Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Kế hoạch 9179/KH-UBND 2021 phòng chống thiên tai Lâm Đồng 2021 2025

Số hiệu: 9179/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Lâm Đồng Người ký: Phạm S
Ngày ban hành: 16/12/2021 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÂM ĐỒNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 9179/KH-UBND

Lâm Đồng, ngày 16 tháng 12 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI TỈNH LÂM ĐỒNG GIAI ĐOẠN 2021-2025

Căn cứ Luật Phòng, chống thiên tai ngày 19/6/2013; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều ngày 17/6/2020;

Căn cứ Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 18/6/2018 của Chính phủ về công tác phòng, chống thiên tai;

Căn cứ Quyết định số 987/QĐ-TTg ngày 09/7/2020 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 42-CT/TW ngày 24/3/2020 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai;

Căn cứ Thông tư số 02/2021/TT-BNNPTNT ngày 07/6/2021 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn xây dựng kế hoạch phòng, chống thiên tai các cấp ở địa phương;

Căn cứ Kế hoạch số 134-KH/TU ngày 07/7/2020 của Tỉnh ủy Lâm Đồng thực hiện Chỉ thị số 42-CT/TW ngày 24/3/2020 của Ban Bí thư Trung ương về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai;

Căn cứ Kế hoạch số 4280/KH-UBND ngày 25/6/2021 của UBND tỉnh về thực hiện Chiến lược Quốc gia phòng, chống thiên tai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng;

Theo đề nghị của Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh tại Tờ trình số 212/TTr-PCTT ngày 24 tháng 11 năm 2021; Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng ban hành Kế hoạch Phòng, chống thiên tai (PCTT) tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2021-2025 như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích:

a) Nhằm chủ động PCTT, thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản của nhân dân và nhà nước do thiên tai gây ra; từng bước xây dựng địa phương có khả năng quản lý rủi ro thiên tai, cộng đồng, xã hội an toàn trước thiên tai, tạo điều kiện phát triển bền vững kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh, quốc phòng.

b) Tăng cường quản lý nhà nước về PCTT, nâng cao năng lực, tính chủ động của cộng đồng trong PCTT, sử dụng hiệu quả các nguồn lực phục vụ công tác PCTT.

c) Quán triệt, tuyên truyền sâu rộng công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai đến toàn thể cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và nhân dân nhằm nâng cao hơn nữa nhận thức về ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai.

2. Yêu cầu:

a) Nâng cao nhận thức, vai trò, trách nhiệm, năng lực PCTT, xử lý tình huống, sự cố, chỉ huy, điều hành tại chỗ của các cấp, các ngành, lực lượng PCTT từ tỉnh đến cơ sở trong công tác PCTT theo nguyên tắc chỉ đạo "đảm bảo chủ động trong phòng ngừa; kịp thời, hiệu quả trong ứng phó; khắc phục khẩn trương, khôi phục, tái thiết bền vững và xây dựng lại tốt hơn".

b) Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động của người dân và toàn xã hội đối với công tác PCTT, quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng theo phương châm “4 tại chỗ”[1] và “3 sẵn sàng”[2] để phát huy ý thức tự giác, chủ động phòng, tránh thiên tai của toàn dân trên địa bàn tỉnh.

c) Nâng cao công tác dự báo, cảnh báo, thường xuyên, liên tục theo sát diễn biến của thiên tai để phòng ngừa, ứng phó kịp thời, bảo đảm người dân được an toàn trước thiên tai; nhất là bão, lũ, sạt lở đất, lũ quét.

d) Tổ chức, lực lượng làm công tác PCTT được kiện toàn theo hướng tinh gọn, chuyên nghiệp, bảo đảm hiệu lực, hiệu quả; phương tiện, trang thiết bị PCTT và tìm kiếm cứu nạn (TKCN) đáp ứng nhu cầu cứu hộ, cứu nạn và tình hình thực tế tại địa phương.

