BỘ Y TẾ
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1313/QĐ-BYT
|
Hà Nội, ngày 24 tháng
3 năm 2020
|
QUYẾT
ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH HƯỚNG DẪN PHÁT HIỆN VÀ ĐIỀU
TRỊ LAO TIỀM ẨN
BỘ TRƯỞNG
BỘ Y TẾ
Căn cứ Luật khám bệnh,chữa
bệnh năm 2009;
Căn cứ Nghị định số
75/2017/NĐ-CP ngày 20/6/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;
Xét Biên bản họp Hội
đồng nghiệm thu tài liệu Hướng dẫn sàng lọc, chẩn đoán và quản lý điều trị lao
tiềm ẩn ngày 20 tháng 12 năm 2019;
Xét đề nghị của Cục
trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh- Bộ Y tế,
QUYẾT
ĐỊNH:
Điều 1. Ban
hành kèm theo Quyết định này “Hướng dẫn phát hiện và điều trị lao tiềm ẩn”.
Điều 2. “Hướng
dẫn phát hiện và điều trị lao tiềm ẩn” áp dụng cho tất cả các cơ sở khám bệnh,
chữa bệnh Nhà nước và tư nhân trên cả nước.
Điều 3. Quyết
định này có hiệu lực kể từ ngày ký, ban hành.
Điều 4. Các
Ông/Bà: Chánh Văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh- Bộ Y tế;
Chánh Thanh tra- Bộ Y tế; Tổng Cục trưởng, Cục trưởng, Vụ trưởng các Tổng Cục,
Cục, Vụ thuộc Bộ Y tế; Giám đốc các Bệnh viện, Viện có giường bệnh trực thuộc
Bộ Y tế; Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Thủ trưởng
y tế các ngành chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận:
-
Như điều 4;
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Các Thứ trưởng (để phối hợp chỉ đạo);
- Bảo hiểm Xã hội Việt Nam (để phối hợp);
- Cục Quân y Bộ Quốc phòng; Cục Y tế Bộ Công an;
- BV lao & BPhổi, TTPCCBXH, TTYTDP các tỉnh, CDC thành phố trực thuộc TW;
- Cổng TTĐT Bộ Y tế; website Cục QLKCB;
- Lưu: VT; KCB; PC.
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn
Trường Sơn
|
HƯỚNG
DẪN
PHÁT HIỆN VÀ ĐIỀU TRỊ LAO TIỀM ẨN
(Ban
hành kèm theo Quyết định số: 1313/QĐ-BYT ngày 24 tháng 3 năm 2020 của Bộ trưởng
Bộ Y tế)
MỤC
LỤC
TỪ VIẾT TẮT
LỜI NÓI ĐẦU
MỘT SỐ KHÁI NIỆM
CÁC NHÓM ĐỐI TƯỢNG NGUY
CƠ CẦN QUẢN LÝ LAO TIỀM ẨN
PHẦN 1: CHẨN ĐOÁN LAO TIỀM
ẨN
QUY TRÌNH KHÁM PHÁT
HIỆN, CHẨN ĐOÁN LAO TIỀM ẨN
A. K hám phát hiện,
loại trừ lao hoạt động để điều trị LTA mà không cần xét nghiệm Mantoux / IGRA
cho trẻ dưới 5 tuổi tiếp xúc hộ gia đình BN lao phổi, người có HIV mọi lứa tuổi.
B. Khám phát hiện chẩn đoán
lao tiềm ẩn ở người tiếp xúc hộ gia đình từ 5 tuổi trở lên
C. Khám phát hiện, chẩn
đoán lao tiềm ẩn cho nhóm có nguy cơ khác
PHẦN 2: ĐIỀU TRỊ LAO
TIỀM ẨN
A. Giới thiệu các phác đồ
điều trị Lao tiềm ẩn:
1. Phác đồ 9H
2. Phác đồ 6H
3. Phác đồ 3RH
4. Phác đồ 3HP
B. Quản lý điều trị
lao tiềm ẩn
1. Nguyên tắc điều
trị:
2. Quản lý điều trị:
PHẦN 3: GHI CHÉP BÁO
CÁO
.
1. Ghi chép
1.1. Sổ đăng ký quản lý
lao tiềm ẩn
2. Báo cáo
2.1. Báo cáo quản lý
và điều trị lao tiềm ẩn ở người tiếp xúc:
2.3. Báo cáo sử dụng
và tồn kho Tuberculin:
P hụ lục 1: SỔ ĐĂNG KÝ
QUẢN LÝ LAO TIỀM ẨN
P hụ lục 2: BÁO CÁO
QUẢN LÝ VÀ ĐIỀU TRỊ LAO TIỀM ẨN Ở NGƯỜI TIẾP XÚC
P hụ lục 3: BÁO CÁO
QUẢN LÝ VÀ ĐIỀU TRỊ LAO TIỀM ẨN Ở CÁC NHÓM
NGUY CƠ KH ÁC
Phụ lục 4. SỔ TIÊM, ĐỌC
MANTOUX
Phụ lục 5
Phụ l ục 6.
Tài liệu tham khảo:
TỪ
VIẾT TẮT
AFB Acid
fast bacilli: trực khuẩn kháng toan cồn
ARV Anti-retro
viral: các thuốc kháng virut
BNĐH BNhoặc
người bệnh định hướng
CTCLQG Chương
trình chống lao quốc gia
HIV Human
immuno-deficiency virus: virút gây giảm miễn dịch ở người
INH Isoniazide,
kháng sinh kháng lao hàng một
LP Lao
phổi
LNP Lao
ngoài phổi
LTA Lao
tiềm ẩn
NTX Người
tiếp xúc
NTXHGĐ Người
tiếp xúc hộ gia đình
PPD Purified
protein derivation: kháng nguyên tinh khiếtvi khuẩn lao
P Rifampentine,
dẫn xuất từ rifampicin, kháng lao hàng thứ nhất
XQ X-quang
IGRA Interferon
Gamma Release Assay
MỘT SỐ KHÁI NIỆM
BN định hướng: là người đã được chẩn
đoán mắc lao phổi có vai trò định hướng để phát hiện người có nguy cơ cao mắc
lao.
Bệnh lao (Lao hoạt động): là
tình trạng bệnh lý do vi khuẩn lao Mycobacterium tuberculosis (MTB) gây
ra, biểu hiện các triệu chứng lâm sàng như ho, khạc đờm, sốt, đau ngực, khó
thở, mệt mỏi, sụt cân … hoặc cận lâm sàng tìm thấy vi khuẩn lao qua soi, nuôi
cấy hay các kỹ thuật sinh học phân tử như Hain test, Xpert- MTB/RIF hoặc có
bằng chứng mô bệnh học…
Bệnh lao có bằng chứng
vi khuẩn học:
bệnh lao được chẩn đoán dựa trên việc tìm thấy vi khuẩn lao qua soi trực tiếp,
nuôi cấy hoặc qua các kỹ thuật xét nghiệm sinh học phân tử như Xpert MTB/RIF,
Hain.
Lao tiềm ẩn: là tình trạng cơ thể
người có đáp ứng miễn dịch với kháng nguyên của trực khuẩn gây bệnh lao ở người
(MTB) nhưng chưa có dấu hiệu lâm sàng - cận lâm sàng nào cho thấy bệnh lao hoạt
động.
Người tiếp xúc hộ gia
đình:
Là các thành viên sống
trong cùng nhà với BN lao phổi hoặc những người đáp ứng các điều kiện sau:
- Ngủ cùng nhà với BN
lao phổi ít nhất 1 đêm/tuần trong 3 tháng trước khi BN được chẩn đoán,
- Có ở cùng nhà với BN
lao phổi ít nhất 1 giờ/ngày và liên tục 5 ngày/tuần trong 3 tháng trước khi BN
lao phổi được chẩn đoán.
* Tài liệu này chỉ đề
cập tới những người tiếp xúc hộ gia đình với bệnh nhân lao phổi không kháng đa
thuốc, với nhóm người tiếp xúc hộ gia đình với bệnh nhân lao phổi kháng đa
thuốc chương trình sẽ có hướng dẫn cụ thể khi có đủ các kết quả nghiên cứu
chứng minh hiệu quả và độ an toàn của phác đồ điều trị cho nhóm đối tượng này.
Điều trị lao tiềm ẩn: là liệu trình điều trị
hiệu quả cho người có nguy cơ cao mắc lao hoặc có bằng chứng mắc lao tiềm ẩn.
Trước đây còn gọi là điều trị dự phòng lao.
CÁC NHÓM ĐỐI TƯỢNG NGUY CƠ CẦN QUẢN LÝ LAO TIỀM
ẨN
Những người có nguy cơ
mắc lao cao bao gồm trong 2 nhóm chính sau:
1. Những người tiếp xúc
gần, tiếp xúc thường xuyên với các BN lao phổi có nguy cơ lây nhiễm lao và phát
triển bệnh lao.
2. Những người có tình
trạng lâm sàng hoặc các yếu tố làm tăng nguy cơ phát triển từ nhiễm lao thành
bệnh lao.
Như vậy các nhóm đối
tượng cần được khám phát hiện, quản lý lao tiềm ẩn bao gồm:
1. Nhóm những người
tiếp xúc gần/ thường xuyên với BN lao phổi:
- Trẻ dưới 5 tuổi tiếp
xúc hộ gia đình với BN lao phổi
- Người từ 5 tuổi trở
lên tiếp xúc hộ gia đình với BN lao phổi
- Nhân viên y tế làm
việc tại các đơn vị phòng chống lao hoặc các cơ sở y tế có thể có BN lao đến
khám.
- Cán bộ quản giáo,
nhân viên làm việc tại các trại giam, trại giáo dưỡng
2. Nhóm người có các
yếu tố làm tăng nguy cơ phát triển từ nhiễm lao thành bệnh lao:
- Người có HIV mọi lứa
tuổi
- BN bụi phổi
- BN đái tháo đường
- BN suy thận, chạy
thận nhân tạo
- BN cấy ghép tạng và
những người chuẩn bị cấy ghép tạng
- BN điều trị ức chễ
miễn dịch kéo dài (bệnh hệ thống vd: lupus, viêm khớp dạng thấp, vẩy nến,…)
- BN điều trị thuốc
sinh học (anti-TNF)
PHẦN 1: CHẨN ĐOÁN LAO TIỀM ẨN
Chẩn đoán lao tiềm ẩn
dựa trên 2 yếu tố: (1) xét nghiệm Mantoux hoặc IGRA dương tính, (2) loại trừ
được mắc lao hoạt động qua khám lâm sàng, XQ phổi, xét nghiệm đờm hoặc dấu hiệu
bất thường ở các cơ quan ngoài phổi nghi lao. Chỉ điều trị lao tiềm ẩn khi đủ 2
yếu tố để tránh việc điều trị không đầy đủ dẫn tới kháng thuốc.
Phân biệt nhiễm lao
tiềm ẩn và bệnh lao hoạt động
Lao
tiềm ẩn
|
Bệnh
lao (hoạt động)
|
Không có các triệu
chứng lâm sàng của bệnh lao
|
Có thể có các triệu
chứng lâm sàng của bệnh lao bao gồm: sốt, ho khạc kéo dài, đau ngực, gầy sút
cân, ra mồ hôi đêm, ho máu, hoặc có dấu hiệu của lao ngoài phổi.
|
Xét nghiệm Mantoux
hoặc IGRA thường dương tính
|
Xét nghiệm Mantoux
hoặc IGRA thường dương tính, tuy nhiên âm tính cũng không loại trừ.
|
Phim chụp XQ ngực
bình thường hoặc có hình ảnh tổn thương cũ, cố định
|
Phim chụp XQ thường
có hình ảnh bất thường thâm nhiễm, nốt, xơ, hang …
|
Xét nghiệm vi khuẩn
lao âm tính (VD: soi đờm trực tiếp, Xpert, nuôi cấy…)
|
Xét nghiệm vi khuẩn
lao thường dương tính (soi trực tiếp, cấy, Xpert…), tuy nhiên âm tính cũng
không loại trừ.
|
Không lây truyền vi
khuẩn lao cho người khác
|
Người bệnh lao phổi
có thể lây truyền vi khuẩn lao cho người khác
|
Cần điều trị lao tiềm
ẩn để giảm nguy cơ phát triển thành bệnh lao
|
Cần xác định tình
trạng kháng thuốc và điều trị phác đồ lao phù hợp
|
*20-30% BN lao có kết
quả âm tính giả với xét nghiệm Mantoux hoặc IGRA
1.
Xét nghiệm xác định nhiễm lao:
1.1.
Xét nghiệm Mantoux (hay còn gọi là TST):
1.1.1. Kỹ thuật tiêm:
a. Vật liệu sử dụng:
- Bơm, kim tiêm nhựa 1
ml có vạch dùng 1 lần
- Bông cồn 70º
- Bông gòn
- Tuberculin PPD- RT 23
- Thước đo mềm mỏng có
chia vạch/hoặc thước chuyên dụng
b. Quy trình thực hiện:
Để chuẩn bị Tuberculin
cần thực hiện các bước sau đây:
- Lấy ra khỏi nơi bảo
quản để ở nhiệt độ PXN
- Đọc kiểm tra loại
tuberculin
- Kiểm tra Tên, hạn sử
dụng
- Kiểm tra phát hiện sự
vẩn đục, nứt vỡ
- Chuẩn bị bơm tiêm
- Lắc đều lọ Tuberculin
- Hút nhỉnh hơn 0,1 ml
từ lọ Tuberculin
- Điều chỉnh, bơm hết
bọt khí (nếu có) để đúng vạch 0,1ml
Tư vấn cho người xét
nghiệm:
- Giải thích cho người
thử về việc tiêm Tuberculin trong da giúp phát hiện được tình trạng nhiễm lao
- Giải thích cho người
thử rằng xét nghiệm này an toàn
- Cách thực hiện là
tiêm 1 lượng nhỏ sinh phẩm vào trong da. Phản ứng sẽ xảy ra 48-72 giờ sau tiêm,
giúp phát hiện tình trạng nhiễm lao trong cơ thể. Do đó người thử nên quay trở
lại đúng hẹn sau 48-72 giờ đọc kết quả.
