THỰC
HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI CHO ĐỒNG BÀO DÂN
TỘC THIỂU SỐ TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU NĂM 2024
Căn cứ Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 của
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế
- xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai
đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025;
Căn cứ Nghị quyết số 108/NQ-HĐND ngày 10 tháng 12
năm 2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia
phát triển kinh tế-xã hội cho đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu
giai đoạn 2022-2025;
Căn cứ Nghị quyết số 69/NQ-HĐND ngày 08/12/2023 của
Hội đồng nhân dân tỉnh phê duyệt kế hoạch đầu tư công năm 2024 của tỉnh Bà Rịa-Vũng
Tàu;
Thực hiện Kế hoạch số 68-KH/TU ngày 30 tháng 6 năm
2021 của Tỉnh ủy về thực hiện Kết luận số 92-KL/TW, ngày 05/11/2020 của Bộ
Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa XI một số vấn đề về
chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020 trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu và Kế
hoạch số 388-KH/TU ngày 27/4/2020 của Tỉnh ủy về việc triển khai thực hiện Kết
luận số 65-KL/TW ngày 30/10/2019 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị
Quyết số 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về công tác dân tộc
trong tình hình mới;
Thực hiện Quyết định số 2337/QĐ-UBND ngày 15 tháng
8 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc Ban hành Kế hoạch thực hiện Chương
trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội cho đồng bào dân tộc thiểu
số tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu giai đoạn 2021-2025;
Thực hiện Quyết định số 3568/QĐ-UBND ngày 12 tháng
12 năm 2023 của UBND tỉnh về giao chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội,
quốc phòng - an ninh và dự toán thu, chi ngân sách Nhà nước năm 2024.
Theo đề nghị của Ban Dân tộc tại văn bản số
1975/BDT-VP ngày 13/12/2023, Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ban hành Kế
hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội cho
đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu năm 2024, cụ thể như sau:
I. MỤC TIÊU, YÊU CẦU
1. Mục tiêu:
- Phấn đấu đến cuối năm 2024, tỷ lệ hộ nghèo trong
đồng bào dân tộc thiểu số giảm từ 1-1,5 % so với với tỷ lệ hộ nghèo trong đồng
bào DTTS giai đoạn 2022-2025 nhằm góp phần đạt được mục tiêu giảm nghèo chung của
tỉnh.
- Tiếp tục nâng cao đời sống vật chất và tinh thần
cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là vùng đồng bào dân
tộc thiểu số; Giải quyết nhu cầu cấp thiết cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số
nghèo, khó khăn; Phấn đấu tăng tỷ lệ hộ được mắc đồng hồ điện sinh hoạt đạt
0,5%/năm, tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch (nước máy) đạt 2%/năm, tỷ lệ hố xí hợp
vệ sinh theo chuẩn đạt 1,7%/năm, 100% hộ tham gia mô hình phát triển sản xuất
được tập huấn, chuyển giao khoa học kĩ thuật trồng trọt, chăn nuôi; nhà ở của đồng
bào dân tộc ngày càng rộng rãi khang trang hơn, cụ thể:
+ Hỗ trợ xây mới và sửa chữa nhà ở: 164 cái.
+ Hỗ trợ xây nhà tiêu hợp vệ sinh: 112 cái.
+ Hỗ trợ lắp điện sinh hoạt: 63 hộ.
+ Hỗ trợ lắp nước sinh hoạt: 145 hộ.
+ Hỗ trợ phát triển sản xuất cho: 120 hộ.
- Thực hiện đầu tư cơ sở hạ tầng: 13 công trình đường
giao thông thôn, ấp có đông đồng bào dân tộc sinh sống.
- 100% lễ hội của đồng bào dân tộc thiểu số tổ chức
được quan tâm hỗ trợ.
- 100% học sinh con em đồng bào dân tộc thiểu số
theo học các cấp được hỗ trợ tập vở, sách giáo khoa.
- Tăng cường chất lượng và hiệu quả trong công tác
thông tin, tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật và vận động đồng bào dân tộc
thiểu số nâng cao nhận thức về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp
luật của Nhà nước về công tác dân tộc, chính sách dân tộc.
