ỦY
BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 4958/QĐ-UBND
|
Hà
Nội, ngày 23 tháng 11
năm 2021
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH KẾ HOẠCH NÂNG CAO NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG GIỐNG VẬT NUÔI (BÒ THỊT,
BÒ SỮA) VÀ THỦY SẢN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2021 - 2025
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật
Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Nghị định số 83/2018/NĐ-CP
ngày 24/5/2018 của Chính phủ về Khuyến nông;
Căn cứ Thông tư số 40/2017/TT-BTC
ngày 28/4/2017 của Bộ Tài chính về Quy định chế độ công tác phí, chế độ hội nghị;
Căn cứ Thông tư số 75/2019/TT-BTC ngày 04/11/2019 của Bộ Tài chính quy định quản lý, sử dụng
kinh phí sự nghiệp từ nguồn ngân sách nhà nước thực hiện hoạt động Khuyến nông;
Căn cứ Quyết định số 938/QĐ-BTTTT
ngày 04/7/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc áp dụng đơn giá hỗ
trợ sản xuất mới chương trình truyền hình sử dụng ngân
sách nhà nước;
Căn cứ Quyết định số 675/QĐ-BNN-CN
ngày 04/4/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn về việc phê duyệt các chỉ tiêu định mức kinh tế kỹ thuật cho các đàn
vật nuôi giống gốc;
Căn cứ Quyết định số
663/QĐ-BNN-KHCN ngày 03/02/2021 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành các định mức kinh tế, kỹ thuật khuyến nông
Trung ương;
Căn cứ Nghị quyết số 09/2017/NQ-HĐND
ngày 05/12/2017 của HĐND thành phố Hà Nội về việc quy định một số nội dung, mức
chi thuộc thẩm quyền của HĐND Thành phố;
Căn cứ Nghị quyết số
10/2018/NQ-HĐND ngày 05/12/2018 của HĐND thành phố Hà Nội về một số chính sách khuyến
khích phát triển sản xuất, phát triển hợp tác, liên
kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; xây dựng hạ tầng nông thôn
thành phố Hà Nội;
Căn cứ Nghị quyết số
03/2020/NQ-HĐND ngày 07/7/2020 của HĐND thành phố Hà Nội về việc quy định một số
nội dung và mức chi thuộc thẩm quyền của HĐND thành phố Hà Nội;
Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 407/TTr-SNN
ngày 08/11/2021.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết
định này Kế hoạch nâng cao năng suất, chất lượng giống vật nuôi (bò thịt, bò sữa)
và thủy sản trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2021 - 2025.
Điều 2. Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn chủ trì, phối hợp các sở, ngành, đơn vị liên quan, UBND các quận,
huyện, thị xã triển khai thực hiện Kế hoạch theo quy định của pháp luật.
Điều 3. Quyết định có hiệu lực
thi hành từ ngày ký. Chánh Văn phòng UBND Thành phố; Giám đốc, Thủ trưởng các sở,
ngành: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Công
Thương, Khoa học và Công nghệ; Kho bạc Nhà nước Hà Nội; Chủ tịch UBND các quận,
huyện, thị xã và Thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết
định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Nông nghiệp và PTNT; (để báo cáo)
- Thường trực Thành ủy; (để báo
cáo)
- Thường trực HĐND TP; (để báo cáo)
- Chủ tịch UBND Thành phố; (để báo cáo)
- Các PCT UBND Thành phố;
- Các sở, ngành Thành phố;
- VPUB: CVP, PCVP N.M.Quân, KT, ĐT, TKBT;
- Lưu: VT, KT.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Mạnh Quyền
|
KẾ HOẠCH
NÂNG CAO NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG GIỐNG VẬT NUÔI (BÒ THỊT, BÒ SỮA) VÀ THỦY
SẢN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2021 - 2025
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 4958/QĐ-UBND ngày 23/11/2021 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội)
Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban
hành Kế hoạch nâng cao năng suất, chất lượng giống vật nuôi (bò thịt, bò sữa)
và thủy sản trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2021 - 2025 với các nội
dung như sau:
I. Mục tiêu
1. Mục tiêu
tổng quát
Phát triển sản xuất giống vật nuôi
(bò thịt, bò sữa), thủy sản và thương phẩm ở các xã, vùng trọng điểm, nuôi trồng
tập trung, phát huy tiềm năng, lợi thế của các vùng sinh thái thích ứng với biến
đổi khí hậu, sản xuất hàng hóa quy mô lớn, sản xuất theo
hưởng an toàn sinh học, an toàn thực phẩm, sản phẩm được truy suất nguồn gốc gắn
với chuỗi. Góp phần thực hiện chương trình nông thôn mới nâng cao đời sống nông
dân, đảm bảo an sinh xã hội và thực hiện cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp Hà Nội
theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững.