đ) Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ đặc biệt là công nghệ 4.0 phù hợp với công tác PCTT trong tình hình mới; từng bước hoàn thiện cơ sở dữ liệu, công tác quan trắc, dự báo, thông tin, thông báo, cảnh báo thiên tai và trang thiết bị về PCTT và TKCN trên địa bàn.

e) Sử dụng nguồn kinh phí có hiệu quả trong việc phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả, tái thiết sau thiên tai; lồng ghép nội dung PCTT trong các chương trình, dự án, kế hoạch, quy hoạch của các ngành, phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.

II. NỘI DUNG KẾ HOẠCH

1. Đặc điểm về tự nhiên, dân sinh, kinh tế - xã hội, cơ sở hạ tầng tỉnh Lâm Đồng:

Lâm Đồng là tỉnh nằm ở khu vực Nam Tây Nguyên, có vị trí từ 11°13’07” đến 12°18’44” vĩ độ Bắc và 107°16’07” đến 108°43’59” kinh độ Đông, có diện tích tự nhiên 9.781,2 km2 (chiếm khoảng 3,1% diện tích cả nước), với 12 đơn vị hành chính cấp huyện gồm: thành phố Đà Lạt, thành phố Bảo Lộc và các huyện: Lạc Dương, Đam Rông, Đức Trọng, Đơn Dương, Lâm Hà, Di Linh, Bảo Lâm, Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Cát Tiên.

Với vị trí địa lý nằm ở phía Nam của khu vực Tây Nguyên, cách đường bờ biển hơn 100km nên tỉnh Lâm Đồng không bị ảnh hưởng bởi các loại hình thiên tai như xâm nhập mặn, sóng thần, nước biển dâng, gió mạnh trên biển; rất ít khi bị ảnh hưởng bởi các loại hình thiên tai có sức tàn phá lớn như: bão, siêu bão, động đất mà chỉ bị tác động bởi các loại hình thiên tai mang tính đặc thù của khu vực như: hạn hán, mưa lớn, ngập lụt cục bộ, lũ, lũ quét, lốc, sét, sạt lở đất, sương muối, cháy rừng do tự nhiên...

(Chi tiết theo Chương II, Kế hoạch PCTT tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2021- 2025 đính kèm).

2. Tình hình thiên tai, các loại hình thiên tai, đánh giá rủi ro thiên tai

a) Tình hình thiên tai:

Trong giai đoạn 2010-2020, tình hình thời tiết, thiên tai trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng diễn biến phức tạp, toàn tỉnh Lâm Đồng đã xảy ra 153 đợt lốc xoáy, 151 đợt mưa lớn, 89 đợt lũ quét, 25 đợt mưa đá, 22 vụ sạt lở đất, 18 vụ sét đánh, 05 đợt hạn hán, 04 đợt sương muối đã ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống, sinh hoạt của người dân, phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và làm thiệt hại đến nhiều tính mạng, tài sản của người dân và Nhà nước, cụ thể: làm 45 người chết, 36 người bị thương; thiệt hại 8.829 căn nhà, 52.706 ha cây trồng, chết 445 con gia súc, 46.937 con gia cầm, trôi 287 ha ao cá, hư hỏng 121 ha nhà kính nhà lưới; sạt lở 6,7 km kênh; hư hỏng 22,47 km đường giao thông; hư hỏng 14 trụ sở cơ quan; 69 điểm trường bị ảnh hưởng; 66 cầu, 29 cống và 12 công trình thủy lợi bị thiệt hại... Ước tổng thiệt hại khoảng 1.419 tỷ đồng.

b) Các loại hình thiên tai và đánh giá rủi ro thiên tai:

Với vị trí địa lý nêu trên, trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng có các loại hình thiên tai và rủi ro thiên tai thường gặp như sau: Hạn hán, nắng nóng thường xuất hiện vào vụ Đông Xuân (chủ yếu tập trung ở địa phương: Đơn Dương, Đức Trọng, Lâm Hà, Di Linh, Bảo Lâm, với cấp độ rủi ro thiên tai là cấp 1 và cấp 2); Giông sét (chủ yếu tập trung ở địa phương: Đơn Dương, Đức Trọng, Cát Tiên, Đạ Tẻh, Đạ Huoai, Di Linh, với cấp độ rủi ro thiên tai là cấp 1); Lũ, lũ quét, ngập lụt ở khu vực tỉnh Lâm Đồng thường có phạm vi ảnh hưởng hẹp, thời gian lũ lên và xuống nhanh, thường phổ biến dưới 02 ngày nhưng tốc độ dòng chảy nhanh nên gây nhiều thiệt hại (cấp độ rủi ro thiên tai có thể xảy ra ở cấp 1 và cấp 2); Bão, áp thấp nhiệt đới đổ bộ trực tiếp vào địa bàn tỉnh không nhiều, nhưng ảnh hưởng gián tiếp và gây mưa lớn trên diện rộng, úng ngập, lũ quét, sạt lở đất, giông sét, cây ngã đổ... (cấp độ rủi ro thiên tai có thể xảy ra ở cấp 3, 4 và 5; đặc biệt nguy hiểm ở hạ du khi hồ Đơn Dương xả lũ lớn); Sạt lở đất, trượt đất, nứt đất xảy ra trên toàn tỉnh, nhất là ở các khu vực mái ta luy, bờ sông, bờ suối, các đoạn đường đèo, vùng đồi núi có độ dốc lớn... (cấp độ rủi ro thiên tai có thể xảy ra ở cấp 1, 2 và 3); Lốc xoáy, mưa đá xảy ra trên toàn tỉnh (cấp độ rủi ro thiên tai có thể xảy ra ở cấp 1); Sương muối là loại hình thiên tai ít xảy ra, khó dự báo trước (cấp độ rủi ro thiên tai có thể xảy ra ở cấp 1, cấp 2); Sương mù thường xuyên xuất hiện trên địa bàn thành phố Đà Lạt, huyện Lạc Dương, nhất là giao thông tại tất cả các đèo hướng vào thành phố Đà Lạt; Cháy rừng do tự nhiên trên địa bàn tỉnh có xảy ra nhưng không nhiều.

(Chi tiết theo Chương IV, Kế hoạch PCTT tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2021- 2025 đính kèm).

3. Nội dung và biện pháp tổng thể PCTT

a) Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật, tổ chức, bộ máy:

- Rà soát các chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh trên địa bàn tỉnh; chính sách hỗ trợ phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng và tưới tiên tiến tiết kiệm nước để thực hiện trong giai đoạn 2021 - 2025.

- Kiện toàn tổ chức, bộ máy chỉ huy PCTT và TKCN các cấp, phân công nhiệm vụ các thành viên. Tăng cường năng lực, hoạt động hiệu quả của Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các cấp.

- Rà soát, xây dựng, củng cố lực lượng xung kích PCTT cấp xã với lực lượng dân quân tự vệ làm nòng cốt theo hướng dẫn của Ban Chỉ đạo Quốc gia về PCTT.

- Đầu tư trang thiết bị cho Văn phòng thường trực Ban chỉ huy PCTT và TKCN các cấp, Đội xung kích PCTT cấp xã để đảm bảo thực hiện nhiệm vụ.

b) Xây dựng, thực hiện các kế hoạch, quy hoạch, phương án:

- Xây dựng Kế hoạch phòng chống thiên tai cấp cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2021 - 2025 theo quy định của Luật Phòng, chống thiên tai.

- Xây dựng kế hoạch quản lý lũ tổng hợp lưu vực sông thuộc tỉnh; kế hoạch phòng, chống bão mạnh, siêu bão; kế hoạch phòng, chống lũ quét, sạt lở đất; kế hoạch phòng, chống hạn hán; kế hoạch phòng, chống sạt lở bờ sông do mưa lũ hoặc dòng chảy theo quy định của Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật PCTT

- Xây dựng các phương án ứng phó với từng loại hình thiên tai cụ thể theo cấp độ rủi ro thiên tai.

