HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH SƠN LA
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
156/2007/NQ-HĐND
|
Sơn La,
ngày 10 tháng 8 năm 2007
|
NGHỊ
QUYẾT
VỀ
QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH SƠN LA GIAI ĐOẠN 2007 - 2020
HỘI ĐỒNG NHÂN
DÂN TỈNH SƠN LA
KHOÁ XII, KỲ HỌP THỨ 8
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày
26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số 92/2006//NĐ-CP
ngày 07/9/2006 của Chính phủ về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng
thể phát triển kinh tế - xã hội;
Căn cứ Nghị quyết số 05/2005/NQ-CP
ngày 18/4/2005 của Chính phủ về đẩy mạnh xã hội hoá các hoạt động giáo dục, văn
hoá và thể dục thể thao;
Căn cứ Quyết định số 384/QĐ-TTg ngày
09/3/2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh
tế - xã hội tỉnh Sơn La thời kỳ 2006 - 2020;
Căn cứ Quyết định số 153/2006/QĐ-TTg
ngày 30/6/2006 của Thủ Tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát
triển hệ thống y tế Việt Nam giai đoạn đến năm 2010 và tầm nhìn 2020;
Xét Tờ trình số 54/TTr-UBND ngày
20/6/2007 của UBND tỉnh về việc phê chuẩn Quy hoạch tổng thể phát triển hệ
thống y tế tỉnh Sơn La giai đoạn 2007- 2020; Báo cáo thẩm tra số 272/BC-VHXH
ngày 02/8/2007 của Ban Văn hoá - Xã hội HĐND tỉnh và tổng hợp ý kiến thảo luận
của các vị đại biểu HĐND tỉnh khoá XII tại kỳ họp thứ 8,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Phê
chuẩn Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống y tế tỉnh Sơn La giai đoạn 2007 -
2020
(có Quy hoạch chi tiết kèm theo).
Điều 2. Tổ chức thực
hiện
1. Hội đồng nhân dân tỉnh giao Uỷ ban
nhân dân tỉnh tổ chức công bố công khai quy hoạch và xây dựng kế hoạch hàng năm
để tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết này.
2. Hội đồng nhân dân tỉnh giao Thường
trực Hội đồng nhân dân, các Ban Hội đồng nhân dân và các vị đại biểu Hội đồng
nhân dân tỉnh phối hợp chặt chẽ với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh tăng cường
tuyên truyền và giám sát việc triển khai thực hiện Nghị quyết này.
Điều 3. Hiệu lực thi
hành
Nghị quyết này có hiệu lực thi hành
sau 10 ngày, kể từ ngày Hội đồng nhân dân tỉnh Sơn La khóa XII thông qua.
Nghị
quyết này được Hội đồng nhân dân tỉnh Sơn La khoá XII, kỳ họp thứ 8 thông
qua./.
Nơi nhận:
-
Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ;
- Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chính phủ, Văn phòng Chủ tịch nước;
- Vụ công tác đại biểu Văn phòng Quốc hội;
- Các bộ: Y tế, Tài Chính; Kế hoạch và Đầu tư;
- Thường trực Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc VN tỉnh;
- Đại biểu HĐND tỉnh;
- Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể;
- Thường trực Huyện uỷ, HĐND, UBND các huyện, thị xã;
- Văn phòng Tỉnh uỷ, Văn phòng Đoàn đại
biểu Quốc hội, Văn phòng UBND tỉnh;
- Lãnh đạo và chuyên viên Văn phòng HĐND;
- Trung tâm Công báo tỉnh;
- Lưu: VT, NL(01b) 230b.
|
CHỦ TỊCH
Thào Xuân Sùng
|
QUY
HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH SƠN LA GIAI ĐOẠN 2007 - 2020
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 156 /NQ-HĐND ngày 10/8/2007 của Hội
đồng nhân dân tỉnh Sơn La khoá XII, kỳ họp thứ 8)
I. SỰ CẦN
THIẾT PHẢI XÂY DỰNG QUY HOẠCH
Sơn La là một trong những tỉnh đặc
biệt khó khăn của cả nước, kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn, tuy nhiên luôn
nhận được
sự quan tâm của Đảng, Chính phủ; sự nỗ lực, cố gắng vươn lên của nhân dân các
dân tộc tỉnh Sơn La, kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng của tỉnh đang có
những đổi thay rõ rệt. Sự nghiệp y tế tỉnh Sơn La nói riêng cũng đã và đang
vượt qua những khó khăn, thách thức để đạt được những thành tựu đáng khích lệ,
bước đầu đáp ứng nhu cầu chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ nhân dân trong
tình hình mới.
Ngày 09/3/2006, Thủ tướng Chính phủ đã
ký Quyết định số 384/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế -
xã hội của tỉnh Sơn La thời kỳ 2006-2010 đã chỉ rõ mục tiêu nhiệm vụ cho ngành
y tế Sơn La trong giai đoạn tới, đó là: “Xây dựng hệ thống cơ sở phòng bệnh và
chữa bệnh hợp lý, hiện đại, đồng bộ về nhân lực cũng như cơ sở vật chất để đáp
ứng nhu cầu khám, chữa bệnh của nhân dân. Xây dựng trung tâm y tế khu vực Tây
Bắc với trang thiết bị hiện đại phục vụ cho nhân dân Sơn La và khu vực. Nâng
cấp hệ thống y tế huyện, xã. Giảm đến mức thấp nhất các bệnh thiếu vitamin A,
lao, sốt rét, suy dinh dưỡng, rối loạn do thiếu iốt và hạn chế tối đa tỷ lệ
nhiễm HIV/AIDS và các bệnh xã hội khác. Nâng tuổi thọ trung bình của người dân
từ 70 tuổi hiện nay lên khoảng 72 - 73 tuổi vào năm 2020”.
Đảng bộ, Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân
dân tỉnh Sơn La trong thời gian qua cũng đã ban hành nhiều Nghị quyết và văn
bản về phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Trong đó, sự nghiệp chăm sóc sức
khoẻ nhân dân đặc biệt được quan tâm.
Ngành y tế Sơn La với vinh dự và trách
nhiệm nặng nề trong việc thực hiện các nhiệm vụ chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ cho
hơn 01 triệu dân trên địa bàn tỉnh. Để đáp ứng được nhiệm vụ cao cả này, ngành
y tế Sơn La cần phải có một hệ thống y tế đủ mạnh, một mạng lưới y tế rộng
khắp, một đội ngũ cán bộ y tế có chất lượng cao với cơ sở và trang thiết bị
hiện đại.
Trong thời kỳ đổi mới, ngành y tế Sơn
La đã có nhiều chuyển biến tích cực, mạng lưới y tế của tỉnh đã được củng cố về
mọi mặt, cơ sở vật chất được tăng cường, đa dạng hoá các loại hình dịch vụ y tế
trong phòng bệnh, khám chữa bệnh và cung ứng thuốc, phối hợp với các cơ sở y tế
của các ngành đóng trên địa bàn, bước đầu đáp ứng được nhu cầu chăm sóc sức
khoẻ cho nhân dân Sơn La và nhân dân vùng biên giới nước bạn Lào, góp phần phát
triển kinh tế - xã hội của tỉnh, của khu vực và cả nước.
Tuy nhiên, hệ thống y tế tỉnh Sơn La
còn nhiều bất cập, cơ sở vật chất, các trang thiết bị còn thiếu thốn, lạc hậu.
Đầu tư cho sự nghiệp y tế của tỉnh còn hạn chế nên việc thực hiện nhiệm vụ bảo
vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân còn gặp nhiều khó khăn.
Để đáp ứng được nhu cầu chăm sóc sức
khoẻ nhân dân với chất lượng ngày càng cao, góp phần quan trọng vào chiến lược
phát triển nguồn nhân lực, tạo đà cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của
tỉnh trong thời kỳ mới cần thiết phải xây dựng được "Quy hoạch
tổng thể phát triển hệ thống y tế tỉnh Sơn La giai đoạn 2007 - 2020”
làm cơ sở để đầu tư ngân sách Nhà nước và huy động vốn đúng hướng, có trọng
tâm, trọng điểm, phát triển phù hợp với Quy hoạch của ngành y tế Việt Nam và
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, nhằm xây dựng ngành y
tế Sơn La ngày một vững mạnh về mọi mặt, góp phần thúc đẩy sự nghiệp y tế trong
khu vực và của quốc gia vươn tới những tầm cao mới.
II. CĂN CỨ XÂY DỰNG QUY HOẠCH
1. Chỉ thị số 06-CT/TW ngày 22/01/2002
của Ban Bí thư Trung ương Đảng về củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở;
2. Quyết định số 370/2002/QĐ-BYT ngày
07/02/2002 của Bộ trưởng Bộ Y tế về “Chuẩn Quốc gia về y tế xã giai đoạn 2001 -
2010”;
3. Quyết định số 1047/2002/QĐ-BYT ngày
28/3/2002 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển mạng
lưới bệnh viện Việt Nam giai đoạn 2005 - 2010;
4. Quyết định số
222/2003/QĐ-TTg ngày 03/11/2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chính
sách quốc gia về y - dược học cổ truyền đến năm 2010;
5. Nghị định số 171/2004/NĐ-CP và Nghị
định số 172/2004/NĐ-CP ngày 29/9/2004 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ
quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh, huyện, quận, thị xã, thành phố
thuộc tỉnh;
6. Nghị quyết số 46-NQ/TW ngày
23/02/2005 của Bộ Chính trị về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ
nhân dân trong tình mới;
7. Nghị quyết số 05/2005/NQ-CP ngày
18/4/2005 của Chính phủ về đẩy mạnh xã hội hoá các hoạt động giáo dục, văn hoá
và thể dục thể thao;
8. Nghị quyết số 31-NQ/TU ngày
24/6/2005 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Sơn La về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng
cao sức khoẻ nhân dân trong tình hình mới;
9. Quyết định số 225/2005/QĐ-TTg ngày
15/9/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án nâng cấp bệnh viện
huyện và bệnh viện đa khoa khu vực giai đoạn 2005 - 2008;
10. Quyết định số 243/2005/QĐ-TTg ngày
05/10/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chương trình hành động của
Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 46-NQ/TW ngày 23/02/2005 của Bộ Chính trị về
công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân trong tình hình mới;
11. Quyết định số 384/QĐ-TTg ngày
09/3/2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh
tế - xã hội tỉnh Sơn La thời kỳ 2006 - 2020;
12. Quyết định số 153/2006/QĐ-TTg ngày
30/6/2006 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ
thống y tế Việt Nam giai đoạn đến năm 2010 và tầm nhìn 2020;
13. Quyết định số 154/2006/QĐ-TTg ngày
30/6/2006 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án “Quản lý nhà nước về dược
phẩm, an toàn vệ sinh thực phẩm, mỹ phẩm giai đoạn 2006 - 2015";
14. Chỉ thị số 23/2006/CT-TTg ngày
12/7/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác y tế trong các
trường học;
15. Quyết định số 255/2006/QĐ-TTg ngày
09/11/2006 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt chiến lược quốc gia y
tế dự phòng Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020;
16. Quyết định số 43/2007/QĐ-TTg ngày
29/3/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Phát triển công
nghiệp Dược và xây dựng mô hình hệ thống cung ứng thuốc của Việt Nam giai đoạn
2007-2015 và tầm nhìn đến năm 2020”;
17. Nghị quyết số 21-NQ/TU ngày
18/6/2007 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh khoá XII về phát triển hệ thống y tế
tỉnh Sơn La từ nay đến 2010.
Phần II
1. Điều kiện
tự nhiên
Sơn La là một tỉnh miền núi cao thuộc
vùng Tây Bắc Việt Nam, có diện tích tự nhiên 14.125 km2. Toạ độ địa
lý 20039’ - 22002’ vĩ độ Bắc; 103011’
- 105002’ kinh độ Đông.
Phía Bắc giáp
các tỉnh Yên Bái, Lai Châu; phía Đông giáp các tỉnh Phú Thọ, Hoà Bình; phía Tây
giáp tỉnh Điện Biên; phía Nam giáp tỉnh Thanh Hoá và nước Cộng hoà dân chủ nhân
dân Lào. Có chung đường biên giới Việt - Lào dài 250 km; có độ cao trung bình
600 - 700 m so với mặt nước biển, địa hình chia cắt. Sơn La có khí hậu nhiệt
đới gió mùa vùng núi, mùa đông khô lạnh, mùa hè nóng ẩm mưa nhiều, hạn hán bất
thường, có nhiều yếu tố nguy cơ tiềm ẩn gây bệnh dịch; mô hình bệnh tật tại Sơn
La cũng có nhiều điểm khác biệt với các địa phương khác, đặc biệt dự báo sau
khi thuỷ điện Sơn La khánh thành, lòng hồ dâng cao, khí hậu sẽ có sự thay đổi
dẫn đến mô hình bệnh tật có thể sẽ có sự biến động.
2. Tình hình
kinh tế - xã hội giai đoạn 2001 - 2006
Nền kinh tế tăng trưởng khá; cơ cấu
kinh tế tiếp tục chuyển dịch tích cực, đúng hướng.Văn hoá - xã hội có nhiều
tiến bộ, có trên 90% dân số tiếp cận được với các phương tiện thông tin đại
chúng (85% dân số được xem truyền hình, 95% dân số được nghe Đài Tiếng nói
Việt Nam, Đài Phát thanh địa phương); số lần khám, chữa bệnh tính trên dân
số toàn tỉnh hàng năm trung bình đạt 1,2 lần/người/năm. Tốc độ tăng dân số tự
nhiên năm 2006 là 1,59%, tỷ suất sinh thô 20,2‰, tỷ suất chết thô 4,3‰,
tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng 29,8%. Việc ứng dụng những thành tựu khoa
học, công nghệ mới vào các lĩnh vực được chú trọng đầu tư, ngành y tế những năm
gần đây được quan tâm đầu tư một số trang thiết bị hiện đại và triển khai các
ứng dụng mới phục vụ công tác dự phòng, chẩn đoán và điều trị.
Với dân số khoảng 1.007.511 người, mật
độ dân số trung bình ≈ 71 người/km2, có 10 huyện, 01 thị xã; 203 xã,
phường, thị trấn, trong đó có 86 xã đặc biệt khó khăn, 3.145 bản và tổ dân phố (số
liệu năm 2006).
Trình độ dân trí còn thấp, chủ yếu là
lao động phổ thông, chưa qua đào tạo nên chất lượng nguồn nhân lực chưa đảm bảo
yêu cầu cho sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá của tỉnh hiện nay.
Tổng sản phẩm (GDP) trong tỉnh
tăng bình quân giai đoạn 2001 - 2005 là 11,6%. Tốc độ tăng trưởng GDP năm 2005
đạt 15,55%, thu nhập bình quân đầu người 258 USD/người/năm. So với cả nước, GDP
của tỉnh còn thấp.
Tỷ lệ hộ đói nghèo vẫn cao 78.758
người, chiếm khoảng 41%; số đối tượng bảo trợ xã hội lớn: 13.349 người (trong
đó hiện được hưởng bảo trợ 17%); đối tượng chính sách: 4.336 người (nguồn
số liệu của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Sơn La, tính đến 31/12/2006).
1. Bệnh nhiễm trùng (gây dịch)
Tình hình dịch bệnh xảy ra
trong tỉnh với các bệnh thường gặp như: sốt rét, sởi, bạch hầu...; những năm
gần đây các bệnh như: bại liệt, uốn ván sơ sinh, bệnh phong đã được thanh toán
và loại trừ. Đặc biệt là bệnh bạch hầu trong 5 năm trở lại đây không có trường
hợp nào mắc được thông báo.
Số mắc các bệnh truyền nhiễm 5 năm
2002 - 2006: (Nguồn số liệu từ TTYT dự phòng tỉnh Sơn La).
TT
|
Tên bệnh
|
Năm (Mắc/Chết)
|
Tổng cộng
|
2002
|
2003
|
2004
|
2005
|
2006
|
|
1
|
Tả
|
0
|
0
|
0
|
0
|
0
|
0
|
2
|
Thương hàn, P’ T.hàn
|
287
|
225/1
|
166
|
76
|
42
|
796/1
|
3
|
Lỵ trực trùng
|
200
|
297
|
377
|
213
|
42
|
1.129
|
4
|
Lỵ A míp
|
127
|
61
|
104
|
29
|
39
|
360
|
5
|
Hội chứng lỵ
|
1.043
|
1.304
|
2.373
|
2.014/1
|
2.052
|
8.786/1
|
6
|
Tiêu chảy
|
12.645
|
11.489
|
10.304
|
10.694
|
10.941
|
56.073
|
7
|
Viêm não vi rút
|
34
|
75
|
85/2
|
71
|
93
|
358/2
|
8
|
Sốt Dengue
|
0
|
0
|
0
|
0
|
2
|
2
|
9
|
Viêm gan vi rút
|
191
|
247
|
265
|
248
|
576
|
1.527
|
10
|
Dại
|
0
|
0
|
5
|
12
|
0
|
17
|
11
|
Viêm màng não mô cầu
|
70
|
74
|
59/2
|
38
|
20
|
261/2
|
12
|
Thuỷ đậu
|
49
|
160
|
124
|
113
|
118
|
564
|
13
|
Bạch hầu
|
0
|
0
|
0
|
0
|
0
|
0
|
14
|
Ho gà
|
40
|
50
|
7
|
5
|
1
|
103
|
15
|
Uốn ván sơ sinh
|
1
|
8/5
|
0
|
3/3
|
4/4
|
16/12
|
16
|
Uốn ván khác
|
5
|
5
|
3
|
0
|
2
|
15
|
17
|
Liệt mềm cấp nghi bại liệt
|
8
|
11
|
9
|
12
|
0
|
40
|
18
|
Sởi
|
215
|
10
|
1
|
0
|
5
|
231
|
19
|
Quai bị
|
118
|
180
|
186
|
408
|
507
|
1399
|
20
|
Cúm
|
32.538
|
38.341
|
39.858
|
42.840
|
44.413
|
197.990
|
21
|
APC - Adeno vi rút
|
0
|
0
|
0
|
0
|
0
|
0
|
22
|
Dịch hạch
|
0
|
0
|
0
|
0
|
5
|
5
|
23
|
Than
|
23
|
0
|
24
|
0
|
0
|
47
|
24
|
Leptospira
|
0
|
0
|
0
|
0
|
0
|
0
|
25
|
HIV/AIDS
|
684/8
|
437/7
|
408/23
|
799/67
|
3.098/67
|
5.426/172
|
Một số bệnh có chiều
hướng gia tăng như: cúm, hội chứng lỵ, quai bị, rubella... cho thấy nguy cơ
dịch bệnh tiềm ẩn trong cộng đồng dân cư nhất là ở các vùng nông thôn, vùng
sâu, vùng xa có điều kiện vệ sinh môi trường chưa đảm bảo, kiến thức phòng bệnh
trong nhân dân còn thấp và đặc biệt việc di dân, tái định cư thuỷ điện Sơn La
gây biến động dân số tại một số địa bàn là những yếu tố nguy cơ gây bùng phát
dịch bệnh, làm thay đổi cơ cấu, mô hình bệnh tật tại các vùng của tỉnh Sơn La;
số người nghiện ma tuý lớn (16.592 đối tượng có hồ sơ quản lý), trong
đó, qua kết quả điều tra kiến thức, thái độ hành vi tháng 12/2006 tại một số
địa phương trong tỉnh cho thấy tỷ lệ sử dụng ma tuý qua đường tiêm chích rất
cao >70%, mặt khác kiến thức về HIV, thái độ, hành vi dự phòng lây nhiễm HIV
của những người tiêm chích thấp (kiến thức đạt 24%) là nguy cơ bùng phát
dịch HIV/AIDS tại tỉnh Sơn La.
Bệnh dịch cúm gia cầm, bệnh dịch Sars đang
còn tiềm ẩn những yếu tố nguy cơ bùng phát.
2. Các bệnh không nhiễm trùng
Các bệnh không nhiễm trùng có xu hướng xuất
hiện ngày càng gia tăng nhất là tai nạn giao thông, tai nạn lao động, các bệnh
về tim mạch, khối u, tăng huyết áp, đái tháo đường, ngộ độc thực phẩm, gút, tai
biến mạch máu não..., đã làm thay đổi mô hình và gánh nặng bệnh tật cho cộng
đồng.
Số mắc một số bệnh năm 2002 - 2006: (Nguồn số liệu từ
phòng Kế hoạch - Tổng hợp, Sở Y tế).
