Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 4115/QĐ-BNN-BVTV 2020 quy trình giải quyết thủ tục hành chính về bảo vệ thực vật

Số hiệu: 4115/QĐ-BNN-BVTV Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Người ký: Lê Quốc Doanh
Ngày ban hành: 20/10/2020 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

S: 4115/QĐ-BNN-BVTV

Hà Nội, ngày 20 tháng 10 năm 2020

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT CÁC QUY TRÌNH NỘI BỘ TRONG GIẢI QUYẾT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH LĨNH VỰC BẢO VỆ THỰC VẬT THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Căn cứ Nghị định số 15/2017/NĐ-CP ngày 17/02/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Căn cứ Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính;

Căn cứ Thông tư số 01/2018/TT-VPCP ngày 23/11/2018 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ hướng dẫn thi hành một số quy định của Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính;

Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này 45 quy trình nội bộ trong giải quyết thủ tục hành chính trong lĩnh vực bảo vệ thực vật thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (có nội dung cụ thể kèm theo).

Điều 2. Giao Văn phòng Bộ chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan căn cứ quy trình tại Quyết định này xây dựng quy trình điện tử giải quyết thủ tục hành chính tại phần mềm của Hệ thống thông tin một cửa điện tử của Bộ theo quy định tại Nghị định 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 4. Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật, Thủ trưởng các Tổng Cục, Cục, Vụ và đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.


Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Văn phòng Chính phủ (Cục KSTTHC);
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ;
- Cổng thông tin điện tử Bộ;
- Văn phòng Bộ (Phòng KSTTHC);
- Lưu: VT, BVTV.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Lê Quốc Doanh

DANH MỤC

QUY TRÌNH NỘI BỘ GIẢI QUYẾT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH LĨNH VỰC BẢO VỆ THỰC VẬT
(Kèm theo Quyết định số: /QĐ-BNN-BVTV ngày / / 2020 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

TT QT

TT LV

Tên quy trình nội bộ

Trang

I

Kiểm dịch thực vật

1

1

Cấp Giấy chứng nhận Kiểm dịch thực vật nhập khẩu

2

2

Cấp giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật quá cảnh

3

3

Cấp giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật xuất khẩu/tái xuất khẩu

4

4

Cấp Giấy chứng nhận hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật

5

5

Cấp lại Giấy chứng nhận hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật

6

6

Cấp Thẻ hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật

7

7

Cấp lại Thẻ hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật

8

8

Cấp Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu

9

9

Cấp Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) đối với sản phẩm có nguồn gốc thực vật xuất khẩu

10

10

Sửa đổi, bổ sung/ cấp lại Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) đối với sản phẩm có nguồn thực vật xuất khẩu

II

Thuốc bảo vệ thực vật

11

1

Cấp Giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật để đăng ký chính thức

12

2

Cấp Giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật để đăng ký bổ sung

13

3

Cấp lại Giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật

14

4

Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thuốc bảo vệ thực vật

15

5

Cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thuốc bảo vệ thực vật

16

6

Cấp Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật (thuộc thẩm quyền trung ương)

17

7

Cấp Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật

18

8

Gia hạn Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật;

19

9

Cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật trường hợp mất, sai sót, hư hỏng;

20

10

Cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật trường hợp đổi tên thương phẩm, thông tin liên quan đến tổ chức, cá nhân đăng ký;

21

11

Cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật trường hợp thay đổi nhà sản xuất

22

12

Cấp Giấy phép nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật

23

13

Công nhận tổ chức đủ điều kiện thực hiện khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật

24

14

Cấp giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) về thuốc bảo vệ thực vật

25

15

Sửa đổi, bổ sung/ cấp lại giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) về thuốc bảo vệ thực vật

III

Quản lý phân bón

26

1

Cấp Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam.

27

2

Cấp lại Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam

28

3

Gia hạn Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam

29

4

Cấp Quyết định công nhận tổ chức khảo nghiệm phân bón

30

5

Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón

31

6

Cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón

32

7

Cấp giấy phép nhập khẩu phân bón

33

8

Cấp giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) về phân bón

34

9

Sửa đổi, bổ sung/cấp lại giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) về phân bón

IV

Đánh giá sự phù hợp và hoạt động chứng nhận

35

1

Chỉ định tổ chức đánh giá sự phù hợp

36

2

Chỉ định tạm thời tổ chức đánh giá sự phù hợp

37

3

Thay đổi, bổ sung phạm vi, lĩnh vực đánh giá sự phù hợp được chỉ định

38

4

Cấp lại Quyết định chỉ định tổ chức đánh giá sự phù hợp

39

5

Cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động thử nghiệm chất lượng sản phẩm, hàng hóa

40

6

Cấp bổ sung, sửa đổi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động thử nghiệm chất lượng sản phẩm, hàng hóa

41

7

Cấp lại giấy chứng nhận đăng ký hoạt động thử nghiệm chất lượng sản phẩm, hàng hóa

42

8

Cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chứng nhận chất lượng sản phẩm, hàng hóa

43

9

Cấp bổ sung, sửa đổi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chứng nhận chất lượng sản phẩm, hàng hóa

44

10

Cấp lại giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chứng nhận chất lượng sản phẩm, hàng hóa

45

11

Công nhận tiến bộ kỹ thuật đối với lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Cục Bảo vệ thực vật

QUY TRÌNH NỘI BỘ

GIẢI QUYẾT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH LĨNH VỰC BẢO VỆ THỰC VẬT THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG CỦA BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
(Ban hành kèm theo Quyết định số /QĐ-BNN-BVTV ngày /9/2020 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT)

I. Kiểm dịch thực vật

Quy trình nội bộ số 01

Cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật nhập khẩu

Thứ tự công việc

Nội dung công việc cụ thể

Đơn vị/người thực hiện

Thời gian thực hiện (ngày/giờ)

Đánh giá bằng điểm {trước hạn (2đ); đúng hạn (1đ); quá hạn (0đ}

Bước 1

- Tiếp nhận hồ sơ

+ Trực tiếp

+ Qua dịch vụ bưu chính công ích

+ Cổng thông tin Một cửa quốc gia

- Kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ theo quy định tại Thông tư số 33/2014/TT-BNNPTNT ngày 30/10/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.

- Trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ chuyển thực hiện Bước 2

- Trường hợp hồ sơ không đầy đủ/ không hợp lệ:

* Đối với hình thức nhận trực tiếp: trả hồ sơ và hướng dẫn chỉnh sửa/bổ sung tại chỗ.

* Đối với hình thức nhận qua dịch vụ bưu chính công ích, Cổng thông tin Một cửa quốc gia: trả hồ sơ và yêu cầu chỉnh sửa/bổ sung hồ sơ.

Cập nhật hồ sơ vào cơ sở dữ liệu của Hệ thống thông tin một cửa điện tử

Công chức tiếp nhận hồ sơ tại Bộ phận Một cửa

0,5 giờ

Bước 2

- Nhận hồ sơ từ Bộ phận một cửa, xem xét hồ sơ để xác nhận đơn đăng ký:

+ Từ chối xác nhận đơn đăng ký kèm theo lý do và chuyển trả Bộ phận Một cửa

+ Xác nhận đơn đăng kí, phân công cán bộ kiểm dịch thực vật kiểm tra lô vật thể đồng thời gửi hồ sơ cho bộ phận Kế toán thông báo áp phí và xác nhận hồ sơ đã thanh toán.

Lãnh đạo Chi cục/Trạm Kiểm dịch thực vật

0,5 giờ

Bước 3

- Kiểm tra lô vật thể: Kiểm tra, lấy mẫu, lập biên bản “Kiểm dịch và lấy mẫu vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật”, phân tích giám định mẫu.

Trường hợp lô vật thể được vận chuyển bằng tàu biển có chiều cao khoang chứa hàng từ 3m trở lên, phải chia thành nhiều lớp để kiểm tra thì sau khi kiểm tra mỗi lớp, căn cứ vào kết quả kiểm tra, cơ quan kiểm dịch thực vật cấp Giấy tạm cấp kết quả kiểm dịch thực vật cho khối lượng vật thể đã kiểm tra.

Cán bộ kiểm dịch thực vật

12 giờ

Trong trường hợp lô vật thể được vận chuyển bằng tàu biển, thời gian kiểm tra có thể kéo dài hơn phụ thuộc vào khối lượng vật thể.

Bước 4

Xử lý hồ sơ theo từng trường hợp và dự thảo:

- Trường hợp lô vật thể đáp ứng yêu cầu về Kiểm dịch thực vật thì dự thảo Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật nhập khẩu, quá cảnh và vận chuyển nội địa và Chuyển Bước 8.

- Trường hợp lô vật thể không đáp ứng yêu cầu về Kiểm dịch thực vật thì dự thảo Lệnh giữ lại và xử lý lô vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật và Chuyển Bước 5.

Cán bộ kiểm dịch thực vật

1,0 giờ

Bước 5

Công bố Lệnh giữ lại và xử lý lô vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật.

- Trường hợp chưa có biện pháp xử lý kiểm dịch thực vật phù hợp tại Việt Nam: lô vật thể phải tái xuất hoặc tiêu hủy.

- Trường hợp có biện pháp xử lý kiểm dịch thực vật phù hợp: Chuyển Bước 6.

Chi cục trưởng/Thủ trưởng đơn vị

1,0 giờ

Bước 6

Giám sát xử lý lô vật thể

+ Kết quả sau xử lý đạt yêu cầu chuyển Bước 7

+ Kết quả sau xử lý không đạt yêu cầu sẽ không cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật.

Cán bộ kiểm dịch thực vật

Phụ thuộc vào thời gian giám sát

Bước 7

Xem xét hồ sơ, kết quả giám sát xử lý và dự thảo:

+ Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật nhập khẩu, quá cảnh và vận chuyển nội địa.

+ Văn bản thông báo và nêu rõ lý do trong trường hợp không cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật nhập khẩu, quá cảnh và vận chuyển nội địa.

Cán bộ kiểm dịch thực vật

0,5 giờ

Bước 8

Phê duyệt kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

+ Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật nhập khẩu, quá cảnh và vận chuyển nội địa.

+ Văn bản thông báo trong trường hợp không cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật nhập khẩu, quá cảnh và vận chuyển nội địa.

Lãnh đạo Chi cục/Trạm Kiểm dịch thực vật

0,5 giờ

Bước 9

- Xác nhận hồ sơ đã thanh toán và trả kết quả giải quyết TTHC cho tổ chức đăng ký.

- Lưu trữ hồ sơ, cập nhật thông tin vào Hệ thống thông tin một cửa điện tử (nếu có).

Công chức tại Bộ phận một cửa

0,5 giờ

Tổng thời gian giải quyết TTHC

Cơ quan kiểm dịch thực vật cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật nhập khẩu, quá cảnh và vận chuyển nội địa trong vòng 24 giờ kể từ khi bắt đầu kiểm dịch đối với lô vật thể không bị nhiễm đối tượng kiểm dịch thực vật hoặc đối tượng phải kiểm soát của Việt Nam hoặc sinh vật gây hại lạ.

Trường hợp kéo dài hơn 24 giờ do yêu cầu về chuyên môn kỹ thuật hoặc trường hợp không cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật thì phải thông báo hoặc trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do cho chủ vật thể thuộc diện kiểm dịch biết.

Quy trình nội bộ số : 02

Cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật quá cảnh

Thứ tự công việc

Nội dung công việc cụ thể

Đơn vị/người thực hiện

Thời gian thực hiện (ngày/giờ)

Đánh giá bằng điểm
{trước hạn (2đ); đúng hạn (1đ); quá hạn (0đ}

Bước 1

- Tiếp nhận hồ sơ

+ Trực tiếp

+ Qua dịch vụ bưu chính công ích

+ Cổng thông tin Một cửa quốc gia

- Kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ theo quy định tại Thông tư số 33/2014/TT-BNNPTNT ngày 30/10/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.

- Trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ chuyển thực hiện Bước 2

- Trường hợp hồ sơ không đầy đủ/ không hợp lệ:

* Đối với hình thức nhận trực tiếp: trả hồ sơ và hướng dẫn chỉnh sửa/bổ sung tại chỗ.

* Đối với hình thức nhận qua mạng: trả hồ sơ và yêu cầu chỉnh sửa/bổ sung hồ sơ.

Cập nhật hồ sơ vào cơ sở dữ liệu của Hệ thống thông tin một cửa điện tử

Công chức tiếp nhận hồ sơ tại Bộ phận Một cửa

0,5 giờ

Bước 2

- Nhận hồ sơ từ Bộ phận một cửa, xem xét hồ sơ để xác nhận đơn đăng ký:

+ Từ chối xác nhận đơn đăng ký kèm theo lý do và chuyển trả Bộ phận Một cửa

+ Xác nhận đơn đăng kí, phân công cán bộ kiểm dịch thực vật kiểm tra lô vật thể đồng thời gửi hồ sơ cho bộ phận Kế toán thông báo áp phí và xác nhận hồ sơ đã thanh toán.

Lãnh đạo Chi cục /Trạm Kiểm dịch thực vật

0,5 giờ

Bước 3

- Kiểm tra lô vật thể: Kiểm tra, thu thập mẫu, lập biên bản “Kiểm dịch và lấy mẫu vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật”, phân tích giám định mẫu vật thể.

Cán bộ kiểm dịch thực vật

12 giờ

Bước 4

Xử lý hồ sơ theo từng trường hợp và dự thảo:

- Trường hợp lô vật thể đáp ứng yêu cầu về Kiểm dịch thực vật thì dự thảo Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật nhập khẩu, quá cảnh và vận chuyển nội địa.

- Trường hợp lô vật thể không đáp ứng yêu cầu về Kiểm dịch thực vật thì dự thảo Lệnh giữ lại và xử lý lô vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật.

Cán bộ kiểm dịch thực vật

1,0 giờ

Bước 5

Phê duyệt kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

+ Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật nhập khẩu, quá cảnh và vận chuyển nội địa.

+ Lệnh giữ lại và xử lý lô vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật trong trường hợp không cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật nhập khẩu, quá cảnh và vận chuyển nội địa.

Lãnh đạo Chi cục/Trạm Kiểm dịch thực vật

0,5 giờ

Bước 6

- Xác nhận hồ sơ đã thanh toán và trả kết quả giải quyết TTHC cho tổ chức đăng ký.

- Lưu trữ hồ sơ, cập nhật thông tin vào Hệ thống thông tin một cửa điện tử (nếu có).

Công chức tại Bộ phận một cửa

0,5 giờ

Tổng thời gian giải quyết TTHC

Cơ quan kiểm dịch thực vật cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật nhập khẩu, quá cảnh và vận chuyển nội địa trong vòng 24 giờ kể từ khi bắt đầu kiểm dịch đối với lô vật thể không bị nhiễm đối tượng kiểm dịch thực vật hoặc đối tượng phải kiểm soát của Việt Nam hoặc sinh vật gây hại lạ.

Trường hợp kéo dài hơn 24 giờ do yêu cầu về chuyên môn kỹ thuật hoặc trường hợp không cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật thì phải thông báo hoặc trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do cho chủ vật thể thuộc diện kiểm dịch biết.

Quy trình nội bộ số : 03

Cấp giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật xuất khẩu/tái xuất khẩu

Thứ tự công việc

Nội dung công việc cụ thể

Đơn vị/người thực hiện

Thời gian thực hiện (ngày/giờ)

Đánh giá bằng điểm
{trước hạn (2đ); đúng hạn (1đ); quá hạn (0đ}

Bước 1

- Tiếp nhận hồ sơ

+ Trực tiếp

+ Qua dịch vụ bưu chính công ích

+ Cổng thông tin Một cửa quốc gia

- Kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ theo quy định tại Thông tư số 33/2014/TT-BNNPTNT ngày 30/10/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.

- Trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ thì thu phí và chuyển thực hiện Bước 2

- Trường hợp hồ sơ không đầy đủ/ không hợp lệ:

* Đối với hình thức nhận trực tiếp: trả hồ sơ và hướng dẫn chỉnh sửa/bổ sung tại chỗ.

* Đối với hình thức nhận qua mạng: trả hồ sơ và yêu cầu chỉnh sửa/bổ sung hồ sơ.

Cập nhật hồ sơ vào cơ sở dữ liệu của Hệ thống thông tin một cửa điện tử

Công chức tiếp nhận hồ sơ tại Bộ phận Một cửa

0,5 giờ

Bước 2

- Nhận hồ sơ từ Bộ phận một cửa, xem xét hồ sơ để xác nhận đơn đăng ký:

+ Từ chối xác nhận đơn đăng ký kèm theo lý do và chuyển trả Bộ phận Một cửa

+ Xác nhận đơn đăng kí, phân công cán bộ kiểm dịch thực vật kiểm tra lô vật thể đồng thời gửi hồ sơ cho bộ phận Kế toán thông báo áp phí và xác nhận hồ sơ đã thanh toán.

Lãnh đạo Chi cục /Trạm Kiểm dịch thực vật

0,5 giờ

Bước 3

- Kiểm tra lô hàng: Kiểm tra, lấy mẫu, lập biên bản kiểm dịch và lấy mẫu vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật, phân tích giám định mẫu.

+ Trường hợp không đáp ứng yêu cầu về kiểm dịch thực vật của nước nhập khẩu, cơ quan kiểm dịch thực vật quyết định áp dụng các biện pháp xử lý kiểm dịch thực vật phù hợp theo quy định: Chuyển Bước 4.

+ Trường hợp lô vật thể đáp ứng yêu cầu về kiểm dịch thực vật của nước nhập khẩu: Chuyển Bước 5.

Cán bộ kiểm dịch thực vật

12 giờ

Bước 4

Giám sát xử lý lô hàng

+ Kết quả sau xử lý đạt yêu cầu chuyển Bước 5

+ Kết quả sau xử lý không đạt yêu cầu sẽ không cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật

Cán bộ kiểm dịch thực vật

Phụ thuộc vào thời gian giám sát

Bước 5

Xử lý hồ sơ theo từng trường hợp và dự thảo:

- Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật xuất khẩu/tái xuất khẩu trong trường hợp lô vật thể đáp ứng yêu cầu về kiểm dịch thực vật của nước nhập khẩu

- Văn bản thông báo và nêu rõ lý do trong trường hợp không cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật xuất khẩu/tái xuất khẩu

Cán bộ kiểm dịch thực vật

0,5 giờ

Bước 6

Phê duyệt kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

- Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật xuất khẩu/tái xuất khẩu

- Văn bản thông báo trong trường hợp không cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật xuất khẩu/tái xuất khẩu

Lãnh đạo Chi cục/Trạm Kiểm dịch thực vật

0,5 giờ

Bước 7

- Xác nhận phí và trả kết quả giải quyết TTHC cho tổ chức đăng ký.

- Lưu trữ hồ sơ, cập nhật thông tin vào Hệ thống thông tin một cửa điện tử (nếu có).

