ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 385/QĐ-UBND
|
Thành phố Hồ Chí
Minh, ngày 28 tháng 01 năm 2019
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN CHƯƠNG TRÌNH MỖI XÃ MỘT SẢN PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN VÙNG
NÔNG THÔN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐẾN NĂM 2020
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa
phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18 tháng
6 năm 2014;
Căn cứ Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày
16 tháng 8 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ, về phê duyệt Chương trình mục tiêu
Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020;
Căn cứ Quyết định 414/QĐ-TTg ngày
04 tháng 4 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ ban
hành Kế hoạch triển khai Nghị quyết số 32/2016/QH14
ngày 23 tháng 11 năm 2016 của Quốc hội về tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả
việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới gắn với cơ
cấu lại ngành nông nghiệp;
Căn cứ Quyết định số 490/QĐ-TTg
ngày 07 tháng 5 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình mỗi
xã một sản phẩm giai đoạn 2018-2020;
Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 3745/TTr-SNN ngày 28 tháng 12 năm 2018 về
phê duyệt Đề án Chương trình mỗi xã một sản phẩm trên địa bàn vùng nông thôn
Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án Chương trình mỗi xã một sản phẩm
trên địa bàn vùng nông thôn Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 (theo nội dung Đề
án đính kèm).
Điều 2. Tổ chức thực
hiện
1.
Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Văn phòng Điều
phối Chương trình xây dựng nông thôn mới thành phố) chịu trách nhiệm phối hợp với các Sở - ban ngành, Ủy ban nhân dân các huyện
và các đơn vị liên quan để triển khai, tổ chức thực hiện tốt Chương trình mỗi xã một sản phẩm trên địa bàn vùng nông thôn. Thành phố Hồ
Chí Minh đến năm 2020. Hàng năm báo cáo kết quả thực hiện
về Ủy ban nhân dân thành phố.
2. Giao Sở
Tài chính có trách nhiệm cân đối, bố trí kinh phí trong dự toán ngân sách hàng
năm để các đơn vị triển khai thực hiện Chương trình.
3. Giao
các Sở - ban ngành liên quan phối hợp triển khai thực hiện,
định kỳ báo cáo về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố.
Điều 3. Quyết định này có hiệu
lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, Giám
đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc Sở
Kế hoạch và Đầu tư, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường; Giám đốc Sở Khoa học và
Công nghệ; Giám đốc Sở Công Thương; Giám đốc Sở Du lịch; Giám đốc Sở Xây dựng;
Chánh Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới thành phố; Trưởng
Ban Quản lý an toàn thực phẩm thành phố; Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã thành phố;
Giám đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam - Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh; Chủ tịch
Ủy ban nhân dân các huyện Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè, Cần Giờ và các
đơn vị Sở - ngành liên quan có trách nhiệm thi hành quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Thường trực Thành ủy;
- Ban Dân vận Thành ủy;
- Thường trực HĐND TP;
- TTUB: CT, các PCT;
- VP Điều phối CT XDNTM TP;
- VPUB: PVP/KT;
- Phòng KT;
- Lưu: VT, (KT/H.A).
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH THƯỜNG TRỰC
Lê Thanh Liêm
|
ĐỀ ÁN
CHƯƠNG TRÌNH MỖI XÃ MỘT SẢN PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN VÙNG NÔNG THÔN THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH ĐẾN NĂM 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 385/QĐ-UBND ngày 28
tháng 01 năm 2019 của Ủy
ban nhân dân Thành phố)
Phần I.
MỞ ĐẦU
I. Sự cần thiết
Ngày 07 tháng 5 năm 2018, Thủ tướng
Chính phủ đã ban hành Quyết định số 490/QĐ-TTg về phê duyệt
Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018-2020 (gọi tắt là Chương trình
OCOP) được triển khai thực hiện ở toàn bộ khu vực nông thôn trên phạm vi toàn
quốc. Chương trình OCOP là chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn
theo hướng phát triển nội lực và gia tăng giá trị; là giải pháp, nhiệm vụ then
chốt trong triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020.
Trọng tâm của Chương trình là phát triển
sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế ở mỗi địa phương theo
chuỗi giá trị, do các thành phần kinh tế tư nhân (doanh
nghiệp, hộ sản xuất) và kinh tế tập thể thực hiện.
Chương trình OCOP nhằm mục tiêu phát
triển các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh (ưu tiên phát triển hợp tác
xã, doanh nghiệp nhỏ và vừa) để sản xuất các sản phẩm truyền thống, dịch vụ có
lợi thế, đạt tiêu chuẩn, có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và
quốc tế. Chương trình còn góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao thu nhập, đời
sống cho nhân dân và thực hiện hiệu quả nhóm tiêu chí “Kinh tế và tổ chức sản
xuất” trong Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới. Bên cạnh đó, việc triển
khai thực hiện Chương trình OCOP sẽ góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại
hóa nông nghiệp, nông thôn; thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn hợp
lý, bảo vệ môi trường và bảo tồn những giá trị truyền thống tốt đẹp của khu vực
nông thôn.
Triển khai thực hiện Quyết định số
490/QĐ-TTg ngày 07 tháng 5 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ
về phê duyệt Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn
2018-2020, việc xây dựng và thực hiện “Đề án Chương trình
mỗi xã một sản phẩm trên địa bàn vùng nông thôn Thành phố Hồ
Chí Minh đến năm 2020” là cấp thiết, với định hướng ưu tiên phát triển sản phẩm
đặc trưng chủ lực, có lợi thế cạnh tranh của khu vực ngoại thành theo hướng
liên kết sản xuất nhằm gia tăng giá trị, chất lượng sản phẩm, cải tiến mẫu mã sản
phẩm, xúc tiến thương mại đối với sản phẩm nông nghiệp và ngành nghề nông thôn,
theo định hướng Chương trình quốc gia Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), sẽ góp phần
phát triển kinh tế bền vững cho khu vực nông thôn, góp phần
vào sự thành công của chương trình xây dựng nông thôn mới tại Thành phố Hồ Chí
Minh.
II. Cơ sở pháp lý
1. Quyết định số 490/QĐ-TTg ngày 07
tháng 5 năm 2018 của Thủ tướng Chính
phủ về phê duyệt Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018-2020;
2. Quyết định số 01/QĐ-BCĐTW ngày 22
tháng 8 năm 2018 của Ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình mục tiêu quốc gia
giai đoạn 2016 - 2020 về Ban hành Kế hoạch triển khai
Chương trình Mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018-2020.
3. Công văn số 3595/UBND-KT ngày 13 tháng
8 năm 2018 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc triển khai thực hiện Quyết định số 490/QĐ-TTg ngày 07 tháng 5 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ
về phê duyệt Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018-2020.
Phần II.
TÌNH HÌNH PHÁT
TRIỂN SẢN PHẨM NÔNG NGHIỆP CHỦ LỰC, NGÀNH NGHỀ NÔNG THÔN ĐẶC TRƯNG TẠI THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH TRONG THỜI GIAN QUA
Trọng tâm của Chương trình OCOP là
phát triển sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế ở mỗi địa
phương theo chuỗi giá trị. Chương trình OCOP nhằm mục tiêu phát triển các hình
thức tổ chức sản xuất, kinh doanh (ưu tiên phát triển hợp
tác xã, doanh nghiệp nhỏ và vừa) để sản xuất các sản phẩm truyền thống, sản phẩm
có lợi thế, đạt tiêu chuẩn, có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước
và quốc tế.
Thực hiện chương trình OCOP, mặc dù
thành phố chưa xây dựng và ban hành đề án, kế hoạch thực hiện chương trình này
nhưng từ năm 2011 Ủy ban nhân dân thành phố đã ban hành Chương trình chuyển dịch
cơ cấu kinh tế nông nghiệp (theo Quyết định số 13/2011/QĐ-UBND ngày 09 tháng 3 năm 2011 của Ủy ban nhân dân thành phố) theo
đó đã lựa chọn các sản phẩm nông nghiệp có giá trị kinh tế cao, phù hợp với đặc
điểm nông nghiệp đô thị của thành phố để tập trung phát
triển theo hướng hình thành vùng sản xuất tập trung,
chuyên canh, đảm bảo an toàn thực phẩm. Các loại sản phẩm nông nghiệp được tập
trung phát triển bao gồm: rau an toàn, hoa kiểng, bò sữa, heo, thủy sản, cá kiểng.
I. TÌNH HÌNH
PHÁT TRIỂN CÁC SẢN PHẨM NÔNG NGHIỆP CHỦ LỰC CỦA THÀNH PHỐ
1. Tiêu chí lựa chọn các sản phẩm
nông nghiệp chủ lực của thành phố
Những sản phẩm nông nghiệp được xác định,
lựa chọn là sản phẩm nông nghiệp chủ lực phải đáp ứng được các yêu cầu: 1Chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông nghiệp của
thành phố và có xu hướng phát triển ổn
định. 2Sản phẩm phù hợp với điều kiện sinh thái, truyền thống và
kinh nghiệm sản xuất trên địa bàn thành phố và có khả năng cạnh tranh phát triển;
phù hợp với định hướng cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn
mới. 3Có khả năng ứng dụng
công nghệ cao, công nghệ sinh học, tạo sản phẩm đạt năng suất, chất lượng vệ
sinh an toàn thực phẩm. 4Sản phẩm có tiềm năng
mở rộng thị trường sản xuất giống cung cấp cho thành phố và các tỉnh; có điều
kiện tham gia các chuỗi liên kết và cung ứng, sơ chế, đóng gói, chế biến, tiêu
thụ và xuất khẩu. 5Có lợi nhuận, giá trị tăng
cao; có hiệu quả xã hội và giải pháp giảm ô nhiễm môi trường.
2. Tình hình phát triển các sản phẩm
nông nghiệp chủ lực
Trên cơ sở các tiêu chí xác định các
sản phẩm chủ lực, thành phố đã lựa chọn 06 sản phẩm nông nghiệp chủ lực gồm:
Nhóm Rau (1rau ăn lá, rau củ quả) và hoa, cây cảnh
(2hoa lan, hoa mai, hoa nền, cây cảnh, bonsai); Nhóm các sản phẩm
chăn nuôi chủ lực: 3Bò sữa
(con giống, sữa) và 4heo (con giống, thịt);
Nhóm các sản phẩm thủy sản chủ lực: 5Tôm nước lợ
và 6cá cảnh.
2.1. Rau:
Toàn thành phố hiện có 91 xã, phường
sản xuất rau với diện tích canh tác là 3.517 ha, với tổng số hộ khoảng 5.200
hộ, sản lượng đạt 490.416 tấn. Diện tích trồng rau tập trung chủ yếu
tại 03 huyện (Củ Chi, Bình Chánh và Hóc Môn) là 3.470 ha (1); còn lại 47ha trồng tại huyện Nhà
Bè, Cần Giờ và một số phường còn sản xuất nông nghiệp.
Tính đến năm cuối 2017, giá trị sản
xuất rau chiếm tỷ trọng 27,8% so với lĩnh vực trồng trọt và 7,3% so với ngành;
tổng số diện tích trồng rau được ứng dụng công nghệ cao chiếm 37% tổng diện
tích canh tác 1.301/3.517 ha, giá trị sản xuất có ứng dụng
công nghệ cao đạt 1.102 tỷ đồng chiếm 78% tổng giá trị sản xuất rau toàn thành
phố; diện tích canh tác rau trên địa bàn thành phố đã được chứng nhận VietGAP
là 805/3.517 ha, tương đương 4.509 diện tích gieo trồng (chỉ chiếm 26,53% tổng
diện tích gieo trồng trên địa bàn thành phố).
Tình hình tổ chức sản xuất: Trên địa bàn thành phố có 239 công ty, doanh
nghiệp, chủ yếu liên kết sản xuất với các tỉnh thành, đầu mối phân phối xuất khẩu
nông sản trên địa bàn thành phố; 08 Hợp tác xã (HTX): HTX Nhuận Đức, HTX Thỏ
Việt, HTX Phú Lộc, HTX Ngã Ba Giòng, HTX Phước An, HTX Phước
Bình, HTX Hưng Điền, HTX Hoa Mai, với 250 hộ gia đình, cung cấp cho 305 đơn vị
cung cấp; lượng cung cấp bình quân: 53,2 tấn/ngày; 41 tổ hợp tác sản xuất rau với
hơn 5.200 hộ gia đình hoạt động trong lĩnh vực sản xuất rau với quy mô nhỏ hơn 0,1 ha: 1.780 hộ (36%); quy mô trên 0,1 ha - 0,5 ha: 2.850 hộ (56%);
quy mô lớn hơn 0,5 ha - 1 ha: 230 hộ (5%) và trên 1 ha:
140 hộ (3%).
Tình hình tiêu thụ rau củ quả: 1Tiêu thụ qua thương lái: chiếm tỷ lệ 42,2%, mua trực tiếp tại ruộng sau
đó vận chuyển đến các chợ đầu mối hoặc tự bán tại chợ đầu mối; chất lượng sản
phẩm theo hiện có của nhà sản xuất (có gì mua đó). Giá bán sản phẩm theo giá thị
trường trong ngày, người sản xuất không chủ động giá bán. 2Tiêu
thụ qua hợp tác xã, doanh nghiệp: chiếm tỷ lệ 27,3%. Yêu cầu chất lượng sản phẩm:
được chứng nhận VietGAP hay sản xuất theo VietGAP. 3Tiêu thụ qua chợ
đầu mối: chiếm tỷ lệ 19,1%. Có 2 hình thức: Ký gửi hàng hóa: tiểu thương chợ đầu
mối làm trung gian bán hàng, sản phẩm được ký gửi ở sạp đến khi bán được hàng.
Tự bán hàng tại chợ đầu mối: các hộ sản xuất tự mang hàng ra chợ đầu mối bán
cho các thương lái tại chợ đầu mối/chợ lẻ. 4Tiêu thụ qua chợ lẻ (chợ
truyền thống): chiếm tỷ lệ 10,4%. Người sản xuất mang hàng ra chợ lẻ bán cho
các tiểu thương tại chợ. 5Bán trực tiếp cho người
tiêu dùng: chiếm tỷ lệ nhỏ, khoảng 1% sản lượng sản xuất.
Nhu cầu tiêu dùng của người dân thành
phố về rau là rất lớn; hiện sản lượng sản xuất rau tại địa phương chỉ đáp ứng
33,3% nhu cầu thực phẩm về rau trên toàn địa bàn thành phố đạt
482.537/1.448.620 tấn/năm.
2.2. Hoa, cây kiểng:
Là loại cây trồng truyền thống có giá
trị kinh tế cao trên địa bàn thành phố, trồng tập trung chủ
yếu ở Củ Chi, Bình Chánh phù hợp với nền nông nghiệp đô thị, với nhu cầu thị
trường thành phố ngày càng cao. Diện tích sản xuất hoa,
cây kiểng trong năm 2017 đạt 1.766 ha. Trong đó, hoa mai: 610 ha, hoa lan: 359
ha, kiểng - bonsai 576 ha, hoa nền: 580 ha. Hoa, cây kiểng tập trung chủ yếu ở
Bình Chánh (41,3%), Củ Chi (24,9%), Hóc Môn (4,2%), Nhà Bè
(0,76%), còn lại các quận Thủ Đức, quận Bình Tân, quận 9, quận 12;
Giá trị sản xuất hoa cây kiểng chiếm tỷ trọng 19,2% so với lĩnh vực trồng trọt
và 5,0% so với ngành; tổng số diện tích trồng hoa cây kiểng được ứng dụng công
nghệ cao chiếm 42% tổng diện tích canh tác 742/1766 ha, giá trị sản xuất có ứng
dụng công nghệ cao đạt 889 tỷ đồng chiếm 90,9% so với tổng giá trị sản xuất hoa
cây cảnh.
Trên địa bàn thành phố có 24 doanh
nghiệp, 36 Tổ hợp tác và 07 Hợp tác xã sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực hoa
cây kiểng (trong đó có Hợp tác xã Hoa Mai Bình Lợi mới được
thành lập). Hiện nay, có 02 hợp tác xã hoạt động có hiệu quả kinh tế cao gồm (Hợp tác xã Hoa lan Huyền Thoại tại huyện Củ Chi và hợp
tác xã Hoa kiểng Gò vấp).
