ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NAM
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 291/QĐ-UBND
|
Quảng Nam, ngày
22 tháng 01 năm 2020
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 17/2019/NQ-HĐND
NGÀY 17/12/2019 CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH VỀ CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH PHÁT TRIỂN
HỢP TÁC, LIÊN KẾT TRONG SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH QUẢNG NAM
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM
Căn cứ Luật Tổ chức chính
quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước
ngày 25/6/2015;
Căn cứ Nghị định số
163/2016/NĐ-CP ngày 21/12/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số
điều của Luật Ngân sách Nhà nước;
Căn cứ Nghị định số
98/2018/NĐ-CP ngày 05/7/2018 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển
hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp;
Căn cứ Nghị quyết số
17/2019/NQ-HĐND ngày 17/12/2019 của HĐND tỉnh Quảng Nam về chính sách khuyến khích
phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp
trên địa bàn tỉnh Quảng Nam;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở
Nông nghiệp và PTNT tại Tờ trình số 22/TTr-SNN&PTNT ngày 21/01/2020,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Triển khai thực hiện Nghị quyết số 17/2019/NQ-HĐND ngày
17/12/2019 của HĐND tỉnh Quảng Nam về chính sách khuyến khích phát triển hợp
tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh
Quảng Nam (gọi tắt là Nghị quyết số 17/2019/NQ-HĐND), với các nội dung sau:
1. Phạm vi điều chỉnh, đối
tượng áp dụng
Thực hiện theo Điều 1 Nghị quyết
số 17/2019/NQ-HĐND .
2. Nguyên tắc, điều kiện, hồ
sơ, trình tự thủ tục và phương thức hỗ trợ
Ngoài các quy định tại Điều 2
Nghị quyết số 17/2019/NQ-HĐND , dự án/kế hoạch liên kết phải đảm bảo:
Các ngành hàng, sản phẩm trong
dự án liên kết hoặc kế hoạch đề nghị hỗ trợ liên kết (gọi tắt Dự án/Kế hoạch
liên kết) nằm trong danh mục cần khuyến khích và ưu tiên hỗ trợ liên kết sản xuất,
tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp được quy định tại Quyết định số 3420/QĐ-UBND ngày
13/11/2018 của UBND tỉnh Quảng Nam (hoặc các Quyết định sửa đổi, bổ sung, thay
thế nếu có).
- Dự án/kế hoạch liên kết phải
đáp ứng quy mô sản xuất tối thiểu về số lượng cây, con, diện tích (quy định tại
Phụ lục kèm theo).
Khi cần thiết phải điều chỉnh
quy mô sản xuất hoặc chủng loại cây con cho phù hợp với tình hình thực tế, UBND
tỉnh ủy quyền cho Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT nghiên cứu, quyết định và báo
cáo UBND tỉnh theo dõi, chỉ đạo.
3. Hỗ trợ chi phí tư vấn xây
dựng và hạ tầng phục vụ liên kết
a) Hỗ trợ chi phí tư vấn xây dựng
liên kết (chỉ áp dụng đối với xây dựng liên kết theo chuỗi giá trị mới, là chuỗi
giá trị chưa hình thành hợp đồng liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm bằng văn
bản giữa các doanh nghiệp, HTX với các đối tượng sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản
phẩm khác như quy định tại Quyết định số 4781/QĐ-BNN-VPĐP ngày 21/11/2017 của Bộ
Nông nghiệp và PTNT): Chủ trì liên kết được hỗ trợ 100% chi phí tư vấn xây dựng
liên kết, tối đa 300 triệu đồng, bao gồm: Tư vấn, nghiên cứu để xây dựng hợp đồng
liên kết, dự án liên kết, phương án, kế hoạch sản xuất kinh doanh, phát triển
thị trường.
b) Hỗ trợ hạ tầng và máy móc,
trang thiết bị phục vụ liên kết: Thực hiện theo Khoản 2,3 và 4 Điều 3 Nghị quyết
số 17/2019/NQ-HĐND .
