Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Nghị định 79/2008/NĐ-CP hệ thống tổ chức quản lý, thanh tra kiểm nghiệm vệ sinh an toàn thực phẩm

Số hiệu: 79/2008/NĐ-CP Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành: 18/07/2008 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

CHÍNH PHỦ
-----

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------

Số: 79/2008/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 18 tháng 7 năm 2008

NGHỊ ĐỊNH

QUY ĐỊNH HỆ THỐNG TỔ CHỨC QUẢN LÝ, THANH TRA VÀ KIỂM NGHIỆM VỀ VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm ngày 26 tháng 7 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 188/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;
Căn cứ Nghị định số 48/2008/NĐ-CP ngày 17 tháng 4 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ;
Căn cứ Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ và Bộ trưởng Bộ Y tế,

NGHỊ ĐỊNH:

Chương I.

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Nghị định này quy định hệ thống tổ chức quản lý, thanh tra và kiểm nghiệm về vệ sinh an toàn thực phẩm từ trung ương đến địa phương.

2. Nghị định này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức quản lý, thanh tra, kiểm nghiệm về vệ sinh an toàn thực phẩm và các cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam, cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài có hoạt động liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm.

Điều 2. Phạm vi quản lý nhà nước của các Bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về vệ sinh an toàn thực phẩm

1. Bộ Y tế giúp Chính phủ thống nhất thực hiện chức năng quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm; chủ trì thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với các sản phẩm có nguồn gốc sản xuất trong nước và nhập khẩu đã thành thực phẩm lưu thông trên thị trường; làm Thường trực Ban Chỉ đạo liên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm ở Trung ương và Ủy ban Luật Thực phẩm quốc tế của Việt Nam (Codex Alimentarius Commission, Ủy ban Codex Việt Nam).

2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với nông, lâm, thuỷ sản và muối trong quá trình sản xuất từ khi trồng trọt, chăn nuôi, thu hoạch, đánh bắt, giết mổ động vật, sơ chế, chế biến, bao gói, bảo quản, vận chuyển đến khi thực phẩm được đưa ra thị trường nội địa hoặc xuất khẩu; vệ sinh an toàn trong nhập khẩu động vật, thực vật, nguyên liệu dùng cho nuôi, trồng, chế biến hoặc tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển khẩu, quá cảnh, mượn đường lãnh thổ Việt Nam.

3. Bộ Công thương chủ trì thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với sản phẩm thực phẩm trong suốt quá trình sản xuất của các cơ sở chế biến thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ từ khi nhập nguyên liệu để chế biến, đóng gói, bảo quản, vận chuyển đến khi sản phẩm được đưa ra thị trường nội địa hoặc xuất khẩu.

4. Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định và công bố tiêu chuẩn quốc gia về vệ sinh an toàn thực phẩm, thẩm định các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về vệ sinh an toàn thực phẩm để các Bộ quản lý ngành ban hành; tham gia kiểm nghiệm về vệ sinh an toàn thực phẩm.

5. Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

6. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn theo phân cấp và theo quy định của pháp luật.

Chương II.

HỆ THỐNG TỔ CHỨC QUẢN LÝ VỀ AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM

Điều 3. Các cơ quan quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm ở Trung ương

1. Cục An toàn vệ sinh thực phẩm thuộc Bộ Y tế tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Y tế quản lý nhà nước, thực thi pháp luật và thực hiện thanh tra về vệ sinh an toàn thực phẩm trong phạm vi quản lý nhà nước của Bộ quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định này trên phạm vi cả nước và sự phân công cụ thể của Bộ.

2. Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thuỷ sản chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý nhà nước, thực thi pháp luật và thực hiện thanh tra về vệ sinh an toàn thực phẩm trong phạm vi quản lý nhà nước của Bộ quy định tại khoản 2 Điều 2 Nghị định này trên phạm vi cả nước và sự phân công cụ thể của Bộ.

3. Vụ Khoa học và Công nghệ thuộc Bộ Công thương tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Công thương thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm trong phạm vi quản lý nhà nước của Bộ quy định tại khoản 3 Điều 2 Nghị định này trên phạm vi cả nước và sự phân công cụ thể của Bộ.

4. Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ thực hiện nhiệm vụ trong phạm vi quản lý nhà nước của Bộ quy định tại khoản 4 Điều 2 Nghị định này trên phạm vi cả nước và sự phân công cụ thể của Bộ.

5. Tổng cục Môi trường thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường liên quan đến sản xuất, kinh doanh thực phẩm trong phạm vi quản lý nhà nước của Bộ quy định tại khoản 5 Điều 2 Nghị định này trên phạm vi cả nước và sự phân công cụ thể của Bộ.

Điều 4. Các cơ quan giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm

1. Sở Y tế:

a) Tham mưu giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm theo phân cấp và theo quy định của pháp luật trên địa bàn cấp tỉnh; làm Thường trực Ban Chỉ đạo liên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm cấp tỉnh;

b) Chi Cục An toàn vệ sinh thực phẩm trực thuộc Sở Y tế giúp Giám đốc Sở thực thi pháp luật và thực hiện thanh tra chuyên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn cấp tỉnh.

Chi Cục An toàn vệ sinh thực phẩm chịu sự hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Cục An toàn vệ sinh thực phẩm thuộc Bộ Y tế;

c) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và biên chế của Chi Cục An toàn vệ sinh thực phẩm theo hướng dẫn của cơ quan nhà nước cấp trên.

2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

a) Tham mưu giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn cấp tỉnh đối với ngành, lĩnh vực: nông, lâm, thuỷ sản và muối theo phân cấp và theo quy định của pháp luật trong suốt quá trình sản xuất từ khi nhập khẩu động vật, thực vật, nguyên liệu (dùng cho nuôi, trồng, chế biến), nuôi, trồng, thu hoạch, đánh bắt, khai thác, giết mổ, chế biến, bảo quản, vận chuyển đến khi thực phẩm được đưa ra thị trường nội địa hoặc xuất khẩu;

b) Chi Cục hoặc Phòng Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan thuộc Sở giúp Giám đốc Sở thực thi pháp luật và thực hiện thanh tra chuyên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn cấp tỉnh và chịu sự chỉ đạo về chuyên môn, nghiệp vụ của các Cục chuyên ngành thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

c) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và biên chế của các tổ chức quy định tại điểm b khoản này theo hướng dẫn của cơ quan nhà nước cấp trên.

