ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KON TUM
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 763/QĐ-UBND
|
Kon Tum, ngày 28
tháng 11 năm 2022
|
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN XÃ HỘI HÓA ĐỘI TUYỂN BÓNG ĐÁ TỈNH KON TUM
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KON TUM
Căn cứ Luật Tổ chức chính
quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của
Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11
năm 2019;
Căn cứ Luật Thể dục thể thao
ngày 29 tháng 11 năm 2006 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thể dục,
Thể thao ngày 14 tháng 6 năm 2018;
Căn cứ Luật Doanh nghiệp số
59/2020/QH14 ngày 17 tháng 6 năm 2020 của Quốc hội;
Căn cứ Nghị định số
69/2008/NĐ-CP ngày 30 tháng 5 năm 2008 của Chính phủ về chính sách khuyến khích
xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn
hóa, thể thao, môi trường và Nghị định số 59/2014/NĐ-CP ngày 16 tháng 6
năm 2014 về việc sửa đội bổ sung Nghị định số 69/2008/NĐ-CP;
Căn cứ Nghị định số
152/2018/NĐ-CP ngày 17 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ quy định một số chế độ đối
với huấn luyện viên, vận động viên thể thao trong thời gian tập trung tập huấn,
thi đấu;
Căn cứ các Quyết định của Thủ
tướng Chính phủ: Quyết định số 419/QĐ- TTg ngày 08 tháng 3 năm 2013 về việc Phê
duyệt Chiến lược phát triển bóng đá Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm
2030; Quyết định số 1752/QĐ-TTg ngày 30 tháng 9 năm 2013 phê duyệt Quy hoạch hệ
thống cơ sở vật chất kỹ thuật thể dục, thể thao quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn
đến năm 2030; Quyết định số 2160/QĐ-TTg ngày 11 tháng 11 năm 2013 phê
duyệt Quy hoạch phát triển Thể dục thể thao Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến
năm 2030; Quyết định số 223/QĐ-TTg ngày 22 tháng 02 năm 2019 phê duyệt Đề
án Tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng tài năng thể thao và nhân lực thể thao thành
tích cao đến năm 2035;
Căn cứ Thông tư số
86/2020/TT-BTC ngày 26 tháng 10 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định
chi tiết chế độ dinh dưỡng đặc thù đối với huấn luyện viên, vận động viên thể
thao thành tích cao;
Quyết định số 76/QĐ-TCTDTT
ngày 21 tháng 01 năm 2022 của Tổng cục Thể dục thể thao về việc phê duyệt Quy
chế Bóng đá chuyên nghiệp (sửa đổi, bổ sung năm 2021);
Căn cứ Văn bản số 671-CV/TU ngày
14 tháng 9 năm 2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc chủ trương xây dựng Đề án
xã hội hóa đội tuyển Bóng đá tỉnh Kon Tum;
Căn cứ Nghị quyết số
72/2020/NQ-HĐND ngày 14 tháng 12 năm 2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định
chế độ dinh dưỡng đặc thù cho các huấn luyện viên, vận động viên thể thao tập
trung tập huấn, thi đấu của tỉnh Kon Tum;
Căn cứ các Quyết định của Ủy
ban nhân dân tỉnh: số 1523/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2019 về việc phê
duyệt Đề án phát triển thể thao thành tích cao tỉnh Kon Tum giai đoạn
2020-2025; số 747/QĐ-UBND ngày 18 tháng 7 năm 2018 về việc phê duyệt Đề án xã hội
hóa các hoạt động Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Kon Tum giai đoạn
2018 - 2023, định hướng đến 2030;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở
Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Phê duyệt Đề án xã hội hóa đội tuyển Bóng đá tỉnh Kon
Tum, với những nội dung chủ yếu sau:
1. Quan
điểm
a) Xã hội hóa Bóng đá là
một giải pháp quan trọng để phát triển nền bóng đá của tỉnh. Bản chất của việc
xã hội hóa đó là xóa bỏ cách quản lý tập trung quan liêu bao cấp; tổ chức và
huy động các nguồn lực từ phía xã hội và sự tham gia tích cực và tự giác của
các tầng lớp nhân dân để phát triển nền bóng đá; làm cho nền bóng đá của tỉnh đến
với mọi người dân, phục vụ lợi ích của đa số Nhân dân và toàn xã hội.
b) Đẩy mạnh xã hội hóa
có ý nghĩa tạo cơ sở phát triển kinh tế thể thao. Kinh tế thể thao nếu được
tăng trưởng không ngừng sẽ là một trong những nguồn kích thích quan trọng đưa sự
nghiệp thể dục thể thao của tỉnh ngày càng phát triển.
c) Quá trình xã hội hóa
cần căn cứ vào đặc điểm địa lý, điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh để có lộ
trình, giải pháp cụ thể và phù hợp.
d) Trong điều kiện hoạt
động đội bóng đá của tỉnh hiện nay, chỉ có đẩy mạnh công tác xã hội hóa thì mới
đảm bảo đội tuyển bóng đá của tỉnh phát triển nhanh chóng và bền vững, phù hợp
với xu thế phát triển của cả nước và trên thế giới.
2. Mục tiêu
phát triển
a) Mục tiêu chung: Huy động
các nguồn lực xã hội để đầu tư, đào tạo, duy trì đội tuyển bóng đá của tỉnh; giảm
kinh phí đầu tư từ ngân sách Nhà nước.
b) Mục tiêu cụ thể
- Lựa chọn nhà đầu tư có năng lực,
nhiệt huyết để thực hiện quản lý, duy trì hoạt động, vận hành khai thác kinh
doanh đội bóng đá, đồng thời góp phần tăng cường sức khỏe, phát triển nguồn
nhân lực, thỏa mãn nhu cầu thưởng thức những trận bóng đá đỉnh cao của Nhân dân
tỉnh Kon Tum.
- Đưa đội tuyển bóng đá thăng hạng
Nhất Quốc gia vào năm 2025, duy trì thi đấu ổn định trong giải Bóng đá hạng Nhất
Quốc gia từ năm 2026.
- Chuyển cho các doanh nghiệp đầu
tư đào tạo, huấn luyện các tuyến đội bóng đá U17, U19, U21.
- Các tổ chức xã hội nghề nghiệp
hiện nay chuyển dần qua chuyên nghiệp như thành lập các Câu lạc bộ bóng đá
chuyên nghiệp, Công ty bóng đá… có khả năng đảm nhận quản lý, tổ chức các hoạt
động bóng.
- Phát triển cơ sở vật chất, kỹ
thuật phục vụ hoạt động bóng đá; sẵn sàng đăng cai tổ chức các giải bóng đá Quốc
gia và khu vực.
- Hình thành, mở rộng thị trường
kinh doanh, dịch vụ bóng đá, thị trường chuyển nhượng cầu thủ bóng đá.
3. Nội dung
chủ yếu của đề án
a) Đối tượng thực hiện: Đội
tuyển bóng đá tỉnh Kon Tum.
b) Phương thức xã hội hóa và
quản lý, sử dụng số tiền từ việc tài trợ
- Phương thức xã hội hóa: Doanh
nghiệp đầu tư phát triển tuyến U17, U19, U21 và đội tuyển bóng đá của tỉnh.
