Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 2243/QĐ-UBND 2018 nâng cao năng lực quản lý an toàn đập hồ chứa nước Lâm Đồng

Số hiệu: 2243/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Lâm Đồng Người ký: Phạm S
Ngày ban hành: 01/11/2018 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÂM ĐỒNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2243/QĐ-UBND

Lâm Đồng, ngày 01 tháng 11 năm 2018

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN LÝ AN TOÀN ĐẬP, HỒ CHỨA NƯỚC THỦY LỢI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG ĐẾN NĂM 2025

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật Thủy lợi ngày 19/6/2018;

Căn cứ Nghị định số 67/2018/NĐ-CP ngày 14/5/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi;

Căn cứ Nghị định số 114/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018 của Chính phủ về Quản lý an toàn đập, hồ chứa nước;

Căn cứ Quyết định số 344/QĐ-TTg ngày 26/3/2018 của Thủ tướng Chính phủ ban hành kế hoạch triển khai thi hành Luật Thủy lợi;

Căn cứ Chỉ thị số 22/CT-TTg ngày 07/8/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường quản lý, đảm bảo an toàn đập, hồ chứa nước;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tại Tờ trình số 196/TTr-SNN ngày 19/10/2018,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Phê duyệt Đề án nâng cao năng lực quản lý an toàn đập, hồ chứa nước thủy lợi trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đến năm 2025 với những nội dung chủ yếu sau:

I. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI ÁP DỤNG

1. Đối tượng áp dụng: Các công trình hạ tầng kỹ thuật thủy lợi bao gồm đập, hồ chứa nước và các công trình khác phục vụ quản lý, khai thác thủy lợi.

2. Phạm vi thực hiện: Trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát:

a) Hoàn thiện bộ máy tổ chức, củng cố, nâng cao năng lực của lực lượng làm công tác quản lý, khai thác các đập, hồ chứa thủy lợi các cấp trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.

b) Từng bước hiện đại hóa công tác quản lý, vận hành, khai thác các đập, hồ chứa thủy lợi nhằm sử dụng có hiệu quả các công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh.

c) Rà soát, đánh giá hiện trạng các đập, hồ chứa thủy lợi hư hỏng, xuống cấp để kịp thời sửa chữa, nâng cấp đảm bảo an toàn.

d) Đảm bảo an toàn của các đập, hồ chứa thủy lợi và vùng hạ du theo các quy định hiện hành trong điều kiện biến đổi khí hậu hiện nay.

2. Mục tiêu cụ thể:

a) Rà soát, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật liên quan đến đầu tư xây dựng và quản lý, khai thác đập, hồ chứa thủy lợi; đảm bảo các địa phương, đơn vị thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật về quản lý an toàn đập, hồ chứa thủy lợi.

b) Phấn đấu 100% công trình đập, hồ chứa thủy lợi trên địa bàn tỉnh được quản lý, vận hành và khai thác đảm bảo an toàn theo quy định; trong đó tất cả các hồ, đập thủy lợi đều có đầy đủ hồ sơ thủ tục quy định về an toàn (kiểm định an toàn đập, quy trình vận hành được phê duyệt,...) theo quy định.

c) Từng bước ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, vận hành, dự báo, cảnh báo nguy cơ mất an toàn hồ, đập thủy lợi trên địa bàn toàn tỉnh.

d) Thống kê đầy đủ danh mục 100% các đập, hồ chứa thủy lợi hư hỏng, xuống cấp, có nguy cơ mất an toàn, nhu cầu kinh phí để có giải pháp huy động nguồn lực sửa chữa, nâng cấp theo thứ tự ưu tiên.

đ) Tăng cường công tác đào tạo, tập huấn, đảm bảo 100% cán bộ, người làm công tác quản lý, khai thác các công trình thủy lợi được đào tạo, tập huấn, nâng cao năng lực và trình độ về công tác quản lý, vận hành thiết bị an toàn; đồng thời tuyên truyền sâu rộng cho quần chúng nhân dân vùng hưởng lợi nắm được tầm quan trọng của công tác bảo đảm an toàn đập, hồ chứa nước.