Công chức tại Bộ phận một cửa

0,5 giờ

Tổng thời gian giải quyết TTHC

Trong vòng 24 giờ kể từ khi bắt đầu kiểm dịch đối với lô vật thể đáp ứng yêu cầu kiểm dịch thực vật của nước nhập khẩu

Trường hợp kéo dài hơn 24 giờ do yêu cầu về chuyên môn kỹ thuật hoặc trường hợp không cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật thì phải thông báo hoặc trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do cho chủ vật thể thuộc diện kiểm dịch biết.

Quy trình nội bộ số: 04

Cấp Giấy chứng nhận hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật

Thứ tự công việc

Nội dung công việc cụ thể

Đơn vị/ người thực hiện

Thời gian thực hiện (ngày/ giờ)

Đánh giá bằng điểm
{trước hạn (2đ); đúng hạn (1đ); quá hạn (0đ}

Bước 1

- Tiếp nhận hồ sơ

+ Trực tiếp

+ Qua đường bưu điện/dịch vụ bưu chính công ích.

- Kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ theo quy định tại Nghị định 123/2018/NĐ-CP ngày 17/9/2018 và Nghị định số 66/2016/NĐ-CP ngày 1/7/2016 của Chính phủ; Thông tư số 05/2015/TT-BNNPTNT ngày 12/02/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.

+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, chuyển hồ sơ cho Phòng Kiểm dịch thực vật thực hiện Bước 2.

+ Trường hợp hồ sơ không đầy đủ/ không hợp lệ:

* Đối với hình thức nhận trực tiếp: trả hồ sơ và hướng dẫn bổ sung.

* Đối với hình thức nhận qua đường bưu điện: thông báo và hướng dẫn bổ sung hồ sơ.

Cập nhật hồ sơ vào cơ sở dữ liệu của Hệ thống thông tin một cửa điện tử (nếu có).

Công chức tiếp nhận hồ sơ tại Bộ phận Một cửa

0,5 ngày làm việc

Bước 2

Nhận hồ sơ từ Bộ phận Một cửa, phân công chuyên viên thẩm định hồ sơ theo quy định.

Lãnh đạo phòng Kiểm dịch thực vật

0,5 ngày làm việc

Bước 3

Xem xét, thẩm định, xử lý hồ sơ.

Báo cáo Lãnh đạo phòng kết quả thẩm định.

Dự thảo văn bản thông báo kết quả thẩm định cho tổ chức đăng ký.

Chuyên viên được phân công

3,5 ngày làm việc

Bước 4

Lãnh đạo phòng xem xét lại hồ sơ:

- Nếu hồ sơ đáp ứng quy định chuyển Bước tiếp theo.

- Nếu hồ sơ không đáp ứng quy định, chuyển Bộ phận một cửa thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do và gửi cho tổ chức đăng ký.

Lãnh đạo phòng Kiểm dịch thực vật

0,5 ngày làm việc

Bước 5

Thực hiện kiểm tra thực tế và hoàn tất biên bản kiểm tra.

Biên bản kiểm tra ghi rõ kết quả đạt hoặc không đạt và lý do không đạt.

Thành viên Đoàn kiểm tra

13,0 ngày làm việc

Bước 6

Xem xét hồ sơ, kết quả kiểm tra thực tế, báo cáo Lãnh đạo phòng và dự thảo:

- Giấy chứng chứng nhận hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật.

- Văn bản thông báo và nêu rõ lý do trong trường hợp không cấp Giấy chứng nhận hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật.

Chuyên viên được phân công

Bước 7

Xem xét kết quả và trình lãnh đạo Cục phê duyệt:

- Giấy chứng chứng nhận hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật.

- Văn bản thông báo trong trường hợp không cấp Giấy chứng nhận hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật.

Lãnh đạo phòng kiểm dịch thực vật

0,5 ngày làm việc

Bước 8

Phê duyệt kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

- Giấy chứng nhận hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật.

- Văn bản thông báo trong trường hợp không cấp Giấy chứng nhận hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật.

Lãnh đạo Cục

0,5 ngày làm việc

Bước 9

- Thu phí và trả kết quả giải quyết TTHC cho tổ chức đăng ký.

- Lưu trữ hồ sơ, cập nhật thông tin vào Hệ thống thông tin một cửa điện tử (nếu có).

Bộ phận Một cửa Chuyên viên chuyên trách

1,0 ngày làm việc

Tổng thời gian giải quyết TTHC

20 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.

Quy trình nội bộ số: 05

Cấp lại Giấy chứng nhận hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật

Thứ tự công việc

Nội dung công việc cụ thể

Đơn vị/ người thực hiện

Thời gian thực hiện (ngày/ giờ)

Đánh giá bằng điểm
{
trước hạn (2đ); đúng hạn (1đ); quá hạn (0đ}

Bước 1

- Tiếp nhận hồ sơ

+ Trực tiếp

+ Qua đường bưu điện/dịch vụ bưu chính công ích.

- Kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ theo quy định tại Nghị định 123/2018/NĐ-CP ngày 17/9/2018 và Nghị định số 66/2016/NĐ-CP ngày 1/7/2016 của Chính phủ; Thông tư số 05/2015/TT-BNNPTNT ngày 12/02/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.

+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, chuyển hồ sơ cho Phòng Kiểm dịch thực vật thực hiện Bước 2

+ Trường hợp hồ sơ không đầy đủ/ không hợp lệ:

* Đối với hình thức nhận trực tiếp: trả hồ sơ và hướng dẫn bổ sung.

* Đối với hình thức nhận qua đường bưu điện: thông báo và hướng dẫn bổ sung hồ sơ.

- Cập nhật hồ sơ vào cơ sở dữ liệu của Hệ thống thông tin một cửa điện tử (nếu có).

Công chức tiếp nhận hồ sơ tại Bộ phận Một cửa

0,5 ngày làm việc

Bước 2

Nhận hồ sơ từ Bộ phận Một cửa, phân công chuyên viên thẩm định hồ sơ theo quy định.

Lãnh đạo phòng Kiểm dịch thực vật

0,5 ngày làm việc

Bước 3

Xem xét, thẩm định, xử lý hồ sơ;

Báo cáo Lãnh đạo phòng Kiểm dịch thực vật kết quả thẩm định và dự thảo:

- Giấy chứng nhận hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật đối với Trường hợp cấp lại Giấy chứng nhận hành nghề do bị mất, sai sót, hư hỏng hoặc thay đổi thông tin liên quan đến tên của tổ chức hành nghề.

- Văn bản thông báo kết quả thẩm định cho tổ chức đăng ký.

Chuyên viên được phân công

- Trường hợp cấp lại Giấy chứng nhận hành nghề do bị mất, sai sót, hư hỏng hoặc thay đổi thông tin liên quan đến tên của tổ chức hành nghề: 2,0 ngày làm việc.

- Trường hợp cấp lại Giấy chứng nhận hành nghề do có sự thay đổi về địa chỉ, phạm vi, quy mô hành nghề hoặc hết hạn: 3,5 ngày làm việc.

Bước 4

Lãnh đạo phòng Kiểm dịch thực vật xem xét kết quả thẩm định:

- Trường hợp cấp lại Giấy chứng nhận hành nghề do bị mất, sai sót, hư hỏng hoặc thay đổi thông tin liên quan đến tên của tổ chức hành nghề: Nếu hồ sơ đáp ứng quy định chuyển Bước 8 trình Lãnh đạo Cục phê duyệt Giấy chứng nhận hành nghề.

- Trường hợp cấp lại Giấy chứng nhận hành nghề do có sự thay đổi về địa chỉ, phạm vi, quy mô hành nghề hoặc hết hạn: Nếu hồ sơ đáp ứng quy định chuyển Bước 5.

- Nếu hồ sơ không đáp ứng quy định, chuyển Bộ phận một cửa thông báo bằng văn bản ghi rõ lý do và gửi cho tổ chức đăng ký.

Lãnh đạo phòng Kiểm dịch thực vật

0,5 ngày làm việc

Bước 5

Thực hiện kiểm tra thực tế và hoàn tất biên bản kiểm tra.

Biên bản kiểm tra ghi rõ kết quả đạt hoặc không đạt và lý do không đạt.

Thành viên Đoàn kiểm tra

13,0 ngày làm việc

Bước 6

Xem xét hồ sơ, kết quả kiểm tra thực tế, báo cáo Lãnh đạo phòng Kiểm dịch thực vật và dự thảo:

- Giấy chứng nhận hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật;

- Văn bản thông báo và nêu rõ lý do trong trường hợp không cấp Giấy chứng nhận hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật

Chuyên viên được phân công

Bước 7

Xem xét kết quả và trình lãnh đạo Cục phê duyệt:

- Giấy chứng nhận hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật.

- Văn bản thông báo trong trường hợp không cấp Giấy chứng nhận hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật.

Lãnh đạo phòng Kiểm dịch thực vật

0,5 ngày ngày làm việc

Bước 8

Phê duyệt kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

- Giấy chứng nhận hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật.

- Văn bản trả lời trong trường hợp không cấp Giấy chứng nhận hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật.

Lãnh đạo Cục

0,5 ngày làm việc

Bước 9

- Thu phí và trả kết quả giải quyết TTHC cho tổ chức đăng ký.

- Lưu trữ hồ sơ, cập nhật thông tin vào Hệ thống thông tin một cửa điện tử (nếu có).

Bộ phận Một cửa Chuyên viên chuyên trách

1,0 ngày làm việc

Tổng thời gian giải quyết TTHC

- Trường hợp cấp lại Giấy chứng nhận hành nghề do bị mất, sai sót, hư hỏng hoặc thay đổi thông tin liên quan đến tên của tổ chức hành nghề: 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.

- Trường hợp cấp lại Giấy chứng nhận hành nghề do có sự thay đổi về địa chỉ, phạm vi, quy mô hành nghề hoặc hết hạn: 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.

Quy trình nội bộ số: 06

Cấp Thẻ hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật

Thứ tự công việc

Nội dung công việc cụ thể

Đơn vị/ người thực hiện

Thời gian thực hiện (ngày/giờ)

Đánh giá bằng điểm
{
trước hạn (2đ); đúng hạn (1đ); quá hạn (0đ}

Bước 1

- Tiếp nhận hồ sơ:

+ Trực tiếp

+ Qua đường bưu điện/dịch vụ bưu chính công ích

- Kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ theo quy định tại Thông tư số 05/2015/TT-BNNPTNT ngày 12/02/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.

+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, chuyển hồ sơ cho Phòng Kiểm dịch thực vật thực hiện Bước 2

+ Trường hợp hồ sơ không đầy đủ:

* Đối với hình thức nhận trực tiếp/ không hợp lệ: trả hồ sơ và hướng dẫn bổ sung.

* Đối với hình thức nhận qua đường bưu điện: thông báo và hướng dẫn bổ sung hồ sơ.

Cập nhật hồ sơ vào cơ sở dữ liệu của Hệ thống thông tin một cửa điện tử (nếu có);

Công chức tiếp nhận hồ sơ tại Bộ phận Một cửa

0,5 ngày làm việc

Bước 2

- Nhận hồ sơ từ Bộ phận Một cửa, phân công chuyên viên thẩm định hồ sơ theo quy định.

Lãnh đạo phòng Kiểm dịch thực vật

0,5 ngày làm việc

Bước 3

Xem xét, thẩm định, xử lý hồ sơ;

Báo cáo Lãnh đạo phòng Kiểm dịch thực vật kết quả thẩm định và dự thảo:

- Thẻ hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật;

- Văn bản thông báo trong trường hợp không cấp Thẻ hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật;

Chuyên viên được phân công

2,0 ngày làm việc

Bước 4

Xem xét kết quả thẩm định và trình lãnh đạo Cục phê duyệt:

- Thẻ hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật

- Văn bản thông báo trong trường hợp không cấp Thẻ hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật

Lãnh đạo phòng Kiểm dịch thực vật

0,5 ngày làm việc

Bước 5

Phê duyệt kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

- Thẻ hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật

- Văn bản thông báo trong trường hợp không cấp Thẻ hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật

Lãnh đạo Cục

0,5 ngày làm việc

Bước 6

- Trả kết quả giải quyết TTHC cho tổ chức, cá nhân

- Lưu trữ hồ sơ, cập nhật thông tin vào Hệ thống thông tin một cửa điện tử (nếu có)

Bộ phận Một cửa Chuyên viên chuyên trách

1,0 ngày làm việc

Tổng thời gian giải quyết TTHC

5,0 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ

Quy trình nội bộ số: 07

Cấp lại Thẻ hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật

Thứ tự công việc

Nội dung công việc cụ thể

Đơn vị/ người thực hiện

Thời gian thực hiện (ngày/giờ)

Đánh giá bằng điểm
{trước hạn (2đ); đúng hạn (1đ); quá hạn (0đ}

Bước 1

- Tiếp nhận hồ sơ:

+ Trực tiếp

+ Qua đường bưu điện/dịch vụ bưu chính công ích

- Kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ theo quy định tại Thông tư số 05/2015/TT-BNNPTNT ngày 12/02/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.

+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, chuyển hồ sơ cho Phòng Kiểm dịch thực vật thực hiện Bước 2.

+ Trường hợp hồ sơ không đầy đủ/ không hợp lệ:

* Đối với hình thức nhận trực tiếp: trả hồ sơ và hướng dẫn bổ sung.

* Đối với hình thức nhận qua đường bưu điện: thông báo và hướng dẫn bổ sung hồ sơ.

Cập nhật hồ sơ vào cơ sở dữ liệu của Hệ thống thông tin một cửa điện tử (nếu có).

Công chức tiếp nhận hồ sơ tại Bộ phận Một cửa

0,5 ngày làm việc

Bước 2

- Nhận hồ sơ từ Bộ phận Một cửa, phân công chuyên viên thẩm định hồ sơ theo quy định.

Lãnh đạo phòng Kiểm dịch thực vật

0,5 ngày làm việc

Bước 3

Xem xét, thẩm định, xử lý hồ sơ;

Báo cáo Lãnh đạo phòng Kiểm dịch thực vật kết quả thẩm định và dự thảo:

- Thẻ hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật;

- Văn bản thông báo trong trường hợp không cấp Thẻ hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật;

Chuyên viên được phân công

2,0 ngày làm việc

Bước 4

Xem xét kết quả thẩm định và trình lãnh đạo Cục phê duyệt:

- Thẻ hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật

- Văn bản thông báo trong trường hợp không cấp Thẻ hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật

Lãnh đạo phòng Kiểm dịch thực vật

0,5 ngày làm việc

Bước 5

Phê duyệt kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

- Thẻ hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật

- Văn bản thông báo trong trường hợp không cấp Thẻ hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật

Lãnh đạo Cục

0,5 ngày làm việc

Bước 6

- Trả kết quả giải quyết TTHC cho tổ chức, cá nhân

- Lưu trữ hồ sơ, cập nhật thông tin vào Hệ thống thông tin một cửa điện tử (nếu có)

Bộ phận Một cửa Chuyên viên chuyên trách

1,0 ngày làm việc

Tổng thời gian giải quyết TTHC

5,0 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ

Quy trình nội bộ số: 08

Cấp Giấy phép Kiểm dịch thực vật nhập khẩu

Thứ tự công việc

Nội dung công việc cụ thể

Đơn vị/ người thực hiện

Thời gian thực hiện (ngày/ giờ)

Đánh giá bằng điểm
{trước hạn (2đ); đúng hạn (1đ); quá hạn (0đ}

Bước 1

- Tiếp nhận hồ sơ:

+ Trực tiếp

+ Qua đường bưu điện/dịch vụ bưu chính công ích

+ Trực tuyến qua Dịch vụ công mức độ 3, 4 của Bộ.

Kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ theo quy định tại Thông tư số 43/2018/TT-BNNPTNT ngày 28/12/2018.

- Nếu hồ không hợp lệ thì trả lại hồ sơ và yêu cầu bổ sung hoàn thiện hồ sơ.

- Trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, chuyển hồ sơ cho Phòng Kiểm dịch thực vật thực hiện Bước 2.

- Cập nhật hồ sơ vào cơ sở dữ liệu của Hệ thống thông tin một cửa điện tử.

Công chức tiếp nhận hồ sơ tại Bộ phận Một cửa

Không quá 3,0 ngày làm việc

Bước 2

- Nhận hồ sơ hợp lệ từ Bộ phận Một cửa, phân công chuyên viên thẩm định hồ sơ theo quy định

Lãnh đạo phòng Kiểm dịch thực vật

0,5 ngày ngày làm việc

Không quá 10,0 ngày làm việc

Bước 3

Xem xét, thẩm định, xử lý hồ sơ:

- Nếu hồ sơ đáp ứng quy định, dự thảo Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu.

- Nếu hồ sơ không đáp ứng quy định trình Lãnh đạo phòng Kiểm dịch thực vật để trả Bộ phận một cửa, yêu cầu doanh nghiệp bổ sung, hoàn thiện hồ sơ

- Dự thảo văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân nếu không cấp Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu.

Chuyên viên

8,0 ngày làm việc

Bước 4

Xem xét kết quả thẩm định và trình Lãnh đạo Cục phê duyệt:

- Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu (đối với các hồ sơ đáp ứng quy định).

- Văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân nếu không cấp Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu

Lãnh đạo phòng Kiểm dịch thực vật

0,5 ngày ngày làm việc

Bước 5

Phê duyệt kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

- Giấy phép kiểm dịch thực vật (theo mẫu quy định Ban hành kèm theo Mẫu số 05/BVTV, Phụ lục IV Thông tư số 43/2018/TT-BNNPTNT ngày 28 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn).

- Văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân nếu không cấp Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu.

Lãnh đạo Cục

0,5 ngày ngày làm việc

Bước 6

- Trả kết quả giải quyết TTHC cho tổ chức, cá nhân

- Lưu trữ hồ sơ, cập nhật thông tin vào Hệ thống thông tin một cửa điện tử

Bộ phận Một cửa

0,5 ngày ngày làm việc

Tổng thời gian giải quyết TTHC
(
không kể thời gian bổ sung, hoàn thiện hồ sơ)

10 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ

Quy trình nội bộ số: 09

Cấp Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) đối với sản phẩm có nguồn gốc thực vật xuất khẩu

Thứ tự công việc

Nội dung công việc cụ thể

Đơn vị/ người thực hiện

Thời gian thực hiện
(ngày/ giờ)

Đánh giá bằng điểm
{trước hạn (2đ); đúng hạn (1đ); quá hạn (0đ}

Bước 1

- Tiếp nhận hồ sơ:

+ Trực tiếp

+ Qua dịch vụ bưu chính công ích/ dịch vụ của doanh nghiệp, cá nhân thuê, ủy quyền theo quy định của pháp luật.

- Kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ theo quy định tại Nghị định số 69/2018/NĐ-CP và Quyết định số 1312/QĐ-BNN-QLCL..

