Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 1088/QĐ-BYT Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Bộ Y tế Người ký: Nguyễn Thị Xuyên
Ngày ban hành: 04/04/2013 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

BỘ Y TẾ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 1088/QĐ-BYT

Hà Nội, ngày 04 tháng 04 năm 2013

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH HƯỚNG DẪN HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT PHẢN ỨNG CÓ HẠI CỦA THUỐC (ADR) TẠI CÁC CƠ SỞ KHÁM, CHỮA BỆNH

BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ

Căn cứ Nghị định số 63/NĐ-CP ngày 31 tháng 08 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh - Bộ Y tế,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Hướng dẫn hoạt động giám sát phản ứng có hại của thuốc (ADR) tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh”.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.

Điều 3. Các Ông/Bà: Chánh Văn phòng Bộ, Thủ trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Chánh thanh tra Bộ, các Vụ trưởng, Cục trưởng của Bộ Y tế; Giám đốc Trung tâm Quốc gia về Thông tin thuốc và Theo dõi phản ứng có hại của thuốc, Giám đốc Trung tâm khu vực về Thông tin thuốc và theo dõi phản ứng có hại của thuốc Thành phố Hồ Chí Minh; Giám đốc các bệnh viện, viện có giường bệnh trực thuộc Bộ Y tế, Giám đốc Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng y tế ngành, Thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ trưởng (để b/c);
- Lưu: VT, KCB (02).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Thị Xuyên

 

HƯỚNG DẪN

HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT PHẢN ỨNG CÓ HẠI CỦA THUỐC (ADR) TẠI CÁC CƠ SỞ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1088/QĐ-BYT ngày 04 tháng 04 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

Luật Dược năm 2005 qui định, phản ứng có hại của thuốc (Adverse Drug Reactions - ADR) là những tác dụng không mong muốn có hại đến sức khỏe, có thể xuất hiện ở liều dùng bình thường.

Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế thế giới, phản ứng có hại của thuốc là phản ứng độc hại, không định trước và xuất hiện ở liều thường dùng cho người với mục đích phòng bệnh, chẩn đoán, điều trị bệnh hoặc làm thay đổi chức năng sinh lý của cơ thể.

Phản ứng có hại của thuốc là một trong những nguyên nhân làm tăng tỷ lệ măc bệnh , tỷ lệ tử vong , kéo dài thời gian nằm viện , giảm tuân thủ điều trị và tăng chi phi điêu tri cho bệnh nhân. Vì vậy, việc giám sát phản ứng có hại của thuốc đóng vai trò quan trọng nhằm giảm thiểu những nguy cơ liên quan đến thuốc trong quá trình sử dụng thuốc của người bệnh. Việc giám sát phản ứng có hại của thuốc bao gồm: phát hiện, xử trí, báo cáo, đánh giá và dự phòng ADR.

Bộ Y tế ban hành hướng dẫn này với mục tiêu:

- Nâng cao nhận thức về vấn đề an toàn trong sử dụng thuốc và khuyến khích cán bộ y tế báo cáo phản ứng có hại của thuốc như là nhiệm vụ chuyên môn trong thực hành lâm sàng và là một phần trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp.

- Phát hiện sớm các vấn đề an toàn thuốc, kịp thời xử trí và chủ động thực hiện các biện pháp dự phòng các biến cố bất lợi xảy ra trong quá trình sử dụng thuốc trên người bệnh, tăng cường việc sử dụng thuốc hợp lý, giảm tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong liên quan đến thuốc trong thực hành.

I. Giám sát phản ứng có hại của thuốc

Giám sát phản ứng có hại của thuốc là trách nhiệm của tất cả cán bộ y tế bao gồm bác sĩ, dược sĩ, điều dưỡng viên, hộ sinh viên, kỹ thuật viên và các cán bộ y tế khác tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

1. Điều dưỡng viên, hộ sinh viên, kỹ thuật viên

a) Phát hiện ADR

- Theo dõi và phát hiện những biểu hiện lâm sàng và cận lâm sàng bất thường xảy ra trên người bệnh dựa trên các thông tin do người bệnh cung cấp và các triệu chứng ghi nhận được trong quá trình chăm sóc, theo dõi người bệnh (xem Phụ lục 1).

- Thông báo ngay cho bác sĩ điều trị và Khoa Dược (nếu có) về tình trạng bất thường của người bệnh.

- Ghi lại các thông tin liên quan tới các thuốc mà người bệnh đã sử dụng (thuốc nghi ngờ gây ADR và các thuốc dùng đồng thời) bao gồm: tên thuốc, liều dùng, đường dùng, nhà sản xuất, số lô; ngày và thời gian bắt đầu dùng thuốc, ngày và thời gian kết thúc dùng thuốc (nếu có); lý do sử dụng thuốc.

- Giữ lại vỏ bao bì thuốc, vỉ thuốc mà người bệnh đã sử dụng để tham khảo trong trường hợp cần thêm thông tin.

b) Xử trí ADR

- Thực hiện xử trí ADR theo đúng y lệnh của bác sĩ điều trị.

- Theo dõi người bệnh và thông báo kịp thời cho bác sĩ điều trị nếu có diễn biến bất thường của người bệnh trong quá trình điều trị tiếp theo.

- Trong trường hợp khẩn cấp, có thể ngừng sử dụng thuốc nghi ngờ gây

ảnh hưởng tới tính mạng người bệnh trước khi thông báo cho bác sĩ.

2. Bác sĩ

a) Giám sát ADR

- Kiểm tra những điểm cần chú ý trước khi kê đơn (xem Phụ lục 6)

- Hướng dẫn điều dưỡng viên, hộ sinh viên, kỹ thuật viên những dấu hiệu cần theo dõi để phát hiện ADR trong quá trình sử dụng thuốc cho người bệnh

(Ví dụ: đau cơ ở người bệnh sử dụng thuốc hạ lipid máu nhóm statin, tiêu chảy khi dùng kháng sinh dài ngày,…)

b) Phát hiện ADR

- Phát hiện, ghi nhận lại những biểu hiện lâm sàng và cận lâm sàng bất thường xảy ra trên người bệnh vào bệnh án (xem Phụ lục 1).

- Kiểm tra lại tất cả các thuốc thực tế người bệnh đã sử dụng.

- Kiểm tra chất lượng cảm quan mẫu thuốc được lưu lại xem có biểu hiện gì về chất lượng thuốc.

- Kiểm tra lại một số thông tin sau:

+ Việc sử dụng thuốc có phù hợp tình trạng bệnh lý, có cân nhắc đến các bệnh mắc kèm và chống chỉ định trên người bệnh hay không?

+ Liều dùng thuốc đã đúng như khuyến cáo chưa?

+ Người bệnh có tiền sử dị ứng, đặc biệt là dị ứng thuốc không?

+ Có sự phù hợp về thời điểm dùng thuốc nghi ngờ và thời điểm xuất hiện ADR không?

c) Xử trí ADR

- Đánh giá mức độ nghiêm trọng của ADR để quyết định hướng xử trí lâm sàng phù hợp.

- Giảm liều hoặc ngừng thuốc nghi ngờ gây ADR trong điều kiện lâm sàng cho phép.

- Kịp thời thực hiện các biện pháp điều trị triệu chứng, điều trị hỗ trợ, đảm bảo chức năng sống còn cho người bệnh.

- Thực hiện theo các hướng dẫn chuyên môn của Bộ Y tế có liên quan nếu việc xử trí ADR thuộc phạm vi các hướng dẫn đó.

- Trong trường hợp cần thiết, trao đổi hướng xử trí với đồng nghiệp, tổ chức hội chẩn chuyên môn, tham khảo thêm thông tin về ADR từ Dược sĩ, Đơn vị thông tin thuốc bệnh viện hoặc các Trung tâm về Thông tin thuốc và Theo dõi phản ứng có hại của thuốc.

- Giám sát chặt chẽ người bệnh trong trường hợp bắt buộc sử dụng lại thuốc nghi ngờ gây ADR khi không có thuốc thay thế hoặc khi lợi ích của thuốc vượt trội hơn nguy cơ.

d) Đánh giá ADR

- Tra cứu xem ADR đã được ghi nhận trong tờ hướng dẫn sử dụng thuốc hay các tài liệu y văn về thuốc chưa.

- Tùy điều kiện chuyên môn, có thể đánh giá mối liên hệ giữa thuốc nghi ngờ và ADR xuất hiện trên người bệnh theo thang phân loại của Tổ chức Y tế thế giới hoặc thang điểm của Naranjo (xem Phụ lục 4).

3. Dược sĩ

a) Trong quá trình thực hiện hoạt động chuyên môn, thông qua xem bệnh án hoặc duyệt thuốc tại Khoa Dược, dược sĩ phát hiện ADR dựa trên các thuốc có khả năng được sử dụng để xử trí phản ứng có hại của thuốc, biểu hiện lâm sàng và kết quả xét nghiệm cận lâm sàng bất thường (xem Phụ lục 3). Ưu tiên xem xét bệnh án các đối tượng đặc biệt, sử dụng thuốc có nguy cơ cao xảy ra ADR (xem Phụ lục 2).

b) Trao đổi với bác sĩ điều trị nếu phát hiện ADR khi thực hiện hoạt động dược lâm sàng tại khoa phòng để có biện pháp xử trí phù hợp.

c) Cung cấp thông tin về thuốc trong quá trình xác định và xử trí ADR theo yêu cầu của cán bộ y tế.

d) Hướng dẫn, hỗ trợ bác sĩ và điều dưỡng viên hoàn thiện đầy đủ và chính xác các thông tin cần thiết trong mẫu báo cáo phản ứng có hại của thuốc.

e) Dược sĩ có thể trực tiếp thu thập thông tin và viết báo cáo ADR.

II. Hướng dẫn báo cáo phản ứng có hại của thuốc

1. Đối tượng viết báo cáo

a) Người trực tiếp viết báo cáo ADR là bác sĩ, dược sĩ, điều dưỡng viên, hộ sinh viên, kỹ thuật viên và các cán bộ y tế khác. Khuyến khích nhiều người cùng tham gia viết hoàn thiện báo cáo.

b) Thông tin về người báo cáo, bệnh nhân và đơn vị báo cáo ghi trong phiếu báo cáo phản ứng có hại của thuốc được các Trung tâm về Thông tin thuốc và Theo dõi phản ứng có hại của thuốc bảo mật theo qui định hiện hành.

2. Các trường hợp cần báo cáo

a) Báo cáo tất cả các biến cố bất lợi xảy ra trong quá trình điều trị nghi ngờ là phản ứng có hại gây ra bởi:

- Thuốc, vắc xin và sinh phẩm y tế.

- Thuốc đông y, thuốc từ dược liệu, dược liệu, vị thuốc y học cổ truyền.

b) Đặc biệt chú trọng ưu tiên báo cáo:

- Các phản ứng có hại nghiêm trọng (các phản ứng có hại dẫn đến một trong những hậu quả sau: tử vong; đe dọa tính mạng; buộc người bệnh phải nhập viện để điều trị hoặc kéo dài thời gian nằm viện của người bệnh; để lại di chứng nặng nề hoặc vĩnh viễn cho người bệnh; gây dị tật bẩm sinh ở thai nhi; hoặc bất kỳ phản ứng có hại được cán bộ y tế nhận định là gây ra hậu quả nghiêm trọng về mặt lâm sàng).

- Tất cả phản ứng có hại của các thuốc mới đưa vào sử dụng trong điều trị tại bệnh viện.

- Phản ứng có hại mới chưa từng được biết đến của thuốc (chưa được mô tả trong tờ hướng dẫn sử dụng thuốc, Dược thư Quốc gia Việt Nam, MIMS, Vidal hay các tài liệu tham khảo thông tin thuốc khác).

- Phản ứng có hại xảy ra liên tục với một thuốc hoặc một lô thuốc trong một thời gian ngắn tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

c) Khuyến khích cán bộ y tế báo cáo các vấn đề về chất lượng thuốc và sai sót trong sử dụng thuốc.

