Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 1422/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Lâm Đồng Người ký: Nguyễn Ngọc Phúc
Ngày ban hành: 24/07/2023 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÂM ĐỒNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1422/QĐ-UBND

Lâm Đồng, ngày 24 tháng 7 năm 2023

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH PHƯƠNG ÁN ỨNG PHÓ THIÊN TAI THEO CÁC CẤP ĐỘ RỦI RO THIÊN TAI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Phòng, chống thiên tai ngày 19 tháng 6 năm 2013; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều ngày 17 tháng 6 năm 2020;

Căn cứ Nghị định số 66/2021/NĐ-CP ngày 06/7/2021 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều;

Xét đề nghị của Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh tại Tờ trình số 64/TTr-PCTT ngày 26 tháng 6 năm 2023.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Phương án ứng phó thiên tai theo các cấp độ rủi ro thiên tai trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Trường hợp các văn bản dẫn chiếu trong Phương án được ban hành tại Quyết định này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì thực hiện theo văn bản hiện hành.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc; Giám đốc/Thủ trưởng các sở, ban, ngành và các cơ quan, đơn vị, tổ chức có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.


Nơi nhận:
- Ban Chỉ đạo QG về PCTT;
- Ủy ban Quốc gia ƯPSC TT và TKCN;
- Bộ NN&PTNT;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Như Điều 3;
- Đài PTTH tỉnh; Báo Lâm Đồng;
- Cổng thông tin điện tử tỉnh;
- LĐVP UBND tỉnh;
- Lưu: VT, GT.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Ngọc Phúc

PHƯƠNG ÁN ỨNG PHÓ THIÊN TAI THEO CÁC CẤP ĐỘ RỦI RO THIÊN TAI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG

(Ban hành kèm theo Quyết định số 1422/QĐ-UBND ngày 24/7/2023 của UBND tỉnh Lâm Đồng)

PHẦN I

CÁC VĂN BẢN PHÁP LÝ

I. Văn bản Trung ương

1. Luật Phòng, chống thiên tai số 33/2013/QH13 ngày 19/6/2013; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều số 60/2020/QH14 ban hành ngày 17/6/2020, có hiệu lực từ ngày 01/7/2021;

2. Chỉ thị số 42-CT/TW ngày 24/3/2020 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai;

3. Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 18/6/2018 của Chính phủ về công tác phòng, chống thiên tai;

4. Nghị định số 66/2021/NĐ-CP ngày 06/7/2021 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều;

5. Nghị định số 78/2021/NĐ-CP ngày 01/8/2021 của Chính phủ về thành lập và quản lý Quỹ phòng, chống thiên tai;

6. Quyết định số 1061/QĐ-TTg ngày 01/7/2014 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Phòng, chống thiên tai;

7. Quyết định số 18/2021/QĐ-TTg ngày 22/4/2021 của Thủ tướng Chính phủ Quy định về dự báo, cảnh báo, truyền tin thiên tai và cấp độ rủi ro thiên tai;

8. Quyết định số 1270/QĐ-TTg ngày 03/10/2019 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 18/6/2018 của Chính phủ về công tác phòng, chống thiên tai;

9. Quyết định số 987/QĐ-TTg ngày 09/7/2020 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 42-CT/TW ngày 24/3/2020 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai;

10. Quyết định số 379/QĐ-TTg ngày 17/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược Quốc gia phòng chống thiên tai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050;

11. Quyết định số 1651/QĐ-TTg ngày 30/12/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình tổng thể phòng, chống thiên tai quốc gia;

12. Chỉ thị số 18/CT-TTg ngày 09/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng, củng cố và nâng cao năng lực cho lực lượng xung kích PCTT cấp xã;

13. Thông tư 85/2020/TT-BTC ngày 01/10/2020 của Bộ Tài chính quy định việc quản lý, sử dụng kinh phí phục vụ hoạt động của Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai và Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các cấp;

14. Quyết định số 02/QĐ-TWPCTT ngày 18/02/2020 của Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai về ban hành Sổ tay hướng dẫn xây dựng phương án ứng phó tương ứng theo các cấp độ rủi ro thiên tai.

II. Văn bản địa phương

1. Kế hoạch số 134-KH/TU ngày 07/7/2020 của Tỉnh ủy Lâm Đồng thực hiện Chỉ thị số 42-CT/TW ngày 24/3/2020 của Ban Bí thư Trung ương về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai;

2. Kế hoạch số 5122/KH-UBND ngày 14/8/2018 của UBND tỉnh về thực hiện Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 18/6/2018 của Chính phủ về công tác phòng, chống thiên tai;

3. Quyết định số 2243/QĐ-UBND ngày 01/11/2018 của UBND tỉnh phê duyệt Đề án nâng cao năng lực quản lý an toàn đập, hồ chứa nước thủy lợi trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng;

4. Kế hoạch số 4280/KH-UBND ngày 25/6/2021 của UBND tỉnh thực hiện Chiến lược Quốc gia phòng, chống thiên tai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng;

5. Kế hoạch số 7659/KH-UBND ngày 27/10/2021 của UBND tỉnh triển khai thực hiện Đề án “Nâng cao nhận thức cộng đồng và Quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng đến năm 2030” trên địa bàn tỉnh;

6. Kế hoạch Phòng, chống thiên tai tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2021-2025 số 9179/KH-UBND ngày 16/12/2021 của UBND tỉnh;

7. Kế hoạch số 3671/KH-UBND ngày 24/4/2023 của UBND tỉnh thực hiện Chương trình tổng thể phòng, chống thiên tai quốc gia trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng;

8. Kế hoạch số 9239/KH-UBND ngày 01/12/2022 của UBND tỉnh về phòng chống thiên tai tỉnh Lâm Đồng năm 2023;

9. Kế hoạch số 9179/KH-UBND ngày 16/12/2021 của UBND tỉnh về Phòng, chống thiên tai tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2021-2025;

PHẦN II

NỘI DUNG PHƯƠNG ÁN

I. Mục tiêu

1. Mục tiêu chung

a) Rà soát các loại hình thiên tai xảy ra trên địa bàn tỉnh để xác định cấp độ rủi ro thiên tai, từ đó xây dựng phương án ứng phó phù hợp.

b) Nâng cao tính chủ động trong công tác phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai để hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Đảm bảo an toàn về người và tài sản của nhân dân, chủ động sơ tán dân ra khỏi vùng nguy hiểm, hạn chế thấp nhất mọi rủi ro gây ra.

b) Bảo vệ các công trình quan trọng về an ninh Quốc gia, phòng, chống thiên tai, công trình trọng điểm trên địa bàn tỉnh, đảm bảo các công trình giao thông, thông tin liên lạc hoạt động thông suốt.

c) Phối hợp chặt chẽ giữa Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh (sau đây viết tắt là Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh) với các cấp, các ngành, các huyện, thành phố trong chỉ đạo, chỉ huy phòng chống, ứng phó thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.

d) Huy động nguồn nhân lực, vật tư, phương tiện, nhu yếu phẩm cần thiết theo phương châm “bốn tại chỗ” (chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; phương tiện, vật tư tại chỗ; hậu cần tại chỗ) để ứng phó với thiên tai.

đ) Thống kê, đánh giá thiệt hại; bảo vệ môi trường, phục hồi sản xuất; hỗ trợ để khắc phục hậu quả, ổn định đời sống nhân dân sau thiên tai theo đúng quy định của Nhà nước.

II. Phương châm ứng phó với thiên tai

1. Phòng chống thiên tai theo nguyên tắc phòng ngừa, chủ động, ứng phó kịp thời, khắc phục khẩn trương, có hiệu quả sau thiên tai.

2. Ứng phó thiên tai theo phương châm “bốn tại chỗ”, đảm bảo an toàn về người và tài sản, bảo vệ sản xuất, hạn chế thấp nhất rủi ro do thiên tai gây ra. Trường hợp, có xảy ra dịch bệnh sau thiên tai thì áp dụng bổ sung phương châm ứng phó của ngành Y tế.

III. Phương án ứng phó với các loại hình thiên tai tương ứng theo các cấp độ rủi ro thiên tai

Với các loại hình thiên tai và cấp độ rủi ro có thể xảy ra trên địa bàn tỉnh tương ứng có các biện pháp ứng phó như sau:

1. Phương án ứng phó với nắng nóng, hạn hán

1.1. Nắng nóng, hạn hán đối với rủi ro thiên tai cấp độ 1

a) Thời điểm ứng phó: Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, nặng nhất là từ tháng 01 đến tháng 3.

b) Lực lượng ứng phó: Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phòng kinh tế, Trung tâm Quản lý đầu tư và Khai thác thủy lợi Lâm Đồng (thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) (sau đây viết tắt là Trung tâm QLĐT&KTTL Lâm Đồng); các lực lượng có chức năng phụ trách về lĩnh vực nông nghiệp, môi trường của các huyện, thành phố (sau đây viết tắt là cấp huyện) và xã, phường, thị trấn (sau đây viết tắt là cấp xã); các Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng và công trình công cộng các huyện (sau đây viết tắt là Ban QLDA ĐTXD&CTCC).

c) Phương tiện, trang thiết bị: Máy bơm nước, các thiết bị cấp nước và các trang thiết bị khác.

d) Phương án phòng, chống, ứng phó: UBND cấp huyện, cấp xã căn cứ theo tình tình thực tế khẩn trương triển khai Phương án, kế hoạch ứng phó với nắng nóng, hạn hán tại địa phương. Thống kê, đánh giá thiệt hại và tổng hợp, báo cáo về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh.

Biện pháp áp dụng: Điều chỉnh cơ cấu cây trồng, vật nuôi, mùa vụ phù hợp với dự báo, cảnh báo và tình hình diễn biến hạn hán; vận hành hợp lý hồ chứa nước, công trình cấp nước; ưu tiên nước sinh hoạt; sử dụng tiết kiệm nước tránh lãng phí, thất thoát nước; ưu tiên cung cấp điện và vật tư, nhiên liệu cần thiết cho các trạm bơm cũng như các máy bơm cơ động.

1.2. Nắng nóng, hạn hán đối với rủi ro thiên tai cấp độ 2

a) Thời điểm ứng phó: Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, nặng nhất là tháng 3.

b) Lực lượng ứng phó: Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phòng kinh tế, Trung tâm QLĐT&KTTL Lâm Đồng; các lực lượng có chức năng phụ trách về lĩnh vực nông nghiệp, môi trường ở cấp huyện, cấp xã; các Ban QLDA ĐTXD&CTCC các huyện.

c) Phương tiện, trang thiết bị: Máy bơm nước, các thiết bị cấp nước và các trang thiết bị khác.

d) Phương án phòng, chống ứng phó:

- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì phối hợp với UBND cấp huyện:

+ Thường xuyên theo dõi diễn biến tình hình thời tiết, nắng nóng, hạn hán, cảnh báo tình hình thời tiết đến địa phương; khuyến cáo, hướng dẫn người dân chủ động chuyển đổi cây trồng, vật nuôi phù hợp.

+ Chỉ đạo, hướng dẫn Trung tâm QLĐT&KTTL Lâm Đồng kiểm tra công trình thủy lợi, quản lý chặt chẽ nguồn nước, áp dụng các biện pháp tưới tiết kiệm, ưu tiên đảm bảo cấp đủ nước sinh hoạt cho người và gia súc; sử dụng nước tiết kiệm, chống thất thoát nước; tiến hành nạo vét hệ thống kênh, mương, hệ thống các trục kênh tưới tiêu kết hợp đảm bảo thông thoáng; có phương án lắp đặt thêm hệ thống các trạm bơm dã chiến tại những vị trí thuận lợi về nguồn nước để nâng cao năng lực cấp nước cho hệ thống. Ưu tiên cung cấp điện và vật tư, nhiên liệu cần thiết cho các trạm bơm.

