Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 5571/QĐ-UBND 2020 quản lý hoạt động sản xuất hóa chất công nghiệp Hà Nội

Số hiệu: 5571/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thành phố Hà Nội Người ký: Nguyễn Văn Sửu
Ngày ban hành: 09/12/2020 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 5571/QĐ-UBND

Hà Nội, ngày 09 tháng 12 năm 2020

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT, KINH DOANH, SỬ DỤNG HÓA CHẤT CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2021-2025”

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương năm 2015 và Luật số 47/2019/QH14 ngày 22/11/2019 về sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Tổ chức chính quyền địa phương;

Căn cứ Luật Hóa chất ngày 21/11/2007;

Căn cứ Nghị định số 113/2017/NĐ-CP ngày 09/10/2017 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất;

Căn cứ Nghị định số 17/2020/NĐ-CP ngày 05/02/2020 của Chính phủ Sửa đi, bổ sung một sđiều của các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công Thương;

Căn cứ Nghị định số 42/2020/NĐ-CP ngày 08/4/2020 của Chính phủ quy định Danh mục hàng hóa nguy hiểm, vận chuyển hàng hóa nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ và vận chuyển hàng hóa nguy hiểm trên đường thủy nội địa;

Căn cứ Nghị định số 38/2014/NĐ-CP ngày 06/5/2014 của Chính phủ về quản lý hóa chất thuộc diện kiểm soát của Công ước Cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá hủy vũ khí hóa học;

Căn cứ Quyết định số 04/2020/QĐ-TTg ngày 13/01/2020 Thủ tướng Chính phủ sa đi, bổ sung một số điều của Quy chế hoạt động ứng phó sự c hóa chất độc ban hành kèm theo Quyết định số 26/2016/QĐ-TTg ngày 01/7/2016 của Thủ tướng Chính phủ

Căn cứ Thông tư số 55/2014/TT-BCT ngày 19/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định cụ thể và hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 38/2014/NĐ-CP ngày 06/5/2014 của Chính phủ;

Căn cứ Thông tư số 32/2017/TT-BCT ngày 28/12/2017 của Bộ Công Thương Quy định cụ thể và hướng dn thi hành một số điều của Luật Hóa chất và Nghị định số 113/2017/NĐ-CP ngày 09/10/2017 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật hóa chất;

Xét đề nghị của Sở Công Thương Hà Nội tại Tờ trình số 5536/TTr-SCT ngày 08/12/2020,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án “Nâng cao chất lượng công tác quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh, sử dụng hóa chất công nghiệp trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 2021-2025” (Đề án kèm theo).

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký. Chánh văn phòng UBND Thành phố, Giám đốc các Sở: Công Thương, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Công an Thành phố, Tài nguyên và Môi trường, Thông tin và Truyền thông; Nội vụ; Cục Quản lý thị trường Hà Nội; Trưởng ban Ban Quản lý các Khu công nghiệp và Chế xuất Hà Nội; Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã; Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 2;
- Bộ Công Thương;
- Chủ tịch UBND Thành phố;
- Các Phó Chủ tịch UBND TP;
- VPUB: CVP, PCVP V.T. Anh; KT, NC, KGVX, TKBT;
- Lưu VT, KT
Vân.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Sửu

 

ĐỀ ÁN

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT, KINH DOANH, SỬ DỤNG HÓA CHẤT CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2021-2025
(Ban hành kèm theo Quyết định số 5571/QĐ-UBND ngày 09/12/2020 của UBND thành phố Hà Nội)

A. SỰ CẦN THIẾT, QUAN ĐIỂM VÀ YÊU CẦU CỦA ĐỀ ÁN

1. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

1. Sự cần thiết nhiệm vụ nâng cao năng lực trong quản lý hóa chất

Trong những năm gần đây, ngành công nghiệp hóa chất của Việt Nam có tốc độ phát triển và tăng trưng cao. Hiện nay, công nghiệp hóa chất đang được xem là một trong các ngành kinh tế trọng điểm, được ưu tiên phát triển đđáp ứng nhu cầu phát triển của các ngành sản xuất công nghiệp và nên kinh tế nói chung. Hiện nay cả nước có khoảng 670 doanh nghiệp lớn hoạt động trong lĩnh vực này. Thêm vào đó là trên 500 doanh nghiệp vừa và nh, các cơ sở sản xuất thủ công, sang chiết đóng chai thuốc bảo vệ thực vật, phân bón,... Hàng năm, số các doanh nghiệp hoạt động hóa chất vẫn tăng lên, điều đó đã khẳng định vai trò quan trọng và sự phát triển không ngừng của ngành công nghiệp hóa chất. Ngoài ngành công nghiệp sản xuất hóa chất, các ngành công nghiệp khác cũng phát triển mạnh dẫn đến nhu cầu sử dụng hóa chất ngày càng nhiều, vì vậy hoạt động kinh doanh hóa chất cũng phát triển theo. Vai trò tích cực và không thể thiếu của hoạt động hóa chất trong sự phát triển kinh tế nói chung đã được khẳng định. Tuy nhiên, bên cạnh các đóng góp tích cực đó, hoạt động hóa chất cũng tác động tiêu cực đến an toàn, sức khỏe con người và môi trường.

Các số liệu thống kê về sự cố hóa chất trong thời gian qua cho thấy sự cố hóa chất đang xảy ra với tần suất ngày càng nhiều và quy mô, phạm vi tác động của sự cố rất lớn. Sự chóa chất ngày càng đặc biệt nguy hiểm do nhiều nhà máy hóa chất vẫn đang vận hành với công nghệ sản xuất cũ, thậm chí lạc hậu, thiết bị cũ,... việc xây dựng nhiều nhà máy chưa tuân thủ đúng các quy định về an toàn, cơ sở hoạt động hóa chất vẫn tồn tại trong khu vực dân cư, kinh doanh thương mại khác. Nhận thức rõ các nguy cơ và hậu qucủa sự cố hóa chất, các Bộ, ngành, địa phương đã xây dựng các chương trình mục tiêu và ban hành một số văn bản pháp lý đquản lý hoạt động hóa chất một cách an toàn, thực hiện xây dựng các văn bản quy định lập kế hoạch, biện pháp ứng phó sự cố hóa chất, triển khai các chương trình, dự án đánh giá về an toàn hóa chất, sự cố hóa chất, triển khai một số cuộc diễn tập xử lý sự cố hóa chất,...

Nhằm mục đích cập nhật xu hướng mới trong quản lý hóa chất cũng như triển khai thực hiện các chiến lược mới trong quản lý hóa chất cấp độ địa phương, đồng bộ hoàn thiện quá trình quản lý hóa chất từ Trung ương đến địa phương, vì vậy việc nâng cao năng lực quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh, sử dụng hóa chất tại các địa phương là rất cần thiết.

2. Sự cần thiết phải tiếp tục xây dựng Đề án cho giai đoạn 2021-2025

Thủ đô Hà Nội là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của cả nước, là đầu mối giao thông quan trọng cả về đường bộ, đường sắt, đường hàng không với các tỉnh trong nước và quốc tế. Hà Nội cũng là nơi tập trung nhiều các đơn vị hoạt động sản xuất, kinh doanh và sử dụng hóa chất. Theo số liệu thu thập được trong quá trình quản lý, thanh tra, kiểm tra và số liệu do các ngành cung cấp, thì hiện nay trên địa bàn Hà Nội có khoảng hơn 200 đơn vị đang hoạt động sản xuất, kinh doanh hóa chất, đa phần là các đơn vị có quy mô nhỏ. Ngoài ra, theo ước tính còn có khoảng trên 2000 doanh nghiệp công nghiệp thuộc các ngành sản xuất cơ khí, mạ, dệt nhuộm, chế biến thực phẩm, sơn, mực in, hóa mỹ phm, chất tẩy rửa có sử dụng hóa chất nguy hiểm trong quá trình sản xuất ra các sản phẩm, hàng hóa khác hoặc sử dụng đvệ sinh nhà xưởng, thiết bị, xử lý nước thi. Chính vì vậy, việc đảm bảo an toàn trong hoạt động hóa chất đòi hỏi yêu cầu cao đối với công tác quản lý, giám sát để phù hợp với vai trò, vị trí của Thủ đô. Để bắt kịp với yêu cầu quản lý trong hoạt động hóa chất, đội ngũ cán bộ công chức cấp Thành phố cũng như các địa phương, các chủ doanh nghiệp, người lao động trực tiếp làm việc, tiếp xúc với hóa chất phải cập nhật xu hướng mới trong quản lý hóa chất bao gồm các nội dung: Phân loại hóa chất theo Hệ thống hài hòa toàn cầu về phân loại và ghi nhãn hóa chất (GHS); Khai thác thông tin từ Cơ sở dữ liệu hóa chất quốc gia; Phương thức quản lý hóa chất dựa trên đánh giá rủi ro; Nhận diện hóa chất cần phải kiểm soát. Đồng thời lực lượng quản lý hóa chất các cấp cần nắm vững các quy định trong hệ thống văn bản pháp luật về quản lý hóa chất, thường xuyên cập nhật kiến thức, quy định mới trong quản lý hóa chất. Qua rà soát cho thy, đến nay đã có nhiều văn bản liên quan đến quản lý hoạt động liên quan đến hóa chất đã được thay thế hoặc ban hành mới. Ngoài ra, trên cơ sở kết quả khảo sát thực trạng hoạt động hóa chất tại 50 đơn vị trong năm 2020, cho thấy hầu hết các đơn vị đều có nhu cu được tập huấn phổ biến các quy định nhà nước liên quan đến hoạt động hóa chất; phổ biến kiến thức và kỹ năng liên quan đến công tác đảm bảo an toàn khi tiếp xúc hóa chất; phổ biến cho doanh nghiệp cách thức tổ chức diễn tập ứng phó sự cố hóa chất hàng năm theo kế hoạch hoặc biện pháp ứng phó sự chóa chất đã được phê duyệt.

Triển khai Chương trình hành động số 07/CTr-UBND ngày 09/01/2020 của UBND thành phố Hà Nội về thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2020; Trong đó, giao Sở Công Thương tham mưu UBND Thành phố ban hành Đề án “Nâng cao chất lượng công tác quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh, sử dụng hóa chất công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025”. Về cơ bn, việc xây dựng Đề án cho giai đoạn 2021-2025 là sự tiếp tục thực hiện Đề án “Nâng cao chất lượng công tác quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh, sử dụng hóa cht công nghiệp trên địa bàn Hà Nội đến năm 2020” đã được Thành phố phê duyệt tại Quyết định số 6703/QĐ-UBND ngày 04/12/2015.

Xuất phát từ các quy định về quản lý hóa chất và thực tế hoạt động sản xuất, kinh doanh, sử dụng hóa chất trên địa bàn thành phố Hà Nội trong giai đoạn hiện nay, việc xây dựng và tiếp tục triển khai thực hiện Đề án Nâng cao chất lượng công tác quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh, sử dụng hóa chất công nghiệp trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 2021-2025 là rất cần thiết.

II. CĂN CỨ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

1. Căn cứ pháp lý:

- Luật Hóa Cht ngày 21/11/2007.

