Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Kế hoạch 272/KH-UBND 2020 ứng dụng công nghệ thông tin hoạt động cơ quan Thanh Hóa

Số hiệu: 272/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Thanh Hóa Người ký: Đỗ Minh Tuấn
Ngày ban hành: 21/12/2020 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HÓA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 272/KH-UBND

Thanh Hóa, ngày 21 tháng 12 năm 2020

 

KẾ HOẠCH

ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN NHÀ NƯỚC, PHÁT TRIỂN CHÍNH QUYỀN SỐ VÀ BẢO ĐẢM AN TOÀN THÔNG TIN MẠNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA, GIAI ĐOẠN 2021-2025

Phần I

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN NHÀ NƯỚC GIAI ĐOẠN 2016-2020

I. MÔI TRƯỜNG PHÁP LÝ

Trong giai đoạn 2016-2020, UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật, văn bản chỉ đạo điều hành, các kế hoạch triển khai ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT), an toàn thông tin và tổ chức thực hiện trong các cơ quan quản lý Nhà nước giai đoạn 2016-2020, nhằm đẩy mạnh việc phát triển và ứng dụng CNTT trên địa bàn tỉnh. Tổng số các văn bản UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh đã ban hành là 60 văn bản, trong đó có 39 Quyết định, 29 Kế hoạch và 02 Chỉ thị.

Trên cơ sở các văn bản chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh và kế hoạch ứng dụng CNTT hàng năm; Sở Thông tin và Truyền thông đã tham mưu cho UBND tỉnh triển khai các nhiệm vụ về ứng dụng CNTT;thực hiện kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh ứng dụng CNTT ngày càng có hiệu quả; đồng thời công khai, minh bạch kết quả hoạt động của các cơ quan nhà nước và đem lại sự tiện lợi cho người dân, doanh nghiệp.

II. HẠ TẦNG KỸ THUẬT

Trong giai đoạn 2016 - 2020, hạ tầng kỹ thuật CNTT trên địa bàn tỉnh được đầu tư đồng bộ, hiện đại, đáp ứng việc ứng dụng CNTT, phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành trên môi trường mạng của các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh; đảm bảo cung cấp dịch vụ, phục vụ người dân, doanh nghiệp ngày càng tốt hơn.

Tính đến hết 30/11/2020, tỷ lệ cán bộ công chức, viên chức từ cấp tỉnh đến cấp xã được trang bị máy tính làm việc là 96% máy tính/cán bộ (16.661 máy tính/17.356 cán bộ).

Hiện nay, 100% các cơ quan, đơn vị cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã đã có mạng LAN nội bộ và kết nối mạng Internet tốc độ cao phục vụ công tác.

Trên địa bàn toàn tỉnh, hiện có 03 trung tâm mạng và tích hợp dữ liệu phục vụ hoạt động của các cơ quan Đảng, Nhà nước:

- Trung tâm Mạng Văn phòng Tỉnh ủy: Được trang bị hệ thống máy chủ, các thiết bị Router, Firewall, thiết bị giám sát và phát hiện xâm nhập (IPS) cơ bản đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật về an ninh, an toàn toàn thông tin mạng, đảm bảo cho việc duy trì, khai thác các hệ thống thông tin, CSDL, các phần mềm ứng dụng cho các cơ quan Đảng từ cấp tỉnh đến cấp xã.

- Trung tâm tích hợp dữ liệu, Văn phòng UBND tỉnh: Hiện nay có 15 máy chủ và một số thiết bị định tuyến (Router), thiết bị an ninh mạng (firewall) đảm bảo đầy đủ các yêu cầu kỹ thuật về an ninh, an toàn toàn thông tin mạng để phục vụ các nhiệm vụ lưu trữ nội dung (Hosting) của Cổng thông tin điện tử của tỉnh (bao gồm cả trang thông tin thành phần của một số đơn vị cấp huyện, cấp sở), hệ thống thư điện tử công vụ, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của UBND tỉnh, các phần mềm ứng dụng nội bộ Văn phòng UBND tỉnh. Trung tâm tích hợp dữ liệu đã thực hiện kết nối, liên thông trao đổi thông tin, văn bản giữa UBND tỉnh với Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương thông qua mạng truyền số liệu chuyên dùng.

- Trung tâm An ninh mạng và An toàn dữ liệu đặt tại Sở Thông tin và Truyền thông: Được đầu tư xây dựng từ năm 2009, hiện có 28 máy chủ, các thiết bị Router, Firewall, thiết bị giám sát và phát hiện xâm nhập (Cisco IPS); cơ bản đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật về an ninh, an toàn toàn thông tin mạng để phục vụ thực hiện các nhiệm vụ giám sát và cảnh báo lỗ hổng cho các hệ thống thông tin của các sở, ban, ngành và UBND cấp huyện; cài đặt phần mềm và lưu trữ CSDL của hệ thống quản lý văn bản và hồ sơ công việc, hosting cho các trang thông tin điện tử của sở, ban, ngành cấp tỉnh và UBND cấp huyện, cấp xã; kết nối với Trung tâm tích hợp dữ liệu đặt tại Văn phòng UBND tỉnh qua đường truyền số liệu chuyên dùng để đảm bảo hoạt động song song và dự phòng cho hệ thống máy chủ phục vụ phần mềm quản lý văn bản và hồ sơ công việc của tỉnh.

Ngoài ra, một số sở, ngành lớn như Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Tài chính, Sở Tài nguyên và Môi trường, Công an tỉnh, Trường Đại học Hồng Đức có Trung tâm dữ liệu nhỏ có từ 03- 05 máy chủ để cài đặt các phần mềm, CSDL chuyên ngành.

Hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến đã triển khai tại 320 điểm cầu (31 điểm cầu của khối các cơ quan cấp tỉnh, UBND cấp huyện; 8 điểm cầu của khối các cơ quan Đảng; 281 điểm cầu tại UBND cấp xã tại 11 huyện) đang phát huy hiệu quả, tạo môi trường hội họp hiện đại, thuận tiện, tiết kiệm chi phí, tiết kiệm thời gian, đảm bảo triển khai các cuộc họp nhanh chóng, nhất là trong các tình huống khẩn cấp như phòng chống dịch bệnh, bão lụt, thiên tai.... Đặc biệt, trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội, phòng chống dịch COVID-19 vừa qua, hệ thống này đã phát huy hiệu quả tích cực, đã tổ chức nhiều cuộc họp của UBND tỉnh với các sở, ngành; nhiều cuộc họp của các ngành triển khai nhiệm vụ đến UBND cấp huyện và các Bộ, ngành Trung ương...

Hệ thống phòng họp không giấy tờ (Ecabinet) đã được triển khai tại 18 đơn vị (gồm: 03 đơn vị cấp tỉnh là Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Giao thông Vận tải và Ban Quản lý Khu Kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp; 15 đơn vị cấp huyện), bước đầu đạt được nhiều tiện ích, hiệu quả hơn so với phương thức tổ chức họp truyền thống.

III. CÁC HỆ THỐNG NỀN TẢNG

Nền tảng tích hợp dữ liệu (LGSP) tỉnh đã kết nối với Trục liên thông văn bản quốc gia, đảm bảo việc gửi nhận văn bản điện tử liên thông 4 cấp từ Trung ương đến cấp xã. Ngoài ra, còn đảm bảo kết nối, liên thông các phần mềm ứng dụng dùng chung, các phần mềm chuyên ngành trên địa bàn tỉnh, góp phần chia sẻ, khai thác hiệu quả các cơ sở dữ liệu, phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành trong cơ quan nhà nước, phục vụ người dân, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.Thông qua Nền tảng tích hợp dữ liệu (LGSP) của tỉnh, Cổng Dịch vụ công đã kết nối với Cổng Dịch vụ Công Quốc gia và tích hợp, cung cấp 333 DVC1 mức độ 3, mức độ 4 lên trên Cổng dịch vụ công quốc gia; kết nối với hệ thống giám sát thông tin của Bộ Thông tin và Truyền thông về cung cấp thông tin của Cổng Thông tin điện tử và Cổng Dịch vụ công của tỉnh.

IV. PHÁT TRIỂN DỮ LIỆU

Hiện nay, việc triển khai các ứng dụng CNTT tại các ngành, đơn vị trong tỉnh đã có nhiều chuyển biến tích cực; ngoài việc triển khai các ứng dụng dùng chung, các ngành, đơn vị còn triển khai các ứng dụng chuyên ngành, xây dựng hệ thống dữ liệu riêng nhằm phục vụ công tác quản lý. Hiện các đơn vị đang xây dựng dữ liệu ở dạng phân tán, chưa được kết nối, chia sẻ nhằm tạo nên Kho dữ liệu tập trung của tỉnh, như:

- Ngành Tài nguyên và Môi trường: Hệ thống thông tin, CSDL ngành Tài nguyên và Môi trường bao gồm: Hồ sơ đất đai, khoáng sản của các tổ chức trên địa bàn tỉnh; CSDL tài nguyên nước; CSDL tài nguyên môi trường biển; CSDL đa dạng sinh học và an toàn sinh học đã được xây dựng và phục vụ công tác quản lý của ngành. Hệ thống trạm quan trắc môi trường tự động, cố định được đầu tư và bước đầu đi vào vận hành, sử dụng tại 03 điểm (bao gồm 02 trạm quan trắc môi trường không khí; 01 trạm quan trắc môi trường nước biển) cơ bản đã đáp ứng nhu cầu thu thập và cung cấp thông tin, đưa ra những phát hiện, cảnh báo sớm các nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.

- Ngành Tư pháp: Hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu ngành Tư pháp bao gồm: Hệ thống cơ sở dữ liệu công chứng và thông tin ngăn chặn được triển khai đồng bộ trên địa bàn tỉnh; Hệ thống quản lý lý lịch tư pháp dùng chung; Hệ thống thông tin đăng ký và quản lý hộ tịch; Quản lý thông tin công chứng viên và tổ chức hành nghề công chứng; Hệ thống thông tin quản lý đấu giá tài sản; Phần mềm thống kê ngành Tư pháp; Cơ sở dữ liệu văn bản quy phạm pháp luật; đã được đầu tư xây dựng, phục vụ công tác khai thác, lưu trữ thông tin, từng bước nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý, góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân tham gia giao dịch.

- Ngành Giao thông vận tải: Triển khai đồng bộ việc cấp đổi giấy phép lái xe bằng vật liệu PET; Phần mềm bảo trì đường bộ; phần mềm giám sát hành trình; phần mềm quản lý tàu sông; phần mềm quản lý cầu địa phương; …

- Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai sử dụng thống nhất, đồng bộ các phần mềm ứng dụng trong toàn ngành như: Cơ sở dữ liệu quốc gia về giáo dục phổ thông; Phần mềm quản lý trường học Vnedu, Smas, Misa; Sổ liên lạc điện tử; phần mềm quản lý nhân sự (PMIS); Quản lý văn bằng chứng chỉ; Quản lý các kỳ thi; Quản lý sáng kiến kinh nghiệm; Hệ thống điều hành tác nghiệp trên thiết bị di động; Quản lý phổ cập, xóa mù. Hệ thống Thông tin ngành Giáo dục được xây dựng đã góp phần nâng cao hoạt động quản lý và giảng dạy, học tập tại các cơ sở giáo dục và đào tạo, góp phần hiện đại hoá và nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

- Ngành Tài chính: Hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và Kho bạc (Tabmis); hệ thống trực tuyến cấp mã số cho đơn vị quan hệ ngân sách mức độ 4; Hệ thống quản lý tài sản Nhà nước trên 500 triệu; Báo cáo quyết toán Ngân sách 2.0; Quản lý Tài chính về an sinh xã hội. Nâng cấp, hoàn thiện và triển khai mới các phần mềm ứng dụng CNTT ngành Tài chính, gồm: Nâng cấp hệ thống khai thác báo cáo từ Tabmis cho Sở Tài chính và 27 Phòng Tài chính, kế hoạch huyện, thị xã, thành phố; Xây dựng cơ sở dữ liệu và hệ thống thông tin thống kê Tài chính online cho ngành Tài chính Thanh Hóa.

- Ngành Lao động Thương binh và Xã hội: Xây dựng và quản lý một số phần mềm và CSDL, Hệ thống phần mềm tra cứu trực tuyến người có công; CSDL hộ nghèo, cận nghèo và bảo trợ xã hội; CSDL cung/cầu lao động; CSDL tài chính trợ cấp ưu đãi người có công; Hệ thống các phần mềm và CSDL đều được triển khai đồng bộ ở 27 UBND các huyện, thị xã, thành phố; khi đưa vào sử dụng, khai thác giúp cho người dân dễ dàng tra cứu, tìm kiếm thông tin về hồ sơ người có công; đồng thời giúp cho các bộ, công chức trong việc quản lý, tra cứu, khai thác thông tin và thực hiện các chế độ chính sách cho các cá nhân, hộ gia đình được hưởng các chế độ bảo trợ của nhà nước trên địa bàn toàn tỉnh một cách chính xác, kịp thời. Cập nhật, số hoá cơ sở dữ liệu 469.085 hồ sơ đối tượng người có công với cách mạng đang quản lý trên địa bàn tỉnh.

- Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quản lý các hoạt động du lịch tỉnh Thanh Hóa; Hệ thống đưa vào sử dụng hỗ trợ việc quản lý các các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch, địa điểm du lịch của các cơ quan nhanh chóng, kịp thời; giúp người dân có thể tra cứu, lựa chọn địa điểm và những dịch vụ phù hợp với nhu cầu. Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quản lý, khai thác, phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể, phi vật thể trên địa bàn tỉnh; hệ thống hỗ trợ việc lưu trữ, quản lý hồ sơ di sản và phục vụ công tác quảng bá, phát huy du lịch trên địa bàn tỉnh.

- Ngành Nội vụ: Xây dựng hệ thống CSDL về hồ sơ cho 4.119 cán bộ công chức biên chế trong các cơ quan, tổ chức hành chính nhà nước; 13.610 cán bộ, công chức cấp xã và 58.165 cán bộ viên chức làm trong các đơn vị sự nghiệp công lập đảm bảo xây dựng, đồng bộ hệ thống thông tin cơ sở dữ liệu về cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh.

