Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Nghị định 59/2007/NĐ-CP quản lý chất thải rắn

Số hiệu: 59/2007/NĐ-CP Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành: 09/04/2007 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------

Số: 59/2007/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 09 tháng 04 năm 2007

 

NGHỊ ĐỊNH

VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 29 tháng 11 năm 2005;

Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Xây dựng,

NGHỊ ĐỊNH:

Chương 1.

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi áp dụng

Nghị định này quy định về hoạt động quản lý chất thải rắn, quyền và nghĩa vụ của các chủ thể liên quan đến chất thải rắn.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Nghị định này áp dụng đối với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước; tổ chức, cá nhân nước ngoài (sau đây gọi tắt là các tổ chức, cá nhân) có hoạt động liên quan đến chất thải rắn trên lãnh thổ Việt Nam.

Trong trường hợp Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với các quy định trong Nghị định này thì áp dụng Điều ước quốc tế đó.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Hoạt động quản lý chất thải rắn bao gồm các hoạt động quy hoạch quản lý, đầu tư xây dựng cơ sở quản lý chất thải rắn, các hoạt động phân loại, thu gom, lưu giữ, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải rắn nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu những tác động có hại đối với môi trường và sức khoẻ con người.

2. Chất thải rắn là chất thải ở thể rắn, được thải ra từ quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác. Chất thải rắn bao gồm chất thải rắn thông thường và chất thải rắn nguy hại.

Chất thải rắn phát thải trong sinh hoạt cá nhân, hộ gia đình, nơi công cộng được gọi chung là chất thải rắn sinh hoạt. Chất thải rắn phát thải từ hoạt động sản xuất công nghiệp, làng nghề, kinh doanh, dịch vụ hoặc các hoạt động khác được gọi chung là chất thải rắn công nghiệp.

 3. Chất thải rắn nguy hại là chất thải rắn chứa các chất hoặc hợp chất có một trong những đặc tính: phóng xạ, dễ cháy, dễ nổ, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm, gây ngộ độc hoặc các đặc tính nguy hại khác.

4. Phế liệu là sản phẩm, vật liệu bị loại ra từ quá trình sản xuất hoặc tiêu dùng, được thu hồi để tái chế, tái sử dụng làm nguyên liệu cho quá trình sản xuất sản phẩm khác.

5. Thu gom chất thải rắn là hoạt động tập hợp, phân loại, đóng gói và lưu giữ tạm thời chất thải rắn tại nhiều điểm thu gom tới địa điểm hoặc cơ sở được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận.

6. Lưu giữ chất thải rắn là việc giữ chất thải rắn trong một khoảng thời gian nhất định ở nơi được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận trước khi vận chuyển đến cơ sở xử lý.

7. Vận chuyển chất thải rắn là quá trình chuyên chở chất thải rắn từ nơi phát sinh, thu gom, lưu giữ, trung chuyển đến nơi xử lý, tái chế, tái sử dụng hoặc bãi chôn lấp cuối cùng.

8. Địa điểm, cơ sở được cấp có thẩm quyền chấp thuận là nơi lưu giữ, xử lý, chôn lấp các loại chất thải rắn được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

9. Xử lý chất thải rắn là quá trình sử dụng các giải pháp công nghệ, kỹ thuật làm giảm, loại bỏ, tiêu hủy các thành phần có hại hoặc không có ích trong chất thải rắn; thu hồi, tái chế, tái sử dụng lại các thành phần có ích trong chất thải rắn.

10. Chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh là hoạt động chôn lấp phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn kỹ thuật về bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh.

11. Chủ nguồn thải là các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình có hoạt động phát sinh chất thải rắn.

12 Chủ thu gom, vận chuyển chất thải rắn là tổ chức, cá nhân được phép thực hiện việc thu gom, vận chuyển chất thải rắn.

13. Chủ xử lý chất thải rắn là tổ chức, cá nhân được phép thực hiện việc xử lý chất thải rắn. Chủ xử lý chất thải rắn có thể trực tiếp là chủ đầu tư cơ sở xử lý chất thải rắn hoặc tổ chức, cá nhân có đủ năng lực chuyên môn được chủ đầu tư thuê để vận hành cơ sở xử lý chất thải rắn.

14. Cơ sở quản lý chất thải rắn là các cơ sở vật chất, dây chuyền công nghệ, trang thiết bị được sử dụng cho hoạt động thu gom, phân loại, vận chuyển, xử lý chất thải rắn.

15. Cơ sở xử lý chất thải rắn là các cơ sở vật chất bao gồm đất đai, nhà xưởng, dây chuyền công nghệ, trang thiết bị và các hạng mục công trình phụ trợ được sử dụng cho hoạt động xử lý chất thải rắn.

16. Chủ đầu tư cơ sở quản lý chất thải rắn là tổ chức, cá nhân được phép thực hiện đầu tư vào hoạt động thu gom, phân loại, vận chuyển, xử lý chất thải rắn.

17. Khu liên hợp xử lý chất thải rắn là tổ hợp của một hoặc nhiều hạng mục công trình xử lý, tái chế, tái sử dụng chất thải rắn và bãi chôn lấp chất thải rắn.

18. Chi phí xử lý chất thải rắn bao gồm chi phí giải phóng mặt bằng, chi phí đầu tư xây dựng, mua sắm phương tiện, trang thiết bị, đào tạo lao động, chi phí quản lý và vận hành cơ sở xử lý chất thải rắn tính theo thời gian hoàn vốn và quy về một đơn vị khối lượng chất thải rắn được xử lý.

19. Chi phí thu gom, vận chuyển chất thải rắn bao gồm chi phí đầu tư phương tiện, trang thiết bị, đào tạo lao động, chi phí quản lý và vận hành cơ sở thu gom, vận chuyển chất thải rắn tính theo thời gian hoàn vốn và quy về một đơn vị khối lượng chất thải rắn được thu gom, vận chuyển.

Điều 4. Nguyên tắc quản lý chất thải rắn

1. Tổ chức, cá nhân xả thải hoặc có hoạt động làm phát sinh chất thải rắn phải nộp phí cho việc thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn.

2. Chất thải phải được phân loại tại nguồn phát sinh, được tái chế, tái sử dụng, xử lý và thu hồi các thành phần có ích làm nguyên liệu và sản xuất năng lượng.

3. Ưu tiên sử dụng các công nghệ xử lý chất thải rắn khó phân huỷ, có khả năng giảm thiểu khối lượng chất thải được chôn lấp nhằm tiết kiệm tài nguyên đất đai.

4. Nhà nước khuyến khích việc xã hội hoá công tác thu gom, phân loại, vận chuyển và xử lý chất thải rắn.

Điều 5. Nội dung quản lý nhà nước về chất thải rắn

1. Ban hành các chính sách, văn bản pháp luật về hoạt động quản lý chất thải rắn, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về quản lý chất thải rắn và hướng dẫn thực hiện các văn bản này.

2. Ban hành quy chuẩn và tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng cho hoạt động quản lý chất thải rắn.

3. Quản lý việc lập, thẩm định, phê duyệt và công bố quy hoạch quản lý chất thải rắn.

4. Quản lý quá trình đầu tư cho thu gom, vận chuyển, xây dựng công trình xử lý chất thải rắn.

5. Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật trong quá trình hoạt động quản lý chất thải rắn.

Điều 6. Các hành vi bị cấm

1. Để chất thải rắn không đúng nơi quy định.

2. Làm phát thải bụi, làm rơi vãi chất thải rắn trong quá trình thu gom, vận chuyển.

3. Để lẫn chất thải rắn thông thường và chất thải rắn nguy hại.

4. Nhập khẩu, quá cảnh trái phép chất thải rắn trên lãnh thổ Việt Nam.

5. Gây cản trở cho hoạt động thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn theo dự án đã được các cơ quan có thẩm quyền cho phép.

6. Các hành vi bị cấm khác theo quy định của pháp luật.

Chương 2.

QUY HOẠCH QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN, ĐẦU TƯ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN

MỤC 1. QUY HOẠCH QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN

Điều 7. Nội dung quy hoạch quản lý chất thải rắn

1. Quy hoạch quản lý chất thải rắn là công tác điều tra, khảo sát, dự báo nguồn và tổng lượng phát thải các loại chất thải rắn; xác định vị trí, quy mô các điểm thu gom, trạm trung chuyển, tuyến vận chuyển và các cơ sở xử lý chất thải rắn; xác định phương thức thu gom, xử lý chất thải rắn; xây dựng kế hoạch và nguồn lực nhằm xử lý triệt để chất thải rắn.

2. Nội dung quy hoạch quản lý chất thải rắn:

a) Điều tra, đánh giá, dự báo các nguồn phát thải, thành phần, tính chất và tổng khối lượng các chất thải rắn thông thường và nguy hại;

b) Đánh giá khả năng phân loại tại nguồn và khả năng tái chế, tái sử dụng chất thải rắn;

c) Xác định vị trí, quy mô các điểm thu gom, trung chuyển, cơ sở xử lý và chôn lấp chất thải rắn;

d) Xác định phương thức thu gom, tuyến đường vận chuyển chất thải rắn;

đ) Đề xuất các tiêu chí cần đạt được khi lựa chọn công nghệ xử lý chất thải rắn;

e) Xây dựng kế hoạch và nguồn lực thực hiện để bảo đảm thống kê đầy đủ và xử lý triệt để tất cả các loại chất thải rắn.

Điều 8. Yêu cầu đối với quy hoạch xây dựng các trạm trung chuyển, cơ sở xử lý chất thải rắn và các công trình phụ trợ

1. Quy hoạch xây dựng các trạm trung chuyển và cơ sở xử lý chất thải rắn phải phù hợp với quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch quản lý chất thải rắn đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

2. Các trạm trung chuyển chất thải rắn phải được bố trí tại các địa điểm thuận tiện giao thông, không gây cản trở các hoạt động giao thông chung, không gây ảnh hưởng xấu tới môi trường và mỹ quan đô thị.

3. Quy hoạch xây dựng cơ sở xử lý chất thải rắn và các công trình phụ trợ phải đáp ứng được các quy định của pháp luật về quy hoạch xây dựng, đồng thời phải thỏa mãn các yêu cầu sau đây:

a) Về vị trí, điều kiện địa chất, địa hình và thuỷ văn:

- Có khoảng cách phù hợp tới nguồn phát sinh chất thải;

- Bảo đảm khoảng cách ly an toàn đến khu vực dân cư gần nhất, trung tâm đô thị, các khu vực vui chơi, giải trí, điểm du lịch, di tích lịch sử văn hóa, sân bay, các nguồn nước, sông, hồ, bờ biển;

- Có điều kiện địa chất, thuỷ văn phù hợp; không nằm trong khu vực thường xuyên bị ngập sâu trong nước, vùng phân lũ của các lưu vực sông; không nằm ở vị trí đầu nguồn nước; không nằm trong vùng cac-xtơ, các vết nứt gãy kiến tạo.

b) Về quy mô cơ sở xử lý chất thải rắn và các công trình phụ trợ được xác định trên cơ sở:

- Quy mô dân số, lượng chất thải hiện tại và thời gian hoạt động, có tính đến sự gia tăng dân số và khối lượng chất thải rắn tương ứng;

- Khả năng tăng trưởng kinh tế và định hướng phát triển của đô thị trong suốt thời gian vận hành của cơ sở xử lý chất thải rắn và công trình phụ trợ;

- Công nghệ xử lý chất thải rắn dự kiến.

c) Về phương án tái sử dụng mặt bằng sau khi đóng bãi chôn lấp:

Khi quy hoạch xây dựng các cơ sở xử lý chất thải rắn, phải tính đến khả năng tái sử dụng mặt bằng sau khi đóng bãi chôn lấp.

