Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 4365/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Thanh Hóa Người ký: Trịnh Văn Chiến
Ngày ban hành: 28/12/2011 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HÓA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 4365/QĐ-UBND

Thanh Hóa, ngày 28 tháng 12 năm 2011

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG 5 NĂM (2011 - 2015) TỈNH THANH HÓA

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Bảo vệ và Phát triển rừng công bố ngày 03 tháng 12 năm 2004;

Căn cứ Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ về việc thi hành Luật Bảo vệ và Phát triển rừng;

Căn cứ Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý rừng;

Căn cứ Thông tư số 05/2008/TT-BNN ngày 14 tháng 01 năm 2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về hướng dẫn lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng;

Căn cứ Nghị quyết số 73/2007/NQ-HĐND , ngày 25/7/2007 của Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hóa về việc thông qua kết quả rà soát, quy hoạch 3 loại rừng tỉnh Thanh Hóa đến năm 2015;

Căn cứ Nghị quyết số 21/2011/NQ-HĐND , ngày 17/12/2011 của Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hóa về Kế hoạch Bảo vệ và Phát triển rừng 5 năm (2011 - 2015) tỉnh Thanh Hóa;

Căn cứ Quyết định số: 2755/2007/QĐ-UBND ngày 12 tháng 09 năm 2007 của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc phê duyệt kết quả rà soát, quy hoạch ba loại rừng tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2006 đến 2015;

Căn cứ Quyết định số 4364/QĐ-UBND ngày 28 tháng 12 năm 2011 của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc phê duyệt Quy hoạch Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2011 - 2020,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch Bảo vệ và Phát triển rừng 5 năm (2011 - 2015) tỉnh Thanh Hóa, với nội dung chủ yếu như sau:

1. Mục tiêu

Phấn đấu đến 2015, độ che phủ của rừng đạt 52%; giá trị thu nhập từ rừng đạt 800 tỷ đồng/năm; thu hút 4-5 vạn lao động tham gia sản xuất lâm nghiệp.

2. Chỉ tiêu kế hoạch 5 năm (2011-2015)

- Bảo vệ rừng hiện có: 578.919 ha, trong đó: Rừng phòng hộ 167.674 ha; rừng đặc dụng 78.102 ha; rừng sản xuất 333.143 ha.

- Khoanh nuôi 9.678 ha, trong đó: khoanh nuôi tái sinh tự nhiên 7.406 ha, khoanh nuôi tái sinh có trồng bổ sung 2.272 ha. Bình quân 9.000 ha/năm.

- Trồng rừng tập trung 53.364 ha, trong đó: trồng rừng mới 25.630 ha, trồng lại rừng sau khai thác 21.000 ha. Bình quân khoảng 10.600 ha/năm.

- Làm giàu rừng 10.000 ha, bình quân 2.000 ha/năm.

- Cải tạo rừng 17.930 ha, trong đó: cải tạo rừng tự nhiên 12.460 ha, cải tạo rừng trồng 5.470 ha. Bình quân khoảng 3.600 ha/năm.

- Trồng cây phân tán 10.157 ngàn cây, bình quân khoảng 2 triệu cây/năm.

- Sản xuất 200 triệu cây giống lâm nghiệp. Bình quân khoảng 40 triệu cây/năm.

- Khai thác gỗ rừng tự nhiên 103.400 m3, khai thác rừng trồng tập trung 1.890.000 m3, bình quân khoảng 378 ngàn m3/năm; khai thác luồng 128.213 ngàn cây luồng, khai thác tre nứa 72.125 ngàn cây tự nhiên, bình quân khoảng 40 triệu cây/ năm.