V. CÁC ỨNG DỤNG, DỊCH VỤ

1. Ứng dụng CNTT trong các cơ quan nhà nước

-Hệ thống đăng nhập một lần của tỉnh (https://dangnhap.thanhhoa.gov.vn) đưa vào sử dụng, đảm bảo thuận tiện cho người sử dụng. Chỉ cần dùng duy nhất 01 tài khoản đăng nhập thư điện tử công vụ hiện tại để sử dụng đồng thời cho các phần mềm ứng dụng dùng chung của tỉnh gồm: Phần mềm QLVB&HSCV, Phần mềm một cửa điện tử, Phần mềm theo dõi thực hiện nhiệm vụ của UBND và Chủ tịch UBND tỉnh; Thư điện tử công vụ thuận lợi, phục vụ tốt công tác chỉ đạo, điều hành trên môi trường mạng của các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh.

- Thực hiện Chỉ thị số 15/CT-UBND ngày 18/5/2020 của Chủ tịch UBND tỉnh, đến nay, 100% Lãnh đạo, CBCC các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện, cấp xã đã thực hiện chỉ đạo, điều hành, tiếp nhận, luân chuyển, xử lý văn bản đi/đến; dự thảo, xin ý kiến, trình duyệt, ký số văn bản, phát hành văn bản trên Hệ thống phần mềm quản lý văn bản và hồ sơ công việc; Tính đến ngày 30/11/2020, đối với các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện tỷ lệ văn bản điện tử có ký số đạt trên 97% (trừ các văn bản mật theo quy định); đã có sự thay đổi tích cực từ lề lối làm việc theo kiểu hành chính, giấy tờ sang điều hành, xử lý công việc trên môi trường điện tử. Qua đó giúp cho hoạt động của các cơ quan nhà nước đảm bảo công khai, minh bạch, nhanh chóng, tiết kiệm thời gian, tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành. Việc gửi, nhận văn bản trên môi trường điện tử ước tiết kiệm trên 30 tỷ đồng/năm cho việc chi phí thời gian, in, gửi phát hành văn bản của các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh; rút ngắn thời gian gửi văn bản từ tỉnh đến huyện đến UBND cấp xã chỉ còn tính bằng giây; đảm bảo chỉ tiêu Nghị quyết số 17/NQ-CP của Chính phủ, góp phần xây dựng thành công Chính quyền điện tử trên địa bàn tỉnh.

- Ứng dụng chữ ký số được quan tâm, đẩy mạnh sử dụng trong các cơ quan, đơn vị. 100% các sở, ngành, UBND cấp huyện, UBND cấp xã đã thực hiện ký số cá nhân Lãnh đạo và ký số cơ quan; 6.500 chứng thư số dạng E-token đã được cấp cho cá nhân và các cơ quan, tổ chức;393 chứng thư số dạng SIM PKI đã được cấp cho Lãnh đạo cáccơ quan cấp tỉnh, cấp huyện. Ngoài ra, hầu hết các đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã sử dụng chữ ký số công cộng xử lý công việc, giao dịch với Kho bạc Nhà nước tỉnh.

2. Ứng dụng CNTT phục vụ người dân và doanh nghiệp

Cổng Dịch vụ công tỉnh, Hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã, tạo thành hệ thống đồng bộ, hiện đại, góp phần hiện đại hóa nền hành chính của tỉnh; công khai, minh bạch trong hoạt động giải quyết các thủ tục hành chính (TTHC) của các cơ quan nhà nước; đã tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân được tiếp cận, sử dụng các dịch vụ chất lượng cao, với công nghệ tiên tiến, hiện đại, mọi lúc, mọi nơi, tiết kiệm thời gian, chi phí khi thực hiện các TTHC.

Cổng dịch vụ công tỉnh Thanh Hóa và phần mềm một cửa điện tử (cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã) đã cung cấp 174 DVC mức độ 3 và 628 DVC mức độ 4 của 03 cấp hành chính tạo điều kiện thuận lợi, cho người dân, doanh nghiệp thực hiện các TTHC mức độ 3, mức độ 4 trên Cổng dịch vụ công của tỉnh; đã tích hợp 333 dịch vụ công mức độ 3, mức độ 4 lên Cổng Dịch vụ công Quốc gia; Tính đến 30/11/2020, tỷ lệ hồ sơ tiếp nhận, xử lý trực tuyến mức độ 3 đạt 95.63%; mức độ 4 đạt 51.08%. Tỷ lệ giải quyết thủ tục hành chính được giải quyết đúng hạn và trước hạn đạt 99.1%.

Cổng Dịch vụ công của tỉnh đã tích hợp các giải pháp thanh toán không dùng tiền mặt (VNPTPay, PayGov) để thanh toán phí, lệ phí (nếu có) đối với các dịch vụ công.

VI. NGUỒN NHÂN LỰC

100% cán bộ, công chức, viên chức phụ trách CNTT được đào tạo, tập huấn các kỹ năng ứng dụng CNTT cơ bản; Đối với các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện là hơn 60 CBCC. Tuy nhiên, hầu hết cán bộ phụ trách CNTT chưa được đào tạo chuyên sâu; hàng năm được bố trí tham gia các lớp tập huấn, bổ sung kiến thức, kỹ năng để hỗ trợ trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Hiện nay,các phòng Văn hóa và Thông tin thuộc UBND cấp huyện và UBND cấp xã chưa có cán bộ tham mưu công tác quản lý nhà nước về CNTT, chủ yếu là hoạt động kiêm nhiệm nên gặp rất nhiều khó khăn trong công tác tham mưu trong việc triển khai ứng dụng CNTT và đảm bảo an toàn thông tin.

Hàng năm, Trường Đại học Hồng Đức đào tạo 130 sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành CNTT. Ngoài ra, nguồn nhân lực CNTT sẵn có của tỉnh đang hoạt động trong các cơ quan ngành dọc của Trung ương, doanh nghiệp nhà nước, tư nhân.

VII. AN TOÀN THÔNG TIN

Triển khai thực hiện Nghị định số 85/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ về bảo đảm an toàn thông tin theo cấp độ và các văn bản liên quan của Bộ Thông tin và Truyền thông;để tăng cường công tác bảo đảm an toàn thông tin mạng cho các cơ quan Nhà nước trên địa bàn tỉnh, Sở Thông tin và Truyền thông đã ban hành công văn số 1623/STTTT-CNTT ngày 27/11/2018 gửi các sở, ban, ngành và UBND cấp huyện trong việc hướng dẫn triển khai xác định cấp độ và xây dựng Hồ sơ đề xuất cấp độ an toàn hệ thống thông tin. Theo đó, số lượng các hệ thống thông tin được xác định cấp độ là 48 hệ thống (02 hệ thống cấp độ 3; 46 hệ thống là cấp độ 2). Phương án bảo đảm an toàn thông tin theo cấp độ được thực hiện theo thuyết minh trong Hồ sơ đề xuất cấp độ của các cơ quan, đơn vị.

Sở Thông tin và Truyền thông đã triển khai dự án “Đầu tư trang thiết bị máy chủ, thiết bị mạng để xây dựng Trung tâm dữ liệu và điều hành an toàn, an ninh mạng tỉnh Thanh Hóa” được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 3132/QĐ- UBND ngày 05/8/2020. Sở Thông tin và Truyền thông đang tiếp tục triển khai theo các quy định của pháp luật để hoàn thiện dự án.

Thực hiện Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 7/6/2019 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường bảo đảm an toàn, an ninh mạng nhằm cải thiện chỉ số xếp hạng của Việt Nam. Trên địa bàn tỉnh việc triển khai bảo đảm an toàn, an ninh mạng cho hệ thống thông tin theo mô hình “4 lớp” đã thực hiện như sau:

- Về nội dung thực hiện Lớp 1: Lực lượng tại chỗ

UBND tỉnh đã ban hành Quyết định 4872/QĐ-UBND ngày 19/11/2019 về việc thành lập Đội ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng tỉnh Thanh Hóa; Quyết định số 62/QĐ-STTTT ngày 25/3/2020 của Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông về việc phê duyệt danh sách thành viên Đội ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng tỉnh Thanh Hóa.

- Về nội dung thực hiện Lớp 2: Tự thực hiện/lựa chọn tối thiểu một tổ chức, doanh nghiệp giám sát, bảo vệ chuyên nghiệp.

Hiện dự án “Đầu tư trang thiết bị máy chủ, thiết bị mạng để xây dựng Trung tâm dữ liệu và điều hành an toàn, an ninh mạng tỉnh Thanh Hóa” đã được UBND tỉnh phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi theo quyết định số 3132/QĐ-UBND ngày 05/8/2020 của Chủ tịch UBND tỉnh và Quyết định số 3496/QĐ-UBND ngày 25/8/2020 về việc phê duyệt Kế hoạch lựa chọn nhà thầu. Trên cơ sở đó, Sở Thông tin và Truyền thông (Chủ đầu tư) đang tiếp tục triển khai theo các quy định của pháp luật để hoàn thiện dự án.

- Về nội dung thực hiện Lớp 3: Định kỳ thực hiện kiểm tra, đánh giá ATANM Sở Thông tin và Truyền thông ban hành Công văn số 1041/STTTT-CNTT ngày 18/6/2020 về việc phối hợp rà soát, đánh giá an toàn, an ninh thông tin trên các cổng, trang thông tin điện tử. Trong đó giao cho Trung tâm Công nghệ thông tin và Truyền thông Thanh Hóa (đơn vị sự nghiệp thuộc Sở) phối hợp với đơn vị là Công ty Cổ phần CyStack Việt Nam để đánh giá độc lập an toàn thông tin cho các cổng/trang thông tin điện tử trên địa bàn tỉnh trong năm 2020.

- Về nội dung thực hiện Lớp 4: Kết nối, chia sẻ thông tin với hệ thống giám sát quốc gia

Hiện nay, Sở Thông tin và Truyền thông đang phối hợp với đơn vị liên quan để triển khai Hệ thống giám sát và điều hành an ninh mạng (SOC) tại Trung tâm An ninh mạng và An toàn dữ liệu của tỉnh theo Kế hoạch. Dự kiến trong cuối tháng 02/2021 sẽ triển khai kết nối, chia sẻ thông tin với Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia trực thuộc Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông theo quy định.

Thực hiện Thông tư số 03/2017/TT-BTTTT ngày 24/4/2017 của Bộ Thông tin và Truyền thông và Nghị định số 85/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 về bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ, Sở Thông tin và Truyền thông đã có văn bản gửi các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh trong việc xác định và lập hồ sơ đề xuất cấp độ an toàn thông tin của các hệ thống thông tin thuộc phạm vi cơ quan, đơn vị quản lý. Trong đó, yêu cầu các hệ thống thông tin phải áp dụng phương án bảo đảm an toàn thông tin phải đáp ứng các yêu cầu tối thiểu theo quy định tại Thông tư 03/2017/TT-BTTTT ngày 24/4/2017 và hướng dẫn tại tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11930:2017 . Định kỳ hàng năm, Chủ tịch UBND tỉnh giao Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì trong việc phối hợp rà soát, kiểm tra, đánh giá an toàn an ninh mạng cho các hệ thống thông tin. Đồng thời tổ chức đánh giá an toàn thông tin cho các cổng/trang thông tin điện tử của các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội trên địa bàn tỉnh. Trong năm 2020, đã thực hiện kiểm tra, đánh giá ATANM cho 60 cổng/trang thông tin điện tử của các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh.

Thời gian qua, công tác đảm bảo an toàn thông tin luôn được tỉnh quan tâm, chỉ đạo thực hiện đồng bộ các giải pháp bảo đảm an toàn thông tin cho các hệ thống thông tin của tỉnh, như: Đưa vào khai thác, sử dụng mạng truyền số liệu chuyên dùng; triển khai ứng dụng chứng thư số chuyên dùng; đầu tư nâng cấp các Trung tâm tích hợp dữ liệu; triển khai sử dụng phần mềm hệ điều hành bản quyền; triển khai sử dụng phần mềm xử lý mã độc; ban hành các quy chế, quy định bảo đảm an toàn thông tin; thực hiện thường xuyên công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về an toàn thông tin mạng cho các tầng lớp nhân dân, cán bộ công chức trên địa bàn tỉnh như diễn tập, bản tin an toàn thông tin mạng, chương trình ITToday; định kỳ hằng năm tổ chức các khóa đào tạo, tập huấn nâng cao kỹ năng đảm bảo an toàn thông tin cho cán bộ, công chức có liên quan; tăng cường công tác hỗ trợ, xử lý, ứng cứu các sự cố, mã độc cho các hệ thống thông tin trên địa bàn tỉnh. Trung bình hàng năm, các cơ quan chuyên môn của Sở thực hiện ứng cứu gần 500 lượt sự cố liên quan đến phần mềm dùng chung trên địa bàn tỉnh. Ban hành hơn 30 lượt công văn cảnh báo chiến dịch tấn công mạng vào các hệ thống thông tin…Thực hiện hỗ trợ kỹ thuật bóc tách, gỡ bỏ mã độc cho hệ thống máy tính của các cơ quan, đơn vị.

Định kỳ hàng năm, đã phối hợp với Cục An toàn thông tin - Bộ Thông tin và Truyền thông và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức nhiều hội nghị về tuyên truyền, tập huấn công tác bảo đảm an toàn thông tin trong cơ quan tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh. Trực tiếp tổ chức các lớp tập huấn ước tính có trên 600 cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan nhà nước đã tham gia tập huấn; đặc biệt có trên 200 phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên các cơ quan Đài truyền thanh cơ sở được trang bị kiến thức, kỹ năng quản trị hệ thống và bảo mật hạ tầng, bảo vệ dữ liệu thông tin cá nhân trên thiết bị đầu cuối. Hàng năm, mở các hội nghị tập huấn, phổ biến như: Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng biên tập, tuyên truyền về An toàn thông tin cho đội ngũ cán bộ Đài truyền thanh cấp huyện, cấp xã; Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng biên tập, tuyên truyền về An toàn thông tin cho đội ngũ cán bộ viết tin, bài trên Cổng/trang thông tin điện tử của các sở, ban, ngành cấp tỉnh và UBND cấp huyện.

