ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐẮK LẮK
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 2536/QĐ-UBND
|
Đắk Lắk, ngày 14
tháng 9 năm 2021
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN THỂ DỤC THỂ THAO TỈNH ĐẮK LẮK
GIAI ĐOẠN 2021 - 2025
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức Chính
quyền địa phương ngày 10/6/2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật
Chính phủ và Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ban hành ngày 22/11/2019;
Căn cứ Luật sửa đổi bổ sung
một số điều của Luật Thể dục thể thao ngày 14/6/2018; Nghị định số
36/2019/NĐ-CP ngày 29/4/2019 của Chính phủ về quy định chi tiết một số điều của
Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Thể dục thể thao;
Căn cứ Kết luận số 67-KL/TW
ngày 16/12/2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Buôn Ma
Thuột, tỉnh Đắk Lắk đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;
Căn cứ Nghị định số
59/2014/NĐ-CP ngày 16/6/2014 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị
định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối
với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao và
môi trường;
Căn cứ Quyết định số
286/QĐ-TTg ngày 09/3/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh
bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đắk Lắk đến năm
2020 và định hướng đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số
2215/QĐ-TTg ngày 24/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển
khai thực hiện Kết luận số 76-KL/TW ngày 04/6/2020 của Bộ Chính trị khóa XII về
việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 09/6/2014 của Ban Chấp hành
Trung ương Đảng khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam
đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước;
Căn cứ Quyết định số
1014/QĐ-TTg ngày 29/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ về nhiệm vụ lập Quy hoạch mạng
lưới cơ sở văn hóa và thể thao thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045;
Căn cứ Chương trình hành động
số 01-CTr/TU ngày 04/11/2020 của Tỉnh ủy Đắk Lắk về thực hiện Nghị quyết Đại hội
Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần XVII, nhiệm kỳ 2020-2025;
Căn cứ Nghị quyết số
29/NQ-HĐND , ngày 13/8/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc ban hành Kế hoạch
phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh tỉnh Đắk Lắk 5 năm,
giai đoạn 2021-2025;
Căn cứ Quyết định số
576/QĐ-UBND ngày 15/3/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Kế hoạch
hành động thực hiện Nghị quyết số 01-NQ/ĐH, ngày 02/11/2020 của Đại hội Đại biểu
Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020-2025; Chương trình số
01-CTr/TU, ngày 04/11/2020 của Tỉnh ủy Đắk Lắk về Chương trình hành động thực
hiện Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020-2025
và Chương trình số 02-CTr/TU ngày 04/11/2020 của Tỉnh ủy Đắk Lắk về Chương
trình hoạt động toàn khóa của BCH Đảng bộ tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2020-2025;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở
Văn hóa, Thể thao và Du lịch tại Tờ trình số 1892/TTr-SVHTTDL ngày 08 tháng 9
năm 2021.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch phát triển Thể
dục thể thao tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2021 - 2025.
Điều 2.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Văn hóa, Thể
thao và Du lịch, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nội vụ, Tài nguyên và Môi trường,
Xây dựng, Giáo dục và Đào tạo; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã,
thành phố; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, tổ chức có liên quan chịu trách nhiệm
thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như điều 3;
- Bộ VHTTDL (B/c);
- Tổng cục TDTT (B/c);
- CT, PCT UBND tỉnh;
- UBMT TQ VN tỉnh;
- Các PCVP UBND tỉnh;
- BCH QS tỉnh; BCH BĐBP tỉnh; Công an tỉnh;
- Tỉnh đoàn TN; LĐLĐ tỉnh;
- Ban Dân tộc tỉnh;
- Các Hội: Nông dân; Người cao tuổi; và LHPN tỉnh;
- Cổng thông tin điện tử tỉnh;
- Lưu: VT, KGVX (HTN-30b)
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
H’ Yim Kđoh
|
KẾ HOẠCH
PHÁT TRIỂN THỂ DỤC THỂ THAO TỈNH ĐẮK LẮK GIAI ĐOẠN 2021 -
2025
(Kèm theo Quyết định số 2536/QĐ-UBND, ngày 14/09/2021 của Ủy ban nhân
dân tỉnh Đắk Lắk)
Phần I
MỞ ĐẦU
Đắk Lắk là tỉnh miền núi, nằm ở
trung tâm vùng Tây Nguyên, là nơi hội tụ 49 dân tộc cùng chung sống, là tỉnh
giàu tiềm năng về kinh tế, phong phú về đời sống văn hóa. Trong những năm qua,
cùng với sự phát triển của kinh tế - xã hội và đảm bảo về an ninh - quốc phòng,
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII đi vào cuộc sống, công tác thể dục
thể thao được quan tâm đầu tư và phát triển mạnh mẽ, tạo sự chuyển biến về nhận
thức và trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ngành, các đoàn thể đối
với công tác phát triển Thể dục thể thao; huy động các nguồn lực ở địa phương
và cơ sở để thực hiện có hiệu quả các mục tiêu chương trình hành động về phát
triển Thể dục thể thao trong tình hình mới.
Lĩnh vực Thể dục thể thao (TDTT)
cùng với các lĩnh vực văn hóa, du lịch và gia đình được hình thành trong tổng
thể phát triển hài hòa về kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng của ngành cũng
như của tỉnh, nhằm tạo thành sức mạnh tổng hợp, thúc đẩy, hỗ trợ nhau cùng phát
triển, góp phần nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần của Nhân dân mà TDTT đóng
vai trò chủ đạo đối với sự nghiệp bảo vệ, nâng cao sức khỏe, tạo dựng nhân cách
và lối sống lành mạnh của con người.
Để kế thừa những thành tựu đã đạt
được và phát huy những giá trị mà TDTT mang lại. Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk
ban hành Kế hoạch phát triển TDTT tỉnh giai đoạn 2021 - 2025, với nội dung như
sau:
1. Xây dựng và phát triển Thể
dục thể thao cho mọi người
- Thể dục thể thao quần chúng;
- Giáo dục thể chất và thể thao
trong nhà trường;
- Thể dục thể thao trong lực lượng
vũ trang;
- Thể dục thể thao trong công
chức, viên chức, người lao động, thanh niên, phụ nữ, nông dân, dân tộc thiểu số,
người cao tuổi, người khuyết tật.
2. Xây dựng và phát triển thể
thao thành tích cao, thể thao chuyên nghiệp
- Phát triển thể thao thành
tích cao, thể thao chuyên nghiệp;
- Phát triển xã hội hóa thể
thao thành tích cao và thể thao chuyên nghiệp.
Phần II
KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN THỂ DỤC THỂ THAO TỈNH ĐẮK LẮK GIAI
ĐOẠN 2021 - 2025
I. MỤC TIÊU,
CHỈ TIÊU
1. Mục tiêu
- Đẩy mạnh phong trào TDTT, góp
phần nâng cao sức khỏe, thể lực, tầm vóc và chất lượng cuộc sống của Nhân dân,
đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần của Nhân dân, thực hiện thắng lợi
nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh, đạt vị thế ngày càng cao trong
các hoạt động TDTT quốc gia và quốc tế.
- Mở rộng và nâng cao chất lượng
hoạt động TDTT quần chúng, hình thành nề nếp rèn luyện thân thể thường xuyên
cho người dân; chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục thể chất và thể thao trường
học cho thanh thiếu niên, học sinh; phát triển mạnh phong trào TDTT trong đối
tượng cán bộ, công chức, viên chức và người lao động, chiến sỹ các lực lượng vũ
trang, nông dân, dân tộc thiểu số, phụ nữ, người cao tuổi, người khuyết tật...
- Đa dạng hóa các hoạt động TDTT
quần chúng, các loại hình TDTT giải trí đáp ứng nhu cầu rèn luyện thân thể và
giải trí của mọi người; khuyến khích và tạo điều kiện để toàn xã hội tham gia
hoạt động và phát triển sự nghiệp TDTT.
- Tăng cường đầu tư cơ sở vật
chất, sân bãi TDTT làm điều kiện cơ bản đảm bảo cho phong trào TDTT quần chúng
phát triển bền vững, đến năm 2025 phấn đấu các trường học, xã, phường, thị trấn
có đủ cơ sở vật chất TDTT phục vụ việc sinh hoạt và tập luyện của học sinh,
sinh viên và quần chúng Nhân dân.
- Đề cao trách nhiệm của các cấp,
các ngành trong việc quản lý, tổ chức phong trào TDTT quần chúng tại đơn vị,
xây dựng cơ quan, đơn vị, xã, phường, thị trấn, huyện, thị xã, thành phố là đơn
vị phát triển mạnh trong phong trào TDTT.
- Đổi mới và hoàn thiện hệ thống
tuyển chọn, đào tạo vận động viên tài năng thể thao, gắn kết đào tạo các tuyến,
các lớp kế cận một cách đồng bộ; thống nhất quản lý phát triển thể thao thành
tích cao, thể thao chuyên nghiệp theo hướng tiên tiến, bền vững, phù hợp với đặc
điểm thể chất và trình độ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, nâng cao thành
tích thi đấu.
2. Chỉ tiêu
a) Chỉ tiêu phát triển thể
thao cho mọi người (Phụ lục I)
- Tỷ lệ người tập luyện TDTT
thường xuyên đến năm 2025 đạt: 35%;
- Tỷ lệ gia đình thể thao đến
năm 2025 đạt: 20,7%;
- Tỷ lệ trường học đảm bảo công
tác GDTC đến năm 2025 đạt: 100%;
- Cấp tỉnh: Tổ chức từ 17-22 giải/năm;
- Cấp huyện, thị xã, thành phố:
Tổ chức từ 05-07 giải/năm;
- Cấp xã, phường, thị trấn: Tổ
chức từ 02-05 giải/năm.
b) Chỉ tiêu phát triển công
trình thể thao
- 70% huyện, thị xã, thành phố
có ít nhất 2/3 công trình thể dục thể thao cơ bản: 01 Sân vận động; 01 Nhà tập
và thi đấu (sức chứa 500-1.500 chỗ ngồi); 01 Bể bơi đạt tiêu chuẩn;
- Mỗi xã, phường, thị trấn có
ít nhất 01 trong những công trình thể dục thể thao theo quy định: Sân vận động;
Sân tập thể thao; Nhà tập luyện; Bể bơi; Các công trình thể dục thể thao khác.
c) Chỉ tiêu phát triển thể
thao thành tích cao
- Hàng năm, phấn đấu tham gia
25-30 giải khu vực, toàn quốc và quốc tế, đạt từ 50-70 huy chương các loại,
14-18 vận động viên đạt kiện tướng, 30-40 vận động viên đạt cấp 1 trong đó có
15-18 vận động viên được triệu tập tập luyện tại đội tuyển trẻ, đội tuyển quốc
gia (Phụ lục II).
- Đại hội Thể thao toàn quốc lần
IX năm 2022, phấn đấu đạt 20 huy chương các loại trong đó: 05 huy chương vàng;
07 huy chương bạc và 08 huy chương đồng, giữ vững vị trí thứ nhất các tỉnh Tây
Nguyên, xếp trong tốp 05/19 các tỉnh miền núi (Phụ lục III).
- Trung bình mỗi năm đăng cai tổ
chức từ 07-12 giải thi đấu thể thao cấp khu vực, quốc gia và quốc tế.
d) Chỉ tiêu xã hội hóa thể dục
thể thao
- Tổ chức hiệu quả các giải thể
thao, phấn đấu vận động tài trợ đạt 40% tổng kinh phí tổ chức các giải thể
thao, hội thao cấp tỉnh và 30% tổng kinh phí tổ chức các giải thể thao cấp huyện.
