Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 231/QĐ-UBND mục tiêu phát triển rau an toàn Hồ Chí Minh 2016 2020

Số hiệu: 231/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thành phố Hồ Chí Minh Người ký: Lê Thanh Liêm
Ngày ban hành: 20/01/2016 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 231/QĐ-UBND

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 01 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN RAU AN TOÀN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ GIAI ĐOẠN 2016-2020

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Quyết định số 01/2012/QĐ-TTg ngày 02 tháng 01 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ việc áp dụng Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản;

Căn cứ Quyết định số 10/2009/QĐ-UBND ngày 22 tháng 01 năm 2009 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về ban hành Kế hoạch của Ủy ban nhân dân Thành phố thực hiện Chương trình hành động của Thành ủy về nông nghiệp, nông dân, nông thôn theo Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05 tháng 8 năm 2008 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X;

Căn cứ Quyết định số 5930/QĐ-UBND ngày 28 tháng 12 năm 2009 của Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt “Quy hoạch sản xuất nông nghiệp phát triển nông thôn Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2025”;

Căn cứ Quyết định số 2011/QĐ-UBND ngày 07 tháng 5 năm 2010 của Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt “Đề án phát triển nông nghiệp đô thị trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2025”;

Căn cứ Quyết định số 446/QĐ-UBND ngày 27 tháng 01 năm 2011 của Ủy ban nhân dân Thành phố về việc phê duyệt “Chương trình ứng dụng và phát triển công nghệ sinh học phục vụ nông nghiệp - nông thôn trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2025”;

Căn cứ Quyết định số 15/2011/QĐ-UBND ngày 18 tháng 3 năm 2011 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về việc ban hành Chương trình mục tiêu về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2010 - 2020”;

Căn cứ Quyết định số 1494/QĐ-UBND ngày 28 tháng 3 năm 2013 của Ủy ban nhân dân Thành phố về việc phê duyệt Quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025;

Căn cứ Quyết định số 310/QĐ-UBND ngày 15 tháng 01 năm 2014 của Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững theo Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10 tháng 6 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ;

Căn cứ Quyết định số 21/2015/QĐ-UBND ngày 14 tháng 5 năm 2015 của Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành Quy định chính sách khuyến khích áp dụng Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp và thủy sản trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh;

Xét Tờ trình số 3012/TTr-SNN-NN ngày 04 tháng 12 năm 2015 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu phát triển rau an toàn trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2016 - 2020,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Nay phê duyệt Chương trình mục tiêu phát triển rau an toàn trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2016-2020 (kèm theo Quyết định này).

Điều 2.

- Giao Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, quận, huyện liên quan và các cơ quan, đơn vị, các doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố để triển khai chương trình mục tiêu phát triển rau an toàn trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2016 - 2020 theo quyết định phê duyệt.

- Giao Ủy ban nhân dân các huyện, quận có sản xuất rau khẩn trương lập kế hoạch chi tiết các vùng sản xuất rau an toàn trên địa bàn quản lý; Tổ chức phổ biến, công khai các quy hoạch được phê duyệt, đồng thời chịu trách nhiệm quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phục vụ sản xuất rau an toàn; phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu phát triển rau an toàn hàng năm trên địa bàn.

- Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các quận, huyện và Sở ngành liên quan cân đối, đề xuất Ủy ban nhân dân Thành phố phân bổ kế hoạch vốn đầu tư, dự toán chi ngân sách hàng năm đảm bảo tiến độ thực hiện chương trình mục tiêu phát triển rau an toàn giai đoạn 2016 - 2020.

- Giao Sở Công Thương tổ chức kiểm tra việc thực hiện các quy định về kinh doanh rau, quả trên địa bàn Thành phố; xây dựng và triển khai kế hoạch xây dựng thương hiệu “chợ kinh doanh rau, quả an toàn”.

- Giao Sở Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các cơ quan Báo Đài Thành phố tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cộng đồng về sản xuất, tiêu thụ rau an toàn và tác hại của việc lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật.

- Giao Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các quận, huyện có liên quan hướng dẫn và tổ chức thực hiện các đề tài, dự án phát triển rau an toàn trên địa bàn Thành phố.

- Giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì cùng với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn người dân nâng cao ý thức bảo vệ môi trường sinh thái, nhất là sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên đồng ruộng.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc Sở Quy hoạch - Kiến trúc, Giám đốc Sở Công Thương, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, quận có sản xuất rau chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn;
- Thường trực Thành ủy;
- Thường trực Hội đồng nhân dân TP;
- TTUB: CT, các PC
T;
- Ủy ban Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam TP;
- Hội Nông dân TP và các Đoàn thể TP;
- VPUB: Các PVP; ,
- Phòng CNN, VX, TC-TM-DV, TT
CB;
- Lưu: VT, (CNN-M)
MH

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lê Thanh Liêm

 

CHƯƠNG TRÌNH

MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN RAU AN TOÀN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ GIAI ĐOẠN 2016 – 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 231/QĐ-UBND ngày 20 tháng 01 năm 2016 của y ban nhân dân Thành phố)

Phần I

KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN RAU AN TOÀN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ GIAI ĐOẠN 2011-2015

Thực hiện Quyết định số 3331/QĐ-UBND ngày 04 tháng 7 năm 2011 của Ủy ban nhân dân Thành phố về phê duyệt Chương trình mục tiêu phát triển rau an toàn trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2011 - 2015; và Quyết định số 1494/QĐ-UBND ngày 28 tháng 3 năm 2013 của Ủy ban nhân dân Thành phố về việc phê duyệt Quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn trên địa bàn Thành phố đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025; ngành Nông nghiệp đã phối hợp với các Sở, ngành, quận, huyện trin khai thực hiện và đã đạt được kết quả cụ thể như sau:

I. KẾT QUẢ THỰC HIỆN

1. Công tác quy hoạch, phát triển vùng sản xuất rau an toàn và sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP

Thành phố hiện có 91 xã, phường sản xuất rau với diện tích canh tác là 3.486 ha. Trong đó, huyện Củ Chi có 21 xã, thị trấn sản xuất rau với diện tích canh tác là 2.398 ha, huyện Bình Chánh có 15 xã với diện tích canh tác là 544 ha, huyện Hóc Môn có 10 xã sản xuất rau với diện tích canh tác là 528 ha, diện tích còn lại ở các quận, huyện vùng ven.

Đến cuối năm 2015, diện tích gieo trồng rau an toàn ước đạt 15.800 ha (tăng 18,94% so với năm 2011, đạt 105% kế hoạch). Trong đó, diện tích rau sản xuất trong nhà lưới đạt 238,7 ha với 1.240 nhà lưới. Năng suất bình quân đạt 25 tấn/ha (tăng 5,93% so với năm 2011). Sản lượng rau bình quân đạt 375.000 tấn/năm (tăng 33,79% so với năm 2011).

Một số vùng rau chuyên canh mới được hình thành, tập trung tại các xã Nhuận Đức, Trung Lập Hạ, Tân Phú Trung (huyện Củ Chi); xã Tân Quý Tây, Hưng Long, Bình Chánh, Qui Đức (huyện Bình Chánh); xã Xuân Thới Sơn, Xuân Thới Thượng, Thới Tam Thôn (huyện Hóc Môn). Bên cạnh các vùng sản xuất rau truyền thống tại xã Xuân Thới Thượng, phường Thạnh Xuân vẫn tiếp tục được duy trì. Tuy nhiên, các diện tích trồng rau này không nằm trong quy hoạch phát triển rau của địa phương nên gây khó khăn cho việc chứng nhận sản phẩm rau theo tiêu chuẩn VietGAP. Kế thừa các kết quả đã đạt được của Chương trình mục tiêu phát triển rau an toàn trên địa bàn Thành phố trong nhiều năm qua, sản xuất rau trên địa bàn Thành phố đã đi vào nề nếp, nhiều hộ nông dân đã tham gia thực hành sản xuất tốt theo tiêu chuẩn VietGAP.