Điều 9. Cơ sở xử lý chất thải rắn và các công trình phụ trợ

1. Cơ sở xử lý chất thải rắn được bố trí theo nhiều hình thức khác nhau tùy theo công nghệ dự kiến và điều kiện thực tế của địa phương, bao gồm:

a) Hình thức tập trung: bao gồm một hoặc một số công trình xử lý chất thải rắn và các hạng mục công trình phụ trợ được bố trí tại một địa điểm theo quy hoạch. Các hạng mục công trình xử lý chất thải rắn có thể là:

- Nhà máy đốt rác thông thường;

- Nhà máy đốt rác có thu hồi năng lượng;

- Nhà máy sản xuất phân hữu cơ;

- Nhà máy sản xuất sản phẩm nguyên liệu và chế phẩm từ chất thải;

- Bãi chôn lấp chất thải rắn thông thường hợp vệ sinh;

- Bãi chôn lấp chất thải rắn nguy hại;

- Khu liên hợp xử lý chất thải rắn.

b) Hình thức phân tán: các hạng mục công trình xử lý chất thải rắn và các công trình phụ trợ được bố trí phân tán tại các vị trí thích hợp;

c) Đối với các điểm dân cư nông thôn, vùng sâu, vùng xa: các hình thức tổ hợp vườn, ao, chuồng (VAC), thùng chứa rác tự tạo, hầm chứa rác tự xây, hố chứa rác tự phân huỷ, hố ủ phân rác trát bùn… có thể sử dụng tại hộ gia đình để xử lý chất thải rắn thải ra từ sinh hoạt, trồng trọt, chăn nuôi.

2. Bộ Xây dựng hướng dẫn quy hoạch xây dựng các công trình xử lý chất thải rắn, tái sử dụng mặt bằng cơ sở xử lý chất thải rắn và các công trình phụ trợ sau khi chấm dứt hoạt động.

Điều 10. Trách nhiệm tổ chức lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch quản lý chất thải rắn

1. Quy hoạch quản lý chất thải rắn cấp vùng, liên tỉnh, liên đô thị, vùng kinh tế trọng điểm do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hoặc uỷ quyền cho Bộ trưởng Bộ Xây dựng phê duyệt.

Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) và các ngành liên quan tổ chức lập quy hoạch quản lý chất thải rắn cấp vùng, liên tỉnh, liên đô thị và vùng kinh tế trọng điểm.

2. Quy hoạch quản lý chất thải rắn cấp địa phương do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức lập, phê duyệt.

3. Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương liên quan lập, phê duyệt quy hoạch xây dựng, quản lý bãi chôn lấp, tiêu hủy vật liệu nổ và chất thải nguy hại được thải ra từ các hoạt động quân sự, quốc phòng.

4. Quy hoạch quản lý chất thải rắn các cấp phải được công bố công khai theo quy định của pháp luật về quy hoạch xây dựng.

Điều 11. Nguồn vốn cho công tác quy hoạch quản lý chất thải rắn

1. Nguồn vốn cho công tác lập quy hoạch quản lý chất thải rắn:

a) Vốn ngân sách nhà nước;

b) Các nguồn vốn hợp pháp khác.

2. Quản lý vốn ngân sách nhà nước cho công tác quy hoạch quản lý chất thải rắn:

a) Kinh phí cho công tác quy hoạch quản lý chất thải rắn cấp vùng, liên tỉnh, liên đô thị, vùng kinh tế trọng điểm do Bộ Xây dựng tổ chức lập trong kế hoạch vốn ngân sách hàng năm;

b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lập kế hoạch vốn cho công tác quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa giới hành chính do mình quản lý;

c) Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính có trách nhiệm cân đối vốn ngân sách hàng năm cho công tác quy hoạch quản lý chất thải rắn theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.

MỤC 2 : ĐẦU TƯ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN

Điều 12. Nguyên tắc đầu tư

1. Nhà nước khuyến khích mọi hình thức đầu tư cho lĩnh vực chất thải rắn: hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC), xây dựng - khai thác - chuyển giao (BOT), hợp đồng xây dựng - chuyển giao - khai thác (BTO), hợp đồng xây dựng - chuyển giao (BT), mua lại doanh nghiệp, mua trái phiếu, đầu tư chứng khoán và các hình thức đầu tư khác theo Luật Đầu tư.

2. Đầu tư cho quản lý chất thải rắn phải đồng bộ, giải quyết triệt để chất thải rắn, bảo đảm hiệu quả kinh tế - kỹ thuật và yêu cầu bảo vệ môi trường.

3. Đầu tư cho thu gom, vận chuyển, xây dựng trạm trung chuyển và cơ sở xử lý chất thải rắn được thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư và xây dựng.

Điều 13. Đầu tư quản lý chất thải rắn

1. Nội dung đầu tư xây dựng cơ sở xử lý chất thải rắn:

a) Đầu tư xây dựng toàn bộ hoặc từng hạng mục công trình thuộc cơ sở xử lý chất thải rắn;

b) Mua sắm công nghệ, trang thiết bị, vật tư phục vụ hoạt động xử lý chất thải rắn;

c) Đầu tư cho nghiên cứu phát triển và hoàn thiện công nghệ xử lý chất thải rắn.

2. Nội dung đầu tư hoạt động thu gom, vận chuyển chất thải rắn:

a) Đầu tư mua sắm trang thiết bị, xe chuyên dụng, các phương tiện khác phục vụ công tác thu gom và vận chuyển chất thải rắn;

b) Đầu tư xây dựng các trạm trung chuyển chất thải rắn.

3. Nhà nước khuyến khích việc xã hội hóa hoạt động đầu tư cho công tác thu gom, vận chuyển, xây dựng cơ sở quản lý chất thải rắn theo các nguyên tắc nêu tại Điều 12 và theo các phương thức sau đây:

a) Tổ chức, cá nhân có thể đầu tư cho quản lý chất thải rắn theo một hoặc toàn bộ nội dung được nêu tại khoản 1 và khoản 2 Điều này;

b) Tổ chức, cá nhân có thể đầu tư để thành lập hợp tác xã, hộ kinh doanh hoặc các hình thức khác theo quy định của pháp luật để thực hiện việc thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn tại khu vực điểm dân cư nông thôn, làng nghề chưa có dịch vụ thu gom, vận chuyển chất thải rắn.

Điều 14. Nguồn vốn đầu tư và ưu đãi đầu tư

1. Nguồn vốn để đầu tư xây dựng cơ sở xử lý chất thải rắn và các công trình phụ trợ được hỗ trợ từ nguồn vốn ngân sách trung ương, ngân sách địa phương, vốn tài trợ nước ngoài, vốn vay dài hạn và các nguồn vốn hợp pháp khác.

2. Nhà nước khuyến khích mọi tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia đầu tư, xây dựng cơ sở xử lý chất thải rắn, các công trình phụ trợ thông qua các chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư bao gồm:

a) Miễn tiền sử dụng đất, hỗ trợ chi phí đền bù giải phóng mặt bằng;

b) Hỗ trợ đầu tư bằng các nguồn ngân sách và tín dụng ưu đãi; hỗ trợ lãi suất sau đầu tư khi sử dụng vốn vay thương mại;

c) Bảo đảm nguồn vốn vay tín dụng ưu đãi bằng thế chấp các tài sản được hình thành từ vốn vay;

d) Được hưởng chính sách miễn thuế nhập khẩu đối với trang thiết bị, nguyên vật liệu phục vụ cho các dự án đầu tư cơ sở xử lý chất thải rắn, miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định hiện hành;

đ) Ưu tiên lựa chọn các công nghệ hoàn chỉnh trong nước có khả năng xử lý triệt để chất thải rắn và có hiệu quả cao về kinh tế, kỹ thuật;

e) Hỗ trợ đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật như hệ thống giao thông, cấp điện, năng lượng, thông tin liên lạc, cấp nước, thoát nước đến chân hàng rào công trình;

g) Hỗ trợ nghiên cứu và phát triển công nghệ tái chế, tái sử dụng và xử lý chất thải rắn trên cơ sở nguồn lực trong nước. Nguồn kinh phí hỗ trợ nghiên cứu và phát triển công nghệ từ ngân sách nhà nước thông qua các chương trình và dự án khoa học công nghệ;

h) Hỗ trợ đào tạo lao động bằng các nguồn vốn ngân sách thông qua các chương trình trợ giúp đào tạo.

3. Bộ Tài chính hướng dẫn cơ chế ưu đãi và hỗ trợ về tài chính đối với việc xã hội hóa hoạt động đầu tư cho quản lý chất thải rắn.

4. Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định, ban hành chính sách ưu đãi về đất đai cho hoạt động quản lý chất thải rắn.

Điều 15. Chủ đầu tư cơ sở quản lý chất thải rắn

1. Chủ đầu tư cơ sở quản lý chất thải rắn là người sở hữu vốn hoặc người được giao quản lý và sử dụng vốn để đầu tư cơ sở quản lý chất thải rắn.

2. Đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách, chủ đầu tư cơ sở quản lý chất thải rắn do người quyết định đầu tư quyết định trước khi lập dự án đầu tư.

3. Đối với các dự án sử dụng vốn tín dụng, chủ đầu tư là người vay vốn.

4. Đối với dự án sử dụng vốn khác, chủ đầu tư là chủ sở hữu vốn hoặc người đại diện theo quy định của pháp luật.

5. Đối với dự án sử dụng vốn hỗn hợp, chủ đầu tư do các thành viên góp vốn thỏa thuận cử ra hoặc là người có tỷ lệ góp vốn cao nhất.

Điều 16. Dự án đầu tư xây dựng cơ sở quản lý chất thải rắn

1. Đầu tư cơ sở quản lý chất thải rắn bao gồm các nội dung đầu tư đã nêu tại Điều 13 Nghị định này. Việc lập, thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư xây dựng các cơ sở quản lý chất thải rắn được thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng công trình.

2. Đối với dự án đầu tư xây dựng cơ sở xử lý chất thải rắn, ngoài các nội dung theo quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng, nội dung của dự án phải bao gồm các vấn đề sau:

a) Giải pháp công nghệ xử lý chất thải rắn; giải pháp công nghệ xử lý nước rác và nước thải từ hoạt động xử lý chất thải rắn; hiệu quả của công nghệ xử lý chất thải rắn;

b) Các biện pháp bảo đảm an toàn trong quá trình vận hành; giải pháp xử lý các tình huống sự cố môi trường;

c) Kế hoạch và chương trình quan trắc môi trường;

d) Phương án phục hồi cảnh quan môi trường sau khi đóng bãi chôn lấp, kết thúc hoạt động cơ sở xử lý chất thải rắn;

đ) Các đề xuất về ưu đãi đầu tư đối với dự án;

e) Nội dung về kinh tế - tài chính:

- Xác định tổng mức đầu tư xây dựng cơ sở xử lý chất thải rắn;

- Nguồn vốn và khả năng cung cấp vốn theo tiến độ của dự án;

- Chi phí xử lý chất thải rắn thông thường và nguy hại (chưa bao gồm chi phí thu gom, vận chuyển);

- Kinh phí thu được từ việc kinh doanh các sản phẩm tái chế, tái sử dụng;

- Kinh phí hỗ trợ từ nguồn ngân sách nhà nước thông qua chủ thu gom, vận chuyển để bù đắp chi phí xử lý chất thải rắn sinh hoạt theo cam kết của chính quyền địa phương;

- Chi phí phải trả cho chủ xử lý đối với chất thải rắn thông thường, nguy hại theo cam kết của các chủ thu gom, vận chuyển;

- Khả năng thu hồi vốn đầu tư.

g) Trách nhiệm và những ưu đãi đầu tư cho dự án, về nguồn chất thải rắn bảo đảm cho hoạt động của cơ sở xử lý theo cam kết của chính quyền địa phương.