- 100% hộ đồng bào dân tộc thiểu số được hỗ trợ xây
nhà ở và phát triển sản xuất được tạo điều kiện để hỗ trợ vay vốn đối ứng từ
Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh khi có nhu cầu.
- Hỗ trợ ứng dụng công nghệ thông tin cho cán bộ
trong hệ thống chính trị cơ sở; hỗ trợ, tạo điều kiện cho người có uy tín trong
cộng đồng làm hạt nhân chính trị, nòng cốt cơ sở; bồi dưỡng kiến thức về chính
sách dân tộc, công tác dân tộc cho cán bộ, công chức làm công tác dân tộc.
2. Yêu cầu
- Các chính sách hỗ trợ phải đúng đối tượng, địa
bàn, được triển khai đồng bộ, dân chủ, công khai minh bạch; phải có sự phối kết
hợp chặt chẽ giữa các sở, ngành và các địa phương với tổ chức hội, đoàn thể
liên quan.
- Các chính sách triển khai thực hiện không được
trùng lắp đối tượng, công khai, dân chủ, minh bạch, bảo đảm cùng một đối tượng
được hỗ trợ từ nhiều chương trình khác nhau, chỉ được lựa chọn hỗ trợ chính
sách cao nhất.
II. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP
1. Nhiệm vụ (theo phụ lục đính kèm)
2. Giải pháp
2.1. Đẩy mạnh tuyên truyền mục tiêu của Chương
trình sâu rộng đến các cấp, các ngành và đồng bào dân tộc thiểu số nhằm thay đổi
và chuyển biến nhận thức trong công tác dân tộc, chính sách dân tộc, giảm nghèo
vùng đồng bào DTTS.
2.2. Từ nguồn ngân sách tỉnh hỗ trợ, tuyên truyền,
vận động đồng bào dân tộc được thụ hưởng chính sách, thực hiện đối ứng bằng nguồn
vốn tự có của gia đình hoặc nguồn vốn vay từ Ngân hàng Chính sách Xã hội và huy
động nguồn hợp pháp khác theo quy định nhằm đạt được phương châm “nhà nước hỗ
trợ, nhân dân tự làm, cộng đồng giúp đỡ”.
2.3. Đầu tư có trọng tâm, trọng điểm và bền vững, tập
trung cho các xã, thôn, ấp vùng đồng bào dân tộc, để giải quyết kịp thời các vấn
đề bức xúc, cấp bách nhất; ưu tiên hỗ trợ hộ nghèo, hộ khó khăn nhất. Bảo đảm
công khai, dân chủ, phát huy quyền làm chủ và sự tham gia tích cực, chủ động của
cộng đồng và người dân; phát huy tinh thần nội lực vươn lên của đồng bào DTTS.
2.4. Lồng ghép việc thực hiện các chính sách thuộc
Đề án nói chung và các dự án thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển
kinh tế - xã hội cho đồng bào DTTS với Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm
nghèo bền vững; Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới ở các xã,
thôn, ấp vùng đồng bào DTTS của tỉnh
2.5. Tăng cường chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ
thông tin trong công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá tiến độ việc thực hiện
Chương trình ở các sở, ban, ngành và địa phương. Phòng, chống, kịp thời phát hiện
và xử lý nghiêm các hành vi tiêu cực, tham nhũng, lãng phí trong quá trình thực
hiện Chương trình.
III. DỰ KIẾN NGUỒN LỰC THỰC HIỆN
CHƯƠNG TRÌNH
Tổng kinh phí dự kiến thực hiện Chương trình năm
2024 là 118.155,4 triệu đồng, trong đó:
1. Nguồn vốn sự nghiệp: 16.589,4 triệu đồng.
2. Nguồn vốn đầu tư: 100.206 triệu đồng.
3. Nguồn vốn cho vay đối ứng: 1.000 triệu đồng.
4. Nguồn vận động: 360 triệu đồng.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Ban Dân tộc: là Cơ quan Thường trực giúp
việc Ban Chỉ đạo tỉnh có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, đoàn
thể và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố:
- Thẩm tra, rà soát, tham mưu cho UBND tỉnh phân bổ
kinh phí cho các đơn vị triển khai thực hiện.
- Tham mưu UBND tỉnh tổ chức kiểm tra, giám sát,
đánh giá và tổng hợp báo cáo tình hình tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch, định
kỳ 2 lần trong năm.
