Agriculture and Rural Department (below collectively referred to as inspection agencies) shall, according to their functions and tasks, set up teams for regular and extraordinary inspections of vegetable, fruit or tea producers, preliminary processors and processors under Article 29 of the Law on Ptoduct and Goods Quality and its guiding documents.

When-necessary, the Cultivation Department shall assume the prime responsibility for setting up an inspection team comprising representatives of the above-said agencies.

b/ Safe- vegetable, fruit, tea sellers, exporters and importers submit to regular and extraordinary inspections by central and local inspection agencies according to law.

c/ The specific order of and procedures for inspection of safe vegetable, fruit or tea producers, importers and sellers comply with Articles 29,35 and 39 of the Law on Product and Goods Quality and its guiding documents.

2. Handling of violations committed by producers

a/ In the course of inspection, if detecting that producers fail to meet the production, preliminary processing or processing conditions, fail to comply with VietGAP (or other GAP standards) and the safe tea processing process, fail to notify products' conformity with standards and technical criteria, the inspection teams shall request the producers to immediately take remedies within specific time limits; and within 24 hours to report to the inspection teams for handling according to their competence; before putting their products into the market, the producers shall notify the inspection teams thereof in writing.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



If the producers keep committing the violations after the announcement on the mass media, the inspection teams shall propose competent state bodies to handle under the guidance at Item c, Clause 2 of this Article and relevant legal provisions.

b/ In the course of inspection, if detecting signs of failure to ensure the quality, the inspection teams may take product samples. If the test results confirm the products' non-conformity with provisions of Appendix 3 to this Regulation, the inspection teams shall publicize them on the mass media; stop the production and processing of unconformable products for remedies; and, depending on the severity of violations, propose competent state bodies to impose sanctions under the guidance in Item c, Clause 2 of this Article and other legal provisions.

c/ If producers commit serious violations or decline to remedy them after the announcement on the mass media or repeat their violations after two consecutive inspections, the Cultivation Department and the concerned provincial-level Services of Agriculture and Rural Development shall consider the withdrawal of certificates of vegetable, fruit and tea production and preliminary processing under VietGAP, or certificates of tea processing under the safe-tea processing process.

Depending on the severity of violations, the inspection teams shall also propose competent state bodies to impose administrative sanctions according to current regulations on sanctioning of administrative violations in the domain of product and goods quality; in case of serious violations, penal liability will be examined.

3. The handling of violations committed by safe vegetable, fruit and tea sellers complies with Article 40 of the Law on Product and Goods Quality and its guiding documents.

4. The handling of violations committed by safe vegetable, fruit and tea importers complies with Article 36 of the Law on Product and Goods Quality and its guiding documents.

5. Inspection, and handling of violations committed by certifying organizations

a/ VietGAP-certifying organizations shall submit to supervision, inspection and violation handling under the VietGap Certification Regulation promulgated together with Decision No. 84/2008/ QD-BNN and other legal provisions;

b/ The Cultivation Department shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Agricultural, Forestry and Aquatic Product Quality Management Department in. inspecting, and handling violations committed by organizations and individuals having registered their operations in Vietnam in order to certify the conformity with other GAP standards equivalent to VietGAP.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. The sampling of soil, water and vegetable, fruit, tea products under this Regulation must be conducted by designated or certified samplers.

2. Sampling methods:

a/ The soil sample volume, and sampling methods comply with TCVN 4046:1985 and TCVN 5297:1995 or 10TCN 367:1999;

b/ The water sample volume and sampling methods comply with TCVN 6000:1995, for ground water; TCVN 5996-1995, for river and stream water; or TCVN 5994-1995, for pond, natural and man-made lake water;

c/ Vegetable, fruit and tea samples will be taken by the sampling methods prescribed in technical standards and norms corresponding to each type of product.

3. Soil, water and vegetable, fruit as well as tea samples shall be analyzed at designated or accredited laboratories by the testing methods stated in Appendices 1,2 and 3 to this Regulation or other testing methods with equivalent accuracy degree.

4. Pending the promulgation of technical regulation: Safe Vegetable, Fruit and Tea – Food Hygiene and Safety Criteria, vegetable, fruit and tea samples are considered safe if they satisfy the rood hygiene and safety criteria mentioned in Appendix 3 to this Regulation.

