Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Nghị định 16/2005/NĐ-CP quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình

Số hiệu: 16/2005/NĐ-CP Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Phan Văn Khải
Ngày ban hành: 07/02/2005 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

CHÍNH PHỦ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 16/2005/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 07 tháng 2 năm 2005

 

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 16/2005/NĐ-CP NGÀY 07 THÁNG 02 NĂM 2005 VỀ QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Theo đề nghị của Bộ trưưởng Bộ Xây dựng,

NGHỊ ĐỊNH:

Chương 1:

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi áp dụng

Nghị định này hướng dẫn thi hành Luật Xây dựng về lập, thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình; hợp đồng trong hoạt động xây dựng; điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân lập dự án đầu tư xây dựng công trình, khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng và giám sát xây dựng công trình.

Điều 2. Phân loại dự án và quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư xây dựng công trình

1. Các dự án đầu tư xây dựng công trình (sau đây gọi chung là dự án) được phân loại như sau:

a) Theo quy mô và tính chất: dự án quan trọng quốc gia do Quốc hội thông qua chủ trương và cho phép đầu tư; các dự án còn lại được phân thành 3 nhóm A, B, C theo quy định tại Phụ lục 1 của Nghị định này;

b) Theo nguồn vốn đầu tư:

Dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước;

Dự án sử dụng vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước;

Dự án sử dụng vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước;

Dự án sử dụng vốn khác bao gồm cả vốn tư nhân hoặc sử dụng hỗn hợp nhiều nguồn vốn.

2. Việc đầu tư xây dựng công trình phải phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành, quy hoạch xây dựng, bảo đảm an ninh, an toàn xã hội và an toàn môi trường, phù hợp với các quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật khác có liên quan.

3. Ngoài quy định tại khoản 2 Điều này thì tuỳ theo nguồn vốn sử dụng cho dự án, nhà nước còn quản lý theo quy định sau đây:

a) Đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước kể cả các dự án thành phần, Nhà nước quản lý toàn bộ quá trình đầu tư xây dựng từ việc xác định chủ trương đầu tư, lập dự án, quyết định đầu tư, lập thiết kế, tổng dự toán, lựa chọn nhà thầu, thi công xây dựng đến khi nghiệm thu, bàn giao và đưa công trình vào khai thác sử dụng. Người quyết định đầu tư có trách nhiệm bố trí đủ vốn theo tiến độ thực hiện dự án, nhưng không quá 2 năm đối với dự án nhóm C, 4 năm đối với dự án nhóm B.

Các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền quyết định theo phân cấp, phù hợp với quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước;

b) Đối với dự án của doanh nghiệp sử dụng vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước và vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp Nhà nước thì Nhà nước chỉ quản lý về chủ trương và quy mô đầu tư. Doanh nghiệp có dự án tự chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện và quản lý dự án theo các quy định của Nghị định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan;

c) Đối với các dự án sử dụng vốn khác bao gồm cả vốn tư nhân, chủ đầu tư tự quyết định hình thức và nội dung quản lý dự án. Đối với các dự án sử dụng hỗn hợp nhiều nguồn vốn khác nhau thì các bên góp vốn thoả thuận về phương thức quản lý hoặc quản lý theo quy định đối với nguồn vốn có tỷ lệ % lớn nhất trong tổng mức đầu tư.

4. Đối với dự án do Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư và dự án nhóm A gồm nhiều dự án thành phần, nếu từng dự án thành phần có thể độc lập vận hành, khai thác hoặc thực hiện theo phân kỳ đầu tư được ghi trong văn bản phê duyệt Báo cáo đầu tư thì mỗi dự án thành phần được quản lý, thực hiện như một dự án độc lập.

Điều 3. Chủ đầu tư xây dựng công trình

Chủ đầu tư xây dựng công trình là người sở hữu vốn hoặc là người được giao quản lý và sử dụng vốn để đầu tư xây dựng công trình bao gồm:

1. Đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước thì chủ đầu tư xây dựng công trình do người quyết định đầu tư quyết định trước khi lập dự án đầu tư xây dựng công trình phù hợp với quy định của Luật Ngân sách Nhà nước.

2. Các dự án sử dụng vốn tín dụng thì người vay vốn là chủ đầu tư.

3. Các dự án sử dụng vốn khác thì chủ đầu tư là chủ sở hữu vốn hoặc là người đại diện theo quy định của pháp luật.

4. Đối với các dự án sử dụng vốn hỗn hợp thì chủ đầu tư do các thành viên góp vốn thoả thuận cử ra hoặc là người có tỷ lệ góp vốn cao nhất.

Chương 2:

LẬP, THẨM ĐỊNH, PHÊ DUYỆT DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

Điều 4. Lập Báo cáo đầu tư xây dựng công trình và xin phép đầu tư

1. Các dự án quan trọng quốc gia phải lập Báo cáo đầu tư xây dựng công trình để trình Quốc hội thông qua chủ trương và cho phép đầu tư; các dự án nhóm A không phân biệt nguồn vốn phải lập Báo cáo đầu tư xây dựng công trình để trình Thủ tướng Chính phủ cho phép đầu tư.

2. Nội dung Báo cáo đầu tư xây dựng công trình bao gồm:

a) Sự cần thiết phải đầu tư xây dựng công trình, các điều kiện thuận lợi và khó khăn; chế độ khai thác và sử dụng tài nguyên quốc gia nếu có;

b) Dự kiến quy mô đầu tư: công suất, diện tích xây dựng; các hạng mục công trình bao gồm công trình chính, công trình phụ và các công trình khác; dự kiến về địa điểm xây dựng công trình và nhu cầu sử dụng đất;

c) Phân tích, lựa chọn sơ bộ về công nghệ, kỹ thuật; các điều kiện cung cấp vật tư thiết bị, nguyên liệu, năng lượng, dịch vụ, hạ tầng kỹ thuật; phương án giải phóng mặt bằng, tái định cư nếu có; các ảnh hưởng của dự án đối với môi trường, sinh thái, phòng chống cháy nổ, an ninh, quốc phòng;

d) Hình thức đầu tư, xác định sơ bộ tổng mức đầu tư, thời hạn thực hiện dự án, phương án huy động vốn theo tiến độ và hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án và phân kỳ đầu tư nếu có.

3. Xin phép đầu tư xây dựng công trình

a) Chủ đầu tư có trách nhiệm gửi Báo cáo đầu tư xây dựng công trình tới Bộ quản lý ngành. Bộ quản lý ngành là cơ quan đầu mối giúp Thủ tướng Chính phủ lấy ý kiến của các bộ, ngành, địa phương liên quan, tổng hợp và đề xuất ý kiến trình Thủ tướng Chính phủ.

b) Thời hạn lấy ý kiến:

Trong vòng 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được Báo cáo đầu tư xây dựng công trình, Bộ quản lý ngành phải gửi văn bản lấy ý kiến của các Bộ, ngành, địa phương có liên quan.

Trong vòng 30 ngày làm việc kể từ khi nhận được đề nghị, cơ quan được hỏi ý kiến phải có văn bản trả lời về những nội dung thuộc phạm vi quản lý của mình. Trong vòng 7 ngày sau khi nhận được văn bản trả lời theo thời hạn trên, Bộ quản lý ngành phải lập báo cáo để trình Thủ tướng Chính phủ.

c) Báo cáo trình Thủ tướng Chính phủ bao gồm:

Tóm tắt nội dung Báo cáo đầu tư, tóm tắt ý kiến các Bộ, ngành và đề xuất ý kiến về việc cho phép đầu tư xây dựng công trình kèm theo bản gốc văn bản ý kiến của các Bộ, ngành, địa phương có liên quan.

Điều 5. Lập dự án đầu tư xây dựng công trình

1. Khi đầu tư xây dựng công trình, chủ đầu tư phải tổ chức lập dự án để làm rõ về sự cần thiết phải đầu tư và hiệu quả đầu tư xây dựng công trình, trừ những trường hợp sau đây:

a) Công trình chỉ yêu cầu lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình quy định tại khoản 1 Điều 12 của Nghị định này;

b) Các công trình xây dựng là nhà ở riêng lẻ của dân quy định tại khoản 5 Điều 35 của Luật Xây dựng.

2. Nội dung dự án bao gồm phần thuyết minh theo quy định tại Điều 6 và phần thiết kế cơ sở theo quy định tại Điều 7 của Nghị định này.

3. Đối với các dự án nhóm B chưa có trong quy hoạch kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành, quy hoạch xây dựng thì trước khi lập dự án phải có ý kiến thoả thuận bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền phê duyệt về quy hoạch.

Điều 6. Nội dung phần thuyết minh của dự án

1. Sự cần thiết và mục tiêu đầu tư; đánh giá nhu cầu thị trường, tiêu thụ sản phẩm đối với dự án sản xuất; kinh doanh hình thức đầu tư xây dựng công trình; địa điểm xây dựng, nhu cầu sử dụng đất; điều kiện cung cấp nguyên liệu, nhiên liệu và các yếu tố đầu vào khác.

2. Mô tả về quy mô và diện tích xây dựng công trình, các hạng mục công trình bao gồm công trình chính, công trình phụ và các công trình khác; phân tích lựa chọn phương án kỹ thuật, công nghệ và công suất.

3. Các giải pháp thực hiện bao gồm:

a) Phương án giải phóng mặt bằng, tái định cư và phương án hỗ trợ xây dựng hạ tầng kỹ thuật nếu có;

b) Các phương án thiết kế kiến trúc đối với công trình trong đô thị và công trình có yêu cầu kiến trúc;

c) Phương án khai thác dự án và sử dụng lao động;

d) Phân đoạn thực hiện, tiến độ thực hiện và hình thức quản lý dự án.

4. Đánh giá tác động môi trường, các giải pháp phòng, chống cháy, nổ và các yêu cầu về an ninh, quốc phòng.

5. Tổng mức đầu tư của dự án; khả năng thu xếp vốn, nguồn vốn và khả năng cấp vốn theo tiến độ; phương án hoàn trả vốn đối với dự án có yêu cầu thu hồi vốn; các chỉ tiêu tài chính và phân tích đánh giá hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội của dự án.

Điều 7. Nội dung thiết kế cơ sở của dự án

1. Nội dung phần thiết kế cơ sở của dự án phải thể hiện được giải pháp thiết kế chủ yếu, bảo đảm đủ điều kiện để xác định tổng mức đầu tư và triển khai các bước thiết kế tiếp theo, bao gồm thuyết minh và các bản vẽ.

2. Thuyết minh thiết kế cơ sở được trình bày riêng hoặc trình bày trên các bản vẽ để diễn giải thiết kế với các nội dung chủ yếu sau:

a) Tóm tắt nhiệm vụ thiết kế; giới thiệu tóm tắt mối liên hệ của công trình với quy hoạch xây dựng tại khu vực; các số liệu về điều kiện tự nhiên, tải trọng và tác động; danh mục các quy chuẩn, tiêu chuẩn được áp dụng.

b) Thuyết minh công nghệ: giới thiệu tóm tắt phương án công nghệ và sơ đồ công nghệ; danh mục thiết bị công nghệ với các thông số kỹ thuật chủ yếu liên quan đến thiết kế xây dựng.

c) Thuyết minh xây dựng:

- Khái quát về tổng mặt bằng: giới thiệu tóm tắt đặc điểm tổng mặt bằng, cao độ và toạ độ xây dựng; hệ thống hạ tầng kỹ thuật và các điểm đấu nối; diện tích sử dụng đất, diện tích xây dựng, diện tích cây xanh, mật độ xây dựng, hệ số sử dụng đất, cao độ san nền và các nội dung cần thiết khác.

- Đối với công trình xây dựng theo tuyến: giới thiệu tóm tắt đặc điểm tuyến công trình, cao độ và tọa độ xây dựng, phương án xử lý các chướng ngại vật chính trên tuyến; hành lang bảo vệ tuyến và các đặc điểm khác của công trình nếu có;

- Đối với công trình có yêu cầu kiến trúc: giới thiệu tóm tắt mối liên hệ của công trình với quy hoạch xây dựng tại khu vực và các công trình lân cận; ý tưởng của phương án thiết kế kiến trúc; màu sắc công trình; các giải pháp thiết kế phù hợp với điều kiện khí hậu, môi trường, văn hoá, xã hội tại khu vực xây dựng;

- Phần kỹ thuật: giới thiệu tóm tắt đặc điểm địa chất công trình, phương án gia cố nền, móng, các kết cấu chịu lực chính, hệ thống kỹ thuật và hạ tầng kỹ thuật của công trình, san nền, đào đắp đất; danh mục các phần mềm sử dụng trong thiết kế;

- Giới thiệu tóm tắt phương án phòng chống cháy, nổ và bảo vệ môi trường;

- Dự tính khối lượng các công tác xây dựng, thiết bị để lập tổng mức đầu tư và thời gian xây dựng công trình.

3. Các bản vẽ thiết kế cơ sở bao gồm:

a) Bản vẽ công nghệ thể hiện sơ đồ dây chuyền công nghệ với các thông số kỹ thuật chủ yếu;

b) Bản vẽ xây dựng thể hiện các giải pháp về tổng mặt bằng, kiến trúc, kết cấu, hệ thống kỹ thuật và hạ tầng kỹ thuật công trình với các kích thước và khối lượng chủ yếu, các mốc giới, toạ độ và cao độ xây dựng;

c) Bản vẽ sơ đồ hệ thống phòng chống cháy, nổ.

4. Đối với các dự án đầu tư xây dựng công trình có mục đích sản xuất kinh doanh thì tuỳ theo tính chất, nội dung của dự án có thể giảm bớt một số nội dung thiết kế cơ sở quy định tại khoản 2 Điều này nhưng phải bảo đảm yêu cầu về quy hoạch, kiến trúc, xác định được tổng mức đầu tư và tính toán được hiệu quả đầu tư của dự án.

5. Số lượng thuyết minh và các bản vẽ của thiết kế cơ sở được lập tối thiểu là 09 bộ.

Điều 8. Hồ sơ trình phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình

1. Chủ đầu tư có trách nhiệm gửi hồ sơ dự án đầu tư xây dựng công trình tới người quyết định đầu tư để phê duyệt.

2. Hồ sơ dự án đầu tư xây dựng công trình bao gồm:

a) Tờ trình phê duyệt dự án theo mẫu tại Phụ lục số 2 kèm theo Nghị định này;

b) Dự án bao gồm phần thuyết minh và thiết kế cơ sở; văn bản thẩm định của các Bộ, ngành liên quan (nếu có);

c) Văn bản cho phép đầu tư của cấp có thẩm quyền đối với các dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A.

Điều 9. Thẩm quyền thẩm định dự án đầu tư xây dựng công trình

1. Thẩm định dự án đầu tư xây dựng công trình bao gồm thẩm định phần thuyết minh và thẩm định thiết kế cơ sở của dự án.

2. Thủ tướng Chính phủ thành lập Hội đồng thẩm định nhà nước về các dự án đầu tư để tổ chức thẩm định các dự án do Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư và các dự án khác do Thủ tướng Chính phủ yêu cầu.

3. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thẩm định các dự án sử dụng vốn ngân sách thuộc quyền quyết định của mình. Các dự án khác do người có thẩm quyền quyết định đầu tư tổ chức thẩm định.

4. Thẩm quyền thẩm định thiết kế cơ sở đối với dự án nhóm A được quy định như sau:

a) Bộ Công nghiệp thẩm định thiết kế cơ sở của các dự án đầu tư xây dựng công trình hầm mỏ, dầu khí, nhà máy điện, đường dây tải điện, trạm biến áp và các công trình công nghiệp chuyên ngành;

b) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức thẩm định thiết kế cơ sở của các dự án đầu tư xây dựng công trình thuỷ lợi, đê điều;

c) Bộ Giao thông vận tải tổ chức thẩm định thiết kế cơ sở của các dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông;

d) Bộ Xây dựng tổ chức thẩm định thiết kế cơ sở của các dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp (trừ các công trình công nghiệp do Bộ Công nghiệp thẩm định) và các dự án đầu tư xây dựng công trình khác do Thủ tướng Chính phủ yêu cầu.

đ) Đối với dự án đầu tư xây dựng công trình liên quan tới nhiều chuyên ngành thì Bộ chủ trì thẩm định thiết kế cơ sở là Bộ có chức năng quản lý nhà nước về ngành có yếu tố quyết định về tính chất mục tiêu của dự án, chịu trách nhiệm lấy ý kiến của các Bộ, ngành có liên quan.

5. Thẩm quyền thẩm định thiết kế cơ sở đối với các dự án nhóm B, C của các Bộ, ngành, địa phương và các thành phần kinh tế khác xây dựng tại địa phương thực hiện theo quy định sau đây:

a) Sở Công nghiệp tổ chức thẩm định thiết kế cơ sở của các dự án đầu tư xây dựng công trình hầm mỏ, dầu khí, nhà máy điện, đường dây tải điện, trạm biến áp và các công trình công nghiệp chuyên ngành;

b) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức thẩm định thiết kế cơ sở của các dự án đầu tư xây dựng công trình thuỷ lợi, đê điều;

c) Sở Giao thông vận tải tổ chức thẩm định thiết kế cơ sở của các dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông;

d) Sở Xây dựng thẩm định thiết kế cơ sở của các dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp (trừ các công trình công nghiệp do Sở Công nghiệp tổ chức thẩm định) và các dự án đầu tư xây dựng công trình khác do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh yêu cầu.

đ) Trường hợp dự án đầu tư xây dựng công trình liên quan tới nhiều chuyên ngành thì Sở chủ trì thẩm định thiết kế cơ sở là Sở có chức năng quản lý nhà nước về ngành có yếu tố quyết định tính chất, mục tiêu của dự án, chịu trách nhiệm lấy ý kiến của các Sở liên quan.

6. Đối với thiết kế cơ sở của các dự án nhóm B, C có công trình xây dựng theo tuyến qua nhiều địa phương do Bộ được quy định tại khoản 4 Điều này tổ chức thẩm định và có trách nhiệm lấy ý kiến của các Sở liên quan về quy hoạch xây dựng, tác động môi trường nơi có công trình xây dựng.

7. Việc thẩm định các dự án đầu tư xây dựng công trình có yêu cầu bí mật an ninh, quốc phòng thực hiện theo quy định của Chính phủ.

8. Chủ đầu tư có trách nhiệm gửi hồ sơ dự án đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại khoản 4, 5, 6 Điều này để lấy ý kiến thẩm định thiết kế cơ sở. Thời gian thẩm định thiết kế cơ sở không quá 30 ngày làm việc đối với các dự án nhóm A, 15 ngày làm việc đối với các dự án nhóm B và 10 ngày làm việc với các dự án nhóm C, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

9. Thời gian thẩm định dự án, kể cả thời gian thẩm định thiết kế cơ sở, không quá: 60 ngày làm việc đối với các dự án nhóm A; 30 ngày làm việc với các dự án B, 20 ngày làm việc với các dự án nhóm C, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trường hợp đặc biệt, thời gian thẩm định dự án có thể dài hơn nhưng phải được người quyết định đầu tư cho phép.

10. Lệ phí thẩm định dự án, thiết kế cơ sở do Bộ Tài chính quy định sau khi thống nhất với Bộ Xây dựng.

Điều 10. Nội dung thẩm định dự án đầu tư xây dựng công trình

1. Sự phù hợp của dự án với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển ngành, quy hoạch xây dựng; trường hợp chưa có các quy hoạch trên thì phải có ý kiến thoả thuận của cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực đó.

2. Nội dung thuyết minh của dự án thực hiện theo quy định tại Điều 6 của Nghị định này.

3. Sự phù hợp với Báo cáo đầu tư xây dựng công trình đã được Quốc hội hoặc Thủ tướng Chính phủ cho phép đầu tư đối với dự án phải lập Báo cáo đầu tư xây dựng công trình.

4. Sự phù hợp của thiết kế cơ sở về quy hoạch xây dựng, quy mô xây dựng, công nghệ, công suất thiết kế, cấp công trình; các số liệu sử dụng trong thiết kế, các quy chuẩn, tiêu chuẩn áp dụng; các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật so với yêu cầu của dự án.

5. Sự phù hợp của thiết kế cơ sở với phương án kiến trúc đã được lựa chọn thông qua thi tuyển đối với trường hợp có thi tuyển phương án kiến trúc.

6. Sự hợp lý của các giải pháp thiết kế trong thiết kế cơ sở.

7. Điều kiện năng lực hoạt động của tổ chức tư vấn, năng lực hành nghề của cá nhân lập dự án và thiết kế cơ sở theo quy định.

Điều 11. Thẩm quyền quyết định đầu tư xây dựng công trình

1. Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư các dự án đã được Quốc hội thông qua chủ trương và cho phép đầu tư.

2. Đối với các dự án khác sử dụng vốn ngân sách nhà nước:

a) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan quản lý tài chính của Đảng, cơ quan Trung ương của tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định đầu tư các dự án nhóm A, B, C.

Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh được uỷ quyền hoặc phân cấp quyết định đầu tư đối với các dự án nhóm B, C cho cơ quan cấp dưới trực tiếp;

b) Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện, cấp xã được quyết định đầu tư các dự án trong phạm vi ngân sách của địa phương sau khi thông qua Hội đồng nhân dân cùng cấp;

c) Tùy theo điều kiện cụ thể của từng địa phương, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể cho Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện được quyết định đầu tư các dự án thuộc ngân sách địa phương có mức vốn đầu tư không lớn hơn 5 tỷ đồng và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã không lớn hơn 3 tỷ đồng. Đối với các thành phố trực thuộc Trung ương, việc phân cấp theo quy định riêng được Thủ tướng Chính phủ cho phép.

3. Các dự án sử dụng vốn khác, vốn hỗn hợp chủ đầu tư tự quyết định đầu tư và chịu trách nhiệm.

4. Người có thẩm quyền quyết định đầu tư chỉ được quyết định đầu tư khi đã có kết quả thẩm định dự án. Riêng đối với các dự án sử dụng vốn tín dụng, tổ chức cho vay vốn thẩm định phương án tài chính và phương án trả nợ để chấp thuận cho vay hoặc không cho vay trước khi người có thẩm quyền quyết định đầu tư.

5. Nội dung quyết định đầu tư xây dựng công trình theo mẫu tại Phụ lục số 3 của Nghị định này.

Điều 12. Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình

1. Khi đầu tư xây dựng các công trình sau đây, chủ đầu tư không phải lập dự án mà chỉ lập Báo cáo kinh tế- kỹ thuật xây dựng công trình để trình người quyết định đầu tư phê duyệt:

a) Công trình xây dựng cho mục đích tôn giáo;

b) Công trình cải tạo, sửa chữa, nâng cấp, xây dựng mới trụ sở cơ quan có tổng mức đầu tư dưới 3 tỷ đồng;

c) Các dự án hạ tầng xã hội có tổng mức đầu tư dưới 7 tỷ đồng sử dụng vốn ngân sách không nhằm mục đích kinh doanh, phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch xây dựng và đã có chủ trương đầu tư hoặc đã được bố trí trong kế hoạch đầu tư hàng năm.

2. Nội dung của Báo cáo kinh tế- kỹ thuật xây dựng công trình thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 35 của Luật Xây dựng.

3. Người có thẩm quyền quyết định đầu tư quy định tại Điều 11 của Nghị định này có trách nhiệm tổ chức thẩm định Báo cáo kinh tế- kỹ thuật xây dựng công trình và quyết định đầu tư.

4. Các công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước có tổng mức đầu tư từ 500 triệu đồng trở lên thì thiết kế bản vẽ thi công trong Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình do các Sở quy định tại khoản 5 Điều 9 của Nghị định này tổ chức thẩm định. Đối với các công trình còn lại, việc thẩm định thiết kế bản vẽ thi công trong Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình do chủ đầu tư tự tổ chức thẩm định và báo cáo người quyết định đầu tư trước khi phê duyệt.

Điều 13. Điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng công trình

1. Dự án đầu tư xây dựng công trình đã được quyết định đầu tư chỉ được điều chỉnh khi có một trong các trường hợp sau đây:

a) Xuất hiện các yếu tố bất khả kháng do thiên tai như động đất, bão, lũ, lụt, lốc, sóng thần, lở đất; chiến tranh hoặc có nguy cơ xảy ra chiến tranh;

b) Do biến động bất thường của giá nguyên vật liệu, do thay đổi tỷ giá hối đoái đối với phần vốn có sử dụng ngoại tệ hoặc do Nhà nước ban hành các chế độ, chính sách mới có quy định được thay đổi mặt bằng giá đầu tư xây dựng công trình;

c) Do người quyết định đầu tư hoặc chủ đầu tư thay đổi khi thấy xuất hiện những yếu tố mới đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao hơn cho dự án;

d) Khi quy hoạch xây dựng đã được duyệt thay đổi có ảnh hưởng trực tiếp đến dự án.

2. Khi điều chỉnh dự án không làm thay đổi quy mô, mục tiêu đầu tư và không vượt tổng mức đầu tư đã được phê duyệt thì chủ đầu tư được phép tự điều chỉnh dự án. Trường hợp điều chỉnh dự án làm thay đổi thiết kế cơ sở về kiến trúc, quy hoạch, quy mô, mục tiêu đầu tư ban đầu hoặc vượt tổng mức đầu tư đã được phê duyệt thì chủ đầu tư phải trình người quyết định đầu tư xem xét, quyết định. Những nội dung thay đổi phải được thẩm định lại.

3. Người quyết định điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng công trình phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.

Chương 3:

THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

MỤC 1: THIẾT KẾ, DỰ TOÁN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

Điều 14. Các bước thiết kế xây dựng công trình

1. Dự án đầu tư xây dựng công trình có thể gồm một hoặc nhiều loại công trình với một hoặc nhiều cấp công trình khác nhau theo quy định tại Nghị định quản lý chất lượng công trình xây dựng. Tuỳ theo quy mô, tính chất của công trình xây dựng, việc thiết kế xây dựng công trình có thể được thực hiện theo một bước, hai bước hoặc ba bước như sau:

a) Thiết kế một bước là thiết kế bản vẽ thi công áp dụng đối với công trình chỉ lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình được quy định tại khoản 1 Điều 12 của Nghị định này;

b) Thiết kế hai bước bao gồm bước thiết kế cơ sở và thiết kế bản vẽ thi công áp dụng đối với công trình quy định phải lập dự án trừ các công trình được quy định tại điểm a và c của khoản này;

c) Thiết kế ba bước bao gồm bước thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật và thiết kế bản vẽ thi công áp dụng đối với công trình quy định phải lập dự án và có quy mô là cấp đặc biệt, cấp I và công trình cấp II có kỹ thuật phức tạp do người quyết định đầu tư quyết định.

Trường hợp thực hiện thiết kế hai bước hoặc ba bước thì các bước thiết kế tiếp theo phải phù hợp với bước thiết kế trước đã được phê duyệt.

2. Đối với những công trình đơn giản như hàng rào, lớp học, trường học, nhà ở thì có thể sử dụng thiết kế mẫu, thiết kế điển hình do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành để triển khai thiết kế bản vẽ thi công.

3. Thiết kế xây dựng phải tuân thủ các quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và phải được thể hiện trên các bản vẽ theo quy định. Thiết kế phải thể hiện được các khối lượng công tác xây dựng chủ yếu để làm cơ sở xác định chi phí xây dựng công trình.

