ỦY BAN NHÂN
DÂN
TỈNH QUẢNG BÌNH
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 374
/KH-UBND
|
Quảng
Bình, ngày 16 tháng 3 năm 2021
|
KẾ HOẠCH
PHÒNG, CHỐNG BỆNH LAO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH GIAI ĐOẠN
2021- 2025 VÀ TẦM NHÌN NĂM 2030
Căn cứ Quyết định 374/QĐ-TTg
ngày 17/3/2014 của Thủ tướng Chính phủ Quy định về Phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng, chống lao đến năm 2020
và tầm nhìn 2030; Quyết định số 1745/QĐ-TTg
ngày 04 tháng 12 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Ủy ban Quốc
gia về chấm dứt bệnh lao;
Căn
cứ Quyết định số 1313/QĐ-BYT ngày 24/3/2020 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban
hành Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị lao tiềm ẩn; Quyết định số 1314/QĐ-BYT
ngày 24/3/2020 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành Hướng dẫn chẩn đoán, điều
trị và dự phòng bệnh lao;
Căn
cứ Thông tư 26/2018/TT-BTC ngày 21/3/2018 của Bộ Tài chính về việc” Quy
định quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình mục tiêu y tế
- Dân số giai đoạn 2016-2020;Thông tư số 38/2017/TT-BYT ngày 17/10/2017 của Bộ Y tế
“Ban hành danh mục các bệnh truyền nhiễm, phạm vi và đối tượng phải sử dụng vắc
xin, sinh phẩm y tế bắt buộc”;
Để chủ động phòng, chống bệnh
lao; giảm tỷ lệ hiện mắc lao các thể trong cộng đồng, tiến tới mục tiêu chấm dứt
bệnh lao vào năm 2030, UBND tỉnh Quảng Bình ban hành Kế hoạch triển khai Chương
trình phòng, chống lao giai đoạn 2021-2025 và tầm nhìn 2030, như sau:
I. TÌNH HÌNH CÔNG TÁC CHỐNG
LAO TẠI QUẢNG BÌNH
1. Sơ lược về địa bàn và dân cư:
Tỉnh Quảng Bình nằm ở Bắc Trung
Bộ, phía Bắc giáp tỉnh Hà Tĩnh, phía
Nam giáp tỉnh Quảng Trị, phía Tây giáp với nước bạn Lào và phía Đông giáp biển
Đông.
Toạ độ địa lý ở phần đất liền
là:
• Điểm cực Bắc: 18005’
12" vĩ độ Bắc
• Điểm cực Nam: 17005’ 02" vĩ độ Bắc
• Điểm cực Đông: 106059’ 37" kinh độ Đông
• Điểm cực Tây: 105036’ 55" kinh độ Đông
Tỉnh có bờ biển dài 116,04 km ở
phía Đông và có chung biên giới với Lào 201,87 km ở phía Tây, có cảng Hòn La, cảng
Hàng không Đồng Hơi, Quốc lộ 1A và đường Hồ Chí Minh, đường sắt Bắc Nam,
quốc lộ 12 và tỉnh lộ 20, 16 chạy từ Đông sang Tây qua cửa khẩu Quốc tế Cha Lo
và một số cửa khẩu phụ khác nối liền với Nước CHDCND Lào.
Với diện tích tự nhiên 8.000 km2,
dân số năm 2019 có 896.601 người. Phần lớn cư
dân địa phương là người Kinh. Dân tộc ít người thuộc hai nhóm chính là Chứt và
Bru-Vân Kiều gồm những tộc người chính là: Khùa, Mã Liềng, Rục, Sách, Vân Kiều,
Mày, Arem... sống tập trung ở hai huyện miền núi Tuyên Hoá và Minh Hoá và một số
xã miền Tây Bố Trạch, Quảng Ninh, Lệ Thuỷ. Dân cư phân bố không đều, 79,01% sống
ở vùng nông thôn và 20,99% sống ở thành thị.
2. Tình hình bệnh lao tại địa phương:
Xu hướng
dịch tễ bệnh lao trên toàn cầu nói chung đang có chiều hướng giảm với tỷ lệ mới
mắc giảm khoảng 2%/năm trong giai đoạn
2017-2019.
Theo xếp hạng của
Tổ chức Y tế thế giới, năm 2019, Việt Nam đứng hàng thứ 11/30 nước có số người bệnh lao cao nhất, 11/30 nước có
gánh nặng bệnh lao kháng đa thuốc cao nhất.
Tại Quảng Bình, công
tác phòng chống lao thời gian qua đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Tuy nhiên
năng lực phát hiện bệnh lao trong cộng đồng còn thấp, do thiếu nguồn lực và mô
hình chưa có Bệnh viện lao. Ước tính chúng ta chỉ mới phát hiện được khoảng 70%
bệnh nhân lao trong cộng đồng.
