ỦY BAN NHÂN
DÂN
THÀNH
PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 3924/QĐ-UBND
|
Thành phố
Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 10 năm 2020
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN
HÀNH KẾ HOẠCH THỰC HIỆN THỎA THUẬN PARIS VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH
PHỐ HỒ CHÍ MINH
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH
PHỐ HỒ CHÍ MINH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa
phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều
của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng
11 năm 2019;
Căn cứ Quyết định số 2053/QĐ-TTg ngày
28 tháng 10 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch thực hiện
Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài
nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 8175/TTr-STNMT-KTTV ngày 14 tháng 9 năm
2020 về việc phê duyệt “Kế hoạch thực hiện Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu
trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh”.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch thực hiện Thỏa thuận
Paris về biến đổi khí hậu trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
Điều 2. Giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì đôn đốc, kiểm tra,
giám sát việc thực hiện các nhiệm vụ được giao trong Kế hoạch; định kỳ báo cáo Ủy
ban nhân dân Thành phố và Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.
Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố; Thủ trưởng các sở,
ban, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện và các đơn vị có liên quan
chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
-
Như
Điều 4;
- Bộ Tài nguyên và Môi trường;
- Thường trực Thành ủy;
- Thường trực HĐND TP;
- TTUB: CT, PCT/ĐT;
- VPUB: các PCVP;
- Phòng ĐT, KT, DA, TH;
- Lưu: VT, (ĐT-LHT) TV
|
KT. CHỦ
TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Võ Văn Hoan
|
KẾ HOẠCH
THỰC
HIỆN THỎA THUẬN PARIS VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3924/QĐ-UBND ngày 20 tháng 10 năm 2020 của Ủy
ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh)
Thực hiện Quyết định số 2053/QĐ-TTg
ngày 28 tháng 10 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch thực
hiện thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu và Công văn số 4126/BTNMT-BĐKH ngày
11 tháng 8 năm 2017 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn xây dựng Kế hoạch
triển khai các nhiệm vụ được giao tại Quyết định số 2053/QĐ-TTg ngày 28 tháng
10 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban
hành Kế hoạch thực hiện thoả thuận Paris về biến đổi khí hậu trên địa bàn Thành
phố Hồ Chí Minh với những nội dung sau:
I. TỔNG QUAN VỀ BIẾN
ĐỔI KHÍ HẬU VÀ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
1. Tổng quan
về tác động của biến đổi khí hậu đến toàn cầu và Việt Nam những năm qua
Biến đổi khí hậu làm cho nhiệt độ toàn
cầu tăng lên và làm cho mực nước biển dâng lên, là một trong những thách thức lớn
nhất đối với nhân loại trong thế kỷ 21. Thiên tai và các hiện tượng khí hậu cực
đoan khác đang gia tăng ở hầu hết các nơi trên thế giới, nhiệt độ và mực nước
biển trung bình toàn cầu tiếp tục tăng nhanh và đang là mối lo ngại của các quốc
gia trên thế giới. Biến đổi khí hậu sẽ tác động nghiêm trọng đến sản xuất, đời
sống và môi trường trên phạm vi toàn thế giới và gây rủi ro lớn đối với công
nghiệp và các hệ thống kinh tế - xã hội trong tương lai.
Việt Nam được đánh giá là một trong những
quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu. Trong những năm qua,
dưới tác động của biến đổi khí hậu làm cho nhiệt độ có xu thế tăng ở hầu hết
các trạm quan trắc, tăng nhanh trong những thập kỷ gần đây. Trung bình cả nước,
nhiệt độ trung bình năm thời kỳ 1958 - 2014 tăng khoảng 0,62°C, riêng giai đoạn
1985 - 2014 nhiệt độ tăng khoảng 0,42°C. Lượng mưa trung bình năm có xu thế giảm
ở hầu hết các trạm phía Bắc, tăng ở hầu hết các trạm phía Nam. Cực trị nhiệt độ
tăng ở hầu hết các vùng, ngoại trừ nhiệt độ tối cao có xu thế giảm ở một số trạm
phía Nam. Hạn hán xuất hiện thường xuyên hơn trong mùa khô. Mưa cực đoan giảm
đáng kể ở vùng Đồng Bằng Bắc Bộ, tăng mạnh ở Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Số lượng
bão mạnh có xu hướng tăng. Ảnh hưởng của El Nino và La Nina có xu thế tăng. Việt
Nam đã rất nỗ lực ứng phó với biến đổi khí hậu, thể hiện qua các chính sách và
các chương trình quốc gia.