Chi tiết các chỉ tiêu kế hoạch Bảo vệ và phát triển rừng 5 năm (2011-2015):

TT

Chỉ tiêu

ĐV

Tổng KH

Kế hoạch 5 năm

5 năm

2011

2012

2013

2014

2015

 

Tỷ lệ che phủ

%

 

49,6

50,2

50,8

51,4

52,0

I

Bảo vệ rừng

ha

 

551.811

558.561

564.981

572.731

578.919

a

Rừng phòng hộ

ha

 

163.524

163.524

165.043

166.384

167.674

b

Rừng đặc dụng

ha

 

77.872

77.872

77.972

78.052

78.102

c

Rừng sản xuất

ha

 

310.415

317.165

321.966

328.295

333.143

II

Phát triển rừng

 

 

 

 

 

 

 

 

Khoanh nuôi

 

9.678

 

 

 

 

 

2.1

KNTS tự nhiên

ha

7.406

7.406

7.406

7.406

7.406

7.406

a

Rừng phòng hộ

ha

3.432

3.432

3.432

3.432

3.432

3.432

b

Rừng đặc dụng

ha

829

829

829

829

829

829

c

Rừng sản xuất

ha

3.144

3.144

3.144

3.144

3.144

3.144

2.2

KNTS trồng bổ sung

ha

2.272

505

455

455

405

452

a

Rừng phòng hộ

ha

1.414

340

290

290

240

254

b

Rừng đặc dụng

ha

138

25

25

25

25

38

c

Rừng sản xuất

ha

720

140

140

140

140

160

2.3

Tr. rừng tập trung

ha

53.364

13.000

13.500

9.808

8.878

8.178

a

Rừng phòng hộ

ha

6.404

1.519

1.341

1.290

1.153

1.101

b

Rừng đặc dụng

ha

330

100

80

50

50

50

c

Rừng sản xuất

ha

46.630

11.381

12.079

8.468

7.675

7.027

*

Trồng mới

ha

25.630

6.881

7.579

4.468

3.675

3.027

*

Trồng lại rừng KT

ha

21.000

4.500

4.500

4.000

4.000

4.000

2.4

Làm giàu rừng

ha

10.000

1.600

2.100

2.100

2.100

2.100

a

Rừng sản xuất

ha

10.000

1.600

2.100

2.100

2.100

2.100

2.5

Cải tạo rừng

ha

17.930

1. 800

4.500

3.630

4.000

4.000

a

Rừng tự nhiên

ha

12.460

1.460

3.000

2.000

3.000

3.000

b

Rừng trồng

ha

5.470

340

1.500

1.630

1.000

1.000

2.6

Trồng cây phân tán

1000c

10.157

2.324

2.177

2.030

1.885

1.741

III

Khai thác rừng

 

 

 

 

 

 

 

3.1

Gỗ rừng tự nhiên

m3

103.400

21.160

20.910

20.660

20.460

20.210

 

Khai thác chính

m3

60.000

12.000

12.000

12.000

12.000

12.000

 

Khai thác tận dụng

m3

43.400

9.160

8.910

8.660

8.460

8.210

3.2

Gỗ RT tập trung

m3

1.890.000

405.000

405.000

360.000

360.000

360.000

3.3

Gỗ trồng phân tán

m3

255.360

58.520

54.778

51.036

47.345

43.681

3.4

Nhựa thông

Tấn

2.000

400

400

400

400

400

3.5

Song mây

Tấn

660

200

160

120

100

80

3.6

Tre nứa tự nhiên

1000 c

72.125

14.425

14.425

14.425

14.425

14.425

3.7

Tre luồng trồng

1000 c

128.213

25.643

25.643

25.643

25.643

25.641

IV

Chế biến lâm sản

 

 

 

 

 

 

 

4.1

Đồ mộc dân dụng, mỹ nghệ

Tấn

1.000.000

200.000

200.000

200.000

200.000

200.000

4.2

Ván nhân tạo,

Tấn

1.500.000

300.000

300.000

300.000

300.000

300.000

4.3

Bột giấy + giấy bao bì

Tấn

1.775.000

355.000

355.000

355.000

355.000

355.000

4.4

Ván luồng ép thanh

Tấn

2.000.000

400.000

400.000

400.000

400.000

400.000

4.5

Nhựa thông

Tấn

2.000

400

400

400

400

400

4.6

Đũa, tăm, mành

Tấn

210.000

42.000

42.000

42.000

42.000

42.000

4.7

SP từ song mây

Tấn

25.020

5.004

5.004

5.004

5.004

5.004

V

Hoạt động khác

 

