Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 2015/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Cao Bằng Người ký: Hoàng Xuân Ánh
Ngày ban hành: 08/08/2022 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH CAO BẰNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2015/KH-UBND

Cao Bằng, ngày 08 tháng 8 năm 2022

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI GIAI ĐOẠN 2021-2025 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CAO BẰNG

Căn cứ Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19 tháng 4 năm 2022 của Chính phủ Quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia;

Căn cứ Nghị định số 28/2022/NĐ-CP ngày 26 tháng 4 năm 2022 của Chính phủ về chính sách tín dụng ưu đãi thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025;

Căn cứ Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14 tháng 10 năm 2021 Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025;

Căn cứ Quyết định số 39/2021/QĐ-TTg ngày 30 tháng 12 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ Quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ ngân sách Trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025;

Căn cứ Thông tư số 15/2022/TT-BTC ngày 04 tháng 3 năm 2022 của Bộ Tài chính Quy định quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025;

Căn cứ Thông tư số 01/2022/TT-UBDT ngày 26 tháng 5 năm 2022 của Ủy ban Dân tộc Quy định quy trình giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025;

Căn cứ Thông tư số 02/2022/TT-UBDT ngày 30 tháng 6 năm 2022 của Ủy ban Dân tộc Hướng dẫn thực hiện một số dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025;

Căn cứ Nghị quyết số 01-NQ/TU ngày 11 tháng 11 năm 2020 của Tỉnh ủy Cao Bằng Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Cao Bằng lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025;

Căn cứ Nghị quyết số 12-NQ/TU ngày 09 tháng 6 năm 2022 của BCH Đảng bộ tỉnh khóa XIX về lãnh đạo thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025;

Căn cứ Nghị quyết số 50/2020/NQ-HĐND ngày 16 tháng 12 năm 2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh Cao Bằng về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025 tỉnh Cao Bằng;

Căn cứ Nghị quyết số 01/2022/NQ-HĐND ngày 25 tháng 5 năm 2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh Cao Bằng quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách Trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Cao Bằng;

Căn cứ Nghị quyết số 28/2022/NQ-HĐND ngày 15 tháng 7 năm 2022 về việc phân bổ vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách Nhà nước giai đoạn 2021-2025 thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh Cao Bằng;

Thực hiện Quyết định số 940/QĐ-UBND ngày 27 tháng 7 năm 2022 Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng về việc giao kế hoạch vốn thực hiện các Chương trình mục tiêu giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Cao Bằng;

Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng xây dựng Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh như sau:

I. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÔNG TÁC DÂN TỘC GIAI ĐOẠN 2016-2020

Giai đoạn 2016-2020, công tác Dân tộc trên địa bàn tỉnh được quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đạt được nhiều kết quả quan trọng: Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội vùng đồng bào các dân tộc thiểu số tiếp tục được đầu tư; cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển mạnh theo hướng sản xuất hàng hóa; đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các dân tộc không ngừng được cải thiện; văn hóa truyền thống được giữ gìn, phát huy; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo; hệ thống chính trị cơ sở được củng cố, kiện toàn; quyền bình đẳng giữa các dân tộc được bảo đảm; khối đại đoàn kết dân tộc tiếp tục được củng cố, đồng bào các dân tộc luôn tin tưởng và thực hiện tốt chủ trương đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Đến hết năm 2020, GRDP bình quân đầu người đạt 36,5 triệu đồng; các chỉ tiêu cơ bản đạt được kế hoạch đề ra (100% xã có đường ô tô đến trung tâm xã đi lại được quanh năm; 199/199 số xã, phường, thị trấn có trạm y tế; 80,1% số xã đạt bộ tiêu chí quốc gia về y tế; 90,36% số hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia; có 69% số xã xây dựng phòng học kiên cố; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 57%; trên 90% dân số nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; 100% xã được phủ sóng điện thoại di động; toàn tỉnh có 17 xã đạt chuẩn nông thôn mới. Tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm bình quân 4,12%/năm.

Tuy nhiên, công tác dân tộc trên địa bàn tỉnh còn một số khó khăn như: Tỷ lệ hộ nghèo ở các huyện nghèo của tỉnh còn cao (một số xã, xóm tỷ lệ hộ nghèo cao >70%); kết quả giảm nghèo chưa bền vững, sản xuất còn manh mún. Đến đầu năm 2021, theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021-2025, toàn tỉnh còn 42.751 hộ nghèo (chiếm 33,23%), số hộ cận nghèo là 17.145 hộ (chiếm 13,33%), hầu hết số hộ nghèo và cận nghèo là người dân tộc thiểu số. Khả năng tiếp cận, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất của đồng bào các dân tộc còn hạn chế; mức thụ hưởng văn hóa của đồng bào có nơi còn thấp; chất lượng giáo dục, y tế còn hạn chế; một số tập quán, phong tục lạc hậu, tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống vẫn còn diễn ra; tranh chấp đất đai, buôn bán vận chuyển các chất ma túy... nhất là ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, vùng đặc biệt khó khăn của tỉnh còn xảy ra.

Về nguyên nhân, do địa bàn vùng đồng bào dân tộc rộng, địa hình phức tạp, thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai, giao thông đi lại khó khăn, tập quán sản xuất dựa nhiều vào điều kiện tự nhiên. Nguồn lực đầu tư, hỗ trợ từ Nhà nước chưa đáp ứng được nhu cầu; việc lồng ghép các nguồn vốn đầu tư vào vùng đồng bào dân tộc còn hạn chế; các thế lực thù địch luôn tìm cách lợi dụng khó khăn trên để chia rẽ, nhằm phá hoại, gây mất ổn định chính trị. Công tác phối hợp giữa các cơ quan quản lý Nhà nước trong thực hiện công tác Dân tộc thiếu thống nhất; một bộ phận cán bộ làm công tác Dân tộc, cán bộ vùng dân tộc thiểu số và miền núi chưa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ; một bộ phận Nhân dân vùng đồng bào dân tộc còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước. Công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về công tác Dân tộc và thực hiện chính sách Dân tộc ở một số nơi hiệu quả chưa cao.

II. MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI GIAI ĐOẠN 2021-2030, GIAI ĐOẠN I: TỪ 2021-2025

1. Mục tiêu:

1.1. Mục tiêu tổng quát:

Khai thác tiềm năng, lợi thế của các địa phương trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; đổi mới sáng tạo, đẩy mạnh phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội; giảm nghèo nhanh, bền vững, thu hẹp dần khoảng cách về mức sống, thu nhập bình quân của vùng dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn so với bình quân chung của cả tỉnh; sắp xếp, bố trí ổn định dân cư, xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, kết nối với các vùng phát triển; phát triển hệ thống giáo dục, đào tạo, y tế, văn hóa; cải thiện rõ rệt đời sống của Nhân dân; cải thiện về số lượng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động là người dân tộc thiểu số; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp của các dân tộc thiểu số đi đôi với xóa bỏ phong tục tập quán lạc hậu; thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em; xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở vững mạnh, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, đảm bảo an ninh biên giới quốc gia; củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết các dân tộc, nâng cao niềm tin của đồng bào các dân tộc đối với Đảng và Nhà nước.

1.2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2025:

- Phấn đấu mức thu nhập bình quân của người dân tộc thiểu số tăng trên 2 lần so với năm 2020;

- Tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số bình quân mỗi năm giảm từ 4% trở lên; phấn đấu 62 xã và 24 thôn ra khỏi địa bàn đặc biệt khó khăn.

- Phấn đấu 85% chiều dài các tuyến đường huyện, đường xã được nhựa hóa/bê tông hóa mặt đường; 100% xã có đường đến trung tâm xã được nhựa hóa/bê tông hóa mặt đường; 100% số trường, lớp học và trạm y tế được xây dựng kiên cố; 100% số hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia và các nguồn điện khác phù hợp; 95% trở lên đồng bào dân tộc thiểu số được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; 100% đồng bào dân tộc thiểu số nghe được phát thanh và xem được truyền hình;

- Hoàn thành cơ bản công tác định canh, định cư; sắp xếp, bố trí ổn định 90% số hộ di cư không theo quy hoạch. Quy hoạch, sắp xếp, di dời, bố trí 60% số hộ dân tộc thiểu số đang cư trú phân tán ở nơi có nguy cơ xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở. Giải quyết cơ bản tình trạng thiếu đất ở, đất sản xuất cho đồng bào;

- Tỷ lệ học sinh học mẫu giáo 5 tuổi đến trường trên 98%, học sinh trong độ tuổi học tiểu học trên 97%, học trung học cơ sở trên 95%, học trung học phổ thông trên 60%; người từ 15 tuổi trở lên đọc thông, viết thạo tiếng phổ thông trên 90%;

- Tăng cường công tác y tế để đồng bào dân tộc thiểu số được tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe hiện đại; tiếp tục khống chế, tiến tới loại bỏ dịch bệnh thông thường ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; 100% đồng bào dân tộc thiểu số tham gia bảo hiểm y tế; trên 80% phụ nữ đẻ được khám thai ít nhất 3 lần trong thai kỳ, sinh con tại cơ sở y tế hoặc có sự trợ giúp của cán bộ y tế; giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng thể nhẹ cân xuống dưới 16,4%; giảm bình quân 3%/năm trở lên số cặp tảo hôn và 5%/năm trở lên số cặp kết hôn cận huyết thống đối với các địa bàn, dân tộc thiểu số có tỷ lệ tảo hôn, kết hôn cận huyết thống cao.

- 50% lao động trong độ tuổi được đào tạo nghề phù hợp với nhu cầu, điều kiện của người dân tộc thiểu số;

- Bảo tồn và phát triển các giá trị, bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc; 80% thôn có nhà sinh hoạt cộng đồng; 50% thôn có đội văn hóa, văn nghệ (câu lạc bộ) truyền thống hoạt động thường xuyên, có chất lượng;

- Đào tạo, quy hoạch, xây dựng đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số, nhất là các dân tộc thiểu số tại chỗ; bảo đảm tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số phù hợp với tỷ lệ dân số là người dân tộc thiểu số ở từng địa phương.

2. Đối tượng thụ hưởng của Chương trình:

- Xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi;

- Hộ gia đình, cá nhân người dân tộc thiểu số;

- Hộ gia đình, cá nhân người dân tộc Kinh thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo sinh sống ở xã, thôn đặc biệt khó khăn;

- Doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã (HTX), các tổ chức kinh tế hoạt động ở địa bàn các xã, thôn đặc biệt khó khăn.

3. Phạm vi thực hiện Chương trình:

Trên địa bàn các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; trong đó, ưu tiên nguồn lực của Chương trình đầu tư cho các địa bàn đặc biệt khó khăn (xã đặc biệt khó khăn, thôn đặc biệt khó khăn), xã an toàn khu (ATK) thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

III. NGUỒN VỐN THỰC HIỆN

Tổng mức vốn và phân chia nguồn vốn cho giai đoạn 2021-2025:

(Đơn vị tính: Triệu đồng)

TT

Nội dung

Kinh phí

Tổng mức vốn

7.499.965

1

Ngân sách Trung ương

5.776.773

- Vốn đầu tư phát triển

2.654.247

- Vốn sự nghiệp

3.122.526

2

Ngân sách Địa phương

288.839

- Vốn đầu tư phát triển

202.187

- Vốn sự nghiệp

86.652

3

Vốn tín dụng chính sách

1.434.353

Vốn Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Cao Bằng theo Quyết định số 652/QĐ-TTg ngày 28/5/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc giao Kế hoạch vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách Trung ương giai đoạn 2021-2025 cho các địa phương thực hiện 03 chương trình mục tiêu quốc gia; vốn tín dụng, nguồn vốn lồng ghép và các nguồn vốn hợp pháp khác.

IV. NỘI DUNG, CÁC DỰ ÁN THÀNH PHẦN CỦA CHƯƠNG TRÌNH

1. Dự án 1: Giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt:

Tổng vốn dự kiến phân bổ NSTW cho dự án là 82.658 triệu đồng.

Trong đó:

+ Vốn đầu tư từ NSTW là 71.957 triệu đồng.

+ Vốn sự nghiệp từ NSTW là 10.701 triệu đồng.

- Nội dung số 01: Hỗ trợ đất ở cho 360 hộ.

Chi tiết thực hiện theo Nội dung số 01 tại điểm c) khoản 1, Mục III Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 ban hành kèm theo Quyết định 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ.

Phân công thực hiện:

Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện nội dung theo chức năng nhiệm vụ của ngành.

Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố cân đối ngân sách, đăng ký kế hoạch sử dụng đất, lập hồ sơ xin giao đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; trực tiếp chỉ đạo và giao nhiệm vụ cụ thể cho các phòng, cơ quan chuyên môn, UBND cấp xã để triển khai nhiệm vụ theo chức năng và nhiệm vụ; kiểm tra, giám sát, đánh giá, tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện theo quy định.

- Nội dung số 02 - Hỗ trợ nhà ở: Xây dựng 775 nhà làm mới cho hộ nghèo chưa có nhà ở hoặc có nhà tạm, dột nát. Chi tiết tại Điều 7, Mục 1, Chương II Thông tư số 02/2022/TT-UBDT ngày 30/6/2022 của Ủy ban Dân tộc.

Phân công thực hiện:

Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tham mưu UBND tỉnh hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện.

Ủy ban nhân dân các huyện trực tiếp chỉ đạo và giao nhiệm vụ cụ thể cho các phòng, cơ quan chuyên môn, UBND cấp xã để triển khai nhiệm vụ theo chức năng và nhiệm vụ; kiểm tra, giám sát, đánh giá, tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện theo quy định.

- Nội dung số 03: Hỗ trợ đất sản xuất, chuyển đổi nghề:

+ Hỗ trợ trực tiếp đất sản xuất: 1.167 hộ.

+ Hỗ trợ chuyển đổi nghề: 5.995 hộ.

Chi tiết thực hiện theo Nội dung số 03 tại điểm c) khoản 1, Mục III Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 ban hành kèm theo Quyết định 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ.

Phân công thực hiện:

Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện nội dung hỗ trợ trực tiếp đất sản xuất.

Sở Lao động -Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện nội dung Hỗ trợ chuyển đổi nghề.

Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố xác định vị trí đất, đăng ký kế hoạch sử dụng đất, lập hồ sơ xin giao đất; trực tiếp chỉ đạo và giao nhiệm vụ cụ thể cho các phòng, cơ quan chuyên môn, UBND cấp xã để triển khai nhiệm vụ theo chức năng và nhiệm vụ; kiểm tra, giám sát, đánh giá, tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện theo quy định.

- Nội dung số 04: Hỗ trợ nước sinh hoạt.

+ Hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán: 15.708 hộ.

+ Hỗ trợ nước sinh hoạt tập trung: Đầu tư xây dựng 87 công trình nước tập trung, với 5.638 hộ được thụ hưởng.

Chi tiết thực hiện theo Nội dung số 04 tại điểm c) khoản 1, Mục III Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 ban hành kèm theo Quyết định 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ.

Phân công thực hiện:

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh tham mưu UBND tỉnh hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện nội dung Hỗ trợ nước sinh hoạt tập trung.

Ủy ban nhân dân các huyện trực tiếp chỉ đạo và giao nhiệm vụ cụ thể cho các phòng, cơ quan chuyên môn, UBND cấp xã để triển khai nhiệm vụ theo chức năng và nhiệm vụ; kiểm tra, giám sát, đánh giá, tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện theo quy định.

2. Dự án 2: Quy hoạch, sắp xếp, bố trí, ổn định dân cư ở những nơi cần thiết:

Tổng vốn dự kiến phân bổ cho dự án là 152.709 triệu đồng. Trong đó:

+ Vốn đầu tư từ NSTW là 152.100 triệu đồng.

+ Vốn sự nghiệp từ NSTW là 609 triệu đồng.

Rà soát đầu tư 08 dự án bố trí dân cư, dự án định canh, định cư, bố trí ổn định cho 341 hộ dân tộc thiểu số tại các huyện: huyện Bảo Lạc (02 dự án tại các xã Hưng Đạo và xã Sơn Lộ); huyện Thạch An (01 dự án tại xã Quang Trọng); huyện Hà Quảng (01 dự án tại các xóm Tả Cán, Tổng Cọt); huyện Hòa An (01 dự án tại xóm Canh Biện, xã Nguyễn Huệ); huyện Quảng Hòa (01 dự án tại xã Đại Sơn); huyện Bảo Lâm (02 dự án tại các xã Vĩnh Quang và Quảng Lâm).

Rà soát, bố trí định canh định cư xen ghép nhằm đạt mục tiêu sắp xếp ổn định tối thiểu 60% số hộ dân tộc thiểu số đang cư trú phân tán ở nơi có nguy cơ xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở đất.

Chi tiết thực hiện theo khoản 2, Mục III Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 ban hành kèm theo Quyết định 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ.

Phân công thực hiện:

Ban Dân tộc tỉnh chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài nguyên và Môi trường tham mưu UBND tỉnh hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện.

Ủy ban nhân dân các huyện trực tiếp chỉ đạo và giao nhiệm vụ cụ thể cho các phòng, cơ quan chuyên môn, UBND cấp xã để triển khai nhiệm vụ theo chức năng và nhiệm vụ; kiểm tra, giám sát, đánh giá, tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện theo quy định...

3. Dự án 3: Phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng miền để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị:

Tổng vốn dự kiến phân bổ từ NSTW cho dự án là 1.610.688 triệu đồng. Trong đó:

+ Vốn đầu tư từ NSTW là 28.733 triệu đồng.

+ Vốn sự nghiệp từ NSTW là 1.581.955 triệu đồng.

a) Tiểu dự án 1: Phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp bền vững gắn với bảo vệ rừng và nâng cao thu nhập cho người dân:

+ Hỗ trợ khoán bảo vệ rừng đối với diện tích rừng đặc dụng, rừng phòng hộ là 62.538,41 ha;

+ Hỗ trợ bảo vệ rừng đối với rừng được quy hoạch là rừng phòng hộ và rừng sản xuất là 250.131,14 ha;

+ Trợ cấp gạo cho hộ gia đình nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số tham gia bảo vệ rừng là 11.618,6 tấn.

Chi tiết thực hiện theo Nội dung tại điểm a) khoản 3, Mục III Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 ban hành kèm theo Quyết định 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ.

Phân công thực hiện:

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh tham mưu UBND tỉnh hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện.

Ủy ban nhân dân các huyện trực tiếp chỉ đạo và giao nhiệm vụ cụ thể cho các phòng, cơ quan chuyên môn, UBND cấp xã để triển khai nhiệm vụ theo chức năng và nhiệm vụ; kiểm tra, giám sát, đánh giá, tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện theo quy định.

b) Tiểu dự án 2: Hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, vùng trồng dược liệu quý, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi:

- Nội dung số 01: Hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị.