4. Hỗ trợ khuyến nông, đào tạo
nghề, tập huấn kỹ thuật, nâng cao nghiệp vụ quản lý, kỹ thuật sản xuất, năng lực
quản lý hợp đồng, quản lý chuỗi và phát triển thị trường
a) Xây dựng mô hình khuyến
nông: Thực hiện theo quy định tại Nghị định số 83/2018/NĐ-CP ngày 24/5/2018 của
Chính phủ về khuyến nông và các quy định hiện hành khác về công tác khuyến
nông; Thông tư số 75/2019/TT-BTC ngày 04/11/2019 của Bộ Tài chính về quy định
quản lý, sử dụng kinh phí sự nghiệp từ nguồn ngân sách Nhà nước thực hiện hoạt
động khuyến nông và các văn bản quy định, hướng dẫn của UBND tỉnh về thực hiện
Nghị định số 83/2018/NĐ-CP ngày 24/5/2018.
b) Đào tạo nghề: Thực hiện theo
Quyết định số 46/2015/QĐ-TTg ngày 28/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ quy định
chính sách hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng; Nghị định số
57/2018/NĐ-CP ngày 17/4/2018 của Chính phủ về cơ chế, chính sách khuyến khích
doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; Quyết định số 38/2014/QĐ-UBND
ngày 03/12/2014 của UBND tỉnh Quảng Nam về danh mục, định mức đào tạo nghề cho
lao động nông thôn trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng trên địa bàn tỉnh
Quảng Nam và các văn bản có liên quan.
c) Hỗ trợ kinh phí tập huấn,
nâng cao nghiệp vụ quản lý, kỹ thuật sản xuất, năng lực quản lý hợp đồng, quản
lý chuỗi và phát triển thị trường: Tối đa 100% chi phí thực hiện theo dự toán
được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Nội dung chi, mức chi: Thực hiện
theo Thông tư số 340/2016/TT-BTC ngày 29/12/2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn mức
hỗ trợ và cơ chế tài chính hỗ trợ bồi dưỡng nguồn nhân lực của hợp tác xã,
thành lập mới hợp tác xã, tổ chức lại hoạt động của hợp tác xã theo Chương
trình hỗ trợ phát triển hợp tác xã giai đoạn 2015-2020; Thông tư số
76/2018/TT-BTC ngày 17/8/2018 của Bộ Tài chính hướng dẫn nội dung chi, mức chi
xây dựng chương trình đào tạo và biên soạn giáo trình môn học đối với các ngành
đào tạo ở cấp đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp; Nghị quyết số
20/2017/NQ-HĐND ngày 19/7/2017 của HĐND tỉnh quy định mức chi chế độ công tác
phí, chế độ chi hội nghị áp dụng đối với các cơ quan, đơn vị thuộc tỉnh và các
quy định hiện hành khác có liên quan. Riêng đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn, hướng
dẫn kỹ thuật cho đối tượng là nông dân, cơ sở sản xuất, doanh nghiệp, hợp tác
xã, tổ hợp tác, trang trại (những đối tượng không được hưởng lương từ ngân sách
Nhà nước) thì chi theo chính sách bồi dưỡng, tập huấn, đào tạo tại Điều 27 Nghị
định số 83/2018/NĐ- CP ngày 24/5/2018 của Chính phủ, Thông tư số 75/2019/TT-BTC
ngày 04/11/2019 của Bộ Tài chính về quy định quản lý, sử dụng kinh phí sự nghiệp
từ nguồn ngân sách Nhà nước thực hiện hoạt động khuyến nông và các văn bản hướng
dẫn của UBND tỉnh về thực hiện Nghị định số 83/2018/NĐ-CP ngày 24/5/2018.
5. Hỗ trợ giống, vật tư
Thực hiện theo Điều 5 Nghị quyết
số 17/2019/NQ-HĐND. Trong đó, các xã trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, được chia ra
các địa bàn như sau:
1. Địa bàn khó khăn, huyện
nghèo, gồm: Các xã thuộc huyện nghèo theo Quyết định số 275/QĐ-TTg ngày
07/3/2018 của Thủ tướng Chính phủ; các xã khó khăn thuộc Chương trình 135 theo
Quyết định số 900/QĐ-TTg ngày 20/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ; các thôn đặc
biệt khó khăn theo Quyết định số 414/QĐ-UBDT ngày 11/7/2017 của Ủy ban Dân tộc
(hoặc các Quyết định sửa đổi, bổ sung nếu có).
