Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 4437/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Thanh Hóa Người ký: Trịnh Văn Chiến
Ngày ban hành: 11/12/2014 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HÓA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 4437/QĐ-UBND

Thanh Hóa, ngày 11 tháng 12 năm 2014

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN TÁI CƠ CẤU VÀ PHÁT TRIỂN NGÀNH DỊCH VỤ TỈNH THANH HÓA ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2025

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA

Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Quyết định số 339/QĐ-TTg ngày 19/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh giai đoạn 2013 - 2020;

Căn cứ Chỉ thị số 11/CT-TTg ngày 19/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ về một số nhiệm vụ triển khai trong ba năm 2013 - 2015 nhằm thực hiện Đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh giai đoạn 2013 - 2020;

Căn cứ Quyết định số 4292/QĐ-UBND ngày 05/12/2014 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc phê duyệt Đề án tái cơ cấu kinh tế tỉnh Thanh Hóa gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng đến năm 2020, định hướng đến năm 2025;

Căn cứ Quyết định số 1044/QĐ-UBND ngày 14/4/2014 của Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt Đề cương Đề án tái cơ cấu và phát triển ngành dịch vụ tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2014 - 2020;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Công văn số 2314/SKHĐT-CNDV ngày 10/9/2014 về việc phê duyệt Đề án tái cơ cấu và phát triển ngành dịch vụ tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020, định hướng đến năm 2025,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1: Phê duyệt Đề án tái cơ cấu và phát triển ngành dịch vụ tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020, định hướng đến năm 2025 với các nội dung chủ yếu sau:

I. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU TÁI CƠ CẤU VÀ PHÁT TRIỂN NGÀNH DỊCH VỤ ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2025

1. Quan điểm

- Phát triển dịch vụ trở thành ngành kinh tế quan trọng, có tốc độ tăng trưởng nhanh, bền vững và ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong GDP của tỉnh.

- Tái cơ cấu và phát triển ngành dịch vụ phải gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng, khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế của tỉnh và đảm bảo phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, sản phẩm chủ yếu và đề án tái cơ cấu kinh tế của tỉnh.

- Tái cơ cấu và phát triển ngành dịch vụ phải dựa trên cơ chế kinh tế thị trường, thời cơ vận hội mới của tỉnh để phát triển các dịch vụ chất lượng cao, có giá trị gia tăng lớn; huy động tối đa và sử dụng hiệu quả các nguồn lực xã hội, các hình thức đầu tư; chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của các sản phẩm, dịch vụ.

- Tập trung xây dựng và phát triển một số trung tâm dịch vụ có tính chất vùng tại thành phố Thanh Hóa, thị xã Sầm Sơn, Khu kinh tế Nghi Sơn, để tạo động lực và sức lan tỏa phát triển ngành dịch vụ cả tỉnh.

- Tái cơ cấu và phát triển ngành dịch vụ liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực, phải thực hiện thường xuyên, liên tục và phải được rà soát, điều chỉnh, bổ sung trong quá trình thực hiện cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển của tỉnh.

2. Mục tiêu

2.1. Mục tiêu tổng quát;

Tập trung phát triển mạnh các ngành, các sản phẩm dịch vụ trọng điểm, các dịch vụ cơ bản, đáp ứng yêu cầu phục vụ sản xuất và tiêu dùng của nhân dân. Phấn đấu đến năm 2020, tỷ trọng ngành dịch vụ trong GDP chiếm khoảng 42 - 43%. Đến năm 2025, Thanh Hóa trở thành một trong những trung tâm dịch vụ về du lịch, giáo dục, y tế, cảng biển, logistics của khu vực Bắc Trung Bộ và cả nước.

2.2. Mục tiêu cụ thể: Như phụ lục số 1 kèm theo.

II. NHIỆM VỤ TÁI CƠ CẤU VÀ PHÁT TRIỂN NGÀNH DỊCH VỤ

1. Ngành dịch vụ trọng điểm và sản phẩm chủ lực

1.1. Các ngành dịch vụ trọng điểm

Đề án này xác định 06 ngành dịch vụ trọng điểm để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, ưu tiên các nguồn lực cho phát triển, tạo bước đột phá trong tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, gồm: du lịch; vận tải kho bãi; giáo dục và đào tạo; y tế; thông tin và truyền thông; kinh doanh bất động sản.

1.2. Các sản phẩm dịch vụ chủ lực

Đề án này xác định 08 sản phẩm dịch vụ chủ lực để tập trung phát triển, gồm: du lịch văn hóa; du lịch tắm biển, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí; logictics; cơ sở đào tạo giáo dục chất lượng cao; cơ sở khám chữa bệnh cung cấp dịch vụ chất lượng cao; dịch vụ phần mềm công nghệ thông tin; dịch vụ nội dung số; khoa học công nghệ.

2. Nhiệm vụ tái cơ cấu và phát triển các ngành dịch vụ trọng điểm, sản phẩm dịch vụ chủ lực

2.1. Du lịch, lưu trú và ăn uống

Đẩy mạnh phát triển các loại hình dịch vụ cao cấp, chất lượng cao tại các khu, điểm du lịch, trọng tâm là thu hút các thành phần kinh tế đầu tư các dự án xây dựng khách sạn tiêu chuẩn 4-5 sao, các khu resort, nhà hàng cao cấp và các khu vui chơi giải trí quy mô lớn, sân golf. Trước mắt, ưu tiên thu hút đầu tư vào khu vực TP. Thanh Hóa, TX. Sầm Sơn và KKT Nghi Sơn. Phát triển đa dạng các sản phẩm du lịch, trong đó tập trung phát triển các sản phẩm du lịch mà tỉnh có lợi thế so sánh như: du lịch tắm biển, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí và du lịch văn hóa; kết nối du lịch Sầm Sơn, Nghi Sơn với các khu, điểm du lịch tại TP. Thanh Hóa và các di tích lịch sử văn hóa nổi tiếng như: Di sản văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ, di tích quốc gia đặc biệt Lam Kinh nhằm nâng cao hiệu quả khai thác các tour, tuyến du dịch. Đầu tư xây dựng các trung tâm hội nghị, trung tâm thương mại lớn tại TP. Thanh Hóa, TX. Sầm Sơn, KKT Nghi Sơn để từng bước hình thành và phát triển loại hình du lịch hội nghị, hội thảo gắn với nghỉ dưỡng và mua sắm.

Đẩy nhanh tiến độ thực hiện Dự án sân golf Quảng Cư và khu nghỉ dưỡng quốc tế tại Sầm Sơn với Khu quần thể văn hóa du lịch đảo cồn Nổi, resort, khách sạn cao cấp. Nghiên cứu khai thác núi Trường Lệ để phát triển du lịch. Thu hút có chọn lọc các công ty điều hành tour quy mô lớn, phạm vi hoạt động rộng vào thiết lập hiện diện thương mại trên địa bàn Thanh Hóa, đặc biệt ưu tiên các doanh nghiệp có tiềm lực tài chính mạnh và nhiều kinh nghiệm như: Vietravel, Hanoitourist, Saigontourist, Saigon Riverside, Fiditour. Xây dựng hoàn thiện kết cấu hạ tầng các khu, điểm thuộc địa bàn du lịch trọng điểm của tỉnh như: Sầm Sơn, Hàm Rồng, Lam Kinh, Thành Nhà Hồ, Bến En, Suối cá Cẩm Lương, Nghi Sơn. Nghiên cứu, thành lập trung tâm văn hóa cung đình của các triều đại vua, chúa tỉnh Thanh Hóa tại TP. Thanh Hóa hoặc TX. Sầm Sơn để thu hút du khách.

Đẩy mạnh các hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch thông qua các hội nghị, hội thảo và lắp đặt biển quảng cáo về du lịch Thanh Hóa trên các tuyến quốc lộ; xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng, mang thương hiệu Thanh Hóa. Trước mắt, tập trung xây dựng Sầm Sơn trở thành đô thị du lịch biển quốc gia, trong đó chú trọng phát triển thương hiệu du lịch Sầm Sơn gắn với huyền thoại Thần Độc Cước, Hòn Trống Mái. Hình thành và phát triển các trung tâm (chợ) mua sắm, khu vui chơi giải trí về đêm tại Sầm Sơn. Chuẩn bị tốt các điều kiện để tổ chức thành công Năm du lịch quốc gia 2015 tại Thanh Hóa. Đề nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh xem xét, ban hành Nghị quyết chuyên đề về phát triển du lịch.

Cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị của các cơ sở lưu trú hiện có theo hướng hiện đại, chú trọng nâng cao chất lượng thiết bị buồng, phòng; đa dạng hóa các loại phòng nghỉ, đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, thái độ phục vụ của đội ngũ tiếp viên, nhân viên tại các cơ sở lưu trú, đảm bảo văn minh, chuyên nghiệp. Công bố công khai, minh bạch đơn giá các loại phòng nghỉ tại nơi đón tiếp khách hàng. Nghiên cứu xây dựng website để quảng bá các cơ sở lưu trú và thường xuyên cập nhật thông tin, từng bước triển khai thực hiện việc đặt phòng qua mạng. Các cơ sở lưu trú cần chủ động phối hợp với các công ty du lịch, lữ hành trong và ngoài nước để tiếp thị, thu hút du khách. Tiếp tục đẩy mạnh kêu gọi, xúc tiến đầu tư xây dựng các cơ sở lưu trú chất lượng cao, trong đó nhà nước đảm bảo tạo điều kiện thuận lợi nhất về thủ tục hành chính, ưu đãi về thuế, đất đai ở mức cao nhất theo quy định.

Ban hành bộ tiêu chí đánh giá, xếp loại hệ thống nhà hàng; công bố công khai kết quả đánh giá trên các website về xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch. Khuyến khích doanh nghiệp, nhà đầu tư thực hiện đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, thiết bị, dụng cụ của các nhà hàng, nhằm nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng. Thường xuyên tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng, kiến thức cho đội ngũ cán bộ quản lý nhà hàng, đầu bếp, nhân viên phục vụ. Khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư kinh doanh nhà hàng cao cấp, chất lượng cao.

Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ quản lý, chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ nhân lực hoạt động trong lĩnh vực du lịch; đặc biệt quan tâm đến việc đào tạo trình độ ngoại ngữ, kiến thức lịch sử, văn hóa cho đội ngũ hướng dẫn viên, thuyết minh viên.