TT
|
Tên bệnh
|
Số mắc/chết
|
Tổng cộng
|
2002
|
2003
|
2004
|
2005
|
2006
|
1
|
Chấn thương do tai nạn giao thông
|
2.052/27
|
1.291/19
|
2367/51
|
2.129/37
|
2.192/30
|
10.031/164
|
2
|
Chấn thương do tai nạn lao động
|
1.214/7
|
673/4
|
2.191/7
|
1.786/3
|
2.063/5
|
7.927/26
|
3
|
Bệnh tim mạch
|
2.111/22
|
1.161/29
|
3.032/48
|
2.731/26
|
2.446/0
|
11.481/125
|
4
|
Khối u
|
455/5
|
249/0
|
574/1
|
726/3
|
975/0
|
2.979/9
|
5
|
Bệnh tăng huyết áp
|
578/3
|
416/4
|
887/11
|
902/2
|
1.698/0
|
4.481/20
|
6
|
Đái tháo đường
|
82/2
|
41/0
|
108/0
|
95/0
|
241/2
|
567/4
|
7
|
Ngộ độc thực phẩm
|
395/1
|
219/2
|
369/7
|
386/3
|
667/2
|
2.036/15
|
8
|
Ngộ độc hoá chất bảo vệ thực vật
|
44/1
|
29/0
|
56/0
|
73/3
|
86/0
|
288/4
|
- Bệnh nghề nghiệp: Qua giám sát môi trường
lao động, đo kiểm tra môi trường và phối hợp với một số đơn vị có liên quan đã
khám phát hiện lập hồ sơ quản lý sức khoẻ công nhân mắc bệnh nghề nghiệp, trong
đó chủ yếu là các bệnh liên quan đến hô hấp, bệnh liên quan đến tiêu hoá và da
liễu.
- Ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền
qua thực phẩm vẫn đang là mối lo ngại của cộng đồng. Hàng năm, trên địa bàn
tỉnh vẫn thường xảy ra các vụ ngộ độc lẻ tẻ tại các địa phương, trong đó nhiều
vụ có số người mắc lên đến hàng trăm người, có nhiều trường hợp bị tử vong. Cụ
thể:
TT
|
Nguyên nhân và địa
danh
|
Số mắc/chết theo
năm
|
Tổng cộng
|
2002
|
2003
|
2004
|
2005
|
2006
|
|
Toàn tỉnh
|
27/0
|
194/3
|
338/3
|
378/1
|
722/1
|
1659/9
|
1
|
Thuận Châu
|
|
14/0
|
19/0
|
10/0
|
52/1
|
95/1
|
2
|
Thị xã
|
|
26/0
|
36/0
|
99/0
|
71/0
|
232/0
|
3
|
Mai Sơn
|
|
34/0
|
67/0
|
68/0
|
87/0
|
256/0
|
4
|
Yên Châu
|
|
16/0
|
56/0
|
44/0
|
35/0
|
151/0
|
5
|
Mộc Châu
|
|
21/0
|
32/0
|
49/0
|
99/0
|
201/0
|
6
|
Phù Yên
|
|
52/0
|
91/0
|
58/1
|
85/0
|
286/1
|
7
|
Bắc Yên
|
|
14/0
|
12/0
|
23/0
|
7/0
|
56/0
|
8
|
Quỳnh Nhai
|
|
4/0
|
4/0
|
10/0
|
7/0
|
25/0
|
9
|
Mường La
|
|
12/3
|
18/3
|
17/0
|
254/0
|
301/6
|
10
|
Sông Mã
|
|
1/0
|
3/0
|
17/0
|
22/0
|
43/0
|
11
|
Sốp Cộp
|
|
|
|
3/0
|
3/0
|
6/0
|
3. Các bệnh mới phát sinh và phát triển
Ngoài
các bệnh dịch Sars, cúm A H5N1 đang là mối quan tâm hàng
đầu hiện nay thì các bệnh như bệnh tim mạch, nội tiết… cũng đang có chiều hướng
gia tăng.
1.
Tổ chức bộ máy
-
Quản lý nhà nước về y tế: gồm Sở Y tế; 11 Phòng Y tế huyện, thị xã.
- 19 đơn vị Y tế dự phòng, gồm: 8 đơn vị tuyến tỉnh và 11
đơn vị tuyến huyện.
-
Cơ sở khám, chữa bệnh: 16 đơn vị gồm 06 Bệnh viện đa khoa và chuyên khoa tuyến
tỉnh; 10 Bệnh viện đa khoa tuyến huyện (bao gồm 19 phòng khám đa khoa khu
vực trực thuộc).
-
Có 02 Trung tâm: Giám định Y khoa và Y pháp.
-
05 Công ty cổ phần Dược và trang thiết bị y tế, trong đó có 01 Công ty cổ phần
có 49% vốn Nhà nước.
- Có 201/203 xã, phường, thị trấn có
trạm y tế hoạt động (sau đây gọi chung là trạm y tế xã. Năm 2007, xã Xuân
Nha - huyện Mộc Châu chia tách thành 03 xã, 02 xã mới thành lập hiện chưa có
trạm y tế xã).
Để thực hiện Dự án xây dựng nhà máy
thuỷ điện Sơn La, đến năm 2008 số hộ phải di dời là: 12.479 hộ, 62.394 khẩu đến
218 điểm tái định cư thuộc 83 xã (theo Quyết định số 196/2004/QĐ-TTg ngày
29/11/2004 của Thủ tướng Chính Phủ) làm thay đổi mật độ dân số và phân bố
các khu dân cư tại các huyện, thị xã. Đã tác động lớn đến mạng lưới y tế thôn,
bản, quy mô các bệnh viện và trung tâm y tế dự phòng tuyến huyện.
2. Nguồn nhân lực
Tổng số cán bộ y
tế Sơn La tính đến 31/12/2006 có 3.111 cán bộ, trong đó trình độ: sau đại học
158 người; đại học 410 người; cao đẳng 36 người; trung học 1.811 người; số
lượng và cơ cấu nhân lực còn thiếu và không cân đối giữa các tuyến.
Đội ngũ cán bộ y tế cơ bản đáp ứng yêu
cầu trong các lĩnh vực hoạt động của ngành y tế Sơn La, được phân bố ở ba
tuyến: tỉnh, huyện, xã. Tuyến tỉnh 1.047 cán bộ, chiếm 33,6%; tuyến huyện 1.109
cán bộ, chiếm 35,7%; tuyến xã 955 cán bộ, chiếm 30,7% (tính đến 31/12/2006).
Cơ cấu cán bộ y
tế toàn tỉnh khá phong phú về các loại hình chuyên môn, trong đó tập trung vào
đội ngũ y, bác sĩ và điều dưỡng. Tuy nhiên, còn có sự phân bố không hợp lý giữa
các tuyến: bác sĩ, dược sĩ đại học tập trung chủ yếu ở tuyến tỉnh, huyện. Tuyến
huyện không có cán bộ có trình độ thạc sĩ, bác sĩ chuyên khoa II.
Bảng 1: Cơ cấu
nhân lực ngành Y tế Sơn La (tính đến 31/12/2006)
TT
|
Chỉ tiêu
|
Tổng số
|
Tỷ lệ % so với CB
toàn ngành
|
Trong đó
|
Tỉnh
|
Huyện
|
Xã
|
1
|
Bác sĩ:
|
443
|
14
|
201
|
199
|
43
|
|
- Thạc sĩ
|
21
|
0,7
|
20
|
1
|
0
|
|
- Bác sĩ CKI
|
109
|
3,5
|
62
|
47
|
0
|
|
- Bác sĩ CKII
|
1
|
0,032
|
1
|
0
|
0
|
|
- Bác sĩ
|
312
|
10
|
108
|
151
|
43
|
2
|
Dược sĩ :
|
52
|
1,7
|
40
|
12
|
0
|
|
- Thạc sĩ
|
1
|
0,032
|
1
|
0
|
0
|
|
- DS CKI
|
26
|
0,8
|
23
|
3
|
0
|
|
- Dược sĩ ĐH
|
25
|
0,8
|
16
|
9
|
0
|
3
|
Y sĩ
|
843
|
27,1
|
164
|
246
|
433
|
4
|
Dược sĩ TH
|
201
|
6,5
|
127
|
69
|
5
|
5
|
KTV Y:
|
112
|
3,6
|
59
|
52
|
1
|
|
- Đại học
|
3
|
0,1
|
3
|
0
|
0
|
|
- Cao đẳng
|
3
|
0,1
|
3
|
0
|
0
|
|
- Trung học
|
105
|
3,4
|
53
|
51
|
1
|
|
- Sơ học
|
1
|
0,032
|
0
|
1
|
0
|
6
|
KTV Dược
|
6
|
0,2
|
5
|
1
|
0
|
7
|
Điều dưỡng:
|
712
|
22,9
|
171
|
272
|
269
|
|
- Đại học
|
1
|
0,032
|
1
|
0
|
0
|
|
- Cao đẳng
|
18
|
0,57
|
10
|
8
|
0
|
|
- Trung học
|
402
|
12,9
|
143
|
191
|
68
|
|
- Sơ học
|
291
|
9,35
|
17
|
73
|
201
|
8
|
Nữ hộ sinh:
|
317
|
10,18
|
21
|
98
|
198
|
|
- Đại học
|
2
|
0,064
|
2
|
0
|
0
|
|
- Cao đẳng
|
10
|
0,32
|
4
|
6
|
0
|
|
- Trung học
|
179
|
5,8
|
25
|
80
|
84
|
|
- Sơ học
|
126
|
4,05
|
0
|
12
|
114
|
9
|
Dược tá
|
34
|
1,09
|
17
|
11
|
6
|
10
|
CB khác
|
389
|
15,5
|
240
|
149
|
0
|
Cộng
|
3111
|
100,00
|
1047
|
1109
|
955
|
Tỷ lệ giữa y, bác sĩ và điều dưỡng trong toàn
tỉnh nói chung và tại các cơ sở điều trị nói riêng còn chưa hợp lý (2,04
điều dưỡng/01 bác sĩ). Thiếu điều dưỡng, kỹ thuật viên có tay nghề cao,
thiếu bác sĩ, cán bộ có trình độ sau đại học, chuyên khoa sâu.
Tỷ lệ bác sĩ, dược sĩ đại học trên 10.000 dân
còn ở mức thấp so với tỷ lệ trung bình toàn quốc (tỷ lệ toàn quốc hiện là
5,88 bác sĩ/10.000 dân; 0,77 dược sĩ đại học/10.000 dân). Có huyện chưa có
dược sĩ đại học.
Bảng 2: Tỷ lệ cán bộ
y tế (tính
đến 31/12/2006)
Chỉ tiêu
|
Tỷ lệ
|
Số dân do 01 y sĩ, bác sĩ phục vụ.
|
839
|
Tỷ lệ bác sĩ/10.000 dân.
|
4,4
|
Tỷ lệ dược sĩ đại học/10.000 dân.
|
0,4
|
Định mức biên chế/giường bệnh tại cơ sở khám
chữa bệnh.
|
0,8
|
Tỷ lệ điều dưỡng /bác sĩ tại cơ sở khám
chữa bệnh.
|
2,04
|
3. Về đào tạo
Toàn tỉnh có 01 Trường trung học Y tế,
có đủ điều kiện đảm nhiệm đào tạo các loại hình như: y sĩ, điều dưỡng trung
học, điều dưỡng sơ học, dược sĩ trung học, dược tá, nhân viên y tế thôn bản...
với số lượng bình quân hàng năm từ 800 - 900 học sinh.
Ngoài ra, hàng năm ngành thường xuyên
cử cán bộ đi đào tạo, đào tạo nâng cao, đào tạo lại; liên kết với các trường
đại học y mở các lớp đào tạo bác sĩ xã, trong 5 năm 2002 - 2006, đã liên kết
đào tạo được 109 bác sĩ xã.
1. Các đơn vị y tế dự
phòng tuyến tỉnh
1.1 Tổ chức bộ máy: bao gồm 09 đơn vị
a) Trung tâm y tế dự phòng tỉnh.
b) Trung tâm phòng, chống sốt rét.
c) Trung tâm Nội tiết.
d) Trung tâm chăm sóc
sức khoẻ sinh sản.
đ) Trung tâm phòng,
chống các bệnh xã hội.
e) Trung tâm kiểm nghiệm
thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm.
g) Trung tâm truyền
thông - giáo dục sức khoẻ.
h) Trung tâm phòng,
chống HIV/AIDS.
i) Bệnh viện phong - da liễu (bộ
phận phòng, chống phong).
1.2. Cơ sở vật chất
a) Nhà làm việc: Hầu hết
các đơn vị thiếu phòng làm việc, đặc biệt khi triển khai các khoa, phòng chức
năng nhiệm vụ theo quy định mới của Bộ Y tế. Riêng Trung tâm phòng, chống
HIV/AIDS; Trung tâm kiểm nghiệm thuốc - mỹ phẩm - thực phẩm đang bố trí một số
phòng tạm tại khu vực Văn phòng Sở Y tế.
b) Trang thiết bị: Trang
thiết bị tại các đơn vị đều thiếu và lạc hậu chưa đáp ứng được nhu cầu nhiệm vụ
công tác hiện tại (thiết bị phải sửa chữa, thay thế nhiều lần không đồng bộ).
1.3. Nguồn nhân lực: Thiếu về số
lượng và cơ cấu cán bộ, đặc biệt thiếu cán bộ chuyên sâu về dự phòng (số
liệu chi tiết tại phụ lục số 01).
2. Hệ thống y tế dự
phòng tuyến huyện: Gồm 11 đơn vị.
2.1. Cơ sở vật chất
a) Nhà làm việc: Các đơn vị
y tế dự phòng tuyến huyện mới được thành lập từ tháng 7/2006 gồm 02 phòng và 05
khoa, hầu hết chưa được đầu tư theo quy mô quy định của Bộ Y tế, hiện đang tận
dụng cơ sở cũ của Đội vệ sinh phòng dịch thuộc Trung tâm y tế huyện hoặc mượn
một số phòng làm việc của các Bệnh viện đa khoa huyện (chi tiết tại phụ lục
số 01).
b) Trang thiết bị: Sau khi chia tách từ Trung tâm y tế huyện, hiện tại trang thiết bị rất thiếu, cơ bản
đang sử dụng trang thiết bị do các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế cung
cấp trước đây, thiếu trang thiết bị văn phòng, do vậy rất khó khăn trong việc
triển khai thực hiện nhiệm vụ phòng bệnh tại các địa phương (số liệu chi tiết tại phụ lục số 02).
2.2. Nguồn nhân lực: Hầu
hết các đơn vị thiếu cả về số lượng và cơ cấu cán bộ để triển khai thực hiện
quy mô cơ cấu khoa, phòng theo quy định, mới đạt được từ 18 - 41 biên chế/01
đơn vị (số
liệu chi tiết tại phụ lục số 01).
Hệ thống khám, chữa bệnh Sơn La gồm:
06 bệnh viện tuyến tỉnh, 10 bệnh viện huyện và 19 phòng khám đa khoa khu vực.
- Tổng số giường bệnh toàn tỉnh: 1.840
giường (không tính giường trạm y tế xã và cơ sở của các lực lượng vũ trang
trên địa bàn).
- Dân số toàn tỉnh: 1.007.511 người.
- Số giường bệnh/10.000 dân mới đạt:
17,3 giường.
- Tổng số cán bộ tại các cơ sở khám,
chữa bệnh: 1.599 người.
Trong đó:
Tuyến tỉnh: 684 người.
Tuyến huyện: 915 người.
Thực hiện Quyết định số
1237/1998/QĐ-UB ngày 01/7/1998 của UBND tỉnh Sơn La về việc phê duyệt Quy hoạch
tổng thể phát triển ngành y tế tỉnh Sơn La giai đoạn 1997 - 2010, kết quả đạt
được như sau :
1. Về mạng lưới khám,
chữa bệnh - phục hồi chức năng
1.1. Bệnh viện tuyến tỉnh
- Bệnh viện Đa khoa tỉnh: 300 giường
bệnh
- Bệnh viện Đa khoa khu vực Phù Yên: 170
giường bệnh
Trong đó: Phòng khám ĐKKV Gia Phù: 10
giường bệnh
Phòng khám ĐKKV Tân Lang: 20 giường
bệnh
Phòng khám ĐKKV Mường Do: 10 giường
bệnh
Phòng khám ĐKKV Tân Phong: 10 giường
bệnh
- Bệnh viện Điều dưỡng - phục hồi chức
năng: 60 giường bệnh
- Bệnh viện y học cổ truyền: 100
giường bệnh
- Bệnh viện lao và bệnh phổi: 100
giường bệnh
- Bệnh viện phong và da liễu: 50
giường bệnh
Ngoài Bệnh viện phong và da liễu mới
thành lập (theo Quyết định số 4110/QĐ-UBND ngày 19/12/2005 của Uỷ ban nhân
dân tỉnh Sơn La). Các bệnh viện đa khoa và chuyên khoa còn lại luôn trong
tình trạng quá tải. Cá biệt như Bệnh viện đa khoa khu vực Phù Yên công suất sử
dụng giường bệnh luôn duy trì trong các năm qua từ 126 - 141%...
1.2. Bệnh viện tuyến huyện (bao
gồm cả phòng khám đa khoa khu vực (viết tắt là ĐKKV) tính đến tháng 12/2006):
- Thuận Châu: Tổng số
giường bệnh là 120/138.092 dân số
Mới đạt 8,23 giường bệnh/10.000 dân
Trong đó: Bệnh viện huyện Thuận Châu:
100 giường
Phòng khám ĐKKV Co Mạ: 20 giường
- Mai Sơn: Tổng số
giường bệnh là 180/127.202 dân số
Mới đạt 14,16 giường bệnh/10.000 dân
Trong đó: Bệnh viện huyện Mai Sơn: 120
giường
Phòng khám ĐKKV Chiềng Mai: 20 giường
Phòng khám ĐKKV Cò Nòi: 10 giường
Phòng khám ĐKKV Mường Chanh: 10 giường
Phòng khám ĐKKV Nà Ớt: 10 giường
Phòng khám ĐKKV Phiêng Cằm: 10 giường
- Yên Châu: Tổng số
giường bệnh là 80/64.659 dân số
Mới đạt 12,29 giường bệnh/10.000 dân
Trong đó: Bệnh viện huyện Yên Châu: 60
giường
Phòng khám ĐKKV Phiêng Khoài: 20
giường
- Mộc Châu: Tổng số
giường bệnh là 230/144.617 dân số
Mới đạt 15,81 giường bệnh/10.000 dân
Trong đó: Bệnh viện huyện Mộc Châu:
100 giường
Phòng khám ĐKKV Chiềng Sơn: 20 giường
Phòng khám ĐKKV Tô Múa: 10 giường
Bệnh viện nông nghiệp Mộc Châu: 100
giường
- Bắc Yên: Tổng số
giường bệnh là 80/51.567 dân số
Mới đạt 19,82 giường bệnh/10.000 dân
Trong đó: Bệnh viện huyện Bắc Yên: 60
giường
Phòng khám ĐKKV Làng Chiếu: 20 giường
- Quỳnh Nhai: Tổng số
giường bệnh là 100/66.675 dân số
Mới đạt 17,19 giường bệnh/10.000 dân
Trong đó: Bệnh viện huyện Quỳnh Nhai: 70
giường
Phòng khám ĐKKV Chiềng Khoang: 10
giường
Phòng khám ĐKKV Mường Giôn: 20 giường
- Mường La: Tổng số
giường bệnh là 90/84.048 dân số
Mới đạt 11,67 giường bệnh/10.000 dân
Trong đó: Bệnh viện huyện Mường La: 80
giường
Phòng khám ĐKKV Ngọc Chiến: 10
giường
- Sông Mã: Tổng số
giường bệnh là 130/113.451 dân số
Mới đạt 11,16 giường bệnh/10.000 dân
Trong đó: Bệnh viện huyện Sông Mã: 100
giường
Phòng khám ĐKKV Mường Lầm: 10 giường
Phòng khám ĐKKV Chiềng Khương: 20
giường
- Sốp Cộp: Tổng số
giường bệnh là 70/36.454 dân số
Đạt 20,91 giường bệnh/10.000 dân.
Tại các bệnh viện, hầu hết đều trong
tình trạng quá tải, công suất sử dụng giường bệnh trung bình hàng năm dao động
từ 89 - 102%.
Các phòng khám đa khoa khu vực đa số
phát huy được hiệu quả, góp phần tích cực giải quyết nhu cầu khám, chữa bệnh
của nhân dân tại khu vực quản lý. Song còn một số phòng khám chưa đảm trách
được vai trò cũng như nhiệm vụ được giao như:
- Phòng khám đa khoa khu vực Nà Ớt -
huyện Mai Sơn: Xây dựng quá xa địa bàn dân cư, không thuận tiện cho sinh hoạt
của bệnh nhân và người nhà. Phòng khám được đầu tư về cơ sở vật chất, trang
thiết bị, nhân lực khá đồng bộ, song hiện hầu như không có bệnh nhân đến khám,
chữa bệnh.
