HỘI
ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
108/NQ-HĐND
|
Bà
Rịa - Vũng Tàu, ngày 10 tháng 12 năm 2021
|
NGHỊ QUYẾT
PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
CHO ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU GIAI ĐOẠN 2022 - 2025
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU
KHÓA VII, KỲ HỌP THỨ TƯ
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa
phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ sung một số
điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22
tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Đầu tư công ngày 13
tháng 6 năm 2019;
Căn cứ Nghị quyết số 88/2019/QH14
ngày 18 tháng 11 năm 2019 của Quốc hội phê duyệt Đề án tổng thể phát triển kinh
tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền
núi giai đoạn 2021 - 2030;
Căn cứ Nghị quyết số 120/2020/QH14
ngày 19 tháng 6 năm 2020 của Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư chương trình mục
tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số
và miền núi giai đoạn 2021 - 2030;
Căn cứ Nghị định số 40/2020/NĐ-CP
ngày 06 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của
Luật Đầu tư công;
Căn cứ Nghị quyết số 12/NQ-CP ngày
15 tháng 02 năm 2020 của Chính phủ Triển khai thực hiện Nghị quyết số
88/2019/QH14 ngày 18 tháng 11 năm 2019 của Quốc hội về phê duyệt Đề án tổng thể
phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc
thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030;
Căn cứ Quyết định số 1409/QĐ-TTg
ngày 15 tháng 9 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ ban hành kế hoạch triển khai
Nghị quyết số 120/2020/QH14 ngày 19 tháng 6 năm 2020 của Quốc hội về phê duyệt
chủ trương đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn
2021 - 2030;
Căn cứ Quyết định số 1719/QĐ-TTg
ngày 14 tháng 10 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục
tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng
bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 -
2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025;
Xét Tờ trình số 201/TTr-UBND ngày
01 tháng 11 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc quyết định chủ trương đầu
tư thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội cho đồng
bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2022 - 2025; Báo cáo
thẩm tra số 184/BC-VHXH ngày 24 tháng 11 năm 2021 của Ban Văn hóa - Xã hội Hội
đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia phát
triển kinh tế - xã hội cho đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
giai đoạn 2022 - 2025 (có Chương trình kèm theo), với những nội dung chính như
sau:
1. Mục tiêu đầu
tư
a) Mục tiêu tổng quát
Thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc
gia phát triển kinh tế - xã hội cho đồng bào dân tộc thiểu số tại tỉnh Bà Rịa -
Vũng Tàu giai đoạn 2022 - 2025 để giải quyết các vấn đề bức thiết của đồng bào
dân tộc thiểu số: giải quyết nhu cầu nhà ở, nhà tiêu hợp vệ sinh và tiếp cận
các tiện ích công cộng (điện, nước sạch); phát triển sản xuất nông nghiệp, lâm
nghiệp, thúc đẩy giảm nghèo, đảm bảo sinh kế bền vững, thu hẹp khoảng cách về mức
sống, thu nhập của đồng bào dân tộc thiểu số so với bình quân chung của tỉnh; đầu
tư kết cấu hạ tầng thiết yếu, phát triển giáo dục đào tạo, nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực; phát triển văn hóa, xóa bỏ các phong tục tập quán lạc hậu đi đôi với giữ gìn, phát huy bản sắc
văn hóa tốt đẹp của các dân tộc; bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn
xã hội, tuyên truyền và biểu dương, tôn vinh điển hình tiên tiến; củng cố, tăng
cường khối đại đoàn kết các dân tộc.
b) Mục tiêu cụ thể
- Thu nhập bình quân của người dân tộc
thiểu số tăng ít nhất 2,0 lần so với năm 2020; giảm tỷ lệ hộ nghèo trong đồng
bào dân tộc thiểu số hàng năm từ 3%-5%, đến năm 2025 giảm còn dưới 2% theo chuẩn
nghèo mới.
- Phấn đấu đạt 99,5% hộ đồng bào dân
tộc thiểu số có nhà ở đạt tiêu chuẩn từ bán kiên cố trở lên; trên 95,5% hộ sử dụng
nhà tiêu hợp vệ sinh theo chuẩn; trên 99,8% hộ được sử dụng điện thường xuyên;
trên 83% hộ được sử dụng nước máy, qua đó gia tăng hộ sử dụng nước sinh hoạt hợp
vệ sinh đạt trên 99,8%.
- 100% thôn, ấp có đông đồng bào dân
tộc thiểu số sinh sống có đường giao thông được cứng hóa và cơ sở hạ tầng thiết
yếu đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
- Hỗ trợ nhằm thúc đẩy chuyển biến
tích cực trong sự nghiệp giáo dục - đào tạo cho con em đồng bào dân tộc thiểu số;
phấn đấu trên 98% trẻ em dân tộc thiểu số nhập học đúng tuổi bậc tiểu học; trên
98% hoàn thành chương trình tiểu học và trên 98% người dân tộc thiểu số trong độ
tuổi 15 đến hết tuổi lao động biết chữ phổ thông.
- Hỗ trợ trực tiếp cho sản xuất (giống
cây trồng, vật nuôi, vật tư nông nghiệp đầu vào, chuồng trại chăn nuôi); nâng
cao kiến thức, trình độ, năng lực sản xuất (tập huấn cho hộ gia đình; tham quan
học tập kinh nghiệm...), đẩy mạnh giảm nghèo, cải thiện và nâng cao đời sống vật
chất, tinh thần một cách bền vững nhằm giảm dần sự chênh lệch khoảng cách phát
triển trong đồng bào dân tộc thiểu số so với mặt bằng chung của tỉnh.
- Tăng cường chất lượng và hiệu quả của
công tác thông tin, tuyên truyền vận động thúc đẩy chuyển biến về nhận thức và
ý thức tự giác chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật
của Nhà nước trong đồng bào dân tộc thiểu số; củng cố và phát huy vai trò của
người có uy tín; thúc đẩy bình đẳng giới; tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc,
xây dựng xã hội lành mạnh, sống và làm việc theo Hiến pháp, pháp luật, củng cố
niềm tin của đồng bào với Đảng, Nhà nước.
- Nâng cao nhận thức và ý thức pháp
luật, chuyển đổi hành vi trong hôn nhân của đồng bào dân tộc thiểu số, góp phần
ngăn chặn, hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng tảo hôn và không để xảy ra trường
hợp hôn nhân cận huyết thống trong đồng bào dân tộc thiểu số.
- Hỗ trợ lễ hội, Tết truyền thống của
các đồng bào dân tộc thiểu số nhằm bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống
đặc sắc, nâng cao đời sống tinh thần cho đồng bào.
2. Đối tượng thụ
hưởng và nguyên tắc thực hiện
a) Các xã, thôn (ấp) có đồng bào dân
tộc thiểu số và các hộ dân tộc thiểu số sinh sống trên địa bàn tỉnh Bà Rịa -
Vũng Tàu.
b) Trường hợp đối tượng thụ hưởng
cùng một chính sách hỗ trợ quy định ở nhiều văn bản khác nhau thì chỉ được hưởng
một mức hỗ trợ cao nhất.
3. Quy mô
a) Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thiết
yếu: 532.623 triệu đồng.
- Đầu tư 168.992 m đường giao thông:
498.383 triệu đồng.
- Đầu tư 44.600 m đường nước sinh hoạt:
22.300 triệu đồng.
- Đầu tư 9.700 m đường điện sinh hoạt:
11.940 triệu đồng.
(chi tiết về đầu tư cơ sở hạ tầng
thiết yếu theo Phụ lục 2 đính kèm)
b) Hỗ trợ trực tiếp cho hộ gia đình đồng
bào dân tộc: 51.640 triệu đồng, gồm:
- Hỗ trợ xây mới và sửa chữa nhà ở: 730 căn, kinh phí: 33.000 triệu đồng (Nhà nước hỗ trợ
33.000 triệu đồng; hộ dân đối ứng 7.400 triệu đồng), trong đó:
+ Hỗ trợ xây mới: 370 căn với tổng
kinh phí 22.200 triệu đồng (trong đó Nhà nước hỗ trợ 60 triệu đồng/căn, hộ dân
đối ứng kinh phí tối thiểu 20 triệu đồng/căn). Đối với hộ nghèo được thụ hưởng
chính sách nhà ở ngoài mức kinh phí hỗ trợ của Nhà nước, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam tỉnh hỗ trợ vận động 20 triệu đồng/căn.
+ Hỗ trợ sửa chữa nhà ở: 360 căn với
tổng kinh phí 10.800 triệu đồng (trong đó Nhà nước hỗ trợ 30 triệu đồng/căn).
- Hỗ trợ nhà tiêu hợp vệ sinh: 600
cái, kinh phí: 9.000 triệu đồng.
- Hỗ trợ điện sinh hoạt: 250 hộ, kinh
phí: 2.500 triệu đồng.
- Hỗ trợ nước sinh hoạt: 595 hộ, kinh
phí: 7.140 triệu đồng.
c) Hỗ trợ về văn hóa, giáo dục:
23.573 triệu đồng.
- Văn hóa: hỗ trợ 75 lượt các lễ hội
văn hóa, với kinh phí 750 triệu đồng.
- Giáo dục: hỗ trợ tập vở học sinh,
sách giáo khoa cho 38.038 em học sinh phổ thông dân tộc, với kinh phí 22.823
triệu đồng.
d) Hỗ trợ phát triển sản xuất: 10.000
triệu đồng.
Hỗ trợ con giống phát triển sản xuất
và tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật chăn nuôi cho 500 hộ đồng bào dân tộc
thiểu số trên địa bàn tỉnh.
đ) Tuyên truyền phổ biến pháp luật:
4.145 triệu đồng.
- Tổ chức 62 lớp tuyên truyền chủ
trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cho khoảng 8.000 người với kinh phí
1.200 triệu đồng.
- Triển khai dự án giảm thiểu tình trạng
tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số với
kinh phí 2.945 triệu đồng.
(chi tiết về các nội dung hỗ trợ theo
Phụ lục 1 đính kèm)
4. Tổng vốn thực
hiện Chương trình
Tổng vốn là: 634.381 triệu đồng (Sáu
trăm ba mươi bốn tỷ, ba trăm tám mươi mốt triệu đồng). Trong đó:
- Vốn đầu tư:
532.623 triệu đồng.
- Vốn sự nghiệp: 89.358 triệu đồng.
- Vốn đối ứng:
12.400 triệu đồng. Trong đó:
+ Vốn hộ dân tự có: 7.400 triệu đồng.
+ Vốn vay: 5.000 triệu đồng (nguồn vốn
vay được bố trí qua Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh cho các hộ dân vay).
5. Cơ cấu nguồn vốn
- Nguồn vốn: Ngân sách cấp tỉnh, ngân
sách cấp huyện (hỗ trợ phát triển sản xuất) và vốn đối ứng (vốn hộ dân tự có và
vốn vay).
- Khả năng cân đối vốn: Giai đoạn
2022 - 2025.
6. Cơ quan thực
hiện
- Ban Dân tộc chủ trì tổ chức triển
khai thực hiện các hạng mục hỗ trợ thuộc nguồn vốn sự nghiệp của Nghị quyết
này.
- UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ
chức triển khai thực hiện các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng thuộc nguồn vốn đầu tư
của Nghị quyết này.
7. Địa điểm thực
hiện: Các xã, thôn (ấp) có đồng bào dân tộc thiểu
số và các hộ dân tộc thiểu số sinh sống trên địa bàn tỉnh.
8. Thời gian thực
hiện: Giai đoạn 2022 - 2025.
9. Tiến độ thực
hiện: Đến hết năm 2025.
Điều 2. Tổ chức thực hiện
1. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức
triển khai thực hiện Nghị quyết này.
2. Giao Thường trực Hội đồng nhân
dân, các Ban Hội đồng nhân dân, các Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội
đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết.
Điều 3. Điều khoản thi hành
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân
dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu Khóa VII, Kỳ họp thứ Tư thông qua ngày 10 tháng 12
năm 2021 và có hiệu lực từ ngày thông qua./.
PHỤ LỤC 1
TỔNG HỢP NỘI DUNG HỖ TRỢ THỰC HIỆN CHƯƠNG
TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CHO ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU
SỐ GIAI ĐOẠN 2022 – 2025
(Kèm theo Nghị quyết số 108/NQ-HĐND ngày 10 tháng 12 năm 2021
của Hội đồng nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu)
Đơn vị
tính: Triệu đồng
Stt
|
Tên
hạng mục
|
Đơn vị
|
Tổng
|
2022
|
2023
|
2024
|
2025
|
Số
lượng
|
Kinh
phí
|
SL
|
Kinh
phí
|
SL
|
Kinh
phí
|
SL
|
Kinh
phí
|
SL
|
Kinh
phi
|
|
Vốn sự nghiệp
|
|
|
89,358
|
|
25,231
|
|
23,721
|
|
20,828
|
|
19,578
|
I
|
Hỗ trợ trực tiếp
|
|
|
51,640
|
|
15,590
|
|
14,480
|
|
11,430
|
|
10,140
|
1
|
Hỗ trợ về nhà ở
|
Cái
|
730
|
33,000
|
214
|
9,810
|
201
|
9,180
|
164
|
7,380
|
151
|
6,630
|
|
- Xây mới
|
Cái
|
370
|
22,200
|
113
|
6,780
|
105
|
6,300
|
82
|
4,920
|
70
|
4,200
|
|
- Sửa chữa
|
Cái
|
360
|
10,800
|
101
|
3,030
|
96
|
2,880
|
82
|
2,460
|
81
|
2,430
|
2
|
Nhà tiêu
|
Cái
|
600
|
9,000
|
192
|
2,880
|
192
|
2,880
|
112
|
1,680
|
104
|
1,560
|
3
|
Điện sinh hoạt
|
Hộ
|
250
|
2,500
|
68
|
680
|
68
|
680
|
63
|
630
|
51
|
510
|
4
|
Nước sinh hoạt
|
Hộ
|
595
|
7,140
|
185
|
2,220
|
145
|
1,740
|
145
|
1,740
|
120
|
1,440
|
II
|
Văn hóa, giáo dục
|
|
|
23,573
|
|
5,771
|
|
5,841
|
|
5,928
|
|
6,033
|
1
|
Văn hóa
|
Lễ hội
|
75
|
750
|
18
|
180
|
18
|
180
|
18
|
180
|
21
|
210
|
|
- Hỗ trợ lễ hội
|
|
75
|
750
|
18
|
180
|
18
|
180
|
18
|
180
|
21
|
210
|
2
|
Giáo dục
|
Em
|
38,038
|
22,823
|
9,318
|
5,591
|
9,435
|
5,661
|
9,580
|
5,748
|
9,705
|
5,823
|
|
- Hỗ trợ tập vở,
SGK
|
|
38,038
|
22,823
|
9,318
|
5,591
|
9,435
|
5,661
|
9,580
|
5,748
|
9,705
|
5,823
|
III
|
Phát triển sản xuất
|
Hộ
|
500
|
10,000
|
140
|
2,800
|
120
|
2,400
|
120
|
2,400
|
120
|
2,400
|
|
- Hỗ trợ cây,
con giống
|
|
500
|
10,000
|
140
|
2,800
|
120
|
2,400
|
120
|
2,400
|
120
|
2,400
|
IV
|
Tuyên truyền PBGDPL
|
|
|
4,145
|
|
1,070
|
|
1,000
|
|
1,070
|
|
1,005
|
1
|
Tổ chức các lớp tuyên truyền, phổ
biến giáo dục pháp luật
|
Người
|
8,000
|
1,200
|
2,000
|
300
|
2,000
|
300
|
2,000
|
300
|
2,000
|
300
|
2
|
Đề án "Giảm thiểu tình trạng tảo
hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS&MN"
|
Triệu
đồng
|
|
2,945
|
|
770
|
|
700
|
|
770
|
|
705
|
V
|
Vốn đầu tư cơ sở hạ tầng (115)
|
|
|
532,623
|
|
198,033
|
|
136,758
|
|
100,206
|
|
97,626
|
1
|
Đường Giao thông (87)
|
M
|
168,992
|
498,383
|
59,466
|
163,793
|
48,059
|
136,758
|
32,210
|
100,206
|
29,257
|
97,626
|
2
|
Nước Sinh hoạt
(08)
|
M
|
44,600
|
22,300
|
44,600
|
22,300
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
3
|
Điện hạ thế (20)
|
M
|
9,700
|
11,940
|
9,700
|
11,940
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
Tổng
cộng
|
|
621,981
|
-
|
223,264
|
-
|
160,479
|
-
|
121,034
|
-
|
117,204
|
|
TỔNG CÁC NGUỒN VỐN PHÂN KỲ THEO
NĂM
Stt
|
2022
|
2023
|
2024
|
2025
|
TỔNG
CỘNG
|
Vốn
sự nghiệp
|
Vốn
đầu tư
|
Vốn
sự nghiệp
|
Vốn
đầu tư
|
Vốn
sự nghiệp
|
Vốn
đầu tư
|
Vốn
sự nghiệp
|
Vốn
đầu tư
|
Vốn
sự nghiệp
|
Vốn
đầu tư
|
1
|
25,231
|
198,033
|
23,721
|
136,758
|
20,828
|
100,206
|
19,578
|
97,626
|
89,358
|
532,623
|
2
|
223,264
|
160,479
|
121,034
|
117,204
|
621,981
|
PHỤ LỤC 2
TỔNG HỢP NỘI DUNG ĐẦU TƯ THỰC HIỆN CHƯƠNG
TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CHO ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU
SỐ GIAI ĐOẠN 2022 - 2025
(Kèm theo Nghị quyết số 108/NQ-HĐND ngày 10 tháng 12 năm 2021
của Hội đồng nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu)
Đơn vị
tính: Triệu đồng
Tên
công trình/Phân kỳ đầu tư/Chủ chương trình
|
Đơn
vị (m)
|
Giá
trị
|
Kết
cấu công trình
|
Địa
điểm đầu tư/ Số hộ ĐBDT thiểu số thụ hưởng
|
Ghi
chú
|
Hiện
trạng
|
Đầu
tư thành
|
1
|
2
|
3
|
4
|
5
|
6
|
7
|
A - Năm 2022
|
|
198,033
|
|
|
|
|
I- Huyện Xuyên Mộc (09)
|
|
76,960
|
|
|
|
|
1. Đường giao thông (09)
|
31,095
|
76,960
|
|
|
|
|
|
3,100
|
3,500
|
Đá
xô bồ
|
Láng
nhựa
|
Đường trụ sở Ấp 2, đường Phường Hạnh,
đường vào Láng Bè, xã Hòa Bình
|
Bổ
sung theo VB số 11624/UBND-VP ngày 23/10/2020 của UBND tỉnh
|
|
5,100
|
12,240
|
Đường
đất
|
BTXM
|
Ấp Nhân Trung - Nhân Trí - Nhân
Nghĩa - Nhân Phước, xã Xuyên Mộc/ 70 hộ
|
|
|
4,300
|
10,320
|
Đường
đất
|
BTXM
|
Ấp Nhân Hòa, xã Xuyên Mộc/55 hộ
|
|
|
4,000
|
10,400
|
Đường
đất
|
BTXM
|
Ấp 1 và ấp 2B, xã Bàu lâm (vận chuyển
đi lại)
|
|
|
1,350
|
3,624
|
Đá
xô bồ
|
Láng
nhựa
|
Ấp khu I, xã Bình Châu/ 20 hộ
|
|
|
3,925
|
7,900
|
Đường
đất
|
BT
xi măng
|
Ấp Thèo Nèo, Láng Găng, Bình Tiến,
Khu I, Thanh Bình I, Thanh Bình II, Bình An, Bình Trung, Bình Minh, xã Bình
Châu
|
|
|
4,600
|
11,040
|
Đường
đất
|
BT
xi măng
|
Ấp Phú Thiện, Phú Vinh, xã Hòa Hiệp/
20 hộ
|
|
|
1,300
|
4,940
|
Đường
xuống cấp
|
BT
nhựa
|
Ấp 2, ấp 4, xã Bưng Riềng/ 31 hộ
|
|
|
3,420
|
12,996
|
Đường
nhựa xuống cấp
|
BT
nhựa
|
Ấp 3, xã Bàu Lâm/ (Đi vào khu ĐBDT)
|
|
II- Huyện Châu Đức (27)
|
|
87,710
|
|
|
|
|
1. Đường giao thông (15)
|
24,400
|
75,630
|
|
|
|
|
|
1,100
|
3,520
|
Đá
xô bồ
|
BT
nhựa
|
Tổ thôn Sông
Xoài 3, xã Láng Lớn/15 hộ (2 nhánh)
|
|
|
1,500
|
4,800
|
Đường
đất
|
BT
nhựa
|
Tổ 3,5 Tân
giao Láng Lớn (3 nhánh/ 30 hộ)
|
|
|
1,700
|
5,440
|
Đá
xô bồ
|
BT
nhựa
|
Tổ 4,6, thôn
Tân Giao, xã Láng Lớn (2 Nhánh/ 30 hộ)
|
|
|
2,200
|
7,040
|
Đá
xô bồ
|
BT
nhựa
|
Tổ 78, thôn
Hoa Long, xã Kim Long / 150 hộ
|
|
|
800
|
2,560
|
Đá
xô bồ
|
BT
nhựa
|
Tổ 80, thôn
Hoa Long, xã Kim Long / 150 hộ
|
|
|
2,000
|
6,400
|
Đường
đất
|
BT
nhựa
|
Tổ 1 Kim Bình
- nhà ông Rãi- Kênh thủy lợi (3 nhánh)
|
|
|
1,000
|
3,200
|
Đường
đất
|
BT
nhựa
|
Ấp Kim Bình giáp ranh Bàu Chinh 12
hộ
|
|
|
900
|
2,880
|
Đường
đất
|
BT
nhựa
|
Đường cổng
chào- Lô cao su Hoàng Giao TT Ngãi Giao
|
|
|
1,200
|
3,840
|
Đường đất
|
BT
nhựa
|
Đường hàng 6 Lộc Hòa đi chùa Ngãi
Giao
|
|
|
2,000
|
4,600
|
Đường đất
|
BT
nhựa
|
Đường KCF (Kênh thủy lợi) 25 hộ
|
|
|
3,000
|
9,600
|
Đá
xô bồ
|
BT
nhựa
|
Thôn Phước Cường, xã Cù Bị /18 hộ
|
|
|
1,300
|
3,510
|
Đường
đất
|
BT
nhựa
|
Tổ 6 thôn 1
Bình Trung 17 hộ
|
|
|
2,200
|
7,040
|
Đường
đất
|
BT
nhựa
|
Đường tổ 6 đi tổ 7 Ruộng tre thôn 1 Binh Trung 30 hộ
|
|
|
2,000
|
6,400
|
Đá
xô bồ
|
BT
nhựa
|
Tổ 6 ấp Lộc
Hòa, Bình Giã 12 hộ
|
|
|
1,500
|
4,800
|
Đường
đất
|
BT
nhựa
|
Đường Ấp Liên Sơn
, Xà Bang
|
|
2. Công trình điện hạ thế (06)
|
7,400
|
9,180
|
|
|
|
|
|
900
|
1,080
|
|
Điện
hạ thế
|
Tổ 1,2,3 Thôn
Lồ Ô, xã Đá Bạc/ 10 hộ
|
|
|
1,300
|
1,710
|
|
Điện
hạ thế
|
Tổ 3,4,6, Bình
Sơn, Đá Bạc/ 12 hộ
|
|
|
1,400
|
1,830
|
|
Điện
hạ thế
|
Tổ 2,4 Bàu Điển,
xã Đá Bạc/13 hộ.