Chi tiết thực hiện theo Nội dung số 1 tại điểm b) khoản 3, Mục III Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 ban hành kèm theo Quyết định 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ.

Phân công thực hiện:

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh, Sở Công Thương, Hội Nông dân tỉnh, Liên minh Hợp tác xã tỉnh và các sở, ngành, đơn vị có liên quan tham mưu UBND tỉnh hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện.

Ủy ban nhân dân các huyện trực tiếp chỉ đạo và giao nhiệm vụ cụ thể cho các phòng, cơ quan chuyên môn, UBND cấp xã để triển khai nhiệm vụ theo chức năng và nhiệm vụ; kiểm tra, giám sát, đánh giá, tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện theo quy định.

- Nội dung số 02: Đầu tư, hỗ trợ phát triển vùng trồng dược liệu quý.

Đầu tư 01 dự án trồng dược liệu quý tại huyện Nguyên Bình (vùng liên kết có các huyện Bảo Lâm, Bảo Lạc, Hà Quảng).

Chi tiết thực hiện theo Nội dung số 2 tại điểm b) khoản 3, Mục III Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 ban hành kèm theo Quyết định 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ.

Phân công thực hiện:

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các Sở Y tế, Sở Khoa học và Công nghệ, Liên minh Hợp tác xã tỉnh, Ban Dân tộc tỉnh và các sở, ngành có liên quan tham mưu UBND tỉnh hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện.

Ủy ban nhân dân các huyện trực tiếp chỉ đạo và giao nhiệm vụ cụ thể cho các phòng, cơ quan chuyên môn, UBND cấp xã để triển khai nhiệm vụ theo chức năng và nhiệm vụ; kiểm tra, giám sát, đánh giá, tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện theo quy định.

- Nội dung số 03: Thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Chi tiết thực hiện theo Nội dung số 3 tại điểm b) khoản 3, Mục III Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 ban hành kèm theo Quyết định 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ.

Phân công thực hiện:

Ban Dân tộc tỉnh chủ trì, phối hợp với các sở, ngành tham mưu UBND tỉnh hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện nội dung “Hỗ trợ xây dựng các mô hình khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; định kỳ hằng năm tổ chức biểu dương thanh niên, sinh viên, người có uy tín tiêu biểu và tấm gương khởi nghiệp thành công ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số; tổ chức các hoạt động thu hút đầu tư vào vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi”

Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh tham mưu UBND tỉnh hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện nội dung “Tổ chức các hội chợ, triển khai thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi”.

Ủy ban nhân dân các huyện trực tiếp chỉ đạo và giao nhiệm vụ cụ thể cho các phòng, cơ quan chuyên môn, UBND cấp xã để triển khai thực hiện theo chức năng và nhiệm vụ; kiểm tra, giám sát, đánh giá, tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện theo quy định.

4. Dự án 4: Đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi và các đơn vị sự nghiệp công lập của lĩnh vực dân tộc:

Tổng vốn dự kiến phân bổ cho dự án là 2.030.004 triệu đồng. Trong đó:

+ Vốn đầu tư từ NSTW là 1.875.471 triệu đồng.

+ Vốn sự nghiệp từ NSTW là 154.533 triệu đồng.

Tiểu dự án 1: Đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi:

Thực hiện đầu tư khoảng 300km đường liên xã, đường từ trung tâm xã đến huyện; xây mới 10 trạm y tế, cải tạo 25 trạm y tế xã; xây mới 02 chợ xã; cải tạo 07 chợ xã; kiện toàn hệ thống đường liên thôn, đường nội đồng, điện sinh hoạt, nhà văn hóa cộng đồng, nước sinh hoạt tập trung bảo đảm mục tiêu 100% xã có đường ô tô đến trung tâm xã được rải nhựa hoặc bê tông; 70% thôn có đường ô tô đến trung tâm được cứng hóa; 100% số trường, lớp học và trạm y tế được xây dựng kiên cố; 100% số hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia và các nguồn điện khác phù hợp; 95% trở lên đồng bào dân tộc thiểu số được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; 100% đồng bào dân tộc thiểu số được xem truyền hình và nghe đài phát thanh.

- Chi tiết thực hiện theo nội dung tại điểm a) khoản 4, Mục III Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 ban hành kèm theo Quyết định 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ.

Phân công thực hiện:

Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì tổng hợp, phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh và các sở Xây dựng, Giao thông Vận tải, Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các sở, ngành liên quan tham mưu UBND tỉnh hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện.

Ủy ban nhân dân các huyện trực tiếp chỉ đạo và giao nhiệm vụ cụ thể cho các phòng, cơ quan chuyên môn, UBND cấp xã để triển khai thực hiện theo chức năng và nhiệm vụ của từng đơn vị, địa phương; kiểm tra, giám sát, đánh giá, tổng hợp báo cáo kết quả theo quy định. Phấn đấu đạt tối thiểu 30% công trình giao về xã làm chủ đầu tư thực hiện theo cơ chế đặc thù công trình quy mô nhỏ, kỹ thuật không phức tạp.

5. Dự án 5: Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực:

Tổng vốn dự kiến phân bổ cho dự án là 769.045 triệu đồng. Trong đó:

+ Vốn đầu tư từ NSTW là 191.999 triệu đồng.

+ Vốn sự nghiệp từ NSTW là 577.046 triệu đồng.

a) Tiểu dự án 1: Đổi mới hoạt động, củng cố phát triển các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường phổ thông có học sinh ở bán trú và xóa mù chữ cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số:

- Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, bán trú, có học sinh bán trú, gồm: 12 trường Phổ thông dân tộc nội trú, 46 trường bán trú, 27 trường phổ thông có học sinh bán trú.

- Xóa mù chữ cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Bảo đảm tỷ lệ học sinh học mẫu giáo 5 tuổi đến trường trên 98%, học sinh trong độ tuổi học tiểu học trên 97%, học trung học cơ sở trên 95%, học trung học phổ thông trên 60%; người từ 15 tuổi trở lên đọc thông, viết thạo tiếng phổ thông trên 90%.

Chi tiết thực hiện theo Nội dung tại điểm a) khoản 5, Mục III Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 ban hành kèm theo Quyết định 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ.