Điều 15. Hồ sơ thiết kế, dự toán xây dựng công trình

1. Tài liệu làm căn cứ để thiết kế:

a) Các tài liệu về khảo sát xây dựng, khí tượng thuỷ văn và các văn bản pháp lý có liên quan;

b) Thiết kế cơ sở;

c) Danh mục quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng được áp dụng;

d) Các quy định về kiến trúc, quy hoạch xây dựng.

2. Tài liệu thiết kế được lập cho từng công trình bao gồm thuyết minh, các bản vẽ thiết kế, dự toán xây dựng công trình; biên bản nghiệm thu thiết kế, khảo sát; báo cáo thẩm tra thiết kế, thẩm tra dự toán nếu có.

3. Tổ chức, cá nhân thiết kế phải bàn giao hồ sơ thiết kế xây dựng công trình với số lượng đủ đảm bảo phục vụ thi công xây dựng công trình, yêu cầu quản lý và lưu trữ nhưng không ít hơn 7 bộ đối với thiết kế kỹ thuật và 8 bộ đối với thiết kế bản vẽ thi công.

4. Hồ sơ thiết kế xây dựng công trình phải được lưu trữ theo quy định của pháp luật về lưu trữ. Bộ Xây dựng quy định cụ thể về lưu trữ hồ sơ thiết kế.

Điều 16. Thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán, tổng dự toán xây dựng công trình

1. Thẩm định, phê duyệt:

a) Chủ đầu tư tự tổ chức việc thẩm định, phê duyệt thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, dự toán, tổng dự toán đối với những công trình xây dựng phải lập dự án;

b) Thiết kế bản vẽ thi công và dự toán của hạng mục, công trình trước khi đưa ra thi công phải được thẩm định, phê duyệt.

2. Nội dung thẩm định thiết kế:

a) Sự phù hợp với các bước thiết kế trước đã được phê duyệt;

b) Sự tuân thủ các tiêu chuẩn xây dựng được áp dụng;

c) Đánh giá mức độ an toàn công trình;

d) Sự hợp lý của việc lựa chọn dây chuyền và thiết bị công nghệ, nếu có;

đ) Bảo vệ môi trường; phòng, chống cháy, nổ;

3. Nội dung thẩm định dự toán, tổng dự toán xây dựng công trình gồm:

a) Sự phù hợp giữa khối lượng thiết kế và khối lượng dự toán;

b) Tính đúng đắn của việc áp dụng các định mức kinh tế - kỹ thuật, định mức chi phí, đơn giá; việc vận dụng định mức, đơn giá, các chế độ, chính sách có liên quan và các khoản mục chi phí trong dự toán theo quy định;

c) Xác định giá trị dự toán, tổng dự toán xây dựng công trình.

4. Trường hợp chủ đầu tư không đủ điều kiện năng lực thẩm định thì được phép thuê các tổ chức, cá nhân tư vấn có đủ điều kiện năng lực để thẩm tra thiết kế, dự toán công trình làm cơ sở cho việc phê duyệt. Tuỳ theo yêu cầu của chủ đầu tư, việc thẩm tra thiết kế, dự toán, tổng dự toán có thể thực hiện đối với toàn bộ hoặc một phần các nội dung quy định tại khoản 2 và khoản 3 của Điều này.

5. Chi phí thẩm định, thẩm tra thiết kế, dự toán, tổng dự toán xây dựng công trình do Bộ Xây dựng hướng dẫn và được tính vào tổng mức đầu tư, tổng dự toán xây dựng công trình.

MỤC 2: GIẤY PHÉP XÂY DỰNG

Điều 17. Giấy phép xây dựng công trình

1. Trước khi khởi công xây dựng công trình, chủ đầu tư phải có giấy phép xây dựng, trừ trường hợp xây dựng các công trình sau đây:

a) Công trình thuộc bí mật Nhà nước, công trình xây dựng theo lệnh khẩn cấp, công trình tạm phục vụ xây dựng công trình chính;

b) Công trình xây dựng theo tuyến không đi qua đô thị nhưng phù hợp với quy hoạch xây dựng được duyệt thuộc dự án đầu tư xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;

c) Công trình xây dựng thuộc dự án khu đô thị, khu công nghiệp, khu nhà ở có quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;

d) Các công trình sửa chữa, cải tạo, lắp đặt thiết bị bên trong không làm thay đổi kiến trúc, kết cấu chịu lực và an toàn của công trình;

đ) Công trình hạ tầng kỹ thuật quy mô nhỏ thuộc các xã vùng sâu, vùng xa;

e) Nhà ở riêng lẻ tại vùng sâu, vùng xa không thuộc đô thị; điểm dân cư nông thôn chưa có quy hoạch xây dựng được duyệt.

2. Việc xây dựng công trình, nhà ở riêng lẻ trong vùng đã công bố quy hoạch xây dựng được duyệt nhưng chưa thực hiện thì chỉ được cấp giấy phép xây dựng tạm có thời hạn theo thời hạn thực hiện quy hoạch.

3. Điều kiện cấp phép xây dựng công trình trong đô thị thực hiện theo quy định tại Điều 65 của Luật Xây dựng. Quyền và nghĩa vụ của người xin cấp phép xây dựng thực hiện theo quy định tại Điều 68 của Luật Xây dựng.

4. Giấy phép xây dựng theo mẫu quy định tại Phụ lục số 6 của Nghị định này.

Điều 18. Hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng công trình và nhà ở đô thị

Hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng gồm:

1. Đơn xin cấp giấy phép xây dựng theo mẫu tại Phụ lục 4 kèm theo Nghị định này. Trường hợp xin cấp giấy phép xây dựng tạm có thời hạn thì trong đơn xin cấp giấy phép xây dựng còn phải có cam kết tự phá dỡ công trình khi Nhà nước thực hiện giải phóng mặt bằng.

2. Bản sao một trong những giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai có công chứng.

3. Bản vẽ thiết kế thể hiện được vị trí mặt bằng, mặt cắt, mặt đứng điển hình; mặt bằng móng của công trình; sơ đồ vị trí hoặc tuyến công trình; sơ đồ hệ thống và điểm đấu nối kỹ thuật cấp điện, cấp nước, thoát nước; ảnh chụp hiện trạng (đối với công trình sửa chữa, cải tạo yêu cầu phải có giấy phép xây dựng).

Điều 19. Hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng nhà ở nông thôn

Hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng nhà ở nông thôn gồm:

1. Đơn xin cấp giấy phép xây dựng theo mẫu tại Phụ lục 5 kèm theo Nghị định này.

2. Bản sao một trong những giấy tờ về quyền sử dụng đất có chứng nhận của Uỷ ban nhân dân xã.

3. Sơ đồ mặt bằng xây dựng công trình trên lô đất và các công trình liền kề nếu có do chủ nhà ở đó tự vẽ.

Điều 20. Tiếp nhận hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng

1. Cơ quan cấp giấy phép xây dựng có nhiệm vụ tiếp nhận hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ theo quy định tại Điều 18 và Điều 19 của Nghị định này.

2. Khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan cấp giấy phép xây dựng phải có giấy biên nhận trong đó hẹn ngày nhận kết quả. Giấy biên nhận được lập thành 02 bản, một bản giao cho người xin cấp giấy phép xây dựng và một bản lưu tại cơ quan cấp giấy phép xây dựng.

3. Trường hợp hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng chưa đầy đủ, cơ quan cấp giấy phép xây dựng giải thích, hướng dẫn cho người xin cấp giấy phép xây dựng bổ sung hồ sơ theo đúng quy định. Thời gian hoàn chỉnh hồ sơ không tính vào thời hạn cấp giấy phép xây dựng.

Điều 21. Thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng

1. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh uỷ quyền cho Giám đốc Sở Xây dựng cấp giấy phép xây dựng đối với các công trình xây dựng cấp đặc biệt, cấp I theo phân cấp công trình tại Nghị định quản lý chất lượng công trình xây dựng; công trình tôn giáo; công trình di tích lịch sử - văn hoá; công trình tượng đài, quảng cáo, tranh hoành tráng thuộc địa giới hành chính do mình quản lý; những công trình trên các tuyến, trục đường phố chính đô thị do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh đó quy định.

2. Uỷ ban nhân dân cấp huyện cấp giấy phép xây dựng các công trình còn lại và nhà ở riêng lẻ ở đô thị thuộc địa giới hành chính do huyện quản lý, trừ các công trình quy định tại khoản 1 Điều này.

3. Uỷ ban nhân dân xã cấp giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ ở những điểm dân cư nông thôn đã có quy hoạch xây dựng được duyệt thuộc địa giới hành chính do xã quản lý theo quy định của Uỷ ban nhân dân huyện.

Điều 22. Trách nhiệm của cơ quan cấp giấy phép xây dựng

1. Niêm yết công khai điều kiện, trình tự và các thủ tục cấp giấy phép xây dựng tại trụ sở cơ quan cấp giấy phép xây dựng.

2. Cung cấp bằng văn bản thông tin liên quan đến cấp giấy phép xây dựng khi có yêu cầu của người xin cấp giấy phép xây dựng. Thời hạn cung cấp thông tin chậm nhất là 7 ngày làm việc, kể từ khi được yêu cầu.

3. Khi cần làm rõ thông tin liên quan đến các cơ quan khác để phục vụ việc cấp giấy phép xây dựng mà không thuộc trách nhiệm của người xin cấp giấy phép xây dựng, thì cơ quan cấp giấy phép xây dựng có trách nhiệm lấy ý kiến các cơ quan có liên quan để làm rõ và xử lý.

Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ khi nhận được công văn xin ý kiến, các tổ chức được hỏi ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản cho cơ quan cấp giấy phép xây dựng. Quá thời hạn trên nếu không có văn bản trả lời thì coi như đã đồng ý và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hậu quả xảy ra do việc không trả lời hoặc trả lời chậm trễ.

4. Giấy phép xây dựng được cấp trong thời hạn không quá 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Đối với nhà ở riêng lẻ thì thời hạn cấp giấy phép xây dựng không quá 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

5. Người có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và bồi thường thiệt hại do việc cấp giấy phép sai hoặc cấp giấy phép chậm. Trường hợp do cấp phép chậm mà người xin phép xây dựng khởi công công trình thì người có thẩm quyền cấp Giấy phép xây dựng phải bồi thường thiệt hại cho người xin phép xây dựng khi công trình xây dựng bị đình chỉ xử phạt hành chính hoặc không phù hợp với quy hoạch xây dựng, bị buộc phải dỡ bỏ.

6. Kiểm tra việc thực hiện xây dựng theo giấy phép. Cơ quan cấp giấy phép xây dựng đình chỉ xây dựng khi phát hiện có vi phạm. Trường hợp đã có quyết định đình chỉ xây dựng mà người được cấp giấy phép xây dựng vẫn tiếp tục vi phạm thì thu hồi giấy phép xây dựng và chuyển cho cấp có thẩm quyền xử lý.

7. Thông báo cho cơ quan có thẩm quyền không cung cấp các dịch vụ điện, nước, đình chỉ các hoạt động kinh doanh, dịch vụ đối với công trình xây dựng sai quy hoạch, xây dựng không có giấy phép hoặc công trình xây dựng không đúng với giấy phép xây dựng được cấp.

8. Giải quyết các khiếu nại, tố cáo về việc cấp giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật.

9. Thu lệ phí cấp giấy phép xây dựng theo quy định.

10. Cơ quan cấp giấy phép xây dựng không được chỉ định tổ chức, cá nhân thiết kế hoặc lập các đơn vị thiết kế trực thuộc để thực hiện thiết kế cho người xin cấp giấy phép xây dựng.

Điều 23. Gia hạn giấy phép xây dựng

1. Trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày được cấp giấy phép xây dựng mà công trình chưa khởi công thì người xin cấp giấy phép xây dựng phải xin gia hạn giấy phép xây dựng.

2. Hồ sơ xin gia hạn giấy phép xây dựng bao gồm:

a) Đơn xin gia hạn giấy phép xây dựng;

b) Bản chính giấy phép xây dựng đã được cấp.

3. Thời gian xét cấp gia hạn giấy phép xây dựng chậm nhất là 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

4. Cơ quan cấp giấy phép xây dựng là cơ quan gia hạn giấy phép xây dựng.

MỤC 3: LỰA CHỌN NHÀ THẦU TRONG HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG

Điều 24. Nguyên tắc lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng

1. Việc lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng nhằm chọn được nhà thầu có đủ điều kiện năng lực để cung cấp sản phẩm, dịch vụ xây dựng phù hợp, có giá dự thầu hợp lý, đáp ứng được yêu cầu của chủ đầu tư và các mục tiêu của dự án.

2. Việc lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng được thực hiện theo hai giai đoạn như sau:

a) Giai đoạn sơ tuyển lựa chọn nhà thầu.

Việc sơ tuyển nhằm lựa chọn các nhà thầu có đủ điều kiện năng lực phù hợp với yêu cầu của gói thầu để tham dự đấu thầu ở giai đoạn sau.

Tuỳ theo quy mô, tính chất gói thầu, chủ đầu tư thông báo mời thầu trên các phương tiện thông tin đại chúng hoặc gửi thư mời thầu. Chủ đầu tư có trách nhiệm cung cấp cho các nhà thầu tham dự hồ sơ mời dự thầu bao gồm các thông tin sơ bộ về gói thầu, bảng các câu hỏi nêu tại Phụ lục số 7 và các nội dung chính của hồ sơ mời dự thầu theo quy định tại khoản 1 Điều 25 của Nghị định này. Hồ sơ mời dự thầu có thể được bán hoặc cung cấp miễn phí cho nhà thầu. Nhà thầu tham dự sơ tuyển phải nộp hồ sơ dự thầu kèm theo bảo lãnh dự thầu nhằm bảo đảm nhà thầu đã qua giai đoạn sơ tuyển phải tham dự đấu thầu. Mức bảo lãnh dự thầu do chủ đầu tư quyết định nhưng không vượt quá 1% giá gói thầu.

Chủ đầu tư xem xét, đánh giá năng lực của các nhà thầu dự sơ tuyển để loại bỏ những nhà thầu không đủ điều kiện năng lực theo yêu cầu trong hồ sơ mời dự thầu.

b) Giai đoạn đấu thầu:

Chủ đầu tư cung cấp hồ sơ mời đấu thầu cho các nhà thầu được lựa chọn vào giai đoạn đấu thầu. Hồ sơ mời đấu thầu có thể được bán hoặc cung cấp miễn phí cho nhà thầu. Nhà thầu tham dự đấu thầu phải nộp hồ sơ đấu thầu kèm theo bảo lãnh đấu thầu nhằm đảm bảo nhà thầu đàm phán ký kết hợp đồng sau khi được tuyên bố trúng thầu. Mức bảo lãnh đấu thầu do chủ đầu tư quyết định nhưng không vượt quá 3% giá gói thầu.

3. Tuỳ theo quy mô, tính chất và yêu cầu của gói thầu, bên mời thầu có thể thực hiện kết hợp hai giai đoạn nêu trên hoặc chỉ thực hiện giai đoạn đấu thầu khi lựa chọn nhà thầu.

4. Nguyên tắc đánh giá, lựa chọn nhà thầu.

a) Trong giai đoạn sơ tuyển, bên mời thầu kiểm tra sự đáp ứng của nhà thầu đối với các yêu cầu của gói thầu và sử dụng phương pháp chấm điểm để đánh giá năng lực về kinh nghiệm, kỹ thuật và khả năng tài chính của nhà thầu tham dự;

b) Trong giai đoạn đấu thầu, bên mời thầu xem xét khả năng cung cấp các sản phẩm, dịch vụ của nhà thầu trên cơ sở đánh giá đồng thời các tiêu chí như tiến độ thực hiện, giá dự thầu và tiêu chuẩn của sản phẩm, dịch vụ, các điều kiện hợp đồng và các điều kiện khác do nhà thầu đề xuất nhằm đạt được mục tiêu đầu tư và hiệu quả của dự án. Nhà thầu được lựa chọn là nhà thầu có giá dự thầu hợp lý và mang lại hiệu quả cao nhất cho dự án.

5. Việc lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng đối với các dự án đầu tư xây dựng công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn tín dụng do nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước phải thực hiện theo các quy định của Nghị định này và của các văn bản pháp luật về đấu thầu có liên quan.

Điều 25. Yêu cầu chung đối với hồ sơ mời dự thầu, hồ sơ mời đấu thầu, hồ sơ dự thầu và hồ sơ đấu thầu

1. Hồ sơ mời dự thầu bao gồm các nội dung chính sau:

a) Thông tin về gói thầu: phạm vi công việc; quy mô, tính chất của gói thầu; loại, cấp công trình; nguồn vốn đầu tư; địa điểm xây dựng công trình;

b) Các câu hỏi về năng lực, kinh nghiệm đối với nhà thầu quy định tại Phụ lục số 7 kèm theo Nghị định này;

c) Các chỉ dẫn cần thiết cho nhà thầu;

d) Yêu cầu về bảo lãnh dự thầu.

2. Hồ sơ mời đấu thầu bao gồm các nội dung chủ yếu sau:

a) Các thông tin về thiết kế bao gồm các bản vẽ và thuyết minh nếu có, tiến độ và các điều kiện của chủ đầu tư;

b) Các điều kiện chung và điều kiện cụ thể của hợp đồng do bên mời thầu đưa ra áp dụng đối với gói thầu;

c) Yêu cầu hoặc chỉ dẫn nếu có của bên mời thầu đối với nhà thầu về hồ sơ đấu thầu;

d) Yêu cầu về bảo lãnh đấu thầu.

Trường hợp không thực hiện giai đoạn sơ tuyển thì nội dung hồ sơ mời đấu thầu còn phải có các yêu cầu về năng lực nhà thầu.

3. Hồ sơ dự thầu bao gồm các nội dung chủ yếu sau:

a) Đơn dự thầu theo mẫu quy định;

b) Bảo lãnh dự thầu;

c) Tài liệu chứng minh năng lực nhà thầu theo yêu cầu của hồ sơ mời dự thầu được thể hiện bằng các biểu mẫu.

4. Hồ sơ đấu thầu bao gồm các nội dung chủ yếu sau:

a) Các bản vẽ, giải pháp thực hiện, biện pháp kỹ thuật và tiến độ thực hiện;

b) Bảng tính tiên lượng và giá dự thầu;

c) Các đề xuất kỹ thuật nếu có; đề nghị sửa đổi, bổ sung đối với các điều kiện chung, điều kiện cụ thể của hợp đồng áp dụng cho gói thầu do bên mời thầu đưa ra;

d) Bảo lãnh đấu thầu.

Điều 26. Thi tuyển thiết kế kiến trúc công trình xây dựng

1. Các công trình xây dựng sau đây phải được tổ chức thi tuyển thiết kế kiến trúc:

a) Trụ sở cơ quan nhà nước từ cấp huyện trở lên;

b) Các công trình văn hoá, thể thao và các công trình công cộng khác có quy mô cấp I, cấp đặc biệt;

c) Các công trình có kiến trúc đặc thù trong đô thị lớn như tượng đài, cầu vượt sông, cầu cạn có quy mô lớn, trung tâm phát thanh, truyền hình, nhà ga đường sắt trung tâm, nhà ga cảng hàng không quốc tế, các công trình là biểu tượng về truyền thống văn hóa, lịch sử của địa phương.

2. Người quyết định đầu tư quyết định việc tổ chức thi tuyển thiết kế kiến trúc công trình. Tuỳ theo quy mô công trình, điều kiện thời gian, khả năng tài chính và các điều kiện khác, chủ đầu tư có thể tổ chức thi tuyển trong nước hoặc quốc tế. Phương thức lựa chọn thông qua hội đồng thi tuyển hoặc trưng cầu ý kiến của nhân dân.

3. Việc thi tuyển thiết kế kiến trúc được thực hiện theo hồ sơ mời thi tuyển của chủ đầu tư. Nội dung hồ sơ mời thi tuyển phải nêu rõ:

a) Mục đích, yêu cầu của việc thi tuyển; địa điểm xây dựng công trình; nhiệm vụ thiết kế, yêu cầu kiến trúc đối với công trình xây dựng và hướng dẫn việc thi tuyển;

b) Giải thưởng, trách nhiệm và quyền lợi của các đối tượng tham gia thi tuyển;

c) Các quy định khác có liên quan.

4. Tác giả của phương án thiết kế kiến trúc đã lựa chọn được bảo đảm quyền tác giả, được thực hiện lập dự án và các bước thiết kế tiếp theo khi có đủ điều kiện năng lực, nếu không đủ điều kiện năng lực thì có thể liên danh với các tổ chức tư vấn thiết kế có đủ điều kiện năng lực để thực hiện. Trường hợp tác giả được lựa chọn từ chối thực hiện các bước thiết kế tiếp theo thì chủ đầu tư sẽ tiến hành lựa chọn nhà thầu thiết kế phù hợp để thực hiện.

5. Ngoài các công trình bắt buộc phải thi tuyển kiến trúc quy định tại khoản 1 Điều này thì khuyến khích thi tuyển đối với các công trình có yêu cầu về kiến trúc.

6. Bộ Xây dựng hướng dẫn việc thi tuyển thiết kế kiến trúc xây dựng công trình.

Điều 27. Lựa chọn nhà thầu tư vấn xây dựng công trình

1. Hồ sơ mời đấu thầu tư vấn ngoài các câu hỏi về năng lực, kinh nghiệm quy định tại phụ lục số 7 kèm theo Nghị định này còn phải có yêu cầu về danh sách chuyên gia cùng với bản chào giá, tiến độ và các đề xuất khác nếu có.

2. Hồ sơ mời đấu thầu tư vấn phải đáp ứng các yêu cầu quy định của hồ sơ mời thầu tư vấn do bên mời thầu đề ra. Nhà thầu tư vấn không phải nộp bảo lãnh thực hiện hợp đồng nhưng phải có bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp theo quy định.

3. Nhà thầu có hồ sơ đấu thầu đạt số điểm năng lực cao nhất theo quy định được mời đàm phán giá và các điều kiện khác để ký kết hợp đồng. Trường hợp đàm phán không thành công thì bên mời thầu mời nhà thầu có số điểm năng lực cao liền kề đến để đàm phán ký kết hợp đồng.

4. Việc lựa chọn tổng thầu thiết kế xây dựng công trình để thực hiện toàn bộ công việc thiết kế xây dựng công trình được thực hiện như sau:

a) Đối với hồ sơ mời đấu thầu: ngoài quy định tại khoản 1 Điều này thì hồ sơ mời đấu thầu phải có nội dung yêu cầu tổng thầu thiết kế cung cấp danh sách các thầu phụ và loại công việc do nhà thầu phụ thực hiện. Trường hợp liên danh để làm tổng thầu thì phải có văn bản thoả thuận liên danh trong đó dự kiến trách nhiệm, công việc của từng thành viên liên danh và người đứng đầu liên danh;

b) Đối với hồ sơ đấu thầu: ngoài việc đáp ứng các yêu cầu quy định tại khoản 2 của Điều này thì còn phải đáp ứng quy định tại điểm a khoản này;

c) Việc đánh giá, lựa chọn tổng thầu thiết kế thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều này.

Điều 28. Lựa chọn nhà thầu thi công xây dựng công trình

1. Việc lựa chọn nhà thầu thi công xây dựng công trình thực hiện theo quy định tại Điều 24 của Nghị định này.

2. Trường hợp nếu có ít hơn 5 nhà thầu tham dự sơ tuyển, bên mời thầu có thể mời các nhà thầu này tham dự đấu thầu ngay và kết hợp đánh giá giai đoạn sơ tuyển, giai đoạn đấu thầu để giảm thiểu thời gian lựa chọn nhà thầu.

3. Khi có yêu cầu đặc biệt về thời gian thực hiện dự án, bên mời thầu biết rõ chỉ có một số nhà thầu đủ năng lực thực hiện gói thầu thì có thể mời trực tiếp các nhà thầu này tham dự ngay giai đoạn đấu thầu.

Trường hợp mời trực tiếp một nhà thầu có đủ năng lực thực hiện gói thầu thì bên mời thầu phải đưa ra các yêu cầu đối với gói thầu để nhà thầu đề xuất giá, tiến độ và các giải pháp thực hiện gói thầu. Nếu đề xuất của nhà thầu được chấp thuận thì bên mời thầu tổ chức đàm phán, ký kết hợp đồng.

4. Đánh giá, lựa chọn nhà thầu trúng thầu:

Nhà thầu trúng thầu là nhà thầu được đánh giá đạt yêu cầu về kỹ thuật theo quy định có giá dự thầu hợp lý và đem lại hiệu quả cao nhất cho dự án.

5. Trường hợp nhà thầu là liên danh thì hồ sơ dự thầu ở giai đoạn sơ tuyển phải kê khai năng lực từng nhà thầu trong liên danh về kinh nghiệm, tài chính và điều kiện kỹ thuật bao gồm: nhân lực, thiết bị thi công huy động cho gói thầu và văn bản thoả thuận liên danh trong đó phân chia khối lượng công việc, trách nhiệm từng thành viên và nhà thầu đứng đầu liên danh.

6. Việc đấu thầu lựa chọn tổng thầu thi công xây dựng công trình để thực hiện toàn bộ công việc thi công xây dựng công trình. Hồ sơ mời dự thầu ngoài các quy định tại khoản 1 Điều 25 phải yêu cầu tổng thầu kê khai danh sách và năng lực các nhà thầu phụ dự kiến.

Tổng thầu được toàn quyền lựa chọn thầu phụ có năng lực phù hợp, đáp ứng yêu cầu của gói thầu và được chủ đầu tư thoả thuận.

Điều 29. Lựa chọn tổng thầu thiết kế, cung ứng vật tư thiết bị, thi công xây dựng công trình (tổng thầu EPC)

1. Tuỳ theo tính chất, quy mô của gói thầu, việc lựa chọn tổng thầu EPC có thể thực hiện theo quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 28 của Nghị định này.

2. Hồ sơ mời đấu thầu ngoài các quy định tại khoản 2 Điều 25 của Nghị định này còn phải nêu rõ các yêu cầu, chỉ dẫn của bên mời thầu đối với gói thầu về thiết kế, cung ứng vật tư thiết bị, tổ chức thi công xây dựng, tiến độ thực hiện, chuyển giao công nghệ và các yêu cầu khác.

3. Hồ sơ đấu thầu của tổng thầu EPC phải đáp ứng yêu cầu của hồ sơ mời đấu thầu.

4. Trường hợp lựa chọn trực tiếp một nhà thầu để làm tổng thầu EPC thì chủ đầu tư không phải lập hồ sơ mời dự thầu mà lập ngay hồ sơ yêu cầu của chủ đầu tư với những nội dung quy định tại khoản 2 Điều này. Tổng thầu EPC được quyết định lựa chọn nhà thầu phụ.

5. Việc lựa chọn tổng thầu thiết kế và thi công xây dựng, tổng thầu chìa khoá trao tay thực hiện theo quy định như đối với lựa chọn tổng thầu EPC. Riêng đối với gói thầu chìa khoá trao tay thì tổng thầu còn phải lập dự án và cùng bên mời thầu tiến hành các thủ tục trình duyệt dự án.

