ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG NAI
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 14583/KH-UBND
|
Đồng Nai, ngày 24 tháng 11 năm 2021
|
KẾ HOẠCH
PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2022 LĨNH
VỰC CÔNG TÁC DÂN TỘC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI
Thực hiện Văn bản số 1016/UBDT-KHTC ngày 23/7/2021 của Ủy ban Dân tộc về việc hướng dẫn xây dựng kế
hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2022 lĩnh vực
công tác dân tộc; Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai xây dựng Kế hoạch phát triển kinh
tế - xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2022 lĩnh vực công tác dân tộc
như sau:
I. YÊU CẦU XÂY DỰNG
KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI LĨNH VỰC CÔNG TÁC DÂN TỘC NĂM 2022
1. Đánh giá tình
hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền
núi năm 2021
a. Vai trò quản lý nhà nước về
lĩnh vực công tác dân tộc, đảm bảo cho đồng bào vùng
dân tộc thiểu số tiếp tục được hưởng những chính sách ưu đãi của nhà nước về
phát triển kinh tế - xã hội (KTXH), ổn định chính trị, đảm bảo an ninh quốc
phòng; cụ thể hóa các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, Chính phủ, Thủ tướng Chính
phủ về công tác dân tộc, đảm bảo thực hiện thành công nhiệm vụ phát triển kinh
tế - xã hội năm 2022, giai đoạn 2021-2025
Việc thực hiện công tác dân tộc, Đảng
bộ và chính quyền tỉnh Đồng Nai đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo cấp ủy, chính
quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội quán triệt, phổ biến
các Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng, Chính phủ về công tác dân tộc nói chung, vùng
đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nói riêng, trong đó tập trung triển khai thực
hiện Chương trình hành động thực hiện Chiến lược công tác dân tộc trên địa bàn
tỉnh Đồng Nai cơ bản hiệu quả. Trong các Nghị quyết, Chỉ thị, chủ trương chung
về phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đều gắn với việc đề ra nhiệm vụ thực hiện
công tác dân tộc và xây dựng, củng cố hệ thống chính trị cơ sở vùng đồng bào
DTTS. Nhiều chương trình, chính sách đầu tư phát triển kinh tế - xã hội vùng
dân tộc và miền núi đã và đang được triển khai. Việc thực hiện có hiệu quả công
tác dân tộc và các chính sách dân tộc đã góp phần quan trọng ổn định, cải thiện,
nâng cao mọi mặt đời sống của đồng bào vùng dân tộc, góp phần tích cực trong
xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao. Các hoạt động văn hóa, văn nghệ,
lễ hội của đồng bào được khôi phục và phát huy. Cơ sở hạ tầng như điện, đường,
trường, trạm và nước sạch được đầu tư đồng bộ theo hướng kiên cố, vững chắc đáp
ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Trình độ dân trí được nâng lên. Công
tác chăm sóc sức khỏe cho đồng bào DTTS được đảm bảo, việc cấp thẻ bảo hiểm y tế
đã giúp cho sức khỏe đồng bào các dân tộc được chăm sóc chu đáo; Hệ thống cơ quan làm công tác dân tộc được kiện toàn, đồng bào vui mừng, phấn khởi
tạo sự đồng thuận, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước; quyền bình đẳng,
tình đoàn kết giữa các dân tộc được tiếp tục củng cố và phát triển bền vững.
Cùng với các chính sách hỗ trợ của
Nhà nước, đồng bào DTTS tích cực tham gia phát triển kinh tế hộ gia đình, việc
sản xuất trong nông nghiệp đã tiếp cận với tiến bộ khoa học kỹ thuật có sự chuyển
biến theo hướng sản xuất hàng hóa. Đồng bào các DTTS luôn chấp hành tốt chủ
trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Đồng thời nêu
cao tính cảnh giác trước các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề tôn giáo - dân tộc
nhằm phá hoại, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc.
Từ việc thực hiện chính sách dân tộc,
sự quan tâm đầu tư của Trung ương nên tình hình kinh tế - xã hội vùng đồng bào
DTTS trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đã được cải thiện rõ rệt. Đời sống nhân dân
vùng đồng bào DTTS không ngừng được nâng lên, đồng bào đã có sự chuyển biến
tích cực, tự lực vươn lên phát triển kinh tế gia đình, đồng thời hỗ trợ, giúp
nhau cùng phát triển.
b. Về
tình hình triển khai chính sách dân tộc trên địa bàn tỉnh
Nhằm thực hiện có hiệu quả, đồng bộ về
công tác dân tộc theo chỉ đạo của Bộ Chính trị, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ
tại các Nghị quyết, Nghị định, Chỉ thị, Quyết định về công tác dân tộc, UBND tỉnh
Đồng Nai đã chỉ đạo các Sở, ban, ngành, các đơn vị và các địa phương trên địa
bàn tỉnh tổ chức triển khai thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt
thực hiện đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức trên địa
bàn tỉnh.
Trong 8 tháng đầu năm 2021, tỉnh Đồng
Nai ban hành các quyết định, chương trình, kế hoạch về công tác dân tộc như
sau:
- Kế hoạch số 2883/KH-UBND ngày
22/3/2021 triển khai thực hiện Nghị quyết số 120/2020/QH14 ngày 19/6/2020 của
Quốc hội về phê duyệt chủ trương đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia về phát
triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 trên địa
bàn tỉnh Đồng Nai.
- Kế hoạch số 5459/KH-UBND ngày
21/5/2021 thực hiện Đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ đồng
bào DTTS phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh trật tự vùng đồng bào
DTTS và miền núi tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2021 - 2025”;
- Quyết định số 2175/QĐ-UBND ngày
29/6/2021 phê duyệt đề cương và dự toán chi tiết “Nâng cấp mở rộng các chức
năng trên hệ thống thông tin cơ sở dữ liệu về công tác dân tộc trên địa bàn tỉnh
Đồng Nai giai đoạn 2”.
- Kế hoạch số 8326/KH-UBND ngày
19/7/2021 về triển khai thực hiện Đề án “Tăng cường hợp tác quốc tế hỗ trợ phát
triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đến năm
2025” theo Quyết định số 2152/QĐ-TTg ngày 18/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ.
- Tổ chức triển
khai thực hiện Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 04/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt danh sách các xã khu vực III, khu vực II, khu vực I thuộc vùng đồng
bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025.
Định kỳ hàng năm, giao Ban Dân tộc chủ
trì phối hợp với các Sở, ngành, các địa phương xây dựng kế hoạch tổ chức thực
hiện chế độ chính sách đối với người có uy tín, công tác vận động và phát huy
vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số.
Việc triển khai thực hiện chính sách
dân tộc được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp, sự phối hợp chặt chẽ của các sở,
ban, ngành, địa phương có liên quan trong công tác chỉ đạo thực hiện công tác
dân tộc. Các cơ quan, địa phương chủ động phối hợp thực hiện các nhiệm vụ liên
quan đến lĩnh vực công tác dân tộc; chủ động triển khai văn bản chỉ đạo về
phòng chống, dịch bệnh Covid-19 kịp thời, hiệu quả. Đồng thời phát huy vai trò
của người uy tín trong tuyên truyền, vận động đồng bào thực hiện tốt công tác
dân tộc, chính sách pháp luật, công tác phòng, chống dịch bệnh...Đảm bảo vùng đồng
bào dân tộc thiểu số ổn định, phát triển, đồng bào yên tâm lao động sản xuất.