- Vận động xã hội hóa thể thao
thành tích cao phấn đấu đạt từ 5% đến 10% tổng kinh phí hoạt động không thường
xuyên của Trung tâm Đào tạo, Huấn luyện và Thi đấu TDTT tỉnh Đắk Lắk.
- Phấn đấu đến năm 2025, các cơ
sở luyện tập TDTT cơ bản đáp ứng nhu cầu tập luyện thường xuyên cho 35% dân số
trong toàn tỉnh.
- Các cơ sở thể thao ngoài công
lập và các lực lượng tham gia vào quá trình xã hội hóa TDTT đảm bảo đáp ứng tối
thiểu từ 70% - 80% nhu cầu dịch vụ TDTT tùy theo từng loại hình.
- Phát huy vai trò các tổ chức
Hội, Liên đoàn, Câu lạc bộ thể thao tỉnh trong việc phối hợp tổ chức các giải
thể thao của tỉnh, khuyến khích tự chủ kinh phí tham gia các giải thể thao khu
vực, toàn quốc do trung ương tổ chức.
- Thành lập mới từ 01 đến 02 Hội,
Liên đoàn, Câu lạc bộ thể thao cấp tỉnh.
II. NHIỆM VỤ
PHÁT TRIỂN TDTT GIAI ĐOẠN 2021 - 2025
1. Xây dựng
và phát triển TDTT cho mọi người
a) Phát triển phong trào
TDTT quần chúng
* Các nhiệm vụ phát triển
phong trào TDTT quần chúng
- Đổi mới nhận thức và phương
thức lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra của các cấp ủy Đảng và chính quyền đối với
công tác TDTT. Xây dựng kế hoạch phát triển sự nghiệp TDTT trên cơ sở quy hoạch,
kế hoạch chung của tỉnh, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, đặc biệt
là công tác quy hoạch đất, công trình thể thao phục vụ nhu cầu tập luyện và thi
đấu của quần chúng Nhân dân trên địa bàn.
- Tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao
chất lượng Cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”
gắn với phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Đẩy
mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn, vận động mọi tầng lớp trong xã
hội tham gia tập luyện và thi đấu TDTT nhằm nâng cao sức khỏe để học tập, lao động
và bảo vệ tổ quốc. Mở rộng, phát triển đa dạng các loại hình tập luyện và hoạt
động TDTT cho mọi lứa tuổi, giúp người dân tự chọn cho mình một môn thể thao
yêu thích hoặc nội dung, hình thức tập luyện phù hợp để rèn luyện hàng ngày.
- Duy trì hệ thống tổ chức thi
đấu các giải, hội thi thể thao quần chúng. Phát triển thể thao giải trí, thể
thao đường phố và cơ sở kinh doanh dịch vụ TDTT. Bảo tồn và phát triển các môn
thể thao dân tộc, các trò chơi dân gian, từng bước đưa các môn thể thao của từng
dân tộc vào các hoạt động lễ hội truyền thống, ngày hội văn hóa - thể thao, đại
hội TDTT ở xã, phường, thị trấn nhằm đẩy mạnh phong trào TDTT, nâng cao đời sống
văn hóa, tinh thần của Nhân dân.
- Tăng cường đầu tư cơ sở vật
chất, sân bãi TDTT làm điều kiện cơ bản đảm bảo cho TDTT quần chúng phát triển
bền vững. Đến năm 2025, phấn đấu các xã, phường, thị trấn đảm bảo cơ bản về cơ
sở vật chất TDTT phục vụ việc sinh hoạt và tập luyện của quần chúng Nhân dân.
- Củng cố và tăng cường hệ thống
thiết chế về quản lý các mô hình TDTT quần chúng. Phấn đấu mỗi xã có từ 03-05
câu lạc bộ TDTT phù hợp với lứa tuổi, hoàn cảnh và nhu cầu tập luyện của các đối
tượng cư trú trên địa bàn gắn với trường học, các điểm vui chơi và các thiết chế
văn hóa tại cơ sở. Đẩy mạnh phát triển các loại hình CLB thể thao cơ sở, mỗi
năm tăng từ 05% số lượng các CLB thể thao trở lên.
- Tổ chức tuyên truyền, vận động
để người dân chủ động, tích cực tham gia tập luyện TDTT, rèn luyện sức khỏe đạt
và vượt các chỉ tiêu đề ra.
- Đẩy mạnh công tác bồi dưỡng,
đào tạo, tăng cường đội ngũ cán bộ quản lý, huấn luyện viên, giáo viên, trọng
tài và cộng tác viên phục vụ nhu cầu phát triển cho phong trào TDTT của tỉnh
nhà.
- Kiện toàn cơ cấu tổ chức các
cơ quan, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực TDTT các cấp, ngành và ở cơ sở; đào tạo
và bố trí đội ngũ cán bộ, hướng dẫn viên, cộng tác viên TDTT đảm bảo chuyên
môn, nghiệp vụ, trình độ và năng lực đáp ứng yêu cầu phát triển TDTT trong tình
hình mới, theo quy định của pháp luật.
* Phát triển xã hội hóa TDTT
quần chúng
- Khuyến khích thành lập các
Câu lạc bộ TDTT (bao gồm tự nguyện phi lợi nhuận và kinh doanh dịch vụ TDTT)
phù hợp với lứa tuổi, hoàn cảnh và nhu cầu tập luyện của dân cư trên từng địa
bàn. Huy động sự đóng góp của Nhân dân vào việc xây dựng các câu lạc bộ TDTT tại
huyện, thị xã, thành phố và cơ sở.
- Xây dựng các điểm tập luyện
TDTT tại các tổ dân phố; khu chung cư với các trang thiết bị được huy động từ
nguồn xã hội hóa.
- Đa dạng hóa các hình thức tổ
chức hoạt động phong trào, hướng dẫn loại hình tập luyện phù hợp với các đối tượng
trên địa bàn huyện, thị xã, thành phố nhất là địa bàn nông thôn, dân tộc thiểu
số còn nhiều khó khăn.
- Cải tiến hệ thống thi đấu thể
thao quần chúng từ cấp xã, phường, thị trấn đến cấp tỉnh theo hướng khuyến
khích sự tham gia đóng góp của các cá nhân và tổ chức xã hội cho công tác tổ chức
giải, giải thưởng...
b) Phát triển giáo dục thể
chất và hoạt động TDTT trong trường học
* Các nhiệm vụ phát triển
giáo dục thể chất và thể thao trường học
- Phối hợp với các cơ quan,
ban, ngành liên quan thực hiện tốt Kế hoạch số 6390/KH-UBND ngày 14/8/2017 của
UBND tỉnh Đắk Lắk triển khai Đề án tổng thể phát triển giáo dục thể chất và thể
thao trường học tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2017 - 2020, định hướng đến năm 2025; tạo
sự chuyển biến mạnh mẽ về công tác phát triển giáo dục thể chất và thể thao trường
học, làm cho việc tập luyện TDTT trở thành thói quen sinh hoạt hàng ngày của học
sinh, sinh viên, góp phần nâng cao thể lực, trí lực cho học sinh, sinh viên, đồng
thời góp phần phát hiện, đào tạo năng khiếu và tài năng thể thao cho tỉnh.
- Tăng cường đầu tư cơ sở vật
chất, trang thiết bị TDTT trường học phục vụ cho hoạt động ngoại khóa, từng bước
hình thành các tổ hợp TDTT ở xã, phường, thị trấn gắn với trường học, điểm vui
chơi giải trí và các thiết chế văn hóa tại cơ sở. Tăng cường kiểm tra, giám sát
của các cấp ủy Đảng, chính quyền trong việc lãnh đạo, chỉ đạo và đầu tư cơ sở vật
chất, quy hoạch đất cho thể thao trường học.
- Tổ chức việc phổ cập dạy bơi,
học bơi trong các cơ sở giáo dục đào tạo, từng bước triển khai trong các cơ sở
giáo dục mầm non, chú trọng các địa phương có nhiều sông, suối, ao, hồ…
- Từng bước tổ chức việc dạy và
học võ Vovinam, Võ Cổ truyền Việt Nam trong các trường phổ thông, phù hợp
với điều kiện cụ thể của từng trường, từng cấp học và trình độ đào tạo.
- Tăng cường chất lượng dạy và
học thể dục chính khóa:
+ Nâng cao chất lượng dạy và học
thể dục chính khóa, bảo đảm mục tiêu phát triển thể lực toàn diện cho học sinh,
sinh viên.
+ Cải tiến nội dung, phương
pháp giảng dạy theo hướng kết hợp TDTT với hoạt động vui chơi giải trí, chú trọng
nhu cầu tập luyện TDTT tự chọn của học sinh.
+ Bố trí, đào tạo giáo viên
chuyên trách TDTT đạt chuẩn trình độ giảng dạy nội khóa tại các trường phổ
thông trên địa bàn tỉnh.
+ Đảm bảo các trường học xây mới
phải có khu giáo dục thể chất cho học sinh theo tiêu chuẩn trường chuẩn quốc
gia.
- Phát triển hoạt động TDTT ngoại
khóa:
+ Xây dựng hệ thống câu lạc bộ
TDTT, các lớp năng khiếu thể thao trong trường học. Mỗi đơn vị có tối thiểu từ
01-03 câu lạc bộ thể thao trở lên; chú trọng việc phát hiện, bồi dưỡng tài năng
thể thao ngay từ cấp tiểu học làm tiền đề cho công tác đào tạo lực lượng thể
thao thành tích cao về lâu dài.
+ Tổ chức tốt các giải thể thao
cho học sinh, sinh viên và Hội khỏe Phù Đổng các cấp (cấp trường mỗi năm 1 lần;
cấp huyện, tỉnh 2 năm/ lần).
- Phấn đấu đến năm 2025, đạt được
các chỉ tiêu như sau:
+ Về giáo dục thể chất: Tiếp tục
nâng cao chất lượng giáo dục thể chất trong trường học; bảo đảm 100% trường mầm
non, cơ sở giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp thực hiện đầy đủ, có hiệu
quả nội dung, chương trình môn học giáo dục thể chất.
+ Về hoạt động thể thao trường
học: Có 100% cơ sở giáo dục phổ thông duy trì thường xuyên tập thể dục buổi
sáng, tập thể dục giữa giờ. Trong đó có ít nhất 40% cơ sở tổ chức dạy bơi cho học
sinh; 80% cơ sở giáo dục phổ thông, 80% cơ sở giáo dục nghề nghiệp tổ chức dạy
hoặc phổ biến các môn Vovinam, Võ Cổ truyền Việt Nam. Có ít nhất 95% số học
sinh, sinh viên thường xuyên tham gia hoạt động thể thao ngoại khóa, trong đó
99% đạt tiêu chuẩn đánh giá, xếp loại thể lực theo độ tuổi.
+ Về cơ sở vật chất, trang thiết
bị, dụng cụ phục vụ giáo dục thể chất và thể thao trường học: Có 100% trường mầm
non có sân chơi, 50% trường mầm non có phòng học giáo dục thể chất được trang bị
đủ thiết bị, đồ chơi vận động tối thiểu cho trẻ em theo quy định. 100% trường
tiểu học, trường trung học cơ sở và trường trung học phổ thông có sân tập; có
ít nhất 60% trường tiểu học, 70% trường trung học cơ sở, 80% trường trung học
phổ thông có nhà tập (nhà đa năng) được trang bị đạt tiêu chuẩn quy định;
70% cơ sở giáo dục nghề nghiệp có nhà tập (nhà đa năng) được trang bị đạt
tiêu chuẩn quy định.
+ Về đội ngũ giáo viên TDTT,
phát triển đội ngũ giáo viên TDTT đạt tiêu chuẩn và trình độ đào tạo để bảo đảm
100% các cơ sở giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp có đủ giáo viên TDTT
theo quy định.