- Quản lý và sử dụng số tiền
từ việc tài trợ: Ban hành quy chế về quản lý và sử dụng số tiền từ việc tài
trợ của các tổ chức, cá nhân cho đội bóng đá của tỉnh theo quy định tại Thông
tư số 135/2008/TT-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng
dẫn Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30 tháng 5 năm 2008 của Chính phủ về chính
sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy
nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường.
c) Nguyên tắc lựa chọn doanh
nghiệp
- Năng lực tài chính của doanh
nghiệp
+ Việc lựa chọn doanh nghiệp đảm
bảo công khai, minh bạch, bình đẳng, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nhà tài
trợ và các bên liên quan theo đúng quy định hiện hành.
+ Có nguồn vốn đảm bảo duy trì
hoạt động của doanh nghiệp và có khả năng huy động nguồn vốn cao.
+ Doanh nghiệp là tổ chức pháp
nhân Việt Nam hợp lệ (không có vốn Nhà nước), chấp hành tốt chính sách
pháp luật của Nhà nước và được cơ quan nơi đóng trụ sở xác nhận các nghĩa vụ
tài chính.
+ Có phương án đầu tư vốn và có
phương án quản lý, khai thác và các dịch vụ kèm theo cho hoạt động của đội tuyển
bóng đá, các tuyến năng khiếu và trẻ của tỉnh.
- Kinh nghiệm tài trợ của
doanh nghiệp
+ Kinh nghiệm xây dựng kế hoạch,
điều lệ, quy định hoạt động của Doanh nghiệp kinh doanh thể thao.
+ Có kinh nghiệm tài trợ các hoạt
động xã hội, đặc biệt là tài trợ các hoạt động cho bóng đá.
d) Trách nhiệm và quyền lợi
của doanh nghiệp
- Trách nhiệm của doanh nghiệp:
+ Doanh nghiệp có trách nhiệm đảm
bảo nguồn vốn để duy trì tập luyện ba tuyến U17, U19, U21 và đội tuyển bóng đá
của tỉnh Kon Tum.
+ Nâng cao tiêu chuẩn của đội
tuyển bóng đá, từ đó khuyến khích người dân tham gia luyện tập bóng đá một cách
chuyên nghiệp góp phần phát triển phong trào tập luyện thể dục thể thao và lối
sống lành mạnh trong cộng đồng.
+ Hỗ trợ trong việc nâng cao
trình độ quản lý, chất lượng kỹ thuật cũng như quảng bá hình ảnh cho đội tuyển
bóng đá của tỉnh thông qua các hoạt động tiếp thị tích cực hơn.
+ Đảm bảo kinh phí tài trợ kịp
thời, đúng lộ trình như cam kết theo Đề án được phê duyệt, đảm bảo duy trì Đội
bóng phát triển bền vững.
+ Thực hiện các nhiệm vụ theo
đúng quy định tại Điều 16 Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30 tháng 5 năm 2008 của
Chính phủ và Mục XII Thông tư số 135/2008/TT-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2008 của
Bộ trưởng Bộ Tài chính.
- Quyền lợi của doanh nghiệp
+ Doanh nghiệp tham gia xã hội
hóa được hưởng ưu đãi về chính sách khuyến khích xã hội hóa trong lĩnh vực thể
dục, thể thao theo các quy định hiện hành.
+ Doanh nghiệp tham gia xã hội
hóa được hưởng ưu đãi về hỗ trợ đầu tư theo Luật Đầu tư và các Nghị quyết của
Chính phủ.
+ Được in tên đơn vị trên áo đấu
và trang phục khác của đội tuyển bóng đá tỉnh Kon Tum và các tuyến trẻ, năng
khiếu.
+ Đặt các biển quảng cáo giới
thiệu về đơn vị tại Sân vận động của tỉnh.
+ Được lấy tên đơn vị gắn với
tên đội tuyển bóng đá của tỉnh.
+ Nâng cao giá trị thương hiệu
của đơn vị trên toàn quốc, được quảng bá giới thiệu sản phẩm của đơn vị tại các
trận thi đấu sân nhà và sân khách của đội tuyển bóng đá tỉnh Kon Tum, tăng
doanh thu cho đơn vị.
e) Đánh giá tác động hiệu quả
của việc tài trợ cho đội tuyển bóng đá tỉnh
- Góp phần phát triển phong
trào tập luyện thể dục thể thao của người dân nói chung và môn bóng đá nói
riêng.
- Đội tuyển bóng đá của tỉnh sẽ
được tập luyện thường xuyên cả năm, tạo điều kiện thuận lợi để các vận động
viên nâng cao được trình độ kỹ thuật, chiến thuật và tâm lý thi đấu.
- Xây dựng được các tuyến vận động
viên kế cận là người địa phương có điều kiện phát triển tài năng lâu dài và bền
vững.
- Đơn vị tài trợ sẽ nâng cao được
hình ảnh và quảng bá các sản phẩm liên quan trên toàn tỉnh, cũng như toàn quốc.
4. Nhiệm vụ,
phương án thực hiện Đề án xã hội hóa đội tuyển bóng đá tỉnh Kon Tum
a) Nhiệm vụ
- Chuyển đổi phương thức
quản lý, điều hành theo xu thế phát triển bóng đá hiện nay, phù hợp quy định của
Liên đoàn Bóng đá Việt Nam chuẩn bị khi tham gia các giải Bóng đá chuyên nghiệp.
- Tiếp tục kêu gọi, huy
động nguồn lực, kinh phí từ doanh nghiệp đầu tư cho đội tuyển.
- Tập trung củng cố,
tăng cường lực lượng, nâng cao chất lượng đội tuyển để thăng hạng và thi đấu ổn
định trong giải Bóng đá chuyên nghiệp quốc gia.
- Ủy ban nhân dân tỉnh
khuyến khích doanh nghiệp thành lập và xây dựng Học viện bóng đá nhằm củng cố,
hoàn chỉnh đầy đủ hệ thống đào tạo các tuyến bóng đá, nâng cao chất lượng hệ thống
đào tạo, chuẩn bị lực lượng kế thừa cho đội tuyển.
b) Phương án: Chuyển giao đội
tuyển Bóng đá cho 1 doanh nghiệp (X) quản lý, đầu tư, thành lập Công ty
Cổ phần Bóng đá X - Kon Tum
- Cơ chế quản lý và tổ chức
nhân sự
+ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
chuyển giao thương hiệu đội tuyển Bóng đá tỉnh Kon Tum và toàn bộ lực lượng đội
tuyển cho 01 doanh nghiệp (X) quản lý, đầu tư.
+ Tổ chức nhân sự sẽ do Công ty
thực hiện theo quy định của Nhà nước.
