ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
------------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
34/2015/QĐ-UBND
|
Thành phố Hồ Chí
Minh, ngày 10 tháng 07 năm 2015
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN
HÀNH QUY ĐỊNH VỀ HƯỚNG DẪN TỔ CHỨC LẬP, THẨM ĐỊNH, PHÊ DUYỆT, ĐIỀU CHỈNH VÀ ĐỊNH
MỨC CHI PHÍ LẬP, THẨM ĐỊNH, CÔNG BỐ QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ
HỘI, QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH, LĨNH VỰC VÀ SẢN PHẨM CHỦ YẾU TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân
dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP
ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng
thể phát triển kinh tế - xã hội;
Căn cứ Nghị định số 04/2008/NĐ-CP
ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định
số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản
lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội.
Căn cứ Quyết định số
10/2007/QĐ-TTg ngày 23 tháng 01 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Hệ thống
ngành kinh tế của Việt Nam;
Căn cứ Quyết định số
13/2012/QĐ-TTg ngày 23 tháng 02 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành
Quy chế kết hợp kinh tế - xã hội với quốc phòng trong khu vực phòng thủ;
Căn cứ Thông tư số
01/2012/TT-BKHĐT ngày 09 tháng 02 năm 2012 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn
xác định mức chi phí cho lập, thẩm định và công bố quy hoạch tổng thể phát triển
kinh tế - xã hội; quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu;
Căn cứ Thông tư số
05/2013/TT-BKHĐT ngày 31 tháng 10 năm 2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn
tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố quy hoạch tổng thể
phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu;
Xét đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu
tư tại Tờ trình số 5245/TTr-SKHĐT ngày 15 tháng 6 năm 2015 và ý kiến thẩm định
của Sở Tư pháp tại Công văn số 2135/STP-VB ngày 27 tháng 4 năm 2015,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về hướng
dẫn tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và định mức chi phí lập, thẩm
định, công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát
triển ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ
ngày ký và thay thế Quyết định số 39/2013/QĐ-UBND ngày 24 tháng 09 năm 2013 của
Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành Quy định về tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt
đề cương, nhiệm vụ quy hoạch và định mức chi phí lập, thẩm định, công bố quy hoạch
tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực và sản
phẩm chủ yếu trên địa bàn Thành phố.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố, Giám
đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc Kho bạc Nhà nước
Thành phố, Thủ trưởng các sở - ngành Thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các
huyện và các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
- Cục Kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp;
- Đoàn Đại biểu Quốc hội Thành phố;
- Thường trực Thành ủy;
- Thường trực HĐND. TP;
- TTUB: CT, các PCT; /
- Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP;
- Các Ban của Hội đồng nhân dân TP;
- Văn phòng Thành ủy;
- Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND. TP;
- Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính TP;
- VPUB: Các PVP;
- Các Phòng CV, TTCB;
- Lưu:VT, (THKH/Tân) D.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
CHỦ TỊCH
Lê Hoàng Quân
|
QUY ĐỊNH
VỀ HƯỚNG DẪN TỔ CHỨC LẬP, THẨM ĐỊNH, PHÊ DUYỆT, ĐIỀU CHỈNH VÀ ĐỊNH MỨC
CHI PHÍ LẬP, THẨM ĐỊNH, CÔNG BỐ QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI,
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH, LĨNH VỰC VÀ SẢN PHẨM CHỦ YẾU TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 34/2015/QĐ-UBND ngày 10 tháng 7 năm 2015 của
Ủy ban nhân dân Thành phố)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Quy định này hướng dẫn tổ chức lập, thẩm định, phê
duyệt, điều chỉnh và xác định định mức chi phí lập, thẩm định, công bố quy hoạch
tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực và sản
phẩm chủ yếu trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh theo quy định tại Nghị định số
92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản
lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và Nghị định số 04/2008/NĐ-CP
ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định
số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản
lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, gồm:
1. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế -
xã hội của Thành phố.
2. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế -
xã hội của 5 huyện: Cần Giờ, Củ Chi, Nhà Bè, Hóc Môn và Bình Chánh.
3. Quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực và sản
phẩm chủ yếu của Thành phố.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Quy định này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức,
cá nhân có liên quan đến việc tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và
xác định định mức chi phí lập, thẩm định, công bố quy hoạch tổng thể phát triển
kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu của
Thành phố bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước của Thành phố.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
1. Đề cương, nhiệm vụ quy hoạch và dự toán
kinh phí là những yêu cầu về nội dung nghiên cứu, tổ chức thực hiện đối với dự
án quy hoạch và dự toán các khoản chi tương ứng để thực hiện nhiệm vụ quy hoạch
do cơ quan lập quy hoạch xây dựng và trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố
phê duyệt.
2. Cơ quan tổ chức lập quy hoạch tổng thể
phát triển kinh tế - xã hội Thành phố, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế -
xã hội của huyện và quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, sản phẩm chủ yếu của
Thành phố là Ủy ban nhân dân Thành phố.
3. Cơ quan lập quy hoạch:
a) Đối với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế -
xã hội Thành phố, cơ quan lập quy hoạch là Ban Quản lý dự án quy hoạch tổng thể
phát triển kinh tế - xã hội Thành phố.
b) Đối với quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, sản
phẩm chủ yếu, cơ quan lập quy hoạch là các sở, ngành.
c) Đối với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế -
xã hội huyện, cơ quan lập quy hoạch là Ủy ban nhân dân của 5 huyện.
4. Đơn vị thường trực thẩm định quy hoạch là
Sở Kế hoạch và Đầu tư.
5. Tư vấn lập quy hoạch là tổ chức tư vấn có
tư cách pháp nhân, hội nghề nghiệp, hội ngành nghề (tổ chức) hoặc chuyên gia được
cơ quan lập quy hoạch thuê để lập quy hoạch hoặc thực hiện một số công việc
trong quá trình lập quy hoạch.
Chương II
TỔ CHỨC LẬP, THẨM ĐỊNH,
PHÊ DUYỆT ĐỀ CƯƠNG, NHIỆM VỤ QUY HOẠCH VÀ DỰ TOÁN KINH PHÍ LẬP DỰ ÁN QUY HOẠCH
TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI, QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH, LĨNH VỰC VÀ SẢN
PHẨM CHỦ YẾU TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ
Điều 4. Căn cứ lập đề cương,
nhiệm vụ quy hoạch và dự toán kinh phí
1. Các văn bản quy phạm pháp luật, Nghị quyết,
Quyết định về chủ trương phát triển kinh tế - xã hội của Đảng, Quốc hội, Chính
phủ, Hội đồng nhân dân Thành phố và Ủy ban nhân dân Thành phố liên quan đến dự
án cần lập quy hoạch.
2. Các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Ủy ban
nhân dân Thành phố hoặc Bộ quản lý ngành đặt ra yêu cầu phải lập quy hoạch.
3. Các quy hoạch liên quan còn hiệu lực thi
hành.
4. Các văn bản hướng dẫn về kinh phí cho
công tác quy hoạch và các quy định hiện hành về quản lý tài chính.
5. Thuộc danh mục quy hoạch được Chủ tịch Ủy
ban nhân dân Thành phố phê duyệt đối với quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực,
sản phẩm chủ yếu của Thành phố: Sở Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm tổng hợp
kiến nghị của các sở - ngành và lập báo cáo danh mục các ngành, lĩnh vực, sản
phẩm chủ yếu trên địa bàn Thành phố cần lập quy hoạch trình Chủ tịch Ủy ban
nhân dân Thành phố xem xét, phê duyệt.
Điều 5. Đề cương, nhiệm vụ quy
hoạch và dự toán kinh phí
1. Cơ quan lập quy hoạch có trách nhiệm xây
dựng đề cương, nhiệm vụ quy hoạch, dự toán kinh phí và trình phê duyệt theo quy
định.
2. Đề cương, nhiệm vụ quy hoạch của dự án
quy hoạch gồm các nội dung chính như sau:
a) Tên dự án quy hoạch;
b) Sự cần thiết, tính cấp bách và ý nghĩa thực tiễn
của quy hoạch;
c) Các căn cứ để lập quy hoạch;
d) Phạm vi, thời kỳ lập quy hoạch;
đ) Mục tiêu, yêu cầu và các vấn đề chính cần giải
quyết của dự án quy hoạch;
e) Các nội dung chủ yếu của các loại quy hoạch
tương ứng theo quy định tại các Điều 19, 22 và 26 của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ;
g) Các yêu cầu về hồ sơ sản phẩm của dự án quy hoạch.
h) Yêu cầu về tiến độ, trách nhiệm của các bên liên
quan trong quá trình xây dựng dự án quy hoạch.
3. Dự toán kinh phí đối với dự án quy hoạch
được lập theo Quy định này.
Điều 6. Thẩm định đề cương, nhiệm
vụ quy hoạch và dự toán kinh phí
1. Đối với quy hoạch tổng thể phát triển
kinh tế - xã hội của Thành phố: Hội đồng thẩm định thẩm định đề cương, nhiệm vụ
quy hoạch và dự toán kinh phí của dự án quy hoạch, số lượng thành viên, cơ cấu,
thành phần của Hội đồng thẩm định do Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố quyết định
nhưng phải có đại diện của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Sở Kế hoạch và Đầu tư và Sở
Tài chính.
Điều kiện tiến hành phiên họp, việc biểu quyết đánh
giá của Hội đồng thẩm định đề cương, nhiệm vụ quy hoạch và dự toán kinh phí được
áp dụng tương ứng đối với Hội đồng thẩm định dự án quy hoạch quy định tại Khoản
2 Điều 23 và Điều 24 của Quy định này.
2. Đối với quy hoạch phát triển ngành, lĩnh
vực, sản phẩm chủ yếu của Thành phố, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã
hội của 5 huyện: Thực hiện theo hình thức lấy ý kiến thẩm định bằng văn bản của
các cơ quan có liên quan; trong đó phải có ý kiến của bộ quản lý ngành, Sở Kế
hoạch và Đầu tư và Sở Tài chính đối với các quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực,
sản phẩm chủ yếu của Thành phố; ý kiến của Sở Kế hoạch và Đầu tư và Sở Tài
chính đối với các quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của 5 huyện.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư có nhiệm vụ triển
khai công tác thẩm định, cụ thể như sau:
a) Đối với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế -
xã hội của Thành phố: Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu cho Chủ tịch Ủy ban nhân
dân Thành phố quyết định danh sách Hội đồng thẩm định; triển khai họp thẩm định;
tổng hợp ý kiến của các thành viên Hội đồng thẩm định; phối hợp với cơ quan lập
quy hoạch hoàn thiện đề cương, nhiệm vụ quy hoạch và dự toán kinh phí và lập
Báo cáo kết quả thẩm định.
b) Đối với quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực và
sản phẩm chủ yếu của Thành phố: Sở Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm triển khai
lấy ý kiến đóng góp bằng văn bản của các cơ quan có liên quan, tổng hợp ý kiến
thẩm định; phối hợp với cơ quan lập quy hoạch hoàn thiện đề cương, nhiệm vụ quy
hoạch và dự toán kinh phí và lập Báo cáo kết quả thẩm định.
c) Đối với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế -
xã hội 5 huyện: Sở Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm triển khai lấy ý kiến
đóng góp bằng văn bản của các cơ quan có liên quan, bao gồm ý kiến của các quận,
huyện tiếp giáp lân cận (kể cả các quận, huyện không thuộc địa giới Thành phố),
tổng hợp ý kiến thẩm định; phối hợp với cơ quan lập quy hoạch hoàn thiện đề
cương, nhiệm vụ quy hoạch, dự toán kinh phí và lập Báo cáo kết quả thẩm định.