Hoạt động phòng chống lao được
triển khai tại 8/8 huyện/thành phố/thị xã và 100% các xã/phường/thị trấn. Tỷ lệ
dân số được chương trình chống lao tiếp cận đạt 100%.
Bảng: Tình hình phát
hiện bệnh lao trong giai đoạn 2016 - 2020
Năm
|
Lao phổi AFB
(+)
|
Lao phổi AFB
(-)
|
Lao
NgPh
|
Tổng số
|
Dân số
|
p/100.000
dân
|
Tử vong
|
2016
|
328
|
482
|
122
|
932
|
880.639
|
105,8
|
<2%
|
2017
|
344
|
442
|
98
|
884
|
885.725
|
99,8
|
<2%
|
2018
|
301
|
420
|
102
|
823
|
891.138
|
92,3
|
<2%
|
2019
|
270
|
454
|
101
|
825
|
896.601
|
92,0
|
<2%
|
2020
|
283
|
452
|
104
|
839
|
896.601
|
93,5
|
<2%
|
Hàng năm, tỷ lệ điều trị thành công (gồm khỏi và
hoàn thành điều trị) của bệnh nhân lao các thể trên 90%, đạt chỉ tiêu của
Chương trình Chống lao Quốc gia (CTCLQG);
luôn duy trì tỷ lệ kháng đa thuốc trong số bệnh nhân mới phát hiện
dưới 3%. Bên cạnh đó, tình hình mắc lao ở người trẻ tuổi có chiều hướng gia
tăng, vấn đề lao/HIV, lao/đái tháo đường và kháng thuốc ngày càng đáng lo ngại.
3. Mạng lưới phòng chống lao
- Tuyến tỉnh: Trung tâm Kiểm
soát bệnh tật là cơ quan quản lý, tham mưu chỉ đạo hoạt động CTCLQG trên địa bàn tỉnh; các bộ phận liên quan phối hợp tham gia công tác phòng chống
lao gồm có: Phòng KH-NV, Phòng TC-KT, Khoa Dược VT-TTB, Khoa XN-CĐHA-TDCN,
Phòng khám lao... Khoa Kiểm soát bệnh truyền nhiễm có nhiệm vụ lập kế hoạch phòng, chống lao,
chỉ đạo tuyến, giám sát hỗ trợ hoạt động CTCL tuyến dưới; Kế hoạch
thành lập 01 đơn vị DOTS tại Khoa Lao- Bệnh viện Hữu Nghị Việt Nam Cu Ba Đồng Hới.
- Tuyến huyện: Mỗi huyện thành lập Tổ chống lao có 03 người làm chuyên
môn trong đó 01 Y, bác sỹ làm tổ trưởng, 01 kỹ thuật viên xét nghiệm và 01 cán bộ dược, tổ chống lao hiện nay trực thuộc TTYT tuyến huyện; từ năm
2010 thành lập thêm Tổ chống lao TG
Đồng Sơn (Cục VIII - Bộ Công an).
- Tuyến xã: Mỗi xã, phường, thị trấn có một cán bộ chuyên trách hoặc
kiêm nhiệm quản lý hoạt động PCL trên địa bàn.
- Hoạt động PCL tại cơ sở được lồng ghép vào hoạt động y tế chung.
II. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung
- Tìm kiếm và điều trị cho tất
cả các ca bệnh lao
- Tìm kiếm những ca nhiễm lao tiềm
ẩn và cung cấp điều trị lao tiềm ẩn
- Giảm số người mắc bệnh lao trong cộng đồng xuống < 90/100.000
dân;
- Giảm số người chết do bệnh lao xuống <
10/100.000/dân;
- Khống chế số người mắc bệnh lao đa kháng thuốc với tỷ lệ dưới 3% trong tổng số
người bệnh lao mới phát hiện.
- Duy trì tỷ lệ mắc lao mới
hàng năm giảm từ 5-10%/năm.
Tầm
nhìn đến năm 2030: Tiếp tục giảm số
người chết do bệnh lao và giảm số người mắc bệnh lao trong cộng đồng xuống dưới
20 người trên 100.000 người dân. Hướng tới mục tiêu để mọi người dân được
sống trong môi trường không còn bệnh lao.
2. Mục tiêu cụ thể
- Giảm 50% tỉ lệ mới mắc
vào năm 2025 so với năm 2018.
- Giảm 75% tỉ lệ tử vong do lao
vào năm 2025 so với năm 2018.
- Duy trì tỷ lệ mắc lao kháng
thuốc thấp hơn 5% trong tổng số ca lao mới.