- Phòng khám đa khoa khu vực Tô Múa -
huyện Mộc Châu: Hiện hoạt động lồng ghép với trạm y tế xã, cơ sở vật chất,
trang thiết bị, nhân lực… không đáp ứng được nhu cầu khám, chữa bệnh của nhân
dân tại khu vực.
- Phòng khám đa khoa khu vực Gia Phù -
huyện Phù Yên: Do gần Bệnh viện đa khoa khu vực Phù Yên, khu vực có hệ thống
giao thông đường bộ phát triển dẫn đến lưu lượng bệnh nhân đến khám, chữa bệnh
hàng năm tại phòng khám rất thấp.
Các phòng khám đa khoa khu vực trên sẽ
chuyển giao cho xã hoặc nhập về bệnh viện huyện.
2. Các bệnh viện, cơ
sở khám, chữa bệnh của các ngành, lực lượng vũ trang trên địa bàn
- Viện quân y 6: 80 giường
- Bệnh xá tỉnh đội: 10 giường
- Bệnh xá công an tỉnh: 20 giường
- Bệnh xá bộ đội Biên phòng: 10 giường
Trong những năm qua các đơn vị trên,
đặc biệt quân y Viện 6 đảm bảo tốt hoạt động quân - dân y phối hợp, đáp ứng nhu
cầu khám, chữa bệnh cho nhân dân và lực lượng vụ trang trên địa bàn. Số giường
trên không được tính vào số giường bệnh tại các cơ sở khám chữa bệnh của tỉnh.
3. Tình hình bệnh tật
và tử vong (từ năm 2002 - 2006)
Tỷ lệ mắc, chết theo các nhóm bệnh qua
các năm:
Nhóm bệnh
|
2002
|
2003
|
2004
|
2005
|
2006
|
Mắc
(%)
|
Chết
(‰)
|
Mắc
(%)
|
Chết
(‰)
|
Mắc
(%)
|
Chết
(‰)
|
Mắc
(%)
|
Chết
(‰)
|
Mắc
(%)
|
Chết
(‰)
|
Nhiễm khuẩn
|
0,88
|
0,04
|
0,13
|
0
|
0,86
|
0,03
|
0,72
|
0,11
|
0,70
|
0,08
|
Nội tiết-dinh
dưỡng-chuyển hoá
|
0,15
|
0,01
|
0,07
|
0
|
0,22
|
0
|
0,36
|
0
|
0,08
|
0
|
Hệ thống thần kinh
|
0,19
|
0
|
0,06
|
0
|
0,33
|
0
|
0,43
|
0,01
|
0,29
|
0
|
Mắt và phần phụ
|
0,15
|
0
|
0,03
|
0
|
0,15
|
0
|
0,23
|
0,01
|
0,28
|
0,03
|
Hệ tuần hoàn
|
0,26
|
0,02
|
0,07
|
0,02
|
0,33
|
0,05
|
0,46
|
0,04
|
0,43
|
0,04
|
Hệ hô hấp
|
2,77
|
0,03
|
0,74
|
0,01
|
3,64
|
0,05
|
3,81
|
0,04
|
2,27
|
0,04
|
Hệ tiêu hoá
|
0,65
|
0,02
|
0,11
|
0
|
0,67
|
0,04
|
0,97
|
0,02
|
0,63
|
0,02
|
Hệ cơ-xương-khớp
|
0,18
|
0
|
0,06
|
0
|
0,29
|
0
|
0,28
|
0
|
0,32
|
0
|
Tiết niệu-sinh dục
|
1,12
|
0
|
0,22
|
0
|
0,82
|
0
|
1,06
|
0
|
0,27
|
0
|
Chửa đẻ, sau đẻ
|
0,6
|
0
|
0,18
|
0
|
0,54
|
0
|
0,85
|
0,01
|
0,53
|
0
|
Chấn thương-ngộ độc
|
0,31
|
0,02
|
0,06
|
0,01
|
0,26
|
0,02
|
0,50
|
0,11
|
0,52
|
0,04
|
- Tỷ lệ chết sơ sinh/tổng số trẻ đẻ sống qua
các năm:
2002: 5,73 ‰
2003: 5,00 ‰
2004: 3,15 ‰
2005: 4,50 ‰
2006: 6,00 ‰
4. Nguồn nhân lực y tế
- Tổng số cán bộ tại các cơ sở khám, chữa
bệnh có đến 30/12/2006: 1599 (chi tiết tại phụ lục số 8).
Trong đó: Tuyến tỉnh: 684 người gồm có 123
bác sĩ; 8 dược sĩ đại học; 153 điều dưỡng và cán bộ khác.
Tuyến huyện: 915 người gồm có 171 bác sĩ; 9
dược sĩ đại học; 184 điều dưỡng và cán bộ khác.
- Trình độ tổ chức và năng lực quản lý của
một số cán bộ lãnh đạo ở các đơn vị còn hạn chế, việc tổ chức triển khai thực
hiện các chủ trương, chính sách ở một số đơn vị chưa được chú trọng và kịp
thời, trình độ chuyên môn kỹ thuật chưa đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khoẻ nhân
dân trong giai đoạn mới.
- Mạng lưới trường đào tạo và loại hình đào
tạo:
Hầu hết cán bộ y tế được đào tạo từ các
trường đại học, cao đẳng và trung học của Trung ương, các tỉnh phía Bắc và tại
Trường trung học Y tế Sơn La.
Đại đa số cán bộ được đào tạo chính quy, một
số ít được đào tạo theo hình thức cử tuyển, chuyên tu, hợp đồng đào tạo theo
địa chỉ.
- Tỷ lệ y tá - điều dưỡng/bác sĩ: 1,66
5. Cơ sở vật chất và trang thiết bị y tế
5.1. Cơ sở vật chất: Hầu hết hạ tầng
cơ sở của các đơn vị y tế các tuyến còn thiếu thốn, đầu tư dàn trải, đa số là
các công trình cấp IV hiện nay đã xuống cấp. Được sự quan tâm của Chính phủ, Bộ
Y tế và UBND tỉnh trong những năm gần đây ngành y tế đã được triển khai đầu tư
nâng cấp một số cơ sở:
- Tuyến tỉnh: Dự án nâng cấp Bệnh viện đa
khoa tỉnh, Bệnh viện điều dưỡng phục hồi chức năng, Bệnh viện đa khoa Phù Yên
được đầu tư qua nhiều năm nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc thực hiện nhiệm
vụ khám chữa bệnh.
- Tuyến huyện: Dự án hỗ trợ y tế quốc gia xây
dựng được 09 nhà kỹ thuật và gara cho 09 Trung tâm y tế (nay là Bệnh viện đa
khoa huyện): Sông Mã, Thuận Châu, Mộc Châu, Mai Sơn, Yên Châu, Quỳnh Nhai,
Bắc Yên...đến nay các bệnh viện đa khoa huyện vẫn đang tiếp tục được đầu tư
nâng cấp theo Quyết định số 225/QĐ-TTg ngày 15/9/2005 của Thủ tướng Chính phủ
về việc phê duyệt đề án nâng cấp bệnh viện huyện và bệnh viện đa khoa khu vực
giai đoạn 2005 - 2008. Tuy nhiên, do nguồn vốn hạn hẹp, nên mỗi chỉ năm đầu tư
1 đến 2 đơn vị, do đó các bệnh viện đa khoa huyện vẫn trong tình trạng xuống
cấp và thiếu cơ sở vật chất thực hiện nhiệm vụ.
5.2. Về trang thiết bị: Trước năm 1998 trang
thiết bị chủ yếu tập trung ở bệnh viện tuyến tỉnh, song hầu hết các trang thiết
bị thuộc thế hệ cũ do Trung Quốc và các nước Đông Âu sản xuất, hiện không còn
phù hợp. Tuyến huyện và hầu hết các bệnh viện tuyến tỉnh chưa có các trang
thiết bị hiện đại, mới chỉ có một số thiết bị như: máy X quang, máy siêu âm đen
trắng...
Từ năm 1998 đến nay trang thiết bị ngành y
tế được đầu tư bằng nguồn Dự án hỗ trợ y tế quốc gia, Dự án phòng, chống sốt
rét Việt Nam - EC…, bước đầu đáp ứng công tác khám, chữa bệnh. Tuy nhiên vẫn
còn quá thiếu so với tiêu chuẩn quy định tại Quyết định số 437/QĐ-BYT ngày
20/02/2002 của Bộ Y tế.
IV. HỆ THỐNG DƯỢC
Cùng với công tác y tế nói chung và về lĩnh
vực dược nói riêng, công tác dược đã góp phần quan trọng vào sự nghiệp chăm sóc
và bảo vệ sức khoẻ của nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Cung ứng đầy đủ thuốc
có chất lượng phục vụ kịp thời cho công tác phòng bệnh và chữa bệnh. Hệ thống
dược trong các cơ sở y tế thường xuyên được sắp xếp, kiện toàn phù hợp với điều
kiện và tình hình thực tế để thực hiện nhiệm vụ chính trị của ngành một cách có
hiệu quả.
Tuy nhiên, công tác dược tỉnh Sơn La còn
nhiều hạn chế, nhân lực, trang thiết bị kỹ thuật chưa đáp ứng kịp thời cho nhu
cầu phát triển. Nhiều đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Y tế còn thiếu cán bộ có
trình độ đại học:
- Hệ dự phòng: Có 03 đơn vị (Trung tâm
chăm sóc sức khỏe sinh sản; Trung tâm phòng, chống bệnh xã hội; Trung tâm
phòng, chống HIV/AIDS).
- Hệ điều trị: Có 04 bệnh viện huyện (Mường
La, Quỳnh Nhai, Sốp Cộp, Bệnh viện phong và da liễu).
- Hệ kinh doanh: Có 04 hiệu thuốc huyện (Bắc
Yên, Mường La, Quỳnh Nhai, Sốp Cộp).
- Tại 201 trạm y tế xã, phường, thị trấn mới
chỉ có 30 cán bộ có chuyên môn dược làm công tác quản lý thuốc.
Toàn tỉnh hiện có 5 khoa dược của các bệnh
viện tuyến tỉnh, 6 kho thuốc của khối y tế dự phòng và 10 khoa dược của các
bệnh viện huyện; khoa dược Quân y Viện 6.
Có 05 công ty cổ phần dược phẩm, trong đó có
công ty Dược vật tư y tế Sơn La là doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hoá. Các
công ty hoạt động kinh doanh thuốc là chủ yếu, chưa có phương án đầu tư cho sản
xuất, hạn chế về nhân lực, trang thiết bị kỹ thuật, vốn...
Tuy nhiên trong thời gian qua công tác dược
đã đạt được một số chỉ tiêu đáng khích lệ:
- Tiền thuốc bình quân đầu người: 3 USD (toàn
quốc 8 USD)
- Tỷ lệ dược sĩ đại học/10.000 dân: 0,6
- Số dân bình quân 01 điểm bán thuốc phục vụ:
2.402 người
- Diện tích bình quân 01 điểm bán thuốc phục
vụ: 29.15 km2.
- Bán kính bình quân 01 điểm bán thuốc phục
vụ: 3,04 km.
Thực trạng hệ thống dược và cán bộ dược (phụ
lục số 03).
V. MẠNG LƯỚI Y TẾ CƠ
SỞ
Năm 2006 toàn tỉnh có 201 trạm y tế xã,
phường, thị trấn (sau đây gọi chung là trạm y tế xã) tương ứng với 201 xã,
phường, thị trấn; năm 2007 xã Xuân Nha - huyện Mộc Châu được chia tách thành 03
xã, 02 xã mới thành lập chưa có trạm y tế xã.
1. Về cơ sở hạ tầng
- 16 trạm y tế xã được xây dựng từ năm 1994
- 1995 với diện tích xây dựng 60 m2 thuộc nguồn vốn xoá xã trắng của
Bộ Y tế, nay đã xuống cấp nghiêm trọng cần được xây dựng lại.
- Dự án hỗ trợ y tế quốc gia, trong đó:
+ 176 trạm y tế được xây dựng nhà kỹ thuật từ
năm 1998 đến năm 2003 với diện tích xây dựng 75 m2, nhà cấp IV, có
từ 5 - 6 phòng, còn thiếu nhà điều trị bệnh nhân, chưa có tường rào, sân, công
trình phụ, nhà để xe, nhà bếp.
+ 02 trạm y tế xã: xã Liệp Tè - huyện Thuận
Châu (chưa thi công), trạm y tế xã Chiềng Công - huyện Mường La (công
trình từ chối đầu tư do không có mặt bằng).
+ 02 trạm y tế xã mới xây xong phần thô:
Quang Minh và Mường Tè - huyện Mộc Châu.
- Hiện nay còn 05 trạm y tế xã, phường, thị
trấn chưa có nhà trạm riêng, đang sử dụng nhà UBND xã, phường, thị trấn: trạm Y
tế thị trấn các huyện: Mộc Châu, Thuận Châu, Yên Châu, Bắc Yên, Sông Mã.
- 02 trạm y tế xã của 02 xã mới thành lập:
Tân Xuân và Chiềng Xuân - huyện Mộc Châu chưa được xây dựng.
- 14 trạm y tế xã sẽ di rời của các huyện:
Quỳnh Nhai, Mường La, Thuận Châu chưa được xây dựng.
(Năm 2006 có 01 trạm y tế xã được xây mới:
trạm y tế xã Mường Bon - huyện Mai Sơn. Số liệu chi tiết tham khảo phụ lục số
04).
Các trạm y tế xã cơ bản đáp ứng được việc
triển khai chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ nhân dân tại xã, song chưa đủ diện tích và
cơ cấu phòng chức năng theo quy định chuẩn Quốc gia về y tế xã: chưa có khối
nhà chính, nhà lưu bệnh nhân, các khối phụ trợ như: công trình vệ sinh, nhà
bếp, nhà kho, bể nước, nhà để xe, nhà thường trực, nhà công vụ cho cán bộ (khối
nhà chính: cấp công trình tối thiểu cấp III; diện tích tối thiểu trung bình từ
90 m2 trở lên; số phòng chức năng chính từ 8 - 9 phòng trở lên)…
Mặt khác qua thời gian sử dụng một số nhà trạm y tế xã đã xuống cấp, có 01 trạm
y tế xã bị sạt lở đã không còn hoạt động được mà phải sử dụng nhà tạm để hoạt
động chờ xây dựng nhà trạm mới và đã được Sở Kế hoạch - Đầu tư phê duyệt dự án
đầu tư xây mới (trạm y tế xã Nam Phong - huyện Phù Yên).
2. Về trang thiết bị
Trang thiết bị cho trạm y tế cơ sở vẫn chưa
đầy đủ và đồng bộ, mới chỉ đảm bảo các trang thiết bị thiết yếu do Dự án hỗ trợ
y tế quốc gia và ngân sách địa phương cung cấp, một số trạm y tế xã được cung
cấp kính hiển vi do dự án phòng chống sốt rét Việt Nam - EC cung cấp.
201/201 trạm y tế xã đã được trang bị bộ dụng
cụ y tế xã thông thường, bộ dụng cụ kế hoạch hoá gia đình. Tỷ lệ trạm y tế xã
có tủ lạnh/dây truyền lạnh tương đương 60%; 55% trạm có thiết bị khám chuyên
khoa như: bảng thị lực, bộ khám tai mũi họng...
3. Về cán bộ y tế
3.1. Số lượng, cơ cấu cán bộ y tế xã: (phụ
lục số 05)
- Về số lượng: 201 trạm
y tế xã có 955 cán bộ, 100% xã đã bố trí đủ cán bộ y tế theo Quyết định số
58/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Xã có 3.000 dân có 4 cán bộ; xã 4.000 -
5.000 dân có 5 cán bộ; xã có từ 6.000 dân trở lên có 6 cán bộ.
- Về cơ cấu: Đến nay mới có 43/201 trạm y tế
xã có bác sĩ đạt 20,4%; 100% trạm y tế xã có nữ hộ sinh hoặc y sĩ sản nhi; hầu
hết các xã còn thiếu cán bộ dược và cán bộ y học cổ truyền.
3.2. Y tế thôn bản và cộng tác viên
Đội ngũ nhân viên y tế bản được hình thành từ
năm 1999, đến nay trên 85% số thôn, bản có nhân viên y tế bản thường xuyên hoạt
động, đội ngũ y tế bản có những đóng góp rất đáng kể trong công tác chăm sóc
sức khoẻ ban đầu cho cộng đồng, là những người ở gần dân nhất, hiệu quả nhất
trong việc phát hiện những bất thường về sức khoẻ người dân.
Tuy nhiên, trình độ của đa số cán bộ y tế bản
còn hạn chế do được đào tạo ngắn hạn và ít được cập nhật kiến thức về sức khoẻ
thông thường, chưa đáp ứng được nhu cầu chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ của nhân
dân.
Tổng số thôn, bản trong toàn tỉnh: 3.145
Tổng số nhân viên y tế thôn, bản: 2.767
Trang thiết bị: được trang bị túi thuốc y tế
bản cho 80 xã đặc biệt khó khăn của tỉnh với trị giá 500.000đồng/ túi.
4. Công tác phòng bệnh
4.1. Công tác truyền thông giáo dục sức khoẻ:
Đã được chú trọng và hoạt động có hiệu quả, được lồng ghép với chương trình
xoá đói, giảm nghèo, xây dựng gia đình văn hoá… 100% cán bộ trạm y tế và 32%
nhân viên y tế thôn, bản được bồi dưỡng kiến thức truyền thông giáo dục sức
khoẻ.
4.2. Công tác phòng, chống dịch: Công
tác giám sát dịch bệnh được thực hiện thường xuyên, tình hình dịch cơ bản được
kiểm soát. Công tác đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm được triển khai thường
xuyên. Song việc giám sát dịch cũng còn gặp nhiều khó khăn do sự kỳ thị như
dịch HIV/AIDS hay mô hình bệnh tật diễn biến phức tạp như dịch cúm A (H5N1),
dịch Sars...
4.3. Y tế môi trường: Việc xử lý rác
thải, phân gia súc và sử dụng các công trình vệ sinh tại các xã còn nhiều hạn
chế. Tính đến tháng 12/2006 mới có 48% số hộ gia đình có và sử dụng hố xí hợp
vệ sinh. Nhiều hộ gia đình vùng nông thôn thiếu nước sạch sinh hoạt.
4.4. Y tế học đường:
Đã triển khai khám sức khoẻ cho học sinh ở các trường mẫu giáo, tiểu học, trung
học cơ sở nhưng số lượng và chất lượng chưa cao.
4.5. Chăm sóc sức khoẻ trẻ em: Công
tác tiêm chủng mở rộng đã được triển khai ở tất cả các xã, kết quả tiêm chủng
đầy đủ cho trẻ < 1 tuổi hàng năm đều đạt >90 %. Tỷ lệ trẻ < 5 tuổi suy
dinh dưỡng năm 2006 là: 29,8%.
4.6. Chăm sóc sức khoẻ sinh sản: Phụ nữ có
thai được khám thai định kỳ bình quân đạt 1,8 lần/thai kỳ; tỷ lệ phụ nữ có thai
được tiêm ³ 2 mũi phòng uốn ván
đạt 70,8%; tỷ lệ phụ nữ khi sinh được nhân viên y tế đỡ đẻ đạt 66,4%; tỷ lệ cặp
vợ chồng áp dụng biện pháp tránh thai đạt 67,7%.
5. Khám chữa bệnh và phục hồi chức năng
- Công tác khám, chữa bệnh cho người nghèo đã
được thực hiện tại các trạm y tế xã nhưng do trình độ chuyên môn và trang thiết
bị khám, chữa bệnh của các trạm y tế còn yếu và thiếu nên chất lượng chẩn đoán
và điều trị còn nhiều hạn chế. Cho đến nay 100% các trạm y tế xã đã triển khai
thực hiện nhiệm vụ chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân, khám chữa bệnh bảo
hiểm y tế, khám chữa bệnh cho trẻ em dưới 6 tuổi. Số lần khám bệnh bình quân
tại trạm y tế xã đạt 0,9 lần/người/năm. Song việc quản lý và phục hồi chức năng
cho người tàn tật chưa được triển khai ở tuyến xã, phường; chăm sóc sức khoẻ
người cao tuổi đã được quan tâm nhưng chưa thường xuyên, liên tục.
6. Công tác dược
-
100% số xã có tủ thuốc và có đủ thuốc theo danh mục thuốc thiết yếu phục vụ
chăm sóc sức khoẻ nhân dân tại xã. Tuy vậy việc quản lý và sử dụng thuốc an
toàn, hợp lý theo quy chế dược còn nhiều hạn chế.