3. Thời gian gửi báo cáo

a) Báo cáo cần được gửi trong thời gian sớm nhất có thể sau khi xảy ra phản ứng, ngay cả khi thông tin thu được chưa đầy đủ (báo cáo ban đầu). Trong trường hợp này, có thể bổ sung báo cáo nếu thu thập được thêm thông tin (báo cáo bổ sung).

b) Báo cáo trong khi người bệnh chưa xuất viện giúp khai thác đủ thông tin, tiến hành làm các xét nghiệm cần thiết để xác định nguyên nhân gây ADR.

c) Bảo đảm việc gửi báo cáo tới Trung tâm về Thông tin thuốc và Theo dõi phản ứng có hại của thuốc đúng thời hạn:

- Báo cáo phản ứng có hại nghiêm trọng gây tử vong hoặc đe dọa tính mạng người bệnh: gửi trong thời gian sớm nhất có thể nhưng không muộn hơn 7 ngày làm việc kể từ thời điểm xảy ra phản ứng.

- Báo cáo phản ứng có hại nghiêm trọng còn lại: gửi trong thời gian sớm

nhất có thể nhưng không muộn hơn 15 ngày làm việc kể từ thời điểm xảy ra phản ứng.

- Báo cáo phản ứng có hại không nghiêm trọng có thể tập hợp gửi hàng tháng, trước ngày mùng 5 của tháng kế tiếp.

4. Hướng dẫn điền mẫu báo cáo phản ứng có hại của thuốc

a) Nguyên tắc chung

- Hoàn thành mẫu báo cáo với đầy đủ thông tin nhất có được từ bệnh án.

- Sử dụng một bản báo cáo riêng cho mỗi người bệnh.

- Trường hợp dùng thuốc để điều trị ADR nhưng lại gây ra một ADR khác cho người bệnh nên tách thành một báo cáo riêng.

- Chữ viết rõ ràng, viết chính xác tên thuốc, hạn chế viết tắt.

- Điền thông tin chính xác, thống nhất, tránh mâu thuẫn giữa các thông tin trong báo cáo.

b) Mẫu báo cáo ADR (xem Phụ lục 5)

c) Các thông tin tối thiểu cần điền trong mẫu báo cáo ADR

- Thông tin về người bệnh: họ và tên, tuổi, giới.

- Thông tin về phản ứng có hại: mô tả chi tiết biểu hiện ADR, ngày xuất hiện phản ứng, diễn biến ADR sau khi xử trí (bao gồm diễn biến sau khi ngừng thuốc hoặc giảm liều thuốc hoặc tái sử dụng thuốc nghi ngờ).

- Thông tin về thuốc nghi ngờ: tên thuốc nghi ngờ, liều dùng, đường dùng, lý do dùng thuốc, ngày và thời điểm bắt đầu dùng thuốc.

- Thông tin về người và đơn vị báo cáo: tên đơn vị báo cáo, họ và tên người báo cáo, chức vụ, số điện thoại liên lạc hoặc địa chỉ email (nếu có).

- Với các thông tin còn lại trong mẫu báo cáo, khuyến khích cán bộ y tế thu thập, bổ sung tối đa thông tin.

d) Hướng dẫn chi tiết các thông tin cần điền trong báo cáo ADR

- Thông tin hành chính

+ Nơi báo cáo: Ghi tên khoa/phòng điều trị, tên cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hay nơi phát hiện phản ứng và tên tỉnh/thành phố.

+ Mã số báo cáo của đơn vị: do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tự qui định để thuận tiện cho việc theo dõi và quản lý báo cáo ADR. Đơn vị cũng có thể sử dụng mã số bệnh án của người bệnh để thay thế mã số báo cáo này.

+ Mã số báo cáo (do Trung tâm Quốc gia về Thông tin thuốc và Theo dõi phản ứng có hại của thuốc quản lý): phần này do Trung tâm Quốc gia hoặc Trung tâm khu vực điền sau khi nhận được báo cáo.

- Thông tin về người bệnh

+ Mục 1: điền họ và tên của người bệnh.

+ Mục 2: điền thông tin tuổi của người bệnh theo một trong hai cách sau:

Cách 1: Ngày sinh: điền ngày/tháng/năm sinh của người bệnh hoặc chỉ điền “Năm sinh” trong trường hợp không rõ ngày, tháng.

Cách 2: Tuổi: điền tuổi của người bệnh cho tới thời điểm xảy ra ADR.

Trường hợp bệnh nhi dưới 1 tuổi: cần ghi rõ tháng tuổi hoặc ngày tuổi.

+ Mục 3: đánh dấu (√) vào một trong hai ô lựa chọn Nam hoặc Nữ.

+ Mục 4: điền cân nặng của người bệnh (nếu có thông tin).

- Thông tin về phản ứng có hại

+ Mục 5: điền thông tin thời điểm bắt đầu xuất hiện phản ứng có hại trên người bệnh theo ngày/tháng/năm.

+ Mục 6: điền khoảng thời gian từ thời điểm lần dùng cuối cùng của thuốc nghi ngờ gây ADR tới thời điểm xuất hiện phản ứng có hại.

+ Mục 7: mô tả biểu hiện ADR. Chú ý mô tả rõ các dấu hiệu, triệu chứng bất thường cụ thể xuất hiện trên người bệnh, diễn biến lâm sàng của các triệu chứng bất thường này, đặc biệt khi giảm liều/ ngừng sử dụng hay tái sử dụng thuốc nghi ngờ gây phản ứng. Không ghi chung chung như: phản ứng dịch truyền, dị ứng...

+ Mục 8: điền kết quả các xét nghiệm cận lâm sàng có liên quan đến phản ứng và diễn biến của các kết quả này trong quá trình xử trí ADR, đặc biệt lưu ý ghi nhận các kết quả xét nghiệm bất thường (Ví dụ: tăng ASAT, ALAT; tăng creatinin huyết thanh; giảm số lượng hồng cầu, bạch cầu, hemoglobin;…).

Ghi chú: Mục 7 và mục 8 nên được bác sĩ điều trị cho người bệnh trực tiếp điền hoặc kiểm tra lại thông tin nếu thông tin được điền bởi các cán bộ y tế khác.

+ Mục 9: điền thông tin về tiền sử của người bệnh (nếu khai thác được thông tin) bao gồm: tiền sử xảy ra ADR (người bệnh đã từng gặp phản ứng có hại tương tự trước đó với thuốc nghi ngờ gây ADR hoặc các thuốc cùng nhóm hay chưa?), tiền sử dị ứng, tình trạng thai nghén, nghiện thuốc lá, nghiện rượu, bệnh lý gan, thận (nếu có) của người bệnh.

+ Mục 10: điền thông tin các biện pháp đã thực hiện để xử trí phản ứng bao gồm: biện pháp xử trí, thuốc điều trị triệu chứng, thuốc điều trị hỗ trợ và các biện pháp đảm bảo chức năng sống cho người bệnh.

+ Mục 11: đánh dấu (√) vào một hoặc nhiều ô thể hiện mức độ nghiêm trọng của phản ứng có hại (theo nhận định của người báo cáo) bao gồm: tử vong, đe dọa tính mạng, nhập viện/kéo dài thời gian nằm viện, tàn tật vĩnh viễn/nặng nề, dị tật thai nhi. Trường hợp người báo cáo nhận định phản ứng ở mức độ nhẹ, đánh dấu vào ô “Không nghiêm trọng”.

+ Mục 12: đánh dấu (√) vào một trong các ô tương ứng thể hiện kết quả sau khi xử trí ADR bao gồm: tử vong do ADR, tử vong không liên quan đến thuốc, chưa hồi phục, đang hồi phục, hồi phục có di chứng, hồi phục không để lại di chứng.

- Thông tin về thuốc nghi ngờ gây ADR

+ Mục 13: Thông tin về thuốc nghi ngờ gây ADR

Ö Ghi rõ ràng, đầy đủ các mục yêu cầu bao gồm: tên thuốc, liều dùng, đường dùng, lý do dùng thuốc cho người bệnh, ngày và thời gian bắt đầu dùng thuốc, ngày và thời gian kết thúc dùng thuốc; nhà sản xuất, số lô. Chú ý: không nhầm lẫn giữa “lý do dùng thuốc” và “biểu hiện ADR”.

Ö Mẫu báo cáo để khoảng trống để ghi tối đa 4 thuốc nghi ngờ gây ra phản ứng. Nếu số lượng thuốc nghi ngờ nhiều hơn, người báo cáo có thể gửi kèm một bản chú thích bổ sung. Tên thuốc nên được ghi bằng cả tên biệt dược và tên chung quốc tế (INN).

+ Mục 14: diễn biến ADR sau khi ngừng thuốc hoặc giảm liều thuốc nghi ngờ (đánh dấu (√) vào từng dòng theo thứ tự tương ứng với thuốc nghi ngờ được liệt kê ở mục số 13).

Ö Trường hợp vẫn duy trì sử dụng thuốc nghi ngờ: đánh dấu (√) vào ô  “Không ngừng/giảm liều”.

Ö Trường hợp ngừng thuốc hoặc giảm liều thuốc: đánh dấu (√) vào một trong hai lựa chọn “ Có/  Không” để xác định ADR có cải thiện sau khi ngừng thuốc hoặc giảm liều hay không.

Ö Trường hợp không có thông tin về diễn biến ADR sau khi ngừng thuốc hoặc giảm liều thuốc nghi ngờ thì đánh dấu (√) vào ô “Không có thông tin”.

+ Mục 15: diễn biến ADR sau khi tái sử dụng lại thuốc nghi ngờ (đánh dấu(√) vào từng dòng theo thứ tự tương ứng với thuốc nghi ngờ được liệt kê ở mục số 13).

Ö Trường hợp không tái sử dụng lại thuốc nghi ngờ: đánh dấu (√) vào ô “Không tái sử dụng”.

Ö Trường hợp tái sử dụng lại thuốc nghi ngờ: đánh dấu (√) vào một trong hai lựa chọn “ Có/  Không” để xác định ADR có xuất hiện lại sau khi tái sử dụng thuốc hay không.

Ö Trường hợp không có thông tin về diễn biến ADR sau khi tái sử dụng lại thuốc nghi ngờ thì đánh dấu (√) vào ô “Không có thông tin”

Chú ý: Cần thận trọng khi tái sử dụng thuốc nghi ngờ. Chỉ sử dụng lại thuốc nghi ngờ gây ADR khi không có thuốc điều trị thay thế hoặc khi lợi ích của thuốc vượt trội hơn so với nguy cơ, đồng thời đảm bảo được các biện pháp cần thiết xử trí ADR.

+ Mục 16: liệt kê các thuốc dùng đồng thời với các thuốc nghi ngờ (không ghi các thuốc sử dụng để điều trị phản ứng có hại trong mục này) theo các mục yêu cầu: tên thuốc, thời gian bắt đầu và kết thúc sử dụng các thuốc đó. Nên ghi rõ đường dùng và liều dùng của các thuốc này.

- Phần đánh giá ADR của đơn vị

+ Mục 17, 18: việc đánh giá mối liên quan giữa thuốc và ADR là không bắt buộc, được thực hiện tùy thuộc điều kiện chuyên môn của từng bệnh viện. Đánh giá mối liên quan giữa thuốc và ADR có thể được thực hiện theo thang phân loại của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) hoặc theo thang điểm Naranjo (xem Phụ lục 4).

+ Mục 19: người báo cáo có thể đưa ra ý kiến chuyên môn liên quan đến ADR và bệnh nhân trong báo cáo dựa trên thực tế lâm sàng ghi nhận, đánh giá và xử trí ADR.

