KHẢO SÁT, ĐIỀU CHỈNH TỔNG THỂ QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN THUỶ
SẢN TỈNH SƠN LA GẮN VỚI PHÁT TRIỂN NGUỒN LỢI THUỶ SẢN LÒNG HỒ THUỶ ĐIỆN HOÀ
BÌNH VÀ THUỶ ĐIỆN SƠN LA GIAI ĐOẠN 2007 - 2010 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN 2020
(Kèm theo quyết đinh số 914/QĐ-UBND ngày 20/4/2007 của UBND tỉnh Sơn La)
I. CĂN CỨ
PHÁP LÝ
- Nghị quyết số 09/2000/NQ-CP
ngày 15 tháng 6 năm 2000 của Chính phủ về một số chủ chương, chính sách về
chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; Công văn số
2777/VPCP-NN ngày 06 tháng 7 năm 2000 của Văn phòng Chính phủ về việc triển
khai thực hiện Nghị quyết 09/2000/NQ-CP ;
- Căn cứ Quyết định số 224/1999/QĐ-TTg
ngày 8 tháng 12 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chương trình
phát triển thuỷ sản thời kỳ 1999 - 2010;
- Quyết định số
103/2000/QĐ-TTg ngày 08 tháng 12 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ về một số
chính sách khuyến khích phát triển nuôi trồng thuỷ sản;
- Quyết định số 112/2004/QĐ-TTg
ngày 23 tháng 6 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phát
triển giống thuỷ sản đến năm 2010;
- Quyết định số 10/2006/QĐ-TTg
ngày 11 tháng 01 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể
phát triển ngành thuỷ sản đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.
- Quyết định số 21/2004/QĐ-BTS
ngày 15 tháng 9 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản về thực hiện chương trình
hành động đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong ngành thuỷ sản giai
đoạn 2001 - 2010.
- Thông tư số 222/THNC ngày
26 tháng 01 năm 2000 của Bộ Thuỷ sản hướng dẫn thực hiện Quyết định số
224/1999/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
- Thông tư số 05/2005/TT-KHĐT
ngày 23 tháng 7 năm 2005 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn xây dựng các dự án
quy hoạch ngành, lãnh thổ.
- Thông tư số 03/2006/TT-BTS
ngày 12 tháng 4 năm 2006 của Bộ Thuỷ sản hướng dẫn thực hiện quy hoạch tổng thể
phát triển ngành thuỷ sản đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.
- Căn cứ Công văn số 672/TH-KHĐT
ngày 21 tháng 3 năm 2000 của Bộ Thuỷ sản hướng dẫn các quy hoạch và lập các dự
án nuôi trồng thuỷ sản.
- Quy hoạch phát triển khinh
tế - xã hội tỉnh Sơn La đến năm 2010.
II. SỰ CẦN
THIẾT
Sơn La Là tỉnh miền núi có tiềm
năng phát triển nuôi trồng thuỷ sản tương đối lớn. Toàn tỉnh có 23.150 ha mặt
nước có thể nuôi trồng thuỷ sản. Trong đó diện tích hồ chứa thuỷ lợi trên 4.500
ha, diện tích ao hồ nhỏ là 1.800 ha, hồ thuỷ điện Sơn La khoảng hơn 13.000 ha.
Ngoài ra còn có hàng ngân ha ruộng cấy lúa kết hợp với nuôi trồng thuỷ sản và
một số sông, suối lớn có thể nuôi cá lồng bè. Đến năm 2012 hồ thuỷ điện Sơn La
hoàn thành sẽ có thêm khoảng 13.000 ha mặt nước có thể phát triển nghề cá hồ
chứa với các phương thức nuôi lồng bè, bảo vệ và khai thác nguồn lợi thuỷ sản
tạo hàng ngàn việc làm cho cư dân ven hồ.
Phát huy lợi thế trên, cùng với
việc đẩy mạnh phát triển các ngành kinh tế, Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân và Uỷ
ban nhân dân tỉnh Sơn La đã và đang giành nhiều sự quan tâm để phát triển kinh
tế thuỷ sản.
Năm 2005 diện tích nuôi thuỷ
sản là 2.024 ha và 156 lồng cá nuôi trên sông, đạt tổng sản lượng 2.519 tấn, so
với năm 2000 tăng 54%.
Tuy nhiên, hiện nay kinh tế thuỷ
sản còn chiếm tỷ trọng rất nhỏ, hoạt động của ngành thuỷ sản còn rất hạn chế.
- Nuôi trồng thuỷ sản còn ở dạng
manh mún, quy mô nhỏ lẻ chủ yếu phục vụ tiêu dùng nội địa, tại chỗ.