2. Địa bàn trung du, miền núi,
bãi ngang, gồm: Các xã thuộc các huyện miền núi thấp: Hiệp Đức, Tiên Phước,
Nông Sơn (trừ các xã khó khăn thuộc Chương trình 135 theo Quyết định số
900/QĐ-TTg ngày 20/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ hoặc các Quyết định, sửa đổi,
bổ sung, nếu có); các xã khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo theo
Quyết định số 131/QĐ-TTg ngày 25/012017 của Thủ tướng Chính phủ và các xã miền
núi thuộc các huyện đồng bằng (gồm các xã miền núi thuộc khu vực I, khu vực
II ở các huyện đồng bằng theo Quyết định số 582/QĐ-TTg ngày 28/4/2017 của Thủ
tướng Chính phủ hoặc các Quyết định sửa đổi, bổ sung nếu có).
3. Địa bàn đồng bằng, gồm: Các
xã thuộc các vùng còn lại (trừ các xã, thôn thuộc địa bàn khó khăn, huyện nghèo
và địa bàn trung du miền núi, bãi ngang).
Các nội dung tại Điểm a, b, c,
d, đ Khoản 2 Điều 5 Nghị quyết số 17/2019/NQ-HĐND được hỗ trợ theo quy mô thực
tế về diện tích, số lượng vật nuôi và định mức kinh tế - kỹ thuật do cơ quan
nhà nước có thẩm quyền ban hành. Giao Sở Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn thực hiện
nội dung này.
6. Hỗ trợ khác
Thực hiện theo Điều 6 Nghị quyết
số 17/2019/NQ-HĐND .
7. Thủ tục hành chính và lập
kế hoạch hằng năm về hỗ trợ liên kết
a) Thủ tục hành chính
Thực hiện theo Quyết định số
06/QĐ-UBND ngày 02/01/2019 của UBND tỉnh về việc công bố danh mục thủ tục hành
chính mới ban hành thuộc thẩm quyền giải quyết và phạm vi quản lý của Sở Nông
nghiệp và PTNT.
b) Lập kế hoạch hằng năm về hỗ
trợ liên kết
- Trước ngày 15/8 hằng năm,
Phòng Nông nghiệp và PTNT/Phòng Kinh tế cấp huyện căn cứ vào Dự án/Kế hoạch
liên kết được UBND cấp huyện phê duyệt (đối với Dự án/Kế hoạch liên kết thuộc
UBND cấp huyện phê duyệt), tham mưu UBND cấp huyện lập Kế hoạch hỗ trợ liên kết
gửi về Sở Nông nghiệp và PTNT (Chi cục Phát triển nông thôn) để tổng hợp gửi Sở
Kế hoạch và Đầu tư (vốn đầu tư phát triển) và gửi Sở Tài chính (vốn sự nghiệp)
để tham mưu UBND tỉnh quyết định phân bổ vốn hỗ trợ liên kết cho các địa
phương.
Đối với Dự án/Kế hoạch liên kết
thuộc thẩm quyền phê duyệt của UBND tỉnh: Trên cơ sở Dự án/Kế hoạch được UBND tỉnh
phê duyệt, chủ trì liên kết có văn bản đề nghị hỗ trợ gửi Sở Nông nghiệp và
PTNT (Chi cục Phát triển nông thôn) để tổng hợp gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư (vốn
đầu tư phát triển) và gửi Sở Tài chính (vốn sự nghiệp) để tham mưu UBND tỉnh
quyết định phân bổ vốn hỗ trợ liên kết cho chủ trì liên kết.
- Việc lập dự toán kinh phí hỗ
trợ Dự án/Kế hoạch liên kết thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước
và các quy định hiện hành.
- Nguồn kinh phí: Thực hiện
theo Điều 7 Nghị quyết số 17/2019/NQ-HĐND .