- Theo dõi, đôn đốc, tổng hợp báo cáo tiến độ, kết
quả triển khai thực hiện cho HĐND, UBND tỉnh, Ủy ban Dân tộc theo quy định tại
Thông tư số 01/2022/TT-UBDT ngày 26 tháng năm năm 2022 của Ủy ban Dân tộc.
2. Sở Tài chính: Căn cứ khả năng cân đối
ngân sách hàng năm, phối hợp với Ban Dân tộc và các đơn vị có liên quan tham
mưu UBND tỉnh bố trí vốn sự nghiệp triển khai Kế hoạch thực hiện Chương trình mục
tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội cho đồng bào dân tộc thiểu số năm 2024
theo quy định của Luật Ngân sách và theo phân cấp ngân sách hiện hành.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Chủ trì, phối hợp
với Ban Dân tộc và UBND các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan liên quan
tham mưu UBND tỉnh cân đối, bố trí vốn đầu tư từ ngân sách địa phương để cơ
quan, đơn vị có liên quan triển khai Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu
quốc gia phát triển kinh tế-xã hội cho đồng bào dân tộc thiểu số năm 2024 theo
quy định của Luật Đầu tư công.
4. Sở Văn hóa và Thể thao: Phối với Ban Dân
tộc và các địa phương tiếp tục tham mưu UBND tỉnh thực hiện các giải pháp để
nâng cao mức hưởng thụ văn hóa cho đồng bào dân tộc; chỉ đạo các đơn vị trực
thuộc phối hợp với cơ quan làm công tác dân tộc đồng cấp rà soát các lễ hội của
đồng bào dân tộc; hướng dẫn, tạo điều kiện để đồng bào phát huy, bảo tồn, giữ
gìn giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp gắn với Phong trào "Toàn dân đoàn
kết xây dựng đời sống văn hóa"; nâng cao chất lượng hoạt động của các thiết
chế văn hóa, thể thao cơ sở nhằm nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho người
kinh cũng như đồng bào dân tộc thiểu số; chú trọng vùng đồng bào dân tộc.
5. Sở Y tế: Phối hợp với các cơ quan có liên
quan triển khai thực hiện hiệu quả chính sách y tế đối với đồng bào dân tộc thiểu
số; tạo điều kiện để đồng bào dân tộc thiểu số được tiếp cận các dịch vụ y tế,
khám, chữa bệnh qua chính sách bảo hiểm y tế; triển khai đầy đủ, kịp thời các
chương trình tiêm chủng mở rộng, dinh dưỡng và an toàn thực phẩm, chống suy
dinh dưỡng ở trẻ em, nâng cao sức khỏe, tầm vóc thanh thiếu niên dân tộc thiểu
số.
6. Sở Giáo dục và Đào tạo: Chủ trì thực hiện
giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục và đạo tạo con em đồng bào dân tộc thiểu
số, Trường phổ thông dân tộc nội trú; tiếp tục chỉ đạo các đơn vị trực thuộc phối
hợp với phòng Dân tộc, Văn phòng UBND các huyện thị xã, thành phố đẩy mạnh công
tác thông tin tuyên truyền trong các trường học về chính sách hỗ trợ giáo dục,
phối hợp thực hiện tốt chính sách hỗ trợ tập vở, sách giáo khoa cho học sinh có
cha hoặc mẹ là người dân tộc thiểu số.
7. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc phối hợp với các địa phương có liên quan tổ chức
triển khai rà soát thẩm định đối tượng thụ hưởng và nhu cầu hỗ trợ về cây con
giống; xây dựng kế hoạch, giải pháp thực hiện để đạt được mục tiêu, chỉ tiêu đề
ra của Chương trình.
8. Sở Lao động - Thương binh và xã hội: Chủ
trì, phối hợp với các sở, ngành có liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố
triển khai thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách giảm nghèo, an sinh xã hội
đối với đồng bào dân tộc thiểu số; hướng dẫn triển khai thực hiện công tác rà
soát hộ nghèo trên địa bàn tỉnh.
9. Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh: Phối hợp
với Ban Dân tộc, Sở Tài chính tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí bảo đảm nguồn
vốn vay; Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc phối hợp với phòng Dân tộc, Văn phòng
UBND các huyện, thị xã, thành phố căn cứ nhu cầu vay vốn đối ứng của đồng bào
dân tộc triển khai thực hiện cho vay kịp thời, hướng dẫn hộ vay sử dụng vốn
đúng mục đích, theo quy định của Ngân hàng Chính sách xã hội.
10. Các sở, ban, ngành tham gia thực hiện Chương
trình: Có trách nhiệm nghiên cứu, xây dựng kế hoạch thực hiện lồng ghép với
các Chương trình, dự án, chính sách khác được giao chủ trì quản lý bảo đảm hiệu
quả, không chồng chéo để hoàn thành mục tiêu đề ra.
11. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh:
- Chủ trì, phối hợp với các tổ chức thành viên đẩy
mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các chính sách thuộc Chương trình cho đoàn
viên, hội viên và đồng bào dân tộc thiểu số nhằm nâng cao nhận thức; Tăng cường
vận động, huy động các nguồn lực xã hội thông qua Quỳ “Vì người nghèo” để góp
phần thực hiện có hiệu quả các chính sách hỗ trợ cho đồng bào dân tộc thiểu số
nghèo.
- Xây dựng Kế hoạch thực hiện giám sát, phản biện
xã hội trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện Chương trình theo quy định.
12. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố:
- Rà soát, xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện
Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế-xã hội cho đồng bào dân tộc
thiểu số năm 2024 trên địa bàn huyện.
- Chỉ đạo, phân công trách nhiệm cho các phòng,
ban, UBND cấp xã trong việc tổ chức thực hiện Chương trình theo nguyên tắc đẩy
mạnh phân cấp và đề cao vai trò, trách nhiệm của cơ sở. Tăng cường vai trò Ban
chỉ đạo cấp huyện, cấp xã trong việc kiểm tra, giám sát việc thực hiện chương
trình, chính sách dân tộc tại địa phương.
- Căn cứ hướng dẫn, tổ chức triển khai thực hiện hiệu
quả nguồn vốn được giao, tránh trùng lặp, chồng chéo đối tượng, danh mục đầu tư
với các chương trình, dự án khác; Bảo đảm tiến độ thực thi, giải ngân nguồn vốn
theo quy định. Tổng hợp, đánh giá và báo cáo tiến độ, kết quả thực hiện theo định
kỳ, đột xuất về UBND tỉnh (thông qua Ban Dân tộc - Thường trực Ban Chỉ đạo tỉnh)
để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh.
- Phối hợp với Ban Dân tộc và các đơn vị liên quan
đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhằm nâng cao nhận thức và sự đồng thuận,
ủng hộ, đóng góp của người dân, doanh nghiệp trong thực hiện Chương trình mục
tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội cho đồng bào dân tộc thiểu số tại địa
phương.
Yêu cầu các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã,
thành phố xây dựng kế hoạch chi tiết và chủ động thực hiện đạt kết quả cao. Định
kỳ báo cáo kết quả thực hiện 6 tháng (trước ngày 30/5) và báo cáo
năm (trước ngày 30/11) về Ban Dân tộc để tổng hợp báo cáo Ủy ban
nhân dân tỉnh, Ủy ban Dân tộc./.
Nơi nhận:
- Ủy ban Dân tộc (b/c);
- TTr.TU, TTr.HĐND tỉnh (b/c);
- Chủ tịch UBND tỉnh (b/c);
- Ban Dân vận TU;
- Các sở, ngành là thành viên BCĐ tỉnh;
- CVP.UBND tỉnh;
- Lưu: VT, VX5
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Đặng Minh Thông
|
PHỤ LỤC
KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC
GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI CHO ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ NĂM 2024
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số 01/KH-UBND ngày 04/01/2024 của UBND tỉnh Bà Rịa
- Vũng Tàu)
STT
|
Nội dung nhiệm
vụ
|
Cơ quan chủ trì
thực hiện
|
Cơ quan phối hợp
|
1
|
Nhóm hỗ trợ trực tiếp cho hộ đồng bào dân tộc
thiểu số
|
|
|
1.1
|
Hỗ trợ xây mới và sửa chữa nhà ở, nhà vệ sinh
|
UBND cấp huyện
|
Ban Dân tộc, các sở, ban, ngành, các phòng, ban
có liên quan và UBND cấp xã, các Hội, đoàn thể tỉnh
|
1.2
|
Hỗ trợ điện, nước sinh hoạt
|
Ban Dân tộc
|
Các Sở: Tài Chính, Xây Dựng, Công Thương Nông nghiệp
và Phát triển Nông thôn; UBND các huyện, thị xã, thành phố; các Hội, đoàn thể
tỉnh
|
1.3
|
Hỗ trợ phát triển sản xuất
|
Sở Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn
|
Ban Dân tộc, sở Tài chính UBND các huyện, thị xã,
thành phố; các Hội, đoàn thể tỉnh.
