HỘI ĐỒNG NHÂN
DÂN
TỈNH HÀ NAM
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
08/2014/NQ-HĐND
|
Hà Nam, ngày 16
tháng 7 năm 2014
|
NGHỊ QUYẾT
VỀ
MỨC THU, QUẢN LÝ, SỬ DỤNG MỘT SỐ KHOẢN PHÍ, LỆ PHÍ THUỘC THẨM QUYỀN CỦA HỘI ĐỒNG
NHÂN DÂN TỈNH
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH HÀ NAM
KHÓA XVII - KỲ HỌP THỨ CHÍN
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban
nhân dân năm 2003;
Căn cứ Pháp lệnh số 38/2001/PL-UBTVQH10 ngày
28/8/2001 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về phí và lệ phí;
Căn cứ Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 03/6/2002
của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Phí và Lệ phí; Nghị định số
24/2006/NĐ-CP ngày 06/3/2006 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị
định số 57/2002/NĐ-CP ngày 03/6/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành
Pháp lệnh Phí và Lệ phí; Nghị định số 25/2013/NĐ-CP ngày 29/3/2013 của Chính phủ
về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải; Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày
09/4/2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn;
Căn cứ Thông tư số 63/2002/TT-BTC ngày 24/7/2002
của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện các quy định pháp luật về phí và lệ phí;
Thông tư số 45/2006/TT-BTC ngày 25/5/2006 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung
Thông tư số 63/2002/TT-BTC ngày 24/7/2002; Thông tư số 155/2012/TT-BTC ngày
20/9/2012 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu nộp, quản lý và sử dụng
lệ phí chứng minh nhân dân mới; Thông tư số 176/2012/TT-BTC ngày 23/10/2012 của
Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu nộp, quản lý và sử dụng lệ phí đăng
ký doanh nghiệp, đăng ký hộ kinh doanh và phí cung cấp thông tin doanh nghiệp;
Thông tư số 02/2014/TT-BTC ngày 02/01/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn về phí và
lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của HĐND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương;
Sau khi xem xét Tờ trình số 1134/TTr-UBND ngày
11/7/2014 của UBND tỉnh Hà Nam về việc ban hành quy định mức thu, quản lý sử dụng
một số khoản phí, lệ phí thuộc thẩm quyền của HĐND tỉnh; báo cáo thẩm tra của
Ban Kinh tế - Ngân sách và ý kiến thảo luận của các Đại biểu HĐND tỉnh,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Ban hành quy định mức
thu, quản lý, sử dụng một số khoản phí, lệ phí thuộc thẩm quyền của HĐND tỉnh
I. Về
phí
1.
Phí vệ sinh
Phí vệ sinh là khoản thu nhằm bù đắp một phần hoặc
toàn bộ chi phí cho hoạt động thu gom rác từ nơi phát thải đến điểm thu gom rác
tập trung, bốc xúc, vận chuyển từ điểm thu gom rác tập trung đến nhà máy và
công tác xử lý rác thải tại Nhà máy. Trường hợp tự chôn lấp hợp vệ sinh, Phí vệ
sinh là khoản thu nhằm bù đắp một phần hoặc toàn bộ chi phí cho hoạt động thu
gom rác từ nơi phát thải đến điểm chôn lấp và chi phí cho hoạt động chôn lấp hợp
vệ sinh.
a. Đối tượng phát thải và nguyên tắc thu phí:
- Đối tượng 1: Hộ gia đình, cá nhân (không gắn với
hoạt động sản xuất kinh doanh: Nguyên tắc thu phí nhằm bù đắp chi phí cho hoạt
động thu gom rác thải từ hộ gia đình, cá nhân đến điểm thu gom rác tập trung và
chi phí bốc xúc, vận chuyển đến nhà máy. Chi phí cho khâu xử lý rác tại nhà máy
do ngân sách nhà nước đảm bảo. Giai đoạn 2014 - 2015 nguyên tắc thu phí nhằm bù
đắp chi phí cho hoạt động thu gom rác thải từ hộ gia đình, cá nhân đến điểm thu
gom rác tập trung. Từ năm 2016 thực hiện thu thêm một phần để chi phí cho khâu
bốc xúc, vận chuyển rác thải từ điểm thu gom rác tập trung đến Nhà máy xử lý
rác.
Đối với những địa bàn có thể thực hiện chôn lấp hợp
vệ sinh, phù hợp với quy hoạch được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt,
nguyên tắc thu phí nhằm bù đắp chi phí cho hoạt động thu gom rác thải từ hộ gia
đình, cá nhân đến điểm chôn lấp hợp vệ sinh và chi phí cho hoạt động chôn lấp.Giai
đoạn 2014 – 2015 nguyên tắc thu phí nhằm bù đắp chi phí cho hoạt động thu gom
rác thải từ hộ gia đình, cá nhân đến điểm chôn lấp hợp vệ sinh. Chi phí chôn lấp
hợp vệ sinh do ngân sách nhà nước đảm bảo.Từ năm 2016 thực hiện thu thêm một phần
để chi phí cho hoạt động chôn lấp.
- Đối tượng 2: Hộ sản xuất, kinh doanh buôn bán nhỏ
xen kẽ trong khu dân cư ( không bao gồm hộ sản xuất, kinh doanh buôn bán nhỏ
trong chợ do doanh nghiệp hoặc chợ do Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn quản
lý). Nguyên tắc thu phí nhằm bù đắp chi phí cho cả cả 3 khâu, gồm: Khâu thu gom
rác thải từ hộ sản xuất, kinh doanh buôn bán nhỏ đến điểm thu gom rác tập
trung; khâu bốc xúc, vận chuyển đến nhà máy; khâu xử lý rác tại nhà máy.
Đối tượng 3: Cơ quan nhà nước; đơn vị sự nghiệp;
trụ sở làm việc của doanh nghiệp; chi nhánh; văn phòng đại diện; lực lượng vũ
trang; các tổ chức xã hội nghề nghiệp… vv. Nguyên tắc thu phí nhằm bù đắp chi
phí cho cả cả 3 khâu, gồm: Khâu thu gom rác thải từ nơi phát thải đến điểm thu
gom rác tập trung; khâu bốc xúc, vận chuyển đến nhà máy; khâu xử lý rác tại nhà
máy.
- Đối tượng 4: Cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc các
đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp (bao gồm cả các tổ chức, doanh nghiệp, Ủy ban
nhân dân xã, phường, thị trấn quản lý chợ; tổ chức biểu diễn nghệ thuật; hội chợ;
triển lãm vv). Nguyên tắc thu phí nhằm bù đắp chi phí cho cả cả 3 khâu, gồm:
Khâu thu gom rác thải từ nơi phát thải đến điểm thu gom rác tập trung; khâu bốc
xúc, vận chuyển đến nhà máy; khâu xử lý rác tại nhà máy.
- Đối tượng 5: Rác thải từ các khu công cộng tại đô
tại đô thị. Toàn bộ hoạt động thu gom, vận chuyển và xử lý rác ngân sách Nhà nước
đảm bảo.
b. Mức thu:
- Đối tượng 1:
+ Hộ gia đình, cá nhân ở các phường cũ của Thành phố
Phủ lý: Mức thu tối đa không quá 10.000 đồng/khẩu/tháng.
+ Hộ gia đình, cá nhân ở các phường mới được điều
chỉnh theo Nghị quyết số 89/NQ-CP của Chính phủ và các hộ gia đình, cá nhân ở
các Thị trấn: Mức thu tối đa không quá 8.000 đồng/khẩu/tháng.
+ Hộ gia đình, cá nhân còn lại: Mức thu tối đa
không quá 6.000 đồng/khẩu/tháng.
+ Đối với khẩu nghèo, mức thu bằng 50% mức thu của
từng khu vực tương ứng.