Nếu hồ không hợp lệ thì trả lại hồ sơ và yêu cầu bổ sung hoàn thiện hồ sơ.

- Cập nhật hồ sơ vào cơ sở dữ liệu của Hệ thống thông tin một cửa điện tử; chuyển hồ sơ cho Phòng Kiểm dịch thực vật

Công chức tiếp nhận hồ sơ tại Bộ phận Một cửa

0,5 ngày làm việc

Bước 2

- Nhận hồ sơ từ Bộ phận Một cửa, phân công chuyên viên thẩm định hồ sơ theo quy định.

Lãnh đạo phòng Kiểm dịch thực vật

0,5 ngày làm việc

Bước 3

Xem xét, thẩm định, xử lý hồ sơ:

- Nếu hồ sơ đáp ứng quy định: dự thảo Giấy chứng nhận lưu hành tự do

- Nếu hồ sơ không đáp ứng quy định trình Lãnh đạo phòng Kiểm dịch thực vật để trả Bộ phận một cửa, yêu cầu tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.

- Trường hợp không cấp, dự thảo văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân.

Chuyên viên

0,5 ngày làm việc

Bước 4

Lãnh đạo phòng Kiểm dịch thực vật xem xét lại hồ sơ:

- Trường hợp hồ sơ đáp ứng quy định → Trình Lãnh đạo Cục phê duyệt Giấy chứng nhận lưu hành tự do

- Trường hợp hồ sơ không đáp ứng quy định → Yêu cầu Chuyên viên thẩm định lại hoặc yêu cầu tổ chức, cá nhân bổ sung.

- Trường hợp hồ sơ không cấp → Trình Lãnh đạo Cục văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân.

Lãnh đạo phòng Kiểm dịch thực vật

0,5 ngày làm việc

Bước 5

Phê duyệt kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

- Giấy chứng nhận lưu hành tự do

- Văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân nếu không cấp Giấy chứng nhận lưu hành tự do.

Lãnh đạo Cục

0,5 ngày làm việc

Bước 6

- Trả kết quả giải quyết TTHC cho tổ chức, cá nhân

- Lưu trữ hồ sơ; Cập nhật thông tin vào Hệ thống thông tin một cửa điện tử

Bộ phận Một cửa

0,5 ngày làm việc

Tổng thời gian giải quyết TTHC
(
không kể thời gian bổ sung, hoàn thiện hồ sơ)

3 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ

Quy trình nội bộ số: 10

Sửa đổi, bổ sung/Cấp lại Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) đối với sản phẩm có nguồn gốc thực vật xuất khẩu

Thứ tự công việc

Nội dung công việc cụ thể

Đơn vị/ người thực hiện

Thời gian thực hiện
(ngày/ giờ)

Đánh giá bằng điểm
{
trước hạn (2đ); đúng hạn (1đ); quá hạn (0đ}

Bước 1

- Tiếp nhận hồ sơ:

+ Trực tiếp

+ Qua dịch vụ bưu chính/dịch vụ của doanh nghiệp, cá nhân thuê, ủy quyền theo quy định của pháp luật.

- Kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ theo quy định tại Nghị định số 69/2018/NĐ-CP và Quyết định số 1312/QĐ-BNN-QLCL .

Nếu hồ sơ không hợp lệ thì trả lại hồ sơ và yêu cầu bổ sung hoàn thiện hồ sơ.

- Cập nhật hồ sơ vào cơ sở dữ liệu của Hệ thống thông tin một cửa điện tử; chuyển hồ sơ cho Phòng Kiểm dịch thực vật

Công chức tiếp nhận hồ sơ tại Bộ phận Một cửa

0,5 ngày làm việc

Bước 2

- Nhận hồ sơ từ Bộ phận Một cửa, phân công chuyên viên thẩm định hồ sơ theo quy định.

Lãnh đạo phòng Kiểm dịch thực vật

0,5 ngày làm việc

Bước 3

Xem xét, thẩm định, xử lý hồ sơ:

- Nếu hồ sơ đáp ứng quy định: dự thảo Giấy chứng nhận lưu hành tự do

- Nếu hồ sơ không đáp ứng quy định trình Lãnh đạo phòng để trả Bộ phận một cửa, yêu cầu tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.

- Trường hợp không cấp, dự thảo văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân.

Chuyên viên

0,5 ngày làm việc

Bước 4

Lãnh đạo phòng xem xét lại hồ sơ:

- Trường hợp hồ sơ đáp ứng quy định → Trình Lãnh đạo Cục phê duyệt Giấy chứng nhận lưu hành tự do

- Trường hợp hồ sơ không đáp ứng quy định → Yêu cầu Chuyên viên thẩm định lại hoặc yêu cầu tổ chức, cá nhân bổ sung.

- Trường hợp hồ sơ không cấp → Trình Lãnh đạo Cục văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân.

Lãnh đạo phòng Kiểm dịch thực vật

0,5 ngày làm việc

Bước 5

Phê duyệt kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

- Giấy chứng nhận lưu hành tự do

- Văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân nếu không cấp Giấy chứng nhận lưu hành tự do.

Lãnh đạo Cục

0,5 ngày làm việc

Bước 6

- Trả kết quả giải quyết TTHC cho tổ chức, cá nhân

- Lưu trữ hồ sơ; Cập nhật thông tin vào Hệ thống thông tin một cửa điện tử

Bộ phận Một cửa

0,5 ngày làm việc

Tổng thời gian giải quyết TTHC
(
không kể thời gian bổ sung, hoàn thiện hồ sơ)

3 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ

II. Thuốc bảo vệ thực vật

Quy trình nội bộ số: 11

Cấp Giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật để đăng ký chính thức

Thứ tự công việc

Nội dung công việc cụ thể

Đơn vị/ người thực hiện

Thời gian thực hiện
(ngày/ giờ)

Đánh giá bằng điểm
{trước hạn (2đ); đúng hạn (1đ); quá hạn (0đ}

Bước 1

- Tiếp nhận hồ sơ:

+ Trực tiếp

+ Qua dịch vụ bưu chính công ích/ dịch vụ của doanh nghiệp, cá nhân thuê, ủy quyền theo quy định của pháp luật.

- Kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ theo quy định tại Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT ngày 8/6/2015.

Nếu hồ không hợp lệ thì trả lại hồ sơ và yêu cầu bổ sung hoàn thiện hồ sơ.

- Thu phí theo quy định tại Thông tư 231/2016/TT-BTC .

- Cập nhật hồ sơ vào cơ sở dữ liệu của Hệ thống thông tin một cửa điện tử; chuyển hồ sơ cho Phòng Thuốc BVTV.

Công chức tiếp nhận hồ sơ tại Bộ phận Một cửa

2 ngày làm việc

Bước 2

- Nhận hồ sơ từ Bộ phận Một cửa, phân công chuyên viên thẩm định hồ sơ theo quy định.

Lãnh đạo Phòng Thuốc BVTV

1 ngày làm việc

Bước 3

Xem xét, thẩm định, xử lý hồ sơ:

- Trường hợp hồ sơ đáp ứng quy định:

+ Tóm tắt hồ sơ trình Hội đồng cấp Giấy phép khảo nghiệm thuốc BVTV:

+ Dự thảo biên bản họp Hội đồng.

+ Dự thảo Giấy phép khảo nghiệm thuốc BVTV (đối với hồ sơ đạt, đáp ứng quy định).

+ Dự thảo văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân (đối với hồ sơ không đạt, không đáp ứng quy định).

- Trường hợp hồ sơ không đáp ứng quy định trình Lãnh đạo phòng để trả Bộ phận một cửa, yêu cầu tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ.

Chuyên viên

- 13 ngày làm việc

- 18 ngày làm việc (đối với hồ sơ đề nghị cấp trên 03 cây trồng hoặc 03 đối tượng sinh vật gây hại)

Bước 4

- Trình Lãnh đạo Cục (Chủ tịch Hội đồng) phê duyệt: + Biên bản họp Hội đồng.

+ Giấy phép khảo nghiệm thuốc BVTV (đối với các hồ sơ đạt đáp ứng quy định).

+ Văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân nếu không cấp Giấy phép khảo nghiệm thuốc BVTV.

Lãnh đạo phòng Thuốc BVTV

1 ngày làm việc

Bước 5

Phê duyệt kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

- Giấy phép khảo nghiệm thuốc BVTV (theo mẫu quy định tại Phụ lục IV Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT).

- Văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân nếu không cấp Giấy phép khảo nghiệm thuốc BVTV.

Lãnh đạo Cục

1 ngày làm việc

Bước 6

- Trả kết quả giải quyết TTHC cho tổ chức, cá nhân

- Cập nhật thông tin vào Hệ thống thông tin một cửa điện tử.

- Lưu trữ hồ sơ,

Bộ phận Một cửa Chuyên viên chuyên trách

1 ngày làm việc

Tổng thời gian giải quyết TTHC (không kể thời gian bổ sung, hoàn thiện hồ sơ)

- 19 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ (≤ 3 cây trồng, 3 đối tượng)

- 24 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ (> 3 cây trồng, 3 đối tượng)

Quy trình nội bộ số: 12

Cấp Giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật để đăng ký bổ sung

Thứ tự công việc

Nội dung công việc cụ thể

Đơn vị/ người thực hiện

Thời gian thực hiện
(ngày/ giờ)

Đánh giá bằng điểm
{trước hạn (2đ); đúng hạn (1đ); quá hạn (0đ}

Bước 1

- Tiếp nhận hồ sơ:

+ Trực tiếp

+ Qua dịch vụ bưu chính công ích/ dịch vụ của doanh nghiệp, cá nhân thuê, ủy quyền theo quy định của pháp luật.

- Kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ theo quy định tại Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT ngày 8/6/2015.

Nếu hồ không hợp lệ thì trả lại hồ sơ và yêu cầu bổ sung hoàn thiện hồ sơ.

- Thu phí theo quy định tại Thông tư 231/2016/TT-BTC .

- Cập nhật hồ sơ vào cơ sở dữ liệu của Hệ thống thông tin một cửa điện tử; chuyển hồ sơ cho Phòng Thuốc BVTV.

Công chức tiếp nhận hồ sơ tại Bộ phận Một cửa

2 ngày làm việc

Bước 2

- Nhận hồ sơ từ Bộ phận Một cửa, phân công chuyên viên thẩm định hồ sơ theo quy định.

Lãnh đạo Phòng Thuốc BVTV

1 ngày làm việc

Bước 3

Xem xét, thẩm định, xử lý hồ sơ:

- Trường hợp hồ sơ đáp ứng quy định:

+ Tóm tắt hồ sơ trình Hội đồng cấp Giấy phép khảo nghiệm thuốc BVTV:

+ Dự thảo biên bản họp Hội đồng.

+ Dự thảo Giấy phép khảo nghiệm thuốc BVTV (đối với hồ sơ đạt, đáp ứng quy định).

+ Dự thảo văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân (đối với hồ sơ không đạt, không đáp ứng quy định).

- Trường hợp hồ sơ không đáp ứng quy định trình Lãnh đạo phòng để trả Bộ phận một cửa, yêu cầu tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ.

Chuyên viên

- 13 ngày làm việc

- 18 ngày làm việc (đối với hồ sơ đề nghị cấp trên 03 cây trồng hoặc 03 đối tượng sinh vật gây hại)

Bước 4

- Trình Lãnh đạo Cục (Chủ tịch Hội đồng) phê duyệt: + Biên bản họp Hội đồng.

+ Giấy phép khảo nghiệm thuốc BVTV (đối với các hồ sơ đạt đáp ứng quy định).

+ Văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân đối với hồ sơ không cấp Giấy phép khảo nghiệm.

Lãnh đạo phòng Thuốc BVTV

1 ngày làm việc

Bước 5

Phê duyệt kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

- Giấy phép khảo nghiệm thuốc BVTV (theo mẫu quy định tại Phụ lục IV Thông tư số 21/2015/TT- BNNPTNT).

- Văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân nếu không cấp Giấy phép khảo nghiệm thuốc BVTV.

Lãnh đạo Cục

1 ngày làm việc

Bước 6

- Trả kết quả giải quyết TTHC cho tổ chức, cá nhân

- Cập nhật thông tin vào Hệ thống thông tin một cửa điện tử.

- Lưu trữ hồ sơ,

Bộ phận Một cửa Chuyên viên chuyên trách

1 ngày làm việc

Tổng thời gian giải quyết TTHC (không kể thời gian bổ sung, hoàn thiện hồ sơ)

- 19 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ (≤ 3 cây trồng, 3 đối tượng)

- 24 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ (> 3 cây trồng, 3 đối tượng)

Quy trình nội bộ số: 13

Cấp lại Giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật

Thứ tự công việc

Nội dung công việc cụ thể

Đơn vị/ người thực hiện

Thời gian thực hiện
(ngày/ giờ)

Đánh giá bằng điểm
{
trước hạn (2đ); đúng hạn (1đ); quá hạn (0đ}

Bước 1

- Tiếp nhận hồ sơ:

+ Trực tiếp

+ Qua dịch vụ bưu chính công ích/ dịch vụ của doanh nghiệp, cá nhân thuê, ủy quyền theo quy định của pháp luật.

- Kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ theo quy định tại Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT ngày 8/6/2015.

Nếu hồ không hợp lệ thì trả lại hồ sơ và yêu cầu bổ sung hoàn thiện hồ sơ.

- Cập nhật hồ sơ vào cơ sở dữ liệu của Hệ thống thông tin một cửa điện tử; chuyển hồ sơ Phòng Thuốc BVTV.

Công chức tiếp nhận hồ sơ tại Bộ phận Một cửa

2 ngày làm việc

Bước 2

- Nhận hồ sơ từ Bộ phận Một cửa, phân công chuyên viên thẩm định hồ sơ theo quy định

Lãnh đạo Phòng Thuốc BVTV

0.5 ngày làm việc

Bước 3

Xem xét, thẩm định, xử lý hồ sơ:

- Trường hợp hồ sơ đáp ứng quy định, dự thảo Giấy phép khảo nghiệm thuốc BVTV.

- Trường hợp hồ sơ không đáp ứng quy định trình Lãnh đạo phòng để trả Bộ phận một cửa yêu cầu tổ chức, cá nhân bổ sung.

- Trường hợp không cấp, dự thảo văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân.

Chuyên viên

2.5 ngày làm việc

Bước 4

Lãnh đạo phòng xem xét lại hồ sơ:

- Trường hợp hồ sơ đáp ứng quy định → Trình Lãnh đạo Cục phê duyệt Giấy phép khảo nghiệm thuốc BVTV

- Trường hợp hồ sơ không đáp ứng quy định → Yêu cầu Chuyên viên thẩm định lại hoặc yêu cầu tổ chức, cá nhân bổ sung.

Lãnh đạo phòng Thuốc BVTV

0.5 ngày làm việc

Bước 5

Phê duyệt kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

- Giấy phép khảo nghiệm thuốc BVTV (theo mẫu quy định tại Phụ lục IV Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT).

- Văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân nếu không cấp lại Giấy phép khảo nghiệm thuốc BVTV.

Lãnh đạo Cục

0.5 ngày làm việc

Bước 6

- Trả kết quả giải quyết TTHC cho tổ chức, cá nhân

- Cập nhật thông tin vào Hệ thống thông tin một cửa điện tử.

- Lưu trữ hồ sơ,

Bộ phận Một cửa Chuyên viên chuyên trách

1 ngày làm việc

Tổng thời gian giải quyết TTHC (không kể thời gian bổ sung, hoàn thiện hồ sơ)

07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ

Quy trình nội bộ số: 14

Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thuốc bảo vệ thực vật

Thứ tự công việc

Nội dung công việc cụ thể

Đơn vị/ người thực hiện

Thời gian thực hiện
(ngày/ giờ)

Đánh giá bằng điểm
{trước hạn (2đ); đúng hạn (1đ); quá hạn (0đ}

Bước 1

- Tiếp nhận hồ sơ:

+ Trực tiếp

+ Qua dịch vụ bưu chính công ích/ dịch vụ của doanh nghiệp, cá nhân thuê, ủy quyền theo quy định của pháp luật.

- Kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ theo quy định tại Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT .

Nếu hồ không hợp lệ thì trả lại hồ sơ và yêu cầu bổ sung hoàn thiện hồ sơ.

- Thu phí theo quy định tại Thông tư 231/2016/TT-BTC .

- Cập nhật hồ sơ vào cơ sở dữ liệu của Hệ thống thông tin một cửa điện tử; chuyển hồ sơ Phòng Thuốc BVTV.

Công chức tiếp nhận hồ sơ tại Bộ phận Một cửa

2 ngày làm việc

Bước 2

- Nhận hồ sơ từ Bộ phận Một cửa, phân công chuyên viên thẩm định hồ sơ theo quy định.

Lãnh đạo phòng Thuốc BVTV

1 ngày làm việc

Bước 3

Xem xét, thẩm định, xử lý hồ sơ:

1. Nếu hồ sơ đáp ứng quy định, thành lập đoàn đánh giá và đánh giá thực tế tại cơ sở:

- Trường hợp đánh giá đạt yêu cầu, dự thảo Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thuốc BVTV.

- Trường hợp kết quả đánh giá chưa đạt yêu cầu, tổ chức, cá nhân khắc phục trên cơ sở biên bản kết luận của đoàn đánh giá.

2. Nếu hồ sơ không đáp ứng quy định trình Lãnh đạo phòng để trả Bộ phận một cửa, yêu cầu doanh nghiệp bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.

3. Trường hợp không cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thuốc BVTV, dự thảo văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân.

Chuyên viên Lãnh đạo phòng Thuốc BVTV

Thành viên đoàn đánh giá

24 ngày làm việc (trường hợp phải khắc phục: sau 5 ngày nhận được báo cáo khắc phục sẽ quay lại bước này)

Bước 4

Lãnh đạo phòng xem xét lại hồ sơ:

- Trường hợp hồ sơ đáp ứng quy định → Trình Lãnh đạo Cục phê duyệt Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thuốc BVTV.

- Trường hợp hồ sơ không đáp ứng quy định → Yêu cầu Chuyên viên thẩm định lại hoặc yêu cầu tổ chức, cá nhân bổ sung.

- Trường hợp hồ sơ không cấp → Trình Lãnh đạo Cục văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân.

Lãnh đạo phòng Thuốc BVTV

1 ngày làm việc

Bước 5

Phê duyệt kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

- Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thuốc BVTV (theo Phụ lục XIX ban hành kèm theo Thông tư 21/2015/TT-BNNPTNT)

- Văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân nếu không cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thuốc BVTV.