Article 11.- Sampling and testing costs

1.Producers shall bear the costs of soil and water sampling and analysis for the grant of certificates of eligibility for safe vegetable, fruit and tea production and preliminary processing; the costs of product sampling and testing; the costs of certification of safe vegetable, fruit and tea productionand preliminary processing in conformity with VietGAP the costs of certification of tea processing in conformity with the safe tea processing-process, unless they are provided with state budget supports.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 12.- Assignment of implementation

1. The Cultivation Department shall:

a/ Guide the formulation of a planning on safe • vegetable, fruit and tea production zones nationwide and in each locality; to direct the implementation of safe vegetable, fruit and tea development programs and projects;

b/ Conduct training, designate samplers and laboratories and manage their operation according to regulations. Designate safe vegetable, fruit and tea certifvins-orsanizations and manage their activities under Decision No. 84/2008/QD-BNN.

c/ Train and retrain assessors and internal supervisors in VietGAP and VietGAP certification for concerned organizations and individual? throughout the country;

d/ Guide provincial-level Services of Agriculture and Rural Development in certifying the eligibility for safe vegetable, fruit and tea production and preliminary processing; designate and oversee the operations of, certifying organizations;

e/ Assume the prime responsibility for, and coordinate with relevant bodies of the Ministry in. examining, inspecting, and handling complaints about safe vegetable, fruit and tea production, trading and certificationunder VietGAP;

f/ Publicize on the mass media lists of designated samplers, laboratories and certifying organizations; producers fully qualified for safe production and preliminary processing; and VietGAP-certified producers nationwide.

2. The Agricultural, Forestry and Aquatic Product Quality Management Department shall

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ Participate in training and retraining in VietGAP, standards and technical regulations for safe vegetable, fruit and tea producers and processors nationwide;

c/ Assume the prime responsibility for inspection and detection of the causes of products' failure to meet the food hygiene and safety requirements and propose remedies;

d/ Selectively inspect according to approved annual plans or extraordinarily under the Minister's assignment the safe vegetable, fruit and tea production, preliminary processing and processing conditions.

3. The Agricultural, Forestry and Aquatic Product Processing and Trading and Salt Production Department shall:

a/ Submit to the Ministry for promulgation technical regulations, the safe tea processing process; regulations on certification of conformity with the safe tea processing process;

b/ Coordinate with the Cultivation Department in examining, inspecting, and settling complaints about safe tea production and processing;

c/ Participate in training and retraining in technical standards and processes of preserving and preliminarily processing safe vegetables and fruits and processing safe tea for safe vegetable, fruit and tea producers nationwide.

4. The Plant Protection Department shall:

a/ Conduct training and retraining in, and direct the application of, integrated pest management (IPM, ICM) processes on vegetables, fruits and tea, and safe vegetable, fruit, tea production processes under VietGAP;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c/ Coordinate with concerned bodies under the Ministry in examining, inspecting, and settling complaints about safe vegetable, fruit and tea production and tracing nationwide.

5. The Science, Technology and Environment Department shall:

a/ Assume the prime responsibility for, and coordinate with concerned bodies in, scrutinizing, amending and formulating standards, technical regulations, safe vegetable, fruit, tea production and processing processes;

b/ Manage research subjects, projects on trial production, preliminary processing and preservation of safe vegetables, fruits and tea.

6. The National Center for Agricultural-Fishery Extension shall:

a/ Participate in VietGAP training, retraining and dissemination;

b/ Conduct propagation in service of promotion of safe vegetable, fruit and tea production and trading;

c/ Build up demonstration models on safe vegetable, fruit and tea production under VietGAP in key regions for recommendation, of wide application.

7. Provincial-level Services of Agriculture and Rural Development shall:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ Suggest mechanisms and policies to encourage and support safe vegetable, fruit and tea production and trading in their localities;

c/ Organize the grant of certificates of eligibility for safe production and preliminary processing: designate and manage the operations of, certifying organizations in their localities; notify the receipt of local producers' notification of safe vegetables, fruits and tea produced under VietGAP;

d/ Promulgate safe vegetable, fruit and tea production processes suitable to local practical conditions, based on VietGAP;

e/ Train and retrain in, and giant certificates of training or retraining in. safe vegetable, fruit and tea production and preliminary processing in their localities;

f/ Examine and inspect safe vegetable, fruit and tea production and coordinate with local state management bodies in inspecting safe vegetable, fruit and tea trading in localities;

g/ Publicize on the mass media the lists of producers having notified safe vegetable, fruit and tea production: producers fully qualified for safe production and preliminary processing; VietGAP-certified producers; producers certified for safe-tea processing; designated samplers, laboratories and certifying organizations in localities.