- Các đối tượng nuôi chủ yếu
vẫn chỉ là cá truyền thống, giá trị thấp, một số đối tượng giống mới được đưa
vào nhưng chỉ dừng lại ở nuôi thử nghiệm; nhiều đối tượng đặc sản bản địa tuy
sản lượng thấp nhưng có giá trị cao vẫn chưa được quan tâm phát triển.
- Thiếu các giải pháp hữu hiệu
để thực hiện mục tiêu đề ra, kế hoạch đưa ra chưa phù hợp, nên sản lượng cá
nuôi chưa đạt với kế hoạch.
- Cơ sở vật chất kỹ thuật phục
vụ cho nuôi trồng thuỷ sản như trại sản xuất giống, thức ăn công nghiệp chưa
đáp ứng với nhu cầu nuôi trồng của nhân dân.
- Việc tổ chức, chỉ đạo ở các
địa phương mới chỉ tập trung ở dạng xây dựng các mô hình khuyến ngư, còn việc
nhân ra diện rộng để áp dụng kỹ thuật, công nghệ tiên tiến và phát triển đối
tượng giống mới chưa phổ biến.
- Hoạt động thuỷ sản chủ yếu
là lĩnh vực nuôi trồng, trong khi tiềm năng mặt nước tự nhiên rất lớn, nghề cá
hồ chứa có thể thu hút nhiều lao động và đóng góp sản lượng đáng kể nhưng chưa
tổ chức quản lý một cách chặt chẽ để phát triển bền vững, còn để lãng phí tiềm
năng, chưa đề ra phương thức và giải pháp quản lý việc khai thác nguồn lợi thuỷ
sản tự nhiên trên các sông, hồ lớn.
Tổ chức bộ máy chuyên môn về
thuỷ sản trong mấy năm gần đây được tỉnh quan tâm, đã sắp xếp lại và bổ sung lực
lượng nhưng vẫn còn rất mỏng, việc đào tạo cán bộ kỹ thuật chuyên ngành và biên
chế sử dụng cán bộ thuỷ sản ở các địa phương nhất là huyện còn rất ít, tuyến cơ
sở hầu như chưa có;
Thực hiện Quyết định số 224/1999/QĐ-TTg
ngày 08 tháng 12 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phát
triển nuôi trồng thuỷ sản thời kỳ 1999 - 2010, Quyết định số 10/2006/QĐ-TTg
ngày 11 tháng 01 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể
phát triển ngành thuỷ sản đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020; UBND tỉnh
chỉ đạo Sở Nông nghiệp và PTNT xây dựng Quy hoạch phát triển thuỷ sản tỉnh Sơn
La đến 2015 và định hướng đến năm 2020.
Xây dựng quy hoạch phát triển
thuỷ sản của tỉnh là rất cần thiết để có được hệ thống quan điểm, định hướng
phát triển, các giải pháp, bản đồ quy hoạch phù hợp làm cơ sở cho việc phát
triển thuỷ sản đúng với tiềm năng, lợi thế và góp phần phát triển kinh tế xã
hội của tỉnh.
III. NHỮNG
YÊU CẨU ĐẶT RA ĐỐI VỚI QUY HOẠCH THUỶ SẢN
1. Tên gọi
"Quy hoạch tổng thể phát
triển thuỷ sản tỉnh Sơn La gắn với phát triển nguồn lợi thuỷ sản lòng hồ thuỷ
điện Hoà Bình và thuỷ điện Sơn La giai đoạn 2007 - 2010 và định hướng đến năm
2020".
2. Yêu cầu
- Phân tích được những thuận
lợi và khó khăn của hoạt động thuỷ sản; nuôi trồng thuỷ sản, khai thác trên
sông, suối, hồ chứa mặt nước lớn và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản tự nhiên trước
tình hình mới.
+ Đánh giá lại tiềm năng, lợi
thế cũng như các cơ hội và thách thức của hoạt động thuỷ sản tỉnh Sơn La.
+ Đánh giá hiện trạng nuôi trồng
thuỷ sản, hiện trạng khai thác và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản thực hiện giai đoạn
2000 - 2005.
+ Phân tích bối cảnh, dự báo
thị trường và xu thế phát triển để từ đó có tầm nhìn, quan điểm và mục tiêu phát
triển.
+ Luận chứng xây dựng quy hoạch
phát triển các vùng nuôi tập trung, các vùng khai thác và bảo vệ nguồn lợi,
vùng bảo tồn tự nhiên.
+ Đề xuất hệ thống giải pháp
để thực hiện quy hoạch về thể chế chính sách, nguồn nhân lực, khoa học công
nghệ, bảo vệ môi trường, mô hình sản xuất, tài chính và tổ chức thực hiện.
- Phân tích dự báo các yếu tố
nguồn lực.
- Xây dựng các quan điểm, mục
tiêu, giải pháp phát triển thuỷ sản đến 2015 và định hướng đến 2020.
- Đề xuất các chương trình, các
dự án ưu tiên đầu tư.