2.2. Vận tải kho bãi

Tập trung phát triển các dịch vụ vận tải có giá trị gia tăng cao như: cảng biển, hàng hải và logictics. Xác định đi tắt đón đầu trong phát triển dịch vụ logictics; theo hướng hiện đại và đa dạng các loại hình dịch vụ logictics. Ứng dụng công nghệ thông tin kỹ thuật số trong các dịch vụ logictics theo hướng đồng bộ, hiện đại, tiến tới phát triển thương mại điện tử và logictics điện tử (e- logictics). Kêu gọi, xúc tiến đầu tư hệ thống cảng cạn theo quy hoạch và đầu tư hạ tầng kho lưu giữ hàng khô, trạm phục vụ công tác tạm nhập, tái xuất, chuyển tải nhằm xây dựng trung tâm logictics tại KKT Nghi Sơn. Tập trung phát triển và khai thác các tuyến vận tải biển quốc tế đến các nước, vùng lãnh thổ mà tỉnh có lợi thế về thị trường hàng hóa, chi phí vận tải thấp như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Bangladesh, Sri Lanka, Ấn Độ. Xây dựng Đề án phát triển dịch vụ logictics tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020, trong đó đặc biệt quan tâm đến các cơ chế chính sách thu hút đầu tư, hỗ trợ nâng cao năng lực các doanh nghiệp logictics, đào tạo nguồn nhân lực, cải cách thủ tục hành chính Hải quan..., tạo lợi thế cạnh tranh, thu hút các doanh nghiệp trong và ngoài nước đến làm thủ tục thông quan tại Thanh Hóa.

Tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động kêu gọi, xúc tiến đầu tư xây dựng hoàn thiện hệ thống Cảng Nghi Sơn theo quy hoạch và đầu tư kho ngoại quan xăng dầu; đồng thời, đôn đốc nhà đầu tư đẩy nhanh việc triển khai thực hiện các dự án đầu tư cảng biển theo đúng cam kết trong Giấy chứng nhận đầu tư. Duy tu, nạo vét luồng tàu nhằm nâng cao năng lực thông luồng và tiếp nhận tàu trọng tải lớn ra vào cảng; khuyến khích nhà đầu tư mua sắm, hiện đại hóa trang thiết bị, dây truyền công nghệ bốc xếp để nâng cao chất lượng dịch vụ hỗ trợ và năng lực xếp dỡ hàng hóa qua cảng. Tạo môi trường, điều kiện thuận lợi nhất cho các hãng vận tải biển lớn trong và ngoài nước; các doanh nghiệp logictics nước ngoài có thương hiệu thiết lập trụ sở, mở chi nhánh tại Thanh Hóa.

Đầu tư xây dựng hệ thống đường bộ kết nối với KKT Nghi Sơn; ưu tiên đầu tư hoàn thành nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 1A đoạn qua Thanh Hóa và tuyến đường nối KKT Nghi Sơn với Cảng hàng không Thọ Xuân. Kết hợp phát triển đồng bộ, hợp lý giữa vận tải đường bộ với đường sắt và đường thủy; phát triển các tuyến vận tải hành khách chất lượng cao kết hợp với phát triển du lịch. Mở rộng và phát triển dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt; nghiên cứu mở mới các tuyến xe buýt trong nội bộ KKT Nghi Sơn. Đầu tư các trạm dừng, nghỉ và phát triển dịch vụ hậu cần dọc các tuyến quốc lộ và trong KKT Nghi Sơn theo quy hoạch. Mở mới đường bay nội địa từ Cảng hàng không Thọ Xuân đi Đà Nẵng, Buôn Mê Thuật, Đà Lạt và tuyến bay quốc tế đi Viêng Chăn (Lào). Nghiên cứu mở mới tuyến đường sắt nối Cảng hàng không Thọ Xuân với KKT Nghi Sơn để phát triển dịch vụ vận tải hàng hóa.

2.3. Giáo dục - đào tạo và y tế

- Thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 8 (khóa XI).

- Đổi mới cơ chế phân bổ tài chính đối với đơn vị cung cấp dịch vụ giáo dục và y tế, trong đó cơ cấu lại phân bổ NSNN cho các đơn vị cung cấp dịch vụ giáo dục và y tế theo hướng tập trung đầu tư cho tuyến cơ sở, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; ưu tiên bố trí kinh phí trợ giúp cho các đối tượng thuộc diện chính sách, người nghèo. Chuyển cơ chế cấp kinh phí hỗ trợ cho các đơn vị cung ứng dịch vụ như trước đây, sang cấp kinh phí hỗ trợ trực tiếp cho các đối tượng thụ hưởng trên cơ sở số lượng và chất lượng dịch vụ được cung ứng.

+ Đối với chế độ tài chính cho các cơ sở giáo dục, đào tạo: Từng bước thay đổi mức thu học phí tại các trường công lập, nhưng đảm bảo trong khung theo quy định; trước mắt, tăng mức thu học phí tại các trường ngoài diện phổ cập giáo dục nhằm huy động sự đóng góp công khai, minh bạch từ các gia đình học sinh có khả năng chi trả, tạo điều kiện để các trường có thêm kinh phí thực hiện các biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy.

+ Đối với chế độ tài chính cho y tế: mở rộng và phát triển các loại hình bảo hiểm y tế, đồng thời nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh bảo hiểm y tế. Tăng nguồn vốn NSNN hỗ trợ cho các Quỹ khám chữa bệnh cho người nghèo. Xây dựng lộ trình tăng mức thu viện phí tại các bệnh viện công lập, đảm bảo điều kiện để các bệnh viện đủ hạch toán chi phí khám chữa bệnh và thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ được giao.

- Tăng cường tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các đơn vị giáo dục, y tế công lập; tiếp tục đẩy mạnh phân công, phân cấp giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính, tổ chức bộ máy, biên chế trong thực hiện nhiệm vụ của các đơn vị. Thực hiện sắp xếp lại bộ máy các đơn vị sự nghiệp giáo dục, y tế đảm bảo tinh gọn, quy định rõ thẩm quyền, trách nhiệm của người đứng đầu; đổi mới phương thức hoạt động nhằm nâng cao chất lượng, tạo sự cạnh tranh bình đẳng trong việc cung ứng dịch vụ, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của nhân dân.

Các đơn vị cung cấp dịch vụ giáo dục, y tế chủ động bố trí kinh phí để thực hiện nhiệm vụ, sử dụng có hiệu quả nguồn thu tài chính, bảo toàn và phát triển tài sản, bảo đảm lợi ích và tăng thu nhập cho người lao động; xây dựng và áp dụng chế độ hạch toán, cơ chế quản lý tài chính, chế độ tiền lương phù hợp với từng loại hình dịch vụ công, từng lĩnh vực.

- Đẩy mạnh xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục, y tế, trọng tâm là triển khai thực hiện rõ hiệu quả Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ và Quyết định số 4294/2011/QĐ-UBND ngày 21/12/2011 của UBND tỉnh. Trong đó, các cấp, các ngành cần tập trung làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền trong toàn xã hội về chủ trương, nội dung về xã hội hóa đối với các lĩnh vực mà Nhà nước khuyến khích; đồng thời, rà soát, điều chỉnh các thủ tục để được hưởng các chính sách ưu đãi theo hướng thuận lợi nhất cho nhà đầu tư.

Khuyến khích đầu tư xây dựng các bệnh viện đạt tiêu chuẩn quốc tế, bệnh viện tư nhân theo mô hình bệnh viện khách sạn để cung cấp dịch vụ khám, chữa bệnh kỹ thuật cao; xây dựng các cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư xây dựng các khoa khám chữa bệnh chất lượng cao, đạt chuẩn khu vực và quốc tế tại các bệnh viện công lập. Khuyến khích, hỗ trợ thành lập các trường phổ thông đạt chuẩn quốc gia, quốc tế, các trường tư thục chất lượng cao và các trường phổ thông năng khiếu ngoài công lập. Trường Đại học Hồng Đức chủ động đấu mối với các trường đại học danh tiếng trong khu vực và thế giới để mở các khoa liên kết đào tạo; từng bước xây dựng các chương trình đào tạo theo chuẩn quốc tế. Hỗ trợ các cơ sở dạy nghề đổi mới thiết bị, giáo trình theo hướng hiện đại. Xây dựng 2-3 trường cao đẳng nghề đạt chuẩn khu vực để thu hút và đào tạo lao động không chỉ cho Thanh Hóa, mà còn cho các tỉnh lân cận và cả nước.

2.4. Thông tin và truyền thông

Phát triển dịch vụ thông tin và truyền thông theo hướng tập trung phát triển nhanh dịch vụ viễn thông, công nghệ thông tin với công nghệ hiện đại, chất lượng cao. Ưu tiên phát triển sản phẩm dịch vụ phần mềm công nghệ thông tin và nội dung số (chứng thực chữ ký số cho các doanh nghiệp, tổ chức; dịch vụ số liên lạc điện tử cho phụ huynh học sinh; dịch vụ giám sát phương tiện vận tải, xe ô tô; dịch vụ thông tin kinh tế xã hội, hộp thư thoại cung cấp thông tin giải trí - khoa học kỹ thuật - y tế - giáo dục; game Online...). Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút các dự án đầu tư mở rộng mạng viễn thông và internet ứng dụng công nghệ tiên tiến. Phát triển mạng thế hệ sau (NGN) để cung cấp đa dịch vụ trên một hạ tầng thống nhất, với các dịch vụ như: phát thanh, truyền hình, công nghệ thông tin, viễn thông, internet. Từng bước triển khai thực hiện số hóa truyền hình. Tiếp tục phát triển mạng truy nhập băng thông rộng với thông lượng lớn, đáp ứng yêu cầu mở mới các ứng dụng thông qua môi trường mạng trong giai đoạn tới như: chính quyền điện tử, thương mại điện tử, đào tạo, khám chữa bệnh từ xa...

Khuyến khích phát triển các dịch vụ viễn thông chất lượng cao, phục vụ công tác chỉ đạo điều hành của cấp ủy, chính quyền, các thành phần kinh tế và đời sống nhân dân. Mở rộng phủ sóng các mạng thông tin di động 3G, internet băng thông rộng đến khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa của tỉnh, góp phần tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng - an ninh. Đẩy mạnh hoạt động liên kết, hợp tác giữa các doanh nghiệp viễn thông, công nghệ thông tin trong việc quản lý, khai thác và vận hành các cơ sở hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung nhằm tiết kiệm nguồn vốn đầu tư và từng bước thực hiện ngầm hóa hệ thống cáp viễn thông, đảm bảo an toàn, an ninh mạng lưới và mỹ quan đô thị.

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan quản lý nhà nước; tiếp tục tạo bước chuyển biến mạnh mẽ trong cải cách thủ tục hành chính, đặc biệt là trong các lĩnh vực thuế, hải quan, đầu tư xây dựng, đăng ký doanh nghiệp. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng mô hình Chính quyền điện tử nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý, điều hành. Xây dựng hệ thống giao ban điện tử đa phương tiện tại Văn phòng UBND tỉnh, các sở, ngành và các huyện, đảm bảo đến năm 2020 có thể họp trực tuyến qua môi trường mạng. Xây dựng cổng thông tin thương mại điện tử của tỉnh; khuyến khích các doanh nghiệp trong tỉnh đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý điều hành, quảng bá thương hiệu và xúc tiến thương mại.

2.5. Kinh doanh bất động sản

Rà soát toàn bộ các dự án phát triển nhà ở trên địa bàn để phân loại và xác định các dự án được tiếp tục triển khai thực hiện, các dự án tạm dừng thực hiện, các dự án cần điều chỉnh cơ cấu, loại hình nhà ở cho phù hợp với nhu cầu của thị trường. Đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở cho hộ gia đình, cá nhân. Thực hiện rà soát, điều chỉnh các quy hoạch sử dụng đất, đảm bảo dành đủ quỹ đất cho xây dựng và phát triển nhà ở, nhất là khu vực đô thị.