Tính đến nay, đã chứng nhận VietGAP cho 721 tổ chức, cá nhân sản xuất rau, quả trên địa bàn Thành phố (bao gồm xã viên 07 Hợp tác xã (HTX) và Tổ hợp tác: HTX Ngã Ba Giồng, HTX Phú Lộc, HTX Thỏ Việt, HTX Phước An, HTX Nhuận Đức, HTX Nông nghiệp Xanh, 10 công ty và các nông hộ), với tổng diện tích 448 ha; tương đương 2.111 ha diện tích gieo trồng; sản lượng ước đạt 47.082 tấn/năm.

a) Công tác xây dựng mô hình, cánh đồng rau theo tiêu chuẩn VietGAP

Thực hiện Đề án phát triển sản xuất rau an toàn tại các xã nông thôn mới, từ năm 2011 - 2015 đã xây dựng 178 mô hình có diện tích 741,3 ha với 2.106 hộ tham gia, bao gồm: các mô hình sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP, cánh đồng rau theo tiêu chuẩn VietGAP, sản xuất rau theo hướng hữu cơ sinh học, chuyển đi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa nhằm nâng cao giá trị sản xuất.

Các mô hình sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP đã làm giảm chi phí thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, giống bình quân 30 triệu đồng/ha/năm. Trên cơ sở kết quả đạt được từ các mô hình theo tiêu chuẩn VietGAP có sự hỗ trợ từ Nhà nước, bà con nông dân tự nhân rộng cho các chủng loại rau khác và duy trì, mở rộng việc sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP.

b) Công tác xây dựng thí điểm “Chuỗi thực phẩm an toàn”

Đề án Xây dựng mô hình thí điểm quản lý rau theo “Chuỗi thực phẩm an toàn” giữa Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Bảo vệ thực vật Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh: Lâm Đồng, Tiền Giang, Long An, Tây Ninh, Vĩnh Long đã ký kết Bản thỏa thuận hợp tác sản xuất và tiêu thụ rau, quả an toàn. Từ năm 2013 đến nay, có 20/21 cơ sở đăng ký tham gia chuỗi thực phẩm rau an toàn đủ điều kiện tham gia vào chuỗi bao gồm Thành phố Hồ Chí Minh (6 cơ sở), tỉnh Lâm Đồng (11 cơ sở), tỉnh Long An (02 cơ sở), tỉnh Tiền Giang (01 cơ sở). Tổng sản lượng rau đăng ký tham gia chuỗi là 33.276 tấn đến năm 2015. Quá trình thực hiện, có 110.000 tấn rau đủ điều kiện tham gia chuỗi (trong đó có 20.500 tấn của 6 sản phẩm thuộc các chuỗi bắp cải, cà chua, cà rốt, rau muống hạt, dưa leo, khổ qua).

c) Công tác xúc tiến thương mại, tiêu thụ sản phẩm rau

Nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh và nông hộ sản xuất, phát triển sản phẩm rau, quả an toàn, đặc biệt sản phẩm rau theo tiêu chuẩn VietGAP, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức nhiều hoạt động như:

Tổ chức kết nối sản xuất và tiêu thụ rau theo tiêu chuẩn VietGAP: có 32 bản ghi nhớ tiêu thụ rau theo tiêu chuẩn VietGAP được ký kết và 34 hợp đồng tiêu thụ sản phẩm được ký kết, với sản lượng 1.401,44 tấn/tháng, tương đương 16.817,28 tấn/năm.

Về hệ thống thông tin thị trường: đã xây dựng, hỗ trợ thiết kế logo, website, tờ bướm cho 63 tổ chức, cá nhân kinh doanh rau an toàn và rau theo tiêu chuẩn VietGAP. Đồng thời, tổ chức gần 50 sự kiện tại các hội chợ, triển lãm, hội thi để quảng bá sản phẩm rau của Thành phố.

Theo dõi, thu thập, phân tích, đánh giá, nhận định và báo cáo tình hình giá cả các mặt hàng nông sản chủ lực của Thành phố hàng tuần, trong đó có mặt hàng rau; cung cấp thông tin giá cả nông sản hàng ngày cho Trung tâm Tin học và Thống kê (thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông.thôn).

2. Công tác tuyên truyền, đào tạo, tập huấn

Đã tổ chức 961 lớp đào tạo, tập huấn với 37.749 lượt người tham dự; 155 cuộc hội thảo với hơn 4.650 lượt người tham dự; 295 đợt tham quan, học tập với 11.520 lượt người tham dự; 42 khóa đào tạo cho 1.463 học viên trong Chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại các xã nông thôn mới. Các nội dung bao gồm: Đào tạo giảng viên IPM, an toàn lao động trong vận chuyển và nguyên liệu thuốc, kiến thức an toàn thực phẩm, các điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm trong sản xuất - sơ chế - kinh doanh rau, sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP, các kỹ thuật mới trong sản xuất rau, hướng dẫn thủ tục đăng ký chứng nhận theo tiêu chuẩn VietGAP, xây dựng lòng tin người tiêu dùng đối với sản phẩm nông nghiệp, kỹ năng hạch toán chi phí giá thành sản xuất rau, phát triển kinh tế tập thể; biện pháp sản xuất và tiêu thụ rau an toàn, áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất rau, biện pháp sản xuất và tiêu thụ rau an toàn; tham quan các mô hình Nông nghiệp công nghệ cao, mô hình trồng rau an toàn, mô hình tưới phun tiết kiệm, mô hình sản xuất cây con trong vườn ươm tại Trang trại Phong Thúy - Lâm Đồng, mô hình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP.

Phối hợp với Đài Truyền hình Thành phố, VTV, hãng phim Cửu Long thực hiện chương trình nhịp cầu nhà nông, tuyên truyền về an toàn thực phẩm trên rau, quả và sản phẩm rau theo tiêu chuẩn VietGAP; chương trình hợp tác giữa Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh trong việc xây dựng chuỗi rau an toàn.

Lắp đặt 119 panô về sử dụng thuốc trên rau an toàn và cấp phát 20.404 tài liệu các loại về an toàn thực phẩm, các điều kiện đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm trong sản xuất, sơ chế, chế biến rau, quả; những quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm.

Qua công tác đào tạo, tuyên truyền, nhận thức của nông dân trong sản xuất đã được nâng cao. Đến nay, đã có có 5.234 hộ nông dân sản xuất rau đã ký Bản cam kết chấp hành đúng quy định của nhà nước trong sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (chiếm 95,16% số hộ sản xuất rau).

3. Công tác quản lý nhà nước trong phát triển rau an toàn

a) Quản lý điều kiện sản xuất rau an toàn:

Đã lấy mẫu đất, nước trên diện tích 3.630,6 ha canh tác rau để kiểm tra điều kiện sản xuất rau an toàn. Kết quả kiểm tra cho thấy có 3.464 ha (chiếm 95,41%) đủ điều kiện sản xuất rau an toàn và 166,55 ha không đủ điều kiện sản xuất rau an toàn theo quy định tại Thông tư số 07/2013/TT-BNNPTNT ngày 22 tháng 01 năm 2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với rau, quả, chè búp tươi đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất, sơ chế.

b) Quản lý mua bán, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật:

Quản lý mua bán thuốc bảo vệ thực vật: Đã kiểm tra 1.032 lượt cơ sở mua bán thuốc bảo vệ thực vật và lấy 337 mẫu thuốc. Kết quả có 13 mẫu không đạt yêu cầu về chất lượng thuốc bảo vệ thực vật trên 84 lượt cơ sở vi phạm hành chính. Đã xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền 373,913 triệu đồng.

Quản lý sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên đồng ruộng: Đã tiến hành kiểm tra 1.027 nông dân đang sử dụng thuốc bảo vệ thực vật tại các huyện, quận trồng rau. Kết quả không phát hiện hộ nông dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không đúng quy định. Bên cạnh, còn hướng dẫn cho 6.737 nông dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đúng quy định.

Quản lý an toàn thực phẩm: đã tiến hành lấy 31.499 mẫu rau, quả, trong đó lấy mẫu kiểm tra tại vùng sản xuất là 3.226 mẫu, tại 03 chợ đầu mối là 27.813 mẫu, tại các cơ sở sản xuất kinh doanh là 460 mẫu. Kết quả tại vùng sản xuất không phát hiện mẫu rau có dư lượng vượt mức cho phép, tại chợ đầu mối có 5/27.813 mẫu, tại các cơ sở sản xuất kinh doanh là 28/460 mẫu có dư lượng vượt mức cho phép. Các trường hợp vi phạm đã xử lý theo quy định.

4. Hoạt động nghiên cứu, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật

Từ năm 2011 đến nay, đã thử nghiệm tính thích nghi của 226 giống rau, kết quả đã xác định 95 giống rau có năng suất từ bằng đến cao hơn đối chứng 5%, được thị trường ưa chuộng; phục tráng 04 giống rau địa phương, gồm: 02 giống dưa leo Củ Chi, 01 giống cà chua Hóc Môn; 01 giống cải xanh Bình Chánh. Đồng thời, sưu tập, bảo tồn 40 giống rau các loại. Từ đó, đã chọn lọc và tạo các dòng thuần và xây dựng ngân hàng giống rau.