+ Hướng dẫn việc điều chỉnh cơ cấu cây trồng, vật nuôi, mùa vụ phù hợp với dự báo, cảnh báo và diễn biến của hạn hán; sử dụng các giống ngắn ngày, bố trí nhóm giống cùng thời gian sinh trưởng để thuận tiện cung cấp nước tưới, sử dụng nước hiệu quả, khuyến cáo tích trữ nước trong các ao/hồ để phục vụ sản xuất và đời sống.

+ Trong trường hợp do hạn hán, thiếu nước nghiêm trọng hoặc có yêu cầu bất thường về sử dụng nước thì lập kế hoạch, phương án tham mưu UBND tỉnh, báo cáo, kiến nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo hồ thủy điện trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng điều tiết cấp nước cho hạ du.

- UBND cấp huyện:

+ Tăng cường thông tin, tuyên truyền về tình hình khô hạn để nhân dân biết, chủ động phòng chống hạn; triển khai các biện pháp bảo vệ sức khỏe, phòng bệnh, đặc biệt là cho trẻ em và người già khi xảy ra nắng nóng, hạn hán.

+ Xây dựng kế hoạch sản xuất hợp lý, bố trí diện tích và cơ cấu, thời vụ gieo trồng phù hợp với năng lực nguồn nước hiện có; các vùng thường xuyên thiếu nước tưới khuyến cáo nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp hạn chế thiệt hại; tuyên truyền vận động nhân dân sử dụng nước hợp lý, ứng dụng các biện pháp tưới tiên tiến để sử dụng nước tiết kiệm.

+ Tăng cường chỉ đạo UBND cấp xã, đơn vị quản lý về thủy lợi ở cơ sở triển khai nạo vét kênh mương, cống lấy nước, khơi thông dòng chảy, đảm bảo điều kiện dẫn nước thông thoáng đến mặt ruộng; tổ chức theo dõi chặt chẽ tình hình nguồn nước; chuẩn bị nhân lực, phương tiện, vật tư, trang thiết bị hỗ trợ cấp nước phòng, chống hạn khi cần thiết, sử dụng nguồn hỗ trợ sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi và ngân sách dự phòng để thực hiện các giải pháp phòng chống hạn hán.

2. Phương án ứng phó đối với giông, lốc, sét, mưa đá

2.1. Đối với giông, lốc, sét, mưa đá ở cấp độ rủi ro thiên tai cấp độ 1

a) Lực lượng ứng phó: Sử dụng lực lượng tại chỗ của cấp huyện, cấp xã.

b) Phương tiện, trang thiết bị: Các loại máy cắt bê tông, máy đục bê tông, cưa máy, các trang thiết bị thông dụng và chuyên dụng khác.

c) Phương án phòng, chống, ứng phó: UBND cấp huyện, cấp xã căn cứ theo tình hình thực tế khẩn trương triển khai Phương án, kế hoạch ứng phó với lốc, sét, mưa đá tại địa phương; thống kê, đánh giá thiệt hại và tổng hợp, báo cáo về Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh.

2.2. Đối với lốc, sét, mưa đá ở cấp độ rủi ro thiên tai cấp độ 2

a) Lực lượng ứng cứu: Quân đội, Công an, Dân quân tự vệ tại địa phương và các lực lượng khác trong Tỉnh.

b) Phương tiện, trang thiết bị: Các loại xe cứu hộ, máy khoan cắt bê tông, cưa máy và các trang thiết bị thông dụng và chuyên dụng khác.

c) Phương án phòng, chống, ứng phó: UBND cấp huyện thực hiện các nội dung sau:

- Thường xuyên theo dõi tình hình thời tiết, thiên tai trên các phương tiện thông tin đại chúng để kịp thời có biện pháp phòng, chống và ứng phó hiệu quả; kịp thời thông tin, thông báo kịp thời các bản tin dự báo, cảnh báo về diễn biến thời tiết có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá; các khu vực dễ bị ảnh hưởng bởi lốc, sét, mưa đá để nhân dân chủ động phòng, tránh, ứng phó đảm bảo an toàn cho người và hạn chế thiệt hại về cây trồng, vật nuôi và các tài sản khác.

- Hỗ trợ, hướng dẫn nhân dân:

+ Phương án giằng, chống, neo nhà cửa, công trình để tăng độ vững chắc nhằm đề phòng lốc xoáy; trường hợp nhà ở lợp bằng lá, tôn tráng kẽm, fibroximăng, ngói có thể dằn lên mái nhà các loại thanh nẹp bằng gỗ, sắt, dây kẽm cỡ lớn hoặc các bao chứa cát để hạn chế tốc mái khi có dông gió, lốc xoáy.

+ Dùng vật liệu giằng (phù hợp vật liệu mái) kết hợp tre, gỗ... giằng, buộc bằng dây thép để giữ mái, chống gió và lốc xoáy.

+ Chặt tỉa cành, nhánh cây cao, dễ gãy đổ, cây nằm gần nhà ở, lưới điện...; kiểm tra mức độ an toàn, vững chắc của các biển quảng cáo, pano, áp phích; các giàn giáo của công trình đang thi công.

+ Khi có mưa kèm theo giông, cần sơ tán người già và trẻ em ra khỏi những căn nhà tạm đến những nơi an toàn, vững chắc hơn; tránh núp dưới bóng cây, trú ẩn trong nhà tạm bợ dễ bị ngã đổ gây tai nạn.

- Phối hợp với Sở Giao thông vận tải, Công an tỉnh, thông báo, yêu cầu và kiểm tra các chủ phương tiện thuyền, bè hoạt động trên sông, trên lòng hồ thủy điện phải đảm bảo các điều kiện về an toàn như sau: (1) Chuẩn bị đầy đủ phao cứu sinh trên thuyền khi đang ở trên sông, hồ và phải mặc áo phao khi ngồi trên thuyền, bè; (2) Khi thấy dấu hiệu mưa lớn, giông, lốc thì phải nhanh chóng trở vào bờ hoặc di chuyển tìm nơi tránh, trú an toàn; (3) Tổ chức hợp lý đội hình khai thác trên sông, trên lòng hồ thủy điện theo tổ, nhóm, trong đó đảm bảo cự ly, khoảng cách hợp lý giữa các tàu thuyền kịp thời hỗ trợ nhau khi gặp nạn; (4) Thường xuyên kiểm tra hệ thống, thiết bị thông tin liên lạc, đảm bảo luôn hoạt động hiệu quả để kịp thời thông báo cho cơ quan chức năng khi gặp sự cố, tình huống nguy hiểm, bất lợi.

3. Phương án ứng phó với mưa lớn, lũ, ngập lụt, bão, áp thấp nhiệt đới

3.1. Đối với mưa lớn, lũ, ngập lụt ở cấp độ rủi ro thiên tai cấp độ 1; bão, áp thấp nhiệt đới cấp độ 3

a) Thời điểm ứng phó: Tháng 8, tháng 9 hàng năm.

b) Lực lượng ứng cứu: Quân đội, Công an, Dân quân tự vệ và lực lượng tại chỗ của cấp huyện, cấp xã.

c) Phương tiện, trang thiết bị: Các loại ca nô, xuồng, áo phao cứu sinh, máy bơm nước và các trang thiết bị khác.

d) Phương án phòng, chống, ứng phó: UBND cấp huyện, cấp xã căn cứ theo tình tình thực tế khẩn trương triển khai các phương án, kế hoạch phòng, chống, ứng phó với mưa lớn, lũ, ngập lụt tại địa phương. Thống kê, đánh giá thiệt hại và tổng hợp, báo cáo về Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh.

Triển khai các biện pháp: Rà soát các điểm ngập lụt, các biện pháp tiêu thoát nước, các biện pháp cứu hộ, cứu nạn và khôi phục đời sống sản xuất sau mưa, lũ, ngập lụt.

3.2. Đối với mưa lớn, lũ, ngập lụt ở cấp độ rủi ro thiên tai cấp độ 2; bão, áp thấp nhiệt đới cấp độ 4

a) Thời điểm ứng phó: Tháng 8, tháng 9, tháng 10 hàng năm.

b) Lực lượng ứng cứu: Quân đội, Công an, Dân quân tự vệ và các lực lượng khác trong Tỉnh.

c) Phương tiện, trang thiết bị: Các loại ca nô, tàu thuyền, xuồng, trạm bơm, máy bơm nước, các loại phao, nhà bạt, bè, mảng và các trang thiết bị khác.

d) Phương án phòng, chống, ứng phó:

- Toàn bộ hoạt động của các cơ quan, ban, ngành từ cấp tỉnh, cấp huyện đến cấp xã chuyển sang trạng thái sẵn sàng ứng phó.

- Cơ quan Thường trực Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh thường xuyên nắm bắt tình hình xả lũ của các hồ chứa thủy lợi, thủy điện để xác định chi tiết thời điểm, khu vực và phạm vi, quy mô ảnh hưởng. Liên hệ chặt chẽ với Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh để thường xuyên cập nhật thông tin tình hình thời tiết, khí tượng thủy văn trong tỉnh để cảnh báo sớm đến các sở, ngành, các huyện, thành phố và thông qua phương tiện truyền thông đến Nhân dân trên địa bàn tỉnh, nhất là người dân đang sinh sống tại các khu vực xung yếu, ven sông, vùng trũng thấp.

- Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, Công an tỉnh, Sở Giao thông vận tải, Tỉnh Đoàn (huy động lực lượng thanh niên tình nguyện, xung kích) phối hợp chặt chẽ với các đơn vị tỉnh và chính quyền địa phương trọng điểm triển khai lực lượng, phương tiện (xe tải, xuồng máy, bè, mảng...) tổ chức sơ tán, di dời dân và tài sản của dân tại các khu vực ngập sâu, bị chia cắt đến nơi tạm cư, trợ giúp nhân dân đi lại an toàn. Tổ chức trực ban nghiêm túc, tiếp nhận mọi thông tin do người dân cung cấp để triển khai tổ chức thực hiện nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn, cứu sập, cháy nổ khi xảy ra ngập úng kịp thời, hiệu quả, đặc biệt là tại các khu vực bị ngập sâu.

- Sở Công Thương có trách nhiệm chỉ đạo, đôn đốc các doanh nghiệp thuộc ngành (doanh nghiệp kinh doanh xăng, dầu, lương thực, thực phẩm, hàng hóa tiêu dùng khác...) để phục vụ ứng cứu kịp thời khi có sự cố thiên tai xảy ra trên địa bàn tỉnh, không để người dân thiếu lương thực, thực phẩm.

- Công ty Điện lực tỉnh kịp thời cắt điện tại những nơi bị ngập sâu; bảo vệ hệ thống truyền tải, thiết bị điện, trạm biến thế, hướng dẫn việc sử dụng điện an toàn trong tình trạng ngập nước, đồng thời xử lý khắc phục nhanh chóng sự cố đường dây tải điện bị hư hỏng, bố trí máy phát điện dự phòng để đảm bảo điện sinh hoạt cho khu vực ảnh hưởng.

- Sở Giao thông vận tải, Công an tỉnh, Văn phòng Quản lý đường bộ IV.1, UBND cấp huyện triển khai bố trí lực lượng phân luồng, điều tiết, hướng dẫn giao thông khi xảy ra ngập lụt, cắm biển báo cảnh báo tại các khu vực, tuyến đường nguy hiểm, bị ngập sâu để người dân biết và hạn chế lưu thông, nhất là các tuyến đường huyết mạch của tỉnh. Huy động phương tiện vận tải để vận chuyển người, hàng hóa qua các khu vực nguy hiểm, ra khỏi vùng ngập sâu, bị chia cắt được an toàn, đảm bảo giao thông huyết mạch tại các tuyến đường quan trọng, cửa ngõ ra vào tỉnh; duy trì hiệu quả công tác chỉ đạo, điều hành, chỉ huy thông suốt đến các huyện - thành phố, phường - xã - thị trấn, phục vụ công tác cứu hộ, cứu nạn, cứu sập, cứu trợ xã hội, cung ứng các dịch vụ cần thiết cho khu vực bị ngập úng, chia cắt; khẩn trương thu dọn cây xanh bị ngã, đổ gây ùn tắc giao thông.