III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Triển khai thực hiện có hiệu quả các quy định, quy chuẩn về quản lý an toàn đập, hồ thủy lợi theo quy định của pháp luật; ban hành theo thẩm quyền các quy định của pháp luật về quản lý an toàn đập, hồ chứa thủy lợi; chỉ đạo, hướng dẫn địa phương, đơn vị thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước thủy lợi thông qua tuyên truyền phổ biến pháp luật và các chế tài xử lý các vi phạm; thanh tra, kiểm tra, xử lý theo thẩm quyền các hành vi vi phạm quy định của pháp luật về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước thủy lợi.

2. Sắp xếp lại bộ máy tổ chức các đơn vị thực hiện công tác quản lý, khai thác công trình thủy lợi từ tỉnh đến cơ sở; củng cố, nâng cao năng lực của lực lượng làm công tác quản lý, khai thác, quản lý an toàn đập, hồ chứa thủy lợi các cấp; hoàn thiện bộ máy quản lý của các hồ chứa thủy lợi có dung tích lớn hoặc có quy trình vận hành phức tạp; xây dựng, hoàn thiện các quy định về quản lý hồ đập nhỏ có sự tham gia của cộng đồng.

3. Từng bước hiện đại hóa công tác quản lý, vận hành, khai thác các đập, hồ chứa thủy lợi: Đầu tư, ứng dụng hệ thống trang thiết bị hỗ trợ nâng cao năng lực vận hành ứng phó với mưa, lũ bảo đảm an toàn đập như: Hệ thống quan trắc khí tượng thủy văn chuyên dùng trên lưu vực đập, hồ chứa thủy lợi; lắp đặt các thiết bị quan trắc công trình; hệ thống giám sát vận hành đập, hồ chứa nước (thiết bị kết nối truyền dẫn số liệu khí tượng thủy văn, tình hình ngập lụt hạ du; camera giám sát vận hành công trình đầu mối và phần mềm hỗ trợ vận hành đập, hồ chứa theo diễn biến thực tế); lắp đặt hệ thống cảnh báo lũ (cho các đập, hồ chứa quan trọng đặc biệt và lớn); rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy trình vận hành đập, hồ chứa thủy lợi theo quy định; xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý đập hồ chứa nước phục vụ công tác chỉ đạo vận hành; lập hồ sơ lưu trữ điện tử toàn bộ các hồ, đập thủy lợi trên phạm vi toàn tỉnh.

4. Tăng cường sự phối hợp liên ngành để dự báo, cảnh báo lũ, vận hành hồ chứa và phòng chống lũ cho vùng hạ lưu đập đồng bộ, thống nhất; thực hiện đăng ký an toàn đập, kiểm định an toàn đập theo các quy định về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước; lập danh mục các đập, hồ chứa thủy lợi hư hỏng, xuống cấp, có nguy cơ mất an toàn để ưu tiên sửa chữa, nâng cấp.

5. Rà soát, xác định cụ thể mức độ hư hỏng, xuống cấp của từng công trình đập, hồ thủy lợi để xây dựng phương án sửa chữa, nâng cấp; huy động nguồn lực, lồng ghép nguồn vốn từ các chương trình, đề án, dự án để thực hiện bảo đảm an toàn hồ, đập phục vụ có hiệu quả cho sản xuất nông nghiệp và cung cấp nước sinh hoạt cho người dân.

6. Thường xuyên tổ chức đào tạo, tập huấn, nâng cao năng lực và trình độ về công tác quản lý hồ, đập thủy lợi cho cán bộ làm công tác quản lý, vận hành nhất là nắm bắt, sử dụng các trang thiết bị mới, hiện đại, ứng dụng công nghệ thông tin,..; đồng thời tuyên truyền sâu rộng cho quần chúng nhân dân vùng hưởng lợi nắm được tầm quan trọng của công tác bảo đảm an toàn đập, hồ chứa nước; củng cố, phát triển lực lượng quản lý chuyên trách có đủ năng lực chuyên môn để quản lý an toàn đập, hồ chứa thủy lợi; tập trung tăng cường năng lực chuyên môn trong kiểm tra, quan trắc, dự báo, cảnh báo và vận hành bảo đảm an toàn đập.

7. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, hướng dẫn các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về quản lý an toàn đập, hồ chứa thủy lợi; kiên quyết xử lý đối với các tổ chức, cá nhân không thực hiện đầy đủ quy định của pháp luật về quản lý an toàn đập, hồ chứa thủy lợi; xử lý các tổ chức, cá nhân vi phạm về hành lang bảo vệ công trình thủy lợi, xâm hại công trình thủy lợi theo quy định; xử lý vi phạm về quản lý chất lượng công trình xây dựng đối với các hoạt động đầu tư xây dựng mới, sửa chữa, nâng cấp đập, hồ chứa thủy lợi trên địa bàn.

8. Thường xuyên tổ chức theo dõi, kiểm tra đập, hồ chứa thủy lợi trước, trong và sau mùa mưa, lũ, nhằm phát hiện sớm những ẩn họa có nguy cơ gây sự cố công trình để xử lý sớm; thực hiện nghiêm túc phương châm “4 tại chỗ” trong xử lý sự cố công trình; tăng cường công tác kiểm tra các đập, hồ chứa thủy lợi bị xuống cấp, có nguy cơ mất an toàn trong mùa mưa lũ, xây dựng phương án sửa chữa, nâng cấp bảo đảm an toàn công trình phục vụ sản xuất và tính mạng, tài sản của dân cư vùng hạ du, báo cáo cơ quan có thẩm quyền theo quy định.

10. Nhu cầu kinh phí và nguồn vốn thực hiện:

a) Nhu cầu kinh phí: Dự kiến nhu cầu kinh phí đầu tư sửa chữa, nâng cấp và tăng cường công tác quản lý các đập, hồ chứa thủy lợi trên địa bàn tỉnh đến 2025 khoảng 636.900 triệu đồng, trong đó:

- Kinh phí phục vụ sửa chữa, nâng cấp các đập, hồ chứa thủy lợi: 478.090 triệu đồng.

- Kinh phí tăng cường năng lực quản lý (bao gồm kinh phí tập huấn, đào tạo; kinh phí cắm mốc chỉ giới; kiểm định, lập quy trình vận hành hồ chứa,...): 119.810 triệu đồng.

- Kinh phí lắp đặt các thiết bị quan trắc, theo dõi: 39.000 triệu đồng.

b) Nguồn vốn:

- Nguồn vốn đề nghị hỗ trợ từ ngân sách Trung ương: 563.945 triệu đồng.

- Nguồn vốn lồng ghép từ các chương trình, đề án khác; nguồn vốn ngân sách của tỉnh, ngân sách địa phương bố trí hàng năm và từ các nguồn vốn hợp pháp khác: 72.955 triệu đồng.

(Chi tiết tại Phụ lục 1 và Phụ lục 2 đính kèm)

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Là cơ quan thường trực và điều phối thực hiện Đề án, có trách nhiệm phối hợp với các sở, ngành liên quan và địa phương:

a) Tham mưu UBND tỉnh phê duyệt danh mục đập, hồ chứa thủy lợi phải thực hiện các nội dung: kê khai, đăng ký an toàn đập; lập, phê duyệt quy trình vận hành; kiểm định an toàn đập, hồ chứa thủy lợi; cắm mốc hành lang phạm vi bảo vệ công trình;

b) Tham mưu UBND tỉnh ban hành quy định về phân cấp quản lý, đảm bảo an toàn đập, hồ chứa thủy lợi trên cơ sở các quy định hiện hành và tình hình thực tế của địa phương; kiên quyết xử lý đối với các tổ chức, cá nhân liên quan vi phạm các quy định của pháp luật về quản lý an toàn đập, hồ chứa thủy lợi.

c) Thường xuyên kiểm tra, đánh giá an toàn đập, hồ chứa thủy lợi trên địa bàn trước và sau mùa mưa hàng năm cho giai đoạn từ 2019-2025; trên cơ sở kết quả kiểm tra, đánh giá tổng thể về công tác quản lý, đảm bảo an toàn đập, hồ chứa trên địa bàn tỉnh hàng năm kịp thời giải quyết các vấn đề phát sinh và các khó khăn vướng mắc.

c) Phối hợp cùng các sở, ngành, cơ quan liên quan xác định nhu cầu, danh mục các hồ chứa thủy lợi cần thực hiện lắp đặt và quan trắc khí tượng thủy văn chuyên dùng, xây dựng bản đồ ngập lụt vùng hạ lưu.

d) Chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị quản lý khai thác công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh thực hiện đầy đủ các quy định về quản lý, khai thác đảm bảo an toàn đập, hồ chứa nước thủy lợi theo quy định.