4. Báo cáo kết quả thẩm định đề cương, nhiệm
vụ quy hoạch và dự toán kinh phí bao gồm một số nội dung chủ yếu sau:
a) Sự phù hợp của các căn cứ pháp lý;
b) Sự cần thiết, tính cấp bách và ý nghĩa thực tiễn
của quy hoạch;
c) Sự phù hợp về nội dung của đề cương, nhiệm vụ
quy hoạch, dự toán kinh phí và nguồn vốn lập quy hoạch;
d) Kết luận của Hội đồng thẩm định (đối với quy hoạch
tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố) hoặc kiến nghị của Sở Kế hoạch
và Đầu tư (đối với quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, sản phẩm chủ yếu của
Thành phố và quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của 5 huyện).
Điều 7. Trình phê duyệt đề
cương, nhiệm vụ quy hoạch và dự toán kinh phí
1. Cơ quan lập quy hoạch có trách nhiệm
trình hồ sơ đề nghị phê duyệt đề cương, nhiệm vụ quy hoạch và dự toán kinh phí.
2. Hồ sơ trình phê duyệt bao gồm:
a) Tờ trình của cơ quan lập quy hoạch;
b) Báo cáo kết quả thẩm định đề cương, nhiệm vụ quy
hoạch và dự toán kinh phí;
c) Dự thảo Quyết định phê duyệt đề cương, nhiệm vụ
quy hoạch và dự toán kinh phí (theo mẫu quy định tại Phụ lục I).
Điều 8. Thẩm quyền phê duyệt đề
cương, nhiệm vụ quy hoạch và dự toán kinh phí
Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt đề
cương, nhiệm vụ quy hoạch và dự toán kinh phí đối với các dự án quy hoạch do cơ
quan lập quy hoạch trình .
Điều 9. Bố trí vốn đối với các
dự án quy hoạch
Sở Tài chính chịu trách nhiệm bố trí vốn cho các dự
án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển ngành,
lĩnh vực, sản phẩm chủ yếu của Thành phố trên cơ sở Đề cương, nhiệm vụ quy hoạch
và dự toán kinh phí được Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt.
Chương III
ĐỊNH MỨC CHI PHÍ LẬP, THẨM
ĐỊNH QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI, QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN
NGÀNH, LĨNH VỰC VÀ SẢN PHẨM CHỦ YẾU TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ
Điều 10. Nguyên tắc xác định định
mức chi phí
1. Định mức chi phí tại Quy định này là mức
chi phí cần thiết tối đa để thực hiện toàn bộ nội dung các công việc lập, thẩm
định, phê duyệt và công bố dự án quy hoạch.
2. Định mức chi phí tại Quy định này chưa
bao gồm: Thuế giá trị gia tăng, chi phí tổ chức lựa chọn nhà thầu thực hiện
theo quy định của pháp luật về đấu thầu, chi phí để thực hiện các công việc khảo
sát thăm dò và đo vẽ (hoặc mua) bản đồ (địa hình, địa chất, hành chính và các
loại bản đồ khác) khu vực quy hoạch, chi phí lập báo cáo Đánh giá Môi trường Chiến
lược.
Căn cứ theo yêu cầu nhiệm vụ quy hoạch được phê duyệt,
trường hợp cần thiết phải có các chi phí trên thì đơn vị được giao lập dự toán
bổ sung dự toán chi tiết theo nhiệm vụ quy hoạch trên cơ sở áp dụng các định mức
chi phí có liên quan do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, trình Chủ tịch
Ủy ban nhân dân Thành phố quyết định theo hướng dẫn tại Phụ lục X của Thông tư số
01/2012/TT-BKHĐT ngày 09 tháng 02 năm 2012 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn
xác định định mức chi phí cho lập, thẩm định và công bố quy hoạch tổng thể phát
triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu.
3. Trường hợp chi phí thuê tư vấn nước ngoài
lập các dự án quy hoạch bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước vượt quá định mức tại
Quy định này phải được sự đồng ý của Ủy ban nhân dân Thành phố quyết định theo
quy định hiện hành.
Điều 11. Định mức chi phí tối
đa của dự án lập mới quy hoạch
1. Định mức chi phí tối đa của dự án lập mới
quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố:
a) Áp dụng công thức tính tại Điều 5 và các Phụ lục I, II, III, XI của Thông tư số 01/2012/TT-BKHĐT ,
tổng mức chi phí tối đa được xác định cụ thể như sau:
GQH TP Hồ Chí Minh = Gchuẩn x
H1 x H2 x H3 x K
= 850 x 1 x 4,5 x 1,08 x K
Trong đó:
GQH TP Hồ Chí Minh là tổng mức chi phí tối
đa cho dự án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố Hồ
Chí Minh (đơn vị triệu đồng).
Gchuẩn = 850 (triệu đồng), là mức chi
phí cho dự án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của địa bàn Thành
phố Hồ Chí Minh.
H1 - hệ số cấp độ địa bàn của Thành phố
Hồ Chí Minh = 1.
H2 - hệ số điều kiện làm việc và trình độ
phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố Hồ Chí Minh = 4,5.
H3 - hệ số quy mô diện tích tự nhiên của
Thành phố Hồ Chí Minh = 1,08.
K là hệ số điều chỉnh lương tối thiểu và mặt bằng
giá tiêu dùng = K1 cộng (+) K2:
K1 = 0,3 nhân (x) với Chỉ số giá tiêu dùng được Cục
Thống kê Thành phố Hồ Chí Minh công bố tại thời điểm tính toán (cách tính tại Phụ lục II đính kèm).
K2 = 0,7 nhân (x) với Hệ số điều chỉnh lương tối
thiểu. Hệ số điều chỉnh lương tối thiểu được xác định = Mức lương tối thiểu khi
Nhà nước thay đổi tại thời điểm tính toán chia cho 830.000 đồng/tháng.
b) Định mức cho các khoản mục chi phí của dự án quy
hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố Hồ Chí Minh theo quy định
tại Phụ lục V của Thông tư số
01/2012/TT-BKHĐT .
2. Định mức chi phí tối đa của dự án quy hoạch
tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của huyện không quá 40% định mức chi phí tối
đa của dự án lập mới quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của Thành
phố Hồ Chí Minh.
Dự toán cho dự án quy hoạch tại thời điểm cụ thể sẽ
được điều chỉnh theo K. Định mức cho các khoản mục chi phí của dự án quy hoạch
của huyện theo quy định tại Phụ lục VI
của Thông tư số 01/2012/TT-BKHĐT .
3. Định mức chi phí tối đa cho các dự án quy
hoạch phát triển ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu;
a) Áp dụng công thức tính tại Điều 7 và các phụ lục I, II, III, VII, XI của Thông tư số
01/2012/TT-BKHĐT , tổng mức chi phí tối đa cho các dự án quy hoạch phát triển
ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu được tính như sau:
GQHN = Gchuẩn x H1
x H2 x H3 x Qn x K
= 850 x 1 x 4,5 x 1,08 x Qn x K
Trong đó:
GQHN là tổng mức chi phí cho dự án quy
hoạch phát triển ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu (đơn vị triệu đồng).
Gchuẩn và các hệ số H1, H2,
H3, K được áp dụng như định mức chi phí tối đa của dự án lập mới quy
hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố Hồ Chí Minh được quy định
tại Điểm a, Khoản 1, Điều này.
Qn: Hệ số khác biệt giữa quy hoạch phát
triển các ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu được xác định theo Phụ lục III đính kèm.
b) Định mức cho các khoản mục chi phí của dự án quy
hoạch phát triển ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu của Thành phố tại Phụ lục IX của Thông tư số
01/2012/TT-BKHĐT .
c) Định mức chi phí cho các dự án quy hoạch phát
triển một ngành, lĩnh vực là thành phần của một ngành, lĩnh vực chủ yếu không
quá 50% định mức được quy định cho ngành, lĩnh vực chủ yếu đó.
Điều 12. Định mức chi phí tối
đa của dự án điều chỉnh quy hoạch
Mức chi phí tối đa cho các dự án điều chỉnh quy hoạch
được xác định bằng dự toán trên cơ sở nội dung cần điều chỉnh trong quy hoạch
đã phê duyệt.
1. Đối với quy hoạch đã thực hiện từ 5 năm
trở lên thì mức chi phí không vượt quá 65% tổng chi phí ở mức tối đa của dự án
lập mới quy hoạch đó tại thời điểm lập dự toán.
2. Đối với dự án quy hoạch cần điều chỉnh
theo Khoản 2, Điều 7, Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của
Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế -
xã hội, mức chi phí không vượt quá 10% tổng chi phí ở mức tối đa của dự án lập
mới quy hoạch đó tại thời điểm lập dự toán.
3. Định mức cho các khoản mục chi phí của dự
án điều chỉnh quy hoạch (tính theo tỷ lệ phần trăm của tổng mức chi) áp dụng
như định mức cho các khoản mục chi phí của dự án lập mới quy hoạch quy định tại
Thông tư số 01/2012/TT-BKHĐT .
Điều 13. Chi phí thẩm định đề
cương, nhiệm vụ quy hoạch và dự toán kinh phí lập, điều chỉnh dự án quy hoạch
1. Đối với dự án quy hoạch tổng thể phát triển
kinh tế - xã hội Thành phố và quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của
huyện: Chi phí thẩm định đề cương, nhiệm vụ quy hoạch và dự toán kinh phí của dự
án quy hoạch lập mới và dự án điều chỉnh bằng 1% dự toán của dự án quy hoạch
đó.
2. Đối với dự án quy hoạch phát triển ngành,
lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu: Chi phí thẩm định đề cương, nhiệm vụ quy hoạch và
dự toán kinh phí của dự án quy hoạch lập mới và dự án điều chỉnh bằng 1,5% dự
toán của dự án quy hoạch đó.
3. Chi phí thẩm định đề cương, nhiệm vụ quy
hoạch và dự toán kinh phí của dự án quy hoạch được để lại toàn bộ cho Sở Kế hoạch
và Đầu tư sau khi thống nhất với Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố.
Chương IV
TỔ CHỨC LẬP, THẨM ĐỊNH
VÀ PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI, QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN
NGÀNH, LĨNH VỰC VÀ SẢN PHẨM CHỦ YẾU TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ
Điều 14. Căn cứ lập quy hoạch
1. Đề cương, nhiệm vụ quy hoạch và dự toán
kinh phí đã được phê duyệt.