Lãnh đạo Cục

1 ngày làm việc

Bước 6

- Trả kết quả giải quyết TTHC cho tổ chức, cá nhân

- Lưu trữ hồ sơ, cập nhật thông tin vào Hệ thống thông tin một cửa điện tử

Bộ phận Một cửa Chuyên viên chuyên trách

1 ngày làm việc

Tổng thời gian giải quyết TTHC (không kể thời gian bổ sung, hoàn thiện hồ sơ)

30 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ, đúng quy định

35 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ, đúng quy định (khi nhận được báo cáo khắc phục)

Quy trình nội bộ số: 15

Cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thuốc bảo vệ thực vật

Thứ tự công việc

Nội dung công việc cụ thể

Đơn vị/ người thực hiện

Thời gian thực hiện
(ngày/ giờ)

Đánh giá bằng điểm
{trước hạn (2đ); đúng hạn (1đ); quá hạn (0đ}

Bước 1

- Tiếp nhận hồ sơ:

+ Trực tiếp

+ Qua dịch vụ bưu chính công ích/ dịch vụ của doanh nghiệp, cá nhân thuê, ủy quyền theo quy định của pháp luật.

- Kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ theo quy định tại Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT .

Nếu hồ không hợp lệ thì trả lại hồ sơ và yêu cầu bổ sung hoàn thiện hồ sơ.

- Thu phí theo quy định tại Thông tư 231/2016/TT-BTC .

- Cập nhật hồ sơ vào cơ sở dữ liệu của Hệ thống thông tin một cửa điện tử; chuyển hồ sơ Phòng Thuốc BVTV.

Công chức tiếp nhận hồ sơ tại Bộ phận Một cửa

2 ngày làm việc

Bước 2

- Nhận hồ sơ từ Bộ phận Một cửa, phân công chuyên viên thẩm định hồ sơ theo quy định.

Lãnh đạo phòng Thuốc BVTV

1 ngày làm việc

Bước 3

Xem xét, thẩm định, xử lý hồ sơ:

1. Nếu hồ sơ đáp ứng quy định, thành lập đoàn đánh giá và đánh giá thực tế tại cơ sở:

- Trường hợp đánh giá đạt yêu cầu, dự thảo Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thuốc BVTV.

- Trường hợp kết quả đánh giá chưa đạt yêu cầu, tổ chức, cá nhân khắc phục trên cơ sở biên bản kết luận của đoàn đánh giá.

2. Nếu hồ sơ không đáp ứng quy định trình Lãnh đạo phòng để trả Bộ phận một cửa, yêu cầu doanh nghiệp bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.

3. Trường hợp không cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thuốc BVTV, dự thảo văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân.

Chuyên viên Lãnh đạo phòng Thuốc BVTV

Thành viên đoàn đánh giá

24 ngày làm việc
(trường hợp phải khắc phục: sau 5 ngày nhận được báo cáo khắc phục sẽ quay lại bước này)

Bước 4

Lãnh đạo phòng xem xét lại hồ sơ:

- Trường hợp hồ sơ đáp ứng quy định → Trình Lãnh đạo Cục phê duyệt Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thuốc BVTV.

- Trường hợp hồ sơ không đáp ứng quy định → Yêu cầu Chuyên viên thẩm định lại hoặc yêu cầu tổ chức, cá nhân bổ sung.

- Trường hợp hồ sơ không cấp → Trình Lãnh đạo Cục văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân.

Lãnh đạo phòng Thuốc BVTV

1 ngày làm việc

Bước 5

Phê duyệt kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

- Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thuốc BVTV (theo Phụ lục XIX ban hành kèm theo Thông tư 21/2015/TT-BNNPTNT)

- Văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân nếu không cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thuốc BVTV

Lãnh đạo Cục

1 ngày làm việc

Bước 6

- Trả kết quả giải quyết TTHC cho tổ chức, cá nhân

- Cập nhật thông tin vào Hệ thống thông tin một cửa điện tử

- Lưu trữ hồ sơ

Bộ phận Một cửa Chuyên viên chuyên trách

1 ngày làm việc

Tổng thời gian giải quyết TTHC (không kể thời gian bổ sung, hoàn thiện hồ sơ)

30 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ, đúng quy định

35 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ, đúng quy định (khi nhận được báo cáo khắc phục)

Quy trình nội bộ số: 16

Cấp Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật (thuộc thẩm quyền trung ương)

Thứ tự công việc

Nội dung công việc cụ thể

Đơn vị/ người thực hiện

Thời gian thực hiện
(ngày/ giờ)

Đánh giá bằng điểm
{trước hạn (2đ); đúng hạn (1đ); quá hạn (0đ}

Bước 1

- Tiếp nhận hồ sơ:

+ Trực tiếp

+ Qua dịch vụ bưu chính công ích/ dịch vụ của doanh nghiệp, cá nhân thuê, ủy quyền theo quy định của pháp luật.

- Kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ theo quy định tại Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT .

Nếu hồ không hợp lệ thì trả lại hồ sơ và yêu cầu bổ sung hoàn thiện hồ sơ.

- Thu phí theo quy định tại Thông tư 231/2016/TT- BTC.

- Cập nhật hồ sơ vào cơ sở dữ liệu của Hệ thống thông tin một cửa điện tử; chuyển hồ sơ Phòng Thuốc BVTV.

Công chức tiếp nhận hồ sơ tại Bộ phận Một cửa

2 ngày làm việc

Bước 2

- Nhận hồ sơ từ Bộ phận Một cửa, phân công chuyên viên thẩm định hồ sơ theo quy định.

Lãnh đạo phòng Thuốc BVTV

1 ngày làm việc

Bước 3

Xem xét, thẩm định, xử lý hồ sơ:

- Trường hợp hồ sơ đáp ứng quy định dự thảo Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc BVTV.

- Trường hợp hồ sơ không đáp ứng quy định trình Lãnh đạo phòng để trả Bộ phận một cửa, yêu cầu tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.

- Trường hợp không cấp, dự thảo văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân.

Chuyên viên

6 ngày làm việc

Bước 4

Lãnh đạo phòng xem xét lại hồ sơ:

- Trường hợp hồ sơ đáp ứng quy định → Trình Lãnh đạo Cục phê duyệt Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc BVTV

- Trường hợp hồ sơ không đáp ứng quy định → Yêu cầu Chuyên viên thẩm định lại hoặc yêu cầu tổ chức, cá nhân bổ sung.

- Trường hợp hồ sơ không cấp → Trình Lãnh đạo Cục văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân.

Lãnh đạo phòng Thuốc BVTV

1 ngày làm việc

Bước 5

Phê duyệt kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

- Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc BVTV (theo Phụ lục XXXV ban hành kèm theo Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT)

- Văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân nếu không cấp Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc BVTV

Lãnh đạo Cục

1 ngày làm việc

Bước 6

- Trả kết quả giải quyết TTHC cho tổ chức, cá nhân

- Cập nhật thông tin vào Hệ thống thông tin một cửa điện tử.

- Lưu trữ hồ sơ,

Bộ phận Một cửa Chuyên viên chuyên trách

1 ngày làm việc

Tổng thời gian giải quyết TTHC (không kể thời gian bổ sung, hoàn thiện hồ sơ)

10 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ, đúng quy định

Quy trình nội bộ số: 17

Cấp Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật

Thứ tự công việc

Nội dung công việc cụ thể

Đơn vị/ người thực hiện

Thời gian thực hiện
(ngày/ giờ)

Đánh giá bằng điểm
{trước hạn (2đ); đúng hạn (1đ); quá hạn (0đ}

Bước 1

- Tiếp nhận hồ sơ:

+ Trực tiếp

+ Qua dịch vụ bưu chính công ích/ dịch vụ của doanh nghiệp, cá nhân thuê, ủy quyền theo quy định của pháp luật.

+ Trực tuyến qua Dịch vụ công của Bộ.

- Kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ theo quy định tại Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT ngày 8/6/2015.

Nếu hồ không hợp lệ thì trả lại hồ sơ và yêu cầu bổ sung hoàn thiện hồ sơ.

- Thu phí theo quy định tại Thông tư 231/2016/TT-BTC .

- Cập nhật hồ sơ vào cơ sở dữ liệu của Hệ thống thông tin một cửa điện tử; chuyển hồ sơ Phòng Thuốc BVTV.

Công chức tiếp nhận hồ sơ tại Bộ phận Một cửa

2 ngày làm việc

Bước 2

- Nhận hồ sơ từ Bộ phận Một cửa, phân công chuyên viên thẩm định hồ sơ theo quy định.

Lãnh đạo Phòng Thuốc BVTV

6 tháng

Bước 3

Xem xét, thẩm định, xử lý hồ sơ:

1. Trường hợp hồ sơ đáp ứng quy định:

- Tổ chức họp Tổ đánh giá kết quả khảo nghiệm;

- Tổ chức họp Hội đồng tư vấn thuốc BVTV;

- Trình Bộ ban hành Thông tư;

- Dự thảo Giấy chứng nhận đăng ký thuốc BVTV khi Thông tư ban hành có hiệu lực;

- Dự thảo văn bản trả lời tổ chức, cá nhân nếu hồ sơ không được cấp Giấy chứng nhận đăng ký thuốc BVTV.

2. Trường hợp hồ sơ không đáp ứng quy định trình Lãnh đạo phòng để trả Bộ phận một cửa, yêu cầu doanh nghiệp bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.

3. Trường hợp không cấp, dự thảo văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân.

- Chuyên viên

- Lãnh đạo phòng thuốc BVTV

- Lãnh đạo Cục

- Lãnh đạo Bộ

Bước 4

Lãnh đạo phòng trình Lãnh đạo Cục phê duyệt:

- Giấy chứng nhận đăng ký thuốc BVTV

- Văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân nếu không cấp Giấy chứng nhận đăng ký thuốc BVTV.

Lãnh đạo phòng Thuốc BVTV

Bước 5

Phê duyệt kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

- Giấy chứng nhận đăng ký thuốc BVTV (theo mẫu quy định tại Phụ lục V Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT).

- Văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân nếu không cấp Giấy chứng nhận đăng ký thuốc BVTV.

Lãnh đạo Cục

Bước 6

- Trả kết quả giải quyết TTHC cho tổ chức, cá nhân

- Cập nhật thông tin vào Hệ thống thông tin một cửa điện tử.

- Lưu trữ hồ sơ;

Bộ phận Một cửa

Tổng thời gian giải quyết TTHC (không kể thời gian bổ sung, hoàn thiện hồ sơ)

6 tháng kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ

Quy trình nội bộ số: 18

Gia hạn Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật

Thứ tự công việc

Nội dung công việc cụ thể

Đơn vị/ người thực hiện

Thời gian thực hiện
(ngày/ giờ)

Đánh giá bằng điểm
{trước hạn (2đ); đúng hạn (1đ); quá hạn (0đ}

Bước 1

- Tiếp nhận hồ sơ:

+ Trực tiếp

+ Qua dịch vụ bưu chính công ích/ dịch vụ của doanh nghiệp, cá nhân thuê, ủy quyền theo quy định của pháp luật.

+ Trực tuyến qua Dịch vụ công của Bộ.

- Kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ theo quy định tại Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT ngày 8/6/2015.

Nếu hồ không hợp lệ thì trả lại hồ sơ và yêu cầu bổ sung hoàn thiện hồ sơ.

- Thu phí theo quy định tại Thông tư 231/2016/TT-BTC .

- Cập nhật hồ sơ vào cơ sở dữ liệu của Hệ thống thông tin một cửa điện tử; chuyển hồ sơ Phòng Thuốc BVTV.

Công chức tiếp nhận hồ sơ tại Bộ phận Một cửa

2 ngày làm việc

Bước 2

- Nhận hồ sơ từ Bộ phận Một cửa, phân công chuyên viên thẩm định hồ sơ theo quy định.

Lãnh đạo Phòng Thuốc BVTV

1 ngày làm việc

Bước 3

Xem xét, thẩm định, xử lý hồ sơ:

- Trường hợp hồ sơ đáp ứng quy định dự thảo Giấy chứng nhận đăng ký thuốc BVTV.

- Trường hợp hồ sơ không đáp ứng quy định trình Lãnh đạo phòng để trả Bộ phận một cửa, yêu cầu tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.

- Trường hợp không cấp, dự thảo văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân.

Chuyên viên

6 ngày làm việc

Bước 4

Lãnh đạo phòng xem xét lại hồ sơ:

- Trường hợp hồ sơ đáp ứng quy định → Trình Lãnh đạo Cục phê duyệt Giấy chứng nhận đăng ký thuốc BVTV

- Trường hợp hồ sơ không đáp ứng quy định → Yêu cầu Chuyên viên thẩm định lại hoặc yêu cầu tổ chức, cá nhân bổ sung.

- Trường hợp không cấp → Trình Lãnh đạo Cục văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân.

Lãnh đạo phòng Thuốc BVTV

1 ngày làm việc

Bước 5

Phê duyệt kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

- Giấy chứng nhận đăng ký thuốc BVTV (theo mẫu quy định tại Phụ lục V Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT).

- Văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân nếu không gia hạn Giấy chứng nhận đăng ký thuốc BVTV

Lãnh đạo Cục

1 ngày làm việc

Bước 6

- Trả kết quả giải quyết TTHC cho tổ chức, cá nhân

- Cập nhật thông tin vào Hệ thống thông tin một cửa điện tử.

- Lưu trữ hồ sơ;

Bộ phận Một cửa

1 ngày làm việc

Tổng thời gian giải quyết TTHC (không kể thời gian bổ sung, hoàn thiện hồ sơ)

12 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ

Quy trình nội bộ số: 19

Cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật trường hợp mất, sai sót, hư hỏng

Thứ tự công việc

Nội dung công việc cụ thể

Đơn vị/ người thực hiện

Thời gian thực hiện
(ngày/ giờ)

Đánh giá bằng điểm
{trước hạn (2đ); đúng hạn (1đ); quá hạn (0đ}

Bước 1

- Tiếp nhận hồ sơ:

+ Trực tiếp

+ Qua dịch vụ bưu chính công ích/ dịch vụ của doanh nghiệp, cá nhân thuê, ủy quyền theo quy định của pháp luật.

+ Trực tuyến qua Dịch vụ công của Bộ.

- Kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ theo quy định tại Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT ngày 8/6/2015.

Nếu hồ không hợp lệ thì trả lại hồ sơ và yêu cầu bổ sung hoàn thiện hồ sơ.

- Thu phí theo quy định tại Thông tư 231/2016/TT-BTC (đối với trường hợp đổi nhà sản xuất).

- Cập nhật hồ sơ vào cơ sở dữ liệu của Hệ thống thông tin một cửa điện tử; chuyển hồ sơ Phòng Thuốc BVTV.

Công chức tiếp nhận hồ sơ tại Bộ phận Một cửa

2 ngày làm việc

Bước 2

- Nhận hồ sơ từ Bộ phận Một cửa, phân công chuyên viên thẩm định hồ sơ theo quy định.

Lãnh đạo Phòng Thuốc BVTV

1 ngày làm việc

Bước 3

Xem xét, thẩm định, xử lý hồ sơ:

- Trường hợp hồ sơ đáp ứng quy định dự thảo Giấy chứng nhận đăng ký thuốc BVTV

- Trường hợp hồ sơ không đáp ứng quy định trình Lãnh đạo phòng để trả Bộ phận một cửa, yêu cầu tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.

- Trường hợp không cấp, dự thảo văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân.

Chuyên viên

6 ngày làm việc

Bước 4

Lãnh đạo phòng xem xét lại hồ sơ:

- Trường hợp hồ sơ đáp ứng quy định → Trình Lãnh đạo Cục phê duyệt Giấy chứng nhận đăng ký thuốc BVTV

- Trường hợp hồ sơ không đáp ứng quy định → Yêu cầu Chuyên viên thẩm định lại hoặc yêu cầu tổ chức, cá nhân bổ sung.

- Trường hợp không cấp → Trình Lãnh đạo Cục văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân

Lãnh đạo phòng Thuốc BVTV

1 ngày làm việc

Bước 5

Phê duyệt kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

- Giấy chứng nhận đăng ký thuốc BVTV (theo mẫu quy định tại Phụ lục V Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT).

- Văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân nếu không cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký thuốc BVTV.

Lãnh đạo Cục

1 ngày làm việc

Bước 6

- Trả kết quả giải quyết TTHC cho tổ chức, cá nhân

- Cập nhật thông tin vào Hệ thống thông tin một cửa điện tử.

- Lưu trữ hồ sơ;

Bộ phận Một cửa

1 ngày làm việc

Tổng thời gian giải quyết TTHC (không kể thời gian bổ sung, hoàn thiện hồ sơ)

12 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ

Quy trình nội bộ số: 20

Cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật trường hợp đổi tên thương phẩm, thông tin liên quan đến tổ chức, cá nhân đăng ký

Thứ tự công việc

Nội dung công việc cụ thể

Đơn vị/ người thực hiện

Thời gian thực hiện
(ngày/ giờ)

Đánh giá bằng điểm
{trước hạn (2đ); đúng hạn (1đ); quá hạn (0đ}

Bước 1

- Tiếp nhận hồ sơ:

+ Trực tiếp

+ Qua dịch vụ bưu chính công ích/ dịch vụ của doanh nghiệp, cá nhân thuê, ủy quyền theo quy định của pháp luật.

+ Trực tuyến qua Dịch vụ công của Bộ.

- Kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ theo quy định tại Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT ngày 8/6/2015.

Nếu hồ không hợp lệ thì trả lại hồ sơ và yêu cầu bổ sung hoàn thiện hồ sơ.

- Thu phí theo quy định tại Thông tư 231/2016/TT-BTC .

- Cập nhật hồ sơ vào cơ sở dữ liệu của Hệ thống thông tin một cửa điện tử; chuyển hồ sơ Phòng Thuốc BVTV.

Công chức tiếp nhận hồ sơ tại Bộ phận Một cửa

2 ngày làm việc

Bước 2

- Nhận hồ sơ từ Bộ phận Một cửa, phân công chuyên viên thẩm định hồ sơ theo quy định.

Lãnh đạo Phòng Thuốc BVTV

6 tháng kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ

Bước 3

Xem xét, thẩm định, xử lý hồ sơ:

- Trường hợp hồ sơ đáp ứng quy định, tổng hợp đưa vào dự thảo Thông tư trình Bộ.

- Trường hợp hồ sơ không đáp ứng quy định trình Lãnh đạo phòng để trả Bộ phận một cửa, yêu cầu doanh nghiệp bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.

- Trường hợp không cấp, dự thảo văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân.

- Chuyên viên

- Lãnh đạo phòng Thuốc BVTV

- Lãnh đạo Cục

Bước 4

Lãnh đạo phòng trình Lãnh đạo Cục phê duyệt:

- Giấy chứng nhận đăng ký thuốc BVTV.

- Văn bản thông báo tổ chức, cá nhân.

Lãnh đạo phòng Thuốc BVTV

Bước 5

Phê duyệt kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

- Giấy chứng nhận đăng ký thuốc BVTV (theo mẫu quy định tại Phụ lục V Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT).

- Văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân nếu không cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký thuốc BVTV.