MỤC 4: QUẢN LÝ THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

Điều 30. Nội dung quản lý thi công xây dựng công trình

Quản lý thi công xây dựng công trình bao gồm quản lý chất lượng xây dựng, quản lý tiến độ xây dựng, quản lý khối lượng thi công xây dựng công trình, quản lý an toàn lao động trên công trường xây dựng, quản lý môi trường xây dựng. Riêng quản lý chất lượng xây dựng được thực hiện theo các quy định của Nghị định về quản lý chất lượng công trình xây dựng.

Điều 31. Quản lý tiến độ thi công xây dựng công trình

1. Công trình xây dựng trước khi triển khai phải được lập tiến độ thi công xây dựng. Tiến độ thi công xây dựng công trình phải phù hợp với tổng tiến độ của dự án đã được phê duyệt.

2. Đối với công trình xây dựng có quy mô lớn và thời gian thi công kéo dài thì tiến độ xây dựng công trình phải được lập cho từng giai đoạn, tháng, quý, năm.

3. Nhà thầu thi công xây dựng công trình có nghĩa vụ lập tiến độ thi công xây dựng chi tiết, bố trí xen kẽ kết hợp các công việc cần thực hiện nhưng phải bảo đảm phù hợp với tổng tiến độ của dự án.

4. Chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng, tư vấn giám sát và các bên có liên quan có trách nhiệm theo dõi, giám sát tiến độ thi công xây dựng công trình và điều chỉnh tiến độ trong trường hợp tiến độ thi công xây dựng ở một số giai đoạn bị kéo dài nhưng không được làm ảnh hưởng đến tổng tiến độ của dự án.

Trường hợp xét thấy tổng tiến độ của dự án bị kéo dài thì chủ đầu tư phải báo cáo người quyết định đầu tư để quyết định việc điều chỉnh tổng tiến độ của dự án.

5. Khuyến khích việc đẩy nhanh tiến độ xây dựng trên cơ sở đảm bảo chất lượng công trình.

Trường hợp đẩy nhanh tiến độ xây dựng đem lại hiệu quả cao hơn cho dự án thì nhà thầu xây dựng được xét thưởng theo hợp đồng. Trường hợp kéo dài tiến độ xây dựng gây thiệt hại thì bên vi phạm phải bồi thường thiệt hại và bị phạt vi phạm hợp đồng.

Điều 32. Quản lý khối lượng thi công xây dựng công trình

1. Việc thi công xây dựng công trình phải được thực hiện theo khối lượng của thiết kế được duyệt.

2. Khối lượng thi công xây dựng được tính toán, xác nhận giữa chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng, tư vấn giám sát theo thời gian hoặc giai đoạn thi công và được đối chiếu với khối lượng thiết kế được duyệt để làm cơ sở nghiệm thu, thanh toán theo hợp đồng.

3. Khi có khối lượng phát sinh ngoài thiết kế, dự toán xây dựng công trình được duyệt thì chủ đầu tư và nhà thầu thi công xây dựng phải xem xét để xử lý. Riêng đối với công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước thì chủ đầu tư phải báo cáo người quyết định đầu tư để xem xét, quyết định.

Khối lượng phát sinh được chủ đầu tư, người quyết định đầu tư chấp thuận, phê duyệt là cơ sở để thanh toán, quyết toán công trình.

4. Nghiêm cấm việc khai khống, khai tăng khối lượng hoặc thông đồng giữa các bên tham gia dẫn đến làm sai khối lượng thanh toán.

Điều 33. Quản lý an toàn lao động trên công trường xây dựng

1. Nhà thầu thi công xây dựng phải lập các biện pháp an toàn cho người và công trình trên công trường xây dựng. Trường hợp các biện pháp an toàn liên quan đến nhiều bên thì phải được các bên thỏa thuận.

2. Các biện pháp an toàn, nội quy về an toàn phải được thể hiện công khai trên công trường xây dựng để mọi người biết và chấp hành. ở những vị trí nguy hiểm trên công trường, phải bố trí người hướng dẫn, cảnh báo đề phòng tai nạn.

3. Nhà thầu thi công xây dựng, chủ đầu tư và các bên có liên quan phải thường xuyên kiểm tra giám sát công tác an toàn lao động trên công trường. Khi phát hiện có vi phạm về an toàn lao động thì phải đình chỉ thi công xây dựng. Người để xảy ra vi phạm về an toàn lao động thuộc phạm vi quản lý của mình phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

4. Nhà thầu xây dựng có trách nhiệm đào tạo, hướng dẫn, phổ biến các quy định về an toàn lao động. Đối với một số công việc yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động thì người lao động có phải giấy chứng nhận đào tạo an toàn lao động. Nghiêm cấm sử dụng người lao động chưa được đào tạo và chưa được hướng dẫn về an toàn lao động.

5. Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm cấp đầy đủ các trang bị bảo hộ lao động, an toàn lao động cho người lao động theo quy định khi sử dụng lao động trên công trường.

6. Khi có sự cố về an toàn lao động, nhà thầu thi công xây dựng và các bên có liên quan có trách nhiệm tổ chức xử lý và báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về an toàn lao động theo quy định của pháp luật đồng thời chịu trách nhiệm khắc phục và bồi thường những thiệt hại do nhà thầu không bảo đảm an toàn lao động gây ra.

Điều 34. Quản lý môi trường xây dựng

1. Nhà thầu thi công xây dựng phải thực hiện các biện pháp đảm bảo về môi trường cho người lao động trên công trường và bảo vệ môi trường xung quanh, bao gồm có biện pháp chống bụi, chống ồn, xử lý phế thải và thu dọn hiện trường. Đối với những công trình xây dựng trong khu vực đô thị thì còn phải thực hiện các biện pháp bao che, thu dọn phế thải đưa đến nơi quy định.

2. Trong quá trình vận chuyển vật liệu xây dựng, phế thải phải có biện pháp che chắn đảm bảo an toàn, vệ sinh môi trường.

3. Nhà thầu thi công xây dựng, chủ đầu tư phải có trách nhiệm kiểm tra giám sát việc thực hiện bảo vệ môi trường xây dựng, đồng thời chịu sự kiểm tra giám sát của cơ quan quản lý nhà nước về môi trường. Trường hợp nhà thầu thi công xây dựng không tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường thì chủ đầu tư, cơ quan quản lý nhà nước về môi trường có quyền đình chỉ thi công xây dựng và yêu cầu nhà thầu thực hiện đúng biện pháp bảo vệ môi trường.

4. Người để xảy ra các hành vi làm tổn hại đến môi trường trong quá trình thi công xây dựng công trình phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra.

MỤC 5: CÁC HÌNH THỨC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

Điều 35. Các hình thức quản lý dự án

1. Căn cứ điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân, yêu cầu của dự án, người quyết định đầu tư xây dựng công trình quyết định lựa chọn một trong các hình thức quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình sau đây:

a) Thuê tổ chức tư vấn quản lý dự án khi chủ đầu tư xây dựng công trình không đủ điều kiện năng lực;

b) Trực tiếp quản lý dự án khi chủ đầu tư xây dựng công trình có đủ điều kiện năng lực về quản lý dự án.

2. Trường hợp chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án thì chủ đầu tư có thể thành lập Ban Quản lý dự án. Ban Quản lý dự án chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ đầu tư theo nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

3. Tổ chức, cá nhân quản lý dự án phải có đủ điều kiện năng lực theo quy định của Nghị định này.

Điều 36. Nhiệm vụ, quyền hạn của chủ đầu tư và Ban Quản lý dự án trong trường hợp chủ đầu tư thành lập Ban Quản lý dự án

1. Chủ đầu tư có nhiệm vụ, quyền hạn sau:

a) Tổ chức thẩm định và phê duyệt các bước thiết kế, dự toán xây dựng công trình sau khi dự án được phê duyệt;

b) Phê duyệt kế hoạch đấu thầu, hồ sơ mời dự thầu, hồ sơ mời đấu thầu và kết quả đấu thầu đối với các gói thầu không sử dụng vốn ngân sách nhà nước;

c) Ký kết hợp đồng với các nhà thầu;

d) Thanh toán cho nhà thầu theo tiến độ hợp đồng hoặc theo biên bản nghiệm thu;

đ) Nghiệm thu để đưa công trình xây dựng vào khai thác, sử dụng.

Tuỳ theo đặc điểm cụ thể của dự án, chủ đầu tư có thể uỷ quyền cho Ban Quản lý dự án thực hiện một phần hoặc toàn bộ các nhiệm vụ, quyền hạn của mình.

2. Ban Quản lý dự án có các nhiệm vụ và quyền hạn sau:

a) Thực hiện các thủ tục về giao nhận đất, xin cấp giấy phép xây dựng, chuẩn bị mặt bằng xây dựng và các công việc khác phục vụ cho việc xây dựng công trình;

b) Chuẩn bị hồ sơ thiết kế, dự toán, tổng dự toán xây dựng công trình để chủ đầu tư tổ chức thẩm định, phê duyệt theo quy định;

c) Lập hồ sơ mời dự thầu, tổ chức lựa chọn nhà thầu;

d) Đàm phán, ký kết hợp đồng với các nhà thầu theo uỷ quyền của chủ đầu tư;

đ) Thực hiện nhiệm vụ giám sát thi công xây dựng công trình khi có đủ điều kiện năng lực;

e) Nghiệm thu, thanh toán, quyết toán theo hợp đồng ký kết;

g) Quản lý chất lượng, khối lượng, tiến độ, chi phí xây dựng, an toàn và vệ sinh môi trường của công trình xây dựng;

h) Nghiệm thu, bàn giao công trình;

i) Lập báo cáo thực hiện vốn đầu tư hàng năm, báo cáo quyết toán khi dự án hoàn thành đưa vào khai thác, sử dụng.

3. Ban Quản lý dự án được đồng thời quản lý nhiều dự án khi có đủ điều kiện năng lực và được chủ đầu tư cho phép. Ban Quản lý dự án không được phép thành lập các Ban Quản lý dự án trực thuộc hoặc thành lập các đơn vị sự nghiệp có thu để thực hiện việc quản lý dự án.

Đối với các dự án đầu tư xây dựng công trình quy mô lớn, phức tạp hoặc theo tuyến thì Ban Quản lý dự án được phép thuê các tổ chức tư vấn để quản lý các dự án thành phần.

4. Ban Quản lý dự án được ký hợp đồng thuê cá nhân, tổ chức tư vấn nước ngoài có kinh nghiệm, năng lực để phối hợp với Ban Quản lý dự án để quản lý các công việc ứng dụng công nghệ xây dựng mới mà tư vấn trong nước chưa đủ năng lực thực hiện hoặc có yêu cầu đặc biệt khác.

Việc thuê tư vấn nước ngoài đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước phải được người có thẩm quyền quyết định đầu tư cho phép.

5. Trường hợp dự án thực hiện theo hình thức tổng thầu, ngoài việc phải thực hiện các nhiệm vụ theo quy định tại khoản 2 Điều này Ban Quản lý dự án còn phải thực hiện các công việc sau:

a) Thoả thuận với tổng thầu về hồ sơ mời dự thầu, hồ sơ mời đấu thầu mua sắm thiết bị công nghệ chủ yếu và về chi phí mua sắm thiết bị thuộc tổng giá trị của hợp đồng;

b) Phê duyệt danh sách các nhà thầu phụ trong trường hợp chỉ định tổng thầu.

Điều 37. Nhiệm vụ của chủ đầu tư và tổ chức tư vấn quản lý dự án trong trường hợp chủ đầu tư thuê tư vấn quản lý dự án

1. Người quyết định đầu tư quyết định hình thức lựa chọn tư vấn quản lý dự án. Tổ chức tư vấn được lựa chọn phải đủ điều kiện năng lực phù hợp với quy mô, tính chất của dự án. Tổ chức tư vấn phải là tổ chức tư vấn độc lập.

2. Trách nhiệm của chủ đầu tư trong trường hợp thuê tư vấn tổ chức quản lý dự án:

a) Lựa chọn và ký hợp đồng với tổ chức tư vấn quản lý dự án đủ điều kiện năng lực phù hợp với dự án;

b) Ký thanh toán cho nhà thầu theo yêu cầu của tư vấn quản lý dự án;

c) Tạo mọi điều kiện cho hoạt động của tổ chức tư vấn quản lý dự án;

d) Chịu trách nhiệm trước pháp luật và bồi thường thiệt hại khi thông đồng với tổ chức tư vấn quản lý dự án hoặc nhà thầu làm thất thoát vốn đầu tư.

3. Nhiệm vụ của tổ chức tư vấn quản lý dự án:

a) Kiểm tra hồ sơ thiết kế, dự toán, tổng dự toán xây dựng công trình để chủ đầu tư phê duyệt;

b) Lập hồ sơ mời thầu, tư vấn lựa chọn nhà thầu;

c) Thực hiện nhiệm vụ giám sát thi công xây dựng công trình nếu đủ điều kiện năng lực;

d) Nghiệm thu, thanh toán, quyết toán các hợp đồng đã ký kết; tư vấn quản lý dự án phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư và pháp luật về tính chính xác, hợp lý của giá trị thanh toán;

đ) Quản lý chất lượng, khối lượng, tiến độ, chi phí xây dựng, an toàn và vệ sinh môi trường của dự án;

e) Nghiệm thu, bàn giao công trình;

g) Lập báo cáo thực hiện vốn đầu tư hàng năm, lập báo cáo quyết toán khi dự án hoàn thành đưa vào khai thác, sử dụng.

Tuỳ điều kiện của dự án, chủ đầu tư có thể giao các nhiệm vụ khác cho tư vấn quản lý dự án và phải được ghi cụ thể trong hợp đồng.

4. Tổ chức tư vấn quản lý dự án phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ đầu tư về các nội dung đã cam kết trong hợp đồng. Phải bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra trong quá trình quản lý dự án. Tư vấn quản lý dự án phải chịu trách nhiệm về các hoạt động quản lý dự án tại công trường xây dựng.

MỤC 6: QUẢN LÝ CHI PHÍ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

Điều 38. Nguyên tắc quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình

1. Nhà nước ban hành, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện các chế độ chính sách, nguyên tắc và phương pháp lập, điều chỉnh đơn giá, dự toán; định mức kinh tế - kỹ thuật trong thi công xây dựng; định mức chi phí trong hoạt động xây dựng để lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý tổng mức đầu tư, tổng dự toán, dự toán và thanh toán vốn đầu tư xây dựng công trình.

2. Chi phí của dự án đầu tư xây dựng công trình được xác định theo công trình phù hợp với bước thiết kế xây dựng và được biểu hiện bằng tổng mức đầu tư, tổng dự toán, dự toán xây dựng công trình.

3. Chi phí dự án đầu tư xây dựng của các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước phải được lập và quản lý trên cơ sở hệ thống định mức kinh tế - kỹ thuật, định mức chi phí trong hoạt động xây dựng, hệ thống giá xây dựng và cơ chế chính sách có liên quan do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.

4. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ các nguyên tắc quy định tại các khoản 1, 2, 3 Điều này chỉ đạo Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với Sở có liên quan lập các bảng giá vật liệu, nhân công và chi phí sử dụng máy thi công xây dựng phù hợp với điều kiện cụ thể của thị trường địa phương để ban hành và hướng dẫn áp dụng đối với các công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh.

5. Bộ Xây dựng hướng dẫn việc lập và quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình.

Điều 39. Tổng mức đầu tư của dự án đầu tư xây dựng công trình

1. Tổng mức đầu tư dự án là khái toán chi phí của toàn bộ dự án được xác định trong giai đoạn lập dự án, gồm chi phí xây dựng; chi phí thiết bị; chi phí đền bù giải phóng mặt bằng, tái định cư; chi phí khác bao gồm cả vốn lưu động đối với các dự án sản xuất kinh doanh, lãi vay trong thời gian xây dựng và chi phí dự phòng.

2. Tổng mức đầu tư dự án được ghi trong quyết định đầu tư là cơ sở để lập kế hoạch và quản lý vốn đầu tư, xác định hiệu quả đầu tư của dự án. Đối với dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, tổng mức đầu tư là giới hạn chi phí tối đa mà chủ đầu tư được phép sử dụng để đầu tư xây dựng công trình.

3. Tổng mức đầu tư dự án được xác định trên cơ sở khối lượng các công việc cần thực hiện của dự án, thiết kế cơ sở, suất vốn đầu tư, chi phí chuẩn xây dựng, chi phí xây dựng của các dự án có tiêu chuẩn kinh tế - kỹ thuật tương tự đã thực hiện.

4. Tổng mức đầu tư dự án chỉ được điều chỉnh khi dự án được điều chỉnh theo quy định tại Điều 13 của Nghị định này.

5. Việc điều chỉnh tổng mức đầu tư dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước phải được người quyết định đầu tư cho phép và được thẩm định lại đối với các phần thay đổi so với tổng mức đầu tư đã được phê duyệt. Đối với các dự án sử dụng vốn khác thì chủ đầu tư xây dựng công trình tự quyết định việc điều chỉnh.

Điều 40. Dự toán và tổng dự toán xây dựng công trình

1. Dự toán xây dựng được xác định theo công trình xây dựng. Dự toán xây dựng công trình bao gồm dự toán xây dựng các hạng mục, dự toán các công việc của các hạng mục thuộc công trình.

Dự toán xây dựng công trình được lập trên cơ sở khối lượng xác định theo thiết kế hoặc từ yêu cầu, nhiệm vụ công việc cần thực hiện của công trình và đơn giá, định mức chi phí cần thiết để thực hiện khối lượng đó. Nội dung dự toán xây dựng công trình bao gồm chi phí xây dựng, chi phí thiết bị, chi phí khác và chi phí dự phòng.

2. Dự toán xây dựng công trình được phê duyệt là cơ sở để ký kết hợp đồng, thanh toán giữa chủ đầu tư với các nhà thầu trong các trường hợp chỉ định thầu; là cơ sở xác định giá thành xây dựng công trình.

3. Tổng dự toán xây dựng công trình của dự án là toàn bộ chi phí cần thiết để đầu tư xây dựng công trình, được xác định trong giai đoạn thiết kế kỹ thuật đối với trường hợp thiết kế 3 bước, thiết kế bản vẽ thi công đối với các trường hợp thiết kế 1 bước và 2 bước và là căn cứ để quản lý chi phí xây dựng công trình.

Tổng dự toán bao gồm tổng các dự toán xây dựng công trình và các chi phí khác thuộc dự án. Đối với dự án chỉ có một công trình thì dự toán xây dựng công trình đồng thời là tổng dự toán.

4. Đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn tín dụng do nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước khi khởi công xây dựng công trình phải có thiết kế, dự toán và tổng dự toán được duyệt. Đối với các dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A nếu chưa có tổng dự toán được duyệt nhưng cần thiết phải khởi công thì công trình, hạng mục công trình khởi công phải có thiết kế và dự toán được duyệt. Chậm nhất là đến khi thực hiện được 30% giá trị xây dựng trong tổng mức đầu tư phải có tổng dự toán được phê duyệt.

5. Điều chỉnh dự toán, tổng dự toán xây dựng công trình:

a) Dự toán, tổng dự toán xây dựng công trình chỉ được điều chỉnh khi xảy ra một trong các trường hợp theo quy định tại khoản 1 Điều 13 Nghị định này;

b) Đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, nếu tổng dự toán được điều chỉnh vượt tổng dự toán đã được phê duyệt thì chủ đầu tư phải thẩm định, phê duyệt lại và báo cáo người quyết định đầu tư và chịu trách nhiệm về việc phê duyệt của mình. Trong trường hợp tổng dự toán đã được điều chỉnh vượt tổng mức đầu tư đã phê duyệt thì phải được người quyết định đầu tư cho phép

Điều 41. Tạm ứng vốn đầu tư xây dựng công trình

Việc tạm ứng vốn được thực hiện ngay sau khi hợp đồng xây dựng có hiệu lực, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác và được quy định như sau:

1. Đối với hợp đồng tư vấn, mức vốn tạm ứng tối thiểu là 25% giá trị của hợp đồng bố trí cho công việc phải thuê tư vấn. Đối với các hợp đồng tư vấn do tổ chức tư vấn nước ngoài thực hiện, việc tạm ứng theo thông lệ quốc tế.

2. Đối với gói thầu thi công xây dựng:

a) Gói thầu từ 50 tỷ đồng trở lên mức tạm ứng vốn bằng 10% giá trị hợp đồng;

b) Gói thầu từ 10 tỷ đến dưới 50 tỷ đồng mức tạm ứng vốn bằng 15% giá trị hợp đồng;

c) Gói thầu dưới 10 tỷ đồng mức tạm ứng vốn bằng 20% giá trị hợp đồng.

3. Đối với việc mua sắm thiết bị, tuỳ theo giá trị của gói thầu mức tạm ứng vốn do hai bên thoả thuận nhưng không nhỏ hơn 10% giá trị của gói thầu. Một số cấu kiện, bán thành phẩm trong xây dựng có giá trị lớn phải được sản xuất trước để đảm bảo tiến độ thi công xây dựng và một số loại vật tư đặc chủng, vật tư phải dự trữ theo mùa được tạm ứng vốn. Mức tạm ứng vốn theo nhu cầu cần thiết của việc sản xuất, nhập khẩu và dự trữ các loại vật tư nói trên.

4. Đối với các gói thầu hay dự án thực hiện theo hợp đồng EPC, việc tạm ứng để mua sắm thiết bị được căn cứ vào tiến độ cung ứng trong hợp đồng. Các công việc khác, mức tạm ứng bằng 15% giá trị của phần việc ghi trong hợp đồng.

5. Vốn tạm ứng cho công việc giải phóng mặt bằng được thực hiện theo kế hoạch giải phóng mặt bằng.

6. Đối với gói thầu sử dụng vốn ngân sách nhà nước thì mức tạm ứng vốn không vượt quá kế hoạch vốn hàng năm của gói thầu.

7. Việc thu hồi vốn tạm ứng bắt đầu khi gói thầu được thanh toán khối lượng hoàn thành đạt từ 20% đến 30% giá trị hợp đồng. Vốn tạm ứng được thu hồi dần vào từng thời kỳ thanh toán khối lượng hoàn thành và được thu hồi hết khi gói thầu được thanh toán khối lượng hoàn thành đạt 80% giá trị hợp đồng. Đối với các công việc giải phóng mặt bằng, việc thu hồi vốn tạm ứng kết thúc sau khi đã thực hiện xong công việc giải phóng mặt bằng.

Điều 42. Thanh toán vốn đầu tư xây dựng công trình

1. Việc thanh toán vốn đầu tư cho các công việc, nhóm công việc hoặc toàn bộ công việc lập dự án, khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng, giám sát và các hoạt động xây dựng khác phải căn cứ theo giá trị khối lượng thực tế hoàn thành và nội dung phương thức thanh toán trong hợp đồng đã ký kết.

2. Những dự án đầu tư xây dựng có sử dụng vốn nước ngoài hoặc gói thầu tổ chức đấu thầu quốc tế mà trong Hiệp định tín dụng ký với Chính phủ Việt Nam có quy định về tạm ứng, thanh toán vốn khác thì thực hiện theo Hiệp định đã ký.

3. Đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, trong năm kết thúc xây dựng hoặc năm đưa công trình vào sử dụng thì chủ đầu tư phải thanh toán toàn bộ cho nhà thầu giá trị công việc hoàn thành trừ khoản tiền giữ lại theo quy định để bảo hành công trình.

4. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhà thầu nộp hồ sơ thanh toán hợp lệ theo quy định, chủ đầu tư phải thanh toán giá trị khối lượng công việc đã thực hiện cho nhà thầu. Đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ đề nghị thanh toán hợp lệ của nhà thầu, chủ đầu tư phải hoàn thành các thủ tục và chuyển đề nghị giải ngân tới cơ quan cấp phát, cho vay vốn. Trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan cấp phát, cho vay vốn có trách nhiệm thanh toán.

Cơ quan cấp phát, cho vay vốn phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại việc thanh toán chậm do lỗi của mình gây ra.

5. Trong quá trình thực hiện dự án, nếu chủ đầu tư chậm thanh toán khối lượng công việc đã hoàn thành thì phải trả khoản lãi theo lãi suất ngân hàng do các bên thoả thuận ghi trong hợp đồng cho nhà thầu đối với khối lượng chậm thanh toán.

6. Bộ Tài chính hướng dẫn chi tiết việc tạm ứng, thanh toán vốn đầu tư xây dựng công trình các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước.

Điều 43. Quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình

1. Chủ đầu tư có trách nhiệm thực hiện quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình ngay sau khi công trình hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng theo yêu cầu của người quyết định đầu tư.

2. Vốn đầu tư được quyết toán là toàn bộ chi phí hợp pháp đã được thực hiện trong quá trình đầu tư để đưa dự án vào khai thác, sử dụng. Chi phí hợp pháp là chi phí được thực hiện đúng với thiết kế, dự toán được phê duyệt, bảo đảm đúng định mức, đơn giá, chế độ tài chính kế toán, hợp đồng kinh tế đã ký kết và các quy định khác của Nhà nước có liên quan. Đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước thì vốn đầu tư được quyết toán phải nằm trong giới hạn tổng mức đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

3. Người quyết định đầu tư là người có thẩm quyền quyết định phê duyệt quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành. Riêng các dự án do Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư thì Bộ trưởng Bộ Tài chính phê duyệt quyết toán.

4. Người có thẩm quyền phê duyệt quyết toán vốn đầu tư sử dụng đơn vị chức năng thuộc quyền quản lý để trực tiếp thẩm tra quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành hoặc thẩm tra lại đối với các dự án thuê kiểm toán vốn đầu tư trước khi phê duyệt và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.

5. Chủ đầu tư chịu trách nhiệm lập hồ sơ quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành để trình người có thẩm quyền phê duyệt chậm nhất là 12 tháng đối với các dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A và 9 tháng đối với các dự án nhóm B và 6 tháng đối với các dự án nhóm C kể từ khi công trình hoàn thành, đưa vào khai thác, sử dụng.

6. Bộ Tài chính chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về quyết toán vốn đầu tư; hướng dẫn chi tiết về quyết toán vốn đầu tư các dự án hoàn thành, kiểm tra công tác quyết toán vốn đầu tư; định kỳ hoặc đột xuất thẩm định lại các quyết toán vốn đầu tư đối với các dự án nhóm A sử dụng vốn ngân sách nhà nước.

7. Bộ Xây dựng hướng dẫn phương pháp quy đổi chi phí đầu tư xây dựng đã thực hiện về mặt bằng giá tại thời điểm bàn giao đưa công trình của dự án vào khai thác, sử dụng làm căn cứ lập hồ sơ quyết toán vốn đầu tư, xác định giá trị tài sản cố định và tài sản lưu động bàn giao cho sản xuất kinh doanh.

Chương 4:

HỢP ĐỒNG TRONG HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG

Điều 44. Nguyên tắc chung ký kết hợp đồng trong hoạt động xây dựng

1. Hợp đồng trong hoạt động xây dựng (sau đây gọi tắt là hợp đồng xây dựng) được ký kết sau khi Bên giao thầu hoàn thành việc lựa chọn nhà thầu theo quy định.