Hằng năm tổ chức các chương trình diễn tập bảo đảm an toàn thông tin cho các hệ thống thông tin quan trọng trên địa bàn tỉnh theo các hình thức diễn tập khác nhau. Cụ thể như trong năm 2019 tổ chức diễn tập ứng cứu sự cố và đảm bảo an toàn thông tin mạng và tổ chức diễn tập an ninh mạng năm 2019 cho hơn 180 cán bộ đến từ 60 cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh với chủ đề “Phòng chống tấn công có chủ đích và đảm bảo an toàn thông tin cho các hệ thống thông tin phục vụ xây dựng chính quyền điện tử”. Năm 2020, tổ chức diễn tập về an toàn thông tin năm 2020 với chủ đề “Bảo đảm an toàn, an ninh thông tin mạng phục vụ Đại hội Đảng các cấp và Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2021-2025”.

Thực hiện Quyết định số 898/QĐ-TTg ngày 27/5/2016 của thủ tướng Chính phủ phê duyệt phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ bảo đảm an toàn thông tin mạng giai đoạn 2016-2020; Quyết định số 05/2016/QĐ-TTg ngày 16/3/2017 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định về hệ thống phương án ứng cứu khẩn cấp bảo đảm an toàn thông tin mạng quốc gia và các văn bản liên quan; UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 139/KH-UBND ngày 18/7/2018 về Ứng phó sự cố đảm bảo an toàn thông tin mạng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Sở Thông tin và Truyền cũng đã cử cán bộ tham gia đầy đủ diễn tập ứng cứu sự cố máy tính quốc gia do các đơn vị chức năng của Bộ tổ chức định kỳ hàng năm. Đồng thời tham gia dự các đợt diễn tập an ninh mạng, ứng phó sự cố do các địa phương, doanh nghiệp an ninh mạng tổ chức.

VIII. KINH PHÍ THỰC HIỆN

Tổng số nhiệm vụ, dự án ứng dụng CNTT của các cơ quan nhà nước giai đoạn 2016-2020 là 24 nhiệm vụ, dự án, với tổng kinh phí thực hiện trong giai đoạn là 575,094 tỷ đồng.

Tình hình bố trí kinh phí cho các nhiệm vụ, dự án về an toàn thông tin mạng giai đoạn 2016-2020:100 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 17,39% tổng số tiền chi cho CNTT.

IX. ĐÁNH GIÁ CÁC CHỈ TIÊU GIAI ĐOẠN 2016-2020

Trên cơ sở các kết quả đạt được trong hoạt động ứng dụng CNTT của tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2016 - 2020, kết quả thực hiện các chỉ tiêu đã đề ra như sau:

TT

Các chỉ tiêu

Mục tiêu đến 2020

Kết quả thực hiện đến tháng 30/9/2020

1

Xây dựng và ban hành Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Thanh Hóa đảm bảo phù hợp với Kiến trúc Chính phủ Việt Nam.

Đạt

Quyết định 3089/QĐ-UBND ngày 22/8/2017

2

Triển khai xây dựng hạ tầng đảm bảo kết nối chia sẻ liên thông với các HTTT, CSDL Quốc Gia, các Bộ, ngành Trung ương.

Đạt

Đã xây dựng nền tảng kết nối, chia sẻ dữ liệu cấp tỉnh (LGSP)

3

100% cán bộ công chức cấp tỉnh, huyện có máy tính để làm việc.

Đạt

100%

4

100% cán bộ, công chức được cấp hộp thư công vụ và thường xuyên sử dụng trong công việc.

Đạt

Triển khai hệ thống đăng nhập một lần (https://dangnhap.thanhhoa.gov.vn)

5

100% các Sở, ngành , UBND cấp huyện triển khai hệ thống “Một cửa liên thông” để cung cấp dịch vụ công cho người dân, doanh nghiệp.

Đạt

Đưa Trung tâm phục vụ HCC tỉnh và các Bộ phận 1 cửa điện tử cấp huyện vào hoạt động

6

100% các cơ quan nhà nước từ cấp tỉnh đến cấp xã được triển khai phần mềm QLVB&HSCV và hệ thống thư điện tử.

Đạt

Hết năm 2019, 100% UBND cấp xã đã được triển khai PMQLVB&HSCV, PM 1 cửa điện tử(Quyết định số 3871/QĐ-UBND ngày 08/10/2018).

7

100% văn bản trình UBND tỉnh và 80% văn bản trao đổi giữa các Sở, ban, ngành cấp tỉnh, UBND cấp huyện (trừ văn bản mật) dưới dạng điện tử (bao gồm cả các văn bản gửi song song với văn bản giấy)

Đạt

Đến 1/9/2020, 100% hồ sơ công việc từ cấp tỉnh, đến cấp xã được thực hiện qua môi trường mạng (Chỉ thị số 15/CT-UBND ngày 18/5/2020).

8

100% văn bản điện tử trao đổi giữa các Sở, ban, ngành cấp tỉnh, UBND cấp huyện và UBND cấp xã có ứng dụng chữ ký số chuyên dùng đảm bảo an toàn, bảo mật thông tin trên môi trường mạng.

Đạt

Đến 1/9/2020, 100% hồ sơ công việc từ cấp tỉnh, đến cấp xã được thực hiện qua môi trường mạng (Chỉ thị số 15/CT-UBND ngày 18/5/2020).

9

Nâng cấp Cổng TTĐT của tỉnh để cung cấp dịch vụ công mức độ 3, 4.

Đạt

Xây dựng Cổng DVC tỉnh (https://dichvucong.thanhhoa.gov.vn)

10

Cổng/trang thông tin điện tử các cơ quan nhà nước tỉnh công khai thông tin đầy đủ theo quy định tại Nghị định số 43/2011/NĐ-CP .

Đạt

100%

11

Triển khai, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng ứng dụng CNTT cho 100% CBCC từ cấp tỉnh đến cấp xã.

Đạt

Tổ chức tập huấn từ 03-05 lớp/01 năm.

12

Hàng năm, triển khai đào tạo kiến thức về an ninh, an toàn thông tin cho 100% cán bộ chuyên trách CNTT của các cơ quan, đơn vị.

Đạt

Tổ chức hàng năm

13

Đến hết năm 2017, đảm bảo cung cấp 100% các dịch vụ công cấp huyện, xã, tỉnh ở mức độ 3 và 5% ở mức độ 4.

Đạt

Tại thời điểm năm 2017 chưa đạt theo chỉ tiêu đề ra trong giai đoạn 2016-2020. DVC mức 32: 39/2.065 thủ tục;DVC mức 43: 01/2.065 thủ tục. Tuy nhiên, đến 30/11/2020 đã hoàn thành tiêu chí này.

14

Đến hết 2020, hoàn thiện triển khai nhân rộng các dịch vụ công mức độ 3 lên mức độ 4 đảm bảo tỷ lệ 30%.

Đạt

Tính đến ngày 30/11/2020, tỷ lệ DVC mức 3, mức độ 4: 802/1.963 = 40,85% (DVC mức 3: 174; DVC mức 4: 628)

Phần II

NỘI DUNG KẾ HOẠCH

I. CĂN CỨ LẬP KẾ HOẠCH

Luật Công nghệ thông tin ngày 29/6/2006;

Luật Giao dịch điện tử ngày 29/11/2005;

Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10/4/2007 của Chính phủ về Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước;

Nghị định số 43/2011/NĐ-CP ngày 13/6/2011 của Chính phủ về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước;

Nghị định số 85/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ về bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ;

Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính;

Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư;

Nghị quyết số 50/NQ-CP ngày 17/4/2020 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị;

Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 09/3/2020 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019-2020, định hướng đến năm 2025;

Nghị định số 45/2020/NĐ-CP ngày 08/4/2020 của Chính phủ về thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử;

Nghị định số 47/2020/NĐ-CP ngày 29/4/2020 của Chính phủ về việc quản lý, kết nối và chia sẻ dữ liệu số của cơ quan nhà nước;

Quyết định số 28/2018/QĐ-TTg ngày 28/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc gửi, nhận văn bản điện tử giữa các cơ quan trong hệ thống hành chính nhà nước;

Quyết định số 1017/QĐ-TTg ngày 14/8/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án giám sát an toàn thông tin mạng phục vụ Chính phủ điện tử;

Quyết định số 274/QĐ-TTg ngày 12/3/2019 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án Cổng Dịch vụ công quốc gia;

Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình chuyển đổi số Quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;

Chỉ thị số 15/CT-TTg ngày 22/5/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường sử dụng văn bản điện tử trong hoạt động của cơ quan nhà nước;

Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 25/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc nâng cao năng lực phòng, chống phần mềm độc hại;

Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 07/6/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường bảo đảm an toàn, an ninh mạng nhằm cải thiện chỉ số xếp hạng của Việt Nam;

Quyết định số 2323/BTTTT-THH ngày 31/12/2019 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam, phiên bản 2.0;

Kế hoạch hành động số 178-KH/TU ngày 6/12/2019 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về thực hiện Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Quyết định số 4437/QĐ-UBND ngày 11/12/2014 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa về việc phê duyệt đề án tái cơ cấu và phát triển ngành dịch vụ tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020, định hướng đến năm 2025;

Quyết định số 2888/QĐ-UBND ngày 04/8/2015 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa về việc ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 09/2015/QĐ-TTg ngày 25/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế một cửa, cơ chế một của liên thông tại các cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương;

Quyết định số 1261/QĐ-UBND ngày 09/4/2020 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc phê duyệt Đề cương Khung Kiến trúc Chính quyền điện tử 2.0;

Quyết định số 4216/QĐ-UBND ngày 06/10/2020 của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc ban hành Kế hoạch Chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;

Chỉ thị số 22/CT-UBND ngày 19/10/2015 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa về việc tăng cường đảm bảo an ninh và an toàn thông tin mạng trong các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa;

Chỉ thị số 12/CT-UBND ngày 01/4/2020của Chủ tịch UBND tỉnhvề việc tăng cường chỉ đạo thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa;

Chỉ thị số 15/CT-UBND ngày 18/5/2020 của Chủ tịch UBND tỉnhvề việc tập trung chỉ đạo đổi mới quy trình xử lý văn bản, hồ sơ công việc, giải quyết thủ tục hành chính chuyển từ môi trường làm việc giấy sang làm việc trên môi trường điện tử trong các cơ quan nhà nước;

Chỉ thị số 21/CT-UBND ngày 27/7/2020 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công và bảo đảm trật tự an toàn xã hội trong bối cảnh đại dịch Covid-19;

Kế hoạch số 49/KH-UBND ngày 14/02/2020của Chủ tịch UBND tỉnh về việc triển khai ứng dụng chữ ký số chuyên dùng Chính phủ trong hoạt động của các cơ quan nhà nước tỉnh Thanh Hóa năm 2020 và định hướng đến năm 2025;

Kế hoạch số 59/KH-UBND ngày 24/02/2020 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 14/01/2020 của Thủ tướng Chính phủ về thúc đẩy phát triển doanh nghiệp số trên địa bàn tỉnh;

Kế hoạch số 159/KH-UBND ngày 20/7/2020 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc triển khai thực hiện Nghị định số 47/2020/NĐ-CP ngày 29/4/2020 của Chính phủ về việc quản lý, kết nối và chia sẻ dữ liệu số của cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa;

Kế hoạch số 180/KH-UBND ngày 22/8/2020 của Chủ tịch UBND tỉnh về ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác và sử dụng nguồn lực cơ sở vật chất, hạ tầng kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025;

Công văn số 2606/BTTTT-THH-ATTT ngày 15/7/2020của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc hướng dẫn xây dựng kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước, phát triển Chính phủ số/Chính quyền số và bảo đảm an toàn thông tin mạng giai đoạn 2021-2025 và Kế hoạch năm 2021;

Căn cứ hiện trạng ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

II. MỤC TIÊU TỔNG QUÁT

Tăng cường ứng dụng CNTT nhằm đổi mới căn bản, toàn diện hoạt động quản lý, điều hành của bộ máy chính quyền, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, phương thức sống, làm việc của người dân trên môi trường số.

Tăng cường ứng dụng và phát triển CNTT nhằm tạo môi trường thuận lợi, thu hút đầu tư và phát triển các doanh nghiệp CNTT trên địa bàn tỉnh.

Tập trung ưu tiên nguồn lực đầu tư hoàn thiện hạ tầng, nền tảng dữ liệu để triển khai Chính quyền số, xã hội số, kinh tế số nhằm phát triển KT-XH, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân; đẩy mạnh cải cách hành chính, hiệu quả hoạt động chỉ đạo điều hành của các cấp chính quyền.

Phấn đấu đến năm 2025, Thanh Hóa nằm trong nhóm các tỉnh dẫn đầu cả nước về phát triển, ứng dụng CNTT và truyền thông.

II. MỤC TIÊU CỤ THỂ

1. Về ứng dụng CNTT tin trong chỉ đạo, điều hành, xây dựng Chính quyền điện tử

- Duy trì 100% văn bản, hồ sơ công việc từ cấp xã trở lên được trao đổi, tạo lập, xử lý, ký số trên môi trường điện tử (trừ văn bản có nội dung thuộc bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật).

- 80% báo cáo định kỳ (trừ nội dung mật) của các cơ quan nhà nước được cập nhật, chia sẻ trên Hệ thống thông tin báo cáo quốc gia.

- 80% cuộc họp của các cơ quan cấp tỉnh, huyện thực hiện thông qua hệ thống phòng họp không giấy tờ.

- 50% hoạt động kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước được thực hiện thông qua môi trường số và hệ thống thông tin của cơ quan quản lý.