8. Thanh quyết toán kinh phí
hỗ trợ liên kết
a) Chủ trì liên kết
- Thanh quyết toán kinh phí hỗ
trợ liên kết vốn đầu tư phát triển: Chủ trì liên kết cung cấp đầy đủ hồ sơ đầu
tư hạ tầng phục vụ liên kết đến cơ quan tài chính, kho bạc (theo Dự án được cấp
có thẩm quyền phê duyệt), bao gồm: Quyết định phê duyệt Dự án của cấp có thẩm
quyền; Quyết định phân bổ vốn hỗ trợ; Báo cáo khối lượng công việc đã thực hiện
hoàn thành; Biên bản nghiệm thu đưa công trình, máy móc, trang thiết bị vào sử
dụng (có sự tham gia của các cơ quan: Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Kế hoạch và Đầu
tư, Sở Tài chính và các Sở, ngành có liên quan (nếu có) đối với Dự án cấp tỉnh
phê duyệt; Phòng Nông nghiệp và PTNT/Phòng Kinh tế, Phòng Tài chính - Kế hoạch,
Phòng Kinh tế Hạ tầng và các Phòng, ban có liên quan (nếu có) đối với Dự án cấp
huyện phê duyệt), cùng với các chứng từ, hóa đơn hợp pháp theo nguyên tắc tài
chính và các nội dung có liên quan khác theo quy định.
- Thanh quyết toán vốn sự nghiệp:
+ Chủ trì liên kết căn cứ hợp đồng
liên kết đã ký với các bên tham gia liên kết để triển khai thực hiện nội dung hỗ
trợ cho các đối tượng tham gia Dự án/Kế hoạch liên kết được cấp có thẩm quyền
phê duyệt.
+ Lập hồ sơ thanh quyết toán
kinh phí hỗ trợ liên kết, bao gồm: Chi phí tư vấn xây dựng liên kết; hỗ trợ xây
dựng mô hình khuyến nông; hỗ trợ đào tạo nghề, tập huấn kỹ thuật, nâng cao nghiệp
vụ quản lý, kỹ thuật sản xuất, năng lực quản lý hợp đồng, quản lý chuỗi và phát
triển thị trường; hỗ trợ giống, vật tư, bao bì, nhãn mác sản phẩm và hỗ trợ chi
phí chuyển giao, ứng dụng khoa học kỹ thuật mới, áp dụng quy trình kỹ thuật và
quản lý chất lượng đồng bộ theo chuỗi.
- Chủ trì liên kết tập hợp,
hoàn chỉnh hồ sơ thanh quyết toán kinh phí hỗ trợ cho các đối tượng tham gia thực
hiện Dự án/Kế hoạch liên kết (theo từng vụ hoặc chu kỳ sản xuất, khai thác sản
phẩm/năm).
Đối với Dự án/Kế hoạch liên kết
thuộc UBND cấp huyện phê duyệt, chủ trì liên kết gửi Phòng Tài chính - Kế hoạch
cấp huyện tổng hợp, kiểm soát và tham mưu trình UBND cấp huyện thanh quyết toán
kinh phí hỗ trợ theo quy định hiện hành và chỉ đạo các phòng chuyên môn, Kho bạc
Nhà nước cấp huyện chi tiền hỗ trợ cho các đối tượng theo quy định. Đối với Dự
án/Kế hoạch liên kết thuộc UBND cấp tỉnh phê duyệt, chủ trì liên kết gửi về Sở
Tài chính và Kho bạc Nhà nước để được giải ngân khoản hỗ trợ.
b) Các tổ chức, nông dân và cá
nhân (sau đây gọi chung là các bên tham gia liên kết)
- Để được hỗ trợ các chi phí
tham gia Dự án/Kế hoạch liên kết theo quy định, các bên tham gia liên kết có
trách nhiệm thực hiện đúng và đầy đủ các nội dung cam kết của hợp đồng liên kết
đã ký.