|
|
|
500
|
600
|
|
Điện
hạ thế
|
Tổ 1 Kim Bình
- Nhà ông Rãi/ 18 hộ
|
|
|
300
|
360
|
|
Điện
hạ thế
|
Tổ 7 thôn 1
Bình Trung/ 11 hộ
|
|
|
3,000
|
3,600
|
|
Điện
SH
|
Thôn Phước Cường, xã Cù Bị /18 hộ
|
|
3. Công trình nước sinh hoạt (06)
|
5,800
|
2,900
|
|
|
|
|
|
1,200
|
600
|
|
Nước
SH
|
Ấp Suối Lúp, xã Bình ba/ 13 hộ
|
|
|
800
|
400
|
|
Nước
SH
|
Tổ 11 Suối
Lúp, Bình Ba 11/hộ
|
|
|
500
|
250
|
|
Nước
SH
|
Tổ 3 Ấp Suối
Lúp, Bình Ba/ 10 hộ
|
|
|
300
|
150
|
|
Nước
SH
|
Tổ 7 thôn 1 Bình Trung/ 11 hộ
|
|
|
500
|
250
|
|
Nước
SH
|
Thôn Sơn Thành xã Sơn Bình 12 hộ
|
|
|
2,500
|
1,250
|
|
Nước
SH
|
Tổ 23,26 Hiệp
Long Kim Long 45 hộ
|
|
III - Huyện Đất Đỏ (02)
|
|
3,400
|
|
|
|
|
1. Công trình điện hạ thế (01)
|
2,000
|
2,400
|
|
|
|
|
|
2,000
|
2,400
|
|
Điện
SH
|
Ấp Tân Thuận, Xã Long Tân
|
|
2. Công trình nước sinh hoạt (01)
|
2,000
|
1,000
|
|
|
|
|
|
2,000
|
1,000
|
|
Nước
SH
|
Xã Láng Dài
|
|
IV - Thị xã Phú Mỹ (20)
|
|
29,963
|
|
|
|
|
1. Đường giao thông (06)
|
3,971
|
11,203
|
|
|
|
|
|
311
|
870
|
Đá
xô bồ
|
BT
xi măng
|
Thôn Tân Châu, xã Châu Pha/40 hộ
|
|
|
1,510
|
4,228
|
Đá
xô bồ
|
BT
nhựa
|
Khu phố 1, phường
Hắc Dịch; 28 hộ
|
|
|
900
|
2,520
|
Đá
xô bồ
|
BT
xi măng
|
Tổ 1-tổ 5, ấp Sông Xoài 1, xã Sông
Xoài; 51 hộ
|
|
|
450
|
1,189
|
Đá
xô bồ
|
BT
xi măng
|
Thôn Tân Châu, xã Châu Pha/28 hộ
|
|
|
500
|
1,717
|
Đá
xô bồ
|
BT
xi măng
|
Đường tổ 3, KP
3, phường Hắc Dịch
|
|
|
300
|
679
|
Đá
xô bồ
|
BT
xi măng
|
Đường tổ 8, KP 1, phường Hắc Dịch
|
|
2. Công trình điện hạ thế (01)
|
300
|
360
|
|
|
|
|
|
300
|
360
|
|
Điện
SH
|
Tổ 3, Tân
Châu, xã Châu Pha; 10 hộ
|
|
3. Công trình nước sinh hoạt (13)
|
36,800
|
18,400
|
|
|
|
|
|
600
|
300
|
|
Nước
SH
|
Tổ 3, Tân
Châu, xã Châu Pha; 10 hộ
|
|
|
11,500
|
5,750
|
|
Nước
SH
|
Tổ 4,5,6,7 ấp Sông Xoài 1, Sông Xoài; 69 hộ
|
|
|
1,200
|
600
|
|
Nước
SH
|
Tổ 7, tổ 10 Khu
phố 3, Hắc Dịch; 15 hộ
|
|
|
6,000
|
3,000
|
|
Nước
SH
|
Tổ 5, Khu phố
1, phường Hắc Dịch; 50 hộ
|
|
|
3,000
|
1,500
|
|
Nước
SH
|
Tổ 4, ấp Sông Xoài 2, xã Sông Xoài;
42 hộ
|
|
|
1,400
|
700
|
|
Nước
SH
|
Tổ 3, ấp Cầu Ry, xã Sông Xoài; 15 hộ
|
|
|
1,500
|
750
|
|
Nước
SH
|
Tổ 1, tổ 2, Phước Bình, xã Sông
Xoài; 15 hộ
|
|
|
2,400
|
1,200
|
|
Nước
SH
|
Tổ 1, tổ 2, ấp Sông Xoài 2, xã Sông
Xoài; 37 hộ
|
|
|
2,500
|
1,250
|
|
Nước
SH
|
Bàu Phượng, Tân Hà, xã Châu Pha; 37
hộ
|
|
|
2,500
|
1,250
|
|
Nước
SH
|
Tổ 1, ấp Sông Xoài 1, xã Sông Xoài;
38 hộ
|
|
|
1,200
|
600
|
|
Nước
SH
|
Tổ 3, ấp Cầu Ry, xã Sông Xoài; 15 hộ
|
|
|
1,500
|
750
|
|
Nước
SH
|
Tổ 4, tổ 5, ấp Cầu Ry, xã Sông
Xoài; 40 hộ
|
|
|
1,500
|
750
|
|
Nước
SH
|
Tổ 4, ấp Phước Bình, xã Sông Xoài;
30 hộ
|
|
B - Năm 2023
|
|
136,758
|
|
|
|
|
I -
Huyện Xuyên Mộc (11)
|
|
90,170
|
|
|
|
|
1. Đường giao thông (11)
|
33,140
|
90,170
|
|
|
|
|
|
4,250
|
11,050
|
Đá
xô bồ
|
Láng
nhựa
|
Ấp 2B, tổ 5, ấp
4, xã Bàu Lâm/ 25 hộ
|
|
|
2,200
|
5,720
|
Đá
xô bồ
|
Láng
nhựa
|
Suối Lê 3-1, Suối Lê 3-7, xã Tân
Lâm/ 14 hộ
|
|
|
1,300
|
3,380
|
Đá
xô bồ
|
Láng
nhựa
|
Ấp 3 và ấp 2B, xã Bàu Lâm (vận chuyển
nông sản)
|
|
|
1,980
|
4,980
|
Đá
xô bồ
|
Láng
nhựa
|
Ấp Thèo Nèo, xã Bình Châu/ 15 hộ
|
|
|
1,490
|
3,988
|
Đá
xô bồ
|
Láng
nhựa
|
Ấp Bình Thắng, xã Bình Châu (vận
chuyển, đi lại)
|
|
|
1,920
|
4,992
|
Đá
xô bồ
|
Láng
nhựa
|
Ấp Phú Lộc, xã Hòa Hiệp/ 22 hộ
|
|
|
4,800
|
12,480
|
Đá
xô bồ
|
Láng
nhựa
|
Ấp 1, xã Bưng Riềng/20 hộ
|
|
|
5,300
|
12,720
|
Đường
đất
|
BT
xi măng
|
Ấp Phú Lâm, xã Hòa Hiệp/55 hộ
|
|
|
3,400
|
8,840
|
Đá
xô bồ
|
Láng
nhựa
|
Ấp 1-6, xã Hòa Bình/ 30 hộ
|
|
|
3,300
|
8,580
|
Đá
xô bồ
|
Láng
nhựa
|
Đường từ Suối Lê đi Suối Đá, xã
Bưng Riềng
|
|
|
3,200
|
13,440
|
Đường
nhựa xuống cấp
|
BT
nhựa
|
Tổ 20 dân tộc Châu Ro, ấp 5, xã Hòa
Bình
|
|
II- Huyện Châu Đức (08)
|
|
38,400
|
|
|
|
|
1. Đường giao thông (08)
|
12,000
|
38,400
|
|
|
|
|
|
2,500
|
8,000
|
Đường
đất
|
BT
nhựa
|
Tổ 5,6 Tân
Giao Láng Lớn (4 nhánh / 30 hộ)
|
|
|
1,500
|
4,800
|
Đường
đất
|
BT
nhựa
|
Tổ 6,7 khu nghĩa địa Tân Giao Láng
Lớn (2 nhánh / 24 hộ)
|
|
|
1,200
|
3,840
|
Đường
đất
|
BT
nhựa
|
Hẻm 159, ấp Kim Giao (2 Nhánh 24 hộ
)
|
|
|
1,000
|
3,200
|
Đá
xô bồ
|
BT
nhựa
|
Tổ 79, thôn
Hoa Long, Kim Long/98 hộ
|
|
|
1,100
|
3,520
|
Đá
xô bồ
|
BT
nhựa
|
Tổ 76, thôn Hoa Long, Kim Long/78 hộ
|
|
|
2,300
|
7,360
|
Đá
xô bồ
|
BT
nhựa
|
Đường hàng 10 Lộc Hòa - Nghi Lộc xã
Bình Giã/ 34 hộ
|
|
|
800
|
2,560
|
Đá
xô bồ
|
BT
nhựa
|
Tổ 3 Kim Bình,
đất nhà ông tuấn 14 hộ
|
|
|
1,600
|
5,120
|
Đường
đất
|
BT
nhựa
|
Tổ 7,8,11 Thôn Hửu Phước, Suối Nghệ
|
|
III-
Thị xã Phú Mỹ (04)
|
|
8,188
|
|
|
|
|
1. Đường giao thông (04)
|
2,919
|
8,188
|
|
|
|
|
|
444
|
1,244
|
Đá
xô bồ
|
BT
xi măng
|
Tổ 1, thôn Tân Trung, xã Châu Pha/
35 hộ
|
|
|
325
|
910
|
Đá
xô bồ
|
BT
xi măng
|
Tổ, 1 thôn Tân
Hà, xã Châu Pha/14 hộ
|
|
|
1,000
|
2,814
|
Đá
xô bồ
|
BT
xi măng
|
Khu phố 10, phường Hắc Dịch; 28 hộ
|
|
|
1,150
|
3,220
|
Đá
xô bồ
|
BT
xi măng
|
1-tổ 5, ấp Sông Xoài 2, xã Sông
Xoài; 43 hộ
|
|
C - Năm 2024
|
|
100,206
|
|
|
|
|
I -
Huyện Xuyên Mộc (08)
|
|
64,910
|
|
|
|
|
1. Đường giao thông (08)
|
20,890
|
64,910
|
|
|
|
|
|
3,880
|
10,088
|
Đá
xô bồ
|
Láng
nhựa
|
Đường từ Quốc lộ 55 thuộc địa bàn ấp
4 đi Suối Bà Bầu, xã Bưng Riềng
|
|
|
3,700
|
9,620
|
Đá
xô bồ
|
Láng
nhựa
|
Phú Lộc, Phú Quý, xã Hòa Hiệp/ 25 hộ
|
|
|
1,900
|
4,940
|
Đá
xô bồ
|
Láng
nhựa
|
Phú Lâm, Phú Vinh, xã Hòa Hiệp/ 34
hộ
|
|
|
3,200
|
8,320
|
Đá
xô bồ
|
Láng
nhựa
|
Đường từ Quốc lộ 55 giáp xã Bông
Trang đi Gập Gềnh, xã Bưng Riềng
|
|
|
3,400
|
12,920
|
Đường
xuống cấp
|
BT
nhựa
|
Ấp 5, ấp 6, xã Hòa bình/ 67 hộ
|
|
|
1,330
|
4,988
|
Đường
xuống cấp
|
BT
nhựa
|
Ấp 3-4, xã Bưng Riềng/ 23 hộ
|
|
|
1,680
|
6,384
|
Đường
xuống cấp
|
BT
nhựa
|
Ấp 1, xã Bưng Riền/ 26 hộ
|
|
|
1,800
|
7,650
|
Đường
nhựa xuống cấp
|
BT
nhựa
|
Khu DĐBDT Châu Ro từ ấp 5 qua ấp 7,
xã Hòa Bình
|
|
II.