- Thông tin về người báo cáo:

+ Mục 20: điền đầy đủ các thông tin cá nhân bao gồm: Họ và tên, chức danh/chức vụ, điện thoại liên lạc hoặc địa chỉ, email (nếu có). Thông tin về người báo cáo sẽ được bảo mật. Các thông tin này giúp Trung tâm về Thông tin thuốc và Theo dõi phản ứng có hại của thuốc liên hệ trong trường hợp cần thiết và để phản hồi thông tin thẩm định cho người báo cáo.

+ Mục 21: người báo cáo ký xác nhận

+ Mục 22: khi có thêm thông tin bổ sung cho một ca báo cáo ADR đã gửi đi trước đó, người báo cáo nên điền vào một bản báo cáo ADR mới và ghi chú bằng cách đánh dấu (√) thích hợp vào nội dung số 22 (Dạng báo cáo:  Lần đầu/Bổ sung) trên mẫu báo cáo. Người báo cáo có thể ghi thêm chú thích trên bản báo cáo bổ sung hoặc thông báo qua điện thoại, fax, hoặc email cho Trung tâm về ngày báo cáo hoặc mã số của báo cáo lần đầu tương ứng.

+ Mục 23: điền ngày/tháng/năm làm báo cáo báo cáo.

5. Hình thức gửi báo cáo ADR

a) Với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có Khoa Dược: cán bộ y tế gửi báo cáo ADR tới Khoa Dược là đầu mối tập hợp báo cáo trong bệnh viện. Trong trường hợp khẩn cấp, có thể gửi báo cáo trực tiếp đến Trung tâm Quốc gia về Thông tin thuốc và Theo dõi phản ứng có hại của thuốc hoặc các Trung tâm khu vực, sau đó thông báo lại cho khoa Dược.

b) Với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không có Khoa Dược: cán bộ y tế gửi báo cáo trực tiếp đến Trung tâm Quốc gia về Thông tin thuốc và Theo dõi phản ứng có hại của thuốc hoặc các Trung tâm khu vực.

c) Báo cáo ADR được điền vào mẫu báo cáo theo qui định và gửi về Trung tâm Quốc gia về Thông tin thuốc và Theo dõi phản ứng có hại của thuốc hoặc các Trung tâm khu vực bằng một trong 5 hình thức sau:

- Cách 1: Gửi qua bưu điện

- Cách 2: Gửi qua thư điện tử (email)

- Cách 3: Báo cáo ADR trực tuyến

+ Truy cập vào trang web: http://baocaoadr.vn

+ Đọc và làm theo hướng dẫn trên trang web.

- Cách 4: Gửi qua fax

- Cách 5: Điện thoại báo cáo trực tiếp cho Trung tâm trong trường hợp rất khẩn cấp. Thông tin sau đó cần được điền vào mẫu báo cáo và gửi về Trung tâm theo một trong 4 cách nêu trên.

6. Nơi nhận báo cáo

Báo cáo có thể gửi về một trong hai địa chỉ sau:

a) Trung tâm Quốc gia về Thông tin thuốc và Theo dõi phản ứng có hại của thuốc (nhận báo cáo từ tất cả các tỉnh/thành phố trên phạm vi toàn quốc)

Địa chỉ: Trường Đại học Dược Hà Nội, 13-15 Lê Thánh Tông, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

Điện thoại: 043 933 5618

Fax: 043 933 5642

E-mail: [email protected]

Cổng thông tin điện tử: http://canhgiacduoc.org.vn

b) Trung tâm khu vực về Thông tin thuốc và Theo dõi phản ứng có hại của thuốc thành phố Hồ Chí Minh (nhận báo cáo của các tỉnh/thành phố từ Đà Nẵng trở vào)

Địa chỉ: Bệnh viện Chợ Rẫy, 201B Nguyễn Chí Thanh, Phường 12, Quận 11, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: 08.3.8563537

Fax: 08.3.855726

E-mail: [email protected]

III. Phản hồi báo cáo từ phía Trung tâm Quốc gia và các Trung tâm khu vực về Thông tin thuốc và Theo dõi phản ứng có hại của thuốc

1. Khi nhận được báo cáo ADR, Trung tâm Quốc gia hoặc Trung tâm khu vực sẽ gửi thư xác nhận cảm ơn tới đơn vị/cá nhân đã gửi báo cáo.

2. Các báo cáo ADR sẽ được Trung tâm Quốc gia hoặc Trung tâm khu vực thẩm định theo Quy trình xử lý báo cáo ADR của Trung tâm.

3. Định kỳ hàng năm, Trung tâm Quốc gia tổ chức tổng kết, phân loại báo cáo ADR, gửi báo cáo tổng kết công tác báo cáo ADR về Bộ Y tế, các Sở Y tế và các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

4.Trong trường hợp cần phản hồi nhanh, đặc biệt với các ADR nghiêm trọng, Trung tâm Quốc gia hoặc Trung tâm khu vực sẽ nhanh chóng tiến hành thu thập thông tin và thẩm định để gửi phản hồi cho cán bộ y tế, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã gửi báo cáo.

IV. Dự phòng ADR

Nhiều phản ứng có hại của thuốc có thể ngăn ngừa được bằng các biện pháp dự phòng trong quá trình sử dụng thuốc cho người bệnh.

1. Cán bộ y tế

a) Tuân thủ chỉ định, chống chỉ định, thận trọng, liều dùng của thuốc, chú ý tương tác thuốc trong kê đơn và thực hiện đầy đủ việc giám sát theo dõi người bệnh trong quá trình điều trị để đảm bảo kê đơn thuốc hợp lý (xem Phụ lục 6).

b) Tuân thủ các thận trọng khi kê đơn sử dụng các thuốc có nguy cơ cao hoặc kê đơn trên các đối tượng người bệnh đặc biệt (xem Phụ lục 2).

c) Tuân thủ qui trình bảo quản và sử dụng thuốc cho người bệnh.

d) Kiểm tra tương tác thuốc và chống chỉ định trong đơn thuốc trong qui trình cấp phát thuốc tại khoa Dược.

2. Khoa Dược, Đơn vị Thông tin Thuốc của bệnh viện

a) Cập nhật thông tin sử dụng thuốc, thông tin về thuốc mới, thông tin về an toàn thuốc gửi đến cán bộ y tế và người bệnh trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh dưới nhiều hình thức: tư vấn trực tiếp, sinh hoạt khoa học, sinh hoạt chuyên môn, cung cấp bản tin, tờ thông tin về thuốc trong bệnh viện.

b) Giám sát chất lượng trước khi cấp phát thuốc về các khoa phòng.

c) Hướng dẫn và hỗ trợ cán bộ y tế trong công tác báo cáo ADR.

d) Lưu thư phản hồi đã nhận được báo cáo và báo cáo phản hồi của Trung tâm về Thông tin thuốc và Theo dõi phản ứng có hại của thuốc.

3. Hội đồng thuốc và điều trị

a) Xây dựng qui trình phát hiện, đánh giá, xử trí, báo cáo ADR trong bệnh viện.

b) Xác định danh mục các thuốc có nguy cơ cao cần giám sát và xây dựng qui trình hướng dẫn sử dụng các thuốc này trong bệnh viện.

c) Tổ chức hội chuẩn, thảo luận và đánh giá để đi đến kết luận cho hướng xử trí và đề xuất các biện pháp dự phòng trong trường hợp xảy ra các phản ứng có hại nghiêm trọng tại bệnh viện.

d) Định kỳ tổng kết công tác báo cáo ADR trong bệnh viện. Sử dụng các thông tin về độ an toàn để cập nhật, sửa đổi, bổ sung danh mục thuốc của bệnh viện, các hướng dẫn điều trị, qui trình chuyên môn trong bệnh viện.

e) Tổ chức tập huấn định kỳ cho cán bộ y tế của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh về kỹ năng phát hiện, xử trí ADR, kỹ năng điền báo cáo ADR đúng và đầy đủ thông tin.

 

PHỤ LỤC 1

MỘT SỐ BIỂU HIỆN LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG BẤT THƯỜNG CÓ THỂ LIÊN QUAN ĐẾN PHẢN ỨNG CÓ HẠI CỦA THUỐC

1. Một số biểu hiện chung

- Sốt

- Đau đầu

- Buồn ngủ

- Ngất

- Tăng cân nhanh

2. Phản ứng ngoài da

- Mày đay

- Phù mạch

- Ban đỏ

- Ban xuất huyết

- Tăng nhạy cảm ánh sáng

- Ban nổi bọng: Hồng ban đa dạng, hội chứng Stevens-Johnson, hoại tử biểu bì nhiễm độc, ban cố định.

- Mụn trứng cá

- Rụng tóc

- Nhiễm khuẩn, nhiễm nấm

3. Rối loạn chức năng gan

- Vàng da, vàng mắt, phù

- Kết quả xét nghiệm chức năng gan bất thường (tăng AST, ALT, phosphatase kiềm, bilirubin máu)

4. Kết quả xét nghiệm huyết học bất thường

- Giảm hồng cầu

- Giảm bạch cầu, giảm bạch cầu đa nhân trung tính

- Giảm tiểu cầu

- Tăng bạch cầu ưa eosin

- Thiếu máu tan máu

- Tăng lympho bào

- Phản ứng Coombs dương tính

- Giảm prothrombin

5. Phản ứng phản vệ và sốc phản vệ

6. Suy thận cấp

- Tăng creatinin máu

7. Rối loạn tiêu hóa

- Nôn, buồn nôn

- Khó nuốt

- Rối loạn vị giác

- Tăng sản lợi

- Khô miệng

- Loét miệng

- Loét thực quản

- Đau thượng vị

- Sỏi mật

- Viêm tụy

- Táo bón

- Tiêu chảy và viêm đại tràng giả mạc

- Xuất huyết tiêu hóa

8. Rối loạn hô hấp

- Khó thở

- Co thắt phế quản

- Viêm phổi kẽ

9. Giá trị glucose máu bất thường

- Tăng glucose huyết

- Hạ glucose huyết

10. Rối loạn nội tiết

- Suy giáp

- Tăng năng tuyến giáp

- Tăng prolactin máu

- Lupus ban đỏ do thuốc

11. Rối loạn thần kinh, cơ

- Bệnh lý thần kinh ngoại biên

- Chóng mặt

- Co giật

- Rối loạn trương lực cơ

- Rối loạn ngoại tháp

- Tăng áp lực nội sọ

- Các động tác bất thường

- Đau cơ

- Tiêu cơ vân cấp

- Loãng xương

- Hoại tử xương

12. Huyết áp bất thường

- Hạ huyết áp

- Hạ huyết áp tư thế đứng

- Tăng huyết áp

13. Rối loạn tim

- Loạn nhịp hoặc biểu hiện bất thường trên điện tâm đồ

- Viêm màng ngoài tim

- Chậm nhịp

- Huyết khối/ đột quỵ

- Bệnh cơ tim

- Bệnh van tim

- Suy tim

14. Rối loạn tâm thần

- Trạng thái lú lẫn do thuốc

- Kích động

- Ức chế tâm thần

- Thay đổi tâm tính: trầm cảm, hưng cảm

- Rối loạn giấc ngủ

- Rối loạn hành vi ăn uống

- Rối loạn trí nhớ

- Thay đổi nhận thức

- Loạn thần

- Hội chứng cai thuốc.

15. Tất cả các biểu hiện bất thường khác ghi nhận được trong quá trình điều trị của người bệnh sau khi sử dụng thuốc nghi ngờ.

 

PHỤ LỤC 2

DANH SÁCH MỘT SỐ ĐỐI TƯỢNG NGƯỜI BỆNH VÀ THUỐC CÓ NGUY CƠ CAO XUẤT HIỆN ADR

1. Một số đối tượng có nguy cơ cao xảy ra ADR

- Người bệnh mắc đồng thời nhiều bệnh.

- Người bệnh sử dụng nhiều thuốc.

- Người bệnh sử dụng thuốc kéo dài.

- Người bệnh cao tuổi, bệnh nhi.

- Người bệnh được điều trị bằng các thuốc có nguy cơ cao xảy ra phản ứng có hại.