2. Các căn cứ lập quy hoạch phù hợp với từng
loại quy hoạch theo quy định tại các Điều 20, 23, 27 Nghị định số 92/2006/NĐ-CP
và các Khoản 12, 13, 15, 16 Điều 1 Nghị định số 04/2008/NĐ-CP .
Điều 15. Tư vấn lập quy hoạch
1. Việc lựa chọn tổ chức, chuyên gia tham gia
tư vấn lập quy hoạch thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu.
2. Các tổ chức, chuyên gia tư vấn lập quy hoạch
chịu trách nhiệm về nội dung, chất lượng và tiến độ thực hiện dự án quy hoạch
theo Hợp đồng đã ký với cơ quan lập quy hoạch.
3. Cơ quan lập quy hoạch có trách nhiệm phối
hợp với tư vấn lập quy hoạch trong quá trình lập quy hoạch, đảm bảo tuân thủ đề
cương, nhiệm vụ quy hoạch đã được phê duyệt và chịu trách nhiệm về toàn bộ nội
dung của dự án quy hoạch.
Điều 16. Báo cáo Đánh giá Môi
trường Chiến lược của dự án quy hoạch
1. Dự án quy hoạch tổng thể phát triển kinh
tế - xã hội của Thành phố phải lập báo cáo Đánh giá Môi trường Chiến lược theo
quy định tại Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ
về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động
môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường, cơ quan lập quy hoạch chịu trách nhiệm
lập hoặc thuê tư vấn lập báo cáo Đánh giá Môi trường Chiến lược trong quá trình
lập quy hoạch.
2. Việc lập, thẩm định và phê duyệt báo cáo
Đánh giá Môi trường Chiến lược thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ
môi trường.
Điều 17. Lấy ý kiến vào dự thảo
báo cáo tổng hợp quy hoạch
1. Cơ quan lập quy hoạch phải gửi lấy ý kiến
tham gia bằng văn bản của các cơ quan liên quan vào dự thảo báo cáo tổng hợp
quy hoạch để hoàn thiện trước khi trình thẩm định, cụ thể:
a) Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của
Thành phố phải lấy ý kiến các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố
lân cận và lấy ý kiến của các nhà khoa học, các chuyên gia.
b) Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của
5 huyện phải lấy ý kiến các sở, ngành của Thành phố, Ủy ban nhân dân các quận
huyện lân cận (kể cả các quận huyện không thuộc địa giới Thành phố), lấy ý kiến
của các nhà khoa học, các chuyên gia.
c) Quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, sản phẩm
chủ yếu của Thành phố phải lấy ý kiến của bộ quản lý ngành, các sở, ngành của
Thành phố, Ủy ban nhân dân quận huyện có liên quan trên địa bàn Thành phố, lấy
ý kiến của các nhà khoa học, các chuyên gia.
2. Căn cứ ý kiến góp ý của các đơn vị liên
quan nêu trên, cơ quan lập quy hoạch hoàn chỉnh nội dung, có báo cáo giải trình
về việc tiếp thu chỉnh sửa hoặc không chỉnh sửa (nêu lý do). Gửi đầy đủ hồ sơ về
Sở Kế hoạch và Đầu tư xem xét, có ý kiến về sự phù hợp mục tiêu, công trình trọng
điểm, tính đồng bộ đối với quy mô, tiến độ, bước đi, thứ tự ưu tiên và khả năng
đáp ứng nguồn lực cho quy hoạch.
3. Trên cơ sở ý kiến của Sở Kế hoạch và Đầu
tư, cơ quan lập quy hoạch hoàn chỉnh nội dung và báo cáo Ủy ban nhân dân Thành
phố.
Điều 18. Thẩm quyền thẩm định
quy hoạch
Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành Quyết định
thành lập Hội đồng thẩm định để tổ chức thẩm định dự án quy hoạch.
Điều 19. Hội đồng thẩm định
1. Hội đồng thẩm định làm việc theo nguyên tắc
thảo luận công khai, trực tiếp và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân
dân Thành phố về các kết luận thẩm định.
2. Trong trường hợp cần thiết, Ủy ban nhân
dân Thành phố có thể thuê các tổ chức tư vấn, cá nhân có năng lực tham gia thẩm
định các dự án quy hoạch.
Điều 20. Nhiệm vụ của Sở Kế hoạch
và Đầu tư
1. Kiểm tra tính hợp lệ, đầy đủ của hồ sơ
trình thẩm định.
2. Có văn bản đề xuất Ủy ban nhân dân Thành
phố số lượng, cơ cấu của Hội đồng thẩm định dự án quy hoạch (theo mẫu quy định
tại Phụ lục IV); dự thảo Quyết định
thành lập Hội đồng thẩm định (theo mẫu quy định tại Phụ lục V) trình Chủ tịch Ủy ban
nhân dân Thành phố xem xét, phê duyệt.
3. Xây dựng, trình Chủ tịch Hội đồng thẩm định
thông qua kế hoạch tổ chức thẩm định.
4. Gửi hồ sơ tới các thành viên Hội đồng thẩm
định.
5. Tổng hợp ý kiến của các thành viên Hội đồng
thẩm định.
6. Hướng dẫn cơ quan lập quy hoạch triển
khai thực hiện kết luận của Hội đồng thẩm định và tổ chức thẩm định lại (nếu
có).
7. Dự thảo Báo cáo thẩm định.
8. Lập Tờ trình phê duyệt quy hoạch và dự thảo
Quyết định phê duyệt quy hoạch.
9. Thực hiện các nhiệm vụ khác liên quan đến
công tác thẩm định dự án quy hoạch theo phân công của Chủ tịch Hội đồng thẩm định.
Điều 21. Chuẩn bị hồ sơ và tổ
chức thẩm định quy hoạch
1. Cơ quan lập quy hoạch chuẩn bị đầy đủ hồ
sơ gửi về Sở Kế hoạch và Đầu tư bao gồm:
a) Tờ trình của cơ quan lập quy hoạch;
b) Báo cáo tổng hợp và báo cáo tóm tắt quy hoạch
(đã hoàn thiện sau khi lấy ý kiến của các cơ quan liên quan) được in trên giấy
khổ A4, đóng quyển, trang phụ bìa có chữ ký, đóng dấu của Thủ trưởng cơ quan lập
quy hoạch và tổ chức tư vấn lập quy hoạch (nếu có);
c) Các báo cáo chuyên đề (ghi rõ tên tác giả), các
bảng biểu số liệu (ghi rõ nguồn thông tin);
d) Hệ thống bản đồ bao gồm:
Đối với dự án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế
- xã hội (của Thành phố, của 5 huyện): bản đồ hành chính; bản đồ vị trí và mối
quan hệ liên vùng; bản đồ hiện trạng và quy hoạch hệ thống kết cấu hạ tầng chủ
yếu, hệ thống đô thị và các điểm dân cư; bản đồ tổ chức lãnh thổ các hoạt động
kinh tế - xã hội chủ yếu; bản đồ hiện trạng và quy hoạch tổng thể phát triển
kinh tế - xã hội. Tỷ lệ bản đồ quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của
thành phố 1/250.000 và 1/100.000; tỷ lệ bản đồ quy hoạch tổng thể phát triển
kinh tế - xã hội của huyện 1/100.000 và 1/50.000.
Đối với dự án quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực
và sản phẩm chủ yếu của Thành phố: Bản đồ hiện trạng và quy hoạch phân bố các
cơ sở sản xuất kinh doanh chủ yếu của ngành; bản đồ tổng hợp về hiện trạng và
quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực và các sản phẩm chủ yếu. Tỷ lệ bản đồ
1/250.000 và 1/100.000.
đ) Các văn bản pháp lý có liên quan;
e) Quyết định phê duyệt đề cương, nhiệm vụ quy hoạch
và dự toán kinh phí;
g) Báo cáo kết quả thẩm định báo cáo Đánh giá Môi
trường Chiến lược (nếu có);
h) Các văn bản (bản sao) đóng góp ý kiến của các cơ
quan, đơn vị có liên quan;
i) Bản giải trình tiếp thu ý kiến của các cơ quan
có liên quan đóng góp cho quy hoạch.
2. Số lượng tối thiểu bộ hồ sơ thẩm định quy
hoạch quy định như sau:
a) Đối với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế -
xã hội của Thành phố: 15 bộ;
b) Đối với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế -
xã hội của huyện: 12 bộ;
c) Đối với quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, sản
phẩm chủ yếu của Thành phố: 12 bộ.
Sở Kế hoạch và Đầu tư có thể yêu cầu cơ quan lập
quy hoạch cung cấp thêm hồ sơ theo yêu cầu của Hội đồng thẩm định.
3. Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, trong vòng
năm (05) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Sở Kế hoạch và Đầu tư có
thông báo bằng văn bản cho cơ quan lập quy hoạch.
Điều 22. Lấy ý kiến trong quá
trình tổ chức thẩm định dự án quy hoạch
1. Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể
từ ngày ban hành Quyết định thành lập Hội đồng thẩm định, Sở Kế hoạch và Đầu tư
gửi hồ sơ thẩm định dự án quy hoạch tới các thành viên Hội đồng thẩm định để lấy
ý kiến đóng góp.
2. Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc
kể từ khi nhận được hồ sơ thẩm định dự án quy hoạch, các ủy viên Hội đồng thẩm
định phải gửi ý kiến nhận xét bằng văn bản về Sở Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp.
Điều 23. Họp thẩm định dự án
quy hoạch
1. Họp thẩm định dự án quy hoạch:
Trên cơ sở ý kiến của các thành viên Hội đồng thẩm
định, trong vòng 15 (mười lăm) ngày làm việc, Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp ý
kiến và trình Chủ tịch Hội đồng thẩm định Kế hoạch tổ chức thẩm định dự án quy
hoạch, Chương trình họp thẩm định dự án quy hoạch (theo mẫu quy định tại Phụ lục VI, VII).
2. Điều kiện tiến hành họp thẩm định dự án
quy hoạch:
a) Có ít nhất 2/3 (hai phần ba) số thành viên Hội đồng
thẩm định tham dự, trong đó có Chủ tịch Hội đồng thẩm định, một (01) Ủy viên phản
biện và ủy viên thường trực Hội đồng thẩm định;
b) Có đại diện của cơ quan lập quy hoạch và tư vấn
lập quy hoạch (nếu có).
3. Chủ tịch Hội đồng thẩm định xem xét, quyết
định việc mời đại biểu không phải là thành viên Hội đồng thẩm định tham dự
phiên họp thẩm định dự án quy hoạch. Đại biểu được mời được tham gia ý kiến tại
cuộc họp nhưng không được tham gia biểu quyết.
4. Các văn bản được thông qua tại cuộc họp
thẩm định dự án quy hoạch bao gồm:
a) Biên bản phiên họp thẩm định dự án quy hoạch;
b) Biên bản kiểm phiếu đánh giá dự án quy hoạch của
Hội đồng thẩm định;
c) Kết luận của Hội đồng thẩm định.
Điều 24. Biểu quyết đánh giá dự
án quy hoạch của Hội đồng thẩm định
1. Hội đồng thẩm định biểu quyết đánh giá dự
án quy hoạch bằng Phiếu biểu quyết đánh giá của thành viên Hội đồng thẩm định dự
án quy hoạch (theo mẫu quy định tại Phụ
lục VIII).