- Xây dựng các phương án quản lý rủi ro thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu, phát triển kết cấu hạ tầng PCTT trên địa bàn tỉnh trong quá trình lập quy hoạch tỉnh.

- Thực hiện Kế hoạch của UBND tỉnh về các giải pháp đảm bảo an toàn hồ, đập thủy lợi trên địa bàn tỉnh năm 2021 và những năm tiếp theo phục vụ công tác PCTT, ứng phó biến đổi khí hậu, ổn định sản xuất, đời sống nhân dân.

c) Thông tin truyền thông, phổ biến pháp luật, nâng cao nhận thức cộng đồng:

- Tiếp tục thực hiện Đề án Nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng và Kế hoạch số 7659/KH-UBND ngày 27/10/2021 của UBND tỉnh Lâm Đồng.

- Triển khai các hoạt động nâng cao nhận thức, năng lực cho Đội xung kích PCTT cấp xã.

- Đào tạo, tập huấn về thiên tai cho một số cộng đồng thường xuyên bị thiên tai.

- Xây dựng một số chương trình thông tin, truyền thông chuyên biệt về PCTT trên địa bàn tỉnh, phù hợp với đặc điểm địa phương.

d) Nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo cấp tỉnh:

- Nâng cao năng lực, chất lượng dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn, giám sát biến đổi khí hậu; đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, ứng dụng khoa học - công nghệ tiên tiến; hoàn thiện phương pháp, quy trình dự báo, cảnh báo thiên tai, biến đổi khí hậu, bảo đảm cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn, đặc biệt là thông tin, dữ liệu về nguy cơ xảy ra các hiện tượng thiên tai nguy hiểm, bất thường có thể ảnh hưởng hoặc gây thiệt hại về người, tài sản và môi trường với độ tin cậy, chính xác cao.

- Chú trọng đầu tư, nâng cấp kết cấu hạ tầng, trang thiết bị, phương tiện phục vụ cho công tác theo dõi, dự báo, cảnh báo theo hướng hiện đại, đồng bộ, tự động hóa, tích hợp đa mục tiêu (nhất là các trạm đo mưa tự động chuyên dùng, hệ thống dự báo, cảnh báo lũ lụt thông minh, giông sét).

đ) Duy tu bảo dưỡng, xử lý cấp bách các công trình phòng chống thiên tai:

- Sửa chữa cấp bách các hồ đập, kênh mương bị hư hỏng, xuống cấp do thiên tai; kè bờ sông, suối, taluy bị sạt lở, mang tính cấp bách.

- Nạo vét chống hạn.

e) Công tác thường trực phòng chống thiên tai:

- Công tác trực ban Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các cấp.

- Thường trực đối với các hoạt động phòng chống hạn hán, ngập úng, bảo đảm an toàn công trình thủy lợi, đặc biệt là các đập, hồ chứa nước.

g) Các nhiệm vụ khác:

- Tổ chức diễn tập về phương án ứng phó thiên tai;

- Tổ chức các hội nghị, hội thảo về PCTT và liên quan đến PCTT.

- Hỗ trợ các trường hợp bị thiệt hại về người, nhà ở, sản xuất nông nghiệp, do thiên tai.

- Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về PCTT.

4. Các biện pháp phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai:

Để thực hiện tốt công tác PCTT theo nguyên tắc chỉ đạo "đảm bảo chủ động trong phòng ngừa; kịp thời, hiệu quả trong ứng phó; khắc phục khẩn trương, khôi phục, tái thiết bền vững và xây dựng lại tốt hơn", các sở, ban, ngành, đoàn thể thuộc tỉnh và chính quyền địa phương các cấp phải xác định công tác PCTT là nhiệm vụ quan trọng của cả hệ thống chính trị, là trách nhiệm và nghĩa vụ của toàn dân, toàn xã hội, trong đó Nhà nước giữ vai trò chủ đạo, tổ chức và cá nhân chủ động, cộng đồng hỗ trợ, giúp nhau và triển khai thực hiện các biện pháp phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai (Chi tiết theo Chương V, Kế hoạch PCTT tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2021-2025 đính kèm).

5. Lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai:

Để tạo điều kiện phát triển bền vững kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh; các sở, ban, ngành, đoàn thể thuộc tỉnh và chính quyền địa phương các cấp phải lồng ghép nội dung PCTT vào các chương trình, dự án, kế hoạch, quy hoạch của các ngành, phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn (Chi tiết theo Chương VI, Kế hoạch PCTT tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2021-2025 đính kèm).

6. Các nhiệm vụ, dự án phòng chống thiên tai tỉnh Lâm Đồng: Chi tiết theo Phụ lục đính kèm tại Kế hoạch này.

7. Nguồn lực thực hiện Kế hoạch:

a) Ngân sách Trung ương, vốn vay ODA:

Đầu tư các dự án bố trí sắp xếp ổn định dân cư vùng thiên tai; xây dựng các hồ chứa lớn; sửa chữa nâng cấp công trình thủy lợi; kè chống sạt lở; các dự án giao thông... có quy mô và kinh phí đầu tư lớn.

b) Ngân sách địa phương (tỉnh, huyện, xã):

Tập trung đầu tư các dự án bảo vệ rừng, trồng cây xanh; dự án bố trí sắp xếp ổn định dân cư vùng thiên tai; xây dựng, sửa chữa các công trình thủy lợi, công trình nước sinh hoạt nông thôn, công trình phòng chống sạt lở, công trình nạo vét; xây dựng, nâng cấp công trình giao thông có xem xét đến yếu tố PCTT; thực hiện các nhiệm vụ PCTT; xây dựng các công trình quy mô nhỏ phục vụ công tác phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai; mua sắm phương tiện, trang thiết bị, hệ thống thông tin liên lạc phục vụ PCTT và TKCN, cứu hộ, khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra...

c) Ngân sách dự phòng của địa phương (tỉnh, huyện):

Xử lý các yêu cầu ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai, phục vụ cho phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai trong trường hợp cần thiết, cấp bách.

d) Quỹ phòng chống thiên tai (gồm hỗ trợ từ Quỹ PCTT Trung ương, Quỹ PCTT tỉnh, Quỹ PCTT cấp huyện, xã được giữ lại):

- Hỗ trợ thực hiện các nhiệm vụ PCTT cấp bách trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.

- Cứu trợ, hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai: Cứu trợ khẩn cấp về lương thực, nước uống, thuốc chữa bệnh và các nhu cầu cấp thiết khác cho đối tượng bị thiệt hại do thiên tai; hỗ trợ tu sửa nhà ở, cơ sở y tế, trường học, xử lý vệ sinh môi trường vùng thiên tai, tu sửa nhà sơ tán phòng tránh thiên tai hoặc hỗ trợ kinh phí tu sửa, xử lý và xây dựng khẩn cấp công trình PCTT tối đa không quá 03 tỷ đồng trong tổng mức đầu tư 01 công trình.

- Hỗ trợ các hoạt động ứng phó thiên tai: Sơ tán dân khỏi nơi nguy hiểm; chăm sóc y tế, thực phẩm, nước uống cho người dân nơi sơ tán; tuần tra, kiểm tra phát hiện khu vực có nguy cơ xảy ra rủi ro thiên tai, sự cố công trình phòng, chống thiên tai; hỗ trợ cho lực lượng được huy động tham gia ứng phó thiên tai; hỗ trợ cho lực lượng thường trực trực ban, chỉ huy, chỉ đạo ứng phó thiên tai.