đ) Tổ chức tập huấn nâng cao năng lực cho lực lượng quản lý đập, hồ chứa thủy lợi (đối với cán bộ quản lý nhà nước) và lực lượng trực tiếp quản lý, khai thác đập, hồ chứa thủy lợi các cấp trên địa bàn tỉnh.

e) Hàng năm rà soát danh mục các công trình cấp bách theo thứ tự ưu tiên để tổng hợp danh sách, dự toán nhu cầu kinh phí tham mưu UBND tỉnh đề xuất Trung ương hỗ trợ kinh phí thực hiện; đồng thời đề xuất lồng ghép kinh phí từ các chương trình, đề án khác hoặc kinh phí ngân sách địa phương để thực hiện.

f) Định kỳ 06 tháng và trước ngày 15/12 hàng năm báo cáo UBND tỉnh và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kết quả thực hiện; đồng thời tham mưu UBND tỉnh thực hiện sơ kết, tổng kết kết quả thực hiện Đề án.

2. Sở Tài nguyên và Môi trường: Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu UBND tỉnh phê duyệt danh mục hồ chứa thủy lợi thực hiện cắm mốc hành lang bảo vệ nguồn nước.

3. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính: Hàng năm căn cứ nguồn vốn được Trung ương hỗ trợ, lồng ghép kinh phí từ các chương trình, đề án và các nguồn vốn hợp pháp khác để tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí để thực hiện Đề án.

4. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc:

a) Củng cố, sắp xếp đơn vị, lực lượng làm công tác quản lý, khai thác các đập, hồ chứa thủy lợi tại địa phương đáp ứng yêu cầu.

b) Chỉ đạo các tổ chức, cá nhân quản lý, khai thác đập, hồ chứa thủy lợi xây dựng đầy đủ phương án ứng phó thiên tai và tình huống khẩn cấp, phê duyệt phương án để tổ chức thực hiện theo quy định.

c) Chỉ đạo các tổ chức cá nhân khai thác đập, hồ chứa thủy lợi thực hiện kê khai đăng ký an toàn đập; lập quy trình vận hành đập, hồ chứa; lắp đặt và thực hiện quan trắc khí tượng thủy văn chuyên dùng; xây dựng bản đồ ngập lụt vùng hạ lưu; cắm mốc hành lang bảo vệ mặt nước; lập, lưu trữ hồ sơ công trình.

d) Bố trí ngân sách địa phương để thực hiện công tác sửa chữa, nâng cấp các công trình đập, hồ chứa thủy lợi theo phân cấp quản lý.

đ) Phối hợp chặt chẽ với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong công tác kiểm tra, đánh giá an toàn đập, hồ chứa thủy lợi trên địa bàn trước và sau mùa mưa hàng năm.

Điều 2. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi Trường, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, tổ chức có liên quan căn cứ Quyết định thi hành kể từ ngày ký./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Nông nghiệp & PTNT;
- TT TU, TT HĐND tỉnh;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Như Điều 2;
- Các PVP;
- Lưu : VT, NN.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Phạm S

 

PHỤ LỤC 1.

TỔNG HỢP KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
(Kèm theo Quyết định số 2243/QĐ-UBND ngày 01/11/2018 của UBND tỉnh Lâm Đồng)

STT

Nội dung

Tổng nhu cầu kinh phí

Đề nghị ngân sách Trung ương hỗ trợ

Ngân sách địa phương và nguồn vốn khác

1

Sửa chữa nâng cấp các công trình bị hư hỏng, xuống cấp

478.090

465.040

13.050

2

Kinh phí tập huấn, đào tạo; kinh phí thực hiện lập quy trình vận hành, kiểm định an toàn đập, phương án phòng chống lũ lụt hạ du, cắm mốc chỉ giới bảo vệ đập và hồ chứa.