Đã triển khai thực hiện 03 đề tài về nghiên cứu tạo chế phẩm phòng trừ bệnh thối rễ, lở c rễ do nấm gây ra trên rau, sản xuất thử nghiệm chế phẩm vi sinh vật cố định đạm và phân giải lân phục vụ sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh, nghiên cứu tạo chế phẩm sinh học từ nấm xanh (Metarhizium anisopliae) và nấm trắng (Beauyeria bassiana) phòng trị sâu ăn tạp (Spodoptera litura) và bọ nhảy (Phyllotreta striolata) gây hại rau. Kết quả các đề tài đã sản xuất ra sản phẩm ở quy mô thí nghiệm, đang tiến hành thử nghiệm hiệu lực của chế phẩm trong điều kiện nhà kính và ngoài đồng mộng.

Đã triển khai xây dựng 04 đề tài nghiên cứu và ứng dụng công nghệ sơ chế, bảo quản, chế biến rau tại các tổ hợp tác, hợp tác xã sản xuất rau an toàn như: thử nghiệm, ứng dụng vật liệu bao gói mau phân hủy bằng HDPE (có phối trộn với 30% lượng tinh bột khoai mì) nhằm không gây ô nhiễm môi trường đất, nước sau khi sử dụng. Bao gói bằng màng co và bảo quản lạnh và hình hút ép chân không trong đóng gói một số loại rau ăn quả và nấm để tăng giá trị sản phẩm.

Triển khai, thực hiện 36 mô hình “Cơ giới hóa trong sản xuất rau” với 174 máy xới mini, 04 máy xới tay, 620 máy phun thuốc bảo vệ thực vật, 32 hệ thống tưới tiết kiệm cho diện tích 36.000 m2, và 10.000 m2 lưới che cho 418 hộ nông dân. Qua đó đã giúp hộ sản xuất, tiết kiệm 78 triệu đồng/ha/năm về chi phí làm đất; giảm 2 triệu đồng/ha/vụ về chi phí phun thuốc; giảm khoảng 126 triệu đồng/ha/năm về chi phí thuê công tưới, bảo vệ sức khỏe người sản xuất, đồng thời góp phần giảm chất lượng rau, giảm giá thành sản phẩm, giảm ô nhiễm môi trường.

Đã triển khai 94 mô hình sản xuất rau an toàn theo hướng hữu cơ sinh học tại huyện Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh với việc sử dụng phân bón lá Bio trùn quế và chế phẩm sinh học BIMA (chứa nấm đối kháng Trichorderma). Kết quả đánh giá cho thấy năng suất rau mô hình tăng 14,2 - 17,5% đối với rau ăn lá; 8,7 - 20% đối với rau ăn quả, góp phần tăng thu nhập cho người dân từ 5 - 7 triệu đồng/ha.

5. Phát triển kinh tế hợp tác và hỗ trợ vốn vay

Trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh có 67 HTX và 175 THT, trong đó có 12 HTX và 37 tổ hợp tác (THT) hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh rau an toàn. Trong đó, hoạt động hiệu quả có 06 HTX; Chưa hiệu quả: 03 HTX; Chưa phân loại: 01 HTX; Đang làm thủ tục giải thể: 01 HTX (HTX Thành Trang - huyện Bình Chánh).

Thực hiện Quyết định số 36/2011/QĐ-UBND ngày 10 tháng 6 năm 2011 và Quyết định số 13/2013/QĐ-UBND ngày 20 tháng 3 năm 2013 của Ủy ban nhân dân Thành phố: Tính từ ngày 10 tháng 6 năm 2011 đến ngày 10 tháng 8 năm 2015 đã có 13 lượt vay vốn trồng rau an toàn với tổng vốn đầu tư là 4 tỷ đồng, tổng vốn vay được hỗ trợ lãi suất là 1,445 tỷ đồng với số tiền được hỗ trợ là 115 triệu đồng.

II. NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ

1. Mặt làm được

Kế thừa quá trình nhiều năm thực hiện chương trình rau an toàn và sự phối hợp chặt chẽ giữa ngành nông nghiệp, chính quyền địa phương các cấp, đoàn thể, đặc biệt là sự phối hợp chặt chẽ giữa Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với Hội Nông dân Thành phố, các Sở, ngành, các doanh nghiệp cùng với những giải pháp đồng bộ đã tạo những chuyn biến tích cực trong sản xuất rau an toàn:

Diện tích chứng nhận rau theo tiêu chuẩn VietGAP tăng hơn 95% so với giai đoạn 2006-2010, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp; số lượng chuỗi sản phẩm rau an toàn tăng hàng năm; đã hình thành 06 chuỗi sản phẩm so với năm 2013, sản lượng đạt 110.000 tấn (đạt 272% so với kế hoạch Ủy ban nhân dân Thành phố giao).

Thông qua công tác tập huấn, tuyên truyền, hướng dẫn, chuyển giao kỹ thuật sản xuất góp phần nâng cao nhận thức của người sản xuất, người tiêu dùng về sản xuất, kinh doanh và tiêu thụ rau đảm bảo chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm. Trên 90% hộ nông dân trồng rau được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp giấy chứng nhận chuyên môn về sản xuất rau an toàn, có 95% hộ nông dân ký cam kết với Ủy ban nhân dân xã, phường về chấp hành các quy định của nhà nước trong sử dụng thuốc bảo vệ thực vật phòng trừ sinh vật hại rau, không có trường hợp vi phạm sử dụng thuốc.

Đã có nhiều chính sách về hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể (hỗ trợ vốn vay), xúc tiến thương mại phát triển rau an toàn thiết thực, kịp thời như: thiết kế bao bì, logo, làm cơ sở thúc đẩy đầu tư phát triển. Một số HTX chủ động trong việc ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm. Kết quả có 06 HTX hoạt động có hiệu quả rõ rệt như HTX Phước An, Phú Lộc, Ngã Ba Giồng,... thông qua 34 hợp đồng tiêu thụ sản phẩm rau theo tiêu chuẩn VietGAP.

Việc kết nối giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm rau an toàn và rau theo tiêu chuẩn VietGAP được thực hiện ngày càng đa dạng bằng nhiều hình thức đã tác động đến nhận thức của người tiêu dùng rau an toàn và rau theo tiêu chuẩn VietGAP ngày càng tăng. Từ đó, người sản xuất quan tâm đầu tư, ứng dụng khoa học công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm rau và bước đầu giúp người tiêu dùng nhận diện được sản phẩm rau an toàn, rau theo tiêu chuẩn VietGAP.

2. Tồn ti, hn chế

Diện tích rau theo tiêu chuẩn VietGAP chưa đạt mục tiêu đề ra so với Kế hoạch của Chương trình phát triển rau an toàn giai đoạn 2011 - 2015 do quá trình đô thị hóa, một số vùng rau truyền thống không được tiếp tục đưa vào quy hoạch đất nông nghiệp nên chưa th chứng nhận sản phẩm rau sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP.

Việc xây dựng thương hiệu sản phẩm rau an toàn và rau theo tiêu chuẩn VietGAP còn hạn chế.

Giá thu mua rau theo tiêu chuẩn VietGAP không khác biệt nên chưa tạo động lực cho người sản xuất đầu tư phát triển sản phẩm rau theo tiêu chuẩn VietGAP.

Chưa thể kiểm tra, giám sát được sản phẩm rau lưu thông trên thị trường, đặc biệt là ở các cơ sở chế biến (6% mẫu rau có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt ngưỡng quy định).

Việc xây dựng, phát triển sản xuất kinh tế hợp tác chưa bền vững.

3. Nguyên nhân

Sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP chưa thực sự là động lực để thúc đẩy và phát triển sản xuất. Tiêu chí phát triển rau theo tiêu chuẩn VietGAP chưa phù hợp với yêu cầu tiêu thụ nội địa (chưa là tiêu chí bắt buộc nên người tiêu dùng chỉ quan tâm đến tiêu chí rau an toàn, vì vậy rau theo tiêu chuẩn VietGAP phát triển không bền vững). Một số nông dân có nhu cầu chứng nhận sản phẩm rau theo tiêu chuẩn VietGAP nhưng nằm ngoài vùng quy hoạch rau an toàn.

Việc phát triển chuỗi thực phẩm an toàn trên rau còn hạn chế, chưa gắn kết chặt chẽ giữa các thành phần tham gia trong chuỗi cung ứng, chưa truy xuất được nguồn gốc sản phẩm rau.