Huyện Châu Đức (02)
|
|
28,800
|
|
|
|
|
1. Đường giao thông (02)
|
9,000
|
28,800
|
|
|
|
|
|
6,500
|
20,800
|
Đá
xô bồ
|
BT
nhựa
|
Khu vực cụm ấp Liên Đức, xã Xà
Bang/ 160 hộ
|
|
|
2,500
|
8,000
|
Đá
xô bồ
|
BT
nhựa
|
Ấp Gia Hòa Yên- Đông Linh- Kim
Bình, Bình Giã/35 hộ
|
|
III -
Thị xã Phú Mỹ (03)
|
|
6,496
|
|
|
|
|
1. Đường giao thông (03)
|
2,320
|
6,496
|
|
|
|
|
|
220
|
616
|
Đá
xô bồ
|
BT
xi măng
|
Tổ 5, thôn Tân Long, xã Châu Pha/
15 hộ
|
|
|
1,000
|
2,800
|
Đá
xô bồ
|
BT
xi măng
|
Khu phố 10, phường Hắc Dịch; 24 hộ
|
|
|
1,100
|
3,080
|
Đá
xô bồ
|
BT
xi măng
|
Tổ 1-tổ 8, ấp Cầu Mới, xã Sông
Xoài; 21 hộ
|
|
D - Năm 2025
|
|
97,626
|
|
|
|
|
I-
Huyện Xuyên Mộc (09)
|
|
63,245
|
|
|
|
|
1. Đường giao thông (09)
|
17,823
|
63,245
|
|
|
|
|
|
2,750
|
10,450
|
Đường
xuống cấp
|
BT
nhựa
|
Ấp 4, xã Bàu Lâm/ 15 hộ
|
|
|
1,600
|
6,086
|
Đường
xuống cấp
|
BT
nhựa
|
Ấp 7 qua trường tiểu học Võ Nguyên
Giáp, xã Hòa Bình/ 30 hộ
|
|
|
1,203
|
4,571
|
Đường
xuống cấp
|
BT
nhựa
|
Ấp Tân An, xã Phước Tân/ 07 hộ
|
|
|
3,280
|
12,464
|
Đường
xuống cấp
|
BT
nhựa
|
Ấp khu I-5; I-6; I-7; I-8, xã Bình Châu/85 hộ
|
|
|
3,740
|
9,724
|
Đường
xuống cấp
|
Láng
nhựa
|
Ấp 2 Tây, xã Bàu Lâm/20 hộ
|
|
|
1,400
|
5,320
|
Đường
xuống cấp
|
BT
nhựa
|
Ấp 3N, xã Bưng Riềng/ 23 hộ
|
|
|
1,260
|
4,788
|
Đường
xuống cấp
|
BT
nhựa
|
Đường liên tổ 1,2,3,4,5 ấp 3, xã
Bưng Riềng/ 23 hộ
|
|
|
1,490
|
5,662
|
Đường
xuống cấp
|
BT
nhựa
|
Đường tổ 4,5 ấp 2, xã Bưng Riềng/
23 hộ
|
|
|
1,100
|
4,180
|
Đường
nhựa xuống cấp
|
BT
nhựa
|
Khu I, xã Bình Châu (vận chuyển đi
lại)
|
|
II -
Huyện Châu Đức (09)
|
|
30,445
|
|
|
|
|
1. Đường giao thông (09)
|
10,350
|
30,445
|
|
|
|
|
|
1,200
|
3,840
|
Đá
xô bồ
|
BT
nhựa
|
Tổ 6 Ấp Lộc
Hòa giáp Kim Bình xã Bình Giã/14 hộ
|
|
|
1,000
|
3,200
|
Đường
đất
|
BT
nhựa
|
Ấp Kim Bình-Đông Linh, xã Bình Giã/
12 hộ
|
|
|
800
|
2,560
|
Đường
đất
|
BT
nhựa
|
Đường nhà ông Ân, ấp Lộc Hòa Bình Giã/ 11 hộ
|
|
|
1,300
|
3,510
|
Đường
đất
|
BT
Xi măng
|
Thôn Xuân Tân, Xuân Sơn/18 hộ
|
|
|
1,400
|
3,780
|
Đường
đất
|
BT
Xi măng
|
Thôn Quảng Ha, Xuân Sơn/14 hộ
|
|
|
950
|
2,565
|
Đường
đất
|
BT
Xi măng
|
Thôn Sơn Hòa, Xuân Sơn/15 hộ
|
|
|
1,700
|
4,590
|
Đường
đất
|
BT
Xi măng
|
Thôn Quảng Giao, Xuân Sơn/22 hộ
|
|
|
1,500
|
4,800
|
Đường
đất
|
BT
nhựa
|
Tổ 22,26,27 Hiệp Long, Kim long (2
nhánh/20 hộ)
|
|
|
500
|
1,600
|
Đường
đất
|
BT
nhựa
|
Thôn Lồ Ô, Đá
Bạc
|
|
III- Thị xã Phú Mỹ (03)
|
|
3,936
|
|
|
|
|
1. Đường giao thông (03)
|
1,084
|
3,936
|
|
|
|
|
|
795
|
2,226
|
Đá
xô bồ
|
BT
xi măng
|
Tổ, 2 thôn Tân Ro, xã Châu Pha/14 hộ
|
|
|
250
|
700
|
Đá
xô bồ
|
BT
xi măng
|
Tổ 2, ấp Cầu Ry, xã Sông Xoài; 32 hộ
|
|
|
39
|
1,010
|
Đá
xô bồ
|
BT
xi măng
|
Tổ 5, thôn Tân Phú, xã Châu Pha/ 12
hộ
|
39m
+ cầu
|
TỔNG CỘNG
|
|
532,623
|
|
|
|
|
PHÂN THEO CÁC HẠNG MỤC
Đường Giao thông (87)
|
168,992
|
498,383
|
Điện hạ thế (8)
|
9,700
|
11,940
|
Nước Sinh hoạt (20)
|
44,600
|
22,300
|
TỔNG
CỘNG (115)
|
|
532,623
|
CHƯƠNG TRÌNH
MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CHO ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU
SỐ TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU GIAI ĐOẠN 2022 - 2025.
(Kèm theo Nghị quyết số 108/NQ-HĐND ngày 10 tháng 12 năm 2021
của Hội đồng nhân dân tỉnh)
I. ĐÁNH GIÁ TỔNG KẾT
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CHO ĐỒNG BÀO DÂN TỘC
GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
Thực hiện Nghị quyết số
48/2016/NQ-HĐND ngày 04/8/2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu về
việc thông qua Đề án phát triển kinh tế - xã hội cho đồng bào dân tộc thiểu số
giai đoạn II (2016-2020). Ngày 30/8/2016 UBND tỉnh ban hành Quyết định số
29/2016/QĐ-UBND ban hành Đề án phát triển kinh tế - xã hội cho đồng bào dân tộc
giai đoạn II (2016-2020) trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu với tổng kinh phí
đầu tư là 274.745 triệu đồng, bằng nguồn vốn ngân sách tỉnh.
Để hoàn thành kế
hoạch và mục tiêu thực hiện Đề án phát triển kinh tế - xã hội cho đồng bào dân
tộc thiểu số theo Nghị quyết số 48/2016/NQ-HĐND đề ra cho giai đoạn II
(2016-2020), trong 05 năm qua các cấp, các ngành đã triển khai thực hiện đồng bộ,
hiệu quả; Nguồn vốn được bố trí đầy đủ, kịp thời từ ngân sách địa phương để thực
hiện theo phân kỳ hàng năm. Đến nay, tổng kinh phí phân bổ là 250.217,113 triệu
đồng, đạt 96,48%, trong đó vốn sự nghiệp là 73.598,63 triệu đồng đạt 97,31%, vốn
đầu tư là 176.618,48 triệu đồng đạt 96,13%. Cụ thể:
- Các tuyến đường trọng yếu liên
thôn, ấp được đầu tư xây dựng đáp ứng nhu cầu đi lại, thông thương trao đổi
hàng hóa cho nhân dân, đến nay 100% xã có đường ô tô đến trung tâm; các công
trình điện trung, hạ thế được đầu tư đảm bảo sinh hoạt cho nhân dân vùng đồng
bào dân tộc thiểu số, tỷ lệ hộ sử dụng điện sinh hoạt đạt 99,75% (Đầu năm 2016
tỷ lệ hộ sử dụng điện là 95,6%), trong đó 97,89% hộ được mắc đồng hồ điện;
- Các công trình cấp nước sinh hoạt
đã mang lại hiệu quả, cung cấp nước sạch sinh hoạt cho những vùng thiếu nước
vào mùa khô góp phần đảm bảo sức khỏe cho nhân dân, đến nay tỷ lệ hộ được sử dụng
nước hợp vệ sinh đạt 99,8%, trong đó 75,2% hộ sử dụng nước máy, tăng 14% so với
thời điểm đầu năm 2016.