- Người bệnh không được
bôi thuốc, gãi ở vị trí tiêm
- Người bệnh ngồi tư
thế thoải mái, nơi đủ ánh sáng
Trước khi thực hiện
thao tác tiêm cần hỏi người tham gia rằng họ có từng có tiền sử gặp phản ứng
phụ khi tiêm Tuberculin trước đây chưa; nếu câu trả lời là có thì không tiến
hành tiêm.
Kỹ thuật tiêm theo tiêu
chuẩn CTCLQG là:
- Vị trí: 1/3 trước,
ngoài cẳng tay trái, tránh mạch máu
- Người bệnh đặt cánh
tay trái trên mặt phẳng
- Sát trùng vị trí tiêm
bằng bông cồn và chờ bay hơi hết
- Kéo căng da vị trí
tiêm theo chiều dọc cẳng tay bằng tay trái
- Tay phải cầm bơm tiêm
song song với cẳng tay người bệnh, chiều vát kim hướng lên
- Đưa nhẹ kim vào trong
da sao cho nhìn thấy mũi vát của kim nằm ngập hết trong da (qua lớp biểu bì)
- Dừng căng da, bơm từ
từ 0,1 ml tuberculin vào trong da, nếu kỹ thuật tốt sẽ tạo một nốt sần khoảng 6
- 8 mm, tồn tại khoảng 10 phút
- Căng da và rút nhanh
kim
- Hủy kim theo đúng quy
định
- Trường hợp bị rớm
máu, dùng bông gòn lau.
- Trường hợp tiêm sâu
không có nốt sần, thử test lại ở vị trí khác, cách ít nhất 4 - 5 cm vị trí cũ.
Mặc dù rất hiếm khi xẩy
ra phản vệ khi tiêm tuberculin, nhưng người tiêm cần được đào tạo và thực hiện
đúng quy trình tiêm của Bộ Y tế (có hộp chống sốc và biết sử dụng thành thạo
khi cần thiết).
1.1.2. Đọc kết quả phản
ứng:
Tại chỗ tiêm có thể nổi
lên một nốt sần/cứng phẳng, hơi gồ lên, có thể sờ thấy, không đều, bao quanh là
một vùng màu đỏ. Khi đo phản ứng, chỉ đo đường kính nốt sần và không đo vết
quầng. Cách nhận biết nốt sần và phân biệt giữa quầng và nốt sần là:
• Quầng: nhìn thấy
quầng đỏ xung quanh nốt tiêm, sờ mềm ngay trên lớp da, không thấy có cục sần
(căng da có thể mất)
• Cục phản ứng: dùng
ngón trỏ sờ nhẹ nốt tiêm và xác định có cục cứng, dùng ngón cái và ngón trỏ
giới hạn cục phản ứng thấy cứng, có bờ rõ rệt, thường hình bầu dục, hoặc tròn,
màu sắc đỏ, hồng hoặc tím.
Cách đọc kết quả là:
• Dùng thước nhựa
trong, mềm có chia vạch mm (hoặc thước chia vạch theo mm)
• Kiểm tra sổ, tên bệnh
nhân
• Xác định đúng vị trí
tiêm, lăn nhẹ đầu ngón tay xác định ranh giới cục sần, nếu cần dùng bút đánh
dấu vị trí đo
• Đo đường kính ngang
của cục sần, không đo phần quầng đỏ xung quanh
• Ghi kết quả của cục
sần bằng mm
• Nếu có hiện tượng
phồng rộp ghi chú rõ
* Nếu đọc muộn: Đường
kính giảm khoảng 1,5 mm sau mỗi ngày. Giảm 5 - 20 mm sau 6 - 7 ngày
Kỹ thuật cần được thực
hiện chuẩn và đọc kết quả bởi người được đào tạo để có kết quả chính xác.
Đọc kết quả
phản ứng:
a. Phản ứng dương tính
khi đường kính ngang của nốt sẩn đo được ≥ 10mm (hoặc theo hướng dẫn của nhà
sản xuất Tuberculin)
b. Phản ứng âm tính khi
đường kính ngang của nốt sẩn < 10mm
Với một số nhóm
đặc biệt dưới đây phản ứng được xác định dương tính với đường kính ngang của
nốt sẩn ≥
5mm; phản ứng âm tính khi đường kính ngang của nốt sẩn <5mm:
- Người nhiễm HIV
- BN cấy ghép tạng, BN
giảm miễn dịch do dùng các thuốc ức chế miễn dịch (VD dùng corticoid kéo dài
trong điều trị các bệnh hệ thống)
Lưu ý:
- Cần hướng dẫn BN quay
lại đọc kết quả sau 48h để phòng trường hợp BN quay lại muộn (đến chậm 1 ngày -
72h ) vẫn có thể chấp nhận kết quả.
- Trường hợp BN quay
lại đọc kết quả sau 72h thì kết quả không được chấp nhận, cần thực hiện lại tét
Mantoux lần 2 ngay tại chỗ và động viên BN quay lại đọc kết quả sau 48 giờ.
- Các trường hợp đã
tiêm vắc xin là virus sống (sởi, quai bị, rubella trong vòng 1 tháng thì chưa
nên thử Mantoux ngay, nên quay lại thử Mantoux sau khi tiêm vắc xin trên 1
tháng để tránh hiện tượng âm tính giả (vắc xin gây giảm phản ứng da tạm thời)
Xét nghiệm Mantoux nhìn
chungrất hiếm khi gây ra phản ứng toàn thân, nếu có, có thể hơi ngứa vị trí
tiêm và nổi nốt phồng rộp, một số hiếm trường hợp có thể đau đầu, nổi hạch nách
nếu cơ thể đặc biệt nhạy cảm.
Hướng xử trí:
• Nếu đối tượng tham
gia gặp phản ứng phồng rộp nặng tại chỗ trong vòng 48-72 giờ, cán bộ y tế nên
cho chườm lạnh tại chỗ và băng khô để tránh nhiễm trùng thứ phát.
Lưu ý khi khám
phát hiện, chẩn đoán bệnh lao cho những đối tượng này, đặc biệt là ở trẻ em vì
những người có phản ứng quá mạnh với TST có thể mắc bệnh lao.
• Trường hợp người tham
gia bị ngứa ở vị trí tiêm hoặc đau đầu, nổi hạch nách thì cán bộ y tế cần thăm
khám và cho điều trị triệu chứng.
• Nếu có người tham gia
bị phản ứng dị ứng phản vệ khi tiêm Tuberculin cần được xử trí theo quy trình của
Bộ Y tế, sau đó thông báo và lưu ý để không thực hiện thêm bất cứ xét nghiệm
Tuberculin nào về sau.
1.2.
Xét nghiệm định lượng Interferon gamma:
Xét nghiệm IGRA
((Interferon-Gamma Release Assay) xét nghiệm phát hiện tình trạng nhiễm lao dựa
vào việc định lượng nồng độ IFN-γ trong máu ngoại vi sau khi kích hoạt bởi
kháng nguyên đặc hiệu vi khuẩn lao là ESAT-6, CFP-10. Hiện nay có hai loại xét
nghiệm IGRA được sử dụng bao gồm:
- T-SPOT® TB test
- QuantiFERON®-TB Gold
Plus (QFT-Plus):
Nguyên lý kỹ thuật QFT-Plus:
QFT-Plus sử dụng 4 ống
thu mẫu máu toàn phần chuyên dụng chứa các kháng nguyên M.tuberculosis đặc
hiệu. Các ống thu máu QFT-Plus được lắc để trộn máu với kháng nguyên và ủ ở 37
° C ± 1 ° C càng sớm càng tốt, trong vòng 16 -24h giờ sau khi lấy mẫu. Sau khi
ủ các ống được li tâm tách huyết tương và kiểm tra số lượng IFN-γ (IU/ml) tạo
ra do đáp ứng với kháng nguyên đặc hiệu bằng kỹ thuật ELISA.
QFT-Plus được thực hiện
theo hai giai đoạn. Đầu tiên, máu toàn phần được thu thập vào các ống thu máu
(QFT-Plus Blood Collection Tubers) bao gồm 4 ống: Nil (chứng âm); TB1 (TB
Antigen 1); TB2 (TB Antigen 2); Mitogen (chứng dương). Ngoài ra, máu có thể
được thu thập trong một ống thu máu duy nhất chứa chất chống đông
lithium-heparin và sau đó chuyển sang ống thu máu (QFT-Plus Blood Collection
Tubers).
Các ống TB1 và TB2 chứa
các kháng nguyên đặc hiệu M. tuberculosis là ESAT-6 và CFP-10 được thiết
kế để tạo ra đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào (CMI) thông qua việc tiết
cytokine IFN-γ từ các tế bào lympho CD4 và CD8. Nồng độ IFN-γ sinh ra do kích
thích sẽ được tính bằng lượng IFN-γ trong ống có Antigen trừ đi lượng IFN-γ
trong ống không có Antigen. Nếu có sự gia tăng IFN-γ trong ống có Antigen so
với ống không có, chứng tỏ lympho người xét nghiệm đã từng tiếp xúc với M.
tuberculosis và đã nhiễm lao. Nếu không có sự gia tăng IFN-γ trong ống có
Antigen so với ống không có, chứng tỏ lympho người bệnh chưa từng tiếp xúc M.
tuberculosis, người bệnh chưa nhiễm lao.
Mẫu bệnh phẩm:
- Máu toàn phần được lấy
trực tiếp vào các ống thu máu QFT-Plus có chứa các kháng nguyên MTB đặc hiệu
với thể tích trong khoảng từ 0,8 - 1,2ml/ống hoặc được lấy vào một ống thu máu
duy nhất chứa chất chống đông lithium-heparin (đủ 5ml) và sau đó chuyển sang
ống thu máu QFT-Plus.
- Các ống thu máu
QFT-Plus hay ống chống đông lithium-heparin cần để ở nhiệt độ 17 - 25ºC tại thời
điểm lấy máu. Việc lấy máu cần được thực hiện theo quy định an toàn và bởi nhân
viên đã được tập huấn.
- Phiếu xét nghiệm:
đúng chỉ định, đầy đủ thông tin (họ tên người bệnh, tuổi, khoa). Thông tin trên
ống đựng mẫu và trên phiếu yêu cầu XN phải đầy đủ và phù hợp.
- Nhiệt độ bảo quản các
ống thu máu cần tuân thủ theo quy định của nhà sản xuất.
Các bước tiến hành xét
nghiệm ELISA:
- Thực hiện xét nghiệm
ELISA với những mẫu đã ủ 37ºC ± 1 trong 16-24h.
- Ly tâm mẫu ở
2000-3000 g/15 phút. Thu huyết tương để làm ELISA
- Chuẩn bị hóa chất,
dung dịch rửa theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
- Tiến hành kỹ thuật:
Bước
|
Nội
dung
|
1
|
Vẽ sơ đồ ELISA mẫu
theo biểu mẫu
|
2
|
Phân phối 50µl dung
dịch Working Strength vào mỗi giếng
|
3
|
Thêm 50µl huyết tương
vào các giếng thử theo sơ đồ ELISA Thêm 50µl dung dịch S1, S2, S3, S4 vào các
giếng chuẩn
|
4
|
Đậy nắp, lắc khay 1
phút trên máy, tốc độ 750rpm
|
5
|
Ủ tối ở nhiệt độ
phòng (17 - 27ºC) trong 2 giờ
|
6
|
Rửa theo chu trình
cài đặt trên máy (rửa 6 lần, thể tích rửa trong mỗi giếng là 400µl/lần)
|
7
|
Cho 100µl dung dịch
Enzym Substrate vào mỗi giếng
|
8
|
Đậy nắp, lắc khay 1
phút trên máy, tốc độ 750rpm
|
9
|
Ủ tối ở nhiệt độ
phòng (17 - 27ºC) trong 30 phút
|
10
|
Thêm 50µL dung dịch
Enzym Stopping Solution vào mỗi giếng
|
11
|
Đậy nắp, lắc khay 1
phút trên máy, tốc độ 750rpm
|
12
|
Sau 5 phút đưa khay
vào máy đọc (dung dịch chuyển từ màu xanh sang màu vàng). Sử dụng máy đọc có
bước sóng 450nm, giá trị tham chiếu ở bước sóng 620-650nm
|
13
|
Sử dụng phần mềm QFT
2.7.1 để phân tích kết quả
|
Diễn giải kết quả:
Nil
(IU/ml)
|
TB1-Nil
|
TB2-Nil
|
Mitrogen-Nil
|
QFT-Plus Result
|
Diễn giải kết quả
|
≤ 8
|
≥ 0.35 & ≥ 25% Nil
|
Bất kì
|
Bất kì
|
Dương tính
|
Có nhiễm lao
|
Bất kì
|
≥ 0.35 & ≥ 25%Nil
|
< 0.35 hoặc ≤ 0.35 và < 25%
Nil
|
< 0.35 hoặc ≤ 0.35 và < 25%
Nil
|
≥ 0.5
|
Âm tính
|
Không nhiễm
lao
|
< 0.35 hoặc ≤ 0.35 và < 25%
Nil
|
< 0.35 hoặc ≤ 0.35 và < 25%
Nil
|
< 0.5
|
Không xác định
|
Không xác
định được tình trạng nhiễm lao
|
>8
|
Bất kì
|
Biện luận giá
trị xét nghiệm
- Kết quả xét nghiệm
QFT-Plus cần được xem xét trên từng trường hợp cụ thể, phối hợp với những yếu
tố khác để chẩn đoán bệnh như tiền sử, triệu chứng lâm sàng, X quang, các xét
nghiệm khác, … để có kết luận cuối cùng
- Giá trị của xét
nghiệm cần được theo dõi và lưu tâm với những trường hợp cụ thể sau:
+ Bệnh nhân nhiễm HIV,
AIDS
+ Bệnh nhân đang sử
dụng các thuốc chống thải ghép trong ghép tạng, thuốc ức chế miễn dịch…..