- Túi thuốc y tế thôn bản mới chỉ trang bị
lần đầu và chưa được bổ sung hàng năm, mặt khác cơ số, số lượng thuốc chưa đủ
đáp ứng nhu cầu thực tế.
7. Y học cổ truyền
- Đến năm 2005 mới có 25% số xã có vườn thuốc
nam (hoặc chậu cây thuốc mẫu) nhưng hầu hết chưa đủ 40 cây thuốc thiết
yếu theo danh mục của Bộ Y tế quy định.
- Số bệnh nhân được khám, chữa bệnh bằng y
học cổ truyền ở các xã còn thấp, mới đạt khoảng 5% số bệnh nhân đến khám và
điều trị.
- Số trạm y tế xã có cán bộ y học cổ truyền
mới đạt 20%.
8.
Tình hình đạt chuẩn quốc gia tính đến ngày 31/12/2006
Số xã đạt chuẩn chia theo huyện:
TT
|
Tên huyện
|
Tổng số xã
|
Số xã đạt chuẩn
|
Số xã chưa đạt
chuẩn
|
1
|
Thị xã Sơn La
|
12
|
01
|
11
|
2
|
Mai Sơn
|
21
|
03
|
18
|
3
|
Mộc Châu
|
29
|
09
|
20
|
4
|
Yên Châu
|
15
|
0
|
15
|
5
|
Phù Yên
|
27
|
02
|
25
|
6
|
Bắc Yên
|
14
|
01
|
13
|
7
|
Sông Mã
|
19
|
01
|
18
|
8
|
Sốp Cộp
|
8
|
0
|
8
|
9
|
Thuận Châu
|
29
|
01
|
28
|
10
|
Quỳnh Nhai
|
13
|
0
|
13
|
11
|
Mường La
|
16
|
01
|
15
|
Cộng
|
203
|
19
|
184
|
VI. CÔNG TÁC XÃ HỘI
HOÁ TRONG CÁC HOẠT ĐỘNG Y TẾ
Thực
hiện Nghị định số 73/1999/NĐ-CP ngày 19/8/1999 và Nghị quyết số 05/NQ-CP ngày
18/4/2005 của Chính phủ về đẩy mạnh xã hội hoá các hoạt động giáo dục, y tế,
văn
hoá và thể dục thể thao. Hệ thống y tế tư nhân phát triển mạnh
cả về số lượng và chất lượng. Các dịch vụ khám, chữa bệnh tư nhân, các cơ sở dịch
vụ cung ứng thuốc (các công ty cổ phần dược, nhà thuốc tư nhân) đã góp
phần rất lớn đáp ứng được nhu cầu khám, chữa bệnh của nhân dân. Song quy mô các
cơ sở khám chữa bệnh ngoài công lập còn nhỏ lẻ, chưa có cơ sở khám, chữa bệnh
tư nhân đăng ký giường bệnh; các dịch vụ khám, chữa bệnh tư nhân, các cơ sở
dịch vụ cung ứng thuốc tập chung ở thị xã, các thị trấn, địa bàn tập trung đông
dân cư. Những năm gần đây việc các loại hình kinh tế tư nhân tham gia cung cấp
dịch vụ tại các cơ sở khám, chữa bệnh như: dịch vụ ăn uống, trông giữ xe, vận
chuyển bệnh nhân… đã được thực hiện ở một số đơn vị, nhưng chưa có mô hình cụ
thể và chưa có cơ chế, chính sách thu hút, tạo điều kiện để người dân tham gia.
Trong
những năm qua, bảo hiểm y tế đã góp phần giảm gánh nặng ngân sách nhà nước đầu
tư cho y tế, song các hướng dẫn liên quan đến thanh quyết toán giữa các đơn vị,
giữa các cấp còn có những chồng chéo, bất cập, chưa thực sự thu hút được người
dân tham gia bảo hiểm…
Công tác chỉ đạo, quản lý, tổ chức thực hiện
hoạt động xã hội hoá y tế còn thiếu tính đồng bộ. Kinh phí hoạt động chủ yếu từ
ngân sách nhà nước chưa huy động được tiềm năng nguồn lực trong nhân dân, các
doanh nghiệp… để xã hội hoá các dịch vụ y tế.
VII. VỀ ĐẦU TƯ VÀ TÀI
CHÍNH Y TẾ
1. Tỷ trọng đầu tư cho y tế dao động từ 16 -
24% so với tổng mức chi ngân sách của tỉnh.
2. Tỷ lệ chi cho sự nghiệp y tế/tổng chi cho y tế từ
ngân sách nhà nước: 75,4%. Trong đó, ngân sách đầu tư tính/1 giường bệnh:
- Tuyến tỉnh: Trung bình 24,8 triệu/1giường
bệnh/năm.
- Tuyến huyện: Trung bình 24 triệu/1giường
bệnh/năm.
(Phòng khám đa khoa khu vực trung bình 21
triệu/1giường bệnh/năm).
Ngân sách đầu tư tính/1 giường bệnh của
Sơn La tương đương với các tỉnh trong khu vực.
3. Tỷ lệ chi ngân sách đầu tư cho đào tạo cán
bộ y tế/tổng
chi cho y tế từ ngân sách nhà nước: 2,3%.
C. DỰ BÁO PHÁT TRIỂN
Y TẾ TRONG NƯỚC, CÁC TỈNH TRONG KHU VỰC TÂY BẮC VÀ TỈNH SƠN LA ĐẾN NĂM 2020
I. DỰ BÁO QUY MÔ VÀ
PHÁT TRIỂN DÂN SỐ
Tốc độ gia tăng dân số của Việt Nam khoảng
1,3%/năm, đứng thứ 14 trên thế giới về quy mô dân số. Dân số Việt Nam sẽ vào
khoảng 88,6 triệu người vào năm 2010 và trên 100 triệu người vào năm 2020.
Đến năm 2010 cấu trúc dân số có sự thay đổi
so với hiện nay. Tỷ trọng người già ngày càng tăng do tuổi thọ trung bình tăng;
trẻ em có xu hướng giảm nhưng vẫn chiếm tỷ trọng cao và vẫn là đối tượng cần
được ưu tiên chăm sóc sức khoẻ trong xã hội. Việt Nam trong 10 năm tới sẽ là
quốc gia có dân số già (người cao tuổi chiếm >10% dân số). Đây là một
thách thức đối với ngành y tế: mô hình bệnh tật thay đổi, các bệnh mãn tính,
bệnh thường gặp ở người già sẽ gia tăng. Bên cạnh sự phát triển đô thị hoá sẽ
kéo theo sự gia tăng dân số các vùng đô thị, tạo ra sức ép đối với hệ thống cơ
sở hạ tầng như giao thông, cung cấp nước sạch, xử lý nước thải, rác thải, vệ
sinh môi trường, gia tăng tai nạn lao động và nhất là tai nạn giao thông.
Trên cơ sở tốc độ gia tăng dân số của Việt
Nam, dân số tỉnh Sơn La năm 2010 là 1.070 ngàn người và năm 2020 là 1.242 ngàn
người. Dân số của tỉnh có sự thay đổi cơ học lớn khi xây dựng nhà máy thuỷ điện
Sơn La. Ngoài ra, chưa tính đến lực lượng công nhân tham gia xây dựng các công
trình lớn, xây dựng các công trình nhỏ lẻ trên địa bàn tỉnh Sơn La. Như vậy hệ
thống y tế tại một số huyện sẽ có sự thay đổi về quy mô, cơ sở vật chất, trang
thiết bị cũng như đội ngũ cán bộ y tế để đáp ứng được nhu cầu chăm sóc, bảo vệ
và nâng cao sức khoẻ của nhân dân.
II. DỰ BÁO PHÁT TRIỂN
KINH TẾ - XÃ HỘI
1.
Kết cấu hạ tầng phát triển
Để
xây dựng thuỷ điện Sơn La, Nhà nước đã đầu tư nâng cấp mở mới hệ thống giao
thông, điện, cơ sở hạ tầng khác, như quốc lộ 6 đoạn từ Hoà Bình - Sơn La, đường
105 thị xã Sơn La - cầu Mường La; đường Hát Lót - Nà Co; cầu Tạ Khoa, cầu Mường
La... và nhờ có nguồn vốn tái định cư dành cho xây dựng kết cấu hạ tầng như
giao thông, điện, nước, trường học, trạm xá... đến các điểm tái định cư, sẽ tác
động tích cực đến dân sinh, phát triển kinh tế - xã hội.
2.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhanh
Vốn
là tỉnh thuần nông, song do có xây dựng nhà máy thuỷ điện Sơn La là cơ hội để
tỉnh đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông - lâm nghiệp - công nghiệp
xây dựng - dịch vụ hiện nay sang công nghiệp xây dựng - dịch vụ - nông lâm
nghiệp thuỷ sản, quy hoạch lại các khu dân cư.
Nhiệm vụ di dân tái định cư thuỷ điện Sơn La là trách
nhiệm của tỉnh đối với Trung ương, với cả nước. Không những để đảm bảo tiến độ
xây dựng công trình, mà còn là thời cơ để sắp xếp lại dân cư, quy hoạch xây
dựng địa bàn sản xuất, xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng nhất là ở nông thôn,
đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hoá, hình thành
các vùng sản xuất tập trung các loại cây, con có giá trị kinh tế cao, gắn với
công nghiệp chế biến góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế chung cả tỉnh. Công
trình thuỷ điện Sơn La với nhu cầu rất lớn về vật tư nguyên liệu (đất, đá,
cát, sỏi, xi măng, gạch...), về lương thực thực phẩm, hàng tiêu dùng, về
lực lượng lao động thuộc nhiều ngành nghề là thời cơ cho Sơn La phát triển sản
xuất, tạo việc làm và tăng thu nhập cho người lao động.
3.
Xu thế hội nhập
Hội
nhập kinh tế quốc tế và khu vực là yêu cầu khách quan trong điều kiện quốc tế
hiện nay. Môi trường hoà bình, hợp tác, hội nhập kinh tế - quốc tế ngày càng
thuận lợi tạo điều kiện để chúng ta phát huy nội lực, tranh thủ ngoại lực bằng
nguồn vốn, công nghệ mới, kinh nghiệm quản lý tiên tiến, mở rộng thị trường
phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Đây là những cơ hội để Sơn La
tạo ra những bước phát triển mới. Sơn La có chung đường biên giới với nước bạn
Lào dài 250 km với 2 cửa khẩu quốc gia Chiềng Khương (Sông Mã); Pa Háng (Mộc
Châu). Có điều kiện để hình thành 2 trục Đông Tây trên địa bàn Sơn La đó
là: trục nối Xầm Nưa (Cộng hoà Dân chủ nhân dân Lào) - Pa Háng (Mộc
Châu) - Phù Yên với hành lang kinh tế Côn Minh (Trung Quốc) - Lào
Cai - Hà Nội - Hải Phòng và trục Púng Bánh (Sốp Cộp), Chiềng Khương (Sông
Mã) - Mai Sơn - thị xã - Quỳnh Nhai với Than Uyên - Lào Cai - hành lang
kinh tế Côn Minh (Trung Quốc) - Hà Nội. Hai trục này cùng với hệ thống
đường quốc lộ dọc ngang trên địa bàn tỉnh tạo thành mạng lưới giao thông khá
thuận lợi cho đầu tư và phát triển kinh tế - xã hội.
Ngoài
ra bằng hệ thống giao thông mới mở với quốc lộ 279, quốc lộ 32, quốc lộ 37. Sơn
La hoàn toàn có thể tham gia vào hành lang kinh tế mới: tuyến xuyên Á bằng
đường bộ, đường sắt nối giữa Singapo - Malayxia - Thái Lan - Myanma - Trung
Quốc - Việt Nam.
III. DỰ BÁO
NHU CẦU BẢO VỆ, CHĂM SÓC VÀ NÂNG CAO SỨC KHOẺ NHÂN DÂN
- Các bệnh gây dịch vẫn còn các yếu tố
tiềm ẩn như: sốt rét, cúm, lỵ, thương hàn; các bệnh mới phát sinh đã, đang và
có khả năng bùng phát thành dịch như: Sars, cúm A (H5N1)…,
các bệnh truyền nhiễm khác như lao, tiêu chảy, thương hàn, viêm não Nhật Bản B.
Đặc biệt là sự bùng nổ của HIV/AIDS với tốc độ đáng báo động, dẫn đến gánh nặng
cho ngành y tế đối với việc điều trị nhiễm trùng cơ hội và điều trị bệnh nhân
AIDS. Ước tính mỗi năm tại Sơn La có thêm 500 người nhiễm HIV chuyển sang AIDS.
- Các bệnh về dinh dưỡng, chuyển hoá
vẫn chưa thể giải quyết triệt để như: suy dinh dưỡng ở trẻ em vùng nông thôn,
vùng đặc biệt khó khăn và bệnh béo phì của trẻ em và người lớn ở vùng thành
thị.
- Các bệnh không nhiễm trùng đang có
xu hướng gia tăng: các bệnh về tim mạch, các bệnh về nội tiết trong đó bệnh
tiểu đường, bệnh tâm thần, các bệnh ung thư, các bệnh nghề nghiệp, lão khoa và
chăm sóc sức khoẻ người già…
- Các vấn đề sức khoẻ mới đang nổi lên
nhưng chưa được nghiên cứu đầy đủ và phòng ngừa có hiệu quả như:
+ Ngộ độc thực phẩm, ngộ độc thuốc.
+ Các tai nạn thương tích trong giao
thông, lao động. Đặc biệt là chấn thương - nguyên nhân gây tử vong hàng đầu
hiện nay ở Việt Nam.
+ Nghiện ma tuý, hút thuốc lá, lạm
dụng rượu bia và các bệnh lý do rượu gây ra… vẫn sẽ là một trong các nguyên
nhân gây tử vong cao nhất.
- Thành tựu của nền y học nước nhà và
trên thế giới phát triển không ngừng, đã và đang nghiên cứu, ứng dụng thành
công nhiều loại thuốc, hoá chất, thiết bị hiện đại phục vụ chẩn đoán và điều
trị được triển khai tại các cơ sở y tế trong tỉnh làm tăng sự quá tải các bệnh
viện.
- Nhu cầu chăm sóc toàn diện của bệnh
nhân nội trú, nhu cầu khám, sử dụng một số dịch vụ như xét nghiệm, chẩn đoán
hình ảnh tại các cơ sở khám chữa bệnh với các thủ tục đơn giản là rất lớn; nhu
cầu sử dụng vacine phòng bệnh (ngoài danh mục chương trình tiêm chủng mở
rộng) tại các cơ sở y tế dự phòng của nhân dân trong giai đoạn tới sẽ tăng
cao do kết quả công tác tuyên truyền giáo dục sức khoẻ mang lại, thành tựu của
nền y học nước nhà và trên thế giới về điều chế vacine phòng, chống một số bệnh
dịch nguy hiểm.
Phần III
QUY
HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH SƠN LA GIAI ĐOẠN 2007 - 2020
I. QUAN ĐIỂM
QUY HOẠCH
1. Quy hoạch hệ thống y tế Sơn La theo
hướng công bằng - hiệu quả và phát triển bền vững, trong đó gắn y tế chuyên sâu
với y tế cơ sở, kết hợp hài hòa giữa phòng bệnh - nâng cao sức khỏe với chữa
bệnh - phục hồi chức năng, giữa y học cổ truyền với y học hiện đại. Đảm bảo
nguồn lực cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và đảm bảo nguồn
nhân lực của tỉnh.
2. Phát triển hệ thống y tế phải phù
hợp với phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đồng thời huy động tiềm năng,
nguồn lực của xã hội, khẳng định vị trí trong vùng và toàn quốc.
II. MỤC TIÊU
QUY HOẠCH
1. Mục tiêu chung
Quy hoạch nhằm xây dựng và phát triển
hệ thống y tế Sơn La từng bước hiện đại, hoàn chỉnh, và đồng bộ từ tỉnh đến xã
theo hướng công bằng, hiệu quả và phát triển, phù hợp với sự phát triển kinh
tế, văn hoá, xã hội của tỉnh, đủ khả năng đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và đa
dạng của nhân dân về bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe; giảm tỷ lệ mắc
bệnh, tật và tử vong, tăng tuổi thọ, cải thiện chất lượng cuộc sống; đạt và
vượt các chỉ tiêu về sức khỏe đã đề ra trong Chiến lược bảo vệ và chăm sóc sức
khoẻ nhân dân giai đoạn 2001 - 2010 và tầm nhìn 2020 của tỉnh Sơn La.
2. Mục tiêu cụ thể
2.1
Đầu tư phát triển mạng lưới y tế dự phòng có đủ khả năng dự báo, giám sát,
phát hiện và khống chế các dịch bệnh, nhằm giảm tỷ lệ mắc và tử vong do bệnh,
tật gây ra, bao gồm các nội dung chủ yếu sau
- Đủ khả năng kiểm soát, giám sát,
khống chế được các bệnh dịch nguy hiểm và các tác nhân truyền nhiễm, gây dịch,
nhất là các dịch bệnh mới phát sinh, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và dinh
dưỡng cộng đồng. Phòng, chống các bệnh nghề nghiệp, tai nạn thương tích, các
bệnh liên quan đến môi trường và trường học, không để dịch lớn xảy ra. Duy trì
được kết quả thanh toán và loại trừ một số bệnh dịch nguy hiểm và bệnh xã hội.
- Khống chế
số người nhiễm HIV ở mức dưới 0,55% dân số vào năm 2010 và không tăng
hơn trong các năm sau.
2.2 Đầu tư, sắp xếp mạng lưới khám,
chữa bệnh
- Đảm bảo cho mọi người dân tiếp cận
một cách thuận lợi với các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ có chất lượng tại các cơ
sở khám, chữa bệnh trên địa bàn toàn tỉnh lên 2 lần/người/năm.
- Hạ tỷ lệ chết sơ sinh từ 6‰ năm 2006
xuống còn dưới 4‰ vào năm 2010 và còn dưới 3‰ năm 2020.
- Giảm tỷ lệ
trẻ dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng từ 29,8% năm 2006 xuống còn dưới 25% vào năm
2010 và <15% năm 2020.
- Nâng số giường bệnh toàn tỉnh từ 18,8 giường/10.000 dân năm 2006 lên
20,5 giường bệnh/10.000 dân năm 2010 và đạt 25 giường bệnh/10.000 dân năm 2020.
- Đến năm 2010 đảm bảo không còn tình
trạng thiếu trang thiết bị chẩn đoán và điều trị ở bệnh viện các tuyến.
- Đến năm 2010 xây dựng bệnh viện đa
khoa tỉnh thành trung tâm kỹ thuật cao về điều trị, cung cấp được các dịch vụ y
tế chuyên sâu tại Sơn La, giảm bệnh nhân chuyển tuyến lên Trung ương từ 4,96%
năm 2006 xuống còn dưới 4% năm 2010 và dưới 2,5% năm 2020.
2.3 Phát triển ngành dược
- Kiện toàn và nâng cao chất lượng
quản lý nhà nước về dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm. Chủ động phát hiện và ngăn
chặn kịp thời thuốc giả, thuốc kém chất lượng, thuốc ngoài danh mục lưu hành
trên địa bàn tỉnh.
- Phấn đấu đến năm 2010 có doanh
nghiệp dược sản xuất thuốc. Nâng cao giá trị và chất lượng sản phẩm trên cơ sở
đầu tư áp dụng hệ thống quản lý chất lượng GMP.
- Mở rộng mạng lưới cung ứng thuốc
trên cơ sở phát triển đa dạng các loại hình kinh doanh dược phẩm. Đáp ứng kịp
thời, đầy đủ thuốc có chất lượng từ mức 3 USD/người/năm như hiện nay lên mức 6
USD/người/năm vào thời điểm năm 2010.
- Ứng dụng tin học vào quản lý và sử
dụng thuốc. Nâng cao tính hiệu quả và an toàn sử dụng thuốc trong toàn bộ hệ
thống phòng bệnh và chữa bệnh, khống chế tối đa tai biến xảy ra do thuốc.
- Phát triển các vùng chuyên canh dược
liệu, đáp ứng nhu cầu điều trị, sản xuất và trao đổi. Khôi phục phong trào
trồng và sử dụng cây thuốc nam trong toàn tỉnh.
2.4 Củng cố và hoàn thiện mạng lưới y
tế cơ sở, nâng cao khả năng tiếp cận của người dân đối với các dịch vụ y tế
thiết yếu có chất lượng
- Kiên cố hoá các trạm y tế xã, từng
bước hiện đại hoá theo chuẩn quốc gia cho tất cả các trạm y tế xã trong toàn
tỉnh. Trước mắt đầu tư xây dựng mới trạm y tế tại các xã chưa có trạm y tế,
trạm y tế là nhà tạm và những trạm y tế xuống cấp nghiêm trọng.