- Xây dựng Cổng dữ liệu (data.thanhhoa.gov.vn) của tỉnh Thanh Hóa để các cơ quan, đơn vị kết nối, chia sẻ các dữ liệu dùng chung phục vụ công tác chỉ đạo điều hành và công khai, minh bạch thông tin của các cơ quan chính quyền cho người dân, doanh nghiệp. Cung cấp dữ liệu mở để doanh nghiệp, người dân tiếp cận và sử dụng thông tin phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.

- Phát triển các hệ thống nền tảng Chính quyền điện tử phù hợp với lộ trình của Chính phủ.

2. Ứng dụng phục vụ người dân và doanh nghiệp

- 100% các dịch vụ công trực tuyến liên quan tới nhiều người dân, doanh nghiệp được thực hiện ở mức độ 4 và tích hợp lên Cổng thông tin Dịch vụ công của tỉnh.

- Tỷ lệ hồ sơ giải quyết dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 trên tổng số hồ sơ đạt từ 75% trở lên; tối thiểu 90% người dân và doanh nghiệp hài lòng về việc giải quyết thủ tục hành chính.

- 60% các hệ thống thông tin của tỉnh có liên quan đến người dân, doanh nghiệp được đưa vào vận hành, khai thác và kết nối, liên thông qua nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu (LGSP).

3. Công tác đảm bảo an toàn thông tin

- Duy trì đảm bảo an toàn các hệ thống thông tin của tỉnh và thực hiện giám sát an toàn thông tin;

- Hoàn thành Trung tâm Điều hành thông minh của tỉnh, đảm bảo kết nối 100% các cơ quan nhà nước vào Mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng, Nhà nước.

4. Ứng dụng CNTT trong các lĩnh vực

Trong giai đoạn 2021 - 2025 tập trung đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong các lĩnh vực như Y tế, Giáo dục, Tài nguyên môi trường, Nông nghiệp, Du lịch, Thương mại, Giao thông...

Các nhiệm vụ cụ thể của các lĩnh vực đã được cụ thể hóa trong Kế hoạch số 180/KH-UBND ngày 22/8/2020 của Chủ tịch UBND tỉnh về ứng dụng và phát triển CNTT nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác và sử dụng nguồn lực cơ sở vật chất, hạ tầng kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025.

Hàng năm, tổ chức từ 10-15 lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về chuyển đổi số, kỹ năng ứng dụng các phần mềm dùng chung và nâng cao nhận thức cho cán bộ, công chức, viên chức cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã; đồng thời cập nhận kiến thức mới nhằm nâng cao vai trò, nhận thức của cán bộ, công chức trong việc thực hiện các nhiệm vụ phát triển CNTT tuân thủ Kiến trúc Chính phủ điện tử, Kiến trúc Chính quyền điện tử; Chuyển đổi số, An toàn thông tin và đô thị thông minh.

III. NHIỆM VỤ

1. Hoàn thiện môi trường pháp lý

Tiếp tục rà soát, tham mưu bổ sung ban hành, điều chỉnh kịp thời các văn bản pháp luật theo quy định để hoàn thiện cơ sở pháp lý và đẩy mạnh ứng dụng CNTT trên địa bàn tỉnh.

Tiếp tục xây dựng hoàn thiện, triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình chuyển đổi số, phát triển các sản phẩm, dịch vụ, mô hình kinh tế mới trên nền tảng công nghệ số, Internet và không gian mạng của tỉnh, báo cáo UBND tỉnh.

Thường xuyên cập nhật, hoàn thiện Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Thanh Hóa đảm bảo chất lượng và phù hợp với Khung Kiến trúc Chính quyền điện tử Việt Nam(phiên bản 2.0hiện tại và các phiên bản mới trong tương lai)đáp ứng các yêu cầu về ứng dụng CNTT, phát triển Chính quyền điện tử và chuyển đổi số của quốc gia, tỉnh Thanh Hóa.

Xây dựng Khung kiến trúc ICT phát triển đô thị thông minh tỉnh Thanh Hóa.

Hoàn thiện Đề án xây dựng Khu CNTT tập trung trên địa bàn tỉnh, báo cáo UBND tỉnh trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Xây dựng cơ chế, chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư vào Khu CNTT tập trung; cơ chế, chính sách ưu đãi trong khu CNTT tập trung.

2. Phát triển hạ tầng kỹ thuật

Bổ sung, nâng cấp hạ tầng chính quyền số phục vụ cơ quan nhà nước trên cơ sở kết hợp thế mạnh của mạng Truyền số liệu chuyên dùng, mạng Internet, trung tâm dữ liệu của tỉnh để phục vụ kết nối liên thông, xuyên suốt 4 cấp hành chính, sử dụng cơ chế mã hóa và công nghệ bảo đảm an toàn, an ninh. Tăng cường kết nối, tích hợp, trao đổi thông tin, dữ liệu giữa các cơ quan Đảng với Chính quyền.

Xây dựng Trung tâm giám sát, điều hành an toàn, an ninh mạng của tỉnh để bảo đảm hạ tầng lưu trữ, tính toán và dự phòng thiết yếu cho các ứng dụng đô thị thông minh, nâng cao năng lực bảo vệ an toàn, an ninh thông tin theo hướng điều hành, quản lý và xử lý tập trung, đa nhiệm.

Đẩy mạnh tái cấu trúc hạ tầng CNTT của tỉnh, chuyển đổi hạ tầng CNTT thành hạ tầng số, trên hệ thống nền tảng điện toán đám mây phục vụ kết nối, quản lý các nguồn lực, dữ liệu của cơ quan nhà nước một cách an toàn, linh hoạt, ổn định và hiệu quả.

Phát triển hạ tầng kết nối mạng Internet vạn vật (IoT); xây dựng lộ trình và triển khai tích hợp cảm biến và ứng dụng công nghệ số vào các hạ tầng thiết yếu như giao thông, năng lượng, điện, nước, giám sát môi trường, an ninh - trật tự, dự báo ngập lụt,… để chuyển đổi thành một bộ phận cấu thành quan trọng của hạ tầng số.

Tất cả các dự án đầu tư xây dựng hạ tầng thiết yếu, hạ tầng giao thông, đô thị, xây dựng phải có nội dung nghiên cứu, phân tích để xem xét, bổ sung hạng mục ứng dụng, kết nối mạng IoT, tích hợp cảm biến và ứng dụng công nghệ số. Các nội dung phát triển hạ tầng IoT phải bảo đảm hiệu quả, phát triển các hạ tầng dùng chung, tránh đầu tư trùng lặp. Đến năm 2025, xây dựng hạ tầng IoT của các lĩnh vực phục vụ nhu cầu quản lý, điều hành, sản xuất, kinh doanh,…

3. Phát triển các hệ thống nền tảng

Tỉnh Thanh Hóa đầu tư xây dựng các nền tảng dùng chung để thực hiện liên thông, kết nối, chia sẻ dữ liệu của các cơ quan nhà nước và phục vụ công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành của các cơ quan hành chính nhà nước;đồng thời công khai, minh bạch thông tin cho người dân, doanh nghiệp biết và có thể thực hiện giám sát được các hoạt động của các cơ quan nhà nước theo quy định.Trong giai đoạn 2021 - 2025, tập trung vào phát triển và hoàn thiện các nền tảng sau:

- Nền tảng hạ tầng kỹ thuật: Đầu tư xây dựng và hoàn thiện nền tảng kỹ thuật trong các cơ quan Đảng, Nhà nước các cấp;hoàn thiện mạng TSLCD đảm bảo băng thông, lưu lượng truyền tải cho các ứng dụng truyền hình trực tuyến, phòng họp không giấy tờ, hệ thống giám sát an ninh trật tự và các ứng dụng yêu cầu chất lượng cao về âm thanh, hình ảnh trong tương lai; thiết lập và quy hoạch mạng TSLCD cấp II đến cấp xã, đánh số địa chỉ IP theo chuẩn IPv6 đảm bảo ổn định phát triển Chính quyền số.

- Tiếp tục duy trì và hoàn thiện nền tảng chia sẻ, tích hợp dữ liệu của tỉnh (LGSP) để thực hiện cung cấp các dịch vụ tích hợp, chia sẻ dữ liệu với các hệ thống thông tin Quốc gia; xây dựng các dịch vụ nền tảng dùng chung bao gồm: dịch vụ định danh số, dịch vụ cộng tác, dịch vụ thanh toán điện tử, dịch vụ lưu trữ điện tử…các dịch vụ nền tảng này được sử dụng xuyên suốt trong tất cả các hệ thống thông tin của các ngành các cấp trên địa bàn toàn tỉnh.

- Nền tảng dữ liệu mở: Xây dựng và hoàn thiện Cổng dữ liệu mở của tỉnh trên cơ sở tích hợp các cơ sở dữ liệu nền, chuyên ngành phục vụ dùng chung của các cơ quan tỉnh và mở ra bên ngoài để các tổ chức, doanh nghiệp cùng khai thác, sử dụng, tạo thành một hệ sinh thái hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp xây dựng các ứng dụng thông minh; duy trì hoạt động Cổng dữ liệu (data.thanhhoa.gov.vn) của tỉnh Thanh Hóa để kết nối, chia sẻ các dữ liệu dùng chung phục vụ công tác chỉ đạo điều hành và công khai, minh bạch thông tin của các cơ quan chính quyền cho người dân, doanh nghiệp.

- Triển khai đồng bộ các hệ thống nền tảng khác theo lộ trình, định hướng của Chính phủ trong giai đoạn tới như nền tảng xác thực định danh điện tử, nền tảng phát triển ứng dụng CPĐT…

4. Phát triển dữ liệu

- Phối hợp với các Bộ, ngành Trung ương xây dựng, phát triển và hoàn thiện các HTTT, các CSDL quy mô quốc gia phục vụ triển khai các dịch vụ cơ bản, thiết yếu liên quan đến người dân, doanh nghiệp, cơ quan nhà nước cần được ưu tiên phát triển trước, đó là: CSDL quốc gia về Dân cư, CSDL Đất đai quốc gia; CSDL quốc gia về Đăng ký doanh nghiệp; CSDL quốc gia về Tài chính; CSDL quốc gia về Bảo hiểm; CSDL Hộ tịch điện tử toàn quốc; CSDL quốc gia về Y tế; CSDL quốc gia về cán bộ, công chức, viên chức; CSDL quốc gia về an sinh xã hội;… bảo đảm tính cấu trúc, hệ thống, tạo môi trường làm việc điện tử rộng khắp giữa các cơ quan Nhà nước.

- Từng bước thực hiện lộ trình chuyển đổi số; số hóa, xây dựng dữ liệu nền, CSDL dùng chung, các CSDL chuyên ngành, tạo lập kho dữ liệu dùng chung của tỉnh và tổ chức dữ liệu mở phục vụ xã hội. Cung cấp danh mục dữ liệu đã được số hóa theo quy định để tổ chức tích hợp, chia sẻ cho các HTTT của các cơ quan nhà nước bảo đảm dữ liệu được thu thập một lần; kết nối với các CSDL, HTTT quốc gia, HTTT triển khai từ trung ương đến địa phương.

- Các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh tiếp tục triển khai, ứng dụng và phát triển các HTTT, CSDL chuyên ngành do các Bộ, ngành trung ương đã triển khai trên địa bàn tỉnh và các phần mềm, CSDL do tỉnh triển khai.Hoàn thiện các bộ phần mềm ứng dụng, HTTT, CSDL hỗ trợ công tác quản lý tại các đơn vị: phần mềm quản lý đơn thư khiếu nại, tố cáo, quản lý tiếp công dân; hoạt động quản lý khoa học công nghệ; các CSDL ngành y tế; CSDL ngành Thông tin và Truyền thông; hệ thống thông tin quản lý công tác thủy lợi; quản lý cán bộ, công chức; ngoại vụ, dân tộc… đảm bảo tuân thủ theo các quy định tại Nghị định số 47/2020/NĐ-CP ngày 09/4/2020 của Chính phủ và Kế hoạch số 159/KH-UBND ngày 21/7/2020 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa về triển khai thực hiện Nghị định số 47/2020/NĐ-CP ngày 09/4/2020 của Chính phủ trên địa bàn tỉnh.

5. Phát triển các ứng dụng, dịch vụ

Bảo đảm đồng bộ, thống nhất, kết nối với các nền tảng dùng chung quốc gia để tránh trùng lặp, trừ một số ứng dụng, dịch vụ dùng riêng tại địa phương. Khai thác triệt để các hệ thống CSDL Quốc gia dùng chung, đã được các Bộ, ngành Trung ương cung cấp thông qua trục kết nối NGSP. Không phát triển hoặc xây dựng trùng lắp các hệ thống thông tin, CSDL đã được các sở, ban, ngành, đơn vị trong tỉnh triển khai xây dựng; tăng cường tích hợp, chia sẻ, liên thông dữ liệu của các ngành, các cấp đã được triển khai xây dựng.

Tích hợp Hệ thống đăng nhập một lần của tỉnh trong các hệ thống thông tin của các ngành, đơn vị để đảm bảo tính đồng bộ, tuân thủ kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Thanh Hóa.

Khai thác hiệu quả Phần mềm Quản lý văn bản và hồ sơ công việc, bảo đảm kết nối liên thông, thông suốt để thực hiện gửi, nhận văn bản điện tử tới các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh; đẩy mạnh ứng dụng chữ ký số chuyên dùng và các nội dung khác theo quy định tại Quyết định số 28/2018/QĐ-TTg ngày 12/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc gửi, nhận văn bản điện tử giữa các cơ quan trong hệ thống hành chính nhà nước; Quyết định số 20/2019/QĐ-UBND , ngày 26/6/2019 của UBND tỉnh về việc ban hành Quy chế tiếp nhận, xử lý, phát hành, quản lý và lưu trữ văn bản điện tử qua hệ thống phần mềm quản lý văn bản và hồ sơ công việc trong các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa;triển khai hiệu quả Hệ thống thông tin báo cáo của tỉnh; Hệ thống phản ánh kiến nghị của tỉnh…

Nâng cấp, hoàn thiện Cổng dịch vụ công trực tuyến, bảo đảm đến năm 2021,100% thủ tục hành chính được triển khai dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4.