3. Sở Công thương tham mưu giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn cấp tỉnh đối với các cơ sở chế biến thực phẩm ở địa phương theo phân cấp và theo quy định của pháp luật trong suốt quá trình sản xuất từ khi nhập nguyên liệu để chế biến, đóng gói, bảo quản, vận chuyển đến khi thực phẩm được đưa ra thị trường nội địa hoặc xuất khẩu.

4. Sở Khoa học và Công nghệ:

a) Tham mưu giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện các tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn cấp tỉnh;

b) Chi Cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thuộc Sở Khoa học và Công nghệ giúp Giám đốc Sở thực hiện nhiệm vụ về vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật và theo hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng trên địa bàn cấp tỉnh.

5. Sở Tài nguyên và Môi trường:

a) Tham mưu giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh triển khai các biện pháp kiểm soát môi trường trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn cấp tỉnh;

b) Chi Cục Bảo vệ môi trường thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường giúp Giám đốc Sở thực hiện nhiệm vụ về kiểm soát môi trường trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn cấp tỉnh theo quy định của pháp luật và theo hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Tổng cục Môi trường.

Điều 5. Các cơ quan giúp Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm

1. Phòng Y tế thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện) tham mưu giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn cấp huyện.

2. Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ở các huyện và Phòng Kinh tế ở các quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh tham mưu giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện các quy định của pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm trong quá trình nuôi, trồng, thu hoạch, đánh bắt, giết mổ, chế biến, bảo quản, vận chuyển đến khi thực phẩm được đưa ra thị trường trên địa bàn cấp huyện.

3. Phòng Tài nguyên và Môi trường tham mưu giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện các biện pháp kiểm soát môi trường trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn cấp huyện.

Điều 6. Nhiệm vụ, quyền hạn quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã)

1. Tổ chức thực hiện kế hoạch, chương trình về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn cấp xã theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân cấp huyện.

2. Tuyên truyền, vận động và kiểm tra, giám sát thực hiện các quy định của pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm trong quá trình nuôi, trồng, giết mổ, chế biến, bảo quản, vận chuyển, lưu thông, sử dụng thực phẩm; vệ sinh thức ăn đường phố, chợ, khu du lịch, lễ hội, quán ăn, nhà hàng trên địa bàn cấp xã.

3. Trạm y tế cấp xã, cán bộ thú y, bảo vệ thực vật và các chức danh chuyên môn khác liên quan giúp Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện nhiệm vụ về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn cấp xã theo hướng dẫn của cơ quan quản lý nhà nước cấp trên.

Chương III.

TỔ CHỨC THANH TRA VỀ VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM

Điều 7. Thanh tra vệ sinh an toàn thực phẩm trong ngành y tế

1. Thanh tra vệ sinh an toàn thực phẩm thuộc Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (sau đây gọi tắt là Thanh tra Cục) giúp Cục trưởng thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm trong phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế.

2. Nội dung thanh tra chuyên ngành vệ sinh an toàn thực phẩm:

a) Việc thực hiện các tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với thực phẩm sản xuất trong nước và nhập khẩu được lưu thông trên thị trường;

b) Việc tuân thủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm đối với: thực phẩm có nguy cơ cao; thực phẩm được bảo quản bằng phương pháp chiếu xạ và giới hạn liều chiếu xạ; thực phẩm sử dụng công nghệ gien; phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm và các thực phẩm có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ con người;

c) Việc tuân thủ điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm trong chế biến, sử dụng thực phẩm và vệ sinh ăn uống đối với nhà hàng, khách sạn, siêu thị, bếp ăn tập thể, thức ăn đường phố;

d) Việc tuân thủ đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm của các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, thực phẩm bổ sung, phụ gia thực phẩm, nước khoáng thiên nhiên, thuốc lá điếu;

đ) Nội dung quảng cáo thực phẩm, phụ gia thực phẩm;

e) Việc kiểm nghiệm vệ sinh an toàn thực phẩm.

3. Tổ chức của Thanh tra Cục:

a) Thanh tra Cục có Chánh Thanh tra, các Phó Chánh Thanh tra và các Thanh tra viên.

Chánh Thanh tra Cục do Bộ trưởng Bộ Y tế bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo đề nghị của Cục trưởng sau khi thống nhất ý kiến với Chánh Thanh tra Bộ. Phó Chánh Thanh tra do Cục trưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo đề nghị của Chánh Thanh tra Cục. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm Thanh tra viên được thực hiện theo quy định của pháp luật;

b) Căn cứ quy định của pháp luật hiện hành, Bộ trưởng Bộ Y tế quy định cụ thể về tổ chức, biên chế, mối quan hệ công tác của Thanh tra Cục; quy định chế độ, chính sách, trang phục, phù hiệu, cấp hiệu, biển hiệu, hình thức thanh tra, phương thức tiến hành thanh tra và đảm bảo phương tiện, thiết bị kỹ thuật cho Thanh tra viên.

Điều 8. Thanh tra vệ sinh an toàn thực phẩm trong ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn

1. Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thuỷ sản và một số Cục liên quan thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có tổ chức Thanh tra (sau đây gọi tắt là Thanh tra Cục), giúp Cục trưởng thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm trong phạm vi quản lý nhà nước do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao cho Cục.

2. Nội dung thanh tra về vệ sinh an toàn thực phẩm trong ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn:

a) Việc áp dụng các hệ thống quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm: thực hành sản xuất tốt (Good Manufacturing Practices - GMP), quy phạm thực hành nuôi trồng tốt (Good Aquaculture Practices - GAP), quy tắc nuôi trồng có trách nhiệm (Code of Conduct - CoC), thực hành vệ sinh tốt (Good Hygien Practices - GHP) và hệ thống phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn (Hazard Analysis and Critical Control Point - HACCP) trong sản xuất, chế biến, vận chuyển và các hệ thống quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm khác;

b) Tồn dư kháng sinh, hoá chất độc hại và các tác nhân gây bệnh cho động vật, thực vật trong nông sản, lâm sản, muối, thuỷ sản trước khi thu hoạch trong các khâu sơ chế, bảo quản, chế biến, vận chuyển; kiểm soát giết mổ động vật và vệ sinh thú y;

c) Việc thực hiện quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng và an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh, an toàn môi trường trong sản xuất, bảo quản, chế biến trước khi lưu thông trên thị trường;

d) Các điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đối với cơ sở, vùng nuôi trồng thuỷ sản, thu hoạch, thu mua, vận chuyển, bảo quản, sơ chế, chế biến nông sản, lâm sản, thuỷ sản và muối;