3. Đối với dự án đầu tư thu gom, vận chuyển chất thải rắn, ngoài những nội dung theo quy định của pháp luật về đầu tư, cần phải bao gồm những nội dung sau đây:

a) Phạm vi thu gom, khối lượng các loại chất thải rắn dự kiến;

b) Trang thiết bị, phương tiện phục vụ thu gom, vận chuyển chất thải rắn; các trang thiết bị an toàn và bảo hộ lao động cho người lao động;

c) Phương án đầu tư cho trạm trung chuyển;

d) Phương án tổ chức, quản lý và điều hành quá trình thu gom, vận chuyển chất thải rắn;

đ) Các biện pháp an toàn, phương án ứng cứu sự cố môi trường xảy ra do hoạt động thu gom, vận chuyển;

e) Đề xuất các nội dung ưu đãi đầu tư; các ưu đãi đầu tư theo cam kết của chính quyền địa phương;

g) Nội dung về kinh tế - tài chính:

- Xác định tổng mức đầu tư;

- Nguồn vốn đầu tư và khả năng cung cấp vốn theo tiến độ của dự án;

- Chi phí thu gom, vận chuyển chất thải rắn;

- Đối với chất thải rắn sinh hoạt: kinh phí hỗ trợ từ nguồn ngân sách nhà nước trả cho chủ thu gom, vận chuyển theo cam kết của chính quyền địa phương và nguồn thu phí vệ sinh theo quy định;

- Khả năng thu hồi vốn đầu tư.

4. Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng tổ chức thẩm định công nghệ xử lý chất thải rắn mới được nghiên cứu và triển khai lần đầu ở Việt Nam.

Điều 17. Trách nhiệm và quyền lợi của chủ đầu tư cơ sở xử lý chất thải rắn

1. Trách nhiệm:

a) Thực hiện đầu tư xây dựng cơ sở xử lý chất thải rắn và các hạng mục công trình phụ trợ theo đúng quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng;

b) Thực hiện nghĩa vụ bồi thường, chi phí giải phóng mặt bằng, di dời mồ mả, hỗ trợ chuyển đổi nghề cho dân cư thuộc vùng triển khai dự án theo quy định của pháp luật;

c) Khi có nhu cầu thay đổi về nội dung đầu tư xây dựng hoặc thay đổi công nghệ, chủ đầu tư cần thực hiện theo các nội dung và trình tự về đầu tư xây dựng theo quy định của pháp luật.

2. Quyền lợi:

a) Được kinh doanh và hưởng lợi từ các sản phẩm thu được của hoạt động xử lý chất thải rắn theo dự án đầu tư;

b) Hưởng các chính sách ưu đãi, hỗ trợ của nhà nước theo khoản 2 Điều 14 Nghị định này và các quy định của pháp luật liên quan;

c) Được chuyển nhượng cơ sở xử lý chất thải rắn và các công trình phụ trợ liên quan;

d) Các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật liên quan.

Điều 18. Chuyển nhượng cơ sở xử lý chất thải rắn

1. Chủ đầu tư được quyền chuyển nhượng cơ sở xử lý chất thải rắn và các công trình phụ trợ cho chủ đầu tư mới theo các quy định của pháp luật.

2. Chủ đầu tư mới có trách nhiệm thực hiện các quy định tại Điều 17 Nghị định này và quy định của pháp luật liên quan.

3. Chủ đầu tư mới được hưởng ưu đãi theo các quy định tại khoản 2 Điều 14 Nghị định này.

Chương 3.

PHÂN LOẠI CHẤT THẢI RẮN

Điều 19. Phân loại chất thải rắn tại nguồn

1. Chất thải rắn thông thường phải được kiểm soát, phân loại ngay tại nguồn và phải được lưu giữ trong các túi hoặc thùng được phân biệt bằng màu sắc theo quy định.

2. Các chất thải rắn nguy hại phải được phân loại tại nguồn và lưu giữ riêng theo quy định, không được để lẫn chất thải rắn thông thường. Nếu để lẫn chất thải rắn nguy hại vào chất thải rắn thông thường thì hỗn hợp chất thải rắn đó phải được xử lý như chất thải rắn nguy hại.

3. Tổ chức, cá nhân có hoạt động làm phát sinh chất thải rắn phải có trách nhiệm thực hiện phân loại chất thải tại nguồn theo quy định tại Điều 20 Nghị định này.

Điều 20. Phân loại chất thải rắn thông thường

1. Chất thải rắn thông thường từ tất cả các nguồn thải khác nhau được phân loại theo hai nhóm chính:

a) Nhóm các chất có thể thu hồi để tái sử dụng, tái chế: phế liệu thải ra từ quá trình sản xuất; các thiết bị điện, điện tử dân dụng và công nghiệp; các phương tiện giao thông; các sản phẩm phục vụ sản xuất và tiêu dùng đã hết hạn sử dụng; bao bì bằng giấy, kim loại, thuỷ tinh, hoặc chất dẻo khác...;

b) Nhóm các chất thải cần xử lý, chôn lấp: các chất thải hữu cơ (các loại cây, lá cây, rau, thực phẩm, xác động vật,...); các sản phẩm tiêu dùng chứa các hoá chất độc hại (pin, ắc quy, dầu mỡ bôi trơn,...); các loại chất thải rắn khác không thể tái sử dụng.

2. Chất thải rắn xây dựng như bùn hữu cơ, đất đá, các vật liệu xây dựng thải ra trong quá trình tháo dỡ công trình… phải được phân loại:

a) Đất, bùn hữu cơ từ công tác đào đất, nạo vét lớp đất mặt có thể sử dụng để bồi đắp cho đất trồng cây;

b) Đất đá, chất thải rắn từ vật liệu xây dựng (gạch, ngói, vữa, bê tông, vật liệu kết dính quá hạn sử dụng) có thể tái chế hoặc tái sử dụng làm vật liệu san lấp cho các công trình xây dựng;

c) Các chất thải rắn ở dạng kính vỡ, sắt thép, gỗ, bao bì giấy, chất dẻo có thể tái chế, tái sử dụng.

Điều 21. Phân loại chất thải rắn nguy hại

1. Các Bộ, ngành hướng dẫn việc phân loại, bảo quản chất thải rắn nguy hại từ các hoạt động sản xuất, dịch vụ, nghiên cứu thử nghiệm thuộc các ngành do mình quản lý để phục vụ cho công tác thu gom, phân loại chất thải rắn.

2. Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành danh mục các chất thải rắn nguy hại.

Điều 22. Trách nhiệm và nghĩa vụ của chủ nguồn thải chất thải rắn thông thường

1. Trách nhiệm và nghĩa vụ của các cá nhân, hộ gia đình:

a) Mọi cá nhân phải bỏ chất thải rắn đúng quy định nơi công cộng;

b) Các hộ gia đình phải phân loại chất thải rắn bằng các dụng cụ chứa hợp vệ sinh hoặc trong các túi có màu sắc phân biệt, đổ chất thải vào đúng nơi quy định;

c) Các hộ gia đình khi tiến hành các hoạt động cải tạo hoặc phá dỡ công trình xây dựng phải thực hiện đăng ký với các công ty môi trường đô thị hoặc ký hợp đồng trực tiếp với các đơn vị được phép vận chuyển chất thải rắn xây dựng để đổ chất thải đúng nơi quy định;

d) Các hộ gia đình tại các đô thị, làng nghề có tổ chức sản xuất tại nơi ở phải có trách nhiệm phân loại chất thải, hợp đồng với các chủ thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn;

đ) Các hộ gia đình tại các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa chưa có hệ thống thu gom phải thực hiện xử lý chất thải rắn theo hướng dẫn của chính quyền địa phương, không được đổ chất thải ra đường, sông ngòi, suối, kênh rạch và các nguồn nước mặt. Các chất thải ở dạng bao bì chứa hóa chất độc hại hoặc sản phẩm hóa chất đã hết hạn sử dụng trong sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp phải được lưu giữ trong các túi riêng, được thu gom, vận chuyển và xử lý riêng;

e) Có nghĩa vụ nộp phí vệ sinh theo quy định của chính quyền địa phương.

2. Trách nhiệm và nghĩa vụ của các cơ quan, cơ sở kinh doanh, dịch vụ, các cơ sở sản xuất công nghiệp, làng nghề:

a) Phải thực hiện thu gom, phân loại chất thải rắn thông thường tại nguồn bằng các dụng cụ hợp vệ sinh theo hướng dẫn của tổ chức thu gom, vận chuyển;

b) Phải ký hợp đồng dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn; thanh toán toàn bộ kinh phí dịch vụ theo hợp đồng.

Điều 23. Trách nhiệm của chủ nguồn thải chất thải rắn nguy hại

1. Trách nhiệm của chủ nguồn thải chất thải rắn nguy hại:

a) Thực hiện đăng ký với cơ quan nhà nước về bảo vệ môi trường của địa phương;

b) Phân loại, đóng gói, bảo quản và lưu giữ theo quy định về quản lý chất thải rắn nguy hại tại cơ sở cho đến khi vận chuyển đến nơi xử lý theo quy định. Các chất thải rắn nguy hại phải được dán nhãn, ghi các thông tin cần thiết theo quy định.

2. Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn việc đăng ký chủ nguồn thải chất thải rắn nguy hại.

Chương 4.

THU GOM, LƯU GIỮ VÀ VẬN CHUYỂN CHẤT THẢI RẮN

Điều 24. Thu gom, lưu giữ, vận chuyển chất thải rắn thông thường

1. Việc thu gom, lưu giữ, vận chuyển chất thải rắn thông thường do các công ty dịch vụ, hợp tác xã dịch vụ hoặc hộ gia đình (sau đây gọi tắt là chủ thu gom, vận chuyển chất thải rắn) thông qua hợp đồng thực hiện dịch vụ.

2. Chất thải rắn thông thường tại các đô thị phải được thu gom theo tuyến và theo các phương thức phù hợp với quy hoạch quản lý chất thải rắn đã được phê duyệt.

3. Trên các trục phố chính, các khu thương mại, các công viên, quảng trường, các điểm tập trung dân cư, các đầu mối giao thông và các khu vực công cộng khác phải bố trí các phương tiện lưu giữ chất thải rắn.

4. Dung tích các thùng lưu giữ chất thải bên trong công trình phải được bảo đảm kích cỡ phù hợp với thời gian lưu giữ. Các thùng lưu giữ tại các khu vực công cộng phải phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật và bảo đảm tính mỹ quan.