Lãnh đạo Cục

Bước 6

- Trả kết quả giải quyết TTHC cho tổ chức, cá nhân

- Lưu trữ hồ sơ; Cập nhật thông tin vào Hệ thống thông tin một cửa điện tử.

Bộ phận Một cửa

Tổng thời gian giải quyết TTHC (không kể thời gian bổ sung, hoàn thiện hồ sơ)

6 tháng kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ

Quy trình nội bộ số: 21

Cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật trường hợp thay đổi nhà sản xuất

Thứ tự công việc

Nội dung công việc cụ thể

Đơn vị/ người thực hiện

Thời gian thực hiện
(ngày/ giờ)

Đánh giá bằng điểm
{trước hạn (2đ); đúng hạn (1đ); quá hạn (0đ}

Bước 1

- Tiếp nhận hồ sơ:

+ Trực tiếp

+ Qua dịch vụ bưu chính công ích/ dịch vụ của doanh nghiệp, cá nhân thuê, ủy quyền theo quy định của pháp luật.

+ Trực tuyến qua Dịch vụ công của Bộ.

- Kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ theo quy định tại Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT ngày 8/6/2015.

Nếu hồ không hợp lệ thì trả lại hồ sơ và yêu cầu bổ sung hoàn thiện hồ sơ.

- Thu phí theo quy định tại Thông tư 231/2016/TT-BTC (đối với trường hợp đổi nhà sản xuất).

- Cập nhật hồ sơ vào cơ sở dữ liệu của Hệ thống thông tin một cửa điện tử; chuyển hồ sơ Phòng Thuốc BVTV.

Công chức tiếp nhận hồ sơ tại Bộ phận Một cửa

2 ngày làm việc

Bước 2

- Nhận hồ sơ từ Bộ phận Một cửa, phân công chuyên viên thẩm định hồ sơ theo quy định.

Lãnh đạo Phòng Thuốc BVTV

1 ngày làm việc

Bước 3

Xem xét, thẩm định, xử lý hồ sơ:

- Trường hợp hồ sơ đáp ứng quy định dự thảo Giấy chứng nhận đăng ký thuốc BVTV

- Trường hợp hồ sơ không đáp ứng quy định trình Lãnh đạo phòng để trả Bộ phận một cửa, yêu cầu tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.

- Trường hợp không cấp, dự thảo văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân.

Chuyên viên

6 ngày làm việc

Bước 4

Lãnh đạo phòng xem xét lại hồ sơ:

- Trường hợp hồ sơ đáp ứng quy định → Trình Lãnh đạo Cục phê duyệt Giấy chứng nhận đăng ký thuốc BVTV

- Trường hợp hồ sơ không đáp ứng quy định → Yêu cầu Chuyên viên thẩm định lại hoặc yêu cầu tổ chức, cá nhân bổ sung.

- Trường hợp không cấp → Trình Lãnh đạo Cục văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân.

Lãnh đạo phòng Thuốc BVTV

1 ngày làm việc

Bước 5

Phê duyệt kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

- Giấy chứng nhận đăng ký thuốc BVTV (theo mẫu quy định tại Phụ lục V Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT).

- Văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân nếu không cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký thuốc BVTV

Lãnh đạo Cục

1 ngày làm việc

Bước 6

- Trả kết quả giải quyết TTHC cho tổ chức, cá nhân

- Cập nhật thông tin vào Hệ thống thông tin một cửa điện tử.

- Lưu trữ hồ sơ;

Bộ phận Một cửa

1 ngày làm việc

Tổng thời gian giải quyết TTHC (không kể thời gian bổ sung, hoàn thiện hồ sơ)

12 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ

Quy trình nội bộ số: 22

Cấp Giấy phép nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật

Thứ tự công việc

Nội dung công việc cụ thể

Đơn vị/ người thực hiện

Thời gian thực hiện
(ngày/ giờ)

Đánh giá bằng điểm
{trước hạn (2đ); đúng hạn (1đ); quá hạn (0đ}

Bước 1

- Tiếp nhận hồ sơ:

+ Trực tiếp

+ Qua dịch vụ bưu chính công ích/ dịch vụ của doanh nghiệp, cá nhân thuê, ủy quyền theo quy định của pháp luật.

+ Trực tuyến qua Cổng thông tin một cửa quốc gia

- Kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ theo quy định tại Thông tư số 43/2018/TT-BNNPTNT. Nếu hồ không hợp lệ thì trả lại hồ sơ và yêu cầu bổ sung hoàn thiện hồ sơ.

- Thu phí theo quy định tại Thông tư 231/2016/TT-BTC .

- Cập nhật hồ sơ vào cơ sở dữ liệu của Hệ thống thông tin một cửa điện tử; chuyển hồ sơ Phòng Thuốc BVTV.

Công chức tiếp nhận hồ sơ tại Bộ phận Một cửa

3 ngày làm việc

Bước 2

- Nhận hồ sơ từ Bộ phận Một cửa, phân công chuyên viên thẩm định hồ sơ theo quy định.

Lãnh đạo Phòng Thuốc BVTV

0.5 ngày làm việc

Bước 3

Xem xét, thẩm định, xử lý hồ sơ:

- Trường hợp hồ sơ đáp ứng quy định dự thảo Giấy phép nhập khẩu thuốc BVTV

- Trường hợp hồ sơ không đáp ứng quy định trình Lãnh đạo phòng để trả Bộ phận một cửa, yêu cầu doanh nghiệp bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.

- Trường hợp không cấp, thông báo cho tổ chức, cá nhân.

Chuyên viên

3 ngày làm việc

Bước 4

Lãnh đạo phòng xem xét lại hồ sơ:

- Trường hợp hồ sơ đáp ứng quy định → Trình Lãnh đạo Cục phê duyệt Giấy phép nhập khẩu thuốc BVTV

- Trường hợp hồ sơ không đáp ứng quy định → Yêu cầu Chuyên viên thẩm định lại hoặc yêu cầu tổ chức, cá nhân bổ sung.

- Trường hợp không cấp → Thông báo cho tổ chức, cá nhân lý do.

Lãnh đạo phòng Thuốc BVTV

0.5 ngày làm việc

Bước 5

Phê duyệt kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

- Giấy phép nhập khẩu thuốc BVTV (theo mẫu 03/BVTV Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư số 43/2018/TT-BNNPTNT).

- Thông báo và nêu rõ lý do nếu không cấp Giấy phép nhập khẩu thuốc BVTV

Lãnh đạo Cục

0.5 ngày làm việc

Bước 6

- Trả kết quả giải quyết TTHC cho tổ chức, cá nhân

- Cập nhật thông tin vào Hệ thống thông tin một cửa điện tử.

- Lưu trữ hồ sơ;

Bộ phận Một cửa

0.5 ngày làm việc

Tổng thời gian giải quyết TTHC (không kể thời gian bổ sung, hoàn thiện hồ sơ)

05 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ, đúng quy định

Quy trình nội bộ số: 23

Công nhận tổ chức đủ điều kiện thực hiện khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật

Thứ tự công việc

Nội dung công việc cụ thể

Đơn vị/ người thực hiện

Thời gian thực hiện
(ngày/ giờ)

Đánh giá bằng điểm
{trước hạn (2đ); đúng hạn (1đ); quá hạn (0đ}

Bước 1

- Tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả

+ Trực tiếp

+ Qua đường bưu điện.

- Kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ theo quy định tại Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT ngày 08/6/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.

Nếu hồ sơ không hợp lệ thì trả lại hồ sơ và yêu cầu bổ sung hoàn thiện hồ sơ.

- Cập nhật thông tin hồ sơ vào cơ sở dữ liệu của Hệ thống thông tin Một cửa điện tử; chuyển hồ sơ cho Phòng Kế hoạch.

Công chức tiếp nhận hồ sơ tại Bộ phận Một cửa

- Trả lời ngay đối với hồ sơ nộp trực tiếp

- 02 ngày làm việc (đối với hồ sơ nộp qua đường bưu điện)

Bước 2

- Nhận hồ sơ từ Bộ phận Một cửa, phân công chuyên viên thẩm định hồ sơ theo quy định.

Lãnh đạo phòng

0.5 ngày làm việc

Bước 3

- Thẩm định, đánh giá hồ sơ

+ Nếu đáp ứng quy định - dự thảo Quyết định Công nhận tổ chức đủ điều kiện thực hiện khảo nghiệm thuốc BVTV trình Lãnh đạo phòng

+ Nếu không đáp ứng quy định dự thảo Phiếu thẩm định trình Lãnh đạo phòng để chuyển Bộ phận Một cửa, trả hồ sơ cho tổ chức và yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ hoặc dự thảo văn bản Thông báo tổ chức không đủ điều kiện cấp Quyết định công nhận tổ chức đủ điều kiện khảo nghiệm thuốc BVTV trình lãnh đạo Cục.

Chuyên viên

25 ngày làm việc

Bước 4

Trình lãnh đạo phòng phê duyệt Quyết định Công nhận tổ chức đủ điều kiện thực hiện khảo nghiệm thuốc BVTV/ văn bản Thông báo tổ chức không đủ điều kiện cấp Quyết định công nhận tổ chức đủ điều kiện khảo

Lãnh đạo phòng

01 ngày làm việc

Bước 5

Phê duyệt kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

- Quyết định công nhận tổ chức đủ điều kiện khảo nghiệm thuốc BVTV

- Thông báo tổ chức không đủ điều kiện cấp Quyết định công nhận tổ chức đủ điều kiện khảo nghiệm thuốc BVTV

Lãnh đạo Cục

01 ngày làm việc

Bước 6

- Trả kết quả giải quyết TTHC cho tổ chức, cá nhân

- Lưu trữ hồ sơ, cập nhật thông tin vào Hệ thống thông tin Một cửa điện tử

Bộ phận Một cửa Chuyên viên

0.5 ngày làm việc

Tổng thời gian giải quyết TTHC

28 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, đúng quy định đối với hồ sơ nộp trực tiếp (không tính thời gian tổ chức bổ sung, hoàn thiện hồ sơ)

30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, đúng quy định đối với hồ sơ gửi qua đường bưu điện (không tính thời gian tổ chức bổ sung, hoàn thiện hồ sơ)

Quy trình nội bộ số: 24

Cấp Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) về thuốc bảo vệ thực vật

Thứ tự công việc

Nội dung công việc cụ thể

Đơn vị/ người thực hiện

Thời gian thực hiện
(ngày/ giờ)

Đánh giá bằng điểm
{trước hạn (2đ); đúng hạn (1đ); quá hạn (0đ}

Bước 1

- Tiếp nhận hồ sơ:

+ Trực tiếp

+ Qua dịch vụ bưu chính/dịch vụ của doanh nghiệp, cá nhân thuê, ủy quyền theo quy định của pháp luật.

- Kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ theo quy định tại Nghị định số 69/2018/NĐ-CP và Quyết định số 1312/QĐ-BNN-QLCL .

Nếu hồ sơ không hợp lệ thì trả lại hồ sơ và yêu cầu bổ sung hoàn thiện hồ sơ.

- Cập nhật hồ sơ vào cơ sở dữ liệu của Hệ thống thông tin một cửa điện tử; chuyển hồ sơ cho Phòng Thuốc BVTV

Công chức tiếp nhận hồ sơ tại Bộ phận Một cửa

0.5 ngày làm việc

Bước 2

- Nhận hồ sơ từ Bộ phận Một cửa, phân công chuyên viên thẩm định hồ sơ theo quy định.

Lãnh đạo phòng Thuốc BVTV

0.5 ngày làm việc

Bước 3

Xem xét, thẩm định, xử lý hồ sơ:

- Trường hợp hồ sơ đáp ứng quy định: dự thảo Giấy chứng nhận lưu hành tự do

- Trường hợp hồ sơ không đáp ứng quy định trình Lãnh đạo phòng để trả Bộ phận một cửa, yêu cầu tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.

- Trường hợp không cấp, dự thảo văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân.

Chuyên viên

0.5 ngày làm việc

Bước 4

Lãnh đạo phòng xem xét lại hồ sơ:

- Trường hợp hồ sơ đáp ứng quy định → Trình Lãnh đạo Cục phê duyệt Giấy chứng nhận lưu hành tự do

- Trường hợp hồ sơ không đáp ứng quy định → Yêu cầu Chuyên viên thẩm định lại hoặc yêu cầu tổ chức, cá nhân bổ sung.

- Trường hợp hồ sơ không cấp → Trình Lãnh đạo Cục văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân.

Lãnh đạo phòng Thuốc BVTV

0.5 ngày làm việc

Bước 5

Phê duyệt kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

- Giấy chứng nhận lưu hành tự do

- Văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân nếu không cấp Giấy chứng nhận lưu hành tự do.

Lãnh đạo Cục

0.5 ngày làm việc

Bước 6

- Trả kết quả giải quyết TTHC cho tổ chức, cá nhân

- Lưu trữ hồ sơ; Cập nhật thông tin vào Hệ thống thông tin một cửa điện tử

Bộ phận Một cửa

0.5 ngày làm việc

Tổng thời gian giải quyết TTHC (không kể thời gian bổ sung, hoàn thiện hồ sơ)

03 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ, đúng quy định

Quy trình nội bộ số: 25

Sửa đổi, bổ sung/Cấp lại Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) về thuốc bảo vệ thực vật

Thứ tự công việc

Nội dung công việc cụ thể

Đơn vị/ người thực hiện

Thời gian thực hiện
(ngày/ giờ)

Đánh giá bằng điểm
{trước hạn (2đ); đúng hạn (1đ); quá hạn (0đ}

Bước 1

- Tiếp nhận hồ sơ:

+ Trực tiếp

+ Qua dịch vụ bưu chính/dịch vụ của doanh nghiệp, cá nhân thuê, ủy quyền theo quy định của pháp luật.

- Kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ theo quy định tại Nghị định số 69/2018/NĐ-CP và Quyết định số 1312/QĐ-BNN-QLCL .

Nếu hồ sơ không hợp lệ thì trả lại hồ sơ và yêu cầu bổ sung hoàn thiện hồ sơ.

- Cập nhật hồ sơ vào cơ sở dữ liệu của Hệ thống thông tin một cửa điện tử; chuyển hồ sơ cho Phòng Thuốc BVTV

Công chức tiếp nhận hồ sơ tại Bộ phận Một cửa

0.5 ngày làm việc

Bước 2

- Nhận hồ sơ từ Bộ phận Một cửa, phân công chuyên viên thẩm định hồ sơ theo quy định.

Lãnh đạo phòng Thuốc BVTV

0.5 ngày làm việc

Bước 3

Xem xét, thẩm định, xử lý hồ sơ:

- Trường hợp hồ sơ đáp ứng quy định: dự thảo Giấy chứng nhận lưu hành tự do

- Trường hợp hồ sơ không đáp ứng quy định trình Lãnh đạo phòng để trả Bộ phận một cửa, yêu cầu tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.

- Trường hợp không cấp, dự thảo văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân.

Chuyên viên

0.5 ngày làm việc

Bước 4

Lãnh đạo phòng xem xét lại hồ sơ:

- Trường hợp hồ sơ đáp ứng quy định → Trình Lãnh đạo Cục phê duyệt Giấy chứng nhận lưu hành tự do

- Trường hợp hồ sơ không đáp ứng quy định → Yêu cầu Chuyên viên thẩm định lại hoặc yêu cầu tổ chức, cá nhân bổ sung.

- Trường hợp hồ sơ không cấp → Trình Lãnh đạo Cục văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân.

Lãnh đạo phòng Thuốc BVTV

0.5 ngày làm việc

Bước 5

Phê duyệt kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

- Giấy chứng nhận lưu hành tự do

- Văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân nếu không cấp Giấy chứng nhận lưu hành tự do.

Lãnh đạo Cục

0.5 ngày làm việc

Bước 6

- Trả kết quả giải quyết TTHC cho tổ chức, cá nhân

- Lưu trữ hồ sơ; Cập nhật thông tin vào Hệ thống thông tin một cửa điện tử

Bộ phận Một cửa

0.5 ngày làm việc

Tổng thời gian giải quyết TTHC (không kể thời gian bổ sung, hoàn thiện hồ sơ)

03 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ, đúng quy định

III. Quản lý phân bón

Quy trình nội bộ số: 26

Cấp Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam

Thứ tự công việc

Nội dung công việc cụ thể

Đơn vị/người thực hiện

Thời gian thực hiện (ngày/giờ)

Đánh giá bằng điểm
{trước hạn (2đ); đúng hạn (1đ); quá hạn (0đ}

Bước 1

- Tiếp nhận hồ sơ: Trực tiếp hoặc dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng (cơ chế một cửa quốc gia, dịch vụ công trực tuyến, phần mềm điện tử, email, fax).

- Cập nhật hồ sơ vào cơ sở dữ liệu của Hệ thống thông tin một cửa điện tử.

- Chuyển hồ sơ cho Phòng Quản lý phân bón.

Bộ phận Một cửa

03 tháng

Bước 2

Nhận hồ sơ từ Bộ phận Một cửa, phân công chuyên viên thẩm định hồ sơ.

Lãnh đạo phòng Quản lý phân bón

Bước 3

Thẩm định hồ sơ, đánh giá kết quả khảo nghiệm phân bón (đối với phân bón thuộc diện phải khảo nghiệm):

1. Hồ sơ đáp ứng quy định: Dự thảo Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam

2. Hồ sơ không đáp ứng quy định: Dự thảo văn bản trả lời không cấp Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam.

Chuyên viên thẩm định; Tổ đánh giá kết quả khảo nghiệm (đối với phân bón thuộc diện phải khảo nghiệm);

Hội đồng tư vấn phân bón (nếu có).

Bước 4

- Xem xét, trình Lãnh đạo Cục cấp Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam (trường hợp hồ sơ đáp ứng quy định);

- Xem xét, trình Lãnh đạo Cục văn bản trả lời không cấp Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam (trường hợp hồ sơ không đáp ứng quy định).

Lãnh đạo phòng Quản lý phân bón

Bước 5

Phê duyệt kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

- Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam (mẫu số 03, Phụ lục I, Nghị định số 84/2019/NĐ-CP);

- Văn bản trả lời không cấp Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam.

Lãnh đạo Cục

Bước 6

- Trả kết quả giải quyết TTHC cho tổ chức, cá nhân

- Lưu trữ hồ sơ;

- Cập nhật thông tin vào Hệ thống thông tin một cửa điện tử.

Bộ phận Một cửa

Tổng thời gian giải quyết TTHC (không kể thời gian bổ sung, hoàn thiện hồ sơ)

03 tháng kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ đầy đủ

Quy trình nội bộ số: 27

Cấp lại Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam

Thứ tự công việc

Nội dung công việc cụ thể

Đơn vị/ người thực hiện

Thời gian thực hiện (ngày/giờ)

Đánh giá bằng điểm
{trước hạn (2đ); đúng hạn (1đ); quá hạn (0đ}

Bước 1

- Tiếp nhận hồ sơ: Trực tiếp hoặc dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng (cơ chế một cửa quốc gia, dịch vụ công trực tuyến, phần mềm điện tử, email, fax).