Đầu tư hoàn chỉnh hạ tầng kỹ thuật các dự án đã tổ chức đấu giá và khẩn trương bàn giao diện tích trúng đấu giá cho nhà đầu tư, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ dân khi đủ điều kiện. Đối với các dự án đấu giá mới, yêu cầu phải hoàn thành công tác bồi thường GPMB và có đủ nguồn vốn để đầu tư hạ tầng kỹ thuật thì mới tổ chức đấu giá. Trong quá trình xác định giá khởi điểm để tổ chức đấu giá, đấu thầu dự án có sử dụng đất, cần xác định giá phù hợp với giá thị trường, đảm bảo hài hòa lợi ích của nhà nước, nhà đầu tư và nhân dân.

Khẩn trương xây dựng và ban hành Đề án phát triển nhà ở trên địa bàn tỉnh đến năm 2020 để triển khai thực hiện, trong đó phải đặc biệt quan tâm đến phát triển nhà ở xã hội, đáp ứng nhu cầu nhà ở cho đối tượng học sinh, sinh viên và công nhân làm việc trong khu kinh tế và các khu công nghiệp. Cùng với đó là đẩy mạnh xúc tiến đầu tư, kêu gọi các nhà đầu tư bất động sản có danh tiếng trong nước và quốc tế thiết lập trụ sở và đầu tư kinh doanh trên địa bàn.

Thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước đối với các sàn giao dịch bất động sản trên địa bàn tỉnh; đồng thời tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ làm công tác tư vấn, môi giới, định giá bất động sản. Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản xây dựng và phát triển đa dạng hóa các sản phẩm, đáp ứng nhu cầu của nhân dân địa phương.

3. Nhiệm vụ tái cơ cấu và phát triển các ngành dịch vụ khác

3.1. Bán buôn, bán lẻ

Tập trung phát triển dịch vụ bán buôn, bán lẻ theo hướng văn minh, hiện đại; khuyến khích phát triển mạnh hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại, trọng tâm là tại TP. Thanh Hóa, KKT Nghi Sơn, TX. Sầm Sơn. Tạo điều kiện thuận lợi để thu hút các tập đoàn bán lẻ đa quốc gia đầu tư, phát triển thương mại trên địa bàn tỉnh như: Metro, Daiso, Lottemart, Familymart, E-mart...

Mở rộng mạng lưới bán buôn, bán lẻ, đáp ứng nhu cầu đa dạng trong sản xuất và tiêu dùng của nhân dân; chú trọng phát triển thị trường thương mại nội địa, trong đó quan tâm đến thị trường khu vực nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa của tỉnh, đảm bảo cung ứng đủ hàng hóa, không để xảy ra tình trạng thiếu hàng, sốt giá. Xúc tiến việc hình thành KKT cửa khẩu Na Mèo, làm đầu mối giao thương hàng hóa với Lào và vùng Đông Bắc Thái Lan; từng bước đầu tư xây dựng hạ tầng thương mại tại Cửa khẩu quốc gia Tén Tằn và Cửa khẩu Khẹo. Đẩy nhanh tiến độ thực hiện kế hoạch chuyển đổi mô hình quản lý, kinh doanh, khai thác chợ; quan tâm bố trí vốn ngân sách để hỗ trợ đầu tư cải tạo, nâng cấp mạng lưới chợ nông thôn.

Tiếp tục hưởng ứng và thực hiện có hiệu quả cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”; hình thành và phát triển mối liên kết giữa nông dân với các doanh nghiệp bán lẻ trong sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm, nhất là các sản phẩm như rau sạch, rau an toàn, thịt gia súc, gia cầm, thủy sản. Từng bước nâng cao tỷ lệ hàng hóa sản xuất trên địa bàn tỉnh trong các siêu thị, trung tâm thương mại. Triển khai thực hiện tốt Chương trình hợp tác giữa Thanh Hóa với các tỉnh, thành phố, nhất là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh; khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp liên kết, hợp tác với nông dân trong việc cung ứng nông sản, thực phẩm sản xuất tại Thanh Hóa để đưa ra tiêu thụ ở thị trường tỉnh ngoài.

Đẩy mạnh xuất khẩu và đổi mới cơ cấu hàng xuất khẩu theo hướng hình thành các nguồn hàng quy mô lớn, ổn định, chất lượng cao, có thương hiệu như: điện tử công nghệ, phần mềm tin học, các sản phẩm lọc hóa dầu. Nâng cao tỷ trọng xuất khẩu các mặt hàng có giá trị gia tăng cao, sản phẩm chế biến sâu, giảm dần tỷ trọng xuất khẩu sản phẩm thô, gia công, sơ chế. Khuyến khích đầu tư ứng dụng công nghệ hiện đại vào sản xuất hàng xuất khẩu, thay thế nhập khẩu; đầu tư sản xuất nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất hàng hóa xuất khẩu; phát triển các hoạt động xuất khẩu dịch vụ. Hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm thông tin, mở rộng thị trường xuất khẩu; đặc biệt các thị trường mới để giảm sự lệ thuộc vào thị trường Trung Quốc đối với các sản phẩm: tinh bột sắn, cao su, cói, thủy sản, bột cá...

3.2. Tài chính, ngân hàng

Tiếp tục thực hiện tái cơ cấu lại các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh theo kế hoạch và định hướng của Trung ương nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động, góp phần thiết thực vào thực hiện mục tiêu tái cơ cấu kinh tế của tỉnh. Xây dựng hệ thống ngân hàng hoạt động theo hướng đa năng, hiệu quả, đạt tiêu chuẩn khu vực và quốc tế, có năng lực cạnh tranh; đẩy nhanh hiện đại hóa hệ thống ngân hàng theo chuẩn quốc tế.

Khuyến khích các ngân hàng, tổ chức tín dụng, công ty tài chính, công ty bảo hiểm trong nước và các ngân hàng của nước ngoài mở rộng quy mô và phát triển mạng lưới chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc điểm giao dịch trên địa bàn tỉnh; thúc đẩy thị trường tài chính phát triển, đáp ứng nhu cầu vốn ngày càng cao cho phát triển kinh tế. Khuyến khích các ngân hàng mở rộng và phát triển đa dạng hóa các dịch vụ kinh doanh và tiện ích ngân hàng theo chuẩn quốc tế, đa dạng hóa các hình thức huy động vốn. Ưu tiên tín dụng cho các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao; mở rộng cho vay các doanh nghiệp nhỏ và vừa và các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.

Phát triển mạnh các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt và thanh toán qua ngân hàng thông qua phát triển các dịch vụ thanh toán, thẻ thanh toán thẻ ghi nợ, thẻ ghi có, thẻ ATM, séc, đi đôi với cải tiến quy trình, thủ tục thanh toán và phát triển các kênh giao dịch từ xa (internet banking, ATM, telephone banking...) để thuận lợi hóa các giao dịch ngân hàng.

3.3. Khoa học và công nghệ

Tập trung phát triển khoa học và công nghệ theo hướng ưu tiên triển khai ứng dụng công nghệ mới, trọng tâm là sản xuất giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản, mía đường, rau an toàn, bò sữa, lợn, gia cầm; cơ khí chế tạo; điện tử, điện lạnh, tin học; công nghiệp hóa chất, lọc hóa dầu; nhiệt điện; luyện kim, cán thép; vật liệu xây dựng; dệt may, giầy dép.., tạo chuyển biến mạnh mẽ trong việc ứng dụng tiến bộ công nghệ vào sản xuất, góp phần đẩy mạnh quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp và công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Chấm dứt và ngăn chặn có hiệu quả việc nhập công nghệ lạc hậu, công nghệ gây nguy hại đến sức khỏe con người, gây ô nhiễm môi trường vào địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

Tăng đầu tư từ ngân sách nhà nước cho khoa học và công nghệ, bảo đảm tối thiểu 2% tổng chi ngân sách hàng năm. Đổi mới cơ chế hoạt động của các tổ chức khoa học và công nghệ từ hành chính, bao cấp sang cơ chế thị trường; thực hiện cơ chế đặt hàng, đấu thầu thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ và cơ chế khoán kinh phí theo sản phẩm đầu ra; rà soát, đơn giản hóa thủ tục cấp và thanh toán kinh phí thực hiện các nhiệm vụ khoa học công nghệ. Nghiên cứu lựa chọn một số tổ chức khoa học và công nghệ công lập để thí điểm chuyển đổi hình thức hoạt động sang mô hình doanh nghiệp; trước mắt, trong năm 2015 thí điểm đối với 2 đơn vị, gồm: Trung tâm Thông tin, ứng dụng và Chuyển giao khoa học và công nghệ; Trung tâm dịch vụ kỹ thuật Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng.

Nghiên cứu thành lập Viện nghiên cứu khoa học và công nghệ nông nghiệp và PTNT Thanh Hóa và Viện nghiên cứu kinh tế - xã hội Thanh Hóa trực thuộc UBND tỉnh; thành lập và phát triển Sàn Giao dịch công nghệ và thiết bị tỉnh thành sàn giao dịch trung tâm của khu vực Bắc Trung Bộ. Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến, tư vấn, môi giới chuyển giao công nghệ; lựa chọn và xây dựng một số trung tâm dịch vụ khoa học và công nghệ, chuyển giao công nghệ làm nòng cốt. Khuyến khích, hỗ trợ thành lập và phát triển các doanh nghiệp khoa học công nghệ và hỗ trợ doanh nghiệp thành lập các trung tâm nghiên cứu trực thuộc. Đẩy mạnh hợp tác phát triển khoa học và công nghệ với các nước có nền khoa học và công nghệ phát triển như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức... để lựa chọn, tiếp nhận các công nghệ, thiết bị tiên tiến cho phát triển các ngành, lĩnh vực mà tỉnh có nhu cầu.

Củng cố, sắp xếp lại các tổ chức khoa học và công nghệ công lập theo hướng chỉ giữ lại những cơ sở trọng điểm, đủ năng lực giải quyết những nhiệm vụ khoa học và công nghệ của ngành, lĩnh vực. Giai đoạn tới, đầu tư đồng bộ, hiện đại một số phòng thí nghiệm, thử nghiệm đạt tiêu chuẩn quốc gia và các nước trong khu vực thuộc Trường Đại học Hồng Đức, Trường Cao đẳng y tế, Trường Cao đẳng nghề công nghiệp, Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, Trung tâm Kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng.

Xây dựng đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ có trình độ chuyên môn cao, tâm huyết với nghề; đặc biệt chú ý đến đào tạo, bồi dưỡng, phát triển đội ngũ khoa học và công nghệ trong doanh nghiệp; đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong đào tạo nhân lực khoa học và công nghệ. Nghiên cứu xây dựng chính sách đào tạo, sử dụng, thu hút, đãi ngộ, tôn vinh đội ngũ khoa học và công nghệ; chính sách khuyến khích chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thực tiễn sản xuất và đời sống.