5. Thời gian lưu giữ chất thải rắn không được quá 02 ngày.

6. Các phương tiện vận chuyển chất thải rắn phải là phương tiện chuyên dụng, bảo đảm các yêu cầu về tiêu chuẩn kỹ thuật và an toàn, đã được kiểm định và được các cơ quan chức năng cấp phép lưu hành.

7. Trong quá trình vận chuyển chất thải rắn, không được làm rò rỉ, rơi vãi chất thải, gây phát tán bụi, mùi.

Điều 25. Thu gom, lưu giữ, vận chuyển chất thải rắn nguy hại

1. Việc thu gom, lưu giữ vận chuyển chất thải rắn nguy hại được thực hiện bởi các tổ chức có năng lực phù hợp và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép hành nghề quản lý chất thải nguy hại.

2. Chủ nguồn thải chất thải rắn nguy hại có thể tự tổ chức thu gom, lưu giữ, vận chuyển đến nơi xử lý nếu có đủ năng lực và được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp phép. Nếu không có đủ năng lực, chủ nguồn thải chất thải rắn nguy hại phải ký hợp đồng với tổ chức được cấp phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về hoạt động thu gom, lưu giữ, vận chuyển chất thải rắn nguy hại.

3. Các Bộ, ngành hướng dẫn việc thu gom, lưu giữ chất thải rắn nguy hại tại chỗ trong các cơ sở sản xuất, làng nghề, y tế, nghiên cứu thử nghiệm thuộc ngành do mình quản lý.

4. Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định điều kiện năng lực và hướng dẫn việc cấp giấy phép hành nghề quản lý chất thải nguy hại.

Điều 26. Trách nhiệm của chủ thu gom, vận chuyển chất thải rắn thông thường

1. Chủ thu gom, vận chuyển chất thải rắn phải có trách nhiệm bảo đảm thường xuyên yêu cầu nhân lực và phương tiện nhằm thu gom, vận chuyển toàn bộ chất thải rắn tại những địa điểm đã quy định.

2. Đặt các thùng lưu giữ chất thải rắn ở các nơi được quy định; cung cấp túi đựng chất thải cho các hộ gia đình, hướng dẫn cho các hộ gia đình, tổ chức, cá nhân phát sinh chất thải rắn thực hiện việc phân loại chất thải tại nguồn.

3. Thông báo rộng rãi về thời gian, địa điểm và tuyến thu gom chất thải rắn tại các điểm dân cư.

4. Thu gom, vận chuyển chất thải rắn đến vị trí đã được quy định.

5. Chịu trách nhiệm về tình trạng rơi vãi chất thải rắn, phát tán mùi, gây ảnh hưởng xấu đến môi trường trong quá trình thu gom, vận chuyển.

6. Chịu trách nhiệm đào tạo nghiệp vụ, trang bị bảo hộ lao động cho công nhân thu gom, vận chuyển chất thải rắn.

7. Chịu trách nhiệm tổ chức khám bệnh định kỳ cho người lao động trong tổ chức thu gom, vận chuyển chất thải rắn.

8. Các trách nhiệm khác theo quy định của hợp đồng dịch vụ công ích.

Điều 27. Trách nhiệm của chủ thu gom, vận chuyển chất thải rắn nguy hại

1. Bảo đảm số lượng trang thiết bị thu gom, phương tiện vận chuyển và các trang thiết bị an toàn khác nhằm chuyển toàn bộ chất thải rắn nguy hại đến nơi quy định theo hợp đồng dịch vụ đã ký kết với các chủ nguồn thải.

2. Các trang thiết bị thu gom và phương tiện vận chuyển chất thải rắn phải bảo đảm yêu cầu kỹ thuật khi vận hành, được đăng ký và cấp phép lưu thông trên các tuyến đường bộ hoặc đường thuỷ theo quy định của pháp luật về giao thông.

3. Sửa chữa, bảo trì và vệ sinh các trang thiết bị, phương tiện thu gom, vận chuyển chất thải rắn.

4. Nhân lực quản lý và hoạt động trực tiếp trong quá trình thu gom, vận chuyển chất thải rắn phải đáp ứng yêu cầu năng lực, được đào tạo về quản lý và vận hành nhằm bảo đảm an toàn và vệ sinh môi trường trong quá trình hoạt động.

5. Lao động trực tiếp thu gom, vận chuyển chất thải rắn nguy hại phải được trang bị bảo hộ lao động, được khám bệnh định kỳ.

6. Chịu trách nhiệm về việc làm rơi vãi, rò rỉ, phát tán chất thải nguy hại ra môi trường.

Điều 28. Trách nhiệm của chính quyền, đoàn thể và cộng đồng dân cư trong việc thu gom, vận chuyển chất thải rắn

1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện có trách nhiệm tổ chức hoạt động quản lý chất thải rắn trên địa bàn địa phương; công bố, công khai quy hoạch quản lý chất thải rắn; tổ chức thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực thu gom, vận chuyển chất thải rắn.

2. Ủy ban nhân dân cấp phường, xã, các tổ chức đoàn thể, cộng đồng dân cư có trách nhiệm giám sát quá trình thu gom, vận chuyển chất thải rắn trên địa bàn của mình. Trong trường hợp phát hiện những vi phạm pháp luật về quản lý chất thải rắn, cần thông báo cho cơ quan có thẩm quyền của địa phương để xử lý theo quy định của pháp luật.

3. Nội dung giám sát chủ thu gom, vận chuyển chất thải rắn gồm:

a) Quy trình thu gom, vận chuyển đã được thông báo: cung cấp túi đựng chất thải; thời gian, địa điểm và tuyến thu gom; địa điểm vận chuyển đến;

b) Các yêu cầu bảo đảm vệ sinh môi trường trong quá trình thu gom, vận chuyển chất thải rắn;

c) Yêu cầu về phương tiện, trang bị bảo hộ cho người lao động;

d) Thu phí vệ sinh theo quy định.

Chương 5.

XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN

Điều 29. Các công nghệ xử lý chất thải rắn

1. Công nghệ đốt rác tạo nguồn năng lượng.

2. Công nghệ chế biến phân hữu cơ.

3. Công nghệ chế biến khí biogas.

4. Công nghệ xử lý nước rác.

5. Công nghệ tái chế rác thải thành các vật liệu và chế phẩm xây dựng.

6. Công nghệ tái sử dụng các thành phần có ích trong rác thải.

7. Chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh.

8. Chôn lấp chất thải rắn nguy hại.

9. Các công nghệ khác.

Điều 30. Lựa chọn công nghệ xử lý chất thải rắn

1. Việc lựa chọn công nghệ xử lý chất thải rắn phải căn cứ theo tính chất và thành phần của chất thải và các điều kiện cụ thể của từng địa phương.

2. Khuyến khích lựa chọn công nghệ đồng bộ, tiên tiến cho hoạt động tái chế, tái sử dụng chất thải để tạo ra nguyên liệu và năng lượng.

3. Khuyến khích áp dụng công nghệ tiên tiến để xử lý triệt để chất thải, giảm thiểu khối lượng chất thải rắn phải chôn lấp, tiết kiệm quỹ đất sử dụng chôn lấp và bảo đảm vệ sinh môi trường.

Điều 31. Trách nhiệm của chủ đầu tư trong quá trình vận hành

1. Trách nhiệm:

a) Tổ chức, vận hành cơ sở quản lý chất thải rắn theo nội dung của dự án đã được duyệt;

b) Có trách nhiệm nộp các khoản thuế, các nghĩa vụ tài chính cho nhà nước theo quy định của pháp luật;

c) Khi phát hiện sự cố môi trường, chủ đầu tư phải có trách nhiệm thực hiện các biện pháp khẩn cấp để bảo đảm an toàn cho người và tài sản; tổ chức cứu người, tài sản và kịp thời thông báo cho chính quyền địa phương hoặc cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường nơi xảy ra ô nhiễm hoặc sự cố môi trường để phối hợp xử lý;

d) Trong trường hợp đóng bãi chôn lấp hoặc chấm dứt hoạt động của cơ sở xử lý chất thải rắn, chủ đầu tư phải gửi công văn tới các cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường để thông báo thời gian đóng bãi chôn lấp, chấm dứt hoạt động của các cơ sở xử lý chất thải rắn;

đ) Ngay sau khi đóng bãi chôn lấp hoặc kết thúc hoạt động của cơ sở xử lý chất thải rắn, chủ đầu tư phải tiến hành phục hồi và cải thiện cảnh quan khu vực; đồng thời có các biện pháp ngăn ngừa ô nhiễm môi trường;

e) Chậm nhất sau 02 năm kể từ ngày đóng bãi chôn lấp và sau 01 năm kể từ ngày chấm dứt hoạt động của cơ sở xử lý chất thải rắn, chủ đầu tư phải hoàn tất các thủ tục bàn giao lại đất cho nhà nước;

g) Có trách nhiệm quan trắc môi trường, theo dõi biến động môi trường ít nhất sau 05 năm, kể từ ngày đóng bãi chôn lấp hoặc chấm dứt hoạt động của cơ sở xử lý chất thải rắn. Kết quả quan trắc môi trường phải được thông báo cho cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường địa phương;

h) Trong trường hợp hết thời gian thuê đất, chủ đầu tư cơ sở xử lý chất thải rắn và các công trình phụ trợ phải xin phép các cơ quan quản lý nhà nước để gia hạn thời gian nếu có nhu cầu tiếp tục hoạt động.

2. Quyền lợi:

a) Được sự hỗ trợ, ưu đãi của nhà nước tại khoản 2 Điều 14 Nghị định này và theo các quy định của pháp luật;

b) Được ưu tiên khai thác, sử dụng các bãi chôn lấp, cơ sở xử lý chất thải rắn và các công trình phụ trợ sau khi chấm dứt hoạt động.

Điều 32. Trách nhiệm của chủ xử lý chất thải rắn

1. Chủ xử lý chất thải rắn chỉ được phép hoạt động khi:

a) Các hạng mục công trình của dự án đầu tư xây dựng cơ sở xử lý chất thải rắn đã hoàn thành và được nghiệm thu đưa vào hoạt động theo quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng;

b) Có chương trình giám sát môi trường, kế hoạch và biện pháp bảo đảm an toàn trong quá trình vận hành;

c) Đối với xử lý chất thải rắn nguy hại, chủ xử lý chất thải phải có giấy phép hành nghề xử lý chất thải rắn nguy hại do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.

2. Trách nhiệm của chủ xử lý chất thải rắn:

a) Chỉ được phép tiếp nhận và xử lý các loại chất thải rắn đã nêu trong dự án từ các chủ nguồn thải hoặc tổ chức thu gom, vận chuyển đã được cấp có thẩm quyền chấp thuận;

b) Vận hành cơ sở xử lý chất thải rắn theo quy trình công nghệ đã nêu trong dự án và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt;

c) Ghi chép và lưu giữ các hồ sơ chất thải và phải gửi báo cáo định kỳ 06 tháng một lần cho các cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường;

d) Xây dựng kế hoạch, chương trình và biện pháp phòng ngừa, ứng cứu sự cố môi trường;

đ) Triển khai thực hiện chương trình giám sát môi trường tại cơ sở. Chương trình giám sát, kết quả quan trắc phải được gửi đến cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường định kỳ 06 tháng một lần;

e) Thực hiện kế hoạch an toàn lao động trong vận hành và bảo đảm sức khoẻ cho người lao động.