* Phát triển xã hội hóa giáo
dục thể chất, thể thao trong trường học
- Đẩy mạnh công tác xã hội hóa
TDTT trong nhà trường, tận dụng cơ sở vật chất, sân bãi nhằm nâng cao chất lượng
chương trình giáo dục thể chất của từng cấp học, tạo thành phong trào tập luyện
TDTT trong học sinh, sinh viên... góp phần nâng cao thể lực, phòng chống các tệ
nạn xã hội.
- Tổ chức tốt các chương trình
ngoại khóa, các lớp năng khiếu thể thao trong nhà trường. Mỗi nhà trường xây dựng
tối thiểu từ 01-02 môn thể thao phù hợp với học sinh để phát triển thành câu lạc
bộ TDTT.
- Duy trì và tổ chức định kỳ
các giải thể thao học sinh, sinh viên trong năm học, kêu gọi các cá nhân, các tổ
chức xã hội cùng phối hợp tổ chức các giải.
c) Phát triển phong trào
TDTT trong lực lượng vũ trang
- Đẩy mạnh phong trào TDTT
trong lực lượng vũ trang đáp ứng yêu cầu “Khỏe để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.
Phát triển hệ thống các câu lạc bộ TDTT và dịch vụ thể thao trong ngành, tạo
điều kiện, môi trường thuận lợi cho cán bộ, chiến sỹ tiếp cận với hoạt động
TDTT; hàng năm tổ chức các giải thể thao, hội thao trong lực lượng vũ trang để
kiểm tra đánh giá chất lượng rèn luyện thân thể, góp phần nâng cao kỹ năng tác
nghiệp, chiến đấu bảo vệ tổ quốc.
- Duy trì các câu lạc bộ TDTT
trong lực lượng vũ trang hoạt động có hiệu quả, thu hút cán bộ, chiến sỹ tự
giác tham gia luyện tập. Thực hiện tốt việc huấn luyện, kiểm tra, đánh giá theo
tiêu chuẩn rèn luyện thể lực hàng năm cho cán bộ, chiến sỹ.
- Hàng năm tổ chức từ 02-03 giải
thể thao trong lực lượng vũ trang.
- Tổ chức Hội thao, Đại hội
TDTT trong lực lượng vũ trang theo quy định.
- Đối với lực lượng Quân đội
nhân dân: Tỷ lệ đơn vị tổ chức các hoạt động TDTT thường xuyên đạt 100%; tỷ lệ
đơn vị thực hiện đủ chương trình rèn luyện thể lực cán bộ, chiến sỹ theo quy định
đạt 100%; tỷ lệ đơn vị đạt tiêu chuẩn tổ chức rèn luyện thể lực theo quy định đạt
100%; tỷ lệ cán bộ, chiến sỹ rèn luyện TDTT thường xuyên đạt trên 95%; tỷ lệ
cán bộ, chiến sỹ đạt tiêu chuẩn rèn luyện thể lực theo quy định đạt 98,8%; tỷ lệ
cán bộ, chiến sỹ biết bơi đạt trên 98%; 100% đơn vị (cấp Trung đoàn và tương
đương trở lên) có khu sân tập luyện thể thao cơ bản, từ 30- 40% đơn vị trở
lên có hồ bơi đơn giản.
- Đối với lực lượng Công an
nhân dân: Tỷ lệ Công an cấp xã, phường, thị trấn có cơ sở vật chất, sân bãi cơ
bản và thường xuyên hoạt động thể thao ước đạt 60%; tỷ lệ Công an cấp huyện trở
lên tổ chức các hoạt động TDTT thường xuyên đạt 100%; tỷ lệ các đơn vị đạt tiêu
chuẩn rèn luyện thể lực theo quy định đạt 100%; tỷ lệ cán bộ, chiến sỹ thuộc diện
kiểm tra rèn luyện thể lực tham gia kiểm tra đạt 100%, trong đó có từ 95% cán bộ,
chiến sỹ trở lên đạt tiêu chuẩn rèn luyện thể lực theo quy định; Tỷ lệ cán bộ,
chiến sỹ tập luyện TDTT thường xuyên đạt từ 98% trở lên; tỷ lệ cán bộ, chiến sỹ
biết bơi đạt từ 70% trở lên.
d) Các nhiệm vụ phát triển
TDTT trong công chức, viên chức, người lao động, thanh - thiếu niên và nhi đồng,
phụ nữ, nông dân, dân tộc thiểu số, người cao tuổi, người khuyết tật
- Duy trì phong trào tập luyện
TDTT trong khối cán bộ, công chức, viên chức, người lao động. Mỗi cơ quan hình
thành 01-02 câu lạc bộ TDTT thu hút cán bộ, công chức, viên chức, người lao động
tham gia tập luyện. Duy trì tổ chức các giải thể thao, Hội thao dành cho cán bộ,
công chức, viên chức, người lao động trong toàn tỉnh. Ký kết chương trình công
tác phối hợp giữa các cơ quan, ban ngành hữu quan để phát triển sự nghiệp TDTT.
- Xây dựng phong trào "Khỏe
để lập nghiệp và giữ nước" trong thanh - thiếu niên và nhi đồng, làm
nòng cốt cho cuộc vận động xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở. Gắn việc xây dựng
phong trào tập luyện TDTT trong thanh, thiếu niên với phòng, chống và bài trừ
các tệ nạn xã hội.
- Phát triển mạnh mẽ phong trào
tập luyện TDTT trong phụ nữ với phương châm "Mỗi phụ nữ chọn cho mình một
môn thể thao thích hợp để tập hàng ngày". Phấn đấu mỗi tổ chức Hội phụ
nữ cấp xã, phường, thị trấn có tối thiểu 01 CLB TDTT. Đề cao vai trò tích cực của
phụ nữ trong việc động viên các thành viên trong gia đình tập TDTT thường
xuyên, góp phần xây dựng, phát triển làm nòng cốt trong việc xây dựng gia đình
thể thao.
- Vận động nông dân mỗi người tự
chọn cho mình một môn thể thao thích hợp để tập luyện vì sức khỏe. Đổi mới và
nâng cao chất lượng các giải thể thao, mở rộng hình thức và nội dung tổ chức
các giải thi đấu thể thao phù hợp với đối tượng để thu hút ngày càng đông đảo
nông dân tham gia.
- Phát triển phong trào tập luyện
TDTT vùng nông thôn, hưởng ứng cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể
theo gương Bác Hồ vĩ đại”. Xây dựng và phát triển phong trào TDTT ở cơ sở
theo Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Thành lập câu lạc
bộ TDTT ở các cấp Hội dựa trên cơ sở các môn thể thao truyền thống và phong
trào truyền thống của từng đơn vị; chú trọng phát triển các môn thể thao để tập
luyện, thu hút được nhiều người tham gia, ít phải đầu tư cơ sở vật chất.
- Động viên, khuyến khích và tạo
điều kiện thuận lợi cho người cao tuổi tập luyện TDTT để khôi phục sức khỏe,
nâng cao tuổi thọ, với phương châm “Sống vui - Sống khỏe - sống có ích cho
xã hội”. Phát triển ngày càng nhiều câu lạc bộ, nhóm tập luyện TDTT của người
cao tuổi, các câu lạc bộ sức khỏe ngoài trời tại địa phương.
- Động viên đồng bào dân tộc
thiểu số luyện tập TDTT. Duy trì tổ chức các giải thể thao dành cho đồng bào
dân tộc thiểu số. Phối hợp tổ chức các giải thể thao truyền thống của các dân tộc
như: Kéo co, Đẩy gậy, Bắn nỏ, Chạy Cà kheo... thông qua giải đấu đã thu hút được
đông đảo người dân tham dự.
- Quan tâm đầu tư, giúp người
khuyết tật vượt khó khăn và hòa nhập cộng đồng. Lựa chọn các môn phù hợp với trạng
thái thể lực của từng người. Phối hợp với các đơn vị liên quan phát hiện, huấn
luyện, đào tạo vận động viên tham dự các giải thể thao người khuyết tật toàn quốc
và đóng góp cho đội tuyển quốc gia tham dự các giải quốc tế.
* Phát triển xã hội hóa
trong khối công chức, viên chức, người lao động, thanh - thiếu niên và nhi đồng,
phụ nữ, nông dân, dân tộc thiểu số, người cao tuổi, người khuyết tật
- Thiết lập và tăng cường cơ chế
phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước về TDTT với các tổ chức, đoàn thể
chính trị - xã hội triển khai vận động, tổ chức các hoạt động TDTT trong các cơ
quan Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, khu dân cư.
- Huy động tối đa nguồn xã hội
hóa xây dựng cơ sở vật chất, dụng cụ TDTT trong các cơ quan, tổ chức chính trị
- xã hội, doanh nghiệp cho cán bộ, công chức, người lao động, thanh - thiếu
niên và nhi đồng, phụ nữ, nông dân, dân tộc thiểu số, người cao tuổi tham gia tập
luyện TDTT nâng cao sức khỏe để phục vụ công tác, lao động sản xuất và làm giảm
tự ti, hòa đồng với xã hội đối với người khuyết tật.
- Hàng năm, huy động nguồn kinh
phí từ các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp đầu tư trong việc tổ chức các giải thể
thao dành cho cán bộ, công chức, người lao động, thanh - thiếu niên và nhi đồng,
phụ nữ, nông dân, dân tộc thiểu số, người cao tuổi nhằm thu hút đông đảo Nhân
dân tham gia luyện tập TDTT thường xuyên.
e) Xây dựng và phát triển hệ
thống cơ sở vật chất, công trình cho hoạt động TDTT quần chúng
- Tiếp tục thực hiện đề án, quy
hoạch về TDTT trong đó tập trung đầu tư, nâng cấp, xây dựng, bổ sung cơ sở vật
chất, quỹ đất cho hoạt động TDTT đạt: 03m2/người dân.
- Đầu tư cơ sở vật chất dụng cụ
tập luyện thể thao ngoài trời tại các điểm công trình công cộng (công viên,
vườn hoa, địa điểm công cộng…) huyện, thị xã, thành phố phục vụ Nhân dân
rèn luyện sức khỏe.
- Sử dụng có hiệu quả các Nhà
Văn hóa - Khu thể thao, các thiết chế văn hóa TDTT xã, phường, thị trấn. Tiếp tục
quan tâm đầu tư và kêu gọi xã hội hóa phát triển các thiết chế văn hóa TDTT xã,
phường, thị trấn và thôn, buôn theo quy định tại Thông tư số 12/2010/TT-BVHTTDL
ngày 22/12/2010 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định tiêu chí Trung tâm
Văn hóa - Thể thao xã; Thông tư số 06/2011/TT-BVHTTDL ngày 08/3/2011 của Bộ Văn
hóa, Thể thao và Du lịch quy định mẫu về tổ chức, hoạt động và tiêu chí về Nhà
Văn hóa - Khu thể thao thôn.
- Cấp huyện, thị xã, thành phố:
Đầu tư xây dựng và sử dụng có hiệu quả các công trình TDTT theo quy định tại
Thông tư số 11/2010/TT-BVHTTDL ngày 22/12/2010 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
về việc Quy định tiêu chí của Trung tâm Văn hóa - Thể thao quận, huyện, thị xã,
thành phố trực thuộc tỉnh.