- Cập nhật hồ sơ vào cơ sở dữ liệu của Hệ thống thông tin một cửa điện tử.

- Chuyển hồ sơ cho Phòng Quản lý phân bón.

Bộ phận Một cửa

0,5 ngày làm việc

Bước 2

Nhận hồ sơ từ Bộ phận Một cửa, phân công chuyên viên thẩm định hồ sơ.

Lãnh đạo phòng Quản lý phân bón

0,5 ngày làm việc

Bước 3

Thẩm định hồ sơ:

1. Hồ sơ đáp ứng quy định: Dự thảo Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam.

2. Hồ sơ không đáp ứng quy định: Dự thảo văn bản trả lời không cấp Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam.

Chuyên viên thẩm định

4,5 ngày làm việc

Bước 4

- Xem xét, trình Lãnh đạo Cục cấp Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam (trường hợp hồ sơ đáp ứng quy định);

- Xem xét, trình Lãnh đạo Cục văn bản trả lời không cấp Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam (trường hợp hồ sơ không đáp ứng quy định).

Lãnh đạo phòng Quản lý phân bón

0,5 ngày làm việc

Bước 5

Phê duyệt kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

- Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam (mẫu số 03, Phụ lục I, Nghị định số 84/2019/NĐ-CP);

- Văn bản trả lời không cấp Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam.

Lãnh đạo Cục

0,5 ngày làm việc

Bước 6

- Trả kết quả giải quyết TTHC cho tổ chức, cá nhân.

- Cập nhật thông tin vào Hệ thống thông tin một cửa điện tử.

- Lưu trữ hồ sơ.

Bộ phận Một cửa

0,5 ngày làm việc

Tổng thời gian giải quyết TTHC (không kể thời gian bổ sung, hoàn thiện hồ sơ)

07 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ đầy đủ

Quy trình nội bộ số: 28

Gia hạn Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam

Thứ tự công việc

Nội dung công việc cụ thể

Đơn vị/ người thực hiện

Thời gian thực hiện
(ngày/ giờ)

Đánh giá bằng điểm
{trước hạn (2đ); đúng hạn (1đ); quá hạn (0đ}

Bước 1

- Tiếp nhận hồ sơ: Trực tiếp hoặc dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng (cơ chế một cửa quốc gia, dịch vụ công trực tuyến, phần mềm điện tử, email, fax).

- Cập nhật hồ sơ vào cơ sở dữ liệu của Hệ thống thông tin một cửa điện tử.

- Chuyển hồ sơ cho Phòng Quản lý phân bón.

Bộ phận Một cửa

0,5 ngày làm việc

Bước 2

Nhận hồ sơ từ Bộ phận Một cửa, phân công chuyên viên thẩm định hồ sơ.

Lãnh đạo phòng Quản lý phân bón

0,5 ngày làm việc

Bước 3

Thẩm định hồ sơ:

1. Hồ sơ đáp ứng quy định: Dự thảo Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam.

2. Hồ sơ không đáp ứng quy định: Dự thảo văn bản trả lời không cấp Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam.

Chuyên viên thẩm định

4,5 ngày làm việc

Bước 4

- Xem xét, trình Lãnh đạo Cục cấp Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam (trường hợp hồ sơ đáp ứng quy định).

- Xem xét, trình Lãnh đạo Cục văn bản trả lời không cấp Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam (trường hợp hồ sơ không đáp ứng quy định).

Lãnh đạo phòng Quản lý phân bón

0,5 ngày làm việc

Bước 5

Phê duyệt kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

- Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam (mẫu số 03, Phụ lục I, Nghị định số 84/2019/NĐ-CP).

- Văn bản trả lời không cấp Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam.

Lãnh đạo Cục

0,5 ngày làm việc

Bước 6

- Trả kết quả giải quyết TTHC cho tổ chức, cá nhân.

- Cập nhật thông tin vào Hệ thống thông tin một cửa điện tử.

- Lưu trữ hồ sơ.

Bộ phận Một cửa

0,5 ngày làm việc

Tổng thời gian giải quyết TTHC (không kể thời gian bổ sung, hoàn thiện hồ sơ)

07 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ đầy đủ

Quy trình nội bộ số: 29

Cấp quyết định công nhận tổ chức khảo nghiệm phân bón

Thứ tự công việc

Nội dung công việc cụ thể

Đơn vị/ người thực hiện

Thời gian thực hiện (ngày/ giờ)

Đánh giá bằng điểm
{trước hạn (2đ); đúng hạn (1đ); quá hạn (0đ}

Bước 1

- Tiếp nhận hồ sơ:

+ Trực tiếp

+ Qua đường bưu điện.

- Kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ theo quy định tại Nghị định 84/2019/NĐ-CP ngày 14/11/2019.

Nếu hồ sơ không hợp lệ thì trả lại hồ sơ và yêu cầu bổ sung hoàn thiện hồ sơ.

- Cập nhật thông tin hồ sơ vào cơ sở dữ liệu của Hệ thống thông tin Một cửa điện tử; chuyển hồ sơ cho Phòng Kế hoạch.

Công chức tiếp nhận hồ sơ tại Bộ phận Một cửa

- Trả lời ngay nếu nhận trực tiếp;

- 02 ngày làm việc nếu nhận qua đường bưu điện

Bước 2

- Nhận hồ sơ từ Bộ phận Một cửa, phân công chuyên viên thẩm định hồ sơ theo quy định.

Lãnh đạo phòng

0.5 ngày làm việc

Bước 3

Xem xét, thẩm định, xử lý hồ sơ:

- Nếu hồ sơ đáp ứng quy định dự thảo Quyết định thành lập đoàn đánh giá thực tế tại cơ sở

- Nếu hồ sơ không đáp ứng quy định trình Lãnh đạo phòng để trả Bộ phận Một cửa, trả hồ sơ cho tổ chức và đề nghị bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.

Chuyên viên

10 ngày làm việc

Bước 4

Kiểm tra thực tế điều kiện của tổ chức khảo nghiệm

Thành viên Đoàn đánh giá theo Quyết định

10 ngày làm việc

Bước 5

Xử lý kết quả kiểm tra

- Nếu đáp ứng yêu cầu, dự thảo Quyết định công nhận tổ chức khảo nghiệm phân bón

- Nếu không đáp ứng yêu cầu, dự thảo văn bản thông báo không cấp Quyết định công nhận tổ chức khảo nghiệm phân bón và nêu rõ lý do.

- Chuyên viên

- Lãnh đạo phòng

2 ngày làm việc
(trường hợp cần khắc phục: sau 05 ngày làm việc kể từ khi nhận được báo cáo khắc phục sẽ quay lại bước này)

Bước 6

Dự thảo và trình lãnh đạo phòng phê duyệt Quyết định công nhận tổ chức khảo nghiệm phân bón/ văn bản thông báo không cấp Quyết định công nhận tổ chức khảo nghiệm phân bón.

Chuyên viên Lãnh đạo phòng

1.5 ngày làm việc

Bước 7

Phê duyệt kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

- Quyết định công nhận tổ chức khảo nghiệm phân bón

- Thông báo và nêu rõ lý do nếu không cấp Quyết định công nhận tổ chức khảo nghiệm phân bón

Lãnh đạo Phòng

0.5 ngày làm việc

Bước 8

- Trả kết quả giải quyết TTHC cho tổ chức, cá nhân

- Tổ chức, cá nhân nhận kết quả giải quyết TTHC theo thời gian quy định (bản chính)

Lưu trữ hồ sơ, cập nhật thông tin vào Hệ thống thông tin Một cửa điện tử.

Bộ phận Một cửa Chuyên viên

0.5 ngày làm việc

Tổng thời gian giải quyết TTHC

25 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, đúng quy định (không tính thời gian tổ chức phải hoàn thành hành động khắc phục nếu có)

27 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, đúng quy định đối với hồ sơ gửi qua đường bưu điện (không tính thời gian tổ chức bổ sung, hoàn thiện hồ sơ)

Quy trình nội bộ số: 30

Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón

Thứ tự công việc

Nội dung công việc cụ thể

Đơn vị/người thực hiện

Thời gian thực hiện
(ngày/giờ)

Đánh giá bằng điểm
{trước hạn (2đ); đúng hạn (1đ); quá hạn (0đ}

Bước 1

- Tiếp nhận hồ sơ: Trực tiếp hoặc dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng (cơ chế một cửa quốc gia, dịch vụ công trực tuyến, phần mềm điện tử, email, fax).

- Cập nhật hồ sơ vào cơ sở dữ liệu của Hệ thống thông tin một cửa điện tử.

- Chuyển hồ sơ cho Phòng Quản lý phân bón.

Bộ phận Một cửa

0,5 ngày làm việc

Bước 2

- Nhận hồ sơ từ Bộ phận Một cửa, phân công chuyên viên thẩm định hồ sơ.

Lãnh đạo phòng Quản lý phân bón

0,5 ngày làm việc

Bước 3

Thẩm định hồ sơ, kiểm tra thực tế điều kiện sản xuất phân bón:

1. Hồ sơ không đạt yêu cầu: Dự thảo văn bản thông báo trả lại hồ sơ, nêu rõ lý do để tổ chức, cá nhân biết tiếp tục hoàn thiện.

2. Hồ sơ đạt yêu cầu:

- Kết quả kiểm tra thực tế đạt yêu cầu: Dự thảo Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón;

- Kết quả kiểm tra thực tế không đạt yêu cầu: Dự thảo văn bản trả lời không cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón.

Chuyên viên thẩm định;

Đoàn kiểm tra thực tế điều kiện sản xuất phân bón

22,5 ngày làm việc
(không tính thời gian khắc phục điều kiện thực tế nếu có của tổ chức, cá nhân)

Bước 4

- Xem xét, trình Lãnh đạo Cục văn bản thông báo trả lại hồ sơ, nêu rõ lý do để tổ chức, cá nhân biết tiếp tục hoàn thiện (trường hợp hồ sơ không đạt yêu cầu).

- Xem xét, trình Lãnh đạo Cục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón (trường hợp kết quả kiểm tra thực tế đạt yêu cầu).

- Xem xét, trình Lãnh đạo Cục văn bản trả lời không cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón (trường hợp kết quả kiểm tra thực tế không đạt yêu cầu).

Lãnh đạo phòng Quản lý phân bón

0,5 ngày làm việc

Bước 5

Phê duyệt kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

- Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón (mẫu số 10, Phụ lục I, Nghị định số 84/2019/NĐ- CP).

- Văn bản thông báo trả lại hồ sơ, nêu rõ lý do để tổ chức, cá nhân biết tiếp tục hoàn thiện (trường hợp hồ sơ không đạt yêu cầu).

- Văn bản trả lời không cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón (trường hợp kết quả kiểm tra thực tế không đạt yêu cầu).

Lãnh đạo Cục

0,5 ngày làm việc

Bước 6

- Trả kết quả giải quyết TTHC cho tổ chức, cá nhân.

- Cập nhật thông tin vào Hệ thống thông tin một cửa điện tử.

- Lưu trữ hồ sơ.

Bộ phận Một cửa

0,5 ngày làm việc

Tổng thời gian giải quyết TTHC (không kể thời gian bổ sung, hoàn thiện hồ sơ)

25 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ đầy đủ (không tính thời gian khắc phục điều kiện thực tế nếu có của tổ chức, cá nhân)

Quy trình nội bộ số: 31

Cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón

Thứ tự công việc

Nội dung công việc cụ thể

Đơn vị/người thực hiện

Thời gian thực hiện
(ngày/giờ)

Đánh giá bằng điểm
{trước hạn (2đ); đúng hạn (1đ); quá hạn (0đ}

Bước 1

- Tiếp nhận hồ sơ: Trực tiếp hoặc dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng (cơ chế một cửa quốc gia, dịch vụ công trực tuyến, phần mềm điện tử, email, fax).

- Cập nhật hồ sơ vào cơ sở dữ liệu của Hệ thống thông tin một cửa điện tử.

- Chuyển hồ sơ cho Phòng Quản lý phân bón.

Bộ phận Một cửa

0,5 ngày làm việc

Bước 2

- Nhận hồ sơ từ Bộ phận Một cửa, phân công chuyên viên thẩm định hồ sơ.

Lãnh đạo phòng Quản lý phân bón

0,5 ngày làm việc

Bước 3

Thẩm định hồ sơ, kiểm tra thực tế điều kiện sản xuất phân bón:

1. Hồ sơ không đạt yêu cầu: Dự thảo văn bản thông báo trả lại hồ sơ, nêu rõ lý do để tổ chức, cá nhân biết tiếp tục hoàn thiện.

2. Hồ sơ đạt yêu cầu:

- Trường hợp bị mất, hư hỏng, thay đổi nội dung thông tin tổ chức, cá nhân ghi trên Giấy chứng nhận: Dự thảo Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón.

- Trường hợp Giấy chứng nhận hết hạn; thay đổi về địa điểm sản xuất; thay đổi về loại phân bón, dạng phân bón, công suất sản xuất trong Giấy chứng nhận:

+ Kết quả kiểm tra thực tế đạt yêu cầu: Dự thảo Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón;

+ Kết quả kiểm tra thực tế không đạt yêu cầu: Dự thảo văn bản trả lời không cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón.

Chuyên viên thẩm định;

Đoàn kiểm tra thực tế điều kiện sản xuất phân bón (Trường hợp Giấy chứng nhận hết hạn; thay đổi về địa điểm sản xuất; thay đổi về loại phân bón, dạng phân bón, công suất sản xuất trong Giấy chứng nhận)

- Trường hợp bị mất, hư hỏng, thay đổi nội dung thông tin tổ chức, cá nhân ghi trên Giấy chứng nhận: 2,5 ngày làm việc.

- Trường hợp Giấy chứng nhận hết hạn; thay đổi về địa điểm sản xuất; thay đổi về loại phân bón, dạng phân bón, công suất sản xuất trong Giấy chứng nhận: 22,5 ngày làm việc

(không tính thời gian khắc phục điều kiện thực tế nếu có của tổ chức, cá nhân).

Bước 4

- Xem xét, trình Lãnh đạo Cục văn bản thông báo trả lại hồ sơ, nêu rõ lý do để tổ chức, cá nhân biết tiếp tục hoàn thiện (trường hợp hồ sơ không đạt yêu cầu).

- Xem xét, trình Lãnh đạo Cục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón (Đối với hồ sơ của các trường hợp bị mất, hư hỏng, thay đổi nội dung thông tin tổ chức, cá nhân ghi trên Giấy chứng nhận đạt yêu cầu và kết quả kiểm tra thực tế đạt yêu cầu của các trường hợp còn lại đạt yêu cầu).

- Xem xét, trình Lãnh đạo Cục văn bản trả lời không cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón (trường hợp kết quả kiểm tra thực tế nếu có không đạt yêu cầu).

Lãnh đạo phòng Quản lý phân bón

0,5 ngày làm việc

Bước 5

Phê duyệt kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

- Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón (mẫu số 10, Phụ lục I, Nghị định số 84/2019/NĐ- CP).

- Văn bản thông báo trả lại hồ sơ, nêu rõ lý do để tổ chức, cá nhân biết tiếp tục hoàn thiện (trường hợp hồ sơ không đạt yêu cầu).

- Văn bản trả lời không cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón (trường hợp kết quả kiểm tra thực tế nếu có không đạt yêu cầu).

Lãnh đạo Cục

0,5 ngày làm việc

Bước 6

- Trả kết quả giải quyết TTHC cho tổ chức, cá nhân.

- Lưu trữ hồ sơ.

- Cập nhật thông tin vào Hệ thống thông tin một cửa điện tử.

Bộ phận Một cửa

0,5 ngày làm việc

Tổng thời gian giải quyết TTHC (không kể thời gian bổ sung, hoàn thiện hồ sơ)

- Trường hợp bị mất, hư hỏng, thay đổi nội dung thông tin tổ chức, cá nhân ghi trên Giấy chứng nhận: 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ đầy đủ.

- Trường hợp Giấy chứng nhận hết hạn; thay đổi về địa điểm sản xuất; thay đổi về loại phân bón, dạng phân bón, công suất sản xuất trong Giấy chứng nhận: 25 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ đầy đủ (không tính thời gian khắc phục điều kiện thực tế nếu có của tổ chức, cá nhân).

Quy trình nội bộ số: 32

Cấp Giấy phép nhập khẩu phân bón

Thứ tự công việc

Nội dung công việc cụ thể

Đơn vị/ người thực hiện

Thời gian thực hiện (ngày/ giờ)

Đánh giá bằng điểm
{trước hạn (2đ); đúng hạn (1đ); quá hạn (0đ}

Bước 1

- Tiếp nhận hồ sơ: Trực tiếp hoặc dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng (cơ chế một cửa quốc gia, dịch vụ công trực tuyến, phần mềm điện tử, email, fax).

- Cập nhật hồ sơ vào cơ sở dữ liệu của Hệ thống thông tin một cửa điện tử.

- Chuyển hồ sơ cho Phòng Quản lý phân bón.

Bộ phận Một cửa

0,5 ngày làm việc

Bước 2

Nhận hồ sơ từ Bộ phận Một cửa, phân công chuyên viên thẩm định hồ sơ.

Lãnh đạo phòng Quản lý phân bón

0,5 ngày làm việc

Bước 3

Thẩm định hồ sơ:

1. Hồ sơ đáp ứng quy định: Dự thảo Giấy phép nhập khẩu phân bón.

2. Hồ sơ không đáp ứng quy định: Dự thảo văn bản trả lời không cấp Giấy phép nhập khẩu phân bón.

Chuyên viên thẩm định

4,5 ngày làm việc

Bước 4

- Xem xét, trình Lãnh đạo Cục cấp Giấy phép nhập khẩu (trường hợp hồ sơ đáp ứng quy định);

- Xem xét, trình Lãnh đạo Cục văn bản trả lời không cấp Giấy phép nhập khẩu phân bón (trường hợp hồ sơ không đáp ứng quy định).

Lãnh đạo phòng Quản lý phân bón

0,5 ngày làm việc

Bước 5

Phê duyệt kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

- Giấy phép nhập khẩu phân bón (mẫu số 15, phụ lục I, Nghị định số 84/2019/NĐ-CP).

- Văn bản trả lời không cấp Giấy phép nhập khẩu phân bón.

Lãnh đạo Cục

0,5 ngày làm việc

Bước 6

- Trả kết quả giải quyết TTHC cho tổ chức, cá nhân.

- Lưu trữ hồ sơ.

- Cập nhật thông tin vào Hệ thống thông tin một cửa điện tử.