Bổ sung, hoàn thiện các cơ sở dữ liệu chuyên ngành bảo đảm kết nối, chia sẻ với Hệ thống thông tin chỉ đạo điều hành của tỉnh, phục vụ công tác chỉ đạo điều hành của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh và các sở, ngành, UBND cấp huyện.

Triển khai hệ thống xác thực định danh điện tử thông suốt và hợp nhất cho người dân và doanh nghiệp của tỉnh Thanh Hóa.

Hoàn thành việc chuyển đổi số trong cơ quan nhà nước, các đoàn thể và đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số trong các doanh nghiệp.

Triển khai một số hệ thống thông tin hỗ trợ ra quyết định trên cơ sở ứng dụng trí tuệ nhân tạo, phân tích dữ liệu lớn kết hợp với các thiết bị thông minh để tổng hợp, báo cáo nhanh thông tin phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của tỉnh.

Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính quyền điện tử giai đoạn 2019-2020, định hướng đến năm 2025 theo Quyết định số 1118/QĐ-UBND ngày 29/3/2019 và Kế hoạch 210/KH-UBND ngày 11/10/2019 của Chủ tịch UBND tỉnh về ứng dụng các công nghệ mới của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, phục vụ xây dựng phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2020 - 2025.

6. Bảo đảm an toàn thông tin

- Xây dựng, ban hành, thường xuyên rà soát, cập nhật các Kế hoạch, quy chế, quy định về bảo đảm an toàn thông tin mạng trong hoạt động của cơ quan, tổ chức:

+ Cập nhật, bổ sung quy chế đảm bảo an toàn thông tin mạng trong các cơ quan nhà nước.

+ Hướng dẫn các cơ quan, đơn vị thuộc triển khai, áp dụng các tiêu chuẩn, giải pháp kỹ thuật bảo đảm và giám sát an toàn thông tin mạng; các cơ chế, chính sách liên quan đến công tác giám sát an toàn thông tin mạng.

- Tiếp tục xây dựng, nâng cấp và mở rộng hoạt động của Trung tâm dữ liệu và điều hành an toàn, an ninh mạng của tỉnh.

- Hoàn thành triển khai, nâng cấp và duy trì Trung tâm giám sát, điều hành an toàn, an ninh mạng (SOC); kết nối và chia sẻ thông tin với Trung tâm giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (Cục An toàn thông tin):

+ Triển khai đồng bộ hệ thống quan trắc và giám sát an toàn thông tin mạng đối với hệ thống, dịch vụ CNTT của tỉnh đảm bảo kết nối, đáp ứng các yêu cầu từ Trung tâm dữ liệu và điều hành an toàn, an ninh mạng của tỉnh; kết nối với hệ thống giám sát an toàn thông minh mạng Quốc gia;

+ Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chuyên trách của Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng trong giám sát, đánh giá, ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng đối với hệ thống, dịch vụ CNTT của tỉnh;

+ Tổ chức thu thập, lưu trữ, phân tích, xây dựng cơ sở dữ liệu và hệ thống chia sẻ, cảnh báo nguy cơ, sự cố tình hình an toàn thông tin mạng đối với hệ thống, dịch vụ CNTT phục vụ Chính quyền số của tỉnh;

+ Bố trí nhân sự, thuê chuyên gia an toàn thông tin mạng để đảm bảo tính liên tục các hoạt động giám sát an toàn mạng 24/7 đối với các hệ thống, dịch vụ CNTT đạt cấp độ 3 trở lên; theo dõi, phân tích, xác minh và kịp thời cảnh báo dấu hiệu tấn công, sự cố an toàn thông tin mạng liên quan đến các hệ thống thông tin dùng chung của tỉnh; phối hợp cơ quan điều phối Quốc gia để ứng cứu, xử lý sự cố, bảo đảm an toàn thông tin mạng trong trường hợp vượt khả năng tự ứng cứu, bảo vệ hệ thống, dịch vụ CNTT của tỉnh;

+ Đẩy mạnh hoạt động giám sát an toàn thông tin mạng của các nhà mạng ISP và doanh nghiệp cung cấp hệ thống, dịch vụ phục vụ Chính quyền số.

- Định kỳ, đột xuất thực hiện kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin theo quy định của pháp luật.

- Kiểm tra, đánh giá, giám sát mức độ an toàn thông tin đối với các hệ thống CNTT của cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh:

+ Định kỳ 6 tháng và hàng năm tổ chức kiểm tra, đánh giá hoạt động của hệ thống quan trắc, giám sát an toàn thông tin mạng và việc kết nối, phối hợp, trao đổi thông tin, dữ liệu giám sát, cảnh báo sự cố an toàn thông tin mạng với Trung tâm giám sát an toàn thông mạng Quốc gia;

+ Lựa chọn đơn vị, doanh nghiệp độc lập với tổ chức thực hiện giám sát, bảo vệ để định kỳ kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin đối với hệ thống, dịch vụ CNTT đạt cấp độ 3 trở lên phục vụ Chính quyền số;

+ Thường xuyên rà soát, cập nhật, phê duyệt cấp độ an toàn hệ thống thông tin và triển khai phương án bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ;

+ Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức và trang bị kỹ năng cơ bản về an toàn thông tin cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan, tổ chức nhà nước và người dùng Internet trên địa bàn;

+ Tuyên truyền, phổ biến, tập huấn nâng cao nhận thức về an toàn thông tin, kỹ năng xử lý các mối nguy hại của mã độc cho các cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan nhà nước với nhiều hình thức khác nhau.

- Kiện toàn, nâng cao năng lực và duy trì hoạt động thường xuyên của Đội ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng; tham gia tích cực vào các hoạt động của Mạng lưới ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng quốc gia; tăng cường chia sẻ, cung cấp thông tin về sự cố an toàn mạng:

+ Định kỳ hàng năm tổ chức các chương trình diễn tập, tập huấn bảo đảm an toàn thông tin mạng với các phương án, kịch bản phù hợp thực tế cho cán bộ chuyên trách/phụ trách về an toàn thông tin của các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý;

+ Xây dựng và triển khai kế hoạch dự phòng, sao lưu dữ liệu, bảo đảm hoạt động liên tục của cơ quan, tổ chức; sẵn sàng khôi phục hoạt động bình thường của hệ thống sau khi gặp sự cố mất an toàn thông tin mạng;

+ Tổ chức các đợt kiểm tra tại các cơ quan, địa phương trong việc triển khai công tác ứng phó sự cố theo nguyên tắc 4 tại chỗ.

- Nguồn nhân lực giám sát, bảo đảm an toàn thông tin mạng:

+ Xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng, có cơ chế chính sách ưu đãi để thu hút nguồn nhân lực giám sát, ứng cứu sự cố, bảo đảm an toàn thông tin mạng; tổ chức các khóa đạo tạo, bồi dưỡng, tham gia các chương trình huấn luyện, diễn tập nâng cao kỹ năng, kỹ thuật và nghiệp vụ cho đội ngũ nhân lực, chuyên gia trong các cơ quan nhà nước và các thành viên mạng lưới ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng của tỉnh;

+ Tổ chức các khóa đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng nâng cao kiến thức an toàn thông tin cho công chức, viên chức thuộc các cơ quan nhà nước;

+ Tiếp tục bổ sung, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và thuê đội ngũ chuyên gia phục vụ giám sát, phân tích, cảnh báo nguy cơ mất an toàn thông tin mạng và hỗ trợ ứng cứu, xử lý sự cố cho hệ thống, ứng dụng dịch vụ phục vụ Chính quyền số.

- Bảo đảm tỷ lệ kinh phí chi cho các sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng đạt tối thiểu 10% trong tổng kinh phí triển khai kế hoạch ứng dụng CNTT hàng năm, giai đoạn 5 năm và các dự án CNTT.

7. Phát triển nguồn nhân lực

Tăng cường phổ cập kiến thức CNTT trong xã hội (đặc biệt là nhân dân ở vùng sâu, vùng xa), góp phần nâng cao dân trí giúp người dân tiếp cận với các ứng dụng phổ cập và đem lại những lợi ích hữu hiệu cho người dân.

Bồi dưỡng, nâng cao nhận thức cho cán bộ lãnh đạo cơ quan nhà nước các cấp về phát triển Chính phủ số/Chính quyền số để quản lý và duy trì Kiến trúc Chính quyền điện tử của tỉnh.

Nâng cao nhận thức, đào tạo kỹ năng về chuyển đổi số, phát triển Chính quyền số cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong cơ quan, đơn vị thuộc thẩm quyền quản lý.

Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn về kỹ năng sử dụng và đảm bảo an toàn thông tin cho cán bộ chuyên trách CNTT; cán bộ, công chức, viên chức của các cơ quan, đơn vị thuộc thẩm quyền quản lý.

Tổ chức các cuộc tập huấn, hướng dẫn, hỗ trợ kết nối các doanh nghiệp có có đủ năng lực, công nghệ ứng dụng số vào sản xuất kinh doanh và chuyển đổi số.

Thực hiện đồng bộ các giải pháp để đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; đẩy mạnh thực hiện ứng dụng CNTT trong giáo dục và đào tạo, đồng thời có định hướng nghề nghiệp về CNTT cho học sinh THPT và THCS.

Đẩy mạnh liên kết giữa các trường đại học, cao đẳng, cao đẳng nghề công nghiệp trên địa bàn với các tổ chức, cá nhân, Doanh nghiệp, cơ quan Nhà nước theo hình thức đào tạo đặt hàng, với các yêu cầu riêng về chuyên môn, năng lực, đảm bảo chất lượng đầu ra và khả năng đáp ứng yêu cầu công việc thực tiễn. Đồng thời, nghiên cứu đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong đào tạo thông qua các hình thức đào tạo trực tuyến, đào tạo từ xa,....

V. GIẢI PHÁP

1. Đẩy mạnh công tác truyền thông, nâng cao nhận thức, kỹ năng số, tăng cường tương tác với người dân, doanh nghiệp

Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Báo Thanh Hóa, các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố, các đơn vị có liên quan tổ chức tuyên truyền Nghị quyết số 39-NQ/TW của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 30/NQ-CP của Chính phủ, Kế hoạch số 139-KH/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa và Kế hoạch này đến CBCC, viên chức, người dân trong tỉnh.

Sở Thông tin và Truyền thông hướng dẫn các cơ quan báo chí, hệ thống đài truyền thanh cơ sở tuyên truyền, nâng cao nhận thức về đẩy mạnh ứng dụng CNTT, nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác, sử dụng hiệu quả nguồn lực kinh tế - xã hội của tỉnh; tổ chức tập huấn, hướng dẫn việc ứng dụng CNTT cho CBCC trong các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh.

Các sở, ban, ngành cấp tỉnh, UBND cấp huyện phối hợp để tuyên truyền hướng dẫn trên hệ thống đài truyền thanh cơ sở tuyên truyền, nâng cao nhận thức về đẩy mạnh ứng dụng CNTT cho CBCC, người dân và tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý.

2. Phát triển các mô hình kết hợp giữa các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp

Phối hợp với các doanh nghiệp Viễn thông -CNTT trên địa bàn tỉnh triển khai các phần mềm ứng dụng để nâng cao hiệu quả và tạo điều kiện thuận lợi nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh.

Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng, phát triển và khai thác hạ tầng viễn thông băng rộng, đa dạng hoá các dịch vụ CNTT-TT, tạo điều kiện hỗ trợ giải quyết nhanh các thủ tục đầu tư, phát triển mở rộng mạng lưới dịch vụ, có cơ chế đặc thù để khuyến khích các doanh nghiệp, các nhà đầu tư xây dựng, kinh doanh và phát triển hạ tầng trong các vùng miền núi, vùng sâu, hải đảo của tỉnh.

Đẩy mạnh việc dùng chung các công trình công cộng, điện, nước, giao thông để ngầm hoá các mạng cáp thông tin, cáp truyền hình. Tăng cường sự hợp tác sử dụng chung hạ tầng Viễn thông giữa các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh để sử dụng một cách hiệu quả, giảm kinh phí đầu tư trong việc xây dựng và triển khai thiết lập hạ tầng mạng và cung cấp dịch vụ CNTT-TT.

3. Nghiên cứu, hợp tác để làm chủ, ứng dụng hiệu quả các công nghệ

Nâng cao năng lực nghiên cứu và phát triển về CNTT-TT cho các cơ sở nghiên cứu, đào tạo về CNTT trong tỉnh: Khoa CNTT của Trường Đại học Hồng Đức, Trường Cao đẳng nghề công nghiệp, Trung tâm CNTT-TT… đảm bảo có điều kiện trang thiết bị cần thiết để nghiên cứu, sáng tạo kỹ thuật trong lĩnh vực CNTT-TT tạo ra các sản phẩm được ứng dụng hiệu quả vào cuộc sống xã hội.

Xây dựng đổi mới cơ chế hoạt động của các đơn vị sự nghiệp, các cơ sở nghiên cứu, các doanh nghiệp khoa học và công nghệ trong lĩnh vực CNTT-TT theo hướng tự chủ, tự chịu trách nhiệm.

Xây dựng cơ chế hỗ trợ, tạo môi trường thuận lợi để thu hút các doanh nghiệp lớn về CNTT-TT đầu tư phát triển công nghiệp CNTT tại Thanh Hóa; cơ chế đối ứng thực hiện các đề tài khoa học của tỉnh cho các doanh nghiệp khoa học và công nghệ, đặc biệt lĩnh vực CNTT-TT để nghiên cứu và phát triển các sản phẩm trọng điểm về CNTT-TT.

4. Thu hút nguồn lực CNTT

Tổ chức triển khai thực hiện chính sách thu hút tạo nguồn cán bộ từ sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ; tham mưu cho UBND tỉnh ban hành chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao về làm việc trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trong tỉnh.

Rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định về đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật… và thực hiện chính sách đối với cán bộ thuộc thẩm quyền quản lý của UBND tỉnh, đảm bảo phù hợp với các quy định hiện hành và tình hình thực tế tại địa phương.

5. Tăng cường hợp tác quốc tế

Tăng cường hợp tác với các tổ chức trong và ngoài nước trong lĩnh vực CNTT- TT, phối hợp đào tạo nâng cao năng lực nguồn nhân lực CNTT-TT. Phối hợp giữa các cơ sở đào tạo với các doanh nghiệp và cơ quan Nhà nước trong việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực CNTT; kêu gọi người Thanh Hóa đang làm việc và công tác trong và ngoài nước trong lĩnh vực CNTT-TT đầu tư và phối hợp thực hiện nhằm phát triển CNTT-TT trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

Liên kết và hợp tác trong đầu tư phát triển hạ tầng Viễn thông thụ động để phát triển nhanh hạ tầng viễn thông băng thông rộng.Hợp tác xây dựng các giải pháp đảm bảo an toàn, an ninh mạng cho các cơ quan, đơn vị trên địa bàn.

Đẩy mạnh hợp tác quốc tế thu hút các doanh nghiệp CNTT-TT nước ngoài đầu tư vào khu công nghệ cao và các khu công nghiệp tập trung của tỉnh. Tận dụng nguồn viện trợ, đầu tư, và hợp tác với các tổ chức phi Chính phủ, các nhà tài trợ nước ngoài để tranh thủ xây dựng hạ tầng CNTT-TT, phổ cập thông tin đến người dân trong tỉnh đạt hiệu quả.

VI. LỘ TRÌNH THỰC HIỆN

1. Đối với việc phát triển hạ tầng kỹ thuật

- Các nhiệm vụ trọng tâm năm 2021-2022:

+ Bổ sung, nâng cấp hạ tầng chính quyền số phục vụ cơ quan nhà nước trên cơ sở kết hợp thế mạnh của mạng Truyền số liệu chuyên dùng, mạng Internet, trung tâm dữ liệu của tỉnh để phục vụ kết nối liên thông xuyên suốt 4 cấp hành chính, sử dụng cơ chế mã hóa và công nghệ bảo đảm an toàn, an ninh.

+ Phát triển mạng truyền số liệu chuyên dùng đảm bảo an toàn, phục vụ chuyển đổi số, xây dựng Chính quyền số và phát triển các dịch vụ thành phố thông minh trên địa bàn tỉnh.

+ Kết nối, trao đổi thông tin, dữ liệu giữa cáccơ quan Đảng với Chính quyền.

+ Đẩy mạnh tái cấu trúc hạ tầng CNTT của tỉnh, chuyển đổi hạ tầng CNTT thành hạ tầng số, trên hệ thống nền tảng điện toán đám mây phục vụ kết nối, quản lý các nguồn lực, dữ liệu của cơ quan nhà nước một cách an toàn, linh hoạt, ổn định và hiệu quả.

+ Xây dựng Trung tâm giám sát, điều hành an toàn, an ninh mạng của tỉnh để bảo đảm hạ tầng lưu trữ, tính toán và dự phòng thiết yếu cho các ứng dụng đô thị thông minh, nâng cao năng lực bảo vệ an toàn, an ninh thông tin theo hướng điều hành, quản lý và xử lý tập trung, đa nhiệm.

+ Thu hút 20-30 doanh nghiệp vào hoạt động ổn định trong Khu CNTT tập trung của tỉnh. Khuyến khích và tạo điều kiện hoạt động cho các doanh nghiệp khởi nghiệp CNTT.

+ Xây dựng hạ tầng IoT của các lĩnh vực (Giao thông Vận tải, Nông nghiệp, Tài nguyên Môi trường) phục vụ nhu cầu quản lý, điều hành, sản xuất, kinh doanh,…

- Các nhiệm vụ trọng tâm năm 2023-2025:

+ Thu hút 30-50 doanh nghiệp; duy trì, hoạt động ổn định của Khu CNTT tập trung của tỉnh.

+ Phát triển hạ tầng kết nối mạng Internet vạn vật (IoT); xây dựng lộ trình và triển khai tích hợp cảm biến và ứng dụng công nghệ số vào các hạ tầng thiết yếu như giao thông, năng lượng, điện, nước, giám sát môi trường, an ninh - trật tự, dự báo ngập lụt,… để chuyển đổi thành một bộ phận cấu thành quan trọng của hạ tầng số.

+ Tiếp tục xây dựng hạ tầng IoT của các lĩnh vực phục vụ nhu cầu quản lý, điều hành, sản xuất, kinh doanh,…

2. Đối với việc ứng dụng CNTT trong nội bộ cơ quan nhà nước

- Đến hết năm 2022:

+ Duy trì các hệ thống phần mềm dùng chung để đảm bảo 100% văn bản, hồ sơ công việc từ cấp xã trở lên được trao đổi, tạo lập, xử lý, ký số trên môi trường điện tử (trừ văn bản có nội dung thuộc bí mật nhà nước theo quy định).

+ 50% báo cáo định kỳ (trừ nội dung mật) của các cơ quan nhà nước được cập nhật, chia sẻ trên Hệ thống thông tin báo cáo quốc gia.

+ 50% cuộc họp của các cơ quan cấp tỉnh, huyện thực hiện thông qua hệ thống phòng họp không giấy tờ.

+ 30% hoạt động kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước được thực hiện thông qua môi trường số và hệ thống thông tin của cơ quan quản lý.

- Đến hết năm 2025:

+ Duy trì hệ thống phần mềm dùng chung đảm bảo 100% văn bản, hồ sơ công việc từ cấp xã trở lên được trao đổi, tạo lập, xử lý, ký số trên môi trường điện tử (trừ văn bản có nội dung thuộc bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật).

+ 80% báo cáo định kỳ (trừ nội dung mật) của các cơ quan nhà nước được cập nhật, chia sẻ trên Hệ thống thông tin báo cáo quốc gia.

+ 80% cuộc họp của các cơ quan cấp tỉnh, huyện thực hiện thông qua hệ thống phòng họp không giấy tờ.

+ 50% hoạt động kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước được thực hiện thông qua môi trường số và hệ thống thông tin của cơ quan quản lý.

3. Đối với việc ứng dụng CNTT phục vụ người dân và doanh nghiệp

Duy trì hoạt động của Cổng thông tin điện tử của tỉnh, Cổng dịch vụ Công tỉnh Thanh Hóa (http://www.dichvucong.thanhhoa.gov.vn) đảm bảo kết nối liên thông với Cổng dịch vụ công quốc gia và cung cấp 100% dịch vụ công mức độ 3, mức độ 4 theo Kế hoạch và lộ trình của Chính phủ.

Hoàn thiện Cổng dữ liệu mở của tỉnh đảm bảo kết nối, chia sẻ các dữ liệu dùng chung nhằm phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của các cấp, các ngành.

4. Đối với việc đảm bảo an toàn thông tin

Duy trì các hoạt động theo dõi, ứng cứu xử lý sự cố; tăng cường phối hợp giám sát, thu thập thông tin và cảnh báo sớm về an toàn thông tin trên hệ thống mạng.

Nâng cao năng lực hoạt động của Trung tâm dữ liệu và an toàn thông tin mạng đáp ứng các yêu cầu trong tình hình mới.

5. Đối với việc phát triển nguồn nhân lực cho ứng dụng CNTT

Tùy theo tình hình cụ thể, mỗi năm tổ chức từ 10-15 lớp đào tạo nâng cao về kỹ năng sử dụng CNTT choCBCC, viên chức; đội ngũ doanh nhân và những người sử dụng về chuyển đổi; tuyên truyền, phổ cập kiến thức về chuyển đổi số cho toàn cộng đồng.

Đổi mới và tăng cường công tác quản lý và bồi dưỡng nguồn nhân lực, tổ chức tham gia học tập kinh nghiệm, hỗ trợ, khuyến khích mọi thành phần đối tượng tham gia vào việc phát triển CNTT trên địa bàn tỉnh.

VII. DANH MỤC NHIỆM VỤ, DỰ ÁN

(Danh mục nhiệm vụ, dự án theo 0kèm theo).

VIII. KINH PHÍ THỰC HIỆN

Tổng kinh phí thực hiện các nhiệm vụ, dự án CNTT trong giai đoạn 2021-2025 là 1.501,713tỷ đồng (Bằng chữ: Một nghìn năm trăm lẻ một tỷ, bảy trăm mười ba triệu đồng), trong đó:

+ Kinh phí triển khai các dự án CNTT: 1.458,818 tỷ đồng (Một nghìn bốn trăm năm mươi tám tỷ, tám trăm mười tám triệu đồng);

+ Kinh phí thường xuyên đảm bảo các hoạt động ứng dụng CNTT: 42,895 (Bốn mươi hai tỷ, tám trăm chín mươi lăm triệu).

IX. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Trên cơ sở mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp được giao trong Kế hoạch này, Giám đốc các sở, Thủ trưởng các ban, ngành cấp tỉnh và Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, tổ chức triển khai các nhiệm vụ được giao của ngành, địa phương, đơn vị mình và phân công lãnh đạo trực tiếp chỉ đạo, theo dõi, kiểm tra, đôn đốc thực hiện Kế hoạch; chủ động phối hợp với các cơ quan liên quan trong quá trình tổ chức thực hiện, đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; đề xuất UBND tỉnh (thông qua Sở Thông tin và Truyền thông) điều chỉnh những nội dung, nhiệm vụ do thực tế phát sinh, nhằm triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch và đảm bảo sự phù hợp với các mục tiêu, yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội toàn tỉnh.

2. Giám đốc các sở, Thủ trưởng các ban, ngành cấp tỉnh và Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố có liên quan tăng cường kiểm tra, đôn đốc việc triển khai thực hiện Kế hoạch; định kỳ hàng năm (trước ngày 15/12) báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh tình hình thực hiện, đồng thời, gửi báo cáo về Sở Thông tin và Truyền thông để theo dõi và tổng hợp.

3. Các Doanh nghiệp Bưu chính, Viễn thông, CNTT trên địa bàn tỉnh chủ động ưu tiên các nguồn lực để khẩn trương đầu tư xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng và các dịch vụ CNTT-TT; xác định việc thực hiện Kế hoạch này là một nhiệm vụ chính trị quan trọng, góp phần đưa Thanh Hóa đến năm 2025 đứng trong nhóm các tỉnh dẫn đầu cả nước về phát triển, ứng dụng CNTT và truyền thông.

4. Giao Sở Thông tin và Truyền thông là cơ quan đầu mối tổng hợp, đôn đốc các sở, ban, ngành và UBND cấp huyện trong quá trình tổ chức, thực hiện các công việc đảm bảo chất lượng và thời gian theo quy định;định kỳ tổng hợp báo cáo, kiến nghị UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh các biện pháp cần thiết nhằm đảm bảo Kế hoạch được thực hiện hiệu quả và đồng bộ./.

 

 

CHỦ TỊCH




Đỗ Minh Tuấn

 

PHỤ LỤC I

DANH MỤC DỰ ÁN ỨNG DỤNG CNTT GIAI ĐOẠN 2021-2025
(Kèm theo Kế hoạch số 272/KH-UBND ngày 21 tháng 12 năm 2020 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa)

Đơn vị tính: triệu đồng.

TT

Danh mục dự án

Chủ đầu tư

Dự kiến quy mô, nội dung thực hiện

Dự kiến TMĐT

Dự kiến nhu cầu bố trí vốn giai đoạn 2021-2025

2021

2022

2023

2024

2025

I

HẠ TẦNG MẠNG

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Nâng cấp, duy trì hoạt động các hệ thống thông tin tại Trung tâm tích hợp dữ liệu, Văn phòng UBND tỉnh

Văn phòng UBND tỉnh

Đảm bảo các hệ thống thông tin tại Trung tâm tích hợp dữ liệu của tỉnh hoạt động an toàn, bảo mật:

- Mua các bản quyền phần mềm.

- Bổ sung trang thiết bị CNTT để đáp ứng các tiêu chí về đảm bảo an toàn thông tin.

- Bảo trì kỹ thuật các hệ thống Trung tâm tích hợp dữ liệu.

- Nâng cấp hệ thống thư điện tử công vụ.

- Nâng cấp, mở rộng phần mềm theo dõi thực hiện nhiệm vụ, phần mềm Phản hồi Thanh Hóa,…

- Hiện đại hóa hệ thống phòng họp và các thiết bị CNTT tin phục vụ chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh

20.200

8.000

2.300

2.300

2.300

5.300

2

Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong công tác quản lý giảng dạy và học tập tại Trường Chính trị tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2021 - 2025

Trường Chính trị tỉnh Thanh Hóa

- Hiện đại hóa trang thiết bị dạy học, xây dựng phòng học thông minh; bổ sung các khoa, phòng có đầy đủ thiết bị CNTT nhằm khai thác thông tin phục vụ cho nghiên cứu, quản lý và giảng dạy.

- Nâng cấp trang thông tin điện tử của Nhà trường;

- Số hóa toàn bộ dữ liệu của Nhà trường (quản lý hồ sơ cán bộ, giảng viên và học viên; tài liệu phục vụ cho cán bộ, giảng viên, học viên.v.v…);

- Nâng cấp và triển khai Hệ thống thông tin Quản lý đào tạo, bao gồm: Xây dựng, quản lý Kế hoạch giảng dạy học tập; Quản lý học viên; Quản lý học viên nội trú; Quản lý đánh giá kết quả học tập; Quản lý và cấp chứng chỉ tốt nghiệp…;

- Nâng cấp Hệ thống thi và đánh giá kết quả thi trắc nghiệm, thi hết môn, thi tốt nghiệp (xây dựng, cập nhật đề, đáp các môn học trong chương trình đào tạo Trung cấp lý luận chính trị - Hành chính); Nâng cấp, cập nhật, bổ sung cơ sở dữ liệu cho Hệ thống quản lý thư viện điện tử.