- Đối tượng 2; 3; và 4: Mức thu tối đa không quá
2.000 đồng/kg.
Căn cứ mức thu tối đa nêu trên, UBND tỉnh quyết định
mức thu cụ thể đối với đối tượng 1 và định hướng mức thu đối với đối tượng 2, 3
và 4 để đơn vị dịch vụ môi trường thống nhất và tổ chức ký hợp đồng dịch vụ với
đối tượng phát thải.
c. Công tác thu, quản lý, sử dụng phí vệ sinh:
- Đối với đối tượng 1: Thôn, tổ phố, tổ dân phố tổ
chức thu phí của hộ gia đình, cá nhân và trực tiếp quản lý để sử dụng chi phí
cho công tác thu phí và chi phí cho người đi thu gom rác. Mức chi phí cho công
tác thu phí vệ sinh và mức chi cho người đi thu gom rác do thôn, tổ phố, tổ dân
phố tổ bàn bạc quyết định.
Từ năm 2016 thực hiện thu thêm một phần để chi phí
cho khâu bốc xúc, vận chuyển được nộp vào ngân sách Nhà nước
- Đối tượng 2, 3 và 4: Toàn bộ số thu phí vệ sinh
là doanh thu của đơn vị sự nghiệp thuộc nhà nước hoặc đơn vị dịch vụ môi trường
được Nhà nước giao nhiệm vụ, chỉ định, đấu thầu quyền thu phí. Đơn vị thu phí sử
dụng nguồn thu để chi phí cho công tác thu phí, chi phí cho công tác thu gom,
chi phí bốc xúc, vận chuyển và xử lý rác thải, chi phí nộp thuế theo quy định của
pháp luật.
2.
Phí đo đạc, lập bản đồ địa chính
Là khoản thu đối với các tổ chức, cá nhân, hộ gia
đình được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao đất, cho thuê đất mới hoặc được
phép thực hiện việc chuyển mục đích sử dụng đất, nhằm hỗ trợ thêm cho chi phí
đo đạc, lập bản đồ địa chính ở những nơi chưa có bản đồ địa chính có tọa độ.
a) Mức thu: (Chi tiết theo biểu số 01)
b) Quản lý và sử dụng: Phí đo đạc, lập bản đồ địa
chính thuộc cơ quan, đơn vị nhà nước thu được để lại 70% cho cơ quan thu để chi
phí cho công tác đo đạc, lập bản đồ địa chính. 30% số thu còn lại nộp ngân sách
nhà nước và điều tiết cho các cấp ngân sách theo quy định.
3.
Phí khai thác và sử dụng tài liệu đất đai
Là khoản thu đối với người có nhu cầu khai thác và
sử dụng tài liệu về đất đai của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý hồ
sơ, tài liệu về đất đai (như: cơ quan Tài nguyên môi trường, Ủy ban nhân dân
huyện, UBND xã, phường, thị trấn...vv) nhằm bù đắp chi phí quản lý, phục vụ việc
khai thác và sử dụng tài liệu đất đai của người có nhu cầu.
a) Đối tượng nộp phí: Các tổ chức, cá nhân có khai
thác và sử dụng tài liệu đất đai tại Trung tâm Công nghệ Thông tin và Văn phòng
Đăng ký quyền sử dụng đất trực thuộc sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hà Nam,
phòng Tài nguyên và Môi trường các huyện, thành phố và tại UBND các xã, phường,
thị trấn tỉnh Hà Nam và được cấp có thẩm quyền cho phép khai thác và sử dụng
tài liệu đất đai đều phải nộp phí “ Khai thác và sử dụng tài liệu đất đai”.
b) Mức thu: (Chi tiết theo biểu số 02)
c) Đối tượng miễn nộp phí: Các đơn vị quản lý nhà
nước có nhu cầu khai thác và sử dụng tài liệu đất đai.
d) Quản lý và sử dụng: Phí khai thác và sử dụng tài
liệu đất đai thuộc cơ quan, đơn vị nhà nước thu được để lại 60% cho cơ quan thu
để chi phí cho công tác phục vụ khai thác và sử dụng tài liệu đất đai; 40% số
thu còn lại nộp ngân sách nhà nước và điều tiết cho các cấp ngân sách theo quy
định.
4.
Phí thẩm định cấp quyền sử dụng đất
Phí thẩm định cấp quyền sử dụng đất là khoản thu đối
với các đối tượng đăng ký, nộp hồ sơ cấp quyền sử dụng đất có nhu cầu hoặc cần
phải thẩm định theo quy định, nhằm bù đắp chi phí thẩm định hồ sơ, các điều kiện
cần và đủ để cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao đất, cho thuê đất như: điều kiện
về hiện trạng sử dụng đất, điều kiện về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, điều
kiện về sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh...vv. Phí thẩm định cấp quyền sử dụng đất
chỉ áp dụng đối với trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành thẩm định
để giao đất, cho thuê đất và đối với trường hợp chuyển quyền sở hữu nhà gắn liền
với quyền sử dụng đất.
a) Mức thu: (Chi tiết
theo biểu số 03)
b) Quản lý và sử dụng:
Phí thẩm định cấp quyền sử dụng đất thuộc cơ quan, đơn vị nhà nước thu được để
lại 100% cho cơ quan thu để chi phí cho công tác thẩm định cấp quyền sử dụng đất.
5.
Phí thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường
Phí thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường
là khoản thu để bù đắp một phần hoặc toàn bộ chi phí thực hiện công việc thẩm định
báo cáo đánh giá tác động môi trường và thu phí.
- Đối tượng nộp phí: Các tổ chức, cá nhân trong nước,
nước ngoài có các dự án sản xuất kinh doanh dịch vụ phải lập báo cáo đánh giá
tác động môi trường thuộc thẩm quyền thẩm định và phê duyệt của Ủy ban nhân dân
tỉnh theo Nghị định 29/2011/NĐ-CP ngày 18/4/2011 của Chính phủ quy định về đánh
giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường.
a) Mức thu: (Chi tiết theo biểu số 04)
b) Quản lý, sử dụng nguồn thu: Phí thẩm định báo
cáo đánh giá tác động môi trường thuộc cơ quan, đơn vị nhà nước thu được để lại
100% cho cơ quan thu để chi phí cho công tác thẩm định.
6. Phí thẩm định đề án, báo
cáo thăm dò, khai thác, sử dụng nước dưới đất; khai thác, sử dụng nước mặt; xả
nước thải vào nguồn nước, công trình thủy lợi
Là khoản thu để bù đắp một phần hoặc toàn bộ chi
phí thực hiện công việc thẩm định đề án, báo cáo thăm dò, khai thác, sử dụng nước
dưới đất; khai thác, sử dụng nước mặt; xả nước thải vào nguồn nước, công trình
thủy lợi.
a) Đối tượng thu phí: Các tổ chức, cá nhân hoạt động
thăm dò, khai thác sử dụng nước dưới đất, khai thác sử dụng nước mặt, xả nước
thải vào nguồn nước.
b) Mức thu: (Chi tiết theo biểu số 05)
c) Quản lý, sử dụng nguồn thu: Sở Tài nguyên và Môi
trường có thẩm quyền thẩm định trực tiếp thu, số thu được để lại đơn vị 40% để
bù đắp chi phí thẩm định, 60% nộp ngân sách nhà nước.
7. Phí thẩm định hồ sơ, điều
kiện hành nghề khoan nước dưới đất
Là khoản thu để bù đắp một
phần hoặc toàn bộ chi phí thực hiện công việc thẩm định hồ sơ, điều kiện hành
nghề khoan nước dưới đất và thu phí.
a) Đối tượng thu phí: Tổ
chức, cá nhân khi được cơ quan có thẩm quyền thẩm định hồ sơ, điều kiện hành
nghề khoan nước dưới đất.
b) Mức thu: (Chi tiết
theo biểu số 06)
c) Quản lý và sử dụng: Cơ
quan thu phí được trích 30% trên tổng số phí thu được để trang trải cho công
tác thu phí, công tác thẩm định hồ sơ, điều kiện hành nghề khoan nước dưới đất,
số còn lại 70% nộp ngân sách nhà nước.