2. Hợp đồng xây dựng phải được xác lập bằng văn bản theo mẫu do Bộ Xây dựng quy định.

3. Việc ký kết và thực hiện hợp đồng xây dựng phải tuân thủ quy định của Nghị định này và các quy định pháp luật về hợp đồng khác có liên quan.

Điều 45. Hồ sơ hợp đồng xây dựng

1. Hồ sơ hợp đồng xây dựng bao gồm hợp đồng xây dựng và các tài liệu kèm theo hợp đồng xây dựng. Nội dung cơ bản của hợp đồng xây dựng được quy định tại Điều 108 của Luật Xây dựng.

2. Tài liệu kèm theo hợp đồng xây dựng là bộ phận không thể tách rời của hợp đồng. Tuỳ theo quy mô, tính chất của công việc, tài liệu kèm theo hợp đồng xây dựng bao gồm toàn bộ hoặc một phần các nội dung sau:

a) Thông báo trúng thầu hoặc văn bản chỉ định thầu;

b) Điều kiện riêng và điều kiện chung của hợp đồng;

c) Hồ sơ mời dự thầu, hồ sơ mời đấu thầu, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đấu thầu;

d) Đề xuất của nhà thầu;

đ) Các chỉ dẫn kỹ thuật;

e) Các bản vẽ thiết kế;

g) Các sửa đổi, bổ sung bằng văn bản;

h) Các bảng, biểu;

i) Bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh đối với tiền tạm ứng và các loại bảo lãnh khác nếu có;

k) Các tài liệu khác có liên quan.

3. Các bên ký kết hợp đồng được thoả thuận về thứ tự ưu tiên khi áp dụng các tài liệu hợp đồng theo quy định tại khoản 2 Điều này nếu giữa các tài liệu có quy định khác nhau.

Bộ Xây dựng hướng dẫn về hợp đồng trong hoạt động xây dựng.

Điều 46. Đàm phán, ký kết hợp đồng xây dựng

1. Tuỳ theo quy mô, tính chất và yêu cầu về thời gian thực hiện dự án, chủ đầu tư có thể ký hợp đồng với một hoặc nhiều nhà thầu chính. Nhà thầu chính có thể ký hợp đồng để thực hiện công việc với một hoặc nhiều nhà thầu phụ. Khối lượng công việc do các nhà thầu phụ thực hiện không được vượt quá 30% khối lượng công việc của hợp đồng.

2. Trường hợp chủ đầu tư ký hợp đồng với nhiều nhà thầu chính thì nội dung của các hợp đồng này phải đảm bảo sự thống nhất, đồng bộ trong quá trình thực hiện các công việc của hợp đồng.

3. Trường hợp nhà thầu là liên danh, thì các nhà thầu trong liên danh phải cử người đại diện liên danh để đàm phán. Nhà thầu đứng đầu liên danh hoặc tất cả nhà thầu tham gia liên danh phải ký vào hợp đồng xây dựng tuỳ theo yêu cầu của bên giao thầu. Các nhà thầu trong liên danh phải chịu trách nhiệm chung và riêng trước chủ đầu tư về tiến độ, chất lượng công trình theo hợp đồng đã ký kết.

4. Việc đàm phán, ký kết hợp đồng phải căn cứ vào kết quả lựa chọn nhà thầu, điều kiện thực hiện công việc, hồ sơ mời đấu thầu, hồ sơ đấu thầu, đề xuất của nhà thầu được lựa chọn và các tài liệu có liên quan khác.

5. Tuỳ theo sự thoả thuận, các bên trong hợp đồng xây dựng có thể uỷ thác để điều phối, giám sát, thực hiện nghiệm thu công việc theo hợp đồng.

6. Hợp đồng xây dựng có hiệu lực kể từ ngày các bên tham gia hợp đồng ký kết hợp đồng trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.

Điều 47. Phương thức thanh toán trong hợp đồng xây dựng

Căn cứ thời gian thực hiện hợp đồng, tính chất hợp đồng, các bên tham gia thoả thuận áp dụng một hoặc kết hợp các phương thức thanh toán sau:

1. Thanh toán theo giá trọn gói (giá khoán gọn): bên giao thầu thanh toán cho nhà thầu theo giá khoán gọn trong hợp đồng, được áp dụng cho gói thầu được xác định rõ về khối lượng, chất lượng và thời gian. Trường hợp có những phát sinh ngoài hợp đồng nhưng không do nhà thầu gây ra sẽ được người quyết định đầu tư xem xét, quyết định.

Số lần thanh toán có thể theo giai đoạn, theo phần công việc đã hoàn thành hoặc thanh toán một lần khi hoàn thành toàn bộ hợp đồng.

2. Thanh toán theo đơn giá cố định: bên giao thầu thanh toán cho nhà thầu các công việc hoàn thành theo đơn giá đã được xác định trước trong hợp đồng. Giá trị được thanh toán xác định bằng cách nhân khối lượng công việc hoàn thành thực tế với đơn giá đã được xác định trước trong hợp đồng. Trường hợp khối lượng phát sinh lớn hơn 20 % khối lượng ban đầu trong hợp đồng thì đơn giá phần khối lượng phát sinh được phép thoả thuận lại.

3. Thanh toán theo giá điều chỉnh: áp dụng cho những gói thầu mà tại thời điểm ký hợp đồng không đủ điều kiện xác định chính xác về số lượng và khối lượng hoặc có biến động lớn về giá cả do Nhà nước thay đổi và hợp đồng có thời gian thực hiện trên 12 tháng.

Chương 5:

ĐIỀU KIỆN NĂNG LỰC CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN TRONG HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG

Điều 48. Quy định chung về điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân

1. Các tổ chức, cá nhân khi tham gia hoạt động xây dựng phải có đủ điều kiện năng lực phù hợp với loại dự án; loại, cấp công trình và công việc theo quy định của Nghị định này.

2. Cá nhân tham gia hoạt động xây dựng phải có văn bằng, chứng chỉ đào tạo phù hợp với công việc đảm nhận do các cơ sở đào tạo hợp pháp cấp.

3. Cá nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm đồ án thiết kế quy hoạch xây dựng, thiết kế xây dựng công trình; chủ trì các đồ án thiết kế; chủ nhiệm khảo sát xây dựng; giám sát thi công xây dựng và cá nhân hành nghề độc lập thực hiện các công việc thiết kế quy hoạch xây dựng, thiết kế xây dựng công trình, giám sát thi công xây dựng phải có chứng chỉ hành nghề theo quy định.

4. Cá nhân đảm nhận chức danh giám đốc tư vấn quản lý dự án, chỉ huy trưởng công trường, giám sát thi công xây dựng không được đồng thời đảm nhận quá một công việc theo chức danh trong cùng một thời gian.

Cá nhân đảm nhận các chức danh theo quy định tại khoản 3 và 4 Điều này chỉ được ký hợp đồng lao động dài hạn với một tổ chức theo quy định của pháp luật.

5. Năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức được xác định theo cấp bậc trên cơ sở năng lực hành nghề xây dựng của các cá nhân trong tổ chức, kinh nghiệm hoạt động xây dựng, khả năng tài chính, thiết bị và năng lực quản lý của tổ chức.

6. Một tổ chức tư vấn được thực hiện một, một số hoặc tất cả các công việc về lập dự án đầu tư xây dựng công trình, quản lý dự án, khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng công trình, giám sát thi công xây dựng công trình nếu có đủ điều kiện năng lực theo quy định của Nghị định này. Các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn tín dụng do nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước, nhà thầu thiết kế xây dựng công trình không được ký hợp đồng tư vấn giám sát với chủ đầu tư đối với công trình do mình thiết kế; nhà thầu giám sát thi công xây dựng không được ký hợp đồng với nhà thầu thi công xây dựng thực hiện kiểm định chất lượng công trình xây dựng đối với công trình do mình giám sát.

Tổ chức tư vấn khi thực hiện công việc tư vấn nào thì được xếp hạng theo công việc tư vấn đó.

7. Khi lựa chọn nhà thầu để thực hiện các công việc trong hoạt động xây dựng, chủ đầu tư phải căn cứ vào các quy định về điều kiện năng lực tại Nghị định này và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về những thiệt hại do việc lựa chọn nhà thầu không đủ điều kiện năng lực phù hợp với công việc.

Điều 49. Chứng chỉ hành nghề

1. Chứng chỉ hành nghề là giấy xác nhận năng lực hành nghề cấp cho kỹ sư, kiến trúc sư có đủ trình độ chuyên môn và kinh nghiệm nghề nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thiết kế quy hoạch xây dựng, khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng công trình, giám sát thi công xây dựng.

2. Chứng chỉ hành nghề được quy định theo mẫu thống nhất và có giá trị trong phạm vi cả nước. Chứng chỉ hành nghề phải nêu rõ phạm vi và lĩnh vực được phép hành nghề.

3. Chứng chỉ hành nghề do Bộ trưởng Bộ Xây dựng cấp. Bộ trưởng Bộ Xây dựng quyết định thành lập Hội đồng tư vấn giúp Bộ trưởng cấp chứng chỉ hành nghề.

4. Bộ Xây dựng hướng dẫn cụ thể việc cấp chứng chỉ hành nghề; quy định chức năng, nhiệm vụ, quy chế hoạt động của Hội đồng tư vấn.

Điều 50. Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư

Người được cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư phải có trình độ đại học trở lên thuộc chuyên ngành kiến trúc hoặc quy hoạch xây dựng, có kinh nghiệm trong công tác thiết kế tối thiểu 5 năm và đã tham gia thiết kế kiến trúc ít nhất 5 công trình hoặc 5 đồ án quy hoạch xây dựng được phê duyệt.

Điều 51. Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề kỹ sư

Người được cấp chứng chỉ hành nghề kỹ sư phải có trình độ đại học trở lên thuộc chuyên ngành phù hợp với lĩnh vực hành nghề xin đăng ký, có kinh nghiệm trong lĩnh vực đăng ký hành nghề ít nhất 5 năm và đã tham gia thực hiện thiết kế hoặc khảo sát ít nhất 5 công trình.

Điều 52. Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng công trình

1. Người được cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng công trình phải có trình độ đại học trở lên thuộc chuyên ngành phù hợp với lĩnh vực hành nghề xin đăng ký; đã trực tiếp tham gia thiết kế, thi công xây dựng hoặc giám sát thi công xây dựng công trình ít nhất 5 năm; đã qua lớp bồi dưỡng nghiệp vụ giám sát thi công xây dựng.

2. Đối với vùng sâu, vùng xa, những người có trình độ cao đẳng, trung cấp thuộc chuyên ngành xây dựng phù hợp; đã trực tiếp tham gia thiết kế hoặc thi công xây dựng hoặc giám sát thi công xây dựng công trình ít nhất 5 năm; đã qua lớp bồi dưỡng nghiệp vụ giám sát thi công xây dựng. Chứng chỉ này chỉ được sử dụng hành nghề trong phạm vi vùng sâu, vùng xa.

Điều 53. Điều kiện năng lực của chủ nhiệm lập dự án

1. Năng lực của Chủ nhiệm lập dự án được phân thành 2 hạng theo loại công trình. Chủ nhiệm lập dự án phải có trình độ đại học thuộc chuyên ngành phù hợp với tính chất, yêu cầu của dự án và đáp ứng các điều kiện tương ứng với mỗi hạng dưới đây:

a) Hạng 1:

Có thời gian liên tục làm công tác lập dự án tối thiểu 7 năm, đã là chủ nhiệm lập 1 dự án nhóm A hoặc 2 dự án nhóm B cùng loại hoặc là chủ nhiệm thiết kế hạng 1 đối với công trình cùng loại dự án.

b) Hạng 2:

Có thời gian liên tục làm công tác lập dự án tối thiểu 5 năm, đã là chủ nhiệm lập 1 dự án nhóm B hoặc 2 dự án nhóm C cùng loại hoặc đã là chủ nhiệm thiết kế hạng 2 trở lên đối với công trình cùng loại dự án.

c) Riêng đối với vùng sâu, vùng xa, những cá nhân có bằng cao đẳng, trung cấp thuộc chuyên ngành phù hợp với loại dự án, có thời gian liên tục làm công tác lập dự án, thiết kế tối thiểu 5 năm thì được công nhận là chủ nhiệm lập dự án hạng 2.

2. Phạm vi hoạt động:

a) Hạng 1: được làm chủ nhiệm lập dự án đối với dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, B, C cùng loại;

b) Hạng 2: được làm chủ nhiệm lập dự án đối với dự án nhóm B, C cùng loại;

c) Đối với cá nhân chưa xếp hạng được làm chủ nhiệm lập dự án đối với dự án chỉ yêu cầu lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình cùng loại.

Điều 54. Điều kiện năng lực của tổ chức tư vấn khi lập dự án

1. Năng lực của tổ chức lập dự án đưược phân thành 2 hạng theo loại dự án như sau:

a) Hạng 1:

Có ít nhất 20 người là kiến trúc sư, kỹ sư, kỹ sư kinh tế phù hợp với yêu cầu của dự án; trong đó có người có đủ điều kiện làm chủ nhiệm lập dự án hạng 1 hoặc chủ nhiệm thiết kế hạng 1 công trình cùng loại.

b) Hạng 2:

Có ít nhất 10 người là kiến trúc sư, kỹ sư, kỹ sư kinh tế phù hợp với yêu cầu của dự án; trong đó có người đủ điều kiện làm chủ nhiệm lập dự án hạng 2 hoặc chủ nhiệm thiết kế hạng 2 công trình cùng loại.

2. Phạm vi hoạt động:

a) Hạng 1: được lập dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, B, C cùng loại;

b) Hạng 2: đưược lập dự án nhóm B, C cùng loại;

c) Đối với tổ chức chưa đủ điều kiện để xếp hạng chỉ được lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật của công trình cùng loại.

Điều 55. Điều kiện năng lực của Giám đốc tư vấn quản lý dự án

1. Năng lực của Giám đốc tư vấn quản lý dự án được phân thành 2 hạng theo loại dự án. Giám đốc tư vấn quản lý dự án phải có trình độ đại học thuộc chuyên ngành xây dựng phù hợp với yêu cầu của dự án và đáp ứng các điều kiện tương ứng với mỗi hạng dưới đây:

a) Giám đốc tư vấn quản lý dự án hạng 1:

- Có thời gian liên tục làm công tác thiết kế, thi công xây dựng tối thiểu 7 năm, đã là giám đốc hoặc phó giám đốc tư vấn quản lý dự án của 1 dự án nhóm A hoặc 2 dự án nhóm B cùng loại hoặc đã là chỉ huy trưưưởng công trường hạng 1 hoặc chủ nhiệm thiết kế hạng 1.

b) Giám đốc tư vấn quản lý dự án hạng 2:

- Có thời gian liên tục làm công tác thiết kế, thi công xây dựng tối thiểu 5 năm, đã là Giám đốc hoặc Phó giám đốc tư vấn quản lý dự án của 1 dự án nhóm B hoặc 2 dự án nhóm C cùng loại hoặc đã là chỉ huy trưưưởng công trường hạng 2 hoặc chủ nhiệm thiết kế hạng 2.

c) Đối với vùng sâu, vùng xa, những người có trình độ cao đẳng hoặc trung cấp thuộc chuyên ngành xây dựng phù hợp với loại công trình, có kinh nghiệm trong công tác lập dự án hoặc thiết kế hoặc thi công xây dựng tối thiểu 5 năm được giữ chức danh Giám đốc tư vấn quản lý dự án hạng 2.

2. Trường hợp chủ đầu tư thành lập Ban quản lý dự án thì giám đốc quản lý dự án phải có năng lực tương ứng với giám đốc tư vấn quản lý dự án quy định tại khoản 1 Điều này.

3. Phạm vi hoạt động:

a) Hạng 1: đưưược quản lý dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, B, C;

b) Hạng 2: đưưược quản lý dự án nhóm B, C.

Điều 56. Điều kiện năng lực của tổ chức tư vấn khi làm tư vấn quản lý dự án

1. Năng lực của tổ chức tưưư vấn quản lý dự án đưưược phân thành 2 hạng như sau:

a) Hạng 1:

Có giám đốc tư vấn quản lý dự án hạng 1 phù hợp với loại dự án;

Có tối thiểu 30 kiến trúc sư, kỹ sư, kỹ sư kinh tế phù hợp với yêu cầu của dự án trong đó có ít nhất 3 kỹ sư kinh tế;

Đã thực hiện quản lý ít nhất 1 dự án nhóm A hoặc 2 dự án nhóm B cùng loại.

b) Hạng 2:

Có giám đốc tư vấn quản lý dự án hạng 2 phù hợp với loại dự án;

Có tối thiểu 20 kiến trúc sưưư, kỹ sư, kỹ sư kinh tế phù hợp với yêu cầu của dự án trong đó có ít nhất 2 kỹ sư kinh tế;

- Đã thực hiện quản lý ít nhất 1 dự án nhóm B hoặc 2 dự án nhóm C cùng loại.

2. Phạm vi hoạt động:

a) Hạng 1: đưưược quản lý dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, B, C;

b) Hạng 2: đưưược quản lý dự án nhóm B, C;

c) Các tổ chức chưa đủ điều kiện xếp hạng được thực hiện quản lý dự án đối với các dự án chỉ yêu cầu Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình.

Điều 57. Điều kiện năng lực của chủ nhiệm khảo sát xây dựng

1. Năng lực của chủ nhiệm khảo sát được phân thành 2 hạng như sau:

a) Hạng 1: có chứng chỉ hành nghề kỹ sư, đã là chủ nhiệm khảo sát hạng 2 và đã chủ nhiệm 5 nhiệm vụ khảo sát công trình cấp II;

b) Hạng 2: có chứng chỉ hành nghề kỹ sư, đã tham gia 3 nhiệm vụ khảo sát của công trình cấp II hoặc 4 nhiệm vụ khảo sát của công trình cấp III, kể từ khi có chứng chỉ hành nghề kỹ sư.

2. Phạm vi hoạt động:

a) Hạng 1: đưược làm chủ nhiệm khảo sát cùng loại công trình cấp đặc biệt, cấp I, cấp II, cấp III và cấp IV;

b) Hạng 2: đưược làm chủ nhiệm khảo sát cùng loại công trình cấp II, cấp III và cấp IV;

c) Đối với khảo sát địa hình, các chủ nhiệm khảo sát được làm chủ nhiệm khảo sát các loại quy mô.

Điều 58. Điều kiện năng lực của tổ chức tư vấn khi khảo sát xây dựng

1. Năng lực của tổ chức khảo sát xây dựng đưưược phân thành 2 hạng như sau:

a) Hạng 1:

Có ít nhất 20 người là kỹ sư phù hợp với yêu cầu của nhiệm vụ khảo sát, trong đó có người có đủ điều kiện làm chủ nhiệm khảo sát hạng 1;

Có đủ thiết bị phù hợp với từng loại khảo sát và phòng thí nghiệm hợp chuẩn;

Đã thực hiện ít nhất 1 nhiệm vụ khảo sát cùng loại của công trình cấp đặc biệt hoặc cấp I, hoặc 2 nhiệm vụ khảo sát cùng loại của công trình cấp II.

b) Hạng 2:

Có ít nhất 10 người là kỹ sư phù hợp với yêu cầu của nhiệm vụ khảo sát trong đó có người có đủ điều kiện làm chủ nhiệm khảo sát hạng 2;

Có đủ thiết bị khảo sát để thực hiện từng loại khảo sát;

Đã thực hiện ít nhất 1 nhiệm vụ khảo sát cùng loại của công trình cấp II hoặc 2 nhiệm vụ khảo sát cùng loại của công trình cấp III.

2. Phạm vi hoạt động:

a) Hạng 1: đưược thực hiện nhiệm vụ khảo sát cùng loại công trình cấp đặc biệt, cấp I, cấp II, cấp III và cấp IV;

b) Hạng 2: đưược thực hiện nhiệm vụ khảo sát cùng loại công trình cấp II, cấp III và cấp IV;

c) Đối với khảo sát địa hình, chỉ các tổ chức khảo sát hạng 1 và 2 mới được thực hiện khảo sát địa hình các loại quy mô.

Điều 59. Điều kiện năng lực của chủ nhiệm thiết kế xây dựng công trình

1. Chủ nhiệm thiết kế xây dựng công trình đưược phân thành 2 hạng như sau:

a) Hạng 1:

Có chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư, kỹ sư phù hợp với công việc đảm nhận;

Đã là chủ nhiệm thiết kế ít nhất 1 công trình cấp đặc biệt hoặc cấp I hoặc 2 công trình cấp II cùng loại hoặc đã làm chủ trì thiết kế 1 lĩnh vực chuyên môn chính của 3 công trình cấp đặc biệt hoặc cấp I cùng loại.

b) Hạng 2:

Có chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư, kỹ sư phù hợp với công việc đảm nhận;

Đã là chủ nhiệm thiết kế ít nhất 1 công trình cấp II hoặc 2 công trình cấp III cùng loại hoặc đã làm chủ trì thiết kế 1 lĩnh vực chuyên môn chính của 3 công trình cấp II cùng loại.

2. Phạm vi hoạt động:

a) Hạng 1: đưược làm chủ nhiệm thiết kế công trình cùng loại cấp đặc biệt, cấp I, cấp II, cấp III và cấp IV và làm chủ nhiệm lập dự án nhóm A, B, C cùng loại;

b) Hạng 2: đưược làm chủ nhiệm thiết kế công trình cùng loại cấp II, cấp III và cấp IV và được làm chủ nhiệm lập dự án nhóm B, C cùng loại.

Điều 60. Điều kiện năng lực của chủ trì thiết kế xây dựng công trình

1. Chủ trì thiết kế xây dựng công trình được phân thành 2 hạng như sau:

a) Hạng 1:

Có chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư, kỹ sư phù hợp với công việc đảm nhận;

Đã làm chủ trì thiết kế chuyên môn của ít nhất 1 công trình cấp đặc biệt hoặc cấp I hoặc 2 công trình cấp II cùng loại.

b) Hạng 2:

Có chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư, kỹ sư phù hợp với công việc đảm nhận;

Đã làm chủ trì thiết kế chuyên môn của ít nhất 1 công trình cấp II hoặc 2 công trình cấp III cùng loại hoặc đã tham gia thiết kế 5 công trình cùng loại.

c) Riêng đối với vùng sâu, vùng xa, những cá nhân có trình độ cao đẳng, trung cấp thuộc chuyên ngành phù hợp với loại công trình, có thời gian liên tục làm công tác thiết kế tối thiểu 5 năm thì được làm chủ trì thiết kế công trình cấp III, cấp IV, trừ các công trình quy định tại Điều 28 của Nghị định quản lý chất lượng công trình xây dựng.

2. Phạm vi hoạt động:

a) Hạng 1: đưược làm chủ trì thiết kế cùng lĩnh vực chuyên môn công trình cấp đặc biệt, cấp I, cấp II, cấp III và cấp IV;

b) Hạng 2: đưược làm chủ trì thiết kế cùng lĩnh vực chuyên môn công trình cấp II, cấp III và cấp IV.

Điều 61. Điều kiện năng lực của tổ chức tư vấn khi thiết kế xây dựng công trình

1. Năng lực của tổ chức tư vấn thiết kế xây dựng đưược phân thành 2 hạng theo loại công trình như sau:

a) Hạng 1:

Có ít nhất 20 người là kiến trúc sư, kỹ sư thuộc các chuyên ngành phù hợp trong đó có người có đủ điều kiện làm chủ nhiệm thiết kế xây dựng công trình hạng 1;

Có đủ chủ trì thiết kế hạng 1 về các bộ môn thuộc công trình cùng loại;

Đã thiết kế ít nhất 1 công trình cấp đặc biệt hoặc cấp I hoặc 2 công trình cấp II cùng loại.

b) Hạng 2:

Có ít nhất 10 người là kiến trúc sư, kỹ sư thuộc các chuyên ngành phù hợp trong đó có người có đủ điều kiện làm chủ nhiệm thiết kế xây dựng công trình hạng 2;

Có đủ chủ trì thiết kế hạng 2 về các bộ môn thuộc công trình cùng loại;

Đã thiết kế ít nhất 1 công trình cấp II hoặc 2 công trình cấp III cùng loại.

2. Phạm vi hoạt động:

a) Hạng 1: đưược thiết kế công trình cấp đặc biệt, cấp I , cấp II, cấp III và cấp IV cùng loại; lập dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, B, C cùng loại;

b) Hạng 2: đưược thiết kế công trình cấp II, cấp III và cấp IV cùng loại; lập dự án nhóm B, C cùng loại;

c) Đối với tổ chức chưa đủ điều kiện để xếp hạng được thiết kế công trình cấp IV cùng loại, lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình của công trình cùng loại.

Điều 62. Điều kiện năng lực của tổ chức tư vấn khi giám sát thi công xây dựng công trình

1. Năng lực của tổ chức giám sát công trình đưược phân thành 2 hạng theo loại công trình như sau:

a) Hạng 1:

Có ít nhất 20 người có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng công trình thuộc các chuyên ngành phù hợp;

Đã giám sát thi công xây dựng ít nhất 1 công trình cấp đặc biệt hoặc cấp I, hoặc 2 công trình cấp II cùng loại.

b) Hạng 2:

Có ít nhất 10 người có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng công trình thuộc các chuyên ngành phù hợp;

Đã giám sát thi công xây dựng ít nhất 1 công trình cấp II, hoặc 2 công trình cấp III cùng loại.

2. Phạm vi hoạt động:

a) Hạng 1: đưược giám sát thi công xây dựng công trình cấp đặc biệt, cấp I, II, III và IV cùng loại;

b) Hạng 2: đưược giám sát thi công xây dựng công trình từ cấp II, III và IV cùng loại;

c) Đối với tổ chức chưa đủ điều kiện để xếp hạng thì được giám sát thi công xây dựng công trình cấp IV cùng loại.

Điều 63. Điều kiện năng lực của chỉ huy trưởng công trưường

1. Năng lực của chỉ huy trưởng công trường được phân thành 2 hạng. Chỉ huy trưởng công trường phải có bằng đại học trở lên thuộc chuyên ngành phù hợp với loại công trình và đáp ứng các điều kiện tương ứng với mỗi hạng dưới đây:

a) Hạng 1:

Có thời gian liên tục làm công tác thi công xây dựng tối thiểu 7 năm;

Đã là chỉ huy trưưởng công trường của công trình cấp đặc biệt hoặc cấp I hoặc 2 công trình cấp II cùng loại.

b) Hạng 2:

Có thời gian liên tục làm công tác thi công xây dựng tối thiểu 5 năm;

Đã là chỉ huy trưưởng công trường của công trình cấp II hoặc 2 công trình cấp III cùng loại.

c) Đối với vùng sâu, vùng xa, những người có trình độ cao đẳng hoặc trung cấp thuộc chuyên ngành xây dựng phù hợp với loại công trình, có kinh nghiệm thi công tối thiểu 5 năm được giữ chức danh chỉ huy trưởng hạng 2.

2. Phạm vi hoạt động:

a) Hạng 1: đưược làm chỉ huy trưởng công trình cấp đặc biệt, cấp I, II, III và IV cùng loại;

b) Hạng 2: đưược làm chỉ huy trưởng công trình từ cấp II, III và IV cùng loại.