Nhu cầu tiêu thụ về hoa cây kiểng của
người dân thành phố là rất lớn, hiện số lượng sản xuất hoa cây kiểng tại địa
phương chỉ đáp ứng 46,8% nhu cầu.
2.3. Bò sữa:
Bò sữa là vật nuôi truyền thống, chủ
lực của thành phố (nuôi tập trung chủ yếu tại các huyện ngoại thành như Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh). Trong đó, có 03 doanh nghiệp, 01 Hợp tác xã (bò
sữa Tân Thông Hội - quy mô 7.500 con), 59 trang trại (quy mô 4.233 con). Tổng
đàn bò đến cuối năm 2017 đạt 144.992 con; trong đó đàn bò
sữa đạt 84.380 con, cái vắt sữa 39.658 con; sản lượng sữa
bò tươi đạt 285.545 tấn; tổng đàn bò sữa thành phố chiếm
53,8% so với cả nước, sản lượng sữa tươi chiếm 61 % sản lượng sữa cả nước.
Giá trị chăn nuôi bò sữa chiếm tỷ trọng 49,6% so với lĩnh vực chăn nuôi và 18% so với ngành; đàn bò sữa có ứng
dụng công nghệ cao trong chăn nuôi chiếm 50,2% tổng đàn bò sữa toàn thành phố
(42.330/84.380 con), giá trị sản xuất có ứng dụng công nghệ cao đạt 2.006 tỷ đồng
chiếm 70,5% so với tổng giá trị chăn nuôi bò sữa thành phố.
2.4. Heo:
Tập trung nuôi chủ yếu ở Củ Chi, Bình Chánh, Hóc Môn. Tổng đàn heo 335.000 con; trong đó nái sinh sản là
50.000 con (năm 2017 cung cấp cho thị trường hơn 1 triệu
con giống); hiện có 20 doanh nghiệp, 01 Hợp tác xã (quy mô 27.500 con), 29
trang trại ( quy mô 12.119 con) đang chăn nuôi heo; có 47 cơ sở chăn nuôi heo
an toàn dịch bệnh, trong đó có 08 cơ sở chăn nuôi và 414 hộ được chứng nhận
VietGAP, định kỳ hàng tháng cung cấp cho thị trường khoảng
4.000 con heo thịt.
Giá trị chăn nuôi heo chiếm tỷ trọng
47% so với lĩnh vực chăn nuôi và 17% so với ngành; đàn heo có ứng dụng công nghệ
cao trong chăn nuôi chiếm 55% tổng đàn heo toàn thành phố
(188.863/343.388 con), giá trị sản xuất có ứng dụng công nghệ cao đạt 2.120 tỷ
đồng, chiếm 64% so với tổng giá trị chăn nuôi heo thành phố.
Hiện tại, có hợp tác xã chăn nuôi heo Tiên Phong, với số lượng thành viên là 46 trại đều sản xuất theo
chu trình VietGAP. Tuy nhiên, hợp tác xã mới chỉ dừng lại ở khâu sản xuất và
cung cấp cho chuỗi cửa hàng hệ thống Vissan, chưa có cơ sở giết mổ và chế biến
sản phẩm nên lợi nhuận thu được chưa cao.
2.5. Tôm nước lợ:
Có 557 cơ sở, hộ dân nuôi tôm nước lợ,
với diện tích nuôi 5.946 ha, sản lượng 15.900 tấn. Hiện nay, diện tích nuôi tôm
tập trung tại 2 huyện Cần Giờ và Nhà Bè; hiện có có 02 hợp tác xã với diện tích
nuôi 30 ha; 154 tổ hợp tác với diện tích nuôi 1.704 ha và 401 hộ nuôi với diện
tích 4.212 ha.
Giá trị sản tôm nước lợ chiếm tỷ trọng
49,2% so với lĩnh vực thủy sản và 10,7% so với ngành; tổng số diện tích nuôi
tôm nước lợ có ứng dụng công nghệ cao chỉ chiếm 15% tổng diện tích nuôi tôm
(910/6.047 ha), giá trị sản xuất có ứng dụng công nghệ cao đạt 773 tỷ đồng, chiếm
37%% so với tổng giá trị sản xuất nuôi tôm nước lợ.
2.6.
Cá kiểng:
- Có thị trường tiêu thụ lớn, kể cả
xuất khẩu, được nuôi nhiều tại Củ Chi và Bình Chánh. Trong năm 2017 đạt 155 triệu
con, trong đó số lượng cá cảnh xuất khẩu là 18,2 triệu con; trên địa bàn thành
phố có 01 Hợp tác xã (HTX) và 4 Tổ hợp tác (THT) hoạt động trong lĩnh vực nuôi
cá cảnh (HTX Sinh vật cảnh Sài Gòn, huyện Củ Chi có hoạt động chính là nuôi trồng và mua bán cá cảnh, hiện có 50 hộ sản xuất và cung cấp cá cảnh cho
HTX, Sản lượng sản xuất bình quân 23 triệu con/năm, doanh thu đạt 84 tỷ đồng/năm, lợi nhuận 7,2 tỷ đồng, thị trường tiêu thụ chính của HTX là xuất khẩu
sang các nước châu Âu, châu Á.
- Có 04 Tổ hợp tác (THT) nuôi cá cảnh
tại huyện Bình Chánh như: THT cá cảnh xã Bình Lợi, THT cá cảnh xã An Phú Tây,
THT cá cảnh xã Tân Nhựt, THT cá cảnh xã Phong Phú. Các THT trên phần lớn chỉ gắn
kết về việc trao đổi kinh nghiệm sản xuất, chưa thể hiện rõ trong việc liên kết
sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
3. Một số cơ chế, chính sách hỗ trợ
phát triển các sản phẩm nông nghiệp chủ lực
Trong thời gian qua, nhằm hỗ trợ phát
triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn, thành phố đã ban hành nhiều cơ chế
chính sách, chương trình, đề án hỗ trợ, trong đó bao gồm hỗ trợ phát triển các sản phẩm phù hợp với điều kiện sản xuất, đáp ứng quy hoạch
ngành nói chung và các sản phẩm chủ lực, có lợi thế cạnh tranh nói riêng. Có thể
đề cập tóm tắt đến một số chính sách, chương trình, đề án trong lĩnh vực nông
nghiệp liên quan về hỗ trợ phát triển các sản phẩm chủ lực thành phố đã ban
hành, cụ thể:
3.1. Hỗ trợ vốn, tín dụng khuyến khích
phát triển các sản phẩm nông nghiệp chủ lực
Từ năm 2011 đến nay, thành phố đã ban
hành chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp đô thị (Chính sách
hỗ trợ lãi vay)2. Theo đó, quy định chủ đầu tư có
phương án đầu tư phát triển đối với 06 sản phẩm nông nghiệp chủ lực khi vay vốn
từ ngân hàng được xem xét hỗ trợ 60-100% lãi vay tùy theo hạng mục đầu tư3. Kết quả thực hiện: Từ năm 2011 đến nay, Ủy ban nhân dân thành phố, quận - huyện đã
phê duyệt hỗ trợ lãi vay: 7.985 quyết định, 23.581 hộ được hỗ trợ lãi vay, tổng
vốn đầu tư: 12.212,824 tỷ đồng, tổng vốn vay: 7.474,661 tỷ đồng (trong đó vay vốn
đầu tư phát triển 06 sản phẩm nông nghiệp chủ lực chiếm 75%). Tổng kinh phí
ngân sách thành phố phân khai chi tiết cấp bù lãi vay cho các quận - huyện và dự án được Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt giai đoạn 2011
- 2018 là 503,005 tỷ đồng.
3.2. Chính sách hỗ trợ vốn đầu tư phát triển
sản phẩm chủ lực (rau, bò sữa, tôm) theo hướng
khuyến khích áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt
Với mục tiêu tạo ra sản phẩm nông nghiệp
sạch, an toàn cung cấp cho người tiêu dùng trong và ngoài thành phố, Ủy ban
nhân dân thành phố đã ban hành chính sách khuyến khích áp dụng quy trình thực
hành sản xuất nông nghiệp tốt4, theo đó chủ đầu
tư sẽ được thành phố hỗ trợ 30-50% kinh phí đầu khi thực hiện quy trình sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp. Kết quả thực hiện: Từ năm 2015 đến nay, thực hiện Quyết định số
21/2015/QĐ-UBND (hiệu lực từ ngày 24 tháng 5 năm 2015), Hội
đồng thẩm định thành phố và Hội đồng thẩm định quận - huyện (huyện Củ Chi) đã
phê duyệt hỗ trợ cho 09 phương án (03 tổ chức và 06 cá nhân) đề nghị hỗ trợ theo Quyết định số
21/2015/QĐ-UBND và Quyết định số 62/2016/QĐ-UBND với tổng vốn đầu
tư: 12.179.952.432 đồng, tổng kinh phí dự kiến hỗ trợ: 2.698.928.245 đồng.5
3.3. Hỗ trợ phát triển sản phẩm
nông nghiệp chủ lực thông qua việc xây dựng và triển khai các chương trình , đề
án phát triển cây trồng vật nuôi trọng điểm của Thành phố
3.3.1.
Chương trình mục tiêu phát triển rau an toàn trên địa bàn thành phố giai đoạn
2016 - 2020 (Quyết định số 231/QĐ-UBND ngày 20 tháng 01 năm 2016). Với mục tiêu: Phấn đấu đến năm 2020, diện tích gieo trồng đủ điều kiện
sản xuất rau an toàn đạt 16.319 ha, giá trị sản xuất đạt trên 800 triệu đồng/ha/năm,
trong đó trên 90% các tổ chức, cá nhân tại các vùng sản xuất rau an toàn tập
trung được giám sát kiểm tra, đảm bảo đủ điều kiện sản xuất, sơ chế sản phẩm
rau, quả an toàn phù hợp tiêu chuẩn VietGAP. 100% diện tích sản xuất rau tại
các Hợp tác xã, Tổ hợp tác được chứng nhận rau VietGAP; 100% xã có sản xuất rau
có mô hình sản xuất rau được chứng nhận VietGAP, nâng cao chất lượng an toàn thực phẩm. Trên 90% rau sản xuất
theo tiêu chuẩn VietGAP được tiêu thụ thông qua hợp đồng. Hình thành 1-2 vùng rau ứng dụng công nghệ cao, tăng giá trị sản
phẩm, tăng thu nhập gắn với phát triển nông thôn mới.
3.3.2. Chương trình phát triển hoa
kiểng trên địa bàn thành phố giai đoạn 2016 - 2020 (Quyết định số 536/QĐ-UBND ngày 05 tháng 02 năm 2016). Với mục tiêu: Đến năm 2020, diện tích sản xuất hoa, cây kiểng của
Thành phố đạt 2.250 ha, trong đó diện tích hoa lan đạt 400 ha, hoa mai đạt 500
ha. Phấn đấu nâng cao chất lượng, khả năng cạnh tranh của sản phẩm hoa, cây kiểng;
giá trị sản xuất hoa, kiểng bình quân đạt 1 tỷ đồng/ha/năm.
3.3.3. Chương trình phát triển cá
cảnh trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2016 - 2020 (Quyết định số
1548/QĐ-UBND ngày 02 tháng 4
năm 2016). Với mục tiêu: Duy trì, mở rộng phát triển mạnh
sản xuất cá cảnh ở các khu vực có khả năng tập trung cao tại các huyện như Củ
Chi, Bình Chánh và Hóc Môn và các quận nội thành, quận ven như Quận 8, Quận 12,
Quận 9, quận Gò Vấp và quận Thủ Đức. Đến năm 2020: Sản lượng sản xuất cá cảnh đạt:
150 - 180 triệu con, xuất khẩu đạt: 30 - 50 triệu con, kim ngạch xuất khẩu đạt:
50 triệu USD. 100% cơ sở xuất khẩu cá cảnh tham gia Chương trình giám sát an
toàn dịch bệnh cá cảnh của Thành phố đủ điều kiện xuất khẩu vào thị trường hiện
có và mở rộng sang các thị trường khác.
3.3.4. Chương trình mục tiêu phát
triển giống cây, giống con chất lượng cao trên địa
bàn thành phố Hồ Chí Minh
giai đoạn 2016 - 2020 (Quyết định số 4652/QĐ-UBND ngày 06 tháng 9 năm 2016). Với mục tiêu: Giống vật nuôi: Giống bò sữa: Tiếp tục duy trì đàn bò sữa
đến năm 2020 là không quá 100.000 con, mỗi năm cung cấp trung bình khoảng
25.000 - 30.000 con giống/năm, phấn đấu năng suất sữa đạt 7.700 kg/con/năm; Giống
bò thịt: Phát triển đàn bò thịt cao sản đến năm 2020 là
30.000 con; hàng năm cung ứng khoảng 10.000 tấn thịt bò hơi và 7.000 con giống
cho người chăn nuôi ở thành phố và các tỉnh; Với các nhóm giống lai phù hợp đối với đàn Brahman, Drought Master, BBB. Trọng lượng bò
trưởng thành đạt 300 - 350 kg/con; tỷ lệ thịt xẻ 50-55%; Giống heo: Tiếp tục
duy trì tổng đàn heo đến năm 2020 là 300.000 con. Hàng năm cung cấp cho thị trường
1.000.000 - 1.200.000 heo con giống các loại. Giống cây trồng
chủ yếu: Phấn đấu hàng năm sản xuất được 16.000 - 20.000 tấn hạt giống các loại
(phục vụ khoảng trên 1 triệu ha diện tích gieo trồng của Thành phố và các tỉnh)
và khoảng 30 triệu cây giống; Nghiên cứu, lai tạo và đưa
vào sản xuất 5-10 giống cây trồng mới, bao gồm 2-3 giống hoa lan, 1-2 giống dưa
lưới, 2-4 giống rau, 1-2 giống hoa nền; ứng dụng các biện
pháp kỹ thuật sản xuất an toàn. Phấn đấu năng suất cây trồng các loại tăng 5-10%.
3.3.5. Đề án nâng cao chất lượng đàn bò sữa trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
giai đoạn 2016 - 2020 (Quyết định số 4697/QĐ-UBND
ngày 08 tháng 9 năm 2016). Với mục tiêu: Duy trì đàn
bò sữa ổn định ở mức 100.000 con, trong đó cơ cấu đàn cái sinh sản chiếm 60 -
70% và đàn cái vắt sữa chiếm 50% tổng đàn. Sản lượng sữa hàng hóa năm 2020 đạt 360.000 tấn/năm, cả giai đoạn
2016 - 2020 là 1.600 triệu tấn (tăng 28,5% so với năm 2015 và 26,91% so với
giai đoạn 2011 - 2015). Phấn đấu đến năm 2020, năng suất sữa bình
quân đạt 7.700 kg/con/năm (tương đương 21 kg/con/ngày), chất lượng sữa có hàm
lượng chất béo 3,5 - 4%, protein sữa 3 - 3,5%, vật chất khô 12 - 13,5%, số lượng
tế bào somatic 600.000 - 700.000 tế bào/ml; không còn tình
trạng tồn dư kháng sinh trong sữa hoặc trộn lẫn các hóa chất vào sữa nguyên liệu.
Phấn đấu đến năm 2020, đàn giống bò sữa của thành phố Hồ Chí Minh đạt trọng lượng
bê sơ sinh 30 kg/con; trọng lượng lúc cai sữa 95 kg/con;
tuổi phối giống lần đầu 15-16 tháng; tuổi đẻ lứa đầu 24 -
25 tháng; khoảng cách 2 lứa đẻ 400 - 425 ngày; số liều phối giống cho con đậu thai 2,5 - 3 liều/con.