Phân công thực hiện:

Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh tham mưu UBND tỉnh hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện nội dung dự án. Trực tiếp tổ chức triển khai thực hiện (vốn sự nghiệp) đối với các trường do sở tham mưu quản lý nhà nước theo thẩm quyền; Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh trực tiếp thực hiện (vốn đầu tư) các Trường do Sở Giáo dục tham mưu quản lý Nhà nước

Ủy ban nhân dân các huyện trực tiếp chỉ đạo và giao nhiệm vụ cụ thể cho các cơ quan chuyên môn, UBND cấp xã để triển khai nhiệm vụ theo chức năng và nhiệm vụ của từng đơn vị, địa phương (trừ các trường do Sở Giáo dục và Đào tạo tham mưu quản lý nhà nước theo thẩm quyền); kiểm tra, giám sát, đánh giá, tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện định kỳ, đột xuất

b) Tiểu dự án 2: Bồi dưỡng kiến thức dân tộc; đào tạo dự bị đại học, đại học và sau đại học đáp ứng nhu cầu nhân lực cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

- Nội dung số 01: Bồi dưỡng kiến thức dân tộc

Chi tiết thực hiện theo Nội dung số 1 tại điểm b) khoản 5, Mục III Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 ban hành kèm theo Quyết định 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ.

Phân công thực hiện: Ban Dân tộc chủ trì, phối hợp với các sở, ngành và các đơn vị có liên quan tổ chức thực hiện nội dung.

c) Tiểu dự án 3: Dự án phát triển giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho người lao động vùng dân tộc thiểu số và miền núi.

Chi tiết thực hiện theo Nội dung tại điểm c) khoản 5, Mục III Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 ban hành kèm theo Quyết định 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ.

Phân công thực hiện:

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh tham mưu UBND tỉnh trực tiếp chỉ đạo, tổ chức thực hiện.

Ủy ban nhân dân các huyện trực tiếp chỉ đạo và giao nhiệm vụ cụ thể cho các phòng, cơ quan chuyên môn, UBND cấp xã để triển khai nhiệm vụ theo chức năng và nhiệm vụ; kiểm tra, giám sát, đánh giá, tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện định kỳ, đột xuất theo quy định.

d) Tiểu dự án 4: Đào tạo nâng cao năng lực cho cộng đồng và cán bộ triển khai Chương trình ở các cấp.

Chi tiết thực hiện theo Nội dung tại điểm d), khoản 5, Mục III Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 ban hành kèm theo Quyết định 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ

Phân công thực hiện:

Ban Dân tộc tỉnh chủ trì, phối hợp với các sở, ngành và các đơn vị có liên quan tổ chức thực hiện.

Ủy ban nhân dân các huyện chỉ đạo, phối hợp triển khai.

6. Dự án 6: Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch:

Tổng vốn dự kiến phân bổ cho dự án là 116.817 triệu đồng. Trong đó:

+ Vốn đầu tư từ NSTW là 63.073 triệu đồng.

+ Vốn sự nghiệp từ NSTW là 53.744 triệu đồng.

Chi tiết thực hiện theo Nội dung tại khoản 6, Mục III Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 ban hành kèm theo Quyết định 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ; hướng dẫn tại Công văn số 677/HD-BVHTTDL ngày 03/3/2022 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Phân công thực hiện:

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh tham mưu giúp UBND tỉnh hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện nội dung.

Ủy ban nhân dân các huyện trực tiếp chỉ đạo và giao nhiệm vụ cụ thể cho các phòng, cơ quan chuyên môn, UBND cấp xã để triển khai nhiệm vụ theo chức năng và nhiệm vụ; kiểm tra, giám sát, đánh giá, tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện định kỳ, đột xuất theo quy định.

7. Dự án 7: Chăm sóc sức khỏe Nhân dân, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số; phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em:

Tổng vốn dự kiến phân bổ cho dự án là 60.537 triệu đồng (vốn sự nghiệp).

Chi tiết thực hiện theo Nội dung tại khoản 7, Mục III Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 ban hành kèm theo Quyết định 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ.

Phân công thực hiện:

Sở Y tế chủ trì, phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh tham mưu UBND tỉnh hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện nội dung.

Ủy ban nhân dân các huyện trực tiếp chỉ đạo và giao nhiệm vụ cụ thể cho các phòng, cơ quan chuyên môn, UBND cấp xã để triển khai nhiệm vụ theo chức năng và nhiệm vụ (trừ nội dung đã phân cấp cho Sở Y tế thực hiện); kiểm tra, giám sát, đánh giá, tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện định kỳ, đột xuất theo quy định.

8. Dự án 8: Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em:

Tổng vốn dự kiến phân bổ cho dự án là 145.748 triệu đồng (vốn sự nghiệp).

Chi tiết thực hiện theo Nội dung tại khoản 8, Mục III Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 ban hành kèm theo Quyết định 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ.

Phân công thực hiện:

- Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh chủ trì, phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh và các sở, ngành liên quan tham mưu UBND tỉnh hướng dẫn chỉ đạo thực hiện 02 nội dung, gồm: Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em: Hoạt động tuyên truyền, vận động thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” góp phần xóa bỏ các định kiến và khuôn mẫu giới trong gia đình và cộng đồng, những tập tục văn hóa có hại và một số vấn đề xã hội cấp thiết cho phụ nữ và trẻ em; Xây dựng và nhân rộng các mô hình thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ; thúc đẩy bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết của phụ nữ và trẻ em.

- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh và các sở, ngành liên quan tham mưu UBND tỉnh trực tiếp chỉ đạo, tổ chức thực hiện nội dung, cụ thể: Đảm bảo tiếng nói và sự tham gia thực chất của phụ nữ và trẻ em trong các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội của cộng đồng, giám sát và phản biện; hỗ trợ phụ nữ tham gia lãnh đạo trong hệ thống chính trị; trang bị kiến thức về bình đẳng giới, kỹ năng thực hiện lồng ghép giới cho cán bộ trong hệ thống chính trị, già làng, trưởng bản, chức sắc tôn giáo và người có uy tín trong cộng đồng.

Ủy ban nhân dân các huyện trực tiếp chỉ đạo và giao nhiệm vụ cụ thể cho các phòng, cơ quan chuyên môn, UBND cấp xã để triển khai nhiệm vụ theo chức năng và nhiệm vụ; kiểm tra, giám sát, đánh giá, tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện định kỳ, đột xuất theo quy định.

9. Dự án 9: Đầu tư phát triển nhóm dân tộc thiểu số rất ít người và nhóm dân tộc còn nhiều khó khăn:

Tổng vốn dự kiến phân bổ cho dự án 455.797 là triệu đồng. Trong đó:

+ Vốn đầu tư từ NSTW là 89.258 triệu đồng.