Điều 33. Quan trắc chất lượng môi trường tại cơ sở xử lý chất thải rắn

1. Tại cơ sở xử lý chất thải rắn và các công trình phụ trợ với quy mô khác nhau đều phải tổ chức quan trắc môi trường trong suốt thời gian hoạt động và 05 năm kể từ khi đóng bãi, kết thúc hoạt động. Định kỳ ít nhất 06 tháng một lần, chủ xử lý chất thải rắn phải tiến hành quan trắc môi trường.

2. Quan trắc môi trường bao gồm: môi trường không khí, môi trường nước ngầm và nước mặt, môi trường đất và hệ sinh thái, tiếng ồn, độ rung.

3. Vị trí các trạm quan trắc cần bố trí ở các điểm đặc trưng có thể xác định được các diễn biến của môi trường do ảnh hưởng của cơ sở xử lý chất thải rắn tạo ra. Vị trí, tần suất quan trắc phải được xác định trong báo cáo đánh giá tác động môi trường được cấp nhà nước có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt.

4. Báo cáo kết quả quan trắc môi trường phải được gửi cho cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường tại địa phương.

Điều 34. Phục hồi, tái sử dụng diện tích sau khi đóng bãi chôn lấp và chấm dứt hoạt động của các cơ sở xử lý chất thải rắn

1. Việc phục hồi, tái sử dụng diện tích sau khi đóng bãi chôn lấp, kết thúc hoạt động của cơ sở xử lý chất thải rắn phải đáp ứng các yêu cầu sau:

a) Trước khi tái sử dụng mặt bằng phải tiến hành khảo sát, đánh giá các yếu tố môi trường liên quan;

b) Trong thời gian chờ sử dụng lại mặt bằng bãi chôn lấp, việc xử lý nước rác, khí gas vẫn phải tiếp tục hoạt động bình thường;

c) Theo dõi sự biến động của môi trường tại các trạm quan trắc sau khi đóng bãi chôn lấp và chấm dứt hoạt động của cơ sở xử lý chất thải rắn;

d) Lập bản đồ địa hình của khu vực sau khi đóng bãi chôn lấp, chấm dứt hoạt động của cơ sở xử lý chất thải rắn;

đ) Đề xuất các biện pháp kiểm soát môi trường trong những năm tiếp theo;

e) Lập hồ sơ bàn giao mặt bằng cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiếp tục quản lý và sử dụng;

g) Khi tái sử dụng mặt bằng bãi chôn lấp, phải tiến hành kiểm tra chặt chẽ các lỗ khoan thu hồi khí gas. Khi áp suất của các lỗ khoan khí chênh lệch với áp suất khí quyển và nồng độ khí gas nhỏ hơn 5% mới được phép san ủi lại.

2. Quy trình đóng bãi chôn lấp chất thải rắn, chấm dứt hoạt động xử lý và chuyển đổi mục đích sử dụng đất:

a) Thực hiện phục hồi và cải thiện cảnh quan môi trường khu vực xử lý chất thải rắn và bãi chôn lấp;

b) Trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày đóng bãi chôn lấp, chủ đầu tư cơ sở xử lý chất thải rắn phải báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường, về hiện trạng của bãi chôn lấp và các công trình phụ trợ. Báo cáo này phải do một tổ chức chuyên môn có đủ năng lực thực hiện, bao gồm các nội dung sau:

- Tình trạng hoạt động, hiệu quả và khả năng vận hành của tất cả các công trình trong bãi chôn lấp bao gồm: hệ thống chống thấm của bãi chôn lấp, hệ thống thu gom và xử lý nước rác, hệ thống quản lý nước mặt, nước ngầm, hệ thống thu gom khí thải, hệ thống giám sát chất lượng nước ngầm...;

- Kết quả quan trắc chất lượng nước thải từ bãi chôn lấp ra môi trường, chất lượng nước ngầm, môi trường không khí;

- Việc tuân thủ những quy định hiện hành cũng như phục hồi và cải thiện cảnh quan khu vực bãi chôn lấp. Báo cáo phải chỉ rõ các trường hợp chưa tuân thủ các quy định hiện hành và phải nêu các biện pháp khắc phục;

- Các bản vẽ hiện trạng cơ sở xử lý và bãi chôn lấp chất thải rắn.

c) Sau khi đóng bãi chôn lấp, không được phép cho người và súc vật vào tự do, đặc biệt trên đỉnh bãi nơi tập trung khí gas; phải có các biển báo, chỉ dẫn an toàn trong bãi chôn lấp.

3. Trước khi bàn giao mặt bằng cho cơ quan có thẩm quyền, chủ đầu tư cơ sở xử lý chất thải rắn phải lập và bàn giao hồ sơ lưu trữ cho cơ quan lưu trữ địa phương theo quy định của pháp luật về lưu trữ. Nội dung hồ sơ lưu trữ bao gồm:

a) Tài liệu đo đạc và khảo sát địa chất công trình;

b) Toàn bộ hồ sơ dự án đầu tư xây dựng, bản vẽ hoàn công các hạng mục công trình xây dựng cơ sở xử lý chất thải rắn;

c) Các chứng từ, sổ nhật ký theo dõi việc tiếp nhận và xử lý chất thải rắn trong quá trình hoạt động;

d) Các báo cáo giám sát môi trường theo định kỳ;

đ) Phương án đóng bãi chôn lấp, kết thúc hoạt động;

e) Phương án bảo vệ môi trường;

g) Phương án quan trắc, giám sát chất lượng môi trường;

h) Báo cáo kết quả đánh giá hiện trạng môi trường cơ sở xử lý chất thải rắn tại thời điểm đóng bãi, chấm dứt hoạt động;

i) Các hồ sơ khác có liên quan.

4. Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn việc phục hồi, tái sử dụng diện tích, chuyển đổi mục đích sử dụng và quan trắc môi trường của các cơ sở xử lý chất thải rắn sau khi kết thúc hoạt động.

Chương 6.

CHI PHÍ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN

Điều 35. Quản lý chi phí đầu tư xây dựng và chi phí xử lý chất thải rắn

1. Việc quản lý chi phí của dự án đầu tư xây dựng công trình xử lý chất thải rắn sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước được thực hiện theo quy định của pháp luật về xây dựng và pháp luật khác có liên quan.

2. Đối với chất thải rắn sinh hoạt, chi phí xử lý được bù đắp thông qua ngân sách nhà nước ngoài nguồn thu phí vệ sinh từ chủ nguồn thải. Chủ xử lý thu chi phí từ chủ thu gom, vận chuyển theo hợp đồng dịch vụ.

3. Đối với chất thải rắn công nghiệp, chi phí xử lý được thu trực tiếp từ chủ nguồn thải (trong trường hợp chủ nguồn thải vận chuyển trực tiếp đến cơ sở xử lý hoặc chủ xử lý thực hiện dịch vụ trọn gói thu gom, vận chuyển và xử lý) hoặc thông qua chủ thu gom, vận chuyển.

4. Quản lý chi phí xử lý chất thải rắn sử dụng vốn ngân sách nhà nước được thực hiện theo quy định hiện hành. Bộ Xây dựng hướng dẫn phương pháp lập và quản lý dự toán dịch vụ công ích xử lý chất thải rắn.

5. Ủy ban nhân dân các tỉnh xây dựng và ban hành đơn giá dịch vụ công ích trên địa bàn.

Điều 36. Quản lý chi phí thu gom, vận chuyển chất thải rắn

1. Việc quản lý chi phí cho dịch vụ thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt sử dụng vốn ngân sách được thực hiện theo quy định của pháp luật.

2. Đối với chất thải rắn sinh hoạt, ngoài nguồn thu phí vệ sinh theo quy định, chính quyền địa phương trả chi phí bù đắp cho chủ thu gom, vận chuyển từ nguồn ngân sách địa phương trên cơ sở hợp đồng dịch vụ.

3. Đối với chất thải rắn công nghiệp, chủ nguồn thải phải:

a) Trả chi phí thu gom, vận chuyển và xử lý cho chủ thu gom, vận chuyển theo hợp đồng dịch vụ;

b) Trả trực tiếp chi phí thu gom, vận chuyển và xử lý cho chủ xử lý nếu chủ xử lý thực hiện hợp đồng dịch vụ trọn gói;

c) Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành đơn giá, phê duyệt dự toán dịch vụ thu gom, vận chuyển chất thải rắn để làm cơ sở đấu thầu thực hiện dịch vụ công ích có sử dụng vốn ngân sách nhà nước.

Điều 37. Hợp đồng dịch vụ quản lý chất thải rắn

1. Hợp đồng dịch vụ quản lý chất thải rắn bao gồm các dạng sau:

a) Hợp đồng dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn;

b) Hợp đồng dịch vụ thu gom, vận chuyển chất thải rắn;

c) Hợp đồng dịch vụ xử lý chất thải rắn.

2. Giá trị hợp đồng dịch vụ:

a) Đối với chất thải rắn sinh hoạt, giá trị hợp đồng dịch vụ được xác định trên cơ sở dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc thông qua kết quả đấu thầu dịch vụ;

b) Đối với chất thải rắn công nghiệp, giá trị hợp đồng dịch vụ được xác định theo thỏa thuận trên cơ sở dự toán do chủ thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn lập.

Chương 7.

THANH TRA, KIỂM TRA VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

Điều 38. Thanh tra, kiểm tra

1. Thanh tra môi trường các cấp thực hiện chức năng thanh tra, kiểm tra và xử lý các vi phạm về quản lý chất thải rắn. Nội dung, hình thức và phương thức hoạt động thanh tra môi trường được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 65/2006/NĐ-CP ngày 23 tháng 6 năm 2006 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thanh tra Tài nguyên và Môi trường.

2. Các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình có trách nhiệm phát hiện, ngăn chặn hoặc thông báo kịp thời cho chính quyền địa phương những hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động quản lý chất thải rắn.

Điều 39. Xử lý vi phạm

1. Các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình có hành vi vi phạm các quy định tại Nghị định này, tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định số 126/2004/NĐ-CP ngày 26 tháng 5 năm 2004 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng, quản lý công trình hạ tầng đô thị và quản lý sử dụng nhà; Nghị định số 81/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường hoặc bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

2. Tổ chức, cá nhân, hộ gia đình có hành vi cố ý vi phạm và gây hậu quả nghiêm trọng về môi trường có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Chương 8.

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 40. Tổ chức thực hiện

1. Bộ trưởng Bộ Xây dựng, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường và các Bộ, ngành liên quan chịu trách nhiệm hướng dẫn và tổ chức thực hiện Nghị định này.

2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

Điều 41. Điều khoản chuyển tiếp

Các dự án đầu tư xây dựng cơ sở xử lý chất thải rắn đã được phê duyệt, các hợp đồng dịch vụ công ích thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn đã thực hiện trước ngày Nghị định này có hiệu lực được thực hiện theo các quy định tại thời điểm phê duyệt dự án hoặc theo nội dung hợp đồng dịch vụ đã ký kết.

Điều 42. Hiệu lực thi hành

Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo./.