Công tác phối hợp thực hiện các chính
sách dân tộc, triển khai thực hiện các đề án trong vùng đồng bào dân tộc được
thực hiện kịp thời, đạt hiệu quả, giúp cho đời sống của đồng bào được ổn định,
tạo điều kiện cho đồng bào tăng gia sản xuất, phát triển kinh tế. Các hoạt động
văn hóa của đồng bào dân tộc được quan tâm thực hiện, các giá trị văn hóa truyền
thống của các dân tộc luôn được quan tâm bảo tồn và phát huy; Công tác tuyên
truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý được quan tâm chú trọng
góp phần nâng cao ý thức cảnh giác của đồng bào các dân tộc trước âm mưu chống
phá Đảng, Nhà nước của các thế lực thù địch, nâng cao ý thức và sự hiểu biết
pháp luật của đồng bào dân tộc. Đội ngũ người có uy tín đã phát huy vai trò
nòng cốt, là cầu nối giữa chính quyền và nhân dân, kịp thời phản ánh các vấn đề
vùng dân tộc đến cơ quan chức năng tại địa phương, góp phần ổn định tình hình
chính trị, trật tự an toàn vùng dân tộc thiểu số.
c. Về
việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện các chính sách, chương trình, dự án ở vùng dân
tộc và miền núi; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện các
chính sách, chương trình, dự án
Công tác đẩy nhanh tiến độ thực hiện
chính sách dân tộc luôn được thực hiện kịp thời cùng sự phối hợp của các sở,
ban, ngành, đơn vị có liên quan. Cơ quan làm công tác dân tộc tại các địa
phương bám sát cơ sở, kịp thời phản ánh tình hình vùng dân tộc, nắm bắt được
tâm tư, nguyện vọng của đồng bào, chủ động tham mưu trong việc triển khai một số
chương trình, hoạt động liên quan đến thực hiện chính sách dân tộc tại địa
phương. Lãnh đạo các địa phương, người có uy tín trên địa bàn tỉnh cùng chung
tay vận động, chăm lo đời sống của đồng bào DTTS nghèo; tình hình an ninh trật
tự, an toàn xã hội vùng dân tộc thiểu số được đảm bảo.
Tăng cường trách nhiệm của người đứng
đầu trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn tỉnh.
Kiện toàn đội ngũ công chức làm công tác tiếp công dân và tham mưu giải quyết khiếu
nại có phẩm chất đạo đức tốt, am hiểu nghiệp vụ, có khả
năng hướng dẫn, giải thích, thuyết phục đồng bào hiểu và chấp hành đúng pháp luật.
Phối hợp giải quyết các vụ việc liên quan đến khiếu nại liên quan đến lĩnh vực
đất đai liên quan đến đồng bào dân tộc thiểu số.
UBND tỉnh Đồng Nai giao Ban Dân tộc
chủ trì phối hợp với các Sở, ngành, các địa phương xây dựng và tổ chức thực hiện
kế hoạch thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách dân tộc năm 2021 theo
Quyết định số 57/QĐ-BDT ngày 11/12/2020 về phê duyệt Kế hoạch thanh tra, kiểm
tra năm 2021 của Ban Dân tộc; Tham gia các đoàn kiểm tra liên ngành, các đoàn
giám sát liên quan đến lĩnh vực công tác dân tộc khi được trung tập; Thực hiện
tốt công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại tố cáo, đấu tranh phòng, chống
tham nhũng, thực hành tiết kiệm, thuộc phạm vi quản lý nhà nước.
d. Về
tiếp tục cụ thể hóa những nhiệm vụ trong Nghị định
số 05/2011/NĐ-CP ngày 14/01/2011 của Chính phủ về công tác dân tộc
Việc triển khai thực hiện Nghị định số
05/2011/NĐ-CP đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần thực hiện thắng lợi
đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác
dân tộc trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Tạo sự đồng thuận của các sở, ban, ngành,
các cấp và đồng bào DTTS đối với công tác dân tộc, thực hiện hiệu quả chính
sách dân tộc, thúc đẩy phát triển KT-XH vùng DTTS và miền núi.
Các cấp ủy đảng, chính quyền, các sở,
ban, ngành các cấp đã ban hành nhiều Quyết định, kế hoạch, chương trình, đề án,
dự án về công tác dân tộc nói chung và chính sách dân tộc nói riêng được triển
khai thực hiện toàn diện, đồng bộ, hiệu quả, phù hợp với điều kiện của tỉnh; thực
hiện Nghị định số 05/2011/NĐ-CP có sự phân cấp mạnh cho địa phương và thể hiện
rõ tính công khai, minh bạch trong tổ chức thực hiện chính sách.
e. Về
triển khai công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về công tác dân tộc cho
cán bộ, đảng viên các cấp, các ngành về vị trí, vai
trò của công tác dân tộc, đoàn kết dân tộc, vận động đồng bào DTTS thực hiện chủ
trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng
và Nhà nước
Xác định việc nâng cao nhận thức,
phát huy vai trò, trách nhiệm của toàn bộ hệ thống chính trị trong công tác phổ
biến giáo dục pháp luật là một trong những nhiệm vụ trọng tâm mà cả hệ thống
chính trị cần chú trọng. Cấp ủy, chính quyền từ tỉnh tới cơ sở tham gia chỉ đạo
tổ chức triển khai công tác phổ biến giáo dục pháp luật, thường xuyên nắm bắt
được tâm tư, nguyện vọng của nhân dân để có biện pháp chỉ đạo đối với công tác
tuyên truyền giáo dục thích hợp nhằm ổn định tình hình ở cơ sở. Ủy ban nhân dân
tỉnh Đồng Nai đã giao Ban Dân tộc chủ trì thực hiện, phối hợp với các đơn vị
liên quan, Ủy ban nhân dân cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp xã. Đặc biệt là đội
ngũ cán bộ, công chức làm công tác theo dõi, tham mưu công tác phổ biến giáo dục
pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số. Thông qua các kênh tuyên truyền, phổ
biến giáo dục pháp luật đã giúp cán bộ, công chức và đồng bào dân tộc thiểu số hiểu rõ các chủ trương, đường lối của Đảng và chính
sách, pháp luật của Nhà nước về công tác dân tộc; nâng cao nhận thức và từng bước
vận dụng pháp luật vào việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân và
gia đình, đồng thời giúp đồng bào nhận thức, hiểu về âm
mưu, phương thức, thủ đoạn của các thế lực thù địch nhằm lợi dụng vấn đề tôn
giáo, dân tộc để gây chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
g. Về
nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong hệ thống cơ quan làm công tác dân tộc
từ Trung ương đến cơ sở, chú trọng xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng phát
triển nguồn nhân lực các cơ quan làm công tác dân tộc
Tỉnh Đồng Nai đã thực hiện có hiệu quả
các chiến lược, quy hoạch phát triển nguồn nhân lực và các chính sách hiện
hành, trong đó tập trung công tác đào tạo, bồi dưỡng, giải quyết việc làm phát
triển nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số của địa phương. Hiện nay, cấp tỉnh có
367 cán bộ, công chức viên chức người DTTS; cấp huyện có 813 cán bộ, công chức
người DTTS; cấp xã có 214 cán bộ, công chức, viên chức người DTTS.