- Giảm 50% số gia đình phải chịu
chi phí thảm họa do lao vào năm 2025 so với năm 2018.
- Tỷ lệ người thử
đờm/dân số: Tăng 0,05% mỗi năm
- Tỷ lệ bệnh nhân
lao các thể: 95-100/100.000 dân
- Tỷ lệ điều trị
khỏi lao mới có bằng chứng vi khuẩn học: > 90%
- Tỷ lệ tử vong
chung do lao: Giảm 0,1% mỗi năm
- Tỷ lệ bệnh nhân
lao đa kháng/ Tổng số bệnh nhân lao: < 5%
- Tỷ lệ bệnh nhân
lao được xét nghiệm HIV: > 90%
III. HOẠT ĐỘNG CỤ THỂ
1. Công tác tổ chức, chỉ đạo
- Chỉ đạo các cơ quan chức năng triển khai thực hiện
các nhiệm vụ, giải pháp của Chiến lược trên địa bàn.
- Thành lập, kiện toàn Ban Chỉ đạo về chấm dứt bệnh lao cấp tỉnh giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng
kế hoạch, triển khai và giám sát thực hiện Chiến lược tại địa phương.
- Xây dựng chính sách thu hút nguồn nhân lực cho công
tác phòng, chống bệnh lao tại địa phương, xây dựng và xác lập các mục tiêu
phòng, chống bệnh lao trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh,
thành phố.
- Bố trí đủ ngân sách, nhân lực, cơ sở vật chất cho công
tác phòng, chống bệnh lao tại địa phương cùng với nguồn ngân sách trung ương cấp
theo kế hoạch hằng năm.
- Chỉ đạo các cơ quan, tổ chức ở địa phương phối hợp
chặt chẽ với ngành y tế thường xuyên giám sát, kiểm tra việc triển khai thực hiện
Chiến lược, định kỳ báo cáo Bộ Y tế kết
quả thực hiện, đề xuất sửa đổi, bổ
sung những quy định mới nhằm tăng cường hiệu quả công tác phòng, chống lao.
- Xã hội hóa công tác Phòng chống
lao, coi đây là nhiệm vụ thường xuyên của các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp.
Tăng cường trách nhiệm của UBND các cấp trong công tác phòng chống lao. Đưa các
chỉ tiêu phòng chống lao vào nghị quyết phát triển kinh tế, xã hội của HĐND,
UBND các cấp...
- Đẩy mạnh sự tham gia, phối hợp
của các cơ quan, ban, ngành, tổ chức chính trị xã hội, các đoàn thể với các hoạt
động phòng chống lao, tuyên truyền vận động người dân hiểu biết và phòng chống
bệnh lao tại địa phương.
- Duy trì giao ban tháng, quý
giữa chính quyền địa phương và Ngành Y tế; giữa Y tế tuyến tỉnh với tuyến huyện
và cơ sở y tế.
- Tăng cường công tác kiểm tra,
giám sát đôn đốc chỉ đạo tuyến dưới.
2. Hội nghị, tập huấn
- Tập huấn sử dụng phần mềm quản
lý thông tin Chương trình chống lao Quốc gia (VITIMES). Thành phần tập huấn là
cán bộ làm công tác tại Tổ chống lao tại các trung tâm y tế, các Bệnh viện đa
khoa trên toàn tỉnh, Phòng khám ĐKKV, Trại giam Đồng Sơn và Trạm y tế các xã,
phường, thị trấn chưa được tập huấn hoặc sử dụng Phần mềm VITIMES chưa thành thạo.
- Tập huấn về quản lý Chương
trình chống lao (CTCL): Tập huấn cho cán bộ tuyến tỉnh, huyện và tuyến xã thực
hiện công tác chống lao chưa được tập huấn về CTCL.
- Tập huấn về thay đổi và nâng cao kiến thức phòng chống lao theo Quyết
định 1314/QĐ-BYT ngày 24/3/2020 của Bộ Y tế về việc ban hành Hướng dẫn chẩn
đoán, điều trị bệnh lao cho các cán bộ tuyến tỉnh, huyện và tuyến xã, phường thị
trấn.
- Tập huấn về chẩn đoán và điều trị lao tiềm ẩn theo Quyết định
1313/QĐ-BYT ngày 24/3/2020 của Bộ Y tế về việc ban hành Hướng dẫn chẩn đoán, điều
trị lao tiềm ẩn cho các cán bộ tuyến tỉnh, huyện và tuyến xã, phường thị trấn.
3. Triển khai các hoạt động CTCL
3.1. Tổ chức khám phát hiện nguồn lây:
Phạm vi thực hiện: Triển khai tại tất cả các xã,
phường, thị trấn, tại Trại giam, các công ty, nhà máy xí nghiệp… tại các Trung
tâm Y tế, Bệnh viện đa khoa
Đối tượng: Người có triệu chứng nghi lao.