đ) Việc chứng nhận về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm đối với sản phẩm nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản và muối nhập khẩu, sản phẩm sản xuất trong nước để chế biến, xuất khẩu trước khi đưa ra tiêu thụ thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ;

e) Việc cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch cho các lô hàng (động vật sống hoặc sản phẩm động thực vật có nguy cơ mang mầm bệnh) xuất khẩu, nhập khẩu dùng cho nuôi trồng, chế biến hoặc tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển khẩu, quá cảnh, mượn đường lãnh thổ Việt Nam và chuyển vùng trong nước; kiểm tra việc nhập khẩu hoặc sản xuất trong nước các loại thức ăn, thuốc thú y, phân bón, các loại hoá chất sử dụng trong chăn nuôi, trồng trọt nông, lâm, thuỷ sản và muối theo phân cấp.

3. Tổ chức của Thanh tra Cục:

a) Thanh tra Cục có Chánh Thanh tra, các Phó Chánh Thanh tra và các Thanh tra viên.

Chánh Thanh tra Cục do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo đề nghị của Cục trưởng sau khi thống nhất ý kiến với Chánh Thanh tra Bộ. Phó Chánh Thanh tra do Cục trưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo đề nghị của Chánh Thanh tra Cục. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm Thanh tra viên được thực hiện theo quy định của pháp luật;

b) Căn cứ quy định của pháp luật hiện hành, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định cụ thể về tổ chức, biên chế, mối quan hệ công tác của Thanh tra Cục; quy định chế độ, chính sách, trang phục, phù hiệu, cấp hiệu, biển hiệu, hình thức thanh tra, phương thức tiến hành thanh tra và đảm bảo phương tiện, thiết bị kỹ thuật cho Thanh tra viên.

Điều 9. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Cục

1. Tham gia xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật về đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng.

2. Rà soát, kiến nghị sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm.

3. Thanh tra các việc chấp hành các quy định của pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm.

4. Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật.

5. Hướng dẫn, bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành vệ sinh an toàn thực phẩm cho thanh tra chuyên ngành vệ sinh an toàn thực phẩm ở các tuyến; tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật của Nhà nước liên quan đến công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

6. Thường trực công tác tiếp công dân; phòng, chống tham nhũng của Cục theo quy định.

7. Thanh tra vụ việc khác do Cục trưởng giao; thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

Điều 10. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh Thanh tra Cục

1. Lãnh đạo, chỉ đạo công tác thanh tra trong phạm vi quản lý nhà nước do Cục chịu trách nhiệm.

2. Xây dựng chương trình, kế hoạch thanh tra trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch đó.

3. Kiến nghị Cục trưởng xem xét, tạm đình chỉ hoặc kiến nghị người có thẩm quyền đình chỉ hành vi trái pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định khi có đủ căn cứ xác định hành vi đó gây thiệt hại đến lợi ích nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân hoặc gây trở ngại cho công tác thanh tra.

4. Kết luận về nội dung thanh tra sau khi có báo cáo kết quả thanh tra của Đoàn Thanh tra, trình Cục trưởng quyết định xử lý sau thanh tra.

5. Giúp Cục trưởng theo dõi, kiểm tra, đôn đốc thực hiện các kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra của Thanh tra Cục và của các cơ quan khác liên quan.

6. Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật.

7. Kiến nghị Cục trưởng giải quyết những vấn đề về công tác thanh tra. Báo cáo Chánh Thanh tra Bộ về công tác thanh tra, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng trong phạm vi trách nhiệm của mình.

8. Thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

Điều 11. Thanh tra Chi Cục

1. Chi Cục An toàn vệ sinh thực phẩm thuộc Sở Y tế có Thanh tra, giúp Chi Cục trưởng thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra chuyên ngành trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của Chi Cục.

2. Chi Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản và một số Chi Cục liên quan thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có Thanh tra, giúp Chi Cục trưởng thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra chuyên ngành trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của Chi Cục. Đối với các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn không thành lập Chi Cục thì Thanh tra Sở thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm.

3. Thanh tra Chi Cục có Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra, các Thanh tra viên. Các chức danh trên được bổ nhiệm, miễn nhiệm theo quy định của pháp luật.

4. Thanh tra Chi Cục chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Chi Cục trưởng, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn về công tác và nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành của Thanh tra Cục và Thanh tra Sở.

5. Việc thành lập Thanh tra Chi Cục do Giám đốc Sở quyết định theo đề nghị của Chi Cục trưởng sau khi thống nhất với Chánh Thanh tra Sở.

Điều 12. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Chi Cục

1. Thanh tra việc chấp hành các quy trình, quy phạm, tiêu chuẩn kỹ thuật, điều kiện sản xuất, kinh doanh thực phẩm của cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Chi Cục.

2. Xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.

3. Giúp Chi Cục trưởng hướng dẫn, thực hiện nhiệm vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền của Chi Cục trưởng theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng thuộc phạm vi quản lý của Chi Cục.

4. Báo cáo kết quả thanh tra, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng thuộc phạm vi quản lý của Chi Cục theo quy định.

5. Thanh tra vụ việc khác do Giám đốc Sở và Chi Cục trưởng giao.

Điều 13. Nhiệm vụ, quyền hạn Chánh Thanh tra Chi Cục

1. Chỉ đạo công tác thanh tra về vệ sinh an toàn thực phẩm trong phạm vi quản lý của Chi Cục.

2. Xây dựng kế hoạch thanh tra để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện.

3. Trình Chi Cục trưởng đề nghị Giám đốc Sở quyết định việc thanh tra khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật về lĩnh vực do Chi Cục quản lý.

4. Xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.

5. Báo cáo Chi Cục trưởng, Giám đốc Sở về công tác thanh tra, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng trong phạm vi, trách nhiệm của mình.

Điều 14. Thanh tra viên

1. Thanh tra viên là công chức nhà nước, được bổ nhiệm vào ngạch thanh tra để thực hiện nhiệm vụ thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành tại cơ quan Thanh tra vệ sinh an toàn thực phẩm. Các công chức chuyên môn về vệ sinh an toàn thực phẩm được bồi dưỡng nghiệp vụ về thanh tra, đủ tiêu chuẩn được bổ nhiệm làm thanh tra viên kiêm nhiệm.