- Sở Tài nguyên và Môi trường, Công an tỉnh kiểm tra, xử lý bảo đảm an toàn, không để phát tán nguồn ô nhiễm, chất độc hại (hóa chất, xăng dầu, rác thải...) ra môi trường.

- Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với UBND cấp huyện triển khai thực hiện việc hướng dẫn, kiểm tra, xử lý đảm bảo an toàn công trình, nhà ở, chung cư (nhà tập thể) cũ, xuống cấp, nhất là những công trình ngầm, công trình có dấu hiệu nứt, lún, nghiêng do bị ngập úng.

- Công an tỉnh, Tỉnh Đoàn (lực lượng thanh niên tình nguyện) triển khai các lực lượng để bảo vệ an ninh trật tự, an toàn xã hội, các công trình trọng điểm, tài sản của nhân dân, Nhà nước và doanh nghiệp, ngăn ngừa các đối tượng xấu lợi dụng tình hình thiên tai để trộm cắp, cướp giật.

- Sở Y tế tỉnh đảm bảo công tác cấp cứu, điều trị cho người bị nạn, phòng chống dịch bệnh do thiên tai gây ra và bảo đảm công tác vệ sinh môi trường sau thiên tai.

- Hội Chữ thập đỏ tỉnh: Tham gia ứng cứu khi xảy ra tình huống thiên tai; tập hợp, huy động, kêu gọi các tổ chức, cá nhân tham gia ủng hộ và triển khai hỗ trợ các vùng bị xảy ra thiên tai.

- Sở Giáo dục và Đào tạo theo dõi, nắm bắt tình hình ngập úng, chia cắt để kịp thời sắp xếp, bố trí lịch học cho học sinh phù hợp với tình hình diễn biến thời tiết.

- Sở Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các doanh nghiệp Viễn thông đảm bảo hệ thống thông tin liên lạc ổn định, thông suốt đáp ứng yêu cầu thông tin liên lạc phục vụ chỉ đạo, điều hành trong công tác phòng, chống thiên tai của các cơ quan Đảng, Nhà nước và nhu cầu của người dân trên địa bàn tỉnh. Phối hợp, hướng dẫn cơ quan báo chí, địa phương và các cơ quan liên quan đẩy mạnh thông tin truyền thông, chia sẻ thông tin, dữ liệu, tổ chức các hoạt động nâng cao hiệu quả truyền thông trong phòng chống thiên tai; kết hợp giữa phương thức truyền thống với ứng dụng công nghệ, phù hợp với từng đối tượng để truyền tải thông tin chính xác, kịp thời về thiên tai, rủi ro thiên tai tới người dân, chú trọng các đối tượng dễ bị tổn thương để các tổ chức, nhân dân biết và chủ động tự phòng, chống và ứng phó.

- Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Lâm Đồng, Đài Khí tượng thủy văn tỉnh kịp thời thông tin tình hình thời tiết và cảnh báo tình hình mưa lớn, tình trạng ngập úng tại các khu vực, tuyến đường, thông báo hướng dẫn giao thông của cơ quan chức năng để các tổ chức, nhân dân biết và chủ động tự phòng, chống và ứng phó.

- UBND cấp huyện, cấp xã trực tiếp quản lý địa bàn phải luôn quán triệt phương châm “bốn tại chỗ” trong giai đoạn phòng, chống ngay tại cơ sở để có kế hoạch tổ chức tốt công tác kiểm tra thực địa trước mùa mưa lũ. Thông tin, tuyên truyền, phổ biến kịp thời các phương án, biện pháp chủ động phòng, chống của địa phương đến các cơ quan, đơn vị, cán bộ, công chức và nhân dân trên địa bàn để sẵn sàng thích ứng, tránh tình trạng bị động, lúng túng hoặc bất ổn, hoang mang khi đối phó, xử lý tình huống sự cố thiên tai, nhất là ngập úng.

+ Chủ động tổ chức, rà soát, kiểm tra các công trình xây dựng, nhà ở, chung cư (nhà tập thể) trên địa bàn quản lý, trường hợp có dấu hiệu nguy hiểm thì kịp thời có biện pháp xử lý để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người và công trình.

+ Chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống hiệu quả: Chuẩn bị lực lượng, phương tiện: UBND cấp huyện, cấp xã khẩn trương chuẩn bị kế hoạch huy động lực lượng, phương tiện, vật tư tại chỗ của đơn vị, địa phương mình, nắm chắc các phương tiện, trang thiết bị hiện có do các đơn vị trực thuộc quản lý và các phương tiện, trang thiết bị trưng dụng trong nhân dân, tổ chức, doanh nghiệp đóng trên địa bàn để kịp thời huy động ứng cứu khi cần thiết. Toàn bộ hoạt động của các huyện, thành phố, các xã, phường, thị trấn chuyển sang trạng thái sẵn sàng ứng phó.

+ Tổ chức trực ban 24/24 giờ để nắm chắc diễn biến tình hình mưa lớn, lũ, ngập lụt và triển khai các phương án ứng phó của địa phương, đơn vị mình. Ban Chỉ huy PCTT và TKCN huyện/thành phố xác định các khu vực bị cô lập, ngập sâu để tập trung huy động lực lượng, phương tiện, vật tư chi viện cho xã, phường, thị trấn để xử lý tình huống giảm thiểu ngập úng, sơ tán, di dời, cứu trợ khẩn cấp.

+ Chủ động phối hợp với lực lượng vũ trang, lực lượng chi viện, hỗ trợ của cấp trên và huy động lực lượng, phương tiện tại chỗ tổ chức cứu nạn, cứu hộ, cứu sập, cháy nổ; chủ động sơ tán, di dời dân ở các khu vực ngập sâu, bị chia cắt đến nơi tạm cư an toàn đã được xác định, đảm bảo cung cấp các dịch vụ hậu cần trước hết là lương thực, nhu yếu phẩm, nước sạch, ánh sáng, thuốc men, chăm sóc sức khỏe cho người dân, vệ sinh môi trường, phòng dịch, bảo vệ an ninh trật tự, an toàn xã hội ở địa phương.

+ Chỉ đạo các Bệnh viện, Trung tâm Y tế dự phòng huyện, thành phố, Trạm Y tế các xã, phường, thị trấn huy động lực lượng y, bác sỹ tại chỗ, phương tiện, thiết bị, thuốc men để sơ cấp cứu, chữa bệnh cho người dân.

+ Chuẩn bị nhiên liệu, huy động máy bơm nước cơ động của các cơ quan, đơn vị và cá nhân trên địa bàn huyện, thành phố, xã, phường, thị trấn để thực hiện bơm chống ngập úng.

- Đối với người dân: Thường xuyên theo dõi thông tin, hướng dẫn của cơ quan chức năng, chính quyền địa phương trên phương tiện truyền thông. Chú ý quản lý, chăm sóc trẻ em, người già, người bệnh, người tàn tật an toàn khi nhà ở và khu vực xung quanh nhà ở bị ngập; cẩn thận khi đi qua những khu vực ngập nước, kể cả những khu vực quen thuộc, chỉ lưu thông khi không có nguy hiểm hoặc được các lực lượng, phương tiện hỗ trợ; tuân thủ nội dung cảnh báo nguy hiểm hoặc hướng dẫn của lực lượng chức năng; không cố cứu vớt tài sản bị nước cuốn trôi, đặc biệt ở ven sông, suối; ngắt nguồn điện bị ngập nước, cẩn thận kiểm tra khi sử dụng lại đồ điện sau khi bị ngập nước; không tiếp xúc với nguồn điện khi đang ướt hoặc đang đứng dưới nước; sử dụng nước sạch tiết kiệm, phòng khi thiếu nước sạch trong thời gian bị ngập úng kéo dài; cung cấp thông tin về tình trạng ngập úng tại khu vực sinh sống cho cơ quan chức năng và chính quyền địa phương để được trợ giúp, ứng cứu kịp thời; chủ động cho con em nghỉ học khi thấy không an toàn; chủ động tham gia công tác khắc phục hậu quả ổn định đời sống, phục hồi sản xuất, xử lý môi trường, phòng ngừa dịch bệnh phát sinh sau ngập lụt.

3.3. Đối với lũ, ngập lụt ở cấp độ rủi ro thiên tai cấp độ 3; bão, áp thấp nhiệt đới cấp độ 5

Triển khai thực hiện như phương án ở cấp độ rủi ro thiên tai cấp độ 2, đồng thời Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh báo cáo và đề nghị Ban Chỉ đạo Quốc gia về PCTT chỉ đạo, điều động lực lượng, phương tiện, trang thiết bị hỗ trợ.

4. Lữ quét, sạt lở đất, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy

4.1. Đối với lũ quét, sạt lở đất, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy ở cấp độ rủi ro thiên tai cấp độ 1

a) Lực lượng ứng cứu: Quân đội, Công an, Dân quân tự vệ và các lực lượng tại chỗ của cấp huyện, cấp xã.

b) Phương tiện, trang thiết bị: Ôtô, máy cẩu, máy xúc, máy ủi, máy khoan cắt bê tông, máy bơm và các loại trang thiết bị khác.

c) Phương án phòng, chống, ứng phó: UBND cấp huyện, cấp xã căn cứ theo tình tình thực tế khẩn trương triển khai phương án, kế hoạch ứng phó với lũ quét, sạt lở đất, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy tại địa phương. Thống kê, đánh giá thiệt hại và tổng hợp, báo cáo về Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh.

Triển khai các biện pháp như rà soát các hộ phải di dời vĩnh viễn hoặc sơ tán đến khu vực an toàn, triển khai công tác tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ, khôi phục đời sống và sản xuất sau lũ quét, sạt lở đất, sụt lún đất.

4.2. Đối với lũ quét, sạt lở đất, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy ở cấp độ rủi ro thiên tai cấp độ 2

a) Lực lượng ứng cứu: Quân đội, Công an, Dân quân tự vệ và các lực lượng khác trong tỉnh.

b) Phương tiện, trang thiết bị: ôtô, máy ủi, máy xúc, máy cắt bê tông, máy đục bê tông, máy bơm và các loại trang thiết bị khác.

c) Phương án phòng, chống, ứng phó:

- Thường xuyên kiểm tra, rà soát các khu vực có nguy cơ sạt lở tại các tuyến sông, suối trên địa bàn tỉnh, tiến hành cắm biển cảnh báo nguy hiểm sạt lở, phân loại mức độ sạt lở và sắp xếp thứ tự ưu tiên xử lý sạt lở theo quy định tại Điều 4 và Điều 5 Quyết định số 01/2011/QĐ-TTg ngày 04/01/2011 của Thủ tướng Chính phủ từ đó có biện pháp xử lý sạt lở phù hợp; trong đó, ưu tiên các vị trí tập trung dân cư đông, các công trình phúc lợi công cộng quan trọng, công trình phục vụ quốc phòng - an ninh; tổ chức tuyên truyền cho nhân dân sinh sống xung quanh để biết và chủ động phòng, chống.

- Thường xuyên kiểm tra và xử lý đối với những trường hợp vi phạm, lấn chiếm trái phép hành lang bảo vệ an toàn bờ sông, suối và lập các bến bãi trái phép gây sạt lở trên địa bàn tỉnh.

- Khẩn trương đẩy nhanh tiến độ thực hiện các công trình bảo vệ bờ sông, suối; thường xuyên tổ chức kiểm tra các tuyến kè bảo vệ bờ sông suối, đường giao thông, khu dân cư...đã được đầu tư xây dựng để kịp thời phát hiện các vị trí xuống cấp, hư hỏng và có kế hoạch duy tu, sửa chữa đảm bảo an toàn công trình nhằm phát huy hiệu quả phòng, chống sạt lở, sụt lún.