8.
Phí thẩm định cấp phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp
Là khoản thu của cơ quan
nhà nước có thẩm quyền đối với đối tượng có nhu cầu sử dụng vật liệu nổ công
nghiệp để bù đắp một phần hoặc toàn bộ chi phí thực hiện công việc thẩm định cấp
phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp.
a) Mức thu: (Chi tiết
theo biểu sô 07)
b) Quản lý và sử dụng: Cơ
quan thu phí được trích 70% trên tổng số phí thu để trang trải cho công tác thu
phí, công tác thẩm định cấp phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp; 30% còn lại nộp
ngân sách nhà nước.
9.
Phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt
a) Đối tượng nộp phí nước
thải sinh hoạt: Hộ gia đình; cơ quan nhà nước; đơn vị vũ trang nhân dân (trừ
các cơ sở sản xuất, cơ sở chế biến thuộc các đơn vị vũ trang nhân dân); trụ
sở điều hành, chi nhánh, văn phòng của các tổ chức, cá nhân không gắn liền với
địa điểm sản xuất, chế biến; cơ sở: rửa ô tô, rửa xe máy, sửa chữa ô tô, sửa chữa
xe máy; bệnh viện; phòng khám chữa bệnh; nhà hàng, khách sạn; cơ sở đào tạo,
nghiên cứu; cơ sở kinh doanh, dịch vụ khác; các tổ chức, cá nhân và đối tượng
khác có nước thải không được quy định tại khoản 1 Điều 1 Thông tư số
63/2013/TTLT-BTC-BTNMT , ngày 15/5/2013 của Bộ Tài chính và Bộ Tài nguyên môi
trường.
b) Đối tượng không chịu phí bảo
vệ môi trường đối với nước thải bao gồm: Các đối
tượng quy định tại điều 2 Thông tư số 63/2013/TTLT-BTC-BTNMT ngày 15/5/2013 của
Bộ Tài chính và Bộ Tài nguyên môi trường.
c) Mức thu: (Chi tiết
theo biểu số 08)
d) Quản lý, sử dụng:
- Tổ chức, doanh nghiệp
trực tiếp cung cấp nước sạch có trách nhiệm thu phí bảo vệ môi trường đối với
nước thải sinh hoạt của đối tượng sử dụng nước sạch. Trường hợp các tổ chức, cá nhân xả nước thải vào hệ thống thoát nước và
đã nộp phí thoát nước thì đơn vị quản lý, vận hành hệ thống thoát nước là người
nộp phí bảo vệ môi trường.
Đơn vị thu phí được trích
10% để chi phí cho công tác thu, 90% còn lại nộp ngân sách nhà nước và điều tiết
cho ngân sách cấp tỉnh 100%.
- Các trường hợp cung cấp
nước sạch còn lại: Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn thực hiện thu phí bảo vệ
môi trường đối với nước thải sinh hoạt. Đơn vị thu phí được trích 15% để chi
phí cho công tác thu, 85% còn lại nộp ngân sách nhà nước và điều tiết cho ngân
sách cấp xã 100%.
10.
Phí thư viện
Phí thư viện là khoản thu
nhằm bù đắp các chi phí cần thiết cho hoạt động của thư viện khi cung cấp các dịch
vụ phục vụ bạn đọc vốn tài liệu của thư viện.
a) Mức thu: (Chi tiết
theo biểu số 09)
b) Quản lý và sử dụng: Số
thu được để lại 100% cho cơ quan, đơn vị thu để bù đắp chi phí.
11. Phí tham quan danh lam
thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hóa
Là
khoản thu nhằm bù đắp một phần hoặc toàn bộ chi phí về bảo quản, tu bổ, phục hồi
và quản lý đối với danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hóa.
a) Mức thu: (Chi tiết
theo biểu số 10)
b) Quản lý và sử dụng: Số
thu được để lại 100% cho cơ quan, đơn vị thu để bù đắp chi phí.
II. VỀ LỆ PHÍ
1. Lệ phí đăng ký cư
trú, chứng minh nhân dân
1.1. Lệ phí đăng ký cư
trú: Là khoản thu đối với người đăng ký, quản lý cư
trú với cơ quan đăng ký, quản lý cư trú theo quy định của pháp luật về cư trú.
a) Mức thu: (Chi tiết
theo biểu số 11 - mục 1)
b) Quản lý và sử dụng: Cơ
quan thu được trích 90% số thu lệ phí đăng ký cư trú để chi phí cho công tác
thu và trang trải các chi phí in ấn, biên lai, sổ sách và các loại mẫu biểu…vv,
10% nộp ngân sách nhà nước.
1.2 Lệ phí chứng
minh nhân dân
Là khoản thu đối với người
được cơ quan công an cấp chứng minh nhân dân. Không thu lệ phí chứng minh nhân
dân đối với các trường hợp: bố, mẹ, vợ (hoặc chồng) của liệt sĩ, con dưới 18 tuổi
của liệt sĩ; thương binh, con dưới 18 tuổi của thương binh; công dân thuộc xã,
thị trấn vùng cao theo quy định của Ủy ban Dân tộc.
a/ Mức thu: (Chi tiết
theo biểu số 11 - mục 2)
b/ Quản lý và sử dụng: Cơ
quan thu được trích 90% số thu lệ phí đăng ký cư trú để chi phí cho công tác
thu và trang trải các chi phí in ấn, biên lai, sổ sách và các loại mẫu biểu…vv,
10% nộp ngân sách nhà nước.
2.
Lệ phí cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam
Là
khoản thu mà người sử dụng lao động phải nộp khi làm thủ tục để được cơ quan quản
lý nhà nước Việt Nam cấp giấy phép lao động, gia hạn giấy phép lao động và cấp
lại giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài làm việc tại các doanh
nghiệp, cơ quan, tổ chức mình hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam.
a) Mức thu: (Chi tiết
theo biểu số 12)
b) Quản lý sử dụng: Cơ quan thu được trích lại 20%
số thu để chi phí cho công tác thu, số còn lại 80% nộp ngân sách nhà nước.
3.
Lệ phí địa chính
Là khoản
thu vào tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền
hoặc tổ chức được ủy quyền giải quyết các công việc về địa chính.
a) Đối tượng thu: Tổ chức,
hộ gia đình, cá nhân được cơ quan nhà nước giải quyết các công việc về địa chính.
b) Mức thu (Chi tiết
theo biểu số 13)
c) Quản lý sử dụng: Cơ
quan thu được trích lại 80% số thu để chi phí giải quyết các công việc về địa
chính, số còn lại 20% nộp ngân sách nhà nước.
4.
Lệ phí cấp biển số nhà:
Là khoản thu của cơ quan
nhà nước có thẩm quyền cấp biển số nhà (bao gồm: nhà mặt đường, phố; nhà trong
ngõ, nhà trong ngách; căn hộ của nhà chung cư).
a) Đối tượng: Chủ sở hữu
nhà hoặc người đại diện chủ sở hữu có trách nhiệm nộp lệ phí cấp biển số nhà.
Trường hợp không xác định được chủ sở hữu thì người đang sử dụng có trách nhiệm
nộp lệ phí cấp biển số nhà.
b) Mức thu: (Chi tiết
theo biểu số 14)
c) Quản lý, sử dụng: Ủy
ban nhân dân huyện, thành phố nơi có nhu cầu cấp biển số nhà tổ chức thu lệ phí
cấp biển số nhà. Toàn bộ số thu nộp ngân sách nhà nước và điều tiết cho ngân
sách huyện, thành phố 100% để chi phí cho nội dung cấp biển số nhà.