Thời gian: Đảm bảo thời gian triển khai thường
xuyên trên địa bàn toàn tỉnh.
Địa điểm: Tại các cơ sở y tế (Trạm Y tế các xã,
phường, thị trấn); Phòng khám lao Trung tâm Y tế và các Bệnh viện Đa khoa.
- Kết hợp song
song hai hình thức phát hiện thụ động và chủ động bệnh lao, tích cực xây dựng kế
hoạch khám phát hiện chủ động bằng công nghệ 2X ( xe X-quang kỹ thuật số lưu động
và kỹ thuật xét nghiệm Gene Xpert).
- Thực hiện sàng
lọc lao kháng đa thuốc bằng kỹ thuật Gene Xpert đối với các nhóm nghi lao kháng
thuốc theo quy định của CTCLQG để phát hiện sớm bệnh nhân lao kháng thuốc và
đưa vào quản lý điều trị.
- Phối hợp chặt
chẽ trong công tác quản lý điều trị bệnh nhân lao từ tuyến tỉnh đến tuyến xã.
3.2. Các hoạt động duy trì thành quả chấm dứt bệnh lao
- Duy trì tỷ lệ mắc lao mới
hàng năm giảm từ 5-10%/ năm.
- Thực hiện giám sát tích cực
các bệnh nhân lao và lao kháng đa thuốc tại tất cả các tuyến từ tỉnh đến huyện,
xã và cộng đồng. Đảm bảo tỷ lệ bênh nhân điều trị thành công >90%.
3.3. Tăng cường hệ thống thống kê, báo cáo CTCL
- Cập nhật dữ liệu ca bệnh trên
Hệ thống quản lý thông tin CTCL Quốc gia VITIMES theo đúng quy định.
- Củng cố, thống nhất các mẫu
biểu, sổ sách số liệu báo cáo trong CTCL từ tỉnh đến huyện xã. Hướng dẫn, hỗ trợ
phân tích số liệu thống kê đối với tuyến dưới.
4. Hoạt động kiểm tra, giám sát hỗ trợ
4.1. Giám sát hoạt động CTCL tại tuyến huyện, xã
- Công tác kiểm tra, giám sát
được thực hiện ở tất cả các tuyến: Tuyến tỉnh giám sát tuyến huyện, xã hoặc từng
bệnh nhân; Tuyến huyện giám sát tuyến xã và từng bệnh nhân đang điều trị trên địa
bàn.
- Kiểm tra giám sát tập trung một
số nội dung: Công tác chỉ đạo điều hành, công tác xây dựng kế hoạch, công tác
quản lý, bảo quản và cấp phát thuốc. Giám sát, điều tra dịch tễ mắc lao trong cộng
đồng: Điều tra giám sát và lấy mẫu bệnh phẩm các trường hợp nghi mắc lao kháng
đa thuốc.
- Giám sát qua hệ thống thông tin điện tử trong
quản lý dữ liệu, quản lý bệnh nhân qua hệ thống Vitimes, eTB-Mannager, ứng dụng
mHeath. Ứng dụng hội chẩn trực tuyến qua phần mềm với tuyến huyện.
4.2. Giám sát phản ứng phụ (ADR) sau khi uống thuốc:
- Đảm bảo các điều kiện theo
Quyết định số: 1088/QĐ-BYT ngày 04 tháng 4 năm 2013 về việc ban hành Hướng dẫn
hoạt động giám sát phản ứng có hại của thuốc (ADR) tại các cơ sở khám chữa bệnh
và công văn số 562/BVPTW-DAPCL ngày 8 tháng 5 năm 2014 của Bệnh viện Phổi Trung
ương - Dự án Phòng chống lao về việc giám sát phản ứng có hại của thuốc chống
lao trong CTCLQG.
- Báo cáo phản ứng: Khi có trường
hợp phản ứng nặng sau dùng thuốc cần báo cáo ngay cho Hội đồng tư vấn chuyên
môn đánh giá tuyến tỉnh để phối hợp giải quyết.
5. Hoạt động truyền thông, tuyên truyền
- Tăng cường các hoạt động truyền
thông về bệnh lao bằng các hình thức phù hợp như: Trực tiếp tại cộng đồng, trên
loa phát thanh xã...Tập trung vào ngày Thế giới phòng chống lao 24/3, các đối
tượng như cán bộ chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể, dân tộc ít người
vùng sâu, vùng xa...; Cung cấp các tài liệu truyền thông về CTCL cho Y tế thôn
bản thực hiện truyền thông tại cộng đồng.