- Đời sống vật chất, tinh thần của đồng
bào ngày càng nâng lên về nhiều mặt; Nhà ở đồng bào ngày càng rộng rãi, khang
trang, kiên cố hơn; Tỷ lệ hố xí hợp vệ sinh theo chuẩn đạt 88,8%, tăng 8,8% so
với đầu năm 2016; Đồng bào bước đầu đã biết áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật
vào chăn nuôi và thấy được hiệu quả kinh tế do đó nhiều hộ đã chủ động vay thêm
tiền từ nhiều nguồn khác nhau như: Ngân hàng Chính sách xã hội, vay của người
thân... đầu tư chuồng trại, mua thêm con giống để phát triển thành đàn. Vì vậy
đã góp phần giảm nghèo nhanh vùng dân tộc thiểu số, sau 05 năm triển khai Đề
án, số hộ nghèo dân tộc giảm 905 hộ (giảm bình quân khoảng 3,5%/năm); (Đầu năm
2016 số hộ nghèo trong đồng bào dân tộc là 1.067 hộ (chiếm 14,35%), đến đầu năm 2021 số hộ nghèo là 162 hộ (chiếm 1,8%)).
- Học sinh đi học được hỗ trợ tập vở,
sách giáo khoa, đã khuyến khích, động viên các em đến trường ngày càng nhiều
hơn, góp phần quan trọng vào công tác phổ cập giáo dục ở những địa bàn còn khó
khăn. Các thiết chế văn hóa vùng đồng bào dân tộc được quan tâm xây dựng, các lễ
hội văn hóa, sinh hoạt cộng đồng được duy trì góp phần bảo tồn và phát huy các
giá trị truyền thống tốt đẹp của các dân tộc.
- Qua công tác tuyên truyền phổ biến
giáo dục pháp luật, nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của đồng bào dân tộc
thiểu số ngày càng nâng cao; Đồng bào dân tộc ngày càng tin tưởng vào Đảng, Nhà
nước; Tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội vùng dân tộc thiểu
số ngày càng ổn định, củng cố, đồng bào dân tộc thiểu số yên tâm lao động, phát
triển sản xuất.
Bên cạnh những kết quả đạt được, việc
triển khai Đề án thực hiện Nghị quyết 48/2016/NQ HĐND còn một số khó khăn, tồn
tại, hạn chế nhất định:
- Việc hỗ trợ xây nhà ở cho đồng bào
dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn, do đất không có giấy tờ hoặc đất nằm trong
vùng quy hoạch, đất nông nghiệp; Ngoài ra nhà ở đơn sơ, nhà ở thiếu kiên cố
trong đồng bào khoảng 730 hộ (trong đó nhu cầu xây mới là 370 hộ; nhu cầu cần
được sửa chữa nhà ở là 360 hộ), một phần do yêu cầu thực tế về việc tách hộ của
người dân sau khi lập gia đình hoặc nhà ở được hỗ trợ từ Chương trình 134 nay
đã bị xuống cấp, đồng bào khó khăn, nghèo không có điều kiện để cải tạo, sửa chữa
hoặc xây mới...
- Nhiều hộ phát sinh mới nhu cầu hỗ
trợ điện, nước sinh hoạt, tuy nhiên do những hộ này sinh sống ở những nơi xa
trung tâm, nơi chưa có đường ống dẫn nước chính hoặc xa đường điện hạ thế dẫn đến
vượt quá định mức hỗ trợ nên không triển khai thực hiện được.
- Đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng
nông thôn áp dụng khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi còn nhiều hạn chế, chăn
nuôi chủ yếu theo phương thức truyền thống, dựa trên kinh nghiệm đã lạc hậu,
nên con giống dễ bị bệnh chết hoặc nuôi nhưng hiệu quả kinh tế mang lại không
cao; Công tác hướng dẫn, hỗ trợ thú y ở cơ sở cho đồng bào chưa được quan tâm
thường xuyên.
- Việc giải ngân cho vay vốn đối ứng
để xây nhà ở và mua con giống thấp (trong 05 năm UBND tỉnh đã bố trí qua Ngân
hàng chính sách xã hội tỉnh là 3.450 triệu đồng đạt 64,01% tổng kinh phí dự kiến
cho vay, trong đó mới giải ngân được 1.972 triệu đồng, đạt 57,2% kinh phí đã bố
trí); Do đồng bào còn mang tâm lý lo sợ không trả được nợ; Nhiều hộ còn nợ đọng
từ các nguồn vay khác nên tổ vay vốn tín dụng từ nguồn Ngân hàng chính sách xã
hội không chấp nhận giải ngân cho vay tiếp.
- Công tác rà soát, bình xét đối tượng
thụ hưởng hay bị trùng lặp, bỏ sót phải mất nhiều thời
gian cho công tác rà soát, thẩm định lại; Việc theo dõi, nắm bắt tình hình thực
hiện chính sách ở một số địa phương còn chưa được sâu sát, kịp thời; Một phần do cán bộ làm công tác dân tộc cấp cơ sở thường xuyên thay đổi,
kiêm nhiệm nhiều công việc, công tác phối hợp giữa chính quyền và tổ chức đoàn
thể, quản lý thôn, ấp tại cơ sở chưa được phát huy.
II. SỰ CẦN THIẾT
XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CHO ĐỒNG
BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ GIAI ĐOẠN 2022 - 2025 (Gọi tắt là Chương trình)
1. Xuất phát từ thực trạng đời sống
kinh tế - xã hội đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn, chất lượng nguồn
nhân lực thấp, khoảng cách trình độ phát triển và mức độ thụ hưởng các dịch vụ
xã hội cơ bản so với mặt bằng chung có sự chênh lệch đáng
kể, nguy cơ tái nghèo cao.
Với mục tiêu không ngừng nâng cao đời
sống vật chất, tinh thần cho người dân, trong đó có đồng bào dân tộc thiểu số
(DTTS), trong những năm qua, tỉnh đã và đang triển khai nhiều chương trình, dự
án, chính sách nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội cho
đồng bào DTTS. Qua đó đã mang lại những cải thiện đáng kể về mức sống, rút ngắn
khoảng cách chênh lệch so với mặt bằng chung, đáng chú ý về kết nối giao thông,
tiếp cận các dịch vụ công cộng (giáo dục, y tế), điều kiện nhà ở và tiếp cận
các tiện ích công cộng (điện, nước sạch). Tuy nhiên, nhìn chung đời sống kinh tế
- xã hội đồng bào dân tộc thiểu số cũng còn nhiều khó khăn, chất lượng nguồn
nhân lực thấp, khoảng cách trình độ phát triển và mức độ thụ hưởng các dịch vụ
xã hội cơ bản so với mặt bằng chung có sự chênh lệch đáng kể, nguy cơ tái nghèo
cao.
Theo số liệu điều tra 53 dân tộc thiểu
số năm 2019 trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu; số người lao động trong các
ngành nghề đơn giản, nông, lâm nghiệp còn cao, khoảng 53,9%, trong khi đó tình
trạng thiếu và không có đất sản xuất trong đồng bào dân tộc thiểu số là rất lớn,
khoảng 1.526 hộ (chiếm tỷ lệ 20,5% trên tổng số hộ đồng bào dân tộc thiểu số)
và thiếu đất ở là 1.038 hộ, đây là vấn đề cấp bách, cần có các giải pháp đồng bộ
để giải quyết kịp thời, nhằm ổn định sinh kế cho người dân; tỷ lệ người dân tộc
thiểu số thất nghiệp còn cao; mức thu nhập bình quân của đồng bào dân tộc thiểu
số vùng nông thôn tương đối thấp, khoảng 36 triệu đồng/người/năm, bên cạnh đó
đa phần làm thuê, làm mướn, công việc bấp bênh, không ổn định, nguy cơ tái
nghèo cao. Dự kiến đến năm 2025, dân số tăng cơ học trong đồng bào dân tộc khoảng
trên 10%, tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc tăng trên dưới 10% so với chuẩn
nghèo mới, khoảng là 1.075 hộ, chiếm 12% trong tổng số hộ đồng bào DTTS.
Khoảng cách trình độ phát triển và mức
độ thụ hưởng các dịch vụ xã hội cơ bản so với mặt bằng chung có sự chênh lệch
đáng kể; còn khoảng 10,4% số người dân tộc thiểu số từ 15 tuổi trở lên không biết
đọc, biết viết tiếng phổ thông; 1.311 người chưa bao giờ đi học; tình trạng thiếu
nhà ở, nhà thiếu kiên cố, nhà đơn sơ, nhà xuống cấp cần được hỗ trợ là 730 hộ,
trong đó nhu cầu xây mới 370 hộ, sửa chữa 360 hộ; số hộ chưa có hố xí hoặc hố
xí không đảm bảo vệ sinh là 600 hộ; số hộ chưa có nước máy sinh hoạt là 595 hộ;
số hộ chưa có điện sinh hoạt hoặc câu điện nhờ của hộ khác là 250 hộ; số hộ cần
được hỗ trợ các mô hình hiệu quả để phát triển trồng trọt, chăn nuôi cải thiện,
ổn định cuộc sống là 500 hộ, cần hỗ trợ vay vốn để phát triển sản xuất là 250 hộ.
Cơ sở hạ tầng thiết yếu vùng đồng bào
dân tộc, được tỉnh quan tâm, tập trung đầu tư, giai đoạn 2010-2020 thông qua
Chương trình 135 và Đề án phát triển kinh tế xã hội cho đồng bào DTTS giai đoạn
2016-2020, đã đầu tư xây dựng 61 công trình đường giao thông nông thôn dài
343.44 m, 36 công trình điện hạ thế dài 47.051 m, 11 công trình nước tập trung
sinh hoạt dài 10.93 m, và 4 công trình thủy lợi phục vụ phát triển sản xuất dài
5.985 m, qua đó cơ bản đáp ứng phục vụ cho dân sinh, sinh hoạt và sản xuất,
kinh doanh vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, hệ thống cơ sở hạ tầng tại
các thôn, ấp nơi có đông đồng bào DTTS sinh sống cũng còn nhiều khó khăn, thiếu
thốn, nhất là hệ thống đường giao thông liên thôn, ấp và hệ thống điện, nước
sinh hoạt, cần được ưu tiên đầu tư để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội
trong thời gian tới.
Trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện
đại hóa, hội nhập và phát triển, việc phát huy giá trị văn hóa truyền thống các
dân tộc thiểu số còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Một số tệ
nạn xã hội như “cờ bạc”, “ma túy”, “rượu chè”, và phong tục tập quán lạc hậu
chưa được xóa bỏ như tình trạng tảo hôn... tác động xấu đến đời sống xã hội.
2. Xuất phát từ yêu cầu thực hiện Kế
hoạch nâng cao chất lượng cuộc sống người dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thực hiện
Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ đối với đồng bào dân tộc thiểu số định hướng
đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Mục tiêu thực hiện Kế hoạch nâng cao
chất lượng cuộc sống người dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu xác định: “Tập trung thúc
đẩy tăng trưởng kinh tế, phát triển các dịch vụ chăm lo cho con người để đảm bảo
đến năm 2025, thu nhập bình quân đầu người, mức sống, môi trường sống của người
dân...tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đạt bằng hoặc cao hơn mức bình quân chung của tỉnh/thành
phố trong vùng Đông Nam bộ”. Bên cạnh đó mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ đối
với đồng bào dân tộc thiểu số gắn với mục tiêu phát triển bền vững định hướng đến
năm 2025, tỉnh xác định “Phát triển toàn diện kinh tế - xã hội, góp phần giảm
nghèo nhanh, bền vững, rút ngắn khoảng cách chênh lệch giữa
đồng bào dân tộc thiểu số với người Kinh và các dân tộc thiểu số, các vùng trên
địa bàn tỉnh”.
Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn, việc
xây dựng Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội cho đồng
bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2022-2025, xác định mục tiêu cụ
thể, giải pháp đột phá để thúc đẩy phát triển toàn diện kinh tế - xã hội, đẩy mạnh
giảm nghèo, cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần một cách bền vững
nhằm giảm dần sự chênh lệch khoảng cách phát triển trong đồng bào dân tộc thiểu
số so với mặt bằng chung của tỉnh là yêu cầu bức thiết và khách quan.
III. NHỮNG CĂN CỨ
PHÁP LÝ ĐỂ XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH
- Luật Đầu tư công ngày 13/6/2019;
- Nghị định số 40/2020/NĐ-CP ngày 06
tháng 4 năm 2020 của Chính phủ về Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật
Đầu tư công;
- Kết luận số 65-KL/TW ngày
30/10/2019 của Ban Chấp hành Trung ương về Kết luận của Bộ chính trị về tiếp tục
thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về
công tác dân tộc trong tình hình mới;
- Nghị quyết số 88/2019/QH14 ngày
18/11/2019 của Quốc hội về phê duyệt Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030;
- Nghị quyết số 12/NQ-CP ngày
15/02/2020 của Chính phủ về Triển khai thực hiện Nghị quyết số 88/2019/QH14
ngày 18/11/2019 của Quốc hội về phê duyệt Đề án tổng thể phát triển kinh tế -
xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030;
- Nghị quyết số 120/2020/QH14 ngày
19/6/2020 của Quốc hội về phê duyệt chủ trương đầu tư chương trình mục tiêu quốc
gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai
đoạn 2021-2030;
- Quyết định số 1409/QĐ-TTg ngày
15/9/2020 của Thủ tướng Chính phủ ban hành kế hoạch triển khai Nghị quyết số
120/2020/QH14 ngày 19/6/2020 của Quốc hội về phê duyệt chủ trương đầu tư chương
trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu
số và miền núi giai đoạn 2021-2030;
- Căn cứ Quyết định số 1719/QĐ-TTg
ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Chương trình mục tiêu
quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2025, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025;
- Kế hoạch số 388-KH/TU ngày
27/4/2020 của Tỉnh ủy và Kế hoạch số 115/KH-UBND ngày 25/8/2020 của UBND tỉnh về
việc triển khai thực hiện Kết luận 65-KL/TW ngày 30/10/2019 của Bộ Chính trị về
tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng
khóa IX về công tác dân tộc trong tình hình mới;
- Quyết định số 2578/QĐ-UBND ngày
25/3/2019 của UBND tỉnh về việc tổng điều tra kinh tế xã hội toàn bộ dân tộc
thiểu số trên địa bàn tỉnh năm 2019.
- Nghị quyết số 25/2019/NQ-HĐND ngày
18/7/2019 của HĐND tỉnh về Quy định mức hỗ trợ, nội dung chi và mức chi cho dự
án nhân rộng mô hình giảm nghèo thuộc Dự án 3 Chương trình mục tiêu Quốc gia Giảm
nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu;
- Nghị quyết số 96/NQ-HĐND ngày
13/12/2020 của HĐND tỉnh về phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội,
quốc phòng, an ninh năm 2021 của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu;
- Báo cáo số 342/BC-UBND ngày
26/10/2020 của UBND tỉnh về việc Tổng kết 05 năm triển khai thực hiện Nghị quyết
số 48/2016/NQ-HĐND ngày 04/8/2016 của HĐND tỉnh về việc thông qua Đề án Phát
triển kinh tế - xã hội cho đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn II (2016-2020)
trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
IV. NỘI DUNG
CHƯƠNG TRÌNH
1. Tên chương trình: Chương trình mục
tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội cho đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn
2022-2025.
2. Đơn vị lập báo cáo đề xuất chủ
trương đầu tư: Ban Dân tộc
3. Đối tượng thụ hưởng và Nguyên tắc
thực hiện:
- Là hộ đồng bào dân tộc thiểu số có
hộ khẩu thường trú tại địa phương thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có hoàn cảnh
khó khăn; hộ nghèo được quy định tại các Quyết định hàng năm của Ủy ban nhân
dân tỉnh về phê duyệt kết quả điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo của tỉnh
Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2022-2025;
- Các xã, thôn (ấp) có đông đồng bào
dân tộc thiểu số sinh sống trên địa bàn tỉnh.
- Trường hợp đối tượng thụ hưởng cùng
một chính sách hỗ trợ quy định ở nhiều văn bản khác nhau thì chỉ được hưởng một
mức hỗ trợ cao nhất.
4. Địa điểm: Các xã, thôn (ấp) có đồng
bào dân tộc thiểu số sinh sống trên địa bàn tỉnh.
5. Tổng vốn đầu tư (Biểu số 01, 02)
Tổng vốn Chương trình là: 634.381 triệu
đồng
(Sáu trăm ba mươi bốn tỷ, ba trăm tám
mươi mốt triệu đồng)
Trong đó:
- Vốn đầu tư: 532.623 triệu đồng
- Vốn sự nghiệp: 89.358 triệu đồng
- Vốn đối ứng: 12.400 triệu đồng.
Trong đó:
+ Vốn hộ dân tự có: 7.400 triệu đồng
+ Vốn vay: 5.000 triệu đồng (Nguồn vốn
vay được bố trí qua Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh cho các hộ dân vay)
6. Thời gian thực hiện: Giai đoạn
2022 - 2025.
7. Cơ quan thực hiện:
7.1. Ban Dân tộc chủ trì tổ chức triển
khai thực hiện các hạng mục hỗ trợ thuộc nguồn vốn sự nghiệp của Chương trình.
7.2. UBND các huyện, thị xã, thành phố
tổ chức triển khai thực hiện các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng thuộc nguồn vốn đầu
tư của Chương trình
8. Mục tiêu Chương trình
8.1 Mục tiêu tổng quát
Tập trung nguồn lực đầu tư của nhà nước
và các nguồn lực xã hội khác để giải quyết các vấn đề bức thiết của đồng bào
dân tộc thiểu số: Đến năm 2025, cơ bản giải quyết nhu cầu nhà ở, hố xí hợp vệ
sinh và tiếp cận các tiện ích công cộng (điện, nước sạch); phát triển sản xuất
nông, lâm nghiệp, thúc đẩy giảm nghèo, bảo đảm sinh kế bền vững, thu hẹp khoảng
cách về mức sống, thu nhập của đồng bào DTTS so với bình quân chung của tỉnh; đầu
tư kết cấu hạ tầng thiết yếu; chú trọng phát triển giáo dục và đào tạo, nâng
cao chất lượng nguồn nhân lực; đẩy mạnh phát triển văn hóa, xóa bỏ các phong tục
tập quán lạc hậu đi đôi với giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp của các
dân tộc; bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội; quan tâm công tác
truyền thông, tuyên truyền và biểu dương, tôn vinh điển hình tiên tiến; củng cố,
tăng cường khối đại đoàn kết các dân tộc.
8.2. Mục tiêu cụ thể:
- Thu nhập bình quân của người dân tộc
thiểu số tăng ít nhất 2,0 lần so với năm 2020; Giảm tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào
DTTS hàng năm từ 3%-5%, đến năm 2025 giảm còn dưới 2% theo chuẩn nghèo mới.
- Phấn đấu đạt 99,5% hộ đồng bào dân
tộc thiểu số có nhà ở đạt tiêu chuẩn từ bán kiên cố trở lên; trên 95,5% hộ sử dụng
nhà tiêu hợp vệ sinh theo chuẩn; trên 99,8% hộ được sử dụng điện thường xuyên;
trên 83% hộ được sử dụng nước máy, qua đó gia tăng hộ sử dụng nước sinh hoạt hợp
vệ sinh đạt trên 99,8%.
- 100% thôn, ấp có đông đồng bào DTTS
sinh sống có đường giao thông được cứng hóa và cơ sở hạ tầng thiết yếu đáp ứng
yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
- Hỗ trợ nhằm thúc đẩy chuyển biến
tích cực trong sự nghiệp giáo dục đào tạo cho con em đồng bào DTTS; phấn đấu
trên 98% trẻ em DTTS nhập học đúng tuổi bậc tiểu học; trên 98% hoàn thành
chương trình tiểu học và trên 98% người DTTS trong độ tuổi 15 đến hết tuổi lao
động biết chữ phổ thông.
- Hỗ trợ trực tiếp cho sản xuất (giống
cây trồng, vật nuôi, vật tư nông nghiệp đầu vào, chuồng trại chăn nuôi); nâng
cao kiến thức, trình độ, năng lực sản xuất (tập huấn cho hộ gia đình; tham quan
học tập kinh nghiệm...), đẩy mạnh giảm nghèo, cải thiện và nâng cao đời sống vật
chất, tinh thần một cách bền vững nhằm giảm dần sự chênh lệch khoảng cách phát
triển trong đồng bào dân tộc thiểu số so với mặt bằng chung của tỉnh.
- Tăng cường chất lượng và hiệu quả của
công tác thông tin, tuyên truyền vận động thúc đẩy chuyển biến về nhận thức và
ý thức tự giác chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật
của Nhà nước trong đồng bào DTTS; củng cố và phát huy vai trò của người có uy
tín; thúc đẩy bình đẳng giới; tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc, xây dựng xã
hội lành mạnh, sống và làm việc theo Hiến pháp, pháp luật, củng cố niềm tin của
đồng bào với Đảng, Nhà nước.
- Nâng cao nhận thức và ý thức pháp
luật, chuyển đổi hành vi trong hôn nhân của đồng bào DTTS, góp phần ngăn chặn,
hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng tảo hôn và không để xảy ra trường hợp hôn
nhân cận huyết thống trong đồng bào DTTS.
- Hỗ trợ lễ hội, Tết truyền thống của
các đồng bào dân tộc thiểu số nhằm bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống
đặc sắc, nâng cao đời sống tinh thần cho đồng bào.
9. Giải pháp thực hiện
9.1 Hỗ trợ xây mới và sửa chữa nhà ở
- Xây mới nhà ở quy mô theo thiết kế
kỹ thuật loại nhà cấp 4, diện tích tối thiểu từ 40 m2
trở lên; kinh phí dự toán là 80 triệu đồng/căn (Nhà nước hỗ trợ kinh phí 60 triệu
đồng, hộ dân đối ứng kinh phí tối thiểu 20 triệu đồng bằng nguồn vốn và công sức
tự có của gia đình). Đối với hộ nghèo Nhà nước hỗ trợ 80 triệu đồng (Nhà nước hỗ
trợ 60 triệu đồng, UBMTTQVN vận động hỗ trợ 20 triệu đồng).