+ Bệnh nhân dưới 17
tuổi
+ Phụ nữ mang thai
- Kết quả Không xác
định có thể nguyên nhân do chính cơ thể người bệnh, cũng có thể do lỗi kĩ
thuật. Nếu trường hợp nghi ngờ cần liên hệ với Bác sỹ lâm sàng và làm lại với
mẫu máu mới nếu cần thiết.
- Dương tính giả có thể
xảy ra khi người bệnh nhiễm M.szulgai; M.kansasii; M.marinum.
Xét nghiệm IGRA cho kết
quả với độ nhậy 76-93% và độ đặc hiệu 96-98%.Không có phản ứng chéo với BCG.
Mặt khác người bệnh chỉ phải đến 1 lần. Tuy nhiên cần lấy máu tĩnh mạch, quy
trình thực hiện xử trí khá phức tạp. Mỗi xét nghiệm đều có mặt ưu điểm và hạn
chế riêng.
Tổ chức Y tế Thế giới
khuyến cáo xét nghiệm Mantoux hoặc IGRA đều có thể được sử dụng để xác định lao
tiềm ẩn.
2.
Loại trừ mắc lao hoạt động:
2.1. Với người có HIV
mọi lứa tuổi có thể sử dụng tập hợp 4 triệu chứng: ho, sốt, ra mồ hôi đêm và
sút cân hoặc trẻ không tăng cân để loại trừ lao hoạt động. Nếu không có cả 4
triệu chứng trên thì hiện tại coi là không mắc lao hoạt động.
2.2. Đối với những
người tiếp xúc hộ gia đình có BN lao phổi cần loại trừ lao bằng khám lâm sàng
và chụp Xquang phổi và những thăm dò cần thiết khác.
QUY TRÌNH KHÁM PHÁT HIỆN, CHẨN ĐOÁN LAO TIỀM ẨN
A.
Khám phát hiện, loại trừ lao hoạt động để điều trị LTA mà không cần xét nghiệm
Mantoux / IGRA cho trẻ dưới 5 tuổi tiếp xúc hộ gia đình BN lao phổi, người có
HIV mọi lứa tuổi.
Nhóm đối tượng này đã
được Chương trình hướng dẫn cụ thể từ nhiều năm nay:
- Điều trị lao tiềm ẩn
(trước đây gọi là điều trị dự phòng lao) cho người có HIV bằng INH đã được Chương
trình phòng chống HIV hướng dẫn và thực hiện từ những năm 2000 tại các đơn vị
quản lý HIV.
- Điều trị lao tiềm ẩn
cho trẻ tiếp xúc nguồn lây hộ gia đình đã được Chương trình chống lao Quốc gia
hướng dẫn từ năm 2015.
- Ở nhóm này đều có chỉ
định điều trị lao tiềm ẩn, chỉ cần 1 yếu tố xác định đó là loại trừ được lao
hoạt động.
- Quy trình được thể
hiện trong sơ đồ 1
SĐ 1. Quy trình khám
phát hiện và quản lý lao tiềm ẩn cho trẻ tiếp xúc <5 tuổi và người có HIV
mọi lứa tuổi
B. Khám phát hiện chẩn đoán lao tiềm ẩn ở người tiếp xúc hộ gia
đình từ 5 tuổi trở lên
Quy trình
khám phát hiện, chẩn đoán lao tiềm ẩn ở người tiếp xúc hộ gia đình (NTXHGĐ) với
BN lao phổi được tiến hành theo các bước sau:
- Nhận diện
NTXHGĐ với BN lao phổi
- Xét
nghiệm chẩn đoán nhiễm lao
- Khámlâm
sàng, Xquang phổi để loại trừ lao hoạt động
- Quy trình
chẩn đoán lao hoạt động
- Chẩn đoán
xác định lao tiềm ẩn
1. Nhận diện người tiếp xúc hộ gia đình với BN lao phổi
a. Người
tiếp xúc hộ gia đình Là các thành viên sống cùng nhà với BN lao phổi
hoặc những người đáp ứng các điều kiện sau:
- Ngủ cùng
nhà với BN lao phổi ít nhất 1 đêm/tuần trong 3 tháng trước khi BN được chẩn
đoán,
- Ở cùng
nhà với BN lao phổi ít nhất 1 giờ/ngày và liên tục 5 ngày/tuần trong 3 tháng
trước khi BN lao phổi được chẩn đoán.
b. Nguồn
thông tin người tiếp xúc hộ gia đình
Thông tin
NTXHGĐ của BN lao phổi được thu thập từ các nguồn sau:
- Từ BN
định hướng: là nguồn thông tin chính cần khai thác, gợi mở. Chú ý: nhiều
người lo lắng bệnh của mình nhưng muốn che dấu bệnh vì các lý do khác nhau, như
e rằng sẽ bị kỳ thị hoặc sự thương hại của người chung quanh hoặc ngại mình sẽ
tạo gánh nặng cho người khác kể cả người thân trong gia đình. Bên cạnh đó,
người bệnh còn băn khoăn lo lắng liệu người thân có bị lây bệnh hay không hay
mình lây từ người thân nào đây. Đó chính là thời điểm và lý do để nhân viên y
tế nên tranh thủ gợi mở khai thác thông tin người tiếp xúc để đăng ký và tổ
chức khám phát hiện chẩn đoán lao - lao tiềm ẩn cho NTXHGĐ.
- Từ
mạng lưới y tế xã phường - thôn bản: ở những nơi mạng lưới y tế thôn bản
hoặc phường xã hoạt động tốt, danh sách hộ gia đình của người bệnh đều được
nhân viên y tế quản lý chặt chẽ.
c. Khai
thác thông tin NTXHGĐ từ BN lao phổi
- Tiến hành
thu thập thông tin NTXHGĐ càng sớm càng tốt sau khi BN được chẩn đoán và đăng
ký điều trị.
- Có thái
độ ân cần - thân mật - và giữ bí mật khi giao tiếp với BN.
- Giải
thích cho BN biết mục đích của việc khai thác thông tin NTXHGĐ là để lên lịch
khám xem họ có bị nhiễm lao tiềm ẩn hoặc mắc lao không, đó cũng là trách nhiệm
của BN với người thân trong gia đình.
- Các thông
tin trao đổi với BN lao phổi:
o Giải thích
ngắn gọn nguy cơ nhiễm và phát triển thành bệnh lao ở NTXHGĐ,
o Sự cần
thiết khám phát hiện lao/lao tiềm ẩn cho NTXHGĐ
o Giải
thích nhanh quy trình khám phát hiện bệnh (lưu ý giới thiệu và tổ chức sao cho
nhanh - gọn - có kết quả sớm)
- Đánh giá
được tình trạng mặc cảm - kỳ thị - lo lắng BN lao phổi đang có và lưu ý hỏi về
phản ứng có thể có của NTXHGĐ nếu biết BN mắc bệnh để tư vấn hỗ trợ.
- Trường
hợp người bệnh có thân nhân đi kèm, nhân viên y tế nên mời vào để cùng tham vấn
và khai thác thông tin NTXHGĐ.
d. Kết quả
cần đạt được qua bước nhận diện NTXHGĐ
- Ngay sau
khi BN định hướng được chẩn đoán và đăng ký điều trị cần có danh sách của những
người tiếp xúc hộ gia đình.
- Thông tin
NTXHGĐ ban đầu: tên, tuổi, giới, thời gian phơi nhiễm và quan hệ với BN lao
phổi, số điện thoại liên lạc nếu có của NTX. Các thông tin này được ghi chép
vào sổ khám phát hiện lao/lao tiềm ẩn hoặc trên VITIMES (khi phần mềm được cập
nhật cấu phần quản lý lao tiềm ẩn).
- Lên lịch
liên hệ hoặc hẹn NTXHGĐ đủ tiêu chuẩn đã được nhận diện đến khám phát hiện
lao/lao tiềm ẩn tại cơ sở y tế càng sớm càng tốt:
o Nếu BN
lao phổi còn trong giai đoạn khám - chẩn đoán bệnh: khuyến khích cả hộ gia đình
đến khám cùng thời điểm với BN.
o Khi BN
lao phổi được tiến hành điều trị bệnh lao: nên phối hợp với nhân viên y tế xã
phường xác định và vận động NTXHGĐ tham gia khám phát hiện lao/lao tiềm ẩn.
2. Khám phát hiện, chẩn đoán lao, lao tiềm ẩn cho NTXHGĐ
2.1. Vận
động tối đa số NTXHGĐ đã được nhận diện tham gia khám chẩn đoán lao, lao tiềm
ẩn.
Người trong
gia đình BN lao thường lo lắng xem họ có thể cũng bị mắc lao hay không và muốn
được khám kiểm tra. Tuy nhiên, cũng có thể có những trở ngại khiến họ không
muốn tham gia như mặc cảm, sợ gánh nặng tài chính và thấy bản thân đang khỏe
mạnh, không có triệu chứng gì …
Do vậy, tư
vấn của nhân viên y tế có ý nghĩa quyết định với việc tham gia khám phát hiện, điều
trị lao tiềm ẩn và sự tuân thủ của bệnh nhân trong cả quá trình điều trị. Nhân
viên y tế cần xây dựng được mối quan hệ tích cực, sử dụng các từ ngữ dễ hiểu,
tạo niềm tin và sự thoải mái cho người nhà bệnh nhân trong toàn bộ quá trình tư
vấn để họ có thể tự tin đặt các câu hỏi, trình bày về các khó khăn cần hỗ trợ
khi tham gia khám, chẩn đoán, điều trị và hoàn thành điều trị lao tiềm ẩn, cần
cung cấp đầy đủ thông tin cho người nhà bệnh nhân về sự cần thiết khám, chẩn
đoán, điều trị lao tiềm ẩn,nêu được nguy cơ của việc không đi kiểm tra có thể
mắc lao mà không biết, hoặc có thể nhiễm lao, chưa mắc bệnh ngay mà sau một
thời gian, độ an toàn của các thuốc điều trị lao tiềm ẩn so với điều trị bệnh
lao, bệnh nhân không phải trả chi phí nào trong quá trình khám, chẩn đoán, điều
trị và nhất là các giải pháp hỗ trợ với từng trở ngại mà họ đang gặp phải, lợi
ích của điều trị lao tiềm ẩn là tránh việc mắc lao với điều trị tối thiểu. Quy
trình khám phát hiện cần nhanh chóng, tiện lợi cả về thời gian và tiền bạc.
Nếu có rào
cản về kinh tế, cần cung cấp thông tin của quỹ PASTB hỗ trợ mua thẻ BHYT và hỗ
trợ chi phí đồng chi trả nếu phải nằm viện.
Nếu người
tiếp xúc không đến theo lịch hẹn, nhân viên y tế tiếp tục liên lạc để vận động
họ đến khám phát hiện. Các kênh liên lạc hữu dụng:
- Qua BN
định hướng,
- Qua trạm
y tế xã phường,
- Qua y tế
thôn bản.
- Qua những
người có ảnh hưởng trong cộng đồng
2.2.
Khám phát hiện ban đầu
Khi NTXHGĐ
đến cơ sở y tế, nhân viên tiến hành thu thập thông tin về tuổi tác, tiền sử điều
trị bệnh lao, lao tiềm ẩn và hỏi NTXHGĐ có các triệu chứng nghi lao hay không,
có HIV hay không ? để phân luồng xử trí.
a.
Nếu người tiếp xúc thuộc đối tượng ở mục A (trẻ dưới 5
tuổi và người có HIV mọi lứa tuổi) thực hiện theo sơ đồ 1.
b.
Nếu người tiếp xúc từ 5 tuổi trở lên có các triệu chứng lâm sàng nghi lao như
Ho, sốt, gầy sút cân, ra mồ hôi đêm, chán ăn mệt mỏi, đau ngực ho ra máu, khó
thở, nổi hạch ngoại biên hoặc bất thường những cơ quan ngoài phổi nghi lao thì thực
hiện quy trình chẩn đoán lao theo hướng dẫn của Bộ y tế (Hướng dẫn Chẩn đoán, điều
trị và dự phòng bệnh lao ban hành theo Quyết định 3126/QĐ-BYT ngày 23/5/2018).