119.810

59.905

59.905

3

Kinh phí lắp đặt thiết bị quan trắc, quản lý vận hành hồ đập

39.000

39.000

 

Tổng cộng

636.900

563.945

72.955

 

PHỤ LỤC 2.

DANH MỤC CÁC ĐẬP HỒ CHỨA THỦY LỢI HƯ HỎNG, XUỐNG CẤP ƯU TIÊN SỬA CHỮA, NÂNG CẤP
(Kèm theo Quyết định số 2243/QĐ-UBND ngày 01/11/2018 của UBND tỉnh Lâm Đồng)

TT

Tên hồ cha

Địa điểm xây dựng

Diện tích lưu vực (km2)

Dung tích hồ (106m3)

Diện tích tưới (ha)

Chiều cao đp (m)

Chiều dài đập (m)

Hạng mục công trình cần sửa chữa, nâng cấp

Kinh phí sửa chữa, nâng cấp (tỷ đồng)

Hiện trạng công trình

Đập đất

Cống lấy nước

Tràn xả lũ

Tổng mức ĐT

Vốn TW hỗ trợ

Vốn ngân sách ĐP

 

Tổng cộng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

478,09

465,04

13,05

 

1

Hồ Nam Phương 1

TP. Bảo Lộc

1,75

0,50

240

8,00

265

x

x

x

85,90

85,00

0,90

- Sạt lở mái thượng hạ lưu. Cống lấy nước bị gãy vỡ, sụt lún. Tràn xả lũ bị nứt gãy.

2

Hồ Thực Nghiệm

Huyện Lâm Hà

1,00

0,20

100

11,50

245

x

x

x

13,45

13,00

0,45

- Mái thượng lưu chưa được gia cố, mái dốc, bị sạt trượt; không có tràn xả lũ, lòng hồ bị bồi lắng.

3

Hồ Lộc An

Huyện Bo Lâm

7,00

0,50

240

12,00

250

x

x

x

19,45

19,00

0,45

Mái thượng hạ lưu bị sạt trượt mái, thấm qua thân đập, lòng hồ bị bồi lắng.

4

Hồ Cam Ly Thượng

Huyện Lâm Hà

116,00

1,00

450

19,20

215

x

x

x

32,90

32,00

0,90

- UBND tỉnh đã phê duyệt BC KTKT. Tràn bị nứt gãy, thấm thân đập; tường cánh tràn bị gãy vỡ, ngửa ra ngoài.

5

Hồ Thống Nhất

Huyện Lâm Hà

1,20

0,50

100

11,00

325

x

x

x

13,45

13,00

0,45

- Đập bị thấm, mái thượng lưu chưa được gia cố, mái dốc, bị sạt trượt; tràn không đủ quy mô, bị thấm mang tràn;

6

Hồ Di Linh

Huyện Đam Rông

1,00

0,20

135

7,00

420

x

x

x

13,45

13,00

0,45

- Hồ chứa nước hiện không có tràn xả lũ, phải xả qua cống; mái thượng hạ lưu chưa được gia cố, bị lún sụt

7

Hồ Đồng Đò

Huyện Di Linh

1,00

0,20

60

13,00

330

x

x

x

14,95

14,50

0,45

Không có tràn xả lũ, hiện tràn qua cống; lòng hồ bị bồi lắng mạnh không đủ nước tưới

8

Hồ Suối Thông A, B

Huyện Đơn Dương

1,60

0,23

100

11,50

270

x

x

x

13,45

13,00

0,45

Mái thượng lưu chưa được gia cố, bị sạt trượt; tràn xả lũ bằng đất bị xói lở, bồi lắng; không có cống dưới đập.

9

Hồ Mai Thành

TP. Bo Lộc

4,30

0,80

355

12,00

325

x

x

x

14,95

14,50

0,45

- Lún sụt mặt đập. Xói mái hạ lưu, thấm thân đập.