3.4. Hỗ trợ phát triển kinh tế tập
thể, mà nòng cốt là các hợp tác xã nông nghiệp hoạt
động sản xuất kinh doanh đối với 06 sản phẩm chủ lực:
3.4.1. Tình hình triển khai chủ
trương, chính sách khuyến khích phát triển hợp tác
xã sản xuất kinh doanh sản phẩm nông nghiệp chủ lực của thành phố
a. Tổ chức tuyên truyền chủ trương,
chính sách hỗ trợ phát triển HTX kết hợp với tư vấn, vận động thành lập HTX
nông nghiệp
Hàng năm, Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn đều tổ chức tuyên truyền6 về sự cần thiết phải xây dựng và phát triển HTX, Luật HTX, các chính sách hỗ trợ
phát triển HTX,... Qua đó, giúp người nông dân nhận thức rõ hơn về mô hình HTX
kiểu mới và tư vấn, vận động thành lập mới các HTX nông nghiệp, bình quân mỗi năm thành lập mới hơn 6 HTX, tập trung chủ vào 06 sản phẩm
nông nghiệp chủ lực của thành phố.
b. Hỗ trợ nâng
cao chất lượng nguồn nhân lực của HTX nông nghiệp
Hàng năm, Liên minh Hợp tác xã thành
phố, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đều tổ chức các lớp đào tạo dài hạn,
các lớp bồi dưỡng cho cán bộ quản lý, cán bộ làm công tác
chuyên môn (kế toán, kỹ thuật, kinh doanh,...) tại hợp tác xã. Nội dung đào tạo
tập trung vào kiến thức kinh doanh, nghiệp vụ kế toán, kỹ
thuật nông nghiệp, kiểm soát dịch bệnh7,...
Trong giai đoạn 2013-2015, Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn đã phối hợp với Liên minh Hợp
tác xã thành phố triển khai Nghị quyết số 07/2013/NQ-HĐND
ngày 13 tháng 7 năm 2013 của Hội đồng nhân dân thành phố và Quyết định số
28/2013/QĐ-UBND ngày 06 tháng 8 năm 2013 của Ủy ban nhân dân thành phố về điều
chỉnh tăng mức hỗ trợ cho cán bộ có trình độ đại học và bổ sung đối tượng được
hỗ trợ đối với cán bộ có trình độ cao đẳng công tác tại các hợp tác xã nông
nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (hỗ trợ 1,2 triệu đồng/cán bộ có
trình độ đại học, 0,8 triệu đồng/cán bộ có trình độ cao đẳng; hỗ trợ tối đa 02
cán bộ/HTX) với 117 lượt cán bộ trong đó có 33 HTX được nhận kinh phí hỗ trợ là
1.540,8 triệu đồng. Trong năm 2017, nhận thấy sự cần thiết
để tiếp tục duy trì chính sách trên, Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn tiếp tục nghiên cứu, đề xuất ban hành chính sách hỗ trợ
cho giai đoạn 2017-2020 theo Nghị quyết số 02/2017/NQ-HĐND ngày 06 tháng 7 năm 2017.
c. Hỗ trợ cơ sở
vật chất ban đầu cho HTX nông nghiệp
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn đã hướng dẫn Ủy ban nhân dân các quận-huyện triển khai thực hiện Quyết định
số 26/2015/QĐ-UBND ngày 08 tháng 6 năm 2015 của Ủy ban nhân dân thành phố về
ban hành chính sách hỗ trợ cơ sở vật chất ban đầu cho các
hợp tác xã nông nghiệp - dịch vụ thành lập mới trên địa
bàn thành phố giai đoạn 2015 - 2020 (hỗ trợ tối đa 100 triệu
đồng/HTX) với 18 HTX được nhận kinh phí hỗ trợ 1.159,6 triệu đồng (bình quân
64,4 triệu đồng/HTX).
d. Hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao khoa
học kỹ thuật góp phần tăng năng suất, chất lượng sản phẩm
của HTX nông nghiệp
Thông qua việc triển khai các chương
trình phát triển cây con trọng điểm của thành phố (Chương trình phát triển rau
an toàn, hoa kiểng, cá cảnh, bò sữa, thủy sản,...), từ năm 2011 đến nay, Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ưu tiên hỗ trợ cho hợp tác xã, thành
viên hợp tác xã là đơn vị tiếp nhận chuyển giao, thực hiện các mô hình ứng dụng
khoa học kỹ thuật vào sản xuất, bình quân mỗi năm hỗ trợ 150 mô hình cho các hợp
tác xã, thành viên hợp tác xã, trong đó tập trung hỗ trợ chuyển giao ứng dụng
khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực sản xuất rau an toàn, hoa cây kiểng, cá cảnh,
thủy sản, chăn nuôi bò sữa.
đ. Hỗ trợ xúc tiến thương mại, mở rộng
thị trường, tiêu thụ cho hợp tác xã nông nghiệp
Thông qua triển khai các chương trình xúc tiến thương mại và tiêu thụ nông sản, Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn hằng năm hỗ trợ, tạo điều kiện cho các hợp tác xã nông nghiệp tham
gia trưng bày và giới thiệu sản phẩm tại 160 phiên chợ nông sản an toàn8; tham gia 14 hội chợ triển lãm, hội nghị xúc tiến
thương mại9; tổ chức 2 cuộc sự kiện, giao lưu, kết
nối sản xuất với tiêu thụ sản phẩm10; hỗ trợ xây dựng website, xây dựng logo, thiết kế bao bì, các ấn phẩm quảng
bá, xây dựng thương hiệu nông sản (hiện có 20/62 hợp tác xã đã được hỗ trợ xây
dựng logo, thương hiệu riêng).
e. Hỗ trợ vốn, tín dụng cho hợp tác
xã, thành viên hợp tác xã
Thành phố đã ban hành Nghị quyết số
10/2017/NQ-HĐND ngày 07 tháng 12 năm 2017 về chính sách khuyến khích chuyển dịch
cơ cấu kinh tế nông nghiệp đô thị giai đoạn 2017 - 2020
(trong đó quy định: hợp tác xã, thành viên hợp tác xã khi
vay vốn đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp tập trung vào 6 sản phẩm chủ lực
của thành phố sẽ được hỗ trợ lãi vay từ 60% - 100% tùy theo hạng mục đầu tư). Từ
năm 2011 đến nay, Ủy ban nhân dân thành phố, quận - huyện đã phê duyệt hỗ trợ lãi vay: 7.985 quyết định, 23.581 hộ được hỗ trợ lãi vay, tổng
vốn đầu tư: 12.212,824 tỷ đồng, tổng vốn vay: 7.474,661 tỷ đồng, trong đó hộ
dân thành viên hợp tác xã vay vốn được hỗ trợ lãi vay chiếm 29,1% và có 02 hợp tác xã vay vốn
được hỗ trợ lãi vay (HTX Tân Thông Hội vay 26,850 tỷ đồng, HTX Phú Lộc vay 280
triệu đồng).
Ngoài ra, hợp tác xã và thành viên hợp
tác xã có thể tham gia vay vốn theo
hình thức tín chấp từ Quỹ Trợ vốn xã viên hợp tác xã (Quỹ CCM) thuộc Liên minh
Hợp tác xã thành phố. Từ năm 2002 đến nay, Quỹ CCM đã trợ vốn cho 14 hợp tác xã
nông nghiệp/118 lượt vay, doanh số trợ vốn là 61,9 tỷ đồng, 258.507 lượt vay là thành viên
hợp tác xã nông nghiệp với doanh số trợ vốn hơn 2.884 tỷ đồng.
Mức phí trợ vốn chỉ bằng khoảng 70% đến 80% so với lãi suất của ngân hàng.
3.4.2. Kết quả phát triển hợp tác
xã sản xuất kinh doanh sản phẩm nông nghiệp chủ lực
của thành phố
Tính đến ngày 14 tháng 12 năm 2018,
trên địa bàn thành phố có 64 hợp tác xã đang hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp11, với tổng số thành viên
350.373 hộ. Trong đó có 35/64 hợp tác xã, với 754/350.375 hộ thành viên tham
gia sản xuất kinh doanh đối với 06 sản phẩm nông nghiệp chủ
lực của thành phố, bao gồm: 20 hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực sản xuất,
kinh doanh rau an toàn; 04 hợp tác xã sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực hoa,
cây kiểng; 01 hợp tác xã sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực chăn nuôi bò sữa;
01 hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực chăn nuôi heo an toàn; 07 hợp tác xã hoạt
động trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản (tôm nước lợ) và 02 hợp tác xã sản xuất,
kinh doanh cá cảnh.
Thu nhập bình quân thành viên (chỉ
tính thu nhập thông qua giao dịch với hợp tác xã) là 5-7 triệu đồng/tháng. Lợi nhuận năm 2015 đạt 423 triệu đồng/hợp tác xã; lợi
nhuận năm 2016 đạt 429 triệu đồng/hợp tác xã, lợi nhuận năm 2017 đạt 461 triệu đồng/hợp tác xã. Việc thành lập và hoạt động của các hợp tác xã
nông nghiệp đã góp phần cùng các thành phần kinh tế khác cung cấp nguồn nông sản
sạch, an toàn cho người tiêu dùng trong và ngoài thành phố. Tính đến nay, 203
ha diện tích sản xuất của hợp tác xã đã được chứng nhận VietGAP, tập trung chủ
yếu là các hợp tác xã hoạt động sản xuất kinh doanh rau củ quả (HTX Thỏ Việt,
HTX Nhuận Đức, HTX Phú Lộc, HTX Ngã Ba Giòng, HTX Phước An, HTX Phước Bình, HTX
Hưng Điền). Một số hợp tác xã đã có sự gắn kết tiêu thụ sản phẩm với doanh nghiệp
lớn (HTX Tân Thông Hội, HTX Phú Lộc, HTX Phước An) hoặc đã đưa được sản phẩm
vào các hệ thống siêu thị (HTX Thỏ Việt, HTX Nhuận Đức, HTX Phú Lộc, HTX Phước Bình, HTX Phước An, HTX Nấm Việt, HTX Mai Hoa).
07/64 hợp tác xã được lựa chọn xây dựng
hợp tác xã điển hình, tiên tiến (bao gồm: HTX Tân Thông Hội, HTX Phú Lộc, HTX Tiên Phong, HTX Phước An, HTX Mai Hoa,
HTX Hiệp Thành, HTX Thuận Yến), 07/64 HTX này cũng là những HTX hoạt động sản
xuất, kinh doanh đối với 6 sản phẩm nông nghiệp chủ lực của thành phố. Qua 02
năm thực hiện, hiệu quả hoạt động của một số hợp tác xã được nâng lên rõ rệt
(2/7 hợp tác xã12 đã thực hiện thu mua 80-100% sản
phẩm do hộ thành viên sản xuất. Từ việc chỉ thu mua sản phẩm
thô, nay hợp tác xã đã thực hiện sơ chế chế biến, góp phần nâng cao giá trị sản
phẩm).
3.5. Xúc tiến thương mại, tìm kiếm
thị trường tiêu thụ đối với sản phẩm nông nghiệp chủ lực
Trong năm 2018, Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn đã tổ chức 146 phiên chợ nông sản tại 10 địa điểm, là những nơi tập trung đông dân cư13; với 2.711 đơn vị tham gia;
với 3.054 gian hàng. Lũy tiến đến nay, đã tổ chức 240
phiên chợ nông sản, với 4.591 đơn vị tham gia; với 5.320 gian hàng. Sản phẩm
nông sản tham gia chợ phiên cũng tập trung vào 06 sản phẩm nông nghiệp chủ lực
của thành phố. Ngoài cung cấp hàng hóa đạt tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP,...
các đơn vị tham gia chợ phiên còn tiến hành ký kết các đơn đặt hàng tiêu thụ sản
phẩm. Qua các phiên chợ, các đơn vị đã kết nối tiêu thụ nông sản đạt 146 hợp đồng,
biên bản ghi nhớ, đơn đặt hàng với giá trị khoảng 16,83 tỷ đồng/tháng.
Ngoài ra, để hỗ trợ xúc tiến tiêu thụ
đối với 06 sản phẩm nông nghiệp chủ lực, các sở ngành thành phố còn phối hợp tổ
chức Khu trưng bày và tiêu thụ sản phẩm sinh vật cảnh
Thành phố trong Chợ hoa Tết Nguyên; tổ chức tham gia gian hàng Hội chợ - Triển
lãm cá cảnh Interzoo tại Nuremberg, Cộng hòa Liên bang Đức; Hội chợ - Triển lãm
Giống và Nông nghiệp Công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh
được thực hiện hàng năm; tổ chức Tuần kinh doanh sản phẩm
VietGAP tại Khu chế xuất, khu công nghiệp, nhằm quảng bá, giới thiệu các sản phẩm
nông sản an toàn, đạt chất lượng đến với người tiêu dùng. Qua các sự kiện, các
đơn vị đã tìm đối tác, ký kết các hợp đồng nguyên tắc tiêu thụ sản phẩm nông
nghiệp.
II. TÌNH HÌNH BẢO
TỒN VÀ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG, NGÀNH NGHỀ NÔNG THÔN ĐẶC TRƯNG, CÓ
GIÁ TRỊ KINH TẾ CAO THEO ĐỊNH HƯỚNG CHƯƠNG TRÌNH MỖI XÃ MỘT SẢN PHẨM TẠI KHU VỰC
NGOẠI THÀNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
1. Tình hình triển khai cơ cơ,
chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề, ngành nghề nông thôn
Thành phố hiện có 65 ngành nghề tiểu
thủ công nghiệp hoạt động, trong đó khu vực ngoại thành có 34 ngành nghề và khu
vực nội thành có 31 ngành nghề. Các ngành nghề, làng nghề rất đa dạng về quy mô
và lĩnh vực, như: liên quan đến chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản (bánh tráng, bún tươi, bún khô, giò chả,
cá hấp, nấu rượu, nem,...); sản xuất vật liệu xây dựng, đồ gỗ, mây đan, gốm sứ,
thủy tinh, dệt may (đan đát, dệt chiếu, chàm nón lá, nón vải), sản xuất hàng thủ
công mỹ nghệ (sơn mài, đúc đồng, khắc gỗ,...); gây trồng và kinh doanh sinh vật
cảnh (hoa, cây kiểng,...) đồng thời các hoạt động tổ chức đào tạo nghề, truyền
nghề, tư vấn sản xuất (nấm, cây kiểng - bonsai,...).
Về làng nghề, có 19 làng nghề hoạt động
và phát triển tại 07 quận - huyện14. Để bảo tồn và phát triển làng nghề trên địa bàn thành phố, ngày 17 tháng 7
năm 2013, Ủy ban nhân dân thành phố đã ban hành Quyết định
số 3891/QĐ-UBND về việc phê duyệt đề án bảo tồn và phát triển làng nghề trên địa
bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2013-2015, định hướng
đến năm 2020, theo đó: phê duyệt 08 làng nghề cần bảo tồn và phát triển gồm:
làng nghề đan đát Thái Mỹ, làng nghề bánh tráng Phú Hòa Đồng,
làng nghề mành trúc Tân Thông Hội (huyện Củ Chi), làng nghề đan giỏ trạc Xuân
Thới Sơn (huyện Hóc Môn), làng nghề se nhang Lê Minh Xuân (huyện Bình Chánh),
làng nghề muối Lý Nhơn (huyện Cần Giờ), làng nghề hoa cây
kiểng Xuân-An-Lộc (quận 12), làng nghề hoa kiểng Thủ Đức (quận Thủ Đức); Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ phát
triển làng nghề, ngành nghề nông thôn, cụ thể như sau:
1.1. Triển khai
tuyên truyền, thông tin các chủ chương,
chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề,
ngành nghề nông thôn:
Bình quân hàng năm tổ chức 20 lớp
tuyên truyền về chính sách hỗ trợ vốn tín dụng cho hộ dân làng nghề, ngành nghề;
thủ tục công nhận nghề truyền thống, làng nghề và làng nghề truyền thống; chính
sách khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn đã được trung ương ban hành;
chính sách hỗ trợ liên kết phát triển sản xuất giữa các hộ dân ngành nghề nông
thôn;...