- Công tác tổ chức triển khai khắc phục hậu quả:

+ Khẩn trương, kịp thời ứng cứu người, trục vớt tài sản và đảm bảo an ninh, trật tự tại khu vực xảy ra sạt lở; kịp thời cứu trợ các cá nhân, hộ gia đình bị thiệt hại sau thiên tai; thống kê, đánh giá thiệt hại và đề xuất các biện pháp khôi phục sản xuất, kinh doanh, ổn định đời sống cho nhân dân; khôi phục và ổn định sản xuất sau thiên tai.

+ Tổ chức vận động di dời và hỗ trợ nhân dân di dời ra khỏi khu vực nguy hiểm đến nơi tạm cư an toàn; tổ chức tốt lực lượng thường xuyên chốt chặn tại các vị trí đã xảy ra sạt lở, kiên quyết không để người dân quay lại khu vực sạt lở để di dời tài sản hoặc ở lại các căn nhà có nguy cơ tiếp tục sạt lở, bảo vệ tài sản của hộ dân sau khi đã di dời.

+ Thực hiện hoạt động tìm kiếm cứu nạn theo phương châm “Cứu người trước, cứu tài sản sau”, huy động đội ngũ y, bác sỹ tại chỗ, phương tiện, thuốc men để cứu chữa người bị thương, hỗ trợ lương thực, thuốc men chữa bệnh, nước uống và nhu yếu phẩm khác tại khu vực xảy ra thiên tai, vùng bị chia cắt, khu vực lũ quét, sạt lở nghiêm trọng và địa điểm sơ tán.

+ Tổ chức các đoàn, đội tình nguyện hỗ trợ dân sinh, phòng chống dịch bệnh; nhanh chóng khắc phục ô nhiễm môi trường, khống chế dịch bệnh tuyệt đối không được để dịch bệnh bùng phát; ổn định đời sống nhân dân ngay sau khi thiên tai xảy ra.

IV. Nguồn lực ứng phó thiên tai

1. Lực lượng

Lực lượng dự kiến huy động từ các sở, ban, ngành từ cấp tỉnh đến cấp huyện, cấp xã tham gia công tác phòng, chống, ứng phó khi xảy ra thiên tai. Tùy theo tình hình diễn biến và mức độ ảnh hưởng, thiệt hại của thiên tai, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh quyết định việc điều động và phân công, bố trí lực lượng để chi viện cho các địa phương theo yêu cầu. (Chi tiết phụ lục 4 kèm theo).

2. Phương tiện, trang thiết bị

Chủ tịch UBND, Trưởng Ban chỉ huy PCTT và TKCN cấp huyện chủ động huy động phương tiện, trang thiết bị của địa phương để tham gia ứng phó; trường hợp phương tiện, trang thiết bị không đáp ứng thì báo cáo Trưởng Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh huy động phương tiện, trang thiết bị của các sở, ngành, đoàn thể tỉnh. (Chi tiết phụ lục 5 và 6 kèm theo).

3. Nguồn lực tài chính thực hiện

a) Kêu gọi sự hỗ trợ của Trung ương, các cấp các ngành, các tổ chức xã hội và sử dụng ngân sách địa phương để đầu tư các công trình phòng, chống thiên tai, thủy lợi, giao thông, thực hiện dự án di dời dân, triển khai thực hiện Đề án Nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng trên địa bàn tỉnh.

b) Cân đối Ngân sách được giao các sở, ngành, đơn vị, huyện, thành phố, xã, phường, thị trấn: Đầu tư, mua sắm các phương tiện, trang thiết bị phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn theo phương châm “bốn tại chỗ”, trang bị những điều kiện cần thiết phục vụ công tác tập huấn, thông tin, tuyên truyền, phòng, chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn; lồng ghép nguồn kinh phí từ các dự án khác thực hiện hoạt động phòng chống giảm nhẹ thiên tai ứng phó biến đổi khí hậu.

c) Sử dụng hiệu quả các nguồn kinh phí trung ương, kinh phí địa phương, Quỹ Phòng chống thiên tai, quỹ cứu trợ... và các nguồn đóng góp tự nguyện theo quy định của Chính phủ và của tỉnh trong phòng chống và ứng phó thiên tai, tìm kiếm cứu nạn; vận động các tổ chức, cá nhân hỗ trợ cho dự án phòng chống thiên tai ứng phó biến đổi khí hậu.

d) Ngoài ra, công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn còn được thực hiện theo phương thức “Nhà nước và nhân dân cùng làm”.

V. Phân công trách nhiệm và tổ chức thực hiện Phương án

1. Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh

a) Là cơ quan điều hành thống nhất mọi hoạt động trong công tác ứng phó với thiên tai trên địa bàn tỉnh; là cơ quan thường trực điều phối công tác ứng phó với thiên tai của các cấp, các ngành trong tỉnh với Trung ương.

b) Tiếp nhận các bản tin dự báo, cảnh báo của Trung ương, của Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Lâm Đồng về thiên tai và công điện, văn bản chỉ đạo của Trung ương tổ chức triển khai thực hiện; ban hành các công điện và các văn bản chỉ đạo yêu cầu các cấp, các ngành sẵn sàng, chủ động ứng phó với các tình huống thiên tai xảy ra.

c) Tổ chức trực ban, kịp thời thông tin, cảnh báo cho các sở, ngành, huyện, thành phố triển khai các biện pháp phòng, chống, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai.

2. UBND cấp huyện

a) Xây dựng, phê duyệt, cập nhật, bổ sung và hoàn chỉnh các phương án phòng, chống, ứng phó thiên tai và tìm kiếm cứu nạn phù hợp với từng loại thiên tai và cấp độ rủi ro thiên tai thường xảy ra tại địa phương; trong đó, cần chú trọng phương án ứng phó với hạn hán, nắng nóng; phương án phòng tránh lũ quét, lũ ống, phương án phòng chống nguy cơ ngập lụt các vùng trũng khi có mưa lớn và các thủy điện xả lũ tại địa phương mình, phương án điều chỉnh cơ cấu cây trồng, vật nuôi, mùa vụ phù hợp với dự báo, cảnh báo và tình hình diễn biến của khí hậu; phân công công việc cụ thể rõ ràng cho cấp xã, các cơ quan, đơn vị đóng trên địa bàn; tổ chức chỉ đạo lực lượng thường trực hồ đập; chủ động xây dựng kế hoạch bổ sung nhằm đảm bảo đủ trang bị, phương tiện thiết yếu phục vụ cần thiết để có thể huy động kịp thời khi có rủi ro thiên tai xảy ra; phối hợp chặt chẽ với các chủ công trình thủy điện để xây dựng phương án phù hợp với vận hành xả lũ công trình thủy điện, cập nhật các địa điểm xung yếu, số hộ dân, số dân phải sơ tán, di chuyển đến vị trí an toàn để hướng dẫn người dân chủ động di chuyển khi xảy ra thiên tai.

b) Kiểm tra, rà soát khoanh vùng các khu vực có nguy cơ xảy ra lũ quét, lũ ống, sạt lở đất để xây dựng hoàn thiện phương án phòng tránh và tổ chức thực hiện cắm biển cảnh báo và thông báo cho nhân dân biết để có biện pháp phòng tránh trong mùa mưa bão. Lập quy hoạch, xác định quỹ đất bố trí các điểm dân cư an toàn và xây dựng kế hoạch di chuyển các hộ dân ra khỏi khu vực nguy hiểm.

c) Thống kê các thông tin, số lượng: nhà ở (tạm, kiên cố), diện tích, số hộ dân, nhân khẩu, cơ sở vật chất hạ tầng và tài sản của nhà nước và nhân dân trong khu vực có nguy cơ chịu ảnh hưởng của thiên tai, xây dựng phương án cụ thể trong việc tổ chức di dời, sơ tán bảo vệ dân ở vùng chịu ảnh hưởng của bão, lũ ống, lũ quét, sạt lở đất đến nơi an toàn. Nghiên cứu các nội dung yêu cầu (tại phụ lục 1, 2, 3 đính kèm) để tổ chức sơ tán người dân đảm bảo an toàn trong thiên tai.

d) Xây dựng và phân bổ chỉ tiêu về nhân lực, vật tư phục vụ công tác ứng phó thiên tai. Xác định khu vực, chuẩn bị cơ sở hạ tầng, điều kiện vật chất để sơ tán nhân dân ra khỏi vùng thiên tai đến nơi an toàn khi có yêu cầu. Chủ động sử dụng ngân sách địa phương và các nguồn kinh phí khác theo quy định để khắc phục hậu quả, sớm ổn định sản xuất và đời sống nhân dân.

đ) Tổ chức thực hiện tốt mạng lưới thông tin 2 chiều từ huyện, thành phố đến các xã, phường, thị trấn và nhân dân trong vùng thiên tai bằng các phương tiện thông tin đại chúng. Thường trực, tổng hợp báo cáo số liệu liên quan đến thiên tai trên địa bàn và kết quả triển khai khắc phục hậu quả do thiên tai cho cơ quan phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp trên.

e) Tăng cường kiểm tra và có biện pháp đảm bảo an toàn đối với các cơ sở hạ tầng, các loại tài sản, các công trình đang xây dựng; thường xuyên kiểm tra, đôn đốc đơn vị thi công đẩy nhanh tiến độ và có biện pháp gia cố, phòng tránh, tuyệt đối không để công trình bị mưa, lũ gây thiệt hại. Có giải pháp khắc phục kịp thời các công trình đang khai thác bị xuống cấp, hư hỏng có thể gây ra mất an toàn trong mùa mưa lũ; nhất là các tuyến kè bảo vệ bờ sông, bờ suối để tiến hành duy tu, sửa chữa kịp thời những khiếm khuyết hư hỏng không để sạt trượt.

g) Kiểm tra các phương án huy động, bố trí nhân lực, vật tư, phương tiện phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn; rà soát, xác định cụ thể về số lượng, chủng loại phương tiện, vật tư phương tiện hiện có đảm bảo đủ cơ số, chất lượng để huy động kịp thời khi có thiên tai.

h) Triển khai, vận động các tổ chức, nhân dân trên địa bàn thực hiện phát quang, nạo vét, tháo dỡ, dọn dẹp những vật cản trên bờ, lòng sông, trước các công trình thủy lợi hồ, đập làm ách tắc dòng chảy, hạn chế đến việc tiêu thoát nước tạo thông thoáng dòng chảy. Chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, đất, cọc tre, bao tải, dụng cụ...chủ động thực hiện gia cố, xử lý tạm thời các hư hỏng của các công trình phòng chống thiên tai để bảo đảm đối phó với các ảnh hưởng của mưa, lũ, xả lũ theo phương châm “bốn tại chỗ”.

i) Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá mức độ an toàn các công trình thủy lợi, nhất là các hồ chứa vừa và nhỏ trên địa bàn để phối hợp với Trung tâm QLĐT&KTTL Lâm Đồng xây dựng phương án phòng chống thiên tai bảo đảm an toàn công trình trong mùa mưa bão.

k) Chỉ đạo duy tu, sửa chữa những đoạn đường bị sạt lở, các cầu, cống... bị hư hỏng thuộc phạm vi quản lý để đảm bảo giao thông cho người và phương tiện; tổ chức cắm biển cảnh báo cho người và phương tiện biết để chủ động phòng tránh...đối với đoạn đường bị ngập lụt, tiềm ẩn nguy cơ sạt lở...