- Phối hợp với các cơ quan truyền
thông tỉnh xây dựng tài liệu truyền thông, nội dung truyền thông về hoạt động
CTCL phát trên các phương tiện thông tin đại chúng, với các hoạt động trọng tâm
như:
- Truyền thông trên các kênh
thông tin đại chúng: Đài truyền hình địa phương, Báo Quảng Bình, Thông tấn xã
thường trú tại Quảng Bình...
- Xây dựng thông điệp truyền
thông tuyên truyền bằng tiếng phổ thông và tiếng dân tộc sinh sống trên địa
bàn, phát trên Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, trên các báo của địa phương
về phòng chống bệnh lao.
- Hàng quý nói chuyện chuyên đề
về phòng chống lao; phản ứng sau dùng thuốc lao và các biểu hiện của người nghi
lao trên các kênh truyền hình tại địa phương.
- Ngành y tế phối hợp với
cơ quan truyền thông xây dựng một số sản phẩm truyền thông về phòng chống lao để
phục vụ hoạt động tuyên truyền tại cộng đồng nhằm tuyên truyền cho người dân hiểu
biết về phòng chống bệnh lao.
- Truyền thông trực tiếp tại cộng
đồng:
+ Tổ chức thường xuyên các buổi truyền thông trực
tiếp, thăm hộ gia đình, tư vấn, nhắc nhở bệnh nhân đang điều trị bệnh lao đặc
biệt bệnh nhân lao kháng đa thuốc (MDR).
+ Xây dựng và phát triển mô
hình truyền thông có hiệu quả tại cộng đồng phù hợp với điều kiện và nhu cầu thực
tiễn địa phương.
- Định kỳ hàng năm tổ chức giám
sát, đánh giá hiệu quả việc triển khai các hoạt động truyền thông về chương
trình chống lao ở tất cả các tuyến.
- Tổ chức mô hình truyền thông
trọng điểm đối với vùng sâu, vùng xa, vùng khó tiếp cận với dịch vụ y tế, người
dân chưa hiểu về phòng chống bệnh lao.
6. Hoạt động cung ứng thuốc, vật tư
- Từng bước đầu tư trang thiết
bị y tế theo hướng tiếp cận kỹ thuật công nghệ mới, phục vụ cho hoạt động chẩn
đoán, điều trị bệnh lao nói riêng và các bệnh về phổi nói chung như hệ thống
CT-Scancer, Nội soi phế quản.
- Xây dựng kế hoạch chi tiết, dự
trù thuốc, vật tư gửi Bệnh viện Phổi Trung ương để đảm bảo số lượng thuốc, vật
tư cho triển khai công tác chống lao, đảm bảo cơ số dự phòng đủ 6 tháng.
- Đảm bảo cung ứng đủ thuốc chống
lao hàng 1, hàng 2. Từng bước triển khai thanh quyết toán thuốc lao qua BHYT.
- Tăng cường công tác quản lý,
bảo quản thuốc và vật tư tại các tuyến đảm bảo chất lượng thuốc và hiệu quả sử
dụng.
- Tăng cường công tác kiểm tra,
giám sát vận chuyển cung thuốc từ tỉnh xuống huyện; huyện xuống xã và đảm bảo
cung ứng kịp thời, tuyệt đối tránh hiện tượng thiếu thuốc và vật tư.
- Cung cấp đầy đủ sổ sách, biểu
mẫu, vật tư như... phục vụ chương trình chống lao thường xuyên tại các cơ sở
trên địa bàn tỉnh.
7. Tổ chức hội nghị, giao
ban
- Tiếp tục duy trì chế độ giao ban hằng quý để
cùng bàn bạc và tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện tại
các đơn vị.
- Thời gian: Quý 1 lần.
IV. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Giải pháp chính sách, pháp luật
- Tăng cường vai trò lãnh đạo của Cấp ủy Đảng,
chính quyền các cấp đối với công tác phòng
chống lao, gắn hoạt động phòng chống lao với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương;
- Công tác phòng chống lao có sự tham gia, phối hợp tích cực của các ban
ngành, đoàn thể, các tổ tổ chức chính trị xã hội, của cộng đồng và mỗi cá nhân
trong đó ngành y tế đóng vai trò nồng cốt.
2. Giải pháp về chuyên môn kĩ
thuật các dịch vụ phòng, chống Lao.
2.1. Tăng cường phát hiện lao sớm và điều trị có hiệu
quả bệnh lao
- Kết hợp hình thức phát hiện thụ động và chủ động.
- Tăng
cường năng lực chẩn đoán cho tuyến cơ sở bằng đảm bảo trang thiết bị xét nghiệm
và đào tạo liên tục, tại chỗ cho cán bộ tuyến cơ sở về kỹ thuật xét nghiệm, kỹ
thuật chụp, đọc phim X.Q phổi.