Bộ phận Một cửa

0,5 ngày làm việc

Tổng thời gian giải quyết TTHC (không kể thời gian bổ sung, hoàn thiện hồ sơ)

07 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ đầy đủ

Quy trình nội bộ số: 33

Cấp Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) về phân bón

Thứ tự công việc

Nội dung công việc cụ thể

Đơn vị/người thực hiện

Thời gian thực hiện (ngày/giờ)

Đánh giá bằng điểm
{trước hạn (2đ); đúng hạn (1đ); quá hạn (0đ}

Bước 1

- Tiếp nhận hồ sơ: Trực tiếp hoặc dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng (cơ chế một cửa quốc gia, dịch vụ công trực tuyến, phần mềm điện tử, email, fax).

- Cập nhật hồ sơ vào cơ sở dữ liệu của Hệ thống thông tin một cửa điện tử.

- Chuyển hồ sơ cho Phòng Quản lý phân bón.

Bộ phận Một cửa

0,5 ngày làm việc

Bước 2

Nhận hồ sơ từ Bộ phận Một cửa, phân công chuyên viên thẩm định hồ sơ.

Lãnh đạo phòng Quản lý phân bón

0,5 ngày làm việc

Bước 3

Thẩm định hồ sơ:

1. Hồ sơ đáp ứng quy định: Dự thảo Giấy chứng nhận lưu hành tự do về phân bón.

2. Hồ sơ không đáp ứng quy định: Dự thảo văn bản trả lời không cấp Giấy chứng nhận lưu hành tự do về phân bón.

Chuyên viên thẩm định

0,5 ngày làm việc

Bước 4

- Xem xét, trình Lãnh đạo Cục cấp Giấy chứng nhận lưu hành tự do về phân bón (trường hợp hồ sơ đáp ứng quy định).

- Xem xét, trình Lãnh đạo Cục văn bản trả lời không Giấy chứng nhận lưu hành tự do về phân bón (trường hợp hồ sơ không đáp ứng quy định).

Lãnh đạo phòng Quản lý phân bón

0,5 ngày làm việc

Bước 5

Phê duyệt kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

- Giấy chứng nhận lưu hành tự do về phân bón.

- Văn bản trả lời không cấp Giấy chứng nhận lưu hành tự do về phân bón

Lãnh đạo Cục

0,5 ngày làm việc

Bước 6

- Trả kết quả giải quyết TTHC cho tổ chức, cá nhân.

- Lưu trữ hồ sơ.

- Cập nhật thông tin vào Hệ thống thông tin một cửa điện tử.

Bộ phận Một cửa

0,5 ngày làm việc

Tổng thời gian giải quyết TTHC (không kể thời gian bổ sung, hoàn thiện hồ sơ)

03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ đầy đủ

Quy trình nội bộ số: 34

Sửa đổi, bổ sung/Cấp lại Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) về phân bón

Thứ tự công việc

Nội dung công việc cụ thể

Đơn vị/người thực hiện

Thời gian thực hiện
(ngày/giờ)

Đánh giá bằng điểm
{trước hạn (2đ); đúng hạn (1đ); quá hạn (0đ}

Bước 1

- Tiếp nhận hồ sơ: Trực tiếp hoặc dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng (cơ chế một cửa quốc gia, dịch vụ công trực tuyến, phần mềm điện tử, email, fax).

- Cập nhật hồ sơ vào cơ sở dữ liệu của Hệ thống thông tin một cửa điện tử.

- Chuyển hồ sơ cho Phòng Quản lý phân bón.

Bộ phận Một cửa

0,5 ngày làm việc

Bước 2

Nhận hồ sơ từ Bộ phận Một cửa, phân công chuyên viên thẩm định hồ sơ.

Lãnh đạo phòng Quản lý phân bón

0,5 ngày làm việc

Bước 3

Thẩm định hồ sơ:

1. Hồ sơ đáp ứng quy định: Dự thảo Giấy chứng nhận lưu hành tự do về phân bón.

2. Hồ sơ không đáp ứng quy định: Dự thảo văn bản trả lời không cấp Giấy chứng nhận lưu hành tự do về phân bón.

Chuyên viên thẩm định

0,5 ngày làm việc

Bước 4

- Xem xét, trình Lãnh đạo Cục cấp Giấy chứng nhận lưu hành tự do về phân bón (trường hợp hồ sơ đáp ứng quy định).

- Xem xét, trình Lãnh đạo Cục văn bản trả lời không cấp Giấy chứng nhận lưu hành tự do về phân bón (trường hợp hồ sơ không đáp ứng quy định).

Lãnh đạo phòng Quản lý phân bón

0,5 ngày làm việc

Bước 5

Phê duyệt kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

- Giấy chứng nhận lưu hành tự do về phân bón.

- Văn bản trả lời không cấp Giấy chứng nhận lưu hành tự do về phân bón.

Lãnh đạo Cục

0,5 ngày làm việc

Bước 6

- Trả kết quả giải quyết TTHC cho tổ chức, cá nhân.

- Lưu trữ hồ sơ.

- Cập nhật thông tin vào Hệ thống thông tin một cửa điện tử.

Bộ phận Một cửa

0,5 ngày làm việc

Tổng thời gian giải quyết TTHC (không kể thời gian bổ sung, hoàn thiện hồ sơ)

03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ đầy đủ

IV. Đánh giá sự phù hợp

Quy trình nội bộ số: 35

Chỉ định tổ chức đánh giá sự phù hợp

Thứ tự công việc

Nội dung công việc cụ thể

Đơn vị/ người thực hiện

Thời gian thực hiện
(ngày/ giờ)

Đánh giá bằng điểm
{trước hạn (2đ); đúng hạn (1đ); quá hạn (0đ)}

Bước 1

- Tiếp nhận hồ sơ:

+ Trực tiếp

+ Qua dịch vụ bưu chính

- Kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ theo quy định tại Nghị định 132/2018/NĐ-CP ngày 31/12/2018; Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 và Nghị định số 154/2018/NĐ-CP ngày 09/11/2018 của Chính phủ.

Nếu hồ sơ không đầy đủ thì trả lại hồ sơ và yêu cầu bổ sung hoàn thiện hồ sơ.

- Cập nhật thông tin hồ sơ vào cơ sở dữ liệu của Hệ thống thông tin Một cửa điện tử; chuyển hồ sơ cho Phòng Kế hoạch.

Công chức tiếp nhận hồ sơ tại Bộ phận Một cửa

0.5 ngày làm việc

Bước 2

- Nhận hồ sơ từ Bộ phận Một cửa, phân công chuyên viên thẩm định hồ sơ theo quy định

Lãnh đạo phòng

0.5 ngày làm việc

Bước 3

Thẩm định hồ sơ

- Nếu hồ sơ đáp ứng quy định dự thảo Quyết định thành lập đoàn đánh giá thực tế tại cơ sở

- Nếu hồ sơ không đáp ứng quy định trình Lãnh đạo phòng để chuyển Bộ phận Một cửa, trả hồ sơ cho tổ chức và yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.

Chuyên viên

02 ngày làm việc

Bước 4

Trình Lãnh đạo Cục phê duyệt Quyết định thành lập đoàn đánh giá

Lãnh đạo phòng

01 ngày làm việc

Bước 5

Phê duyệt Quyết định thành lập đoàn đánh giá Gửi Thông báo đánh giá thực tế cho tổ chức, cá nhân

Lãnh đạo Cục Bộ phận Một cửa

01 ngày làm việc

Bước 6

Đánh giá thực tế tại tổ chức đề nghị được chỉ định

- Thành viên Đoàn đánh giá theo Quyết định

18 ngày làm việc

Bước 7

Xử lý hồ sơ sau khi đánh giá tại cơ sở

- Trường hợp đánh giá đạt yêu cầu, dự thảo Quyết định chỉ định tổ chức đánh giá sự phù hợp.

- Trường hợp không cấp Quyết định chỉ định, dự thảo văn bản trả lời doanh nghiệp và nêu rõ lý do.

Chuyên viên

03 ngày làm việc
(trường hợp phải có hành động khắc phục: sau khi nhận được báo cáo khắc phục sẽ quay lại bước này)

Bước 8

Trình Lãnh đạo Cục phê duyệt Quyết định chỉ định

Lãnh đạo phòng

0.5 ngày làm việc

Bước 9

Phê duyệt kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

- Quyết định chỉ định tổ chức đánh giá sự phù hợp

- Thông báo và nêu rõ lý do nếu không cấp Quyết định chỉ định tổ chức đánh giá sự phù hợp

Lãnh đạo Cục

01 ngày làm việc

Bước 10

- Trả kết quả giải quyết TTHC cho tổ chức, cá nhân

- Lưu trữ hồ sơ, cập nhật thông tin vào Hệ thống thông tin Một cửa điện tử

Bộ phận Một cửa Chuyên viên

0.5 ngày làm việc

Tổng thời gian giải quyết TTHC

28 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, đúng quy định (không tính thời gian tổ chức phải hoàn thành hành động khắc phục nếu có)

Quy trình nội bộ số: 36

Chỉ định tạm thời tổ chức đánh giá sự phù hợp

Thứ tự công việc

Nội dung công việc cụ thể

Đơn vị/ người thực hiện

Thời gian thực hiện
(ngày/ giờ)

Đánh giá bằng điểm
{trước hạn (2đ); đúng hạn (1đ); quá hạn (0đ)}

Bước 1

- Tiếp nhận hồ sơ:

+ Trực tiếp

+ Qua dịch vụ bưu chính

- Kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ theo quy định tại Nghị định 132/2018/NĐ-CP ngày 31/12/2018; Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 và Nghị định số 154/2018/NĐ-CP ngày 09/11/2018 của Chính phủ.

Nếu hồ sơ không đầy đủ thì trả lại hồ sơ và yêu cầu bổ sung hoàn thiện hồ sơ.

- Cập nhật thông tin hồ sơ vào cơ sở dữ liệu của Hệ thống thông tin Một cửa điện tử; chuyển hồ sơ cho Phòng Kế hoạch.

Công chức tiếp nhận hồ sơ tại Bộ phận Một cửa

0.5 ngày làm việc

Bước 2

- Nhận hồ sơ từ Bộ phận Một cửa, phân công chuyên viên thẩm định hồ sơ theo quy định

Lãnh đạo phòng

0.5 ngày làm việc

Bước 3

Thẩm định hồ sơ

- Nếu hồ sơ đáp ứng quy định dự thảo Quyết định thành lập đoàn đánh giá thực tế tại cơ sở

- Nếu hồ sơ không đáp ứng quy định trình Lãnh đạo phòng để chuyển Bộ phận Một cửa, trả hồ sơ cho tổ chức và yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.

Chuyên viên

02 ngày làm việc

Bước 4

Trình Lãnh đạo Cục phê duyệt Quyết định thành lập đoàn đánh giá

Lãnh đạo phòng

01 ngày làm việc

Bước 5

Phê duyệt Quyết định thành lập đoàn đánh giá

Lãnh đạo Cục

01 ngày làm việc

Bước 6

Đánh giá thực tế tại tổ chức đề nghị được chỉ định

- Thành viên Đoàn đánh giá theo Quyết định

18 ngày làm việc

Bước 7

Xử lý hồ sơ sau khi đánh giá tại cơ sở

- Trường hợp đánh giá đạt yêu cầu, dự thảo Quyết định chỉ định tạm thời tổ chức đánh giá sự phù hợp.

- Trường hợp không cấp Quyết định chỉ định tạm thời, dự thảo văn bản trả lời doanh nghiệp và nêu rõ lý do.

Chuyên viên

03 ngày làm việc
(trường hợp phải có hành động khắc phục: sau khi nhận được báo cáo khắc phục sẽ quay lại bước này)

Bước 8

Trình Lãnh đạo Cục phê duyệt Quyết định chỉ định tạm thời

Lãnh đạo phòng

0.5 ngày làm việc

Bước 9

Phê duyệt kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

- Quyết định chỉ định tạm thời tổ chức đánh giá sự phù hợp

- Thông báo và nêu rõ lý do nếu không cấp Quyết định chỉ định tạm thời tổ chức đánh giá sự phù hợp

Lãnh đạo Cục

01 ngày làm việc

Bước 10

- Trả kết quả giải quyết TTHC cho tổ chức, cá nhân

- Lưu trữ hồ sơ, cập nhật thông tin vào Hệ thống thông tin Một cửa điện tử

Bộ phận Một cửa Chuyên viên

0.5 ngày làm việc

Tổng thời gian giải quyết TTHC

28 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, đúng quy định (không tính thời gian tổ chức phải hoàn thành hành động khắc phục nếu có)

Quy trình nội bộ số: 37

Thay đổi, bổ sung phạm vi, lĩnh vực đánh giá sự phù hợp được chỉ định

Thứ tự công việc

Nội dung công việc cụ thể

Đơn vị/ người thực hiện

Thời gian thực hiện (ngày/ giờ)

Đánh giá bằng điểm
{trước hạn (2đ); đúng hạn (1đ); quá hạn (0đ)}

Bước 1

- Tiếp nhận hồ sơ:

+ Trực tiếp

+ Qua dịch vụ bưu chính

- Kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ theo quy định tại Nghị định 132/2018/NĐ-CP ngày 31/12/2018; Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 và Nghị định số 154/2018/NĐ-CP ngày 09/11/2018 của Chính phủ.

Nếu hồ sơ không đầy đủ thì trả lại hồ sơ và yêu cầu bổ sung hoàn thiện hồ sơ.

- Cập nhật thông tin hồ sơ vào cơ sở dữ liệu của Hệ thống thông tin Một cửa điện tử; chuyển hồ sơ cho Phòng Kế hoạch.

Công chức tiếp nhận hồ sơ tại Bộ phận Một cửa

0.5 ngày làm việc

Bước 2

- Nhận hồ sơ từ Bộ phận Một cửa, phân công chuyên viên thẩm định hồ sơ theo quy định

Lãnh đạo phòng

0.5 ngày làm việc

Bước 3

Thẩm định hồ sơ

- Nếu hồ sơ đáp ứng quy định dự thảo Quyết định thành lập đoàn đánh giá thực tế tại cơ sở

- Nếu hồ sơ không đáp ứng quy định trình Lãnh đạo phòng để chuyển Bộ phận Một cửa, trả hồ sơ và yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.

Chuyên viên

02 ngày làm việc

Bước 4

Trình Lãnh đạo Cục phê duyệt Quyết định thành lập đoàn đánh giá (đối với trường hợp đi đánh giá thực tế)

Lãnh đạo phòng

01 ngày làm việc

Bước 5

Phê duyệt Quyết định thành lập đoàn đánh giá Gửi thông báo đánh giá thực tế cho tổ chức, cá nhân

Lãnh đạo Cục Bộ phận Một cửa

01 ngày làm việc

Bước 6

Đánh giá thực tế tại tổ chức đề nghị được chỉ định

- Thành viên Đoàn đánh giá

18 ngày làm việc

Bước 7

Xử lý hồ sơ sau khi đánh giá tại cơ sở

- Trường hợp đánh giá đạt yêu cầu, dự thảo Quyết định chỉ định tổ chức đánh giá sự phù hợp.

- Trường hợp không cấp Quyết định chỉ định, dự thảo văn bản trả lời doanh nghiệp và nêu rõ lý do.

Chuyên viên

03 ngày làm việc
(trường hợp phải có hành động khắc phục: sau khi nhận được báo cáo khắc phục sẽ quay lại bước này)

Bước 8

Trình Lãnh đạo Cục phê duyệt Quyết định chỉ định

Lãnh đạo phòng

0.5 ngày làm việc

Bước 9

Phê duyệt kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

- Quyết định chỉ định tổ chức đánh giá sự phù hợp

- Thông báo và nêu rõ lý do nếu không cấp Quyết định chỉ định tổ chức đánh giá sự phù hợp

Lãnh đạo Cục

01 ngày làm việc

Bước 10

- Trả kết quả giải quyết TTHC cho tổ chức, cá nhân

- Lưu trữ hồ sơ, cập nhật thông tin vào Hệ thống thông tin Một cửa điện tử

Bộ phận Một cửa Chuyên viên

0.5 ngày làm việc

Tổng thời gian giải quyết TTHC

28 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, đúng quy định (không tính thời gian tổ chức phải hoàn thành hành động khắc phục nếu có)

Quy trình nội bộ số: 38

Cấp lại quyết định chỉ định tổ chức đánh giá sự phù hợp

Thứ tự công việc

Nội dung công việc cụ thể

Đơn vị/ người thực hiện

Thời gian thực hiện
(ngày/ giờ)

Đánh giá bằng điểm
{trước hạn (2đ); đúng hạn (1đ); quá hạn (0đ)}

Bước 1

- Tiếp nhận hồ sơ:

+ Trực tiếp

+ Qua dịch vụ bưu chính

- Kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ theo quy định tại Nghị định 132/2018/NĐ-CP ngày 31/12/2018; Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018

Nếu hồ sơ không đầy đủ thì trả lại hồ sơ và yêu cầu bổ sung hoàn thiện hồ sơ.

- Cập nhật thông tin hồ sơ vào cơ sở dữ liệu của Hệ thống thông tin Một cửa điện tử; chuyển hồ sơ cho Phòng Kế hoạch.

Công chức tiếp nhận hồ sơ tại Bộ phận Một cửa

03 ngày làm việc

Bước 2

- Nhận hồ sơ từ Bộ phận Một cửa, phân công chuyên viên thẩm định hồ sơ theo quy định

Lãnh đạo phòng

0.5 ngày

Bước 3

Thẩm định hồ sơ

- Nếu hồ sơ đáp ứng quy định dự thảo Quyết định chỉ định

- Nếu hồ sơ không đáp ứng quy định trình Lãnh đạo phòng để chuyển Bộ phận Một cửa, trả hồ sơ và yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.

- CV chuyên trách

- Lãnh đạo Phòng KH

02 ngày làm việc

Bước 4

Trình Lãnh đạo Cục phê duyệt Quyết định chỉ định

Lãnh đạo phòng

0.5 ngày làm việc

Bước 5

Phê duyệt Quyết định chỉ định

Lãnh đạo Cục

01 ngày làm việc

Bước 6

- Trả kết quả giải quyết TTHC cho tổ chức, cá nhân

- Tổ chức, cá nhân nhận kết quả giải quyết TTHC theo thời gian quy định (bản chính)

- Lưu trữ hồ sơ, cập nhật thông tin vào Hệ thống thông tin Một cửa điện tử.

Bộ phận Một cửa Chuyên viên

01 ngày làm việc

Tổng thời gian giải quyết TTHC

05 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ

Quy trình nội bộ số: 39

Cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động thử nghiệm chất lượng sản phẩm, hàng hóa

Thứ tự công việc

Nội dung công việc cụ thể

Đơn vị/ người thực hiện

Thời gian thực hiện (ngày/ giờ)

Đánh giá bằng điểm
{trước hạn (2đ); đúng hạn (1đ); quá hạn (0đ)}

Bước 1

- Tiếp nhận hồ sơ:

+ Trực tiếp

+ Qua dịch vụ bưu chính

- Kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ theo quy định tại Nghị định 132/2018/NĐ-CP ngày 31/12/2018; Nghị định số 107/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 và Nghị định số 154/2018/NĐ-CP ngày 09/11/2019 của Chính phủ.