Kết quả quy trình chẩn đoán là mắc lao hoạt động thì cho đăng ký và điều trị
phác đồ thích hợp, nếu kết quả quy trình loại trừ mắc lao hoạt động thì cho xét
nghiệm Mantoux hoặc IGRA. Nếu kết quả Mantoux hoặc IGRA dương tính thì chẩn
đoán và tư vấn đăng ký điều trị lao tiềm ẩn. Các trường hợp có tổn thương cũ
trên phim Xquang phổi vẫn có thể chẩn đoán lao tiềm ẩn và cho điều trị.
c.
Các đối tượng còn lại: NTXHGĐ từ 5 tuổi trở lên, không có
HIV, không có triệu chứng nghi lao thì chỉ định làm xét nghiệm Mantoux hoặc
IGRA. Chương trình ưu tiên chỉ định xét nghiệm Mantoux và có kế hoạch cung ứng,
đào tạo, giám sát. IGRA chỉ thực hiện ở một số bệnh viện có đủ điều kiện kỹ
thuật.
ü
Nếu kết quả Mantoux hoặc IGRA âm tính, tư vấn mời xét nghiệm lại sau 8
tuần. Nếu lần 2 vẫn âm tính được xem như chưa nhiễm lao, nhưng vẫn nên theo dõi
6 tháng 1 lần trong 2 năm.
ü
Các trường hợp có kết quả Mantoux hoặc IGRA dương tính sẽ chuyển sang bước
khám phát hiện để loại trừ mắc bệnh lao hoạt động.
2.3.
Khám phát hiện bệnh lao
- Chụp Xquang
phổi thường quy (xác định bất thường nghi lao trên phim Xquang)
- Khám lâm
sàng lần nữa tìm kiếm các dấu hiệu nghi lao và kết luận:
ü
Loại trừ được mắc lao hoạt động, tư vấn và chỉ định điều trị lao tiềm ẩn.
ü
Nếu không loại trừ được lao hoạt động, thực hiện quy trình chẩn đoán và điều
trị bệnh bệnh lao theo hướng dẫn của Bộ y tế (Hướng dẫn Chẩn đoán, điều trị
và dự phòng bệnh lao ban hành theo Quyết định 3126/QĐ-BYT ngày 23/5/2018).
2.4.
Tư vấn theo dõi không điều trị: với những trường hợp được
chẩn đoán và chỉ định điều trị lao tiềm ẩn nhưng không chấp thuận điều trị hoặc
có chống chỉ định điều trị, cán bộ y tế cần giải thích để BN quay lại khám ngay
nếu có các triệu chứng nghi lao (VD: ho khạc kéo dài trên 2 tuần, gầy sút cân,
sốt về chiều, ra mồ hôi đêm, sau ngực, khó thở, ho ra máu) để chẩn đoán bệnh
lao kịp thời.
C. Khám phát hiện, chẩn đoán lao tiềm ẩn cho nhóm có nguy cơ khác
Trong khi
chưa có xét nghiệm nào đủ tin cậy xác định chính xác giai đoạn nhiễm lao không
ổn định có thể tiến triển thành lao hoạt động hoặc trở lại giai đoạn ổn định, Chương
trình hiện nay chọn ưu tiên một số nhóm ưu tiên, ngoài 2 nhóm ưu tiên đặc biệt
như mục A (trẻ tiếp xúc hộ gia đình dưới 5 tuổi và người có HIV mọi lứa tuổi)
và mục B (người tiếp xúc hộ gia đình từ 5 tuổi trở lên), các nhóm sau đây cần
được khám phát hiện,chẩn đoán và quản lý điều trị lao tiềm ẩn:
- BN bụi
phổi
- BN đái
tháo đường
- BN suy
thận, chạy thận nhân tạo
- BN cấy
ghép tạng và những người chuẩn bị cấy ghép tạng
- BN điều
trị ức chễ miễn dịch kéo dài (bệnh hệ thống vd: lupus, viêm khớp dạng thấp, vẩy
nến,…)
- BN điều
trị thuốc sinh học (anti-TNF)
- Nhân viên
y tế làm việc tại các cơ sở chống lao hoặc các cơ sở y tế có chẩn đoán, điều
trị BN lao
- Cán bộ
quản giáo, nhân viên làm việc tại các trại giam, trại giáo dưỡng
Quy
trình khám phát hiện cần tuân thủ các bước sau:
1. Khám phát hiện triệu chứng nghi lao:
- Nếu có
triệu chứng nghi lao: Ho, khạc đờm, ho ra máu, sốt, ra mồ hôi đêm, sút cân, mệt
mỏi, chán ăn, đau ngực, khó thở,… thực hiện quy trình chẩn đoán bệnh lao theo
hướng dẫn của Bộ Y tế (Hướng dẫn Chẩn đoán, điều trị và dự phòng bệnh lao ban
hành theo Quyết định 3126/QĐ-BYT ngày 23/5/2018).
- Nếu không
có triệu chứng nghi lao: xét nghiệm Mantoux hoặc IGRA
2. Xử trí kết quả xét nghiệm Mantoux hoặc IGRA:
- Kết quả
xét nghiệm Mantoux hoặc IGRA dương tính: chụp XQ phổi
o XQ bất
thường nghi lao: chẩn đoán bệnh lao thực hiện quy trình chẩn đoán bệnh lao theo
hướng dẫn của Bộ y tế (Hướng dẫn Chẩn đoán, điều trị và dự phòng bệnh lao
ban hành theo Quyết định 3126/QĐ- BYT ngày 23/5/2018).
o XQ
bình thường: tư vấn, điều trị lao tiềm ẩn
- Kết quả
xét nghiệm Mantoux hoặc IGRA âm tính: dừng khám phát hiện, có thể tư vấn người
bệnh tới cơ sở y tế khám theo dõi 6 tháng 1 lần.
3. Tư vấn theo dõi không điều trị: với
những trường hợp được chẩn đoán và chỉ định điều trị lao tiềm ẩn nhưng không
chấp thuận điều trị hoặc có chống chỉ định điều trị, cán bộ y tế cần giải thích
để BN quay lại khám ngay nếu có các triệu chứng nghi lao (VD: ho khạc kéo dài
trên 2 tuần, gầy sút cân, sốt về chiều, ra mồ hôi đêm, sau ngực, khó thở, ho ra
máu) để chẩn đoán bệnh lao kịp thời.
SĐ
2. Quy trình khám phát hiện và quản lý lao tiềm ẩn cho người tiếp xúc >= 5
tuổi và cho người có nguy cơ cao khác trừ người HIV (+):
PHẦN 2: ĐIỀU TRỊ LAO TIỀM ẨN
A. Giới thiệu các phác đồ điều trị Lao tiềm ẩn:
Dưới đây là
các phác đồ điều trị lao tiềm ẩn được khuyến cáo bởi Tổ chức Y tế Thế giới và
dự kiến sẽ được triển khai tại Việt nam, CTCL sẽ thông báo cụ thể tới các
tỉnh về việc triển khai các phác đồ khi nguồn lực đã sẵn sàng.
Bác sĩ cần
chọn và chỉ định phác đồ điều trị lao tiềm ẩn thích hợp cho từng BN dựa vào:
- Kết quả
kháng sinh đồ của BN lao định hướng (nếu có)
- Các bệnh
đồng mắc
- Khả năng
tương tác thuốc-thuốc
- Tình
trạng dị ứng thuốc hoặc phản ứng với thuốc
- Tình
trạng thai nghén
1. Phác đồ 9H
- Hướng
dẫn: Điều trị hàng ngày bằng Isoniazid trong thời gian 9 tháng
- Chỉ định:
người lớn nhiễm lao tiềm ẩn
- Chống chỉ
định:
o Quá mẫn
với các thành phần của thuốc
o Bệnh gan
cấp hoặc mạn tính có tăng men gan hoặc có bằng chứng rối loạn chức năng gan như
vàng da…
o Nhiễm
chủng vi khuẩn lao nghi ngờ hoặc khẳng định kháng H
o Viêm đa
dây thần kinh
- Liều
lượng:
o 5mg/kg
cân nặng/ ngày
o Liều tối
đa/ ngày là 300mg
2. Phác đồ 6H
- Hướng
dẫn: Điều trị hàng ngày bằng Isoniazid trong thời gian 6 tháng
- Chỉ định:
trẻ em (dưới 15 tuổi) nhiễm lao tiềm ẩn
- Chống chỉ
định:
o Quá mẫn
với các thành phần của thuốc
o Bệnh gan
cấp hoặc mạn tính có tăng men gan hoặc có bằng chứng rối loạn chức năng gan như
vàng da…
o Nhiễm
chủng vi khuẩn lao nghi ngờ hoặc khẳng định kháng H
o Viêm đa
dây thần kinh
- Liều
lượng:
o 10mg/kg
cân nặng/ ngày
o Liều tối
đa/ ngày là 300mg
3. Phác đồ 3RH
- Hướng
dẫn: Điều trị hàng ngày bằng Isoniazid và Rifampicin trong thời gian 3 tháng.
- Chỉ định:
Người lớn và trẻ em (dưới 15 tuổi) nhiễm lao tiềm ẩn.
Chỉ định
thận trọng với người nhiễm HIV đang điều trị ARV (tránh tương tác thuốc)
- Chống chỉ
định:
o BN nhiễm
chủng vi khuẩn lao nghi ngờ hoặc khẳng định kháng R hoặc H.
o Quá mẫn
nặng với các thành phần của thuốc.
o Bệnh gan
cấp hoặc mạn tính có tăng men gan hoặc có bằng chứng rối loạn chức năng gan như
vàng da… hoặc có tiền sử tổn thương gan do R hoặc H.
o Rối loạn
chuyển hóa Porphyrin.
o Viêm đa
dây thần kinh
- Tương tác
thuốc:
o Cần lưu ý
khi sử dụng RIF cho người nhiễm HIV đang điều trị ARV.Trao đổi, hội chẩn với
chuyên gia chương trình HIV/AIDS trước khi cho chỉ định điều trị. Phần lớn
các thuốc ức chế men Protease và Delavirdine không nên sử dụng cùng lúc với
RIF.
o RIF có
thể làm giảm tác dụng của các thuốc tránh thai, BN sử dụng RIF nên được tư vấn
sử dụng các biện pháp tránh thai phù hợp.
o RIF có
thể tương tác với các thuốc chống đông, thuốc sử dụng trong cấy ghép tạng,
thuốc chống tiểu đường, thuốc điều trị tăng huyết áp.
o BN cần thông
báo với thầy thuốc các thuốc đang sử dụng để xem xét có tương tác thuốc hay
không.
- Liều
lượng:
Rifampicine:
Người lớn 10mg/kg cân nặng/ ngày
Trẻ em:
15mg/kg cân nặng/ ngày
Isoniazid: Người
lớn 5mg/kg cân nặng/ ngày
Trẻ em:
10mg/kg cân nặng/ ngày
Liều tối
đa/ ngày: Rifampicine: 600 mg
Isoniazid:
300 mg
4. Phác đồ 3HP
- Hướng
dẫn: Điều trị hàng tuần bằng Isoniazid và Rifapentin trong thời gian 12 tuần
(12 liều)
- Chỉ định:
Người lớn và trẻ em từ 2 tuổi trở lên nhiễm lao tiềm ẩn
Chỉ định
thận trọng với người nhiễm HIV đang điều trị ARV (tránh tương tác thuốc).
- Chống chỉ
định:
o Trẻ em
dưới 2 tuổi
o Người
nhiễm chủng vi khuẩn lao nghi ngờ hoặc khẳng định kháng R hoặc H
o Phụ nữ
mang thai hoặc dự định mang thai trong thời gian điều trị
o Mẫn cảm hoặc
không dung nạp với các thành phần của thuốc
o Bệnh gan
cấp hoặc mạn tính có tăng men gan hoặc có bằng chứng rối loạn chức năng gan như
vàng da…hoặc có tiền sử tổn thương gan do R hoặc H
o Viêm đa
dây thần kinh
- Tương tác
thuốc:
o Cần lưu ý
khi sử dụng Rifapentine cho người nhiễm HIV đang điều trị ARV, Trao đổi, hội
chẩn với chuyên gia chương trình HIV/AIDS trước khi cho chỉ định điều trị.
Các thuốc ức chế men Protease và Nevirapine không nên dùng cùng lức với
Rifapentine. Phác đồ 3HP có thể sử dụng an toàn với Efavirenz hoặc Raltegravir
mà không cần điều chỉnh liều.
o
Rifapentine có thể làm giảm tác dụng của các thuốc tránh thai, BN sử dụng RIF
nên được tư vấn sử dụng các biện pháp tránh thai phù hợp
o BN cần
thông báo với thầy thuốc các thuốc đang sử dụng để xem xét có tương tác thuốc
hay không
- Liều
lượng:
o
Isoniazid: Người >= 12 tuổi, 15mg/kg cân nặng/ tuần
Trẻ 2-11
tuổi: 25mg/kg cân nặng/ tuần
o
Rifapentin: 10.0-14.0 kg = 300 mg
14.1-25.0
kg = 450 mg
25.1-32.0
kg = 600 mg
32.1-50.0
kg = 750 mg
> 50 kg
= 900 mg
- Liều tối
đa/ tuần:
o
Rifapentine: 900 mg
o
Isoniazid: 900 mg
- Lưu ý:
• Khoảng 4%
BN có thể xuất hiện các tác dụng phụ của thuốc như các triệu chứng giống bị
cúm, sốt, đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, đau cơ và đau xương, nổi mẩn, ngứa, mắt
đỏ, các triệu chứng này thường xuất hiện sau khi BN uống liều thuốc thứ 3 hoặc
thứ 4 và thường xuất hiện 4 giờ sau khi uống thuốc. Một số ít trường hợp BN có
thể xuất hiện tụt huyết áp, ngất xỉu do tụt huyết áp (khoảng 2 người/1000
trường hợp điều trị). BN cần tới gặp nhân viên y tế khi có các tác dụng phụ của
thuốc để có hướng xử trí phù hợp. Trong trường hợp không gặp được nhân viên y
tế ngay, BN có thể dừng thuốc cho tới khi gặp và có tư vấn, điều trị từ nhân
viên y tế.