Hậu quả của biến đổi khí hậu đối với
Việt Nam là nghiêm trọng và là một nguy cơ hiện hữu cho mục tiêu xóa đói giảm
nghèo, cho việc thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ và sự phát triển bền vững
của đất nước. Các lĩnh vực, ngành, địa phương dễ bị tổn thương và chịu tác động
mạnh mẽ nhất của biến đổi khí hậu là: tài nguyên nước, nông nghiệp và an ninh
lương thực, sức khỏe, các vùng đồng bằng và dải ven biển.
2. Tổng quan
về tác động của biến đổi khí hậu đến Thành phố Hồ Chí Minh những năm qua
Tại Thành phố Hồ Chí Minh, theo phân
tích kết quả các số liệu về các yếu tố khí tượng tại các trạm khí tượng thủy
văn trên địa bàn từ năm 1977 đến 2011 cho thấy:
- Nhiệt độ trung bình năm của Thành phố
Hồ Chí Minh trong thời kỳ 1993 - nay gia tăng trên toàn khu vực và trong cả 2
mùa so với thời kỳ 1978 - 1992, mức tăng trong các tháng mùa khô cao hơn. Xu thế
tăng nhiệt độ trong giai đoạn 33 năm từ 1978 - 2011 cho thấy nhiệt độ trung
bình của toàn Thành phố Hồ Chí Minh đã tăng khoảng 0,7°C.
- Sự thay đổi lượng mưa từ năm 1978 trở
lại đây tại Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy trong giai đoạn 1993 - 2011 lượng
mưa ở khu vực ven đô thị về phía Tây và Tây Nam gia tăng trên 100 mm so với thời
kỳ trước. Ngoài ra, hiện tượng mưa cực đoan ở Thành phố Hồ Chí Minh cũng có sự
thay đổi theo thời gian, cụ thể là số lượng các cơn mưa lớn vượt ngưỡng có xu
hướng gia tăng nhanh chóng. Như vậy xu thế lượng mưa của Thành phố Hồ Chí Minh
là phần lớn do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu toàn cầu.
- Về mực nước biển dâng, theo số liệu
phân tích từ kết quả quan trắc năm 1964 - 2011, kết quả cho thấy mực nước ven
biển Việt Nam đang có xu hướng dâng lên. Tốc độ dâng trung bình tại Vũng Tàu
1,33 mm/năm. Mực nước biển dâng thêm và lượng mưa tăng do biến đổi khí hậu
trong những năm gần đây làm cho tình trạng ngập lụt tại Thành phố Hồ Chí Minh
ngày càng trầm trọng.
- Về triều cường: tại trạm Phú An
trong năm những năm gần đây đã xuất hiện khá nhiều đợt triều cường lớn và cao
nhất trong trong chuỗi số liệu từ năm 1960. Cụ thể trong năm 2017, đã xuất hiện
9 đợt triều cường lớn (đỉnh triều tại trạm Phú An đạt và vượt mức báo động cấp
III, riêng đợt triều đầu tháng 12 năm 2017, đỉnh triều đạt 1,71 m, đây là đỉnh
triều cao nhất trong chuỗi số liệu từ năm 1960). Trong năm 2018, đã xuất hiện 7
đợt triều cường lớn (đỉnh triều đạt và vượt mức báo động cấp III, riêng đợt triều
đầu tháng 02 năm 2018, đỉnh triều đạt 1,71 m).