3.4. Nhiệm vụ phát triển hoạt động nghệ thuật, vui chơi, giải trí

Thực hiện đầu tư đồng bộ kết cấu hạ tầng thư viện, trung tâm triển lãm, nhà hát, rạp chiếu phim do tỉnh quản lý; tiếp tục đẩy mạnh công tác xã hội hóa các hoạt động văn hóa, thể dục thể thao, nhất là việc kêu gọi doanh nghiệp đầu tư xây dựng các trung tâm văn hóa và sân chơi thể thao. Đẩy mạnh các hoạt động kêu gọi, xúc tiến đầu tư các khu dịch vụ vui chơi giải trí chất lượng cao, quy mô lớn. Nghiên cứu để quy hoạch và xây dựng công viên động vật hoang dã tầm cỡ khu vực ASEAN.

4. Nhiệm vụ phát triển dịch vụ phục vụ Khu kinh tế Nghi Sơn

a) Rà soát, điều chỉnh, bổ sung các quy hoạch

Hoàn thành và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án điều chỉnh, mở rộng KKT Nghi Sơn. Trên cơ sở đó, rà soát, điều chỉnh, bổ sung, xây dựng mới các quy hoạch chi tiết các khu chức năng trong khu kinh tế sau khi được mở rộng, gồm: Quy hoạch hệ thống giao thông; thoát nước mưa; cấp nước; cấp điện; thoát nước thải; Quy hoạch hệ thống thông tin - liên lạc; các KCN, khu sinh thái; khu dịch vụ; điều chỉnh các KCN; quy hoạch Đảo Mê...

Nghiên cứu, lựa chọn tư vấn nước ngoài xây dựng quy hoạch một số khu du lịch sinh thái có tầm khu vực và quốc tế, như: Khu sinh thái rừng Trường Lâm khoảng 543 ha; Khu du lịch sinh thái sông Bạng khoảng 896 ha.

Tiến hành cắm mốc quy hoạch, tuyên truyền sâu rộng tới người dân trong vùng quy hoạch, không để tình trạng xây dựng công trình cơi nới, trái phép và tăng cường phối hợp chặt chẽ với các cấp chính quyền địa phương thực hiện tốt quản lý quy hoạch trong KKT Nghi Sơn và các khu công nghiệp.

b) Triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách đã ban hành

Các dự án dịch vụ đầu tư trong KKT Nghi Sơn, ngoài việc được hưởng chính sách ưu đãi đầu tư theo Quyết định số 3667/2013/QĐ-UBND ngày 18/10/2013 của UBND tỉnh, còn được hưởng các ưu đãi đầu tư cao nhất theo quy định của Luật Đầu tư, Luật Đất đai, Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp và các nghị định do Trung ương ban hành.

c) Đầu tư kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển các ngành dịch vụ

Tích cực đấu mối với các Bộ, ngành Trung ương để được tăng mức hỗ trợ vốn đầu tư hàng năm cho KKT Nghi Sơn. Chuẩn bị kỹ nội dung, danh mục các dự án kêu gọi đầu tư, đặc biệt ưu tiên các dự án cảng biển và dịch vụ hậu cần, khu du lịch, khu nghỉ dưỡng cao cấp, khu vui chơi giải trí quy mô lớn, bệnh viện đạt tiêu chuẩn quốc tế, nhà ở cho công nhân. Tổ chức thực hiện tốt các cam kết, thỏa thuận của tỉnh với các nhà đầu tư, tạo điều kiện cho các dự án sớm được triển khai thực hiện, trọng tâm là các cam kết về thủ tục hành chính, bồi thường GPMB, cấp điện, cấp nước, đảm bảo an ninh trật tự, các chính sách khuyến khích, ưu đãi đầu tư.

Sớm hoàn thành đầu tư các công trình hạ tầng kỹ thuật trong KKT Nghi Sơn, đặc biệt là đường giao thông trục chính, hạ tầng cảng Nghi Sơn, triển khai đầu tư các tuyến giao thông đối ngoại như đường nối Cảng hàng không Thọ Xuân với KKT Nghi Sơn, đường sắt nối đến cảng Nghi Sơn.

Đôn đốc đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư hạ tầng thương mại như: tổ hợp dịch vụ tổng hợp của Công ty CP gang thép Nghi Sơn; Khu thương mại dịch vụ Nhất Hà; Khu trung tâm dịch vụ hậu cần dầu khí; Khu dịch vụ tổng hợp Công Toan; Tổ hợp dịch vụ thương mại, khách sạn, nhà hàng của Công ty CP dịch vụ thương mại 315; Khu dịch vụ thương mại và khách sạn Xuân Thành Công; Trung tâm thương mại và dịch vụ SEMEC.

Đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, thiết bị Trung tâm y tế Tĩnh Gia và Bệnh viện Đa khoa khu vực Tĩnh Gia gắn với phát triển một số khoa khám bệnh đạt tiêu chuẩn quốc tế; đôn đốc đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện dự án Bệnh viện Đa khoa Nghi Sơn và Bệnh viện Đa khoa Hợp Lực khu vực Nghi Sơn, Trường CĐ nghề Công nghệ LICOGI. Kêu gọi đầu tư Trường CĐ nghề Nghi Sơn từ vốn ODA.

d) Phát triển nguồn nhân lực

Xây dựng và ban hành Đề án đào tạo và phát triển nguồn nhân lực phục vụ KKT và các khu công nghiệp đến năm 2020 để triển khai thực hiện. Tạo điều kiện để cán bộ, công chức Ban quản lý KKT Nghi Sơn được đi đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn; xây dựng chính sách thu hút lao động có chuyên môn cao, tay nghề giỏi về làm việc tại các cơ quan, doanh nghiệp trong KKT Nghi Sơn; khuyến khích các cơ sở kinh doanh dịch vụ trong KKT Nghi Sơn hợp tác, liên kết với các cơ sở đào tạo của tỉnh để đào tạo nguồn nhân lực trong các lĩnh vực thương mại, du lịch, lưu trú, ăn uống, y tế.

e) Đảm bảo an ninh trật tự trong KKT Nghi Sơn

Triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp đã đề ra trong Đề án đảm bảo an ninh trật tự KKT Nghi Sơn giai đoạn 2014 - 2020 đã được UBND tỉnh phê duyệt, trong đó tập trung thực hiện tốt các nhiệm vụ trọng tâm sau:

Tuyên truyền, giáo dục để nâng cao nhận thức về trách nhiệm trong việc bảo vệ an ninh trật tự trên địa bàn KKT Nghi Sơn đến từng cán bộ, đảng viên, nhân viên, người nước ngoài, chủ doanh nghiệp, công nhân và nhân dân trên địa bàn. Tổ chức các tập huấn, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng, an ninh cho lãnh đạo cấp ủy, chính quyền các xã và trưởng các cơ quan, doanh nghiệp đóng trên địa bàn khu kinh tế.

Các lực lượng vũ trang chủ động nắm chắc tình hình, phát hiện, ngăn chặn, vô hiệu hóa các âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch, phản động, đối tác nước ngoài lợi dụng quá trình đàm phán, ký kết và thực hiện dự án đầu tư để xâm phạm an ninh quốc gia và lợi ích của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân. Sửa đổi, bổ sung quy định cụ thể về quản lý xuất, nhập cảnh và cấp phép lao động đối với người nước ngoài.

Xử lý dứt điểm các mâu thuẫn liên quan đến tranh chấp đất đai, bồi thường GPMB, không để phát sinh thành điểm nóng. Đẩy mạnh đấu tranh ngăn chặn các loại tội phạm, nhất là tội phạm có tổ chức, can dự vào các hoạt động kinh tế, buôn bán ma túy, vi phạm pháp luật về môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Thường xuyên kiểm tra, phát hiện và xử lý các trường hợp vi phạm trong thực hiện chế độ chính sách đối với người lao động, giải quyết kịp thời mâu thuẫn về quyền lợi giữa chủ doanh nghiệp và người lao động, ngăn chặn các vụ đình công, lãn công trái pháp luật.

Xây dựng lực lượng Công an huyện Tĩnh Gia, Đồn Công an Nghi Sơn, Đội Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ Nghi Sơn, Ban Chỉ huy Quân sự huyện Tĩnh Gia, Đồn Biên phòng Cửa khẩu Cảng Nghi Sơn chuyên trách, vững mạnh, đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng; triển khai thực hiện việc bố trí công an chính quy làm trưởng công an một số xã trọng điểm thuộc khu kinh tế.

III. GIẢI PHÁP TÁI CƠ CẤU VÀ PHÁT TRIỂN NGÀNH DỊCH VỤ

1. Rà soát, điều chỉnh, bổ sung và xây dựng mới các quy hoạch, đảm bảo cho sự phát triển của các ngành dịch vụ trong tương lai

Khẩn trương hoàn thành điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, làm cơ sở để các cấp, các ngành thực hiện rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội cấp huyện, các quy hoạch vùng, quy hoạch ngành, lĩnh vực, sản phẩm chủ yếu liên quan đến phát triển các ngành dịch vụ. Thực hiện rà soát, điều chỉnh các quy hoạch xây dựng, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2015 - 2020, đảm bảo sự thống nhất, liên kết giữa quy hoạch xây dựng, quy hoạch sử dụng đất với quy hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực dịch vụ.

TP. Thanh Hóa, TX. Bỉm Sơn, Sầm Sơn, KKT Nghi Sơn nghiên cứu, sớm đưa vào quy hoạch một số khu, tuyến phố dành riêng cho phát triển các ngành dịch vụ; trong đó chú trọng đến các ngành dịch vụ phục vụ phát triển du lịch như: nhà hàng ăn uống, khu vui chơi giải trí, phố mua sắm...

Yêu cầu các cấp, các ngành được giao nhiệm vụ chủ trì, trong quá trình rà soát, điều chỉnh, bổ sung và xây dựng mới các quy hoạch phải lấy ý kiến tham gia rộng rãi của các nhà khoa học, doanh nghiệp và nhân dân nơi được quy hoạch, đảm bảo các quy hoạch sau khi được rà soát, điều chỉnh, bổ sung phải có tầm nhìn chiến lược; song cũng phải đảm bảo hài hòa lợi ích giữa nhà nước, doanh nghiệp và người dân để nâng cao tính khả thi và hiệu quả của quy hoạch.

Các cơ quan quản lý nhà nước về quy hoạch phải tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy hoạch ở các cấp, các ngành; kịp thời phát hiện và xử lý hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền xử lý các trường hợp vi phạm nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả của các quy hoạch. Xác định danh mục cụ thể các quy hoạch ngành, lĩnh vực cần phải rà soát, điều chỉnh, bổ sung và phân kỳ theo từng giai đoạn để triển khai thực hiện.