2. Kế hoạch phát
triển kinh tế - xã hội năm 2022
a. Mục tiêu tổng quát
Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, quản
lý của cấp ủy, chính quyền các cấp và các ngành chức năng liên quan đối với
lĩnh vực công tác dân tộc, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong tổ chức triển khai
thực hiện các chương trình, dự án, chính sách dân tộc trên địa bàn, nhằm đảm bảo
cho đồng bào dân tộc thiểu số tiếp tục được hưởng những chính sách ưu đãi của
Nhà nước về phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, ổn định chính trị, đảm bảo quốc
phòng an ninh; cụ thể hóa các chỉ thị, nghị quyết, quyết định của Đảng, của
Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ về công tác dân tộc và các văn bản hướng dẫn của
các bộ, ngành, trung ương để đảm bảo thực hiện hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch năm
2022.
Khai thác tiềm năng, lợi thế của các
địa phương trong vùng đồng bào DTTS và miền núi, đổi mới sáng tạo, đẩy mạnh
phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội; giảm nghèo nhanh, bền vững, thu hẹp
dần khoảng cách về mức sống, thu nhập so với bình quân chung của cả tỉnh; quy
hoạch, sắp xếp ổn định dân cư, xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng KT-XH đồng bộ;
phát triển toàn diện giáo dục, đào tạo nghề, y tế, văn hóa; cải thiện rõ rệt đời
sống của nhân dân; nâng cao số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức,
viên chức, người lao động là người DTTS; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa tốt
đẹp của các DTTS đi đôi với xóa bỏ phong tục tập quán lạc
hậu; thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ
nữ và trẻ em; xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở vững mạnh, giữ vững an ninh
chính trị, trật tự an toàn xã hội, đảm bảo an ninh vùng DTTS và miền núi; củng
cố, tăng cường khối đại đoàn kết các dân tộc, nâng cao niềm tin của đồng bào
các dân tộc đối với Đảng và Nhà nước.
b. Dự kiến kế hoạch năm 2022
Trên cơ sở rà soát các chương trình,
dự án, kế hoạch, UBND tỉnh Đồng Nai xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm
2022 lĩnh vực công tác dân tộc trên địa bàn tỉnh.
(Đính
kèm Bảng tổng hợp dự ước thực hiện năm 2021 và dự toán kinh phí năm 2022)
II. NỘI DUNG KẾ HOẠCH
PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI LĨNH VỰC CÔNG TÁC DÂN TỘC NĂM 2022
1. Đánh giá tình
hình thực hiện Kế hoạch phát triển KTXH và dự toán NSNN năm 2021, đề xuất nội
dung xây dựng Kế hoạch, dự toán NSNN năm 2022 đối với các chương trình, chính
sách lĩnh vực công tác dân tộc do Trung ương ban hành
a. Triển khai thực hiện chính sách
dân tộc tại Nghị định số 05/2011/NĐ-CP ngày 14/01/2011 của Chính phủ
Trong 8 tháng đầu năm 2021, tỉnh Đồng
Nai tiếp tục tập trung chỉ đạo thực hiện có hiệu quả “mục tiêu kép” vừa phòng,
chống dịch bệnh Covid-19, vừa phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an sinh xã hội;
tăng cường quản lý, bảo vệ, phòng chống cháy rừng; triển khai các nhiệm vụ xây
dựng nông thôn mới. Việc triển khai thực hiện Nghị định số 05/2011/NĐ-CP đã đạt
được nhiều kết quả quan trọng, góp phần thực hiện thắng lợi đường lối, chủ
trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác dân tộc trên địa
bàn tỉnh Đồng Nai. Tạo sự đồng thuận của các sở, ban, ngành, các cấp và đồng
bào DTTS đối với công tác dân tộc, thực hiện hiệu quả chính sách dân tộc, thúc
đẩy phát triển KT-XH vùng DTTS và miền núi. Đồng thời phát huy vai trò của người
có uy tín trong tuyên truyền, vận động đồng bào thực hiện tốt công tác dân tộc,
chính sách pháp luật, công tác phòng, chống dịch bệnh, đảm bảo vùng đồng bào
DTTS ổn định, phát triển, đồng bào yên tâm lao động sản xuất và phòng chống dịch.
Các cấp ủy đảng, chính quyền, các sở,
ban, ngành, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Đồng Nai và các đoàn thể các
cấp đã thực hiện Nghị định số 05/2011/NĐ-CP có sự phân cấp mạnh cho địa phương
và thể hiện rõ tính công khai, minh bạch trong tổ chức thực hiện chính sách.
Những kết quả đạt được đã khẳng định
sự đúng đắn, hiệu lực, hiệu quả của Nghị định số 05/2011/NĐ-CP , tạo điều kiện
thuận lợi để phát huy nội lực của các DTTS trong phát triển kinh tế - xã hội, đảm
bảo quốc phòng an ninh; hệ thống cơ quan làm công tác dân tộc được kiện toàn;
cơ sở hạ tầng từng bước được đầu tư, tỷ lệ hộ nghèo giảm đáng kể; đời sống vật
chất và tinh thần của đồng bào DTTS được nâng cao; các hoạt động văn hóa, văn
nghệ, lễ hội của đồng bào được khôi phục, bảo tồn và phát
huy.
Hiện nay, 100% xã, khu ấp đồng bào
DTTS có điện lưới quốc gia, hộ có điện sinh hoạt đạt 99,15%; hộ được sử dụng nước
hợp vệ sinh đạt 100%; Các xã có hệ thống loa truyền thanh hoạt động tốt, trải đều
đến các ấp và hệ thống thiết bị kỹ thuật hoạt động ổn định, thường xuyên, phục
vụ tốt công tác thông tin, tuyên truyền các chủ trương, chính sách, pháp luật của
Đảng, Nhà nước.
b. Quyết định số 1898/QĐ-TTg ngày 28/11/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề
án “Hỗ trợ hoạt động bình đẳng giới vùng dân tộc thiểu số giai đoạn
2018 - 2025”
Thực hiện Quyết định số 1898/QĐ-TTg
ngày 28/11/2017 của Thủ tướng Chính phủ, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số
3465/KH-UBND ngày 10/4/2018 về triển khai thực hiện Đề án hỗ trợ hoạt động bình
đẳng giới vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2018 - 2025, trong đó giao Ban Dân tộc
phối hợp với các sở, ngành, đơn vị liên quan tổ chức thực hiện. Năm 2021, dự kiến
tổ chức tại 18 điểm với khoảng 2.700 lượt người tại các xã, phường, thị trấn
thuộc các huyện, thành phố (mỗi đơn vị 02 điểm). Thời gian
tổ chức dự kiến từ tháng 5/2021 đến tháng 6/2021. Tuy nhiên do tình hình dịch bệnh
COVID-19 diễn biến phức tạp nên công tác tổ chức tuyên truyền dời sang thời điểm
thích hợp. Nội dung tuyên truyền tập trung vào tuyên truyền, phổ biến các chủ
trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà
nước liên quan đến bình đẳng giới, các hướng dẫn có liên quan đến bình đẳng giới,
Luật hôn nhân và gia đình, Luật phòng chống bạo lực gia đình, Luật trẻ em.