 

 

 

 

 

 

5.1

Sản xuất cây con

Tr/c

200

40

40

40

40

40

5.2

Xây dựng khu du lịch sinh thái

Khu

9

1

3

3

1

1

5.3

Phát triển LSNG

ha

350

70

70

70

70

70

5.4

Giao rừng

ha

44.160

 

14142

16810

132 08

 

5.5

Các công trình phụ trợ

 

 

 

 

 

 

 

-

Nhà nuôi cấy mô

CT

2

1

 

1

 

 

-

Vườn rừng

ha

60

45

15

 

 

 

-

Trại rừng

ha

550

150

100

100

100

100

-

Rừng giống

ha

584

584

584

584

584

584

-

Đường lâm nghiệp

km

691

138

144

138

138

133

-

Đường ranh cản lửa

km

1.887

425

417

415

315

315

-

Chòi canh lửa

Chòi

174

29

42

39

35

29

-

Bảng T.Truyền BVR

Bảng

579

223

95

93

90

78

-

Bể nước PCCR

CT

76

19

17

14

13

13

-

Trạm QLBV

Trạm

42

7

11

12

7

5

3. Khái toán vốn đầu tư

Tổng vốn đầu tư: 1.954.926 triệu đồng, trong đó:

- Ngân sách nhà nước: 294.226 triệu đồng

- Ngân sách địa phương: 3.895 triệu đồng

- Vay tín dụng: 461.981 triệu đồng

- Vốn ODA: 516.482 triệu đồng

- Vốn doanh nghiệp, HTX: 130.963 triệu đồng

- Vốn đầu tư của hộ gia đình: 385.539 triệu đồng

- Vốn FDI: 99.701 triệu đồng

- Vốn khác (quỹ BVPTR, cộng đồng): 62.142 triệu đồng

5. Các giải pháp thực hiện kế hoạch

5.1. Nghiêm túc thực hiện, đảm bảo ổn định diện tích ba loại rừng theo kết quả điều tra bổ sung năm 2010. Đẩy mạnh việc phát triển lâm nghiệp theo vùng: Vùng trồng luồng thâm canh diện tích 69.583 ha, vùng sản xuất gỗ lớn vật liệu xây dựng: 145.928 ha, vùng sản xuất nguyên liệu cho nhà máy MDF, bột giấy diện tích 85.405 ha, vùng cây đặc sản diện tích 640 ha, vùng kinh doanh lâm sản ngoài gỗ 90.638 ha, vùng trồng cao su diện tích 17.602 ha. Tăng cường công tác giám sát, đánh giá việc thực hiện quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng; xây dựng hệ thống giám sát, đánh giá và tăng cường năng lực cho các cơ quan, đơn vị lập kế hoạch quản lý và giám sát, đánh giá từ tỉnh đến cơ sở. Tiếp tục củng cố vai trò, chức năng, nhiệm vụ của các chủ rừng nhà nước, để làm nòng cốt trong việc sản xuất kinh doanh lâm nghiệp; phát triển các hình thức liên doanh liên kết giữa các doanh nghiệp Nhà nước với các doanh nghiệp tư nhân và cộng đồng trong công tác bảo vệ phát triển rừng và chế biến lâm sản. Hoàn thiện, bổ sung các cơ chế, chính sách trong công tác bảo vệ và phát triển rừng như: chính sách hưởng lợi từ rừng; chính sách khuyến khích phát triển chế biến lâm sản; chính sách phát triển vùng nguyên liệu; chính sách phát triển khoa học công nghệ; chính sách phát triển làng nghề thủ công, mỹ nghệ,...