20.000

5.000

7.000

6.000

1.000

1.000

3

Đầu tư tăng cường cơ sở vật chất CNTT cho các sở, ban, ngành và UBND cấp huyện, cấp xã trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

Sở Thông tin và Truyền thông

Bổ sung, thay thế, nâng cấp một số trang thiết bị CNTT cho các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện đảm bảo cơ sở hạ tầng phát triển chính quyền điện tử của tỉnh (máy trạm, máy in, Switch)

100.000

90.000

10.000

 

 

 

4

Triển khai mạng TSLCD (Cho toàn bộ hệ thống cấp tỉnh, huyện, xã)

Sở Thông tin và Truyền thông

Đầu tư trang thiết bị kết nối 100% cơ quan nhà nước; cơ quan Đảng; đoàn thể trên địa bàn tỉnh để thiết lập mạng TSLCD đảm bảo chất lượng, an toàn, an ninh thông tin trong các hệ thống thông tin cơ quan Đảng, Nhà nước trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

50.000

 

30.000

20.000

 

 

5

Triển khai hoàn thiện Hệ thống hội nghị trực tuyến tỉnh Thanh Hóa đảm bảo kết nối từ cấp tỉnh đến cấp xã

Sở Thông tin và Truyền thông

Đầu tư mở rộng hệ thống điểm cầu trung tâm tại Sở Thông tin và Truyền thông; Triển khai hệ thống hội nghị trực tuyến của tỉnh đến cấp xã đảm bảo thông suốt, đồng bộ về giải pháp công nghệ.

120.000

 

 

20.000

40.000

60.000

6

Nâng cấp, duy trì hoạt động các hệ thống thông tin tại Trung tâm dữ liệu và điều hành an toàn, an ninh mạng Sở Thông tin và Truyền thông

Sở Thông tin và Truyền thông

Đảm bảo các hệ thống thông tin tại Trung tâm dữ liệu và điều hành an toàn, an ninh mạng của tỉnh hoạt động an toàn, bảo mật:

- Mua các bản quyền phần mềm.

- Bổ sung trang thiết bị CNTT để đáp ứng các tiêu chí về đảm bảo an toàn thông tin.

- Bảo trì kỹ thuật các hệ thống Trung tâm.

- Nâng cấp hệ thống quản lý văn bản và hồ sơ công việc; phần mềm một cửa điện tử; cổng dịch vụ công.

- Nâng cấp và duy trì đường truyền Internet, Truyền số liệu chuyên dùng.

- Nâng cấp, mở rộng phần mềm giám sát tập trung thông tin xấu độc trên không gian mạng.

- Đánh giá định kỳ 01 năm/01 lần các lỗ hổng bảo mật bảo đảm an toàn thông tin mạng cho hệ thống mạng của Trung tâm và các hệ thống phần mềm dùng chung.

30.000

6.000

6.000

6.000

6.000

6.000

II

ỨNG DỤNG NỀN TẢNG

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Hỗ trợ kinh phí triển khai xây dựng đô thị thông minh tại UBND thành phố Thanh Hóa

UBND thành phố Thanh Hóa

Xây dựng Trung tâm điều hành thông minh: giám sát điều hành giao thông thông minh; giám sát điều hành an ninh công cộng; ứng cứu khẩn cấp; phân tích dữ liệu; giám sát, bảo mật an toàn thông tin; Trung tâm phản hồi ý kiến người dân; giám sát thông tin báo chí và truyền thông; giám sát dịch vụ công ích...

150.000

 

40.000

40.000

40.000

30.000

2

Xây dựng Trung tâm Điều hành thông minh tập trung của tỉnh

Sở Thông tin và Truyền thông

Xây dựng Trung tâm điều hành thông minh: giám sát điều hành giao thông thông minh; giám sát điều hành an ninh công cộng; ứng cứu khẩn cấp; phân tích dữ liệu; giám sát, bảo mật an toàn thông tin; Trung tâm phản hồi ý kiến người dân; giám sát thông tin báo chí và truyền thông; giám sát dịch vụ công ích...

300.000

 

30.000

70.000

100.000

100.000

3

Đầu tư xây dựng nền tảng cơ sở dữ liệu mở (Open Data Platform) cho tỉnh Thanh Hoá

Sở Thông tin và Truyền thông

Đáp ứng nhu cầu chia sẻ và truy cập dữ liệu cho các cơ quan, đơn vị trong tỉnh. Cổng dữ liệu mở phục vụ việc tìm kiếm, tra cứu và sử dụng dữ liệu của người dân; có đầy đủ các chức năng của một cổng dữ liệu mở như: cho phép thu thập dữ liệu, xử lý dữ liệu; trực quan hóa dữ liệu dưới các dạng bảng, biểu đồ, đồ thị, bản đồ,…; Dữ liệu phải luôn sẵn sàng, dễ dàng được tìm kiếm, được tải hoặc tái sử dụng cho các ứng dụng khác của nhà phát triển bên thứ ba.

24.000

21.000

3.000

 

 

 

4

Nâng cấp, bổ sung các dịch vụ tích hợp thông qua LGSP (nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu cấp tỉnh)

Sở Thông tin và Truyền thông

- Mở rộng các dịch vụ và kênh chia sẻ trên nền tảng có sẵn;

- Tạo kênh kết nối, chia sẻ dữ liệu đảm bảo tiêu chuẩn, mức độ an toàn an ninh thông tin;

- Sẵn sàng kết nối, đồng bộ với các hệ thống thông tin của các Bộ, ngành Trung ương với các hệ thống thông tin của tỉnh;

- Đồng bộ 100% dịch vụ công mức 3, 4 với Cổng DVC quốc gia...

10.000

2.000

2.000

2.000

2.000

2.000

5

Đầu tư xây dựng Hệ thống phòng họp không giấy tờ cho các cơ quan đơn vị trên địa bàn tỉnh

Sở Thông tin và Truyền thông

- Đầu tư phát triển hệ thống phòng họp không giấy tờ kết hợp với hội nghị trực tuyến trên cơ sở nền tảng phát triển (Platform) của Bộ Thông tin và Truyền thông chuyển giao; phục vụ cho nội bộ các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh nhằm tiết kiệm chi phí tổ chức hội họp trên quy mô toàn tỉnh.

- Hệ thống có thể tích hợp tương thích với Hệ thống thiết bị hội nghị truyền hình sẵn có của tỉnh và của các đơn vị. Tùy biến, hiệu chỉnh các chức năng phù hợp với nhu cầu sử dụng của các cơ quan, đơn vị. Hoạt động tốt trên các nền tảng thông dụng hiện nay với tính cơ động cao, đại biểu tham gia cuộc họp mọi lúc/mọi nơi. Mua sắm trang thiết bị phục vụ họp không giấy tờ cho các cơ quan, đơn vị

50.000

5.000

40.000

5.000

 

 

III

CƠ SỞ DỮ LIỆU

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Đảm bảo hoạt động Cổng thông tin điện tử của tỉnh

Văn phòng UBND tỉnh

- Cung cấp thông tin về hoạt động của Lãnh đạo tỉnh và các văn bản chỉ đạo điều hành của UBND, Chủ tịch UBND tỉnh trên Cổng thông tin điện tử của tỉnh

- Rà soát thông tin tĩnh trên Cổng thông tin điện tử.

- Cập nhật văn bản pháp luật và văn bản chỉ đạo điều hành của UBND tỉnh và Chủ tịch UBND tỉnh

- Phát hành Công báo điện tử...

6.000

1.200

1.200

1.200

1.200

1.200

2

Thuê dịch vụ Hệ thống thông tin báo cáo cấp tỉnh

Văn phòng UBND tỉnh

Thuê dịch vụ của nhà cung cấp phần mềm báo cáo cấp tỉnh

10.000

2.000

2.000

2.000

2.000

2.000

3

Xây dựng Bộ từ điển tiếng dân tộc và đào tạo dạy tiếng dân tộc từ xa cho cán bộ, công chức, viên chức công tác tại vùng DTTS, vùng sâu, vùng xa, vùng ĐBKK và biên giới, hải đảo.

Ban Dân tộc

Xây dựng phần mềm đào tạo trực tuyến và bộ từ điển tiếng dân tộc H’mông, Dao, Thái, Mường

2.800

 

800

1.000

500

500

4

Xây dựng Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp tỉnh Thanh Hóa

Ban quản lý KKT Nghi Sơn và các KCN

Cung cấp cho tổ chức, cá nhân là nhà đầu tư trong nước và ngoài nước các thông tin cần thiết, cụ thể về: thông tin quy hoạch; cơ chế, chính sách; thủ tục hành chính;… tại Khu kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh.

7.800

2.800

 

 

3.000

2.000

5

Xây dựng bản đồ số giao thông trên địa bàn thành phố Thanh Hóa

Sở Giao thông Vận tải

- Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong lĩnh vực CNTT để xây dựng một bản đồ số về giao thông giúp người tham gia giao thông có thể biết được tình hình giao thông trên các tuyến đường dự kiến di chuyển, qua đó đưa ra lựa chọn lộ trình di chuyển phù hợp.

- Xây dựng các ứng dụng di động cho người dân, nhằm cung cấp thông tin mật độ giao thông và công cụ phản ánh, báo cáo sự cố giao thông tới chính quyền và cơ quan quản lý ngành giao thông vận tải Thanh Hóa.

- Xây dựng trục tích hợp để sẵn sàng tích hợp nhanh chóng các nguồn dữ liệu lớn từ các hệ thống Internet vạn vật (IoT-Internet of Things) đang và sẽ được đầu tư xây dựng: Camera giao thông, hệ thống giám sát hành trình phương tiện giao thông công cộng.

5.600

600

3.000

2.000

 

 

6

Ứng dụng CNTT nâng cao chất lượng giảng dạy và quản lý giáo dục (giai đoạn 2)

Sở Giáo dục và Đào tạo

Triển khai mở rộng dự án giai đoạn 1

60.000

 

 

 

10.000

50.000

7

Triển khai phần mềm quản lý nhà trường (đã được triển khai giai đoạn 1 theo dự án thí điểm)

Sở Giáo dục và đào tạo

Phần mềm ứng dụng trong toàn ngành GD&ĐT gồm Sở GD&ĐT, 27 phòng GD&ĐT, 2075 cơ sở giáo dục

9.000

 

 

3.000

3.000

3.000

8

Nâng cấp phần mềm và CSDL quản lý của ngành Giáo dục và Đào tạo

Sở Giáo dục và Đào tạo

- Quản lý hệ thống danh sách tốt nghiệp THCS, THPT tại Sở GD&ĐT, các trường THPT;

- Quản lý danh sách tốt nghiệp THCS, THPT tại các phòng GD&ĐT;

- Tạo lập, cập nhật thông tin hệ thống; tạo, phân quyền người sử dụng; sao lưu dữ liệu hệ thống...

- Chuyển đổi dữ liệu từ CSDL khác, từ các file định dạng khác vào phần mềm;

- Cập nhật danh sách tốt nghiệp, danh sách chứng chỉ hằng năm;

- Tra cứu, in và tái cấp văn bằng chứng chỉ;

- Cung cấp thông tin cho các tổ chức, cá nhân được phép tiếp cận theo quy định của pháp luật;

- Kết xuất và in các danh sách, báo cáo thống kê…

9.000

 

 

 

5.000

4.000

9

Hệ thống phần mềm và cơ sở dữ liệu theo dõi tình hình thực hiện các dự án đầu tư kinh doanh có sử dụng đất trên địa bàn tỉnh

Sở Kế hoạch và Đầu tư

Hệ thống quản lý toàn bộ thông tin chi tiết dự án và tình hình thực hiện dự án của nhà đầu tư, được cập nhật thường xuyên liên tục; giúp cơ quan quản lý nắm bắt chính xác những dự án đảm bảo tiến độ,dự án chậm tiến độ, dự án không triển khai, dự án đang thực hiện việc hoàn thiện hồ sơ thủ tục

550

550

 

 

 

 

10

Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quản lý dự án đầu tư công trên địa bàn

Sở Kế hoạch và Đầu tư

Quản lý các dự án đầu tư công trên địa bàn toàn tỉnh; theo dõi, tổng hợp, thống kê tiến độ thực hiện, tình hình giải ngân…

16.000

8.000

8.000

 

 

 

11

Xây dựng hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quản lý khoa học và công nghệ tỉnh Thanh Hóa

Sở Khoa học và Công nghệ

Xây dựng hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu (CSDL) khoa học và công nghệ tích hợp và đồng bộ với hệ thống CSDL Bigdata tập trung của tỉnh để cung cấp thông tin đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý KH&CN của tỉnh; hỗ trợ phát triển thị trường KH&CN, doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và doanh nghiệp KH&CN của tỉnh.

20.000

5.000

10.000

5.000

 

 

12

Nâng cấp và mở rộng phần mềm chấm điểm Chỉ số cải cách hành chính, chấm điểm mức độ hoàn thành nhiệm vụ đến UBND cấp xã

Sở Nội vụ

Triển khai trên địa bàn toàn tỉnh, thực hiện đánh giá, chấm điểm CCHC của các cơ quan, đơn vị từ cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã.

2.468

2.468

 

 

 

 

13

Xây dựng hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu phục vụ quản lý, phát triển nông nghiệp và nông thôn

Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

- Xây dựng hệ thống thông tin tổng thể ngành Nông nghiệp và PTNT bao gồm: Nông nghiệp, Thủy lợi, Thủy sản, Lâm nghiệp, phát triển nông thôn.

- Cung cấp công cụ quản lý tổng hợp thống kê số liệu đảm bảo chính xác, kịp thời phục vụ công tác quản lý nhà nước, tham mưu cho Lãnh đạo tỉnh; cung cấp thông tin hỗ trợ người dùng cập nhật tin tức nông nghiệp nông thôn.