10

Hồ Thái Phiên

TP.Đà Lạt

1,50

0,48

150

8,00

220

x

x

x

85,29

84,84

0,45

- Đã lập DA đầu tư nâng cấp từ năm 2010.

11

Hồ Đạ Na Hát

Huyện Đam Rông

1,50

0,50

840

15,00

400

x

x

x

19,95

19,50

0,45

- Hồ chứa nước hiện không có tràn xả lũ, phải xả qua cống; mái thượng hạ lưu chưa được gia cố, bị lún sụt.

12

Hồ Tà Nung

TP.Đà Lạt

2,60

0,94

100

9,00

1.148

x

x

x

20,40

19,50

0,90

- Kết quả kiểm định an toàn đập. Đập không an toàn do cao trình đỉnh đập thấp hơn cao trình tính toán, mái thượng hạ lưu bị sạt trượt.

13

Hồ chứa Lý Danh

Huyện Đức Trọng

1,25

0,30

80

7,00

225

x

x

x

28,95

28,50

0,45

- Mái thượng hạ lưu chưa được gia cố, bị sạt trượt mái. Đập bị thấm, tràn bị lún nứt.

14

Hồ Phượng Lâm

Huyện Lâm Hà

1,50

0,30

100

10,00

270

x

x

x

13,45

13,00

0,45

Tràn có kết cấu đá xây và ống buy bị vỡ, gãy; mái thượng hạ lưu bị sạt trượt, thấm qua thân đập.

15

Hồ Lộc Thanh

TP. Bảo Lộc

5,00

0,90

600

6,70

270

x

x

x

13,90

13,00

0,90

- Mái thượng lưu chưa được gia cố, hệ số mái nhỏ, bị sạt trượt; không có tràn xả lũ, lòng hồ bị bồi lắng

16

Hồ Đa Quý

TP.Đà Lạt

1,70

0,03

30

13,00

101

 

 

 

6,95

6,50

0,45

- Mái thượng lưu, hạ lưu bị thấm, hồ bị bồi lắng gần hết

17

Hồ Đạ Li Ông

Huyện Đạ Huai

 

 

 

 

 

 

x

 

6,95

6,50

0,45

- Nâng cấp sửa chữa

18

Hồ Kon Rum

Huyện Di Linh

 

0,5

120

8

145

x

 

 

9,55

9,10

0,45

- Mái hạ lưu bị thấm, tràn xà lũ hư hỏng

19

Hồ Ba Râu

Huyện Đức Trọng

 

 

 

 

 

x

 

 

6,95

6,50

0,45

- Mái thượng lưu, hạ lưu bị thấm, hồ bị bồi lắng gần hết

20

Hồ Đa Kle

Huyện Đơn Dương

 

 

 

 

 

x

 

 

6,95

6,50

0,45

- Mái thượng lưu, hạ lưu bị thấm, gia cố tràn

21

Hồ Tự Phước

TP.Đà Lạt

 

0,50

25,00

13,00

108,00

 

 

 

6,95

6,50

0,45

- Nạo vét bồi lắng, nâng cấp sửa chữa

22

Hồ Tân Hòa

Huyện Lâm Hà

6,00

0,26

70,00

8,30

238,90

 

 

 

9,55

9,10

0,45

- Nâng cấp sửa chữa

23

Hồ Việt Phát

Huyện Lâm Hà

 

 

 

 

 

 

 

 

9,45

9,00

0,45

- Nâng cấp sửa chữa

24

Hồ Hoàn kiếm 2

Huyện Lâm Hà

 

 

 

 

 

x

 

 

5,45

5,00

0,45

- Nâng cấp sửa chữa

25

Hồ số 7

Huyện Lạc Dương

1,30

0,30

85,50

18,95

140,00

 

 

 

5,45

5,00

0,45

- Nạo vét bồi lắng, nâng cấp sửa chữa

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 2243/QĐ-UBND ngày 01/11/2018 về phê duyệt Đề án nâng cao năng lực quản lý an toàn đập, hồ chứa nước thủy lợi trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đến năm 2025

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.760

DMCA.com Protection Status
IP: 18.119.157.241
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!