- Người bệnh được điều trị bằng các thuốc có phạm vi điều trị hẹp hoặc có tiềm ẩn nhiều tương tác thuốc.

- Người bệnh có rối loạn chức năng gan, thận.

- Người bệnh có yếu tố cơ địa suy giảm miễn dịch hoặc mắc các bệnh tự miễn.

- Người bệnh có tiền sử dị ứng, dị ứng thuốc, dị ứng thức ăn hoặc dị ứng không rõ nguyên nhân.

- Người nghiện rượu.

- Phụ nữ mang thai, cho con bú.

2. Một số thuốc có nguy cơ cao gây ADR

a. Nhóm thuốc

- Thuốc chủ vận adrenergic, dùng đường tiêm tĩnh mạch (ví dụ: adrenalin, phenylephrin, noradrenalin, dopamin, dobutamin).

- Thuốc chẹn β adrenergic, dùng đường tiêm tĩnh mạch (ví dụ: propanolol, metoprolol, labetalol).

- Thuốc mê hô hấp và thuốc mê tĩnh mạch (ví dụ: propofol, ketamin).

- Thuốc chống loạn nhịp, dùng đường tiêm tĩnh mạch (ví dụ: lidocain, amiodaron).

- Thuốc chống đông kháng vitamin K, heparin trọng lượng phân tử thấp, heparin không phân đoạn tiêm tĩnh mạch, thuốc ức chế yếu tố Xa (fondaparinux), thuốc ức chế trực tiếp thrombin (ví dụ: argatroban, lepiridin, bivalirudin), thuốc tiêu sợi huyết (ví dụ: alteplase, reteplase, tenecteplase) và thuốc chống kết tập tiểu cầu ức chế thụ thể glycoprotein IIb/IIIa (ví dụ: eptifibatid).

- Dung dịch làm liệt cơ tim.

- Hóa trị liệu sử dụng trong điều trị ung thư, dùng đường tiêm hoặc uống.

- Dextrose, dung dịch ưu trương (nồng độ ≥ 20%).

- Dung dịch lọc máu trong thẩm phân phúc mạc hoặc chạy thận nhân tạo.

- Thuốc gây tê ngoài màng cứng (ví dụ: bupivacain).

- Thuốc điều trị đái tháo đường, dùng đường uống (ví dụ: metformin).

- Thuốc tăng co bóp cơ tim, dùng đường tiêm tĩnh mạch (ví dụ: digoxin, milrinon).

- Thuốc được bào chế dạng liposom và dạng bào chế qui ước tương ứng (ví dụ: amphotericin B dạng liposom).

- Thuốc an thần, dùng đường tiêm tĩnh mạch (ví dụ: midazolam).

- Thuốc an thần, dùng đường uống, cho trẻ em (ví dụ: cloral hyrat).

- Opioid dùng trong gây mê hoặc giảm đau, dùng đường tiêm tĩnh mạch, hệ trị liệu qua da hoặc dùng đường uống.

- Thuốc phong bế dẫn truyền thần kinh - cơ (ví dụ: succinylcholin, rocuronium, vecuronium).

- Thuốc cản quang, dùng đường tiêm.

- Chế phẩm nuôi dưỡng ngoài đường tiêu hóa.

- Natri clorid, dùng đường tiêm, dung dịch ưu trương (nồng độ > 0,9%).

- Nước vô khuẩn để pha tiêm, truyền và rửa vết thương (kèm theo chai) có thể tích từ 100 mL trở lên.

b. Các thuốc cụ thể

- Colchicin, dùng đường tiêm.

- Epoprostenol, dùng đường tiêm tĩnh mạch.

- Insulin, dùng đường tiêm dưới da và tiêm tĩnh mạch.

- Magie sulfat, dùng đường tiêm.

- Các thuốc ung thư dùng đường uống được sử dụng với chỉ định không phải điều trị ung thư.

- Oxytocin, dùng đường tiêm tĩnh mạch.

- Natri nitroprussid, dùng đường tiêm.

- Kali chlorid dung dịch đậm đặc, dùng đường tiêm.

- Kali phosphat, dùng đường tiêm.

- Promethazin, dùng đường tiêm tĩnh mạch.

- Vasopressin dùng đường tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm trong xương.

 

PHỤ LỤC 3

DANH SÁCH MỘT SỐ THUỐC, XÉT NGHIỆM DẤU HIỆU PHÁT HIỆN ADR

Dấu hiệu phát hiện

Gợi ý nguyên nhân

Thuốc

Diphenhydramin (Dimedrol)

Phản ứng dị ứng hoặc các phản ứng có hại khác của thuốc

Vitamin K

Quá liều thuốc chống đông kháng vitamin K

Flumazenil

Quá liều thuốc an thần nhóm benzodiazepin

Thuốc chống nôn (haloperidol, ondansetron, promethazin, metoclopramid)

Buồn nôn/nôn liên quan đến sử dụng thuốc

Naloxon

Quá liều thuốc giảm đau opioid

Thuốc điều trị tiêu chảy

Tiêu chảy do nguyên nhân kháng sinh. Tìm Clostridium difficile trong phân.

Natri polystyrene (Kayexalate)

Tăng kali máu liên quan đến suy thận hoặc do thuốc

Xét nghiệm cận lâm sàng

Thời gian prothrombin (PT) > 100 giây

Quá liều thuốc chống đông heparin

Giá trị INR > 6

Quá liều thuốc chống đông kháng vitamin K

Số lượng bạch cầu < 3000 bạch cầu/ mm3

Giảm bạch cầu trung tính do thuốc hoặc bệnh

Số lượng tiểu cầu < 50 000 tiểu cầu/ mm3

Phản ứng có hại liên quan đến thuốc

Glucose máu < 2,78 mmol/l

Hạ đường huyết liên quan đến sử dụng insulin và các thuốc điều trị đái tháo đường

Tăng creatinin huyết thanh

Độc tính trên thận liên quan đến thuốc hoặc tình trạng bệnh

Dương tính vi khuẩn Clostridium difficile trong phân

Bội nhiễm liên quan đến kháng sinh

Biểu hiện lâm sàng

An thần quá mức, hôn mê, ngã

Liên quan tới lạm dụng thuốc an thần

Phát ban da

Phản ứng có hại của thuốc

Dấu hiệu khác

Dừng thuốc đột ngột không rõ nguyên nhân trong quá trình điều trị

Phản ứng có hại của thuốc

Chuyển lên mức chăm sóc cao hơn

Phản ứng có hại của thuốc

Ghi chú: PT (prothrombin time): thời gian prothrombin

INR (international normalized ratio): chỉ số chuẩn hóa quốc tế

 

PHỤ LỤC 4

THANG ĐÁNH GIÁ MỐI LIÊN QUAN GIỮA THUỐC VÀ ADR

Một biến cố bất lợi xảy ra trong quá trình điều trị có thể có liên quan đến đặc điểm bệnh lý hoặc thuốc đang sử dụng của người bệnh. Việc xác định rõ nguyên nhân gây ra ADR là qui trình phức tạp đòi hỏi thu thập đầy đủ thông tin về người bệnh, về phản ứng có hại, về thuốc nghi ngờ và các thuốc dùng đồng thời. Khi xảy ra biến cố bất lợi trong quá trình điều trị cần xem xét đến khả năng liên quan đến thuốc bên cạnh các nguyên nhân khác. Tùy điều kiện chuyên môn của mình, các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thể đánh giá mối liên hệ giữa thuốc nghi ngờ và ADR theo thang phân loại của Tổ chức Y tế thế giới hoặc thang đánh giá của Naranjo. Đây là hai thang đánh giá được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Cần lưu ý, việc đánh giá này không bắt buộc khi báo cáo phản ứng có hại của thuốc. Cán bộ y tế, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cần gửi tất cả các báo cáo về ADR nghi ngờ do thuốc mà không cần kèm theo bất kỳ đánh giá nào. Các báo cáo sẽ được các chuyên gia của Trung tâm Quốc gia và Trung tâm khu vực thẩm định và gửi kết quả phản hồi cho người báo cáo và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

1. Thang phân loại của Tổ chức y tế thế giới (WHO)

Mối quan hệ giữa thuốc nghi ngờ và ADR được phân thành 6 mức độ (bảng 1).

Để xếp loại mối quan hệ giữa thuốc nghi ngờ và ADR ở mức độ nào, cần thỏa mãn tất cả các tiêu chuẩn đánh giá đã được qui định tương ứng với mức độ đó.

Bảng 1. Thang đánh giá mối quan hệ giữa thuốc nghi ngờ và ADR của WHO

Quan hệ nhân quả

Tiêu chuẩn đánh giá

Chắc chắn

(Certain)

· Phản ứng được mô tả (biểu hiện lâm sàng hoặc cận lâm sàng bất thường) có mối liên hệ chặt chẽ với thời gian sử dụng thuốc nghi ngờ,

· Phản ứng xảy ra không thể giải thích bằng tình trạng bệnh lý của người bệnh hoặc các thuốc khác sử dụng đồng thời với thuốc nghi ngờ,

· Các biểu hiện của phản ứng được cải thiện khi ngừng sử dụng thuốc nghi ngờ,

· Phản ứng là tác dụng phụ đặc trưng đã được biết đến của thuốc nghi ngờ (có cơ chế dược lý rõ ràng)

· Phản ứng lặp lại khi tái sử dụng thuốc nghi ngờ (nếu có dùng lại thuốc nghi ngờ).

Có khả năng

(Probable/likely)

· Phản ứng được mô tả có mối liên hệ hợp lý với thời gian sử dụng thuốc nghi ngờ,

· Nguyên nhân gây ra phản ứng không chắc chắn được liệu có thể có liên quan đến bệnh lý của người bệnh hoặc các thuốc khác sử dụng đồng thời hay không,

· Các biểu hiện của phản ứng được cải thiện khi ngừng sử dụng thuốc nghi ngờ,

· Không cần thiết phải có thông tin về tái sử dụng thuốc.

Có thể

(Possible)

· Phản ứng được mô tả có mối liên hệ hợp lý với thời gian sử dụng thuốc nghi ngờ,

· Phản ứng có thể được giải thích bằng tình trạng bệnh lý của người bệnh hoặc các thuốc khác sử dụng đồng thời,

· Thiếu thông tin về diễn biến của phản ứng khi ngừng sử dụng thuốc nghi ngờ hoặc thông tin về việc ngừng sử dụng thuốc không rõ ràng.

Không chắc chắn

(Unlikely)

· Phản ứng được mô tả có mối liên hệ không rõ ràng với thời gian sử dụng thuốc,

· Phản ứng có thể được giải thích bằng tình trạng bệnh lý của người bệnh hoặc các thuốc khác sử dụng đồng thời.

Chưa phân loại

(Unclassified)

· Ghi nhận việc xảy ra phản ứng, nhưng cần thêm thông tin để đánh giá hoặc đang tiếp tục thu thập thông tin bổ sung để đánh giá.

Không thể phân loại

(Unclassifiable)

· Ghi nhận phản ứng, nghi ngờ là phản ứng có hại của thuốc, nhưng không thể đánh giá được do thông tin trong báo cáo không đầy đủ hoặc không thống nhất, và không thể thu thập thêm thông tin bổ sung hoặc xác minh lại thông tin.

2. Thang đánh giá của Naranjo

Mối quan hệ giữa thuốc nghi ngờ và ADR được phân thành 4 mức bao gồm: chắc chắn, có khả năng, có thể, không chắc chắn. Thang đánh giá này đưa ra 10 câu hỏi (dựa trên các tiêu chí đánh giá biến cố bất lợi) và cho điểm dựa trên các câu trả lời (bảng 2). Tổng điểm sẽ được sử dụng để phân loại mối quan hệ giữa thuốc nghi ngờ và ADR.

Bảng 2: Thang đánh giá ADR của Naranjo

Thuốc nghi ngờ:…………………………………………………………………

Biểu hiện ADR:…………………………………………………………………

STT

Câu hỏi đánh giá

Tính điểm

Điểm

Không

Không có thông tin

1

Phản ứng có được mô tả trước đó trong y văn không?