10.000

 

4.000

5.000

1.000

 

14

Triển khai phần mềm khai thác và báo cáo quyết toán

Sở Tài chính

Sở Tài chính; UBND cấp huyện, cấp xã và các đơn vị dự toán trên địa bàn tỉnh

8.000

8.000

 

 

 

 

15

Xây dựng CSDL và phần mềm quản lý nguồn vốn; quản lý thu cấp xã

Sở Tài chính

Sở Tài chính; UBND cấp huyện, cấp xã

5.500

3.000

2.500

 

 

 

16

Nâng cấp, hoàn thiện Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu tài nguyên và môi trường tỉnh Thanh Hóa, kết nối liên thông với các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu của Bộ Tài nguyên và Môi trường, các Sở, ngành trong tỉnh (giai đoạn 2)

Sở Tài nguyên và Môi trường

Mở rộng các trạm quan trắc môi trường nhằm thu thập số liệu về môi trường phục vụ công tác quản lý; đồng thời cảnh báo, phát hiện những nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.

30.200

 

 

10.200

10.000

10.000

17

Xây dựng hệ thống quan trắc cảnh báo lũ ống, lũ quét và sạt lở đất tại các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2: 2021 - 2022

Sở Tài nguyên và Môi trường

Xây dựng hệ thống trạm đo mưa phản ánh chế độ mưa thực tại 23 xã trên địa bàn 7 huyện miền núi Thanh Hóa có nguy cơ lũ ống, lũ quét và sạt lở đất cao, có khả năng lưu trữ, tự truyền số liệu qua sóng GSM, hoạt động ổn định trong mọi điều kiện thời tiết ở khu vực

6.500

500

5.400

600

 

 

18

Xây dựng cơ sở dữ liệu khí tượng thủy văn trên địa bàn tỉnh thanh hóa

Sở Tài nguyên và Môi trường

- Xây dựng được cơ sở dữ liệu KTTV trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa một cách có hệ thống đảm bảo khai thác thuận lợi hiệu quả cho các đối tượng có yêu cầu;

- Xây dựng được phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu máy tính phục vụ cho việc quản lý, cập nhật, khai thác góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về KTTV trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

6.500

 

500

6.000

 

 

19

Đầu tư xây dựng cơ sở dữ liệu lớn (BigData) của tỉnh

Sở Thông tin và Truyền thông

-Xây dựng các CSDL tích hợp, được triển khai tập trung tại trung tâm CSDL của tỉnh phục vụ cho công tác điều hành và cung cấp dữ liệu cho các hệ thống chuyên ngành của Trung ương.

- Xây dựng Kho dữ liệu tập trung tích hợp các nguồn CSDL nghiệp vụ.

150.000

 

50.000

50.000

50.000

 

20

Triển khai ứng dụng thông minh (AI) trong nông nghiệp đối với trang trại nông nghiệp

Sở Thông tin và Truyền thông

Đưa ứng dụng thông minh vào phục vụ quản lý nông trại, khu nông nghiệp trên cơ sở ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để tự động hóa hoạt động chăm sóc cây trồng, theo dõi chế độ dinh dưỡng, cảnh báo sâu bệnh, điều hành thông minh trong hoạt động trang trại

10.000

1.000

8.000

1.000

 

 

21

Xây dựng Hệ thống quản lý thông tin hạ tầng bưu chính viễn thông trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

Sở Thông tin và Truyền thông

- Ứng dụng hiệu quả công nghệ bản đồ số, công nghệ GIS phục vụ công tác quản lý nhà nước về hạ tầng bưu chính viễn thông, công tác điều hành của lãnh đạo Sở, công tác nghiệp vụ của các phòng, ban chức năng trực thuộc Sở.

- Là một kênh cung cấp thông tin về hạ tầng bưu chính viễn thông được triển khai trên địa bàn tỉnh cho tất cả các đối tượng người dùng bao gồm cả người dân và doanh nghiệp.

7.000

 

4.000

3.000

 

 

22

Xây dựng phần mềm thu thập thông tin và đánh giá bộ chỉ số chuyển đổi số tỉnh Thanh Hóa

Sở Thông tin và Truyền thông

- Xây dựng Phần mềm trực tuyến phục vụ công tác thu thập, cập nhật, báo cáo và quản lý toàn dữ liệu về chuyển đổi số trong toàn tỉnh dựa trên 03 trụ cột: chính quyền số, kinh tế số, xã hội số.

- Tổ chức tập huấn, hướng dẫn cho cán bộ các Sở ngành, UBND cấp huyện về sử dụng và thực hiện cung cấp thông tin theo Bộ chỉ số chuyển đổi số của tỉnh.

5.500

3.000

1.000

500

500

500

23

Triển khai hệ thống thông tin và cơ sở cơ sở dữ liệu về quản lý hồ sơ công chứng trên địa bàn tỉnh

Sở Tư pháp

-Tăng cường quản lý nhà nước trong hoạt động công chứng, nhất là các hoạt động liên quan đến bất động sản.

- Phục vụ lưu trữ, tra cứu, cung cấp thông tin về tình trạng bất động sản trong hợp đồng giao dịch.

3.300

900

600

600

600

600

24

Số hóa cơ sở dữ liệu hộ tịch

Sở Tư pháp

Triển khai số hóa dữ liệu hộ tịch trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa trên cơ sở ứng dụng đồng bộ CNTT vào công tác đăng ký, quản lý hộ tịch tại tất cả các cơ quan đăng ký, quản lý hộ tịch trên địa bàn tỉnh.

8.000

 

 

5.000

3.000

 

25

Xây dựng Cổng thông tin điện tử về du lịch

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

- Xây dựng Cổng thông tin điện tử cung cấp đầy đủ, toàn diện về tiềm năng du lịch Thanh Hóa; tích hợp các công nghệ mới như ảo hóa để đưa du khách tìm hiểu danh lam thắng cảnh trên nền web

- Ứng dụng CNTT trong công tác quản lý nhà nước về thể dục, thể thao là một trong những giải pháp trọng tâm, đột phá để từng bước phát triển thể dục, thể thao

12.000

5.000

4.000

 

1.500

1.500

26

Mua sắm hệ thống lưu trữ và truyền hình ảnh y khoa tại các cơ sở y tế năm 2020 - 2021

Sở Y tế

Triển khai hệ thống lưu trữ và truyền hình ảnh y khoa cho các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh

36.000

32.000

4.000

 

 

 

27

Ứng dụng phần mềm bản đồ dịch tễ

Trung Tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) - Sở Y tế

Xây dựng hệ thống quản lý tình hình diễn biến dịch tễ trên nền bản đồ số

2.600

 

 

600

2.000

 

28

Nâng cấp, hoàn thiện Hệ thống thông tin phục vụ hành chính công của tỉnh

Trung tâm Phục vụ hành chính công - Văn phòng UBND tỉnh

- Xây dựng phiên bản sử dụng được trên các thiết bị điện thoại thông minh, máy tính bảng chạy iOS, Android, Macbook;

- Xây dựng bổ sung Modul giám sát quy trình điện tử trong giải quyết TTHC;

- Bổ sung, hoàn thiện tính năng, chức năng theo quy định tại Thông tư số 22/2019/TT-BTTTT ngày 31/12/2019 của Bộ TT&TT.

- Bổ sung tính năng kết nối thanh toán trực tuyến.

- Xây dựng tính năng cung cấp, quản lý biên lai thu phí, lệ phí điện tử về giải quyết thủ tục hành chính.

- Xây dựng tính năng tích hợp với các hệ thống phần mềm của các Bộ, ngành Trung ương và các ngành dọc đóng tại địa phương như: Quản lý lý lịch tư pháp của Bộ Tư pháp, cấp đổi GPLX, cấp đổi thẻ BHXH,…

- Bổ sung một số tính năng thống kê, báo cáo theo nhu cầu thống kê, báo cáo của Trung tâm và các sở, ban, ngành cấp tỉnh.

800

800

 

 

 

 

29

Nâng cấp Cơ sở dữ liệu công khai quy hoạch tỉnh Thanh hóa

Trung tâm Xúc tiến Đầu tư Thương mại và Du lịch

GIS hóa bản đồ quy hoạch trọng điểm của tỉnh nhằm cung cấp thông tin phục vụ công tác xúc tiến đầu tư; xây dựng bổ sung ứng dụng công khai dữ liệu quy hoạch trên thiết bị di động sử dụng nền tảng Android hoặc iOS

3.500

1.500

1.000

1.000

 

 

IV

AN TOÀN THÔNG TIN

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Xây dựng và triển khai hệ thống theo dõi, cảnh báo sớm nguy cơ, điều phối ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng cho các cơ quan, tổ chức trên địa bàn tỉnh

Sở Thông tin và Truyền thông

- Xây dựng hệ thống giám sát, cảnh báo sớm nguy cơ mất an toàn, an ninh thông tin tập trung tại Trung tâm dữ liệu và điều hành an toàn, an ninh mạng của tỉnh.

- Triển khai các hệ thống giám sát vệ tinh tại các hệ thống mạng của các cơ quan, địa phương trên địa bàn tỉnh kết nối về hệ thống giám sát tập trung.

- Xây dựng bản đồ tấn công mạng trên địa bàn tỉnh theo thời gian thực.

- Xây dựng hệ thống điều phối ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng.

100.000

20.000

20.000

20.000

20.000

20.000

2

Mở rộng hệ thống giám sát phòng chống xâm nhập, lây nhiễm mã độc trên địa bàn tỉnh

Sở Thông tin và Truyền thông

Mở rộng hệ thống giám sát phòng chống xâm nhập, lây nhiễm mã độc, thiết lập hệ thống quan trắc tại 37 đơn vị cấp Sở, ban, ngành(10 đơn vị đã được triển khai theo dự án đầu tư trang thiết bị máy chủ, thiết bị mạng để xây dựng Trung tâm dữ liệu và điều hành an toàn, an ninh mạng của tỉnh Thanh Hóa); UBND cấp huyện để đảm bảo 100% đơn vị cấp sở, cấp huyện được thiết lập hệ thống giám sát an toàn, an ninh thông tin.

30.000

27.000

3.000

 

 

 

TỔNG CỘNG

 

 

1.458.818

262.318

303.300

289.000

304.600

299.600

 

PHỤ LỤC II

KINH PHÍ HOẠT ĐỘNG THƯỜNG XUYÊN VỀ ỨNG DỤNG CNTT TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC SỞ, BAN, NGÀNH; UBND CẤP HUYỆN, GIAI ĐOẠN 2021-2025
(Kèm theo Kế hoạch số 272/KH-UBND ngày 21/12/2020 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa)

Đơn vị tính: triệu đồng.

TT

Tên đơn vị

Số CBCC hiện có

Tổng kinh phí 2021 - 2025

Phân bổ kinh phí hàng năm

Năm 2021

Năm 2022

Năm 2023

Năm 2024

Năm 2025

I

CẤP TỈNH

 

42.895

8.831

8.516

8.516

8.516

8.516

1

Ban Dân tộc

28

280

56

56

56

56

56

2

Ban Quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp

67

670

134

134

134

134

134

3

Sở Công Thương

63

630

126

126

126

126

126

4

Sở Giáo dục và Đào tạo

70

700

140

140

140

140

140

5

Sở Giao thông Vận tải

77

770

154

154

154

154

154

6

Sở Kế hoạch và Đầu tư

71

710

142

142

142

142

142

7

Sở Khoa học và Công nghệ

34

340

68

68

68

68

68

8

Sở Lao động -Thương binh và Xã hội

75

750

150

150

150

150

150

9

Sở Ngoại vụ

21

210

42

42

42

42

42

10

Sở Nội vụ

72

720

144

144

144

144

144

11

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

56

560

112

112

112

112

112

12

Sở Tài chính

94

940

188

188

188

188

188

13

Sở Tài nguyên và Môi trường

66

660

132

132

132

132

132

14

Sở Thông tin và Truyền thông*

31

30.310

6.062

6.062

6.062

6.062

6.062

15

Sở Tư pháp

41

410

82

82

82

82

82

16

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

78

780

156

156

156

156

156

17

Sở Xây dựng

70

700

140

140

140

140

140

18

Sở Y tế

45

450

90

90

90

90

90

19

Thanh tra tỉnh

45

450

90

90

90

90

90

20

Văn phòng HĐND tỉnh

30

300

60

60

60

60

60

21

Văn phòng UBND tỉnh*

124

1.555

563

248

248

248

248

TỔNG

 

42.895

8.831

8.516

8.516

8.516

8.516

* Văn phòng UBND tỉnh bố trí kinh phí hàng năm bảo đảm thuê đường truyền cho Cổng thông tin điện tử của tỉnh, các hoạt động chi cho hoạt động ứng dụng CNTT tại đơn vị

* Sở Thông tin và Truyền thông thực hiện các nhiệm vụ hàng năm:

- Tham mưu Chủ tịch UBND tỉnh, UBND tỉnh ban hành các văn bản để hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về CNTT;

- Triển khai hiệu quả các hoạt động ứng dụng CNTT trên địa bàn tỉnh;

-Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về chuyển đổi số;

- Tập huấn triển khai xây dựng Chính quyền điện tử cho cán bộ, công chức, viên chức; In ấn tài liệu, tờ rơi về chuyển đổi số;

- Khảo sát, đánh giá chỉ số ICT Index; kinh phí kiểm tra, giám sát ứng dụng CNTT.

- Tổ chức triển khai diễn tập bảo đảm an toàn thông tin mạng; kiểm tra, đánh giá công tác ứng phó sự cố tại các cơ quan, địa phương; tham gia các hoạt động diễn tập Quốc gia.



1 Số liệu tính đến tháng 11/2020

2 Sở Thông tin và Truyền thông 01 thủ tục; Sở Xây dựng 09 thủ tục; Sở Y tế 22 thủ tục; Sở Tài nguyên và Môi trường 22 thủ tục.

3 Sở Tài chính 01 thủ tục thực hiện trên Cổng của Bộ Tài chính về cấp mã số ngân sách.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 272/KH-UBND ngày 21/12/2020 về ứng dụng Công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước, phát triển Chính quyền số và bảo đảm an toàn thông tin mạng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2021-2025

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


6.844

DMCA.com Protection Status
IP: 18.97.14.85
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!