l) Tùy thuộc vào mức độ nguy hiểm có thể xảy ra, Chủ tịch UBND cấp huyện phát lệnh sơ tán, chỉ đạo các lực lượng được huy động, phối hợp cùng UBND cấp xã tham gia cứu hộ, cứu nạn và sơ tán nhân dân theo phương án đã được huyện, thành phố phê duyệt (trong trường hợp phải sơ tán); tổ chức cưỡng chế sơ tán đối với các trường hợp tổ chức, cá nhân không tự giác chấp hành chỉ đạo, hướng dẫn sơ tán phòng, tránh thiên tai (khi cần thiết) để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho nhân dân.

m) Chỉ đạo các đảm bảo thông tin thông suốt trong địa bàn quản lý, nhất là các xã có nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất, ngập lụt; tập trung khắc phục đảm bảo giao thông ngay sau khi xảy ra thiên tai để đảm bảo hoạt động của công tác tìm kiếm cứu nạn, cấp cứu người bị nạn.

n) Huy động lực lượng, phương tiện, vật tư, nhu yếu phẩm, tổ chức khắc phục hậu quả thiên tai: hỗ trợ lương thực, thực phẩm, nước uống, thuốc chữa bệnh, nhu yếu phẩm, bố trí chỗ ở tạm cho các hộ mất nhà cửa hoặc bị hư hỏng nặng; chăm sóc, điều trị người bị thương; thăm hỏi, động viên các gia đình có người tử nạn, bị nạn; vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh; khôi phục nhà cửa, cơ sở hạ tầng, giao thông, y tế, giáo dục, bưu điện, thủy lợi, cơ sở sản xuất, hỗ trợ nông dân khôi phục và tổ chức sản xuất nông nghiệp.

o) Tổng hợp báo cáo cấp có thẩm quyền về tình hình thiệt hại và kết quả triển khai công tác khắc phục tại địa phương, trong trường hợp vượt quá khả năng ứng phó của huyện, thành phố, Chủ tịch UBND cấp huyện đề nghị UBND tỉnh, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh chi viện, hỗ trợ về nhân lực, phương tiện.

ô) Chỉ đạo UBND cấp xã xác định nội dung và biện pháp phòng, chống thiên tai phù hợp với từng loại thiên tai và cấp độ rủi ro thiên tai thường xảy ra tại địa phương; xây dựng phương án ứng phó thiên tai (ứng với các cấp độ rủi ro). Khi xảy ra thiên tai phải chỉ đạo lực lượng ứng trực, bám địa bàn và cập nhật thông tin diễn biến thiên tai thường xuyên, liên tục; đồng thời xác định, khoanh vùng khu vực nguy hiểm để tổ chức sơ tán, chuẩn bị địa điểm sơ tán khi có thiên tai xảy ra.

3. Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Lâm Đồng

Cung cấp đầy đủ, kịp thời các bản tin dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn nguy hiểm cho Văn phòng Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Lâm Đồng và UBND các cấp huyện phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành, thông báo kịp thời đến Nhân dân trong tỉnh để chủ động phòng ngừa, ứng phó. Đặc biệt là dự báo, cảnh báo sớm các nguy cơ lũ quét, sạt lở đất, mưa lớn, bão, áp thấp nhiệt đới, dông, lốc, tố, sét.

4. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

a) Kiểm tra, đôn đốc UBND cấp huyện có kè sông, suối hoàn thành công tác tu bổ trước mùa mưa lũ hàng năm; chỉ đạo thực hiện các biện pháp xử lý bảo đảm an toàn các công trình phòng chống thiên tai, công trình thủy lợi. Phối hợp với UBND cấp huyện rà soát, chỉ đạo việc di dân ra khỏi vùng có nguy cơ xảy ra sạt lở, lũ quét đến nơi an toàn. Thực hiện nhiệm vụ thường trực công tác phòng chống thiên tai của Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh; tham mưu chỉ đạo kịp thời các phương án ứng phó khi thiên tai xảy ra; đôn đốc tổng hợp, báo cáo về thiệt hại và những diễn biến của thiên tai trên địa bàn tỉnh theo quy định.

b) Phối hợp với UBND cấp huyện chỉ đạo thực hiện phương án sản xuất nông nghiệp phù hợp với từng vùng để hạn chế thiệt hại, dự phòng đủ các loại giống, vật tư nông nghiệp, thuốc phòng, chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm ở những địa bàn xung yếu, vùng có nguy cơ xảy ra ngập lụt, thiên tai nhằm khôi phục sản xuất, kịp thời dập tắt các ổ dịch bệnh phát sinh.

c) Tổng hợp tình hình thiệt hại về nông, lâm nghiệp, thủy lợi, thủy sản theo quy định và đề xuất các biện pháp khôi phục sản xuất; phối hợp với các ngành đề xuất cơ chế chính sách, phương án khắc phục hậu quả thiên tai xảy ra trên địa bàn với UBND tỉnh và các Bộ, ngành Trung ương; xây dựng kế hoạch phục hồi sản xuất, ổn định đời sống nhân dân.

d) Lập kế hoạch nâng cấp, sửa chữa hồ chứa nước bị xuống cấp, đảm bảo an toàn hồ chứa. Kiên cố hóa kênh mương, nâng cấp, tu bổ hệ thống thủy lợi, cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội không để lũ lụt gây xói lở, thiệt hại.

đ) Thực hiện chức năng, nhiệm vụ là Cơ quan Thường trực của Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh, đôn đốc các cấp, các ngành trong tỉnh xây dựng kế hoạch, phương án ứng phó từng cấp độ rủi ro thiên tai. Kiểm tra công tác triển khai thực hiện các biện pháp phòng chống và khắc phục hậu quả thiên tai. Là đầu mối điều phối các quan hệ và phối hợp giữa các cấp, các ngành trên địa bàn trong công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn tỉnh.

e) Chỉ đạo đảm bảo công tác trực ban của Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh để thực hiện các nhiệm vụ theo quy định. Phân công lãnh đạo Sở, lãnh đạo các Chi cục, phòng ban chuyên môn xuống các địa bàn chỉ đạo ứng phó, khắc phục hậu quả phục hồi sản xuất ổn định đời sống nhân dân.

g) Chỉ đạo Trung tâm QLĐT&KTTL Lâm Đồng phối hợp chặt chẽ với UBND cấp huyện, cấp xã vận hành công trình thủy lợi an toàn, triển khai thực hiện phương án đảm bảo an toàn công trình thủy lợi, cụ thể như sau:

- Xây dựng phương án ứng phó rủi ro thiên tai tại các công trình thủy lợi nhất là tại các hồ chứa lớn nhằm đảm bảo an toàn cho hệ thống hồ đập. Tiến hành kiểm tra, đánh giá việc vận hành điều tiết hệ thống các hồ chứa trên địa bàn quản lý, đồng thời rà soát, lập, điều chỉnh, bổ sung quy trình vận hành hồ theo quy định.

- Đối với các hồ có nguy cơ cao bị ảnh hưởng trong mùa mưa lũ, cần chuẩn bị sẵn sàng vật tư, phương án ứng cứu khi có thiên tai xảy ra gây đổ vỡ công trình; cử cán bộ phụ trách thường xuyên nắm bắt thông tin để kịp thời xử lý khi sự cố xảy ra.

- Xây dựng kế hoạch phòng, chống hạn cụ thể, chi tiết sát thực tế, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng thiếu nước do yếu tố chủ quan gây nên.

5. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh

a) Thực hiện nhiệm vụ là cơ quan thường trực tìm kiếm cứu nạn của Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh, chủ trì công tác tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.

b) Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong chỉ đạo cập nhật, rà soát, bổ sung và kiểm tra thực hiện kế hoạch phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, phương án ứng phó với bão mạnh, siêu bão.

c) Phối hợp chỉ đạo, tổ chức huấn luyện, tập huấn, diễn tập sát thực tế, bảo đảm hiệu quả khi xử trí các tình huống khẩn cấp về thiên tai.

d) Đầu tư, mua sắm phương tiện, trang thiết bị ứng phó thiên tai và cứu hộ, cứu nạn phù hợp yêu cầu, nhiệm vụ và đặc điểm từng khu vực, địa phương để nâng cao hiệu quả công tác cứu hộ, cứu nạn.

đ) Sẵn sàng lực lượng, phương tiện hỗ trợ các địa phương và Nhân dân ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai, cứu hộ, cứu nạn khi có lệnh; trường hợp xét thấy phải tăng cường cho lực lượng thường trực kịp thời tham mưu huy động các lực lượng theo đúng quy định của Pháp luật.

6. Sở Giao thông vận tải

a) Phối hợp với UBND cấp huyện, Văn phòng Quản lý đường bộ IV.1, các đơn vị quản lý giao thông kiểm tra, xử lý bảo đảm giao thông thông suốt phục vụ công tác cứu hộ, cứu nạn, di dời dân chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, phương tiện, vật tư cần thiết để ứng cứu và xử lý kịp thời khi các công trình giao thông bị hư hỏng.

b) Chủ trì, phối hợp với Công an tỉnh tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các phương tiện giao thông hoạt động trên sông và vùng lòng hồ các hồ thủy điện trên địa bàn tỉnh; kiểm tra đôn đốc việc thực hiện các quy định về quản lý, đăng ký đăng kiểm phương tiện đường thủy, trang thiết bị cần thiết đảm bảo cho người và phương tiện. Phối hợp với UBND cấp huyện và các ngành chức năng liên quan kiểm tra, kiểm soát đảm bảo an toàn tại các cầu yếu, cầu treo, cầu phao và các hoạt động vận tải hành khách, hàng hóa trên lòng các hồ thủy điện, sông suối...

c) Xây dựng phương án huy động phương tiện vận tải đường bộ, đường thủy nội địa phù hợp với địa hình khu vực có nguy cơ cao xảy ra thiên tai để kịp thời đáp ứng yêu cầu di chuyển dân cư, lực lượng cứu nạn, cứu hộ, cứu trợ; kiểm tra, đánh giá thiệt hại về tài sản công trình giao thông trên các tuyến đường quốc lộ, tỉnh lộ, bến thủy; tổng hợp báo cáo UBND tỉnh và đề xuất hỗ trợ khắc phục thiên tai.

d) Kịp thời chỉ đạo duy tu, sửa chữa những đoạn đường bị sạt lở, các cầu, cống bị hư hỏng thuộc phạm vi quản lý, đảm bảo giao thông bước đầu cho người và phương tiện. Triển khai phương án bảo đảm an toàn giao thông vận tải trước, trong và sau thiên tai; trong đó, tổ chức cắm biển cảnh báo cho người và phương tiện biết để chủ động phòng tránh đối với đoạn đường nguy hiểm, phối hợp với Công an tỉnh và các địa phương chốt chặn các đoạn đường các khu vực nguy hiểm.

đ) Phối hợp chặt chẽ với các huyện, thành phố quản lý nắm bắt toàn bộ phương tiện vận tải đường thủy, đường bộ về số lượng, vị trí tập kết phục vụ cho công tác ứng cứu, giải tỏa hành khách khi có thiên tai. Chỉ đạo làm tốt công tác bảo đảm giao thông trên các tuyến đường; có kế hoạch chuẩn bị lực lượng, phương tiện để thường trực đảm bảo giao thông tại các vị trí thường bị ngập lụt, sạt lở đất trên các tuyến đường quan trọng.

7. Sở Tài nguyên và Môi trường

a) Phối hợp với các sở, ngành liên quan, UBND cấp huyện kiểm tra thực tế khu vực có thiên tai xảy ra; hướng dẫn khắc phục hậu quả lũ lụt, vệ sinh môi trường đảm bảo điều kiện sinh hoạt cho nhân dân khi có thiên tai.

b) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng kiểm tra hoạt động khai thác tài nguyên trên các sông, suối để có biện pháp chấn chỉnh, xử lý các trường hợp khai thác tài nguyên trái phép gây sạt lở bờ sông, suối cản trở dòng chảy.

c) Phối hợp với cơ quan truyền thông phổ biến, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về tình huống và biện pháp ứng phó khi xảy ra sạt lở đất.