Nếu hồ sơ không đầy đủ thì trả lại hồ sơ và yêu cầu bổ sung hoàn thiện hồ sơ.

- Cập nhật thông tin hồ sơ vào cơ sở dữ liệu của Hệ thống thông tin Một cửa điện tử; chuyển hồ sơ cho Phòng Kế hoạch

Công chức tiếp nhận hồ sơ tại Bộ phận Một cửa

01 ngày làm việc

Bước 2

- Nhận hồ sơ từ Bộ phận Một cửa, phân công chuyên viên thẩm định hồ sơ theo quy định

Lãnh đạo phòng

0.5 ngày làm việc

Bước 3

Thẩm định và duyệt hồ sơ

- Nếu hồ sơ không đầy đủ, không hợp lệ dự thảo phiếu thẩm định , trả lại BP Một cửa để trả lại hồ sơ và yêu cầu tổ chức thử nghiệm sửa đổi, bổ sung.

- Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ: chuẩn bị dự thảo Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động thử nghiệm

Chuyên viên

3.5 ngày làm việc

Bước 4

Dự thảo Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động thử nghiệm

Chuyên viên

7.5 ngày làm việc

Bước 5

Trình lãnh đạo Cục Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động thử nghiệm

Lãnh đạo phòng

1 ngày làm việc

Bước 6

Phê duyệt Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động thử nghiệm

Lãnh đạo Cục

1 ngày làm việc

Bước 7

- Trả kết quả giải quyết TTHC cho tổ chức, cá nhân

- Lưu trữ hồ sơ, cập nhật thông tin vào Hệ thống thông tin Một cửa điện tử

Bộ phận Một cửa Chuyên viên

0.5 ngày làm việc

Tổng thời gian giải quyết TTHC

15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, đúng quy định (không kể thời gian bổ sung hồ sơ của doanh nghiệp)

Quy trình nội bộ số: 40

Cấp bổ sung, sửa đổi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động thử nghiệm chất lượng sản phẩm, hàng hóa

Thứ tự công việc

Nội dung công việc cụ thể

Đơn vị/ người thực hiện

Thời gian thực hiện
(ngày/ giờ)

Đánh giá bằng điểm
{trước hạn (2đ); đúng hạn (1đ); quá hạn (0đ)}

Bước 1

- Tiếp nhận hồ sơ:

+ Trực tiếp

+ Qua dịch vụ bưu chính

- Kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ theo quy định tại Nghị định 132/2018/NĐ-CP ngày 31/12/2018; Nghị định số 107/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 và Nghị định số 154/2018/NĐ-CP ngày 09/11/2019 của Chính phủ.

Nếu hồ sơ không đầy đủ thì trả lại hồ sơ và yêu cầu bổ sung hoàn thiện hồ sơ.

- Cập nhật thông tin hồ sơ vào cơ sở dữ liệu của Hệ thống thông tin Một cửa điện tử; chuyển hồ sơ cho Phòng Kế hoạch.

Công chức tiếp nhận hồ sơ tại Bộ phận Một cửa

01 ngày làm việc

Bước 2

- Nhận hồ sơ từ Bộ phận Một cửa, phân công chuyên viên thẩm định hồ sơ theo quy định

Lãnh đạo phòng

0.5 ngày làm việc

Bước 3

Thẩm định và duyệt hồ sơ

- Nếu hồ sơ không đầy đủ, không hợp lệ dự thảo phiếu thẩm định, trả lại hộ phận Một cửa để trả lại hồ sơ và yêu cầu tổ chức thử nghiệm sửa đổi, bổ sung.

- Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ: chuẩn bị dự thảo Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động thử nghiệm

Chuyên viên

3.5 ngày làm việc

Bước 4

Dự thảo Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động thử nghiệm

Chuyên viên

7.5 ngày làm việc

Bước 5

Trình lãnh đạo Cục Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động thử nghiệm

Lãnh đạo phòng

1 ngày làm việc

Bước 6

Phê duyệt Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động thử nghiệm

Lãnh đạo Cục

1 ngày làm việc

Bước 7

- Trả kết quả giải quyết TTHC cho tổ chức, cá nhân

- Lưu trữ hồ sơ, cập nhật thông tin vào Hệ thống thông tin Một cửa điện tử

Bộ phận Một cửa Chuyên viên

0.5 ngày làm việc

Tổng thời gian giải quyết TTHC

15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, đúng quy định (không kể thời gian bổ sung hồ sơ của doanh nghiệp)

Quy trình nội bộ số: 41

Cấp lại giấy chứng nhận đăng ký hoạt động thử nghiệm chất lượng sản phẩm, hàng hóa

Thứ tự công việc

Nội dung công việc cụ thể

Đơn vị/ người thực hiện

Thời gian thực hiện (ngày/ giờ)

Đánh giá bằng điểm
{trước hạn (2đ); đúng hạn (1đ); quá hạn (0đ)}

Bước 1

- Tiếp nhận hồ sơ:

+ Trực tiếp

+ Qua dịch vụ bưu chính

- Kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ theo quy định tại Nghị định 132/2018/NĐ-CP ngày 31/12/2018; Nghị định số 107/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 và Nghị định số 154/2018/NĐ-CP ngày 09/11/2019 của Chính phủ.

Nếu hồ sơ không đầy đủ thì trả lại hồ sơ và yêu cầu bổ sung hoàn thiện hồ sơ.

- Cập nhật thông tin hồ sơ vào cơ sở dữ liệu của Hệ thống thông tin Một cửa điện tử; chuyển hồ sơ cho Phòng Kế hoạch.

Công chức tiếp nhận hồ sơ tại Bộ phận Một cửa

01 ngày làm việc

Bước 2

- Nhận hồ sơ từ Bộ phận Một cửa, phân công chuyên viên thẩm định hồ sơ theo quy định

Lãnh đạo phòng

0.5 ngày làm việc

Bước 3

Thẩm định và duyệt hồ sơ

- Nếu hồ sơ không đầy đủ, không phù hợp dự thảo phiếu thẩm định , trả lại BP Một cửa để trả lại hồ sơ và yêu cầu tổ chức thử nghiệm sửa đổi, bổ sung

- Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ: chuẩn bị dự thảo Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động thử nghiệm

- Chuyên viên

- Lãnh đạo Phòng

1.5 ngày làm việc

Bước 4

Dự thảo và trình Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động thử nghiệm

- Chuyên viên

- Lãnh đạo Phòng

0.5 ngày làm việc

Bước 5

Trình lãnh đạo Cục phê duyệt Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động thử nghiệm

Lãnh đạo Phòng

0.5 ngày làm việc

Bước 6

Phê duyệt Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động thử nghiệm

Lãnh đạo Cục

0.5 ngày làm việc

Bước 7

- Trả kết quả giải quyết TTHC cho tổ chức, cá nhân

- Lưu trữ hồ sơ, cập nhật thông tin vào Hệ thống thông tin Một cửa điện tử

Bộ phận Một cửa Chuyên viên

0.5 ngày làm việc

Tổng thời gian giải quyết TTHC

05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, đúng quy định

Quy trình nội bộ số: 42

Cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chứng nhận chất lượng sản phẩm, hàng hóa

Thứ tự công việc

Nội dung công việc cụ thể

Đơn vị/ người thực hiện

Thời gian thực hiện (ngày/ giờ)

Đánh giá bằng điểm
{trước hạn (2đ); đúng hạn (1đ); quá hạn (0đ)}

Bước 1

- Tiếp nhận hồ sơ:

+ Trực tiếp

+ Qua dịch vụ bưu chính

- Kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ theo quy định tại Nghị định 132/2018/NĐ-CP ngày 31/12/2018; Nghị định số 107/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 và Nghị định số 154/2018/NĐ-CP ngày 09/11/2019 của Chính phủ.

Nếu hồ sơ không đầy đủ thì trả lại hồ sơ và yêu cầu bổ sung hoàn thiện hồ sơ.

- Cập nhật thông tin hồ sơ vào cơ sở dữ liệu của Hệ thống thông tin Một cửa điện tử; chuyển hồ sơ cho Phòng Kế hoạch.

Công chức tiếp nhận hồ sơ tại Bộ phận Một cửa

01 ngày làm việc

Bước 2

- Nhận hồ sơ từ Bộ phận Một cửa, phân công chuyên viên thẩm định hồ sơ theo quy định

Lãnh đạo phòng

0.5 ngày làm việc

Bước 3

Thẩm định và duyệt hồ sơ

- Nếu hồ sơ không đầy đủ, không hợp lệ dự thảo phiếu thẩm định, trả lại BP Một cửa để trả lại hồ sơ và yêu cầu tổ chức thử nghiệm sửa đổi, bổ sung.

- Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ: chuẩn bị dự thảo Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chứng nhận chất lượng sản phẩm

Chuyên viên

3.5 ngày làm việc

Bước 4

Dự thảo Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động thử nghiệm

Chuyên viên

7.5 ngày làm việc

Bước 5

Trình lãnh đạo Cục Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chứng nhận chất lượng sản phẩm

Lãnh đạo phòng

1 ngày làm việc

Bước 6

Phê duyệt Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chứng nhận chất lượng sản phẩm

Lãnh đạo Cục

1 ngày làm việc

Bước 7

- Trả kết quả giải quyết TTHC cho tổ chức, cá nhân

- Lưu trữ hồ sơ, cập nhật thông tin vào Hệ thống thông tin Một cửa điện tử

Bộ phận Một cửa Chuyên viên

0.5 ngày làm việc

Tổng thời gian giải quyết TTHC

15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, đúng quy định (không kể thời gian bổ sung hồ sơ của doanh nghiệp)

Quy trình nội bộ số: 43

Cấp bổ sung, sửa đổi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chứng nhận chất lượng sản phẩm, hàng hóa

Thứ tự công việc

Nội dung công việc cụ thể

Đơn vị/ người thực hiện

Thời gian thực hiện
(ngày/ giờ)

Đánh giá bằng điểm
{trước hạn (2đ); đúng hạn (1đ); quá hạn (0đ)}

Bước 1

- Tiếp nhận hồ sơ:

+ Trực tiếp

+ Qua dịch vụ bưu chính

- Kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ theo quy định tại Nghị định 132/2018/NĐ-CP ngày 31/12/2018; Nghị định số 107/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 và Nghị định số 154/2018/NĐ-CP ngày 09/11/2019 của Chính phủ.

Nếu hồ sơ không đầy đủ thì trả lại hồ sơ và yêu cầu bổ sung hoàn thiện hồ sơ.

- Cập nhật thông tin hồ sơ vào cơ sở dữ liệu của Hệ thống thông tin Một cửa điện tử; chuyển hồ sơ cho Phòng Kế hoạch.

Công chức tiếp nhận hồ sơ tại Bộ phận Một cửa

01 ngày làm việc

Bước 2

- Nhận hồ sơ từ Bộ phận Một cửa, phân công chuyên viên thẩm định hồ sơ theo quy định

Lãnh đạo phòng

0.5 ngày làm việc

Bước 3

Thẩm định và duyệt hồ sơ

- Nếu hồ sơ không đầy đủ, không hợp lệ dự thảo phiếu thẩm định , trả lại BP Một cửa để trả lại hồ sơ và yêu cầu tổ chức thử nghiệm sửa đổi, bổ sung.

- Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ: chuẩn bị dự thảo Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chứng nhận chất lượng sản phẩm

Chuyên viên

3.5 ngày làm việc

Bước 4

Dự thảo Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động thử nghiệm

Chuyên viên

7.5 ngày làm việc

Bước 5

Trình lãnh đạo Cục Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chứng nhận chất lượng sản phẩm

Lãnh đạo phòng

1 ngày làm việc

Bước 6

Phê duyệt Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chứng nhận chất lượng sản phẩm

Lãnh đạo Cục

1 ngày làm việc

Bước 7

- Trả kết quả giải quyết TTHC cho tổ chức, cá nhân

- Lưu trữ hồ sơ, cập nhật thông tin vào Hệ thống thông tin Một cửa điện tử

Bộ phận Một cửa Chuyên viên

0,5 ngày

Tổng thời gian giải quyết TTHC

15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, đúng quy định (không kể thời gian bổ sung hồ sơ của doanh nghiệp)

Quy trình nội bộ số: 44

Cấp lại giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chứng nhận chất lượng sản phẩm, hàng hóa

Thứ tự công việc

Nội dung công việc cụ thể

Đơn vị/ người thực hiện

Thời gian thực hiện (ngày/ giờ)

Đánh giá bằng điểm
{trước hạn (2đ); đúng hạn (1đ); quá hạn (0đ)}

Bước 1

- Tiếp nhận hồ sơ:

+ Trực tiếp

+ Qua dịch vụ bưu chính

- Kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ theo quy định tại Nghị định 132/2018/NĐ-CP ngày 31/12/2018; Nghị định số 107/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 và Nghị định số 154/2018/NĐ-CP ngày 09/11/2019 của Chính phủ.

Nếu hồ sơ không đầy đủ thì trả lại hồ sơ và yêu cầu bổ sung hoàn thiện hồ sơ.

- Cập nhật thông tin hồ sơ vào cơ sở dữ liệu của Hệ thống thông tin Một cửa điện tử; chuyển hồ sơ cho Phòng Kế hoạch.

Công chức tiếp nhận hồ sơ tại Bộ phận Một cửa

01 ngày làm việc

Bước 2

- Nhận hồ sơ từ Bộ phận Một cửa, phân công chuyên viên thẩm định hồ sơ theo quy định

Lãnh đạo phòng

0.5 ngày làm việc

Bước 3

Thẩm định và duyệt hồ sơ

- Nếu hồ sơ không đầy đủ, phù hợp dự thảo phiếu thẩm định, trả lại bộ phận Một cửa để trả lại hồ sơ và yêu cầu tổ chức thử nghiệm sửa đổi, bổ sung

- Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ: chuẩn bị dự thảo Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chứng nhận

Chuyên viên

1.5 ngày làm việc

Bước 4

Dự thảo Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chứng nhận

Chuyên viên

0.5 ngày làm việc

Bước 5

Trình lãnh đạo Cục phê duyệt Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chứng nhận

Lãnh đạo Phòng

0.5 ngày làm việc

Bước 6

Phê duyệt Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chứng nhận

Lãnh đạo Cục

0.5 ngày làm việc

Bước 7

- Trả kết quả giải quyết TTHC cho tổ chức, cá nhân

- Lưu trữ hồ sơ, cập nhật thông tin vào Hệ thống thông tin Một cửa điện tử

Bộ phận Một cửa Chuyên viên

0.5 ngày làm việc

Tổng thời gian giải quyết TTHC

05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, đúng quy định

Quy trình nội bộ số: 45

Công nhận tiến bộ kỹ thuật đối với lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Cục Bảo vệ thực vật

Thứ tự công việc

Nội dung công việc cụ thể

Đơn vị/ người thực hiện

Thời gian thực hiện
(ngày/ giờ)

Đánh giá bằng điểm
{trước hạn (2đ); đúng hạn (1đ); quá hạn (0đ)}

Bước 1

- Tiếp nhận hồ sơ

+ Trực tiếp

+ Qua đường bưu điện.

- Kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ theo quy định tại Thông tư 04/2018/TT-BNNPTNT ngày 3/5/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.

Nếu hồ sơ không đầy đủ thì trả lại hồ sơ và yêu cầu bổ sung hoàn thiện hồ sơ.

- Cập nhật thông tin hồ sơ vào cơ sở dữ liệu của Hệ thống thông tin Một cửa điện tử; chuyển hồ sơ cho Phòng Kế hoạch.

Công chức tiếp nhận hồ sơ tại Bộ phận Một cửa

03 ngày làm việc

Bước 2

- Nhận hồ sơ từ Bộ phận Một cửa, phân công chuyên viên thẩm định hồ sơ theo quy định.

Lãnh đạo phòng Kế hoạch

01 ngày làm việc

Bước 3

Thẩm định hồ sơ :

- Hồ sơ đáp ứng quy định: Dự thảo Quyết định thành lập hội đồng tư vấn, thẩm định tiến bộ kỹ thuật

- Nếu hồ sơ không đáp ứng quy định trình Lãnh đạo phòng để trả Bộ phận Một cửa, trả hồ sơ và yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.

- Chuyên viên

05 ngày làm việc

Bước 4

Trình lãnh đạo Cục phê duyệt Quyết định thành lập hội đồng tư vấn, thẩm định tiến bộ kỹ thuật

- Lãnh đạo phòng

0.5 ngày làm việc

Bước 5

Phê duyệt Quyết định thành lập hội đồng tư vấn thẩm định tiến bộ kỹ thuật

0.5 ngày làm việc

Bước 6

Tổ chức họp hội đồng tư vấn thẩm định công nhận tiến bộ kỹ thuật

Thành viên Hội đồng

15 ngày làm việc

Bước 5

Dự thảo thông báo nội dung cần hoàn thiện sau hội đồng nếu có theo kết luận của Hội đồng và trình lãnh đạo Cục phê duyệt

- CV chuyên trách

- Lãnh đạo phòng

02 ngày làm việc
(trường hợp phải có hành động khắc phục: sau khi nhận được báo cáo khắc phục sẽ quay lại bước này)

Bước 6

Lãnh đạo Cục phê duyệt văn bản thông báo nội dung cần hoàn thiện sau hội đồng

Lãnh đạo Cục

01 ngày làm việc

Bước 7

Hoàn thiện hồ sơ sau hội đồng

Tổ chức, cá nhân đề nghị công nhận tiến bộ kỹ thuật

30 ngày làm việc (kể từ khi nhận được thông báo nội dung cần hoàn thiện sau hội đồng)

Bước 8

Rà soát hồ sơ hoàn thiện của đơn vị và dự thảo Quyết định công nhận tiến bộ kỹ thuật

Chuyên viên

3 ngày làm việc
(kể từ khi nhận được hồ sơ hoàn thiện sau hội đồng)

Bước 9

Trình lãnh đạo Cục Quyết định công nhận tiến bộ kỹ thuật

Lãnh đạo phòng

0.5 ngày làm việc

Bước 10

Phê duyệt Quyết định công nhận tiến bộ kỹ thuật

Lãnh đạo Cục

1 ngày làm việc

Bước 11

- Trả kết quả giải quyết TTHC cho tổ chức, cá nhân

- Lưu trữ hồ sơ, cập nhật thông tin vào Hệ thống thông tin Một cửa điện tử

Bộ phận Một cửa Chuyên viên

0.5 ngày làm việc

Tổng thời gian giải quyết TTHC

63 ngày làm việc (bao gồm thời gian tổ chức/cá nhân hoàn thiện hồ sơ sau hội đồng)

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 4115/QĐ-BNN-BVTV ngày 20/10/2020 về phê duyệt quy trình nội bộ trong giải quyết thủ tục hành chính lĩnh vực bảo vệ thực vật thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.926

DMCA.com Protection Status
IP: 3.146.107.144
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!