- Cung cấp đầy đủ các thông tin
liên quan đến thực hiện hợp đồng liên kết và các chứng từ, hóa đơn: mua giống,
vật tư, chi phí bao bì, nhãn mác sản phẩm (trường hợp người sản xuất tự mua
theo thỏa thuận trong hợp đồng liên kết), gửi chủ trì liên kết tập hợp, hoàn chỉnh
hồ sơ thanh quyết toán và trình cấp thẩm quyền xem xét để chi tiền hỗ trợ cho
các đối tượng tham gia thực hiện Dự án/Kế hoạch liên kết.
- Các chứng từ, hóa đơn thanh
toán chi phí hỗ trợ phải hợp lệ đảm bảo đúng nguyên tắc tài chính quy định.
c) Chi phí kiểm tra, giám sát
việc thực hiện, thẩm định hồ sơ các Dự án/Kế hoạch liên kết: Sở Nông nghiệp và
PTNT (Dự án/Kế hoạch liên kết cấp tỉnh phê duyệt), Phòng Nông nghiệp và
PTNT/phòng Kinh tế (Dự án/Kế hoạch liên kết cấp huyện phê duyệt) lập dự toán gửi
cơ quan có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt theo quy định.
Điều 2. Tổ
chức thực hiện
1. Sở Nông nghiệp và PTNT
a) Tổ chức tuyên truyền, hướng
dẫn việc thực hiện hỗ trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp
trên địa bàn tỉnh theo Nghị quyết số 17/2019/NQ-HĐND ngày 17/12/2019 của HĐND tỉnh
và nội dung Quyết định này.
b) Tổng hợp, xây dựng kế hoạch
hỗ trợ liên kết hằng năm (bao gồm cấp tỉnh và cấp huyện) gửi Sở Kế hoạch và Đầu
tư, Sở Tài chính tham mưu UBND tỉnh tổng hợp vào dự toán chi ngân sách địa
phương báo cáo UBND tỉnh trình HĐND tỉnh theo quy định Luật Ngân sách Nhà nước.
c) Thành lập Hội đồng thẩm định
hồ sơ theo quy định để tham mưu trình UBND tỉnh phê duyệt các Dự án/Kế hoạch
liên kết theo quy định tại Khoản 2 Điều 12 Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày
05/7/2018 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết
trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.
d) Hướng dẫn định mức kinh tế -
kỹ thuật để thực hiện hỗ trợ giống, vật tư theo Điều 4 Quyết định này.
e) Phối hợp các Sở, Ban, ngành
liên quan, UBND cấp huyện kiểm tra tình hình thực hiện hỗ trợ liên kết trên địa
bàn tỉnh; đồng thời tổng hợp, báo cáo HĐND tỉnh, UBND tỉnh (định kỳ hằng năm) về
kết quả triển khai thực hiện việc hỗ trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm
nông nghiệp trên địa bàn theo quy định.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư
a) Phối hợp với các Sở, Ban,
ngành liên quan, UBND cấp huyện thẩm định dự án liên kết và kinh phí hỗ trợ đầu
tư hạ tầng phục vụ liên kết theo quy định.
b) Chủ trì, phối hợp các Sở,
Ban, ngành liên quan và UBND cấp huyện để tổng hợp, cân đối, lồng ghép nguồn vốn
đầu tư, vốn chương trình mục tiêu quốc gia từ ngân sách hỗ trợ hằng năm tham
mưu UBND tỉnh phân bổ cho UBND cấp huyện thực hiện dự án liên kết.
c) Hướng dẫn triển khai thực hiện
nguồn vốn đầu tư và dự toán kinh phí hỗ trợ đầu tư hạ tầng phục vụ liên kết hằng
năm để hỗ trợ thực hiện các dự án liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông
nghiệp trên địa bàn tỉnh theo Quyết định này.