- Đề xuất các giải pháp thực
hiện.
3. Phạm vi quy hoạch
- Phạm vi: thực hiện quy hoạch
trên toàn bộ các huyện, thị xã trong tỉnh.
- Lĩnh vực: Toàn bộ các hoạt
động thuỷ sản, lựa chọn các đối tượng nuôi, phương thức nuôi, phương án khai
thác tự nhiên và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản một cách hợp lý.
- Thời gian thực hiện quy hoạch:
từ 5/2007 - 12/2007.
IV. NGUYÊN
TẮC VÀ MỤC TIÊU
1. Nguyên tắc và quan điểm
phát triển thuỷ sản Sơn La
- Quy hoạch phát triển thuỷ sản
của tỉnh phải gắn chặt với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế đến năm 2010
và định hướng tới năm 2020; phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội
tỉnh Sơn La đến năm 2010.
- Phát huy lợi thế về mặt nước
và đất đai, điều kiện tự nhiên sinh thái, huy động mọi nguồn lực để đầu tư phát
triển thuỷ sản theo hướng bền vững, sử dụng hiệu quả tài nguyên, gắn với bảo vệ
môi trường sinh thái, gắn với xoá đói giảm nghèo, tạo việc làm ổn định và nâng
cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân các dân tộc vùng sâu vùng xa,
từng bước chuyển dịch cơ cấu sản xuất góp phần thực hiện công nghiệp hoá, hiện
đại hoá nông nghiệp và nông thôn.
- Hướng mạnh vào nuôi trồng thuỷ
sản, đưa nhanh tiến bộ khoa học vào sản xuất, đẩy mạnh nuôi trồng thuỷ sản ở
những vùng có lợi thế phát triển theo hướng thâm canh để tạo hàng hoá tập trung
số lượng lớn. Những vùng khác kết hợp các phương thức nuôi phù hợp với điều
kiện để đáp ứng nhu cầu thực phẩm tiêu dùng tại chỗ. Chú trọng tới bảo vệ và
phát triển nguồn lợi thuỷ sản tự nhiên trên các sông, hồ lớn để tổ chức khai
thác.
2. Mục tiêu
- Xây dựng quy hoạch phát triển
thuỷ sản gắn với phát triển nguồn lợi thuỷ sản lòng hồ thuỷ điện Hoà Bình và
thuỷ điện Sơn La đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 làm cơ sở khoa học cho
việc hoạch định các chủ trương, chính sách và xây dựng kế hoạch phát triển nuôi
trồng thuỷ sản.
- Tăng nguồn thu cho ngân sách
địa phương thông qua quản lý hệ thống dịch vụ và tiêu thụ sản phẩm, quản lý khai
thác nguồn lợi thuỷ sản.
- Góp phần chuyển dịch cơ cấu
sản xuất, phân bố lại lực lượng lao động, giải quyết việc làm cho nhân dân và
ổn định trật tự xã hội.
- Thu hút được các nguồn lực
trong tỉnh, ngoài tỉnh, các nhà đầu tư nước ngoài vào hoạt động thuỷ sản.
- Xã hội hoá quản lý tổng hợp
các vùng nuôi trồng, các vùng khai thác và bảo vệ nguồn lợi có sự tham gia của
cộng đồng.
V. CƠ QUAN
THỰC HIỆN
1 Chủ đầu tư và thực
hiện: Chi cục Thuỷ sản tỉnh Sơn La
2. Cơ quan phối hợp
UBND và Phòng kinh tế các huyện,
thị trong tỉnh Sơn La.
VI. PHƯƠNG
PHÁP VÀ CÁC KHỐI LƯỢNG CÔNG VIỆC
1. Phương pháp
- Kế thừa và đánh giá nguồn tài
liệu thứ cấp từ các cơ quan quản lý chuyên ngành của tỉnh, huyện.
- Điều tra có sự tham gia của
cộng đồng tại các vùng được xác định nuôi thuỷ sản trọng điểm và các vùng có
hoạt động tương đối mạnh về khai thác và bảo vệ nguồn lợi.
- Các phương pháp sinh học và
sinh thái học.
- Phương pháp chuyên gia: Mời
các chuyên gia tham mưu soạn thảo, xin ý kiến bằng văn bản hoặc trao đổi trực
tiếp.
- Các phương pháp xử dụng trong
quy hoạch hiện hành.
- Ứng dụng GIS trong xử lý các
thông tin, không gian và số hoá bản đồ.
- Phương pháp phối hợp liên ngành:
tham kiến ở diện hẹp và diện rộng, lôi cuốn các bên có liên quan tham gia.
2. Tổ chức thực hiện
- Tổ chức các nhóm công tác theo
nội dung quy hoạch.
- Kết hợp với Sở Nông nghiệp
và PTNT tỉnh gửi công văn đến các huyện để thống nhất lịch và nội dung làm việc.