5.
Lệ phí cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, cung cấp thông tin về đăng ký
kinh doanh (đối với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, cơ sở giáo dục,
đào tạo tư thục, dân lập, bán công; cơ sở y tế tư nhân, dân lập, cơ sở văn hóa
thông tin)
Lệ phí cấp giấy chứng nhận
đăng ký kinh doanh: Là khoản thu đối với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, cơ sở
giáo dục, đào tạo tư thục, dân lập, bán công; cơ sở y tế tư nhân, dân lập, cơ sở
văn hóa thông tin khi được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng
nhận đăng ký kinh doanh.
a) Mức thu: (Chi tiết
theo biểu số 15)
b) Quản lý và sử dụng: Cơ
quan, đơn vị thu lệ phí thực hiện cấp giấy chứng nhận về đăng ký kinh doanh,
cung cấp thông tin đăng ký kinh doanh thực hiện thu lệ phí và được để lại 25% để
chi phí cho hoạt động cấp giấy chứng nhận về đăng ký kinh doanh, cung cấp thông
tin đăng ký kinh doanh, 75% còn lại nộp ngân sách nhà nước.
6.
Lệ phí cấp giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng nước dưới đất
Là khoản thu đối với tổ
chức, cá nhân được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép thăm dò, khai
thác, sử dụng dưới đất theo quy định của pháp luật.
a) Đối tượng thu phí: Tổ
chức, cá nhân được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép
b) Mức thu: (Chi tiết
theo biểu số 16)
c)
Quản lý sử dụng: Cơ quan, đơn vị thực hiện cấp giấy phép thăm dò, khai thác, sử
dụng nước dưới đất thực hiện thu lệ phí. Toàn bộ số thu đơn vị được trích 40% để
chi cho hoạt động cấp giấy phép, 60% còn lại nộp ngân sách nhà nước.
7.
Lệ phí cấp giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt
Là khoản thu đối với tổ
chức, cá nhân được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép khai thác, sử dụng
nước mặt theo quy định của pháp luật.
a) Đối tượng thu phí: Tổ
chức, cá nhân được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép.
b) Mức thu: (Chi tiết
theo biểu số 17)
c) Quản lý sử dụng: Cơ
quan, đơn vị thực hiện cấp giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng nước dưới đất thực
hiện thu lệ phí. Toàn bộ số thu đơn vị được trích 40% để chi cho hoạt động cấp
giấy phép, 60% còn lại nộp ngân sách nhà nước.
8.
Lệ phí cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước:
Là khoản thu đối với tổ
chức, cá nhân được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép xả nước thải
vào nguồn nước theo quy định của pháp luật.
a) Đối tượng nộp phí: Tổ
chức, cá nhân được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép.
b) Mức thu: (Chi tiết
theo biểu số 18)
c) Quản lý sử dụng: Cơ
quan, đơn vị thực hiện cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước thực hiện
thu lệ phí. Toàn bộ số thu đơn vị được trích 40% để chi cho hoạt động cấp giấy
phép, 60% còn lại nộp ngân sách nhà nước.
9. Lệ phí cấp giấy phép xả
nước thải vào công trình thủy lợi
Là khoản thu đối với tổ
chức, cá nhân được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép xả nước thải
vào công trình thủy lợi theo quy định của pháp luật.
a) Đối tượng nộp phí: Tổ
chức, cá nhân được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép xả nước thải
vào công trình thủy lợi.
b) Mức thu: (Chi tiết
theo biểu số 19)
c) Quản lý sử dụng: Cơ
quan, đơn vị thực hiện cấp giấy phép xả nước thải vào công trình thủy lợi thực
hiện thu lệ phí. Toàn bộ số thu đơn vị được trích 40% để chi cho hoạt động cấp
giấy phép, 60% còn lại nộp ngân sách nhà nước.
10.
Lệ phí cấp giấy phép hoạt động điện lực
Là khoản thu đối với các
tổ chức, cá nhân khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động
điện lực theo quy định của pháp luật. Mức thu lệ phí cấp giấy phép hoạt động điện
lực (tư vấn quy hoạch, thiết kế, giám sát và các hình thức tư vấn khác đối với
dự án, công trình điện; quản lý và vận hành nhà máy điện; phân phối và kinh
doanh điện) do cơ quan nhà nước có thẩm quyền tại địa phương cấp.
a) Mức thu: (Chi tiết
theo biểu số 20)
b) Quản lý sử dụng: Cơ
quan, đơn vị thực hiện cấp giấy phép hoạt động điện lực thực hiện thu lệ
phí. Toàn bộ số thu nộp ngân sách nhà nước 100%.
Điều 2. Tổ chức
thực hiện
1. Nghị quyết này có hiệu lực từ
ngày 01 tháng 09 năm 2014 và thay thế:
- Nghị quyết số 22/2006/NQ-HĐND của Hội đồng
nhân dân tỉnh Hà Nam về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh
hoạt trên địa bàn tỉnh;
- Khoản 2, 3, 4, 5, 7, 8 Điều 2; khoản 1 Điều 3 Nghị
quyết số 18/2012/NQ-HĐND ngày 07/12/2012 của Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Nam về
việc quy định một số loại phí, lệ phí trên địa bàn tỉnh Hà Nam.
- Điểm 2.4 khoản 2 Phần II; Điểm 3.2, 3.4, 3.5,
3.6, 3.7, 3.8, 3.9 khoản 3 phần II Nghị quyết số 14/2007/NQ-HĐND ngày
06/12/2007 của Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Nam quy định ban hành danh mục, mức
thu, quản lý và sử dụng một số loại phí, lệ phí trên địa bàn thuộc thẩm quyền
quy định của địa phương.
- Các quy định về phí khai thác và sử dụng tài liệu
đất đai trong Nghị quyết số 44/2003 ngày 23/7/2003 của Hội đồng nhân dân tỉnh
Hà Nam về việc quy định các loại phí thuộc thẩm quyền quyết định của HĐND.
2. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức thực hiện Nghị
quyết này.
3. Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban HĐND và
các Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh
Hà Nam khóa XVII, kỳ họp thứ chín thông qua ngày 16 tháng 7 năm 2014./.
Nơi nhận:
- UBTV Quốc hội;
- Chính phủ;
- Các Bộ: Tư pháp, Tài chính;
- BTV Tỉnh ủy;
- TT HĐND tỉnh;
- UBND tỉnh;
- UBMTTQ tỉnh;
- Đoàn ĐBQH tỉnh;
- Các Ban HĐND tỉnh;
- Các Đại biểu HĐND tỉnh;
- TT HĐND, UBND các huyện, thành phố;
- Công báo tỉnh;
- Lưu: VT.
|
CHỦ TỊCH
Trần Xuân Lộc
|
PHỤ LỤC
MỨC THU MỘT SỐ KHOẢN PHÍ VÀ LỆ PHÍ
(kèm theo Nghị quyết số 08/2014/NQ-HĐND ngày 16 tháng 7 năm 2014 của
HĐND tỉnh Hà Nam)
Biểu số 01: Mức thu Phí đo đạc, lập bản đồ địa chính
Căn cứ vào các bước công việc, yêu cầu
công tác đo đạc, lập bản đồ địa chính và tùy thuộc vào vị trí, diện tích đất được
giao, được thuê hoặc được phép chuyển mục đích sử dụng lớn hay nhỏ của từng dự
án, nhưng mức thu phí đo đạc, lập bản đồ địa chính tối đa không quá 1.500 đồng/m2
Diện tích
|
Mức thu
|
|
+ Từ 100 m2
|
1.500 đồng/m2
|
|
+ Từ 101-300 m2
|
1.400 đồng/m2
|
|
+ Từ 301-500 m2
|
1.300 đồng/m2
|
|
+ Từ 501-1000 m2
+ Từ 1001-3000 m2
+ Từ 3000-10000 m2
|
1.200 đồng/m2
1.100 đồng/m2
1.000 đồng/m2
|
|
Trường hợp dự án có diện tích trên 10 ngàn m2
tính theo định mức kinh tế kỹ thuật về công tác đo đạc bản đồ số 10/QĐ-BTNMT
ngày 18/12/2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, nhưng tối đa không quá 1.500đồng/m2.