1.2. Hỗ trợ vốn, tín dụng cho các tổ chức,
cá nhân trực tiếp tham gia sản xuất phát triển ngành nghề nông thôn, làng nghề:
Thành phố đã ban hành chính sách khuyến
khích chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp đô thị (Chính sách hỗ trợ lãi vay)15 theo đó quy định hỗ trợ lãi vay đối với các tổ
chức, hộ dân, cá nhân đầu tư phát triển các sản phẩm ngành nghề nông thôn truyền
thống, ngành nghề nông thôn có giá trị kinh tế cao trên địa bàn thành phố. Mức
hỗ trợ lãi vay cụ thể như sau: Hỗ trợ 100% lãi suất hỗ trợ lãi vay: khi đầu tư
xây dựng cơ bản; mua máy móc thiết bị phục vụ phát triển
ngành nghề nông thôn; hỗ trợ 60% lãi suất hỗ trợ lãi vay: khi đầu tư mua vật
tư, nhiên liệu và trả công lao động sản xuất sản phẩm ngành nghề nông thôn. Từ
năm 2011 đến nay, Ủy ban nhân dân thành phố, quận - huyện đã phê duyệt hỗ trợ
lãi vay: cho 23.581 lượt tổ chức, hộ dân được hỗ trợ lãi
vay, tổng vốn đầu tư 12.212,824 tỷ đồng, tổng vốn vay 7.474,661 tỷ đồng (trong
đó vốn để phát triển ngành nghề nông thôn chiếm khoảng
14,78%).
1.3. Hỗ trợ các hộ
dân ngành nghề, làng nghề triển khai thực hiện mô hình sản xuất có hiệu quả, góp phần tăng năng suất,
chất lượng sản phẩm:
Hỗ trợ các hộ diêm dân tại làng nghề
muối xã Lý Nhơn và các hộ diêm dân tại xã Thạnh An triển khai thực hiện mô hình
muối bạt gắn với cất trữ nước chạt (nếu xuất hiện các cơn mưa, diêm dân thu
toàn bộ nước trong những ô kết tinh và những ô chứa nước biển có độ mặn cao về
hồ chứa. Khi trời nắng, bơm ra để kết tinh lại) đã giúp cho quá trình sản xuất
muối không bị gián đoạn khi thời tiết thay đổi thất thường. Hộ diêm dân có thể
sản xuất trong mùa mưa (vào những tháng có số ngày nắng liên tục từ 4 - 5 ngày
trở lên).
1.4. Hỗ trợ ứng dụng công nghệ mới trong sản xuất, góp phần nâng
cao chất lượng sản phẩm làng nghề, ngành nghề
nông thôn:
Nhằm nâng cao giá trị sản phẩm muối tại
làng nghề muối Lý Nhơn, huyện Cần Giờ, năm 2011 đến nay, Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã triển khai thực hiện 15 mô hình sản xuất
muối ứng dụng máy quạt nước (thay cho quạt tay); 25 mô hình sản xuất muối sạch
kết tinh trên nền ruộng trải bạt; 06 mô hình sản xuất muối kết tinh trên nền ruộng
trải bạt gắn với cất trữ nước chạt; nhằm thích ứng với mưa trái mùa; 04 mô hình
sản xuất muối kết tinh trên nền ruộng trải bạt gắn với cất trữ nước chạt cộng rửa
khuôn kết tinh. Qua việc triển khai thực hiện mô hình đặc
biệt là mô hình sản xuất muối trải bạt
kết hợp với cất trữ nước chạt đã góp phần hỗ trợ hộ dân sản xuất muối tăng năng
suất, chất lượng muối (nếu xuất hiện các cơn mưa, diêm dân thu toàn bộ nước
trong những ô kết tinh và những ô chứa nước biển có độ mặn cao về hồ chứa. Khi
trời nắng, bơm ra để kết tinh lại, quá trình sản xuất muối không bị gián đoạn
khi thời tiết thay đổi thất thường. Hộ diêm dân có thể sản xuất trong mùa mưa,
vào những tháng có số ngày nắng liên tục từ 4 - 5 ngày trở lên).
Ngoài việc hỗ trợ phát triển cho nghề
muối, góp phần xóa đói giảm nghèo tại địa phương, Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn còn tiến hành hỗ trợ ứng dụng cơ giới hóa, góp phần tăng năng suất,
chất lượng sản phẩm cho nhiều hộ dân thuộc các ngành nghề
đan đát huyện Củ Chi (hỗ trợ máy chẻ nan cho 01 tổ ngành nghề đan đát); đan giỏ
trạc tại xã Xuân Thới Sơn, huyện Hóc Môn (hỗ trợ máy chẻ
nan, máy cắt mắt trúc, máy thục trúc cho 01 tổ ngành nghề đan giỏ trạc); se
nhang huyện Bình Chánh (hỗ trợ máy phóng nhang tự động cho 01 hộ dân); sản xuất
bánh tráng huyện Củ Chi (hỗ trợ nâng cấp máy tráng bánh cho 10 hộ dân);
1.5. Hỗ trợ xúc tiến thương mại đối với sản
phẩm ngành nghề nông thôn: Trong năm 2018, Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức 146 phiên chợ nông sản tại 10 địa điểm,
là những nơi tập trung đông dân cư16. Lũy tiến đến
nay, đã tổ chức 240 phiên chợ nông sản, tại các phiên chợ này đều có các sản phẩm
ngành nghề nông thôn (chủ yếu là các sản phẩm phục vụ nhu cầu tiêu dùng hàng
ngày, như khô cá dứa, khô cá đù, khô cá sặc, bánh tráng)
tham gia. Ngoài ra, trong năm 2016 đã tổ chức hội chợ sản
phẩm làng nghề, ngành nghề nông thôn của thành phố, thu hút trên 50 gian hàng sản
phẩm của các làng nghề, ngành nghề nông thôn tham gia giới thiệu sản phẩm. Bên
cạnh đó, các hợp tác xã ngành nghề nông thôn còn được Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn hỗ trợ thiết kế Logo - Bao bì - Nhãn hiệu, hỗ trợ xây dựng
website giới thiệu sản phẩm.
2. Tình hình phát triển làng nghề
truyền thống, ngành nghề nông thôn đặc trưng trên địa bàn 05 huyện ngoại thành
của thành phố:
2.1. Về làng nghề: theo định hướng của thành phố17, trên địa bàn 05 huyện có 06 làng nghề truyền thống18 cần được bảo tồn
và phát triển. Với các cơ chế, chính sách, giải pháp hỗ trợ
phát triển làng nghề, tính đến nay
tình hình hoạt động của các làng nghề thuộc 05 huyện (Củ Chi, Hóc Môn, Bình
Chánh, Nhà Bè, Cần Giờ) như sau:
- Làng nghề bánh tráng Phú Hòa Đông
(huyện củ Chi): có 10 doanh nghiệp, 55 cơ sở, 01 hợp tác xã làng nghề bánh
tráng Phú Hòa Đông, 83 hộ tham gia sản xuất, thu nhập bình quân đạt 4 triệu đồng/người/tháng.
Hiện nay, làng nghề bánh tráng Phú Hòa Đông có 02 hình thức sản xuất là tráng bánh thủ công (tráng tay) và tráng máy. Tuy nhiên, loại hình tráng
tay chỉ còn để phục vụ mục đích du lịch trải nghiệm, đa số các hộ đã chuyển
sang hình thức tráng máy. Hiện nay, hộ dân làng nghề đang gặp khó khăn trong vấn
đề xử lý chất thải từ hoạt động tráng bánh (chưa có mô hình xử lý chất thải phù
hợp với quy mô hộ gia đình sản xuất bánh tráng nhỏ, chất thải từ hoạt động
tráng bánh vẫn được xử thải trực tiếp vào đường cống thoát nước dân sinh)
- Làng nghề đan đát Thái Mỹ (huyện củ
Chi): có 01 cơ sở đan đát (có sản phẩm xuất khẩu đi nước
ngoài tuy nhiên là sản phẩm đơn giản), 7 tổ hợp tác và 195 hộ tham gia sản xuất
(trong đó 32 hộ là thành viên của 7 tổ hợp tác), thu nhập bình quân đạt 3,2 triệu đồng/người/tháng. Hiện làng nghề đang gặp khó
khăn về nguồn nguyên liệu phục vụ sản xuất, nguồn nguyên
liệu tại chỗ (diện tích trồng trúc tại địa phương đang dần
bị thu hẹp, hộ dân phải mua nguyên liệu phục vụ sản xuất từ các tỉnh Long An,
An Giang, Tây Ninh,... tuy nhiên nguồn nguyên liệu này cũng không ổn định).
- Làng nghề mành trúc Tân Thông Hội
(huyện củ Chi): có 01 cơ sở sản xuất, kinh doanh mành trúc; 400 hộ gia công
mành trúc, thu nhập bình quân đạt 4-5 triệu đồng/người/tháng (đối với những tháng có việc làm ổn định). Hiện nay, thị trường tiêu thụ sản
phẩm mành trúc đang dần thu hẹp, do sự xuất hiện của các các sản phẩm thay thế
(sản phẩm bằng nhựa).
- Làng nghề đan giỏ trạc Xuân Thới
Sơn (huyện Hóc Môn): có 01 tổ ngành nghề, 55 hộ tham gia sản xuất (trong đó
33/55 hộ là thành viên của tổ ngành nghề, thu nhập bình quân đạt 1,2 triệu đồng/người/tháng
(lao động tham gia sản xuất chủ yếu là người lớn tuổi, nhàn rỗi; phụ nữ nội trợ tham gia sản xuất kiếm thêm thu nhập).
- Làng nghề se nhang Lê Minh Xuân (huyện
Bình Chánh): có 02 doanh nghiệp, 04 tổ hợp tác, 124 thành
viên tham gia sản xuất, thu nhập bình quân đạt 7,5 triệu đồng/người/tháng. Làng
nghề se nhang có 02 hình thức sản xuất là se nhang bằng
máy thủ công (còn rất ít) và sử dụng máy phóng nhang tự động. Đầu ra sản phẩm
nhang của làng nghề tương đối ổn định. Tuy nhiên, các hộ
se nhang chủ yếu thực hiện gia công theo đơn đặt hàng.
- Làng nghề muối Lý Nhơn (huyện Cần
Giờ): có 475 hộ tham gia sản xuất, năng suất muối bình quân đạt 75 tấn/ha/năm,
tổng sản lượng đạt 43.800 tấn/năm. Tổng diện tích sản xuất muối của làng nghề
584 ha, trong đó: 0/584 ha muối sản xuất theo phương pháp kết tinh trên nền đất và 584/584 ha sản xuất muối
theo phương pháp kết tinh trên nền ruộng trải bạt. Các hộ dân tham gia sản xuất muối đa phần là các hộ dân nghèo, hộ gặp khó khăn. Hiện nay, thành phố
đang có chủ trương chuyển đổi diện tích sản xuất muối kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản, góp phần nâng cao thu nhập cho hộ dân.
2.2. Về
ngành nghề nông thôn: với
tốc độ đô thị hóa nhanh, các hộ dân tham gia sản xuất,
kinh doanh sản phẩm ngành nghề nông thôn ngày càng giảm. Sản phẩm ngành nghề
nông thôn mang tính chất đặc trưng địa phương tại 05 huyện, tập trung chủ yếu
vào các sản phẩm sau đây:
- Khô cá Dứa Cần Giờ: hiện nay trên địa
bàn huyện Cần Giờ có 66 cơ sở chế biến thủy hải sản, với 240 lao động (Cần Thạnh
14 cơ sở, Long Hòa 47 cơ sở, Thạnh An 03 cơ sở, Tam Thôn Hiệp 01 cơ sở, Bình
Khánh 01 cơ sở), trong đó có chế biến sản phẩm khô cá dứa một nắng (chiếm 20% sản
lượng sản lượng chế biến).19 Hiện nay, huyện Cần
Giờ đang đăng ký xây dựng thương hiệu khô cá dứa Cần Giờ.
Sản phẩm khô cá dứa Cần Giờ rất được người dân trong thành phố ưa chuộng, có thời điểm “cung không đủ cầu” nên một số cơ sở trộn lẫn sản phẩm chế biến để kinh doanh, gây nhầm lẫn
và gây mất niềm tin của người tiêu dùng.
- Khô cá sặc Củ Chi: tập trung tại xã Phước Hiệp, huyện Củ Chi, có 07 hộ tham gia, sản lượng khoản 80 tấn/năm.
- Tổ yến Cần Giờ: Thành phố Hồ Chí
Mình có 507 nhà yến được gây nuôi tại 19 quận huyện, trong đó huyện Cần Giờ có
231 nhà (chiếm 45,56%). Tổng diện tích sàn nuôi chim yến khoảng 157.203 m2,
với số lượng chim yến ước tính khoảng 958.927 con, trong
đó tập trung chủ yếu ở huyện Cần Giờ, với tổng đàn ước khoảng 796.390 cá thể
(chiếm 79% tổng đàn thành phố); Sản lượng khai thác trung
bình toàn thành phố năm đạt 6,788 tấn/năm, trong đó huyện Cần Giờ đạt 5,354 tấn/năm.
III. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM
NÔNG NGHIỆP ĐẶC TRƯNG ĐỊA PHƯƠNG
Ngoài các sản phẩm nông nghiệp chủ lực
và sản phẩm làng nghề truyền thống, sản phẩm ngành nghề nông thôn đặc trưng được
tổ chức, hộ dân, cá nhân quan tâm đầu tư sản xuất, kinh doanh. Trên địa bàn
thành phố (huyện Cần Giờ) còn có sản phẩm nông nghiệp đặc trưng, thu hút được
nhiều hộ dân tham gia sản xuất, đó là sản phẩm Xoài Long Hòa, Cần Giờ, với 535 hộ trồng, diện tích 235 ha, sản lượng
1.500 tấn/năm, hiện nay huyện Cần Giờ đang đăng ký xây dựng
thương hiệu xoài Cần Giờ.
IV. THUẬN LỢI, KHÓ
KHĂN TRONG VIỆC TRIỂN KHAI PHÁT TRIỂN CÁC SẢN PHẨM- NÔNG NGHIỆP, NGÀNH NGHỀ
NÔNG THÔN CHỦ LỰC THEO CHƯƠNG TRÌNH “MỖI XÃ MỘT SẢN PHẨM” TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH
1. Thuận lợi
- Sản phẩm nông nghiệp chủ lực là các
sản phẩm phát huy được lợi thế so sánh của thành phố đã được
xác lập; ngày 20 tháng 10 năm 2018, Ủy ban nhân dân thành phố đã tổ chức Hội
nghị công bố nhóm sản phẩm nông nghiệp chủ lực giai đoạn 2018 - 2020, gồm: nhóm
cây trồng (rau; hoa, cây kiểng); nhóm sản phẩm chăn nuôi (bò sữa, heo); thủy sản
(tôm nước lợ); nhóm sản phẩm tiềm năng (cá cảnh).
- Các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của
thành phố đã và đang được triển khai thực hiện theo quy
trình VietGAP, GlobalGAP,...là các quy trình sản xuất đảm
bảo sản phẩm an toàn, đảm bảo sức khỏe người sản xuất,
tiêu dùng, bảo vệ môi trường và truy nguyên nguồn gốc sản phẩm.
- Thành phố đã ban hành và triển khai
thực hiện các chương trình, đề án phát triển đối với 6 sản phẩm nông nghiệp chủ
lực trong giai đoạn 2016-2020. Thông qua các chương trình,
đề án20 đã xác định rõ mục
tiêu, nhiệm vụ, giải pháp cần triển khai thực hiện để phát triển 6 sản phẩm nông nghiệp chủ lực của thành phố.
- Thành phố đã ban hành và triển khai
chính sách hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
theo đặc thù vùng nông thôn thành phố (chính sách hỗ trợ lãi vay), trong đó tập
trung hỗ trợ phát triển 6 sản phẩm nông nghiệp chủ lực và các ngành nghề nông
thôn có giá trị kinh tế cao, đặc trưng của địa phương.
- Hiện nay, trên địa bàn 05 huyện ngoại
thành có 38 hợp tác xã đang hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, về cơ bản các
hợp tác xã được hình thành, trở thành đầu mối hỗ trợ sản xuất và tiêu thụ sản
phẩm nông nghiệp, đặc biệt là các sản phẩm nông nghiệp. Một số hợp tác xã đã
xây dựng được thương hiệu sản phẩm: HTX rau an toàn Phú Lộc; HTX rau an toàn
Phước An; HTX rau an toàn Mai Hoa, HTX rau an toàn Phước Bình; HTX hoa lan Huyền
Thoại; HTX chăn nuôi bò sữa Tân Thông Hội; HTX sinh vật cảnh Sài Gòn; HTX bánh
tráng Phú Hòa Đông.