3. Khối lượng công việc
3.1. Thu thập phân tích số liệu/
tài liệu nguồn thứ cấp
- Các số liệu hiện có về quy
hoạch các ngành có liên quan như: Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch
sử dụng đất, quy hoạch phát triển nông nghiệp, quy hoạch thuỷ lợi, quy hoạch
giao thông, quy hoạch dịch vụ thương mại, quy hoạch du lịch của tỉnh và các
huyện, thị.
- Các số liệu về điều kiện tự
nhiên, địa chất, thổ nhưỡng, thuỷ hoá, thuỷ văn tại vùng nghiên cứu.
- Các số liệu về nghiên cứu nguồn
lợi thuỷ sinh vật, nguồn lợi thuỷ sản và khu hệ cá phân bố trên các thuỷ vực tự
nhiên.
- Diễn biến hoạt động sản
xuất nuôi trồng, khai thác, bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản của toàn tỉnh và các
huyện thị từ 2000 - 2005 (thống kê diễn biến diện tích năng suất, sản lượng
nuôi trồng và khai thác tự nhiên thông qua các báo cáo của tỉnh và các huyện,
thị).
- Thu thập số liệu về hiện trạng
hạ tầng cơ sở (giao thông, điện và đặc biệt là hệ thống thuỷ lợi như nguồn nước
cấp, hệ thống kênh cấp và kênh tiêu).
- Các dịch vụ cung cấp vật tư
và thiết bị, kỹ thuật, con giống, thức ăn và dịch vụ tiêu thụ sản phẩm.
- Thể chế chính sách tác động
tích cực đến nuôi trồng thuỷ sản như ngân hàng, tín dụng, thời gian giao đất và
các chính sách hỗ trợ ưu tiên bước đầu và khi gặp rủi ro.
- Đánh giá vai trò của các cấp
chính quyền trong phát triển nuôi trồng thuỷ sản, khai thác và bảo vệ nguồn lợi
thuỷ sản.
- Đánh giá trình độ, khả năng
áp dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ của nông dân trong vùng. Sơ bộ đánh giá
hiệu quả kinh tế của các mô hình nuôi.
3.2. Điều tra, bổ sung có sự
tham gia của cộng đồng
Phỏng vấn chính quyền địa phương
các cấp và phỏng vấn các hộ nuôi để đánh giá về nguồn lực, ý kiến của nhân dân
về kinh tế thuỷ sản:
+ Điều tra kinh tế - xã hội học
trên cơ sở phiếu điều tra và phỏng vấn trực tiếp tại các hộ và áp dụng phương
pháp thống kê.
+ Khảo sát, đánh giá hiện
trạng nuôi trồng thuỷ sản, sản xuất giống, thức ăn thông qua phỏng vấn các hộ
nuôi đánh giá hiện trạng khai thác và bảo vệ nguồn lợi thông qua các hộ làm
nghề khai thác.
+ Đánh giá nhanh môi trường và
đánh giá nhanh nông thôn thông qua phỏng vấn các hộ dân.
+ Phân tích đánh giá chất lượng
môi trường, nước thông qua đo đạc tại hiện trường và thu thập được tại các cơ
quan chuyên ngành.
+ Xác định các đối tượng nuôi,
mùa nuôi, công nghệ nuôi đang được áp dụng, năng suất nuôi, sản lượng nuôi của
các loại hình mặt nước ao, ruộng trũng, hồ đập nhỏ và mặt nước lớn.
+ Xác định các vùng khai thác,
quy định về ngư cụ được phép khai thác, thời điểm cấm hoặc hạn chế khai thác để
bảo vệ nguồn lợi.
+ Phân tích hiệu quả kinh tế
các mô hình nuôi điển hình trên các loại hình mặt nước (ao, ruộng trũng, hồ đập
nhỏ, mặt nước lớn) về chi phí xây dựng cơ bản, chi phí sản xuất, giá bán sản
phẩm, thuế, doanh thu và lợi nhuận.
- Điều tra bổ sung các yếu tố
môi trường đại diện thuộc các vùng nuôi trọng điểm, vùng nuôi tập trung trên các
loại hình mặt nước (ao, ruộng trũng, hồ đập nhỏ, mặt nước lớn) bao gồm các thông
số môi trường chính như: DO, NH3, H2S, Chất hữu cơ, kim loại nặng, dư lượng hoá
chất, thuốc bảo vệ thực vật.
3.3. Phân tích kinh tế thị trường
- So sánh hiệu quả kinh tế giữa
vùng sản xuất nông nghiệp và vùng chuyển đổi từ cấy lúa kém hiệu quả sang nuôi
trồng thuỷ sản.