2. Mục tiêu cụ
thể
a) Đối với chăn nuôi bò
- Đàn bò sinh sản: Phát triển theo hướng
tăng chất lượng và khối lượng đàn bò cái sinh sản. Phấn đấu trọng lượng bò cái
sinh sản tăng thêm 10% so với hiện nay.
- Đàn bò thịt: Tiếp tục nâng cao năng
suất, chất lượng đàn bò thịt, trong đó: Đàn bò lai BBB (giới tính đực) chiếm
15%; đàn bò lai Charolais chiếm 7%; đàn bò lai Inra 95 chiếm 3%. Trọng lượng của
bò thịt xuất chuồng (24 tháng tuổi) tăng thêm 10-15%.
- Đàn bò sữa: Tăng dần tỷ lệ đàn bò sữa
Holstein Friesian (HF) theo hướng tiệm cận với chất lượng giống thuần chủng
(Đàn bò sữa có tỷ lệ máu lai 7/8 trở lên chiếm trên 90%). Năng suất sữa đạt
5.500 kg/con/chu kỳ (tương đương tăng 10%/con/chu kỳ).
- Đến năm 2025,
số lượng bê sinh ra đạt trên 110.000 con (bê đực khoảng 57.000 con với 36.000 bê đực chất lượng cao và bê cái khoảng
53.000 con với 27.000 bê sữa chất lượng cao). Sản lượng sữa
mỗi năm tăng thêm 28.000 tấn và sản lượng thịt bò chất lượng cao mỗi năm tăng
thêm 3.000 tấn.
b) Đối với nuôi trồng thủy sản
- Nâng cao trình độ kỹ thuật cho các
cơ sở sản xuất giống, chủ trang trại từ đó nâng cao năng suất, chất lượng sản
xuất giống thủy sản trên địa bàn thành phố Hà Nội.
- Đến năm 2025, năng suất vùng nuôi
trồng thủy sản tăng từ 10-15%; Sản lượng sản xuất thủy sản tăng lên 2.500 tấn.
Giá trị sản xuất tăng từ 200-300 triệu đồng/ha.
II. Nội dung kế hoạch
1. Tập huấn, đào
tạo; học tập trao đổi kinh nghiệm
1.1. Tập huấn kỹ thuật
Tổ chức tập huấn cho 7.500 tổ chức,
cá nhân chăn nuôi bò, nuôi trồng thủy sản (Chăn nuôi bò: 4.000 lượt người; Nuôi trồng thủy sản: 3.500 lượt người) trên địa bàn toàn
Thành phố về công tác giống, kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng,... trong sản xuất
chăn nuôi bò và thủy sản.
1.2. Đào tạo
1.2.1. Đào tạo kỹ thuật cho dẫn tinh viên thụ tinh nhân tạo bò sữa, bò thịt
Đào tạo mới cho 30 Dẫn tinh viên cơ sở cho người lao động có trình độ trung cấp chăn nuôi
thú y hoặc thú y về kỹ thuật thụ tinh nhân tạo bò gồm cả lý thuyết và thực
hành. Sau khi kết thúc khóa học được cấp chứng chỉ hành
nghề để thực hiện công tác thụ tinh nhân tạo cho đàn bò trên địa bàn Thành phố.
1.2.2. Đào tạo nâng cao kỹ thuật chăn nuôi bò, nuôi trồng thủy sản
Đào tạo cho 360 kỹ thuật viên (đào tạo
kỹ thuật chăn nuôi bò: 240 lượt người; đào tạo kỹ thuật thủy sản 120 lượt người)
về công tác quản lý, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật về giống, kỹ thuật chăm sóc,
nuôi dưỡng,.... Học lý thuyết gắn với tham quan thực tế tại
mô hình chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản tiêu biểu trên địa bàn Thành phố.