 

 

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- Văn phòng BCĐTW về phòng, chống tham nhũng;
- HĐND, UBND các tỉnh,
 thành phố trực thuộc Trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Toà án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể; 
- Học viện Hành chính quốc gia;
- VPCP: BTCN, các PCN,
 Website Chính phủ, Ban Điều hành 112,
 Người phát ngôn của Thủ tướng Chính phủ,
 các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, CN (5b

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng

 

THE GOVERNMENT
 -------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------

 No.59/2007/ND-CP

Hanoi, April 09, 2007

 

DECREE

ON SOLID WASTE MANAGEMENT

THE GOVERNMENT

Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;
Pursuant to the November 29, 2005 Law on Environmental Protection;
Pursuant to the November 26, 2003 Law on Construction;
At the proposal of the Minister of Construction.

DECREES:

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1.- Scope of application

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 2.- Subjects of applications

This Decree applies to domestic organizations, households and individuals and foreign  oragnizations and individuals (hereinafter referred to as organizations and individuals for short) engaged in solid waste-related activities in the Vietnamese territory.

If a treaty to which the Socialist Republic of  Vietnam is a contracting party contains provisions differrent from those of this Decree, that treaty will prevail.

Articles 3.- Interpretation of terms

In this Decree, the terms below are construed as follows:

1. Solid waste management means activities of planning, managing, investing in building solid waste management facilities, separating, collecting, storing, transporting, reusing, recycling and disposing of solid waste in order to prevent and minimize adverse impacts on the environment and human health.

2. Solid waste means waste in a solid form, discharged from production, business, service, daily life or other activities. Solid waste includes ordinary solid waste and hazardous solid waste.

Solid waste generated in daily-life activities of individuals, households or at public places is collectively referred to as daily-life solid waste. Solid waste generated in industrial production, craft villages, business and service activities or order acivities is collectively referred to as industrial solid waste.

3. Hazardous solid waste means solid waste containing substances or compounds that exhibit any of the characteristics of radioactivity, ignitability, explosiveness, corrosiveness, infectiousness, toxicity or other hazardous characteristics.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



5. Collection of solid waste means activities of gathering, separation, packing and temporarily storing solid waste from different collection depots to a place or facility recorgnized by a competent state agency.

6. Storage of solid waste means the keeping of solid waste for a given period of time at a place recognized by a competent agency before solid waste is transported to a processing facility.

7. Transportation of solid waste means the process of carrying solid waste from a place of generation, collection, storage or transfer to a place of processing, recycle or reuse or to a final landfill.

8. Place or facility recorgnized by a competent agency means a place of storage, disposal or burial of solid waste approved by a competent state management agency.

9. Processing of solid waste means the process of applying technological and technical solutions to reduce, remove or destroy harmful or useless constituents of solid waste; and to recover, recycle or reuse constituents of solid waste.

10. Sanitary landfill of solid waste means burying solid waste in accordance with requirements of technical standards on sanitary landfills for solid waste.

11. Waste generator means an organization, individual or household angaged in activities that generate solid waste.

12. Solid waste colector or transporter means an organization or individual licensed to conduct the collection or transportation of solid waste.

13. Solid waste disposal facility owner means an organization or individual licensed to dispose of solid waste. A solid waste disposal facility owner may be the investor of a solid waste disposal facility or a professionally qualified organization or individual and hired by the investor to operate the solid waste disposal facility.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



15. Solid waste disposal facility means material foundation including land, workshops, technological chain, equipment and auxiliary structures used in activities of disposing of solid waste.

16. Solid waste management facility investor means an organization or individual licensed to invest in activities of collecting, separating, transporting, processing or disposing of solid waste.

17. Solid waste disposal complex means a combination of one or more works for disposal, recycle or reuse of solid waste and one or more  solid waste landfills.

18. Expenses for solid waste disposal means expenses for ground clearance, construction investment, procurement of vehicles and eqiupment, labor traning, management and operation of a solid waste disposal facility, which are calculated according to the duration of capital retrieval and perdisposal solid waste quantity unit.

19. Expenses for collection and transportation of solid waste means expenses for vehicles and equipment, labour traning, management and operation of the facility for the collection and transportation of solid waste, which are calculated according to the duration of capital retrieval and per collected or transported solid waste quantity unit.

Article 4.- Principles for solid waste management

1. Organizations and individuals that discharge solid waste or are engaged in activities that generate solid waste shall pay charges for the collection, transportation and disposal of solid waste.

2. Waste shall be separated at source of generation, recycled, reused, processed and have its usefull constituents recovered for use as input materials and energy generation.

3. To prioritize the application of technologies of processing hard-to-decompose solid waste which may help reduce the colume of waste to be buried, so as to save land used for this purpose.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 5.- Contents of state management of solid waste

1. Promulgating policies and legal documents on solid waste management, disseminating, popularizing and educating about the law on solid waste management and guiding the implementation of these documents.

2. Promulgating technical specifications and standards applicable to solid waste management.

3. Managing the elaboration, approval and announcement of plans on solid waste management.

4. Managing the investment in solid waste collection and transportation and building of solid waste disposal facilities.

5. Inspecting, overseeing and handling law violations in the course of solid waste management.

Article 6.- Prohibited acts

1. Placing solid waste not at prescribed places.

2. Emitting dust, dropping solid waste in the course of collection and transportation.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. Illegally importing or transiting solid waste in the Vietnamese territory.

5. Obsrtucting the collection, transportation and disposal of solid waste under projects approved by competent agencies.

6. Othes prohibited acts under law.

Chapter II

PLANNING ON SOLID WASTE MANAGEMENT, INVESTMENT IN SOLID WASTE MANAGEMENT

Section 1. PLANNING ON SOLID WASTE MANAGEMENT

Article 7.- Contents of planning on solid waste management

1. Planning on solid waste management covers investigation, survey, forecasting of generation sources and total volume of solid waste to be generated, determining locations and sizes of solid waste collection depots, transfer stations, transportation routes and disposal facilities; determination of solid waste collection and disposal methods, elaboration of plans and development or human resources for thorough disposal of solid waste.

2. Contents of planning on solid waste management:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b.  Assesing the capacity to separate solid waste at source and the capacity to recycle and reuse solid waste;

c.  Determining locations and sizes of solid waste collection depots and transfer stations, disposal facilities and landfills;

d. Determining criteria for selection of solid waste disposal technologies;

f.  Elaborating plans on and developing human resources for making adequate statistics and thoroughly disposing of all types of solid waste.

Article 8.- Requirements for planning on building of solid waste transfer stations, disposal facilities and appurtenances  

1. The planning on building of solid waste transfer stations and disposal facilities must be in line with the regional construction planning ang the solid waste management planning approved by competent authorities.

2. Solid waste transfer stations shall be located in easily accessible areas, and must neither obstruct public traffic nor adversely affect the environment and urban landscape.

3. The planning on building of solid waste disposal facilities and appurtenances must comply with legal provisions on construction planning and concurrently satisfy the following requirements:

a. Regarding positions and geological, topgraphical and hydrological conditions:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Being safely segragated from nearest residential areas, urban centers, entertainment and recreation areas, tourist sites, historical and cultural relics , airports, water sources, rivers, lakes and seashores;

- Having appropriate geological and hydrological conditions; lying outside deeply submerged areas, flood-diverging areas of river basins, headwater areas, karst regions and tectonic crackings.

b. The sizes of solid waste disposal facilities and appurtenances are detemined on the basis of:

- Population size, present waste amount and operation duration, taking into consideration the population growth and corresponding increase in solid waste amount;

- Projected economic growth rate and urban development orientation throughout the course of operation of solid waste disposal facilities and appurtenances;

- Expected solid waste disposal technologies.

c. Regarding plans on reuse of grounds after the closure of landfills:

Upon planning the building of solid waste disposal facilities, the possilibity of reusing grounds after the closure of landfills shall be taken into consideration.

Article 9.- Solid waste disposal facilities and appurtenances

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a. Concentrated facilies: One or more solid waste disposal facilities and qppurtenances shall be located in a planned area. Solid waste disposal facilities may be:

- Ordinary garbage incinerators;

- Garbage incinerators with energy recovery;

- Organic fertilizer plants;

- Plants producing input materials and products from waste;

- Sanitary landfills for ordinary solid waste;

- Landfills  for hazardous solid waste;

- Solid waste disposal complexes

b. Scattered facilities: Solid waste disposal work items and appurtenances may be located at different places as appropriate;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. The Ministry of Construction shall guide the planning on building of solid waste disposal works, reuse of grounds of solid waste disposal facilities and appurtenances after those facilities and works terminate their operation.

Article 10.- Responsibility to organize the elaboration, approval and management of solid waste management plannings.

1. Regional, inter-provincial and inter-municipal solid waste management plannings and those of Key economic regions shall be approved by the Prime Minister or the Minister of construction under the Prime Minister’s authorization.

The Ministry of Construction shall assume the prime responsinbility for, and coordinate with provincial/municipal People’s Committees (hereinafter referred to as provincial-level People’s Committees) and concerned branches in, organizing the elaboration of regional, inter-provincial or inter-municipal solid waste management plannings or those of key economic regions.

2. Local solid waste management plannings shall be elaborated and approved by presidents of provincial-level People’s Committees.

3. The Ministry of Defense shall assume the prime responsibility for, and coordinate with concerned ministries, branches and localities  in, elaborating and approving plannings on building and management of sites for disposal and destruction of explosive materials and hazardous waste discharges from military and defense activities.

4. Solid waste mansgement plannings of all levels shall be publicy announced according to legal provisions on construction planning.

Article 11.- Funds  for solid waste management planning work

1. Funds for the elaboration of the solid waste management planning come from:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b. Other lawful sources.

2. Management of state budget funds for solid waste management planning work:

a. Funds for solid waste management planning wors at regional, inter-provincial or inter-municaipal level or in key economic regions shall be estimated and incorporated by the Ministry of Construction in annual state budget capital plans;

b. Provincipal-level People Committees shall aleborate plans on funds for solid waste management planning work within administrative units under their management;

c. The ministry of Planning and Investment and the Ministry of Finance shall allocate annual state budget funds for solid waste management planning work according to the provisions of the Law on the State Budget.

Section 2. INVESTMENT IN SOLID WASTE MANAGEMENT

Article 12.- Investment principles

1. The State encourages all forms of investment in the domain of solid waste, including: business cooperation contract (BBC), build-operate-transfer (BOT), build-transfer-operate contract (BTO), build-transfer contract (BT), acquisition of enterprises, purchase of bonds, investment in securities and other investment forms under the Investment Law.

2. Investment in solid waste management shall be made in a coordinated manner to help thoroughly treat solid waste and ensure socio-econimic efficiency and environmental protection requirements.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 13.- Investment insolid waste management

1. Contents of investment in the building of solid waste disposal facilities:

a.  Investing in building all or some work items of solid waste disposal facilities;

b. Procuring technologies, equipment and supplies to serve the solid waste disposal;

c. Investing in research, development and improvement of solid waste disposal technologies.

2. Contents of investment in the collection and transportation of solid waste:

a. Investing in the procurement of equiment, special-use vehicles and other devices to serve the collection and transportation of solid waste;

b. Investing in the building of solid waste transfer stations.

1. The State encourages the socialization of investment in the solid waste collection and transportation and the building of sollid waste management facilities on the principles specified in Article 12 and by the following methods:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b. Organizations and individuals may invest in the establishment of cooperatives, business households or other entities defined by law to collect, transport, process and dispose of solid wastein rural residential areas and craft villages where no solid waste collection and transportation services are provided.