Điều 64. Điều kiện năng lực của tổ chức thi công xây dựng khi thi công xây dựng công trình

1. Năng lực của tổ chức thi công xây dựng công trình đưược phân thành 2 hạng theo loại công trình như sau:

a) Hạng 1:

Có chỉ huy trưởng hạng 1 cùng loại công trình;

Có đủ kiến trúc sư, kỹ sư thuộc chuyên ngành phù hợp với loại công trình thi công xây dựng;

Có đủ công nhân kỹ thuật có chứng chỉ đào tạo phù hợp với công việc đảm nhận;

Có thiết bị thi công chủ yếu để thi công xây dựng công trình;

Đã thi công xây dựng ít nhất 1 công trình cấp đặc biệt, cấp I hoặc 2 công trình cấp II cùng loại.

b) Hạng 2:

Có chỉ huy trưưởng hạng 2 trở lên cùng loại công trình;

Có đủ kiến trúc sư, kỹ sư thuộc chuyên ngành phù hợp với loại công trình thi công xây dựng;

Có đủ công nhân kỹ thuật có chứng chỉ đào tạo phù hợp với công việc đảm nhận;

Có thiết bị thi công chủ yếu để thi công xây dựng công trình;

Đã thi công xây dựng ít nhất 1 công trình cấp II hoặc 2 công trình cấp III cùng loại.

2. Phạm vi hoạt động:

a) Hạng 1: đưược thi công xây dựng công trình cấp đặc biệt, cấp I, cấp II, cấp III và cấp IV cùng loại;

b) Hạng 2: đưược thi công xây dựng công trình từ cấp II, cấp III và cấp IV cùng loại;

c) Đối với tổ chức chưa đủ điều kiện để xếp hạng được thi công công trình cải tạo, sửa chữa có tổng mức đầu tư dưới 3 tỷ đồng, nhà ở riêng lẻ.

Điều 65. Điều kiện của cá nhân hành nghề độc lập thiết kế, khảo sát, giám sát thi công xây dựng công trình

1. Điều kiện của cá nhân hành nghề độc lập thiết kế, khảo sát xây dựng, giám sát thi công xây dựng công trình như sau:

a) Có chứng chỉ hành nghề phù hợp với lĩnh vực hành nghề;

b) Có đăng ký kinh doanh hoạt động hành nghề thiết kế, khảo sát, giám sát thi công xây dựng theo quy định của pháp luật.

2. Phạm vi hoạt động:

a) Cá nhân hành nghề độc lập khảo sát xây dựng chỉ được tư vấn cho chủ đầu tư về việc lập nhiệm vụ khảo sát, thẩm định để phê duyệt kết quả từng loại khảo sát phù hợp với chứng chỉ;

b) Cá nhân hành nghề độc lập thiết kế xây dựng công trình được thiết kế các công trình cấp IV cùng loại và nhà ở riêng lẻ;

c) Cá nhân hành nghề giám sát thi công xây dựng độc lập được giám sát thi công xây dựng công trình cấp IV cùng loại và nhà ở riêng lẻ.

3. Cá nhân hành nghề độc lập khi hoạt động phải thực hiện theo các quy định của pháp luật.

Điều 66. Quyền và nghĩa vụ của cá nhân được cấp chứng chỉ hành nghề

1. Cá nhân được cấp chứng chỉ hành nghề có quyền:

a) Sử dụng chứng chỉ hành nghề để thực hiện các công việc theo quy định của pháp luật;

b) Khiếu nại, tố cáo những hành vi vi phạm các quy định về cấp chứng chỉ hành nghề.

2. Cá nhân được cấp chứng chỉ hành nghề có nghĩa vụ:

a) Tham gia các lớp bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ liên quan tới việc cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế, khảo sát, giám sát thi công xây dựng;

b) Chỉ được thực hiện khảo sát xây dựng, thiết kế, giám sát thi công xây dựng trong phạm vi chứng chỉ hành nghề cho phép;

c) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung hồ sơ, chất lượng các công việc do mình thực hiện;

d) Không được tẩy xoá, cho mượn chứng chỉ hành nghề.

Điều 67. Điều kiện năng lực của cá nhân, tổ chức nước ngoài lập dự án, quản lý dự án, khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng, giám sát thi công xây dựng tại Việt Nam

Tổ chức, cá nhân nước ngoài khi hành nghề lập dự án, quản lý dự án, khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng, thi công xây dựng, giám sát thi công xây dựng tại Việt Nam phải đủ điều kiện năng lực theo quy định của Nghị định này và hướng dẫn của Bộ Xây dựng về cấp chứng chỉ hành nghề.

Chương 6:

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 68. Tổ chức thực hiện

1. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng giám đốc các doanh nghiệp và các tổ chức có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này. Bộ trưởng Bộ Xây dựng hướng dẫn việc thực hiện chuyển tiếp.

2. Các dự án được phê duyệt trước ngày Nghị định này có hiệu lực thì không phải trình duyệt lại dự án, các nội dung công việc tiếp theo thực hiện theo quy định của Nghị định này.

Điều 69. Hiệu lực thi hành

Nghị định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo và thay thế các quy định về hoạt động xây dựng tại Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo các Nghị định của Chính phủ: số 52/1999/NĐ-CP ngày 08 tháng 7 năm 1999, số 12/2000/NĐ-CP ngày 05 tháng 5 năm 2000, số 07/2003/NĐ-CP ngày 30 tháng 01 năm 2003; thay thế các nội dung về đấu thầu xây dựng quy định tại Quy chế đấu thầu ban hành kèm theo các Nghị định của Chính phủ: số 88/1999/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 1999, số 14/2000/NĐ-CP ngày 05 tháng 5 năm 2000 và số 66/2003/NĐ-CP ngày 12 tháng 6 năm 2003 mà trái với các quy định về lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng tại Nghị định này của Chính phủ.

 

 

Phan Văn Khải

(Đã ký)

 

PHỤ LỤC SỐ 1
PHÂN LOẠI DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
(Ban hành kèm theo Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07 tháng 02 năm 2005 của Chính phủ)

 

Loại dự án đầu tư xây dựng công trình

Tổng mức đầu tư

I

Dự án quan trọng Quốc gia

Theo Nghị quyết của Quốc hội

II

Nhóm A

 

1

Các dự án đầu tư xây dựng công trình: thuộc lĩnh vực bảo vệ an ninh, quốc phòng có tính chất bảo mật quốc gia, có ý nghĩa chính trị - xã hội quan trọng.

Không kể mức vốn

2

Các dự án đầu tư xây dựng công trình: sản xuất chất độc hại, chất nổ; hạ tầng khu công nghiệp.

Không kể mức vốn

3

Các dự án đầu tư xây dựng công trình: công nghiệp điện, khai thác dầu khí, hoá chất, phân bón, chế tạo máy, xi măng, luyện kim, khai thác chế biến khoáng sản, các dự án giao thông (cầu, cảng biển, cảng sông, sân bay, đường sắt, đường quốc lộ), xây dựng khu nhà ở.

Trên 600 tỷ đồng

4

Các dự án đầu tư xây dựng công trình: thuỷ lợi, giao thông (khác ở điểm II-3), cấp thoát nước và công trình hạ tầng kỹ thuật, kỹ thuật điện, sản xuất thiết bị thông tin, điện tử, tin học, hoá dược, thiết bị y tế, công trình cơ khí khác, sản xuất vật liệu, bưu chính, viễn thông.

Trên 400 tỷ đồng

5

Các dự án đầu tư xây dựng công trình: công nghiệp nhẹ, sành sứ, thuỷ tinh, in, vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, sản xuất nông, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, chế biến nông, lâm sản.

Trên 300 tỷ đồng

6

Các dự án đầu tư xây dựng công trình: y tế, văn hoá, giáo dục, phát thanh, truyền hình, xây dựng dân dụng khác (trừ xây dựng khu nhà ở), kho tàng, du lịch, thể dục thể thao, nghiên cứu khoa học và các dự án khác.

Trên 200 tỷ đồng

III

Nhóm B

 

1

Các dự án đầu tư xây dựng công trình: công nghiệp điện, khai thác dầu khí, hoá chất, phân bón, chế tạo máy, xi măng, luyện kim, khai thác chế biến khoáng sản, các dự án giao thông (cầu, cảng biển, cảng sông, sân bay, đường sắt, đường quốc lộ), xây dựng khu nhà ở.

Từ 30 đến 600 tỷ đồng

2

- Các dự án đầu tư xây dựng công trình: thuỷ lợi, giao thông (khác ở điểm II-3), cấp thoát nước và công trình hạ tầng kỹ thuật, kỹ thuật điện, sản xuất thiết bị thông tin, điện tử, tin học, hoá dược, thiết bị y tế, công trình cơ khí khác, sản xuất vật liệu, bưu chính, viễn thông,

Từ 20 đến 400 tỷ đồng

3

Các dự án đầu tư xây dựng công trình: hạ tầng kỹ thuật khu đô thị mới, công nghiệp nhẹ, sành sứ, thuỷ tinh, in, vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, sản xuất nông, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, chế biến nông, lâm sản.

Từ 15 đến 300 tỷ đồng

4

Các dự án đầu tư xây dựng công trình: y tế, văn hoá, giáo dục, phát thanh, truyền hình, xây dựng dân dụng khác (trừ xây dựng khu nhà ở), kho tàng, du lịch, thể dục thể thao, nghiên cứu khoa học và các dự án khác.

Từ 7 đến 200 tỷ đồng

IV

Nhóm C

 

1

Các dự án đầu tư xây dựng công trình: công nghiệp điện, khai thác dầu khí, hoá chất, phân bón, chế tạo máy, xi măng, luyện kim, khai thác chế biến khoáng sản, các dự án giao thông (cầu, cảng biển, cảng sông, sân bay, đường sắt, đường quốc lộ). Các trường phổ thông nằm trong quy hoạch (không kể mức vốn), xây dựng khu nhà ở.

Dưới 30 tỷ đồng

2

Các dự án đầu tư xây dựng công trình: thuỷ lợi, giao thông (khác ở điểm II-3), cấp thoát nước và công trình hạ tầng kỹ thuật, kỹ thuật điện, sản xuất thiết bị thông tin, điện tử, tin học, hoá dược, thiết bị y tế, công trình cơ khí khác, sản xuất vật liệu, bưu chính, viễn thông.

Dưới 20 tỷ đồng

3

Các dự án đầu tư xây dựng công trình: công nghiệp nhẹ, sành sứ, thuỷ tinh, in, vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, sản xuất nông, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, chế biến nông, lâm sản.

Dưới 15 tỷ đồng

 

4

Các dự án đầu tư xây dựng công trình: y tế, văn hoá, giáo dục, phát thanh, truyền hình, xây dựng dân dụng khác (trừ xây dựng khu nhà ở), kho tàng, du lịch, thể dục thể thao, nghiên cứu khoa học và các dự án khác.

Dưới 7 tỷ đồng

Ghi chú:

1. Các dự án nhóm A về đường sắt, đường bộ phải được phân đoạn theo chiều dài đường, cấp đường, cầu theo hướng dẫn của Bộ Giao thông vận tải.

2. Các dự án xây dựng trụ sở, nhà làm việc của cơ quan nhà nước phải thực hiện theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

 

PHỤ LỤC SỐ 2

Chủ đầu tư
Số:

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
___________________

.........., ngày......... tháng......... năm..........

TỜ TRÌNH PHÊ DUYỆT DỰ ÁN ĐẦU TƯ
XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

Kính gửi:

- Căn cứ Nghị định số... ngày... của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;

- Các căn cứ pháp lý khác có liên quan;

Chủ đầu tư trình thẩm định dự án đầu tư xây dựng công trình với các nội dung chính sau:

1. Tên dự án:

2. Chủ đầu tư:

3. Tổ chức tư vấn lập dự án:

4. Chủ nhiệm lập dự án:

5. Mục tiêu đầu tư xây dựng:

6. Nội dung và quy mô đầu tư xây dựng:

7. Địa điểm xây dựng:

8. Diện tích sử dụng đất:

9. Phương án xây dựng (thiết kế cơ sở):

10. Loại, cấp công trình:

11. Thiết bị công nghệ (nếu có):

12. Phương án giải phóng mặt bằng, tái định cư (nếu có):

13. Tổng mức đầu tư của dự án:

Tổng cộng:

Trong đó:

- Chi phí xây dựng:

- Chi phí thiết bị:

- Chi phí đền bù giải phóng mặt bằng, tái định cư:

- Chi phí khác:

- Chi phí dự phòng:

14. Nguồn vốn đầu tư:

15. Hình thức quản lý dự án:

16. Thời gian thực hiện dự án:

17. Các nội dung khác:

18. Kết luận:

Chủ đầu tư trình... thẩm định dự án đầu tư xây dựng công trình.

Chủ đầu tư

(Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu)

Nơi nhận:

- Như trên,

- Lưu:

 

PHỤ LỤC SỐ 3

Cơ quan phê duyệt
Số:

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

.........., ngày......... tháng......... năm..........

QUYẾT ĐỊNH CỦA...

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT dự án đầu tư xây dựng công trình

(Tên cá nhân/cơ quan phê duyệt)

Căn cứ chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của...;

Căn cứ Nghị định số... ngày... của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;

Các căn cứ pháp lý khác có liên quan;

Xét đề nghị của... tại tờ trình số... ngày... và báo cáo kết quả thẩm định của...,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình... với các nội dung chủ yếu sau:

1. Tên dự án:

2. Chủ đầu tư:

3. Tổ chức tư vấn lập dự án:

4. Chủ nhiệm lập dự án:

5. Mục tiêu đầu tư xây dựng:

6. Nội dung và quy mô đầu tư xây dựng:

7. Địa điểm xây dựng:

8. Diện tích sử dụng đất:

9. Phương án xây dựng (thiết kế cơ sở):

10. Loại, cấp công trình:

11. Thiết bị công nghệ (nếu có):

12. Phương án giải phóng mặt bằng, tái định cư (nếu có):

13. Tổng mức đầu tư của dự án:

Tổng mức:

Trong đó:

- Chi phí xây dựng:

- Chi phí, thiết bị:

- Chi phí đền bù giải phóng mặt bằng, tái định cư:

- Chi phí khác:

- Chi phí dự phòng:

14. Nguồn vốn đầu tư:

15. Hình thức quản lý dự án:

16. Thời gian thực hiện dự án:

17. Các nội dung khác:

Điều 2. Tổ chức thực hiện.

Điều 3. Trách nhiệm của các cơ quan liên quan thi hành quyết định.

Nơi nhận:

- Như Điều 3,

- Các cơ quan có liên quan

- Lưu:

Cơ quan phê duyệt

(Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu)

 

PHỤ LỤC SỐ 4
(Mẫu 1)

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐƠN XIN CẤP GIẤY PHÉP XÂY DỰNG

(Sử dụng cho công trình, nhà ở riêng lẻ ở đô thị)

Kính gửi: ..............................................................

1. Tên chủ đầu tư:............................................................................................

- Người đại diện............................................. Chức vụ:..................................

- Địa chỉ liên hệ:.............................................................................................

- Số nhà:............ Đường........................ Phường (xã).....................................

- Tỉnh, thành phố:...........................................................................................

- Số điện thoại:...............................................................................................

2. Địa điểm xây dựng:...................................................................................

- Lô đất số.............................................. Diện tích...................................m2.

- Tại: ..................................................... Đường:...........................................

- Phường (xã)............................................... Quận (huyện)...........................

- Tỉnh, thành phố...........................................................................................

- Nguồn gốc đất.............................................................................................

3. Nội dung xin phép:.....................................................................................

- Loại công trình:.......................................... Cấp công trình:.......................

- Diện tích xây dựng tầng 1:..................................................................... m2.

- Tổng diện tích sàn:................................................................................. m2.

- Chiều cao công trình:............................................................................. m.

- Số tầng:......................................................................................................

4. Đơn vị hoặc người thiết kế:......................................................................

- Địa chỉ.......................................................................................................

- Điện thoại..................................................................................................

5. Tổ chức, cá nhân thẩm định thiết kế (nếu có):........................................

- Địa chỉ:.................................................. Điện thoại..................................

- Giấy phép hành nghề số (nếu có):...................... cấp ngày........................

6. Phương án phá dỡ, di dời (nếu có): ........................................................

7. Dự kiến thời gian hoàn thành công trình:....................................... tháng.

8. Cam kết: tôi xin cam đoan làm theo đúng giấy phép được cấp, nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và bị xử lý theo quy định của pháp luật.

...... Ngày..... tháng.... năm....

Người làm đơn

(Ký ghi rõ họ tên)

 

PHỤ LỤC SỐ 4
(Mẫu 2)

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐƠN XIN CẤP GIẤY PHÉP XÂY DỰNG TẠM

Kính gửi:.....................................................................

1. Tên chủ đầu tư:......................................................................................

- Người đại diện:................................... Chức vụ:......................................

- Địa chỉ liên hệ:.........................................................................................

- Số nhà:..................................................... Đường.....................................

- Phường (xã):.............................................................................................

- Tỉnh, thành phố:........................................................................................

- Số điện thoại:............................................................................................

2. Địa điển xây dựng:

- Lô đất số:.......................................... Diện tích...................... m2 .............

- Tại: ................................................... đường..............................................

- Phường (xã)...................................... Quận (huyện)...................................

- Tỉnh, thành phố..........................................................................................

- Nguồn gốc đất:..........................................................................................

3. Nội dung xin phép xây dựng tạm:

- Loại công trình:..................................... Cấp công trình:..........................

- Diện tích xây dựng tầng 1:..... m2; Tổng diện tích sàn:......................... m2.

- Chiều cao công trình:................... m; Số tầng: ..........................................

4. Đơn vị hoặc người thiết kế:......................................................................

- Địa chỉ:......................................................................................................

- Điện thoại:.................................................................................................

5. Tổ chức, cá nhân thẩm định thiết kế (nếu có):.........................................

- Địa chỉ:................................. Điện thoại:...................................................

- Giấy phép hành nghề (nếu có):...................... Cấp ngày:...........................

6. Phương án phá dỡ (nếu có):......................................................................

7. Dự kiến thời gian hoàn thành công trình:....................... tháng.

8. Tôi xin cam kết làm theo đúng giấy phép được cấp và tự dỡ bỏ công trình khi Nhà nước thực hiện quy hoạch theo thời gian ghi trong giấy phép được cấp. Nếu không thực hiện đúng cam kết tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm và bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Tỉnh (thành phố), ngày tháng năm

Người làm đơn ký tên

(đóng dấu nếu có)

 

PHỤ LỤC 5

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐƠN XIN CẤP GIẤY PHÉP XÂY DỰNG

(Sử dụng cho nhà ở nông thôn)

Kính gửi UBND xã:....................................................................

1. Tên chủ đầu tư:..........................................................................................

- Số chứng minh thư:.................................. Ngày cấp:.................................

- Địa chỉ thường trú:......................................................................................

- Số điện thoại:...............................................................................................

2. Địa điểm xây dựng:....................................................................................

Nguồn gốc đất................................................................................................

3. Nội dung xin phép xây dựng:....................................................................

- Diện tích xây dựng tầng một......................... m2 .......................................

- Tổng diện tích sàn ........................................ m2 .......................................

- Chiều cao công trình.................................. số tầng.....................................

4. Cam kết:

Tôi xin cam đoan làm theo đúng giấy phép xây dựng được cấp, nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và xử lý theo quy định của pháp luật.

..... Ngày ..... tháng .... năm ....

Người làm đơn

(Ký ghi rõ họ tên)

 

PHỤ LỤC SỐ 6 (MẪU 1)
(Trang 1)
(Màu vàng - khổ A4)

UBND TỈNH, TP TRỰC THUỘC TW
Cơ quan cấp GPXD...

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

GIẤY PHÉP XÂY DỰNG
SỐ: /GPXD

(Sử dụng cho công trình, nhà ở riêng lẻ đô thị)

1. Cấp cho:................................................................................................

- Địa chỉ:...................................................................................................

- Số nhà:....... Đường............ Phường (xã):.............. Tỉnh, thành phố:......

2. Được phép xây dựng công trình (loại công trình):................................

Theo thiết kế có ký hiệu:...........................................................................

Do:.......................................................... lập.............................................

Gồm các nội dung sau đây:.......................................................................

- Diện tích xây dựng tầng một:............................................................. m2.

- Tổng diện tích sàn:............................................................................. m2.

- Chiều cao công trình:....................... m.................. số tầng....................

- Trên lô đất: .................................... Diện tích................ m2...................

- Cốt nền xây dựng công trình:........................ chỉ giới xây dựng.............

- Màu sắc công trình:................................................................................

Tại (số nhà):.......................................... đường.........................................

Phường (xã).......................................... Quận (huyện)..............................

Tỉnh, thành phố.........................................................................................

Giấy tờ về quyền sử dụng đất:...................................................................

3. Giấy phép này có hiệu lực khởi công xây dựng trong thời hạn 01 năm kể từ ngày cấp; quá thời hạn trên thì phải xin gia hạn giấy phép.

......., ngày.... tháng.... năm .....

Cơ quan cấp giấy phép xây dựng

(ký tên, đóng dấu)

Nơi nhận:

- Như trên,

- Lưu:

 

PHỤ LỤC SỐ 6 (MẪU 1)

(Trang 2)

Chủ đầu tư phải thực hiện các nội dung sau đây:

1. Phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu xâm phạm các quyền hợp pháp của các chủ sở hữu liền kề.

2. Phải thực hiện đúng các quy định của pháp luật về đất đai, về đầu tư xây dựng và Giấy phép xây dựng này.

3. Phải thông báo cho cơ quan cấp phép xây dựng đến kiểm tra khi định vị công trình, xây móng và công trình ngầm (như hầm vệ sinh tự hoại, xử lý nước thải...).

4. Xuất trình Giấy phép xây dựng cho chính quyền sở tại trước khi khởi công xây dựng và treo biển báo tại địa điểm xây dựng theo quy định.

5. Khi cần thay đổi thiết kế thì phải báo cáo và chờ quyết định của cơ quan cấp giấy phép xây dựng.

Gia hạn giấy phép

1. Nội dung gia hạn:

2. Thời gian có hiệu lực của giấy phép:

........., ngày...... tháng...... năm........

Cơ quan cấp giấy phép xây dựng

(ký tên, đóng dấu)

 

PHỤ LỤC SỐ 6 (MẪU 2)

(Trang 1)

(Màu hồng - khổ A4)

UBND TỈNH, TP TRỰC THUỘC TW
Cơ quan cấp GPXD...

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

GIẤY PHÉP XÂY DỰNG TẠM
SỐ: / GPXDT

(Sử dụng cho công trình, nhà ở riêng lẻ)

1. Cấp cho:...............................................................................................

- Địa chỉ:..................................................................................................

- Số nhà: .................................................... Đường..................................

phường (xã):.............................................................................................

Tỉnh, thành phố:.......................................................................................

2. Được phép xây dựng tạm công trình (loại công trình):........................

Theo thiết kế có ký hiệu:..........................................................................

Do:....................................................................... lập...............................

Gồm các nội dung sau đây:......................................................................

- Diện tích xây dựng tầng một:........................................................... m2.

- Tổng diện tích sàn:.......................................................................... m2.

- Chiều cao công trình:.......................... m; Số tầng:..............................

- Trên lô đất:....................................... Diện tích...................... m2 ........

- Cốt nền xây dựng công trình:........................ chỉ giới xây dựng..........

- Màu sắc công trình:..............................................................................

Tại (số nhà):.......................................... đường.......................................

Phường (xã)........................................... Quận (huyện)...........................

Tỉnh, thành phố.......................................................................................

Giấy tờ về quyền sử dụng đất:.................................................................

3. Giấy phép này có hiệu lực khởi công xây dựng trong thời hạn 01 năm kể từ ngày cấp; quá thời hạn trên thì phải xin gia hạn giấy phép.

4. Công trình được tồn tại tới thời hạn:....................................................

........, ngày..... tháng.... năm....

Cơ quan cấp giấy phép xây dựng

(ký tên, đóng dấu)

Nơi nhận:

- Như trên,

- Lưu:

PHỤ LỤC SỐ 6 (MẪU 2)

(Trang 2)

Chủ đầu tư phải thực hiện các nội dung sau đây:

1. Phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu xâm phạm các quyền hợp pháp của các chủ sở hữu liền kề.

2. Phải thực hiện đúng các quy định của pháp luật về đất đai, về đầu tư xây dựng và Giấy phép xây dựng này.

3. Phải thông báo cho cơ quan cấp phép xây dựng đến kiểm tra khi định vị công trình, xây móng và công trình ngầm (như hầm vệ sinh tự hoại, xử lý nước thải...).

4. Xuất trình Giấy phép xây dựng cho chính quyền sở tại trước khi khởi công xây dựng và treo biển báo tại địa điểm xây dựng theo quy định.

5. Khi cần thay đổi thiết kế thì phải báo cáo và chờ quyết định của cơ quan cấp giấy phép xây dựng.

6. Phải tự dỡ bỏ công trình khi nhà nước giải phóng mặt bằng để thực hiện quy hoạch.

Gia hạn giấy phép

1. Nội dung gia hạn:

2. Thời gian có hiệu lực của giấy phép:

......., ngày... tháng.... năm......

Cơ quan cấp giấy phép xây dựng

(ký tên, đóng dấu)

 

PHỤ LỤC SỐ 6 (MẪU 3)

(Trang 1)

(Màu xanh da trời - khổ A4)

UBND huyện
UBND xã

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

GIẤY PHÉP XÂY DỰNG
SỐ: /GPXD

(Dùng cho nhà ở nông thôn)

1. Cấp cho (ông/bà): ....................................................................................

- Địa chỉ thường trú:.....................................................................................

2. Được phép xây dựng nhà ở:......................................................................

- Tại:.............................................................................................................

- Diện tích xây dựng tầng 1:................................................................... m2.

- Tổng diện tích sàn xây dựng:.....................................................................

- Chiều cao công trình:.................................. m, số tầng: ............................

......, ngày.... tháng.... năm........

Chủ tịch UBND xã ...

(ký tên, đóng dấu)

Gia hạn giấy phép

1. Nội dung gia hạn:

2. Thời gian có hiệu lực của giấy phép:

........., ngày ...... tháng ...... năm ........

Cơ quan cấp giấy phép xây dựng

(ký tên, đóng dấu)

 

Phụ lục số 7:
CÂU HỎI SƠ TUYỂN NĂNG LỰC LỰA CHỌN NHÀ THẦU TƯ VẤN XÂY DỰNG, THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH, TỔNG THẦU EPC/CHÌA KHOÁ TRAO TAY

I. THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

Bảng 1. Thông tin chung về nhà thầu

Tên nhà thầu.................. Doanh nghiệp độc lập/thành viên của...............

Địa chỉ trụ sở chính............... Điện thoại............ Fax..............................

Địa chỉ văn phòng địa phương nơi xây dựng công trình (nếu có)

Điện thoại.............................. Fax..............

Nơi và năm thành lập doanh nghiệp

Các lĩnh vực kinh doanh chủ yếu

5. Hạng năng lực hoạt động thi công xây dựng

Các công trình, gói thầu tương tự đã thực hiện trong 5 năm gần nhất

7. Các công trình, gói thầu tương tự đang thực hiện

8. Nhân lực của nhà thầu xây dựng

9. Thiết bị thi công của nhà thầu xây dựng

Báo cáo tài chính trong 3 năm gần nhất

Trường hợp nhà thầu là một liên danh thì phải có thêm các thông tin sau:

1. Thoả thuận liên danh (đính kèm thoả thuận liên danh đã được ký kết bao gồm cả dự kiến phân chia công việc của gói thầu giữa các thành viên trong liên danh).