2. Kết quả đánh giá dự án quy hoạch được tổng
hợp theo nguyên tắc sau:
a) Dự án quy hoạch được thông qua khi có ít nhất
hai phần ba (2/3) số thành viên Hội đồng tham dự cuộc họp thẩm định, nhưng
không ít hơn năm mươi phần trăm (50%) số thành viên Hội đồng thẩm định, bỏ phiếu
đồng ý thông qua.
Dự án quy hoạch phải chỉnh sửa, bổ sung khi có ít
nhất một yêu cầu chỉnh sửa, bổ sung.
b) Dự án quy hoạch không được thông qua khi có trên
một phần ba (1/3) số thành viên Hội đồng thẩm định tham dự phiên họp thẩm định
bỏ phiếu không đồng ý thông qua.
Điều 25. Xử lý đối với dự án
quy hoạch sau phiên họp thẩm định
Trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày kết
thúc cuộc họp thẩm định dự án quy hoạch, Sở Kế hoạch và Đầu tư gửi văn bản kết
luận của Hội đồng thẩm định cho cơ quan lập quy hoạch và phối hợp với cơ quan lập
quy hoạch thực hiện một số nội dung sau:
1. Trường hợp dự án quy hoạch được thông qua
không có yêu cầu chỉnh sửa, bổ sung, Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với cơ quan
lập quy hoạch chuẩn bị hồ sơ trình phê duyệt quy hoạch.
2. Trường hợp dự án quy hoạch được thông qua
phải chỉnh sửa, bổ sung:
a) Sở Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm:
Tiếp nhận hồ sơ dự án quy hoạch đã chỉnh sửa, bổ
sung và gửi xin ý kiến thành viên Hội đồng thẩm định (nếu Hội đồng thẩm định
yêu cầu);
Nghiên cứu hồ sơ, tổng hợp ý kiến thành viên Hội đồng
thẩm định (nếu có) và lập báo cáo trình Chủ tịch Hội đồng thẩm định xem xét,
quyết định;
Trong trường hợp dự án quy hoạch chưa đáp ứng được
yêu cầu, Sở Kế hoạch và Đầu tư có văn bản yêu cầu cơ quan lập quy hoạch hoàn chỉnh
hồ sơ dự án quy hoạch.
b) Cơ quan lập quy hoạch có trách nhiệm:
Hoàn chỉnh hồ sơ dự án quy hoạch theo kết luận của
Hội đồng thẩm định;
Nộp hồ sơ dự án quy hoạch sau khi đã hoàn chỉnh cho
đơn vị thường trực thẩm định quy hoạch kèm theo văn bản giải trình về việc tiếp
thu ý kiến của Hội đồng thẩm định.
3. Trường hợp dự án quy hoạch không được
thông qua, cơ quan lập quy hoạch có trách nhiệm:
a) Nghiên cứu xây dựng lại quy hoạch;
b) Chịu mọi chi phí phát sinh trong quá trình lập
và thẩm định lại dự án quy hoạch.
Điều 26. Báo cáo thẩm định dự
án quy hoạch
1. Trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc, kể
từ khi nhận được hồ sơ dự án quy hoạch đã được cơ quan lập quy hoạch hoàn chỉnh
theo yêu cầu của Hội đồng thẩm định, Sở Kế hoạch và Đầu tư lập Báo cáo thẩm định
với những nội dung chính quy định, tại Phụ
lục IX và trình Chủ tịch Hội đồng thẩm định quy hoạch phê duyệt.
2. Đối với các dự án quy hoạch thuộc thẩm
quyền phê duyệt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố, Báo cáo thẩm định dự án
quy hoạch phải bao gồm cả ý kiến về các nội dung: Sự phù hợp về mục tiêu, công
trình trọng điểm, tính đồng bộ đối với quy mô, tiến độ, bước đi, thứ tự ưu tiên
và khả năng đáp ứng nguồn lực cho quy hoạch.
Điều 27. Lấy ý kiến của Bộ Kế
hoạch và Đầu tư đối với dự án quy hoạch trước khi trình phê duyệt
1. Dự án quy hoạch tổng thể phát triển kinh
tế - xã hội của Thành phố phải lấy ý kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Trên cơ sở
Báo cáo thẩm định, cơ quan lập quy hoạch chỉnh sửa nội dung cho phù hợp và hoàn
chỉnh hồ sơ trình Ủy ban nhân dân Thành phố gửi lấy ý kiến.
2. Nội dung lấy ý kiến bao gồm: Sự phù hợp về
mục tiêu, công trình trọng điểm, tính đồng bộ đối với quy mô, tiến độ, bước đi,
thứ tự ưu tiên và khả năng đáp ứng nguồn lực cho quy hoạch.
3. Hồ sơ gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư để xin ý
kiến bao gồm:
a) Văn bản gửi lấy ý kiến của Ủy ban nhân dân Thành
phố;
b) Báo cáo tổng hợp quy hoạch;
c) Hệ thống bản đồ, sơ đồ;
d) Báo cáo thẩm định dự án quy hoạch;
đ) Bản giải trình tiếp thu ý kiến của các cơ quan
liên quan đóng góp cho quy hoạch (có bản sao các văn bản đóng góp ý kiến gửi
kèm);
e) Dự thảo Quyết định phê duyệt quy hoạch (theo mẫu
quy định tại Phụ lục X).
Điều 28. Trình Hội đồng nhân
dân thành phố dự án Quy hoạch
1. Các dự án quy hoạch trước khi trình phê
duyệt phải trình Hội đồng nhân dân Thành phố xem xét quyết định bao gồm:
a) Dự án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã
hội của Thành phố (đã có ý kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư theo Điều 27 của Quy
định này).
b) Dự án quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực và sản
phẩm chủ yếu của Thành phố (đã có ý kiến của Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Báo cáo
thẩm định dự án quy hoạch theo Điều 26 của Quy định này).
2. Hồ sơ trình Hội đồng nhân dân Thành phố gồm:
a) Tờ trình của Ủy ban nhân dân Thành phố;
b) Báo cáo tổng hợp và báo cáo tóm tắt dự án quy hoạch;
c) Hệ thống bản đồ;
d) Báo cáo thẩm định dự án quy hoạch;
đ) Dự thảo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân Thành
phố về phê duyệt dự án quy hoạch.
3. Trường hợp dự án quy hoạch không được
thông qua thực hiện theo quy định tại Khoản 3 Điều 25 của Quy định này.
Điều 29. Trình, phê duyệt quy
hoạch
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố phê
duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của huyện; quy hoạch phát
triển ngành, lĩnh vực, sản phẩm chủ yếu của Thành phố.
2. Trách nhiệm trình phê duyệt quy hoạch:
a) Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của
Thành phố do Ủy ban nhân dân Thành phố trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;
b) Quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực và sản phẩm
chủ yếu của Thành phố, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của huyện
do Sở Kế hoạch và Đầu tư trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt.
3. Hồ sơ trình, phê duyệt dự án quy hoạch gồm:
a) Tờ trình đề nghị phê duyệt quy hoạch;
b) Báo cáo tổng hợp và báo cáo tóm tắt quy hoạch đã
được hoàn thiện, được in trên giấy khổ A4, đóng quyển, trang phụ bìa có chữ ký
và con dấu của Thủ trưởng cơ quan lập quy hoạch và tổ chức tư vấn lập quy hoạch
(nếu có);
c) Hệ thống bản đồ, sơ đồ theo quy định;
d) Báo cáo kết quả thẩm định báo cáo Đánh giá Môi
trường Chiến lược (nếu có);
đ) Báo cáo thẩm định dự án quy hoạch;
e) Văn bản của Bộ Kế hoạch và Đầu tư theo Điều 27 của
Quy định này;
g) Nghị quyết của Hội đồng nhân dân thành phố về dự
án quy hoạch theo Điều 28 của Quy định này;
h) Dự thảo Quyết định phê duyệt quy hoạch tổng thể
phát triển kinh tế - xã hội của thành phố (theo mẫu quy định tại Phụ lục X); quy hoạch phát triển
ngành, lĩnh vực, sản phẩm chủ yếu, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
của huyện (theo mẫu quy định tại Phụ
lục XI).
Chương V
ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH
Điều 30. Các trường hợp điều
chỉnh quy hoạch
Quy hoạch được điều chỉnh trong các trường hợp sau:
1. Có sự điều chỉnh về chiến lược phát triển
kinh tế - xã hội cả nước, quy hoạch tổng thể ở cấp cao hơn hoặc có sự thay đổi,
điều chỉnh địa giới hành chính làm ảnh hưởng lớn đến tính chất, chức năng, quy
mô của lãnh thổ lập quy hoạch;
2. Hình thành các dự án trọng điểm có ý
nghĩa quốc gia làm ảnh hưởng lớn đến sử dụng đất, môi trường, bố trí các công
trình kết cấu hạ tầng;
3. Việc triển khai thực hiện quy hoạch gây ảnh
hưởng xấu đến sự phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, an sinh xã hội
và môi trường sinh thái, di sản văn hóa được xác định thông qua rà soát, đánh
giá thực hiện quy hoạch và ý kiến cộng đồng;
4. Có sự biến động về điều kiện khí hậu, địa
chất, thủy văn, quốc phòng, an ninh có ảnh hưởng tới mục tiêu, định hướng phát
triển của ngành, lĩnh vực, địa phương;
5. Theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ đối
với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố, theo yêu cầu
của Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố đối với quy hoạch phát triển ngành, lĩnh
vực, sản phẩm chủ yếu của Thành phố, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã
hội của 5 huyện.
Điều 31. Các hình thức điều chỉnh
quy hoạch
1. Điều chỉnh toàn diện quy hoạch:
a) Điều chỉnh toàn diện quy hoạch được tiến hành
khi mục tiêu và phương hướng phát triển thay đổi. Thời hạn xem xét điều chỉnh
toàn diện quy hoạch định kỳ năm (05) năm một lần, trừ trường hợp đặc biệt phải
điều chỉnh quy hoạch theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ hoặc của Chủ tịch Ủy
ban nhân dân Thành phố.
b) Điều chỉnh toàn diện quy hoạch phải bảo đảm đáp
úng được yêu cầu thực tế, phù hợp với xu thế phát triển kinh tế - xã hội và
tính liên kết, đồng bộ với các quy hoạch có liên quan; bảo đảm tính kế thừa,
không ảnh hưởng lớn đến các dự án đầu tư phát triển đang triển khai.
2. Điều chỉnh cục bộ quy hoạch:
a) Điều chỉnh cục bộ quy hoạch được tiến hành khi nội
dung dự kiến điều chỉnh không ảnh hưởng đến mục tiêu và phương hướng phát triển,
nội dung và phương án tổ chức thực hiện quy hoạch phát triển đã được phê duyệt;
b) Điều chỉnh cục bộ quy hoạch phải xác định rõ phạm
vi, mức độ, nội dung điều chỉnh; bảo đảm tính liên tục, đồng bộ của quy hoạch,
tính liên kết với các quy hoạch khác có liên quan, làm rõ các nguyên nhân dẫn đến
việc phải điều chỉnh; hiệu quả kinh tế - xã hội - môi trường của việc điều chỉnh;
các giải pháp khắc phục những phát sinh do điều chỉnh quy hoạch gây ra.