Thiếu phương tiện và nhân lực để xây dựng hệ thống dự báo tình hình giá cả thị trường và dự báo nhu cầu tiêu thụ nông sản.

Do năng lực, trình độ của cán bộ quản lý hợp tác xã, tổ hợp tác còn hạn chế.

Phần II

CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN RAU AN TOÀN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ GIAI ĐOẠN 2016-2020

I. SỰ CẦN THIẾT VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ

1. Sự cần thiết

Từ kết quả thực hiện chương trình mục tiêu phát triển rau an toàn của những năm trước đây trên địa bàn Thành phố, cho thấy rằng phát triển rau an toàn là đúng hướng, giúp bảo vệ sức khỏe của người dân, phù hợp với chủ trương chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi; góp phần tăng giá trị sản xuất nông nghiệp trên địa bàn Thành phố.

Thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp, phấn đấu tỷ trọng nông nghiệp chiếm 0,98 trong tổng GDP của Thành phố, trong đó cơ cấu giá trị trồng trọt chiếm 30% và phát triển nông nghiệp Thành phố theo hướng hiện đại, bền vững, gia tăng giá trị sản xuất.

Xác định các mục tiêu chương trình phát triển rau an toàn giai đoạn 2016-2020 giúp người nông dân định hướng sản xuất, kinh doanh, đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, nâng cao chất lượng của người dân Thành phố như Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ X đã nêu.

2. Cơ sở pháp lý

Quyết định số 10/2009/QĐ-UBND ngày 22 tháng 01 năm 2009 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về ban hành kế hoạch thực hiện chương trình hành động của Thành ủy về nông nghiệp- nông dân - nông thôn theo Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05 tháng 8 năm 2008 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X;

Quyết định số 5930/QĐ-UBND ngày 28 tháng 12 năm 2009 của Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt “Quy hoạch sản xuất nông nghiệp phát triển nông thôn Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2025”;

Quyết định số 2011/QĐ-UBND ngày 07 tháng 5 năm 2010 của Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt “Đề án phát triển nông nghiệp đô thị trên địa bàn Thành phố đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2025”;

Quyết định số 446/QĐ-UBND ngày 27 tháng 01 năm 2011 của Ủy ban nhân dân Thành phố về phê duyệt Chương trình ứng dụng và phát triển công nghệ sinh học phục vụ nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2025;

Quyết định số 15/2011/QĐ-UBND ngày 18 tháng 3 năm 2011 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về ban hành Chương trình mục tiêu về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2011 - 2020.

Quyết định số 1494/QĐ-UBND ngày 28 tháng 3 năm 2013 của Ủy ban nhân dân Thành phố về việc phê duyệt Quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025;

Quyết định số 310/QĐ-UBND ngày 15 tháng 01 năm 2014 của Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững theo Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10 tháng 6 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ;

Quyết định số 21/2015/QĐ-UBND ngày 14 tháng 5 năm 2015 của Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành Quy định chính sách khuyến khích áp dụng Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp và thủy sản trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

II. MỘT SỐ DỰ BÁO TÁC ĐỘNG ĐẾN PHÁT TRIỂN RAU AN TOÀN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ

Việt Nam tiếp tục hội nhập sâu, rộng vào kinh tế thế giới và khu vực, tham gia các Hiệp định thương mại như Hiệp định đối tác chiến lược kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP), Cộng đồng kinh tế ASEAN, ký kết và thực hiện các Hiệp định thương mại tự do (FTA) ...tạo điều kiện cho hàng hóa nông sản Việt Nam được thâm nhập trên thị trường quốc tế. Đồng thời, cũng tạo ra những thách thức trong việc cạnh tranh với các sản phẩm nông nghiệp nói chung và sản phẩm rau nói riêng cả về số lượng lẫn chất lượng.

Quá trình tái cơ cấu, chuyển đổi cây trồng vật nuôi ở các tỉnh sẽ tạo ra lượng rau hàng hóa lớn, cùng với chi phí vật tư nông nghiệp và lao động cao sẽ làm tăng chi phí giá thành, gây khó khăn trong việc cạnh tranh của các sản phẩm rau cùng loại ngay trên thị trường của thành phố Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó, biến đổi khí hậu, quy mô sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, khó áp dụng cơ giới hóa là những khó khăn cho sản xuất và quản lý chất lượng an toàn thực phẩm trên rau.

Sự phát triển kinh tế hợp tác trong sản xuất nông nghiệp, hợp tác kết nối giữa các thành phần trong chuỗi sản xuất cung ứng rau còn lỏng lẻo, nhất là doanh nghiệp và hộ nông dân, chưa tạo nên động lực phát triển nông nghiệp Thành phố.

Nhu cầu và ý thức sử dụng rau an toàn của người tiêu dùng ngày càng tăng và khắt khe hơn.

III. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Góp phần thực hiện hiệu quả Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.

Phát triển rau an toàn trên địa bàn Thành phố nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, xây dựng chuỗi thực phẩm an toàn, tạo mối liên kết hợp tác chặt chẽ giữa các thành phần tham gia chuỗi, từ đó nâng cao nhận thức, hành vi của người sản xuất, chế biến và tiêu dùng; chủ động ứng phó với biến đi khí hậu, phòng chống thiên tai dịch bệnh nhằm nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống nông dân.

2. Mục tiêu c thể

Phấn đấu đến năm 2020 diện tích gieo trồng đủ điều kiện sản xuất rau an toàn đạt 16.319 ha, giá trị sản xuất đạt trên 800 triệu đồng/ha/năm, trong đó trên 90% các tổ chức, cá nhân tại các vùng sản xuất rau an toàn tập trung được giám sát kiểm tra, đảm bảo đủ điều kiện sản xuất, sơ chế sản phẩm rau, quả an toàn phù hợp tiêu chuẩn VietGAP.

100% diện tích sản xuất rau tại các Hợp tác xã, Tổ hợp tác được chứng nhận rau VietGAP; 100% xã có sản xuất rau có mô hình sản xuất rau được chứng nhận VietGAP, nâng cao chất lượng an toàn thực phẩm.

Trên 90% rau sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP được tiêu thụ thông qua hợp đồng.

Hình thành 1-2 vùng rau ứng dụng công nghệ cao, tăng giá trị sản phẩm, tăng thu nhập gắn với phát triển nông thôn mới.

IV. NHIỆM VỤ

Rà soát để điều chỉnh quy hoạch diện tích sản xuất rau an toàn hợp lý đến năm 2020 theo Quyết định số 1494/QĐ-UBND ngày 28 tháng 3 năm 2013 của Ủy ban nhân dân Thành phố về việc phê duyệt Quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025.

Tăng cường kiểm tra, kiểm soát chất lượng và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm trong quá trình sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp, sản xuất và chế biến sản phẩm rau trên địa bàn Thành phố.

Xây dựng chuỗi thực phẩm an toàn, tăng cường liên kết trong chuỗi sản xuất - cung ứng rau.

Nhận diện sản phẩm và truy xuất nguồn gốc rau khi có sự cố về an toàn thực phẩm.

Xây dựng hệ thống dự báo sản xuất và thị trường tiêu thụ một cách hiệu quả.

Nâng cao khả năng cạnh tranh và chất lượng sản phẩm rau sản xuất trên địa bàn Thành phố.

V. CÁC NHÓM GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Quy hoạch, mở rộng sản xuất rau an toàn và rau đạt tiêu chuẩn VietGAP

- Rà soát, điều chỉnh các vùng sản xuất rau tập trung đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025 theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, có sản lượng lớn theo Quyết định số 1494/QĐ-UBND ngày 28 tháng 3 năm 2013 của Ủy ban nhân dân Thành phố.

- Xây dựng bản đồ số hóa vùng sản xuất rau an toàn.

- Công bố công khai quy hoạch chi tiết vùng sản xuất rau tập trung đến các cấp chính quyền và người dân biết để thực hiện.

- Tập trung đầu tư hoàn chỉnh đồng bộ các công trình hạ tầng cơ sở về thủy lợi, giao thông, nông thôn, điện,... phục vụ chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ diện tích đất trồng lúa, mở rộng vùng sản xuất rau an toàn và sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, gắn với chương trình nâng chất nông thôn mới trên địa bàn Thành phố.

2. Đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước trong sản xuất và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm

Tuyên truyền, phổ biến các quy trình, thông tin về sản xuất rau an toàn nhằm nâng cao nhận thức, ý thức của người sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng. Từ đó góp phần nâng cao nhận thức sản xuất, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trên sản phẩm rau và đảm bảo sức khỏe cộng đồng, nâng cao khả năng cạnh tranh, đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế thế giới.

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm trên rau trong quá trình từ sản xuất đến lưu thông trên địa bàn thành phố, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

- Cải tiến công tác tập huấn và chứng nhận sản xuất, kinh doanh rau an toàn theo quy trình thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP), thực hành sản xuất tốt (GMPs), hệ thống phân tích mối nguy, kiểm soát điểm tới hạn (HACCP),... cho các hộ nông dân, các cơ sở sản xuất, kinh doanh rau an toàn trên địa bàn Thành phố kết hợp tuyên truyền, phổ biến quy định của nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm.

3. Về chính sách

- Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các chính sách hỗ trợ đầu tư vùng sản xuất, sơ chế, chế biến và bảo quản sản phẩm rau an toàn trên địa bàn Thành phố theo Quyết định số 107/QĐ-TTg ngày 30 tháng 7 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, chế biến và tiêu thụ rau quả, chè an toàn đến năm 2015.

- Tiếp tục nghiên cứu, đề xuất áp dụng chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản theo Quyết định số 63/QĐ-TTg ngày 15 tháng 10 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ; chính sách hỗ trợ nông dân theo Nghị định số 02/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 01 năm 2010 của Chính phủ về khuyến nông đối với phát triển rau an toàn.

- Triển khai, thực hiện Quyết định số 21/2015/QĐ-UBND ngày 14 tháng 5 năm 2015 của Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành Quy định chính sách khuyến khích áp dụng Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp và thủy sản trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

- Tiếp tục nghiên cứu để bổ sung, điều chỉnh cơ chế, chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, phát triển nông nghiệp đô thị; chính sách ứng dụng cơ giới hóa, công nghệ sinh học trong sản xuất rau.

4. Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật

a) Giống:

- Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về giống đảm bảo kiểm soát được giống rau cả về chủng loại, số lượng; đồng thời tăng cường công tác khuyến nông về chuyn giao các giống mới vào sản xuất.

- Tiếp tục thực hiện công tác phục tráng các giống rau địa phương có chất lượng cao; bên cạnh tiếp tục việc nhập nội, thử nghiệm, mở rộng ứng dụng một số giống rau có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, đa dạng hóa chủng loại rau cung cấp cho thị trường Thành phố.

- Đẩy mạnh nghiên cứu, chọn tạo giống rau có giá trị cao phù hợp với từng loại hình canh tác.

b) Kỹ thuật canh tác:

- Tiếp tục đẩy mạnh tập huấn kết hợp xây dựng mô hình và nhân rộng mô hình sản xuất ứng dụng các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc sinh học, thảo mộc tại các xã nông thôn mới trên địa bàn Thành phố.

- Ứng dụng các kỹ thuật canh tác mới, các biện pháp kỹ thuật tổng hợp như trồng rau trong nhà lưới, trồng rau trên giá th, tưới tiết kiệm nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất trong điều kiện biến đi khí hậu.

- Nghiên cứu, ứng dụng khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp để giảm bớt tổn thất sau thu hoạch như: thời gian thu hoạch, quy trình bao gói sản phẩm, vật liệu bao gói, quy trình bảo quản,...

5. Về phát triển kinh tế tập thể và xúc tiến thương mại

- Tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền về chủ trương, chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị trên địa bàn Thành phố.

- Củng cố và phát triển các hình thức kinh tế hợp tác từ tổ chức sản xuất đến tiêu thụ; khuyến khích phát triển kinh tế trang trại và các loại hình doanh nghiệp nông nghiệp, nông thôn.

- Xây dựng các chuỗi sản xuất, tiêu thụ rau an toàn, phát triển mối liên kết giữa người sản xuất với các kênh tiêu thụ sản phẩm; kết nối ngân hàng, tín dụng vào chuỗi sản xuất cung ứng rau an toàn nhằm đảm bảo quyền lợi của các bên tham gia vào chuỗi.

- Tổ chức công tác thông tin truyền thông, quảng bá sản phẩm, xúc tiến thương mại và tiêu thụ rau an toàn; duy trì và nâng cấp hoạt động các Website thông tin về nông nghiệp; xây dựng thương hiệu rau an toàn; tổ chức các hội chợ, hội thi, trin lãm sản phẩm nông nghiệp.

- Tập trung cải thiện và nâng cao hiệu quả các kênh tiêu thụ sản phẩm rau an toàn nhằm tăng sản lượng tiêu thụ rau, quả của các Hợp tác xã, Tổ hợp tác; tng bước nâng cao tỷ lệ rau tiêu thụ qua các doanh nghiệp, hợp tác xã, siêu thị có hợp đồng.

- Xây dựng và khai thác có hiệu quả hệ thống thông tin thị trường nông sản, nối mạng thông tin với các chợ đầu mối, các tổ chức kinh doanh, các tổ chức giao dịch nông sản; tạo điều kiện và phát triển hoạt động tư vấn, hỗ trợ nông dân trong công tác xúc tiến thương mại, tiêu thụ sản phẩm rau an toàn.

- Xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm giúp quản lý tốt chất lượng sản phẩm từ khâu sản xuất, sơ chế đến quá trình vận chuyển và phân phi, d dàng phát hiện và xử lý khi có sự cố xảy ra, giúp khách hàng tin tưởng hơn vào chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm; phối hợp thí điểm đấu giá các sản phẩm chủ lực tại các chợ đầu mối.

6. Các nội dung chủ yếu trong chương trình mục tiêu phát triển rau an toàn giai đoạn 2016 - 2020

a) Xây dựng bản đồ số hóa các vùng sản xuất rau trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

- Mục tiêu: Hệ thống hóa số liệu thông tin về vùng sản xuất, công khai các vùng sản xuất rau an toàn trên địa bàn Thành phố, phục vụ tốt cho công tác quản lý, truy xuất nguồn gốc sản xuất rau an toàn, giúp cho doanh nghiệp, người tiêu dùng biết về tình hình sản xuất rau an toàn tại Thành phố Hồ Chí Minh.

- Nội dung:

+ Sử dụng máy định vị vị trí (GPS) thống kê vị trí các vùng sản xuất rau an toàn tại các xã, phường thuộc các quận, huyện trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

+ Sử dụng máy đo khoảng cách thống kê diện tích từng vùng sản xuất (xã, phường).

+ Sử dụng phần mềm MapInfo để bản đồ hóa số liệu thống kê về vị trí, diện tích các vùng sản xuất trên bản đồ hành chính Thành phố Hồ Chí Minh (bản đồ điện tử).

- Thời gian thực hiện: Từ năm 2016 - 2020

- Tổng kinh phí: 996.500.000 đồng.

- Cơ quan quản lý: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Đơn vị chủ trì thực hiện: Chi cục bảo vệ thực vật

- Đơn vị phối hợp: Chi cục Thủy lợi và Phòng chống lụt bão, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Thông tin và Truyền thông, Ủy ban nhân dân các huyện, quận có sản xuất rau.

b) Công tác kiểm tra, giám sát chất lượng rau, quả từ sản xuất đến lưu thông:

- Mục tiêu: Thực hiện có hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát chất lượng rau, quả trên địa bàn Thành phố nhằm góp phần bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng và truy xuất được nguồn gốc khi sản phẩm có yêu cầu.

- Nội dung:

+ Hàng năm giám sát và thống kê bộ thuốc bảo vệ thực vật mà nông dân sử dụng trên rau.

+ Tổ chức lấy mẫu đất, mẫu nước để kiểm tra điều kiện sản xuất rau an toàn.

+ Tổ chức lấy mẫu kiểm tra tồn dư độc chất trong rau, quả tại các chợ đầu mối, cửa hàng, cơ sở sản xuất - kinh doanh.

+ Tổ chức thực hiện kiểm tra an toàn thực phẩm trên rau theo các quy định hiện hành.

+ Truy xuất nguồn gốc đến các Hợp tác xã có sản xuất và kinh doanh rau.

- Thời gian thực hiện: Từ năm 2016 - 2020

- Tổng kinh phí: 11.648.750.000 đồng.