8. Sở Thông tin và Truyền thông

a) Chỉ đạo, đôn đốc và kiểm tra các doanh nghiệp Bưu chính, Viễn thông trên địa bàn triển khai xây dựng kế hoạch, phương án PCTT&TKCN của đơn vị phù hợp với đặc điểm, tình hình của từng địa phương, đơn vị; nhất là tại các khu vực thường xảy ra thiên tai, các công trình quan trọng thuộc phạm vi quản lý, đầu tư của ngành.

b) Chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông có phương án điều động, sử dụng các thiết bị thông tin liên lạc (đặc biệt là các thiết bị mạng thông tin chuyên dùng) đảm bảo kết nối thông tin ổn định, thông suốt phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành phòng, chống thiên tai từ cấp tỉnh đến cấp huyện, cấp xã khi xảy ra tình huống thiên tai.

c) Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thông tin di động chuẩn bị các điều kiện cần thiết để tổ chức thực hiện gửi tin cảnh báo thiên tai qua điện thoại di động cho nhân dân trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng biết và chủ động tránh trú an toàn khi có đề nghị của Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh.

d) Chỉ đạo các đơn vị liên quan trong việc kiểm tra, hướng dẫn xử lý các tình huống khẩn cấp liên quan đến việc sử dụng tần số và thiết bị phát sóng vô tuyến điện. Đặc biệt là các tần số an toàn, cứu nạn để phát hiện và xử lý kịp thời nhiễu có hại, đảm bảo an toàn cho hệ thống thông tin vô tuyến phục vụ công tác phòng PCTT và TKCN.

đ) Phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Lâm Đồng và cơ quan thông tấn báo chí khác trên địa bàn tỉnh tăng thời lượng tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức của người dân đối với công tác PCTT&TKCN; cập nhật diễn biến tình hình thời tiết trong mùa mưa lũ để kịp thời thông tin, cảnh báo đến Nhân dân để chủ động, ứng phó, phòng ngừa giảm thiệt hại do thiên tai.

9. Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư

Cân đối nguồn ngân sách tỉnh chủ động tham mưu cho UBND tỉnh bố trí cho nhiệm vụ PCTT và TKCN trên địa bàn tỉnh; hỗ trợ kinh phí để khắc phục hậu quả thiên tai, ổn định đời sống và sản xuất của nhân dân vùng thiên tai; nhất là, kịp thời hỗ trợ khẩn cấp về lương thực, thực phẩm, đồ dùng thiết yếu cho người dân các địa phương bị ảnh hưởng nặng của thiên tai.

10. Công an tỉnh

a) Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc Công an tỉnh, Công an huyện, thành phố phối hợp với chính quyền địa phương và các ngành liên quan tổ chức thực hiện phương án bảo đảm an ninh trật tự khi xảy ra thiên tai, nhất là tại các khu vực dân cư, các khu vực tập trung đồng bào dân tộc thiểu số; bố trí lực lượng phương tiện thường trực 24/24 giờ để sẵn sàng tham gia cứu hộ, cứu nạn kịp thời theo chỉ đạo của UBND tỉnh và Ban Chỉ huy PCTT và TKCN.

b) Phối hợp với Sở Giao thông vận tải, Văn phòng Quản lý đường bộ IV.1 giải tỏa kịp thời hành khách, đảm bảo giao thông thông suốt trên các tuyến quốc lộ, các trục đường huyết mạch; đồng thời, phối hợp với các địa phương: triển khai các phương án đảm bảo an toàn giao thông, chốt chặn các tuyến đường và các khu vực nguy hiểm; đảm bảo an ninh trật tự, chống âm mưu phá hoại tài sản nhà nước nhất là công trình thủy lợi (hồ, đập...), hạ tầng giao thông...

c) Lập phương án đảm bảo an ninh trật tự, an toàn tài sản, bảo vệ tài sản của nhà nước, nhân dân và các doanh nghiệp khi có rủi ro thiên tai xảy ra; trong đó chuẩn bị đầy đủ các phương tiện, thiết bị phục vụ công tác kiểm tra và tổ chức cứu hộ, cứu nạn.

11. Sở Công Thương

a) Chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị thuộc ngành quản lý dự trữ đủ lương thực, xăng, dầu...và các nhu yếu phẩm cần thiết khác; nghiên cứu bố trí các điểm bán hàng phù hợp để đảm bảo cung ứng thuận tiện cho nhân dân khi có thiên tai, lũ lụt xảy ra. Phối hợp chặt chẽ với Cục dự trữ Nhà nước khu vực trong việc dự trữ bảo quản một số mặt hàng nhằm giữ vững ổn định kinh tế, hỗ trợ kịp thời nhân dân trong khu vực khi bị ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh.

b) Yêu cầu các Công ty thủy điện, nhà máy thủy điện trên địa bàn xây dựng, trình duyệt các phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp; chỉ đạo các chủ đầu tư các dự án thủy điện: thực hiện quản lý an toàn đập, hồ chứa theo quy định tại Điều 25 Nghị định 114/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018 của Chính phủ; có phương án đảm bảo an toàn cho công trình đang thi công tránh các nguy cơ rủi ro gây mất an toàn cho công trình ảnh hưởng đến dân sinh kinh tế khu vực đầu mối và hạ du công trình;

c) Chỉ đạo Công ty Điện lực Lâm Đồng triển khai Phương án đảm bảo an toàn cho hệ thống, mạng lưới điện kịp thời xử lý các sự cố điện để phục vụ đời sống và sản xuất.

12. Sở Lao động, Thương binh và Xã hội

Phối hợp với Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh kiểm tra, thống kê báo cáo thiệt hại về thiên tai (chi tiết số người chết, người mất tích, người bị thương; số hộ và số người bị ảnh hưởng thiên tai; số nhà sập đổ, nhà bị hư hỏng, nhà bị ngập nước...). Trên cơ sở đánh giá thiệt hại về người và nhà ở phối hợp Sở Tài chính xem xét cân đối nguồn ngân sách báo cáo UBND tỉnh chi hỗ trợ, cứu trợ khẩn cấp cho gia đình bị thiệt hại, đặc biệt là các hộ gia đình chính sách, hộ nghèo; đồng thời, hướng dẫn UBND cấp huyện giải quyết các chính sách, chế độ trợ giúp đột xuất cho các đối tượng bị ảnh hưởng bởi thiên tai theo quy định hiện hành.

13. Sở Giáo dục và Đào tạo

a) Chỉ đạo các nhà trường tích cực tuyên truyền biện pháp phòng, chống và ứng phó với thiên tai thông qua các giờ ngoại khóa, tích hợp kiến thức chuyên môn giảng dạy trong các giờ học chính khóa nhất là tại một số huyện, khu vực có nguy cơ cao xảy ra thiên tai; nhất là, tuyên truyền, phổ biến kiến thức, kỹ năng về phòng chống đuối nước trẻ em từ trường học đến khu dân cư, vận động gia đình thường xuyên quan tâm, giám sát, nhắc nhở trẻ em về nguy cơ tai nạn, thương tích, đuối nước.

b) Tổ chức kiểm tra, kịp thời chỉ đạo sửa chữa, khắc phục, nâng cấp cá điểm trường học, cơ sở đào tạo bị thiệt hại, ảnh hưởng sau thiên tai; trong đó, ưu tiên nâng cấp trường học đối với khu vực vùng trũng, vùng sâu thường xuyên bị ảnh hưởng thiên tai.

c) Triển khai công tác phòng chống thiên tai cho các công trình, cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh; kịp thời chỉ đạo các cơ sở đào tạo, các trường học trên địa bàn tỉnh cho học sinh tạm nghỉ học để chủ động phòng, tránh thiên tai. Phối hợp với huyện, thành phố sử dụng cơ sở giáo dục đào tạo làm nơi sơ tán nhân dân khi cần thiết.

14. Sở Y tế

a) Chỉ đạo các cơ sở y tế xây dựng phương án bảo đảm an toàn cho con người và tài sản trong tình huống xảy ra thiên tai; phối hợp với các địa phương xây dựng phương án ứng phó thiên tai gắn với bảo đảm phòng chống dịch bệnh, sẵn sàng phương tiện, thiết bị đảm bảo công tác chỉ đạo, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai tại các địa phương có dịch; chuẩn bị đầy đủ vật tư, cơ số thuốc chữa bệnh, thuốc khử trùng vệ sinh môi trường và các thiết bị y tế phục vụ công tác phòng và chữa bệnh cho nhân dân sau thiên tai.

b) Tăng cường các biện pháp tuyên truyền phòng chống nắng nóng và sơ cứu ban đầu cho nhân dân, đặc biệt là cho các đối tượng dễ bị tổn thương. Tổ chức tập huấn cho các đội vệ sinh phòng dịch bệnh và làm sạch môi trường, đội sơ, cấp cứu ở cả tuyến tỉnh và tuyến huyện.

c) Tổ chức khám chữa bệnh cho nhân dân vùng bị thiên tai; cung cấp thuốc chữa bệnh, thuốc tiêu độc, khử trùng và hướng dẫn nhân dân thực hiện các biện pháp xử lý môi trường kịp thời không để dịch bệnh xảy ra.

d) Củng cố kiện toàn các đội cấp cứu lưu động, đội phòng chống dịch bệnh vệ sinh môi trường; công khai số máy thường trực ở bệnh viện tỉnh, huyện và các khu vực khi có thiên tai xảy ra; đảm bảo công tác khám, chữa bệnh trong mọi tình huống.

15. Sở Xây dựng

a) Phối hợp với UBND cấp huyện: kiểm tra các chủ đầu tư và các đơn vị xây dựng trong việc thực hiện các biện pháp phòng chống thiên tai cho các công trình trong mùa mưa bão nhất là các công trình đang thi công, các nhà cao tầng, máy thi công trên cao,...; hướng dẫn người dân vùng thường xuyên bị thiên tai về kỹ thuật giằng chống, gia cố nhà cửa và dự báo khu vực có nguy cơ sạt lở, sụt lún để di dời người dân đến nơi an toàn.

b) Căn cứ các hướng dẫn của Bộ Xây dựng (về hướng dẫn nhà an toàn phòng, chống bão lũ; hướng dẫn phân loại nhà an toàn; khuyến cáo lắp đặt bồn nước cho nhà và công trình; quy trình kiểm định các công trình ăngten thu phát sóng viễn thông, truyền thanh, truyền hình...) xây dựng nội dung hướng dẫn để UBND cấp huyện triển khai tuyên truyền, phổ biến và yêu cầu các tổ chức, người dân thực hiện các biện pháp phòng chống thiên tai.

c) Kịp thời tổ chức thực hiện hoặc tham mưu đề xuất UBND tỉnh khắc phục, xử lý sự cố các công trình xây dựng (theo phân cấp của UBND tỉnh về giải quyết sự cố công trình) do thiên tai gây ra.

16. Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Lâm Đồng và các cơ quan thông tấn, báo chí đóng trên địa bàn tỉnh

a) Phối hợp với Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Lâm Đồng, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh theo dõi chặt chẽ tình hình diễn biến thiên tai, tăng thời lượng cung cấp thông tin, dự báo tình hình diễn biến thời tiết, thiên tai nhanh chóng, kịp thời, chính xác; hướng dẫn người dân ứng phó với các sự cố có thể phát sinh khi thời tiết xấu hoặc thiên tai bất thường xảy ra để nhân dân biết và chủ động phòng, tránh đạt hiệu quả. Thực hiện chế độ phát tin cảnh báo, thông báo, truyền tin khi xảy ra thiên tai theo quy định.

b) Phối hợp với cơ quan Thường trực Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh, Sở Thông tin và Truyền thông, các cơ quan đơn vị liên quan để thực hiện các chương trình chuyên đề về phòng, chống, ứng phó thiên tai. Phổ biến tuyên truyền các tài liệu, ấn phẩm truyền thông, phóng sự, video về công tác phòng, chống thiên tai do Ban Chỉ đạo Quốc gia về Phòng, chống thiên tai và địa phương xây dựng. (Một số tài liệu tham khảo đã được Ban Chỉ đạo xây dựng và đăng tải trên Website: https://phongchongthientai.mard.gov.vn/Pages/Truyen-thong-pctt.aspx).