Điều 32. Đề xuất điều chỉnh
quy hoạch
1. Thẩm quyền đề xuất điều chỉnh:
a) Ủy ban nhân dân Thành phố đề xuất Thủ tướng
Chính phủ điều chỉnh đối với dự án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
của Thành phố.
b) Các sở, ngành, Ủy ban nhân dân của 5 huyện đề xuất
Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố điều chỉnh đối với các dự án quy hoạch phát
triển ngành, lĩnh vực, sản phẩm chủ yếu của Thành phố, quy hoạch tổng thể phát
triển kinh tế - xã hội của huyện.
2. Nội dung đề xuất điều chỉnh bao gồm:
a) Lý do điều chỉnh quy hoạch;
b) Dự kiến nội dung điều chỉnh;
c) Dự toán kinh phí thực hiện điều chỉnh quy hoạch.
3. Chấp thuận đề xuất điều chỉnh quy hoạch:
Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố xem xét, quyết định cho phép việc điều chỉnh
quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, sản phẩm chủ yếu của Thành phố và quy hoạch
tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của 5 huyện. Việc chấp thuận cho phép điều
chỉnh quy hoạch được thông báo bằng văn bản.
Điều 33. Thực hiện điều chỉnh
toàn diện quy hoạch
1. Trình tự điều chỉnh toàn diện dự án quy
hoạch được thực hiện như một dự án quy hoạch mới tại Quy định này.
2. Cơ quan lập quy hoạch phải lập báo cáo rà
soát, đánh giá việc thực hiện quy hoạch đã được phê duyệt, làm cơ sở cho việc
điều chỉnh quy hoạch.
Điều 34. Thẩm định điều chỉnh
cục bộ quy hoạch
1. Cơ quan lập quy hoạch gửi hồ sơ điều chỉnh
cục bộ quy hoạch tới Sở Kế hoạch và Đầu tư để tổ chức lấy ý kiến thẩm định của
các cơ quan liên quan.
2. Hồ sơ xin ý kiến thẩm định điều chỉnh cục
bộ quy hoạch gồm:
a) Văn bản chấp thuận cho phép điều chỉnh quy hoạch
theo Khoản 3, Điều 32 của Quy định này;
b) Dự thảo tờ trình phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy
hoạch;
c) Báo cáo thuyết minh điều chỉnh cục bộ quy hoạch;
d) Hệ thống bản đồ, sơ đồ minh họa việc điều chỉnh quy
hoạch.
3. Tổng hợp ý kiến và hoàn chỉnh quy hoạch
điều chỉnh cục bộ: Sở Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm tổng hợp ý kiến đóng
góp và phối hợp với cơ quan lập quy hoạch hoàn chỉnh hồ sơ điều chỉnh cục bộ
quy hoạch.
Điều 35. Trình, phê duyệt điều
chỉnh cục bộ quy hoạch
1. Thẩm quyền phê duyệt điều chỉnh cục bộ
quy hoạch: Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy
hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, sản phẩm chủ yếu của Thành phố và quy hoạch tổng
thể phát triển kinh tế - xã hội của 5 huyện.
2. Trách nhiệm trình phê duyệt điều chỉnh cục
bộ quy hoạch:
a) Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của
Thành phố do Ủy ban nhân dân Thành phố trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;
b) Quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, sản phẩm
chủ yếu của Thành phố, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của huyện
do Sở Kế hoạch và Đầu tư trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt.
3. Hồ sơ đề nghị phê duyệt điều chỉnh cục bộ
quy hoạch:
a) Tờ trình đề nghị phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy
hoạch;
b) Báo cáo thuyết minh điều chỉnh cục bộ quy hoạch
đã được hoàn thiện, được in trên giấy khổ A4, đóng quyển, trang phụ bìa có chữ
ký và con dấu của Thủ trưởng Cơ quan trình phê duyệt, quy hoạch và tổ chức tư vấn
lập quy hoạch (nếu có);
c) Hệ thống bản đồ, sơ đồ minh họa việc điều chỉnh
quy hoạch;
d) Giải trình về việc tiếp thu ý kiến của các cơ
quan có liên quan (có bản sao các văn bản đóng góp ý kiến gửi kèm);
đ) Nghị quyết của Hội đồng nhân dân Thành phố theo
Điều 28 của Quy định;
e) Dự thảo Quyết định phê duyệt điều chỉnh cục bộ
quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố (theo mẫu quy định
tại Phụ lục XII); quy hoạch phát
triển ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu của Thành phố và quy hoạch tổng thể
phát triển kinh tế - xã hội của huyện (theo mẫu quy định tại Phụ lục XIII).
Chương VI
CÔNG BỐ QUY HOẠCH
Điều 36. Các hình thức công bố
quy hoạch
Việc công bố công khai quy hoạch (trừ quy hoạch có
nội dung bí mật không được công bố theo quy định của pháp luật) được thực hiện
theo một hoặc một số hình thức như sau:
1. Tổ chức hội nghị, hội thảo, họp báo công
bố quy hoạch có sự tham gia của đại diện các tổ chức, cơ quan có liên quan, Mặt
trận Tổ quốc, đại diện nhân dân, các cơ quan thông tấn báo chí.
2. Thông báo trên các phương tiện thông tin
đại chúng như phát thanh, truyền hình, báo chí, các website chính thức của các
cơ quan quản lý quy hoạch.
3. In ấn dưới hình thức sách hoặc đĩa để
phát hành rộng rãi nội dung Quy hoạch và hệ thống các bản đồ quy hoạch, các quy
định về quản lý triển khai quy hoạch (nếu có).
Điều 37. Nội dung công bố quy
hoạch
Nội dung công bố, công khai dự án quy hoạch tổng thể
phát triển kinh tế - xã hội, bao gồm:
1. Văn bản quyết định phê duyệt quy hoạch;
2. Các bản đồ quy hoạch;
3. Danh mục các dự án ưu tiên đầu tư (tên dự
án, vị trí xây dựng; quy mô/công suất; dự kiến tiến độ...).
Chương VII
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 38. Tổ chức thực hiện
1. Những dự án quy hoạch đã được Chủ tịch Ủy
ban nhân dân Thành phố phê duyệt đề cương, nhiệm vụ quy hoạch và dự toán kinh
phí trước ngày 15 tháng 12 năm 2013 tiếp tục thực hiện theo các hướng dẫn trước
đây.
2. Những dự án quy hoạch chưa được Chủ tịch Ủy
ban nhân dân Thành phố phê duyệt đề cương, nhiệm vụ quy hoạch và dự toán kinh
phí từ thời điểm ngày 15 tháng 12 năm 2013 trở về sau thực hiện theo hướng dẫn
tại Quy định này.
3. Cục Thống kê Thành phố có trách nhiệm hướng
dẫn việc áp dụng công thức tính Chỉ số giá tiêu dùng tại thời điểm tính toán so
với tháng 02 năm 2012 quy định tại Phụ
lục II.
4. Các sở - ngành, Ủy ban nhân dân của 5 huyện
và các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm tổ chức triển khai công tác quy hoạch
thuộc phạm vi quản lý của mình theo Quy định này.
5. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó
khăn, vướng mắc, đề nghị các đơn vị phản ánh về Sở Kế hoạch và Đầu tư để được
hướng dẫn. Nếu vượt quá thẩm quyền, Sở Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm báo
cáo, đề xuất Ủy ban nhân dân Thành phố xem xét, quyết định./.
PHỤ LỤC I
MẪU QUYẾT ĐỊNH PHÊ DUYỆT ĐỀ CƯƠNG, NHIỆM VỤ QUY HOẠCH
VÀ DỰ TOÁN KINH PHÍ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 34/2015/QĐ-UBND ngày 10 tháng 7 năm
2015 của Ủy ban nhân dân Thành phố)
ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
------------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: /QĐ-UBND
|
Thành phố Hồ Chí
Minh, ngày … tháng … năm (1)
|
QUYẾT
ĐỊNH
Phê
duyệt đề cương, nhiệm vụ quy hoạch và dự toán kinh phí dự án quy hoạch...(2)...
CHỦ
TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân
và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP
ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng
thể phát triển kinh tế - xã hội;
Căn cứ Nghị định số 04/2008/NĐ-CP
ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định
số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy
hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
Căn cứ Quyết định số 10/2007/QĐ-TTg
ngày 23 tháng 01 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành hệ thống ngành
kinh tế của Việt Nam;
Căn cứ Thông tư số 24/2008/TT-BTC
ngày 14 tháng 3 năm 2008 của Bộ Tài chính về hướng dẫn quản lý, sử dụng và
thanh quyết toán kinh phí sự nghiệp kinh tế thực hiện các nhiệm vụ, dự án quy
hoạch;
Căn cứ Thông tư số 01/2012/TT-BKHĐT
ngày 09 tháng 02 năm 2012 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn xác định định mức
chi phí cho lập, thẩm định và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế -
xã hội; quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu;
Căn cứ Thông tư số 05/2013/TT-BKHĐT
ngày 31 tháng 10 năm 2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về hướng dẫn tổ chức lập,
thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh
tế - xã hội; quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu;
Căn cứ Quyết định số .../2015/QĐ-UBND
ngày tháng 7 năm 2015 của Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành
Quy định về hướng dẫn tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và định mức
chi phí lập, thẩm định, công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội,
quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu trên địa bàn Thành phố
Hồ Chí Minh;
Căn cứ kết quả thẩm định đề cương,
nhiệm vụ quy hoạch và dự toán kinh phí của quy hoạch ... (2);
Xét đề nghị của ... (3),
QUYẾT
ĐỊNH:
Điều 1.
Phê duyệt đề cương, nhiệm vụ quy hoạch và dự toán kinh phí dự án quy hoạch với
các nội dung chủ yếu sau:
1. Tên dự
án quy hoạch: ... (2) ...
2. Cơ
quan lập quy hoạch: ...
3. Mục
tiêu, yêu cầu của dự án quy hoạch:....
4. Phạm
vi, thời kỳ lập quy hoạch:
5. Nhiệm
vụ của dự án quy hoạch:
6. Sản phẩm
của dự án quy hoạch ... (báo cáo tổng hợp, báo cáo chuyên đề, hệ thống bản đồ
...).
7. Dự
toán kinh phí thực hiện:... (bằng số và chữ).
8. Tiến độ
thực hiện: ...
(Đề cương, nhiệm vụ quy hoạch và dự
toán kinh phí gửi kèm)
Điều 2.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3.
Trách nhiệm của các cơ quan, liên quan thi hành quyết định./.
Nơi nhận:
- ………;
- ………;
- Lưu:
|
CHỦ TỊCH
(Ký tên, đóng dấu)
|
Ghi chú:
(1) Năm phê duyệt đề cương, nhiệm vụ
quy hoạch và dự toán kinh phí.
(2) Tên quy hoạch.