3. Sở Tài chính
a) Phối hợp với các Sở, Ban,
ngành liên quan, UBND cấp huyện thẩm định vốn sự nghiệp để hỗ trợ các đối tượng
tham gia dự án hoặc kế hoạch liên kết theo Quyết định này.
b) Chủ trì, phối hợp với Sở
Nông nghiệp và PTNT và các Sở ngành liên quan tổng hợp, cân đối bố trí vốn sự
nghiệp kinh tế ngân sách tỉnh (tối thiểu 10 tỷ đồng/năm) và lồng ghép các nguồn
vốn sự nghiệp từ ngân sách hỗ trợ cho liên kết theo quy định.
c) Tiếp nhận hồ sơ của doanh
nghiệp đề nghị hỗ trợ chênh lệch lãi suất vay thương mại so với lãi suất tín dụng
nhà nước ưu đãi đầu tư; tổ chức kiểm tra, rà soát và tham mưu UBND tỉnh hỗ trợ
doanh nghiệp theo quy định.
d) Hướng dẫn thanh quyết toán
nguồn vốn hỗ trợ liên kết từ ngân sách để hỗ trợ các bên tham gia liên kết.
4. Sở Công Thương
a) Chủ trì, phối hợp Sở Nông
nghiệp và PTNT để hỗ trợ các bên tham gia liên kết đảm bảo thực hiện đúng cam kết
của hợp đồng liên kết và tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.
b) Chủ trì, phối hợp với các Sở,
Ban, ngành liên quan, UBND cấp huyện tham mưu UBND tỉnh lồng ghép nguồn vốn xúc
tiến thương mại hằng năm của tỉnh; tăng cường công tác xúc tiến thương mại để hỗ
trợ phát triển thị trường (trong nước và ngoài nước) đối với các sản phẩm nông
nghiệp trên địa bàn tỉnh.
5. Sở Lao động - Thương binh
và Xã hội
Chủ trì, phối hợp với các Sở,
Ban, ngành liên quan, UBND cấp huyện tham mưu UBND tỉnh lồng ghép nguồn vốn đào
tạo nghề cho lao động nông thôn hằng năm để hỗ trợ các đối tượng tham gia liên
kết theo quy định.
6. Sở Khoa học và Công nghệ
a) Chủ trì, phối hợp với các Sở,
Ban, ngành liên quan, UBND cấp huyện lồng ghép nguồn vốn sự nghiệp khoa học hằng
năm tham mưu UBND tỉnh hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao các tiến bộ khoa học và
công nghệ, xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo các tiêu chuẩn
ISO cho sản phẩm nông nghiệp đồng bộ theo chuỗi giá trị để hỗ trợ các đối tượng
tham gia liên kết theo quy định.
b) Chủ trì, phối hợp với các Sở,
Ban, ngành liên quan hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đăng ký
xác lập quyền sở hữu công nghiệp cho các sản phẩm nông nghiệp của tỉnh.
7. Sở Thông tin và Truyền
thông
a) Chủ trì, phối hợp các Sở,
Ban, ngành liên quan, UBND cấp huyện tăng cường thông tin về các chính sách hỗ
trợ liên kết, các hình thức liên kết trong sản xuất nông nghiệp để khuyến khích
các doanh nghiệp, hợp tác xã, cá nhân và nông dân tham gia liên kết.
b) Tuyên truyền, quảng bá các sản
phẩm nông nghiệp của tỉnh trên các phương tiện thông tin đại chúng.
8. Kho bạc Nhà nước tỉnh
Tiếp nhận hồ sơ, thủ tục thanh
toán, quyết toán của chủ trì liên kết đối với các dự án/kế hoạch liên kết thuộc
UBND tỉnh phê duyệt.
9. UBND các huyện, thị xã,
thành phố
a) Chủ tịch UBND cấp huyện chịu
trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh về việc triển khai thực hiện hỗ trợ liên kết
sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn.
b) Thành lập Hội đồng thẩm định
cấp huyện hoặc giao Phòng Nông nghiệp và PTNT/Phòng Kinh tế cấp huyện thành lập
Hội đồng thẩm định hồ sơ theo quy định và tham mưu trình UBND cấp huyện phê duyệt
dự án hoặc kế hoạch liên kết theo quy định tại Khoản 2 Điều 12 Nghị định số
98/2018/NĐ-CP ; đồng thời chỉ đạo các phòng chuyên môn cấp huyện, Kho bạc Nhà nước,
UBND cấp xã và các đối tượng liên quan triển khai thực hiện việc hỗ trợ các bên
tham gia liên kết theo Quyết định này.