- Hỗ trợ sửa chữa nhà, kinh phí dự
toán là 30 triệu đồng (Nhà nước hỗ trợ 30 triệu đồng, hộ dân đối ứng bằng nguồn
vốn và công sức tự có của gia đình).
- Đối tượng thụ hưởng: Là hộ đồng bào
dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn. Có đất
không nằm trong khu quy hoạch; Đối với hộ khó khăn phải đảm bảo nguồn vốn đối ứng;
Hộ có độ tuổi từ 30 tuổi trở lên (Hộ khó khăn dưới 30 tuổi có người khuyết tật,
bệnh hiểm nghèo không có khả năng lao động thì không quy định tuổi; riêng đối với
hộ nghèo không quy định độ tuổi). Ưu tiên hỗ trợ trước đối với những hộ có nhà
xuống cấp nghiêm trọng có nguy cơ sụp đổ gây mất an toàn, ảnh hưởng đến tính mạng
người dân.
9.2 Hỗ trợ xây dựng nhà tiêu hợp vệ
sinh
- Quy mô theo thiết kế kỹ thuật gồm:
Nhà tiêu 02 ngăn, tường gạch tô, cửa và mái lợp tôn kẻm, móng xây đá chẻ. Kinh
phí dự toán là 15 triệu đồng/cái.
- Đối tượng thụ hưởng: Là hộ đồng bào
dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn; Chưa
có nhà tiêu hoặc đã có nhưng chưa đạt tiêu chuẩn hợp vệ sinh, tạm bợ, hư hỏng,
xuống cấp không thể sử dụng được.
9.3 Hỗ trợ lắp điện sinh hoạt
- Quy mô theo thiết kế kỹ thuật gồm:
01 đồng hồ điện, 02 trụ đỡ dây, 100 m dây điện. Kinh phí dự toán là 10 triệu đồng/hộ.
- Đối tượng thụ hưởng: Là hộ đồng bào
dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn; chưa
có đồng hồ điện phục vụ thắp sáng sinh hoạt hoặc có điện nhưng đang cầu nhờ.
9.4 Hỗ trợ lắp nước máy sinh hoạt
- Quy mô theo thiết kế kỹ thuật gồm
01 đồng hồ nước, đường ống dẫn nước từ ống cái và 01 vòi nước. Kinh phí dự toán
là 12 triệu đồng/hộ.
- Đối tượng thụ hưởng: Là hộ đồng bào
dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn chưa được
sử dụng nước máy sinh hoạt; hiện đang sử dụng nước giếng, ao hồ...
9.5 Hỗ trợ phát triển sản xuất
- Hỗ trợ mô hình làm ăn hiệu quả hiện
nay phù hợp với điều kiện chăn nuôi của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn
tỉnh như các mô hình: Nuôi gà thả vườn, nuôi Dê sinh sản, nuôi Bò sinh sản, trồng
rau ăn lá an toàn, trồng rau ăn quả an toàn cho các hộ dân tộc thiểu số thuộc hộ
nghèo, có hoàn cảnh khó khăn về đời sống, có nhu cầu thực sự và có điều kiện
chăn nuôi tốt để tăng thu nhập cải thiện đời sống định mức 20 triệu đồng/hộ (hộ
dân đối ứng kinh phí tối thiểu 10 triệu đồng bằng nguồn vốn hoặc tự có của gia
đình)). Cùng với việc hỗ trợ con giống cần tổ chức tập huấn chuyển giao khoa học
kỹ thuật về chăn nuôi với phương châm “cầm tay chỉ việc”, trao đổi học tập kinh
nghiệm những mô hình chăn nuôi có hiệu quả để bà con thực hiện có hiệu quả cao.
- Đối tượng thụ hưởng: Là hộ đồng bào
dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo, khó khăn, thiếu đất sản xuất; Có nhu cầu thực
sự và có điều kiện chăn nuôi tốt.
9.6 Hỗ trợ về Văn hóa
Hỗ trợ kinh phí tổ chức các lễ hội
văn hóa truyền thống cho cộng đồng các dân tộc thiểu số hàng năm gồm các lễ hội:
Jang Vri (Thần Rừng) tháng 3 âm lịch, lễ hội Jang Va (Thần Lúa) tháng Chạp âm lịch
của người Chơ ro; lễ hội Choi Chnam Thmay, Sen Dol Ta tháng 4 và tháng 9 âm lịch
của người Khơ me; lễ hội Quản nhân duyên tháng 11 Âm lịch của người Hoa. Kinh
phí dự toán là 750 triệu đồng (định mức 10 triệu đồng/lễ hội).
9.7 Hỗ trợ về giáo dục
Hỗ trợ tập vở, sách giáo khoa cho học
sinh phổ thông là con em đồng bào dân tộc đang theo học các cấp I, II, III (định
mức 600 ngàn đồng/em/năm); các em là học sinh của Trường Phổ thông dân tộc nội
trú không thuộc đối tượng hỗ trợ của chính sách này.
9.8 Tuyên truyền phổ biến giáo dục
pháp luật:
- Tổ chức tuyên truyền phổ biến, giáo
dục pháp luật các chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà
nước về công tác dân tộc và chính sách dân tộc.
- Tổ chức tuyên truyền các nội dung
giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc
thiểu số cho đồng bào dân tộc thiểu số. Đồng thời tổ chức tập huấn cho cán bộ
làm công tác dân tộc các cấp, cán bộ văn hóa - xã hội cấp xã nâng cao năng lực,
kỹ năng vận động, tư vấn, truyền thông thay đổi hành vi về tảo hôn và hôn nhân
cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số.
9.9. Một số giải pháp khác
a) Các huyện có đông đồng bào dân tộc
không có đất sản xuất như huyện Châu Đức, Xuyên Mộc, thị xã Phú Mỹ, Đất Đỏ,
Long Điền cần dành quỹ đất địa phương xây dựng các khu tái định canh, định cư.
Có định hướng để sắp xếp lại khu dân cư tập trung và kế hoạch bố trí cấp
đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc để tạo sự phát triển ổn định và bền vững.
- Khuyến khích kêu gọi các cơ quan,
đơn vị, các doanh nghiệp, nhà hảo tâm thực hiện xã hội hóa các công trình như: Xây dựng nhà văn hóa dân tộc truyền thống hoặc các tu điểm sinh hoạt
cộng đồng; hệ thống điện đường chiếu sáng khu dân cư ở các thôn ấp; nhà ở cho đồng
bào dân tộc thiểu số...
b) Bình xét hỗ trợ hộ đồng bào dân tộc
thiểu số xây dựng nhà ở, nhà tiêu, điện sinh hoạt, nước sinh hoạt và phát triển
sản xuất phải thực hiện ưu tiên
cho những hộ nghèo trước, sau đó mới tiến hành hỗ trợ cho nhưng hộ khó khăn theo thứ tự ưu tiên. Ngoài việc hỗ trợ lắp điện, nước sinh
hoạt cho những nơi có thể kết nối được với mạng lưới chính thì UBND các huyện,
thành phố phải xây dựng giải pháp cụ thể để giải quyết hỗ trợ cho những vùng
còn khó khăn thiếu điện, nước sinh hoạt.
c) Trên cơ sở Chương trình được HĐND
tỉnh thông qua, hàng năm Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì phối hợp
Ban Dân tộc xây dựng Dự án cụ thể (Dự án thực hiện hàng năm) trình UBND tỉnh
phê duyệt, trong đó có nội dung, nhiệm vụ, dự toán chi tiết và nguồn kinh phí
thực hiện. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức rà soát, thẩm định đối
tượng thụ hưởng và nhu cầu về hỗ trợ cây, con giống để xây dựng kế hoạch và giải
pháp cấp phát cho hộ dân.
d) Chi phí liên quan trong quá trình
thực hiện và chi phí vận hành sau khi Chương trình kết thúc giao cho UBND các
huyện, thị xã, thành phố bố trí.
e) Tăng cường sự phối kết hợp chặt chẽ
của các Sở, Ban, Ngành liên quan, các huyện, thành phố, UBMT Tổ quốc Việt Nam
và các tổ chức, đoàn thể các cấp trong việc tổ chức triển khai thực hiện Chương
trình để có sự thống nhất và đạt hiệu quả cao; hàng năm có sơ kết, cuối giai đoạn
có tổng kết đánh giá rút ra bài học kinh nghiệm từ những hạn chế, khó khăn để
khắc phục chấn chỉnh, đồng thời tích cực biểu dương nhân rộng những gương điển
hình tiên tiến vương lên thoát nghèo.
10. Nội dung và quy mô thực hiện
Chương trình
10.1. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng
thiết yếu: 532.623 triệu đồng.
- Đầu tư 159.842 m đường giao thông:
498.383 triệu đồng.
- Đầu tư 44.600 m đường nước sinh hoạt:
22.300 triệu đồng.
- Đầu tư 9.700 m đường điện sinh hoạt:
11.940 triệu đồng.
(Có danh mục cụ thể đính kèm)
10.2. Nhóm hỗ trợ trực tiếp cho hộ
gia đình đồng bào dân tộc: 51.640 triệu đồng
a) Hỗ trợ xây mới và sửa chữa nhà ở: 730 căn, kinh phí: 33.000 triệu đồng, trong đó (Nhà nước hỗ
trợ 33.000 triệu đồng; hộ dân đối ứng 7.400 triệu đồng)
+ Hỗ trợ xây mới: 370 căn với tổng
kinh phí 22.200 triệu đồng (trong đó Nhà nước hỗ trợ 60 triệu/hộ: 22.200 triệu
đồng; Hộ dân đối ứng kinh phí tối thiểu 20 triệu/hộ:7.400 triệu đồng). Đối với
hộ nghèo được thụ hưởng chính sách nhà ở ngoài mức kinh phí hỗ trợ của Nhà nước,
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh hỗ trợ vận động 20 triệu đồng/căn.
+ Hỗ trợ sửa chữa nhà ở: 360 căn với
tổng kinh phí 10.800 triệu đồng (trong đó Nhà nước hỗ trợ 30 triệu đồng/căn).
b) Hỗ trợ nhà tiêu hợp vệ sinh: 600
cái, kinh phí: 9.000 triệu đồng.
c) Hỗ trợ điện sinh hoạt: 250 hộ,
kinh phí: 2.500 triệu đồng.
d) Hỗ trợ nước sinh hoạt: 595 hộ,
kinh phí: 7.140 triệu đồng.
10.3. Nhóm hỗ trợ về Văn hóa, giáo dục:
23.573 triệu đồng.
a) Văn hóa: Hỗ trợ 75 lượt các lễ hội
văn hóa, với kinh phí 750 triệu đồng.
b) Giáo dục: 22.823 hiệu đồng, gồm:
- Hỗ trợ tập vở học sinh, sách giáo
khoa cho 38.038 em học sinh phổ thông con em đồng bào dân tộc cấp I, II, III:
22.823 triệu đồng
10.4. Nhóm hỗ trợ phát triển sản xuất:
10.000 triệu đồng
- Xây dựng và nhân rộng mô hình sản
xuất nông nghiệp đạt hiệu quả, phù hợp (chăn nuôi, trồng trọt) nhằm ứng dụng và
chuyển giao tiến bộ khoa học, công nghệ, nâng cao trình độ sản xuất nông nghiệp
cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh là 500 hộ với kinh phí 10.000
triệu đồng
10.5. Tuyên truyền phổ biến pháp luật:
4.145 triệu đồng
a) Tổ chức 62 lớp tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cho khoảng 8.000 người với số tiền 1.200
triệu đồng.
b) Triển khai các nội dung thuộc Đề
án giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng
bào dân tộc thiểu số với số tiền 2.945 triệu đồng.