1

0

0

 

2

Phản ứng có xuất hiện sau khi điều trị bằng thuốc nghi ngờ không?

2

-1

0

 

3

Phản ứng có được cải thiện sau khi ngừng thuốc hoặc dùng chất đối kháng không?

1

0

0

 

4

Phản ứng có tái xuất hiện khi dùng lại thuốc không?

2

-1

0

 

5

Có nguyên nhân nào khác (trừ thuốc nghi ngờ) có thể là nguyên nhân gây ra phản ứng hay không?

-1

2

0

 

6

Phản ứng có xuất hiện khi dùng thuốc vờ (placebo) không?

-1

1

0

 

7

Nồng độ thuốc trong máu (hay các dịch sinh học khác) có ở ngưỡng gây độc không?

1

0

0

 

8

Phản ứng có nghiêm trọng hơn khi tăng liều hoặc ít nghiêm trọng hơn khi giảm liều không?

1

0

0

 

9

Bệnh nhân có gặp phản ứng tương tự với thuốc nghi ngờ hoặc các thuốc tương tự trước đó không?

1

0

0

 

10

Phản ứng có được xác nhận bằng các bằng chứng khách quan như kết quả xét nghiệm bất thường hoặc kết quả chẩn đoán hình ảnh bất thường hay không?

1

0

0

 

Tổng điểm

 

Kết luận

 

Phần kết luận đánh số tương ứng với các mức phân loại sau:

1. Chắc chắn (>= 9 điểm)

2. Có khả năng (5 – 8 điểm)

3. Có thể (1 – 4 điểm)

4. Nghi ngờ (<1 hoặc 0 điểm)


PHỤ LỤC 5

BÁO CÁO PHẢN ỨNG CÓ HẠI CỦA THUỐC

Nơi báo cáo: ……………………………

THÔNG TIN VỀ NGƯỜI BÁO CÁO, BỆNH NHÂN VÀ ĐƠN VỊ BÁO CÁO SẼ ĐƯỢC BẢO MẬT

Mã số báo cáo của đơn vị:……………

 

Mã số báo cáo (do Trung tâm quốc gia quản lý):
……………………………

 

Xin anh/chị hãy báo cáo kể cả khi không chắc chắn về sản phẩm đã gây ra phản ứng và/hoặc không có đầy đủ các thông tin

A. THÔNG TIN VỀ BNH NHÂN

 

1. Ho và tên:...........................................................................

2. Ngày sinh:/……/………

Hoặc tuổi:……………………

3.Giới tính

  Nam   Nữ

4. Cân nặng:

B. THÔNG TIN VỀ PHAN ỨNG CÓ HẠI (ADR)

 

5. Ngày xuất hin phản ứng:......................................... /....... /.....................

6. Phản ứng xuất hin sau bao lâu (tính từ ln dùng cuối cùng của thuốc nghi ngờ):...........................................................

7. Mô tả biểu hin ADR

8. Các xét nghim liên quan đến phản ứng

9. Tiền sử (dị ứng, thai nghén, nghiện thuốc lá, nghiện rượu, bệnh gan, bệnh thận...)

10. Cách xử trí phản ứng

11. Mức độ nghiêm trọng của phản ứng

  Tử vong                                                       Nhập viện/Kéo dài thời gian nằm viện                        Dị tật thai nhi

  Đe dọa tính mạng                                       Tàn tật vĩnh viễn/nặng nề                                            Không nghiêm trọng

12. Kết quả sau khi xử trí phản ứng

  Tử vong do ADR                                        Chưa hồi phục                           Hồi phục có di chứng                        Không rõ

  Tử vong không liên quan đến thuốc           Đang hồi phục                           Hồi phục không có di chứng

C. THÔNG TIN VỀ THUỐC NGHI NGỜ GÂY ADR

STT

13.Thuốc (tên gốc và tên thương mại)

Dạng bào chế, hàm lượng

Nhà sản xuất

Số lô

Liều dùng một lần

Số lần dùng trong ngày/ tuần/ tháng.

Đường dùng

Ngày điều trị (Ngày/tháng/năm)

Lý do dùng thuốc

 

Bắt đầu

Kết thúc

 

i

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

ii

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

iii

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

iv

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

STT (Tương ứng 13.)

14.Sau khi ngừng/giảm liều của thuốc bị nghi ngờ, phản ứng có được cải thiện không?

15.Tái sử dụng thuốc bị nghi ngờ có xuất hiện lại phản ứng không?

 

Không

Không ngừng/giảm liều

Không có thông tin

Không

Không tái sử dụng

Không có thông tin

 

I

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ii

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Iii

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Iv

 

 

 

 

 

 

 

 

 

16. Các thuốc dùng đồng thời (Ngoại trừ các thuốc dùng điều trị/khắc phục hậu quả của ADR)

 

Tên thuốc

Dạng bào chế, hàm lượng

Ngày điều trị (ngày/tháng/năm)

Tên thuốc

Dạng bào chế hàm lượng

Ngày điều trị (ngày/tháng/năm)

 

Bắt đầu

Kết thúc

Bắt đầu

Kết thúc

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

D. PHẦN THẨM ĐỊNH ADR CỦA ĐƠN VỊ

17. Đánh giá mối liên quan giữa thuốc và ADR

  Chắc chắn                                      Không chắc chắn                                  Khác :………………………………………………..

  Có khả năng                                    Chưa phân loại.                                               ………………………………………………..

  Có thể                                              Không thể phân loại.                                        ………………………………………………..

18. Đơn vị thẩm định ADR theo thang nào?

  Thang WHO                                      Thang Naranjo                                    Thang khác: …………………………………………

19. Phần bình luận của cán bộ y tế (nếu có)

 

 

E. THÔNG TIN VỀ NGƯỜI BÁO CÁO

20. Họ và tên:.......................................................................................... Ngh nghip/Chức vụ: ……………………………….

      Đin thoại liên lạc: ............................................................................ Email: ............................................................................

21. Chữ ký

22. Dạng báo cáo:

  Lần đầu/   Bổ sung

23. Ngày báo cáo:…./……./……….

Xin chân thành cảm ơn!

 

HƯỚNG DẪN LÀM BÁO CÁO

Xin hãy báo cáo tất cả các phản ứng có hại mà anh/chị nghi ngờ, đặc biệt khi:

· Các phản ứng liên quan tới thuốc mới

· Các phản ứng không mong muốn hoặc chưa được biết đến

· Các phản ứng nghiêm trọng

· Tương tác thuốc

· Thất bại trong điều trị

· Các vấn đề về chất lượng thuốc

· Các sai sót trong quá trình sử dụng thuốc.

Mẫu báo cáo này được áp dụng cho các phản ứng gây ra bởi:

· Thuốc và các chế phẩm sinh học

· Vắc xin

· Các thuốc cổ truyền hoặc thuốc có nguồn gốc dược liệu

· Thực phẩm chức năng.

Người báo cáo có thể là:

· Bác sĩ

· Dược sĩ

· Nha sĩ

· Y tá/ điều dưỡng /nữ hộ sinh

· Các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe khác.

Cách báo cáo:

· Điền thông tin vào mẫu báo cáo

· Chỉ cân điền những phân anh/chị có thông tin

· Có thể đính kèm thêm một vài trang (nếu mẫu báo cáo không đủ khoảng trống để điền thông tin hay có những xét nghiệm liên quan).

· Xin hãy gửi báo cáo về Trung tâm Quốc gia về Thông tin thuốc và Theo dõi phản ứng có hại của thuốc theo các địa chỉ sau:

Thư: Trung tâm Quôc gia v Thông tin thuc và Theo dõi phản ứng có hại của thuốc

Trường Đại học Dược Hà Nội 13-15 Lê Thánh Tông, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

 Fax: 04.3.9335642

Đin thoại: 04.3.9335618

Website: http://canhqiacduoc.orq.vn Email: [email protected]

Anh/chị có thể lấy mẫu báo cáo này tại khoa Dược, phòng Kế hoạch tng hợp của bnh vin hoặc tải từ trang web http://canhgiacduoc.org.vn. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, anh/chị có thể liên h với Trung tâm Quốc gia về Thông tin thuốc và Theo dõi phản ứng có hại của thuốc theo số đin thoại 043 933 5618 hoặc theo địa chỉ email [email protected]

 

Phần dành cho Trung tâm DI & ADR Quốc gia

1. Gửi xác nhận tới đơn vị báo cáo

 

3. Phản ứng đã có trong y văn/SPC/CSDL

 

2. Phân loại phản ứng

·   Thuốc mới   Thuốc cũ

·   Nghiêm trọng   Không nghiêm trọng

 

4. Nhập dữ liệu vào hệ cơ sở dữ liệu quốc gia

 

5. Nhập dữ liệu vào phần mềm Vigiflovv

 

6. Mức độ nghiêm trọng của phản ứng

  Đe dọa tính mạng/ gây tử vong     Nhập vin/ kéo dài thời gian nằm vin      Gây dị tật/ tàn tật   Liên quan tới lạm dụng/ phụ thuộc thuốc

7. Gửi báo cáo tới hội đồng thẩm định

 

Ngày gửi

……../………../…………

8. Gửi báo cáo cho UMC

 

Ngày gửi

……../………../…………

9. Kết quả thẩm định

  Chắc chắn                                  Không chắc chắn                                             Khác: .........................................

  Có khả năng                               Chưa phân loại                                                         .........................................

  Có thể                                         Không thể phân loại                                                    .........................................

10. Người quản lý báo cáo

11. Ngày:………../…………./………..

12. Chữ ký

Mẫu Báo cáo phản ứng có hại của thuốc được ban hành kèm theo Thông tư số 23/2011/TT-BYT “Hướng dẫn sử dụng thuốc trong các cơ sở y tế có giường bệnh”.


PHỤ LỤC 6

NHỮNG ĐIỂM CẦN LƯU Ý TRONG QUÁ TRÌNH SỬ DỤNG THUỐC ĐỂ GIẢM THIỂU KHẢ NĂNG XUẤT HIỆN ADR

Trong quá trình kê đơn, cấp phát thuốc hoặc thực hiện y lệnh, cán bộ y tế cần cân nhắc các yếu tố sau:

+ Thuốc có phù hợp với tình trạng lâm sàng của người bệnh không?

+ Liều dùng, đường dùng và khoảng cách giữa các lần đưa thuốc có hợp lý không?

+ Đã làm các xét nghiệm cận lâm sàng liên quan và đánh giá kết quả các xét nghiệm này chưa?

+ Tình trạng bệnh lý người bệnh có khả năng ảnh hưởng tới dược động học của thuốc không?

+ Người bệnh có tiền sử dị ứng với thuốc hoặc các thuốc khác trong

cùng nhóm dược lý hay không?

+ Người bệnh có đang dùng thuốc khác (hoặc thuốc y học cổ truyền) có khả năng gây tương tác thuốc hay không?

+ Thuốc được kê đơn có phải là thuốc có nguy cơ cao gây ra ADR không? (Ví dụ: kháng sinh nhóm aminoglycosid, digoxin, thuốc chống đông kháng vitamin K, heparin, hóa trị liệu điều trị ung thư) hay các thuốc cần thận trọng tăng cường theo dõi người bệnh hoặc thường xuyên làm các xét nghiệm theo dõi không? (Ví dụ: công thức máu, điện giải đồ, creatinin huyết thanh, xét nghiệm chức năng gan, xét nghiệm chức năng đông máu,…).

+ Thuốc đã hết hạn sử dụng chưa? Thuốc có được bảo quản đúng theo yêu cầu không? (với các thuốc cần điều kiện bảo quản đặc biệt).

+ Về quan sát cảm quan, có thấy dấu hiệu bất thường nào về chất lượng không? (Ví dụ: đổi màu, mất màu thuốc,…)

+ Các thiết bị, dụng cụ tiêm truyền có vô trùng hay không?