• Các liều
HP tốt nhất nên dùng cách nhau 7 ngày (hàng tuần), khoảng cách tối thiểu giữa 2
liều thuốc không được dưới 72 giờ. Trong vòng 18 ngày số liều thuốc tối đa được
uống là 3 liều.
Bảng tóm
tắt các phác đồ điều trị, liều lượng, cách sử dụng
Phác
đồ
|
Liều
lượng
|
Sử
dụng
|
Liều
tối đa
|
6H
|
Trẻ em: 10mg/kg
cân nặng/ ngày
|
180 liều
H uống hàng ngày trong 6 tháng, tối đa không quá 9 tháng
|
300 mg/
ngày
|
9H
|
Người lớn:
5mg/kg cân nặng/ ngày
|
270 liều H
uống hàng ngày trong 9 tháng, tối đa không quá 12 tháng
|
300mg/
ngày
|
3RH
|
Rifampicine:
Người lớn
10mg/kg cân nặng/ ngày
Trẻ em: 15mg/kg
cân nặng/ ngày
Isoniazid:
Người lớn
5mg/kg cân nặng/ ngày
Trẻ em: 10mg/kg
cân nặng/ ngày
|
90 liều
RH uống hàng ngày trong 3 tháng, tối đa không quá 4 tháng
|
Rifampicine:
600mg/ ngày
Isoniazid:
300mg/ ngày
|
3HP
|
Isoniazid:
- Người >=
12 tuổi, 15mg/kg cân nặng/ tuần
- Trẻ
2-11 tuổi: 25mg/kg cân nặng/ tuần
Rifapentin:
10.0-14.0
kg = 300 mg
14.1-25.0
kg = 450 mg
25.1-32.0
kg = 600mg
32.1-50.0
kg = 750mg
> 50kg
= 900mg
|
12 liều H,P
uống hàng tuần trong 12 tuần, tối đa không quá 16 tuần
|
Isoniazid:
900mg/ tuần
Rifapentine:
900mg/ tuần
|
B.
Quản lý điều trị lao tiềm ẩn
1.
Nguyên tắc điều trị:
- Dùng thuốc đúng liều
lượng
- Dùng thuốc đều đặn
- Dùng thuốc đủ thời
gian quy định
2.
Quản lý điều trị:
2.1. Chuẩn bị trước khi
điều trị:
Tương tự chuẩn bị cho điều
trị bệnh lao tiến triển, trước khi điều trị lao tiềm ẩn, nhân viên y tế nên
thực hiện giáo dục sức khoẻ cho người bệnh và gia đình được biết. Nội dung tư
vấn, giáo dục sức khoẻ bao gồm:
- Người bệnh đã nhiễm
vi khuẩn lao, vi khuẩn trong cơ thể có thể nhân lên và gây bệnh khi cơ thể yếu
đi
- Một số người có nguy
cơ cao chuyển từ nhiễm lao thành bệnh lao như: người tiếp xúc hộ gia đình với
BN lao phổi, người mắc các bệnh tiểu đường, bụi phổi, suy thận, bệnh hệ thống,
người nhiễm HIV, BN chuẩn bị cấy ghép tạng, BN điều trị thuốc ức chế miễn dịch
kéo dài…
- Hoàn thành điều trị
lao tiềm ẩn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh lao tới 90%
- BN cần uống thuốc đủ
liệu trình, đúng liều lượng theo đúng chỉ dẫn của thầy thuốc để đảm bảo hiệu
quả điều trị
- Giới thiệu các thông
tin về phản ứng bất lợi có thể gặp trong điều trị cũng như đề nghị BN nên liên
hệ ngay với nơi điều trị nếu như có bất kỳ vấn đề gì xảy ra liên quan đến điều
trị LTA.
- Điều trị lao tiềm ẩn
chỉ dùng 1 đến 2 loại thuốc trong khi điều trị bệnh lao phải dùng ít nhất 4
loại thuốc.
- Hậu quả của bỏ trị,
không tuân thủ điều trị
Ngoài ra nhân viên y tế
chú ý thực hiện xét nghiệm chức năng gan ở các đối tượng sau:
- Người có tiền sử bệnh
lý gan như có tiền sử viêm gan siêu vi B hoặc C
- Người uống rượu (hàng
ngày)
- Người nhiễm HIV
- Phụ nữ có thai, hoặc
phụ nữ trong 3 tháng đầu sau sinh.
Khi có kết quả xét
nghiệm chức năng gan, xử trí cụ thể như sau:
- Kết quả bình thường
hoặc men gan cao trên mức bình thường dưới 3 lần: chỉ định điều trị LTA và cho
XN chức năng gan hàng tháng, dặn BN quay lại khám ngay khi có các biểu hiện mệt
mỏi, chán ăn, vàng da, mắt…. Trong quá trình theo dõi, nếu xét nghiệm chức năng
gan thấy men gan cao > 3 lần giá trị bình thường: ngưng điều trị và theo dõi
BN (Lao - tình trạng gan)
- Men gan cao ≥ 3 lần
và < 5 lần mức bình thường, BN không có triệu chứng: có thể chỉ định điều
trị sau khi đánh giá lâm sàng tình trạng chức năng gan và đánh giá các bệnh
đồng nhiễm. Xét nghiệm chức năng gan 2 tuần 1 lần nếu men gan tiếp tục tăng
hoặc xuất hiện các triệu chứng lâm sàng thì ngừng điều trị và tiếp tục theo dõi
BN.
- Men gan cao ≥ 3 lần
mức bình thường và có các triệu chứng lâm sàng hoặc men gan cao > 5 lần so
với giá trị bình thường, không chỉ định điều trị, chỉ theo dõi BN.
Lưu ý: chỉ định bổ sung
Vitamin B6 cho những người có nguy cơ mắc các bệnh lý thần kinh ngoại biên như:
người suy dinh dưỡng, nghiện rượu, nhiễm HIV, suy thận, đái tháo đường, phụ nữ
có thai, cho con bú khi điều trị các phác đồ có Isoniazid.
2.2. Theo dõi điều trị:
Sau khi được chẩn đoán
xác định và được tư vấn điều trị, người bệnh cần được đăng ký quản lý điều trị
lao tiềm ẩn càng sớm càng tốt tại một đơn vị chống lao tuyến huyện hoặc tương
đương.
Cán bộ Tổ chống lao sẽ
đăng ký người bệnh vào sổ ĐKĐT lao tiềm ẩn (mỗi người bệnh sẽ có một số đăng
ký). Người bệnh cần tái khám hàng tháng tại huyện trong quá trình điều trị.
Lần tái khám đầu tiên
sau khi bắt đầu điều trị LTA rất quan trọng, nó cho phép nhân viên y tế đánh
giá sự dung nạp và tuân thủ điều trị của BN. Nhân viên y tế chú ý hỏi người
bệnh các dấu hiệu cảnh báo nhiễm độc (khó chịu ở dạ dày, ăn không ngon, buồn
nôn, nôn, mệt mỏi, nước tiểu sẫm màu, phân nhạt màu, vàng da,ngứa hoặc phát
ban,…). Qua quá trình khám bệnh, hỏi xem BN dùng thuốc có cùng thời điểm hàng
ngày không. Nếu BN đến tái khám lần đầu đúng hẹn: dấu hiệu dự báo họ sẽ tuân
thủ và hoàn thành điều trị. Thực hiện đếm số viên thuốc còn lại của BN (khi đến
giám sát điều trị BNlao phổi tại nhàhoặc yêu cầu BN mang thuốc theo khi đến tái
khám) cũng hữu ích để đánh giá tuân thủ điều trị. BN trễ hẹn hoặc uống dưới 90%
số viên thuốc trong tháng đầu tiên là những dấu hiệu tiên báo bỏ trị hoặc trễ
hẹn. Khi BN có các dấu hiệu cảnh báo sớm như thế (trễ hẹn, uống <90% viên
thuốc, uống không theo giờ cố định trong ngày, than phiền các dấu hiệu lặt vặt)
nhân viên y tế cố gắng nhắc họ ý nghĩa của điều trị lao tiềm ẩn, thảo luận và
giải quyết những gì BN quan tâm để cải thiện tỷ lệ hoàn tất điều trị.
Luôn nhắc BN nếu thấy
xuất hiện các triệu chứng như sốt, sút cân không có lý do, mẩn ngứa, buồn nôn,
nôn mửa, đau bụng, đau khớp, mệt mỏi kéo dài, dị cảm ở bàn tay và bàn chân,
nước tiểu sậm màu, dễ bị bầm tím hay chảy máu, phân nhạt màu, hoặc vàng da…cần
tới gặp bác sỹ ngay, nếu không gặp và hỏi được ý kiến bác sĩ khi bắt đầu có
những triệu chứng trên, người bệnh nên lập tức dừng điều trị.
Hàng tháng mỗi khi BN
tới tái khám cần thực hiện:
- Đánh giá tuân thủ điều
trị
- Đánh giá các dấu hiệu
và triệu chứng của bệnh lao
- Làm xét nghiệm chức
năng gan hoặc các xét nghiệm khác nếu có lo ngại về ngộ độc gan hoặc các tác
dụng phụ khác của thuốc
- Hỏi xem BN có thấy
xuất hiện các triệu chứng tác dụng phụ của thuốc
- Cấp thuốc tháng kế
tiếp cho BN
Đối với trẻ em khi đến
tái khám cần:
- Cân trẻ, điều chỉnh
liều lượng thuốc theo cân nặng hàng tháng
- Tìm dấu hiệu tác dụng
ngoài ý muốn của thuốc lao như: vàng da, vàng mắt…
- Chỉ định các xét
nghiệm cận lâm sàng trong trường hợp cần thiết
- Đánh giá các dấu
hiệu, triệu chứng bệnh lao
- Cấp thuốc tháng kế
tiếp cho BN
Xét nghiệm chức năng
gan nên được thực hiện hàng tháng trong quá trình điều trị với các đối tượng
sau:
- Người có tiền sử bệnh
lý gan như có tiền sử viêm gan siêu vi B hoặc C,
- Người uống rượu (hàng
ngày)
- Người nhiễm HIV
- Phụ nữ có thai, hoặc
phụ nữ trong 3 tháng đầu sau sinh
Khi có kết quả xét
nghiệm cần xử trí cụ thể như sau:
- Kết quả xét nghiệm
bình thường hoặc men gan cao hơn mức bình thường <3 lần: tiếp tục điều trị,
dặn BN đến cơ sở y tế ngay khi có các triệu chứng mệt mỏi, chán ăn, vàng da,
vàng mắt……
- Ngừng điều trị ngay (tạm
thời hoặc vĩnh viễn tùy trường hợp), nếu mức AST/ALT cao hơn giới hạn bình
thường >3 lần và BN có triệu chứng hoặc cao hơn giới hạn bình thường >5
lần không/hoặc có triệu chứng
2.3. Đánh giá kết quả điều
trị:
a. Phác đồ 6H
- Hoàn thành điều trị:
trẻ dùng đủ 180 liều trong 6 tháng liên tục hoặc trong thời gian không quá 9
tháng (trong đó không có lần nào bỏ điều trị quá 8 tuần).
- Bỏ trị: bỏ thuốc trên
2 tháng liên tục hoặc trong 9 tháng không uống hết 180 liều thuốc.
b. Phác đồ 9H
- Hoàn thành điều trị:
dùng đủ 270 liều thuốc trong 9 tháng liên tục hoặc trong thời gian không quá 12
tháng (trong đó không có lần nào bỏ điều trị quá 8 tuần).
- Bỏ trị: bỏ thuốc trên
2 tháng liên tục hoặc trong 12 tháng không uống hết 270 liều thuốc.
c. Phác đồ 3RH
- Hoàn thành điều trị:
dùng đủ 90 liều trong 3 tháng liên tục hoặc trong thời gian không quá 4 tháng.
- Bỏ trị: bỏ thuốc trên
4 tuần liên tục hoặc trong 4 tháng không uống hết 90 liều thuốc.
d. Phác đồ 3HP
- Hoàn thành điều trị:
dùng đủ 12 liều trong 12 tuần liên tục hoặc trong thời gian không quá 16 tuần.
- Bỏ trị: bỏ thuốc trên
4 tuần liên tục hoặc trong 16 tuần không uống hết 12 liều thuốc.
2.4. Quản lý điều trị
một số trường hợp đặc biệt:
a. Phụ nữ mang thai và
cho con bú
- Thai sản không hoàn toàn
chống chỉ định đối với điều trị lao tiềm ẩn, nhưng nguy cơ đối với người mẹ và
thai nhi từ việc dùng thuốc nên được cân nhắc.