Thông qua công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bình đẳng giới giúp chuyển
biến nhận thức và hành vi của đồng bào dân tộc thiểu số về giới và bình đẳng giới
trong quan hệ đối xử giữa nam và nữ, trong thực hiện kế hoạch hóa gia đình,
trong lựa chọn sinh con theo giới tính, về vị thế của phụ nữ trong gia đình và
ngoài xã hội. Góp phần vào việc thay đổi nhận thức của phụ
nữ theo hướng tiến bộ về vị trí, vai trò của họ và giúp họ khẳng định được bản
thân mình trong xã hội.
c. Quyết định số 12/2018/QĐ-TTg
ngày 06/3/2018 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện chính sách đối với người có
uy tín
Thực hiện Quyết định số
12/2018/QĐ-TTg ngày 06/3/2018 của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chí lựa chọn,
công nhận người có uy tín và chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào
dân tộc thiểu số; UBND tỉnh ban hành Quyết định số 47/2020/QĐ-UBND ngày
20/10/2020 về Quy định phân công nhiệm vụ quản lý, tổ chức thực hiện chính sách đối với người có uy tín và trách nhiệm của người có uy tín
trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Năm 2021, phê
duyệt công nhận 208 người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Đồng
Nai tại Quyết định 648/QĐ-UBND ngày 25/02/2021; UBND tỉnh giao Ban Dân tộc tham
mưu hồ sơ trình HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết về chế độ hỗ trợ kinh phí hoạt động
và bảo hiểm y tế đối với người có uy tín trong đồng bào DTTS. Đối với nội dung
này, Ban Dân tộc đang lấy ý kiến các đơn vị liên quan dự thảo tờ trình, dự thảo
Nghị quyết về chế độ hỗ trợ kinh phí hoạt động và bảo hiểm y tế đối với người
có uy tín trong đồng bào DTTS.
Về hỗ trợ vật chất, động viên tinh thần
cho người có uy tín, các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương tổ chức thăm hỏi,
tặng quà người có uy tín nhân các dịp Lễ, Tết Nguyên đán, Tết truyền thống của
đồng bào dân tộc thiểu số; khi gia đình người có uy tín gặp khó khăn, người có
uy tín bị ốm đau hoặc qua đời đều được các cấp, các ngành tổ chức thăm viếng kịp
thời; Thực hiện chế độ cung cấp thông tin và Báo Đồng Nai, Báo Dân tộc và Phát
triển cho 208 người có uy tín theo quy định. Vào dịp tết Nguyên đán Tân Sửu,
giao Ban Dân tộc phối hợp với UBND các huyện, thành phố tổ chức gặp mặt và tặng
quà cho 208 người có uy tín với tổng giá trị 109.500.000 đồng. Tổ chức 04 lớp bồi
dưỡng nghiệp vụ công tác dân tộc cho người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu
số trên địa bàn tỉnh năm 2021 với 196 đại biểu tham dự. Tổ chức các hội nghị
cung cấp thông tin, họp mặt định kỳ 6 tháng, 01 năm. Ngoài ra, người có uy tín
còn được mời tham gia các lớp tuyên truyền pháp luật do Ban Dân tộc tỉnh và sở,
ban ngành liên quan tổ chức như các chuyên đề về chủ trương của Đảng, chính
sách pháp luật của Nhà nước về công tác dân tộc, chính sách dân tộc; một số nội
dung cơ bản của Luật Hòa giải ở cơ sở, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Bình đẳng
giới, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo,...;
phương pháp vận động đồng bào dân tộc thiểu số chấp hành và thực hiện tốt các
chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; được tham
quan học tập kinh nghiệm trong và ngoài tỉnh, tiếp xúc với lãnh đạo các cấp để
lĩnh hội các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và học tập
các mô hình phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh bạn về áp dụng ở địa
phương.
d. Quyết định số 45/QĐ-TTg ngày
09/01/2019 của Thủ tướng Chính phủ về cấp một số ấn phẩm báo, tạp chí cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi, vùng đặc biệt khó khăn giai đoạn 2019 - 2021.
Ngày 12/7/2019 Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng
Nai Kế hoạch số 8033/KH-UBND về triển khai thực hiện Quyết định số 45/QĐ-TTg
ngày 09/01/2019 của Thủ tướng Chính phủ.
Tỉnh Đồng Nai đã triển khai cấp phát
19 loại ấn phẩm, báo, tạp chí cho các đối tượng thụ hưởng ở 87 xã vùng dân tộc
thiểu số và miền núi, thuộc Quyết định số 582/QĐ-TTg ngày 28/4/2017 của Thủ tướng
Chính phủ và người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS. Các ấn phẩm báo, tạp chí
cấp phát cho đối tượng thụ hưởng do Công ty phát hành báo chí Trung ương thông
qua Bưu điện tỉnh Đồng Nai thực hiện.
e. Quyết định số 1163/QĐ-TTg của
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đẩy mạnh công
tác phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền vận động đồng bào vùng dân tộc
và miền núi giai đoạn 2017 - 2021
UBND tỉnh Đồng Nai ban hành Kế hoạch
số 11149/KH-UBND ngày 30/10/2017 về “Triển khai công tác phổ biến, giáo dục
pháp luật và tuyên truyền vận động đồng bào vùng dân tộc thiểu số và miền núi
trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2018 - 2021” trong đó giao Ban Dân tộc chủ
trì, phối hợp với các sở, ngành, đơn vị liên quan tổ chức thực hiện. Năm 2021,
Ban Dân tộc đã ban hành Kế hoạch số 59/KH-BDT ngày 18/3/2021 về tuyên truyền, vận
động đồng bào vùng dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh năm 2021 dự
kiến tổ chức tại 25 điểm với khoảng 3.500 lượt người tham dự trên địa bàn các
xã, phường, thị trấn thuộc các huyện, thành phố Long Khánh và học sinh tại các
trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh, trường phổ thông dân tộc nội trú - THCS
Điểu Xiểng, trường dân tộc nội trú liên huyện Tân Phú - Định
Quán, dự kiến thực hiện trong quý II/2021. Tuy nhiên, do
tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp nên công tác tổ chức tuyên truyền dời
sang thời điểm thích hợp.
Công tác phổ biến giáo dục pháp luật
và trợ giúp pháp lý của tỉnh đã đạt được kết quả sau:
Nội dung tuyên truyền chủ trương của
Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước về công tác dân tộc và chính sách dân
tộc như: Luật phòng, chống ma túy, tác hại của tệ nạn ma túy và tệ nạn xã hội
khác đối với đời sống con người; Luật Phòng chống bạo lực gia đình; Luật Đất
đai; Luật Hình sự; Luật Trẻ em; Luật Hôn nhân và gia đình; Luật An ninh mạng và
Luật An toàn giao thông đường bộ.