Thương mại - thị trường: giá
thành sản phẩm, khả năng tiếp thị, khả năng tiêu thụ sản phẩm (giá bán sản phẩm,
mạng lưới tiêu thụ sản phẩm).
Tài chính: xác định các nguồn
vốn huy động từ trong dân, từ các doanh nghiệp, từ bên ngoài, tín dụng và vốn
ngân sách hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng.
3.4. Xây dựng quy hoạch phát
triển
(Nội dung tóm tắt báo cáo tổng
hợp quy hoạch phát triển thuỷ sản tỉnh Sơn La đến năm 2015 và định hướng đến
năm 2020 được trình bày trong phần phụ lục kèm theo).
- Hình thành quan điểm, định
hướng mục tiêu phát triển nuôi trồng thuỷ sản trên các loại hình mặt nước lớn
đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020.
- Xác định lại các đối tượng
nuôi chủ đạo, các phương thức nuôi các vùng nuôi tập trung.
- Xác định đối tượng, số lượng
cá giống thả bổ sung hàng năm ra hồ thuỷ điện Sơn La để tái tạo và bổ sung phát
triển nguồn lợi cho khai thác.
- Xác định các vùng khai thác
trọng điểm trên sông, hồ lớn và các vùng bảo tồn tự nhiên (nếu có), phương thức
tổ chức quản lý khai thác.
- Xây dựng các phương án quy
hoạch và lựa chọn phương án phù hợp.
- Cân nhắc và lồng ghép các vấn
đề môi trường.
- Xác định nhu cầu và cơ cấu
đàn giống và thức ăn.
- Đề xuất các dự án đầu tư, các
dự án cần ưu tiên.
- Đề xuất các giải pháp chủ yếu
để thực hiện quy hoạch:
+ Khoa học công nghệ
+ Khuyến ngư và đào tạo
+ Bảo vệ môi trường, tổ chức
thú y
+ Xây dựng hạ tầng cơ sở
+ Vốn đầu tư
+ Chính sách hỗ trợ phát
trển.
+ Dịch vụ con giống, thức ăn,
ngư cụ, dịch cụ cho khai thác và thị trường.
3.5. Xây dựng các bản đồ chuyên
đề
- Bản đồ tiềm năng và hiện trạng
thuỷ sản (ao, hồ, đập nhỏ, ruộng trũng và mặt nước lớn. . .) tỷ lệ: 1/100.000.
- Bản đồ quy hoạch phát triển
thuỷ sản đến năm 2015 và 2020 tỷ lệ:1/100.000
3.6. Xây dựng các báo cáo chuyên
đề
- Đánh giá điều kiện tự nhiên,
tiềm năng và diện tích phát triển nuôi trồng thuỷ sản.
- Hiện trạng phát triển thuỷ
sản trong đó có hiện trạng nuôi trồng thuỷ sản (các công nghệ áp dụng, hiện
trạng sản xuất giống, hiện trạng sử dụng thức ăn và thức ăn chế biến sẵn), hiện
trạng khai thác và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản.
- Tình hình kinh tế - xã hội
của các vùng nuôi trồng, các vùng chuyển đổi diện tích cấy lúa kém hiệu quả sang
nuôi trồng thuỷ sản hiệu quả kinh tế và dự báo tăng trưởng, tình hình kinh tế -
xã hội của cư dân các vùng ven hồ tập trung làm nghề khai thác.
- Quy hoạch phân vùng không gian
lãnh thổ, vùng nuôi chuyên, vùng nuôi kết hợp và lựa chọn các đối tượng nuôi
phù hợp, vùng khai thác, vùng bảo tồn nguồn lợi tự nhiên.
Xây dựng kế hoạch phát triển
nuôi trồng thuỷ sản về diện tích, sản lượng (ao, ruộng trũng, hồ đập nhỏ, mặt
nước lớn) và kế hoạch khai thác, bảo vệ nguồn lợi cho các thời kỳ 2015 và 2020.
3.7. Các hoạt động khác
- Xây dựng và thẩm định đề
cương
- Hội thảo hội nghị
- Nghiệm thu đề tài: hoạt động
quản lý đề tài.