- Với tổng quy mô dân số hiện hữu, bao gồm cả học sinh, sinh viên, người lao động tại các công
ty, xí nghiệp, khu công nghiệp, khách du lịch và người dân thành phố khoảng 10
triệu người, đây là thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp rất lớn, được xem
là lợi thế rất lớn của thành phố trong việc triển khai thực hiện chương trình
OCOP so với các tỉnh thành khác.
- Sự quan tâm của khách du lịch ngày
một nhiều hơn về việc trải nghiệm trực tiếp sản xuất sản
phẩm nông nghiệp và ngành nghề nông thôn, mang đến cơ hội
phát triển du lịch tại khu vực nông thôn là rất lớn; đồng thời sẽ góp phần nâng
cao giá trị sản phẩm nông nghiệp và ngành nghề nông thôn của thành phố.
- Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm
kinh tế - văn hóa - du lịch của cả nước. Vì vậy, việc quảng
bá giới thiệu các sản phẩm nông nghiệp chủ lực, ngành nghề nông thôn đặc trưng
vùng nông thôn thành phố ra các tỉnh thành khác trong và
ngoài nước sẽ rất thuận lợi.
2. Khó khăn
- Đối tượng thực hiện chương trình
OCOP là các sản phẩm hàng hóa và sản phẩm dịch vụ có nguồn gốc địa phương, đặc
biệt là các đặc sản vùng, miền. Tuy nhiên, so với các tỉnh thành khác (như Quảng
Ninh là tỉnh đã triển khai hiệu quả chương trình OCOP, có đặc sản mật ong, gạo
nếp cái hoa vàng, gà đồi Tiên Yên, ba kích Ba Chẽ,... là các sản phẩm đặc sản
mang tính vùng miền cao) thì thành phố Hồ Chí Minh lại
không có nhiều sản phẩm đặc sản vùng miền.
- 05 huyện ngoại thành chưa xây dựng được cửa hàng, địa điểm giới thiệu sản phẩm nông nghiệp chủ lực,
ngành nghề nông thôn đặc trưng của địa phương.
- Số lượng hộ dân tham gia là thành
viên hợp tác xã còn thấp; Sự liên kết giữa hợp tác xã với doanh nghiệp trong sản
xuất tiêu thụ sản phẩm chủ lực của thành phố chưa cao.
- Việc đánh “sao” sản phẩm (theo định
hướng chương trình OCOP của Trung ương và Quảng Ninh rất khó để triển khai thực
hiện trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Lý do: các sản phẩm nông nghiệp và
ngành nghề nông thôn trên địa bàn thành phố (với chất lượng tốt) chỉ mới đáp ứng cho khoảng 29% nhu cầu tiêu dùng của người dân toàn thanh phố,
vì vậy các sản phẩm tham gia chương trình OCOP chưa cần thiết phải thi tuyển, gắn
“sao” cho các sản phẩm trước mắt tập trung đẩy mạnh liên kết sản xuất, nâng cao
giá trị sản phẩm, ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sinh học,
tạo sản phẩm đạt năng suất, chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, đáp ứng nhu cầu
tiêu dùng ngày càng cao của người dân thành phố.
- Hoạt động tại các làng nghề nông
thôn còn thiếu sự liên kết trong sản xuất, thiếu đầu tư máy móc ứng dụng vào sản
xuất, phần lớn kỹ thuật sản xuất chưa được cải tiến, mẫu
mã sản phẩm đơn điệu.
- Hàng năm, thành phố có khoảng 3 triệu
lượt khách du lịch đến tham quan (chỉ tính riêng khách quốc tế). Tuy nhiên,
chưa khai thác tốt tiềm năng du lịch trong việc quảng bá và tiêu thụ sản phẩm
nông nghiệp chủ lực và ngành nghề nông thôn đặc trưng của thành phố.
- Quá trình đô thị hóa nhanh chóng,
thu nhập của hộ dân ngoại thành thành phố có được từ nhiều nguồn khác nhau,
không chỉ đơn thuần là từ hoạt động sản xuất nông nghiệp hoặc ngành nghề nông
thôn truyền thống. Lao động nông thôn chủ yếu là người lớn tuổi. Vì vậy, việc duy trì và mở rộng, phát triển sản xuất, đặc biệt là sản xuất của các làng nghề truyền thống gặp rất
khó khăn.
- Để phát triển sản xuất các sản phẩm
nông nghiệp chủ lực theo định hướng của thành phố, một số doanh nghiệp, hợp tác
xã, hộ dân có nhu cầu đầu tư xây dựng các công trình phụ trợ (nhà lưới, nhà
kho, nhà sơ chế bao gói,..) phục vụ sản xuất, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp
công nghệ cao, trên địa bàn thành phố là rất lớn. Tuy nhiên, căn cứ theo Luật đất
đai năm 2013 và Luật xây dựng năm 2014 và các Nghị định, Thông tư hướng dẫn về
đất đai, xây dựng, các công trình phục vụ sản xuất nông nghiệp chỉ được phép
xây dựng trên loại “đất nông nghiệp khác”, được xác định trong các loại giấy tờ
về quyền sử dụng đất và phải sử dụng theo đúng mục đích mục đích sử dụng đất do
nhà nước quyết định. Như vậy, các tổ chức, cá nhân có nhu cầu đầu tư xây dựng
công trình phục vụ sản xuất nông nghiệp trên đất không phải là “đất nông nghiệp
khác” sẽ không được xây dựng. Điều này cũng sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến việc đầu
tư mở rộng, phát triển sản xuất nông nghiệp theo định hướng của thành phố.
- Thành phố đã có
chính sách hỗ trợ phát triển các sản phẩm chủ lực và ngành
nghề nông thôn (chính sách hỗ trợ lãi vay). Tuy nhiên một số người dân, doanh nghiệp
và hợp tác xã có nhu cầu vay vốn có hỗ trợ lãi vay theo
chính sách nhưng chưa tiếp cận được nguồn vốn vay từ các tổ
chức tín dụng do không đảm bảo các điều kiện vay vốn của tổ chức cho vay như
không có tài sản thế chấp, định giá tài sản rất thấp so với giá trị thực tế nên
chủ đầu tư không thể vay vốn để thực hiện phương án đầu
tư.
Phần III.
NỘI DUNG CHƯƠNG
TRÌNH MỖI XÃ MỘT SẢN PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN VÙNG NÔNG THÔN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐẾN
NĂM 2020
I. ĐỊNH HƯỚNG THỰC
HIỆN
Với vị trí tâm điểm của khu vực Đông
Nam Á, Thành phố Hồ Chí Minh là một đầu mối giao thông quan trọng về cả đường bộ,
đường thủy và đường không, nối liền các tỉnh trong vùng và còn là một cửa ngõ
quốc tế. Đặc điểm này khiến cho thị trường ở Thành phố Hồ Chí Minh có nhiều thuận lợi trong việc tiêu thụ và xuất khẩu sản phẩm nông sản. Về thương mại, Thành phố Hồ Chí Minh có một hệ thống trung tâm mua sắm,
siêu thị, chợ đa dạng; nhiều trung tâm thương mại hiện đại như Saigon Trade
Centre, Diamond Plaza, Vincom Centre, Parkson... Mức tiêu
thụ của thành phố Hồ Chí Minh cũng cao hơn nhiều so với các tỉnh khác của cả nước.
Tuy ngành nông nghiệp thành phố chỉ
chiếm 0,82% trong tổng số sản lượng nội địa của thành phố, tập trung tại 05 huyện
ngoại thành, nhưng là địa bàn sinh sống trực tiếp của trên 1,6 triệu người, nhu
cầu về việc làm, tạo sinh kế, phát triển nông nghiệp và
cung ứng thực phẩm cho thị trường hơn 10 triệu dân của
toàn thành phố là rất lớn, đặc biệt là các sản phẩm nông sản đảm bảo vệ sinh an
toàn thực phẩm.
Sản xuất nông nghiệp tại Thành phố Hồ
Chí Minh chỉ đáp ứng được 20 - 30% nhu cầu thực phẩm của người dân, phần còn lại
phải nhập từ các tỉnh hoặc nhập khẩu qua nhiều đường khác
nhau, cụ thể: rau, củ, quả sản xuất tại thành phố chỉ đáp ứng được 30%; động vật
sống: 10%; thủy sản và sản phẩm thủy sản: 15-20%.
Thành phố Hồ Chí Minh đã đầu tư xây dựng
và đưa vào hoạt động 03 chợ đầu mối nông sản, thực phẩm là Thủ Đức, Bình Điền
và Hóc Môn, chuyên kinh doanh các mặt hàng nông sản, khối lượng hàng hóa lưu
thông qua 03 chợ đầu mối chiếm 80% tổng lượng nông sản, thực phẩm tiêu thụ trên
thị trường thành phố. Thành phố hiện có 247 chợ kinh doanh nông sản, thực phẩm. Trong đó, 19 quận có 165 chợ, 05 huyện có 82 chợ. Khoảng 70% hàng
hóa từ 3 chợ đầu mối được đưa về các chợ truyền thống để tiêu
thụ cho địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Hiện có 178 siêu thị, trong số đó, có 90
siêu thị tổng hợp (chiếm 50,6%) và 88 siêu thị chuyên doanh (chiếm 49,4%).
Ngoài hệ thống phân phối bán buôn bán lẻ như chợ, siêu thị, trung tâm thương mại,
trung tâm mua sắm, hiện nay còn có loại hình phát triển khá mạnh đó là hệ thống
cửa hàng tiện lợi. Loại hình này đang phát triển phổ biến vào các khu dân cư,
đường phố, các khu chung cư, các khu đô thị mới, khu công nghiệp, các khu vực
xa trung tâm. Hiện nay, trên địa bàn thành phố có 251 cửa hàng tiện lợi như:
Co.opFood, SatraFood, Foodcomart, Vissan, G7 mart, Minimart, Citimart, Shop
& Go, Family, Selectmart.
Thành phố Hồ Chí Minh với điều kiện
thổ nhưỡng, khí hậu tương đồng với các tỉnh thành thuộc khu vực Nam Bộ, Thành
phố Hồ Chí Minh không có nhiều sản phẩm đặc trưng vùng miền như các địa phương
khác. Thành phố đang tập trung vào phát triển các sản phẩm nông nghiệp chủ lực,
bao gồm: rau, hoa kiểng, bò sữa, heo, tôm nước lợ và cá kiểng (Tiêu chí xác định
sản phẩm nông nghiệp chủ lực: 1Chiếm tỷ trọng
cao trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông nghiệp của thành phố và có xu hướng
phát triển ổn định. 2Sản phẩm phù hợp với điều kiện sinh thái, truyền
thống và kinh nghiệm sản xuất trên địa bàn thành phố và có
khả năng cạnh tranh phát triển; phù hợp với định hướng cơ
cấu lại ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới. 3Có
khả năng ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sinh học, tạo sản phẩm
đạt năng suất, chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. 4Sản phẩm có tiềm
năng mở rộng thị trường sản xuất giống cung cấp cho thành phố và các tỉnh; có
điều kiện tham gia các chuỗi liên kết và cung ứng, sơ chế, đóng gói, chế biến,
tiêu thụ và xuất khẩu. 5Có lợi nhuận, giá trị tăng cao; có hiệu quả xã hội và
giải pháp giảm ô nhiễm môi trường. 6Các sản phẩm nông nghiệp chủ lực
của Thành phố Hồ Chí Minh đã được đánh giá đạt chất lượng cao, có chứng nhận sản
phẩm sản xuất theo tiêu chí VietGAP, có thị trường tiêu thụ
tương đối ổn định).
Ngoài ra, 05 huyện ngoại thành thành
phố còn có một số sản phẩm ngành nghề nông thôn mang tính chất đặc trưng địa
phương, cũng được người dân nội ngoại thành biết đến như: sản phẩm khô cá dứa Cần
Giờ; khô cá sặc Củ Chi; sản phẩm xoài Long Hòa, Cần Giờ; sản phẩm tổ yến Tam
Thôn Hiệp, Cần Giờ; sản phẩm bánh tráng Phú Hòa Đông, Củ Chi;.... Nhu cầu tiêu
dùng của người dân thành phố đối với các sản phẩm đặc trưng này rất lớn (có thời điểm cung không đủ cầu).
Từ việc tập trung triển khai thực hiện
chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, các sản phẩm nông nghiệp
chủ lực của thành phố đã được xác định và tập trung phát triển đúng định hướng; sản phẩm ngành nghề nông thôn đặc trưng có giá trị kinh tế cao, thị trường tiêu thụ ổn định cũng đã và đang được chú trọng
phát triển. Với số lượng dân số ngày càng tăng (theo số liệu thống kê: năm
2010, dân số toàn thành phố đạt hơn 7 triệu người; năm 2015 đạt hơn 8 triệu người
và hiện nay đạt khoảng 10 triệu người), đồng thời nhu cầu
tiêu dùng của người dân thành phố cũng ngày càng tăng, đặc biệt là nhu cầu về
chất lượng sản phẩm sạch, an toàn, giá trị dinh dưỡng cao.
Vì vậy, định hướng triển khai thực hiện chương trình “Mỗi
xã một sản phẩm” của thành phố đến năm 2020, cần tập trung vào các nội dung sau
đây:
1. Phát
triển các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh theo hướng hình thành các vùng sản xuất
nông nghiệp hàng hóa tập trung, quy mô lớn, sản xuất theo quy trình sản xuất sản
phẩm sạch, an toàn, tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị.
2. Khuyến
khích tổ chức sơ chế, chế biến đối với các sản phẩm rau, tôm, sữa bò, thịt heo,
góp phần nâng cao giá trị sản phẩm.
3. Khuyến
khích và tạo điều kiện phát triển doanh nghiệp, hợp tác xã sản xuất kinh doanh
với sản phẩm nông nghiệp chủ lực, được xem là đầu mối giúp liên kết sản xuất giữa
các hộ sản xuất nhỏ lẻ, là đơn vị đầu mối hướng dẫn, hỗ trợ hộ nông dân sản xuất
theo quy trình sản phẩm sạch, an toàn, là đầu mối tiếp nhận
chuyển giao các mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng khoa
học kỹ thuật giúp tăng năng suất, chất lượng sản phẩm từ phía cơ quan nhà nước.
Đồng thời là đầu mối đại diện xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu sản phẩm nông sản
mà hộ nông dân riêng lẻ không thể thực hiện được.
4. Tập
trung xây dựng thương hiệu sản phẩm, xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc đối với các sản phẩm nông nghiệp chủ lực, sản phẩm thuộc các làng nghề
truyền thống cần bảo tồn và phát triển, sản phẩm ngành nghề nông thôn đặc trưng
của khu vực ngoài thành thành phố (trước mắt tập trung tại 05 huyện: Củ chi,
Hóc môn, Bình chánh, Nhà bè và Cần Giờ).
5. Quảng
bá rộng rãi sản phẩm nông nghiệp chủ lực, ngành nghề nông thôn đặc trưng của 05
huyện để người dân trong và ngoài thành phố biết đến.
II. PHẠM VI, ĐỐI
TƯỢNG THỰC HIỆN
1. Phạm vi thực hiện:
Chương trình được triển khai tại 05
huyện thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, bao gồm: huyện Củ Chi,
Bình Chánh, Hóc Môn, Nhà Bè và Cần Giờ.
2. Đối tượng thực hiện
- Sản phẩm: các sản phẩm nông nghiệp
chủ lực đã được thành phố xác định, lựa chọn; các sản phẩm thuộc 06 làng nghề cần
bảo tồn và phát triển (theo Quyết định số 3891/QĐ-UBND ngày 17 tháng 7 năm 2013
của Ủy ban nhân dân thành phố về việc phê duyệt đề án bảo tồn và phát triển làng nghề trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2013-2015, định
hướng đến năm 2020); các sản phẩm ngành nghề nông thôn đặc trưng của 05 huyện;
sản phẩm nông nghiệp mang đậm nét vùng miền nông thôn.