- Hỗ trợ các hoạt động phòng ngừa: Phổ biến tuyên truyền kiến thức pháp luật, lập kế hoạch, phương án và diễn tập PCTT cấp xã; hỗ trợ xây dựng công cụ, phần mềm, quan trắc, thông tin dự báo, cảnh báo thiên tai tại cộng đồng; mua sắm, đầu tư phương tiện, trang thiết bị phục vụ công tác PCTT theo quy định.

e) Nguồn kinh phí các tổ chức, cá nhân đóng góp do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tiếp nhận, huy động:

Hỗ trợ nhân dân vùng bị thiên tai để khắc phục thiệt hại, giảm bớt khó khăn và ổn định cuộc sống, sinh kế từ việc huy động trong xã hội. Nguồn kinh phí các tổ chức, cá nhân đóng góp do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh huy động, hỗ trợ gia đình có người chết, bị thương để mai táng, điều trị; nhà sập, nhà bị hư hỏng nặng để xây cất lại; cứu trợ lương thực, nhu yếu phẩm thiết yếu, hỗ trợ sinh kế nhằm sớm ổn định cuộc sống người dân.

g) Vốn đầu tư từ khối tư nhân:

Vận động khối tư nhân đầu tư theo các chính sách hỗ trợ đầu tư, vay vốn; khuyến khích người dân đầu tư nâng cấp nhà ở bảo đảm an toàn với thiên tai.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Giám đốc/Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể thuộc tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và các cơ quan, đơn vị liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, nội dung công việc của Kế hoạch này khẩn trương triển khai thực hiện các biện pháp ứng phó phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị theo phương châm “4 tại chỗ” và “3 sẵn sàng”, đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản cho người dân; tổng hợp, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch gửi Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh (cơ quan thường trực là Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) để tổng hợp, báo cáo Ban Chỉ đạo Quốc gia về PCTT, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo yêu cầu.

2. Giao Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh (cơ quan thường trực là Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn);

a) Là cơ quan đầu mối theo dõi nắm chắc mọi tình hình, diễn biến của thời tiết, thiên tai xảy ra trên địa bàn tỉnh; chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc triển khai thực hiện Kế hoạch này; tham mưu trình UBND tỉnh phê duyệt kế hoạch thực hiện hàng năm và đề xuất điều chỉnh kế hoạch 05 năm khi cần thiết.

b) Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính và các sở, ngành, địa phương, đơn vị liên quan phân bố kinh phí phòng chống lụt bão; Quỹ PCTT tỉnh và đề xuất các nguồn vốn khác (gồm các nguồn vốn: hỗ trợ từ ngân sách Trung ương; hỗ trợ từ Quỹ PCTT Trung ương; bổ sung từ ngân sách tỉnh; Quỹ PCTT cấp huyện, xã được giữ lại; ngân sách địa phương) để thực hiện Kế hoạch này đảm bảo yêu cầu đề ra.

c) Tham mưu UBND tỉnh kiện toàn, điều chỉnh quy chế hoạt động của Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh cho phù hợp với tình hình mới.

3. Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh phân bố nguồn vốn phòng, chống lụt bão; bổ sung từ ngân sách tỉnh để triển khai thực hiện Kế hoạch này đảm bảo yêu cầu đề ra.

4. Sở Kế hoạch và Đầu tư lồng ghép nội dung PCTT vào quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành kinh tế - xã hội của tỉnh theo quy định tại Thông tư số 05/2016/TT-BKHĐT ngày 06/6/2016 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

5. UBND các huyện, thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc:

a) Chịu trách nhiệm trực tiếp chỉ huy, huy động nguồn lực theo thẩm quyền để ứng phó thiên tai trong trường hợp thiên tai cấp độ 1 xảy ra trong phạm vi từ hai xã trở lên hoặc khi nhận được yêu cầu trợ giúp của Chủ tịch UBND cấp xã.

b) Tăng cường công tác thông tin, dự báo, kịp thời cảnh báo nhanh chóng đến tận thôn và người dân; hướng dẫn kỹ năng phòng ngừa, ứng phó các loại hình thiên tai bằng nhiều hình thức (hệ thống phát thanh, truyền hình, truyền thanh cơ sở...) để chính quyền cấp cơ sở và nhân dân chủ động di dời, phòng, tránh và ứng phó với các loại hình thiên tai có thể xảy ra.

c) Lồng ghép nội dung phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai vào quy hoạch, kế hoạch, chiến lược phát triển của địa phương theo hướng kết hợp đa mục tiêu, hạn chế tối đa làm gia tăng rủi ro thiên tai.

d) Chủ động bố trí ngân sách địa phương, Quỹ PCTT và huy động các nguồn vốn hợp pháp khác để thực hiện công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn; kịp thời khắc phục ngay các sự cố hư hỏng, xử lý các trọng điểm xung yếu bảo đảm an toàn cho hồ đập thuộc phạm vi quản lý.