- Cung cấp bổ sung trang thiết bị y tế
theo danh mục trang thiết bị trạm y tế do Bộ Y tế ban hành.
- Đảm bảo đủ nhân lực cho các trạm y
tế xã trong toàn tỉnh và hàng năm có kế hoạch đào tạo nâng cao trình độ chuyên
môn cho cán bộ y tế đang công tác tại các trạm y tế xã.
2.5 Công tác xã hội hoá trong các hoạt
động y tế
- Đến năm 2010 có cơ sở khám, chữa
bệnh ngoài công lập đăng ký giường bệnh, đến năm 2020 đạt 1 giường bệnh ngoài
công lập/10.000 dân.
- Đến năm 2010, 100% Trung tâm y tế dự
phòng huyện, thị xã có dịch vụ chất lượng cao cung ứng vacine đáp ứng nhu cầu
của nhân dân.
-
Đến năm 2010, xây dựng điểm khoa điều trị chăm sóc toàn diện và điều trị theo
nhu cầu cho bệnh nhân nội trú tại cơ sở khám, chữa bệnh.
-
Hàng năm có từ 20 - 30 chỉ tiêu học đại học và 5 - 10 chỉ tiêu học trên đại học
theo hình thức "Nhà nước và nhân dân cùng làm".
III. NỘI DUNG QUY
HOẠCH
A. QUI HOẠCH
MẠNG LƯỚI Y TẾ DỰ PHÒNG
1. Các chỉ tiêu
1.1 Củng cố và kiện toàn tổ chức mạng
lưới y tế dự phòng
1.1.1 Tới năm 2010
- Kiện toàn và nâng cấp
hệ thống y tế dự phòng, bao gồm các trung tâm: 08 trung tâm thuộc hệ y tế dự
phòng tuyến tỉnh và 11 trung tâm y tế dự phòng huyện, thị xã.
- Có 50% các trung tâm y tế dự phòng ở
tuyến huyện được nâng cấp về trang thiết bị, cơ sở vật chất, nhân lực y tế đạt
chuẩn quốc gia của Bộ Y tế.
- Có 50% các xã, phường, thị trấn có
cán bộ y tế được đào tạo nâng cao trình độ kỹ thuật, chuyên môn hoặc quản lý y
tế bằng các hình thức đào tạo khác nhau (dài hạn, ngắn hạn, tập trung, không
tập trung).
- Có 90% số thôn, bản, tiểu khu có
nhân viên y tế hoạt động chăm sóc sức khoẻ ban đầu.
- Có 60% các trường mẫu giáo, mầm non,
tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông có bảo hiểm y tế học sinh và hoạt
động y tế học đường.
- Có 60% xã, phường, thị trấn
có câu lạc bộ dưỡng sinh chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, câu lạc bộ sức khỏe
gia đình dành cho phụ nữ, thanh niên và tuổi vị thành niên.
- Có 40% số bản, tiểu khu, tổ
dân phố đạt danh hiệu bản, tiểu khu, tổ dân phố văn hóa - sức khỏe theo các
tiêu chí của làng, bản, khu phố văn hóa - sức khỏe của cả nước.
1.1.2 Tới năm 2015
- Có 100% các trung tâm y tế dự phòng ở
tuyến huyện được nâng cấp về trang thiết bị, cơ sở vật chất, nhân lực y tế đạt
chuẩn quốc gia của Bộ Y tế.
- Có 80% các xã, phường, thị trấn có
cán bộ y tế được đào tạo nâng cao trình độ kỹ thuật, chuyên môn hoặc quản lý y
tế bằng các hình thức đào tạo khác nhau (dài hạn, ngắn hạn, tập trung, không
tập trung).
- Có 100% số bản, tiểu khu, tổ dân phố
có nhân viên y tế hoạt động chăm sóc sức khoẻ ban đầu.
- Có 100% các trường mẫu giáo, mầm
non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông có bảo hiểm y tế học sinh
và hoạt động y tế học đường.
- Có 80% xã, phường, thị trấn
có câu lạc bộ dưỡng sinh chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, câu lạc bộ sức khỏe
gia đình dành cho phụ nữ, thanh niên và tuổi vị thành niên.
- Có 60% số bản, tiểu khu, tổ
dân phố đạt danh hiệu bản, tiểu khu, tổ dân phố văn hóa - sức khỏe theo các
tiêu chí của làng, bản, khu phố văn hóa - sức khỏe của cả nước.
1.1.3 Tới năm 2020
- Có 100% các xã, phường, thị trấn có
cán bộ y tế được đào tạo nâng cao trình độ kỹ thuật, chuyên môn hoặc quản lý y
tế bằng các hình thức đào tạo khác nhau (dài hạn, ngắn hạn, tập trung, không
tập trung).
- Có 100% xã, phường, thị trấn có câu
lạc bộ dưỡng sinh chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, câu lạc bộ sức khỏe gia
đình dành cho phụ nữ, thanh niên và tuổi vị thành niên.
1.2 Phòng chống các bệnh truyền nhiễm
gây dịch
1.2.1 Giảm tỷ lệ mắc và tử vong hàng
năm của các bệnh truyền nhiễm gây dịch. Phấn đấu không để dịch lớn xảy ra, nếu
có phải dập tắt kịp thời. Phát hiện sớm và xử lý kịp thời các bệnh dịch mới
xuất hiện và bệnh dịch quay trở lại. Làm tốt công tác 3 diệt và giám sát các
vectơ truyền bệnh trong khu dân cư.
1.2.2 Duy trì
tỷ lệ được tiêm chủng trong chương trình tiêm chủng mở rộng đạt trên 90% như
hiện nay cho trẻ em và bà mẹ có thai. Duy trì kết quả loại trừ uốn ván sơ sinh,
thanh toán bại liệt, phấn đấu thanh toán bệnh sởi, dịch hạch và bệnh dại vào
năm 2010. Loại trừ bệnh tả, thương hàn và bại liệt trước năm 2020. Khống chế tỷ
lệ mắc bệnh thương hàn ở mức dưới 5/100.000 dân, bệnh tả ở mức dưới 1/100.000
dân, hội chứng não cấp ở mức dưới 1/100.000 dân.
1.2.3 Phòng chống HIV/AIDS
- Khống chế
tỷ lệ người nhiễm HIV dưới 0,55% dân số vào năm 2010 và không tăng sau
năm 2010.
- Đảm bảo
100% số túi máu được sàng lọc trước khi truyền cho bệnh nhân ở tất cả bệnh
viện. Tới năm 2010, có 90% và năm 2020 có 100% số người bị nhiễm HIV/AIDS ở
cộng đồng được quản lý, chăm sóc và điều trị thích hợp.
- Đến năm 2010, có 100% các cặp vợ
chồng đăng ký kết hôn được tư vấn về phòng, chống và xét nghiệm kiểm tra nhiễm
HIV.
- Đến năm 2010, 100% nhân dân hiểu
biết đúng và biết cách dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS, có thái độ tích cực tham
gia các hoạt động phòng chống HIV/AIDS ở địa phương với những hình thức khác
nhau, tiến tới xóa bỏ tình trạng kỳ thị người nhiễm HIV/AIDS ở gia đình và cộng
đồng.
1.2.4 Phòng, chống sốt xuất huyết
- Giảm tỷ lệ người mắc sốt xuất huyết
dưới 0,05% vào năm 2010. Không để dịch xảy ra và không để tử vong do sốt xuất
huyết.
- Thực hiện thường xuyên hoạt động
giám sát trọng điểm bệnh sốt xuất huyết tại các bệnh viện. Duy trì giám sát véc
tơ dengue xuất huyết, vận động cộng đồng tham gia diệt, muỗi, bọ gậy và thu gom
phế thải tại 100% xã, phường, thị trấn.
1.2.5 Phòng, chống sốt rét và bệnh ký
sinh trùng
- Không để dịch sốt rét xảy ra trên
địa bàn tỉnh, không để xảy ra tử vong do sốt rét. Giám sát định kỳ bệnh sốt
rét, triển khai các hoạt động phòng, chống sốt rét tại 100% xã, phường, thị
trấn có nguy cơ sốt rét cao.
- Quản lý, điều trị 100% số bệnh nhân
có ký sinh trùng sốt rét theo phác đồ điều trị của Bộ Y tế; phát hiện và quản
lý bệnh nhân vãng lai, tạm trú có mang ký sinh trùng sốt rét để điều trị kịp
thời.
- Đến năm 2010, có 50% số xã, phường,
thị trấn và năm 2020 có 90% số xã, phường, thị trấn triển khai chương trình
phòng, chống bệnh giun, sán. Giảm tỷ lệ mắc bệnh giun, sán trong trẻ em xuống
còn 60% và người lớn còn 40%.
1.2.6 Phòng, chống lao
- Giảm tỷ lệ mắc lao mới dưới 100.000
dân;
- Giảm AFB (+) xuống dưới 4% trong số
bệnh nhân mắc lao.
- Tỷ lệ bệnh nhân lao được điều trị
khỏi là 98% vào năm 2010 và 100% vào năm 2020;
- Tỷ lệ khám phát
hiện bệnh lao là 90% vào năm 2010 và 95% vào năm 2020.
- Đến năm 2010 đạt 100% bệnh nhân lao
được quản lý tại cộng đồng.
- Đảm bảo duy trì hằng năm có 100% trẻ
sơ sinh được tiêm chủng BCG.
- 100% số xã, phường, thị trấn có mạng
lưới phòng, chống lao. Tới năm 2010, có 60% và năm 2020 có 100% số cán bộ y tế
phụ trách chương trình phòng, chống lao được nâng cao trình độ chuyên khoa lao;
tuyến tỉnh có bác sĩ chuyên khoa I, chuyên khoa II về lao và bệnh phổi, tuyến
huyện có bác sĩ chuyên khoa I lao và bệnh phổi.
- Tăng cường trang thiết bị chẩn đoán
để nâng cao khả năng phát hiện bệnh sớm ngay tại trạm y tế xã, phường, thị trấn
và phòng khám đa khoa khu vực.
1.2.7 Phòng, chống phong
- Duy trì kết quả loại trừ phong cấp
tỉnh.
- Giảm tỷ lệ bệnh phong lưu hành xuống
còn 0,02/10.000 dân năm 2010 và 0,01/10.000 dân năm 2020.
- Giảm tỷ lệ tàn tật độ II/ bệnh nhân
mới xuống còn 15% năm 2010 và 5% năm 2020.
- Tăng tỷ lệ phát hiện bệnh sớm ngay
tại trạm y tế xã, phường, thị trấn và phòng khám đa khoa khu vực.
1.3 Bảo vệ sức khoẻ bà mẹ, trẻ em,
chăm sóc sức khoẻ sinh sản, phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em
1.3.1 Các mục tiêu chủ yếu
- Giảm tỷ lệ sinh thô còn 15‰ năm 2010
và 10‰ năm 2020.
- Tỷ suất
chết trẻ em < 1 tuổi còn 7‰ năm 2010 và < 7‰ năm 2020.
- Tỷ lệ chết trẻ em < 5 tuổi còn 25‰ vào năm 2010 và <20‰ vào năm
2020.
- Tỷ suất
chết mẹ /100.000 trẻ đẻ sống là 70/100.000 vào năm 2010.
- Tỷ lệ trẻ
sơ sinh cân nặng < 2.500g còn 2,8% vào năm 2010 và < 2,5% vào năm 2020.
- Giảm tỷ lệ
trẻ em < 5 tuổi bị suy dinh dưỡng còn 25% vào năm 2010 và dưới 15 % vào năm
2020. Không còn trường hợp suy dinh dưỡng nặng.
- Giảm tỷ lệ bướu cổ ở trẻ em 8 - 12
tuổi còn 4,6% năm 2010. Duy trì tỷ lệ hộ gia đình sử dụng muối có Iode đạt tỷ
lệ > 95% vào năm 2010 và những năm tiếp theo.
- Bà mẹ và trẻ em được chăm sóc hợp
lý, hạn chế các vấn đề sức khoẻ mới phát sinh có liên quan đến dinh dưỡng như
béo phì, khô mắt...
1.3.2 Các mục tiêu cụ thể
- Nâng cao nhận thức, từng bước thay
đổi hành vi có hại cho sức khoẻ.
- Giảm sinh, giảm nạo,
phá thai.
- Làm mẹ an toàn.
- Hạn chế các bệnh nhiễm khuẩn,
đặc biệt các nhiễm khuẩn lây nhiễm qua đường tình dục (STI), phòng,
chống lây nhiễm HIV/AIDS...
- Chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi,
đặc biệt là phụ nữ. Phát hiện và điều trị sớm ung thư vú và các ung thư khác.
- Cải thiện tình hình sức khoẻ
sinh sản, sức khoẻ tình dục của vị thành niên thông qua giáo dục, tư vấn và
cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản phù hợp với lứa tuổi.
- Nâng cao hiểu biết của
phụ nữ và nam giới về giới tính và tình dục để thực hiện đầy đủ quyền và trách
nhiệm sinh sản. Xây dựng quan hệ tình dục an toàn, có trách nhiệm, bình đẳng và
tôn trọng lẫn nhau, nhằm nâng cao sức khoẻ sinh sản và chất lượng cuộc sống.
- Người dân được nâng cao kiến thức và
thực hành dinh dưỡng hợp lý.
- Cải thiện tình hình quản lý sức khoẻ
trẻ em thông qua việc xây dựng mô hình quản lý sức khoẻ trẻ em ở nhà trẻ, mẫu
giáo và các nhóm trẻ gia đình. Khám và hướng dẫn tại gia đình cho những bà mẹ
có trẻ nguy cơ cao biết cách nuôi dưỡng, chăm sóc và theo dõi trẻ tại gia đình.
1.4. Cung cấp nước sạch và vệ sinh môi
trường
- Tới năm 2010 có 100% dân số đô thị
và 80% dân số nông thôn được cung cấp đủ nước sạch. Năm 2020, 100% dân số cả ở
thành thị và nông thôn tỉnh Sơn La được cung cấp đủ nước sạch.
- Tới năm 2010 có trên 70% số hộ gia
đình có nhà xí, nhà tắm, cống rãnh, chuồng trại hợp vệ sinh; 70% các bản, tiểu
khu đạt tiêu chuẩn vệ sinh môi trường tốt; trên 70% số cơ quan, doanh
nghiệp sản xuất, trường học bảo vệ môi trường nơi công cộng. Năm 2020, các chỉ
tiêu trên đạt >80%.
- Đến năm 2010
trên 50% số bệnh viện, 70% số nhà máy, cơ sở sản xuất liên quan đến chất độc
hại có hệ thống xử lý chất thải (bao gồm hệ thống xử lý chất thải rắn và
chất thải lỏng) đạt tiêu chuẩn. Năm 2020, các chỉ tiêu trên đạt 80%.
- Tăng cường quản lý và duy trì thường
xuyên công tác giám sát các tiêu chuẩn vệ sinh đối với nguồn nước sinh hoạt,
không khí, đất tại các khu dân cư, hệ thống xử lý rác thải và nước thải của các
xí nghiệp, nhà máy, bệnh viện, nhà hàng và nơi công cộng.
- Thu gom rác thải, chất phế thải sinh
hoạt và các khu công nghiệp và có quy chế xử lý thích hợp đạt yêu cầu vệ sinh.
1.5. Vệ sinh an toàn thực phẩm
- Tới năm 2010 cấp giấy chứng nhận và kiểm
soát thường xuyên các chỉ số cơ bản về vệ sinh an toàn thực phẩm cho trên 50%
số loại sản phẩm thực phẩm chính được sản xuất có lưu thông trên thị trường;
trên 60% các cơ sở ăn uống công cộng, khách sạn, nhà hàng và cơ sở kinh doanh,
chế biến thức ăn đường phố đảm bảo an toàn về sức khoẻ, tính mạng cho người
tiêu dùng. Năm 2020 chỉ số này đạt trên 80%.
- Tăng số lượt kiểm tra
vệ sinh an toàn thực phẩm và xét nghiệm vệ sinh các mẫu thực phẩm lên 3 lần vào
năm 2010 và 10 lần vào năm 2020 so với hiện nay.
- Giảm tỷ lệ người bị mắc ngộ độc thực phẩm.
Tới năm 2010 giảm 40% số người bị nhiễm độc thực phẩm, năm 2020 giảm là 80% so
với hiện nay; không có vụ ngộ độc có trên 30 người mắc/vụ; không có ca chết do
ngộ độc thực phẩm vào năm 2010. Đảm bảo thực hiện các quy chế vệ sinh an toàn
thực phẩm tại 100% số bếp ăn tập thể, khách sạn, nhà hàng.
- Đẩy mạnh hoạt động giáo dục truyền thông vệ
sinh an toàn thực phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất, cơ quan trường học và
cộng đồng dân cư. Tới năm 2010 có 80% số đối tượng được tiếp cận với các thông
tin về vệ sinh an toàn thực phẩm, năm 2020 là 100%.
- Tới năm 2010 có 30% và năm 2020 có 70% các
mặt hàng thực phẩm, ngũ cốc lưu hành trên thị trường được giám sát dư lượng hoá
chất độc hại và thuốc bảo vệ thực vật trong sản phẩm.
- Tới năm 2010 có 100% cán bộ y tế cấp huyện,
thị xã và cán bộ y tế cấp xã, phường, thị trấn được tập huấn về vệ sinh an toàn
thực phẩm.
1.6. Y tế lao động
- Trước năm 2010, đầu tư về nhân lực, trang
thiết bị cho tổ y tế lao động phục vụ các hoạt động vệ sinh lao động và phòng,
chống bệnh nghề nghiệp.
- Tới năm 2010, 100% xí nghiệp trên địa bàn
tỉnh được lập hồ sơ y tế xí nghiệp và khám sức khoẻ định kỳ cho người lao động;
100% số cán bộ y tế làm việc ở các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất được tập huấn
về vệ sinh an toàn lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp và tại nạn lao động.
- Phát triển mạng lưới an toàn vệ sinh lao
động tại 100% số doanh nghiệp sản xuất lớn, 60% số doanh nghiệp sản xuất vừa và
nhỏ vào năm 2010. Tới năm 2020, các chỉ số tương ứng là 100% và 80%.
- Đào tạo đồng bộ đội ngũ cán bộ y tế làm
công tác y tế lao động với cơ cấu hợp lý: 50% trình độ trên đại học, 100% trình
độ đại học vào năm 2015.
1.7. Chăm sóc sức khoẻ học đường
- Tới năm 2010 có 50% và năm 2020 có 80% số
trường tiểu học, trung học cơ sở, phổ thông trung học đạt chuẩn quốc gia về vệ
sinh lớp học, vệ sinh môi trường khu vực trường học.
- Giảm tỷ lệ trẻ mắc tật khúc xạ, gù vẹo cột
sống …
- Giảm tỷ lệ học sinh bị chết, bị thương do
tai nạn thương tích khi đi học xuống còn 50% vào năm 2010 và còn 20% vào năm
2020 so với hiện nay.
- Phát triển các chương trình chăm sóc sức
khoẻ học sinh (phòng, chống bệnh răng miệng, phòng chống tai nạn thương tích
học đường,…) tại 100% số trường học vào năm 2010.
- Tới năm 2010 có 50% và năm 2020 có 90% các
trường có cán bộ lãnh đạo và giáo viên được tham dự các lớp tập huấn về y tế
trường học chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ học sinh.
1.8. Nâng cấp và hiện đại hoá các labo xét
nghiệm
- Labo vi sinh các bệnh dịch truyền
nhiễm.
- Labo vi sinh nước thực phẩm.
- Labo hoá nước thực phẩm.
- Labo xét nghiệm sốt rét - ký sinh
trùng, côn trùng.
- Labo kiểm nghiệm độc chất, thực
phẩm, mỹ phẩm, dược phẩm.
- Labo vệ sinh lao động - bệnh nghề
nghiệp.
Tới năm 2010 có 50% và năm 2020 có
100% số labo hoàn thành việc nâng cấp, hiện đại hoá đạt chuẩn quốc gia.
1.9. Các chỉ tiêu khác
- Giảm số người hút thuốc lá xuống còn
70% vào năm 2010 và còn 40% vào năm 2020 so với hiện nay.
- Giảm số người lạm dụng rượu, bia
xuống còn 85% vào năm 2010 và còn 50% vào năm 2020 so với hiện nay.
- Giảm số người tử vong do tai nạn
giao thông trên toàn tỉnh xuống còn 60% vào năm 2010 và còn 30% so với hiện
nay; tỷ lệ tai nạn lao động tương ứng là 50% và 30%; tỷ lệ tai nạn sinh hoạt
tương ứng là 40% và 20%.