Article 14.- Investment capital sources and investment incentives

1. Capital for investment in building solid waste disposal facilities and appurtenances comes from the central budget, local budgets, foreign aid, long-term loans and other lawfull capital sources.

2. The State encourages all organizations and individuals at home and abroad to participate in investing in and building solid waste disposal facilities and appurtenances through the following investment incentive and support policies:

a. Exemption of land use levy, payment of expenses for ground clearance compensation;

b. Investment supports from the bugdet sources and preferential credits; post-investment interest rate subsidies for borrowers of commercial loans;

c. Securiry for preferential credit loans mortgaged with assets formed from borrowed capital;

d. Import tax exemption for equipment, raw materials and materials of investment projects on solid waste disposal facilities, and business income tax exemption or reduction according to current regulations;

e. Prioritized selection of home-made complete technologies which are capable of thoroughly treating solid waste and bringing about high techno-economic efficiency;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



g. Assistances for research and development of technologies for re-processing, reuse and disposal of solid waste from domestic resources. Funding sources for assistance for technological research and development come from the state budget through scientific and technological programs and projects;

h. Assistance for labor training from budget capital sources through training assistance programs.

3.  The Ministry of Finance shall guide the mechanism of financial preferences and aid for the socialization of investment in solid waste management.

4. The Ministry of Natural Resources and Environment shall formulate and promulgate preferential land policies for solid waste management.

Article 15.- Investors of solid waste management facilities

1. Investors of solid waste management facilities are persons who own capital or are authorized to manage and use capital to invest in solid waste management facilities.

2. For projects funded with the state budget, investors  of solid waste management facilities are decided by investment deciders before investment projects are formulated.

3. For projects funded with credit capital, investors are borrowers.

4. For projects funded with capital of other sources, investors are capital owners or their representatives at law.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 16. Investment projects on building solid waste management facilities

1. Investment in solid waste management facilities covers the contents specified in Article 13 of this Decree. The formulation, elaboration and approval of investment projects on building solid waste management facilities shall be made in accordance with the law on investment in construction of works..

2. For investment projects on building solid waste disposal facilities, apart from the contents specified by the law on construction investment, their contents cover:

a. Technological solutions to dispose of solid waste; technological solutions to treat leachate and wastewater discharged from the disposal of solid waste; efficiency of solid waste disposal technoligis;

b. Measures to ensure safety in the course of operation; solution to respond to environmental incidents;

c. Environmental observation plans and programs;

d. Plans on restoration of environmental landscape after the of landfills or termination of operation of solid waste disposal facilities;

e. Proposals on investment incentives for projects;

f. Economic-financial contents:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Capital sources and capability to supply capital according to the progress of projects;

- Expences for disposal of ordinary and hazardous solid waste (exclusive expenses for collection and transportation);

- Proceeds from the sale of recycled or reused products;

- Support funds from the state budget through collectors or transporters to pay expenses for daily-life solid waste disposal as committed by local administration;

- Charges payable to disposal facility owners for ordinary or hazardous solid waste as committed by collectors or transporters;

- Recoverability of investment capital.

g. Responsibilities and inverstment incentives for projects, solid waste sources for the operation of disposal facilities as committed by local administrations.

3. Apart from the contents specified by investment law, investment projects on collection or transportation of solid waste must contain the following contents:

a. Scope of collection, projected amounts of various types of solid waste;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c. Plans on investment in transfer stations;

d. Plans on organization, management and direction of solid waste collection and transportation;

e. Safety measures, plans on response to environmental incidents caused by collection or transportation activities;

f. Proposal of investment incentives; investment incentives committed by local administrations;

g. Economic-financial contents:

- Total investment capital;

- Capital sources and capability to supply capital according to the progress of projects;

- Expenses for solid waste collection and transportation;

- For daily-life solid waste: Support funds from the state budset to pay charges for collectors and transporters as committed by local administrations and collected sanitation charges according to regulations;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. The Ministry of Science and Technology shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Construction in, organizing the assessment of solid waste disposal technologies reseached and developed for the first time in Vietnam.

Article 17. Responsibilities and benefits of investors of solid waste disposal facilities

1. Responsibilities:

a. To invest in building solid waste disposal facilities and appurternances in strict compliance with the law on construction investment;

b. To pay compensation and expenses for ground clearance, relocation of graves, or to provide job-change supports according to law for inhabitants in areas where projects are implemented;

c. To comply with the contents and order of construction investment specified by law when wishing to change construction investment contents or alter technologies.

2. Benefits:

a. To sell and enjoy benefits from products of solid waste disposal activities under investment projects;

b. To enjoy the State’s prefrential and support policies according to Clause 2, Article 14 of this Decree and other relevant legal provisions;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



d. To enjoy other benefits provided by relevant law.

Article 18.- Transfer of solid waste disposal facilities

1. Investors may transfer their solid waste disposal facilities and appuurtenances to new investors according to law.

2. New investtors shall comply with the provisions of Article 17 of this Decree and revelant legal provisions.

3. New investors are entitled to preferences provided for in Clause 2, Article 14 of this Decree. 

Chapter III.

SEPARATION OF SOLID WASTE

Article 19. Source separation of solid waste.

1. Ordinary solid waste shall be controlled and separated at source and stored in bags or tanks of given colors as specified by law.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. Organizations and individuals engaged in activities that generate solid waste shall separate solid waste at source according to Article 20 of this Decree.

Article 20. Separation of ordinary solid waste

1. Ordinary solid waste from all diffirent generation sources are separates into two principal groups:

a. Group of wastes which are recoverable for reuse or recycle; scraps discarded from production; household and industrial electric and electronic appliances, discarded means of transport and products used for production and consumption; used paper, metal, glass or plastic containers and packing, etc…;

b. Group of wastes which shall be processed or buried: organic waste ( trees, tree leaves, vegetables, foods, carcass, etc…); consumer goods containing toxic chemicals ( batteries, accumulators, lubricating oil and grease, etc.); and other non-reusable solid waste.

2. Construction solid waste, such as sludge, soil, stone and other construction, and demolition debris, ect.., which shall be separated:

a. Soil and sludge from the excavation and dredging of surface soil layer, which can be used to fertilize cegetation soil;

b. Soil, stone, soil waste from construction materials (bricks, roofing tiles, mortar, concrete and discarded adhesive materials ) which are recyclable or reusable as filling materials for construction works;

c. Solid wastes like broken glass, discarded iron and steel, dead wood, paper and plastic bags which are recyclable or reusable.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Minstries and branches shall guide the separation and preservation of hazardous solid waste from production, service, reseach and experimental acticities of sectors under their management to serve the solid waste collection and separation.

2. The Ministry of Natural Resources and Environment shall promulgate the list of hazardous waste.

Article 22. Responsibilities and obligations of ordinary solid waste generators

1. Reaponsibilities and obligations of individuals and households:

a. All individuals shall place solid waste at prescibed point at public places according to regulations;

b. Households shall separate and put solid waste in sanitary containers or in bag of given colors, or dump them at prescribed sites;

c. Households, when conducting renovation or demolition of construction works, shall register with urban environment companies or directly contract with licensed construction solid waste transportation units to dump their waste at prescribed sites;

d. Households in urban centers and craft villages that organize production at their residences shall separate their waste and enter into contracts with solid waste collectors, transportors and disposal facility owners;

e. Households in rural, deep-lying and remote areas where collection systems are unavailable shall dispose of their solid waste under the local administration’s  guidance and may not dump them onto roads, into rivers, streams, canals and ground water sources. Packing of used toxic chemicals or dicarded chemical products for agricultural or forestry production shall be stored in separate bags, separately collected, transported and disposal of;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Responsibilities and obligations of agencies, trade or service establishments, industrial production establishments and craft villages:

a. To collect and separate ordinary solid waste at source with sanitary tools under the guidance of collectors and transporters;

b. To enter into contracts for solid waste collection, transportation and disposal services; to pay full service charges as contracted.

Article 23. Responsibilities of hazardous solid waste generators

1. Responsibilities of hazardous solid waste generators:

a. To make registration with local state agencies in charge of environmental protection;

b. To separate, pack, preserve and store hazardous solid waste at their establishments according to regulations on hazardous solid waste management before it is transported to disposal facilities according to regulations. Hazardous solid waste shall be labeled with necessary information according to regulations.

2. The Ministry of Natural Resources and Environment shall guide the registration of hazardous solid waste generators.

Chapter IV

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 24. Collection, storage and transportation of ordinary solid waste

1. The collection, storage and transportation of ordinary solid waste shall be conducted by service companies, service cooperatives or households (hereinafter referred to as solid waste collectors and transporters) under service provision contracts.

2. Ordinary solid waste in urban centers shall be collected along specified routes and by methods in conformity with approved solid waste management plannings.

3. Solid waste containers shall be installed along main roads, in commercial areas, parks, square densly populated areas, traffic hubs and other public places.

4. The capacity of waste tanks installed inside construction works must be suitable to the waste-storing duration. Waste containers installed at public places must be up to technical standards and ensure public beauty.

5. The solid waste storing duration shall not exceed two days.

6. Vehicles used for solid waste transportation must be special-use ones that satisfy technical and safety standards, have been tested and licensed by functional agencies for operation.

7. In the course of solid waste transportation, it is prohibited to leak or drop waste, emit dust or smell

Article 25. Collection, storage and transportation of hazardous solid waste

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Hazardous solid waste generators may organize by themselves the collection, storage and transportation of their waste to disposal facilities if they are able to do so and licensed by a compete at state agency. Hazardous solid waste generators that are incapable of  collecting, storing and transporting their waste shall enter into contracts with licensed organizations to do so.

3. Ministries and branches shall guide the onsite collection and storage of hazardous solid waste in production establishments, craft villages, medical establishments and research and experiment institutions under their management.

4. The Ministry of Natural Resources anh Environment shall specify the condition of capability and guide the grant of licenses for practicing hazardous waste management.

Article 26. Responsibilities of ordinary solid waste collectors and transporters

1. To ensure sufficient personnel and vehicles for the collection and transporation of the whole solid amount at prescribed places

2. To install solid waste tanks at prescribed places; to supply waste bags to households and guide households, organizations and individuals that generate solid waste in conducting the source separation of waste.

3. To publicly announce the solid waste collection schedule, places and routes in residential areas.

4. To collect solid waste and transport it to prescribed places.

5. To bear responsibility for the dropping of solid waste and dispersion of smell, thus causing adverse environmental impacts in the course of collection and transportation.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



7. To organize periodical health checks for their employees.

8. Other responsibilities specified by public-utility service contracts.

Article 27. Responsibilites of hazardous solid waste collectors and transporters

1. To ensure sufficient collection equipment, vehicles and other safety devices in order to transport the whole amount of hazardous solid waste to the prescribed places under service contracts signed with waste generators.

2. To ensure that their solid waste collection equipment and vehicles meet technical requirements for operation, and are registered and permitted for road or waterway operation according to traffic regulations.

3. To repair, maintain and clean solid waste collection equipment and vehicles.

4. To ensure that personnel managing or directly engaged in solid waste collection and transportation are fully qualified and trained in management and operation of equipment and vehicles in order to ensure safety and environmental sanitation in the course of operation.