- Nghị định số 113/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 10 năm 2017 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất;

- Nghị định số 17/2020/NĐ-CP ngày 05/02/2020 của Chính phủ Sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công Thương;

- Nghị định 71/2019/NĐ-CP ngày 20 tháng 8 năm 2019 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa chất và vật liệu nổ công nghiệp

- Nghị định 42/2020/NĐ-CP ngày 09 tháng 4 năm 2020 quy định danh mục hàng nguy hiểm và vận chuyển hàng nguy him bng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ;

- Quyết định số 04/2020/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ Sửa đổi, bổ sung một số điu của Quy chế hoạt động ứng phó sự cố hóa chất độc ban hành kèm theo Quyết định số 26/2016/QĐ-TTg ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ;

- Nghị định số 38/2014/NĐ-CP ngày 06 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ về qun lý hóa chất thuộc diện kiểm soát của Công ước Cm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá hủy vũ khí hóa học;

- Thông tư số 55/2014/TT-BCT ngày 19 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định cụ thể và hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 38/2014/NĐ-CP ngày 06 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ;

- Thông tư số 32/2017/TT-BCT ngày 28 tháng 12 năm 2017 của Bộ Công Thương quy định cụ thể và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật hóa chất và Nghị định số 113/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 10 năm 2017 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất;

- Thông tư số 13/2018/TT-BCT ngày 15 tháng 6 năm 2018 quy định về quản lý, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ sử dụng để sản xuất vật liệu ncông nghiệp;

2. Căn cứ thực tiễn:

- Các kết quả thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về hóa chất trên địa bàn thành phố Hà Nội từ năm 2008 đến nay.

- Kết quả điều tra, khảo sát năm 2020 tại 50 đơn vị sản xuất, kinh doanh, sử dụng hóa chất; kết quả 100 phiếu khảo sát năm 2020 thu thập tại các đơn vị hoạt động hóa chất; kết quả việc thực hiện Đề án hóa chất năm 2015-2020.

III. QUAN ĐIỂM XÂY DỰNG VÀ YÊU CẦU CỦA ĐỀ ÁN

1. Thể chế hóa quan điểm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước về công tác an toàn trong hoạt động hóa chất nêu tại Luật Hóa chất, Chthị số 03/CT-TTg ngày 05/3/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất độc hại và Quyết định số 04/2020/QĐ-TTg ngày 13/01/2020 của Thủ tướng Chính phủ Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế hoạt động ứng phó sự chóa chất độc ban hành kèm theo Quyết định số 26/2016/QĐ-TTg ngày 01/7/2016 của Thủ tướng Chính phủ.

2. Tăng cường phối hp công tác quản lý, tập trung vào đối tượng sản xuất, kinh doanh, sử dụng hóa chất độc, hóa chất dễ cháy nnhằm ngăn ngừa, giảm thiểu mức thấp nhất các nguy cơ xảy ra sự cố hóa chất trong quá trình hoạt động của đơn vị.

3. Đẩy mạnh, phát huy tính chủ động, sáng tạo, xây dựng cách tiếp cận và nội dung triển khai phù hợp với tình hình thực tế của Hà Nội, phù hợp đặc điểm của các đơn vị sản xuất, kinh doanh, sử dụng hóa chất công nghiệp trên địa bàn Thành phố trong giai đoạn tới.

4. Phân công trách nhiệm rõ ràng; Huy động sự phối hợp, tham gia tích cực của các cấp quản lý từ Thành phố đến quận, huyện, thị xã và khuyến khích sự chủ động tham gia của các đơn vị sản xuất, kinh doanh, sử dụng hóa chất công nghiệp bảo đảm hiệu quả bền vững.

IV. MỤC TIÊU ĐỀ ÁN

1. Mục tiêu chung

Nâng cao chất lượng công tác quản lý an toàn trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, sử dụng hóa chất trong sản xuất sản phẩm công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội, cập nhật xu hướng mới trong quản lý hóa chất cũng như triển khai thực hiện các chiến lược mới trong quản lý hóa chất ở cấp độ địa phương, đng bộ hoàn thiện quá trình quản lý hóa chất từ trung ương đến địa phương nhm nâng cao hiệu lực, hiệu quả, giảm thiểu rủi ro trong hoạt động hóa chất trên địa bàn thành phố Hà Nội.

2. Mục tiêu và chỉ tiêu cụ thể

- 100% cán bộ làm nhiệm vụ quản lý hóa chất các cấp được tham gia đào tạo, tập huấn chuyên sâu về quản lý an toàn hóa chất và ứng phó sự cố hóa chất độc.

- 100% cơ sở sản xuất, kinh doanh hóa chất công nghiệp trên địa bàn được nhận thức đầy đủ và tuân thủ các quy định về quản lý an toàn hóa chất, pháp luật về bảo vệ môi trường, phòng cháy chữa cháy trong hoạt động sản xuất, kinh doanh hóa chất;

- 95% cơ sở sử dụng hóa chất công nghiệp trên địa bàn Thành phố nhận thức đầy đủ và tuân thcác quy định về quản lý an toàn hóa chất trong sử dụng hóa chất;

- 80% cán bộ quản lý hóa chất của các doanh nghiệp (ưu tiên các doanh nghiệp có hóa chất độc) được tham gia đào tạo, tập huấn chuyên sâu về qun lý an toàn hóa chất và ứng phó sự cố hóa chất quy mô cấp Thành phố.

B. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HÓA CHẤT TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI

I. KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN GIAI ĐOẠN 2015-2020

1.Công tác chỉ đạo, điều hành:

Sở Công Thương đã tham mưu cho UBND Thành phố ban hành các văn bản liên quan đến công tác quản lý hóa chất như:

- Ban hành các Kế hoạch để thực hiện Đề án hàng năm: Kế hoạch số 25/KH-UBND ngày 29/01/2016; Kế hoạch số 64/KH-UBND ngày 15/3/2017; Kế hoạch số 73/KH-UBND ngày 22/3/2018; Kế hoạch số 99/KH-UBND ngày 22/4/2019; Kế hoạch số 57/KH-UBND ngày 12/3/2020.

- Chỉ thị số 10/CT-UBND ngày 09/7/2015 của UBND thành phố Hà Nội về tăng cường công tác quản lý hoạt động hóa chất trên địa bàn thành phố Hà Nội; Công văn số 7329/UBND-CT ngày 15/10/2015 của UBND Thành phố về thực hiện công tác đảm bảo an toàn sản xuất, vận chuyển, sử dụng vật liệu ncông nghiệp và hóa chất độc hại trên địa bàn Thành phố.

2. Công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức trong hoạt động hóa chất

- UBND các quận, huyện, thị xã đã chỉ đạo phòng Văn hóa, Đài truyền thanh, các phường, xã tổ chức thực hiện việc tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật hiện hành về hoạt động hóa chất: Hệ thống Đài truyền thanh cơ sở tăng cường tin, bài tuyên truyền phổ biến các quy định hiện hành về an toán hóa chất, quản lý hoạt động hóa chất trong sản xuất, kinh doanh, sử dụng, vận chuyển, lưu giữ hóa chất; tuyên truyền việc thanh tra các cửa hàng, hộ kinh doanh, sạp bán hàng tại các chợ trên địa bàn quận, huyện, thị xã. Đặc biệt tuyên truyền nâng cao nhận thức người dân hiểu biết về đặc tính nguy hiểm và tầm quan trọng của hóa chất, những tác động tới đời sống cng đồng và môi trường. Tăng cường giám sát hoạt động của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, sử dụng hóa chất an toàn góp phần ngăn ngừa, giảm thiểu những rủi ro, ảnh hưởng đến cng đồng, môi trường. Thông tin các hoạt động quản lý, các biện pháp phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất, sử dụng phiếu an toàn hóa chất đngười lao động nắm bt được các thông tin có liên quan đến hóa chất chủ động phòng tránh.

Năm 2016, Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp Sở Công Thương xây dựng 03 phóng sự truyền hình tuyên truyền công tác quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh, sử dụng hóa chất công nghiệp trên địa bàn Thành phố.

Năm 2018, Sở Thông tin và Truyn thông hướng dẫn Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội thực hiện tọa đàm truyền hình về chủ đề “Quản lý an toàn hóa chất trên địa bàn Thành phố và ban hành văn bản số 608/STTTT-BCXBTT ngày 29/3/2018 gi phòng Văn hóa - Thông tin, Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao các quận, huyện, thị xã trên địa bàn Thành phố đề nghị các đơn vị tiếp tục tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật hiện hành về an toàn hóa chất.

Năm 2019, Sở Thông tin và Truyền thông đề nghị các cơ quan báo chí Trung ương ký Chương trình phối hợp công tác với UBND Thành phố và các cơ quan báo chí Hà Nội để tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật hiện hành van toàn hóa chất, quản lý hoạt động hóa chất trong sản xuất, kinh doanh, sử dụng, vn chuyển, lưu giữ hóa chất; nâng cao nhận thức và chấp hành quy định pháp luật liên quan cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh, sử dụng hóa chất; chỉ đạo Cổng Giao tiếp điện tử Thành phố đăng tải tin, bài tuyên truyền nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh, sử dụng hóa chất công nghiệp trên địa bàn Thành phố; hướng dẫn Đài Phát thanh và Truyn hình Hà Nội thực hiện 05 phóng sự truyền hình về công tác quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh, sử dụng hóa chất công nghiệp trên địa bàn Thành phố Hà Nội.

3. Công tác tập huấn phổ biến nâng cao năng lực

Từ năm 2016 đến năm 2020, Sở Công Thương tổ chức các lớp tập huấn phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật của ngành cho đội ngũ cán bộ công chức cấp Thành phố và các chủ doanh nghiệp, người lao động trực tiếp làm việc, tiếp xúc với hóa chất nguy hiểm nhằm nâng cao trình độ chuyên môn và nắm vững các quy định của pháp luật để thực hiện nhiệm vụ quản lý hoạt động hóa chất trên địa bàn được tốt hơn (năm 2016: 04 lớp; năm 2017: 03 lớp; năm 2018: 02 lớp; năm 2019: 02 lớp; năm 2020: 03 lớp).

Ngoài ra, UBND các quận, huyện cũng chủ động tổ chức các lớp tập huấn về hóa chất cho nhiều đối tượng trên địa bàn như: năm 2017, UBND quận Bắc Từ Liêm đã tổ chức 01 lớp tập huấn nghiệp vụ quản lý nhà nước về hoạt động hóa chất cho hơn 180 học viên là cán bộ thuộc UBND các phường, các phòng ban thuộc Quận, các doanh nghiệp và cơ sở hoạt động hóa chất trên địa bàn quận; UBND huyện Sóc Sơn tổ chức 50 lượt tuyên truyền cho nhân dân trong công tác phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất. Năm 2018, Ban quản lý Khu công nghiệp và Chế xuất Hà Nội tổ chức Hội nghị phổ biến pháp luật về Thương mại với sự tham gia của trên 200 doanh nghiệp trong các khu Công nghiệp Hà Nội. Tại Hội nghị, Ban Quản lý đã ph biến, nhc nhcác doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, sử dụng hóa chất công nghiệp phải tuyệt đối tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành.

Đến nay các đơn vị hoạt động hóa chất trên địa bàn Thành phố đều nắm bt được các quy định pháp luật liên quan đến công tác quản lý hóa chất, đưa ra những quy định riêng theo đặc thù của doanh nghiệp để quản lý an toàn hóa chất phù hợp quy định của pháp luật. Hầu hết các đơn vị này ý thức được công tác quản lý an toàn hóa chất. Bố trí nhân sự phù hợp đặc điểm của đơn vị và đáp ứng yêu cầu đặc thù ngành hóa chất

4. Công tác thanh, kiểm tra và cấp Giấy chứng nhận

Từ năm 2015 đến nay, Sở Công Thương đã tiến hành thẩm định hồ sơ và cấp 223 Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh hóa chất cho các đơn vị sản xuất, kinh doanh hóa chất có điều kiện (năm 2015: 17 đơn vị; năm 2016: 37 đơn vị; năm 2017: 37 đơn vị; năm 2018: 36 đơn vị; năm 2019: 55 đơn vị; năm 2020: 41 đơn vị).