Từ các số liệu thống kê về thay đổi
khí hậu trong thời gian qua và thống kê các thiệt hại cũng như ảnh hưởng của biến
đổi khí hậu đến Thành phố Hồ Chí Minh, có thể nhận thấy khả năng dễ bị tổn
thương của Thành phố trước những biến đổi cực đoan của khí hậu. Kết quả theo
dõi và thống kê cho thấy vấn đề ngập lụt là nghiêm trọng, tác động lớn nhất là
do ngập lụt gây ra là làm ảnh hưởng đến hoạt động giao thông đô thị gây khó
khăn cho việc đi lại, từ đó gây ra những ảnh hưởng gián tiếp khác về giao thông
vận tải, học tập và việc làm,... Tác động của triều cường gây vỡ đê thường
xuyên và là mối quan tâm của người dân của Thành phố, nhất là tại quận 8 và quận
12 là hai địa bàn mà hiện tượng vỡ đê thường xuyên xảy ra mỗi khi triều cường
cao.
Về ảnh hưởng của bão và áp thấp nhiệt
đới: Thành phố Hồ Chí Minh ít chịu ảnh hưởng của bão, tuy nhiên những năm gần
đây, bão và áp thấp nhiệt đới đã di chuyển ngày càng sâu hơn về các tỉnh phía
Nam với 12 cơn bão nhiệt đới lớn đã ảnh hưởng đến Thành phố Hồ Chí Minh trong
hơn 60 năm qua. Bão có cường độ mạnh, siêu bão trong những năm gần đây có xu hướng
xuất hiện nhiều hơn (bão Haiyan năm 2013, bão Hagupit năm 2014, bão số 9 năm
2018). Mùa bão thường xuất hiện với xác suất lớn nhất từ tháng 7 đến tháng 10,
trong mùa mưa.
Bên cạnh bão, dông lốc xoáy xảy ra tại
Thành phố Hồ Chí Minh chủ yếu vào mùa mưa, gây thiệt hại về người và tài sản.
Vào giai đoạn 2014-2018, dưới tác động bất thường của biến đổi khí hậu tình
hình thiên tai tiếp tục diễn biến bất thường và phức tạp. Bão, mưa giông lốc
xoáy có xu hướng xuất hiện nhiều ở khu vực phía Nam và đã ảnh hưởng trực tiếp đến
địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
3. Dự kiến
tác động của biến đổi khí hậu đến Thành phố Hố Chí Minh những năm tới
Trong tương lai, theo kịch bản biến đổi
khí hậu và nước biển dâng do Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố năm 2016: với
kịch bản biến đổi khí hậu trung bình (RCP 4.5) nhiệt độ của Thành phố Hồ Chí
Minh tăng 1,9°C vào năm 2100 so với giá trị trung bình của thời kỳ cơ sở (1986
- 2005), theo kịch bản biến đổi khí hậu cao (RCP 8.5) nhiệt độ của Thành phố Hồ
Chí Minh tăng 3,5°C vào năm 2100 so với giá trị trung bình của thời kỳ cơ sở
(1986 - 2005).
Về lượng mưa: nhìn chung mưa sẽ tăng hầu
hết các mùa trong năm. Theo kịch bản biến đổi khí hậu trung bình (RCP 4.5) mưa
của Thành phố Hồ Chí Minh tăng 22,7% vào năm 2100 so với giá trị trung bình của
thời kỳ cơ sở (1986 - 2005), theo kịch bản biến đổi khí hậu cao (RCP 8.5) nhiệt
độ của Thành phố Hồ Chí Minh tăng 23,4% vào năm 2100 so với giá trị trung bình
của thời kỳ cơ sở (1986 - 2005). Lượng mưa tăng sẽ tăng nguy cơ ngập lụt cho
Thành phố.