- Tiếp tục nâng cấp và xây mới
các công trình TDTT đạt tiêu chuẩn quốc gia phục vụ tổ chức các hoạt động TDTT
tỉnh, khu vực và quốc gia.
f) Xây dựng, ổn định và phát
triển các tổ chức xã hội về TDTT
- Phấn đấu đến năm 2025, thành
lập thêm từ 01-02 Hội, Liên đoàn, Câu lạc bộ thể thao cấp tỉnh. Tăng cường công
tác phối hợp giữa cơ quan quản lý nhà nước về TDTT với các Hội, Liên đoàn, Câu
lạc bộ thể thao trong việc phát triển phong trào TDTT quần chúng. Từng bước đổi
mới cách thức điều hành, hoạt động và phát huy vai trò của các tổ chức xã hội.
- Khuyến khích các Hội, Liên
đoàn, Câu lạc bộ thể thao tự chủ kinh phí hoạt động, tích cực phối hợp tổ chức
các giải thể thao cấp tỉnh, tự chủ kinh phí tham gia các giải thể thao khu vực,
toàn quốc do trung ương tổ chức.
2. Xây dựng
và phát triển thể thao thành tích cao và thể thao chuyên nghiệp
a) Các nhiệm vụ phát triển
thể thao thành tích cao và thể thao chuyên nghiệp
- Hoàn thiện hệ thống đào tạo
thể thao thành tích cao, từng bước nâng cao thành tích thi đấu thể thao ở Đại hội
Thể thao toàn quốc lần thứ IX năm 2022 và đạt huy chương Đông Nam Á, Châu Á ở một
số môn thể thao.
- Xây dựng hoàn chỉnh hệ thống
cơ sở vật chất, nguồn nhân lực đào tạo tài năng thể thao của tỉnh; thực hiện
quy hoạch đào tạo lực lượng cán bộ quản lý, huấn luyện viên, VĐV, trọng tài, y
sinh thể thao… với chất lượng cao theo hướng chuyên nghiệp. Hoàn thiện hệ thống
các chính sách, cơ chế quản lý, đẩy mạnh xã hội hóa nhằm huy động nguồn lực
tham gia phát triển thể thao thành tích cao và thể thao chuyên nghiệp của tỉnh.
Tập trung đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại.
- Thường xuyên tổ chức các giải
thể thao cấp quốc gia và quốc tế; mở rộng giao lưu hợp tác quốc tế trong các
lĩnh vực đào tạo tài năng thể thao, phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật TDTT tạo
động lực thúc đẩy thành tích thể thao tỉnh nhà phát triển mạnh.
- Tiếp tục tăng cường các chính
sách ưu đãi đối với đào tạo tài năng thể thao của tỉnh trong chương trình xây dựng
lực lượng kế thừa và nâng cao thành tích thể thao. Tập trung trọng điểm các môn
thể thao mũi nhọn, nội dung trọng điểm, số lượng VĐV đạt đẳng cấp quốc gia ở
các tuyến. Hợp tác với các Trung tâm Huấn luyện Thể thao quốc gia, thuê chuyên
gia của các nước tham gia đào tạo, huấn luyện VĐV đỉnh cao ở những môn thể thao
trọng điểm và một số môn mang tính tầm nhìn chiến lược của tỉnh.
- Đổi mới và hoàn thiện hệ thống
tuyển chọn, đào tạo tài năng thể thao tiếp tục giữ vững thế mạnh các môn thể
thao: Điền kinh, Boxing, Bắn cung, Cử tạ, Rowing… Khẳng định là trung tâm mạnh
của Tây Nguyên; hàng năm cung cấp cho quốc gia từ 15-18 VĐV ở các cấp đội tuyển,
tham gia thi đấu đạt thành tích cao tại các giải thể thao quốc tế.
- Hợp tác chặt chẽ với các
Trung tâm Huấn luyện Thể thao quốc gia, các Trường Đại học TDTT để chia sẻ
thông tin, hỗ trợ liên kết trong công tác tuyển chọn và đào tạo VĐV.
- Đầu tư phương tiện, trang thiết
bị, dụng cụ cho cơ sở làm vệ tinh thực hiện công tác tuyển chọn và đào tạo VĐV
năng khiếu ban đầu, làm tiền đề cho công tác đào tạo tài năng thể thao của tỉnh
nhà.
- Thường xuyên đào tạo Huấn luyện
viên, trọng tài đạt đẳng cấp quốc gia, quốc tế ở một số môn thể thao trọng điểm.
- Thường xuyên xây dựng, sửa đổi,
bổ sung các chính sách ưu đãi thu hút tài năng thể thao, cơ chế chế độ đãi ngộ
tương xứng với tài năng và mức độ cống hiến của các HLV, VĐV của tỉnh.
- Xây dựng Khu Liên hợp thể
thao vùng Tây Nguyên đủ điều kiện tổ chức thi đấu các giải thể thao quốc gia và
quốc tế.
- Tăng cường công tác giáo dục
chính trị, tư tưởng, đạo đức, ý thức nghề nghiệp và trình độ chuyên môn, trình
độ văn hóa đối với đội ngũ cán bộ, huấn luyện viên, vận động viên, đặc biệt là
vận động viên năng khiếu, trẻ và đội tuyển.
- Ban hành các chính sách và chế
độ đãi ngộ đối với huấn luyện viên, vận động viên thể thao thành tích cao thi đấu
dành thứ hạng cao ở các giải vô địch quốc gia và quốc tế.
- Duy trì mô hình dạy văn hóa tại
Trung tâm Đào tạo, Huấn luyện và Thi đấu TDTT có sự phối hợp và giám sát của
Ngành Giáo dục và Đào tạo nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho vận động viên tập
luyện thi đấu thể thao thành tích cao đạt hiệu quả và gia vận động viên yên tâm
đồng thuận, xây dựng các lớp năng khiếu trọng điểm, câu lạc bộ thể thao trường
học, tăng cường các giải thể thao dành cho học sinh phục vụ Hội khỏe Phù Đổng,
thể thao thành tích cao, thể thao mũi nhọn của tỉnh.
- Trên cơ sở phát huy nền tảng
truyền thống của từng bộ môn, tận dụng các yếu tố thuận lợi về điều kiện cơ sở
vật chất và phẩm chất năng lực của đội ngũ huấn luyện viên, từ năm 2021-2025 cần
tiếp tục đầu tư đào tạo và phát triển từ 12-18 môn thể thao thành tích cao với
số lượng từ 350-550 VĐV. Trong quá trình thực hiện kế hoạch tùy
tình hình thực tế phát triển chuyên môn của từng tuyến, từng môn thể thao có thể
điều chỉnh số lượng vận động viên giữa các tuyến, các môn nhằm đảm bảo công tác
đào tạo đạt hiệu quả cao nhất (Phụ lục IV).
- Phát triển các môn thể thao
phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, các môn thể thao là thế mạnh của
tỉnh, ưu tiên đầu tư các môn trọng điểm, nội dung trọng điểm trong chương trình
thi đấu Olympic giai đoạn 2021-2025, được chia thành ba nhóm (Phụ lục V):
+ Nhóm 1: Các môn trọng điểm
Olympic: Điền kinh, Boxing, Bắn súng, Cử tạ, Bắn cung, Rowing.
+ Nhóm 2: Các môn thế mạnh của
tỉnh: KickBoxing, Karate, Võ Cổ truyền, Bóng đá, Bóng chuyền…
+ Nhóm 3: Các môn có phong trào
mạnh của tỉnh và từng bước đầu tư theo hướng xã hội hóa: Bóng đá Futsal, Quần vợt,
Bóng bàn, Cầu lông, Thể hình, Taekwondo, Billiards, Yoga, Khiêu vũ thể thao,
Bơi lội, Kéo co, Đẩy gậy…
- Đổi mới công tác đào tạo và
hoàn thiện hệ thống tuyển chọn tài năng thể thao. Tiếp tục đào tạo và cung cấp
lực lượng VĐV cho quốc gia, tham gia thi đấu đạt thành tích cao tại các giải thể
thao quốc tế ở một số môn thế mạnh như: Bóng chuyền nữ, Boxing, Bắn cung, KickBoxing,
Rowing… Đẩy mạnh công tác đào tạo và nâng cao trình độ cho cán bộ quản lý, cán
bộ khoa học, huấn luyện viên, trọng tài, ứng dụng khoa học tiên tiến trong công
tác quản lý, đào tạo cán bộ, vận động viên.
b) Xã hội hóa Thể thao thành
tích cao và Thể thao chuyên nghiệp
* Thể thao thành tích cao
- Mở rộng mô hình liên kết đào
tạo VĐV thể thao thành tích cao với các cơ sở đào tạo ngoài công lập để xây dựng
lực lượng VĐV. Khuyến khích các tổ chức xã hội, tư nhân mở các lớp đào tạo năng
khiếu thể thao.
- Lựa chọn các môn thể thao trọng
điểm cần tập trung đầu tư, ngoài nguồn ngân sách do Nhà nước bảo đảm (còn bị
hạn chế bởi các cơ chế về tài chính) huy động nguồn kinh phí từ các doanh
nghiệp, các tổ chức xã hội vào công tác đào tạo và huấn luyện tạo sự đột phá về
thể thao thành tích cao.
- Xây dựng hệ thống các giải đấu
bằng nguồn kinh phí XHH, tạo cơ hội cho các VĐV được tham gia thi đấu, cọ xát tại
các đấu trường trong nước và quốc tế.
- Tạo môi trường thuận lợi thu
hút vốn đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực TDTT với các hình thức phù hợp điều kiện
của tỉnh.
* Thể thao chuyên nghiệp
- Thực hiện chuyên nghiệp hóa
các môn thể thao được sự quan tâm của xã hội (phát triển thể thao nhà nghề);
gắn với hoạt động kinh doanh và giải trí; huy động các nguồn lực để phát triển
các môn thể thao chuyên nghiệp có sự kết hợp giữa vốn ngân sách và các nguồn vốn
xã hội hóa theo định hướng chung của cả nước và đặc thù riêng của tỉnh.
- Hình thành và phát triển thị
trường chuyển nhượng nhân lực thể thao và thị trường dịch vụ thể thao; xây dựng
hệ thống các quy định và chính sách khuyến khích các doanh nghiệp và tổ chức xã
hội tham gia hỗ trợ các hoạt động đào tạo, huấn luyện và thi đấu, tổ chức các
hoạt động tài trợ và kinh doanh dịch vụ thi đấu thể thao chuyên nghiệp.
- Từng bước kêu gọi các doanh
nghiệp đầu tư vào đội tuyển Bóng chuyền nữ, Bóng đá nam của tỉnh và dần chuyển
giao cho doanh nghiệp quản lý, đào tạo, huấn luyện và thi đấu theo hướng chuyên
nghiệp của Liên đoàn; tiếp tục duy trì, ổn định và nâng cao thành tích của CLB
Bóng đá Futsal Hưng Gia Khang Đắk Lắk.
- Tạo điều kiện để các doanh
nghiệp, tổ chức xã hội và cá nhân tham gia đầu tư trực tiếp hoặc gián tiếp vào
các hoạt động đào tạo VĐV; khuyến khích, hỗ trợ mở trường, lớp, trung tâm, câu
lạc bộ... đào tạo tài năng thể thao theo mô hình ngoài công lập. Từng bước khuyến
khích đào tạo các môn thể thao theo 3 mức:
+ Các môn thể thao có thể xã hội
hóa ở mức 10%: Cử tạ, Điền kinh, Rowing;
+ Các môn thể thao có thể xã hội
hóa ở mức dưới 30%: Bắn cung, Bắn súng, Bơi lội;
+ Các môn thể thao có thể xã hội
hóa ở mức trên 60%: Bóng đá, Bóng chuyền, Yoga, Khiêu vũ thể thao, Billiards,
Thể hình, Cầu lông, Bóng bàn, Quần vợt, Võ thuật.