- Cơ quan quản lý: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Đơn vị chủ trì thực hiện: Chi cục Bảo vệ thực vật

- Đơn vị phối hợp: Sở Y tế, Sở Công Thương, Chi cục Quản lý thị trường, Công ty trách nhiệm hữu hạn và Quản lý kinh doanh chợ đu mi nông sản thực phẩm Bình Đin, Hóc Môn, Thủ Đức, Trung tâm Tư vn và Hỗ trợ nông nghiệp, Trung tâm Khuyến nông, Trường Trung cấp kỹ thuật nông nghiệp, Ủy ban nhân dân các huyện, quận có sản xuất rau.

c) Tiếp tục thực hiện Dự án phục tráng một số giống rau địa phương và chuyển giao các giống có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất:

- Mục tiêu: Khôi phục các giống rau đặc sản của địa phương có giá trị kinh tế cao và đưa vào ứng dụng, chuyển giao kịp thời các giống rau mới chất lượng cao phù hợp cho nhu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của Thành phố, nâng cao hiệu quả sản xuất rau, đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp. Mỗi năm chuyển giao 5-7 giống rau cho nông dân.

- Nội dung:

+ Phục tráng 3-5 giống rau địa phương.

+ Thử nghiệm, chuyển giao các giống rau mới chọn tạo có năng suất, chất lượng tốt.

- Thời gian thực hiện: từ năm 2016 - 2020.

- Tổng kinh phí: 2.575.400.000 đồng.

- Cơ quan quản lý: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Đơn vị chủ trì thực hiện: Trung tâm Quản lý và Kiểm định giống cây trồng - vật nuôi.

- Đơn vị phối hợp: Ban Quản lý Khu nông nghiệp công nghệ cao, Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Miền Nam, Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, các công ty sản xuất giống cây trồng, Trung tâm Công nghệ sinh học, Trung tâm Khuyến Nông, Trung tâm Tư vấn và Hỗ trợ nông nghiệp, Chi cục Bảo vệ thực vật, Ủy ban nhân dân các huyện, quận có sản xuất rau.

d) Tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ mới trong sản xuất rau an toàn phù hợp với sản xuất nông nghiệp đô thị:

- Mục tiêu: Ứng dụng các kỹ thuật tiên tiến trong sản xuất rau an toàn nhằm giảm chi phí sản xuất, tiết kiệm công lao động, giảm giá thành sản phẩm và tăng hiệu quả kinh tế.

- Nội dung:

+ Nhân rộng các mô hình cơ giới hóa, hiện đại hóa trong sản xuất rau an toàn.

+ Ứng dụng các giống rau mới, có giá trị cao, đa dạng hóa chủng loại rau.

+ Ứng dụng các kỹ thuật canh tác không dùng đất: Trồng rau thủy canh, trồng rau trên giá thể,...

- Thời gian thực hiện: Từ năm 2016 đến năm 2020.

- Tổng kinh phí: 8.036.209.180 đồng.

- Cơ quan quản lý: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Đơn vị chủ trì thực hiện: Trung tâm Khuyến nông

- Đơn vị phối hợp: Ban Quản lý Khu Nông nghiệp Công nghệ cao, Sở Khoa học và Công nghệ, Viện cơ điện nông nghiệp và sau thu hoạch, Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Miền Nam, Chi cục Bảo vệ thực vật, Trung tâm Công nghệ sinh học, Trung tâm Tư vấn và Hỗ trợ nông nghiệp, Trung tâm Quản lý và Kim định giống cây trồng vật nuôi, y ban nhân dân các huyện, các doanh nghiệp.

e) Tiếp tục phát triển sản xuất rau an toàn tại các xã nông thôn mới trên địa bàn Thành phố:

- Mục tiêu: Mở rộng diện tích, nâng cao năng suất và giá trị sản xuất rau an toàn trên địa bàn các xã nông thôn mới của Thành phố, phấn đấu đến năm 2020 năng suất rau tại các xã nông thôn mới đạt trên 27 tấn/ha, giá trị sản xuất đạt trên 800 triệu đồng/ha/năm; 100% diện tích sản xuất rau tại các hợp tác xã, tổ hợp tác và vùng sản xuất rau an toàn tập trung của các xã nông thôn mới được chứng nhận rau VietGAP; 100% xã thực hiện chương trình nông thôn mới có sản xuất rau có mô hình sản xuất rau được chứng nhận VietGAP.

- Nội dung:

+ Ứng dụng công nghệ sinh học trong bảo vệ thực vật, đảm bảo môi trường không ô nhiễm (chương trình thu gom bao bì, vỏ chai thuốc bảo vệ thực vật).

+ Xây dựng mô hình vùng sản xuất rau an toàn dịch hại (nhân nuôi, phóng thích thiên địch, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sinh học).

+ Xây dựng mô hình vùng sản xuất rau đạt tiêu chuẩn VietGAP (vùng rau muống nước đạt tiêu chuẩn VietGAP tại xã Bình Mỹ-Củ Chi, xã Nhị Bình-Hóc Môn; vùng rau ăn quả đạt tiêu chuẩn VietGAP tại xã Trung Lập Thượng - Củ Chi, xã Xuân Thới Thượng - Hóc Môn; vùng rau ăn lá theo tiêu chuẩn VietGAP tại xã Tân Nhựt, Hưng Long, Qui Đức - Bình Chánh).

- Thời gian thực hiện: từ năm 2016 đến năm 2020.

- Tổng kinh phí: 8.514.683.000 đồng.

- Cơ quan quản lý: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Đơn vị chủ trì thực hiện: Chi cục Bảo vệ thực vật.

- Đơn vị phối hợp: Trung tâm Khuyến nông, Trung tâm Tư vấn và Hỗ trợ nông nghiệp, Trung tâm Công nghệ sinh học, Trung tâm Quản lý và Kim định giống cây trồng vật nuôi, Ủy ban nhân dân các huyện, Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Miền Nam, Trường Đại học Nông lâm Thành phố Hồ Chí Minh, các doanh nghiệp.

g) Tiếp tục nghiên cứu và ứng dụng các chế phẩm sinh học phục vụ sản xuất rau an toàn:

- Mục tiêu: Sản xuất và ứng dụng các chế phẩm sinh học phục vụ sản xuất rau an toàn nhằm giảm chi phí đầu vào, nâng cao năng suất, giá trị sản phẩm và góp phần nâng cao chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Nội dung:

+ Sản xuất và ứng dụng các chế phẩm sinh học phục vụ sản xuất rau an toàn trên địa bàn Thành phố.

+ Hướng dẫn nông dân sử dụng các chế phẩm sinh học.

- Thời gian thực hiện: từ năm 2016 đến năm 2020.

- Tổng kinh phí: 2.600.000.000 đồng.

- Cơ quan quản lý: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Đơn vị chủ trì thực hiện: Trung tâm Công nghệ sinh học.

- Đơn vị phối hợp: Ban Quản lý Khu Nông nghiệp Công nghệ cao, Sở Khoa học và Công nghệ, Trường Đại học Nông lâm Thành phố Hồ Chí Minh, Trung tâm Quản lý và Kiểm định giống cây trồng vật nuôi, Ủy ban nhân dân các huyện, các đơn vị trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

h) Phát triển hợp tác xã, tổ hợp tác sản xuất, kinh doanh rau an toàn trên địa bàn Thành phố

- Mục tiêu: Tiếp tục tăng cường củng cố, phát triển các HTX, THT sản xuất, kinh doanh rau an toàn hoạt động ngày càng hiệu quả gắn với đổi mới, phát triển các hình thức tổ chức kinh tế hợp tác trong nông nghiệp theo Quyết định số 2868/QĐ-UBND ngày 12 tháng 6 năm 2015 của Ủy ban nhân dân Thành phố, góp phần vào Chương trình mục tiêu xây dựng nông thôn mới, tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.

- Nội dung:

+ Tổ chức các lớp tập huấn kinh tế tập thể kết hợp tư vấn, vận động xây dựng và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất phù hợp trong xây dựng nông thôn mới cho các hộ sản xuất, kinh doanh rau an toàn.

+ Tổ chức các chuyến tham quan, học tập các mô hình HTX sản xuất, kinh doanh rau an toàn điển hình tại các tỉnh, thành cho các đại diện hợp tác xã, tổ hợp tác, các hộ sản xuất, kinh doanh rau an toàn.

+ Tổ chức lớp tập huấn chuyên sâu về cách thức hoạt động vận hành của hợp tác xã cho các thành viên và các hộ vệ tinh của HTX.

+ Hỗ trợ phần mềm tổ chức, quản lý cho HTX sản xuất, kinh doanh rau an toàn.

- Thời gian thực hiện: Từ năm 2017 - 2020.

- Tổng kinh phí: 1.318.500.000 đồng.