- Cơ sở vật chất
+ Doanh nghiệp thực hiện thuê
tài sản công của Nhà nước theo quy định để quản lý, sử dụng và khai thác vào mục
đích phát triển toàn diện đội tuyển Bóng đá Kon Tum phù hợp với sự phát triển
chung của bóng đá Việt Nam (Theo Quyết định số 192/QĐ-UBND ngày 12 tháng 4
năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt Đề án sử dụng tài sản công
vào mục đích cho thuê tại Trung tâm huấn luyện và thi đấu thể dục thể thao tỉnh
Kon Tum).
+ Ủy ban nhân dân tỉnh tiếp tục
đầu tư xây dựng, sửa chữa một số hạng mục cần thiết đảm bảo các điều kiện tổ chức
thi đấu theo quy định của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam khi đội tuyển tham gia thi
đấu giải bóng đá chuyên nghiệp: Nhà điều hành (Phòng thay đồ, phòng trọng
tài, phòng họp báo), giàn đèn sân vận động, nhà ở đội bóng…
+ Tiếp tục vận động mạnh thường
quân, các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh ủng hộ, tài trợ kinh phí cùng tỉnh đầu
tư và phát triển bóng đá.
- Tiến độ thực hiện
+ Xây dựng đề án: Từ tháng
9/2022 đến tháng 10/2022.
+ Kêu gọi đầu tư: Từ tháng
11/2022.
+ Phê duyệt đề án: Tháng
11/2022.
+ Đăng ký giấy phép hoạt động:
Tháng 11/2022.
+ Chuyển giao và đi vào hoạt động:
Tháng 12/2022.
5. Kinh phí
thực hiện: Doanh nghiệp đầu tư kinh phí đào tạo huấn luyện các vận
động viên tuyến trẻ U17, U19, U21 và Đội tuyển bóng đá tỉnh Kon Tum dự kiến
30.000.000.000 (Ba mươi tỷ đồng)/01 năm.
Điều 2. Tổ
chức thực hiện
1. Sở Văn hóa Thể thao và Du
lịch:
- Tìm kiếm đối tác đầu tư, tham
mưu Ủy ban nhân dân tỉnh thành lập Công ty Cổ phần Bóng đá X - Kon Tum (Trong
trường hợp doanh nghiệp chưa thành lập Công ty Thể thao) và phối hợp với
các Sở, ngành liên quan triển khai thực hiện hiệu quả Đề án.
- Tiếp tục quản lý, đào tạo vận
động viên bóng đá tuyến trẻ và năng khiếu, tạo nguồn cung cấp lực lượng cho đội
tuyển Bóng đá và tham gia các giải trẻ theo quy chế bóng đá chuyên nghiệp của
Liên đoàn Bóng đá Việt Nam.
- Tham mưu Quyết định trình Ủy
ban nhân dân tỉnh chuyển giao đội tuyển Bóng đá cho Công ty Cổ phần Bóng đá X -
Kon Tum quản lý và điều hành.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư
- Lồng ghép các mục tiêu của Đề
án vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và hàng năm của tỉnh.
- Rà soát các cơ chế chính
sách, đẩy mạnh thu hút đầu tư, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, đơn vị đăng
ký đầu tư hoạt động dịch vụ công phù hợp quy hoạch phát triển bền vững kinh tế
- xã hội của tỉnh.
3. Sở Tài chính chủ trì,
phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các đơn vị có liên quan tham
mưu, hướng dẫn việc cho thuê tài sản công theo đúng quy định của pháp luật.
4. Sở Xây dựng: Chủ trì,
hướng dẫn, giải quyết các thủ tục về kiến trúc xây dựng, đảm bảo phù hợp theo
quy hoạch đô thị.
5. Sở Tài nguyên và Môi trường:
Chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các đơn vị có liên
quan hướng dẫn, giải quyết các thủ tục về đất đai theo quy định đối với Đề án
xã hội hóa đội bóng đá tỉnh Kon Tum.
6. Sở Nội vụ: Phối hợp với
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hướng dẫn Trung tâm Đào tạo, Huấn luyện và Thi
đấu thể dục thể thao tỉnh thực hiện các quy định về ký kết, chấm dứt hợp đồng
làm việc, hợp đồng lao động đối với viên chức, người lao động chuyển sang công
tác tại Công ty.
7. Công an tỉnh: Phối hợp
với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch rà soát, đánh giá năng lực, điều kiện của
công ty, doanh nghiệp trước khi tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định,
để phòng việc lợi dụng tham gia tài trợ để vi phạm pháp luật.
8. Sở Thông tin và Truyền
thông: Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các cơ quan, đơn vị
liên quan chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan báo chí, truyền thông tổ chức tuyên
truyền, vận động các thành phần kinh tế, tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư phát
triển đội tuyển bóng đá của tỉnh theo hướng chuyên nghiệp trên các phương tiện
thông tin đại chúng.
9. Đài Phát thanh và Truyền
hình tỉnh, Báo Kon Tum: Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức
tuyên truyền, vận động các thành phần kinh tế, tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư
phát triển đội tuyển bóng đá của tỉnh theo hướng chuyên nghiệp.
10. Doanh nghiệp: Tiếp
nhận đội tuyển Bóng đá và xúc tiến thành lập Công ty Cổ phần Bóng đá X - Kon
Tum, xây dựng Điều lệ hoạt động và điều hành hoạt động Công ty theo Luật Doanh
nghiệp. Đảm bảo kinh phí hoạt cho đội tuyển, quản lý điều hành đội tuyển theo
quy chế của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam.
Điều 3.
Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Thủ trưởng
các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này. Quyết
định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3 (t/h);
- Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (b/c);
- Liên đoàn Bóng đá Việt Nam;
- Thường trực Tỉnh ủy (b/c);
- Thường trực HĐND tỉnh (b/c);
- Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh (đ/b);
- Văn phòng UBND tỉnh:
+ CVP, PCVP KGVX;
+ Cổng TTĐT tỉnh;
- Lưu: VT, KGVX.THT.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Y Ngọc
|
MỤC
LỤC
Phần I. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. SỰ CẦN THIẾT XÃ HỘI HÓA ĐỘI
BÓNG ĐÁ TỈNH KON TUM
II. CƠ SỞ PHÁP LÝ
III. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG
TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG VÀ CÔNG TÁC XÃ HỘI HÓA BÓNG ĐÁ TỈNH KON TUM TỪ NĂM 2015 ĐẾN
NAY
1. Về công tác đào tạo huấn luyện
đội tuyển bóng đá tỉnh Kon Tum
2. Về tình hình cán bộ và
nguồn nhân lực
3. Về cơ sở vật chất
4. Kinh phí hoạt động đội
bóng đá của tỉnh
5. Công tác kêu gọi xã hội
hóa cho Bóng đá
6. Những hạn chế và nguyên
nhân
Phần II. NỘI DUNG ĐỀ ÁN XÃ HỘI
HÓA ĐỘI BÓNG ĐÁ TỈNH KON TUM
I. QUAN ĐIỂM
II. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN
1. Mục tiêu chung: Huy động
các nguồn lực xã hội để đầu tư, đào tạo, duy trì đội tuyển bóng đá của tỉnh; giảm
kinh phí đầu tư từ ngân sách Nhà nước.