Về mực nước biển dâng: nhìn chung đều
tăng mạnh trong tương lai, đến năm 2100, mực nước biên dâng trung bình là 54 cm
(33 cm ÷ 78 cm), theo RCP8.5 là 74 cm (49 cm ÷ 105 cm). Theo kịch bản ngập lụt
Thành phố Hồ Chí Minh thì nếu mực nước biển dâng 100 cm, khoảng 17,8% diện tích
Thành phố Hồ Chí Minh có nguy cơ bị ngập. Trong đó, quận Bình Thạnh (80,78%),
quận Bình Chánh (36,43%).
Nhận thức rõ ảnh hưởng của biến đổi
khí hậu có tính lâu dài, trong thời gian qua Ủy ban nhân dân Thành phố đã ban
hành nhiều quyết định, kế hoạch liên quan đến ứng phó với biến đổi khí hậu. Các
Sở, ban, ngành và các nhà khoa học cũng đã thực hiện nhiều dự án, đề tài, nhiệm
vụ ứng phó biến đổi khí hậu để phát triển thành phố bền vững. Năm 2017, Ủy ban
nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã phê duyệt Kế hoạch hành động ứng phó với biến
đổi khí hậu trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2017 - 2020, tầm nhìn
đến năm 2030 tại Quyết định số 1159/QĐ-UBND ngày 17 tháng 3 năm 2017. Hiện nay
các Sở, ban, ngành của Thành phố đang triển khai các chương trình, dự án ứng
phó theo Quyết định số 1159/QĐ-UBND .
II. MỤC TIÊU CỦA KẾ
HOẠCH
Xác định và triển khai các hoạt động,
giải pháp phù hợp mà Thành phố Hồ Chí Minh cần thực hiện theo 2 giai đoạn: giai
đoạn năm 2020 và giai đoạn từ 2021 đến 2030 để hoàn thành các nhiệm vụ được
giao trong Quyết định số 2053/QĐ-TTg ngày 28 tháng 10 năm 2016 của Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt Kế hoạch thực hiện thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu.
III. NHIỆM VỤ TRỌNG
TÂM CỦA KẾ HOẠCH
Kế hoạch thực hiện thỏa thuận Paris về
biến đổi khí hậu trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đề xuất thực hiện 56 chương
trình, dự án, được phân kỳ theo 2 giai đoạn: Giai đoạn năm 2020 với 17 chương
trình, dự án do 12 Sở, ban, ngành chủ trì và giai đoạn từ 2021 đến 2030 với 39
chương trình, dự án do 15 Sở, ban, ngành chủ trì. Danh sách chi tiết các chương
trình, dự án, đơn vị chủ trì, đơn vị phối hợp và thời gian thực hiện được trình
bày trong Phụ lục.
1. Nhóm nhiệm
vụ 1: Giảm nhẹ phát thải khí nhà kính
a) Giảm nhẹ phát thải khí nhà kính
giai đoạn 2020
Trong giai đoạn 2020, nhóm nhiệm vụ Giảm
nhẹ phát thải khí nhà kính thực hiện 2 nhiệm vụ được giao tại Quyết định
2053/QĐ-TTg là:
- Nhiệm vụ 5 - Xây dựng và thực hiện
các đề xuất giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và tăng trưởng xanh phù hợp với điều
kiện quốc gia (NAMA) cho lĩnh vực công nghiệp, giao thông vận tải, xây dựng,
nông nghiệp và phát triển nông thôn, lĩnh vực chất thải rắn.
- Nhiệm vụ 10 - Thực hiện các hoạt động
giảm nhẹ phát thải khí nhà kính khác phù hợp với điều kiện quốc gia.