Hàng năm tổ chức các đợt kiểm tra thường xuyên để xem xét, đánh giá tình hình thực hiện quy định pháp luật về hóa chất; đng thời nhắc nh, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân có hoạt động hóa chất nguy hiểm thực hiện đúng quy định. Từ năm 2015 đến nay, Sở Công Thương đã tiến hành công tác kiểm tra tại 239 đơn vị đang hoạt động hóa chất trên địa bàn Thành phố (năm 2015: 27 đơn vị; năm 2016: 45 đơn vị; năm 2017: 40 đơn vị; năm 2018: 38 đơn vị; năm 2019: 39 đơn vị; năm 2020: 50 đơn vị); tiến hành thanh tra tại đơn vị (năm 2015: 45 đơn vị, xử phạt 176 triệu đồng; năm 2019: 39 đơn vị, xử phạt 175 triệu đồng; năm 2020: 07 đơn vị, xử phạt 15 triệu đồng). Năm 2019, Công an Thành phố đã kiểm tra 145 đơn vị hoạt động hóa chất, xử phạt 1.244 triệu đồng đối với các vi phạm về bảo vệ môi trường, phòng cháy chữa cháy (PCCC), sản xuất kinh doanh hàng giả.

Năm 2018, UBND các quận, huyện, thị xã chỉ đạo các phòng chuyên môn, Đội quản lý thị trường phối hợp với lực lượng PCCC tổ chức kiểm tra, rà soát các đơn vị hoạt động hóa chất: UBND các quận Ba Đình đã kiểm tra 45 lượt, xử lý 21 trường hợp vi phạm các quy định về phòng chống cháy nổ; quận Hoàn Kiếm đã kim tra 26 cơ sở chủ yếu trên tuyến phố Hàng Hòm, xử lý vi phạm hành chính với 03 cơ sở bố trí, sp xếp hàng hóa vật tư cản trở lối thoát nạn với số tiền 2.000.000 đồng. UBND các huyện Quốc Oai đã kiểm tra 21 cơ sở hoạt động hóa chất chủ yếu keo dán công nghiệp; huyện Gia Lâm qua rà soát, kiểm tra có 25 cơ sở hoạt động hóa chất (có 17 cơ sở thuộc diện quản lý PCCC); huyện Mê Linh đã rà soát, kiểm tra 32 cơ sở hoạt động hóa chất, qua kiểm tra chưa phát hiện và xử lý vi phạm trong hoạt động hóa chất; huyện Thanh Trì đã tiến hành kiểm tra 39 cơ sở hoạt động hóa chất, qua kiểm tra các cơ sở trang bị đầy đủ về PCCC, bảo vệ môi trường; huyện Chương Mỹ qua rà soát có 01 đơn vị sử dụng hóa chất (sản xuất tấm lợp); huyện Thanh Oai đã kiểm tra 01 đơn vị kinh doanh hóa chất.

Kết qukiểm tra thực tế, nhìn chung các cơ sở đã tổ chức thực hiện tốt một số quy định pháp luật về hoạt động hóa chất, như: có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hóa chất; có kho chứa hóa chất đảm bảo điều kiện an toàn theo quy định, tuy nhiên diện tích các kho chứa hóa chất còn chật hẹp (diện tích các kho chứa dao động từ 100-700m2); thực hiện ghi nhãn hóa chất cho các hóa chất đang được cất giữ trong kho chứa; có hợp đồng xử lý hóa chất đã hết hạn và chất thải nguy hại với đơn vị thẩm quyền xử lý theo quy định.

Bên cạnh những mặt tích cực đã đạt được, trong quá trình hoạt động một số đơn vị vẫn còn tồn tại hạn chế nhất định, như: bố trí, sắp xếp kho chứa hóa chất không theo khu vực riêng đối với các nhóm hóa chất không tương thích; một số hóa chất chưa có nhãn phụ theo quy định; còn thiếu Phiếu an toàn hóa chất đối với các hóa chất nguy hiểm; chưa xây dựng Phiếu kiểm soát mua, bán hóa chất độc hại,...

5. Công tác ứng phó sự cố hóa chất trên địa bàn

Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã giao cho Sở Công Thương triển khai thực hiện việc xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố hóa chất trên địa bàn Thành phố theo yêu cầu của Bộ Công Thương tại văn bản số 10362/BCT-HC ngày 13/11/2013 về việc xây dựng kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất cấp tnh.

Năm 2016: Sở Công Thương đã tổ chức xây dựng và trình UBND Thành phố phê duyệt “Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất của thành phố Hà Nội” tại Quyết định số 1203/QĐ-UBND ngày 14/3/2016.

Năm 2017: Sở Công thương đã chủ trì phối hợp với các Sở, ngành thực hiện tốt nhiệm vụ diễn tập ứng phó sự cố hóa chất độc có tính phát tán cao thành phố Hà Nội tại Doanh nghiệp chế xuất NITORI Việt Nam - Khu công nghiệp Quang Minh, Mê Linh, Hà Nội.

Năm 2018: Sở Công Thương đã chủ trì phối hợp với các Sở, ngành thực hiện tốt nhiệm vụ diễn tập ứng phó sự cố hóa cht độc có tính phát tán cao thành phố Hà Nội năm 2018 tại Công ty cphần Dịch vụ nhiên liệu hàng không Nội Bài - Cảng hàng không quốc tế Nội Bài, xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội.

Năm 2019: Sở Công thương đã chủ trì phối hợp với các Sở, ngành thực hiện tt nhiệm vụ diễn tập ứng phó sự cố hóa chất độc có tính phát tán cao thành phố Hà Nội tại Công ty TNHH Hoya Glass Disk Việt Nam tại Khu J3&4 KCN Bắc Thăng Long, xã Võng La, huyện Đông Anh, Hà Nội. Ban tổ chức diễn tập đã mời một số doanh nghiệp có hoạt động hóa chất trong khu vực lân cận tham gia nhằm nâng cao khả năng ứng phó sự cố hóa chất tại cơ sở.

Trong giai đoạn 2016 - 2020, trên địa bàn Hà Nội đã xảy ra 02 vụ cháy nổ liên quan đến hóa chất, cụ thể:

+ Vụ cháy nổ tại Công ty CP bóng đèn phích nước Rạng Đông: vào lúc 18h18’ ngày 28/8/2019 xảy ra vụ cháy nhà kho chứa đèn compact, đèn huỳnh quang, đèn bàn, phích nước của Công ty CP bóng đèn phích nước Rạng Đông, địa chỉ s 87-89, phHạ Đình, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, Hà Nội với tổng diện tích khu vực cháy khoảng 6.000 m2. Các lực lượng PCCC của Công an Thành phố, Bộ Tư lệnh Thủ đô; các lực lượng của UBND quận Thanh Xuân, phường Hạ Đình, phường Thanh Xuân Trung và nhiều hộ dân gần nhà máy cùng công nhân Công ty đã tham gia chữa cháy. Đến khoảng 03h30’ ngày 29/8/2019 đám cháy đã được dập tắt hoàn toàn; không có thiệt hại về người, không cháy lan sang nhà dân và khu vực xung quanh. Có nhiều lực lượng tham gia xử lý khắc phục sau sự cố (UBND Thành phố Hà Nội, Bộ Tài nguyên Môi trường, Sở Tài nguyên Môi trường, Sở Y tế, Sở Công Thương, UBND quận Thanh Xuân, Viện sức khỏe nghề nghiệp thuộc Bộ Y tế; Bộ Tư lệnh Hóa học, Bộ Tư lệnh Thủ đô, Viện Hóa học môi trường quân sự, Công ty cổ phần môi trường đô thị và công nghiệp Urenco 10, Công ty cổ phần bóng đèn phích nước Rạng Đông, các chuyên gia và nhà khoa học). Qua vụ cháy cho thấy việc Doanh nghiệp chưa chủ động, kịp thời cung cấp số liệu về hóa chất sử dụng trong sản xuất, lưu trữ trong khu vực cháy cho cơ quan chức năng trong quá trình chữa cháy, dẫn đến nhiều khó khăn trong quá trình đánh giá, cô lập hóa chất, xử lý làm sạch môi trường sau vụ cháy; mặt khác, đây là sự cố ô nhiễm môi trường do cháy nổ xảy ra lần đầu tại Thành phố Hà Nội, do đó công tác chỉ huy điều hành, phối hợp giữa các cơ quan chức năng, các lực lượng còn chưa chặt chỗ, công tác khắc phục sự cố còn chậm. Thành phố đã tổ chức nhiu cuộc họp kiểm điểm, rút kinh nghiệm về vụ cháy.

+ Vụ cháy nổ tại Công ty TNHH sản xuất và thương mại Cường Việt: vào lúc 7h45’ ngày 30/6/2020 xảy ra vụ cháy tại kho hóa chất của Công ty tại địa chỉ t18, phường Thượng Thanh, quận Long Biên (phía ngoài đê sông Đung); trong kho chứa chủ yếu là các phuy 200 lít chứa hóa chất toluen, IPA làm dung môi pha sơn, mực in,...và 01 xitec khoảng 100 m3 chứa khoảng 50 m3 toluen. Ngay sau khi nhận được tin báo cháy, Trung tâm thông tin chỉ huy Công an Thành phố đã chỉ huy, điều động các đơn vị đến chữa cháy; các lực lượng tham gia chữa cháy gm 13 đơn vị cảnh sát PCCC&CNCH, Bộ Tư lệnh Thủ đô, Đại đội Phòng cháy chữa cháy, phòng hóa, Tiểu đoàn 18- Bộ Tham mưu Tổng cục kỹ thuật, lực lượng Cảnh sát giao thông, Cảnh sát khu vực phường Thượng Thanh, Ban Chỉ huy quân sự quận Long Biên, lực lượng y tế quận Long Biên, Sở Tài nguyên Môi trường, Sở Công Thương, Công ty cổ phần nước sạch số 2 Hà Nội và các lực lượng đơn vị khác. Đến khoảng 13h cùng ngày, đám cháy đã cơ bản được khống chế và đến 17h45’ kết thúc công tác chữa cháy; không có thiệt hại về người. Đánh giá chung là công tác chỉ huy, điều hành khẩn trương, dứt khoát, khoa học giúp cho công tác chữa cháy cứu nạn cứu hộ đạt kết quả tt, hạn chế tối đa sự lan truyền và phát triển đám cháy; Chỉ huy chữa cháy đã trinh sát nắm bắt chính xác diễn biến đám cháy, các hóa chất trong khu vực cháy, tình hình giao thông, nguồn nước để triển khai chiến thuật chữa cháy có hiệu quả; các đơn vị tham gia đã tổ chức chữa cháy hiệu quả, kịp thời xử lý không để xảy ra nổ tại khu vực xitec hóa chất, dập tt hoàn toàn đám cháy, không để cháy lan sang các doanh nghiệp xung quanh, đặc biệt là khu vực kho H101 của Công ty xăng dầu khu vực 1 phía Đông Bc. Tuy nhiên, do trang thiết bị bảo hộ chuyên dụng như thiết bị thở lọc độc, găng tay chuyên dụng còn thiếu, gây khó khăn nhất định trong việc chữa cháy đám cháy hóa chất có sinh nhiều khói kđộc; mặt khác, do trang thiết bị PCCC tại chỗ còn thiếu và yếu dẫn đến hiệu quả tổ chức chữa cháy ban đầu chưa hiệu quả.