11. Nguồn vốn và khả năng cân đối vốn
11.1 Nguồn vốn
- Ngân sách tỉnh và ngân sách huyện bố
trí vốn đầu tư, vốn sự nghiệp, vốn vay: 626.981 triệu đồng, chiếm 98,8%.
- Nguồn vốn đối ứng của hộ gia đình:
7.400 triệu đồng, chiếm 1,2%.
11.2 Khả năng cân đối vốn
Ngân sách cân đối bố trí vốn trong
giai đoạn 2022 - 2025.
11.3. Phân kỳ đầu tư: (Biểu số 04)
a) Năm 2022: 226.904 triệu đồng
- Vốn đầu tư: 198.033 triệu đồng
- Vốn sự nghiệp: 25.231 triệu đồng
- Nguồn vốn đối ứng: 3.640 triệu đồng
b) Năm 2023: 163.779 triệu đồng
- Vốn đầu tư: 136.758 triệu đồng
- Vốn sự nghiệp: 23.721 triệu đồng
- Nguồn vốn đối ứng: 3.300 triệu đồng
c) Năm 2024: 123.884 triệu đồng
- Vốn đầu tư: 100.206 triệu đồng
- Vốn sự nghiệp: 20.828 triệu đồng
- Nguồn vốn đối ứng: 2.850 triệu đồng
d) Năm 2025: 119.814 triệu đồng
- Vốn đầu tư: 97.626 triệu đồng
- Vốn sự nghiệp: 19.578 triệu đồng
- Nguồn vốn đối ứng: 2.610 triệu đồng
III. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
1. Ban Dân tộc:
- Là cơ quan thường trực, chủ đầu tư
phần vốn sự nghiệp, căn cứ vào Chương trình được HĐND tỉnh phê duyệt và nhu cầu
thực tế hàng năm của các địa phương chủ trì phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư,
Sở Tài chính tiến hành thẩm tra, rà soát tham mưu cho UBND tỉnh phân bổ kinh
phí cho từng địa phương triển khai thực hiện;
- Chủ trì phối hợp với các Sở: Văn
hóa - Thể thao, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giáo dục và Đào tạo triển
khai thực hiện các hạng mục thuộc lĩnh vực văn hóa, nông nghiệp, giáo dục đã được
UBND tỉnh phê duyệt;
- Tham mưu UBND tỉnh tổ chức kiểm
tra, theo dõi, giám sát, đánh giá và tổng hợp báo cáo tình hình tổ chức triển
khai thực hiện Chương trình.
2. Sở Tài chính: Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ban Dân tộc tham mưu UBND tỉnh cân
đối vốn, bố trí vốn sự nghiệp từ ngân sách địa phương cho Chương trình theo
phân kỳ hàng năm.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Phối hợp với Sở Tài chính, Ban Dân tộc tham mưu UBND tỉnh cân đối vốn,
bố trí vốn đầu tư từ ngân sách địa phương cho Chương trình theo phân kỳ hàng
năm.
4. Sở Văn hóa - Thể thao: Phối hợp với Ban Dân tộc và các địa phương thực hiện giải pháp về nâng
cao mức hưởng thụ văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số; Tổ chức mở các lớp
truyền dạy văn hóa, văn nghệ truyền thống cho con em đồng bào như: Các điệu
múa, hát, đánh cồng chiêng... đồng thời sưu tầm các giá trị văn hóa vật thể,
phi vật thể của đồng bào dân tộc để truyền dạy, trưng bày, lưu giữ tại các nhà
văn hóa dân tộc.
5. Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn: Chủ trì phối hợp với Ban Dân tộc xây dựng Dự
án cụ thể thực hiện hàng năm trình UBND tỉnh phê duyệt, trong đó có nội dung,
nhiệm vụ, dự toán chi tiết và nguồn kinh phí thực hiện. Phối hợp với các đơn vị
có liên quan tổ chức rà soát, thẩm định đối tượng thụ hưởng và nhu cầu về hỗ trợ
cây, con giống để xây dựng kế hoạch và giải pháp cấp phát cho hộ dân. Chú trọng
áp dụng các mô hình làm ăn hiệu quả hiện nay, phù hợp với điều kiện chăn nuôi của
đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh, định mức hỗ trợ, phương án quản lý
dự án và tổ chức tập huấn khoa học kỹ thuật về chăn nuôi cho các đối tượng thụ
hưởng.
6. Sở Giáo dục và Đào tạo: Chủ trì thực hiện giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo
con em vùng đồng bào dân tộc thiểu số, Trường phổ thông dân tộc nội trú; Chỉ đạo
cho các Phòng Giáo dục và Đào tạo, các Trường Trung học phổ thông phối hợp với
Phòng Dân tộc và Văn phòng các huyện, thị xã, thành phố tổ chức cấp phát, tổng
hợp danh sách học sinh dân tộc thiểu số thuộc diện được thụ hưởng về hỗ trợ
giáo dục.
7. Sở Lao động - Thương binh và Xã
hội: Chủ trì phối hợp với Ban Dân tộc, Sở Giáo dục và
Đào tạo, UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện các chính sách an sinh xã
hội đối với đồng bào dân tộc thiểu số.
8. Sở Công thương: Chủ trì thực hiện giải giải pháp tạo điều kiện thúc đẩy tiêu thụ, xúc
tiến thương mại, kết nối, quảng bá các sản phẩm của vùng đồng bào dân tộc thiểu
số qua các kênh phân phối (chợ, siêu thị, trung tâm thương mại...)
9. Sở Xây dựng: Phối hợp với Ban Dân tộc, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các
địa phương trong việc thực hiện chính sách quy hoạch, sắp xếp, bố trí ổn định
dân cư vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
10. Sở Giao thông vận tải: Chủ trì phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện tăng
cường công tác quản lý nhà nước đối với hạ tầng giao thông nông thôn, giao
thông khu vực đồng bào dân tộc thiểu số nhằm nâng cao chất
lượng công trình, công tác đảm bảo an toàn giao thông và duy trì bảo vệ kết cấu
công trình.
11. Sở Y tế: Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Bảo hiểm y tế của tỉnh
thực hiện giải pháp tạo điều kiện cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh
tiếp cận dịch vụ y tế, khám, chữa bệnh qua chính sách bảo hiểm y tế; triển khai
đầy đủ, kịp thời các chương trình tiêm chủng mở rộng, dinh dưỡng và an toàn thực
phẩm, chống suy dinh dưỡng ở trẻ
em, nâng cao sức khỏe, tầm vóc thanh, thiếu niên dân tộc thiểu số.
12. Sở Tài nguyên và Môi trường: Chủ trì phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện giải
pháp giải quyết tình trạng thiếu đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu
số trên địa bàn tỉnh. Phối hợp và hướng dẫn Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố trong việc giao đất, cho thuê đất cho đồng bào dân
tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật.
13. Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh: Tổ chức cho vay theo quy định hiện hành đối với các hộ đồng bào dân tộc
thiểu số được hỗ trợ nhà ở có nhu cầu vay vốn đối ứng từ
Ngân hàng chính sách xã hội.
14. UBND các huyện, thị xã, thành
phố
- Là chủ đầu tư phần vốn đầu tư các
công trình hạ tầng kỹ thuật. Có trách nhiệm chỉ đạo cho Phòng Dân tộc, Văn
phòng UBND huyện, thị xã, thành phố hàng năm phối hợp với UBND các xã, phường,
thị trấn rà soát, bình xét đối tượng thụ hưởng các hạng mục theo Chương trình gửi
về Ban Dân tộc để tổng hợp trình UBND tỉnh phê duyệt và triển khai thực hiện; định
kỳ hàng tháng, quý, năm tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện và những khó khăn
vướng mắc về UBND tỉnh (thông qua Ban Dân tộc).
- Tổ chức rà soát đối tượng có nhu cầu
đào tạo nghề, việc làm để xây dựng kế hoạch đào tạo nghề và chuyển đổi nghề nghiệp. Phối hợp với Trung tâm dịch vụ việc làm hoặc liên hệ với
các đơn vị trong và ngoài địa bàn huyện để giới thiệu cho đồng bào dân tộc đến
làm sau khi đào tạo.
- Đối với những hộ sinh sống xa trung
tâm vượt định mức hỗ trợ lắp điện sinh hoạt, nước sinh hoạt thì UBND các huyện
xem xét xây dựng giải pháp cụ thể để giải quyết dứt điểm cho những hộ đồng bào
còn khó khăn thiếu điện, nước sinh hoạt. Đồng thời bố trí kinh phí hàng năm để
duy trì, bảo dưỡng các công trình đã đưa vào sử dụng.
- Các huyện có đông đồng bào dân tộc
thiếu và không có đất ở, đất sản xuất như huyện Châu Đức, Xuyên Mộc, thị xã Phú
Mỹ, Đất Đỏ, Long Điền tổ chức rà soát quỹ đất công của địa phương, xác định quỹ
đất có thể bố trí đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc tham mưu UBND tỉnh
xem xét quyết định theo quy định của pháp luật; Có định hướng để sắp xếp lại
khu dân cư tập trung, xây dựng các khu tái định canh, định cư để tạo sự phát
triển ổn định và bền vững.
15. Phòng Dân tộc, Văn phòng các
huyện, thị xã, thành phố: Hàng năm phối hợp với UBND
các xã, phường, thị trấn rà soát, bình xét, tổng hợp các đối tượng thụ hưởng
các chính sách hỗ trợ trực tiếp, tham mưu UBND huyện, thị xã, thành phố tổ chức
triển khai thực hiện các nội dung của Chương trình theo quy định hiện hành.
16. UBND các xã, phường, thị trấn:
Có trách nhiệm rà soát, bình xét hộ đồng bào dân tộc đề
nghị hỗ trợ các chính sách như: Xây dựng và sửa chữa nhà ở, nhà tiêu, điện sinh
hoạt, nước sinh hoạt và phát triển sản xuất phải thực hiện ưu tiên cho những hộ nghèo trước, sau đó mới tiến
hành hỗ trợ cho những hộ khó khăn
theo thứ tự ưu tiên.
17. UBMT Tổ quốc Việt Nam, đoàn thể
các cấp trong hệ thống chính trị; Người có uy tín
trong đồng bào dân tộc: Có trách nhiệm tuyên truyền, vận động nhân dân trong việc
tổ chức triển khai thực hiện Chương trình; theo dõi, giám sát để mang lại hiệu quả cao nhất, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, ổn định
trật tự xã hội, giữ vững an ninh quốc phòng vùng đồng bào dân tộc trên địa bàn
tỉnh. Hỗ trợ kinh phí xây nhà ở cho hộ nghèo thuộc đối tượng
được thụ hưởng kinh phí từ UBMT Tổ quốc Việt Nam./.