17. Công ty Điện lực Lâm Đồng

a) Lập phương án cấp điện phục vụ sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong thời gian thiên tai, nhất là khi có lũ lụt xảy ra, thực hiện thông báo kế hoạch cắt điện cho từng khu vực, từng tuyến đường dây, để nhân dân biết, chủ động trong sản xuất và sinh hoạt.

b) Chuẩn bị đầy đủ các trang thiết bị, vật tư dự phòng và nhân lực để khắc phục nhanh các sự cố, hư hỏng của hệ thống lưới điện. Tổ chức kiểm tra hệ thống cung cấp điện, đặc biệt là các vị trí xung yếu có nguy cơ sạt lở gây sự cố để có biện pháp khắc phục, sửa chữa trước mùa mưa bão, nhằm hạn chế đến mức thấp nhất các thiệt hại do thiên tai gây ra. Chỉ đạo công tác vận hành an toàn lưới điện trong mùa mưa lũ; chuẩn bị phương án đảm bảo duy trì cung cấp điện cho các cơ quan chỉ đạo, điều hành công tác phòng, chống thiên tai, gồm: Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Trung tâm hành chính tỉnh, Bệnh viện, trụ sở Thường trực Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh, huyện, thành phố.

18. Các Công ty thủy điện, Nhà máy thủy điện trên địa bàn tỉnh

a) Thực hiện nghiêm Quy trình vận hành hồ chứa được phê duyệt và Quy chế phối hợp về công tác phòng chống lụt bão trong mùa mưa lũ giữa Công ty, Nhà máy với Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh và Đài Khí tượng Thủy văn Lâm Đồng. Khẩn trương xây dựng, trình duyệt phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp theo quy định tại Điều 25 Nghị định 114/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018 của Chính phủ về quản lý an toàn đập, hồ chứa để triển khai thực hiện. Trong trường hợp, phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp chưa được phê duyệt thì tiếp tục tổ chức thực hiện phương án phòng chống lũ lụt hạ du công trình thủy điện đã được phê duyệt đến khi có phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp được phê duyệt; phối hợp chặt chẽ với UBND cấp huyện, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các cấp trong việc triển khai phương án đảm bảo an toàn hạ du thủy điện khi tiến hành xả lũ.

b) Phối hợp với các cơ quan nhà nước có liên quan của tỉnh Lâm Đồng để thông báo và tuyên truyền đến nhân dân vùng hạ du những thông tin, nội dung cần triển khai, tuân thủ về công tác phòng chống thiên tai của hồ chứa thủy điện, đặc biệt là với nhân dân sinh sống gần hạ du công trình. Tổ chức tuyên truyền cho cán bộ, nhân dân địa phương phía hạ lưu chịu ảnh hưởng trực tiếp của quá trình vận hành hồ chứa về Quy trình vận hành hồ chứa thủy điện.

19. Các thành viên Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh, các ngành liên quan

a) Trực tiếp kiểm tra công tác chuẩn bị phòng, chống, ứng phó trước khi thiên tai xảy ra theo lĩnh vực phụ trách. Chủ trì, phối hợp cùng Văn phòng Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh và các Sở, ngành liên quan lập Đoàn kiểm tra công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tại một số huyện, huyện thành phố theo lĩnh vực mình phụ trách.

b) Các Sở, ngành, đơn vị theo lĩnh vực quản lý đánh giá, thống kê thiệt hại do thiên tai, báo cáo UBND tỉnh. Sau 03 ngày khi kết thúc thiên tai, các sở, ngành, đơn vị và UBND cấp huyện phải báo cáo thiệt hại về UBND tỉnh, Thường trực Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh.

20. Đề nghị Ủy ban mặt trận tổ quốc Việt Nam tỉnh Lâm Đồng, Hội Chữ thập đỏ tỉnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Hội Nông dân tỉnh, Tỉnh Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh

a) Phối hợp tuyên truyền nâng cao nhận thức và vận động cán bộ, hội viên, đoàn viên thực hiện nhiệm vụ phòng chống và ứng phó kịp thời khi có thiên tai xảy ra.

b) Phối hợp với Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh, UBND cấp huyện và các đơn vị liên quan tổ chức cứu trợ, phân phối hàng, tiền cho người dân bị thiệt hại do thiên tai, sớm ổn định đời sống, sản xuất.

21. Các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh

Thường xuyên theo dõi thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng về tình hình rủi ro thiên tai, chủ động phòng chống; chuẩn bị sẵn sàng phương tiện, vật tư, lực lượng để chủ động tham gia vào công tác phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai khi được sự huy động của Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các cấp./.

PHỤ LỤC 1

SỐ LIỆU PHƯƠNG ÁN SƠ TÁN DÂN THEO CÁC CẤP BÃO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG

TT

Huyện/thành phố

Bão cấp độ 3

Bão cấp độ 4

Bão cấp độ 5

Xen ghép

Tập trung

Xen ghép

Tập trung

Xen ghép

Tập trung

Số hộ

Số khẩu

Số hộ

Số khẩu

Số hộ

Số khẩu

Số hộ

Số khẩu

Số hộ

Số khẩu

Số hộ

Số khẩu

1

Thành phố Bảo Lộc

50

210

90

378

170

714

2

Huyện Cát Tiên

85

357

155

651

225

945

3

Huyện Đức Trọng

50

210

85

357

108

454

4

Huyện Lầm Hà

60

252

90

378

110

462

5

Huyện Đạ Tẻh

100

420

215

903

320

1.344

6

Huyện Đơn Dương

130

546

270

1.134

320

1.344

7

Huyện Lạc Dương

40

168

75

315

145

609

8

Huyện Đam Rông

42

176

133

559

231

970

Toàn tỉnh

557

2.339

1.113

4.675

1.629

6.842

PHỤ LỤC 2

SỐ LIỆU PHƯƠNG ÁN SƠ TÁN DÂN THEO CÁC CẤP BÁO ĐỘNG LŨ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG

TT

Huyện/tp

Trên báo động 3

Trên báo động 3 + 1m

Trên lũ lịch sử

Xen ghép

Tập trung

Xen ghép

Tập trung

Xen ghép

Tập trung

Số hộ

Số khẩu

Số hộ

Số khẩu

Số hộ

Sổ khẩu

Số hộ

Số khẩu

Số hộ

Số khẩu

Số hộ

Số khẩu

1

Thành phố Bảo Lộc

54

227

223

937

320

1.344

2

Huyện Cát Tiên

205

861

355

1.491

475

1.995

3

Huyện Đức Trọng

56

235

78

328

103

433

4

Huyện Lâm Hà

63

265

88

370

124

521

5

Huyện Đạ Tẻh

122

512

228

958

322

1.352

6

Huyện Đơn Dương

232

974

374

1.571

455

1.911

7

Huyện Lạc Dương

112

470

225

945

389

1.634

8

Huyện Đam Rông

134

563

277

1.163

370

1.554

Toàn tỉnh

978

4.107

1.848

7.763

2.558

10.744

PHỤ LỤC 3

PHƯƠNG ÁN SƠ TÁN DÂN VÙNG NGUY CƠ CAO VỀ SẠT LỞ ĐẤT, LŨ QUÉT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG

TT

Huyện/tp

Sạt lở bờ sông

Lũ quét

Sạt lở núi

Vùng thường xuyên chia cắt, ngập sâu

Số hộ

Số người

Số hộ

Số người

Số hộ

Số người

Số hộ

Số người

1

Thành phố Bảo Lộc

3

13

65

273

82

344

9

38

2

Huyện Cát Tiên

80

336

50

210

45

189

178

748

3

Huyện Di Linh

10

42

1.751

7.354

877

3.683

4

Huyện Đạ Tẻh

110

462

1.177

4.943

204

857

496

2.083

5

Huyện Đơn Dương

313

1.315

91

382

184

773

54

227

6

Huyện Lạc Dương

144

605

500

2.100

115

483

7

Huyện Đam Rông

606

2.545

463

1.945

181

760

60

252

Toàn tỉnh

1.122

4.713

3.741

15.712

1.196

5.023

1.789

7.514

PHỤ LỤC 4

NGUỒN NHÂN LỰC HUY ĐỘNG ỨNG PHÓ VỚI THIÊN TAI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG

TT

Đối tượng

TỔNG

Tp Đà Lạt

Tp Bảo Lộc

Đam Rông

Lạc Dương

Đơn Dương

Đức Trọng

Lâm Hà

Bảo Lâm

Di Linh

Đạ Huoai

Đạ Tẻh

Cát Tiên

Cấp tỉnh

1

Quân đội (tỉnh đội, huyện đội)