đ) Đầu tư nâng cao năng lực, nâng cấp cơ sở vật chất, cơ sở dữ liệu, trang thiết bị chuyên dùng của Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy PCTT và TKCN cấp huyện; hỗ trợ trang thiết bị và nâng cao năng lực cho lực lượng xung kích PCTT cấp xã để thực hiện tốt công tác PCTT theo phương châm “4 tại chỗ”.

e) Chỉ đạo Chủ tịch UBND cấp xã:

- Có trách nhiệm trực tiếp chỉ huy, huy động nguồn lực tại chỗ để ứng phó kịp thời thiên tai cấp độ 1 ngay khi thiên tai xảy ra. Trong trường hợp vượt quá khả năng ứng phó của cấp xã; báo cáo, đề nghị UBND cấp huyện, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN cấp huyện hỗ trợ.

- Xây dựng và củng cố Đội xung kích PCTT cấp xã theo Hướng dẫn ban hành kèm theo Quyết định số 08/QĐ-TWPCTT ngày 27/3/2020 của Ban Chỉ đạo Quốc gia về PCTT và Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 18/6/2018 của Chính phủ.

6. Trong quá trình tổ chức thực hiện Kế hoạch này; trường hợp cần sửa đổi, bổ sung các nhiệm vụ cụ thể; các sở, ban, ngành, đoàn thể thuộc tỉnh và UBND các huyện, thành phố có văn bản gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh xem xét, điều chỉnh./.

 


Nơi nhận:
- Ban Chỉ đạo QG về PCTT;
- Bộ NN&PTNT;
- UBQG ƯPSCTT & TKCN;
- TT TU, HĐND tỉnh;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể thuộc tỉnh;
- UBND các huyện, thành phố;
- Đài PTTH tỉnh; Báo Lâm Đồng;
- LĐVP;
- Lưu: VT, GT.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Phạm S

 

PHỤ LỤC

CÁC NHIỆM VỤ PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI TỈNH LÂM ĐỒNG GIAI ĐOẠN 2021-2025, THỰC HIỆN TỪ NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ QUỸ PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI
(Kèm theo Kế hoạch số 9179/KH-UBND ngày 16/12/2021 của UBND tỉnh Lâm Đồng)

STT

Tên chương trình, nhiệm vụ

Dự kiến thời gian thực hiện

Dự kiến tổng kinh phí (triệu đồng)

Ngân sách nhà nước

Quỹ PCTT

Tổng

 

Tổng cộng

 

220.700

57.800

278.500

I

Thông tin truyền thông, phổ biến pháp luật, đào tạo, tập huấn, nâng cao nhận thức cộng đồng

 

16.800

6.800

23.600

1

Triển khai thực hiện Đề án Nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng

2022-2025

15.000

5.000

20.000

2

Thực hiện các hoạt động Tuần lễ Quốc gia Phòng chống thiên tai hàng năm (từ ngày 15/5 đến 22/5)

2022-2025

300

300

600

3

Cắm biển cảnh báo khu vực có nguy cơ cao xảy ra lũ quét, ngập lụt, sạt lở

2022-2025

1.000

1.000

2.000

4

Tổ chức đào tạo cho cán bộ Văn phòng thường trực về công tác phòng chống thiên tai

2022-2023

500

500

1.000

II

Chương trình, đề án, kế hoạch

 

39.900

20.000

59.900

1

Thiết lập mạng lưới quan trắc giám sát dòng chảy sông ngòi, tăng cường năng lực cảnh báo lũ và chủ động ứng phó BĐKH

2022-2023

2.000

 

2.000

2

Đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, cơ sở dữ liệu, trang thiết bị chuyên dùng của Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các cấp, lực lượng xung kích PCTT và cho lực lượng tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn.