2. Năng lực kỹ thuật, kinh nghiệm, tình hình tài chính của từng thành viên trong liên danh.

3. Doanh thu hàng năm trong 3 năm gần đây của từng thành viên liên danh.

 

Bảng 2. Năng lực huy động để thực hiện gói thầu

 

Nội dung câu hỏi

Đạt/

không đạt

Điểm

tối đa

I

Về kinh nghiệm

Công trình, gói thầu đã và đang thực hiện tương tự về:

- Quy mô, giá trị ,tính chất.

- Điều kiện thi công (về địa lý, tự nhiên, kinh tế - xã hội).

Kinh nghiệm tổ chức quản lý:

- Có hệ thống bảo đảm chất lượng.

- Đã và đang là tổng thầu xây dựng.

 

40

II

Về kỹ thuật

Nhân lực sử dụng:

- Chỉ huy trưởng, giám sát thi công xây dựng, cán bộ kỹ thuật, kỹ sư, kiến trúc sư (kèm lý lịch về tên, tuổi, nghề nghiệp, thâm niên công tác, trình độ, công việc đã làm tương tự, dự kiến vị trí được giao…).

- Công nhân kỹ thuật các loại.

Sơ đồ tổ chức nhân lực tại hiện trường.

Số lượng thiết bị, máy móc thi công tại hiện trường (năm và nước sản xuất, công suất).

Dự kiến biện pháp kỹ thuật thi công.

Các nhà thầu phụ.

 

30

III

Về tài chính

Doanh thu hàng năm trong 3 năm gần đây.

Vốn lưu động hiện có.

Công nợ phải trả.

Khả năng ứng vốn cho gói thầu.

Khả năng vay vốn.

 

30

 

 

 

100

Ghi chú:

1. Tuỳ theo quy mô, tính chất của gói thầu, bên mời thầu có thể bổ sung, chi tiết hoá các nội dung nêu trong bảng này.

2. Trường hợp lựa chọn tổng thầu EPC/Chìa khoá trao tay, tổng thầu thiết kế và thi công, bên mời thầu có thể kết hợp nội dung bảng 2 và bảng 3 của Phụ lục này.

II. TƯ VẤN XÂY DỰNG

Bảng 3. Thông tin chung về nhà thầu

1. Tên nhà thầu.................. Doanh nghiệp độc lập/thành viên của...............

Địa chỉ trụ sở chính.............. Điện thoại................ Fax..................

2. Địa chỉ văn phòng nơi thực hiện dịch vụ (nếu có)

Điện thoại...................... Fax.......

3. Nơi và năm thành lập doanh nghiệp

4. Các lĩnh vực dịch vụ tư vấn xây dựng chủ yếu:

5. Hạng năng lực hoạt động tư vấn xây dựng (lập dự án, quản lý dự án, khảo sát, thiết kế, giám sát thi công xây dựng công trình...)

Các công việc tư vấn tương tự đã thực hiện trong 5 năm gần đây

Các công việc tư vấn đang thực hiện

Nhân lực của nhà thầu tư vấn xây dựng (số lượng, chức danh, trình độ đào tạo)

Báo cáo tài chính trong 3 năm gần nhất

Trường hợp nhà thầu là một liên danh thì phải có thêm các thông tin sau:

1. Thoả thuận liên danh (đính kèm thoả thuận liên danh đã được ký kết bao gồm cả dự kiến phân chia công việc của gói thầu giữa các thành viên trong liên danh).

2. Năng lực kỹ thuật, kinh nghiệm, tình hình tài chính của từng thành viên trong liên danh.

3. Doanh thu hàng năm trong 3 năm gần đây của từng thành viên liên danh.

Bảng 4. Năng lực huy động để thực hiện gói thầu

TT

Nội dung câu hỏi

Đạt/

Không đạt

Điểm

tối đa

I

Về kinh nghiệm

Các công việc tư vấn tương tự về:

- Quy mô, giá trị, tính chất.

- Điều kiện địa lý, tự nhiên, kinh tế - xã hội.

2. Kinh nghiệm về tổ chức quản lý:

- Có hệ thống đảm bảo chất lượng.

- Đã là tổng thầu.

 

20

II

Về nhân sự:

Số lượng từng loại cán bộ như chủ nhiệm lập dự án, chủ nhiệm/chủ trì thiết kế, kiến trúc sư, kỹ sư cán bộ kỹ thuật chuyên môn các lĩnh vực (kèm theo lý lịch của từng người với các điểm chính như tên, tuổi, nghề nghiệp, thâm niên công tác, trình độ đào tạo, các công việc đã làm tương tự, dự kiến công việc - vị trí được giao…):

- Tại trụ sở chính:

- Tại hiện trường:

 

40

III

Về giải pháp thực hiện và những đề xuất

Chương trình thực hiện công việc.

Bố trí nhân lực, tiến độ.

Giải pháp kỹ thuật.

Sử dụng thầu phụ.

Phương tiện, điều kiện làm việc,

Đào tạo, chuyển giao công nghệ .

10. Sáng kiến, đề xuất kỹ thuật nâng cao hiệu quả dự án.

 

40

 

 

 

100

Ghi chú:

Tuỳ theo quy mô, tính chất của gói thầu, bên mời thầu có thể bổ sung, chi tiết hoá các nội dung nêu trong bảng này.

THE GOVERNMENT
 -------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------

No. 16/2005/ND-CP

Hanoi, February 07, 2005

 

DECREE

ON MANAGEMENT OF INVESTMENT PROJECTS FOR CONSTRUCTION OF WORKS

THE GOVERNMENT

Pursuant to the Law on the Organization of the Government dated 25 December 2001; Pursuant to the Law on Construction dated 26 November 2003;
On the proposal of the Minister of Construction;

DECREES

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1 Governing scope

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 2 Classification of projects and State management of investment projects for construction of works

1. Investment projects for construction of works (hereinafter referred to as projects) shall be classified as follows:

(a) According to scale and nature: Important national projects means projects for which the National Assembly approves the policy and grants permission for the investment. Remaining projects shall be classified into three Groups A, B and C in accordance with Appendix 1 to this Decree;

(b) According to capital funding source:

- Projects funded by capital from the State Budget;

- Projects funded by credit facilities guaranteed by the State and by State owned credit facilities for investment and development;

- Projects funded by invested capital of State owned enterprises;

- Projects funded by other capital sources, including private capital, or a combination of funding sources.

2. Investment in the construction of works must conform with the overall master plan for socio-economic development, with master planning for branches and with construction master plans; and must ensure security, social and environmental safety, and must comply with the law on land and other relevant laws.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



(a) With respect to projects funded by capital from the State Budget, and also including component projects, the State shall assume management of the whole investment and construction process from formulation of the investment policy, formulation of the project, investment decision-making, preparation of design, preparation of total estimated budget, selection of contractor, and execution of building works up to the stage of check and acceptance, hand-over and commissioning of the works. The person making the investment decision shall be responsible for arranging sufficient capital for implementation of the project on schedule, not to exceed two years in the case of Group C projects and not to exceed four years in the case of Group B projects.

With respect to projects funded by capital from the State Budget, the competent State administrative body shall make decisions in accordance with delegated authority and the law on the State Budget.

(b) With respect to projects of enterprises funded by credit facilities guaranteed by the State, by State owned credit facilities for investment and development, and by invested capital of State owned enterprises, the State shall assume management

of the investment policy and of the scale of the investment only. The enterprise which has the project shall bear self-responsibility for arranging project management and project implementation in accordance with this Decree and other relevant laws.

(c) With respect to projects funded by other capital sources, including private capital, the investor shall decide the form and content of project management. With respect to projects funded by a combination of funding sources, the capital contributing parties shall reach agreement on the management method or the project shall be managed in accordance with the regulations applicable to the funding source with the highest percentage of the total invested capital.

4. With respect to projects for which the National Assembly approves the investment policy and Group A projects which are made up of component projects, if each component project is able to be managed and operated independently or implemented in investment stages as stipulated in the document approving the investment report, each component project shall be managed and implemented as if it were an independent project.

Article 3 Investor in construction of works

Investor in construction of works means a capital owner or a person assigned to manage and utilize capital for investment in construction of works, and shall be regulated as follows:

1. In the case of projects funded by capital from the State Budget, the person making the investment decision shall decide on the investor in construction of works prior to formulation of the investment project for construction of works and in accordance with the law on the State Budget.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. In the case of projects funded by other capital sources, the investor shall be the capital owner or the legal representative of the capital owner.

4. In the case of projects funded by a combination of funding sources, the investor shall be the entity agreed on by the capital contributing parties or the person with the highest percentage of capital.

Chapter II

FORMULATION, EVALUATION AND APPROVAL OF INVESTMENT PROJECTS FOR CONSTRUCTION OF WORKS

Article 4 Formulation of investment reports for construction of works and applications for permission for investment

1. For important national investment projects, an investment report for construction of works must be formulated and submitted to the National Assembly to pass the investment policy and to grant permission for the investment. For Group A projects, irrespective of their capital funding source, an investment report for construction of works must be formulated and submitted to the Prime Minister of the Government to grant permission for the investment.

2. An investment report for construction of works shall contain the following particulars:

(a) Necessity for the investment in construction of the works; favourable and unfavourable conditions; regime for exploitation and use of national natural resources, if any;

(b) Estimate of scale of investment; output; construction area; items of works, including main, subsidiary and other works; proposed building site and requirement for land use;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



(d) Form of investment; preliminary determination of total investment; duration for implementation of project; plan to raise capital in accordance with the schedule, socio-economic effectiveness of project, and investment stages, if any.

3. Application for permission to invest in construction of works:

(a) The investor shall be responsible for forwarding the investment report for construction of works to the ministry managing the branch, which shall be the co- ordinating body assisting the Prime Minister of the Government to obtain opinions from relevant ministries, branches and localities and submitting proposals to the Prime Minister of the Government.

(b) Time-limit for obtaining opinions:

Within a time-limit of five working days from the date of receipt of an investment report for construction of works, the ministry managing the branch shall send a written request to relevant ministries, branches and localities for their opinions.

Within a time-limit of thirty (30) working days from the date of receipt of a request, any body being requested for its opinion shall send a written reply on items within the scope of management of such body and, within seven days from the date of receipt of such written replies, the ministry managing the branch shall prepare a report for submission to the Prime Minister of the Government.

(c) Reports submitted to the Prime Minister of the Government shall contain:

Summary of the contents of the investment report; summary of the opinions obtained from ministries and branches; and proposal on granting permission to invest in construction of the works, enclosing the original written replies received from the relevant ministries, branches and localities.

Article 5 Formulation of investment projects for construction of works

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



(a) Works which only require preparation of an eco-technical report on construction of works as stipulated in article 12.1 of this Decree;

(b) Construction of a separate dwelling-house for citizens as stipulated in article 35.5 of the Law on Construction.

2. The contents of a project shall include an explanatory section as stipulated in article 6 of this Decree and a preliminary designs section as stipulated in article 7 of this Decree.

3. With respect to Group B projects not yet included in a socio-economic master plan, in master planning for branches and in construction master plans, there must be written approval from the body authorized to approve master planning prior to formulation of the project.

Article 6 Contents of explanatory section of project

1. Necessity for and objectives of the investment; assessment of market demand and product consumption in the case of a manufacturing project; business form of the investment for construction of works; location of the building site and requirement for land use; conditions for supply of raw materials, energy and other input items.

2. Description of the scale and area of the building works and the items of works, including main, subsidiary and other works; analysis and selection of technological and technical plans and output.

3. Construction solutions, comprising:

(a) Plan for site clearance and resettlement, and plan for assistance with construction of technical infrastructure if any;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



(c) Plan for project operation and employment of labour;

(d) Stages of implementation, schedule for implementation, and form of project management.

4.Environmental impact assessment; solutions for fire and explosion fighting and prevention; any requirements regarding national defence and security.

5. Determination of the total investment, the ability to raise capital and funding sources and the ability for such capital to be issued on schedule; plan for recovery of capital in the case of a project which requires to recover its capital; other financial criteria and analysis and assessment of the economic and social effectiveness of the project.

Article 7 Contents of preliminary designs section of project

1. The contents of the preliminary designs section of a project must express the basic design solutions, ensuring satisfaction of conditions for determining total invested capital and for undertaking the subsequent design steps, including an explanatory statement and drawings.

2. Either there must be a separate explanatory statement of the preliminary designs or the drawings must contain an explanatory statement in order that there will be design solutions in relation to the following basic particulars:

(a) Summary of design tasks; summarized introduction about the relationship between the works and construction master planning in the area; data on the natural conditions, load capacity and impact; list of applicable standards and specifications;

(b) Technological explanatory statement; summarized introduction about the technological plan and technological drawings; list of technological equipment with basic technical parameters relevant to construction design;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- General outline on total surface areas; summarized introduction about the special features of the horizontal surfaces, and on sectional planes and vertical planes; technical infrastructure system and interconnection points; area of land to be used; height of foundations and other essential items;

- Construction works built along a route shall contain summarized introduction about the special features of the route, the building height and building co-ordinates; plan for dealing with the main physical obstructions along the route; safety corridors along the route and other special features of the works, if any;

- Construction works with architectural requirements shall contain summarized introduction about the relationship between the works and construction master planning in the area and adjacent buildings; theory behind the plan on architectural design; colour of the works; and design solutions which conform with the climatic, environmental, cultural and social conditions of the area in which construction is to take place;

- Technical section: summarized introduction about the special geological features of the works; plan for reinforcing foundations, main weight-bearing structures, technical system and technical infrastructure system of the works, of the horizontal surfaces and of excavated areas; list of software used in the design;

- Summarized introduction about the plans for fire and explosion fighting and prevention and for environmental protection;

- Estimated volume of building work and equipment which provides sufficient material for preparing the total level of invested capital and the duration for construction of the works.

3. The contents of preliminary design drawings shall comprise:

(a) Technological drawings, showing diagrams of technological lines with basic technical parameters;

(b) Construction drawings, showing solutions on total surface areas; and architecture, structure, technical system and technical infrastructure system of the works with the main measurements and volumes, boundary landmarks, and sectional and vertical planes;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. In the case of an investment project for construction of works for production or business purposes, depending on the nature and contents of the project, a number of the items required for preliminary designs as stipulated in clause 2 of this article may be exempted, but there must be sufficient material to satisfy the requirements on master planning, on architecture, on fixing the total level of invested capital and for calculating the investment effectiveness of the project.

5. At least nine sets of the explanatory statements about the design and of preliminary design drawings must be prepared.

Article 8 File for submission for approval of investment project for construction of works

1. The investor shall be responsible for forwarding a file on the investment project for construction of works to the person making the investment decision for approval.

2. A file on an investment project for construction of works shall contain:

(a) Submission for approval of the project in accordance with Appendix 2 to this Decree;

(b) Project including explanatory section and preliminary designs section; and written evaluation from relevant ministries and branches (if any);

(c) Written permission for the investment from the competent level in the case of important national projects and Group A projects.

Article 9 Authority to evaluate investment projects for construction of works

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. The State Evaluation Council for Investment Projects is established in accordance with a decision of the Prime Minister of the Government for evaluation of investment projects for which the National Assembly approves the policy and for evaluation of other projects at the request of the Prime Minister of the Government.

3. Provincial people's committees shall organize the evaluation of projects funded by capital from the State Budget and within the scope of management of such people's committees. The person making the investment decision shall organize evaluation of other projects.

4. Evaluation of preliminary designs for Group A projects shall be regulated as follows:

(a) The Ministry of Industry shall evaluate the preliminary designs for investment projects for construction of works being mines, petroleum works, power plants, power transmission lines, transformer stations and other specialized industrial works;

(b) The Ministry of Agriculture and Rural Development shall evaluate the preliminary designs for investment projects for construction of irrigation works and dykes;

(c) The Ministry of Transport and Communications shall evaluate the preliminary designs for investment projects for construction of traffic works;

(d) The Ministry of Construction shall evaluate the preliminary designs for investment projects for civil construction works and for industrial works (apart from industrial works evaluated by the Ministry of Industry) and other projects for construction of works at the request of the Prime Minister of the Government;

(e) With respect to investment projects for construction of works which concern a number of specialized industries, the ministry presiding over evaluation of preliminary designs shall be the ministry with the function of State administration of the industry with the decisive factor regarding the nature and objectives of the project, and shall be responsible to obtain opinions from the relevant ministries and branches.

5. Evaluation of preliminary designs for Group B and C projects of ministries, branches, localities and other economic sectors for construction in localities shall be regulated as follows:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



(b) The Department of Agriculture and Rural Development shall evaluate the preliminary designs for investment projects for construction of irrigation works and dykes;

(c) The Department of Transport and Communications shall evaluate the preliminary designs for investment projects for construction of traffic works;

(d) The Department of Construction shall evaluate the preliminary designs for investment projects for civil construction works and for industrial works (apart from industrial works evaluated by the Department of Industry) and other projects for construction of works at the request of the chairman of a provincial people's committee;

(e) With respect to investment projects for construction of works which concern a number of specialized industries, the department presiding over evaluation of preliminary designs shall be the department with the function of State administration of the industry with the decisive factor regarding the nature and objectives of the project, and shall be responsible to obtain opinions from relevant departments.

6. The ministry stipulated in clause 4 of this article shall evaluate the preliminary designs for Group B and Group C projects for construction of works built along a route passing through a number of localities, and shall be responsible to obtain opinions from the relevant departments on construction master plans and environmental impact in the places where the works will be located.

7. The evaluation of investment projects for construction of works with an element of secrecy concerning national defence and security shall be implemented in accordance with regulations of the Government.

8. The investor shall be responsible to forward the project file to the competent State body stipulated in clauses 4, 5 or 6 of this article in order to obtain an evaluating opinion on the preliminary designs. The time-limit for evaluation of preliminary designs shall not exceed thirty (30) working days from the date of receipt of a complete and valid file for Group A projects, not exceed fifteen (15) working days for Group B projects, and not exceed ten (10) working days for Group C projects.

9. The time-limit for evaluation of projects, including evaluation of preliminary designs, shall not exceed sixty (60) working days from the date of receipt of a complete and valid file for Group A projects, not exceed thirty (30) working days for Group B projects, and not exceed twenty (20) working days for Group C projects. In special cases, the time-limit for evaluation of projects may be extended with permission from the person making the investment decision.

10. The Ministry of Finance shall, after reaching agreement with the Ministry of Construction, provide for the scale of fees for evaluation of projects, including evaluation of preliminary designs.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Project compliance with the master plan for socio-economic development, with master planning for branches and with construction master plans; if there is no such master planning, there must be approval from the competent State administrative body for such sector.

2. Explanatory statements on a project, implemented in accordance with article 6 of this Decree.

3. Project compliance with the investment report for construction of works already approved by the National Assembly or the Prime Minister of the Government, in the case of a project requiring formulation of such a report.

4. Compliance of the preliminary designs with construction master plans, scale of construction, technology, design capacity and level of works; data used in design with applicable standards and specifications; eco-technical criteria with the project requirements.

5. Compliance of the preliminary designs with the selected architectural designs, in the case where a competition has been held to select the architectural designs.

6. Reasonableness of the design solutions in the preliminary designs.

7. Conditions on operating capability of any consultancy organization and on practising capability of any individual formulating the project and preliminary designs in accordance with regulations.

Article 11 Authority to make decision on investment in construction of works

1. The Prime Minister of the Government shall make investment decisions for projects for which the National Assembly has approved the policy and granted permission for the investment.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



(a) Ministers, heads of ministerial equivalent bodies and Government bodies, the financial management body of the Central Party, central bodies of political organizations and socio-political organizations, and chairmen of provincial people's committees shall make investment decisions in relation to Group A, B and C projects;

Ministers, heads of ministerial equivalent bodies and Government bodies, and chairmen of provincial people's committees may authorize or delegate authority to the body at the immediately lower level to make the investment decision in relation to Group B and C projects.

(b) Chairmen of people's committees of districts and communes shall make investment decisions in relation to projects within the scope of the local budget, after the people's council at the same level has approved.

(c) Depending on the specific conditions in each locality, the chairman of a provincial people's committee may make specific regulations permitting the chairman of the people's committee at the district level to make investment decisions for projects within the scope of the local budget with invested capital of up to five billion Vietnamese dong and permitting the chairman of the people's committee at the commune level to make investment decisions for projects with invested capital of up to three billion Vietnamese dong. Separate regulations of the Prime Minister of the Government shall apply to delegation of authority by people's committees of cities and provinces under central authority.

3. The investor shall make the investment decision for a project funded by other capital sources, including a combination of funding sources, and shall be responsible for such decision.

4. The person competent to make the investment decision shall do so only after he or she has the results of evaluation of the project. In the case of projects funded by credit facilities, organizations providing loans shall evaluate financial plans and schedules for repayment of loans in order to decide whether or not to make loans prior to any investment decision being made by the person competent to do so.

5.The contents of an investment decision for construction of works shall be in accordance with the form in Appendix 3 to this Decree.

Article 12 Eco-technical report on construction of works

1. The investor in the following construction works shall not be required to formulate a project but shall be required only to formulate an eco-technical report for submission to the person competent to make the decision approving the investment:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



(b) Works being upgrade, repair, improvement or new construction of headquarters of a body with total invested capital below three billion Vietnamese dong;

(c) Social infrastructure projects with total invested capital below seven billion Vietnamese dong using State budget funds and for non-business purposes, in conformity with the master plan for socio-economic development and with construction master plans, either with an approved investment policy or already arranged within the annual investment master plan.

2. The contents of an eco-technical report on construction of works shall be as stipulated in clause 4 of article 35 of the Law on Construction.

3. The person competent to make the investment decision as stipulated in article 11 of this Decree shall arrange evaluation of the eco-technical report on construction of works in order to make the investment decision.

4. The department stipulated in article 9.5 of this Decree shall arrange evaluation of the design drawings for execution in the eco-technical report on construction of works in the case of projects funded by capital from the State Budget with total invested capital of five hundred (500) million Vietnamese dong or more. For the remaining projects, the investor shall arrange evaluation of the design drawings for execution in the eco-technical report on construction of works and shall report thereon to the person competent to make the investment decision prior to approval.

Article 13 Revision of investment project for construction of works

1. After an investment decision has been issued in respect of a project for construction of works, it may only be revised in one of the following cases:

(a) Upon occurrence of an event of force majeure or natural disaster, such as earthquake, flood, tidal wave or landslide, or in the event of war or danger of war;

(b) Upon irregular fluctuation in the price of raw materials or in the exchange rate of the foreign currency section of funding, or upon promulgation by the State of new regulations changing the level of investment costs in construction of works;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



(d) When the construction master plan changes and thereby directly impacts on the project.

2. When a change to a project does not alter the approved scale, project objectives or total invested capital, the investor shall be permitted to revise the project. If a revision to the project alters the preliminary designs on architecture, the master planning, the initial scale, the project objectives or the approved total invested capital, the investor shall make a submission to the person making the investment decision for consideration and decision. The revised items must be re-evaluated.

3. The competent person issuing a decision revising an investment project for construction of works shall be responsible before the law for his or her decision.

Chapter III

IMPLEMENTATION OF INVESTMENT PROJECTS FOR CONSTRUCTION OF WORKS

SECTION 1. DESIGN AND ESTIMATED BUDGET FOR CONSTRUCTION OF WORKS

Article 14 Steps in design for construction of works

1. Investment projects for construction of works may comprise one or a number of types of construction works with one or a number of different levels of works as stipulated in the Decree on quality control of construction works. Depending on the scale and nature of the particular construction works, the design for construction of works may be formulated in one, two or three steps as follows:

(a) One step design means formulation of the design drawings for execution of building works, applicable to those works for which only an eco-technical report is required to be prepared as stipulated in article 12.1 of this Decree;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



(c) Three step design comprises formulation of preliminary designs, formulation of technical designs, and formulation of design drawings for execution of building works, applicable to those works for which a project must be prepared and the scale of the works is special level, level I and construction works level II with technical complexity as decided by the person making the investment decision.

Where two or three step design must be implemented, the subsequent design steps must be consistent with the prior approved design steps.

2. Sample or standard model designs issued by the competent State body may be used to undertake the design drawings for execution of building works in the case of simple construction works, such as fencing, school-rooms, schools and residential housing.

3. Construction designs must comply with construction standards and specifications issued by the competent State body and must be recorded in drawings in accordance with regulations. The designs must express the basic volume of works to be executed in order to provide the basis for determining costs of construction of the works.

Article 15 File on design and total estimated budget of construction works

1. Data used as the basis for designs shall be:

(a) Data on construction survey, hydro-geology and relevant legal documents;

(b) Preliminary designs section;

(c) List of applicable construction standards and specifications;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Design data shall be prepared for each works and shall comprise explanatory section, design drawings and estimated budget for construction works; minutes of checking and acceptance of design and survey; report on examination of design and on examination of estimated budget, if any.

3. The design organization or individual must hand over the file on design of the construction works in sufficient sets to ensure servicing of execution of building works, management requirements and archiving of at least seven sets in the case of technical designs and eight sets in the case of design drawings for execution of building works.

4. The file on design of construction works must be archived in accordance with the law on archiving. The Ministry of Construction shall provide specific regulations on archiving design files.

Article 16 Evaluation and approval of design, estimated budget and total estimated budget of construction works

1. Evaluation and approval:

(a) An investor shall itself arrange evaluation and approval of technical designs, design drawings for execution of building works, estimated budget and total estimated budget applicable to those construction works for which a project must be prepared;

(b) The design drawings for execution of building works and the estimated budget of items of works and construction works must be evaluated and approved prior to commencement of execution of building works.

2. The contents of evaluation of design:

(a) Consistency with prior approved design steps;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



(c) List of safety levels of the construction works;

(d) Reasonableness of selection of technological lines and equipment, if any;

(e) Environmental protection; fire and explosion fighting and prevention.

3. The contents of evaluation of estimated budget and total estimated budget of construction works shall comprise:

(a) Consistency between design volume and the volumes in the estimated budget;

(b) Correctness of applicability of eco-technical norms, unit price and costing norms; whether norms, unit prices, relevant regimes and policies, and items of expenses have been used in the estimated budget in accordance with regulations;

(c) Determination of the value of the estimated budget and total estimated budget of the construction works.

4. If an investor does not satisfy the conditions on capability for evaluation, it shall be permitted to hire a consultancy organization or a consultant satisfying the conditions on capability to examine the design and estimated budget of construction works in order to provide the grounds for approval. Depending on the requirements of the investor, an examination of design, estimated budget and total estimated budget of construction works may be conducted for all or part of the items stipulated in clauses 2 and 3 of this article.