2. Thanh tra viên thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 40 và Điều 50 của Luật Thanh tra và các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

3. Thanh tra viên được tuyển dụng, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cấp thẻ thanh tra viên và hưởng chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.

4. Ngoài những quy định chung về điều kiện, tiêu chuẩn của Thanh tra viên theo quy định của Luật Thanh tra, Nghị định số 100/2007/NĐ-CP ngày 13 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ về thanh tra viên, cộng tác viên thanh tra, Thanh tra viên phải đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn khác phù hợp với ngành, lĩnh vực do Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định.

Điều 15. Cộng tác viên thanh tra

1. Cộng tác viên thanh tra là người được trưng tập làm nhiệm vụ thanh tra theo yêu cầu của Chánh Thanh tra các cấp hoặc Thủ trưởng cơ quan nhà nước có thẩm quyền để thực hiện nhiệm vụ thanh tra.

2. Cộng tác viên thanh tra phải có phẩm chất chính trị tốt; có ý thức trách nhiệm, trung thực, khách quan, công minh; có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với nhiệm vụ thanh tra.

3. Cộng tác viên được hưởng chế độ, chính sách theo quy định tại Điều 19 Nghị định số 100/2007/NĐ-CP ngày 13 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ về thanh tra viên, cộng tác viên thanh tra và các văn bản pháp luật khác liên quan.

Điều 16. Thí điểm tổ chức thanh tra vệ sinh an toàn thực phẩm cấp quận, huyện và cấp xã, phường, thị trấn

Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn soạn thảo, trình Thủ tướng Chính phủ trong năm 2009 dự thảo Quyết định thí điểm thành lập Thanh tra vệ sinh an toàn thực phẩm cấp quận, huyện và cấp xã, phường, thị trấn tại thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác.

Chương IV.

HỆ THỐNG TỔ CHỨC KIỂM NGHIỆM VỀ AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM

Điều 17. Hệ thống tổ chức kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm

1. Thành lập Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia trực thuộc Bộ Y tế trên cơ sở Trung tâm Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm thuộc Viện Dinh dưỡng.

Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia thực hiện nhiệm vụ trọng tài và đánh giá năng lực các phòng kiểm nghiệm về vệ sinh an toàn thực phẩm trên toàn quốc; kiểm nghiệm vệ sinh an toàn thực phẩm khu vực phía Bắc; kiểm nghiệm các chỉ tiêu khó, phức tạp vượt quá khả năng kỹ thuật của các địa phương; đào tạo, huấn luyện, chỉ đạo, hướng dẫn kỹ thuật kiểm nghiệm vệ sinh an toàn thực phẩm và đánh giá nguy cơ về vệ sinh an toàn thực phẩm.

2. Thành lập các Trung tâm Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm khu vực trên phạm vi cả nước; trước mắt là các Trung tâm Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm khu vực theo quy định tại điểm b khoản 2 Mục II Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 46/NQ-TW ngày 23 tháng 02 năm 2005 của Bộ Chính trị về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân trong tình hình mới ban hành kèm theo Quyết định số 243/2005/QĐ-TTg ngày 05 tháng 10 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ.

3. Các phòng, Trung tâm Kiểm nghiệm thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Khoa học và Công nghệ thực hiện nhiệm vụ kiểm tra nhà nước và kiểm nghiệm về vệ sinh an toàn thực phẩm; dịch vụ kiểm nghiệm cho các tổ chức, cá nhân trong phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.

4. Các phòng xét nghiệm của các Trung tâm Y tế dự phòng, Trung tâm Kiểm nghiệm dược phẩm, mỹ phẩm và an toàn vệ sinh thực phẩm trực thuộc Sở Y tế, các phòng xét nghiệm của Trung tâm Y tế cấp huyện, nếu đủ điều kiện theo quy định được thực hiện nhiệm vụ kiểm nghiệm phục vụ quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm và dịch vụ kiểm nghiệm cho các tổ chức, cá nhân.

5. Các trung tâm kiểm nghiệm, các phòng xét nghiệm của các viện nghiên cứu khoa học, các đại học, trường đại học, học viện, trường cao đẳng, các phòng xét nghiệm tư nhân có đủ tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật được thực hiện dịch vụ kiểm nghiệm về vệ sinh an toàn thực phẩm cho các tổ chức, cá nhân.

Chương V.

TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC BỘ, CƠ QUAN NGANG BỘ VÀ ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP TỈNH

Điều 18. Trách nhiệm của các Bộ

1. Bộ Y tế:

a) Trình Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia theo quy định tại khoản 1 Điều 17 Nghị định này;

b) Quyết định thành lập theo thẩm quyền và quy định, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và biên chế của các Trung tâm Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm khu vực quy định tại khoản 2 Điều 17 Nghị định này;

c) Hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ đối với Chi Cục An toàn vệ sinh thực phẩm thuộc Sở Y tế và cán bộ, công chức, viên chức làm công tác quản lý, thanh tra, kiểm nghiệm vệ sinh an toàn thực phẩm;

d) Quy định các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị; tiêu chuẩn về năng lực cán bộ, viên chức của các tổ chức được hoạt động dịch vụ kiểm nghiệm, xét nghiệm vệ sinh an toàn thực phẩm;

đ) Phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan xây dựng cơ chế tài chính cho các hoạt động quản lý, kiểm tra, thanh tra, kiểm nghiệm vệ sinh an toàn thực phẩm để Bộ Tài chính ban hành theo thẩm quyền hoặc trình Thủ tướng Chính phủ ban hành;

e) Chủ trì, phối hợp với Thanh tra Chính phủ, Bộ Nội vụ đào tạo nghiệp vụ thanh tra cho cán bộ, công chức của các tổ chức quản lý, kiểm tra, thanh tra vệ sinh an toàn thực phẩm trong cả nước.

2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

a) Hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ đối với Chi Cục hoặc Phòng Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản và một số Chi Cục liên quan về vệ sinh an toàn thực phẩm thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và cán bộ, công chức, viên chức làm công tác quản lý, thanh tra, kiểm nghiệm vệ sinh an toàn thực phẩm;

b) Quy định việc quản lý công tác kiểm nghiệm của các tổ chức kiểm nghiệm thuộc ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.