Thông qua các kênh tuyên truyền, phổ
biến giáo dục pháp luật đã giúp cán bộ, công chức và đồng bào dân tộc thiểu số
hiểu rõ các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác
dân tộc; nâng cao nhận thức và từng bước vận dụng pháp luật vào việc bảo vệ quyền
và lợi ích hợp pháp của bản thân và gia đình.
g. Kết quả triển khai các chính
sách về phát triển cán bộ, công chức, viên chức là người dân tộc thiểu số theo
Quyết định số 402/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 771/QĐ-TTg ngày
26/6/2018 năm 2021 và giai đoạn 2018 - 2021
UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số
478/KH-UBND ngày 15/01/2020 về thực hiện Đề án “Bồi dưỡng kiến thức dân tộc đối
với cán bộ, công chức, viên chức tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2019-2025” theo Quyết
định số 771/QĐ-TTg ngày 26/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề
án “Bồi dưỡng kiến thức dân tộc đối với cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn
2019 - 2025”; Tổ chức 02 lớp cho đối tượng 3 và đối tượng 4 với 78 học viên
tham dự (trong đó đối tượng 3 có 18 học viên; đối tượng 4 có 60 học viên). Tổ
chức lớp tập huấn cho 20 giảng viên, báo cáo viên cấp tỉnh theo Quyết định số
771/QĐ-TTg. Nội dung chủ yếu tập trung về tổng quan các DTTS ở Việt Nam; Quan
điểm, chủ trương, đường lối của Đảng về vấn đề dân tộc và công tác dân tộc;
Pháp luật và chính sách của Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS;
Xây dựng hệ thống chính trị cơ sở ở vùng DTTS vững mạnh;
Công tác quản lý nhà nước về văn hóa các DTTS; Công tác quốc phòng an ninh ở
vùng DTTS và miền núi.
h. Thực hiện Đề án "Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số” theo Quyết định
498/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
Ngày 29/12/2020, UBND tỉnh ban hành
Văn bản số 15992/UBND-KGVX hướng dẫn thực hiện Quyết định số 498/QĐ-TTg ngày
14/4/2015 của Thủ tướng Chính phủ giai đoạn 2021 - 2025 (giai đoạn II) và giao
Ban Dân tộc triển khai thực hiện Đề án. Qua đó, Ban Dân tộc ban hành Kế hoạch số
22/KH-BDT ngày 03/02/2021 triển khai thực hiện Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo
hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2021 -
2025” trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
i. Công tác quản lý Nhà nước về
tín ngưỡng, tôn giáo trong đồng bào dân tộc thiểu số
Các chính sách quản lý nhà nước về
tín ngưỡng, tôn giáo được thực hiện kịp thời, đúng quy định; đời sống vật chất,
tinh thần của đồng bào các dân tộc từng bước được cải thiện, không để phát sinh
những vấn đề nổi cộm về tôn giáo.
k. Thực hiện Nghị quyết số
52/2016/NQ-CP ngày 15/6/2016 của Chính phủ đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực
các dân tộc thiểu số giai đoạn 2016 - 2020, định hướng
đến năm 2030
UBND tỉnh Đồng Nai chỉ đạo các cơ
quan chuyên môn tích cực tham mưu thực hiện Kế hoạch số 2871/KH-UBND ngày
30/3/2017 của UBND tỉnh Đồng Nai về đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực các dân
tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2017 - 2020, định hướng đến
năm 2030. Kết quả triển khai Nghị quyết số 52/NQ-CP nhìn chung tình hình phát
triển nguồn nhân lực các DTTS cơ bản toàn diện về thể lực, trí lực, tác phong kỷ
luật, kỹ năng nghề nghiệp đáp ứng nhu cầu phát triển, nhu cầu thị trường lao động;
xây dựng nền móng đội ngũ trí thức, doanh nhân, cán bộ người DTTS và lao động
trực tiếp có chất lượng nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trong hội nhập
quốc tế, giảm nghèo bền vững, đảm bảo quốc phòng - an ninh trên địa bàn tỉnh
trong tình hình mới.
l. Dự kiến kế hoạch thực hiện
Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc
thiểu số và miền núi (DTTS&MN)
Thực hiện Nghị quyết số 88/2019/QH14
và Nghị quyết số 120/2020/QH14 của Quốc hội, UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ban,
ngành, UBND các huyện, thành phố tăng cường lồng ghép tuyên truyền nội dung của
Nghị quyết đến các cơ quan, đơn vị trực thuộc, các cán bộ, công chức, viên chức
và nhân dân trên địa bàn, nhất là vùng đồng bào DTTS. UBND tỉnh đã rà soát báo
cáo nghiên cứu khả thi Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội
vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021 - 2030. Chỉ đạo rà soát, phân định
vùng đồng bào DTTS&MN theo trình độ phát triển giai đoạn 2021 - 2025 theo
các tiêu chí quy định tại Quyết định số 33/2020/QĐ-TTg ngày 12/11/2020 của Thủ
tướng Chính phủ; tổng hợp, báo cáo kết quả rà soát, đề nghị cấp có thẩm quyền
phê duyệt danh sách các xã khu vực III, II, I, các ấp đặc biệt khó khăn, ấp có
15% số hộ dân tộc thiểu số trở lên trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 - 2025 theo
các tiêu chí quy định tại Quyết định số 33/2020/QĐ-TTg ngày 12/11/2020 của Thủ
tướng Chính phủ.
* Một số nội dung dự kiến thực hiện
Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế -
xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
(DTTS&MN)
Giải quyết tình trạng thiếu đất ở,
nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt.
Quy hoạch, sắp xếp, bố trí, ổn định
dân cư ở những nơi cần thiết.
Phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp,
phát huy tiềm năng, thế mạnh của vùng DTTS&MN để sản xuất hàng hóa theo chuỗi
giá trị.
Đầu tư cơ sở, hạ tầng thiết yếu, phục
vụ sản xuất, đời sống trong vùng DTTS&MN và đơn vị sự nghiệp trong lĩnh vực
dân tộc.
Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao
chất lượng nguồn nhân lực.
Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa
truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch.
Chăm sóc sức khỏe nhân dân, phòng chống
suy dinh dưỡng bà mẹ, trẻ em, nâng cao thể lực, tầm vóc người DTTS.
Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em.
Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn
nhân cận huyết thống trong vùng DTTS&MN.
Truyền thông, tuyên truyền, vận động
vùng DTTS&MN.
Kiểm tra, giám sát, đánh giá thực hiện
chương trình.
2. Đánh giá
tình hình thực hiện Kế hoạch phát triển KTXH và dự toán NSNN năm 2021, đề xuất
nội dung xây dựng Kế hoạch, dự toán NSNN năm 2022 đối với các chương trình,
chính sách đối với vùng dân tộc và miền núi do địa phương ban hành trên các
lĩnh vực
2.1. Phát triển kinh tế - xã hội
UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số
2883/KH-UBND ngày 22/3/2021 triển khai thực hiện Nghị quyết số 120/2020/QH14
ngày 19/6/2020 của Quốc hội về phê duyệt chủ trương đầu tư chương trình mục
tiêu quốc gia về phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc và miền núi giai đoạn
2021 - 2030 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai; Văn bản số 5056/UBND-KGVX ngày
13/5/2021 về việc đề nghị các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố đăng
ký nguồn vốn các dự án Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội
vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; Báo cáo số
5194/BC-UBND ngày 17/5/2021 kết quả thẩm định các xã, ấp vùng đồng bào DTTS và
miền núi theo trình độ phát triển tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2021 - 2025 theo Quyết
định số 33/2020/QĐ-TTg. Đến nay, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số
861/QĐ-TTg ngày 04/6/2021 phê duyệt danh sách các xã khu vực III, khu vực II,
khu vực I thuộc vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025. Theo đó, tỉnh
Đồng Nai có 24 xã khu vực I (không có xã khu vực III, khu vực II).
UBND tỉnh Đồng Nai đã ban hành Kế hoạch
số 8326/KH-UBND ngày 19/7/2021 về triển khai thực hiện Đề án “Tăng cường hợp
tác quốc tế hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc trên địa
bàn tỉnh Đồng Nai đến năm 2025” theo Quyết định số 2152/QĐ-TTg ngày 18/12/2020
của Thủ tướng Chính phủ.