- Tăng cường phối kết hợp quân -dân y
trong phòng, chống dịch bệnh tại địa phương.
2. Quy hoạch hệ thống y tế dự phòng
2.1 Về tổ chức bộ máy
2.1.1 Kiện toàn hệ
thống y tế dự phòng tuyến tỉnh
Hệ thống y tế dự phòng tuyến tỉnh bao
gồm:
- Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh.
- Trung tâm Chăm sóc sức khoẻ sinh sản.
- Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS.
- Trung tâm Truyền thông giáo dục sức khỏe.
- Trung tâm Kiểm nghiệm thuốc - mỹ phẩm -
thực phẩm.
- Trung tâm Phòng, chống bệnh xã hội.
- Trung tâm Phòng, chống sốt rét.
- Trung tâm Nội tiết.
- Bệnh viện Phong - Da liễu (bộ phận
phòng, chống Phong).
2.1.2 Phát triển hệ
thống y tế dự phòng tại tuyến huyện, thị
Trong giai đoạn 2007 - 2010 tập
trung củng cố nâng cấp toàn diện 11 Trung tâm y tế dự phòng của huyện, thị xã
để làm nhiệm vụ: vệ sinh phòng bệnh, giám sát, phát hiện và phòng chống dịch,
kiểm soát và phòng chống HIV/AIDS, kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm, chăm
sóc sức khỏe sinh sản, truyền thông giáo dục sức khỏe và tham gia xây dựng bản,
tiểu khu, tổ dân phố văn hóa trên địa bàn.
Trung
tâm y tế dự phòng của các huyện, thị xã có các bộ phận sau đây:
-
Lãnh đạo Trung tâm.
-
02 phòng chức năng:
+
Phòng Hành chính tổng hợp.
+
Phòng Truyền thông Giáo dục sức khỏe.
-
05 khoa chuyên môn:
+
Khoa Kiểm soát dịch bệnh, HIV/AIDS.
+
Khoa An toàn vệ sinh thực phẩm - dinh dưỡng
+
Khoa Y tế công cộng.
+
Khoa Chăm sóc sức khỏe sinh sản.
+
Khoa Xét nghiệm.
*
Nhân lực và cơ cấu nhân lực:
Nhu cầu biên chế của các Trung tâm Y
tế dự phòng huyện, thị xã, trong đó định mức biên chế, cơ cấu cán bộ gồm: cán
bộ đại học và trên đại học, cán bộ cao đẳng và trung cấp, cán bộ khác…, thực
hiện theo Thông tư liên Bộ Y tế và Bộ Nội vụ.
* Cơ sở hạ tầng: Diện tích đất
xây dựng Trung tâm y tế dự phòng tuyến huyện: Tối thiểu 1.000
m2, trong đó diện tích xây dựng chiếm 60 - 75% tổng diện tích và
đủ để bố trí các phòng chức năng, khoa chuyên môn, khoa xét nghiệm và khu phụ
trợ (nhà để xe, kho tàng, nhà vệ sinh…); có hệ thống xử lý chất thải y
tế.
* Đầu tư trang
thiết bị kỹ thuật: Đảm bảo theo danh mục của Bộ Y tế quy định.
2.2 Quy hoạch về phát triển nguồn nhân
lực
Nhu cầu nhân lực cán bộ y tế dự phòng
đến năm 2010 và đến 2020:
2.2.1 Tuyến tỉnh: Đến năm 2010 có 37%
và đến năm 2020 là 50% cán bộ có trình độ sau đại học.
2.2.2 Tuyến huyện: Có ít nhất 2 cán bộ
đạt trình độ sau đại học, mỗi khoa phòng chuyên môn có ít nhất 1 cán bộ đại học
đảm bảo đủ khả năng giải quyết các vấn đề y tế dự phòng của địa phương.
B. QUY HOẠCH
MẠNG LƯỚI KHÁM, CHỮA BỆNH
Điểm b, Mục 3 về đầu tư sắp xếp mạng
lưới khám, chữa bệnh phục hồi chức năng tại Quyết định số 153/2006/QĐ-TTg ngày
30/6/2006 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ
thống y tế Việt Nam giai đoạn đến năm 2010 và tầm nhìn 2020, đã nêu rõ: "Phấn
đấu đạt 20,5 giường bệnh/10000 dân vào năm 2010 và đạt 25 giường bệnh vào năm
2020, không tính giường bệnh trạm y tế xã".
Để đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh
từng giai đoạn, hệ thống khám, chữa bệnh cần được đầu tư xây dựng theo Quyết
định số 225/2005/QĐ-TTg ngày 15/9/2005 của Thủ tướng Chính phủ.
Hiện tại : Dân số của tỉnh là
1.007 ngàn người.
Tổng số giường bệnh là 1.840.
Số giường bệnh/10.000 dân đạt 18,8.
Tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên là
1,59%, cứ mỗi năm dân số Sơn La tăng thêm là 15,3 ngàn người. Với mạng lưới
khám, chữa bệnh như vậy bước đầu đã khắc phục khó khăn đáp ứng được công tác
khám, chữa bệnh cho nhân dân.
*
Đến năm 2010 :
Với tốc độ phát triển dân số tự nhiên là 1,39%, dự báo dân số của tỉnh là:
1.070 ngàn người, số giường bệnh phải đạt là 2.213 giường. Định mức biên chế
thực hiện theo thông tư hướng dẫn của liên Bộ Y tế và Bộ Nội vụ.
* Đến năm 2015: Tốc độ phát
triển dân số tự nhiên là 1,39%, dự báo dân số của tỉnh là 1.164 nghìn người, số
giường bệnh phải đạt là 2.780 giường. Định mức biên chế thực hiện theo thông tư
hướng dẫn của liên Bộ Y tế và Bộ Nội vụ.
* Đến năm 2020 : Tốc
độ phát triển dân số tự nhiên là 0,7%, dự báo dân số của tỉnh là 1.242 nghìn
người, số giường bệnh phải đạt là 3.122 giường. Định mức biên chế thực hiện
theo thông tư hướng dẫn của liên Bộ Y tế và Bộ Nội vụ.
1. Quy hoạch chi tiết
tuyến tỉnh
1.1. Bệnh viện
đa khoa tỉnh 300 giường:
- Giai đoạn từ 2007 - 2010: nâng lên
thành 350 giường.
- Giai đoạn từ 2011 - 2015: duy trì
350 giường.
- Giai đoạn từ 2016 - 2020: khu vực
này chuyển thành các bệnh viện chuyên khoa: Phụ - Sản, Mắt, Tai - Mũi - Họng,
Nội tiết…
1.2. Xây dựng
xong Bệnh viện đa khoa Sơn La 500 giường:
- Giai đoạn từ 2007 - 2010: hoàn thiện
các bước chuẩn bị xây dựng.
- Giai đoạn từ 2011 - 2015: xây dựng
xong và đưa vào sử dụng.
1.3. Bệnh viện Điều dưỡng phục hồi
chức năng 60 giường:
- Giai đoạn từ 2007 - 2010: nâng lên
thành 100 giường.
- Giai đoạn từ 2011 - 2015: nâng lên
thành 120 giường.
- Giai đoạn từ 2016 - 2020: nâng lên
thành 150 giường.
1.4.
Bệnh viện Y học cổ truyền 100 giường:
- Giai đoạn từ 2007 - 2010: nâng lên
thành 150 giường.
- Giai đoạn từ 2011 - 2020: duy trì
công suất 150 giường.
1.5. Bệnh viện Lao và
bệnh phổi 100 giường:
- Giai đoạn 2007 - 2015: duy trì công
suất 100 giường.
- Giai đoạn từ 2016 - 2020: nâng lên
thành 120 giường.
1.6. Bệnh viện phong - da liễu 30
giường:
- Giai đoạn từ 2007 - 2010: nâng lên
thành 50 giường.
- Giai đoạn từ 2011 - 2015: duy trì
công suất 50 giường.
- Giai đoạn từ 2016 - 2020: nâng lên
thành 70 giường.
1.7. Bệnh viện Đa
khoa khu vực Phù Yên 170 giường (bao gồm 4 phòng khám đa khoa khu
= 50 giường):
- Đến năm 2010, dân số của huyện sẽ là
112.551 người:
+ Nhu cầu giường bệnh là: 230 giường.
+ Số bác sĩ: 79 người.
- Đến năm 2015, dân số của huyện sẽ là
121.428 người:
+ Nhu cầu giường bệnh là: 250 giường.
+ Số bác sĩ: 92 người.
- Đến năm 2020, dân số của huyện sẽ là
130.192 người:
+ Nhu cầu giường bệnh là: 280 giường.
+ Số bác sĩ: 104 người.
2. Quy hoạch
chi tiết tuyến huyện
1. Huyện
Quỳnh Nhai hiện có 100 giường
- Đến năm 2010, dân số của huyện sẽ là
71.354 người:
+ Nhu cầu giường bệnh là:
100 giường.
+ Số bác sĩ: 25 người.
- Đến năm 2015, dân số của huyện sẽ là
76.982 người:
+ Nhu cầu giường bệnh là:
120 giường.
+ Số bác sĩ: 30 người.
- Đến năm 2020, dân số của huyện sẽ là
82.537 người:
+ Nhu cầu giường bệnh là:
150 giường.
+ Số bác sĩ: 38 người.
2. Huyện Mường La hiện có 90 giường
- Đến năm 2010, dân số của huyện sẽ là
89.946 người:
+ Nhu cầu giường bệnh là:
120 giường.
+ Số bác sĩ: 30 người.
- Đến năm 2015, dân số của huyện sẽ là
97.041 người:
+ Nhu cầu giường bệnh là:
130 giường.
+ Số bác sĩ: 33 người.
- Đến năm 2020, dân số của huyện sẽ là
104.044 người:
+ Nhu cầu giường bệnh là:
150 giường.
+ Số bác sĩ: 38 người.
3. Huyện
Thuận Châu hiện có 120 giường
- Đến năm 2010, dân số của huyện sẽ là
147.783 người:
+ Nhu cầu giường bệnh là:
200 giường.
+ Số bác sĩ: 50 người.
- Đến năm 2015, dân số của huyện sẽ là
159.440 người:
+ Nhu cầu giường bệnh là:
200 giường.
+ Số bác sĩ: 52 người.
- Đến năm 2020, dân số của huyện sẽ là
170.946 người:
+ Nhu cầu giường bệnh là:
220 giường
+ Số bác sĩ: 55 người.
4. Huyện Bắc
Yên hiện có 80 giường
- Đến năm 2010, dân số của huyện sẽ là
55.186 người:
+ Nhu cầu giường bệnh là:
80 giường.
+ Số bác sĩ: 20 người.
- Đến năm 2015 duy trì công suất 80
giường.
- Đến năm 2020, dân số của huyện sẽ là
63.835 người:
+ Nhu cầu giường bệnh là:
100 giường.
+ Số bác sĩ: 25 người.
5. Huyện Phù Yên: (đã
nêu chi tiết tại mục 1.7)
6. Huyện Mai
Sơn hiện có 180 giường
- Đến năm 2010, dân số của huyện sẽ là
136.129 người:
+ Nhu cầu giường bệnh là:
200 giường.
+ Số bác sĩ: 50 người.
- Đến năm 2015, duy trì công suất 200
giường.
- Đến năm 2020, dân số của huyện sẽ là
157.465 người:
+ Nhu cầu giường bệnh là: 200 giường.
+ Số bác sĩ: 50 người.
7. Huyện Sông Mã hiện có 130 giường
- Đến năm 2010, dân số của huyện sẽ là
121.413 người:
+ Nhu cầu giường bệnh là: 180
giường.
+ Số bác sĩ: 45 người.
- Đến năm 2015, dân số của huyện sẽ là
130.898 người:
+ Nhu cầu giường bệnh là: 190
giường.
+ Số bác sĩ: 48 người.
- Đến năm 2020, dân số của huyện sẽ là
140.443 người:
+ Nhu cầu giường bệnh là: 200 giường.
+ Số bác sĩ: 50 người.
8. Huyện Yên
Châu hiện có 80 giường
- Đến năm 2010, dân số của huyện sẽ là
69.196 người:
+ Nhu cầu giường bệnh là: 100
giường.
+ Số bác sĩ: 25 người.
- Đến năm 2015, dân số của huyện sẽ là
74.654 người:
+ Nhu cầu giường bệnh là: 150
giường.
+ Số bác sĩ: 40 người.
- Đến năm 2020, dân số của huyện sẽ là
80.042 người:
+ Nhu cầu giường bệnh là: 200 giường.
+ Số bác sĩ: 50 người.
9. Huyện Mộc
Châu (tính chung cả 2 bệnh viện, có phụ lục chi tiết kèm theo) hiện có
230 giường
- Đến năm 2010, dự kiến tách huyện Mộc
Châu thành thị xã Mộc Châu và huyện Mộc Hạ:
+ Dân số của Thị xã sẽ là 70.766
người:
. Nhu cầu giường bệnh là: 140 giường (bệnh
viện huyện).
. Số bác sĩ: 38 người.
+ Dân số của huyện là: 84.000 người:
. Nhu cầu giường bệnh là: 180 giường (bệnh
viện nông nghiệp Mộc Châu).
. Số bác sĩ: 25 người.
- Đến năm 2015:
+ Dân số của Thị xã sẽ là 78.000
người:
. Nhu cầu giường bệnh là: 150 giường (bệnh
viện huyện).
. Số bác sĩ: 43 người.
+ Dân số của huyện là: 92.000 người:
. Nhu cầu giường bệnh là: 190 giường (bệnh
viện nông nghiệp Mộc Châu).
. Số bác sĩ: 32 người.
- Đến năm 2020:
+ Dân số của Thị xã sẽ là 86.100
người:
. Nhu cầu giường bệnh là: 160 giường (bệnh
viện huyện).
. Số bác sĩ: 45 người.
+ Dân số của huyện là: 100.000 người.
. Nhu cầu giường bệnh là: 200 giường (bệnh
viên nông nghiệp Mộc Châu).
. Số bác sĩ: 38 người.
10. Huyện Sốp
Cộp hiện có 70 giường
- Đến năm 2010, dân số của huyện sẽ là
39.012 người:
+ Nhu cầu giường bệnh là: 80
giường.
+ Số bác sĩ: 18 người.
- Đến năm 2015, dân số của huyện sẽ là
42.089 người:
+ Nhu cầu giường bệnh là: 90
giường.
+ Số bác sĩ: 22 người.
- Đến năm 2020, dân số của huyện sẽ là
45.127 người:
+ Nhu cầu giường bệnh là: 100 giường.
+ Số bác sĩ: 25 người.
* Kết quả theo quy
hoạch
- Đến năm 2010 cả tỉnh có 19 bệnh viện
công lập, với 2.280 giường bệnh, trung bình đạt 20,5 giường bệnh/10.000 dân.
- Đến năm 2015 cả tỉnh có 19 bệnh viện
công lập, với 2.780 giường bệnh, trung bình đạt 23 giường bệnh/10.000 dân.
- Đến năm 2020 (trên cơ sở Bệnh
viện đa khoa tỉnh hiện nay thành lập mới các bệnh viện chuyên khoa gồm chuyên
khoa Phụ - Sản, Mắt, Nội tiết…), cả tỉnh có 3.120 giường bệnh, trung bình
đạt 25 giường bệnh/10.000 dân.
- Số bác sĩ tại các cơ sở khám, chữa
bệnh từ 240 người năm 2006 lên 326 người năm 2010, 366 người năm 2015 và 413
người năm 2020, tỷ lệ bác sĩ/điều dưỡng =1/4; tối thiểu mỗi cơ sở khám, chữa
bệnh có từ 1 - 4 dược sĩ đại học.
(Số liệu chi tiết tại phụ lục số 6, 7,
8, 9, 10)
C. QUY HOẠCH
PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI DƯỢC
1. Hệ thống quản lý nhà nước
- Mô hình tổ chức ngành dược theo mô
hình của Bộ Y tế quy định.
- Kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý
dược. Củng cố tổ chức và đổi tên phòng quản lý dược thành phòng quản lý dược
phẩm, an toàn vệ sinh thực phẩm, mỹ phẩm; củng cố hệ thống
thanh tra chuyên ngành dược của Sở Y tế và cộng tác viên thanh tra tại các
tuyến.
- Cải cách hệ thống quản lý dược theo tinh thần cải cách
hành chính nhà nước: giảm đầu mối, nâng cao hiệu quả, sử dụng công nghệ thông
tin trong quản lý...
- Nâng cao chất lượng công tác quản lý nhà nước về dược: tổ
chức kiểm tra, giám sát, thanh tra việc thực hiện quy chế, các thường quy kỹ
thuật và hệ thống tiêu chuẩn về dược, đảm bảo chất lượng thuốc, phòng chống
thuốc giả. Tăng cường kiểm tra, giám sát hành nghề dược, quản lý thông tin, quảng
cáo thuốc. Chuẩn hoá các hoạt động quản lý, sản xuất và kinh doanh thuốc, tiến
tới đạt các tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế.
- Tăng cường công tác quản lý cung ứng
thuốc, chuẩn hoá về cơ sở vật chất của các cơ sở kinh doanh thuốc và mỹ phẩm,
đưa tiêu chuẩn “Thực hành nhà thuốc tốt” vào việc tuyên truyền, đánh giá các cơ
sở kinh doanh bán lẻ thuốc.
2. Hệ thống
cung ứng thuốc
- Kiện toàn và sắp xếp hợp lý mạng lưới cung ứng thuốc từ
tỉnh đến huyện, xã.
Để tăng cường hoạt động cung ứng thuốc
trên địa bàn toàn tỉnh, trước hết cần kiện toàn và sắp xếp lại mạng lưới cung
ứng thuốc, áp dụng tiêu chuẩn phân phối thuốc tốt (GDP) và tiêu chuẩn
thực hành tốt nhà thuốc (GPP) cho các đơn vị bán buôn, bán lẻ thuốc
nhằm tăng khả năng tiếp cận của người sử dụng và cung ứng đủ thuốc cho công tác
phòng bệnh, chữa bệnh của nhân dân với chất lượng đảm bảo và giá cả hợp lý.
Tất cả các trạm y tế xã phải có tủ
thuốc hoặc các đại lý thuốc nhằm đảm bảo nhu cầu thuốc thiết yếu cho công tác
điều trị.
- Rà soát phương thức, cơ chế hoạt
động cung ứng thuốc, đảm bảo tính công bằng trong khả năng tiếp cận các
dịch vụ cung ứng thuốc và đáp ứng nhu cầu thuốc thiết yếu cho mọi người dân.
Phát triển hệ thống cung ứng thuốc cho ngoại thành, đảm bảo cung ứng đủ thuốc
có chất lượng cho nhân dân ngoại thành, đặc biệt là các vùng khó khăn.
3. Đảm bảo chất lượng thuốc
- Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm
soát và giám sát chất lượng thuốc ở tất cả các khâu: chuẩn bị sản xuất, quá
trình sản xuất, tồn trữ, bảo quản, lưu thông, phân phối, sử dụng.
- Đầu tư xây dựng mới Trung
tâm Kiểm nghiệm thuốc - mỹ phẩm - thực phẩm, bổ sung trang thiết bị, đủ điều
kiện đạt tiêu chuẩn hệ thống quản lý chất lượng GLP.
4. Hệ thống dược bệnh viện
- Tổ chức, biên chế, cơ sở vật chất,
trang thiết bị...
- Đảm bảo cung ứng đủ thuốc theo yêu
cầu điều trị trong bệnh viện đồng thời nâng cao vai trò tư vấn của dược trong
thực hành điều trị. Cung cấp đầy đủ và kịp thời các thông tin về thuốc và thực
hành tốt công tác dược lâm sàng.
- Chuẩn hoá các khoa dược bệnh viện về
cơ sở vật chất, trang thiết bị nhằm đảm bảo nhu cầu thuốc với chất lượng cao
cho điều trị. Cải tạo kho thuốc của khoa dược các bệnh viện. Đầu tư thiết bị
điều hoà, thiết bị hút ẩm, thiết bị phòng hoả, thiết bị lạnh bảo quản vacxin,
sinh phẩm. Đầu tư hệ thống tủ bảo quản thuốc độc, thuốc gây nghiện theo đúng
qui định.
- Tin học hoá trong việc quản lý và sử
dụng thuốc.
- Tăng cường vai trò của dược lâm
sàng, tư vấn sử dụng thuốc, thu thập thông tin, theo dõi các phản ứng có hại
của thuốc, góp phần nâng cao chất lượng điều trị bằng thuốc, tạo điều kiện nâng
cao kiến thức sử dụng thuốc và đào tạo tại chỗ cán bộ.