- Định kỳ hàng quý tuyến tỉnh cử
cán bộ xuống kiểm tra giám sát và hỗ trợ về các hoạt ðộng PCL tại các huyện.
- Giám sát, đôn đốc các huyện về
các chỉ tiêu kế hoạch và cách ghi chép biểu mẫu báo cáo qua giám sát hồi cứu
thông qua báo cáo hàng quí.
- Tăng cường công tác điều trị có
kiểm soát (DOTS) đối với cán bộ phụ trách lao ở tuyến y tế cơ sở, đặc biệt là sự
tuân thủ của bệnh nhân lao.
2.2. Đẩy mạnh ứng dụng các kỹ thuật mới vào khám
phát hiện, chẩn đoán, điều trị và dự phòng bệnh lao
- Từ năm 2021 triển khai các kỹ thuật mới... Triển khai
hoạt động lao tiềm ẩn, lao trẻ em, lao kháng thuốc; tiếp cận áp dụng các
phác đồ mới trong điều trị bệnh lao theo hướng dẫn của CTCL quốc gia.
- Tăng cường áp dụng công nghệ 2X
( sàng lọc bằng XQ phổi, khẳng định bằng Gene –Xpert ) trong phát hiện chủ động,
triển khai thêm từ 1-2 điểm xét nghiệm Gene-Xpert trên địa bàn.
- Ứng dụng công nghệ thông tin
trong theo dõi, báo cáo, quản lý các hoạt động phòng, chống bệnh lao trên hệ thống Vitimes từ tỉnh đến
huyện, phần mềm quản lý bệnh nhân eTB-Manager, ứng dụng sức khỏe
mHealth.
3. Truyền thông, vận động xã hội
- Tăng cường công tác tư vấn, giám
sát trực tiếp cho bệnh nhân, người nhà bệnh nhân trong suốt liệu trình điều trị.
- Đẩy mạnh các hoạt động truyền thông phòng phòng chống lao bằng
nhiều hình thức để nâng cao sự hiểu biết của người dân về bệnh lao, xóa bỏ rào
cản tâm lý do bệnh lao gây ra, mọi người chủ động tiếp cận sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh lao và dự phòng bệnh lao do ngành y tế cung cấp;
- Đưa tin tuyên truyền phòng
chống lao, tăng thời lượng, tần suất
và miễn phí phát sóng; đẩy mạnh tuyên truyền phòng chống lao trên
hệ thống truyền thanh cơ sở;
- Biên soạn, in ấn tài liệu truyền thông, làm các biển Pano tuyên truyền
phòng chống lao, ngày Thế giới chống lao 24/3 hằng năm.
- Tăng cường ủng hỗ xây dựng các
Quỹ hỗ trợ người bệnh chiến thắng bệnh lao (PASTB).
4. Nâng cao năng lực, đào tạo -
tập huấn và nghiên cứu khoa học.
- Thực hiện chương trình đào tạo nâng
cao năng khám chữa bệnh lao và các bệnh phổi tại tuyến tỉnh và các tuyến cơ sở.
- Tổ chức các lớp tập huấn
hoạt động chuyên môn phòng chống lao cho cán bộ tuyến dưới hiệu quả, chất lượng
kết hợp giám sát cầm tay chỉ việc. Đồng thời đa dạng thành phần tham gia tập huấn.
- Tham gia đầy đủ các chương trình tập huấn đào
tạo và đào tạo trực tuyến từ CTCLQG.
- Tổ chức nghiên cứu và nghiệm thu các đề tài
nghiên cứu khoa học, ứng dụng có hiệu quả kết quả nghiên cứu trong công tác
phòng chống lao.
5. Huy động nguồn lực
- Có các chính sách ưu tiên đào tạo,
đãi ngộ đối với cán bộ, viên chức và người lao động làm công tác phòng chống
lao. Đảm bảo chất lượng và trình độ chuyên môn tại các tuyến.
- Tăng cường công tác đào tạo bằng nhiều hình thức khác
nhau, kết hợp đào tạo tập trung, đào tạo ngắn hạn và dài hạn, đào tạo theo nhu
cầu phát triển chuyên môn kỹ thuật, bồi dưỡng kiến thức chuyên ngành cho cán bộ
y tế làm công tác phòng chống lao.
- Đảm bảo mạng lưới chống lao ổn định lâu dài, nhất là cán bộ làm công
tác chống lao tuyến huyện, xã.
- Huy động sự tham gia của y tế ngoài công lập, đẩy mạnh hoạt động phối hợp y tế công tư (PPM) và lồng
ghép hoạt động phòng chống lao với các hoạt động y tế khác.