2. Huy động tối đa và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để đầu tư kết cấu hạ tầng ngành dịch vụ theo hướng đồng bộ, hiện đại

2.1. Về huy động vốn đầu tư

Đẩy mạnh xã hội hóa, đa dạng các hình thức đầu tư nhằm huy động tối đa nguồn vốn của các thành phần kinh tế để đầu tư kết cấu hạ tầng ngành dịch vụ; đặc biệt là khuyến khích các nhà đầu tư thực hiện đầu tư kết cấu hạ tầng theo hình thức xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT), hợp tác công tư (PPP), quan tâm tạo điều kiện thuận lợi để triển khai thực hiện các dự án theo hình thức hợp tác công tư (PPP); từng bước khắc phục những bất hợp lý trong cơ cấu đầu tư trong ngành dịch vụ; phấn đấu giai đoạn 2016 - 2020 vốn ngân sách nhà nước chiếm khoảng 40% (giảm 15%); vốn ngoài nhà nước chiếm (57%), tăng 12% so với năm 2015.

Tập trung thực hiện tốt 3 điểm mấu chốt, có vai trò quyết định đến kết quả thu hút vốn đầu tư trực tiếp nói chung và đầu tư trực tiếp vào phát triển các ngành dịch vụ nói riêng, đó là: thực hiện tốt công tác xúc tiến đầu tư; có chính sách ưu đãi đầu tư hấp dẫn, rõ ràng và bàn giao mặt bằng sạch đúng tiến độ. Do đó, các cấp, các ngành cần đổi mới, nâng cao chất lượng công tác xúc tiến đầu tư, trong đó chú trọng nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của Trung tâm xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch; thông qua việc tiếp cận và nghiên cứu chiến lược đầu tư, thực hiện xúc tiến đầu tư đối với từng tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp cụ thể. Lựa chọn các dự án dịch vụ quy mô lớn, các dự án ưu tiên đầu tư ở khu vực trọng điểm của tỉnh để thực hiện xúc tiến đầu tư tại các nước có tiềm năng về vốn, công nghệ và kinh nghiệm quản lý như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Đức, Pháp...

Các ngành, địa phương phối hợp chặt chẽ với nhà đầu tư để thực hiện tốt công tác bồi thường GPMB, đảm bảo bàn giao mặt bằng sạch cho nhà đầu tư theo đúng tiến độ, trong đó đồng chí bí thư, chủ tịch các địa phương phải trực tiếp tham gia chỉ đạo công tác bồi thường GPMB và chịu trách nhiệm cá nhân trước Tỉnh ủy, UBND tỉnh nếu để xảy ra chậm trễ, kéo dài, ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án. Tăng cường thanh tra, kiểm tra tình hình thực hiện các dự án đầu tư trực tiếp sau khi cấp giấy chứng nhận đầu tư; kiên quyết thu hồi các dự án đầu tư không chấp hành đúng các quy định của pháp luật; các dự án thực hiện chậm so với cam kết mà không có lý do chính đáng, để giao lại đất cho các nhà đầu tư thực sự có nhu cầu và đủ năng lực tài chính để thực hiện dự án.

Đấu mối chặt chẽ với các Bộ, ngành Trung ương để tranh thủ tối đa hỗ trợ vốn để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển dịch vụ, nhất là nguồn vốn Trung ương hỗ trợ có mục tiêu để thực hiện Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các vùng, hỗ trợ đầu tư kết cấu hạ tầng khu kinh tế ven biển, hỗ trợ đầu tư các bệnh viện tuyến tỉnh, huyện, hỗ trợ đầu tư hạ tầng du lịch...

2.2. Về phân bổ, sử dụng các nguồn vốn

a) Nguồn vốn ngân sách nhà nước

- Đối với nguồn vốn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý

Trong quá trình xây dựng kế hoạch đầu tư phát triển hàng năm, thực hiện nhất quán nguyên tắc bố trí vốn tập trung, tránh dàn trải, phân tán. Nguồn vốn ngân sách tỉnh, trái phiếu Chính phủ cần ưu tiên đầu tư các công trình hạ tầng quan trọng, phục vụ phát triển các ngành dịch vụ như: hệ thống đường giao thông, hạ tầng sân bay, hạ tầng khu kinh tế, khu công nghiệp, các công trình văn hóa, trường học, bệnh viện, cơ sở đào tạo công lập, các tổ chức khoa học và công nghệ trọng điểm do tỉnh quản lý. Trước mắt, những năm tới tập trung vốn để đầu tư hoàn thành đưa vào sử dụng Đại lộ Nam Sông Mã, đường ngã ba Voi đi Sầm Sơn, nâng cấp hạ tầng và đầu tư trang thiết bị Cảng hàng không Thọ Xuân, Trung tâm Triển lãm - Hội chợ - Quảng cáo, Bảo tàng tỉnh, Trường Đại học Hồng Đức, Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Bệnh viện Phụ Sản, các tuyến đường trục chính trong KKT Nghi Sơn.

Xúc tiến, vận động vốn ODA và các hình thức đầu tư phù hợp để đầu tư các công trình lớn, trọng điểm phục vụ phát triển và nâng cao chất lượng ngành dịch vụ, gồm các dự án: nâng cấp, mở rộng Bệnh viện Đa khoa tỉnh; cải tạo, nâng cấp Bệnh viện Phụ Sản; Trường THPT chuyên Lam Sơn; Trường Cao đẳng nghề Nghi Sơn; Đại học công nghệ quốc tế Nghi Sơn; Khu di tích Lam Kinh; Di sản văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ; Khu công viên văn hóa, thể dục thể thao tỉnh...

Tiếp tục thực hiện chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh về tăng cường công tác quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng. Đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra các chương trình, dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước để chống thất thoát, lãng phí, nâng cao chất lượng công trình.

- Đối với nguồn vốn ngân sách nhà nước do Trung ương quản lý

Tranh thủ tối đa sự hỗ trợ của các Bộ, ngành Trung ương, các nhà tài trợ để thu hút các nguồn vốn ngân sách, vốn ODA do Trung ương quản lý để đầu tư các công trình hạ tầng giao thông trên địa bàn tỉnh. Trong đó, tập trung đầu tư các công trình trọng điểm như: nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 1A, 10, 15A, 15C, 45, 47, 217, cầu Thắm, cầu Bút Sơn, cầu Đò Đại... Đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi để khởi công dự án đường bộ cao tốc, đường bộ ven biển đoạn qua Thanh Hóa, đặc biệt là dự án nạo vét luồng tàu khu vực phía Nam đảo Biện Sơn đến cao độ đáy -13,5m phục vụ phát triển dịch vụ cảng biển, hàng hải và logictics.

b) Đối với nguồn vốn ngoài ngân sách

Nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước đóng vai trò hết sức quan trọng, quyết định đến việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ tái cơ cấu và phát triển ngành dịch vụ trên địa bàn tỉnh đến năm 2020, định hướng đến năm 2025. Vì vậy, trong thời gian tới cần tập trung thu hút nguồn vốn này để thực hiện đầu tư kết cấu hạ tầng theo hướng sau:

- Về thương mại: đầu tư các trung tâm thương mại, siêu thị, chợ đầu mối và mạng lưới chợ trung tâm huyện, chợ xã.

- Về vận tải kho bãi: đầu tư hệ thống cảng biển, cảng cạn, kho lưu giữ hàng hóa khô, hệ thống trang thiết bị bốc xếp hàng hóa qua cảng, mua sắm phương tiện vận tải đường bộ và đầu tư nâng cấp công suất đội tàu vận tải biển.

- Về du lịch, lưu trú và ăn uống: đầu tư hệ thống khách sạn, nhà hàng, sân golf, khu nghỉ dưỡng cao cấp, các khu vui chơi giải trí...

- Về thông tin và truyền thông: đầu tư hệ thống trạm phát sóng BTS, cáp quang, hạ tầng viễn thông thụ động; hạ tầng dịch vụ truyền hình trả tiền, dịch vụ internet, công nghệ thông tin; mạng dịch vụ bưu chính, chuyển phát...

- Về khoa học và công nghệ: đầu tư đổi mới công nghệ sản xuất; cải tạo, nâng cấp, đầu tư mới cơ sở hạ tầng, trang thiết bị các trung tâm nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao khoa học và công nghệ.

- Về dịch vụ công: đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị các trường mầm non, tiểu học, THCS, THPT và các bệnh viện, phòng khám đa khoa, chuyên khoa; đầu tư sản xuất thiết bị y tế, dược liệu, thuốc chữa bệnh...

Xác định một số dự án đặc biệt khuyến khích đầu tư; cùng với các cơ chế, chính sách ưu tiên để tổ chức thực hiện như Phụ lục 2 kèm theo.

3. Điều chỉnh, bổ sung và xây dựng mới các cơ chế, chính sách để thúc đẩy quá trình tái cơ cấu và phát triển ngành dịch vụ

Bên cạnh việc tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện tốt các cơ chế, chính sách ưu đãi mà Trung ương đã ban hành về đất đai, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế xuất nhập khẩu, khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao; cơ chế, chính sách ưu đãi đầu tư vào KKT Nghi Sơn và phát triển nhà ở xã hội... các cấp, các ngành rà soát, điều chỉnh, bổ sung và ban hành mới một số cơ chế, chính sách, gồm:

3.1. Rà soát, điều chỉnh, bổ sung các cơ chế chính sách đã ban hành

- Chính sách hỗ trợ đầu tư xây dựng chợ, siêu thị, trung tâm thương mại;

- Chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao;

- Cơ chế chính sách khuyến khích phát triển tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề;

- Chính sách hỗ trợ sản xuất, kinh doanh hàng xuất khẩu;

- Chính sách khuyến khích, hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

3.2. Các cơ chế chính sách ban hành mới

Trên cơ sở quy định khung của Trung ương và tình hình thực tế, UBND tỉnh giao cho các sở, ban, ngành theo chức năng, nhiệm vụ, xây dựng một số cơ chế, chính sách mới nhằm khuyến khích phát triển các ngành dịch vụ, trong đó quy định cụ thể đối tượng, phạm vi áp dụng, mức hỗ trợ và các điều kiện, hồ sơ thủ tục để được hưởng chính sách. Cụ thể gồm:

- Cơ chế thu các loại phí, nhằm khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư kinh doanh các lĩnh vực dịch vụ mới như: bảo vệ môi trường, xử lý chất thải, nước thải...;

- Cơ chế quản lý, khai thác các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh để khuyến khích, thu hút các doanh nghiệp tham gia đầu tư, khai thác phát triển du lịch;

- Cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển các dịch vụ như: phát triển các cơ sở y tế, giáo dục chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn quốc tế; đào tạo nghề chất lượng cao; công nghiệp phần mềm, nội dung số;

- Chính sách khuyến khích phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ;

- Xây dựng Đề án phát triển dịch vụ logictics tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020, trong đó đặc biệt quan tâm đến các cơ chế, chính sách thu hút đầu tư, hỗ trợ nâng cao năng lực của các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh logictics, đào tạo nguồn nhân lực, cải cách thủ tục hành chính Hải quan...

4. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu tái cơ cấu và phát triển ngành dịch vụ

Mở rộng mạng lưới và tăng cường năng lực đào tạo của các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề trên địa bàn tỉnh; đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp đào tạo theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, tiếp thu có chọn lọc các chương trình đào tạo tiên tiến. Quan tâm đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, đảm bảo đủ về số lượng, cơ cấu hợp lý giữa các ngành, nghề và trình độ đào tạo. Nghiên cứu xây dựng chính sách với mức đãi ngộ xứng đáng để thu hút người có trình độ cao, các nhà khoa học, giáo viên giỏi, nghệ nhân đang công tác tại các trường đào tạo, dạy nghề trong cả nước về công tác tại các trường đào tạo, dạy nghề của tỉnh và khuyến khích các nhà khoa học, nghệ nhân, thợ bậc cao của các doanh nghiệp tham gia dạy nghề, đảm bảo nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nói chung và phát triển ngành dịch vụ nói riêng.

Hoàn thành đầu tư xây dựng cơ sở vật chất của Trường Đại học Hồng Đức, Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Trường Cao đẳng Y tế; tập trung phát triển một số khoa đào tạo chất lượng cao tại Trường Đại học Hồng Đức; tích cực đấu mối với các Bộ, ngành Trung ương để sớm đưa phân hiệu Trường Đại học Y Hà Nội vào hoạt động và tiếp tục đấu mối để thành lập các phân hiệu của một số trường đại học lớn khác ở Hà Nội tại Thanh Hóa.

Tập trung đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cho tất cả các ngành dịch vụ, gồm cả dịch vụ truyền thống và dịch vụ mới; ưu tiên phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu phát triển của các ngành dịch vụ, nhất là các ngành dịch vụ trọng điểm như: du lịch, logictics, giáo dục và đào tạo, y tế, thông tin và truyền thông. Tạo điều kiện thuận lợi để các cơ sở kinh doanh dịch vụ hợp tác, liên kết với các cơ sở đào tạo của tỉnh, nhất là các cơ sở đào tạo nghề, thông qua hình thức hợp đồng nhằm phát huy tối đa sự tham gia của doanh nghiệp trong việc xác định nhu cầu đào tạo, tổ chức đào tạo và tuyển dụng lao động.

Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách khuyến khích, phát triển nguồn nhân lực trên địa bàn tỉnh, như: chính sách đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức; Đề án đào tạo nguồn cán bộ tại người ngoài. Đồng thời, nghiên cứu ban hành chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao về làm việc tại các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

5. Nâng cao hiệu quả công tác quản Iý, chỉ đạo điều hành của các cấp, các ngành trong quá trình thực hiện tái cơ cấu và phát triển ngành dịch vụ

Tập trung rà soát, điều chỉnh và quy định rõ chức năng, nhiệm vụ của các sở, ban, ngành, đảm bảo thống nhất, không chồng chéo nhiệm vụ về quản lý nhà nước đối với các ngành, lĩnh vực dịch vụ. Ban hành Đề án xác định vị trí việc làm trong các cơ quan, đơn vị quản lý nhà nước thuộc tỉnh quản lý và Đề án siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính nhà nước, trong đó xác định rõ trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị trong thực hiện nhiệm vụ được giao.

Các cáp, các ngành cần chấn chỉnh, đổi mới phương thức chỉ đạo điều hành, tác phong, lề lối làm việc; đồng thời thực hiện xiết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính, đề cao trách nhiệm của cán bộ, công chức trong từng cơ quan, đơn vị theo Đề án đã được phê duyệt. Tăng cường kiểm tra các cấp, các ngành trong việc ban hành và thực hiện quy định về tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành và xếp loại cán bộ, công chức, xử lý nghiêm các đơn vị không ban hành tiêu chí đánh giá cán bộ, công chức của đơn vị mình.

Tăng cường sự phối hợp giữa các cấp, các ngành trong việc thanh tra, kiểm tra các hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như hoạt động đầu tư của ngành, lĩnh vực dịch vụ, nhất là các ngành, lĩnh vực còn xảy ra nhiều sai phạm như: hoạt động thương mại, du lịch, vận tải, tài chính ngân hàng; kịp thời chấn chỉnh và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức với kế hoạch tuyển mới, đào tạo, đào tạo lại theo lộ trình phù hợp; đầu tư nâng cấp trang thiết bị của các cơ quan hành chính nhà nước đảm bảo đồng bộ, hiện đại. Xác định cụ thể các lĩnh vực phải giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa liên thông để sớm triển khai thực hiện. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và tiêu chuẩn ISO vào hoạt động quản lý, điều hành của tất cả các cơ quan hành chính, quản lý nhà nước.

Nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng, chú trọng các biện pháp phòng ngừa; thực hiện tốt công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và kế hoạch thanh tra, kiểm tra hàng năm.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. UBND tỉnh phân công 01 đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh trực tiếp chỉ đạo thực hiện Đề án này.

2. Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì xây dựng kế hoạch thực hiện Đề án và trình Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt, trong đó giao nhiệm vụ cụ thể cho các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện.

3. Sở Thông tin và Truyền thông, các cơ quan báo chí, đài phát thanh và truyền hình phối hợp chặt chẽ với các sở, ban, ngành và chính quyền, đoàn thể các cấp tổ chức tuyên truyền sâu rộng nội dung Đề án này đến toàn thể cán bộ, đảng viên, doanh nghiệp và nhân dân trên địa bàn tỉnh; thường xuyên cập nhật, đưa tin về tình hình và kết quả triển khai thực hiện Đề án.

4. Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan đầu mối, đôn đốc, kiểm tra việc triển khai thực hiện nhiệm vụ của các sở, ban, ngành và các đơn vị liên quan. Định kỳ hàng năm, tổng hợp tình hình thực hiện, báo cáo UBND, Chủ tịch UBND tỉnh; tổng hợp kiến nghị của các cấp, các ngành, đơn vị để đề xuất sửa đổi, bổ sung nội dung của Đề án cho phù hợp với tình hình thực tế.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các sở, Trưởng các ban, ngành cấp tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3 QĐ;
- TTr Tỉnh ủy, HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Ban Tuyên giáo, Ban Dân vận Tỉnh ủy;
- Ủy ban MTTQ và các đoàn thể cấp tỉnh;
- VP Tỉnh ủy, VP Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh;
- Văn phòng UBND tỉnh;
- Lưu: VT, THKH.

CHỦ TỊCH




Trịnh Văn Chiến

 

PHỤ LỤC SỐ 1

MỤC TIÊU CỤ THỂ TÁI CƠ CẤU VÀ PHÁT TRIỂN NGÀNH DỊCH VỤ ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG 2025
(Kèm theo Quyết định số: 4437/QĐ-UBND ngày 11/12/2014 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa)

Đơn vị tính: %

Số TT

Chỉ tiêu

TH giai đoạn 2010 - 2013

Mục tiêu

Giai đoạn 2014 - 2015

Giai đoạn 2016 - 2020

Giai đoạn 2021 - 2025

 

Ngành dịch vụ

14,4

14,1

14,8

13,1

1

Bán buôn, bán lẻ

12,2

15,2

15,5

14,5

2

Vận tải kho bãi

18,3

18,5

19,6

16,5

3

Dịch vụ lưu trú và ăn uống

17,5

18,0

21,4

19,8

4

Thông tin và truyền thông

13,6

14,2

18,5

19,0

5

Tài chính, ngân hàng, BH

11,9

14,5

18,0

18,5

6

Kinh doanh bất động sản

7,1

9,5

11,2

10,0

7

Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ

17,1

18,0

22,8

20,5

8

Giáo dục và đào tạo

9,1

10,2

10,5

9,5

9

Y tế và hoạt động cứu trợ xã hội

13,6

13,8

14,0

12,5

10

Các ngành dịch vụ khác

22,5

18,4

15,2

11,6

b) Cơ cấu ngành dịch vụ trong GDP

Số TT

Chỉ tiêu

Đơn vị tính

TH năm 2013

Mục tiêu

Năm 2015

Năm 2020

Năm 2025

1

Nông, lâm, thủy sản

%

19,5

16,5

9,5

5,0

2

Công nghiệp - Xây dựng

%

41,0

43

48

49,0

3

Dịch vụ

%

39,5

40,5

42,5

46,0

c) Cơ cấu GDP trong nội bộ ngành dịch vụ

Đơn vị tính: %

Số TT

Chỉ tiêu

TH năm 2013

Mục tiêu

Năm 2015

Năm 2020

Năm 2025

1

Bán buôn, bán lẻ

19,7

19,8

20,6

21,0

2

Vận tải kho bãi

6,6

7,1

8,7

10,1

3

Dịch vụ lưu trú và ăn uống

5,2

5,5

7,3

8,5

4

Thông tin và truyền thông

5,4

5,4

6,3

8,0

5

Tài chính, ngân hàng và bảo hiểm

3,5

3,6

4,1

5,1

6

Kinh doanh bất động sản

17,0

15,4

13,3

11,6

7

Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ

1,3

1,4

1,9

2,4

8

Giáo dục và đào tạo

16,0

15,5

14,4

13,5

9

Y tế và hoạt động cứu trợ xã hội

6,9

7,5

8,0

8,5

10

Các ngành dịch vụ khác

18,4

18,8

15,4

11,3

d) Cơ cấu vốn đầu tư ngành dịch vụ

Chỉ tiêu

Đơn vị tính

TH năm 2013

Mục tiêu

Giai đoạn 2014 - 2015

Giai đoạn 2016 - 2020

Giai đoạn 2021 - 2025

Vốn đầu tư ngành dịch vụ

Tỷ.đ

18.960

46.100

175.200

330.000

Cơ cấu nguồn vốn theo thành phần kinh tế

 

 

- Ngân sách nhà nước

%

59,1

55

40

30

- Vốn ngoài nhà nước

%

40,9

44,8

57

63

- Vốn FDI

%

 