- Ưu tiên sử dụng phác
đồ 9H cho phụ nữ mang thai và cho con bú.
- Uống bổ sung 10-25
mg/ngày pyridoxine (vitamin B6).
- Có khả năng nguy cơ
ngộ độc gan sẽ tăng trong quá trình mang thai và 2-3 tháng đầu sau sinh, cần
thực hiện xét nghiệm chức năng gan theo dõi tại những thời điểm này.
- Nếu không có các yếu
tố nguy cơ (HIV, suy giảm miễn dịch…) có thể chờ tới 2-3 tháng sau khi sinh nở
mới bắt đầu điều trị để tránh việc dùng thuốc trong thời gian mang thai.
b. Người cao tuổi (từ
60 tuổi trở lên)
Người cao tuổi không có
chống chỉ định điều trị lao tiềm ẩn, tuy nhiên cần được cân nhắc tác dụng độc
hại của thuốc với tuổi tác. Cần cân bằng lợi ích của việc điều trị với các tác
dụng có hại của thuốc. Đặc biệt là độ độc hại đối với gan khi sử dụng
isoniazid, tác dụng phụ hiếm xảy ra ở BN dưới 35 tuổi, phổ biến hơn nhưng vẫn
thấp với BN từ 35 đến 50 tuổi, và tăng hơn với BN trên 50 tuổi. Cần cân bằng
việc điều trị với các nguy cơ phơi nhiễm, nguy cơ bùng phát lao tiến triển,
hoặc xét theo từng trường hợp.
c. Người nhiễm HIV
- Điều trị lao tiềm ẩn
cho người nhiễm HIV góp phần làm giảm số lượng BN lao mới trong số những người
nhiễm HIV từ 33-64%. Tỷ lệ mắc lao mới giảm tới 80-95% khi điều trị lao tiềm ẩn
kết hợp điều trị ART. Điều trị lao tiềm ẩn sớm góp phần làm giảm tỷ lệ chết
trong nhóm người nhiễm HIV tới 37% (không phụ thuộc ART, theo dõi trong khoảng
thời gian trung bình 4.9 năm)
- Tất cả những người
nhiễm HIV đều phải được điều trị lao tiềm ẩn bất kể tình trạng tế bào CD4, đang
điều trị ART hay không. Không cần xét nghiệm chẩn đoán lao tiềm ẩn cho nhóm
người nhiễm HIV.
- Thận trọng khi điều
trị phối hợp ARV vì có hiện tượng tương tác thuốc giữa Rifampicin với các thuốc
ức chế men sao chép ngược Non-nucleocide và các thuốc ức chế men protease,
trong trường hợp có tương tác thuốc, có thể sử dụng Rifabutin thay thế
- Cần tư vấn đầy đủ,
chi tiết và cung cấp các hỗ trợ cần thiết cho người HIV (+) trong quá trình điều
trị, ưu tiên lựa chọn công thức ngắn hạn cho người HIV (+) do khả năng tuân thủ
điều trị của nhóm BN này thường thấp.
d. Người có tiền sử
bệnh lý gan
Lưu ý thử chức năng gan
trước khi tiến hành điều trị:
- Kết quả bình thường
hoặc men gan cao trên mức bình thường dưới 3 lần: chỉ định điều trị LTA và cho
XN chức năng gan hàng tháng, dặn BN quay lại khám ngay khi có các biểu hiện mệt
mỏi, chán ăn, vàng da, mắt…. Trong quá trình theo dõi điều trị, nếu xét nghiệm
chức năng gan thấy men gan tiếp tục tăng cao > 3 lần giá trị bình thường:
ngưng điều trị và theo dõi BN (Lao - tình trạng gan).
- Men gan cao > 3
lần và < 5 lần mức bình thường: có thể chỉ định điều trị sau khi đánh giá
lâm sàng tình trạng gan cẩn thận. Xét nghiệm chức năng gan 2 tuần 1 lần nếu men
gan tiếp tục tăng thì ngừng điều trị và tiếp tục theo dõi BN.
- Cao > 5 lần so với
giá trị bình thường, không chỉ định điều trị, chỉ theo dõi.
e. Người chuẩn bị ghép
tạng,người ghép tạng và người hiến tạng:
1. Người chuẩn bị ghép
tạng:
Tất cả những bệnh nhân
chuẩn bị ghép tạng cần được khám phát hiện chẩn đoán lao tiềm ẩn kỹ càng.Bệnh
nhân bị suy tạng nặng đang chờ ghép tạng nếu xác định đã có kết quả Mantoux/
IGRA dương tính trước đây thì mặc dù lần xét nghiệm hiện tại kết quả Mantoux/IGRA
âm tính và có kết quả chẩn đoán loại trừ bệnh lao hoạt động vẫn cần được điều
trị lao tiềm ẩn càng sớm càng tốt.
Những trường hợp đã có
tiền sử điều trị lao tiềm ẩn trước đây thì không cần điều trị lại nhưng cần
khám chẩn đoán để loại trừ bệnh lao hoạt động trước khi ghép tạng.
Cần điều trị lao tiềm
ẩn cho người chuẩn bị ghép tạng càng sớm sàng tốt trước khi tiến hành điều trị
giảm miễn dịch, ưu tiên áp dụng các phác đồ ngắn hạn 3HP cho người chuẩn bị
ghép tạng chưa điều trị giảm miễn dịch. Với bệnh nhân đã điều trị giảm miễn
dịch thì ưu tiên sử dụng phác đồ 9H để tránh tương tác của Rifampicin hoặc
Rifapentin với các thuốc ức chế miễn dịch
2. Người hiến tạng:
Lý tưởng nhất là thực
hiện chẩn đoán, điều trị lao tiềm ẩn với người hiến tạng trước khi phẫu thuật
hiến tang, ưu tiên sử dụng phác đồ ngắn hạn 3HP với người hiến tạng, lưu ý
tương tác thuốc nếu đang sử dụng đồng thời các thuốc khác.
Nếu cần phẫu thuật hiến
tạng gấp, không kịp điều trị lao tiềm ẩn thì việc khám phát hiện chẩn đoán lao
tiềm ẩn và chẩn đoán bệnh lao hoạt động vẫn cần tiến hành, nếu phát hiện bệnh
lao hoạt động ở người hiến tạng thì cần đình chỉ phẫu thuật hiến tạng cho tới
khi bệnh lao được điều trị khỏi. Điều trị lao tiềm ẩn có thể tiến hành sau khi
hiến tạng.
Với người hiến tạng đã
chết, cán bộ y tế cần hỏi gia đình và người thân tiền sử bệnh lao, điều trị
bệnh lao trước đây, đặc biệt tiền sử tiếp xúc bệnh nhân lao phổi trong thời
gian 2 năm gần đây để có những cân nhắc phù hợp.
3. Người đã được ghép
tạng:
Với những bệnh nhân đã
có kết quả xét nghiệm chẩn đoán lao tiềm ẩn dương tính và chẩn đoán loại trừ
bệnh lao trước khi ghép tạng nhưng chưa điều trị thì cần điều trị lao tiềm ẩn
càng sớm càng tốt khi tình trạng bệnh nhân đã ổn định sau khi ghép tạng.
Với những bệnh nhân
chưa có kết quả xét nghiệm chẩn đoán lao tiềm ẩn thì cần tiến hành làm
Mantoux/IGRA sau khi ghép tạng, kết quả Mantoux dương tính khi đường kính ngang
nốt sẩn đo được >= 5mm, nếu chẩn đoán loại trừ bệnh lao thì tiến hành điều
trị lao tiềm ẩn. Thời gian điều trị lao tiềm ẩn lý tưởng nhất cho người ghép
tạng là trong vòng 1 năm đầu tiên sau khi ghép tạng khi tình trạng miễn dịch
suy giảm nhất. Với những bệnh nhân tình trạng miễn dịch bị ức chế nặng thì xét
nghiệm Mantoux được ưu tiên sử dụng trong chẩn đoán lao tiềm ẩn.
Công thức điều trị ưu
tiên áp dụng với những bệnh nhân ghép tạng là công thức 9H.Các công thức điều
trị có chứa Rifampicin hoặc Rifapentine có thể có tương tác với các thuốc ức
chế miễn dịch.
PHẦN 3: GHI CHÉP BÁO CÁO
1.
Ghi chép
1.1. Sổ đăng ký quản lý
lao tiềm ẩn
Để đánh giá hiệu quả
của hoạt động quản lý lao tiềm ẩn, các số liệu liên quan đến các bước khám phát
hiện- chẩn đoán - điều trị cần được ghi chép để phân tích sau này. Các chi tiết
cần được thu thập trong sổ quản lý Lao tiềm ẩn, bao gồm:
- BN lao phổi định
hướng (nguồn lây):
o Họ tên, số đăng ký điều
trị.
- Những người tiếp xúc
hộ gia đình được nhận diện hoặc những người thuộc các nhóm đối tượng nguy cơ
khác tới khám phát hiện bệnh lao/ lao tiềm ẩn:
o Họ tên, tuổi, giới,
địa chỉ
- NTXHGĐ hoặc người
thuộc nhóm đối tượng nguy cơ khác đã đến tham gia khám phát hiện bệnh lao - lao
tiềm ẩn:
o Có xét nghiệm
Mantoux/IGRA
o Triệu chứng lâm sàng
nghi lao
o Có chụp X quang ngực
- Kết quả khám phát
hiện lao - lao tiềm ẩn:
o Không nhiễm lao và
mắc lao
o Mắc lao tiềm ẩn
o Mắc lao hoạt động.
- Tình hình điều trị
lao tiềm ẩn:
o Có được chỉ định điều
trị
o Đồng ý điều trị
o Phác đồ điều trị
o Ngày bắt đầu điều
trị.
- Kết quả điều trị lao
tiềm ẩn:
o Hoàn tất liệu trình điều
trị
o Bỏ trị.
Sổ quản lý người tiếp
xúc được thực hiện và lưu giữ ở nơi thực hiện các hoạt động khám phát hiện-
chẩn đoán lao tiềm ẩn. (Phụ lục: sổ đăng ký quản lý lao tiềm ẩn). Trong tương
lai, các thông tin khám phát hiện bệnh lao - lao tiềm ẩn được thu thập qua phần
mềm VITIMES.
Khi người bệnh lao tiềm
ẩn đưa về trạm y tế xã điều trị, sẽ được ghi tên trong danh sách điều trị lao
tiềm ẩn của xã.
1.2. Sổ xét
nghiệm Mantoux:
Sổ được đặt tại PXN nơi
thực hiện xét nghiệm Mantoux cập nhật hàng ngày thông tin tiêm, đọc Mantoux cho
người nhiễm lao tiềm ẩn, các thông tin cần điền cụ thể như sau
- Số thứ tự: bắt đầu từ
số 1 vào ngày 1/1 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm
- Họ tên: điền họ, tên
người được tiêm Mantoux
- Tuổi: điền tuổi BN
vào 1 trong 2 cột, BN nam điền tuổi vào cột “nam”, BN nữ điền tuổi vào cột “nữ”
- Địa chỉ: ghi cụ thể
địa chỉ của BN
- Ngày, giờ tiêm: điền
ngày, giờ tiêm Mantoux
- Ngày giờ đọc: ghi
ngày giờ đọc kết quả
- Hạn sử dụng từ khi mở
nắp chai: mỗi lọ Tuberculin sau khi mở nắp có thể sử dụng trong vòng 30 ngày,
khi cán bộ y tế mở nắp chai và lấy liều đầu tiên cần ghi rõ hạn sử dụng sau đó
30 ngày để đảm bảo thuốc được sử dụng trong thời hạn quy định, chất lượng thuốc
không bị ảnh hưởng.
- Lần tiêm: ghi lần 1
với BN thử lần đầu tiên, lần 2 với BN thử lần thứ 2
- Kết quả: ghi kết quả
đo đường kính sẩn phản ứng bằng mm
- Ghi chú: ghi lại
những vấn đề đặc biệt: phản ứng dị ứng, lý do BN thử lần 2, bệnh lý mắc phải
khác….
1.3. Phiếu điều
trị lao tiềm ẩn:
Phiếu này được sử dụng
để theo dõi quá trình điều trị của BN. Sau khi người bệnh được chỉ định điều
trị lao tiềm ẩn, cán bộ phụ trách lao huyện có trách nhiệm lập phiếu: ghi chép
những thông tin ban đầu, nhân viên y tế trực tiếp điều trị cho BN có trách
nhiệm giữ và ghi chép vào phiếu theo đúng quy định của CTCLQG.