Đánh giá chung: Giai đoạn 2015-2020 đã đạt được kết quả đáng k trong hoạt động tập huấn, tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức trong quản lý hóa chất. Thực hiện tốt công tác ứng phó sự cố hóa chất, đã thành lập được Ban chỉ đạo ứng phó sự cố hóa cht cấp Thành phố và cơ chế phối hợp giữa các lực lượng quản lý nhà nước với lực lượng quản lý hóa chất tại doanh nghiệp. Tuy nhiên, xuất phát từ quy định mới về quản lý hóa chất (Quy chế hoạt động ứng phó sự cố hóa chất độc ban hành kèm theo Quyết định số 26/2016/QĐ-TTg ngày 01/7/2016 của Thủ tướng Chính phủ) và thực tế hoạt động sản xuất, kinh doanh, sử dụng hóa chất trên địa bàn thành phố Hà Nội, nhu cầu của lực lượng quản lý hóa chất việc xây dựng và triển khai thực hiện Đề án Nâng cao chất lượng công tác quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh, sử dụng hóa chất công nghiệp trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 2021 - 2025 là rất cần thiết.

II. ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN QUY ĐỊNH QUẢN LÝ HÓA CHẤT TẠI DOANH NGHIỆP THÔNG QUA KẾT QUẢ KHẢO SÁT NĂM 2020

1. Kết quả khảo sát

Thông qua kết quả khảo sát, điều tra, phân tích hoạt động hóa chất năm 2020 trực tiếp tại 50 đơn vị và 100 phiếu khảo sát cho thấy:

- Các đơn vị hoạt động hóa chất trên địa bàn thành phố đều nắm bt được các quy định pháp luật liên quan đến công tác qun lý hóa chất, đưa ra những quy định riêng theo đặc thù của doanh nghiệp để quản lý an toàn hóa chất phù hợp quy định của pháp luật. Hầu hết các đơn vị này ý thức được công tác quản lý an toàn hóa chất. Btrí nhân sự phù hợp đặc điểm của đơn vị và đáp ứng yêu cầu đặc thù hoạt động hóa chất (tối thiểu 01 người có trình độ chuyên ngành hóa chất theo quy định tại Luật hóa chất).

- Công tác hoạt động hóa chất đều thực hiện bố trí kho chứa hóa chất theo quy định tại Nghị định số 113/2017/NĐ-CP ngày 09/10/2017 của Chính phủ, Thông tư số 32/2017/TT-BCT ngày 28/12/2017 của Bộ Công Thương. Tuy nhiên công tác duy trì điều kiện an toàn của khu vực lưu trữ hóa chất còn nhiều bất cập trong quá trình hoạt động hóa chất như:

+ Điều kiện đảm bảo an toàn môi trường chưa đáp ứng được theo quy định về bảo vệ môi trường. Nguyên nhân chính trong hoạt động này do các quy định về quản lý môi trường thay đổi nhiều và không mang tính ổn định về nội dung, phân cấp quản lý nhà nước. Vì vậy các đơn vị hóa chất không theo kịp yêu cầu cụ thể về quản lý môi trường.

+ Điều kiện đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy chưa đáp ứng được theo quy định về phòng cháy chữa cháy. Các đơn vị kinh doanh hóa chất hầu hết kho chứa hóa chất chưa được thm duyệt, nghiệm thu công tác phòng cháy chữa cháy. Nguyên nhân chính trong đó các kho chứa hóa chất các đơn vị đều thuê lại và trong thời gian ngắn; trong khi đó thời gian, chi phí thực hiện thẩm duyệt, nghiệm thu phòng cháy chữa cháy kéo dài và chi phí đầu tư lớn, ngoài ra văn bản quy định điều kiện sản xuất, kinh doanh hóa chất không mang tính ổn định. Vì vậy các đơn vị hoạt động hóa chất không theo kp yêu cầu cụ thể về qun lý phòng cháy chữa cháy.

+ Kho chứa hóa chất của đơn vị hoạt động kinh doanh chủ yếu được thuê lại của các tổ chức hoạt động thuê kho chứa hoặc tận dụng lại các kho chứa có sẵn trong hoạt động khác, vì vậy việc đảm bảo an toàn trong hoạt động hóa chất theo đúng quy định của pháp luật luôn gặp nhiều bất cập, hạn chế như: điều kiện lưu giữ đảm bảo các yêu cầu chống tràn đổ, rò r trong quá trình lưu giữ chưa đáp ứng yêu cầu, điều kiện an ninh, an toàn chưa đáp ứng yêu cầu đặc thù hàng hóa nguy hiểm. Vì vậy công tác quản lý hóa chất liên quan đến lưu giữa hóa chất đáp ứng yêu cầu theo quy định pháp luật còn hạn chế. Ngoài ra, việc đảm bảo quy định hoạt động hóa chất phải có kho lưu giữ không mang tính sát thực cho các đơn vị kinh doanh hóa chất. Đa số các đơn vị kinh doanh hóa chất công nghiệp khối lượng lớn không lưu giữ hóa chất trong kho mà kinh doanh theo hình thức thương mại (mua thẳng, bán thẳng). Đơn vị kinh doanh thường vận chuyển trực tiếp đến các tổ chức sử dụng và lưu kho luôn tại các đơn vị sử dụng. Vì vậy yêu cầu bất cập được đặt ra cho các đơn vị kinh doanh là bố trí kho chứa làm hình thức theo yêu cầu của Pháp luật, không mang tính thực tiễn của lĩnh vực hoạt động.

+ Điều kiện thực hiện kiểm tra trang thiết bị an toàn kho chứa, sử dụng hóa chất: Hầu hết các đơn vị hoạt động hóa chất đều tiến hành kiểm tra trang thiết bị đảm bảo an toàn hóa chất. Tuy nhiên, quá trình kim tra chưa mạng tính thực tiễn, công tác kiểm tra còn chung chung, không thể hiện điều kiện an toàn trong nội dung của công tác này. Tổ chức hoạt động hóa chất chưa nhận thức rõ nội dung cần kiểm tra, kiểm định, chưa nhận thức được phương tiện ứng phó cn trang bị tại nơi có hoạt động hóa chất. Các đơn vị kinh doanh hóa chất còn chưa nhận thức được công tác đảm bảo an toàn trước khi thực hiện vận chuyển hóa chất bằng phương tiện chuyên dụng.

- Công tác kiểm tra, bảo dưỡng trang thiết bị ứng phó sự cố hóa chất: Các phương tiện, thiết bị ứng phó sự cố hóa chất được các tổ chức hoạt động hóa chất btrí cơ bản theo quy trình ứng phó sự cố hóa chất. Tuy nhiên việc đảm bảo trang thiết bị ứng phó được kiểm tra, bảo dưỡng của các tổ chức chưa mang tính hệ thống, hầu hết các tổ chức chỉ bố trí trang thiết bị một cách đơn giản, không có quy trình hoặc nhật ký bt buộc kiểm tra bảo dưỡng thường xuyên hay định kỳ trang thiết bị này. Các tổ chức kinh doanh hóa chất chý thức công tác theo dõi và bố trí thiết bị PCCC, đa sthiếu các phương tiện khác để ứng phó sự cố tràn đổ, phát tán hóa chất. Ngoài ra, hệ thống kho chứa còn một số tồn tại như công tác sắp xếp hóa chất chưa phù hợp quy định về an toàn nên công tác ứng phó sự cgặp trngại nếu xảy ra sự cố tràn đổ.

- Công tác điều kiện về kho chứa, phương tiện vận chuyển và vận hành an toàn: Các hóa chất trong kho chứa đều tuân thủ quy định về bao gói hóa chất, hầu hết hóa chất trong kho không sang chiết sang các bao gói riêng theo đặc thù, toàn bộ đều được chứa trong bao gói quy định của nhà sản xuất và không phát sinh quá trình sang chiết để đảm bảo chất lượng bao gói hóa chất theo quy định. Trên bao gói, thùng chứa hóa chất đều có nhãn mác cảnh báo loại hóa chất, biểu trưng cảnh báo và đặc điểm hóa chất theo quy định. Tuy nhiên, các đơn vị nhập khẩu hóa chất triển khai không đầy đủ quy định dán nhãn phụ cho toàn bộ báo gói, thùng chứa hóa chất chưa đảm bảo thông tin cần thiết bằng tiếng việt để người vận chuyển, sử dụng có đủ thông tin ứng phó khi gặp sự cố. Việc trang bị phương tiện vận chuyn hóa chất trong kho chứa của các tổ chức chủ yếu thực hiện bng tay, một số kho hóa chất vận chuyển với khối lượng lớn và diện tích kho chứa lớn sử dụng xe nâng hoặc xe chuyên dùng nhưng còn hạn chế. Do đó chưa đảm bảo tính chất an toàn trong vận chuyển hóa chất. Cán bộ kho chứa hóa chất của các tổ chức còn ít về số lượng, nhiều tổ chức kinh doanh hóa chất và lưu kho chứa chbố trí 01 cán bộ vận chuyển, xếp dỡ hóa chất hoặc thủ kho kiêm nhiệm. Không đảm bảo an toàn ứng phó nếu sự cố xảy ra làm ảnh hưởng trực tiếp đến công tác an toàn. Việc cán bộ vận hành kho chứa được huấn luyện an toàn hóa chất trong hoạt động hóa chất đều được các đơn vị thực hiện theo quy định. Tuy nhiên mục đích huấn luyện an toàn hóa chất chưa đáp ứng yêu cầu pháp luật hiện hành về nội dung và quy định pháp luật. Yêu cầu bắt buộc các thủ kho, nhân viên kho chứa phải nắm được quy định liên quan vận chuyển hàng công nghiệp nguy hiểm chưa được các đơn vị thực hiện đầy đủ. Công tác sắp xếp hóa chất trong kho chứa của các đơn vị hoạt động hóa chất đều có khoảng cách an toàn cho phương tiện, con người vào kho chứa hóa chất. Việc sắp xếp hóa chất có khoảng cách đối với tường nhà kho, khu vực rãnh thoát nước chứa đảm bảo yêu cầu do diện tích kho chứa còn chật hẹp nên các tổ chức tận dụng khoảng không gian này. Đây là yếu tố rất dễ gây ảnh hưởng công tác ứng phó sự cố hóa chất khi có rò r, phát tán hóa chất.

- Công tác tổ chức, nhân lực của các đơn vị hoạt động hóa chất: Hầu hết các đơn vị hoạt động hóa chất đều có người quản lý hóa chất có chuyên môn về ngành hóa, môi trường. Tuy nhiên việc đảm bảo công tác chuyên trách về an toàn hóa chất vẫn chưa được các đơn vị quan tâm, chủ yếu nhân sự làm công tác kiêm nhiệm để giảm chi phí doanh nghiệp. Công tác huấn luyện an toàn hóa chất được các tổ chức thực hiện, tuy nhiên trong quá trình thực hiện vẫn còn nhiều bất cập liên quan đến nội dung và người huấn luyện. Nguyên nhân chủ yếu doanh nghiệp chưa nm rõ các yêu cầu pháp luật liên quan đến công tác an toàn hóa chất, hiểu sai lệch công tác huấn luyện an toàn hóa chất. Doanh nghiệp không có cơ sở để thực hiện chi tiết các yêu cầu kỹ thuật liên quan đến công tác an toàn hóa chất.