5.2. Tăng cường lực lượng quản lý bảo vệ rừng, tổ chức truy quét các tụ điểm khai thác trái phép; chủ động phòng chống cháy rừng, phòng trừ sâu bệnh hại; phát triển các mô hình quản lý rừng cộng đồng để nâng cao trách nhiệm trong quản lý bảo vệ rừng. Rà soát lại kết quả giao đất, giao rừng theo Thông tư liên tịch số 07/2011/TTLT-BNNPTNT-BTNMT ngày 29/01/2011 của Liên bộ Nông nghiệp và PTNT, Bộ tài nguyên và Môi trường. Tổ chức giao mới diện tích UBND xã đang tạm quản lý, để các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài vào mục đích lâm nghiệp, ưu tiên cho các hộ miền núi, dân tộc thiểu số có nhu cầu sử dụng đất phát triển kinh tế hộ; đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và sử dụng rừng cho chủ rừng. Xây dựng các quy ước, cam kết tham gia quản lý bảo vệ rùng giữa các chủ rừng với chính quyền địa phương; thực hiện nghiêm túc, triệt để và kịp thời các quy định thưởng phạt, tăng cường công tác tuyên truyền vận động quần chúng nhân dân tích cực tham gia quản lý bảo vệ và phát triển rừng.

5.3. Nghiên cứu và tuyển chọn các loài cây trồng rừng thích nghi trên các dạng lập địa, ứng dụng công nghệ tiên tiến trong tạo giống cây trồng và kinh nghiệm sản xuất cây giống bản địa trong nhân dân. Ứng dụng, nhân rộng mô hình thâm canh, nông lâm kết hợp, canh tác trên đất dốc, trang trại lâm nghiệp. Ứng dụng kỹ thuật tiên tiến, công nghệ thông tin vào công tác quản lý và theo dõi diễn biến tài nguyên rừng, quản lý và dự báo phòng chống cháy rừng, phòng chống sâu bệnh hại trên phạm vi toàn tỉnh.

5.4. Tăng cường quản lý về đất đai, kiểm tra giám sát việc sử dụng đất rừng. Thu hút vốn đầu tư từ các tổ chức trong và ngoài nước; tạo cơ chế đầu tư cho các chủ rừng một cách thông thoáng nhất. Tìm kiếm mở rộng thị trường hàng hóa lâm sản cho địa phương. Tìm kiếm chủ đầu tư xây dựng thêm một số nhà máy chế biến lâm sản có hàm lượng công nghệ, chất lượng sản phẩm cao. Mở rộng quy mô hợp tác xã dịch vụ lâm sản. Khuyến khích mọi thành phần kinh tế đầu tư vào kinh doanh rừng và chế biến lâm sản. Triển khai kịp thời có hiệu quả các cơ chế chính sách chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo Nghị quyết 30a của Chính phủ.

5.5. Tranh thủ sự giúp đỡ của các các tổ chức tín dụng, của các ngành Trung ương và địa phương, để hỗ trợ vốn sản xuất, hỗ trợ kỹ thuật; tranh thủ tối đa việc huy động các nguồn vốn từ Quỹ ủy thác lâm nghiệp (TFF) và Quỹ bảo tồn Việt Nam (VCF). Tăng cường mở rộng mối quan hệ hợp tác với các tổ chức quốc tế đang triển khai trên địa bàn, kêu gọi đầu tư cho phát triển lâm nghiệp thông qua các chương trình bảo tồn đa dạng sinh học, chương trình hỗ trợ nâng cao năng lực quản lý cho ngành lâm nghiệp; thực hiện các thỏa thuận đa phương về môi trường, các cam kết quốc tế liên quan đến lâm nghiệp mà Việt Nam tham gia.

Điều 2. Tổ chức thực hiện: Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức triển khai thực hiện tốt các nội dung Kế hoạch nêu trên, định kỳ báo cáo kết quả thực hiện về UBND tỉnh.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường, UBND các huyện, thị xã, thành phố, các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như điều 3 (để thực hiện);
- Bộ Nông nghiệp và PTNT (để báo cáo);
- TT Tỉnh ủy, HĐND tỉnh (để báo cáo);
- Chủ tịch, Phó CT UBND tỉnh;
- ChánhVP, Phó CVP UBND tỉnh;
- Lưu: VT, NN.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Trịnh Văn Chiến

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 4365/QĐ-UBND ngày 28/12/2011 phê duyệt Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng 5 năm (2011-2015) tỉnh Thanh Hóa

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


2.789

DMCA.com Protection Status
IP: 3.141.2.191
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!