- Cơ quan quản lý: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Đơn vị chủ trì thực hiện: Chi cục Phát triển nông thôn.

- Đơn vị phối hợp thực hiện: Ủy ban nhân dân các huyện, quận có sản xuất rau.

i) Công tác xúc tiến thương mại, phát triển kinh tế hợp tác, tăng cường mối quan hệ hợp tác (liên kết) giữa các thành phần tham gia chuỗi sản xuất - cung ứng rau

- Mục tiêu: Quảng bá, mở rộng các kênh tiêu thụ sản phẩm rau, đặc biệt là sản phẩm rau VietGAP trên cơ sở xây dựng chuỗi liên kết sản xuất - tiêu thụ, bảo đảm hài hoà lợi ích các thành viên tham gia chuỗi, góp phần đảm bảo sản phẩm rau an toàn, rau VietGAP có thị trường tiêu thụ ổn định.

- Nội dung:

+ Thực hiện công tác chứng nhận sản phẩm rau theo tiêu chuẩn VietGAP cho các đơn vị, cá nhân có sản phẩm rau được sản xuất trên địa bàn Thành phố.

+ Xây dựng thương hiệu, bao bì logo cho các Hợp tác xã, tổ hợp tác sản xuất rau VietGAP.

+ Giới thiệu về chương trình VietGAP cho các trường học, nhà hàng, khách sạn, bếp ăn công nghiệp, chợ đầu mối.

+ Thiết kế banner giới thiệu về sản phẩm VietGAP cho các đơn vị thu mua.

+ Phát triển những mô hình kinh tế hợp tác và kết nối ngân hàng, quỹ tín dụng vào chuỗi sản xuất - cung ứng rau.

+ Tổ chức hội nghị giao lưu giữa các đơn vị sản xuất rau VietGAP với các đơn vị thu mua trên.

+ Tổ chức cho đại diện các trường học, nhà hàng, khách sạn, bếp ăn công nghiệp tham quan các mô hình sản xuất rau theo VietGAP.

- Thời gian thực hiện: từ năm 2016 - 2020.

- Tổng kinh phí: 1.992.500.000 đồng

- Cơ quan quản lý: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Đơn vị chủ trì thực hiện: Trung tâm Tư vấn và Hỗ trợ Nông nghiệp

- Đơn vị phối hợp: Sở Công Thương, Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Giáo dục và Đào tạo, Hội Nông dân Thành phố, Hội Liên hiệp Phụ nữ Thành phố, Tng Công ty Du lịch Sài Gòn TNHH MTV, Ban Quản lý Khu Chế xut và Công nghiệp, các doanh nghiệp, Trường Trung cấp Kỹ thuật nông nghiệp, Trung tâm Khuyến nông, Chi cục Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân các huyện, quận có sản xuất rau.

k) Xây dựng hệ thống thông tin về tình hình sản xuất và thị trường nông sản

- Mục tiêu: Thông tin một cách hệ thống, liên tục, có hiệu quả về tình hình sản xuất, giá cả, nhu cầu, xu hướng biến động thị trường cho các đơn vị có nhu cầu.

- Nội dung:

+ Khảo sát tình hình mùa vụ, chủng loại sản phẩm, khả năng cung ứng, giá thành và nhu cầu tiêu thụ rau trên địa bàn Thành phố;

+ Xây dựng mạng lưới cộng tác viên cung cấp tin tức về tình hình sản xuất, giá cả, nhận định biến động hàng ngày tại các điểm kinh doanh;

+ Xây dựng phần mềm quản lý và cộng tác viên cập nhật thông tin phần mềm;

+ Thuê chuyên gia phân tích và nhận định tình hình.

- Thời gian thực hiện: từ năm 2016 - 2020.

- Tổng kinh phí: 3.161.200.000 đồng

- Cơ quan quản lý: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Đơn vị chủ trì thực hiện: Trung tâm Tư vấn và Hỗ trợ Nông nghiệp

- Đơn vị phối hợp: Chi cục Bảo vệ thực vật, Trung tâm Khuyến nông, Chi cục Phát triển nông thôn, Trung tâm Công nghệ sinh học, Sở Thông tin và Truyền thông, y ban nhân dân các huyện, quận có sản xuất rau, Các doanh nghiệp, Chợ đầu mối.

l) Xây dựng mô hình vùng rau ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất rau an toàn

- Mục tiêu: ứng dụng các biện pháp kỹ thuật tổng hợp trong nông nghiệp công nghệ cao (giống, nhà lưới, giá thể,...) nhằm tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, tăng thu nhập cho người sản xuất, đảm bảo an toàn thực phẩm.

- Nội dung: Xây dựng nhà lưới, hệ thống tưới, trồng rau; ứng dụng các chế phẩm sinh học trong quá trình canh tác rau,..

- Thời gian thực hiện: từ năm 2016 - 2020.

- Tổng kinh phí (trong chương trình ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025).

- Cơ quan quản lý: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Đơn vị chủ trì thực hiện: Trung tâm Công nghệ sinh học.

- Đơn vị phối hợp: Chi cục Bảo vệ thực vật, Trung tâm Khuyến nông, Chi cục Phát triển nông thôn, Trung tâm Quản lý và Kiểm định giống cây trồng vật nuôi, Trung tâm Tư vấn và Hỗ trợ nông nghiệp, Sở Thông tin và Truyền thông, y ban nhân dân các huyện, quận có sản xuất rau, các doanh nghiệp, chợ đầu mối.

m) Đào tạo, huấn luyện nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

- Mục tiêu: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong việc tổ chức sản xuất và tiêu thụ rau an toàn, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, góp phần phát triển sản xuất rau an toàn bền vững.

- Nội dung:

+ Đào tạo, huấn luyện cán bộ quản lý Hợp tác xã, Tổ hợp tác sản xuất, kinh doanh rau an toàn.

+ Đào tạo nghề cho lao động nông thôn cho các xã thực hiện nông thôn mới trên địa bàn thành phố.

+ Đào tạo lao động cộng đồng.

- Thời gian thực hiện: Từ năm 2016 - 2020

- Tổng kinh phí: 2.968.375.000 đồng.

- Cơ quan quản lý: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Đơn vị chủ trì thực hiện: Trường Trung cấp kỹ thuật nông nghiệp.

- Đơn vị phối hợp: Trung tâm Khuyến nông, Chi cục Bảo vệ thực vật, Trung tâm tư vấn và Hỗ trợ nông nghiệp. Chi cục Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân các huyện, quận có sản xuất rau.

VI. KINH PHÍ THỰC HIỆN

Tổng kinh phí thực hiện chương trình mục tiêu rau an toàn trên địa bàn thành phố giai đoạn 2016-2020 là 59.936.903.680 đồng (trong đó vốn ngân sách 43.812.117.180 đồng, vốn đối ứng của dân là 16.124.786.500 đồng, đính kèm phụ lục).

VII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

- Phối hợp với các Sở Quy hoạch - Kiến trúc, Sở Tài nguyên và Môi trường và các huyện, quận có sản xuất rau tổ chức hướng dẫn, thực hiện quy hoạch, xác định cụ thể các vùng sản xuất rau theo từng giai đoạn phát triển.

- Hướng dẫn các huyện, quận có sản xuất rau tổ chức lập và phê duyệt các quy hoạch chi tiết nói trên theo đúng quy định.

- Xây dựng và triển khai các chương trình, dự án, đề án, kế hoạch hằng năm, 5 năm đảm bảo đạt được mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình; tổ chức phổ biến, công khai cho các ngành, các cấp, các doanh nghiệp, hộ sản xuất, nông dân biết thực hiện.

- Phối hợp với các Sở, ngành có liên quan, các huyện, quận có sản xuất rau nghiên cứu, đề xuất Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành hoặc điều chỉnh cơ chế, chính sách hỗ trợ, khuyến khích để phát triển rau an toàn.

- Định kỳ báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố tiến độ thực hiện Chương trình mục tiêu phát triển rau an toàn; đề xuất và tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố tổ chức sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả thực hiện.

2. Ủy ban nhân dân các huyện, quận có sản xuất rau:

- Khẩn trương lập kế hoạch chi tiết các vùng sản xuất rau an toàn trên địa bàn quản lý theo Quyết định số 1494/QĐ-UBND ngày 28 tháng 3 năm 2013 của Ủy ban nhân dân Thành phố về việc phê duyệt Quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025.

- Tổ chức phổ biến, công khai các quy hoạch được phê duyệt, đồng thời chịu trách nhiệm quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phục vụ sản xuất rau an toàn.

- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu phát triển rau an toàn hằng năm trên địa bàn.

3. Sở Công Thương:

Tổ chức kiểm tra việc thực hiện các quy định về kinh doanh rau, quả trên địa bàn Thành phố; xây dựng và triển khai kế hoạch xây dựng thương hiệu “chợ kinh doanh rau, quả an toàn”.

4. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính:

Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các huyện, quận có liên quan: cân đối, bố trí kế hoạch vốn hằng năm để thực hiện chương trình mục tiêu phát triển rau an toàn giai đoạn 2016 - 2020 được phê duyệt, đảm bảo nhiệm vụ mục tiêu phát triển rau an toàn trong từng thời kỳ kế hoạch, tiến độ đầu tư các chương trình, dự án, đề án.

5. Sở Khoa học và Công nghệ:

Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các huyện, quận có liên quan hướng dẫn và tổ chức thực hiện các đề tài, dự án phát triển rau an toàn trên địa bàn Thành phố.

6. Sở Thông tin và Truyền thông:

Chỉ đạo các cơ quan Báo Đài của Thành phố tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về vùng sản xuất, tác hại của việc lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật.

7. Sở Tài nguyên và Môi trường:

Chủ trì cùng với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn, tổ chức hướng dẫn người dân nâng cao ý thức bảo vệ môi trường sinh thái, nhất là sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên đồng ruộng.

8. Hội Nông dân Thành phố: Chỉ đạo các cấp hội cơ sở tích cực phối hợp với ngành nông nghiệp địa phương tuyên truyền, ph biến, vận động nông dân và các doanh nghiệp; lồng ghép các đề án, chương trình hỗ trợ vốn, dạy nghề nông dân để tham gia thực hiện Chương trình mục tiêu phát triển rau an toàn giai đoạn 2016 - 2020./.

 

Bảng 1. Kết quả sản xuất rau giai đoạn từ 2011 - 2015

Chỉ tiêu

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Ước thực hiện năm 2015

DTCT (ha)

3.024

3.024

3.024

3.486

3.486

DTGT(ha)

13.915

14.456

14.714

15.200

15.800

Năng suất (tấn/ha)

22

22,4

22,8

23,8

25

Sản lượng (tấn)

307.800

324.270

335.479

362.407

375.000

Bảng 2. Diện tích sản xuất rau của các quận huyện năm 2014

ĐVT: ha

Quận/huyện

CChi

Bình Chánh

Hóc Môn

Khác

Tng

DTGT năm 2014 (theo QĐ 3331)

7.300

4.450

1.300

1.650

14.700

DTGT thực tế năm 2014

4.825

2.978

3.414

3.983

15.200

Bảng 3. Kết quả kiểm tra điều kiện sản xuất rau an toàn

ĐVT: ha

STT

Huyện, quận

DTCT lấy mẫu đất, nước

Tổng cộng

Đủ ĐK SX RAT

Không đủ ĐK SX RAT

1

Hóc Môn

581,75

78,35

660,1

2

Quận 12

238,7

33

271,7

3

Bình Chánh

763,25

36,1

799,35

4

Bình Tân

53

4

57

5

Củ Chi

1643,3

15,1

1658,4

6

Quận 9

86,6

0

86,6

7

Thủ Đức

70,4

0

70,4

8

Gò Vấp

20

0

20

9

Bình Thạnh

4

0

4

10

Quận 8

3

0

3

Tổng cộng

3.464

166,55

3630,55

Bảng 4. Kế hoạch phát triển rau an toàn đến năm 2020

Chỉ tiêu

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

Diên tích canh tác (ha)

3.772

3.780

4.090

4.290

4.500

Diện tích gieo trồng (ha)

16.974

17.010

18.405

19.305

20.250

Năng suất (tấn/ha)

25,0

25,5

26,0

26,5

27,0

Sản lượng (tấn)

424.350

433.755

478.530

511.583

546.750

Bảng 5. Kế hoạch phát triển diện tích rau của các quận, huyện đến năm 2020

Đơn vị tính: ha

Năm

Huyện Củ Chi

Huyện Bình Chánh

Huyện Hóc Môn

Khác

Tng

2016

2.400

544

528

300

3.772

2017

2.500

550

480

250

3.780

2018

2.900

560

430

200

4.090

2019

3.100

560

430

200

4.290

2020

3.300

570

430

200

4.500

(Ghi chú: Kế hoạch phát triển diện tích rau của Thành phố giai đoạn 2016-2020 tập trung vào các huyện Củ Chi, Bình Chánh, Hóc Môn; diện tích rau các quận, huyện còn lại nhỏ nên cộng vào mục “khác”).

 


DỰ TOÁN KINH PHÍ CHƯƠNG TRÌNH RAU AN TOÀN GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

(Ban hành kèm theo Quyết định số 231/QĐ-UBND ngày 20 tháng 01 năm 2016 của Ủy ban nhân dân Thành phố)

Stt

Nội dung

Kinh phí 2016 - 2020 (đồng)

Phân kỳ dự toán kinh phí giai đoạn 2016 - 2020 (đồng)

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

Ngân sách

Vốn dân

Tổng

Ngân sách

Vốn dân

Ngân sách

Vốn dân

Ngân sách

Vốn dân

Ngân sách

Vốn dân

Ngân sách

Vốn dân

1

Xây dựng bản đ số hóa các vùng sản xuất rau

996.500.000

0

996.500.000

300.000.000

 

262.000.000

 

199.000.000

 

136.000.000

 

99.500.000

 

2

Công tác kiểm tra, giám sát chất lượng rau, quả từ sản xuất đến lưu thông

11.648.750.000

0

11.648.750.000

1.488.750.000

 

2.640.000.000

 

2.440.000.000

 

2.640.000.000

 

2.440.000.000

 

3

Tiếp tục thực hiện Dự án phục tráng một số giống rau địa phương và chuyển giao các giống có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất

2.575.400.000

0

2.575.400.000

296.000.000

 

472.600.000

 

522.600.000

 

588.200.000

 

696.000.000

 

4

Tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ mới trong sản xuất rau an toàn phù hp sản xuất nông nghiệp đô thị

8.036.209.180

5.264.332.500

13.300.541.680

1.590.441.356

1.052.866.500

1.611.441.956

1.052.866.500

1.611.441.956

1.052.866.500

1.611.441.956

1.052.866.500

1.611.441.956

1.052.866.500

5

Tiếp tục phát triển sản xuất rau an toàn tại các xã nông thôn mới trên địa bàn thành phố

8.514.683.000

10.860.454.000

19.375.137.000

1.388.000.000

1.337.433.000

1.668.069.000

2.289.082.000

1.819.538.000

2.411.313.000

1.819.538.000

2.411.313.000

1.819.538.000

2.411.313.000

6

Tiếp tục nghiên cứung dụng các chế phm sinh học phục vụ sản xuất rau an toàn

2.600.000.000

0

2.600.000.000

300.000.000

 

550.000.000

 

650.000.000

 

750.000.000

 

350.000.000

 

7

Phát triển hợp tác xã, t hợp tác sản xuất, kinh doanh rau an toàn trên địa bàn thành phố

1.318.500.000

0

1.318.500.000

259.100.000

 

362.500.000

 

302.500.000

 

222.300.000

 

172.100.000

 

8

Công tác xúc tiến thương mại, phát triển kinh tế hợp tác, tăng cường mi quan hệ hp tác (liên kết) gia các thành phần tham gia chui sản xuất- cung ng rau

1.992.500.000

0

1.992.500.000

612.500.000

0

345.000.000

0

345.000.000

0

345.000.000

0

345.000.000

0

9

Xây dựng hệ thống thông tin về tình hình sản xuất và thị trường nông sn

3.161.200.000

0

3.161.200.000

0

0

902.800.000

0

752.800.000

0

752.800.000

0

752.800.000

0

10

Đào tạo, huấn luyện nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

2.968.375.000

0

2.968.375.000

761.415.000

 

538.065.000

 

565.415.000

 

538.065.000

 

565.415.000

 

TỔNG CỘNG

43.812.117.180

16.124.786.500

59.936.903.680

6.996.206.356

2.390.299.500

9.352.475.956

3.341.948.500

9.208.294.956

3.464.179.500

9.403.344.956

3.464.179.500

8.851.794.956

3.464.179.500

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 231/QĐ-UBND ngày 20/01/2016 phê duyệt Chương trình mục tiêu phát triển rau an toàn trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2016-2020

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


5.441

DMCA.com Protection Status
IP: 3.145.174.51
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!