UBND tỉnh Đồng Nai đã tổ chức triển
khai đến các địa phương hướng dẫn tổ chức thăm tặng quà lễ, tết của đồng bào
như: Lễ Sayangva, Sayangri của đồng
bào Chơro tại các huyện: Thống Nhất, Long Thành, Cẩm Mỹ và
thành phố Long Khánh; Lễ khánh thành Miếu Thành Hoàng dân tộc Hoa (huyện Trảng
Bom); thăm Tết Chôlchnămthmây đồng bào Khmer tại chùa Thái Hòa (huyện Định
Quán) và chùa Hoa Sơn (thành phố Long Khánh); Tháng Lễ Ramadan của đồng bào Chăm theo đạo Hồi ở các huyện Xuân Lộc, Long Thành. Phối hợp với
Văn phòng đại diện Ủy ban Dân tộc tại thành phố Hồ Chí Minh tổ chức trao tặng
11 phần quà cho người có uy tín và 50 phần quà cho các hộ có hoàn cảnh khó khăn
thuộc địa bàn các huyện: Xuân Lộc, Cẩm Mỹ, Thống Nhất, Định Quán và thành phố Long Khánh với số
tiền trị giá 42 triệu đồng.
2.2. An ninh, quốc phòng, đảm bảo
trật tự an toàn xã hội
Về tình hình an ninh, trật tự vùng đồng
bào dân tộc thiểu số và Phong trào toàn dân tham gia bảo vệ an ninh Tổ quốc
luôn được các cấp, các ngành quan tâm chỉ đạo và được bà con dân tộc thiểu số
tích cực tham gia hưởng ứng. Người có uy tín trong vùng đồng bào dân tộc thiểu
số luôn phát huy vai trò là lực lượng nòng cốt, là cầu nối quan trọng giữa cấp ủy,
chính quyền với nhân dân, làm tốt công tác tuyên truyền, vận động đồng bào dân
tộc thiểu số chấp hành chủ trương, đường lối, chính sách pháp luật của Đảng và
Nhà nước, tích cực tham gia phát triển kinh tế, giảm nghèo và xây dựng khối đại
đoàn kết toàn dân tộc...Nhìn chung, trong những năm qua tình hình an ninh chính
trị, trật tự an toàn xã hội vùng đồng bào DTTS ổn định.
2.3. Xóa đói giảm nghèo
Theo Quyết định số 582/QĐ-UBDT ngày 18/12/2013 của Ủy ban Dân tộc phê duyệt
danh sách thôn đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi vào diện đầu
tư của Chương trình 135, tỉnh Đồng Nai có 02 ấp đặc biệt khó khăn thuộc xã khu
vực II (ấp 3, 7 xã Thanh Sơn, huyện Định Quán); Quyết định số 582/QĐ-TTg ngày
28/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh sách thôn đặc biệt khó khăn,
xã khu vực III, II, I thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2016 -
2020, tỉnh Đồng Nai có 03 ấp đặc biệt khó khăn (ấp 4, 7 xã Tà Lài và ấp Bon Gõ
xã Thanh Sơn, huyện Tân Phú) và 85 xã vùng dân tộc thiểu số và miền núi thuộc
khu vực I; Quyết định 103/QĐ-TTg ngày 22/01/2019 của Thủ tướng Chính phủ, tỉnh
Đồng Nai có 02 ấp thoát khỏi ấp đặc biệt khó khăn là ấp Bon Gõ, xã Thanh Sơn và
ấp 7 xã Tà Lài. Do đó, tỉnh Đồng Nai có 01 ấp đặc biệt khó khăn xã khu vực II (ấp
4 xã Tà Lài) và 86 xã vùng dân tộc thiểu số và miền núi thuộc khu vực I. Đến nay, tỉnh Đồng Nai còn 24 xã, phường vùng DTTS và miền núi thuộc khu
vực I theo Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 04/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ.
Trên cơ sở Nghị quyết của Tỉnh ủy,
HĐND tỉnh, UBND tỉnh, các sở, ban, ngành, địa phương đã kịp thời triển khai thực
hiện đảm bảo tiến độ, kế hoạch đề ra. Tập trung nâng cao hiệu quả sử dụng quỹ đất
nông, lâm nghiệp, gắn sản xuất, trồng trọt với đẩy mạnh phát triển chăn nuôi và
ngành nghề, dịch vụ nhằm tăng thu nhập, giảm nghèo bền vững, cải thiện đời sống
cho đồng bào DTTS. Thực hiện hỗ trợ chuyển giao giống, quy trình kỹ thuật trồng
và sơ chế, bảo quản sản phẩm, thông tin thị trường, tiêu thụ, xuất khẩu nông sản
cho nông dân DTTS. Đến nay tỉnh đã triển khai 31 mô hình
chăn nuôi, trồng trọt cho 419 hộ nghèo DTTS, hỗ trợ vay vốn cho 5.671 hộ nghèo,
hộ cận nghèo và hộ mới thoát nghèo vay vốn để sản xuất kinh doanh với số tiền
là 147.669 triệu đồng. Từ những thành tựu đạt được qua các chương trình, dự án,
mô hình giảm nghèo, trong giai đoạn từ năm 2016 đến nay: Tổng số hộ DTTS nghèo
giảm 2.046 hộ; tổng số hộ DTTS cận nghèo giảm 1.423 hộ. Qua rà soát hộ nghèo
theo Quyết định số 137/QĐ-UBND ngày 12/01/2021 của UBND tỉnh về phê duyệt rà
soát xác định hộ nghèo, hộ cận nghèo tiếp cận đa chiều theo chuẩn tỉnh Đồng Nai
cuối năm 2020, toàn tỉnh Đồng Nai có 358 hộ nghèo DTTS, chiếm tỷ lệ 9,62% so với
hộ nghèo toàn tỉnh.
2.4. Phát triển giáo dục đào tạo
Về cơ bản hệ thống trường, lớp đáp ứng
được nhu cầu học tập của học sinh nói chung và học sinh dân tộc thiểu số nói
riêng. Công tác dạy và học được đổi mới và nâng cao chất lượng, nhất là vùng
sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc. Có 170/170 đơn vị cấp xã và 11/11 đơn vị cấp
huyện đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 05 tuổi. Duy
trì kết quả 100% đơn vị cấp xã và cấp huyện đạt chuẩn quốc gia về xóa mù chữ,
phổ cập giáo dục tiểu học, phổ cập giáo dục trung học cơ sở.
Năm học 2019 - 2020, tỷ lệ huy động
trẻ trong độ tuổi đến trường ở nhà trẻ đạt 35% (so với cùng kỳ năm trước giảm
4%), mẫu giáo 97% (so với cùng kỳ năm học trước giảm 2,42%).
Năm học 2020 - 2021, xét tuyển học
sinh DTTS (lớp 6 và lớp 10) vào học tại các trường phổ thông dân tộc nội trú
trên địa bàn tỉnh: Lớp 6 có 159 em, lớp 10 có 175 em đạt theo tiêu chí xét tuyển.
Năm học 2021 - 2022, xét tuyển học
sinh DTTS (lớp 6 và lớp 10) vào học tại các trường PTDTNT trên địa bàn tỉnh: Lớp
6 có 173 em, lớp 10 có 109 em đạt theo tiêu chí xét tuyển.
Công tác tuyển sinh lớp 6, lớp 10 ở
các trường phổ thông dân tộc nội trú thực hiện nghiêm túc theo đúng quy định. Đảm
bảo tuyển sinh đúng đối tượng, đúng quy mô, phù hợp với quy hoạch đào tạo của địa
phương và tăng chỉ tiêu tuyển sinh cho các dân tộc ít người đặc biệt khó khăn.