Chú ý:

- Không kê đơn thuốc nếu không có lý do rõ ràng giải thích cho việc kê đơn thuốc đó.

- Thận trọng khi kê đơn cho đối tượng bệnh nhi, người bệnh cao tuổi, phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú, người bệnh nặng, người bệnh suy giảm chức năng gan thận. Theo dõi chặt chẽ những người bệnh này trong quá trình sử dụng thuốc.

- Thận trọng khi kê đơn những thuốc được biết đến là có nguy cơ cao gây phản ứng có hại và tương tác thuốc (thuốc chống đông, thuốc hạ đường huyết, các thuốc tác dụng trên hệ thần kinh trung ương); giám sát chặt chẽ những người bệnh đã có biểu hiện ADR khi dùng thuốc.

- Thận trọng về tương tác giữa thuốc với thức ăn, rượu và đồ uống khác.

- Tránh những phối hợp thuốc không cần thiết.

- Xem xét toàn bộ các thuốc mà người bệnh đã sử dụng, bao gồm cả các thuốc không kê đơn (OTC), thuốc y học cổ truyền.

- Nếu người bệnh có những biểu hiện hoặc triệu chứng bất thường không rõ có liên quan đến tình trạng bệnh lý hay không, cân nhắc đến khả năng xảy ra phản ứng có hại của thuốc.

- Khi nghi ngờ phản ứng có hại đã xảy ra trên người bệnh, cân nhắc giảm liều hoặc ngừng thuốc nghi ngờ càng sớm càng tốt, xử trí, đánh giá và báo cáo ADR của thuốc đó.

MINISTRY OF HEALTH

--------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom – Happiness
----------------

No.: 1088/QD-BYT

Hanoi, 04 April, 2013

 

DECISION

ON ISSUING INSTRUCTIONS ON MONITORING OF ADVERSE DRUG REACTION (ADR) AT MEDICAL FACILITIES

MINISTER OF HEALTH

Pursuant to Decree No. 63/ND-CP dated 31/8/2012 of the Government defining functions, duties, powers and organizational structure of the Ministry of Health;

At the request of the Director of Medical Service Administration – Ministry of Health,

DECIDES:

Article 1. Issued with this Decision the “Instructions on monitoring of adverse drug reaction (ADR) at medical facilities”.

Article 2. This Decision takes effect from its signing date.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

 

PP. MINISTER
DEPUTY MINISTER




Nguyen Thi Xuyen

 

INSTRUCTION

MONITORING OF ADVERSE DRUG REACTION (ADR) AT MEDICAL FACILITIES
(Issued with Decision No.1088/QD-BYT dated 04/04/2013 of the Minister of Health)

The Pharmaceutical Law 2005 defines the Adverse Drug Reactions – ADR as the unwanted and harmful effect on health, which can occur in normal doses.

As defined by the World Health Organization, ADR is harmful and unintended reactions which may occur in normal doses in people for purpose of disease prevention, diagnosis, treatment or change of physiological functions of the body.

ADR is one one the causes to increase the morbidity and mortality rate, prolong hospital length of hospital stay, increase the treatment adherence and treatment costs for patients. Therefore, the monitoring of ADR plays an important role to minimize risks related to medications during during the patient's medication administration. The monitoring of ADR includes the detection, addressing, report, assessment and prevention of ADR.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Raising the awareness of safety in medication administration and encouraging the medical officers to report on ADR as professional duties in clinical practice and as a part of responsibility and occupational ethics.

- Early detecting the medication safety issues, promptly managing and proactively taking preventive measures of adverse incidents occurring during the use of medication in patients, strengthening the rational medication administration, reducing the morbidity and mortality related to medication in practice.

I. ADR monitoring

ADR monitoring is the responsibility of all medical officers including doctors, pharmacists, nurses, midwives, technicians and other medical officers at medical facilities.

1. Nurses, midwives, technicians

a) ADR detection

- Monitor and detect the abnormal clinical and subclinical signs in patient based on the information provided by patient and the symptoms recorded during patient care and follow-up (See Appendix 01).

- Immediately inform the treating doctor and the Pharmacy (if any) of patient’s abnormal condtion.

- Write down information related to the medication the patient has used (suspected ADR medication and other concomitant medications) including: name of medication, dosage, route of administration, manufacturer, batch number, date and time of starting and finishing the medication administration (if any) and reasons for medication administration.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) ARD management

- Manage ADR as ordered by the treating doctor.

- Monitor patient and immediately inform the treating doctor in case of patient’s abnormal development during the subsequent treatment.

- In case of emergency, stop using the suspected medication threatening patient’s life before informing doctor.

2. Doctors

a) ADR monitoring

- Check the notable points before giving prescription (see Annex 6).

-Give instructions to nurses, midwives and technicians on signs to be monitored for ADR detection during administration of medication for patients.

(Eg. muscle pain in patients using lipid-lowering medication of statin and diarrhea while taking antibiotics for days, ...).

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Detect and record the abnormal clinical and subclinical signs in patient in medical record (see Annex 01).

- Check all medications the patients have used.

- Organoleptically check the quality of kept medication sample to see if there is any abnormal signs of medical quality.

- Check some following information:

+ The use of medication is consistent with the condition or takes consideration of associated diseases and contraindication in patient?

+ Dose is correct as recommended ?

+ Patient is allergic especially to medication ?

+ There is a consistency of time of administration of suspected medication and the time of ADR occurrence?

c) ADR management

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Reduces dose or discontinuation of suspected ADR medication if the clinical conditions allow.

- Promptly takes measures for symptom treatment, support treatment to ensure the vital functions for patient.

- Complies with relevant professional instructions of the Ministry of Health if the ADR management is within such instructions.

- In case of necessity, discusses the way of management with colleagues, holds a professional consultation and refers to additional information from the pharmacist, the medication information unit or Drug Information and Adverse Drug Reaction Monitoring Center.

- Closely monitors in case of required re-continuation of ADR suspected medication when there is no alternative medications or their benefits outweigh the risks.

d) ADR evaluable

- Look up to see if ADR is specified in the medication administration instruction or medical literature materials of medication.

- Depending on professional conditions, it is possible to evaluate the relation between the suspected medication and ADR occurring in patient based on the classification scale of WHO or Naranjo scale (see Annex 4).

3. Pharmacists

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Discuss with treating doctor if detecting ADR upon performance of clinical pharmaceutical activities at departments to have appropriate management measures.

c) Provide information about medication during ADR identification and management as required by the medical officers.

d) Guide and help doctors and nurses in full and and correct completion of necessary information in the reporting form of ADR of medication.

e) Pharmacists may collect information directly and write ADR report.

II. Instructions on ADR report

1. Subjects writing report

a) The persons write ADR report directly are doctors, pharmacists, nurses, midwives, technicians and other medical officers; encouraging many people to write and complete reports.

b) Information about reporter, patient and reporting unit specified in the ADR reporting form of medication is kept confidential under current regulation by the Drug Information and Adverse Drug Reaction Monitoring Centers.

2. Required cases of report

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Medications, vaccines and medical biologicals

- Oriental medicine, medicine from pharmaceutical materials, pharmaceutical materials and traditional medicine.

b) Pay special attention to report:

- Serious ADR (which leads to one of the following consequences: death; life threatening; required hospitalization for treatment or prolonged length of hospitalization; heavy or permanent sequelae for patient; innate birth defects in the fetus or any ADR identified as clinically serious consequence).

- All ADRs of medications newly introduced for administration in treatment at hospitals.

- New ADR of medication which has ever been known (not described in medication administration instruction, Vietnamese national drug formulary, MIMS, Vidal or other medication information reference materials).

- ADR occurs continuously with a type of medication or a batch of medication during a short time at the medical facility.

c) The medical officers are encouraged to report on issues related to medication quality and error in medication administration.

3. Time to send report

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Report should be made while patient has not been discharged to have adequate information and perform the necessary tests to identify the causes of ADR.

c) The report to the Drug Information and Adverse Drug Reaction Monitoring Centers must be sent on schedule:

- The report on serious ADR causing patient’s death or life threatening must be sent as soon as possible but within 07 working days from the time of reaction occurrence.

- The remaining reports on serious ADR shall be sent as soon as possible but within 15 working days from the time of reaction occurrence.

- The reports on unserious ADR can be gathered and sent annually before the 5th date of the following month.

4. Instruction on filling out the form of ADR of medication

a) General principles:

- Completion of reporting form with complete information obtained from the medical record.

- Use of one of separate report for each patient.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Clear and correct handwriting of medication name, restricted abbreviation.

- Information must be filled out correctly, consistently without inconsistency of information in report.

b) ADR reporting form  (see Annex 5).

c) Minimum information to be filled out in the ADR reporting form

- Patient’s information: full name, age and sex.

- Information about ADR: detailed description of ADR, date of reaction occurrence, ADR development after management (including the development after discontinuation or dose reduction or re-continuation of suspected medication).

- Information about suspected medication: name, dosage, route of administration, reasons for administration, date and time of starting the medication.

- Information about the reporter and reporting unit: name of reporting unit, full name of reporter, position, contact telephone or email (if any).

- With the remaining information in the reporting form, the medical officers are encouraged to collect and add a maximum of information.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Administrative information

+ Reporting place: write the name of treating department, name of medical facility or reaction detection place and name of province/city.

+ Reporting code of unit: defined by the medical facility itself for convenient monitor and management of ADR report. The unit may also use the patient’s code of medical record to replace such reporting code.

+ Reporting code (managed by the National Drug Information and Adverse Drug Reaction Monitoring Center): this part is filled out by the National Center or local Center after the receipt of report).

- Information about patient

+ Item 1: Patient’s full name.

+ Item 2: Patient’s age is filled by one of the two ways:

Way 1: Date of birth: fill out the patient’s date/month/year of birth or only “year of birth” if the date and month are unknown.

Way 2: Age: fill out the age of patient by the time of ADR occurrence.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

+ Item 3: put the stick (√) in one of 02 boxes to choose Male or Female.

+ Item 4: fill out the patient’s weight (if having information).

- Information about ADR

+ Item 5: fill out information about the time of starting ADR in patient by date/month/year.

+ Item 6: fill out the period of time from the last administration of ADR suspected medication to the time of ADR occurrence.

+ Section 7: describe ADR expressions especially the abnormal signs and symptoms occurring in patient and clinical development of such symptoms, especially upon reduction/stop of administration or re-continuation of ADR suspected medication. Do not write generally as: infusion reaction, allergy ...

+ Item 8: fill out the result of paraclinical tests related to the reaction and development of such results during the management of ADR, especially paying attention to the abnormal result of test (Eg. Increased ASAT, ALAT, serum creatinine; reduction in number of red blood cells, white blood cells, hemoglobin, ...).

Note: For ttem 7 and 8, the doctor should let patient fill out or check information if it is filled out by another medical officer.

+ Item 9: fill out the information about the patient’s medical history (if collecting information) including: ADR history (patient has encountered the similar ADR before with the ADR suspected medication or medications of the same group?) allergy history, pregnancy condition, tobacco and alcohol addiction, liver or kidney condition (if any) of patient.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

+ Item 11: put the stick (√) in one or boxes to show the seriousness of ADR (as identified by the reporter) including: death, life threatening, hospitalization/prolonged length of hospital stay, permanent / heavy disability, birth defect. If the reporter judges that the reaction is mild, put the stick in the box “Unserious”.

+ Item 12: put stick (√) in the corresponding boxes to show the result after DR management including: died due to ADR or unrelated to medication, not recovered, recovering, recovered with and without sequelae.

- Information about ADR suspected medication

+ Item 13: Information about ADR suspected medication

Ö Clearly and completely write the required items including: name of medication, dosage, route of administration, reasons for medication administration, date and time of starting and finishing the medication administration, manufacturer, batch number. Note: do not confuse between the “reasons for medication administration” and “ADR expression”.