V. KINH PHÍ
1. Kinh phí Trung ương: Nguồn Ngân sách
nhà nước; nguồn hỗ trợ từ các tổ chức và các nguồn hợp pháp khác.
2. Kinh phí địa phương: Bố trí kinh phí cho hoạt động phòng, chống bệnh lao theo quy định
của pháp luật ngân sách nhà nước (Quyết định 374-TTg ngày 17/3/2014 của Thủ tướng
Chính phủ Quy định về Phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng, chống lao và Thông
tư 26/2018/TT-BTC ngày 21/3/2018 của Bộ Tài chính) (Phụ lục 01 cụ thể kèm
theo).
VI. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
1. Sở Y tế
- Chỉ đạo các đơn vị y tế trực
thuộc triển khai các hoạt động phòng chống bệnh lao theo đúng những quy định và
hướng dẫn chuyên môn về CTCL Quốc gia; triển khai các hoạt động điều tra, rà
soát đối tượng có triệu chứng nghi lao, đảm bảo cung ứng đầy đủ thuốc, vật tư,
đảm bảo về nhân lực cho công tác phòng chống lao. Chỉ đạo CTCL đảm bảo hiệu
quả, an toàn, đạt chỉ tiêu kế hoạch đề ra.
- Phối hợp với các sở, ban,
ngành, đơn vị liên quan và các cơ quan thông tin đại chúng tăng cường truyền
thông vận động đối tượng nghi lao đến khám phát hiện bệnh lao và điều trị.
- Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc
trong ngành y tế tham mưu cho UBND huyện, thị xã, thành phố phê duyệt kế
hoạch chi tiết triển khai các hoạt động phòng chống giai đoạn 2021-2025 và tầm
nhìn 2030.
- Thực hiện kiểm tra, giám sát
trong quá trình triển khai thực hiện; hỗ trợ chỉ đạo giải quyết kịp thời
các khó khăn vướng mắc đặc biệt đối với các địa bàn có tỷ lệ phát hiện bệnh lao
thấp. Tổng hợp báo cáo kết quả CTCL theo đúng quy định.
- Xây dựng dự toán kinh phí hỗ
trợ của địa phương về hoạt động chương trình thường xuyên giai đoạn 2021-2025
và tầm nhìn 2030 gửi Sở Tài chính thẩm định trình UBND tỉnh xem xét, quyết định.
2. Sở Thông tin và Truyền thông
Chỉ đạo, các cơ quan thông tin,
truyền thông tăng cường truyền thông về việc phòng chống bệnh lao để người
dân hiểu. Chỉ đạo đăng tải các khuyến cáo phòng chống bệnh lao trên các phương
tiện thông tin đại chúng để người dân chủ động cùng với ngành Y tế phòng chống
bệnh lao, đặc biệt là lao đa kháng thuốc trong CTCL Quốc gia.
3. Sở Giáo dục và Đào tạo
Phối hợp tổ chức triển khai tuyên
truyền kiến thức về bệnh lao tại trường học. Chỉ đạo đăng tải các khuyến cáo
phòng chống bệnh lao tại các cơ sở giáo dục.
4. Sở Tài chính:
Cân đối ngân sách địa phương tham
mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí triển khai thực hiện Kế hoạch. Hướng dẫn việc quản
lý, sử dụng, quyết toán kinh phí theo quy định.
5. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ
Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh
Phối hợp với ngành y tế triển khai
các hoạt động phòng chống lao, tuyên truyền người dân hiểu về phòng chống bệnh
lao, vận động người dân khi có triệu chứng nghi ngờ bệnh lao đến khám các cơ sở
y tế tại các xã vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới nơi có Đồn Biên phòng cư trú
hoặc đóng quân.
6. Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh
Chỉ đạo các đơn vị Hội phụ nữ
các cấp phối hợp tốt với ngành Y tế tham gia các hoạt động tuyên truyền, vận động
người dân đến khám tại các y tế cơ sở khi có triệu chứng nghi lao; chỉ đạo các
thành viên tại các Chi Hội phụ nữ các cấp tham gia, hưởng ứng công tác phòng chống
bệnh lao.
7. Hội nông dân tỉnh: Chỉ
đạo các chi hội phối hợp với ngành y tế tuyên truyền, vận động nông dân tham
gia công tác phòng chống bệnh lao đạt chỉ tiêu đề ra. Tiếp tục phối hợp triển
khai các công tác giám sát bệnh nhân lao đang điều trị qua chương trình
M-health.
8. Tỉnh đoàn Thanh niên Cộng
sản Hồ Chí Minh
Chỉ đạo Đoàn Thanh niên các cấp
phối hợp với ngành y tế tuyên truyền, vận động đoàn viên thanh niên tham gia
công tác phòng chống bệnh lao đạt chỉ tiêu đề ra.