2022-2025

20.000

10.000

30.000

3

Nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo thiên tai, khí tượng, thủy văn

2022-2025

10.000

10.000

20.000

4

Theo dõi, cập nhật số liệu, tính toán dự báo vận hành và giám sát điều tiết các hồ chứa thủy điện theo Quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Đồng Nai

2022-2025

1.000

 

1.000

5

Xây dựng Kế hoạch phòng chống thiên tai tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2026-2030

2025

500

 

500

6

Xây dựng phương án ứng phó với các cấp độ rủi ro thiên tai và loại thiên tai cụ thể

2022

400

 

400

7

Ứng dụng công nghệ viễn thám (GIS) đánh giá, theo dõi, giám sát các loại hình thiên tai trên địa bàn tỉnh

2022

1.000

 

1.000

8

Xây dựng bản đồ ngập lụt hạ du đập các hồ thủy lợi lớn trên địa bàn tỉnh

2022-2025

5.000

 

5.000

III

Công tác thường trực PCTT

 

10.000

2.000

12.000

1

Văn phòng thường trực

2022-2025

5.000

 

5.000

2

Các hoạt động phòng chống hạn hán

2022-2025

2.000

 

2.000

3

Các hoạt động đảm bảo an toàn đập

2022-2025

2.000

 

2.000

4

Vận hành các hệ thống trạm đo mưa tự động, hệ thống cảnh báo lũ thông minh

2022-2025

1.000

2.000

3.000

5

Bảo đảm hoạt động hành chính của Cơ quan quản lý Quỹ Phòng chống thiên tai tỉnh

2022-2025

 

1.000

1.000

IV

Hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai

 

22.000

22.000

44.000

1

Hỗ trợ các trường hợp người bị chết, bị thương do thiên tai, tai nạn; hỗ trợ sửa chữa nhà ở bị đổ, sập, trôi, cháy hoàn toàn do thiên tai, hỏa hoạn hoặc lý do bất khả kháng khác

2022-2025

12.000

12.000

24.000

2

Hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai

2022-2025

10.000

10.000

20.000

V

Xây dựng các công trình quy mô nhỏ phục vụ công tác phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai

 

30.000

5.000

35.000

1

Xây dựng các hồ bơi di động ở các trường học để phục vụ mục đích dạy bơi, chống đuối nước cho học sinh

2022-2025

10.000

 

10.000

2

Lắp đặt hệ thống đo đạc, giám sát, cảnh báo sớm phòng, chống thiên tai tại cộng đồng

2022-2025

20.000

5.000

25.000

VI

Duy tu bảo dưỡng, xử lý cấp bách công trình phòng chống thiên tai

 

100.000

-

100.000

1

Sửa chữa các hồ đập, kênh mương bị hư hỏng, xuống cấp do thiên tai

 

40.000

 

40.000

2

Kè chống sạt lở bờ sông, suối, taluy

 

40.000

 

40.000

3

Nạo vét chống hạn

 

20.000

 

20.000

VII

Các nhiệm vụ khác

 

2.000

2.000

4.000

1

Tổ chức diễn tập về phương án ứng phó thiên tai

2023-2025

2.000 

2.000

4.000

 



[1] Lực lượng tại chỗ, chỉ huy tại chỗ, phương tiện tại chỗ và hậu cần tại chỗ.

[2] Sẵn sàng chủ động phòng tránh, sẵn sàng đối phó kịp thời và sẵn sàng khắc phục khẩn trương và có hiệu quả.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 9179/KH-UBND ngày 16/12/2021 về Phòng, chống thiên tai tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2021-2025

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


4.723

DMCA.com Protection Status
IP: 18.227.21.177
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!