250

15

15

15

15

15

15

15

15

15

15

15

15

70

2

Công an

1496

321

204

106

30

82

95

76

200

65

112

75

30

175

3

Y tế

1168

215

101

36

15

35

74

65

50

320

65

48

20

124

4

Thanh niên tình nguyện

7448

543

376

422

100

77

356

201

1.000

35.868

217

145

100

325

5

Doanh nghiệp huy động

2326

625

595

62

15

65

234

134

100

60

79

27

100

230

6

Hội chữ thập đỏ

1657

532

219

282

35

41

123

147

50

60

56

43

5

64

7

Dân quân tự vệ

5032

536

396

312

256

368

508

536

480

620

340

340

340

8

Hội phụ nữ

5244

635

303

1177

14

70

754

954

50

100

432

115

5

635

9

Lực lượng xung kích

8053

1.214

593

539

456

374

457

412

1200

1.285

238

296

561

428

10

Hội nông dân, đoàn thể khác

4120

689

404

1247

30

160

342

345

100

100

265

187

10

428

11

Thành viên Ban chỉ huy, VPTT

665

11

241

87

25

50

6

9

60

26

6

94

40

10

12

Cán bộ công nhân viên chức

7852

547

262

157

100

150

241

312

100

4.276

146

111

30

1.420

13

Lực lượng khác

5295

652

438

600

120

170

425

638

1000

54

412

20

100

686

PHỤ LỤC 5

VẬT TƯ, PHƯƠNG TIỆN, TRANG THIẾT BỊ PHỤC VỤ ỨNG PHÓ THIÊN TAI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG

TT

Đối tượng

Đơn vị

TỔNG

Tp Đà Lạt

Tp Bảo Lộc

Đam Rông

Lạc Dương

Đơn Dương

Đức Trọng

Lâm Hà

Bảo Lâm

Di Linh

Đạ Huoai

Đạ Tẻh

Cát Tiên

Cấp tỉnh

1

Vật tư

- Đá hộc

m3

10.677

68

123

35

100

10.000

33

25

34

100

24

240

100

35

- Đá dăm, sỏi

m3

11.416

56

53

25

60

10.000

23

42

30

500

44

460

100

23

- Cát

m3

11.153

23

34

50

100

10.000

54

34

40

500

14

150

100

54

- Đất

m3

5.311.780

110

70

600

10.000

1.000

5.300.000

- Rọ thép

cái

400

250

50

100

120

- Bao tải

chiếc

9.330

310

3.600

2.120

500

1.000

1.800

- Vải bạt

m2

11.520

260

160

100

10.000

1.000

200

- Tôn lợp

m2

11.950

200

650

100

10.000

1.000

100

- Các vật tư khác

2

Trang thiết bị

- Nhà bạt cứu sinh

Cái

134

4

17

14

12

27

4

3

4

25

4

12

3

5

- Phao áo cứu sinh

Cái

4.188

420

553

185

298

432

360

380

380

340

300

273

200

340

- Phao tròn cứu sinh

Cái

3.648

360

384

128

255

281

340

340

340

225

300

195

200

300

- Máy phát điện

Cái

109

6

9

13

7

8

7

5

6

19

2

13

5

9

- Áo mưa chuyên dùng

Cái

5.672

345

351

201

7

582

662

744

554

90

821

401

50

864

- Flycam

Cái

5

2

3

- Loa cầm tay

Cái

178

6

12

22

9

31

9

3

7

20

8

34

11

6

- Dây thừng

m

41.850

6.654

1.700

6.690

840

7.662

3.645

4.562

200

4.522

1.900

150

3.325

- Máy Icom

cái

- Các trang thiết bị khác

3

Phương tiện

- Xe cứu hộ các loại

Chiếc

215

23

5

25

1

21

23

21

10

16

23

2

45

- Xe chữa cháy

Chiếc

31

4

5

1

3

18

- Tàu, thuyền cứu nạn

Chiếc

123

4

2

7

4

5

2

20

4

62

10

3

- Ca nô

Chiếc

11

1

1

4

2

1

2

- Số ô tô có thể huy động

Cái

462

15

45

89

82

5

8

9

12

100

8

43

10

36

+ Xe 45 chỗ

Cái

33

3

5

25

+ Xe 25-29 chỗ

Cái

23

6

5

5

7

+ Xe 16 chỗ

Cái

29

9

6

1

10

3

+ Xe 4-7 chỗ

Cái

241

22

48

50

4

60

57

- Số ô tô tải có thể huy động

Cái

342

16

68

52

30

40

15

30

68

23

- Số xe máy (ủi, xúc) có thể huy động

Cái

172

13

33

23

20

10

8

5

4

10

8

20

18

- Xe cứu thương

48

4

6

6

2

5

3

3

3

5

2

3

1

5

PHỤ LỤC 6

TỔNG HỢP PHƯƠNG TIỆN DỰ KIẾN HUY ĐỘNG BẢO VỆ CÔNG TRÌNH TRỌNG ĐIỂM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG

TT

Huyện/tp

Phương tiện phục vụ bảo vệ công trình trọng điểm

Máy xúc

Ô tô tải

Xe ben

Ghe, xuồng

Máy cưa

Rựa

Máy kéo

Xe ủi

1

Thành phố Bảo Lộc

29

48

24

3

40

274

11

14

2

Huyện Cát Tiên

10

10

5

5

3

Huyện Di Linh

10

40

40

25

100

7.000

1.750

20

4

Huyện Bảo Lâm

5

Huyện Đạ Tẻh

13

46

40

56

59

570

8

3

6

Huyện Đơn Dương

7

Huyện Lạc Dương

12

30

30

1

20

50

6

10

8

Huyện Đam Rông

22

35

40

134

315

88

9

Toàn tỉnh

86

209

184

85

353

8.209

1.868

61

PHỤ LỤC 7

THÔNG TIN VỀ NHU YẾU PHẨM

STT

ĐỊA BÀN

Lương thực, thực phẩm

Nước uống đóng chai

Nhiên liệu

Hóa chất khử trùng

Thiết bị xử lý nước

Lương khô

gói

Mì tôm

gói

Gạo

kg

Thực phẩm

kg

Đồ hộp

kg

chai

Chất đốt

kg

Dầu Diesel

lít

Xăng

lít

Dầu hỏa

lít

Phèn chua

tấn

Clo ra min B

viên

Vôi bột

tấn

chiếc

1

Thành phố Bảo Lộc

1.460

100.000

65.610

61.200

8.500

17.250

1.510

14.700

23.000

10.300

6

24.685

23

192

2

Huyện Cát Tiên

2.000

5.000

5.000

5.000

10.000

20.000

5.000

200

5

3

Huyện Di Linh

4.800

100.000

3.450

2.570

8.580

10.000

2.720

27.200

22.600

18.000

8

1.600

20

19

4

Huyện Đạ Tẻh

2.150

8.950

116.500

9.800

480

12.000

2.150

31.500

20.000

5.000

56

3.250

13

10

5

Huyện Đơn Dương

6.200

100.000

200.000

20.000

1.700

19.000

10.000

50.000

100.000

2.000

10

10.000

20

6

Huyện Lạc Dương

1.000

6.000

20.000

6.000

2.000

6.000

12.000

12.000

15.000

6.000

19.000

6

6

7

Huyện Đam Rông

3.100

12.500

6.500

1.250

700

6.500

300

30.000

32.000

3

6.050

30

30

Toàn tỉnh

18.710

329.450

417.060

105.820

21.960

75.750

28.680

175.400

232.600

46.300

83

64.785

117

257

PHỤ LỤC 8

HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ CẤP ĐỘ RỦI RO THIÊN TAI TỈNH LÂM ĐỒNG
(Cấp độ rủi ro thiên tai theo Quyết định số 18/2021/QĐ-TTg ngày 22/4/2021 của Thủ tướng Chính phủ được biên tập lại cho phù hợp khu vực tỉnh Lâm Đồng)

1. Cấp độ rủi ro của mỗi loại thiên tai được phân tối đa thành 5 cấp và được gắn với một màu đặc trưng, theo mức độ tăng dần của rủi ro thiên tai:

a) Cấp 1 màu xanh dương nhạt là rủi ro nhỏ;

b) Cấp 2 màu vàng nhạt là rủi ro trung bình;

c) Cấp 3 màu da cam là rủi ro lớn;

d) Cấp 4 màu đỏ là rủi ro rất lớn;

đ) Cấp 5 màu tím là thảm họa.

Bảng Mã màu đặc trưng trên các loại bản đồ rủi ro thiên tai (theo thang mã màu RGB cơ bản)

Cấp độ rủi ro

Màu sắc

Mã màu

1

Xanh dương nhạt

(175, 225, 255)

2

Vàng nhạt

(250, 245, 140)

3

Da cam

(255, 155,0)

4

Đỏ

(255, 10, 0)

5

Tím

(160, 40, 160)

2. Cấp độ rủi ro thiên tai do áp thấp nhiệt đới (ATNĐ), bão

Rủi ro thiên tai do ATNĐ, bão được phân thành 3 cấp (từ cấp 3 đến cấp 5).

- Cấp 3: Từ ATNĐ (mạnh cấp 6-9) đến Bão mạnh (cấp 10-11) hoạt động ở vùng biển ven bờ; đất liền hoặc bão rất mạnh cấp 12, cấp 13 hoạt động trên Biển Đông.

- Cấp 4: Bão rất mạnh (cấp 12-13) hoạt động trên vùng biển ven bờ, đất liền hoặc bão từ cấp 14 trở lên hoạt động trên Biển Đông.

- Cấp 5: Bão rất mạnh (cấp 14-15) hoạt động trên đất liền hoặc siêu bão từ cấp 16 trở lên hoạt động trên vùng biển ven bờ.

3. Cấp độ rủi ro thiên tai do lũ, ngập lụt

Rủi ro thiên tai do lũ, ngập lụt được phân thành 4 cấp (từ cấp 1 đến cấp 4). Trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng có 3 cấp (cấp 1 đến cấp 3).

- Cấp 1: Mực nước lũ lớn hơn Báo động 1 và nhỏ hơn Báo động 3.

- Cấp 2: BĐ3 ≤ Mực nước lũ < BĐ3+1,0m.

- Cấp 3: BĐ3+1,0m ≤ Mực nước lũ.

4. Cấp độ rủi ro thiên tai do lũ quét, sạt lở đất, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy

Cấp độ rủi ro thiên tai do lũ quét, sạt lở đất, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy có 3 cấp.

Vùng có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy

Cấp độ rủi ro thiên tai do lũ quét, sạt lở đất, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy

Rất cao

2

3

3

Cao

1

2

2

Trung bình

-

1

2

Thấp

-

-

1

Tổng lượng mưa ngày (mm)

100-200

200-400

>400

5. Cấp độ rủi ro thiên tai do hạn hán

Rủi ro thiên tai do hạn hán được phân thành 4 cấp (từ cấp 1 đến cấp 4).

Khoảng thời gian lượng mưa tháng thiếu hụt trên 50% trong khu vực (tháng)

Cấp độ rủi ro

Trên 5

3

4

4

Trên 3 đến 5

2

3

4

Từ 2 đến 3

1

2

3

Thiếu hụt nguồn nước mặt trong khu vực (%)

Từ 20 đến 50

Trên 50 đến 70

Trên 70

6. Cấp độ rủi ro thiên tai do nắng nóng

Rủi ro thiên tai do nắng nóng được phân thành 4 cấp (từ cấp 1 đến cấp 4).

Tx (°C)

Cấp độ rủi ro

Trên 41

2

3

4

4

Trên 39 đến 41

2

2

3

4

Từ 37 đến 39

1

1

2

3

Thời gian kéo dài (ngày)

Từ 3 đến 5

Trên 5 đến 10

Trên 10 đến 25

Trên 25

7. Cấp độ rủi ro thiên tai do mưa lớn

Rủi ro thiên tai do mưa lớn được phân thành 4 cấp (từ cấp 1 đến cấp 4).

Lượng mưa (mm)

Cấp độ rủi ro

Trên 400/24 giờ

3

4

4

Trên 200 đến 400/24 giờ

2

3

4

Từ 100 đến 200/24 giờ

Hoặc 50-100/12 giờ

1

2

2

Thời gian kéo dài (ngày)

Từ 1 đến 2

Trên 2 đến 4

Trên 4

8. Cấp độ rủi ro thiên tai do sương muối

Rủi ro thiên tai do sương muối được phân thành 3 cấp (từ cấp 1 đến cấp 3).

Nhiệt độ trung bình ngày (°C)

Cấp độ rủi ro

Dưới 0

-

-

-

Từ 0 đến 4

-

-

-

Từ trên 4 đến 8

1

2

3

Từ trên 8 đến 13

-

1

2

Thời gian kéo dài (ngày)

Từ 3 đến 5

Trên 5 đến 10

Trên 10

9. Cấp độ rủi ro thiên tai do lốc, sét, mưa đá

Rủi ro thiên tai do lốc, sét, mưa đá được phân thành 2 cấp (cấp 1 và cấp 2).

- Cấp 1: Phạm vi và khu vực ảnh hưởng dưới 1/2 số huyện.

- Cấp 2: Phạm vi và khu vực ảnh hưởng từ 1/2 số huyện trở lên.

10. Cấp độ rủi ro thiên tai do sương mù

Rủi ro thiên tai do sương mù được phân thành 2 cấp (cấp 1 và cấp 2).

Tầm nhìn xa

Cấp độ rủi ro

Sương mù dày đặc, tầm nhìn xa dưới 50 m

1

2

Sương mù dày đặc, tầm nhìn xa từ 50 m trở lên

1

Phạm vi ảnh hưởng

(Vùng hoạt động của các phương tiện giao thông)

Trên sông và đường đèo núi

Khu vực đường cao tốc và sân bay

11. Cấp độ rủi ro thiên tai do cháy rừng do tự nhiên

Rủi ro thiên tai do lốc, sét, mưa đá được phân thành 5 cấp (cấp 1 và cấp 5)

Nhiệt độ cao nhất ngày (°C)

Độ ẩm không khí trung bình ngày (%)

Tốc độ gió cao nhất ngày (km/h)

Cấp độ rủi ro

<40

<40

<1.5

1

2

3

4

5

35-40

40-50

1.5-2

1

2

3

4

5

30-35

50-60

2-2.5

1

2

3

4

5

Thời gian kéo dài (ngày)

Từ 5 đến 10

Từ 10 đến 15

Từ 15 đến 20

Trên 20

Từ 5 đến 10

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 1422/QĐ-UBND ngày 24/07/2023 về Phương án ứng phó thiên tai theo các cấp độ rủi ro thiên tai trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


366

DMCA.com Protection Status
IP: 3.141.193.158
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!