1.3. Học tập, trao đổi kinh nghiệm chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản tại các tỉnh phía Bắc, phía Nam
Tổ chức 04 đoàn (2 đoàn phía Bắc, 02
đoàn phía Nam) cho 80 người là cán bộ Thành phố, quận, huyện, thị xã và các tổ chức, cá nhân có hoạt động chăn nuôi bò, nuôi
trồng thủy sản tiêu biểu đi công tác, học tập trao đổi kinh nghiệm tại các địa
phương điển hình về sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.
2. Hỗ trợ sản
xuất giống vật nuôi (bò thịt, bò sữa) và thủy sản
2.1. Hỗ trợ công tác thụ tinh
nhân tạo cho đàn bò sữa, bò thịt trên địa
bàn toàn Thành phố
Hỗ trợ chi phí mua tinh, vật tư và
công phối giống phục vụ công tác thụ tinh nhân tạo với đàn bò thịt, bò sữa như
sau:
- Tinh bò thịt nhập ngoại 95.500 liều
gồm: 43.500 liều tinh bò Brahman; 26.000 liều tinh bò BBB phân ly giới tính đực;
8.000 liều tinh bò Inra 95 nhập ngoại; 18.000 liều tinh bò Charolais.
- Tinh bò sữa nhập ngoại 84.000 liều
gồm: 68.500 liều tinh bò Holstein Friesian (HF) thường; 15.500 liều tinh bò
Holstein Friesian (HF) phân ly giới tính.
- Vật tư tiêu hao kèm theo gồm: 179.500
lít nitơ; 179.500 bộ găng gen, 15.000 quyển sổ gieo tinh và nghiệm thu bò có chửa.
- Công phối giống: 120.000 công phối
giống (64.000 công phối giống bò thịt, 56.000 công phối giống bò sữa).
2.2. Hỗ trợ sản xuất phát triển
thủy sản
Hỗ trợ chuyển giao
phát triển sản xuất (giống, vật tư thiết yếu) với quy mô diện tích 100ha nuôi trồng thủy sản cho các tổ chức/cá nhân có hoạt động nuôi trồng
thủy sản trong quy hoạch:
- Hỗ trợ nâng cao trình độ kỹ thuật,
chọn lọc công nghệ cho các hộ nuôi trồng thủy sản.
- Hỗ trợ con giống chất lượng cao. Hỗ
trợ thức ăn và vật tư thiết yếu cho các cơ sở nuôi trồng thủy sản.
3. Thông tin
tuyên truyền, tiêu thụ sản phẩm.
- Tổ chức 02 hội thi (thi bò, thi dẫn
tinh viên,...).
- Xây dựng 05 phóng sự, phát sóng
trên các đài truyền hình về kết quả sản xuất giống và tiêu thụ con giống trên địa
bàn.
- Viết và đăng 05 bài trên các báo về
công tác sản xuất giống và tiêu thụ con giống.
- Tổ chức các Hội nghị triển khai, sơ
kết, tổng kết kế hoạch nâng cao năng suất chất lượng giống vật nuôi (bò thịt,
bò sữa) và thủy sản trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025.
III. Kinh phí và
nguồn kinh phí
1. Kinh phí thực hiện
Tổng kinh phí dự kiến thực hiện kế hoạch
giai đoạn 2021-2025 là: 180.200 triệu đồng (Bằng chữ: Một trăm tám mươi tỷ, hai trăm triệu
đồng chẵn). Trong đó: Ngân sách Thành phố: 147.700 triệu
đồng (Bằng chữ: Một trăm bốn mươi bảy tỷ,
bảy trăm triệu đồng chẵn); Kinh phí của các tổ chức,
cá nhân: 32.500 triệu đồng (Bằng chữ: Ba mươi hai tỷ, năm trăm triệu đồng chẵn).
(Có
phụ lục kèm theo).
Kinh phí năm 2021 từ nguồn đã được
UBND Thành phố giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Quyết định số
5568/QĐ-UBND ngầy 09/12/2020 về việc giao chỉ tiêu Kế hoạch kinh tế - xã hội và
dự toán thu, chi ngân sách năm 2021 của thành phố Hà Nội.