- Chủ thể thực hiện: Các doanh nghiệp
nhỏ và vừa (SMEs), hợp tác xã, tổ hợp tác, các cơ sở sản xuất có đăng ký kinh doanh; các hộ dân tham gia
sản xuất kinh doanh đối với các sản phẩm được lựa chọn tham gia chương trình,
trong đó chú trọng các hợp tác xã tham gia chương trình.
III. QUAN ĐIỂM,
MỤC TIÊU
1. Quan điểm
Chương trình mỗi xã một sản phẩm trên
địa bàn vùng nông thôn Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 được xây dựng dựa
theo “Chương trình quốc gia Mỗi xã một sản phẩm” của Trung ương và có điều chỉnh
phù hợp với đặc thù của thành phố. Quan điểm của chương trình là phát triển
kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát triển nội sinh, liên kết sản xuất và
gia tăng giá trị; là giải pháp nâng cao thu nhập vùng nông thôn, góp phần thực
hiện thành công Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa
bàn thành phố. Trọng tâm của Chương trình là phát triển sản phẩm nông nghiệp chủ
lực, ngành nghề nông thôn đặc trưng tại 5 huyện.
Nhà nước đóng vai trò ban hành khung
pháp lý và chính sách khuyến khích đầu tư phát triển sản xuất, hỗ trợ các khâu
đào tạo, tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật, ứng dụng khoa học
công nghệ, liên kết sản xuất, xây dựng thương hiệu, xúc tiến thương mại, quảng
bá sản phẩm, định hướng quy hoạch các vùng sản xuất hàng hóa, dịch vụ.
Cộng đồng dân cư (bao gồm các doanh
nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác hộ sản xuất tham gia đầu tư sản xuất các sản phẩm
trên địa bàn thành phố) tự tổ chức triển khai thực hiện.
2. Mục
tiêu
2.1. Mục tiêu tổng quát
- Thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế,
cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp nhằm phát triển kinh tế khu vực nông thôn, nâng
cao thu nhập, đời sống cho người dân nông thôn, thực hiện có hiệu quả tiêu chí “Kinh
tế và tổ chức sản xuất” trong Bộ tiêu chí Quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn
2016 - 2020.
- Phát triển các hình thức tổ chức sản
xuất, kinh doanh (ưu tiên phát triển hợp tác xã, doanh nghiệp nhỏ và vừa) để sản
xuất các sản phẩm nông nghiệp chủ lực, sản phẩm ngành nghề nông thôn đặc trưng
của địa phương, góp phần phát triển kinh tế nông thôn theo hướng gia tăng giá
trị.
- Xây dựng và phát triển các sản phẩm
nông nghiệp chủ lực và ngành nghề nông thôn đặc trưng vùng nông thôn thành phố
thành thương hiệu trên phạm vi cả nước và định hướng đến thị trường quốc tế.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Phát triển 06 sản phẩm nông nghiệp
chủ lực đã được thành phố xác định và lựa chọn, bao gồm: 1Rau; 2hoa cây cảnh; 3bò sữa; 4heo; 5tôm
nước lợ; 6cá cảnh; phát triển 06 sản phẩm thuộc 06 làng nghề truyền
thống (theo định hướng bảo tồn và phát triển đã được UBND thành phố phê duyệt tại quyết định số 3891/QĐ-UBND ngày 17
tháng 7 năm 2013), bao gồm: 1làng nghề đan đát
Thái Mỹ, 2làng nghề bánh tráng Phú Hòa Đông, 3làng nghề mành trúc Tân Thông Hội
(huyện củ Chi), 4làng nghề đan giỏ trạc Xuân Thới Sơn (huyện Hóc Môn), 5làng nghề se nhang Lê Minh Xuân (huyện Bình Chánh), 6làng nghề muối Lý Nhơn (huyện Cần Giờ); phát triển 03 sản phẩm ngành nghề
nông thôn đặc trưng của huyện ngoại thành thành phố, bao gồm: 1khô
cá dứa Cần Giờ; 2khô cá sặc Củ Chi; 3tổ yến
Cần Giờ; và phát triển 01 sản phẩm nông nghiệp mang đậm nét vùng miền của huyện
Cần Giờ: sản phẩm xoài (Long Hòa-Cần Giờ). Theo định hướng: Mở rộng diện tích sản xuất theo quy trình sản xuất VietGAP; tổ chức sản
xuất theo chuỗi giá trị; khuyến khích hộ dân sản xuất tham gia liên kết doanh
nghiệp, tham gia và trở thành thành viên của hợp tác xã
nông nghiệp; khuyến khích doanh nghiệp thực hiện liên kết sản xuất, tiêu thụ sản
phẩm đối với hợp tác xã; xúc tiến thương mại, cải tiến mẫu
mã bao bì sản phẩm; xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu sản phẩm,...
- Thực hiện xã hội hóa xây dựng và
đưa vào hoạt động 02 điểm giới thiệu và bán sản phẩm đặc trưng của địa phương
(Củ Chi, Cần Giờ) gắn với các tuyến du lịch hiện có.
- Có cơ chế, chính sách khuyến khích
phát triển đối với các sản phẩm nông nghiệp chủ lực và các sản phẩm làng nghề,
ngành nghề nông thôn đặc trưng được lựa chọn tham gia chương trình.
IV. GIẢI PHÁP THỰC
HIỆN
1. Giải pháp ứng
dụng khoa học kỹ thuật, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm
1.1. Các sản phẩm chủ lực của ngành nông nghiệp
Tiếp tục triển khai thực hiện các giải
pháp về kỹ thuật thuộc các chương trình, đề án phát triển cây con trọng điểm giai
đoạn 2016-2020 đã được thành phố phê duyệt21, nhằm
nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm; Ưu tiên lựa chọn các hợp tác xã, hộ sản
xuất là thành viên hợp tác xã, doanh nghiệp có tham gia liên kết sản xuất, tiêu
thụ sản phẩm với hợp tác xã là đối tượng tham gia thực hiện các chương trình, đề
án này.
1.2. Các sản phẩm của làng nghề truyền thống, ngành nghề nông thôn đặc trưng của
địa phương:
Tiếp tục triển khai thực hiện các giải
pháp nâng cao chất lượng sản phẩm làng nghề, ngành nghề nông thôn tại Quyết định
số 3891/QĐ-UBND ngày 17 tháng 7 năm 2013 của Ủy ban nhân thành phố về phê duyệt
Đề án Bảo tồn và Phát triển làng nghề tại Thành phố Hồ Chí
Minh giai đoạn 2013-2015, định hướng đến năm 2020 (trong đó chú trọng các giải
pháp xử lý chất thải môi trường làng nghề, ngành nghề); Đồng
thời triển khai thực hiện Nghị định số 52/2018/NĐ-CP ngày
12 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn.
2. Giải pháp
phát triển kinh tế tập thể:
2.1. Tư vấn, vận động, thành lập mới các hợp tác xã tham gia sản xuất kinh doanh
sản phẩm nông nghiệp chủ lực, ngành nghề nông thôn đặc trưng
Tăng cường công tác tuyên truyền, tập
huấn về luật hợp tác xã để nâng cao nhận thức cho toàn bộ hệ thống chính trị, cán bộ, đảng viên và cho các tầng lớp
nhân dân tại 5 huyện, 56 xã xây dựng nông thôn mới hiểu rõ
Luật Hợp tác xã năm 2012, cũng như vai trò và lợi ích của
tổ chức hợp tác xã trong tái cơ cấu nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới; Tổ chức
hội nghị, hội thảo, tọa đàm, tổ chức cuộc thi tìm hiểu về hợp tác xã nông nghiệp, xây dựng các phim phóng sự, mở các
chuyên san, chuyên mục về phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã trên các
phương tiện thông tin đại chúng, vận động gắn với thi đua khen thưởng trong thực
hiện mục tiêu phát triển hợp tác xã nông nghiệp hoạt động có hiệu quả đến năm
2020.
Xây dựng đề án phát triển hợp tác xã
nông nghiệp có hiệu quả trên địa bàn thành phố đến năm 2020 (theo định hướng
phát triển hợp tác xã đã được Thủ tướng Chính phủ ban hành tại Quyết, định số
461/QĐ-TTg ngày 27 tháng 4 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề
án phát triển 15.000 hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã nông nghiệp hoạt động có hiệu quả đến năm 2020). Trong đó, tập
trung phát triển các hợp tác xã hoạt động sản xuất kinh doanh sản phẩm nông
nghiệp chủ lực tại 56 xã thuộc 05 huyện xây dựng nông thôn mới, góp phần hoàn
thành tiêu chí “Hình thức tổ chức sản xuất”.
2.2. Hỗ trợ nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực của hợp tác xã:
- Nghiên cứu, vận dụng Thông tư
340/2016/TT-BTC ngày 29 tháng 12 năm 2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn về mức hỗ
trợ và cơ chế tài chính hỗ trợ bồi dưỡng nguồn nhân lực của hợp tác xã, thành lập
mới hợp tác xã, tổ chức lại hoạt động của hợp tác xã thực hiện Chương trình hỗ
trợ phát triển hợp tác xã giai đoạn 2015 - 2020, đề xuất chính sách thu hút cán
bộ trẻ về làm việc cho hợp tác xã nông nghiệp, được ngân sách thành phố chi trả lương hàng tháng. Tiêu chí cán bộ trẻ cử về làm việc cho hợp tác xã cần
được quy định cụ thể về độ tuổi, trình độ chuyên môn, điều kiện cam kết khi được
cử về làm việc cho hợp tác xã . Đồng thời, quy định rõ điều kiện cam kết của hợp tác xã khi được hỗ trợ theo chính sách này (đảm bảo điều kiện làm việc,
chế độ thưởng khi cán bộ trẻ hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao,...).
- Tăng cường công tác bồi dưỡng năng
lực quản lý, điều hành hợp tác xã cho các chức danh chủ chốt của hợp tác xã
(thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc, Phó Giám đốc, Trưởng ban kiểm soát, kiểm soát viên, nhân viên kế toán, tài chính,...),
- Tiếp tục triển
khai thực hiện chính sách hỗ trợ cán bộ có trình độ đại học, cao đẳng về làm việc tại hợp tác xã nông nghiệp đến năm 2020 đã được Hội đồng nhân dân thành phố ban hành tại
Nghị quyết số 02/2017/NQ-HĐND ngày 06 tháng 7 năm 2017.
2.3. Hỗ trợ giải quyết, tháo gỡ khó khăn liên quan đến vấn đề đất đai phục vụ xây dựng, nâng cấp
nhà sơ chế, bao gói sản phẩm của hợp tác xã:
Tiến hành tổ chức hội thảo chuyên đề
nắm rõ khó khăn về nội dung này, qua đó đề xuất giải pháp tháo gỡ khó khăn cho
hợp tác xã.
2.4. Khuyến khích doanh nghiệp tham gia liên kết
sản xuất, tiêu thụ sản phẩm với hợp tác xã;
Xây dựng và triển khai chính sách hỗ trợ khuyến khích doanh nghiệp tham gia liên kết với hợp tác theo Nghị định
số 98/2018/NĐ-CP ngày 05 tháng 7 năm 2018 của Chính phủ về Chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm
nông nghiệp.
3. Giải pháp về
vốn, tín dụng
Tiếp tục triển khai hỗ trợ nguồn vốn
vay có ưu đãi về lãi suất cho đối tượng tham gia đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp, ngành nghề nông thôn theo Quyết định số
655/QĐ-UBND ngày 12 tháng 2 năm 2018 của Ủy ban nhân dân thành phố về Ban hành
Quy định hướng dẫn thực hiện Nghị quyết số 10/2017/NQ-HĐND ngày 07 tháng 12 năm
2017 của Hội đồng nhân dân thành phố về ban hành Quy định về khuyến khích chuyển
dịch cơ cấu nông nghiệp đô thị trên địa bàn thành phố giai đoạn 2017 - 2020. Đồng
thời, nghiên cứu, đề xuất bổ sung nâng mức hỗ trợ lãi vay các doanh nghiệp, hợp
tác xã, hộ dân cá nhân đầu tư phát triển các sản phẩm nông nghiệp chủ lực,
ngành nghề nông thôn đặc trưng của thành phố; nâng mức hỗ trợ lãi vay đối với hộ
dân là thành viên của hợp tác xã; nâng mức hỗ trợ lãi vay đối với các doanh
nghiệp tham gia liên kết với hợp tác xã trong sản xuất,
tiêu thụ sản phẩm.
Ưu tiên cho các hợp tác xã nông nghiệp,
đặc biệt là hợp tác xã nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, thành viên hợp tác
xã tham gia sản xuất sản phẩm nông nghiệp chủ lực của thành phố được trợ vốn từ
Quỹ CCM với khung mức phí thấp nhất.
Triển khai nghị định 116/2018/NĐ-CP
ngày 07 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị
định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về chính sách tín
dụng phục vụ nông nghiệp nông thôn.
Triển khai Nghị định số 57/2018/NĐ-CP
ngày 17 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh
nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.
4. Giải pháp
xúc tiến thương mại
Thiết kế bao bì, nhãn mác, logo cho
các sản phẩm được lựa chọn tham gia chương trình.
Tập trung quảng bá, tiếp thị sản phẩm
bằng nhiều hình thức, chú trọng thực hiện xúc tiến thương
mại đối với các sản phẩm đã có thương hiệu và được người
tiêu dùng sử dụng. Tổ chức thường niên các kỳ xúc tiến thương mại cấp thành phố,
nhất là tổ chức các hội chợ, triển lãm sản phẩm gắn với chợ phiên tại 24 quận,
huyện; chú trọng phát triển hình thức thương mại điện tử trong quảng bá, bán sản
phẩm (mã vạch, phần mềm ứng dụng App Store).
Hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã,
cơ sở tham gia chương trình được tham gia các Hội chợ thương mại trong và ngoài
thành phố.
Thực hiện các công tác quảng bá các sản
phẩm giống hoa, cây kiểng mới thông qua chợ phiên như các kỳ Festival hoa.
Thực hiện xã hội hóa xây dựng và đưa
vào hoạt động 02 điểm giới thiệu và bán sản phẩm đặc trưng của địa phương (Củ
Chi và Cần Giờ) gắn với các tuyến du lịch hiện có.
Gắn kết các tuyến, tour du lịch hiện
có trên địa bàn thành phố với các làng nghề, hợp tác xã,
cơ sở, hộ dân sản xuất các sản phẩm nông nghiệp chủ lực, sản phẩm ngành nghề
nông thôn đặc trưng, để du khách có thể tham quan, trải
nghiệm hoạt động sản xuất thực tế, góp phần nâng cao giá
trị sản phẩm được lựa chọn tham gia chương trình OCOP tại thành phố.
5. Giải pháp hỗ
trợ cụ thể đối với các doanh nghiệp, cơ sở, hợp tác xã, hộ dân được lựa chọn
tham gia chương trình:
5.1. Nhóm sản phẩm chủ lực của nông nghiệp
- Rau (đối tượng tham gia: HTX Mai
Hoa - xã Xuân Thới Sơn, huyện Hóc Môn; HTX Phước An - xã
Tân Quý Tây, huyện Bình Chánh; HTX Phú Lộc - xã Tân Quý Tây, huyện Bình Chánh):
hỗ trợ chuyển giao khoa học kỹ thuật, giúp nâng cao năng suất, chất lượng sản
phẩm cho các hộ thành viên của hợp tác xã theo Chương trình mục tiêu phát triển
rau an toàn trên địa bàn thành phố giai đoạn 2016 - 2020 đã được Ủy ban nhân
dân thành phố phê duyệt tại Quyết định số 231/QĐ-UBND ngày 20 tháng 01 năm 2016
(chú trọng mở rộng diện tích sản xuất rau theo quy trình Vietgap); Thực hiện quảng
bá sản phẩm; hỗ trợ hợp tác xã tham gia giới thiệu sản phẩm,
tiêu thụ sản phẩm tại các chợ phiên nông sản; Tổ chức hội thảo chuyên đề giải
quyết khó khăn cho hợp tác xã liên quan đến xây dựng nhà sơ chế, bao gói sản phẩm.