Tương ứng với 2 nhiệm vụ trên, Thành
phố Hồ Chí Minh sẽ thực hiện 6 chương trình, dự án, trong đó có 4 chương trình,
dự án lồng ghép (các chương trình, dự án số 2, 3, 4, 5) và 2 chương trình, dự
án mới (các chương trình, dự án số 1, 6). Thông tin cụ thể về các chương trình,
dự án này được trình bày cụ thể trong Phụ lục (trang 9 - 12).
b) Giảm nhẹ phát thải khí nhà kính
giai đoạn từ năm 2021 - 2030
Trong giai đoạn từ năm 2021 - 2030,
nhóm nhiệm vụ Giảm nhẹ phát thải khí nhà kính thực hiện 1 nhiệm vụ được giao tại
Quyết định 2053/QĐ-TTg là nhiệm vụ 16 Thực hiện các hoạt động giảm nhẹ phát thải
khí nhà kính khác phù hợp với điều kiện quốc gia.
Tương ứng với nhiệm vụ này, Thành phố
Hồ Chí Minh sẽ thực hiện 20 chương trình, dự án, trong đó có 19 chương trình, dự
án lồng ghép (các chương trình, dự án số 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16,
17, 18, 19, 20, 22, 23, 24, 25, 26) và 1 dự án mới (dự án số 21). Các chương
trình, dự án này được trình bày cụ thể trong Phụ lục (trang 13 - 23).
2. Nhóm nhiệm
vụ 2: Thích ứng với biến đổi khí hậu
a) Thích ứng với biến đổi khí hậu giai
đoạn 2020
Trong giai đoạn 2020 nhóm nhiệm vụ
Thích ứng với biến đổi khí hậu thực hiện 5 nhiệm vụ được giao tại Quyết định
2053/QĐ-TTg là:
- Nhiệm vụ 17 - Cập nhật đóng góp về
thích ứng với biến đổi khí hậu trong NDC phục vụ đánh giá nỗ lực toàn cầu định
kỳ.
- Nhiệm vụ 19 - Rà soát thông tin, dữ
liệu hiện có về thích ứng với biến đổi khí hậu, tổn thất và thiệt hại; đề xuất
thông tin, nghiên cứu bổ sung và phương thức quản lý, chia sẻ dữ liệu tạo thuận
lợi cho xây dựng, cập nhật các báo cáo đóng góp của quốc gia về thích ứng với biến
đổi khí hậu.
- Nhiệm vụ 21 - Thực hiện Chương trình
mục tiêu ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh.
- Nhiệm vụ 23 - Thực hiện Chương trình
mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững.
- Nhiệm vụ 25 - Thực hiện các hoạt động
khác về thích ứng với biến đổi khí hậu nhằm tăng khả năng chống chịu, bảo vệ cuộc
sống và sinh kế cho người dân, tạo điều kiện để có đóng góp lớn hơn trong giảm
nhẹ phát thải khí nhà kính.
Tương ứng với 5 nhiệm vụ trên, Thành
phố Hồ Chí Minh sẽ thực hiện 7 chương trình, dự án, trong đó có 6 chương trình,
dự án lồng ghép (các chương trình, dự án số 27, 28, 29, 30, 31, 32) và 1 chương
trình, dự án mới (chương trình, dự án số 33). Các chương trình, dự án này được
trình bày cụ thể trong Phụ lục (trang 23 - 28).
b) Thích ứng với biến đổi khí hậu giai
đoạn từ năm 2021 - 2030.
Trong giai đoạn 2021 - 2030 nhóm nhiệm
vụ Thích ứng với biến đổi khí hậu thực hiện 12 nhiệm vụ được giao tại Quyết định
2053/QĐ-TTg là:
- Nhiệm vụ 27 - Hoàn thiện các quy chuẩn,
tiêu chuẩn kỹ thuật về cơ sở hạ tầng, các công trình công cộng và dân sinh phù
hợp với bối cảnh biến đổi khí hậu.
- Nhiệm vụ 28 - Xây dựng quy hoạch
phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch dân cư, cơ sở hạ tầng dựa trên kịch bản biến
đổi khí hậu có chú trọng đến các ngành và vùng trọng điểm.