2. Nguồn kinh phí
Kinh phí thực hiện kế hoạch bao gồm
các nguồn vốn sau: Ngân sách nhà nước theo phân cấp quản lý ngân sách, nguồn
huy động của các tổ chức, cá nhân và các nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy
định.
IV. Hiệu quả kinh
tế xã hội
1. Hiệu quả
kinh tế
Kế hoạch nâng cao năng suất, chất lượng
giống vật nuôi (bò thịt, bò sữa) và thủy sản trên địa bàn thành phố Hà Nội giai
đoạn 2021 - 2025 được triển khai giúp thực hiện cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp
Hà Nội theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững còn mang lại
hiệu quả kinh tế cao, như:
- Đối với chăn nuôi bò sinh sản: Khối
lượng bò cái tăng lên 10%, tương đương với giá trị kinh tế tăng thêm từ 2-3 triệu
đồng/con và đàn bê sinh ra khoảng 50.000 con/năm thì giá trị tăng thêm trên 100
tỷ đồng.
- Đối với chăn nuôi bò thịt xuất chuồng
(24 tháng tuổi), khối lượng tăng thêm 15 - 20%, với giá hiện tại thì tăng thêm
từ 2-3 triệu đồng/con, tương đương tổng giá trị kinh tế tăng thêm trên 100 tỷ đồng.
- Đối với chăn nuôi bò sữa, sản lượng
sữa tăng thêm 10%/con/chu kỳ so với hiện nay (tăng 500 kg sữa/con/chu kỳ), với
giá hiện tại thì tăng thêm 6,5 triệu đồng/con/chu kỳ. Tổng giá trị tăng thêm đối
với đàn bò khai thác sữa (65% tổng đàn) trên 60 tỷ đồng.
- Đối với thủy sản: Năng suất vùng
nuôi trồng thủy sản tập trung từ 10-12 tấn/ ha tăng lên 16 - 18 tấn/ha, với giá trị hiện nay tăng 200 - 300 triệu/ha, tổng
100 ha tăng thêm từ 20 - 30 tỷ đồng.
2. Hiệu quả xã
hội
- Nâng cao trình độ kỹ thuật cho đội
ngũ cán bộ thú y tại cơ sở.
- Cung cấp sản phẩm chăn nuôi, thủy sản
an toàn được kiểm soát cho người tiêu dùng; Tận dụng được diện tích đất nông
nghiệp kém hiệu quả sang trồng cỏ và sử dụng phụ phẩm nông nghiệp giảm thiểu ô
nhiễm môi trường.
- Tạo công ăn việc làm cho người nông
dân, thu hút hàng nghìn lao động tại nông thôn, góp phần xóa đói, giảm nghèo, tăng thu nhập cho các hộ
nông dân nhất là nhu cầu lao động do ảnh hưởng dịch Covid - 19 (một hộ nuôi 2
bò cái sinh sản sẽ cho thu nhập khoảng 50 triệu đồng/năm),
V. Tổ chức thực hiện
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn
- Hoàn toàn chịu trách nhiệm về hồ sơ
trình duyệt (nội dung, khối lượng, đơn giá, định mức, kinh phí thực hiện...).
- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính
và các sở, ngành, đơn vị liên quan có trách nhiệm tổ chức
triển khai thực hiện Kế hoạch đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả, không trùng lắp với
các nội dung, nhiệm vụ được giao; thực hiện hỗ trợ đảm bảo đúng đối tượng, tiêu
chuẩn, định mức, chế độ, chính sách hiện hành của Nhà nước. Tổng hợp kết quả thực
hiện báo cáo UBND Thành phố theo quy định.
2. Sở Tài chính
Căn cứ chức năng nhiệm vụ của đơn vị,
khả năng cân đối ngân sách địa phương, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn và các đơn vị liên quan tham mưu, báo cáo UBND Thành phố cân đối ngân
sách, bố trí kinh phí từ nguồn sự nghiệp thực hiện Kế hoạch theo đúng quy định
của pháp luật.