(3) Cơ quan lập quy hoạch (trình phê
duyệt đề cương, nhiệm vụ và dự toán kinh phí).
PHỤ LỤC II
XÁC ĐỊNH CHỈ SỐ GIÁ TIÊU DÙNG TẠI THỜI
ĐIỂM TÍNH TOÁN SO VỚI THÁNG 02 NĂM 2012
(Ban hành kèm theo Quyết định số 34/2015/QĐ-UBND ngày 10 tháng 7 năm 2015 của
Ủy ban nhân dân Thành phố)
Chỉ số giá tiêu dùng tại thời điểm
tính toán (tháng t, năm n) so với tháng 2 năm 2012 (thời điểm Thông tư số
01/2012/TT-BKH có hiệu lực) được tính bằng phương pháp nhân liên hoàn chỉ số
giá tiêu dùng từng tháng so với tháng trước như sau:
CPItháng t năm n so với tháng
2/2012 = CPItháng 3 năm 2012 so với tháng trước x CPItháng
4 năm 2012 so với tháng trước… x CPItháng 12 năm 2012 so với tháng
trước x CPItháng 1 năm 2013 so với tháng trước… x CPItháng
t năm n so với tháng trước.
Trong đó:
CPI tháng t năm n so với tháng
2/2012: Chỉ số giá tiêu dùng tháng t năm n tại thời điểm lập dự toán so với
tháng 2 năm 2012.
PHỤ LỤC III
HỆ SỐ KHÁC BIỆT GIỮA CÁC QUY HOẠCH
PHÁT TRIỂN NGÀNH, LĨNH VỰC VÀ SẢN PHẨM CHỦ YẾU
(Ban hành kèm theo Quyết định số 34/2015/QĐ-UBND ngày 10 tháng 7 năm 2015 của
Ủy ban nhân dân Thành phố)
TT
|
Tên ngành, lĩnh
vực và sản phẩm
|
Qn
|
I
|
Kết cấu hạ tầng
|
|
1
|
Kết cấu hạ tầng giao thông
|
|
1.1
|
Hệ thống Hạ tầng giao thông chung
|
0.35
|
1.2
|
Hệ thống Đường bộ
|
0.25
|
1.3
|
Hệ thống Đường sắt
|
0.25
|
1.4
|
Hệ thống Cảng sông
|
0.25
|
1.5
|
Hệ thống Cảng biển
|
0.25
|
1.6
|
Hệ thống Cảng hàng không và sân bay
|
0.20
|
2
|
Kết cấu hạ tầng năng lượng
|
|
2.1
|
Hệ thống hạ tầng năng lượng chung
|
0.35
|
2.2
|
Mạng cung ứng điện (nhà máy phát điện; mạng lưới
truyền tải điện; trạm biến áp; phân phối điện địa phương)
|
0.35
|
2.3
|
Hệ thống cung ứng khí đốt
|
0.25
|
2.4
|
Hệ thống cung ứng xăng, dầu
|
0.25
|
2.5
|
Khai thác, chế biến than
|
0.25
|
3
|
Kết cấu hạ tầng quản lý nước
|
|
3.1
|
Hệ thống dự trữ nước ngọt cấp vùng
|
0.20
|
3.2
|
Hệ thống kiểm soát lũ lụt
|
0.20
|
3.3
|
Hệ thống tưới tiêu
|
0.20
|
3.4
|
Hệ thống thoát nước
|
0.20
|
4
|
Kết cấu hạ tầng thông tin và truyền thông
|
|
4.1
|
Hạ tầng viễn thông
|
0.20
|
4.2
|
Hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động
|
0.20
|
4.3
|
Hệ thống bưu cục
|
0.18
|
4.4
|
Hệ thống mạng điện thoại cố định
|
0.16
|
4.5
|
Hệ thống mạng điện thoại di động
|
0.16
|
4.6
|
Hệ thống phát thanh và truyền hình
|
0.14
|
4.7
|
Hệ thống truyền hình
|
0.12
|
4.8
|
Hệ thống mạng Internet
|
0.12
|
5
|
Kết cấu hạ tầng xử lý chất thải rắn; chất
thải nguy hại
|
0.15
|
6
|
Hệ thống quan trắc và đo lường địa cầu
|
|
6.1
|
Hệ thống quan trắc thời tiết
|
0.10
|
6.2
|
Hệ thống quan trắc thủy triều
|
0.10
|
6.3
|
Hệ thống quan trắc địa chấn
|
0.10
|
7
|
Kết cấu hạ tầng tài chính
|
0.10
|
8
|
Kết cấu hạ tầng sản xuất
|
|
8.1
|
Hệ thống các khu công nghiệp; hệ thống các khu
kinh tế; khu chế xuất; Khu Công nghệ cao; Cụm Công nghiệp
|
0.30
|
8.2
|
Các mỏ đang khai thác và nhà máy chế biến quặng
|
0.13
|
8.3
|
Khu vực canh tác nông nghiệp, rừng, thủy hải sản
|
0.20
|
9
|
Kết cấu hạ tầng xã hội
|
|
9.1
|
Hệ thống chăm sóc sức khỏe (bệnh viện và bảo hiểm
y tế; hệ thống y tế cộng đồng và phòng dịch)
|
0.15
|
9.2
|
Hệ thống hạ tầng giáo dục đào tạo (trường phổ thông;
trường dạy nghề; trường trung cấp; trường cao đẳng; trường đại học; học viện)
|
0.15
|
9.3
|
Mạng lưới cơ sở dạy nghề
|
0.15
|
9.4
|
Hệ thống phúc lợi xã hội quốc gia
|
0.10
|
9.5
|
Hoạt động bảo trợ xã hội
|
0.10
|
9.6
|
Hệ thống tổ chức hoạt động giới thiệu việc làm
|
0.10
|
II
|
Sản xuất kinh doanh
|
|
1
|
Công nghiệp
|
0.31
|
1.1
|
Sản xuất điện
|
0.30
|
1.2
|
Cơ khí chế tạo
|
0.18
|
1.3
|
Luyện kim
|
0.15
|
1.4
|
Hóa chất
|
0.15
|
1.4.1
|
Phân bón
|
0.10
|
1.5
|
Dược
|
0.10
|
1.6
|
Rượu
|
0.12
|
1.7
|
Bia
|
0.12
|
1.8
|
Sữa, sản phẩm dinh dưỡng có sữa
|
0.10
|
1.9
|
Dệt may
|
0.12
|
1.10
|
Da giày
|
0.10
|
1.11
|
Hương liệu - mỹ phẩm
|
0.10
|
1.12
|
Sành sứ, thủy tinh
|
0.10
|
1.13
|
Vật liệu xây dựng
|
0.12
|
1.14
|
Cơ sở kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng
|
0.15
|
2
|
Nông nghiệp
|
0.30
|
2.1
|
Trồng trọt
|
0.17
|
2.2
|
Chăn nuôi
|
0.12
|
3
|
Thủy, hải sản
|
0.15
|
4
|
Lâm nghiệp
|
0.13
|
5
|
Thương mại
|
0.15
|
6
|
Vận tải
|
0.15
|
7
|
Du lịch
|
0.15
|
8
|
Karaoke, vũ trường
|
0.10
|
9
|
Dịch vụ xoa bóp
|
0.15
|
10
|
Y tế
|
0.15
|
11
|
Tài chính
|
0.10
|
12
|
Ngân hàng
|
0.10
|
13
|
Văn hóa
|
0.13
|
14
|
Báo chí, xuất bản
|
0.10
|
15
|
Quảng cáo
|
0.08
|
16
|
Thông tin - truyền thông
|
0.15
|
17
|
Công nghiệp công nghệ thông tin
|
0.13
|
18
|
Công nghệ thông tin
|
0.13
|
19
|
Tư pháp
|
0.08
|
20
|
Phòng cháy chữa cháy
|
0.08
|
21
|
Quốc phòng - An ninh
|
0.08
|
22
|
Thể dục thể thao
|
0.10
|
23
|
Khoa học - Công nghệ
|
0.08
|
24
|
Tài nguyên và môi trường
|
0.12
|
25
|
Giáo dục và đào tạo
|
0.15
|
III
|
Đối với các quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực
không nằm trong phụ lục, tùy theo từng thời kỳ sẽ do Chủ tịch Ủy ban nhân dân
Thành phố quyết định
|
|
IV
|
Sản phẩm chủ yếu (theo quyết định ban hành
danh mục cho từng thời kỳ phát triển kinh tế - xã hội)
|
0.10
|
PHỤ LỤC IV
SỐ LƯỢNG THÀNH VIÊN TỐI THIỂU, THÀNH PHẦN, CƠ CẤU CỦA
HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN QUY HOẠCH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 34/2015/QĐ-UBND ngày 10 tháng 7 năm 2015 của
Ủy ban nhân dân Thành phố)
Loại quy hoạch
|
Số lượng
thành viên tối thiểu
|
Thành phần
tham gia
|
Cơ cấu
|
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của
Thành phố
|
Mười một (11)
|
- Đại diện của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và Bộ Kế
hoạch và Đầu tư.
- Lãnh đạo các sở, ngành của Thành phố.
- Lãnh đạo Ủy ban nhân dân quận huyện.
- Đại diện một số hội nghề nghiệp có liên quan và
chuyên gia quy hoạch.
|
- Chủ tịch Hội đồng: Chủ tịch Ủy ban nhân dân
Thành phố;
- Hai (02) ủy viên phản biện là chuyên gia trong
lĩnh vực kinh tế, khoa học, môi trường và có kinh nghiệm trong công tác quy
hoạch với ít nhất bốn (04) năm kinh nghiệm nếu có bằng đại học; hai (02) năm
kinh nghiệm nếu có bằng thạc sỹ; một (01) năm nếu có bằng tiến sỹ;
- Một (01) Ủy viên thường trực Hội đồng là lãnh đạo
Sở Kế hoạch và Đầu tư;
- Một (01) Ủy viên Hội đồng là lãnh đạo Sở Tài
chính;
- Các ủy viên Hội đồng.
|
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của
5 huyện
|
Chín (09)
|
- Đại diện của Bộ Công an và Bộ Tư lệnh Quân khu
7.
- Đại diện một số sở, ngành của Thành phố (Lãnh đạo
cấp Phòng trở lên).
- Đại diện lãnh đạo một số phòng ban chức năng của
huyện.
- Đại diện một số hội nghề nghiệp có liên quan và
chuyên gia quy hoạch.
|
- Chủ tịch Hội đồng: Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân
Thành phố;
- Hai (02) ủy viên phản biện là chuyên gia trong
lĩnh vực kinh tế, khoa học, môi trường và có kinh nghiệm
- Một (01) Ủy viên thường trực Hội đồng là lãnh đạo
Sở Kế hoạch và Đầu tư;
- Một (01) Ủy viên Hội đồng là Lãnh đạo Sở Tài
chính;
- Các ủy viên Hội đồng.
|
Quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực và sản phẩm
chủ yếu của Thành phố
|
Chín (09)
|
- Đại diện của Bộ Công an và Bộ Tư lệnh Quân khu
7. (Đối với những quy hoạch liên quan đến quốc phòng, an ninh).