Article 13.- Implementation provisions

1. Organizations and individuals having made registration for vegetable, fruit and tea production and trading must fully satisfy the production, preliminary processing and processing conditions and promulgate safe vegetables, fruits and tea under this Regulation according to the following schedules:

a/ Enterprises, non-business units, cooperatives, supermarkets, wholesaling households: before December 31,2010;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c/ Other organizations and individuals: before December 31,2013.

Organizations and individuals that comply with this Regulation ahead of schedule will enjoy incentives and priority for state budget supports (if any).

2. To assign the Cultivation Department to act as the major body to monitor, guide and organize the implementation of this Decision. Any difficulties and problems arising in the course of implementation should be reported to the Ministry of Agriculture and Rural Development (the Cultivation Department) for timely solution.

 

 

FOR THE MINISTER OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT VICE MINISTER




Bui Ba Bong

 

APPENDIX 1

ALLOWABLE MAXIMUM LIMITS OF A NUMBER OF HEAVY METALS IN SOIL
(Attached to Decision No. 99/2008/QD-BNN of October 15, 2008, of the Minister of Agriculture and Rural Development)

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Element

Allowable maximum limit (mg/kg of dry soil)

Testing method *

1

Arsenic (As)

12

TCVN 6649:2000 (ISO 11466:1995) TCVN 6496:199? (ISO 11047:1995)

2

Cadmium (Cd)

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3

Lead (Pb)

70

4

Copper (Cu)

50

5

Zinc (Zn)

200

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

APPENDIX 2

ALLOWABLE MAXIMUM LIMITS OF A NUMBER OF HEAVY METALS IN IRRIGATING WATER
(Attached to Decision No. 99/2008/QD-BNN of October 15, 2008, of the Minister of Agriculture and Rural Development)

No.

Element

Allowable maximum limit (mg/liter)

Testing method

1

Mercury (Hg)

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



TCVN 5941:1995

2

Cadmium (Cd)

0.01

TCVN 665:2000

3

Arsenic (As)

0.1

TCVN 665:2000

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Lead (Pb)

0.1

TCVN 665:2000

 

APPENDIX 3

ALLOWABLE MAXIMUM LIMITS OF A NUMBER OF MICROORGANISMS AND HARMFUL CHEMICALS IN VEGETABLE, FRUIT AND TEA PRODUCTS
(Attached to Decision No. 99/2008/QD-BNN of October 15, 2008, of the Minister of Agriculture and Rural Development)

No.

Content

Allowable maximum limit

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



I

N03 content (for vegetables)

mg/kg

TCVN 5247:1990

1

Cabbage lectuce

1,500

 

2

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



600

 

3

Cabbage, kohlrabi, cauliflower, silver beet, garlic

500

 

4

Shallot, gourd, pumpkin, squash, chilly, aubergine

400

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



5

Vegetable maize

300

 

6

Potato, carrot

250

 

7

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



200

 

8

Tomato, cucumber

150

 

9

Melon

90

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



10

Onion

80

 

11

Water melon

60

 

II

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



CFU/g **

 

1

Salmonella

0

TCVN 4829:2005

2

Coliforms

200

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3

Escherichia coli

10

TCVN 6846:2007

III

Heavy metal content (specified for vegetables, fruits and tea)

mg/kg

 

1

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1.0

TCVN 7601:2007; TCVN 5367:1991

2

Lead (Pb)

 

TCVN 7602:2007

 

- Cabbage, leaf vegetables

0.3

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Fruits, other vegetables

0.1

 

- Tea

2.0

 

3

Mercurv (Hg)

0.05

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4

Cadmium (Cd)

 

TCVN 7603:2007

 

- Leaf vegetables, basil, mushroom

0.1

 

- Stem vegetables, root vegetables, potato

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

- Other vegetables and fruits

0.05

 

- Tea

1.0

 

IV

Pesticide residue (for vegetables, fruits, tea)

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

1

Chemicals defined in the Health Ministry's Decision No. 46/2007/QD-BYT of December 19. 2007

Under the Health Ministry's Decision No. 46/2007/QD-

BYT of December 19, 2007

Under TCVN or corresponding ISO, CODEX

2

Chemicals not defined in the Health Ministry's Decision No. 46/2007/QD-BYT of December 19, 2007

Under CODEX or ASEAN

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



* Other testing methods with equivalent accuracy degree can be used.

** Calculated on 25 z of Salmonella.-

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 99/2008/QĐ-BNN ngày 15/10/2008 về quản lý sản xuất, kinh doanh rau, quả và chè an toàn do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


21.034

DMCA.com Protection Status
IP: 3.21.46.82
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!