3. Bộ Công thương:

a) Chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế hướng dẫn Ban Quản lý chợ, doanh nghiệp quản lý chợ thực hiện các quy định của pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm trong chợ;

b) Hướng dẫn, chỉ đạo tổ chức quản lý thị trường các cấp phối hợp với các tổ chức quản lý nhà nước chuyên ngành trong việc kiểm tra, thanh tra các quy định của pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm.

4. Bộ Khoa học và Công nghệ:

Chỉ đạo Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành trong việc thực hiện các tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về vệ sinh an toàn thực phẩm.

5. Bộ Tài nguyên và Môi trường:

Chỉ đạo Tổng cục Môi trường tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

6. Bộ Tài chính:

a) Chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế và các Bộ liên quan xây dựng, ban hành theo thẩm quyền hoặc trình Thủ tướng Chính phủ ban hành cơ chế tài chính cho các hoạt động quản lý thanh tra, kiểm tra, kiểm nghiệm vệ sinh an toàn thực phẩm;

b) Chỉ đạo Tổng cục Hải quan phối hợp với các tổ chức quản lý nhà nước chuyên ngành thực hiện các quy định của pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với động vật, thực vật, thực phẩm và phụ gia thực phẩm nhập khẩu, xuất khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, quá cảnh, mượn đường.

7. Thanh tra Chính phủ:

Chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế hướng dẫn về trang phục, phù hiệu, biển hiệu, cấp hiệu, thẻ thanh tra viên và quy trình, thủ tục bổ nhiệm thanh tra viên vệ sinh an toàn thực phẩm.

8. Bộ Nội vụ:

Giao biên chế hành chính làm công tác vệ sinh an toàn thực phẩm cho các Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Điều 19. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

1. Kiện toàn tổ chức quản lý, thanh tra và kiểm nghiệm về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn cấp tỉnh theo quy định tại Nghị định này.

2. Đảm bảo biên chế cho các tổ chức làm nhiệm vụ về vệ sinh an toàn thực phẩm của địa phương.

3. Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã thực hiện các quy định tại Nghị định này và quy định của pháp luật khác liên quan về vệ sinh an toàn thực phẩm thuộc phạm vi trách nhiệm của địa phương.

Chương VI.

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 20. Hiệu lực thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

2. Bãi bỏ các quy định trước đây trái với Nghị định này.

Điều 21. Trách nhiệm thi hành

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- VP BCĐTW về phòng, chống tham nhũng;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của QH;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- BQL KKTCKQT Bờ Y;
- Ngân hàng Chính sách Xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, TCCV (10b). A.

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng

THE GOVERNMENT
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------

No. 79/2008/ND-CP

Hanoi, July 18, 2008

 

DECREE

ON THE ORGANIZATIONAL SYSTEM OF MANAGEMENT, INSPECTION AND ASSESSMENT OF FOOD SAFETY AND HYGIENE

THE GOVERNMENT

Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;
Pursuant to the July 26, 2003 Ordinance on Food Safety and Hygiene;
Pursuant to the Government’s Decree No. 188/2007/ND-CP of December 27, 2007, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Health;
Pursuant to the Government’s Decree No. 48/2008/ND-CP of April 17, 2008, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Home Affairs;
Pursuant to the Government’s Decree No. 01/2008/ND-CP of January 3, 2008, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Agriculture and Rural Development;
At the proposal of die Minister of Home Affairs and the Minister of Health,

DECREES:

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope of regulation and subjects of application

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. This Decree applies to food safety and hygiene management, inspection and assessment agencies and organizations as well as Vietnamese and foreign agencies, organizations and individuals engaged in activities related to food. safety and hygiene.

Article 2. Scope of state management of food safety and hygiene of ministries and People’s Committees of provinces and centrally run cities

1. The Ministry of Health shall assist the Government in performing the uniform state management of food safety and hygiene; assume the prime responsibility for performing the food safety and hygiene state management of domestic and imported food products circulated on the market; act as the standing member of ;he inter-branch steering committee for food safety and hygiene at the central level and the ‘Vietnam Codex Alimentarius Commission.

2. The Ministry of Agriculture and Rural Development shall assume the prime responsibility for performing the food safety and hygiene state management of agricultural, forest and aquatic produce and salt throughout the course of food production from plantation, raising, harvest, fishing, slaughtering, preliminary processing, processing, packing, preservation and transportation to domestic sale or export; and the safety and hygiene state management of the import, temporary import for re-export, temporary export for re-import, border-gate transfer, transit, or transportation through the Vietnamese territory of, animals, plants and raw materials for raising, plantation and processing.

3. The Ministry of Industry and Trade shall assume the prime responsibility for performing the food safety and hygiene state management of food processing establishments under its management throughout the course of their production from the import of raw materials for processing, packing, preservation and transportation to domestic sale or export.

4. The Ministry of Science and Technology shall evaluate and announce national standards on food, safety and hygiene, evaluate national technical regulations on food safety and hygiene for promulgation by line management ministries; and participate in the assessment of food safety and hygiene.

5. The Ministry of Natural Resources and Environment shall perform the environmental protection state management of food production and trading.

6. People’s Committees of provinces and centrally run cities (below collectively referred to as provincial-level People’s Committees) shall perform the state management of food safety and hygiene in their localities according to law and the decentralization mechanism.

Chapter 2

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 3. Central state management agencies of food safety and hygiene

1. The Ministry of Health’s Food Safety and Hygiene Department shall advise and assist the Minister of Health in the state management, law enforcement and inspection of food safety and hygiene nationwide within the Ministry’s state management scope specified in Clause 1, Article 2 of this Decree and as assigned by the Ministry.

2. The Agricultural, Forest and Aquatic Product Quality Control Department shall assume the prime responsibility for, and coordinate with concerned units of the Ministry of Agriculture and Rural Development in, advising and assisting the Minister of Agriculture and Rural Development in the state management, law enforcement and inspection of food safety and hygiene nationwide within the Ministry’s state management scope specified in Clause 2, Article 2 of this Decree and as assigned by the Ministry.

3. The Ministry of Industry and Trade’s Science and Technology Department shall advise and assist the Minister of Industry and Trade in performing the state management of food safety and hygiene nationwide within the Ministry’s state management scope specified in Clause 3, Article 2 of this Decree and as assigned by the Ministry.

4. The Ministry of Science and Technology’s Directorate for Standards and Quality shall advise and assist the Minister of Science and Technology in performing the Ministry’s tasks nationwide within the Ministry’s state management scope specified in Clause 4, Article 2 of this Decree and as assigned by the Ministry.