2. Mục tiêu cụ thể
III. NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA ĐỀ
ÁN
1. Đối tượng thực hiện: Đội
tuyển bóng đá tỉnh Kon Tum.
2. Phương thức xã hội hóa và
quản lý, sử dụng số tiền từ việc tài trợ
3. Nguyên tắc lựa chọn Doanh
nghiệp
4. Trách nhiệm và quyền lợi
của Doanh nghiệp
Phần III. CÁC NHIỆM VỤ, PHƯƠNG ÁN THỰC HIỆN ĐỀ ÁN XÃ HỘI HÓA ĐỘI TUYỂN
BÓNG ĐÁ TỈNH KON TUM
I.
Nhiệm vụ
II.
Phương án
1.
Chuyển giao đội tuyển Bóng đá cho 1 doanh nghiệp (X) quản lý, đầu tư, thành lập Công ty Cổ phần Bóng đá X - Kon
Tum.
2.
Kinh phí thực hiện
Phần
IV. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
1.
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
2.
Sở Kế hoạch và Đầu tư
3.
Sở Tài chính
4.
Sở Xây dựng
5.
Sở Tài nguyên và Môi trường
6.
Sở Nội vụ
7.
Công an tỉnh
8.
Sở Thông tin và Truyền thông
9.
Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Kon Tum
10.
Doanh nghiệp
ĐỀ ÁN
XÃ HỘI HÓA ĐỘI TUYỂN BÓNG ĐÁ TỈNH
KON TUM
Phần I
ĐẶT VẤN ĐỀ
I. SỰ CẦN THIẾT XÃ HỘI HÓA ĐỘI BÓNG ĐÁ TỈNH KON TUM
Xã hội
hóa là một chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước, phù hợp với yêu cầu tất yếu, khách
quan của sự phát triển kinh tế xã hội, huy động được các nguồn lực xã hội đáp ứng
nhu cầu đa dạng về cung ứng dịch vụ công ngày càng tăng của nhân dân. Hệ thống
các cơ sở ngoài công lập bước đầu phát triển đáp ứng một phần đáng kể nhu cầu của
xã hội. Đã có nhiều hình thức xã hội hóa với các phương thức hoạt động khác
nhau ở cả khu vực công lập và ngoài công lập.
Kon
Tum là một vùng đất có truyền thống bóng đá, luôn được quần chúng nhân dân hâm
mộ và lãnh đạo của tỉnh quan tâm, ủng hộ. Người dân Kon Tum rất yêu thích bóng
đá, luôn nhiệt thành cổ vũ và dành sự quan tâm đặc biệt đối với bóng đá. Bên cạnh
việc nâng cao sức khỏe thể chất và văn hóa tinh thần cho nhân dân, bóng đá còn
là phương tiện hữu hiệu góp phần củng cố khối đại đoàn kết toàn dân. Vượt ra
ngoài vai trò của một môn thể thao thuần túy, bóng đá đã hội tụ những yếu tố
chính trị, xã hội và trở thành môn thể thao có ảnh hưởng sâu rộng nhất. Chính
vì thế, việc xây dựng một nền bóng đá phát triển, có thứ hạng ở quốc gia không
chỉ là mục tiêu của ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Kon Tum mà còn là
kì vọng chung của Lãnh đạo và nhân dân toàn tỉnh.
Là một
tỉnh còn nhiều khó khăn về kinh tế, nhưng được sự quan tâm của các ban, ngành, ủng
hộ của quần chúng nhân dân, sự nỗ lực của ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch, từ
năm 2010 cho đến nay, bóng đá Kon Tum đã có nhiều chuyển biến rõ rệt, số lượng
người dân tập luyện bóng đá tăng, cơ sở vật chất được đầu tư, các hộ cá nhân đầu
tư nhiều sân bóng đá cỏ nhân tạo đáp ứng nhu cầu tập luyện của người dân. Đội
bóng đá tỉnh Kon Tum tham gia thi đấu tại giải bóng đá hạng nhì quốc gia.
Tuy
nhiên, hiện nay để hòa nhập với xu thế chung của bóng đá Việt Nam, đặc biệt là
góp phần thực hiện Đề án “Chiến lược phát triển bóng đá Việt Nam đến năm
2020, tầm nhìn đến 2030” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Đội tuyển
bóng đá tỉnh Kon Tum cũng dần chuyển đổi từ cơ chế bóng đá bao cấp (kinh phí
nhà nước) sang cơ chế hoạt động câu lạc bộ bóng đá chuyên nghiệp (kinh phí xã hội
hóa). Đặc biệt từ tình hình hoạt động của đội bóng đá hạng Nhì tỉnh Kon Tum
trong thời gian qua. Bởi vậy, yêu cầu quan trọng và cấp bách đối với bóng đá
Kon Tum đang đặt ra vấn đề phải có nguồn kinh phí để duy trì tập luyện hàng
năm, đồng thời cần có một hệ thống đào tạo bóng đá bài bản, có nhiều tuyến để
luôn có tính liên tục và kế thừa, vừa phát triển tiềm lực con người Kon Tum có
tố chất, tư duy bóng đá tốt, vừa ổn định lực lượng cầu thủ là người địa phương
có điều kiện phát triển tài năng lâu dài và bền vững là nguồn nhân lực bổ sung
lực lượng cho đội tuyển bóng đá thi đấu đỉnh cao ở Giải bóng đá chuyên nghiệp
hơn.
II. CƠ SỞ PHÁP LÝ
-
Căn cứ Luật Thể dục thể thao ngày 29/11/2006 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều
của Luật Thể dục, Thể thao ngày 14/6/2018;
-
Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14, ngày 17/6/2020 của Quốc Hội;
-
Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ về chính sách khuyến
khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế,
văn hóa, thể thao, môi trường và Nghị định số 59/2014/NĐ-CP ngày 16/6/2014 về
việc sửa đội bổ sung Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ;
-
Nghị định số 152/2018/NĐ-CP, ngày 17/11/2018 của Chính phủ quy định một số chế
độ đối với huấn luyện viên, vận động viên thể thao trong thời gian tập trung tập
huấn, thi đấu;
-
Thông tư số 86/2020/TT-BTC , ngày 26/10/2020 của Bộ Tài chính quy định chi tiết
chế độ dinh dưỡng đặc thù đối với huấn luyện viên, vận động viên thể thao thành
tích cao;
-
Quyết định số 419/QĐ-TTg ngày 08/3/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt
“Chiến lược phát triển bóng đá Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”;
-
Quyết định số 1752/QĐ-TTg ngày 30/9/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy
hoạch hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật thể dục, thể thao quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
-
Quyết định số 2160/QĐ-TTg ngày 11/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy
hoạch phát triển Thể dục thể thao Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm
2030;
-
Quyết định số 223/QĐ-TTg ngày 22/02/2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề
án “Tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng tài năng thể thao và nhân lực thể thao thành
tích cao đến năm 2035;
-
Quyết định số 1523/QĐ-UBND ngày 31/12/2019 của UBND tỉnh Kon Tum về việc phê
duyệt “Đề án phát triển thể thao thành tích cao tỉnh Kon Tum giai đoạn 2020 - 2025”;
-
Quyết định số 76/QĐ-TCTDTT, ngày 21/1/2022 của tổng cục TDTT về việc phê duyệt
Quy chế Bóng đá chuyên nghiệp (sửa đổi, bổ sung năm 2021);
- Quyết
định số 747/QĐ-UBND ngày 18/7/2018 của UBND tỉnh Kon Tum về phê duyệt Đề án xã
hội hóa các hoạt động Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Kon Tum giai đoạn 2018
- 2023, định hướng đến 2030;
-
Nghị quyết số 72/2020/NQ-HĐND ngày 14/12/2020 của Hội đồng Nhân dân tỉnh Kon
Tum quy định chế độ dinh dưỡng đặc thù cho các HLV, VĐV thể thao tập trung tập
huấn, thi đấu của tỉnh Kon Tum;
-
Công văn số 671-CV/TU ngày 14 tháng 9 năm 2022 của Tỉnh ủy Kon Tum về việc chủ
trương xây dựng Đề án xã hội hóa đội tuyển Bóng đá tỉnh Kon Tum;
-
Căn cứ Công văn số 3116/UBND-KGVX ngày 19 tháng 9 năm 2022 của UBND tỉnh Kon Tum
về chủ trương xây dựng Đề án xã hội hóa đội tuyển bóng đá tỉnh Kon Tum.
III. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG VÀ CÔNG TÁC XÃ
HỘI HÓA BÓNG ĐÁ TỈNH KON TUM TỪ NĂM 2015 ĐẾN NAY
1. Về công tác đào tạo huấn luyện đội tuyển bóng đá tỉnh
Kon Tum
-
Công tác đào tạo, huấn luyện đội tuyển bóng đá tỉnh Kon Tum trong những năm qua
đã có nhiều chuyển biến tích cực, các VĐV và HLV đã nỗ lực cố gắng vượt qua khó
khăn, thử thách để hoàn thành những mục tiêu đề ra. Ban huấn luyện đội bóng xây
dựng giáo án huấn luyện phù hợp với thời gian và tình hình thực tế của đội, cơ
bản đáp ứng được thể lực, kỹ chiến thuật và tâm lý thi đấu cho VĐV.
- Quá
trình tham gia giải của đội tuyển bóng đá tỉnh: Từ năm 2015 tham gia thi đấu ở
giải hạng nhì quốc gia; năm 2016 thi đấu giải hạng ba quốc gia; từ năm 2017 thi
đấu ở giải hạng nhì và đã trụ hạng thành công cho đến nay.
- Tuy
nhiên, bóng đá tỉnh Kon Tum hiện nay chưa có các tuyến năng khiếu cũng như tuyến
trẻ để kế cận bổ sung cho đội tuyển tỉnh. Lực lượng VĐV hầu hết là nghiệp dư,
được phát hiện và tuyển chọn thông qua các giải, hội thi thể thao cấp huyện, cấp
tỉnh. Chỉ được tập luyện và tham gia thi đấu theo mùa giải, từ 3 - 4 tháng/năm,
chưa được tập luyện nâng cao thường xuyên, hàng năm ít được thi đấu cọ sát để
rèn luyện kỹ chiến thuật, tâm lý, ý chí thi đấu nên ảnh hưởng rất lớn đến thành
tích. Mặt khác một số vị trí của đội bóng mượn từ các đơn vị ngoài tỉnh thi đấu
theo thời vụ, không có sự gắn bó về quyền lợi và nghĩa vụ lâu dài, nên động cơ
cống hiến chưa rõ ràng chưa góp phần phát triển bền vững thành tích cho đội
bóng của tỉnh.
2. Về tình hình cán bộ và nguồn nhân lực
- Đối
với VĐV: Lực lượng VĐV của tỉnh nhà đa số được tuyển chọn từ phong trào thông
qua các giải thi đấu bóng đá quần chúng. Một số vị trí quan trọng của đội bóng
mượn VĐV từ các câu lạc bộ bóng đá ngoài tỉnh. (Số lượng VĐV được thể hiện ở
bảng III.1)
Bảng
III.1. Số lượng VĐV đội tuyển bóng đá tỉnh Kon Tum từ 2015 đến nay
TT
|
Nội dung
|
Năm 2015
|
Năm 2016
|
Năm 2017
|
Năm 2018
|
Năm 2019
|
Năm 2020
|
Năm 2021
|
Năm 2022
|
1
|
Số lượng VĐV
|
20
|
20
|
20
|
25
|
25
|
23
|
24
|
24
|
- Hiện nay một số địa phương có
phong trào bóng đá phát triển mạnh mẽ như huyện Ngọc Hồi, ĐăkGlei, Công an tỉnh,
Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh...đó là cơ sở để tuyển chọn các VĐV có tố chất để đào tạo,
huấn luyện và bổ sung cho đội tuyển bóng đá của tỉnh Kon Tum.
- Đối với HLV: Hiện bộ môn bóng
đá tỉnh Kon Tum có 03 vị trí huấn luyện viên: Một người có bằng Cử nhân TDTT
chuyên ngành bóng đá; một người có bằng Cử nhân TDTT chuyên ngành bóng rổ,
nhưng có bằng C Huấn luyện bóng đá do Liên đoàn bóng đá Châu lục cấp; một người
có bằng Cao đẳng Thể dục thể thao chuyên ngành bóng đá, có bằng C huấn luyện do
Liên đoàn bóng đá Châu lục cấp, hiện đang đảm nhiệm vai trò huấn luyện viên trưởng
đội bóng đá tỉnh.
3. Về cơ
sở vật chất
- Kon Tum đã quy hoạch xây dựng
khu Trung tâm thể dục thể thao của tỉnh với diện tích đất là 11 ha, đã đầu tư
xây dựng 01 Sân vận động tỉnh Kon Tum với sức chứa 11.000 chỗ ngồi (gồm sân
bóng đá 11 người và đường pit đạt chuẩn quốc gia) đi vào hoạt động từ năm 2013.
- Các huyện, thành phố: Củng cố,
tu sửa, nâng cấp và xây dựng mới nhiều sân chơi bãi tập, nhà tập thể thao, từ
thôn, làng, trường học, cơ quan xí nghiệp đều có sân chơi, bãi tập thể thao.
Các Sở, Ban, Ngành, Đoàn thể: Đầu tư sân bóng đá 5 người, 7 người… như Tỉnh
đoàn, LĐLĐ tỉnh, Công an, Sở Giáo dục và Đào tạo… Các huyện Đắk Hà, Đăk Tô, Ngọc
Hồi… đã đầu tư cho việc tu sửa, xây mới cơ sở vật chất TDTT. Hiện nay, tỉnh Kon
Tum có khoảng 96% xã, phường, thị trấn có sân chơi, bãi tập thể thao.