- Nhiệm vụ 29 - Triển khai các phương
án và giải pháp, công trình phòng chống thiên tai trọng điểm, cấp bách nhằm bảo
vệ đời sống nhân dân, bảo đảm quốc phòng an ninh và tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn;
di dời, sắp xếp lại các khu dân cư ở những vùng thường xuyên bị tác động của
bão, nước dâng do bão, lũ lụt, xói lở bờ sông, bờ biển hoặc có nguy cơ xảy ra
lũ quét, sạt lở đất.
- Nhiệm vụ 30 - Quản lý tổng hợp tài
nguyên nước lưu vực sông; bảo đảm an toàn hồ chứa; tăng cường hợp tác quốc tế
giải quyết các vấn đề nước xuyên biên giới; đảm bảo an ninh nguồn nước.
- Nhiệm vụ 31 - Quản lý rừng bền vững,
ngăn chặn mất rừng và suy thoái rừng; trồng, bảo vệ, phục hồi rừng, chú trọng
phát triển rừng trồng gỗ lớn, rừng ven biển.
- Nhiệm vụ 32 - Đảm bảo an ninh lương
thực thông qua bảo vệ, duy trì hợp lý và quản lý bền vững quỹ đất cho nông nghiệp;
chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; tạo giống mới thích ứng với biến đổi khí
hậu; hoàn thiện hệ thống kiểm soát, phòng chống dịch bệnh.
- Nhiệm vụ 33 - Rà soát, điều chỉnh và
phát triển sinh kế và quá trình sản xuất phù hợp với điều kiện biến đổi khí hậu
gắn với xóa đói giảm nghèo, công bằng xã hội.
- Nhiệm vụ 34 - Xây dựng các cơ chế,
chính sách, tăng cường hệ thống bảo hiểm, chia sẻ rủi ro khí hậu và thiên tai.
- Nhiệm vụ 35 - Thực hiện lồng ghép
thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào hệ sinh thái và cộng đồng, thông qua
phát triển dịch vụ hệ sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học, sử dụng kiến thức bản
địa, ưu tiên cộng đồng dễ bị tổn thương nhất.
- Nhiệm vụ 36 - Quy hoạch đô thị và sử
dụng đất, cơ sở hạ tầng, khu công nghiệp, khu tái định cư ven biển và hải đảo
trên cơ sở kịch bản nước biển dâng; thực hiện quản lý tổng hợp dải ven bờ.
- Nhiệm vụ 37 - Chống ngập cho các
thành phố lớn ven biển; xây dựng các cơ sở hạ tầng đô thị chống chịu với tác động
của biến đổi khí hậu; củng cố và xây mới các công trình cấp, thoát nước đô thị
lớn.
- Nhiệm vụ 38 - Củng cố, nâng cấp và
hoàn thiện các tuyến đê biển, đê sông xung yếu; kiểm soát xâm nhập mặn các vùng
bị ảnh hưởng nặng nề nhất.
Tương ứng với 12 nhiệm vụ này, Thành
phố Hồ Chí Minh sẽ thực hiện 17 chương trình, dự án, trong đó có 10 chương
trình, dự án lồng ghép (các chương trình, dự án số 36, 37, 38, 39, 41, 42, 46,
48, 49, 50) và 7 chương trình, dự án mới (các chương trình, dự án số 34, 35,
40, 43, 44, 45, 47). Các chương trình, dự án này được trình bày cụ thể trong Phụ
lục (trang 29 - 38).
3. Nhóm nhiệm
vụ 3: Chuẩn bị nguồn lực
a) Chuẩn bị nguồn lực con người
Nhóm nhiệm vụ chuẩn bị nguồn lực con
người thực hiện 2 nhiệm vụ được giao tại Quyết định 2053/QĐ-TTg là:
- Nhiệm vụ 39 - Xây dựng, triển khai
chương trình đào tạo lại cán bộ, viên chức, người lao động đáp ứng nhu cầu thực
hiện Thỏa thuận Paris.