5. The Ministry of Natural Resources and Environment’s Environment Administration shall advise and assist the Minister of Natural Resources and Environment in performing the state management of environmental protection related to food production and trading nationwide within the Ministry’s state management scope specified in Clause 5, Article 2 of this Decree and as assigned by the Ministry.

Article 4.- Agencies assisting provincial-level People’s Committees in the state management of food safety and hygiene

1.The Health Service:

a. To advise and assist the provincial-level People’s Committee in performing state management of food safety and hygiene in the provincial-level locality according to law and the decentralization mechanism: to act as the standing member of the provincial-level inter-branch steering committee for food safety and hygiene;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

The Food Safety and Hygiene Sub-Department is subject to professional guidance of the Ministry of Health’s Food Safety and Hygiene Department;

c. The provincial-level People’s Committee shall specify the functions, tasks, powers, organizational structure and payroll of the Food Safety and Hygiene Sub-Department under the guidance of its superior state agency.

2. The Agriculture and Rural Development Service:

a. To advise and assist the provincial-level People’s Committee in performing the food safety and hygiene state management of agriculture; forest, fisheries and salt production in the provincial-level locality according to law and the decentralization mechanism throughout the course of their production from the import of animals, plants, raw materials (used in raising, plantation and processing), raising, plantation, harvest, fishing, exploitation, slaughtering, processing, preservation and transportation to domestic sale or export of foods;

b. The Agricultural, Forest and Aquatic Product Quality Control Sub-Department or Section under the Agriculture and Rural Development Service shall assume the prime ‘responsibility for, and coordinate with concerned units under the Agriculture and Rural Development Service in, assisting the. Service director in implementing the law on, and conducting specialized inspection of food safety and hygiene in the provincial-level locality and is subject to professional guidance of relevant Departments of the Ministry of Agriculture and Rural Development;

c. The provincial-level People’s Committee shall specify the functions, tasks, powers, organizational structures and payrolls of the organizations specified at Point b of this Clause under the guidance of their superior state agencies.

3. The Industry and Trade Service shall advise and assist the provincial-level People’s Committee in performing the food safety and hygiene state management of local food processing establishments in the provincial-level locality according to law and the decentralization mechanism throughout the course of their production from the import of raw materials for processing, packing, preservation and transportation to domestic sale or export of products.

4. The Science and Technology Service:

a. To advise and assist the provincial-level People’s Committee in implementing national standards and technical regulations on food safety and hygiene in the provincial-level locality;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

5. The Natural Resources and Environment Service:

a. To advise and assist the provincial-level People’s Committee in taking environmental control measures in food production and trading in the provincial-level locality;

b. The Environmental Protection Sub-Department under the Natural Resources and Environment Service shall assist the Service director in conducting environmental control in food production and trading in the provincial-level locality according to law and professional guidance of the Environment Administration.

Article 5. Agencies assisting People’s Committees of rural and urban districts, towns and provincially run cities in the state management of food safety and hygiene

1. Health Sections under People’s Committees of rural and urban districts, towns and provincially run cities (below collectively referred to as district-level) shall advise and assist district-level People’s Committees in performing the state management of food safety and hygiene in district-level localities.

2. District Agriculture and Rural Development Sections and Economics Sections of districts, towns and provincially run cities shall advise and assist district-level People’s Committees in implementing regulations on food safety and hygiene in the course of raising, plantation, harvest, fishing, slaughtering, processing, preservation and transportation to the sale of foods in district-level localities.

3. Natural Resources and Environment Sections shall advise and assist district-level People’s Committees in taking environmental control measures in food production and trading in district-level localities.

Article 6. Tasks and powers of food safety and hygiene state management of People’s Committees of communes, wards and townships (below collectively referred to as commune-level)

1. To organize the implementation of food safety and hygiene plans and programs in commune-level localities under the direction of district-level People’s Committees.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Commune-level health centers, veterinary workers, plant protection workers and holders of other related professional titles shall assist commune-level People’s Committees in performing the food safety and hygiene task in commune-level localities under the guidance of their superior state management agencies.

Chapter 3

ORGANIZATION OF FOOD SAFETY AND HYGIENE INSPECTORATE

Article 7. Food safety and hygiene inspectorate of the health sector

1. The food safety and hygiene inspectorate under the Food Safety and Hygiene Department (below referred to as the Department Inspectorate) shall assist the Department Director in performing the tasks and exercising the powers of administrative and specialized inspection of food safety and hygiene within the Ministry of Health’s state management scope.

2. Contents subject to specialized inspection of food safety and hygiene:

a. The satisfaction of standards and technical regulations on food safety and hygiene of domestic and imported foods circulated on the market;

b. The satisfaction of food safety and hygiene requirements of high risk foods, foods preserved by irradiation and limits of irradiative levels; food produced using gene technology: food additives, food processing elements and foods directly affecting human health:

c. The satisfaction of food safety and hygiene conditions for food processing, use and hygiene of restaurants, hotels, supermarkets, collective kitchens and street foods:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

e. Contents of food and food additive advertisement;

f. Food safety and hygiene assessment.

3. Organization of the Department Inspectorate:

a. The Department Inspectorate has the Chief Inspector. Deputy Chief Inspectors and inspectors.

The Minister of Health may appoint, dismiss and relieve from office the Chief Inspector at the proposal of the Department Director after reaching agreement with the Chief Inspector of the Ministry. The Department Director may appoint, dismiss and relieve from office Deputy Chief Inspectors at the proposal of the Chief Inspector of the Department. The appointment and dismissal of inspectors comply with law;

b. Pursuant to the current law, the Minister of Health shall specify the organization, payroll and work relations of the Department Inspectorate; prescribe the mechanism, policy, uniform, badge, insignia signboard, forms and modes of inspection, and ensure technical means and equipment, for inspectors.

Article 8. Food safety and hygiene inspectorate in the agriculture and rural development sector.

1. The Agricultural, Forest and Aquatic Product Quality Control Department and a number of concerned departments of the Ministry of Agriculture and Rural Development may have their inspectorates (below referred to as the Department Inspectorates) to assist Department Directors in performing the tasks and powers of administrative and specialized inspection of food safety and hygiene within the Ministry’s state management scope as assigned by the Ministry of Agriculture and Rural Development to the Departments.