- Đại diện một số sở, ngành chức năng liên quan của
Thành phố.
- Đại diện Ủy ban nhân dân quận huyện (tùy thuộc
vào tầm quan trọng của dự án quy hoạch, không nhất thiết phải có đầy đủ đại
diện các quận huyện trên địa bàn Thành phố).
- Đại diện một số hội nghề nghiệp có liên quan và
chuyên gia am hiểu lĩnh vực có liên quan.
|
- Chủ tịch Hội đồng: Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân
Thành phố;
- Tối thiểu hai (02) ủy viên phản biện, có trình
độ đại học trở lên về chuyên môn có liên quan đến ngành, lĩnh vực, sản phẩm
được quy hoạch và có kinh nghiệm trong công tác quy hoạch với ít nhất ba (03)
năm kinh nghiệm nếu có bằng đại học; hai (02) năm kinh nghiệm nếu có bằng thạc
sỹ; một (01) năm nếu có bằng tiến sỹ;
- Một (01) ủy viên thường trực Hội đồng là lãnh đạo
Sở Kế hoạch và Đầu tư;
- Một (01) ủy viên Hội đồng là lãnh đạo Sở Tài
chính;
- Các ủy viên Hội đồng.
|
PHỤ LỤC V
MẪU QUYẾT ĐỊNH THÀNH LẬP HỘI ĐỒNG THẨM
ĐỊNH DỰ ÁN QUY HOẠCH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 34/2015/QĐ-UBND ngày 10 tháng 7 năm 2015 của
Ủy ban nhân dân Thành phố)
ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
------------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
/QĐ-UBND
|
Thành phố Hồ Chí
Minh, ngày … tháng … năm (1)
|
QUYẾT
ĐỊNH
Về
việc thành lập hội đồng thẩm định dự án quy hoạch ... (2) ...
CHỦ
TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân
và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP
ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng
thể phát triển kinh tế - xã hội;
Căn cứ Nghị định số 04/2008/NĐ-CP
ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị
định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt
và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
Căn cứ Quyết định số 10/2007/QĐ-TTg
ngày 23 tháng 01 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành hệ thống ngành
kinh tế của Việt Nam;
Căn cứ Quyết định số 13/2012/QĐ-TTg
ngày 23 tháng 02 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Quy chế kết hợp
kinh tế - xã hội với quốc phòng trong khu vực phòng thủ;
Căn cứ Thông tư số 24/2008/TT-BTC
ngày 14 tháng 3 năm 2008 của Bộ Tài chính về hướng dẫn quản lý, sử dụng và
thanh quyết toán kinh phí sự nghiệp kinh tế thực hiện các nhiệm vụ, dự án quy
hoạch;
Căn cứ Thông tư số 01/2012/TT-BKHĐT
ngày 09 tháng 02 năm 2012 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn xác định định mức
chi phí cho lập, thẩm định và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế -
xã hội; quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu;
Căn cứ Thông tư số 05/2013/TT-BKHĐT
ngày 31 tháng 10 năm 2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về hướng dẫn tổ chức lập,
thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh
tế - xã hội; quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu;
Căn cứ Quyết định số
/2015/QĐ-UBND ngày tháng năm 2015 của Ủy ban nhân
dân Thành phố ban hành Quy định về hướng dẫn tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt,
điều chỉnh và định mức chi phí lập, thẩm định, công bố quy hoạch tổng thể phát
triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu
trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh;
Xét đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư
tại Công văn số .../SKHĐT-... ngày...tháng...năm...(1)... về thành lập Hội đồng
thẩm định dự án quy hoạch... (2)...,
QUYẾT
ĐỊNH:
Điều 1.
Thành lập Hội đồng thẩm định quy hoạch ... (2)... gồm các Ông (Bà) có tên dưới
đây (ghi rõ họ tên, cơ quan công tác, chức vụ, chức danh trong Hội đồng)
Điều 2.
Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng.
Điều 3.
Kinh phí hoạt động.
Điều 4. Hội
đồng thẩm định quy hoạch ... (2) ... làm việc theo chế độ kiêm nhiệm và tự giải
thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ..
Điều 5.
Trách nhiệm của các cơ quan, liên quan thi hành quyết định./.
Nơi nhận:
- ………;
- ………;
- Lưu:
|
CHỦ TỊCH
(Ký tên, đóng dấu)
|
Ghi chú:
(1) Năm thành lập Hội đồng thẩm định.
(2) Tên dự án quy hoạch.
PHỤ LỤC VI
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN QUY
HOẠCH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 34/2015/QĐ-UBND ngày 10 tháng 7 năm 2015 của
Ủy ban nhân dân Thành phố)
Kế hoạch tổ chức thẩm định dự án quy
hoạch gồm các nội dung như sau:
1. Về chuẩn
bị đầy đủ hồ sơ cho phiên họp chính thức của Hội đồng thẩm định.
2. Về các
hoạt động cần triển khai thực hiện trước phiên họp chính thức của Hội đồng thẩm
định.
3. Về điều
kiện tiến hành phiên họp chính thức của Hội đồng thẩm định.
4. Về
kinh phí hoạt động của Hội đồng thẩm định.
PHỤ LỤC VII
CHƯƠNG TRÌNH HỌP THẨM ĐỊNH DỰ ÁN QUY
HOẠCH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 34/2015/QĐ-UBND ngày 10 tháng 7 năm 2015 của
Ủy ban nhân dân Thành phố)
Cuộc họp thẩm định dự án quy hoạch được
tiến hành theo các bước chủ yếu như sau:
1. Chủ tịch
Hội đồng thẩm định khai mạc cuộc họp.
2. Ủy
viên thường trực Hội đồng thẩm định đọc quyết định thành lập Hội đồng thẩm định,
giới thiệu thành phần tham dự và báo cáo tóm tắt ý kiến của đơn vị thường trực
thẩm định quy hoạch về hồ sơ dự án quy hoạch.
3. Các
thành viên Hội đồng thẩm định và các đại biểu tham dự phiên họp nêu ý kiến về
thành phần Hội đồng và hồ sơ dự án.
4. Đại diện
có thẩm quyền của cơ quan lập quy hoạch hoặc tổ chức tư vấn được cơ quan lập
quy hoạch ủy quyền trình bày tóm tắt nội dung dự án quy hoạch.
5. Các ủy
viên phản biện trình bày bản nhận xét, đánh giá về dự án quy hoạch.
6. Các ủy
viên Hội đồng thẩm định và các đại biểu tham dự phiên họp đóng góp ý kiến về nội
dung quy hoạch.
7. Ủy
viên thường trực hội đồng đọc bản nhận xét của các ủy viên vắng mặt; Báo cáo kết
quả thẩm định Đánh giá Môi trường Chiến lược (ĐMC) (đối với quy hoạch tổng thể
phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố); Báo cáo tổng hợp ý kiến của các cơ
quan, đơn vị có liên quan và ý kiến tham luận tại các hội nghị, hội thảo lấy ý
kiến thẩm định (nếu có).
8. Đại diện
cơ quan lập quy hoạch hoặc tổ chức tư vấn có ý kiến giải trình.
9. Hội đồng
thẩm định bỏ phiếu đánh giá dự án quy hoạch (Ủy viên thường trực Hội đồng thẩm định
phát Phiếu đánh giá dự án quy hoạch theo mẫu tại Phụ lục VIII với số lượng phiếu
bằng số thành viên Hội đồng thẩm định tham dự họp thẩm định).
10. Hội đồng
thông qua các văn bản:
a) Biên bản họp thẩm định dự án quy
hoạch;
b) Biên bản kiểm phiếu đánh giá dự án
quy hoạch của Hội đồng thẩm định;
c) Kết luận của Hội đồng thẩm định.
11. Chủ tịch
Hội đồng tuyên bố kết thúc phiên họp.
PHỤ LỤC VIII
MẪU PHIẾU ĐÁNH GIÁ CỦA THÀNH VIÊN HỘI
ĐỒNG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN QUY HOẠCH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 34/2015/QĐ-UBND ngày 10 tháng 7 năm 2015 của
Ủy ban nhân dân Thành phố)
UBND THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH
------------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH
DỰ ÁN QUY HOẠCH …(2)…
|
Thành phố Hồ Chí Minh,
ngày tháng năm 20...(1)
|
PHIẾU
ĐÁNH GIÁ
Của
thành viên Hội đồng thẩm định Dự án quy hoạch ...(2) ...
Họ và tên người đánh giá:
Chức vụ:
Chức danh trong Hội đồng:……………………………….
(theo Quyết định thành lập Hội đồng thẩm định dự án quy hoạch ... (2)… số
ngày tháng
năm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố)
Ý KIẾN BIỂU QUYẾT ĐÁNH GIÁ
1. Nhất
trí thông qua dự án quy hoạch không cần chỉnh sửa bổ sung: □
2. Thông
qua dự án quy hoạch với điều kiện phải chỉnh sửa, bổ sung: □
Các yêu cầu chỉnh sửa, bổ sung:
.......................................................................................................................................
3. Không
thông qua dự án quy hoạch: □
Lý do không thông qua:.....................................................................................................
4. Kiến nghị đối với các cơ quan có liên
quan, đơn vị tư vấn lập quy hoạch, đơn vị thường trực thẩm định quy hoạch và
Người phê duyệt quy hoạch (nếu có):...........................................................................................
Ghi chú:
(1) Năm họp thẩm định dự án quy hoạch.
(2) Tên dự án quy hoạch.
|
NGƯỜI BIỂU QUYẾT
ĐÁNH GIÁ
(Ký và ghi rõ họ tên)
|
PHỤ LỤC IX
NỘI DUNG CHÍNH CỦA BÁO CÁO THẨM ĐỊNH
DỰ ÁN QUY HOẠCH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 34/2015/QĐ-UBND ngày 10 tháng 7 năm 2015 của
Ủy ban nhân dân Thành phố)
Báo cáo thẩm định dự án quy hoạch bao
gồm những nội dung chủ yếu sau:
Phần chung: Giới thiệu tóm tắt về căn
cứ thẩm định quy hoạch và quá trình triển khai công tác thẩm định.
I. Tính
pháp lý của hồ sơ quy hoạch
1. Nhận
xét về hồ sơ trình thẩm định quy hoạch
2. Tính
pháp lý của hồ sơ quy hoạch
II. Tóm tắt
ý kiến thẩm định của các cơ quan, đơn vị có liên quan
III. Tóm
tắt nội dung của quy hoạch
IV. Nhận
xét, đánh giá của Hội đồng thẩm định
1. Về cơ
sở pháp lý, cơ sở khoa học, độ tin cậy của các số liệu sử dụng để lập quy hoạch.
2. Sự phù
hợp của quy hoạch với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội cả nước, các quy
hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội các cấp và quy hoạch phát triển các
ngành và lĩnh vực có liên quan.
3. Về các
mục tiêu, chỉ tiêu chủ yếu của quy hoạch.
4. Tính
thống nhất của quy hoạch với các quy hoạch khác liên quan.
5. Về các
giải pháp thực hiện quy hoạch.
6. Về các
chương trình và dự án ưu tiên đầu tư.