Ö The reporting form should have a space to write a maximum of 04 suspected ADR medications. If the number of suspected medication is greater, the reporter may send an additional note. The name of medication should be written with its brand name and International Nonproprietary Name (INN).

+ Item 14: ADR development after discontinuation or reduction in dose of suspected medication (put the (√) in each line in the order corresponding to the suspected medication listed in item 13).

Ö In case of remaining administration of suspected medication: put (√) in the box “continuation/no dose reduction”.

Ö In case of discontinuation or dose reduction: put (√) in one of two options “ Yes/  No”  to determine ADR has improved after discontinuation or dose reduction or not.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

+ Section 15: ADR development after re-continuation of suspected medication (put (√) in each line in the order corresponding to the suspected medication listed in item 13).

Ö In case of no re-continuation of suspected medication (put (√) in the box “No re-continuation”.

Ö In case of re-continuation of suspected medication (put (√) in one of the two options “ Yes/  No”  to determine ADR has re-occurred after re-continuation of medication.

Ö In case of no information about ADR development after re-continuation of suspected medication, put (√) in the box “No information”.

Note: Be careful upon re-continuation of suspected medication; only re-continue the ADR suspected medication when there is no alternative treatment medication or when the benefits of such medication outweigh the risks while ensuring necessary measures to manage ADR.

+ Item 16: List the medications used concomitantly with the suspected medications (no indicating medications used for treatment of ADR in this item) according to the required items: name of medication, time of starting and finishing administration of such medication. Specify the route of administration and dosage of such medications.

- ADR assessment of unit

+ Item 17 and 18: the assessment of relation between the medication and ADR is not required and is done depending on the professional conditions of each hospital. It may be done based on the classification scale of WHO or Naranjo scale (see Annex 4).

+ Section 19: the reporter may express his/her professional opinions related to ADR and patient in the report based on the recorded clinical reality, assessment and management of ADR.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

+ Item 20: fill out all personal information including: Full name, title/position, contact telephone or address, email (if any). The information about the reporter shall be kept confidential. Such information helps the Drug Information and Adverse Drug Reaction Monitoring Center make contact in case of necessity and provide feeback on appraisal information to the reporter.

+ Item 21: signature of reporter

+ Item 22: when there is additional information for a report of ADR case sent before, the reporter should fill out in a new ADR report and make note by put the (√) in the content of No.22 (Reporting form:  First/Additional) in the reporting form. The reporter may make additional note in the additional report or notify by telephone, fax or email to the Center of the reporting date or code of first report.

+ Item 23: fill out date/month/year of report preparation.

5. Way of ADR report sending

a) At the medical facilities with the Pharmacy: the medical officer shall send the ADR report to the Pharmacy as a central place for gathering of reports in hospital. In case of emergency, send report directly to the National Drug Information and Adverse Drug Reaction Monitoring Center or the local Centers and then notify the Pharmacy.

b) At the medical facilities without the Pharmacy: the medical officer shall send the ADR report to the National Drug Information and Adverse Drug Reaction Monitoring Center or the local Centers.

c) The ADR report is filled in the reporting form under regulations and sent to the National Drug Information and Adverse Drug Reaction Monitoring Center or the local Centers by one of the 5 forms as follows:

- Way 1: Sent by post

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Way 3: Online ADR report

+ Visit the website: http://baocaoadr.vn

+ Read and follow instructions on this website.

- Way 4: Sent by fax.

- Way 5: Make a phone call to report directly to the Center in case of emergency. The information is then filled in the reporting form and sent to the Center by one of the 04 way mentioned above.

6. Place of report receipt

The report may be sent to the one of two addresses as follows::

a) National Drug Information and Adverse Drug Reaction Monitoring Center (receives all reports from provinces/cities nationwide)

Address: Hanoi University of Pharmacy, 13-15 Le Thanh Tong, Hoan Kiem district, Hanoi

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Fax: 043 933 5642

E-mail: [email protected]

Website: http://canhgiacduoc.org.vn

b) Area Drug Information and Adverse Drug Reaction Monitoring Center of HCM City (receives reports from Danang back).

Address: Cho Ray hospital, 201B Nguyen Chi Thanh, ward 12, district 11, HCM City

Tel : 08.3.8563537

Fax: 08.3.855726

E-mail: [email protected]

III. Feeback on report from the National Drug Information and Adverse Drug Reaction Monitoring Center or the local Centers

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. The reports shall be appraised by the National Center or local Centers according to the Procedure for processing of ADR reports of the Center.

3. Annually, the National Center shall summarize and classify the ADR reports and send the summary report on ADR to the Ministry of Health, Departments of Health and medical facilities.

4. In case of necessity of quick feedback, especially to the serious ADR cases, the National Center or local Centers shall quickly collect information and appraise it to send the feedback to the medical officers of the medical facilities sending reports.

IV. ADR prevention

Many adverse drug reactions can be prevented by the preventive measures during the administration for patient.

1. Medical officers

a) Comply with indication, contraindication, precaution and dosage of medication, pay attention to medication interaction in prescription and fully monitor patients during treatment to ensure rational medication prescription (see Annex 6).

b) Comply with caution upon prescription of hight risk medications or prescription in special patients (see Annex 2).

c) Comply with the procedure for preservation and admistration for patients.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Pharmacy and medication information unit of hospital

a) Update information about medication administration, new medications and medication safety and send it to the medical officers and patients at the medical facilities in various forms: direct consultation scientific activities, professional activities, provision of newsletters and leaflets about medication iin hospitals.

b) Monitor quality before medication provision to departments.

c) Give instructions and support to the medical officers in ADR report.

d) Keep feedback letter on receipt of report and feedback report of the Drug Information and Adverse Drug Reaction Monitoring Center.

3. Treatment and medication Council

a) Develops the procedure for detection, assessment, management and ADR report in hospital.

b) Identifies list of high-risk medications to be monitored and develops the procedure for instructions on administration of such medications in hospital.

c) Holds consultation, discussion and assessment to come to conclusion on management and recommend the preventive measures in case of occurrence of serious adverse reactions in hospital.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

e) Provides periodical training for medical officers of medical facilities about skills of detection and management of ADR, proper and complete filling of ADR report.

 

ANNEX 1

A NUMBER OF ABNORMAL CLINICAL AND PARACLINICAL SIGNS POSSIBLY RELATED TO ADR

1. A number of general signs

- Fever

- Headache

- Drowsiness

- Unconsciousness

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Skin reactions

- Hives

- Angioedema

- Erythema

- Henoch Schonlein

- Polymorphic light eruption

- Lulious eruption: erythema multiforme, Stevens-Johnson syndrome, toxic epidermal necrolysis, fixed drug eruption.

- Acne

- Hair loss

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Liver dysfunction

- Jaundice, yellow eyes, edema.

- Result of abnormal liver function test (AST, ALT, alkaline phosphatase, bilirubin in blood).

4. Result of abnormal haematological test

- Decreased red blood count

- Decreased leukocytes and polymorphonuclear leukocytes

- Decreased thrombocytopenia

- Increased eosinophilia

- Haemolytic anemia

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Positive Coombs reaction

- Decreased prothrombin

5. Anaphylactic reactions and anaphylactic shock

6. Acute renal failure

- Increased blood creatinine

7. Digestive disorder

- Vomiting, nausea

- Dysphagia

- Dysgeusia

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Xerostomia

- Mouth ulcer

- Esophageal ulcer

- Epigastric pain

- Gallstone

- Pancreatitis

- Constipation

- Diarrhea and pseudomembranous colitis

- Gastrointestinal bleeding

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Dyspnea

- Bronchospasm

- Interstitial pneumonia

9. Abnormal blood glucose value

- Hyperglycaemia

- Hypoglycemia

10. Endocrine disorder

- Hypothyroidism

- Hyperthyroidism

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Drug-induced lupus erythematosus

11. Neurological and muscular disorder

- Peripheral neuropathy

- Dizziness

- Seizure

- Myotonic disorder

- Extrapyramidal disorder

- Increased intracranial pressure

- Abnormal movements

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Rhabdomyolysis

- Osteoporosis

- Osteonecrosis

12. Abnormal blood pressure

- Hypotension

- Orthostatic hypotension

- Hypertension

13. Cardiac disorder

- Arrhythmia or abnormal ECG

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Slow heartbeat

- Thrombosis / stroke

- Cardiomyopathy

- Heart valve disease

- Heart failure

14. Psychosis

- Confusional state due to drug

- Agitation

- Mental inhibition

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Sleep disorder

- Eating behavior disorder

- Memory disorder

- Perceptive change

- Psychosis

- Drug abstinence syndrome

15. Other patient’s abnormal signs recorded during treatment after administration of suspected medications.

 

ANNEX 2

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Persons at high risk of ADR

- Persons with concomitant diseases.

- Patients use multiple medications

- Patients with prolonged medication use.

- Elderly and child patients

- Patients treated with medications with high risk of ADR.

- Patients treated with the drug have narrow therapeutic range or potential medication interactions.

- Patients with liver and kidney dysfunction.

- Patients with predisposition factor of immunodeficiency or autoimmune diseases

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Alcohol addicts

- Pregnant and breastfeeding women.

2. Some medications with high risk of ADR

a. Group of medications

- Adrenergic agonists for intravenous administration (eg. adrenalin, phenylephrin, noradrenalin, dopamin, dobutamin).

- Β-adrenergic blockers for intravenous administration (eg. propanolol, metoprolol, labetalol).

- Inhaled or intravenous anesthetic agents (eg. propofol, ketamin).

- Antiarrhythmic drugs for intravenous administration (eg. lidocain, amiodaron).

- Vitamin K antagonist anticoagulants, low molecular weight heparin, unfractionated heparin for intravenous administration, Xa factor inhibitors (fondaparinux), direct thrombin inhibitors (eg. argatroban, lepiridin, bivalirudin), antifibrinolytic drugs (eg. alteplase, reteplase, tenecteplase) and platelet aggregation inhibitors and receptor blocker glycoprotein IIb/IIIa (eg: eptifibatid).

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Chemotherapy used in cancer treatment, by injection or orally.

- Dextrose, hypertonic solution (concentration ≥ 20%).

- Dialysis solution in peritoneal dialysis or hemodialysis.

- Epidural anesthetics (eg, bupivacaine).

- Medication for diabetes orally administered (eg, metformin).

- Medication for myocardial contractility, intravenously administered (eg, digoxin, milrinon).

- Medication formulated as liposomal and respective conventional dosage forms, (eg amphotericin B liposomes form).

- Sedatives intravenously administered (eg midazolam).

- Sedatives orally administered for children (eg. cloral hyrat).

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Blockers of muscular and neurotransmitter (eg. succinylcholin, rocuronium, vecuronium).

- Contrast agent by injection.

- Parenteral feeding preparation.

- Sodium chloride, by injection, hypertonic solution (concentration> 0.9%).

- Sterile water for injection, transfusion and wound washing (contained in bottle) with volume of 100 mL or more.

b. Specific medications

- Colchicin by injection.

- Epoprostenol by intravenous injection

- Insulin by subcutaneous and intravenous injection

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Orally administered cancer drugs used for prescribed non-cancer treatment.

- Oxytocin by intravenous injection.

- Natri nitroprussid by injection.

- Potassium chloride concentrated solution, by injection.

- Potassium phosphate, by injection.

- Promethazine, by injection intravenous

- Vasopressin by intravenous injection or injection in the bone.

 

ANNEX 3

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

LIST OF SOME MEDICATIONS AND TESTS WITH ADR

Dectected signs

Suggested causes

Medication

Diphenhydramin (Dimedrol)

Allergic reactions or other adverse drug reactions

Vitamin K

Overdose of vitamin K antagonist anticoagulant

Flumazenil

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Antiemetics (haloperidol, ondansetron, promethazin, metoclopramid)

Nausea / vomiting related to drug use

Naloxon

Ovedose of opioid analgesics

Diarrhea medication

Diarrhea caused by antibiotics. Find Clostridium difficile in stool.