9. Đài Phát thanh và Truyền
hình Quảng Bình, Báo Quảng Bình
Phối hợp với ngành y tế, UBND các
huyện, thị xã, thành phố tăng cường công tác tuyên truyền, vận động để cộng đồng
hiểu rõ tầm quan trọng của công tác phòng chống lao trong CTCL Quốc gia, cách
theo dõi và cách xử lý các trường hợp phản ứng nhẹ sau điều trị thuốc lao tại
cơ sở y tế.
10. UBND các huyện, thị xã,
thành phố
- Chỉ đạo phòng y tế, trung tâm
y tế phối hợp với các phòng ban liên quan tham mưu xây dựng và phê duyệt Kế hoạch
phòng chống lao hàng năm của địa phương; tổ chức hội nghị báo cáo, tổng kết
đánh giá công tác phòng chống lao, tổng hợp những thuận lợi, khó khăn, tồn tại
và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả triển khai dự án phòng chống
lao tại địa bàn. Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm
trước UBND tỉnh về kết quả phòng chống bệnh lao tại địa phương mình quản lý.
- Chỉ đạo các phòng, ban, đơn vị
liên quan, UBND các xã, phường, thị trấn phối hợp chặt chẽ với ngành y tế rà
soát danh sách đối tượng nghi lao và thông báo kịp thời cho đối tượng đi khám
sàng lọc bệnh lao; tổ chức triển khai các hoạt động khám phát hiện trên trên địa
bàn hiệu quả, chất lượng. Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn chịu trách nhiệm
trước UBND huyện về kết quả phòng chống lao trong chương trình chống lao tại địa
phương mình quản lý.
- Chỉ đạo các ban ngành liên
quan tuyên truyền để nhân dân hiểu về phòng chống bệnh lao.
- Hàng năm, cân đối nguồn ngân
sách hỗ trợ kinh phí cho công tác phòng chống lao như: Hội nghị, tập huấn, đào
tạo nguồn nhân lực, trang thiết bị, vật tư, giám sát, truyền thông...
Yêu cầu các sở, ngành, UBND
các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện Kế hoạch này. Trong quá trình
thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc các đơn vị kịp thời phản ánh về Sở Y tế để
được hướng dẫn, giải quyết; trường hợp vượt thẩm quyền, Sở Y tế báo cáo, tham
mưu, đề xuất UBND tỉnh xem xét, quyết định./.
Nơi nhận:
- Bộ Y tế;
- BV Lao phổi TW;
- CT, các PCT
UBND tỉnh;
- Các sở; ban,
ngành, đoàn thể cấp tỉnh;
- UBND các huyện, thị
xã, thành phố;
- LĐVP UBND tỉnh;
- Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh;
- Lưu VT, TH, KGVX.
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Hồ An Phong
|
PHỤ LỤC 01:
DỰ KIẾN NHU CẦU KINH PHÍ THỰC
HIỆN HOẠT ĐỘNG PHÒNG, CHỐNG LAO GIAI ĐOẠN 2021-2025
(Kèm theo Kế hoạch số: /KH-UBND ngày
/3/2021 của UBND tỉnh )
Đơn vị tính: 1 000 đồng
TT
|
Hoạt động
|
Năm
|
Tổng cộng
|
Ghi chú
|
2021
|
2022
|
2023
|
2024
|
2025
|
I. Khám phát
hiện chủ động
|
500,000
|
700,000
|
750,000
|
800,000
|
850,000
|
3,600,000
|
|
II. Đào tạo,
tập huấn
|
220,000
|
230,000
|
250,000
|
300,000
|
300,000
|
1,300,000
|
|
1
|
Tham gia đào tạo,
tập huấn ở trung ương
|
70,000
|
80,000
|
100,000
|
100,000
|
100,000
|
450,000
|
|
2
|
Tổ chức đào tạo,
tập huấn cho cán bộ các tuyến
|
150,000
|
150,000
|
150,000
|
200,000
|
200,000
|
850,000
|
|
III. Giám
sát, giao ban
|
100,000
|
100,000
|
100,000
|
100,000
|
100,000
|
500,000
|
|
IV. Mua sắm, sữa
chữa TTB, thuốc, hóa chất vật tư và vận chuyển thuốc lao
|
180,000
|
250,000
|
350,000
|
500,000
|
600,000
|
1,880,000
|
|
V. Truyền
thông
|
100,000
|
100,000
|
100,000
|
100,000
|
100,000
|
500,000
|
|
TỔNG CỘNG
|
1,100,000
|
1,380,000
|
1,550,000
|
1,800,000
|
1,950,000
|
7,780,000
|
|
|
(Bằng chữ: Bảy tỷ, bảy trăm tám mươi triệu đồng chẵn)
|