- Trên địa bàn toàn tỉnh hiện
nay có 11 sân vận động (trong đó có 6 SVĐ có khán đài, 5 SVĐ không có khán
đài), hiện có hơn 100 sân bóng đá cỏ nhân tạo do các cá nhân đầu tư kinh doanh
và 442 sân bóng đá khác.
4. Kinh
phí hoạt động đội bóng đá của tỉnh
Kinh phí hoạt động của đội tuyển
bóng đá của tỉnh đã nhận được sự quan tâm và tạo điều kiện của UBND tỉnh và các
ngành liên quan vì vậy kinh phí đã tăng qua các năm. Tuy nhiên vẫn còn thấp so
với các đội bóng hạng nhì trên toàn quốc, vì vậy chỉ tập luyện theo mùa giải từ
3 - 4 tháng, không có kinh phí để duy trì tập luyện cả năm. (số liệu được thể
hiện ở bảng III.2)
Bảng III.2. Kinh phí nhà nước
cấp cho đội tuyển bóng đá tỉnh Kon Tum từ năm 2015 đến nay.
Đơn
vị tính: triệu đồng
TT
|
Nội dung
|
Năm 2015
|
Năm 2016
|
Năm 2017
|
Năm 2018
|
Năm 2019
|
Năm 2020
|
Năm 2021
|
Năm 2022
|
1
|
Kinh phí hoạt động
|
2,329
|
2,329
|
2,520
|
2,520
|
2,520
|
3,339
|
3,339
|
3,317
|
5. Công
tác kêu gọi xã hội hóa cho Bóng đá
- Công tác xã hội hóa đã có nhiều
cố gắng, bước đầu kêu gọi được một số đơn vị, doanh nghiệp tài trợ cho công tác
tuyên truyền, một phần giải thưởng và phối hợp tổ chức các giải thể thao.
- Bằng nguồn kinh phí của các
doanh nghiệp, tư nhân đã đầu tư xây dựng hơn 100 sân bóng đá mini cỏ nhân tạo,
trị giá từ 300 - 500 triệu đồng/sân.
- Năm 2018 đội tuyển bóng đá tỉnh
nhận được sự tài trợ của Công ty cổ phần Sâm Ngọc Linh Kon Tum (hỗ trợ tiền
thưởng các trận đấu, di chuyển và dinh dưỡng cho đội bóng đá hạng nhì tỉnh Kon
Tum)
- Từ năm 2019 đến nay chưa có tổ
chức, cá nhân nào đứng ra tài trợ cho đội bóng đá vì vậy ảnh hưởng rất lớn đến
công tác đào tạo, huấn luyện và phát triển bóng đá tỉnh Kon Tum.
6. Những hạn
chế và nguyên nhân
a. Những hạn chế
- Đội ngũ cán bộ quản lý, huấn
luyện viên bóng đá còn thiếu và chưa đáp ứng được yêu cầu chuyên môn ngày càng
cao của bóng đá chuyên nghiệp và các mô hình đào tạo bóng đá hiện đại.
- Thời gian tập trung tập luyện
của vận động viên đội tuyển quá ngắn từ 3 - 4 tháng nên đã ảnh hưởng rất lớn về
chuyên môn của toàn đội khi tham gia giải. (về thể lực, chiến thuật, tâm lý
thi đấu,… )
- Nguồn lực vận động viên tại tỉnh
nhà quá mỏng, đội bóng không được duy trì tập luyện thường xuyên hàng năm nên
đã gặp không ít khó khăn trong việc trưng tập cũng như tuyển chọn vận động
viên. Đa số VĐV trưởng thành từ phong trào, không được qua đào tạo, huấn luyện
cơ bản nên trình độ chuyên môn còn thấp.
- Số lượng vận động viên hạn chế,
không đáp ứng được quy định của điều lệ giải về số lượng vận động viên (25
VĐV/đội). Một số VĐV dự bị khi được đưa vào sân thay thế thi đấu chưa đạt
yêu cầu.
b. Nguyên nhân của hạn chế
- Kinh phí dành cho đào tạo
cũng rất hạn chế nên không thể xây dựng các tuyến cầu thủ trẻ, năng khiếu để
phát triển bóng đá.
- Cơ sở vật chất tuy cũng đã đầu
tư nhưng chưa đồng bộ (thiếu nhà ở, ăn, nhà tập luyện thể lực, trang thiết bị
tập luyện chuyên môn…) nên không tạo sự chuyển biến tích cực trong công tác
đào tạo.
- Phong trào bóng đá tuy có
phát triển nhưng cũng còn nhiều hạn chế, sự lan tỏa, sức thu hút chưa thực sự mạnh
mẽ, chưa có tính bền vững.
- Công tác xã hội hóa môn bóng
đá chưa có sự phát động mạnh mẽ, còn mang tính tự phát.
Phần II
NỘI DUNG ĐỀ ÁN XÃ HỘI HÓA ĐỘI BÓNG ĐÁ TỈNH KON TUM
I. QUAN ĐIỂM
1. Xã hội hóa Bóng đá là
một giải pháp quan trọng để phát triển nền bóng đá của tỉnh. Bản chất của việc
xã hội hóa đó là xóa bỏ cách quản lý tập trung quan liêu bao cấp; tổ chức và
huy động các nguồn lực từ phía xã hội và sự tham gia tích cực và tự giác của
các tầng lớp nhân dân để phát triển nền bóng đá của tỉnh; làm cho nền bóng đá của
tỉnh đến với mọi người dân, phục vụ lợi ích của đa số nhân dân và toàn xã hội.
2. Đẩy mạnh xã hội hóa
còn có ý nghĩa tạo cơ sở phát triển kinh tế thể thao. Kinh tế thể thao nếu được
tăng trưởng không ngừng sẽ là một trong những nguồn kích thích quan trọng đưa sự
nghiệp TDTT của tỉnh ngày càng phát triển.
3. Quá trình xã hội hóa
cần căn cứ vào đặc điểm địa lý, điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh để có lộ
trình, giải pháp cụ thể và phù hợp.
4. Trong điều kiện hoạt
động đội bóng đá của tỉnh hiện nay, chỉ có đẩy mạnh công tác xã hội hóa thì mới
đảm bảo đội tuyển bóng đá của tỉnh phát triển nhanh chóng và bền vững, phù hợp
với xu thế phát triển của cả nước và trên thế giới.
II. MỤC
TIÊU PHÁT TRIỂN
1. Mục tiêu chung: Huy động
các nguồn lực xã hội để đầu tư, đào tạo, duy trì đội tuyển bóng đá của tỉnh; giảm
kinh phí đầu tư từ ngân sách Nhà nước.
2. Mục tiêu cụ thể
- Lựa chọn nhà đầu tư có năng lực,
nhiệt huyết để thực hiện quản lý, duy trì hoạt động, vận hành khai thác kinh
doanh đội bóng đá, đồng thời góp phần tăng cường sức khỏe, phát triển nguồn
nhân lực, thỏa mãn nhu cầu thưởng thức những trận bóng đá đỉnh cao của nhân dân
tỉnh Kon Tum.