Thực hiện tốt các quy định hiện hành để tuyển chọn được những học sinh ưu tú nhất
của các DTTS; đảm bảo tuyển 5% học sinh người kinh trong tổng số chỉ tiêu hàng
năm vào học trong các trường phổ thông dân tộc nội trú, tuyển đủ chỉ tiêu được
giao; chất lượng đầu vào ngày càng được nâng lên rõ rệt, tỷ lệ học sinh có học
lực khá, giỏi chiếm hơn 35%.
Chính sách xét tuyển và đào tạo tại
các trường dân tộc nội trú, trường văn hóa nghệ thuật góp phần đào tạo nguồn
nhân lực cho vùng DTTS. Trường Trung cấp Văn hóa Nghệ thuật Đồng Nai đã chiêu
sinh và đào tạo 111 học sinh là con em đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh, đến nay
đã tốt nghiệp 37 em, còn 64 em đang học văn hóa nghệ thuật tại trường. Trong
công tác đào tạo, nhà trường luôn chú trọng đưa chương trình đào tạo đặc thù nhằm
giáo dục về việc giữ gìn di sản văn hóa truyền thống của các dân tộc cho học
sinh. Qua đó, học sinh thêm hiểu biết, yêu quý và trân trọng các giá trị di sản
văn hóa truyền thống của các DTTS, đa số học sinh sau khi tốt nghiệp đều trở về
làm việc tại các trung tâm văn hóa, thể thao của địa phương. Một số em đã trở
thành diễn viên và nhạc công tại các đơn vị nghệ thuật chuyên và không chuyên
trong và ngoài tỉnh, một số em trở thành giáo viên, giảng viên dạy âm nhạc tại
các trường phổ thông trong tỉnh.
Thực hiện đầy đủ chế độ, chính sách đối
với học sinh phổ thông dân tộc nội trú theo Quyết định số 82/2006/QĐ-TTg ngày 14/4/2006
của Thủ tướng Chính phủ và hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số
43/2007/TTLT/BTC-BGDĐT ngày 02/5/2007 của Bộ Tài chính và Bộ Giáo dục Đào tạo
và Thông tư liên tịch số 109/2009/TTLT/BTC-BGDĐT ngày
29/5/2009 của Bộ Tài chính và Bộ Giáo dục Đào tạo.
Chất lượng nguồn nhân lực vùng dân tộc
thiểu số ngày càng được nâng cao. Đến nay, số lượng cán bộ,
công chức là người dân tộc thiểu số đang
công tác tại các cơ quan hành chính Nhà nước các cấp là 221 người; đảng viên
người dân tộc thiểu số là 1.466 người; Tổng số giáo viên người dân tộc thiểu số
từ tiểu học trở lên có 413 giáo viên; Đội ngũ bác sỹ cán bộ công chức, viên chức
người dân tộc thiểu số thuộc lĩnh vực y tế là 288 người, trong đó có 53 bác sỹ.
2.5. Các chính sách đặc thù của tỉnh
a. Hỗ trợ Tết Nguyên Đán cho học
sinh, sinh viên là người dân tộc thiểu số
Hàng năm UBND tỉnh Đồng Nai tổ chức hỗ
trợ trong dịp Tết Nguyên đán cho đối tượng học sinh sinh viên là người DTTS
đang theo học tại các trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề và các trung tâm
giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh. Năm 2021 đã cấp
408.600.000 đồng cho 693 em học sinh, sinh viên là người DTTS có hộ khẩu ở tỉnh Đồng Nai.
b. Kế hoạch số 1319/KH-UBND ngày 17/02/2017
của UBND tỉnh về thực hiện công tác đối với đồng bào dân tộc Hoa trên địa bàn tỉnh
Đồng Nai giai đoạn 2017-2021
Tỉnh Đồng Nai có số lượng đồng bào
dân tộc Hoa đông thứ hai cả nước với 25.571 hộ, 87.497 khẩu. Hầu hết đồng bào
dân tộc Hoa sinh sống chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, chuyên canh cây ăn trái,
sản xuất kinh doanh dịch vụ và tiểu thủ công nghiệp. Có 03 đồng bào Hoa được
xét tặng thợ giỏi do Sở Công Thương triển khai hỗ trợ chương trình xét tặng thợ
giỏi.
Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn, Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh thực hiện hỗ trợ cây, con giống và
đào tạo nghề nông nghiệp cho đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó có đồng bào
dân tộc Hoa: thực hiện 03 “Dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo” (hỗ trợ nuôi bò,
dê sinh sản) trong đó có 09 hộ đồng bào Hoa với kinh phí 90 triệu đồng; có 110
hộ được hỗ trợ tham gia chương trình cung cấp lắp đặt thiết bị lọc nước nhỏ lẻ
trị giá hơn 90 triệu đồng.
c. Kế hoạch số 8086/KH-UBND ngày
15/8/2017 của UBND tỉnh về thực hiện công tác đối với đồng bào dân tộc Khmer
trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2017-2021
Đồng bào dân tộc Khmer có 9.695 hộ với
23.560 khẩu. Phối hợp với Văn phòng đại diện Ủy ban Dân tộc tại thành phố Hồ
Chí Minh đến thăm, tặng quà đồng bào dân tộc Khmer nhân dịp Lễ SenĐônta; Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh thực
hiện hỗ trợ cây, con giống và đào tạo nghề nông nghiệp cho đồng bào dân tộc
Khmer phát triển sản xuất, ổn định đời sống. Hỗ trợ nhà
tình thương cho 01 hộ đồng bào Khmer với số tiền là 50 triệu đồng; có 01 đồng
bào Khmer được xét tặng thợ giỏi do Sở Công Thương triển khai hỗ trợ chương
trình xét tặng thợ giỏi.
d. Kế hoạch số 6287/KH-UBND ngày
30/6/2017 của UBND tỉnh về thực hiện công tác đối với đồng bào dân tộc Chăm trên địa bàn tỉnh Đồng
Nai giai đoạn 2017-2021
Đồng bào Chăm hiện có 2.989 hộ với
8.603 khẩu, trong đó tập trung đông tại các xã Xuân Hưng, huyện Xuân Lộc; xã
Bình Sơn, huyện Long Thành; xã Suối Tre, thành phố Long Khánh,... Đồng bào Chăm
chủ yếu theo tôn giáo chính là đạo Hồi, dòng Islam (duy chỉ có đồng bào Chăm tại
xã Suối Tre, thành phố Long Khánh theo tôn giáo chính là Bà Ni). Hiện có 02
thánh đường tại ấp 4, xã Xuân Hưng, huyện Xuân Lộc và ấp 10, xã Bình Sơn, huyện
Long Thành là nơi sinh hoạt tôn giáo tín ngưỡng của đồng bào. Đồng bào dân tộc
Chăm chủ yếu sinh sống bằng sản xuất nông nghiệp, buôn bán nhỏ, lao động trong
độ tuổi làm công nhân tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Tại xã Xuân
Hưng, huyện Xuân Lộc có cụm công nghiệp Xuân Hưng; xã Bình Sơn, huyện Long
Thành có khu công nghiệp Bình Sơn - Lộc An tạo điều kiện thuận lợi cho thanh
niên đồng bào dân tộc Chăm có điều kiện làm công nhân để ổn định kinh tế gia
đình. Đến nay, 100% đường giao thông trong khu vực đồng
bào dân tộc Chăm sinh sống đã được bê tông hóa và được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh đạt 100%; thu gom xử lý rác thải sinh hoạt đạt trên 90%.