V. Các kiến
nghị, đề xuất.
VI. Ý kiến
của Sở Kế hoạch và Đầu tư về sự phù hợp về mục tiêu, công trình trọng điểm, tính
đồng bộ đối với quy mô, tiến độ, bước đi, thứ tự ưu tiên và khả năng đáp ứng
nguồn lực cho quy hoạch.
PHỤ LỤC X
MẪU QUYẾT ĐỊNH PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 34/2015/QĐ-UBND ngày 10 tháng 7 năm 2015 của
Ủy ban nhân dân Thành phố)
THỦ TƯỚNG CHÍNH
PHỦ
------------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
/QĐ-TTg
|
Hà Nội,
ngày tháng năm (1)
|
QUYẾT
ĐỊNH
Về
việc phê duyệt quy hoạch ...(2)...
THỦ
TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25
tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP
ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng
thể phát triển kinh tế - xã hội;
Căn cứ Nghị định số 04/2008/NĐ-CP
ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị
định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt
và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
Xét đề nghị của Ủy ban nhân dân Thành
phố Hồ Chí Minh,
QUYẾT
ĐỊNH:
Điều 1.
Phê duyệt Quy hoạch (quy hoạch điều chỉnh)……(2) với những nội dung chủ yếu sau:
1. Quan
điểm phát triển
2. Mục
tiêu phát triển
a) Mục tiêu tổng quát
b) Mục tiêu cụ thể
3. Nội
dung quy hoạch
4. Danh mục
các dự án ưu tiên đầu tư
5. Các giải
pháp thực hiện quy hoạch
Điều 2. Tổ
chức thực hiện Quy hoạch
Điều 3.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. (Trường hợp quy hoạch điều
chỉnh: và thay thế Quyết định số …………..).
Điều 4. Trách
nhiệm của các cơ quan liên quan thi hành quyết định./.
Nơi nhận:
- ………;
- ………;
- Lưu:
|
THỦ TƯỚNG
(Ký tên, đóng dấu)
|
PHỤ
LỤC
Danh
mục các chương trình, dự án ưu tiên đầu tư
(Ban
hành kèm theo Quyết định số /QĐ-TTg ngày
tháng năm (1) của Thủ tướng Chính phủ)
Ghi chú:
(1) Năm phê duyệt quy hoạch.
(2) Tên dự án quy hoạch tổng thể phát
triển kinh tế - xã hội Thành phố.
PHỤ LỤC XI
MẪU QUYẾT ĐỊNH PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 34/2015/QĐ-UBND ngày 10 tháng 7 năm 2015 của
Ủy ban nhân dân Thành phố)
ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
------------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
/QĐ-UBND
|
Thành phố Hồ Chí
Minh, ngày... tháng... năm (1)
|
QUYẾT
ĐỊNH
Về
việc phê duyệt quy hoạch ...(2)
CHỦ
TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân
và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP
ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng
thể phát triển kinh tế - xã hội;
Căn cứ Nghị định số 04/2008/NĐ-CP
ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị
định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt
và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
Căn cứ Quyết định số 10/2007/QĐ-TTg
ngày 23 tháng 01 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành hệ thống ngành
kinh tế của Việt Nam;
Căn cứ Quyết định số 13/2012/QĐ-TTg
ngày 23 tháng 02 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Quy chế kết hợp
kinh tế - xã hội với quốc phòng trong khu vực phòng thủ;
Căn cứ Thông tư số 24/2008/TT-BTC
ngày 14 tháng 3 năm 2008 của Bộ Tài chính về hướng dẫn quản lý, sử dụng và
thanh quyết toán kinh phí sự nghiệp kinh tế thực hiện các nhiệm vụ, dự án quy
hoạch;
Căn cứ Thông tư số 01/2012/TT-BKHĐT
ngày 09 tháng 02 năm 2012 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn xác định định mức
chi phí cho lập, thẩm định và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế -
xã hội; quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu;
Căn cứ Thông tư số 05/2013/TT-BKHĐT
ngày 31 tháng 10 năm 2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về hướng dẫn tổ chức lập,
thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh
tế - xã hội; quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu;
Căn cứ Nghị quyết số .../ (3)
/NQ-HĐND,ngày tháng năm của
Hội đồng nhân dân Thành phố về việc thông qua dự án quy hoạch...(2)...;
Căn cứ Quyết định số
/2015/QĐ-UBND ngày tháng
năm 2015 của Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành Quy định về
hướng dẫn tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và định mức chi phí lập,
thẩm định, công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch
phát triển ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu trên địa bàn Thành phố Hồ Chí
Minh;
Xét đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư
tại Tờ trình số .../TTr-SKHĐT... ngày tháng
năm về phê duyệt dự án quy hoạch...(2)..
QUYẾT
ĐỊNH:
Điều 1.
Phê duyệt Quy hoạch (quy hoạch điều chỉnh)... (2)... với những nội dung chủ yếu
sau:
1. Quan
điểm phát triển
2. Mục
tiêu phát triển
a) Mục tiêu tổng quát
b) Mục tiêu cụ thể
3. Nội
dung quy hoạch
4. Danh mục
các dự án ưu tiên đầu tư
5. Các giải
pháp thực hiện quy hoạch
Điều 2. Tổ
chức thực hiện Quy hoạch
Điều 3.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. (Trường hợp quy hoạch điều
chỉnh: và thay thế Quyết định số …………..).
Điều 4.
Trách nhiệm của các cơ quan liên quan thi hành Quyết định./.
Nơi nhận:
- ………;
- ………;
- Lưu:
|
CHỦ TỊCH
(Ký tên, đóng dấu)
|
PHỤ
LỤC
Danh
mục các chương trình, dự án ưu tiên đầu tư
(Ban
hành kèm theo Quyết định số .... /QĐ-UBND ngày ... tháng… năm (1) của Chủ tịch Ủy
ban nhân dân Thành phố)
Ghi chú:
(1) Năm phê duyệt quy hoạch.
(2) Tên dự án quy hoạch phát triển
ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu của Thành phố và quy hoạch tổng thể phát
triển kinh tế - xã hội của huyện.
(3) Năm thông qua dự án quy hoạch.
PHỤ LỤC XII
MẪU QUYẾT ĐỊNH PHÊ DUYỆT ĐIỀU CHỈNH
CỤC BỘ QUY HOẠCH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 34/2015/QĐ-UBND ngày 10 tháng 7 năm 2015 của
Ủy ban nhân dân Thành phố)
THỦ TƯỚNG CHÍNH
PHỦ
------------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
/QĐ-TTg
|
Hà Nội,
ngày tháng năm (1)
|
QUYẾT
ĐỊNH
Về
việc phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch ...(2) ...
THỦ
TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25
tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP
ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng
thể phát triển kinh tế - xã hội;
Căn cứ Nghị định số 04/2008/NĐ-CP
ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị
định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt
và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
Xét đề nghị của Ủy ban nhân dân Thành
phố Hồ Chí Minh,
QUYẾT
ĐỊNH:
Điều 1.
Phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch ...(2)... với các nội dung sau:
………
Điều 2.
Quyết định này là bộ phận không tách
rời của Quyết định số ...(3) ... ... tháng ... năm ... và có hiệu lực kể
từ ngày ký.
Điều 3.
Trách nhiệm của các cơ quan liên quan thi hành quyết định./.
Nơi nhận:
- ………;
- ………;
- Lưu:
|
THỦ TƯỚNG
(Ký tên, đóng dấu)
|
Ghi chú:
(1) Năm phê duyệt quy hoạch.
(2) Tên dự án quy hoạch tổng thể phát
triển kinh tế - xã hội của Thành phố.
(3) Số quyết định; ngày, tháng, năm
phê duyệt quy hoạch.
PHỤ LỤC XIII
MẪU QUYẾT ĐỊNH PHÊ DUYỆT ĐIỀU CHỈNH
CỤC BỘ QUY HOẠCH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 34 /2015/QĐ-UBND ngày 10 tháng 7 năm 2015 của
Ủy ban nhân dân Thành phố)
QUYẾT
ĐỊNH
Về
việc phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch ...(2) ...
CHỦ
TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân
và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày
07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng
thể phát triển kinh tế - xã hội;
Căn cứ Nghị định số 04/2008/NĐ-CP
ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị
định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt
và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
Căn cứ Quyết định số 10/2007/QĐ-TTg
ngày 23 tháng 01 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành hệ thống ngành
kinh tế của Việt Nam;
Căn cứ Quyết định số 13/2012/QĐ-TTg
ngày 23 tháng 02 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Quy chế kết hợp
kinh tế - xã hội với quốc phòng trong khu vực phòng thủ;
Căn cứ Thông tư số 24/2008/TT-BTC
ngày 14 tháng 3 năm 2008 của Bộ Tài chính về hướng dẫn quản lý, sử dụng và
thanh quyết toán kinh phí sự nghiệp kinh tế thực hiện các nhiệm vụ, dự án quy
hoạch;
Căn cứ Thông tư số 01/2012/TT-BKHĐT
ngày 09 tháng 02 năm 2012 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn xác định định mức
chi phí cho lập, thẩm định và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế -
xã hội; quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu;
Căn cứ Thông tư số 05/2013/TT-BKHĐT
ngày 31 tháng 10 năm 2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về hướng dẫn tổ chức lập,
thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh
tế - xã hội; quy hoạch ngành, lĩnh, vực và sản phẩm chủ yếu;
Căn cứ Nghị quyết số .../ (4)
/NQ-HĐND ngày tháng năm của Hội đồng nhân dân
Thành phố về việc thông qua điều chỉnh cục bộ dự án quy hoạch... (2)...;
Căn cứ Quyết định số .../2015/QĐ-UBND
ngày tháng năm 2015 của Ủy ban nhân dân
Thành phố ban hành Quy định về hướng dẫn tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều
chỉnh và định mức chi phí lập, thẩm định, công bố quy hoạch tổng thể phát triển
kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu trên
địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh;
Xét đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư
tại Tờ trình số .../TTr-SKHĐT... ngày... tháng... năm... về phê duyệt điều chỉnh
cục bộ dự án quy hoạch...(2).
QUYẾT
ĐỊNH:
Điều 1.
Phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch ...(2)... với các nội dung sau:
…….
Điều 2.
Quyết định này là bộ phận không tách
rời của Quyết định số ...(3) ... ngày ... tháng ... năm ... và có hiệu lực kể từ
ngày ký.
Điều 3. Trách
nhiệm của các cơ quan liên quan thi hành quyết định./.
Nơi nhận:
- ………;
- ………;
- Lưu:
|
CHỦ TỊCH
(Ký tên, đóng dấu)
|
Ghi chú:
(1) Năm phê duyệt quy hoạch.
(2) Tên dự án quy hoạch phát triển
ngành, lĩnh vực, sản phẩm chủ yếu của Thành phố và quy hoạch tổng thể phát triển
kinh tế - xã hội của huyện.
(3) Số quyết định; ngày, tháng, năm
phê duyệt quy hoạch.
(4) Năm thông qua điều chỉnh cục bộ dự
án quy hoạch.