- Đưa đội tuyển bóng đá thăng hạng
Nhất Quốc gia vào năm 2025, duy trì thi đấu ổn định trong giải Bóng đá hạng Nhất
Quốc gia từ năm 2026.
- Chuyển cho các doanh nghiệp đầu
tư đào tạo, huấn luyện các tuyến đội bóng đá U17, U19, U21.
- Các tổ chức xã hội nghề nghiệp
hiện nay chuyển dần qua chuyên nghiệp như thành lập các Câu lạc bộ bóng đá
chuyên nghiệp, Công ty bóng đá…. có khả năng đảm nhận quản lý, tổ chức các hoạt
động bóng đá ở tỉnh.
- Phát triển cơ sở vật chất, kỹ
thuật phục vụ hoạt động bóng đá; sẵn sàng đăng cai tổ chức các giải bóng đá Quốc
gia và khu vực.
- Hình thành, mở rộng thị trường
kinh doanh, dịch vụ bóng đá, thị trường chuyển nhượng cầu thủ bóng đá.
III. NỘI
DUNG CHỦ YẾU CỦA ĐỀ ÁN
1. Đối tượng thực hiện: Đội
tuyển bóng đá tỉnh Kon Tum.
2. Phương thức xã hội hóa và
quản lý, sử dụng số tiền từ việc tài trợ
a. Phương thức xã hội hóa: Doanh
nghiệp đầu tư phát triển tuyến U17, U19, U21 và đội tuyển bóng đá của tỉnh.
b. Quản lý và sử dụng số tiền
từ việc tài trợ
Ban hành quy chế về quản lý và
sử dụng số tiền từ việc tài trợ của các tổ chức, cá nhân cho đội bóng đá của tỉnh
theo quy định tại Thông tư số 135/2008/TT-BTC ngày 31/12/2008 của Bộ tài chính
hướng dẫn Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ về chính sách
khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề,
y tế, văn hóa, thể thao, môi trường.
3. Nguyên tắc lựa chọn Doanh
nghiệp
a. Năng lực tài chính của
doanh nghiệp
- Việc lựa chọn doanh nghiệp đảm
bảo công khai, minh bạch, bình đẳng, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nhà tài
trợ và các bên liên quan theo đúng quy định hiện hành.
- Có nguồn vốn đảm bảo duy trì
hoạt động của doanh nghiệp và có khả năng huy động nguồn vốn cao.
- Doanh nghiệp là tổ chức pháp
nhân Việt Nam hợp lệ (không có vốn Nhà nước), chấp hành tốt chính sách pháp luật
của Nhà nước và được cơ quan nơi đóng trụ sở xác nhận các nghĩa vụ tài chính.
- Có phương án đầu tư vốn và có
phương án quản lý, khai thác và các dịch vụ kèm theo cho hoạt động của đội tuyển
bóng đá, các tuyến năng khiếu và trẻ của tỉnh.
b. Kinh nghiệm tài trợ của
doanh nghiệp
- Kinh nghiệm xây dựng kế hoạch,
điều lệ, quy định hoạt động của Doanh nghiệp kinh doanh thể thao.
- Có kinh nghiệm tài trợ các hoạt
động xã hội, đặc biệt là tài trợ các hoạt động cho bóng đá.
4. Trách nhiệm và quyền lợi
của Doanh nghiệp
a. Trách nhiệm của Doanh
nghiệp
- Doanh nghiệp có trách nhiệm đảm
bảo nguồn vốn để duy trì tập luyện ba tuyến U17, U19, U21 và đội tuyển bóng đá
của tỉnh Kon Tum.
- Nâng cao tiêu chuẩn của đội
tuyển bóng đá, từ đó khuyến khích người dân tham gia luyện tập bóng đá một cách
chuyên nghiệp góp phần phát triển phong trào tập luyện TDTT và lối sống lành mạnh
trong cộng đồng.
- Hỗ trợ trong việc nâng cao
trình độ quản lý, chất lượng kỹ thuật cũng như quảng bá hình ảnh cho đội tuyển
bóng đá của tỉnh thông qua các hoạt động tiếp thị tích cực hơn.
- Đảm bảo kinh phí tài trợ kịp
thời, đúng lộ trình như cam kết theo Đề án được phê duyệt đảm bảo duy trì Đội
bóng phát triển bền vững.
- Thực hiện các nhiệm vụ theo
đúng quy định tại Điều 16 Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30 tháng 5 năm 2008 của
Chính phủ và Mục XII Thông tư số 135/2008/TT-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2008 của
Bộ Tài chính.
b. Quyền lợi của Doanh nghiệp
- Doanh nghiệp tham gia xã hội
hóa được hưởng ưu đãi về chính sách khuyến khích xã hội hóa trong lĩnh vực thể
dục, thể thao theo các quy định hiện hành.
- Doanh nghiệp tham gia xã hội
hóa được hưởng ưu đãi về hỗ trợ đầu tư theo Luật đầu tư và các Nghị quyết của
Chính phủ.
- Được in tên đơn vị trên áo đấu
và trang phục khác của đội tuyển bóng đá tỉnh Kon Tum và các tuyến trẻ, năng
khiếu.
- Đặt các biển quảng cáo giới
thiệu về đơn vị tại Sân vận động của tỉnh.
- Được lấy tên đơn vị gắn với
tên đội tuyển bóng đá của tỉnh.
- Nâng cao giá trị thương hiệu
của đơn vị trên toàn quốc, được quảng bá giới thiệu sản phẩm của đơn vị tại các
trận thi đấu sân nhà và sân khách của đội tuyển bóng đá tỉnh Kon Tum, tăng
doanh thu cho đơn vị.
4. Đánh giá tác động hiệu quả
của việc tài trợ cho đội tuyển bóng đá tỉnh
- Góp phần phát triển phong
trào tập luyện TDTT của người dân nói chung và môn bóng đá nói riêng.
- Đội tuyển bóng đá của tỉnh sẽ
được tập luyện thường xuyên cả năm, tạo điều kiện thuận lợi để các vận động
viên nâng cao được trình độ kỹ thuật, chiến thuật và tâm lý thi đấu.
- Xây dựng được các tuyến vận động
viên kế cận là người địa phương có điều kiện phát triển tài năng lâu dài và bền
vững.
- Đơn vị tài trợ sẽ nâng cao được
hình ảnh và quảng bá các sản phẩm mới trên toàn tỉnh cũng như toàn quốc
Phần III
CÁC NHIỆM VỤ, PHƯƠNG ÁN THỰC HIỆN ĐỀ ÁN XÃ HỘI HÓA ĐỘI
TUYỂN BÓNG ĐÁ TỈNH KON TUM
I. NHIỆM VỤ
1. Chuyển đổi phương thức
quản lý, điều hành theo xu thế phát triển bóng đá hiện nay, phù hợp quy định của
Liên đoàn Bóng đá Việt Nam chuẩn bị khi tham gia các giải Bóng đá chuyên nghiệp.
2. Ngoài việc sử dụng
kinh phí của nhà nước đầu tư cho các tuyến U11, U13, U15. Cần tiếp tục kêu gọi
đầu tư, huy động nguồn lực, kinh phí từ doanh nghiệp đầu tư cho đội tuyển.