VII. THỜI
GIAN VÀ TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN
TT
|
Nội dung
|
Tiến độ thực
hiện
|
Quý II
|
Quý III
|
Quý IV
|
1
|
Xây dựng đề cương, thẩm định phê duyệt đề cương
|
X
|
X
|
X
|
|
|
|
|
|
|
2
|
Thu thập phân tích số liệu, tài liệu
|
|
X
|
X
|
|
|
|
|
|
|
3
|
Điều tra bổ sung có sự tham gia của người dân
|
|
|
X
|
X
|
|
|
|
|
|
4
|
Phân tích kinh tê thị trường
|
|
|
X
|
X
|
X
|
|
|
|
|
5
|
Xây dựng bản đồ hiện trạng
|
|
|
|
X
|
X
|
|
|
|
|
6
|
Xây dựng các báo cáo chuyên đề
|
|
|
|
X
|
X
|
X
|
|
|
|
7
|
Xây dựng quy hoạch phát triển
|
|
|
|
|
X
|
X
|
X
|
X
|
|
8
|
Xây dựng bản đô quy hoạch
|
|
|
|
|
|
|
X
|
X
|
X
|
9
|
Xây dựng báo cáo tổng hợp và báo cáo tóm tắt
|
|
|
|
|
|
|
X
|
X
|
X
|
10
|
Hội nghị, hội thảo
|
|
|
|
|
|
|
|
X
|
X
|
11
|
Nghiệm thu phê duyệt, công bố quy hoạch
|
|
|
|
|
|
|
|
X
|
X
|
VIII. CÁC LOẠI BÁO CÁO, BẢN ĐỒ
QUY HOẠCH, SẢN PHẨM GIAO NỘP, PHƯƠNG THỨC CHUYÊN GIAO
1. Các loại báo cáo
- Các báo cáo chuyên đề:
+ Đánh giá điều kiện tự nhiên,
tiềm năng phát triển thuỷ sản.
+ Hiện trạng ngành thuỷ sản.
+ Tình hình kinh tế xã hội của
các vùng có hoạt động thuỷ sản.
+ Quy hoạch phân vùng không gian
lãnh thổ các vùng thuỷ sản.
- Báo cáo tổng hợp quy hoạch
phát triển thuỷ sản tỉnh Sơn La gắn với phát triển nguồn lợi thuỷ sản hồ thuỷ điện
Hoà Bình và hồ chứa thuỷ điện Sơn La đến năm 2015 và định hướng đến 2020.
- Các tài liệu ảnh minh hoạ.
- Các tài liệu gốc đã thu thập
và điều tra được sắp xếp theo nội dung.
2. Bản đồ quy hoạch
- Bản đồ tiềm năng và hiện trạng
nuôi trồng thuỷ sản tỷ lệ: 1/100.000
- Bản đồ quy hoạch phát triển
thuỷ sản tỷ lệ: 1/100.000
3. Sản phẩm giao nộp
10 bản báo cáo tổng hợp quy hoạch
phát triển thuỷ sản tỉnh Sơn La đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020.
10 bản báo cáo tóm tắt (có mã
hoá số liệu trên đĩa CD)
10 bản báo cáo chuyên đề
10 bản đồ tiềm năng về hiện trạng
thuỷ sản tỷ lệ 1/100.000
10 bản đồ quy hoạch phát triển
thuỷ sản tỷ lệ 1/100.000
4. Phương thức chuyển giao
kết quả
Bản quy hoạch phát triển thuỷ
sản sẽ được giao cho Uỷ ban nhân dân tỉnh Sơn La, các Sở: Kế hoạch đầu tư, Nông
nghiệp và phát triển nông thôn, để tổ chức công bố quy hoạch và chuyển giao bản
tóm tắt quy hoạch tới Uỷ ban nhân dân các huyện, thị trong tỉnh để làm cơ sở
chỉ đạo và xây dựng quy hoạch chi tiết.
IX. DỰ
TRÙ KINH PHÍ
1. Tổng kinh phí
Tổng kinh phí dự trữ là: 348.600.000
đồng (Ba trăm bốn tám triệu sáu trăm ngàn đồng) (chi tiết trong bảng phụ lục
dư trù kinh phí kèm theo).
2. Các căn cứ để lập dự toán kinh phí
- Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08 tháng 7 năm
1999 của Chính phủ về việc ban hành quy chế quản lý đầu tư và xây dựng.
- Quyết định số 519/2002/QĐ-BKH
ngày 26 tháng 8 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư về việc ban hành
tạm thời khung giá, định mức chi phí xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển
kinh tế - xã hội ngành, lãnh thổ.
- Quyết định số 07/2006/QĐ-BNN
ngày 24 tháng 01 năm 2006 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn về việc
ban hành giá Quy hoạch Nông nghiệp và phát triển nông thôn.
- Thông tư số 118/2004/TT-BTC
ngày 08 tháng 12 năm 2004 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ
chi hội nghị đối với các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập trong
cả nước
DỰ
TOÁN KINH PHÍ
(Kèm theo
Quyết định số 914/QĐ-UBND ngày 20 tháng 4 năm 2007 của UBND tỉnh Sơn La)
Đơn vị tính: triệu đồng.