0,2

3

7

- Cơ cấu nguồn vốn đầu tư theo ngành kinh tế cấp I

Chỉ tiêu

Đơn vị tính

TH năm 2013

Mục tiêu

Giai đoạn 2014-2015

Giai đoạn 2016 - 2020

Giai đoạn 2021-2025

- Bán buôn, bán lẻ

%

11,5

12,0

14,0

12,5

- Vận tải kho bãi

%

46,9

49,1

40,0

34,5

- Dịch vụ lưu trú và ăn uống

%

1,5

3,3

6,0

8

- Thông tin và truyền thông

%

4,4

4,5

7,0

7,5

- Tài chính, ngân hàng, BH

%

0,7

1,1

2,0

3,0

- Kinh doanh bất động sản

%

11,4

10,0

12,0

15,0

- Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ

%

0,7

1,0

2,0

4,0

- Giáo dục và Đào tạo

%

11,5

8,0

7,5

7,0

- Y tế và hoạt động cứu trợ xã hội

%

2,7

2,9

3,5

4,0

- Các ngành dịch vụ khác

%

8,7

4,0

4,5

4,5

e) Năng suất lao động xã hội ngành dịch vụ

Đơn vị tính: triệu đồng/lao động

Số TT

Chỉ tiêu

TH năm 2013

Mục tiêu

Năm 2015

Năm 2020

Năm 2025

1

Bán buôn, bán lẻ

33,3

40

75

120

2

Vận tải kho bãi

47,7

50

90

160

3

Dịch vụ lưu trú và ăn uống

62,9

70

130

220

4

Thông tin và truyền thông

263,3

280

450

690

5

Hoạt động, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm

184,4

200

350

550

6

Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ

61,6

70

150

310

7

Giáo dục và Đào tạo

50,3

60

95

170

8

Y tế và hoạt động cứu trợ XH

107,5

120

250

430

2. Mục tiêu phát triển các ngành dịch vụ

2.1. Du lịch, lưu trú và ăn uống

- Về du lịch

Số TT

Chỉ tiêu

Đơn vị tính

TH năm 2013

Mục tiêu

So với năm 2013

Năm 2015

Năm 2020

Năm 2025

Năm 2020

Năm 2025

1

Lượt khách

Nghìn người

4.100

5.500

9.000

12.850

Gấp 2,2 lần

Gấp 3,2 lần

-

Tr.đó: Quốc tế

- nt -

85

125

230

350

Gấp 2,7 lần

Gấp 4,3 lần

2

Ngày khách

Nghìn ngày

7.214

9.827

19.120

27.350

Gấp 2,7 lần

Gấp 3,8 lần

-

Tr.đó Quốc tế

- nt -

187

337

720

1.100

Gấp 3,8 lần

Gấp 5,8 lần

3

Doanh thu

Tỷ đồng

2.251

3.500

10.200

25.000

Gấp 4,5 lần

Gấp 11 lần

4

Chi phí trung bình của 1 khách du lịch/ ngày

 

 

 

 

 

 

 

-

Nội địa

Nghìn đồng

350

370

600

1.100

Tăng 71%

Gấp 3,1 lần

-

Quốc tế

USD

110

115

150

210

Tăng 36%

Gấp 1,9 lần

- Về dịch vụ lưu trú

Số TT

Chỉ tiêu

Đơn vị tính

TH năm 2013

Mục tiêu

So với năm 2013

Năm 2015

Năm 2020

Năm 2025

Năm 2020

Năm 2025

1

Cơ sở lưu trú

 

 

 

 

 

 

 

-

Số cơ sở lưu trú

Cơ sở

596

610

700

770

Tăng 26%

Tăng 30%

-

Số phòng

Phòng

12.861

14.000

20.000

25.000

Tăng 59%

Gấp 1,9 lần

2

Cơ sở lưu trú được xếp hạng từ 1 - 5 sao

 

 

 

 

 

 

 

-

Số cơ sở lưu trú

Cơ sở

78

90

180

250

Gấp 2,3 lần

Gấp 3,2 lần

-

Số phòng

Phòng

4.134

4.500

8.000

12.500

Gấp 1,9 lần(Tr. đó 1.100 phòng Khách sạn 4-5 sao)

Gấp 3 lần

3

Doanh thu từ dịch vụ lưu trú

Tỷ đồng

905

1.210

3.400

5.000

Gấp 3,7 lần

Gấp 6,6 lần

4

Giá phòng/ngày đêm

 

 

 

 

 

 

 

-

Giá phòng bình quân

Nghìn đồng

350

500

750

1.150

Gấp 2,1 lần

Gấp 3 lần

-

Giá phòng các cơ sở lưu trú xếp hạng 1 - 5 sao

- nt -

500

700

7.700

1.400

Gấp 2,2 lần

Gấp 2,8 lần

- Về dịch vụ ăn uống

Số TT

Chỉ tiêu

Đơn vị tính

TH năm 2013

Mục tiêu

So với năm 2013

Năm 2015

Năm 2020

Năm 2025

Năm 2020

Năm 2025

1

Số cơ sở dịch vụ ăn uống

Cơ sở

15.500

16.000

20.000

25.000

Tăng 29%

Gấp 3 lần

2

Doanh thu dịch vụ ăn uống

Tỷ đồng

865

1.267

3.621

7.875

Gấp 4,1 lần

Gấp 9 lần

- Sản phẩm du lịch chủ lực

Số TT

Sản phẩm chủ lực

Đơn vị tính

Năm 2013

Năm 2020

Năm 2025

Doanh thu

Tỷ trọng (%)

Doanh thu

Tỷ trọng (%)

Doanh thu

Tỷ trọng (%)

1

Du lịch tắm biển, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí

Tỷ đồng

2.000

88,8

8.700

85,3

20.500

82,0

2

Du lịch văn hóa

Tỷ đồng

115

5,1

1.050

10,2

3.500

14,0

2.2. Vận tải kho bãi

- Các chỉ tiêu chủ yếu của ngành vận tải

Số TT

Chỉ tiêu

Đơn vị tính

TH năm 2013

Mục tiêu

So với năm 2013

Năm 2015

Năm 2020

Năm 2025

Năm 2020

Năm 2025

1

Vận tải hành khách

 

 

 

 

 

 

 

-

Vận chuyển

Nghìn người

22.978

29.760

55.950

104.000

Gấp 2,4 lần

Gấp 4,6 lần

-

Luân chuyển

Triệu người. km

1.546

2.074

3.908

7.100

Gấp 3,37 lần

Gấp 3,17 lần

2

Vận tải hàng hóa

 

 

 

 

 

 

 

-

Vận chuyển

Nghìn tấn

40.271

52.035

98.300

186.100

Gấp 2,44 lần

Gấp 4,62 lần

-

Luân chuyển

Triệu tấn.km

2.467

3.160

5.820

13.230

Gấp 2,36 lần

Gấp 5,36 lần

3

Hàng hóa qua cảng

Nghìn tấn

3.230

6.500

15.000

42.000

Gấp 4,6 lần

Gấp 13 lần

-

Trong đó: Cảng Nghi Sơn

Nghìn tấn

3.000

6.200

14.500

40.000

Gấp 4,8 lần

Gấp 13,3 lần

4

Doanh thu

Tỷ đồng

6.273

8.560

18.800

35.000

Gấp 3 lần

Gấp 5,5 lần

- Mục tiêu phát triển sản phẩm chủ lực

Số TT

Sản phẩm chủ lực

Đơn vị tính

Năm 2013

Năm 2020

Năm 2025

Doanh thu

Tỷ trọng (%)

Doanh thu

Tỷ trọng (%)

Doanh thu

Tỷ trọng (%)

1

Dịch vụ logictics

Tỷ đồng

140

2,2

1.500

8,0

5.000

14,3

2.3. Giáo dục - đào tạo và y tế

- Các chỉ tiêu về giáo dục và đào tạo

Số TT

Chỉ tiêu

Đơn vị tính

TH năm 2013

Mục tiêu

So với năm 2013

Năm 2015

Năm 2020

Năm 2025

Năm 2020

Năm 2025

I

Về giáo dục

 

 

 

 

 

 

 

1

Trường công lập

Trường

2.148

2.148

2.051

2.051

 

 

-

Trường mầm non

- nt -

647

647

647

647

 

 

-

Trường tiểu học

- nt -

727

727

727

637

 

 

-

Trường THCS

- nt -

649

649

649

642

 

 

-

Trường THPT

- nt -

96

96

96

96

 

 

-

Trung tâm GDTX

- nt -

29

29

29

 

 

 

2

Trường dân lập

- nt -

18

20

28

38

 

 

-

Trường mầm non

- nt -

10

12

20

30

 

 

-

Trường THPT

- nt -

8

8

8

8

 

 

3

Trường đạt chuẩn quốc gia

Trường

918

990

1.415

2.051

 

 

II

Về đào tạo

 

 

 

 

 

 

 

1

Trường chuyên nghiệp công lập

Trường

9

10

7

7

 

 

-

Đại học

- nt -

3

4

5

5

Tăng 2 trường

 

-

Cao đẳng

- nt -

3

4

2

2

Giảm 1 trường

 

-

Trung cấp

- nt -

3

2

 

 

Giảm 3 trường

 

2

Trường dạy nghề công lập

Trường

30

31

32

32

Tăng 2 trường

 

-

Cao đẳng nghề

- nt -

1

2

4

4

Tăng 3 trường

 

-

Trung cấp nghề

- nt -

13

13

14

14

Tăng 1 trường

 

-

Trung tâm dạy nghề

- nt -

16

16

14

14

Giảm 2 trường

 

3

Trường đào tạo dân lập

Trường

22

24

18

18

 

 

-

Đại học

- nt -

 

 

1

1

Tăng 1 trường

 

-

Cao đẳng chuyên nghiệp

- nt -

 

 

6

6

Tăng 6 trường

 

-

Cao đẳng nghề

- nt -

4

4

4

4

 

 

-

Trung cấp chuyên nghiệp

- nt -

6

6

 

 

Giảm 6 trường

 

-

Trung cấp nghề

- nt -

3

4

7

7

Tăng 4 trường

 

-

Trung tâm dạy nghề

- nt -

9

10

12

12

Tăng 3 trường

 

4

Tỷ lệ lao động qua đào tạo

%

49

55

70

Trên 75%

Tăng 21%

Tăng trên 26%

- Các chỉ tiêu về y tế

Số TT

Chỉ tiêu

Đơn vị tính

TH năm 2013

Mục tiêu

So với năm 2013

Năm 2015

Năm 2020

Năm 2025

Năm 2020

Năm 2025

1

Tổng số bệnh viện công lập

Bệnh viện

37

37

39

39

Tăng 2 bệnh viện

Tăng 2 bệnh viện

-

BV tuyến tỉnh

- nt -

11

13

16

16

Tăng 5 BV

Tăng 5 BV

-

BV tuyến huyện

- nt -

26

24

23

23

Giảm 5 BV

Giảm 3 BV

2

Tổng số giường bệnh công lập

Giường

6.330

6.550

7.400

10.500

Tăng 1.070 giường

Tăng 4.170 giường

3

Số bệnh viện ngoài công lập

Bệnh viện

8

10

12

15

Tăng 4 bệnh viện

Tăng 7 bệnh viện

4

Số giường bệnh ngoài công lập

Giường

778

908

1.258

1.500

Tăng 480 giường

Tăng 722 giường

5

Phòng khám

Cơ sở

594

602

650

790

Tăng 56 cơ sở

Tăng 196 cơ sở

-

Đa khoa

- nt -

34

38

42

43

Tăng 8 cơ sở

Tăng 9 cơ sở

-

Chuyên khoa

- nt -

308

310

334

431

Tăng 26 cơ sở

Tăng 123 cơ sở

6

Số bệnh viện vệ tinh của các bệnh viện Trung ương

Bệnh viện

1

3

5

7

Tăng 4 bệnh viện

Tăng 6 bệnh viện

7

Kinh phí đầu tư xã hội hóa y tế

Tỷ đồng

1.050

1.452

2.000

2.500

Gấp gần 2 lần

Gấp gần 2,5 lân

- Mục tiêu phát triển các sản phẩm chủ lực

Số TT

Sản phẩm chủ lực

Đơn vị tính

Năm 2020

Năm 2025

Số lượng

Tỷ trọng (%)

Số lượng

Tỷ trọng (%)