c) Hằng năm, lập kế hoạch về
nhu cầu kinh phí hỗ trợ liên kết (cả vốn đầu tư phát triển và vốn sự nghiệp) gửi
Sở Nông nghiệp và PTNT để tổng hợp gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư và Sở Tài chính
tham mưu UBND tỉnh phân bổ kinh phí thực hiện hỗ trợ liên kết theo quy định.
d) Kiểm tra, báo cáo định kỳ hằng
năm hoặc đột xuất theo yêu cầu về kết quả triển khai thực hiện việc hỗ trợ liên
kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh gửi Sở
Nông nghiệp và PTNT để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh theo dõi, chỉ đạo.
10. Đề nghị các tổ chức
chính trị - xã hội và các hội, hiệp hội:
Thông tin, tuyên truyền, tư vấn,
vận động và thông báo đến các bên tham gia liên kết thực hiện đúng hợp đồng
liên kết, nhằm góp phần thực hiện có hiệu quả liên kết sản xuất và tiêu thụ sản
phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh; đồng thời quảng bá thương hiệu cho các sản
phẩm nông nghiệp của tỉnh có tiềm năng, thế mạnh phát triển thị trường trong nước
và ngoài nước.
11. Những nội dung không
quy định tại Quyết định này thì thực hiện theo Nghị định số 98/2018/NĐ-CP và
Nghị quyết số 17/2019/NQ-HĐND. Trường hợp các văn bản được dẫn chiếu tại Quyết
này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế bằng văn bản mới thì áp dụng theo văn bản
sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế.
Điều 3.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Kế hoạch
và Đầu tư, Tài chính, Nông nghiệp và PTNT, Công Thương, Khoa học và Công nghệ,
Thông tin và Truyền thông, Lao động - Thương binh và Xã hội, Tư pháp; Giám đốc
Kho bạc Nhà nước tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; thủ trưởng
đơn vị và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định
này.
Quyết định này có hiệu lực kể từ
ngày ký./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- TT TU, HĐND tỉnh;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- UBMTTQVN và các Hội, đoàn thể tỉnh;
- Chi cục PTNT;
- CPVP;
- Lưu: VT, TH, KTTH, KTN.
E:\Dropbox\minh tam b\Nam 2020\Quyet dinh\01 21 trien khai thuc hien Nghi
quyet 17 cua HĐND tinh ve chính sach khuyen khich phat trien hop tac, lien
ket san xuat va tieu thu san pham.doc
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
CHỦ TỊCH
Lê Trí Thanh
|
PHỤ LỤC
QUY MÔ CÁC NGÀNH HÀNG, SẢN PHẨM KHUYẾN KHÍCH VÀ ƯU TIÊN
ĐƯỢC HỖ TRỢ THEO NGHỊ QUYẾT SỐ 17/2019/NQ-HĐND NGÀY 17/12/2019 CỦA HĐND TỈNH QUẢNG
NAM
(Kèm theo Quyết định số 291/QĐ-UBND ngày 22 /01/2020 của UBND tỉnh Quảng
Nam)
TT
|