- Nhiệm vụ 41 - Tuyên truyền, nâng cao
nhận thức về thực hiện Thỏa thuận Paris ở Việt Nam.
Tương ứng với 2 nhiệm vụ trên, Thành
phố Hồ Chí Minh sẽ thực hiện 2 chương trình, dự án lồng ghép là chương trình, dự
án số 51, 52. Các chương trình, dự án này được trình bày cụ thể trong Phụ lục
(trang 38 - 40).
b) Chuẩn bị nguồn lực công nghệ
Nhóm nhiệm vụ chuẩn bị nguồn lực công
nghệ thực hiện 2 nhiệm vụ được giao tại Quyết định 2053/QĐ-TTg là:
- Nhiệm vụ 43 - Áp dụng thử nghiệm một
số công nghệ ứng phó với biến đổi khí hậu có tiềm năng và phù hợp với điều kiện
Việt Nam.
- Nhiệm vụ 44 - Rà soát, đề xuất các
cơ chế chính sách Khuyến khích nghiên cứu, chuyển giao công nghệ về biến đổi
khí hậu; củng cố các cơ quan nghiên cứu về biến đổi khí hậu đầu ngành; tăng cường
hợp tác quốc tế trong nghiên cứu, trao đổi công nghệ.
Tương ứng với 2 nhiệm vụ nêu trên,
Thành phố Hồ Chí Minh sẽ thực hiện 3 chương trình, dự án lồng ghép là các
chương trình, dự án số 53, 54, 55. Các chương trình, dự án này được trình bày cụ
thể trong Phụ lục (trang 40 - 42).
c) Chuẩn bị nguồn lực tài chính
Nhóm nhiệm vụ chuẩn bị nguồn lực thực
hiện 1 nhiệm vụ tại Quyết định 2053/QĐ-TTg là Nhiệm vụ 46 Xây dựng khung huy động
nguồn lực cho biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh bao gồm khu vực tư nhân; kế
hoạch triển khai thực hiện phù hợp với Thỏa thuận Paris, kế hoạch phát triển
kinh tế - xã hội 2016-2020
Tương ứng với nhiệm vụ trên, Thành phố
Hồ Chí Minh sẽ thực hiện 1 chương trình, dự án lồng ghép là chương trình số 56.
Chương trình này được trình bày cụ thể trong Phụ lục (trang 42-43).
(Các chương trình, dự án cụ thể được
nêu tại Phụ lục kèm theo Kế hoạch này)
IV. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
KẾ HOẠCH
1. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức:
Đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận
thức của các Sở, ban ngành; các cấp, cộng đồng dân cư và doanh nghiệp về thực
hiện Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
Tuyên truyền, quán triệt các chủ
trương, chính sách của Trung ương và các nội dung thực hiện Thỏa thuận Paris về
biến đổi khí hậu đến các ngành, các cấp và nhân dân trên địa bàn Thành phố.
Tăng cường năng lực, nâng cao nhận thức
người dân, doanh nghiệp về vai trò, trách nhiệm và quyền lợi thực hiện Thỏa thuận
Paris về biến đổi khí hậu.
2. Chuẩn bị nguồn lực tài chính:
Nhà nước đảm bảo các nguồn lực cần thiết,
đồng thời huy động sự đóng góp của cộng đồng quốc tế và trong nước. Hàng năm,
xem xét dành một phần thỏa đáng ngân sách để thực hiện Kế hoạch theo đúng quy định.
Đối với nguồn vốn ngoài ngân sách nhà
nước: ban hành cơ chế và tạo điều kiện thuận lợi kêu gọi các tổ chức kinh tế,
các doanh nghiệp tham gia thực hiện hợp tác chuyển giao công nghệ, phát triển
nguồn nhân lực, góp phần thực hiện Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu trên địa
bàn Thành phố.
3. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế, kêu gọi,
thu hút đầu tư:
Tăng cường hợp tác với các tổ chức quốc
tế để tranh thủ sự giúp đỡ, hỗ trợ thực hiện Kế hoạch.