3. Đầu tư
xây dựng các thiết chế cho TDTT
- Tăng cường quản lý và sử dụng
hiệu quả các công trình, sân bãi TDTT hiện có do Ngành Văn hóa, Thể thao và Du
lịch quản lý, tạo mọi điều kiện thuận lợi đáp ứng nhu cầu tập luyện và thi đấu
của quần chúng Nhân dân. Không để xảy ra tình trạng lấn chiếm đất công trình
TDTT. Từng bước chuẩn hóa cơ sở vật chất, kỹ thuật TDTT trong trường học và các
lực lượng vũ trang, ưu tiên xây dựng các nhà tập, bể bơi.
- Kết hợp chặt chẽ xây dựng cơ
sở vật chất TDTT trong chương trình nông thôn mới.
a) Cấp tỉnh
- Đến năm 2023: Duy tu, bảo dưỡng
các công trình hiện có tại Trung tâm Đào tạo, Huấn luyện và Thi đấu Thể dục thể
thao đang quản lý...
- Đến năm 2025:
+ Hoàn thành đưa vào hoạt động
Sân vận động Trung tâm Khu liên hợp thể thao vùng Tây Nguyên.
+ Tiếp tục đầu tư xây dựng các
hạng mục Khu liên hợp thể thao vùng Tây Nguyên: Cụm sân Quần vợt; làng văn hóa
TDTT (ký túc xá, phòng nghỉ các đoàn đến thi đấu); cụm Thể thao dưới nước
(có khán đài); nhà thi đấu đa năng; nhà tập luyện tổng hợp (cho các
môn thể thao); sân tập tổng hợp (các môn thể thao) và các phòng chức
năng.
b) Cấp huyện
- Đến 2023: Có trên 40% đơn vị
có 1/3 công trình TDTT cơ bản (sân vận động, nhà thi đấu, bể bơi).
- Đến năm 2025
+ Có trên 70% đơn vị phải có
2/3 công trình TDTT cơ bản sau: Sân vận động; Nhà tập và thi đấu (sức chứa
500-1.500 chỗ ngồi); Bể bơi đạt tiêu chuẩn.
+ Tập trung xây dựng một số
Trung tâm TDTT khu vực ở huyện Ea Kar, Krông Pắk, thị xã Buôn Hồ bao gồm sân vận
động, nhà tập luyện và thi đấu, bể bơi đủ tiêu chuẩn để đăng cai các giải thể
thao trong khu vực và toàn quốc.
c) Cấp xã
- Đến 2023:
+ Tập trung đầu tư khu tổ hợp
công trình TDTT theo phương thức xã hội hóa.
+ Khu thể thao thôn, buôn, tổ
dân phố, địa điểm tập luyện TDTT công cộng (vườn hoa, công viên...) được
đầu tư trang thiết bị tập luyện đơn giản ngoài trời như: Xà đơn, xà kép, sân
Bóng chuyền...
- Đến năm 2025: Mỗi xã, phường,
thị trấn phải có ít nhất 01 trong những công trình TDTT theo quy định sau: Sân
vận động; Sân tập thể thao; Nhà tập luyện; Bể bơi; các công trình TDTT khác.
4. Đảm bảo các điều kiện phát
triển
- Kiện toàn hệ thống tổ chức quản
lý TDTT phù hợp với quy mô và tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và của
Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Xây dựng mới, nâng cấp các cơ sở vật chất
TDTT theo quy hoạch, đảm bảo tính hiện đại, cân đối, đồng bộ, hiệu quả, đặc biệt
là cơ sở vật chất phục vụ nhằm nâng cao thành tích thể thao và thể thao cho mọi
người.
- Đổi mới toàn diện công tác
thông tin tuyên truyền TDTT và coi đây là hoạt động quan trọng nhằm hỗ trợ cho
các hoạt động khác đạt được kết quả và hiệu quả cao.
III. GIẢI
PHÁP THỰC HIỆN
1. Tăng
cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở đối với
công tác phát triển sự nghiệp TDTT
- Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo
của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ngành, tổ chức chính trị - xã hội đối với
việc phát triển TDTT. Trên cơ sở đó có chủ trương phù hợp để lãnh đạo, chỉ đạo
công tác TDTT ở từng địa phương; quan tâm chỉ đạo công tác tuyên truyền, giáo dục,
tạo sự chuyển biến sâu sắc về nhận thức của các cấp, các ngành và toàn xã hội đối
với công tác TDTT, triển khai các quy hoạch, đề án, chương trình, kế hoạch phát
triển TDTT.
- Chính quyền các cấp lập quy
hoạch, kế hoạch phát triển sự nghiệp TDTT trên cơ sở quy hoạch, kế hoạch chung
của tỉnh, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, đặc biệt là công tác
quy hoạch đất, công trình thể thao phục vụ nhu cầu tập luyện và thi đấu của quần
chúng Nhân dân trên địa bàn.
- Nâng cao năng lực của các cơ
quan quản lý nhà nước về TDTT ở các cấp, đặc biệt là năng lực triển khai thực
hiện các chủ trương chính sách về phát triển TDTT; đẩy mạnh cải cách hành
chính, đổi mới phương thức quản lý, áp dụng quản lý theo mục tiêu nhằm đảm bảo
thực hiện các chỉ tiêu đề ra. Tăng cường công tác bồi dưỡng, đào tạo để có đội
ngũ cán bộ đủ sức hoàn thành nhiệm vụ.
- Xác định rõ công tác phát triển
TDTT là nhiệm vụ thường xuyên của cấp ủy Đảng, chính quyền, đưa nội dung này
vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm.
2. Công
tác thông tin tuyên truyền
- Tiếp tục tuyên truyền sâu rộng
các Chỉ thị, Nghị quyết, chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước
nhằm nâng cao nhận thức về công tác phát triển TDTT trong các cấp ủy Đảng,
chính quyền, đoàn thể và các tầng lớp Nhân dân từ tỉnh đến cơ sở, tạo sự đồng
thuận trong công tác phát triển TDTT, qua đó giúp cán bộ và Nhân dân nhận thức
rõ ý nghĩa, tác dụng của việc rèn luyện thân thể, tích cực tham gia các hoạt động
TDTT phù hợp với sở thích, lứa tuổi, thể lực, hình thành ý thức tự giác tập luyện;
tạo điều kiện thuận lợi cho mỗi người dân được hưởng thụ và tham gia các hoạt động
TDTT nhằm tăng cường sức khỏe.
- Tuyên truyền và đẩy mạnh Cuộc
vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại” giai đoạn
2021-2030 trên địa bàn tỉnh; tuyên truyền các hoạt động tập luyện thể dục buổi
sáng tại cộng đồng.
- Tăng cường phối hợp với các
cơ quan thông tin, báo, đài, cổng thông tin điện tử tuyên truyền nâng cao nhận
thức về vị trí, vai trò của TDTT đối với việc tăng cường sức khỏe, phát triển
thể lực, tầm vóc con người Việt Nam; xây dựng lối sống văn hóa lành mạnh, góp
phần ngăn chặn và đẩy lùi các tệ nạn xã hội.
- Tuyên truyền về lợi ích tác dụng
của việc tập luyện môn bơi, các kỹ năng an toàn trong môi trường nước, đồng thời
vận động toàn dân tích cực tập luyện môn bơi nhằm nâng cao sức khỏe, tầm vóc,
thể lực, phòng, chống bệnh tật cho trẻ em và cộng đồng.
- Tuyên truyền rộng rãi các biện
pháp tập luyện thể thao, xây dựng lối sống lành mạnh, phòng chống nguy cơ lây
nhiễm dịch bệnh cho đại bộ phận người dân.
- Phổ cập thông tin, kiến thức
về chăm sóc dinh dưỡng, phát triển thể chất, tầm vóc cho thanh thiếu niên, nhi
đồng trong các trường học, tuyên truyền thông qua việc tổ chức các hoạt động
vui chơi, tập luyện, thi đấu TDTT.
3. Phát
triển TDTT cho mọi người
- Phát triển mạnh mẽ phong trào
TDTT quần chúng ở hầu hết các đối tượng cả về số lượng lẫn chất lượng, trong đó
đặc biệt quan tâm phát triển TDTT trường học làm tiền đề cho công tác phát hiện
bồi dưỡng và cung cấp vận động viên cho tuyến năng khiếu của tỉnh.
- Xây dựng và nâng cao chất lượng
các câu lạc bộ, đội thể thao ở xã, phường, thị trấn trên cơ sở phù hợp phát triển
phong trào theo điều kiện thực tế của địa phương làm nòng cốt cho hoạt động
TDTT ở cơ sở, khuyến khích công tác xã hội hóa TDTT, phát triển các cơ sở tập
luyện, dịch vụ TDTT ngoài công lập theo quy định để tạo thêm cơ sở vật chất,
nguồn kinh phí cho hoạt động TDTT ở cơ sở.
- Tập trung chỉ đạo, hướng dẫn
phát triển TDTT đối với tất cả các đối tượng, kể cả người cao tuổi, người khuyết
tật, trước hết là trong lực lượng thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên, cán bộ,
công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang, chú trọng đẩy mạnh
phong trào ở các địa bàn vùng sâu, vùng xa; đẩy mạnh, đa dạng hóa các loại hình
tập luyện, phương thức tổ chức hoạt động TDTT, phối hợp chặt chẽ với các ngành,
đoàn thể (thông qua các chương trình hoạt động phối hợp); gắn các hoạt động
TDTT với hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước, các hoạt động văn hóa,
lễ hội, du lịch của địa phương, khôi phục và phát huy các trò chơi dân gian,
các môn thể thao truyền thống dân tộc trên địa bàn toàn tỉnh.
- Đổi mới và hoàn thiện hệ thống
thi đấu các môn thể thao hàng năm từ cơ sở đến tỉnh theo hướng ổn định và ngày
càng đa dạng hóa nội dung và hình thức tổ chức, đưa các hoạt động TDTT hướng về
cơ sở, đặc biệt chú trọng các địa bàn, đối tượng có nhiều khó khăn nhằm thu hút
đông đảo mọi tầng lớp nhân dân tham gia và hưởng thụ các giá trị mà hoạt động
TDTT mang lại, thu dần khoảng cách giữa thành thị và nông thôn. Chuẩn bị chu
đáo về mọi mặt để tổ chức thành công Đại hội Thể dục thể thao cấp cơ sở tiến tới
Đại hội thể dục thể thao tỉnh lần thứ IX năm 2021-2022 và lần thứ X năm
2025-2026.
4. Nâng cao
chất lượng, hiệu quả giáo dục thể chất và thể thao trường học
- Đẩy mạnh công tác thông tin,
truyền thông về phát triển giáo dục thể chất và thể thao trường học; đổi mới mục
tiêu, nội dung, chương trình, phương pháp, hình thức và kiểm tra đánh giá về
giáo dục thể chất trong nhà trường, trong đó thực hiện việc đổi mới mục tiêu, nội
dung, chương trình môn học theo mục tiêu nội dung, chương trình đổi mới của Bộ
Giáo dục và Đào tạo phù hợp với đặc thù của môn thể dục và thực tiễn giáo dục
thể chất trong các nhà trường ở từng địa phương. Tăng cường thực hiện các nội
dung dạy học tự chọn nhằm phát triển năng khiếu thể thao cho học sinh; khuyến
khích các môn thể thao truyền thống như Võ Cổ truyền, Vovinam, trò chơi dân
gian, đáp ứng nhu cầu đa dạng và tạo động lực cho học sinh, sinh viên có ý thức
tự rèn luyện thân thể.