1

Trường học chất lượng cao1

Trường

86

4,2

300

14,5

-

Mầm non

- nt -

27

4,0

80

11,8

-

Tiểu học

- nt -

27

4,2

100

15,5

-

Trung học (gồm THCS, THCS dân tộc nội trú, THPT)

- nt -

32

4,3

120

16,1

2

Bệnh viện đạt chuẩn quốc tế

BV

1

2

1

1,8

-

Số giường bệnh

Giường

50

0,6

100

0,8

3

Số khoa (phòng) tại Bệnh viện công lập cung cấp dịch vụ y tế chất lượng cao, đạt chuẩn quốc tế

Khoa (phòng)

6

 

8

 

-

Số giường bệnh

Gường

150

1,7

240

2,0

2.4. Thông tin và truyền thông

- Các chỉ tiêu dịch vụ bưu chính

Số TT

Chỉ tiêu

Đơn vị tính

TH năm 2013

Mục tiêu

So với năm 2013

Năm 2015

Năm 2020

Năm 2025

Năm 2020

Năm 2025

1

Điểm phục vụ bưu chính

sở

661

663

667

670

 

 

-

Trung tâm giao dịch

Trung tâm

5

5

6

7

Tăng 1 trung tâm

Tăng 2 trung tâm

-

Đại lý bưu điện

Đại lý

2

2

2

2

 

 

-

Bưu cục

Bưu cục

87

87

90

92

Tăng 3 bưu cục

Tăng 5 bưu cục

-

Bưu điện văn hóa xã

Bưu điện

567

569

569

569

Tăng 2 bưu điện

Tăng 2 bưu điện

2

Bưu phẩm thường

Tấn

47,8

60,14

80,2

110

Tăng 68%

Gấp 2,3 lần

 

Trong nước

Tấn

47,7

60

80

109,7

Tăng 67%

Gấp 2,2 lần

-

Đi quốc tế

Kg

47

60

95

120

Gấp 2 lần

Gấp 2,5 lần

-

Từ quốc tế đến

Kg

64

85

130

150

Gấp 2 lần

Gấp 2,3 lần

3

Bưu kiện thường

Kg

474

750

1.200

1.500

Gấp 2,53 lần

Gấp 3,1 lần

-

Trong nước

Kg

409

600

900

1.100

Gấp 2 lần

Gấp 2,6 lần

-

Đi quốc tế

Kg

15

50

100

130

Gấp 6,7 lần

Gấp 8,6 lần

-

Từ quốc tế đến

Kg

50

100

200

270

Gấp 4 lần

Gấp 5, 4 lần

4

Bưu kiện, hàng gửi chuyển phát nhanh

Tấn

133,8

160

193,7

220,3

Tăng 40%

Gấp 1,6 lần

-

Trong nước

Tấn

129,6

154,85

185

210

Tăng 43%

Gấp 1,6 lần

-

Đi quốc tế

Kg

4.122

5.000

8.500

10.000

Gấp 2 lần

Gấp 2,4 lần

-

Từ quốc tế đến

Kg

135

150

200

300

Tăng 48%

Gấp 2,2 lần

5

Doanh thu dịch vụ bưu chính

Tỷ đồng

35

42

75

100

Gấp 2,1 lần

Gấp 2,8 lần

- Các chỉ tiêu dịch vụ viễn thông

Số TT

Chỉ tiêu

Đơn vị tính

TH năm 2013

Mục tiêu

So với năm 2013

Năm 2015

Năm 2020

Năm 2025

Năm 2020

Năm 2025

1

Số thuê bao điện thoại

Nghìn thuê bao

2.415

2.610

3.750

4.280

Tăng 55%

Tăng 70%

-

Cố định

- nt -

204

210

250

280

Tăng 22%

Tăng 30%

-

Di động

- nt -

2.211

2.400

3,500

4.000

Tăng 58%

Tăng 80%

2

Thuê bao điện thoại/100 dân

Thuê bao

71,3

75,4

102,8

115

Tăng 28%

Tăng 60%

3

Số thuê bao Internet

Nghìn thuê bao

103

500

800

1.100

Gấp 7,7 lần

Gấp 10,6 lần

4

Thuê bao internet quy đổi

Nghìn thuê bao

591,7

798

1.330

1.700

Gấp 2,25 lần

Gấp 2,8 lần

5

Số người sử dụng Internet/ 100 dân

Người

17,4

22,8

38

49

Gấp 2,18 lần

Gấp 2,8 lần

6

Số thuê bao truyền hình trả tiền (truyền hình cáp và IpTV)

Nghìn thuê bao

87

110

220

400

Gấp 2,5 lần

Gấp 4,5 lần

7

Doanh thu dịch vụ viễn thông

Tỷ đồng

2.673

3.200

5.560

7.000

Gấp 2 lần

Gấp 2,6 lần

- Mục tiêu phát triển các sản phẩm chủ lực

Số TT

Sản phẩm chủ lực

Đơn vị tính

Năm 2013

Năm 2020

Năm 2025

Doanh thu

Tỷ trọng (%)

Doanh thu

Tỷ trọng (%)

Doanh thu

Tỷ trọng (%)

1

Dịch vụ phần mềm công nghệ thông tin

Tỷ đồng

200

7,3

600

10,6

1.100

15,5

2

Dịch vụ nội dung số

Tỷ đồng

100

3,6

350

5,8

900

12,6

2.5. Bán buôn, bán lẻ

- Các chỉ tiêu chủ yếu

Số TT

Chỉ tiêu

Đơn vị tính

TH năm 2013

Mục tiêu

So với năm 2013

Năm 2015

Năm 2020

Năm 2025

Năm 2020

Năm 2025

1

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ

Tỷ đồng

49.330

64.000

150.000

300.000

Gấp 3 lần

Gấp 6 lần

2

Kim ngạch xuất khẩu

Triệu USD

921

1.000

2.000

4.500

Gấp 2,1 lần

Gầp 4,9 lần

- Các cơ sở kinh doanh thương mại

Số TT

Chỉ tiêu

Đơn vị tính

TH năm 2013

Mục tiêu

So với năm 2013

Năm 2015

Năm 2020

Năm 2025

Năm 2020

Năm 2025

1

Trung tâm thương mại

Trung tâm

4

10

64

70

Gấp 16 lần

Gấp 17,5 lần

2

Siêu thị

Siêu thị

28

40

120

160

Gấp 4,3 lần

Gấp 5,7 lần

3

Chợ

Chợ

433

490

594

640

Tăng 37%

Tăng 48%

-

Hạng I

- nt -

9

12

20

25

Gấp 2,1 lần

Gấp 2,7 lần

-

Hạng II

- nt -

33

38

52

60

Tăng 60%

Tăng 80%

-

Hạng III

- nt -

391

440

522

555

Tăng 33,5%

Tăng 40%

2.6. Tài chính, ngân hàng

Số TT

Chỉ tiêu

Đơn vị tính

TH năm 2013

Mục tiêu

So với năm 2013

Năm 2015

Năm 2020

Năm 2025

Năm 2020

Năm 2025

1

Tổ chức tín dụng

Cơ sở

95

96

99

108

Tăng 3,16%

Tăng 13,6 %

-

Chi nhánh ngân hàng

- nt -

26

27

28

33

Tăng 7,69%

Tăng 27%

-

Quỹ tín dụng nhân dân

- nt -

68

68

70

75

Tăng 2,94%

Tăng 10,3%

-

Các tổ chức tài chính khác

- nt -

1

1

1

3

 

Gấp 3 lần

2

Tổng huy động vốn

Tỷ đồng

34.061

45.046

80.603

100.000

Gấp 2,4 lần

Gấp 2,9 lần

3

Tổng dư nợ

- nt -

45.232

55.134

85.305

110.000

Gấp 1,8 lần

Gấp 2,4 lần

4

Số thẻ

1.000 thẻ

892,6

1.300

1.700

2.200

Gấp 1,9 lần

Gấp 2,5 lần

5

Số máy ATM

Máy

174

200

250

300

Tăng 44%

Tăng 72%

2.7. Khoa học và công nghệ

Số TT

Chỉ tiêu

Đơn vị tính

TH năm 2013

Mục tiêu

So với năm 2013

Năm 2015

Năm 2020

Năm 2025

Năm 2020

Năm 2025

1

Tổ chức khoa học công nghệ

Cơ sở

42

50

60

70

Tăng 18 cơ sở

Tăng 28 cơ sở

2

Số doanh nghiệp khoa học công nghệ

Doanh nghiệp

1

5

15

40

Tăng 14 DN

Tăng 39 DN

3

Kinh phí bình quân doanh nghiệp dành cho hoạt động khoa học công nghệ

Triệu đồng

310

380

800

1.000

Gấp 2,58 lần

Gấp 3,23 lần

4

Doanh thu dịch vụ khoa học và công nghệ

Tỷ đồng

88

120

350

700

Gấp 3,97 lần

Gấp 7,9 lần

3. Mục tiêu phát triển dịch vụ phục vụ Khu kinh tế Nghi Sơn

3.1. Các chỉ tiêu chủ yếu

Số TT

Chỉ tiêu

Đơn vị

TH năm 2013

Mục tiêu

So với năm 2013

Năm 2015

Năm 2020

Năm 2025

Năm 2020

Năm 2025

I

Bán buôn, bán lẻ

 

 

 

 

 

 

 

1

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ

Tỷ đồng

1.120

3.600

14.400

20.000

Gấp 12,8 lần

Gấp 18 lần

2

Số trung tâm thương mại, siêu thị

Cơ sở

 

4

9

20

Tăng 9 cơ sở

Tăng 20 cơ sở

3

Số chợ

Chợ

11

11

15

15

Tăng 36%

Tăng 36%

II

Dịch vụ lưu trữ và ăn uống

 

 

 

 

 

 

 

1

Số cơ sở lưu trú

Cơ sở

20

46

90

150

Gấp 4,5 lần

Gấp 7,5 lần

-

Tr.đó: khách sạn

- nt -

8

16

40

90

Gấp 5 lần

Gấp 11 lần

2

Số phòng

Phòng

600

1.460

3.000

6.500

Gấp 5 lần

Gấp 11 lần

-

Tr.đó: phòng khách sạn

- nt -

411

500

1.700

4.000

Gấp 4 lần

Gấp 9,6 lần

3

Nhà hàng, quán ăn

Cơ sở

263

300

450

1.000

Tăng 70%

Gấp 3,8 lần

4

Phòng ở cho công nhân

Phòng

600

3.600

22.000

30.000

Gấp 36 lần

Gấp 50 lần

 



1 Trường học chất lượng cao là trường chuẩn quốc gia và bổ sung thêm một số tiêu chuẩn cụ thể ở mức cao hơn về cơ sở vật chất, thiết bị; trình độ cán bộ quản lý, giáo viên; chương trình giảng dạy; phương pháp giảng dạy.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 4437/QĐ-UBND ngày 11/12/2014 phê duyệt Đề án tái cơ cấu và phát triển ngành dịch vụ tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020, định hướng đến năm 2025

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


4.853

DMCA.com Protection Status
IP: 18.227.13.119
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!