Biểu
số 02: Mức thu Phí khai thác và sử dụng tài liệu đất đai
1. Tư liệu đo chi tiết:
+ Hồ sơ thửa đất: Cung cấp
trực tiếp: 120.000 đồng/thửa; Cung cấp qua đường
bưu chính hoặc Internet: 130.000 đồng/thửa
+ Mục kê và biểu tổng hợp: Cung
cấp trực tiếp: 120.000 đồng/quyển; Cung cấp
qua đường bưu chính hoặc Internet: 130.000 đồng/quyển
2. Tư liệu cấp giấy chứng nhận:
+ Thủ tục pháp lý: Cung cấp
trực tiếp: 150.000 đồng/bộ; Cung cấp qua đường
bưu chính hoặc Internet: 160.000 đồng/bộ
+ Sổ địa chính: Cung cấp
trực tiếp: 120.000 đồng/quyển; Cung cấp qua đường
bưu chính hoặc Internet: 130.000 đồng/quyển
+ Mục kê và Biểu tổng hợp: Cung
cấp trực tiếp: 120.000 đồng/quyển; Cung cấp
qua đường bưu chính hoặc Internet: 130.000 đồng/quyển
+ Trích lục thông tin thửa đất hộ gia đình: Cung cấp trực tiếp: 120.000 đồng/hộ; Cung cấp qua đường bưu chính hoặc Internet: 130.000
đồng/hộ
+ Trích lục thông tin thửa đất tổ chức: Cung cấp trực tiếp: 130.000 đồng/tổ chức; Cung cấp qua đường bưu chính hoặc Internet: 140.000
đồng/tổ chức
3. Thống kê định kỳ hàng
năm:
+ Cấp tỉnh: Cung cấp trực
tiếp: 150.000 đồng/năm; Cung cấp qua đường bưu
chính hoặc Internet: 160.000 đồng/năm
+ Cấp huyện: Cung cấp trực
tiếp: 130.000 đồng/năm; Cung cấp qua đường bưu
chính hoặc Internet: 140.000 đồng/năm
+ Cấp xã: Cung cấp trực
tiếp: 120.000 đồng/năm; Cung cấp qua đường bưu
chính hoặc Internet: 130.000 đồng/năm
4. Hồ sơ thanh tra và khiếu
nại tố cáo: Cung cấp trực tiếp: 150.000 đồng/hồ sơ; Cung cấp qua đường bưu chính hoặc Internet: 160.000
đồng/hồ sơ
5. Hồ sơ thu hồi đất,
giao đất, thuê đất: Cung cấp trực tiếp: 150.000 đồng/hồ sơ; Cung cấp qua đường bưu chính hoặc Internet: 160.000
đồng/hồ sơ
6. Hồ sơ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất: Cung cấp
trực tiếp: 150.000 đồng/hồ sơ; Cung cấp qua đường bưu chính hoặc Internet:
160.000 đồng/hồ sơ
7. Trích lục thửa đất: Cung cấp trực tiếp: 150.000
đồng/thửa; Cung cấp qua đường bưu chính hoặc Internet: 160.000 đồng/thửa
Biểu
số 03: Mức thu Phí thẩm định cấp quyền sử dụng đất
1. Trường hợp thẩm định để giao đất, cho thuê đất
và đối với trường hợp chuyển quyền sở hữu nhà gắn liền với quyền sử dụng đất:
300.000 đồng/hồ sơ.
2. Trường hợp thẩm định hồ sơ đối với đất để sản xuất,
kinh doanh:
+ Dưới 2 ha: 3.0000.000 đồng/hồ sơ
+ Từ 2 ha đến dưới 5 ha: 5.0000.000 đồng/hồ sơ
+ Từ 5 ha trở lên: 7.500.000 đồng/hồ sơ
3. Không áp dụng thu phí thẩm định cấp quyền sử dụng
đất đối với trường hợp đang sử dụng đất ổn định được nhà nước công nhận và cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu.
Biểu số 04: Mức thu Phí thẩm định báo cáo đánh giá
tác động môi trường
1. Nhóm 1: Nhóm dự án xử lý chất thải và cải
thiện môi trường:
+ Dự án có Tổng mức đầu tư: nhỏ hơn hoặc bằng 50 tỷ
đồng, mức thu 5 triệu đồng; từ trên 50 tỷ đến dưới và bằng 100 tỷ đồng, mức thu
6,5 triệu đồng; từ trên 100 đến dưới và bằng 200 tỷ đồng, mức thu 12 triệu đồng;
từ trên 200 tỷ đến dưới và bằng 500 tỷ đồng, mức thu 14 triệu đồng; trên 500 tỷ
đồng, mức thu 17 triệu đồng.
2. Nhóm 2: Dự án công trình dân dụng:
+ Dự án có Tổng mức đầu tư: nhỏ hơn hoặc bằng 50 tỷ
đồng, mức thu 6,9 triệu đồng; từ trên 50 tỷ đến dưới và bằng 100 tỷ đồng, mức
thu 8,5 triệu đồng; từ trên 100 đến dưới và bằng 200 tỷ đồng, mức thu 15 triệu
đồng; từ trên 200 tỷ đến dưới và bằng 500 tỷ đồng, mức thu 16 triệu đồng; trên
500 tỷ đồng, mức thu 25 triệu đồng.
3. Nhóm 3: Dự án hạ tầng kỹ thuật:
+ Dự án có Tổng mức đầu tư: nhỏ hơn hoặc bằng 50 tỷ
đồng, mức thu 7,5 triệu đồng; từ trên 50 tỷ đến dưới và bằng 100 tỷ đồng, mức
thu 9,5 triệu đồng; từ trên 100 đến dưới và bằng 200 tỷ đồng, mức thu 17 triệu
đồng; từ trên 200 tỷ đến dưới và bằng 500 tỷ đồng, mức thu 18 triệu đồng; trên
500 tỷ đồng, mức thu 25 triệu đồng.
4. Nhóm 4: Dự án nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy
sản:
+ Dự án có Tổng mức đầu tư: nhỏ hơn hoặc bằng
50 tỷ đồng, mức thu 7,8 triệu đồng; từ trên 50 tỷ đến dưới và bằng 100 tỷ đồng,
mức thu 9,5 triệu đồng; từ trên 100 đến dưới và bằng 200 tỷ đồng, mức thu 17
triệu đồng; từ trên 200 tỷ đến dưới và bằng 500 tỷ đồng, mức thu 18 triệu đồng;
trên 500 tỷ đồng, mức thu 24 triệu đồng.
5. Nhóm 5: Dự án giao thông:
+ Dự án có Tổng mức đầu tư: nhỏ hơn hoặc bằng 50 tỷ
đồng, mức thu 8,1 triệu đồng; từ trên 50 tỷ đến dưới và bằng 100 tỷ đồng, mức
thu 10 triệu đồng; từ trên 100 đến dưới và bằng 200 tỷ đồng, mức thu 18 triệu đồng;
từ trên 200 tỷ đến dưới và bằng 500 tỷ đồng, mức thu 20 triệu đồng; trên 500 tỷ
đồng, mức thu 25 triệu đồng.