3. Các sở, ngành liên
quan
Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Công
Thương, Sở Khoa học và Công nghệ và các đơn vị liên quan căn cứ chức năng, nhiệm
vụ của đơn vị, phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các đơn vị
liên quan trong quá trình tổ chức thực hiện Kế hoạch đảm bảo hiệu quả, đúng quy
định của pháp luật.
4. UBND các quận, huyện, thị xã
Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn và các đơn vị có liên quan trình tổ chức thực hiện Kế hoạch đảm
bảo hiệu quả, đúng quy định của pháp luật.
5. Các tổ chức, cá nhân tham gia
Chuẩn bị các điều kiện cần thiết để
tham gia Kế hoạch và phối hợp triển khai có hiệu quả các chính sách hỗ trợ của
Thành phố./.
PHỤ LỤC
DỰ KIẾN KINH PHÍ KẾ HOẠCH NÂNG CAO NĂNG SUẤT,
CHẤT LƯỢNG GIỐNG VẬT NUÔI (BÒ THỊT, BÒ SỮA) VÀ THỦY SẢN TRÊN ĐỊA THÀNH PHỐ HÀ NỘI
GIAI ĐOẠN 2021-2025
(Kèm theo Quyết định số: 4958/QĐ-UBND ngày 23 tháng 11 năm 2021 của UBND thành phố Hà Nội)
Đơn vị:
triệu đồng
STT
|
Nội
dung thực hiện
|
Đơn vị tính
|
Số
lượng
|
Đơn giá (tạm tính)
|
Thành
tiền
|
Kinh
phí đối ứng
|
Kinh
phí NSNN
|
Phân
kỳ kinh phí NSNN
|
Năm
2021
|
Năm
2022
|
Năm
2023
|
Năm
2024
|
Năm
2025
|
I
|
Tập huấn,
đào tạo; học tập trao đổi kinh nghiệm
|
|
|
|
5.720
|
|
5.720
|
-
|
1.500
|
1.650
|
1.500
|
1.070
|
1
|
Tập huấn kỹ thuật chăn nuôi bò sữa,
bò thịt và nuôi trồng thủy sản
|
Lớp
|
150
|
20
|
3.000
|
|
3.000
|
-
|
700
|
800
|
700
|
800
|
2
|
Đào tạo mới dẫn tinh viên cơ sở
|
Khóa
|
2
|
150
|
300
|
-
|
300
|
-
|
150
|
-
|
150
|
-
|
3
|
Đào tạo kỹ thuật chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản
|
Khóa
|
12
|
145
|
1.740
|
-
|
1.740
|
-
|
580
|
580
|
580
|
-
|
4
|
Học tập trao đổi kinh nghiệm chăn
nuôi, nuôi trồng thủy sản tại các tỉnh phía Bắc, phía Nam
|
Đoàn
|
04
|
-
|
680
|
-
|
680
|
-
|
70
|
270
|
70
|
270
|
-
|
Học tập trao đổi kinh nghiệm chăn
nuôi, nuôi trồng thủy sản tại các tỉnh phía Bắc.