+ Vốn sự nghiệp từ NSTW là 366.539 triệu đồng.

a) Tiểu dự án 1: Đầu tư phát triển kinh tế - xã hội các dân tộc còn gặp nhiều khó khăn, dân tộc có khó khăn đặc thù:

Chi tiết thực hiện theo Nội dung tại điểm a), khoản 9, Mục III Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 ban hành kèm theo Quyết định 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ.

Phân công thực hiện:

Ban Dân tộc tỉnh chủ trì, phối hợp với các sở, ngành và đơn vị có liên quan tham mưu giúp UBND tỉnh hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện nội dung.

Ủy ban nhân dân các huyện trực tiếp chỉ đạo và giao nhiệm vụ cụ thể cho các phòng, cơ quan chuyên môn, UBND cấp xã để triển khai nhiệm vụ theo chức năng và nhiệm vụ; kiểm tra, giám sát, đánh giá, tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện định kỳ, đột xuất theo quy định.

b) Tiểu dự án 2: Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Chi tiết thực hiện theo Nội dung tại điểm b), khoản 9, Mục III Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 ban hành kèm theo Quyết định 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ.

Phân công thực hiện:

Ban Dân tộc tỉnh chủ trì, phối hợp với các sở, ngành và các đơn vị có liên quan tổ chức thực hiện.

Ủy ban nhân dân các huyện trực tiếp chỉ đạo và giao nhiệm vụ cụ thể cho các phòng, cơ quan chuyên môn, UBND cấp xã để triển khai nhiệm vụ theo chức năng và nhiệm vụ; kiểm tra, giám sát, đánh giá, tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện định kỳ, đột xuất theo quy định.

10. Dự án 10: Truyền thông, tuyên truyền, vận động trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Kiểm tra, giám sát đánh giá việc tổ chức thực hiện Chương trình:

Tổng vốn dự kiến phân bổ cho dự án là 133.697 triệu đồng. Trong đó:

+ Vốn đầu tư từ NSTW là 58.956 triệu đồng.

+ Vốn sự nghiệp từ NSTW là 74.741 triệu đồng.

a) Tiểu dự án 1: Biểu dương, tôn vinh điển hình tiên tiến, phát huy vai trò của người có uy tín; phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý và tuyên truyền, vận động đồng bào; truyền thông phục vụ tổ chức triển khai thực hiện Đề án tổng thể và Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030.

- Nội dung số 01: Biểu dương, tôn vinh điển hình tiên tiến, phát huy vai trò của người có uy tín:

Chi tiết thực hiện theo Nội dung số 01 tại điểm a), khoản 10, Mục III Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 ban hành kèm theo Quyết định 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ.

Phân công thực hiện:

Ban Dân tộc tỉnh chủ trì, phối hợp với các sở, ngành và các đơn vị có liên quan tổ chức thực hiện.

Ủy ban nhân dân các huyện trực tiếp chỉ đạo và giao nhiệm vụ cụ thể cho các phòng, cơ quan chuyên môn, UBND cấp xã để triển khai nhiệm vụ theo chức năng và nhiệm vụ; kiểm tra, giám sát, đánh giá, tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện định kỳ, đột xuất theo quy định.

- Nội dung số 02: Phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền, vận động đồng bào dân tộc thiểu số.

Chi tiết thực hiện theo Nội dung số 02 tại điểm a), khoản 10, Mục III Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 ban hành kèm theo Quyết định 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ.

Phân công thực hiện:

Ban Dân tộc tỉnh chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp, các sở, ngành và cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức thực hiện nội dung (trừ nội dung Sở Ngoại vụ được giao thực hiện).

Sở Ngoại vụ phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh và các cơ quan liên quan hướng dẫn tổ chức thực hiện nội dung “Thực hiện thông tin đối ngoại vùng dân tộc thiểu số theo Quyết định số 1191/QĐ-TTg ngày 05 tháng 8 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đổi mới và nâng cao năng lực công tác thông tin tuyên truyền và thông tin đối ngoại góp phần xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển”.

Ủy ban nhân dân các huyện trực tiếp chỉ đạo và giao nhiệm vụ cụ thể cho các cơ quan chuyên môn trực thuộc, UBND cấp xã để triển khai nhiệm vụ theo chức năng và nhiệm vụ của từng đơn vị, địa phương; kiểm tra, giám sát, đánh giá, tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện định kỳ, đột xuất theo quy định.

- Nội dung số 3: Tăng cường, nâng cao khả năng tiếp cận và thụ hưởng hoạt động trợ giúp pháp lý chất lượng cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Chi tiết thực hiện theo Nội dung số 03 tại điểm a), khoản 10, Mục III Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 ban hành kèm theo Quyết định 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ.

Phân công thực hiện:

Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh, các sở, ngành và các đơn vị có liên quan tổ chức thực hiện nội dung.

Ủy ban nhân dân các huyện trực tiếp chỉ đạo và giao nhiệm vụ cụ thể cho các phòng, cơ quan chuyên môn, UBND cấp xã để triển khai nhiệm vụ theo chức năng và nhiệm vụ; kiểm tra, giám sát, đánh giá, tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện định kỳ, đột xuất theo quy định.

b) Tiểu dự án 2: Ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh trật tự vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Chi tiết thực hiện theo Nội dung tại điểm b), khoản 10, Mục III Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 ban hành kèm theo Quyết định 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ.

Phân công thực hiện:

Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh tham mưu UBND tỉnh hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện nội dung “Chuyển đổi số trong tổ chức triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; hỗ trợ thiết lập các điểm hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số ứng dụng công nghệ thông tin tại xã để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh trật tự”.

Liên minh Hợp tác xã tỉnh chủ trì, phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh tham mưu thực hiện nội dung “Hỗ trợ xây dựng và duy trì chợ sản phẩm trực tuyến vùng dân tộc thiểu số và miền núi.”

Ban Dân tộc tỉnh thực hiện nội dung: Tổ chức thực hiện các hoạt động Hội nghị, hội thảo, buổi làm việc trực tuyến của Ban Chỉ đạo thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia cấp tỉnh và cơ quan giúp việc cho Ban Chỉ đạo cấp tỉnh liên quan đến công tác chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức triển khai thực hiện Chương trình.