STT
|
NỘI DUNG CHI
|
TỔNG
|
I
|
CHI PHÍ LẬP ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU
|
8,00
|
1
|
Thu thập số liệu sơ lược cho xây dựng đề
cương
|
2,00
|
1.1
|
Thuê xe 2 ngày x 800.000 đ/ngày
|
1,60
|
1.2
|
Phòng nghỉ + lưu trú ( 3 người)
|
0,40
|
2
|
Xây dựng lập đề cương báo cáo (bồi dưỡng
soạn thảo, văn phòng phẩm)
|
0,50
|
3
|
Hội nghị, Hội thảo
|
5,50
|
3.1
|
Hội thảo lấy ý kiến cấp cơ sở tại Trung tâm
chuyển giao phía bắc (thù lao đại biểu tư vấn 20 người x 50.000 đ/ng)
|
1,00
|
3.2
|
Hội thảo lấy ý kiến cấp cơ sở tại tỉnh
|
2,50
|
3.3
|
Thù lao đại biểu tư vấn 10 người x 50.000 đ/ng
|
1,00
|
3.4
|
Thuê phương tiện (0,8), thiết bị (0,2), phòng
nghỉ, công tác 3 người 2 ngày (0,5)
|
1,50
|
3.5
|
Thẩm định đề cương
|
2,00
|
3.6
|
Thù lao đại biểu hội đồng 10 người x 50.000
đ/ng
|
0,50
|
3.7
|
Thuê phương tiện (0,8), thiết bị, văn phòng
phẩm (04), công tác 4 người (0,3)
|
1,50
|
II
|
CHI PHÍ ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT, THU THẬP, XỬ LÝ
TÀI LIỆU
|
98,00
|
1
|
Chi phí thu thập số liệu, khảo sát bổ sung
|
29,00
|
1.1.1
|
Các quy hoạch thuỷ sản đã có ở địa phương
(chung của tỉnh và các huyện, thị)
|
3,00
|
1.1.2
|
Điều kiện tự nhiên, địa chất, thổ nhưỡng, thuỷ
văn, thời tiết (0,4 x 5)
|
3,00
|
1.1.3
|
Nguồn lợi sinh vật vùng nghiên cứu (chung của
tỉnh và các huyện, thị)
|
3,00
|
1.1.4
|
Hiện trạng hoạt động thuỷ sản vùng nghiên
cứu(chung của tỉnh và các huyện, thị)
|
3,00
|
1.1.5
|
Tình hình KT-XH vùng nghiên cứu (chung của
tỉnh và các huyện, thị)
|
3,00
|
1.1.6
|
Trình độ kỹ thuật, hiệu quả kinh tế của nuôi
trồng thuỷ sản, khai thác bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản (chung của tỉnh và các
huyện, thị)
|
3,00
|
1.2
|
Điều tra bổ sung
|
11,00
|
1.2.1
|
Điều tra tiềm năng và nguồn lợi thuỷ sản
|
3,00
|
1.2.2
|
Hệ thống cơ sở hạ tầng
|
3,00
|
1.2.3
|
Hệ thống dịch vụ phục vụ thuỷ sản
|
2,00
|
1.2.4
|
Điều tra phân tích hiệu quả kinh tế các mô
hình nuôi, khai thác, bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản
|
3,00
|
2
|
Chi phí tính toán số liệu
|
12,00
|
2.1
|
Đối chiếu số liệu về điều kiện tự nhiên, nguồn
lợi sinh vật và xử lý (3 người x 2)
|
6,00
|
2.2
|
Xử lý số liệu thô thành số liệu tinh về hiện
trạng thuỷ sản (3 người x 2)
|
6,00
|
3
|
Chi phí phân tích và xử lý số liệu
|
11,00
|
3.1
|
Phân tích thương mại, thị trường về khả năng
tiêu thụ sản phẩm, giá bán sản phẩm, hệ thống chợ đầu mối (thuê chuyên gia có
ký hợp đồng)
|
6,00
|
3.2
|
Xác định nguồn vốn, cơ cấu vốn (thuê chuyên
gia có ký hợp đồng)
|
5,00
|
4
|
Chi phí đi lại điều tra khảo sát
|
46,00
|
4.1
|
Phụ cấp công tác (50.000 đ/ng x 20 ngày x 4
người x 2 đợt)
|
8,00
|
4.2
|
Chi phí điều tra thực địa (thuê xe 25 ngày x
1.000.000 đ/ng)
|
25,00
|
4.3
|
Thuê phòng ngủ lưu trú: 4 người x 20 đêm x
60.000 đ/đêm x 2 đợt
|
9,60
|
4.4
|
Hợp đồng với địa phương phối hợp điều tra (2
người x 18 ngày x 50.000)
|
1,80
|
4.5
|
Chi phí khác (văn phòng phẩm, thiết kế mẫu
phiếu, in ấn phiếu câu hỏi điều tra phỏng vấn)
|
1,60
|
III
|
CHI PHÍ THIẾT KẾ QUY HOẠCH
|
122,00
|
1
|
Đánh giá các yếu tố, điều kiện phát triển
|
20,00
|
1.1
|