6. Nhóm 6: Dự án công nghiệp:
+ Dự án có Tổng mức đầu tư: nhỏ hơn hoặc bằng 50 tỷ
đồng, mức thu 8,4 triệu đồng; từ trên 50 tỷ đến dưới và bằng 100 tỷ đồng, mức
thu 10,5 triệu đồng; từ trên 100 đến dưới và bằng 200 tỷ đồng, mức thu 19 triệu
đồng; từ trên 200 tỷ đến dưới và bằng 500 tỷ đồng, mức thu 20 triệu đồng; trên
500 tỷ đồng, mức thu 26 triệu đồng.
7. Nhóm 7: Dự án khác (không thuộc từ nhóm
1-6):
+ Dự án có Tổng mức đầu tư: nhỏ hơn hoặc bằng 50 tỷ
đồng, mức thu 5 triệu đồng; từ trên 50 tỷ đến dưới và bằng 100 tỷ đồng, mức thu
6 triệu đồng; từ trên 100 đến dưới và bằng 200 tỷ đồng, mức thu 10,8 triệu đồng;
từ trên 200 tỷ đến dưới và bằng 500 tỷ đồng, mức thu 12 triệu đồng; trên 500 tỷ
đồng, mức thu 15,6 triệu đồng.
- Trường hợp thẩm định lại báo cáo đánh giá lại tác
động môi trường, mức thu bằng 50% (năm mươi phần trăm) mức thu lần đầu.
Biểu số 05: Mức
thu Phí thẩm định đề án, báo cáo thăm dò, khai thác, sử dụng nước dưới đất;
khai thác, sử dụng nước mặt; xả nước thải vào nguồn nước, công trình thủy lợi
1. Mức thu thẩm định đề án, báo cáo thăm dò khai
thác sử dụng nước dưới đất:
- Thẩm định đề án thiết kế giếng có lưu lượng dưới
200 m3/ngày đêm: 200.000 đồng/đề án
- Thẩm định đề án, báo cáo thăm dò lưu lượng nước từ
200 m3/ngày đêm đến dưới 500 m3/ngày đêm: 700.000 đồng/đề
án, báo cáo.
- Thẩm định đề án, báo cáo thăm dò lưu lượng nước từ
500 m3 đến dưới 1.000 m3/ngày đêm: 1.300.000 đồng/đề án,
báo cáo..
- Thẩm định đề án, báo cáo thăm dò lưu lượng nước từ
1.000m3 đến dưới 3.000 m3/ngày đêm: 2.500.000 đồng/đề án,
báo cáo.
2. Mức
thu thẩm định đề án, báo cáo khai thác sử dụng nước mặt.
- Đối với đề án, báo cáo khai thác, sử dụng nước mặt
cho sản xuất nông nghiệp với lưu lượng dưới 0,1 m3/giây;
hoặc để phát điện với công suất dưới 50 kw; hoặc cho các mục đích khác với lưu
lượng dưới 500 m3/ngày đêm: 300.000 đồng/1 đề án, báo cáo.
- Đối với đề án, báo cáo
khai thác, sử dụng nước mặt cho sản xuất nông nghiệp với lưu lượng từ 0,1 m3
đến dưới 0,5 m3/giây; hoặc để phát điện với công suất từ 50 kw đến
dưới 200 kw; hoặc cho các mục đích khác với lưu lượng từ 500 m3 đến
dưới 3.000 m3/ngày đêm: 900.000 đồng/1 đề án, báo cáo.
- Đối với đề án, báo cáo
khai thác, sử dụng nước mặt cho sản xuất nông nghiệp với lưu lượng từ 0,5 m3
đến dưới 1 m3/giây; hoặc để phát điện với công suất từ 200 kw đến dưới
1.000 kw; hoặc cho các mục đích khác với lưu lượng từ 3.000 m3 đến
dưới 20.000 m3/ngày đêm: 2.500.000 đồng/1 đề án, báo cáo.
- Đối với đề án, báo cáo
khai thác, sử dụng nước mặt cho sản xuất nông nghiệp với lưu lượng từ 1 m3
đến dưới 2 m3/giây; hoặc để phát điện với công suất từ 1.000 kw đến
dưới 2.000 kw; hoặc cho các mục đích khác với lưu lượng từ 20.000 m3
đến dưới 50.000 m3/ngày đêm: 4.500.000 đồng/1 đề án, báo cáo.
3. Mức thu thẩm định đề án, báo cáo xả nước thải
vào nguồn nước, công trình thủy lợi.
- Đối với đề án báo cáo có lưu lượng nước dưới 100
m3/ngày đêm mức thu: 300.000 đồng/đề án, báo cáo.
- Đối với đề án báo cáo có lưu lượng nước từ 100 m3
đến dưới 500 m3/ngày đêm mức thu: 900.000 đồng/đề án, báo cáo.
- Đối với đề án báo cáo có lưu lượng nước từ 500 m3
đến dưới 2.000 m3/ngày đêm mức thu 2.200.000 đồng/đề án, báo cáo.
- Đối với đề án báo cáo có lưu lượng nước từ 2.000
m3 đến dưới 5.000 m3/ngày đêm mức thu 4.500.000 đồng/đề
án, báo cáo.
4. Trường hợp gia hạn thẩm định hồ sơ đề nghị gia hạn,
điều chỉnh nội dung giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất; khai thác, sử dụng
mặt nước; xả nước thải vào nguồn nước, áp dụng mức thu bằng 50% mức thu theo
quy định nêu trên.
5. Trường hợp gia hạn thẩm định hồ sơ đề nghị gia hạn,
điều chỉnh giấy phép thăm dò nước dưới đất, áp dụng bằng 30% mức thu quy định
trên./
Biểu
số 06: Mức thu Phí thẩm định hồ sơ, điều kiện hành nghề khoan nước dưới đất
1. Hồ sơ đề nghị cấp giấy
phép hành nghề khoan nước dưới đất quy mô nhỏ là hành nghề khoan và lắp đặt các
giếng khoan thăm dò, khai thác nước dưới đất có đường kính ống chống hoặc ống
vách dưới 110 milimét và thuộc công trình có lưu lượng dưới 200m3/
ngày đêm mức thu: 500.000 đồng/hồ sơ.
2. Hồ sơ đề nghị cấp giấy
phép hành nghề khoan nước dưới đất quy mô nhỏ là hành nghề khoan và lắp đặt các
giếng khoan thăm dò, khai thác nước dưới đất có đường kính ống chống hoặc ống
vách dưới 250 milimét và thuộc công trình có lưu lượng từ 200m3/
ngày đêm đến dưới 3.000m3 /ngày đêm mức thu: 1.000.000 đồng/hồ sơ.
3. Trường hợp, thẩm định gia hạn, bổ sung áp dụng mức
thu bằng 30% (ba mươi phần trăm) mức thu quy định nêu trên.
Biểu
số 07: Mức thu Phí thẩm định cấp phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp
1. Mức thu thẩm định giấy
phép có thời hạn nhỏ hơn hoặc bằng 12 tháng: 2.000.000 đồng/ giấy phép
2. Mức thu thẩm định giấy
phép có thời hạn từ trên 12 tháng đến 24 tháng: 3.000.000 đồng/ giấy phép
3. Mức thu thẩm định giấy
phép có thời hạn từ trên 24 tháng đến 36 tháng: 4.000.000 đồng/ giấy phép
4. Mức thu thẩm định giấy
phép có thời hạn từ trên 36 tháng đến 48 tháng: 5.000.000 đồng/ giấy phép
5. Mức thu thẩm định giấy
phép có thời hạn từ trên 48 tháng đến 60 tháng: 6.000.000 đồng/ giấy phép
Biểu
số 08: Mức thu Phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt
1. Mức thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải
sinh hoạt được tính bằng 5% trên giá bán của 1m3 (một mét khối) nước
sạch của đối tượng tương ứng trên địa bàn chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng, áp
dụng cả cho đối tượng tự khai thác nước sinh hoạt nơi chưa có hệ thống cấp nước
sạch).