5. The Ministry of Construction shall provide guidelines on fees for evaluation and examination of design, estimated budget and total estimated budget of construction works, which fees shall be included in total invested capital and the total estimated budget of construction works.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 17 Construction permits

1. Prior to commencing construction work, an investor must have a construction permit, except in the case of the following works:

(a) Works in the category of State secrets, works to be constructed pursuant to an emergency order, and temporary works to service construction of main works;

(b) Construction works built along a route which does not pass through an urban area and which comply with the construction master plan, where the competent State body has already approved the investment project for construction of the works;

(c) Construction works within a project for an urban zone, industrial zone or residential housing zone where the detailed construction zoning is on a ratio of 1/500 as already approved by the competent State body;

(d) Works being repairs or improvements; interior installation of equipment which does not change the architecture, weight-bearing structure or safety of the works.

(e) Small-scale technical infrastructure works in remote and distant communes;

(f) Separate dwelling-houses in remote and distant regions which are not in urban areas; or are in rural residential areas for which there is no approved construction master plan.

2. With respect to the construction of works and separate dwelling-houses in areas for which construction master plans have been approved and proclaimed but as yet not implemented, only provisional construction permits shall be issued with a term equal to the duration for implementation of the master plan.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. Construction permits shall be in accordance with the form in Appendix 6 to this Decree.

Article 18 Application file for construction permit

The contents of an application file for a construction permit shall comprise:

1. Application for issuance of a construction permit in accordance with the form in Appendix 4 to this Decree. An application for issuance of a provisional construction permit shall include an undertaking to dismantle the works when the State undertakes site clearance.

2. Notarized copy of one of the types of documentation of land use right in accordance with the laws on land.

3. Design drawings showing horizontal surfaces, sectional planes, vertical planes and foundations of the works; diagram of the position or route of the construction works; diagram of the technical system and connecting points for power supply, water supply and water discharge; and photos of the site (applicable to works being repairs or improvements which require a construction permit).

Article 19 Application file for construction permit for rural residential housing

The contents of an application file for a construction permit for rural residential housing shall comprise:

1. Application for issuance of a construction permit in accordance with the form in Appendix 5 to this Decree.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. Diagram of the construction surface area within the parcel of land and adjacent construction works, if any, as prepared by the owner of such residential housing.

Article 20 Receipt of application files for construction permits

1. Construction permit-issuing bodies shall have the task of receiving application files for construction permits and checking that they are valid in accordance with the provisions in articles 18 and 19 of this Decree.

2. Upon receipt of a complete and valid application file, a construction permit-issuing body must provide a receipt appointing a date for issuance of the result. Receipts shall be prepared in two copies; one copy shall be delivered to the applicant and one copy shall be retained by the construction permit-issuing body.

3. If an application file is incomplete, the construction permit-issuing body shall provide an explanation and guide the applicant to supplement the file in order that it will conform with the regulations. The time required to amend the file shall not be included in the time-limit for issuance of a construction permit.

Article 21 Authority to issue construction permits

1. Provincial people's committees shall delegate authority to directors of Departments of Construction to issue construction permits for construction works of special level and construction work level I in the Decree on quality control of construction works; for religious works; for works on cultural or historical heritage sites; for works being statues, advertisements or imposing billboards within the respective administrative boundaries that such people's committees manage; and for construction works on and alongside main urban road routes as regulated by such provincial people's committees.

2. District people's committees shall issue construction permits for the remaining works and for separate dwelling-houses in urban areas within the respective administrative boundaries which such districts manage, except for the works stipulated in clause 1 of this article.

3. People's committees of communes shall issue construction permits for separate dwelling- houses in rural residential areas which have approved construction master plans within the respective administrative boundaries which such communes manage pursuant to regulations of the district people's committee.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. To display publicly at the headquarters of such construction permit-issuing body the conditions, order and procedures for issuance of construction permits.

2. To provide written information about issuance of construction permits on request from applicants for a permit within a time-limit not to exceed seven working days from the date of receipt of a request.

3. When it is necessary to clarify information about another body in order to service issuance of a construction permit not within the responsibility of the applicant for a permit, the construction permit-issuing body shall be responsible to obtain opinions from relevant bodies in order to clarify the issue and deal with it.

Any organization being requested for its opinion shall be responsible to provide a written reply to the construction permit-issuing body within ten (10) working days from the date of receipt of a written request. If such time-limit expires without a written reply, the organization being requested for its opinion shall be deemed to have agreed and shall be responsible before the law for all consequences caused by its failure to reply or by its late reply.

4. Construction permits shall be issued within a time-limit not to exceed twenty (20) working days, or fifteen (15) days in the case of separate dwelling-houses, from the date of receipt of a complete and valid application file.

5. Persons authorized to issue construction permits shall be responsible before the law for issuance of incorrect permits or for issuance of permits out of time, and must compensate for loss and damage caused. In the case of late issuance of a permit, where the applicant has already commenced construction, the person authorized to issue the construction permit must compensate such applicant for loss and damage when construction work is suspended, or when an administrative penalty is imposed, or when the works are compulsorily dismantled for failure to conform with construction master plans.

6. Construction permit-issuing bodies shall inspect that construction is carried out in accordance with the terms of the construction permit. Construction permit-issuing bodies shall suspend construction upon discovery of any breach. If there is a decision on suspension of construction but the permit-holder continues the breach, the construction permit shall be withdrawn and the matter transferred to the competent level to be dealt with.

7. Construction permit-issuing bodies shall notify the competent authorities not to supply power and water and to suspend business operations and other services to works constructed inconsistently with the master plan, constructed without a construction permit or constructed contrary to the terms of the issued construction permit.

8. Construction permit-issuing bodies shall resolve complaints and denunciations relating to issuance of construction permits in accordance with law.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



10. Construction permit-issuing bodies shall not appoint subsidiary design organizations and individuals or establish subsidiary design entities in order to carry out design for applicants for construction permits.

Article 23 Extension of construction permits

1. If construction of works has not commenced within twelve (12) months from the date of issuance of the construction permit, the applicant for the construction permit must apply for an extension of the construction permit.

2. The contents of an application file for extension of a construction permit shall comprise:

(a) Application for extension of construction permit;

(b) Copy of the issued construction permit.

3. The time-limit for consideration and issuance of an extension of a construction permit shall not exceed five working days from the date of receipt of a complete and valid application file.

4. The construction permit-issuing body which issued the original construction permit shall be the body which extends such construction permit.

SECTION 3. SELECTION OF CONTRACTORS IN CONSTRUCTION ACTIVITIES

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. The objective of selection of contractors in construction activities shall be to select contractors which have full capability to provide the appropriate construction products and services with a reasonable tender price and which satisfy the requirements of the investor and fulfil the project objectives.

2. The selection of contractors in construction activities shall be implemented in the following two phases:

(a) Preliminary selection phase:

Preliminary selection shall be aimed at selection of contractors which satisfy the conditions on capability appropriate for the requirements of the tender package in order to participate in the next phase of tendering.

Depending on the scale and nature of a tender package, an investor shall call for tenders via the mass media or send tender invitation letters. The investor shall be responsible to provide to participating tenderers the pre-tender participation invitation documents, including preliminary information about the tender package, a list of questions in accordance with Appendix 7, and the main items of the pre- tender participation invitation documents as stipulated in article 25.1 of this Decree. Pre-tender participation invitation documents may be sold or provided to tenderers free of charge. Tenderers participating in preliminary selection must file their pre- tender together with a pre-tender guarantee aimed at ensuring that tenderers which pass the preliminary selection will participate in tendering. The investor shall decide the value of a pre-tender guarantee, which shall not exceed one per cent of the tender package price.

The investor shall consider and assess the capability of tenderers participating in preliminary selection in order to eliminate tenderers which fail to satisfy the conditions on capability as stipulated in the pre-tender participation invitation documents.

(b) Tendering phase:

The investor shall provide the tender participation invitation documents to tenderers selected for the tendering phase. Tender participation invitation documents may be sold or provided to tenderers free of charge. Tenderers participating in the tendering phase must file their tender together with a tender guarantee aimed at ensuring that the successful tenderer will negotiate and sign a contract. The investor shall decide the value of a tender guarantee, which shall not exceed three per cent of the tender package price.

3. Depending on the scale, nature and requirements of a tender package, the party calling for tenders may combine the above two phases or only implement the tendering phase for selection of contractors.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



(a) In the preliminary selection phase, the party calling for tenders shall check whether a tenderer satisfies the requirements of the tender package and shall use the points method for assessing the capability of the tenderer regarding experience, technical matters and financial matters;

(b) In the tendering phase, the party calling for tenders shall consider the ability of the tenderer to provide products and services on the basis of a simultaneous assessment of criteria, namely, schedule of implementation, tender price, standards of products and services, contractual conditions and other conditions proposed by the tenderer aimed at achieving the project objectives and making the project effective. The tenderer which has a reasonable tender price and which will achieve the most effectiveness for the project shall be selected.

5. The selection of contractors in construction activities applicable to investment projects for construction of works funded by capital from the State Budget, funded by credit facilities guaranteed by the State and by State owned credit facilities for investment and development, and funded by invested capital of State owned enterprises shall be implemented in accordance with the provisions in this Decree and in other relevant legal instruments on tendering.

Article 25 General requirements applicable to pre-tender participation invitation documents, tender participation invitation documents, pre-tenders and tenders

1. Pre-tender participation invitation documents shall contain the following main particulars:

(a) Information about the tender package: scope of work; scale and nature of tender package; type and level of works; funding source; and site for construction of works;

(b) List of questions regarding capability and experience of the tenderer as stipulated in Appendix 7 to this Decree;

(c) Essential instructions to tenderers;

(d) Requirements on pre-tender guarantee.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



(a) Information about design, including drawings and explanatory section, if any, schedule and conditions of the investor;

(b) General contractual conditions and specific contractual conditions provided by the party calling for tenders and applicable to the tender package;

(c) Requirements or instructions, if any, of the party calling for tenders and applicable to tenders;

(d) Requirements on tender guarantee.

If there is no preliminary selection phase, the tender participation invitation documents shall also contain the requirements on capability of tenderers.

3. A pre-tender shall contain the following main particulars:

(a) Pre-tender application on the stipulated form;

(b) Pre-tender guarantee;

(c) Data proving capability of the tenderer as required by the pre-tender participation invitation documents and presented on the stipulated forms.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



(a) Drawings, solutions for implementation, technical measures and schedule for implementation;

(b) List of calculation of wages and the tender price;

(c) Technical proposals, if any; and proposals on amendments of and additions to the general contractual conditions and specific contractual conditions applicable to the tender package which were provided by the party calling for tenders;

(d) Tender guarantee.

Article 26 Competition to select architectural design for construction works

1. A competition must be held to select an architectural design for the following works:

(a) Headquarters of State bodies from district level upwards;

(b) Large-scale buildings for cultural activities and sports and other large-scale public works being level I and special level works;

(c) Other works of special architecture in large urban areas, such as statues, river- crossing bridges, large-scale viaducts, radio or television centres, central railway stations, international airport terminals, and works which are expressions of cultural and historical traditions in localities.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. A competition to select an architectural design shall be conducted by the method of the investor preparing competition invitation documents which shall specify:

(a) Objectives and requirements of the competition; proposed building site; design tasks and architectural requirements of the works; and guidelines on the competition;

(b) Reward for, responsibilities of and benefits for contestants;

(c) Other relevant provisions.

4. The copyright of an author having its architectural design plan selected shall be guaranteed, and such author shall formulate the project and implement the subsequent design steps if the author satisfies the conditions on capability, and if the author does not satisfy such conditions, the author may so implement in partnership with a consultancy organization which satisfies the conditions on capability. If the selected author declines to implement the subsequent design steps, the investor shall select an appropriate designer to do so.

5. In addition to the works for which it is compulsory to hold a competition to select an architectural design as stipulated in clause 1 of this article, the holding of competitions for all works with architectural requirements is encouraged.

6. The Ministry of Construction shall provide guidelines on competitions to select architectural designs for construction works.

Article 27 Selection of construction consultancy contractors for construction works

1. Consultancy pre-tender participation invitation documents shall contain, in addition to the questions regarding capability and experience as stipulated in Appendix 7 to this Decree, a request for a list of experts and offered prices, a schedule and other proposals if any.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. Only the contractor with the tender which is awarded the highest points for capability in accordance with the regulations shall be permitted to negotiate a price and other conditions in order to sign a contract. If negotiations are unsuccessful, the party calling for tenders shall invite the contractor with the next highest points for capability to conduct negotiations to sign a contract.

4. The selection of a general design contractor for construction works to carry out the whole of the work of design of the building works shall be implemented as follows:

(a) Tender participation invitation documents shall contain, in addition to the items stipulated in clause 1 of this article, an item requiring the general design contractor to provide a list of sub-contractors and the type of work that the sub-contractors will undertake. In the case of a partnership in order to carry out the work of a general contractor, there must be a partnership agreement proposing the responsibilities and work of each partner and of the person heading the partnership;

(b) In addition to complying with clause 2 of this article, tender files shall comply with sub-clause (a) of this clause;

(c) The assessment and selection of a general design contractor shall be implemented in accordance with the provisions in clause 3 of this article.

Article 28 Selection of contractor for execution of building works

1. The selection of a contractor for execution of building works shall be implemented in accordance with the provisions in article 24 of this Decree.

2. If less than five tenderers participate in the preliminary selection phase, the party calling for tenders may invite immediately such tenderers to participate in tendering and may combine the assessment of the phase of preliminary selection and the assessment of the tendering phase in order to reduce the duration of selection of a contractor.

3. When there are special requirements regarding the period for project implementation and the party calling for tenders clearly knows that there are only a number of tenderers with sufficient capability to undertake the tender package, the party calling for tenders may invite directly such tenderers to participate in the tendering phase immediately.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. Assessment and selection of a successful contractor:

The successful contractor shall be the tenderer which is assessed as satisfying the technical requirements in accordance with regulations, which has a reasonable tender price and which will achieve the most effectiveness for the project.

5. If a tenderer is a partnership, the tender at the preliminary selection phase must include a declaration about the capability of each tenderer in the partnership regarding experience, financial matters and technical matters including staff and building execution equipment mobilized for the tender package; and also include sections of the partnership agreement dealing with distribution of work volumes, and responsibilities of each partner and of the tenderer heading the partnership.

6. Tendering shall be held for selection of a general contractor for execution of building works to carry out the whole of the building works. Pre-tender participation invitation documents shall contain, in addition to the items stipulated in article 25.1 of this Decree, an item requiring the general contractor to provide a list of sub-contractors and the capabilities of the proposed sub-contractors.

General contractors shall have total power to select sub-contractors which have the appropriate capabilities, which satisfy the requirements of the tender package and which are approved by the investor.

Article 29 Selection of general contractor for design, procurement of materials and equipment and execution of building works (EPC general contractor)

1. Depending on the nature and scale of a tender package, the selection of an EPC general contractor may be implemented in accordance with the provisions in clauses 1, 2 and 3 of article 28 of this Decree.

2. Tender participation invitation documents shall specify, in addition to the items stipulated in article 25.2 of this Decree, the requirements of and instructions from the party calling for tenders regarding the tender package on design, procurement of materials and equipment, organization of execution of building works, schedule for implementation, technology transfer and other requirements.

3. A tender from an EPC general contractor must satisfy the requirements stipulated in the tender participation invitation documents.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



5. The selection of a general contractor for design and execution of building works and of a general turn-key contractor shall be implemented in accordance with the provisions applicable to selection of an EPC general contractor. In the case of a turn-key tender package, the general contractor must also formulate the project and, together with the party calling for tenders, conduct procedures for submission of the project for approval.

SECTION 4. MANAGEMENT OF EXECUTION OF BUILDING WORKS

Article 30 Contents of management of execution of building works

Management of execution of building works shall include management of construction quality, management of the building schedule, management of quantity of construction works being built, management of occupational safety on building sites, and management of construction environment. Management of construction quality shall be implemented in accordance with the Decree on quality control of construction works.

Article 31 Management of building schedule for construction of works

1. A building schedule for construction of works must be formulated prior to commencement of any building work. The building schedule for construction of works must conform with the overall project schedule as approved.

2. In the case of large-scale construction works with an extensive building period, a building schedule for construction of works must be formulated for each stage, month, quarter and year.

3. The contractor for execution of building works shall be responsible for formulating a detailed building schedule for construction of works and for arranging interposition and/or combination of the necessary work, and for ensuring compliance with the overall project schedule.

4. The investor, the contractor for execution of building works, the consultant supervisor and other related parties shall be responsible for monitoring and supervising the building schedule for construction of works and for revising the building schedule if it is extended during any one stage, but shall not change the overall project schedule.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



5. It is encouraged to accelerate the speed of building on the basis of ensuring construction quality.

If an acceleration in the speed of building results in greater effectiveness of the project, consideration shall be given to awarding a contractual bonus to the contractor for execution of building works. If a delay in the building schedule results in loss, the defaulting party must pay compensation for loss and shall be penalized for breach of contract.

Article 32 Management of quantity of construction works being built

1. The execution of building works shall be implemented in accordance with approved design volumes.

2. The volumes of executed works shall be calculated and confirmed as between the investor, the contractor for execution of building works and the consultant supervisor in accordance with the duration or stage of execution of works and shall be compared with the approved design volumes in order to provide the basis for check and acceptance, and also for contractual payments.

3. When extra volumes of executed works arise outside the approved design volumes and estimated volumes, the investor and the contractor for execution of building works shall consider and deal with such extra volumes. In the case of projects funded by capital from the State Budget, the investor shall report to the person making the investment decision for the its consideration and decision.

Payment and accounting finalization of the works shall be based on the extra volumes of executed works as approved by the investor and the person making the investment decision.

4. It shall be strictly prohibited to make a false declaration of volumes of executed works or for any parties involved to collude in making a false declaration of volumes of works for payment.

Article 33 Management of occupational safety on building sites

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Safety measures and internal safety regulations must be posted publicly on building sites for the information of and for compliance by every person. There must be a person to provide guidance and warnings in order to avoid accidents at dangerous positions on building sites.

3. The contractor for execution of building works, the investor and other parties involved shall, on a regular basis, inspect and supervise occupational safety work on the building site, and they must suspend execution of building works upon discovery of a breach of the regulations on occupational safety. Any person allowing a breach of the regulations on occupational safety to occur within the scope of management of such person shall be responsible before the law for such breach.

4. The contractor for execution of building works shall be responsible for providing training and guidance on occupational safety regulations and for disseminating such regulations.

In the case of items of work with strict requirements on occupational safety, the workers involved must have certificates of occupational safety training. It shall be strictly prohibited to employ workers who have not yet received training and guidance on occupational safety.

5. When employing workers on building sites, the contractor for execution of building works shall be responsible for providing sufficient equipment for the protection and occupational safety of employees in accordance with regulations.

6. If any occupational safety incident occurs, the contractor for execution of building works and other parties involved shall be responsible for dealing with it, for notifying the State authority for occupational safety in accordance with law, and for remedying the consequences. A contractor must pay compensation for loss caused by the failure of such contractor to ensure occupational safety.

Article 34 Management of construction environment

1. The contractor for execution of building works must take measures for protection of the environment for employees working on building sites and for protection of the surrounding environment, including measures to protect against dust and noise, to treat waste and to keep tidy the building site.

2. Protective measures must be taken for protection and safety of the hygienic environment during transportation of building materials and during treatment of waste.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. Any person whose conduct harms the environment during the process of execution of construction works shall be responsible before the law for such conduct and must compensate for loss and damage caused by such conduct.

SECTION 5. FORMS OF MANAGEMENT OF INVESTMENT PROJECTS FOR CONSTRUCTION OF WORKS

Article 35 Forms of project management

1. Depending on the conditions for capability of an organization or individual and depending on the project requirements, the person making the investment decision shall select one of the following forms of management of an investment project for construction of works:

(a) Hire of a project management consultancy organization when the investor does not satisfy the conditions on capability for project management;

(b) Direct project management when the investor satisfies the conditions on capability for project management.

2. An investor which applies the form of direct project management may establish a project management board which shall be responsible before the law and before the investor for the duties and powers assigned to such board.

3. Any organization or individual managing a project must satisfy the conditions on capability pursuant to this Decree.

Article 36 Duties and powers of investors and of project management board when investor establishes project management board

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



(a) To organize evaluation and approval of design steps and of estimated budgets for construction of works after a project has been approved;

(b) To approve tendering plans, pre-tender participation invitation documents, tender participation invitation documents, and tendering results in the case of tender packages not using funds from the State Budget;

(c) To sign contracts with contractors;

(d) To make payments to contractors pursuant to the contractual schedule or minutes of check and acceptance;

(e) To conduct check and acceptance in order to commission works into operation and use.

Depending on the particular characteristics of a project, an investor may authorize the project management board to perform some or all of the duties and powers of the investor.

2. Project management boards shall have the following duties and powers:

(a) To conduct procedures for receipt of hand-over of land and for issuance of construction permits, to prepare construction sites and to undertake other work servicing execution of building works;

(b) To prepare files on design, estimated budget and total estimated budget of construction works in order that the investor may organize evaluation and approval in accordance with regulations;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



(d) To negotiate and sign contracts with contractors in accordance with authority from investors;

(e) To undertake the task of supervision of execution of building works if the board satisfies the conditions on capability;

(f) To conduct check and acceptance, payment and accounting finalization of the works in accordance with the signed contract;

(g) To conduct quality control; and to manage volumes, schedule, and costs of construction; to manage the safety and hygiene of the construction environment;

(h) To conduct check and acceptance, and hand-over of the works;

(i) To prepare annual reports on implementation of invested capital, and an accounting finalization report when the project is completed and the works are commissioned into operation and use.

3. A project management board shall be permitted to manage concurrently a number of projects if the board satisfies the conditions on capability and if the investors so permit. A project management board shall not be permitted to establish subsidiary project management boards or to establish professional income-earning entities in order to manage projects.

A project management board shall be permitted to hire a consultancy organization to manage component projects in the case of investment projects for construction of works which are large-scale or complex or which run alongside routes.

4. A project management board shall be permitted to sign a contract for the hire of a foreign consultancy organization or individual with experience and capability in order to co-ordinate with such board to manage works using new construction technology which domestic consultants do not yet have sufficient capability to undertake or where there are other special requirements.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



5. In the case of projects implemented in the form of general contractors, in addition to the provisions in clause 2 of this article, project management boards shall undertake the following:

(a) Reach agreement with general contractors on pre-tender participation invitation documents and tender participation invitation documents for procurement of basic technological equipment and the costs of procurement of equipment within the total contractual price;

(b) Approve a list of sub-contractors in the case of appointment of general contractors.

Article 37 Duties of investors and of project management consultants when investor hires project management consultants

1. The person making the investment decision shall decide the form of selection of project management. The selected consultancy organization must satisfy the conditions on capability appropriate for the scale and nature of the project. Consultancy organizations must be independent organizations.

2. Investors which hire consultants to undertake project management shall be responsible:

(a) To select and sign a contract with a consultancy organization which satisfies the conditions on capability appropriate for the scale and nature of the project;

(b) To sign payments for contractors on request from the project management consultant;

(c) To facilitate the activities of the project management consultancy organization;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. Project management consultancy organizations shall have the following duties:

(a) To check design files, estimated budgets and total estimated budgets of construction works in order to obtain the approval thereof of the investor;

(b) To prepare tender invitation documents  for provision of consultancy for selection of contractors;

(c) To undertake the task of supervision of execution of building works if they satisfy the conditions on capability;

(d) To conduct check and acceptance, payment and accounting finalization of the works in accordance with signed contracts; project management consultants shall be responsible before the law and before the investor for the accuracy and reasonableness of the value of payments;

(e) To conduct quality control; and to manage volumes, schedule, and costs of construction; to manage the safety and hygiene of the construction environment;

(f) To conduct check and acceptance, and hand-over of the works;

(g) To prepare annual reports on implementation of invested capital, and an accounting finalization report when the project is completed and the works are commissioned into operation and use.

Depending on the specific project conditions, investors may assign other duties to project management consultants provided that such duties are specifically recorded in the contract.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



SECTION 6. CONTROL OF COSTS OF INVESTMENT PROJECTS FOR CONSTRUCTION OF WORKS

Article 38 Principles for control of costs of investment projects for construction of works

1. The State shall promulgate, guide and inspect implementation of regimes, policies, principles and methods of establishing and revising unit prices, budgets and eco-technical norms for construction of works; and levels of costs in construction activities in order that total invested capital, estimated budget and total estimated budget may be formulated, evaluated and approved, and that payment may be made of invested capital in construction of works.

2. Costs of an investment project for construction of works shall be determined depending on the works in conformity with the steps of construction design and shall be expressed as total invested capital, estimated budget and total estimated budget of construction works.

3. Costs of investment projects for construction of works funded by the State, funded by credit facilities guaranteed by the State, by State owned credit facilities for investment and development, and by invested capital of State owned enterprises must be formulated, based and managed on systems of eco-technical norms, levels of costs in construction activities, systems of construction costs and relevant regimes as promulgated by competent State bodies.

4. Provincial people's committees shall, based on the principles stipulated in clauses 1, 2 and 3 of this article, instruct Departments of Construction to preside over co-operation with relevant departments to establish lists of prices of materials, of manpower costs, and of costs of using machinery for execution of building works which conform with the particular conditions of local markets in order to promulgate regulations applicable to construction of works within their respective provinces and also to guide implementation of such regulations.

5. The Ministry of Construction shall provides guidelines on formulation and control of costs of investment projects for construction of works.

Article 39 Total invested capital of investment project for construction of works

1. Total invested capital of a project means a general estimate of the costs of the whole project as fixed during the stage of project formulation and includes costs of construction; costs of equipment; costs of site clearance and resettlement, if any; other costs, including working capital in the case of projects for production and business; loan interest during the period of construction; and a contingency sum.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. The total invested capital of a project shall be fixed on the basis of volumes of necessary works, basic design, rate of invested capital, costs of preparation for construction and costs of construction of other projects withT similar eco-technical standards which have already been implemented.

4. The total invested capital of a project may only be revised when a project is revised in accordance with article 13 of this Decree.

5. The person making the investment decision must provide permission for any revision of total invested capital of a project funded by capital from the State Budget, and any part of a project for which approved total invested capital was revised must be re-evaluated. In the case of projects funded by other capital sources, the investor shall make its own decision on any revision.

Article 40 Estimated budget and total estimated budget of construction works

1. The estimated budget for construction shall be fixed depending on the construction works and shall comprise the estimated budget for construction of items of works and the estimated budget for work involved in all items of works of the construction works.

The estimated budget for construction of works shall be fixed on the basis of volumes which are determined on the basis of designs or necessary requirements of the works and of unit prices and levels of costs which are necessary to implement such volumes. The contents of estimated budgets for construction of works shall comprise costs of construction, costs of equipment, other costs and a contingency sum.

2. The approved estimated budget for construction shall provide the basis for signing contracts and for making payments as between the investor and contractor in cases of appointment of a contractor; and for a determination of the cost price of construction of works.

3. The total estimated budget for a construction works project shall be the total costs necessary for the investment in construction of the works, and shall be determined during the stage of technical designs in the case of three step design and of design drawings for execution of building works in the case of one and two step design, and shall provide the basis for controlling the cost of the construction works.

Total estimated budget shall comprise the totals of estimated budgets plus other project costs. Where a project has one construction work only, the estimated budget shall also be the total estimated budget.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



5. Revision of estimated budget and total estimated budget of construction works:

(a) The estimated budget and total estimated budget of construction works may only be revised upon occurrence of one of the circumstances stipulated in article 13.1 of this Decree.