Danh mục
|
Đơn vị tính
|
Quy mô tối thiểu/01 dự án hoặc kế hoạch liên kết
|
I
|
Trồng
trọt
|
|
|
1
|
Cây lương thực
|
|
|
1.1
|
Lúa giống thuần
|
Ha/vụ
|
50
|
1.2
|
Giống lúa lai F1
|
Ha/vụ
|
10
|
1.3
|
Lúa thương phẩm
|
Ha/vụ
|
100
|
1.4
|
Nếp giống, nếp thương phẩm
|
Ha/vụ
|
10
|
1.5
|
Ngô thương phẩm
|
Ha/vụ
|
20
|
1.6
|
Ngô giống
|
Ha/vụ
|
10
|
2
|
Cây có bột
|
|
|
2.1
|
Khoai lang
|
Ha/vụ
|
20
|
2.2
|
Cây sắn
|
Ha/vụ
|
50
|
2.3
|
Các loại cây có bột khác
|
Ha/vụ
|
10
|
3
|
Cây công nghiệp ngắn ngày
|
|
|
3.1
|
Cây lạc (đậu phụng): Lạc giống,
lạc thương phẩm
|
Ha/vụ
|
20
|
3.2
|
Mè
|
Ha/vụ
|
20
|
3.3
|
Đậu các loại: Đậu giống, Đậu
thương phẩm
|
Ha/vụ
|
20
|
4
|
Cây rau, củ quả: Các
loại rau ăn lá, củ, quả (sản xuất theo GlobalGAP, VietGAP hoặc các tiêu chuẩn
của người đặt hàng)
|
Ha/vụ
|
02
|
5
|
Cây công nghiệp dài ngày:
|
|
|
5.1
|
Cao su
|
Ha
|
100
|
5.2
|
Hồ tiêu (quy đông đặc)
|
Ha
|
10
|
5.3
|
Chè
|
Ha
|
30
|
6
|
Cây lâm nghiệp, cây gỗ: Các
loài Keo và các loài cây bản địa (Sao đen, Gáo vàng, Dổi,…) trồng rừng gỗ lớn,
cây Dó bầu, Cây mây.
|
Ha
|
50
|
7
|
Cây dược liệu: Theo
danh mục cây dược liệu ưu tiên phát triển giai đoạn 2015-2020 được ban hành
theo Quyết định số 206/QĐ-BYT ngày 22/01/2015 của Bộ Y tế và loại cây
phù hợp với sinh trưởng, phát triển tại Quảng Nam. Riêng Quế: 10 ha
|
Ha
|
02
|
8
|
Cây ăn quả: Chuối,
Mít, Thơm, Lòn Bon, Bưởi (Trụ lông, Thanh trà,…), Cam, Quýt, Chanh, Chôm
chôm, Sầu riêng, Măng cụt, Ổi.
|
Ha
|
05
|
9
|
Cây khác: Cau lấy
trái, cây dâu tằm, cây sen.
|
Ha
|
05
|
10
|
Nấm: Nấm dược liệu, Nấm
thực phẩm
|
Phôi/vụ sản xuất
|
50.000
|
II
|
Chăn
nuôi
|
|
|
1
|
Gia súc:
|
|
|
1.1
|
Trâu, bò thịt
|
Con
|
200
|
1.2
|
Lợn thịt
|
Con
|
1.000
|
2
|
Gia cầm: Gà (thịt, trứng),
vịt (thịt, trứng), bồ câu, chim Trĩ, Ngan, Chim Cút,..
|
|
|
a
|
Gà thịt
|
Con/lần nuôi
|
10.000
|
b
|
Gà trứng
|
Con
|
5.000
|
c
|
Vịt thịt
|
Con/lần nuôi
|
6.000
|
d
|
Vịt trứng
|
Con
|
3.000
|
e
|
Bồ câu, chim trĩ, ngan
|
Con/lần nuôi
|
5.000
|
f
|
Chim Cút trứng
|
Con
|
20.000
|
III
|
Thủy
sản:
|
|
|
1
|
Cá các loại
|
Ha hoặc m3
|
Nuôi ao, hồ tối thiểu 02 ha; nuôi trong lồng tối thiểu 500 m3
|
2
|
Nhóm giáp xác: Cua,
Tôm sú, Tôm thẻ, Tôm càng xanh
|
3
|
Nhóm động vật thân mềm: Nghêu,
Sò huyết, Hàu, Ốc hương
|
4
|
Rau câu chỉ vàng, Rong biển
các loại
|
IV
|
Nhóm
bò sát: Ba ba nước ngọt, Kỳ nhông, Kỳ
đà
|
|
|
1
|
Ba ba nước ngọt
|
Con/vụ
|
10.000
|
2
|
Kỳ nhông
|
Con/vụ
|
100.000
|
V
|
Động
vật lưỡng cư: Ếch
|
Con/vụ
|
5.000 con/vụ
|
VI
|
Muối
|
Ha
|
05
|