- Tăng cường đổi mới phương
pháp dạy học môn thể dục theo hướng phát huy năng lực người học; hình thành và
duy trì thói quen tập luyện TDTT thường xuyên, gắn với giáo dục đạo đức, xây dựng
lối sống lành mạnh, rèn luyện ý chí, phẩm chất phù hợp với đặc điểm thể chất,
tâm sinh lý, lứa tuổi và điều kiện cụ thể của học sinh; đưa việc tổ chức tập thể
dục buổi sáng, thể dục giữa giờ thành hoạt động bắt buộc trong nội dung giáo dục
thể chất, hoạt động thể thao trong nhà trường.
- Củng cố, phát triển hệ thống
thi đấu thể thao các cấp phù hợp với điều kiện cụ thể của từng địa phương,
trong đó tập trung vào cấp trường; các giải thi đấu thể thao, các đại hội thể
thao, hội thi, ngày hội thể thao kết hợp với sinh hoạt, giao lưu văn hóa đáp ứng
nhu cầu vui chơi giải trí của học sinh, sinh viên, đồng thời, góp phần phát hiện,
bồi dưỡng, đào tạo những học sinh, sinh viên có năng khiếu thể thao bổ sung cho
lực lượng vận động viên thể thao thành tích cao. Phát triển các loại hình câu lạc
bộ TDTT trong trường học; chú trọng phát triển đa dạng các môn thể thao, khuyến
khích học sinh, sinh viên tham gia các hoạt động thể thao ngoại khóa.
- Tổ chức việc phổ cập dạy bơi,
học bơi trong các cơ sở giáo dục phổ thông và từng bước triển khai trong các cơ
sở giáo dục mầm non, chú trọng các địa phương có sông, suối, ao, hồ... Từng bước
tổ chức việc dạy và học trong các nhà trường, phù hợp với điều kiện cụ thể của
từng địa phương, từng cấp học và trình độ đào tạo. Tăng cường hỗ trợ về cơ sở vật
chất và lựa chọn phương pháp, hình thức triển khai phù hợp với các trường đóng
trên địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, vùng có điều kiện kinh tế khó
khăn; chú trọng phát triển các môn thể thao truyền thống tại địa phương trong
và ngoài nhà trường.
- Tổ chức thường xuyên, có hiệu
quả các hoạt động bồi dưỡng, tập huấn nâng cao trình độ về chuyên môn nghiệp vụ,
đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá cho đội ngũ giáo viên thể dục
trong nhà trường.
- Tăng cường cơ sở vật chất,
trang thiết bị, dụng cụ phục vụ giáo dục thể chất và thể thao trường học, xây dựng
kế hoạch phát triển cơ sở vật chất (bao gồm cả trang thiết bị, dụng cụ) phục
vụ giáo dục thể chất và thể thao trường học, gắn với triển khai quy hoạch hệ thống
cơ sở vật chất kỹ thuật TDTT của tỉnh.
- Khuyến khích đầu tư xây dựng
hệ thống sân tập, nhà tập đa năng, bể bơi, mua sắm trang thiết bị trong các cơ
sở giáo dục chuyên nghiệp; từng bước đầu tư xây mới, nâng cấp, hiện đại hóa cơ
sở vật chất, trang thiết bị trong các cơ sở giáo dục, chú trọng tới các trường
sư phạm. Tạo điều kiện thuận lợi về quỹ đất và việc đầu tư xây dựng cơ sở vật
chất (các công trình thể thao) phục vụ giáo dục thể chất và thể thao trường
học tại các địa phương. Hỗ trợ kinh phí cho các cơ sở giáo dục tại địa bàn vùng
sâu, vùng xa, vùng biên giới, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc
biệt khó khăn trong việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ
phục vụ giáo dục thể chất và thể thao trường học. Tăng cường sự phối hợp, hỗ trợ
của các cơ sở tập luyện, thi đấu thể thao do ngành TDTT quản lý trong công tác
giáo dục thể chất và thể thao trường học tại địa phương.
5. Phát triển
thể thao thành tích cao
- Tăng cường công tác giáo dục
chính trị, tư tưởng, đạo đức, ý thức nghề nghiệp và trình độ chuyên môn, trình
độ văn hóa đối với đội ngũ cán bộ, huấn luyện viên, vận động viên.
- Ưu tiên tập trung đào tạo các
môn Olympic, môn thế mạnh, truyền thống của tỉnh, đạt huy chương tại Đại hội thể
thao toàn quốc, giải vô địch quốc gia, giải trẻ quốc gia, giải quốc tế…
- Xây dựng Kế hoạch đào tạo vận
động viên thể thao thành tích cao theo từng chu kỳ, giai đoạn, số môn phù hợp với
điều kiện cơ sở vật chất, thế mạnh đảm bảo yêu cầu chuyên môn, tính kế thừa ổn
định và phát triển bền vững.
- Giai đoạn 2021-2022: Tập
trung các môn Olympic, thế mạnh, truyền thống của tỉnh, triển khai quản lý và
thực hiện có hiệu quả Kế hoạch tham dự Đại hội Thể thao toàn quốc lần thứ IX
năm 2022, đạt kết quả cao.
- Giai đoạn 2023-2025: Duy trì ổn
định các môn thế mạnh, tập trung hoàn thiện hệ thống đào tạo các tuyến năng khiếu,
trẻ, tuyển của các môn như: Bóng chuyền, Bóng đá, Điền kinh, Boxing, Karate, Cử
tạ, Rowing, Bắn súng, Bắn cung, Kick Boxing, Võ cổ truyền… tăng số lượng vận động
viên tuyến năng khiếu và trẻ. Ổn định số lượng, thành tích của các vận động
viên đội tuyển chuẩn bị tham gia Đại hội thể thao toàn quốc lần thứ X năm 2026.
- Nhóm môn thể thao Olympic: Điền
kinh, Cử tạ, Bắn cung, Boxing, Rowing… cần đào tạo phát triển phong trào sâu rộng.
Về chuyên môn liên kết đào tạo với Trung tâm Huấn luyện thể thao quốc gia Thành
phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng để có chuyên gia nước ngoài hỗ trợ huấn luyện nhằm từng
bước nâng cao trình độ chuyên môn cho HLV, VĐV, cần theo dõi điều chỉnh kế hoạch
hàng năm theo thực tế hiệu quả từng môn bổ sung lực lượng vận động viên phù hợp
ở các tuyến.
- Thực hiện quy hoạch đào tạo lực
lượng cán bộ quản lý, huấn luyện viên, vận động viên, trọng tài, y sinh thể
thao… với chất lượng cao theo hướng chuyên nghiệp, góp phần vào công tác tuyển
chọn, huấn luyện, chăm sóc vận động viên thể thao, nhất là thể thao thành tích
cao.
- Từng bước hiện đại hóa hệ thống
đào tạo tài năng thể thao của tỉnh. Lựa chọn phân nhóm các môn thể thao trọng
điểm để có kế hoạch đầu tư và sử dụng hiệu quả các nguồn lực trong quá trình
đào tạo vận động viện. Đổi mới công tác tuyển chọn, huấn luyện thể thao theo hướng
khoa học và hiện đại; cải tiến các chế độ, chính sách đối với vận động viên, huấn
luyện viên, trọng tài. Coi nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ là khâu đầu
tiên nhằm tạo ra những bước đột phá để nâng cao thành tích thể thao tỉnh nhà.
- Chú trọng xây dựng cơ chế,
chính sách thu hút các tài năng thể thao phục vụ cho địa phương; đóng góp nhiều
vận động viên cho đội tuyển quốc gia làm nhiệm vụ thi đấu quốc tế. Chuẩn bị tốt
lực lượng tham gia thi đấu đạt thành tích cao tại Đại hội thể thao toàn quốc lần
thứ IX năm 2022.
- Tập trung đầu tư xây dựng cơ
sở vật chất, trang thiết bị hiện đại đảm bảo phục vụ tốt hoạt động tập luyện và
thi đấu thể thao thành tích cao, thường xuyên đăng cai tổ chức các giải thi đấu
thể thao đỉnh cao cấp quốc gia và quốc tế, mở rộng quan hệ giao lưu, hợp tác quốc
tế trên các lĩnh vực đào tạo, huấn luyện tài năng thể thao.
- Mời một số chuyên gia trong
và ngoài nước có năng lực, trình độ chuyên môn tốt tham gia công tác huấn luyện
nhằm nâng cao thành tích cho vận động viên và các huấn luyện viên của tỉnh học
tập kinh nghiệm chuyên môn.
6. Tăng cường
đầu tư nguồn nhân lực và cơ sở vật chất TDTT
- Đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực
đáp ứng nhu cầu phát triển TDTT: Đào tạo cán bộ lãnh đạo, quản lý, cán bộ TDTT
cho các xã, phường, thị trấn, CLB cơ sở, các huấn luyện viên, trọng tài các cấp.
Tổ chức các lớp bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ giáo viên
giáo dục thể chất trong các trường phổ thông; mở các lớp tập huấn chuyên môn
nghiệp vụ ngắn hạn hàng năm.
- Đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở
vật chất, cải tạo, nâng cấp, sửa chữa các cơ sở hiện có đảm bảo cho các hoạt động
TDTT của xã, phường, thị trấn và huyện, thị xã, thành phố (theo Quy hoạch
phát triển TDTT của tỉnh).
- Củng cố và tăng cường hệ thống
thiết chế về quản lý các mô hình TDTT quần chúng, tăng cường công tác đào tạo,
bồi dưỡng cán bộ, hướng dẫn viên TDTT, chú trọng đào tạo nhân lực cho phong
trào TDTT vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, xây dựng mạng lưới cộng tác viên
làm nòng cốt cho phong trào, thành lập các câu lạc bộ TDTT phù hợp với lứa tuổi,
hoàn cảnh và nhu cầu tập luyện của các đối tượng cư trú trên địa bàn xã, phường,
thị trấn gắn với trường học, điểm vui chơi và các thiết chế thể thao ở cơ sở.
- Nâng cao chất lượng đào tạo
nhân lực cho phát triển thể thao thành tích cao, quy hoạch đào tạo huấn luyện
viên có trình độ cao ở một số môn thể thao mũi nhọn, chú trọng công tác dạy văn
hóa và giáo dục đạo đức cho vận động viên.
- Có chính sách, đãi ngộ, thu
hút vận động viên tài năng thể thao, cán bộ, huấn luyện viên có trình độ chuyên
môn nghiệp vụ giỏi tình nguyện phục vụ tại địa phương, có cơ chế chính sách tuyển
đặc cách vào viên chức nhà nước đối với các vận động viên có thành tích đặc biệt
xuất sắc, đóng góp cho tỉnh: Đạt huy chương Đại hội thể thao toàn quốc, Sea
Games, Châu Á và Olympic.
- Tăng cường quy hoạch, xây dựng
và quản lý cơ sở hạ tầng TDTT công cộng ở các xã, phường, thị trấn… tạo mạng lưới
cơ sở hạ tầng TDTT đồng bộ, phục vụ cho việc tập luyện hàng ngày của Nhân dân,
xây dựng các khu tập luyện đa năng trong các khuôn viên trường học, Trung tâm
Văn hóa Thể thao xã, phường, thị trấn… với các trang thiết bị tập luyện đơn giản,
tiện lợi phục vụ cho việc rèn luyện thân thể của các đối tượng quần chúng. Đẩy
mạnh đầu tư cơ sở vật chất dụng cụ tập luyện thể thao ngoài trời tại các điểm
công trình công cộng (Công viên, quảng trường, vườn hoa, hành lang xanh) các
huyện, thị xã, thành phố phục vụ Nhân dân rèn luyện sức khỏe.
7. Đẩy mạnh
xã hội hóa TDTT
- Hướng hoạt động TDTT về cơ sở,
về người dân; khuyến khích các tổ chức xã hội, cá nhân đầu tư xây dựng, khai
thác, sử dụng cơ sở vật chất phục vụ phong trào; phối hợp với các ngành chức
năng xây dựng nhiều điểm vui chơi thể thao, giải trí cho thanh, thiếu niên và
các điểm tập đối với công chức, viên chức, người lao động, người cao tuổi... gắn
với các hoạt động văn hóa, lễ hội, du lịch của tỉnh.