2. Đánh giá chung:

a) Mặt được:

- Nhìn chung, công tác quản lý trong các đơn vị hoạt động hóa chất ý thức trong thực hiện các quy định về quản lý an toàn hóa chất. Các đơn vị kinh doanh hóa chất đã thực hiện việc lưu giữ hóa chất ở kho chứa riêng; các phương tiện, thiết bị ứng phó sự cố hóa chất được các tổ chức hoạt động hóa chất btrí cơ bản theo quy trình ứng phó sự cố hóa chất; có Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh hóa chất thuộc danh mục hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp; thực hiện các quy định về cảnh báo an toàn đối với từng lô, loại hóa chất. Thực hiện hun luyện an toàn hóa chất cho người quản lý, người liên quan đến hóa chất. Bố trí nhân sự phù hợp đặc điểm của đơn vị và đáp ứng yêu cầu đặc thù của lĩnh vực hoạt động hóa chất.

- Các cơ sở hoạt động hóa chất được khảo sát đều nắm bắt thông tin liên quan đến quản lý nhà nước về hóa chất, xây dựng quy trình đảm bảo an toàn, quy trình kiểm tra công tác an toàn hoạt động lưu kho, vận chuyển hóa chất. Chủ động thực hiện những quy định liên quan đến đặc thù hoạt động sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực hóa chất.

b) Tồn tại, hạn chế:

- Một số đơn vị hoạt động hóa chất chứa nắm bắt kịp thời những quy định trong quản lý nhà nước về hóa chất, thực hiện quy định an toàn chưa theo quy định cụ thể đặc thù của ngành hóa chất. Vì vậy các đơn vị này không nm bt được yêu cầu cụ thể trong công tác hoạt động hóa chất để đảm bảo phòng ngừa, xử lý các rủi ro trong hoạt động hóa chất.

- Công tác duy trì điều kiện an toàn của khu vực lưu trữ hóa chất còn nhiều bất cập trong quá trình hoạt động hóa chất.

- Công tác huấn luyện an toàn hóa chất được các tổ chức thực hiện, tuy nhiên trong quá trình thực hiện vẫn còn nhiều bất cập liên quan đến nội dung và người huấn luyện.

c) Nguyên nhân của tồn tại, hạn chế:

- Luật Hóa chất được ban hành năm 2007, và sau đó Chính phủ đã ban hành các Nghị định, Bộ Công Thương ban hành các Thông tư hướng dẫn để tạo hành lang pháp lý cho công tác quản lý nhà nước về hoạt động hóa chất.Tuy nhiên, đến nay nhiều nội dung cn hướng dẫn chi tiết chưa được Bộ Công Thương ban hành như: cách xác định cụ thể việc thiết lập khoảng cách an toàn, Cơ sở dữ liệu hóa chất quốc gia, Danh mục hóa chất quốc gia, Quy chuẩn về kho chứa hóa chất,...

- Nhận thức về an toàn hóa chất của các tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh, sử dụng hóa chất, nhất là các đơn vị sử dụng hóa chất nguy hiểm còn nhiều hạn chế, bất cập. Thể hiện rõ nhất là chưa nắm bắt hết được các quy định của nhà nước về hoạt động hóa chất như: an toàn về nhà xưởng sản xuất; an toàn kho chứa hóa chất; trang thiết bị an toàn trong hoạt động hóa chất; vận chuyển, vận hành an toàn trong hoạt động hóa chất; nhân lực con người; quy định về quản lý, kiểm soát trong quá trình hoạt động hóa chất; xây dựng kế hoạch hoặc biện pháp ứng phó sự cố hóa chất và tổ chức diễn tập định kỳ hàng năm... Nhiu đơn vị chưa thực sự quan tâm đến công tác an toàn hóa chất, bảo vệ môi trường trong quá trình hoạt động. Hoạt động của các doanh nghiệp trong lĩnh vực hóa chất tim n nhiều nguy cơ gây tác động xu đến môi trường.

- Một số đơn vị kinh doanh hóa chất do gặp khó khăn về mặt bằng, phải đi thuê kho chứa hóa chất, nên rất khó có điều kiện để thực hiện đầy đủ các quy định an toàn về kho chứa hóa chất. Một số đơn vị kinh doanh hóa chất có trụ sở đóng tại Hà Nội, nhưng khi nhập khẩu hóa chất hoặc mua hóa chất từ các nhà máy sản xuất hóa chất đóng tại các tỉnh khác thì thường chuyển thẳng đến nơi tiêu thụ, không qua kho chứa của đơn vị, nên rất khó kiểm soát do chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các Sở Công Thương các tỉnh với nhau.

- Ngoài các doanh nghiệp, còn có nhiều hộ kinh doanh cá thể do quận, huyện, thị xã cấp đăng ký kinh doanh hoặc tự phát kinh doanh hóa chất cùng với các hàng hóa khác, nằm tại các chợ, tuyến đường của quận, huyện, thị xã, rất khó nắm bt, kiểm soát. Đặc biệt tại các khu phố cổ như Hàng Thùng, Hàng Hòm quận Hoàn Kiếm có các ca hàng kinh doanh các loại hóa chất có nguy cơ cháy nổ cao. UBND Thành phố đã chỉ đạo Sở Công Thương phối hợp các Sở, ban, ngành và UBND quận Hoàn Kiếm tăng cường kiểm tra, xử phạt nhưng đến nay tình hình vẫn chưa ci thiện nhiều. Nguyên nhân chủ yếu là các cửa hàng đã hình thành từ lâu, diện tích chật hẹp, vừa là cửa hàng để hóa chất vừa là nơi sinh hoạt của gia đình nhiều thế hệ.

- Cơ quan quản lý hoạt động hóa chất ở địa phương mới được thành lập và triển khai thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hoạt động hóa chất trên địa bàn theo Luật Hóa chất, do vậy những kiến thức chuyên sâu cũng như những kinh nghiệm trong tổ chức quản lý hoạt động hóa cht vẫn còn nhiều vấn đề chưa đáp ứng được so với yêu cu thực tế. Việc nm bắt, xây dựng hệ thống thông tin về hoạt động hóa chất cũng như những thông tin về an toàn hóa chất, bảo vệ môi trường trong hoạt động hóa chất trên địa bàn Thành phố vẫn còn sơ sài, tản mạn, chưa đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý. Việc phối hợp giữa Sở Công Thương với phòng Kinh tế các quận, huyện, thị xã trong công tác quản lý hoạt động hóa chất trên địa bàn Thành phố chưa được chặt chẽ, đội ngũ cán bộ công chức cấp quận, huyện chưa tiếp cận và nắm vững quy định pháp luật về hóa chất. Sự phân cấp trong quản lý chưa quy định trách nhiệm cụ thể, rõ ràng cho cấp quận, huyện. Đây cũng là tình trạng chung của các tnh, thành phố khác trên cả nước.

C. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG HÓA CHẤT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2021-2025

I. CĂN CỨ PHÁP LÝ

Đbắt kịp với yêu cầu quản lý trong hoạt động hóa chất, đội ngũ cán bộ công chức cấp Thành phố cũng như các địa phương, các chủ doanh nghiệp, người lao động trực tiếp làm việc, tiếp xúc với hóa chất phải cập nhật xu hướng mới trong quản lý hóa chất bao gồm các nội dung: Phân loại hóa chất theo Hệ thống hài hòa toàn cầu về phân loại và ghi nhãn hóa chất (GHS); Khai thác thông tin từ Cơ sở dữ liệu hóa chất quốc gia; Phương thức quản lý hóa chất dựa trên đánh giá rủi ro; Nhận diện hóa chất cân phải kiểm soát. Đồng thời lực lượng quản lý hóa chất các cấp cn nm vững các quy định trong hệ thng văn bản pháp luật về quản lý hóa chất, thường xuyên cập nhật kiến thức, quy định mới trong quản lý hóa chất.

Từ tháng 7 năm 2017 đến nay hệ thống văn bản quản lý hóa chất đã được sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các quy định, như: Nghị định số 113/2017/NĐ-CP ngày 09/10/2017 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất; Nghị định số 17/2020/NĐ-CP ngày 05/02/2020 của Chính phủ Sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công Thương; Thông tư số 32/2017/TT-BCT ngày 28/12/2017 của Bộ Công Thương quy định cụ thể và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật hóa chất và Nghị định số 113/2017/NĐ-CP ngày 09/10/2017 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất; Nghị định số 71/2019/NĐ-CP ngày 20/8/2019 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa chất và vật liệu ncông nghiệp; Nghị định số 42/2020/NĐ-CP ngày 09/4/2020 quy định danh mục hàng nguy hiểm và vận chuyển hàng nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ; Quyết định số 04/2020/QĐ-TTg ngày 13/01/2020 của Thủ tướng Chính phủ Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế hoạt động ứng phó sự cố hóa chất độc ban hành kèm theo Quyết định số 26/2016/QĐ-TTg ngày 01/7/2016 của Thủ tướng Chính phủ.

Ngoài ra, trên cơ sở kết quả thực hiện giai đoạn 2015-2020, kết quả khảo sát thực trạng hoạt động hóa chất tại 50 đơn vị trong năm 2020, cho thấy hầu hết các đơn vị đều có nhu cu và phải được tập huấn phbiến các quy định nhà nước liên quan đến hoạt động hóa chất; phổ biến kiến thức và kỹ năng liên quan đến công tác đảm bảo an toàn khi tiếp xúc hóa chất; phổ biến cho doanh nghiệp cách thức tổ chức diễn tập ứng phó sự cố hóa chất hàng năm theo kế hoạch hoặc biện pháp ứng phó sự cố hóa chất đã được phê duyệt.

II. ĐỊNH HƯỚNG QUAN ĐIỂM

Đề án này chỉ tập trung vào việc tiếp tục nâng cao năng lực, chất lượng công tác quản lý an toàn trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, sử dụng hóa chất trong lĩnh vực công nghiệp đsản xuất sản phẩm, hàng hóa khác trên địa bàn thành phố Hà Nội nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác an toàn, tăng cường công tác phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất phù hợp với quy mô, điều kiện sản xuất, kinh doanh và đặc tính của hóa chất trong hoạt động hóa chất trên địa bàn Hà Nội; đặc biệt là công tác phòng ngừa, ứng phó đối với 31 loại hóa chất độc theo Quyết định số 04/2020/QĐ-TTg ngày 13/01/2020 Thủ tưng Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế hoạt động ứng phó sự cố hóa chất độc ban hành kèm theo Quyết định số 26/2016/QĐ-TTg ngày 01/7/2016 của Thủ tướng Chính phủ. Trong quá trình triển khai kết hợp cập nhật xu hướng mới trong quản lý hóa chất như: Phân loại hóa chất theo Hệ thống hài hòa toàn cu về phân loại và ghi nhãn hóa chất (GHS); Khai thác thông tin từ Cơ sở dữ liệu hóa chất quốc gia; Các loại hóa chất và phương thức quản lý hóa chất; Phổ biến vũ khí hóa học - Thách thức và vai trò của Ngành kinh doanh hóa chất; Quản lý hàng hóa hóa thương mại chiến lược và Ngành kinh doanh hóa chất; Nhận diện hóa chất cần phải kiểm soát.

III. NỘI DUNG VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Nâng cao năng lực quản lý hóa chất đối với cơ sở hoạt động hóa chất

a) Tuyên truyền, nâng cao nhận thức và chấp hành quy định pháp luật liên quan cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh, sử dụng hóa chất

- Tăng cường công tác tuyên truyền, phbiến, cập nhật kiến thức và các quy định pháp luật về hoạt động hóa chất trên phương tiện truyền thông đại chúng, cng thông tin điện tcủa Sở Công Thương và Thành phố; qua các đợt thanh tra, kiểm tra tại cơ sở, các lớp tập huấn; nội dung tuyên truyền đảm bảo phù hợp cho từng nhóm đối tượng có hoạt động liên quan đến hóa chất (sản xuất, kinh doanh, sử dụng, lưu trữ) trên địa bàn Thành phố. Trong đó tập trung tuyên truyền về tác hại của hóa cht công nghiệp đối với sức khỏe con người, một số quy định cụ thể trong phòng cháy chữa cháy, bảo vệ môi trường đối với các cơ sở hoạt động hóa chất.