III. DỰ KIẾN KẾ HOẠCH
PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI LĨNH VỰC CÔNG TÁC DÂN TỘC 3 NĂM 2022 - 2024
1. Dự kiến kế
hoạch
UBND tỉnh Đồng Nai xây dựng nhiệm vụ
và dự toán ngân sách nhà nước 3 năm 2022 - 2024 lĩnh vực công tác dân tộc trên
địa bàn tỉnh.
(Đính
kèm Dự toán kinh phí 3 năm 2022 - 2024)
2. Mục tiêu cụ
thể
Nâng cao chất lượng cuộc sống của người
dân vùng đồng bào DTTS&MN, tạo mô hình sinh kế gắn với việc làm và thu nhập
bình quân ổn định cho nhân dân.
Giải quyết cơ bản nhu cầu tối thiểu đất
ở, nhà ở, nước sinh hoạt, chuyển đổi nghề và đào tạo nghề
của các hộ DTTS, hộ nghèo, cận nghèo; tăng cường cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ
sản xuất và dân sinh ở vùng DTTS&MN.
Quy hoạch, sắp xếp, di dời, bố trí số
hộ DTTS đang cư trú phân tán, rải rác trong rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, các
khu vực giáp ranh và ven hồ Trị An.
Hỗ trợ phát triển chăn nuôi gia súc
ăn cỏ, gia cầm, dược liệu quý theo chuỗi giá trị phù hợp với
từng địa phương; bảo vệ và phát triển rừng; phát triển nghề nghiệp, khởi nghiệp,
phát triển kinh doanh nhằm tạo việc làm nâng cao thu nhập cho hộ dân, góp phần
giảm nghèo bền vững vùng đồng bào DTTS&MN.
Phát triển giáo dục đào tạo, nâng cao
chất lượng nguồn nhân lực; tỷ lệ học sinh đến trường đúng độ tuổi; người từ 15 tuổi trở lên đọc thông, viết thạo tiếng phổ thông trên
90%; 50% lao động trong độ tuổi được đào tạo nghề phù hợp với nhu cầu, điều kiện
của người DTTS.
Tuyên truyền, phổ biến kịp thời các
chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước nói chung,
công tác dân tộc và chính sách dân tộc nói riêng; góp phần phát triển KT-XH, bảo
đảm quốc phòng, an ninh, giảm nghèo, phát triển bền vững; nâng cao nhận thức, tạo
sự đồng thuận xã hội; đảm bảo an ninh trật tự vùng đồng bào DTTS&MN ổn định.
Phát huy vai trò của người có uy tín
vùng đồng bào DTTS&MN trong việc vận động, thực hiện tốt chủ trương, đường
lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước, thực hiện tốt công tác dân
tộc và xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Cơ bản ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng
tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống, góp phần nâng cao chất lượng dân số và nguồn
nhân lực; tạo sự chuyển biến tích cực trong thực hiện bình đẳng giới và nâng
cao vị thế của phụ nữ ở vùng đồng bào DTTS&MN; giải quyết những vấn đề cấp
thiết đối với phụ nữ và trẻ em, phụ nữ có thai được khám thai định kỳ, sinh con
ở cơ sở y tế hoặc có sự trợ giúp của cán bộ y tế; giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng
thể nhẹ cân xuống dưới 15%.
Bảo vệ và giữ gìn văn hóa truyền thống
các DTTS gắn với phát triển du lịch, trên 90% ấp có nhà sinh hoạt cộng đồng;
phát huy ấp có đội văn hóa, văn nghệ (câu lạc bộ) truyền thống hoạt động thường
xuyên, có chất lượng.
IV. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI
PHÁP THỰC HIỆN
1. Tiếp tục chỉ đạo các cấp, các
ngành thực hiện tốt các nhiệm vụ quy định tại Nghị định số 05/2011/NĐ-CP ngày
14/01/2011 của Chính phủ; Chiến lược công tác dân tộc và Chương trình hành động
thực hiện Chiến lược công tác dân tộc theo Quyết định số 449/QĐ-TTg ngày
12/3/2013 và Quyết định số 2356/QĐ-TTg ngày 04/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ.
2. Tổ chức triển khai thực hiện có hiệu
quả các chương trình, dự án, nhiệm vụ tại Nghị quyết số 88/2019/QH14 ngày
18/11/2019 của Quốc hội và Nghị quyết số 12/NQ-CP ngày 15/02/2020 của Chính phủ
gắn với thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Chương
trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững; và các chính sách dân tộc khác như
chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số; Đề án “Giảm
thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số
giai đoạn 2015 - 2025”...
3. Huy động tối đa các nguồn lực và sử
dụng hiệu quả nguồn lực để tập trung đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế
- xã hội; đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng thiết yếu,
huy động sự vào cuộc của người dân với phương châm nhà nước và nhân dân cùng
làm.
4. Đẩy mạnh công tác đào tạo, tập huấn,
bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác dân tộc từ tỉnh đến
cơ sở; tuyên truyền nâng cao nhận thức cho đồng bào vùng dân tộc về nghĩa vụ và
quyền lợi của công dân, ý thức chấp hành chính sách pháp luật, chủ động từng bước
xóa dần khoảng cách chênh lệch về đời sống vật chất, tinh thần giữa các vùng
trong tỉnh. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới.
5. Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm
tra, giám sát việc tổ chức thực hiện các chính sách dân tộc theo quy định, kịp
thời chấn chỉnh những hạn chế, yếu kém trong việc quản lý, chỉ đạo và tổ chức
triển khai thực hiện các chính sách dân tộc; bảo đảm các Chương trình, dự án,
chính sách dân tộc được thực hiện đúng địa bàn, đúng đối tượng thụ hưởng.
6. Tiếp tục tập trung thực hiện có hiệu
quả “mục tiêu kép” vừa phòng, chống dịch bệnh COVID-19, vừa phát triển kinh tế
- xã hội, bảo đảm an sinh xã hội.
Trên đây là Kế hoạch phát triển kinh
tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2022 lĩnh vực công tác dân tộc
trên địa bàn tỉnh Đồng Nai./.
Nơi nhận:
- Ủy ban Dân tộc;
- Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND tỉnh
(KGVX);
- Ban Dân tộc tỉnh;
- Chánh, Phó Văn phòng UBND tỉnh(KGVX);
- Lưu: VT, KGVX.
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Sơn Hùng
|
BIỂU TỔNG HỢP
DỰ ƯỚC THỰC HIỆN NĂM 2021 VÀ DỰ TOÁN KINH
PHÍ NĂM 2022
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số: 14583/KH-UBND ngày 24 tháng 11 năm 2021)
Đơn vị
tính: đồng
STT
|
Dự
ước kinh phí thực hiện năm 2021
|
Dự
ước kinh phí thực hiện năm 2022
|
Ghi
chú
|
1
|
12.000.000.000
|
16.000.000.000
|
|
BIỂU TỔNG HỢP
DỰ TOÁN KINH PHÍ 3 NĂM 2022 - 2024
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số: 14583/KH-UBND ngày 24 tháng 11 năm 2021)
Đơn vị
tính: đồng
STT
|
Dự
toán kinh phí thực hiện năm 2022
|
Dự
toán kinh phí thực hiện năm 2023
|
Dự
toán kinh phí thực hiện năm 2024
|
Ghi
chú
|
1
|
16.000.000.000
|
14,000,000,000
|
15,000,000,000
|
|