3. Tập trung củng cố,
tăng cường lực lượng, nâng cao chất lượng đội tuyển để thăng hạng và thi đấu ổn
định trong giải Bóng đá chuyên nghiệp quốc gia.
4. UBND tỉnh khuyến
khích doanh nghiệp thành lập và xây dựng Học viện bóng đá nhằm củng cố, hoàn chỉnh
đầy đủ hệ thống đào tạo các tuyến bóng đá, nâng cao chất lượng hệ thống đào tạo,
chuẩn bị lực lượng kế thừa cho đội tuyển.
II. PHƯƠNG
ÁN
1. Chuyển giao đội tuyển
Bóng đá cho 1 doanh nghiệp (X) quản lý, đầu tư, thành lập Công ty Cổ phần
Bóng đá X - Kon Tum.
a. Cơ chế quản lý và tổ chức
nhân sự
- Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
chuyển giao thương hiệu đội tuyển Bóng đá tỉnh Kon Tum và toàn bộ lực lượng đội
tuyển cho 01 doanh nghiệp (X) quản lý, đầu tư.
- Tổ chức nhân sự sẽ do công ty
thực hiện theo quy định của nhà nước.
b. Cơ sở vật chất
+ Doanh nghiệp thực hiện thuê
tài sản công của nhà nước theo quy định để quản lý, sử dụng và khai thác vào mục
đích phát triển toàn diện đội tuyển Bóng đá Kon Tum phù hợp với sự phát triển
chung của bóng đá Việt Nam. (Theo Quyết định số 192/QĐ-UBND ngày 12/4/2021 của
UBND tỉnh Kon Tum về việc phê duyệt Đề án sử dụng tài sản công vào mục đích cho
thuê tại Trung tâm HL&TĐ TDTT tỉnh Kon Tum).
- UBND tỉnh tiếp tục đầu tư xây
dựng, sửa chữa một số hạng mục cần thiết đảm bảo các điều kiện tổ chức thi đấu
theo quy định của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam khi đội tuyển tham gia thi đấu giải
bóng đá chuyên nghiệp: Nhà điều hành (Phòng thay đồ, phòng trọng tài, phòng họp
báo), giàn đèn sân vận động, nhà ở đội bóng…
- Tiếp tục vận động mạnh thường
quân, các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh ủng hộ, tài trợ kinh phí cùng tỉnh đầu
tư và phát triển bóng đá.
c. Tiến độ thực hiện
+ Xây dựng đề án: Từ tháng
09/2022 đến tháng 10/2022.
+ Kêu gọi đầu tư: Từ tháng
11/2022.
+ Phê duyệt đề án: Tháng
11/2022.
+ Đăng ký giấy phép hoạt động:
Tháng 11/2022.
+ Chuyển giao và đi vào hoạt động:
Tháng 12/2022.
2. Kinh phí thực hiện
Doanh nghiệp đầu tư kinh phí
Đào tạo huấn luyện các VĐV tuyến trẻ U17, U19, U21 và Đội tuyển bóng đá tỉnh
Kon Tum dự kiến 30.000.000.000 (Ba mươi tỷ đồng)/01 năm.
Phần IV
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Văn hóa Thể thao và Du
lịch
Là cơ quan thường trực trong việc
thực hiện đề án có trách nhiệm:
- Chủ trì tham mưu xây dựng Đề
án xã hội hóa đội tuyển Bóng đá tỉnh trình UBND tỉnh phê duyệt;
- Tìm kiếm đối tác đầu tư, tham
mưu UBND tỉnh thành lập Công ty Cổ phần Bóng đá X - Kon Tum (Trong trường hợp
doanh nghiệp chưa thành lập Công ty Thể thao) và phối hợp với các Sở, ngành
liên quan triển khai thực hiện hiệu quả Đề án;
- Tiếp tục quản lý, đào tạo VĐV
bóng đá tuyến Trẻ và Năng khiếu, tạo nguồn cung cấp lực lượng cho đội tuyển
Bóng đá và tham gia các giải trẻ theo quy chế bóng đá chuyên nghiệp của Liên
đoàn Bóng đá Việt Nam;
- Tham mưu Quyết định trình
UBND tỉnh chuyển giao đội tuyển Bóng đá cho Công ty Cổ phần Bóng đá X - Kon Tum
quản lý và điều hành
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư
- Lồng ghép các mục tiêu của Đề
án vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm và hàng năm của tỉnh.
- Rà soát các cơ chế chính
sách, đẩy mạnh thu hút đầu tư, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, đơn vị đăng
ký đầu tư hoạt động dịch vụ công phù hợp quy hoạch phát triển bền vững kinh tế
- xã hội của tỉnh.
3. Sở Tài chính chủ trì,
phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các đơn vị có liên quan tham
mưu, hướng dẫn việc cho thuê tài sản công theo đúng quy định của pháp luật.
4. Sở Xây dựng: Chủ trì,
hướng dẫn, giải quyết các thủ tục về kiến trúc xây dựng, đảm bảo phù hợp theo
quy hoạch đô thị.
5. Sở Tài nguyên và Môi trường:
Chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các đơn vị có liên
quan hướng dẫn, giải quyết các thủ tục về đất đai theo quy định đối với Đề án
xã hội hóa đội bóng đá tỉnh Kon Tum.
6. Sở Nội vụ: Phối hợp với
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hướng dẫn Trung tâm Đào tạo, Huấn luyện và Thi
đấu thể dục thể thao tỉnh thực hiện các quy định về ký kết, chấm dứt hợp đồng
làm việc, hợp đồng lao động đối với viên chức, người lao động chuyển sang công
tác tại Công ty.
7. Công an tỉnh: Phối hợp
với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch rà soát, đánh giá năng lực, điều kiện của
công ty, doanh nghiệp trước khi tham mưu UBND tỉnh xem xét, quyết định, để
phòng việc lợi dụng tham gia tài trợ để vi phạm pháp luật.
8. Sở Thông tin và Truyền
thông: Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các cơ quan, đơn vị
liên quan chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan báo chí, truyền thông tổ chức tuyên
truyền, vận động các thành phần kinh tế, tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư phát
triển đội tuyển bóng đá của tỉnh theo hướng chuyên nghiệp trên các phương tiện
thông tin đại chúng.
9. Đài Phát thanh và Truyền
hình tỉnh, Báo Kon Tum: Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức
tuyên truyền, vận động các thành phần kinh tế, tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư
phát triển đội tuyển bóng đá của tỉnh theo hướng chuyên nghiệp.
10. Doanh nghiệp: Tiếp
nhận đội tuyển Bóng đá và xúc tiến thành lập Công ty Cổ phần Bóng đá X - Kon
Tum, xây dựng Điều lệ hoạt động và điều hành hoạt động Công ty theo Luật Doanh
nghiệp. Đảm bảo kinh phí hoạt cho đội tuyển, quản lý điều hành đội tuyển theo
quy chế của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam./.