- Hoa kiểng (đối tượng tham gia HTX
Mai vàng Bình Lợi huyện Bình Chánh; HTX Hoa lan Huyền Thoại huyện Củ Chi): hỗ
trợ chuyển giao khoa học kỹ thuật, cải tiến giống giúp nâng cao năng suất, chất
lượng sản phẩm cho các hộ thành viên của hợp tác xã theo Chương trình phát triển
hoa cây kiểng trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2016 - 2020
đã được Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt tại Quyết định số 536/QĐ-UBND ngày
05 tháng 02 năm 2016; Hỗ trợ cho HTX Mai Vàng Bình Lợi tiếp nhận được nguồn
kinh phí hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất ban đầu đối với hợp tác xã mới thành lập;
hỗ trợ liên kết các tuyến du lịch hiện có trên địa bàn huyện Củ chi (tuyến du lịch tham quan Đền Bến Dược; tuyến du lịch tham quan địa đạo Củ Chi) với việc tham quan
các vườn lan của hộ thành viên hỗ trợ chuyển giao khoa học kỹ thuật, giúp nâng
cao năng suất, chất lượng sản phẩm cho các hộ thành viên của HTX Hoa lan Huyền
Thoại; xây dựng quảng bá giới thiệu sản phẩm của hợp tác xã trên phương tiện truyền thông.
- Bò sữa (đối tượng tham gia hợp tác
xã Bò sữa Tân Thông Hội huyện Củ Chi): Hỗ trợ chuyển giao
khoa học kỹ thuật, giúp nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm cho các hộ
thành viên của hợp tác xã theo Đề án nâng cao chất lượng
đàn bò sữa trên địa bàn thành phố giai đoạn 2016 - 2020 đã được Ủy ban nhân dân
thành phố phê duyệt tại Quyết định số 4697/QĐ-UBND ngày 08
tháng 9 năm 2016; hỗ trợ xây dựng thương hiệu, quảng bá sản phẩm, kết nối sản phẩm
tới các hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện ích trên địa bàn huyện và thành phố,
có thể liên kết với Sở Giáo, dục và Đào tạo thực hiện chương trình sữa học đường.
- Heo (đối tượng tham gia HTX Heo
Tiên Phong xã An Phú, huyện Củ Chi): Hỗ trợ chuyển giao khoa học kỹ thuật, cải
tạo giống giúp nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm cho các hộ thành viên của
hợp tác xã theo Chương trình phát triển giống cây, giống con chất lượng cao
trên địa bàn thành phố giai đoạn 2016 - 2020 đã được Ủy
ban nhân dân thành phố phê duyệt tại Quyết định số 4652/QĐ-UBND ngày 06 tháng 9
năm 2016.
- Tôm nước lợ (Đối tượng tham gia HTX
Hiệp Thành xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè; HTX TMDV Thuận Yến xã An Thới Đông, huyện
Cần Giờ; Cơ sở nuôi tôm Nguyễn Hoài Nam xã Tam Thôn Hiệp, huyện Cần Giờ; Cơ sở
nuôi tôm Nguyễn Trọng Tuấn xã An Thới Đông, huyện Cần Giờ): Hỗ trợ chuyển giao
khoa học kỹ thuật giúp nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm (chú trọng mở rộng
diện tích sản xuất theo quy trình VietGAP) cho các hộ thành viên của hợp tác
xã; hộ dân được lựa chọn tham chương trình theo Chương trình phát triển giống
cây, giống con chất lượng cao trên địa bàn thành phố giai đoạn 2016 - 2020 đã
được Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt tại Quyết định số 4652/QĐ-UBND ngày 06
tháng 9 năm 2016; Hỗ trợ quảng bá sản phẩm; Tổ chức hội thảo chuyên đề giải quyết
khó khăn cho hợp tác xã liên quan đến xây dựng nhà sơ chế, bao gói sản phẩm.
- Cá kiểng (đối tượng tham gia hợp
tác xã Sinh vật cảnh Sài Gòn xã Phước Hiệp, huyện Củ Chi; doanh nghiệp cá kiểng
Thiên Đức xã Tân Thông Hội, huyện Củ Chi; Công ty CP Sài Gòn Cá kiểng; THT Cá cảnh
Bình Lợi huyện Bình Chánh): Hỗ trợ chuyển giao khoa học kỹ thuật cho các đối tượng
tham gia theo Chương trình phát triển cá kiểng trên địa bàn thành phố giai đoạn
2016 - 2020 đã được Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt tại Quyết định số
1548/QĐ-UBND ngày 02 tháng 4 năm 2016; Hỗ trợ quảng bá sản phẩm.
5.2. Nhóm sản phẩm làng nghề
truyền thống; sản phẩm ngành nghề nông thôn đặc trưng của địa phương
5.2.1. Nhóm sản phẩm làng nghề truyền thống22:
- Sản phẩm bánh tráng thuộc Làng nghề
bánh tráng Phú Hòa Đông huyện Củ Chi (đối tượng tham gia hợp tác xã làng nghề bánh tráng Phú Hòa Đông, huyện Củ Chi): Hỗ trợ thí điểm mô hình xử lý chất thải từ hoạt động sản
xuất bánh tráng (quy mô hộ) đối với hộ thành viên hợp tác xã; Hỗ trợ quảng bá sản
phẩm.
- Sản phẩm từ hoạt động đan đát thuộc
Làng nghề đan đát Thái Mỹ, huyện Củ Chi (Cơ sở sản xuất kinh doanh Lê Thị
Huýt): Giới thiệu nguồn cung cấp nguyên vật liệu đầu vào ổn
định phục vụ sản xuất.
- Sản phẩm mành trúc thuộc Làng nghề
mành trúc xã Tân Thông Hội, huyện Củ Chi (đối tượng tham gia: cơ sở mành trúc
xã Tân Thông Hội huyện Củ Chi): hỗ trợ quảng bá sản phẩm.
- Sản phẩm giỏ trạc thuộc Làng nghề
đan giỏ trạc Xuân Thới Sơn, huyện Hóc Môn (đối tượng tham
gia: tổ ngành nghề đan giỏ trạc ấp 4, xã Xuân Thới Sơn, huyện Hóc Môn): hỗ trợ ứng
dụng cơ giới hóa vào sản xuất, hỗ trợ quảng bá sản phẩm.
- Sản phẩm nhang thuộc Làng nghề se
nhang Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh (đối tượng tham gia: Tổ hợp tác se nhang
xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh): hỗ trợ ứng dụng cơ giới hóa vào sản xuất, hỗ
trợ quảng bá sản phẩm.
- Sản phẩm muối thuộc Làng nghề muối
Lý Nhơn, huyện Cần Giờ (đối tượng tham gia: các hộ dân sản xuất muối tại làng
nghề): hỗ trợ chuyển giao mô hình ứng dụng khoa học kỹ thuật
trong sản xuất muối, giúp tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, để các hộ dân
thuộc làng nghề có thể học tập và nhân rộng; quảng bá sản phẩm muối Cần Giờ.
5.2.2. Nhóm sản phẩm ngành nghề
nông thôn đặc trưng của địa phương:
- Sản phẩm khô cá dứa Cần Giờ (đối tượng
tham gia: Cơ sở chế biến Loan thị trấn Cần Thạnh, Cơ sở chế biến Năm Ốm thị trấn
Cần Thạnh, cơ sở ông Nguyễn Anh Văn xã Bình Khánh, cơ sở
ông Võ Văn Sung xã Lý Nhơn): hỗ trợ bao gói sản phẩm, xây dựng thương hiệu sản phẩm; Hỗ trợ quảng bá sản phẩm.
- Sản phẩm khô cá sặc Củ Chi (đối tượng
tham gia: Hợp tác xã thủy sản Tương Lai xã Phước Hiệp, huyện
Củ Chi): hỗ trợ quảng bá sản phẩm.
- Sản phẩm tổ yến Cần Giờ (đối tượng
tham gia: Hợp tác xã TMDV Thuận Yến, xã An Thới Đông; công
ty Yến Quân xã Tam Thôn Hiệp): hỗ trợ quảng bá sản phẩm.
5.3. Sản phẩm nông nghiệp đặc trưng địa phương
Sản phẩm Xoài Long Hòa, Cần Giờ (các
hộ dân trồng xoài trên địa bàn xã Long Hòa, huyện cần Giờ):
hỗ trợ xây dựng thương hiệu xoài Cần Giờ, quảng bá sản phẩm xoài Cần Giờ trên
các phương tiện truyền thông, hỗ trợ phát triển diện tích trồng xoài theo tiêu
chuẩn VietGAP kết hợp du lịch sinh thái nhà vườn.
V. KINH PHÍ THỰC
HIỆN
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao,
các Sở - ban ngành, Ủy ban nhân dân 05 huyện và các đơn vị
có liên quan xây dựng dự toán kinh phí thực hiện chương trình hàng năm và gửi Sở
Tài chính thẩm định, trình Ủy ban
nhân dân thành phố xem xét, phê duyệt.
Phần IV
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn
Giao Văn phòng Điều phối Chương trình
xây dựng nông thôn mới là cơ quan thường trực triển khai thực hiện chương
trình.
Tổ chức tuyên truyền sâu rộng trên các phương tiện thông tin đại chúng (báo, đài, truyền hình, website...); xây dựng cẩm nang, tờ rơi tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa của
Chương trình để các tầng lớp xã hội và người dân thấy được lợi ích, giá trị
kinh tế từ Chương trình.
Triển khai thực hiện các chương
trình, đề án phát triển cây con trọng điểm giai đoạn 2016-2020 đã được thành phố
phê duyệt, trong đó ưu tiên lựa chọn các hợp tác xã, hộ dân là thành viên hợp
tác xã, doanh nghiệp có tham gia liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm với hợp
tác xã là đối tượng tham gia thực hiện các chương trình, đề án này.
Xây dựng đề án phát triển hợp tác xã
nông nghiệp có hiệu quả trên địa bàn thành phố đến năm
2020 (theo định hướng phát triển hợp tác xã đã được Thủ tướng chính phủ ban hành tại Quyết định số 461/QĐ-TTg ngày 27 tháng 4 năm
2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt đề án phát triển 15.000 hợp tác
xã, liên hiệp hợp tác xã nông nghiệp hoạt động có hiệu quả đến năm 2020).
Đề xuất chính
sách thu hút cán bộ trẻ về làm việc cho hợp tác xã nông nghiệp được ngân sách
thành phố chỉ trả lương hàng tháng.
Đề xuất bổ sung chính sách khuyến
khích chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp đô thị trên địa bàn thành phố giai đoạn
2017 - 2020, theo hướng nâng mức hỗ trợ lãi vay các doanh
nghiệp, hợp tác xã, hộ dân cá nhân đầu tư phát triển các sản
phẩm nông nghiệp chủ lực, ngành nghề nông thôn đặc trưng của
thành phố; nâng mức hỗ trợ lãi vay đối với hộ dân là thành viên của hợp tác xã;
nâng mức hỗ trợ lãi vay đối với các doanh nghiệp tham gia liên kết với hợp tác
xã trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.
Triển khai thực hiện Nghị định số
52/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ về phát triển ngành nghề
nông thôn.
Xây dựng và triển khai chính sách hỗ
trợ khuyến khích doanh nghiệp tham gia liên kết với hợp tác xã theo Nghị định số
98/2018/NĐ-CP ngày 05 tháng 7 năm 2018 của Chính phủ về Chính sách khuyến khích
phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.
Hỗ trợ xây dựng
nhãn hiệu, logo các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất tham gia chương
trình; thực hiện quảng bá, giới thiệu các sản phẩm được lựa chọn tham gia
chương trình.
Tổ chức khảo sát, học tập về phương
pháp, cách thức triển khai chương trình OCOP hiệu quả, thành công tại các tỉnh
thành trong cả nước.
2. Giao Sở Tài nguyên và Môi trường: Chủ trì, phối hợp với
Sở Xây dựng, Sở Tài chính, Ủy ban nhân dân các quận-huyện có hợp tác xã hoạt động
trong lĩnh vực nông nghiệp tổ chức Hội thảo chuyên đề hỗ trợ giải quyết, tháo gỡ
khó khăn liên quan đến vấn đề đất đai phục vụ xây dựng, nâng cấp nhà sơ chế,
bao gói sản phẩm của hợp tác xã.
3. Sở Khoa học và Công nghệ: Triển khai, hỗ trợ các đề tài, dự án có liên quan
đến ứng dụng khoa học và công nghệ trong sản xuất, chế biến,
bảo quản, nâng cao tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm cho các
làng nghề và sản phẩm nông nghiệp chủ lực, sản phẩm ngành nghề nông thôn đặc
trưng của thành phố; hỗ trợ công nghệ xử lý ô nhiễm môi
trường tại các làng nghề.
4. Sở
Công Thương: Hỗ trợ các
doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở tham gia chương trình được tham gia các Hội chợ
thương mại trong và ngoài thành phố.
5. Sở Du lịch:
Gắn kết các tuyến, tour du lịch hiện
có trên địa bàn thành phố với các làng nghề, hợp tác xã, cơ
sở, hộ dân sản xuất các sản phẩm nông nghiệp chủ lực, sản phẩm
ngành nghề nông thôn đặc trưng, để du khách có thể tham
quan, trải nghiệm hoạt động sản xuất thực tế, góp phần
nâng cao giá trị sản phẩm được lựa chọn tham gia chương trình OCOP tại thành phố.
Hỗ trợ Huyện Cần Giờ, Củ Chi xây dựng
và đưa vào hoạt động 02 điểm (01 điểm/huyện) giới thiệu và bán sản phẩm đặc
trưng của huyện gắn với các tuyến du lịch hiện có.
6. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Triển khai thực hiện Nghị định
số 57/2018/NĐ-CP ngày 17 tháng 4 năm 2018 của chính phủ về cơ chế, chính sách
khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.
7. Sở Tài chính: Cân đối, bố trí nguồn kinh phí thực hiện chương trình căn cứ theo nhu
cầu dự toán kinh phí hàng năm của các đơn vị.
8. Ban quản lý an toàn thực phẩm thành phố: Hỗ trợ hướng dẫn
các hộ gia đình, các cơ sở, hợp tác xã, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh đối với
các sản phẩm được lựa chọn tham gia chương trình tuân thủ các quy định về đảm bảo
an toàn thực phẩm và xử phạt ngay khi phát hiện vi phạm.
9. Hội Nông dân thành phố: Tuyên truyền và vận động hội viên (chú trọng hội viên là nông dân sản
xuất kinh doanh giỏi) tham gia, trở thành thành viên của hợp
tác xã hoạt động sản xuất kinh doanh sản phẩm nông nghiệp chủ lực, sản phẩm
làng nghề truyền thống, sản phẩm ngành nghề nông thôn đặc trương của thành phố.
10. Liên minh hợp tác xã thành phố:
Ưu tiên cho các hợp tác xã nông nghiệp,
đặc biệt là hợp tác xã nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, thành viên hợp tác
xã tham gia sản xuất sản phẩm nông nghiệp chủ lực của thành phố được trợ vốn từ
Quỹ CCM với khung mức phí thấp nhất.
Tăng cường công tác bồi dưỡng năng lực
quản lý, điều hành hợp tác xã cho các chức danh chủ chốt của hợp tác xã (thành
viên Hội đồng quản trị, Giám đốc, Giám đốc, Trưởng ban kiểm soát, kiểm soát
viên, nhân viên kế toán, tài chính,...).
Tiếp tục triển khai thực hiện chính
sách hỗ trợ cán bộ có trình độ đại học, cao đẳng về làm việc tại hợp tác xã
nông nghiệp đến năm 2020.
12. Ngân hàng nhà nước chi nhánh
thành phố: Hướng dẫn các ngân hàng thương mại triển
khai nghị định 116/2018/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ về sửa đổi,
bổ sung một số điều của Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2015 của
Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ nông nghiệp nông thôn.