|
2.
|
Nhóm hỗ trợ về văn hóa, giáo dục
|
|
|
2.1
|
Hỗ trợ lễ hội của đồng bào dân tộc
|
Ban Dân tộc
|
Sở Văn hóa Thể thao, Tài Chính, UBND các huyện,
thị xã, thành phố; các Hội, đoàn thể.
|
2.2
|
Hỗ trợ tập vở, sách giáo khoa cho con em có cha
hoặc mẹ là người dân tộc thiểu số theo học các cấp I, II, III
|
UBND cấp huyện
|
Sở Giáo dục và Đào tạo, Ban Dân tộc, sở Tài
chính, UBND các huyện, thị xã, thành phố; các Hội, đoàn thể tỉnh.
|
3.
|
Nhóm tuyên truyền phổ biến pháp luật
|
|
|
3.1
|
Tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà
nước về công tác dân tộc, chính sách dân tộc
|
Ban Dân tộc
|
Các sở, ban, ngành, có liên quan; UBND cấp huyện
và các hội, đoàn thể tỉnh
|
3.2
|
Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về các nội dung
thực hiện Đề án giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống
trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số
|
4
|
Đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu
|
|
|
4.1
|
Thực hiện 08 công trình đường giao thông thôn, ấp:
- Từ Quốc lộ 55 thuộc địa bàn áp 4 đi suối Bà Bầu,
xã Bưng Riềng.
- Ấp Phú Lộc, Phú Quý, xã Hòa Hiệp/25 hộ.
- Ấp Phú Lâm, Phú Vinh, xã Hòa Hiệp/34 hộ.
- Từ Quốc lộ 55 giáp xã Bông Trang đi Gập Gềnh,
xã Bưng Riềng.
- Ấp 5, ấp 6 xã Hòa Bình/67 hộ.
- Ấp 3, ấp 4 xã Bưng Riềng/23 hộ.
- Ấp 1 xã Bưng Riềng/26 hộ.
- Khu ĐBDT Châu Ro từ ấp 5 qua 7, xã Hòa Bình.
|
UBND huyện Xuyên Mộc
|
Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ban Dân tộc, các đơn vị,
UBND cấp xã có liên quan; các hội, đoàn thể.
|
4.2
|
Thực hiện 02 công trình đường giao thông thôn, ấp.
- Khu vực cụm ấp Liên Đức, xã Xà Bang/160 hộ.
- Ấp Gia Hòa Yên-Đông Linh-Kim Bình, Bình Giã/35
hộ.
|
UBND huyện Châu Đức
|
Sở Kế Hoạch và Đầu tư, Ban Dân tộc, các đơn vị,
UBND cấp xã có liên quan; các hội, đoàn thể.
|
4.3
|
Thực hiện 03 công trình đường giao thông thôn, ấp:
- Tổ 5, thôn Tân Long, xã Châu Pha/15 hộ.
- Khu phố 10, phường Hắc Dịch: 24 hộ.
- Tổ 1 -tổ 8, ấp Cầu Mới, xã Sông Xoài: 21 hộ.
|
UBND Thị xã Phú Mỹ
|
Sở Kế Hoạch và Đầu tư, Ban Dân tộc, các đơn vị,
UBND cấp xã có liên quan; các hội, đoàn thể.
|
5
|
Kiểm tra giám sát việc triển khai thực hiện
Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội cho đồng bào dân tộc
thiểu số năm 2024
|
Ban Dân tộc
|
Các sở, ban, ngành, Đoàn thể và UBND các huyện có
liên quan
|