2. Contents subject to food safety and hygiene inspection in agriculture and rural development sector:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b. Residues of antibiotics, toxic chemicals and agents causing diseases to animals and plants in agricultural, forest and aquatic products and salt before harvest and in preliminary processing, processing and transportation; control of animal slaughter and veterinary hygiene;

c. The satisfaction of technical norms on food quality and safety, epidemic safety and environmental safety in production, preservation and processing before circulation on the market;

d. The satisfaction of food safety and hygiene conditions of establishments and areas rearing aquatic products, and harvest, procuring, transporting, preserving, preliminarily processing and processing agricultural, forest and aquatic products and salt;

e. The pre-sale certification of food quality and safety for imported agricultural, forest and aquatic products and salt, domestic products for processing and export falling under the Ministry’s state management:

f. The grant of quarantine certificates to lots (of potential disease-carrying living animals or plant and animal products for breeding or processing) to be exported, imported, temporarily imported for re-export, temporarily exported for re-import, transited or regionally transferred, or to use the Vietnamese territory for transportation; the examination of the import or domestic production of animal feed, veterinary medicines, fertilizer, chemicals used in the raising and plantation of agricultural, forest and aquatic products and salt according to the decentralization mechanism.

3. Organization of a Department Inspectorate:

a. Department Inspectorate has the Chief Inspector, Deputy Chief Inspectors and inspectors.

The Minister of Agriculture and Rural Development may appoint, dismiss and relieve from office the Chief Inspector at the proposal of the Department Director after reaching agreement with the Chief Inspector of the Ministry. The Department Director may appoint, dismiss and relieve from office Deputy Chief Inspectors at the .proposal of the Chief Inspector of the Department. The appointment and dismissal of inspectors comply with law;

b. Pursuant to the current law, the Minister of Agriculture and Rural Development shall specify the organization, payroll and work relations of a Department Inspectorate; prescribe the mechanism, policy, uniform, badge, insignia, signboard, forms and modes of inspection, and ensure technical means and equipment, for inspectors.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. To participate in the formulation of legal documents on food safety and hygiene assurance and inspection, settlement of complaints and denunciations and anti-corruption work.

2. To scrutinize, and propose amendments to and supplementation of, food safety and hygiene regulations.

3. To inspect the observance of food safety and hygiene regulations.

4. To decide on administrative sanctioning in the domain of food safety and hygiene according to law.

5. To provide professional guidance and training in food safety and hygiene for food safety and hygiene inspectors at all levels: to propagate and disseminate the State’s legal documents related to food safety and hygiene assurance.

6. To receive citizens and prevent and fight corruption in the Department according to regulations.

7. To inspect other cases as assigned by the Department Director: to perform other tasks and exercise other powers according to law.

Article 10. Tasks and powers of a Department Chief Inspector

1. To lead and direct inspection operations under the Department’s state management.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. To propose the Department Director to consider and suspend, or propose to a competent person to suspend illegal acts related to food safety and hygiene committed by agencies, organizations and individuals according to regulations when having sufficient grounds to determine that these acts cause damage to state interests, or lawful rights and interests of citizens, or obstruct inspection work.

4. To make inspection conclusions after having inspection reports of inspection delegations, and propose the Department Director to decide on post-inspection handling.

5. To assist the Department Director in monitoring, examining and urging the implementation of inspection conclusions, proposals and decisions of the Department Inspectorate and other related agencies.

6. To decide on administrative sanctioning in the domain of food safety and hygiene according to law.

7. To propose the Department Director to handle inspection-related matters. To report to the Ministry’s Chief Inspector on inspection operations, settlement of complaints and denunciations, and anti-corruption work within his/her scope of responsibility.

8 To perform other tasks and exercise other powers according to law.

Article 11. Inspectorates of Sub-Departments

1. Food Safely and, Hygiene Sub-Departments under Health Services may have their inspectorates to assist Sub-Department Directors in performing inspection tasks and powers within the ambit of the Sub-Departments’ tasks and powers.

2. Agricultural, Forest and Aquatic Product Control Sub-Departments and a number of concerned Sub-Departments under Agriculture and Rural Development Services may have their Inspectorates to assist Sub-Department Directors in performing inspection tasks and powers within the ambit of Sub-Departments’ tasks and powers. The Inspectorates of Agriculture and Rural Development Services that do not set up Sub-Departments shall conduct specialized inspection of food safety and hygiene.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. The Inspectorate of a Sub-Department is subject to the Department Director’s direction and simultaneously to the direction and professional guidance of the Department Inspectorate and Service Inspectorate.

5. The Service Director may decide to establish the Inspectorate of a Sub-Department at the proposal of the Sub-Department Director after reaching agreement with the Chief Inspector of the Service.

Article 12. Tasks and powers of the Inspectorate of a Sub-Department

1. To inspect agencies, organizations and individuals in observing technical processes, regulations and norms, and food production and trading conditions under the Sub-Department’s state management domain.

2. To impose administrative sanctioning according to law.

3. To assist the Sub-Department Director in guiding and settling complaints and denunciations falling under the Sub-Department Director’s competence according to the law on complaints and denunciations; preventing and fighting corruption falling under the Sub-Department’s management.

4. To report on results of inspection, complaint and denunciation and settlement, and anti-corruption work falling under the Sub-Department’s management scope according to law.

5. To inspect other cases as assigned by the Service Director or Sub-Department Director.

Article 13. Tasks and powers of the Chief Inspector of a Sub-Department

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. To formulate inspection plans, submit them to competent authorities for approval and organize their implementation.

3. To propose the Sub-Department Director for further proposal to the Service Director to decide on inspection when detecting signs of violation in the domain under the Sub-Department’s management.

4. To impose administrative sanctioning according to law.

5. To report to the Sub-Department Director and Service Director on inspection operations, complaint and denunciation settlement, and anti-corruption work within the ambit of his/her responsibility.

Article 14.- Inspectors

1. An inspector is a public employee in a food safety and hygiene inspection agency who is
appointed to the inspector rank to conduct administrative and specialized inspection. Public
employees having professional qualifications on food safety and hygiene who have been trained in inspection work and meet prescribed criteria may be appointed to be inspectors.

2. An inspector shall perform tasks and exercise powers specified in Articles 40 and 50 of the Inspection Law and other tasks and powers according to law.

3. An inspector may be recruited, appointed, dismissed and granted an inspector card and enjoy regimes and policies according to law.