Cách ghi chép cụ thể
như sau:
- Tỉnh, huyện: ghi cụ
thể tên tỉnh, huyện triển khai
- Số ĐKĐTLTA: lấy số
thứ tự từ cột số 3 của sổ Đăng ký quản lý Lao tiềm ẩn
- Họ tên khách hàng:
điền họ, tên người điều trị lao tiềm ẩn
- Tuổi: điền tuổi BN
- Giới: đánh dấu vào 1
trong 2 mục Nam hoặc Nữ
- Địa chỉ: ghi địa chỉ
cụ thể của BN để có thể liên lạc khi cần thiết
- Kết quả phản ứng
Mantoux: ghi theo mm; kết quả IGRA: ghi âm, dương hoặc không xác định
- Ngày được chẩn đoán
lao tiềm ẩn: ghi ngày có kết quả xét nghiệm LTA, với các nhóm không có xét
nghiệm chẩn đoán (trẻ em dưới 5 tuổi, người nhiễm HIV) thì để trống mục này
- Ngày bắt đầu điều
trị: ghi ngày, tháng năm bắt đầu điều trị lao tiềm ẩn
- Nơi điều trị: ghi tên
TTYT huyện hoặc trạm y tế xã
- Phác đồ điều trị: ghi
phác đồ điều trị chỉ định cho BN
- Cân nặng lúc khởi
trị: ghi cân nặng lúc bắt đầu điều trị để tính liều lượng thuốc
- Liều chỉ định: Ghi
hàm lượng các viên INH, RH, RPT (Rifapentine), chỉ định bao nhiêu viên một ngày
hoặc 1 tuần (công thức 3HP)
- Theo dõi điều trị:
o Ghi ngày tháng nhận
thuốc từng tháng
o Cân nặng (kg): ghi
cân nặng hàng tháng, đặc biệt với trẻ em cần lưu ý cân nặng hàng tháng để điều
chỉnh liều
o Số ngày quên uống:
ghi số ngày quên uống thuốc hàng tháng để có hướng xử trí phù hợp
o Ngày ngừng điều trị:
Ghi ngày kết thúc điều trị
o Lý do ngừng điều trị:
đánh dấu vào ô tương ứng, và ghi cụ thể với ô “Lý do khác”
- Ghi ngày tháng năm
lập phiếu, y bác sỹ quản lý điều trị ký tên
2.
Báo cáo
2.1. Báo cáo
quản lý và điều trị lao tiềm ẩn ở người tiếp xúc:
Báo cáo được thực hiện
nhằm thu thập các thông tin về tình hình khám phát hiện bệnh lao, lao tiềm ẩn ở
người tiếp xúc, số người đủ tiêu chuẩn điều trị, số người được điều trị lao
tiềm ẩn và kết quả điều trị…
Cách ghi báo cáo cụ thể
như sau:
- Dòng “Số BN lao phổi
đăng ký”: đếm số BN ở cột (1) sổ Đăng ký quản lý lao tiềm ẩn.
- Dòng “Số người tiếp
xúc tham gia khám phát hiện lao-LTA”: đếm số người tiếp xúc ở cột 3 trong sổ
Đăng ký quản lý lao tiềm ẩn.
- Dòng: “Số người tiếp
xúc được khám phát hiện, chẩn đoán bệnh lao”: lấy thông tin ở cột 12 trong sổ
Đăng ký quản lý lao tiềm ẩn
- Dòng: “Số người xét
nghiệm chẩn đoán LTA”: lấy thông tin ở cột 8 trong sổ Đăng ký quản lý Lao tiềm
ẩn
- Dòng “Số người tiếp
xúc xét nghiệm dương tính và đủ tiêu chuẩn dự phòng”: lấy thông tin ở cột 14,
đếm số người có mã 1.
- Dòng “Số người đồng ý
điều trị lao tiềm ẩn”: lấy thông tin ở cột 15
- Dòng “Số người tiếp
xúc điều trị LTA quý cùng kỳ năm trước”: Đánh giá kết quả điều trị của những BN
đăng ký điều trị quý cùng kỳ năm trước, phân loại hoàn thành điều trị hoặc bỏ
trị (6a hoặc 6b)
- Dòng “Số ca lao phát
hiện trong quý báo cáo ở người tiếp xúc”: tổng số ca lao phát hiện ở người tiếp
xúc đếm ở cột 13, những người có mã 1. Đối chiếu với sổ đăng ký điều trị lao
tuyến huyện để đếm các trường hợp BN lao phổi có bằng chứng VK học, không có
bằng chứng vi khuẩn học, lao ngoài phổi.
- Dòng “Tổng số ca lao
phát hiện trong quý từ các nguồn (từ VITIMES hoặc sổ ĐKĐT lao)”: lấy thông tin
từ báo cáo phát hiện của CTCLQG.
Báo cáo được các đơn vị
tuyến huyện hoặc tương đương làm hàng quý vào ngày 1-5 của tháng đầu tiên quý
kế tiếp, báo cáo được làm thành 2 bản, lưu tại huyện 1 bản, 1 bản gửi về tỉnh.
Tỉnh tổng hợp báo cáo từ các đơn vị trực thuộc thành 2 bản, 1 bản lưu tại tỉnh,
1 bản gửi về tuyến trung ương ngày 5-10 sau đó.
2.2. Báo cáo
quản lý và điều trị lao tiềm ẩn ở các nhóm nguy cơ khác:
Báo cáo được thực hiện
nhằm thu thập các thông tin về tình hình khám phát hiện bệnh lao, lao tiềm ẩn ở
các nhóm đối tượng nguy cơ, số người đủ tiêu chuẩn dự phòng, số người được điều
trị dự phòng và kết quả điều trị…
- Dòng “Số người tham
gia khám phát hiện lao-LTA”: đếm số người ở cột 3 trong sổ Đăng ký quản lý lao
tiềm ẩn và lấy thông tin từ số liệu các đợt phát hiện chủ động lao/lao tiềm ẩn
(nếu có)
- Dòng: “Số người được
khám phát hiện, chẩn đoán bệnh lao”: lấy thông tin ở cột 12 trong sổ Đăng ký
quản lý lao tiềm ẩn và lấy thông tin từ số liệu các đợt phát hiện chủ động
lao/lao tiềm ẩn (nếu có)
- Dòng: “Số người xét
nghiệm chẩn đoán LTA”: lấy thông tin ở cột 8 trong sổ Đăng ký quản lý Lao tiềm
ẩn
- Dòng “Số người xét
nghiệm dương tính và đủ tiêu chuẩn dự phòng”: lấy thông tin ở cột 14, đếm số
người có mã 1 và lấy thông tin từ số liệu các đợt phát hiện chủ động lao/lao
tiềm ẩn (nếu có)
- Dòng “Số người đồng ý
điều trị lao tiềm ẩn”: lấy thông tin ở cột 15 và lấy thông tin từ số liệu các
đợt phát hiện chủ động lao/lao tiềm ẩn (nếu có)
- Dòng “Số người điều
trị LTA quý cùng kỳ năm trước”: Đánh giá kết quả điều trị của những BN đăng ký điều
trị quý cùng kỳ năm trước, phân loại hoàn thành điều trị hoặc bỏ trị (6a hoặc
6b)
- Dòng “Số ca lao phát
hiện trong quý báo cáo ở nhóm nguy cơ khác”: tổng số ca lao phát hiện ở nhóm
nguy cơ khác đếm ở cột 13, những người có mã 1 và lấy thông tin từ số liệu các
đợt phát hiện chủ động lao/lao tiềm ẩn (nếu có). Đối chiếu với sổ đăng ký điều
trị lao tuyến huyện để đếm các trường hợp BN lao phổi có bằng chứng VK học,
không có bằng chứng vi khuẩn học, lao ngoài phổi.
- Dòng “Tổng số ca lao
phát hiện trong quý từ các nguồn (từ VITIMES hoặc sổ ĐKĐT lao)”: lấy thông tin
từ báo cáo phát hiện của CTCLQG
Báo cáo được các đơn vị
tuyến huyện hoặc tương đương làm hàng quý vào ngày 1-5 của tháng đầu tiên quý
kế tiếp, báo cáo được làm thành 2 bản, lưu tại huyện 1 bản, 1 bản gửi về tỉnh.
Tỉnh tổng hợp báo cáo từ các đơn vị trực thuộc thành 2 bản, 1 bản lưu tại tỉnh,
1 bản gửi về tuyến trung ương ngày 5- 10 sau đó.
2.3. Báo cáo
sử dụng và tồn kho Tuberculin:
Tổng hợp tình hình quản
lý và sử dụng Tuberculin.Báo cáo là cơ sở cho việc quản lý, cung ứng và phân
phối tét thử.
Cách ghi:
- Cột (a): Số thứ tự
- Cột (b): Nguồn kinh
phí: ghi rõ nguồn NSNN (ngân sách nhà nước) hay từ các dự án viện trợ
- Cột (c): Tên sản
phẩm: Test thử Tuberculin
- Cột (d): Đơn vị tính
là lọ.
- Cột (e), (f): Số lô,
hạn dùng. Lưu ý ghi hạn dùng theo dạng ngày/tháng/năm (DD/MM/YYYY). VD:
07/07/2013. Mỗi lô Tuberculin cần báo cáo riêng 1 hàng. Khi thêm 01 lô mới thì
thêm 01 hàng mới. Các lô có hạn dùng ngắn hơn xếp ở trên.
- Cột (g): Tồn đầu kỳ.
Ghi số lượng còn tồn tại thời điểm bắt đầu của tháng (cả ở kho bảo quản và
phòng xét nghiệm). Số này chính bằng số tồn cuối kỳ của báo cáo tháng trước.
- Cột (h): Nhận trong
kỳ. Ghi số lượng Tuberculin nhận được trong tháng. Nếu lô Tuberculin nhận được
không trùng với những lô đã có sẵn trong kho thì thêm một hàng mới cho lô mới
trong báo cáo.
- Cột (i): Xuất chuyển
đi trong kỳ. Ghi số lượng Tuberculin chuyển trả lại cho đơn vị cung ứng hoặc điều
chuyển đi cho đơn vị khác trong tháng (không phải xuất sử dụng cho xét nghiệm
tại đơn vị).
- Cột (j): Xuất sử dụng
trong kỳ. Ghi số lượng Tuberculinsử dụng tại phòng xét nghiệm trong tháng. Con
số này phải bằng số Tuberculin thực hiện trong tháng thể hiện trong báo cáo xét
nghiệm.
- Cột (k): Hư hao. Ghi
lại số lượng test hỏng, đổ, vỡ không sử dụng được trong quá trình vận chuyển,
bảo quản hoặc sử dụng.
- Cột (l): Tồn cuối kỳ.
Ghi số lượng Tuberculin còn tồn ở đơn vị vào thời điểm cuối tháng báo cáo (ở cả
kho bảo quản và phòng xét nghiệm). Về nguyên tắc (l)=(g)+(h)-(i)-(j)-(k).
- Cột (m): Dự trù kỳ
tới. Được điền vào tháng trước đợt phân phối hoặc khi lượng tồn cuối kỳ tại cơ
sở xuống thấp dưới 1 tháng sử dụng.
Sau điền đầy đủ thông
tin, người lập báo cáo ghi rõ ngày tháng năm lập báo cáo, ký và ghi rõ họ tên,
chuyển cho người phụ trách bộ phận ký và ghi rõ họ tên, sau đó, chuyển cho Thủ
trưởng đơn vị ký tên và đóng dấu và gửi đi theo đường công văn.
Báo cáo được làm hàng
tháng từ tuyến huyện và các đơn vị tương đương thành 2 bản, 1 bản lưu tại đơn
vị, 1 bản gửi về tỉnh ngày 1-5 tháng kế tiếp. Tỉnh tổng hợp báo cáo từ các đơn
vi trực thuộc thành 2 bản, 1 bản lưu, 1 bản gửi về tuyến trung ương ngày 5-10
sau đó.
Phụ
lục 1: SỔ ĐĂNG KÝ QUẢN LÝ LAO TIỀM ẨN
Họ
tên BN lao phổi (nguồn lây)
|
Số
đăng ký điều trị &
Ngày
tháng bắt đầu điều trị lao
|
Số
đăng ký người tiếp xúc/ người có nguy cơ khác
|
Họ
tên người tiếp xúc/ có nguy cơ khác
|
Tuổi
|
Địa
chỉ
|
Xét
nghiệm Mantoux hoặc IGRA
|
Có
triệu chứng lâm sàng nghi lao
|
Kết
quả XQ ngực
|
Cần
khám phát hiện, chẩn đoán bệnh lao
|
Kết
quả khám phát hiện bệnh lao, lao tiềm ẩn
|
Chỉ
định điều trị LTA
|
Phác
đồ, ngày tháng bắt đầu điều trị LTA
|
Kết
quả điều trị và ngày tháng ngừng điều trị
|
Ghi
chú
|
Nam
|
Nữ
|
Ngày
tiêm
|
Kết
quả
|
1
|
2
|
3
|
4
|
5
|
6
|
7
|
8
|
9
|
10
|
11
|
12
|
13
|
14
|
15
|
16
|
17
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Hướng dẫn cách ghi:
- Cột 1: ghi tên
họ BN định hướng (BNCĐ)
- Cột 2: dòng trên
ghi số đăng ký của BN, dòng dưới ghi ngày bắt đầu điều trị
- Cột 3: ghi số
đăng ký của người tiếp xúc/ nguy cơ khác, bắt đầu từ số 1 vào ngày 1/1 và kết
thúc vào ngày 31/12 hàng năm
- Cột 4: ghi họ
tên người tiếp xúc/ nguy cơ khác (NTX/NCK) mỗi NTX/NCK ứng một số đăng ký.
- Cột 5, 6: ghi
tuổi (năm) NTX /NCK theo giới. Ở trẻ <12 tháng, ghi theo số tháng vd: 3th,
8th…
- Cột 7: địa chỉ
người tiếp xúc/ nguy cơ khác
- Cột 8: Ghi ngày
NTX được tiêm Mantoux hoặc lấy máu xét nghiệm IGRA
- Cột 9: Ghi kết
quả xét nghiệm Mantoux (mm) hoặc là âm/dương nếu là xét nghiệm IGRA.