Ủy ban nhân dân các huyện trực tiếp chỉ đạo và giao nhiệm vụ cụ thể cho các phòng, cơ quan chuyên môn, UBND cấp xã để triển khai nhiệm vụ theo chức năng và nhiệm vụ; kiểm tra, giám sát, đánh giá, tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện định kỳ, đột xuất theo quy định.

c) Tiểu dự án 3: Kiểm tra, giám sát, đánh giá, đào tạo, tập huấn tổ chức thực hiện Chương trình.

Chi tiết thực hiện theo Nội dung tại điểm c), khoản 10, Mục III Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 ban hành kèm theo Quyết định 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ.

Phân công thực hiện:

Ban Dân tộc tỉnh chủ trì, phối hợp với các sở, ngành và các đơn vị có liên quan tổ chức thực hiện.

Ủy ban nhân dân các huyện trực tiếp chỉ đạo và giao nhiệm vụ cụ thể cho các phòng, cơ quan chuyên môn, UBND cấp xã để triển khai nhiệm vụ theo chức năng và nhiệm vụ; kiểm tra, giám sát, đánh giá, tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện định kỳ, đột xuất theo quy định.

(Có các Phụ lục số 01a, 01b, 02, 03, 04a, 4b, 05a, 05b, 06a, 09a, 10, 11a, 11b kèm theo Kế hoạch này)

IV. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Thể chế hóa các nội dung của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025 trong các Chiến lược, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm giai đoạn 2021 - 2025; tăng cường phối hợp liên ngành từ tỉnh đến địa phương để thực hiện các mục tiêu đã đặt ra.

2. Huy động, tập trung nguồn lực đầu tư, hỗ trợ để thúc đẩy hoàn thành các dự án, tiểu dự án Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025.

- Huy động, lồng ghép, bố trí đủ vốn và từng bước tăng chi ngân sách hợp lý cho Chương trình, chính sách liên quan, trong đó trọng tâm là các lĩnh vực: Xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ phục vụ sản xuất và dân sinh, an sinh xã hội, y tế, giáo dục và đào tạo, bình đẳng giới... nhằm góp phần thực hiện và duy trì bền vững các mục tiêu của Chương trình với đồng bào dân tộc thiểu số, nhất là ở vùng khó khăn, khu vực đặc biệt khó khăn;

- Tăng cường sự tham gia của người dân, cộng đồng xã hội, đoàn thể, các tổ chức quốc tế trong việc hỗ trợ nguồn lực về kỹ thuật và tài chính; xây dựng cơ chế để các tổ chức này tham gia một cách tích cực và hiệu quả;

- Xây dựng cơ chế, chính sách huy động nguồn lực, các nguyên tắc, tiêu chí nhằm tập trung ưu tiên nguồn lực từ ngân sách Nhà nước để thực hiện đạt và vượt mức các mục tiêu chung, mục tiêu cụ thể của Chương trình.

3. Đẩy mạnh phân cấp cho chính quyền cơ sở; tăng cường sự tham gia tích cực, chủ động của cộng đồng và người dân trong quá trình xây dựng và tổ chức thực hiện các chính sách giảm nghèo, an sinh xã hội, bảo tồn phát triển nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số, vùng khó khăn, khu vực đặc biệt khó khăn, xã an toàn khu, khu vực biên giới.

4. Thực hiện tốt công tác truyền thông phù hợp với văn hóa, ngôn ngữ dân tộc để nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của đồng bào các dân tộc thiểu số về định hướng, chủ trương, quan điểm của Đảng và cơ chế, chính sách của Nhà nước về công tác Dân tộc và khối đại đoàn kết toàn Dân tộc.

5. Tăng cường hợp tác liên vùng, thu hút nguồn lực từ các tổ chức doanh nghiệp, cộng đồng trong nước và Quốc tế.

6. Xây dựng hệ thống giám sát, kiểm tra, đánh giá đồng bộ, toàn diện, bảo đảm hiệu lực, hiệu quả và xác định rõ trách nhiệm của các bên liên quan, phục vụ kịp thời yêu cầu quản lý, chỉ đạo và tổ chức thực hiện Chương trình.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Ban Dân tộc tỉnh:

Ban Dân tộc tỉnh là Cơ quan thường trực, làm đầu mối thống nhất, theo dõi, tổng hợp, tham mưu cho UBND tỉnh quản lý Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025.

- Chủ trì, phối hợp các sở, ngành, UBND cấp huyện và cơ quan, tổ chức có liên quan tham mưu cho UBND tỉnh xây dựng Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025; ban hành hướng dẫn thực hiện Chương trình trên địa bàn tỉnh phù hợp với điều kiện thực tế địa phương.

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, thành viên Ban Chỉ đạo thực hiện các Chương trình Mục tiêu quốc gia của tỉnh xây dựng Kế hoạch và tổ chức kiểm tra, theo dõi, giám sát, đánh giá, tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện các nhiệm vụ của Chương trình hàng quý, hàng năm theo quy định; chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh, Ban chỉ đạo thực hiện Chương trình của tỉnh về kết quả thực hiện.

- Chủ trì, phối hợp các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức rà soát, xác định các xã, thôn bản đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi theo trình độ phát triển đảm bảo toàn diện, khách quan, khoa học, phù hợp với thực tiễn làm cơ sở cho việc xác định địa bàn, đối tượng ưu tiên đầu tư có trọng tâm, trọng điểm trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định; hàng năm tiến hành rà soát xác định những xã, xóm theo hướng dẫn của Trung ương, báo cáo UBND tỉnh.

- Chủ trì, phối hợp các sở, ngành và UBND các huyện, thành phố xác định danh sách dân tộc thiểu số khó khăn đặc thù, dân tộc thiểu số còn gặp nhiều khó khăn trên địa bàn tỉnh Cao Bằng; tham mưu UBND tỉnh tổng hợp danh mục công trình cơ sở hạ tầng kiến nghị đầu tư hàng năm và giai đoạn 2021-2025.

- Tham mưu chỉ đạo đầu tư có trọng tâm, trọng điểm và bền vững, tập trung cho các xã, xóm khó khăn nhất; giải quyết các vấn đề bức xúc, cấp bách nhất; ưu tiên hỗ trợ hộ nghèo, các nhóm dân tộc thiểu số khó khăn nhất.

- Chủ trì thực hiện nội dung các dự án, tiểu dự án theo phân công tại phần III của Kế hoạch này.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư:

- Thực hiện chức năng cơ quan tổng hợp Chương trình; Tổng hợp nhu cầu, dự kiến phân bổ kinh phí, chỉ tiêu, nhiệm vụ cụ thể thực hiện Chương trình vào kế hoạch đầu tư công trung hạn và kế hoạch hằng năm, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định theo quy định của pháp luật;

- Chủ trì, phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh, các sở, ngành có liên quan và các địa phương tham mưu UBND tỉnh ban hành, hướng dẫn cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các Chương trình.