4. In addition to general provisions on conditions and criteria on inspectors under the Inspection Law and the Government’s Decree No. 100/2007/ND-CP of June 13, 2007, on inspectors and inspection collaborators, an inspector must satisfy other conditions and criteria suitable to a branch and domain as prescribed by the Minister of Health or the Minister of Agriculture and Rural Development.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. An inspection collaborator is a person assigned to conduct inspection at the request of a Chief Inspector at any level or the head of a competent state agency.

2. An inspection collaborator must possess political qualities: be responsible, honest objective and fair; and have professional qualifications and skills suitable to the inspection assignment.

3. An inspection collaborator may enjoy regimes and policies specified in Article 19 of the Government’s Decree No. 100/2007/ND-CP of June 13, 2007, on inspectors and inspection collaborators, and other relevant legal documents.

Article 16. Pilot organization of food safety and hygiene inspectorates of district, and commune, ward and township levels

The Ministry of Home Affairs shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Home Agriculture and Rural Development in, formulating and submitting to the Prime Minister in 2009 a draft decision on the pilot establishment of food safety and hygiene inspectorates of district, and commune, ward and township levels in Hanoi, Ho Chi Minh City and a number of other provinces and centrally run cities.

Chapter IV

ORGANLZATIONALSYSTEM OF FOOD SAFETY AND HYGIENE ASSESSMENT SAFETY

Article 17.- Organizational system of food safety and hygiene Assessment.

1. To establish the National Institute for Food Safety and Hygiene Assessment under the Ministry of Health in the basis of the Center for Food Safety and Hygiene Testing under the Nutrition Institute.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. To establish regional centers for food safety and hygiene assessment nationwide, initially regional centers for food safety and hygiene assessment according to Point b, Clause 2, Section II of the Government’s action program to implement the Politbureau’s Resolution No. 46/NQ-TW of February 23, 2005, on the protection, care and improvement of people’s health in the new situation, promulgated together with the Prime Minister’s Decision No. 243/2005/QD-TTg of October 5, 2005.

3. Assessment centers and testing laboratories under the Ministry of Agriculture and Rural Development and the Ministry of Science and Technology shall conduct state examination and assessment of food safety and hygiene; provide assessment services for organizations and individuals within the Ministry’s management scope.

4. Testing laboratories of preventive health centers, assessment centers for pharmaceuticals, cosmetics and food safety and hygiene under Health Services, testing laboratories of district-level health centers, if fully meeting prescribed requirements, may conduct assessment in service of the state management of food safety and hygiene and provide assessment services for organizations and individuals.

5. Assessment centers and testing laboratories of scientific research institutes, universities, academies and colleges and private testing laboratories satisfying prescribed standards may provide food safety and hygiene assessment services for organizations and individuals.

Chapter V

RESPONSIBILITIES OF MINISTRIES, MINISTERIAL-LEVEL AGENCIES AND PROVINCIAL-LEVEL PEOPLE’S COMMITTEES

Article 18. Responsibilities of ministries

1. The Ministry of Health shall:

a. Propose the Prime Minister to decide on the establishment of the National Institute for Food Safety and Hygiene Assessment under Clause 1, Article 17 of this Decree;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c. Provide professional guidance for Food Safety and Hygiene Sub-Departments under Health Services and cadres, public employees and servants of food safety and hygiene management, inspection and assessment;

d. Prescribe conditions on material foundations and equipment; criteria on cadres and servants of organizations permitted to provide food safety and hygiene assessment and testing services;

e. Coordinate with the Ministry of Finance and concerned agencies in working out a financial mechanism for the management, examination, inspection and assessment of food safety and hygiene for the Ministry of Finance to promulgate according to its competence, or submit to the Prime Minister for promulgation;

f. Assume the prime responsibility for, and coordinate with the Government Inspectorate and the Ministry of Home Affairs in, providing professional training in inspection work for cadres and public employees of food safety and hygiene management, examination and inspection organizations nationwide.

2. The Ministry of Agriculture and Rural Development shall:

a. Provide professional guidance for Sub-Departments or Sections of Agricultural, Forest and Aquatic Product Quality Control and a number of Sub-Departments related to food safety and hygiene under Agriculture and Rural Development Services, and cadres, public employees and servants of food safety and hygiene management, inspection and assessment.

b. Prescribe the management of assessment operation of testing organizations of the agriculture and rural development sector.

3. The Ministry of Industry and Trade shall:

a. Assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Health in, guiding market management boards and enterprises in observing the law on food safety and hygiene in markets;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. The Ministry of Science and Technology shall guide the Directorate for Standards and Quality in coordinating with specialized state management agencies in observing national standards and technical regulations on food safety and hygiene.

5. The Ministry of Natural Resources and Environment shall direct the Environment Administration in organizing the implementation of the law and policies on environmental protection in food production and trading.

6. The Ministry- of Finance shall:

a. Assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Health and concerned ministries in, formulating and promulgating according to its competence or submitting to the Prime Minister for promulgation, the financial mechanism for the management, inspection, examination and assessment of food safety and hygiene;

b. Direct the General Department of Customs in coordinating with specialized state management organizations in complying with the law on food safety and hygiene for animals, plan, foods and food additives to be imported, exported, temporarily imported for re-export, temporarily exported for re-import or transited or to use Vietnamese territory for transportation.

7. The Government Inspectorate shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Health in, guiding the uniform, badge, signboard, insignia, inspector card and the order of and procedures for appointing food safety and hygiene inspectors.

8. The Ministry of Home Affairs shall allocate food safety and hygiene administrative payrolls to ministries and provincial-level People’s Committees after being approved by the Prime Minister.

Article 19.- Responsibilities of provincial-level People’s Committees

1. To consolidate the organization of management, inspection and assessment of food safety and hygiene in the provincial-level locality according to this Decree.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. To direct professional agencies of provincial-level People’s Committees and district- and commune-level People’s Committees in implementing this Decree and other relevant laws on food safety and hygiene falling under the local management.

Chapter VI

 IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 20.- Implementation effect

1. This Decree takes effect 15 days after its publication in "CONG BAO."

2. To annul all previous provisions which are contrary to this Decree.

Article 21.- Implementation responsibilities

Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies and presidents of provincial/municipal People’s Committees shall implement this Decree.

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER




Nguyen Tan Dung

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị định 79/2008/NĐ-CP ngày 18/07/2008 quy định hệ thống tổ chức quản lý, thanh tra và kiểm nghiệm về vệ sinh an toàn thực phẩm

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


14.496

DMCA.com Protection Status
IP: 34.239.150.167
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!