2. Cơ sở xác định lượng nước thải sinh hoạt sử dụng:
- Đối với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng nước
sạch của đơn vị, tổ chức cung cấp nước sạch. Số lượng nước sử dụng căn cứ vào đồng
hồ đo lượng nước tiêu thụ của đối tượng sử dụng nước để xác định, trường hợp
chưa có đồng hồ đo thì căn cứ vào mức khoán sử dụng nước giữa đơn vị, tổ chức
cung cấp nước sạch với hộ gia đình, cá nhân sử dụng để xác định.
- Đối với nước thải sinh hoạt thải ra từ các tổ chức,
hộ gia đình tự khai thác nước để sử dụng: Do UBND xã, phường, thị trấn thu:
+ Đối với hộ gia đình: Căn cứ vào số người thực tế
trong gia đình và lượng nước sử dụng bình quân mỗi người trong tháng để xác định.
Lượng nước sử dụng bình quân của một người trong tháng là 2m3
+ Đối với cơ
quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp, các đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, trụ sở
điều hành, chi nhánh, văn phòng của các tổ chức, các nhân, căn cứ vào số biên
chế thực tế có mặt và lượng nước sử dụng bình quân của một người trong tháng để
xác định. Lượng nước sử dụng bình quân của một người trong tháng là: 1m3
+ Đối với hoạt động,
kinh doanh, dịch vụ. Căn cứ vào khối lượng nước tiêu thụ đơn vị tự kê khai để
cơ quan cơ quan thu thẩm định và xác định nước cho phù hợp.
* Xác định số phí phải nộp đối với nước thải sinh
hoạt:
Số
phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt phải nộp (đồng)
|
=
|
Số
lượng nước sạch sử dụng của người nộp phí (m3)
|
x
|
Giá
bán nước sạch chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng (đồng/m3)
|
x
|
Tỷ
lệ thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt (5%)
|
Biểu
số 09: Mức thu Phí thư viện
1. Phí thẻ mượn, thể đọc tài liệu: 30.000 đồng/thẻ/năm
đối với bạn đọc là người lớn; trẻ em mức thu là 10.000 đồng/thẻ/năm.
2. Phí sử dụng phòng đọc đa phương tiện, phòng đọc
tài liệu quý hiếm và các phòng đọc đặc biệt khác (nếu có), tối đa không quá năm
lần mức thu phí thẻ mượn, thẻ đọc tài liệu.
3. Miễn, giảm:
- Giảm 50% phí thư viện đối với đối tượng quy định
tại Quyết định số 170/2003/QĐ-TTg ngày 14/8/2003 của Thủ tướng Chính phủ về
chính sách ưu đãi hưởng thụ văn hóa và đối tượng Người khuyết tật nặng.
- Miễn Phí thư viện đối với đối tượng là người khuyết
tật đặc biệt nặng theo quy định tại Khoản 1 Điều 11 Nghị định số 28/2012/NĐ-CP .
Biểu số 10: Mức thu Phí tham quan danh lam thắng cảnh,
di tích lịch sử, công trình văn hóa
1. Đối với người Việt nam và người nước ngoài, mức
thu đối với người lớn: 30.000 đồng/lượt/ người; đối với trẻ em mức thu là
10.000 đồng/lượt/ người.
2. Miễn, giảm:
- Miền thu:
+ Trẻ em dưới 6 tuổi
- Giảm mức thu:
+ Người cao tuổi là người Việt nam đủ 60 tuổi trở
lên: giảm 50% mức thu của người lớn.
+ Giảm 50% Phí tham quan danh lam thắng cảnh,
di tích lịch sử, công trình văn hóa đối với đối tượng quy định tại Quyết định số
170/2003/QĐ-TTg và đối tượng Người khuyết tật nặng
+ Miễn Phí tham quan danh lam thắng cảnh, di
tích lịch sử, công trình văn hóa đối với đối tượng là người khuyết tật đặc biệt
nặng theo quy định tại Khoản 1 Điều 11 Nghị định số 28/2012/NĐ-CP .
Biểu số 11: Mức thu Lệ phí đăng ký cư trú, chứng minh
nhân dân
1. Lệ phí đăng ký cư trú: Là khoản
thu đối với người đăng ký, quản lý cư trú với cơ quan đăng ký, quản lý cư trú
theo quy định của pháp luật về cư trú.
a/ Mức thu lệ phí đăng ký cư trú đối với các phường
thuộc TP Phủ Lý:
- Đăng ký thường trú, tạm trú cả hộ hoặc một người
nhưng không cấp sổ hộ khẩu, sổ tạm trú: 15.000 đồng/lần cấp.
- Cấp mới, cấp lại, đổi sổ hộ khẩu sổ tạm trú:
20.000 đồng/lần cấp.
- Trường hợp đổi sổ hộ khẩu, sổ tạm trú theo yêu cầu
của chủ hộ vì lý do nhà nước thay đổi địa giới hành chính, tên đường, số nhà:
10.000 đồng/lần cấp.
- Đính chính các thay đổi trong sổ hộ khẩu, sổ tạm
trú (không thu lệ phí đối với trường hợp đính chính lại địa chỉ do nhà nước
thay đổi địa giới hành chính đường phố, số nhà, xóa tên trong sổ hộ khẩu, sổ tạm
trú): 8.000 đồng/lần cấp.
b/ Mức thu lệ phí đăng ký cư trú đối với các xã, thị
trấn thuộc huyện, thành phố Phủ Lý:
- Mức thu áp dụng tính bằng 50% mức thu tại các phường
thuộc thành phố Phủ Lý.
c/ Miễn lệ phí đăng ký lần đầu, cấp mới, thay mới
theo quy định của cơ quan thẩm quyền đối với: Cấp hộ khẩu gia đình, cấp giấy chứng
nhận nhân khẩu tập thể, cấp sổ tạm trú có thời hạn.
d/ Không thu lệ phí cư trú đối với các trường hợp:
Bố, mẹ, vợ (hoặc chồng) con liệt sỹ, con dưới 18 tuổi của liệt sỹ; thương binh,
con dưới 18 tuổi của thương binh; bà mẹ Việt Nam anh hùng; hộ gia đình thuộc diện
xóa đói, giảm nghèo.
2. Lệ phí chứng minh nhân dân:
Là khoản thu đối với người được cơ quan công an cấp
chứng minh nhân dân. Không thu lệ phí chứng minh nhân dân đối với các trường hợp:
bố, mẹ, vợ (hoặc chồng) của liệt sĩ, con dưới 18 tuổi của liệt sĩ; thương binh,
con dưới 18 tuổi của thương binh; công dân thuộc xã, thị trấn vùng cao theo quy
định của Ủy ban Dân tộc.
a/ Mức thu cấp đổi, cấp lại CMND tại các phường thuộc
thành phố Phủ Lý: 9.000 đồng/lần cấp.
b/ Mức thu cấp đổi, cấp lại CMND tại các xã, trị trấn
thuộc huyện, thành phố Phủ Lý: 4.000 đồng/lần cấp.
c/ Miễn lệ phí cấp chứng minh nhân dân khi
đăng ký lần đầu, cấp mới, thay mới theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền.
Trường hợp thực hiện cấp chứng minh nhân dân
bằng công nghệ mới thực hiện theo Thông tư số 155/2012/TT-BTC ngày 20/9/2012 của
Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí chứng
minh thư nhân dân mới.
Biểu số 12: Mức thu Lệ phí cấp giấy phép lao động cho
người nước ngoài làm việc tại Việt Nam
1. Cấp mới giấy phép lao động: 600.000 đồng/1 giấy
phép.