13. Ủy ban nhân dân các huyện Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè và Cần Giờ:
Giao Văn phòng Điều phối Chương trình
xây dựng nông thôn cấp huyện mới là cơ quan thường trực triển khai thực hiện
chương trình.
Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện
chương trình phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương, xem việc triển khai
thực hiện chương trình là một trong những giải pháp quan trọng góp phần hoàn
thành tiêu chí “Thu nhập” thuộc Bộ tiêu chí Chương trình mục
tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đã được Ủy ban nhân dân thành phố ban hành
tại Quyết định số 5039/QĐ-UBND ngày 09 tháng 11 năm 2018 về việc điều chỉnh, bổ
sung bộ tiêu chí nông thôn mới theo đặc thù vùng nông thôn Thành phố Hồ Chí
Minh giai đoạn 2016 - 2020.
Chỉ đạo phòng Kinh tế huyện, Ủy ban
nhân dân các xã ưu tiên lựa chọn các hợp tác xã, hộ dân là thành viên hợp tác
xã, hộ dân có tham gia liên kết sản xuất với doanh nghiệp là đối tượng tham gia
thực hiện các chương trình, đề án phát triển cây con trọng điểm
giai đoạn 2016-2020 đã được thành phố phê duyệt.
Huyện Cần Giờ thực hiện xã hội hóa
xây dựng và đưa vào hoạt động 01 điểm giới thiệu và bán sản
phẩm đặc trưng của huyện gắn với các
tuyến du lịch hiện có.
Huyện Củ Chi thực hiện xã hội hóa xây
dựng và đưa vào hoạt động 01 điểm giới thiệu và bán sản phẩm
đặc trưng của huyện gắn với các tuyến du lịch hiện có.
Lựa chọn đối tượng tham gia liên kết
sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp chủ lực, ngành nghề nông thôn theo Nghị
định số 98/2018/NĐ-CP ngày 05 tháng 7 năm 2018 của Chính phủ về Chính sách khuyến
khích phát triển hợp tác, liên kết
trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.
Định kỳ 06 tháng báo cáo kết quả thực
hiện, gửi về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố./.
(1)
Huyện Củ Chi: với diện tích canh tác là 2.398 ha, tập trung chủ yếu ở các xã Nhuận
Đức, Trung Lập Hạ, Tân Phú Trung; huyện Bình Chánh: với diện tích canh tác là
544 ha, tập trung tại các xã Tân Quý Tây, Hưng Long, Bình Chánh, Quy Đức; huyện
Hóc Môn: với diện tích canh tác là 528 ha, tập trung tại xã Xuân Thới Thượng,
Xuân Thới Sơn, Thới Tam Thôn).
2 Theo Quyết định số 36/2011/QĐ-UBND ngày 10 tháng 6 năm 2011; Quyết định số 13/2013/QĐ-UBND ngày 20 tháng
3 năm 2013; Quyết định số 04/2016/QĐ-UBND ngày 23 tháng 02 năm 2016, Nghị quyết số
10/2017/NQ-HĐND ngày 07 tháng 12 năm 2017 (Quyết định số 655/QĐ-UBND
ngày 12 tháng 02 năm 2018) nhằm khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các
doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ dân, cá nhân (gọi tắt là chủ đầu tư) đầu tư phát
triển
sản xuất sản phẩm nông nghiệp (trong đó có nhóm các sản phẩm nông nghiệp và
ngành nghề nông thôn chủ lực của Thành phố, bao gồm: rau, hoa - cây kiểng, bò sữa, heo,
tôm nước lợ, cá cảnh
3 Hỗ trợ 100% lãi suất hỗ trợ lãi vay; khi đầu
tư xây dựng cơ bản; mua máy móc thiết bị phục vụ sản xuất; sản xuất giống; sản xuất nông nghiệp tốt hoặc sản xuất nông
nghiệp ứng dụng công nghệ cao được cấp chứng nhận; Hỗ trợ 80% lãi suất hỗ trợ lãi vay: khi đầu tư mua giống,
vật
tư, thức ăn, nhiên liệu và trả công lao động sản xuất hoặc ký kết hợp đồng sản xuất và
tiêu thụ sản phẩm trong đầu tư sản xuất hoa lan - cây kiểng, cá cảnh,
bò sữa (từ 15 con trở lên, đảm bảo vệ sinh môi trường). Hỗ trợ 60% lãi suất hỗ trợ lãi vay: khi đầu
tư mua giống, vật tư, thức ăn, nhiên liệu và trả
công lao động sản xuất hoặc ký kết hợp
đồng sản
xuất và tiêu thụ sản phẩm trong đầu tư nuôi heo, tôm.
4 Theo Quyết định số
21/2015/QĐ-UBND ngày 14 tháng 5 năm 2015 và Quyết định số 62/2016/QĐ-UBND ngày
21 tháng 12 năm 2016 về khuyến khích áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông
nghiệp tốt trên địa bàn Thành phố
5 Từ kết quả thực hiện chính sách cho thấy: số lượng hộ
dân tham gia xây dựng phương án sản xuất để được hỗ trợ một phần kinh phí đầu
tư theo Quyết định 21, 62 chưa nhiều, với 02 lý do: 1Theo Quy định
chủ đầu tư phải duy trì 02 chu kỳ cấp giấy chứng nhận tương đương với thời gian
4 năm nên chưa tạo động lực để các chủ đầu tư mạnh dạn đầu tư sản xuất theo VietGAP; 2Việc
triển
khai thực hiện song song 02 chính sách (chính sách hỗ trợ lãi vay theo
Quyết định số 655 và chính sách hỗ trợ một phần kinh phí đầu tư theo Quyết định
21, 62), hộ dân tham gia thực hiện chính sách hỗ trợ lãi vay nhiều hơn, do chính
sách này được triển khai thực hiện từ nhiều năm trước, kinh phí hỗ trợ lãi vay được ngân sách
thành phố chuyển trả ngay cho chủ đầu tư khi đến kỳ hạn đóng lãi
ngân hàng.
6
bình quân 20-30 lớp/năm, với 1.200-1.800 lượt người tham dự tuyên truyền.
Đối tượng tuyên truyền: cán bộ Ủy ban nhân dân xã, ấp, sáng lập viên, thành
viên HTX
7 Từ năm 2011 đến năm 2017, đã tổ chức đào tạo dài hạn
cho 25 cán bộ quản lý HTX nông nghiệp, bồi dưỡng 629 lượt cán bộ quản
lý, cán bộ chuyên môn HTX nông nghiệp.
8 Hỗ trợ HTX Phước An, HTX Phước Bình, HTX Phú Lộc, HTX Nấm Việt,
HTX Mai Hoa, HTX Tiên Phong.
9 Hỗ trợ HTX Huyền Thoại, HTX Tân Thông Hội, HTX Xuân
Lộc, HTX Thuận Yên, HTX Tương Lai, THT Mai vàng Bình Lợi, THT Cá cảnh An Phú Tây.
10 Hỗ trợ HTX Tân Thông Hội, HTX Vạn Xuân, HTX Xuân Lộc, HTX
Nấm Việt, HTX Hải Nông, HTX Phước An.
11 Có 14 HTX thành lập mới trong 11 tháng đầu năm
2018: HTX Hải Nông, HTX Nông nghiệp Củ Chi, HTX Nông nghiệp Công nghệ cao Củ
Chi, HTX Đất Phù Sa, HTX Kỷ Nguyên Xanh, HTX sản xuất Thương mại nông thủy sản Cánh buồm vàng, HTX Hoa
lan Việt, HTX Mai vàng Bình Lợi, HTX Nông nghiệp Công nghệ cao Việt Úc, HTX
Nông nghiệp sản xuất Thương mại dịch vụ Củ Chi, HTX Nông nghiệp Công nghệ
cao xanh Bình Minh, HTX Nông nghiệp hữu cơ Dịch vụ Thương mại Huy Hoàng, HTX Thương
mại sản
xuất thực phẩm xanh Đất Thép, HTX Nông nghiệp Thương mại Dịch vụ An Phú.
12 HTX rau Phú
Lộc, huyện Củ Chi; HTX rau Phước An, huyện Bình Chánh.
13 Nhà hàng
Đông Hồ, quận 10; Công viên Lê Văn Tám, quận 1; Công viên Lê Thị Riêng, quận 10;
Trung tâm Văn hóa Thể thao, quận Tân Bình; Khuôn viên Ban Điều hành Khu
phố 6, quận Bình Tân; Công viên Bình Phú, quận 6; Nhà thiếu nhi quận 2.
14 trong đó: Huyện Củ
Chi: 04 làng nghề (làng nghề bánh
tráng, đan đát, mành trúc, sinh vật cảnh); Huyện Hóc Môn: 03 làng nghề (làng
nghề bánh hủ tiếu, đan đệm, đan giỏ trạc); Huyện Bình Chánh: 07 làng nghề (03 làng nghề se
nhang; 01 làng nghề hoa lan cây kiểng; 02 làng nghề chổi lông gà; 01 làng nghề
làm tăm tre); Huyện Cần Giờ: 01 làng nghề (làng nghề muối); Quận Gò vấp:
01 làng nghề (làng nghề dịch vụ chăm sóc, cung ứng hoa kiểng); Quận 12: 02 làng
nghề (làng nghề cá sấu, hoa cây kiểng); Quận Thủ Đức: 01 làng nghề (làng nghề hoa cây
kiểng). Căn cứ vào số hộ dân trực tiếp tham gia sản xuất tại làng nghề, tình hình hoạt động của làng nghề, thời
gian tồn tại của làng nghề và nét văn hóa đặc trưng của làng nghề, cho thấy: trong tổng số 19
làng nghề, có 04/19 làng nghề này là các làng nghề mang đậm nét văn hóa truyền thống
nhưng không có khả năng phát triển độc lập (bao gồm: làng nghề đan đát Thái Mỹ,
huyện Củ Chi; làng nghề đan giỏ trạc Xuân Thới Sơn, huyện Hóc Môn; làng nghề se nhang
Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh; làng nghề muối Lý Nhơn, huyện Cần Giờ) và 04/19
làng nghề, làng nghề truyền thống hiện đang phát triển và có khả năng phát triển
độc lập, bền vững trong tương lai (bao gồm: làng nghề hoa kiểng Xuân-An-Lộc,
quận 12; làng nghề hoa kiểng Thủ Đức, quận Thủ Đức; làng nghề mành trúc Tân
Thông Hội, huyện Củ Chi; làng nghề bánh tráng Phú Hòa Đông, huyện Củ Chi).
16 Nhà hàng Đông Hồ, quận 10; Công viên Lê Văn Tám, quận
1; Công viên Lê Thị Riêng, quận 10; Trung tâm Văn hóa Thể thao, quận Tân Bình;
Khuôn viên Ban Điều hành Khu phố 6, quận Bình Tân; Công viên Bình Phú, quận 6;
Nhà thiếu nhi quận 2
17 Theo Quyết định số 3891/QĐ-UBND ngày 17 tháng 7 năm 2013 của UBNDTP
về việc phê duyệt đề án bảo tồn và phát triển làng nghề trên địa bàn Thành
phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2013-2015, định hướng đến năm 2020
18 Theo quy định tại Nghị định số 52/2018/NĐ-CP ngày
12 tháng 04 năm 2018 của Chính phủ, làng nghề truyền thống: là làng nghề có nghề
truyền thống được hình thành từ lâu đời (Nghề truyền thống là nghề đã được hình
thành từ lâu đời, tạo ra những sản phẩm độc đáo, có tính riêng biệt, được lưu
truyền và phát triển đến ngày nay hoặc có nguy cơ bị mai một, thất truyền).
19 Tình hình hoạt động
của các cơ sở này như sau: 1Đăng ký kinh doanh: 38/66 cơ sở đăng ký kinh doanh;
2Khâu sơ chế nguyên liệu: chủ yếu sử dụng dao, kéo, thớt, rỗ, thau để sơ chế nguyên liệu; 3Khâu
làm khô: Có 02/66 cơ sở sử dụng máy sấy vào quá trình chế biến (Cơ sở chế biến
Năm Ốm, thị trấn Cần Thạnh và Cơ sở Kim Yến, xã Long Hòa), đã đề xuất Sở Khoa
học và Công nghệ nhân rộng máy sấy cá dứa cho 02 cơ sở (Tấn Lợi công suất 100kg và Anh Thư 50kg -
xã Long Hòa), còn lại thực hiện phương pháp phơi truyền thống trực tiếp dưới
ánh nắng mặt trời; 4Khâu bao gói: Các cơ sở đều trang bị máy ép chân
không để bao gói sản phẩm; 5Khâu bảo quản: Có 02/68 cơ sở
sử dụng
hệ thống đông lạnh để bảo quản, còn lại sử dụng các tủ đông để bảo quản sản phẩm; 6Quản
lý chất lượng sản phẩm: Có 17/66 cơ sở đã được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều
kiện vệ sinh an toàn thực phẩm (chiếm 25,8%), các cơ sở còn lại do thiếu mặt bằng,
điều
kiện đầu
tư nên chưa đăng ký chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
20 Chương trình mục tiêu phát triển rau an toàn trên địa bàn thành phố giai
đoạn 2016 - 2020 theo Quyết định số 231/QĐ-UBND ngày 20 tháng 01 năm 2016;
Chương trình phát triển hoa kiểng trên địa bàn thành phố giai đoạn 2016 - 2020
theo Quyết định số 536/QĐ-UBND ngày 05 tháng 02 năm 2016; Chương trình phát triển
cá cảnh
trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2016 - 2020 theo Quyết định số
1548/QĐ-UBND ngày 02 tháng 4 năm 2016; Chương trình mục tiêu phát triển giống cây, giống con chất lượng
cao trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2016 - 2020 theo Quyết
định số 4652/QĐ-UBND ngày 06 tháng 9 năm 2016; Đề án nâng cao chất lượng đàn bò sữa trên địa
bàn thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2016 - 2020 theo Quyết định số
4697/QĐ-UBND ngày 08 tháng 9 năm 2016
21 Bao gồm: Chương trình mục tiêu phát triển rau an toàn trên địa bàn thành phố giai đoạn
2016 - 2020 (tại Quyết định số 231/QĐ-UBND ngày
20 tháng 01 năm 2016); Chương trình phát triển hoa kiểng trên địa bàn thành phố
giai đoạn 2016 - 2020 (tại Quyết định số 536/QĐ-UBND ngày 05 tháng 02 năm
2016); Đề án nâng cao chất lượng đàn bò sữa trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
giai đoạn 2016 - 2020 (tại Quyết định số 4697/QĐ-UBND ngày 08 tháng 9 năm
2016); Chương trình phát triển cá cảnh trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh giai
đoạn 2016 - 2020 (tại Quyết định số 1548/QĐ-UBND ngày 02 tháng 4 năm 2016);
Chương trình phát triển giống cây, giống con chất lượng cao trên địa bàn Thành
phố giai đoạn 2016 - 2020 (tại Quyết định số 4652/QĐ-UBND ngày 06 tháng 9 năm
2016); Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn
Thành phố giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025 (tại Quyết định số
6150/QĐ-UBND ngày 24 tháng 11 năm 2016); Chương trình đẩy mạnh ứng dụng cơ giới
hóa trong sản xuất nông nghiệp Thành phố giai đoạn 2017-2020, định hướng đến
năm 2025 (tại Quyết định số 257/QĐ-UBND ngày 19 tháng 01 năm 2017); Chương
trình mục tiêu phát triển giống cây, giống con chất lượng cao trên địa bàn
thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2016 - 2020 (tại Quyết định số 4652/QĐ-UBND
ngày 06 tháng 9 năm 2016)
22 Theo quy định tại Nghị định số: 52/2018/NĐ-CP ngày ngày
12 tháng 04 năm 2018 của Chính phủ, làng nghề truyền thống: là làng nghề có nghề
truyền
thống được hình thành từ lâu đời (Nghề truyền thống là nghề đã được hình
thành từ lâu đời, tạo ra những sản phẩm độc đáo, có tính riêng biệt, được lưu
truyền và phát triển đến ngày nay hoặc có nguy cơ bị mai một, thất truyền).