5. To equip labor protection devices and provide periodical health checks for laborers directly engaged in solid waste collection and transportation.

6. To bear responsibility for the dropping, leaking and dispersion of hazardous waste into the environment.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Provincial-level and district-level People’s Committees shall organize solid waste management in their localities; publicly announce plannings on solid waste management; organize inspection, examination and handling of law violations in the domain of  solid waste collection and transportation.

2. Commune-level People’s Committees, mass organizations and local people shall supervise the solid waste collection and transportation in their localities. Any detected law violations in solid waste management shall be reported to local competent agencies for handling according to law.

3. Contents of supervision of solid waste collectors and transporters:

a. The notified collection and transportation process: supply of waste bags; collection schedule, places and routes; places of transportation destination;

b. Requirements on assurance of environment sanitation in the course of solid waste collection and transportation;

c. Requirements on labor protection devices for labourers;

d. Collection of sanitation charges according to regulations.

Chapter V

DISPOSAL OF SOLID WASTE

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Technology of incinerating garbage to generate energy.

2. Technology of processing organic fertilizers.

3. Technology of processing biogases.

4. Technology of treating leachate.

5. Technology of reprocessing waste into building materials and products.

6. Technology of reusing useful constituents of waste.

7. Technology for for sanitary landfill of solid waste.

8. Technology for landfill of hazardous solid waste.

9. Other technologies.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. The selection of solid waste disposal technologies shall be based on characteristics and composition of waste and specific conditions of localities.

2. It is encouraged to select complete and advanced technologies for recycle and reuse of waste to create raw materials and generate energy.

3. It is encouraged to apply advanced technologies so as to thoroughly dispose of waste, minimize solid waste volume to be buried, thus saving land used for disposal and ensuring environmental sanitation.

Article 31. Responsibilities of investors in the course of operation

1. Responsibilities:

a. To organize and operate solid waste management facilities according to the contents of their approved projects;

b. To pay taxs and fulfill financial obligations to the State according to law;

c. To take urgent measures to ensure safety for humans and property upon detecting environmental incidents; to organize salvation of humans and property, and promptly notify local administrations or specialized environmental protection bodies in localities where environmental pollutions or incidents occur for coordinated handling;

d. To send official letters to state management agencies in charge of environmental protection notifying the date their landfills are closed or their solid waste disposal facilities terminate operation, in case of closure of those landfills or termination of operation of those facilities;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



f. To complete procedures for handing over land to the State within two years after the closure of landfills or within one year after the termination of operation of solid waste disposal facilities;

g. To observe the environment and monitor environmental changes for at least five years after the closure of landfills or termination of operation of solid waste disposal facilities. To notify environmental observation results to local state management agencies in charge of environmental protection;

h. When the land lease term expires, investors of solid waste disposal facilities and appurtenances shall ask state management agencies for an extension of the land lease term if they wish to continue their operation.

2. Benefits:

a. To enjoy the State’s support and preferences provided for in Clause 2, Article 14 of this Decree and other laws;

b. To be given priority in exploiting and using landfills after their closure and solid waste disposal facilities and appurtenances after terminating their operation.

Article 32. Responsibilities of solid waste diposal facility owners

1. Solid waste disposal facility owners may operate their facilities only when:

a. The work items of investment projects on building solid waste disposal facilities are completed, tested, accepted and put into operation according to the law on construction investment;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c. For disposal of hazardous solid waste disposal facilities owners must possess practice licenses for disposal of hazardous solid waste granted by a competent state agency.

2. Responsibilities of solid waste disposal facility owners:

a. To receive and dispose of only types of solid waste stated in the projects from waste generators or collectors or transporters approved by competent authorities;

b. To operate solid waste disposal facilities according to the technological process stated in the projects and evaluated and approved by competent state agencies;

c. To record in writing and archive waste files and send biannual reports to state management agencies in charge of environmental protection;

d. To elaborate plans and programs and devise measures to prevent and respond to environmental incidents;

e. To organize the implementation of environmental supervision programs at their facilities. To send supervision programs and observation results to state management agencies in charge of environmental protection once every six months;

f. To implement labor safety plans in the course of operation and protect the health laborers.

Article 33. Observation of the environmental quality at solid waste disposal facilities.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Environmental observation shall be conducted for air environment and ecosystem, noise and vibration.

3. Observatories shall be located at typical sports from which environmental developments affected by solid waste disposal facilities can be observed. The observation position and frequency shall be indicated in environmental impact assessment reports evaluated and approved by a competent state agency.

4. Report on environmental observation results shall be sent to local state management agencies in charge of environmental protection.

Article 34. Restoration and reuse of ground areas after the closure of landfills or termination of operation of solid waste disposal facilities.

1. The restoration and reuse of ground areas after the closure of landfills or termination of operation of solid waste disposal facilities must satisfy the following requirements:

a. Survey and assessment of relevant environmental elements are conducted before ground areas are reused;

b. Leachate and waste gases are normally treated pending the reuse of ground areas of landfill;

c. Environmental changes shall be monitored at observatories after the closure of landfills and termination of operation of solid waste disposal facilities;

d. Topographical maps of ground areas shall be made after the closure of landfills and termination of operation of solid waste disposal facilities;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



f. Dossiers on handover of ground areas to competent state agencies for continued management and use are made;

g. Upon reuse of ground areas of landfills, before holes for gas collection are carefully checked. Only when the presure at these holes is less tan 5% higher or lower  than the atmospheric presure and the gas concentration, can the ground leveling be conducted.

2. Procedures for closure of solid waste landfills, termination of disposal operation and conversion of the land use purpose:

a. Restoring and improving environmental landscape in solid waste disposal areas and landfills;

b. Within six months after the closure of landfills, investors of solid waste disposal facilities shall report to state management agencies in charges of environmental protection on the actual state of those landfills and appurtenances. Such a report shall be made by a professionally qualified organization and must contain the follwing:

- The actual operation state, efficiency and operration capacity of all works in the landfill, including cutoff system, leachate collection and treatment system, groud and underground water management system, gas collection system, underground water quality control system, etc…;

- Results of observation of the quality of leachate from the ladfill into the environment, underground water quality and environment;

- Compliance with current regulations as well as restoration and improvement of landscape in the landfill site. The report must clearly identify failures to comply with current regulations and propose handling messures;

- Drawings of the actual state of the solid waste disposal facility and landfill.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. Before handing over ground areas to competent agencies, investors of solid waste disposal facilities shall make and send archival dossiers to local archive aencies according to legal provisions on archive. An archival dossier contains:

a. Documents on geo-technical measurement and survey;

b. The whole construction investment project dossier, completion drawings of construction items of the solid waste disposal facility;

c. Books and records for monitoring the receipt and disposal of solid waste throughout the course of operation;

d. Periodical reports on environmental supervision;

e. Plan on the closure of the landfill and the termination of operation of the facility;

f. Plan on environmental protection;

g. Plan on observation and monitoring of quality of the environment;

h. Report on results of assessment of the actual state of the environment at the solid wasrte disposal facility at the time of closure and operation termination;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. The Ministry of Construction shall assume the prime responsilility for, and coordinate with the Ministry of Natural Resources and Environment in, guiding the restoration and reuse of ground areas, conversion of the land use purpose and environmental observation of solid waste disposal facilities after their operation is terminated.

Chapter VI

EXPENSES FOR SOLID WASTE MANAGEMENT

Article 35. Management of construction investment expenses and solid waste disposal expenses.

1. Expenses of investment projects on building solid waste disposal facilities funded with the state budget shall be managed according to the law on construction and relevant laws.

2. For daily-life solid waste, disposal expenses are covered the state budget, apart from sanitation charges collected from waste generators. Disposal facility owners shall collect charges from collectors and transporters under service contracts.

3. For industrual solid waste, disposal expenses are paid directly by waste generators (if waste generators transport their waste directly to disposal facilities or disposal facility owners provide package services of collection, transportation and disposal) or through collectors or transporters.

4. Solid waste disposal expenses covered  by the state budget shall be managed according to current regulations. The Ministry of Construction shall guide mothods of elabrating and estimates of charges for public-utility services of solid waste disposal.

5. Provincial-level People’s Committes shall elaborate and promulgate public-utility service charge rates for application in their respective localities.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Expenses for daily-life solid waste collection and transportatioc services covered by the tate budget shall be managed according to law.

2. For daily-life solid waste, apart from sanitation charges collected according to regulations, local administrations shall use local budgets to compensate for expenses paid by collectors and transporters under service contracts.

3. For industrial solid waste, waste generators shall:

4. Pay collection, transportation and disposal expenses to collectors and transporters under service contracts;

a. Pay collection, transportation and disposal expenses directly facility owners of the latter perform package service contracts;

b. Provincial-level People’s Committees shall promulgate charge rates and approve estimates of charges for solid waste collection and transportation services to serve as a basis for bidding for provision of public-utility services funded with the state budget.

Article 37. Solid waste management service contracts

1. Solid waste management service contracts may take the following forms:

a. Solid waste collection, transportation and disposal service contract;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c. Solid waste disposal service contract.

2. Value of service contracts:

a. For daily-life waste, the value of a service contracts is detemined on the basic of charge estimates approved by a mopetent authority or through service bidding results;

b. For industrial solid waste, the value of a service contract is agree elaborated by the collector, transporter or disposal facility owner.

Chapter VII

INSPECTION, EXAMINATION, AND HANDLING OF VIOLATIONS

Article 38. Inspection and examination

1. Environment inspectorates at all levels shall perform the funtions of inspecting, examining and handling violations in solid waste management. Contents, forms and methods of environmental inspection are as defined in the Government’s Decree No. 65/2006/ND-CP of June 23, 2006, on organization and operation of the Natural Resources and Environment Inspectorate.

2. Organizations, individuals and household shall promptly detect, stop or report to local administrations on acts of law violation in solid waste management.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Organizations, individuals and households that commit acts violation of the provisions of this Decree shaall, depending on the nature and severity of their violations, be administratively sanctioned according to the Government’s Decree No. 126/2004/ND-CP of May 26, 2004, on sanctioning of administrative violations in construction and management of urban infractructure works and management of use of house, and the Government’s Decree No. 81/2006/ND-CP of August 9, 2006 on sanctioning of adminstrative violations in the domail of the environmental protection, or pay compensations for damage according to law.

2. Organizations, individuals and households that intentionally commit acts of violation, thereby causing serious environmental consequences, may be examined for penal liability according law.

Chapter VIII.

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 40. Organization of implementation.

1. The Minister of Construction, the Minister of Natural Resources and Environment and concerned ministries and branches shall guide and organize the implementation of this Decree.

2. Ministrers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies, and presidents of provincial/municipal People’s Committees shall implement this Decree.

Article 41. Transitional provisions.

Projects on investment in building solid waste disposal facilities approved and contracts on public-untility sevices of solid waste collection, transportation and disposal performed before the effective date of this Decree shall be allowed to follaw regulations effective at the time of approval of the projects or the contens of the signed service contracts.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



This Decree takes effect 15 days after its publication in “CONG BAO”.

 

 

ON BEHAFL OF THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER




Nguyen Tan Dung

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị định 59/2007/NĐ-CP ngày 09/04/2007 về việc quản lý chất thải rắn

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


81.066

DMCA.com Protection Status
IP: 2a06:98c0:3600::103
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!