- Từng bước chuyển một phần của
đơn vị sự nghiệp TDTT sang mô hình cung ứng dịch vụ công và đơn vị sự nghiệp có
thu tự đảm bảo kinh phí.
- Tiếp tục phát triển hệ thống
Liên đoàn, Hội, Câu lạc bộ thể thao cấp tỉnh; củng cố, nâng cao chất lượng hoạt
động của các tổ chức; từng bước chuyển giao hoạt động tác nghiệp về thể thao
cho các tổ chức Hội, Liên đoàn, Câu lạc bộ thể thao và các cơ sở ngoài công lập;
cơ quan quản lý Nhà nước thực hiện công tác quản lý, chỉ đạo, kiểm tra đối với
các hoạt động TDTT.
- Từng bước nghiên cứu cải tiến
hệ thống thi đấu TDTT quần chúng từ cơ sở đến cấp tỉnh theo hướng tạo điều kiện
thuận lợi để các ngành, các tổ chức xã hội, đơn vị kinh tế… đảm nhận công tác tổ
chức, ngành TDTT hỗ trợ công tác nghiệp vụ chuyên môn. Hình thành có hệ thống
và đa dạng hóa các hình thức thi đấu phong trào theo đối tượng, môn thể thao, lứa
tuổi, quy mô (Hội thao khu công nghiệp, giải câu lạc bộ, giải thể thao người
khuyết tật, giải gia đình thể thao…).
- Khuyến khích phát triển các
cơ sở kinh doanh hoạt động TDTT, thực hiện xã hội hóa trong công tác đào tạo, bồi
dưỡng phát triển nguồn nhân lực thể thao cho tỉnh.
- Tuyên truyền, vận động, vinh
danh người dân, doanh nghiệp tham gia nhiều hơn vào quá trình xã hội hóa TDTT
các cấp của tỉnh.
8. Liên kết
đào tạo và giao lưu hợp tác quốc tế
- Mở rộng quan hệ với các tỉnh
trong khu vực và cả nước. Thiết lập tốt mối quan hệ với các Trung tâm Huấn luyện
thể thao quốc gia, Viện khoa học TDTT, các Liên đoàn thể thao quốc gia… chia sẻ
thông tin, hỗ trợ liên kết trong công tác tuyển chọn và đào tạo vận động viên.
- Mở rộng quan hệ giao lưu, hợp
tác quốc tế trong các lĩnh vực hoạt động TDTT như: Tham gia các sự kiện, các cuộc
thi đấu, biểu diễn thể thao quốc tế được tổ chức trong nước và ở nước ngoài;
tăng cường quan hệ với các tổ chức quốc tế để tranh thủ sự giúp đỡ phát triển
nguồn nhân lực TDTT; liên kết hợp tác đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng đội ngũ cán
bộ, HLV, VĐV, trọng tài của tỉnh với các nước có nền thể thao phát triển, điều
kiện phù hợp ở khu vực và thế giới; đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học và
chuyển giao công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực thể thao. Tăng cường quan hệ với
các tổ chức quốc tế để giúp đỡ phát triển nguồn nhân lực TDTT.
- Hàng năm chọn một số VĐV trẻ
có triển vọng và khả năng phát triển thành tích ở những môn thể thao Olympic
cùng với HLV đi tập huấn nước ngoài; bên cạnh đó, tiếp tục duy trì và phát triển
giao lưu, đào tạo vận động viên với trường cấp 3 Bugae Incheon Hàn Quốc. Qua
đó, hàng năm chọn một số VĐV trẻ có triển vọng và khả năng phát triển ở môn Bắn
cung cùng với HLV đi tập huấn ở Hàn Quốc, làm nòng cốt đạt huy chương tại các kỳ
Đại hội thể thao toàn quốc và đóng góp vận động viên cho đội tuyển quốc gia
tham dự các giải quốc tế.
- Tăng cường tham gia và đăng
cai tổ chức các giải thể thao quốc tế, nhằm tạo mối quan hệ giữa Đắk Lắk với
các quốc gia trong khu vực và quốc tế, qua đó góp phần quảng bá hình ảnh về quê
hương và con người Đắk Lắk.
IV. KINH PHÍ
- Từ nguồn kinh phí được bố trí
hàng năm cho các đơn vị, căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ các đơn vị tự cân đối,
điều chỉnh thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch.
- Huy động, vận động các tổ chức,
cá nhân, doanh nghiệp và các nguồn kinh phí hợp pháp vào đầu tư, xây dựng, tổ
chức hoạt động TDTT.
V. PHÂN CÔNG
NHIỆM VỤ
1. Sở Văn
hóa, Thể thao và Du lịch
Là cơ quan thường trực, chủ trì
phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch này
với các nội dung chủ yếu như sau:
- Tổ chức triển khai Luật sửa đổi
bổ sung một số điều của Luật Thể dục thể thao, ngày 14/6/2018; Nghị định số
36/2019/NĐ-CP ngày 29/4/2019 của Chính phủ về quy định chi tiết một số điều của
Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Thể dục thể thao; Thông tư
01/2019/TT-BVHTTDL của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về đánh giá phong trào
TDTT quần chúng.
- Chủ trì, phối hợp với UBND
các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo, hướng dẫn các Phòng Văn hóa và Thông tin
xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện công tác TDTT tại địa phương.
- Phối hợp với Sở Tài nguyên và
Môi trường và UBND các huyện, thành phố thực hiện quy hoạch, bố trí quỹ đất phục
vụ các hoạt động TDTT giai đoạn 2021-2025; tăng cường quản lý và sử dụng có hiệu
quả đất các công trình thể thao của các huyện, thị xã, thành phố và các xã, phường,
thị trấn, trường học.
- Phối hợp với Ủy ban Mặt trận
Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức thành viên, các Liên đoàn, Hội, Câu lạc bộ
thể thao tỉnh chỉ đạo tổ chức và triển khai các hoạt động TDTT ở địa phương
theo nội dung Kế hoạch đã được phê duyệt.
- Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu
tư, Sở Tài chính thống nhất việc cân đối kinh phí từ ngân sách nhà nước để thực
hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của kế hoạch.
- Xây dựng kế hoạch tuyển chọn,
huấn luyện, đào tạo vận động viên thể thao thành tích cao theo theo kế hoạch ngắn
hạn, trung hạn và dài hạn.
- Tăng cường quản lý và giám
sát việc sử dụng các công trình thể thao của xã, phường, thị trấn; huyện, thị
xã và thành phố.
- Tổ chức sơ kết, tổng kết hoạt
động hàng năm, giai đoạn, định kỳ tổng hợp báo cáo UBND tỉnh theo quy định. Đề
xuất biểu dương, khen thưởng kịp thời các cơ quan, ban, ngành, địa phương, tổ
chức và các cá nhân có đóng góp tích cực và hiệu quả trong việc phát triển cho
phong trào TDTT của tỉnh.
2. Sở Kế
hoạch và Đầu tư
- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài
chính, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các đơn vị tham mưu UBND tỉnh bố trí
vốn đầu tư cơ sở vật chất, các công trình TDTT trọng điểm và tích hợp quy hoạch
TDTT vào quy hoạch chung của tỉnh.
- Phối hợp với các cơ quan, đơn
vị triển khai thực hiện các chính sách khuyến khích xã hội hóa theo Quyết định
số 01/2016/QĐ-UBND , ngày 06/01/2016 của UBND tỉnh về việc ban hành quy định miễn,
giảm tiền thuê đất đối với các dự án xã hội hoá thuộc lĩnh vực giáo dục - đào tạo,
dạy nghề, y tế, văn hóa, TDTT, môi trường, giám định tư pháp trên địa bàn tỉnh.
3. Sở Tài
chính
Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch
và Đầu tư, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch xây dựng kế hoạch ngân sách phát triển
TDTT hàng năm phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đảm bảo
hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch.
4. Sở Tài
nguyên và Môi trường
- Chủ trì phối hợp với các huyện,
thị xã, thành phố lập quy hoạch sử dụng đất dành cho lĩnh vực TDTT đến năm
2025.
- Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể
thao và Du lịch, UBND các huyện, thị xã, thành phố rà soát, bổ sung và hoàn thiện
nhu cầu sử dụng đất cho lĩnh vực TDTT đến năm 2025. Hướng dẫn các thủ tục về
giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất theo quy định.
5. Sở Xây dựng: Phối hợp
với các Sở, ngành có liên quan, xây dựng văn bản hướng dẫn cụ thể quy trình,
tiêu chuẩn xây dựng các công trình TDTT.
6. Sở
Giáo dục và Đào tạo
- Chủ trì, phối hợp với Sở Văn
hóa, Thể thao và Du lịch xây dựng và thực hiện các kế hoạch về nâng cao chất lượng
giáo dục thể chất, hoạt động thể thao trong trường học và Hội khỏe Phù Đổng.
Tham mưu, đề xuất xây dựng cơ chế, chính sách để phát triển cơ sở vật chất TDTT
trường học; thực hiện tốt chương trình phổ cập bơi cho học sinh, sinh viên. Từng
bước đưa môn võ Vovinam, Võ Cổ truyền Việt Nam vào giảng dạy trong các trường
phổ thông.
- Chỉ đạo và kiểm tra việc thực
hiện chương trình giáo dục thể chất trong nhà trường đảm bảo chỉ tiêu, chất lượng
đã đề ra. Lập kế hoạch nhu cầu tuyển dụng giáo viên thể dục cho tất cả các cấp
học đáp ứng nhiệm vụ chuyên môn, đồng thời phát triển thể lực tầm vóc bằng giải
pháp tăng cường giáo dục thể chất.
- Phối hợp Sở Văn hóa, Thể thao
và Du lịch chỉ đạo các trường phổ thông thành lập các Câu lạc bộ thể thao trong
trường học để rèn luyện, đào tạo và phát hiện học sinh có năng khiếu thể thao
cung cấp cho đội tuyển thể thao của tỉnh. Hướng dẫn các trường học có kế hoạch
phối hợp với Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn xây dựng và phát triển phong
trào TDTT trong và ngoài học đường.
7. Sở Nội
vụ
- Phối hợp với các Sở, Ngành có
liên quan, xây dựng văn bản hướng dẫn tổ chức và hoạt động các thiết chế TDTT
cơ sở để thực hiện kế hoạch này.
- Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể
thao và Du lịch tham mưu cho UBND tỉnh thành lập, kiện toàn, giải thể các Liên
đoàn, Hội, Câu lạc bộ thể thao tỉnh theo quy định.
8. Công
an tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh
Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể
thao và Du lịch triển khai thực hiện Kế hoạch. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến,
vận động cán bộ, chiến sỹ trong toàn lực lượng tích cực tham gia hưởng ứng Kế
hoạch phát triển Thể dục thể thao tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2021-2025 gắn với cuộc
vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể thao gương bác Hồ vĩ đại” tỉnh Đắk
Lắk giai đoạn 2021-2030.
Chú trọng phát triển thể dục,
thể thao trong lực lượng vũ trang, phát động mỗi cán bộ, chiến sỹ lựa chọn môn
thể thao yêu thích để tập luyện; tổ chức huấn luyện, kiểm tra, đánh giá việc
rèn luyện thể lực theo tiêu chuẩn của cán bộ, chiến sỹ lực lượng vũ trang hàng
năm theo quy định của Ngành; tổ chức thường xuyên các hoạt động thể dục, thể
thao qua đó nâng cao thể lực cho cán bộ, chiến sỹ góp phần xây dựng lực lượng
vũ trang cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại; phát huy vai trò
nòng cốt của lực lượng vũ trang trong việc phối hợp phát triển thể dục, thể
thao tại địa phương.