- Hướng dẫn, đôn đốc các doanh nghiệp xây dựng kế hoạch/biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất phù hợp quy mô, điều kiện sản xuất kinh doanh và đặc tính của hóa chất tại đơn vị. Thường xuyên tổ chức kiểm tra việc đảm bảo đầy đủ các trang thiết bị an toàn, phòng chống cháy, nổ, phòng chống rò r, phát tán hóa chất độc hại theo quy định và đảm bảo khả năng ứng phó tại chỗ khi sự cố hóa chất xảy ra.

- Tổ chức các lớp tập huấn, phbiến kiến thức về kỹ thuật an toàn hóa chất cho người quản lý, người lao động (đặc tính, độc tính của hóa chất; các nguy cơ rủi ro hóa chất; các tác hại của hóa chất đến sức khỏe con người và môi trường; các biện pháp phòng chống sự cố hóa chất...).

- Hướng dẫn các đơn vị có hoạt động hóa chất tổ chức các lớp hun luyện, kiểm tra và công nhận kết quả huấn luyện an toàn hóa chất cho đội ngũ cán bộ, công nhân viên đang làm việc trong doanh nghiệp.

b) Tuyên truyền nâng cao nhận thức cho doanh nghiệp về việc thực hiện chế độ báo cáo

Căn cứ theo quy định tại khoản 1a Điều 9 Thông tư số 32/TT-BCT ngày 28 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về chế độ báo cáo hoạt động hóa chất hàng năm của tổ chức, cá nhân như sau: “Trước ngày 15 tháng 01 hàng năm, tổ chức, cá nhân hoạt động hóa chất trong lĩnh vực công nghiệp có trách nhiệm báo cáo tng hợp tình hình hoạt động hóa chất của năm trước theo Mu số 05a quy định tại Phụ lục 5 của Thông tư này gửi Sở Công Thương tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi tiến hành hoạt động hóa chất để tổng hợp, quản lý, đng thời gửi Cục Hóa chất;”.

Đồng thời căn cứ chức năng, nhiệm vụ của các Sở, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã thực hiện chế độ báo cáo trước ngày 15/11/2019, gửi về Sở Công Thương Hà Nội để tổng hợp, báo cáo UBND Thành phố theo thời hạn quy định.

2. Nâng cao năng lực quản lý nhà nước trong lĩnh vực hoạt động hóa chất trên địa bàn thành phố Hà Nội

Tổ chức các lớp tập huấn phổ biến các quy định pháp luật trong đó cập nhật xu hướng mới trong quản lý hóa chất bao gồm các nội dung: Phân loại hóa chất theo Hệ thống hài hòa toàn cầu về phân loại và ghi nhãn hóa chất (GHS); Khai thác thông tin từ Cơ sở dữ liệu hóa chất quốc gia; Phương thức quản lý hóa chất dựa trên đánh giá rủi ro; Nhận diện hóa cht cần phải kiểm soát.

a) Nâng cao năng lực về Phân loại hóa chất theo Hệ thống hài hòa toàn cầu về phân loại và ghi nhãn hóa chất (GHS)

Hóa chất nguy hiểm là những hóa chất trong quá trình sản xuất, kinh doanh, sử dụng, bảo quản, vận chuyển và thải bỏ có thể gây ra cháy, nổ, ăn mòn, khó phân hủy trong môi trường gây nhiễm độc cho con người, động thực vật và ô nhiễm môi trường.

Nhận dạng nguy hiểm của hóa chất hoặc hỗn hợp là dựa trên những thông tin cảnh báo (từ ngữ cảnh báo, chỉ dẫn nguy him, chỉ dẫn phòng ngừa) liên quan đến mi nguy hại đó. Dựa vào những thông tin này những người không có chuyên môn sâu có thể nắm bắt được mối nguy hại của các hóa chất hoặc hỗn hợp.

GHS là Hệ thống hài hòa toàn cầu về phân loại và ghi nhãn hóa chất bằng cách đưa ra các tiêu chí thống nhất, qua đó hình thành chuẩn mực chung trong đánh giá và phân loại hóa chất và hỗn hợp hóa chất. GHS cũng cung cấp những biu trưng nguy hại và những cảnh báo thống nhất trong mô tả hóa chất như những hướng dẫn phòng ngừa thống nhất đối với các bên liên quan, qua đó, tạo ra sự nhận thức chung chuẩn mực, đồng đều trên toàn cầu.

Nhận biết thông tin về đặc tính nguy hại của hóa chất qua hình đồ cảnh báo và các chỉ dẫn nguy hiểm. Hóa chất nguy hiểm có một hay nhiều đặc tính nguy hiểm, trên cơ sở nắm vững các thông tin về cách nhận biết đặc tính nguy hiểm của hóa chất qua hình đồ cảnh báo, mã nhận dạng nguy hiểm và nguyên tắc phân loại hóa chất theo hướng dẫn phân loại hóa chất theo Hệ thống thống hài hòa toàn cầu (GHS), các doanh nghiệp và cơ quan quản lý hóa chất sẽ có biện pháp chung thống nhất trong quản lý hóa chất.

b) Nâng cao năng lực trong khai thác thông tin quản lý hóa chất từ cơ sở dữ liệu hóa cht quốc gia

Trên cơ sở nắm bắt được cách khai thác thông tin từ cơ sở dữ liệu hóa chất quốc gia, các doanh nghiệp cũng như cơ quan quản lý các cấp, đặc bit là cấp cơ sở sẽ tiết kiệm thời gian, chi phí cho việc tìm kiếm thông tin vquy định pháp luật cũng như cập nhật các quy định quản lý như: các thông tin liên quan đến Luật và các quy định của Việt Nam; Thông tin kiên quan đến Luật và các quy định của các nước khác (Mã số UN và Phân loại hóa chất theo UN, Thông tin liên quan đến mã số EINECS và tên EINECS, Thông tin liên quan đến Công ước Stockholm về các chất ô nhim hữu cơ bền vững, Thông tin vphơi nhiễm, Thông tin về tính chất hóa lý của hóa chất, Thông tin về độc tính với môi trường, Thông tin liên quan đến sức khỏe con người,...).

c) Nâng cao năng lực quản lý hóa chất dựa trên đánh giá rủi ro

Quản lý hóa chất dựa trên đánh giá rủi ro đang được nhiều quốc gia áp dụng, điển hình là Nhật Bản và các nước Châu Âu và Mỹ. Hướng dẫn chung về đánh giá rủi ro hóa chất được cập nhật tại trang web của Cục bảo vệ môi trường Mỹ (https://www.epa.gov/risk/risk-assessment-guidelines). Đây cũng là xu hướng quản lý hóa chất được đánh giá rất hiệu quả và đang được Việt Nam nghiên cứu ứng dụng.

Phương thức quản lý hóa chất dựa trên đánh giá rủi ro đang được áp dụng tại Nhật dựa trên các nguyên tắc sau:

- Thông tin về đánh giá rủi ro hóa chất mức độ sàng lọc theo Luật kiểm soát hóa chất Nhật Bn (CSCL) bằng phương pháp đánh giá định lượng. Kết quả đánh giá bao gồm:

+ Người sử dụng có thể đưa ra Danh sách hóa chất được ưu tiên đánh giá rủi ro (PACSs)

+ Sử dụng dữ liệu mẫu của 7 hóa chất dùng trong việc đánh giá

- Thông tin về đánh giá rủi ro hóa chất mức độ 1 theo CSCL bng phương pháp đánh giá chi tiết. Các thông tin đưa ra bao gồm:

+ Định lượng được rủi ro của các hóa chất thuộc PACSs, tập trung chủ yếu đánh giá phơi nhiễm.

+ Xác định được chỉ số PNEC bằng Mô hình vi sai các đặc tính nguy hại.

+ Xác định được chỉ số PEC dựa trên đánh giá chọn lọc theo phương pháp bậc thang.

- Thông tin về đánh giá rủi ro hóa chất mức độ 2 theo CSCL bng chức năng đánh giá lại của phương pháp đánh giá chi tiết. Kết quả cho phép:

+ Định lượng được rủi ro của các hóa chất thuộc PACSs, tập trung chủ yếu đánh giá đặc tính nguy hại của hóa chất.

+ Xác định được chỉ số PNEC bằng Mô hình ảnh hưởng theo mức dân và phân bố độ nhạy của từng loài.

+ Xác định được chỉ số PEC bằng cách sử dụng kết quả đánh giá phơi nhiễm thu được trong đánh giá rủi ro mức độ 1 (dữ liệu thu được từ mô hình tính toán nồng độ hóa chất trong nước, dữ liệu quan trắc.

d) Nâng cao năng lực nhận diện hóa chất cn phải kiểm soát

- Nhận biết danh mục các hóa chất chiến lược cần được kiểm soát.

- Nắm bắt được cách nhận diện các loại hóa chất.

Các danh mục kiểm soát Quốc tế

Công ước chống phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá hủy vũ khí hóa học (CWC): Các tiền chất và tác nhân vũ khí hóa học

Nhóm Úc (AG): Tiền chất vũ khí hóa học bao gồm 65 tiền chất

Thỏa ước Wassenaar (WA): Các tác nhân và tin chất vũ khí hóa học

Quy định của Việt Nam: Luật hóa chất; Nghị định 38/2014/NĐ-CP và nghị định 08/2018/NĐ-CP ; Nghị định 113/2017/NĐ-CP ; Nghị định 77/2016/NĐ-CP ; Nghị định 69/2018/NĐ-CP

- Các kỹ thuật nhận diện hóa chất: Sử dụng tên hóa chất trên bao bì, căn cứ hình dạng, màu sắc, mùi của hóa chất để nhận biết; sử dụng mã hiệu hóa chất.

e) Tăng cường công tác phối hợp thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong sản xuất, kinh doanh, sử dụng, vận chuyn hóa chất:

- Công tác thanh tra, kiểm tra cần tập trung sâu lĩnh vực chấp hành quy định pháp luật về an toàn hóa chất của các tổ chức, cá nhân hoạt động hóa chất trên địa bàn Thành phố, phát hiện những vi phạm để kịp thời xử lý, qua đó đề xuất những biện pháp hoàn thiện cơ chế quản lý.

- Tăng cường phối hợp, trao đổi thông tin giữa các cơ quan chức năng như Công an, Hải quan, Quản lý thị trường, UBND các quận huyện thị xã để giám sát, quản lý chặt chẽ hoạt động hóa chất từ khâu sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh, lưu thông trên thị trường đến sử dụng hóa chất vào các lĩnh vực sản xuất công nghiệp khác nhau, nhằm đảm bảo an toàn trong hoạt động hóa chất, nhất là đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy tại các cơ sở hoạt động hóa chất có nguy cơ cháy nổ cao.

- Tăng cường hoạt động phối hợp trong công tác quản lý hoạt động hóa chất với các tnh bạn, nhất là các tỉnh có cửa khẩu để nhập khẩu hóa chất và các tnh tập trung nhiều doanh nghiệp sản xuất hóa chất (Lạng Sơn, Lào Cai, Hi Phòng, Vũng Tàu, Biên Hòa, Đng Nai, Phú Thọ,...). Tổ chức hoạt động khảo sát, trao đổi học tập kinh nghiệm trong nước và nước ngoài về công tác quản lý hoạt động hóa chất thuộc lĩnh vực công thương.