2. Cấp lại giấy phép lao động: 450.000 đồng/1 giấy
phép.
Biểu số 13: Mức thu Lệ phí địa chính
1/ Đối với các hộ gia đình, cá nhân các phường
thuộc Thành phố Phủ lý:
- Cấp chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu
nhà ở và tài sản gắn liền với đất: 100.000 đồng/giấy; 50.000 đồng/giấy (kể cả cấp
lại giấy chứng nhận do hết chỗ xác nhận), cấp đổi, xác nhận bổ sung vào giấy chứng
nhận.
- Trường hợp giấy chứng nhận cấp cho hộ gia đình,
cá nhân chỉ có quyền sử dụng đất (không có nhà và tài sản khác gắn liền với đất):
25.000 đồng/giấy; Cấp lại (kể cả cấp lại giấy chứng nhận do hết chỗ xác nhận),
cấp đổi, xác nhận bổ sung vào giấy chứng nhận: 20.000 đồng/giấy.
- Chứng nhận đăng ký biến động về đất đai: 28.000 đồng/giấy.
- Trích lục bản đồ địa chính, văn bản, số liệu hồ
sơ địa chính: 15.000 đồng/lần cấp.
2/ Mức thu áp dụng đối với hộ gia đình, cá nhân
tại các khu vực khác: Bằng 50% mức thu áp dụng đối với hộ gia đình, cá nhân
tại các phường thuộc Thành phố Phủ lý, cụ thể:
- Chứng nhận đăng ký biến động về đất đai: 14.000 đồng/giấy.
- Trích lục bản
đồ địa chính, văn bản, số liệu hồ sơ địa chính: 7.000 đồng/lần cấp.
3/ Mức thu tối đa áp dụng đối với tổ chức, như
sau:
- Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu
nhà ở và tài sản gắn liền với đất: 500.000 đồng/lần cấp.
- Trường hợp giấy chứng nhận cấp cho tổ chức chỉ có
quyền sử dụng đất (không có nhà và tài sản khác gắn liền với đất): 100.000 đồng/lần
cấp.
- Trường hợp cấp lại (kể cả cấp lại giấy chứng nhận
do hết chỗ xác nhận), cấp đổi, xác nhận bổ sung vào giấy chứng nhận: 50.000 đồng/lần
cấp.
- Chứng nhận đăng ký biến động về đất đai: 30.000 đồng/1
lần.
- Trích lục bản đồ địa chính, văn bản, số liệu hồ
sơ địa chính: 30.000 đồng/1 lần cấp.
4/ Trường hợp được miễn không thu:
- Miễn nộp lệ phí cấp giấy chứng nhận đối với trường
hợp đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sở hữu
nhà ở và quyền sử dụng đất ở, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, giấy chứng nhận
quyền sở hữu công trình xây dựng trước ngày Nghị định số 88/2009/NĐ-CP ngày
19/10/2009 của Chính phủ quy định việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,
quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất có hiệu lực thi hành (ngày
10/12/2009) mà có nhu cầu cấp đổi giấy chứng nhận.
- Miễn lệ phí cấp giấy chứng nhận đối với hộ gia
đình, cá nhân ở nông thôn.
Trường hợp hộ
gia đình, cá nhân tại các phường thuộc Thành phố Phủ lý được cấp giấy chứng nhận
ở nông thôn thì không được miễn lệ phí cấp giấy chứng nhận.
Biểu số 14: Mức thu: Lệ phí cấp biển số nhà
1. Cấp mới: 45.000/biển số nhà.
2. Cấp lại: 30.000/biển số nhà.
Biểu số 15: Mức thu Lệ phí cấp giấy chứng nhận đăng ký
kinh doanh, cung cấp thông tin về đăng ký kinh doanh
(đối với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, cơ sở giáo dục, đào tạo tư thục,
dân lập, bán công; cơ sở y tế tư nhân, dân lập, cơ sở văn hóa thông tin)
1. Cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hợp tác
xã, cơ sở giáo dục, đào tạo tư thục, dân lập, bán công, cơ sở y tế tư nhân, dân
lập, cơ sở văn hóa thông tin (do cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện, thành
phố cấp). Mức thu: 100.000 đồng/1 lần cấp.
2. Cấp mới giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh liên
hiệp hợp tác xã, cơ sở giáo dục, đào tạo tư thục, dân lập, bán công, cơ sở y tế
tư nhân, dân lập, cơ sở văn hóa thông tin (do cơ quan đăng ký kinh doanh cấp
tỉnh cấp). Mức thu: 200.000 đồng/1 lần cấp.
3. Cấp giấy chứng nhận thay đổi nội dung đăng ký
kinh doanh hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, cơ sở giáo dục, đào tạo tư thục,
dân lập, bán công, cơ sở y tế tư nhân, dân lập, cơ sở văn hóa thông tin. Mức
thu: 30.000 đồng/1 lần chứng nhận.
4. Cấp bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh,
giấy chứng nhận thay đổi đăng ký kinh doanh hoặc bản trích lục nội dung đăng ký
kinh doanh. Mức thu: 3.000 đồng/bản sao.
5. Cung cấp thông tin về đăng ký kinh doanh (không
thu lệ phí cung cấp thông tin về đăng ký kinh doanh cho cơ quan quản lý nhà nước).
Mức thu: 15.000 đồng/1 lần cung cấp, hoặc thay đổi
Biểu số 16: Mức thu Lệ phí cấp giấy phép thăm dò, khai
thác, sử dụng nước dưới đất
1. Cấp mới: 150.000 đồng/1 giấy phép
2. Gia hạn, điều chỉnh nội dung: bằng 50% (năm mươi
phần trăm) mức thu cấp lần đầu.
Biểu số 17: Mức thu Lệ phí cấp giấy phép khai thác, sử dụng
nước mặt
1. Cấp mới: 150.000 đồng/1 giấy phép
2. Giấy phép gia hạn, điều chỉnh nội dung: bằng 50%
(năm mươi phần trăm) mức thu cấp lần đầu.
Biểu số 18: Mức thu Lệ phí cấp giấy phép xả nước thải
vào nguồn nước
1. Cấp mới: 150.000 đồng/1 giấy phép
2. Giấy phép gia hạn, điều chỉnh nội dung: bằng 50%
(năm mươi phần trăm) mức thu cấp lần đầu.
Biểu số 19: Mức thu Lệ phí cấp giấy phép xả nước thải
vào công trình thủy lợi
1. Cấp mới: 150.000 đồng/1 giấy phép
2. Giấy phép gia hạn, điều chỉnh nội dung: bằng 50%
(năm mươi phần trăm) mức thu cấp lần đầu.
Biểu số 20: Mức thu Lệ phí cấp giấy phép hoạt động điện
lực
1. Cấp, sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động điện lực
bán lẻ điện đến cấp điện áp 0,4 KW: 700.000 đồng/1 giấy phép
2. Cấp, sửa đổi, bổ sung giấy phép tư vấn chuyên
ngành điện lực đến cấp điện áp 35KV: 700.000 đồng/1 giấy phép
3. Cấp, sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động
phát điện đối với nhà máy điện có quy mô công suất dưới 3MW: 700.000 đồng/1 giấy
phép
4.Cấp, sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động
phân phối điện cấp điện áp 35KV và có tổng công suất lắp đặt của các trạm biến
áp dưới 03 MVA đối với các khu vực đô thị: 700.000 đồng/1 giấy phép
5. Cấp, sửa đổi, bổ sung giấy phép trong hoạt
động phân phối điện tại nông thôn: 700.000 đồng/1 giấy phép
6. Cấp, gia hạn giấy phép hoạt động điện
lực: 700.000 đồng/1 giấy phép.