- Giám sát tình hình kháng sinh trong
bệnh viện. Tổ chức nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực dược bệnh viện, tham gia
tích cực vào quá trình đào tạo các loại hình nhân lực dược.
5. Hệ thống sản xuất thuốc
- Khôi phục lại và nâng cao hệ sản
xuất thuốc Công ty cổ phần dược và vật tư y tế Sơn La, tăng tỷ trọng doanh thu
từ sản xuất thuốc trong tổng doanh thu của công ty, xây dựng chiến lược mặt
hàng phù hợp đáp ứng nhu cầu về thuốc trên địa bàn của tỉnh, từng bước tổ chức
tiếp cận thị trường thuốc trong nước và hội nhập quốc tế.
- Đầu tư dây chuyền sản xuất, đạt tiêu
chuẩn thực hành sản xuất thuốc tốt (GMP). Đa dạng hoá các loại hình
doanh nghiệp nhằm huy động nguồn lực và phát huy tính năng động trong sản xuất,
kinh doanh. Có chính sách khuyến khích tư nhân đầu tư vào lĩnh vực sản xuất
thuốc.
- Xây dựng mới khu sản xuất
và tồn trữ thuốc đạt tiêu chuẩn hệ thống quản lý chất lượng WHO. Diện tích đất
cần xây dựng: 50.000 m2.
+ Xây
dựng 02 phân xưởng sản xuất: thuốc viên và thuốc đông dược. Yêu cầu công nghệ
đạt tiêu chuẩn hệ thống quản lý chất lượng GMP của WHO.
+ Xây dựng hệ thống kho tồn
trữ thuốc. Yêu cầu công nghệ đáp ứng hệ thống quản lý chất lượng GSP.
- Giai đoạn 2007 - 2010: xây
dựng hệ thống kho tồn trữ thuốc đạt tiêu chuẩn hệ thống quản lý chất lượng GSP.
- Giai đoạn 2011 - 2015: xây
dựng phân xưởng thuốc viên và đông dược đạt tiêu chuẩn hệ thống quản lý chất lượng
GMP.
- Năm 2016 - 2020: đầu tư
nâng cao chất lượng, xây dựng mở rộng sản xuất thuốc đảm bảo tiêu chuẩn hệ
thống quản lý chất lượng GMP.
6. Hệ thống dược y học cổ truyền
- Khuyến khích trồng và sử dụng thuốc
đông dược tại tất cả các tuyến, đặc biệt là tại tuyến xã khi tất cả các trạm y
tế xã đều đã có vườn thuốc nam. Tăng cường việc chế biến, sản xuất và kinh
doanh thuốc đông dược, phát huy thế mạnh sẵn có của các cơ sở nhà nước và tư
nhân tham gia sản xuất và cung ứng thuốc y học cổ truyền.
- Thành lập Công ty đông dược hoặc bộ
phận chuyên sản suất và cung ứng thuốc đông dược của Công ty cổ phần dược - vật
tư y tế Sơn La với đầu tư thiết bị kỹ thuật hiện đại trong chế biến, sản xuất
thuốc từ dược liệu.
7. Nhân lực và đào tạo nguồn nhân lực
dược
Từng bước chuẩn hoá đội ngũ cán bộ
dược, nhất là dược tuyến xã. Sử dụng hợp lý nguồn nhân lực dược, thực hiện đào
tạo theo địa chỉ để khắc phục sự mất cân đối nguồn nhân lực dược giữa các vùng
trong tỉnh.
8. Thông tin và quản lý thông tin
thuốc
Tăng cường việc giám sát thực hiện quy
chế thông tin quảng cáo thuốc sẽ được triển khai trong các đơn vị y tế và các
đơn vị kinh doanh thuốc trong tỉnh.
Cung cấp thông tin dược lâm sàng đầy
đủ và cập nhật cho các cơ sở y tế trên địa bàn. Thực hiện theo dõi ADR thường
xuyên và duy trì chế độ báo cáo với Trung tâm ADR tại Hà Nội.
9. Nhu cầu đầu tư phát triển lĩnh vực
dược
Để thực hiện các nội dung của quy
hoạch phát triển hệ thống dược tỉnh Sơn La đến 2020 cần có kinh phí như sau:
- Công tác quản lý Dược: gồm kinh phí
quản lý dược trong toàn ngành, công tác quản lý thông tin thuốc, thanh tra
dược, tập huấn quy chế chuyên môn, đào tạo lại nhân lực dược.
-
Cung ứng và sản xuất thuốc:
Công ty cố phần Dược-Vật tư y tế Sơn
La:
+ Xây dựng kho thuốc đạt tiêu chuẩn
GSP.
+ Xây dựng phân xưởng sản xuất thuốc
viên đạt GMP.
+ Xây dựng phân xưởng sản xuất thuốc y
học dân tộc.
+ Xây dựng một số hiệu thuốc đạt GPP.
- Đảm bảo chất lượng thuốc: xây dựng
Trung tâm kiểm nghiệm đạt chuẩn GLP.
-
Công tác dược bệnh viện: nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các khoa
dược bệnh viện, đảm bảo yêu cầu bảo quản thuốc và trang thiết bị y tế.
- Thông tin và quản lý thông tin về
thuốc.
- Công tác đào tạo.
- Dược học cổ
truyền: kinh phí cho công tác nghiên cứu, sưu tầm các bài thuốc
và nâng cấp mở rộng các vườn thuốc nam, vùng dược liệu: vùng trồng Quế tại xã
Mường Gio, Tân Lang, Mường Lang, Mường Cơi, Mường Thải thuộc huyện Phù Yên;
vùng trồng hoa Hoè, Nghệ tại xã Chiềng Pha huyện Thuận Châu.
- Nâng cấp cơ sở vật chất của các điểm
bán thuốc.
D. QUY HOẠCH MẠNG
LƯỚI Y TẾ XÃ
1. Các chỉ tiêu
- Trạm y tế xã bảo đảm đủ khả
năng thực hiện các nhiệm vụ: chẩn đoán, điều trị ban đầu các bệnh thường gặp,
cấp cứu thông thường và sơ cứu ban đầu các tai nạn, thương tích trong xã. Thực
hiện quản lý các bệnh xã hội trong xã theo sự phân công, phân cấp của y tế huyện
và tỉnh.
- Biên chế, cơ
cấu chuyên môn trạm y tế xã đảm bảo theo quy định của Bộ Y tế.
- Mỗi bản trung bình có từ 1 - 2 nhân
viên y tế hoạt động, đạt trình độ từ sơ học y trở lên.
- Đối với các doanh nghiệp, công -
nông trường, xí nghiệp có số lượng công nhân từ 200 đến dưới 500 người thì phải
có từ 1 - 3 cán bộ y tế phục vụ. Các doanh nghiệp, nhà máy có từ 500 công nhân
trở lên thì phải thành lập trạm y tế có bác sĩ phục vụ. Các cơ sở sản xuất có
từ 50 người đến dưới 200 người thì cần có 01 cán bộ y tế với trình độ từ trung
học y trở lên phục vụ.
- Đối với các trường phổ thông từ tiểu
học đến trung học phổ thông, mỗi trường phải có từ 1 - 2 cán bộ y tế phục vụ,
trong đó ít nhất có 1 cán bộ đạt trình độ từ trung học y trở lên. Đối với
trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp cần có trạm y tế cơ sở từ 2 -
3 cán bộ y tế, trong đó có ít nhất 1 bác sĩ phục vụ.
- Duy trì tỷ lệ 100% trạm y tế có nữ
hộ sinh hoặc y sĩ sản nhi.
- 100% trạm y tế xã có phòng khám,
chữa bệnh bằng y dược học cổ truyền. Tăng tỷ lệ trạm y tế xã có cán bộ chuyên
trách y dược học cổ truyền lên 70% vào năm 2010, 100% vào năm 2020.
- Đến năm 2010, phấn đấu số trạm y tế
xã có bác sĩ, có đủ trang thiết bị y tế phục vụ khám, chữa bệnh; 70% trạm y tế
xã là nhà mái bằng kiên cố và có phòng sản, thủ thuật đạt yêu cầu của Bộ Y tế;
70% trạm y tế xã có nguồn nước hợp vệ sinh.
- Tăng tỷ lệ 70% số trạm y tế xã đạt
chuẩn quốc gia về y tế xã vào năm 2010, 60% số trạm y tế xã có bác sĩ.
- Đến năm
2015 tăng tỷ lệ 98% số xã đạt chuẩn quốc gia về y tế xã, 95% số trạm y tế xã có
bác sĩ.
- Đến 2020
toàn bộ các trạm y tế xã có bác sĩ, chuẩn hoá các cán bộ trạm đạt trình độ từ
trung học trở lên, đủ điều kiện để giải quyết được một số bệnh chuyên khoa
thông thường với kỹ thuật cơ bản, thường quy như: mắt, tai, mũi, họng, răng và
sức khoẻ sinh sản, sức khỏe trẻ em...
2. Nội dung quy hoạch
2.1 Tổ chức mạng lưới y tế cơ sở và
phát triển nhân lực y tế (số liệu chi tiết tại phụ lục số 05)
Tính
đến 31/12/2006 toàn tỉnh có 201 trạm y tế xã. Năm 2007 có thêm 02 trạm y tế xã
mới thành lập: Tân Xuân và Chiềng Xuân thuộc huyện Mộc Châu.
-
Đảm bảo đủ nhân lực y tế cho trạm y tế xã theo quy định và hàng năm được đào
tạo, cập nhật kiến thức mới phù hợp với nhiệm vụ được giao. Các xã có dân số
trên 10.000 dân được tăng thêm biên chế hoặc tuyển hợp đồng.
-
Năm 2010 phấn đấu 60% trạm y tế xã có bác sỹ.
- Duy trì 100% số trạm y tế xã có nữ
hộ sinh trung học hoặc y sĩ sản nhi đến năm 2010 và những năm tiếp theo.
- Y tế thôn bản:
Nhân viên y tế bản hoạt động theo chức
năng, nhiệm vụ do Bộ Y tế quy định; được đào tạo và trang bị phương tiện chuyên
môn theo quy định.
Phát triển đội ngũ tình nguyện viên y
tế của các bản và huy động nhân viên của các tổ chức chính trị - xã hội ở địa
phương để tham gia vào công tác nâng cao sức khỏe cho người dân tại cộng đồng.
Đến năm 2010 phấn đấu 100% bản có y tế
bản hoạt động; 100% nhân viên y tế bản được đào tạo, trang bị phương tiện
chuyên môn theo quy định.
Đến năm 2015, 70% nhân viên y tế bản
có trình độ trung học y tế trở lên.
Đến năm 2020, 100% nhân viên y tế bản
có trình độ trung học y tế trở lên và được hưởng trợ cấp ngày càng tốt hơn từ
ngân sách nhà nước và đóng góp của cộng đồng theo quy định.
2.2 Cơ sở vật chất, trang thiết bị y
tế
2.2.1 Về XDCB: (Số liệu chi tiết
tại phụ lục số 04)
- Giai đoạn 2007 - 2010: Lựa chọn
những trạm y tế có một trong những tiêu chí sau được xem xét đưa vào danh mục
đầu tư:
+ Những xã chưa có trạm y tế (bao
gồm 05 trạm y tế thị trấn: Thuận Châu, Yên Châu, Mộc Châu, Bắc Yên, Sông Mã; 02
xã mới thành lập; 14 xã di rời của dự án thuỷ điện Sơn La...).
+ Những trạm y tế là nhà tạm.
+ Những trạm y tế là nhà cấp IV kiên
cố nhưng đã qua sử dụng nhiều năm, hiện đã xuống cấp nghiêm trọng.
- Giai đoạn 2011 - 2015: tất cả những
trạm y tế chưa đạt chuẩn quốc gia đều được xem xét đưa vào danh mục đầu tư xây
dựng.
- Giai đoạn 2016 - 2020: Tiếp tục đầu
tư xây dựng các trạm còn lại và nối tiếp giai đoạn trước; duy tu, sửa chữa các
trạm đã hoàn thiện.
2.2.2 Về trang thiết bị y tế: từng
bước đầu tư trang thiết bị y tế hiện đại phù hợp cho trạm y tế, đến năm 2010 có
20% trạm y tế được trang bị máy siêu âm, đến 2015 là 50% và 100% vào năm 2020.
- Giai đoạn 2007 - 2010: đầu tư trang
thiết bị y tế theo danh mục quy định, ưu tiên các trạm y tế xã có bác sĩ.
- Giai đoạn 2011 - 2015: tiếp tục đầu
tư trang thiết bị cho các trạm y tế xã còn lại.
- Giai đoạn 2016 - 2020: tiếp tục đầu
tư các trạm chưa được đầu tư ở giai đoạn trước, duy tu, nâng cấp, hiện đại hoá
các trang thiết bị.
2.2.3 Tài chính cho y tế xã, phường,
thị trấn
- Nguồn vốn: Nguồn vốn được huy
động từ các nguồn:
+ Ngân sách Trung ương bổ sung có mục
tiêu cho địa phương.
+ Ngân sách từ chương trình 135 (kéo
dài) và các chương trình, dự án khác có đầu tư cho y tế xã.
+ Ngân sách địa phương và các nguồn
ngân sách hợp lệ khác.
- Nội dung đầu tư:
+ Đầu tư xây dựng cơ sở trạm y tế.
+ Đầu tư trang thiết bị trạm y tế.
Danh mục trang thiết bị đầu tư bổ sung được xác lập trên cơ sở trình độ sử dụng
của cán bộ y tế xã.
+ Đầu tư cho đào tạo cán bộ y tế xã và
cán bộ y tế bản.
E. TRUNG TÂM GIÁM
ĐỊNH Y KHOA VÀ TRUNG TÂM Y PHÁP
Từ nay đến năm 2010 được đầu tư xây
dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị, đào tạo cán bộ đảm bảo thực hiện chức năng
nhiệm vụ được giao.
G. TRƯỜNG TRUNG HỌC Y
TẾ SƠN LA
Phấn đấu đến năm 2010 xây dựng và
hoàn chỉnh đề án nâng cấp Trường trung học y tế Sơn La thành trường Cao đẳng y
tế Sơn La, đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho ngành y tế.
Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị,
phát triển đội ngũ giảng viên, giáo viên; chuẩn hóa đội ngũ giảng viên, giáo
viên tại trường nhằm đáp ứng đào tạo đảm bảo số lượng và chất lượng cán bộ y,
dược, điều dưỡng và nữ hộ sinh.
Từ năm 2011 - 2015 - 2020 duy trì đào
tạo chuyên sâu, phối hợp với trường Đại học Tây Bắc đào tạo cán bộ đại học và
trên đại học chuyên ngành y, dược đáp ứng nhu cầu cán bộ tại các tuyến trên địa
bàn tỉnh, các tỉnh trong khu vực và nước bạn Lào.
H. XÃ HỘI HOÁ CÁC
HOẠT ĐỘNG Y TẾ
-
Xây dựng cơ chế ưu đãi đầu tư thu hút loại hình kinh tế tư nhân xây dựng các cơ
sở khám, chữa bệnh có đăng ký giường bệnh.
-
Cải cách thủ tục hành chính liên quan đến thực hiện bảo hiểm y tế nhằm thu hút
người dân tham gia bảo hiểm y tế.
- Liên kết với các trường đại học mở
các loại hình đào tạo đại học và trên đại học theo hình thức “nhà nước và nhân dân cùng làm”.
IV.
LỘ TRÌNH THỰC HIỆN QUY HOẠCH
1. Giai đoạn
2007 - 2010
- Hoàn thiện việc đầu
tư xây dựng và kiện toàn bộ máy các Trung tâm y tế dự phòng tuyến huyện, Trung
tâm Phòng chống HIV/AIDS. Tiếp tục nâng cấp các trung tâm y tế dự phòng tuyến
tỉnh.
- Hoàn thiện việc đầu
tư xây dựng và cung cấp trang thiết bị cho trung tâm kiểm nghiệm thuốc - mỹ
phẩm - thực phẩm đạt chuẩn GLP.
- Nâng cấp Trường
trung học y tế Sơn La thành trường Cao đẳng y tế.
- Tập trung đầu tư
dứt điểm Dự án nâng cấp các bệnh viện huyện: Mường La, Sông Mã, Thuận Châu,
Bệnh viện điều dưỡng - phục hồi chức năng, Bệnh viện đa khoa tỉnh, Bệnh viện đa
khoa khu vực Phù Yên.
- Hoàn chỉnh các thủ
tục phê duyệt dự án đầu tư và xúc tiến đầu tư xây dựng Bệnh viện đa khoa Sơn La
500 giường tại xã Chiềng Sinh - thị xã Sơn La.
- Xây dựng đề án nâng
cao năng lực công tác chống nhiễm khuẩn trong các bệnh viện.
- Hoàn thiện nối mạng các đơn vị trong
ngành và mạng Internet.
- Hoàn thiện việc đầu
tư xây dựng các bệnh viện huyện và bệnh viện đa khoa khu vực, Bệnh viện phong -
da liễu.
- Tiếp tục đầu tư các
công trình y tế chưa hoàn thành trong giai đoạn 2006 - 2007, đầu tư các công
trình khác được quy định trong Quy hoạch đến năm 2010.
- Đầu tư nâng cấp các
trạm y tế xã, cung cấp trang thiết bị đầy đủ theo quy định của Bộ Y tế, tăng
cường đào tạo cán bộ của các trạm y tế xã và đảm bảo các điều kiện để 70% các
trạm y tế xã đạt chuẩn quốc gia vào năm 2010.
- Thành lập và xây
mới 02 trạm y tế tại 02 xã mới được chia tách: Tân Xuân và Chiềng Xuân của
huyện Mộc Châu.
- Xây mới, cung cấp
trang thiết bị và bố trí đủ cán bộ y tế cho các trạm y tế xã tại các xã di dân
tái định cư thuỷ điện Sơn La (có phụ lục kèm theo).
2. Giai đoạn
2011 - 2015
- Tiếp tục đầu tư
nâng cấp hệ thống y tế dự phòng tuyến tỉnh, huyện.
- Đầu tư nâng cấp các
bệnh viện chuyên khoa tuyến tỉnh, các bệnh viện đa khoa huyện, tiếp tục hoàn
thiện đưa vào sử dụng Bệnh viện đa khoa Sơn La 500 giường nhằm đáp ứng nhu cầu
bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân.
-
Tiếp tục đầu tư nâng cấp các trạm y tế xã, cung cấp trang thiết bị đầy đủ theo
quy định của Bộ Y tế, tăng cường đào tạo cán bộ của các trạm y tế xã và đảm bảo
các điều kiện để 98% các trạm y tế xã đạt chuẩn quốc gia vào năm 2015.
3. Giai đoạn 2016 - 2020
-
Tiếp tục đầu tư nâng cấp, hoàn thiện hệ thống y tế dự phòng các tuyến.
-
Tiếp tục đầu tư nâng cấp, hoàn thiện các bệnh viên chuyên khoa tuyến tỉnh, các
bệnh viện đa khoa huyện, bệnh viện vùng nhằm đáp ứng nhu cầu bảo vệ, chăm sóc
và nâng cao sức khoẻ nhân dân.
- Củng cố và duy
trì kết quả đạt chuẩn quốc gia về y tế xã trên địa bàn toàn tỉnh, đến năm 2020
phấn đấu 100% xã trong toàn tỉnh đạt chuẩn quốc gia về y tế.
V. CÁC GIẢI PHÁP
1. Các giải pháp tài chính - đầu tư
- Nguồn ngân sách theo Quyết định số
225/2005/QĐ-TTg ngày 15/9/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án
nâng cấp bệnh viện huyện và bệnh viện đa khoa khu vực giai đoạn 2005 - 2008.
- Cân đối tỷ lệ đầu tư từ ngân sách
nhà nước về y tế cho y tế dự phòng, khám, chữa bệnh, dược và y tế cơ sở phù hợp
phát triển của từng nội dung theo từng giai đoạn phù hợp với điều kiện thực tế
tại địa phương.
- Bảo đảm kinh phí để thực hiện chính
sách của Nhà nước về khám, chữa bệnh cho người có công với cách mạng, người
nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi và các đối tượng chính sách xã hội.
- Từng bước chuyển đổi việc nhà nước
cấp kinh phí cho hoạt động thường xuyên của các cơ sở khám, chữa bệnh sang cấp
trực tiếp cho đối tượng thụ hưởng sử dụng dịch vụ y tế thông qua các hình thức
bảo hiểm y tế.
- Tăng cường hợp tác trong nước và
nước ngoài nhằm tranh thủ nguồn vốn đầu tư cho lĩnh vực y tế.
- Thực hiện xã hội hoá lĩnh vực y tế
theo Nghị quyết số 05/2005/NQ-CP ngày 18/4/2005 của Chính phủ.