Chi phí xây dựng chuyên đề đánh giá tiềm năng
phát triển thuỷ sản (ao hồ nhỏ 2.00, ruộng trũng 3.00, hồ đầm nhỏ 2.00, hồ
chứa và sông suối 3.00)
|
10,00
|
1.2
|
chi phí xây dựng chuyên đê tình hình KT - XH vùng
nghiên cứu (KT-XH chung toàn tỉnh 3.00, KT-XH ngành thuỷ sản 3.00, hiệu quả
kinh tế của nghề nuôi, khai thác so với các ngành nghề khác 4.00)
|
10,00
|
2
|
Chí phí tính toán, dự báo, luận chứng định
hướng phát triển
|
50,00
|
2.1
|
Xây dựng luận chứng đưa ra quan điểm mục tiêu
và định hướng phát triển (thuê khoán chuyên gia xây dựng quan điểm và định
hướng 6.00, mục tiêu 4.00)
|
10,00
|
2.2
|
Xác định các đối tượng nuôi chủ đạo và các
phương thức nuôi (thuê khoán 2 chuyên gia xây dựng x 400)
|
8,00
|
2.3
|
Xác định các vung nuôi
(5.00), Khai thác (3.00), bảo vệ nguồn lợi vùng trọng điểm (2.00)
|
10,00
|
2.4
|
Hình thành các phương án và lựa chọn phương án
(thuê khoán 2 chuyên gia xây dựng hình thành các phương án (5.00), lựa chọn
phương án (3.00)
|
8,00
|
2.5
|
Đề xuất và lập danh mục các dự án đầu tư (khảo
sát lại và lấy ý kiến địa phương (4.00), lập danh mục các dự án (l.50), tính
toán đầu tư cho các dự án (1.50)
|
7,00
|
2.6
|
Xác định nhu cầu và cơ cấu vốn cho các phương
án
|
7,00
|
3
|
Chỉ phí nghiên cứu các giải pháp
|
52,00
|
3.1
|
Hệ thống chính sách (đê
xuất các chính sách khuyến khích phát triển về hỗ trợ giống, về khuyến ngư,
về giao và cho thuê đất mặt nước, về thuế, về tổ chức tiêu thụ sản phẩm
|
5,00
|
3.2
|
Cơ chế tài chính (nguồn vốn đầu tư nhà nước hỗ
trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng vùng nuôi, về chính sách cho vay tín dụng,
huy động đầu tư bên ngoài)
|
5,00
|
3.3
|
Nâng cấp cơ sở hạ tầng hiện có (tính toán khối
lượng cần nâng cấp xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông, hệ thống điện)
|
5,00
|
3.4
|
Các giải pháp về giống: tính toán nhu cầu
giống các loại cá truyền thống (3.00), giống kinh tế mới di nhập (l.00),
giống thuỷ đặc sản bản địa (l.00)
|
5,00
|
3.5
|
Các giải pháp về thức ăn: tính toán nhu cầu
thức ăn (2.00), đề xuất các phương án giải quyết (3.00)
|
5,00
|
3.6
|
Hệ thống khuyến ngư: đề xuất phương án củng cố
cơ sở khuyến ngư các cấp (2.50), đề xuất xây dựng các mô hình khuyến ngư
(2.50)
|
5,00
|
3.7
|
Đào tạo nhân lực: tính toán nhu cầu nhân lực
ký thuật các loại (2.00), đề xuất số lượng cần đào tạo tiến bộ và phương án
đào tạo (3.00)
|
5,00
|
3.8
|
Giải pháp đảm bảo môi trường: đánh giá hiện
trạng thôi trường có đối chiếu với tiêu chuẩn ngành (2.50), đề xuất giải pháp
để phát triển nuôi bền vững (2.50)
|
5,00
|
3.1
|
Nghiệm thu cấp cơ sở
|
3,00
|
3.1.1
|
Thù lao đại biểu (20 người x 0,05)
|
1,00
|
3.1.2
|
Thuê phương tiện đi lại, thiết bị
|
0,80
|
3.1.3
|
Thuê hội trường, phục vụ, nước uống
|
1,00
|
3.1.4
|
In ấn tài liệu
|
0,20
|
3.2
|
Nghiệm thu cấp tỉnh
|
5,00
|
3.2.1
|
Thù lao đại biếu (30 người x 0,05)
|
1,50
|
3.2.2
|
Thuê phương tiện đi lại, thiết bị
|
0,50
|
3.2.3
|
Thù lao Chủ tịch và Phó chủ tịch hội đồng
(0,15 x 2), 2 phản biện (0,30 x 2)
|
0,90
|
3.2.4
|
Thuê hội trường, phục vụ, nước uống
|
1,50
|
3.2.5
|
In ấn tài liệu (0,5)
|
0,60
|
4
|
Chi phí quản lý = 3%
|
9,00
|
|
TỔNG CỘNG
|
348,00
|