- Tổ chức tập huấn, phổ biến các quy định pháp luật về hóa chất cho đội ngũ cán bộ, công chức chuyên trách cấp thành phố và quận, huyện, thị xã nhất là trong lĩnh vực xử lý các vi phạm về hoạt động hóa chất.

3. Nâng cao năng lực ứng phó sự cố hóa chất quy mô lớn

a) Tổ chức tập hun tại cơ quan quản lý

Tổ chức các khóa đào tạo về phương án ứng phó sự chóa chất cho lực lượng chỉ đạo và tham gia ứng phó sự cố hóa chất cấp thành phố.

Nội dung chương trình đào tạo như sau:

+ Nội dung kế hoạch phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất cấp tnh. Nhận biết, đánh giá nguy cơ xảy ra sự cố hóa chất quy mô cấp tỉnh.

+ Mô phỏng, ước tính phạm vi ảnh hưởng của sự cố hóa chất (Aloha, Marplot, Wiser,…).

+ Nguyên tắc lựa chọn, vận hành các trang, thiết bị phục vụ công tác ứng phó sự cố hóa chất.

+ Cơ chế vận hành và quy trình ứng phó sự cố hóa chất có sự chi viện của tỉnh.

+ Giới thiệu, phân tích các cuộc diễn tập, một số sự cố điển hình

+ Kỹ thuật ứng phó cho từng lực lượng: kỹ thuật ứng cứu đối với từng thành phần tham gia (công ty; lực lượng bên ngoài: khu công nghiệp, Lực lượng tỉnh).

b) Tổ chức diễn tập tại cơ sở hoạt động hóa cht

Tổ chức các cuộc diễn tập ứng phó sự cố hóa chất cấp thành phố tại một số doanh nghiệp có hoạt động hóa chất tồn trữ ở quy mô lớn: lực lượng tham gia bao gồm cán bộ qun lý nhà nước các cấp và lực lượng tại một số doanh nghiệp hoạt động hóa chất.

4. Nâng cao năng lực ứng phó sự cố hóa chất độc quy mô lớn

a) Xây dựng Kế hoạch ứng phó sự cố hóa chất độc

Các hóa chất độc luôn tim ẩn các nguy cơ đối với sức khỏe con người do bản chất độc của chúng, trong môi trường sản xuất, kinh doanh hay sử dụng người lao động luôn bị ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe do phải tiếp xúc với chúng, một số hóa chất có khả năng phát tán nhanh, trên diện rộng trong thời gian ngắn gây ra những thảm họa rất dễ xâm nhập vào cơ thể người và để lại những hậu quả lâu dài đe dọa đối với sức khỏe con người và môi trường bởi khả năng tích lũy lâu dài khó phân hủy.

Để giảm thiểu những tác động do hóa chất độc gây ra, Chính phủ và Bộ Công Thương đã ban hành các quy định liên quan như: Nghị định số 113/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 10 năm 2017 của Chính phỉ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất; Chthị số 03/CT-TTg ngày 05 tháng 3 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác phòng ngừa, ứng phó sự chóa chất độc hại; Quyết định số 26/2016/QĐ-TTg ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế hoạt động ứng phó sự cố hóa chất độc; Quyết định số 04/2020/QĐ-TTg ngày 13 tháng 01 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế hoạt động ứng phó sự cố hóa chất độc ban hành kèm theo Quyết định số 26/2016/QĐ-TTg ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ.

Thành phố Hà Nội có trách nhiệm chỉ đạo xây dựng kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất độc cấp thành phố, trình Bộ Công Thương phê duyệt theo đúng quy định.

b) Tổ chức tập huấn tại cơ quan quản lý

Tổ chức các khóa đào tạo về phương án ứng phó sự cố hóa chất cho lực lượng chỉ đạo và tham gia ứng phó sự cố hóa chất cp thành phố.

Nội dung chương trình đào tạo bao gồm:

+ Nội dung kế hoạch phòng ngừa ứng phó sự chóa chất độc cấp tỉnh. Nhận biết, đánh giá nguy cơ xảy ra sự cố hóa chất độc quy mô cấp tỉnh

+ Mô phỏng, ước tính phạm vi ảnh hưởng của sự cố hóa chất độc (Aloha, Marplot, Wiser,..)

+ Nguyên tắc lựa chọn, vận hành các trang, thiết bị phục vụ công tác ứng phó sự cố hóa chất độc

+ Cơ chế vận hành và quy trình ứng phó sự cố hóa chất độc có sự chi viện của tỉnh

+ Giới thiệu, phân tích các cuộc diễn tập, một số sự cố điển hình

+ Kỹ thuật ứng phó cho từng lực lượng: kỹ thuật ứng cứu đối với từng thành phần tham gia (công ty; lực lượng bên ngoài: khu công nghiệp, Lực lượng tỉnh).

c) Tổ chức diễn tập định kỳ tại cơ sở hoạt động hóa chất

Đánh giá tình hình sử dụng hóa chất trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Lập danh sách các đơn vị hoạt động liên quan đến hóa chất độc.

Tổ chức các cuộc diễn tập ứng phó sự cố hóa chất độc cấp thành phố tại một số doanh nghiệp có hoạt động hóa chất độc tồn trở quy mô lớn: lực lượng tham gia bao gồm cán bộ qun lý nhà nước các cấp và lực lượng tại một số doanh nghiệp hoạt động hóa chất.

IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

- Các Sở, ngành liên quan, UBND các quận, huyện, thị xã: các cơ quan, đơn vị căn cứ nhiệm vụ được giao, xây dựng kinh phí thực hiện Đề án, tng hợp chung trong dự toán chi ngân sách hàng năm của cơ quan, đơn vị mình gửi cơ quan tài chính cùng cấp để tng hợp báo cáo UBND trình HĐND cùng cấp bố trí kinh phí thực hiện Đề án theo quy định; đng thời gi Sở Công Thương để tng hợp báo cáo UBND Thành phố về tình hình triển khai thực hiện Đề án. Kinh phí bố trí hàng năm căn cứ vào kh năng cân đi ngân sách và kế hoạch thực hiện nhiệm vụ được UBND Thành phố phê duyệt. Nguồn kinh phí ngân sách Nhà nước: kinh phí thực hiện các nhiệm vụ chi của ngân sách cấp nào do cấp đó đảm bo.

- Tổng kinh phí thực hiện Đề án đến 2025, dự kiến là là 2,55 tỷ đồng (hai tỷ năm trăm năm mươi triệu đồng). Từ nguồn ngân sách Thành phố (có phụ lục kèm theo). Đối với kinh phí để định kỳ tổ chức diễn tập ứng phó sự cố hóa chất cấp tỉnh sẽ được đề xuất theo Kế hoạch riêng hàng năm của UBND Thành phố. Số kinh phí bố trí hàng năm căn cứ vào khả năng cân đối của ngân sách Thành phố và kế hoạch, đề cương, dự toán chi tiết được duyệt cùng thời điểm xây dựng dự toán ngân sách hàng năm.

D. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

I. PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ

1. Sở Công Thương

- Là cơ quan thường trực, chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp các Sở ngành liên quan và UBND các quận, huyện, thị xã triển khai thực hiện Đề án. Căn cứ nội dung nhiệm vụ của Đề án, hàng năm xây dựng kế hoạch, nhiệm vụ thực hiện cụ thể, trình UBND Thành phố phê duyệt và tổ chức thực hiện; Theo dõi, tổng hợp, xây dựng báo cáo định kỳ UBND Thành phố về tình hình triển khai thực hiện.

- Tăng cường và duy trì thường xuyên việc phối hợp giữa Sở Công Thương với Cục Hóa chất trong hoạt động quản lý hóa cht trên địa bàn, nhất là trong việc phổ biến các quy định pháp luật về hóa chất, cập nhật xu hướng mới trong qun lý hóa chất liên quan đến phân loại hóa chất theo Hệ thống hài hòa toàn cầu về phân loại và ghi nhãn hóa chất (GHS), khai thác thông tin từ Cơ sở dữ liệu hóa chất quốc gia, phương thức quản lý hóa chất dựa trên đánh giá rủi ro, nhận diện hóa chất cn phải kiểm soát.

- Phối hợp các Sở, ban, ngành liên quan và UBND các quận, huyện, thị xã tăng cường công tác quản lý nhà nước, kiểm soát an toàn trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, sử dụng hóa chất theo các nội dung của Đề án.

- Phối hợp với các cơ quan thông tấn, báo chí để tuyên truyền nâng cao nhận thức trách nhiệm cho cộng đồng, doanh nghiệp trong việc qun lý an toàn trong sản xuất, kinh doanh và sử dụng hóa chất theo quy định của Luật Hóa chất.

- Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc tổ chức huấn luyện Kỹ thuật an toàn hóa chất cho tất cả các đối tượng liên quan tại các doanh nghiệp có hoạt động hóa chất theo đúng quy định.

- Tổ chức hướng dẫn, kiểm tra các doanh nghiệp trong việc đảm bảo điều kiện sản xuất, kinh doanh hóa chất nguy hiểm. Hướng dẫn các đơn vị xây dựng Biện pháp, phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất theo đúng quy định Thông tư số 32/2017/TT-BCT ngày 28 tháng 12 năm 2017 của Bộ Công Thương quy định cụ thể và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật hóa chất và Nghị định số 113/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 10 năm 2017 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất. Tổ chức thanh tra, kiểm tra và xử phạt nghiêm các đơn vị cố tình không thực hiện.

- Thống kê các cơ sở không đảm bảo điều kiện, đặc biệt là các cơ sở có sản xuất, kinh doanh hóa chất thuộc Danh mục hạn chế sản xuất, kinh doanh và kinh doanh có điều kiện và đề xuất phương án xử lý báo cáo UBND Thành phố.

- Phối hợp Cục Quản lý thị trường tăng cường công tác kiểm tra đối với các loại hàng hóa là hóa chất lưu thông trên thị trường về nhãn mác, xuất xứ, điều kiện kinh doanh, vận chuyển hóa chất.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư

Phối hợp với Sở Tài chính cân đối, bố trí nguồn vốn ngân sách Thành phố để thực hiện có hiệu quả Đề án theo quy định.

3. Sở Tài chính

Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Công Thương tham mưu trình UBND Thành phố bố trí nguồn kinh phí đáp ứng đủ yêu cầu thực hiện các nội dung nhiệm vụ của Đề án hàng năm.

4. Sở Tài nguyên và Môi trường

Chủ trì, phi hợp với các Sở, ngành liên quan, UBND các quận, huyện, thị xã tăng cường công tác quản lý nhà nước, kiểm soát ô nhiễm môi trường đối với các doanh nghiệp hoạt động hóa chất trên địa bàn. Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường trong hoạt động hóa chất.

5. Công an Thành phố

- Phối hợp với Sở Công Thương, Sở Thông tin và Truyền thông trong công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường, đảm bảo an toàn PCCC trong hoạt động hóa chất, nhất là đối với nhóm hóa chất có nguy cơ cháy, nổ cao.

- Tăng cường thanh tra, kiểm tra và xử lý các hành vi vi phạm về bảo vệ môi trường, an toàn PCCC đối với các cơ sở hoạt động liên quan đến hóa chất trên địa bàn theo đúng quy định. Tăng cường các điều kiện an toàn trong vận chuyển hóa chất nguy hiểm của các phương tiện hoạt động trên đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa thuộc địa bàn; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, không đảm bảo hồ sơ, điều kiện theo đúng quy định pháp luật.

- Phối hợp với Sở Công Thương, các đơn vị liên quan để kiểm tra, xử lý vi phạm của các cơ sở liên quan đến hoạt động hóa chất.

6. Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội

- Với vai trò là cơ quan thường trực công tác ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố, có trách nhiệm phối hợp với Sở Công Thương trong công tác bảo đảm việc chỉ đạo và thông tin liên lạc giữa Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố với Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trong công tác tổ chức diễn tập định kỳ về ứng phó sự cố hóa chất cấp tỉnh. Phối hợp với Sở Công Thương xây dựng và hoàn thiện kịch bản, chương trình diễn tập; Bố trí và tchức cho các lực lượng, phương tiện thuộc Bộ Tư lệnh Thủ đô tham gia, phối hợp diễn tập.

- Phối hợp tuyên truyền cho mọi quân nhân và nhân dân chấp hành quy định qun lý, sử dụng hóa chất độc trong cơ quan, đơn vị.

- Phối hợp Bộ Tư lệnh Hóa học và các Sở, ngành Thành phố xây dựng kế hoạch phòng chống ứng phó, khắc phục, xử lý các tình huống khi xảy ra sự crò rỉ cháy, nổ hóa chất độc, phóng xạ. Hàng năm tổ chức tập huấn, huấn luyện, diễn tập và sẵn sàng tổ chức lực lượng tham gia khắc phục hậu qu.

- Đề xuất mua sắm trang bị, khí tài, vật tư để thực hiện nhiệm vụ khắc phục hậu qucháy nổ, rò rỉ hóa cht độc, phóng xạ trên địa bàn.

7. Sở thông tin và truyền thông Hà Nội

Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Sở Công thương, UBND các quận, huyện, thị xã hướng dẫn các cơ quan báo chí Thành phố và hệ thống thông tin cơ sở thực hiện công tác tuyên truyền về an toàn trong sản xuất, kinh doanh, sử dụng, vận chuyển, lưu giữ hóa chất. Phối hợp Sở Công Thương và các đơn vị liên quan biểu dương các tổ chức, cá nhân thực hiện tốt công tác an toàn trong hoạt động hóa chất và phê phán các tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định về an toàn trong hoạt động hóa chất.

8. Sở Nội vụ

Căn cứ Nghị định 62/2020/NĐ-CP ngày 01/6/2020 của Chính phủ về vị trí việc làm và biên chế công chức và quy định của Bộ Công Thương, Bộ Nội vụ; Sở Nội vụ nghiên cứu, hướng dẫn về vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành, trong đó xem xét ưu tiên bổ sung vị trí việc làm phụ trách hóa chất tại các quận, huyện, thị xã.

9. Cục Quản lý thị trường Thành phố Hà Nội

Cục Quản lý thị trường Thành phố Hà Nội chỉ đạo các Đội Quản lý thị trường trực thuộc chủ động phối hợp các lực lượng chức năng có liên quan tổ chức kiểm tra, kiểm soát, xử lý đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm trong lĩnh vực hóa chất và vật liệu nổ công nghiệp theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền được quy định pháp luật.

10. Ban Quản lý các khu công nghiệp và khu chế xuất Hà Nội

- Chủ trì, phối hợp với Sở Công thương, Sở Thông tin và Truyền thông trong công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định về hoạt động hóa chất cho các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp và khu chế xuất Hà Nội.

- Chủ trì thực hiện công tác thống kê, phân loại các hoạt động sản xuất, kinh doanh, sử dụng hóa chất của các doanh nghiệp hoạt động trong các khu công nghiệp, khu chế xuất thuộc địa bàn quản lý.

- Phối hợp với Sở Công thương trong công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định về hoạt động hóa chất đối với các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp và khu chế xuất Hà Nội.

11. Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã

- Phối hợp chặt chẽ với Sở Công Thương thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước về hoạt động hóa chất trên địa bàn. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm quy định về an toàn trong hoạt động hóa chất, tập trung vào các ca hàng, hộ kinh doanh, sạp bán hàng tại các chợ trên địa bàn. Định kỳ 6 tháng và hàng năm, báo cáo kết quả thực hiện công tác quản lý hoạt động hóa chất trên địa bàn gửi Sở Công thương tổng hợp, báo cáo UBND Thành phố.

- UBND các quận, huyện, thị xã phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông chỉ đạo Phòng Văn hóa - Thông tin, hệ thống Đài truyền thanh cơ sở tuyên truyền thường xuyên, liên tục về công tác an toàn trong sản xuất, kinh doanh, sử dụng, vận chuyển, lưu giữ hóa chất.

- Chủ trì thực hiện công tác thống kê, phân loại các hoạt động sản xuất, kinh doanh, sử dụng hóa chất của các doanh nghiệp thuộc địa bàn quản lý; báo cáo định kỳ, đột xuất theo yêu cầu cho Sở Công Thương để tổng hợp chung.

- Quan tâm tuyển dụng, bố trí cán bộ công chức có chuyên môn về kỹ thuật, về hóa chất tham mưu, thực hiện công tác quản lý nhà nước về hoạt động hóa chất trên địa bàn. Có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ công chức thực hiện công tác qun lý nhà nước về hoạt động hóa chất trên địa bàn.

12. Các tổ chức, cá nhân hoạt động hóa chất trên địa bàn

- Trong quá trình hoạt động sản xut, kinh doanh, sử dụng hóa chất phải thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các quy định nhà nước về an toàn trong hoạt động hóa chất. Chịu trách nhiệm đảm bảo an toàn khu vực có hoạt động hóa chất, duy trì công tác an toàn trong suốt quá trình hoạt động của đơn vị.

- Thực hiện nghiêm việc huấn luyện kỹ thuật an toàn hóa chất cho người quản lý, người tiếp xúc trực tiếp với hóa chất của đơn vị. Lập kế hoạch, biện pháp phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất, trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, xác nhận. Hàng năm tổ chức diễn tập ứng phó sự cố hóa chất theo kế hoạch, biện pháp đã được phê duyệt, xác nhận.

- Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ các bộ lãnh đạo quản lý doanh nghiệp để nâng cao nhận thức các quy định của pháp luật về hóa chất. Thường xuyên cập nhập thông tin về an toàn hóa chất để thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật trong lĩnh vực hoạt động hóa chất. Tập hun, bổ sung kiến thức chuyên môn cho lực lượng công nhân làm việc có liên quan đến hóa chất để đảm bảo an toàn cho người lao động và môi trường xung quanh.

- Thực hiện tốt các quy định về công tác an toàn đối với doanh nghiệp hóa chất: Doanh nghiệp phải xây dựng mục tiêu an toàn và chính sách về an toàn, chính sách khen thưng và xử lý vi phạm về an toàn phù hợp với quy định của pháp luật; quy định về kiểm tra an toàn; hệ thống tổ chức về công tác an toàn trong doanh nghiệp; hồ sơ trình độ chuyên môn, kinh nghiệm nghề nghiệp của người lao động đối với các vị trí công tác tại doanh nghiệp.

- Báo cáo cơ quan có liên quan theo định kỳ, đột xuất về hoạt động hóa chất của đơn vị theo quy định.

II. CHẾ ĐỘ BÁO CÁO

Căn cứ chức năng, nhiệm vụ của các Sở, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã thực hiện chế độ báo cáo trước ngày 15 tháng 11 hàng năm, gửi về Sở Công Thương Hà Nội đtổng hợp, báo cáo UBND Thành phố theo thời hạn quy định.

Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, các cơ quan, đơn vị kịp thời tham mưu, báo cáo gửi Sở Công Thương tổng hợp, báo cáo UBND Thành phố xem xét, giải quyết theo thẩm quyền./.

 

PHỤ LỤC

DANH MỤC CÁC NHIỆM VỤ HÀNG NĂM THỰC HIỆN ĐỀ ÁN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG HÓA CHẤT TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI
(Kèm theo QĐ phê duyệt Đề án số 5571/QĐ-UBND ngày 09 tháng 12 năm 2020 của UBND thành phố Hà Nội)

TT

Tên nội dung công việc

Đơn vị

Năm 2021

Năm 2022

Năm 2023

Năm 2024

Năm 2025

Đơn vị thực hiện

Tng (Tr.đ)

SL

Thành tiền (Tr.đ)

SL

Thành tiền (Tr.đ)

SL

Thành tiền (Tr.đ)

SL

Thành tiền (Tr.đ)

SL

Thành tiền (Tr.đ)

Đơn vị chủ trì

Đơn vị phối hp

1

Xây dựng nội dung, tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật, các quy định pháp luật về hóa chất cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh và sử dụng hóa chất trên địa bàn

Tài liệu

02

50

02

50

02

50

02

50

02

50

Sở Công Thương Hà Nội

Sở Thông tin và truyền thông Hà Nội, UBND các quận, huyện, các cơ quan thông tấn, báo chí

250

2

Tổ chức tập huấn, nâng năng lực về Phân loại hóa cht theo Hệ thống hài hòa toàn cầu về phân loại và ghi nhãn hóa chất (GHS)

Đối tượng tham gia: đội ngũ cán bộ, công chức chuyên trách cấp thành phố và quận huyện, cán bộ phụ trách kỹ thuật, phụ trách an toàn và người lao động trực tiếp với hóa chất.

Lớp

02

50

02

50

02

50

02

50

02

50

Sở Công Thương Hà Nội

Cục Hóa chất (Bộ công Thương), UBND các quận, huyện, các BQL khu cụm công nghiệp, cơ sở hóa chất trên địa bàn.

250

3

Tổ chức tập huấn, phổ biến kiến thức về khai thác thông tin quản lý hóa chất từ cơ sở dữ liệu hóa chất quốc gia

Đối tượng tham gia: đội ngũ cán bộ, công chức chuyên trách cấp thành phố và quận huyện, cán bộ phụ trách kỹ thuật, phụ trách an toàn và người lao động trực tiếp với hóa chất

Lớp

02

50

02

50

02

50

02

50

02

50

Sở Công Thương Hà Nội

Cục Hóa chất (Bộ công Thương), UBND các quận, huyện, các BQL khu cụm công nghiệp, các cơ sở hóa chất trên địa bàn

250

4

Tổ chức kiểm tra việc chấp hành quy định pháp luật về an toàn hóa chất của các tổ chức, cá nhân hoạt động hóa chất trên địa bàn Thành phố hàng năm.

Ln

01

48

01

48

01

48

01

48

01

48

Sở Công Thương Hà Nội

Các cơ sở sản xuất, kinh doanh, sử dụng hóa chất trên địa bàn.

240

5

Phối hợp quản lý hoạt động hóa chất với Sở Công thương các tnh bạn, nhất là các tỉnh có cửa khẩu để nhập khẩu hóa chất và các tnh tập trung nhiều doanh nghiệp sản xuất hóa chất. Tổ chức hoạt động tham quan, khảo sát, trao đổi học tập kinh nghiệm trong nước và nước ngoài về công tác quản lý hoạt động hóa chất.

Lần

02

92

02

92

02

92

02

92

02

92

Sở Công Thương Hà Nội

Sở Công Thương các tnh bạn.

460

6

Xây dựng Kế hoạch diễn tập ứng phó sự cố hóa chất hóa chất độc cấp thành phố

Báo cáo được phê duyệt

01

1.100

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bộ Công Thương; các Sở, ngành; UBND các quận, huyện; các cơ sở hóa chất trên địa bàn,...

1.100

 

Tổng số: Hai tỷ năm trăm năm mươi triệu đồng

 

 

1.390

 

250

 

250

 

410

 

250

 

 

2.550

 

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 5571/QĐ-UBND ngày 09/12/2020 phê duyệt Đề án “Nâng cao chất lượng công tác quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh, sử dụng hóa chất công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025”

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


789

DMCA.com Protection Status
IP: 18.188.113.189
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!