- Chịu trách nhiệm nghiên cứu, lồng ghép thực hiện Chương trình với các Chương trình mục tiêu, dự án khác được giao chủ trì quản lý bảo đảm hiệu quả, không chồng chéo.

3. Sở Tài chính:

- Phối hợp với các sở, ngành liên quan xây dựng kế hoạch triển khai các nhiệm vụ thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021- 2030.

- Phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh và các sở, ngành, đơn vị liên quan tham mưu cho UBND tỉnh ban hành cơ chế, chính sách, hướng dẫn tổ chức triển khai Chương trình trên địa bàn tỉnh theo quy định.

4. Các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Công thương; Giáo dục và Đào tạo; Lao động - Thương binh và Xã hội; Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Y tế; Nội vụ; Khoa học và Công nghệ; Giao thông vận tải; Thông tin và Truyền thông; Tài nguyên và Môi trường; Xây dựng; Ngoại vụ; Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh; Công an tỉnh; Tư pháp; Liên minh Hợp tác xã tỉnh; Ban Dân vận Tỉnh ủy; Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh; Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh; Hội Nông dân tỉnh; Tỉnh đoàn thanh niên:

Chủ trì thực hiện các dự án, tiểu dự án, nội dung thành phần theo phân công tại Phần III của Kế hoạch này.

Chịu trách nhiệm nghiên cứu, lồng ghép thực hiện Chương trình với các Chương trình, dự án khác do ngành, đơn vị được giao chủ trì quản lý bảo đảm hiệu quả, không chồng chéo.

Phối hợp tham mưu xây dựng và hướng dẫn cơ chế quản lý, chỉ đạo thực hiện Chương trình theo chức năng ngành, đơn vị giao quản lý nhà nước, chức năng của hội đoàn thể, lực lượng vũ trang. Thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo kết quả thực hiện nội dung thành phần và sử dụng nguồn vốn được giao gửi về Ban Dân tộc tỉnh để tổng hợp.

5. Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh:

Chủ trì, phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh và các cơ quan có liên quan tham mưu cho UBND tỉnh thực hiện các nội dung dự án liên quan đến huy động và cho vay vốn tín dụng ưu đãi theo quy định.

Phối hợp tham mưu xây dựng và hướng dẫn cơ chế quản lý, chỉ đạo thực hiện chương trình theo chức năng ngành giao quản lý nhà nước. Thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo kết quả thực hiện nội dung thành phần và sử dụng nguồn vốn được giao gửi về Ban Dân tộc để tổng hợp chung.

6. Các sở, ngành có liên quan:

Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, phân công của Ban Chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện các nội dung thuộc lĩnh vực ngành quản lý, phối hợp chặt chẽ với Ban Dân tộc tỉnh trong việc chỉ đạo thực hiện Chương trình.

Có trách nhiệm nghiên cứu, lồng ghép thực hiện Chương trình với các Chương trình, dự án khác do ngành được giao chủ trì quản lý bảo đảm hiệu quả, không chồng chéo.

Phối hợp tham mưu xây dựng và hướng dẫn cơ chế quản lý, chỉ đạo thực hiện chương trình theo chức năng, nhiệm vụ của ngành. Thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo kết quả thực hiện nội dung thành phần và sử dụng nguồn vốn được giao gửi về Ban Dân tộc tỉnh để tổng hợp.

7. UBND các huyện, thành phố:

Giao cho Phòng Dân tộc huyện hoặc bộ phận tham mưu công tác Dân tộc là cơ quan thường trực Chương trình ở cấp huyện chủ trì, phối hợp với các phòng, đơn vị liên quan tham mưu UBND cấp huyện chỉ đạo, tổ chức thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025; thẩm định các hoạt động thuộc Chương trình trong dự thảo kế hoạch cấp xã, đồng thời cung cấp thông tin phản hồi cho các xã để hoàn thiện kế hoạch.

Trên cơ sở kế hoạch UBND tỉnh, căn cứ chức năng nhiệm vụ và mục tiêu của Chương trình, chủ động xây dựng kế hoạch giai đoạn và hàng năm tổ chức thực hiện.

Chịu trách nhiệm trực tiếp trong tổ chức, chỉ đạo triển khai thực hiện Chương trình trên địa bàn đảm bảo sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn. Trong đó ưu tiên đầu tư các nội dung góp phần đạt mục tiêu: Đến hết năm 2025, toàn tỉnh có thêm 62/124 xã và 24/52 xóm thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn.

Phối hợp chặt chẽ với Ban Dân tộc tỉnh, các sở, ban, ngành liên quan, Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam tỉnh, cùng các đoàn thể Nhân dân triển khai thực hiện đạt hiệu quả; huy động các nguồn lực hợp pháp thực hiện lồng ghép các nguồn vốn đầu tư trên địa bàn.

Thường xuyên làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, kiểm tra, giám sát, đánh giá và thực hiện chế độ báo cáo về tiến độ thực hiện, kết quả, quyết toán nguồn vốn hàng năm theo quy định gửi Ban Dân tộc tỉnh để tổng hợp.

8. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các tổ chức thành viên:

Trân trọng đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Cao Bằng và các tổ chức đoàn thể tỉnh chủ động phối hợp với các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố tăng cường vận động hội viên, đoàn viên tích cực tham gia tuyên truyền thực hiện Chương trình; thực hiện giám sát, phản biện xã hội trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện Chương trình theo quy định của pháp luật.

Trên đây là Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Cao Bằng. Trong quá trình tổ chức thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, các đơn vị báo cáo về Ban Dân tộc tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp, báo cáo Ủy ban Dân tộc và UBND tỉnh xem xét, quyết định./.


Nơi nhận:
- Ủy ban Dân tộc;
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Ban Dân vận Tỉnh ủy;
- Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh;
- Liên minh Hợp tác xã tỉnh;
- UBND các huyện, thành phố;
- VP: CVP, các PCVP; CV: KT, TH;
- Lưu: VT, KT (pvT).

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Hoàng Xuân Ánh

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 2015/KH-UBND ngày 08/08/2022 thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Cao Bằng

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


30

DMCA.com Protection Status
IP: 18.119.137.175
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!