(b) If the revised total estimated budget exceeds the approved total estimated budget of a project funded by capital from the State Budget, the investor must conduct re- evaluation and re-approval procedures and report to the person making the investment decision, and shall be responsible for approval. If the revised total estimated budget exceeds the approved total invested capital, the person making the investment decision must provide permission.

Article 41 Advances of invested capital for construction of works

Advances of capital shall be made immediately after a construction contract becomes effective, unless the parties agree otherwise, and shall be regulated as follows:

1. In the case of consultancy projects, the minimum advance of capital shall be twenty five (25) per cent of the contractual value arranged for work for which consultancy is necessary.

In the case oft consultancy contracts implemented by foreign consultancy organizations, advances of capital shall be made in accordance with international practice.

2. In the case of tender packages for construction of works:

(a) Where the value of a tender package is fifty (50) billion or more Vietnamese dong, advances shall be made equal to ten (10) per cent of the value of the contract;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



(c) Where the value of a tender package is less than ten (10) billion Vietnamese dong, advances shall be made equal to twenty (20) per cent of the value of the contract.

3. In the case of procurement of equipment, depending on the value of the tender package, the two parties shall reach agreement on the level of advances of capital which shall not be less than ten (10) per cent of the value of the tender package. Capital shall also be advanced for a number of high-value components and semi-finished products used for construction which must be pre-manufactured in order to ensure that the building is implemented on schedule and for special materials which must be stored on a seasonal basis. Capital shall be advanced as necessary for the manufacture, import or reservation of the above materials.

4. In the case of tender packages or contracts implemented in EPC contract form, advances of capital for procurement of equipment shall depend on the schedule for procurement stipulated in the contract. For other jobs, advances shall be made equal to fifteen (15) per cent of the value of such job stipulated in the contract.

5. Advances of capital for site clearance shall be made in accordance with the plan for site clearance.

6. In the case of tender packages funded by capital from the State Budget, advances of capital shall not exceed the annual capital plan of the tender package.

7. Recovery of advances of capital shall commence from the time when payments for completed works of the tender package are made, equal to a rate of between twenty (20) and thirty (30) per cent of the value of the contract. Advances shall be recovered gradually from each payment for volumes of completed works and recovered completely when payments for volumes of completed works of the tender package are made equal to eighty (80) per cent of the value of the contract. In the case of site clearance, recovery of advances of capital shall end when the work of site clearance has been completed.

Article 42 Payments of invested capital for construction of works

1. Payments of invested capital for an item of work, a group of items of work or the entire work of project formulation, survey, design, execution of building works, supervision of execution of building works and other construction activities must be based on the value of the volume actually completed and on the contents of the payment method stipulated in the signed contract.

2. In the case of foreign-funded investment projects for construction of works or tender packages for which international tendering is held, if a credit agreement signed with the Government of Vietnam stipulates other regulations on advances of capital or payments of capital, such signed agreement shall apply.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. Within a time-limit of ten (10) working days from the date on which a contractor submits a payment claims file which is valid in accordance with regulations, the investor must make full payment to the contractor of the value of completed works. In the case of projects funded by capital from the State Budget, within a time-limit of three working days from the date of receipt of a complete payment claims file from a contractor, the investor must complete procedures and transfer the request for disbursement to the paying or lending body, which shall be responsible to make payment within a time-limit of seven working days from the date of receipt of a complete and valid file.

A paying or lending body shall be responsible to compensate for loss and damage caused by late payment due to the fault of such body.

5. If an investor delays payment for volumes of completed works during implementation of a project, the investor must pay loan interest to contractors in respect of those volumes at the bank interest rate agreed by the parties and stipulated in the contract.

6. The Ministry of Finance shall provide guidelines on advances of invested capital and on payments of invested capital for investment projects for construction of works funded by capital from the State Budget.

Article 43 Finalization of invested capital for construction of works

1. Contractors shall be responsible to conduct finalization of invested capital for construction of works immediately after commissioning of the completed building works on request from the person making the investment decision.

2. Invested capital as finalized means total lawful expenses incurred during the investment process in order to commission the project. Lawful expenses means expenses incurred correctly in accordance with designs and approved estimated budgets and in accordance with the correct levels of unit prices, the financial and accounting regimes, signed economic contracts, and other relevant regulations of the State. In the case of projects funded by capital from the State Budget, the invested capital as finalized must fall within the limit on maximum level of investment decided by the approval-issuing body.

3. The person making the investment decision shall be the person with authority to approve finalization of invested capital of a completed project. The Minister of Finance shall approve finalization of invested capital of projects for which the Prime Minister of the Government made the investment decision.

4. The person with authority to approve finalization of invested capital shall use a functional entity managed by such person to examine directly the finalization of invested capital of a completed project or to re-examine a project which hired auditors to provide finalization of invested capital prior to actual approval of such finalization, and shall be responsible before the law for his or her decision.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



6. The Ministry of Finance shall be responsible before the Government to carry out uniform State administration of finalization of invested capital, to provide detailed guidelines on finalization of completed projects, to inspect finalization work, and to conduct periodic and one-off inspections of finalization of invested capital of Group A projects funded by capital from the State Budget.

7. The Ministry of Construction shall provide guidelines on conversion of cost units for completed investment in construction of works at the date of hand-over and commissioning of the works as the basis for formulation of files on finalization of invested capital and for fixing the value of fixed assets and of working assets handed over for production and business.

Chapter IV

CONTRACTS IN CONSTRUCTION ACTIVITIES

Article 44 General principles for signing contracts in construction activities

1. Contracts in construction activities (hereinafter referred to as construction contracts) shall be signed after the party awarding the contract has completed selection of a contractor in accordance with regulations.

2. Construction contracts shall be prepared in the form stipulated by the Ministry of Construction.

3. The signing and performance of construction contracts shall comply with the provisions of this Decree and other relevant laws on contract.

Article 45 Construction contract files

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2.Data enclosed with a construction contract means sections which are not able to be detached from the contract. Depending on the scale and nature of the work, data enclosed with a construction contract shall comprise all or a number of the following items:

(a)

Notice of successful tender or official letter of appointment of contractor;

 

(b)

General contractual conditions and specific contractual conditions;

 

(c)

Pre-tender participation invitation documents, tender participation

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

documents, pre-tenders and tenders;

 

(d)

Proposals from the contractor;

 

(e)

Technical instructions;

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Design drawings;

 

(g)

Written amendments and additions;

 

(h)

Lists and tables;

 

(i) Guarantee for contract performance; guarantee for advance payments; any other types of guarantee;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. The contracting parties shall reach agreement on the order of priority applicable to the data enclosed with a construction contract stipulated in clause 2 of this article when different data contain different provisions.

The Ministry of Construction shall provide guidelines on contracts in construction activities.

Article 46 Negotiating and signing construction contracts

1. Depending on the scale and nature of a particular project and the stipulated period for implementation, an investor may sign a contract with one or more head contractors. A head contractor may sign a contract for performance of work with one or more sub- contractors. Sub-contractors shall not be permitted to implement more than thirty (30) per cent of the volume of works under the contract.

2. If an investor signs a contract with a number of head contractors, the contents of such contracts must ensure uniformity and integration during the process of implementation of works pursuant to such contracts.

3. In the case of a contractor which is a partnership, the contractors which are partners in the partnership must appoint a representative of the partnership in order to carry out negotiations. The contractor heading the partnership or all contractors which are partners in the partnership must sign the construction contract, depending on the requirement of the party awarding the contract. All contractors in a partnership must bear joint and several liability to the investor for the schedule and quality of construction of the works pursuant to the signed contract.

4. Negotiating and signing a contract must be based on the results of selection of a contractor, conditions for implementation of works, pre-tender participation invitation documents, tender participation invitation documents, proposals from the selected contractor and other relevant data.

5. The parties to a construction contract may, depending on their agreement, delegate the co- ordination, supervision or undertaking of the tasks of check and acceptance work pursuant to the contract.

6. A construction contract shall be of full force and effect as from the date of signing by the contracting parties, unless otherwise agreed by such parties.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Depending on the period for implementation of the contract and the nature of the contract, the parties to a contract shall apply one or a combination of the following payment methods:

1. Payment according to package price (fixed price): the party awarding the contract shall pay the contractor the fixed price stipulated in the contract, which shall apply to tender packages which indicate clearly volumes, quality and duration. When extra volumes of works arise outside the contract not due to the contractor, the person making the investment decision shall consider and make a decision.

Payments may be made in stages, or for volumes of works completed, or by one lump sum payment upon completion of the entire project.

2. Payment according to fixed cost units: the party awarding the contract shall pay the contractor for completed works at pre-fixed cost units stipulated in the contract. The payment price shall be determined by multiplying the volume of works actually completed by the cost units stipulated in the contract. When extra volumes of works arise outside the contract which account for more than twenty (20) per cent of the initial contractual volumes, the cost units for such extra works may be re-negotiated.

3. Payment according to a revised price: this shall apply to tender packages for which there were insufficient conditions at the date of signing to fix accurately quantities and volumes, or when there are large fluctuations in prices changed by the State and the contract has a period for implementation of more than twelve (12) months.

Chapter V

CONDITIONS APPLICABLE TO CAPABILITY OF ORGANIZATIONS AND INDIVIDUALS TO ENGAGE IN CONSTRUCTION ACTIVITIES

Article 48 General provisions on conditions applicable to capability of organizations and individuals

1. Organizations and individuals participating in construction activities must satisfy fully the conditions on capability appropriate to the type of project and to the level and grade of construction works and work in accordance with the provisions of this Decree.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. Individuals accepting the tasks of person in charge of design of construction master plans; person in charge of design of building works; manager of design drawings; person in charge of construction survey; person in charge of supervision of execution of building works and independent practitioners engaged in work of design of construction master plans, design of building works, or supervision of execution of building works must have a practising certificate in accordance with the provisions of this Decree.

4. Individuals accepting the tasks of director of consultancy for project formulation, head of a building site or supervisor of execution of building works may not accept two positions concurrently.

Individuals accepting the positions stipulated in clauses 3 and 4 of this article may only sign one long-term labour contract with one organization in accordance with law.

5. The capability for construction activities of an organization shall be determined in accordance with a ranking scale on the basis of the capability of the individuals in such organization to practise in construction activities, on the experience in construction activities of the organization, and on its financial capacity, equipment and managerial capability.

6. Consultancy organizations shall be permitted to undertake one, a number or all of the work being formulation of investment projects for construction of works, project management, construction survey, design of construction of works, and supervision of execution of building works if they satisfy fully the conditions on capability in accordance with this Decree. In the case of projects funded by capital from the State Budget, funded by credit facilities guaranteed by the State and by State owned credit facilities for investment and development, a contractor designing the building works shall not be permitted to sign a contract with an investor to act as consultant supervisor of the works that were designed by such contractor; and a contractor supervising execution of building works shall not be permitted to sign a contract with the builder to verify construction quality of the works that were supervised by such contractor.

Any consultancy organization which undertakes consultancy work shall be ranked for such consultancy work.

7. When an investor selects a contractor to undertake construction activities, the investor must rely on the provisions in this Decree on conditions applicable to capability, and shall be responsible before the law for loss caused by selection of a contractor which fails to satisfy the conditions on capability appropriate for the particular work.

Article 49 Practising certificates

1. Practising certificate means a certificate confirming practising capability which is issued to an engineer or architect with adequate qualifications and operational experience in the sectors of design of construction master plans, construction survey, design of construction of works, and supervision of execution of building works.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. Practising certificates shall be issued by the Ministry of Construction. The Minister of Construction shall issue a decision on establishment of a Consultancy Council to assist the Minister to issue practising certificates.

4. The Ministry of Construction shall provide guidelines on issuance of practising certificates and regulations on the functions, duties and operational structure of the Consultancy Council.

Article 50 Conditions applicable to issuance of practising certificates to architects

To be issued with an architect practising certificate, an individual must have a university graduate or post-graduate degree in an architectural specialty or in construction master planning, and must have at least five years' design work experience and have participated in the architectural design of at least five building works or five approved construction master plans.

Article 51 Conditions applicable to issuance of practising certificates to engineers

To be issued with an engineer practising certificate, an individual must have a university graduate or post-graduate degree in a specialty appropriate for the sector in which he or she requests registration to practise, and must have at least five years' work experience in such sector and have participated in the design or survey of at least five building works.

Article 52 Conditions applicable to issuance of practising certificates for supervision of execution of building works

1. To be issued with a practising certificate for supervision of execution of building works, an individual must have a university graduate or post-graduate degree in a specialty appropriate for the sector in which he or she requests registration to practise, and must have participated directly in design or execution of building works or supervision of execution of building works for at least five years; and must have passed a professional training course on supervision of execution of building works.

2. In remote or distant areas, an individual must have qualifications from a college or vocational establishment in the appropriate construction specialty; and must have participated directly in design or execution of building works or supervision of execution of building works for at least five years; and must have passed a professional training course on supervision of execution of building works. In this case, the practising certificate shall only be valid for use to practise in remote or distant areas.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 53 Conditions applicable to capability of person in charge of project formulation

1. Two sets of conditions shall be applicable to capability to act as person in charge of project formulation, depending on the class of works. A person in charge of project formulation must have a university graduate degree in a specialty appropriate for the nature and requirements of the project, and must satisfy the following conditions applicable to the class of works:

(a) Class 1: Have worked in project formulation for a minimum of seven consecutive years, and have already acted as person in charge of project formulation of one Group A project or two Group B projects of the same type, and as person in charge of design of Class 1 construction works of the same project type;

(b) Class 2: Have worked in project formulation for a minimum of five consecutive years, and have already acted as person in charge of project formulation of one Group B project or two Group C projects of the same type, or as person in charge of design of Class 2 construction works of the same project type;

(c) In remote or distant areas, an individual having college or vocational establishment qualifications in the specialty appropriate for the project type and having worked in project formulation or design for a minimum of five consecutive years may act as person in charge of project formulation of a Class 2 project.

2. Scope of activity:

(a) Class 1: May act as person in charge of project formulation for important national projects and for projects in Groups A, B or C of the same type;

(b) Class 2: May act as person in charge of project formulation for projects in Groups B or C of the same type;

(c) An unranked individual may act as person in charge of project formulation of a project which only requires preparation of an eco-technical report on construction of works of the same type.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Two sets of conditions shall be applicable to consultancy organizations when they formulate a project, depending on the project type, as follows:

(a) Class 1: The organization must have at least twenty (20) architects, engineers or quantity surveyors appropriate to the requirements of the project, including one individual who satisfies the conditions on capability to act as person in charge of project formulation of a Class 1 project or as person in charge of design of a Class 1 project of the same type;

(b) Class 2: The organization must have at least ten (10) architects, engineers or quantity surveyors appropriate to the requirements of the project, including one individual who satisfies the conditions on capability to act as person in charge of project formulation of a Class 2 project or as person in charge of design of a Class 2 project of the same type.

2. Scope of activity:

(a) Class 1: May act on project formulation for important national projects and for projects in Groups A, B or C of the same type;

(b) Class 2: May act on project formulation for projects in Groups B or C of the same type;

(c) An organization not yet satisfying the conditions for ranking may only prepare an eco-technical report on construction of works of the same type.

Article 55 Conditions applicable to capability of director of project management consultants

1. Two sets of conditions shall be applicable to a director of project management consultants, depending on the project type. The director of project management consultants must have a university graduate degree in a construction specialty appropriate for the requirements of the project and must satisfy the conditions for each class as follows:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



(b) Director of project management consultants for a Class 2 project: Have worked in design or execution of building works for a minimum of five consecutive years, and have already acted as director or deputy director of project management consultants of one Group B project or two Group C projects of the same type, or as head of the building site of Class 2 construction works, or as person in charge of design of Class 2 construction works;

(c) In remote or distant areas, an individual having college or vocational establishment qualifications in the specialty appropriate for the type of construction works and having worked in project formulation, design or execution of building works for a minimum of five consecutive years may act as director of project management consultants for a Class 2 project.

2. If the investor establishes a project management board, the director of project management must have the same capability as a director of project management consultants stipulated in clause 1 of this article.

3. Scope of activity:

(a) Class 1: May manage important national projects and projects in Groups A, B or C;

(b) Class 2: May manage projects in Groups B or C.

Article 56 Conditions applicable to capability of consultancy organizations with respect to provision of project management consultancy

1. Two sets of conditions shall be applicable to organizations providing project management consultancy as follows:

(a) Class 1:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- The organization has at least thirty (30) architects, engineers or quantity surveyors appropriate to the requirements of the project, including at least three quantity surveyors;

- It has already managed one Group A project or two Group B projects of the same type;

(b) Class 2:

- The organization has a director of project management consultancy for a Class 2 project appropriate to the type of project;

- The organization has at least twenty (20) architects, engineers or quantity surveyors appropriate to the requirements of the project, including at least two quantity surveyors;

- The organization has acted as manager of one Group B project or of two Group C projects of the same type.

2. Scope of activity:

(a) Class 1: May manage important national projects and projects in Groups A, B or C;

(b) Class 2: May manage projects in Groups B or C;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 57 Conditions applicable to capability of person in charge of construction survey

1. Two sets of conditions shall be applicable to a person in charge of construction survey as follows:

(a) Class I: Must have an engineer practising certificate and have acted as Class 2 person in charge of construction survey and have managed five survey jobs on level II works;

(b) Class 2: Must have an engineer practising certificate and have participated in three survey jobs on level II works or four survey jobs on level III works after the date of issuance of the engineer practising certificate.

2. Scope of activity:

(a) Class 1: May act as person in charge of construction survey for the same type of special level, level I, level II, level III and level IV works;

(b) Class 2: May act as person in charge of construction survey for the same type of level II, level III and level IV works;

(c) In the case of topographical survey, may act as person in charge of construction survey for all types and scales.

Article 58 Conditions applicable to capability of consultancy organizations with respect to conducting construction survey

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



(a) Class 1:

- The organization has at least twenty (20) engineers appropriate to the requirements of the construction survey, including one individual capable of acting as person in charge of Class I construction survey;

- The organization has appropriate facilities for each type of survey and a laboratory which satisfies the standards;

- The organization has conducted at least one survey task of the same type of special level or level I works, or at least two survey tasks of the same type of level II works;

(b) Class 2:

- The organization has at least ten (10) engineers appropriate to the requirements of the construction survey, including one individual capable of acting as person in charge of Class 2 construction survey;

- The organization has appropriate facilities for each type of survey;

- The organization has conducted at least one survey task of the same type of level II works, or at least two survey tasks of the same type of level III works.

2. Scope of activity:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



(b) Class 2: May conduct construction survey for the same type of level II, level III and level IV works;

(c) In the case of topographical survey, only Class I and Class 2 survey organizations may conduct topographical survey for all types and scales.

Article 59 Conditions applicable to capability of person in charge of design of construction works

1. Two sets of conditions shall be applicable to a person in charge of design of construction works as follows:

(a)Class 1:

- Must have an architect practising certificate appropriate for the job that he or she undertakes;

- Must have already managed design of at least one construction works being special level works or level I at least two level II works of the same type, or already acted as chief designer of one main specialized sector on three construction works being special level or level I works of the same type;

(b) Class 2:

- Must have an architect practising certificate appropriate for the job that he or she undertakes;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Scope of activity:

(a) Class 1: May act as person in charge of design of construction works for the same type of special level, level I, level II, level III and level IV works; and act as person in charge of project formulation for Group A, B and C projects of the same type;

(b) Class 2: May act as person in charge of design of construction works for the same type of level II, level III and level IV works; and may act as person in charge of project formulation for Group B and C projects of the same type.

Article 60 Conditions applicable to capability of manager of design of construction works

1. Two sets of conditions shall be applicable to a manager of design of construction works as follows:

(a) Class 1:

- Must have an architect practising certificate appropriate for the job that he or she undertakes;

- Must have already managed specialized design of at least one construction works being special level or level I works, or at least two level II works of the same type;

(b) Class 2:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Must have already managed specialized design of at least one construction works being level II works or at least two level III works, or participated in design of five construction works of the same type;

(c) In remote or distant areas, any individual having college or vocational establishment qualifications in the specialty appropriate for the relevant works and having worked in design for at least five consecutive years shall be permitted to manage design of construction works being level III or level IV works, except for the works stipulated in article 28 of the Decree on quality control of construction works.

2. Scope of activity:

(a) Class 1: May act as manager of specialized sector design of special level, level I, level II, level III and level IV works;

(b) Class 2: May act as manager of specialized sector design of level II, level III and level IV works.

Article 61 Conditions applicable to capability of consultancy organizations with respect to design of construction works

1. Two sets of conditions shall be applicable to consultancy organizations when they design construction works as follows:

(a)Class 1:

- The organization has at least twenty (20) architects or engineers in the appropriate specialty, including one individual capable of acting as person in charge of design of Class I construction works;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- The organization has already designed at least one special level or level I works, or at least two level II works of the same type;

(b) Class 2:

- The organization has at least ten (10) architects or engineers in the appropriate specialty, including one individual capable of acting as person in charge of design of Class 2 construction works;

- The organization has appropriate design personnel for Class 2 works of the same type;

- The organization has already designed at least one level II works, or at least two level III works of the same type.

2. Scope of activity:

(a) Class 1: May design construction works being special level, level I, level II, level III and level IV works of the same type; and may act on project formulation for important national projects and for projects in Groups A, B or C of the same type;

(b) Class 2: May design construction works being level II, level III and level IV works of the same type; and may act on project formulation for projects in Groups B or C of the same type;

(c) Any organization not yet satisfying the conditions for ranking may design level IV works of the same type; and may prepare an eco-technical report on construction of works of the same type.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Two sets of conditions shall be applicable to consultancy organizations when they supervise execution of building works as follows:

(a) Class 1:

- The organization has at least twenty (20) individuals with practising certificates for supervision of execution of building works in the appropriate specialty;

- The organization has already supervised execution of at least one special level or level I works, or at least two level II works of the same type;

(b) Class 2:

- The organization has at least ten (10) individuals with practising certificates for supervision of execution of building works in the appropriate specialty;

- The organization has already supervised execution of at least one level II works, or at least two level III works of the same type.

2. Scope of activity:

(a) Class 1: May supervise execution of special level, level I, level II, level III and level IV works of the same type;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



(c) Any organization not yet satisfying the conditions for ranking may supervise execution of level IV works of the same type.

Article 63 Conditions applicable to capability of head of building site

1. Two sets of conditions shall be applicable to the head of a building site depending on the project type. The head of a building site must have a university graduate degree in a specialty appropriate for the type of works and must satisfy the conditions for a particular class as follows:

(a) Class 1: Have worked in execution of building works for a minimum of seven consecutive years, and have already acted as head of the building site on one special level or level I works, or on at least two level II works of the same type;

(b) Class 2: Have worked in execution of building works for a minimum of five consecutive years, and have already acted as head of the building site on one level II works, or on at least two level III works of the same type;

(c) In remote or distant areas, an individual having college or vocational establishment qualifications in the construction specialty appropriate for the type of works and having worked in execution of building works for a minimum of five consecutive years may act as head of a building site for a Class 2 project.

2. Scope of activity:

(a) Class 1: May act as head of a building site for construction of special level, level I, level II, level III and level IV works of the same type;

(b) Class 2: May act as head of a building site for construction of level II, level III and level IV works of the same type.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Two sets of conditions shall be applicable to construction organizations when they execute building works as follows:

(a) Class 1:

- The organization has a head of building site for Class 1 works of the same type;

- The organization has sufficient architects or engineers in the specialty appropriate for the type of works to be constructed;

- The organization has sufficient technicians with certificates of training appropriate for the task accepted;

- The organization has basic building equipment appropriate for the type of works to be constructed;

- The organization has already built at least one special level or level I works, or at least two level II works of the same type;

(b) Class 2:

- The organization has a head of building site for Class 2 works of the same type;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- The organization has sufficient technicians with certificates of training appropriate for the task accepted;

- The organization has basic building equipment appropriate for the type of works to be constructed;

- The organization has already built at least one level II works, or at least two level III works of the same type.

2. Scope of activity:

(a) Class 1: May execute special level, level I, level II, level III and level IV works of the same type;

(b) Class 2: May execute level II, level III and level IV works of the same type;

(c)A construction organization not yet satisfying the conditions for ranking may execute building works being improvements or repairs with a total invested capital of below three billion Vietnamese dong and separate dwelling houses.

Article 65 Conditions applicable to independent practitioners engaged in design, survey or supervision of execution of building works

1. The following conditions shall apply to independent practitioners engaged in design, survey or supervision of execution of building works:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



(b) Must have business registration in accordance with law to practise design, survey or supervision of execution of building works.

2. Scope of activity:

(a) An independent practitioner engaged in construction survey may only provide consultancy to an investor on formulating survey tasks and on evaluation and approval of results of each type of survey commensurate with his or her practising certificate;

(b) An independent practitioner engaged in construction design shall be permitted to design construction works being level IV works of the same type and separate dwelling houses;

(c) An independent practitioner engaged in supervision of execution of building works shall be permitted to supervise execution of building works being level IV works of the same type and separate dwelling houses.

3. Independent practitioners engaged in construction activities must comply with all provisions of law.

Article 66 Rights and obligations of individuals issued with practising certificates

1. Individuals who are issued with practising certificates shall have the following rights:

(a) To use the practising certificate to conduct work in accordance with law;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Individuals who are issued with practising certificates shall have the following obligations:

(a) To attend training classes in their specialties relevant to issuance of practising certificates for design, survey or supervision of execution of building works;

(b)To engage only in design, survey or supervision of execution of building works within the scope permitted in their practising certificates;

(c) To be responsible before the law for items of work and quality of work performed by them and for files prepared by them;

(d) Not to alter or lend out their practising certificates.

Article 67 Conditions applicable to capability of foreign individuals and organizations conducting project formulation, project management, construction survey, construction design, execution of building works and supervision of execution of building works

Foreign individuals and organizations practising in project formulation, project management, construction survey, construction design, execution of building works and supervision of execution of building works in Vietnam must satisfy the conditions on capability in accordance with this Decree and guidelines of the Ministry of Construction on issuance of practising certificates.

Chapter VI

IMPLEMENTING PROVISIONS

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Ministers, heads of ministerial equivalent bodies and Government bodies, chairmen of people's committees of provinces and cities under central authority, heads of political organizations and socio-political organizations, and directors of enterprises and other organizations concerned shall be responsible for implementation of this Decree.

The Ministry of Construction shall provide guidelines on transitional implementation.

2. Projects which were approved prior to the date of effectiveness of this Decree shall not be required to make a submission for re-approval and subsequent items of work shall be implemented in accordance with this Decree.

Article 69 Effectiveness

This Decree shall be of full force and effect after fifteen (15) days from the date of its publication in the Official Gazette and shall replace the provisions on construction activities in the Regulations on Management of Investment and Construction issued with Decrees of the Government 52-1999-ND-CP dated 8 July 1999, 12-2000-ND-CP dated 5 May 2000 and 07-2003-ND-CP dated 30 January 2003; shall replace the provisions relating to construction tendering stipulated in the Regulations on Tendering issued with Decrees of the Government 88-1999-ND-CP dated 1 September 1999, 14-2000-ND-CP dated 5 May 2000 and 66-2003-ND-CP dated 12 June 2003 which are inconsistent with the provisions on selection of contractors in construction activities stipulated in this Decree.

 

 

ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER





Phan Van Khai

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị định 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 về việc quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


128.869