- Cột 10: ghi C
nếu có, ghi K nếu không có triệu chứng nghi lao
|
- Cột 11: ghi kết quả
XQ ngực: mã 0 là không chụp; mã 1: không có hình ảnh bất thường, mã 2: có
hình ảnh bất thường nghi lao, mã 3: có hình ảnh bất thường không nghĩ đến
lao.
- Cột 12: ghi 1 nếu
NTX đủ tiêu chuẩn khám phát hiện/ chẩn đoán bệnh lao, ghi 0 nếu không cần
phải khám (Mantoux hoặc IGRA âm và không có dấu hiệu nghĩ đến bệnh lao)
- Cột 13: mã 0 không
mắc lao/lao tiềm ẩn; mã 1: mắc bệnh lao tiến triển; mã 2: mắc lao tiềm ẩn
- Cột 14: Mã 0: không
chỉ định điều trị LTA; mã 1: có chỉ định điều trị LTA
- Cột 15: Dòng trên
ghi mã phác đồ: 6H hoặc 9H hoặc 3HR, 3HP; dòng dưới ghi ngày bắt đầu điều
trị.
- Cột 16: Dòng trên
ghi mã kết kết quả điều trị: HT:hoàn tất liệu trình bao gồm các trường hợp
thầy thuốc chỉ định ngưng điều trị do có phản ứng bất lợi. BT: không theo dõi
được. Dòng dưới ghi ngày kết thúc điều trị.
Cột 17: Ghi chú, các
ghi chú liên quan đến NTX, ví dụ chuyển điều trị lao; viêm gan siêu vi C,
không dung nạp INH, nhiễm độc gan do thuốc, kết quả kháng sinh đồ BN định
hướng , tình trạng thai nghén…
|
Phụ lục 2: BÁO CÁO QUẢN LÝ VÀ ĐIỀU TRỊ LAO TIỀM
ẨN Ở NGƯƠI TIẾP XÚC
Quý:
Năm 20
Quận/Huyện…………………Tỉnh/Thành……………
(Dựa
theo sổ Quản lý lao tiềm ẩn)
Nội
dung
|
0
- 4 tuổi
|
5
- 14 tuổi
|
>14
tuổi
|
Tổng
số
|
Nam
|
Nữ
|
Nam
|
Nữ
|
Nam
|
Nữ
|
1. Số BN lao phổi
đăng ký (cột 1)
|
|
|
|
|
|
|
|
2. Số ngươi tiếp xúc
tham gia khám phát hiện lao - LTA (cột 3)
|
|
|
|
|
|
|
|
3. Số NTX được khám
phát hiện, chẩn đoán bệnh lao (cột 12)
|
|
|
|
|
|
|
|
4. Số người xét
nghiệm chẩn đoán LTA (lấy thông tin ở cột 8)
|
|
|
|
|
|
|
|
5. Số NTX xét nghiệm
dương tính và đủ tiêu chuẩn dự phòng (cột 14)
|
|
|
|
|
|
|
|
6. Số ngươi đồng ý điều
trị lao tiềm ẩn (dòng trên ghi số NTX của quý báo cáo, dòng dưới ghi số NTX
từ quý các trước) (cột 15)
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
7. Số NTX điều trị
LTA quý cùng kỳ năm trước (a+b)
|
|
|
|
|
|
|
|
a. Trong đó hoàn tất điều
trị, kể cả chấm dứt liệu trình do chỉ định của thầy thuốc.
|
|
|
|
|
|
|
|
b. Bỏ trị
|
|
|
|
|
|
|
|
8. Số ca lao phát
hiện trong quý báo cáo ở NTX (cột 13 mã 1)
|
Lao phổi có bằng
chứng VK học
|
|
|
|
|
|
|
|
Lao phổi không có
bằng chứng VK học
|
|
|
|
|
|
|
|
Lao ngoài phổi
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng cộng
|
|
|
|
|
|
|
|
9. Tổng số ca lao phát
hiện trong quý từ các nguồn (từ VITIMES hoặc sổ đăng ký điều trị lao)
|
Lao phổi có bằng
chứng VK học
|
|
|
|
|
|
|
|
Lao phổi không có
bằng chứng VK học
|
|
|
|
|
|
|
|
Lao ngoài phổi
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng cộng
|
|
|
|
|
|
|
|
Người báo cáo
(Ký
và ghi rõ họ tên)
|
Ngày …… tháng…..…….
năm ………
Lãnh đạo đơn vị
(Ký
và đóng dấu)
|
Phụ lục 3: BÁO CÁO QUẢN LÝ VÀ ĐIỀU TRỊ LAO TIỀM
ẨN Ở CÁC NHÓM NGUY CƠ KHÁC
Quý:
Năm 20
Quận/Huyện…………………Tỉnh/Thành……………
(Dựa theo sổ Quản lý lao tiềm ẩn và lấy số liệu từ các đợt khám phát hiện chủ
động lao/lao tiềm ẩn)
Nội
dung
|
Cán
bộ YT
|
Người
HIV
|
Nhóm
khác (bụi phổi, suy thận, cấy ghép tạng, điều trị ức chế MD kéo dài, BN tiểu
đường)
|
Tổng
số
|
Nam
|
Nữ
|
Nam
|
Nữ
|
Nam
|
Nữ
|
1. Số ngươi tham gia
khám phát hiện lao - LTA (cột 3 và lấy thông tin từ các đợt khám phát hiện
chủ động lao/ lao tiềm ẩn nếu có)
|
|
|
|
|
|
|
|
2. Số người được khám
phát hiện, chẩn đoán bệnh lao (cột 12 và lấy thông tin từ các đợt khám phát
hiện chủ động lao/ lao tiềm ẩn nếu có)
|
|
|
|
|
|
|
|
3. Số người xét
nghiệm chẩn đoán LTA (lấy thông tin ở cột 8)
|
|
|
|
|
|
|
|
4. Số người dương
tính và đủ tiêu chuẩn dự phòng (cột 14 và lấy thông tin từ các đợt khám phát
hiện chủ động lao/ lao tiềm ẩn nếu có)
|
|
|
|
|
|
|
|
5. Số ngươi đồng ý điều
trị lao tiềm ẩn (dòng trên ghi số người đồng ý của quý báo cáo, dòng dưới ghi
số người đồng ý từ quý trước) (cột 15 và lấy thông tin từ các đợt khám phát
hiện chủ động lao/ lao tiềm ẩn nếu có)
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
6. Số người điều trị
LTA quý cùng kỳ năm trước (a+b)
|
|
|
|
|
|
|
|
a. Trong đó hoàn tất điều
trị, kể cả chấm dứt liệu trình do chỉ định của thầy thuốc.
|
|
|
|
|
|
|
|
b. Bỏ trị
|
|
|
|
|
|
|
|
7. Số ca lao phát
hiện trong quý báo cáo ở nhóm nguy cơ khác (cột 13 mã 1 và thông tin của các
đợt khám phát hiện chủ động lao/ lao tiềm ẩn nếu có)
|
Lao phổi có bằng
chứng VK học
|
|
|
|
|
|
|
|
Lao phổi không có
bằng chứng VK học
|
|
|
|
|
|
|
|
Lao ngoài phổi
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng cộng
|
|
|
|
|
|
|
|
8. Tổng số ca lao phát
hiện trong quý từ các nguồn (từ VITIMES hoặc sổ đăng ký điều trị lao)
|
Lao phổi có bằng
chứng VK học
|
|
|
|
|
|
|
|
Lao phổi không có
bằng chứng VK học
|
|
|
|
|
|
|
|
Lao ngoài phổi
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng cộng
|
|
|
|
|
|
|
|
Người báo cáo
(Ký
và ghi rõ họ tên)
|
Ngày …… tháng…..…….
năm ………
Lãnh đạo đơn vị
(Ký
và đóng dấu)
|
Phụ lục 4. SỔ TIÊM, ĐỌC MANTOUX
STT
|
Họ
tên khách hàng
|
Tuổi
|
Địa
chỉ
|
Ngày
- giờ tiêm TST
|
Hạn
sử dụng từ khi mở nắp chai
|
Ngày
- giờ đọc TST
|
Lần
tiêm
|
Kết
quả (ghi mm)
|
Ghi
chú
|
Nam
|
Nữ
|
Ngày
|
Giờ
|
Ngày
|
Giờ
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
PHỤ LỤC 5
BỘ Y TẾ
CHƯƠNG TRÌNH CHỐNG LAO QUỐC GIA
|
Mã BC:
|
BÁO CÁO SỬ DỤNG VÀ TỒN KHO TUBERCULIN
Tháng……..
năm………..
Đơn vị báo
cáo:…………………………………………………………………………… Điện thoại:…………………………………..
Tỉnh:………………………………………………………………………………………
Fax:…………………………………………….
Huyện:…………………………………………………………………………………
Email:……………………………………………
STT
|
Nguồn
kinh phí
|
Tên
sản phẩm
|
Đơn
vị tính
|
Số
lô
|
Hạn
dùng
|
Tồn
đầu kỳ
|
Nhận
trong kỳ
|
Xuất
chuyển đi trong kỳ
|
Xuất
sử dụng trong kỳ
|
Hư
hao
|
Tồn
cuối kỳ
|
Dự
trù kỳ tới
|
(a)
|
(b)
|
(
c)
|
(d)
|
(e)
|
(f)
|
(g)
|
(h)
|
(i)
|
(j)
|
(k)
|
(l)=(g)+(h)-(i)-(j)-(k)
|
(m)
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ngày……tháng……năm……..
Người
lập báo cáo
(Ký
và ghi họ tên)
|
Phụ
trách bộ phận
(Ký
và ghi họ tên)
|
Thủ
trưởng đơn vị
(Ký
tên và đóng dấu)
|
Ghi chú:
- Báo cáo cập nhật hàng
tháng: cơ sở xét nghiệm chốt số liệu báo cáo ngày cuối cùng của tháng, gửi báo
cáo về tỉnh vào ngày 1 - 5 của tháng kế tiếp, tỉnh tổng hợp gửi báo cáo về
trung ương vào ngày 5 - 10 tiếp sau đó.
- Báo cáo theo từng lô
Tuberculin và hạn dùng, lô có hạn dùng ngắn hơn để lên trên. Khi nhập thêm lô
mới thì thêm một hàng mới
- Khi hoàn thành báo
cáo gửi email về địa chỉ:
PHỤ LỤC 6.
BỘ Y TẾ
CHƯƠNG TRÌNH CHỐNG LAO
QUỐC GIA Tỉnh
………….Huyện…………..
Số
ĐKĐTLTA………………………………….
PHIẾU ĐIỀU TRỊ LAO TIỀM ẨN
Họ tên: Tuổi:
Giới Nam Nữ
Địa chỉ:
Kết quả phản ứng
Mantoux:…………. mm hoặc XN IGRA:………………..
Ngày được chẩn đoán lao
tiềm ẩn / / 201 Ngày bắt đầu điều trị / / 201
Nơi điều trị: TTYT
huyện TYT xã …………………………….
Phác đồ điều trị:
Cân nặng lúc khởi trị: Kg
Liều chỉ định: Viên INH……mg, ..…viên /ngày (hoặc tuần)
Viên RH……mg, .….viên
/ngày
Viên RPT….…mg, .….viên
/ngày (hoặc tuần)
THEO
DÕI ĐIỀU TRỊ
|
Tháng/
tuần 1
|
Tháng/
tuần 2
|
Tháng/
tuần 3
|
Tháng/
tuần 4
|
Tháng/
tuần 5
|
Tháng/
tuần 6
|
Tháng/
tuần 7
|
Tháng/
tuần 8
|
Tháng/
tuần 9
|
Tháng/
tuần 10
|
Tháng/
tuần 11
|
Tháng/
tuần 12
|
Ngày nhận thuốc
|
/
201..
|
/
201..
|
/
201..
|
/
201..
|
/
201..
|
/
201..
|
/
201..
|
/
201..
|
/
201..
|
/
201..
|
/
201..
|
/
201..
|
Cân nặng (Kg)
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Số ngày quên uống
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ngày ngừng điều trị: /
/ 201
Lý do ngừng điều trị:
Chỉ định của Bs do đủ thời gian điều trị
Chỉ định của Bs do có
phản ứng bất lợi
BN tự ý ngưng trị
Lý do khác, cụ thể
|
Ngày ……. tháng …… năm
…….
Y, bác sĩ quản lý điều trị
|
Tài liệu tham khảo:
1. Bộ Y Tế - CTCLQG.
Cập nhật hướng dẫn chẩn đoán điều trị và dự phòng bệnh lao 2018
2. Bệnh viện Phổi trung
ương. CV 1460/BVPTW-DAPCL, 2018
3. World Health
Organization. Latent Tuberculosis Infection. Updated and consolidated
guidelines for programmatic management. 2018
4. Mc Gill University. ACT4
project: Latent tuberculosis infection management. 2017.
5. Hướng dẫn quản lý
bệnh lao trẻ em trong CTCLQG. 2018
6. US Center for
Disease Control and prevention. Latent TB infection: a guide for health care
providers. 2013
7. Mycobacterium
tuberculosisInfections in Solid Organ Transplantation,A. K. Subramanian,
M.I.Morrisand the ASTInfectious Diseases Community of Practice.American Journal
of Transplantation 2013; 13: 68-76.