Tổ chức huấn luyện, rèn luyện
thể lực hàng năm cho cán bộ, chiến sỹ theo quy định của Ngành.
9. Sở Thông
tin và Truyền thông, Báo Đắk Lắk, Cổng thông tin điện tử, Đài Phát thanh và
Truyền hình Đắk Lắk
Định hướng, hướng dẫn, chỉ đạo
hệ thống thông tin cơ sở thông tin, tuyên truyền Kế hoạch phát triển TDTT tỉnh
Đắk Lắk giai đoạn 2021-2025; duy trì chuyên trang, chuyên mục tuyên truyền về
đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phát triển
TDTT, về lợi ích tác dụng của TDTT đối với sức khỏe.
10. Đề nghị
Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam tỉnh Đắk Lắk
Tăng cường công tác tuyên truyền,
vận động các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia phong trào TDTT, rèn luyện sức
khỏe; tham gia các hoạt động thể thao theo Kế hoạch hàng năm của tỉnh, gắn với
nội dung Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn
minh”, “Toàn dân rèn luyện thân thể thao gương Bác Hồ vĩ đại” với
phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”.
11. UBND
các huyện, thị xã, thành phố
- Chỉ đạo xây dựng Kế hoạch
phát triển TDTT phù hợp với Kế hoạch phát triển TDTT của tỉnh và điều kiện phát
triển kinh tế xã hội của địa phương. Củng cố kiện toàn cơ quan tham mưu, quản
lý về TDTT theo định hướng chung của tỉnh.
- Phối hợp với Sở Tài Nguyên và
Môi trường, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo thực hiện quy hoạch ổn định
đất cho hoạt động TDTT, huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng sân bãi, đẩy mạnh
phong trào tập luyện TDTT trong Nhân dân.
Trong quá trình triển khai, thực
hiện nếu có phát sinh vướng mắc các Sở, Ngành, tổ chức, địa phương báo cáo Ủy
ban nhân dân tỉnh để xem xét, sửa đổi, bổ sung kịp thời./.
PHỤ LỤC I
CHỈ TIÊU PHÁT TRIỂN THỂ THAO QUẦN CHÚNG GIAI ĐOẠN
2021-2025
(Kèm theo Quyết định số: 2536/QĐ-UBND ngày 14 tháng 09 năm 2021 của Ủy ban
nhân dân tỉnh Đắk Lắk)
TT
|
Chỉ tiêu (%)
|
Năm
|
2021
|
2022
|
2023
|
2024
|
2025
|
1
|
Tỷ lệ người tập thể dục thể
thao thường xuyên (so với dân số)
|
31,0
|
32,4
|
33,2
|
34,1
|
35,0
|
2
|
Tỷ lệ gia đình thể thao
|
18,5
|
19,2
|
19,7
|
20,2
|
20,7
|
2
|
Tỷ lệ trường học đảm bảo công
tác giáo dục thể chất
|
100
|
100
|
100
|
100
|
100
|
PHỤ LỤC II
CHỈ TIÊU PHÁT TRIỂN THỂ THAO THÀNH TÍCH CAO GIAI ĐOẠN
2021-2025
(Kèm theo Quyết định số: 2536/QĐ-UBND ngày 14 tháng 9 năm 2021 của Ủy ban
nhân dân tỉnh Đắk Lắk)
TT
|
Chỉ tiêu
|
Năm
|
2021
|
2022
|
2023
|
2024
|
2025
|
1
|
VĐV được triệu tập đội tuyển
quốc gia
|
15
|
15
|
17
|
18
|
18
|
-
|
Triệu tập đội tuyển quốc gia
|
8
|
8
|
7
|
8
|
8
|
-
|
Triệu tập đội tuyển trẻ quốc
gia
|
7
|
7
|
10
|
10
|
10
|
2
|
Số VĐV cấp cao
|
44
|
47
|
51
|
58
|
58
|
-
|
Kiện tướng
|
14
|
14
|
16
|
18
|
18
|
-
|
Cấp 1
|
30
|
33
|
35
|
40
|
40
|
3
|
Tổng số HLV
|
57
|
57
|
60
|
60
|
60
|
-
|
Tuyến tuyển
|
23
|
23
|
23
|
23
|
23
|
-
|
Tuyến trẻ
|
14
|
14
|
15
|
15
|
15
|
-
|
Tuyến năng khiếu
|
20
|
20
|
22
|
22
|
22
|
4
|
Tổng số huy chương đạt được tại
các giải khu vực, quốc gia và quốc tế
|
50-55
|
50-55
|
55-65
|
60-70
|
60-70
|
PHỤ LỤC III
CHỈ TIÊU HUY CHƯƠNG ĐẠI HỘI THỂ THAO TOÀN QUỐC LẦN THỨ
IX NĂM 2022
(Kèm theo Quyết định số: 2536/QĐ-UBND ngày 14 tháng 09 năm 2021 của Ủy ban
nhân dân tỉnh Đắk Lắk)
TT
|
Môn
|
Chỉ tiêu huy chương
|
Ghi chú
|
Vàng
|
Bạc
|
Đồng
|
1
|
Boxing
|
1
|
1
|
1
|
|
2
|
Bắn cung
|
1
|
1
|
1
|
|
3
|
KickBoxing
|
1
|
1
|
1
|
|
4
|
Bắn súng
|
1
|
|
1
|
|
5
|
Cử tạ
|
1
|
1
|
1
|
|
6
|
Võ cổ truyền
|
|
1
|
1
|
|
7
|
Điền kinh
|
|
1
|
1
|
|
8
|
Karate
|
|
1
|
|
|
9
|
Rowing
|
|
|
1
|
|
Tổng cộng
|
5
|
7
|
8
|
20 HC
|
Thứ hạng toàn đoàn
|
- 1/5 tỉnh Tây Nguyên
- 5/19 các tỉnh miền núi
|
PHỤ LỤC IV
LỰC LƯỢNG VẬN ĐỘNG VIÊN ĐÀO TẠO TẬP TRUNG GIAI ĐOẠN
2021-2025
(Kèm theo Quyết định số: 2536/QĐ-UBND ngày 14 tháng 09 năm 2021 của Ủy ban
nhân dân tỉnh Đắk Lắk)
TT
|
Môn/năm
(Gồm: Tuyến tuyển, tuyến trẻ, tuyến năng khiếu)
|
2021
|
2022
|
2023
|
2024
|
2025
|
1
|
Điền kinh
|
30 - 34
|
30 - 34
|
30 - 35
|
35 - 40
|
35 - 40
|
2
|
Boxing
|
30 - 32
|
30 - 32
|
30 - 35
|
34 - 36
|
34 - 36
|
3
|
Cử tạ
|
12 - 15
|
16 - 20
|
20 - 24
|
26 - 28
|
26 - 28
|
4
|
Rowing
|
6 - 8
|
8 - 12
|
16 - 18
|
20 - 22
|
20 - 22
|
5
|
Bắn Súng
|
4 - 6
|
6 - 8
|
18 - 20
|
20 - 24
|
20 - 24
|
6
|
Bắn cung
|
6 - 9
|
10 - 12
|
20 - 25
|
20 - 25
|
20 - 25
|
7
|
Võ Cổ truyền
|
15 - 18
|
18 - 20
|
25 - 30
|
25 - 30
|
25 - 30
|
8
|
Karate
|
10 - 12
|
14 - 16
|
18 - 22
|
20 - 22
|
20 - 22
|
9
|
KickBoxing
|
20 - 24
|
24 - 28
|
25 - 30
|
25 - 30
|
25 - 30
|
10
|
Bóng đá
|
130 - 135
|
135 - 150
|
140 - 150
|
140 - 150
|
140 - 150
|
11
|
Bóng chuyền
|
45 - 50
|
45 - 50
|
45 - 50
|
Nữ: 45 - 50
Nam: 20
|
Nữ: 45 - 50
Nam: 20
|
12
|
Bơi lội
|
4
|
4
|
5 - 10
|
8 - 10
|
10 - 12
|
13
|
Bóng bàn
|
4
|
4
|
-
|
-
|
6 - 8
|
14
|
Cầu lông
|
6
|
6
|
-
|
-
|
6 - 8
|
15
|
Taekwondo
|
-
|
-
|
6 - 8
|
8 - 10
|
8 - 10
|
16
|
Wushu, Muay
|
-
|
-
|
6 - 8
|
8 - 10
|
8 - 10
|
17
|
Thể hình
|
-
|
-
|
6 - 8
|
8 - 10
|
8 - 10
|
18
|
Quần vợt
|
-
|
-
|
-
|
8 - 10
|
8 - 10
|
Tổng cộng
|
308 - 357
|
336 - 398
|
410 - 473
|
470 - 527
|
484 - 545
|
PHỤ LỤC V
CÁC MÔN, NỘI DUNG ĐẦU TƯ TRỌNG ĐIỂM GIAI ĐOẠN 2021-2025
(Kèm theo Quyết định số: 2536/QĐ-UBND ngày 14 tháng 09 năm 2021 của Ủy ban
nhân dân tỉnh Đắk Lắk)
TT
|
Môn
|
Nội dung huấn luyện
|
Ghi chú
|
I
|
NHÓM I (các môn Olympic)
|
|
1
|
Boxing
|
Nam: 56Kg, 64Kg, 75Kg, 81Kg,
91Kg
Nữ: 52Kg, 54Kg, 57Kg, 60Kg
|
08 hạng cân
|
2
|
Bắn cung
|
Cung 3 dây: Cá nhân nam - nữ
, đôi nam - nữ, đồng đội nam - nữ
Cung 1 dây: Cá nhân nam - nữ
, đôi nam - nữ, đồng đội nam - nữ
|
12 nội dung
|
3
|
Bắn súng
|
Súng trường hơi di động: Cá
nhân nam, nữ, đồng đội
Súng ngắn hơi di động: Cá
nhân nam, nữ, đồng đội
|
06 nội dung
|
4
|
Cử tạ
|
Nam: 89Kg, 96Kg, 102Kg, 109Kg
Nữ: 55Kg, 59Kg, 71Kg, 76Kg
|
08 hạng cân
|
5
|
Điền kinh
|
Nam: 800m, 1500m, 110m rào,
Nhảy tam cấp
Nữ: 800m, 1500m, marathon, đi
bộ, nhảy xa
|
09 nội dung
|
6
|
Rowing
|
Nam: Thuyền đơn, thuyền đôi,
thuyền 4
Nữ: Thuyền đơn, thuyền đôi,
thuyền 4
|
6 nội dung
|
II
|
NHÓM II
|
|
1
|
Kick Boxing
|
Nam: 51Kg, 54Kg, 57Kg, 60Kg,
63.5Kg, 70Kg
Nữ: 46Kg, 52Kg, 69Kg, 75Kg
|
10 hạng cân
|
2
|
Karate
|
- Kumite: cá nhân
+ Nam: 50Kg, 55Kg, 60Kg,
67Kg, 75Kg
+ Nữ: 44Kg, 48Kg, 52Kg, 56Kg,
60Kg
|
10 hạng cân
|
3
|
Võ Cổ truyền
|
Nam: 50Kg, 55Kg, 60Kg, 65Kg
Nữ: 52Kg, 56Kg, 60Kg
|
07 hạng cân
|
4
|
Bóng đá
|
(U10-11), (U13-15),
(U17-19), U21, Đội tuyển
|
05 nội dung
|
5
|
Bóng chuyền
|
Năng khiếu, Trẻ, Đội tuyển
|
03 nội dung
|