Tạo điều kiện thuận lợi để các doanh
nghiệp tham gia giao lưu thương mại và xúc tiến đầu tư với các nước trên thế giới
trong chuyển giao công nghệ, phát triển nguồn nhân lực cho các dự án giảm phát
thải khí nhà kính, thu hồi khí thải và các dự án hỗ trợ tăng cường năng lực
thích nghi với tác động của biến đổi khí hậu.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN,
GIÁM SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ
1. Sở Tài nguyên và Môi trường
Là cơ quan thường trực có nhiệm vụ
giúp Ủy ban nhân dân Thành phố theo dõi, tổng hợp, báo cáo đánh giá việc thực
hiện Kế hoạch này, trong đó tập trung vào nội dung sau:
Tổ chức giám sát thực hiện kế hoạch:
đánh giá việc triển khai các chương trình, dự án đề ra trong kế hoạch; tổng hợp,
báo cáo tình hình thực hiện Kế hoạch Thỏa thuận Paris trên địa bàn Thành phố Hồ
Chí Minh. Định kỳ trước ngày 30 tháng 10 hàng năm hoặc theo yêu cầu đột xuất,
tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường và báo
cáo cho Văn phòng Ủy ban Quốc gia về biến đổi khí hậu và các Bộ, ngành liên
quan về kết quả thực hiện.
2. Sở Tài chính
Hàng năm, trên cơ sở đề nghị của các
cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ theo Kế hoạch thực hiện thỏa thuận Paris về
biến đổi khí hậu tại Thành phố Hồ Chí Minh, Sở Tài chính tổng hợp, tham mưu Ủy
ban nhân dân Thành phố bố trí dự toán kinh phí để triển khai thực hiện theo quy
định của Luật Ngân sách nhà nước và khả năng cân đối của ngân sách Thành phố.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Đối với nguồn chi đầu tư phát triển từ
ngân sách Thành phố, căn cứ khả năng cân đối ngân sách, trên cơ sở đề xuất của
các cơ quan đơn vị, Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Sở Tài chính tham mưu Ủy
ban nhân dân Thành phố trình Hội đồng nhân dân Thành phố danh mục các dự án đầu
tư, trong đó có các dự án liên quan đến ứng phó biến đổi khí hậu, bảo vệ môi
trường theo quy định của Luật Đầu tư công.
4. Các Sở, ban, ngành; Ủy ban nhân dân
các quận, huyện; các tổ chức, đơn vị liên quan
Tổ chức công tác tuyên truyền về Thỏa
thuận Paris và thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW, chú trọng huy động sự tham gia
của doanh nghiệp và cộng đồng.
Căn cứ các chương trình, dự án trong
phụ lục Kế hoạch các Sở, ban, ngành; Ủy ban nhân dân quận, huyện và các đơn vị
liên quan chủ động xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình, dự án, dự toán
kinh phí thực hiện để làm cơ sở xác định và bố trí ngân sách, chú trọng kêu gọi
hỗ trợ từ khối tư nhân và các tổ chức quốc tế.
Định kỳ các Sở, ban, ngành; Ủy ban
nhân dân các quận, huyện; các tổ chức, đơn vị liên quan phải có văn bản báo cáo
về cơ quan thường trực là Sở Tài nguyên và Môi trường vào ngày 20 tháng 10 hàng
năm hoặc theo yêu cầu đột xuất để Sở Tài nguyên và Môi trường tổng hợp, báo cáo
Ủy ban nhân dân Thành phố.
Trong quá trình triển khai thực hiện,
nếu có khó khăn, vướng mắc, các Sở, ban, ngành; Ủy ban nhân dân các quận, huyện
và các tổ chức đơn vị liên quan cần phản ánh kịp thời về Sở Tài nguyên và Môi
trường để tổng hợp, đề xuất báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố xem xét, chỉ đạo./.