|
Đoàn
|
02
|
70
|
140
|
-
|
140
|
-
|
70
|
-
|
70
|
-
|
-
|
Học tập trao đổi kinh nghiệm chăn
nuôi, nuôi trồng thủy sản tại các tỉnh phía Nam
|
Đoàn
|
02
|
270
|
540
|
-
|
540
|
-
|
-
|
270
|
-
|
270
|
II
|
Hỗ trợ sản
xuất giống vật nuôi (bò thịt, bò sữa) và thủy sản
|
|
|
|
168.354
|
32.500
|
135.854
|
13.155
|
32.761
|
34.100
|
30.221
|
25.617
|
1
|
Hỗ trợ công
tác thụ tinh nhân tạo cho đàn bò sữa, bò thịt trên địa bàn toàn Thành phố
|
Liều
|
179.500
|
-
|
97.354
|
-
|
97.354
|
13.155
|
21.211
|
21.010
|
20.891
|
20.997
|
a
|
Chi phí mua tinh bò thịt
|
|
95.500
|
-
|
43.300
|
-
|
43.300
|
4.220
|
9,760
|
9.800
|
9.760
|
9.760
|
-
|
Tinh bò Brahman nhập ngoại
|
Liều
|
43.500
|
0,16
|
6.960
|
-
|
6.960
|
-
|
1.730
|
1.770
|
1.730
|
1.730
|
-
|
Tinh bò BBB phân ly giới tính đực
nhập ngoại
|
Liều
|
26.000
|
1,20
|
31.200
|
-
|
31.200
|
3.960
|
6.810
|
6.810
|
6.810
|
6.810
|
-
|
Tinh bò Inra 95 nhập ngoại
|
Liều
|
8.000
|
0,26
|
2.080
|
-
|
2.080
|
260
|
455
|
455
|
455
|
455
|
-
|
Tinh bò thịt chất lượng cao nhập
ngoại Charolais
|
Liều
|
18.000
|
0,17
|
3.060
|
-
|
3.060
|
-
|
765
|
765
|
765
|
765
|
b
|
Chi phí mua tinh bò sữa
|
Liều
|
84.000
|
|
36.635
|
-
|
35.635
|
5.990
|
7.445
|
7.400
|
7.400
|
7.400
|
-
|
Tinh bò sữa giống Holstein Friesian
(HF) nhập ngoại
|
Liều
|
68.500
|
0,26
|
17.810
|
-
|
17.810
|
1.365
|
4.145
|
4.100
|
4.100
|
4.100
|
-
|
Tinh bò sữa Holstein Friesian (HF)
phân ly giới tính nhập ngoại
|
Liều
|
15.500
|
1,15
|
17.825
|
-
|
17.825
|
4.625
|
3.300
|
3.300
|
3.300
|
3.300
|
c
|
Chi phí mua vật tư phục vụ thụ tinh
nhân tạo bò thịt, bò sữa
|
|
|
|
6.419
|
-
|
6.419
|
445
|
1.496
|
1.480
|
1.491
|
1.507
|
-
|
Ni tơ bảo quản tinh
|
Lít
|
179.500
|
0,030
|
4.592
|
-
|
4.592
|
340
|
1.064
|
1.050
|
1.061
|
1.077
|
-
|
Găng tay, dẫn tinh quản
|
Bộ
|
179.500
|
0,006
|
1.077
|
-
|
1.077
|
75
|
252
|
250
|
250
|
250
|
-
|
Sổ gieo tinh, sổ nghiệm thu bò phối
giống có chửa
|
Quyển
|
15.000
|
0,05
|
750
|
-
|
750
|
30
|
180
|
180
|
180
|
180
|
d
|
Hỗ trợ công phối giống cho bò thịt, bò sữa
|
Ca
|
120.000
|
0,10
|
12.000
|
-
|
12.000
|
2.500
|
2.510
|
2.330
|
2.330
|
2.330
|
2
|
Hỗ trợ sản xuất phát triển thủy sản
(giống, vật tư thiết yếu)
|
Ha
|
100
|
710
|
71.000
|
32.500
|
38.500
|
-
|
11.550
|
13.090
|
9.240
|
4.620
|
III
|
Thông tin
tuyên truyền, tiêu thụ mại sản phẩm
|
-
|
-
|
-
|
3.375
|
-
|
3.375
|
275
|
1.150
|
225
|
1.150
|
575
|
1
|
Tổ chức các Hội thi
|
Hội
thi
|
2
|
1.000
|
2.000
|
-
|
2.000
|
-
|
1.000
|
-
|
1.000
|
-
|
2
|
Phóng sự trên các đài truyền hình
|
Phóng
sự
|
5
|
60
|
300
|
-
|
300
|
60
|
60
|
60
|
60
|
60
|
3
|
Viết và đăng bài trên các báo
|
Bài
báo
|
5
|
15
|
75
|
-
|
75
|
15
|
15
|
15
|
15
|
15
|
4
|
Hội nghị triển khai, sơ kết, tổng kết
kế hoạch
|
Hội
nghị
|
5
|
|
1.000
|
-
|
1.000
|
200
|
75
|
150
|
75
|
500
|
IV
|
Chi khác
|
|
|
|
2.751
|
-
|
2.751
|
370
|
489
|
525
|
629
|
738
|
|
TỔNG
|
|
|
|
180.200
|
32.500
|
147.700
|
13.800
|
35.900
|
36.500
|
33.500
|
28.000
|