Sodium polystyrene (Kayexalate)

Hyperkalemia related or drug-induced renal failure

Paraclinical test

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Overdose of heparin anticoagulant

INR value > 6

Overdose of vitamin K antagonist anticoagulant

White blood cell < 3000 / mm3

Reduced neutrophil due to medication of disease

Platelet count < 50 000 / mm3

Adverse reactions related to drug

Blood glucose < 2,78 mmol/l

Hypoglycemia related to insulin and diabetes medications

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Renal toxicity related to drug or medical condition

Positive Clostridium difficile in stool

Multiple infections involving antibiotics

Clinical signs

Excessive sedation, coma, fall

Concerning abuse of sedative

Skin rash

ADR

Other signs

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

ADR

Transfer to a higher level of care

ADR

Note: PT (prothrombin time)

INR (international normalized ratio)

 

ANNEX 4

ASSESSMENT SCALE OF RELATION BETWEEN MEDICATION AND ADR

An adverse incident occurring during treatment process may be related to the pathological characteristics or medication being administered by patient. The identification of ADR causes is a complex procedure requiring all information about patient, adverse reactions, suspected medication and concomitantly administered medication. It is also necessary to take into account the other causes. Depending on professional conditions, the medical facilities may assess the relation between the suspected medications and ADR based on the classification scale of WHO or assessment scale of Naranjo which are used the most for the time being. It is necessary to note that such assessment is not required upon report on ADR of medication. The medical officers of medical facilities should send all reports on drug-induced ADR with no required assessment. Such reports shall be appraised by the experts of the Naional Centers and local Centers and the feedback result shall be sent to reporters and medical facilities.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

The relation between the suspected medication and ADR is divided into 06 levels (table 1).

To classify the relation between the suspected medication and ADR at which level, it is necessary to meet all prescribed assessment standards corresponding to such level.

Table 1. Assessment scale of relation between the suspected medication and ADR

Cause and effect relation

Assessment standard

 Definite

· Described reaction (abnormal clinical or paraclinical signs) has a close relation with the time of administration of suspected medication.

· The reaction which has occurred can not be explained by the patient’s pathological conditions or other medications concomitantly administered with the suspected medication.

· The signs of reaction are improved upon discontinuation of suspected medication.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

· The repeated reaction upon re-continuation of suspected medication (in case of administration of suspected medication)

 Probable

· The reaction described has a rational relation with the time of administration of suspected medication.

· The cause of reaction is not sure if there is a relation to the patient’s condition or other medications concomitantly administered or not.

· The signs of reactions are improved upon discontinuation of suspected medications.

· It is not necessary to have information on re-continuation of medication.

 Possible

· The reaction described has a rational relation with the time of administration of suspected medication.

· The reaction can be explained by the patient’s pathological conditions or other medications concomitantly administered

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 Doubtful

· The reaction is described with unclear relation with the time of drug administration.

· The reaction may be explained by the patient’s pathological condition or other medications concomitantly administered.

 Unclassified

· Record the occurrence of reaction but additional information required for assessment of continuing the collection of additional information for assessment.

 Unclassifiable

· Record the reaction with suspect of adverse reaction of medication but failure to assess due to insufficient or inconsistent information and failure to collect additional information or re-verification.

2. Assessment scale of Naranjo

The relation between the suspected medication and ADR is divided into 04 levels including: definite, probable, possible and doubtful. This assessment scale lists 10 questions (based on the assessment criteria for adverse incident) and makes the scoring based on the answers (table 2). The total score shall be used to classify the relation between the suspected medication and ADR.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

Suspected medication:……………………………

ADR signs:…………………………………………………………………

No.

Assessment questions

Scoring

Score

Yes

No

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1

Has the reaction been described before in the medical literature?

1

0

0

 

2

Has the reaction occurred after treatment with suspected medication?

2

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

0

 

3

Has the reaction been improved after discontinuation of medication or administration of antagonist?

1

0

0

 

4

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Has the reaction re-occurred upon re-contiunation of medication?

2

-1

0

 

5

Are there other causes (except for suspected medication) which may cause reaction or not?

-1

2

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

6

Has the reaction occurred upon administration of placebo?

-1

1

0

 

7

Is the durg concentration in blood (or other biological fluids) at the toxicity threshold?

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

0

0

 

8

Does the reaction become more serious upon increase of dosage or less serious upon decrease of dosage?

1

0

0

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Does the patient met the similar reactions with the suspected medications or previous similar medications?

1

0

0

 

10

Have the reactions been certified by the objective evidences like the result of abnormal test or result of abnormal imaging diagnosis?

1

0

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

Total score

 

Conclusion

 

For the conclusion, give the number corresponding to the following classification levels:

1. Definite (>= 9 points)

2. Probable (5 – 8 points)

3. Possible (1 – 4 points)

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

ANNEX 5

REPORT ON ADVERSE DRUG REACTION

Place of report: ……………………………

INFORMATION ABOUT REPORTER, PATIENT AND REPORTING UNIT IS KEPT CONFIDENTIAL

Code of reporting unit……………

 

Reporting code (managed by the National Center):
……………………………

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

A. INFORMATION ABOUT PATIENT

 

1. Full name:....................................................................

2. Date of birth:/……/………

Or age:……………………

3.Sex

□ Male □ Female

4. Weight:

B. INFORMATION ABOUT ADVERSE DRUG REACTION (ADR)

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

5. Date of reaction occurrence:.. /....... /......................

6. When did the reaction occur (from the last administration of suspected medication) :......................................................................

7. Describe ADR signs

8. Tests related to reaction

9. Medical history (allergy, pregnancy, tobacco and alcohol addict, liver, kidney disease...)

10. Way to manage the reaction

11. Seriousness of reaction

Death              Hospitalization/Prolonged length of hospital stay                      Birth defect

Life threatening                                      Permanent/serious disability                                           Unserious

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Death due to ADR                                     Not recovered                          Recovered with sequelae                 Unknown

Dealth without relation to medication      Recovering                     Recovered without sequelae               

C. INFORMATION ABOUT SUSPECTED ADR MEDICATION

No.

13. Medication (generic name and brand name)

Dosage form and content

Manufacturer

Batch No.

Dose/1 time

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Route of administration

Treatment date (date/month/year)

Reasons for administration

Starting

Kết thúc

i

 

 

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

 

 

 

 

 

ii

 

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

 

 

 

 

 

 

iii

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

 

 

 

 

 

 

 

iv

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

 

 

 

 

 

 

 

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

14. After discontinuation/dosage reduction of suspected medication, the reaction has been improved?

15. Has the reaction occurred upon re-continuation of suspected medication?

Yes

No

No discontinuation/dosage reduction

No information

Yes

No

No re-continuation

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

I

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Iii

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Iv

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

16. Concomitantly administered medications (except for medications administered for treatment/remedy of ADR consequences

Name of medication

Dosage form, content

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Name of medication

Dosage form, content

Treatment date (date/month/year)

Starting

Finishing

Starting

Finishing

 

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

 

 

 

 

 

 

 

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

 

 

D. UNIT’S ADR APPRAISAL

17. Assessing the relation between medication and ADR

  Definite                                       Doubtful                               Other :………………………………………………..

  Probable                                  Unclassified                                            ………………………………………………..

  Possible                                       Unclassifiable                                        ………………………………………………..

18. On which scale the unit has made appraisal?

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

19. Comments of medical officer (if any)

 

E. INFORMATION ABOUT REPORTER

20. Full name:.......................................................................................... Occupation/position: ……………………………….

Contact Tel: ............................................................................ Email: ............................................................................

21. Signature

22. Form of report:

  First time/   Additional

23. Reporting date:…./……./……….

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

INSTRUCTIONS ON REPORT PREPARATION

Please make report on all adverse reactions you are doubtful about, especially when:

· The reactions are related to the new medications.

· Unexpected or unknown reactions.

· Serious reactions.

· Medication interaction.

· Failure in treatment

· Problems of medication quality

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

This form of report is applied to the reactions caused by:

· Medications and biologicals

· Vaccines

· Traditional medicine or herbal medicine

· Functional food

The reporter may be:

· Doctor

· Pharmacist

· Dentist

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

· Other healthcare service providers.

Way to report:

· Fill information in reporting form

· Only fill parts you have information

· You may attach some additional pages (if the report has not enough space for filling information or relevant tests)

· Please send the report to the National Drug Information and Adverse Drug Reaction Monitoring Center at the following address:

 Mail: National Drug Information and Adverse Drug Reaction Monitoring Center

Hanoi University of Pharmacy, 13-15 Le Thanh Tong, Hoan Kiem district, Hanoi

 Fax: 04.3.9335642

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Website: http://canhqiacduoc.orq.vn Email: [email protected]

You can obtain this reporting form at the Pharmacy, the General Planning Department of hospital or download from the website http://canhgiacduoc.org.vn. For further information, you can contact the National Drug Information and Adverse Drug Reaction Monitoring Center by the telephone number 043 933 5618 or at email address: [email protected]

 

Part for National DI & ADR Center

1. Send confirmation to the reporting unit

 

3. Reaction mentioned in medical literature/SPC/CSDL

 

2. Reaction classification

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

·   Serious   Unserious

 

4. Enter data in the national database system

 

5. Enter data in Vigiflovv software

 

6. Seriousness of reaction

  Life threatening/death causing     Hospitalization/prolonged length of hospital stay      Causing deformities / disabilities   Related to drug abuse/dependence

7. Send report to the appraisal Council

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Sending date

……../………../…………

8. Send report to UMC

 

Sending date

……../………../…………

9. Appraisal result

  Definite                                Doubtful                               Other: .........................................

  Probable                             Unclassified                                                      .........................................

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

10. Report from manager

11. Date:………../…………./………..

12. Signature

The reporting form of ADR is issued with Circular No. 23/2011/TT-BYT on “ Instruction on medication use in medical facilities with beds”

ANNEX 6

POINTS TO NOTE DURING DRUG USE TO MINIMIZE ADR OCCURRENCE

During the prescription and dispersion of medication or compliance with medical order, the medical officers need to consider the following factors:

+ The medications are suitable for the patient’s clinical condition?

+ Dosage, route of administration and interval between times of medical dispersion are rational?

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

+ The patient’s pathological conditions possibly affect the pharmacokinetics of medications?

+ The patients have allergy to the medications or other medications in the same pharmacological group?

+ The patients are administered with other medications (or traditional medicine) which can cause medication interactions?

+ The medications prescribed are at high risk of causing ADR? (eg. aminoglycosid, digoxin, vitamin K antagonist anticoagulants, heparin, chemotherapy for cancer) or medications in need of monitoring of patients or regular tests for monitoring? (eg. Complete blood count, electrolyte analysis, serum creatinine, liver function tests, blood clotting,…).

+ The medications are expired and preserved as required? (with medications in need of special preservation conditions).

+ Are there abnormal signs of quality in case of organoleptic observation (discoloration, fading of drug…)

+ The devices used for injection and infusion are sterile?

Note:

- Do not prescribed medications if having no clear reasons for explaining such prescription.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Be careful to give prescription of medications known to be at high risk of causing adverse reactions and medication interaction (anticoagulants, hypoglycemic agents, medications acting on the central nervous system); closely monitor the patients with ADR signs upon medication administration.

- Be careful of interaction between drug and food, alcohol and other drinks.

- Avoid unnecessary drug combination.

- Review all medications patients have used, including the over-the-counter drugs and traditional medicine.

- If the patients have the abnormal or unknown signs or symptoms related to the pathological conditions, it is required to consider the possibility of ADR.

- When being doubtful about ADR occurred in patients, consider the decrease in dosage or discontinuation of suspected medications as soon as possible, manage, assess and report on ADR of such medications.

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 1088/QĐ-BYT ngày 04/04/2013 hướng dẫn hoạt động giám sát phản ứng có hại của thuốc (ADR) tại cơ sở khám, chữa bệnh do Bộ Y tế ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


37.827

DMCA.com Protection Status
IP: 3.137.170.38
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!