- Thực hiện cơ chế tự chủ đối với các
cơ sở khám, chữa bệnh theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính
phủ quy
định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy,
biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập nhằm phát huy tính
năng động, sáng tạo và nâng cao tinh thần trách nhiệm của cơ sở.
- Quản lý, sử dụng các nguồn tài chính
đầu tư cho y tế đúng mục đích, đạt hiệu quả cao.
- Khái toán tổng mức
đầu tư: Giai
đoạn đến 2010: 1.082,914 tỷ đồng.
Giai đoạn 2011 - 2015: 720.300 tỷ
đồng.
Giai đoạn 2016 - 2020: 821.850 tỷ
đồng.
(có số liệu chi tiết tại phụ lục 11)
2.
Giải pháp về nguồn nhân lực
-
Phát triển nguồn nhân lực y tế cân đối và hợp lý. Trước hết sắp xếp lại bộ máy
và đội ngũ cán bộ, điều chỉnh và bổ sung đội ngũ cán bộ chuyên môn hợp lý giữa
nơi thừa và nơi thiếu trong nội bộ ngành. Bảo đảm đạt được các chỉ tiêu cơ bản:
có 5 bác sĩ/10.000 dân vào năm 2010; 6 bác sĩ/10.000 dân vào năm 2020 (toàn
quốc 7 bác sĩ/10.000 dân vào năm 2010 và trên 8 bác sĩ/10.000 dân vào năm 2020);
1 dược sĩ đại học/10.000 dân vào năm 2010 và 2 - 2,5 dược sĩ đại học/10.000 dân
vào năm 2020, trong đó tuyến huyện có ít nhất từ 1 - 3 dược sĩ đại học, 100%
trạm y tế xã có cán bộ quản lý dược có trình độ từ dược tá trở lên. Bảo đảm cơ
cấu cán bộ y tế tại các cơ sở khám, chữa bệnh là 3,5 điều dưỡng/1 bác sĩ. Phát
triển nguồn nhân lực y tế trình độ cao, cán bộ y tế trên đại học để cung cấp
cho các cơ sở y tế.
- Đẩy mạnh công tác
đào tạo cán bộ theo nhiều hình thức, phấn đấu đào tạo bác sĩ, dược sĩ đại học
chính quy, chuyên tu bằng hình thức liên kết mỗi năm 20 - 30 bác sĩ, 5 - 10
dược sĩ đại học, 20 - 30 dược tá nhằm đáp ứng số lượng và chất lượng cán bộ cho các cơ sở y tế. Chú trọng đào
tạo bác sĩ, dược sĩ theo hình thức cử tuyển và đào tạo theo địa chỉ cho con em
của đồng bào các dân tộc trên địa bàn tỉnh.
- Đào tạo lý luận,
quản lý nhà nước, quản lý bệnh viện cho cán bộ lãnh đạo các đơn vị.
- Đẩy mạnh đào tạo
cán bộ y tế có trình độ chuyên môn sâu và kỹ thuật cao bằng nhiều hình thức,
trong đó chú trọng mở rộng hình thức đạo tạo liên kết tại chỗ cán bộ đại học,
sau đại học cho các cơ sở cung ứng dịch vụ y tế tuyến tỉnh và huyện.
- Thực hiện chính
sách luân chuyển cán bộ quản lý tại các đơn vị và thực hiện chính sách tăng
cường cán bộ chuyên môn cho tuyến huyện, đặc biệt đối với cơ sở điều trị.
- Nâng cấp trường
Trung học y tế Sơn La thành trường Cao đẳng y tế.
3. Giải pháp về đất và môi trường
- Ưu tiên dành quỹ đất cho xây dựng và
phát triển cơ sở khám, chữa bệnh, cơ sở y tế dự phòng. Đặc biệt quan tâm các
địa bàn thuộc diện di dân, tái định cư xây dựng nhà máy thuỷ điện Sơn La.
- Thực hiện chính sách ưu đãi về đất
đối với các cơ sở y tế ngoài công lập theo quy định. Công khai, đơn giản hoá
thủ tục giao đất, cho thuê đất.
- Diện tích đất để xây dựng:
+ Đối với bệnh viện cần được đảm bảo:
Tuyến 2 (tỉnh): 80 m2/giường
bệnh.
Tuyến 1 (huyện): 110 m2/giường
bệnh.
(trong đó ít nhất 25% diện tích đất
dành cho cây xanh)
+ Đối với đơn vị y
tế dự phòng tuyến huyện: Diện tích tối thiểu 1.000 m2.
+ Đối với trạm y tế xã: trung bình từ
500 m2 trở lên với khu vực nông thôn và từ 150 m2 trở lên
với khu vực thành thị.
- Các dự án đầu tư xây mới, nâng cấp
các cơ sở y tế phải trú trọng đánh giá và có giải pháp hạn chế tác động tiêu
cực của công trình đối với môi trường. Chú trọng công tác vệ sinh môi trường,
xử lý chất thải y tế trong các cơ sở y tế theo đúng tiêu chuẩn quy định. Đồng thời
có biện pháp ngăn chặn, phòng ngừa sự lây lan của các tác nhân gây bệnh ra môi
trường xung quanh trong các cơ sở khám, chữa bệnh và các cơ sở y tế dự phòng,
kiểm nghiệm thuốc - mỹ phẩm - thực phẩm.
4. Giải pháp về phát triển khoa học
công nghệ và thông tin y tế
- Đẩy mạnh tiến độ nghiên cứu và ứng
dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành
và tác nghiệp toàn ngành.
- Từng bước trang bị hiện đại hoá kỹ
thuật chẩn đoán hình ảnh, chẩn đoán hoá sinh, lý sinh, miễn dịch, di truyền và
sinh học phân tử. Áp dụng các kỹ thuật và công nghệ tiên tiến trong xác định
một số tác nhân gây dịch thường gặp, kiểm nghiệm chất lượng thuốc, vệ sinh an
toàn thực phẩm và trong điều trị một số bệnh tim mạch, chỉnh hình, phục hồi
chức năng.
- Củng cố hệ thống báo cáo thống kê y
tế, thông tin quản lý và cung cấp các thông tin kịp thời với độ tin cậy cao cho
công tác quản lý, điều hành, tác nghiệp ở các cấp.
5. Bảo đảm cung ứng thuốc đầy đủ, có
chất lượng cho nhân dân
- Tăng cường nguồn lực cho Phòng quản lý dược - Sở Y tế,
đặc biệt về nhân lực bao gồm cả số lượng và chất lượng. Tiến tới thành lập
Phòng quản lý thuốc - thực phẩm và mỹ phẩm theo đúng Quyết định số
154/2006/QĐ-TTg ngày 30/6/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án
“Quản lý nhà nước về dược phẩm, an toàn vệ sinh thực phẩm, mỹ phẩm giai đoạn
2006 - 2015”.
-
Xây dựng mạng lưới cán bộ chuyên trách quản lý dược ở các tuyến.
- Tiếp tục thực hiện chính sách quốc
gia về thuốc, có kế hoạch thực hiện từng giai đoạn cụ thể và có sơ kết đánh giá
từng giai đoạn.
- Triển khai việc phổ biến và chỉ đạo,
giám sát thực hiện các văn bản pháp quy và quy chế chuyên môn trong lĩnh vực
dược một cách có hiệu quả và phù hợp với điều kiện cụ thể của tỉnh.
- Tăng cường và nâng cao chất lượng
công tác kiểm tra, thanh tra dược trong mạng lưới cung ứng thuốc, đặc biệt chú
trọng vấn đề chất lượng thuốc.
- Chỉ đạo việc áp dụng đồng bộ các
tiêu chuẩn thực hành tốt (GP) trong sản xuất (GMP), bảo quản (GSP),
kiểm nghiệm (GLP) và phân phối thuốc (GDP), nhà thuốc (GPP).
Bước đầu tiến hành thí điểm sau đó rút kinh nghiệm để triển khai trên phạm vi
rộng hơn.
- Đối với công tác dược bệnh viện,
nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị, chú trọng công tác
kiểm tra và bình bệnh án, đơn thuốc nội/ngoại trú, công tác dược lâm sàng, theo
dõi tác dụng không mong muốn của thuốc (ADR); thực hiện sử dụng thuốc
hợp lý an toàn hiệu quả. Tiếp tục nâng cao chất lượng trong việc cung ứng thuốc
nội trú, triển khai đấu thầu mua thuốc theo qui định.
- Củng cố dược tuyến xã, mạng lưới
kinh doanh thuốc bao gồm: nhà thuốc, đại lý bán lẻ thuốc, quầy thuốc của công
ty dược phẩm nhà nước.
- Xây dựng danh mục thuốc thiết yếu,
danh mục thuốc cấp cứu phù hợp cho các trạm y tế. Đặc biệt chú ý quản lý nguồn
mua thuốc của các đại lý và việc quản lý bảo quản, sử dụng thuốc của các chương
trình y tế.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền hướng
dẫn sử dụng thuốc hợp lý an toàn, hiệu quả cho người dân trên các phương tiện
truyền thông đại chúng. Chú trọng công tác tư vấn và thông tin dược lâm sàng
trong bệnh viện.
- Thực hiện cải cách hành chính liên
quan đến các thủ tục về dược như cấp giấy phép hành nghề, cấp phép thông tin,
quảng cáo thuốc và mỹ phẩm… Phối hợp với các cơ quan hữu quan giải quyết việc
hành nghề kinh doanh dược không phép trên địa bàn.
6. Giải pháp về trang thiết bị
- Sử dụng có hiệu quả các nguồn đầu tư
dành cho chương trình nâng cấp trang thiết bị y tế hàng năm.
- Quản lý và khai thác hiệu quả các
trang thiết bị do các dự án hỗ trợ y tế quốc gia và dự án phòng chống sốt rét
Việt Nam EC trang bị.
- Nâng cao năng lực sử dụng, vận hành
thiết bị tại các cơ sở y tế, củng cố bộ phận thực hiện công tác duy tu, bảo
trì, bảo dưỡng và bảo quản thiết bị trong các cơ sở y tế.
7. Tăng cường
hợp tác quốc tế
- Tăng cường hợp tác
đa phương và song phương với các tổ chức quốc tế, tổ chức phi Chính phủ, các tổ
chức ngân hàng quốc tế và Chính phủ các nước đã và đang có chính sách hỗ trợ,
hợp tác với Việt Nam tại Sơn La.
- Hoàn thiện cơ chế
tiếp nhận, sử dụng, giám sát và kiểm tra chặt chẽ nhằm phát huy tối đa hiệu quả
các nguồn viện trợ nước ngoài. Xây dựng một số đề án đầu tư trọng điểm để kêu
gọi đầu tư như các đề án nâng cấp bệnh viện tuyến tỉnh, huyện và cho từng lĩnh
vực trong từng giai đoạn phát triển.
- Huy động các nguồn
viện trợ không hoàn lại hỗ trợ công tác khám bệnh, chữa bệnh cho người nghèo,
trẻ em, người tàn tật.
- Mở rộng hợp tác
song phương và đa phương trong việc phát triển, ứng dụng kỹ thuật y - dược học
tiên tiến. Tăng cường đào tạo cán bộ y tế tại các nước phát triển nhằm sớm tiếp
thu và ứng dụng có hiệu quả cao các thành quả tiến bộ khoa học y học trên thế
giới.
- Khuyến khích tiếp
nhận viện trợ không hoàn lại cho nghiên cứu và triển khai các ứng dụng khoa học
công nghệ.
- Mở rộng liên doanh,
liên kết với các tổ chức, cá nhân nước ngoài tham gia đầu tư phát triển dịch vụ
khám, chữa bệnh.
8. Các giải
pháp về quản lý
- Đẩy mạnh cải cách
hành chính, cụ thể hoá các văn bản quy phạm pháp luật về y tế phù hợp với tình
hình phát triền kinh tế - xã hội của địa phương.
- Kiện toàn hệ thống
cơ quan quản lý nhà nước về y tế từ tỉnh đến các huyện, thị xã và nâng cao năng
lực hoạt động kiểm tra, thanh tra y tế.
- Nâng cao kiến thức
quản lý nhà nước và ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ y tế. Thực hiện tốt
quy chế dân chủ ở các cơ sở y tế, xây dựng và đẩy mạnh phong trào thi đua, đặc
biệt là việc xây dựng các đơn vị và cá nhân điển hình tiên tiến trong ngành.
Phần
IV
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Trong những năm đầu thế kỷ 21, ngành Y
tế Sơn La đã có nhiều thành tựu to lớn, đóng góp đáng kể vào sự nghiệp phát
triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Nhiều chỉ tiêu sức khoẻ của Sơn La đã đạt được
sớm hơn và ở mức độ cao hơn so với một số tỉnh trong khu vực. Tuy nhiên còn có
một số hạn chế và tồn tại trong các lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ, chưa đáp ứng
được nhu cầu chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ nhân dân trong giai đoạn
mới.
Việc xây dựng quy hoạch tổng thể phát
triển sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân tỉnh Sơn La giai đoạn 2007
- 2020 là bước đi đầu tiên và quan trọng để thực hiện các mục tiêu chăm sóc sức
khoẻ nhân dân Sơn La trong giai đoạn này. Quy hoạch là tổng thể, do đó có tính
chất hướng dẫn, vạch ra các hoạt động lớn và những đầu tư cần thiết cho từng
giai đoạn (2007 - 2010; 2011 - 2015 và 2016 - 2020). Những số liệu trong
quy hoạch có thể điều chỉnh trên cơ sở phát triển thực tế của ngành y tế nói
riêng và sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung của tỉnh. Trên cơ sở quy
hoạch ngành y tế sẽ lập các đề án, kế hoạch ngắn hạn (hàng năm) cho từng
lĩnh vực.
2. Kiến nghị với Chính Phủ, Bộ Y tế
- Xây dựng cơ chế
phối hợp và phân cấp quản lý giữa các cơ sở y tế trung ương của Bộ Y tế và các
bộ, ngành trên các lĩnh vực đầu tư, đào tạo, nghiên cứu khoa học và ứng dụng kỹ
thuật cao vào công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân Sơn La.
- Ưu tiên các
chương trình, dự án đầu tư, phát triển y tế cho các tỉnh miền núi.
- Đề nghị có chính sách tiền lương và
chế độ ưu đãi với cán bộ ngành y tế vùng miền núi, vùng đặc biệt khó khăn./.
PHỤ LỤC
(Kèm theo Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống y tế tỉnh Sơn La giai
đoạn 2007 - 2020)
PHỤ
LỤC SỐ 01: HỆ THỐNG Y TẾ DỰ PHÒNG
1. Nhà làm việc tuyến tỉnh
STT
|
Đơn vị
|
Diện tích sử dụng chính (m2)
|
Số phòng làm việc
|
Diện tích phụ (m2)
|
Hiện trạng
|
Nhu cầu
|
Hiện trạng
|
Nhu cầu
|
Hiện trạng
|
Nhu cầu
|
1
|
Trung tâm y tế dự phòng tỉnh
|
590,22
|
|
22
|
|
891,7
|
|
2
|
Trung tâm phòng, chống sốt rét
|
331,92
|
|
15
|
|
689,9
|
|
3
|
Trung tâm Nội tiết
|
352
|
|
16
|
|
130
|
|
4
|
Trung tâm chăm sóc sức khoẻ sinh sản
|
432,9
|
|
12
|
|
353,5
|
|
5
|
Trung tâm phòng, chống bệnh xã hội
|
266,6
|
|
11
|
|
192
|
|
6
|
Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS
|
140 (mượn)
|
|
7
|
|
0
|
|
7
|
Trung tâm Truyền thông - Giáo dục sức khoẻ
|
96
|
|
5
|
|
60
|
|
8
|
Trung tâm kiểm nghiệm thuốc, mỹ phẩm, thực
phẩm
|
168
|
|
10
|
|
132
|
|
Cộng
|
2.377,64
|
|
98
|
|
2.449,1
|
|
2. Nguồn nhân lực y tế dự phòng tuyến tỉnh
TT
|
Đơn vị
|
Trên ĐH
|
B. sĩ
|
Y sĩ
|
DSĐH
|
DSTH
|
YTTH
|
YTSH
|
NHSTH
|
NHSSH
|
KTVXN
|
Khác
|
Tổng
|
1
|
TTYTDP
|
4
|
9
|
11
|
1
|
0
|
1
|
0
|
0
|
0
|
1
|
7
|
34
|
2
|
TTPC SR
|
2
|
3
|
12
|
0
|
1
|
1
|
0
|
0
|
0
|
4
|
5
|
28
|
3
|
TTCSSKSS
|
5
|
4
|
9
|
1
|
1
|
0
|
0
|
1
|
0
|
2
|
8
|
31
|
4
|
TT nội tiết
|
2
|
1
|
10
|
1
|
0
|
0
|
0
|
0
|
0
|
0
|
3
|
17
|
5
|
TTPC bệnh xã hội
|
2
|
3
|
5
|
0
|
1
|
1
|
0
|
0
|
0
|
0
|
3
|
15
|
6
|
TTPC HIV/AIDS
|
1
|
2
|
1
|
1
|
0
|
0
|
0
|
0
|
0
|
1
|
3
|
9
|
7
|
TTTTGDSK
|
0
|
2
|
1
|
0
|
1
|
0
|
0
|
0
|
0
|
0
|
6
|
10
|
8
|
KN Thuốc-MP-TP
|
0
|
0
|
0
|
7
|
5
|
0
|
0
|
0
|
0
|
0
|
3
|
15
|
|
Cộng
|
16
|
24
|
49
|
11
|
9
|
3
|
0
|
1
|
0
|
8
|
38
|
159
|
3. Nhà làm việc tuyến huyện
STT
|
Đơn vị
|
Diện tích đất (m2)
|
Diện tích nhà (m2)
|
Hiện trạng
|
Nhu cầu
|
Hiện trạng
|
Nhu cầu
|
1
|
Mộc Châu
|
800
|
|
200
|
|
2
|
Yên Châu
|
182,6
|
|
182,6
|
|
3
|
Mai Sơn
|
3.136
|
|
336
|
|
4
|
Thị xã
|
240
|
|
180
|
|
5
|
Thuận Châu
|
180
|
|
180
|
|
6
|
Quỳnh Nhai
|
1.500
|
|
336
|
|
7
|
Phù Yên
|
1.250
|
|
952
|
|
8
|
Bắc Yên
|
880
|
|
265
|
|
9
|
Mường La
|
0
|
|
0
|
|
10
|
Sông Mã
|
0
|
|
0
|
|
11
|
Sốp Cộp
|
200
|
|
100
|
|
Cộng
|
8.369
|
|
2.732
|
|
4. Nguồn nhân lực tuyến huyện
TT
|
Địa phương
|
Trên ĐH
|
B.sĩ
|
Y sĩ
|
DSĐH
|
DSTH
|
YTTH
|
YTSH
|
NHSTH
|
NHSSH
|
KTVXN
|
Khác
|
Tổng
|
1
|
Mộc Châu
|
1
|
2
|
9
|
0
|
0
|
7
|
2
|
1
|
0
|
2
|
0
|
24
|
2
|
Yên Châu
|
0
|
0
|
10
|
0
|
0
|
1
|
2
|
3
|
0
|
0
|
0
|
16
|
3
|
Mai Sơn
|
1
|
3
|
10
|
0
|
0
|
4
|
2
|
2
|
0
|
0
|
0
|
22
|
4
|
Thị xã
|
3
|
2
|
10
|
1
|
1
|
4
|
0
|
2
|
0
|
1
|
2
|
26
|
5
|
Thuận Châu
|
1
|
3
|
10
|
0
|
0
|
3
|
2
|
5
|
0
|
1
|
0
|
25
|
6
|
Quỳnh Nhai
|
0
|
0
|
10
|
0
|
0
|
1
|
0
|
2
|
3
|
1
|
0
|
17
|
7
|
Mường La
|
0
|
1
|
9
|
0
|
0
|
3
|
0
|
3
|
0
|
0
|
0
|
16
|
8
|
Phù Yên
|
1
|
4
|
17
|
1
|
1
|
2
|
3
|
1
|
1
|
1
|
9
|
41
|
9
|
Bắc Yên
|
0
|
2
|
2
|
0
|
0
|
6
|
1
|
1
|
2
|
1
|
0
|
15
|
10
|
Sông Mã
|
0
|
1
|
7
|
0
|
0
|
2
|
0
|
4
|
0
|
0
|
0
|
14
|
11
|
Sốp Cộp
|
0
|
1
|
4
|
0
|
1
|
2
|
0
|
4
|
0
|
0
|
0
|
12
|
Cộng
|
7
|
19
|
98
|
2
|
3
|
35
|
12
|
28
|
6
|
7
|
11
|
228
|